Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đồng Tâm - Tô Thị Hương Thảo

pdf 85 trang huongle 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đồng Tâm - Tô Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đồng Tâm - Tô Thị Hương Thảo

  1. Lời mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, giá thành luôn là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận. Giá thành chính là thước đo mức chi phí tiêu hao phải bù đắp sau mỗi kỳ kinh doanh vì trước khi quyết định kựa chọn sản xuất bất kỳ một loại sản phẩm nào thì bản thân doanh nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, giá cả thị trường và điều tất yếu phải xác định đúng đắn mức CPSX mà doanh nghiệp phải đầu tư. Doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm thì hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu. Để hạ giá thành sản phẩm thì vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm nhất là tiết kiệm CPSX. Do đó công tác hạch toán tập hợp CPSX và tính giá thành trong các doanh nghiệp là rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và của công ty TNHH Đồng Tâm nói riêng, trong thời gian thực tập tại công ty em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài : " Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đồng Tâm " làm khoá luận tốt nghiệp của mình với mong muốn trau dồi và củng cố kiến thức về mặt lý luận cũng như học hỏi kinh nghiệm thực tế để hoàn thiện hơn những kiến thức đã học trong trường và phục vụ công việc sau này. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài  Nghiên cứu để làm rõ những nhận thức về tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.  Làm rõ thực trạng về công tác kế toán kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đồng Tâm. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 1 -
  2.  Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đồng Tâm. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu các khoản mục chi phí đựơc tập hợp để tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đồng Tâm. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài  Phương pháp chung : bao gồm các phương pháp hạch toán kế toán (phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối), các phương pháp phân tích kinh doanh (phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ ), phương pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa những thành tựu đã đạt được  Phương pháp kỹ thuật trong trình bày: kết hợp giữa mô tả và phân tích, giữa luận giải với bảng biểu và sơ đồ. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương nội dung : Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đồng Tâm. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đồng Tâm. Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để hoàn thành bài luận văn một cách khoa học và hợp lý. Nhưng do khả năng và thời gian thực tập hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, hoàn thiện kiến thức phục vụ cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Đức Kiên, ban lãnh đạo cùng các bác trong phòng kế toán công ty TNHH Đồng Tâm đã hết sức giúp đỡ, hướng dẫn tạo điều kiện cho em hoàn thành khoá luận này. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 2 -
  3. Chƣơng 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.1.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất 1.1.1.Khái niệm Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD trong một thời kỳ nhất định. 1.1.2.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất CPSX không những bao gồm yếu tố lao động liên quan đến sử dụng lao động (tiền lương, tiền công), lao động vật hoá (khấu hao TSCĐ, chi phí về nguyên nhiên vật liệu) mà còn gồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra (các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ) . Các chi phí của doanh nghiệp luôn được tính toán, đo lường bằng tiền và gắn với một thời gian xác định là tháng, quí, năm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, CPSX luôn có tính cá biệt, nó phải bao gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh bất kể đó là các chi phí cần thiết hay không cần thiết, khách quan hay chủ quan. Độ lớn của chi phí là một đại lượng xác định phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: _ Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong một thời kỳ nhất định _ Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công của một đơn vị lao động đã hao phí. 1.2.Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm 1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 3 -
  4. Giá thành sản phẩm là các biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả các mặt kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và hiệu quả của công việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp. Đồng thời giá thành còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường như hiện nay, cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện pháp phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tiến tới giảm gía thành để chiếm lĩnh thị trường. Đây chính là một nhân tố quyết định để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo được việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. 1.2.2.Bản chất và nội dung của giá thành Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh đầy đủ sự hao phí của tất cả các mặt xét về mặt kinh tế hay hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm biểu hiện trình độ, qui mô tổ chức, tính hiện đại hay lạc hậu về mặt kĩ thuật của nền sản xuất, là chỉ tiêu cơ bản để lập kế hoạch sản xuất sản phẩm. Sự vận động của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm hai mặt đối lập nhau: một mặt là các chi phí doanh nghiệp đã chi ra, một mặt là kết quả sản xuất thu được. Những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội cần được tính giá thành hay nói cách khác cần phải tính những chi phí đã bỏ ra để sản xuất chúng. Giá thành sản phẩm còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như giải pháp kĩ thuật mà doanh nghiệp đã thực Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 4 -
  5. hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất là sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với CPSX tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán, xác định hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.  Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm Về bản chất, CPSX và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng khác nhau về mặt lượng. _ Nói đến CPSX là giới hạn cho chúng 1 thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Còn khi nói đến gía thành sản phảm là xác định một lượng CPSX nhất định tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. _ CPSX và gía thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tổng quát sau đây: Z = Dđk + C – Dck Trong đó : Z : tổng giá thành sản phẩm Dđk, Dck : trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C : Tổng chi phí phát sinh trong kỳ 1.3.Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thụân tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, CPSXKD cần được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. 1.3.1.Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, CPSX phải được phân thành các yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, mục đích và Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 5 -
  6. tác dụng của nó ra sao. Cách phân loại này còn gọi là phân loại CPSX theo yếu tố. Theo cách phân loại này CPSX được chia thành 5 yếu tố chi phí như sau: _ Chi phí nguyên liệu, vật liệu : bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác. _ Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương theo qui định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ. _ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị : yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. _ Chi phí dịch vụ mua ngoài : gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như điện, nước, điện thoại, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. _ Chi phí khác bằng tiền : là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã nêu trên. Cách phân loaị này có tác dụng rất lớn trong việc quản lý CPSX. Nó cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố CPSX chiếm trong tổng số. Từ đó giúp cho công tác phân tích CPSX, đánh gía tình hình thực hiện dự toán CPSX, lập báo cáo CPSX theo yếu tố ở bảng thuyết minh BCTC. Đồng thời nó còn cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán CPSX, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau. 1.3.2.Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng của chi phí Theo cách phân loại này, CPSX được chia thành các khoản mục khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Chính vì vậy phân loại chi phí theo cách này còn được gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Theo cách phân loại này CPSX được chia thành các khoản mục sau: _CPNVLTT : là toàn bộ CPNVL được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 6 -
  7. _ CPNCTT : bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ. _ CPSXC : là các khoản chi phí liên quan đến công việc phục vụ cho quản lý, chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức CPSX cho kỳ sau. 1.3.3.Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ Theo cách phân loại này, CPSX được chia thành 2 loại : _ Chi phí khả biến (biến phí) là chi phí có sự thay đổi về lượng tượng quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất theo kỳ. Chi phí này gồm CPNVLTT và CPNCTT. _ Chi phí bất biến (định phí) là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ. Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. 1.4 .Phân loại giá thành sản phẩm 1.4.1.Phân loại theo thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành được chia làm 3 loại : _ Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm kế hoạch. Việc tính gía thành kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình SXKD của doanh nghiệp trong một thời kỳ. _ Giá thành định mức : là gía thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính theo đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành SXKD của doanh nghiệp. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 7 -
  8. _ Giá thành thực tế : là giá thành được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và gía thành đơn vị. 1.4.2.Phân loại giá thành theo phạm vi với các chi phí cấu thành nên sản phẩm Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại như sau: _ Giá thành sản xuất sản phẩm : gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC tính cho từng sản phẩm, công vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng hạch toán thành phẩm, tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. _ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ : bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp. 1.5.Đối tƣợng hạch toán CPSX, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm 1.5.1.Đối tượng hạch toán CPSX Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là giới hạn các chi phí phát sinh cần được tổ chức, tập hợp theo nó nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, phân tích chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán CPSX là khâu đầu tiên, cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí. Có xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm qui trình sản xuất và đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX của doanh nghiệp mới giúp cho việc kế toán tập hợp CPSX đạt hiệu quả tốt nhất. Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là : đặc điểm tổ chức SXKD, quản lý tổ chức kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Dựa vào căn cứ này để có thể xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn, từng phân xưởng, từng Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 8 -
  9. tổ đội sản xuất. Cũng có thể là từng nhóm sản phẩm, từng công trình xây dựng, từng đơn đặt hàng, từng chi tiết sản phẩm. Như vậy, thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là việc xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Tập hợp CPSX theo đúng đối tượng đã được qui định có tác dụng đối với việc tăng cường quản lý CPSX và phục vụ cho công tác tính gía thành. 1.5.2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thnàh là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng. Yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể. Về mặt tổ chức sản xuất : nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tượng tính giá thành. Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Nếu tổ chức sản xuất nhiều (khối lượng lớn) thì mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành. Về mặt qui trình công nghệ : nếu qui trình sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quá trình sản xuất. Nếu quá trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng hay nửa thành phẩm. Ngoài ra, đối tượng tính gía thành còn dựa vào các đặc điểm sử dụng của sản phẩm bán được, yêu cầu hạch toán kinh tế, khả năng, trình độ quản lý của doanh nghiệp.  Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là điều kiện tiền đề để tính gía thành theô các đối tượng tính gía thành trong doanh nghịêp. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 9 -
  10. Đối tượng kế toán CPSX và đối tượng tính gía thành giống nhau ở bản chất, đều là những phạm vi và giới hạn mà CPSX phát sinh đã được tập hợp và tính toán. Tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác nhau. Cụ thể : + Đối tượng tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc là nơi chịu chi phí còn đối tượng tính gía thành chỉ là nơi chịu chi phí. + Khi qui trình sản xuất sản phẩm là dạng đơn thì đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là một. Trong kỳ sản xuất, nếu không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ cũng chính là giá thành của sản phẩm. + Khi qui trình công nghệ sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng lại có qui cách và phẩm chất khác nhau thì đối tượng kế toán chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành. + Khi qui trình công nghệ sản xuất ra 1 loại sản phẩm nhưng phải trải qua nhiều công đoạn chế tạo gia công liên tục thù 1 đối tượng tính gía thành lại bao gồm nhiều đối tượng tập hợp CPSX ở mỗi công đoạn chế tạo. 1.5.3.Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành một cách hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, kịp thời. Dựa vào đặc điểm sản xuất - chu kỳ sản xuất, sản xuất theo đơn đặt hàng, hàng loạt, và yêu cầu quản lý mà kỳ tính giá thành là tháng, quí, năm hay khi hoàn thành đơn đặt hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm với chu kỳ ngắn, xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành phù hợp là tháng và vào thời điểm cuối tháng. Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sản xuất đơn chiếc. hoặc sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất kéo dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thường là thời điểm mà sản phẩm Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 10 -
  11. hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành (trong trường hợp này kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo) 1.6.Phƣơng pháp và trình tự hạch toán CPSX - giá thành sản phẩm 1.6.1.Phương pháp tập hợp CPSX 1.6.1.1.Phương pháp tập hợp CPSX trực tiếp Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí có thể tập hợp trực tíêp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Đây là phương pháp tập hợp chi phí chính xác nhất, đồng thời lại theo dõi trực tiếp chi phí liên quan đến các đối tượng cần theo dõi. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với kế toán quản trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng được phương pháp này. Trên thực tế có rất nhiều chi phí liên quan đến các đối tượng và không thể theo dõi riêng được. Tập hợp CPSX theo phương pháp trực tiếp tốn nhiều thời gian và công sức nhưng chính xác và hiệu quả. 1.6.1.2.Phương pháp phân bổ gián tiếp Được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp CPSX không thể tập hợp trực tiếp cho nhiều đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức : C H = T Trong đó : H : hệ số phân bổ C : Tổng CPSX đã tập hợp cần phân bổ T : Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ của các đối tượng Tính mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci = H x Ti Trong đó : Ci : Chi phí phân bổ cho đối tượng i H : Hệ số phân bổ Ti : Đại lượng của tiêu thức phân bổ cho đối tượng i Phương pháp này giúp cho kế toán đỡ vất vả hơn, không phải theo dõi chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng. Tuy nhiên, việc phân bổ gián tiếp có tính chính xác Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 11 -
  12. không cao. Sự chính xác phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ. Vì thế với những chi phí mà tìm được tiêu thức phân bổ hợp lý thì mới nên sử dụng phương pháp này. 1.6.2.Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp 1.6.2.1. Kế toán tập hợp CPSX trong DN kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.6.2.1.1.Kế toán tập hợp CPNVLTT CPNVLTT là các chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. NVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng lượng CPSX và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. CPNVLTT thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. Để kế toán CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu chủ yếu của TK này như sau : Bên nợ : Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ. Bên có : + Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. + Kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm + Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường. TK 621 không có số dư cuối kỳ. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 12 -
  13. Sơ đồ 1.1 : Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật liệu dùng không hết nhập lại kho 152 621 154 XK VL cho ctạo SP K/c CPNVLTT 111,112,331 632 VL mua về đưa thẳng cho K/c GVHB sản xuất sản phẩm phần CPNVLTT vượt 133 Trên mức bình thường Thuế GTGT 1.6.2.1.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Giống như CPNVLTT, CPNCTT thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì CPNCTT cũng được tập hợp chung sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ CPNCTT là : chi phí tiền lương định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra, Để kế toán CPNCTT, kế toán sử dụng TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp. Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau: Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 13 -
  14. Bên nợ : CPNCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện dịch vụ bao gồm : tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo qui định phát sinh trong kỳ. Bên có : + Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành sản phẩm. + Kết chuyển CPNVTT vượt trên mức bình thường vào TK 632 “giá vốn hàng bán” TK 622 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ 1.2 : Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 334 622 154 Tlương và phụ cấp CNTTSX K/c CPNCTT 335 Lg phép t.tế Trích trước 338 phải trả lg nghỉ phép 632 K/c GVHB Các khoản trích theo lương phần CPNCTT vượt của CNTTSX trên mức bình thường 1.6.2.1.3.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung CPSXC là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. CPSXC được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Mặt khác, CPSXC còn được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp CPSX theo từng phân xưởng, kế toán tập hợp CPSX trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Việc tính toán xác định CPSXC tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào công suất hoạt động thực tế của máy móc thiết bị. CPSXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản xuất được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì CPSXC cố định phân bổ Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 14 -
  15. theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chỉ được phân bổ theo công suất bình thường, phần chi phí chung không được phân bổ, kết chuyển vào CPSXKD trong kỳ. CPSXC biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế. Kế toán sử dụng TK 627-chi phí sản xuất chung để tập hợp và CPSXC. Kết cấu của TK này như sau : Bên nợ : Tập hợp CPSXC phát sinh trong kỳ Bên có : + Các khoản ghi giảm CPSXC (nếu có) + CPSXC được phân bổ, kết chuyển chi phí cho các đối tượng chịu chi phí + CPSXC không được phân bổ, kết chuyển vào CPSXKD trong kỳ TK 627 không có số dư cuối kỳ và được mở 06 tài khoản cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí : TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 : Chi phí vật liệu TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 15 -
  16. Sơ đồ 1.3 : Kế toán chi phí sản xuất chung 334,338 627 154 CP lương NVQLPX K/c CPSXC 152,153 632 CP vật liệu, ccdc CPSXC cố định không pbổ 214 CP khấu hao TSCĐ 331,111,112 CP DV mua ngoài Cp bằng tiền khác 133 Thuế GTGT Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 16 -
  17. Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 TK 154 TK 138,152 CPSXDD ĐK K/c CPNVLTT Các khoản ghi giảm CP TK 155 TK 622 Z thành phẩm nhập kho K/c CPNCTT TK 157 Z thành phẩm gửi bán TK 627 K/c CPSXC TK 632 Z thành phẩm đã bán CPSXDD CK 1.6.2.2.Kế toán tập hợp CPSX trong DN kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức : Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng tồn = + _ XK trong kỳ tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ kho cuối kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hoá, vật tư với qui cách, mẫu mã khác nhau, gía trị thấp. hàng hoá, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ ) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 17 -
  18. Phương pháp này giống với phương pháp kê khai thường xuyên ở chỗ tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất vẫn là các TK 621, 622, 627 vì các tài khoản này không liên quan đến hàng tồn kho. Do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kỉêm kê định kỳ, TK 154 chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên TK 631-giá thành sản xuất. TK 631 cũng được hạch toán chi tiết nơi phát sinh chi phí (tổ, đội sản xuất, phân xưởng) và theo loại, nhóm sản phẩm. Trình tự hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sau : Sơ đồ 1.5 : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ 154 631 154 K/c CPSCDD đầu kỳ K/c CPSXDD cuối kỳ 621 K/c CPNVLTT 632 622 Zsx của SP hoàn thành K/c CPNCTT nhập kho hoặc bán thẳng 627 K/c CPSXC K/c CPSXC cố định không phân bổ Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 18 -
  19. 1.7.Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và gía thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí qui định cho các đối tượng tính gía thành. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp. Việc lựa chọn đúng phương pháp tính gía thành sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho công ty. 1.7.1.Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, chủng loại mặt hàng ít, khối lượng nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là đối tượng tính giá thành, kỷ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Công thức : ΣZ = Dđk + Ctk - Dck ΣZ Z = Q Trong đó : Dđk, Dck : CPSX tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Ctk : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Q : Sản lượng sản phẩm hoàn thành 1.7.2.Tính giá thành theo phương pháp phân bước Phương pháp này áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp sản xuất sản phâm theo qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, quá trình chế biến sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo một thứ tự nhất định để có được sản phẩm hoàn thành. Các giai đoạn công nghệ có thể được thực hiện ở một hoặc nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi giai đoạn công nghệ có thể tạo ra bán thành phẩm cho bước sau hoặc tham gia vào quá trình chế biến có tính liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn thành sau cùng. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 19 -
  20. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phải được tổ chức chi tiết theo từng giai đoạn công nghệ hoặc theo từng nhóm phân xưởng sản xuất riêng biệt tham gia vào qui trình tạo nên sản phẩm hoàn thành. Đối tượng tính giá có thể là bán thành phẩm hoặc chi tiết sản phẩm của từng giai đoạn công nghệ hoặc phân xưởng sản xuất và sản phẩm hoàn thành. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải gắn liền với chi phí NVL TT và CPNCTT thì tiến hành quy nạp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí, còn chi phí sản xuất chung nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì phải tập hợp theo phân xưởng và tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành : phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm và phương pháp phân bước không tính bán thành phẩm. 1.7.3.Tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này thường sử dụng khi một đối tượng tính giá thành tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, một loại sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn là một phân xưởng hoặc tổ, đội như các doanh nghiệp ngành dệt may, giầy da, Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở phân bổ chi phí của từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (chi phí phân xưởng) cho sản phẩm hoàn thành. ΣZsp CPPX1 pbổ CPPX2 pbổ CPPXn pbổ = + + + Hoàn thành Cho SPHT Cho SPHT Cho SPHT 1.7.4.Tính giá thành theo phương pháp hệ số Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp có một đối tượng hạch toán CPSX tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành, như cùng một qui trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu mà kết quả thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau (doanh nghiệp ngành hoá chất, hoá dầu, ). Trong các trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 20 -
  21. Cuối kỳ, từ sổ tập hợp CPSX và kết quả kiểm kê tính giá trị sản phẩm dở dang, kế toán xác định được tổng gía thành các loại sản phẩm. ΣZsp GT SPDD CPSX thực tế GT SPDD = + - hoàn thành đầu kỳ Phát sinh cuối kỳ Việc tính giá thành thực tế của từng đối tượng phải căn cứ vào hệ số chi phí của từng loại sản phẩm. Hệ số chi phí phải có căn cứ khoa học mới đảm bảo tính chính xác của giá thành từng loại sản phẩm. Căn cứ vào hệ số chi phí, kế toán qui đổi tất cả các loại sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm chuẩn, sau đó tính giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn và xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm. Sản lượng qui đổi của Sản lượng thực tế của Hệ số chi phí của từng = x từng loại sản phẩm từng loại sản phẩm loại sản phẩm Giá thành đơn vị Tổng giá thành các loại sản phẩm = sản phẩm tiêu chuẩn Tổng số lượng sản phẩm đã qui đổi Giá thành đơn vị thực tế Giá thành đơn vị Hệ số chi phí của = x của từng loại sản phẩm sản phẩm tiêu chuẩn từng loại sản phẩm 1.7.5.Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ Điều kiện vận dụng của phương pháp này cũng tương tự như phương phaps hệ số, chỉ khác là doanh nghiệp đã xay dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạch cho từng đối tượng. Theo phương pháp này, căn cứ vào tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm và tổng giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế để tính tỷ lệ điều chỉnh giá thành. Tỷ lệ điều chỉnh Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm = Giá thành sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 21 -
  22. Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch Tỷ lệ điều chỉnh = x Đơn vị sản phẩm i Đơn vị sản phẩm i Giá thành sản phẩm 1.7.6.Tính giá thành theo phương pháp loại trừ Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất có đặc điểm là đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu thêm được sản phẩm phụ, như các doanh nghiệp sản xuất ra đường, xay xát gạo, Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ còn đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm chính. Muốn tính được giá thành của sản phẩm chính cần loại trừ giá trị sản phẩm phụ. ΣZsp ΣCPSX GTSPDD GTSPDD = + - - Giá trị sản phẩm phụ chính T.tế trong kỳ đầu kỳ cuối kỳ Giá trị của sản phẩm phụ có thể tính theo giá bán thực tế của nó trên thị trường hoặc theo giá kế hoạch của doanh nghiệp. 1.7.7.Tính giá thành theo phương pháp tính liên hợp Áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất tính chất qui trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều cách khác nhau : có thể kết hợp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ, 1.8.Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trong dây chuyền công nghệ (còn gọi là tại chế phẩm) hoặc đã hoàn thành một vài qui trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm (gọi là bán thành phẩm). Khi có SPDD, CPSX đã tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm, công việc còn đang dở dang. Đánh gía SPDD là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà SPDD cuối kỳ phải chịu. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 22 -
  23. Việc tính giá SPDD hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý đối với chỉ tiêu giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán SPDD là một công việc phức tạp, khó có thể chính xác tuyệt đối. Kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ, tính chất cấu thành của chi phí, yêu cầu và trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp tính giá thành SPDD cuối kỳ thích hợp nhất. Để phục vụ cho công việc tính giá thành SPDD hàng tháng cần phải tiến hành kiểm kê lượng sản phẩm đã hoàn thành và đang dở dang tại các phân xưởng sản xuất. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kế toán sẽ xác định được giá trị của các bộ phận sản phẩm dở dang theo một trong các phương pháp sau đây : 1.8.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVLTT (hoặc CPNVL chính) Theo phương pháp này, chúng ta chỉ tính cho SPDD cuối kỳ phần chi phí NVLTT hoặc CPNVL chính còn các khoản CPNCTT, CPSXC tính cho cả sản phẩm hoàn thành. Giá trị SPDD CPNVLTT(NVLC) Giá trị + Đầu kỳ PS trong kỳ Số lượng SPDD = x Số lượng SPHT Số lượng SPDD SPDD cuối kỳ cuối kỳ + Trong kỳ cuối kỳ Với phương pháp này, cần lưu ý các doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục thì SPDD cuối kỳ của các giai đoạn, công đoạn chế biến sau của qui trình công nghệ được tính theo chi phí bán thành phẩm bước trước (giai đoạn, công đoạn chế biến trước). Phương pháp này đơn giản, khối lượng tính toán ít do vậy đảm bảo được tính tiết kiệm, hiệu quả của kế toán. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có tỷ trọng CPNVLTT hoặc CPNVL chính lớn trong toàn bộ CPSX của doanh nghiệp. 1.8.2.Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp, chế biến kiểu liên tục, CPNVLTT bỏ vào từ đầu và chi phí chế biến Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 23 -
  24. bỏ dần theo mức độ chế biến ở các giai đoạn công nghệ sau, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Theo phương pháp này, trước hết doanh nghiệp phải xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ. Sau đó qui đổi số SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành ra số sản phẩm qui đổi (hoàn thành tương đương). Bước tiép theo sẽ tính các chi phí cho số SPDD cuối kỳ như sau : _ Đối với CPNVLTT được tính theo như phương pháp 1.8.1 (để đơn giản tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ chi phí như nhau). CPNVLTT CPNVLTT CPNVLTT Trong SPDD + Psinh trong kỳ Số lượng SPDD Trong SPDD = Đầu kỳ x cuối kỳ Cuối kỳ Số lượng SPHT Số lượng SPDD + Trong kỳ cuối kỳ _ Chi phí chế biến bao gồm CPNCTT và CPSXC sẽ tính theo mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ như sau : CPCB trong CPCB Psinh CPCB trong + SPDD đầu kỳ Trong kỳ Số lượng SPDD SPDD = x Số lượng SPHT Số lượng SPDD cuối kỳ qui đổi Cuối kỳ + Trong kỳ cuối kỳ qui đổi Trong đó : Số lượng SPDD Số lượng Tỷ lệ hoàn thành của = x Cuồi kỳ qui đổi SPDD cuối kỳ SPDD cuối kỳ Giá trị SPDD CPNVLTT trong CPCB trong = + cuối kỳ SPDD cuối kỳ SPDD cuối kỳ Phương pháp này tính toán, xác định CPSX cho SPDD cuối kỳ đầy đủ, chính xác hơn. Tuy nhiên, khối lượng tính toán nhiều, phức tạp và bắt buộc phải xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ-một công việc phức tạp cho nhiều doanh nghiệp. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 24 -
  25. 1.8.3.Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Để đơn giản cho việc kiểm kê đánh giá SPDD, trong trường hợp SPDD có khối lượng lớn, mức độ hoàn thành không đồng đều thì kế toán có thể giả định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% để phân bổ chi phí chế biến tại mỗi giai đoạn cho SPDD giống như phương pháp trên. 1.8.4.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng được CPSX định mức đồng thời khối lượng SPDD cuối kỳ khá ổn định (cả về mức độ hoàn thành và số lượng), do vậy chỉ cần căn cứ vào khối lượng SPDD cuối kỳ và định mức CPSX hoặc giá thành định mức đơn vị sản phẩm để tính ra số chi phí sản xuất cho SPDD cuối kỳ. 1.9.Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán Theo chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau : _ Hình thức kế toán Nhật ký chung _ Hình thức kế toán Nhật ký - sổ cái _ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ _ Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ _ Hình thức kế toán trên máy vi tính Doanh nghiệp phải căn cứ vào qui mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán mà lựa chọn hình thức kế toán phù hợp. Hình thức kế toán thức chất là hình thức tổ chức sổ kể toán. Hạch toán chi phí sản xuất – gía thành sản phẩm theo các hình thức kế toán chính là hình thức tổ chức các sổ kế toán để hạch toán CPSX – giá thành sản phẩm. Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 25 -
  26. Sơ đồ 1.6 : Trình tự ghi sổ kế toán CPSX – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621,622,627 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tính giá thành SỔ CÁI TK 621,622,627,154 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 1.7 : Trình tự ghi sổ kế toán CPSX – gía thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621,622,627 SỔ CÁI TK 621,622,627,154 Bảng tính giá thành Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 26 -
  27. Sơ đồ 1.8 : Trình tự ghi sổ kế toán CPSX – gía thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký -Sổ cái Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621,622,627,154 NHẬT KÝ SỔ CÁI Cho các TK 621,622,627,154 Bảng tính giá thành BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 1.9 : Trình tự ghi sổ kế toán CPSX – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ Nhật ký chứng từ số Chứng từ kế toán 1,2,5 Bảng phân bổ NVL, CCDC Bảng phân bổ tìên lương và BHXH Sổ chi phí Bảng phân bổ khấu hao sản xuất Bảng kê số 4,5,6 Bảng tính NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ SỐ 7 giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621,622,627,154 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 27 -
  28. Sơ đồ 1.10 : Trình tự ghi sổ kế toán CPSX – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính CHỨNG TỪ Bảng (thẻ) tính Z KẾ TOÁN PHẦN MỀM - Sổ CPSXKD KẾ TOÁN - Sổ cái TK 621,622,627,154 Bảng tổng hợp chứng từ kế toán - BCTC cùng loại MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú : Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 28 -
  29. Chƣơng 2 : Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đồng Tâm 2.1.Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đồng Tâm 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đồng Tâm Công ty TNHH Đồng Tâm được thành lập vào ngày 29/11/2002 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0402000196 do phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Haỉ Dương cấp. Loại hình DN : Công ty TNHH Mặt hàng sản xuất : Gạch Tuynel Địa chỉ công ty : Km số 9-đường 391-Kỳ Sơn-Tứ Kỳ-Hải Dương Điện thoại : 0320.3748873 Mã số thuế : 0800269539 Công ty TNHH Đồng Tâm là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định. Hạch toán kế toán độc lập, có tài khoản bằng Việt Nam đồng (số Tài khoản 42111100000023) tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu sản phẩm gạch phục vụ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng. Công ty TNHH Đồng Tâm với mong muốn mở rộng phạm vi kinh doanh và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế. Công ty tuy thành lập từ năm 2002 nhưng đến tận năm 2004 công ty mới đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khoảng thời gian 2 năm đó công ty phải đền bù giải phóng mặt bằng, mời nhà thầu thiết kế xây dựng cơ bản, Vì vậy cuối năm 2004 công ty mới có sản phẩm.Là một công ty hình thành và phát triển chưa lâu, vì vậy công ty còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ vào sự cố gắng không ngừng trong suốt 4 năm qua, công ty đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại công suất cao, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vê chất lượng và số lượng của sản phẩm, từng bước tạo dựng uy tín trên thị trường. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 29 -
  30. 2.1.2.Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại Công ty TNHH Đồng Tâm 2.1.2.1.Đặc điểm sản phảm Công ty TNHH Đồng Tâm là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp các sản phẩm gạch tuynel. 2.1.2.2.Tổ chức sản xuất Công ty TNHH Đồng Tâm tổ chức sản xuất theo 11 tổ. Cụ thể như sau : _ Tổ tạo hình 1,2 : làm khâu sản xuất, đảo vỉa (lật gạch) và vào kho. _ Tổ xếp goòng 1,2 : vào goòng gạch (xếp gạch lên goòng) _ Tổ ra lò 1,2 : phân loại sản phẩm _ Tổ đốt lò : nhiệm vụ đốt gạch _ Tổ bốc xếp : bốc gạch mộc phơi, xếp gạch mộc vào lò và xếp gạch sau khi thành thành phẩm và bốc gạch lên cho tổ cơ giới _ Tổ cơ giới : làm nhiệm vụ vận chuyển gạch đến các địa điểm có nhu cầu. _ Tổ cung cấp than : đảm nhiệm phần cung cấp than làm nhiên liệu cho đốt gạch _ Tổ cơ khí : sửa chữa máy móc thiết bị, hàn sì, thay thế ốc, bulông, 2.1.2.3.Qui trình công nghệ sản xuất gạch. . Khai thác và dự trữ nguyên liệu Công ty khai thác đất bãi bồi sông trên khu đất qui hoạch theo phương pháp cuốn chiếu và theo từng lô. Công ty nhận đất khai thác của địa phương theo từng lô, khai thác hết lô nào sẽ giao lại lô đó để địa phương sử dụng vào mục đích nông nghiệp như chứa nước tưới tiêu, làm đất canh tác sau những đợt bồi đắp phù sa mới, Khi khai thác đến những lô cuối của khu qui hoạch thì những lô đầu khu qui hoạch đã được bù đắp phù sa đầy và có thể tiếp tục được khai thác làm nguyên liệu sản xuất. Với diện tích qui hoạch khu khai thác là 250.000m2, chiều sâu khai thác 2m thì lượng đất khai thác khu qui hoạch cho vòng quay là 500.000m2, đất khai thác các vùng phụ cận của dân chuyển đổi VAC và đất sa sông khoảng 3.500.000m3 đủ phục vụ cho công ty sản xuất hơn 40 năm. Nguyên liệu vận chuyển từ mổ về bãi chứa (kho không có mái che) để phong hóa và ngâm ủ, đổ rải thành từng lớp dày 20-30cm, tưới nước đến độ ẩm từ Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 30 -
  31. 18-20%. Hàng ngày thêm nước tưới phủ bề mặt nhằm đảm bảo ổn định độ ẩm. Đất sét sau khi được phong hoá, ngâm ủ trên 3 tháng, giảm độ ẩm còn khoảng 16 % được máy ủi đưa từ bồn chứa vào máy cấp liệu thùng hoặc vào kho chứa đất có mái che để sử dụng trong những ngày mưa (do đất ở ngoài bãi quá ướt nên không thể gia công chế biến được). Sau máy cấp liệu thùng, đất được băng tải chuyển tới máy cán thô, máy cán mịn và máy nhào trục có lưới lọc. Máy cán thô có khe hở giữa 2 quả cán khoảng 3-5mm. Qua máy này cấu trúc ban đầu của đất bị phá vỡ dưới tác dụng của các chuyển động ép, miết do tốc độ của 2 quả cán khác nhau. Đất sét sau khi được nghiền sơ bộ sẽ chuyển tới máy cán tinh,khe hở giữa 2 quả cán <=3mm. Qua máy cán tinh, đất được phá vỡ hầu như hoàn toàn cấu trúc ban đầu. Sau đó đất được rơi vào máy nhào 2 trục có lưới lọc. Tại đây đất sét được nhào trộn, được pha than nghiền mịn (d<1mm) và thêm nước để độ ẩm tạo hình 19-21% , đồng thời cũng bắt đầu bị nén ép khi được đùn qua lưới. Lưới lọc của máy nhằm tách các tạp chất của đất như cỏ, rễ cây, mảnh gạch ngói, sỏi, còn sót lại trong đất sét. Ra khỏi máy nhào 2 trục, đất được chuyển tới máy nhào đùn liên hợp có hút chân không để tạo galet hoặc tạo hình. Tại đây đất sét bị nhào trộn một lần nữa, cấp thêm nước nếu độ ẩm chưa đạt yêu cầu (độ ẩm tạo hình dao động xung quanh 20%) và qua buồng chân không, các bọt không khí còn lại trong đất sét sẽ được hút ra, tăng độ sít đặc của khối đất. Qua khuôn tạo hình, đất được tạo thành phôi có hinh dạng như mong muốn và qua máy cắt gạch phân thành viên theo kích thước đã định. Sơ đồ 2.1 :Công nghệ với phương pháp tạo hình dẻo (trang sau) . Phơi, sấy, nung Bán thành phẩm (gạch mộc) của các loại sản phẩm gạch xây được chuyển bằng xe bàn bánh hơi ra xếp cáng trong nhà cáng kính để phơi tự nhiên. Quá trình này kéo dài trong khoảng từ 6-15 ngày, tuỳ vào thời tiết. Độ ẩm của gạch mộc giảm từ độ ẩm tạo hình (khoảng 20%) xuống độ ẩm khoảng 10-14%. Gạch chỉ sau tạo hình sẽ được công nhân đặt lên khay, xếp lên kệ và chuyển vào hong phơi tự nhiên trong nhà cáng nhựa hoặc cáng lợp Fibrôximăng. Quá trình phơi kéo dài Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 31 -
  32. trong khoảng từ 5-12ngày. Độ ẩm gạch mộc giảm từ độ ẩm tạo hình xuống còn khoảng 10-12%. Gạch mộc đạt độ ẩm trên sẽ được thu gom đưa về khu vực xếp sấy để chở xếp lên goòng sấy theo phương thức xếp phù hợp với yêu cầu và chuyển vào hầm sấy tuynel. Nhiệt cần thiết cho quá trình sấy gạch mộc được lấy từ hệ thống thu hồi khí nóng của zôn làm nguội lò nung tunnel. Sau khi đem sấy tunnel, gạch mộc đạt độ ẩm<=4%, goòng gạch mộc được đưa thẳng vào lò nung tunnel để thực hiện quá trình nung với nhiệt độ nung cao nhất là 980°-1080°C. Sản phẩm sau khi ra lò được phân loại và xếp thành từng lô riêng biệt trên kho thành phẩm. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 32 -
  33. 2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Đồng Tâm Công ty TNHH Đồng Tâm tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý của công ty Đồng Tâm Giám đốc PGĐ Kinh doanh Phòng tài chính PG Đ -kế toán Kĩ thuật Phòng Phòng kĩ thuật Kinh doanh KCS - Giám đốc là người đại diện cho công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty TNHH -Phó giám đốc kinh doanh : chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường, Đồng thời chỉ đạo trực tiếp phòng kinh doanh thông qua trưởng phòng kinh doanh. -Phó giám đốc kĩ thuật : chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt kĩ thuật công nghệ. Thay mặt giám đốc điều hành những công việc liên quan đến máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ, Đồng thời chỉ đạo trực tiếp phòng kĩ thuật thông qua trưởng phòng kĩ thuật. -Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ thực hiện các công việc thương mại, công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh của công ty, phối hợp với các phòng ban khác để hoàn thành nhiệm vụ chung của công ty. -Phòng kĩ thuật KCS ( Kiểm tra chất lượng sản phẩm ) : Xây dựng và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất, xác định tiêu chuẩn, định mức thiết kế kĩ thuật cho sản phẩm, kiểm tra, đánh giá chất lượng vật tư, nguyên vật liệu, nhiên liệu, sản phẩm nhập kho. Đồng thời quản lý 7 tổ thông qua 7 tổ trưởng. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 33 -
  34. -Phòng tài chính-kế toán : Có chức năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo tháng, quí, năm; cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thíêt cho giám đốc công ty, thực hiện hạch toán theo qui định của nhà nước, lập báo cáo tài chính, thường xuyên cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho giám đốc nhằm phục vụ cho việc ra quyết định. Các phòng, ban trong công ty có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ nhau, phục vụ cho mục tiêu chung của công ty. Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng và các phó phòng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc đồng thời cũng có vai trò trợ giúp ban giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt. 2.1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Đồng Tâm 2.1.4.1.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Để tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ, có hiệu quả, đảm bảo cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức và qui mô sản xuất kinh doanh của công ty. Hình thức tổ chức này giúp cho việc kỉêm tra, chỉ đao nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán KT thanh hàng toán, tồn kho, TSCĐ, bán tiền hàng lương Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 34 -
  35. -Kế toán trưởng chính là kế toán tổng hợp của công ty do đó chịu trách nhiệm thực hiện việc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, kiểm soát toàn bộ hoạt động tài chính của công ty, tổng hợp quyết toán toàn công ty, lập báo cáo tài chính, thông tin kịp thời về tình hình tài chính của công ty và tham mưu cho giám đốc để có thể đưa ra quyết định hợp lý. -Thủ quĩ : Thực hiện nghĩa vụ nhập và xuất tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hàng ngày thủ quĩ phải kiểm kê số tồn quĩ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quĩ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. -Kế toán hàng tồn kho : Theo dõi nhập-xuất-tồn kho thành phẩm, chịu trách nhiệm tổng hợp chi phí và tính giá thành. Theo dõi nhập-xuất-tồn kho nguyên vật liêu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ đôí chiếu với thủ kho; theo dõi khâu bán hàng, doanh thu và công nợ với khách hàng. -Kế toán thanh toán, tài sản cố định, tiền lương : Lập nhu cầu vốn để vay vốn ngân hàng, theo dõi tiền vay, tiền gửi, đối chiếu với dư nợ, dư lãi; kiểm tra chứng từ đầu vào thanh toán với người bán, người tạm ứng; tính toán phân bổ khấu hao, theo dõi sự tăng giảm của tài sản cố đinh, trả lương, lập báo cáo. 2.1.4.2.Hình thức tổ chức hệ thống sổ áp dụng ở công ty Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế ở công ty, công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tách rời vịêc ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian và hệ thống hoá các nghiệp vụ theo tài khoản. Với hình thức này công ty sử dụng chủ yếu các loại sổ kế toán sau: * Sổ cái : là sổ phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản kế toán. * Căn cứ ghi sổ là các chứng từ ghi sổ. * Sổ chi tiết tài khoản : để theo dõi số liệu chi tiết của các đối tượng cần theo dõi chi tiết. * Bảng cân đối tài khoản : dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, và tình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn. Công ty không có sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 35 -
  36. Sơ đồ 2.4 : Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của công ty Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ,thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối TK Báo cáo TC Sơ đồ 2.5 : Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Chứng từ ghi sổ Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ tiền lương Sổ chi tiết TK 154 CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tính giá thành Sổ cái TK 154 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 36 -
  37. Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Đối chiếu, kiểm tra : Công ty TNHH Đồng Tâm áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, gồm 4 phần : Phần thứ nhất : Hệ thống tài khoản kế toán Phần thứ hai : Hệ thống báo cáo tài chính Phần thứ ba : Chế độ chứng từ kế toán Phần thứ tư : Chế độ sổ kế toán Niên độ kế toán : từ 01/01 đến 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ : VNĐ 2.2.Thực trạng tổ chức kế toán chi phí kế toán chi phí kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đồng Tâm 2.2.1.Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất Trong quá trình kinh doanh, công ty phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau như : chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, tiền lương, khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, Công ty TNHH Đồng Tâm tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trực tiếp vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tập hợp chi phí cho toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm,công dụng của chi phí trong sản xuất sản phẩm của công ty, căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và căn cứ vào phương pháp tính giá thành, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được chia ra thành các khoản mục sau : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ hao phí về đối tượng lao động sử dụng trong kỳ sản xuất, trong đó một bộ phận lớn được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí nguyên vật liệu có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí, nó tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trưng vật lý cho sản phẩm. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 37 -
  38. Tại công ty TNHH Đồng Tâm, nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm : đất nguyên liệu, dầu điêzen, sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là số tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đây là bộ phận chủ yếu trong tổng chi phí nhân công. Tại công ty TNHH Đồng Tâm, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là tất cả các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng chưa được xếp vào 2 loại chi phí kể trên. Tại công ty TNHH Đồng Tâm, chi phí sản xuất chung bao gồm : các chi phí về vật liệu và dụng cụ như : que hàn, vòng bi, bánh goòng, dây curoa, búa đập than, sợi Amiăng, , chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí trích trước phân bổ trong kỳ, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện thoại, nước, Việc phân loại chi phí theo khoản mục của công ty rất thuận lợi cho công tác tính gía thành theo khoản mục chi phí và việc quản lý chi phí. Nhà quản lý sẽ căn cứ vào từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ để xem tỷ trọng của từng loịa chi phí chiếm bao nhiêu % trong tổng chi phí và định mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong mỗi loại sản phẩm là tăng hay giảm so với thực tế. Từ đó xác định được phương hướng hợp lý va có các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 2.2.2.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 2.2.2.1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Có xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và qui trình công nghệ sản xuất sản xuất sản phẩm mới giúp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 38 -
  39. Công ty TNHH Đồng Tâm có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, chủng loại mặt hàng ít, khối lượng nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là sản phẩm hoàn thành cuối cùng. 2.2.2.2.Đối tượng tính giá thành Công ty TNHH Đồng Tâm là công ty sản xuất các sản phẩm gạch tuynel. Thành phẩm là sản phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất và chỉ có sản phẩm hoàn chỉnh mới có giá trị sử dụng. Vì vậy, đối tượng tính giá thành của công ty là sản phẩm hoàn chỉnh (từng viên gạch). 2.2.3.Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH Đồng Tâm áp dụng kỳ tính giá thành theo tháng. Do quy trình công nghệ khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn nên công ty sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Cuối tháng, kế toán dựa vào sổ tập hợp chi phí sản xuất và kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức : ΣZsp Giá trị SPDD CPSX thực tế Giá trị SPDD = + - Hoàn thành đầu kỳ Phát sinh cuối kỳ Trên cơ sở tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và sản lượng thực tế do bộ phận thống kê trong công ty cung cấp, kế toàn xác định giá thành 1 đơn vị sản phẩm : ΣZsp hoàn thành Zđv sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đồng Tâm 2.2.4.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH Đồng Tâm 2.2.4.1.1.Hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Tài khoản sử dụng : TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kết cấu của TK 154 : Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 39 -
  40. Bên nợ : Trị giá vốn NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ. Bên có : + Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho + Kết chuyển tính giá thành sản phẩm nhập kho * Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng : Phiếu xuất kho, chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 152, 2.2.4.1.2.Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH Đồng Tâm Nguyên vật liệu của công ty đựơc quản lý ở các kho, việc nhập xuất vật tư được cán bộ phòng vật tư theo dõi chặt chẽ thông qua định mức tiêu hao do phòng kỹ thuật lập. Trình tự xuất dùng nguyên vật liệu được tiến hành qua các bước sau : _ Hàng tháng, bộ phận kế hoạch của công ty lập kế hoạch sản xuất giao xuống các tổ để sản xuất và các phòng nghiệp vụ để theo dõi. Với nhiệm vụ sản xuất được giao, khi phát sinh nhu cầu vật tư, trưởng ca lập phiếu xin lĩnh vật tư gửi cho phòng kĩ thuật. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức vật tư và tình hình vật tư cuả công ty, phòng kĩ thuật sẽ quyết định lượng thực xuất và viết vào phiếu yêu cầu. Kế toán hàng tồn kho căn cứ vào số lượng trên phiếu yêu cầu viết phiếu xuất kho và giao cho thủ kho xuất kho NVL. Trên phiếu xuất kho ghi rõ tên, quy cách vật tư, lý do xuất kho, Thủ kho chỉ hạch toán về mặt lượng trên thẻ kho và ghi số lượng thực xuất vào cột thực xuất rồi ký vào phiếu xuất kho. Cuối tháng kế toán mới tính giá xuất kho cho từng NVL và hạch toán về mặt giá trị trên phiếu xuất kho và các sổ sách có liên quan. (Công ty tính trị gí NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng). _ Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên : + Một liên lưu gốc + Một liên giao cho bộ phận xin lĩnh vật tư + Một liên thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 40 -
  41. Biểu số 2.1. Đơn vị : CT TNHH Đồng Tâm Địa chỉ : Kỳ Sơn_Tứ Kỳ_Hải Dương PHIẾU XUẤT KHO Số : 25 Ngày 10 tháng 12 năm 2008 Họ, tên người nhận hàng : Tổ tạo hình 1+2 .Địa chỉ (bộ phận) : sản xuất + cơ khí Lý do xuất kho : Phục vụ sản xuất Xuất tại kho (ngăn lô) : Ông Lương Địa điểm : Công ty TNHH Đồng Tâm . Tên, nhãn Số lƣợng hiệu, quy cách, Đơn Số Mã vật tƣ, sản vị Yêu Thực Đơn giá Thành tiền TT số phẩm, hàng tính cầu xuất hóa A B C D 1 2 3 4 1 Đất nguyên liệu m3 1200 1200 2 Than cám tấn 110 110 3 Dầu điêzen Lít 1000 1000 4 Dầu Nikko 46 Lít 100 100 Cộng Ngày 10 tháng 12 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 41 -
  42. Khi theo dõi giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kế toán tính đơn giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ : Trị giá NVL i Tổng trị giá NVL i Đơn giá bình quân + tồn kho đầu tháng nhập kho trong tháng của NVL i = Số lượng NVL i Tổng số lượng NVL i xuất dùng + tồn kho đầu tháng nhập kho trong tháng Ví dụ : Tính đơn giá xuất kho tháng 12/2008 của đất nguyên liệu _ Số lượng tồn kho đầu tháng là 1.480 m3 với trị giá 37.000.000 đ _ Tổng lượng nhập trong tháng là 3.475 m3 với trị giá 121.625.000 đ Đơn giá bình 37.000.000 + 121.625.000 quân của đất = = 32.013 1.480 + 3.475 nguyên liệu _ Tổng số lượng đất xuất kho trong tháng 1.200 m3 Tổng trị giá xuất kho trong tháng : 1.200 x 32.013 = 38.415.600 _ Tổng số lượng tồn kho cuối tháng : 3.755 m3 Tổng trị giá tồn kho cuối tháng : 37.000.000 + 121.625.000 - 38.415.600 = 120.209.400 đ Sau khi tính được đơn giá nguyên vật liệu xuất kho, kế toán điền vào Phiếu xuất kho và tính giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 42 -
  43. Biểu số 2.2. Đơn vị : CT TNHH Đồng Tâm Địa chỉ : Kỳ Sơn_Tứ Kỳ_Hải Dương PHIẾU XUẤT KHO Số : 25 Ngày 10 tháng 12 năm 2008 Họ, tên người nhận hàng : Tổ tạo hình 1+2 .Địa chỉ (bộ phận) : sản xuất + cơ khí Lý do xuất kho : Phục vụ sản xuất Xuất tại kho (ngăn lô) : Ông Lương Địa điểm : Công ty TNHH Đồng Tâm . Tên, nhãn Số lƣợng hiệu, quy cách, Đơn Số Mã vật tƣ, sản vị Yêu Thực Đơn giá Thành tiền TT số phẩm, hàng tính cầu xuất hóa A B C D 1 2 3 4 1 Đất nguyên liệu m3 1200 1200 32.013 38.415.600 2 Than cám tấn 110 110 581.861 64.004.710 3 Dầu điêzen Lít 1000 1000 9.981,82 9.981.820 4 Dầu Nikko 46 Lít 100 100 20.363,64 2.036.364 Cộng 114.438.494 Ngày 10 tháng 12 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán lập các chứng từ ghi sổ. Đồng thời vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 43 -
  44. Biểu 2.3. Đơn vị : Công ty TNHH Đồng Tâm Địa chỉ : Kỳ Sơn_Tứ Kỳ_Hải Dương CHỨNG TỪ GHI SỔ Mẫu số 01 – SKT Ngày 30 tháng 12 năm 2008 Số 394 Kèm theo .2 .chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 1. Xuất NVL cho sản xuất 154 152 114.438.494 114.438.494 2. Xuất ccdc cho sản xuất 154 153 14.449.721 14.449.721 Cộng 128.888.215 128.888.215 (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 154. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 44 -
  45. Biểu 2.9. SỔ CÁI Tài khoản : 154 Quí IV năm 2008 Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày Diễn giải SH TKĐƯ Nợ Có tháng Số dư đầu quí 798.071.106 320 05/10/08 Chi tiền mua ôxy 111 95.000 . 349 31/10/08 Nhập kho TP theo 155 282.224.000 GV 620.000 viên Cộng PS tháng 10 329.333.029 282.224.000 Số dư cuối tháng 10 845.180.135 Số dư đầu tháng 11 845.180.135 377 30/11/08 Trích KH TSCĐ 214 80.000.000 T11 Cộng PS T11 310.348.025 275.702.350 Số dư cuối tháng 11 879.825.810 Số dư đầu tháng 12 879.825.810 385 05/12/08 Chi tiền mua ôxy 111 95.000 . 394 10/12/08 Xuất NVL cho SX 152 114.438.494 Cộng PS T12 353.710.604 528.310.433,1 Số dư cuối quí 705.225.980.9 (Nguồn dữ liệu : Trích Sổ cái TK 154 Quí IV năm 2008 Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 45 -
  46. 2.2.4.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty TNHH Đồng Tâm 2.2.4.2.1.Hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp * Tài khoản sử dụng TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kết cấu : Bên nợ : CPNCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm tiền công, tìên lương và các khoản trích theo lương Bên có : Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành Sản phẩm nhập kho Công ty TNHH Đồng Tâm có 83 lao động. Công nhân trực tiếp sản xuất làm việc 3 ca/ngày. Công ty không có chính sách làm thêm giờ nên công nhân làm việc 3 ca/ngày nhưng không làm việc quá 8h/ngày. Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương : _ Hình thức trả lương theo thời gian _ Hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với trả lương theo thời gian Công ty TNHH Đồng Tâm thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương này khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ, nâng cao tính tự giác, tự chủ của người lao động. Cụ thể : Dựa vào khối lượng công việc được giao, tổ trưởng đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kĩ thuật, đồng thời theo dõi tình hình của từng công nhân. Công ty sử dụng Bảng chấm công để kiểm tra số ngày làm việc của lao động. Cuối tháng, kế toán dựa vào Bảng chấm công để tính lương cho lao động toàn công ty. Công ty TNHH Đồng Tâm tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp dựa vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và số ngày làm việc trong tháng. Công ty quy định đơn giá cho 1 viên gạch tuy nhiên các tổ khác nhau thì đơn giá 1 viên gạch sản xuất được cũng khác nhau. Công thức tính lương như sau : Tổng lƣơng cả tổ = Đơn giá 1viên x số lƣợng viên gạch tổ sản xuất đƣợc Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 46 -
  47. Tổng lƣơng cả tổ Đơn giá 1 ngày công = Tổng số ngày công của cả tổ Lƣơng công nhân = Đơn giá 1ngày công x Số ngày công trong tháng Ví dụ : Tháng 12 năm 2008, Ở tổ đốt lò, công ty quy định đơn giá 1 viên gạch là 14 đ. Cuối tháng bộ phận sản xuất làm được 820.000 viên thì : Số tiền của tổ đốt lò nhận được sẽ là 14 x 820.000 = 11.480.000 đ. Dựa vào bảng chấm công của tổ đốt lò, kế toán tổng hợp tổng số ngày công của tổ đốt lò là 268 ngày công. Ta có : Lương 1 ngày công của tổ đốt lò là : Lương 1 ngày công = 11.480.000 : 268 = 42.835,82 đ Vậy lương của công nhân Nguyễn Văn Toàn làm 27 ngày trong tháng là : 27 x 42.835,82 =1.156.567 đ ● Về các khoản phụ cấp _ Bữa ăn ca : là khoản tiền chi cho bữa ăn của công nhân được tính theo ngày công nhân làm việc. Bữa ăn có thể là bữa trưa, bữa chiều hoặc bữa đêm tuỳ theo ca làm việc của công nhân. ● Về các khoản trích theo lương, theo qui định hiện hành : _ BHXH được tính bằng 20% tổng lương cơ bản, trong đó 15 % tính vào chi phí và 5% trừ vào thu nhập của công nhân viên. _ BHYT được tính bằng 3 % tổng lương cơ bản, trong đó 2% tính vào chi phí và 1% trừ vào thu nhập của công nhân viên. _ KPCĐ được tính bằng 2% lương thực tế của công nhân viên trong đó 1% tính vào chi phí và 1% còn lại trừ vào thu nhập của công nhân. Công ty TNHH Đồng Tâm chỉ có 33 lao động đóng BHXH và BHYT và 70 lao động đóng KPCĐ. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 47 -
  48. Biểu 2.11. Đơn vị : Công ty TNHH Đồng Tâm Mẫu số : 01 - SKT Địa chỉ : Kỳ Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương Số : .411 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kèm theo . . chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 Phân bổ tlương+tiền ăn ca + vào bộ phận SX 154 334 87.638.000 87.638.000 + vào bộ phận quản lý 642 334 15.647.000 15.647.000 Cộng 103.285.000 103.285.000 (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 154. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 48 -
  49. Biểu 2.12. SỔ CÁI Tài khoản : 154 Quí IV năm 2008 Chứng từ ghi sổ Số Số tiền Ngày Diễn giải hiệu SH Nợ Có tháng TKĐƯ Số dư đầu quí 798.071.106 320 05/10/08 Chi tiền mua ôxy 111 95.000 . 349 31/10/08 Nhập kho TP theo 155 282.224.000 GV 620.000 viên Cộng PS tháng 10 329.333.029 282.224.000 Số dư cuối tháng 10 845.180.135 Số dư đầu tháng 11 845.180.135 377 30/11/08 Trích KH TSCĐ T11 214 80.000.000 Cộng PS T11 310.348.025 275.702.350 Số dư cuối tháng 11 879.825.810 Số dư đầu tháng 12 879.825.810 385 05/12/08 Chi tiền mua ôxy 111 95.000 . 411 31/12/08 Pbổ tlương vào BPSX 334 87.638.000 Cộng PS T12 353.710.604 528.310.433,1 Số dư cuối quí 705.225.980.9 (Nguồn dữ liệu : Trích Sổ cái TK 154 Quí IV năm 2008 Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 49 -
  50. 2.2.4.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty TNHH Đồng Tâm Chi phí sản xuất chung là những khoản phát sinh trong phạm vi phân xưởng nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất mà mang tính chất phục vụ, trợ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra tốt hơn. CPSXC là một phần của chi phí sản xuất và là một trong 3 khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó hạch toán CPSXC là việc cần thiết để phục vụ cho công tác tính gía thành. Ở Công ty TNHH Đồng Tâm, do đặc thù của công ty là sản xuất gạch tuynel nên đa số các máy móc thiết bị (TSCĐ) như lò nung, sân cáng, đều có giá trị rất lớn, mức khấu hao nhiều, tiêu hao nhiều điện năng. Vì vậy, phần chi phí sản xuất chung của công ty hàng tháng rất lớn, thậm chí còn lớn hơn cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.2.4.3.1.Hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng để hạch toán CPSXC * Tài khoản sử dụng TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang * Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng : Phiếu xuất kho, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 153, TK 154, 2.2.4.3.2.Nội dung hạch toán CPSXC tại Công ty TNHH Đồng Tâm CPSXC của Công ty TNHH Đồng Tâm bao gồm những khoản sau : ● Chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất Đó là những vật liệu và dụng cụ sản xuất sử dụng chung cho hoạt động sản xuất của công ty. Do hầu hết các công cụ dụng cụ sử dụng tại công ty là công cụ lao động nhỏ, có giá trị và giá trị sử dụng nhỏ, một số phát sinh thường xuyên ở các tháng nên hạch toán công cụ dụng cụ cũng được hạch toán giống như nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán thực hiện phân bổ một lần. Toàn bộ công cụ dụng cụ xuất dùng tháng nào thì tính vào tháng đó và được hạch toán chung trên TK 153. Kế toán dựa vào Phiếu xuất kho để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 50 -
  51. Biểu số 2.13. Đơn vị : CT TNHH Đồng Tâm Địa chỉ : Kỳ Sơn_Tứ Kỳ_Hải Dương PHIẾU XUẤT KHO Số : 26 Ngày 10 tháng 12 năm 2008 Nợ : 154 Có : 153 Họ, tên người nhận hàng : Đỗ Văn Thạo .Địa chỉ (bộ phận) : sản xuất + cơ khí Lý do xuất kho : Phục vụ sản xuất Xuất tại kho (ngăn lô) : Ông Lương Địa điểm : Công ty TNHH Đồng Tâm . Tên, nhãn hiệu, Số lƣợng Đơn Số quy cách, vật Mã vị Yêu Thực Đơn giá Thành tiền TT tƣ, sản phẩm, số tính cầu xuất hàng hóa A B C D 1 2 3 4 1 Que hàn Kg 135 135 17.798 2.402.730 2 Bánh goòng Cái 11 11 714.289 7.857.185 3 Búa đập than Cái 24 24 27.524 660.576 4 Vòng bi các loại Vòng 13 13 271.479 3.529.230 Cộng 14.449.720 Ngày 10 tháng 12 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán lập các chứng từ ghi sổ.(Biểu 2.4.) đồng thời vào sổ chi tiết TK 153. Từ chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ cái TK 154 (biểu 2.9.). Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 51 -
  52. Biểu 2.15. SỔ CÁI Tài khoản : 154 Quí IV năm 2008 Chứng từ ghi sổ Số Số tiền Ngày Diễn giải hiệu SH Nợ Có tháng TKĐƯ Số dư đầu quí 798.071.106 320 05/10/08 Chi tiền mua ôxy 111 95.000 . 349 31/10/08 Nhập kho TP theo 155 282.224.000 GV 620.000 viên Cộng PS tháng 10 329.333.029 282.224.000 Số dư cuối tháng 10 845.180.135 Số dư đầu tháng 11 845.180.135 377 30/11/08 Trích KH TSCĐ T11 214 80.000.000 Cộng PS T11 310.348.025 275.702.350 Số dư cuối tháng 11 879.825.810 Số dư đầu tháng 12 879.825.810 385 05/12/08 Chi tiền mua ôxy 111 95.000 . 394 10/12/08 Xuất ccdc cho sx 153 14.449.721 Cộng PS T12 353.710.604 528.310.433,1 Số dư cuối quí 705.225.980.9 (Nguồn dữ liệu : Trích Sổ cái TK 154 Quí IV năm 2008 Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 52 -
  53. ● Chi phí khấu hao TSCĐ TSCĐ của công ty là những tư liệu lao động có giá trị lớn hơn 10.000.000đ, thời gian sử dụng dài, ít nhất là trên 1năm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào sản phẩm dưới hình thức khấu hao. TSCĐ tham gia trực tiếp vào nhiều chu kì kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. TSCĐ của công ty bao gồm TSCĐHH và TSCĐVH. Trong đó : • TSCĐHH bao gồm : _ Nhà cửa vật kiến trúc : nhà bao che lò nung sấy, lò nung, hầm sấy, nhà chứa đất, nhà chứa than, nhà làm việc, bếp ăn, _ Phương tiện vận tải : Ôtô Kamaz 1141, ôtô Lifan _ Máy móc thiết bị : thiết bị lò nung, đường ray toàn bộ, trạm biến áp, máy phát điện, máy tạo hình, đầu kéo, máy xúc, máy gạt, xe cải tiến, xe goòng, máy bơm chân không, máy điều hòa, • TSCĐVH bao gồm : _ Thuê đất _ Tư vấn chuyển giao công nghệ _ Đào tạo công nhân TSCĐ được tính theo lượng giá trị của TSCĐ ở thời điểm bắt đầu đưa vào sử dụng. Gía này được gọi là nguyên giá. Khi theo dõi TSCĐ người ta còn theo dõi gía trị còn lại. Giá trị còn lại của TSCĐ là nguyên gía sau khi trừ đi số khấu hao luỹ kế của tài sản đó. Nghĩa là : Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn NG = Gía mua + CP vận chuyển bốc dỡ + CP lắp đặt chạy thử - Giảm giá (nếu có) Giá trị hao mòn được công ty áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều ) Nguyên giá Mức KH bình quân năm = Số năm sử dụng Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 53 -
  54. Nguyên giá Mức KH tháng = Số năm sử dụng x 12 VD: Nhà bao che lò nung sấy có nguyên giá là 877.923.050đ với số năm sử dụng là 20 năm. Vậy mức khấu hao hàng tháng được trích được tính như sau: Nguyên giá Mức KH tháng = Số năm sử dụng x 12 877.923.050 Mức KH tháng = 20 x 12 = 3.658.000 (đ/tháng) ●Chi phí trả trước tiền thuế đất Tiền thuế đất nộp hàng năm tương đối lớn nên kế toán thực hiện phân bổ dần hàng tháng để giá thành sản phẩm không quá cao. ● Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty TNHH Đồng Tâm là chi phí về tiền điện sản xuất. Do đặc thù riêng của công ty sản xuất mặt hàng gạch tuynel, với các máy móc thiết bị công suất tương đối cao, tiêu hao nhiều điện năng nên chi phí tiền điện sản xuất hàng tháng là khá lớn. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 54 -
  55. Biểu 2.17. Đơn vị : Công ty TNHH Đồng Tâm Mẫu số : 01 - SKT Địa chỉ : Kỳ Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương Số : .414 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kèm theo . . chứng từ gốc Số hiệu tài khoản Số tiền Trích yếu Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 Trích KHTSCĐ T12 vào Z 154 214 80.000.000 80.000.000 Cộng 80.000.000 80.000.000 (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 55 -
  56. Biểu 2.18. BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ TRẢ TRƢỚC Tháng 12 năm 2008 Tài khoản 142 Bộ phận sử dụng 1.Bộ phận sản xuất 2.801.989 2. Bộ phận quản lý doanh nghiệp 25.558.750 Cộng 28.360.739 Biểu 2.21. Đơn vị : Công ty TNHH Đồng Tâm Mẫu số : 01 - SKT Địa chỉ : Kỳ Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương Số : .413 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kèm theo . . chứng từ gốc Số hiệu tài khoản Số tiền Trích yếu Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 PBổ CP trả trước vào - CP QLDN 642 142 25.558.750 25.558.750 - CP SXKD 154 142 2.801.989 2.801.989 Cộng 28.360.739 28.360.739 (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 56 -
  57. Biểu 2.22. Đơn vị : Công ty TNHH Đồng Tâm Mẫu số : 01 - SKT Địa chỉ : Kỳ Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương Số : .400 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 23 tháng 12 năm 2008 Kèm theo .2 . chứng từ gốc Số hiệu tài khoản Số tiền Trích yếu Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 Chi tiền _ điện SX 154 111 54.002.400 54.002.400 _ thuế GTGT 1331 111 5.400.240 5.400.240 59.402.640 59.402.640 (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 57 -
  58. Biểu 2.23. SỔ CÁI Tài khoản : 154 Quí IV năm 2008 Chứng từ ghi sổ Số Số tiền Ngày Diễn giải hiệu SH Nợ Có tháng TKĐƯ Số dư đầu quí 798.071.106 320 05/10/08 Chi tiền mua ôxy 111 95.000 . 349 31/10/08 Nhập kho TP theo 155 282.224.000 GV 620.000 viên Cộng PS tháng 10 329.333.029 282.224.000 Số dư cuối tháng 10 845.180.135 Số dư đầu tháng 11 845.180.135 377 30/11/08 Trích KH TSCĐ T11 214 80.000.000 Cộng PS T11 310.348.025 275.702.350 Số dư cuối tháng 11 879.825.810 Số dư đầu tháng 12 879.825.810 400 23/12/08 Chi tiền điện SX 111 59.002.400 414 31/12/08 Trích KH TSCĐ T12 214 80.000.000 Cộng PS T12 353.710.604 528.310.433,1 Số dư cuối quí 705.225.980.9 (Nguồn dữ liệu : Trích Sổ cái TK 154 Quí IV năm 2008 Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 58 -
  59. 2.2.4.4.Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. 2.2.4.4.1.Hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng _ Tài khoản sử dụng : TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang _ Hệ thống chứng từ và sổ sách sử dụng : Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, chứng từ ghi sổ, bảng tính giá thành, sổ cái TK 154 2.2.4.4.2.Nội dung tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đồng Tâm  Tổng hợp chi phí sản xuất Công ty tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo tháng. Tất cả các loại chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được kế toán tập hợp trực tiếp vào bên nợ TK 154. Cuối tháng 12/2008, căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán tổng hợp được chi phí sản xuất kinh doanh của toàn công ty trong tháng là : 353.710.604đ  Đánh giá sản phẩm dở dang Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định chi phí sản xuất dở dang trong kỳ. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên, việc tính toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc phức tạp, khó có thể thực hiện một cách chính xác tuyệt đối. Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, cuối tháng phải tiến hành kiểm kê lượng sản phẩm đã hoàn thành và đang dở dang tại các tổ sản xuất. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kế toán xác định được giá trị của sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, chúng ta chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn các khoản chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho cả sản phẩm hoàn thành. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 59 -
  60. Giá trị CP NVLTT + Số lượng Giá trị SPDD SPDD đầu kỳ PS trong kỳ = x SPDD cuối kỳ Số lượng Số lượng SPDD + cuối kỳ SPHT trong kỳ cuối kỳ Tháng 12/2008 : Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ sản phẩm gạch là : 1.998.095 viên Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho là : 820.000 viên Số dư ĐK của TK 154 : 879.825.810 với số lượng là 2.168.095 viên Theo công thức tính giá thành giản đơn ta có : ( 879.825.810 + 114.818.494 ) x 1.998.095 Gtrị SPDDCK = 820.000 + 1.998.095 =705.225.980.9  Tính giá thành sản phẩm Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh. kết quả đánh giá sản phẩm dở dang, biên bản xác nhận gạch thành phẩm, kế toán tổng hợp lập Bảng tính giá thành sản phẩm gạch trong tháng. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 60 -
  61. Biểu 2.24. BIÊN BẢN XÁC NHẬN GẠCH THÀNH PHẨM Hôm nay, ngày 31 tháng 12 năm 2008 tại Công ty TNHH Đồng Tâm. Thành phần : 1. Ông : Trần Minh Châu – Trưởng ca 2. Ông : Nguyễn Văn Lương – Thủ kho 3. Bà : Nguyễn Thị Bình - Kế toán 4. Ông : Nguyễn Văn Tân - Tổ phân loại sản phẩm 2 5. Ông : Nguyễn Văn Thuận – Tổ phân loại sản phẩm 1 Nội dung : Cùng nhau lập biên bản giao nhận số lượng gạch thành phẩm như sau : STT Nội dung ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Gạch Tuynel (2lỗ) viễn 500.000 2 Gạch Tuynel (1lỗ - gạch đặc) viên 320.000 Tổng cộng 820.000 Tổ phân loại SP Trưởng ca Thủ kho Kế toán (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 61 -
  62. Biểu 2.25. Đơn vị : Công ty TNHH Đồng Tâm Địa chỉ : Kỳ Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH GẠCH TUYNEL Sản phẩm gạch tuynel (gạch 2 lỗ và gạch đặc) Tháng 12 năm 2008 Nội dung Số tiền 1. Giá tị SPDD đầu kỳ 879.825.810 2. CPSXPS trong kỳ 353.710.604 3. Giá trị SPDD cuối kỳ 705.225.980,1 Cộng 528.310.433,1 Vậy giá thành đơn vị của sản phẩm gạch tuynel là : 528.310.433,1 Zđvị = = 644,28 đ/v 820.000 (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sau khi tính được giá thành, toàn bộ số gạch được nhập kho.(820.000 viên) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 62 -
  63. Biểu 2.26. Đơn vị : Công ty TNHH Đồng Tâm Địa chỉ : Kỳ Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương PHIẾU NHẬP KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Họ, tên người giao hàng : Tổ 1 - Ô.Thuận + Tổ 2 - Ô.Tân Theo số ngày tháng năm .của : Nhập tại kho : Ông Lương .Địa điểm : .Công ty TNHH Đồng Tâm . Tên,nhãn hiệu,quy Đơn Số lượng Số Mã Đơn cách,phẩm chất vật vị Theo Thực Thành tiền TT số giá tư,sp,hh tính CT nhập A B C D 1 2 3 4 Gạch tuynel+đặc Viên 66.100 631,79 41.761.319 1 Tổ 1- Thuận viên 65.700 631,79 41.508.603 2 Tổ 2- Tân Cộng 131.800 83.269.922 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Giám đốc duyệt (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 63 -
  64. Biểu 2.27. Đơn vị : Công ty TNHH Đồng Tâm Địa chỉ : Kỳ Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương CHỨNG TỪ GHI SỔ Mẫu số 01 – SKT Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Số : 415 Kèm theo 10 chứng từ gốc Số hiệu tài khoản Số tiền Trích yếu Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 Nhập kho Thành phẩm theo 155 154 518.067.800 518.067.800 giá vốn 820.000 viên gạch Cộng 518.067.800 518.067.800 Kế toán trưởng Người lập (Nguồn dữ liệu : Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 64 -
  65. Biểu 2.28. SỔ CÁI Tài khoản : 154 Quí IV năm 2008 Chứng từ ghi sổ Số Số tiền Ngày Diễn giải hiệu SH Nợ Có tháng TKĐƯ Số dư đầu quí 798.071.106 320 05/10/08 Chi tiền mua ôxy 111 95.000 . 349 31/10/08 Nhập kho TP theo 155 282.224.000 GV 620.000 viên Cộng PS tháng 10 329.333.029 282.224.000 Số dư cuối tháng 10 845.180.135 Số dư đầu tháng 11 845.180.135 377 30/11/08 Trích KH TSCĐ T11 214 80.000.000 Cộng PS T11 310.348.025 275.702.350 Số dư cuối tháng 11 879.825.810 Số dư đầu tháng 12 879.825.810 400 23/12/08 Chi tiền điện SX 111 59.002.400 415 31/12/08 Nhập kho TP theo 155 528.310.433,1 GV 820.000 viên Cộng PS T12 353.710.604 528.310.433,1 Số dư cuối quí 705.225.980.9 (Nguồn dữ liệu : Trích Sổ cái TK 154 Quí IV năm 2008 Phòng kế toán Công ty TNHH Đồng Tâm) Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 65 -
  66. Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đồng Tâm. 3.1.Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất– giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty TNHH Đồng Tâm. Công ty TNHH Đồng Tâm là một doanh nghiệp còn non trẻ, mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh 4 năm nhưng sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận, tạo được chỗ đứng trên thị trường. Có được sự kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của tất cả các CBCNV trong công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng tài chính - kế toán. Qua thời gian thực tập tại công ty, được tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, tuy còn hạn chế về khả năng nhận thức và kinh nghiệm thực tế nhưng qua bài viết này, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhận xét, một vài kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào củng cố và hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 3.1.1.Ưu điểm Trước hết, công ty có bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất của công ty là : qui mô công ty nhỏ, địa bàn kinh doanh tập trung. Mô hình này cũng đảm bảo sự thống nhất từ khâu hạch toán ban đầu đến khâu lập báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Thêm vào đó, bộ máy kế toán có sự phân nhiệm rõ ràng cho từng người tạo ra sự ăn khớp nhẹ nhàng giữa các phần hành kế toán liên quan, nhân viên làm việc nhiệt tình sáng tạo nền đã cung cấp số liệu cụ thể, chi tiết, chính xác và đầy đủ, kịp thời cho ban lãnh đạo. Thứ hai, công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ hoàn toàn phù hợp với với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. Hệ thống chứng từ kế toán được tổ chức và luân chuyển hợp lý. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 66 -
  67. Thứ ba, công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đã khuyến khích người lao động tích cực hơn trong công việc. Hình thức trả lương này phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Thứ tư, Đối với kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, toàn bộ các chứng từ xuất - nhập kho đều được tập hợp theo ngày. Với doanh nghiệp sản xuất như công ty TNHH Đồng Tâm, việc tập hợp theo ngày là rất hợp lý bởi các nghiệp vụ nhập - xuất xảy ra tương đối nhiều. Khi tập hợp theo ngày, công việc không bị dồn vào cuối tháng, hạn chế được nhầm lẫn, sai sót, đáp ứng kịp thời số liệu cho công tác tính giá thành. Thứ năm, về công tác tính giá thành : Công ty áp dụng kỳ tính giá thành theo tháng, đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về chi phí giá thành cho nhà quản lý. Thêm vào đó, với mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị sản xuất, Nhờ vậy mà hiệu quả sản xuất của công ty tăng lên rõ rệt. Mặt khác, những ưu điểm về quản lý nêu trên cũng có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ sáu, công ty xác định được mức độ hoạt động bình thường của mình nên tuỳ vào công suất hoạt động thực tế trong kỳ mà công ty trích khấu hao TSCĐ theo công suất đó. Vì vậy, chi phí sản xuất chung được tính chính xác hơn đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm đựơc tính chính xác hơn. 3.1.2.Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu trên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Đồng Tâm còn một số tồn tại chưa phù hợp với chế độ chung, chưa thật khoa học, cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn. Đó là : Thứ nhất, tại Công ty TNHH Đồng Tâm, công tác hạch toán kế toán còn được thực hiện thủ công. Công ty chưa ứng dụng phần mềm kế toán máy vào bất Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 67 -
  68. kể một phần hành kế toán nào. Chính vì vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kế toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm giảm đi sự nhanh chóng, chính xác, đảm bảo thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo trong việc điều hành sản xuất kinh doanh ở công ty. Mặt khác, việc lưu trữ, tra cứu kiểm tra các số liệu kế toán – tài chính cũng khó khăn hơn. Thứ hai : Về đội ngũ kế toán viên. Công ty chỉ có 2 kế toán viên và 1 kế toán trưởng làm kế toán tổng hợp nên công việc của kế toán tương đối nặng nề. Một kế toán viên phải đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán cùng lúc. Vì vậy điều này sẽ ảnh hưởng tới mức độ chính xác trong kế toán cũng như tính kịp thời của các thông tin kế toán. Thêm vào đó, công việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dồn vào cuối tháng, do vậy rất vất vả và cũng là nguyên nhân dẫn đến sai sót, sự thiếu kịp thời của thông tin. Thứ ba, về vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương: _ Công ty chưa có chính sách thưởng cho người lao động vì vậy không phát huy được hết sự tích cực, nhiệt tình trong công việc. _ Công ty trích 2% KPCĐ trong đó 1% tính vào chi phí và 1% người lao động phải nộp. Việc trích lập như vậy là không đúng với quy định của Bộ tài chính và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Thứ tư, công ty không tính chi phí sản xuất theo từng khoản mục riêng biệt mà hạch toán tổng hợp vào TK 154. Thứ năm, công ty áp dụng tính giá trị SPDD cuối kỳ theo CPNVLTT. Theo phương pháp này, số liệu tính toán được có độ chính xác không cao vì trong sản phẩm làm dở chỉ tính một khoản chi phí. Thứ sáu, công ty không thực hiện tính giá thành cho các sản phẩm loại I, loại II, không tính giá thành cho gạch đặc và gạch tuynel mà mặc định rằng khi sản xuất ra tất cả các sản phẩm đều là gạch tuynel và có chất lượng như nhau nên chỉ tính gía thành 1 lần. Thứ bảy, khi tính chi phí sản xuất, kế toán đã bỏ qua chi phí nhân viên phân xưởng. NVPX bao gồm 2 thủ kho và 1 trưởng ca. Lương của bộ phận này được trả theo lương thời gian cùng với bộ phận gián tiếp nên kế toán đã hạch toán nhầm Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 68 -
  69. lương của NVPX thành lương của bộ phận quản lý (mức lương này do công ty thoả thuận). Thứ tám, công ty chưa thực hiện các khoản hạch toán thiệt hại trong sản xuất như: thiệt hại về sản phẩm hỏng, Những thiệt hại này gây ra tổn thất cho công ty, làm chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Thứ chín, công ty không hạch toán việc thu hồi phế liệu. Giá trị phế liệu thu hồi là một khoản làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty. 3.2.Tính tất yếu phải hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trước bối cảnh cơ chế thị trường nước ta hiện nay các thành phần kinh tế được tự do phát triển, tự do cạnh tranh và bình đẳng trứơc pháp luật. Hơn nữa Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mai thế giới WTO, thị trường trong nước được mở cửa, các công ty nước ngoài tràn vào kinh doanh tại Việt Nam. Với cơ chế này, một mặt tạo cơ hội và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, mặt khác nó đặt các doanh nghịêp vào những cuộc cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Các doanh nghiệp bị buộc phải đứng trước hai khả năng hoặc là thất bại và phá sản hoặc là tạo dựng được uy tín và phát triển bền vững. Vì vậy bất cứ một doanh nghiệp nào cũng tìm mọi biện pháp để nâng cao doanh thu, giảm tối đa các chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và thu được nhiều lợi nhuận nhất. Để đạt được mục tiêu này các nhà quản lý doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của các thông tin kinh tế như tình hình cạnh tranh, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, Hệ thống các thông tin sử dụng này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được. Kế toán đã trở thành công cụ đặc biệt quan trọng, bằng hệ thống các phương pháp khoa học, kế toán đã thể hiện được tính ưu việt của mình trong việc bao quát toàn bộ tình hình tài chính và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác. Từ đó các doanh nghiệp có những quyết định phù hợp để ngày càng đáp ứng cao hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Và để đáp ứng đựơc yêu cầu này, nhiệm vụ hàng Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 69 -
  70. đầu là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Tiết kiệm CPSXKD và hạ giá thành sản phẩm là cơ sở hạ thấp giá bán, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, công ty TNHH Đồng Tâm cần có các biện pháp như : tận dụng tối đa công suất làm việc của máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động Tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được các quýêt định tối ưu. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của công ty. 3.3.Yêu cầu và phƣơng pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đồng Tâm. Việc hoàn thiện tổ chức kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm nói riêng cần dựa trên những cơ sở sau : Thứ nhất, đảm bảo sự phù hợp giữa đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của doanh nghiệp với chế độ kế toán chung. Bởi vì mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, do đó vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt, hợp lý trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tinh chất hoạt động và qui mô của mình sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng. Thứ hai, đảm bảo sự tuân thủ thống nhất chặt chẽ giữa những qui định trong điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, trong chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành với chế độ kế toán đặc thù ngành sản xuất kinh doanh. Thứ ba, đảm bảo sự tiết kiệm và hiệu quả trong việc tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp. Muốn vậy, phải tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của kế tóan để chất lượng công tác kế toán đạt được cao nhất với chi phí thấp nhất. Thứ tư, đảm bảo thực hiện tốt chức năng thông tin cho nhà quản lý vì mục tiêu của việc hoàn thiện công tác kế toán là cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để nhà quản trị ra các quyết định đúng đắn. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 70 -
  71. 3.4.Nội dung và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đồng Tâm. Do thời gian thực tập có hạn và điều kiện số liệu không cho phép, bởi vậy đối với một số kiến nghị - em xin phép không tính toán cụ thể mà chỉ đưa ra các cách thức và nguyên tắc chung. 3.4.1.Kiến nghị 1: Việc hiện đại hoá công tác kế toán và đội ngũ kế toán Tại Công ty TNHH Đồng Tâm, công tác hạch toán kế toán được thực hiện thủ công. Máy tính chỉ dùng để soạn thảo văn bản, kẻ mẫu sổ sách và ứng dụng Excel tính lương trong bảng thanh toán lương, khấu hao hàng tháng cho TSCĐ. Mà công việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dồn vào cuối tháng nên ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán. Vì vậy công ty cần nhanh chóng trang bị máy tính có cài các chuơng trình phần mềm kế toán ứng dụng sao cho hợp với điều kiện thực tế tại công ty. Từ đó khối lượng công việc có thể được giảm nhẹ, tránh nhầm lẫn, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác. Khi trang bị máy tính có cài phần mềm, đội ngũ kế toán cần được đào tạo lại hoặc tuyển mới để khai thác đựơc những tính năng ưu việt của phần mềm. Công ty nên tuyển thêm kế toán viên để khối lượng công việc được giảm bớt, tránh những sai sót không đáng có do áp lực và căng thẳng trong công việc. 3.4.2. Kiến nghị 2: Vấn đề tìên lương và các khoản trích theo lương Công ty nên có chính sách thưởng cho người lao động để kích thích tinh thần lao động của người lao động, người lao động sẽ làm việc hăng say, nhiệt tình làm tăng năng suất lao động vì tiền thưởng là một phần của đòn bẩy kinh tế với người lao động. Hiện nay, công ty TNHH Đồng Tâm chưa thực hiện trích KPCĐ theo quy định hiện hành. Công ty tính 1% lương thực tế trích KPCĐ là trừ vào thu nhập của công đoàn viên và khoản này đựơc giữ lại để chi dùng cho hoạt động Công đoàn tại Công ty, và 1% tính vào CPSX trong kỳ, khoản này nộp lên Cơ quan Công đoàn cấp trên, làm cho CPSX trong kỳ không được phản ánh một cách chính xác (bị giảm) nên giá thành sản phẩm bị giảm đi so với thực tế. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 71 -
  72. Vì vậy, công ty cần tiến hành trích KPCĐ theo đúng qui định hiện hành. Nghĩa là trích 2% trên lương thực tế của công nhân viên vào CPSX. Tuy nhiên, công ty vẫn nên khuyến khích cán bộ công nhân viên đóng góp thêm 1% lương thực tế của mình vào quỹ công đoàn công ty, nâng cao hoạt động đoàn thể trong đời sống của cán bộ công nhân viên. 3.4.3.Kiến nghị 3: Về TK sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và phương hướng tiết kiệm chi phí sản xuất. Công ty nên chia CPSX thành các khoản mục riêng biệt tương ứng với các TK 621, 622, 627 để dễ dàng kiểm tra, giám sát các khoản chi phí. Từ đó đề ra các biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. ● CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSXKD. Nếu tiết kiệm được khoản chi phí này sẽ có tác dụng rất lớn đến hạ giá thành sản phẩm. CPNVL phụ thuộc vào 2 nhân tố : số lượng NVL tiêu hao và giá cả NVL. Vì vậy, để tiết kiệm CPNVL cần : _ Kiểm tra chặt chẽ đơn giá và số lượng nhập, xuất của từng loại vật tư sử dụng. Với công ty TNHH Đồng Tâm, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gạch là đất. Hàng tháng, công ty nhập rất nhiều đất nguyên liệu. Sau khi mua hàng, các xe ôtô chở đất vào thẳng khu sản xuất. Ở khu sản xuất không có bộ phận kiểm hàng mà tổ bảo vệ chính là người tính số xe đất đi qua. Số chuyến được chở vào Công ty rất có thể ít hơn so với số chuyến trên hoá đơn do vô tình đếm thiếu hoặc do cố ý đếm thiếu. Vì vậy, Công ty cần có hệ thống kiểm kê sát sao để tránh tình trạng trên. _ Công ty cần tìm kiếm nguồn hàng với giá cả thấp, chất lượng tốt để hạ bớt chi phí, làm giảm giá thành. _ Tiết kiệm NVL trong sản xuất, nâng cao tay nghề và ý thức lao động cho công nhân để tránh trường hợp do tay nghề kém hoặc ý thức lao động chưa cao mà dẫn đến việc lãng phí NVL khi sản xuất. ● Về CPNCTT, để tiết kiệm chi phí lao động Công ty cần : _ Xây dựng định mức lao động kế hoạch cho hợp lý để từ đó giám sát, đôn đốc công nhân đảm bảo năng suất dự kiến cho công ty. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 72 -
  73. _ Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để xác định lại đơn giá của 1 viên gạch trong từng tổ cho phù hợp _ Sắp xếp công nhân sao cho phù hợp với tay nghề của từng công nhân. _ Đào tạo, tập huấn cho công nhân để tăng năng suất lao động _ Tăng cường hoạt động công đoàn để chăm lo tốt cho đời sống công nhân. Khen thưởng kịp thời để động viên khuyến khích tinh thần lao động của công nhân có thành tích tốt. ● Về CPSXC. Như đã nói ở phần 2, với công ty TNHH Đồng Tâm, do đặc thù của ngành mặt hàng sản xuất nên CPSXC chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Chi phí này cao chủ yếu do số khấu hao và lượng điện tiêu thụ nhiều do các máy đều có công suất cao. Cần phải nâng cao ý thức của người lao động để phần nào tiết kiệm đựơc điện năng và công ty nên chú ý đến việc bảo dưỡng, tu sửa máy móc thiết bị, tránh tình trạng máy hỏng mới đem sửa vừa làm mất nhiều chi phí mà quan trọng hơn là có thể làm giảm năng suất, ngừng sản xuất. 3.4.4.Kiến nghị 4 : Về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty nên đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp ước tính tương đương. Theo phương pháp này, cuối kỳ kiểm kê sản phẩm hoàn thành và đánh giá mức độ dở dang để qui đổi chúng ra sản phẩm hoàn thành rồi từ đó xác định chi phí nằm trong SPDD cuối kỳ. Với giả định như trên kế toán xác định chi phí nằm trong SPDD cuối kỳ theo công thức : K/mục CPSX nằm K/mục CPSX Khoản mục CPSX + trong SPDD đkỳ PS trong kỳ nằm trong SPDD = x Qddqđ cuối kỳ Qht + Qddqđ Qddqđ = Qdd x % hoàn thành Σgiá trị SPDD cuối kỳ = Σ các khoản CPSX nằm trong SPDD cuối kỳ Với phương pháp này, số liệu được tính chính xác hơn so với phương pháp mà công ty đang áp dụng, vì trong giá trị sản phẩm làm dở có đầy đủ các khoản mục. Sinh viên: Tô Thị Hương Thảo_QT902K - 73 -