Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng

pdf 76 trang huongle 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng

  1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng ý thức được vai trò của công tác kế toán. Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lí trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán là cung cấp các thông tin kinh tế một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời cho các nhà quản lí, giúp các nhà quản lí đưa ra các quyết định cho doanh nghiệp. Một trong những thông tin được các nhà quản lí coi trọng hàng đầu đó là thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thông qua các số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cung cấp, các nhà quản lí biết được chi phí và giá thành thực tế của mỗi loại sản phẩm cũng như kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí, sử dụng lao động, vật tư để đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là công tác quan trọng trong doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, cùng với vốn kiến thức đã được học ở trường, những hiểu biết thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng “ làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống những kiến thức chung nhất về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. - Nắm bắt được thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. - Đề xuất những kiến nghi nhằm từng bước hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. 1
  2. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Hạch toán kế toán là khoa học kinh tế, có đối tượng nghiên cứu cụ thể mà ở đây đối tượng nghiên cứu là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do vậy phương pháp nghiên cứu trong bài khoá luận là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hạch toán kế toán (phương pháp chúng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tổng hợp cân đối), phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu tìm hiểu thực tế tại công ty. Phương pháp kỹ thuật trong trình bày: kết hợp giữa mô tả phân tích, giữa luận giải với bảng biểu và sơ đồ. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kêt luận, nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1 : Lí luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2 : Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng. 2
  3. CHƢƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cùng các chi phí khác để sản xuất chế tạo sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã bỏ ra biểu hiện bằng tiền cho quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định (tháng, quí, năm). Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có đủ 3 yếu tố cơ bản là: - Đối tượng lao động - Tư liệu lao động - Sức lao động Tương ứng với các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh là các chi phí sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí về các loại đối tượng lao động (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ) - Chi phí về các loại tư liệu lao động chủ yếu (tài sản cố định) - Chi phí về lao động (chi phí nhân công) - Chi phí về các loại dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Trong nền kinh tế thị trường, các chi phí trên đều được đo lường, tính toán bằng tiền, gắn với thời gian nhất định. Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định phụ thuộc vào hai nhân tố chính: - Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định. - Giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền lương của một đơn vị lao động đã hao phí. 3
  4. Vì vậy: thực chất của chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố đầu vào tập hợp cho từng đối tượng tính giá thành. 1.2 Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm. * Bản chất của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa được tính trên một đại lượng kết quả sản phẩm hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là chi tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong suốt quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kĩ thuật mà doanh nghiệp đang thực hiện nhằm đạt được những mục đích sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Giá thành còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả quản trị chi phí của doanh nghiệp. Bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành. * Chức năng của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm có 2 chức năng chính: Chức năng bù đắp chi phí và chức năng lập giá: - Chức năng bù đắp chi phí thể hiện là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định phải bù đắp bằng chính số tiền thu được về tiêu thụ, bán sản phẩm và có lãi. - Chức năng lập giá: Thể hiện giá bán sản phẩm phụ thuộc vào qui luật cung cầu thị trường, giá bán là biểu hiện giá trị của sản phẩm phải được dựa trên cơ sở giá thành để xác định. Thông qua giá bán sản phẩm mà đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí. Như vậy giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với lãng phí hay tiết kiệm lao động xã hội trong quá trình sản xuất. Nói cách khác, giá thành sản 4
  5. phẩm cao hay thấp đều phản ánh kết quả của việc quản lí sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp. 1.3 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ của các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại với nội dung kinh tế, mục đích công dụng và phát triển ở nhiều địa điểm khác nhau, do vậy cần căn cứ vào các tiêu thức nhất định đáp ứng yêu cầu quản lí chi phí sản xuất mà phân loại chi phí sản xuất cho phù hợp Xét ở góc độ kế toán tài chính thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau: 1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương ( Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn ) - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền cần phải trích khấu hao Tài sản cố định trong kì. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền điện, nước,điện thoại - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dung vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì. Cách phân loại này cho ta biết kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất dung để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính ( phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố ) và dự toán cho kì sau. 1.3.2 Phân loại theo khoản mục chi phí Theo cách phân loại này chi phí sản xuất tồn tại dưới các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. 5
  6. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho bộ phân nhân công trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm như: tiền lương và các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn). - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dung vào việc quản lí và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất, bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc quản lí chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kì sau. 1.4 Phân loại giá thành 1.4.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính giá thành - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán, xác định trên cơ sở chi phí và sản lượng kế hoạch và được bộ phận kế toán tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. - Giá thành định mức: là giá thành được tính toán trên cơ sở xác định các định mức, các dự toán chi phí hiện hành. Giá thành định mức chỉ tính cho đơn vị sản phẩm và được tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tao sản phẩm. Đây là thước đo xác định kêt quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, đánh giá các giải pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất. - Giá thành thực tế: là giá thành được tính toán trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã được tập hợp theo mục đích, công dụng của chi phí và địa điểm phát sinh của chúng cho số lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Đây là chỉ tiêu kinh tế chất lượng tổng hợp phản ánh sự phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và thực hiện các giải pháp kinh tế - kĩ thuật – tổ chức. 1.4.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí - Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. 6
  7. - Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh tát cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 1.5 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kì tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn hay phạm vi để tập hợp chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là nơi phát sinh chi phí như: phân xưởng, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng Muốn xác định được đối tượng tập hợp chi phí, người ta thường dựa trên các căn cứ cơ bản: - Đặc điểm và tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Qui trình công nghệ, kĩ thuật sản xuất sản phẩm - Địa điểm phát sinh chi phí và mục đích sử dụng chi phí. - Yêu cầu và trình độ quản lí của doanh nghiệp - Yêu cầu và đối tượng tính giá thành Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lí có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc mở tài khoản, mở sổ chi tiết, đên việc tập hợp số liệu một cách khao học hợp lí nhất cho các đối tượng, phục vụ công tác quản lí chi phí sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 1.5.2 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Trước khi tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm, công việc đầu tiên kế toán phải thực hiện đó là xác định đối tượng tính giá thành. Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vất chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm 7
  8. mà đối tượng tính giá thành có thể là: chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, đơn đặt hang, hạng mục công trình Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm: - Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. - Đặc điểm và tính chất của sản phẩm - Yêu cầu, trình độ quản lí, trình độ hạch toán của doanh nghiệp Xác định đối tượng tính giá thành đúng đắn, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp là cơ sở để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cho phép kiểm tra, đánh giá một cách tổng hợp toàn diện các biện pháp tổ chức và quản lí qui trình sản phẩm. 1.5.3 Kì tính giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất cứ thời điểm nào mà phải dựa vào khả năng xác định về số lượng cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Kì tính giá thành là một thời kì mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá thành. Xuất phát từ đặc điểm đó nên kì tính giá thành không thể giống nhau cho các ngành nghề khác nhau. - Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoạch sản xuất ổn định, chu kì sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm nhập kho thì kế toán áp dụng tính giá thành là hàng tháng. - Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, chu kì sản xuất kéo dài, kế toán thường áp dụng kì tính giá thành vào thời điểm kết thúc sản xuất đối với đơn đặt hàng, kì tính giá thành phù hợp với chu kì sản xuất sản phẩm. 1.6 Phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất Ở góc độ chung các chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp - Phương pháp gián tiếp 8
  9. 1.6.1. Phƣơng pháp tập hợp chi phí trực tiếp Áp dụng đối với các chi phí có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Đây là phương pháp tập hợp chi phí chính xác nhất, đồng thời lại theo dõi trực tiếp chi phí liên quan tới các đối tượng cần theo dõi. Nó có ý nghĩa rất to lớn đối với kế toán quản trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng được phương pháp này. Trên thực tế có rất nhiều chi phí liên quan đến các đối tượng và không thể theo dõi riêng được. Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng chính xác, hiệu quả. 1.6.2. Phƣơng pháp phân bổ gián tiếp Được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng, trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức: C H T Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ T: Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ của các đối tượng Tính mức chi phí cho từng đối tượng Ci = H * Ti Trong đó: Ci: chi phí phân bổ cho đối tượng i H: hệ số phân bổ Ti: đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i. Phương pháp này giúp cho kế toán đỡ vất vả hơn, không phải theo dõi chi tiết cụ thể cho từng đối tượng. Tuy nhiên việc phân bổ gián tiếp có tính chính xác không cao, sự chính xác phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ. 9
  10. 1.7 Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kì để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí qui định cho các đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm, yêu cầu quản lí sản xuất và giá thành các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương pháp tính giá thành thích hợp, việc lựa chọn đúng đắn phương pháp tính giá thành sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho công ty. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau: 1.7.1 Tính giá thành theo phƣơng pháp trực tiếp ( phƣơng pháp giản đơn ) Phương pháp này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp có qui trình công nghệ giản đơn, khép kín, chu kì sản xuất ngắn. Đối tượng tính giá thành phù hợp với đới tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kì tính giá thành là tháng. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong kì và giá trị sản phẩm dở dang đầu kì, cuối kì. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Tổng giá thành sản Chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản phẩm ho àn thành = xuất dở dang + thực tế phát sinh - xuất dở dang trong kì cuối kì trong kì đầu kì Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, dễ tính toán và có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lí. 1.7.2 Tính giá thành theo phƣơng pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có qui trình sản xuất gồm nhiều công đoạn, sản phẩm của mỗi công đoạn lại được tính giá thành riêng. Kế toán tổng cộng chi phí của các công đoạn để tính ra giá thành cuối cùng theo công thức: ∑Z = Z1 + Z2 + + Zn 10
  11. Trong đó: ∑Z: Tổng giá thành sản phẩm Z1, , Zn: Giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm 1.7.3 Tính giá thành theo phƣơng pháp hệ số Thường áp dụng trong doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sử dụng cùng một thứ nguyên vật liệu nhưng cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chi phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng đối tượng sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả qui trình công nghệ. Để tính được giá thành sản phẩm kế toán phải xác định hệ số qui đổi giữa các sản phẩm với nhau từ đó qui đổi tất cả các sản phẩm thành một loại sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số qui đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được gọi là sản phẩm tiêu chuẩn Số lượng hoàn Tổng số sản Hệ số qui đổi của = thành của từng loại x phẩm tiêu chuẩn từng loại sản phẩm sản phẩm Giá thành đơn Tổng giá thành của Tổng số sản phẩm vị sản phẩm tiêu = các loại sản phẩm : tiêu chuẩn chuẩn hoàn thành trong kì Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số qui đổi của của từng loại sản = sản phẩm tiêu x từng loại sản phẩm chuẩn phẩm Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng qui đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất đở dang cuối kì 1.7.4 Tính giá thành theo phƣơng pháp tỉ lệ Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có những đặc điểm giống như ở phương pháp hệ số đã nêu ở trên nhưng giữa các loại sản phẩm không xác định được một hệ số qui đổi. Để tính giá thành từng loại sản phẩm, kế toán phải dựa vào giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch. 11
  12. Tỉ lệ phân bổ giá Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm thành thực tế cho = từng loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm Giá thành thực tế của Giá thành kế hoạch của = x Tỉ lệ phân bổ giá thành từng loại sản phẩm từng loại sản phẩm 1.7.5 Tính giá thành theo phƣơng pháp loại trừ sản phẩm phụ Phương pháp này thường được áp dụng trong doanh nghiệp mà trong một qui trình sản xuất ngoài viêc tạo ra các sản phẩm chính còn có các sản phẩm phụ. Để tính giá thành cho sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá tri sản phẩm phụ ra khỏi sản phẩm chính. Công thức tính giá thành theo phướng pháp loại trừ sản phẩm phụ: Chi phí sản Tổng giá thành sản Chi phí sản Chi phí sản Giá trị sản - xuất dở dang phẩm chính hoàn = xuất dở dang + xuất phát - phẩm phụ đầu kì của sản sinh trong kì thu hồi cuối kì của sản thành trong kì phẩm chính phẩm chính Giá trị sản phẩm phụ thu hồi được tính theo: - Giá bán có thể thu hồi được - Giá trị ước tính có thể thu hồi được 1.7.6 Tính giá thành theo phƣơng pháp đơn đặt hàng Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm của phương pháp này là tính giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức công tác kế toán chi phí phải được chi tiết hoá theo từng đơn đặt hàng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan, riêng chi phí phục vụ và quản lí sản xuất ở phân xưởng do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo phân xưởng và cuối thàng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Thực hiện tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng thì đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể. 12
  13. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo tiêu chuẩn kĩ thuật đã được thoả thuận theo hợp đồng sản xuất. Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng ( số dư của tài khoản 154 – chi tiết theo từng đơn đặt hàng ). 1.7.7 Tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ phức tạp, quy trình chế biến sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo một thứ tự nhất định để có được sản phẩm hoàn chỉnh. Các giai đoạn công nghệ có thể được thực hiện ở một hay nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi giai đoạn công nghệ có thể tạo ra bán thành phẩm cho bước sau hoặc chỉ tham gia vào quá trình chế biến có tính chất liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Khi thực hiện phương pháp phân bước thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phải được tổ chức chi tiết theo từng giai đoạn công nghệ hoặc theo từng phân xưởng sản xuất riêng biệt có thể tham gia vào quy trình tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm hoặc chi tiết sản phẩm của từng gia đoạn công nghệ hoặc phân xưởng sản xuất và sản phẩm hoàn chỉnh. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải gắn liền với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thì tiến hành quy nạp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí, còn chi phí sản xuất chung nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì phải tập hợp và tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. 1.7.8 Tính giá thành theo phƣơng pháp định mức Phương pháp này chỉ áp dụng được trong các doanh nghiệp đã xác lập được hệ thống các định mức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như dự toán về chi phí phục vụ và quản lí sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra. Nói cách khác, doanh nghiệp phải xác lập được giá thành định mức cho từng loại sản phẩm trên cơ sở các định mức tiêu hao hiện hành. 13
  14. Phương pháp định mức cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục. Theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng định chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này Những phát hiện này có được ngay trong quá trình phát sinh và hình thành các khoản chi phí ngay trong quá trình sản xuất nên giúp cho nhà quản lí có những căn cứ để ra quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong phương pháp này cũng là từng loại sản phẩm, từng phân xưởng hoặc giai đoạn sản xuất. Đối tượng tính giá thành là chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh. Công thức tính giá thành theo phướng pháp định mức Chênh lệch Chênh lệch Giá thành + + Giá thành thực tế = định mức do thay đổi do thực hiện định mức định mức định mức định mức Qua công thức trên cho ta thấy rằng để xác định được giá thành thực tế của sản phẩm, kế toán phải tổ chức xác định giá thành định mức vào đầu kì sản xuất trên cơ sở các định mức hiện hành, đồng thời phải theo dõi chi tiết những biến động của chi phí thực tế so với định mức trong trường hợp thay đổi định mức ( xác lập định mức mới ) và thực hiện định mức tiết kiệm hay lãng phí so với định mức trong quá trình sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Việc theo dõi sự biến động so với định mức cần phải gắn liền với những đối tượng chịu chi phí, theo từng khoản mục chi phí. Tổ chức theo dõi chặt chẽ, kịp thời và chính xác những thay đổi so với định mức trong quá trình sản xuất sản phẩm là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ với công tác hạch toán giá thành mà còn phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho công tác hạch toán nội bộ trong danh nghiệp. 1.8 Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là sản phẩm đã đi qua 1 hoặc 1 số công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm (trừ công đoạn sản xuất cuối cùng) nó có thể bán ra ngoài gọi là “bán thành phẩm” hoặc chuyển vào kỳ sau để tiếp tục làm ra thành phẩm. Tùy vào 14
  15. tình hình cụ thể tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất cấu thành chi phí sản xuất, trình độ quản lý doanh nghiệp mà sử dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng Theo phương pháp này trước hết doanh nghiệp phải xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành ra số sản phẩm quy đổi (hoàn thành tương đương). Bước tiếp theo sẽ tính các chi phí cho số sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) được tính theo như phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp. - Các chi phí khác bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sẽ tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Ddk + Ctk * Qtd DCK = Qht + Qtd Trong đó: Ddk , DCK :là chi phí về nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đầu và cuối kỳ. Ctk : là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Qht : Sản phẩm đã hoàn thành Qtd : là số sản phẩm quy đổi tương đương theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Và Qtd = Qdd x H% ( Trong đó H% là mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ) 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến. Phương pháp này tương tự như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương, chỉ có 1 điểm khác là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được giả định luôn luôn hoàn thành 50%. 15
  16. 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này chúng ta chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) còn các khoản chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Với nội dung cơ bản của phương pháp nêu trên cách tính sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính như sau: Ddk + Ctk DCK = * Q dd Qht + Qdd Trong đó: - DCK , Ddk : là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ. - Ctk : là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( Hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) trong kỳ - Qht , Qdd: là số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Với phương pháp này cần lưu ý các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm phức tạp chế biến kiểu liên tục thì sản phẩm dở dang cuối kỳ của các giai đoạn, công đoạn chế biến sau của quy trình công nghệ được tính theo chi phí nửa thành phẩm bước trước (giai đoạn, công đoạn chế biến trước). 1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phƣơng pháp định mức Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng được chi phí sản xuất hoặc giá thành định mức đồng thời khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ khá ổn định (cả về mức độ hoàn thành và khối lượng) do vậy chỉ cần căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và định mức chi phí sản xuất hoặc giá thành định mức đơn vị sản phẩm để tính ra số chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ (để đơn giản thường tính coởan phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành như nhau). 16
  17. Ngoài các phương pháp nêu trên người ta có thể áp dụng các phương pháp như đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng, diện tích chưa thu hoạch (trong sản xuất nông nghiệp) hoặc theo khối lượng, công việc xây dựng cơ bản chưa hoàn thành bàn giao (trong xây dựng cơ bản) 1.9 Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 1.9.1. Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm chi phí sản xuất một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất. a, Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): CPNVLTT bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho và phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó, căn cứ vào đối tượng tập hợp CPSX đã xác định để tập hợp CPNVLTT. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo số lượng sản phẩm. Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân Tổng chi phí vật liệu Tiêu thức phân bổ bổ cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ * của từng đối tượng Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong kỳ, kế toán sử dụng TK 621 "CPNVLTT" TK 621 - Chi phí nguyên - Các khoản giảm chi phí vật liệu phát sinh (nếu có) trong kỳ - Kết chuyển CPNVLTT 17
  18. Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT TK 154 TK 621 TK 152, 331, 111,112,311,414 Kết chuyển CPNVLTT Vật liệu dùng trực tiếp TK 152 Chế tạo sản phẩm Nguyên vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển sang kỳ sau b, Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). CPNCTT là những khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịc vụ như: Tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp có tính chất tiền lương Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định so với tiền lương công nhân sản xuất. Trong trường hợp phải phân bổ gián tiếp, tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xu thì thường phân bổ theo tỷ lệ với tiền lương định mức hoặc giờ công định mức. Và tiền lương phụ thường được phân bổ cho sản phẩm theo tỷ lệ với tiền lương chính. Tiền lương Tổng tiền lương chính của công Tiền lương chính của nhân cần phân bổ định mức CNSX phân bổ = * Tổng tiền lương định mức của các của SP A cho SP A SP 18
  19. Tổng tiền lương phụ của công nhân Tiền Tiền lương phụ cần phân bổ lương của CNSX phân = * chính của bổ cho SP A Tổng tiền lương chính của các SP SP A Để hạch toán CPNCTT, kế toán sử dụng TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp". TK 622 - Chi phí nhân - Kết chuyển (phân bổ) công trực tiếp CPNCTT cho từng đối phát sinh trong kỳ tượng có liêm quan để tính giá thành Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNCTT TK 622 TK 154 TK334 Tiền lương và phụ cấp lương Kết chuyển CPNCTT Phải trả cho CNTTSX TK 338 Các khoản trích theo Tỷ lệ tiền lương của CNTTSX thực tế phát sinh 19
  20. c, Hạch toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) CPSXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT và CPNCTT. Đây là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Các chi phí SXC thường được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh phân xưởng( Phân xưởng, bộ phận sản xuất) CPSXC phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất nào thì sẽ được phân bổ hết cho các đối tượng tập hợp chi phí mà phân xưởng đó tham gia sản xuất không phân biệt đã hoàn thành hay chưa. Trên thực tế, CPSXC thường được phân bổ theo định mức, phân bổ theo giờ làm việc thực tế của CNSX, theo tiền lương CNSX. Mức CPSXC Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng phân bổ cho = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các * CPSXC cần từng đối tượng đối tượng phân bổ Để theo dõi các khoản CPSXC, kế toán sử dụng TK 627 " chi phí sản xuất chung". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Kết cấu TK 627: TK 627 - Các khoản ghi giảm - Chi phí sản xuất CPSXC chung thực tế phát - Kết chuyển (phân bổ) sinh trong kỳ CPSXC cho từng đối tượng có liêm quan để tính giá thành TK 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hoặc phân bổ hết cho các sản phẩm và được chi tiết thành 6 tiểu khoản: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất 20
  21. TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSXC TK 627 TK 334, 338 TK 111, 112, 152 Tập hợp chi phí NVPX Các khoản thu hồi ghi giảm CPSX TK 152, 153 TK 154 (chi tiết) Tập hợp CPVL, CCDC K/chuyển (phân bổ) TK 242, 335 CPSX vào đối tượng CPCCDC phân bổ kỳ này, tính giá thành CP sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch . TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 331 CP dịch vụ mua ngoài TK 111, 112 Chi phí bằng tiền khác 21
  22. d,Tổng hợp chi phí sản xuất: Sau khi đã tập hợp chi phí như là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán phải kết chuyển vào bên nợ của tài khoản 154" Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để phục vụ cho việc tính giá thành thành phẩm. TK 154 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ của các bộ phận sản xuất- kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ và kể cả cho vật tư, sản phẩm, hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến. Nội dung kết cấu TK 154: + Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) + Bên Có: - Các khoản chi phí được giảm như là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức. - Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành đã nhập kho. + Số dư ( Bên Nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm dở dang chưa hoàn thành. 22
  23. Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154 ( chi tiết ) TK 152, 111 TK 621 xxx Các khoản gi giảm CPSX K/c Chi phí NVLTT TK 155 TK 622 Nhập kho K/c chi phí NCTT TK 157 Gửi bán TK 627 Tổng giá K/c chi phí SXC thành SX thực tế của TK 632 SP hoàn thành Xuất bán thẳng xxx 1.9.2. Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình tăng giảm chi phí trên các tài khoản phản ánh giá trị đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, để từ đó xây dựng lượng chi phí thực tế đã bỏ ra cho sản xuất và các mục đích khác trong kỳ. Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 " giá thành sản phẩm". Tài khoản chi tiết theo địa điểm phát sinh và theo loại, nhóm sản phẩm. 23
  24. Nội dung phản ánh TK 631 như sau: TK 631 - Kết chuyển giá - Tổng giá thành sản phẩm trị sản phẩm dở hoàn thành dang đầu kỳ - Kết chuyển giá trị sản - Chi phí sản xuất phẩm dở dang cuối kỳ phát sinh trong kỳ Tài khoản 631 không có số dư đầu kỳ và dư cuối kỳ. Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định kì TK 152, 153 TK 621 TK 631 TK 632 Chi phí vật liệu kết chuyển Tổng giá thành sản CPNVLTT phẩm hoàn thành TK 334, 338 TK 622 gửi bán hay tiêu Tiền lương và các khoản thụ thẳng Trích theo lương của Kết chuển CNTTSX CPNCTT TK 214, 111,112 TK 627 CPKHTSCĐ, CPNVPX, Kết chuyển Chi phí khác CPSXC 24
  25. 1.10 Đặc điểm hạch toán chi phi sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 1.10.1. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung Sơ đồ 1.6 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ(thẻ) kế toán chi (phiếu xuất kho, hóa đơn phí TK 621, 622, GTGT ) 627,154 Nhật ký chung 9( Bảng tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627,154, 155 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 25
  26. 1.10.2. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.7 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh Theo hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ (thẻ) chi tiết TK (phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT ) 621, 622, 627,154 Chứng9( từ ghi Bảng tính giá sổ thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622, Sổ đăng ký chứng 627,154, 155 từ ghi sổ. Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu 26
  27. 1.10.3. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký - chứng từ Sơ đồ 1.8 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo hình thức Nhật ký – Chứng từ Chứng từ gốc NK - CT Số 1,2,5 (phiếu xuất kho, hóa đơn Sổ GTGT ) chi phí sản -Bảng phân bổ NVL, CC, 9(DC xuất - Bảng phân bổ tiền lương, BHXH - Bảng phân bổ khấu hao. Bảng kê số 4, 5, 6 Bảng tính giá Nhật ký chứng từ số 7 thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627,154, 155 Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 27
  28. 1.10.4. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký - sổ cái Sơ đồ 1.9 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh Theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Chứng từ gốc Sổ(thẻ) kế toán chi (phiếu xuất kho, hóa đơn phí TK 621, 622, GTGT ) 627,154 9( Nhật ký - Sổ cái (Phần sổ cái ghi cho các TK Bảng tính giá thành sản phẩm 621, 622, 627,154, 155 ) Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 28
  29. 1.10.5. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính Sơ đồ 1.10 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo hình thức kế toán trên máy vi tính Sổ chi phí sản xuất CHỨNG - Sổ cái TK 621, TỪ KẾ TOÁN 622,627,154 - Bảng (thẻ) tính Z PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG -Báo cáo tài chính HỢP CHỨNG -Báo cáo kế toán MÁY VI TÍNH TỪ KẾ TOÁN quản trị CÙNG LOẠI Ghi chú : Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi định kỳ 29
  30. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 2.1 Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng * Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Hoá chất Sơn Dầu được Uỷ ban Hành chính Thành phố Hải Phòng quyết định thành lập ngày 25/1/1960 theo hình thức công ty hợp danh. Là một trong 7 xí nghiệp thành viên của Sở Công nghiệp lúc bấy giờ với chức năng là sản xuất kinh doanh mặt hàng sơn các loại. Công ty Cổ phần Sơn Hải phòng cách đây 45 năm được thành lập với cái tên ban đầu là Xí nghiệp Sơn Dầu với số lao động 32 người, trang thiết bị thủ công, sản phẩm chủ yếu là sơn gốc dầu. Sau 45 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Xí nghiệp Sơn Dầu nay là Công ty Sơn Hải Phòng vẫn không ngừng phát triển. Năm 2004 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng theo Quyết định số 3419/QĐUB ngày 26/12/2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cổ phần số 0203000681 ngày 02/01/2004. Đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ nhất ngày 06/05/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp. - Tên công ty: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng - Tên tiếng Anh: Hai Phong paint joint stock company - Hình thức sở hữu vốn: Vốn cổ phần - Trụ sở chính: Số 12, Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng - Điện thoại: 0313.847.003 - Fax: 0313.845.180 - Mã số thuế: 0200575580 * Ngành nghề kinh doanh Công ty sản xuất trên 150 loại sản phẩm sơn gốc Alkyd, cao su Clo hoá, Epoxy, Acylic, Polyure, Sơn tấm lợp, Sơn tĩnh điện, Sơn bột tĩnh điện, Sơn 30
  31. chống hà gốc bitum, Sơn chống hà gốc cao su Clo hoá, phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp như: - Đóng tàu, công trình biển - Công trình xây dựng, công nghiệp ( kể cả Công nghiệp nặng và Công nghiệp Hoá chất ). - Giao thông vận tải và dân dụng Thị trường tiêu thụ sản phẩm cung cấp trực tiếp hoặc qua hệ thống chi nhánh, đại diện và các đại lí trong toàn quốc. Ngoài ra với đội ngũ kĩ sư giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu về ngành Sơn Công ty luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng một cách hiệu quả nhất các dịch vụ liên quan đến ngành Sơn như: - Dịch vụ tư vấn lập qui trình, hồ sơ kĩ thuật về chống ăn mòn cho các công trình, dự án công nghiệp, tàu biển, công trình biển. - Dịch vụ hướng dẫn kĩ thuật tại công trường, phân công kĩ sư có chuyên môn đến hướng dẫn, giám sát, kiểm tra qui trình sử dụng sơn tại công trường và bảo hành sơn. - Dịch vụ khảo sát thực tế quy trình kĩ thuật sơn cho các công trình Bên cạnh đó công ty còn sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực khác như: - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm bằng chất dẻo, nhựa như: ống bảo vệ cáp thông tin, ống siêu bền HI3P, ống SoNic, - Sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa và hoá phẩm như: bột giặt, nước tẩy rửa( nước rửa chén, nước rửa tay ) * Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng trong 3 năm 2007, 2008, 2009 Do đặc điểm nền kinh tế vùng và sự phát triển kinh tế của cả nước, Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng đã nghiên cứu sản xuất, đa dạng hoá các sản phẩm sơn, phù hợp và đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Từ năm 2007 đến năm 2009 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh theo bảng sau: 31
  32. Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng doanh thu 350.000.000.000 385.000.000.000 343.000.000.000 2 Tổng doanh thu thuần 348.500.000.000 383.500.000.000 342.000.000.000 3 Tổng giá vốn hàng bán 285.000.000.000 297.500.000.000 230.500.000.000 4 Tổng lợi nhuận gộp 63.500.000.000 86.000.000.000 105.000.000.000 5 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 25.386.000.000 26.607.000.000 43.500.000.000 Thu nhập bình quân 1 lao 6 5.200.000 5.500.000 6.000.000 động/ 1 tháng Thuế và các khoản phải 7 13.250.000.000 16.250.000.000 19.500.000.000 nộp Ngân sách Nhà nƣớc 8 Vốn kinh doanh bình quân 52.500.000.000 53.000.000.000 54.000.000.000 2.1.2 Đặc điểm sản phẩm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng * Đặc điểm của sản phẩm, tổ chức sản xuất Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh sơn các loại, kinh doanh vật tư thiết bị, hoá chất.kinh doanh thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu và dịch vụ khác. Có trên 150 loại sản phẩm sơn gốc Alkyd, cao su clo hoá, Epoxy, Acrylic, Polyurethane, sơn tĩnh điện phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp như: Tàu biển,công trình biển,giàn khoan dầu khí Công nghiệp nặng: Nhà máy lọc dầu, Nhà máy thuỷ điện, Xi măng, giấy, đường, hoá chất Cấu thép, chỉ giới giao thông Các lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dân dụng Sơn tĩnh điện Thi trường tiêu thụ sản phẩm cung cấp trực tiếp hoặc qua hệ thống chi nhánh,đại diện và các đại lý trong toàn quốc. 32
  33. - Văn phòng giao dịch và bán hàng: Trụ sở chính: Số 12 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng Diện tích mặt bằng: 2.500 m2 Nhà phân phối chính:Công ty CP Sơn tàu biển VINASHIN Số 149/1 H Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh. Đại diện Hà Nội:Số 166C Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. - Nhà máy sản xuất: Địa chỉ: Đường 208 An Đồng, An Dương, Hải Phòng. Diện tích mặt bằng: 27.000 m2 Công suất nhà máy 6.000 tấn/năm. Dự kiến 2010 sẽ mở rộng 10.000 tấn/năm. - Đặc điểm sản xuất và dây chuyền công nghệ: Dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, khép kín. Công nghệ sản xuất tiên tiến được chuyển giao từ Chugoku Marine Paint (CMP) Nhật Bản, một trong những hãng sơn hàng đầu thế giới về sơn tàu biển, công trình biển. Công nghệ sơn tĩnh điện được chuyển giao từ hãng ARSONSISI Italya sản phẩm được sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế JIS K5400 và tiêu chuẩn Châu Âu. Hệ thống quản lí tiên tiến đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Công ty có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 * Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sơ đồ 2.1: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất sơn tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Muối Nghiền Đóng sơn (Nguồn: Tại Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 33
  34. Qui trình công nghệ sản xuất sơn bao gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Muối: Trộn bột màu và dung môi theo định mức kĩ thuật để ngâm ủ, sau đó đưa bán thành phẩm của muối sang nghiền. - Giai đoạn 2: Nghiền: Nghiền bán thành phẩm đến khi nào đủ độ mịn đạt tiêu chuẩn kĩ thuật. - Giai đoạn 3: Đóng sơn: Sau khi nghiền xong đưa chất phụ gia, chất tạo màng vào, kiểm tra độ màu đạt tiêu chuẩn kĩ thuật rồi chuyển về kho đóng gói sản phẩm. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Công ty xây dựng bộ máy quản lí theo mô hình trực tuyến chức năng - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty phù hợp với pháp luật, quản lí hoặc chỉ đạo hoạt động kinh doanh và các công việc khác của công ty trong phạm vi nhiệm vụ của mình - Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất.là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.Tổng giám đốc có quyền tổ chức xây dựng, triển khai, phân công trách nhiệm cho các phó Tổng giám đốc, Giám đốc, trưởng phòng, ban phân xưởng điều hành các phương án kinh doanh sau khi được Nhà nước xét duyệt và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.Tổng giám đốc là người điều hành sản xuất kinh doanh, đại diện cho cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm về việc làm, về đời sống vật chất và tinh thần cũng như các quyền lợi khác của cán bộ, công nhân viên trong công ty. - Phó tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý kỹ thuật công nghệ, nghiên cứu, kiểm tra chất kượng, sản xuất. Chỉ đạo việc áp dụng công nghệ mới, nghiên cứu phát triển cải tiến công nghệ, chế thử sản phẩm mới Có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý khối sản xuất và phục vụ sản xuất. Thay tổng giám đốc khi tổng giám đốc vắng mặt. - Phó tổng giám đốc chi nhánh Hồ Chí Minh: Tham gia liên doanh VINASHIN, điều hành với VINASHIN. 34
  35. - Các phòng ban chức năng: Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức bộ máy kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, đồng thời chỉ đạo theo dõi tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo, công tác lao động tiền lương, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý hoạt động tài chính hạch toán công ty, hạch toán kiểm soát các thủ tục thanh toán, hạch toán đề xuất các biện pháp giúp công ty thực hiện tốt các mục tiêu về kinh tế tài chính. Phòng Kinh doanh tiêu thụ: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc công ty. Lập kế hoạch trung và dài hạn theo sự phát triển của công ty cho phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế theo kế hoạch pháp lệnh hàng năm của Nhà nước. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ kinh tế giúp thực hiện và lưu trữ các tài liệu về kinh doanh. Phòng Marketing và dịch vụ kỹ thuật: tổ chức nghiên cứu thị trường, tiếp tục mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, quảng cáo sản phẩm. Tổ chức kiểm tra giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện về chất lượng hàng hoá các mặt hàng kinh doanh. Thống kê báo cáo kết quả và tốc độ thực hiện kế hoạch kinh doanh của toàn công ty hàng tháng, hàng quí, hàng năm cho Ban Giám đốc công ty. Phòng đảm bảo chất lượng QA Phòng kĩ thuật, phòng chất lượng Quản đốc phân xưởng sơn Quản đốc phân xưởng nhựa Quản đốc phân xưởng cơ điện - sản xuất bao bì Quản đốc phân xưởng sơn bột tĩnh điện Trưởng các phòng ban 35
  36. Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy tổ chức quản lí cuẩ Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó TGĐ Phó TGĐ chi Phó TGĐ nhánh phía nam Phân Phòng Phòng Chi Phòng Phòng Phòng Phòng Phân Phân Phân Phòng xưởng đảm kĩ thuật nhánh Mark kinh kế toán kế xưởng xưởng xưởng tổ sơn bột bảo phòng và doanh và tài hoạch cơ nấu sản chức tĩnh chất thí TP.Hồ dịch và tiêu vụ và vật điện dầu xuất hành điện - lượng nghiệm Chí vụ kĩ thụ tư sửa sơn chính QA Minh thuật chữa (Nguồn: phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) Chú dẫn: : Mối quan hệ chỉ đạo và thực hiện : Mối quan hệ hỗ trợ giữa các đơn vị 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công tác kế toán do một bộ phận phụ trách đảm nhạn gọi là Phòng Tài chính kế toán. Trong phòng, kế toán trưởng quản lí và điều hành trực tiếp các kế toán viên. Các nhân viên kế toán có trách nhiệm hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán đồng thời phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. 36
  37. - Kế toán trưởng ( kiêm kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định ): là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về công tác kế toán thống kê của toàn công ty. Đồng thời theo dõi về nguồn vốn kinh doanh, chi phí quản lí, theo dõi tinh hình tăng giảm và khấu hao tài sản cố định. - Kế toán thanh toán – tiền mặt: tổng hợp toàn bộ chứng từ thu chi, theo dõi tài khoản tiền mặt, hoàn lại thuế như: thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, - Kế toán tiêu thụ và công nợ khách hàng: theo dõi toàn bộ vật tư, tiền, hàng hóa vay mượn của công ty đối với các công ty có liên quan và theo dõi hạch toán tình hình tiêu thụ sản phẩm. - Kế toán nhập, xuất nguyên vật liệu, thủ quỹ: có nhiệm vụ theo dõi và quản lí toàn bộ nguyên vật liệu nhập – xuất – tồn kho phục vụ cho sản xuất. kiêm thủ quỹ làm nhiệm vụ thu, chi khi có chứng từ được kế toán trưởng và giám đốc duyệt. - Kế toán giá thành - tiền lương – Bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ hàng tháng tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty, tính giá thành sản phẩm – kiêm việc theo dõi về tiền lương và bảo hiểm. - Kế toán Tiền gửi ngân hàng – Tiền vay và Công nợ nội bộ: tổng hợp và theo dõi các chứng từ thu chi và theo dõi tài khoản Tiền gửi ngân hàng – kiêm nhiệm việc theo dõi công nợ nội bộ trong doanh nghiệp. Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ và Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tiền thanh toán giá thành, tiêu thụ và nhập – xuất gửi ngân và tiền tiền lương, công nợ nguyên vật hang, tiền mặt BHXH khách liệu, thủ vay,công nợ hàng quỹ nội bộ (Nguồn: Tại Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 37
  38. 2.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Niên độ kế toán áp dụng bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 - Đơn vị sử dụng tiền tệ: VNĐ - Kỳ kế toán: dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị là qui mô lớn, khối lượng công việc nhiều nên để đảm bảo thông tin cung cấp từ quá trình sản xuất nhanh chóng và hiệu quả kì hạch toán được xác định là hàng tháng. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền cả kì dự trữ. - Phương pháp tính thuế: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC được ban hành ngày 20/03/2006 - Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng: Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 38
  39. Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí - giá thành theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ ( thẻ ) kế toán chi phí TK621, 622, 627, 154 Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng tính giá thành Sổ đăng ký chứng Sổ cái TK 621, từ ghi sổ 622, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tai Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng 2.2.1 Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Do tính chất của công ty mà chi phí sản xuất của công ty bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lí, hạch toán, kiểm tra 39
  40. chi phí cũng như việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất ở công ty bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho quá trình sản xuất sơn + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương. + Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng ngoài hai khoản nói trên như chi phí nhân viên quản lí phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền 2.2.2 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng 2.2.2.1 Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất Cũng như mọi doanh nghiệp khác, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cũng luôn được coi là công việc đầu tiên trong công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, với yêu cầu quản lí là rất cần thiết và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau( như đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu trình độ quản lí hay trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm ). Xuất phát từ đặc điểm sản xuất thực tế của công ty, công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng. 2.2.2.2 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi giới hạn cần tổng hợp, tức là ta phải dựa trên đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm của sản phảm, trình độ và phương tiện kế toán Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm, chi phí sản phẩm, lao vụ mà các chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ vào đó. Tại công ty, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. 40
  41. 2.2.3 Kì tính giá thành và phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng 2.2.3.1 Kì tính giá thành Kì tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Kì tính giá thành có thể là kì tính theo tháng, quí, năm, theo thời vụ, theo đơn hàng, Đối với Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng, kì tính giá thành là tháng. 2.2.3.2 Phƣơng pháp tính giá thành Theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, công ty áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm 2.2.4 Nội dung trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng 2.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các loại sau: + Nguyên vật liệu chính: Dung môi, dầu bột, chất phụ gia. + Nguyên vật liệu phụ: Sắt thếp làm vỏ thùng, thùng đóng sơn, + Bán thành phẩm: Dầu bán thành phẩm do tự sản xuất Ngoài ra công ty còn sử dụng các loại sơn đã để lâu, sử dụng để tiếp tục tái chế như một loại nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất. Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị nguyên vật liệu tiêu hao cho quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị của sản phẩm. Tùy theo từng loại sản phẩm mà tỉ trọng của từng loại nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm có sự thay đổi nhưng nhìn chung chi phí nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 80 % tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu xuất cho các phân xưởng sản xuất gồm 2 loại: + Nguyên vật liệu xuất từ các kho vật tư của công ty giao cho các bộ phận sản xuất (chiếm bộ phận lớn). 41
  42. + Nguyên vật liệu mua ngoài không nhập kho mà giao thẳng cho các phân xưởng (chiếm tỉ trọng nhỏ thường là vật liệu phụ). Công ty áp dụng phương pháp định giá: bình quân gia quyền cả kì dự trữ Công thức: Giá thực tế vật Số lượng vật Giá đơn vị = x liệu xuất dùng liệu xuất dùng bình quân Trong đó: Giá bình quân được tính theo công thức: Giá đơn vị Giá thực tế NVL tồn đầu kì + Giá thực tế nhập NVL trong kì = b ình quân Số lượng NVL tồn đầu kì + Số lượng NVL nhập trong kì * Tài khoản sử dụng: TK 621: Chi phí NVL trực tiếp - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: + Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì hạch toán. + Bên có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”. Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho + Tài khoản 621 không có số dư cuối kì * Hệ thông chứng từ, sổ sách sử dụng: Phiếu xuất kho, Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết TK 621, Sổ cái TK 621 * Nội dung hạch toán: Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu, phân xưởng sơn viết giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sơn. Do nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất qua kho nên chứng từ gốc để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các Phiếu xuất kho. Khi nhận được giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu đã được duyệt, kế toán tiến hành xuất kho và viết phiếu xuất kho gửi lên cho kế toán. Ta có Phiếu xuất kho (Biểu số 2.2) . 42
  43. Biểu số 2.2: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch tray – Hải phòng PHIẾU XUẤT KHO 25/12/2009 Số CT: 067/12 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Mai Hoa – Phân xưởng 1 Lí do xuất kho: Sản xuất Sơn Silvax SQ – KS Xuất tại kho: Kho Hải Số STT Tên vật tƣ Mã số ĐVT Đơn giá Thành tiền lƣợng 1 Bột màu 20017-000 Kg 210 24.200 5.082.000 ALKYL 2 Chất tạo 20017-001 Kg 180 18.700 3.366.600 màng LAW Tổng tiền: 8.448.600 Thủ trưởng đơn vị Phòng KHVT Người nhận hàng Thủ kho (kí,họ tên) (kí,họ tên) (kí,họ tên) (kí,họ tên) (Nguồn:phòng kế toán công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) Từ Phiếu xuất kho, kế toán vào sổ Chi phí sản xuất kinh doanh, sau đó lập Chứng từ ghi sổ (Biêủ số 2.3, Biểu số 2.4) 43
  44. Biểu số 2.3: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 Lạch Tray – Ngô Quyền - Hải Phòng SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tháng 12 năm 2009 Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tên sản phẩm dịch vụ: Sơn Silvax SQ - KS Số Số tiền Chia ra TK Ngày chứng Diễn giải Phân Phân Phân Phân ĐƢ Nợ Có từ xƣởng1 xƣởng 2 xƣởng 3 xƣởng 4 I. Số dư đầu kì II. Số phát sinh Xuất kho vật 3/12 7/12 liệu phục vụ 152 20.252.000 6.200.000 14.052.000 sản xuất Xuất kho vật 15/12 21/12 liệu phục vụ 152 16.700.000 7.700.000 4.500.000 4.500.000 sản xuất Xuất kho vật 25/12 67/12 liệu phục vụ 152 8.448.600 8.448.600 sản xuất Kết chuyển chi 31/12 PKT05 154 97.430.520 phí 621 III. Tổng số phát sinh IV. Số dư cuối 97.430.520 97.430.520 16.786.420 20.341.052 37.697.000 22.606.048 kì Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 44
  45. Biểu số 2.4: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch tray – Hải phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 235 Ngày 31/12/2009 Số hiệu Diễn giải Số tiền Nợ Có Xuất kho vật liệu phục vụ SX 621 152 20.252.000 Xuất kho vật liệu phục vụ SX 621 152 16.700.000 Xuất kho vật liệu phục vụ SX 621 152 8.448.600 Cộng 97.430.520 Kèm theo 02 chứng từ gốc Ngày 31/12/2009 Người lập biểu Kế toán trưởng (Nguồn: tại phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 45
  46. Căn cứ các chứng từ ghi sổ để lập sổ cái TK 621 Biểu số 2.5 Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch Tray – Hải phòng SỔ CÁI Tháng 12 năm 2009 Số hiệu: 621 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chứng từ ghi Ngày Số tiền thán sổ TKĐ Diễn giải g ghi Số Ngày Ƣ Nợ Có sổ hiệu tháng Số dư đầu năm Xuất nguyên vật liệu sản 31/12 235 31/12 152 97.430.520 xuất Sơn Silvax SQ – KS Xuất nguyên vật liệu sản xuất 31/12 236 31/12 152 106.666.727 Sơn RAVAX AF Xuất nguyên vật liệu sản xuất 31/12 245 31/12 152 67.135.784 Sơn đỏ 31/12 250 31/12 Kết chuyển chi phí 621 154 46.719.607 Cộng phát sinh tháng 12/2009 1.769.512.105 1.769.512.105 Số dư cuối kì Ngày 31/12/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (kí, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên, đóng dấu) Phạm Hằng Bùi Kim Ngọc Nguyễn Văn Viện (Nguồn: Trích Sổ cái Tk 621 tại phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 46
  47. 2.2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, ). Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHYT, BHXH, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và đựoc tính vào chi phí kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Như vậy, chi phí nhân công trực tiếp là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm. Quản lí tốt chi phí tiền lương cũng như việc hạch toán đúng và đầy đủ khoản mục này có tác dụng giúp cho công ty có biện pháp sử dụng tốt lao động, nâng cao chất lượng lao động từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động. Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, điều chỉnh lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. * Tài khoản sử dụng: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: + Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham giá quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo qui định phát sinh trong kì. + Bến có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 “ Giá vôn hàng bán “ + TK 622 không có số dư cuối kì * Hệ thống chứng từ, sổ sách: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh cho TK 622, Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 622 * Nội dung hạch toán: 47
  48. Tiền lương: Tiền lương trả cho công nhân sản xuất được trả theo hình thức là hình thức trả lương theo thời gian. Được tính theo công thức: Hệ số lương x Lương tối thiểu Số ngày làm việc thực Lương theo thời gian = x tế của người lao động Số ngày công theo chế độ Tiền phụ cấp: - Phụ cấp trách nhiệm: Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số phụ cấp trách nhiệm x Mức lương tối thiểu - Phụ cấp độc hại: Phụ cấp độc hại = Số công độc hại x Đơn giá lương ngày x 0.1 - Phụ cấp khác Lương phép: Tại công ty khi cán bộ công nhân viên nghỉ phép trong mức qui định thì lương phép bằng 100% đơn giá ngày công theo thời gian Tiền ăn ca của cán bộ công nhân viên được tính theo ngày công thưc tế của mỗi người theo định mức - Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ): Đối với các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ được trích vào chi phí sản xuất theo đúng qui định hiện hành. Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công và biểu sản phẩm để tính lương và lập nên Bảng thanh toán lương. Sau đó kế toán tiền lương tiến hành lấy số liệu tổng hợp từ Bảng thanh toán lương để cập nhật dữ liệu vào Bảng tổng hợp lương, Bảng phân bổ lương và bảo hiểm Ví dụ: Tính lương cho Anh Lê Công Doanh ở Phân xưởng Sơn Lương theo thời gian 3.74 x 740.000 = x 21 = 2.235.369 của Anh Doanh 26 Tổng thu nhập của = 2.235.369 + 1.000.000 + 413.518 = 3.648.887 Anh Doanh 48
  49. Biểu số 2.6: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch tray – Hải phòng BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 12 NĂM 2009 Bộ phận: Phân xưởng Sơn Các khoản cộng thêm Phụ cấp Các khoản giảm trừ Lƣơng tối Lƣơng thời gian Ăn ca Tổng thu TT Họ tên Hệ số Trách PC thiểu Bù nhập BHXH, Công Tiền Công Tiền nhiệm khác CĐ 1% Trừ TƢ Cộng BHYT 6% 1 Lê Công Doanh 3.74 740.000 21 2.235.369 10 1.000.000 413.518 3.648.887 100.980 36.489 1.100.000 1.237.469 2 Trần Tùng 4.4 740.000 11 1.377.538 14 1.400.000 35.638 2.813.176 118.800 28.132 1.100.000 1.246.932 3 Nguyễn Thanh Hải 3.74 740.000 10 1.064.462 16 1.600.000 45.464 2.709.926 100.980 27.099 800.000 928.079 4 Trần Văn Toàn 3.19 740.000 5 453.962 22 2.200.000 78.311 2.732.273 86.130 27.323 1.100.000 1.213.453 5 Ngô việt Đức 3.19 740.000 7 635.546 22 2.200.000 75.653 2.911.199 86.100 29.112 1.100.000 1.215.212 6 Bùi Đức Trung 1.96 740.000 5 278.923 23 2.300.000 36.105 2.615.028 52.920 26.150 1.100.000 1.179.070 7 Phạm Văn Dũng 1.96 740.000 6 334.708 22 2.200.000 1.000.434 2.695.142 52.920 26.951 700.000 779.871 Tổng Cộng 364.258.712 21.855.523 3.642.587 10.500.000 35.998.110 Ngày 31/12/2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Kê toán trưởng Nguyễn Thị Hoà Bùi Kim Ngọc Nguyễn Văn Viện Phạm Thanh Nhàn (Trích: Phòng kế toán công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 49
  50. Biểu số 2.7: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch Tray – Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ BHXH Ngày 31 tháng 12 năm 2009 TK 338 - Phải TK Có TK 334 - PHẢI TRẢ CÔNG NHÂN VIÊN trả phải nộp STT khác TK Nợ Các khoản Cộng có TK Lƣơng chính Lƣơng phụ Phải nộp khác khác 334 TK 622 – Chi phí nhân công 1 364.258.712 364.258.712 54.258.891 trực tiếp 2 TK 627 – Chi phí sản xuất chung 35.135.810 35.135.810 11.426.300 3 TK 641 – Chi phí bán hàng 28.358.129 28.358.129 7.856.000 Cộng 561.567.140 561.567.140 102.962.441 Ngày 31tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Kê toán trưởng Nguyễn Thị Hoà Bùi Kim Ngọc Nguyễn Văn Viện Phạm Thanh Nhàn (Trích: Phòng kế toán công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 50
  51. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương để lập Chứng từ ghi sổ Biểu số 2.8: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch tray – Hải phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 255 Ngày 31/12/2009 Số hiệu Diễn giải Số tiền Nợ Có Lương công nhân trực tiếp sản xuất 622 334 364.258.712 Các khoản trích theo lương 622 338 54.638.807 Cộng 418.897.519 Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 31/12/2009 Người lập biểu Kế toán trưởng (Trích số liệu ở phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 51
  52. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để lập Sổ cái TK 622 Biểu số 2.9: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch tray – Hải phòng SỔ CÁI Tháng 12 năm 2009 Số hiệu: 622 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ ghi Số tiền sổ STT Diễn giải TKĐƢ Số Ngày Nợ Có hiệu tháng Số dư đầu năm Lương công nhân trực tiếp 31/12 255 31/12 334 364.258.712 sản xuất Các khoản trích theo 31/12 255 31/12 338 54.638.807 lương Kết chuyển chi phí nhân 31/12 255 31/12 154 418.897.519 công trực tiếp Cộng phát sinh tháng 12 418.897.519 418.897.519 Số dư cuối kì Ngày 31/12/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (kí,họ tên) (kí,họ tên) (kí,họ tên, đóng dấu) Phạm Hằng Bùi Kim Ngọc Nguyễn Văn Viện (Trích: Sổ cái TK 622 ở Phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất được phân bổ để tính giá thành sản phẩm cho từng loại sơn theo tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sơn so với tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 52
  53. Hệ số phân bổ chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm nhân công trực tiếp = Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực Mức phân bổ chi phí nhân công Hệ số phân bổ chi phí tiếp của toàn bộ sản trực tiếp cho từng sản phẩm = x nhân công trực tiếp phẩm Ví dụ: Tính chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm Sơn Silvax SQ-KS - Tổng chi phí nhân công tập hợp được trong tháng 12 là: 364.258.712 - Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được trong tháng 12 là: 1.769.512.105 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Sơn Silvax SQ-KS tháng 12 là: 97.430.520 Hệ số phân bổ chi phí 97.430.520 nhân công trực tiếp = = 0,0551 1.769.512.105 Mức phân bổ chi phí nhân công trực = 0,0551 x 364.258.712 = 20.070.655 tiếp cho sản phẩm Sơn Silvax SQ-KS 2.2.4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng * Tài khoản sử dụng: TK 627: Chi phí sản xuất chung - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản + Bên nợ: các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì + Bên có: các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Các chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được kết chuyển vào giá vốn hàng bán trong kì do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường 53
  54. Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” + Tài khoản 627 không có số dư cuối kì * Sổ sách, chứng từ sử dụng để hạch toán: bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ lương và BHXH, Chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 627, * Nội dung hạch toán Tại công ty, chi phí sản xuất chung bao gồm các loại chi phí như: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Các loại chi phí này được tập hợp hàng tháng tại các phân xưởng và được hạch toán vào các sổ sách liên quan như Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Về TSCĐ, theo dõi cho từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ mở vào đầu năm để theo dõi nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại, tỉ lệ khấu hao. Công ty áp dụng khấu hao theo đưởng thẳng, hàng tháng kế toán tính toán tập hợp chi phí khấu hao vào Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo từng loại. 54
  55. Biểu số 2.10: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng BẢNG KÊ XUẤT CÔNG CỤ DỤNG CỤ CHO SẢN XUẤT Tháng 12 năm 2009 Chứng từ Ghi có TK 153/ Nợ TK STT Diễn giải Số Ngày 627 Tổng cộng Xuất vật tư CCDC 1 50 6/12 357.921 357.921 vào sản xuất Xuất vật tư CCDC 2 51 10/12 186.540 186.540 vào sản xuất Xuất vật tư CCDC 3 52 22/12 1.488.300 1.488.300 vào sản xuất Xuất vật tư CCDC 6 56 31/12 582.660 582.660 vào sản xuất Cộng 5.752.800 5.752.800 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập (Trích số liệu ở phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 55
  56. Biểu số 2.11: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 12 năm 2009 Thời Phân bổ cho đối Trích hao gian Mức khấu tƣợng sử dụng Giá trị hao Giá trị còn STT Tên TSCĐ Nguyên giá mòn sử hao 1 năm mòn luỹ kế lại tháng 12 627 642 dụng Xe tảt 1 tấn 1 5 152.600.000 30.520.000 2.543.333 2.543.333 91.560.000 61.040.000 16H4267 Máy lọc 2 4 86.084.000 21.521.000 1.793.417 1.793.417 43.042.000 43.042.000 sơn CURO Máy nén 3 3 14.359.498 4.786.499 398.875 398.875 9.572.998 4.786.500 khí Máy vi tính, 4 3 19.202.555 6.400.852 533.404 533.404 8.534.468 19.194.021 máy in Cộng 976.421.830 315.431.820 26.285.985 20.763.482 5.522.503 521.799.573 454.622.257 (Trích: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ở Phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) Từ bảng kê xuất công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ 56
  57. Biểu số 2.12: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch tray – Hải phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 270 Ngày 31/12/2009 Số hiệu Diễn giải Số tiền Nợ Có Xuất vật tư, CCDC cho sản xuất 627 153 5.752.800 Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất 627 214 20.763.482 Cộng 83.835.400 Kèm theo 09 chứng tù gốc Ngày 31/12/2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Cuối tháng, từ Chứng từ ghi sổ kế toán sẽ vào Sổ cái TK 627 57
  58. Biểu số 2.13: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng SỔ CÁI Tháng 12 năm 2009 Số hiệu: 627 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Chứng từ ghi Ngày Số tiền sổ TK tháng Diễn giải Số Ngày ĐƢ ghi sổ Nợ Có hiệu tháng Số dư đầu năm Xuất Công cụ dụng cụ sản 31/12 270 31/12 153 5.752.800 xuất Sơn Lương nhân viên tại các 31/12 270 31/12 334 30.494.660 tổ sản xuất Các khoản trích theo 338 5.153.966 lương 31/12 270 31/12 Khấu hao TSCĐ 214 20.763.482 31/12 273 31/12 Kết chuyển chi phí 627 154 83.835.400 Cộng phát sinh tháng 83.835.400 83.835.400 12/2009 Số dư cuối kì Ngày 31/12/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (kí, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Trích số cái TK 627 tại phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 58
  59. Cuối tháng, kế toán tính giá thành sẽ áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho các sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và được phân bổ theo hệ số sau: Hệ số phân bổ chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm sản xuất chung = Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Mức phân bổ chi phí sản xuất Hệ số phân bổ chi phí Chi phí sản xuât chung = x chung cho từng sản phẩm sản xuất chung của toàn bộ sản phẩm Ví dụ: Tính chi phí sản xuất chung cho sản phẩm Sơn Silvax SQ-KS - Tổng chi phí sản xuất chung tập hợp được trong tháng 12 là: 83.835.400 - Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được trong tháng 12 là: 1.769.512.105 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Sơn Silvax SQ-KS tháng 12 là: 97.430.520 Hệ số phân bổ chi phí 97.430.520 sản xuất chung = = 0,0551 1.769.512.105 Mức phân bổ chi phí sản xuất chung = 0,0551 x 83.835.400 = 4.619.330 cho sản phẩm Sơn Silvax SQ-KS 59
  60. 2.2.4.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm * Tài khoản sử dụng TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản + Bên nợ: Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ. + Bên có: Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được + Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kì * Sổ sách, chứng từ sử dụng để hạch toán: Chứng từ ghi sổ, Sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, Bảng tính giá thành, Sổ cái TK 154. * Nội dung tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại công ty. - Tổng hợp chi phí sản xuất: Công ty tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo tháng. Các loại chi phí phát sinh trong tháng được tập hợp trên sổ chi tiết TK 621, 622, đến cuối tháng kế toán tính giá thành sẽ làm nhiệm vụ kết chuyển các chi phí này vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm - Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm làm dở tại Công ty là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, cuối tháng vẫn chưa hoàn thành để bán cho khách hàng Do đặc thù của ngành nghế sản xuất tại công ty nên chi phí NVL trực tiếp tập hợp theo phương pháp trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gián tiếp theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 60
  61. Sau khi kết chuyển chi phí, kế toán tính giá thành sẽ thực hiện tính giá thành và xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho sản phẩm chưa hoàn thành. Đối với sản phẩm Sơn Silvax SQ – KS sản xuất hoàn thành và bán hết ngay trong tháng nên không có sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì - Tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm, kết quả đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm. Biểu số 2.14: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 - Lạch Tray – Ngô Quyền - Hải Phòng BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SƠN SILVAX SQ – KS Tháng 12 năm 2009 Chi phí Chi phí Chi phí sản Khoản mục NVL trực nhân công Tổng xuất chung tiếp trực tiếp Giá trị SPDD - - - - đầu kì Chi phí phát 97.430.520 20.070.655 4.619.330 122.120.505 sinh trong kì Giá trị SPDD - - - - cuối kì 97.430.520 Tổng giá thành 20.070.655 4.619.330 122.120.505 (Nguồn: bảng tính giá thành tại phòng kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 61
  62. Biểu số 2.15: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Địa chỉ: Số 12 – Lạch tray – Hải phòng CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 280 Ngày 31/12/2009 Số hiệu Diễn giải Số tiền Nợ Có Bàn giao sản phẩm Sơn Silvax SQ – KS 632 154 122.120.505 Bàn giao sản phẩm Sơn RAVAX AF 632 154 84.972.500 Cộng 561.824.630 Kèm theo 09 chứng tù gốc Ngày 31/12/2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Cuối tháng, từ Chứng từ ghi sổ kế toán sẽ vào Sổ cái TK 154 62
  63. Biểu số 2.16: Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng SỔ CÁI Tháng 12 năm 2009 Số hiệu: 154 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất dở dang Ngày Chứng từ ghi Số tiền tháng sổ TK Diễn giải ghi sổ Số Ngày ĐƢ Nợ Có hiệu tháng I. Số dư đầu kì II. Số phát sinh trong kì 31/12 250 31/12 Kết chuyển chi phí 621 154 46.719.607 Kết chuyển chi phí nhân 31/12 255 31/12 154 418.897.519 công trực tiếp 31/12 273 31/12 Kết chuyển chi phí 627 154 83.835.400 Bàn giao sản phẩm Sơn 31/12 280 31/12 632 122.120.505 Silvax SQ – KS Bàn giao sản phẩm Sơn 31/12 280 31/12 632 84.972.500 RAVAX AF Cộng phát sinh tháng 708.452.541 561.824.630 12/2009 Số dư cuối kì 65.349.411 Ngày 31/12/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (kí, họ tên) (kí, họ tên) (kí, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Trích Sổ cái TK 154 tại Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng) 63
  64. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG 3.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Trong điêù kiện nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập đã và đang đưa đến cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội và không ít những thách thức mà doanh nghiệp phải đối đầu. Vì vậy, việc xác định một bộ máy quản lí và bộ máy kế toán có tính khoa học và hiệu quả là một điều rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Nắm bắt được tình hình đó mà công ty luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để hoà nhập cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Một trong những cố gắng đó là công ty luôn quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toán trong công ty, trong các khâu đó phân hệ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được công ty thực sự lưu tâm. Nhờ đó mà đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nền kinh tế thị trường. Cũng vì thế mà công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, hoàn thành nghĩa vụ của công ty và nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên và người lao động ngày càng được nâng cao. Đó là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực liên tục không ngừng của tất cả các phòng ban trong công ty trong đó bộ máy kế toán là một trong những bộ phận quan trọng. Vì chính bộ phận này giúp cho các nhà quản lí của công ty đưa ra được các quyết định đúng đắn để đạt được những kết quả kinh doanh nhất định. Qua tìm hiểu thực tế tại công ty, em thấy công ty đã và đang tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng có những ưu nhược điểm sau: 3.1.1 Ƣu điểm Ƣu điểm 1: Về bộ máy kế toán tại công ty, đã xây dựng được một bộ máy kế toán khá hoàn thiện và có tính chuyên sâu cao. Dưới sự quản lí của kế toán trưởng, mỗi kế toán viên đảm nhận một phần hành kế toán độc lập, đến cuối kì mới tập hợp lại cho kế toán tổng hợp lập các báo cáo tháng. Với việc phân chia cụ thể từng 64
  65. phần việc cho từng kế toán viên sẽ tạo tinh thần chủ động, sáng tạo trong công việc đồng thời phát huy được tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của mình. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm trong công tác kế toán, không ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ là điều quan trọng để phòng tài chính kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lí và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo ra những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ƣu điểm 2: Bộ máy kế toán nắm bắt kịp thời sự thay đổi của chế độ kế toán mới nhất đó là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC được ban hành ngày 20/3/2006 để ngày càng hoàn thiện công tác kế toán, đảm bảo tính chính xác, cung cấp thông tin một cách kịp thời cho các nhà quản trị. Hệ thông chứng từ, sổ sách kế toán được sử dụng theo qui định chung của Bộ tài chính ban hành. Các chứng từ được kiểm tra, luân chuyển một cách nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lí, phú hợp với qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ƣu điểm 3: Lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung phù hợp với qui mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh nhanh chóng và chính xác. Với mô hình này, sự đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ sẽ giúp cho việc chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hoá cán bộ, giảm nhẹ biên chế tạo điều kiện cho việc ứng dụng trong quản lí hạch toán. Ƣu điểm 4: Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: công ty đã tiến hành tổ chức quản lí khá chặt chẽ cả về mặt giá trị lẫn về mặt hiện vật. Tuy nguyên vật liệu của công ty có rất nhiều chủng loại, số lượng lớn, nhưng kế toán nguyên vật liệu vẫn khắc phục được khó khăn quản lí tốt khoản mục chi phí này. Ƣu điểm 5: Lương công nhân trực tiếp: ưu điểm cơ bản của công ty đó là việc tính lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên được gắn với kết quản sản xuất kinh doanh, công nhân sản xuất tính lương theo sản phẩm, ngoài ra cán bộ công nhân còn được hưởng lương bổ sung, khoản lương này được tính dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Việc tính lương và các khoản 65
  66. trích theo lương gắn với kết quả sản xuất kinh odanh sẽ là động lực cho người lao động hăng say sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thêm nữa công ty đã tổ chức thực hiện quy chế khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có trình độ kĩ thuật cao tay nghề giỏi, có nhiều sáng kiến phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Đó chính là những tiền đề, cơ sở tạo ra động lực cho con người lao động năng động, sáng tạo và hăng say sản xuất, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Ƣu điểm 6: Việc tính giá thành sản phẩm tiến hành hợp lí với kì tính giá thành là tháng sẽ đảm bảo được tính chính xác, trung thực của chỉ tiêu giá thành. Từ đó sẽ giúp cho công ty thực hiện quản lí sản xuất và đề ra các biện pháp quản lí sản xuất nói chung và quản lí tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng một cách chặt chẽ. Đảm bảo tiết kiệm chi phí trong sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, ngăn chặn kip thời các khoản chi phí bất hợp lí. Nhìn chung, công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng có nhiều ưu điểm đáng khích lệ. Đó cũng là một trong những yếu tố giúp cho công ty ngày càng phát triển. Bên cạnh đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toấn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, nó là một trong những khâu quan trọng nhất trong việc xác định kết quả kinh doanh và đưa ra những quyết định, phương hướng để phát triển công ty hơn nữa. 3.1.2 Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm đáng khích lệ đã kể trên, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty còn những nhược điểm, hạn chế chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Cần phải được đưa ra để tìm những biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của công ty. Tồn tại 1: Ứng dụng tin học vào công tác kế toán Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin là một trong những cách thức giúp cho công tác kế toán của các công ty được gọn nhẹ, hệ thống sổ sách bớt cồng kềnh Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa áp dụng kế toán máy mà việc tổng hợp vẫn thực hiện trên Excel. Đây là một hạn chế lớn trong tổ chức công tác kế toán vì 66
  67. công tác kế toán sẽ còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong lĩnh vực theo dõi số liệu, quản lí hệ thống sổ sách kế toán. Tồn tại 2: Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay công ty đang trích các khoản BHXH, BHYT, trợ cấp thất nghiệp KPCĐ trên tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất. Nhưng theo qui định thì các khoản BHXH, BHYT, trợ cấp thất nghiệp được trích trên tiền lương cơ bản, còn KPCĐ thì được trích trên tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất. Trên thực tế, tiền lương thực tế thường lớn hơn nhiều so với tiền lương cơ bản, vì vậy mà việc trích KPCĐ trên tiền lương cơ bản sẽ làm cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành chưa phản ánh đủ giá trị sản phẩm. Tồn tại 3: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Tổ chức tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tập hợp chung mà không được hạch toán riêng cho từng phân xưởng. Như vậy chi phí nhân công trực tiếp khi phân bổ sẽ không được hợp lí và chính xác. Tồn tại 4: Trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Hiện nay công ty tính khấu hao và phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng phân xưởng sản xuất, như vậy là tương đối chính xác. Song TSCĐ của công ty có rất nhiều tài sản đã cũ và cần phải sửa chữa nhưng công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Như vậy, khi trong tháng phải sửa chữa TSCĐ thì sẽ ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành trong tháng đó. Tồn tại 5: Hệ thống sổ sách kế toán Công ty còn chưa thiết lập Sổ đăng kí chứng từ do đó việc đối chiếu kiểm tra còn chưa thuận lợi, và số liệu chưa bảo đảm tính tin cậy cao, khó quản lí số liệu của chứng từ ghi sổ Tồn tại 6: Hạch toán các khoản thiệt hại Công ty không hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất như thiệt hại về sản phẩm hỏng, thiệt hại về ngừng sản xuất. Những thiệt hại này có thể do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều gây ra những khoản tổn thất cho công ty làm chi phí sản xuất tăng lên, giá thành sản phẩm tăng. 67
  68. 3.2 Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập phát triển kinh tế thế giới đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhứng cơ hội nới để phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng trong lòng nó những thách thức. Hơn bao giờ hết, để vượt qua nhứng thách thức mang tính cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm ra các giải pháp hữu hiệu và sử dụng có hiệu quả các biện pháp quản lí một cách tốt nhất. Khi làm được điều đó thì doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, giúp doanh nghiệp có thể tự tin, đứng vững trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Góp phần không nhỏ trong mục tiêu lớn này của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh ngiệp sản xuất thì công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành luôn là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận. Nhất là khi giá cả chịu tác động khách quan của qui luật giá trị đòi hỏi nhà sản xuất phải cải tiến kĩ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lí nhằm tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán sản xuất kinh doanh, xác định kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh, có sự đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp. Vì vậy trong các doanh nghiệp sản xuất luôn phải chú trọng công tác kế toán và thường xuyên tìm mọi cách để hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách đầy đủ, chính xác còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Bởi giá thành ảnh hưởng trực tiếp đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp không bị thất thoát. Điều này góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực. Tại công ty, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm con gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế cần được khắc phục và tìm ra biện pháp tối ưu để công ty ngày càng phát triển hơn, khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. 68
  69. 3.3 Yêu cầu và phƣơng hƣớng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng - Đảm bảo sự phù hợp giữa đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lí của công ty với chế độ kế toán chung. Bởi mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất riêng do đó không thể có một mô hình kế toán chung phù hợp với tất cả các doanh nghiệp mà nhà nước chỉ có thể ban hành các chính sách, các qui định chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Mà những qui định này mang tính chất định hướng cho các doanh nghiệp. Vì thế, vận dụng mô hình chung một cách linh hoạt, hợp lí trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động và qui mô của công ty sẽ giúp cho công ty đạt hiệu quả cao trong công tác quản lí nói chung và kế toán nói riêng. - Đảm bảo sự tuân thủ và thông nhất chặt chẽ giữa những qui định trong điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước, trong chế độ thể lệ kế toán do nhà nước ban hành với chế độ kế toán đặc thù của doanh nghiệp sản xuấ kinh doanh. Bởi vì trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp phải chịu sự quản lí của nhà nước bằng pháp luật, các biện pháp hành chính và công cụ quản lí kinh tế. Chính vì vậy, các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán phải dựa trên chế độ kế toán hiện hành. Có như vậy kế toán mới thực sự là công cụ quản lí không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp mà của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Việc tuân thủ chế độ kế toán hiện hành thể hiện từ việc tuân thủ tài khoản sử dụng, phương pháp và trình tự kế toán đến việc sử dụng hệ thống kế toán, lập các báo cáo tài chính. - Đảm bảo sự tiết kiệm và hiệu quả trong việc tổ chức công tác các kế toán ở công ty. Muốn vậy, công ty phải tổ chức công tác kế toán khoa học phải hợp lí phải tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của kế toán để chất lượng công tác kế toán đạt được cao nhất voái chi phí thấp nhất. - Đảm bảo thực hiện tốt chức năng thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Đây là yêu cầu không thể thiếu được trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Như chúng ta đã biết, kế toán là khoa học thu nhận, xử lí và cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lí của các nhà quản trị trong doanh 69
  70. nghiệp. Bởi vậy việc hoàn thiện công tác kế toán là cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp để nhà quản trị ra các quyết định đúng đắn. 3.4 Nội dung và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Bên cạnh những ưu điểm mà công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã làm được tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế chưa thực sự đem lại hiệu quả tối ưu cho công ty. Bằng những kiến thức đã được đối chiếu giữa lí luận và thực tiễn, em xin đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3.4.1 Kiến nghị 1: Về ứng dụng tin học vào công tác kế toán Hiện tại công ty đang thực hiện công tác kế toán thủ công, chỉ mới áp dụng một phần rất nhỏ công nghệ thông tin vào công tác kế toán như chương trình tin học văn phòng. Mà khối lượng công việc kế toán không phải là ít, nguồn nhân lực của công ty chỉ có hạn, từ đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thông tin do kế toán cung cấp. Giải pháp thực hiện: - Công ty tự viết phần mềm theo tiêu chuẩn qui định tại Thông tư 103/2005/TT- BTC của Bộ Tài chính kí ngày 24/11/2005. - Công ty đi mua phần mềm của các nhà cung ứng phần mềm kế toán chuyên nghiệp như: + Phần mềm kế toán MISA của Công ty Cổ phần MISA. + Phần mềm kế toán SAS INNOVA của Công ty Cổ phần SIS Việt Nam. + Phần mềm kế toán ACMAN của Công ty Cổ phần ACMAN. + Phần mềm kế toán EFFECT của Công ty Cổ phần EFFECT. + Phần mềm BVAVO của Công ty Cổ phần BVAVO. Khi thực hiện được giải pháp này sẽ mang lại những lợi ích cho công ty như: - Việc xử lí, kiểm tra và cung cấp thông tin kế toán tài chính nhanh chóng, chính xác, kịp thời. - Tiết kiệm sức lao động, hiệu quả công việc cao. - Lưu trữ, bảo quản dữ liệu thuận lợi, an toàn. 70
  71. 3.4.2 Kiến nghị 2: Hoàn thiện việc trích KPCĐ, trợ cấp thất nghiệp Hiện nay công ty đang trích KPCĐ trên trên tiền lương cơ bản, như vậy là không chính xác. Vì vậy công ty nên trích KPCĐ trên tiền lương thực tế để phù hợp vớí chế độ qui định hiện nay, nhằm đảm bảo việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm, đồng thời tạo quỹ KPCĐ dồi dào phục vụ cho các hoạt động phúc lợi xã hội, phục vụ cán bộ công nhân viên đi thăm quan, vui chơi, 3.4.3 Kiến nghị 3: Trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Hiện nay công ty đang có rất nhiều tài sản cũ cần sửa chữa. Những tài sản nào cần sửa chữa thì công ty phải lên kế hoạch từ đầu năm. Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa, kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì: Mức chi phí sửa Mức trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong năm chữa lớn TSCĐ phân bổ cho 1 tháng = 12 Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ kế toán tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 335 (mức phân bổ theo kế hoạch cho 1 tháng) Khi thực tế có hoạt động sửa chữa TSCĐ, kế toán tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào TK 241 “xây dựng cơ bản dở dang” (2413) Nợ TK 2413 Nợ TK 133 (thuế GTGT được khấu trừ nếu có) Có TK 152, 153, 111, 334, 338, (chi phí thực tế phát sinh) Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, giá thành thực tế được quyết toán, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành và quyết toán được duyệt, kế toán ghi: Nợ TK 211, 627, 641, 642 (chi phí sửa chữa lớn được trích trước) Nợ TK 335 (chi phí sửa chữa lớn được trích trước) Có TK 2413 (giá thành thực tế của công trình sửa chữa lớn TSCĐ) 71
  72. Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 627, 641, 642 (phần chênh lệch lớn hơn) Có TK 335 (phần chênh lệch lớn hơn) Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 335 (phần chênh lệnh nhỏ hơn) Có TK 711 (phần chênh lệnh nhỏ hơn) 3.4.4 Kiến nghị 4: Bổ sung sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ Công ty cần lập bổ sung Sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ. Đây là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng kí các nghiêp vụ kinh tế phát sinh, quản lí chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh Mẫu sổ được lập theo mẫu sổ: Đơn vị: Địa chỉ: SỔ ĐĂNG KÍ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số tiền Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng A B 1 A B 1 - Cộng tháng - Cộng tháng - Cộng luỹ kế từ đầu quý - Cộng luỹ kế từ đầu quý - Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang - Ngày mở sổ: Ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Kí, Họ tên) (Kí, Họ tên) (Kí, Họ tên, Đóng dấu) 72
  73. 3.4.5 Kiến nghị 5: Về khoản thiệt hại ngừng sản xuất trong sản xuất Thiệt hại trong sản xuất là điều khó tránh khỏi trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng công ty lại không thực hiện hạch toán riêng biệt các khoản thiệt hại. Những thiệt hại này có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đều gây ra những tổn thất cho công ty, làm chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trong thời gian ngừng sản xuất, vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công, khấu hao TSCĐ, Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại vầ ngừng sản xuất. Thiệt hại ngừng sản xuất bao gồm ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bầt thường. - Với những khoản chi phí thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi trên tài khoản 335 “chi phí phải trả” và được hạch toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3.1 Sơ đồ hạch toán khoản thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến TK 111,112,152,334 TK 335 TK 627,641,642 Chi phí ngừng sản Trích trước chi phí ngừng xuất thực tế sản xuất theo kế hoạch Cuối kì điều chỉnh số trích trước - Với những khoản thiệt hại ngừng sản xuất bất thường thì việc hạch toán theo sơ đồ sau: 73
  74. Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hạch toán khoản thiệt hại ngừng sản xuất bất TK 334,338,214 TK 1381 TK 811,415 Giá trị thiệt hại thực tế ngừng sản xuất bất thường Chi phí thiệt hại chi ra trong thời gian ngừng sản xuất TK 1388,111 Giá trị tiền bồi thường 3.5 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng 3.5.1 Về phía Nhà nƣớc Như chúng ta đã biết, lĩnh vực kế toán là một trong những công cụ quản lí kinh tế quan trọng giúp cho các doanh nghiệp phát triển và thành đạt. Chính vì vậy Nhà nước ta vẫn đang tiếp tục xậy dựng luật, chuẩn mực và ban hành các thông tư hướng đẫn kế toán để có một hệ thống kế toán riêng cho nước ta nhưng vẫn phù hợp với tiêu chuẩn chung của chuẩn mực quốc tế. Với mục tiêu là tạo ra khung pháp lí để các doanh nghiệp tự tìm ra một phương pháp kế toán phù hợp với doanh nghiệp của mình, Nhà nước đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện các chuẩn mực kế toán một cách hợp lí nhất. Chính vì thế, ngay tại các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình nhưng vẫn đảm bảo những qui định chung của Nhà nước. 74
  75. 3.5.2 Về phía doanh nghiệp Đứng trước những thay đổi mới của nền kinh tế đất nước và chính sách kinh tế mở của đất nước, công ty nên tìm ra các biện pháp kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình. Bên cạnh đó, bộ phận kế toán phải luôn theo sát sự thay đổi trong chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn của Nhà nước. Điều kiện quan trọng để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng đó là: - Công ty cần tuyển chọn và đào tạo các cán bộ công nhân viên có trình độ, năng lực cao, tiếp thu và nhạy bén với các quá trính công nghệ mới, theo kịp thời đại về khoa học kĩ thuật. - Thường xuyên đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh và mở ra các hướng đi mới để có thể thu hút nhà đầu tư, khách hàng trong và ngoài nước. Có như vậy ta mới có cơ hội học hỏi và rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lí của mình. 75
  76. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Bởi vậy, doanh nghiệp hoặc là phải thường xuyên hoàn thiện mình tiến lên phía trước, chiến thắng trong cạnh tranh hoặc là doanh nghiệp sẽ tụt hậu, trượt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản nếu không biết phát huy những tiềm năng và nắm bắt kịp thời sự thay đổi trên thương trường. Sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác kế toán tại công ty, cùng với những cơ sở lí thuyết đã học tập, nắm bắt được tại trường lớp, em càng khẳng định thêm việc tổ chức công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng có ý nghĩa to lớn và đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong luận văn này, em đã mạnh dạn trình bày một số kiến nghị của mình với hi vọng góp phần giúp cho công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho hợp lí, đúng với chế độ tài chính kế toán, khắc phục được những hạn chế để trong một thời gian không xa nữa công ty sẽ đạt được những thành tích lớn hơn nữa, tự khẳng định mình trên thị trường. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập không dài nên trong luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Đức Kiên cúng các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Phạm Thị Bình 76