Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín - Đinh Thị Hà Oanh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín - Đinh Thị Hà Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xua.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín - Đinh Thị Hà Oanh
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong cơ chế thị trƣờng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp không chỉ trong nƣớc và nƣớc ngoài thì vấn đề làm thế nào để tồn tại và phát triển là một câu hỏi lớn cho các nhà quản lý. Để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải tìm cách tăng lợi nhuận, từ đó phát triển tích luỹ, mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống của công nhân viên. Muốn vậy thì một trong các biện pháp mà doanh nghiệp phải làm đƣợc là hạ giá thành sản phẩm và tăng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, mở rộng thị phần sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá thành sản phẩm cao hoặc thấp đều phụ thuộc vào chi phí sản xuất đã bỏ ra, do đó nếu chi phí sản xuất cao thì giá thành sản phẩm sẽ cao và ngƣợc lại. Phấn đấu không ngừng để tiết kiệm chi phí sản xuất là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thƣờng xuyên của công tác quản lý doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm chỉ thực hiện đƣợc bằng cách tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả các loại vật tƣ, tài sản, tiền vốn, sức lao động đồng thời áp dụng các biện pháp khác, vì vậy đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng đƣợc chú trọng và đƣợc coi là mục tiêu phấn đấu. Thực tế qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đại Tín, em đƣợc tìm hiểu về công tác kế toán của công ty, thấy đƣợc vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, em xin đƣợc chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín” để viết luận văn tốt nghiệp. Sinh viên Đinh Thị Hà Oanh Đinh Thị Hà Oanh 1 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Làm rõ những nhận thức chung nhất về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tổng giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Mô tả và phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín. Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín. 3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Kế toán tập hợp chí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Kết hợp giữa lý luận về hạch toán kế toán đã học ở trƣờng vào thực tiễn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín. Từ đó có những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. 5. Tên gọi và kết cấu của đề tài Đề tài với tên gọi “Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp gồm những nội dung chính sau: Chƣơng 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín. Chƣơng 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phẩm Đại Tín. Đinh Thị Hà Oanh 2 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất 1.1.1.1. Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động. Đồng thời với quá trình sản xuất đó là sự tiêu hao các yếu tố nói trên. Để đo lƣờng hao phí doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ nhất định thì mọi chi phí chi ra cuối cùng đều đƣợc biểu hiện bằng thƣớc đo tiền tệ. Vậy: “Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm).” Trong đó, chi phí về lao động sống là toàn bộ những khoản chi phí biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho ngƣời lao động bao gồm: tiền lƣơng, các khoản có tính chất lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. Chi phí lao động vật hoá là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu (NVL), chi phí về khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), thuê nhà xƣởng Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất (sản phẩm, dịch vụ). 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung kinh tế, tính chất chi phí, vai trò, vị trí khác nhau trong việc tạo ra sản phẩm nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại khác nhau theo những tiêu thức thích hợp. Đinh Thị Hà Oanh 3 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng đƣợc cho mục đích quản lý, kiểm tra kiểm soát chi phí thực tế phát sinh dƣới góc độ kinh tế khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu: * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí để phân loại chi phí sản xuất ra thành các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào vì vậy cách phân loại này còn đƣợc gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất đƣợc chia thành các yếu tố sau: - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, nhiên liệu, động lực . sử dụng vào sản xuất (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố chi phí nhân công: Bao gồm số tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng phải trả cho ngƣời lao động cùng với số trích chi các quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh phí công đoàn (KPCĐ) theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng phải trả cho ngƣời lao động tính vào chi phí. - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất – kinh doanh (SXKD). - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các dịch vụ mua ngoài nhƣ điện, nƣớc, điện thoại phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã nêu trên. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí có ý nghĩa lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, để từ đó có thể đánh giá phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để Đinh Thị Hà Oanh 4 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tƣ, kế hoạch quỹ lƣơng, tính nhu cầu vốn lƣu động cho kỳ sau. * Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đƣợc chia thành các khoản mục khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng không phân biệt chi phí đó phát sinh nhƣ thế nào. Chính vì vậy phân loại chi phí theo cách này còn đƣợc gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đƣợc chia thành các khoản mục sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đƣợc sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT): Bao gồm tiền lƣơng và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sẩn xuất, các khoản trích theo lƣơng của công nhân sản xuất nhƣ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. + Chi phí sản xuất chung (CP SXC): Là toàn bộ các chi phí có liên quan chung đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi bộ phận sản xuất (tổ đội, phân xƣởng sản xuất ) chƣa đƣợc liệt kê trong hai khoản mục nói trên bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xƣởng: Bao gồm chi phí tiền lƣơng, các khoản phải trả, các khoản trích theo lƣơng của nhân viên phân xƣởng. - Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xƣởng sản xuất với mục đích phục vụ quản lý sản xuất. - Chi phí dụng cụ: Bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xƣởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xƣởng sản xuất quản lý và sử dụng. Đinh Thị Hà Oanh 5 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động quản lý sản xuất của phân xƣởng và tổ đội sản xuất. - Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ quản lý sản xuất ở phân xƣởng sản xuất. Việc phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý theo định mức, cung cấp số liệu cho tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch hạ thấp giá thành cho kỳ sau. * Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất chia thành ba loại: + Chi phí khả biến (biến phí): Là chi phí có sự thay đổi về lƣợng tƣơng quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lƣợng sản phẩm sản xuất theo kỳ. Thuộc loại chi phí này là CP NVLTT, CP NCTT. + Chi phí bất biến (định phí): Là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lƣợng sản xuất hoặc khối lƣợng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ, gồm các loại chi phí sau: - Định phí tuyệt đối: Là các chi phí mà tổng số không đổi khi có sự thay đổi về khối lƣợng hoạt động còn chi phí trung bình một đơn vị khối lƣợng hoạt động thì giảm đi. Ví dụ lƣơng thời gian - Định phí tƣơng đối: Trƣờng hợp trữ lƣợng (khả năng) của các yếu tố sản xuất tiềm tàng đã khai thác hết, muốn tăng đƣợc khối lƣợng hoạt động cần bổ sung, đầu tƣ khả năng sản xuất tiềm tàng mới. - Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi đƣợc một cách nhanh chóng vì chúng thƣờng liên quan đến TSCĐ và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có 2 đặc điểm: Có bản chất sử dụng lâu dài. Đinh Thị Hà Oanh 6 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Không thể giảm bớt số trong thời gian ngắn. - Định phí không bắt buộc: Là định phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch của các định phí tuỳ ý là ngắn hạn, thông thƣờng một năm. Các chi phí này có thể đƣợc giảm cắt trong những trƣờng hợp đặc biệt cần thiết. Ví dụ chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên + Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mang cả tính chất của chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí này là chi phí bất biến đến một giới hạn nào đó khi vƣợt qua giới hạn đó nó trở thành chi phí khả biến. Ví dụ chi phí điện thoại, Fax Tuy nhiên sự phân chia này chỉ có tính chất tƣơng đối. Dựa vào thông tin này nhà quản trị có thể đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của các chi phí sản xuất và thực hiện các phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lƣợng và lợi nhuận thông qua việc phân tích điểm hoà vốn. Đây là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch về lợi nhuận và sản lƣợng cho kỳ tiếp theo. * Phân loại chi phí sản xuất theo phƣơng pháp tập hợp và mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí Theo phƣơng thức này chi phí sản xuất đƣợc chia thành hai loại: + Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp vào quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm NVL, tiền lƣơng công nhân sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị dùng trực tiếp tạo sản phẩm. + Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất liên quan để việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc phát sinh ở bộ phận quản lý. Do vậy kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí này cho các bộ phận liến quan theo một tiêu thức phù hợp. Đinh Thị Hà Oanh 7 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Cách phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phƣơng pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tƣợng có liên quan một cách chính xác và hợp lý. 1.1.2. Khái quát chung về giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Nói đến chi phí sản xuất là nói đến những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ kinh doanh nhất định. Nó là một trong hai mặt của một quá trình thống nhất (Quá trình sản xuất). Để đánh giá chất lƣợng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất phải xem xét trong mối quan hệ của mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất: đó là kết quả sản xuất thu đƣợc. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lƣợng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải đƣợc bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Tuỳ theo yêu cầu quản lý, khả năng kế hoạch hoá giá thành sản phẩm cũng nhƣ yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ, Đinh Thị Hà Oanh 8 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Điều đó đƣợc thể hiện qua các cách phân loại giá thành chủ yếu sau: * Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành. Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành đƣợc chia thành ba loại: Giá thành kế hoạch: Đƣợc xác định trƣớc khi bƣớc vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trƣớc và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, là căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành. Giá thành định mức: Cũng là giá thành đƣợc xác định trƣớc khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch đƣợc xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức đƣợc xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thƣờng là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt đƣợc trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. Giá thành định mức là công cụ quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, xác định hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất của doanh nghiệp. Giá thành thực tế: Là giá thành đƣợc tính sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm và đƣợc tính cho cả giá thành đơn vị và tổng giá thành dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến khối lƣợng sản phẩm hoàn thành. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định đƣợc các nguyên nhân vƣợt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. * Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm đƣợc chia làm hai loại nhƣ sau: + Giá thành sản xuất sản phẩm: Gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm nhƣ CP NVLTT, CP NCTT, và CP SXC tính cho Đinh Thị Hà Oanh 9 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp những sản phẩm, công vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm đƣợc sử dụng hạch toán thành phẩm, tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. + Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Nhƣ vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp. Giá thành Giá thành sản Chi phí Chi phí của toàn bộ = xuất của + quản lý + Bán sản phẩm sản phẩm doanh nghiệp hàng Cách phân loại này có tác dụng giúp nhà quản lý biết đƣợc kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa lý thuyết, nghiên cứu, ít đƣợc áp dụng thực tế. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất gồm 2 mặt: Hao phí sản xuất và kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh quá trình hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh kết quả sản xuất. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cả giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Nội dung giá thành sản phẩm chính là chi phí sản xuất đƣợc tính cho số lƣợng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Ngoài ra kế toán tập hợp chi phí sản xuất tạo cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau cần phân biệt: Đinh Thị Hà Oanh 10 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp - Về phạm vi, thời gian: Chi phí sản xuất là những chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm, không kể sản phẩm đã hoàn thành hay chƣa và thƣờng đƣợc gắn với một thời kỳ nhất định. Giá thành sản phẩm là chi phí đƣợc tính cho một đối tƣợng tính giá thành cụ thể đã đƣợc hình thành, không kể chi phí đó chi ra vào thời kỳ nào. - Về lượng: Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất thƣờng không đồng nhất với nhau. Bởi giá thành ở thời kỳ này có thể bao gồm chi phí ở thời kỳ trƣớc hoặc thời kỳ sau phân bổ cho nó. Còn chi phí ở thời kỳ này có thể đƣợc tính vào giá thành của thời kỳ trƣớc hoặc sau. Chỉ khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng nhau hoặc đối với một số ngành sản xuất không có giá trị dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Z = Dđk + C + Dck Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm. Dđk: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ. Dck: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 1.1.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Quản lý tốt chi phí sản xuất giúp lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức và đánh giá đƣợc mức độ biến động của từng loại chi phí. Qua đó nhà quản trị doanh nghiệp có thể phát hiện và chỉ ra những ƣu nhƣợc điểm của từng bộ phận vào từng thời điểm. Từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp, hạn chế để loại trừ ảnh hƣởng của các nhân tố tiêu cực, động viên khả năng khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lƣợng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tƣ, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh Đinh Thị Hà Oanh 11 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp nghiệp. Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là thƣớc đo bù đắp chi phí và lập giá. Giá thành sản phẩm là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức kinh doanh. Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành doanh nghiệp có thể xem xét tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh, tác động có hiệu quả việc thực hiện các biện pháp tổ chức kinh doanh đến sản xuất, phát hiện và tìm ra nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ. Ngoài ra giá thành còn là căn cứ quan trọng để xậy dựng chính sách giá cả của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm. 1.1.5. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để tổ chức và quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Xác định đúng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lƣợng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. Tổ chức bộ máy kế toán khoa học và hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt đến bộ phận kế toán các yếu tố chi phí. Tổ chức chứng từ ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán. Đinh Thị Hà Oanh 12 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản lý tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành, phát hiện khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành. 1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xác định đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tƣợng tập hợp chi phí thì mới tổ chức đúng đắn và khoa học công tác kế toán tập hợp chi phí đồng thời phục vụ tốt cho việc tăng cƣờng quản lý chi phí. Đối tƣợng kế toán chi phí là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh cần đƣợc hạch toán. Thực chất của công việc xác định đối tƣợng kế toán chi phí là việc xác định nơi phát sinh chi phí và đối tƣợng chịu chi phí sản xuất. Khi xác định đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất trƣớc hết các nhà quản lý phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, từng phân xƣởng, giai đoạn công nghệ sản xuất, toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. 1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Là một phƣơng pháp hay hệ thống các phƣơng pháp mà kế toán sử dụng để tập hợp và phân loại các CPSX cho các đối tƣợng hạch toán chi phí đã xác định. 1.2.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phƣơng pháp tập hợp chi phí trực tiếp đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên hệ trực tiếp đến từng đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí Đinh Thị Hà Oanh 13 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp sản xuất riêng biệt. Do đó ngay từ khâu hạch toán ban đầu chi phí sản xuất đƣợc phản ánh riêng cho từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất trên chứng từ ban đầu để căn cứ vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp chi phí sản xuất cho từng đối tƣợng riêng biệt. Theo phƣơng pháp này, chi phí sản xuất phát sinh đƣợc tính trực tiếp cho đối tƣợng chịu chi phí nên đảm bảo mức độ chính xác cao. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng đƣợc phƣơng pháp này. Trên thực tế có rất nhiều chi phí liên quan đến các đối tƣợng khác nhau và không thể theo dõi riêng đƣợc. Tập hợp chi phí sản xuất thep phƣơng pháp trực tiếp tốn nhiều thời gian, công sức nhƣng lại chính xác và hiệu quả. 1.2.2.2. Phương pháp phân bổ chi phí Đƣợc áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất không thể tập hợp trực tiếp cho nhiều đối tƣợng đƣợc. Trƣờng hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tƣợng liên quan theo công thức: H = C/T Trong đó: H: là hệ số phân bổ chi phí. C: Là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ. T: Là tổng đại lƣợng của tiêu thức phân bổ cho các đối tƣợng. Tính mức phân bổ chi phí cho các đối tƣợng: Ci = H x Ti Trong đó: Ci: Là chi phí phân bổ cho đối tƣợng i. H: Là hệ số phân bổ. Ti: Là đại lƣợng của tiêu thức phân bổ. Việc phân bổ gián tiếp có tính chính xác không cao. Sự chính xác phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ. Vì vậy với những chi phí mà tìm đƣợc tiêu thức phân bổ hợp lý thì nên sử dụng phƣơng pháp này. Đinh Thị Hà Oanh 14 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên (KKTX) là phƣơng pháp theo dõi và phản ánh một cách thƣờng xuyên, liên tục tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho nguyên vật liệu, hàng hoá sản phẩm dở dang, thành phẩm trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ mua (nhập) hoặc bán (xuất). Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn. 1.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khái niệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. NVLTT thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lƣợng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. CP NVLTT thƣờng đƣợc quản lý theo các định mức do doanh nghiệp xây dựng. Cơ sở số liệu: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ, phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ và các chứng từ khác có liên quan để xác định CP NVLTT thực tế trong kỳ. Phương pháp tập hợp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản phẩm sản xuất thƣờng liên quan đến từng đối tƣợng tính giá thành nên thƣờng sử dụng phƣơng pháp tập hợp chi phí trực tiếp để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ các chứng từ. Trƣờng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tƣợng tính giá thành, kế toán phải sử dụng phƣơng pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu thức phân bổ phải hợp lý và có thể là định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí kế hoạch khối lƣợng sản phẩm hoàn thành Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ. Đinh Thị Hà Oanh 15 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Trong kỳ kế toán thực hiện việc tập hợp CP NVLTT vào bên Nợ TK 621 theo từng đối tƣợng sử dụng trực tiếp các nguyên vật liệu này (nếu khi xuất nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ mà xác định đƣợc cụ thể, rõ ràng cho từng đối tƣợng sử dụng); hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, dịch vụ không xác định cụ thể rõ ràng cho từng đối tƣợng sử dụng. Kết cấu của tài khoản này nhƣ sau: Bên Nợ: -Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Bên Có: - Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. - Kết chuyển chi phí NVLTT để tính giá thành. - Kết chuyển chi phí NVLTT vƣợt trên mức bình thƣờng Tài khoản 621 không có số dƣ đầu cuối kỳ. Trình tự hạch toán thể hiện qua sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 154 TK 621 TK154 Xuất kho NVL dùng cho sản Cuối kỳ kết chuyển xuất SP, thực hiện dịch vụ CP NVL TT TK 111, 112, 331 TK 152 Mua NVL dùng ngay vào sản xuất NVL dùng không SP, thực hiện dịch vụ hết nhập lại kho TK 133 TK 632 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Phần CP NVL TT vƣợt trên mức bình thƣờng Đinh Thị Hà Oanh 16 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Khái niệm chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): là khoản thù lao phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các dịch vụ nhƣ tiền lƣơng chính, lƣơng phụ, các khoản mang tính chất lƣơng (phụ cấp độc hại, làm thêm giờ ). Ngoài ra, CP NCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và đƣợc tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lƣơng phát sinh của công nhân sản xuất. Các quỹ BHYT, BHXH, KPCĐ đƣợc hình thành theo chế độ hiện hành: Ngƣời LĐ đóng góp Ngƣời sử dụng LĐ đóng góp Chỉ tiêu Tổng (trừ vào thu nhập) (Tính vào chi phí SXKD) 1. BHXH: 20% 5% 15% 20% 2. BHYT: 3% 1% 2% 3% 3. KPCĐ: 2% - 2% 2% 4. BHTN: 2% 1% 1% 2% Tổng 7% 20% 27% Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lƣơng, Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, bảng phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. Chi phí NCTT thƣờng đƣợc tính trực tiếp vào từng đối tƣợng chịu chi phí liên quan, trƣờng hợp CP NCTT có liên quan đến nhiều đối tƣợng mà không hạch toán trực tiếp thì đƣợc tập hợp chung lại sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ chi phí cho từng đối tƣợng chịu chi phí có liên quan. Tiêu thức phân bổ thƣờng đƣợc chọn là: Chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lƣợng sản phẩm sản xuất Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh CP NCTT bao gồm các khoản phải trả cho ngƣời lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho từng lao động thuê ngoài theo từng loại công việc nhƣ: tiền lƣơng, Đinh Thị Hà Oanh 17 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp tiền công các loại, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ). Tài khoản này cuối kỳ không có số dƣ và đƣợc mở chi tiết theo từng đối tƣợng kế toán chi phí giống nhƣ tài khoản 621 ở trên. Kết cấu của tài khoản này nhƣ sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Trình tự hạch toán thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. TK 334 TK 622 TK 154 Lƣơng phải trả NCTT sản xuất SP, Cuối kỳ kết chuyển thực hiện dịch vụ CP NCTT sang TK 154 TK 335 Tiền lƣơng nghỉ Trích trƣớc tiền phép lƣơng nghỉ phép của TK 632 trả cho công nhân công nhân sản xuất TK 338 Phần CP NCTT vƣợt trên mức bình thƣờng Tính BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ cho NCTT sản xuất, thực hiện dịch vụ Đinh Thị Hà Oanh 18 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Khái niệm chi phí sản xuất chung (CP SXC): là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CP NVLTT và CP NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xƣởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Thông thƣờng CP SXC là những chi phí gián tiếp đƣợc tập hợp và phân bổ cho các đối tƣợng có liên quan theo tiêu thức phân bổ nhất định. Trong trƣờng hợp phân xƣởng chỉ tiến hành sản xuất một loại sản phẩm, công việc nhất định thì CP SXC của bộ phận phân xƣởng đó là chi phí trực tiếp và đƣợc kết chuyển trực tiếp cho sản phẩm bao gồm chi phí nhân viên phân xƣởng, chi phí vậu liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chí phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng, các bảng kê chi phí khác. Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xƣởng, bộ phận, tổ đội, công trƣờng phục sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ. Tài khoản 627 mở chi tiết cho từng phân xƣởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Kết cấu của tài khoản này nhƣ sau: Bên nợ: -Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dƣ do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và đƣợc chi tiết thành 6 tiểu khoản: - Tài khoản 6271: “Chi phí nhân viên phân xƣởng”. - Tài khoản 6272: “Chi phí vật liệu”. - Tài khoản 6273: “Chi phí dụng cụ sản xuất”. - Tài khoản 6274: “Chi phí khấu hao TSCĐ” Đinh Thị Hà Oanh 19 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp - Tài khoản 6277: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”. - Tài khoản 6278: “Chi phí bằng tiền khác”. Trình tự hạch toán đƣợc khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung. TK 334, 338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên phân xƣởng Cuối kỳ kết chuyển CP SXC vào giá thành SP, dịch vụ TK 152, 153 142, 242 Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất TK 632 TK 214 Khoản chi phí SXC cố định không phân bổ vào giá thành sản xuất, đƣợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111, 113, 331 TK 111, 112 Chi phí dịch vụ mua ngoài Các khoản thu giảm chi TK 133 Thuế GTGT TK 111, 112 Chi phí bằng tiền khác TK 111, 112, 335, 142, 242 Chi phí đi vay phải trả (nếu đƣợc vốn hoá) Đinh Thị Hà Oanh 20 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Sau khi tập hợp các CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC, cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển chi phí vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Tài khoản sử dụng: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này có số dƣ cuối kỳ bên nợ. Khi sản phẩm hoàn thành bàn giao, kế toán tiến hành xác định giá vốn. Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp TK 621 TK 154 TK 152, 155, 138 Phân bổ kết chuyển Hàng hóa, sản phẩm sản xuất CP NVLTT hoàn thành nhập kho TK 622 TK 155 TK 632 Phân bổ kết chuyển SP hoàn thành Xuất bán thành phẩm CP NCTT nhập kho TK 627 TK 157 Phân bổ kết chuyển CP SP hoàn thành Hàng gửi bán bán đƣợc SXCvào giá thành sản gửi bán phẩm Sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay Khoản CP SXC cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm, đƣợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán Đinh Thị Hà Oanh 21 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.2.4. Kế toán tập hợp chí phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) là phƣơng pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật liệu đã dùng trong kỳ theo công thức: Trị giá vật Trị giá vật Trị giá vật liệu Trị giá vật liệu hàng = liệu hàng hoá + hàng hóa nhập - liệu hàng hoá hóa xuất tồn đầu kỳ trong kỳ tồn cuối kỳ Trong doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp KKĐK để hạch toán hàng tồn kho, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không đƣợc ghi sổ liên tục mà cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành kiểm kê xác định giá trị tồn kho, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ để từ đó tính ra giá trị vật tƣ đã xuất dùng trong kỳ, giá trị sản phẩm . rồi mới ghi sổ. Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 154 TK 631 TK 154 Giá trị SPDD đầu kỳ đƣợc Kiểm kê, xác định và kết chuyển kết chuyển vào giá thành sản phẩm giá trị SPDD cuối kỳ TK 621 TK 111, 112, 611 Kết chuyển CP NVLTT Các khoản ghi giảm CP SX TK 622 TK 632 Kết chuyển CP NCTT Giá thành sản xuất của TK 627 thành phẩm, dịch vị tiêu thụ Kết chuyển CP SXC Đinh Thị Hà Oanh 22 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất Sản phẩm dở dang là khối lƣợng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhƣng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất cấu thành chi phí sản xuất, trình độ quản lý doanh nghiệp mà sử dụng các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. Để tính đƣợc giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải đánh giá sản phẩm dở dang thông qua việc kiểm kê theo một trong các phƣơng pháp sau: 1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng thích hợp với doanh nghiệp sản xuất có tỷ trọng CP NVLTT trong tổng chi phí không cao, khối lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ. Theo phƣơng pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Kế toán căn cứ vào số lƣợng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi chúng ra sản phẩm hoàn thành rồi từ đó xác định từng khoản mục chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. Giả định: + Đối với chi phí bỏ hết một lần vào ngay từ đầu quá trình sản xuất thƣờng là chi phí nguyên liệu, vật liệu (TK 621) thì phân bổ đồng đều 100% cho cả sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành + Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất gồm chi phí NCTT, CP SXC đƣợc gọi là chi phí chế biến thì chỉ phân bổ cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành. Với giả định nhƣ trên kế toán đi xác định từng khoản mục chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: Đinh Thị Hà Oanh 23 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Khoản mục Khoản mục CPSX Khoản mục CPSX nằm trong + thực tế phát sinh CPSX nằm SPDD đầu kỳ trong kỳ = x Qddck quy đổi trong SPDD cuối kỳ Qht cuối kỳ + Qddck quy đổi Qddck quy đổi = Qddck x % hoàn thành Trong đó: Qddck quy đổi: Là số lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi Qddck : Là số lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ Hai công thức trên đƣợc tính cho từng khoản mục chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621), chi phí nhân công trực tiếp (TK 622), chi phí sản xuất chung (TK 627) Tổng giá trị DDCK = Tổng các khoản mục CP nằm trong SPDDCK Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng nhƣ chỉ tiêu thành phẩm và giá vốn hàng bán trong báo cáo kế toán. Phƣơng pháp này thích hợp khi các chi phí chế biến chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu giá thành. Tuy vậy, phƣơng pháp này cũng có nhƣợc điểm là khối lƣợng tính toán nhiều, hơn nữa việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chù quan. 1.3.2. Đánh giá chi phí dở dang theo 50% chi phí chế biến. Để đơn giản cho việc tính toán đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí thì kế toán thƣờng sử dụng phƣơng pháp này. Thực chất đây là một dạng của phƣơng pháp ƣớc tính theo sản lƣợng tƣơng đƣơng, trong đó giả định chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung luôn hoàn thành 50%. Đinh Thị Hà Oanh 24 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính Theo phƣơng pháp này ta giả định trong giá trị SPDD chỉ có chi phí NVL chính mà không tính đến các chi phí khác Phƣơng pháp này thích hợp khi đa số NVL chính đƣợc bỏ vào sản xuất ngay từ đầu quy trình công nghệ và nó chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Giá trị SPDD Chi phí NVL chính + Giá trị đầu kỳ thực tế phát sinh SPDD cuối = x Qddck Q + Q kỳ ht cuối kỳ ddck 1.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo CP NVL TT Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng thích hợp trong trƣờng hợp CP NVL TT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chí phí sản xuất, khối lƣợng sản phẩm dở dang ít và tƣơng đối ổn định giữa các kỳ. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là tính toán đơn giản, nhanh chóng nhƣng vì bỏ qua các chi phí khác nên độ chính xác không cao. Theo phƣơng pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần CP NVLTT, còn chi phí NCTT, chi phí SXC tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Công thức tính: Giá trị SPDD Chi phí NVLTT Giá trị + đầu kỳ thực tế phát sinh SPDD cuối = x Qddck Qht cuối kỳ + Qddck kỳ Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế biến phức tạp, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, khi áp dụng phƣơng pháp này thì giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ ở giai đoạn 2 trở đi đƣợc đánh giá theo giá trị nửa thành phẩm giai đoạn trƣớc chuyển sang. Đinh Thị Hà Oanh 25 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.3.5. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức (Kế hoạch) - Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng đƣợc hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. - Theo phƣơng pháp này, kế toán căn cứ vào số lƣợng, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang (qua kiểm kê) và chi phí sản xuất định mức để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phƣơng pháp này thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng đƣợc định mức chi phí sản xuất hoặc trƣờng hợp sản xuất có tính ổn định, quy mô lớn. - Phƣơng pháp này có ƣu điểm là đảm bảo việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ hợp lý và chính xác. Tuy nhiên, việc sử dụng phƣơng pháp này tốn kém khá nhiều thời gian và công sức do khối lƣợng kiểm kê lớn, phải lập định mức chi phí sản xuất. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phƣơng pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp sẽ là cơ sở xác định đúng đắn giá trị sản phẩm dở dang. Đây là tiền đề đảm bảo tính đúng đắn của chỉ tiêu giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh. Công thức xác định giá trị sản phẩm dở dang nhƣ sau: Dck = Qddck x cđm x % hoàn thành Trong đó: Dck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Qddck: Khối lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ. cđm : Chi phí định mức trên một đơn vị sản phẩm. 1.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tƣợng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đinh Thị Hà Oanh 26 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng nhƣ tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể. Về mặt tổ chức sản xuất: Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tƣợng tính giá thành. Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tƣợng tính giá thành. Nếu tổ chức sản xuất nhiều (Khối lƣợng lớn) thì mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tƣợng tính giá thành. Về mặt quy trình công nghệ: Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì đối tƣợng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quá trình sản xuất. Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng hoặc nửa thành phẩm. Ngoài ra đối tƣợng tính giá thành còn dựa vào các đặc điểm sử dụng của sản phẩm bán đƣợc, yêu cầu hạch toán kinh tế, khả năng trình độ quản lý của doanh nghiệp. 1.4.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành sản phẩm: Là thời kỳ bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá cho đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm, lao vụ không thể tính vào bất kỳ thời điểm nào mà tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất dài hạn hay ngắn hạn để xác định kỳ tính giá thành cho thích hợp. + Kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm. + Kỳ tính giá thành có thể là khi hoàn thành xong đơn đặt hàng hoặc hạng mục công trình. Kỳ tính giá thành đƣợc xác định một cách đúng đắn sẽ giúp cho công việc tính giá thành sản phẩm đƣợc hợp lý, khoa học. Đồng thời giá thành thực tế của sản phẩm đƣợc xác định một cách chính xác và kịp thời, giúp cung cấp đƣợc đầy đủ thông tin về giá thành cho nhà quản trị Đinh Thị Hà Oanh 27 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm: Là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp. Việc lựa chọn đúng đắn phƣơng pháp tính giá thánh sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Về cơ bản phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm gồm các phƣơng pháp sau: 1.4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất ngắn, chủng loại mặt hàng ít, đối tƣợng tập hợp chi phí thƣờng là sản phẩm cuối cùng, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Trƣờng hợp này đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuât, đối tƣợng tính giá thành là khối lƣợng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó. Công thức xác định: Tổng giá thành Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản sản phẩm hoàn = phẩm dở + xuất phát - phẩm dở thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng số lƣợng sản phẩm hoàn thành Lƣu ý: Để phục vụ cho việc tính giá thành theo phƣơng pháp này, kế toán thƣờng lập bảng tính giá thành theo khoản mục nhƣ sau: Đinh Thị Hà Oanh 28 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Giá trị spdd CPSX phát Giá trị spdd Tổng giá Giá thành Khoản mục đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ thành đơn vị 1. CP NVLTT 2. CP NCTT 3. CP SXC Tổng 1.4.3.2. Phương pháp hệ số Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp sử dụng cùng một thứ nguyên vật liệu, qua một quá trình sản xuất thu đƣợc nhiều loại sản phẩm có quy cách sản phẩm khác nhau. Đối tƣợng tập hợp chi phí là cả quá trình sản xuất, giữa các sản phẩm xây dựng đƣợc hệ số quy đổi cho nhau. Để tính giá thành cho từng loại sản phẩm kế toán phải quy tất cả các loại sản phẩm khác về cùng một loại sản phẩm chuẩn (sản phẩm gốc), sau đó áp dụng công thức tính giá thành đơn vị cho sản phẩm chuẩn. Cuối cùng căn cứ vào hệ số quy đổi và giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn ở trên để tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm cụ thể. Sản phẩm chuẩn đƣợc coi là có hệ số bằng 1. Công thức tính: ∑Q = ∑Qi x Hi ∑Z = Giá trị spdd đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ - Giá trị spdd cuối kỳ Zo = ∑Z / ∑Q Zi = Zo x Hi Trong đó: ∑Q: Tổng số lƣợng của tất cả các loại sản phẩm đã quy đổi. Qi: Số lƣợng sản phẩm loại i. Đinh Thị Hà Oanh 29 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hi: Hệ số quy đổi của sản phẩm i. Zo: Giá thành đơn vị sản phẩm gốc. Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm loại i. Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sẩn xuất dở dang cuối kỳ. 1.4.3.3. Phương pháp tỷ lệ Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp sử dụng cùng một thứ nguyên vật liệu, qua cùng một giai đoạn sản xuất đều thu đƣợc cùng một loại sản phẩm có phẩm cấp khác nhau. Chi phí sản xuất đƣợc tập hợp chung cho tất cả giai đoạn sản xuất, giữa các loại sản phẩm không xây dựng đƣợc hệ số quy đổi để tính theo phƣơng pháp hệ số. Để có thể tính đƣợc giá thành sản phẩm kế toán phải dựa vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức để tính tỷ lệ chi phí rồi từ đó tính ra giá thành thực tế của từng loại sản phẩm. Công thức tính: Z thực tế đơn vị sản Z kế hoạch (định = x Tỷ lệ chi phí phẩm i mức) sản phẩm i Tỷ lệ Σ Z thực tế tất cả các loại sản phẩm = x 100% chi phí Σ Z kế hoạch (định mức) tất cả các loại sản phẩm 1.4.3.4. Phương pháp tổng hợp chi phí Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm đƣợc thực hiện qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm đƣợc xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Đinh Thị Hà Oanh 30 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Công thức tính: Σ Z = Z1 + Z2 + + Zi Phƣơng pháp tổng cộng chi phí đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp may mặc, dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo 1.4.3.5. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Thƣờng áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất thu đƣợc cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ (doanh nghiệp chế biến đƣờng, rƣợu, bia ). Đối tƣợng tập hợp chi phí là cả quy trình công nghệ sản xuất. Khi tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ thu đƣợc ra khỏi tổng chi phí sản xuất. Giá trị sản Cpsx phát Giá trị sản Giá trị sản ΣZ sản = phẩm + sinh trong - phẩm phụ thu - phẩm phẩm chính chính ddđk kỳ hồi ƣớc tính chính ddck 1.4.3.6. Phương pháp phân bước Phƣơng pháp phân bƣớc áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo một thứ tự nhất định để có đƣợc sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm tạo ra từ quy trình sản xuất này gồm các bán thành phẩm và thành phẩm Hai phƣơng án phân bƣớc khi tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc. * Phương án 1: Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm Phƣơng pháp này áp dụng trong trƣờng hợp đối tƣợng tính giá thành là các nửa thành phẩm và thành phẩm. Theo phƣơng pháp này kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã đƣợc tập trụng theo từng giai đoạn sản xuất, lần lƣợt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trƣớc và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp Đinh Thị Hà Oanh 31 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn kế tiếp đến khi tính đƣợc tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. Công thức xác định nhƣ sau: Zbtp bƣớc 1 = Dđk bƣớc 1 + C bƣớc 1 – Dck bƣớc 1 Zbtp bƣớc 2 = Dđk bƣớc 2 + C bƣớc 2 – Dck bƣớc 2 . Zbtp bƣớc n = Dđk bƣớc n + C bƣớc n – Dck bƣớc n Để tính Zbtp từng bƣớc ta phải xác định giá trị sản phẩm ddck với giả thiết: - NVLTT đƣợc phân bổ đồng đều 100% cho thành phẩm và sản phẩm dở dang. - Các chi phí chế biến khác đƣợc phân bổ cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành. Với giả thiết nhƣ trên ta xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng. Chú ý: Với VL phụ thì quy đổi nhƣ chi phí chế biến khác. Nếu từ giai đoạn 2 trở đi có bỏ thêm NVLTT thì phần bỏ thêm đƣợc coi nhƣ chi phí chế biến. * Phương án 2: Tính giá thành sản phẩm theo phương án phân bước không tính Zbtp Phƣơng pháp này áp dụng khi chỉ tính giá thành của sản phẩm cuối cùng. Công thức xác định: ∑Giá thành thành phẩm = ∑Chi CPSX ở mỗi bƣớc tính cho thành phẩm Đinh Thị Hà Oanh 32 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Trình tự tiến hành: Kế toán đồng thời tổng hợp CP NVL TT và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn chế biến để tính giá thành cho sản phẩm. CP NVL tính cho thành phẩm Tổng giá CP chế biến bƣớc 1 tính cho thành phẩm thành thành CP chế biến bƣớc 2 tính cho thành phẩm phẩm . CP chế biến bƣớc n tính cho thành phẩm Ngoài những phƣơng pháp trên thì còn nhiều phƣơng pháp khác nhƣ tính giá thành theo đơn đặt hàng Mỗi phƣơng pháp có mặt mạnh mặt yếu khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần vận dụng một cách khéo léo để đem lại lợi ích tối đa. 1.4.3.7. Phương pháp liên hợp Là phƣơng pháp kết hợp một số phƣơng pháp hay tất cả các phƣơng pháp trên với nhau để tính giá thành sản phẩm. 1.5. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán Trong các loại hình doanh nghiệp do quy mô sản xuất là lớn, nhỏ khác nhau nên hình thức kế toán áp dụng tại các doanh nghiệp cũng khác nhau. Mỗi hình thức kế toán lại áp dụng những loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau. Sổ tổng hợp là loại sổ kế toán đƣợc áp dụng để ghi các hoạt động kế toán tính chất liên quan đến tài khoản kế toán tổng hợp tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp sử dụng các mẫu sổ kế toán thuộc hình thức đó để căn cứ vào những thông tin kế toán có thể hiểu một cách chính xác đầy đủ và kịp thời tình hình tài chính của doanh nghiệp và từ đó đƣa ra các quyết định hợp lý. Đinh Thị Hà Oanh 33 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Sau đây là các hình thức kế toán đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay về kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành: 1.5.1. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất – giá thành theo hình thức kế toán Nhật ký sổ cái Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký - Sổ cái Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi phí (TK 621, 622,627, 152) chNhứngật ký sổ cái (Phần ghi cho TK 621, 622, Bảng tính giá thành 627,154) BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đinh Thị Hà Oanh 34 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.5.2. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất – giá thành theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Bảng phân bổ NVL, CC, DC Nhật ký chứng từ Bảng phân bổ tiền lƣơng, BH Sổ chi phí sản số 1, 2, 5 xuất Bảng phân bôt khấu hao Bảng kê số 4, 5, 6 Bảng tính giá thành Nhật ký - chứng từ số 7 sản phẩm Sổ cái TK 621, 627, 154 BÁO CÁO KẾ TOÁN Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đinh Thị Hà Oanh 35 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.5.3. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất – giá thành theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ thẻ kế toán CP (TK 621, 622, 627, 154) Sổ Sổ cái TK 621, 622, 627, Bảng tính giá thành sản đăng 154 phẩm ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu: Đinh Thị Hà Oanh 36 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.5.4. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất – giá thành theo hình thức kế toán Nhật ký chung Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi phí TK621, 622, 627, 154 Nhật ký chung Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Bảng tính giá thành Bảng cân đố số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đinh Thị Hà Oanh 37 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.5.5. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất – giá thành theo hình thức kế toán trên máy tính Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán máy vi tính Chứng từ kế toán - Sổ chi phí sản xuất -Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 PHẦN MỀM KẾ TOÁN Bảng tổng hợp - BÁO CÁO TÀI chứng từ kế toán MÁY VI TÍNH CHÍNH - BÁO CÁO KẾ cùng loại TOÁN QUẢN TRỊ Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu: Đinh Thị Hà Oanh 38 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI TÍN 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Đại Tín. 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Đại Tín. + Tên công ty: Công ty Cổ phần Đại Tín. + Tên viết tắt: Đai Tin.JSC + Tên viết bằng tiếng anh: Dai Tin Joint Stock Company. + Điện thoại: 031.3692 692 + Fax: 031.3692 514 + Ngày thành lập: 26/04/2005 + Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. + Hình thức vốn sở hữu: Vốn cổ phần. + Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất gốm xây dựng, các sản phẩm gạch chỉ 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch 3 lỗ chống nóng. + Công ty còn có ngành nghề phụ nhƣ: kinh doanh vận tải, xuất nhập khẩu hàng hoá xây dựng và dịch vụ tƣ vấn xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Đại Tín thành lập theo quyết định số 12/2005- BTC, QĐ ngày 20 tháng 03 năm 2004. Giấy phép kinh doanh số 0203001455 do Sở kế hoạch và đầu tƣ Hải Phòng cấp ngày 05/05/2005. Vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ do toàn bộ cổ đông trong công ty đóng góp (số cổ đông sáng lập là 5 cổ đông). Đinh Thị Hà Oanh 39 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Số cổ phần phát hành lần đầu là 400.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng Lào - Việt. Tuy mới đi vào sản xuất đƣợc 5 năm nhƣng công ty cổ phần Đại Tín đã thực hiện tốt phạm vi ngành đƣợc phép kinh doanh và đã đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc hơn 1 tỷ đồng, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Những thuận lợi, khó khăn và thành tích cơ bản mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc trong những năm gần đây. a. Thuận lợi: Vị trí địa lý: Thuộc khu công nghiệp Lƣu Kiếm, nằm trên Km9-Quốc lộ 10, gần bến sông Đá Bạc nên việc vận chuyển sản phẩm để tiêu thụ dễ dàng, thuận lợi cho khai thác đất sét ở núi Dốc Đỏ và mua than xỉ ở Uông BÍ, Quảng Ninh. Công ty còn nằm trong khu vực tam giác kinh tế (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) nên có tiềm năng phát triển kinh tế. Là doanh nghiệp mới nên việc ứng dụng các khoa học kỹ thuật mới dễ dàng nhƣ việc nhập các máy móc, dây chuyền sản xuất từ Ukraina, Nhật Bản có công nghệ sản xuất hàng đầu thế giới, sản xuất sản phẩm với chất lƣợng tốt, sản lƣợng nhiều để phù hợp với yêu cầu thị trƣờng vật liệu xây dựng ở Việt Nam. Sản phẩm sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến đã xoá bỏ đƣợc những lò gốm thủ công cũ gây ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời giải quyết đƣợc việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn và cung ứng cho thị trƣờng những sản phẩm xây dựng đạt chất lƣợng cao. Ban chỉ đạo huyện Thuỷ Nguyên cũng nhƣ chính quyền xã Lƣu Kiếm đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của công ty. Đinh Thị Hà Oanh 40 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Đội ngũ lãnh đạo trẻ tuổi, năng động, có kinh nghiệm, và có đủ chuyên môn để phục vụ cho công ty, đội ngũ công nhân có sức khoẻ, có tay nghề. Tất cả đều nhiệt tình hăng hái tham gia lao động sản xuất Có sự giúp đỡ của các ngành chức năng: Ngân hàng, tổ chức tín dụng, Chính quyền địa phƣơng b. Khó khăn: Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tìm kiếm thị trƣờng cho sản phẩm cũng còn hết sức khó khăn do phải cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mới thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh chƣa lâu nên phải cạnh tranh với công ty lớn: Công ty Gốm xây dựng Hạ Long, Hoàng Quế, Đông Triều Quảng Ninh. Nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập từ Quảng Ninh nên phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp. Do phải sử dụng mộc khô để nung đốt nên phụ thuộc rât lớn vào điều kiện thời tiết và kho bãi. Sự biến động của giá cả nguyên vật liệu gây ra những khó khăn cho công ty trong việc thực hiện kế hoạch giá thành các công trình đã lập ra từ trƣớc. Nhất là năm 2007 trở lại đây giá nguyên vật liệu tăng giảm bất thƣờng gây ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc thù của sản xuất gạch nung theo dây chuyền thì không đƣợc phép có gián đoạn trong quá trình sản xuất nên công nhân phải làm việc thay ca (3 ca/một ngày) sẽ dẫn đến thay đổi liên tục giờ giấc sinh hoạt của công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xƣởng, gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời lao động. c. Thành tích: Là doanh nghiệp đƣợc hình thành bằng vốn góp cổ phần, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn không ít những khó khăn, tuy nhiên công ty đƣợc đánh giá là một trong những công ty có tốc độ phát triển khá nhanh. Đinh Thị Hà Oanh 41 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây: STT Hạng mục Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Sản xuất Triệu viên 40 41 43 2 Tiêu thụ Triệu viên 38 39 41 3 Doanh thu Triệu đồng 17 29 29,5 4 Lợi nhuận Triệu đồng 1.6 2.2 2.5 5 Nộp Ngân sách Triệu đồng 35 485 270 Chế độ lƣơng cho công nhân viên cũng tăng: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Ghi chú Lƣơng bình quân 1.800.000 2.000.000 Chƣa tính đến cả năm 2009 Thu nhập bình quân 1.950.000 2.250.000 Công ty cũng đã đầu tƣ cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động. Năm 2009 công ty đã đầu tƣ 635 triệu đồng để bê tông hoá đƣờng nội bộ, 30 triệu để xây khu chứa thải rắn, 30 triệu cải tạo môi trƣờng trong phân xƣởng sản xuất. Qua những số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty khá tốt. Doanh thu tăng lên hàng năm, giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời dân trong địa phận xã Lƣu Kiếm, cung cấp vật liệu xây dựng cho khu vực và cả ngoài khu vực. 2.1.3. Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ Công ty sản xuất các loại gạch: ¯ Gạch 2 lỗ (R150). ¯ Gạch 6 lỗ (R60), gạch 6 lỗ nửa (R150/2). ¯ Gạch 4 lỗ (R 100), gạch 3 lỗ (R200). ¯ Nem (GN30x30), Ngói (22) Đinh Thị Hà Oanh 42 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Công nghệ sản xuất nhập từ nền công nghệ tiên tiến của Ukraina, Nhật Bản và của Việt Nam nhƣ: máy ủi, máy cắt, băng chuyền vận chuyển, máy nhào, lò nhiệt, Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty Cổ phần Đại Tín Khai thác vận chuyển Kho, bãi chứa đất Máy ủi vào cấp nguyên liệu (đất sét) để phong hóa liệu thùng Nung đất Vận chuyển xếp goòng Vận chuyển đƣa vào lò nung phơi sấy Làm Ra lò nguội Các công đoạn sản xuất gạch: Công đoạn 1: Ủi, ngâm ủ Chế biến, tạo Phơi gạch mộc (15 ngày) hình (3-5 ngày) Công đoạn 2: Xếp goòng Lò nhiệt số 1 sấy khô(20 phút) Ra lò, phân loại Lò nhiệt số 2 nung gạch (40 phút) Đinh Thị Hà Oanh 43 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.1.4. Đặc điểm bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Đại Tín. 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Đại Tín. Hệ thống kế toán ở công ty đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Mô hình này giúp cho việc kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ tốt hơn đảm bảo lãnh đạo thống nhất tập trung của kế toán trƣởng và lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ công tác kế toán trong công ty. Tất cả các phòng ban, đơn vị trực thuộc công ty đều thuộc sự điều hành của Giám đốc. Sơ đồ 2.2 :Bộ máy quản lý của công ty Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc hành chính sản xuất Quản đốc Quản đốc Phòng tổ chức hành phân phân chính xƣởng xƣởng PX chế PX xử lí Phòng kế toán biến tạo nhiệt và hình hoàn thành Các tổ Các tổ Phòng kinh doanh - Marketing sản xuất sản xuất Đinh Thị Hà Oanh 44 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đại Tín. Giám đốc: Là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về điều hành hoạt động của công ty và là ngƣời có quyền điều hành cao nhất. Giám đốc là ngƣời quyết định phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh, chủ trƣơng lớn của công ty và quyết định về công tác tổ chức, tài chính, đào tạo cán bộ, sáp nhập, giải thể các phòng ban nếu thấy không phù hợp.Ngoài việc uỷ quyền cho các Phó giám đốc, Giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp qua các phòng ban. Phó giám đốc sản xuất: là ngƣời chịu trách nhiệm theo dõi, quản lí việc sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lƣợng gạch sau khi ra lò. Phó giám đốc hành chính: là ngƣời tham mƣu cho Giám đốc công ty về bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, Phòng tổ chức hành chính: Quản lý lao động tiền lƣơng và thanh tra, bảo vệ thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc có liên quan đến ngƣời lao động, tiếp nhận công nhân viên chức kí hợp đồng lao động. Phòng kế toán: làm nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc về các vấn đề kế toán, vốn và quản lý vốn, hạch toán sổ sách kế toán và chuyên môn hoá các hoạt động kế toán. Phòng kinh doanh - Marketing: Thực hiện các công việc về thƣơng mại để bán hết sản phẩm của công ty sản xuất ra, thực hiện các công việc nghiên cứu thị trƣờng và đề ra các chiến lƣợc kinh doanh khác để kiếm lời và các dịch vụ sau bán đối với khách hàng. Phân xưởng Cơ điện và chế biến tạo hình: Chịu trách nhiệm từ đầu quá trình sản xuất cho đến khi ra đời sản phẩm gạch mộc (gạch ra khỏi khuôn chế biến tạo hình). Phân xưởng Xếp đốt và phân loại sản phẩm: Thực hiện từ khâu vận chuyển, xếp goòng, đến khâu sấy khô, đốt lò, ra lò và phân loại sản phẩm. Đinh Thị Hà Oanh 45 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đại Tín. 2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Công ty Đại Tín sử dụng mô hình tổ chức tập trung, sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, công tác kế toán do kế toán trƣởng chỉ đạo với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao. Sơ đổ 2.3: Bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trƣởng Kế toán hàng Kế toán tiêu Kế toán vốn tồn kho, Tài thụ, doanh thu, bằng tiền, tiền sản cố định công nợ. lƣơng. * Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong phòng kế toán của Công ty: Kế toán trƣởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về chế độ hạch toán kế toán, ký các chứng từ kế toán trên sổ sách và hồ sơ lƣu trữ, duyệt các chứng từ mua bán. Hƣớng dẫn, kiểm tra công tác kế toán của từng nhân viên. Đồng thời kế toán trƣởng kiêm luôn công việc tập hợp chi phí và tính giá thành, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng hợp quyết toán toàn công ty và lập báo cáo tài chính. Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định: Theo tình hình hiện có và tình hình biến động của hàng tồn kho (nhập xuất các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm). Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, mức trích khấu hao, thực hiện kiểm kê TSCĐ theo định kỳ, bảo quản và lƣu hồ sơ từng loại TSCĐ Kế toán tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, công nợ: Theo dõi phản ánh kịp thời và chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng, thực hiện đúng các nghiệp vụ kế toán về tiêu thụ thành phẩm. theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả của khách hàng và nhà cung cấp. Đinh Thị Hà Oanh 46 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Kế toán vốn bằng tiền, tiền lƣơng: Đảm nhiệm công việc kế toán tiền mặt, đi lĩnh tiền để thanh toán, thu BHXH và thu các khoản khác của công ty, bảo quản, theo dõi quỹ, chịu trách nhiệm xuất tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi. Phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời số liệu, tình hình biến động quỹ tiền mặt tiền gửi ngân hàng. Hàng tháng tính ra lƣơng, các khoản phải trả cho công nhân viên, các khoản trích theo lƣơng và thanh toán cho cán bộ công nhân viên. 2.1.5.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đại Tín. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Đại Tín là hình thức Nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đƣợc phản ánh theo thứ tự thời gian vào sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung để vào các sổ sách kế toán. Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung áp dụng tại Công ty Cổ phần Đại Tín PXK, HĐ GTGT,Bảng phân bổ các loại chi phí . Sổ Nhật ký chung Sổ chi phí sản xuất Sổ cái TK154. Bảng tính giá thành Bảng cân đối SPS BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ : Đinh Thị Hà Oanh 47 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tài khoản sử dụng: ¯ TK 154 ¯ TK155 ¯ Các tài khoản khác có liên quan. Hệ thống sổ kế toán tại công ty: ¯ Sổ Nhật ký chung. ¯ Sổ cái các tài khoản. ¯ Các sổ kế toán chi tiết. ¯ Bàng phân bổ chi phí. ¯ Sổ chi phí sản xuất. Báo cáo sử dụng tại công ty: ¯ Báo cáo kết quả kinh doanh. ¯ Bảng cân đối tài khoản. ¯ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. ¯ Các báo cáo tổng hợp. Chế độ kế toán công ty áp dụng: ¯ Theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 19/04/2006 của Bộ trƣởng BTC ¯ Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 ¯ Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ) ¯ Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao đều. ¯ Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. ¯ Xác định giá trị hàng tồn kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. ¯ Tính và nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Đinh Thị Hà Oanh 48 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín. 2.2.1.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí Công ty Cổ phần Đại Tín chuyên sản xuất các loại gạch xây dựng theo một quy trình công nghệ nhất định. Bắt đầu từ khâu ủi, ngâm ủ, chế biến tạo hình, phơi gạch mộc đến các giai đoạn nung, ra lò và xếp bãi. Mặt khác công ty Cổ phần Đại Tín thuộc loại hình doanh nghiệp vừa. Vì vậy để phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và theo dõi một cách cụ thể, chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh và thuận lợi cho việc tính giá thành, công ty đã phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất của chi phí: Chi phí NVL, vật tư: Gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ nhƣ đất sét, than cám, ., nhiên liệu, động lực sử dụng cho quá trình sản xuất. Chi phí nhân công: Bao gồm lƣơng chính, lƣơng phụ, phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, nhân viên phân xƣởng, công nhân bảo vệ, nhân viên cơ điện, cấp dƣỡng. Chi phí chung: bao gồm có chi phí: ¯ Chi phí khấu hao TSCĐ: Là chi phí khấu hao các TSCĐ thuộc phân xƣởng nhƣ khấu hao máy móc thiết bị, nhà xƣởng, lò nung ¯ Chi phí công cụ dụng cụ: Là chi phí về vật tƣ, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất. Tại công ty có các công cụ dụng cụ nhƣ: Thay bai, quả đào thông tâm, dây đai, que hàn, ¯ Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác phát sinh trong phân xƣởng nhƣ dịch vụ mua ngoài, chi phí hội họp, chi tiếp khách, công tác phí Tại Công ty Cổ phần Đại Tín các chi phí dịch vụ mua ngoài không tách riêng mà nằm trong chi phí bằng tiền khác do các chi phí này công ty sử dụng tiền để thanh toán trực tiếp. Đinh Thị Hà Oanh 49 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Công ty cổ phần Đại Tín là doanh nghiệp sản xuất nên việc tập hợp chi phí để tính giá thành là việc rất quan trọng. Công ty Cổ phần Đại Tín có hai phân xƣởng là phân xƣởng chế biến tạo hình và phân xƣởng xếp đốt phân loại. Hai phân xƣởng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên rất khó khăn để hạch toán riêng mọi khoản chi phí phát sinh cho từng phân xƣởng. Công ty cũng chuyên sản xuất các loại gạch nhƣ: Gạch 2 lỗ R60 (đây là sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty), gạch 3 lỗ, gạch 4 lỗ QN, gạch 6 lỗ: R150, ngói Do các sản phẩm này có cùng quy trình công nghệ sản xuất nên cũng khó tập hợp chi phí cho từng sản phẩm. Mặt khác để tiết kiệm chi phí quản lý nên kế toán trong doanh nghiệp tiến hành hạch toán chi phí cho toàn doanh nghiệp thay vì hạch toán riêng cho từng phân xƣởng hay cho từng loại sản phẩm. Sau khi hạch toán chi phí cho toàn doanh nghiệp, công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm để tính giá thành cho từng sản phẩm. 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công cổ phần Đại Tín. 2.2.3.1. Chi phí nguyên, nhiên vật liệu. Hệ thống chứng từ - Phiếu xuất kho - Giấy đề nghị cung ứng vật tƣ. Tài khoản sử dụng ¯ TK 152 – “Nguyên vật liệu”. TK 1521 – “ Nguyên vật liệu chính” TK 1522 – “Nguyên vật liệu phụ” Tk 1523 – “Nhiên liệu” Đinh Thị Hà Oanh 50 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp ¯ TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Để sản xuất ra sản phẩm cần rất nhiều loại nguyên vật liệu. Công ty đã chia nguyên vật liệu thành hai loại Nguyên vật liệu chính: Đất sét, đất sét đỏ Nguyên vật liệu phụ: Than cám, bã xít pụ phẩm. Nguyên vật liệu của công ty đƣợc quản lý ở kho số 02 Phƣơng pháp tính giá vật liệu xuất kho ở công ty là phƣơng pháp bình quân gia quyền liên hoàn (Phƣơng pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập). Sổ sách hạch toán: ¯ Sổ Nhật ký chung. ¯ Sổ chi tiết Tk 152. ¯ Sổ chi phí sản xuất. ¯ Sổ cái TK 154. ¯ Thẻ kho và các sổ sách khác có liên quan Trình tự hạch toán: Trình tự xuất dùng Nguyên vật liệu đƣợc tiến hành qua các bƣớc: Khi có đề nghị cung cấp vật tƣ của phân xƣởng, kế toán tiến hành xem xét và lập phiếu xuất kho vật tƣ, điền vào cột yêu cầu. Tại kho khi nhận đƣợc phiếu xuất kho kềm theo lệnh xuất kho, thủ kho tiến hành xuất kho, ghi và cột số lƣợng phần thực xuất và ký vào phiếu xuất kho Phiếu xuất kho đƣợc lập thành 3 liên: Liên 1: Lƣu gốc. Liên 2: Giao cho đơn vị xin cấp vật tƣ. Liên 3: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán làm căn cứ ghi vào các sổ sách liên quan. Đinh Thị Hà Oanh 51 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Sơ đồ kế toán chi phí nguyên, nhiên liệu Phiếu xuất kho vật tƣ Sổ chi phí sản xuất Sổ Nhật ký chung Sổ cái TK 154 Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Trong chuyên đề này em đã lấy số liệu về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm gạch tháng 12 năm 2009 tại phòng kế toán của Công ty Cổ phần Đại Tín. Đinh Thị Hà Oanh 52 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 01: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Mẫu số: 02 - VT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI TÍN ( Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trƣởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 06 tháng 12 năm 2009 Nợ 154 Số: 355 Có 152 Họ và tên ngƣời nhận: HÀ VĂN THANH Địa chỉ: PX chế biến tạo hình Lí do xuất kho: Xuất NVL cho sản xuất Xuất tại kho: K02 Địa điểm: Tên, nhãn hiệu, quy Số lƣợng S cách phẩm Đơn Theo Đơn T chất vật tƣ, dụng cụ, Mã số vị Thực Thành tiền chứng giá T sản phẩm, tính xuất hàng hóa từ 1 Đất sét VL001 M3 2150 2150 55.936 120.262.400 2 Than cám VL002 Tấn 215 215 517.120 111.180.800 3 Đất sét đỏ VL020 M3 260 260 55515 14.433.900 4 Bã xít phụ phẩm VL022 Tấn 220 220 228685 50.310.700 5 6 7 8 9 1 0 Tổng cộng 296.187.800 Số tiền (bằng chữ): Hai trăm chín mươi sáu triệu một trăm chín mươi sáu nghìn bốn trăm đồng Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 06 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đinh Thị Hà Oanh 53 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Với nghiệp vụ trên kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho số 355 do thủ kho chuyển lên để làm căn cứ ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ Nhật ký chung và định khoản nhƣ sau: Nợ TK 154: 120.262.400 Có TK 1521: 120.262.400 Nợ TK 154: 111.180.800 Có TK 1522: 111.180.800 Nợ TK 154: 14.433.900 Có TK 1521: 14.433.900 Nợ TK 154: 50.310.700 Có TK 1522: 50.310.700 Để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí, công ty cũng lập sổ chi phí theo từng khoản mục. Sau đó đến cuối tháng tập hợp vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất - Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Đinh Thị Hà Oanh 54 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK: 154 Chi phí nguyên nhiên liệu Đơn vị tính: VNĐ CT TK đối NT Diễn giải Số tiến Số hiệu NT ứng 05/12 PX 352 05/12 Xuất dầu Diezel để sản xuất 1523 5.540.000 06/12 PX 355 06/12 Xuất đất sét cho sản xuất 1521 120.271.000 06/12 PX 355 06/12 Xuất than cám cho sản xuất 1522 111.180.000 06/12 PX 355 06/12 Xuất đất sét đỏ cho sản xuất 1521 14.433.900 06/12 PX 355 06/12 Xuẫt bã xít phụ phẩm cho sản xuất 1522 50.310.700 Tổng cộng 543.099.232 Đinh Thị Hà Oanh 55 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.3.2. Chi phí nhân công Hệ thống chứng từ ¯ Giấy đề nghị tạm ứng lƣơng ¯ Bảng tổng hợp sản lƣợng ¯ Bảng chấm công ¯ Bảng thanh toán lƣơng ¯ Bảng phân bổ lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Tài khoản sử dụng ¯ TK 334 – “Phải trả công nhân viên’ ¯ TK 338 – “Phải trả phải nộp khác” TK 338 đƣợc chi tiết thành hai tài khoản: TK 3382 – “Kinh phí công đoàn (KPCĐ)” TK 3383 – “Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)” Hệ thống sổ sách sử dụng: ¯ Sổ Nhật ký chung Trình tự hạch toán: Bảng chấm công, bảng tổng hợp và quyết toán sản lƣợng, bảng thanh toán lƣơng, Sổ chi phí sản xuất Sổ Nhật ký chung Sổ cái Tk 154 Đinh Thị Hà Oanh 56 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Công ty áp dụng trả lƣơng cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản lƣợng quyết toán công. Thực chất đây là hình thức trả lƣơng theo sản lƣợng hoàn thành. Dựa vào bảng quyết toán công tổ trƣởng tính ra tổng số sản lƣợng quyết toán công của toàn tổ, dựa vào bảng chấm công để tính ra tổng số công cả tổ và số công cho từng công nhân trong tổ. ¯ Tổng số lương tổ được tính bằng cách: Lƣơng tổ = ΣSản lƣợng quyết toán sản phẩm i x đơn giá sản phẩm i ¯ Sản lượng của từng công nhân được quy đổi từ số ngày công trong bảng chấm công: Tổng sản lƣợng Số ngày công của Sản lƣợng của công nhân X = x Tổng ngày công công nhân X ¯ Đối với tổ trưởng thì ngày công được nhân hệ số 1,1 ¯ Với người làm ca ngày thì mỗi ca tính là 0,5 công, ca đêm thì mỗi ca được tính là 0,7 công. ¯ Ngoài ra công ty còn có khoản phụ cấp trách nhiệm và hỗ trợ công tổ: Khoản phụ cấp trách nhiệm dành cho các tổ trƣởng là 200 000 VNĐ Khoản hỗ trợ công tổ dành cho những công nhân có số ngày làm việc lớn hơn số ngày làm việc theo quy định một tháng (26 ngày) và đƣợc tính bằng cách: Hỗ trợ công tổ = Số công tổ x 10.000đ Công ty không tiến hành trích trƣớc tiền lƣơng của công nhân sản xuât nghỉ phép. Hiện nay các khoản trích theo lƣơng của công ty đƣợc thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính. Tổng các khoản trích theo lƣơng là 27%. Trong đó 20% tính vào chi phí, còn 7% là trừ vào lƣơng của ngƣời lao động. Đinh Thị Hà Oanh 57 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Ba khoản BHXH, BHYT, BHTN đƣợc kế toán ghi gộp lại và phản ánh thông qua TK 3383. Còn KPCĐ đƣợc phản ánh vào TK 3382. Cụ thể tỷ lệ trích của từng loại nhƣ sau: Ngƣời LĐ đóng góp Ngƣời sử dụng LĐ đóng góp Chỉ tiêu (trừ vào thu nhập) (Tính vào chi phí SXKD) 5. BHXH: 20% 5% 15% 6. BHYT: 3% 1% 2% 7. BHTN: 2% 1% 1% 8. KPCĐ: 2% - 2% Tuy nhiên khoản KPCĐ đƣợc tính trên tổng thu nhập của ngƣời lao động, còn các khoản bảo hiểm thì đƣợc tính trên số tiền lƣơng đã ký trên hợp đồng. Hàng ngày các tổ trƣởng theo dõi công nhân trong tổ thông qua bảng chấm công và theo dõi sản lƣợng làm việc thông qua bảng tổng hợp sản lƣợng quyết toán công để đảm bảo tính chính xác cho việc tính ra chi phí tiền lƣơng cho từng tổ. Ví dụ: Tính lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho tổ xếp goòng (Hạnh) tháng 12 năm 2009 Đinh Thị Hà Oanh 58 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 03: BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 12 NĂM 2009 Tổ: Xếp goòng (Hạnh) TT Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 28 29 30 31 Tổng 1 Lê Viết Hạnh 1,1 1,1 1,1 1,1 1,1 0 1,1 1,1 1,1 1,1 1,1 1,1 1,1 30,8 2 Nguyễn Văn Vinh 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 30 3 Nguyễn Đắc Hà 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 30 4 Đào Văn Công 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 30 5 Nguyễn Văn Phƣơng 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 31 6 Nguyễn Văn Lên 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 29 7 Nguyễn Văn Mạnh 1 1 1 1 1 0,5 0,5 0 1 1 1 1 1 27 8 Bùi Văn Nhất 0 0,7 0,7 0,7 0,7 0 0,7 0 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 14 9 Cù Văn Hải 0,7 0,7 0,7 0,7 4 Tổng cộng 7,1 7,8 7,8 7,8 7,8 6,6 7,3 6,1 7,8 7,8 7,8 7,8 7,8 225,8 Nhân viên KT - TL Tổ trƣởng Đinh Thị Hà Oanh 59 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 04: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI TÍN Lƣu Kiếm - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng BẢNG TỔNG HỢP SẢN LƢỢNG QUYẾT TOÁN CÔNG TỔ XẾP GOÒNG (HẠNH) Tháng 12 năm 2009 Tên SP R60 R150T Nem 300 R150T/2 Ngói 22 Tổng QTC Ngày 1 45.836 12.421 5.236 - 505 54.668 2 40.078 10.940 - 10.162 500 50.623 3 38.236 14.516 8.656 405 45.618 4 41.668 10.765 5.550 11.243 - 49.974 5 47.378 9.134 3.150 - - 50.592 6 39.452 13.683 2.375 9.560 - 42.365 7 45.864 10.332 - - 100 45.866 8 42.942 11.146 - 12.661 120 44.781 9 41.122 11.665 7.868 - - 51.346 10 44.835 9.289 2.885 9.698 - 49.834 . . . . . . . 30 43.550 12.100 2.569 - 650 53.554 31 39.628 10.776 2.956 12.750 - 50.945 Tổng 1.470.487 339.720 82.960 128.136 14.640 2.035.943 Đơn giá 6,700 11,200 8,200 7,550 22.160 15.629.250 Tổ trƣởng Phụ trách bộ phận Đinh Thị Hà Oanh 60 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 12 NĂM 2009 Tổ: Xếp goòng (Hạnh) Các khoản giảm Số Hỗ trợ Tổng tiến Lƣơnng Ký TT Họ và tên SL QTC Lƣơng SP PCTN trừ công tổ công tổ lƣơng thực lĩnh nhận BH Tạm ứng 1 Lê Viết Hạnh 30,8 277.711 2.131.891 200.000 308.000 2.639.892 84.000 1.000.000 1.555.892 2 Nguyễn Văn Vinh 30 270.497 2.076.517 300.000 2.376.518 70.000 500.000 1.806.518 3 Đinh Văn Hải 30 270.497 2.076.517 300.000 2.376.518 70.000 500.000 1.806.518 4 Đào Văn Công 30 270.497 2.076.517 300.000 2.376.518 70.000 500.000 1.806.518 5 Nguyễn Khắc Phƣơng 31 279.514 2.145.734 310.000 2.455.731 70.000 500.000 1.885.731 6 Nguyễn Văn Lên 29 261.481 2.007.300 290.000 2.297.297 70.000 500.000 1.727.297 7 Nguyễn Văn Mạnh 27 243.448 1.868.865 270.000 2.138.871 70.000 500.000 1.568.871 8 Bùi Văn Nhất 14 126.232 969.041 0 969.038 0 0 969.038 9 Cù Văn Hải 4 36.066 276.869 0 276.868 0 0 276.868 Tổng cộng 225,8 2.035.943 15.629.250 200.000 2.078.000 17.907.250 504.000 4.000.000 13.403.250 Đinh Thị Hà Oanh 61 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp BẢNG PHÂN BỔ LƢƠNG + BH + KPCĐ Tháng 12 năm 2009 TT Ghi có TK TK 334 - Phải trả CNV TK 338 - Phải trả phải nộp khác Tổng cộng Đối tƣợng Lƣơng Ăn ca Cộng KPCĐ Các khoản Cộng BH I TK 154-CPNC Sản xuất 353.118.402 67.063.000 420.181.402 8.403.628 31.780.620 40.184.248 460.365.650 1 Phân bổ CPNC tổ xếp goòng 1 (Hạnh) 17.907.250 3.282.000 21.189.250 423.785 1.658.000 2.081.785 23.271.035 11 Phân bổ CPNC tổ bảo vệ 12.800.066 2.746.000 15.564.066 311.281 1.152.000 1.463.281 17.027.347 12 Phân bổ CPNC tổ cơ điện 12.930.483 2.944.000 15.874.483 317.490 1.163.700 1.481.190 17.355.673 13 Phân bổ CPNC cấp dƣỡng 8.508.887 1.310.000 9.818.887 196.378 747.000 943.378 10.762.265 14 Phân bổ CPNC QLPX 29.588.749 8.062.000 37.650.749 753.015 2.662.920 3.415.935 41.066.648 II TK 642 – CP quản lý 59.445.000 12.259.000 71.704.000 1.434.080 5.350.090 6.784.170 78.488.170 1 Phân bổ CPNC văn phòng 27.915.000 5.741.000 33.656.000 673.120 2.512.350 3.185.470 36.841.399 2 Phân bổ CPNC phòng kinh doanh 16.500.600 3.728.000 20.278.000 405.572 1.489.500 1.895.072 22.173.672 3 Phân bổ CPNC tổ bốc xếp 14.980.500 2.789.000 17.769.500 355.390 1.348.200 1.703.590 19.473.099 Tổng cộng 412.563.500 79.322.000 491.855.441 9.837.709 37.130.670 46.968.379 538.853.820 Đinh Thị Hà Oanh 62 Lớp QT 1001K
- Bi nh Đinh Th ể ƣ u sau N C s ố ă ợ : n c n 07: ị TK 154: Hà Oanh SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT ứ b C C C Tài khoản: 154 ả ng ó ó ó TK TK 3383: TK 3382: ph 23.271.035 Chi phí nhân công â 334: n b n ổ Chứng từ l ƣơ NT TK Kho¸ luËn tètnghiÖp luËn Kho¸ Diễn giải Tổng số tiền ng th ghi sổ đối ứng 1.658.000 423.785 21.189.250 SH NT áng 12 k . 63 Tính lƣơng và các khoản trích theo ế 31/12 bpbl 12 31/12 lƣơng cho tổ xếp goòng I (Hạnh) 334 21.189.250 to án đ 31/13 bpbl 12 31/13 ị 3382 423.785 nh kho 31/14 bpbl 12 31/14 3383 1.658.000 ả n L l ƣơ ớ . p QTp 1001K ng t Tổng cộng 460.365.650 ổ x ế p Ngày 31 tháng 12 năm 2009 go òng Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng I
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.3.3. Chi phí chung: Chi phí khấu hao: Hệ thống chứng từ - Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng Tài khoản sử dụng - TK 214 – “ Hao mòn TSCĐ” Hệ thống sổ sách sử dụng: ¯ Sổ Nhật ký chung ¯ Sổ cái TK 154 ¯ Sổ chi phí sản xuất. Trình tự hạch toán: Bảng tính và phân bổ khấu hao Sổ Nhật ký chung Sổ chi phí sản xuất Sổ cái TK 154 Phương pháp tính khấu hao: Đối với TSCĐ hữu hình: Công ty có các TSCĐ nhƣ thiết bị lò nung sấy tuynel, máy đùn ép chân không, máy ủi komatsƣ, hệ thống nhà kho, các phƣơng tiện vận tải, . Công ty áp dụng khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Công thức tính khấu hao cho các tài sản đó nhƣ sau: Đinh Thị Hà Oanh 64 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức: Mức trích NG TSCĐ khấu hao = = NG TSCĐ x Tỉ lệ KH năm bình quân năm Số năm sử dụng Mức trích khâu hao trung bình hàng tháng cho TSCĐ theo công thức: Mức trích Số khấu hao phải trích cả năm khấu hao = bình quân tháng 12 Cuối năm 2009 Công ty hoàn thành một phần của công trình giao thông nội bộ và khu nhà để than và đã bàn giao đƣa vào sử dụng ngày 31/12/2009. Tài sản này không tiến hành trích khấu hao trong năm 2009 mà bắt đầu tiến hành trích khấu hao từ tháng 01/ 2010. Đối với TSCĐ vô hình: Công ty có hai TSCĐ vô hình là: ¯ Quyền sử dụng đất. ¯ San lấp mặt bằng Cả hai tài sản này đều nằm trong danh mục TSCĐ không trích khấu hao theo quy định về khấu hao TSCĐ vô hình. Hàng tháng công ty lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để xác định chi phí khấu hao tài sản cố định. Từ đó tập hợp vào sổ chi phí sản xuất để xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đinh Thị Hà Oanh 65 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 08: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Tỷ lệ Nơi sử dụng (toàn doanh nghiệp) TK 154 TK 642 KH Nguyên giá Khấu hao 1 Số khấu hao trích tháng trƣớc. 28.340.395.007 168.595.900 163.929.245 4.666.655 2 Số khấu hao tăng trong tháng 119.413.115 - - - 3 Số khấu hao giảm trong tháng - - - - 4 Số khấu hao trích tháng này 28.459.808.112 168.595.900 163.929.245 4.666.655 28.459.808.112 168.595.900 163.929.245 4.666.655 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập bảng Kế toán trƣởng Đinh Thị Hà Oanh 66 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao kế toán định khoản: Nợ TK 154: 163.929.245 Có TK 214: 163.929.245 Chi phí công cụ, dụng cụ Hệ thống chứng từ - Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ Tài khoản sử dụng ¯ TK 153 – “Công cụ dụng cụ”. ¯ TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Công cụ, dụng cụ của công ty đƣợc quản lý ở kho số 01 Phương pháp tính giá xuất kho công cụ, dụng cụ: Công ty áp dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền liên hoàn (Phƣơng pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập). Sổ sách hạch toán: ¯ Sổ Nhật ký chung. ¯ Sổ chi tiết Tk 153. ¯ Sổ tổng hợp chi tiết TK 153 ¯ Sổ cái TK 153. Trình tự hạch toán: Phiếu xuất kho ccdc Sổ chi phí sản xuất Sổ Nhật ký chung Sổ cái TK 154 Đinh Thị Hà Oanh 67 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 09: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Mẫu số: 02 - VT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI TÍN ( Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trƣởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 06 tháng 12 năm 2009 Nợ 154 Số: 356 Có 153 Họ và tên ngƣời nhận: Địa chỉ: PX chế biến tạo hình Lí do xuất kho: Xuất cho sản xuất Xuất tại kho: K01 Địa điểm: Tên, nhãn hiệu, quy Số lƣợng S cách phẩm Đơn Theo Đơn chất vật tƣ, dụng cụ, Mã số vị Thực Thành tiền TT chứng giá sản phẩm, tính xuất hàng hóa từ 1 Dao nhào hai trục VT 002 Cái 10 10 135.000 1.350.000 2 Quả đào thông tâm VT 003 Quả 10 10 21.335 213.350 3 Dây đai VT 010 Cái 4 4 44.580 178.320 4 Que hàn VT013 Kg 5 5 16.600 83.000 5 6 7 8 9 10 Tổng cộng 1.824.670 Số tiền (bằng chữ): Hai trăm chín mươi sáu triệu một trăm chín mươi sáu nghìn bốn trăm đồng Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 06 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đinh Thị Hà Oanh 68 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Với nghiệp vụ nhƣ trên kế toán công ty định khoản nhƣ sau: Nợ TK 154: 1.824.670 Có TK 153: 1.824.670 Tại công ty, do đặc thù ngành sản xuất nên có rất nhiều công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất nhƣ: búa, dây cắt gạch, quả đào thông tâm, que hàn, xe đẩy . Các dụng cụ bảo hộ ngƣời lao động nhƣ: Quần áo, giầy, gang tay bảo hộ lao động. Vì công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất của công ty phần lớn có giá không lớn nên kế toán đều tính toàn bộ giá trị xuất dùng của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất mà không phân bổ cho các kỳ sau mặc dù công cụ dụng cụ có thể dùng cho nhiều kỳ nhƣ xe đẩy, quả đào thông tâm Chi phí khác bằng tiền Các chi phí khác bằng tiền của công ty bao gồm cả chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác do các dịch vụ mua ngoài công ty thanh toán ngay bằng tiền mặt. Hệ thống chứng từ - Hoá đơn GTGT - Hoá đơn bán lẻ . Tài khoản sử dụng - TK 154 - Các TK khác có liên quan Hệ thống sổ sách sử dụng: ¯ Sổ Nhật ký chung ¯ Sổ cái TK 154 ¯ Sổ chi phí sản xuất. Đinh Thị Hà Oanh 69 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Trình tự hạch toán: Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung Sổ chi phí sản xuất Sổ cái TK 154 Khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất. kế toán tập hợp ngay vào sổ chi phí sản xuất và sổ Nhật ký chung. Đinh Thị Hà Oanh 70 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 10: Mẫu số: 01GTKT-2LN-03 Ký hiệu: AB/2009T Số: 885778 HOÁ ĐƠN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (GTGT) Liên 2: Giao khách hàng Mã số: 02 00287977 022 Trung tâm dịch vụ khách hàng – VTHP - Số 4 Lạch Tray Tên khách hàng: Công Ty Cổ Phần Đại Tín Địa chỉ: KCN Lƣu Kiếm - Thuỷ Nguyên - Hải phòng Số điện thoại: 0313.692 692 Hình thức thanh toán: Tiền mặt Kỳ hoá đơn: Tháng 12 năm 2009 Mã Tiền dịch vụ STT Dịch vụ sử dụng dịch (VNĐ) vụ 1 Home phone 2.524.000 Cộng tiền dịch vụ (1) 2.524.000 Thuế suất GTGT: 10%x(1)= Thuế GTGT(2) 252.400 Tổng cộng tiền thanh toán(1+2) 2.776.400 Số tiền viết bằng chữ: hai triệu bảy trăm bảy mƣơi sáu nghìn bốn trăm đồng chẵn. Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời nộp Đại diện giao dịch Đinh Thị Hà Oanh 71 Lớp QT 1001K
- Đinh Th Bi C ă ể N N n c n u ị ợ ợ Hà Oanh s ứ TK 133: TK 154: ố SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH v 11: ào C ó TK: 154 ho TK 111: á Chi phí chung đ ơ n trn Đơn vị tính: VNĐ ê n n k Kho¸ luËn tètnghiÖp luËn Kho¸ 2.776.400 252.400 2.524.000 NT Chứng từ Diễn giải TK đối Số tiền ế to Số hiệu NT ứng án đ . ị nh 72 6/12 PX256 6/12 Xuất vật tƣ, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất 153 1.824.670 kho ả n 22/12 PX312 22/12 Xuất kho dầu phục vụ sản xuất 152 456.300 nh ƣ sau: 31/12 Bkh 12 31/12 Chi phí khấu hao TSCĐ tháng 12 214 163.929.245 L ớ p QTp 1001K 31/12 PC128 31/12 Chi phí dịch vụ viễn thông tháng 12 1111 2.776.400 Tổng cộng 327.124.400 Ngày 31 tháng 12 năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng 2009
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi phí sản xuất cho từng khoản mục, Sổ chi tiết, tổng hợp nhập xuất tồn, kế toán tập hợp các chi phí vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất để tính ra tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào sổ Nhật ký chung để vào sổ cái TK 154. Tất cả các chi phí phát sinh trong tháng đều đƣợc tập hợp trực tiếp vào tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 có số dƣ cuối kỳ nằm bên nợ, đó chính là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Biểu số 12: SỔ TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK: 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Tháng 12 năm 2009 NT ghi sổ Diễn giải Số tiền - Số dƣ đầu tháng 95.049.531 - Số phát sinh trong tháng 31/12 Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu 543.099.232 31/12 Chi phí nhân công 460.365.650 31/12 Chi phí chung 327.124.400 -Cộng số phát sinh trong tháng 1.330.589.282 -Ghi có TK 155 1.361.874.006 -Số dƣ cuối kỳ 63.764.807 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Đinh Thị Hà Oanh 73 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty Cổ phần Đại Tín. 2.2.4.1. Tổng giá trị sản phẩm dở dang Vì quy trình công nghệ của công ty bao gồm hai giai đoạn chính là giai đoạn chế biến tạo hình tạo ra sản phẩm gạch mộc và giai đoạn xếp đốt phân loại cho ra thành phẩm. Sản phẩn dở dang là sản phẩm gạch mộc. Vì vậy sau khi tính ra đƣợc tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, kế toán công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng. Công ty quy định chi phí phát sinh tại phân xƣởng chế biến tạo hình là 70% hay tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 70%. Đối với chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu bỏ ngay một lần từ đầu quá trình sản xuất thì tỷ lệ hoàn thành là 100%. Công thức xác định khoản mục chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ: CP NL, NL nằm CP NVL thực CP NVL nằm trong giá trị + tế phát sinh SPDD đk trong kỳ trong giá trị = x ΣQ ddck quy đổi SPDDck ΣQ ht ck + ΣQ ddck quy đổi Trong đó: ΣQ ht ck: là tổng số sản phẩm hoàn thành cuối kỳ. ΣQ ht ck = ΣQ ht ck i x Hi ΣQ ddck quy đổi: là tổng số sản phẩm gạch mộc cuối kỳ quy đổi. ΣQ ddck quy đổi = ΣQ ddck x % hoàn thành ΣQ ddck = ΣQ ddck x Hi Hi là hệ số sản phẩm chuẩn. Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm nên để tính đƣợc tổng số thành phẩm và sản phẩm dở dang cần phải đổi về sản phẩm chuẩn. Công ty đã chọn sản phẩm Đinh Thị Hà Oanh 74 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp gạch R60 (Sản phẩm sản xuất chính của công ty) làm sản phẩm chuẩn có hệ số 1. Các sản phẩm khác đƣợc tính hệ số theo trọng lƣợng: Khối lƣợng 1 viên gạch i Hi = Khối lƣợng 1 viên gạch R60 Cuối kỳ công ty tiến hành kiểm kê sản phẩm hoàn thành nhập kho cũng nhƣ gạch mộc nhập kho rồi đƣa ra kết quả kiểm kê và quy về sản phẩm chuẩn, cả thành phẩm và gạch mộc đều đƣợc quy đổi theo bảng kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ nhƣ sau: Biểu số 13: PHIẾU KIỂM KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ Tháng 12/2009 Số lƣợng quy ra sản phẩm S Khối Số lƣợng thực tế Sản Hệ chuẩn T lƣợng phẩm Thành Gạch số Thành Gạch T (kg) Tổng số Tổng số phẩm mộc phẩm mộc 1 R60 1,4 1.385.711 84.776 1.470.487 1 1385711 84776 1.470.487 2 R150T 3 324.652 15.068 339.720 2,14 694755 32246 727.001 3 Nem 300 1,2 76.895 6.065 82.960 0,86 66130 5216 71.346 4 R150T/2 1,6 120.284 7.852 128.136 1,14 137124 8951 146.075 5 Ngói 22 2,2 14.640 - 14.640 1,57 22985 - 22.985 Tổng cộng 1.922.182 113.761 2.035.943 2.306.705 131.189 2.437.894 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Đinh Thị Hà Oanh 75 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Căn cứ vào số lƣợng sản phẩm đã quy đổi, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: . Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (từ sổ chi phí sản xuất): 1.330.589.282 Trong đó: Chi phí nguyên nhiên liệu: 543.099.232 Chi phí nhân công: 460.365.650 Chi phí chung: 327.124.400 . Số lƣợng thành phẩm đã quy chuẩn: 2.306.705 . Số lƣợng gạch mộc đã quy chuẩn: 131.189 Chi phí guyên 46.808.782 + 543.099.232 nhiên liệu dở = x 131.189 x 100% 2.306.705 + 131.189 x 100% dang cuối kỳ = 31.744.384 (đồng) Chi phí nhân 28.201.487 + 460.365.650 công dở dang = 2.306.705 + 131.189 x 70% x 131.189 x 70% cuối kỳ = 18.705.668 (đồng) Chi phí chung 20.039.270 + 327.124.400 = x 131.189 x 70% dở dang cuối kỳ 2.306.705 + 131.189 x 70% = 13.314.755 (đồng) Tổng giá trị DDCK = Σcác khoản mục chi phí dở dang = 31.744.384 + 18.705.668 + 13.314.755 = 63.764.807 (đồng) 2.2.4.2. Giá trị sản phẩm dở dang từng sản phẩm Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, công ty không hạch toán riêng chi phí cho từng loại sản phẩm, vì thế giá trị sản phẩm dở dang cụng không tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm mà phân bổ giá trị sản phẩm dở dang cho từng loại. Đinh Thị Hà Oanh 76 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp Sau khi tính đƣợc tổng giá trị sản phẩm dở dang theo từng khoản mục, kế toán tiến hành tính giá trị sản phẩm dở dang cho từng sản phẩm thông qua bảng tính giá trị sản phẩm dở dang. Để tính đƣợc giá trị sản phẩm dở dang cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành tính tỷ lệ sản phẩm dở dang của từng loại trong tổng số sản phẩm dở dang cuối kỳ. sau đó các khoản mục chi phí lần lƣợt đƣợc phân bổ cho từng sản phẩm theo tỷ lệ đó. Biểu số 14: BẢNG GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG Tháng 12/2009 S Nem Ngói Khoản mục R60 R150T R150T/2 Tổng TT 300 22 Số lƣợng SP 1 84.776 32.246 2.216 8.951 - 131.189 dở dang 2 Tỷ lệ 0,646 0,246 0,017 0,068 - 1 Chi phí 3 nguyên nhiên 20.506.872 7.809.119 539.655 2.518.618 - 31.744.384 liệu Chi phí nhân 4 12.083.862 4.601.594 317.996 1.271.985 - 18.705.668 công 5 Chi phí chung 8.601.332 3.275.430 226.351 905.403 - 13.314.755 6 Tổng chi phí 41.192.065 15.686.143 1.084.002 4.336.007 - 63.764.807 Sau khi tính đƣợc tổng giá trị sản phẩm dở dang và giá trị sản phẩm dở dang từng loại sản phẩm, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Giá thành cũng đƣợc tính cho toàn bộ sản phẩm và tính riêng cho từng loại sản phẩm. Đinh Thị Hà Oanh 77 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.5. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Tín. 2.2.5.1. Đối tượng tính giá thành Bộ phận công tác giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, cung cấp và sử dụng để từ đó xác định đối tƣợng tính giá thành sản phẩm cho thích hợp Quy trình công nghệ của công ty cổ phần Đại Tín không quá phức tạp nhƣng nhiều công đoạn và là một quy trình liên tục nên sản phẩm cuối cùng của công ty đƣợc xuất xƣởng là sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy công ty xác định đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn chỉnh, không tính giá thành cho bán thành phẩm. 2.2.5.2. Kỳ tính giá thành Để xác định kỳ tính giá thành sản phẩm cho từng đối tƣợng tính giá thành thì phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh và chu kỳ tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty. Việc kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm dở dang của công ty đƣợc tiến hành vào cuối mỗi tháng nên kế toán xác định kỳ tính giá thành là tháng. Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm làm căn cứ tính giá thành. Các sản phẩm hoàn thành đều đƣa vào nhập kho rồi mới đem đi tiêu thụ. Sản phẩm dở dang vẫn để ở tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. 2.2.5.3. Tính giá thành tổng hợp tại công ty Cổ phần Đại Tín. Đối với giá thành tổng hợp, công ty áp dụng phƣơng pháp trực tiếp để tính giá thành. ΣZ = Giá trị SPDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ ΣZ Zo đơn vị = ΣQ htck Đinh Thị Hà Oanh 78 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.361.874.006 Zo đơn vị = 2.306.705 = 390,39 (đồng) Giá thành đơn vị này cũng là giá thành đơn vị của sản phẩm gốc R60. Để tính giá thành và giá thành đơn vị kế toán lập bảng tính giá thành tổng hợp nhƣ sau: Biểu số 15: 590,39 ởng 2.306.705 ƣ 558.163.630 469.861.460 333.848.915 Giá thành sản thành Giá phẩm trong kỳ trong phẩm 1.361.874.006 tr án to ế K Ngày 31 tháng 12 năm2009 12 tháng 31 Ngày 31.744.384 18.705.668 13.314.755 63.764.807 Chi phí SXKD phíSXKD Chi dở dang cuối kỳ cuối dởdang HỢP kỳ 543.099.232 460.365.650 327.124.400 phát sinh trong trong phátsinh 1.330.589.282 Chi phíSXKD Chi Tháng 12 năm 2009 năm 12 Tháng 46.808.782 28.201.478 20.039.270 95.049.531 Chi phí SXKD phíSXKD Chi dở dang đầu kỳ đầu dởdang THẺ TÍNH GIÁ THÀNH TỔNG THÀNH GIÁ TÍNH THẺ ập l đơn vị đơn ng sản phẩm phẩm sản ng o ời z ợ ƣ hoàn thành hoàn ƣ Ng Tổng Z sản xuất sản Z Tổng Khoản mục chi phí chi mục Khoản Sốl Chi phí nguyên nhiên nhiên nguyên phí Chi liệu nhâncông phí Chi phíchung Chi 1 2 3 4 5 6 STT Đinh Thị Hà Oanh 79 Lớp QT 1001K
- Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.5.3. Giá thành từng loại sản phẩm Do đặc điểm của loại hình sản xuất là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm từ các yếu tố đầu vào giống nhau. Nên để tính giá thành cho từng loại sản phẩm công ty áp dụng phƣơng pháp hệ số. Sau khi đã tính đƣợc giá thành tổng hợp (giá thành đơn vị sản phẩm gốc R60). Thông qua hệ số quy đổi đã đƣợc tính từ khi xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tính giá thành theo công thức sau: z đơn vị i = zo đơn vị x hệ số quy đổi Biểu số 16: BẢNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 12 năm 2009 Hệ số Sản Thành Giá thành STT quy z z phẩm o i phẩm sản phẩm i đổi 1 R60 1 590,39 592,29 1.385.711 818.109.917 2 R150T 2,14 590,3 9 1.263,40 324.652 410.176.572 3 Nem 300 0,86 590,39 507,74 76.895 39.042.314 4 R150T/2 1,14 590,39 673,04 120.284 80.956.497 5 Ngói 22 1,57 590,39 926,91 14.640 13569.996 Tổng số 1.922.182 1.361.874.006 Đinh Thị Hà Oanh 80 Lớp QT 1001K