Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu-Vinacomin - Lưu Thị Thùy Dương

pdf 143 trang huongle 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu-Vinacomin - Lưu Thị Thùy Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_con.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu-Vinacomin - Lưu Thị Thùy Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Lƣu Thị Thùy Dƣơng Giảng viên hướng dẫn: TS. Văn Bá Thanh HẢI PHÕNG - 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Lƣu Thị Thùy Dƣơng Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Văn Bá Thanh HẢI PHÕNG - 2011
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương Mã SV: 110313 Lớp: QT1103K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu - Vinacomin
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. - Phản ánh được thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. - Đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Số liệu năm 2010 tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin.
  5. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Nội dung Trang Lời mở đầu Chương 1: Một số lý luận chung về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp 1 1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán NVL 1 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của NVL 1 1.1.2 Vị trí, vai trò của NVL 1 1.1.3 Yêu cầu quản lý vật liệu tại doanh nghiệp 2 1.1.4 Nhiệm vụ của công tác kế toán NVL 3 1.2 Nội dung, phương pháp hạch toán chi tiết NVL trong các doanh nghiệp 4 1.2.1 Phân loại vật liệu, đăng kí mã sổ danh điểm NVL 4 1.2.2 Tính giá vật liệu 5 1.2.3 Tổ chức kế toán chi tiết NVL 9 1.2.4 Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho 13 1.3 Tổ chức công tác kế toán tổng hợp NVL 14 1.3.1 Hệ thống chứng từ sử dụng 14 1.3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng 15 1.3.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 16 1.3.4 Các hình thức kế toán 18 Chương 2: Thực tế tổ chức công tác kế toán NVL tại công ty TNHH MTV than Nam mẫu – Vinacomin. 21 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. 21 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin 21 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin 25 2.1.3 Công nghệ sản xuất của cty TNHH MTV than Nam Mẫu-Vinacomin 25 2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Cty TNHH MTV than Nam Mẫu-Vinacomin27 2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của Cty than Nam Mẫu – Vinacomin 33 2.1.6 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Cty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin 36 2.2 Thực trạng công tác kế toán NVL tại Cty than Nam Mẫu-Vinacomin 40 2.2.1 Đặc điểm NVL sử dụng tại Cty than Nam Mẫu – Vinacomin 40 Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 1 -
  6. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2 Tình hình quản lý NVL tại Cty than Nam Mẫu – Vinacomin 41 2.2.3 Phân loại NVL tại Cty than Nam Mẫu – Vinacomin 42 2.2.4 Đánh giá NVL tại Cty than nam Mẫu – Vinacomin 43 2.2.5 Tình hình tổ chức hạch toán NVL tại Cty than Nam Mẫu – Vinacomin 46 Chương 3: Hoàn thiện tổ chức kế toán NVL tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. 3.1 Nhận xét đánh giá về công tác tổ chức kế toán tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin 115 3.2 Nhận xét về công tác tổ chức kế toán NVL tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin 116 3.3 Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán NVL tại công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin 117 Kết luận Tài liệu tham khảo Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 2 -
  7. Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu – Vinacomin được thành lập ngày 01/04/1999 trên cơ sở sát nhập giữa hai mỏ là mỏ than Than Thùng và mỏ than Yên Tử, là đơn vị hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam từ ngày 01/07/2008. Công ty ra đời trong giai đoạn ngành than gặp nhiều khó khăn, song với sự quyết tâm của ban lãnh đạo cùng với tập thể cán bộ công nhân viên chức đã hăng say lao động sản xuất từng bước đưa Công ty ngày một phát triển hơn. Qua một thời gian thực tập, bằng những kiến thức lý thuyết đã học, tìm hiểu điều kiện thực tế tại Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin, nhận được sự quan tâm và chỉ bảo của TS. Văn Bá Thanh và cán bộ công nhân viên Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin, đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán với chuyên đề “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu – Vinacomin”. Nội dung đồ án môn học bao gồm ba chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. - Chương 2: Thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. - Chương 3: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV than Nam Mẫu - Vinacomin. Do hạn chế về hiểu biết nên trong đồ án còn những thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh và các bạn sinh viên để kiến thức của em ngày một hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn./ Sinh viên Lưu Thị Thùy Dương Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 3 -
  8. Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 1 Một số vấn đề lý luận chung về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp 1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu Khái niệm Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị của vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình tham gia vào quá trình sản xuất dưới tác động của lao động, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của lao động. Đặc điểm - Nguyên vật liệu có hình thái biểu hiện ở dạng vật chất như sắt thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt, vải trong doanh nghiệp may mặc, - Khác với tư liệu lao động, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. - Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Những đặc điểm trên của nguyên vật liệu đã tạo ra những đặc trưng riêng cho công tác hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp, đồng thời đặt ra yêu cầu tăng cường công tác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu để đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nhằm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp cần đặt ra yêu cầu cụ thể trong công tác quản lý nguyên vật liệu. 1.1.2 Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu Xuất phát từ những đặc điểm của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, ta thấy chúng giữ một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng đều có một tác động nhất định. Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu là bộ phận quan trọng của hàng tồn kho thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguyên vật liệu còn là cơ sở để hình thành lên sản phẩm, là yếu tố không thể Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 4 -
  9. Khóa luận tốt nghiệp thiếu được khi sản xuất sản phẩm. Nếu không có nguyên vật liệu thì không thể tiến hành được bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào được. Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất tạo ra sản phẩm, do vậy cả chất lượng và số lượng đều bị quyết định bởi một số nguyên vật liệu tạo ra nó. Vật liệu phải có chất lượng cao, đúng quy cách, chủng loại, chi phí vật liệu được hạ thấp, giảm mức tiêu hao vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu, giá thành hạ làm cho doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận cao, tồn tại được trong cơ chế thị trường. Từ đặc điểm vai trò của nguyên vật liệu ta thấy cần phải tổ chức tốt công tác hạch toán nguyên vật liệu là điều kiện không thể thiếu được để quản lý, thúc đẩy việc cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất và kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định, định mức dự trữ ngăn ngừa các hiện tượng hư hao mất mát, lãng phí vật liệu qua các khâu của quá trình sản xuất qua đó góp phần giảm bớt chi phí, nâng cấp hiệu quả sử dụng vốn tăng tốc luân chuyển vốn lưu động, hạ thấp giá thành sản phẩm. 1.1.3 Yêu cầu quản lý vật liệu tại doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận là mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm. Vì thế các doanh nghiệp đều ra sức tìm con đường giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy với tỷ trọng chiếm khoảng 60 – 70% tổng chi phí, nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại thấp tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy việc quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý nguyên vật liệu cần chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản đến khâu sử dụng. - Trong khâu thu mua: Các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Tại đây đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, chủng loại và giá cả của nguyên vật liệu được thu mua. Quản lý chặt chẽ cả về mặt tiến độ, thời gian cần thiết cho quá trình thu mua. - Trong khâu dự trữ, bảo quản: Để quá trình sản xuất được liên tục phải dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ, không gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được dự trữ quá lượng cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện việc Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 5 -
  10. Khóa luận tốt nghiệp tổ chức kho hàng, bến bãi phải trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, chế độ bảo quản theo đúng tính chất lý hóa của nguyên vật liệu để giảm bớt hư hỏng, hao hụt, mất mát, đảm bảo an toàn, giữ được chất lượng của nguyên vật liệu. - Trong khâu sử dụng: Doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá nguyên vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng phải tổ chức tốt ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. 1.1.4 Nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu Để thực hiện chức năng giám đốc từ vị trí của kế toán trưởng trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nhà nước quy định nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp như sau: - Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu về các mặt như số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp. - Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời trị giá vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau. Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những trường hợp sử dụng nguyên vật liệu sai mục đích, lãng phí. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng kém phẩm chất chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế thiệt hại. - Thực hiện kế hoạch kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo về vật liệu tham gia công tác phân tích thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu. Chính vì những lý do trên mà doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản và sử dụng. Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp tránh tình trạng làm gián đoạn quy trình sản xuất. 1.2 Nội dung, phân loại và phƣơng pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. 1.2.1 Phân loại vật liệu, đăng ký mã sổ danh điểm nguyên vật liệu. 1.2.1.1 Phân loại vật liệu Phân loại nguyên vật liệu là việc sắp xếp nguyên vật liệu thành từng nhóm, từng loại, từng thứ nguyên vật liệu theo những tiêu thức nhất định phục vụ cho yêu cầu quản lý một cách khoa học và hiệu quả. Tùy theo từng doanh nghiệp, do tính đặc Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 6 -
  11. Khóa luận tốt nghiệp thù của sản xuất kinh doanh nên sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau cả về tỷ trọng cũng như danh điểm từng loại. Căn cứ vào nội dung và yêu cầu quản trị doanh nghiệp, có thể phân loại nguyên vật liệu theo một số tiêu thức chủ yếu sau: Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: - Căn cứ vào yêu cầu quản lý thì nguyên vật liệu bao gồm: + Nguyên liệu, vật liệu chính: đặc điểm chủ yếu của nguyên liệu, vật liệu chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu chính được chuyển vào giá trị sản phẩm mới. + Vật liệu phụ: là các loại vật tư được dùng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm, Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm. + Nhiên liệu: là những vật tư có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản lý Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí. + Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ, + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những vật tư sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đới với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm các thiết bị cần lắp và các thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho các công trình xây dựng cơ bản. + Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại vật liệu trên. Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý tài sản cố định - Căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu đƣợc chia thành: + Nguyên vật liệu mua ngoài + Nguyên vật liệu tự chế biến, gia công - Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, nguyên vật liệu đƣợc chia thành: + Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh. + Nguyên vật liệu dùng cho công tác quản lý. + Nguyên vật liệu dùng cho các mục đích khác. 1.2.1.2 Đăng ký mã số danh điểm nguyên vật liệu Trên cơ sở phân loại vật liệu, doanh nghiệp tiến hành lập danh điểm vật liệu. Lập danh điểm vật liệu là quy định cho mỗi thứ, loại vật liệu một ký hiệu, mã số riêng bằng hệ thống các chữ số, có thể kết hợp với các chữ cái để thay thế cho tên gọi, Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 7 -
  12. Khóa luận tốt nghiệp quy cách, kích cỡ của chúng. Danh điểm này sử dụng thống nhất trong toàn doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu khoa học, hợp lý, dễ nhớ. Dựa vào ký hiệu tài khoản cấp 1 của vật liệu (TK 152), căn cứ vào cách phân loại vật liệu theo các cấp độ từ loại, nhóm đến thứ để lập danh điểm vật liệu. Vật liệu trong mỗi doanh nghiệp bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, Trong mỗi loại này lại gồm nhiều nhóm khác nhau. Ví dụ: nguyên vật liệu chính trong xí nghiệp bánh kẹo gồm bột mỳ, bột gạo, đường, bơ, sữa, Mỗi nhóm vật liệu lại gồm nhiều thứ, chẳng hạn đường trong sản xuất bánh kẹo gồm đường kính, đường đỏ, đường phèn, Vì vậy, việc lập danh điểm vật liệu có thể là: TK 152: Nguyên vật liệu TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK 1522: Vật liệu phụ TK 1523: Nhiên liệu 15211, 15212, 15213, hoặc 15201, 15202,15203, là ký hiệu của từng nhóm vật liệu. Doanh nghiệp có thể kết hợp hệ thống chữ cái để lập danh điểm của từng thứ vật liệu. Ví dụ: 15211A là danh điểm của vật liệu A trong nhóm 1 thuộc nguyên vật liệu chính. Để chi tiết hơn, cùng một thứ vật liệu ở các phân xưởng, tổ đội, kho khác nhau, doanh nghiệp có thể gắn thêm một số ký hiệu phù hợp. 1.2.2 Tính giá vật liệu Tính giá vật liệu là việc xác định trị giá vật liệu nhập kho, xuất kho, hiện còn trong kho theo phương pháp cụ thể áp dụng trong doanh nghiệp. Việc tính giá vật liệu theo phương pháp hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi phương pháp tính giá vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, tính toán giá thành sản phẩm, do đó nó liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh, xác định giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp. Mặt khác, trên cơ sở phương pháp tính giá hợp lý, các nhà quản trị mới có thể có những thông tin cần thiết cho việc phân tích để đưa ra các quyết định chính xác. Tính giá vật liệu cần tuân theo nguyên tắc giá vốn thực tế. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật liệu, có sự biến động thường xuyên, kế toán có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép kế toán hàng ngày. Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp tự xây dựng, ổn định trong cả kỳ. Đến cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế thông qua hệ số chênh lệch để ghi sổ kế toán tổng hợp. 1.2.2.1 Đánh giá vật liệu theo giá mua thực tế Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 8 -
  13. Khóa luận tốt nghiệp Đối với vật liệu nhập kho Hàng ngày, kế toán ghi chép sự biến động của vật liệu theo giá vốn thực tế. Giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho là các khoản chi cần thiết để có vật liệu đưa vào nơi sẵn sàng sử dụng hay bán. Do vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên giá thực tế trong mỗi trường hợp cụ thể được xác định như sau: - Đối với vật liệu mua ngoài, giá vốn thực tế bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế nhập khẩu (nếu có), và chi phí thu mua thực tế. Chi phí thu mua gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp , bảo quản, phân loại, bảo hiểm vật liệu từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, số hao hụt tự nhiên trong định mức( nếu có). Trường hợp vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì trị giá vốn thực tế của vật liệu không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng thì trị giá vốn thực tế của vật liệu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. - Đối với vật liệu tự gia công chế biến, trị giá thực tế vật liệu bao gồm trị giá thực tế vật liệu xuất chế biến và chi phí chế biến. - Đối với vật liệu thuê gia công chế biến, trị giá thực tế của vật liệu gồm giá thực tế của vật liệu xuất thuê gia công, chi phí vận chuyển cả đi lẫn về, tiền thuê gia công. - Đối với vật liệu nhận vốn góp liên doanh, trị giá thực tế của vật liệu là giá thực tế được các bên tham gia liên doanh chấp thuận. - Đối với phế liệu nhập kho: trị giá thực tế là ước tính có thể sử dụng được. Đối với vật liệu xuất kho Để tính trị giá thực tế vật liệu xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: - Tính theo đơn giá mua thực tế tồn đầu kỳ: theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho được tính căn cứ vào số lượng vật liệu xuất kho và đơn giá mua thực tế tồn đầu kỳ như sau: Số lượng Đơn giá thực tế Trị giá thực tế vật liệu vật liệu vật liệu xuất kho = xuất kho × tồn đầu kỳ Trong đó: Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 9 -
  14. Khóa luận tốt nghiệp Đơn giá thực tế vật liệu Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ = tồn đầu kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ - Tính theo đơn giá thực tế bình quân: trước hết phải tính đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: Giá thực tế vật liệu Giá thực tế vật liệu + Đơn giá tồn đầu kỳ nhập trong kỳ = bình quân Số lượng vật liệu Số lượng vật liệu + tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Sau đó tính giá thực tế vật liệu xuất kho: Trị giá thực tế Số lượng vật liệu = vật liệu × Đơn giá bình quân xuất kho xuất kho - Tính theo phương pháp bình quân liên hoàn ( bình quân sau mỗi lần nhập): theo phương pháp này sau mỗi lần nhập nguyên vật liệu, kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng nguyên vật liệu xuất để tính giá nguyên vật liệu xuất. Trị giá NVL tồn trước lần nhập n + Trị giá NVL nhập lần n Đơn giá bình = Số lượng NVL tồn trước lần quân liên hoàn + Số lượng NVL nhập lần n nhập n - Tính theo giá thực tế đích danh: Căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô vật liệu đó để tính trị giá vật liệu xuất kho. - Tính theo phương pháp nhập trước xuất trước: phương pháp này giả định rằng số vật liệu nào nhập kho trước thì xuất kho trước và lấy trị giá mua thực tế của số vật liệu đó để tính. - Tính theo phương pháp nhập sau xuất trước: phương pháp này giả định rằng số vật liệu nào nhập kho sau thì sẽ xuất kho trước, giá thực tế của vật liệu xuất kho được tính căn cứ vào số lượng vật liệu xuất kho và đơn giá mua mới nhất. 1.2.2.2 Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán Với những doanh nghiệp có số lượng vật liệu lớn, chủng loại nhiều, thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng vật liệu nhập xuất kho nhiều thì có thể dùng giá hạch toán để tính trị giá hàng xuất kho. Giá hạch toán là loại giá ổn định do Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 10 -
  15. Khóa luận tốt nghiệp doanh nghiệp tự xác định, được dùng trong hạch toán nội bộ doanh nghiệp. Hàng ngày, kế toán ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ nhập xuất kho vật liệu theo giá hạch toán. Cuối kỳ, tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Để tính được trị giá thực tế của vật liệu xuất kho, trước hết phải tính hệ số chênh lệch ( H) giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật liệu luân chuyển trong kỳ: Trị giá thực tế của vật Trị giá thực tế vật liệu + liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ H = Trị giá hạch toán của Trị giá hạch toán của vật + vật liệu tồn đầu kỳ liệu nhập trong kỳ Sau đó, tính trị giá thực tế của vật liệu xuất kho trong kỳ: Trị giá thực tế vật liệu Trị giá hạch toán vật liệu = × H xuất trong kỳ xuất trong kỳ Mỗi phương pháp tính giá vật liệu có những ưu nhược điểm riêng, căn cứ vào điều kiện cụ thể mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp thích hợp, đảm bảo các yêu cầu quản trị vật liệu nhằm mang lại hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh. 1.2.3 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.2.3.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu Kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ nguyên vật liệu. Để quản lý được vật liệu trong các doanh nghiệp kế toán phải cung cấp thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu, cả về chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị theo từng nơi bảo quản sử dụng. Điều đó dặt ra yêu cầu phải tổ chức hạch toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu ở từng kho, từng bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Vì vậy giữa các bộ phận kế toán của doanh nghiệp và thủ kho phải có sự liên hệ, phối hợp trong việc sử dụng các chứng từ nhập, xuất kho để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu cho thích hợp. 1.2.3.2 Các phƣơng pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp kế toán chi tiết sau: - Phương pháp ghi thẻ song song Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 11 -
  16. Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp sổ đối chiêu luân chuyển - Phương pháp số dư 1.2.3.2.1 Phƣơng pháp ghi thẻ song song Nguyên tắc hạch toán Theo phương pháp này tại kho thủ kho ghi chép sự biến động tình hình nhập xuất tồn của vật liệu, công cụ dụng cụ về mặt số lượng trên thẻ kho. Phòng kế toán theo dõi sự biến động về mặt giá trị và hiện vật trên sổ chi tiết nguyên vật liệu . - Ở kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập xuất để ghi số lượng vào thẻ kho và cuối ngày tính ra vật liệu tồn của từng loại vật liệu trên thẻ kho. - Ở phòng kế toán: Sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được chứng từ nhập xuất vật liệu do thủ kho chuyển lên kế toán phải tiến hành kiểm tra, xác định giá trị và phản ánh vào sổ chi tiết vật liệu, cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu, công cụ dụng cụ. Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp N – X – T Sổ tổng hợp Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song Ghi chú: : Ghi hàng ngày hoặc ghi định kỳ : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra Ưu điểm: Dễ thực hiện, tiện lợi khi xử lý trên máy vi tính, đơn giản. Hiện nay phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện hay. Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp, khối lượng ghi chép lớn Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 12 -
  17. Khóa luận tốt nghiệp Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, công cụ dụng cụ, khối lượng nhập xuất ít, phát sinh không thường xuyên, áp dụng với kế toán đã được chuyên môn hóa và sử dụng kế toán trên máy vi tính. 1.2.3.2.2 Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển Nguyên tắc hạch toán Theo phương pháp này tại kho thủ kho ghi chép sự biến động tình hình nhập xuất tồn của vật liệu, công cụ dụng cụ về mặt số lượng trên thẻ kho. Phòng kế toán theo dõi sự biến động về mặt giá trị và hiện vật trên Sổ đối chiếu luân chuyển. - Ở kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về mặt số lượng. - Ở phòng kế toán: để theo dõi từng loại vật liệu nhập xuất tồn về mặt giá trị, kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép, chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất trong tháng và mỗi danh điểm vật liệu được ghi trên sổ đối chiếu luân chuyển( áp dụng cho các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Thẻ kho Phiếu nhập Phiếu xuất Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân Bảng kê xuất chuyển Sổ kế toán tổng hợp Hình 1.2 : Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Ghi chú: : Ghi hàng ngày hoặc ghi định kỳ : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra Ưu điểm: Dễ làm, dễ thực hiện Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 13 -
  18. Khóa luận tốt nghiệp Nhược điểm: Số liệu không cung cấp kịp thời do công việc bị dồn vào cuối tháng quá nhiều nên ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau. Phạm vi áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày. 1.2.3.2.3 Phƣơng pháp sổ số dƣ Phương pháp sổ số dư là phương pháp sử dụng cho doanh nghiệp dùng giá hạch toán để hạch toán giá trị vật liệu nhập kho, tồn kho. Đặc điểm của phương pháp này là: - Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép số lượng vật liệu nhập, xuất kho trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Ngoài ra vào cuối tháng thủ kho phải căn cứ vào số tồn của vật liệu trên thẻ kho để ghi chép vào sổ số dư. Sổ số dư do phòng kế toán lập và gửi xuống cho thủ kho vào cuối tháng để ghi sổ. Các chứng từ nhập, xuất sau khi đã ghi vào thẻ kho phải được thủ kho phân loại theo chứng từ nhập, chứng từ xuất và chuyển giao cho phòng kế toán theo chứng từ nhập, xuất. - Ở phòng kế toán: Nhân viên phòng kế toán vật liệu có trách nhiệm định kỳ 3 – 5 ngày xuống kho để kiểm tra, hướng dẫn việc ghi chép của thủ kho và xem xét các chứng từ nhập, xuất đã được thủ kho phân loại sau đó xác nhận vào phiếu giao nhận chứng từ, thu nhận phiếu này kèm theo các chứng từ nhập xuất có liên quan. Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nhận được, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ và đối chiếu với các chứng từ khác có liên quan. Sau đó căn cứ vào giá hạch toán đang sử dụng để ghi giá vào các chứng từ và vào cột tiền phiếu giao nhận chứng từ. Kế toán tiến hành ghi vào bảng lũy kế nhập xuất tồn vật liệu. Bảng lũy kế nhập xuất tồn được mở riêng cho từng kho và mỗi danh điểm vật liệu được ghi riêng một dòng. Vào cuối tháng kế toán phải tổng hợp số tiền nhập xuất trong tháng và tính ra số dư cuối tháng cho từng loại vật liệu trên bảng lũy kế. Số dư trên bảng lũy kế phải khớp với số tiền được kế toán xác định trên sổ số dư. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 14 -
  19. Khóa luận tốt nghiệp Chứng từ nhập Thẻ kho Chứng từ xuất Bảng giao nhận Sổ số dư Bảng giao nhận chứng từ nhập chứng từ xuất Sổ tổng hợp N – X – T Bảng lũy kế N – X – T Hình 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư Ghi chú: : Ghi hàng ngày hoặc ghi định kỳ : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra Ưu điểm: Trong điều kiện thực hiện kế toán bằng phương pháp thủ công thì phương pháp sổ số dư được coi là phương pháp có nhiều ưu điểm, hạn chế việc ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán, cho phép kiểm tra thường xuyên công việc ghi chép ở kho đảm bảo số liệu chính xác kịp thời. Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi theo giá trị nên qua đó kế toán không biết tình hình tăng giảm của từng thứ vật liệu, công cụ dụng cụ mà phải xem số liệu trên thẻ kho, việc kiểm tra, phát hiện nhầm lẫn sai sót rất khó khăn. Phạm vi áp dụng: Thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có chủng loại nguyên vật liệu nhiều, tình hình nhập – xuất diễn ra thường xuyên và với điều kiện doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán nhập – xuất đã xây dựng hệ thống danh điểm nguyên vật liệu, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán vững vàng. 1.2.4 Các phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho 1.2.4.1 Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 15 -
  20. Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ( công nghiệp, xây lắp, ) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật và có chất lượng cao. 1.2.4.2 Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá Trị giá Trị giá hàng hàng tồn Tổng giá trị hàng xuất kho kho hàng nhập tồn kho trong kỳ = đầu kỳ + trong kỳ - cuối kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi sự biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho, giá trị của vật tư, hàng hóa mua vào nhập kho trong kỳ được theo dõi phản ánh trên tài khoản kế toán riêng ( TK 611 : mua hàng) Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định kỳ giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ ( tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611 “mua hàng ”. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán ( để kết chuyển số dư đầu kỳ ) và cuối kỳ kế toán ( để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ ). Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp; hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên ( cửa hàng bán lẻ). Phương pháp kiểm kê định kỳ có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi. 1.3 Tổ chức công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách sử dụng theo quyết định số15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 16 -
  21. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.1 Hệ thống chứng từ sử dụng Kế toán tình hình nhập – xuất liên quan đến nhiều loại chứng từ kế toán khác nhau, bao gồm những chứng từ có tính chất bắt buộc lẫn những chứng từ có tính chất hướng dẫn hoặc tự lập. Tuy nhiên dù là loại chứng từ gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cơ bản. - Tuân thủ chặt chẽ trình tự lập - Phê duyệt và luân chuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu quản lý ở các bộ phận có liên quan và yêu cầu ghi sổ kiểm tra của kế toán. Chứng từ liên quan đến nhập vật liệu bao gồm: - Phiếu nhập kho - Biên bản kiểm kê vật tư - Biên bản kiểm nghiệm - Chứng từ hóa đơn giá trị gia tăng Phòng vật tư sau khi nhận lệnh mua vật tư, phải đi thăm dò giá cả và nhạy bén trong ký kết hợp đồng. Khi có giấy báo có vật liệu mua về, các doanh nghiệp lập ban kiểm nghiệm vật tư sau khi mua để kiểm tra số lượng, quy cách, chất lượng của vật liệu mua về. Sau khi kiểm tra xong thấy đầy đủ thì bộ phận vật tư ghi phiếu nhập kho vật tư rồi giao cho thủ kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập rồi chuyển lên cho phòng kế toán. Chứng từ liên quan đến xuất nguyên vật liệu bao gồm: - Phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Phiếu xuất vật tư theo hạn mức - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng - Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho 1.3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế biến, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác nhau. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ ( trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 17 -
  22. Khóa luận tốt nghiệp Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đưa đi góp vốn. - Trị giá nguyên vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua - Chiết khấu nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng. - Trị giá nguyên vật liệu hao hụt mất mát phát hiện khi kiểm kê. - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ ( trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Số dư bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ TK 331, TK 133, TK 111, TK 112, TK 142, TK 242, TK 621, TK 627, TK 623, TK 641, TK 642, Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 18 -
  23. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1388,154 S¬ ®å kÕ to¸n tæng hîp nguyªn vËt liÖu theo ph•¬ng ph¸p kª khai th•êng xuyªn Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 19 -
  24. Khóa luận tốt nghiệp S¬ ®å kÕ to¸n tæng hîp nguyªn vËt liÖu theo ph•¬ng ph¸p kiÓm kª ®Þnh kú Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 20 -
  25. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.4 Các hình thức kế toán Khi hạch toán tổng hợp nhập – xuất vật liệu, tùy theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp sử dụng mà phản ánh các nghiệp vụ nhập – xuất vật liệu vào sổ kế toán cho phù hợp. Hiện nay có 5 hình thức ghi sổ kế toán - Hình thức kế toán Nhật ký chung - Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái - Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán trên máy Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể vế số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm, hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn 1 hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó gồm: các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu, kiểm tra trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Sau đây em xin trình bày hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ là một trong năm hình thức kế toán trên. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ: - Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản) - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức Nhật ký – chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 21 -
  26. Khóa luận tốt nghiệp Chứng từ kế toán và bảng phân bổ Bảng kê NHẬT KÍ CHỨNG TỪ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hình 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kê toán Nhật ký – chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển vào sổ Nhật ký – Chứng từ. Cuối tháng khóa sổ, cộng các số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết liên quan và lấy số liệu tổng cộng của Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ chi tiết để lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 22 -
  27. Khóa luận tốt nghiệp Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 23 -
  28. Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2 Thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. Mỏ Than Nam Mẫu được thành lập ngày 01/4/1999 (nay là Công ty TNHH một thành viên Than Nam Mẫu – Vinacomin) trên cơ sở sát nhập 2 mỏ than Than Thùng và mỏ Than Yên Tử theo quyết định số 502/QĐ-TCCB-ĐT, ngày 23/3/1999 của Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) Trụ sở đặt tại phường Quang Trung – thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh. Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất than hầm lò tại khu vực Than Thùng (xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Ngày đầu thành lập Mỏ Than Nam Mẫu có tổng số 1.515 người, trong đó có 579 thợ lò, bộ máy tổ chức gồm 10 phòng ban, 10 phân xưởng sản xuất; trong đó có 6 phân xưởng khai thác và đào lò, 4 phân xưởng phục vụ khác. Ngày 16/10/2001 mỏ Than Nam Mẫu được đổi tên thành Xí nghiệp Than Nam Mẫu theo quyết định số 4311/ QĐ-TCCB, ngày 04/10/2001 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam. (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam). Tổng số CBCNVC là 1.954 người, trong đó có 825 thợ lò, bộ máy tổ chức gồm 13 phòng ban, 14 phân xưởng sản xuất; trong đó có 7 phân xưởng khai thác và đào lò, 7 phân xưởng phục vụ khác. Đến ngày 15/5/2006 Xí nghiệp Than Nam Mẫu được chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Than Nam Mẫu theo quyết định số 1084/QĐ-BCN, ngày 27/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Tổng số CBCNVC 2.820 người, trong đó có 1.435 thợ lò, bộ máy tổ chức gồm 16 phòng ban, 24 phân xưởng, trong đó có 14 phân xưởng khai thác và đào lò, 10 phân xưởng phục vụ khác. Ngày 11/6/2008 HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có quyết định số 1372/QĐ-HĐQT chuyển Công ty TNHH một thành viên Than Nam Mẫu về trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam lấy tên là Công ty TNHH một thành viên Than Nam Mẫu – TKV, kể từ ngày 01/7/2008. Tại thời điểm đó tổng số CBCNVC là 3.760 người, trong đó có 1.652 thợ lò, bộ máy tổ chức gồm 17 phòng ban, 25 phân xưởng, trong đó có 16 phân xưởng khai thác và đào lò, 9 phân xưởng phục vụ khác. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 24 -
  29. Khóa luận tốt nghiệp Tháng 08 năm 2010 theo quyết định của tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam về việc chuyển đổi các đơn vị là chi nhánh của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Công ty nhà nước) thành Chi nhánh của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Công ty TNHH MTV) Cô – lên 80 người. Lực lượng lao động của đơn vị có năng lực trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 25 -
  30. Khóa luận tốt nghiệp  Thành tích mà Công ty đạt đƣợc trong những năm qua: Chênh lệch(2009-2008) Chênh lệch (2010 - 2009) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ (%) 5=(4/2)*10 8=(7/3)*10 1 2 3 4=3-2 6 7=6-3 0 0 1.Doanh thu 426.117.924.711 1.026.738.643.597 600.620.718.886 140,95% 1.507.142.714.508 480.404.070.911 46,79% thuần về BH và CCDC 2. Giá vốn 343.721.182.231 824.885.002.112 481.163.819.881 139,99% 1.146.094.642.954 321.209.640.842 38,94% hàng bán 3. Lợi nhuần 4.220.694.597 22.805.850.972 18.585.156.375 440,33% 33.687.825.883 10.881.974.911 47,72% thuần từ HĐKD 4. Tổng LN 6.403.431.813 26.182.766.391 19.779.334.578 308,89% 37.927.762.989 11.744.996.598 44,89% trước thuế 5. Lợi nhuận 4.607.903.224 19.652.353.989 15.044.450.765 326,49% 28.382.607.875 8.730.253.886 44,42% sau thuế Qua bảng phân tích ta nhìn thấy nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty khá tốt. Doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng trưởng đều phù hợp với chiến lược phát triển của đơn vị, cụ thể như sau: Doanh thu thuần về BH và CCDV năm 2009 là 1.026.738.643.597 đồng tăng 600.620.718.886 đồng so với năm 2008 tương ứng với 140,95%. Doanh thu thuần về BH và CCDV năm 2010 là 1.507.142.714.508 đồng tăng 480.404.070.911 đồng so với năm 2009, tương ứng với 46,79% đây là một sự cố gắng rất lớn của công ty trong thời gian qua. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 26 -
  31. Khóa luận tốt nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 là 22.805.850.972 đồng tăng 18.585.156.375 đồng so với năm 2008 tương ứng với 140,33%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 là 33.687.825.883 đồng tăng 10.888.974.991 đồng so với năm 2009 tương ứng với 47,72%. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 19.779.334.578 đồng, tương ứng với 308,89%. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là 11.744.996.598 đồng, tương ứng với 44,89%. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 15.044.450.765 đồng, tương ứng với 326,49%. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là 8.730.253.886 đồng tương ứng với 44,42%. Từ kết quả trên, chứng tỏ công ty đã có phương hướng kinh doanh đúng đắn, mang lại hiệu quả cao, tạo được uy tín trên thị trường.  Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động. Cũng giống như các đơn vị khai thác than khác đơn vị luôn gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác khi mà điều kiện khí hậu Quảng Ninh hiện nay, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, đây là yếu tố ảnh hưởng nhất định tới sản xuất của Công ty. Vì đặc điểm của sản xuất và khai thác than là trời mưa cấu tạo địa chất phức tạp, giảm sản lượng khai thác: đối với khai thác hầm lò dễ dẫn tới bùng nền, méo lò; đối với khai thác lộ thiên dẫn tới đường sụt, trơn các phương tiện bốc xúc không hoạt động được, các tai nạn về bục túi nước cũng luôn là nỗi lo của các đơn vị hầm lò khai thác than. Tuy nhiên với công nghệ hiện đại được đưa vào sử dụng cùng với những chú trọng về công tác an toàn lao động nên đơn vị sẽ hạn chế được tối đa các tai nạn và khó khăn xảy ra. Bên cạnh đó trong những năm vừa qua lực lượng lao động trực tiếp trong các lò khai thác tại các đơn vị khai thác than xảy ra tình trạng nghỉ việc cũng rất nhiều. Có những việc đó là do với ngành khai thác than hầm lò với đặc thù độc hại, nguy hiểm, đòi hỏi cường độ lao động cao trong khi các yếu tố như mức thu nhập, đời sống tinh thần, vị thế; khả năng thăng tiến trong xã hội chưa đủ sức lôi cuốn lớp người trẻ tuổi gắn bó suốt đời với ngành nghề. Để khắc phục tình trạng trên trong năm vừa qua đơn vị đã chú trọng nhiều hơn trong việc chăm lo đời sống, thu nhập, tinh thần cho lực lượng lao động tại đơn vị, đã có nhiều hơn các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, các sân chơi thể thao được đầu tư xây dựng, đặc biệt đơn vị đang tiến hành xây dựng khu nhà chung cư, tập thể dành cho cán bộ công nhân trong đơn vị. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 27 -
  32. Khóa luận tốt nghiệp Các khó khăn là vậy xong toàn bộ ban lãnh đạo đơn vị cũng như các cán bộ nhân viên cũng luôn đồng lòng vượt qua các khó khăn thử thách để đạt được các kết quả tốt hơn. Bên cạnh các khó khăn thì đơn vị cũng luôn có những thuận lợi như: Đầu ra chắc chắn. Theo tính toán của TKV, nhu cầu than sử dụng trong nước đến năm 2010 cần khoảng 31,8 triệu tấn, đến năm 2015 khoảng 50,7 triệu tấn, đến năm 2025 khoảng 118,1 triệu tấn và sản lượng than không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, chưa kể xuất khẩu. Đơn vị luôn mạnh dạn đầu tư công nghệ mới đồng thời công tác an toàn lao động thường xuyên được quan tâm để tránh những rủi ro cho người lao động đồng thời quan tâm tới thu nhập cũng như đời sống của toàn bộ cán bộ nhân viên trong đơn vị. Ngành than đã và đang có nhiều đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước, là động lực góp phần thúc đẩy các Ngành kinh tế khác phát triển (như điện, đạm, xi măng, giấy, vật liệu xây dựng ), tạo ra nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước. Với đặc thù của Ngành than là độc quyền khai thác nguồn tài nguyên rất dồi dào, sẵn có ở Quảng Ninh để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, do đó lợi thế về sản xuất - kinh doanh rất lớn. Chính vì những lý do trên, Ngành than đang được Đảng, Chính phủ và UBND Tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát triển vững mạnh. Trong năm 2010 đơn vị được đánh giá là đơn vị có số tiền nộp ngân sách lớn nhất cho Thị xã Uông Bí. 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. . Khai thác, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác; . Thăm dò, khảo sát địa chất và địa chất công trình; . Thi công xây lắp các công trình mỏ công nghiệp giao thông và dân dụng; . Sản xuất sửa chữa cơ khí, thiết bị mỏ, phương tiện vận tải; . Vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy; . Sản xuất vật liệu xây dựng; . Sản xuất, kinh doanh nước tinh khiết. 2.1.3 Công nghệ sản xuất của công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin là công ty khai thác than hầm lò, áp dụng công nghệ khai thác dây điều, khoan nổ mìn kết hợp với thủ công là chủ yếu. - Hệ thống mở vỉa: Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 28 -
  33. Khóa luận tốt nghiệp Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin tiến hành mở vỉa bằng lò ( lò xuyên vỉa). Sau đó các đường lò dọc vỉa, thượng khai thác, lò song song đầu và lò song song chân. Trong công tác đào lò chuẩn bị than, đào lò trong đá các bước công việc như sau: Củng cố lò Khoan Nạp nổ, Chống tạm thông gió Đặt đường Dựng vì Tải than và ray chống cố định đất đá Hình 2.1: Bước công việc đào lò chuẩn bị trong than Khoan lỗ Nạp nổ mìn, Xúc chuyển mìn thông giá, sửa đất đá Đào rãnh, đặt Thi công, lắp đường ray, nối đặt vì chống Hình 2.2: Bước công việc đào lò trong đá - Hệ thống khai thác: + Công ty áp dụng hệ thống khai thác cột dài theo phương. + Khấu than bằng phương pháp khoan nổ mìn + Thông gió: sử dụng cả hai phương pháp thông gió hút và thông gió đẩy. + Vận tải: áp dụng hệ thống vận tải không liên tục. Than từ lò chợ được vận chuyển bằng máng trượt, máng cào rót xuống goòng sau đó ra quang lật than ra ngoài cửa lò. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 29 -
  34. Khóa luận tốt nghiệp Chuyển cột chống Khoan lỗ Nạp nổ mìn và Chống dặm mìn thông gió tích cực Khấu chống tải than Hạ nền, sang máng Chuyển cột chống tăng cường, phá hỏa đá vách. Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống khai thác than lò chợ. 2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. 2.1.4.1 Vị trí địa lý tự nhiên Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin nằm ở 210 17’ vĩ độ Bắc, 1060 59’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 160 km, cách thành phố Hạ Long 40 km, phía Bắc giáp núi Bảo Đài, phía Đông giáp Công ty Uông Thượng ( Công ty Việt Min Đô). Khu văn phòng của Công ty được đặt trên quả đồi rộng nhìn xuống trung tâm thành phố Uông Bí. Khai trường của Công ty nằm cách cơ quan hay trung tâm khoảng 20km, thuộc xã Thượng Yên Công ( khu vực than Thùng – Yên Tử). Bên cạnh khu vực khai thác còn có lâm trường trồng cây và bảo vệ môi trường. Nhìn chung về vị trí của Công ty không được thuận lợi, khai trường nằm xa trung tâm gây khó khăn cho việc chỉ đạo tiến hành sản xuất. Điều kiện khí hậu: Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đông. Mùa hè thường có mưa to, nhiệt độ nóng có khi lên đến 360C 370C. Mùa đông ít mưa, nhiệt độ có lúc hạ xuống 70C 80C, có gió mạnh. Lượng mưa trung bình hàng năm phân bố không đều trong năm Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 30 -
  35. Khóa luận tốt nghiệp ( tập trung vào mùa hè), nhìn chung điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến việc thăm dò và khai thác. Quá trình sản xuất trong năm mang tính chất mùa vụ, sản lượng than tập trung vào những tháng mùa khô. Giao thông kinh tế: Mạng lưới giao thông trong khu vực mỏ tương đối phát triển. Năm 1998, mỏ đã hoàn thành đường bê tông từ khu Yên Tử đến Lán Tháp đi Uông Bí. Nhìn chung điều kiện giao thông từ mỏ ra tới nhà sàng Khe Ngát, ra Cảng cũng như đi các nơi khác tương đối thuận lợi. Công ty nằm trong khu vực miền núi dân cư thưa thớt, chủ yếu là cán bộ của một số lâm trường và đồng bào dân tộc, kinh tế trong vùng kém phát triển. Do vậy, khả năng cung cấp lao động chủ yếu từ các tỉnh đồng bằng lân cận như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Địa hình: Địa hình khu mỏ là vùng đồi núi cao, khu vực phía Tây có rừng phòng hộ, sườn núi dốc, núi có độ cao trung bình 450m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam đổ vào suối lớn Trung Lương, lưu lượng thay đổi từ 6,10 lít/giây đến 18,00 lít/giây. Các suối về mùa khô ít nước, lòng suối hẹp, nông. Đặc điểm khí mỏ: Các vỉa than của Công ty đều tuân theo quy luật chung là chứa các khí cháy nổ (CH4, H2 ) và khí độc, ngạt (CO2 + CO). Hàm lượng các loại khí của từng vỉa thay đổi không lớn. - Hàm lượng khí Mêtan và Hyđrô thay đổi từ 0,00% 22,71%; trung bình 22,63%. - Khí CO2 thay đổi từ 0,00% 22,71%; trung bình 4,25%. - Hàm lượng khí Nitơ thay đổi từ 41,80% 99,59%; trung bình79,74%. Không phát hiện thấy đới khí Mêtan, các vỉa than nằm trong đới khí phong hóa. Thành phần và hàm lượng khí thuộc đới khí Mêtan – Nitơ có thể tạm thời xếp độ chứa các vỉa than thuộc loại cấp I về khí Mêtan. Thực tế trong thời gian khai thác của mỏ chưa xảy ra hiện tượng ngạt và cháy nổ. Tuy vậy, do khu mỏ có nhiều nếp uốn nên trong các cấu tạo đó rất có thể là nơi tích tụ khí tự nhiên. Vì vậy, cần đầu tư nghiên cứu để làm rõ đặc điểm và quy luật phân bố khí để có biện pháp chủ động phòng ngừa. Trữ lượng mỏ: Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 31 -
  36. Khóa luận tốt nghiệp Trữ lượng mỏ Nam Mẫu được tính trên bản đồ trữ lượng các vỉa: 3,4,5,6,7,8,9,6a và 7 trụ. Các bản đồ này được chỉnh lý trên cơ sở các bản đồ đồng đẳng do Công ty địa chất 906 ( Công ty địa chất và khai thác khoáng sản lập năm 1999). Trữ lượng của Công ty báo cáo năm 1999 cấp C1 đến C2 là 72.263.000 tấn, trong đó cấp C1 là 39.031.449 tấn, cấp C2 là 32.211.676 tấn. Tổng trữ lượng chia làm hai khu: Khu I từ tuyến I đến đứt gãy F400; Khu II từ đứt gãy F400 về phía Tây Bắc ( giáp khu di tích chùa Yên Tử). Trữ lượng tính từ LV - +125. Đặc điểm của sản phẩm: Sản phẩm chính của công ty than Nam Mẫu – Vinacomin là than nguyên khai. Than của công ty thuộc loại than Antracite, được thể hiện ở 2 loại: - Than cứng màu đen, á kim đến bán kim có cấu tạo khối. - Than cám màu đen, dạng lưới, phiến, ổ, thấu kính. Chất lượng than: - Độ ẩm (Wpt) thay đổi từ 3,13% 6,10%; trung bình 4,69%. Trị số độ ẩm tương đối thấp, than biến chất cao. Than của Công ty than Nam Mẫu có chất bốc không cao. Vk thay đổi từ 2,01% 9,95%; trung bình 3,92%. - Độ tro (Ak) của than thay đổi từ 5,15% 37,8%; trung bình 18,3%. Nhìn chung do điều kiện cấu tạo địa chất nên chất lượng than nguyên khai của mỏ chưa tốt. - Trị số lưu huỳnh (Sk): thay đổi từ 0,34% 6,76%; trung bình là 1,4%; hàm lượng lưu huỳnh phát triển từ vỉa 3 đến vỉa 9 tăng dần từ Đông sang Tây với mỗi vỉa. - Trị số phốt pho (P): có trị số thay đổi từ 0,007% 0,1%; trung bình 0,012%. Với chỉ số trên than của Công ty than Nam Mẫu có hàm lượng phốt pho là rất thấp so với yêu cầu sử dụng than công nghiệp. - Nhiệt lượng (Qk): nhiệt lượng than thay đổi từ 4,466 kcal/kg 8,027 kcal/kg; trung bình 6,815 kcal/kg. Nhiệt lượng nóng chảy của tro thay đổi từ 1,120C 1,6490C; trung bình là 1,3830C, thuộc loại than khó nóng chảy. - Khí mỏ: kết quả nghiên cứu cho thấy các vỉa than đều tuân theo quy luật các khí cháy nổ (CH4, H2); khí độc, ngạt (CO2 + CO); hàm lượng (%) các loại khí trong vỉa thay đổi không lớn. - Thể trạng của than từ 1,64 1,65. Căn cứ vào các chỉ tiêu công nghiệp và thành phần hóa học của than, Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin có các loại hình sản phẩm sau: Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 32 -
  37. Khóa luận tốt nghiệp Bảng kê các loại sản phẩm T Tên sản phẩm Cỡ hạt Độ tro (Ak, %) T I Than sạch 1 Than cám 3 0 15 Max 15 2 Than cám 4a 0 15 15,01 20 3 Than cám 4b 0 15 20,01 26 4 Than cám 5a 0 15 26,01 30 5 Than cám 5b 0 15 30,01 33 6 Than cám 6a 0 15 33,01 36 7 Than cám 6b 0 15 36,01 40 8 Than cục 50 x 250 Max 12 9 Than cục 15 x 50 Max 9 1 Than cục 35 x 50 Max 9 0 1 Than don xô 15 50 Max 15 1 1 Than don xô 15 50 15,01 20 2 1 Than don xô 15 50 20,01 26 3 1 Than don xô 15 50 26,01 30 4 1 Than don xô 15 50 30,01 40 5 1 Than don xô 15 50 > 40 6 II Than nguyên 0 50 Max 15 khai 1 Than nguyên 0 50 15,01 20 khai 2 Than nguyên 0 50 20,01 26 khai 3 Than nguyên 0 50 26,01 30 Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 33 -
  38. Khóa luận tốt nghiệp khai 4 Than nguyên 0 50 30,01 40 khai 2.1.4.2 Trang thiết bị kỹ thuật. Bộ phận sản xuất chính của Công ty gồm 10 phân xưởng khai thác với những trang thiết bị khấu than phù hợp với dây chuyền sản xuất của Công ty đầy đủ về mặt số lượng, dự phòng đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục, không bị gián đoạn và đáp ứng tốt khi Công ty có công suất lớn hơn để thấy được sự đầu tư trang thiết bị của Công ty, có bảng thống kê sau: Bảng thống kê máy móc thiết bị của khối sản xuất chính T ĐV Dự Sửa Tên thiết bị Sản xuất T T phòng chữa 1 2 3 4 5 6 1 Máy nén khí Chiế 14 5 3 c 2 Máy khoan Chiế 3 1 c 3 Máy phát điện Chiế 2 c 4 Máng cào cứng Bộ 37 3 5 Máng cào mền Bộ 32 6 Quang lật goòng Chiế 6 c 7 Tời điện Chiế 11 4 3 c 8 Tàu điện Chiế 9 1 c 9 Tủ nạp tàu Chiế 7 2 c 1 Quạt gió cục bộ Chiế 82 20 2 0 c 1 Cầu dao phòng nổ Chiế 37 8 2 1 c Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 34 -
  39. Khóa luận tốt nghiệp 1 Đèn ắc quy lò Chiế 1756 420 2 c 1 Khởi động từ Chiế 96 10 3 c 1 Biến áp khoan Chiế 41 6 4 4 c 1 Biến thế chiếu sáng Chiế 16 8 5 c 1 Rơ le lò 127V Chiế 7 15 6 c 1 Khoan điện cầm tay Chiế 34 14 6 7 c 1 Tủ nạp ắc quy đèn Chiế 10 5 8 lò c 1 Máy chưng cất Bộ 5 1 9 nước 2 Bơm dung dịch Chiế 4 3 0 c 2 Búa khoan hơi Chiế 4 3 1 c 2 Búa chèn Chiế 7 1 2 c 2 Goòng chở than Chiế 365 24 15 3 c 2 Máy bắn mìn Chiế 8 2 1 4 c 2 Cáp lực M 3800 2500 5 2 Dây điện M 2500 1300 6 2 Đèn nêông phòng Bộ 36 12 7 nổ 2 Cáp cao su M 2400 460 8 Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 35 -
  40. Khóa luận tốt nghiệp 2 Áp tô mát 3 pha Chiế 22 5 2 9 c 3 Cầu dao 2 pha Chiế 12 3 0 c 3 Công tơ đo điện Chiế 10 7 1 1 c 3 Ca đĩa Chiế 5 2 c 3 Máy trộn bê tông Chiế 2 3 c 3 Đầm rung Chiế 4 4 c 3 Bơm nước Chiế 10 5 c 3 Bào gỗ Chiế 2 6 c 3 Máy tiện Chiế 2 7 c 3 Máy hàn Chiế 20 8 c 3 Máy biến áp 3 pha Chiế 19 9 c 4 Biến áp phòng nổ Chiế 12 3 0 c 4 Máy đào lò Chiế 1 1 c 4 Máy phun bê tông Chiế 1 2 c 4 Bơm nhũ hóa Chiế 2 3 c 4 Giá thủy lực di Bộ 143 4 động 4 Máy tháo cột Chiế 1 5 c Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 36 -
  41. Khóa luận tốt nghiệp Trang bị kỹ thuật dùng vào sản xuất phụ trợ. Bộ phận sản xuất phụ trợ là các bộ phận tạo điều kiện cho bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ của Công ty gồm: phân xưởng vận tải, phân xưởng cơ khí, phân xưởng sửa chữa cơ điện lò, phân xưởng xây dựng và hoàn nguyên môi trường; ngoài ra còn các bộ phận khác. Hiện nay các bộ phận phụ trợ của Công ty sử dụng những máy móc thiết bị sau: Bảng thống kê trang thiết bị kỹ thuật dùng vào sản xuất phụ trợ T ĐV Sản Sửa Thanh Tên thiết bị T T xuất chữa lý 1 2 3 4 5 6 1 Xe gạt Chi 3 1 1 ếc 2 Máy xúc Chi 6 2 1 ếc 3 Máy nén khí Chi 1 2 1 ếc 4 Máy khoan CBY Chi 2 1 ếc 5 Máy phát điện 75KVA Chi 1 1 ếc 6 Xe HUYNDAI Chi 7 ếc 7 Xe KPAZ Chi 38 ếc 8 Xe KAMAZ Chi 24 ếc 9 Xe ôtô con Chi 9 ếc 1 Xe ôtô ca Chi 12 0 ếc Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 37 -
  42. Khóa luận tốt nghiệp 1 Xe cẩu Chi 3 1 ếc 1 Xe trục Chi 3 1 2 ếc 1 Xi téc Chi 1 3 ếc 1 Xe cứu thương Chi 1 4 ếc 2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 38 -
  43. Khóa luận tốt nghiệp Chñ tÞch H§QT Gi¸m ®èc PGĐ sản PGĐ kỹ PGĐ an PGĐ cơ PGĐ đời xuất thuật toàn điện sống P. P. P. P. P. P. P. P. P Văn P. P. P. P. P. P. P. chỉ Bv KT TĐ Đầu tư Cơ Y TK Kế Ksc KT KT an Vật phòng TC Kiểm Tin đạo Qs CN ĐC toàn XDCB điện tư tế QT LĐ KT hoạch tiêu thông toán học sx thụ gió Phân xưởng khai thác Phân xưởng đào lò PX PX PX PX PX PX PX PX PX xây cơ Cơ VT1 ST1 Cơ Thông phục PV PX dựng giới khí gió đo vụ đời 1,2,3,5,6,8,9,10,11,12. 1,2,3,5,6,Com Pai. điện VT2 PX khí sống ST2 Sơ đồ 2.4: Bộ máy công ty Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 37 -
  44. Khóa luận tốt nghiệp Bộ máy quản lý của Công ty TNHH than Nam Mẫu – Vinacomin được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Trong cơ cấu này quyền lực tập trung vào Giám đốc công ty. Bộ máy quản lý ( sơ đồ 2.4) được chia làm 3 cấp, gồm 5 PGĐ, 1 trợ lý GĐ, 17 phòng ban và 25 phân xưởng trong đó có 16 phân xưởng khai thác và đào lò, 9 phân xưởng phục vụ khác. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chính về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động của công ty được phân bổ thành các bộ phận. Các PGĐ và các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho GĐ về các mặt mà mình chịu trách nhiệm, ở tuyến 2 gồm các phân xưởng và công trường làm nhiệm vụ trực tiếp sản xuất, sửa chữa trang thiết bị dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty, trong đó cao nhất là các quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước GĐ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Dưới quản đốc là PGĐ – chỉ huy điều hành sản xuất trong phạm vi một ca của phân xưởng. Chức năng, nhiệm vụ một số phòng ban chủ chốt trong bộ máy quản lý của Công ty. - Phòng chỉ đạo sản xuất: Tham mưu giúp GĐ công ty trong việc chỉ đạo và điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đảm bảo sản xuất và tiêu thụ an toàn, hiệu quả. - Phòng kỹ thuật an toàn: Tham mưu cho GĐ công ty trong việc tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn – Bảo hộ lao động của công ty. - Phòng kỹ thuật trắc địa – Địa chất: Tham mưu cho GĐ trong việc tổ chức,quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác trắc địa, địa chất để thực hiện nhiệm vụ SXKD, XDCB và phục vụ đời sống của công ty. - Phòng kỹ thuật cơ điện – vận tải: Tham mưu cho GĐ công ty trong việc tổ chức, quản lý, kiểm tra công tác kỹ thuật cơ điện – xe máy để thực hiện nhiệm vụ SXKD, XDCB và phục vụ đời sống của công ty. - Phòng KCS – Tiêu thụ: Tham mưu cho GĐ công ty về quản lý công tác chất lượng than từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. - Phòng Đầu tƣ xây dựng: Tham mưu cho GĐ công ty trong lĩnh vực tổ chức, quản lý công tác đầu tư XDCB các công trình hầm lò và mặt bằng, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nhằm duy trì và phát triển SXKD của công ty. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 38 -
  45. Khóa luận tốt nghiệp - Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu giúp GĐ công ty và chịu trách nhiệm trước GĐ công ty việc quản lý chỉ đạo công tác: Tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương và chế độ cho công nhân viên chức. - Phòng Tài chính – Kế toán: Tham mưu cho GĐ công ty trong việc tổ chức quản lý thống kê, hạch toán kế toán, quản lý tài sản của công ty. - Phòng Kế hoạch – Giá thành: Tham mưu cho GĐ công ty trong việc tổ chức, quản lý theo dõi thực hiện công tác kế hoạch, dự toán, hợp đồng của công ty. - Phòng Vật tƣ: Tham mưu cho GĐ công ty trong việc tổ chức, quản lý việc mua sắm, bảo quản, cấp phát vật tư, thiết bị phục vụ cho SXKD, XDCB và phục vụ đời sống của công ty. - Phòng Kiểm toán – Thanh tra: Tham mưu cho GĐ công ty thực hiện chế độ kiểm toán, thanh kiểm tra hoạt động quản lý; xét giải quyết đơn thư khiếu tố; xây dựng các biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và quản lý công tác kiểm toán, thanh tra trong phạm vi công ty. 2.1.6 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. 2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán Phòng Kế toán – Tài chính có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn công ty, giúp ban GĐ tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong công ty. Đồng thời hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty. Phòng Kế toán – Tài chính gồm 9 cán bộ công nhân viên kế toán được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên được chia làm 7 phần được thể hiện ở hình sau: Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 39 -
  46. Khóa luận tốt nghiệp Kế toán trƣởng Phó phòng kế toán Kế toán Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán vốn toán toán quỹ TSCĐ lương bằng vật tư tổng & tiền & hợp BHXH thanh toán Sơ đồ 2.5 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu – Vinacomin. Theo sơ đồ 2.5 thì phòng Kế toán – Tài chính có các bộ phận như sau: - Kế toán trƣởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của GĐ công ty, tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán theo chế độ quy định của nhà nước. Tổng hợp thông tin kịp thời cùng ban GĐ phát hiện ra mặt mạnh, mặt yếu về công tác tài chính kế toán để GĐ kịp thời ra quyết định. - Phó phòng: là người giúp kế toán trưởng lãnh đạo công việc chung của phòng và quản lý các tổ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực mình quản lý. - Kế toán tài sản cố định: là kế toán thể hiện trên sổ sách tình hình tài sản về số lượng, giá trị tài sản như đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cũng như tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ. - Kế toán tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội: tính lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phụ cấp của từng người ở từng bộ phận phòng ban. Lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng, tổ đội sản xuất toàn công ty. Tổng hợp phân bổ tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: theo dõi chi tiết việc thanh toán qua ngân hàng, số hiệu và tình hình biến động của các khoản tiền gửi của công ty.Theo dõi các khoản thanh toán với người mua, người bán, theo dõi tình hình thanh toán nội bộ, tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình thu , chi, tồn tiền mặt. - Kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm tổng hợp phần hành của từng kế toán chi tiết, thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng hợp chi phí và tính giá thành Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 40 -
  47. Khóa luận tốt nghiệp sản phẩm, tổ chức lưu giữ tài liệu kế toán, theo dõi công tác của các đơn vị này, vào sổ tổng hợp và báo cáo quyết toán công ty. - Kế toán vật tƣ: theo dõi và tập hợp tình hình biến động tăng giảm vật tư cũng như tình hình nhập – xuất – tồn vật tư trong toàn công ty, tổng hợp chi phí nguyên vật liệu vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Thủ quỹ: căn cứ vào các chứng từ hợp pháp tiến hành thu, chi quỹ đồng thời tiến hành ghi sổ quỹ. Chịu trách nhiệm vật chất về số tiền mặt ở quỹ. 2.1.6.2 Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu – Vinacomin hiện đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ. Đây là hình thức kế toán kết hợp giưã việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng. Chứng từ kế toán và bảng phân bổ Bảng kê NHẬT KÍ CHỨNG TỪ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: Sơ đồ 2.6 : Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí – Chứng từ 2.1.6.3 Chính sách kế toán - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày: 01/01 đến ngày 31/12 Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 41 -
  48. Khóa luận tốt nghiệp - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký – Chứng từ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tài sản cố định và phương pháp tính khấu hao: giá trị tài sản cố định được tính theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. - Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển. - Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: theo phương pháp tính giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. 2.1.6.4 Hệ thống tài khoản và sổ sách Công ty đang sử dụng. Hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20-03-2006 của Bộ tài chính. Hiện nay Công ty TNHH một thành viên Nam Mẫu đã mở đầy đủ các tài khoản cấp 2 theo quy định của Bộ tài chính. Hầu hết các tài khoản đều được chi tiết theo từng đối tượng hạch toán để thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu, tập hợp chi phí và phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính. Công ty than Nam Mẫu tổ chức sổ sách kế toán theo hình thức Nhật kí – Chứng từ. Hệ thống sổ sách sử dụng đáp ứng nhu cầu cho từng phần hành kế toán bao gồm: Bảng phân bổ, bảng kê, sổ cái, sổ (thẻ) kế toán chi tiết. Bảng phân bổ gồm: + Bảng phân bổ nguyên, nhiên vật liệu và công cụ dụng cụ. + Bảng tính và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Bảng phân bổ tiền lương và BHYT, BHXH, KPCĐ Bảng kê gồm: + Bảng kê số 1: Ghi nợ TK 111- Tiền mặt + Bảng kê số 2: Ghi nợ TK 112-TGNH + Bảng kê số 3: Tính giá thực tế nguyên, nhiên vật liệu. + Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí 621, 622, 627 + Bảng kê số 5: Tập hợp 241, 641,642 Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 42 -
  49. Khóa luận tốt nghiệp + Bảng kê số 6: Được sử dụng để tập hợp chi phí chờ kết chuyển (TK 142),chi phí trả trước dài hạn (TK 242) + Bảng kê số 11: Theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng (TK 131) Nhật kí chứng từ gồm: Ngoài nhật kí chứng từ số 3, số 6, số 7 kế toán công ty không dùng, còn lại kế toán công ty áp dụng đầy đủ các NKCT như trong chế độ kế toán đã quy định. + NKCT số 1: Ghi có TK 111- Tiền mặt + NKCT số 2: Ghi có TK 112- TGNH + NKCT số 4: Phản ánh số phát sinh, số dư TK 311, 315, 341 + NKCT số 5: Ghi có TK 331- Phải trả người bán. + NKCT số 8: Phản ánh số phát sinh, số dư TK 155, 131, 511, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 911. + NKCT số 9: Phản ánh số phát sinh, số dư TK 211 + NKCT số 10: Phản ánh số phát sinh, số dư TK 121, 133, 136, 138, 141, 144, 222, 333, 334, 338, 421, 431, 441. Các sổ chi tiết và sổ cái chủ yếu cho các TK 111, 112, 141, 136, 131, 152, 211, 311, 334, 621. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Định kỳ (quý, năm), công ty lập các báo cáo kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính quy định chế độ báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm: - Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B04-DN). - Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-DN). - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02-DN). - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03- DN). 2.2 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. 2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin là công ty khai thác than hầm lò nên nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty rất đa dạng và phức tạp với khối lượng lớn như: gỗ, thuốc nổ, xăng, dầu, dầu mỡ phụ, phụ tùng máy móc thiết bị Tất cả các nguyên vật liệu mua về đều được tổ kiểm nghiệm kiểm tra, phù hợp với yêu cầu sử dụng của Công ty mới được nhập kho. Nguyên vật liệu được chia thành nhiều loại, được quản lý theo các kho riêng biệt tuỳ theo công dụng và tính Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 43 -
  50. Khóa luận tốt nghiệp năng kỹ thuật của từng nguyên vật liệu. Tại các phân xưởng đều có hệ thống kho nguyên vật liệu phân xưởng, đảm bảo nguyên vật liệu nhập từ kho Công ty khi vận chuyển về kho phân xưởng được bảo quản tốt nhất. Với đặc điểm như trên, việc quản lý nguyên vật liệu là rất cần thiết ở Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin. Vì vậy cần phải tổ chức chặt chẽ và hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở các khâu: bảo quản, thu mua, dự trữ và sử dụng. Đây là một yêu cầu tất yếu khách quan trong công tác quản lý nguyên vật liệu vì nó góp phần không nhỏ tới hiệu quả kinh tế của Công ty nên kế toán nguyên vật liệu phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 2.2.2 Tình hình quản lý nguyên vật liệu tại Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin. 2.2.2.1 Quá trình tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Theo quy định của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tất cả các công ty sản xuất than đều phải ký hợp đồng với các công ty cung ứng thiết bị, vật tư, xăng dầu do Tập đoàn chỉ định, còn một số vật tư thiết bị có giá trị nhỏ ngoài danh mục quy định của Tập đoàn, Công ty tự tìm nguồn hàng thông qua các trang giao dịch điện tử trên mạng, qua báo chí, sau đó Công ty tự tiến hành ký hợp đồng. Một số Công ty cung ứng vật tư, thiết bị chủ yếu: - Công ty Vật tư vận tải xếp dỡ Hà Nội. (chuyên cung ứng thiết bị điện) - Công ty CP Cơ khí Ô tô Uông Bí (gia công vì chống, phụ kiện lò) - Công ty CP thương mại than Uông Bí (cung ứng xăng, dầu, lốp ôtô các loại) - Công ty hoá chất mỏ (cung ứng thuốc nổ và phụ kiện nổ) - Công ty CP Lâm sản: Bắc Giang, Uông Bí, Quảng Ninh (cung cấp gỗ chống lò). 2.2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vật liệu. Về hệ thống kho tàng. Hệ thống kho tàng của Công ty được xây dựng quy mô và kiên cố để dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu, từng kho được trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, đong đếm và mỗi kho đều có một thủ kho quản lý. Nguyên vật liệu được phân loại theo từng kho, từng gian hàng riêng biệt. Nguyên vật liệu trong kho được sắp xếp theo từng loại và theo một trình tự phù hợp. Đối với từng chủng loại nguyên vật liệu, Công ty có những biện pháp bảo quản thích hợp trên cơ sở tính chất của nguyên vật liệu và điều kiện của Công ty. Những nguyên vật liệu dễ cháy nổ được bảo quản trong kho riêng biệt theo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ của Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 44 -
  51. Khóa luận tốt nghiệp Bộ Công an. Có niêm yết đầy đủ những điều kiện cần thiết đảm bảo cho nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khoẻ. Các kho đều có bảng nội quy kho tàng, các quy định, quy trình cụ thể về bảo quản các loại nguyên vật liệu đặc biệt. Hệ thống kho trong Công ty bao gồm các kho: - Kho vật tư kim khí, phụ tùng thuỷ lực. - Kho vật liệu điện. - Kho phụ tùng ô tô, phụ tùng thiết bị mỏ. - Kho thuốc nổ. - Kho gỗ lò. - Kho thu hồi. - Kho xăng, dầu, dầu mỡ phụ. - Kho vật liệu phụ, khác. Mỗi kho chứa nhóm nguyên vật liệu riêng, trong đó nguyên vật liệu được sắp xếp từng loại nguyên vật liệu để thuận tiện cho việc kiểm kê và xuất kho. Tình hình dự trữ các loại nguyên vật liệu: Tồn kho dự trữ là những tài sản doanh nghiệp giữ lại để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Mỗi kỳ kế hoạch Công ty đều phải lập nhu cầu dự trữ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Số lượng và giá trị nguyên vật liệu dự trữ được tính toán trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, tính chất của nguyên vật liệu, giá thành được duyệt, tình hình thị trường và khả năng cung ứng của các nhà cung cấp trong và ngoài ngành. Tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất được phép dự trữ nguyên vật liệu nhằm phục vụ tốt cho công tác sửa chữa các hư hỏng đột xuất trong phạm vi đã được phân cấp sửa chữa cho đơn vị. Hàng tháng các đơn vị căn cứ tình trạng kỹ thuật của từng thiết bị, dự báo khả năng hư hỏng để xây dựng mức dự trữ hợp lý nhằm đảm bảo tốt nhất cho 2 vấn đề sau: - Phục vụ sửa chữa kịp thời hư hỏng đột xuất. - Hạn chế tối đa mức tồn kho. Mức dự trữ tháng sau phải được lập từ ngày 26 của tháng trước và được phòng kỹ thuật chuyên ngành, phòng vật tư, Giám đốc Công ty ký duyệt. 2.2.3 Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng gồm nhiều loại khác nhau về công dụng, phẩm chất, chất lượng. Để hạch toán chính xác từng loại nguyên vật liệu này, kế toán vật liệu kết hợp với phòng Vật tư của Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Việc Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 45 -
  52. Khóa luận tốt nghiệp phân loại nguyên vật liệu phải dựa vào tiêu thức nhất định để sắp xếp những nguyên vật liệu có cùng một tiêu thức nhất định vào một loại, nhóm tương đương phù hợp. Căn cứ vào yêu cầu quản lý và nội dung kinh tế, công dụng của từng loại trong sản xuất kinh doanh mà toàn bộ nguyên vật liệu của Công ty được chia thành những loại sau: - Vật liệu phụ (TK 152.1): Vật liệu nổ, gỗ lò, vật tư gia công - Nhiên liệu (TK 152.2): Dùng cho các động cơ đốt trong: dầu Điêzel, xăng A90, xăng A92, dầu mỡ phụ các loại. - Phụ tùng thay thế (TK 152.3): gồm các phụ tùng chi tiết dễ thay thế sửa chữa của máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. - Phế liệu thu hồi (TK 152.8): là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, cột vì lò thu hồi, các loại phụ tùng thay thế sau sửa chữa Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin sản xuất và kinh doanh than nên không có nguyên vật liệu chính. Nhìn chung việc phân loại nguyên vật liệu của Công ty là phù hợp với đặc điểm, vai trò, tác dụng của từng loại trong sản xuất, từ đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn. 2.2.4 Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. Kế toán vật liệu đánh giá nguyên vật liệu nhập kho theo phương pháp giá vốn thực tế. - Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Các Giá nhập thực Giá Các khoản Chi khoản tế nguyên vật = mua + thuế không + phí - giảm liệu mua ngoài thực tế đƣợc hoàn lại mua trừ Giá mua thực tế là giá mua ghi trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT được khấu trừ. Các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, Chi phí thu mua bao gồm chi phí ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua. VD: Theo HĐ số 156685 ngày 9/8/2010 mua Gông có láp M20 phục vụ sản xuất than của Công ty CP Cơ khí ôtô Uông Bí. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 46 -
  53. Khóa luận tốt nghiệp Thực nhập: 3090 Đơn giá: 60.000 đ Thành tiền: 185.400.000 đ Vậy giá thực tế Gông có láp M20 nhập kho là 185.400.000đ - Hàng gia công và tự gia công chế biến: Chi Giá của Giá trị của Chi phí phí nguyên vật liệu = nguyên vật liệu + + vận chuyển, gia sau chế biến trƣớc khi chế biến bốc dỡ công - Đối với phế liệu thu hồi: Đối với nguyên vật liệu thu hồi còn sử dụng được (trên 70%): giá thực tế nhập kho bằng giá thực tế tại thời điểm xuất kho. Đối với nguyên vật liệu thu hồi không sử dụng được (dưới 70%): không tính giá nhập kho. Nếu bán nguyên vật liệu thu hồi không sử dụng được kế toán vật liệu căn cứ vào giá bán phế liệu trên thị trường để hạch toán. - Đối với vật liệu xuất kho: Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để đánh giá hàng tồn kho. Phương pháp này được Công ty áp dụng thống nhất trong suốt niên độ kế toán. Theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính như sau: Trị giá thực tế nguyên Trị giá thực tế nguyên vật + Đơn giá bình vật liệu tồn đầu kỳ liệu nhập trong kỳ = quân cả kỳ Số lƣợng nguyên vật liệu Số lƣợng nguyên vật liệu nhập + tồn đầu kỳ trong kỳ Đơn giá Số lƣợng nguyên Trị giá vốn thực tế nguyên = bình quân x vật liệu xuất trong vật liệu xuất trong kỳ cả kỳ kỳ Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 47 -
  54. Khóa luận tốt nghiệp VD: Từ Sổ chi tiết: Lưới thép lót nóc lò, L = 1,25m, ta có tài liệu sau: ĐVT: đồng Chứng từ TK đối Đơn Nhập Xuất Tồn Diễn giải Số hiệu Ngày tháng ứng giá Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số dư đầu tháng 8 4.644,75 125.338.654 8497 02/8/10 Xuất lưới thép lót nóc lò L=1,25 6211-KT3 50,00 2585 25/8/10 Nhập lưới thép lót nóc lò L=1,25 331 6.250,0 150.000.000 Cộng tháng 8 30.312,50 744.000.000 17.420,00 Số dƣ cuối tháng 17.537,25 Đơn giá Lưới thép lót nóc lò, L = 1,25m xuất trong tháng 8/2010 là: 125338654 + 744.000.000 = 24.869đ 4.644,75 + 30.312,50 Giá thực tế của phiếu xuất kho số 8497 là: 24.869 × 50 = 1.243.431 đ Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 48 -
  55. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.5 Tình hình tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu – Vinacomin. 2.2.5.1 Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin. 1. Cách mã hóa lên danh điểm vật liệu: Hiện nay, Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin đã có mã hoá lên danh điểm vật tư nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Vật tư ở Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin chủ yếu được ghi theo tên và số thứ tự; ví dụ với các vật liệu nổ được bắt đầu bằng chữ cái TN và sau đó là các số thứ tự của loại vật liệu đó trong bảng danh mục. Thuốc nổ AH1: TN1 Thuốc nổ P113: TN2 Kíp điện vi sai Trung Quốc: TN3 Kíp điện vi sai quốc phòng: TN4 Dây mìn điện: TN5 Bảng mã hóa danh điểm vật tư STT Tên vật tƣ Mã hiệu 1 Chòong khoan than TQ L = 1,5 m KH21 2 Xích máng cào Skát 80 MCK41 3 Vòng bi 30313 V156 4 Vòng bi 1318 V37 5 Bộ phanh tầu điện CDXT8 TĐ49 6 Xích ống con lăn quang lật QL6 7 Phớt ben P36 8 Phớt lái P34 9 Săm máy xúc 17,5-25/12PR SL18 10 Gỗ đoản 13 19 GKH1 11 Gỗ văng, chèn 8 12.9 GKH2 12 Gỗ thìu 13 16 GKH3 13 Thuốc nổ AH1 TN1 14 Thuốc nổ P113 TN2 15 Kíp điện vi sai Trung Quốc TN3 16 Kíp điện vi sai quốc phòng TN4 Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 49 -
  56. Khóa luận tốt nghiệp 2. Thủ tục nhập, xuất kho Thủ tục nhập kho: Việc thu mua nguyên vật liệu ở Công ty được căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng, quý của Công ty. Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phòng Kỹ thuật Công nghệ – Môi trường lên kế hoạch mua nguyên vật liệu để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Đối với lô hàng vật tư thuộc các dự án: Thực hiện theo luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thấu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng. Đối với lô hàng mua phục vụ sửa chữa và sản xuất thường xuyên: - Nếu lô hàng có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán của Công ty tại thời điểm gần nhất thì phải trình Tập đoàn TKV duyệt. Trình tự và thủ tục trình duyệt theo quy định của Công ty. - Nếu lô hàng có giá trị lớn hơn 10% và nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty tại thời điểm gần nhất thì phải trình Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt. - Nếu lô hàng có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty tại thời điểm gần nhất thì do Giám đốc Công ty phê duyệt. Trình tự mua sắm vật tư, hàng hoá như sau: - Đối với lô hàng dự trữ thuộc diện mua sắm tập trung như: thép chống lò, cáp điện, lốp chuyên dùng Trên cơ sở Phòng Kế hoạch Giá thành thảo hợp đồng trình Giám đốc Công ty ký hợp đồng mua bán với đơn vị được Tập đoàn TKV giao nhiệm vụ dự trữ tập trung. - Gỗ lò mua theo hợp đồng nguyên tắc giữa Tập đoàn TKV với Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Lâm nghiệp Tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị khác có chức năng kinh doanh gỗ chống lò (Theo hướng dẫn của Tập đoàn TKV tại từng thời điểm). - Đối với nhiên liệu: Trên cơ sở nhu cầu về số lượng, chủng loại và đơn giá theo quy định của Nhà nước, Phòng Kế hoạch Giá thành thảo hợp đồng mua bán trình Giám đốc Công ty ký với đơn vị được phép kinh doanh (theo hướng dẫn của Tập đoàn TKV tại từng thời điểm). - Dẫu mỡ phụ: Với nhu cầu về số lượng, chủng loại và đơn giá theo quy định của Tập đoàn và đơn giá của nhà sản xuất (đối với các sản phẩm trong ngành không sản xuất được), Phòng Kế hoạch Giá thành thảo hợp đồng trình Giám đốc Công ty Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 50 -
  57. Khóa luận tốt nghiệp ký hợp đồng mua bán với Công ty vật tư vận tải và xếp dỡ hoặc với đơn vị theo hướng dẫn của Tập đoàn TKV tại thời điểm. - Vật liệu nổ công nghiệp: Căn cứ vào nhu cầu số lượng, chủng loại và đơn giá theo quy định của Tập đoàn TKV, Phòng Kế hoạch Giá thành thảo hợp đồng trình Giám đốc Công ty ký hợp đồng mua bán với Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ. Khi nguyên vật liệu về đến Công ty, chủ hàng giao hoá đơn GTGT, hội đồng kiểm nhận lập biên bản kiểm tra hàng nhập kho. Đối với nguyên vật liệu cần kiểm nghiệm, cán bộ của phòng kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra và ghi vào phiếu kiểm nghiệm nhập kho. Quá trình thu mua được thể hiện qua sơ đồ sau: Nhu cầu mua Tìm người cung ứng Đặt hàng mua Đánh giá Hình 2.8: Sơ đồ thể hiện quá trình thu mua nguyên vật liệu. Nếu phát hiện thiếu hoặc không đúng quy cách, chất lượng, thủ kho phải báo cáo cho phòng vật tư, đồng thời cùng kế toán lập biên bản để làm căn cứ giải quyết với nhà cung cấp. Biên bản phải bao gồm đầy đủ chữ ký của các thành phần tham gia như thủ kho, kế toán, chủ hàng, các bộ kỹ thuật sau đó Giám đốc ký. Nếu hàng đủ và đúng chất lượng, thủ kho vào sổ rồi chuyển các chứng từ lên phòng vật tư. Căn cứ vào hoá đơn, biên bản kiểm kê, kiểm nghiệm và đối chiếu với hợp đồng đã ký về số lượng, chủng loại, chất lượng nguyên vật liệu, phòng vật tư viết phiếu nhập kho. Hàng hoá trước khi nhập kho phải được kiểm nhận, kiểm nghiệm và có biên bản. Thành phần ban kiểm nghiệm bao gồm các đại diện của các phòng ban kỹ thuật, nghiệp vụ chức năng theo quy định cụ thể của ban Giám đốc Công ty. Thủ tục nhập kho gồm: - Bảng kê nhu cầu vật tư, dụng cụ theo quy chế khoán của Công ty. - Văn bản đề nghị mua, nhập kho và thanh toán giá trị vật tư khoán được Giám đốc duyệt. - Báo giá chào hàng. - Hoá đơn bán hàng do Bộ Tài Chính phát hành. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 51 -
  58. Khóa luận tốt nghiệp - Biên bản nghiệm thu vật tư. - Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho phải được lập thành 3 liên: - Liên 1: lưu ở phòng quản lý vật tư. - Liên 2: giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng và chuyển lên phòng kế toán để kế toán vật liệu ghi vào sổ kế toán. - Liên 3: Kèm theo hoá đơn để thanh toán. Phiếu nhập kho phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng tuân thủ theo mẫu biểu của QĐ 15/2006-QĐ/BTC: - Ngày tháng nhập kho. - Số hoá đơn mua hàng và ngày tháng viết hoá đơn. - Mã vật tư. - Tên hàng và nhãn hiệu quy cách. - Đơn vị tính. - Số lượng. - Thành tiền. - Chữ ký của người nhập hàng. - Chữ ký thủ kho. - Chữ ký thủ trưởng đơn vị. Sau khi có phiếu nhập kho, thủ kho phải vào thẻ kho và đưa hàng vào kho bảo quản, cấp phát theo đúng chế độ quy định. Nhu cầu Đề nghị Giám đốc Báo giá, vật tư mua vật tư duyệt chào hàng Biên bản Hoá đơn Ký hợp Duyệt giá kiểm nhận GTGT đồng lựa chọn Phiếu nhập kho Hình 2.9: Sơ đồ biểu diễn trình tự nhập kho vật liệu. VD: Ngày 25/8/2010: Công ty mua 6.250m2 lưới thép lót nóc lò L = 1,25 m phục vụ sản xuất than, chưa trả tiền cho người bán ( Cty CP tư vấn đầu tư than Uông Bí), PNK số 2585, kèm theo HĐ GTGT số 0099559, thuế suất GTGT 5 %. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 52 -
  59. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.1: Công ty than Nam Mẫu-Vinacomin CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Phòng KTCN-MT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Uông Bí, ngày 6 tháng 8 năm 2010 NHU CẦU VẬT TƢ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty trong quý III năm 2010. Để đảm bảo phục vụ sản xuất, phòng KTCN-MT đề nghị Giám đốc Công ty cho mua số vật tư sau: Chủng loại và số lƣợng vật tƣ cần mua: Danh điểm, Số lƣợng thông số kỹ TT Tên vật tƣ ĐVT Đề nghị Hiện Cần Ghi chú thuật, số chế mua có mua tạo 1 Dây thép đen Kg 13.500 1.300 12.000 2.0 9 Ray P.24 Kg Ray P24 109.296 0 110.000 XDCB:14880 10 Đinh vấu P24 Cái Ray P24 12.751 0 13.000 XDCB:1736 11 Vẹt gỗ M3 Ray P24 145 0 145 XDCB:30 12 Lắc líp nối ray Cái Ray P24 362 0 360 XDCB:32 13 Lưới thép đen lót nóc lò Dùng cho CTLĐ- m2 Ô50, 2,2 44.369 3.850 42.000 xà hộp L=1,1m Dùng cho CTLĐ- m2 Ô50, 2,2 47.674 8.524 40.000 xà khớp L=1,2m 14 Gông M20 có láp Bộ 20 16.116 2.841 13.300 XDCB:860 15 Gông M18 không Bộ 18 18.402 4.548 13.900 XDCB:1347 láp 16 Gông M24 có láp Bộ 24 1.404 0 1.400 XDCB Ghi chú: Số lượng vật tư trên đã tính 10% dự phòng. P. Giám đốc KT TP Vật tư Thống kê TP phụ trách Bộ phận đề nghị Vũ Việt Hải Đặng V.Trường Vũ T. Nguyệt Phạm Hồng Thái Nguyễn Như Phương GIÁM ĐỐC CÔNG TY DUYỆT Bùi Quốc Tuấn Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 53 -
  60. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.2 CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ THAN UÔNG BÍ Địa chỉ: Khu 3 phƣờng Trƣng Vƣơng thị xã Uông Bí Quảng Ninh Điện thoại: 0333565301 Fax: 0333565345 Mã số thuế: 5700667221 Tài khoản: 10201000545376 tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam chi nhánh UB Uông Bí, ngày 05 tháng 08 năm 2010 BÁO GIÁ Kính gửi: Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu – Vinacomin. Công ty chúng tôi xin trân trọng kính gửi tới Quý khách hàng bảng báo giá vật tư lưới thép lót nóc lò phục vụ cho việc khai thác than hầm lò như sau: Số Đơn giá Thành tiền TT Tên vật tƣ ĐVT lƣợng (đồng/m2) (VNĐ) 1 Lưới thép đen lót nóc lò 2,2mm ô m2 20.000 24.000 480.000.000 (50x50)mm, kích thước 1,25x5m – sản xuất tại Việt Nam Thuế GTGT 5% 24.000.000 Tổng giá trị sau thuế 504.000.000 Bằng chữ: Năm trăm linh tƣ triệu đồng chẵn Trong đó: - Đơn giá trên là giá giao tại kho bên mua. - Thời hạn thanh toán: sau 15 ngày kể từ ngày bên B giao hàng cho bên A. - Số lượng: theo yêu cầu của bên mua. - Báo giá có hiệu lực kể từ ngày 05/8/2010 đến hết ngày 25/8/2010 - Giá trên có thể thay đổi khi có sự biến động lớn về giá sắt thép (nguyên liệu đầu vào). Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư than Uông Bí kính gửi tới quý Công ty bảng báo giá này với hy vọng sẽ trở thành khách hàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quý Công ty. Xin cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của quý Công ty./ Giám đốc Công ty Đỗ Văn Tiến Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 54 -
  61. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.3 Công ty TNHH Hoà An Uông Bí CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đ/c Quang Trung – Uông Bí Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 392 BG Uông Bí, ngày 14 tháng 8 năm 2010 PHIẾU BÁO GIÁ HÀNG Kính gửi: Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu – Vinacomin Xin kính gửi tới quý Công ty bản chi tiết báo giá hàng sau Tên vật tƣ, hàng Số Đơn TT Thông số kỹ thuật ĐVT Thành tiền hoá lƣợng giá 1 Lưới thép đen lót 2,2; ô (50x50) m2 20.000 26.000 520.000.000 nóc lò mm; khổ 1,25x5m Cộngtiền hàng 520.000.000 Bằng chữ: Năm trăm hai mƣơi triệu đồng chẵn (Đơn giá trên chưa tính thuế) - Hàng đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Hàng được giao tại kho bên bán sau 15 ngày ký hợp đồng - Báo giá này có hiệu lực đến hết ngày 30 tháng 8 năm 2010 - Công ty chúng tôi xin cảm ơn sự hợp tác có hiệu quả của quý Công ty. Giám đốc Công ty Nguyễn Thị An. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 55 -
  62. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.4 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY THAN NAM MẪU – TKV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 527/BB DG-VT Uông Bí, ngày 14 tháng 8 năm 2010 BIÊN BẢN DUYỆT GIÁ MUA VẬT TƢ I. THÀNH PHẦN: 1. Ông Vũ Việt Hải Chức vụ: Phó giám đốc Công ty – Tổ trưởng 2. Ông Nguyễn Bá Điền Chức vụ: Trưởng phòng KH-GT – Tổ viên 3. Ông Đặng Văn Trường Chức vụ: Trưởng phòng Vật tư – Tổ viên 4. Bà Trần Thị Vân Anh Chức vụ: Trưởng phòng TC-TK-KT – Tổ viên 5. Ông Phạm Hồng Thái Chức vụ: Trưởng phòng KTCN-MT – Tổ viên II. NỘI DUNG: Căn cứ vào đề nghị mua vật tư ngày 6/8/2010 đã được Giám đốc Công ty duyệt và bản chào hàng của 02 nhà cung cấp. Cùng tiến hành xét giá mua vật tư để trình Giám đốc Công ty phê duyệt như sau: 1. So sánh giá chào hàng của 2 nhà cung cấp: Giá chào bán (đ; chƣa có thuế VAT) Thông số kỹ Số lƣợng Công ty CP Tƣ vấn Đầu tƣ than Uông Bí Công ty TNHH Hoà An Uông Bí TT Tên hàng ĐVT thuật duyệt mua Tổng giá trị: 480.000.000đ Tổng giá trị: 520.000.000đ Thông số KT, xuất xứ Đơn giá Thông số KT, xuất xứ Đơn giá 1 Lưới thép đen 2,2; ô50x50 m2 20.000 2,2; ô50x50KT: 1,25 24.000 2,2; ô50x50KT: 1,25 26.000 Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 56 -
  63. Khóa luận tốt nghiệp lót nóc lò KT: 1,25 Việt Nam Việt Nam 2. Đề nghị Giám đốc duyệt. Căn cứ báo giá của 02 đơn vị trên, tổ chuyên gia xét thầu Công ty nhận xét: Về chủng loại, thông số kỹ thuật, xuất xứ hàng của 2 đơn vị chào hàng như nhau nhưng Công ty cổ phân Tư vấn Đầu tư than Uông Bí có giá chào bán thấp nhất và có các điều kiện khác phù hợp với yêu cầu của Công ty. Tổ chuyên gia xét thầu trình Giám đốc Công ty duyệt, ký hợp đồng mua vật tư lưới thép đen lót nóc lò của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư than Uông Bí cụ thể như sau: a) Số lượng, đơn giá: Đơn vị: Công ty CP Tư vấn Đầu tư than Uông Bí STT Tên vật tƣ, hàng hoá Thông số KT, xuất xứ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Lưới thép đen lót nóc lò 2,2; ô50x50KT: 1,25 Việt Nam m2 20.000 24.000 480.000.000 Bằng chữ: Bốn trăm tám mƣơi triệu đồng chẵn (Giá trị trên chưa bao gồm thuế VAT) b) Chất lượng: Hàng mới 100% đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của bên mua c) Địa điểm giao hàng: Giao hàng tại kho Công ty than Nam Mẫu – Vinacomin (+125 Than Thùng) Các tổ viên duyệt giá P. Giám đốc Công ty 1-P.KHGT (Tổ trưởng) 2-P.Vật tư 3-P.TC-TK-KT 4-P.KTCN-MT Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 57 -
  64. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.5 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CÔNG TY THAN NAM MẪU – VINACOMIN Số 549/HĐ-KHGT Uông Bí, ngày 16 tháng 8 năm 2010 HỢP ĐỒNG KINH TẾ Căn cứ bộ luật dân sự năm 2005 được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua kì họp thứ 7, khoá XI Căn cứ quyết định số 1868/QĐ-TCLD ngày 13/8/2010 của Giám đốc Công ty TNH một thành viên than Nam Mẫu – Vinacomin (V/v uỷ quyền điều hành Công ty) Căn cứ nhu cầu và khả năng hai bên. Đại diện hai bên gồm có: BÊN A: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN NAM MẪU – VINACOMIN. Địa chỉ: phường Quang Trung – Uông Bí Điện thoại: 0333 854293 Fax: 0333 854360 Có TK: 102010000225320 tại NH Công thương Uông Bí Mã số thuế: 5700591477 Do ông: Vũ Việt Hải Chức vụ Quyền Giám đốc làm đại diện BÊN B: CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ THAN UÔNG BÍ Địa chỉ: Khu 3 phường Trưng Vương – Uông Bí. Điện thoại: 0333 565301 Fax: 0333 565345 Mã số thuế: 5700667221 TK số: 10201000545376 NH Công thương Việt Nam chi nhánh Uông Bí Do ông: Đỗ Văn Tiến Giám đốc làm đại diện Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với các điều khoản cụ thể như sau: ĐIỀU I: ĐIỀU KHOẢN MUA BÁN Bên A đồng ý mua của bên B lưới thép đen lót nóc lò với quy cách, số lượng và đơn giá như sau: TT Tên hàng, quy cách ĐVT Số lƣợng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 Lưới thép đen lót nóc lò 2,2mm m2 20.000 24.000 480.000.000 Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 58 -
  65. Khóa luận tốt nghiệp ô (50x50)mm, kích thước 1,25x5m Tổng cộng 480.000.000 Giá trị hợp đồng: 480.000.000 đồng Bằng chữ: Bốn trăm tám mươi triệu đồng chẵn (Giá trị chưa bao gồm thuế VAT). ĐIỀU II: CHẤT LƢỢNG VÀ GIAO NHẬN. 1. Chất lƣợng: - Lưới thép đen có đường kính dây thép 2,2+;-0,04mm mắt lưới ô vuông 50 x 50; khổ 1,25m+;-0,04; dài 5m+;-0,04 mới 100% chưa qua sử dụng, không han gỉ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng do Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư than Uông Bí sản xuất. 2. Giao nhận: - Hàng giao trên phương tiện bên B tại kho bên A. - Thời gian thực hiện: Trong quý III năm 2010, khi có nhu cầu bên A thông báo cho bên B biết trước 3 – 4 ngày với số lượng và chủng loại cụ thể từng đợt để hai bên tiến hành giao nhận. ĐIỀU III: THANH TOÁN. Bên A thanh toán trả bên B bằng tiền mặt hoặc séc chuyển khoản theo giá trị từng lô hàng sau 10 – 15 ngày khi có biên bản nghiệm thu và đầy đủ thủ tục nhập kho. ĐIỀU IV: CAM KẾT. 1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hai bên cùng gặp gỡ để bàn bạc và thống nhất giải quyết. 2. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho nhau phải bồi thường vật chất theo chế độ hiện hành. 3. Trong khi thực hiện hợp đồng hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi được xác lập trong bản hợp đồng này sau 20 ngày hai bên không có ý kiến gì khác thì bản hợp đồng này coi như đã thanh lý. 4. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký được lập thành 06 bản và có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 03 bản. ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A Giám đốc Giám đốc K/T GIÁM ĐỐC CÔNG TY Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 59 -
  66. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.6: HOÁ ĐƠN Mẫu số : 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG HH/2010B Liên 2: Giao khách hàng 0099559 Ngày 21 tháng 08 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ than Uông Bí. Địa chỉ: Khu 3 – P.Trưng Vương – TX.Uông Bí – Quảng Ninh Số tài khoản: Điện thoại: MS: 5 7 0 0 6 6 7 2 2 1 Họ và tên người mua hàng: . Tên đơn vị: Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu – VINACOMIN. Địa chỉ: Quang Trung – Uông Bí – Quảng Ninh Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Ckhoản MS: 5 7 0 0 5 9 1 4 7 7 TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Lưới thép đen lót nóc lò 2,2mm ô m2 6250,0 24.000 150.000.000 (50x50)mm, kích thước 1,25x5m Cộng tiền hàng: 150.000.000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 7.500.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 157.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm năm mươi bảy triệu năm trăm ngàn đồng chẵn./ Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 60 -
  67. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.7 CÔNG TY TNHH MTV THAN NAM MẪU – VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đ/c: Quang Trung – Uông Bí – QN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM (Vật tư, phụ tùng, công cụ,hàng hoá nhập kho) Ngày 21 tháng 8 năm 2010 - Căn cứ: HĐ kinh tế số 549 ngày 16/8/2010; Hoá đơn GTGT số 99559 ngày 21/8/2010 - Tổ kiểm nghiệm Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu – Vinacomin gồm: 1- Ông Nguyễn Tuấn Dũng Phòng KH-GT 2- Ông Trần Văn Tuệ Phòng Vật tư 3- Ông Nguyễn Khúc Hộ Phòng TT-Bảo vệ 4- Ông Ngô Thành Bình Phòng TC-TK-KT 5- Ông Kiều Quang Hà Phòng KTCĐ-VT 6- Ông Đỗ Thành Kiên Thủ kho - Đại diện bên giao hàng: 1- Ông Nguyễn Văn Tùng Cùng tiến hành kiểm nghiệm các loại vật tư, phụ tùng, công cụ, hàng hoá để nhập kho: Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 61 -
  68. Khóa luận tốt nghiệp Vật tƣ, công cụ, hàng hoá đƣợc kiểm nghiệm Kết quả kiểm nghiệm Nhãn hiệu, Chất lƣợng Phƣơng Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng Nhà Ghi TT mã hiệu, Xuất (mới, đã Mã số thức kiểm ĐVT theo đúng quy không đúng Tên hàng hoá sản chú danh điểm, xứ qua sử nghiệm chứng từ cách phẩm quy cách xuất quy cách dụng ) chất phẩm chất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Lưới thép đen lót kích thước VN Mới 100% đo đạc M2 6250 6250 0 nóc lò 2,2mm ô 1,25x5m (50x50)mm, 2 Ý kiến của tổ kiểm nghiệm: Hàng mới 100%, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng. Ngƣời giao hàng P.KTCĐ-VT P.BVQS P.KHGT P.TCTKKT Thủ kho Tiếp liệu Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 62 -
  69. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3.8: TẬP ĐOÀN CN THAN KS VIỆT NAM Mẫu số 01-VT CÔNG TY THAN NAM MẪU-VINACOMIN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC P.Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Số CTNM: 2585 (Liên: 3) Nợ: 1521, 133 Ngày 25 tháng 8 năm 2010 Có: 331 . Họ tên người giao hàng: Trần Văn Tại- P.Vật tƣ Theo các hoá đơn: số 99559 ngày 21/8/2010 Theo số hợp đồng: số 549/HĐ-KHGT ngày 16/8/2010 Đơn vị bán: CTy CP tư vấn đầu tư than Uông Bí Nhập tại kho: kho vật tư +125 Ghi chú: theo biên bản nghiệm thu ngày 21/8/2010 Số lƣợng Tên, quy cách Nƣớc Đơn STT Mã số ĐVT Theo CT Thực Thành tiền vật tƣ sx giá nhập 1 Lưới thép đen lót VN ST119 m2 6250,00 6250,00 24.000 150.000.000 nóc lò 2,2mm ô (50x50)mm, L=1,25x5 Cộng tiền hàng: 150.000.000 Số chứng từ gốc kèm theo: gồm 8 chứng từ Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm năm mươi triệu đồng chẵn./ Ngày 25 tháng 8 năm 2010 Thủ trƣởng đơn vị P.TC-KT P.Vật tƣ Thủ kho Ngƣời giao hàng Lập phiếu Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 63 -
  70. Khóa luận tốt nghiệp Thủ tục xuất kho vật liệu: Các phân xưởng khi có nhu cầu cần sử dụng vật liệu, phân xưởng phải có phiếu hạn mức vật tư. Phiếu hạn mức vật tư phải được tính toán khoa học trên cơ sở kế hoạch hàng tháng, mức tiêu hao phù hợp và cụ thể theo từng đối tượng chi phí của từng đơn vị, phiếu hạn mức vật tư được lập riêng cho từng đơn vị. Phiếu hạn mức vật tư do phòng Kế hoạch Giá thành chịu trách nhiệm lập theo kế hoạch tháng hoặc tuần sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty tại mỗi thời điểm và trình Giám đốc Công ty ký duyệt làm cơ sở cho phòng Vật tư lập phiếu xuất vật tư. Xuất kho là việc giao nhận giữa thủ kho (là người giao) và người nhận (là Tiếp liệu Phân xưởng) phải theo nguyên tắc “đổi cũ”, “cấp mới” trừ những vật liệu tiêu hao trực tiếp vào quá trình sản xuất ( như vật liệu nổ công nghiệp, nhiên liệu, lưới thép lót nóc lò, gỗ lò ) và cấp phát lần đầu. Riêng mũi khoan than và mũi khoan đá trong quá trình thi công thường hay bị kẹt mất mũi khoan trong than, đá. Theo thống kê xác định tỷ lệ thu hồi là 70% số cấp mới. Tất cả vật tư đưa ra khỏi kho đều phải căn cứ phiếu xuất kho hợp pháp hoặc lệnh bằng giấy của Giám đốc Công ty. Hàng hoá trước khi ra khỏi kho phải có sự kiểm soát của nhân viên Bảo vệ để cùng xuất hàng và theo dõi, ghi chép vào sổ theo quy định rồi mới cho vận chuyển hàng ra khỏi kho. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ trực tiếp vật tư được chuyển từ Thủ kho (Người giao) sang Tiếp liệu (Người nhận) khi vật tư xuất ra khỏi kho và đã ký giao / nhận. Xuất kho phải đúng chủng loại và số lượng ghi trên phiếu xuất. Không xuất quá số lượng hoặc khác chủng loại ghi trên phiếu xuất. Trường hợp phiếu xuất hàng là các loại sắt thép có chiều dài theo yêu cầu nhỏ hơn hoặc bằng 01 mét so với sắt thép nguyên cây của nhà sản xuất thì được phép xuất theo nguyên cây và theo dõi đôn đốc phân xưởng nhập lại kho vật tư thừa sau gia công. Phiếu hạn mức vật tư được cấp cho đơn vị lĩnh vật tư có thời hạn tối đa là 7 ngày kể từ ngày lập phiếu và phiếu xuất chỉ có giá trị lĩnh hàng trong tháng. Phiếu xuất đã phát hành sau 02 ngày các phân xưởng không lĩnh hàng vì bất cứ lý do gì mà không có ý kiến thì coi như phân xưởng đó không có nhu cầu lĩnh vật tư đó. Giám đốc Công ty giao cho phòng Vật tư kiểm tra trình Giám đốc giải quyết trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc quản lý và không ách tắc sản xuất. Đối với vật liệu nổ công nghiệp: Căn cứ vào phiếu hạn mức vật tư, phòng Vật tư lập phiếu xuất kho cho đơn vị sử dụng. Thực hiện việc cấp phát vật liệu nổ theo quy trình quy định tại phụ lục “Hướng dẫn về thủ tục nhập, xuất kho vật liệu nổ công nghiệp”. Sinh viên: Lưu Thị Thùy Dương – Lớp: QT1103K - 64 -