Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô - Vũ Thị Phương Thảo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô - Vũ Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_nguyen_vat_lieu_cong_cu.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô - Vũ Thị Phương Thảo
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Vũ Thị Phƣơng Thảo Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu HẢI PHÒNG - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Vũ Thị Phƣơng Thảo Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu HẢI PHÒNG - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo Mã SV: 120313 Lớp: QT 1206K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Nghiên cứu lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong Doanh nghiệp. - Mô tả và phân tích thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. - Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Số liệu về kinh doanh của công ty cổ phần Đình Đô trong 2 năm gần đây. - Số liệu về thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. - Công ty cổ phần Đình Đô.
- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Ths.Nguyễn Thị Thu Học hàm, học vị: Thạc sĩ Kinh tế Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 02 tháng 04 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 07 tháng 07 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Vũ Thị Phƣơng Thảo Ths. Nguyễn Thị Thu Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: - Chăm chỉ chịu khó - Khiêm tốn, cầu thị - Hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, đảm bảo đúng tiến độ làm khóa luận tốt nghiệp 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): Khóa luận tốt nghiệp trình bày trong 103 trang bao gồm cả bảng biểu, kết cấu hợp lý, logic, phù hợp với quy mô khóa luận tốt nghiệp cấp cử nhân. Chƣơng 1: Tác giả trình bày những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. Nội dung lý luận cơ bản, chọn lọc, đầy đủ. Chƣơng 2: Tác giả khảo sát công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. Tác giả khảo sát một cách có hệ thống từ khâu tổ chức chứng từ, vận dụng tài khoản kế toán, sổ sách kế toán sử dụng theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung áp dụng tại công ty. Số liệu khảo sát rõ ràng, chi tiết, cụ thể và sâu sắc đã làm rõ quy trình kế toán tại công ty. Chƣơng 3: Trên cơ sở đánh giá những ƣu điểm, hạn chế tác giả đã đƣa ra một số biện pháp hoàn thiện về lập danh điểm vật tƣ, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Các biện pháp đề xuất có cơ sở và căn cứ khoa học. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): 9,5 đ (chín phẩy năm điểm) Hải Phòng, ngày 02 tháng 07 năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thu
- MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 11 1. Tính cấp thiết của đề tài: 11 2. Mục đích của đề tài: 11 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 12 5. Nội dung, kết cấu đề tài: 12 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP. 13 1.1 Khái quát chung về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 13 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 13 1.1.1.1 Khái niệm: 13 1.1.1.2 Đặc điểm: 13 1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 14 1.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu: 14 1.1.2.2 Phân loại công cụ dụng cụ: 16 1.1.3 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 17 1.1.3.1 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho: 17 1.1.3.2 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: 19 1. 2 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 22 1.2.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 22
- 1.2.2 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 22 1.2.2.1 Phƣơng pháp thẻ song song: 23 1.2.2.2 Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 25 1.2.2.3 Phƣơng pháp sổ số dƣ: 26 1.2.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 29 1.2.3.1 Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng: 29 1.2.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. 29 1.2.3.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. 34 1.2.4 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 37 1.3 Tổ chức sổ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 39 1.3.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. 39 1.3.1.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: 39 1.3.1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung: 39 1.3.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Sổ cái. 41 1.3.2.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái: 41 1.3.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái: 42 1.3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ. 43 1.3.3.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: 43 1.3.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: 43 1.3.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ. 44 1.3.4.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ: 44
- 1.3.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ: 45 1.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính. 45 1.3.5.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính: 45 1.3.5.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: 45 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ. 47 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Đình Đô. 47 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đình Đô. 47 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 48 2.1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm: 48 2.1.2.2 Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất: 48 2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty. 50 2.1.4. Bộ máy công tác kế toán áp dụng tại đơn vị. 52 2.1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 52 2.1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. 54 2.2 Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. 57 2.2.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. 57 2.2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 57 2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 57 2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 58 2.2.2.1 Đánh giá nguyên vật liệu: 58 2.2.2.2 Đánh giá công cụ, dụng cụ. 59 2.2.3 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty. 59
- 2.2.3.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 59 2.2.4 Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. 84 2.2.4.1 Chứng từ sử dụng: 84 2.2.4.2 Tài khoản sử dụng: 84 2.2.4.3 Quy trình hạch toán: 84 Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty.2.2.5 Tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 91 2.2.5 Tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp.92 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ 94 3.1 Đánh giá khái quát về tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. 94 3.1.1 Ƣu điểm: 94 3.1.2 Hạn chế: 97 3.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. 99 3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện: 99 3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện: 99 3.2.3 Nội dung hoàn thiện: 100 KẾT LUẬN 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chuyển sang kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng và thực hiện hạch toán độc lập, mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là thực hiện bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt mục tiêu này thì các doanh nghiệp phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp và một trong những biện pháp quan trọng đối với doanh nghiệp đó là: sản phẩm sản xuất ra phải có chất lƣợng cao và giá thành hạ, tức là chi phí để sản xuất ra sản phẩm phải tiết kiệm, hợp lý và có kế hoạch. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Bởi vậy mà doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ vật tƣ từ khâu thu mua đến khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng, vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất, tiết kiệm hạ giá thành sản phẩm, chống mọi hiện tƣợng xâm phạm tài sản của đơn vị và cá nhân. Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp cần phải sử dụng công cụ quản lý mà kế toán làm công cụ giữ vai trò trọng yếu nhất. Từ lý do trên em chọn đề tài "Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần Đình Đô". 2. Mục đích của đề tài: Vận dụng những lý luận về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào thực tiễn kế toán tại công ty Cổ phần Đình Đô, để từ đó đề ra một vài ý kiến đề xuất làm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần Đình Đô. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán có liên quan đến tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần Đình Đô quý 4 năm 2011. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 11
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Vận dụng phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp lý luận và các phƣơng pháp của kế toán để nghiên cứu. 5. Nội dung, kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. - Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần Đình Đô. - Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần Đình Đô. Do lƣợng thời gian thực tập và lƣợng kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót về nhiều mặt nên không tránh khỏi những sai sót. Qua bài khóa luận tốt nghiệp này em rất mong sự góp ý cũng nhƣ sự chỉ bảo thêm của các thầy cô cũng nhƣ các cô chú trong phòng kế toán của công ty để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, giúp em hoàn thành bài khóa luận của mình một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng, phòng kế toán của công ty và giảng viên hƣớng dẫn Ths. Nguyễn Thị Thu đã hƣớng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 12
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1 Khái quát chung về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.1.1.1 Khái niệm: Theo chuẩn mực kế toán số 02, hàng tồn kho là những tài sản: - Đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thƣờng. - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang. - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Nguyên vật liệu là: một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thƣờng xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của sản xuất sản phẩm. Công cụ dụng cụ là: một bộ phận của hàng tồn kho, là những tƣ liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với Tài sản cố định. Vì vậy công cụ dụng cụ đƣợc quản lý và hạch toán nhƣ nguyên liệu, vật liệu. 1.1.1.2 Đặc điểm: Đặc điểm của nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là đối tƣợng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mang những đặc điểm sau: - Tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu, vật liệu thay đổi hoàn toàn hình Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 13
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng thái vật chất ban đầu và giá trị đƣợc chuyển toàn bộ, một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Thông thƣờng trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về nguyên liệu chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và đúng kế hoạch nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của công cụ dụng cụ: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu giá trị bị hao mòn dần đƣợc dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Công cụ dụng cụ thƣờng có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn, đƣợc quản lý và hạch toán nhƣ tài sản lƣu động. 1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để sản xuất sản phẩm các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại vật tƣ khác nhau với khối lƣợng lớn. Chúng thƣờng biến động tăng giảm thƣờng xuyên, liên tục. Trong điều kiện đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì mới tổ chức tốt công tác quản lý đƣợc. Vì vậy để có thể quản lý một cách khoa học, hợp lý và đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có hiệu quả thì phải tuỳ thuộc vào từng loại doanh nghiệp và từng ngành sản xuất khác nhau. 1.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu: * Nếu căn cứ vào vai trò, công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu thì nguyên vật liệu đƣợc chia thành: - Nguyên vật liệu chính: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy nguyên liệu chính gắn liền với doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 14
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, làm tăng thêm chất lƣợng của sản phẩm hàng hoá hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm đƣợc thực hiện bình thƣờng hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lƣợng trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thƣờng. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. - Phụ tùng thay thế: là những vật tƣ, sản phẩm dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất. - Vật liệu xây dựng cơ bản: gồm các thiết bị, phƣơng tiện lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. - Phế liệu: là vật liệu thu đƣợc trong quá trình sản xuất hoặc thanh lý tài sản, có thể sử dụng hoặc bán. - Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ kể trên. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và kế toán chi phí của từng doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu có thể chi tiết hơn. * Căn cứ vào nguồn hình thành nguyên vật liệu có thể phân loại nhƣ sau: - Nguyên vật liệu do mua ngoài. - Nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất. - Nguyên vật liệu do từ các nguồn khác: nhƣ cấp phát, biếu tặng, liên doanh * Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu có thể phân loại nhƣ sau: - Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 15
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - Nguyên vật liệu dùng cho công tác quản lý. - Nguyên vật liệu dùng cho mục đích khác. Trên cơ sơ phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, doanh nghiệp cần xác định "Sổ danh điểm vật liệu" để thống nhất tên gọi, ký hiệu, mã hiệu, quy cách để tiết kiệm thời gian trong việc đối chiếu giữa kho và tìm kiếm thông tin về mọi loại vật liệu nào đó đặc biệt là trong điều kiện cơ giới hoá, tự động hoá công tác tính toán trong doanh nghiệp. 1.1.2.2 Phân loại công cụ dụng cụ: * Căn cứ vào nội dung kinh tế, công cụ dụng cụ đƣợc phân loại thành: - Công cụ dụng cụ. - Bao bì luân chuyển. - Đồ dùng cho thuê. * Căn cứ vào nơi sử dụng công cụ dụng cụ đƣợc phân loại thành: - Công cụ dụng cụ trong kho. - Công cụ dụng cụ đang dùng. * Căn cứ vào phƣơng pháp phân bổ, công cụ dụng cụ đƣợc phân loại thành: - Phân bổ 1 lần: Theo phƣơng pháp này khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán phân bổ toàn bộ giá trị của nó vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ xuất dùng. Phƣơng pháp này chỉ nên sử dụng trong trƣờng hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn. - Phân bổ 50%: Theo phƣơng pháp này khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành phân bổ 50% giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ xuất dùng. Khi các bộ phận báo hỏng công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của công cụ dụng cụ bị hỏng vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ báo hỏng. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 16
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Giá trị còn lại GTTT của CCDC hỏng Giá trị Tiền bồi của CCDC báo = - phế liệu - thƣờng hỏng 2 thu hồi vật chất - Phân bổ nhiều lần: Theo phƣơng pháp này, căn cứ vào giá trị công cụ dụng cụ và thời gian sử dụng hoặc số lần dự kiến để tính ra mức phân bổ cho một kỳ hoặc một lần sử dụng. Mức phân bổ công cụ dụng cụ trong Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng một kỳ hoặc một lần sử dụng = Số kỳ hoặc số lần sử dụng Căn cứ vào mức phân bổ nói trên, định kỳ kế toán phân bổ giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.1.3 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là dùng tiền để biểu thị giá trị của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực và thống nhất. Kế toán nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải phản ánh giá trị thực tế (hay theo giá gốc). Giá trị thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đƣợc loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đó. Giá trị thực tế bao gồm giá bản thân của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí thu mua, chi phí gia công, chi phí chế biến. 1.1.3.1 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho: Theo chuẩn mực kế toán số 02, hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc. Trƣờng hợp giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 17
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không đƣợc hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thƣơng mại và giảm giá hàng mua đƣợc trừ khỏi chi phí thu mua. - Chi phí chế biến hàng tồn kho gồm: những chi phí có liên quan trực tiếp sản xuất sản phẩm phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu thành thành phẩm. - Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm: các loại chi phí khác ngoài chi phí thu mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Chi phí không đƣợc tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất khác, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thƣờng. - Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng. - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho thì giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài do các bên đƣợc xác định theo từng nguồn nhập. + Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập mua ngoài: Giá thực Giá mua Các khoản thuế Chi phí Các khoản giảm tế nhập = ghi trên + nhập khẩu, thuế + thu mua - trừ (CKTM, kho hoá đơn khác nếu có thực tế giảm giá ) + Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do doanh nghiệp tự gia công chế biến: Giá thực tế Giá thực tế NVL, CCDC xuất Chi phí gia công chế biến nhập kho = gia công chế biến + Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 18
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng + Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực Giá thực tế NVL, Chi phí vận Chi phí thuê tế nhập = CCDC xuất thuê ngoài + chuyển, bốc + ngoài gia công kho gia công chế biến dỡ chế biến + Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhận góp vốn: giá nhập kho là giá trị đƣợc các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận. + Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đƣợc biếu tặng: giá nhập kho là giá thực tế đƣợc xác định theo thời điểm giá trên thị trƣờng. 1.1.3.2 Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đƣợc nhập kho từ nhiều khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Do đó khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện phƣơng tiện trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn một trong bốn phƣơng pháp để xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. Theo chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho, việc tính giá hàng tồn kho đƣợc áp dụng theo một trong các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp thực tế đích danh. Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc. Phƣơng pháp nhập sau xuất trƣớc. Phƣơng pháp bình quân gia quyền. * Nội dung cụ thể của các phƣơng pháp: Phƣơng pháp thực tế đích danh: Theo phƣơng pháp này, giá của hàng nhập kho sẽ đƣợc giữ nguyên từ khi nhập kho cho đến lúc xuất kho. Khi xuất loại hàng hóa nào thì lấy giá của loại hàng Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 19
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng hoá đó. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại vật tƣ ít và nhận diện đƣợc từng lô hàng. Ƣu điểm: Chính xác và theo dõi chặt chẽ thời hạn bảo quản của từng loại vật tƣ. Nhƣợc điểm: Đòi hỏi doanh nghiệp phải có điều kiện để bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho, công tác chặt chẽ phức tạp. Phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc (FIFO): Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện nhƣ sau: lô hàng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nào nhập kho trƣớc sẽ đƣợc dùng trƣớc. Hàng tồn kho cuối kỳ là hàng mới nhất. Do vậy giá hàng xuất dùng đƣợc tính hết theo giá thực tế của lần nhập trƣớc, xong mới là giá của lần nhập sau. Nếu giá cả có xu hƣớng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao, hàng xuất thấp, chi phí kinh doanh giảm, lợi nhuận tăng và ngƣợc lại. Ƣu điểm: Với phƣơng pháp này việc tính toán đơn giản, dễ làm và tƣơng đối hợp lý, chính xác. Nhƣợc điểm: Khối lƣợng tính toán nhiều, phụ thuộc vào xu thế giá cả trên thị trƣờng, phải tiến hành công phu. Phƣơng pháp nhập sau, xuất trƣớc (LIFO): Theo phƣơng pháp này, nhƣng lô hàng mua sau sẽ đƣợc xuất trƣớc. Nghĩa là giá thị trƣờng của hàng xuất đƣợc tính theo giá của lô hàng có lần nhập gần nhất. Chi phí sản xuất luôn gắn chặt với giá cả thị trƣờng nên lợi nhuận thu đƣợc mang tính an toàn hơn khi giá cả có xu hƣớng tăng lên. Song chất lƣợng tính giá lại vẫn phụ thuộc vào sự ổn định giá cả của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Nếu giá cả biến động mạnh mẽ sẽ mất chính xác gây bất hợp lý. Phƣơng pháp này áp dụng trong trƣờng hợp lạm phát. Ƣu điểm: Việc tính giá vật liệu đơn giản hơn phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc. Nhƣợc điểm: Khối lƣợng ghi chép và theo dõi hạch toán chi tiết còn phức tạp. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 20
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Phƣơng pháp bình quân gia quyền: Theo phƣơng bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho đƣợc tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ, giá trị của từng loại hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể đƣợc tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng loại doanh nghiệp. Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng trong các doanh nghiệp có tính ổn định về giá của hàng hoá vật tƣ, hàng hoá khi nhập xuất kho. Phƣơng pháp bình quân gia quyền này có thể thực hiện theo cả kỳ hoặc là sau mỗi lần nhập Ƣu điểm: Tính giá vật liệu xuất kho chính xác. Nhƣợc điểm: Phƣơng pháp này chỉ tiến hành vào cuối tháng nên khối lƣợng công việc nhiều ảnh hƣởng đến công tác quyết toán. Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ: Trị giá thực tế = Số lƣợng x Giá đơn vị bình quân cả kỳ xuất kho xuất dự trữ Giá trị thực tế vật tƣ , Giá trị thực tế vật tƣ, + Giá đơn vị bình hàng hoá tồn đầu kỳ hàng hoá nhập trong kỳ = quân cả kỳ dự trữ Số lƣợng vật tƣ, hàng Số lƣợng vật tƣ, hàng hoá tồn đầu kỳ + hoá nhập trong kỳ Phương pháp bình quân liên hoàn: Trị giá thực = Số lƣợng xuất x Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập tế xuất kho Giá đơn vị bình quân sau mỗi Giá trị thực tế tồn kho sau thứ i lần nhập = lần nhập Số lƣợng tồn kho sau thứ i lần nhập Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 21
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 1. 2 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 1.2.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. Trƣớc yêu cầu của quản lý tài chính hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải chặt chẽ, thực hiện một cách nghiêm chỉnh các pháp lệnh do Nhà nƣớc ban hành. Các doanh nghiệp đang đứng trƣớc áp lực cạnh tranh gay gắt của nên kinh tế thị trƣờng do vậy để có thể tìm đƣợc chỗ vững chắc trên thị trƣờng đòi hỏi công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sao cho khoa học, chính xác. Thực tế này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho công tác kế toán là làm sao để phản ánh đƣợc sự biến động của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ một cách chính xác cả về mặt số lƣợng và giá trị sao cho tiết kiệm chi phí hạ giá thành sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Việc cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có kịp thời đầy đủ hay không sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến kế hoạch và quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nếu thiếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì doanh nghiệp không tiến hành sản xuất đƣợc. Nguyên vật liệu không chỉ ảnh hƣởng đến số lƣợng mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm. Nguyên vật liệu đảm bảo chất lƣợng cao, đúng quy cách, đúng chủng loại thì sản phẩm tạo ra mới phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, tạo ra sức cạnh tranh cao. Công cụ dụng cụ là sản phẩm dự trữ sản xuất và thƣờng xuyên biến động. Nó hỗ trợ trực tiếp cho nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Tóm lại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó quyết định đến sự tồn tại phát triển hay thất bại của doanh nghiệp. 1.2.2 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất, việc quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do nhiều bộ phận, do nhiều đơn vị tham gia song việc quản lý tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hàng ngày chủ yếu đƣợc thực hiện ở bộ phận kho và phòng kế toán trên cơ sở chứng từ kế toán nhập xuất nguyên vật liệu, công Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 22
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng cụ dụng cụ. Thủ kho và kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải phản ánh chính xác tình hình nhập xuất kho, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo từng danh điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Bởi vậy giữa kho và phòng kế toán doanh nghiệp cần có sự phối hợp với nhau để sử dụng chứng từ kế toán nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ một cách hợp lý trong việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, ghi chép vào sổ kế toán chi tiết của kế toán nhằm đảm bảo sự phù hợp số liệu giữa thẻ kho và sổ kế toán, đồng thời tránh đƣợc ghi chép trùng lặp không cần thiết để tiết kiệm hao phí lao động, quản lý có hiệu quả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Sự liên hệ và phối hợp đó hình thành lên những phƣơng pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phƣơng pháp thẻ song song. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Phƣơng pháp sổ số dƣ. 1.2.2.1 Phƣơng pháp thẻ song song: Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất tồn vật tƣ về mặt số lƣợng. Mỗi chứng từ chỉ ghi vào một dòng thẻ kho. Thẻ kho đƣợc mở cho từng danh điểm vật tƣ. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập xuất và tính số tồn kho về mặt số lƣợng theo từng danh điểm vật tƣ. Ở phòng kế toán: Kế toán vật tƣ mở thẻ kế toán chi tiết vật liệu cho từng danh điểm vật tƣ tƣơng ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ này có nội dung tƣơng tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi về cả về mặt giá trị hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận đƣợc các chứng từ nhập xuất kho. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết vật liệu và kiểm tra đối chiếu với thẻ kho. Ngoài ra để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng. Tổng hợp nhập xuất tồn kho vật liệu theo từng nhóm, loại vật liệu. Có thể khái quát nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật liệu theo phƣơng pháp thẻ song song theo sơ đồ sau: Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 23
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp thẻ song song: PHIẾU NHẬP KHO SỔ CHI BẢNG SỔ KẾ TIẾT TỔNG TOÁN THẺ NVL, HỢP TỔNG KHO CCDC NHẬP HỢP XUẤT TỒN PHIẾU XUẤT KHO Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Phƣơng pháp thẻ song song có những ƣu và nhƣợc điểm: Ƣu điểm: Ghi chép đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra, đối chiếu, phát hiện sai sót trong việc ghi chép. Quản lý chặt chẽ tình hình biến động về số hiện có của từng vật liệu và giá trị của chúng. Nhƣợc điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán cần trùng lặp về chỉ tiêu số lƣợng, khối lƣợng công việc ghi chép quá lớn nếu chủng loại vật tƣ nhiều và tình hình nhập, xuất diễn ra thƣờng xuyên hàng ngày. Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng, do vậy hạn chế chức năng của kế toán. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 24
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Phạm vi áp dụng: Phƣơng pháp thẻ song song đƣợc áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có ít chủng loại vật tƣ, khối lƣợng nhập, xuất ít, không thƣờng xuyên. Áp dụng cho doanh nghiệp dùng giá mua thực tế để ghi chép vật tƣ tồn kho. 1.2.2.2 Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Ở kho: Sử dụng thẻ kho mở cho từng danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập xuất thủ kho ghi số lƣợng vật liệu, công cụ dụng cụ thực nhập thực xuất vào thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng. Cuối ngày thủ kho phải tổng cộng số nhập xuất tồn về mặt lƣợng. Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm, nhƣng mỗi tháng chỉ ghỉ một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán phải lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập xuất định kỳ thủ kho gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng đƣợc theo dõi về chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp. Nội dung và trình tự kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 25
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển: PHIẾU NHẬP BẢNG KÊ NHẬP KHO THẺ KHO SỔ ĐỐI CHIẾU SỔ KẾ TOÁN LUÂN CHUYỂN TỔNG HỢP PHIẾU XUẤT BẢNG KÊ XUẤT KHO Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Ƣu điểm: Giảm đƣợc khối lƣợng ghi chép so với phƣơng pháp thẻ song song. Nhƣợc điểm: Vẫn còn trùng lặp về chỉ tiêu số lƣợng giữa thủ kho và phòng kế toán, công việc dồn vào cuối tháng sẽ gây chậm số liệu, hạn chế chức năng kiểm tra thƣờng xuyên của kế toán. Nếu không lập bảng kê nhập, xuất dễ gây nhầm lẫn nhƣng nếu lập số lƣợng ghi chép lớn. Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp không đòi hỏi cung cấp thông tin nhanh phục vụ cho quản trị vật tƣ. 1.2.2.3 Phƣơng pháp sổ số dƣ: Với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu, đồng thời số liệu chứng từ nhập, xuất của mỗi loại khá nhiều thì phƣơng pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu thích hợp nhất là phƣơng pháp sổ số dƣ. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 26
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Ở kho: Sử dụng thẻ kho hoặc thẻ kho mở cho từng danh điểm vật liệu, công cụ. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập xuất thủ kho ghi số lƣợng vật liệu, công cụ thực nhập thực xuất vào thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng. Cuối ngày thủ kho phải tổng cộng số nhập xuất tồn về mặt lƣợng. Sử dụng sổ số dƣ kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm giao cho thủ kho trƣớc ngày cuối tháng trên sổ số dƣ đƣợc sắp xếp cho từng thứ, từng nhóm, loại và có dòng tổng cộng cho từng nội dung cụ thể, thủ kho ghi chỉ tiêu số lƣợng sau đó chuyển về phòng kế toán. Ở phòng kế toán: Định kỳ kế toán kiểm tra về ghi chép trên sổ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập xuất kho ký xác nhận vào từng thẻ kho và phiếu giao nhận chứng từ. Kế toán kiểm tra hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợp giá trị theo từng nhóm, loại vật tƣ để ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, số liệu này đƣợc ghi vào bảng kê luỹ kê xuất. Cuối tháng căn cứ vào bảng kê luỹ kế nhập, xuất để tổng cộng số tiền theo từng nhóm vật tƣ để ghi vào bảng kê nhập xuất tồn. Khi nhận đƣợc sổ số dƣ từ thủ kho kế toán ghi cột thành tiền theo giá hạch toán trên sổ số dƣ sau đó cộng theo nhóm loại vật tƣ. Kế toán đối chiếu số liệu giữa bảng kê nhập, xuất tồn kho với sổ số dƣ và với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. Trong điều kiện thực hiện kế toán bằng phƣơng pháp thủ công thì phƣơng pháp sổ số dƣ đƣợc coi là phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm: hạn chế việc ghi trùng lặp giữa các kho và phòng kế toán, cho phép kiểm tra thƣờng xuyên công việc ghi chép ở kho, đảm bảo đƣợc chính xác và kịp thời. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 27
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp sổ số dƣ: PHIẾU GIAO PHIẾU NHẬP NHẬN CHỨNG BẢNG KÊ NHẬP, KHO TỪ NHẬP KHO XUẤT, TỒN SỔ SỐ SỔ KẾ DƢ TOÁN THẺ KHO BẢNG KÊ NHẬP, TỔNG XUẤT, TỒN HỢP PHIẾU GIAO PHIẾU XUẤT NHẬN CHỨNG BẢNG KÊ NHẬP, KHO TỪ XUẤT KHO XUẤT, TỒN Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Ƣu điểm: Giảm nhẹ khối lƣợng ghi chép hàng ngày, thực hiện kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên của kế toán với việc nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hàng ngày. Nhƣợc điểm: Nếu có sai sót khó phát hiện, khó kiểm tra và đòi hỏi yêu cầu trình độ quản lý của thủ kho và kế toán phải khá nếu không sẽ dẫn đến sai sót. Điều kiện áp dụng: Vật tƣ có nhiều chủng loại, các nghiệp vụ phát sinh thƣờng xuyên, doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống đơn giá hạch toán và danh điểm vật tƣ, kế toán viên có trình độ cao, thủ kho có chuyên môn tốt. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 28
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 1.2.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.2.3.1 Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng: Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm: 1. Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT). 2. Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT). 3. Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 03-VT). 4. Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ (Mẫu 04-VT). 5. Biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 05-VT). 6. Bảng kê mua hàng (mẫu 06-VT). 7. Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu 07-VT). 8. Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu 01GTKT3/001). 9. Hóa đơn bán hàng thông thƣờng (Mẫu 02GTTT3/001). 10. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03XKNB3/001). 1.2.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên là phƣơng pháp theo dõi và phản ánh thƣờng xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tƣ, hàng hoá trên sổ kế toán. Trong trƣờng hợp áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên các tài khoản kế toán hàng tồn kho đƣợc dùng để phản ánh số hiện có tình hình biến động tăng giảm vật tƣ hàng hoá. Vì vậy giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể đƣợc xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế, hàng tồn kho so sánh và đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 29
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phƣơng pháp kê khai thƣờg xuyên áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp ) và các đơn vị thƣơng nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn nhƣ máy móc, thiết bị, hàng có chất lƣợng cao. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình hiện có và tình hình biến động NVL, CCDC kế toán sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 152: “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu: Bên Nợ: + Trị giá nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế biến, thuê ngoài gia công, chế biến, góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác. + Trị giá nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê. Bên Có: + Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh. + Trị giá nguyên vật liệu trả lại ngƣời bán hoặc đƣợc giảm giá ngƣời mua. + Chiết khấu thƣơng mại nguyên vật liệu khi mua đƣợc hƣởng. + Trị giá nguyên vật liệu hao hụt mất mát phát hiện khi kiểm kê. Số dƣ cuối kỳ bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. TK 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại, nhóm thứ vật liệu tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp: Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 30
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - TK 1521: Nguyên vật liệu chính. - TK 1522: Vật liệu phụ. - TK 1523: Nhiên liệu. - TK 1524: Phụ tùng thay thế. - TK 1528: Vật liệu khác. - Tài khoản 153: “Công cụ dụng cụ”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại công cụ dụng cụ trong kho của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 153 - Công cụ dụng cụ: Bên Nợ: + Trị giá thực tế công cụ dụng cụ nhập kho. + Trị giá công cụ dụng cụ phát hiện thừa khi kiêm kê. Bên Có: + Trị giá thực tế công cụ dụng cụ xuất kho. + Trị giá thực tế công cụ dụng cụ phát hiện khi kiểm kê. Số dƣ cuối kỳ bên Nợ: Trị giá thực tế công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ. TK 153 đƣợc chi tiết thành 3 TK cấp 2: - TK 1531: Phản ánh giá trị CCDC dự trữ để sử dụng trong doanh nghiệp. - TK 1532: Bao bì luân chuyển. - TK 1533: Đồ dùng cho thuê. - Tài khoản 151: “Hàng mua đang đi đƣờng”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các loại hàng hoá, vật tƣ mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đƣờng vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhƣng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 31
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường: Bên Nợ: + Trị giá hàng hoá, vật tƣ đã mua đang đi đƣờng. Bên Có: + Trị giá hàng hoá, vật tƣ đã mua đang đi đƣờng đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng. Số dƣ cuối kỳ bên Nợ: Trị giá vật tƣ, hàng hoá đã mua nhƣng còn đi đƣờng (chƣa về nhập kho đơn vị). Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan nhƣ: 133, 331, 111, 112 Phƣơng pháp hạch toán: Phƣơng pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên đƣợc thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tổng quát nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên: Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 32
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng TK 111, 112, 151, 331, TK 152, 153 TK 621, 623, 627, 641, 642, 241 Nhập kho NVL Xuất kho NVL, CCDC xuất dùng mua ngoài cho SXKD, hoặc XDCB, SCL TSCĐ VAT TK 133 đầu vào TK 331 TK 151 Xuất trả cho ngƣời bán do không Hàng mua Hàng đi đƣờng đúng chất lƣợng đang đi đƣờng nhập kho TK 154 TK 154 Nhập kho NVL, CCDC tự chế NVL, CCDC xuất thuê ngoài biến, thuê ngoài gia công gia công TK 333 (3333, 3334) TK 133 TK 111, 112, 331 Thuế nhập khẩu, Thuế TTĐB của (Nếu có) NVL, CCDC nhập khẩu phải nộp Giảm giá NVL, CCDC mua vào, trả lại NVL, CCDC cho ngƣời bán, CKTM TK 411 TK 632 Nhận vốn góp liên doanh, biếu Nguyên vật liệu xuất bán tặng bằng NVL, CCDC TK 621, 623, 627, 641, 642, 241 TK 142, 242 NVL xuất dùng cho SXKD CCDC xuất dùng cho SXKD phải hoặc XDCB, SCL TSCĐ phân bổ không sử dụng hết lại nhập kho TK 221, 222, 223, 228 TK 128, 222 Nhận vốn góp liên doanh, liên kết Xuất nguyên vật liệu góp vốn bằng NVL, CCDC liên doanh TK 338 TK 138 NVL, CCDC phát hiện thừa NVL, CCDC phát hiện thiếu khi kiểm khi kiểm kê chờ xử lý kê chờ xử lý Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 33
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 1.2.3.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ là phƣơng pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ vật tƣ, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hoá vật tƣ đã xuất dùng theo công thức: Trị giá hàng xuất = Trị giá hàng + Trị giá hàng nhập - Trị giá hàng kho trong kỳ tồn kho đầu kỳ kho trong kỳ tồn kho cuối kỳ Theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tƣ hàng hoá (nhập, xuất, tồn kho) không theo dõi phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của hàng hoá mua vào nhập kho trong kỳ đƣợc theo dõi phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611- “Mua hàng”). Công tác kiểm kê vật tƣ hàng hoá đƣợc tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị vật tƣ, hàng hoá tồn kho thực tế, trị giá hàng hoá, vật tƣ xuất kho trong kỳ (tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611- “Mua hàng”. Nhƣ vậy khi áp dụng phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán để kết chuyển số dƣ đầu kỳ và cuối kỳ kế toán để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ. Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ thƣờng áp dụng cho các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hoá, vật tƣ với quy cách mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp. Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ có ƣu điểm: đơn giản, giảm nhẹ khối lƣợng công việc hạch toán nhƣng độ chính xác về giá trị vật tƣ hàng hoá xuất dùng, xuất bán bị ảnh hƣởng của chất lƣợng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 611: “Mua hàng”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hàng hoá mua vào nhập kho hoặc đƣa vào sử dụng trong kỳ. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 34
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 611 - Mua hàng: Bên Nợ: + Kết chuyển giá gốc hàng hoá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê). + Giá gốc hàng hoá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào trong kỳ, hàng hoá đã bán bị trả lại Bên Có: + Kết chuyển giá gốc hàng hoá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê). + Giá gốc hàng hoá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (chƣa xác định là bán trong kỳ). + Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá mua vào trả lại cho ngƣời bán hoặc đƣợc giảm giá. Tài khoản này không có số dƣ và đƣợc chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 6111: “Mua nguyên vật liệu”. + Tài khoản 6112: “Mua hàng hoá”. Phƣơng pháp hạch toán: Theo phƣơng pháp này sự biến động của nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ đƣợc tổng hợp qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán tổng quát nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ: Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 35
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng TK 151, 152 TK 611 TK 151, 152 Trị giá NVL tồn đầu kỳ Trị giá NVL tồn cuối kỳ chƣa sử dụng TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331 NVL mua về nhập kho Chiết khấu thƣơng mại, giảm (giá mua, chi phí thu mua, ) giá hàng mua, hàng mua trả lại TK 133 TK 138, 334, 821, 642 Giá trị thiếu hụt mất mát Thuế GTGT nếu có TK 333(3333, 3332, 3331) TK 621,627, 641, 642, 214 Thuế nhập khẩu, TTĐB Giá trị nguyên vật liệu thuế GTGT hàng nhập khẩu xuất dùng NVL phải nộp nhà nƣớc TK 133 Thuế GTGT (nếu có) TK 331, 336, 338 TK 412 Vay cá nhân, đơn vị và đối Đánh giá giảm giá NVL tƣợng khác bằng NVL Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 36
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 1.2.4 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc quy định trong chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho nhƣ sau: - Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Việc ƣớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng đáng tin cậy thu thập đƣợc tại thời điểm ƣớc tính. Việc ƣớc tính này phải phân tích đến sự biến động của giá cả trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này đƣợc xác nhận với các điều kiện có ở thời điểm ƣớc tính. Ngoài ra, khi ƣớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc phải tính đến mục đích của việc dữ trữ hàng tồn kho. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không đƣợc đánh giá thấp hơn giá gốc. Nếu sản phẩm do chúng góp phần tạo nên sẽ bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà giá thành sản xuất cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc thì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đƣợc đánh giá giảm xuống với giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của chúng. Để hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159 - “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàn tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc so với giá gốc của hàng tồn kho Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 37
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - Tài khoản 159 - “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho có kết cấu nhƣ sau”: Bên Nợ: + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc hoàn nhập khi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Bên Có: + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dƣ cuối kỳ bên Có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. Theo thông tƣ số 89 về hƣớng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kế toán vào cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của chúng. Phƣơng pháp hạch toán: Cuối kỳ kế toán năm, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán. Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trƣờng hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trƣớc thì kế toán phản ánh số chênh lệch nhƣ sau: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trƣờng hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trƣớc thì số chênh lệch nhỏ hơn đƣợc hoàn nhập, ghi: Nợ TK 159: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 38
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Có TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). 1.3 Tổ chức sổ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. Để tiến hành ghi chép sổ sách và xác định giá trị vật liệu nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tại doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán. Theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC của Bộ trƣởng Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006, các Doanh nghiệp sử dụng một trong các hình thức kế toán sau: Hình thức Nhật kí chung. Hình thức Nhật kí - sổ cái. Hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức Nhật kí - chứng từ. Hình thức Kế toán trên máy vi tính. 1.3.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. 1.3.1.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt. - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.3.1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 39
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan. Trƣờng hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các báo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (Hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 40
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (HĐGTGT, PNK, PXK) SỔ, THẺ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ CHI TIẾT TK 152, CHUNG TK153 BẢNG TỔNG HỢP SỔ CÁI TK152, CHI TIẾT TK 152, TK153 TK 153 BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu: 1.3.2 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Sổ cái. 1.3.2.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 41
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.3.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra và đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) đƣợc ghi trên một dòng ở cả 2 phần nhật ký và phần sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán đƣợc lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập ) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra và đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ cái, đƣợc dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng Sổ Nhật ký - Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào sổ phát sinh các tháng trƣớc và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dƣ đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dƣ cuối tháng của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ cái. Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Nhật ký bằng Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản bằng Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản. - Tổng số dƣ Nợ các tài khoản bằng tổng số dƣ Có các tài khoản. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 42
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải đƣợc khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dƣ cuối tháng của từng đối tƣợng. Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tƣợng lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết đƣợc đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dƣ cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký - Sổ cái. 1.3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ. 1.3.3.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "Chứng từ ghi sổ". Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ đƣợc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kém, phải đƣợc kế toán trƣởng duyệt trƣớc khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.3.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 43
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ đƣợc dùng ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dƣ của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết đƣợc dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bảng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dƣ Nợ và tổng số dƣ Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dƣ của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dƣ của từng tài khoản tƣơng ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 1.3.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ. 1.3.4.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ: - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính cà lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ cái, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 44
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 1.3.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã đƣợc kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ các chứng từ gốc trƣớc hết đƣợc tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Đối với Nhật ký - Chứng từ đƣợc ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ. Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đƣợc ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó để lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. 1.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính. 1.3.5.1 Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính: Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhƣng phải in đƣợc đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. 1.3.5.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 45
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động cập nhật vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã đƣợc cập nhật trong kỳ. Ngƣời làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đƣợc in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 46
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ. 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Đình Đô. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đình Đô. Công ty Cổ Phần Đình Đô có tiền thân là Công ty TNHH cơ khí và thiết bị tàu thủy Đình Đô, chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty TNHH sang Công ty Cổ Phần từ năm 2008. Công ty đƣợc thành lập căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Doanh Nghiệp. Công ty Cổ Phần Đình Đô là một Doanh nghiệp cổ phần có tƣ cách pháp nhân, có trụ sở làm việc, có tài khoản mở tại ngân hàng Hiện nay: - Trụ sở chính của công ty tại: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, An Dƣơng, Hải Phòng. - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. - Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông. - Công ty Cổ Phần Đình Đô đƣợc thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0202001507 do sở kế hoạch đầu tƣ thành phố Hải phòng cấp ngày 28/04/2003. - Điện thoại: 031.3574891- Fax: 84.31.574891. - Vốn điều lệ: 10.080.000.000 đ. - Công ty đăng ký kinh doanh các loại hình sau: + Sản xuất, lắp đặt, sửa chữa kinh doanh các loại tời, xích, neo tàu thuỷ sông biển và tời công trình xây dựng. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 47
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng + Sản xuất hàng cơ khí, sửa chữa lắp ráp ô tô. + Kinh doanh sơn các loại. + Kinh doanh vật liệu xây dựng. + Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, nhà ở, trang trí sửa chữa nội thất. + Dịch vụ vận tải, hàng hoá thuỷ bộ. - Người đại diện theo Pháp luật của Công ty: + Chức danh: Giám đốc. + Họ và tên: Đào Thị Kiều Vân - Giới tính: Nữ. + Ngày sinh: 21/09/1974 - Dân tộc: Kinh - Quốc tịch: Việt Nam. + Chứng minh thƣ nhân dân số: 030950384. + Nơi cấp: CA Hải Phòng - Ngày cấp: 21/05/1990. + Thƣờng trú tại: Số 12 lô 6 - PG An Đồng - An Dƣơng - Hải Phòng. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 2.1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm: Sản phẩm chính của Công ty Cổ Phần Đình Đô là các loại tời công nghiệp dùng trong tàu thuỷ sông biển và công trình xây dựng, xích, neo 2.1.2.2 Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất: Ở đây bài khóa luận xin đề cập đến quy trình sản xuất tời công nghiệp của công ty là sản phẩm chủ yếu của Công ty. Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì đó là quá trình từ khâu đƣa nguyên liệu, vật liệu đầu vào để sản xuất tạo ra sản phẩm đem ra thị trƣờng bán cho khách hàng. Sản phẩm đó phải đảm bảo đƣợc những yêu cầu về chất lƣợng, hình thức và giá cả. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 48
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Quy trình chế tạo sản phẩm của công ty là chế tạo theo kiểu phức tạp song song. Mỗi chi tiết sản phẩm do nhiều phân xƣởng chế tạo, sau đó mới tập hợp lắp ráp để hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh. Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm là tôn, thép hình, bánh răng, sắt trục ; các công cụ, dụng cụ nhƣ mặt nạ hàn, quần áo bảo hộ, găng tay, que hàn, khẩu trang, mũ nhựa đƣợc nhập từ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất tời của Công ty. TÔN, THÉP HÌNH, TẠO HÌNH HÀN ĐỊNH VỊ SẮT TRỤC TẠO HÌNH HOÀN THIỆN SP LẮP RÁP SƠN CHỐNG RỈ NHẬP KHO TP - Đặc điểm công nghệ sản xuất: Ngành kinh doanh các thiết bị tàu thuỷ trong thời gian qua đã thu đƣợc nhiều thành tựu trong công nghệ sản xuất. Động cơ tàu thủy đƣợc ví là "trái tim" của con tàu, một ngành công ngiệp đóng tàu hoàn chỉnh không thể thiếu công nghệ sản xuất động cơ. Mặc dù phát triển rất mạnh trong những năm gần đây nhƣng ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam vẫn chƣa hề có công nghệ sản xuất động cơ và vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn. Tuy vậy quy trình công nghệ sản xuất thiết bị thuỷ của công ty luôn theo từng đợt trên dây chuyền tự động hoá, khép kín, liên hoàn, thống nhất từ khi đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi đƣa ra sản phẩm. Tất cả máy móc thiết bị trong các dây chuyền sản xuất thiết bị tàu thuỷ đều phải đƣợc thƣờng xuyên kiểm tra, bảo dƣỡng, đảm bảo hoạt động tốt, an toàn và phải có đủ các quy định về nội Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 49
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng quy sử dụng máy móc an toàn, tuân thủ đúng các quy trình thao tác vận hành, có ngƣời giám sát theo dõi mọi quy trình hoạt động trong sản xuất. - Đặc điểm tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất: Xuất phát từ chức năng ngành nghề đƣợc cấp giấy phép kinh doanh căn cứ vào quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, Ban giám đốc Công ty đã đƣa ra mô hình sản xuất nhƣ sau: + Phân xƣởng A1: Có nhiệm vụ chế tạo ra hộp số, bệ đế, bánh răng hộp số, trục theo thiết kế từ tôn, thép hình. + Phân xƣởng A2: Có nhiệm vụ ghép các mạch chi tiết tôn, bánh răng, sắt trục tạo thành bán thành phẩm. + Phân xƣởng A3: Có nhiệm vụ sơn chống gỉ. + Phân xƣởng A4: Có nhiệm vụ nhận các bán thành phẩm để lắp ráp hoàn chỉnh và nhập kho thành phẩm các sản phẩm. 2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty. Qua kết quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty Cổ Phần Đình Đô trong những năm qua đã khẳng định vị trí, uy tín của Công ty ngày càng lớn mạnh trong nền kinh tế thị trƣờng. Công ty là một trong những Công ty Cổ Phần đang sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ có hiệu quả và đầy triển vọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì công ty cần phải có bộ máy quản lý phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty. Để đáp ứng với đặc điểm hiện tại, Công ty đã xây dựng bộ máy nhƣ sau: Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 50
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty: CHỦ TỊCH HĐQT (KIÊM GIÁM ĐỐC) PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG KINH KẾ KỸ KHO HÀNH DOANH TOÁN THUẬT CHÍNH H PX1 PX2 PX3 PX4 Trong đó chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty: - Ban giám đốc: + Giám đốc: Chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc và tập thể ngƣời lao động về kết quả SXKD của toàn Công ty. Điều hành hoạt động của công ty theo kế hoạch đề ra. Chấp hành nghị quyết lãnh đạo của Đảng – nghị quyết của đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc và cán bộ CNV trong công ty về quản lý tài sản, lao động, vật tƣ tiền vốn, bảo đảm an ninh trật tự an toàn lao động cho toàn công ty, làm tốt công tác đối nội, đối ngoại, không ngừng chăm lo đến đời sống của ngƣời lao động. + Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm giúp giám đốc theo những công việc chuyên trách đƣợc phân công, làm tròn nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh và những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Chỉ đạo các phòng ban thực hiện đúng kế hoạch. Thay quyền giám đốc đi vắng khi có ủy quyền. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 51
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - Các phòng chức năng: + Phòng kinh doanh: Có chức năng tung ra các chiến lƣợc kinh doanh, chọn thị trƣờng theo dõi Công nợ và mua vật tƣ để phục vụ sản xuất. + Phòng kế toán: Thực hiện thu chi hàng ngày, đối chiếu công nợ với phòng kinh doanh, thủ tục Ngân hàng, lập BCTC. Chức năng: Tham mƣu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tƣ tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lƣơng, tiền thƣởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động trong Công ty Nhiệm vụ: Thực hiện công tác Tài chính trong Công ty, thực hiện công tác kế toán thống kê. + Phòng kỹ thuật: Quản lý công nhân, lập kế hoạch sản xuất, đi sâu về kỹ thuật để sản phẩm ngày càng hoàn thiện. + Phòng kho: Theo dõi tồn kho, nhập và xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa. + Phòng hành chính: Quản lý nhân sự, theo dõi và làm thủ tục bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. + Các phân xƣởng: Trực tiếp sản xuất làm ra thành phẩm. 2.1.4. Bộ máy công tác kế toán áp dụng tại đơn vị. 2.1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Mô hình bộ máy kế toán tại công ty đƣợc tổ chức theo mô hình tập trung, phòng kế toán gồm 5 ngƣời. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 52
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 2.3 : Mô hình tổ chức kế toán tại công ty nhƣ sau: KẾ TOÁN TRƢỞNG (Kiêm kế toán tổng hợp) Kế toán Kế toán Kế toán lƣơng hàng tồn công nợ và các khoản Thủ quỹ kho trích theo lƣơng - Nhiệm vụ và chức năng c ủa từng vị trí: + Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc công ty về công việc thuộc nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán, có quyền phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán tại công ty. Kế toán trƣởng có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, chỉ đạo việc ghi chép sổ sách cho kế toán viên + Kế toán công nợ: Kiêm kế toán thanh toán theo dõi toàn bộ công tác thanh toán bằng chuyển khoản, hàng tháng tập hợp chứng từ ngân hàng. Hàng ngày tiếp nhận các chứng từ thanh toán thu chi tiền mặt, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ đồng thời theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng cũng nhƣ nhà cung cấp. + Kế toán hàng tồn kho: Kế toán hàng tồn kho chịu trách nhiệm theo dõi hàng tồn kho, lập và quản lý chứng từ liên quan về hàng tồn kho, theo dõi về chi phí sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm. + Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Tập hợp các bảng chấm công từ các bộ phận gửi về, sau đó tính lƣơng và các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ) theo đúng tỷ lệ quy định. + Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về các khoản thu, chi tiền mặt. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 53
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 2.1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC, hệ thống chứng từ công ty sử dụng theo đúng quy định của BTC. - Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Kỳ kế toán: Quý. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhập ký chung. - Các chính sách, phƣơng pháp kế toán đang áp dụng: + Kế toán hàng tồn kho: theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi theo giá gốc. + Tính giá hàng xuất kho: theo phƣơng pháp bình quân liên hoàn. + Tính và nộp thuế GTGT: theo phƣơng pháp khấu trừ. + Tính khấu hao TSCĐ: theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. - Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng: Công ty sử dụng chứng từ và tài khoản theo đúng quy định của bộ tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sử dụng gồm các tài khoản cấp 1, cấp 2, tài khoản trong bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. - Hệ thống sổ kế toán: + Công ty áp dụng là hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán “Nhật ký chung” là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều đƣợc ghi chép theo trình tự thời gian và theo quan hệ Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 54
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng đối ứng tài khoản vào sổ NKC, sau đó từ sổ NKC vào sổ cái các tài khoản, từ sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết lập báo cáo tài chính. + Hệ thống sổ kế toán gồm sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi tiết. - Hệ thống báo cáo tài chính: Công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Công ty lập những báo cáo tài chính sau: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh. + Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. + Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 55
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 2.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty Cổ Phần Đình Đô: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (HĐGTGT, PNK, PXK) SỔ, THẺ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ CHI TIẾT CHUNG TK 152,TK 153 BẢNG TỔNG HỢP SỔ CÁI CHI TIẾT TK 152, TK 153 TK 152, TK 153 BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu: Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 56
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 2.2 Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. 2.2.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. 2.2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Nhƣ đã nói ở trên, sản phẩm chính của Công ty Cổ Phần Đình Đô là các loại tời công nghiệp dùng trong tàu thuỷ sông biển và công trình xây dựng. Do đó nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm là tôn, thép hình, bánh răng, sắt trục ; các công cụ dụng cụ nhƣ mặt nạ, quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, mũ nhựa đƣợc nhập từ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Cũng nhƣ các DN sản xuất khác, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty đều mang đặc điểm chung, vừa là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, vừa là cơ sở để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất sản phẩm và bị tiêu hao toàn bộ, không giữ đƣợc nguyên hình thái ban đầu; giá trị của nguyên vật liệu đƣợc chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm. Còn đối với công cụ dụng cụ giá trị của chúng cũng đƣợc chuyển dịch hết hoặc phân bổ dần vào giá trị sản phẩm. 2.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Để có thể quản lý chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu và tổ chức kế toán Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dựa vào nội dung kinh tế, vai trò, tác dụng của chúng nhƣ sau: * Đối với nguyên vật liệu của Công ty được phân loại như sau: - Nguyên vật liệu chính: tôn, thép hình, thép tấm các loại, bánh răng, sắt trục, phôi đúc đồng, mắt nối xích, tám xoay, phôi ma ní, tôn thép tấm, xích neo, trám xích, gối tròn, ly hợp trám, trục, puly, gối vấu, gối bi, - Nguyên vật liệu phụ: sơn, Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 57
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - Nhiên liệu: đƣợc sử dụng trực tiếp vào quy trình công nghệ của sản xuất sản phẩm. Do tính chất của quá trình sản xuất, nhiên liệu sử dụng ở đây gồm: ga hoá lỏng + oxy, dầu diesel, dầu nhờn, mỡ, dầu KO - Phụ tùng thay thế, sửa chữa: là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà Công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc nhƣ máy hàn, máy cắt tôn và phụ tùng thay thế nhƣ mỏ hàn, săm lốp ô tô . - Phế liệu thu hồi: bao gồm các đoạn thừa của thép, sắt vụn . * Đối với công cụ dụng cụ được phân loại như sau: Công cụ dụng cụ đƣợc phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng: - Phân bổ 1 lần: mặt nạ hàn, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, mũ nhựa, que hàn KOBE, đá mài, đá cắt, cút hàn, băng tải, giấy nhám - Phân bổ nhiều lần: Tủ điện, máy vi tính, máy khoan, máy cắt, máy hàn, đệm tàu, con kê 2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 2.2.2.1 Đánh giá nguyên vật liệu: Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Hiện nay, công ty hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ và nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đƣợc tính theo giá gốc. Kế toán xác định giá nhập và xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhƣ sau: Giá thực Giá mua Các khoản thuế Chi phí Các khoản giảm tế nhập = ghi trên + nhập khẩu, thuế + thu mua - trừ (CKTM, kho hoá đơn khác nếu có thực tế giảm giá ) Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 58
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng a. Nguyên vật liệu nhập kho: Với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty nên nguồn nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài. b. Nguyên vật liệu xuất kho: Tại Công ty cổ phần Đình Đô, nguyên vật liệu xuất kho đƣợc tính theo giá bình quân liên hoàn: Trị giá thực = Số lƣợng xuất x Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập tế xuất kho Giá đơn vị bình quân sau Giá trị thực tế tồn kho sau thứ i lần nhập mỗi lần nhập = Số lƣợng tồn kho sau thứ i lần nhập 2.2.2.2 Đánh giá công cụ, dụng cụ. Việc đánh giá công cụ, dụng cụ tƣơng tự nhƣ đối với nguyên vật liệu và đƣợc tiến hành bình thƣờng. Công cụ, dụng cụ xuất dùng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và một số nhu cầu khác. Căn cứ vào chứng từ xuất kho công cụ, dụng cụ, kế toán tập hợp phân loại theo các đối tƣợng sử dụng rồi tính ra giá thực tế xuất dùng. Do công cụ, dụng cụ có tính chất cũng nhƣ giá trị, thời gian sử dụng và hiệu quả của công tác mà việc tính toán phân bổ giá trị thực của công cụ, dụng cụ xuất dùng vào các đối tƣợng sử dụng có thể một hoặc nhiều lần. 2.2.3 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty. 2.2.3.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. a. Mua hàng: - Căn cứ vào kế hoạch SXKD và thực tế sử dụng các bộ phận và phân xƣởng sẽ lập đƣợc nhu cầu sử dụng hàng hoá và dịch vụ và vật tƣ phụ tùng cho năm kế hoạch bao gồm: số lƣợng và yêu cầu về chất lƣợng, ký mã hiệu, thời hạn cần Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 59
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng có, hãng sản xuất, thời gian và phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng, số lƣợng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Phòng kinh doanh lập kế hoạch mua hàng năm trình giám đốc duyệt. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, dữ liệu mua, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tồn kho và đánh giá chất lƣợng của nơi sử dụng, diễn biến của thị trƣờng cung cấp giá cả. - Căn cứ vào kế hoạch mua hàng năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế phòng kỹ thuật vật tƣ lập kế hoạch mua theo quý, tháng trình giám đốc trƣớc 7 ngày và thực hiện mua hàng trƣớc 2 ngày của quý, tháng kế hoạch. b) Nhập kho, bảo quản và đánh giá chất lượng. - Nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Thủ kho: Căn cứ vào hóa đơn, kết quả kiểm định hoặc kiểm nghiệm tiến hành nhập kho hàng hóa phù hợp với yêu cầu của hợp đồng, đơn hàng hoặc kết luận trong các biên bản nghiệm thu của xƣởng sản xuất, cập nhật vào thẻ kho. Nhân viên kế toán vật tƣ: Căn cứ bộ chứng từ trên viết phiếu nhập kho và nhập vào báo cáo chi tiết nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu nhập kho, công cụ dụng cụ là vấn đề quan trọng, giúp công ty đảm bảo đƣợc tình hình cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, đánh giá đƣợc việc thƣờng xuyên cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, đánh giá đƣợc chi phí đầu vào của công ty. Do đó các chứng từ hóa đơn phải đƣợc lƣu giữ đầy đủ theo quy định hiện hành. Chứng từ sử dụng cho thủ tục nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ gồm: Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho. Trình tự nhập kho: Khi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về đến công ty, phòng kỹ thuật vật tƣ sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn và tiến hành kiểm tra về mặt số lƣợng, chất lƣợng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho khi tổ chức bốc xếp vào Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 60
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng kho. Trong trƣờng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho kém phẩm chất, không đủ số lƣợng thì phải báo ngay với phòng kỹ thuật vật tƣ và cùng với bộ phận kiểm tra chất lƣợng tiến hành kiểm tra lô hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Phiếu nhập kho đƣợc lập khi có đủ chữ ký của các bên liên quan. Phiếu nhập kho đƣợc lập thành 3 liên: - Liên 1: Kế toán sử dụng để vào sổ. - Liên 2: Giao cho ngƣời giao hàng. - Liên 3: Giao cho thủ kho để vào thẻ kho. Ví dụ 1: Nhập kho nguyên vật liệu: Ngày 06/12/2011 mua 7.692 kg thép hình, trị giá 119.995.200 đồng chƣa bao gồm thuế GTGT 10% và 14.465 kg thép tròn, trị giá 229.993.500 đồng chƣa bao gồm thuế GTGT 10% của công ty Cổ phần vật tƣ xây dựng và vận tải Toàn Long. Hàng đƣợc giao tận kho của công ty, chi phí vận chuyển đã tính vào giá mua. Công ty chƣa thanh toán. Vậy giá trị thực tế thép hình nhập kho là 119.995.200 đồng và giá trị thực tế thép tròn nhập kho là 229.993.500 đồng. Ví dụ 2: Nhập kho công cụ dụng cụ: Ngày 01 tháng 12 năm 2011 công ty mua 200 Kg que hàn KOBE 308 loại 2.0 mm, trị giá 17.000.000 đồng chƣa bao gồm thuế GTGT 10% của công ty TNHH thƣơng mại Hƣng Dự. Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Vậy giá trị thực tế công cụ dụng cụ nhập kho là 17.000.000 đồng. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 61
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Biểu số 2.1 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AA/11P Liên 2: Giao ngƣời mua Số: 0000052 Ngày 06 tháng 12 năm 2011. Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CP VẬT TƢ XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI TOÀN LONG Mã số thuế: 0200605108 Địa chỉ: Số 95 Hồ Sen, Thị Trấn Núi Đối, Huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng Điện thoại: Số tài khoản: 10891899 tại ACB Hải Phòng Họ tên ngƣời mua hàng: Bùi Văn Dũng Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mã số thuế: 0200566829 Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, An Dƣơng, Hải Phòng. Hình thức thanh toán: Chậm trả Số tài khoản: STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6= 4x5 1) Thép hình Kg 7.692 15.600 119.995.200 2) Thép tròn Kg 14.465 15.900 229.993.500 Cộng tiền hàng: 349.988.700 Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 62
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 34.998.870 Tổng cộng tiền thanh toán: 384.987.570 Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm tám mươi tư triệu chín trăm tám mươi bảy nghìn năm trăm bảy mươi đồng chẵn. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. Biểu số 2.2 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mẫu số: 03-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƢ Ngày 06 tháng 12 năm 2011. Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000052 của công ty cổ phần vật tƣ xây dựng và vận tải Toàn Long. Ban kiểm nghiệm gồm có: Bà: Nguyễn Thị Hƣờng - Đại diện phòng kế hoạch vật tƣ: Trƣởng ban. Ông: Trần Quốc Hƣng - Đại diện phòng kỹ thuật: Uỷ viên. Bà: Trần Thị Nguyên - Thủ kho. Đã kiểm nghiệm vật tƣ sau: STT Tên hàng hóa, Đơn Số lƣợng theo Số lƣợng vật tƣ Số lƣợng vật tƣ Ghi ký mã vật tƣ vị tính chứng từ đúng quy cách không đúng quy chú phẩm chất cách, phẩm chất A B C 1 2 3 4 1) Thép hình Kg 7.692 7.692 0 2) Thép tròn Kg 14.465 14.465 0 Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Đã đạt tiêu chuẩn nhập kho. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 63
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Cán bộ kỹ thuật Thủ kho Trƣởng ban Cán bộ mua vật tƣ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. Biểu số 2.3 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mẫu số: 01-VT Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC An Dƣơng, Hải Phòng. ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Nợ: TK 152: 349.988.700 Ngày 06 tháng 12 năm 2011. Có: TK 112: 349.988.700 Số: 850 Họ tên ngƣời giao hàng: Vũ Đình Tạ. Theo HĐ GTGT số 0000052 ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Công ty CP vật tƣ xây dựng & vận tải Toàn Long. Nhập tại kho: 01 Địa điểm: Công ty cổ phần Đình Đô. STT Tên nhãn hiệu, quy Mã Đơn Số lƣợng Đơn giá Thành tiền vị tính cách phẩm chất vật số Theo Thực tƣ, dụng cụ , sản chứng từ nhập phẩm, hàng hóa A B C D 1 2 3 4 1) Thép hình Kg 7.692 7.692 15.600 119.995.200 2) Thép tròn Kg 14.465 14.465 15.900 229.993.500 Cộng 349.988.700 Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 64
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba trăm bốn mươi chín triệu chín trăm tám mươi tám nghìn bảy trăm đồng. Số chứng từ gốc kèm theo: 01. Ngày 06 tháng 12 năm 2011. Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. Biểu số 2.4 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AA/11P Liên 2: Giao cho ngƣời mua Số: 0000539 Ngày 01 tháng 12 năm 2011. Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI HƢNG DỰ Mã số thuế: 0200660123 Địa chỉ: Số 19 Tam Bạc 2, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Điện thoại: 031.3830282 Số tài khoản: Họ tên ngƣời mua hàng: Lê Khắc Hiếu Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mã số thuế: 0200566829 Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, An Dƣơng, Hải Phòng. Hình thức thanh toán:Tiền mặt. Số tài khoản: STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6= 4x5 1) Que hàn KOBE 308 loại 2.0mm Kg 200 85.000 17.000.000 Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 65
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Cộng tiền hàng: 17.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.700.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 18.700.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười tám triệu bảy trăm nghìn đồng chẵn. Ngƣời mua hàng. Ngƣời bán hàng. Thủ trƣởng đơn vị. (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. Biểu số 2.5 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mẫu số: 03-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƢ Ngày 01 tháng 12 năm 2011 Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000539 của Công ty TNHH Thƣơng mại Hƣng Dự. Ban kiểm nghiệm gồm có: Bà: Nguyễn Thị Hƣờng - Đại diện phòng kế hoạch vật tƣ: Trƣởng ban. Ông: Trần Quốc Hƣng - Đại diện phòng kỹ thuật: Uỷ viên. Bà: Trần Thị Nguyên - Thủ kho. Đã kiểm nghiệm vật tƣ sau: STT Tên hàng hóa, ký Đơn Số lƣợng Số lƣợng vật tƣ Số lƣợng vật tƣ Ghi mã vật tƣ vị tính theo chứng đúng quy cách không đúng quy chú từ phẩm chất cách, phẩm chất A B C 1 2 3 4 1) Que hàn KOBE Kg 200 200 0 308 loại 2.0 mm Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Đã đạt tiêu chuẩn nhập kho. Cán bộ kỹ thuật Thủ kho Trƣởng ban Cán bộ mua vật tƣ Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 66
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. Biểu số 2.6 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mẫu số: 01-VT Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC An Dƣơng, Hải Phòng. ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Nợ: TK 152: 17.000.000 Ngày 01 tháng 12 năm 2011 Có: TK 111: 17.000.000 Số: 840 Họ tên ngƣời giao hàng: Nguyễn Mạnh Toàn Theo HĐ GTGT số 0000539 ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Công ty TNHH Thƣơng mại Hƣng Dự. Nhập tại kho: 04 Địa điểm: Công ty cổ phần Đình Đô. STT Tên nhãn hiệu, quy Mã Đơn Số lƣợng Đơn giá Thành tiền cách phẩm chất vật số vị tính Theo Thực tƣ, dụng cụ , sản chứng từ nhập phẩm, hàng hóa A B C D 1 2 3 4 1) Que hàn KOBE 308 Kg 200 200 85.000 17.000.000 loại 2.0mm Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 67
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Cộng 17.000.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười bảy triệu đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: 01 Ngày 01 tháng 12 năm 2011. Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. 2.2.3.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty đƣợc dùng chủ yếu cho sản xuất, ngoài ra khi có yêu cầu có thể xuất bán hoặc xuất khác. Từ các phiếu xuất kho, thủ kho vào thẻ kho để theo dõi mặt số lƣợng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. Mỗi thẻ kho đƣợc mở cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Kế toán kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của phiếu xuất kho sau đó tính giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho để điền vào phiếu. Phiếu xuất kho đƣợc lập khi có đủ chữ ký của các bên liên quan. Phiếu xuất kho đƣợc lập thành 3 liên: - Liên 1: Kế toán sử dụng để vào sổ. - Liên 2: Giao cho ngƣời nhận hàng. - Liên 3: Giao cho thủ kho để vào thẻ kho. Ví dụ 3: Xuất kho nguyên vật liệu: Ngày 08 tháng 12 năm 2011, xuất kho 11.260 kg nguyên vật liệu thép hình và 12.525 kg nguyên vật liệu thép tròn để sản xuất sản phẩm. Tình hình nhập, xuất thép hình: - Tồn đầu kỳ: 0 - Ngày 04/12 nhập kho (PN844): SL: 5.561 kg, ĐG: 15.200 đồng. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 68
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - Ngày 06/12 nhập kho (PN 850): SL: 7.692 kg, ĐG: 15.600 đồng. - Ngày 08/12 xuất kho (PX 712): SL: 11.260 kg. Vậy đơn giá xuất kho thép hình theo phƣơng pháp bình quân liên hoàn tại ngày 08/12/2011 là: 5.561 x 15.200 + 7.692 x 15.600 Đơn giá = = 15.432 (đồng) 5.561 + 7.692 Trị giá xuất kho thép hình: TT= 11.260 x 15.432 = 173.764.320 (đồng). Tình hình nhập, xuất thép tròn: - Tồn đầu kỳ: SL: 4.330 kg, ĐG: 15.600 đồng. - Ngày 06/12 nhập kho (PN 850): SL: 14.465 kg, ĐG: 15.900 đồng. - Ngày 08/12 xuất kho (PX 712): SL: 12.525 kg. Vậy đơn giá xuất kho thép tròn theo phƣơng pháp bình quân liên hoàn tại ngày 08/12/2011 là: 4.330 x 15.600 + 14.465 x 15.900 Đơn giá = = 15.831 (đồng) 4.330 +14.465 Trị giá xuất kho thép tròn: 12.525 x 15.831 = 198.283.275 (đồng). Ví dụ 4: Xuất kho công cụ dụng cụ: Ngày 05 tháng 12 năm 2011, xuất kho 400 kg Que hàn KOBE 308 2.0 mm để phục phụ sản xuất sản phẩm. Tình hình nhập, xuất que hàn KOBE: - Tồn đầu kỳ: 0. - Ngày 01/12 nhập kho (PN840): SL: 200 kg, ĐG: 85.000 đồng. - Ngày 03/12 nhập kho (PN 842): SL: 215 kg, ĐG: 85.000 đồng. - Ngày 05/12 xuất kho (PX 706): SL: 400 kg. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 69
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Vậy đơn giá xuất kho que hàn KOBE theo phƣơng pháp bình quân liên hoàn tại ngày 05/12/2011 là: 200 x 85.000 + 215 x 85.000 Đơn giá = = 85.000 (đồng) 200+215 Trị giá xuất kho que hàn KOBE: 400 x 85.000 = 34.000.000 đồng Biểu số 2.7: Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mẫu số: 02-VT Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC An Dƣơng, Hải Phòng. ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Nợ: TK 621: 372.047.595 Ngày 08 tháng 12 năm 2011 Có: TK 152: 372.047.595 Số: 712 Họ tên ngƣời nhận hàng: Bùi Văn Long Điạ chỉ (bộ phận): Phân xƣởng A1. Lý do xuất kho: Xuất kho để sản xuất sản phẩm. Xuất tại kho: 01 Địa điểm: Công ty cổ phần Đình Đô. STT Tên nhãn hiệu, quy Mã Đơn Số lƣợng Đơn giá Thành tiền cách phẩm chất vật số vị tính tƣ, dụng cụ , sản Theo Thực phẩm, hàng hóa chứng từ xuất A B C D 1 2 3 4 1) Thép hình Kg 11.260 11.260 15.432 173.764.320 2) Thép tròn Kg 12.525 12.525 15.831 198.283.275 Cộng 372.047.595 Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 70
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba trăm bảy mươi hai triệu không trăm bốn mươi bảy nghìn năm trăm chín mươi lăm đồng. Số chứng từ gốc kèm theo: 01 Ngày 08 tháng 12 năm 2011. Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận hàng Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. Biểu số 2.8 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mẫu số: 02-VT Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC An Dƣơng, Hải Phòng. ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Nợ: TK627: 34.000.000 Ngày 05 tháng 12 năm 2011 Có: TK153: 34.000.000 Số: 706 Họ tên ngƣời nhận hàng: Bùi Văn Long Điạ chỉ (bộ phận): Phân xƣởng A1. Lý do xuất kho: Xuất kho phục vụ sản xuất sản phẩm. Xuất tại kho: 04 Địa điểm: Công ty cổ phần Đình Đô. STT Tên nhãn hiệu, quy Mã Đơn Số lƣợng Đơn giá Thành tiền cách phẩm chất vật số vị tính Theo Thực tƣ, dụng cụ , sản chứng từ xuất phẩm, hàng hóa A B C D 1 2 3 4 1) Que hàn KOBE 308 Kg 400 400 85.000 34.000.000 loại 2.0mm Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 71
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Cộng 34.000.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba mươi tư triệu đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: 01 Ngày 05 tháng 12 năm 2011. Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận hàng Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. 2.2.3.3 Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần Đình Đô. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là công việc kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho và việc ghi chép kế toán tại phòng kế toán công ty trong việc quản lý vật tƣ mà ở đó thủ kho có trách nhiệm quản lý về mặt số lƣợng còn kế toán kiểm soát cả mặt số lƣợng và giá trị. Công việc hạch toán chi tiết là công việc khá phức tạp đòi hỏi phải phản ánh kịp thời, đầy đủ cả về mặt hiện vật và giá trị trong quá trình kiểm soát các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Quá trình nhập xuất tại công ty diễn ra rất thƣờng xuyên liên tục nên hiện tại doanh nghiệp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phƣơng pháp ghi thẻ song song. Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp thẻ song song: PHIẾU NHẬP KHO SỔ CHI BẢNG SỔ KẾ TIẾT TỔNG TOÁN THẺ NVL, HỢP TỔNG KHO CCDC NHẬP HỢP XUẤT TỒN PHIẾU XUẤT KHO Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 72
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu: * Đối với thẻ kho. Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thủ kho ghi số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. - Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật tƣ hàng hóa theo chỉ tiêu số lƣợng. Sau khi nhận và kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ nhập, xuất thủ kho ghi số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho. Cuối ngày tính toán số tồn kho để ghi vào cột tồn trên thẻ kho. Định kỳ, gửi chứng từ nhập, chứng từ xuất kho cho phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: Kế toán kiểm tra hoàn chỉnh chứng từ, căn cứ vào chứng từ này để ghi vào dổ kế toán chi tiết. * Đối với sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Từ những chứng từ nhập, xuất kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp rồi ghi sổ chi tiết vật liệu theo dõi cả về số lƣợng và giá trị. Tiếp theo ví dụ 1 và ví dụ 3: - Căn cứ vào phiếu nhập 850 và phiếu xuất 712 thủ kho ghi thẻ kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu. Cuối kỳ căn cứ vào các sổ chi tiết TK 152, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết TK 152. Tiếp theo ví dụ 2 và ví dụ 4: Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 73
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - Căn cứ vào phiếu nhập 840 và phiếu xuất 706 thủ kho ghi thẻ kho và sổ chi tiết nguyên công cụ dụng cụ. Cuối kỳ căn cứ vào các sổ chi tiết TK 153, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết TK 153. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 74
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Biểu số 2.9 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mẫu số S12- DN Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, An Dƣơng, Hải Phòng. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) THẺ KHO Ngày mở thẻ: 01 tháng 10 năm 2011. Tên, quy cách vật tƣ: Thép hình Tên kho: Số 1 Mã số vật tƣ: TH. Đơn vị tính: Kg STT NT Chứng từ Ngày Số lƣợng Ký xác nhận chứng từ NK, XK của kế toán Nhập Xuất Diễn giải Nhập Xuất Tồn Số dƣ đầu kỳ 0 . . . 17) 04/12 PN844 Nhập kho 04/12 5.561 5.561 18) 06/12 PN850 Nhập kho 06/12 7.692 13.253 19) 08/12 PX712 Xuất kho 08/12 11.260 1.993 20) 15/12 PN869 Nhập kho 15/12 3.250 5.243 21) 22/12 PX742 Xuất kho 22/12 5.243 - Cộng số phát sinh 66.012 66.012 - Số dƣ cuối kỳ 0 Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 75
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Biểu số 2.10 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mẫu số S10- DN Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, An Dƣơng, Hải Phòng. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tài khoản: 152 Tên, quy cách vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa): Thép hình Tiểu khoản: Mã số vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa): TH Đơn vị tính:.Kg . Tên kho: Số 1 Quý 4 - Năm 2011 Chứng từ TK Đơn Nhập Xuất Tồn ĐƢ giá SH NT Diễn giải SL Thành tiền SL Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số dƣ đầu kỳ 0 PN844 04/12 Nhập kho 331 15.200 5.561 84.527.200 5.561 84.527.200 PN850 06/12 Nhập kho 112 15.600 7.692 119.995.200 13.253 204.522.400 PX712 08/12 Xuất kho 621 15.432 11.260 173.764.320 1.993 30.758.080 PN869 15/12 Nhập kho 112 15.600 3.250 50.700.000 5.243 81.458.080 PX742 22/12 Xuất kho 621 15.537 5.243 81.458.080 - - Cộng số phát sinh 66.012 1.020.889.600 66.012 1.020.889.600 - - Số dƣ cuối kỳ - - Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 76
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Biểu số 2.11 Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÌNH ĐÔ Mẫu số S12- DN Địa chỉ: Số 3 Nguyễn Văn Linh, An Đồng, An Dƣơng, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) THẺ KHO Ngày mở thẻ: 01 tháng 10 năm 2011 Tên, quy cách vật tƣ: Thép tròn Tên kho: Số 1 Mã số vật tƣ: TT. Đơn vị tính: Kg STT NT Chứng từ Diễn giải Ngày Số lƣợng Ký xác nhận chứng từ NK, XK của kế toán Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E F 1 2 3 G Số dƣ đầu kỳ 4.330 16) 06/12 PN850 Nhập kho 06/12 14.465 18.795 17) 08/12 PX712 Xuất kho 08/12 12.525 6.270 18) 15/12 PN869 Nhập kho 15/12 8.625 14.895 19) 22/12 PX742 Xuất kho 22/12 12.250 2.645 Cộng số phát sinh 92.360 94.045 Số dƣ cuối kỳ 2.645 Nguồn: Trích từ phòng Kế toán của công ty. Sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Thảo – Lớp QT1206K Trang 77