Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel

pdf 96 trang huongle 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel

  1. LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành luôn là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận. Giá thành chính là thước đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi kỳ kinh doanh vì trước khi quyết định lựa chọn sản xuất trong bất kỳ một loại sản phẩm nào thì bản thân doanh nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, giá cả thị trường và điều tất yếu phải xác định đúng đắn mức chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải đầu tư. Doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh bên cạnh nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm thì hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu. Để hạ giá thành sản phẩm thì một vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm nhất thiết là tiết kiệm chi phí sản xuất. Do đó, công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp là rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nói chung và của công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel nói riêng, trong thời gian thực tập tại công ty em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn trau dồi và củng cố kiến thức về mặt lý luận cũng như học hỏi kinh nghiệm thực tế để hoàn thiện hơn những kiến thức đã học trong trường và phục vụ cho công việc sau này 2.Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu để làm rõ những nhận thức chung về tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất - Làm rõ thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel - Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu các khoản mục chi phí được tập hợp để tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 1
  2. 4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp chung: bao gồm các phương pháp kế toán( phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản,phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối), các phương pháp phân tích kinh doanh( phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ), phương pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa thành tựu đã đạt được Phương pháp kỹ thuật trình bày: kết hợp giữa mô tả với phân tích, giữa luận giải với bảng biểu sơ đồ. 5.Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 2
  3. CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Sự phát sinh và phát triển xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Như vậy có thể nói bất kỳ một hoạt động sản xuất nào cũng đều phải có sự kết hợp ba yếu tố cơ bản đó là: -Tư liệu lao động: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các tài sản cố định khác -Đối tượng lao động: Nguyên nhiên vật liệu -Sức lao động của con người Các yếu tố đó chính là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra những lượng sản phẩm vật chất tương ứng. Nhất là trong nền kinh tế thị trường sự hạch toán kinh doanh cũng như các quan hệ trao đổi đều được tiền tệ hóa. Như vậy, các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra luôn được tính toán và được đo lường bằng tiền và gắn với một thời gian xác định. Các chi phí đó bao gồm: hao phí lao động sống là hao phí trong việc sử dụng lao động như tiền lương, tiền công, lao động vật hóa là những lao động quá khứ đã được tích lũy trong các yếu tố vật chất được sử dụng để sản xuất như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên liệu, vật liệu. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một thời kỳ nhất định(tháng, quý, năm ) chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng việc tập hợp chi phí và tính chi phí phải phù hợp với từng thời kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Khi xem xét về bản chất của chi phí trong doanh nghiệp, cần xác định rõ các mặt sau: Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 3
  4. Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí 1.2 Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến khối lượng cộng việc, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh đầy đủ hao phí của tất cả các mặt. Giá thành biểu hiện trình độ, quy mô, tổ chức, tính hiện đại hay lạc hậu về mặt kỹ thuật của nền sản xuất, là chỉ tiêu cơ bản để lập kế hoạch sản xuất sản phẩm. Sự vận động của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm hai mặt đối lập nhau: một mặt là các chi phí doanh nghiệp đã chi ra, một mặt là kết quả sản xuất thu được. Những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội cần được tính giá thành hay nói cách khác cần phải tính những chi phí đã bỏ ra để sản xuất chúng. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Kết quả thu được là sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đánh giá được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa của doanh nghiệp. Tuy vậy, chúng vẫn có sự khác nhau trên các phương tiện sau: -Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đế khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. -Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 4
  5. chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan gệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: Tổng giá Tổng chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở thành sản = + xuất phát sinh trong - dở dang đầu kỳ dang cuối kỳ phẩm kỳ Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lư kinh tế. Nó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. 1.3 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất có nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, mục đích, vai trò. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thuận lợi cho quá trình quản lý hạch toán cũng như nhằm sử dụng tiết kiệm, hợp lý chi phí thì cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí. Xuất phát từ các mục đích, yêu cầu khác nhau của quản lý thì chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Trên cơ sở đó để tiến hành và tổ chức tốt công tác kế toán. Kế toán tiến hành lựa chọn một trong những tiêu thức phân loại chủ yếu sau: 1.3.1.Phân loại theo yếu tố chi phí( nội dung kinh tế của chi phí) Căn cứ vào tính chất kinh tế của các chi phí sản xuất khác nhau, để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất mà không phân biệt công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí. Theo sự phân chia như vậy thì toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố chi phí sau: . Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, chi phí nhiên liệu và chi phí nguyên liệu khác sử dụng vào sản xuất. . Chi phí nhân công:Yếu tố này bao gồm các khoản chi phí về tiền lương phải trả co người lao động, các khoản trích theo tiền lương của lao động. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 5
  6. . Chi phí khấu hao tài sản cố định(TSCĐ): Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. . Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất của doanh nghiệp. . Chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ. Cách phân loại chi phí theo yếu tố có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất cho thép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Đó cũng là căn cứ để tập hợp và lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố cung cấp cho quản trị doanh nghiệp. 1.3.2 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Theo tiêu thức này chi phí sản xuất được chia theo khoản mục với cách phân loại này những chi phí có cùng công dụng kinh tế và phân bổ chi phí cho từng đối tượng thì được sắp vào một khoản mục không phân biệt tính chất kinh tế của nó. Theo sự phân chia như vậy thì chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí sau: . Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Không tính vào khoản mục này chi phí nguyên, nhiên vật liệu dùng cho mục đích phục vụ sản xuất chung hay những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất. . Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh, tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Không tính vào khoản mục này các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích tiền lương của nhân viên quản lý, phục vụ phân xưởng, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. . Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu chí này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 6
  7. thành sản phẩm theo khoản mục là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. 1.3.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ ( theo cách ứng xử của chi phí) Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm: . Chi phí biến đổi( biến phí): Là những chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động( khối lượng sản xuất trong kỳ). . Chi phí cố định( định phí): Là những khoản chi phí không đổi trong phạm vi phù hợp khi mức độ hoạt động thay đổi . Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí. Phân loại chi phí theo cách ứng xử có tác dụng lớn đối với công tác quản trị phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên thị trường. 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giá thành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm. Dựa vào tiêu thức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân chia thành các loại khác nhau. 1.4.1. Phân loại giá thành xét theo thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành chia làm 3 loại như sau: - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kế hoạch. Giá thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, nó là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản lao động trong sản xuất. Giá thành Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 7
  8. định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức giúp cho việc đánh giá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ, sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2.Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí Theo cách phân loại này, giá thành chia làm 2 loại như sau: - Giá thành sản xuất: Là giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. - Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy giá thành toàn bộ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ Giá thành sản xuất Chi phí Chi phí quản lý của sản phẩm tiêu = của sản phẩm tiêu + bán + doanh nghiệp thụ thụ hàng Giá thành toàn bộ chỉ được xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.5. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. - Nơi phát sinh chi phí như: các bộ phận sản xuất, các giai đoạn công nghệ Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 8
  9. - Đối tượng chịu chi phí: nhóm sản phẩm, sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng Tùy thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, yêu cầu công tác tính giá thành mà đối tượng hạch toán chi phí có tác dụng phục vụ cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, đúng đắn. Việc xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp phải dựa vào các cơ sở sau:  Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất + Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn không chia thành các giai đoạn c quy trình sản xuất. + Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng bộ phận, từng nhóm chi tiết, từng chi tiết các giai đoạn chế biến  Dựa vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp + Loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ thì đối tượng hạch toán chi phí có thể là các sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ + Loại hình sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Phụ thuộc vào quy trình . công nghệ sản xuất và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ  Dựa vào yêu cầu và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh + Theo yêu cầu và trình độ quản lý: Nếu yêu cầu quản lý ngày càng cao, trình độ và khả năng của nhân viên quản lý càng tốt thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ngày càng chi tiết và ngược lại. + Theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp tổ chức theo kiểu phân xưởng thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo phân xưởng còn lại thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ doanh nghiệp. Việc xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí và phù hợp với đặc điểm của đơn vị và yêu cầu quản lý có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức công tác hạch toán Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 9
  10. chi phí sản xuất. Từ việc tổ chức công tác hạch toán ban đầu đến tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất. Khi tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ phải căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất mà thực hiện xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất có tính đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Nếu sản xuất chế tạo hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ đã hoàn thành. Mặt khác, khi xác định đối tượng tính giá thành còn phải căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. Nếu quy trình sản xuất phức tạp, liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng đã hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp giúp kế toán mở sổ kế toán, các bảng tính giá và giá thành sản phẩm theo từng đối tượng cần quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là điều kiện tiền đề để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất đều là những phạm vi và giới hạn mà chi phí sản xuất phát sinh đã được tập hợp và tính toán. Cụ thể: + Đối tượng tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc là đối tượng chịu chi phí còn đối tượng tính giá thành chỉ là đối tượng chịu chi phí. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 10
  11. + Khi quy trình sản xuất sản phẩm dạng đơn thì đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là một. Trong kỳ sản xuất, nếu không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ cũng chính là giá thành sản phẩm. + Khi quy trình công nghệ sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng lại có quy cách và phẩm chất khác nhau thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành. + Khi quy trình công nghệ sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng phải trải qua nhiều công đoạn chế tạo gia công liên tục thì một đối tượng tính giá thành lại bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở mỗi công đoạn chế tạo. 1.5.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành một cách hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, kịp thời. Dựa vào đặc điểm sản xuất- chu kỳ sản xuất, sản xuất theo đơn đặt hàng hàng loạt và yêu cầu quản lý mà kỳ tính giá thành là tháng, quý, năm hay khi hoàn thành đơn đặt hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm với chu kỳ ngắn, xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành phù hợp là tháng và vào thời điểm cuối tháng. Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất kéo dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thường là thời điểm mà sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành( trong trường hợp này kỳ tính giá thành không phuc hợp với kỳ báo cáo) 1.6. Phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng các phương pháp hạch toán tập hợp chi phí thích hợp Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 11
  12. Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất mà các doanh nghiệp thường áp dụng. 1.6.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Đây là phương pháp tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao, nó cũng có ý nghĩa lớn đối với kế toán quản trị doanh nghiệp. Thông thường chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp thường áp dụng phương pháp này. 1.6.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. - Xác định hệ số phân bổ Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng các tiêu thức dùng để phân bổ - Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci=Ti x H Ci: Là chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti: là tiêu thức phân bổ cho đối tượng i H: hệ số phân bổ -Tiêu thức phân bổ hợp lý giữ vai trò quan trọng trong khi tập hợp chi phí gián tiếp. Bởi vậy, việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phải tùy thuộc vào loại chi phí sản xuất và các điều kiện cho phép khác nhau: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, sản lượng sản xuất được. Lựa chọn tiêu thức hợp lý là cơ sở để tập hợp chi phí chính xác cho các đối tượng tính giá thành có liên quan. 1.7 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 12
  13. 1.7.1. Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp(giản đơn) Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước các doanh nghiệp khai thác( quặng, than ) Giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất(+) hoặc(-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành được thể hiện theo công thức dưới đây: ∑ Z = Dđk + Cps – Dck ∑ Z z = đơn vị Qht Dck, Ddk: chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Cps: chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ∑ Z, z đơn vị: tổng giá thành và giá thành đơn vị Qht : số lượng sản phẩm hoàn thành 1.7.2. Tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất gòn nhiều giai đoạn công nghệ như trong các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo máy, may mặc Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành sản phẩm = Z1 +Z2 + Z3+ + Zn Z1 +Z2 + Z3+ + Zn là giá thành hay tổng chi phí sản xuất của giai đoạn hoặc bộ phận 1,2,3, ,n. 1.7.3 Tính giá thành theo phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhựng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Phương pháp này kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 13
  14. phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị Tổng sản giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = sản phẩm gốc( Zoi) Tổng số sản phẩm gốc quy đổi (Qo) Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị sản Hệ số quy đổi sản phẩm i = x sản phẩm i(Zi) phẩm gốc (Zoi) (Hi) Trong đó: n Qo =  Qi x Hi i=1 Qi: số lượng sản phẩm thứ i chưa quy đổi Hi : hệ số quy đổi sản phẩm thứ i Tổng giá thành Chi phí sản Tổng chi phí Chi phí sản sản xuất các = xuất dở dang + sản xuất phát - xuất dở dang loại sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ 1.7.4. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo(dụng cụ, phụ tùng ). Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành thực tế đơn = Giá thành kế hoạch hoặc định mức x Tỷ lệ chi vị sản phẩm từng loại đơn vị sản phẩm tưng loại phí Giá thành thực tế của các loại sản phẩm Tỷ lệ chi phí = Giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm 1.7.5. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 14
  15. giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Việc tính giá thành này chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc phát sinh. Đối với chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì tập hợp riêng, sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp( tiền lương của công nhân sản xuất,giờ công sản xuất ). Cuối kỳ kế toán, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được cho đơn đặt hàng đó được coi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với đơn đặt hàng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp được cho đơn đặt hàng đó là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. 1.7.6. Tính giá thành theo phương pháp phân bước. Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu sản xuất liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước tiếp theo, cứ như vậy cho đến bước cuối cùng để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh. Do vậy, tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối. Khi thực hiện phương pháp phân bước thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng giai đoạn công nghệ hoặc từng phân xưởng sản xuất riêng biệt,tham gia vào quy trình tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm, cũng có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Chính vì sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên kế toán có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:  Phương án 1: Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm( còn gọi là phương án kết chuyển tuần tự) Phương án này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất mà mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm do bán thành phẩm có giá trị sử Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 15
  16. dụng độc lập có thể nhập kho đem bán hoặc tiếp tục chế biến. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm của các giai đoạn công nghệ và sản phẩm hoàn thành. Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau được thực hiện tuần tự theo từng khoản mục chi phí. Sau đây là trình tự tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bước: Sơ đồ 1.1: Trình tự tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc có tính giá thành bán thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bƣớc Giá trị sản phẩm Chi phí sản Giá trị sản Giá thành dở dang đầu + xuất phát sinh - phẩm dở dang = bán thành bước 1 trong bước 1 cuối bước 1 phẩm 1 + Giá trị sản phẩm Chi phí sản Giá trị sản Giá thành dở dang đầu + xuất phát sinh - phẩm dở dang = bán thành bước 2 trong bước 2 cuối bước 2 phẩm 2 + + Giá trị sản phẩm Chi phí sản Giá trị sản phẩm Giá thành dở dang đầu + xuất phát sinh - dở dang cuối = bán thành bước n-1 trong bước n-1 bước n-1 phẩm 1 + Giá trị sản phẩm Chi phí sản Giá trị sản Giá thành dở dang đầu + xuất phát sinh - phẩm dở dang = bán thành bước n trong bước n cuối bước n phẩm n Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 16
  17.  Phương án 2: Tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm( còn gọi là phương án kết chuyển song song) Phương án này được áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp sản xuất kiểu phức tạp chế biến kiểu liên tục không tiệu thụ bán thành phẩm hoặc việc tiêu thụ này có ý nghĩa không lớn. Việc tính giá thành sản phẩm bước cuối cùng được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Trình tự tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc không tính giá thành bán thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bước 1 tính cho thành phẩm Giá thành Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm thành phẩm . Chi phí bước n tính cho thành phẩm 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất gia công, chế biến đang nằm trong các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến những vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định và tính toán phần chi phí sản xuất còn nằm trong phần sản phẩm dở dang cuối kỳ là một trong những yếu tố quyết định tính hợp lý của giá thành sản phẩm sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Các thông tin về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh khi thành phẩm xuất bán trong kỳ. Tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 17
  18. sản xuất, quy trình công nghệ, cơ cấu chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Vì vậy, đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong kế toán doanh nghiệp. 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu trực tiếp Theo phương pháp này, kế toán giả định trong sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có chi phí nguyên liệu trực tiếp mà không tính đến các chi phí sản xuất khác( như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: Giá trị Giá trị sản phẩm Chi phí NVLTT phát + Số lượng sản sản phẩm dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ = x phẩm dở dở dang Số lượng sản Số lượng sản phẩm dở + dang cuối kỳ cuối kỳ phẩm hoàn thành dang cuối kỳ 1.8.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Theo phương pháp này, kế toán dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành rồi từ đó xác định từng khoản mục chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tiêu chuẩn quy đổi thường căn cứ vào giờ công hoặc tiền lương định mức. - Đối với chi phí bỏ hết một lần ngày từ đầu vào quy trình sản xuất( thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) được phân bổ đều 100% cho cả sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành. Chi phí NVL Chi phí NVL dở Chi phí + phát sinh trong dang đầu kỳ Số lượng sản NVLTT trong kỳ = x phẩm dở dang sản phẩm dở Số lượng sản Số lượng sản cuối kỳ dang cuối kỳ phẩm hoàn + phẩm dở dang thành cuối kỳ - Đối với chi phí bỏ dần vào quy trình sản xuất ( thường là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được gọi là chi phí chế biến chỉ được phân bổ cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành. Chi phí chế Chi phí chế Chi phí chế biến Số lượng sản biến dở dang + biến trong sản phát sinh trong kỳ phẩm hoàn = đầu kỳ x phẩm dở dang thành tương Số lượng sản Số lượng sản cuối kỳ + đương phẩm hoàn phẩm hoàn thành Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 18
  19. thành tương đương Số lượng sản phẩm hoàn Số lượng sản phẩm dở Mức độ hoàn = x thành tương đương dang cuối kỳ thành Khi áp dụng phương pháp này kết quả tính toán giá trị sản phẩm dở dang mang tính chính xác cao. Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn nên mất nhiều thời gian. Mặt khác, việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan. Phương án này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không quá lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều biến động lớn so với đầu kỳ. 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến. Để đơn giản việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất phương pháp này là một dạng của phương pháp đánh giá dở dang theo sản lượng ước tính tương đương, trong đó chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được giả định luôn hoàn thành 50%. 1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp định mức Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị từng sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Giá trị sản Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm dở Mức độ = định mức đơn vị x phẩm dở dang x dang cuối hoàn thành sản phẩm cuối kỳ kỳ Phương pháp này áp dụng thích hợp với doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí hoặc thực hiện phương pháp tính giá thành định mức. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 19
  20. 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 1.9.1 Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, 1.9.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các loa vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng lượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu chủ yếu của TK này như sau: Bên Nợ : Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Bên Có: + Trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường TK 621 không có số dư cuối kỳ. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 20
  21. Sơ đồ 1.3 : Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho TK152 TK 621 TK 154 Xuất kho vật liệu cho chế tạo sản phẩm kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành TK 111,112,331 Vật liệu mua về đưa thẳng Cho sản xuất sản phẩm TK632 TK 133 phần CPNVLTT vượt trên Thuế GTGT mức bình thường được kết Chuyển vào giá thành 1.9.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Giống như chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp chung sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp là: chi phí tiền lương định mức( hoặc kế hoạch), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tk 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Kết cấu cơ bản của TK này như sau: Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 21
  22. Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ Bên Có: + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK632 “ giá vốn hàng bán” TK622 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ 1.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tính ra tiền lương và phụ cấp CNSX Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành TK335 Lương phép trích trước thực tế CP NCTT TK632 Phần CPNCTT vượt trên TK338 mức bình thường được kết chuyển vào giá Các khoản trích theo lương vốn hàng bán của CNSX 1.9.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sả xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Mặt khác, chi phí sản xuất chung còn được tập hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ, sau khi đã tập hợ chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Việc tính toán và xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào công suất hoạt động thực tế của máy móc, thiết bị. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 22
  23. Chi phí sản xuất cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản xuất được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường, phần chi phí chung không được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế Kế toán sử dụng TK 627 – chi phí sản xuất chung để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Kết cấu của TK này như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung( Nếu có) + Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển chi phí cho các đối tượng chịu chi phí. + Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. TK 627 không có số dư cuối kỳ và được mở 6 tài khoản cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí. TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK6272: Chi phí vật liệu TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6278: Chi phí bằng tiền khác. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 23
  24. Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK627 TK154 Chi phí nhân viên QLPX kết chuyển CPSXC Để tính giá thành TK152,153 TK632 Chi phí vật liệu, dụng cụ CPSXC cố định không Phân bổ TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK331,111,112 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác TK133 Thuế GTGT Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 24
  25. Sơ đồ 1.6:Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. TK 621 TK 154 TK138,152 Kết chuyển CPNVLTT các khoản ghi giảm chi TK 155 TK622 giá thành thành phẩm nhập kho Kết chuyển CPNCTT TK157 Sản phẩm hoàn thành TK627 và gửi bán TK 632 Kết chuyển CPSXC giá thành thành phẩm xuất bán từ phân xưởng 1.9.2.Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá vật tư hàng Trị giá tồn Trị giá nhập Trị giá tồn = + - hóa xuất kho đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với nhiều quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên( cửa hàng bán lẻ ). Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 25
  26. Phương pháp này giống với các phương pháp kê khai thường xuyên ở chỗ TK dùng để tập hợp chi phí sản xuất vẫn là TK 621,622,627 vì các tài khoản này không liên quan đến hàng tồn kho. Do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK154 chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên TK 631 – giá thành sản xuất.TK 631 cũng được hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí( tổ, đội sản xuất, phân xưởng) và theo loại, nhóm sản phẩm. Trình tự hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sau: Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Kết chuyển CPSXD đầu kỳ TK 611 TK621 TK631 TK154 Xuất kho NVL cho Kết chuyển Kết chuyển CPSXDD sản xuất sản phẩm CPNVLTT cuối kỳ TK 622 Kết chuyển CPNCTT TK 632 Giá thành sản xuất của TK 627 sản phẩm hoàn thành Nhập kho hoặc bán Xuất khoNVL dùng cho Kết chuyển Sản xuất chung CPSXC Kết chuyển CPSXC cố định không phân bổ 1.10. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán. Theo chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau: Hình thức kế toán Nhật ký chung Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 26
  27. Hình thức kế toán Nhật ký- sổ cái Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Hình thức kế toán trên máy vi tính Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán mà lựa chọn cho phù hợp. Hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức sổ kế toán. Hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán chính là hình thức tổ chức các sổ kế toán để hạch toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm. Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán CPSX – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621,622,627,154 (631) Sổ cái TK 621, 622, 627,154(631) Bảng tính giá Bảng cân đối số thành phát sinh Ghi chú Ghi hàng ngày Báo cáo tài chính Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 27
  28. Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán CPSX- giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái Chứng từ kế toán Sổ chi tiết TK621, Bảng tổng hợp chứng 622,627, 154(631) từ kế toán Nhật ký sổ cái TK621, 622,627, 154(631) Bảng tính giá thành Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán CPSX- giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK621,622,627,154 Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 621, 622, Bảng tính giá thành 627,154(631) Bảng cân đối số Ghi chú phát sinh Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đỗ Thị Hoa- QTL302K Đối chiếu, kiểm tra Page 28
  29. Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.11. Trình tự ghi sổ kế toán CPSX – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ Nhật ký chứng từ Chứng từ kế toán số 1,2,5 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Sổ chi phí sản xuất dụng cụ TK621,622,627,154 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (631) Bảng phân bổ khấu hao Bảng kê số 4,5,6 Nhật ký chứng từ số 7 Bảng tính giá thành Sổ cái TK621,622,627,154(631) Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán CPSX- giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính Bảng(thẻ) tính giá thành Chứng từ kế toán Phần mềm -Sổ chi phí SXKD kế toán -Sổ cái TK 621, 622, 627, 154(631) Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại -Báo cáo tài chinh Đỗ Thị Hoa- QTL302K Máy vi Page 29 tính -Báo cáo kế toán quản trị
  30. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH SẢN XUẤT THÉP VINAUSTEEL 2.1 Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty. Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel được thành lập theo giấy phép đầu tư số 898/ GP ngày 28/6/1994 do Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép đầu tư. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo các quy định của Pháp luận Việt Nam. Tên giao dịch: CÔNG TY LIÊN DOANH SẢN XUẤT THÉP VINAUSTEEL Điện thoại: 84-313-850 145 Fax: 84-313-850 140 Website: Vinausteel.vn. com Email: Vasteelhp@ vinausteel.com.vn Địa điểm trụ sở: Tại Km số 9 khu Vật Cách, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng. Công ty được liên doanh bởi:  Bên Việt Nam: Tổng công ty thép Việt Nam - Viet Nam Stell Corporation(VSC)  Bên Cộng hòa Australia: Công ty Viet Nam Industrial Investment Ltd.,(VII) Tổng vốn đầu tư của Công ty là: 40.020.000 USD Vốn pháp định là: 12.100.000 USD. Trong đó:  Tổng công ty thép Việt Nam: 3.630.000 USD chiếm 30%  Công ty Viet Nam Industrial Investment Ltd: 8.470.000USD chiếm 70% Công ty bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 10/11/1994 Sản phẩm đầu tiên ra đời ngày 26/09/1995 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 30
  31. * Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty Quy trình công nghệ sản xuất là nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức bộ máy quản lý nói chung và công tác tổ chức hạch toán nói riêng. Nó là căn cứ để xây dựng đối tượng tập hợp CPSX và phương pháp tính giá thành thích hợp ở mỗi doanh nghiệp. Ở công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel, nguyên liệu từ khi đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm là một quy trình công nghệ khép kín, sản xuất thép 10÷ 40 có quy trình công nghệ như sau, khi có kế hoạch sản xuất loại thép có kích cỡ nào, nhân viên kỹ thuật chi việc thay hoặc tiện các lỗ hình trong trục cán. Tùy theo kế hoạch sản xuất và căn cứ vào tình hình trên thị trường mà trong tháng công ty tổ chức sản xuất loại thép nào. Các bước tiến hành: Bộ phận kinh doanh dự kiến kế hoạch bán hàng gửi cho phân xưởng sản xuất, trên cơ sở đó dựa vào năng lực cụ thể, xưởng sản xuất lập kế hoạch sản xuất và gửi bộ phận kinh doanh, vật tư thực hiện Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản phẩm tại công ty LDSX thép Vinausteel Cắt phôi Nạp lò Nung phôi Ra lò Cán tinh Cắt đầu Cán trung Cán thô Cắt đuôi Cán tinh Cắt p.đoạn Làm nguội Nhập Bó buộc, cân Cắt định kho treo Eteket kích thƣớc Phôi thép được chuyển về kho nhà máy bằng ô tô, xuống liệu bằng cầu trục 10 tấn. Tại kho chứa phôi trong gian lò máy, phôi được cắt thành từng đoạn có chiều dài 3 mét bằng cắt nguội 1000 tấn hoặc mỏ cắt. Phôi chờ nung được xếp thành từng kiện ở cạnh lò. Việc nạp lò được tiến hành nhờ cầu trục 5 tấn cẩu phôi lên sàn nhận liệu, mỗi lần cẩu 8 thanh. Con lăn sẽ đưa phôi đến lò nung. Máy đẩy thủy lực 70 tấn sẽ đẩy thép vào lò nung liên tục từ 1100- 11500C khi đạt yêu cầu nung, thép ra lò rơi vào đường con lăn và được chuyển đến máy cán qua các giá cán. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 31
  32. Tại máy cán thô 3 trục 500, phôi được cán 5 lần. Tiết diện phôi ra khoảng 55x55 mm được đến nhóm cán trung liên tục cán tiếp 4 lần. Sau đó, phôi được cắt đầu, và đi vào một trong hai tuyến của nhóm cán tinh cán tối đa 10 lần. Sau khi ra khỏi giá cán cuối cùng, thép được cắt phân loại theo kích thước <56m bằng hai máy cắt bay kiểu đĩa. Nhờ có hệ thống con lăn và máy đẩy, thép được chuyển đến sàn làm nguội và được cắt theo yêu cầu của khách hàng và đóng thành từng bó, sau đó thép được kiểm tra, phân loại, đóng nhãn hiệu và nhập kho thành phẩm. *Đặc điểm tổ chức sản xuất Quy trình cán thép được tổ chức ở một phân xưởng sản xuất và chia thành 2 bộ phận: Bộ phận sản xuất chính gồm 3 tổ: + Tổ lò nung: Có nhiệm vụ lái máy đẩy phôi và cầu trục, móc cáp, nạp phôi vào lò, nung phôi. + Tổ cán thép: Có nhiệm vụ lài máy đài điều khiển, điều chỉnh cán phôi qua giá cán thô, giá cán trung, giá cán tinh + Tổ sàn nguội: Có nhiệm vụ trực sàn nguội, lái cầu trục, phục cắt máy chọn phế bavia và bó buộc sản phẩm. Bộ phận sản xuất chính chia làm 2 ca: Ca A, Ca B. Mỗi ca sản xuất 10 tiếng luân phiên nhau hàng ngày, bộ phận sản xuất phụ (Ca C) mỗi ngày làm 4 tiếng chia đều thời gian cho 2 ca sản xuất chính. Các tổ sản xuất được hợp lý hóa, phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo cho việc tổ chức và quản lý sản xuất được chặt chẽ, đảm bảo cho quy trình sản xuất nhịp nhàng, đúng tiến độ và chất lượng kỹ thuật. Bộ phận sản xuất phụ chia làm 6 tổ: + Tổ mặt bằng: có nhiệm vụ vệ sinh phân xưởng sau mỗi ca sản xuất. + Tổ cắt phôi: Có nhiệm vụ cắt phôi trước khi nạp vào lò nung và lái xe nâng, lái cầu trục. + Tổ điện: Có nhiệm vụ trực, sửa điện trong phân xưởng, đặt và quản lý các thông số điều khiển điện trên đường công nghệ + Tổ cơ bị kiện: Có nhiệm vụ sửa chữa máy móc, thiết bị dây chuyền cán, gia công sửa chữa bị kiện, hàn, cắt, xử lý sự cố. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 32
  33. + Tổ gia công cơ khí: Có nhiệm vụ tiện, phay, bào thép theo các tiêu chuẩn kỹ thuật + Tổ vận tải nội bộ: Thực hiện công tác vận chuyển phôi liệu đưa vào sản xuất, chuyển sản xuất. 2.1.3.Nh÷ng khã kh¨n vµ thuËn lîi cña doanh nghiÖp *ThuËn lîi §iÓm næi bËt cña C«ng ty liªn doanh Vinausteel lµ ngay tõ ngµy ®Çu thµnh lËp ®Õn nay 2 bªn liªn doanh lu«n tin cËy vµ hîp t¸c ch©n thµnh. PhÝa n•íc ngoµi ®· tin t•ëng vµ hoµn toµn giao cho phÝa ViÖt nam chän lùa ph•¬ng ¸n ®Çu t•, gi¶i phãng mÆt b»ng, tæ chøc x©y dùng nhµ x•ëng, t×m vµ mua s¾m thiÕt bÞ, c«ng nghÖ, tuyÓn chän vµ ®µo t¹o ®éi ngò c¸n bé, c«ng nh©n, tæ chøc bé m¸y ®iÒu hµnh s¶n xuÊt, kinh doanh trªn c¬ së thèng nhÊt cña Héi ®ång Qu¶n trÞ. Thêi gian x©y dùng vµ hoµn chØnh nhµ m¸y ®Ó chÝnh thøc ®•a vµo s¶n xuÊt chØ trong mét n¨m kÓ tõ ngµy ®•îc Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t• cÊp giÊy phÐp ®Çu t•. C«ng ty ®· x©y dùng ®•îc mèi quan hÖ céng t¸c, tinh thÇn hç trî cña c¸c ban ngµnh đoàn thÓ. Néi bé ban gi¸m ®èc, cÊp uû ®ßan kÕt bªn c¹nh ®éi ngò c¸n bé c«ng nh©n viªn trÎ nhiÖt t×nh cã nhiÒu kinh nghiÖm trong nghiÖp vô. Trong ®éi ngò nh©n viªn ngµy cµng cã kinh nghiÖm ®•îc ®µo t¹o häc hái, n©ng cao tr×nh ®é nhËn thøc, kÞp thêi n¾m b¾t h•íng ph¸t triÓn kinh tÕ. Tõ ®ã bé m¸y tæ chøc cña c«ng ty ngµy cµng ®a d¹ng vµ nh¹y bÐn trong ho¹t ®éng kinh doanh, cã kh¶ n¨ng ®¸nh gi¸ vµ chuyÓn h•íng kinh doanh thÝch hîp víi tõng thêi ®iÓm vµ thÞ hiÕu cña kh¸ch hµng Nh÷ng ®iÒu kiÖn thuËn lîi lµ m«i tr•êng kinh doanh ngµy cµng ®•îc thiÕt lËp trªn c¬ së c«ng b»ng vµ hîp lý. Tr•íc hÕt ph¶i nãi ®Õn hÖ thèng ph¸p luËt ngµycµng ®•îc nhµ n•íc chó ý, bæ sung, söa ®æi nh»m b¶o vÖ quyÒn lîi, còng nh• t¹o mäi ®iÒu kiÖn cho sù ph¸t triÓn cña c¸c thµnh phÇn kinh tÕ . ViÖc Vinausteel s¶n xuÊt vµ kinh doanh cã l·i mét phÇn lín nhê vµo viÖc Nhµ n•íc ®¸nh thuÕ cao thÐp x©y dùng cïng lo¹i nhËp khÈu, trong lóc ®ã ®¸nh thuÕ nhËp khÈu ph«i thÐp rÊt thÊp. Trong thêi gian tíi, ®Ó ®¸p øng nhu cÇu thÐp x©y Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 33
  34. dùng ngµy cµng cao vµ ®Ó n©ng cao uy tÝn còng nh• kh¶ n¨ng cung cÊp cña m×nh, C«ng ty ®ang dù kiÕn x©y dùng thªm mét d©y chuyÒn s¶n xuÊt hiÖn ®¹i h¬n vµ cã c«ng suÊt c¸n lín h¬n. Tr•íc sù c¹nh tranh kh«ng lµnh m¹nh cña c¸c ®¬n vÞ c¬ së kinh tÕ kh¸c vÒ chÊt l•îng s¶n phÈm (nh»m h¹ gi¸ thµnh), cè ý chÞu lç, ph¸ gi¸ ®Ó më réng thÞ tr•êng ®· g©y cho c«ng ty kh«ng Ýt khã kh¨n, nh•ng víi cung c¸ch ho¹t ®éng ®Ò cao chÊt l­îng vµ hiÖu qu¶ “gi÷ ch÷ tÝn trong t©m”, c«ng ty ®· tõng b­íc ®­îc kh¸ch hµng chÊp nhËn nhê vµo chÊt l•îng cu¶ s¶n phÈm tõ ®ã c«ng ty ®· n¾m b¾t ®•îc nh÷ng hîp ®ång kinh tÕ quan träng. Tõ ngµy thµnh lËp cho ®Õn nay, trong suèt qu¸ tr×nh ho¹t ®éng mÆc dï gÆp kh«ng Ýt nh÷ng khã kh¨n. Nh•ng c«ng ty ®· tõng b•íc kh¾c phôc ®•îc nh÷ng bÊt lîi còng nh• tËn dông nh÷ng ®iÒu kiÖn thuËn lîi cña m×nh, dÇn dÇn kh¼ng ®Þng vÞ trÝ cña m×nh trªn th•¬ng trõ¬ng. Trong t•¬ng lai s¾p tíi, trªn b•íc ®•êng ph¸t triÓn,c«ng ty cßn gÆp nh÷ng trë ng¹i lín. Tuy nhiªn, víi n¨ng lùc cña m×nh, c«ng ty sÏ v•ît qua nh÷ng thö th¸ch vµ ngµy cµng ®øng v÷ng trªn th•¬ng tr•êng. Qua nhiÒu n¨m ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh c«ng ty lu«n cã mèi quan hÖ tèt vµ uy tÝn víi kh¸ch hµng ®Õn lµm ¨n víi c«ng ty. ChÝnh ®iÒu ®ã lµm cho doanh thu cña c«ng ty ngµy mét t¨ng, quy m« ph¸t triÓn, thÞ phÇn ngµy cµng ®•îc më réng. * Khã kh¨n Ngay tõ khi thµnh lËp do nguån vèn kinh doanh cña c«ng ty cßn h¹n chÕ, ho¹t ®éng cña c«ng ty chñ yÕu lµ lÊy thu bï chi ®Ó ®¶m b¶o cho ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh. Nh•ng ®Õn nay c«ng ty ®· ®¹t ®•îc mét sè kÕt qña kh¶ quan. Tuy nhiªn trong suèt qóa tr×nh ho¹t ®éng nhÊt lµ nh÷ng n¨m gÇn ®©y, c«ng ty gÆp kh«ng Ýt khã kh¨n. Trong thêi gian gÇn ®©y gÆp ph¶i sù biÕn ®éng kh«ng ngõng trong ngµnh thÐp ë nguyªn vËt liÖu ®Çu vµo & trªn thÞ tr•êng tiªu thô s¶n phÈm, ho¹t ®éng doanh thu thÊp vµ kh«ng cã hiÖu qu¶, ho¹t ®éng s¶n xuÊt ch•a cã ®ñ ®iÒu kiÖn ®Ó ph¸t huy hÕt c«ng suÊt. Bªn c¹nh ®ã c«ng ty ph¶i ®•¬ng ®Çu víi ph•¬ng thøc c¹nh tranh cña c¸c ®¬n vÞ cïng ngµnh vµ mua b¸n kh«ng lµnh m¹nh cña t• nh©n bªn Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 34
  35. ngoµi. MÆt kh¸c hÖ thèng cung cÊp th«ng tin cña n•íc ta ch•a ®•îc ph¸t triÓn ®óng møc, ch•a cung cÊp kÞp thêi c¸c th«ng tin thÞ tr•êng cho c¸c ®¬n vÞ kinh tÕ, tõ đó g©y khã kh¨n trong viÖc më réng thÞ tr•êng tiªu thô s¶n phÈm . 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty. Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT ĐỐC THỨ I PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CÁC BỘ PHẬN Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ kinh Tài nhân sự - phận Kỹ doanh chính- kế hành thuật – toán chính vật tư CA A CA B CA C Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ lò cán SN lò cán SN lò cán SN Ca phục vụ Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 35
  36. Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ mặt cắt điện cơ GC vận bằng phôi CK tải Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau: *Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của công ty là cơ quan quản lý cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như phê chuẩn ngân sách kế hoạch tài chính, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, phê duyệt báo cáo tài chính, bổ sung và sửa đổi điều lệ của công ty, quyết định thành lập, giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. *Ban giám đốc: - Tổng giám đốc: là người đại diện về mặt pháp lý của công ty trước tòa án và cơ quan nhà nước. Tổng giám đốc được hội đồng quản trị ủy quyền quản lý và chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của công ty. - Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc thứ nhất phụ trách về tài chính. Phó tổng giám đốc kỹ thuật phụ trách về kỹ thuật sản xuất. *Các bộ phận: Hiện nay bộ máy quản lý của công ty gồm 4 phần thực hiện những nhiệm vụ riêng đồng thời có quan hệ mật thiết với nhau trong quy trình quản lý. Đứng đầu mỗi phòng ban là một trưởng phòng. Các trưởng phòng nhận lệnh từ tổng giám đốc lên kế hoạch cụ thể, đệ trình tổng giám đốc xét duyệt, từ đó triển khai, giám sát chặt chẽ các hoạt động trong phòng ban của mình, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về công việc được giao. - Bộ phận kinh doanh: là bộ phận tham mưu chính cho Ban lãnh đạo về hoạt động SXKD của Công ty. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm hiểu chung về nhu cầu thị trường, thu thập kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích những dữ liệu thông tin cần thiết cho việc quản lý kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với bộ phận Marketing xúc tiến việc bán hàng, cân đối kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ kiện phục vụ cho sản xuất. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 36
  37. - Bộ phận Tài chính- Kế toán: Có chức năng phản ánh hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh. - Bộ phận Nhân sự - Hành chính: Xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý và thực thi các công việc hành chính về lao động, tiền lương của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty - Bộ phận Kỹ thuật- Vật tư: Biên lập nội dung, quản lý, giám sát việc tổ chức mọi hoạt động sản xuất trong công ty, phụ trách về công nghệ kỹ thuật dây chuyền cán. *Xưởng sản xuất: Xưởng sản xuất tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, sửa chữa và bảo trì thiết bị, quản lý mọi hoạt động sản xuất trong xưởng. 2.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel *Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của công ty LDSX thép Vinausteel Giám đốc Tài chính – Kế toán Kế toán trưởng Phó trưởng phòng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán KT vật tư & TH & giá công nợ bán thanh tiền TSCĐ thành phải thu hàng toán lương Để đảm bảo cho bộ máy kế toán của công ty hoạt động có hiệu quả phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Bộ phận tài chính kế toán có nhiệm vụ hoạch định chiến lược tài chính, xây dựng và quản lý hệ thống tài chính kế toán, mua bảo hiểm rủi ro tài sản, hàng hóa. Bên cạnh ðó thực hiện các nghiệp vụ kế toán nhý theo dõi về vật Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 37
  38. tư, TSCĐ, tiền lương, BHXH, doanh thu bán hàng, công nợ, tiền vốn, thanh toán, xác định chi phí, giá thành, xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán viên: Giám đốc tài chính: Tham gia cùng bộ phận xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, thông tin cho ban giám đốc về cơ hội và rủi ro về tài chính kế toán trong hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời lập kế hoạch hoạt động của bộ phận nhằm đảm bảo các chỉ tiêu công ty đề ra. Quản lý, điều hành hoạt động của bộ phận và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả hoạt động của bộ phận Kế toán trưởng: Tổng hợp dữ liệu tài chính kế toán, cung cấp thông tin và tham gia cùng bộ phận xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh công ty. Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô đặc điểm hoạt động của công ty và quy định quản lý kế toán tài chính hiện hành. Phó trưởng phòng tài chính- kế toán: Cung cấp số liệu cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh công ty. Phụ trách các phần hành kế toán trong bộ phân. Lập kế hoạch ngân sách, tài chính hàng tháng, quý, năm. Kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu, các nghiệp vụ phát sinh để xác định chi phí, giá thành sản xuất và lập báo cáo kế toán tài chính. Kế toán vật tư và TSCĐ: Theo dõi chi tiết và tổng hợp các loại vật tư, tài sản, chi phí tính vào giá thành. Theo dõi các hợp đồng phôi thép, vật tư nhập khẩu và các hợp đồng mua đang thực hiện, theo dõi các khoản phải trả nhà cung cấp. Lập báo cáo nhanh theo yêu cầu. Kế toán bán hàng và thành phẩm: Tiếp nhận, lưu giữ và kiểm soát các chừng từ liên quan đến khách hàng. In hóa đơn bán hàng, lưu giữ và bảo quản hóa đơn. Kế toán công nợ phải thu khách hàng: Tiếp nhận, lưu giữ, kiểm soát toàn bộ hồ sơ liên quan đến khách hàng. Mở sổ theo dõi chi tiết công nợ khách hàng hàng ngày. Đôn đốc công nợ đến hạn và quá hạn của từng khách hàng. Lập báo cáo chi tiết công nợ phải thu cho từng khách hàng, lập bảng tổng hợp công nợ phải thu, tính doanh thu bán hàng. Kê khai thuế GTGT đầu ra trong tháng gửi cho lãnh đạo bộ phận duyệt. Kế toán thanh toán: Kiểm soát các chứng từ thanh toán, chứng từ phải trả nhà cung cấp, hợp đồng mua hàng, theo dõi các khoản phải nộp thuế, làm lệnh chuyển Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 38
  39. tiền qua ngân hàng, viết phiếu chi tiền mặt, lập sổ quỹ thu chi và đối chiếu sổ dư cuối tháng với các ngân hàng. Lưu giữ chứn từ gốc cùng sổ phụ ngân hàng. Tiến hành các thủ tục mở và thanh toán L/C nhập khẩu, mở sổ theo dõi các khoản tín dụng theo (L/C) đã mở. Giao dịch mua ngoại tệ, vay tín dụng, gửi tiền tại các ngân hàng. Kế toán tiền lương: Thực hiện thu chi tiền mặt đầy đủ, kịp thời và chính xác. Hàng ngày theo dõi số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có trên tài khoản, các khoản tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp và nộp ngân sách. Lập bảng kê thuế VAT mua vào của hàng hóa dịch vụ. Tính toán lương, BHXH, các khoản phải nộp ngân sách theo chế độ và luật định. Mở sổ sách theo dõi một cách có hệ thống tiền lương, các khoản trích theo lương, thuế thu nhập cá nhân chi tiết cho từng cá nhân và tập hợp cho từng bộ phận. *Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: Công ty liên loanh sản xuất thép Vinausteel áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 15/QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính + Niên độ kế toán từ ngày 01/01đến 31/12 + Đơn vị tiền tệ: VND + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kế khai thường xuyên + Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. + Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng + Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. + Hình thức kế toán áp dụng: Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán “ Nhật ký chung” là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được ghi chép theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản vào sổ NKC, sau đó từ sổ NKC vào sổ cái các tài khoản, từ sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết báo cáo kế toán. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 39
  40. Sơ đồ 2.4: trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty LDSX thép Vinausteel Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ kế toán chi tiêt Sổ cái các TK Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối TK Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.5: Quy trình hạch toán chi phí tài chính sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung tại công ty LDSX thép Vinausteel Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621,622,627,154 Sổ cái TK 621, 622, 627,154 Bảng cân đối số phát sinh Bảng tính giá thành Đỗ Thị Hoa- QTL302K Ghi chú: Page 40 Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra
  41. Báo cáo tài chính Hàng ngày cán bộ kế toán kiểm tra và thu thập chứng từ, phân loại chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ 2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel 2.2.1 Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại công ty Trong quá trình kinh doanh, công ty phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau như: chi phí nguyên liệu, tiền lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất sản phẩm của công ty, căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và phương pháp tính giá thành, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng bao gồm: Chi phí nguyên liệu trực tiếp: CPNVLTT là những chi phí nguyên vật liệu có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí, nó tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trưng vật lý cho sản phẩm. Tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel nguyên vật liệu trực tiếp gồm: phôi thép, dầu FO sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT là số tiền phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tại công ty chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp. Chi phí sản xuất chung CPXSC là tất cả các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng chưa được xếp vào hai loại chi phí kể trên. Việc phân loại chi phí theo khoản mục của Công ty rất thuận lợi cho công tác tính giá thành theo khoản mục chi phí và việc quản lý chi phí. Nhà quản lý sẽ căn cứ vào từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ để xem tỷ trọng của từng khoản mục chi phí chiếm bao nhiêu % trong tổng chi phí và định mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong mỗi loại sản phẩm là tăng hay giảm so với thực tế. Từ đó, Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 41
  42. xác định được phương hướng hợp lý và có các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 2.2.2.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty 2.2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng sản xuất.Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Có xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới giúp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất hàng loạt theo kế hoạch sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là đối tượng hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí vật chất cần bù đắp cũng như tính toán được kết quả sản xuất kinh doanh. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty là sản phẩm hoàn thành(tấn thép thành phẩm) 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất nên kỳ tính giá tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel kể từ khi bắt đầu nhận kế hoạch sản xuất cho đến khi hoàn thành kế hoạch sản xuất. Kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp(giản đơn). 2.2.4 Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thep Vinausteel 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT) là cơ sơ vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. CPNVLTT ở công ty bao gồm: Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 42
  43. Chi phí nguyên vật liệu chính: là phôi thép chiếm 90%-93% giá thành sản phẩm. Phôi thép được nhập khẩu trực tiếp từ Nga, Trung Quốc (chiếm 40%), số còn lại công ty mua dưới hình thức ủy thác của các công ty kim khí thương mại, dịch vụ trong nước. Nhiên liệu: dầu FO và các xăng dầu mỡ khác. Việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí nguyên liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm, đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm. Tại công ty liên doanh sản thép Vinausteel, kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí NVLTT được thực hiện một cách khá khoa học và hợp lý. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng, tuần, ngày của bộ phận kỹ thuật – vật tư, xưởng sản xuất nhận kế hoạch sản xuất sẽ lập phiếu đề nghị lĩnh vật tư gồm danh mục vật tư cần lĩnh, lý do sử dụng kho xuất, bộ phận lĩnh, số lượng cần lĩnh. Phiếu lĩnh vật tư sẽ được phụ trách phân xưởng ký duyệt sau đó được đưa lên bộ phận kỹ thuật- vật tư để viết phiếu xuất kho. Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất vật tư cho xưởng sản xuất. Phiếu xuất kho được lập thành hai liên: + 1 liên lưu gốc + 1 liên thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán để ghi vào sổ kế toán Cuối tháng tại bộ phận Tài chính- kế toán, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên liệu do thủ kho định kỳ gửi lên, kế toán vật tư sẽ lập các bảng kê chi tiết vật liệu theo từng thứ nguyên liệu, sau đó lấy số liệu từ các bảng kê ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, ghi chép tình hình nhập- xuất- tồn của từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Số liệu này được đối chiếu với báo cáo hàng tồn kho của bộ phận vật tư. Sau đó kế toán vật tư lập báo cáo tổng hợp xuất nguyên liệu. Mọi chi phí nguyên liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất sẽ được tập hợp trực tiếp cho xưởng sản xuất, Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp nguyên liệu, kế toán chi phí sản xuất & giá thành sản phẩm sẽ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tùy theo yêu cầu quản lý, kế toán vật tư in ra các sổ tổng hợp, sổ chi tiết, sổ cái để tổng hợp chi phí NVLTT phát sinh trong tháng và tính giá thành sản phẩm. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 43
  44. Ví dụ: Ngày 05 / 07 /2010 và ngày 12/07/2010 căn cứ vào giấy đề nghị của bộ phận sản xuất và sự nhất trí của phòng kỹ thuật, kế toán viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong tháng 07/2010 Biểu số 2.1. Công ty LDSX thép Mẫu số C21- HD Vinausteel (Ban hành theo QĐ số PHIẾU XUẤT KHO 15/2006/QĐ – BTC ngày Km số 9/Vật Cách / Quán Ngày 5 tháng 07 năm 2010 20/06/2006 của Bộ trưởng Toan/HB/HP Số 16 BTC) NỢ . CÓ Họ tên người nhận: Đỗ Tiến Đạt Địa chỉ (bộ phận):Tổ cắt phôi Lý do xuất: xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất Xuất tại kho: A Tên nhãn hiệu, quy cách Đơn Số Mã Số lƣợng Đơn Thành phẩm chất vật tƣ, dụng cụ vị TT số giá tiền (sản phẩm hàng hóa) tính Yêu cầu Thực xuất 5SP/PS(120x120x11900) Kg 2.151.673 2.151.673 5SP/PS(130x130x12000) Kg 515 515 20MnSi(120x120x6000) Kg 2.541.116 2.541.116 5SP/PS(125x125x11700) Kg 96.658 96.658 SD 295A(120x120x6000) Kg 1.114.521 1.114.521 Cộng Ngày tháng . Năm 2010 Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 44
  45. Biểu số 2.2. Công ty LDSX thép Mẫu số C21- HD Vinausteel PHIẾU XUẤT KHO (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày Ngày 05 tháng 07 năm 2010 Km số 9/Vật Cách / Quán 20/06/2006 của Bộ trưởng BTC) Toan /HB /HP Số 17 NỢ . CÓ Họ tên người nhận: Nguyễn Hoài Thu Lý do xuất: xuất kho nhiên liệu dùng cho sản xuất Xuất tại kho A Số Tên nhãn hiệu, quy Mã Số lƣợng Đơn Đơn TT cách phẩm chất vật tƣ, số giá Thành vị dụng cụ (sản phẩm Yêu cầu Thực tiền tính hàng hóa) xuất Dầu FO Kg 121.214 121.214 Oxy Chai 100 100 LPG Kg 624 624 Dầu HLP – 68 Lít 465 465 Mỡ LS3 Kg 250 250 Dầu Diezen Lít 1.987 1.987 Xăng A92 Lít 3.618 3.618 Xăng A95 Lít 20 20 Dầu Plus Hộp 1 1 Dầu GRXP- 150 Lít 935 935 Dầu PLC KOMAX CF Lít 163 163 Cộng Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty liên doanh sản xuất thép Vinaustee) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 45
  46. Biểu số 2.3 Công ty LDSX thép Mẫu số C21- HD Vinausteel PHIẾU XUẤT KHO (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày Ngày 12 tháng 07 năm 2010 Km số 9/Vật Cách / Quán 20/06/2006 của Bộ trưởng BTC) Toan/HB/HP Số 24 NỢ . CÓ Họ tên người nhận: Nguyễn Văn Trƣờng Địa chỉ (bộ phận):Tổ cắt phôi Lý do xuất: xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất Xuất tại kho: A S Tên nhãn hiệu, quy cách Đơn Mã Số lƣợng Đơn T phẩm chất vật tƣ, dụng cụ vị Thành tiền số giá T (sản phẩm hàng hóa) tính Yêu cầu Thực xuất 5SP/PS(120x120x11900) Kg 6.351.871 6.351.871 5SP/PS(130x130x12000) Kg 1.287 1.287 20MnSi(120x120x6000) Kg 4.526.796 4.526.796 5SP/PS(125x125x11700) Kg 351.112 351.112 SD 295A(120x120x6000) Kg 952.784 952.784 Cộng Ngày tháng . Năm 2010 Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 46
  47. Biểu số 2.4 Công ty LDSX thép Mẫu số C21- HD Vinausteel PHIẾU XUẤT KHO (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày Ngày 12 tháng 07 năm 2010 Km số 9/Vật Cách / Quán 20/06/2006 của Bộ trưởng BTC) Toan /HB /HP Số 25 NỢ . CÓ Họ tên người nhận: Nguyễn Thu Hƣờng Lý do xuất: xuất kho nhiên liệu dùng cho sản xuất Xuất tại kho A Tên nhãn hiệu, quy Đơn Số lƣợng S cách phẩm chất vật Mã vị Đơn giá Thành tiền TT tƣ,dụng cụ (sản phẩm số tính hàng hóa) Yêu cầu Thực xuất Dầu FO Kg 112.384 112.384 Oxy Chai 500 500 LPG Kg 532 532 Dầu HLP – 68 Lít 752 752 Mỡ LS3 Kg 300 300 Dầu Diezen Lít 1.987 1.987 Xăng A92 Lít 3.618 3.618 Xăng A95 Lít 20 20 Dầu Plus Hộp 1 1 Dầu GRXP- 150 Lít 935 935 Dầu phanh Hộp 1 1 Dầu PLC KOMAX CF Lít 163 163 Cộng Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty liên doanh sản xuất thép Vinaustee) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 47
  48. Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 48
  49. Biểu số: 2.5 MÉu sè S10-DN CÔNG TY LDSX THÉP VINAUSTEEL (ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§- BTC ngµy20/03/2006 cña Bé trëng BTC) (Trích) Sæ chi tiÕt vËt liÖu, dông cô (s¶n phÈm hµng hãa) Tµi kho¶n: 152 Tªn, quy c¸ch vËt liÖu, dông cô(s¶n phÈm, hµng hãa) Phôi 5SP/PS(120x120x1900) TiÓu kho¶n: . M· sè vËt liÖu, dông cô (s¶n phÈm , hµng hãa): . Tªn kho: . §¬n vÞ tÝnh: Kg N¨m: 2010 XuÊt Chøng tõ TK NhËp Tån §¬n DiÔn gi¶i ®èi ngµy gi¸ Sè hiÖu øng Sè lîng Thµnh tiÒn Sè lîng Thµnh tiÒn Sè lîng thµnh tiÒn th¸ng A B C D 1 2 3=1*2 4 5=1*4 6 7=1*6 - SDĐK (T07) 8,300 12,266,297 101,810,265,100 PX 16 05/07 Xuất VL cho bộ phận cắt phôi 621 2,151,673 PN 05 08/07 mua VL của công ty Hà Anh 112 8,308 3,521,812 29,259,214,096 PX 24 12/07 xuất VL cho bổ phận cắt phôi 621 6,351,871 . Céng ph¸t sinh 6,388,450 53,662,980,981 10,211,992 - SDCK 8,442,755 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, Hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (nguồn dữ liệu: phòng kế toán công ty LDSX thép Vianusteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 49
  50. Biểu số: 2.6 CÔNG TY LDSX THÉP VINAUSTEEL MÉu sè S10-DN (ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§- BTC ngµy20/03/2006 cña Bé trëng BTC) (trích) Sæ chi tiÕt vËt liÖu, dông cô (s¶n phÈm hµng hãa) Tµi kho¶n: 152 Tªn, quy c¸ch vËt liÖu, dông cô(s¶n phÈm, hµng hãa): Oxy TiÓu kho¶n: . M· sè vËt liÖu, dông cô (s¶n phÈm , hµng hãa): . Tªn kho: . §¬n vÞ tÝnh: chai N¨m: 2010 Chøng tõ NhËp XuÊt Tån TK ®èi ngµy DiÔn gi¶i §¬n gi¸ Sè hiÖu øng Sè lîng Thµnh tiÒn Sè lîng Thµnh tiÒn Sè lîng thµnh tiÒn th¸ng A B C D 1 2 3=1*2 4 5=1*4 6 7=1*6 - SDĐK (T07) 29,565 300 8,869,500 PX17 05/07 Xuất VL cho tổ cắt phôi 621 100 PN 08 09/07 mua VL cty TNHH Thái An 111 29,621 420 12,440,820 PX 12 12/07 xuất VL cho tổ cắt phôi 621 500 - Céng ph¸t sinh 930 27,568,680 880 - SDCK 350 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng (Ký, Hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (nguồn dữ liệu của phòng kế toán công ty LDSX thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 50
  51. Khi theo dõi giá trị nguyên vật liệu xuất kho, căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu kế toán tính đơn giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ: Trị giá thực tế của NVL Trị giá thực tế NVL Đơn giá bình + tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ quân gia = Số lượng NVL tồn kho Số lượng NVL nhập kho quyền + đầu kỳ trong kỳ Trị giá thực tế Đơn giá bình quân gia Số lượng NVL xuất kho = x NVL xuất kho quyền trong kỳ Đối với nguyên vật liệu trực tiếp: Ví dụ: Ngày 31/07/ 2010 kế toán tính đơn giá xuất kho cho 1 tháng của phôi 5SP/PS(120x120x11900). Ta có: -Số lượng phôi 5SP/PS (120x120x11900) tồn đầu tháng là 12.266.297kg - trị giá lượng phôi tồn đầu tháng là 101.810.265.100 đ - theo bảng kê trong kỳ nhập: 6.388.450kg - trị giá phôi nhập trong kỳ là: 53.662.980.981đ - số lượng NVL xuất kho là 10.211.992 kg Đơn giá bình quân gia 101.810.265.100 + 53.662.980.981 = = 8.334 quyền phôi 5SP/PS 12.266.297 + 6.388.450 Trị giá thực tế xuất kho = 8.334 x 10.211.992 = 85.106.741.328 phôi 5SP/PS Đối với nhiên liệu: Dầu FO,Oxy và các dầu mỡ khác cũng chiếm giá trị lớn trong giá thành sản phẩm, được lưu trữ, bảo quản chặt chẽ cả về mặt số lượng và giá trị ở trong kho. Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho nhiên liệu và sổ chi tiết vật liệu hàng hóa, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết vật liệu trong tháng, sau đó hạch toán vào đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, trị giá nhiên liệu xuất kho cũng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền( cách tính tương tự như đối với trị giá phôi xuất kho) Biểu số 2.7 Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 51
  52. Công ty LDSX thép Vinausteel BẢNG KÊ XUẤT VẬT LIỆU Tên sản phẩm: Phôi 5PS/SP(120x120x11900) số: BKX 01 Tháng 07 năm 2010 chứng từ Ngày Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá thành tiền Số hiệu tháng PX16 05/07 xuất cho tổ cắt phôi Kg 2,151,673 PX 24 12/07 xuất cho tổ cắt phôi Kg 6,351,871 cộng 10,211,992 8,334 85,106,741,328 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.8 Công ty LDSX thép Vinausteel BẢNG KÊ XUẤT NHIÊN LIỆU Tên sản phẩm: Oxy số: BKX 06 Tháng 07 năm 2010 chứng từ Ngày Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá thành tiền Số hiệu tháng PX17 05/07 xuất cho tổ cắt phôi chai 100 PX25 12/07 xuất cho tổ cắt phôi chai 550 cộng 880 29,625 26,070,000 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 52
  53. Biểu số: 2.9 CÔNG TY LDSX THÉP VINAUSTEEL MÉu sè S11- DN Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/ Q§- BTC ngµy 20/03/2006 cña Bé trưëng BTC (trích) B¶ng tæng hîp Chi tiÕt vËt liÖu, dông cô (s¶n phÈm, hµng hãa) Tµi kho¶n:152 Th¸ng 07 N¨m 2010 đơn Tån ®Çu NhËp XuÊt Tån cuèi Tªn, quy c¸ch vËt liÖu, dông cô STT vị (SP,HH) Sè lîng TiÒn Sè lîng TiÒn Sè lîng TiÒn Sè lîng TiÒn tính Phôi 5SP/ PS(120x120x11900) Kg 12,266,297 101,810,265,100 6,388,450 53,662,980,981 10,211,992 85,106,741, 328 8,442,755 70,363,995,058 Phôi 5SP/PS(130x130x12000) Kg 1,230 12,560,421 2,342 22,390,487 3,182 26,127,402 390 8,823,506 . . Oxy chai 300 8,869,500 930 27,568,680 880 26,070,000 350 10,368,180 Céng 116,728,521,900 138,742,653,112 205,287,563,969 50,183,611,043 ( nguồn dữ liệu: phòng kế toán của công ty LDSX thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 53
  54. Biểu số: 2.10 CÔNG TY LDSX THÉP VINAUSTEEL BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT Ngày 31/ 07/ 2010 Số :BTHX 01 Bảng kế xuất số Diễn giải Số tiền BKX 01 Xuất phôi 5SP/PS(120x120x11900) 85,106,741,328 BKX 02 Xuất phôi 5SP/PS (130x130x12000) 26,127,402 . BKX 15 Xuất oxy cho sản xuất 26,070,000 . . Cộng 205,287,563,969 Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 54
  55. Biểu số 2.11 CÔNG TY LDSX THÉP MÉu sè S36-DN VINAUSTEEL Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/ Q§- BTC ngµy 20/03/2006 cña Bé trưëng BTC Sæ chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh Dïng cho c¸c TK 621, 622, 623, 627,154,631, 641, 642, 142, 242, 335, 632 TK:621 Tªn s¶n phÈm( hµng hãa dÞch vô,bÊt ®éng s¶n ®Çu t): thép ống Tháng 07 năm 2010 Chøng tõ Tæng sè tiÒn Chia ra Ngµy th¸ng TK ®èi Ngµy DiÔn gi¶i ghi sæ Sè hiÖu øng Nî Cã vật liệu nhiên liệu th¸ng A B C D E 1 2 3 4 - SDĐK 31/07 BTHX01 31/07 xuất kho vật liệu cho SX 152 205,287,563,969 198,751,888,420 6,535,675,549 -Cộng phát sinh 205,287,563,969 205,287,563,969 - SDCK Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 55
  56. Biểu số 2.12 CÔNG TY LDSX THÉP MÉu sè SO3a-DN VINAUSTEEL (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§- BTC ngµy20/03/2006 cña Bé trưëng BTC) (trích) nhËt ký chung N¨m:2010 Ngµy Chøng tõ ghi sæ §· Sè hiÖu TK Sè ph¸t sinh STT th¸ng ghi ngµy DiÔn gi¶i ghi Sè hiÖu dßng Nî Cã Nî Cã sæ th¸ng sæ c¸i A B C D E G H H 1 2 31/07 BTHX 01 31/07 xuất NVL cho sản xuất 621 205,287,563,969 152 205,287,563,969 . - Céng lòy kÕ 6,001,444,554,000 6,001,444,554,000 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, Hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (trích số liệu từ phòng kế toán công ty LDSX thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 56
  57. Biểu số 2.13 MÉu sè SO3b-DN CÔNG TY LDSX THÉP VINAUSTEEL (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§- BTC ngµy20/03/2006 cña Bé trưëng BTC) (trích) sæ c¸i (Dïng cho h×nh thøc nhËt ký chung) N¨m 2010 Tên TK:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp SH: 621 Ngµy Chøng tõ ghi sæ NhËt ký chung Sè tiÒn SH TK ®èi th¸ng ghi ngµy DiÔn gi¶i Sè hiÖu Trang dßng øng Nî Cã sæ th¸ng A B C D E G H 1 2 - SDĐK . 31/07 BTHX01 31/07 xuất NVL cho sản xuất 152 205,287,563,969 . . - Céng Ph¸t sinh 854,278,522,969 854,278,522,969 - SDCK Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, Hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (trích nguồn dự liệu : phòng kế toán công ty LDSX thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 57
  58. 2.2.4.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp * Về lương: Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel có khoảng 220 lao động. Công nhân trực tiếp sản xuất làm việc 3 ca/ ngày mỗi ca làm 8 tiếng. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Đối với nhân viên quản lý phải trả còn bao gồm lương trách nhiệm. * Về các khoản trích theo lương công ty thực hiện theo quy định hiện hành -BHXH được tính bằng 22% tổng lương cơ bản trong đó 16% tính vào chi phí và 6% trừ vào thu nhập của công nhân viên -BHYT được tính bằng 4,5% tổng lương cơ bản trong đó 3% tính vào chi phí và 1,5% trừ vào thu nhập của công nhân viên - BHTN được tính bằng 2% tổng lương cơ bản trong đó 1% tính vào chi phí và 1% trừ vào thu nhập của công nhân viên - KPCĐ: hàng tháng kế toán không tiến hành trích KPCĐ trên số tiền lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mà công ty có quỹ phí công đoàn riêng do CBCNV đóng góp. Phí công đoàn khấu trừ 1% vào tiền lương thực tế của công nhân viên Dựa vào khối lượng công việc được giao, quản đốc của các tổ đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình của từng nhân.Công ty sử dụng bảng chấm công để kiểm tra số ngày làm việc của công nhân. Cuối tháng, kế toán dựa vào Bảng chấm công để tính ra lương cho lao động của toàn công ty. Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp dựa vào số ngày làm việc trong tháng. Tuy nhiên, đơn giá cho 1 ngày làm công ở các tổ sản xuất là khác nhau. Công thức tính lương như sau: Lương phải Số ngày công Đơn giá 1 ngày công phải trả = x trả làm việc thực tế CBCNV Ví dụ: Căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên trong tháng 7 năm 2010 Quản đốc sẽ chấm công cho mọi người vào bảng chấm công (biểu số 2.14) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 58
  59. Biểu số 2.14 BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 07 năm 2010 Tổ mặt bằng S Các ngày trong tháng Số T Họ và tên 1 2 3 4 10 11 29 30 31 ngày T 1 Lê Hoàng Anh x x x 0 x 0 x x x 27 2 Chu Thị Anh x x x 0 x 0 0 x x 25 3 Vũ Văn Dương 0 x 0 0 x 0 x 0 x 27 4 Trần Nhật Hạ x x x 0 x 0 x x x 26 5 Đỗ Huỳnh Đông x x x 0 x 0 x x x 27 6 Nguyễn Văn Tường x x x 0 x 0 x 0 x 26 8 Trần Thu Trinh x 0 0 0 x 0 x x x 26 9 Lê Mạnh Linh x x x 0 x 0 x x x 27 1 Đồng Thị Lý x x x 0 x 0 x x x 27 0 1 Trần Thị Thảo x x x 0 x 0 x x x 27 1 Ngày tháng năm Ngƣời chấm công Ngƣời duyệt (ký , họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: phòng kế toán công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel) Că cứ vào bảng chấm công và các quy định về đơn giá lương trên hợp đồng lao động , kế toán tính ra bảng lương (Biểu số 2.15). Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 59
  60. Biểu số 2.15 BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 07 năm 2010 Lƣơng trách phụ cấp ca đêm, STT Họ và tên Lƣơng cơ bản lƣơng thời gian tổng lƣơng nhiệm thâm niên 1 2 3 4 7 8 11 I Tổ mặt bằng 18,600,000 69,974,294 212,527 3,735,000 73,921,821 1 Lê Hoàng Anh 2,658,000 12,273,267 212,527 597,500 7,020,072 2 Chu Thị Anh 2,657,000 9,529,718 597,500 4,705,500 3 Vũ Văn Dương 2,657,000 8,609,155 597,500 4,449,500 4 Trần Nhật Hạ 2,657,000 7,344,155 597,500 3,184,500 . II Tổ cắt phôi 42,750,000 146,066,927 658,198 8,025,000 84,013,198 . . . . cộng 681,390,000 2,248,055,335 21,710,268 156,669,699 2,426,385,302 Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 60
  61. Các khoản công ty nộp ngân sách nhà các khoản phải nộp Lương nước Tạm ứng Quyết toán thực hưởng 1,5% 6% BHXH 1% BHTN Tổng 16% BHXH 3% BHYT 1% BHTN Tổng BHYT 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 1,116,000 279,000 186,000 1,581,000 72,049,821 38,400,000 33,649,821 2,976,000 558,000 186,000 3,720,000 159,490 39,870 26,580 225,930 12,644,837 6,520,000 6,124,837 425,280 79,740 26,580 531,600 159,480 39,855 26,570 225,845 9,503,997 5,120,000 4,383,997 425,270 79,710 26,750 531,400 159,480 39,855 26,570 225,845 8,980,810 1,231,000 7,749,810 425,270 79,710 26,750 531,400 159,480 39,855 26,570 225,845 7,715,810 1,200,000 6,515,810 425,270 79,710 26,570 531,400 . 2,565,000 641,250 427,500 3,633,750 153,116,375 78,100,000 75,016,375 6,840,000 1,282,500 427,500 8,550,000 40,883,400 10,220,850 6,813,900 57,918,150 2,368,467,152 1,308,995,000 1,059,472,152 109,002,400 20,441,700 6,813,900 136,278,000 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (nguồn dữ liệu: phòng kế toán công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 61
  62. Biểu 2.16 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG Tháng 07 năm 2010 Đối lương đóng bảo TK 338 STT TK 334 tượng hiểm BHXH 16% BHYT 3% BHTN 1% tổng 1 TK 622 356,690,000 1,452,114,340 57,070,400 10,700,700 3,566,900 71,338,000 2 TK627 56,800,000 86,598,254 9,088,000 1,704,000 568,000 11,360,000 3 TK642 267,900,000 887,672,708 42,864,000 8,037,000 2,679,000 53,580,000 cộng 681,390,000 2,426,385,302 109,022,400 20,441,700 6,813,900 136,278,000 Ngày tháng . Năm . Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi họ tên) ( Ký, ghi họ tên) ( Ký, ghi họ tên) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 62
  63. Biểu số 2.17 CÔNG TY LDSX THÉP MÉu sè SO3a-DN VINAUSTEEL (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§- BTC ngµy20/03/2006 cña Bé trëng BTC) nhËt ký chung N¨m:2010 Ngµy Chøng tõ ghi sæ Sè hiÖu TK Sè ph¸t sinh §· ghi sæ th¸ng ngµy DiÔn gi¶i STT dßng Sè hiÖu c¸i Nî Cã Nî Cã ghi sæ th¸ng A B C D E G H H 1 2 . 31/07 BPBL T07 31/07 Trả lương công nhân viên 622 1,452,114,340 627 86,598,254 642 887,672,708 334 2,426,385,302 31/07 BPBL T07 31/07 Các khoản trích theo lương 622 71,338,000 627 11,360,000 642 53,580,000 338 136,278,000 . - Céng chuyÓn trang sau - Céng lòy kÕ 6.001.444.554.000 6.001.444.554.000 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, Hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (số liệu của phòng kế toán công ty LDSX thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 63
  64. Biểu số 2.18 CÔNG TY LDSX THÉP MÉu sè SO3b-DN VINAUSTEEL (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§- BTC ngµy20/03/2006 cña Bé trëng BTC) (trích)sæ c¸i (Dïng cho h×nh thøc nhËt ký chung) N¨m:2010 Tên TK:chi phí nhân công trực tiếp SH: 622 Chøng tõ ghi sæ NhËt ký chung Sè tiÒn Ngµy SH TK ®èi th¸ng ngµy DiÔn gi¶i Sè hiÖu Trang dßng øng Nî Cã ghi sæ th¸ng A B C D E G H 1 2 - SDĐK 31/07 BPBLT07 31/07 Chi phí nhân công trực tiếp 334 1,452,114,340 31/07 BPBL T07 31/07 Các khoản trích theo lương 338 71,338,000 . - Cộng phát sinh 923,452,356 923,452,356 - Số dƣ cuối kỳ ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, Hä tªn) (Ký, Hä tªn) (Ký, Hä tªn) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 64
  65. Biểu số 2.19 Mẫu số S36- DN CÔNG TY LDSX THÉP Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC VINAUSTEEL (Trích) Sæ chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh Dïng cho c¸c TK 621, 622, 623, 627,154,631, 641, 642, 142, 242, 335, 632 TK:622 Tên sản phẩm: thép ống Tháng 07 n¨m2010 TK ®èi Chøng tõ DiÔn gi¶i Tæng sè tiÒn Chia ra Ngµy øng th¸ng ghi Ngµy sæ Sè hiÖu Nî Cã lương BHXH BHYT BHTN th¸ng A B C D E 1 2 3 4 5 6 -Số dƣ đầu kỳ lương phải trả 334 1,452,114,340 1,452,114,340 31/07 BPBL T07 31/07 các khoản trích theo lương 338 71,338,000 57,070,400 10,700,700 3,566,900 . -Cộng phát sinh 1,530,502,340 1,530,502,340 -Số dƣ cuối kỳ Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 65
  66. 2.2.4.3.hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng ngoài CPNVLTT và CPNCTT. Chi phí sản xuất chung là một phần của chi phí sản xuất và là một trong ba khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó hạch toán chi phí sản xuất chung là việc cần thiết để phục vụ công tác tính giá thành. a, Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng ở công ty bao gồm: chi phí tiền lương chính, các khoản phụ cấp, khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên phân xưởng: Quản đốc, phó quản đốc, kỹ thuật viên, nhân viên kinh tế phân xưởng Bộ phận quản lý được trả lương chủ yếu theo hình thức lương thời gian Việc tính lương và trích BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên phân xưởng cũng tính toán tương tự như đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp theo từng tháng và được phản ánh vào sổ sách. Căn cứ vào bảng thanh toán lương( biếu số 2.16) và bảng phân bổ lương( biểu số 2.17) để tính chi phí nhân viên phân xưởng b, Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng ở công ty bao gồm: Bảo hộ lao động, vật tư đồ nghề ở công ty hầu hết các công cụ dụng cụ xuất dùng đều tiến hành phân bổ giá trị 1 lần cho chi phí sản xuất chung Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 66
  67. Biểu số 2.20. Công ty LDSX thép Mẫu số C21- HD Vinausteel PHIẾU XUẤT KHO (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày Ngày 10 tháng 07 năm 2010 Km số 9/Vật Cách / Quán 20/06/2006 của Bộ trưởng BTC) Toan/HB/HP Số 19 NỢ . CÓ Họ tên người nhận: Hoàng Thị Minh Lý do xuất: xuất kho vật tư dùng cho sản xuất Xuất tại kho: A Tên nhãn hiệu, quy cách Đơn Số lƣợng S Mã phẩm chất vật tƣ, dụng vị Đơn giá Thành tiền TT số Yêu Thực cụ (sản phẩm hàng hóa) tính cầu xuất Bảo hộ lao động cái 10 10 Vật tư đồ nghề Cái 60 60 Vật tư kim khí cái 40 40 Cộng Ngày tháng . Năm Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 67
  68. Biểu số 2.21 Công ty LDSX thép Mẫu số C21- HD Vinausteel PHIẾU XUẤT KHO (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày Ngày 15 tháng 07 năm 2010 Km số 9/Vật Cách / Quán 20/06/2006 của Bộ trưởng BTC) Toan/HB/HP Số 27 NỢ . CÓ Họ tên người nhận: Hoàng Thị Minh Lý do xuất: xuất kho vật tư dùng cho sản xuất Xuất tại kho: A Tên nhãn hiệu, quy cách Đơn Số lƣợng S Mã phẩm chất vật tƣ, dụng vị Đơn giá Thành tiền TT số Yêu Thực cụ (sản phẩm hàng hóa) tính cầu xuất Bảo hộ lao động cái 15 15 Vật tư đồ nghề Cái 50 50 Vật tư kim khí cái 50 50 Cộng Ngày tháng . Năm Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 68
  69. Biểu số 2.22 CÔNG TY LDSX THÉP VINAUSTEEL MÉu sè S10-DN (ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§- BTC ngµy20/03/2006 cña Bé trưëng BTC) (Trích) Sæ chi tiÕt vËt liÖu, dông cô (s¶n phÈm hµng hãa) Tµi kho¶n: 153 Tªn, quy c¸ch vËt liÖu, dông cô(s¶n phÈm, hµng hãa) bảo hộ lao động TiÓu kho¶n: . M· sè vËt liÖu, dông cô (s¶n phÈm , hµng hãa): . Tªn kho: . §¬n vÞ tÝnh: cái N¨m: 2010 XuÊt Chøng tõ TK NhËp Tån DiÔn gi¶i ®èi §¬n gi¸ ngµy Sè hiÖu øng Sè lîng Thµnh tiÒn Sè lîng Thµnh tiÒn Sè lîng thµnh tiÒn th¸ng A B C D 1 2 3=1*2 4 5=1*4 6 7=1*6 - SDĐK (T07) 428,000 20 8,560,000 PX 19 05/07 Xuất VT cho PXSX 627 10 PN 05 08/07 mua VT của công ty Thái Hà 111 432,231 20 8,644,620 PX 27 12/07 xuất VT cho PXSX 627 15 Céng ph¸t sinh 60 27,520,750 50 - SDCK 30 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, Hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 69
  70. Biểu số 2.23 Công ty LDSX thép Vinausteel BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƢ Tên sản phẩm: bảo hộ lao động số: BKX 22 Tháng 07 năm 2010 chứng từ Ngày Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá thành tiền Số hiệu tháng PX 19 10/07 xuất cho sản xuất Cái 10 PX 27 15/07 xuất cho sản xuất cái 15 cộng 50 428,052 21,402,600 Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 70
  71. Biểu số: 2.24 CÔNG TY LDSX THÉP VINAUSTEEL MÉu sè S11- DN Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/ Q§- BTC ngµy 20/03/2006 cña Bé trưëng BTC (trích) B¶ng tæng hîp Chi tiÕt vËt liÖu, dông cô (s¶n phÈm, hµng hãa) Tµi kho¶n:153 Th¸ng 07 N¨m 2010 đơn Tån ®Çu NhËp XuÊt Tån cuèi Tªn, quy c¸ch vËt liÖu, STT vị dông cô (SP,HH) Sè lîng TiÒn Sè lîng TiÒn Sè lîng TiÒn Sè lîng TiÒn tính Bảo hộ lao động cái 20 8,560,000 60 25,520,750 50 21,564,650 30 12,516,100 Vật tư đồ nghề cái 60 68,739,240 90 103,391,100 140 161,120,400 10 11,009,940 Céng 163,720,450 250,420,672 230,875,370 183,427,802 ( nguồn dữ liệu: phòng kế toán của công ty LDSX thép Vinausteel) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 71
  72. Biểu số: 2.25 Công ty LDSX thép Vinausteel BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT Ngày 31/ 07/ 2010 Số :BTHX 04 Bảng kế xuất số Diễn giải Số tiền BKX 22 Bảo hộ lao động 21,564,650 BKX 23 Vật tư đồ nghê 161,120,400 BKX 24 Vật tư kim khí 48,190,320 Cộng 230,875,370 c, Chi phí khấu hao tài sản cố định(TSCĐ) Trích khấu hao TSCĐ là trích vào chi phí 1 phần giá trị hao mòn của tài sản cố định để tạo nguồn tái sản xuất cho TSCĐ đó khi TSCĐ bị loại trừ khỏi quá trình sản xuất. Về phương diện tài chính khấu hao là phương tiện giúp cho doanh nghiệp thu hồi được toàn bộ phần giá trị của TSCĐ đã bị tiêu hao trong quá trình sản xuất. TSCĐ phục vụ sản xuất chiếm 90% tổng số TSCĐ của công ty bao gồm: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, vì vậy công tác hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ ở công ty là hết sức quan trọng và cần thiết. Hiện nay công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Hàng tháng kế toán căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ trích khấu hao của từng TSCĐ để tính ra số khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng và phân bổ số khấu hao đó cho từng đối tượng sử dụng. Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao 1 Tỷ lệ khấu hao = Thời gian sử dụng Mức khấu hao Mức khấu hao năm = tháng 12 Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 72
  73. TSCĐ ở công ty được theo dõi chi tiết cho từng loại TSCĐ trên bảng tổng hợp phân loại và khấu hao TSCĐ được mở theo tháng về chỉ tiêu số lượng, nguyên giá, giá trị hoa mòn, giá trị còn lại. Căn cứ vào số tiền trích khấu hao của nhà xưởng, thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, phát sinh trong tháng trên bảng, phân loại và trích khấu hao TSCĐ kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung sau đó ghi vào sổ cái, TK 627. Ví dụ:nguyên giá nhà xưởng sản xuất là 15.561.928.000 Thời gian sử dụng là 20 năm. Tỷ lệ khấu hao 5 %, mức khấu hao tháng của nhà xưởng sản xuất là: Mức khấu 15.561.928.000 = = 64.841.367 hao tháng (12x20) Hoặc là: Mức khấu 15.561.928.000 x 5% = = 64.841.367 hao tháng 12 Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 73
  74. 26 Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 74
  75. d, Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty LDSX thép Vinausteel là chi phí về tiền điện sản xuất. công ty sử dụng máy phát điện 3 pha dùng cho sản xuất. Sau đây là hóa đơn tiền điện tháng 07/2010 Mẫu số: 01 GTKT - 2LN - 01 HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN (Liên 2: Giao cho khách hàng) Ký hiệu: BA/ 2010T Số: . Cty TNHH MTV điện lực HP Kỳ 1 từ 16/06/ 2010 đến ngày 15/07/2010 Điên lực: Hồng Bàng MST: 0200340213- 003 Điện thoại: 0312211281 Tài khoản: 0751000502001 NHTMCP An Bình Tên & địa chỉ khách hàng: Cty liên doanh sản xuất thép Vinausteel MSTKH: 020038686 Mã KH: 904263971 số C.tơ: 023041 Chỉ số mới Chỉ số cũ Hệ số nhân Điện TT Đơn giá Thành tiền 1.858 1.710 120 17.760 Ngày: Trong đó TUQ Giám đốc 17.760 923 16.392.480 Cộng 16.392.480 Thuế suất GTGT:10% thuế GTGT 1.639.248 Tổng cộng tiền thành toán 18.031.728 Số viết bằng chữ: Mười tám triệu không trăm ba mươi mốt nghìn bảy trăm hai tám đồng Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 75
  76. Biểu số: 2.27 Công ty LDSX PHIẾU CHI Mẫu số C30 –BB Theo QĐ số: 19/2006 /QĐ- BTC thép Vinausteel Ngày 31 tháng 07 năm 2010 ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Số 30 Bộ trưởng BTC Nợ: Có: Họ và tên người nhận tiền: Lê Thị Ánh Địa chỉ: phòng kế toán Lý do chi: Chi tiền điện sản xuất và tiền thuế GTGT tháng 07/ 2010 Số tiền: 18.031.728 (viết bằng chữ) mười tám triệu không trăm ba mươi mốt nghìn bảy trăm hai mươi tám đồng chẵn/ Kèm theo . Chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời lập Ngƣời nhận Thủ Quỹ (Ký, họ tên đóng dấu) (Ký, họ tên đóng dấu) (Ký, họ tên đóng dấu) (Ký, họ tên đóng dấu) (Ký, họ tên đóng dấu) Đã nhận đủ số tiền( viết bằng chữ) : mười tám triệu không trăm ba mươi mốt nghìn bảy trăm hai mươi tám đồng chẵn/ Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 76
  77. Biểu số 2.28 CÔNG TY LDSX THÉP MÉu sè SO3a-DN VINAUSTEEL (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§- BTC ngµy20/03/2006 cña Bé trưëng BTC) (Trích) nhËt ký chung N¨m:2010 Ngµy Chøng tõ ghi sæ Sè hiÖu TK Sè ph¸t sinh §· ghi STT th¸ng ngµy DiÔn gi¶i Sè hiÖu sæ c¸i dßng Nî Cã Nî Cã ghi sæ th¸ng A B C D E G H H 1 2 31/07 BPBL T07 31/07 Trả lương nhân viên PX 627 86,598,254 334 86,598,254 31/07 BPBL T07 31/07 các khoản trích theo lương 627 11,360,000 338 11,360,000 31/07 BTHX 04 31/07 xuất kho cộng cụ cho SX 627 230,875,370 153 230,875,370 31/07 BKH T07 31/07 Trích khấu haoTSCĐ 627 836,388,000 214 836.388.000 31/07 PC 30 31/07 Chi phí DV mua ngoài 627 18,031,728 111 18,031,728 . - Céng lòy kÕ 6,001,444,554,000 6,001,444,554,000 Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 77
  78. Biếu số: 2.29 CÔNG TY LDSX THÉP Mẫu số S03b-DN VINAUSTEEL (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§- BTC ngµy20/03/2006 cña Bé trëng BTC) sæ c¸i (Dïng cho h×nh thøc nhËt ký chung) N¨m 2010 Tên TK: chi phí sản xuất chung SH: 627 Ngµy th¸ng Chøng tõ ghi sæ NhËt ký chung Sè hiÖu TK Sè tiÒn DiÔn gi¶i ghi sæ Sè hiÖu ngµy th¸ng Trang dßng ®èi øng Nî Cã A B C D E G H 1 2 - SDĐK 31/07 BPBLT07 31/07 Trả lương nhân viên PX 334 86,598,254 31/07 BPBLT07 31/07 Các khoản trich theo lương 338 11,360,000 31/07 BTHX04 31/07 Xuất kho vật tư cho san xuất 153 230,875,370 31/07 BKH T07 31/07 Trích khấu hao TSCĐ 214 836,388,000 31/07 PC 30 31/07 chi phí dịch vụ mua ngoài 111 18,031,728 - Cộng phát sinh 4,226,885,561 4,226,885,561 - SDCK Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, Hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) Đỗ Thị Hoa- QTL302K Page 78