Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình

pdf 103 trang huongle 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Phạm Thị Nguyệt Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÕNG - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Phạm Thị Nguyệt Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Đức Kiên HẢI PHÕNG - 2015
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt Mã SV: 1112401376 Lớp: QT1505K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày .tháng .năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng . năm 2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NSƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: . 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  7. MỤC LỤC CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất 3 1.2. Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm 3 1.2.1. Bản chất của giá thành sản phẩm 3 1.2.2. Chức năng của giá thành sản phẩm 4 1.3. Phân loại chi phí sản xuất 5 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí 5 1.3.2. Phân loại theo khoản mục chi phí 6 1.3.3. Các cách phân loại khác 6 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm 7 1.4.1. Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành 7 1.4.2. Phân loại căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành 7 1.5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành 8 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 8 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 8 1.5.3. Kỳ tính giá thành 9 1.6. Phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 9 1.6.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 9 1.6.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 10 1.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 10 1.7.1. Phương pháp giản đơn 10 1.7.2. Phương pháp hệ số 11 1.7.3. Phương pháp tỷ lệ 12 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang 12 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) 13 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương 13 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến 14 1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức hoặc kế hoạch 14 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 15 1.9.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 15 1.9.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15
  8. 1.9.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 16 1.9.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 18 1.9.1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 19 1.9.2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 20 1.10. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 22 1.10.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 22 1.10.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất 23 1.11. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán . 25 1.11.1. Hình thức kế toán Nhật Ký Chung 25 1.11.2. Hình thức kế toán Nhật Ký – Sổ Cái 26 1.11.3. Hình thức kế toán Nhật Ký Chứng Từ 27 1.11.4. Hình thức kế toán Chứng từ Ghi Sổ 28 1.11.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG BÌNH 30 2.1. Đặc điểm chung ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình. 30 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 32 2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm 32 2.1.2.2. Quy trình công nghệ tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 33 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 35 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 37 2.1.4.1.Đặc điểm bộ máy kế toán tại Công ty 37 2.1.4.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại công ty 39 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 40 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất 40 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phẩm 40 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm 41 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình 41
  9. 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 41 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty CP XNK Quảng Bình 53 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty CP XNK Quảng Bình 62 2.2.4.4. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất tại Công ty CP XNK Quảng Bình 69 2.2.4.5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 69 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG BÌNH 78 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 78 3.1.1. Ưu điểm 78 3.1.2. Hạn chế 80 3.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 81 3.3. Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 83 3.4. Nội dung và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 84 3.4.1. Kiến nghị 1: Về việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 84 3.4.2. Kiến nghị 2: Về việc áp dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính 85 3.4.3. Kiến nghị 3: Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định 87 3.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 87 3.5.1. Về phía nhà nước 87 3.5.2. Về phía doanh nghiệp 88 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 Sơ đồ 1. 2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 17 Sơ đồ 1. 3: Hạch toán chi phí sản xuất chung 19 Sơ đồ 1. 4: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 20 Sơ đồ 1. 5: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21 Sơ đồ 1. 6: Hạch toán sản phẩm hỏng sửa chữa được 22 Sơ đồ 1. 7: Hạch toán sản phẩm hỏng không sửa chữa được 23 Sơ đồ 1. 8: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất có kế hoạch 24 Sơ đồ 1. 9: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch 24 Sơ đồ 1. 10: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung 25 Sơ đồ 1. 11: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký – Sổ cái 26 Sơ đồ 1. 12: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký – Sổ cái 27 Sơ đồ 1. 13: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức Chứng từ ghi sổ 28 Sơ đồ 1. 14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 29 Sơ đồ 2. 1: Quy trình sản xuất phân bón 34 Sơ đồ 2. 2: Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 35 Sơ đồ 2. 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP XNK Quảng Bình 37 Sơ đồ 2. 4: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty Cổ Phần XNK Quảng Bình 39
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu số 2. 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm của công ty 32 Biểu số 2. 2: Hóa đơn GTGT 0002509 43 Biểu số 2. 3: Phiếu nhập kho số 3 44 Biểu số 2. 4: Sổ chi tiết 152 - Supe Lân Lào Cai 45 Biểu số 2. 5: Lệnh xuất vật tư 46 Biểu số 2. 6: Phiếu xuất kho số 4 47 Biểu số 2. 7: Phiếu xuất kho số 5 48 Biểu số 2. 8: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh 50 Biểu số 2. 9: Sổ Nhật ký chung 51 Biểu số 2. 10: Sổ cái TK 621 52 Biểu số 2. 11: Trích Bảng chấm công 55 Biểu số 2. 12: Trích Bảng thanh toán lương 56 Biểu số 2. 13: Trích Bảng trích các khoản theo lương 57 Biểu số 2. 14: Trích Bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương tháng 12 . 58 Biểu số 2. 15: Trích Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương 59 Biểu số 2. 16: Sổ Nhật ký chung 60 Biểu số 2. 17: Sổ cái TK 622 61 Biểu số 2. 18: Trích bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn 64 Biểu số 2. 19: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 66 Biểu số 2. 20: Sổ Nhật ký chung 67 Biểu số 2. 21: Sổ cái TK 627 68 Biểu số 2. 22: Phiếu nhập kho số 3/12 70 Biểu số 2. 23: Bảng kê chứng từ nhập kho thành phẩm 71 Biểu số 2. 24: Bảng tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất 71 Biểu số 2. 25: Phiếu kế toán số 01 72 Biểu số 2. 26: Thẻ tính giá thành sản phẩm 74 Biểu số 2. 27: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 75 Biểu số 2. 28: Sổ Nhật ký chung 76 Biểu số 2. 29: Sổ cái TK 154 77
  12. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Tên ký hiệu 1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 KPCĐ Kinh phí công đoàn 5 CP Chi phí 6 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp 7 CPSX Chi phí sản xuất 8 CPSXC Chi phí sản xuất chung 9 CPNVLTT Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp 10 SP Sản phẩm 11 KH Khấu hao 12 NVL Nguyên vật liệu 13 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 14 SXC Sản xuất chung 15 SXKD Sản xuất kinh doanh 16 TK Tài khoản 17 TKĐƯ Tài khoản đối ứng 18 TSCĐ Tài sản cố định 19 SPDDCK Sản phẩm dở dang cuối kỳ 20 SPHTTK Sản phẩm hoàn thành trong kỳ 21 SPDD Sản phẩm dở dang 22 KSCL Kiểm soát chất lượng
  13. LỜI CẢM ƠN Thời sinh viên lúc nào cũng là quãng thời gian đẹp nhất. Mọi người thường hay nói "Con đường học vấn là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công". Khi sắp gần đi hết quãng đời sinh viên, nhìn lại chặng đường đã đi qua tôi chợt nhận ra rằng đã đến lúc tự mình bước đi và xây dựng cuộc sống cho riêng mình. Có lẽ quãng thời gian được học tập dưới mái trường của Đại học Dân Lập Hải Phòng đã cho tôi một hành trang vững chắc cho cuộc sống. Cám ơn người cha đã khuyên và động viên tôi đăng kí vào trường lúc tôi không biết mình nên bước tiếp thế nào. Và thế là tôi đã quyết định đăng kí vào mái trường này. Ngồi viết những lời cảm ơn này trong tâm thế của một sinh viên sắp ra trường, tôi không khỏi bồi hồi và tiếc nuối. Sẽ không còn cơ hội được học cùng bạn bè, nghe những tiết học giảng bài thú vị của thầy cô giáo nữa. Tôi dành lời cảm ơn thân yêu nhất tới ba mẹ, tất cả các thầy cô giáo trong trường đã cho tôi có thể được trải nghiệm và đi hết hành trình của thời học sinh. Và cám ơn những người bạn đã tạo lên kí ức đẹp trong hành trình đó. Đặc biệt cảm ơn sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Đức Kiên – Giảng viên khoa quản trị kinh doanh trường ĐHDL Hải Phòng và các cô trong phòng kế toán tài vụ của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình đã giúp tôi có thể hiểu sâu hơn về thực tế công tác kế toán và giúp tôi có thể hoàn thiện được bài khóa luận này suôn sẻ. Những kỉ niệm sẽ gói trọn trong trái tim và theo tôi đi suốt cuộc đời Xin chân thành cám ơn ! Hải Phòng, ngày 06 tháng 07 năm 2015 Sinh viên Phạm Thị Nguyệt
  14. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình LỜI MỞ ĐẦU Năm 2014 là năm thứ 4 Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015. Trong năm 2014, tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam diễn ra trước bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo. Xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt là căng thẳng trên biển Đông. Trước tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện. Vận động trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp như vậy thì mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phải tập hợp được chi phí sản xuất từ đó tính ra được giá thành sản phẩm và định giá trên thị trường, đây là công cụ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững mạnh. 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh. Nó đóng góp một vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Trước bối cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp đã đưa ra một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp và đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt được thông tin chính xác và kịp thời để ra các phương án kinh doanh hiệu quả, các mảng sản xuất kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh và đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất để có thể tạo ra dòng tiền bền vững. Ngoài ra, các nhà quản lý cần phải lựa chọn và định hướng cho doanh nghiệp mình hướng sản xuất kinh doanh an toàn, không đầu tư dàn trải, đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, hạch toán kế toán như cánh tay phải không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho doanh nghiệp. Nó là tiền đề để đảm bảo cho sự tồn tại, củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Để làm tốt công việc này các doanh nghiệp cần tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định và đúng phương pháp để từ đó có những biện pháp cụ thể tiết kiệm các khoản mục chi phí chi dùng cho sản xuất. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 1
  15. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Xuất phát từ nhận thức trên và qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình em quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Mô tả và phân tích được thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất -giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong khuôn khổ đề tài này, em lấy dẫn chứng minh họa về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phân bón tổng hợp NPK 5-10-3 do công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình sản xuất. * Phạm vi nghiên cứu : Tại công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Các phương pháp kế toán - Phương pháp thống kê và so sánh - Phương pháp nghiên cứu tài liệu 5. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm 3 chương chính : CHƢƠNG 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. CHƢƠNG 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình. CHƢƠNG 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 2
  16. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Bất kì một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình trình tái sản xuất. Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự dịch chuyển vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ mục đích và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì mọi sản phẩm khi nó được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả nó mang lại. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu, số chi phí đã chi ra đã cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng từng loại chi phí, khả năng hạ thấp các loại chi phí này ? Chỉ tiêu thỏa mãn được những thông tin mang các nội dung trên chính là giá thành sản phẩm. 1.2. Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm 1.2.1. Bản chất của giá thành sản phẩm Bản chất của giá thành sản phẩm là những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Khi nói đến giá thành Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 3
  17. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. 1.2.2. Chức năng của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Chỉ tiêu giá thành luôn được xem là một chỉ tiêu cần được xác định một cách chính xác, trung thực để giúp cho các doanh nghiệp cũng như giúp cho Nhà nước có căn cứ xem xét, đánh giá kiểm tra và đề xuất các biện pháp thích ứng với hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. - Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành của sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí vật chất này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Bù đắp hao phí sản xuất là vấn đề quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp bởi hiệu quả kinh tế được biểu hiện ra trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù lại những gì mình đã bỏ ra hay không. Đủ bù đắp là khởi điểm của hiệu quả và được coi như là yếu tố đầu tiên để được xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Chức năng lập giá: Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra là sản phẩm hàng hóa được thực hiện giá trị trên thị trường thông qua giá cả. Giá cả sản phẩm được xây dựng trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, biểu hiện mặt giá trị sản phẩm. Khi tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần thiết kế mức giá sao cho bù đắp được hao phí sản xuất cũng như việc có thể tái sản xuất. Để thực hiện được yêu cầu bù đắp hao phí vật chất thì khi xây dựng giá phải căn cứ vào giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giá thành sản phẩm của từng doanh nghiệp không phải là cơ sở để xây dựng giá. Để xây dựng giá người ta phải căn cứ vào giá thành bình quân của ngành, của địa phương được sản xuất trong những điều kiện trung bình. Giá thành phải là những hao phí được xã hội chấp nhận thì mới được sử dụng làm căn cứ lập giá cho nên việc đưa ra các định mức hao phí trong giá thành SP có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi sử dụng giá thành làm căn cứ để lập giá. - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 4
  18. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình sản phẩm. Các doanh nghiệp luôn phấn đấu hạ thấp giá thành bằng nhiều phương pháp để tăng lợi nhuận, chúng sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường đầu tư, sản xuất, mở rộng thị trường. Khi vận dụng chức năng đòn bẩy kinh tế của giá thành cần thấy là từng yếu tố chi phí, từng loại giá thành chỉ phát sinh và xuất hiện dưới dạng riêng biệt là một yếu tố của giá thành toàn bộ. Do vậy khi đánh giá tính chất đòn bẩy của giá thành cần gắn theo từng loại giá thành, từng yếu tố chi phí so với tổng thể của nó. 1.3. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hạch toán, kiểm tra, giúp doanh nghiệp tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Để quản lý được chi phí, cần thiết phải làm rõ các cách phân loại chi phí khác nhau, vì mỗi cách phân loại chi phí đều cung cấp những thông tin dưới nhiều góc độ. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu được sử dụng phổ biến trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ của kế toán tài chính. 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí Theo tiêu thức này người ta quan tâm đến tính chất của chi phí (nó là cái gì). Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khi quản lý và hạch toán chi phí sản xuất các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo năm yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ; chi phí nhiên liệu; chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác. - Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 5
  19. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được tổng giá trị nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ; xác định được tổng quỹ lương; mức chuyển dịch, hao mòn tài sản; tổng mức dịch vụ có liên quan để chủ động trong công tác cung ứng vật tư, hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động, hoạch định được lượng tiền mặt chỉ tiêu, hoạch định tốt hơn chiến lược đầu tư, thiết lập các mối quan hệ trao đổi cung ứng với các đơn vị cung cấp tốt hơn 1.3.2. Phân loại theo khoản mục chi phí Theo tiêu thức này người ta quan tâm đến công dụng của chi phí (nó để làm gì). Căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất.Ví dụ như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác dùng cho phân xưởng sản xuất. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. 1.3.3. Các cách phân loại khác Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ (theo cách ứng xử của chi phí): - Chi phí cố định - Chi phí biến động Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 6
  20. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình - Chi phí trực tiếp - Chi phí gián tiếp  Tóm lại: Mỗi cách phân loại chi phí đều đáp ứng ít, nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở các góc độ khác nhau. Vì thế, các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm 1.4.1. Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Và cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp. 1.4.2. Phân loại căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành Giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại sau: - Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 7
  21. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế nhất định nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu, ít được áp dụng.  Tóm lại: Việc phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để tiến hành các biện pháp quản lý chi phí có hiệu quả, vạch rõ nhân tố cụ thể tăng giảm giá thành, là cơ sở đầu tiên cho hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. 1.5. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất trước hết các nhà quản trị phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 8
  22. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Thông thường trong thực tế người ta hay chọn đối tượng tính giá thành phù hợp với quá trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp như: - Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ. - Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.5.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Kỳ tính giá thành có thể là kỳ tính theo tháng, quý, năm, theo thời vụ, theo đơn đặt hàng, 1.6. Phƣơng pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 1.6.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí phát sinh cho các đối tượng đó. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:  Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Khi hạch toán, mọi chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến đối tượng nào được tập hợp riêng cho đối tượng đó. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 9
  23. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình  Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan theo công thức sau: Tổng tiêu thức phân bổ Mức chi phí phân bổ của từng đối tượng = x Tổng chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả đối tượng Tùy vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ. Tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. 1.6.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, mối quan hệ trong sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà trình tự hạch toán chi phí sản xuất tiến hành theo các bước sau:  Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.  Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ và giá thành đơn vị lao vụ.  Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm, dịch vụ có liên quan.  Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Từ đó tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm 1.7. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm 1.7.1. Phương pháp giản đơn  Đặc điểm: Áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như: khai thác, sản xuất động lực đặc điểm là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có hoặc không có sản phẩm dở dang. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 10
  24. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình  Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng  Đối tượng tính giá thành là sản phẩm  Công thức: Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ (Z) Chi phí sản xuất dở Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở Z = + - dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm (z) Giá thành đơn vị sản Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.7.2. Phương pháp hệ số  Đặc điểm: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm có kích cỡ khác nhau nhưng không thể theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm. Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số bằng 1.  Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng hay quy trình công nghệ  Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành  Cách tính gồm các bước sau: Bước 1: Tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành, tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn dở dang Bước 2: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Bước 3: Tính tổng giá thành sản phẩm chuẩn Chi phí sản xuất dở Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất = + - dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Bước 4: Tính giá thành đơn vị SP chuẩn Giá thành đơn vị sản Tổng giá thành sản phẩm chuẩn hoàn thành = phẩm chuẩn Số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 11
  25. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Bước 5: Tính tổng giá thành từng sản phẩm Tổng Z SP thứ i = Z đvị SP chuẩn x Số lượng SP thứ i x Hệ số SP thứ i Bước 6: Tính giá thành từng đơn vị sản phẩm Giá thành đơn vị sản Tổng giá thành sản phẩm thứ i hoàn thành = phẩm thứ i Số lượng sản phẩm thứ i hoàn thành 1.7.3. Phương pháp tỷ lệ  Đặc điểm: tương tự phương pháp hệ số, nhưng giữa các sản phẩm lại không xác định hệ số quy đổi, được áp dụng khi sản phẩm có phẩm cấp khác nhau (loại 1,2,3 ) Để xác định tỷ lệ, có thể dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau như: giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm, nhưng thường dựa vào giá thành kế hoạch (giá thành định mức).  Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng hay quy trình công nghệ  Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành  Cách tính gồm các bước sau: Bước 1: Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm sản phẩm Tỷ lệ giá thành cho Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm = nhóm sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm Bước 2: Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm Tổng giá thành Tỷ lệ giá thành cho Tổng giá thành kế = x sản phẩm thứ i nhóm sản phẩm hoạch sản phẩm thứ i Bước 3: Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị Tổng giá thành thực tế sản phẩm thứ i = sản phẩm thứ i Số lượng sản phẩm thứ i hoàn thành 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán giá trị thực tế (chi phí thực tế) của những sản phẩm dở dang cuối kỳ (chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ) để loại ra khỏi giá thành sản phẩm. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 12
  26. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) Phương pháp này vận dụng phù hợp cho những doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn. Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm làm dở khoản chi phí NVL trực tiếp (hoặc chi phí NVL chính), còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đồng thời coi mức chi phí NVL trực tiếp hoặc NVL chính dùng cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau. CPNVLTT(NVL CPSX dở dang CPSX tính + chính) thực tế phát đầu kỳ Số lượng sản cho sản phẩm sinh trong kỳ = x phẩm dở dở dang cuối Số lượng sản Số lượng sản phẩm dang cuối kỳ kỳ phẩm hoàn thành + dở dang cuối kỳ trong kỳ - Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, xác định chi phí dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành nhanh chóng. - Nhược điểm: Kết quả đánh giá sản phẩm dở dang có độ chính xác không cao vì trong sản phẩm làm dở chỉ tính toán một khoản mục. 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Dựa theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng thành phẩm tương đương. Các chi phí NVL chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế như đối với thành phẩm. Các chi phí giờ công định mức. Mức độ hoàn thành so với thành phẩm theo đánh giá cũng có thể được dùng làm căn cứ để xác định chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang. Khoản mục Khoản mục CPSX Khoản mục CPSX Số + CPSX nằm nằm trong SPDDĐK phát sinh trong kỳ lượng = x trong Số lượng SPDD SPDD Số lượng SPHTTK + SPDDCK quy đổi quy đổi Giá trị SPDDCK = Tổng các khoản mục CPSX nằm trong SPDDCK Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 13
  27. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình - Ưu điểm: Cho kết quả có độ chính xác cao và khoa học hơn phương pháp trước vì trong trị giá sản phẩm làm dở có đầy đủ các khoản mục. - Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều hơn và đặc biệt xác định mức độ chế biến hoàn thành rất phức tạp. - Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ. 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến Phương pháp này giống phương pháp “Xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương”, nhưng với phương pháp này giả định chi phí chế biến hoàn thành ở mức độ 50% 1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức hoặc kế hoạch Phương pháp này vận dụng phù hợp với những doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức. Đặc điểm của phương pháp này là chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được, và tỉ lệ hoàn thành. Nếu sản phẩm được chế tạo không phải qua công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỉ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hoàn thành. CPSX định Giá trị Số lượng % mức độ = mức 1 đơn vị x x SPDDCK SPDDCK hoàn thành sản phẩm - Ưu điểm: Tính toán đơn giản, thuận tiện hơn nếu doanh nghiệp đã lập được bảng tính sẵn. - Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chi phí thực tế phát sinh không đúng với chi phí định mức. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 14
  28. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 1.9.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.9.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT bao gồm các chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế hay bán thành phẩm tham gia trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm và cấu thành lên thực thể sản phẩm. CPNVLTT sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chỉ yếu là chi phí trực tiếp, nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên cơ sở các “Sổ chi tiết CPNVLTT” được mở cho từng đối tượng căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phận sản xuất. Trong trường hợp CPNVLTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Để kế toán CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu chủ yếu của TK này như sau: Nợ TK 621 Có - Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử - Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản dụng không hết, nhập lại kho. phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ - Trị giá của phế liệu thu hồi. trong kỳ - Kết chuyển CPNVLTT thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường. Tài khoản 621 không có số dư Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện ở sơ đồ sau: Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 15
  29. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản phẩm, thực Cuối kỳ, kết chuyển hiện dịch vụ CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm TK 111,112,331, TK 152 Mua NVL dùng ngay vào sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu thừa dùng không hết nhập kho TK 133 TK 632 Thuế GTGT Phần CPNVLTT vượt được khấu trừ trên mức bình thường Sơ đồ 1. 1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.9.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì CPNCTT cũng được tập hợp chung sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ CPNCTT là: Chi phí tiền lương định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra Để kế toán CPNCTT, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 16
  30. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau: Nợ TK 622 Có - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia - Kết chuyển chi phí nhân công trực quá trình sản xuất sản phẩm. tiếp để tính giá thành sản phẩm. - Kết chuyển CPNCTT vượt trên mức bình thường. Tài khoản 622 không có số dư Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện ở sơ đồ sau: TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả công nhân Cuối kỳ, kết chuyển trực tiếp sản xuất sản phẩm CPNCTT để tính giá thành sản phẩm TK 335 Tiền lương Trích trước nghỉ phép tiền lương phải trả cho nghỉ phép công nhân của CNSX TK 338 TK 632 Trích BHXH, BHYT, Phần CPNCTT vượt BHTN, KPCĐ trên mức bình thường Sơ đồ 1. 2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 17
  31. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 1.9.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung, để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau: Nợ TK 627 Có - Tập hợp chi phí sản xuất chung phát - Các khoản ghi giảm CPSXC. sinh trong kỳ. - CPSXC được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí. - CPSXC không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 627 không có số dư Hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện ở sơ đồ sau: Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 18
  32. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình TK 334,338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên phân xưởng Cuối kỳ, kết chuyển CPSXC để tính giá thành sản phẩm TK 111,112,331, TK 632 Chi phí dịch vụ mua ngoài Kết chuyển CPSXC cố định (không phân bổ) vào giá vốn TK 133 TK 111,112 Thuế GTGT Các khoản thu giảm chi được khấu trừ TK 152,153,142,242 Chi phí vật liệu, dụng cụ sx TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ Sơ đồ 1. 3: Hạch toán chi phí sản xuất chung 1.9.1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng trên các TK 621,622,627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 19
  33. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kết cấu tài khoản này như sau: Nợ TK 154 Có SDĐK Tập hợp chi phí tính giá thành Thu hồi phế liệu - TK 621 Kết chuyển giá thành sản phẩm hoàn - TK 622 thành - TK 627 Tổng CPSX phát sinh trong kỳ Tổng SPS giảm SDCK TK 154 TK 621 TK 152,111, Kết chuyển Các khoản làm giảm chi phí CP NVLTT TK 155 TK 622 Giá thành sp hoàn Kết chuyển CPNCTT Nhập kho thành TK 632 TK 627 Kết chuyển CPSXC Bán thẳng TK 157 Gửi bán Sơ đồ 1. 4: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.9.2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, việc tổ chức kế toán các khoản mục chi phí vẫn giống như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trên các TK: Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 20
  34. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên tài khoản 631 – Giá thành sản xuất. Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chỉ sử dụng để phản ánh và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Kết cấu tài khoản 631 – Giá thành sản xuất Nợ TK 631 Có - Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang - Các khoản giảm chi phí sản xuất. đầu kỳ. - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cuối kỳ. liên quan tới chế tạo sản phẩm - Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư Giá trị sp dd đầu kỳ TK 621 TK 631 TK 154 Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí NVL trực tiếp TK 622 TK 632 Chi phí nhân công trực tiếp Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập TK 627 kho gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp Chi phí sxc k/c hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá Sơ đồ 1. 5: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 21
  35. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 1.10. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 1.10.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã, quy cách. Những sai phạm này có thể do những nguyên nhân liên quan tới trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình trạng kỹ thuật, việc chấp hành kỷ luật lao động, sự tác động của điều kiện tự nhiên, Sản phẩm hỏng trong định mức Sản phẩm hỏng trong định mức thông thường xảy ra ngay trong quá trình sản xuất nhưng rất khó xác định một cách chính xác thời điểm xảy ra, do vậy khi phát hiện có sản phẩm hỏng nằm trong định mức có thể xử lý theo các hướng sau: * Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được Chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất phù hợp với nội dung của từng khoản chi phí sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Hoặc theo dõi chi tiết chi phí sửa chữa để tổng hợp toàn bộ chi phí sửa chữa phát sinh, sau đó kết chuyển vào giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. TK 154,155 TK 138 TK 155 Giá trị sản phẩm hỏng sửa Giá trị sản phẩm hỏng sửa chữa được chữa xong nhập lại kho TK 152,334,214 TK 154 Chi phí sửa chữa Giá trị sản phẩm hỏng sửa sản phẩm hỏng chữa xong tiếp tục đưa vào sản xuất Sơ đồ 1. 6: Hạch toán sản phẩm hỏng sửa chữa được Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 22
  36. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình * Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được Do không xác định sản phẩm hỏng xảy ra vào lúc nào nên để đơn giản cho việc hạch toán có thể chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm hỏng theo mức độ 100% (tương đương với sản phẩm hoàn thành) và đương nhiên khoản thiệt hại này được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. TK 154,155 TK 138 TK 811 Giá trị thiệt hại thực tế về Giá trị sản phẩm hỏng SP được xử lý theo quy không sửa chữa được định TK 111,152, Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường Sơ đồ 1. 7: Hạch toán sản phẩm hỏng không sửa chữa được 1.10.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể xảy ra những khoảng thời gian phải ngừng sản xuất do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra: thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiên tai, hỏa hoạn, Thời gian ngừng sản xuất là thời gian không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phát sinh nhiều loại chi phí để bảo vệ tài sản, bảo đảm đời sống cho người lao động, duy trì các hoạt động quản lý, Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm nên về nguyên tắc không thể tính trong giá thành sản xuất sản phẩm mà đó là chi phí thời kỳ phải xử lý ngay trong kỳ kế toán. Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời (do tính thời vụ, do để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, ) và doanh nghiệp có lập dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 23
  37. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình TK 334, 338,153 , TK 335 TK 622,627 Chi phí ngừng sản xuất Trích trước chi phí ngừng thực tế phát sinh sản xuất theo kế hoạch Trích bổ sung số trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh Hoàn nhập số trích trước lớn hơn số thực tế PS Sơ đồ 1. 8: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất có kế hoạch Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên tài khoản 1388 (chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất) tương tự như hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức nói trên. Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có, do bồi thuờng), giá trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, vào chi phí khác hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính TK 334,338,152, TK 811 Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch TK711 TK 111,152,1388 Giá trị bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra ngừng sản xuất Sơ đồ 1. 9: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 24
  38. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 1.11. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 1.11.1. Hình thức kế toán Nhật Ký Chung Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK621,622,627,154 Sổ Nhật ký chung Bảng tính giá thành, phiếu nhập kho Sổ cái TK 621,622,627, 154 Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày Báo cáo tài chính Ghi định kỳ Sơ đồ 1. 10: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 25
  39. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 1.11.2. Hình thức kế toán Nhật Ký – Sổ Cái Nhật ký – Sổ cái là sổ kế toán dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế. Căn cứ để ghi vào Nhật ký - Sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bản phân bổ chứng từ gốc. Các loại sổ sách sử dụng: sổ nhật ký – sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết. Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK621,622,627,154 Sổ Nhật ký- Sổ cái Bảng tính giá thành, (phần sổ cái ghi cho TK Phiếu nhập kho 621,622,627,154, ) Báo cáo tài chính Sơ đồ 1. 11: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 26
  40. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 1.11.3. Hình thức kế toán Nhật Ký Chứng Từ Đặc trưng cơ bản: tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các loại tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Các loại sổ chủ yếu sử dụng: Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái, sổ kế toán chi tiết. Nhật ký chứng từ số Chứng từ gốc 1,2,5 Sổ chi phí sản xuất Bảng phân bổ NVL, CCDC Bảng phân bổ tiền lương, BHXH Bảng phân bổ khầu hao TSCĐ Bảng kê số 4,5,6 Nhật ký chứng từ số Bảng tính giá thành 7 PNK thành phẩm Số cái tài khoản 621,622,627,154 Báo cáo tài chính Sơ đồ 1. 12: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 27
  41. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 1.11.4. Hình thức kế toán Chứng từ Ghi Sổ Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng kỳ chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái - Chứng từ ghi sổ kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại có cùng nội dung kinh tế. - Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK621,622,627,154 Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ + Bảng tính giá thành chứng từ ghi sổ + PNK thành phẩm Sổ cái TK 621,622,627, 154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 1. 13: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Kiểm tra, đối chiếu Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 28
  42. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 1.11.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy là hình thức kế toán ứng dụng phần mềm vào xử lý thông tin. Về mặt sổ sách vẫn sử dụng mẫu sổ của một trong bốn hình thức kế toán trên. Sổ kế toán Chứng từ kế toán Phần mềm - Sổ tổng hợp kế toán - Sổ chi tiết TK 621,622,627 Máy vi tính Bảng tổng hợp - Báo cáo tài chính chứng từ kế toán - Báo cáo kế toán cùng loại quản trị Sơ đồ 1. 14: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 29
  43. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG BÌNH 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình. Thông tin khái quát về công ty: - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG BÌNH - Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: QUANG BINH IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY. - Tên công ty viết tắt: QUANG BINH JSC. - Số điện thoại: 013.62.63.333 - Fax: 031.353.3679 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0200730878 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu ngày 12/03/2007; đăng ký thay đổi lần 26 ngày 31/10/2014 Trụ sở chính của Công ty tại Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, Phường Hạ Lý, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Vốn điều lệ của Công ty là 320.000.000.000 đồng; tương đương 32.000.000 cổ phiếu, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng Quá trình phát triển: Kế thừa nền tảng 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nội địa về phân bón, hóa chất và nông sản từ Công ty CP Hảo Mỳ, năm 2007 Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình được thành lập tại thành phố Hải Phòng với phát triển rất mạnh mẽ và thành tích kinh doanh xuất sắc được nhiều tổ chức uy tín ghi nhận  Năm 2007: Thành lập Công ty với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng.  Năm 2010-2011: Công ty trải qua 3 lần tăng vốn điều lệ để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn điều lệ của công ty tăng lên 20 tỷ.  Năm 2012: Cùng với việc mở rộng kinh doanh sang dịch vụ kho bãi ngoại Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 30
  44. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình quan, tiếp nhận vận tải, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và chuyển khẩu hàng hóa. Công ty cũng tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ lên 56 tỷ đồng. + Bên cạnh đó Công ty còn mở thêm một văn phòng đại diện tại Quảng Ninh và một chi nhánh tại khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, Cao Bằng với diện tích trên 25.000 m2 tạo đòn bẩy thúc đẩy dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.  Năm 2013: Đầu năm 2013, nhà máy sản xuất phân bón NPK và phân lân được đưa vào hoạt động với thương hiệu NPK Đình Vũ và lân Đình Vũ tại Hải Phòng. Cũng cùng năm này, công ty thành lập thêm chi nhánh tại Quảng Bình để phục vụ nhiều hơn nữa nhu cầu trong nước và xuất khẩu  Năm 2014: Công ty tăng vốn điều lệ từ 56 tỷ lên 320 tỷ đồng, đánh dấu một sự thay đổi toàn diện về năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của công ty trong thời gian tới và giúp công ty: + Có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư hoàn thiện và đồng bộ phương tiện vận tải, kho ngoại quan, Nhà máy NPK + Giúp công ty có đủ tiềm lực tham gia và trở thành đối tác chiến lược của Công ty DAP Đình Vũ – một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phân bón DAP tại Việt Nam.  Công ty đã niêm yết cổ phiếu thành công lên sàn chứng khoán thông qua đối tác tư vấn là Công ty chứng khoán MSB  Công ty đã trở thành cổ đông chiến lược của Công ty CP DAP Vinachem. Trải qua nhiều năm phát triển, Quảng Bình đã khẳng định được thương hiệu và vị thế trên thị trường, trở thành một trong những công ty có thị phần lớn trong ngành phân bón, hóa chất. Lợi thế của công ty là lịch sử hoạt động lâu dài trong ngành với quy mô và mạng lưới khách hàng lớn, ngoài ra còn có đối tác chiến lược là các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế. Tận dụng lợi thế uy tín, khách hàng và tiềm lực thế mạnh của mình, Công ty đang từng bước xây dựng và mở rộng những sản phẩm mang thương hiệu riêng nhằm nâng cao vị thế trên thị trường phân bón sản xuất. Ngành nghề kinh doanh chính:  Sản xuất và kinh doanh phân bón  Kinh doanh xuất nhập khẩu hóa chất  Hoạt động kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan – chuyển khẩu hàng hóa  Các hoạt động kinh doanh khác: Xuất khẩu đường, nông sản, Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 31
  45. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Biểu số 2. 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm của công ty Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng doanh thu 2.391.910.258.181 1.939.946.255.474 2.655.096.763.591 Tổng doanh thu thuần 2.391.847.774.181 1.939.946.255.474 2.655.043.392.394 Tổng giá vốn hàng bán 2.302.832.687.459 1.861.569.044.498 2.503.864.461.318 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.907.799.146 28.714.572.767 83.103.513.480 Thuế và các khoản nộp NSNN 1.874.944.463 8.755.812.058 15.391.422.069 Thu nhập bình quân 1 lao 6.000.000 6.500.000 6.700.000 động/tháng Vốn kinh doanh bình quân 49.112.528.755 78.805.250.059 253.689.058.486 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm Các sản phẩm phân bón của Công ty: *DAP (Diamon Phosphate) Là một dạng của Phân hỗn hợp (phân đôi) – là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng: N và P, hàm lượng phổ biến là 18-46-0 Đặc điểm: có dạng hạt tròn, đường kính từ 1-4 mm, có nhiều màu khác nhau, như: xanh ngọc, xanh nõn chuối, vàng, trắng ngà, xám, nâu, đen Sử dụng: DAP có thể dùng để bón trực tiếp cho cây trồng hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất ra các loại phân NPK Tỷ trọng: Chiếm từ 50% - 60% doanh thu mảng phân bón của Công ty Các sản phẩm khác như Ure ( Urea) chiếm tỷ trọng từ 25% - 40% , MAP (Monoamonium Phosphate) chiếm từ 5% - 10%, phân SA ( Ammonium Sulphate) chiếm từ 1% - 2% doanh thu mảng Phân bón của Công ty và dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hỗn hợp NPK . *Phân NPK Là loại phân hỗn hợp (chứa N,P,K), hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N,P,K được tính theo nồng độ phần trăm. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 32
  46. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Đặc điểm: được chia thành phân trộn và phân phức hợp - Phân trộn: được sản xuất bằng cách phối trộn các loại phân nguyên liệu chưa Đạm, Lân và Kali với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tạo thành một hỗn hợp gồm các hạt chứa riêng rẽ từng loại dinh dưỡng, mà không có sự tổ hợp hóa học giữa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu. - Phân phức hợp: được sản xuất dựa trên phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo thành các hạt phân tổng hợp mà mỗi hạt đều chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo một tỷ lệ nhất định. Sử dụng: cung cấp dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali và những nguyên tố trung và vi lượng khác cho cây trồng. Tỷ trọng: Chiếm từ 1% - 2% doanh thu mảng Phân bón của Công ty. 2.1.2.2. Quy trình công nghệ tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Máy móc và công nghệ sản xuất NPK và Lân được nhập khẩu từ Đức, với dây chuyền công nghệ hiện đại tạo hạt bằng thùng quay hơi nước, hệ thống xử lý bụi tiên tiến bằng phương pháp lọc bụi tay áo. Các động cơ và bộ giảm tốc được nhập khẩu từ các nước Châu Âu. Nhằm tối ưu hóa hoạt động của nhà máy, Công ty CP XNK Quảng Bình đã thành lập phòng KCS phân tích chất lượng các sản phẩm của nhà máy: lân chậm tan, NPK các chủng loại và phân tích nguyên liệu đầu vào: lân trắng, DAP, SA, Cao lanh, apatit, Urea, MAP Supe lân tươi, Bên cạnh đó, Công ty đã thực hiện đăng ký thương hiệu riêng cho các dòng sản phẩm NPK Đình Vũ, lân Đình Vũ nhằm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 33
  47. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Sơ đồ 2. 1: Quy trình sản xuất phân bón NGUYÊN LIỆU - SA/Ure - DAP/Supe phot phát đơn - KCL Điện NGHIỀN Bụi Điện PHỐI TRỘN Bụi Nước phụ gia VÊ VIÊN, TẠO HẠT Bụi Điện Than SẤY Bụi Dầu Bụi Điện SÀNG Hạt không đúng kích cỡ Điện LÀM NGUỘI Bụi ĐÓNG BAO Bụi SẢN PHẨM Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 34
  48. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Hiện tại, cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình đang áp dụng theo mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần. Mô hình quản trị này được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển chiến lược kinh doanh của Công ty, tuân thủ theo các quy định của Pháp luật Việt Nam và các quy định tại Điều lệ Công ty. Qua quá trình phát triển và ngày càng kiện toàn bộ máy quản lý, hiện bộ máy quản lý của Công ty có cơ cấu tổ chức như sau: Cơ cấu tổ chức của Công ty được khái quát theo sơ đồ sau: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN BAN KIỂM SOÁT TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG KHO CHI VP ĐẠI CHI CHI HÀNH KINH KẾ TOÁN GIAO NGOẠI NHÁNH DIỆN NHÁNH NHÁNH CHÍNH DOANH NHẬN QUAN QUẢNG MÓNG NHÀ MÁY CAO BẰNG BÌNH CÁI NPK PHÕNG NỘI PHÒNG PHÒNG PHÕNG KẾ PHÒNG BỘ PHẬN ĐỊA XUẤT NHẬP KINH HOẠCH KCS SẢN XUẤT KHẨU DOANH 3 VẬT TƯ Sơ đồ 2. 2: Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các phòng ban và các chi nhánh được thể hiện như sau:  Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Các cổ đông sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm Soát của Công ty. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 35
  49. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình  Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.  Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Ban Giám đốc, trong ghi chép sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính của Công ty.  Ban Giám đốc Điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng Giám đốc là người đại diện trước pháp luật của Công ty.  Các phòng ban chức năng Phòng Giao nhận Chịu trách nhiệm giao nhận, giám sát hàng hóa của công ty Phòng Kinh doanh Tìm kiếm khách hàng và ký kết các Hợp đồng, tham mưu cho Ban Giám đốc về các hoạt động kho bãi, các mặt hàng tạm nhập tái xuất; chịu trách nhiệm phát triển, quản lý khách hàng, các chính sách khác về tạm nhập tái xuất và kho Ngoại quan. Kho ngoại quan Cung cấp dịch vụ cho thuê kho để tạm lưu giữ và bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài hoặc trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Phòng Kế toán Phòng Tài chính kế toán thực hiện các chức năng: Quản lý lao động tiền lương, tổ chức bộ máy kế toán; quản lý vốn và tài sản, thực hiện các nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, lập các báo cáo quyết toán quý, năm và quyết toán đầu tư, tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm. Phòng hành chính Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc bố trí nhân sự, quản lý hồ sơ lí lịch của công nhân viên; đồng thời thực hiện công tác hành chính. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 36
  50. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Chi nhánh Quảng Bình Phối hợp với văn phòng công ty và các văn phòng khác để triển khai công việc kinh doanh của Công ty và khai thác khách hàng trên địa bàn hoạt động. Chi nhánh Cao Bằng Chi nhánh đặt tại Tà Lùng – Cao Bằng: là địa điểm kiểm tra tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cao Bằng. Văn phòng đại diện tại Móng Cái Phối hợp với văn phòng công ty và các văn phòng khác để triển khai công việc kinh doanh của Công ty và khai thác khách hàng trên địa bàn hoạt động. Chi nhánh – Nhà máy NPK Sản xuất và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 2.1.4.1.Đặc điểm bộ máy kế toán tại Công ty Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần XNK Quảng Bình. Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, mỗi nhân viên kế toán đảm nhận các công việc kế toán tài chính khác nhau. Phòng kế toán tài chính quản lí toàn bộ số vốn của Công ty; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc kiểm tra; giám sát; hạch toán các hoạt động kinh doanh của công ty theo chế độ hạch toán kinh tế nhà nước; huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ tổng thuế công nợ ngân thanh quỹ hợp hàng toán Thủ kho Thủ kho Kế toán Kế toán Kế toán ngoại Kho TSCĐ nhà CN Cao quan thành máy Bằng phẩm NPK Sơ đồ 2. 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP XNK Quảng Bình Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 37
  51. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Chức năng, nhiệm vụ: Kế toán trƣởng: Phụ trách, chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của Công ty. Phân tích, cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho Ban lãnh đạo Công ty, là người chịu trách nhiệm chính cao nhất trước giám đốc và pháp luật về những số liệu báo cáo kế toán, lập kế hoạch tài vụ, kế hoạch vốn. Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, điều hành chỉ đạo công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính của công ty; kí những giấy tờ kế toán liên quan; thực hiện ghi chép sổ sách tổng hợp chứng từ; cuối năm lập báo cáo tài chính và quyết toán năm. Kế toán thuế: thực hiện kê khai thuế hàng tháng, hàng quý; đồng thời thực hiện phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn. Kế toán ngân hàng: Thực hiện các giao dịch với ngân hàng: thanh toán, lập L/C, vay ngân hàng . Kế toán nhà máy: Thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Nhà máy: tính lương, giá thành, Kế toán thanh toán: Theo dõi thu- chi, tạm ứng và thanh toán các khoản phải trả. Kế toán công nợ: có chức năng theo dõi tình hình thanh toán với bên ngoài; các khoản phát sinh trong giao dịch tạm ứng; chịu trách nhiệm thanh toán tiền lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên chức và các khoản phải thu phải trả đối với công nhân viên chức của công ty. Thủ kho ngoại quan: Theo dõi hàng nhập xuất kho Ngoại quan, hàng tháng gửi bảng kê về Phòng kế toán và phòng kinh doanh, đồng thời lập Báo cáo thực trạng hoạt động của kho ngoại quan lên Cục Hải quan. Thủ kho hàng hóa: Theo dõi hàng nhập xuất kho hàng hóa, lập bảng theo dõi nhập xuất tồn kho. Kế toán tài sản cố định: Thực hiện phân bổ khấu hao TSCĐ; theo dõi tình hình thu mua; thanh lý TSCĐ và các chi phí sửa chữa TSCĐ; theo dõi xây dựng cơ bản của công ty. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thực hiện và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thu, chi tiền mặt. Quản lý, bảo quản tiền mặt và các giấy tờ có giá trị tương đương tiền; kiểm kê, lập sổ quỹ theo quy định. Bảo quản, lưu trữ các chứng từ gốc, cung cấp dữ liệu cho kế toán thanh toán ghi sổ. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 38
  52. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 2.1.4.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. - Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung Sổ chi tiết Chứng từ gốc TK621,622,627,154 Sổ Nhật ký chung Bảng tính giá thành, phiếu nhập kho Sổ cái TK 621,622,627, 154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 2. 4: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty Cổ Phần XNK Quảng Bình Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 39
  53. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí, bao gồm: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm nguyên vật liệu chính (DAP đình vũ, Ure Ninh Bình, MOP, supe lân, ) và nguyên vật liệu phụ ( bao bì, chỉ khâu bao, ); nhiên liệu, phụ tùng thay thế hay bán thành phẩm tham gia trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm và cấu thành lên thực thể sản phẩm phân bón. Các loại vật liệu sử dụng phục vụ cho sản xuất thường được mua từ bên ngoài về nhập kho. * Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. * Chi phí sản xuất chung: những chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất; ngoài chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí trên phát sinh ở các phân xưởng sản xuất với tính chất chi phí phát sinh chung cho mọi sản phẩm, do đó để hạch toán chi tiết xác định chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phẩm  Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty, từ đặc thù của sản phẩm sản xuất và để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là phân xưởng.  Đối tượng tính giá thành sản phẩm Việc xác định đối tượng tính giá thành có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành, kế toán căn cứ vào đặc điểm sản xuất của công ty cũng như các loại sản phẩm và tính chất của các loại sản phẩm mà công ty sản xuất. Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 40
  54. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm  Kỳ tính giá thành Việc xuất và nhập kho sản phẩm được diễn ra liên tục, tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu quản lý và hiệu quả của chỉ tiêu đánh giá, công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng.  Phương pháp tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành công ty đã lựa chọn tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ (Z) Chi phí sản xuất dở Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất = + - dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm (z) Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình Để mô tả cho dòng chạy của dữ liệu kế toán, bài viết tập trung chủ yếu vào việc thu thập, mô tả dữ liệu về chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm phân bón tổng hợp NPK 5-10-3(dùng để bón lót cho các loại cây trồng) 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình * Hệ thống chứng từ: - Hóa đơn GTGT - Phiếu xuất kho - Các chứng từ khác có liên quan (lệnh xuất vật tư, ) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 41
  55. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình * Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tập hợp toàn bộ chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản xuất. Hiện nay, công ty đang sử dụng tài khoản cấp 2 của TK 621 như sau: - TK 6211: Chi phí nguyên liệu, vật liệu chính - TK 6212: Chi phí nguyên liệu, vật liệu phụ * Sổ sách sử dụng: - Sổ Nhật ký chung - Sổ chi tiết TK 621 - Sổ cái TK 621 Nội dung hạch toán CPNVLTT tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Ví dụ: Ngày 1/12/2014 Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình – chi nhánh nhà máy NPK mua 45 tấn (900 bao) Supe Lân của Công ty TNHH Thương mại & Đầu tư Minh Lê về nhập kho với giá 2.200.000 đồng/1 tấn (chưa VAT 5% ) theo hóa đơn GTGT số 0002509 như Biểu số 2.2, Công ty chưa thanh toán. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 42
  56. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Biểu số 2. 2: Hóa đơn GTGT 0002509 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/001 Liên 2 : Giao cho người mua Ký hiệu: AA/13P Ngày 01 tháng 12 năm 2014 Số: 0002509 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương mại & Đầu tư Minh Lê Mã số thuế: 0200816259 Địa chỉ: Số 13 LK 15, KĐT Văn Khê, Phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội Điện thoại: 0982.949.198 Số tài khoản: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Chi nhánh công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình – nhà máy sản xuất NPK Mã số thuế: 0 2 0 0 7 3 0 8 7 8 - 0 0 4 Địa chỉ: Xóm 6- Cống Chanh – Đông Sơn – Thủy Nguyên – Hải Phòng Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: STT Tên hàng hóa, Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền dịch vụ 1 2 3 4 5 6=4x5 Supe Lân Tấn 45 2.200.000 99.000.000 Cộng tiền hàng 99.000.000 Thuế GTGT : 5% Tiền thuế GTGT: 4.950.000 Tổng cộng tiền thanh toán 103.950.000 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm lẻ ba triệu chín trăm năm mươi ngàn đồng chẵn./. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ( Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 43
  57. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 2509, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho nguyên vật liệu như biểu số 2.3 Biểu số 2. 3: Phiếu nhập kho số 3 Công ty cổ phần XNK Quảng Bình Mẫu số : 01-VT Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Q.Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Số: PN3/12 Ngày 01 tháng 12 năm 2014 TK Nợ: 1521 TK Có: 331 Họ tên ngƣời giao hàng: Công ty TNHH Thương mại & Đầu tư Minh Lê Địa chỉ: Số 13 LK 15, KĐT Văn Khê, Phường La khê, Hà Đông Lý do nhập kho: Nhập 45 tấn (900 bao) Supe Lân theo HĐGTGT 0002509 Nhập tại kho: Kho NVL Nhà máy Số lƣợng STT Tên hàng Mã số ĐVT Đơn giá Thành tiền Theo Thực nhập CT Supe lân Lào 1 01SUPE Tấn 45 45 2.200.000 99.000.000 Cai Tổng cộng 45 45 99.000.000 Viết bằng chữ: Chín mươi chín triệu đồng chẵn./. Số chứng từ gốc kèm theo: HĐ GTGT 0002509 Ngày 01 tháng 12 năm 2014 Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 44
  58. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Căn cứ vào Phiếu nhập kho số 3/12, kế toán ghi vào sổ chi tiết vật liệu như biểu số 2.4 Biểu số 2. 4: Sổ chi tiết 152 - Supe Lân Lào Cai Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình Mẫu số: S10 – DN Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Trích SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Năm 2014 Tài khoản: 152 Tên kho: Nguyên liệu, vật liệu Tên, quy cách vật liệu, hàng hóa: Supe Lân Lào Cai Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ TK Đơn Nhập Xuất Tồn Diễn giải đối Đơn giá vị Số hiệu Ngày tháng SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền ứng tính Số dƣ đầu kỳ 2.291.049 77 176.410.759 SPS trong kỳ Nhập kho PN3/12 01/12/2014 331 2.200.000 Tấn 45 99.000.000 122 275.410.759 Supe Lân Xuất kho PX4/12 02/12/2014 621 2.257.465 Tấn 6,25 14.109.156 115,75 261.301.603 Supe Lân Cộng SPS 720 1.967.984.926 769 2.069.447.502 Số dƣ cuối kỳ 28 74.948.183 (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 45
  59. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Ngày 2/12/2014 căn cứ theo kế hoạch sản xuất, Phòng kế hoạch lập lệnh xuất vật tư số 01/12 yêu cầu phân xưởng sản xuất của nhà máy NPK sản xuất 10 tấn phân bón tổng hợp NPK 5-10-3 như sau: Biểu số 2. 5: Lệnh xuất vật tƣ Công ty cổ phần XNK Quảng Bình Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, Q.Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng LỆNH XUẤT VẬT TƢ Số: 01/12 Ngày 02 tháng 12 năm 2014 Xuất cho: Phân xưởng sản xuất – Nhà máy NPK Dùng để sản xuất sản phẩm phân bón NPK 5-10-3 Số lượng: 10 tấn (400 bao/25kg) Nguyên vật liệu chính Nhu cầu vật Số lượng STT Mã vật tư Tên Định mức tư cho sản SP SX xuất (Tấn) 1 01SUPE Supe lân Lào Cai 0,625 10 6,25 2 02SA Phân SA trắng 0,244 10 2,44 3 01KALI Kali Lào 0,05 10 0,5 Nguyên vật liệu phụ Nhu cầu vật Số lượng STT Mã vật tư Tên Định mức tư cho sản SP SX xuất 1 01GYP Gypsum 0,081 10 0,81(tấn) Bao NPK 5.10.3 2 B.5.10.3.25 40 10 400 (Cái) loại 25 kg 3 CHI Chỉ khâu bao 1 10 10(kg) Hải Phòng, ngày 02 tháng 12 năm 2014 Giám đốc Kế toán vật tư Trưởng phòng vật tư (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 46
  60. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Căn cứ vào lệnh xuất vật tư số 01/12, kế toán lập phiếu xuất kho số 4/12 như biểu 2.6 và phiếu xuất kho số 5/12 như biểu 2.7 Biểu số 2. 6: Phiếu xuất kho số 4 Công ty cổ phần XNK Quảng Bình Mẫu số : 02- VT Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày Q.Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Số: PX4/12 Ngày 02 tháng 12 năm 2014 TK Nợ: 6211 TK Có: 1521 Họ tên ngƣời nhận hàng: Bùi Khương Duy – Phó ca SX Địa chỉ: Nhà máy NPK Lý do xuất kho: Xuất NVL chính phục vụ SX NPK 5-10-3 Xuất tại kho: Kho NVL Nhà máy Số lƣợng STT Tên hàng Mã số ĐVT Đơn giá Thành tiền Thực Theo CT xuất 1 Supe lân Lào Cai 01SUPE Tấn 6,25 6,25 2.257.465 14.109.156 2 Phân SA trắng 02SA Tấn 2,44 2,44 2.900.000 7.076.000 3 Kali Lào 01KALI Tấn 0,5 0,5 5.629.000 2.814.500 Tổng cộng 23.999.656 Ngày 02 tháng 12 năm 2014 Viết bằng chữ: Hai mươi ba triệu chín trăm chín mươi chín ngàn sáu trăm lăm mươi sáu đồng chẵn./. Số chứng từ gốc kèm theo: Lệnh xuất vật tư số 1 Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán Giám đốc (Ký, ghi rõ họ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ trƣởng (Ký, đóng dấu, ghi tên) tên) (Ký, ghi rõ họ rõ họ tên) tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 47
  61. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Biểu số 2. 7: Phiếu xuất kho số 5 Công ty cổ phần XNK Quảng Bình Mẫu số : 02- VT Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày Q.Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Số: PX5/12 Ngày 02 tháng 12 năm 2014 TK Nợ: 6212 TK Có: 1528 Họ tên ngƣời nhận hàng: Bùi Khương Duy – Phó ca SX Địa chỉ: Nhà máy NPK Lý do xuất kho: Xuất NVL phụ phục vụ SX NPK 5-10-3 Xuất tại kho: Kho NVL Nhà máy Số lƣợng Đơn Thành STT Tên hàng Mã số ĐVT Theo Thực giá tiền CT xuất 1 Gypsum 01GYP Tấn 0,81 0,81 10.000 8.100 Bao NPK 5.10.3 loại 2 B.5.10.3.25 Cái 400 400 5.390 2.156.000 25 kg 3 Chỉ khâu bao CHI Kg 10 10 65.000 650.000 Tổng cộng 2.814.100 Ngày 02 tháng 12 năm 2014 Viết bằng chữ: Hai triệu tám trăm mười bốn ngàn một trăm đồng chẵn./. Số chứng từ gốc kèm theo: Lệnh xuất vật tư số 1 Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán Giám đốc (Ký, ghi rõ họ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ trƣởng (Ký, đóng dấu, ghi tên) tên) (Ký, họ tên) rõ họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Căn cứ vào phiếu xuất kho số 4, kế toán ghi vào sổ chi tiết 152 như biểu 2.4 ở trên. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 48
  62. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu mở cho Supe Lân Lào Cai như biểu 2.4, kế toán xác định trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn như sau: Số nguyên vật liệu tồn đầu tháng: 77 tấn trị giá 176.410.759 đồng Ngày 1/12/2014 nhập 45 tấn Supe Lân trị giá 99.000.000 đồng Trị giá hàng tồn sau ngày 1/12 Đơn giá BQGQ = sau ngày 1/12 Lượng hàng tồn sau ngày 1/12 176.410.759 + 99.000.000 2.257.465 = = 77 + 45 (đồng/tấn) Trị giá xuất kho Supe Lân ngày 2/12 = 6,25 x 2.257.465 = 14.109.156 Tính tương tự cho trị giá xuất kho của Phân SA, KALI Lào, Gypsum, Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 49
  63. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu, kế toán ghi vào sổ chi phí TK 621 như biểu số 2.8 Biểu số 2. 8: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình Mẫu số: S36– DN Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Trích SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tháng 12 năm 2014 Tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621) Tên phân xưởng: Phân xưởng sản xuất số 1 Tên sản phẩm: Phân bón tổng hợp NPK 5-10-3 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ TK Ghi Nợ TK 621 Ngày tháng Diễn giải đối Chia ra ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Tổng số tiền ứng Vật liệu chính Vật liệu phụ 02/12/2014 PX4/12 02/12/2014 Xuất kho Supe Lân 152 14.109.156 14.109.156 02/12/2014 PX4/12 02/12/2014 Xuất kho Phân SA trắng 152 7.076.000 7.076.000 02/12/2014 PX4/12 02/12/2014 Xuất kho Kali Lào 152 2.814.500 2.814.500 02/12/2014 PX5/12 02/12/2014 Xuất kho Gypsum 152 8.100 8.100 02/12/2014 PX5/12 02/12/2014 Xuất kho Bao NPK 5.10.3 loại 25kg 152 2.156.000 2.156.000 02/12/2014 PX5/12 02/12/2014 Xuất kho chỉ khâu bao 152 650.000 650.000 Cộng SPS trong tháng 216.891.281 194.060.620 22.830.661 Ghi Có TK 621 154 216.891.281 (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 50
  64. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung như biểu số 2.9 Biểu số 2. 9: Sổ Nhật ký chung Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình Mẫu số: S03a – DN Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Trích Sổ nhật ký chung Năm 2014 Đơn vị tính: VNĐ Ngày tháng Chứng từ Đã ghi STT TK đối Số phát sinh Diễn giải ghi sổ Số hiệu Ngày tháng sổ cái dòng ứng Nợ Có Cộng số trang trước chuyển sang 02/12/2014 PX4/12 02/12/2014 Xuất NVL chính Supe Lân, phân SA trắng, 621 23.999.656 Kali Lào phục vụ sản xuất thành phẩm NPK 5-10-3 152 23.999.656 02/12/2014 PX5/12 02/12/2014 Xuất NVL phụ Gypsum, bao NPK 5.10.3 loại 621 2.814.100 25 kg, chỉ khâu bao phục vụ sản xuất thành phẩm NPK 5-10-3 152 2.814.100 Cộng phát sinh tháng 510.478.312.513 510.478.312.513 Cộng lũy kế từ đầu năm 6.125.739.750.155 6.125.739.750.155 (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 51
  65. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Căn cứ số liệu trên sổ Nhật ký chung, kế toán ghi sổ cái TK 621 như biểu số 2. 10 Biểu số 2. 10: Sổ cái TK 621 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình Mẫu số: S03b – DN Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Trích Sổ cái (theo hình thức kế toán NKC) Năm 2014 Tên tài khoản: Chi phí NVLTT Số hiệu: 621 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Nhật kí chung Số phát sinh Ngày tháng Diễn giải Trang Số TT TKĐƢ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Nợ Có số dòng Số dƣ đầu năm . 02/12/2014 PX4/12 02/12/2014 Xuất NVL Supe Lân, phân SA, Kali Lào phục vụ SX TP 152 23.999.656 NPK 5-10-3 02/12/2014 PX5/12 02/12/2014 Xuất kho Gypsum, bao NPK 5.10.3 loại 25 kg, chỉ khâu bao 152 2.814.100 phục vụ SX TP NPK 5.10.3 31/12/2014 PKT01/12 31/12/2014 K/C chi phí NVLTT 154 3.818.811.021 Cộng phát sinh tháng 3.818.811.021 3.818.811.021 Cộng lũy kế từ đầu năm 45.825.732.252 45.825.732.252 Số dƣ cuối kỳ (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 52
  66. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty CP XNK Quảng Bình * Hệ thống chứng từ: - Bảng chấm công - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Bảng thanh toán lương * Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm. * Sổ sách sử dụng: - Sổ Nhật ký chung - Sổ cái TK 622 Nội dung hạch toán CPNCTT tại Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Việc tính lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên tại nhà máy được thực hiện dưới hình thức lương theo thời gian. Với hình thức lương theo thời gian để tính ra tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên kế toán dựa vào tháng lương và đơn giá tiền lương của doanh nghiệp được áp dụng cho từng cán bộ công nhân viên. Công thức: Các khoản phụ Tổng tiền lương = Lương cơ bản + cấp (nếu có) Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công về tình hình sử dụng lao động thực tế của nhân viên và công nhân để làm căn cứ tính lương. Công ty trích các khoản theo lương theo quy định của chế độ kế toán hiện hành: Loại BH tham gia Doanh nghiệp (%) Người lao động(%) Cộng BHXH 18 8 26 BHYT 3 1.5 4,5 BHTN 1 1 2 KPCĐ 2 2 Cộng 24 10,5 34,5 Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 53
  67. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Ví dụ: Tính lương và trích các khoản theo lương của Ông Bùi Khương Duy (Phó ca sản xuất) trong tháng 12/2014 như sau: Trong tháng ông Duy nghỉ phép 1 ngày và đi làm được 26 công Ta có: - Lương cơ bản = 1.150.000x 4,7 = 5.405.000 (đồng) - Tiền lương ngày của ông Duy Lương ngày = 5.405.000/27= 200.185(đồng) Lương thực tế = Lương ngày x Số công làm việc thực tế = 200.185 x 26 = 5.204.815 (đồng) Phụ cấp ăn ca: 675.000/tháng Ông Duy được phụ cấp ăn ca = 675.000/27 x 26 = 650.000 (đồng) Tổng thu nhập = 5.204.815 + 650.000 = 5.854.815 (đồng) Các khoản trích trừ vào lương: BHXH = 5.405.000 x 8% = 432.400 (đồng) BHYT = 5.405.000 x 1,5% = 81.075 (đồng) BHTN = 5.405.000 x 1% = 54.050 (đồng) Tổng lương thực lĩnh: 5.854.815 – (432.400 + 81.075 + 54.050) = 5.287.290 (đồng)  Hàng ngày Tổ trưởng bộ phận sản xuất căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ của bảng chấm công như biểu 2.11  Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương, về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 54
  68. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Biểu số 2. 11: Trích Bảng chấm công Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình Mẫu số: 01a – LĐTL Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Trích BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12/2014 Bộ phận: Phân xƣởng sản xuất số 1 Ngày trong tháng Tổng số STT Họ tên Chức vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 . 30 31 công 1 Nguyễn Công Chúc Trưởng ca x x x x x x x x . x x 25 2 Bùi Khương Duy Phó ca sản xuất x x x x x x x x x x 26 3 Nguyễn Ngọc Thành Công nhân x x x x x x x x . x x 27 4 Nguyễn Hải Hưng Công nhân x x x x x x x x x x 27 5 Nguyễn Huy Hoàng Công nhân x x x x x x x x . x x 25 6 Lê Văn Lương Công nhân x x x x x x x x . x x 26 . Tổng 275 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Ngƣời chấm công Ngƣời duyệt (Đã ký) (Đã ký) Ký hiệu chấm công: Con ốm: C Nghỉ bù: NB Ngừng việc: N Nghỉ phép: P Ốm, điều dưỡng: Ô Nghỉ không lương: KL Thai sản: TS Tai nạn: T (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 55
  69. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Căn cứ vào Bảng chấm công và các chứng từ liên quan khác, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương như biểu số 2.12 Biểu số 2. 12: Trích Bảng thanh toán lƣơng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình Mẫu số: 02 - LĐTL Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Trích Bảng thanh toán lƣơng Bộ phận: Phân xưởng sản xuất số 1 Tháng 12 năm 2014 Đơn vị tính: VNĐ Ngày Lƣơng Các khoản khấu trừ Lƣơng cơ Lƣơng Ký STT Họ và tên Chức vụ công Ăn ca thực tế BHXH BHYT BHTN Thực lĩnh bản thực tế nhận thực tế phải trả (8%) (1.5%) (1%) 1 2 3 4 5 6=4/27*5 7=5*25.000 8=6+7 9 10 11 12=8-9-10-11 1 Nguyễn Công Chúc Trưởng ca 5.980.000 25 5.537.037 625.000 6.162.037 478.400 89.700 59.800 5.534.137 Phó ca sản 2 Bùi Khương Duy 5.405.000 26 5.204.815 650.000 5.854.815 432.400 81.075 54.050 5.287.290 xuất 3 Nguyễn Ngọc Thành Công nhân 4.680.000 27 4.680.000 675.000 5.355.000 374.400 70.200 46.800 4.863.600 4 Nguyễn Hải Hưng Công nhân 4.680.000 27 4.680.000 675.000 5.355.000 374.400 70.200 46.800 4.863.600 Tổng cộng 61.120.000 275 55.197.756 6.875.000 62.072.756 4.889.600 916.800 611.200 55.655.156 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 56
  70. Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình Căn cứ vào bảng thanh toán lương như biểu số 2.12 và quy định về các khoản trích, kế toán lập bảng trích các khoản theo lương tháng 12/2014 cho phân xưởng sản xuất số 1 như biểu số 2.13 Biểu số 2. 13: Trích Bảng trích các khoản theo lƣơng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình Mẫu số: 10 - LĐTL Số 23, Lô 01, Khu 97, Bạch Đằng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Trích BẢNG TRÍCH CÁC KHOẢN THEO LƢƠNG Tháng 12 năm 2014 Phân xưởng sản xuất số 1 Đơn vị tính: VNĐ Lƣơng Các khoản trừ vào lƣơng (10,5%) Các khoản trích tính vào chi phí (24%) Lƣơng cơ Cộng STT Họ tên thực tế BHXH BHYT BHTN Cộng BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng bản (34,5%) phải trả (8%) (1,5%) (1%) (10,5%) (18%) (3%) (1%) (2%) (24%) 1 2 3 4 5=3*TL 6=3*TL 7=3*TL 8=5+6+7 9=3*TL 10=3*TL 11=3*TL 12=4*TL 13=9+10+11+12 14=8+13 1 Nguyễn Công Chúc 5.980.000 6.137.037 478.400 89.700 59.800 627.900 1.076.400 179.400 59.800 122.741 1.438.341 2.066.241 2 Bùi Khương Duy 5.405.000 5.854.815 432.400 81.075 54.050 567.525 972.900 162.150 54.050 117.096 1.306.196 1.873.721 3 Nguyễn Ngọc Thành 4.680.000 5.355.000 374.400 70.200 46.800 491.400 842.400 140.400 46.800 107.100 1.136.700 1.628.100 4 Nguyễn Hải Hưng 4.680.000 5.355.000 374.400 70.200 46.800 491.400 842.400 140.400 46.800 107.100 1.136.700 1.628.100 Tổng cộng 61.120.000 62.072.756 4.889.600 916.800 611.200 6.417.600 11.001.600 1.833.600 611.200 424.293 14.668.800 21.086.400 Ngày 31 tháng 12 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty CP XNK Quảng Bình) Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt – Lớp QT1505K 57