Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đóng tàu Phà Rừng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đóng tàu Phà Rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xua.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đóng tàu Phà Rừng
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải có hiểu biết sâu sắc về thị trường, giá cả và đặc biệt là cách ứng xử hợp lý các yếu tố tạo ra chi phí đầu vào, chi phí đầu ra. Giá cả sản phẩm hàng hoá là nhân tố khách quan chịu tác động của các quy luật kinh tế: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, trong đó quy luật giá trị là quy luật phản ánh các yếu tố bên trong nội tại doanh nghiệp. Do tác động khách quan của quy luật giá trị đòi hỏi nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, giảm tối đa chi phí cá biệt của doanh nghiệp so với chi phí xã hội cần thiết. Bên cạnh đó việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán sản xuất kinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, có sự đánh giá đúng đắn về thực trạng của doanh nghiệp. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách đầy đủ, chính xác không chỉ là vấn đề quan tâm của từng người sản xuất, doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của từng ngành và của toàn xã hội. Việc tính giá thành chính xác dẫn đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp được phản ánh chính xác, nguồn thu cho ngân sách thông qua thuế thu nhập không bị thất thoát. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó có thể đứng vững trên thị trường. Nhận thức được điều đó nên trong thời gian thực tập tại Công ty đóng tàu Phà Rừng, trên cơ sở lý luận, kiến thức được nhà trường trang bị kết hợp với thực tế và được sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Văn Thụ, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đóng tàu Phà Rừng” làm khoá luận tốt nghiệp. Đề tài bao gồm những nội dung sau : Bïi Thu H•êng _ QT1004K 1
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp - Lời mở đầu. - Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. - Chương 2 : Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đóng tàu Phà Rừng. - Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đóng tàu Phà Rừng. - Kết luận. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân, sự tiếp cận giữa thực tế với lý thuyết có nhiều khác biệt nên khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Hải Phòng, ngày 21 tháng 6 năm 2010 Sinh viên Bùi Thu Hường Bïi Thu H•êng _ QT1004K 2
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Những vấn đề chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doang nghiệp sản xuất 1.1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Hiện nay, cùng với chất lượng và mẫu mã sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Phấn đấu cải tiến mẫu mã, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường và thông qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin một cách chính xác về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tính đúng giá thành là tính toán chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý và giá thành tính trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp CPSX một cách chính xác. Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi hao phí đã bỏ ra trên tinh thần hạch toán kinh doanh, loại bỏ mọi yếu tố bao cấp để tính đủ đầu vào theo đúng chế độ quy định. Tính đủ cũng đòi hỏi phải loại bỏ những chi phí không liên quan đến giá thành sản phẩm như các loại chi phí mang tính chất tiêu cực, lãnh phí không hợp lý, những khoản thiệt hại được quy trách nhiệm rõ ràng. 1.1.2 Vai trò của tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Trong doanh nghiệp sản xuất thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị. Cung Bïi Thu H•êng _ QT1004K 3
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp cấp thông tin cho các nhà quản trị đưa ra quyết định, biện pháp, các phương án sản xuất kịp thời và phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp, hiệu quả giúp doamh nghiệp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường. 1.1.3 Yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm kế hoạch hợp lý, đúng đắn có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Do đó, để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, thiết thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Cần nhận thức đúng đắn vị trí kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối qua hệ với các bộ phận kế toán liên quan. - Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Xác định đúng đắn đối tượnh tính giá thành và phương pháp tính phù hợp, khoa học. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. - Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản Bïi Thu H•êng _ QT1004K 4
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp trị doanh nghiệp đưa ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.1 Khái niệm Chi phí sản xuất là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cùng các chi phí khác để sản xuất chế tạo sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã bỏ ra biểu hiện bằng tiền cho quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Phân loại CPSX theo nội dung,tính chất kinh tế của chi phí Toàn bộ chi phí sản xuất được chia ra thành 5 yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm tất cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất. - Chi phí nhân công: Bao gồm tất cả tiền lương, phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỉ lệ quy định của chế độ kế toán hiện hành và các khoản khác phải trả cho công nhân sản xuất. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số phải trích trong kỳ đối với tất cả các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. - Chi khác bằng tiền: Gồm tất cả các khoản cho phí bằng tiền cho hoạt động sản xuất trong kỳ trừ các khoản chi phí kể trên. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục( Phân loại theo mục đích công dụng của chi phí) - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 5
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỉ lệ quy định. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ - Chi phí khả biến (biến phí) là chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất theo kỳ. Chi phí này gồm CPNVLTT và CPNCTT. - Chi phí bất biến (định phí) là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ. 1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành 1.2.2.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại theo thời điểm tính giá thành: - Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng). Do vậy, giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 6
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp - Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong tổ chức, sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân loại giá thành theo phạm vi với các chi phí cấu thành nên sản phẩm - Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Do vậy, giá thành sản xuất còn có tên gọi là giá thành công xưởng. Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán sản phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (khi bán hàng trực tiếp), là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ. Giá thành tiêu thụ là căn cứ để xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.3 Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.3.1 Đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13.1.1 Đối tượng hạch toán CPSX Đôi tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Do vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Các căn cứ xác định đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất: Bïi Thu H•êng _ QT1004K 7
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (sản xuất giản đơn hay phức tạp). Loại hình sản xuất (đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn). Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Các phương tiện tính toán. Dựa vào căn cứ này để có thể xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặn từng giai đoạn, từng phân xưởng, từng tổ đội sản xuất. Cũng có thể là từng nhóm sản phẩm, từng công trình xây dựng, từng đơn đặt hàng, từng chi tiết sản phẩm. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc xác định đúng đối tượng có tác dụng tích cực cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm đựoc kịp thời và chính xác. 1.3.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định do doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi phải tính được tổng giá thành và giá thành dơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của nội dung hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Khi xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm, cần dựa vào các cơ sở sau: Loại hình sản xuất (đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn). + Nếu tổ chức sản xuất dơn chiếc (xí nghiệp đóng tàu, công ty XDCB ) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. + Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. + Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất ra lớn (dệt vải, bánh kẹo ) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 8
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (sản xuất đơn giản hay phức tạp). + Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành và sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành và thành phẩm hoàn thành hoặc có thể nửa thành phẩm tự chế biến. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Kỳ tính giá thành có thể là kỳ tính theo tháng, quý, năm, thời vụ, theo đơn hàng 1.3.2 Phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.2.1. Phương pháp tập hợp CPSX trực tiếp Phương pháp trực tiếp: áp dụng với các chi phí có liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. 1.3.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liê quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tập hợp trực tiếp cho nhiều đối tượng. Để tập hợp và phân bố chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan, kế toán phải tiến hành theo trình tự sau: + Tổ chức ghi chép ban đầu (ghi chứng từ gốc) chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địa điểm phát sinh chi phí. + Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp cho các đối tượng liên quan. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 9
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp + Xác định hệ số phân bổ (H) Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng tiêu thức dùng để phân bổ − Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng cụ thể: Ci = H × Ti Trong đó: Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i H: Hệ số phân bổ chi phí Ti: Tiêu thức phân bổ cho đối tượng i 1.3.3 Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang 1.3.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp( chi phí nguyên vật liệu chính) Theo phương pháp này chúng ta chỉ tính cho SPDD cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp còn các khoản chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Công thức tính: Dck = Dđk + Cps x Qdd Qht + Qdd Trong đó: Dck, Dđk : chi phí NVL trực tiếp tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ. Cps : chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ. Qht , Qdd : số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT (nguyên vật liệu chính) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Như vậy vẫn đảm bảo được mức độ chính xác, đơn giản và giảm bớt được khối lượng tính toán. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 10
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 1.3.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này trước hết doanh nghiệp phải xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ. Sau đó quy đổi số SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành ra số sản phẩm quy đổi. Cuối cùng sẽ tính các chi phí cho số SPDD cuối kỳ như sau: - Đối với chi phí NVL trực tiếp được tính theo phương pháp NVL trực tiếp. - Các chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sẽ tính theo mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ như sau: Dck = Dđk + Cps x Qtd Qht + Qtd Trong đó: Dck, Dđk : chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ. Cps : chi phí công trực trực tiếp, chi phí SXC phát sinh trong kỳ. Qht: số lượng sản phẩm hoàn thành. Qtd : số SP quy đổi tương đương theo mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ. Qtd = Qdd x H% Trong đó: H% là mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ * Để đơn giản cho việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cũng như việc tính toán, có thể đánh giá theo 50% chi phí chế biến( sản phẩm dở dang đã hoàn thành với mức độ 50%). 1.3.3.3. Đánh giá SPDD cuối kỳ theo giá thành định mức. Theo phương pháp này thì chi phí NVL trực tiếp, NC trực tiếp, chi phí SXC của sản phẩm dở dang được xác định dựa vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã được thực hiện và tỷ lệ hoàn thành. Công thức xác định: Dck = Cpđm(KH) x Qdd x H% (Cpđm(KH): chi phí định mức kế hoạch) Bïi Thu H•êng _ QT1004K 11
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 1.3.4 Phƣơng pháp tính giá thành 1.3.4.1. Phương pháp trực tiếp Phương pháp này căn cứ trực tiếp vàp số chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã tập hợp được cho từng đối tượng chịu chi phí, số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ cũng như kết quả sản phẩm để tính ra giá thành thực tế của toàn bộ sản phẩm và đơn vị sản phẩm theo công thức: Z = Dđk + Cps - Dck Z z = Q Trong đó: Dđk , Dck: là chi phí sản xuất tính cho SPDD đầu kỳ, cuối kỳ. Cps: là chi phí phát sinh trong kỳ Z , z: là tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm. Q: là số lượng sản phẩm hoàn thành. 1.3.4.2. Phương pháp tính giá thành phân bước (phương pháp tổng cộng chi phí). Phương pháp này áp dụmg thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau cho đến bước cuối cùng tạo được thành phẩm. Phương pháp này có hai cách sau: a. Phương pháp nhân bước có tính giá thành NTP: Theo phương pháp này kế toán phải tính được giá thành NTP của giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự và liên tục, do đó phương pháp này gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí. Căn cứ vào CPSX đã tập hợp được ở giai đoạn 1 để tính tổng giá thành đơn vị của NTP ở giai đoạn này theo công thức: Chi phí cho Tổng giá thành CPSX tập hợp Chi phí cho = SPDD đầu kỳ + - sản phẩm trong kỳ SPDD cuối kỳ Bïi Thu H•êng _ QT1004K 12
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Ở giai đoạn 2, kế toán tính theo công thức: Tổng giá Chi phí CPSX phát Chi phí Giá thành thành giai = + SPDD giai + sinh giai - SPDD cuối giai đoạn 1 đoạn 2 đoạn 2 ĐK đoạn 2 TK kỳ giai đoạn 2 Tiến hành tuần tự như trên đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành sản phẩm theo phương pháp này. b. Phương pháp phân bước không tính NTP: Trong trường hợp này, kế toán chỉ tính giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối. Trình tự tính theo các bước sau: Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn để tính toán phần CPSX của giai đoạn có trong giá thành sản phẩm theo từng khoản mục. Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí đã tính được để tổng hợp tính giá thành của thành phẩm, phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển song song chi phí, công thức tính như sau: Tổng giá thành thành phẩm = ∑ CPSX của từng giai đoạn(phân xưởng, tổ) nằm trong thành phẩm. 1.3.4.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn hàng Theo phương pháp này thì đối tượng tính tập hợp chi phí là từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành: từng đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế đã hoàn thành và kỳ tính giá thành khi chu kỳ sản xuất kết thúc. * Nội dung phương pháp: - Mở sổ, thẻ kế toán để tập hợp chi phi phát sinh khi đơn đặt hàng bắt đầu thực hiện. - Tổ chức việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng với từng loại chi phí như sau: + Với chi phí trực tiếp tập hợp thẳng cho từng đơn đặt hàng. + Các chi phí chung sau khi tập hợp được sẽ tiến hành lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý cho các đơn đặt hàng. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 13
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp - Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến từng đơn đặt hàng vào cuối tháng. - Khi đơn đặt hàng hoàn thành tiến hành tổng cộng chi phí sản xuất hàng tháng đã tập hợp được để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của đơn đặt hàng. - Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng + Ưu điểm: Phương pháp này tính giá chính xác, chi tiết cho từng mặt hàng. + Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, nhiều sản phẩm dở dang, luôn biến động + Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp liên tục kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, mặt hàng nhiều. 1.3.4.4. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm: Giá thành đơn vị Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm sản phẩm gốc = Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi = x sản phẩm từng loại sản phẩm gốc sản phẩm từng loại Q0 = QiHi Trong đó: Q0: Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi. Qi: Số lượng sản phẩm i (i = 1,n ). Hi: Hệ số quy đổi sản phẩm i (i = 1,n ). Bïi Thu H•êng _ QT1004K 14
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Tổng giá thành Giá trịsản Tổng chi phí Giá trị sản sản xuất của các = phẩm dở + sản xuất phát - phẩm dở loại sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ 1.3.4.5. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp trong cùng quy trình công nghệ sản xuất ra nhóm sản phẩm với quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau. * Nội dung của phương pháp - Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành. - Tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm: Tỷ lệ phân bổ giá Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm thành thực tế cho từng = Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm loại sản phẩm - Xác định giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm: Tổng giá thành thực Tổng giá thành kế hoạch của = x Tỷ lệ tế của từng loại từng loại sản phẩm Ngoài những phương pháp tính giá thành đã trình bày ở trên còn có một số phương pháp tính giá thành khác như: phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ, phương pháp liên hợp . Mỗi phương pháp có một mặt mạnh yếu khác nhau vì vậy mà doanh nghiệp cần vận dụng một cách khéo léo để đem lại lợi nhuận tối đa, có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 15
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 1.4. Tổ chức kế toán tập toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.4.1. Kế toán tập hợp CPSX trong doanh nghiệp kế toán HTK theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 1.4.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Các chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí nên có thể tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp căn cứ trên các chứng từ có liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp để ghi theo đúng đối tượng có liên quan. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoảm này được mở sổ chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất). Nội dung kết cấu TK621: + Bên nợ : Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm + Bên có : -Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại cho kho -Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm + Số dư : TK621 cuối kỳ không có số dư Bïi Thu H•êng _ QT1004K 16
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Sơ đồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 152 Xuất kho vật liệu Vật liệu không sử dụng để sản xuất sản phẩm hết nhập lại kho TK 111,112,331, TK 133 TK 154 Thuế GTGT Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Mua vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm TK 632 Chi phí NVL vượt trên mức bình thường Bïi Thu H•êng _ QT1004K 17
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 1.4.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. truẹc tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong hạch toán, kế toán sử dụng TK622-CPNCTT để phản ánh chi phí nhân công của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nội dung kết cấu TK622: + Bên nợ : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm + Bên có : Kết chuyển CPNCTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm + Số dư : TK622 cuối kỳ không có số dư Bïi Thu H•êng _ QT1004K 18
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương, phụ cấp trả Kết chuyển CPNCTT công nhân trực tiếp sản xuất TK 335 TK 632 Trích trước tiền lương Chi phí nhân công trực tiếp nghỉ phép của CNTTSX vượt trên mức bình thường TK 338 Các khoản trích về BHXH, BHYT,BHTN,CPCĐ Bïi Thu H•êng _ QT1004K 19
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 1.4.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627- CPSXC, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Nội dung kết cấu TK 627: - Bên nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ - Bên có: Kết chuyển chi phí SXC vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm và lao vụ dịch vụ TK 627 cuối kỳ không có số dư TK 627 được chi tiết thành 6 TK cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng + TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt dộng SXKD của phân xưởng + TK 6278: Chi phí khác bằng tiền của phân xưởng. Phương pháp hạch toán: Trong kỳ tập hợp chi phí từ TK liên quan vào bên nợ TK627. Cuối kỳ phân ra các khoản ghi giảm chi phí và những TK liên quan, còn lại phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng kết chuyển vào TK154(doanh nghiệp áp dụng PPKKTX) hay vào TK631(doanh nghiệp áp dụng PPKKĐK). Bïi Thu H•êng _ QT1004K 20
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152, Chi phí nhân viên Các khoản thu giảm chi TK 152, 153 Chi phí vật liệu, công cụ TK 154 TK 214 Kết chuyển chi phí SXC Chi phí khấu hao TSCĐ TK 142,242,335 TK 632 Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước Chi phí SXC cố định TK 111,112,141,331, không được phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí bằng tiền khác TK 133 Bïi Thu H•êng _ QT1004K 21
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 1.4.1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất: Sau khi đã tập hợp chi phí như là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán(tháng, quý) phải kết chuyển vào bên nợ của TK154 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 phải được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành. Nội dung kết cấu TK154: + Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) + Bên có: -Các khoản chi phí được giảm như là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức - Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành đã nhập kho + Số dư: (Bên nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm còn dở dang chưa hoàn thành Bïi Thu H•êng _ QT1004K 22
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo Phƣong pháp kê khai thƣờng xuyên TK 621 TK 154 TK 152,155, 156 Kết chuyển chi phí NVLTT Vật tư hàng hóa gia công hoàn thành nhập kho TK 622 TK 155 K/c chi phí NCTT Sản phẩm hoàn thành nhập kho TK 157 TK 627 Gửi bán Kết chuyển chi phí SXC TK 632 Sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay Chi phí SXC cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm Bïi Thu H•êng _ QT1004K 23
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 1.4.2 Kế toán tập hợp CPSX trong doanh nghiệp kế toán HTK theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ ( KKĐK) là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật liệu đã dùng trong kỳ theo công thức: Trị giá vật tư Trị giá vật tư Trị giá vật tư Trị giá vật tư = + - xuất kho tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK để hạch toán hàng tồn kho, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục mà cuối kỳ, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê xác định giá trị tồn kho, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ để từ đó tính ra giá trị vật tư đã xuất dùng trong kỳ, giá trị sản phẩm rồi mới ghi sổ. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 24
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. TK 154 TK631 TK 154 Kết chuyển CPSX Kết chuyển CPSX dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ TK621 TK111,112,611 Kết chuyển CPNVLTT Các khoản ghi giảm chi phí SX TK622 Kết chuyển CPNCTT TK632 Zsx của SP hoàn thành TK 627 nhập kho hoặc bán thẳng Kết chuyển CPSXC Kết chuyển CPSXC cố định không phân bổ Bïi Thu H•êng _ QT1004K 25
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 1.5. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán vào tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Theo chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau: Hình thức kế toán Nhật kí chung Hình thức kế toán Nhật k ý - Sổ cái Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Hình thức kế toán trên máy vi tính Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán mà lựa chọn hình thức kế toán phù hợp. Hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức sổ kế toán. Hạch toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán chính là hình thức tổ chức các sổ kế toán để hạch toán CPSX - giá thành sản phẩm. Quy trình hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ như sau: ( Sơ đồ 1.6 ) Bïi Thu H•êng _ QT1004K 26
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế toán NHẬT KÝ chi tiết BẢNG KÊ CHỨNG TỪ SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 1.6. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối quý Quan hệ đối chiếu Bïi Thu H•êng _ QT1004K 27
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH MTV đóng tàu Phà Rừng - Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG - Gọi tắt: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG - Tên tiếng Anh: PHARUNG SHIPYARD COMPANY Limited - Trụ sở giao dịch: Thị trấn Minh Đức - Huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. - Điện thoại: 0313.875.128 - Fax: 0313.875.067- 875.134. - Email: pharung@hn.vnn.vn Website: www.pharungyard.com.vn - Tài khoản: 110.20053494016 tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hải Phòng. - Mã số thuế: 0200159277. - Vốn điều lệ đăng ký: 86.966.342.121 đồng. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Ngày 25 tháng 3 năm 1984, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng (nay là Công ty đóng tàu Phà Rừng), công trình hợp tác giữa Việt Nam - Phần Lan được khánh thành. Để chuẩn bị cho việc tiếp quản Nhà máy khi đưa vào hoạt động, ngày 5 tháng 4 năm 1983, Bộ GTVT đã có Quyết định số 746/QĐ - CB5 về việc thành lập Nhà máy Sửa Chữa Tàu Biển Phà Rừng trên cơ sở Nhà máy Sửa Chữa Tàu Biển Phà Rừng do Việt Nam và Phần Lan hợp tác xây dựng và Nhà máy Lê Chân thuộc Tổng cục đường biển có nhiệm vụ sửa chữa tàu biển của Việt Nam và nước ngoài. Từ ngày 18 tháng 2 tới ngày 26 tháng 2 năm 1984, con tàu đầu tiên vào Nhà máy để sửa chữa thử nghiệm là tàu Chương Dương, trọng tải 10.800 tấn của Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO). Bïi Thu H•êng _ QT1004K 28
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Sau khi thành lập đi vào hoạt động Công ty không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Từ chỗ, ban đầu lĩnh vực hoạt động chính của Công ty chỉ cung cấp dịch vụ sửa chữa, do nhu cầu đóng mới tàu thuỷ trên thị trường ngày càng lớn và nhu cầu không ngừng phát triển của công ty nên năm 2002 công ty đã chuẩn bị cho chiến lược đóng mới các phương tiện tàu thuỷ. Từ khi đưa vào khai thác tới nay, Công ty đã sửa chữa và đóng mới hàng trăm con tàu cho các hãng vận tải biển danh tiếng trên thế giới thuộc nhiều quốc gia như: Việt Nam, Liên Bang Nga, Đức, Cuba, Hy Lạp, Singapore đạt chất lượng cao, với phương châm hoạt động của công ty là: “ Khách hàng là trung tâm, chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu”. Công ty được coi là một trong những con chim đầu đàn của ngành sửa chữa tàu biển. * Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới nhất số 0204000031 ngày 12/09/2005 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm: - Sửa chữa tàu biển, dịch vụ hàng hải, tổ chức kinh doanh vận tải đường bộ. - Gia công lắp đặt các linh kiện thép, phá dỡ tàu cũ. - Kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng, phụ kiện công nghiệp tàu thuỷ và dân dụng. - Đóng mới các phương tiện tàu thuỷ , bốc xếp hàng hoá tại tàu. - Kinh doanh sắt thép phế liệu. - Vận tải biển và các ngành, nghề theo quy định của pháp luật. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh Là một công ty có quy mô hoạt động lớn, để tổ chức thành một hệ thống sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất, song với máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và đội ngũ công nhân lành nghề hăng say lao động và đặc biệt là sự nhạy bén của ban lãnh đạo công ty nên ngay từ khi vào hoạt động Công ty đã Bïi Thu H•êng _ QT1004K 29
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp tổ chức nên một hệ thống sản xuất kinh doanh rất chặt chẽ tạo thành một dây chuyền sản xuất thống nhất liên hoàn. Sau đây là sơ đồ tổ chức điều hành sản xuất: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÕNG SẢN XUẤT CHỦ NHIỆM CÔNG TRÌNH Phân Phân Phân Phân Phân Phân Phân Phân Phân Đội xƣởng xƣởng xƣởng xƣởng xƣởng xƣởng xƣởng xƣởng xƣởng cơ máy ụ- đà bài trí vỏ 1 vỏ 2 vỏ 3 vỏ 4 ống điện giới Đốc Đốc Đốc Đốc Đốc Đốc Đốc Đốc Đốc Đốc công công công công công công công công công công CÁC CÁC CÁC CÁC CÁC CÁC CÁC CÁC CÁC CÁC TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ TỔ SẢN SẢN SẢN SẢN SẢN SẢN SẢN SẢN SẢN SẢN XUẤT XUẤT XUẤT XUẤT XUẤT XUẤT XUẤT XUẤT XUẤT XUẤT Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức điều hành sản xuất Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ - kỹ thuật sản phẩm: 2.1.2.1.Công nghệ sửa chữa tàu: Bïi Thu H•êng _ QT1004K 30
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Đưa tàu vào dock chìm Khảo sát, lập khối lượng Chuẩn bị nguyên vật liệu, sửa chữa. thiết bị phụ tùng Kho vật tư phụ tùng Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận sửa chữa sửa chữa sửa chữa S/c điện và làm sạch, phần vỏ phần máy van ống nghi khí sơn và S/c tàu tàu và bơm hàng hải nội thất tàu Tàu nằm dock 10- 12 ngày Hạ thuỷ Hoàn thiện công việc sửa chữa tại cầu Thử nghiệm, nghiệm thu, bàn giao Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sửa chữa tàu Công việc phải hoàn thành trong dock trước khi hạ thuỷ Công việc có thể tiếp tục hoàn thành sau khi tàu ra khỏi dock Bïi Thu H•êng _ QT1004K 31
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 2.1.2.2 Công nghệ Đóng tàu: Công ty đóng tàu Phà Rừng mới có vài năm bắt đầu với công việc đóng mới, tuy nhiên với phương châm đi tắt đón đầu, vì vậy Công ty đã áp dụng công nghệ đóng tàu hiện đại để phù hợp với cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có và được trang bị mới và đáp ứng được yêu cầu của Chủ tàu và cơ quan đăng kiểm Việt Nam cũng như quốc tế. Các bản vẽ công nghệ được triển khai bằng phần mềm vi tính, không gian 3 chiều. Bản vẽ thi công (mềm, cứng) được triển khai xuống các xưởng, sử dụng máy cắt tôn CNC. Tôn mới được là phẳng bằng máy ép nhằm chống biến dạng khi thi công, được làm sạch bằng phun hạt mài, bi thép và sơn lót trong nhà phun sơn tổng đoạn (bản vẽ công nghệ), các tổng đoạn được gia công “ trọn gói” bao gồm cả hệ thống ống và được ghép trên đà (hoặc trong dock cạn). Sau khi hoàn tất phần chìm của tàu, tàu được hạ thuỷ để hoàn thành phần lắp thiết bị. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng theo sơ đồ sau: Bïi Thu H•êng _ QT1004K 32
- H¶i Tr•êng §HDLPhßng B thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng lu doanh, kinh xuất sản quả kết về nhiệm trách chịu và ty công trong nhất cao hành Chức nhiệm năng vụ củacác phòng ban: đồng khen thưởn Ngoài ra còn có hội đồng tư vấn, hội đồng tiền lương, Hội đồng kiểm kê, hội hội kê, kiểm đồng Hội lương, tiền đồng hội vấn, tư đồng hội có còn ra Ngoài Phã tæng g® ïi Thu_ QT1004K H•êng Sơ đồ Cơ2.3. cấu tổ chức bộmáy quản lý củaCông tyĐóng tàu Phà Rừng vp ph©n x•ëng m¸y PHßNG AN TOµN LAO §éNG s¶nxuÊt ổg im đốc giám Tổng Vp ph©n x•ëng ô - ®µ Phßng s¶n xuÊt Vp ph©n x•ëng bµi trÝ Ban qldn c¬ së 2 Phã tæng g® g, g, kỷ luậtcủa nhà máy. Vp ph©n x•ëng vá 1 vËtt• da& Phßng vËt t• Vp ph©n x•ëng vá 2 à gờ đi in hp hn ủ cn t, ó uề điều quyền có ty, công của nhân pháp diện đại người là Phßng kinh doanh Vp ph©n x•ëng vá 3 Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n gi¸m®èc Tæng Phã tæng g® Vp ph©n x•ëng vá 4 kinh doanh V¨n phßng tæng g® Vp ph©n x•ëng èng Phßng y tÕ Vp ph©n x•ëng ®iÖn ật định. Phßng b¶o vÖ qu©n sù Vp ®éi c¬ giíi Ban qlda c¬ së 1 Phã tæng g® néi chÝnh Chi nh¸nh vòng tµu Phßng c«ng tr×nh nghiÖpKhãa luËntèt Cncudv hµng h¶i Tr•êng c«ng nh©n kt Chi nh¸nh h¶i phßng Phã tæng g® Phßng kü thËt c¬ ®iÖn c«ng nghÖ Phßng tccb – l® Phßng c«ng nghÖ Phßng chÊt l•îng 33
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại nhà máy: kế hoạch sửa chữa tàu, sản xuất kiện thép,phá dỡ, đóng mới Phó tổng giám đốc công nghệ: điều hành lĩnh vực công nghệ, thiết kế triển khai các bản vẽ đóng mới tàu, chất lượng sản phẩm và thiết bị máy móc sản xuất của công ty. Phó giám đốc kỹ thuật nội chính: giúp giám đốc tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị nội bộ, bảo vệ an toàn cho nhà máy. Trực tiếp phụ trách phòng khoa học kỹ thuật có điện, văn phòng giám đốc, phòng bảo vệ Phòng kinh doanh: có chức năng đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô và phát triển của nhà máy, tìm kiếm thị trường. Phòng vật tƣ: giúp GĐ lập và thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sửa chữa thiết bị nội bộ và dự trữ tại kho. Phòng tài chính kế toán:giúp GĐ trong lĩnh vực thống kê kế toán tài chính. Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm trong khâu sản xuất, sửa chữa tàu biển. Phòng chất lƣợng: Kiểm tra giám sát quản lý chất lượng sửa chữa, máy móc thiết bị. Xây dựng tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, kiểm định dụng cụ đo lường của nhà máy. Phòng tổ chức cán bộ lao động: Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành sản xuất, quản lý, quy hoạch, tiêu chuẩn hoá cán bộ. Thực hiện chế độ với cán bộ công nhân viên, tham mưu bố trí sử dụng lao động. Phòng kỹ thuật cơ điện: Quản lý lập kế hoạch bảo quản, sửa chữa thiết bị nội bộ, xây dựng các định mức cần thiết để sản xuất. Đưa ra những cải tiến về khoa học kỹ thuật vào Nhà máy. Văn phòng Giám đốc: Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm, tiện nghi làm việc ở các đơn vị, công tác y tế, quản lý văn phòng làm việc, khu tập thể của Nhà máy. Trƣờng công nhân kỹ thuật : Đào tạo theo yêu cầu của Nhà máy. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 34
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kết toán áp dụng tại Công ty Đóng tàu Phà Rừng. 2.1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán vì Công ty có một trụ sở chính và 3 chi nhánh trực thuộc được phân cấp quản lý tài chính riêng, được phân phối nguồn vốn riêng, tự xác định lãi lỗ nhằm mục đích phát huy tính chủ động sáng tạo trong SXKD .Mặc dù các chi nhánh có tổ chức kế toán riêng nhưng định kỳ vẫn phải lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm.Tại đây các báo cáo kế toán của các chi nhánh, được tập hợp cùng với báo cáo của Công ty để lập lên báo cáo của toàn doanh nghiệp.Theo sơ đồ như sau : KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế Kế Kế Kế Kế Kế toán Thủ Kế toán toán toán toán toán tập hợp quỹ toán tổng tiền TS NVL TG CP, tính thanh hợp lương CĐ NH giá thành toán QT Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức bộ chức bộ máy của Công ty Kế toán trƣởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác kế toán tài chính, điều hành công việc chung của phòng kế toán, có nhiệm vụ theo dõi tất cả các phần hành kế toán, xem xét các bảng biểu chứng từ, quản lý chung mọi chi phí được hạch toán để lập báo cáo tài chính và trình GĐ kí duyệt. Kế toán tổng hợp: Sau khi các bộ phận đã lên baoc cáo kế toan tổng hợp kiểm tra xem xét tất cả các chỉ tiêu đó xác định kết quả sản xuất kinh doanh giúp cho kế toán trưởng lập BCTC của doanh nghiệp. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 35
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Kế toán vật liệu: Tập hợp tính toán số liệu phản ánh giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng trong sản xuất kinh doanh. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện sửa chữa tàu từ đó để tính gía thành cho từng sản phẩm. Kế toán TSCĐ: Theo dõi giá trị thực tế , tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khâú hao. Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng : Theo dõi và tính toán nghiệp vụ liên quan đến tiền lương phải trả cho CBCNV, các khoản phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ . Kế toán ngân hàng: Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với ngân hàng theo dõi thực hiện các khoản thanh toán với khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng, đôn đốc việc thu nợ. Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt thực hiện việc thu chi tiền mặt và phát lương. Kế toán thanh toán quốc tế: Nhận yêu cầu từ phòng vật tư tiến hành mở L/C, hoặc thanh toán T/T cho các Hợp đồng Nhập khẩu. 2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Công ty đóng tàu Phà Rừng áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính: Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch Đơn vị tiền tệ: đồng VN, Đơn vị tính: đồng (viết tắt: đ) Phương pháp tính trị giá vật tư xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ Phương pháp tính khấu hao: Theo đường thẳng. 2.1.4.3 Tổ chức hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán tại Công ty. Công ty đã tổ chức, vận dụng hệ thống tài khoản, chứng từ ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 36
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 2.1.4.4. Tổ chức hệ thống sổ sách và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy là rất phức tạp, khối lượng công việc lớn, cùng với việc chuyên môn hoá trong công tác kế toán cao nên Nhà máy đã áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký- Chứng từ”.(Sơ đồ2.5) Quy trình hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ như sau: Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế toán BẢNG KÊ NHẬT KÝ chi tiết CHỨNG TỪ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết BẢNG CĐSPS BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ tại Công ty Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi cuối quý Bïi Thu H•êng _ QT1004K 37
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán và các bảng phân bổ để kế toán vào các bảng kê và Nhật ký chứng từ, đồng thời lập sổ và thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái. - Đồng thời, tại thời điểm cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu từ Nhật ký chứng từ để vào Sổ cái tài khoản, tổng hợp số liệu từ sổ và thẻ kế toán chi tiết để vào bảng tổng hợp chi tiết. - Để đảm bảo tính chính xác của số liệu, kế toán còn tiến hành đối chiếu, kiểm tra giữa Sổ cái tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết. - Cuối quý, tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và Các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Hệ thống sổ sách sử dụng: Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết các tài khoản, Sổ quỹ, Sổ cái tài khoản, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ tiền lương 2.1.4.5. Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Nhà máy có trách nhiệm thực hiện báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sự vận động về vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp với Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các báo cáo tài chính tại Công ty được thực hiện theo từng quý và cả năm, hệ thống báo cáo tài chính sử dụng ở Công ty bao gồm: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Thuyết minh báo cáo tài chính. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 38
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Ngoài ra, Công ty còn sử dụng thêm một số báo cáo để phục vụ cho yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp như: Báo cáo thuế, Báo cáo tổng hợp tăng giảm nguyên giá và hao mòn TSCĐ, Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm 2.2.Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn tại Công ty đóng tàu Phà Rừng 2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất 2.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất ở Công ty bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phi NVL trực tiếp cho quá trình sửa chữa tàu như tôn tấm, thép hình, que hàn + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương. + Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng ngoài hai khoản nói trên như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền 2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cũng như mọi doanh nghiệp khác, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cũng luôn được coi là công việc đầu tiên trong công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, với yêu cầu quản lý là rất cần thiết và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (như đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu trình độ quản lý hay trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm). Tại Công ty đóng tàu Phà Rừng, mỗi đơn đặt hàng (con tàu) gồm nhiều hạng mục sửa chữa và đóng mới, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một số hạng mục nên công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng. Công ty áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Quy trình hạch toán được mô tả như sau: Bïi Thu H•êng _ QT1004K 39
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Phiếu xuất kho, Phiếu chi Báo cáo chi tiết KHTSCĐ Bảng phân bổ lương Bảng kê số 3, Sổ chi tiết TK Bảng kê số 4 NKCT số 7 621,622,627 Sổ cái TK 621, Bảng tổng 622,627,154 hợp chi tiết BẢNG CĐSPS BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.6. Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đóng tàu Phà Rừng. - Hàng ngày, từ các chứng từ gốc ( Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ lương, Phiếu chi, Báo cáo chi tiết KHTSCĐ, ), kế toán ghi vào Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627; Bảng kê số 3, số 4; Nhật ký chứng từ số 7. - Cuối tháng, từ các sổ chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết, đồng thời từ sổ chi tiết lập Bảng kê số 4, NKCT số 7; từ Bảng kê số 4 cuối tháng ghi vào NKCT số 7. - Căn cứ vào NKCT số 7 và các NKCT có liên quan, kế toán lập Sổ cái TK 621, 622, 627, 154. Đồng thời, đối chiếu với Bảng tổng hợp chi tiết. - Cuối quý, tổng hợp số liệu từ các Bảng kê số 3, số 4; NKCT số 7, Sổ cái TK 621,622, 627, 154 và Bảng tổng hợp chi tiết vào Bảng CĐSPS, BCTC. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 40
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 2.2.1.3. Kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty đóng tàu Phà Rừng 2.2.1.3.1. Hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hệ thống chứng từ: Phiếu xuất kho, Thẻ kho, Các chứng từ tài liệu khác có liên quan ( Biên bản kiểm nhập, Biên bản bàn giao, Biên bản kiểm xuất ) Tài khoản sử dụng. TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu TK 153 : Công cụ, dụng cụ TK 621 : Chi phí NVL trực tiếp TK 621 – Tàu Hoa Lư TK 621 – Tàu 34000T Hệ thống sổ sách sử dụng. Bảng kê xuất nguyên vật liệu, Bảng kê số 3, Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, Bảng kê số 4, Nhật kí chứng từ số 7, Sổ cái TK 621 Trình tự xuất dùng nguyên vật liệu được tiến hành qua các bước : - Khi các bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư sẽ được tiến hành làm phiếu lĩnh vật tư gửi lên Phòng vật tư. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức vật tư, Phòng kế hoạch vật tư xem xét ký duyệt và lập Phiếu xuất kho. - Tại kho, khi nhận được Phiếu xuất kho, thủ kho sẽ xuất vật tư và ký vào Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên và được lưu tại kho và phòng kế toán của Công ty. Liên 1 : Lưu tại quyển làm căn cứ ghi vào Thẻ kho Liên 2 : Gửi phòng kế toán làm căn cứ hạch toán Liên 3 : Giao cho đơn vị lĩnh vật tư - Hàng tháng, căn cứ vào các Phiếu xuất kho kế toán lập Bảng kê xuất nguyên vật liệu công cụ dụng cụ chi tiết theo từng đơn đặt hàng. Bïi Thu H•êng _ QT1004K 41
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp 2.2.1.3.2. Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty đóng tàu Phà Rừng Khi theo dõi giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kế toán tính đơn giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ: Đơn giá bình quân Trị giá NVLi + Tổng trị giá NVLi của NVLi = tồn kho đầu tháng nhập kho trong tháng xuất dùng Số lượng NVLi + Tổng số lượng NVLi tồn kho đầu tháng nhập kho trong tháng Ví dụ: Ngày 31/12/2009 tại Công ty có Phiếu xuất kho số 562, xuất vật tư phục vụ sửa chữa tàu Hoa Lư. Tính đơn giá xuất kho tháng 12/2009 của thép hình d18 Số lượng tồn kho đầu tháng là 1.609 kg với trị giá 31.875.500 Số lượng nhập trong tháng là 3.302 với trị giá 63.527.178 Đơn giá bình 31.875.500 + 63.527.178 quân của = = 19.426 thép hình d18 1.609 + 3.302 Tổng số lượng thép hình d18 xuất kho trong tháng 12 là: 4.250 kg Tổng trị giá xuất kho trong tháng : 4.250 x 19.426 = 82.560.500 Tổng số lượng tồn kho cuối tháng là : 1.609 + 3.302 - 4.250 = 661 Tổng trị giá tồn kho cuối tháng : 31.875.500 + 63.527.178 - 82.560.500 = 12.342.178 Từ Phiếu xuất kho (Biểu số 2.1), kế toán lập Bảng kê chi tiết xuất Nguyên vật liệu TK 621(Biểu số 2.2), Sổ chi tiết xuất Nguyên vật liệu TK 621 – Tàu Hoa Lư (Biểu số 2.3). Từ đó, lập Bảng tổng hợp xuất Nguyên vật liệu TK 621(Biểu số 2.4). Bïi Thu H•êng _ QT1004K 42
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Khãa luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.1: CÔNG TY ĐÓNGTÀU Số phiếu: 562 PHÀ RỪNG Ngày: 31/12/09 PHIẾU XUẤT KHO Nợ:621 Có:152 Họ tên : Đặng Văn Minh Lý do xuất: Xuất vật tư phục vụ sửa chữa tàu Hoa Lư Xuất tại kho: Kim Khí Tên vật tư STT Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền và quy cách 1 Thép hình d18 149987 Kg 1.302 2 Ống đồng hợp kim 118008 Mét 871 3 Nhôm L20x20x1 142037 Kg 144 4 Tol vụn mảnh 135001 Kg 740 5 Que hàn dây inox 109007 Kg 10 Cộng Bïi Thu H•êng _ QT1004K 43
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.2: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng BẢNG KÊ CHI TIẾT XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU TK 621 Tháng 12 năm 2009 Tài Khoản STT Số phiếu 152 153 SỬA CHỮA TÀU HOA LƢ 35 561 1.697.715 36 562 56.528.640 37 563 18.465.044 38 564 11.761.615 39 565 6.439.006 40 566 20.808 Tổng cộng 175.537.094 0 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 44
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.3: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621- Tàu Hoa Lƣ Năm 2009 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Tổng số Chia ra SH NT Thép Que hàn Nhôm Tháng 12 /2009 173.208.835 54.789.652 2.345.654 5.323.000 561 1/12 Xuất vật tư sửa chữa 152 1.697.715 1.697.715 562 5/12 Xuất vật tư sửa chữa 152 56.528.640 25.292.652 937.690 1.656.000 563 5/12 Xuất vật tư sửa chữa 152 18.465.044 198.756 2.003.568 Cộng Quý IV/2009 201.103.183 79.456.690 6.547.985 10.234.650 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 45
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.4: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT LIỆU TÀI KHOẢN 621 Tháng 12 năm 2009 STT Nội dung TK 152 TK 153 1 Sửa chữa tàu Hồng Sơn 185.956.371 0 2 Sửa chữa tàu Tiên Viên 1.187.075.544 461.047 3 Sửa chữa tàu Hoa Lư 175.537.094 0 4 Sửa chữa tàu Mỹ Hưng 527.888 0 5 Sửa chữa tàu Nam Định 170.101.439 0 6 Sửa chữa tàu PRIDE 9.622.358 0 7 Sửa chữa tàu Tân Bình 206.399.654 0 8 Sửa chữa tàu VINASHIN01 14.187.639 0 9 Sửa chữa tàu VIET FRACH 1.426.964.618 1.382.778 10 Sửa chữa tàu Vĩnh Thuận 530.727 0 11 Đóng mới tàu 34000T số 2 12.014.800.122 857.760 12 Đóng mới tàu 65000T – FM05 15.061.158.822 3.956.754 Tổng cộng 366.553.523.326 56.105.233 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 46
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Từ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, kế toán lập Bảng phân bổ Nguyên vật liệu (Biểu số 2.5), Bảng kê số 3 - Bảng tính trị giá thực tế NVL – CCDC (Biểu số 2.6). Biểu số 2.5: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 12 năm 2009 Ghi có TK STT Tài khoản 152 Tài khoản 153 Ghi nợ TK 1 TK 621 366.553.523.326 56.105.233 2 TK 1388 91.654.128 3 TK 241 473.811.900 4 TK 242 20.466.764 28.668.397 5 TK 6272 12.335.853.814 6 TK 6273 25.184.933 7 TK 6422 3.240.447 8 TK 632 38.013.410.053 Cộng tổng 417.491.960.431 109.958.563 Người lập bảng Kế toán trưởng Bïi Thu H•êng – QT 1004K 47
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.6: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG Minh Đức – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng BẢNG KÊ SỐ 3 Tính trị giá thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ TK152, TK 153 Tháng 12 năm2009 STT CHỈ TIÊU TK152-NVL TK153-CCDC 1 I- Số dư đầu tháng 869.336.648.440 2.035.102.989 2 II- Số phát sinh trong tháng 289.618.980.448 119.452.387 3 Ghi có TK331 175.552.038.663 106.036.500 4 Ghi có TK621 106.574.565.198 676.111 5 Ghi có TK627 6.708.726.003 12.739.776 6 Ghi có TK154 783.650.584 III- Cộng số dư đầu và phát sinh 7 1.158.955.628.888 2.154.555.376 trong tháng (I+II) 8 V- Xuất dùng trong tháng 417.491.960.431 109.958.563 9 VI- Tồn kho cuối tháng (III+V) 741.463.668.457 2.044.596.814 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 48
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Trong tháng 12 căn cứ vào Bảng phân bổ Nguyên vật liệu, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ 621: 366.609.628.559 Có TK 152 : 366.553.523.326 Có TK 153 : 56.105.233 Toàn bộ CP Nguyên vật liệu được tập hợp trên Bảng kê số 4 ( Biểu số 2.7) phần ghi Nợ TK621, Có TK 152, Có TK 153. Sau đó, căn cứ vào Bảng kê số 4, Bảng phân bổ Nguyên vật liệu toàn bộ số liệu đựơc phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 7 ( Biểu số 2.8) để tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 7 vào Sổ cái của TK 621 (Biểu số 2.9). Bïi Thu H•êng – QT 1004K 49
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.7: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG BẢNG KÊ SỐ 4 Tháng 12 năm 2009 Ghi có TK NKCT Cộng STT 152 153 621 622 627 khác chi phí Ghi nợ TK 1 154 260.034.387.250 7.245.266.604 53.232.110.949 320.511.764.803 2 621 366.553.523.326 56.105.233 366.609.628.559 3 622 7.245.266.604 4 627 12.335.853.814 25.184.933 59.953.576.728 Trong đó - 6271 5.317.037.121 -6272 12.335.853.814 12.335.853.814 -6273 25.184.933 410.673.857 -6274 5.278.248.423 -6277 36.611.363.513 -6278 400.000 Cộng 378.889.377.140 81.290.166 260.034.387.250 7.245.266.604 53.232.110.949 440.418.918.259 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 50
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.8: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Tháng 12 năm 2009 Phần I Ghi Có TK NKCT Tổng cộng 152 153 621 622 627 khác chi phí Ghi Nợ TK 154 260.034.387.250 7.245.266.604 53.232.110.949 320.511.764.803 621 366.553.523.326 56.105.233 366.609.628.559 622 7.245.266.604 627 12.335.853.814 25.184.933 59.953.576.733 642 3.240.447 6.184.586.351 Cộng A 378.892.617.587 81.290.166 260.034.387.250 7.245.266.604 53.232.110.949 760.504.823.050 152 106.574.585.198 6.708.726.003 113.283.311.201 153 676.111 12.739.776 13.415.887 Cộng B 0 0 106.575.261.309 0 6.721.465.779 113.296.727.088 Cộng (A+B) 378.892.617.587 81.290.166 366.609.648.559 7.245.266.604 59.953.576.728 873.801.550.138 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 51
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.9: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Năm 2009 Số dư đầu năm N ợ C ó Ghi có các TK Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng cộng 152 40.045.104.450 71.094.351.088 366.553.523.326 1.205.057.559.432 153 24.862.527 50.924.908 56.105.233 657.410.333 2412 20.044.552.500 25.334.680.000 1121 301.081.450 200.000.000 870.542.325 Cộng Nợ 60.415.600.927 71.345.275.996 366.609.628.559 1.231.920.192.190 phát sinh Có 60.415.600.927 71.345.275.996 366.609.628.559 1.231.920.192.190 Số dư Nợ cuối tháng Có Bïi Thu H•êng – QT 1004K 52
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.1.4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty đóng tàu Phà Rừng Tài khoản sử dụng: - TK 334: Phải trả công nhân viên - TK 338: Phải trả, phải nộp khác - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 622 – Tàu Hoa Lư TK 622 – Tàu 34000T Chi phí nhân công trực tiếp gồm những chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận lao động sản xuất như: - Tiền lương, tiền công, tiền ăn ca. - Các khoản phụ cấp ( phụ cấp trách nhiệm ) - Các khoản trích theo lương : BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất theo quy định của Nhà nước . Hệ thống sổ sách: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng kê số 4, Nhật kí chứng từ số 7, Sổ cái TK 622. Hiện nay, Công ty không trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo 2 hình thức là : - Trả lương theo thời gian: áp dụng cho bộ phận gián tiếp, quản lý lao động phục vụ Công ty. - Trả lương theo sản phẩm: áp dụng hạch toán đối với công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. * Tiền lương của Công ty được phân bổ cho 3 khối: + Khối sản xuất: Các phân xưởng như phân xưởng vỏ, phân xưởng gia công thép, phân xưởng bài trí ụ đà + Khối dịch vụ: Lao vụ vệ sinh, nhà ăn tổ lái xe + Khối quản lý: Các phòng ban. Cụ thể được tính theo công thức sau: Bïi Thu H•êng – QT 1004K 53
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lƣơng trực tiếp = Lƣơng khoán sản phẩm (Căn cứ vào phiếu giao việc và hợp đồng giao khoán). Lƣơng khối quản lý = Bậc lƣơng x Lƣơng CB x Ngày công/26x Hệ số lƣơng. Lƣơng phục vụ tƣơng tự lƣơng khối quản lý nhƣng khác hệ số lƣơng. * Các khoản trích lập Kinh phí công đoàn (KPCĐ), Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì được phân bổ theo từng tỷ lệ khác nhau (theo quy định của Nhà nước). + Quỹ BHXH trích theo tỷ lệ quy định là 20% trong đó 15% là do Công ty nộp còn 5% thì do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. + Quỹ BHYT trích theo tỷ lệ quy định là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh 1% trừ vào thu nhập của người lao động. + KPCĐ cũng được trích theo tỷ lệ quy định 2% trên tổng quỹ lương, tiền công và phụ cấp. + BHTN trích theo tỉ lệ quy định là 2% trong đó 1% là do công ty đóng, còn 1% do người lao động đóng. BHTN = 1% *lương CB * Hệ số lương Hàng tháng căn cứ vào Bảng chấm công, Bảng nghiệm thu khối lượng công việc Phòng lao động tiền lương lập Bảng thanh toán lương rồi chuyển cho Phòng kế toán. Nhận được Bảng thanh toán lương, kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 2.10). Từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi Sổ chi tiết TK 622 – Tàu Hoa Lư. Cuối tháng, lập Bảng tổng hợp chi tíêt TK 622 (Biểu số 2.11). Căn cứ vào Bảng phân bổ lương, Chi phí nhân công trực tiếp cuối tháng được tập hợp trên Bảng kê số 4 (Biểu số 2.12) - phần ghi Nợ TK 622, Có TK 334, Có TK 338. Sau đó kế toán tổng hợp số liệu ghi vào NKCT số 7 (Biểu số 2.13) để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng từ Nhật ký chứng từ số 7 kế toán lập Sổ cái TK 622 (Biểu số 2.14). Bïi Thu H•êng – QT 1004K 54
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.10: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG BẢNG PHÂN BỔ LƢƠNG VÀ BẢO HIỂM Tháng 12 năm 2009 Ghi có TK Cộng có TK 334- Phải trả công nhân viên TK 338- Phải trả phải nộp khác Tổng cộng TT TK338 Ghi nợ TK Lương Các KPC Cộng có 334 KPCĐ BHXH BHYT BHTN TK622 5.425.978.987 5.425.978.987 108.519.580 1.575.126.313 90.427.816 45.213.908 1.819.287.617 7.245.266.604 1 FM04Gloria 377.535.817 377.535.817 7.550.716 109.052.682 6.654.240 3.327.120 126.584.758 504.120.575 2 FM05 349.235.704 349.235.704 6.984.714 103.679.283 4.287.972 2.143.986 117.095.955 466.331.659 3 Hoa Lƣ 72.737.099 72.737.099 1.454.742 20.837.740 1.397.126 698.563 24.388.171 97.125.270 4 34000T 02 1.296.962.699 1.296.962.699 25.939.254 373.971.068 23.300.640 11.650.320 434.861.282 1.731.823.981 . . . II TK627 4.537.162.000 50.360.795 4.587.522.795 90.743.240 527.484.652 74.190.956 37.095.478 729.514.326 5.317.037.121 1 Đội cơ giới 851.307.509 2.537.273 853.844.782 17.026.150 117.480.260 4.645.188 2.322.594 141.474.192 995.318.974 2 PX điện 803.834.487 5.891.228 809.725.715 16.076.690 112.754.209 5.150.120 2.575.060 136.556.079 946.281.794 3 PX bài trí 275.074.875 9.773.916 284.848.791 5.501.498 12.380.681 5.075.696 2.538.348 28.497.222 313.346.013 . . . . . . . III TK6421 2.177.645.629 7.777.656 2.185.423.285 43.552.913 286.808.628 30.158.924 15.079.462 375.599.854 2.561.023.139 Phục vụ quản lý 2.177.645.629 7.777.656 2.185.423.285 43.552.913 286.808.628 30.158.852 15.079.462 375.599.854 2.561.023.139 Cộng 12.140.786.616 58.138.451 12.198.925.067 242.815.737 2.389.419.593 194.777.696 97.388.848 2.924.401.797 15.123.326.864 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 55
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.11: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 QUÝ IV/2009 Tháng 12 TT Tên sản phẩm Cộng Quý IV Lương KPCĐ BHXH BHYT BHTN 1 TÀU FM 04 377.535.817 7.550.716 109.052.682 6.654.240 3.327.120 1.795.141.966 2 TÀU FM 05 349.235.704 6.984.714 103.679.283 4.287.972 2.143.986 1.826.588.468 3 TÀU HOA LƯ 72.737.099 1.454.742 20.837.740 1.397.126 698.563 240.368.668 4 TÀU 34000T SỐ 2 1.296.962.699 25.939.254 373.971.068 23.300.640 11.650.320 4.602.063.541 Tổng cộng Quý IV 5.425.978.987 108.519.580 1.575.126.313 90.427.816 45.213.908 19.959.033.620 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 56
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.12: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG BẢNG KÊ SỐ 4 Tháng 12 năm 2009 Ghi có TK NKCT Cộng STT 334 338 621 622 627 Ghi nợ TK khác chi phí 1 154 260.034.387.250 7.245.266.604 53.232.110.949 320.511.764.803 2 621 366.609.628.559 3 622 5.425.978.987 1.819.287.617 7.245.266.604 4 627 4.587.522.795 729.514.326 59.953.576.728 Trong đó - 4.587.522.795 729.514.326 6271 5.317.037.121 -6272 12.335.853.814 -6273 410.673.857 -6274 5.278.248.423 -6277 36.611.363.513 -6278 400.000 Cộng 10.013.501.782 2.548.801.943 260.034.387.250 7.245.266.604 53.232.110.949 440.418.918.259 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 57
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.13: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Tháng 12 năm 2009 Phần I Ghi Có TK NKCT Tổng cộng 334 338 621 622 627 Ghi Nợ TK khác chi phí 154 260.034.387.250 7.245.266.604 53.232.110.949 320.511.764.803 621 366.609.628.559 622 5.425.978.987 1.819.287.617 7.245.266.604 627 4.587.522.795 729.514.326 59.953.576.733 642 2.185.423.285 375.599.854 6.184.586.351 Cộng A 12.198.925.067 2.924.401.797 260.034.387.250 7.245.266.604 53.232.110.949 760.504.823.050 152 106.574.585.198 6.708.726.003 113.283.311.201 153 676.111 12.739.776 13.415.887 Cộng B 0 0 106.575.261.309 0 6.721.465.779 113.296.727.088 Cộng (A+B) 12.198.925.067 2.924.401.797 366.609.648.559 7.245.266.604 59.953.576.728 873.801.550.138 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 58
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.14: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Năm 2009 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK Tháng 10 Tháng 11 Tháng12 Tổng cộng TK 3341 5.748.891.384 5.285.773.129 5.425.978.987 59.564.200.332 TK 3382 114.977.828 116.515.463 108.519.580 1.053.615.025 TK 3383 454.007.916 453.007.916 1.575.126.313 3.746.510.832 TK 3384 415.586.200 315.248.524 90.427.816 2.150.644.255 TK 3388 198.456.278 45.213.908 681.798.816 Cộng Nợ 6.317.877.128 6.395.889.888 7.245.266.604 67.196.769.260 Phát sinh Có 6.317.877.128 6.395.889.888 7.245.266.604 67.196.769.260 Số dư Nợ cuối tháng Có Bïi Thu H•êng – QT 1004K 59
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.1.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại công ty đóng tàu Phà Rừng Tài khoản sử dụng: - TK 111: Tiền mặt - TK 112 : Tiền gửi ngân hàng - TK 214 : Khấu hao TSCĐ - TK 331 : Phải trả người bán - TK 334 : Phải trả công nhân viên - TK 338 : Phải trả phải nộp khác - TK 627 : Chi phí sản xuất chung Hệ thống sổ sách: Bảng phân bổ nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ khấu hao, Bảng phân bổ thanh toán lương và BHXH Tại Công ty đóng tàu Phà Rừng, để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán mở Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung được tập hợp chi tiết cho từng phân xưởng. Cụ thể: - Chi phí về nhân viên phân xưởng ( TK 6271): gồm tiền lương, phụ cấp các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng: - Chi phí vật liệu (TK 6272): Vật liệu dùng phục vụ cho sản xuất không thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như văn phòng phẩm, dầu mỡ - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất (TK 6273): đồ dùng văn phòng dụng cụ dùng chung ở phân xưởng. - Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6274): phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị - Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277): phản ánh các chi phí, dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng: chi phí điện nước - Chi phí khác bằng tiền (TK 6278): tiền nước uống tại hiện trường của công nhân Bïi Thu H•êng – QT 1004K 60
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chi phí sản xuất chung ở Công ty được tập hợp hàng tháng, cuối quý kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm hoàn thành theo tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp. Cuối tháng, kế toán tập hợp các chứng từ gốc: Bảng phân bổ Nguyên vật liệu (Biểu số 2.6), Bảng phân bổ lương và bảo hiểm (Biểu số 2.10), Bảng phân bổ khấu hao (Biểu số 2.15) lập Sổ chi tiết TK 627 theo yếu tố chi phí (Biểu số 2.16) Cuối quý, kế toán thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung: Tổng chi phí sản xuất chung của quý Hệ số phân bổ CPSXC = Tổng chi phí nhân công trực tiếp của quý CPSXC phân bổ = CPNCTT * Hệ số phân bổ từng loại sản phẩm cho từng loại sản phẩm CPSXC Căn cứ vào công thức trên, kế toán tính Hệ số phân bổ CPSXC của từng loại CPSXC. Sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm và lập Bảng phân bổ CPSXC cho từng loại sản phẩm (Biểu số 2.17). Ví dụ: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho tàu Hoa Lư: Hệ số phân bổ CPSX 9.248.698.761 = = 0,4633 ( Nhiên liệu) 19.959.033.620 Chi phí nhiên liệu ( tàu Hoa Lư ) = 0,4633 * 240.368.668 = 111.383.018 đ Tương tự: Chi phí khấu hao ( tàu Hoa Lư) = 198.798.772 Chi phí điện ( tàu Hoa Lư) = 47.977.018 Chi phí khác ( tàu Hoa Lư) =303.047.996 Vậy tổng chi phí sản xuất chung của tàu Hoa Lư là: 111.383.018 + 198.798.772 + 47.977.018 + 303.047.996 = 661.206.804 Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành. Bïi Thu H•êng – QT 1004K 61
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Toàn bộ chi phí sản xuất chung cuối tháng được tập hợp trên Bảng kê số 4 (Biểu số 2.18), phần ghi Nợ TK 627, TK liên quan ( 152, 153, 334 ). Sau đó, tổng hợp số liệu vào Nhật kí chứng từ số 7(Biểu số 2.19). Căn cứ vào Nhật kí chứng từ số 7, kế toán ghi vào Sổ cái TK 627 (Biểu số 2.20) Bïi Thu H•êng – QT 1004K 62
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.15: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO THÁNG 12 - 2009 (Ghi Có TK 214, ghi Nợ các TK ) Ghi nợ TK 6274 Ghi Nợ TK Loại TSCĐ %KH Nguyên giá Số khấu hao S/c, đóng mới Phá vỡ DV# Cộng TK 6424 TSCĐHH 925.957.987.624 5.234.164.618 5.240.651.567 0 0 5.240.651.567 -6.486.949 2111 Nhà cửa,vật kiến trúc 375.788.388.954 930.639.139 908.889.485 908.889.485 21.749.654 2112 Máy móc thiết bị 459.317.338.641 3.740.268.969 3.740.268.969 3.740.268.969 0 2113 Phương tiện vận tải 78.586.807.792 424.264.870 507.916.124 507.916.124 -83.651.254 2114 Thiết bị dụng cụ QL 10.234.245.137 138.991.639 83.576.988 83.576.988 55.414.651 TSCĐ chờ Thanh lý 2.031.207.100 TSCĐVH 2.575.984.627 42.639.051 37.596.856 0 0 37.596.856 5.042.195 2131 Đất đai 185.323.993 0 0 0 0 2135 Phần mềm máy tính 2.278.858.874 37.980.982 37.596.856 37.596.856 384.122 2138 TSCĐ vô hình khác 111.801.760 4.658.073 0 0 4.658.073 Tổng cộng 928.533.972.251 5.276.803.669 5.278.248.423 5.278.248.423 -1.444.754 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 63
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.16: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 Năm 2009 NK_ Chia ra Diễn giải TKĐƯ Tổng số BK 6271 6272 6273 6274 6277 Tháng 12-2009 59.953.576.728 5.317.037.121 12.335.853.814 410.673.857 5.278.248.423 36.611.363.513 BFB1 Lương nhân viên PX 3341 4.537.162.000 4.537.162.000 BPB1 Ăn ca + Phụ cấp 3348 50.360.795 50.360.795 BPB1 Trích BH 338 729.514.326 729.514.326 BPB2 Nhiên liệu 152 8.150.752.877 8.150.752.877 BPB2 Công cụ dụng cụ 153 25.184.933 25.184.933 BPB3 Khấu hao máy móc TB 214 5.278.248.423 5.278.248.423 NK1 Sửa chữa thiết bị 1111 53.327.227 53.327.227 NK1 Tàu xe thuê ngoài 1111 400.000 . Cộng quý IV - 2009 87.853.437.960 11.089.401.484 20.384.656.004 1.155.887.877 16.507.273.579 35.960.200.785 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 64
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.17: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ CHI PHÍ SẢN XUẨT CHUNG Quý IV/2009 CHI PHÍ SẢN XUẨT CHUNG TT TÊN SẢN PHẨM Nhiên Liệu Khấu Hao Điện Khác CỘNG 627 1 TÀU 34000T SỐ 2 2.132.523.056 3.806.172.350 918.561.011 7.406.021.963 14.263.278.380 2 TÀU FM05 846.412.047 1.510.694.161 364.582.743 8.918.698.129 11.640.387.080 3 TÀU MỸ HƯNG 59.734.420 106.615.260 25.729.949 131.955.921 324.035.550 4 TÀU 34000T SỐ 5 983.596.901 1.755.544.596 423.673.620 3.450.683.666 6.613.498.783 5 TÀU HOA LƢ 111.383.018 198.798.772 47.977.018 303.047.996 661.206.804 TỔNG CỘNG 9.248.698.761 16.507.273.579 3.983.775.961 58.113.689.659 87.853.437.960 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 65
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.18: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG BẢNG KÊ SỐ 4 Tháng 12 năm 2009 Ghi có TK NKCT Cộng STT 152 153 214 334 338 627 Ghi nợ TK khác chi phí 1 154 53.232.110.949 320.511.764.803 2 621 366.553.523.326 56.105.233 366.609.628.559 3 622 5.425.978.987 1.819.287.617 7.245.266.604 4 627 12.335.853.814 25.184.933 5.278.248.423 4.587.522.795 729.514.326 59.953.576.728 Trong đó -6271 4.587.522.795 729.514.326 5.317.037.121 -6272 12.335.853.814 12.335.853.814 -6273 25.184.933 410.673.857 -6274 5.278.248.423 5.278.248.423 -6277 36.611.363.513 -6278 400.000 Cộng 378.889.377.140 81.290.166 5.278.248.423 10.013.501.782 2.548.801.943 53.232.110.949 440.418.918.259 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 66
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.19: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Tháng 12 năm 2009 Có TK NKCT Tổng cộng Nợ TK 152 153 214 334 338 627 khác chi phí 154 53.232.110.949 320.511.764.803 621 366.553.523.326 56.105.233 366.609.628.559 622 5.425.978.987 1.819.287.617 7.245.266.604 627 12.335.853.814 25.184.933 5.278.248.423 4.587.522.795 729.514.326 59.953.576.733 642 3.240.447 (1.444.754) 2.185.423.285 375.599.854 6.184.586.351 Cộng A 378.892.617.587 81.290.166 5.276.803.669 12.198.925.067 2.924.401.797 53.232.110.949 760.504.823.050 152 6.708.726.003 113.283.311.201 153 12.739.776 13.415.887 Cộng B 0 0 0 0 0 6.721.465.779 113.296.727.088 Cộng (A+B) 378.892.617.587 81.290.166 5.276.803.669 12.198.925.067 2.924.401.797 59.953.576.728 873.801.550.138 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 67
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.20: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 Năm 2009 Số dƣ đầu năm Nợ Có Ghi có cácTK . Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng cộng 1111 25.420.000 400.000 347.739.954 657.482.225 1121CTHP 230.948.523 290.465.277 465.938.180 987.561.774 1121 ĐTHP 37.873.350 1.4536.615.025 1122 311.053.432 9.505.365.717 1422 45.750.002 763.232.767 152 5.234.453.037 2.814.349.153 12.335.853.814 69.564.200.332 153 56.114.210 25.201.959 25.184.933 1.137.359.946 2141 5.573.699.664 5.580.131.772 5.240.651.567 63.569.070.232 2143 37.596.860 37.596.860 37.596.856 451.162.316 242 325.523.794 338.374.057 339.738.922 3.747.562.526 311NT 13.860.182.960 14.545.835.460 331 3.108.878.825 5.651.944.406 21.583.522.637 88.167.492.085 3333 14.820.578 26.159.663 5.453.000 2.765.114.010 3341 2.565.400.532 2.605.524.675 4.537.162.000 29.784.819.590 3348 49.943.567 42.610.285 50.360.795 4.820.621.096 Cộng Nợ 17.476.705.297 17.667.737.704 59.953.576.728 299.285.119.055 Phát sinh Có 17.476.705.297 17.667.737.704 59.953.576.728 229.285.119.055 Số dƣ Nợ cuối tháng Có Bïi Thu H•êng – QT 1004K 68
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.1.6. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của Công ty là bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và kinh doanh được tính theo công thức sau: Chi phí phát sinh trong kỳ = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC Mọi chi phí sản xuất phát sinh ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm đều được tập hợp vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại Bảng kê số 4.Việc tập hợp chi phí sản xuất vào TK 154 được kế toán tiến hành hàng tháng. Toàn bộ các khoản CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC được tập hợp trên Bảng kê số 4 từ số liệu ở các Bảng phân bổ Nguyên vật liệu, Bảng phân bổ lương và Bảo hiểm, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Chi phí sản xuất sau khi tập hợp vào Bảng kê số 4 sẽ được phản ánh vào Nhật kí chứng từ số 7: Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Doanh nghiệp Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Phần III: Luân chuyển nội bộ không tính vào CPSXKD Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí để tính giá thành sản phẩm: Nợ 154 : 456.131.866.603 Có 621 : 348.319.395.023 Có 622 : 19.959.033.620 Có 627 ; 87.853.437.960 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 69
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.21: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ Quý IV/2009 TÊN 627 TT 621 622 TK 154 SẢN PHẨM Nhiên Liệu Khấu Hao Điện Khác CỘNG 627 TÀU 1 34000T SỐ 2 21.384.777.773 4.602.063.541 2.132.523.056 3.806.172.350 918.561.011 7.406.021.963 14.263.278.380 40.250.119.694 2 TÀU FM05 16.345.835.659 1.826.588.468 846.412.047 1.510.694.161 364.582.743 8.918.698.129 11.640.387.080 29.812.811.207 TÀU 3 MỸ HƯNG 95.346.091 128.909.086 59.734.420 106.615.260 25.729.949 131.955.921 324.035.550 548.290.727 TÀU 4 34000T SỐ 5 58.132.866.237 2.122.638.451 983.596.901 1.755.544.596 423.673.620 3.450.683.666 6.613.498.783 66.869.003.471 TÀU 5 HOA LƢ 201.139.183 240.368.668 111.383.018 198.798.772 47.977.018 303.047.996 661.206.804 1.102.714.655 - TỔNG CỘNG 348.319.395.023 19.959.033.620 9.248.698.761 16.507.273.579 3.983.775.961 58.113.689.659 87.853.437.960 456.131.866.603 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 70
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.2.2 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm làm dở tại Công ty là những sản phẩm đang trong quá trình sửa chữa, cuối quý vẫn chưa hoàn thành để bàn giao cho khách hàng. Do đặc thù của ngành nghề sản xuất tại Công ty là đóng mới, sửa chữa theo đơn hàng nên tập hợp các chi phí phát sinh từ đầu kỳ đến cuối kỳ của sản phẩm chưa hoàn thành chính là giá trị sản phẩm dở dang. Cụ thể : chi phí NVLTT, chi phí NCTT tập hợp theo phương pháp trực tiếp, chi phí sản xuất chung được gián tiếp theo tiêu thức nhân công trực tiếp. Cuối quý, các quản lý phân xưởng báo cáo kết quả đã làm được về phòng kế toán, kế toán căn cứ vào bảng kê, chứng từ theo sản phẩm công trình để tính giá trị dở dang. Hạng mục công trình của tàu nào hoàn thành thì kết chuyển giá vốn sang TK 632, hạng mục của tàu nào chưa hoàn thành thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí rồi kết chuyển sang tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Chi phí dở CP dở dang CP phát sinh Chi phí sản = + - dang cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ phẩm hoàn thành Trong quý IV/2009, sản phẩm dở tại Công ty được thể hiện thông qua: Bảng tính giá thành và chi phí sản xuất dở dang – Quý IV /2009 (Biểu số 2.22), Bảng chi phí sản xuất dở dang (Biểu số 2.23). Đối với Tàu Hoa Lư thì việc sửa chữa hoàn thành và bàn giao ngay trong quý nên không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Ví dụ: Tàu 34000T Số 2 có một số bộ phận, chi tiết hoàn thành thì kế toán kết chuyển chi phí sản xuất sang TK 632, còn một số bộ phận chưa xong thì được coi là chi phí sản phẩm dở dang. Chi phí NVLTT dở cuối kỳ: 33.726.261.961 + 21.384.777.773 – 48.546.604.569 = 6.564.435.165 Chi phí NCTT dở cuối kỳ: 6.421.516.779 + 4.602.063.541 – 9.590.514.878 =1.433.065.442 Chi phí SXC dở cuối kỳ: 22.535.378.876 + 14.263.278.380 – 32.014.831.813 = 4.783.825.443 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 71
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tổng Chi phí sản phẩm dở dang của Tàu 34000T số 2: 6.564.435.165 + 1.433.065.442 + 4.783.825.443 = 12.781.326.050 2.2.3 Kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty đóng tàu Phà Rừng: 2.2.3.1. Đối tượng tính giá thành Tại công ty, công việc sửa chữa và đóng mới được tiến hành theo đơn đặt hàng, giá trị lớn, thời gian dài, quyết toán giá trị sửa chữa và đóng mới theo từng con tàu, vì vậy mà đối tượng tính giá thành là từng con tàu đã hoàn thành sửa chữa và đóng mới theo đơn đặt hàng. 2.2.3.2 Kỳ tính giá thành Đối với Công ty, kỳ tính giá là hàng quý. Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất và ghi sổ kế toán. Cuối quý, tính gía thành sản phẩm hoàn thành. 2.2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Đặc điểm của loại hình sản xuất của công ty là có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song, chu kì sản xuất dài, tổ chức sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng nên công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng là một con tàu phải sửa chữa. Cuối tháng chi phí sản xuất được tập hợp ở các phân xưởng theo từng đơn hàng. Cuối quý, kế toán tập hợp chi phí cho tất cả các đơn đặt hàng. Với những sản phẩm hoàn thành thì chi phí đó được ghi sang Bảng tính giá thành liên quan,còn những sản phẩm chưa hoàn thành thì những chi phí đó đều là chi phí của sản phẩm dở dang. Việc tính giá thành tại Công ty đóng tàu Phà Rừng áp dụng phương pháp cộng chi phí: Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc tổng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Trong quý IV/2009, giá thành sản phẩm của Công ty được thể hiện thông qua: Bảng tính giá thành và chi phí sản xuất dở dang – Quý IV /2009 (Biểu số 2.22), Bảng tính giá thành sản phẩm năm 2009 (Biểu số 2.24). Bïi Thu H•êng – QT 1004K 72
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Ví dụ: Sau khi tập hợp Chi phí sản xuất và kết chuyển chi phí để tính giá thành sản phẩm. Giá thành Tàu Hoa Lư được tính theo phương pháp đơn đặt hàng như sau: Z = Chi phí NVL + Chi phí NCTT + Chi phí SXC Z tàu Hoa Lư = 201.130.183 + 240.368.668 + 661.206.804 = 1.102.705.655 Chi tiết được mô tả qua bảng chi tiết giá thành tàu Hoa Lư (Biểu số 2.25). Bïi Thu H•êng – QT 1004K 73
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.22: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG QUÝ IV/2009 T CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TÊN SP T DỞ ĐẦU KỲ QUÝ IV K/C 632 DỞ CUỐI KỲ DỞ ĐẦU KỲ QUÝ IV K/C 632 DỞ CUỐI KỲ 1 34000T SỐ 2 33.726.261.961 21.384.777.773 48.546.604.569 6.564.435.165 6.421.516.779 4.602.063.541 9.590.514.878 1.433.065.442 2 FM05 26.666.927.387 16.345.835.659 43.012.763.045 0 4.728.465.727 1.826.588.468 6.555.054.195 0 3 MỸ HƯNG 95.346.091 95.396.091 128.909.086 128.909.086 4 34000T SỐ 5 2.856.669.019 1.011.507 2.857.680.526 4.630.497 1.817.423 6.447.920 5 HOA LƯ 201.130.183 201.130.183 240.368.668 240.368.668 6 TÂN BÌNH 1.483.879.702 1.483.879.702 384.327.631 384.327.631 7 FS 05 39.554.587.963 15.569.099.789 55.123.687.752 1.418.539.180 881.711.698 2.300.250.878 CỘNG 507.806.926.053 348.319.395.023 497.917.966.548 358.208.354.528 56.618.989.639 19.959.033.620 52.770.912.552 23.807.110.711 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TỔNG CỘNG TK154 T TÊN SP GIÁ THÀNH T DỞ ĐẦU KỲ QUÝ IV K/C 632 DỞ CUỐI KỲ CPSPDD SẢN XUẤT 1 34000T SỐ 2 22.535.378.876 14.263.278.380 32.014.831.813 4.783.825.443 90.151.951.260 12.781.326.050 2 FM05 18.927.959.622 11.640.387.080 30.568.346.703 0 80.136.163.943 3 MỸ HƯNG 324.035.550 324.035.550 548.290.727 4 34000T SỐ 5 482.876.458 2.809.475.964 3.292.352.422 6.156.480.868 5 HOA LƯ 661.206.804 661.206.804 1.102.705.655 6 TÂN BÌNH 361.111.998 361.111.998 2.229.319.331 7 FS 05 4.672.713.682 2.202.657.087 6.875.370.769 64.299.309.399 CỘNG 244.418.918.465 87.853.437.960 208.337.954.062 123.934.402.363 759.026.833.161 505.949.867.602 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 74
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.23: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG QUÝ IV/2009 TT TÊN SẢN PHẨM VẬT LIỆU TT NHÂN CÔNG TT CHI PHÍ SXC TỔNG CỘNG 4 TÀU 34000T SỐ 5 2.857.680.526 6.447.920 3.292.352.422 6.156.480.868 13 TẦU H215 2.079.916.516 922.196.692 1.618.702.159 4.620.815.367 15 TẦU 34000T SỐ 1 49.668.313.242 6.474.689.403 22.234.635.890 78.377.638.535 16 TẦU VINASHIN BAY 57.221.241.729 3.406.881.578 14.061.810.043 74.689.933.350 17 TẦU VINASHIN BEACH 5.687.803.854 959.198.881 4.212.637.750 10.859.640.485 . CỘNG QUÝ IV 358.208.354.528 23.807.110.711 123.934.402.363 505.949.867.602 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 75
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.24: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ QUÝ IV/ 2009 TT TÊN SẢN PHẨM VẬT LIỆU TT NHÂN CÔNG TT CHI PHÍ SXC GIÁ THÀNH SX 1 34000T SỐ 2 48.546.604.569 9.590.514.878 32.014.831.813 90.151.951.260 2 FM05 43.012.763.045 6.555.054.195 30.568.346.703 80.136.163.943 3 MỸ HƯNG 95.346.091 128.909.086 324.035.550 548.290.727 5 HOA LƢ 201.130.183 240.368.668 661.206.804 1.102.705.655 6 TÂN BÌNH 1.483.879.702 384.327.631 361.111.998 2.229.319.331 7 TẦU FS 05 55.123.687.752 2.300.250.878 6.875.370.769 64.299.309.399 8 FM 02-6500T 91.359.027.785 4.863.449.416 16.979.081.541 113.201.558.742 9 34000T SỐ 1 63.214.216.854 8.240.513.785 28.298.627.497 99.753.358.136 Tổng cộng 497.917.996.548 52.770.912.552 208.337.954.062 759.026.833.161 Bïi Thu H•êng – QT 1004K 76
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Biểu số 2.25: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG CHI TIẾT GIÁ THÀNH TÀU HOA LƢ Chi phí NCTT Chi phí sản xuất chung TK Chi phí CT NT Nội dung PB khấu DV thuê Giá thành SP ĐƢ NVL Tiền lƣơng Bảo hiểm Tổng số Vtƣ - Nliệu PB điện PB chung hao ngoài Quý IV/2009 201.130.183 203.212.069 37.156.599 661.206.804 111.383.018 198.798.772 47.977.018 10.727.360 292.320.636 1.102.705.655 Tiền BPB01 11/09 622 130.474.970 12.768.428 143.243.398 lƣơng Tiền BPB01 12/09 622 72.737.099 24.388.171 97.125.270 lƣơng CP vật BPB02 11/09 621 27.921.348 27.921.348 liệu CP vật 175.537.094 BPB02 12/09 621 175.537.094 liệu BPB02 12/09 Vật tƣ 621 -2.328.259 -2.328.259 nhập lại BK04 QIV/09 Pbổ CP 627 661.206.803 111.383.018 198.798.772 47.977.018 10.727.360 292.320.636 661.206.804 chung K/c giá 201.103.183 203.212.069 37.156.599 661.206.804 111.383.018 198.798.772 47.977.018 10.727.360 292.320.636 1.102.705.655 thành sx Bïi Thu H•êng – QT 1004K 77
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG. 3.1. Nhận xét, đánh giá thực trạng về công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty đóng tàu Phà Rừng 3.1.1. Nhận xét chung. Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một công việc cần thiết và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó giúp cho bộ máy quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạch chi phí giá thành, cung cấp những tài liệu xác thực để chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình sản xuất. Thông qua đó, khai thác và huy động mọi khả năng tiềm tàng nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Với ý nghĩa như vậy, hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Những biến động của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Công ty đóng tàu Phà Rừng. Do đó, bên cạnh những thuận lợi, Công ty phải đương đầu không ít khó khăn từ các yếu tố khách quan cũng như chủ quan mang lại. Mặc dù vậy, với tiềm năng sẵn có cùng với sự lãnh đạo của Ban giám đốc công ty, sự năng động sáng tạo, nhiệt tình của toàn thể công nhân viên, Công ty đã đạt được một số thành tựu trong kinh doanh và ngày càng được khách hàng tín nhiệm. Qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đóng tàu Phà Rừng,em thấy rằng: Nhìn chung,việc quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty tương đối chặt chẽ và được thực hiện khá nề nếp theo định kỳ. Đã cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho lãnh đạo Công ty để từ đó lãnh đạo Công ty nắm rõ tình hình biến động các khoản chi phí trong giá thành sản phẩm, có biện pháp quản lý thích hợp để giảm chi phí, tiết kiệm NVL, Bïi Thu H•êng – QT 1004K 78
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực hơn. 3.1.2. Ƣu điểm. - Về tổ chức bộ máy kế toán: + Công ty đã xây dựng được một bộ máy kế toán khá hoàn thiện và có tính chuyên sâu cao. Dưới sự quản lý của kế toán trưởng, mỗi kế toán viên đảm nhận một phần hành kế toán độc lập, đến cuối kỳ tập hợp lại cho kế toán tổng hợp lập các báo cáo tháng. Với việc phân chia cụ thể từng phần việc cho từng kế toán viên sẽ tạo tinh thần chủ động, sáng tạo trong công việc đồng thời phát huy được tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của mình. + Công ty lựa chọn mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi nghiệp vụ phát sinh được hạch toán nhanh chóng, chính xác. Với mô hình kế toán này, việc hạch toán đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ giúp cho việc kiểm tra chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ. + Đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty có trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong quá trình công tác, nắm vững chế độ kế toán và vận dụng một cách linh hoạt, tác phong làm việc khoa học, có tinh thần trách nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. - Về chứng từ, sổ sách kế toán áp dụng: + Chứng từ kế toán: Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán đều phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ, sử dụng theo đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành, thông tin ghi chép đầy đủ, phân loại rõ ràng , khoa học, hợp lý theo hệ thống. Các chứng từ được kế toán tổng hợp và lưu giữ, bảo quản cẩn thận. Quá trình luân chuyển chứng từ một cách hợp lý, khẩn trương, liên tục. + Về hệ thống tài khoản sử dụng: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quy định của Bộ tài chính, chuẩn mực kế toán mới thống nhất trên cả nước. Vận dụng linh hoạt chế độ Bïi Thu H•êng – QT 1004K 79
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp sổ sách kế toán. Mở tài khoản cấp hai của các tài khoản để phục vụ thông tin một cách chính xác và nhanh nhất. + Về tổ chức bộ sổ kế toán: Hình thức Nhật ký - Chứng từ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng. Các mẫu sổ kế toán sử dụng trong quá trình hạch toán đều phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh, đúng theo mẫu của Bộ tài chính mới ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 30/03/2006 của Bộ tài chính với đầy đủ các yếu tố cần thiết. - Về bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán hiện nay: + Tổ chức bộ máy quản lý công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng phù hợp với đặc điểm, quy mô sản xuất của Công ty. Công ty sắp xếp, bố trí các phòng ban một cách trật tự và hợp lý, phù hợp trong công việc. Công ty có sự tổ chức tương đối chặt chẽ, mỗi bộ phận, mỗi phòng ban đều có sự kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau. + Việc tổ chức công tác kế toán hiện nay phù hợp với đặc điểm tình hình công ty. Công ty luôn chấp hành một cách nghiêm túc và đầy đủ các chính sách, chế độ kế toán, tài chính Nhà Nước, các chính sách về thuế, giá. Tổ chức mở sổ tương đối đầy đủ, phù hợp để phản ánh tình hình biến động của thị trường, đồng thời ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh nhờ đó góp phần bảo vệ tài sản của công ty. - Về phương thức thanh toán: Do hoạt động của công ty là sửa chữa và đóng mới. Hình thức thanh toán chủ yếu bằng chuyển khoản, đem lại rất nhiều thuận lợi. Ngoài ra còn thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày. - Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất tương đối tốt: Tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm đều được tập hợp theo đúng các khoản mục chi phí. Hàng tháng, thường xuyên có nhân viên phòng kế toán xuống kiểm kê kho để theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng nguyên vật liệu, Bïi Thu H•êng – QT 1004K 80
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp công cụ dụng cụ tại các công trình. Để quản lý chi phí nhân công, quản lý công trình theo dõi chặt chẽ ngày công của lao động, ghi chép đầy đủ khối lượng công việc đã làm được của các công trình. Chi phí sản xuất chung được tập hợp đầy đủ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn có những biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất như: Đầu tư đổi mới quy trình lắp đặt, có chế độ lương thưởng hợp lý cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp, khuyến khích nâng cao năng suất lao động Công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm được coi trọng đúng mức, bố trí kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tính giá thành hợp lý, phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất. Bên cạnh những ưu điểm đáng khích lệ đã kể trên, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty còn những nhược điểm, hạn chế chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Cần phải được đưa ra để tìm những biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của Công ty. 3.1.3. Những hạn chế. - Về tổ chức bộ máy kế toán và phương pháp hạch toán kế toán: Tại Công ty đóng tàu Phà Rừng, bộ máy kế toán còn cồng kềnh, đội ngũ nhân viên kế toán khá đông gồm 20 người. Mặc dù họ có kinh nghiệm làm việc nhưng còn hạn chế trong việc ứng dụng tin học nên công tác kế toán còn được thực hiện thủ công. Chính vì vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác kế toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm giảm đi sự nhanh chóng, chính xác, đảm bảo thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo trong việc điều hành sản xuất kinh doanh ở Công ty. Mặt khác, hình thức sổ kế toán mà công ty đang áp dụng là Nhật ký - Chứng từ có ưu điểm là đầy đủ và chi tiết. Mặc dù vậy trong quá trình ghi chép sổ sách thì hình thức sổ Nhật ký - Chứng từ có số lượng sổ sách khá nhiều bao gồm các bảng biểu, chứng từ gây tốn nhiều thời gian, đôi khi có thể dẫn tới sai lệch nhầm lẫn về số liệu. Bïi Thu H•êng – QT 1004K 81
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp - Về việc trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay, công ty không thực hiện trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó các khoản chi phí phát sinh trong tháng nào được hạch toán hết vào giá thành sản phẩm tháng đó, dẫn đến phản ánh thiếu xác thực về chi phí nhân công trực tiếp,việc tính giá thành sản phẩm không chính xác. - Về hạch toán Chi phí công cụ dụng cụ Tại Công ty, khi xuất dùng công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ như: chổi sơn, con lăn sơn lại lại hạch toán vào phần CPNVLTT. Việc hạch toán như vậy là không đúng theo chế độ và không phản ánh đúng về mặt giá trị, chính xác về nội dung chi phí theo từng khoản mục cụ thể, không đảm bảo tính hợp lý và khoa học trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. - Về xây dựng định mức tiêu hao Công ty chưa xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cụ thể, như thế sẽ không tiết kiệm được chi phí NVLTT, làm cho chi phí sản xuất tăng, kéo theo giá thành sản phẩm tăng. - Về việc lưu chuyển chứng từ: Chứng từ kế toán rất quan trọng đến công tác quản lý tài chính nói chung và công tác tập hợp chi phí nói riêng, việc lập biểu xuất kho ở Công ty chưa kịp thời, nhanh gọn, luân chuyển chứng từ còn chậm, không đảm bảo đúng hạn quy định. Hơn nữa, việc tập hợp, luân chuyển chứng từ do không có quy định cụ thể về thời gian giao nộp chứng từ nên tình trạng chứng từ bị chậm trễ trong quá trình đưa lên phòng Tài chính - Kế toán để xử lý, dẫn đến kỳ sau mới xử lý được gây nên tình trạng công việc quá tải khi chứng từ về cùng một lúc. - Hạch toán phế liệu thu hồi. Giá trị phế liệu thu hồi chính là một khoản làm giảm chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Công ty chưa quan tâm tới công tác hạch toán thu hồi phế liệu, tỷ lệ phế liệu thu hồi được thường nhỏ hơn so với thực tế, dẫn tới việc hạch toán phế liệu thu hồi không chính xác, không phản ánh đúng giá thành của sản phẩm. Bïi Thu H•êng – QT 1004K 82
- Tr•êng §HDL H¶i Phßng Kho¸ luËn tèt nghiÖp 3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đóng tàu Phà Rừng 3.2.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hiện nay, xu hướng hội nhập cùng với toàn cầu đang diễn ra ngày một mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực kế toán là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh tế giúp cho các doanh nghiệp phát triển và thành đạt. Chính vì vậy Nhà nước ta vẫn đang tiếp tục xây dựng luật, chuẩn mực và ban hành các thông tư hướng dẫn kế toán để có một xu hướng phù hợp với tiêu chuẩn chung của chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu của nhà nước chỉ tạo ra khung pháp lý để các doanh nghiệp tự tìm ra và áp dụng các phương pháp hạch toán phù hợp với đặc thù của mình đồng thời tối đa hoá khả năng sử dụng thông tin cho các đối tượng. Đứng trước những thay đổi đó công ty nên có các biện pháp kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình, cập nhật các chuẩn mực kế toán mới, các thông tư hướng dẫn vào công tác kế toán của doanh nghiệp, áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong công tác kế toán. Do vậy tính tất yếu đối với công ty là phải hoàn thiện công tác kế toán để phù hợp với chuẩn mực chung của quốc tế, giúp cho công ty hoà nhập chung với sự pháp triển chung của thế giới và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 3.2.2.Nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện đề tài nghiên cứu Công tác hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau: Trước hết, tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải phù hợp với luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm sản xuất riêng nên vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý. Thứ hai, doanh nghiệp phải xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp, tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp. Xác định đúng Bïi Thu H•êng – QT 1004K 83