Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt” - Trần Thị Lý

pdf 101 trang huongle 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt” - Trần Thị Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt” - Trần Thị Lý

  1. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài Hoà nhập cùng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng đã và đang nỗ lực để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình thông qua các chiến lược và kết quả sản xuất kinh doanh. Khi phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp sản xuất, thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Để có được những số liệu trên chúng ta không thể không nhắc tới vai trò to lớn của hạch toán kế toán. Việc tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm, trong việc kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất nói riêng. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành cung cấp, nhà quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong doanh nghiệp. Qua đó, nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả, để từ đó có đề ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Việc phân tích đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình, tính chính xác của giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất. Do vậy tổ chức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành, xác định đúng lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp bách và ngày càng phải hoàn thiện đổi mới công tác đó là rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 1
  2. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Như chúng ta đã biết, xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế và Quốc phòng của đất nước. Góp phần quan trọng trong vịêc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên so với các ngành khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kĩ thuật khác, điều này được thể hiện ở quá trình tạo ra sản phẩm của ngành, đó là sản phẩm xây lắp. Sản phẩm xây lắp là công trình, vật liệu kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp thời gian sản xuất kéo dài, do đó việc vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công Sản phẩm xây lắp thường cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình, từ đó mà công tác quản lý, sử dụng, hạch toán vật tư, tài sản cũng trở nên phức tạp. Quá trình từ khi khởi công công trình đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là khoảng thời gian tương đối dài, nó phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc khác nhau. Các công việc chủ yếu thực hiện ở ngoài trời nên nó chịu ảnh hướng lớn của điều kiện thiên nhiên, thời tiết làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, vì vậy quá trình tập hợp chi phí kéo dài, phát sinh nhiều chi phí ngoài dự toán, chi phí không ổn định và phụ thuộc vào từng giai đoạn thi công. Sản phẩm xây lắp rất đa dạng nhưng lại mang tính đơn chiếc. Mỗi công trình được tiến hành thi công theo theo đơn đặt hàng cụ thể, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và theo thiết kế kỹ thuật của công trình đó. Khi thực hiện các đơn vị xây lắp phải bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ khi ký kết hợp đồng, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 2
  3. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng thể hiện không rõ. Nếu quản lí tốt chi phí thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí và tăng lợi nhuận. Chính những đặc trưng riêng của ngành xây dựng cơ bản đã có tác động lớn đến việc tổ chức kế toán. Và việc kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp không nằm ngoài tầm quan trọng trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói chung. Ngoài ra nó còn đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn nhiều vì những sản phẩm đó mang trong mình giá trị và giá trị sử dụng rất lớn. Nhận thức rõ được điều này, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt” trong thời gian thực tập của mình”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Về mặt lý luận: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. - Về mặt thực tế: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai công ty TNHH Tiến Đạt. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Tiến Đạt. - Về thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 12/04/2010 đến ngày 20/06/2010. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Bao gồm các phương pháp hạch toán kế toán (phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối); các phương pháp phân tích kinh doanh (phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ); các phương pháp thống kê trong việc nghiên cứu mặt lượng của các sự vật Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 3
  4. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng hiện tượng số lớn để tìm ra bản chất và tính quy luật của chúng (mặt chất) như phương pháp điều tra chọn mẫu; các phương pháp toán (quy nạp, diễn dịch); phương pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa những thành tựu đã đạt được. 5. Kết cấu của khoá luận: Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của khoá luận gồm 3 chương nội dung: - Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. - Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt - Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 4
  5. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kình doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả các chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong một thời kỳ nhất định. CPSX không những bao gồm yếu tố lao động liên quan đến việc sử dụng lao động (tiền công, tiền lương), lao đông vật hóa (khấu hao TSCĐ, chi phí về nguyên, nhiên vật liệu ) mà còn trong một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra (như các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPC§, các loại thuế không được hoàn trả: thuế GTGT không được khấu trừ. Các chi phí của doanh nghiệp luôn được tính toán đo lường bằng tiền và gắn với một tời gian xác định là tháng, quý, năm. Độ lớn của chi phí là một đại lượng xác định và phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu: một là khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong một thời kỳ nhất định, hai là giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiên công của một đơn vị lao động đã hao phí. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 5
  6. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.2. Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm 1.2.1. Bản chất của giá thành sản phẩm: Gi¸ thµnh s¶n phÈm lµ biÓu hiÖn b»ng tiÒn cña toµn bé c¸c kho¶n hao phÝ vÒ lao ®éng sèng vµ lao ®éng vËt ho¸ tÝnh cho mét khèi l•îng hoÆc mét ®¬n vÞ s¶n phÈm do doanh nghiÖp s¶n xuÊt ®· hoµn thµnh. Gi¸ thµnh lµ chØ tiªu kinh tÕ tæng hîp ph¶n ¸nh chÊt l•îng vµ hiÖu qu¶ kinh tÕ cña c¸c chi phÝ bá ra trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt, còng nh• ph¶n ¸nh tÝnh ®óng ®¾n vÒ tæ chøc kinh tÕ, kü thuËt - c«ng nghÖ mµ doanh nghiÖp ®· sö dông nh»m n©ng cao n¨ng suÊt lao ®éng, n©ng cao chÊt l•îng s¶n phÈm, h¹ chi phÝ s¶n xuÊt vµ n©ng cao lîi nhuËn cña doanh nghiÖp. Gi¸ thµnh cßn lµ c¨n cø ®Ó x¸c ®Þnh gi¸ b¸n tõ ®ã ph©n tÝch t×nh h×nh kÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp. 1.2.2. Chức năng của giá thành *Chức năng giá thành sản phẩm - Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành là biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí vật chất này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Bù đáp hao phí sản xuất là vấn đề quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp, bởi hiệu quả kinh tế được biểu hiện ra trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù lại những gì mình đã bỏ ra hay không. Đủ bù đắp hao phí sản xuất là khởi điểm của hiệu quả. - Chức năng lập giá: để thực hiện chức năng bù đắp chi phí thì khi xây dựng giá phải căn cứ vào giá thành. Tuy nhiên, giá thành cá biệt của từng doanh nghiệp không phải là cơ sở để xây dựng giá cả mà là giá thành bình quân của ngành hoặc khu vực được sản xuất ra trong điều kiện trung bình của ngành hoặc khu vực đó. Nhưng việc xác định giá thành cà biệt ở từng doanh nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng cho công tác xác định giá thành bình quân. Trên thị trường, các hàng hoá đều phải bán theo một giá trị thống nhất đó là giá cả thị trường. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên mọi sự thoát ly cơ sở lập giá là giá thành sẽ làm cho giá cả không còn tính chất đòn bảy phát triển sản xuất mà sẽ kìm hãm sản xuất và gây ra những rối loạn trong sản xuất - lưu thông. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 6
  7. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Chức năng đòn bảy kinh tế: lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành. Hạ thấp giá thành bằng cách cải tiến công nghệ sản xuất, tổ chức lao động khoa học là biện pháp cơ bản để tăng cường lợi nhuận, tạo tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. 1.3. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung kinh tế, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình kinh doanh. hạch toán chi phí sản xuất theo từng loai sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin hạch toán, phục vụ đắc lực cho công tác kế hoạch hoá và quản lý nói chung đồng thời có cơ sở tin cậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán thì cần thiết phải tiến hanh phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại chi phí khac nhau và mỗi cách phân loại đều áp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở các góc độ khac nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu: 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí - Nguyên vật liệu (kể cả bán thành phẩm mua ngoài) bao gồm giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng công cụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh trừ vật liệu dùng không hết trả lại kho hoặc chuyển kỳ sau. - Nhiên liệu (động lực): Giá trị nhiên liệu bên ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh trừ số dùng không hết trả lại kho hoặc chuyển kỳ sau. - Tiền lương phải trả công nhân viên là toàn bộ tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ. - Các khoản trích theo lương được tính theo 19% tiền lương phải trả công nhân viên. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 7
  8. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Khấu hao tài sản cố định là toàn bộ hao mòn tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh - Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã trả hoặc phải trả về mua dụng cụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ phần động lực mua ngoài). - Chi phí khác bằng tiền là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được tính vào các yếu tố trên. Cách phân loại trên cho biết tỷ trọng từng khoản chi phí chiếm trong từng khoản chi phí, là cơ sở kiểm tra kế hoạch dự toán chi phí sản xuất và tổng hợp thu nhập của ngành và của toàn xã hội. 1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí giá thành - Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp: Bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương công nhân sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, quỹ vật liệu phân xưởng, quỹ công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và phí khác bằng tiền. Cách phân loại này giúp cho kế toán tính giá thành theo khoản mục, kiểm tra tình hình tính theo khoản mục và là cơ sở để lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo. 1.3.3. Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh - Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và quản lý hành chính. - Chi phí hoạt động tài chính: Gồm những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn đầu tư tài chính. - Chi phí bất thường: Gồm những chi phí ngoài dự kiến và có thể do chủ quan hay khách quan mang lại. Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ cho việc tính giá thành, xác định chi phí và kết quả cho từng loại hoạt động kinh doanh. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 8
  9. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.3.4. Phân loại chi phí theo quan hệ với quá trình sản xuất - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí tự bản thân chúng có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm hoặc đối tương chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí chung không phân biệt cho từng đối tượng nên cần phân bổ. 1.3.5. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. - Định phí: Là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu như số lượng thay đổi sản phẩm. - Biến phí: Là những thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với công việc hoàn thành. Tuy nhiên, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì có tính cố định. 1.3.6. Phân loại chi phí theo chức năng của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Chi phí thực hiện chức năng sản xuất - Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ - Chi phí thực hiện chức năng quản lý Theo cách phân loại này thì các loại chi phí kể trên là cơ sở để tính giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, trị giá hàng tồn kho và cũng làm căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí. 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm 1.4.1. Phân loại giá thành theo thời điểm và nguồn số liệu để xác định chỉ tiêu giá thành. * Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào thời kỳ kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức chính sách, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 9
  10. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng * Giá thành định mức Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm thích hợp trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. * Giá thành thực tế Giá thành thực tế là chỉ được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. 1.4.2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí * Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất là cơ sở để xác định giá vốn khi doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm. * Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ) Gía thành toàn bộ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định giá bán và thu nhập trước thuế của doanh nghiệp. 1.5. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tình giá thành và kỳ tính giá thành 1.5.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất : Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí phát sinh theo từng sản phẩm nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành qui định. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 10
  11. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Việc phân chia này được xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành qui định. Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Kế toán căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí dựa trên căn cứ sau: - Đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. - Đặc điểm phát sinh, mục đích công dụng của chi phí. - Yêu cầu thông tin của công tác quản lý, trình độ quản lý của doanh nghiệp. - Qui trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm. 1.5.2. Đối tượng tính giá thành : Việc xác định đối tượng, tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản phẩm, bán thành sản phẩm,công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Khi tính giá thành sản phẩm trước hết phải xác định đối tượng tính giá thành.Muốn vậy phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, qui trình sản xuất công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩm dịch vụ đã được xã hội thừa nhận, phù hợp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Dựa vào căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là: - Từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành - Từng bộ phận chi tiết sản phẩm - Sản phẩm hoàn thành ở cuối qui trình công nghệ hay bán thành phẩm - Từng công trình, hạng mục công trình. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 11
  12. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.5.3. Kỳ tình giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà toàn bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính toán giá thành của các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành một cách hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học, kịp thời. Dựa vào đặc điểm sản xuất riêng của từng doanh nghiệp để xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp: - Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm với chu kỳ ngắn, xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành phù hợp là tháng và vào thời điểm cuối tháng - Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hàng sản xuất đơn chiếc, hoặc sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng,chu kỳ sản xuất kéo dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi đã kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thường là thời điểm mà sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành. 1.6. Phƣơng pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 1.6.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một trong phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm Do vậy, để tính toán chính xác chỉ tiêu giá thành sản phẩm thì vấn đề cần thiết được nghiên cứu, lựa chọn ngay từ khâu tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là lựa chọn đúng đắn phương pháp hạch toán cho chi phí sản xuất và điều kiện quy định cho phương pháp đó. Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất cho từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chi phí ứng với một đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của mỗi phương pháp biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. Có thể tập hợp thành 2 phương pháp chính như sau: Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 12
  13. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Khi hạch toán, mọi chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến đối tượng nào được tập hợp riêng cho đối tượng đó. - Phương pháp phân bổ chi phí chung: Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng mà ta không thể thể hiện tập hợp trực tiếp. Do đó khi cần tập hợp theo đối tượng thì ta phải phân bổ hợp lý bộ phận chi phí này. 1.6.2. Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được. Trình tự này, phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, vào trình độ công tác và quản lý hạch toán. Tuy nhiên, có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các nghành sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm, dịch vụ có liên quan. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị. 1.7. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm: Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, phù hợp với kỳ tình giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 13
  14. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. Một số phương pháp tính giá thành thường được sử dụng là: 1.7.1. Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn như: các nhà máy điện nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ ). Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công thức sau: Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chí phí sản Giá trị sản sản phẩm hoàn = phẩm dở + xuất phát sinh - phẩm dở thành dang đầy kỳ trong kỳ dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.7.2. Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản xuất được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm: Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + + Zn Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí, chế tạo Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 14
  15. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.7.3. Phương pháp hệ số: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc (căn cứ vào đặc điểm kinh tế hoặc tính chất của sản phẩm để qui định loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu hệ số 1) rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành của tất cả các loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng số sản phẩm gốc (kể cả quy đổi) Giá thành đơn vị sản Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi sản = x phẩm cùng loại sản phẩm phẩm cùng loại Q = ∑QiHi 0 i =1 i =1 Trong đó: - Qo: tổng số sản phẩm gốc đã qui đổi - Qi: Số lượng sản phẩm i (i = 1, n). - Hi: Hệ số qui đổi sản phẩmi (i =1, n). Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản sản xuất các loại = phẩm dở + sản xuất phát - phẩm dở dang sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 15
  16. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.7.4. Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo v.v để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế đơn = (hoặc định mức) đơn vị x Tỷ lệ chi phí vị sản phẩm từng loại sản phẩm từng loại Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm Tỷ lệ chi phí = x 100% Giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm 1.7.4. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình, bên cạnh những sản phẩm chính thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, ), để tính giá trị sản phẩm chính kế phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định được theo nhiều phương pháp như giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu Tổng chi Giá trị SP Giá trị sản Tổng giá Giá trị SP phí sản xuất phụ thu phẩm chính thành sản = chính dở + - - phát sinh hồi ước dở dang phẩm chính dang đầu kỳ trong kỳ tính cuối kỳ 1.7.6. Phương pháp tính liên hợp: Áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy Trên thực tế kế toán có thể kết hợp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 16
  17. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang Kiểm kê sản phẩm dở dang bao gồm việc kiểm kê bán thành phẩm tự chế trong kỳ đã nhập kho và đang nằm trên dây truyền sản xuất. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định phần chi phí sản xuất của số sản phẩm đang chế tạo dở. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL chính hoặc chi phí NVL trực tiếp: Theo phương pháp này chỉ tính vào giá trị sản phẩm dở dang các chi phí nguyên, vật liệu chính hoặc các chi phí trực tiếp như vật liệu và tiền lương. Các chi phí còn lại được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mức độ chính xác thấp. Chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những doanh nghiệp mà các chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, có ít sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở dang giữa các thời kỳ tương đối đồng đều. Giá trị sản phẩm Tổng chi phí + dở dang đầu kì VLC phát sinh Số lượng sản Giá trị sản trong kì phẩm dở dang x phẩm dở cuối kì = dang cuối kì Số lượng sản Số lượng sản phẩm hoàn thành + phẩm dở dang trong kì cuối kì 1.8.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương Dựa theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng thành phẩm tương đương. Các chi phí nguyên vật liệu chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế như đối với thành phẩm. Các chi phí chế biến khác được phân bổ cho sản phẩm dở dang dựa vào chi phí giờ công định mức. Mức độ hoàn thành so với thành phẩm theo đánh giá cũng có thể được dùng làm căn cứ để xác định chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 17
  18. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Số lượng sản Số lượng sản phẩm = phẩm dở dang x Tỷ lệ hoàn thành hoàn thành tương đương cuối kì 1.8.3. Phương pháp đánh giá 50% chi phí chế biến Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Trong phương pháp này người ta coi mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm. Việc xác định giá trị dở dang được thực hiện tương tự như phương pháp ước tính sản lượng tương đương. Chi phí nguyên vật liệu chính được tính theo mức tiêu thụ thực tế. Các chi phí chế biến được tính bằng 50% chi phí chế biến phân bổ cho thành phẩm. Do mức độ chính xác thấp nên phương pháp này chỉ nên áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm. Giá trị VLC thực 50% chi phí chế Giá trị sản phẩm dở = tế cho sản phẩm + biến so với thành dang cuối kì dở dang phẩm 1.8.4. Phương pháp đánh giá theo giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức Phương pháp này được đánh giá các bán thành phẩm, phụ tùng hoặc chi tiết máy tự chế đã nhập kho. Để đơn giản các khoản thiệt hại trong sản xuất và chi phí sản xuất chung được tính hết cho thành phẩm mà không phân bổ cho sản phẩm dở dang. 1.8.5. Phương pháp đánh giá theo định mức chi phí Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng được chi phí định mức hợp lí hoặc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo công đoạn sản xuất và định mức chi phí của nó để xác định chi phí cho sản phẩm dở dang. Giá trị sản phẩm dở dang là tổng hợp chi phí định mức của công đoạn đã hoàn thành. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 18
  19. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 1.9.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.9.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức riêng biệt thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm công thức phân bổ như sau: * Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí nhỏ hơn phân xưởng, bộ phận sản xuất, nhóm sản phẩm ) Kết cấu TK 621 như sau: Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ ,dịch vụ Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. * Phương pháp hạch toán: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán theo sơ đồ sau: Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 19
  20. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ: 1.1.: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK621 TK152 Vật liệu dùng không hết nhập kho, phế liệu thu hồi Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm tiến hành lao vụ dịch vụ TK154 Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT TK 331,11,112 TK 632 Mua VL sử dụng ngay Chi phí NVLTT vượt cho sản xuất trên mức bình thường TK 133 Thuế GTGT đầu vào 1.9.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: *. Khái niệm: Chí phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm thêm giờ ). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 20
  21. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính vào từng đối tượng chịu chi phí. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất mà không hạch toán trực tiếp tiền lương phụ, các khoản phụ hoặc tiền lương chính trả theo mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày thì ta có thể phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: theo định mức hoặc theo giờ công lao động, khối lượng sản phẩm sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể. *. Tài khoản sử dụng Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621, kết cấu TK 621 như sau: Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh. Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. *. Phương pháp hạch toán: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CNTTSX Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 338 TK 632 Tính theo lương công nhân trực tiếp sản xuất Chi phí NCTT vượt TK 335 trên mức bình thường Trích trước lương nghỉ phép cho CNTTSX Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 21
  22. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.9.1.3. Chi phí sản xuất chung: *. Khái niệm, cách thức tập hợp và cách phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận tổ, đội sản xuất (như chi phí về tiền công và các chi phí khác phải trả cho công nhân quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng ) Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng cho từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Có nhiều tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung như: phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo định mức chi phí sản xuất chung, theo chi phí tiền công trực tiếp Mức chi phí Tổng chi sản xuất chung Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng phí sản phân bổ cho xuất chung = x từng đối tượng cần phân Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng bổ *. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ. Kết cấu của TK 627 như sau: Bên nợ: Chi phí chung trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ dịch vụ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. *. Phương pháp hạch toán: Hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau: Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 22
  23. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Sơ dồ 1.3: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên Các khoản giảm chi phí sản xuất chung cuối kỳ TK 152, 153 TK 154 Chi phí NVL,công cụ dụng cụ Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung TK142,242, 335 Chi phí theo dự toán TK 632 TK 331, 111, 112 Chi phí SXC cố định không được phân bổ vào giá thành Các chi phí sản xuất chung khác TK 133 Thuế GTGT đầu vào 1.9.1.4. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất: *. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm là sản phẩm không thoả mãn những tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm được chia làm 2 loại: - Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 23
  24. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được : Là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm hỏng trong định mức. Đây là những sản hỏng được xem là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này (giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được) được coi là chi phí sản xuất chính phẩm. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng. Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm ngoài định mức là sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hoả hoạn bất thường Do xảy ra bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Thiệt hại về sản phẩm trong định mức bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi (nếu có). Toàn bộ phần thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Đối với giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức, kế toán phải theo dõi riêng. Đồng thời xem xét nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp sử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên một trong các tài khoản như TK 1381, 154, 627, 142 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có), thiệt hại thực về sản phẩm sẽ tính vào chi phí bất thường. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 24
  25. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 1.4: Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 152, 153, 334, 338, 241 TK 1381.SPHNĐM TK 811, 415 Chi phí sửa chữa sản phẩm Giá trị thiệt hại thực về sản hỏng phẩm hỏng TK 154, 155, 157, 632 TK 1381,152 Giá trị sản phẩm hỏng không Giá trị phế liệu thu hồi và sửa chữa được các khoản bồi thường *. Thiệt hại về ngừng sản xuất Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, địch hoạ , thiếu nguyên vật liệu ), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng Những khoản chi phí trong khoảng thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở TK 335 - chi phí phải trả.Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong các tài khoản tương tự như hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức (tài khoản 154,627,1421,1381 chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất). Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có, do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. Cách hạch toán có thể được phản ánh qua sơ đồ sau: Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 25
  26. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Sơ đô 1.5: Hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch TK 152, 334, 338, 214 TK 142: THNSX TK 811, 415 Thiệt hại thực Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất TK 1381,111 Giá trị bồi thường 1.9.1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất Để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này mở chi tiết cho từng nghành sản xuất từng nơi phát sinh chi phí hay từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả vật tư, sản phẩm, hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến). Nội dung kết cấu TK 154 như sau: Bên nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ. Bên có: - các khoản giảm chi phí - Tổng giá thành sản phẩm của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, đã hoàn thành Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm,lao vụ, dịch vụ, dở dang chưa hoàn thành. - Phương pháp hạch toán: + Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627 :chi phí sản xuất chung. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 26
  27. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng + Phản ánh các khoản phát sinh được ghi giảm chi phí sản xuất như tiền bồi thường phải thu hồi, tiền bồi thường của những người làm ra sản phẩm hỏng hoặc gây ra ngừng sản xuất. Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi nhập kho Nợ TK 138: phải thu tiền bồi thường. Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + Khi xác định được tổng giá thành sản phẩm trong kỳ Nợ TK 155: Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho Nợ TK 157: Giá thành thực tế của sản phẩm gửi bán Nợ TK 632: Giá thành thực tế bán trực tiếp của sản phẩm không qua kho. Có TK 154 : giá thành thực tế sản phẩm sản xuất trong kỳ Giá thành sản Chi phí thực tế Giá trị sản Giá trị sản phẩm = Phẩm hoàn + phát sinh - phẩm dở Dở dang đầu kỳ thành trong kỳ dang cuối kỳ Hạch toán chi phí sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau: Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 27
  28. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm TK 621 TK 154 TK 152,111 Kết chuyển chi phí NVLTT Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm TK 155, 152 TK 622 Tổng Nhập kho vật Kết chuyển chi phí nhân giá tư sản phẩm công trực tiếp thành thực tế sản TK 157 phẩm Gửi bán lao vụ hoàn TK 627 thành TK 632 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Tiêu thụ thẳng 1.9.2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì 1.9.2.1. Kế toán CP. NVLTT Với phương pháp kiểm kê định kỳ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được ghi sổ liên tục. Các chi phí vật liệu rất khó xác định là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 28
  29. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng KÕt cÊu tµi kho¶n kÕ to¸n sö dông: 621 - Chi phÝ NVL trùc tiÕp Bªn Nî: - Gi¸ trÞ vËt liÖu ®· xuÊt dïng cho ho¹t ®éng s¶n xuÊt trong kú. Bªn Cã: - KÕt chuyÓn chi phÝ vËt liÖu vµo gi¸ thµnh s¶n phÈm. Tµi kho¶n 621 kh«ng cã sè d• cuèi kú. S¬ ®ã 1.7: Sơ đồ h¹ch to¸n chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp TK331,111,112 TK 6111 TK 621 TK631 Gi¸ trÞ vËt KÕt chuyÓn chi t¨ngliÖu trong Gi¸ trÞ NVL dïng phÝ kú tiÕp chÕtrùc t¹o s¶n NVL trùc tiÕp TK 133 phÈm ThuÕ khÊuGTGT trõ TK 151,152 KÕt chuyÓn gi¸ vËt liÖutrÞ tån ®Çu kú KÕt chuyÓn gi¸ vËt liÖutrÞ tån cuèi kú 1.9.2.2. KÕ to¸n CP.NCTT vµ CP.SXC Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ tương tự như với doanh nghiệp kê khai thường xuyên, nhưng cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển 2 loại chi phí đó vào TK 631 - Gi¸ thµnh s¶n xuÊt - theo tõng ®èi t•îng ®Ó tÝnh gi¸ thµnh: - Chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp Nî TK 631 Cã TK 622 - Chi phÝ s¶n xuÊt chung Nî TK 631 Cã TK 627 Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 29
  30. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.9.2.3. KÕ to¸n tổng hợp chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm Tài khoản kế toán sử dụng là 631 – Giá thành sản xuất. Được hạch toán chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. * Kết cấu nội dung tài khoản 631 Bªn Nî: - Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ Bªn Cã: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154. - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ. * Kết cấu nội dung tài khoản 154 Bªn Nî: - Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Bªn Cã: - Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ. D• nî: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. S¬ ®å 1.8: Sơ đồ h¹ch to¸n tæng hîp CPSX TK621 TK631 TK632 K/c Chi phÝ NVLTT Tæng gi¸ thµnh s¶n xuÊt s¶n phÈm, dÞch vô hoµn thµnh nhËp kho, göi b¸n hay tiªu TK622 thô trùc tiÕp K/c Chi phÝ TK 154 NCTT KÕt chuyÓn gi¸ trÞ TK627 SPDD cuèi kú K/c Chi phÝ SXC KÕt chuyÓn gi¸ trÞ SPDD ®Çu kú Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 30
  31. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.10. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 1.10.1. Hình thức Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Sổ chi tiết tài khoản Chứng từ gốc 621, 622, 627, 154 Sổ nhật ký chung Bảng tính giá thành Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 31
  32. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.10.2. Hình thức Nhật ký - sổ cái Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - sổ cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký - sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - sổ cái Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627, Nhật ký sổ cái (phần sổ cái ghi cho TK Bảng tính giá thành 621, 622, 627, 154) BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng 1.10.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 32
  33. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thừ tự trong sổ đăng ký chứng từ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Sơ đồ 1.11. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết tài khoản Chứng từ gốc 621, 622, 627, 154 Sổ đăng ký chứng Chứng từ ghi sổ Bảng tính giá thành từ ghi sổ Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi định kỳ 1.10.4. Hình thức Nhật ký chứng từ Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chứng từ: Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các loại tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 33
  34. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Kết hợp chặt chẽ với việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản) - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc số 1, 2, 5 Sổ chi phí sản xuất - Bảng phân bổ NVL. CC, DC - Bảng phân bổ tiền lương, BHXH - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng kê số 4, 5, 6 Bảng tính giá thành Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái tài khoản 621, 622, BÁO CÁO TÀI CHÍNH 627, 154 Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 1.10.5. Hình thức Kế toán máy Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 34
  35. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng được quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy CHỨNG SỔ KẾ TOÁN TỪ KẾ PHẦN MỀM - Sổ tổng hợp TOÁN KẾ TOÁN - Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG - Báo cáo tài chính TỪ KẾ TOÁN - Báo cáo kế toán quản CÙNG LOẠI trị MÁY VI TÍNH Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 35
  36. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TIIẾN ĐẠT 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Với yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ mà nền kinh tế hội nhập đang có sự phát triển như vũ bão, việc khuyến khích đa dạng các ngành nghề kinh doanh đáp ứng nhu cầu tại địa phương và các tỉnh thành trong cả nước là chủ trương của Đảng và nhà nước ta. Theo quyết định :số 053832 ngày 15/5/1998 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng, Công ty TNHH Tiến Đạt đã được thành lập. - Tªn c«ng ty: C«ng ty TNHH TiÕn §¹t - Tên giao dịch tiếng Anh: Tien Dat Company limited - Trô së giao dÞch: Sè 13 L•¬ng Kh¸nh ThiÖn, Ng« QuyÒn, H¶i Phßng - Tµi kho¶n: 3003343- 001 - Mã số thuế: 0200288314-1 - §iÖn tho¹i: 0313852049 - Fax: 0313852049 - Email : tiendat.xdhp@yahoo.com.vn Công ty TNHH Tiến Đạt được thành lập từ năm 1998 trả qua 11 năm xây dựng và trưởng thành. Công ty đã thi công nhiều công trình trong tất cả các chuyên ngành xây dựng dân dụng, công cộng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, đường dây tải điện, hạ tậng kỹ thuật đô thị Công ty TNHH Tiến Đạt là một có vị có uy tín trong ngành xây dựng thành phố, đóng góp ngày càng nhiều ntrong tiến trình hội nhập và phát triển của thành phố và đất nước. Với lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp, sức mạnh nội sinh trí tuệ và bản lĩnh Công ty TNHH Tiến Đạt đã và đang củng cố, xây dựng thành một Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 36
  37. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng trong những đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng nhằm duy trì, nâng cao nhất giá trị của Công ty. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty TNHH Tiến Đạt 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH TiÕn §¹t Xây dựng công trình thuỷ lợi, giao thông, điện nước, đường dây trạm biến thế. Công ty đã xây dựng nhiều công trình có chất lượng cao như công trình Nhà văn hoá huyện An Lão, Nhà trẻ mẫu giáo BCH quân sự, khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi, nhà ở 2 tầng trung đoàn 50, s©n v©n ®éng Thñy Nguyªn, nhà làm việc thương mại Công ty xăng dầu đường thuỷ và nhiều trường học trong toàn thành phố. 2.1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có quy mô lớn, thời gian thi công dài, tương đối phức tạp không ổn định và có tính lưu động cao. Với nết riêng đó đòi hỏi công tác quản lý chỉ đạo thi công công việc cũng mang sắc thái riêng và được khái quát theo sơ đồ sau: S¬ ®å 2.1: Quy tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt tại công ty TNHH Tiến Đạt Kh¶o s¸t ThiÕt kÕ LËp dù ¸n Bµn giao thanh Thi c«ng to¸n * Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây CÓ thể nhìn vào một số chỉ tiêu trong những năn gần đây để thấy tình hình tăng trưởng kinh tế quan các giai đoạn của Công ty : Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 37
  38. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BiÓu 2.1 : KÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh qua mét sè n¨m stt ChØ tiªu 2007 2008 2009 1 Tæng doanh thu 800.495.000 603.866.000 671.053.000 2 Lîi nhuËn sau thuế 230.863.000 235.321.000 336.303.000 3 Thu nhËp BQ 1.452.527 1.661.363 1.707.844 Tæng sè vèn bình 4 1.942.977.646 2.225.651.281 2.812.680.953 quân ( Sè liÖu trÝch tõ BCTC c¸c n¨m 2007,2008,2009): Tình hình kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2008, 2009 đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2007 nguyên nhân do giá vật liệu trong nước lên cao. Năm 2009 doanh thu đạt 671.053.000 ®ång t¨ng 67.187.000 đồng so với năm 2008 và giảm 129.442.000 ®ång so với năm 2007. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây là một kết quả đáng khích lệ, ghi nhận lỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân trong Công ty. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty Căn cứ vào yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH TiÕn §¹t tổ chức quản lý theo mô hình trực chức năng. Với cơ cấu này các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc. Thể hiện qua sơ đồ sau: Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 38
  39. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tiến Đạt Gi¸m ®èc Phã Gi¸m §èc Phã Gi¸m §èc X©y dùng kü thuËt Néi chÝnh Phßng Phßng Phßng Phßng KÕ Kinh Tµi vô Tæ chøc ho¹ch doanh kÕ to¸n hµnh kü thuËt chÝnh Các đội thi công  Gi¸m ®èc: lµ ng•êi ®iÒu hµnh mäi ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty, chÞu tr¸ch nhiÖm tr•íc Nhµ n•íc vµ ph¸p luËt vÒ qu¶n lý c«ng t¸c c¸n bé vµ c«ng t¸c tµi chÝnh.  Phã gi¸m ®èc néi chÝnh: lµ ng•êi cã tr¸ch nhiÖm thay thÕ gi¸m ®èc ®iÒu hµnh mäi ho¹t ®éng cña c«ng ty khi gi¸m ®èc ®i v¾ng nÕu ®•îc uû quyÒn tõ gi¸m ®èc.  Phã gi¸m ®èc kü thuËt: cã tr¸ch nhiÖm kiÓm tra, ®«n ®èc, theo dâi mäi c«ng viÖc thuéc lÜnh vùc kü thuËt cña c«ng ty.  Phßng kÕ ho¹ch: tham m•u lËp kÕ ho¹ch s¶n xuÊt chi tiÕt ®Ó c¸c xÝ nghiÖp tæ chøc thùc hiÖn ®Ó qu¶n lý tèt c«ng nghÖ s¶n xuÊt duy tr× chÊt l•îng s¶n xuÊt æn ®Þnh.  Phßng kinh doanh: Khai th¸c hiÖu qu¶ vËt t•, thiÕt bÞ, cã kÕ ho¹ch söa ch÷a b¶o qu¶n c¸c thiÕt bÞ, m¸y mãc ®¸p øng quy m« s¶n xuÊt kinh doanh  Phßng tµi vô kÕ to¸n: Qu¶n lý t×nh h×nh tµi chÝnh cña C«ng ty. Tæ chøc ghi chÐp chøng tõ ban ®Çu, ph©n lo¹i chøng tõ, h¹ch to¸n kinh tÕ c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh theo quy ®Þnh cña Nhµ n•íc, lËp b¸o c¸o tµi chÝnh theo quý, n¨m ®Ó Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 39
  40. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng th•êng xuyªn cung cÊp th«ng tin chÝnh x¸c, ®Çy ®ñ, kÞp thêi cho gi¸m ®èc nh»m phôc vô cho viÖc ra quyÕt ®Þnh.  Phßng tæ chøc hµnh chÝnh: cã chøc n¨ng tham m•u cho l·nh ®¹o vÒ ®inh h•íng ph¸t triÓn vµ qu¶n lý c¸n bé c«ng nh©n viªn, ban hµnh c¸c thñ tôc vµ ¸p dông chÕ ®é tr¶ l•¬ng, th•ëng vµ c¸c kho¶n thu nhËp kh¸c cho ng•êi lao ®éng, cã kÕ ho¹ch ®µo t¹o ®Ó n©ng cao chÊt l•îng ®éi ngò lao ®éng ®¸p øng yªu cÇu s¶n xuÊt. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty 2.1.4.1. Đặc điểm, nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán: Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung ở phòng kế toán. Tại phòng tài chính- kế toán, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ ban đầu, phân loại xử lý ghi sổ, hệ thống hoá số liệu, thực hiện chế độ báo cáo tài chính tháng, quý, năm để cung cấp thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản lý tài chính và cung cấp với các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy đinh 2.1.4.2. Cơ cấu bộ máy của phòng tài chính kế toán Tổ chức bộ máy kế toán Công ty theo hình thức tập trung mỗi người trong phòng kế toán được phân công phụ trách một công việc nhất định do vậy công tác kế toán tại Công ty là tương đối hoàn chỉnh hoạt động không bị chồng chéo lên nhau. Mô hình bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau (sơ đồ 2.3): Sơ đồ 2.3. Mô hình bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Tiến Đạt Kế toán trưởng Kế toán Kế toán vật Kế toán Thủ quỹ tổng hợp tư thanh toán Nhiệm vụ từng bộ phận: Các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy kế toán. Mỗi cán bộ nhân Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 40
  41. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng viên đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Guồng máy kế toán hoạt động hiệu quả là do sự phân công, tạo lập mối quan hệ giữa các kế toán theo tính chất khác nhau - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan pháp luật về toàn bộ công việc kế toán của mình tại Công ty. Có nhiệm vụ theo dõi chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức phân công kiểm tra các công việc của nhân viên kế toán, đồng thời phải ký duyệt quyết toán quý, năm theo đúng quá trình kinh doanh. - Kế toán tổng hợp: Tập hợp toàn bộ các chi phí chung của Công ty và các hoạt động dịch vụ khác của Công ty. Giữ Sổ Cái tổng hợp cho tất cả các phần hành và ghi sổ cái tổng hợp của Công ty. Kế toán thuế, kế toán Ngân hàng, quản lý các hoá đơn, lập các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán. - Kế toán thanh toán: Ghi chép kịp thời các nghiệp vụ thanh toán với các nhà cung cấp, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt, tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tiến hành phân bổ các khoản chi phí lương, chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. - Kế toán vật tư: Cập nhật chi tiết lượng hàng hoá, TSCĐ, công cụ dụng cụ xuất ra cho các văn phòng và lượng hàng hoá mua vào của Công ty. Dựa vào các chứng từ xuất nhập vật tư cuối tháng tính ra số tiền phát sinh và lập báo cáo. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm bảo quản tiền mặt, phản ánh thu, chi, tồn quỹ tiền mặt hằng ngày đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời đảm bảo tồn quỹ thực tế tiền mặt cũng bằng số dư trên sổ sách. 2.1.4.3. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Tiến Đạt * Hình thức kế toán Công ty áp dụng. Công ty TNHH TiÕn §¹t tổ chức thực hiện và vận dụng thống nhất hệ thống tài khoản và sổ kế toán theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC áp dụng cho các doanh nghiệp. Để phù hợp với đặc điểm và quy mô kinh doanh ,Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ phát sinh (phản ánh, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hệ Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 41
  42. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo) đều được thực hiện ở phòng kế toán. Công ty thực hiện hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trên máy tính. Trên cơ sở số liệu kế toán tập trung lập báo cáo quyết toán của Công ty. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ thể lệ kế toán, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trình độ của đội ngũ kế toán và yêu cầu quản lý, công ty TNHH TiÕn §¹t áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán của công ty TNHH TiÕn §¹t Chứng từ gốc Nhật ký Sổ chi chung tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân Báo cáo tài đối TK chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu sô Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 42
  43. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Đạt Chứng từ gốc, hoá đơn GTGT, Sổ Chi Tiết Tài phiếu xuất kho, bảng phân Khoản bổ 621, 622, 627, 154 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Bảng Tính Giá Thành Sổ Cái Tài Khoản 621, 622, 627, 154, Bảng Cân Đối Số BÁO CÁO TÀI CHÍNH Phát Sinh Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ * Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho Kế toán hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Kỳ kế toán áp dụng trong Công ty Công ty áp dụng kỳ kế toán năm là 12 tháng :tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch * Đơn vị tiền tệ áp dụng trong Công ty Công ty áp dụng đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam * Phương pháp tính thuế GTGT Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại công ty Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 43
  44. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực hoạt động xây lắp, là bộ phận cấu thành lên sản phẩm xây lắp. Do đặc điểm riêng của ngành nên chi phí thường mang tính đa dạng, không ổn định, phụ thuộc vào từng giai đoạn thi công từ đó mà quá trình tập hợp chi phí xây lắp gặp nhiều khó khăn. 2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch sản xuất, giá thành dự toán, tính giá thành sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch dự toán, Công ty phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí, bao gồm: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm: nguyên vật liệu chính (xi măng, bê tông, sắt, thép, gạch đá, sỏi ), các loại vật liệu phụ (dây thép buộc, đinh, que hàn điện ), các loại vật tư chế sẵn (lưới thép, bê tông đúc sẵn ) và các loại vật tư hoàn thiện công trình (bồn tắm, máy điều hoà ). * Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp lương của công nhân tham gia vào việc thi công gồm công nhân trực tiếp thi công, tổ trưởng các tổ thi công và công nhân chuẩn bị, thu dọn công trường. * Chi phí sản xuất chung: - Bao gồm toàn bộ các chi phí khác như: chi phí quản lý, lán trại, điện nước và dịch vụ thuê ngoài. - Chi phí sử dụng máy thi công: + Đối với máy thi công của Công ty: chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí khấu hao máy thi công, nhiên liệu chạy máy (xăng, dầu, mỡ), tiền lương cho công nhân lái và phụ máy và các khoản chi phí khác như sửa chữa, bảo dưỡng + Đối với máy thi công do Công ty thuê: chi phí bao gồm toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc thuê máy (thuê trọn gói). Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 44
  45. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.2. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm tại công ty 2.2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Việc xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong công tác kế toán, giúp cho công ty tính đúng, đủ được giá thành sản phẩm. Trong quá trình hoạt động, Công ty có thể là nhà thầu chính hoặc có trường hợp là nhà thầu phụ, đối tượng để Công ty kí kết hợp đồng xây dựng là các công trình, hạng mục công trình. Cũng có nghĩa là sản phẩm của Công ty sản xuất ra là các công trình hay hạng mục công trình. Và chúng chính là đối tượng tập hợp chi phí. 2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Để đo lường hiệu quả hoạt động của mình, các doanh nghiệp phải xác định đúng, đủ giá thành sản phẩm. Công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm là xác định đúng đối tượng tính giá thành. Với đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Do đó mà đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí. Và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Tiến Đạt cũng là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. 2.2.3. Kì tính giá thành và phƣơng pháp tính giá thành tại công ty 2.2.3.1. Kì tính giá thành tại công ty Kì tính giá thành của công ty Tiến Đạt vào các quý trong năm khi có một công trình hoàn thành bàn giao 2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp giản Giá thành công trình theo phương pháp này áp dụng theo công thức sau: Giá thành thực Chi phí thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực tế của tế khối lượng của khối lượng của khối lượng = + - KL xây lắp dở xây lắp hoàn xây lắp dở xây lắp dở dang cuối kì thành bàn giao dang đầu kì dang trong kì Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 45
  46. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.4. Nội dung trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tiến Đạt 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty * Chứng từ sử dụng - Hoá đơn GTGT - Phiếu xuất kho - Phiếu nhập kho - Giấy đề nghị thanh toán * Tài khoản sử dụng - TK 621: Chi phí NVLTT (Mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình) * Sổ sách sử dụng - Sổ nhật ký chung - Sổ chi tiết TK 621 - Sổ cái TK 621 - Sổ khác có liên quan * Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại Công ty TNHH Tiến Đạt thì nguyên vật liệu dử dụng để cấu thành lên sản phẩm xây lắp bao gồm: - Vật liệu xây dựng: bê tông thương phẩm, đá, cát, xi măng, sắt thép - Vật liệu luân chuyển như cốp pha, cây chống - Vật liệu đúc sẵn: bê tông thương phẩm, cấu kiện chế tạo sẵn - Vật liệu hoàn thiện: hệ thống chiếu sáng, điện nước Mỗi loại nguyên vật liệu rất đa dạng, nhiều chủng loại. Ví dụ như thép có thép cuốn, thép buộc, thép tấm . Bê tông thương phẩm C7, C30 Và chúng được đưa và thi công theo phù hợp với yêu cầu kĩ thuật. Việc tập hợp chi phí vật liệu được tập hợp cho từng công trình hay hạng mục công trình và được thực hiện ở từng đội xây dựng. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 46
  47. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Để đảm bảo việc sử dụng vật tư đúng mức, tiết kiệm và có hiệu quả, hàng tuần, hoặc hàng tháng các đội lập bảng dự trù mua vật tư dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư sau khi phòng kĩ thuật duyệt, Công ty sẽ quyết định loại vật tư nào do Công ty mua hoặc đội sẽ đi mua với số lượng là bao nhiêu. Trường hợp đội thi công chịu trách nhiệm đi mua: căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng do các đội gửi lên giám đốc, giám đốc duyệt tạm ứng cho các đội. Trên cơ sở giấy đề nghị tạm ứng, kế toán tiền mặt lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên liên 1: lưu, liên 2: người xin tạm ứng giữ, liên 3: chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ chi tiền và ghi vào sổ quỹ, sau đó chuyển về cho kế toán tiền mặt. Trường hợp Công ty chịu trách nhiệm đi mua: Sau khi ký hợp đồng, đến thời hạn, các đội cử người đi lĩnh vật tư về công trường. Người bán và nhân viên đội cùng lập biên bản giao nhận hàng hoá. Căn cứ vào hoá đơn và biên bản giao nhận hàng hoá hàng hoá mà Công ty có nghĩa vụ trả tiền cho người bán. Những vật liệu sau khi mua về đều được nhập tại kho công trường. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ nếu vật tư có khối lượng lớn chẳng hạn như đá, sỏi mà kho công trường bị hạn chế thì được nhập ngay tại chân công trình. Khi vật tư về, kế toán đội viết phiếu nhập kho (căn cứ để ghi bảng tổng hợp nhập vật tư) Căn cứ vào bản vẽ và định mức chi phí vật liệu cho từng khối lượng công việc, phụ trách kĩ thuật đội sẽ tính toán ra số lượng vật liệu cần thiết cho công việc là bao nhiêu. Và căn cứ vào đó nhân viên kế toán đội sẽ viết phiếu xuất kho vật liệu trong đó có ghi rõ vật liệu được xuất dùng cho đối tượng là công trình hay hạng mục công trình nào. Tổ sản xuất căn cứ vào phiếu xuất sẽ đi lĩnh vật tư để đưa vào thi công. Trong trường hợp với vật tư đổ tại chân công trình thì bộ phận vật tư làm phiếu nhập xuất cùng một lúc. Khi xuất kho tính giá trị theo phương pháp nhập trước xuất trước Cụ thể như sau: * VD: Ngày 03/7/2009 Xuất kho xi măng cho công trình đường Phù Ninh – An Sơn C18- TĐ4 - Thủy Nguyên theo PX 72 Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 47
  48. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.1 Cty TNNH Tiến Đạt MÉu sè 02 - VT Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC Ngµy 20/3/2006 cña Bé tr•ëng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 07 năm 2009 Sè : 72 Nợ TK : 621 Có TK : 152 Tên người nhận hàng : Nguyễn Văn Hùng Lý do xuất : Công trình đƣờng Phù Ninh – An Sơn C18 – TĐ4 – TN Địa chỉ : Đội thi công số 1 Xuất tại kho : Kho vật tƣ Số lƣợng Mã Đơn Thành STT Tên hàng hóa ĐVT Yêu Thực số giá tiền cầu xuất A B C D 1 2 3 4 Xi m¨ng H¶i 02 Tấn 1.2 1 950.000 950.000 Phßng Tæng céng 950.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ):Chín trăm năm mươi ngàn đồng chẵn. Ngày 03 tháng 07 năm 2009 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho KT trưởng Giám đốc * VD: Ngày 9/7/2009 anh Trần Văn Hoàng đội trưởng đội thi công số 1 mua Cát đen, đá 12, đá 24 xuất thẳng đến công trường công trình đường Phù Ninh – An Sơn C18 – TĐ4 – Thủy Nguyên theo HĐ084265 Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 48
  49. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.2 HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG NV/2009B Liên 2: Giao khách hàng Ngày 09 tháng 07 năm 2009 0084265 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần đầu tư pháp triển thương mại Địa chỉ: Số 16 Lương Khánh Thiện -Ngô Quyền-HP Số tài khoản: Điện thoại: MS: 0 2 0 0 4 5 4 3 2 1 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Tiến Đạt Địa chỉ: Số 13 Lương Khánh Thiện – Ngô Quyền - HP Số tài khoản: 0 2 0 0 2 8 8 3 1 Hình thức thanh toán: TM MS: 4 Số Đơn vị Số Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn giá Thành tiền TT tính lượng A B C 1 2 3=1x2 1 Cát đen m3 65 70.000 4.550.000 2 Đá 24 m3 70 170.000 11.900.000 3 Đá 12 m3 50 200.000 10.000.000 Cộng tiền hàng: 26.450.000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.322.500 Tổng cộng tiền thanh toán: 27.772.500 Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi bảy triệu bảy trăm bảy hai nghìn năm trăm đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 49
  50. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.3 MÉu sè 02 - TT Cty TNHH Tiến Đạt Q§ sè 15/2006 – QĐ- BTC Ngµy 20/03/2006 cña Bé tr•ëng BTC PhiÕu chi sè: PC 5/7 Ngµy 9/7/2009 Nî: Cã: Hä tªn ng•êi nhận tiÒn: Trần Văn Hoàng §Þa chØ: Đội xây dựng số 1 Lý do chi: Chi tiền mua NVL Sè tiÒn: 27.772.500 đồng B»ng ch÷: (Hai mƣơi bảy triệu bảy trăm bảy hai nghìn năm trăm đồng chẵn./.) KÌm theo chøng tõ gèc Ngµy 09 th¸ng 07 n¨m 2009 Thñ tr•ëng KÕ to¸n tr•ëng Ng•êi lËp phiÕu Thñ quÜ Ng•êi nhËn tiÒn (ghi râ hä tªn) §· nhËn ®ñ sè tiÒn( viÕt b»ng ch÷) +TØ gi¸ ngo¹i tÖ (vµng, b¹c, ®¸ quý) +Sè tiÒn qui ®æi Từ chứng từ gốc kế toán tiến hành vào sổ nhật ký chung (biểu 2.4), sổ cái TK 621 (biểu 2.5) và sổ chi phí NVLTT (biểu 2.6) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 50
  51. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.4 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 ĐVT: Đồng Ngày Chứng từ Số hiệu TK Số phát sinh ĐG STT tháng Diễn Giải Ngày SC dòng ghi sổ Số hiệu Nợ Có Nợ Có tháng Số trang trước chuyển sang (quý III) . . 03/07 PX72 03/07 Xuất kho xi măng cho công trƣờng 621 950.000 152 950.000 HĐ 03/07 03/07 Mua VL của CT thương mại Vạn Lộc 152 25.750.000 08952 03/07 03/07 133 2.575.000 03/07 PC87 03/07 Trả tiền bằng tiền mặt 1111 28.325.000 09/07 HĐ84265 09/07 Mua VL xuất thắng đến công trƣờng 621 26.450.000 133 1.322.500 09/07 PC5/7 09/07 Thanh toán bằng tiền mặt 1111 27.772.500 . . . . . . Cộng chuyển sang trang sau Cộng luỹ kế (quý III) (Trích Nhật ký chung của Công ty TNHH Tiến Đạt, số liệu lấy từ phòng kế toán) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 51
  52. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.5 SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí NVLTT Số hiệu TK: 621 ĐVT: Đồng Chứng từ TK Số tiền Diễn Giải NT SH Đ Ƣ Nợ Có SDĐK ( quý III) Số phát sinh PX72 03/07 Xuất NVL cho thi công công trình 152 950.000 PX75 04/07 Xuất NVL cho thi công công trình 152 36.526.000 HĐ0842 09/07 56 Mua cát vàng, đá cho thi công 621 26.450.000 . PX112 10/9 Xuất NVL cho thi công công trình 152 24.235.250 Cộng phát sinh 626.658.230 SDCK (quý III) (Trích sổ cái TK 621 quý III) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 52
  53. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.6 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: 621 Tên công trình: Đƣờng Phù Ninh - An Sơn C18 -TĐ 4 - TN Đội thi công: sô 01 Ngày Chứng từ TK đối Tổng số tiền Chia ra tháng Diễn giải ứng ghi sổ SH NT Nợ Có Xi măng Cát đen Đá 12 Đá 24 Số dƣ đầu kỳ 682.240.380 Xuất NVL cho thi công 03/07 PX72 03/07 152 950.000 950.000 công trình Xuất NVL cho thi công 04/07 PX75 04/07 152 36.526.000 17.326.000 19.200.000 công trình Mua cát vàng, đá cho thi 09/07 HĐ084256 09/07 152 26.450.000 4.550.000 10.000.000 11.900.000 công Cộng phát sinh 626.658.230 Số dƣ cuối kỳ ( Nguồn trích: Phòng kế toán công ty TNHH Tiến Đạt) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 53
  54. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty * Chứng từ sử dụng - Bảng thanh toán lương - Bảng chấm công - Giấy đề nghị tạm ứng * Tài khoản sử dụng - TK 622: Chi phí NCTT (Mở chi tiết theop từng công trình, hạng mục công trình) * Sổ sách sử dụng - Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 622 - Sổ khác có liên quan * Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty là các khoản tiền lương cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thi công công trình bao gồm cả công nhân trong danh sách và công nhân thuê ngoài bao gồm: Công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân chuẩn bị thi công, công nhân khuân vác, công nhân thu dọn công trường. Khoản mục chi phí chi phí nhân công trực tiếp này được tập hợp cho từng công trình hay hạng mục công trình. Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán như sau: Công ty tiến hành trả lương cho công nhân trực tiếp xây lắp theo hình thức lương thời gian. Công nhân có thể được nhận tạm ứng trước lương. - Hình thức trả lương theo thời gian: Hiện nay tiền lương cho một ngày công lao động là 60.000 đồng/ ngày C«ng thøc tÝnh l•¬ng theo thêi gian: TiÒn l•¬ng Sè ngµy c«ng (giê c«ng ) §¬n gi¸ tiÒn l•¬ng = * theo thêi gian h•ëng l•¬ng thêi gian theo ngµy (giê c«ng) Khi tiến hành tính lương phải trả cho từng công nhân thì dựa vào hệ số cấp bậc, trình độ tay nghề ngày công làm việc của họ. Mỗi công nhân sẽ hưởng lương với đơn giá ngày công cụ thể. Trường hợp do yêu cầu công việc cụ thể mang tính Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 54
  55. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng nhỏ lẻ không cần kĩ thuật cao như khuân vác, thu dọn có thể ghi nhận đơn giá tiền công ngày ngay trên hợp đồng(công phụ) Đối với công trình của Công ty mà giao cho từng đội làm đội trưởng công trình tạm ứng tiền để thanh toán chi phí nhân công trực tiếp.Căn cứ vào bảng thanh toán khối lượng hoàn thành, hợp đồng giao khoán, hợp đồng giao khoán nhân công, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung (biểu 2.7), sau đó vào sổ cái TK 622 (biểu 2.8) và sổ chi phí NCTT (biểu 2.9) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 55
  56. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.7 BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 7 năm 2009 Công trình: đường Phù Ninh – An Sơn C18-TĐ4 - Thủy Nguyên ĐVT: Đồng Lương thời gian Bậc STT Họ và tên lương Số ngày Đơn giá Thành tiền công 1 Nguyễn Văn Quân 3/7 26 60.000 1,560,000 2 Trần Mạnh Hải 4/7 25 65.000 1,625,000 3 Đỗ Văn Anh 5/7 27 70.000 1,890,000 4 Mai Thanh Hưng 4/7 27 65.000 1,755,000 5 Bùi Văn Hoa 3/7 26 60.000 1,560,000 6 Bùi Đức Nghĩa 4/7 26 65.000 1,690,000 7 Nguyễn Văn Hải 3/7 23 60.000 1,380,000 8 Nguyễn Văn Hợp 4/7 25 65.000 1,625,000 Cộng 22.950.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai hai triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng chẵn. Ngµy 31 th¸ng 07 n¨m 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 56
  57. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.8 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 ĐVT: Đồng Ngày Chứng từ Số hiệu TK Số phát sinh ĐG STT tháng Diễn Giải Ngày SC dòng ghi sổ Số hiệu Nợ Có Nợ Có tháng Số trang trước chuyển sang (quý III) . . 03/07 PX72 03/07 Xuất kho xi măng cho công trường 621 950.000 152 950.000 HĐ 03/07 03/07 Mua VL của CT thương mại Vạn Lộc 152 25.750.000 08952 03/07 03/07 133 2.575.000 03/07 PC87 03/07 Trả tiền bằng tiền mặt 1111 28.325.000 31/7 BTTLT7 31/7 Tính lƣơng phải trả công nhân 622 22.950.000 334 22.950.000 . . . . . . Cộng chuyển sang trang sau Cộng luỹ kế (quý III) (Trích Nhật ký chung của Công ty TNHH Tiến Đạt, số liệu lấy từ phòng kế toán) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 57
  58. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.9 SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí NCTT Số hiệu TK: 622 ĐVT: Đồng Chứng từ TK Số tiền Diễn Giải NT SH Đ Ƣ Nợ Có SDĐK ( quý III) Số phát sinh BTTL 31/07 T7 Tính lƣơng phải trả công nhân 334 22.950.000 BTTL 31/08 T8 Tính lương phải trả công nhân 334 23.250.000 BTTL 30/09 T9 Tính lương phải trả công nhân 334 21.750.000 Cộng phát sinh 67.950.000 SDCK (quý III) (Trích sổ cái TK 621 quý III) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 58
  59. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.10 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: 622 Tên công trình: Đƣờng Phù Ninh - An Sơn C18 -TĐ 4 - TN Đội thi công: sô 01 Ngày Chứng từ TK Tổng số tiền Chia ra tháng Diễn giải đối ghi sổ SH NT ứng Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 120.450.000 Tính lƣơng phải trả công 31/07 BTTLT7 31/07 334 22.950.000 nhân Tính lương phải trả công 31/08 BTTLT8 31/08 334 23.250.000 nhân Tính lương phải trả công 30/09 BTTLT9 30/09 334 21.750.000 nhân Cộng phát sinh 67.950.000 Số dƣ cuối kỳ ( Nguồn trích: Phòng kế toán công ty TNHH Tiến Đạt) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 59
  60. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty TNHH Tiến Đạt * Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT dịch vụ mua ngoài - Bảng thanh toán lương - Bảng khấu hao TSCĐ * Tài khoản sử dụng - TK 627 Chi phí sản xuất chung Sử dụng tài khoản cấp 2 - Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên quản lý - Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu – Công cụ dụng cụ - Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ - Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác * Sổ sách sử dụng - Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 627 - Sổ khác có liên quan * Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là một trong những khoản chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm xây lắp. Nó gồm toàn bộ chi phí có tính chất phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng máy thi công tổ chức điều hành quá trình thi công xây lắp công trình: Chi phí nhân viên, công nhân sử dụng máy, chi phí vật liêu – công cụ dụng cụ, chi phí TSCĐ, chi phí khác bằng tiền, chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phÝ nh©n viªn - Gåm c¸c kho¶n tiÒn l•¬ng cho nh©n viªn qu¶n lý c¸c ®éi x©y dựng và công nhân đội máy thi công. - TK sö dông : TK 6271- Chi phÝ nh©n viªn đội xây dựng Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 60
  61. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Ph•¬ng ph¸p tËp hîp : Cuèi quý c¨n cø vµo B¶ng thanh toán lương x¸c ®Þnh ®•îc l•¬ng ph¶i tr¶ cho nh©n viªn qu¶n lý c«ng tr×nh và công nhân sử dụng máy thi công. VD: Tập hợp chi phí sản xuất chung của công trình đường Phù Ninh – An Sơn C18 – TĐ 4 – Thủy Nguyên Biểu 2.11 BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG BỘ PHẬN: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG CÔNG TRÌNH THÁNG 7 NĂM 2009 STT Họ và tên Chức vụ Tiền Lương 1 Nguyễn Văn Hoàng Trưởng ban 2.900.000 2 Nguyễn Văn Hinh Phó ban thi công 2.800.000 3 Trần Anh Dũng Kỹ thuật 2.700.000 4 Nguyễn Hoàng Anh Đội trưởng máy 2.700.000 5 Trịnh Văn Huấn Lái xe gạt 0175 2.500.000 6 Nguyễn Duy Hưng Lái xe ủi bánh xích 2.500.000 7 Nguyễn Văn Hà Lái xe trộn bê tông 2.500.000 8 Vũ Văn Toàn Lái xe lu Sakai 01 2.300.000 14 Vũ Văn Hồng Bảo vệ 1.500.000 Tổng cộng 33.800.000 Ngµy 31 th¸ng 07 n¨m 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám Đốc (Trích bảng thanh toán lương tháng 7/2009) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 61
  62. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BiÓu 2.12: Sæ chi tiÕt TK 627 TrÝch Quý III/2009 TK 6271:- Chi phÝ nh©n viªn qu¶n lý §¬n vÞ: §ång Chøng tõ Tk Sè tiÒn ®èi Ngµy SH DiÔn gi¶i Nî Cã øng 31/07 BTTL 334 TÝnh l•¬ng nh©n viªn 33.800.000 T7 qu¶n lý, sử dụng máy thi công Céng ph¸t sinh Quý III 101.400.000 101.400.000 Sè d• cuèi (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNHH Tiến Đạt) + Chi phÝ VËt liÖu – C«ng cô dông cô. - Gåm chi phÝ vËt liÖu dïng cho ®éi x©y dùng( vËt liÖu dïng ®Ó söa ch÷a, b¶o d•ìng TSC§ ) vµ chi phÝ vÒ CCDC xuÊt dïng cho ho¹t ®éng qu¶n lý cña ®éi x©y dùng và đội sử dụng máy thi công. - TK sö dông :TK 6272 – Chi phÝ vËt liÖu – C«ng cô dông cô - Ph•¬ng ph¸p tËp hîp : ViÖc tÝnh gi¸ VL- CCDC phôc vô cho s¶n xuÊt chung gièng nh• c¸ch tÝnh gi¸ VL-CCDC xuÊt dïng trùc tiÕp cho thi c«ng x©y l¾p c«ng tr×nh( theo ph•¬ng ph¸p nhập trước xuất trước) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 62
  63. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Hµng ngµy c¨n cø vµo phiÕu xuÊt kho VL- CCDC, hóa đơn GTGT kÕ to¸n tiÕn hµnh ghi sổ. BiÓu 2.13: HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG NV/2009B Liên 2: Giao khách hàng Ngày 08 tháng 07 năm 2009 0074225 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hải Long Địa chỉ: Núi Đèo - Thủy Nguyên -HP Số tài khoản: Điện thoại: MS: 0 2 0 0 4 8 4 3 7 1 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Tiến Đạt Địa chỉ: Số 13 Lương Khánh Thiện – Ngô Quyền - HP Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM MS: 0 2 0 0 2 8 8 3 1 4 Số Đơn vị Số Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn giá Thành tiền TT tính lượng A B C 1 2 3=1x2 1 Xăng A92 Lít 20 11.500 230.000 Cộng tiền hàng: 230.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 23.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 253.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm năm ba nghìn đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNNH Tiến Đạt) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 63
  64. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BiÓu 2.14: Sæ chi tiÕt TK 627 TrÝch Quý III/2009 TK 6272:- Chi phÝ VËt liÖu- C«ng cô dông cô §¬n vÞ: §ång Chøng tõ Tk Sè tiÒn ®èi Ngµy SH DiÔn gi¶i Nî Cã øng 08/07 HĐ74225 Mua xăng 111 230.000 26/07 HĐ84253 Mua dàu bảo dưỡng 111 130.000 Céng ph¸t sinh quý III 10.235.600 + Chi phÝ khÊu hao TSC§ - Lµ chi phÝ ph¶n ¸nh Chi phÝ KhÊu hao TSC§ dïng cho ho¹t ®éng cña ®éi x©y dùng. - TK sö dông : 6274- Chi phÝ khÊu hao TSC§ - Ph•¬ng ph¸p ghi :Cuèi mçi quý kế to¸n tiÕn hµnh trÝch khÊu hao TSC§ theo tû lÖ quy ®Þnh, tËp hîp vµo bªn Nî cña Tk 6274 vµ ghi vµo sæ chi tiÕt TK 6274. ViÖc tÝnh to¸n vµ khÊu hao cho tõng c«ng tr×nh, h¹ng môc c«ng tr×nh trong quý thùc hiÖn trªn B¶ng tÝnh KhÊu hao TSC§ vµ B¶ng ph©n bæ Chi phÝ khÊu hao TSCĐ Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 64
  65. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.15 BẢNG TỔNG HỢP TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ Tháng 07 năm 2009 GT KH lũy kế GT Kh lũy kế Ngày bàn Bộ phận Số Kh phải Phân bổ cho STT Tên tài sản Nguyên giá đến cuối Mức KH năm đến cuối giao sử dụng trích T 7 627 tháng 6 tháng 7 1 1/11/2008 Máy trộn bê tông Thi công 75,000,000 5,000,000 10 năm 625,000 625,000 5,625,000 2 31/3/2009 Xe lu Sakai 01 Thi công 862.000.000 21,549,999 10 năm 7,183,333 7,183,333 28,733,332 3 31/8/2008 Xe xúc đào Thi công 589.500.000 49,125,000 10 năm 4,912,500 4,912,500 54,037,500 Cộng 5,991,520,000 326,530,183 22,364,178 22,364,178 348,894,361 (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNHH Tiến Đạt) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 65
  66. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BiÓu 2.16: Sæ chi tiÕt TK 627 TrÝch Quý III/2009 TK 6274:- Chi phÝ khÊu hao TSC§ §¬n vÞ: §ång Chøng tõ Tk Sè tiÒn Ngµy SH DiÔn gi¶i ®èi Nî Cã øng 31/07 BKHT7 Trích KH TSCĐ dùng 214 32,364,178 thi công 31/08 214 32,364,178 BKHT8 Trích KH TSCĐ dùng thi công . Céng ph¸t sinh quý III 67.092.534 (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNHH Tiến Đạt) + Chi phÝ dÞch vô mua ngoµi. - Néi dung chi phÝ bao gåm c¸c kho¶n nh• : TiÒn ®iÖn, n•íc sinh ho¹t, ®iÖn tho¹i sö dông cho qu¶n lý ®éi vµ qu¶n lý c«ng ty - TK sö dông : TK 6277 – Chi phÝ dÞch vô mua ngoµi - Ph•¬ng ph¸p tËp hîp : C¸c kho¶n chi phÝ nãi trªn ®•îc tËp hîp vµo bªn Nî TK 6277. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 66
  67. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BiÓu 2.17 HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN GTGT Ký hiệu: (Liên 2: Giao cho khách hàng) NV/2009 EVN 003.679.561.204 Số: 0493499 Đến ngày Công ty điện lực HP Kỳ: 2 Từ ngày: 10/7 9/8/2009 Điện Lực : Thủy Nguyên MST: 0200823011 Phiên: 1 Địa Chỉ: Núi Đèo- Thủy Nguyên-HP Số hộ 1 Tên địa chỉ khách hàng: Công ty TNHH Tiến Đạt - Số 13 - Lương Khánh Thiện - NQ MST kh: 0200288314 Mã KH: 000853105 Số C.tơ: 063754 Chỉ số mới Chỉ số cũ Hệ số nhân ĐiệnTT Đơn giá Thành tiền 4050 3520 1 530 1,200 636,000 Tr.đó Ngày: Cộng 530 636,000 TUQ Giám đốc Thuế suất GTGT: 10% 63,600 Lê Ngọc Hải Tổng cộng tiền thanh toán 699,600 Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 67
  68. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.18 Sæ chi tiÕt TK 627 TrÝch Quý III/2009 TK 6277:- Chi phÝ dÞch vô mua ngoµi §¬n vÞ: §ång Chøng tõ Tk Sè tiÒn ®èi Ngµy SH DiÔn gi¶i Nî Cã øng 9/8 HĐ0493499 Thanh to¸n tiÒn ®iÖn 111 636.000 th¸ng 07 15/08 HĐ 052310 Thanh to¸n tiÒn ®iÖn tho¹i 111 1.426.239 th¸ng 07 Céng ph¸t sinh 10.725.368 Sè d• cuèi (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNHH Tiến Đạt) + Chi phÝ kh¸c b»ng tiÒn . - Lµ c¸c kho¶n chi phÝ nh• : Chi phÝ tiÕp kh¸ch, c«ng t¸c phÝ phcô vô thi c«ng c«ng tr×nh, c¸c kho¶n chi mua vµ sö dông c¸c tµi liÖu kü thuËt, b»ng s¸ng chÕ vµ c¸c kho¶n chi phÝ kh¸c b»ng tiÒn phôc vô cho ho¹t ®éng cña ®éi xËy dùng. - TK sö dông : TK 6278 – Chi phÝ kh¸c b»ng tiÒn - Ph•¬ng ph¸p tËp hîp : C¨n cø vµo c¸c Ho¸ ®¬n thanh to¸n, PhiÕu chi, GiÊy b¸o nî cña Ng©n hµng kÕ to¸n tiÕn hµnh ghi chÐp vµo Sæ chi tiÕt TK 6278. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 68
  69. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.19 MÉu sè 02 - TT Cty TNHH Tiến Đạt Q§ sè 15/2006 – QĐ- BTC Ngµy 20/03/2006 cña Bé tr•ëng BTC PhiÕu chi sè: PC 15/7 Ngµy 21/7/2009 Nî: Cã: Hä tªn ng•êi nhận tiÒn: Trần Văn Hoàng §Þa chØ: Đội xây dựng số 1 Lý do chi: Chi tiền mua VPP Sè tiÒn: 120.000 đồng B»ng ch÷: (Một trăm hai mƣơi nghìn đồng chẵn./.) KÌm theo chøng tõ gèc Ngµy 21 th¸ng 07 n¨m 2009 Thñ tr•ëng KÕ to¸n tr•ëng Ng•êi lËp phiÕu Thñ quÜ Ng•êi nhËn tiÒn (ghi râ hä tªn) §· nhËn ®ñ sè tiÒn( viÕt b»ng ch÷) +TØ gi¸ ngo¹i tÖ (vµng, b¹c, ®¸ quý) +Sè tiÒn qui ®æi (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNNH Tiến Đạt) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 69
  70. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BiÓu 2.20: Sæ chi tiÕt TK 627 TrÝch Quý III/2009 TK 6278:- Chi phÝ kh¸c b»ng tiÒn §¬n vÞ: §ång Chøng tõ Tk Sè tiÒn Ngµy SH DiÔn gi¶i ®èi Nî Cã øng 15/07 PC10/7 Chi tiÒn héi nghÞ c«ng nh©n 111 560.000 Thanh to¸n phÝ chuyÓn ph¸t 16/07 PC12/7 111 230.150 nhanh 21/07 PC15/7 Thanh to¸n tiÒn mua VPP 111 120.000 . . Céng ph¸t sinh trong quý 4.590.569 Sè d• cuèi (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNHH Tiến Đạt) Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiến hành vào sổ nhật ký chung (biểu 2.21), sổ cái TK 627 (biểu 2.22) và sổ chi phí sản xuất kinh doanh (biểu 2.23) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 70
  71. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.21 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 ĐVT: Đồng Ngày Chứng từ Số hiệu TK Số phát sinh ĐG STT tháng Diễn Giải Ngày SC dòng ghi sổ Số hiệu Nợ Có Nợ Có tháng Số trang trước chuyển sang (quý III) . . 03/07 PX72 03/07 Xuất kho xi măng cho công trường 621 950.000 152 950.000 08/07 HĐ074225 08/07 Mua xăng 6272 230.000 133 23.000 08/07 Trả tiền bằng tiền mặt 1111 253.000 21/07 PC15/07 21/07 Thanh toán tiền mua VPP 6278 120.000 1111 120.000 31/07 BTTLT7 31/7 Tính lƣơng phải trả NV quản lý Công 6271 33.800.000 trƣờng, CN sử dụng máy 334 33.800.000 Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 71
  72. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Ngày Chứng từ Số hiệu TK Số phát sinh ĐG STT tháng Diễn Giải Ngày SC dòng ghi sổ Số hiệu Nợ Có Nợ Có tháng 31/07 BKHT7 31/07 Trích KH TSCĐ dùng Thi công 6274 22.364.178 214 22.364.178 9/08 HĐ0493499 09/08 Thanh toán tiền điện T7 6277 636.000 133 63.600 1111 699.600 . . . . . . Cộng chuyển sang trang sau (quý III) Cộng luỹ kế (quý III) (Trích Nhật ký chung của Công ty TNHH Tiến Đạt, số liệu lấy từ phòng kế toán) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 72
  73. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BiÓu 2.22: Sæ c¸i Tªn tµi kho¶n : Chi phÝ s¶n xuÊt chung Sè hiÖu TK : 627 §¬n vÞ :§ång Ngµy ghi Chøng tõ NKC TK ®èi Sè tiÒn DiÔn Gi¶i sæ NT SH Trang Dßng øng Nî Cã A B C D E G H 1 2 08/07 HĐ074225 08/07 Mua xăng 1111 230.000 . 21/07 PC15/07 21/07 Thanh toán tiền mua VPP 1111 120.000 31/07 BTTLT7 31/7 Tính lƣơng phải trả NV quản 334 33.800.000 lý Công trƣờng, CN sử dụng máy 31/07 BKHT7 31/07 Trích KH TSCĐ dùng Thi 214 22.364.178 công 9/08 HĐ0493499 09/08 Thanh toán tiền điện T7 1111 636.000 Sè PS trong quý III 194.044.071 (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNHH Tiến Đạt) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 73
  74. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.23 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: 627 Tên công trình: Đƣờng Phù Ninh - An Sơn C18 -TĐ 4 - TN Đội thi công: sô 01 Ngày Chứng từ TK Tổng số tiền Chia ra tháng Diễn giải đối ghi sổ SH NT ứng Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 184.841.230 08/07 HĐ074225 08/07 Mua xăng 1111 230.000 21/07 PC15/07 21/07 Thanh toán tiền mua VPP 1111 120.000 . 31/07 BTTLT7 31/7 Tính lƣơng phải trả NV quản lý Công trƣờng, CN sử dụng máy 334 33.800.000 31/07 BKHT7 31/07 Trích KH TSCĐ dùng Thi công 214 22.364.178 9/08 HĐ0493499 09/08 Thanh toán tiền điện T7 1111 636.000 Cộng phát sinh 194.044.071 Số dƣ cuối kỳ (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNHH Tiến Đạt) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 74
  75. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.4.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm * Chứng từ sử dụng - Phiếu kế toán - Sổ (thẻ) giá thành * Tài khoản sử dụng - Tài khoản: 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang * Sổ sách sử dụng - Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 154 - Sổ sách khác có liên quan * Nội dung tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tình giá thành sản phẩm - Tổng hợp chi phí sản xuất §Ó tËp hîp Chi phÝ s¶n xuÊt cña ®¬n vÞ, kÕ to¸n sö dôngTK 154 – Chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh dë dang. Tõ TK 154 lµm c¬ së cho viÖc tÝnh gi¸ thµnh thùc tÕ cña c«ng tr×nh mµ C«ng ty thùc hiÖn trong quý. Khi lËp b¶ng tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt c¸c kho¶n môc chi phÝ trong quý cña tõng c«ng tr×nh còng ®•îc thÓ hiÖn râ trªn ®ã. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 75
  76. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.24 CÔNG TY TNHH TIẾN ĐẠT PHIẾU KẾ TOÁN Ngày 30 tháng 9 năm 2009 Số : PKT 05 Chi tiết TK STT Nội dung TK Có Số tiền TK Nợ TK TK Số Nợ Có tiền 154 621 626,658,230 1 Kết chuyển CPSX để tính giá thành 154 622 67,950,000 công trình 154 627 194,044,071 Cộng 888,652,301 (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNHH Tiến Đạt) Ngày 30 tháng 09 năm 2009 NGƢỜI LẬP BIỂU Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 76
  77. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Đánh giá sản phẩm dở dang §Æc ®iÓm cña s¶n phÈm x©y l¾p lµ cã gi¸ trÞ lín, kÕt cÊu phøc t¹p, thêi gian thi c«ng kÐo dµi V× vËy ®Ó tÝnh gi¸ thµnh thùc tÕ cña khèi l•îng x©y l¾p hoµn thµnh trong kú ®ßi hái ph¶i x¸c ®Þnh chi phÝ thùc tÕ cña khèi l•îng x©y l¾p dë dang cuèi kú. §Õn cuèi mçi quý l·nh ®¹o C«ng ty, kü thuËt c«ng tr×nh cïng ®¹i diÖn Phßng kÕ ho¹ch, Kü thuËt tiÕn hµnh kiÓm kª x¸c ®Þnh khèi l•îng x©y l¾p dë dang cuèi kú cho tõng phÇn viÖc cô thÓ. Sau ®ã Phßng kÕ ho¹ch, Kü thuËt ®Þnh ®¬n gi¸ phï hîp víi tõng c«ng viÖc cña tõng c«ng tr×nh cô thÓ vµ tÝnh ra chi phÝ dù to¸n cña khèi l•îng x©y l¾p dë dang cuèi kú cïng víi c¸c tµi liÖu kh¸c cã liªn quan göi sang Phßng tµi vô ®Ó tiÕn hµnh x¸c ®Þnh chi phÝ thùc tÕ cña khèi l•îng x©y l¾p dë dang cuèi kú theo c«ng thøc ; Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của KL xây lắp dở + KL xây lắp phát dang đầu kì sinh trong kì Giá trị KL Chi phí thực tế của xây lắp dở KL xây lắp dở = x dang cuối dang cuối kì kì Giá trị KL xây lắp Giá trị KL xây lắp hoàn thành bàn + dở dang cuối kì giao T¹i C«ng trình đường Phù Ninh – An Sơn C18 –TĐ4, Quý III/2009 cã: - Chi phÝ thùc tÕ khèi l•îng x©y l¾p dë dang ®Çu kú : 987,531,610 - Chi phÝ thùc tÕ khèi l•îng x©y l¾p thùc tÕ trong kú : 888,652,301 Do công trình hoàn thành trong quý III nên - Gi¸ trÞ dù to¸n khèi l•îng x©y l¾p dë dang cuèi kú : 0 Chi phÝ thùc tÕ khèi l•îng x©y l¾p dë dang cuèi kú : 987,531,610 + 888,652,301 = x 0 = 0 1,876,183,911 + 0 Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 77
  78. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Tính giá thành sản phẩm tại công ty Tõ nh÷ng chi phÝ thùc tÕ ph¸t sinh trong quý, chi phÝ khèi l•îng x©y l¾p dë dang ®Çu kú, cuèi kú ®· tËp hîp vµ tÝnh to¸n ®•îc kÕ to¸n tiÕn hµnh tÝnh gi¸ thµnh khèi l•îng x©y l¾p hoµn thµnh bµn giao theo tõng c«ng tr×nh, h¹ng môc c«ng tr×nh theo c«ng thøc : Giá thành thực Chi phí thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực tế của tế khối lượng của khối lượng của khối lượng = + - KL xây lắp dở xây lắp hoàn xây lắp dở xây lắp dở dang cuối kì thành bàn giao dang đầu kì dang trong kì = 987,531,610 + 888,652,301 - 0 Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 78
  79. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.25 THẺ (BẢNG) TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THEO KHOẢN MỤC Tên sản phẩm, dịch vụ: công trình đƣờng Phù Ninh - An Sơn C18 - TĐ 4 _ TN Tháng 9 năm 2009 Giá trị Chi phí sản Giá trị sản sản Khoản mục chi xuất phát phẩm dở dang phẩm dở Tổng giá thành phí sinh trong đầu kỳ dang kỳ cuối kỳ 1. Chi phí NVLTT 682,240,380 626,658,230 - 1,308,898,610 2. Chi phí NCTT 120,450,000 67,950,000 - 188,400,000 3. Chi phí SXC 184,841,230 194,044,071 - 378,885,301 Tổng 987,531,610 888,652,301 - 1,876,183,911 Ngày 30 tháng 09 năm 2009 NGƢỜI LẬP BIỂU C«ng tr×nh đường Phù Ninh – An Sơn C18 TĐ4 – Thủy Nguyên cuèi quý III/2009 cã gi¸ thµnh thùc tÕ khèi l•îng x©y l¾p hoµn thµnh bµn giao lµ: 1,876,183,911 Công trình hoàn thành chưa bàn giao trong quý III, số liệu này được kế toán định khoản như sau: Nî TK 155: 1,876,183,911 Cã TK 154: 1,876,183,911 Từ phiếu kế toán và bảng tính giá thành kế toán vào sổ nhật ký chung (biểu 2.26) và sổ cái TK 154 (biểu 2.27) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 79
  80. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Biểu 2.26 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 ĐVT: Đồng Ngày Chứng từ Số hiệu TK Số phát sinh ĐG STT tháng ghi Diễn Giải Ngày SC dòng sổ Số hiệu Nợ Có Nợ Có tháng Số trang trước chuyển sang (quý III) . . 03/07 PX72 03/07 Xuất kho xi măng cho công trường 621 950.000 152 950.000 Kết chuyển CPSX để tính giá thành 30/09 PKT 05 30/09 154 888,652,301 công trình 621 626,658,230 622 67,950,000 627 194,044,071 30/09 30/09 Công trình hoàn thành chƣa bàn giao 155 1,876,183,911 154 1,876,183,911 . . . . . . Cộng chuyển sang trang sau Cộng luỹ kế (quý III) (Trích Nhật ký chung của Công ty TNHH Tiến Đạt, số liệu lấy từ phòng kế toán) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 80
  81. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BiÓu 2.27: Sæ c¸i Tªn tµi kho¶n : Chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh dë dang Sè hiÖu TK : 154 §¬n vÞ :§ång Ngµy Chøng tõ NKC TK ®èi Sè tiÒn DiÔn Gi¶i ghi sæ SH NT Trang Dßng øng Nî Cã A B C D E G H 1 2 Số dư đầu kì 987,531,610 PKT 05 30/09 30/09 Kết chuyển CPSX để 621 626,658,230 tính giá thành công 622 67,950,000 trình 627 194,044,071 30/09 Công trình hoàn thành 155 1,876,183,911 Sè PS trong quý III 888,652,301 1,876,183,911 Số dƣ cuối kỳ (QIII) - (Nguån trÝch : Phßng kÕ to¸n – C«ng ty TNHH Tiến Đạt) Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 81
  82. Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Ch•¬ng 3: Mét sè kiÕn nghÞ nh»m hoµn thiÖn TỔ CHỨC kÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm t¹i C«ng ty TNHH TiÕn ®¹t 3.1 §¸nh gi¸ thùc tr¹ng c«ng t¸c kÕ to¸n nãi chung vµ kÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt – gi¸ thµnh s¶n phÈm nãi riªng t¹i c«ng ty TNHH TiÕn §¹t: Công ty TNHH từ ngày thành lập đến nay đã lớn mạnh không ngừng về quy mô lẫn chất lượng sản xuất và đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trên thị trường xây dựng cơ bản trong cả nước. Công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm xây lắp có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, giá thành hạ. Sự nhạy bén, linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty từng bước hòa nhập với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, chủ động trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty. Bên cạnh tổ chức một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý hóa sản xuất Công ty đặc biệt trú trọng tới công tác hạch toán CPSX và GTSP. Hạch toán đúng từ khâu CPSX và hạch toán chính xác GTSP tạo điều kiện cung cấp các thông tin cần thiết cho Ban Giám đốc Công ty ra các Quyết định đúng đắn, góp phần mang lại thắng lợi cho đơn vị trong điều kiện cạnh tranh thị trường. Vấn đề tiết kiệm ngày càng được đề cao, nhất là tiết kiệm CPSX, đó là mục tiêu phấn đấu, là một nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý nói chung và công tác quản lý chi phí nói riêng, nhất là trong điều kiện đổi mới hiện nay, đòi hỏi Công ty phải tổ chức kế toán CPSX và GTSP một cách chính xác, theo đúng nguyên tắc về đánh giá, phản ánh theo đúng giá thực tế tại mỗi thời điểm phát sinh chi phí, hạch toán và phân bổ chi phí theo đúng địa điểm phát sinh, đúng các đối tượng chịu chi phí, đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp vào từng đối tượng tính giá. Sinh viên: Trần Thị Lý - Lớp QTL201K 82