Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá - Đinh Thu Dung
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá - Đinh Thu Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_lap_va_phan_tich_bang_can_doi_k.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá - Đinh Thu Dung
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế mở với cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảng cân đối kế toán là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó công tác lập và phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán là vô cùng cần thiết với các doanh nghiệp đặc biệt là trong điều kiện hội nhập hiện nay. Lập Bảng cân đối kế toán và phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan khác thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, rủi ro và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của công việc trên đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, kết hợp giữa lý luận được tiếp thu ở trường và thực tế thực tập tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá em đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Nội dung được trình bày trong bài khóa luận gồm: Chương 1: Những lý luận cơ bản về tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 1
- Khóa luận tốt nghiệp Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên công ty và thầy cô giáo trong ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Dân lập Hải Phòng, đặc biệt là Thạc sỹ Trần Thị Thanh Phương trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Do trình độ của bản thân còn hạn chế cùng với thời gian thực tập có hạn nên bài khóa luận của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị và các bạn để giúp em hiểu biết sâu sắc và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 01 tháng 07 năm 2011 Sinh viên Đinh Thu Dung Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 2
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 1.1.1 Báo cáo tài chính và sự cần thiết của báo cáo tài chính: 1.1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như tình hình chi phí, kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát khác về doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.1.1.2 Sự cần thiết của báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Vì vậy, giúp cho doanh nghiệp nhìn rõ những hạn chế và tiềm năng của doanh nghiệp mình để từ đó giúp doanh ngiệp đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn có vai trò hết sức cần thiết đối các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và các nhà đầu tư tiềm năng, các chủ nợ, Sau đây em xin trình bày sự cần thiết của BCTC thông qua một số đối tượng chủ yếu sau: - Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường v.v Điều đó chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp công bố Báo cáo tài chính định kỳ về hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 3
- Khóa luận tốt nghiệp - Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay: mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn. - Đối với các nhà đầu tư: sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn v.v Vì vậy, họ để ý đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai - Đối với nhà cung cấp: họ phải quyết định xem có cho doanh nghiệp mua hàng chịu hay không. Vì vậy, họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới. - Đối với Nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. 1.1.2 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính: Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21- Trình bày báo cáo tài chính, gồm: BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp với các quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy. Thông tin trên BCTC chỉ đáng tin cậy khi BCTC: Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 4
- Khóa luận tốt nghiệp - Trình bày trung thực hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. - Trình bày khách quan, không thiên vị. - Tuân thủ nguyên tắc thận trọng. - Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Trong trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý, cụ thể. Khi xây dựng các phương pháp kế toán doanh nghiệp cần xem xét: - Những yêu cầu và hướng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến những vấn đề tương tự và có liên quan. - Những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí được quy định trong chuẩn mực chung. - Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ được chấp thuận khi những quy định này phù hợp với 2 điểm trên. Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán, BCTC phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị. 1.1.3 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính: Các quy định về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính được quy định tại chuẩn mực số 21 - Trình bày Báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) bao gồm: Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 5
- Khóa luận tốt nghiệp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá nếu biết được có những điều không chắc chắn liên quan có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần phải được nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu ra, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám Đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của các kỳ kế toán có liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện, hoặc: Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong trình bày. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Thông tin được Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 6
- Khóa luận tốt nghiệp coi là trọng yếu nếu không được trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác về thông tin đó dẫn đến có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của khoản mục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không đươc trình bày riêng biệt. Tuy nhiên có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để được trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. Nguyên tắc bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: - Được quy định tại chuẩn mực kế toán khác; hoặc - Các khoản lỗ, lãi và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch, các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. - Các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán, ngoại trừ truờng hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện.Việc bù trừ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải được đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu được, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 7
- Khóa luận tốt nghiệp thông thường, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhưng lại có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết quả của các giao dịch này sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn như: Lãi, lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn, được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản. Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được hạch toán theo giá trị thuần, ví như các khoản lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá, lãi lỗ phát sinh từ hoạt động mua bán các công cụ tài chính với mục đích thương mại. Tuy nhiên, các khoản lãi lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo quy định của chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”. Nguyên tắc so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán với nhau nên phải được trình bày tương ứng với các thông số bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều đó là cần thiết giúp cho người sử dụng hiểu rõ báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính chất so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ nguyên nhân và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại số liệu được thực hiện. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 8
- Khóa luận tốt nghiệp Trường hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trước đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh khi các thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho kỳ trước. 1.1.4 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệptheo chế độ kế toán hiện hành 1.1.4.1 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp: • Báo cáo tài chính năm: - Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN) • Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (mẫu B01a - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (mẫu B02a - DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (mẫu B03a - DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu B09a - DN) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (mẫu B01b - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (mẫu B02b - DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (mẫu B03b - DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu B09a - DN) • Báo cáo tài chính hợp nhất: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất (mẫu B01 - DN/ HN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (mẫu B02 - DN/ HN) Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 9
- Khóa luận tốt nghiệp - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (mẫu B03 - DN/ HN) - Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (mẫu B09 - DN/ HN) • Báo cáo tài chính tổng hợp: - Bảng cân đối kế toán tổng hợp (mẫu B01 - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp (mẫu B02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp (mẫu B03 - DN) - Thuyết minh báo cáo tài tổng hợp (mẫu B09 - DN) 1.1.4.2 Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính - Lập BCTC năm là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập thêm BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm. - Lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ là trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện. - Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ. - Công ty mẹ và tập đoàn ngoài việc lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ còn phải lập BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 – “Hợp nhất kinh doanh”. 1.1.4.3. Kỳ lập Báo cáo tài chính - Kỳ lập BCTC năm: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 10
- Khóa luận tốt nghiệp - Kỳ lập BCTC giữa niên độ: là mỗi quý của năm tài chính (trừ quý IV). - Kỳ lập BCTC khác. + Doanh nghiệp có thể lập BCTC theo chu kỳ kế toán khác (tháng, 6 tháng, 9 tháng, ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. + Đơn vị bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập BCTC tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. 1.1.4.4. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính • Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc - Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 45 ngày đối với Tổng công ty Nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. - Thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 90 ngày đối với Tổng công ty Nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. • Đối với các loại hình doanh nghiệp khác DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, đối với các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Ngoài ra các đơn vị kế toán khác trực thuộc đơn vị cấp trên nộp BCTC năm (quý) cho cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 11
- Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4.5. Nơi nộp Báo cáo tài chính Nơi gửi BCTC Loại doanh Thời Doanh Cơ quan Cơ quan Cơ quan Cơ quan nghiệp hạn lập nghiệp đăng ký tài chính thuế thống kê cấp trên KD Quý, 1. DNNN x x x x x năm 2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư Năm x x x x x nước ngoài 3.Các loại hình Năm x x x x DN khác Tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nộp BCTC cho các cơ quan chủ quản của mình tại tỉnh, thành phố đó. Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương nộp BCTC cho cơ quan chủ quản của mình là Bộ Tài Chính. Chú thích: Các cơ quan có đánh dấu “X” là các cơ quan bắt buộc phải nộp. 1.1.4.6. Công khai báo cáo tài chính Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. • Hình thức công khai báo cáo tài chính - Phát hành ấn phẩm - Thông báo bằng văn bản - Niêm yết - Các hình thức khác theo quy định • Nội dung công khai báo cáo tài chính - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Kết quả hoạt động kinh doanh. - Trích lập và sử dụng các quỹ. - Thu nhập của người lao động. Riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải công khai BCTC năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 12
- Khóa luận tốt nghiệp kỳ kế toán năm. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác thời hạn công khai BCTC chậm nhất là 120 ngày. 1.2 Bảng cân đối kế toán và phƣơng pháp lập bảng cân đối kế toán: 1.2.1 Mục đích của bảng cân đối kế toán: 1.2.1.1 Khái niệm bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp thông qua thước đo tiền tệ tại một thời điểm nhất định theo giá trị và nguồn hình thành tài sản. Thực chất Bảng cân đối kế toán là bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả. 1.2.1.2 Mục đích của bảng cân đối kế toán: - Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. - Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. - Giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. 1.2.2 Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán: Theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành Ngắn hạn và Dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân chia thành Ngắn hạn và Dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán ngay trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xếp vào loại ngắn hạn. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 13
- Khóa luận tốt nghiệp + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xếp vào loại dài hạn. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì Tài sản và Nợ phải trả được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn. + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào một chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 1.2.3 Kết cấu, nội dung và phƣơng pháp lập bảng cân đối kế toán: 1.2.3.1 Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán có thể có kết cấu theo kiểu 1 bên (kiểu dọc) hoặc kiểu 2 bên (kiểu ngang) nhưng dù kết cấu theo kiểu nào thì vẫn bao gồm 2 phần chính: Phần I : phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo gọi là phần “Tài sản”. Phần tài sản được chia làm 2 loại: - Loại A : Tài sản ngắn hạn. - Loại B : Tài sản dài hạn. Trong đó: - Về mặt kinh tế : các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản dưới hình thức vật chất. - Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu ở phần tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng tại thời điểm lập báo cáo. Phần II : Phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo gọi là phần “Nguồn vốn”. Phần nguồn vốn được chia làm 2 loại: - Loại A : Nợ phải trả. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 14
- Khóa luận tốt nghiệp - Loại B : Vốn chủ sở hữu. Trong đó : - Về mặt kinh tế : số liệu phần nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh. - Về mặt pháp lý : số liệu của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp. Ngoài 2 phần chính trên, Bảng cân đối kế toán còn có thêm phần các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán để phản ánh một số tài sản mà doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng có quyền quản lý, sử dụng. Sau đây, em xin trích dẫn mẫu BCĐKT (mẫu số B01_DN) như sau: Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 15
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 1.1: Mẫu bảng cân đối kế toán (B01_DN) Mẫu số B01 – DN Đơn vị: (Ban hành theo QĐ số 15/2006 /QĐ-BTC Địa chỉ: ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm Đơn vị tính: Mã Thuyết Số Số TÀI SẢN số minh cuối năm đầu năm 1 2 3 4 5 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 1.Tiền 111 V.01 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02 1.Đầu tư ngắn hạn 121 2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 ( ) ( ) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1.Phải thu khách hàng 131 2.Trả trước cho người bán 132 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5.Các khoản phải thu khác 135 V.03 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 ( ) ( ) IV. Hàng tồn kho 140 1.Hàng tồn kho 141 V.04 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 ( ) ( ) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2.Thuế GTGT được khấu trừ 152 3.Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 154 V.05 5.Tài sản ngắn hạn khác 158 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) I.Các khoản phải thu dài hạn 210 1.Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3.Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 4.Phải thu dài hạn khác 218 V.07 5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 ( ) ( ) II. Tài sản cố định 220 1.Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 -Nguyên giá 222 -Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 ( ) ( ) 2.Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 -Nguyên giá 225 Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 16
- Khóa luận tốt nghiệp -Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 ( ) ( ) 3.Tài sản cố định vô hình 227 V.10 -Nguyên giá 228 -Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 ( ) ( ) 4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 III. Bất động sản đầu tƣ 240 V.12 -Nguyên giá 241 -Hao mòn lũy kế (*) 242 ( ) ( ) IV. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 250 1.Đầu tư vào công ty con 251 2.Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3.Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 259 ( ) ( ) V. Tài sản dài hạn khác 260 1.Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3.Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 I.Nợ ngắn hạn 310 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 2.Phải trả người bán 312 3.Người mua trả tiền trước 313 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 V.16 5.Phải trả người lao động 315 6.Chi phí phải trả 316 V.17 7.Phải trả nội bộ 317 8.Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 11.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 II.Nợ dài hạn 330 1.Phải trả dài hạn người bán 331 2.Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3.Phải trả dài hạn khác 333 4.Vay và nợ dài hạn khác 334 V.20 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 9. Quỹ phát triển khoa học công nghệ 339 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 =410 + 430) 400 I.Vốn chủ sở hữu 410 V.22 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2.Thặng du vốn cổ phần 412 3.Vốn khác của chủ sở hữu 413 4.Cổ phiếu quỹ (*) 414 ( ) ( ) 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 17
- Khóa luận tốt nghiệp 7.Quỹ đầu tư phát triển 417 8.Quỹ dự phòng tài chính 418 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 11.Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 12. Quỹ hỗ trợ xắp xếp doanh nghiệp 422 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1.Nguồn kinh phí 432 V.23 2.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 (440 = 300 + 400 ) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu Thuyết Số Số minh cuối năm đầu năm 1.Tài sản thuê ngoài 2.Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án Lập, ngày tháng năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (1) Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải báo cáo nhưng không được đánh lại "Mã số". (2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). (3) Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì "Số cuối năm" có thể ghi là "31.12.X"; "Số đầu năm" có thể ghi là "01.01.X". Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 18
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2.3.2 Cơ sở số liệu, trình tự, phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN) • Cơ sở số liệu lập Bảng cân đối kế toán: - Căn cứ vào BCĐKT được lập vào cuối năm trước. - Căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp như sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản. - Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh tài khoản (nếu có). • Trình tự lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN): Có 6 bước để lập BCĐKT Bước 1: Kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán. Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa chứng từ gốc với sổ chi tiết tương ứng của các tài khoản. Bước 3: Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ nhật ký chung với sổ cái các tài khoản có liên quan, giữa sổ chi tiết với bảng tổng hợp chi tiết. Bước 4: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và tiến hành khóa sổ kế toán để lập bảng cân đối số phát sinh Bước 5: Lập bảng cân đối kế toán. Bước 6: Kiểm tra, ký duyệt. Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN) - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập Báo cáo tài chính năm. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán. - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước. - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm nay (lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong BCĐKT để ghi). Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 19
- Khóa luận tốt nghiệp Một số tài khoản đặc biệt cần lưu ý: + Các tài khoản dự phòng (TK 159, 229, ), hao mòn TSCĐ (TK 214) mặc dù có số dư bên có nhưng vẫn được ghi bên phần “Tài sản” bằng cách ghi âm (ghi đỏ) nhằm phản ánh chính xác quy mô tài sản hiện có ở doanh nghiệp. + Các TK 413 “Chênh lệch tỷ giá”, TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có nhưng được ghi bên phần “Nguồn vốn”. Nếu tài khoản có số dư bên Có thì ghi đen bình thường, còn nếu tài khoản có số dư bên Nợ thì phải ghi đỏ (hay ghi trong ngoặc đơn) để trừ đi. + Một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp như “Hàng tồn kho”, “Các khoản phải thu”, “Các khoản phải trả”, do có liên quan đến nhiều tài khoản nên phải tiến hành tổng hợp số liệu từ các tài khoản có liên quan để lấy số liệu ghi vào chỉ tiêu trên BCĐKT. Sau đây em xin trình bày phương pháp lập từng chỉ tiêu trong BCĐKT: PHẦN TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN (Mã số 100) Mã số 100 = mã số 110 + mã số 120 + mã số 130 + mã số 140 + mã số 150 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền (Mã số 110 = mã số 111 + mã số 112) 1.Tiền (Mã số 111) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và tiền đang chuyển. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các tài khoản 111 “ Tiền mặt”, 112 “ Tiền gửi ngân hàng” và 113 “ Tiền đang chuyển” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái 2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền (Mã số 112) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi do chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu nàylà số dư Nợ chi tiết của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK121, gồm : Kỳ phiếu ngân Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 20
- Khóa luận tốt nghiệp hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Mã số 120 = mã số 121 + mã số 129 1. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn (mã số 121) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và tài khoản 128 “ Đầu tư ngắn hạn khác” trên sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái sau khi đã trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “ Các khoản tương đương tiền”. 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn (mã số 129) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. III. Các khoản phải thu ngắn hạn (mã số 130) Mã số 130 = mã số 131 + mã số 132+ mã số 133+ mã số134 + mã số 135 + mã số 139 1. Phải thu của khách hàng (mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu của khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên số chi tiết kế toán TK 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán (mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn ( mã số 133) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Phải thu nội bộ ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn. 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (mã số 134) Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 21
- Khóa luận tốt nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 337 “ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái. 5. Các khoản phải thu khác (mã số 135) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “các khoản phải thu khác” là tổng số dư Nợ của các tài khoản: TK 1385,TK1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK1385, TK 334, TK 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (mã số 139) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ).Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. IV. Hàng tồn kho (mã số 140) Mã số 140 = mã số 141 + mã số149 1. Hàng tồn kho (mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư Nợ của các TK 151 “Hàng mua đang đi đường” TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, TK 153 “Công cụ, dụng cụ”, TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 155 “Thành phẩm”, TK 156 “Hàng hóa”, TK 157 “Hàng gửi bán” và tài khoản 158 “Hàng hóa kho bảo thuế” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (mã số 149) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ).Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. V. Tài sản ngắn hạn khác (mã số 150) Mã số 150 = mã số 151 + mã số 152 + Mã số 154 + mã số 158. 1.Chi phí trả trƣớc ngắn hạn (mã số 151) Số liệu ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước” là số dư Nợ của tài khoản 142 “ Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 22
- Khóa luận tốt nghiệp 2. Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ (mã số 152) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư Nợ của TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc (mã số 154) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 4. Tài sản ngắn hạn khác (mã số 158) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ các TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, TK 141 “tạm ứng”, TK 144“Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (Mã số 200) Mã số 200 = mã số 210 + mã số 220 + mã số 240 + mã số 250 + mã số 260. I. Tài sản cố định (Mã số 210) Mã số 210 = mã số 211 + mã số 212 + mã số 213 + mã số 218 + mã số 219. 1. Các khoản phải thu dài hạn (mã số 211) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (mã số 212) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 1361 “ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 136. 3. Phải thu dài hạn nội bộ (mã số 213) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn. 4. Phải thu dài hạn khác ( mã số 218) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Phải thu dài hạn khác” là số dư Nợ chi tiết của các tài khoản 138,331,338, ( chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản 1388, 331, 338. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 23
- Khóa luận tốt nghiệp 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (mã số 219) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ).Số liệu ghi vào tài khoản này là só dư Có chi tiết của Tài khoản139 “ Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139. II. Tài sản cố định (mã số 220) Mã số 220 = mã số 221 + mã số 224 + mã số 227 + mã số 230 1.Tài sản cố định hữu hình ( mã số 221) Mã số 221 = mã số 222 + mã số 223. 1.1Nguyên giá (mã số 222) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 211 “ Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái hoặc nhật ký – Sổ Cái. 1.2Giá trị hao mòn lũy kế (mã số 223) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Giá trị hao mòn lũy kế” là số dư Có của tài khoản 2141 “ Hao mòn tài sản cố định hữu hình” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 2141và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 2. Tài sản cố định thuê tài chính ( mã số 224) Mã số 224 = mã số 225 + mã số 226 2.1 Nguyên giá ( mã số 225) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 212 “ Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái hoặc nhật ký – Sổ Cái. 2.2 Giá trị hao mòn lũy kế ( mã số 226) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Giá trị hao mòn lũy kế” là số dư Có của tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 2142. 3. Tài sản cố định vô hình ( mã số 227) 3.1 Nguyên giá ( mã số 228) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ của Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 24
- Khóa luận tốt nghiệp 3.2 Giá trị hao mòn lũy kế ( mã số 229) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Giá trị hao mòn lũy kế” là số dư Có của tài khoản 2143 “ Hao mòn tài sản cố định hữu hình” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 2143và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). III. Bất động sản đầu tƣ (mã số 240) Mã số 240 = mã số 241 + mã số 242 1. Nguyên giá (mã số 241) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 217 “Bất động sản đầu tư” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Giá trị hao mòn lũy kế (mã số 242) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ).Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư” trên sổ kế toán chi tiết TK 2147. III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn (Mã số 250) Mã số 250 = mã số 251 + mã số 252 + mã số258 + mã số 2599 1. Đầu tƣ vào công ty con ( mã số 251) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Đầu tƣ vào công ty liên kết, liên doanh ( mã số 252) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” là tổng số dư nợ của các tài khoản 222 “ Vốn góp liên doanh” và tài khoản 223 “ Đầu tư vào công ty liên kết” trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái. 3. Đầu tƣ dài hạn khác ( mã số 258) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 228 “ Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ Cái hoặc trên Nhật ký – Sổ Cái. 4. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (mã số 259) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn” trên sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 25
- Khóa luận tốt nghiệp IV. Tài sản dài hạn khác (mã số 260) Mã số 260 = mã số 261 + mã số 262 + mã số 268 1. Chi phí trả trƣớc dài hạn (mã số 261) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn”, trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái 2. Tài sản thuế thu hập hoãn lại (mã số 262) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 3. Tài sản dài hạn khác (mã số 268) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (Mã số 270) Mã số 270 = mã số 100 + mã số 200 PHẦN NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (Mã số 300) Mã số 300 = mã số 310 + mã số 320 I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + mã số 312 + mã số 313 + mã số 314 + mã số 315 + mã số 316 + mã số 318 + mã số 319 + mã số 320 + mã số 323. 1. Vay và nợ ngắn hạn (mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của TK 311 “Vay ngắn hạn” và TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái. 2. Phải trả cho ngƣời bán (mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331. 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc (mã số 313) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 “Phải thu khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 26
- Khóa luận tốt nghiệp 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc (mã số 314) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 5. Phải trả ngƣời lao động (mã số 315) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có chi tiết của TK 334 “Phải trả người lao động” trên sổ kế toán chi tiết TK 334 (chi tiết các khoản còn phải trả người lao động) 6. Chi phí phải trả (mã số 316) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của TK 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 7. Phải trả nội bộ (mã số 317) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng số dư Có của TK 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ chi tiết TK 336 (chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn) 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( mã số 318) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của tài khoản 337 “ Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái hoặc nhật ký – Sổ Cái. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn ( mã số 319) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của các tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác”, tài khoản 138 “Phải thu khác” trên Sổ kế toán chi tiết của các tài khoản: 338,138 ( không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn). 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (mã số 320) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các TK dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn). 11.Quỹ khen thƣởng phúc lợi ( mã số 323) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 353 “ Quỹ khen thưởng phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái. II. Nợ dài hạn (mã số 330) Mã số 330 = mã số 331 + mã số 332 + mã số 333 + mã số 334 + mã số 335 + mã số 336 + mã số 337+ mã số 338 + mã số 339. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 27
- Khóa luận tốt nghiệp 1. Phải trả dài hạn ngƣời bán (mã số 331) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn. 2. Phải trả dài hạn nội bộ (mã số 332) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Có TK 336 “ Phải trả nội bộ” trên sổ kế toán chi tiếtTK 336 ( chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại nợ dài hạn) 3. Phải trả dài hạn khác (mã số 333) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng số dư Có chi tiết của TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” và TK 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái hoặc nhật ký sổ cái tài khoản 334 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn). 4. Vay và nợ dài hạn ( mã số 334) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của các tài khoản: tài khoản 341 “Vay dài hạn”, Tài khoản 342 “ Nợ dài hạn” và kết quả tìm đượccủa số dư có tài khoản 3431 trừ (- ) dư nợ tài khoản 3432 cộng (+) dư có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343. 5. Thuế thu nhập hoãn lại ( mã số 335) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư có Tài khoản 347 “ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm( mã số 336) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 351 “ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 7. Dự phòng phải trả dài hạn (mã số 329) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). 8. Doanh thu chƣa thực hiện (mã số 338) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 3387. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 28
- Khóa luận tốt nghiệp 9. Quỹ phát triển khoa học công nghệ ( mã số 339) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có tài khoản 356 “Quỹ phát triển khoa học công nghệ” trên sổ kế toán tài khoản 356. B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (Mã số 400) Mã số 400 = mã số 410 + mã số 430 I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) Mã số 410 = mã số 411 + mã số 412 + mã số 413 + mã số 414 + mã số 415 + mã số 416 + mã số 417 + mã số 418 + mã số 419 + mã số 420 + mã số 421 + mã số 422. 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư Có của TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên Sổ kế toán chi tiết TK 4111. 2. Thặng dƣ vốn cổ phần (mã số 412) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu TK này dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) 3. Vốn khác của chủ sở hữu (mã số 413) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ (mã số 414) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của TK 419 “Cổ phiếu quỹ” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái và được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản ( mã số 415) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 412 “ Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 29
- Khóa luận tốt nghiệp 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (mã số 416) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái.Trường hợp tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 7. Quỹ đầu tƣ phát triển (mã số 417) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 8.Quỹ dự phòng tài chính ( mã số 418 ) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có của tài khoản 415 “ Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” là số dư có Tài khoản 418 “ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 10. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối (mã số 420) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421 “Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái.Trường hợp tài khoản này có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 11. Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ( mã số 421) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư có tài khoản 441 “ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. 12. Quỹ hỗ trợ xắp xếp doanh nghiệp ( mã số 422) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có tài khoản 417 “Quỹ hỗ trợ xắp xếp doanh nghiệp” trên sổ kế toán tài khoản 417. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (mã số 430) Mã số 430 = mã số 432 + mã số 433 Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 30
- Khóa luận tốt nghiệp 1. Nguồn kinh phí ( mã số 342) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giũa số dư có của tài khoản 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ tài khoản 161 “Chi sự nghiệp” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp số dư nợ tài khoản 161 “ Chi sự nghiệp” lớn hơn số dư Có của tài khoản 461 “ Nguồn kinh phí sự nghiệp” thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) 2. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định ( mã số 433) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có tài khoản 466 “ Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (Mã số 440) Mã số 440 = mã số 300 + mã số 400 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 1. Tài sản thuê ngoài Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 001 “Tài sản thuê ngoài” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Vật tƣ, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cƣợc Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 4. Nợ khó đòi đã xử lý Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 5. Ngoại tệ các loại Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 007 “Ngoại tệ các loại” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 31
- Khóa luận tốt nghiệp 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của Tài khoản 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua phân tích Bảng cân đối kế toán. 1.3.1 Sự cần thiết của việ ệp thông qua phân tích bảng cân đối kế toán: • . Phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu là phân tích báo cáo tài chính, là một công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với các chủ thể khác có liên quan đến doanh nghiệp. + Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy được rõ hơn về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn được những phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Đối với các nhà đầu tư: Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư luôn tìm biện pháp bảo vệ an toàn đồng vốn đầu tư của Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 32
- Khóa luận tốt nghiệp mình. Bên cạnh việc quan tâm đến mức sinh lời, các nhà đầu tư còn quan tâm đến các thông tin về thời gian hoàn vốn, mức độ thu hồi vốn, mức độ rủi ro của các dự án đầu tư. Mà những thông tin đó chỉ có thể nắm bắt được khi tiến hành phân tích tài chính. + Đối với những người cho vay: Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp những người cho vay thấy được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không và vay trong thời hạn bao lâu. + Đối với các cơ quan Nhà nước: Phân tích tài chính giúp cơ quan Nhà nước kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch vĩ mô. 1.3.2 Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua phân tích bảng cân đối kế toán: Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong phân tích bảng cân đối kế toán: phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp tỷ số, phương pháp số chênh lệch, phương pháp thay thế liên hoàn, hồi quy trong đó phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số và phương pháp cân đối là những phương pháp được sử dụng chủ yếu trong phân tích bảng cân đối kế toán. 1.3.2.1 Phương pháp so sánh: So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu xu hướng phát triển và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, để từ đó đánh giá sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu đó là xấu hay tốt. Để có thể vận dụng phương pháp so sánh cần phải xác định được 2 vấn đề: điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh. • Điều kiện so sánh : - Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau. - Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán. - Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 33
- Khóa luận tốt nghiệp - Khi so sánh các chỉ tiêu tương ứng phải quy đổi về cùng một quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh như nhau. • Tiêu chuẩn so sánh : là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh. - Khi nghiên cứu xu hướng của sự thay đổi, kỳ gốc thường được chọn là số liệu kỳ trước. Thông qua sự so sánh kỳ này với kỳ trước sẽ thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi. - Khi nghiên cứu mức độ biến động so với kế hoạch đặt ra trong kỳ, kỳ gốc được chọn là số liệu trong kế hoạch dự toán. Thông qua so sánh này thấy được khả năng cũng như mức độ tin cậy đối với việc hoàn thành kế hoạch các kỳ sau. - Khi nghiên cứu mức độ tiên tiến hay lạc hậu, điểm mạnh hay điểm yếu, vị trí của doanh nghiệp trong ngành, kỳ gốc được chọn là mức độ trung bình ngành. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của việc phân tích có thể so sánh theo nhiều cách khác nhau: - So sánh tuyệt đối : là kết quả của phép trừ giữa trị số cột đầu năm với cột cuối năm của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh tương đối : là kết quả của phép chia giữa trị số cột cuối năm với cột đầu năm của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu nghiên cứu. - So sánh theo chiều dọc : là việc xem xét các tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể quy mô chung qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể. - So sánh theo chiều ngang : là việc so sánh cả số tương đối và số tuyết đối của cùng một chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán qua đó thấy được sự biến động của chỉ tiêu đó. - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 34
- Khóa luận tốt nghiệp giảm sút trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. - So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành hoặc các doanh nghiệp khác. 1.3.2.2 Phương pháp tỷ số Phương pháp tỷ số là phương pháp phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục và theo từng giai đoạn. Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang được cải tiến cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán. Phương pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm tỷ số đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có bốn nhóm tỷ số cơ bản sau: + Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán + Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, nguồn vốn + Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động + Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời Một tỷ số đơn lẻ không mang lại nhiều ý nghĩa, do vậy khi phân tích tỷ số Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 35
- Khóa luận tốt nghiệp cần phải có sự so sánh : + So sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành và với các tiêu chuẩn cấu thành cho phép người phân tích rút ra những nhận định có ý nghĩa về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, Trên cơ sở đó, các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. + So sánh các tỷ số của doanh nghiệp theo thời gian để thấy được xu hướng biến động của tỷ số là tốt hay xấu đi. Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích, chúng ta sẽ đánh giá được tình hình tài chính. Phân tích tỷ số có thể làm bộc lộ ra các xu thế biến động mà các xu thế này thường khó xác định bằng sự kiểm tra riêng rẽ các bộ phận cấu thành tỷ số. 1.3.2.3 Phương pháp số cân đối Phương pháp số cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng phải tồn tại sự cân bằng. Là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như: sự cân bằng giữa tổng tài sản và nguồn hình thành tài sản, cân bằng giữa các nguồn thu với các nguồn chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn với khả năng thanh toán Phương pháp số cân đối được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích cho nên mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là độc lập nhau. Cụ thể là để tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó, chỉ cần tính chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của bản thân nhân tố đó mà không cần quan tâm đến các nhân tố khác. Phương pháp này thường được kết hợp với phương pháp so sánh nhằm có được sự đánh giá toàn diện về tài chính. Ngoài ba phương pháp trên còn sử dụng thêm các phương pháp như: thay thế liên hoàn, chênh lệch và nhiều khi do đòi hỏi của quá trình phân tích yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 36
- Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán: 1.3.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: • Phân tích cơ cấu tài sản Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Việc đảm bảo và phân bổ tài sản cho đầy đủ và hợp lý là điều cốt yếu tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả. Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản bằng cách so sánh tổng số tài sản cuối kì so với đầu kỳ và tính ra tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lí của việc phân bổ. Qua việc tính cơ cấu tài sản ta biết được 2 tỷ suất rất được các nhà quản lý quan tâm : Tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tư vào TSDH = Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư vào TSNH = Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong thời gian cụ thể. Để đánh giá tình hình biến động của tài sản cần tiến hành phân tích theo chiều ngang, quá trình phân tích thể hiện ở bảng sau : Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 37
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 1.2 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu CHỈ TIÊU năm Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền lệ A.TÀI SẢN NGẮN HẠN I.Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể nhận thấy sự biến động tăng hay giảm của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Đối với tài sản ngắn hạn ta có thể nhận xét một cách tổng quát nhất về tình hình biến động của khoản tiền mặt tại quỹ, phương thức thanh toán tiền hàng, nguồn cung cấp và dự trữ vật tư của doanh nghiệp và các khoản vốn ngắn hạn khác Đối với tài sản dài hạn, thông qua bảng phân tích này có thể đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty và tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật như máy móc thiết bị cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bảng phân tích cơ cấu tài sản còn cho biết tỷ trọng từng khoản vốn chiếm trong tổng số tài sản và việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như thế nào. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 38
- Khóa luận tốt nghiệp Phân tích cơ cấu nguồn vốn Đối với nguồn vốn, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Cơ cấu nguồn vốn phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ, có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn Qua việc nghiên cứu 2 chỉ tiêu tài chính này ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, hoặc mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có do đó không chịu nhiều sự ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản vay. Nhưng khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng nhỏ. Để đánh giá tình hình biến động của nguồn vốn chúng ta tiến hành phân tích chiều ngang thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 39
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 1.3 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Cuối năm so Đầu năm Cuối năm với đầu năm Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền lệ A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU I.Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.3.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh : Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần phải tập hợp nhiều biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Có thể phân loại nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp thành 2 loại : - Nguồn tài trợ thường xuyên : là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm : nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay – nợ dài hạn, trung hạn. - Nguồn tài trợ tạm thời : là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn gồm : các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn (kể cả vay – nợ dài hạn), các khoản chiếm dụng của người bán, người mua, của công nhân viên chức Có thể khái quát nguồn vốn bảo đảm cho hoạt động sản xuất – kinh doanh (nguồn tài trợ tài sản) của doanh nghiệp qua sơ đồ sau : Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 40
- Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.2 SƠ ĐỒ VỀ NGUỒN TÀI TRỢ TÀI SẢN - Phải thu dài hạn Vốn chủ sở hữu - TSCĐ - Vay dài hạn Tài - Góp vốn liên doanh Nguồn sản - Nợ dài hạn tài trợ - Bất động sản đầu tư dài - Vay trung hạn thường hạn - Đầu tư tài chính dài xuyên - Nợ trung hạn TỔNG TỔNG hạn SỐ SỐ - Tài sản dài hạn khác NGUỒN TÀI TÀI SẢN - Tiền TRỢ Tài - Đầu tư tài chính ngắn - Vay ngắn hạn Nguồn sản hạn - Nợ ngắn hạn tài trợ ngắn tạm - Phải thu ngắn hạn - Chiếm dụng hạn thời - Hàng tồn kho bất hợp pháp - Tài sản ngắn hạn khác Khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trước hết, cần liệt kê tất cả nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ (kỳ phân tích và kỳ gốc), từ đó, sử dụng phương pháp so sánh để biết được tình hình biến động của nguồn vốn trên tổng số cũng như từng loại. Tiếp theo, cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu tổng số nguồn vốn tài trợ thường xuyên có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý. Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên không đủ đáp ứng nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp. 1.3.3.3 Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu: • Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các tỷ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa các khoản có khả năng thanh toán trong thời kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm tỷ số này bao gồm các tỷ số chủ yếu sau: Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 41
- Khóa luận tốt nghiệp - Tỷ số thanh toán tổng quát: tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán chung của các loại tài sản ở doanh nghiệp. Tổng tài sản Tỷ số thanh toán tổng quát = Nợ phải trả - Tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho bởi trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn cả vì phải mất nhiều thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. - Tỷ số thanh toán ngắn hạn: Phản ánh một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn - Tỷ số thanh toán tức thời: tỷ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn bằng tiền. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và tình hình tài chính khả quan. Tiền và các khoản tương đương tiền Tỷ số thanh toán tức thời = Tổng nợ đến hạn • Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động: - Vòng quay các khoản phải thu: dùng để đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu. Các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu, Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 42
- Khóa luận tốt nghiệp họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân Trong đó: Các khoản phải thu bình quân được tính bằng phương pháp bình quân khoản phải thu (mã số 130 phần tài sản) trên bảng cân đối kế toán. Doanh thu thuần được tính là tổng doanh thu thuần của ba loại hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) - Hiệu suất sử dụng tài sản: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng tài sản bình quân Hiệu suất sử dụng tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. - Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho cho biết số ngày luân chuyển hàng tồn kho. Số ngày luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn càng tốt. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 43
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá tiền thân là Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn Xá, là đơn vị trực thuộc Cảng Hải Phòng, được thành lập theo Quyết định số 334/TCCB- LĐ ngày 28/06/1995 của Cục Hàng hải Việt Nam. Ngày 19/10/2001 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1372/QĐ-TTg, quyết định việc chuyển Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn Xá thành Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá. Tên gọi Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ. Tên giao dịch quốc tế : DOAN XA PORT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt : DOANXA PORT. Trụ sở chính : Số 15 Đường Ngô Quyền, Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, T.P Hải Phòng. Điện thoại : (+84.31)3 765 029/ 3 767 949. Fax : (+84.31)3 765 727. Mã số thuế : 0200443827 Quyết định thành lập : Số 1372/QĐ-TTg ngày 19/10/2001 của Thủ tướng chính phủ. Giấy phép ĐKKD : Số 0203000123 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp ngày 27/11/2001. Vốn điều lệ : 35.000.000.000 vnđ (Ba mươi lăm tỷ đồng). Cơ cấu vốn: Cổ đông Nhà nước : 51% Cổ đông pháp nhân Việt Nam : 7,24% Cổ đông cá nhân Việt Nam : 40,17% Cổ đông người nước ngoài :1,59%. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 44
- Khóa luận tốt nghiệp * Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn Hải Phòng: Là một đơn vị trên địa bàn Hải Phòng, được thành lập từ tháng 6/1995, tính đến nay công ty đã có bề dày kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xếp dỡ, giao nhận kho vận và dịch vụ. So với các đơn vị khác cùng ngành lợi thế lớn của công ty là có khu vực kho bãi rộng lớn, trang thiết bị kĩ thuật tương đối đầy đủ, đội ngũ lao động có trình độ cao nhiều năm kinh nghiệm, cán bộ quản lý có kinh nghiệm, năng động, am hiểu thị trường. Cụ thể: • ĐoanXaPort có nhiều thuận lợi về mặt địa lí: Về đường bộ, DoanXaPort nằm sát đường bao thành phố Hải Phòng nối tiếp với đường quốc lộ 5, từ đây có thể thông thương với khắp các địa phương, các cơ sở kinh tế trọng điểm phía bắc; về đường sông, DoanXaPort nằm ngay cửa biển và trên tuyến vận tải đường thủy chính của khu vực, các tầu trọng tải từ 01 vạn tấn có thể cập cảng Đoạn Xá thuận lợi. • Khả năng cạnh tranh cao nhờ quá trình dịch vụ được tổ chức khép kín. Quy trình khai thác, giao nhận: Tiếp nhận – Thu gom – Lưu kho bãi – Vận chuyển, trong đó đặc điểm nổi mạnh đặc biệt của công ty so với các đối thủ cạnh tranh là có hệ thống kho bãi rộng lớn (65.000m2 bãi chứa, 2.900m2 kho). • ĐoanXaPort đã không ngừng đầu tư mới nâng cao năng lực xếp dỡ và kho bãi với tổng giá trị gần 100 tỷ đồng bao gồm: cải tạo, nâng cấp cầu tàu 10.000pwt, lắp đặt 02 cần trục chân đế 40 tấn, đầu tư thiết bị xếp dỡ Bảng 2.1: Tổng số cán bộ công nhân viên công ty: 280 ngƣời Đại Cao Trung Bậc <4 4 BËc 7 Tổng số học đẳng cấp HĐQT+BGĐ+BKS 11 11 Cán bộ quản lý 27 2 5 8 42 CN trực tiếp 30 5 7 48 80 170 CN bốc xếp 57 57 Tổng 68 5 9 110 88 280 ( Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá) Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 45
- Khóa luận tốt nghiệp (Trong số thành viên HĐQT và BKS có 5 người không phải là CBCNV công ty.) Tiền lương của người lao động năm 2010 trung bình là 3.500.000đ/người/tháng. Một số chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong vài năm gần đây: Bảng 2.2: Doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu 50.542 55.776 75.054 2 Chi phí 41.062 45.233 60.073 3 Chi phí / Doanh thu 81,24% 81,08% 80,04% (Nguồn: Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá) Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm chi phí thực hiện dịch vụ, chi phí quản lý, chi phí lãi vay. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của công ty hàng năm thường dao động quanh mức 80% với mục tiêu kiểm soát chi phí và đảm bảo mức lợi nhuận đạt mục tiêu, công ty phấn đấu kiểm soát tỷ lệ này ở mức tối đa là 80%. 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Các ngành kinh doanh chính của Công ty theo ĐKKD: • Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển. • Kinh doanh kho bãi. • Dịch vụ vận tải. • Dịch vụ đại lý vận tải đường biển. Sản phẩm, dịch vụ chính Khai thác Cảng biển Các hoạt động liên quan đến khai thác Cảng biển bao gồm một hệ thống các dịch vụ như xếp dỡ hàng hóa, cho thuê kho, thuê bãi, vận tải, dịch vụ hải quan, Tuy nhiên, trong mảng hoạt động này DOANXA PORT hiện tập trung chủ yếu vào mảng xếp dỡ hàng hóa và dịch vụ kho bãi. Các nguồn thu từ mảng này hiện chiếm trên 90% tổng doanh thu của DOANXA PORT. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 46
- Khóa luận tốt nghiệp Dịch vụ đại lý và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Đại lý tầu biển có nhiệm vụ nhận các yêu cầu của chủ tầu nước ngoài về gom hàng và dàn xếp các công việc phục vụ tàu tại cảng trong thời gian tàu ở Việt Nam. Nghiệp vụ này bao gồm các công việc cụ thể như gom hàng lẻ, nhận hàng tại kho, đóng gói hàng, lưu kho, đăng ký hãng tầu, làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa với tư cách là người kinh doanh độc lập. Doanh thu từ mảng này hiện chỉ chiếm khoảng hơn 6% tổng doanh thu của DOANXA PORT nhưng sẽ tăng trưởng nhanh trong tương lai. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, sơ đồ bộ máy quản lý của công như sau: Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 47
- Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phòng Phòng Kế Phòng Phòng Phòng Phòng Tổ chức hoạch Tài chính Kỹ thuật Khai Bảo vệ Tiền kinh Kế toán công thác và an lương doanh nghệ ninh Hành Cảng chính Đội Bãi Kho Đội Tổ Tổ CN Tổ Tổ cơ Con- hàng DV trực buộc VS coi giới tainer TH trạm cởi dây xe điện CN Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong công việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt ĐHĐCĐ quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty. Trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 48
- Khóa luận tốt nghiệp Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp cho các cổ đông. Ban giám đốc: Ban giám đốc là bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Các Phó Giám đốc là những người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đối với các lĩnh vực được phân công, phân nhiệm. Các phòng ban chức năng: Giúp ban điều hành quản lý các chức năng khác là các phòng ban chức năng quản trị gồm: Phòng Tổ chức - tiền lương - hành chính, Phòng Kế hoạch - kinh doanh, Phòng Tài chính - kế toán, Phòng kỹ thuật công nghệ, Phòng khai thác, Phòng Bảo vệ và an ninh Cảng biển. 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Hiện nay công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tại phòng Tài chính kế toán, tuy nhiên kế toán tiền lương lại do phòng Tổ chức tiền lương - Hành chính đảm nhiệm. Các nhân viên kế toán có trách nhiệm kiểm tra chứng từ, phân loại, ghi sổ, tổng hợp và lập báo cáo kế toán đồng thời phân tích hoạt động kinh tế, tham mưu và đề xuất các giải pháp quản trị. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Kế toán trưởng Kế toán NVL, Kế toán tổng Kế toán tiền mặt, tiền gửi Thủ Công nợ và hợp, tiền lương ngân hàng và tính giá quỹ TSCĐ thành • Kế toán trưởng: Thực hiện việc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê của công ty, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của công ty. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 49
- Khóa luận tốt nghiệp Thông tin kịp thời cho Giám đốc tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của công ty. • Kế toán tổng hợp, kiêm kế toán lương : Phụ trách công tác lập Báo cáo tài chính theo chế độ quy định, giúp kế toán trưởng hoàn thành nhiệm vụ và có trách nhiệm thay thế kế toán trưởng điều hành công việc khi kế toán trưởng vắng mặt. Hàng tháng nhận bảng chấm công từ phòng tổ chức Tiền lương - Hành chính để làm căn cứ tính lương và trích các khoản theo quy định. • Kế toán công nợ kiêm nguyên vật liệu và tài sản cố định: Theo dõi công việc mua bán hàng hoá của toàn công ty; theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định. Tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Theo dõi việc trích lập và phân bổ khấu hao của TSCĐ. • Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kiêm tính giá thành: Theo dõi các hoạt động thu, chi, vay vốn ngân hàng, cập nhật hàng ngày tiền gửi ở các ngân hàng mà công ty đang giao dịch. Đồng thời có nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. • Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ. Hàng ngày phải lập báo cáo tồn quỹ theo quy định. 2.1.5. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Căn cứ vào quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trình độ của đội ngũ kế toán và yêu cầu quản lý cũng như điều kiện kế toán trên máy tính, Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá áp dụng phần mềm kế toán AC soft được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức Nhật ký chung . * Hệ thống báo cáo kế toán: Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính gồm: • Bảng cân đối kế toán ( B01-DN) • Báo cáo kết quả kinh doanh (B02- DN) • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03- DN) Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 50
- Khóa luận tốt nghiệp • Thuyết minh Báo cáo tài chính (B09- DN) Là công ty cổ phần đang niêm yết cổ phiếu tại trung tâm Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm Công ty còn tiến hành lập báo cáo tài chính cuối mỗi quý. CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN: TOÁN - Sổ chi tiết PHẦN MỀM KẾ TOÁN ACSOFT - Sổ tổng hợp BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ - Báo cáo tài chính TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo kế toán quản trị Sơ đồ 2.3: Trình tự kế toán trên máy vi tính của công ty Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được nhập vào máy sẽ tự động nhập vào các sổ kế toán tổng hợp và các sổ sách chi tiết. Cuối quý, cuối năm( hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 51
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2 Thực trạng lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 2.2.1 Nguồn số liệu để lập Bảng cân đối kế toán • Bảng CĐKT tại ngày 31/12/ 2009. • Số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp như: Sổ Cái, Bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản. • Bảng cân đối Số phát sinh năm 2010 2.2.2 Trình tự lập Bảng cân đối kế toán 2.2.2.1 Kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán trên Sổ Nhật ký chung. Định kỳ kế toán tiến hành kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nghĩa là các nghiệp vụ kế toán được kế toán nhập vào máy tính có chứng từ hay không. Nếu có sai sót, kế toán phải có biện pháp xử lý kịp thời. Các bước kiểm tra như sau: Bước 1: Kế toán tiến hành in sổ Nhật ký chung; Bước 2: Sắp xếp chứng từ kế toán theo số thứ tự chứng từ ghi sổ Nhật ký chung; Bước 3: Kiểm tra đối chiếu chứng từ với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào Nhật ký chung: - Kiểm tra số lượng chứng từ với số lượng các nghiệp vụ được phản ánh vào sổ Nhật ký chung; - Kiểm tra nội dung kinh tế từng chứng từ với nội dung kinh tế từng nghiệp vụ được phản ánh vào sổ Nhật ký chung; - Kiểm tra quan hệ đối ứng tài khoản trong sổ Nhật ký chung; - Kiểm tra sự phù hợp về số tiền theo từng chứng từ và số tiền nghiệp vụ phản ánh trong Nhật ký chung; - Kiểm tra ngày chứng từ trên chứng từ kế toán, ngày chứng từ trên sổ Nhật ký chung và ngày ghi sổ chứng từ. Ví dụ: Kế toán kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ phát sinh trên phiếu thu số 14 ngày 03/12/2010 và phiếu chi số 08 ngày 03/12/2010, kế toán sẽ in Nhật ký chung, để đối chiếu kiểm tra xem nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh vào sổ chưa, có đúng không. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 52
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.1 CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ PHIẾU THU Mẫu số 01-TT Số 15- Ngô Quyền- TP Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Ngày 03 tháng 12 năm 2010 Quyển số 02 Số CT: 14 TK ghi Số tiền 141 100.000 Họ tên người nộp tiền : Lại Văn An Địa chỉ : Phòng TCTLHC Lý do nộp : Hoàn tạm ứng. Số tiền : 100.000 VNĐ Viết bằng chữ : Một trăm nghìn đồng chẵn. Kèm theo : 01 chứng từ gốc. Ngày 03 tháng 12 năm 2010. Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời nộp Ngƣời lập Thủ quỹ tiền phiếu Vũ Tuấn Dương Mai Thị Yên Thế Lại Văn An Trần Thị Châm Lê Thị Dương Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 53
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.2 CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ PHIẾU CHI Mẫu số 02-TT Số 15- Ngô Quyền- TP Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Ngày 03 tháng 12 năm 2010 Quyển số 02 Số CT: 08 TK ghi Số tiền 1331 815.000 627 8.150.000 Họ tên người nhận tiền : Công ty TNHH S&T Địa chỉ : Số 1- Hoàng Diệu – Hồng Bàng - HP Lý do nhận : Thuê xe nâng. Số tiền : 8.965.000 VNĐ Viết bằng chữ : Tám triệu chín trăm sáu mươi lăm nghìn đồng chẵn. Kèm theo : 01 HĐ 0064300. Ngày 03 tháng 12 năm 2010. Giám đốc Kế toán trƣởng Thủ quỹ Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận tiền Vũ Tuấn Dương Mai Thị Yên Thế Lê Thị Dương Trần Thị Châm Lương Tiến Dũng Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 54
- Khóa luận tốt nghiệp Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi trên, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên phiếu thu, phiếu chi với sổ nhật ký chung. Chọn “Sổ tổng hợp”→ “Nhật ký chung” Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 55
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.3 CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ Mẫu số S03a – DN Số 15 Đường Ngô Quyền – TP. Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Tài Số phát sinh Diễn giải Ngày Số khoản Nợ Có Tháng 12/2010 . 03/12 PC08 Trả tiền thuê xe nâng hàng 627 8.150.000 03/12 PC08 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 1331 815.000 03/12 PC08 Tiền Việt Nam 1111 8.965.000 03/12 PT14 Tiền Việt Nam 1111 100.000 03/12 PT14 Hoàn tạm ứng 141 100.000 . . 05/12 GBC12 Lãi tiền gửi không kỳ hạn 1121 2.124.015 05/12 GBC12 Lãi tiền gửi không kỳ hạn 515 2.124.015 13/12 GBN16 Mua đui đèn E40 1523 11.060.000 13/12 GBN16 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 1.106.000 13/12 GBN16 Tiền gửi Ngân hàng 1121 12.166.000 Tổng cộng 1.234.413.556.973 1.234.413.556.973 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc Nguyễn Thị Mai Mai Thị Yên Thế Vũ Tuấn Dương Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 56
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.2.Kiểm tra , đối chiếu số liệu của các chứng từ gốc với sổ chi tiết tương ứng của các tài khoản Các chứng từ gốc được sử dụng làm căn cứ để kế toán nhập số liệu vào máy tính. Từ đó, máy tính sẽ tự động đưa số liệu vào sổ chi tiết các tài khoản có liên quan. Định kỳ, kế toán kiểm tra đối chiếu số liệu giữa chứng từ gốc với sổ chi tiết để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với số liệu thực tế. 2.2.2.3 Kiểm tra, đối chiếu giữa sổ nhật ký chung với các sổ cái các tài khoản có liên quan, giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Từ số liệu đã được nhập ở sổ nhật ký chung, máy tính sẽ tiếp tục tự động thực hiện nhập số liệu vào các sổ cái các tài khoản có liên quan. Định kỳ, kế toán viên tiến hành kiểm tra số liệu giữa sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản có liên quan nhằm phát hiện sai sót và kịp thời điều chỉnh cho đúng với số thực tế. Từ số liệu được nhập ở sổ chi tiết, máy tính sẽ tiếp tục tự động thực hiện nhập số liệu vào các bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản có liên quan. Định kỳ kế toán viên tiến hành kiểm tra giữa sổ chi tiết và bảng tổng hợp nhằm phát hiện sai sót và kịp thời điều chỉnh cho đúng với số thực tế. 2.2.2.4 Cuối kỳ thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian, tiến hành khóa sổ kế toán để lập bảng cân đối Số phát sinh. Cuối kỳ máy tính sẽ thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và khóa sổ kế toán để xác định số phát sinh và số dư của các tài khoản từ đó lập bảng cân đối Số phát sinh. Kế toán chọn: “Sổ tổng hợp”→ “Bảng cân đối Số phát sinh” màn hình sẽ xuất hiện: Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 57
- Khóa luận tốt nghiệp Sau đây, em xin trích dẫn một số sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết của một số tài khoản và bảng Cân đối số phát sinh của công ty năm 2010. Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 58
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.4 Mẫu số S03b-DN Công ty CP Cảng Đoạn Xá (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Số 15 Đường Ngô Quyền- TP. Hải Phòng Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Năm 2010 Tài khoản 111 - Tiền mặt (Từ ngày 1/1/2010 đến ngày 31 /12/2010) Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Đối Ngày Số hiệu ứng Nợ Có Dƣ đầu 64,953,000 Tổng phát sinh 9,493,127,456 9,525,826,143 Dƣ cuối 32,254,313 . 3/12 PC08 Trả tiền thuê xe nâng hàng 627 8,150,000 3/12 PC08 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 815,000 3/12 PT14 Hoàn tạm ứng 141 100,000 4/12 PT20 Rút tiền gửi nhập quỹ tiền mặt 1121 142,018,176 . . Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Nguồn: Trích Sổ cái TK 111 năm 2010 tại phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá) Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 59
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.5 Mẫu số S03b- DN Công ty CP Cảng Đoạn Xá Số 15 Đường Ngô Quyền – TP. Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Năm 2010 Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (Từ ngày 1/1/2010 đến ngày 31 /12/2010) Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Đối Ngày Số hiệu ứng Nợ Có Dƣ đầu 126,129,504,838 Tổng phát sinh 11,687,650,654 121,414,571 Dƣ cuối 137,695,740,921 . . 18/12 74101 Mua xe Rơmoóc TQ 16R-3107 331 98.365.400 27/12 76848 Mua cẩu TQ 16H-0504 331 58.003.200 29/12 75681 Thanh lý xe Romooc 15K-7428 811 16.537.200 29/12 75681 Thanh lý xe Romooc 15K-7428 214 81.012.300 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Nguồn: Trích Sổ cái TK 211 năm 2010 tại phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá) Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 60
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.6 Mẫu số S03b-DN Công ty CP Cảng Đoạn Xá (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Số 15 Đường Ngô Quyền – TP. Hải Phòng Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Năm 2010 Tài khoản 131 - Phải thu khách hàng (Từ ngày 1/1/2010 đến ngày 31 /12/2010) Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Đối Ngày Số hiệu ứng Nợ Có Dƣ đầu 11,865,652,316 Tổng phát sinh 41,876,324,125 41,513,431,434 Dƣ cuối 12,286,246,940 1/12 837636 Cước bốc xếp L 0001-1/XB 33311 43,800 1/12 837636 Cước bốc xếp L 0001-1/XB 5113 438,000 1/12 837637 Cước bốc xếp L 0001-1->2/NB 33311 43,800 1/12 837637 Cước bốc xếp L 0001-1->2/NB 5113 438,000 1/12 837638 Cước bốc xếp L 0002-1->1/NB 33311 21,900 1/12 837638 Cước bốc xếp L 0002-1->1/NB 5113 219,000 . . Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Nguồn: Trích Sổ cái TK 131 năm 2010 tại phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá) Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 61
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.7 Mẫu số S03b-DN Công ty CP Cảng Đoạn Xá (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Số 15 Đường Ngô Quyền – TP. Hải Phòng Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Năm 2010 Tài khoản 331 - Phải trả người bán (Từ ngày 1/1/2010 đến ngày 31 /12/2010) Chứng từ TK Số tiền Diễn giải Đối ứng Ngày Số hiệu Nợ Có Dƣ đầu 6,409,664,947 Tổng phát sinh 7,501,918,699 8,892,014,886 Dƣ cuối 7,695,087,645 2/12 UNC84 Thanh toán tiền gạch 112 56.013.899 2/12 UNC85 Thanh toán tiền thuê bãi 112 1.053.642.010 17/12 PKT25 Mua gạch lát 241 130.428.847 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Nguồn: Trích Sổ cái TK 331 năm 2010 tại phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá) Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 62
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.8 Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Số 15 Đường Ngô Quyền – TP. HP BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 331 Từ ngày: 01/01/2010 Đến ngày :31/12/2010 ST Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Tên người mua T Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Cty TNHH TM Ngọc Linh 10,064,000 168,730,002 158,666,002 2 Cty TNHH TM SX MinhQuang 3,452,000,000 2,780,120,012 6,232,120,012 3 Cty TNHH Việt Dung 10,006,626 10,006,626 4 Công ty vận tải Hoa Mai 5,000,000 46,045,778 51,045,778 5 Công ty TNHH Bình Minh 800,000,537 800,000,537 . . . . . Cộng 43,064,626 6,452,729,573 7,501,918,699 8,892,014,886 147,738,115 7,842,825,760 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Nguồn : Phòng Tài chính Kế toán công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá) Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 63
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.9 CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ Số 15 Đường Ngô Quyền- TP Hải Phòng BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131 Từ ngày: 01/01/2010 Đến ngày: 31/12/2010 Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Mã số Tên cấp Nợ Có Nợ Có Nợ Có 01 CN GEMADEPT HP 01 01 CN GEMADEPT HP (VND) 2.406.863.060 0 345.422.062 0 2.752.285.122 0 01 02 CN GEMADEPT HP (USD) 1.781.159.248 0 446.105.438 0 2.227.264.686 0 Tổng CN GEMADEPT HP 4.188.022.308 0 791.527.500 0 4.979.549.808 0 cộng 02 Cty vận tải biển Vinalines 02 01 Cty vận tải biển Vinalines ( VND) 638.287.431 0 395.060.731 0 1.033.348.162 0 Tổng Cty vận tải biển Vinalines 638.287.431 0 395.060.731 0 1.033.348.162 0 cộng . . . . 05 XN DV VT 05 01 XN DV VT (VND) 4.319.119 0 10.452.000 7.895.012 6.876.107 0 Tổng XN DV VT 4.319.119 0 10.452.000 7.895.012 6.876.107 0 cộng . 99 Khách lẻ 0 3.796.950 54.012.000 75.981.767 25.766.717 Tổng cộng 11.954.529.662 88.877.346 41.876.324.125 41.513.431.434 12.317.421.353 31.174.413 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đố Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 64
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.10 Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Mẫu số S06- DN Số 15 Đường Ngô Quyền- TP HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trởng BTC) BẢNG CÂN SỐ PHÁT SINH Từ ngày: 01/01/ 2010 Đến ngày: 31/12/2010 Dƣ đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dƣ cuối kỳ TK Tên tài khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 Tiền mặt 64.953.000 0 9.493.127.456 9.525.826.143 32.254.313 0 112 Tiền gửi ngân hàng 4.804.390.584 0 10.482.170.231 10.220.573.229 5.065.987.586 0 128 Đầu tư ngắn hạn 0 0 3.058.217.000 558.217.000 2.500.000.000 0 131 Phải thu của khách hàng 11.954.529.662 88.877.346 41.876.324.125 41.513.431.434 12.317.421.353 31.174.413 Thuế GTGT được khấu trừ của 1331 0 0 1.846.324.018 1.739.876.300 106.447.718 0 HHDV 1388 Phải thu khác 29.734.476 0 347.450.154 107.120.394 424.836.072 0 139 Dự phòng khoản PTKĐ 0 221.197.667 0 141.391.496 0 362.589.163 141 Tạm ứng 12.259.173 0 457.126.520 429.134.2321 40.251.372 0 142 Chi phí trả trước 0 0 14.215.542 14.215.542 0 0 144 Cầm cố, ký cược, quý NH 0 0 714.786.384 0 714.786.384 0 152 Nguyên vật liệu 349.514.902 0 1.246.378.012 1.146.371.824 249.508.714 0 153 Công cụ, dụng cụ 193.328.174 0 781.245.012 747.659.936 26.913.250 0 154 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 27.773.562 27.773.562 0 0 0 211 Tải sản cố định hữu hình 126.129.504.838 0 11.687.650.654 121.414.571 137.695.740.921 0 213 Tài sản cố định vô hình 34.000.000 0 0 0 34.000.000 0 Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 65
- Khóa luận tốt nghiệp 214 Hao mòn TSCĐ 0 47.365.601.896 121.414.571 15.223.453.642 0 62.467.640.967 228 Đầu tư dài hạn khác 5.000.000.000 0 800.000.000 0 5.800.000.000 0 241 Xây dựng cơ bản dở dang 0 0 258.206.165 130.428.847 127.777.318 0 242 Chi phí trả trước dài hạn 32.270.090 0 76.862.910 41.012.000 68.121.000 0 311 Vay ngắn hạn 0 0 345.120.000 345.120.000 0 0 331 Phải trả cho người bán 43.064.626 6.452.729.573 7.501.918.699 8.892.014.886 147.738.115 7.842.825.760 33311 Thuế VAT đầu ra 0 129.519.872 6.146.872.120 6.017.352.248 0 0 3334 Thuế thu nhập DN 0 15.676.500 268.358.814 452.682.314 200.000.000 0 3335 Thuế thu nhập cá nhân 0 27.605.766 265.186.497 360.404.160 0 122.823.429 3338 Các loại thuế khác 0 0 9.124.325 9.124.325 0 0 334 Phải trả người lao động 0 1.887.722.025 14.218.349.501 15.302.063.791 0 2.971.436.315 335 Chi phí phải trả 0 489.294.225 181.488.903 712.648.210 0 1.020.453.532 338 Phải trả, phải nộp khác 0 230.899.167 965.986.684 982.106.347 0 247.018.830 341 Vay dài hạn 0 36.566.797.500 11.016.391.840 952.129.000 0 26.502.534.660 351 Quỹ dự phòng trợ cập mất việc làm 0 207.093.636 0 123.529.785 0 330.623.421 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 0 35.000.000.000 0 17.500.000.000 0 52.500.000.000 413 Chênh lệch TGĐG lại cuối năm TG 0 0 0 0 0 0 414 Quỹ đầu tư phát triển 0 10.179.894.510 14.954.534.028 4.774.639.518 0 0 415 Quỹ dự phòng tài chính 0 1.231.170.000 0 581.000.000 0 1.812.170.000 419 Cổ phiếu ngân quỹ 0 0 0 0 0 0 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 0 8.105.639.518 14.151.105.490 15.322.083.368 0 9.276.617.396 353 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 153.635.650 823.338.308 1.000.000.000 0 330.297.342 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 0 0 73.016.349.368 73.016.349.368 0 0 515 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 628.881.373 628.881.373 0 0 Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 66
- Khóa luận tốt nghiệp 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 0 0 4.182.553.692 4.182.553.692 0 0 622 Chi phí nhân công trực tiếp 0 0 19.740.126.243 19.740.126.243 0 0 627 Chi phí sản xuất chung 0 0 31.248.314.102 31.248.314.102 0 0 632 Giá vốn hàng bán 0 0 50.563.574.773 50.563.574.773 0 0 635 Chi phí tài chính 0 0 2.460.419.860 2.460.419.860 0 0 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 0 0 5.724.634.432 5.724.634.432 0 0 711 Thu nhập khác 0 0 1.409.012.041 1.409.012.041 0 0 811 Chi phí khác 0 0 993.230.349 993.230.349 0 0 821 Chi phí thuế TNDN 0 0 0 0 0 0 911 Xác định kết quả kinh doanh 0 0 189.967.096.223 189.967.096.223 0 0 Tổng cộng 100.766.555.290 100.766.555.290 1.234.413.556.973 1.234.413.556.973 102.987.975.098 102.987.975.098 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc Mai Thị Yên Thế Lê Thị Dương Vũ Tuấn Dương Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 67
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.2.5 Lập Bảng cân đối kế toán. Dựa vào Sổ Cái các tài khoản, Bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản và Bảng cân đối số phát sinh, máy tính tự động lập Bảng cân đối kế toán. Chọn: “Sổ tổng hợp”→ “Bảng cân đối kế toán”. Xuất hiện bảng, kế toán nhập số liệu cần thiết. Chọn “Xác nhận” màn hình sẽ xuất hiện: Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 68
- Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.11 Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Mẫu số B 01 - DN Số 15 Đường Ngô Quyền- TP HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 Đơn vị tính : VNĐ Mã Thuyết Số Số TÀI SẢN số minh cuối năm đầu năm 1 2 3 4 5 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 21.729.976.826 16.936.382.258 (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 5.098.241.899 4.869.343.584 1. Tiền 111 V.01 5.098.241.899 4.869.343.584 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02 2.500.000.000 0 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2.500.000.000 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn han 130 12.527.406.377 11.806.131.098 1. Phải thu của khách hàng 131 12.317.421.353 11.954.529.662 2. Trả trước cho người bán 132 147.738.115 43.064.626 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 0 0 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 424.836.072 29.734.476 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (362.589.163) (221.197.667) IV. Hàng tồn kho 140 542.843.076 248.648.402 1. Hàng tồn kho 141 V.04 542.843.076 276.421.964 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 (27.773.562) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.061.485.474 12.259.173 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0 0 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 106.447.718 0 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 200.000.000 0 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 755.037.756 12.259.173 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 81.257.998.272 83.830.173.032 (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) I . Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 0 0 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0 0 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 0 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0 II. Tài sản cố định 220 75.389.877.272 78.797.902.942 Sinh viên: Đinh Thu Dung – Lớp QTL 302K 69