Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải

pdf 92 trang huongle 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_lap_va_phan_tich_bang_can_doi_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải

  1. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa với nền kinh tế thế giới. Điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển không ngừng và mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước bối cảnh đó, các nhà quản trị cần trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh, nhằm biết cách đánh giá các nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các nhân tố tích cực, hạn chế và loại bỏ các nhân tố ảnh hưởng xấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị thường căn cứ vào hệ thống báo cáo tài chính. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính đặc biệt là bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, rủi ro và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua quá trình thực tập tại công ty CP tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải, em đã được tìm hiểu về thực tế tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán của công ty, được tìm hiểu và thực hành các phần hành kế toán tại công ty. Trên cơ sở những kiến thức đã được trau dồi cùng với những kiến thức đã thu thập được trong thời gian thực tập tại công ty CP tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải. Với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn Ths. Trần Thị Thanh Phƣơng và các cô chú trong phòng kế toán tài chính của công ty, em đã mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu và chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty CP tƣ vấn thiết kế đầu tƣ Miền Duyên Hải” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 1
  2. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Nội dung khóa luận của em ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty CP tƣ vấn thiết kế đầu tƣ Miền Duyên Hải. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty CP tƣ vấn thiết kế đầu tƣ Miền Duyên Hải. Do thời gian và do kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo để khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 2
  3. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 1.1.1 Báo cáo tài chính và sự cần thiết của báo cáo tài chính: 1.1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như tình hình chi phí, kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát khác về doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Thực chất của báo cáo tài chính là: sản phẩm của công tác kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát khác về doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.1.1.2 Sự cần thiết của báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Vì vậy, giúp cho doanh nghiệp nhìn rõ những hạn chế và tiềm năng của doanh nghiệp mình để từ đó giúp doanh ngiệp đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn có vai trò hết sức cần thiết đối các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và các nhà đầu tư tiềm năng, các chủ nợ, Sau đây em xin trình bày sự cần thiết của BCTC thông qua một số đối tượng chủ yếu sau: - Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 3
  4. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường v.v Điều đó chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp công bố Báo cáo tài chính định kỳ về hoạt động của doanh nghiệp. - Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay: mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn. - Đối với các nhà đầu tư: sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn v.v Vì vậy, họ để ý đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai - Đối với nhà cung cấp: họ phải quyết định xem có cho doanh nghiệp mua hàng chịu hay không. Vì vậy, họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới. - Đối với Nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. 1.1.2 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính: Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21- Trình bày báo cáo tài chính, gồm: BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp với các quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 4
  5. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy. Thông tin trên BCTC chỉ đáng tin cậy khi BCTC: - Trình bày trung thực hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. - Trình bày khách quan, không thiên vị. - Tuân thủ nguyên tắc thận trọng. - Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Trong trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý, cụ thể. Khi xây dựng các phương pháp kế toán doanh nghiệp cần xem xét: - Những yêu cầu và hướng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến những vấn đề tương tự và có liên quan. - Những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí được quy định trong chuẩn mực chung. - Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ được chấp thuận khi những quy định này phù hợp với 2 điểm trên. Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán, BCTC phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị. 1.1.3 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính: Các quy định về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính được quy định tại chuẩn mực số 21 - Trình bày Báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) bao gồm: Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần, trừ khi Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 5
  6. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá nếu biết được có những điều không chắc chắn liên quan có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần phải được nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu ra, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám Đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của các kỳ kế toán có liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện, hoặc: Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong trình bày. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Thông tin được Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 6
  7. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải coi là trọng yếu nếu không được trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác về thông tin đó dẫn đến có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của khoản mục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không đươc trình bày riêng biệt. Tuy nhiên có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để được trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. Nguyên tắc bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: - Được quy định tại chuẩn mực kế toán khác; hoặc - Các khoản lỗ, lãi và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch, các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. - Các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán, ngoại trừ truờng hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện.Việc bù trừ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải được đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu được, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh thông thường, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm phát sinh Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 7
  8. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải doanh thu, nhưng lại có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết quả của các giao dịch này sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn như: Lãi, lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn, được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản. Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được hạch toán theo giá trị thuần, ví như các khoản lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá, lãi lỗ phát sinh từ hoạt động mua bán các công cụ tài chính với mục đích thương mại. Tuy nhiên, các khoản lãi lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo quy định của chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”. Nguyên tắc so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán với nhau nên phải được trình bày tương ứng với các thông số bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều đó là cần thiết giúp cho người sử dụng hiểu rõ báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính chất so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ nguyên nhân và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại số liệu được thực hiện. Trường hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trước đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 8
  9. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải sánh thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh khi các thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho kỳ trước. 1.1.4 Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp: 1.1.4.1 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp:  Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) bao gồm:  Báo cáo tài chính năm: - Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN)  Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (mẫu B01a - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (mẫu B02a - DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (mẫu B03a - DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu B09a - DN) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (mẫu B01b - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (mẫu B02b - DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (mẫu B03b - DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu B09a - DN)  Báo cáo tài chính hợp nhất: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất (mẫu B01 - DN/ HN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (mẫu B02 - DN/ HN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (mẫu B03 - DN/ HN) - Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (mẫu B09 - DN/ HN) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 9
  10. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải  Báo cáo tài chính tổng hợp: - Bảng cân đối kế toán tổng hợp (mẫu B01 - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp (mẫu B02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp (mẫu B03 - DN) - Thuyết minh báo cáo tài tổng hợp (mẫu B09 - DN)  Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC quy định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:  Báo cáo tài chính năm: - Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DNN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DNN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DNN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DNN) 1.1.4.2 Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính - Lập BCTC năm là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập thêm BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm. - Lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ là trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện. - Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ. - Công ty mẹ và tập đoàn ngoài việc lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ còn phải lập BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 – “Hợp nhất kinh doanh”. 1.1.4.3. Kỳ lập Báo cáo tài chính - Kỳ lập BCTC năm: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 10
  11. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. - Kỳ lập BCTC giữa niên độ: là mỗi quý của năm tài chính (trừ quý IV). - Kỳ lập BCTC khác. + Doanh nghiệp có thể lập BCTC theo chu kỳ kế toán khác (tháng, 6 tháng, 9 tháng, ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. + Đơn vị bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập BCTC tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. 1.1.4.4. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính  Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc - Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 45 ngày đối với Tổng công ty Nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. - Thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 90 ngày đối với Tổng công ty Nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.  Đối với các loại hình doanh nghiệp khác DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, đối với các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Ngoài ra các đơn vị kế toán khác trực thuộc đơn vị cấp trên nộp BCTC năm (quý) cho cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định. 1.1.4.5. Nơi nộp Báo cáo tài chính  Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, nơi nộp BCTC được quy định cụ thể như sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 11
  12. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Nơi gửi BCTC Loại doanh Thời Doanh Cơ quan Cơ quan Cơ quan Cơ quan nghiệp hạn lập nghiệp đăng ký tài chính thuế thống kê cấp trên KD Quý, 1. DNNN x x x x x năm 2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư Năm x x x x x nước ngoài 3.Các loại hình Năm x x x x DN khác Tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nộp BCTC cho các cơ quan chủ quản của mình tại tỉnh, thành phố đó. Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương nộp BCTC cho cơ quan chủ quản của mình là Bộ Tài Chính.  Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, nơi nộp BCTC được quy định cụ thể như sau: Nơi nhận báo cáo tài chính Loại hình doanh nghiệp Cơ Cơ quan Cơ quan quan đăng ký Thống kê Thuế kinh doanh 1- Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công x x x ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. 2- Hợp tác xã x x Chú thích: Các cơ quan có đánh dấu “X” là các cơ quan bắt buộc phải nộp. 1.1.4.6. Công khai báo cáo tài chính Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 12
  13. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Hình thức công khai báo cáo tài chính - Phát hành ấn phẩm - Thông báo bằng văn bản - Niêm yết - Các hình thức khác theo quy định Nội dung công khai báo cáo tài chính - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Kết quả hoạt động kinh doanh. - Trích lập và sử dụng các quỹ. - Thu nhập của người lao động. Riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải công khai BCTC năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác thời hạn công khai BCTC chậm nhất là 120 ngày. 1.2 Bảng cân đối kế toán và phƣơng pháp lập bảng cân đối kế toán: 1.2.1 Mục đích của bảng cân đối kế toán: 1.2.1.1 Khái niệm bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp thông qua thước đo tiền tệ tại một thời điểm nhất định theo giá trị và nguồn hình thành tài sản. Thực chất Bảng cân đối kế toán là bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả. 1.2.1.2 Mục đích của bảng cân đối kế toán: - Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. - Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. - Giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 13
  14. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải 1.2.2 Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán: Theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành Ngắn hạn và Dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân chia thành Ngắn hạn và Dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán ngay trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xếp vào loại ngắn hạn. + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xếp vào loại dài hạn. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì Tài sản và Nợ phải trả được phân chia thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn. + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào một chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 1.2.3 Kết cấu, nội dung và phƣơng pháp lập bảng cân đối kế toán: 1.2.3.1 Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán có thể có kết cấu theo kiểu 1 bên (kiểu dọc) hoặc kiểu 2 bên (kiểu ngang) nhưng dù kết cấu theo kiểu nào thì vẫn bao gồm 2 phần chính: Phần I : phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo gọi là phần “Tài sản”. Phần tài sản được chia làm 2 loại: - Loại A : Tài sản ngắn hạn. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 14
  15. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải - Loại B : Tài sản dài hạn. Trong đó: - Về mặt kinh tế : các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản dưới hình thức vật chất. - Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu ở phần tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng tại thời điểm lập báo cáo. Phần II : phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo gọi là phần “Nguồn vốn”. Phần nguồn vốn được chia làm 2 loại: - Loại A : Nợ phải trả. - Loại B : Vốn chủ sở hữu. Trong đó : - Về mặt kinh tế : số liệu phần nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh. - Về mặt pháp lý : số liệu của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp. Ngoài 2 phần chính trên, Bảng cân đối kế toán còn có thêm phần các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán để phản ánh một số tài sản mà doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng có quyền quản lý, sử dụng. Sau đây, em xin trích dẫn mẫu BCĐKT (mẫu số B01_DNN) như sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 15
  16. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 1.1: Mẫu bảng cân đối kế toán (B01_DNN) Mẫu số B01 – DNN Đơn vị: (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC Địa chỉ: ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm Đơn vị tính: Mã Thuyết Số Số TÀI SẢN số minh cuối năm đầu năm A B C 1 2 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 (III.01) II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 (III.05) 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 129 ( ) ( ) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu của khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 ( ) ( ) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 (III.02) 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 ( ) ( ) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 (200 = 210+220+230+240) I. Tài sản cố định 210 (III.03.04) 1. Nguyên giá 211 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 ( ) ( ) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 16
  17. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải II. Bất động sản đầu tƣ 220 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 ( ) ( ) III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 230 (III.05) 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài 239 ( ) ( ) hạn (*) IV. Tài sản dài hạn khác 240 1. Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 ( ) ( ) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 (250 = 100 + 200) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 300 (300 = 310 + 320) I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay ngắn hạn 311 2. Phải trả cho người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 17
  18. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 ( ) ( ) 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 (440 = 300 + 400 ) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu Số Số cuối năm đầu năm 1- Tài sản thuê ngoài 2- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4- Nợ khó đòi đã xử lý 5- Ngoại tệ các loại Lập, ngày tháng năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (1) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). (2) Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải báo cáo nhưng không được đánh lại "Mã số". (3) Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì "Số cuối năm" có thể ghi là "31.12.X"; "Số đầu năm" có thể ghi là "01.01.X". Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 18
  19. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải 1.2.3.2 Cơ sở số liệu, trình tự, phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DNN)  Cơ sở số liệu lập Bảng cân đối kế toán: - Căn cứ vào BCĐKT được lập vào cuối năm trước. - Căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp như sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản. - Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh tài khoản (nếu có).  Trình tự lập Bảng cân đối kế toán (B01-DNN): Có 6 bước để lập BCĐKT Bước 1: Kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán. Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa chứng từ gốc với sổ chi tiết tương ứng của các tài khoản. Bước 3: Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ nhật ký chung với sổ cái các tài khoản có liên quan, giữa sổ chi tiết với bảng tổng hợp chi tiết. Bước 4: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và tiến hành khóa sổ kế toán để lập bảng cân đối tài khoản Bước 5: Lập bảng cân đối kế toán. Bước 6: Kiểm tra, ký duyệt.  Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DNN) - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập Báo cáo tài chính năm. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán. - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 19
  20. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm nay (lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong BCĐKT để ghi). Một số tài khoản đặc biệt cần lưu ý: + Các tài khoản dự phòng (TK 159, 229), hao mòn TSCĐ (TK 214) mặc dù có số dư bên có nhưng vẫn được ghi bên phần “Tài sản” bằng cách ghi âm (ghi đỏ) nhằm phản ánh chính xác quy mô tài sản hiện có ở doanh nghiệp. + Các TK 413 “Chênh lệch tỷ giá”, TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có nhưng được ghi bên phần “Nguồn vốn”. Nếu tài khoản có số dư bên Có thì ghi đen bình thường, còn nếu tài khoản có số dư bên Nợ thì phải ghi đỏ (hay ghi trong ngoặc đơn) để trừ đi. + Một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp như “Hàng tồn kho”, “Các khoản phải thu”, “Các khoản phải trả”, do có liên quan đến nhiều tài khoản nên phải tiến hành tổng hợp số liệu từ các tài khoản có liên quan để lấy số liệu ghi vào chỉ tiêu trên BCĐKT. Sau đây em xin trình bày phương pháp lập từng chỉ tiêu trong BCĐKT: PHẦN TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN (Mã số 100) Mã số 100 = mã số 110 + mã số 120 + mã số 130 + mã số 140 + mã số 150 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền (Mã số 110) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” là tổng số dư Nợ của các TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Mã số 120 = mã số 121 + mã số 129 1. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn (mã số 121) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn (mã số 129) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 1591 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên sổ kế toán chi tiết TK 1591. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 20
  21. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải III. Các khoản phải thu ngắn hạn (mã số 130) Mã số 130 = mã số 131 + mã số 132 + mã số 138 + mã số 139 1. Phải thu của khách hàng (mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu của khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên số chi tiết kế toán TK 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán (mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331. 3. Các khoản phải thu khác (mã số 138) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “các khoản phải thu khác” là tổng số dư Nợ của các tài khoản: TK1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, TK 334, TK 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (mã số 139) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 1592 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 1592, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. IV. Hàng tồn kho (mã số 140) Mã số 140 = mã số 141 + mã số149 1. Hàng tồn kho (mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư Nợ của các TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, TK 153 “Công cụ, dụng cụ”, TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 155 “Thành phẩm”, TK 156 “Hàng hóa”, TK 157 “Hàng gửi bán” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (mã số 149) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 1593 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên sổ kế toán chi tiết TK 1593. V. Tài sản ngắn hạn khác (mã số 150) Mã số 150 = mã số 151 + mã số 152 + mã số 158. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 21
  22. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải 1. Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ (mã số 151) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư Nợ của TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc (mã số 152) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 3. Tài sản ngắn hạn khác (mã số 158) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ các TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, TK 141 “tạm ứng”, TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (Mã số 200) Mã số 200 = mã số 210 + mã số 220 + mã số 230 + mã số 240 I. Tài sản cố định (Mã số 210) Mã số 210 = mã số 211 + mã số 212 + mã số 213 1. Nguyên giá (mã số 211) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Giá trị hao mòn lũy kế (mã số 212) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các TK 2141 “Hao mòn tài sản cố định hữu hình”, TK 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính”, TK 2143 “Hao mòn tài sản cố định vô hình” trên sổ kế toán chi tiết TK 2141, 2142, 2143. 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (mã số 213) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 241 “xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. II. Bất động sản đầu tƣ (mã số 220) Mã số 220 = mã số 221 + mã số 222 1. Nguyên giá (mã số 221) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 217 “Bất động sản đầu tư” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Giá trị hao mòn lũy kế (mã số 222) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư” trên sổ kế toán chi tiết TK 2147. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 22
  23. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn (Mã số 230) Mã số 230 = mã số 231 + mã số 239 1. Đầu tƣ tài chính dài hạn (mã số 231) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 221 “Đầu tư tài chính dài hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (mã số 239) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2291 “Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn” trên sổ chi tiết TK 2291. IV. Tài sản dài hạn khác (mã số 240) Mã số 240 = mã số 241 + mã số 248 + mã số 249 1. Phải thu dài hạn (mã số 241) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của TK 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn. 2. Tài sản dài hạn khác (mã số 248) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 242 “chi phí trả trước dài hạn” và TK 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (mã số 249) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2292 “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” trên sổ chi tiết TK 2292. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (Mã số 250) Mã số 250 = mã số 100 + mã số 200 PHẦN NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (Mã số 300) Mã số 300 = mã số 310 + mã số 320 I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + mã số 312 + mã số 313 + mã số 314 + mã số 315 + mã số 316 + mã số 318 + mã số 319 1. Vay ngắn hạn (mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của TK 311 “Vay ngắn hạn” và TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 23
  24. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải 2. Phải trả cho ngƣời bán (mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 “Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331. 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc (mã số 313) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 “Phải thu khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có của TK 3387 “doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc (mã số 314) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 5. Phải trả ngƣời lao động (mã số 315) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có chi tiết của TK 334 “Phải trả người lao động” trên sổ kế toán chi tiết TK 334 (chi tiết các khoản còn phải trả người lao động) 6. Chi phí phải trả (mã số 316) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của TK 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác (mã số 318) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng số dư Có của TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”, TK 138 “Phải thu khác” trên sổ kế toán chi tiết của TK 338, 138 (không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn). 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn (mã số 319) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các TK dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn). II. Nợ dài hạn (mã số 320) Mã số 320 = mã số 321 + mã số 322 + mã số 328 + mã số 329 1. Vay và nợ dài hạn (mã số 321) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có các TK 3411 “Vay dài hạn”, TK 3412 “Nợ dài hạn”, trên sổ kế toán chi tiết TK 341. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 24
  25. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (mã số 322) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Có của TK 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác (mã số 328) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là tổng số dư Có chi tiết của TK 3388 “Phải trả, phải nộp khác” và TK 3414 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên sổ kế toán chi tiết TK 3414 và TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn). 4. Dự phòng phải trả dài hạn (mã số 329) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (Mã số 400) Mã số 400 = mã số 410 + mã số 430 I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) Mã số 410 = mã số 411 + mã số 412 + mã số 413 + mã số 414 + mã số 415 + mã số 416 + mã số 417 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số dư Có của TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên Sổ kế toán chi tiết TK 4111. 2. Thặng dƣ vốn cổ phần (mã số 412) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu TK này dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) 3. Vốn khác của chủ sở hữu (mã số 413) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ (mã số 414) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của TK 419 “Cổ phiếu quỹ” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (mã số 415) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 25
  26. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (mã số 416) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 418 “Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 7. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối (mã số 417) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421 “Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (mã số 430) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (Mã số 440) Mã số 440 = mã số 300 + mã số 400 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 1. Tài sản thuê ngoài Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 001 “Tài sản thuê ngoài” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 2. Vật tƣ, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cƣợc Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 4. Nợ khó đòi đã xử lý Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. 5. Ngoại tệ các loại Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 007 “Ngoại tệ các loại” trên Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 26
  27. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải 1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua phân tích BCĐKT 1.3.1 Sự cần thiết của việ ệp thông qua phân tích bảng cân đối kế toán:  . Phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu là phân tích báo cáo tài chính, là một công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh ghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với các chủ thể khác có liên quan đến doanh nghiệp. + Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy được rõ hơn về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn được những phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Đối với các nhà đầu tư: Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư luôn tìm biện pháp bảo vệ an toàn đồng vốn đầu tư của mình. Bên cạnh việc quan tâm đến mức sinh lời, các nhà đầu tư còn quan tâm đến các thông tin về thời gian hoàn vốn, mức độ thu hồi vốn, mức độ rủi ro của các dự án đầu tư. Mà những thông tin đó chỉ có thể nắm bắt được khi tiến hành phân tích tài chính. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 27
  28. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải + Đối với những người cho vay: Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp những người cho vay thấy được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không và vay trong thời hạn bao lâu. + Đối với các cơ quan Nhà nước: Phân tích tài chính giúp cơ quan Nhà nước kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch vĩ mô.  Phân tích Bảng cân đối kế toán là dùng các kỹ thuật phân tích để biết được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán, dùng số liệu phân tích để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đặc biệt là các giám đốc tài chính đưa ra các quyết định tài chính, các quyết định quản lý phù hợp. - Phân tích Bảng cân đối kế toán cung cấp các thông tin về các nguồn vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản hiện có giúp chủ doanh nghiệp tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp khắc phục thích hợp cho quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. - Biết được mối quan hệ các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán - Nắm rõ cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản - Phân tích BCĐKT cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ đưa ra các quyết định về đầu tư, tín dụng. 1.3.2 Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua phân tích bảng cân đối kế toán: Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong phân tích bảng cân đối kế toán: phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp tỷ lệ, phương pháp số chênh lệch, phương pháp thay thế liên hoàn, hồi quy trong đó phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số và phương pháp cân đối là những phương pháp được sử dụng chủ yếu trong phân tích bảng cân đối kế toán. 1.3.2.1 Phương pháp so sánh: So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu xu hướng phát triển và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, để từ đó đánh giá sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu đó là xấu hay tốt. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 28
  29. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Để có thể vận dụng phương pháp so sánh cần phải xác định được 2 vấn đề: điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh.  Điều kiện so sánh : - Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau. - Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán. - Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. - Khi so sánh các chỉ tiêu tương ứng phải quy đổi về cùng một quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh như nhau.  Tiêu chuẩn so sánh : là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh. - Khi nghiên cứu xu hướng của sự thay đổi, kỳ gốc thường được chọn là số liệu kỳ trước. Thông qua sự so sánh kỳ này với kỳ trước sẽ thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi. - Khi nghiên cứu mức độ biến động so với kế hoạch đặt ra trong kỳ, kỳ gốc được chọn là số liệu trong kế hoạch dự toán. Thông qua so sánh này thấy được khả năng cũng như mức độ tin cậy đối với việc hoàn thành kế hoạch các kỳ sau. - Khi nghiên cứu mức độ tiên tiến hay lạc hậu, điểm mạnh hay điểm yếu, vị trí của doanh nghiệp trong ngành, kỳ gốc được chọn là mức độ trung bình ngành. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của việc phân tích có thể so sánh theo nhiều cách khác nhau: - So sánh tuyệt đối : là kết quả của phép trừ giữa trị số cột đầu năm với cột cuối năm của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh tương đối : là kết quả của phép chia giữa trị số cột cuối năm với cột đầu năm của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu nghiên cứu. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 29
  30. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải - So sánh theo chiều dọc : là việc xem xét các tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể quy mô chung qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể. - So sánh theo chiều ngang : là việc so sánh cả số tương đối và số tuyết đối của cùng một chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán qua đó thấy được sự biến động của chỉ tiêu đó. - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay giảm sút trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. - So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành hoặc các doanh nghiệp khác. 1.3.2.2 Phương pháp tỷ số Phương pháp tỷ số là phương pháp phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục và theo từng giai đoạn. Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang được cải tiến cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán. Phương pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 30
  31. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm tỷ số đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có bốn nhóm tỷ số cơ bản sau: + Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán + Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, nguồn vốn + Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động + Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời Một tỷ số đơn lẻ không mang lại nhiều ý nghĩa, do vậy khi phân tích tỷ số cần phải có sự so sánh : + So sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành và với các tiêu chuẩn cấu thành cho phép người phân tích rút ra những nhận định có ý nghĩa về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, Trên cơ sở đó, các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. + So sánh các tỷ số của doanh nghiệp theo thời gian để thấy được xu hướng biến động của tỷ số là tốt hay xấu đi. Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích, chúng ta sẽ đánh giá được tình hình tài chính. Phân tích tỷ số có thể làm bộc lộ ra các xu thế biến động mà các xu thế này thường khó xác định bằng sự kiểm tra riêng rẽ các bộ phận cấu thành tỷ số. 1.3.2.3 Phương pháp số cân đối Phương pháp số cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng phải tồn tại sự cân bằng. Là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như: sự cân bằng giữa tổng tài sản và nguồn hình thành tài sản, cân bằng giữa các nguồn thu với các nguồn chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn với khả năng thanh toán Phương pháp số cân đối được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích cho nên mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là độc lập nhau. Cụ thể là để tính mức độ ảnh hưởng của Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 31
  32. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải nhân tố nào đó, chỉ cần tính chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của bản thân nhân tố đó mà không cần quan tâm đến các nhân tố khác. Phương pháp này thường được kết hợp với phương pháp so sánh nhằm có được sự đánh giá toàn diện về tài chính. Ngoài ba phương pháp trên còn sử dụng thêm các phương pháp như: thay thế liên hoàn, chênh lệch và nhiều khi do đòi hỏi của quá trình phân tích yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. 1.3.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán: 1.3.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:  Phân tích cơ cấu tài sản Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Việc đảm bảo và phân bổ tài sản cho đầy đủ và hợp lý là điều cốt yếu tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả. Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản bằng cách so sánh tổng số tài sản cuối kì so với đầu kỳ và tính ra tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lí của việc phân bổ. Qua việc tính cơ cấu tài sản ta biết được 2 tỷ suất rất được các nhà quản lý quan tâm : Tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tư vào TSDH = Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư vào TSNH = Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong thời gian cụ thể. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 32
  33. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Để đánh giá tình hình biến động của tài sản cần tiến hành phân tích theo chiều ngang, quá trình phân tích thể hiện ở bảng sau : Biểu số 1.2 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu CHỈ TIÊU năm Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền lệ A.TÀI SẢN NGẮN HẠN I.Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể nhận thấy sự biến động tăng hay giảm của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Đối với tài sản ngắn hạn ta có thể nhận xét một cách tổng quát nhất về tình hình biến động của khoản tiền mặt tại quỹ, phương thức thanh toán tiền hàng, nguồn cung cấp và dự trữ vật tư của doanh nghiệp và các khoản vốn ngắn hạn khác Đối với tài sản dài hạn, thông qua bảng phân tích này có thể đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty và tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật như máy móc thiết bị cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bảng phân tích cơ cấu tài sản còn cho biết tỷ trọng từng khoản vốn chiếm trong tổng số tài sản và việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như thế nào. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 33
  34. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải  Phân tích cơ cấu nguồn vốn Đối với nguồn vốn, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Cơ cấu nguồn vốn phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ, có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn Qua việc nghiên cứu 2 chỉ tiêu tài chính này ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, hoặc mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với kinh doanh của mình. Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có do đó không chịu nhiều sự ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản vay. Nhưng khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng nhỏ. Để đánh giá tình hình biến động của nguồn vốn chúng ta tiến hành phân tích chiều ngang thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 34
  35. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu 1.3 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Cuối năm so Đầu năm Cuối năm với đầu năm Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền lệ A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU I.Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.3.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SX kinh doanh : Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần phải tập hợp nhiều biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Có thể phân loại nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp thành 2 loại : - Nguồn tài trợ thường xuyên : là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm : nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay – nợ dài hạn, trung hạn. - Nguồn tài trợ tạm thời : là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn gồm : các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn (kể cả vay – nợ dài hạn), các khoản chiếm dụng của người bán, người mua, của công nhân viên chức Có thể khái quát nguồn vốn bảo đảm cho hoạt động sản xuất – kinh doanh (nguồn tài trợ tài sản) của doanh nghiệp qua sơ đồ sau : Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 35
  36. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Sơ đồ 1.2 SƠ ĐỒ VỀ NGUỒN TÀI TRỢ TÀI SẢN - Phải thu dài hạn Vốn chủ sở hữu - TSCĐ - Vay dài hạn Tài - Góp vốn liên doanh Nguồn sản - Nợ dài hạn tài trợ - Bất động sản đầu tư dài - Vay trung hạn thường hạn - Đầu tư tài chính dài xuyên - Nợ trung hạn TỔNG TỔNG hạn SỐ SỐ - Tài sản dài hạn khác NGUỒN TÀI TÀI SẢN - Tiền TRỢ Tài - Đầu tư tài chính ngắn - Vay ngắn hạn Nguồn sản hạn - Nợ ngắn hạn tài trợ ngắn tạm - Phải thu ngắn hạn - Chiếm dụng hạn thời - Hàng tồn kho bất hợp pháp - Tài sản ngắn hạn khác Khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trước hết, cần liệt kê tất cả nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ (kỳ phân tích và kỳ gốc), từ đó, sử dụng phương pháp so sánh để biết được tình hình biến động của nguồn vốn trên tổng số cũng như từng loại. Tiếp theo, cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu tổng số nguồn vốn tài trợ thường xuyên có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý. Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên không đủ đáp ứng nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp. 1.3.3.3 Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu:  Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các tỷ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa các khoản có khả năng thanh toán trong thời kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm tỷ số này bao gồm các tỷ số chủ yếu sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 36
  37. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải - Tỷ số thanh toán tổng quát: tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán chung của các loại tài sản ở doanh nghiệp. Tổng tài sản Tỷ số thanh toán tổng quát = Nợ phải trả - Tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho bởi trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn cả vì phải mất nhiều thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. - Tỷ số thanh toán tức thời: tỷ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn bằng tiền. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và tình hình tài chính khả quan. Tiền và các khoản tương đương tiền Tỷ số thanh toán tức thời = Tổng nợ ngắn hạn  Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động: - Vòng quay các khoản phải thu: dùng để đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu. Các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu, Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 37
  38. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Trong đó: Các khoản phải thu bình quân được tính bằng phương pháp bình quân khoản phải thu (mã số 130 phần tài sản) trên bảng cân đối kế toán. Doanh thu thuần được tính là tổng doanh thu thuần của ba loại hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường)  Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời Các chỉ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận sau thuế Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. - Tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn: Lợi nhuận sau thuế Tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn = Tổng vốn bình quân Chỉ số này phản ánh cứ 1 đồng tổng vốn đem kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. - Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận sau thuế Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 38
  39. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI. 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế đầu tƣ Miền Duyên Hải: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải. Tên giao dịch quốc tế: Mien Duyen Hai Consulting Technical Planning Investment Joint Stock Company. Tên viết tắt: MDCIC Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 412 nhà khách Hải Quân, số 5 Lý Tự Trọng, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Tel: 0313.6252.469 Fax: 0313.6252.468 Email: mienduyenhai69@yahoo.com Vốn điều lệ : 6.800.000.000 VND Mã số thuế : 0200587473 Công ty được thành lập với tên ban đầu là Công ty Cổ Phần Tư vấn Thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải (tên giao dịch MDCIC) được đăng ký lần đầu ngày 05/05/2004 và đăng ký thay đổi lần hai vào ngày 28/04/2008. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000822 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 05/05/2004. 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty MDCIC. - Khảo sát xây dựng công trình thuỷ lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng, công trình trạm và đường dây điện đến 35KW. - Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. - Tư vấn, đầu tư, giám sát chất lượng công trình xây dựng, khu công nghiệp, khu đô thị. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 39
  40. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải - Hoạt động thiết kế chuyên dụng: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán cho các công trình, thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình, thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp, cơ sở hạ tầng các công trình giao thông. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty MDCIC. Công ty hoạt động trên tinh thần “Hiệu quả công việc” là chính, bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, cán bộ nhân viên không nhiều nhưng làm việc đạt hiệu quả cao. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, sơ đồ bộ máy quản lý của công ty như sau: Hội Đồng Quản Trị Giám đốc Phó giám đốc P. tư vấn- P.khảo P. tài chính- P. Tổ chức- thiết kế sát kế toán Hành chính Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý của công ty MDCIC Với tổ chức bộ máy quản lý như trên mỗi bộ phận đều có một chức năng và quyền hạn nhất định. Các bộ phận này có vai trò quan trọng trong công việc điều hành và quản lý công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, bao gồm các cổ đông tham gia góp vốn trong công ty, người có cổ phiếu cao nhất được bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị. Các cổ đông có quyền tham gia biểu quyết đóng góp ý kiến đối với sự phát triển của Công ty, nhưng quyết định quan trọng vẫn thuộc về Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty phù hợp với pháp luật quản lý hoặc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi hoạt động của mình. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 40
  41. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Giám đốc: - Bao quát toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, điều hành hoạt động của công ty đảm bảo bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi. - Thay mặt công ty ký các hợp đồng, văn bản, báo cáo, các chứng từ phát sinh trong quá trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký đó. - Quyết định mức lương, tiêu chuẩn, nhiệm vụ xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng cán bộ công nhân viên trong công ty . - Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty. - Khi vắng mặt phải uỷ quyền bằng văn bản và chịu trách nhiệm về công việc. Phó giám đốc: Dưới Giám đốc là Phó giám đốc, Phó giám đốc là người trực tiếp giúp việc, tham mưu cho Giám đốc công ty. Hiện nay, công ty có 1 phó giám đốc phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ việc kinh doanh của công ty. Phòng tư vấn - thiết kế: - Tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch, quản lý và báo cáo về mặt kỹ thuật thiết kế những công trình mà công ty nhận thầu. - Tham mưu đề xuất các phương án thi công mang lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo thực hiện các công trình đúng tiến độ cũng như chất lượng, công trình có tính thẩm mỹ cao, kết cấu được đảm bảo an toàn. - Kết hợp chỉ đạo thi công thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ trong hợp đồng. Phòng khảo sát: - Có nhiệm vụ đo đạc tại hiện trường, định vị vị trí xây dựng. - Khảo sát địa chất tại khu vực xây dựng. - Thu thập những thông tin cần thiết đầy đủ kịp thời có liên quan đến công trình xây dựng để chuyển cho phòng tư vấn thiết kế công trình. Phòng Tài chính - Kế toán: - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về quản lý tài chính, tài sản công ty theo đúng quy định trong pháp lệnh kế toán thống kê. - Lập dự trù kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định của công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 41
  42. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải - Lập báo cáo kế toán tài chính năm theo quy định của công ty - Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và hạch toán giá thành sản phẩm theo từng công trình theo đúng các quy định hiện hành. - Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán trong công tác hạch toán kế toán. Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản lý nhân sự nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lao động trong Công ty. Thực hiện các chế độ chính sách theo Luật lao động tiền lương. - Kiểm tra phòng ban trong công ty thực hiện điều lệ tổ chức, quy định, quy chế về công tác tổ chức lao động. - Tổ chức triển khai, lãnh đạo, đôn đốc kiểm tra công tác quản lý lao động và điều động, tuyển dụng và sử dụng lao động theo đúng các quy định của nhà nước hiện hành và nội bộ công ty. 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty MDCIC. 2.1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty Để thực hiện được các yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán thống nhất công ty đã áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) Kế toán thanh Kế toán toán(kiêm kế toán thuế Thủ quỹ ngân hàng) Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty MDCIC Theo sơ đồ trên: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: - Là người giúp việc cho Giám đốc công ty, tổ chức chỉ đạo toàn bộ hệ thống kế toán thống kê tài chính trong công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 42
  43. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải công ty và sự chỉ đạo kiểm tra về mặt chuyên môn của các cơ quan quản lý tài chính của nhà nước, tham vấn cho giám đốc để có thể ra các quyết định hợp lý. - Đồng thời tổng hợp các số liệu kế toán trên cơ sở số liệu sổ sách do kế toán viên cung cấp và tiến hành lập báo cáo tài chính, trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin nhằm tư vấn cho giám đốc Công ty về vấn đề tài chính kế toán của Công ty. Kế toán thanh toán kiêm kế toán ngân hàng - Chịu trách nhiệm theo dõi công nợ với khách hàng, các nhà cung cấp và thầu phụ. Kiểm tra kiểm soát các chứng từ mua vật tư trong công ty, tính hợp lý của chứng từ trước khi trình kế toán trưởng phê duyệt. Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản tài chính liên quan đến ngân hàng, giao dịch với ngân hàng. - Có nhiệm vụ hàng tháng lập nhu cầu vốn, giao dịch vay vốn với ngân hàng, mở sổ sách theo dõi tiền vay, tiền gửi ngân hàng, thanh toán với người bán, người tạm ứng. Kế toán thuế - Theo dõi các khoản thuế, tính, lập các tờ khai thuế hàng tháng. - Chịu trách nhiệm lập báo cáo thuế cho công ty, tính ra số thuế phải nộp hoặc được hoàn lại cho đơn vị, tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp vào ngân sách nhà nước. Thủ quỹ Có nhiệm vụ quản lý và nhập, xuất tiền mặt phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt và báo cáo với kế toán trưởng về tình hình nhập, xuất tiền mặt trong ngày. 2.1.4.2 Hình thức kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty MDCIC.  Hình thức kế toán: Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công tác hạch toán được thuận lợi công ty đã áp dụng hình thức kế toán máy theo sổ nhật ký chung. Phần mềm kế toán công ty sử dụng là phần mềm kế toán 3S Finance 7.5. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 43
  44. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải CHỨNG TỪ KẾ SỔ KẾ TOÁN TOÁN PHẦN MỀM - Sổ tổng hợp KẾ TOÁ N - Sổ chi tiết BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ - Báo cáo tài chính KẾ TOÁN CÙNG - Báo cáo kế toán LOẠI quản trị MÁY VI TÍNH Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy Ghi chú: Ghi số liệu hàng ngày Ghi cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy sẽ tự động nhập vào các sổ kế toán tổng hợp (sổ cái và sổ nhật ký chung) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán 3S Finance 7.5: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 44
  45. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Khi màn hình hiện lên, người dùng nhập tên và mật khẩu rồi ấn “nhận”: Kế koán sẽ chọn vào các phần hành mà mình muốn làm. Cập nhật dữ liệu vào máy vi tính và in các bảng biểu cần thiết đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 45
  46. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải  Chính sách, phƣơng pháp kế toán áp dụng tại công ty: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Hệ thống các chứng từ, sổ sách, tài khoản, báo cáo kế toán của công ty áp dụng theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2.2 Thực trạng tổ chức lập bảng cân đối kế toán tại công ty MDCIC. 2.2.1 Cơ sở số liệu lập bảng cân đối kế toán tại công ty MDCIC. Tại công ty CP tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải cơ sở số liệu để lập BCĐKT tại ngày 31/12/2009 là: - Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối năm 2008. - Số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản. - Bảng cân đối số phát sinh năm 2009. 2.2.2 Trình tự lập bảng cân đối kế toán tại công CP tƣ vấn thiết kế đầu tƣ Miền Duyên Hải. 2.2.2.1 Kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán trên sổ nhật ký chung: Hàng tháng, kế toán tiến hành kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nghĩa là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán nhập vào máy tính có chứng từ hay không, thông tin trên chứng từ có được phản ánh trung thực, đầy đủ và chính xác hay không. Nếu có sai sót, kế toán phải xử lý kịp thời. Các bước kiểm tra như sau: Bước 1: Kế toán tiến hành in sổ Nhật ký chung. Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu chứng từ với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào Nhật ký chung. Cụ thể: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 46
  47. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải - Số lượng chứng từ khớp với số lượng các nghiệp vụ được phản ánh vào sổ Nhật ký chung. - Đảm bảo nội dung kinh tế từng chứng từ khớp với nội dung kinh tế từng nghiệp vụ được phản ánh vào sổ Nhật ký chung (nếu có). - Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong sổ Nhật ký chung. - Kiểm soát sự phù hợp về số tiền theo từng chứng từ và số tiền nghiệp vụ phản ánh trong sổ nhật ký chung. - Kiểm soát ngày chứng từ trên chứng từ kế toán, ngày chứng từ trên sổ Nhật ký chung, và ngày ghi sổ chứng từ. Nếu có sai sót, kế toán tiến hành điều chỉnh cho phù hợp giữa thông tin trên nhật ký chung với thông tin trên chứng từ. VD: Để kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ phát sinh ngày 02/12/2009, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu từ chứng từ phát sinh ngày 02/12/2009 với sổ nhật ký chung. Nội dung kinh tế là: Ngày 02/12/2009 công ty CP tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải thanh toán tiền gạch cho công ty TNHH Đồng Tâm qua ngân hàng Á Châu, số tiền là 42.916.041 đ. Kế toán thực hiện kiểm tra như sau: - Chọn mục “quản lý tài chính”, “kế toán tổng hợp”, “sổ nhật ký chung”. Màn hình xuất hiện: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 47
  48. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Sau khi màn hình hiện lên như trên, người dùng nhập “từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009”, “Mã đơn vị: MDCIC”, rồi ấn “nhận”. Màn hình xuất hiện sổ nhật ký chung năm 2009. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 48
  49. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.1: CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ MIỀN DUYÊN HẢI Mẫu số S03a – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Chứng từ Tài Số phát sinh Diễn giải Ngày Số Số HĐ khoản Nợ Có 02/12 UNC84 Thanh toán tiền gạch cho công ty TNHH Đồng Tâm Phải trả ngƣời bán 331 42 916 041 Tiền VND gửi NH ACB 1121 42 916 041 02/12 UNC 86 Phí ngân hàng (NH ACB) 196340 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6422 9 091 196340 Tiền VND gửi NH ACB 1121 9 091 196340 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng 1331 909 hóa, dịch vụ 196340 Tiền VND gửi NH ACB 1121 909 30/12 PKT 25 Thuê phương tiện phao nổi phục vụ công tác khoan Chi phí máy thi công 1543 347 272 727 Phải trả cho người bán 331 347 272 727 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng 1331 34 727 273 hóa, dịch vụ Phải trả cho người bán 331 34 727 273 30/12 UNC 90 Tạm ứng lắp đặt máy điều hòa Phải trả cho người bán 331 100 000 000 Tiền VND gửi NH ACB 1121 100 000 000 31/12 UNC 95 Thanh toán tiền gốc vay(NH TM QĐ) Vay dài hạn 341 12 500 000 Tiền VND gửi NH TM Quân đội 1123 12 500 000 Chi phí khác 811 2 260 417 Tiền VND gửi NH TM Quân đội 1123 2 260 417 Tổng cộng: 118 084 362 521 118 084 362 521 Ngày tháng năm NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC Ký, họ tên Ký, họ tên Ký, họ tên, đóng dấu (Nguồn: Trích sổ nhật ký chung năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 49
  50. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.2: ỦY NHIỆM CHI/ PAYMENT ORDER Ngày/Date: 02/12/2009 Số /No: 84 ĐƠN VỊ TRẢ TIỀN/APPLICANT Tên tài khoản/ Acct’s name : Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Số tài khoản/ Acct No. : 9059469 Tại ngân hàng Á Châu_chi nhánh/At ACB_Branch: Hải Phòng ĐƠN VỊ THỤ HƢỞNG/ BENEFICIARY Đơn vị thụ hưởng/ Beneficiary: Công ty TNHH TM Đồng Tâm – CN Hải Phòng Số tài khoản/ Acct No. : 541160000288 CMND/Hộ chiếu/ ID CARD/PP No Ngày cấp/ Date Nơi cấp/ Place Tại ngân hàng/Beneficiary’s bank : Sài Gòn Thường Tín – CN Hải Phòng Tỉnh, TP/ Province, City : Hải phòng Số tiền bằng chữ/ Amount in words: Bốn mươi hai triệu chín trăm mười sáu ngàn không trăm bốn mốt đồng. Bằng số/ In figures: 42.916.041 Nội dung/ Details: Thanh toán theo HĐ07/2009/HDCT/ĐT CNHP ĐƠN VỊ TRẢ TIỀN/Applicant NGÂN HÀNG Á CHÂU/ ACB Kế toán trƣởng Chủ tài khoản Ghi sổ ngày/ Post Date: 02/12/2009 Chief Accountant Account Holder Giao dịch viên Kiểm soát viên Teller Supervisor Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 50
  51. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Căn cứ vào ủy nhiệm chi trên, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên ủy nhiệm chi với sổ nhật ký chung. 2.2.2.2 Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa chứng từ gốc với sổ chi tiết tương ứng của các tài khoản: Các chứng từ gốc được sử dụng làm căn cứ để kế toán nhập số liệu vào máy tính. Từ đó, máy tính sẽ tự động đưa số liệu vào sổ chi tiết các TK có liên quan. Hàng tháng, kế toán kiểm tra, điều chỉnh số liệu giữa chứng từ gốc với sổ chi tiết nhằm phát hiện sai sót số liệu ở sổ chi tiết tài khoản, để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với số liệu thực tế. 2.2.2.3 Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ nhật ký chung với sổ cái các tài khoản có liên quan, giữa sổ chi tiết với bảng tổng hợp chi tiết: Từ số liệu đã được nhập ở sổ nhật ký chung, máy tính sẽ tiếp tục tự động thực hiện nhập số liệu vào các sổ cái các TK có liên quan. Hàng tháng, kế toán viên tiến hành kiểm tra số liệu giữa sổ nhật ký chung và sổ cái các TK có liên quan nhằm phát hiện sai sót và kịp thời điều chỉnh cho đúng với số thực tế. Từ số liệu đã được nhập ở sổ chi tiết, máy tính sẽ tiếp tục tự động thực hiện nhập số liệu vào các bảng tổng hợp chi tiết các TK có liên quan. Hàng tháng, kế toán viên tiến hành kiểm tra số liệu giữa sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết nhằm phát hiện sai sót và kịp thời điều chỉnh cho đúng với số thực tế. 2.2.2.4 Cuối kỳ, thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và tiến hành khóa sổ kế toán để lập bảng cân đối tài khoản: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian: - Chọn mục “quản lý tài chính”, “cập nhật số liệu”, “bút toán kết chuyển tự động”: Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 51
  52. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Màn hình xuất hiện: Sau đó, người dùng chọn năm cần kết chuyển là năm 2009, rồi ấn “nhận”. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 52
  53. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Sau khi hoàn tất thao tác kết chuyển các TK, kế toán cần tiến hành thao tác khóa sổ kế toán : - Chọn mục “hệ thống”, “quản lý và bảo trì số liệu”, “khóa số liệu”: Màn hình xuất hiện: Sau đó, người dùng chọn “khóa số liệu đến hết ngày 31/12/2009”, rồi ấn “nhận”. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 53
  54. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Sau khi khóa sổ kế toán, có thể in ra các sổ cái, sổ chi tiết, các bảng tổng hợp chi tiết. Chẳng hạn, muốn in số cái TK 112 – tiền gửi ngân hàng, người dùng thực hiện các thao tác sau: - Chọn mục “quản lý tài chính”, “kế toán tổng hợp”, “sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung”, “sổ cái của một tài khoản”. Màn hình xuất hiện: Sau khi màn hình hiện lên như trên, người dùng nhập “tên tài khoản 112”, “từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009”, “Mã đơn vị: MDCIC”, rồi ấn “nhận”. Sau đây, em xin trích dẫn 1 số sổ chi tiết, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết của 1 số TK tại công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 54
  55. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.3: CÔNG TY CP TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI SỔ CHI TIẾT CỦA MỘT TÀI KHOẢN Tài khoản: 1121 – Tiền VND gửi ngân hàng ACB Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Số dƣ nợ đầu kỳ: 3 159 863 Chứng từ Số Phát sinh Diễn giải TK ĐƢ Tồn quỹ Ngày Số HĐ Số ctừ Nợ Có 02/12 84 Thanh toán tiền gạch 331 42 916 041 3 793 788 02/12 85 Thanh toán tiền thuê nhà T12/2009 331 1 112 800 2 680 988 02/12 196340 86 Phí ngân hàng 6422 9 091 2 671 897 02/12 196341 86 Phí ngân hàng 6422 9 091 2 662 806 02/12 196340 86 Phí ngân hàng 1331 909 2 661 897 02/12 196341 86 Phí ngân hàng 1331 909 2 660 988 22/12 45 Nộp tiền vào TK 1111 70 000 000 72 660 988 30/12 90 Tạm ứng lắp đặt máy điều hòa không khí 331 100 000 000 347 936 891 31/12 53 Tạm ứng HĐ06/2009 131 400 000 000 1 860 997 898 31/12 92 Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 1111 1 400 000 000 460 997 898 Tổng số phát sinh nợ: 7 736 834 231 Tổng số phát sinh có: 7 278 996 196 Số dƣ nợ cuối kỳ: 460 997 898 Lập, ngày tháng năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Hồng Huê (Nguồn: Trích sổ chi tiết TK 1121 năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 55
  56. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.4: CÔNG TY CP TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI SỔ CHI TIẾT CỦA MỘT TÀI KHOẢN Tài khoản: 1122 – Tiền VND gửi ngân hàng Đầu tư phát triển Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Số dƣ nợ đầu kỳ: 100 352 338 Chứng từ Số Phát sinh Diễn giải TK ĐƢ Tồn quỹ Ngày Số HĐ Số ctừ Nợ Có 05/01 05 Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ 1111 100 000 000 2 268 884 20/04 22 Nộp tiền vào tài khoản 1111 2 500 000 4 819 435 19/10 50 Chuyển tiền từ TK ACB sang TK NHĐTPT 1121 97 000 000 98 366 633 31/12 62 Lãi tiền gửi ngân hàng ĐTPT 515 3 341 98 376 649 Tổng số phát sinh nợ: 101 499 311 Tổng số phát sinh có: 103 475 000 Số dƣ nợ cuối kỳ: 98 376 649 Lập, ngày tháng năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Hồng Huê (Nguồn: trích Sổ chi tiết TK 1122 năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 56
  57. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.5: CÔNG TY CP TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI SỔ CHI TIẾT CỦA MỘT TÀI KHOẢN Tài khoản: 1123 – Tiền VND gửi ngân hàng TMCP Quân Đội Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Số dƣ nợ đầu kỳ: 0 Chứng từ Số Phát sinh Diễn giải TK ĐƢ Tồn quỹ Ngày Số HĐ Số ctừ Nợ Có 24/08 37 Nộp tiền vào TK 1111 16 500 000 17 429 000 25/08 38 Lãi tiền gửi NHQĐ 515 4 120 17 433 120 25/12 57 Nộp tiền vào TK 1111 15 000 000 16 985 361 25/12 58 Lãi tiền gửi NHQĐ 515 8 916 16 994 277 31/12 95 Thanh toán tiền gốc vay 341 12 500 000 4 494 277 31/12 95 Chi phí khác 811 2 260 417 2 233 860 Tổng số phát sinh nợ: 378 039 235 Tổng số phát sinh có: 375 805 375 Số dƣ nợ cuối kỳ: 2 233 860 Lập, ngày tháng năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Hồng Huê (Nguồn: Sổ chi tiết TK 1123 năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 57
  58. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.6: CÔNG TY CP TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Tài khoản: 112 – Tiền gửi ngân hàng Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Stt Tên khách Dƣ nợ đầu kỳ Dƣ có đầu kỳ Phát sinh nợ Phát sinh có Dƣ nợ cuối kỳ Dƣ có cuối kỳ 1 Ngân hàng TM CP Á Châu 3 159 863 7 736 834 231 7 278 996 196 460 997 898 2 Ngân hàng đầu tư phát triển 100 352 338 101 499 311 103 475 000 98 376 649 3 Ngân hàng TMCP Quân Đội 378 039 235 375 805 375 2 233 860 Tổng cộng 103 512 201 8 216 372 777 7 758 276 571 561 608 407 Lập, ngày tháng năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Hồng Huê (Nguồn: bảng tổng hợp chi tiết TK 112 năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 58
  59. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.7: CÔNG TY CP TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 112 – Tiền gửi ngân hàng Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Số dƣ nợ đầu kỳ: 103 512 201 Chứng từ TK Số Phát sinh Khách hàng Diễn giải Ngày Số ĐƢ Nợ Có 02/12 UN84 Công ty TNHH MTV TM Đồng Tâm-HP Thanh toán tiền gạch 331 42 916 041 02/12 UN85 Công ty kinh doanh nhà-AP016 Thanh toán tiền thuê nhà T12/2009 331 1 112 800 02/12 UN86 Ngân hàng TMCP Á Châu HP-NH01 Phí ngân hàng 6422 9 091 02/12 UN86 Ngân hàng TMCP Á Châu HP-NH01 Phí ngân hàng 1331 909 22/12 UN45 Ngân hàng TMCP Á Châu HP-NH01 Nộp tiền vào TK 1111 70 000 000 25/12 UN57 Mai Văn Sỹ - CB001 Nộp tiền vào TK 1111 15 000 000 25/12 UN58 Ngân hàng TMCP Quân Đội-NH03 Lãi tiền gửi NHQĐ 515 8 916 30/12 UN90 Công ty CPTM và xây lắp CN HP-AP011 Tạm ứng lắp đặt máy điều hòa không khí 331 100 000 000 31/12 UN62 Ngân hàng đầu tư phát triển - NH02 Lãi tiền gửi NHĐTPT 515 3 341 31/12 UN92 Vũ Thị Hồng Huê – CB018 Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 1111 1 400 000 000 31/12 UN95 Ngân hàng TMCP Quân Đội-NH03 Thanh toán tiền gốc vay 341 12 500 000 31/12 UN95 Ngân hàng TMCP Quân Đội-NH03 Thanh toán tiền lãi vay 811 2 260 417 Tổng số phát sinh nợ: 8 216 372 777 Tổng số phát sinh có: 7 758 276 571 Số dƣ nợ cuối kỳ: 561 608 407 Lập, ngày tháng năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Hồng Huê (Nguồn: Trích sổ cái TK 112 năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 59
  60. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.8: CÔNG TY CP TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI BÁN Tài khoản: 331 - Phải trả cho người bán Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Mã Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Stt Tên khách khách Dƣ nợ đầu kỳ Dƣ có đầu kỳ Phát sinh nợ Phát sinh có Dƣ nợ cuối kỳ Dƣ có cuối kỳ 1 AP002 Cty CP CN tin học Vũ Giang 66 521 570 162 971 238 96 449 668 2 AP010 Cty CP Dược phẩm TW3 1 650 000 000 1 650 000 000 5 AP020 Cty CP thiết kế XD Nam Khang 23 418 000 23 418 000 6 AP012 Cty CP TM nội thất 3D 37 492 000 37 492 000 7 AP011 Cty CP TM& XL CN Hải Phòng 125 410 000 25 410 000 100 000 000 13 AP024 Cty TNHH TM Trường Giang 632 000 000 632 000 000 14 AP021 Cty TNHH Tùng Dương 18 742 000 18 742 000 15 AP006 Cty TNHH Đức Yến 85 462 854 85 462 854 Tổng cộng 0 85 462 854 3 354 991 611 3 855 622 821 330 567 620 916 661 684 (Nguồn: Trích bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 60
  61. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.9: CÔNG TY CP TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI MUA Tài khoản: 131 - Phải thu khách hàng Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Mã Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ Stt Tên khách khách Dƣ nợ đầu kỳ Dƣ có đầu kỳ Phát sinh nợ Phát sinh có Dƣ nợ cuối kỳ Dƣ có cuối kỳ 1 AR022 Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ TP 468 635 000 468 635 000 2 AR024 Ban QLDA bệnh viện Việt Tiệp 160 000 000 160 000 000 6 AR001 Cty CP Cơ điện lạnh TP HCM 881 000 000 1 545 225 000 664 225 000 7 AR002 Cty CP ĐT Nam Đình Vũ 1 949 883 206 4 815 500 130 7 565 383 336 800 000 000 8 AR003 Cty Hải Thành-Bộ quốc phòng 672 000 000 672 000 000 9 AR008 Cty CP XNK và XD Việt Nam 17 137 800 17 137 800 10 AR012 Cty CP điện tử VT Kiến Quốc 25 000 000 25 000 000 Tổng cộng 2 763 340 590 1 039 126 800 6 417 851 991 9 004 334 336 830 596 245 1 692 864 800 (Nguồn: Trích bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 61
  62. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.10: CÔNG TY CP TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 331 – Phải trả cho người bán Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Số dƣ có đầu kỳ: 85 462 854 Chứng từ TK Số Phát sinh Khách hàng Diễn giải Ngày Số ĐƢ Nợ Có 02/12 UN84 Cty TNHH TM Đồng Tâm-HP-AP022 Thanh toán tiền gạch 1121 42 916 041 02/12 UN 85 Công ty kinh doanh nhà – AP016 Thanh toán tiền thuê nhà T12/2009 1121 1 112 800 03/12 PKT19 Cty TNHH TM Đồng Tâm-HP-AP022 Mua gạch lát 2412 40 872 420 03/12 PKT19 Cty TNHH TM Đồng Tâm-HP-AP022 Mua gạch lát 1331 2 043 621 30/12 PKT25 Cty TNHH DVTM Trường Giang-AP024 Thuê phương tiện phục vụ công tác khoan 1543 347 272 727 30/12 PKT25 Cty TNHH DVTM Trường Giang-AP024 Thuê phương tiện phục vụ công tác khoan 1331 34 727 273 Tổng số phát sinh nợ: 3 354 991 611 Tổng số phát sinh có: 3 855 622 821 Số dƣ có cuối kỳ: 586 094 064 Lập, ngày tháng năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Hồng Huê (Nguồn: Trích sổ cái TK 331 năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 62
  63. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.11: CÔNG TY CP TƢ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƢ MIỀN DUYÊN HẢI SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 131 – Phải thu của khách hàng Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày: 31/12/2009 Số dƣ nợ đầu kỳ: 1 724 213 790 Chứng từ TK Số Phát sinh Khách hàng Diễn giải Ngày Số ĐƢ Nợ Có 04/06 UN15 Cty CP đầu tư Nam Đình Vũ – AR002 Tạm ứng đợt 1 HĐ03/2009 1121 275 000 000 29/06 UN17 Cty CP đầu tư Nam Đình Vũ – AR002 Tạm ứng đợt 2 HĐ02/2009 1121 300 000 000 31/10 HD91117 Cty CP ĐT và PT DL Vinaconex - AR023 Đo vẽ bản đồ địa chính HĐ0037/2008 5111 51 933 510 31/10 HD91117 Cty CP ĐT và PT DL Vinaconex - AR023 Đo vẽ bản đồ địa chính HĐ0037/2008 3331 5 193 351 31/12 UN51 Cty CP đầu tư Nam Đình Vũ – AR002 Thanh toán HĐ03/2009 1121 245 754 754 31/12 UN52 Cty CP đầu tư Nam Đình Vũ – AR002 Thanh toán HĐ02/2009 1121 849 062 080 31/12 UN53 Cty CP đầu tư Nam Đình Vũ – AR002 Tạm ứng HĐ06/2009 1121 400 000 000 Tổng số phát sinh nợ: 6 417 851 991 Tổng số phát sinh có: 9 004 334 336 Số dƣ có cuối kỳ: 862 268 555 Lập, ngày tháng năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Hồng Huê (Nguồn: Trích sổ cái TK 131 năm 2009) Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 63
  64. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Căn cứ vào sổ cái các TK, bảng tổng hợp chi tiết các TK, máy tính sẽ tự động lập bảng cân đối TK. - Chọn mục “quản lý tài chính”, “báo cáo tài chính”, “bảng cân đối tài khoản”. Màn hình xuất hiện: Người dùng nhập “từ ngày 01/01/2009” đến ngày “31/12/2009”, “Mã đơn vị: MDCIC”, rồi ấn “nhận”. Màn hình xuất hiện bảng cân đối tài khoản. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 64
  65. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải Biểu số 2.12: CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐẦU TƯ MIỀN DUYÊN HẢI Mẫu số F01 – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Năm 2009 Tài Dư đầu kỳ Phát sinh Dư cuối kỳ Tên tài khoản khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 Tiền mặt 63 405 708 8 287 312 329 6 551 111 738 1 799 606 299 1111 Tiền Việt Nam 63 405 708 8 287 312 329 6 551 111 738 1 799 606 299 112 Tiền gửi ngân hàng 103 512 201 8 216 372 777 7 758 276 571 561 608 407 1121 Tiền VND gửi NH ACB 3 159 863 7 736 834 231 7 278 996 196 460 997 898 1122 Tiền VND gửi NH DTPT 100 352 338 101 499 311 103 475 000 98 376 649 1123 Tiền VND gửi NH QĐ 378 039 235 375 805 375 2 233 860 131 Phải thu của khách hàng 2 763 340 590 1 039 126 800 6 417 851 991 9 004 334 336 830 596 245 1 692 864 800 133 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 364 274 676 364 274 676 1331 Thuế GTGT được khấu trừ 172 926 280 172 926 280 của hàng hóa 1332 Thuế GTGT được khấu trừ 191 348 396 191 348 396 của TSCĐ 142 Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 63 818 361 6 421 985 57 396 376 154 Chi phí SXKD dở dang 4 369 353 402 4 022 080 675 347 272 727 1541 Chi phí vật liệu 98 116 982 98 116 982 1542 Chi phí nhân công 2 911 446 240 2 911 446 240 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 65
  66. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đầu tư Miền Duyên Hải 1543 Chi phí máy thi công 1 328 601 999 981 329 272 347 272 727 1544 Chi phí khác 31 188 181 31 188 181 211 Tài sản cố định hữu hình 1 196 637 377 2 132 819 848 3 329 457 225 2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 1 500 000 000 1 500 000 000 2112 Máy móc, thiết bị 1 196 637 377 85 155 514 1 281 792 891 2113 Phương tiện VT, truyền dẫn 442 424 286 442 424 286 2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 105 240 048 105 240 048 213 Tài sản cố định vô hình 12 000 000 15 000 000 27 000 000 2135 Phần mềm vi tính 12 000 000 15 000 000 27 000 000 214 Hao mòn tài sản cố định 186 368 348 463 929 693 650 298 041 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 181 868 348 457 929 693 639 798 041 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình 4 500 000 6 000 000 10 500 000 241 Xây dựng cơ bản dở dang 261 972 304 261 972 304 2412 Xây dựng cơ bản 261 972 304 261 972 304 242 Chi phí trả trƣớc dài hạn 79 516 170 120 700 194 63 307 098 136 909 266 311 Vay ngắn hạn 337 170 000 250 000 000 587 170 000 331 Phải trả cho ngƣời bán 85 462 854 3 354 991 611 3 855 622 821 330 567 620 916 661 684 333 Thuế và các khoản phải nộp 18 776 317 11 922 268 612 223 881 630 357 338 16 860 523 28 139 931 Nhà nƣớc 3331 Thuế GTGT phải nộp 11 922 268 612 223 881 583 441 090 16 860 523 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 18 776 317 46 916 248 28 139 931 334 Phải trả công nhân viên 142 489 232 1 117 489 232 975 000 000 341 Vay dài hạn 145 600 000 1 300 000 000 1 154 400 000 411 Nguồn vốn kinh doanh 2 600 000 000 2 600 000 000 4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2 600 000 000 2 600 000 000 421 Lợi nhuận chƣa phân phối 165 351 138 5 087 973 051 5 323 036 726 69 712 537 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hoà - Lớp QTL201K 66