Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2

pdf 84 trang huongle 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Một câu hỏi luôn được các nhà quản lý đặt ra với doanh nghiệp rằng liệu doanh nghiệp mình đã tìm được một chiến lược kinh doanh đúng đắn hay chưa? Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường trong nước mở cửa, tạo nhiều điều kiện phát triển cho nền kinh tế nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường, tạo được vị thế, uy tín trong và ngoài nước thì trước tiên các nhà quản lý phải nắm bắt chính xác tất cả các thông tin có liên quan đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những thông tin quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp là các thông tin về chi phí vì mỗi đồng chi phí tăng lên đều ảnh hưởng đến trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.Từ những thông tin đó nhà quản lý sẽ tìm ra những giải pháp có hiệu quả nhất, mang tính thực thi nhất để quản lý chặt chẽ chi phí, hạ giá thành sản phẩm và để phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Kết hợp với những thông tin về cung cầu, giá cả thị trường, thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá bán hợp lý nhằm tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế trên thị trường. Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sơn – một mặt hàng không tránh khỏi việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Do đó trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất, Công ty rất coi trọng đến việc xây dựng, tổ chức công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, coi đây là vấn đề cơ bản gắn chặt với kết quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhận thức đúng vai trò của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, cùng với những kiến thức được trang bị tại trường và được sự quan tâm hướng dẫn tận Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 1 - Lớp QT1001K
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng tình của TS Giang Thị Xuyến, của các anh chị trong phòng kế toán Công ty, em mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu và hoàn thiện chuyên đề: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2”. Nội dung luận văn gồm những phần sau: Chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Số 2. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 2 - Lớp QT1001K
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Chƣơng 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động của con người. Như vậy, để tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa, người sản xuất phải bỏ ra những chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và vế đối tượng lao động. Khái niệm chi phí sản xuất được biểu hiện theo nhiều nghĩa khác nhau trong những tình huống khác nhau. Nó phụ thuộc vào việc sử dụng những thông tin về chi phí cho mục đích nào. Riêng đối với kế toán tài chính thì chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà thực tế doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Đó là các khoản chi phí cho đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động của con người, các dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Một doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động có liên quan đến hoạt động sản xuất ra sản phẩm còn có những hoạt động kinh doanh khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 3 - Lớp QT1001K
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng chất sự nghiệp Như vậy, chỉ có những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán kịp thời theo từng thời kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, tính chất kinh tế, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Việc làm rõ khái niệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất sẽ giúp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm, từ đó phát huy tác dụng của các chỉ tiêu giá thành trong công tác quản lý, giám sát quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các chi phí vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Chi phí sản xuất có rất nhiều loại nhiều khoản khác nhau cả về nội dung tính chất, công dụng vai trò vị trí trong quá trình kinh doanh nên để thuận lợi cho công tác hạch toán và quản lý cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Mỗi cách phân loại tồn tại và bổ sung cho nhau cũng như giữ một vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sau đây là một số cách phân loại phổ biến trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo góc độ kế toán tài chính: Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí: Cách phân loại này nhằm mục đích phục vụ cho việc hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí, chi phí được phân theo các yếu tố. Về thực chất chỉ có ba yếu tố chi phí là chi phí về lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên để cung cấp thông tin chi phí về tư liệu lao động Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 4 - Lớp QT1001K
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng một cách cụ thể hơn, các yếu tố trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung, kinh tế cụ thể của chúng. Tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý ở mỗi nước, mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố chi phí sau : - Yếu tố nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết lại nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố nhiên liệu động lực dùng sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên chức. - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên chức. - Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất linh tế của chi phí có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất và nó là căn cứ để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí: Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 5 - Lớp QT1001K
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) ở Việt Nam bao gồm ba khoản mục chi phí sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 9/10/2002 có đề cập tới việc phân loại chi phí sản xuất chung theo mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất ra như sau: - Chi phí sản xuất chung cố định: là chi phí sản xuất gián tiếp không thay đổi theo sản lượng sản phẩm sản xuất ra như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị và chi phí hành chính trong phân xưởng. - Chi phí sản xuất chung biến đổi: là chi phí sản xuất gián tiếp nhưng thay đổi trực tiếp hoặc gần trực tiếp theo sản lượng sản phẩm sản xuất ra như chi phí dịch vụ mua ngoài 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của những chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành. Giữa giá thành sản phẩm Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 6 - Lớp QT1001K
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng và chi phí sản xuất có sự giống và khác nhau. Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm nhưng chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý hoặc năm) mà không tính chi phí đó liên quan đến sản phẩm hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn phần chi phí sản xuất nằm trong số lượng sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhằm đạt đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua giá thành sản phẩm mà đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại giá thành sản phẩm nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu quản lý, hạch toán và là căn cứ để xây dựng giá cả hàng hóa. Việc phân biệt các loại giá thành sản phẩm được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Có hai cách phân loại giá thành chủ yếu sau: Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành: Theo tiêu thức này thì giá thành sản phẩm được chia thành 3 loai: - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính toán xác định trước khi tiến hành sản xuất của kỳ kế hoạch(tháng, quý, năm). Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch thực hiện. - Giá thành định mức: là loại giá thành cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức luôn được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của định mức chi phí thực tế trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Giá thành thực tế : là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất sản Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 7 - Lớp QT1001K
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng phẩm. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo tiêu thức này, giá thành gồm 2 loại: - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi công xưởng. Nó bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc đã hoàn thành. - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ Giá thành Chi phí quản lý Chi phí = + + của SP tiêu thụ sản xuất SP doanh nghiệp bán hàng 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, có mối liên hệ mật thiết với nhau vì nội dung của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua công thức sau: Giá thành sp CPSX dở dang CPSX phát sinh CPSX dở dang = + - hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để có thể thực hiện được công tác, nhiệm vụ kinh doanh, tất cả các hãng kinh doanh đều cần đến những thông tin về tình hình chi phí của doanh nghiệp. Hơn nữa, chi phí và giá thành là hai chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc hạch toán và phân Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 8 - Lớp QT1001K
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng tích chi phí, đồng thời tính đúng và đủ giá thành đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cung cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời về việc hạch toán chi phí sản xuất và xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, những chi phí cấu thành trong giá trị sản phẩm, lượng giá trị được dích chuyển vào sản phẩm hoàn thành cho các nhà quản lý để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, tiền vốn, vật tư có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với sự phát triển kinh doanh và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Từ ý nghĩa vai trò trên, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là: + Ghi chép và phản ánh đầy đủ, trung thực về mặt lượng chi phí sản xuất đồng thời phải tính toán chi phí theo đúng nguyên tắc, + Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, phản ánh chi phí theo đúng thời điểm và địa điểm phát sinh chi phí. + Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. + Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. + Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, đinh kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. + Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.2. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 9 - Lớp QT1001K
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng 1.2.1. Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Để tăng cường công tác quản lý sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời chính là đòi hỏi phải xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đúng đắn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất nếu xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn dặt hàng đã hoàn thành theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này là do sự khác nhau cơ bản vể giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất – tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất – và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị - tức là đối tượng tính giá thành. Như vậy, xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chính là việc xác định phạm vi giới hạn mà kế toán tiến hành tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. + Nơi phát sinh chi phí có thể là: phân xưởng, tổ đội, nhóm sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp, giai đoạn sản xuất. + Nơi chịu chi phí: từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, nhóm sản phẩm, chi tiết từng bộ phận Để xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cần căn cứ vào những tiêu thức sau: + Căn cứ vào tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Nếu quy trình công nghệ của doanh nghiệp là giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Nếu doanh nghiệp có quy trình công Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 10 - Lớp QT1001K
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng giai đoạn công nghệ. + Căn cứ vào loại hình sản xuất: Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm đơn chiếc. Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng cụm chi tiết + Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp, yêu cầu hạch toán của doanh nghiệp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hay từng giai đoạn sản xuất, từng quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng, từng tổ đội sản xuất. + Căn cứ địa điểm phát sinh chi phí và mục đích, công dụng của chi phí: Từ yêu cầu của việc tính giá thành mà xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí. Việc hạch toán chi phí sản xuất theo đúng đối tượng một cách hợp lý có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. Nó tạo điều kiện cho việc tính đúng, tính đủ, tính chính xác cho các đối tượng chịu chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 1.2.1.2. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay sản phẩm của một giai đoạn sản xuất. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, tính chất sản xuất cũng như tính chất, đặc điểm sử dụng sản phẩm, dựa vào yêu cầu hạch toán kinh tế của từng loại sản phẩm cũng như trình độ hạch toán kinh tế của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp sản xuất, tùy từng tình hình cụ thể đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, công việc, từng đơn đặt hàng đã hoàn thành, từng chi tiết, bộ phận sản xuất, công trình hay hạng mục công trình Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 11 - Lớp QT1001K
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được, phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành. Thông thường những doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hay theo từng đơn đặt hàng, có chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hay nhóm sản phẩm hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành là thời điểm hoàn thành và không trùng với thời điểm báo cáo. 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái nhiệm khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với nhau. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để kế toán mở ra các tài khoản và các sổ chi tiết tập hợp chi phí cho từng đối tượng đó. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là căn cứ để kế toán mở ra các phiếu tính giá thành tương ứng, phục vụ cho việc kiểm tra kế hoạch giá thành, xác định kết quả kinh doanh đối với từng loại sản phẩm. Số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp cho từng đối tượng là căn cứ để tính giá thành sản phẩm. Trong thực tế, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành. Trong nhiều trường hợp khác, một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành hoặc một đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể bao gồm nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào các cơ sở như quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất và yêu cầu, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh. 1.2.2. Phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp mà kế toán sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất cho các đối tượng hạch toán chi phí đã xác định. Có hai phương pháp tập hợp Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 12 - Lớp QT1001K
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng chi phí sản xuất: 1.2.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp này áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và công tác hạch toán ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. 1.2.2.2. Phương pháp tập hợp gián tiếp Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất mà không thể trực tiếp tập hợp cho một đối tượng được. Trong trường hợp này các doanh nghiệp phải lựa chọn tiêu thức hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo công thức: C Ci = x ti T Trong đó: Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh đã tập hợp được cần phân bổ T : Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ ti : Đại lượng của tiêu chuẩn cần phân bổ Tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà các doanh nghiệp tiến hành lựa chọn đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ sao cho hợp lý. Tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ là cơ sở đảm bảo độ tin cậy của thông tin được cung cấp. 1.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.3.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.1.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên về các nghiệp vụ nhập - xuất - tồn kho vật liệu, hàng hoá, thành phẩm dở dang. Phương pháp này có ưu điểm là giám sát chặt chẽ tình hình Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 13 - Lớp QT1001K
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng tăng, giảm tài sản, giá trị của chúng trên sổ kế toán tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Song do khối lượng công việc hạch toán nhiều và phức tạp nên phương pháp kê khai thường xuyên thường được áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp ) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn (máy móc, thiết bị, hàng kỹ thuật cao ) Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí được tập hợp vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. 1.3.1.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nội dung: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong lỳ được xác định theo công thức: Chi phí thực tế Trị giá Trị giá NVL Trị giá Trị giá nguyên vật liệu = NVL tồn + xuất dùng - NVL tồn - phế liệu trực tiếp trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thu hồi Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào chứng từ xuất kho để tính ra giá thực tế vật liệu xuất dùng. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt như phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng biệt được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm . Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 14 - Lớp QT1001K
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Chi phí vật liệu phân Tổng tiêu thức phân Hệ số ( tỷ lệ) bổ cho từng đối tượng = bổ của từng đối tượng x phân bổ ( hoặc sản phẩm) ( hoặc sản phẩm) Tổng chi phí vật liệu cần Hệ số (tỷ lệ) phân bổ = x 100% phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT - Phiếu xuất kho, thẻ kho, phiếu xuất sản xuất - Sổ chi tiết NVL, bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, bảng phân bổ NVL . Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản CPNVLTT kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất ) với kết cầu như sau: Bên Nợ: tập hợp chi phí NVLTT thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: + Kết chuyển giá trị vật liệu dùng không hết trong kỳ + kết chuyển chi phí NVLTT sang TK tính giá thành TK 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Hạch toán CPNVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên được minh họa theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang bên) Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 15 - Lớp QT1001K
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng TK 152 TK 621 TK 152 Trị giá NVL xuất kho Trị giá NVL chưa sử dụng dùng trực tiếp sản xuất (1) và phế liệu thu hồi (3) TK 111, 112, 331 TK 154 Trị giá NVL mua ngoài Trị giá NVL thực tế dùng trực tiếp sản xuất (2) dùng trực tiếp sản xuất (4) TK 133 VAT đầu vào được khấu trừ (2) 1.3.1.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương cơ bản, phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ ), các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất Phương pháp tập hợp: Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan tới nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì hạch toán chung sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng phân bổ tiền lương Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 16 - Lớp QT1001K
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí NCTT kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí NCTT trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản chi phí sản xuất và tính giá thành. Nội dung kết cấu TK 621 - Chi phí nhân công trực tiếp: Bên Nợ: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bên Có: kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sản phẩm. TK 622 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Hạch toán CPNCTT được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả cho CNTT sản xuất (1) TK 338 Kết chuyển chi phí NCTT Trích BHXH, BHYT, KPCĐ (4) theo tỷ lệ quy định (2) TK 338 Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất (3) 1.3.1.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất gián tiếp có liên quan chung đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp ngoài CPNVLTT và CPNCTT. Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí công cụ dụng cụ Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 17 - Lớp QT1001K
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác Phương pháp tập hợp: Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Một doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất phải mở sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng. Chi phí sản xuất chung của phân xưởng nào được kết chuyển vào sản phẩm, công việc của phân xưởng đó. Tuy nhiên nếu phân xưởng có nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm, công việc có liên quan theo một tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ có thể là theo chi phí nhân công trực tiếp, cho phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung. Tổng chi phí sản xuất Mức chi phí sản Tổng tiêu thức chung cần phân bổ xuất chung phân bổ = x phân bổ của Tổng tiêu thức phân bổ của cho từng đối tượng từng đối tượng tất cả các đối tượng Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627. Nội dung và kết cấu của TK này như sau: Bên nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. TK 627 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6 TK cấp II như sau: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Hạch toán CPSXC được khái quát theo sơ đồ sau: Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 18 - Lớp QT1001K
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK 152,153 TK 627 TK 154 Chi phí vật liệu, dụng cụ, Kết chuyển CPSCX (1) (5) TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ (2) TK 334, 338 Lương và các khoản trích theo lương (3) TK 111,112,331 Trị giá NVL mua ngoài dùng trực tiếp sản xuất (4) TK 133 VAT đầu vào được khấu trừ (4) 1.3.1.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối với các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phải sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 19 - Lớp QT1001K
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp. Nội dung và kết cấu của TK này như sau: Bên nợ: tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bên có: + giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất. + giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. + giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Số dư bên nợ: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 621 TK 154 TK 152 Phế liệu thu hồi Kết chuyển CPNVLTT (4) (1) TK 138 Bồi thường phải thu do TK 622 sản phẩm hỏng (5) TK 155 Kết chuyển CPCNTT (2) Giá thành thành phẩm nhập kho (6) TK 627 TK 157 Giá thành sản phẩm Kết chuyển CPSCX Gửi bán (7) (3) TK 632 Giá thành thành phẩm xuất kho trực tiếp (8) 1.3.1.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 20 - Lớp QT1001K
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, chỉ tiến hành một loại hoạt động. Để tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631 Bên nợ: + phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ (kết chuyển từ TK 154 sang) + phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (kết chuyển từ TK 621, 622, 627 sang) Bên có: + kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ + tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trongg kỳ + các khoản thu ghi giảm chi phí sản xuất TK 631 không có số dư cuối kỳ. Trình tự hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển CP sản xuất Kết chuyển CPSX dở dở dang đầu kỳ (1) dang cuối kỳ (5) TK 621 TK 138 Kết chuyển CPNVLTT Bồi thường phải thu do (2) sản phẩm hỏng (6) TK 622 TK 152 Kết chuyển CPCNTT Phế liệu thu hồi (3) (7) TK 627 TK 632 Kết chuyển CPSCX Giá thành sản phẩm (4) hoàn thành (8) Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 21 - Lớp QT1001K
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng 1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.3.2.1. Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa qua đi qua tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, còn đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang do phần chi phí được tính vào giá thành sản phẩm không bao gồm giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và tính chất sản phẩm của doanh nghiệp. 1.3.2.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở chỉ tính đối với chi phí NVL chính mà không tính đến các chi phí khác (chi phí NCTT, chi phí SXC). Phương pháp này thích hợp trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mà chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ. CPNVL chính + CPNVL chính Giá trị nằm trong spddck phát sinh trong kỳ Số lượng spdd = x Số lượng sp Số lượng spdd cuối kỳ cuối kỳ + hoàn thành spdd cuối kỳ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Theo phương pháp này, căn cứ vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ để quy đổi thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán từng khoản mục chi phí hoặc từng yếu tố chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 22 - Lớp QT1001K
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng KM CPSX nằm KM CPSX + KM CPSX thực tế trong spddđk phát sinh trong kỳ Số lượng nẳm trong = x Spddck Số lượng sp Số lượng spddck quy đổi + hoàn thành spddck quy đổi Số lượng spddck quy đổi = số lượng spddck x tỷ lệ hoàn thành (%) Hai công thức trên được tính cho từng khoản mục chi phí sản xuất 621, 622, 627. Tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng tổng các chi phí nằm trong sản phẩm dơ dang cuối kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao nhưng tính toán nhiều, thích hợp với những đơn vị sản xuất sản phẩm có đặc điểm chi phí NVL chính không lớn trong giá thành sản phẩm, khối lượng sản phẩm làm dở lớn và không đều giữa các kỳ. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Theo phương pháp này, giả định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm làm dở tính bình quân chung là 50% so với thành phẩm hoàn thành đối với tất cả các khoản mục chi phí. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp Phương pháp này tương tự như phương pháp 1.5.2.1 và cũng giả định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có chi phí NVL trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch Theo phương pháp này, cuối kỳ kiểm kê khối lượng sản phẩm làm dở, căn cứ vào định mức chi phí của từng sản phẩm cụ thể để tính chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ. Định mức chi phí được tính cho từng khâu, từng bước hoặc từng công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm. Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hoặc trường hợp sản xuất có tính ổn định, quy mô lớn. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 23 - Lớp QT1001K
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng 1.3.3. Tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm 1.3.3.1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm thì tùy thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong số các phương pháp sau: + Phương pháp trực tiếp + Phương pháp tổng cộng chi phí + Phương pháp hệ số + Phương pháp tỉ lệ + Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ + Phương pháp liên hợp Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, chu kỳ ngắn, chủng loại mặt hàng ít. Đối tượng chi phí tập hợp thường là sản phẩm, nhóm sản phẩm đồng nhất, đơn đặt hàng. Tổng giá thành Giá trị spdd CPSX phát sinh Giá trị spdd = + - sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành = sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Những doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để tính giá thành thì công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng, sau khi đã tập hợp được chi phí phát sinh trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các chi tiết sản phẩm hoặc bộ phận sản xuất (doanh nghiệp may mặc, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo ) Tổng giá thành sản phẩm được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các chi tiết hoặc bộ phận sản xuất Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 24 - Lớp QT1001K
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Phương pháp hệ số: Thường áp dụng ở các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu nhưng lại thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả quá trình sản xuất, giữa các loại sản phẩm lại xây dựng được hệ số quy đổi để tất cả các loại sản phẩm khác nhau về cùng một sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số bằng 1). Từ đó tính ra giá thành đơn vị sản phẩm gốc và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Tổng số sản phẩm đã Số lượng của sản = ∑ x Hệ số quy đổi sản quy đổi phẩm loại i phẩm i Giá thành đơn vị Tổng giá thành tất cả các loại sản phẩm = sản phẩm gốc Tổng số lượng các sản phẩm đã quy đổi Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị sản = x Hệ số quy đổi sản từng loại sản phẩm phẩm gốc phẩm i Phương pháp tỉ lệ: Thường áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất thu được nhiều sản phẩm, dịch vụ cùng loại nhưng lại có quy cách, phẩm cấp khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, giữa các loại sản phẩm lại không xây dựng được hệ số quy đổi để tính giá thành theo phương pháp hệ số. Vì vậy việc tính giá thành thực tế của sản phẩm được căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức tính cho số lượng sản phẩm hoàn thành và tỷ lệ chi phí. Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch = x Tỷ lệ chi phí đơn vị sản phẩm i (định mức)sản phẩm i Tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sản phẩm Tỷ lệ chi phí = Tổng số lượng kế hoạch (định mức) của các loại sản phẩm đã quy đổi Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Thường áp dụng với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ (doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia ). Đối tượng tập hợp chi phí là cả quá trình công nghệ sản xuất. Khi tính giá thành sản phẩm chính, kế toán Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 25 - Lớp QT1001K
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ thu được ra khỏi tổng chi phí sản xuất. Giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tổng giá Giá trị sp CPSX phát Giá trị sp Giá trị sp = thành sản chính dở dang + sinh trong - phụ thu hồi - chính dở dang phẩm chính đầu kỳ kỳ ước tính cuối kỳ Phương pháp liên hợp: Là phương pháp kết hợp các phương pháp trên với nhau để tính giá thành sản phẩm. Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc Tuy nhiên các doanh nghiệp nên áp dụng nhất quán một phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành dựa trên quy mô sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. 1.3.3.2. Tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp có công nghệ sản xuất giản đơn - Thường là những doanh nghiệp có quy trình sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài mặt hàng, chu kỳ sản xuất ngắn. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. - Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng - Thường là những doanh nghiệp có đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. - Việc tính giá thành chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành theo các phương pháp tính giá thành phù hợp. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 26 - Lớp QT1001K
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng - Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ lập báo cáo tài chính mà chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó được coi là chi phí sản xuất dở dang chuyển kỳ sau. Doanh nghiệp có công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục - Là những doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trinh tự nhất định. Mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước tiếp theo. Cứ như vậy cho đến bước cuối cùng làm ra thành phẩm. - Đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ; đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm ở từng giai đoạn hoặc sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. - Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí, hoặc hệ số, hoặc tỷ lệ. 1.4. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính. Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. 1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 27 - Lớp QT1001K
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 28 - Lớp QT1001K
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 1.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ (NKCT): - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ; - Bảng kê; - Sổ Cái; - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. 1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 29 - Lớp QT1001K
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 30 - Lớp QT1001K
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2. . Tên tiếng Anh là: HaiPhong paint join stock company No02 Với tên viết tắt là: HPP2 Trụ sở đăng ký Công ty: Khu CN Tràng Duệ - Xã: Lê Lợi - Huyện: An Dương Thành phố: Hải Phòng Điện thoại: (0313)929268 – (0313)929258 Fax: (0313)929269 Mã số thuế: 0200762164 Vốn điều lệ: 19.000.000.000 VND Năm 2005 là năm có nhiều sự kiện lịch sử của Đất Nước đặc biệt là kỉ niệm 60 năm thành lập nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đây cũng là năm Công ty cổ phần sơn Hải Phòng kỉ niệm 45 năm thành lập và đón nhận huân chương Độc lập hạng nhì do Nhà nước trao tặng. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của Thành Uỷ - HDND - UBND Thành phố Hải Phòng - Quận uỷ Ngô Quyền, Sở Công Nghiệp và các ban ngành thành phố cùng với nỗ lực của CB-CNLĐ Công ty đã đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách xây dựng Công ty ngày các lớn mạnh. Hưởng ứng công cuộc thi đua đổi mới và xây dựng của đất nước cũng như thành phố Hải Phòng theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Công ty cổ phần sơn Hải Phòng đã có những định hướng đúng đắn nhằm phát triển sản xuất Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 31 - Lớp QT1001K
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Một trong những quyết định sáng suốt của Công ty là thực hiện chuyên môn hoá lĩnh vực sản xuất kinh doanh sơn tĩnh điện và sơn trang trí. Chuyên môn hoá là nhằm cung cấp nhiều hơn nữa những sản phẩm có chất lượng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Với quyết tâm đó một bộ phận của Công ty - Liên doanh sơn tĩnh điện - bộ phận đã hoạt động độc lập và hiệu quả 4 năm qua (từ 25/1/2004 cho đến nay) nay đã tách ra để hình thành Công ty Cổ phần sơn Hải Phòng số 2 và được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0203003498 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 25/9/2007 với tổng số vốn đầu tư là 40 tỉ trong đó: Công ty CP sơn Hải Phòng chiếm 51% vốn điều lệ Công ty TNHH Xuân An chiếm 12% Công ty TNHH Nam Ngân chiếm 12% Công ty đầu tư và phát triển thị trường chiếm 12% Và 1 số đối tác khác 13% Công ty còn có thêm 2 trụ sở chính ở 109 Nguyễn Khuyến_Hà Nội và 149/1H_Ung Văn Khiêm_P25_Q.Bình Thạch_HCM. Chức năng ngành nghề kinh doanh. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0203003498 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 25/9/2007, Công ty Sơn Hải Phòng được tiến hành các hoạt động sau: Biểu 2.1: Danh mục các lĩnh vực kinh doanh của Công ty STT Tên ngành nghề kinh doanh Mã ngành 1 Sản xuất sơn, vecni và các chất sơn, quét tương tự matit 20221 2 Sản xuất mực in 20222 3 Đại lý 46101 4 Môi giới hàng hóa 46102 5 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường ô tô 4933 6 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa 5210 Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 32 - Lớp QT1001K
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2. Chúng ta hãy nhìn vào một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty trong hai năm như sau: Biểu 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ(%) Doanh thu bán 21.176.038.177 32.644.990.779 11.468.952.602 54,16% hàng Giá vốn hàng bán 16.471.380.038 25.322.390.220 8.851.010.182 53,74% Tổng lợi nhuận 781.852.099 677.597.038 -104.255.061 -13,33% trước thuế Tổng tài sản 34.068.675.715 43.087.353.251 9.018.677.536 26,47% (Trích báo cáo tài chinh năm 2009) Nhìn vào kết quả trên ta thấy trong hai năm qua, mặc dù kết quả đạt được chưa cao nhưng đã nói lên sự cố gắng của công ty trong những năm đầu mới thành lập. Cụ thể: Tổng tài sản của năm 2009 đã tăng 9.018.677.536 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 26,47% so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009 công ty hoàn thiện cơ sở vật chất, mua sắm nhiều loai máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán tăng 8.851.010.182 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 53,74% từ đó làm doanh thu tăng 11.468.952.602 đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 54,16% so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế đạt 667.597.038 đồng, giảm 104.255.061 đồng tương đương tỷ lệ giảm 13,33% so với năm 2008. Từ kết quả trên ta thấy, mặc dù lợi nhuận công ty đạt được là không cao,thêm vào đó do ảnh hưởng nền kinh tế bị khủng hoảng năm 2009 làm cho lợi nhuận của Công ty giảm đi so với năm 2008. Tuy nhiên công ty vẫn duy trì hoạt động ở mức lãi có thể, điều đó nói lên sự cố gắng của công ty trong tổ chức hoạt động kinh Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 33 - Lớp QT1001K
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng doanh. Dựa trên kết quả này, trong tương lai hoạt đông kinh doanh của công ty sẽ đem lại hiệu quả tốt, tạo điều kiện cho công ty có vị trí vững chắc trên thị trường và ngày càng phát triển. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân thành các khâu, các cấp quản lý với những chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được cụ thể hóa theo mô hình trực tuyến tham mưu. Theo kiểu mô hình này thì bộ máy hoạt động theo phương thức là Tổng giám đốc điều hành hoạt động của Công ty thông qua giám đốc kinh doanh, giám đốc kỹ thuật sản xuất, kế toán trưởng là những người lần lượt đứng đầu các phòng ban: Phòng kinh doanh, Phòng kỹ thuật sản xuất, Phòng Tổng hợp. Và bên cạnh đó là mối quan hệ có tính chất tham mưu giữa Tổng giám đốc với Kế toán trưởng cũng như trưởng phòng các bộ phận tham mưu. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Công ty Tổng Giám đốc Giám đốc kinh doanh Giám đốc kỹ thuật Kế toán trưởng sản xuất Bộ phận Bộ phận Bộ phận Phân Bộ phận Bộ phận bán dịch vụ kỹ thuật xưởng kế toán TCHC hàng kỹ thuật sản xuất Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận như sau: 1, Tổng giám đốc: Là người quản lý của Công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm. Tổng giám đốc có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 34 - Lớp QT1001K
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐ Cổ đông. Tổng giám đốc là người được ĐHĐ Cổ đông ủy quyền đầy đủ quyền hạn cần thiết để trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của ĐHĐ Cổ đông, các điều lệ của Công ty và tuân thủ pháp luật. Tổng giám đốc còn là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch. 2, Phòng kinh doanh: Chức năng: Tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ SXKD của Công ty. Quản lý hướng dẫn nhiệm vụ kinh doanh của toàn Công ty và tổ chức mạng lưới kinh doanh, quản lý kỹ thuật ngành hàng, chất lượng hàng hóa mà Công ty kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh: - Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện theo kế hoạch đã giao trong toàn Công ty. Tham mưu giúp lãnh đạo Công ty lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty theo từng tháng, quý, năm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Quản lý hàng hóa xuất nhập và tồn kho của Công ty theo từng tháng, quý, năm - Giúp lãnh đạo Công ty quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Tổ chức thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty. Tổng hợp thông tin kinh tế, giá cả, thị trường về các vật tư có liên quan, xây dựng chiến lược thị trường, chính sách đối với khách hàng. - Giúp lãnh đạo Công ty xây dựng cơ chế kinh doanh hàng năm và phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị thành viên của Công ty, cân đối khối lượng sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị thành viên nhằm ổn định thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu. - Giúp lãnh đạo Công ty tổ chức và chỉ đạo công tác thống kê nhằm cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế, các số liệu thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị thành viên. 3, Phòng tổng hợp:  Bộ phận tổ chức hành chính: Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 35 - Lớp QT1001K
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Chức năng: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong các công tác tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất kinh doanh, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, lựa chọn bố trí các cán bộ trong Công ty, chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện bộ luật lao động và thực hiện các chế độ chính sách với người lao động, quản lý tiền lương, đào tạo thi đua khen thưởng, kỷ luật , bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ Công ty, quân sự tự vệ, công tác bảo hộ lao động, y tế và hành chính quản trị. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức hành chính: + Giúp lãnh đạo Công ty quản lý công tác cán bộ: tuyển chọn, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, bổ nghiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và điều động cán bộ. + Xây dựng tổ chức các chương trình đào tạo lại nguồn nhân lực, thực hiện các chế dộ liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các công tác liên quan đến giáo dục quốc phòng trong Công ty. + Xây dựng quy chế tiền lương, quy chế tuyển dụng lao động, tổ chức quản lý lao động, thực hiện chế độ tiền lương, thưởng, chế độ hưu trí, thôi việc, bảo hiểm xã hội và các chính sách khác liên quan đến cán bộ và người lao động. + Chủ động xây dựng đề án đổi mới, cải cách hệ thống tổ chức phát triển doanh nghiệp trong Công ty về các vấn đề thành lập, tách, nhập, bổ sung các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng và bổ sung các điều lệ tổ chức và hoạt động, ngành nghề kinh doanh của Công ty.  Bộ phận tài chính kế toán: Chức năng: Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý nói chung, tài chính kế toán nói riêng đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tổ chức và khai thác mọi tiềm năng tài chính trong và ngoài doanh nghiệp, nhằm thỏa mãn nhu cầu thường xuyên, nhu cầu tài chính cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao nhất. Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp định kỳ, phân tích hoạt động kinh tế để giúp tổng giám đốc Công ty điều chỉnh kịp thời chiến lược kinh doanh nói chung và tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Kiểm Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 36 - Lớp QT1001K
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng tra, giám sát việc thực hiện chế độ quản lý tài chính của nhà nước, quy định của Công ty về công tác quản lý trong toàn doanh nghiệp. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định của cơ quan chức năng Nhà nước, cấp trên và lãnh đạo doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của tài chính kế toán: + Tổng hợp, xác minh, cung cấp số liệu thực hiện trong Công ty theo quy định của chế độ kế toán tài chính, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của Công ty. + Tham gia lập và thẩm định tài chính dự án đầu tư, các hợp đồng thương mại của Công ty. Tổ chức huy động vốn để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các dự án đầu tư của công. + Chủ trì kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán, tài chính các đơn vị thành viên. Quản lý việc hình thành và sử dụng các quỹ tập trung, tư vấn xử lý các vấn đề liên quan đến công nợ của Công ty và các đơn vị thành viên. + Nghiên cứu xây dựng quy chế Tài chính của Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, phân tích tài chính, xác định kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn và tài sản của Công ty. 4, Phòng kỹ thuật sản xuất: Chức năng: Là phòng chuyên môn có chức năng sản xuất, giúp lãnh đạo nắm rõ được các quy trình sản xuất cũng như hoạt động của các phân xưởng. Nhiệm vụ chủ yếu: + Chủ trì nghiên cứu, xây dựng chiến lược, định hướng phát triển dài hạn và chính sách trong lĩnh vực phát triển của Công ty, báo cáo cho Tổng giám đốc xem xét thông qua và phê duyệt rồi trình lên hội đồng quản trị. + Căn cứ chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể, đề xuất các dự án đầu tư phát triển của Công ty, lựa chọn các nhà sản xuất kinh doanh có tiềm năng về sản xuất cao để liên doanh thực hiện việc đầu tư. + Giám sát hoạt động của các phân xưởng nói chung, cũng như của công nhân nói riêng để biết xem hoạt động đó có tốt hay không, từ đó tìm ra cách quản Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 37 - Lớp QT1001K
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng lý tốt hơn, tìm ra các phương pháp sản xuất tốt nhất đem lại hiệu quả kinh tế cũng như năng suất cao đảm bảo chất lượng sản phẩm. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty cổ phần sơn HP số 2 là một đơn vị sản xuất, kinh doanh sơn tĩnh điện và sơn nước trang trí. Hoạt động của Công ty bao gồm 2 bộ phận:  Bộ phận sản xuất: là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của Công ty, sản phẩm của Công ty sản xuất ra trên dây chuyền công nghệ khép kín, tạo ra sản phẩm cuối cùng. Công ty có 2 phân xưởng sản xuất chính: - Phân xưởng sản xuất sơn bột tĩnh điện - Phân xưởng sản xuất sơn nước trang trí Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, Công ty thường xuyên tiến hành cải tiến công nghệ sản xuất. Công ty đã trang bị được nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại như: Thang nâng cao tới 3m – 2 tấn cho phân xưởng sơn nước, hệ thống máy nén khí trung tâm của Đức, Máy nghiền ACM30(Donghui), hệ thống trộn đa năng, hệ tống pha màu sơn, Nhờ đó dây chuyền sản xuất được hoàn thiện hơn, đã giảm lực lượng thủ công, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.  Quy trình công nghệ sơn bột tĩnh điện: Trộn Ép 2 đùn Làm Nghiền Đóng nguyên bằng máy nguội bằng thùng liệu bằng ép 2 trục bằng máy,sang máy cao tạo dạng băng tải rung chọn 25kg tốc vảy cỡ hạt  Quy trình công nghệ sơn nước: - Phân tán bột độn: cho từ từ vào thùng phân tán các nguyên liệu sau: + Nước không ion + Oxit Titan + Bột độn các loại như caolanh,bột đá,bột talc + Chất phân tán (chọn loại anion, cation, hoặc không ion) Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 38 - Lớp QT1001K
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng - Sau khi tiến hành xong quá trình này cần thiết kiểm tra hiệu quả phân tán (bằng thiết bị thí nghiệm hoặc quan sát bằng mắt) - Nghiền paste: Nguyên liệu từ công đoạn phân tán chuyển vào thùng nghiền,sử dụng công nghệ nghiền rọ (baskit mills) - Sau đó cho vào thùng nghiền các nguyên liệu sau: + Chất làm đặc dạng bột: có thể sử dụng các polymer tự nhiên có khả năng trương nở tốt như Esacol, xenllulo, hoặc các chất làm đặc dạng polyme tổng hợp hệ acrylic ,urethan lưu ý phải pha loãng chất làm đặc trước với nước ấm (40 độ) trước khi cho vào. + Nước để điều giảm độ nhớt (nếu cần , xác định theo phân tích) + Chất phá bọt:có thể dùng hệ dầu khoáng hoặc nhũ tương. + Chất bảo quản, diệt khuẩn (chống thối): hệ chất diệt khuẩn có thể chứa hoặc không chứa Formaldehyd-tuy nhiên hệ không chứa Formaldehyd an toàn môi trường hơn và không ảnh hưởng tới màu sắc của sơn sau này.Giai đoạn này cần kiểm soát được nhiệt độ phát sinh trong quá trình nghiền , thiệt bị cần có hệ thống tái nhiệt, làm mát , hoặc điều chỉnh tốc độ nghiền. - Phối màu thành phẩm: bán thành phẩm từ công đoạn nghiền chuyển vào thùng phối màu sơn sau đó cho vào thùng phối màu sơn các nguyên liệu sau đây: + Nước không ion + Rượu đa chức (Polyethylên glycol , ethylene glucol ) + Texanol: để giảm nhiệt độ tạo màng cho sơn. + Chất diệt mấn mốc - tuỳ theo yêu cầu có thể sử dụng loại có khả năng tốt dưới ánh sáng mặt trời hoặc trong nhà. + Nhựa nhũ tường: Dùng nhựa acrylic hoặc styren-acrylic đồng trùng hợp, Vinyl-Acrylic đồng trùng hợp,phụ thuộc vào ứng dụng của sơn bóng, ngoài trời hoặc trong nhà. + Chất làm đặc dạng nước để tăng độ nhớt. + Chất chỉnh pH(căn cứ theo kết quả đo pH) Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 39 - Lớp QT1001K
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng + Chất làm đặc liên kết : để chống văng sơn trong khi thi công sơn sau này. Sự dụng hệ HASE, polime tự nhiên đã được biến tính hoặc polime tổng hợp acrylic,PU. - Sau khi hoàn thành mẻ sơn cần kiểm tra các tính chất của sơn: + Sơn thủ kiểm tra độ chảy,độ phủ,đàn mặt. + Kiểm tra độ pH. + Độ cứng màng sơn. + Sơn trắng sau khi đạt các kết quả thử nghiệm,được sản xuất hàng loạt và lưu trữ coi nhu màu trắng nền. - Tuỳ theo yêu cầu thị trường về gam màu sẽ phối màu theo từng mảng nhỏ theo đơn đặt hàng - Màu dùng là màu nước đã được sản xuất từ trước hoặc nhập khẩu. - Giai đoạn này dùng các thiết bị khuấy tốc độ thấp, sản phẩm sơn sau đó được rót ra và đóng thùng thành phẩm.  Bộ phận kinh doanh: Bộ phận kinh doanh được bố trí gồm một văn phòng đặt tại trụ sở chính của Công ty tại hải phòng và 2 văn phòng đại diện đặt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng các phòng ban chức năng của Công ty,với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thụ hàng hoá dưới hình thức bán buôn, bán lẻ theo kế hoạch của Công ty giao cho các cửa hàng. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Khối lượng công tác kế toán và phần hành kế toán là căn cứ để xây dựng bộ máy kế toán thích hợp. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý, Công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung, nghĩa kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán viên phần hành. Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc Công ty và toàn bộ nhân viên kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 40 - Lớp QT1001K
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo Công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán Kế toán Thủ quỹ NH, kế thanh kiêm toán toán tạp vụ thuế, kế thu, chi, văn toán công nợ phòng, TSCĐ, TCHC BH Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán của công ty. - Đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra công tác kế toán, chỉ đạo hạch toán các khâu các bộ phận, tập trung phần hành kế toán chi tiết lên sổ tổng hợp, sau đó đối chiếu và lập báo cáo tổng hợp, lên báo cáo quyết toán, mở sổ theo dõi các quỹ của Công ty. - Kế toán ngân hàng, kế toán thuế, kế toán tài sản cố định, kế toán bảo hiểm có nhiệm vụ theo dõi tiền khách hàng trả tiền qua ngân hàng, rút tiền mặt về nhập quỹ, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ. - Kế toán thu, chi, thanh toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền thu vào, chi ra, theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả cho từng đối tượng khách hàng, thường xuyên đối chiếu đôn đốc khách hàng thanh toán kịp thời. - Thủ quỹ có nhiệm vụ căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ thu tiền nhập vào và tiền chi ra. Bảo quản tiền và lập báo cáo hàng ngày cho kế toán theo Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 41 - Lớp QT1001K
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng dõi. Ngoài ra còn phải làm công việc của nhân viên tạp vụ, hành chính và theo dõi các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên. 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2 2.2.1. Khái quát chung Để đơn giản hóa công tác kế toán cũng như chấp hành đúng những quy định mà Bộ tài chính ban hành, Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Số 2 nhìn chung đều tuân thủ những quy định sau trong việc tổ chức công tác kế toán: - Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Niên độ kế toán: Công ty tính niên độ kế toán theo năm tài chính, ngày bắt đầu một niên độ kế toán mới là ngày 01/01 dương lịch và ngày kết thúc niên độ là ngày 31/12 của năm. - Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Các TSCĐ khác nhau được tính tỷ lệ khấu hao khác nhau tùy thuộc vào giá trị tài sản nhưng tất cả đều được áp dụng phương pháp tính khấu hao nhất quán là phương pháp đường thẳng. - Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho: áp dụng phương pháp bình quân gia quyền. - Công tác kế toàn tại công ty được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính, kế toán chỉ việc phải nhập số liệu từ chứng từ ban đầu máy sẽ tự động lên sổ theo chu trình đã cài đặt sẵn. Chương trình phần mềm kế toán công ty đang sử dụng là phần mềm kế toán CADS. Giao diện phần mềm kế toán: Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 42 - Lớp QT1001K
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.2. Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán của công ty áp dụng theo chuẩn mực kế toán mới ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Chứng từ kế toán: Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 tổ chức hệ thống chứng từ kế toán gồm hai loại là chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn theo đúng quy định của Bộ tài chính. Chứng từ tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quĩ. Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo định mức, biên bản nhập hàng, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá, phiếu nhập sản phẩm, xuất thành phẩm, phiếu điều chuyển. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 43 - Lớp QT1001K
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Chứng từ tài sản cố định: biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản kiểm kê TSCĐ. Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành. Chứng từ bán hàng: Hóa đơn GTGT, Phiếu điều chuyển nội bộ, Phiếu giao hàng. Hệ thống tài khoản kế toán: Các tài khoản chủ yếu được chi tiết đến cấp 3 và cấp 4. Đặc biệt các tài khoản sau được chi tiết theo từng đối tượng sử dụng: + TK 131, 331: chi tiết theo từng khách hàng. + TK 152, 154, 155: chi tiết theo từng loại vật liệu, sản phẩm. + TK 156, 157: chi tiết theo từng đại lý, chi nhánh. 2.2.3. Hệ thống sổ kế toán của Công ty Để đáp ứng yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công tác hạch toán được thuận lợi, Công ty áp dụng mẫu sổ theo hình thức Nhật ký chung. Phẩn mềm kế toán được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung, các loại sổ sách, báo cáo được in theo hình thức này nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống với mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Sổ sách sử dụng: Sổ Nhật kí chung, Sổ Cái tài khoản, Sổ Chi tiết, Bảng Tổng hợp chi tiết. Biểu 2.3: Các sổ chi tiết sử dụng được sử dụng trong công ty Sổ chi tiết hàng tồn kho Sổ chi tiết TSCĐ - Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm - Thẻ tài sản cố định - Bảng cân đối vật tư theo mã - Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng - Bảng cân đối thành phẩm theo loại. - Sổ nhập, xuất TSCĐ - Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ Sổ chi tiết vốn bằng tiền Sổ chi tiết mua hàng Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 44 - Lớp QT1001K
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ chi tiết thanh toán với người bán - Sổ chi tiết tiền vay. - Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán Tập hợp chi phí và tính giá thành sản Sổ chi tiết tiêu thụ phẩm - Sổ giá thành nguyên vật liệu từng sản - Bảng cân đối nhập- xuất- tồn sản phẩm phẩm ở các quầy hàng - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất dở dang - Sổ chi tiết tiêu thụ cuối kỳ từng sản phẩm - Sổ chi tiết thanh toán với người mua - Bảng tổng hợp giá thành từng sản phẩm - Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán - Thẻ tính giá thành từng loại sản phẩm với người mua Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính: - Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán đã được kiểm tra , được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái, sổ nhật ký chung ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo. Việc đối chiếu giữa các số liệu tổng hợp với sổ chi tiết được thực hiện tự động luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được cập nhật trong kỳ. - Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. - Cuối tháng, cuối kỳ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện tương tự như quy định sổ kế toán ghi bằng tay. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 45 - Lớp QT1001K
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán máy tại Công ty SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ - Sổ tổng hợp KẾ TOÁN - Sổ chi tiết PHẦN MỀM KẾ TOÁN - Báo cáo tài BẢNG TỔNG chính HỢP CHỨNG - Báo cáo kế TỪ KẾ TOÁN toán quản trị CÁC LOẠI Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng : Kiểm tra, đối chiếu 2.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán của công ty Báo cáo kế toán là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn, và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty. Báo cáo kế toán gồm cả hệ thống báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị của công ty. Các thông tin trong báo cáo kế toán là những thông tin quan trọng cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc lập báo cáo kế toán cần phải trung thực, khách quan và chính xác. Phòng kế toán công ty chịu trách nhiệm lập báo cáo kế toán cho Giám đốc công ty. Mỗi phần hành kế toán cuối mỗi quý lại lập một báo cáo về phẩn hành của mình như: Báo cáo về giá thành sản phẩm, báo cáo về tình hình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, báo cáo công nợ phai thu, phải trả, báo cáo về tình hình nhập, xuất, tồn theo từng mặt hàng Các phần hành kế toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc tổng hợp và chuyển số liệu cho nhau. Sau khi khớp số liệu trong các phần hành, kế toán lập Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 46 - Lớp QT1001K
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Các báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) - Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) 2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI PHÒNG SỐ 2 2.3.1. Đối tƣợng, phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 2.3.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đặc biệt cần lưu tâm trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối với Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn, tổ chức sản xuất chuyên môn hóa theo sản phẩm. Công ty có 2 phân xưởng chính , mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, cụ thể là: phân xưởng sơn bột chuyên sản xuất các sơn bột các loại; phân xưởng sơn nước chuyên sản xuất các loại sơn nước. Các phân xưởng này hoàn toàn độc lập với nhau và quy trình công nghệ để sản xuất mỗi loại sản phẩm ở từng phân xưởng là hoàn toàn khác nhau. Căn cứ vào đặc thù này mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty là hạch toán theo từng sản phẩm sản xuất ở từng phân xưởng. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được hạch toán theo từng phân xưởng và được phản ánh thường xuyên thông qua các sổ chi tiết hạch toán chi phí cho từng loại sản phẩm đã sản xuất và hoàn thành tương ứng 2.3.1.2. Đối tượng, kỳ tính giá thành, phương pháp tính giá thành sản phẩm Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 47 - Lớp QT1001K
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất. Thêm vào đó, một dây chuyền sản xuất lại cho ra nhiều sản phẩm với quy cách khác nhau. Do đó, đối tượng tính giá thành ở công ty là từng chủng loại sản phẩm. Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kể từ thời điểm kế toán mở sổ chi phí để tập hợp chi phí sản xuất đến thời điểm kế toán khóa sổ chi phí để tính giá thành sản phẩm. Mỗi đối tượng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành cho chính xác, phù hợp với công tác hạch toán chi phí và thích ứng với biến động giá cả trên thị trường. Tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục nên kỳ tính giá thành trong từng phân xưởng được lấy vào thời điểm cuối mỗi tháng. Công ty áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Phương pháp này là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty và giúp giảm bớt công việc cho kế toán. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, bên cạnh việc tập hợp theo từng phân xưởng còn được tính riêng cho từng sản phẩm. Cụ thể trong khóa luận này em sẽ trình bày thực trạng tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm H100BSH – 29 do phân xưởng sơn bột tĩnh điện sản xuất vào tháng 11/2009. 2.3.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 2.3.2.1. Hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng cho việc tập hợp chi phí sản xuất Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 48 - Lớp QT1001K
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng TK 627 – Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất. TK 627 – Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí liên quan tới phụ vụ quản lý sản xuất trong phạm vi tổ sản xuất như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí KH TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Sổ kế toán sử dụng: + Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154 + Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 2.3.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại Công ty CP sơn Hải Phòng số 2 , do chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (65-70%) nên việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng lớn trong việc xác định lượng tiêu hao trong sản xuất đảm bảo tính giá thành chính xác. Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nhựa Epoxy, nhựa Polyeste, bột màu, phụ gia NVL chính cấu thành nên thực thể sản phẩm (1521). Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán sử dụng TK621. TK 621 được mở chi tiết cho từng loại NVL, cụ thể như sau: + TK 6211: Chi phí NVL trực tiếp – TP + TK 6212: Chi phí NVL trực tiếp – Vật tư tư chế + TK 6213: Chi phi NVL trực tiếp – BTP Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết TK 621, Sổ cái TK 621, . Giá thực tế NVL xuất kho của Công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Tức là cuối tháng, kế toán căn cứ vào số lượng NVL nhập kho, giá nhập kho theo chứng từ, lượng tồn đầu kỳ để tính giá xuất kho. Căn cứ vào chứng Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 49 - Lớp QT1001K
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng từ xuất kho, báo cáo sử dụng vật liệu của phân xưởng sau khi đã kiểm tra, kế toán nhập số liệu trên phiếu xuất kho chỉ cần nhập chỉ tiêu số lượng, còn giá trị xuất kho của vật tư là do máy tính tự động tính vào cuối tháng theo công thức đã được lập trình sẵn để tính đơn giá NVL thực tế xuất kho: D1 D2 T C C 1 2 Trong đó: T: đơn giá NVL thực tế xuất kho. D1: trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ. D2: trị giá mua thực tế NVL nhập trong kỳ C1: số lượng NVL tồn đầu kỳ. C2: số lượng NVL nhập kho trong kỳ. Căn cứ vào kết quả trên kế toán tính giá trị thực tế xuất kho theo công thức : P = T x Q P : giá trị NVL thực tế xuất kho Q: số lượng NVL xuất kho. Quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được diễn ra như sau: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật lập, phân xưởng sơn viết giấy đề nghị xuất kho nguyên vật C F D 2 Q liệu phục vụ sản xuất sơn. Khi nhận được giấy đề nghị xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho và tiến hành xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: 1 liên được lưu ở phòng kế toán, 1 liên giao cho phân xưởng sản xuất nhận NVL xuất kho, 1 liên giao cho thủ kho để ghi sổ, bảo quản và lưu trữ. Khi nhập, xuất NVL thủ kho căn cứ vào lượng nhập xuất trên các phiếu nhập xuất của từng loại vật tư để ghi vào thẻ kho. Thủ kho chỉ hạch toán về mặt số lượng trên phiếu xuất kho và thẻ kho. Cuối tháng kế toán mới tính toán ra giá xuất kho cho từng NVL và hạch toán về mặt giá trị. Ví dụ: Ngày 1/11/2009, Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Shinec đặt hàng 1000kg sơn H100BSH-29 Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 50 - Lớp QT1001K
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Quy trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu như sau: Sau khi nhận được phiếu yêu cầu sản xuất, thủ kho viết phiếu xuất kho. Để sản xuất sản phẩm H100BSH-29 , NVL chính bao gồm nhiều loại vật liệu như epoxy, nhựa EL-5500, Mẫu phiếu xuất kho như sau: Biểu số 2.4: Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 Mẫu số 02-VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02/11/2009 Số CT: T11/02 Tk nợ: 621 Tk có: 1521 Họ tên người nhận hàng: Hải Diễn giải: SX H100BSH-29 Xuất tại kho: Kho vật tư Số Mã số STT Tên vật tƣ Đvt lƣợng ĐG Thành tiền 1 Epoxy CP-001 Kg 92,1 35.594 3.278.275 2 Nhựa EL-5500 CP-003 Kg 144 31.536 4.541.184 3 BYK 360P CP-301 Kg 3,9 114.132 445.115 . Tổng cộng 14.157.445 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán Ngƣời nhận hàng Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Hàng ngày, thủ kho chuyển các chứng từ xuất NVL lên Phòng Kế toán. Phòng kế toán sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các chứng từ này, kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán. Hệ thống phần mềm kế toán Công ty được cài Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 51 - Lớp QT1001K
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng đặt chương trình theo phần mềm kế toán đã được thiết kế riêng nhằm đáp ứng nhu cầu hạch toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình tự cập nhật số liệu diễn ra như sau: Đối với việc xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy vi tính. Từ giao diện phần mềm kế toán, chọn phân hệ vật tư tồn kho. Hệ thống các danh mục vật tư hiện ra, chọn xuất vật tư, xuất hiện bảng mẫu phiếu xuất vật tư. Kế toán cập nhật số liệu vào, nhấn nút ghi để lưu số liệu. Ví dụ: Nghiệp vụ xuất vật tư ngày 02/11/2009 được cập nhật: Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 52 - Lớp QT1001K
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Sau khi số liệu được cập nhật vào máy, phần mềm kế toán sẽ tự động xử lý số liệu và đưa vào các sổ theo trình tự: chuyển vào Sổ nhật ký chung (trích tháng 11 nảm 2009) và sổ chi tiết tài khoản. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 53 - Lớp QT1001K
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu số 2.5: (Trích tháng 11 Sổ nhật ký chung) Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 ĐVT: VND Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Ngày Số Nợ Có Nợ Có Xuất kho NVL sx 6211 14.157.445 02/11 T11/02 sơn H100BSH-29 1521 14.157.445 T11/PC Thanh toán tiền 6272 500.000 02/11 04 sửa chữa cân 111 500.000 Xuất kho NVL sx 6211 8.368.688 06/11 T11/08 sơn H100BSH-29 1521 8.368.688 Xuất kho 12 6722 167.337 08/11 T11/10 thùng carton 1522 167.337 . . Thanh toán tiền 6221 24.967.976 30/11 T11/334 lương công nhân px sơn bột 334 24.967.976 Các khoản trích 6221 2.485.826 30/11 T11/338 theo lương công nhân px sơn bột 338 2.485.826 KH máy đo nhiệt 6272 918.750 30/11 T11/214 độ lò 214 . Ngày 30 tháng 11 năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 54 - Lớp QT1001K
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu số 2.6: Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Từ ngày 01/11/2009 đến ngày 30/11/2009 TK 6211-10013: Chi phí NVL trực tiếp sxsp H100BSH-29 ĐVT: VND Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Ngày Số Nợ Có Nợ Có Xuất kho NVL sx 02/11 T11/02 1521 14.157.445 sơn H100BSH-29 Xuất kho NVL sx 06/11 T11/08 1521 8.368.688 sơn H100BSH-29 Kết chuyển sang 1545- 30/11 xxx 48.719.607 TK 154 10013 Cộng phát sinh 48.719.607 48.719.607 Ngày 30 tháng 11 năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 55 - Lớp QT1001K
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Cuối tháng căn cứ vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản, kế toán vào sổ cái tài khoản 621. Biểu số 2.7: Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/11/2009 đến ngày 30/11/2009 TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp ĐVT: VND Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Ngày Số ĐƢ Nợ Có Phát sinh trong kỳ Nguyên liệu, vật 30/11 1521 1.172.767.090 liệu chính 30/11 Kết chuyển TK154 1545 1.172.767.090 Cộng phát sinh 1.172.767.090 1.172.767.090 Ngày 30 tháng 11 năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 56 - Lớp QT1001K
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng 2.3.2.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá thành sản phẩm của Công ty. Nó chỉ đứng sau chi phí về nguyên vật liệu. Vì vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí này quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm. Mặt khác chi phí nhân công còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thanh toán lương thoả đáng, kịp thời cho người lao động và giúp lãnh đạo Công ty theo dõi tình hình sử dụng lao động trong Công ty đồng thời khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản trợ cấp có tính chất lương như phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm giờ, Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do người sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty sử dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. - Lương thời gian áp dụng trong trường hợp có những công việc không cố định mức hao phí nhân công mà phải làm công nhật và áp dụng cho nhân viên quản lý doanh nghiệp và quản lý phân xưởng. Việc theo dõi thời gian lao động được thể hiện qua Bảng chấm công. Kế toán lương sẽ tính lương thời gian cho từng công nhân, nhân viên quản lý doanh nghiệp và nhân viên quản lý phân xưởng. + Đối với công nhân trực tiếp sản xuất : Lương thời gian = Số ngày công lao động x Đơn giá tiền lương 1 ngày công + Đối với nhân viên QLDN và nhân viên quản lý phân xưởng : Lương phải trả = Lương thời gian + Lương năng suất Lương thời gian được tính như công nhân trực tiếp sản xuất. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 57 - Lớp QT1001K
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Lương Hệ số năng suất x Lương cấp bậc Ngày công = x năng suất 26 thực tế Tuỳ theo tình hình sản xuất trong mỗi tháng mà bộ phận kế toán xây dựng một hệ số năng suất cho các cấp bậc, vị trí của các nhân viên quản lý. - Lương sản phẩm: được tính dựa trên căn cứ là số sản phẩm từng loại công nhân sản xuất được và đơn giá lương sản phẩm quy định cho từng quy cách sản phẩm. n Lương = Sl *d năng suất i i i 1 Trong đó : Sli : Sản lượng sản phẩm của công nhân sản xuất được di : Đơn giá lương sản phẩm của sản phẩm i n : Số loại sản phẩm của 1 công nhân sản xuất. Đơn giá lương sản phẩm được xây dựng cho từng loại sản phẩm ở từng khâu gia công. Ngoài tiền lương cơ bản (lương theo sản phẩm), công nhân trực tiếp sản xuất còn được hưởng các khoản trợ cấp như phụ cấp độc hại, tiền lương ngoài giờ, tiền ăn ca, lương phép, các khoản trích theo lương theo đúng quy định hiện hành: + BHXH được tính bằng 20% tổng lương cơ bản, trong đó Công ty chịu 15% tính vào chi phí còn 5% trừ vào lương công nhân. + BHYT được tính bằng 3% tổng lương cơ bản, trong đó 2% tính vào chi phí còn 1% trừ vào thu nhập của công nhân. + KPCĐ được tính bằng 2% lương thực tế của công nhân viên toàn Công ty. Tại Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, 1% tổng lương thực tế trích cho KPCĐ trừ vào thu nhập của công nhân viên và khoản này giữ lại Công ty để chi dùng cho hoạt động Công ty còn 2% tổng lương thực tế trích cho KPCĐ là tính vào chi phí, khoản này nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 58 - Lớp QT1001K
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng + BHTN được tính bằng 2% lương cơ bản trong đó 1% tính vào chi phí còn 1% trừ vào thu nhập của công nhân. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – CP NCTT. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, được mở chi tiết như sau: + TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sơn bột. + TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sơn nước. Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Phiếu báo sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết TK 622 (chi tiết theo từng sản phẩm), sổ cái TK 622, Phương pháp hạch toán: Hàng ngày, tổ trưởng tổ sản xuất căn cứ vào tình hình thực tế của tổ mình để chấm công cho từng người trên Bảng chấm công, báo cáo công việc hoàn thành và số sản phẩm hoàn thành của cả tổ trên Phiếu báo công việc hoàn thành, Phiếu báo sản phẩm hoàn thành. Cuối tháng, các bảng này được chuyển sang cho kế toán tiền lương để làm căn cứ tính lương. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công và phiếu báo sản phẩm hoàn thành để tính lương và lập bảng thanh toán lương. Sau đó kế toán tiền lương tiến hành lấy số liệu từ bảng thanh toán lương để cập nhật dữ liệu vào Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. Căn cứ vào Bảng thanh toán lương và Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để nhập số liệu vào máy tính. Từ giao diện màn hình, kế toán vào phân hệ Kế toán tổng hợp, chọn Phiếu kế toán. Màn hình xuất hiện mẫu nhập dữ liệu. Kế toán nhập số liệu vào, trong phần diễn giải ghi thanh toán lương và phân bổ tiền lương. Sau khi cập nhật số liệu vào, nhấn nút ghi để lưu số liệu. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 59 - Lớp QT1001K
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu số 2.8: Comment [F1]: Chua hoan thien Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng Số 2 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 11/2009 TK 334 – Phải trả CBCNV TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Đối tƣợng sử dụng TK Lƣơng cơ Cộng có Cộng có (ghi nợ các TK) Lƣơng khác 15%XH 2% YT 1%TN 2%CĐ bản TK 334 TK 338 622 Chi phí NCTT 7.748.061 26.017.356 33.765.417 2.395.362 431.198 215.599 675.307 3.717.466 Px sơn bột 4.460.753 20.507.223 24.967.976 1.515.618 313.899 156.950 499.359 2.485.826 Px sơn nước 3.287.308 5.510.133 8.797.441 879.744 117.299 58.649 175.948 1.231.640 627 Chi phí sản xuất chung 4.107.401 13.308.288 17.415.689 1.054.241 232.105 116.053 348.314 1.750.713 Px sơn bột 3.042.628 7.798.535 10.841.163 627.128 128.053 64.027 216.823 1.036.031 Px sơn nước 1.064.773 5.509.753 6.574.526 427.113 104.052 52.026 131.419 714.628 641 Chi phí bán hàng 29.479.174 6.204.656 35.683.830 2.531.457 464.210 232.150 713.677 3.941.494 642 Chi phí QLDN 46.900.503 12.103.313 59.003.816 4.185.807 767.579 383.790 1.180.076 6.517.252 Cộng 88.235.139 56.633.613 145.868.752 10.166.867 1.895.092 947.592 2.917.374 15.926.925 Ngày 30 tháng 11 năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 60 - Lớp QT1001K
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Từ bảng phân bổ tiền lương, kế toán tính lương cho công nhân trực sản xuất để tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sau đó vào sổ nhật ký chung (Biểu số 2.5), sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản. Hệ số phân bổ chi phí Chi phí NVLTT của từng sản phẩm = nhân công trực tiếp Tổng chi phí NVLTT Mức phân bổ = Chi phí NCTT của toàn bộ x Hệ số phân bổ CPNCTT CPNCTT cho từng sp sản phẩm Ví dụ: tính chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất sản phẩm sơn H100BSH-29 - Tổng chi phí nhân công trực tiếp của phân xưởng sơn bột được tập hợp trong tháng 11 là: + Tiền lương nhân viên: 24.967.976 + Các khoản trích theo lương: 2.485.826 - Tổng chi phí NVLTT tập hợp trong tháng 11 là: 1.172.767.090 - Chi phí NVLTT để sản xuất sơn H100BSH-29 tháng 11 là: 48.719.607 48.719.607 Hệ số phân bổ chi phí = = 0,0415 nhân công trực tiếp 1.172.767.090 Lương nhân viên trực = 24.967.976 x 0,0415 = 1.036.171 tiếp sxsp sơn H100BSH-29 Các khoản trích theo lương cho = 2.485.826 x 0,0415 = 103.162 nhân viên sxsp sơn H100BSH-29 Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 61 - Lớp QT1001K
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu số 2.9: Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Từ ngày 01/11/2009 đến ngày 30/11/2009 TK 6221-10013: Chi phí nhân công trực tiếp sxsp H100BSH-29 ĐVT: VND Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Ngày Số Nợ Có Nợ Có Lương công nhân 30/11 T11/334 334 1.036.171 sx sp H100BSH-29 Các khoản trích 30/11 T11/338 338 103.162 theo lương Kết chuyển sang 1545- 30/11 xxx 1.139.333 TK 154 10013 Cộng phát sinh 1.139.333 1.139.333 Ngày 30 tháng 11 năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng vào sổ liệu được tổng hợp chuyển vào sổ cái tài khoản 622. Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 62 - Lớp QT1001K
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu số 2.10: Comment [F2]: Chua hoàn thiện Công ty cổ phần sơn Hải Phòng số 2 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 1/11/2009 đến ngày 30/11/2009 TK 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp sx sơn bột ĐVT: VNĐ Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Ngày Số ĐƢ Nợ Có Phát sinh trong kỳ Lương phải trả cho công 30/11 T11/334 334 24.967.976 nhân trực tiếp sản xuất 30/11 T11/338 Các khoản trích theo lương 338 2.485.826 30/11 xxx Kết chuyển TK 154 154 27.453.802 Cộng phát sinh 27.453.802 27.453.802 Ngày 30 tháng 11 năm 2009 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) 2.3.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, chưa được xếp vào hai loại chi phí trên (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp). Những chi phí này có tính chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các phân xưởng của Công ty. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết như sau: + TK 6271: Chi phí cần phân bổ chung + TK 6272: Chi phí chung sản xuất sơn bột + TK 6273: Chi phí chung sản xuất sơn nước Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 63 - Lớp QT1001K
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng Các chứng từ dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung bao gồm: + Phiếu chi + Bảng tính và phân bổ khấu hao + Phiếu xuất kho + Các hoá đơn tiền điện thoại, điện, nước TK 627 còn được mở chi tiết đến cấp 4 cho từng đối tượng chi phí thuộc các khoản sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: là tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý tại các phân xưởng như quản đốc, phó quản đốc và của nhân viên giúp việc tại phân xưởng. Cách tính lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng đã nêu ở trên (Phần kế toán nhân công trực tiếp). Chi phí nhân viên phân xưởng được tính toán tập hợp tại nơi phát sinh (các phân xưởng) trên dòng TK 627 trong Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Biểu số 2.8). Việc phản ánh chi phí nhân viên phân xưởng vào các Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết tài khoản và Sổ cái tài khoản (Biểu số 2.12)được thực hiện tương tự như đối với chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất: là những vật liệu, dụng cụ sản xuất sử dụng chung cho hoạt động sản xuất tại các phân xưởng. Phần chi phí này đã được tính toán, tập hợp theo phân xưởng của công ty. Thực tế tại Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2, nguyên vật liệu sử dụng cho phân xưởng bao gồm: bao bì, túi carton, vỏ thùng Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu sản xuất chung, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính tương tự như phần chi phí NVLTT. Phần mềm kế toán sẽ tự động vào các bảng kê nhập – xuất – tồn, bảng phân bổ nguyên vật liệu, sổ nhật ký chung (biểu số 2.5) , sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản (Biểu số 2.12). Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh khấu hao TSCĐ thuộc các phân xưởng như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng Đối với chi phí Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 64 - Lớp QT1001K
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường ĐHDL Hải Phòng sản xuất chung là chi phí khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao vào cuối mỗi tháng. Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ. Mức khấu hao này ổn định trong cả năm. Nếu có sự biến động tăng giảm về TSCĐ, kế toán phản ánh vào sổ riêng, sang năm mới tính toán ghi vào Sổ theo dõi TSCĐ và điều chỉnh mức khấu hao cho năm sau. Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm hàng năm Tỷ lệ khấu 1 = Số năm sử dụng hữu ích của tài sản hao năm Mức khấu hao Mức khấu hao = hàng tháng năm 12 Hàng tháng, dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao, Kế toán TSCĐ tính khấu hao cho các TSCĐ. Dựa vào bảng tính khấu hao TSCĐ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khấu hao theo nhóm tài sản (máy móc thiết bị, nhà cửa, kho bãi, ) cho từng bộ phận sử dụng thông qua bằng cách: Từ giao diện màn hình, chọn phân hệ Quản lý tài sản, xuất hiện hệ thống danh mục, chọn danh mục Trích khấu hao TSCĐ. Sau khi nhập dữ liệu cần thiết vào máy, nhấn nút ghi để lưu số liệu. Căn cứ vào Bảng tính khấu hao tháng 11/2009, tập hợp được mức khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất chung là: 132.543.113 Sinh viên: Tạ Thị Hải Hà - 65 - Lớp QT1001K