Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng

pdf 90 trang huongle 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_lap_va_phan_tich_bao_cao_ket_qu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng

  1. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên : Hoàng Thị Huyền Trang Giảng viên hƣớng dẫn: CN.GVC Nguyễn Văn Vĩnh HẢI PHÕNG - 2012 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 1
  2. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN CƢỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên : Hoàng Thị Huyền Trang Giảng viên hƣớng dẫn: CN.GVC Nguyễn Văn Vĩnh HẢI PHÕNG - 2012 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 2
  3. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên : Hoàng Thị Huyền Trang Mã SV: 121254 Lớp : QT1201K Ngành: Kế toán Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 3
  4. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Lý luận chung về tổ chức lập và phân tích Báo cáo tài chính - Thực tế tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Cƣờng - Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Cƣờng 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Các số liệu của Công ty năm 2009, 2010, 2011 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. - Công ty TNHH Sơn Cƣờng Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 4
  5. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 02 tháng 04 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 07 tháng 07 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 5
  6. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 6
  7. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 3 1.1 Khái quát chung về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 3 1.1.1 Sự cần thiết của báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế. 3 1.1.2 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính 5 1.1.3 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính. 6 1.1.4 Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 10 1.1.4.1 Hệ thống BCTC doanh nghiệp 10 1.1.4.2 Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính 10 1.1.4.3. Kỳ lập Báo cáo tài chính 11 1.1.4.4. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính 11 1.1.4.5. Nơi nộp Báo cáo tài chính 12 1.1.4.6. Công khai báo cáo tài chính 12 1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh và phƣơng pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh.13 1.2.1 Khái niệm, vai trò của báo cáo kết quả kinh doanh 13 1.2.2 Công tác chuẩn bị trước khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh và cơ sở số liệu lập Báo cáo kết quả kinh doanh. 14 1.2.3 Nội dung và Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 15 1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả kinh doanh. 19 1.3.1 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 19 1.3.2 Phương pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. 21 1.3.3 Nội dung phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 22 CHƢƠNG 2 30 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN CƢỜNG. 30 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Sơn Cƣờng. 30 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 30 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sơn Cường 31 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Sơn Cường. 31 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 7
  8. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Sơn Cường. 32 2.1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Sơn Cƣờng. 32 2.1.4.2 Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty. 33 2.2 Thực trạng tổ chức lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng. 35 2.2.1 Cơ sở số liệu lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường. 35 2.2.2 Trình tự lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường.35 2.2.2.1. Kiểm soát chứng từ cập nhật 36 2.2.2.2. Kiểm kê tài sản và xử lý kiểm kê. 37 2.2.2.3. Khóa sổ kế toán và lập bảng cân đối phát sinh sau kiểm kê. 37 2.3 Thực trạng tổ chức phân tích tài chính của công ty TNHH Sơn Cƣờng thông qua báo cáo kết quả kinh doanh. 54 CHƢƠNG 3 55 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN CƢỜNG. 55 3.1 Đánh giá thực trạng tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng. 55 3.1.1 Kết quả đạt được 55 3.1.1.1 Về tổ chức công tác kế toán. 55 3.1.1.2 Về tổ chức lập báo cáo kết quả kinh doanh 56 3.1.2 Những mặt còn hạn chế 56 3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng. 57 3.2.1 Giải pháp ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán tại công ty. 57 3.2.2 Giải pháp xây dựng quy trình phân tích. 57 3.2.3 Thực hiện các nội dung phân tích. 59 3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty 76 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 8
  9. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa với nền kinh tế thế giới. Điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển không ngừng và mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trƣớc bối cảnh đó, các nhà quản trị cần trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh, nhằm biết cách đánh giá các nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các nhân tố tích cực, hạn chế và loại bỏ các nhân tố ảnh hƣởng xấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Để có thể đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị thƣờng phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau trong đó thông tin từ phân tích Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng và hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng chặt chẽ, các doanh nghiệp đã có sự quan tâm thích đáng đến công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình thông qua Báo cáo tài chính. Qua phân tích Báo cáo tài chính họ có căn cứ để đánh giá tốt hơn tình hình sử dụng vốn cũng nhƣ thực trạng xu hƣớng hoạt động của doanh nghiệp, xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng, mức độ cũng nhƣ xu hƣớng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, từ đó, các đối tƣợng quan tâm có thể ra quyết định tối ƣu nhất. Báo cáo tài chính là báo cáo phản ánh tổng hợp tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình dòng tiền trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, có thể nói Báo cáo tài chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp và là công cụ hữu ích để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó các chủ thể có thể có quyết định cần thiết về quản lý tài chính của doanh nghiệp. Công ty TNHH Sơn Cƣờng hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, muốn kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh công ty phải chú trọng đến tổ chức lập và phân tích Báo cáo tài chính. Xuất phát từ thực trạng trên, cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn CN.GVC Nguyễn Văn Vĩnh và các cô chú trong phòng kế toán tài chính của công ty, em đã mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu và Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 9
  10. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Cƣờng” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Nội dung khóa luận của em ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có 3 chƣơng: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh. Chương 2: Thực tế tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Cường. Chương 3: Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Cường. Do thời gian và do kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo để khoá luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 Khái quát chung về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 1.1.1 Sự cần thiết của báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế. Khái niệm báo cáo tài chính (BCTC) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 10
  11. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường BCTC là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ cũng nhƣ tình hình chi phí, kết quả kinh doanh và các thông tin tổng quát khác về doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, BCTC là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, nhà cho vay, các cơ quan chức năng ) BCTC là hệ thống báo cáo đƣợc lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Theo đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCTC là phƣơng tiện trình bày thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, nhà cho vay ) BCTC là bắt buộc đối với các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân, đƣợc nhà nƣớc quy định thống nhất về danh mục các báo cáo, biểu mẫu và hệ thống các chỉ tiêu, phƣơng pháp lập, nơi gửi báo cáo và thời gian gửi báo cáo. Sự cần thiết của BCTC trong công tác quản lý kinh tế. Vai trò của BCTC là cung cấp thông tin cho các đối tƣợng cần quan tâm. Các BCTC đƣợc lập có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau. Các bộ phận cấu thành của báo cáo phản ánh theo các khía cạnh khác nhau của cùng một số chỉ tiêu, sự kiện kinh tế. Mỗi BCTC riêng biệt cung cấp cho ngƣời đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau nhƣng không có loại báo cáo nào chỉ phục vụ cho một mục đích riêng biệt hoặc cung cấp mọi thông tin cần thiết để có thể đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng. Khi xem xét, tìm kiếm thông tin đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các BCTC. Đó chính là mối liên hệ hệ thống của các BCTC. Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống BCTC đƣợc lập nhằm giúp những ngƣời ra quyết định đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp, lựa chọn phƣơng án kinh doanh tối ƣu trên cơ sở đánh giá khả năng tạo ra các dòng tiền, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, mức lợi nhuận Bởi vậy, thông tin từ hệ thống BCTC và phân tích BCTC có vai trò quan trọng đối với nhiều phía cả trong và ngoài doanh nghiệp. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 11
  12. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Họ quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau: tạo công ăn, việc làm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm bớt chi phí, đóng góp phúc lợi xã hội Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đảm bảo đƣợc thử thách sống còn và cũng là 2 mục tiêu cơ bản: kinh doanh có lãi và thanh toán công nợ. Nhƣ vậy, vì mục đích tồn tại và phát triển, hơn ai hết, các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp phải có đủ thông tin, hiểu rõ doanh nghiệp và liên kết các thông tin với nhau về mọi mặt: tình hình tài chính, khả năng sinh lợi, đánh giá rủi ro Từ đó, các nhà quản lý có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn nhất, hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ: BCTC của doanh nghiệp sẽ giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng hiệu quả các loại vốn, nguồn vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó, có cơ sở tin cậy cho họ quyết định đầu tƣ vào doanh nghiệp, cho doanh nghiệp vay hay không? Khi khả năng về tài chính của doanh nghiệp khả quan, khi doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, khả năng sinh lời cao và bền vững thì việc quyết định đầu tƣ, cho vay thậm chí với giá trị lớn của các nhà đầu tƣ, nhà cho vay là điều tất yếu. Đối với nhà cung cấp: BCTC của doanh nghiệp giúp họ nhận biết cơ bản về khả năng thanh toán, để từ đó họ có thể quyết định bán hàng hay không bán hàng hoặc áp dụng phƣơng thức thanh toán hợp lý để nhanh chóng thu hồi tiền hàng. Đối với khách hàng: BCTC giúp họ phân tích, đánh giá khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp để quyết định có ứng tiền hàng trƣớc khi mua hàng hay không? Đối với các cơ quan hữu quan của Nhà nước như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thuế BCTC của doanh nghiệp là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán và hƣớng dẫn, tƣ vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính, kế toán, thuế và kỷ luật tài chính, tín dụng, ngân hàng Nói tóm lại: Tất cả các đối tƣợng quan tâm đến doanh nghiệp, những ngƣời có quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến doanh nghiệp, mặt này hay mặt khác đều cần thông tin liên quan đến những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp đó. Thông tin từ BCTC qua phân tích BCTC đáp ứng đƣợc một Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 12
  13. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường cách tốt nhất những yêu cầu trên. Qua đánh giá thƣờng xuyên tình hình tài chính dựa trên các BCTC, các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tƣợng khác có thể nắm rõ thực trạng của doanh nghiệp, thấy đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến tình hình của doanh nghiệp. Từ đó họ có thể có những quyết định tối ƣu và đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cƣờng, phát huy khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Với ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy, lập và phân tích BCTC là công việc nên thực hiện một cách cẩn thận sau mỗi chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là sản phẩm quan trọng nhất của quy trình kế toán, nó là công cụ cơ bản để công bố thông tin kế toán của doanh nghiệp. Nó tổng hợp và truyền đạt tất cả các số liệu kế toán đƣợc phản ánh trên các tài khoản kế toán hoặc cả số liệu từ các chứng từ kế toán đƣợc lập và trình bày vào BCTC để đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của ngƣời sử dụng thông tin kế toán. 1.1.2 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính. Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21-Trình bày báo cáo tài chính, gồm: BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực hợp lý, các BCTC phải đƣợc lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp với các quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng và cung cấp đƣợc các thông tin đáng tin cậy khi: - Trình bày trung thực hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. - Trình bày khách quan, không thiên vị. - Tuân thủ nguyên tắc thận trọng. - Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 13
  14. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Trong trƣờng hợp chƣa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phƣơng pháp kế toán hợp lý, cụ thể. Khi xây dựng các phƣơng pháp kế toán doanh nghiệp cần xem xét: - Những yêu cầu và hƣớng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến những vấn đề tƣơng tự và có liên quan. - Những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí đƣợc quy định trong chuẩn mực chung. - Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ đƣợc chấp thuận khi những quy định này phù hợp với 2 điểm trên. Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán, BCTC phải đƣợc lập đúng nội dung, phƣơng pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC phải đƣợc ngƣời lập, kế toán trƣởng và ngƣời đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị. 1.1.3 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính. Các quy định về nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính đƣợc quy định tại chuẩn mực số 21- Trình bày Báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính) bao gồm: Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thƣờng trong tƣơng lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng nhƣ buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá nếu biết đƣợc có những điều không chắc chắn liên quan có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần phải đƣợc nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không đƣợc lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần đƣợc nêu ra, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không đƣợc coi là hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám Đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 14
  15. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện đƣợc ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của các kỳ kế toán có liên quan. Các khoản chi phí đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong trình bày. Việc thay đổi cách trình bày chỉ đƣợc thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ đƣợc duy trì lâu dài trong tƣơng lai hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới đƣợc xác định rõ ràng. Khi có thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định và giải trình lý do, ảnh hƣởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Khi lập và trình bày BCTC, từng khoản mục trọng yếu phải đƣợc trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà đƣợc tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Thông tin đƣợc coi là trọng yếu nếu không đƣợc trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác về thông tin đó dẫn đến có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của khoản mục đƣợc đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không đƣơc trình bày riêng biệt. Tuy Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 15
  16. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường nhiên có những khoản mục không đƣợc coi là trọng yếu để có thể trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhƣng lại đƣợc coi là trọng yếu để đƣợc trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. Nguyên tắc bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không đƣợc bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ đƣợc bù trừ khi: - Đƣợc quy định tại chuẩn mực kế toán cụ thể cho phép. - Các khoản lỗ, lãi và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch, các sự kiện giống nhau hoặc tƣơng tự và không có tính trọng yếu- Các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải đƣợc báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán, ngoại trừ truờng hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện.Việc bù trừ không cho phép ngƣời sử dụng hiểu đƣợc các giao dịch hoặc sự kiện đƣợc thực hiện và dự tính đƣợc các luồng tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải đƣợc báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc bảng Cân đối kế toán, ngoài trừ việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép ngƣời sử dụng hiểu đƣợc các luồng tiền trong lƣơng lai của doanh nghiệp . Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà đƣợc tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải đƣợc đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu đƣợc, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh thông thƣờng, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhƣng lại có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết quả của các giao dịch này sẽ đƣợc trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tƣơng Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 16
  17. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn nhƣ: Lãi, lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn, đƣợc trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản. Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tƣơng tự sẽ đƣợc hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ nhƣ các khoản lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá, lãi lỗ phát sinh từ hoạt động mua bán các công cụ tài chính với mục đích thƣơng mại. Tuy nhiên, các khoản lãi lỗ này cần đƣợc trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải đƣợc trình bày riêng biệt theo quy định của chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”. Nguyên tắc so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán với nhau nên phải đƣợc trình bày tƣơng ứng với các thông số bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trƣớc. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều đó là cần thiết giúp cho ngƣời sử dụng hiểu rõ báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện đƣợc) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện đƣợc việc phân loại lại các số liệu tƣơng ứng mang tính chất so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ nguyên nhân và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại số liệu đƣợc thực hiện. Trƣờng hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, nhƣ trƣờng hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trƣớc đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh khi các thay đổi về chính sách kế toán đƣợc áp dụng cho kỳ trƣớc. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 17
  18. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường 1.1.4 Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 1.1.4.1 Hệ thống BCTC doanh nghiệp  Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ trƣởng BTC quy định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: Báo cáo tài chính năm: - Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DNN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DNN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DNN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DNN) Mỗi BCTC phản ánh các nghiệp vụ, sự kiện ở các phạm vi và góc độ khác nhau, do vậy chúng có sự tƣơng hỗ lẫn nhau trong việc thể hiện tình hình tài chính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có BCTC nào chỉ phục vụ cho một mục đích hoặc có thể cung cấp mọi thông tin cần thiết làm thỏa mãn mọi nhu cầu sử dụng. Điều này nói lên tính hệ thống của BCTC trong việc cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng. Nội dung, phƣơng pháp tính toán, hình thức trình bày trong từng BCTC quy định trong chế độ này đƣợc áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, yêu cầu quản lý điều hành các ngành, các tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên doanh Có thể căn cứ vào đặc thù của mình để nghiên cứu, cụ thể hóa và xây dựng thêm các BCTC chi tiết khác cho phù hợp, nhƣng phải đƣợc Bộ Tài Chính chấp thuận bằng văn bản. 1.1.4.2 Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính - Lập BCTC năm là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập thêm BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm. - Đối với các DNNN, các DN niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán còn phải lập BCTC giữa niên độ đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập BCTC giữa niên độ thì đƣợc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc dạng tóm tắt. Đối với tổng công ty Nhà nƣớc, DNNN có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 18
  19. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường 1.1.4.3. Kỳ lập Báo cáo tài chính - Kỳ lập BCTC năm: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dƣơng lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trƣờng hợp đặc biệt, doanh nghiệp đƣợc phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhƣng không đƣợc vƣợt quá 15 tháng. - Kỳ lập BCTC giữa niên độ: là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV) - Kỳ lập BCTC khác: Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác (nhƣ tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. 1.1.4.4. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc - Thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 90 ngày đối với Tổng công ty Nhà nƣớc kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Nhà nƣớc nộp BCTC năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác DN tƣ nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, đối với các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Ngoài ra các đơn vị kế toán khác trực thuộc đơn vị cấp trên nộp BCTC năm (quý) cho cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định. 1.1.4.5. Nơi nộp Báo cáo tài chính Tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm nộp BCTC cho các cơ quan chủ quản của mình tại tỉnh, thành phố đó. Doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Trung ƣơng nộp BCTC cho cơ quan chủ quản của mình là Bộ Tài Chính. Theo quy định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính, nơi nộp BCTC đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau: Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 19
  20. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Nơi nhận báo cáo tài chính Loại hình doanh nghiệp Cơ Cơ quan Cơ quan quan đăng ký Thống kê Thuế kinh doanh 1- Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công x x x ty hợp danh, Doanh nghiệp tƣ nhân. 2- Hợp tác xã x x Chú thích: Các cơ quan có đánh dấu “X” là các cơ quan bắt buộc phải nộp. Đối với các loại DNNN nhƣ: Ngân hàng thƣơng mại, công ty xổ số kiên thiết, tổ chức tín dụng, DN bảo hiểm phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ tài chính Ngân hàng). Riêng công ty chứng khoán còn phải nộp BCTC cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc. 1.1.4.6. Công khai báo cáo tài chính Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Hình thức công khai báo cáo tài chính - Phát hành ấn phẩm - Thông báo bằng văn bản - Niêm yết - Các hình thức khác theo quy định Nội dung công khai báo cáo tài chính - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Kết quả hoạt động kinh doanh. - Trích lập và sử dụng các quỹ. - Thu nhập của ngƣời lao động. Riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, là doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp danh phải công khai BCTC năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác thời hạn công khai BCTC chậm nhất là 120 ngày. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 20
  21. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường 1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh và phƣơng pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh. 1.2.1 Khái niệm, vai trò của báo cáo kết quả kinh doanh Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tóm lƣợc các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Ngoài báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nƣớc. Vai trò của báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện kết quả của các hoạt động của một doanh nghiệp trong 1 kỳ nhất định. Báo cáo này phản ánh tổng quát các khoản doanh thu phát sinh và các chi phí đã sử dụng để tạo ra doanh thu đó, và lãi hay lỗ thuần là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Chức năng của báo cáo này là cung cấp các căn cứ cho ngƣời sử dụng đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp các thông tin cho ngƣời sử dụng sự đánh giá về hiệu quả của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó trình bày các nguồn chính tạo ra thu nhập và các khoản chi phí liên quan đến thu nhập đó. Nó so sánh các hao phí nguồn lực của doanh nghiệp bỏ ra với kết quả thực hiện qua 1 thời kỳ hoạt động kinh doanh và giúp cho ngƣời sử dụng dự đoán đƣợc triển vọng trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Ngoài ra Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần còn phải tính cả chỉ tiêu lợi tức trên cổ phần, để đánh giá khả năng sinh lời của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua tổng số lãi hoặc lỗ thuần trong một thời kỳ. Nó liệt kê các khoản doanh thu, chi phí, sau đó đƣa ra kết quả lãi hoặc lỗ thuần. Doanh thu biểu thị sự tăng vốn của doanh nghiệp do bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ. Chi phí biểu thị giá trị sử dụng tài sản trong các hoạt động tạo ra doanh thu. Lãi hay lỗ đánh giá hiệu quả tổng quát của hoạt động kinh doanh bao gồm cả sự biến đổi về vốn chủ sở hữu trong một thời kỳ (trừ các khoản đầu tƣ của chủ sở hữu hay phân chia cho các chủ sở hữu). Nhƣ vậy Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ ra các hƣớng và cung cấp các căn cứ để dự đoán mức độ thành công của một doanh nghiệp. Các chỉ tiêu nhƣ: tỷ số giữa Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 21
  22. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường chi phí và doanh thu, tỷ suất giữa lãi thuần và vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng để phân tích BCTC của doanh nghiệp. 1.2.2 Công tác chuẩn bị trước khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh và cơ sở số liệu lập Báo cáo kết quả kinh doanh. Công tác chuẩn bị trƣớc khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh. Để đảm bảo tính kịp thời và chính xác của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán cần tiến hành các bƣớc công việc sau: - Kiểm soát các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã cập nhật vào sổ kế toán chƣa, nếu cần hoàn chỉnh tiếp tục việc ghi sổ kế toán (đây là khâu đầu trong việc kiểm soát thông tin kế toán là có thực, vì chứng từ kế toán là bằng chứng chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh). - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua các yếu tố cơ bản trên chứng từ. - Kiểm tra tính chính xác của số liệu và thông tin trên chứng từ. - Cộng sổ kế toán các tài khoản từ loại 5 đến 9 để kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. - Khoá sổ kế toán tổng hợp và khoá sổ kế toán chi tiết. - Đối chiếu sự phù hợp về số liệu kế toán giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết. Nếu thấy chƣa phù hợp phải thực hiện điều chỉnh lại số liệu theo nguyên tắc sửa sổ. - Thực hiện việc kiểm kê tài sản theo chế độ quy định, nhằm điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán phù hợp với kết quả kiểm kê. Trƣờng hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu trên sổ sách, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân, phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trƣớc khi lập Báo cáo tài chính. - Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cơ sở số liệu lập Báo cáo kết quả kinh doanh. - Căn cứ Báo cáo kết quả kinh doanh của năm trƣớc. - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 22
  23. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường 1.2.3 Nội dung và Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - “Mã số” ghi ở cột B đƣợc dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính. - Số liệu ghi vào cột C “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm. - Số liệu ghi vào cột 2 “Năm trƣớc” của báo cáo kỳ này năm nay đƣợc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tƣơng ứng của báo cáo này năm trƣớc. - Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 1 “Năm nay” như sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 01) Chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên có của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong năm báo cáo và trên sổ Cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu ( Mã số 02) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Luỹ kế bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” đối ứng với bên Có của các TK 521 “Chiết khấu thƣơng mại”, TK 531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”, TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc”(TK 3331, TK 3332, TK 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 10) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán ( Mã số 11) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của TK 632 “ Giá vốn hàng bán”, trong kỳ báo cáo tƣơng ứng bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên Sổ Cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 23
  24. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” Đối ứng với bên Có của Tk 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái. 7. Chi phí tài chính ( Mã số 22) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên có của TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái. - Chi phí lãi vay ( Mã số 23) Chỉ tiêu này phản ánh lãi vay phải trả đƣợc tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết TK 635. 8. Chi phí quản lý kinh doanh ( Mã số 24) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng phát sinh bên Có của TK 642 “Chi phí quản lý kinh doanh” đối ứng với bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái. 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 30) Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 - Mã số 25 10. Thu nhập khác ( Mã số 31) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác( sau khi trừ đi thuế GTGT phải nộp theo phƣơng pháp trực tiếp) phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tồng phát sinh bên Nợ của TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái. 11. Chi phí khác ( Mã số 32) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tồng phát sinh bên Có của TK 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái. 12. Lợi nhuận khác ( Mã số 40) Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 13. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế ( Mã số 50) Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ( Mã số 51) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 24
  25. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu đƣợc ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên có của tài khoản 821 “ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” đối ứng với bên nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 821, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên nợ của TK821 đối ứng bên có của TK 911 trong kỳ báo cáo, trƣờng hợp số liệu đƣợc ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 821. Mã số 51 = Mã số 50 x Thuế suất thuế TNDN 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( Mã số 60) Mã số 60 = Mã số 50 – ( Mã số 51 + Mã số 52) Mẫu biểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Mẫu số B02 – DNN Địa chỉ: (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/ 9/2006 của Bộ trƣởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 25
  26. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Năm Đơn vị tính: Mã Thuy ết Năm Năm CHỈ TIÊU số minh nay trƣớc A B C 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 dịch vụ (10 = 01 - 02) 4. Giá vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 20 vụ (20 = 10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 (30 = 20 + 21 - 22 – 24) 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 13. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 IV.09 (50 = 30 + 40) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 (60 = 50 – 51) Lập, ngày tháng năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả kinh doanh. 1.3.1 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Khái niệm Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh.Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hƣởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, tình Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 26
  27. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường hình tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, phân tích hoạt động tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích hoạt động tài chính là việc miêu tả các mối quan hệ cần thiết giữa các khoản và các nhóm khoản mục trên báo cáo tài chính để xác định các chỉ tiêu cần thiết nhằm phục vụ cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các đối tƣợng có liên quan trong việc đƣa ra các quyết định tài chính phù hợp với mục tiêu của đối tƣợng đó. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng thông qua hệ thống các phƣơng pháp, công cụ và kỹ thuật giúp ngƣời ta sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá đƣợc toàn diện, tổng quát và khái quát lại, vừa xem xét lại một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, dự báo và đƣa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tƣ phù hợp. Có rất nhiều ngƣời quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế của công ty và mỗi ngƣời lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính công ty rất đa dạng đòi hỏi phân tích tài chính phải đƣợc tiến hành bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của ngƣời quan tâm. Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tƣợng, trƣớc hết là ban giám đốc, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, những ngƣời cho vay, các đối tác đặc biệt là cơ quan chủ quản nhà nƣớc và ngƣời lao động. Mỗi nhóm ngƣời này có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau song họ đều có hƣớng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Đối với nhà quản lý: Phân tích tài chính nhằm đáp ứng các mục tiêu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhƣ: tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán công nợ, tăng sức canh tranh trên thị trƣờng Ngoài ra, nhờ hoạt động phân tích tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế, thấy đƣợc thực trạng tài chính cũng nhƣ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các nhà đầu tư: Họ cần có những thông tin trung thực, khách quan về thực trạng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tƣ đúng đắn. Do Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 27
  28. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường vậy, phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tƣ là để đánh giá khả năng sinh lời, mức độ rủi ro, khả năng hoàn trả của công ty. Đối với người cho vay: Đây là những ngƣời cho công ty vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Khi cho vay họ phải biết chắc đƣợc khả năng hoàn trả nợ vay. Do đó, mối quan tâm hàng đầu của họ tới doanh nghiệp là khả năng thanh toán nợ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn quan tâm tới khả năng sinh lời, tiềm năng của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Điều này sẽ cho phép họ mạo hiểm hơn trong quyết định cho vay. Đối với cơ quan nhà nước: Giúp Nhà nƣớc nắm đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn (chính sách thuế, lãi suất đầu tƣ ) nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Đối với những người hưởng lương trong công ty: Đây là những ngƣời có nguồn thu nhập duy nhất là tiền lƣơng đƣợc trả. Tuy nhiên, cũng có những công ty ngƣời đƣợc hƣởng lƣơng có một phần cổ phiếu nhất định trong công ty thì họ có thu nhập từ lƣơng và tiền lời đƣợc chia. Cả hai khoản tiền này đều phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó, phân tích tài chính giúp họ định hƣớng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tuỳ thuộc vào công việc đƣợc phân công, đảm nhiệm. Đối với công ty kiểm toán: Công ty kiểm toán sẽ sử dụng báo cáo tài chính doanh nghiệp và các bằng chứng khác mà kiểm toán thu đƣợc để xác định tính hợp lý, trung thực của các số liệu và phát hiện những gian lận hoặc sai sót của doanh nghiệp. Từ đó ta thấy, phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh yếu của một công ty, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.3.2 Phương pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. Phƣơng pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tƣơng lai. Từ đó giúp các đối tƣợng đƣa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tƣợng. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phƣơng pháp tiến hành nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tỷ lệ, phƣơng pháp phân tích nhân tố, Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 28
  29. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường phƣơng pháp dự đoán Nhƣng thông thƣờng ngƣời ta hay sử dụng hai phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp so sánh: - Điều kiện so sánh: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, phƣơng pháp phân tích , đơn vị đo lƣờng. Khi so sánh về không gian, ngƣời ta thƣờng so sánh trong một ngành nhất định. Nên ta cần phải quy đổi về cùng một quy mô với cùng một điều kiện kinh doanh tƣơng tự. - Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu dùng để làm mốc khi so sánh, tiêu chuẩn so sánh đƣợc lựa chọn tuỳ theo mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh sẽ quy định các kỹ thuật, phƣơng pháp để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. - Mục tiêu so sánh: để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu đƣợc thể hiện dƣới 3 hình thái: + Số tuyệt đối: là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích, đƣợc thực hiện bằng phép trừ (-) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô hoặc khối lƣợng của chỉ tiêu phân tích. + Số tƣơng đối: là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích, đƣợc thực hiện bằng phép chia (:) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. So sánh bằng số tƣơng đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể; hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau. + Số bình quân: là chỉ số biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. - Phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang + Quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tƣơng quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành đƣợc gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc. + Quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hƣớng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau, đƣợc gọi là quá trình phân tích theo chiều ngang. Tuy nhiên, phân tích theo chiều ngang cần chú ý trong điều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính đƣợc chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hƣởng của biến động giá. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 29
  30. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Phƣơng pháp phân tích tỷ số: Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang đƣợc cải tiến cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tỷ số tài chính trong doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán. Phƣơng pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu đƣợc hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số và đại cƣơng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp này đòi hỏi phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ số tài chính của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính đƣợc phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhƣng nhìn chung có bốn nhóm chỉ tiêu cơ bản sau: + Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán + Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ + Nhóm chỉ tiêu về hoạt động + Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời 1.3.3 Nội dung phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Trong quá trình phân tích kết quả hoạt động, phải phân tích một cách toàn diện: . Về thời gian, kết quả đạt đƣợc trong kỳ không làm giảm sút hiệu quả của các kỳ kinh doanh tiếp theo, hiệu quả ấy phải ổn định, an toàn và ngày càng phát triển. . Về không gian, kết quả kinh doanh đạt đƣợc phải thực hiện trong mọi bộ phận của doanh nghiệp. . Từ việc phân tích kết quả nhằm đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tăng khả năng sinh lời, còn phải đặt cả trong mối quan hệ với hiệu quả chung về kinh tế, xã hội nhƣ: tôn trọng pháp luật, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 30
  31. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 3 nội dung cơ bản sau: - Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua Báo cáo kết quả kinh doanh: tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu qua từng năm. - Đánh giá sơ bộ kết cấu doanh thu, chi phí và lợi nhuận: tỉ trọng của từng loại doanh thu, chi phí, lợi nhuận chiếm trong tổng số. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua Báo cáo kết quả kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 31
  32. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC NĂM (Trong 3 năm 2009, 2010, 2011) So với D.thu thuần 2010-2009 2011-2010 (%) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm2011 Tỉ lệ Tỉ lệ 2009 2010 2011 Số tiền Số tiền (%) (%) 1.Doanh thu từ BH& CCDV 2. Các khoản giảm trừ DT 3. Doanh thu thuần từ BH& CCDV 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp 6. Doanh thu hoạt động TC 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí quản lý kinh doanh 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 14. Chi phí thuế TNDN 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 32
  33. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Đánh giá sơ bộ kết cấu doanh thu, chi phí và lợi nhuận Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ tiến hành một loại hoạt động sản xuất mà còn tham gia vào nhiều loại hình hoạt động đa dạng nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Chính vì vậy, lợi nhuận từ các loại hoạt động thu về khi tổng hợp lại thành lợi nhuận của doanh nghiệp cần phải đƣợc tiến hành phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả trong mối quan hệ chung trong tổng số các mặt hoạt động. Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (phần I: Lãi, Lỗ) ta có thể lập bảng phân tích nhƣ sau: Bảng 1.1: Phân tích đánh giá về kết cấu chi phí, doanh thu và kết quả Thu nhập Chi phí Kết quả Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng Hoạt động sản suất kinh doanh Hoạt động tài chính Các hoạt động khác Tổng Số Qua bảng phân tích trên ta có thể rút ra nhận xét về tình hình doanh thu do các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại tƣơng ứng với chi phí bỏ ra. Từ đó cho thấy tỉ trọng kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số hoạt động mà doanh nghiệp tham gia. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng của doanh nghiệp Các số liệu trên báo cáo tài chính chƣa lột tả đƣợc hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các chỉ tiêu tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc trƣng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trƣng bao gồm: - Nhóm chỉ tiêu đặc trƣng cho các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu đặc trƣng cho khả năng sinh lời. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 33
  34. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường o Các chỉ số về hoạt động: Các chỉ số này dùng để đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dƣới các loại tài sản khác nhau.  Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và đƣợc xác định theo công thức: Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Số dƣ bình quân các khoản phải thu Số dƣ bình quân các khoản phải thu đƣợc tính bằng cách cộng số phải thu đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm đƣợc tính ở đây chính là tổng doanh thu của ba loại hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác). Số vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tƣ nhiều vào các khoản phải thu (không phải cung cấp tín dụng cho khách hàng hay không bị khách hàng chiếm dụng vốn).  Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi đƣợc các khoản phải thu (số ngày một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngƣợc lại. Kỳ thu tiền trung bình đƣợc xác định theo công thức sau: 365 ngày Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trƣờng hợp chƣa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp nhƣ: mục tiêu mở rộng thị trƣờng, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Mặt khác, chỉ tiêu này có thể đƣợc đánh giá là khả quan nhƣng doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính toán đã che dấu đi các khuyết tật trong việc quản trị các khoản phải thu. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 34
  35. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường  Vòng quay vốn lƣu động: Vòng quay vốn lƣu động phản ánh trong kỳ vốn lƣu động quay đƣợc mấy vòng. Công thức xác định nhƣ sau: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lƣu động = Vốn lƣu động bình quân Trong đó, vốn lƣu động bình quân đƣợc tính bằng cách cộng Tài sản lƣu động và Đầu tƣ ngắn hạn đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lƣu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra đƣợc mấy đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá  Số ngày một vòng quay vốn lƣu động: Số ngày một vòng quay vốn lƣu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lƣu động hết bao nhiêu ngày. Công thức xác định nhƣ sau: 365 ngày Số ngày một vòng quay vốn lƣu động = Số vòng quay vốn lƣu động  Vòng quay toàn bộ vốn: Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay đƣợc bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tƣ. Công thức xác định nhƣ sau: Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân Trong đó, vốn sản xuất bình quân đƣợc tính bằng cách cộng tổng nguồn vốn đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. o Các chỉ số sinh lời :  Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 35
  36. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Tỷ suất này thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận và đƣợc xác định theo công thức: Lợi nhận thuần Tỷ suất doanh lợi doanh thu = Doanh thu thuần Để đánh giá chỉ tiêu này tốt hay xấu phải đặt nó trong một ngành cụ thể và so sánh nó với năm trƣớc và doanh nghiệp cùng ngành.  Tỷ suất doanh lợi tổng vốn (ROA) Tỷ suất này là chỉ tiêu đo lƣờng mức độ sinh lời của đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bình quân đƣợc sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Công thức xác định: Lợi nhuận thuần Doanh lợi tổng vốn = Vốn sản xuất kinh doanh bình quân Trong đó vốn sản xuất bình quân đƣợc tính bằng cách cộng tổng nguồn vốn đầu kỳ với cuối kỳ chia đôi. Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi tổng vốn còn đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu vòng quay vốn và doanh lợi doanh thu. Doanh thu thuần Lợi nhuận thuần Doanh lợi tổng vốn = x Vốn sản xuất bình quân Doanh thu thuần  Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Tỷ suất doanh lợi chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó. Lợi nhuận thuần Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần. Các chỉ số sinh lời rất đƣợc các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 36
  37. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Hơn thế các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đƣa ra các quyết định tài chính trong tƣơng lai. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu: So sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ của các chỉ tiêu, qua số chênh lệch đánh giá khái quát rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 37
  38. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN CƢỜNG. 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Sơn Cƣờng. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên doanh nghiêp: Công Ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Cƣờng Tên nƣớc ngoài : Sơn Cƣờng Company Limited Tên viết tắt : Sơn Cƣờng Co.,LDT Mã số thuế : 0200449917 Giám đốc : Nguyễn Thế Sinh Điện thoại : (031)3881682 Vốn điều lệ: 6.400.000.000đ Địa chỉ trụ sở chính: Số 1, thị trấn Núi Đối, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH có hai thành viên Trở lên Công ty TNHH Sơn Cƣờng – Kiến Thụy – Hải Phòng tiền thân là Công ty Thƣơng Mại Tổng hợp. Đƣợc Sở kế hoạch và đầu tƣ Thành Phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận kinh doanh số: 02 02000534 ngày 26/12/2001.Đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 01 tháng 4 năm 2008. Từ khi thành lập doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, tồn tại và phát triển công ty đã vƣợt qua những khó khăn thực hiện kế hoạch hóa để đổi mới kinh tế tiếp cận với nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN. Kết quả thành tích mà công ty mang lại trong suốt 10 năm qua mới ngày đầu thành lập với số vốn cố định có 6.400.000.000 đồng nay tổng số tài sản đã có 17.000.000.000 đồng. Đạt đƣợc kết quả trên chính là nhờ sự phấn đấu của lãnh đạo công ty và toàn thể công nhân viên trong toàn công ty luôn luôn gắn bó nhằm xây dựng công ty ngày một phát triển trên cơ sở đoàn kết nhất chí khắc phục khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Thời gian qua công ty cũng đã hoàn thành một số công trình trọng điểm nhƣ gói thầu san lấp mặt bằng đƣờng ô tô cao tốc 5B HN- HP; san lấp mặt bằng khi Tái Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 38
  39. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường định cƣ Thị Trấn Núi Đối; xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nƣớc khu tái định cƣ Kim Đới, Hữu Bằng; xây dựng chợ trung tâm thị trấn Núi đối- Kiến Thụy Tuy trong những năm gần đây nền kinh tế trong nƣớc và thế giới kém phát triển, lạm phát tăng cao doanh nghiệp cũng đã gặp phải nhiều khó khăn, xong với sự quyết tâm của ban lãnh đạo công ty cũng nhƣ tập thể công nhân viên, phấn đấu cùng nhau vƣợt qua khó khăn từng bƣớc đƣa công ty ngày càng phát triển. Với các chức năng ngành nghề, kinh nghiệm thi công, làm việc có hiệu quả, đƣợc bạn hàng đánh giá cao và là đơn vị có tiềm năng phát triển.Công ty TNHH Sơn Cƣờng luôn hƣớng tới chủ trƣơng: UY TÍN – CHẤT LƢỢNG – HIỆU QUẢ 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sơn Cường - Kinh doanh tạp hóa, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm (Trừ mặt hàng nhà nƣớc cấm) - Dịch vụ ăn uống - Xây dựng các công trình dân dụng, cầu cống, thủy lợi và san lấp mặt bằng. - Thi công ép cọc móng bê tông bằng máy ép cọc thủy lực - Buôn bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác - Đầu tƣ xây dựng cho thuê và bán - Dịch vụ khác. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Sơn Cường. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý của công ty TNHH Sơn Cường. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 39
  40. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Sơn Cường. 2.1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Sơn Cƣờng. Để thực hiện đƣợc các yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán thống nhất trong công ty. Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung theo sơ đồ sau: Kế toán trƣởng(kiêm kế toán tổng hợp) Kế toán thanh Kế toán Thủ quỹ toán(kiêm kế toán thuế ngân hàng) Theo dõi trực tiếp : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty THHH Sơn Cường (Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Sơn Cường) Theo sơ đồ trên: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là ngƣời giúp việc cho Giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo toàn bộ hệ thống kế toán thống kê tài chính trong công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty và sự chỉ đạo kiểm tra về mặt chuyên môn của các cơ quan quản lý tài chính của nhà nƣớc, tham vấn cho giám đốc để có thể ra các quyết định hợp lý. Đồng thời tổng hợp các số liệu kế toán trên cơ sở số liệu sổ sách do kế toán viên cung cấp và tiến hành lập báo cáo tài chính, trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin nhằm tƣ vấn cho giám đốc Công ty về vấn đề tài chính kế toán của Công ty. Kế toán thanh toán kiêm kế toán ngân hàng Chịu trách nhiệm theo dõi công nợ với khách hàng, các nhà cung cấp và thầu phụ. Kiểm tra kiểm soát các chứng từ mua vật tƣ của các đơn vị trong công ty, tính hợp lý của chứng từ trƣớc khi trình kế toán trƣởng phê duyệt. Chịu trách nhiệm Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 40
  41. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường theo dõi cả khoản tài chính liên quan đến ngân hàng, trực thuộc giao dịch với ngân hàng, rút tiền mặt, nộp phiếu thu, phiếu chi, chứng từ, đề nghị thanh toán. Có nhiệm vụ hàng tháng lập nhu cầu vốn, giao dịch vay vốn với ngân hàng, mở sổ sách theo dõi tiền vay, tiền gửi ngân hàng, lập báo cáo; kiểm tra chứng từ đầu vào, thanh toán với ngƣời bán, ngƣời tạm ứng. Kế toán thuế Theo dõi các khoản thuế, tính lập các tờ khai thuế hàng tháng. Chịu trách nhiệm lập báo cáo thuế cho công ty, tính ra số thuế phải nộp hoặc đƣợc hoàn lại cho đơn vị; tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Thủ quỹ Có nhiệm vụ quản lý và nhập, xuất tiền mặt phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt và báo cáo với kế toán trƣởng về tình hình nhập, xuất tiền mặt trong ngày. 2.1.4.2 Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công tác hạch toán đƣợc thuận lợi công ty đã áp dụng hình thức sổ nhật ký chung. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 41
  42. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức: Nhật kí chung Chứng từ kế toán Sổ nhật ký Sổ Nhật Sổ chi đặc biệt kí chung tiết TK Sổ cái TK Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính (Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Sơn Cường) Chú thích: : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ( cuối tháng, quý, năm) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 42
  43. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Chính sách, phương pháp kế toán áp dụng tại công ty - Niên độ kế toán: đƣợc xác định theo năm, bắt đầu từ ngày 1/1/N đế ngày 31/12/N - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng. - Chế độ kế toán áp dụng: theo QĐ 48 ngày 20/03/2006, kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung. - Công ty tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, hàng tháng công ty phải nộp tờ khai thuế cho Chi cục thuế huyện Kiến Thụy. - Hàng qúy công ty phải lập tờ khai thuế. - Vào cuối năm công ty lập quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định của Tổng cục thuế. - Công ty ghi nhận hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. Tính trị giá hàng tồn kho theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc, t ính khấu haoTSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. - Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Theo thảo thuận và luật doanh nghiệp. - Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo thảo thuận và luật doanh nghiệp. 2.2 Thực trạng tổ chức lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng. 2.2.1 Cơ sở số liệu lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường. Tại công ty TNHH Sơn Cƣờng cơ sở số liệu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh là: - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010. - Sổ kế toán tổng hợp trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. 2.2.2 Trình tự lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 43
  44. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ KIỂM KÊ KHÓA SỔ VÀ LẬP BCĐPS SAU KIỂM KÊ LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KD 2.2.2.1. Kiểm soát chứng từ cập nhật Cơ sở số liệu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ này là Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trƣớc và hệ thống sổ kế toán (sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản) của kỳ kế toán cần lập báo cáo. Một trong những yêu cầu đƣợc xem là quan trọng nhất của thông tin phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh là tính chính xác, trung thực và khách quan. Để đáp ứng yêu cầu đó thì cơ sở dữ liệu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh cũng phải chính xác, trung thực và khách quan. Vì thế trƣớc khi sử dụng thông tin trên hệ thống sổ sách kế toán để lập Báo cáo kết quả kinh doanh, công ty đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cụ thể để kiểm soát thông tin trên sổ kế toán, việc này thƣờng đƣợc tiến hành vào cuối năm và bằng cách kiểm soát các nghiệp vụ ghi sổ kế toán có bằng chứng hay không, nghĩa là các nghiệp vụ đƣợc phản ánh trong hệ thống sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết có chứng từ hay không. Trình tự kiểm soát đƣợc tiến hành nhƣ sau: Sắp xếp chứng từ kế toán theo trật tự thời gian phát sinh. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 44
  45. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Đối chiếu nội dung kinh tế, số tiền phát sinh từng chứng từ với nội dung kinh tế, số tiền của từng nghiệp vụ đƣợc phản ánh trong sổ nhật ký chung. Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong sổ nhật ký chung. Đối chiếu số liệu giữa sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản. Đối chiếu giữa sổ chi tiết với bảng tổng hợp chi tiết. 2.2.2.2. Kiểm kê tài sản và xử lý kiểm kê. Để thông tin kế toán phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, một công tác không thể thiếu đƣợc trong tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức lập báo cáo tài chính nói riêng là kiểm kê tài sản và lập biên bản xử lý kiểm kê. Tại công ty TNHH Sơn Cƣờng việc kiểm kê đƣợc thực hiện vào cuối năm. Ngoài ra, tại công ty còn duy trì chế độ kiểm kê bất thƣờng nhằm mục đích tăng cƣờng công tác quản lý tình hình tài chính cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết thúc quá trình kiểm kê, ban kiểm tra lập biên bản kiểm kê gửi về phòng kế toán. Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán xử lý nhƣ sau: - Trƣờng hợp có thừa thiếu tài sản nhƣng biên bản xử lý kiêm kê ghi rõ hạch toán vào kỳ báo cáo sau thì chấp nhận kết quả khóa sổ tạm thời và bảng cân đối phát sinh tạm thời. - Trƣờng hợp có thừa thiếu tài sản nhƣng biên bản xử lý kiêm kê ghi rõ hạch toán thừa, thiếu tài sản vào kỳ báo cáo, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh lại bút toán. 2.2.2.3. Khóa sổ kế toán và lập bảng cân đối phát sinh sau kiểm kê. Sau khi kiểm kê tài sản và xử lý kiểm kê, kế toán tiến hành khóa sổ kế toán và lập bảng cân đối số phát sinh sau kiểm kê. Căn cứ để lập bảng cân đối số phát sinh là số dƣ đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dƣ cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ kế toán( sổ cái các tài khoản). Sau đây là số liệu kế toán năm 2011 của công ty TNHH Sơn Cƣờng minh họa cho các bƣớc trong khâu chuẩn bị lập Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty. Kết quả kết chuyển số phát sinh của TK đầu 5 đến đầu 9 năm 2011 nhƣ sau: Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 45
  46. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Công ty TNHH Sơn Cƣờng Địa chỉ: 01 Thọ Xuân –TT Núi Đối- Kiến Thụy- Hải Phòng SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 Chứng từ Số tiền Diễn giải TKĐƢ SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ: - - 003 27.6.2011 Bàn giao công trình chợ Núi Đối 131 272.360.000 PKT 40 30.6.2011 K/c Doanh thu bán hàng T6 911 272.360.000 004 4.7.2011 Bàn giao công trình đê biển 131 208.058.636 PKT 46 30.7.2011 K/c Doanh thu bán hàng T7 911 208.058.636 PT 09 15.11.2011 Doanh thu công trình BT 38B 131 303.372.642 PKT 95 30.11.2011 K/c Doanh thu bán hàng T11 911 303.372.642 006 21.12.2011 Bàn giao công trình phòng ăn Nguyễn Du 111 79.079.733 007 25.12.2011 San lấp mặt bằng khu tái định cƣ 131 97.500.000 PKT 198 31.12.2011 K/c Doanh thu bán hàng T12 911 176.579.733 Cộng phát sinh: 960.371.011 960.371.011 Dƣ cuối kỳ: - - Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Nguồn số liệu: Sổ cái TK 511 năm 2011 do Phòng Kế toán cung cấp) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 46
  47. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Công ty TNHH Sơn Cƣờng Địa chỉ: 01 Thọ Xuân –TT Núi Đối- Kiến Thụy- Hải Phòng SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 Chứng từ Số tiền Diễn giải TKĐƢ SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ: - - BSK 31.1.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi T1 112 211.900 PKT10 31.1.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính T1 911 211.900 BSK 28.2.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi T2 112 8.800 PKT 21 28.2.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính T2 911 8.800 BSK 31.3.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi T3 112 17.700 PKT 30 31.3.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính T3 911 17.700 BSK 29.4.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi T4 112 9.400 PKT 36 29.4.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính T4 911 9.400 BSK 30.7.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi T7 112 10.300 PKT 52 30.7.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính T7 911 10.300 BSK 31.8.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi T8 112 32.600 PKT 65 31.8.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính T8 911 32.600 BSK 30.9.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi T9 112 5.200 PKT 76 30.9.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính T9 911 5.200 BSK 31.10.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi T10 112 46.318 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 47
  48. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường PKT 84 31.10.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính T10 911 46.318 BSK 30.11.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi 112 428.574 PKT 98 30.11.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính T11 911 428.574 BSK 31.12.2011 Ngân hàng báo lãi tiền gửi 112 541.849 PKT 199 31.12.2011 K/c Doanh thu hoạt động tài chính T12 911 541.849 Cộng phát sinh: 1.312.641 1.312.641 Dƣ cuối kỳ: - - Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Nguồn số liệu: Sổ cái TK 515 năm 2011 do Phòng Kế toán cung cấp) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 48
  49. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Công ty TNHH Sơn Cƣờng Địa chỉ: 01 Thọ Xuân –TT Núi Đối- Kiến Thụy- Hải Phòng SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 Chứng từ Số tiền Diễn giải TKĐƢ SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ: - - PKT 41 30.6.2011 Giá vốn công trình chợ Núi Đối 154 100.600.000 PKT 42 30.6.2011 K/c giá vốn công trình chợ Núi Đối 911 100.600.000 PKT 53 30.7.2011 Giá vốn công trình đê biển 154 105.700.000 PKT 54 30.7.2011 K/c giá vốn công trình đê biển 911 105.700.000 PKT 96 30.11.2011 Giá vốn công trình BT 38B 154 176.350.000 PKT 97 30.11.2011 K/c giá vốn công trình BT 38B 911 176.350.000 PKT 145 31.12.2011 Giá vốn công trình phòng ăn Nguyễn Du 154 40.100.000 PKT 146 31.12.2011 K/c giá vốn công trình phòng ăn Nguyễn Du 911 40.100.000 PKT 188 31.12.2011 Giá vốn công trình san lấp mặt bằng khu tái định cƣ 154 47.250.000 PKT 189 31.12.2011 K/c giá vốn giá vốn công trình san lấp mặt bằng khu tái định cƣ 911 47.250.000 Cộng phát sinh: 470.000.000 470.000.000 Dƣ cuối kỳ: - - Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Nguồn số liệu: Sổ cái TK 632 năm 2011 do Phòng Kế toán cung cấp) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 49
  50. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Công ty TNHH Sơn Cƣờng Địa chỉ: 01 Thọ Xuân –TT Núi Đối- Kiến Thụy- Hải Phòng SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 635- Chi phí hoạt động tài chính Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 Chứng từ Số tiền Diễn giải TKĐƢ SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ: - - BSK 7.1.2011 Ngân hàng thu phí mua séc 112 9.750 BSK 19.1.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 PKT 11 31.1.2011 K/c chi phí tài chính T1 911 24.750 BSK 16.2.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 PKT 22 28.2.2011 K/c chi phí tài chính T2 911 15.000 BSK 18.3.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 BSK 25.3.2011 Thu phí chuyển tiền 112 360.000 BSK 31.3.2011 Thu phí KD 112 200.000 BSK 31.3.2011 Thu phí giao dịch đảm bảo 112 60.000 PKT 31 31.3.2011 K/c chi phí tài chính T3 911 635.000 BSK 19.4.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 PKT 37 30.4.2011 K/c chi phí tài chính T4 911 15.000 BSK 16.5.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 PKT 39a 31.5.2011 K/c chi phí tài chính T5 911 15.000 BSK 18.6.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 BSK 30.6.2011 Ngân hàng thu lãi 112 10.500.000 PKT 43 30.6.2011 K/c chi phí tài chính T6 911 10.515.000 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 50
  51. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường BSK 13.7.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 BSK 15.7.2011 Ngân hàng thu lãi 112 13.200.000 BSK 18.7.2011 Phí giao dịch 112 40.000 PKT 55 31.7.2011 K/c chi phí tài chính T7 911 13.255.000 BSK 12.8.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 BSK 15.8.2011 Ngân hàng thu lãi 112 10.100.000 PKT 66 30.8.2011 K/c chi phí tài chính T8 911 10.115.000 BSK 14.9.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 BSK 20.9.2011 Ngân hàng thu lãi 112 9.500.000 PKT 77 30.9.2011 K/c chi phí tài chính T9 911 9.515.000 BSK 13.10.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 BSK 15.10.2011 Ngân hàng thu lãi 112 10.250.000 PKT 92 31.10.2011 K/c chi phí tài chính T 10 911 10.265.000 BSK 15.11.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 BSK 20.11.2011 Ngân hàng thu lãi 112 9.760.000 PKT 99 30.11.2011 K/c chi phí tài chính T 11 911 9.775.000 BSK 10.12.2011 Ngân hàng thu phí nhắn tin 112 15.000 BSK 15.12.2011 Ngân hàng thu lãi 112 5.859.033 PKT 192 31.12.2011 K/c chi phí hoạt động tài chính T12 911 5.859.033 Cộng phát sinh: 70.018.783 70.018.783 Dƣ cuối kỳ: - - Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Nguồn số liệu: Sổ cái TK 635 năm 2011 do Phòng Kế toán cung cấp) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 51
  52. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Công ty TNHH Sơn Cƣờng Địa chỉ: 01 Thọ Xuân –TT Núi Đối- Kiến Thụy- Hải Phòng SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 Chứng từ Diễn giải TKĐƢ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ: - - PC 17 17.1.2011 Vé đi công tác trả bằng tiền mặt 111 12.192.000 PKT 6 31.1.2011 Tính lƣơng phải trả nhân viên văn phòng T1 334 18.910.000 PKT 7 31.1.2011 Trích 16% BHXH cho khối CNVP T1 3383 3.025.600 PKT 7 31.1.2011 Trích 3% BHYT cho khối CNVP T1 3384 567.300 PKT 7 31.1.2011 Trích 1% BHTN cho khối CNVP T1 3389 189.100 PKT 8 31.1.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T1 911 34.884.000 PC 19 2.2.2011 Chi tiền tết 111 2.950.000 PKT 11 28.2.2011 Tính lƣơng phải trả nhân viên văn phòng T2 334 17.152.500 PKT 12 28.2.2011 Trích 16% BHXH cho khối CNVP T2 3383 2.744.400 PKT 12 28.2.2011 Trích 3% BHYT cho khối CNVP T2 3384 514.575 PKT 12 28.2.2011 Trích 1% BHTN cho khối CNVP T2 3389 171.525 PKT 23 28.2.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T2 911 23.533.500 PC 21 8.3.2011 Thanh toán lệ phí xe ô tô 111 1.050.000 PC 22 17.3.2011 Thanh toán phí bảo hiểm ô tô 111 17.895.000 PC 23 23.3.2011 Thanh toán tiền phần mềm kế toán 111 5.022.000 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 52
  53. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường . PKT 25 31.3.2011 Phân bổ CC DC 142 609.848 PKT 32 31.3.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T3 911 47.539.810 PC 25 13.4.2011 Trả tiền thay phụ tùng xe 111 1.493.600 PKT 33 29.4.2011 Tính lƣơng phải trả nhân viên văn phòng T4 334 17.125.000 . . PKT 38 29.4.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T4 911 22.652.900 PC 28 5.5.2011 Trả tiền mua xăng 111 7.321.169 PC 29 10.5.2011 Thanh toán tiền thiết kế logo hóa đơn 111 500.000 . . . . PKT 39 30.5.2011 Phân bổ CC DC 142 609.848 PKT 39b 30.5.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T5 911 29.903.950 PC 32 1.6.2011 Thanh toán tiền in hóa đơn 111 1.900.000 . . PKT 44 30.6.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T6 911 22.994.645 . . PC 41 21.7.2011 Thanh toán tiền điện 111 188.591 . PKT 45 31.7.2011 Phân bổ CC DC 142 609.848 PKT 56 31.7.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T7 911 20.112.000 PC 50 18.8.2011 Thanh toán tiền điện 111 190.722 PKT 60 31.8.2011 Tính lƣơng phải trả nhân viên văn phòng T8 334 16.500.000 PKT 61 31.8.2011 Trích 16% BHXH cho khối CNVP T8 3383 2.640.000 . Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 53
  54. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường PKT 63 31.8.2011 Phân bổ công cụ dụng cụ 142 609.848 PKT 64 31.8.2011 Khấu hao TSCĐ 214 21.500.000 PKT 67 31.8.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T8 911 40.035.000 PC46 6.9.2011 Trả tiền thay dầu máy xe ô tô 111 1.720.330 PC 47 8.9.2011 Trả tiền điện thoại bằng tiền mặt 111 188.218 . . . PKT 78 30.9.2011 Khấu hao TSCĐ 214 21.500.000 PKT 79 30.9.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T9 911 42.313.800 020347 5.10.2011 Mua văn phòng phẩm 331 1.250.000 PC 50 8.10.2011 Thanh toán vé đi công tác 111 3.100.000 . PKT 81 30.10.2011 Phân bổ công cụ dụng cụ 142 609.848 PKT 82 30.10.2011 Khấu hao TSCĐ 214 21.500.000 PKT 86 30.10.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp T10 911 43.275.100 PC 50 17.11.2011 Trả tiền thay dầu ô tô 111 1.665.330 . . PKT 101 30.11.2011 Phân bổ công cụ dụng cụ 142 609.848 PKT 104 30.11.2011 Khấu hao TSCĐ 214 32.500.000 PKT 105 30.11.2011 Tính lƣơng phải trả nhân viên văn phòng T11 334 22.410.000 PKT 106 30.11.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp 911 40.623.500 04509 3.12.2011 Sửa chữa ô tô 331 7.256.000 PC 56 6.12.2011 Thanh toán tiền in hóa đơn 111 1.200.000 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 54
  55. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường . . PKT 105 31.12.2011 Tính lƣơng phải trả nhân viên văn phòng T12 334 16.500.000 PKT 106 31.12.2011 Trích 16% BHXH cho khối CNVP T12 3383 2.640.000 PKT 106 31.12.2011 Trích 3% BHYT cho khối CNVP T12 3384 495.000 PKT 106 31.12.2011 Trích 1% BHTN cho khối CNVP T12 3389 165.000 PKT 118 31.12.2011 Phân bổ công cụ dụng cụ 142 609.848 PKT 121 31.12.2011 Khấu hao TSCĐ 214 32.500.000 PKT 191 31.12.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp 911 47.041.841 Cộng phát sinh: 414.930.046 414.930.046 Dƣ cuối kỳ: - - Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Nguồn số liệu: Sổ cái TK 642 năm 2011 do Phòng Kế toán cung cấp) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 55
  56. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Công ty TNHH Sơn Cƣờng Địa chỉ: 01 Thọ Xuân –TT Núi Đối- Kiến Thụy- Hải Phòng SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 811- Chi phí khác Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 Chứng từ Số tiền Diễn giải TKĐƢ SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ: - - PKT 180 31.12.2011 K/c thuế môn bài sang chi phí 3338 3.000.000 PKT 195 31.12.2011 K/c chi phí khác 911 3.000.000 Cộng phát sinh: 3.000.000 3.000.000 Dƣ cuối kỳ: - - Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Nguồn số liệu: Sổ cái TK 811năm 2011 do Phòng Kế toán cung cấp) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 56
  57. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Công ty TNHH Sơn Cƣờng Địa chỉ: 01 Thọ Xuân –TT Núi Đối- Kiến Thụy- Hải Phòng SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 Chứng từ Số tiền Diễn giải TKĐƢ SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ: - - PKT 196 31.12.2011 Xác định thuế TNDN 3334 933.700 PKT 197 31.12.2011 K/c thuế TNDN 911 933.700 Cộng phát sinh: 933.700 933.700 Dƣ cuối kỳ: - - Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Nguồn số liệu: Sổ cái TK 821năm 2011 do Phòng Kế toán cung cấp) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 57
  58. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Công ty TNHH Sơn Cƣờng Địa chỉ: 01 Thọ Xuân –TT Núi Đối- Kiến Thụy- Hải Phòng SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011 Chứng từ Số tiền Diễn giải TKĐƢ SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ: - - PKT 8 31.1.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp 642 34.884.000 PKT10 31.1.2011 K/c doanh thu hoạt động tài chính 515 211.900 PKT 11 31.1.2011 K/c chi phí tài chính 635 24.750 PKT 13 31.1.2011 K/c lỗ T1 421 34.696.850 PKT 21 28.2.2011 K/c doanh thu tài chính 515 8.800 PKT 22 28.2.2011 K/c chi phí tài chính 635 15.000 PKT 23 28.2.2011 K/c chi phí quản lý 642 23.553.500 PKT 25 28.2.2011 K/c lỗ T2 421 23.559.700 PKT 30 31.3.2011 K/c doanh thu tài chính 515 17.700 PKT 31 31.3.2011 K/c chi phí tài chính 635 635.000 KT 32 31.3.2011 K/c chi phí quản lý 642 47.539.810 PKT 33 31.3.2011 K/c lỗ T3 421 48.157.110 PKT 36 30.4.2011 K/c doanh thu tài chính 515 9.400 PKT 37 30.4.2011 K/c chi phí tài chính 635 15.000 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 58
  59. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường PKT 38 30.4.2011 K/c chi phí quản lý 642 22.652.900 PKT 39 30.4.2011 K/c lỗ T4 421 22.658.500 PKT 39a 31.5.2011 K/c chi phí tài chính 635 15.000 PKT 39b 31.5.2011 K/c chi phí quản lý 642 29.903.950 PKT 39c 31.5.2011 K/c lỗ T5 421 29.918.950 PKT 40 30.6.2011 K/c doanh thu bán hàng 511 272.360.000 PKT 42 30.6.2011 K/c giá vốn 632 100.600.000 PKT 43 30.6.2011 K/c chi phí tài chính 635 10.515.000 PKT 44 30.6.2011 K/c chi phí quản lý 642 22.994.645 PKT 45 30.6.2011 K/c lãi T6 421 138.250.355 PKT 46 30.7.2011 K/c doanh thu bán hàng 511 208.058.636 PKT 52 30.7.2011 K/c doanh thu tài chính 515 10.300 PKT 54 30.7.2011 K/c giá vốn 632 105.700.000 PKT 55 30.7.2011 K/c chi phí tài chính 635 13.255.000 PKT 56 30.7.2011 K/c chi phí quản lý 642 20.112.000 PKT 57 30.7.2011 K/c lãi T7 421 69.001.936 PKT 65 31.8.2011 K/c doanh thu tài chính 515 32.600 PKT 66 31.8.2011 K/c chi phí tài chính 635 10.115.000 PKT 67 31.8.2011 K/c chi phí quản lý 642 40.035.000 PKT 68 31.8.2011 K/c lỗ T8 421 50.117.400 PKT 76 30.9.2011 K/c doanh thu tài chính 515 5.200 PKT 77 30.9.2011 K/c chi phí tài chính 635 9.515.000 PKT 79 30.9.2011 K/c chi phí quản lý 642 42.313.800 PKT 80 30.9.2011 K/c lỗ T9 421 51.823.600 Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 59
  60. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường PKT 84 31.10.2011 K/c doanh thu tài chính 515 46.318 PKT 85 31.10.2011 K/c chi phí tài chính 635 10.265.000 PKT 86 31.10.2011 K/c chi phí quản lý 642 43.275.100 PKT 87 31.10.2011 K/c lỗ T10 421 53.493.782 PKT 95 30.11.2011 K/c doanh thu bán hàng 511 303.372.642 PKT 98 30.11.2011 K/c doanh thu tài chính 515 428.574 PKT 97 30.11.2011 K/c giá vốn 632 176.350.000 PKT 99 30.11.2011 K/c chi phí tài chính 635 9.775.000 PKT 106 30.11.2011 K/c chi phí quản lý 642 40.623.500 PKT 107 30.11.2011 K/c lãi T11 421 77.052.716 PKT 190 31.12.2011 K/c giá vốn hàng bán 632 87.350.000 PKT 192 31.12.2011 K/c chi phí hoạt động tài chính 635 5.874.033 PKT 191 31.12.2011 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp 642 47.042.841 PKT 195 31.12.2011 K/c chi phí khác 811 3.000.000 PKT 197 31.12.2011 K/c thuế TNDN 821 933.700 PKT 198 31.12.2011 K/c Doanh thu bán hàng 511 176.579.733 PKT 199 31.12.2011 K/c Doanh thu hoạt động tài chính 515 541.849 PKT 200 31.12.2011 K/c lãi T12 421 32.921.008 Cộng phát sinh: 1.276.109.544 1.276.109.544 Dƣ cuối kỳ: - - Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Nguồn số liệu: Sổ cái TK 911năm 2011 do Phòng Kế toán cung cấp) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 60
  61. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Mẫu số: B-02/DNN( Ban hành theo CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính) Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2011 Ngƣời nộp thuế: CÔNG TY TNHH SƠN CƢỜNG Mã số thuế: 0200449917 Địa chỉ trụ sở: 01 Thọ Xuân- TT Núi Đối Quận Huyện: Kiến Thụy Tỉnh/ Thành phố: Hải Phòng Điện thoại: 031 3881255 Fax: Email: Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam Thuyết Stt Chỉ tiêu Mã Số năm nay Số năm trƣớc minh (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ 01 IV.08 960.371.011 1.765.642.455 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 01 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung 10 960.371.011 1.765.642.455 cấp dich vụ(10= 01-02) 4 Giá vốn hàng bán 11 470.000.000 1.519.754.000 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 20 490.371.011 245.888.455 dịch vụ (20= 10-11) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.312.641 885.300 7 Chi phí tài chính 22 70.018.783 36.767.373 -Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 414.930.046 198.934.725 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 6.734.823 47.463.267 (30= 20+21-22-24) 10 Thu nhập khác 31 11 Chi phí khác 32 3.000.000 1.000.000 12 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (3.000.000) (1.000.000) 13 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 3.734.823 10.069.194 (50=30+40) 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 933.700 2.517.300 15 Lợi nhuận sau thuế TNDN(60=50-51) 60 2.801.123 7.551.894 Lập ngày 13 tháng 03 năm 2012 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên) Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 61
  62. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường 2.3 Thực trạng tổ chức phân tích tài chính của công ty TNHH Sơn Cƣờng thông qua báo cáo kết quả kinh doanh. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những căn cứ quan trọng để ban lãnh đạo công ty có thể đánh giá toàn diện và sát thực về tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, hiện nay công ty TNHH Sơn Cƣờng chƣa thực hiện tổ chức phân tích báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng. Do vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai đƣợc tốt hơn công ty cần thiết phải có quy trình phân tích báo cáo tài chính cụ thể, trƣớc hết là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 62
  63. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN CƢỜNG. 3.1 Đánh giá thực trạng tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng. 3.1.1 Kết quả đạt được 3.1.1.1 Về tổ chức công tác kế toán. Bộ máy kế toán của công ty hiện nay đƣợc tổ chức theo mô hình tập trung. Mọi nhân viên trong phòng kế toán đều chịu sự chỉ đạo thống nhất, tập trung của kế toán trƣởng. Mỗi kế toán viên đƣợc phân công phụ trách từng phần hành kế toán cụ thể đảm bảo nguyên tắc phân công đúng ngƣời, đúng việc, phát huy đƣợc trình độ, năng lực của mỗi ngƣời. Việc tổ chức hạch toán kế toán đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của công ty đề ra đó là: -Đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi, phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế đảm bảo số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu, trong quá trình hạch toán thống nhất của số liệu ban đầu. Hơn nữa với sự giúp đỡ của máy tính, công tác kế toán của công ty đã giảm bớt tính phức tạp và khối lƣợng công việc kế toán. Do đó, việc tổ chức công tác kế toán của công ty là phù hợp với một doanh nghiệp vừa và nhỏ. -Có sự quản lý và trao đổi trực tiếp giữa Kế toán trƣởng và Kế toán các phần hành, thông tin đƣợc cung cấp và tổng hợp một cách chính xác và kịp thời. - Mọi thắc mắc về nghiệp vụ chuyên môn cũng nhƣ về chế độ kế toán, chính sách tài chính kế toán của Nhà nƣớc đều đƣợc giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. -Kế toán trƣởng có thể tham mƣu trực tiếp cho các kế toán viên. Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức có mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, phù hợp với mô hình công ty vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh không phức tạp. Công ty luôn cập nhật các chuẩn mực, chế độ kế toán mới. Cụ thể khi có sự thay đổi về chế độ, chuẩn mực kế toán công ty luôn cử cán bộ kế toán đi tập huấn, Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 63
  64. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường đảm bảo cho công tác kế toán của công ty luôn hoạt động hiệu quả và đúng với chuẩn mực, chế độ kế toán do bộ Tài chính ban hành. Đồng thời công ty luôn tạo điều kiện cho ngƣời lao động đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy tính sáng tạo và tinh thần học tập chính sự thống nhất trong công tác quản lý giữa các phòng ban trong công ty cũng nhƣ các phần hành kế toán trong bộ máy kế toán đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý. Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ công ty đã áp dụng đúng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 48 để thực hiện công tác kế toán là hoàn toàn phù hợp. 3.1.1.2 Về tổ chức lập báo cáo kết quả kinh doanh -Tổ chức hệ thống kế toán và luân chuyển chứng từ đƣợc sắp xếp hợp lý, đảm bảo nguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với khả năng trình độ của đội ngũ kế toán và với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. -Công ty cũng đã tuân thủ việc lập báo cáo tài chính nói chung và Báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Ngoài ra, công ty luôn chấp hành đúng, đầy đủ các chính sách, chế độ kế toán tài chính của Nhà nƣớc, thực hiện quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp với Nhà nƣớc. 3.1.2 Những mặt còn hạn chế -Chƣa ứng dụng phần mềm kế toán trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty vẫn chỉ sử dụng máy tính đơn thuần để lƣu trữ, tính toán số liệu, vì vậy chƣa giảm bớt đƣợc thời gian trong khâu lập sổ sách và Báo cáo tài chính. - Chƣa tiến hành tạm tính thuế TNDN cuối mỗi quý. - Tổ chức phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty còn có hạn chế là cho đến nay công ty vẫn chƣa tiến hành phân tích Báo cáo tài chính nói chung cũng nhƣ phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng. Tuy những hạn chế đó không ảnh hƣởng lớn đến quá trình hạch toán kế toán của công ty nhƣng nếu khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm đó sẽ phát huy đƣợc một cách tối đa hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 64
  65. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường chất lƣợng công tác quản lý kinh tế của công ty cũng nhƣ việc điều hành sản xuất kinh doanh đƣợc phù hợp hơn. 3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cƣờng. 3.2.1 Giải pháp ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán tại công ty. Trong những năm gần đây công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đã có những ứng dụng tiên tiến trong lĩnh vực kinh tế tài chính nói chung và ngành kế toán nói riêng. Những phần mềm kế toán rút ngắn thời gian tính toán, luân chuyển giữa các sổ mà vẫn đảm bảo độ chính xác, hợp lý. Công ty nên ứng dụng phần mềm kế toán, vừa dễ làm, vừa hiệu quả hơn so với lối hạch toán truyền thống. Để làm đƣợc nhƣ vậy công ty cần nâng cao trình độ tin học cho các nhân viên để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Công ty có thể mua các phần mềm kế toán phù hợp với ngành nghề kinh doanh của các nhà cung cấp phần mềm kế toán chuyên nghiệp nhƣ:  Phần mềm kế toán MISA của công ty Cổ phần MISA  Phần mềm kế toán SASINNOVA của công ty Cổ phần SASINNOVA  Phần mềm kế toán ACMAN của công ty Cổ phần ACMAN  Phần mềm kế toán EFFECTcủa công ty Cổ phần EFFECT  Phần mềm kế toán BRAVO của công ty Cổ phần BRAVO Tác dụng: - Tiết kiệm sức lao động, giảm bớt đƣợc lƣợng thời gian và hiệu quả cao hơn. - Việc xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kinh tế- tài chính nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu thông tin trong nền kinh tế nhƣ hiện nay. - Lƣu trữ và bảo quản dữ liệu thuận lợi, an toàn. 3.2.2 Giải pháp xây dựng quy trình phân tích. Công ty có thể tham khảo quy trình phân tích sau: Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 65
  66. Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Sơn Cường Bước1: Bố trí nhân sự Công ty TNHH Sơn Cƣờng là công ty có quy mô vừa và nhỏ nên hiện tại chỉ cần 1 cán bộ thực hiện việc phân tích. Theo em, nên để kế toán trƣởng thực hiện phân tích là phù hợp vì kế toán trƣởng là ngƣời có trình độ cao nhất trong phòng kế toán, có kinh nghiệm nhiều năm và là ngƣời chịu trách nhiệm về việc lập Báo cáo tài chính nên hơn ai hết kế toán trƣởng là ngƣời nắm rõ về các thông tin trên báo cáo tài chính nhất. Không ngừng đào tạo các bộ phận phân tích tài chính thông qua các khóa huấn luyện của Bộ tài chính hay trung tâm đào tạo nghiệp vụ của các trƣờng Đại học chuyên ngành. Bổ sung kiến thức pháp luật, kịp thời tiếp nhận những thay đổi trong chính sách kế toán và chuẩn mực kế toán mới. Bước 2: Thu thập thông tin Sƣu tầm những tài liệu phục vụ cho tổ chức phân tích nhƣ: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm trƣớc: 2009, 2010. - Các tài liệu khác nhƣ: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, định hƣớng phát triển trong những năm tới - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp cùng ngành Bước 3: Lựa chọn phương pháp phân tích Công ty có thể sử dụng 2 phƣơng pháp: - Phƣơng pháp so sánh. - Phƣơng pháp tỷ số. Bước 4: Lựa chọn nội dung phân tích Công ty có thế phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo các nội dung sau: - Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua Báo cáo kết quả kinh doanh. - Đánh giá sơ bộ kết cấu doanh thu, chi phí và lợi nhuận. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng. Bước 5: Tiến hành phân tích Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp QT1201K 66