Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy - Đặng Thị Anh

pdf 76 trang huongle 1590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy - Đặng Thị Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_san_x.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy - Đặng Thị Anh

  1. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3 1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Ý nghĩa, bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4 1.1.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh 4 1.1.4. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 6 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 7 1.2.1. Nhóm nhân tố môi trƣờngbên ngoài 7 1.2.2 . Các nhân tố bên trong 8 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 11 1.3.1. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh 12 1.3.2. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp 12 1.4. Các phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 13 1.4.1. Phƣơng pháp so sánh 13 1.4.2. Phƣơng pháp thay thế liên hoàn 14 1.4.3. Phƣơng pháp tính số chênh lệch 15 1.4.4 .Phƣơng pháp cân đối 16 1.4.5. Phƣơng pháp phân tích chi tiết 16 1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 17 1.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng quát 17 1.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 17 1.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 18 1.5.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 19 1.5.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí 20
  2. 1.5.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về kinh tế xã hội 20 1.5.7. Nhóm chỉ tiêu sinh lời 21 1.6. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 22 1.6.1. Thúc đẩy thực hiện Marketing 22 1.6.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 22 1.6.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 23 1.6.4. Giải pháp về hạ giá thành sản phẩm 24 1.6.5. Giải pháp về tăng năng suất lao động 24 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KIẾN THỤY 26 2.1. Tổng quan về Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy. 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy. 26 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. 27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 29 2.1.4. Một số kết quả đạt đƣợc của Xí nghiệp trong năm 2010 - 2011 31 2.1.5. Tình hình lao động tiền lƣơng 31 2.1.6.Tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy 33 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 43 2.2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng quát 43 2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 46 2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 48 2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 49 2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản và nguồn vốn 51 2.2.6. Phân tích hiệu quả sử dụnglao động trong quá trình kinh doanh 53 2.2.7. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội 54 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KIẾN THỤY 57
  3. 3.1.Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy 57 3.1.1. Thuận lợi 57 3.1.2. Khó khăn 58 3.1.3. Nguyên nhân 59 3.2. Phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tới 61 3.2.1. Về sản phẩm 61 3.2.2. Về giá cả 61 3.2.3. Về kênh phân phối 61 3.2.4. Về tiếp thị, bán hàng 62 3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy 62 3.3.1. Biện pháp 1: Giảm các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, giảm các khoản nợ ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 62 3.3.2 Biện pháp 2: Sử dụng chính sách vay vốn của cán bộ công nhân viên 64 3.3.3. Biện pháp 3: Lập website riêng cho Xí nghiệp 66 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
  4. Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế, môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc mở rộng, song sự cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt hơn, điều này vừa tạo ra cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng, đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt, suy giảm kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải nhạy bén với thời cuộc, nắm bắt cơ chế, chủ động sáng tạo và lựa chọn cho mình một hƣớng đi phù hợp hiệu quả nhất. Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng hƣớng đến, chỉ khi nào kinh doanh có lãi thì mới có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, quảng bá thƣơng hiệu của doanh nghiệp và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cũng nhƣ thực hiện những nghĩa vụ đối với cộng đồng và xã hội. Trong cơ chế thị trƣờng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện cần để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận đó. Kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn của mọi doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết việc sản xuất đạt đƣợc ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố để đƣa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phƣơng diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thƣớc đo chất lƣợng, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh.Vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề cần thiết đặt lên hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy, tìm hiểu chung về Xí nghiệp và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cùng với sự hƣớng dẫn của thầy giáo – KS. Lê Đình Mạnh, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 1
  5. Khóa luận tốt nghiệp “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy”. Với mục đích để thực hành những kiến thức đã học và qua đó xin đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh Chƣơng 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 2
  6. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm kết quả Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt đƣợc sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. 1.1.1.3. Phân biệt hiệu quả và kết quả - Để hiểu rõ bản chất hiệu quả, cần phân biệt hiệu quả và kết quả. Kết quả là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ lợi nhuận, tổng doanh thu, tổng sản phẩm làm ra, giá trị sản xuất. Hiệu quả là số tƣơng đối phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đƣợc kết quả cao nhất với chi phí nguồn lực thấp nhất bỏ ra. - Về bản chất, hiệu quả và kết quả khác nhau ở chỗ, kết quả phản ánh mức độ, quy mô, là cái mà doanh nghiệp đạt đƣợc sau mỗi kỳ kinh doanh, có kết quả mới tính đƣợc hiệu quả. Đó là sự so sánh giữa kết quả là khoản thu về so với khoản bỏ ra là chính các nguồn lực đầu vào. Nhƣ vậy, dùng kết quả để tính hiệu quả kinh doanh cho từng kỳ. Hiệu quả và kết quả có mối quan hệ mật thiết với nhau nhƣng lại có khái niệm khác nhau. Có thể nói, kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh, còn hiệu quả là phƣơng tiện để đạt đƣợc mục tiêu đó. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 3
  7. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2. Ý nghĩa, bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.2.1. Ý nghĩa - Qua việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh đánh giá trình độ khai thác và tiết kiệm nguồn lực đã có. -Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. -Sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao. -Trên cơ sở đó doanh nghiệp phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm trong quá trình sản xuất; đề ra các biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tăng tích lũy, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động. 1.1.2.2. Bản chất Bản chất của hiệu quả kinh tế là phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. 1.1.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh 1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trƣờng ngày càng hội nhập và mở cửa hiện nay, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt thì điều kiện đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp về hoạt động là cần phải quan tâm đến hiệu quả của quá trình kinh doanh, hiệu quả càng cao thì doanh nghiệp càng đứng vững và phát triển. - Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lƣợng và chất lƣợng của hàng hoá. - Giúp cho doanh nghiệp củng cố đƣợc vị trí và cải thiện điều kiện là việc cho ngƣời lao động, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đầu tƣ công nghệ mới góp phần vào lợi ích xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không bù đắp đƣợc những chi phí bỏ ra thì đƣơng nhiên doanh nghiệp sẽ không phát triển mà còn khó đứng vững và tất yếu sẽ dẫn đến phá sản. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 4
  8. Khóa luận tốt nghiệp Nhƣ vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất quan trọng, nó quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, nó giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, đạt đƣợc những thành quả to lớn cũng nhƣ phá huỷ những gì mà doanh nghiệp đã xây dựng và vĩnh viễn không còn trong nền kinh tế. 1.1.3.2. Đối với kinh tế xã hội Một nền kinh tế xã hội phát triển hay không luôn đòi hỏi các thành phần kinh tế đó làm ăn hiệu quả đạt đƣợc những thuận lợi sau: Doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì điều đầu tiên doanh nghiệp đó mang lại cho nền kinh tế xã hội là tăng sản phẩm trong xã hội, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cƣ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Doanh nghiệp làm ăn có lãi thì sẽ phải đầu tƣ nhiều hơn vào quá trình tái sản xuất mở rộng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn, tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu đầy đủ, từ đó ngƣời dân có quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp và tốt nhất, mang lại lợi ích cho mình và cho doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lƣợng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến hạ giá bán, tạo ra mức tiêu thụ mạnh trong ngƣời dân, điều đó không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho nên kinh tế quốc dân, góp phần ổn định và tăng trƣởng cho nền kinh tế quốc dân. Các nguồn thu từ ngân sách nhà nƣớc chủ yếu từ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ tạo ra nguồn thu thúc đẩy đầu tƣ xã hội. Ví dụ khi doanh nghiệp đóng lƣợng thuế nhiều lên giúp Nhà nƣớc xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, mở rộng quan hệ quốc tế. Kèm theo điều đó là văn hoá xã hội, trình độ dân trí đƣợc đẩy mạnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo điều kiện nâng cao mức sống cho ngƣời lao động, tạo tâm lý ổn định tin tƣởng vào doanh nghiệp nên càng nâng cao năng suất, chất lƣợng. Điều này không những tốt đối với doanh nghiệp mà còn tạo lợi ích xã hội, nhờ đó doanh nghiệp giải quyết số lao động thừa của xã hội. Điều đó giúp cho xã hội giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển và hội nhập. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 5
  9. Khóa luận tốt nghiệp Việc doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng với chính bản thân doanh nghiệp cũng nhƣ đối với xã hội. Nó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ của xã hội, trong đó mỗi doanh nghiệp chỉ là một cá thể nhƣng nhiều cá thể vững vàng và phát triển cộng lại sẽ tạo ra nền kinh tế phát triển bền vững. 1.1.4. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Căn cứ theo phạm vi tính toán bao gồm: - Hiệu quả kinh tế: Là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt đƣợc so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực. Tức là hiệu quả kinh tế là tác dụng của lao động xã hội đạt đƣợc trong quá trình sản xuất và kinh doanh, cũng nhƣ quá trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ. - Hiệu quả xã hội: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đƣợc hiệu quả xã hội nhất định, đó là giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc trong từng khu vực kinh tế, giảm số ngƣời thất nghiệp, nâng cao trình độ lành nghề, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho ngƣời lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân. - Hiệu quả an ninh quốc phòng: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận nhƣng phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trong và ngoài nƣớc. - Hiệu quả đầu tƣ: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực hiện tại để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ kết quả nhất định trong tƣơng lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra. - Hiệu quả môi trƣờng: phản ánh việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhƣng phải xem xét mức tƣơng quan giữa kết quả đạt đƣợc về kinh tế với việc đảm bảo vệ sinh, môi trƣờng và điều kiện làm việc của ngƣời lao động và khu vực dân cƣ. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 6
  10. Khóa luận tốt nghiệp 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.2.1. Nhóm nhân tố môi trườngbên ngoài 1.2.1.1. Đối thủ cạnh tranh Bao gồm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (cùng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng (các đối thủ chƣa thực hiện kinh doanh trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Những đối thủ có đủ tiềm năng và sẵn sàng nhảy vào kinh doanh). Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh băng cách nâng cao chất lƣợng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, để tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh về giá cả , chủng loại, mẫu mã Nhƣ vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hƣởng rất lớn, nó tạo ra động lực phát triển cho doanh nghiệp . 1.2.1.2. Thị trường Nhân tố thị trƣờng ở đây bao gồm cả thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Đối với thị trƣờng đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất nhƣ máy móc, thiết bị cho nên tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối với thị trƣờng đầu ra, quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trƣờng đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.3. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân toàn dân cư Đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó quyết định mức độ chất lƣợng, số loại, chủng loại Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với sức mua, thói quen Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 7
  11. Khóa luận tốt nghiệp tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cƣ. Những nhân tố này có tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.4. Môi trường chính trị, pháp luật Các nhân tố thuộc môi trƣờng chính trị, pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị là một trong những tiền đề quan trọng cho sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi môi trƣờng chính trị có thể có lợi cho doanh nghiệp này nhƣng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác và ngƣợc lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hƣởng tới việc hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trƣờng này có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì môi trƣờng pháp luật ảnh hƣởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phƣơng thức kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế, nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp nhƣ chi phí lƣu thông, chi phí vận chuyển đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lại còn bị ảnh hƣởng bởi chính sách thƣơng mại quốc tế, hạn ngạch do Nhà nƣớc giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại môi trƣờng chính trị có ảnh hƣởng tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ vĩ mô 1.2.2 . Các nhân tố bên trong Các nhân tố chủ quan bên trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm lực của một doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lƣợc kinh doanh và hiệu qủa kinh doanh luôn phụ thuộc chặt chẽ và các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Tiềm lực của một doanh nghiệp không phải là bất biến mà có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 8
  12. Khóa luận tốt nghiệp Chính vì vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới các nhân tố này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa. 1.2.2.1. Nhân tố vốn Đây là nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua chất lƣợng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tƣ có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là một yếu tố chủ chốt quyết định quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội để khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. 1.2.2.2. Nhân tố con người Trong sản xuất kinh doanh con ngƣời là nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con ngƣời chế tạo ra, dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, kỹ thuật, sử dụng máy móc của ngƣời lao động. Lực lƣợng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đƣa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cũng chính lực lƣợng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới và kiểu dáng phù hợp với ngƣời tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán đƣợc tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lực lƣợng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.3. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ Trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lƣợng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm nhƣ: đặc điểm sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 9
  13. Khóa luận tốt nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay vôn lƣu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Ngƣợc lại với trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình độ công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó mà khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2.4. Nhân tố quản trị Nhân tố này đóng vai trò quan trọng chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hƣớng đi đúng đắn trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng biến động. Chất lƣợng của chiến lƣợc kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản trị sẽ là ngƣời quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất nhƣ thế nào? khối lƣợng bao nhiêu? Mỗi quyết định của họ có một ý nghĩa rất quan trọng liên quan tới sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp. Chính họ là những ngƣời quyết định cạnh tranh nhƣ thế nào?sức cạnh tranh là bao nhiêu? Và bằng cách nào? Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng nhƣ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, các nhân và thiết lập các mỗi quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. 1.2.2.5. Nhân tố khả năng tài chính của doanh nghiệp Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng sản xuất cũng nhƣ là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tƣ mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu hay phân phối đều phải đƣợc tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 10
  14. Khóa luận tốt nghiệp Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo đƣợc chất lƣợng, hạ giá thành, giá bán sản phẩm, tổ chức hoạt động quảng cáo, khuyễn mãi mạnh mẽ, nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, với một khả năng tài chính mạnh mẽ chấp nhận lỗ một thời gian ngắn, hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ và mở rộng thị phần của doanh nghiệp để sau đó lại tăng giá thành sản phẩm, thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn. 1.2.2.6. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Thông tin đƣợc coi là một hàng hóa đối tƣợng kinh doanh và nền kinh tế thị trƣờng hiện nay đƣợc coi là nền kinh tế thông tin hàng hoá. Để đạt đƣợc thành công trong kinh doanh khi điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần có các thông tin chính xác về cung, cầu thị trƣờng, về kỹ thuật, về ngƣời mua, về đối thủ cạnh tranh Ngoài ra doanh nghiệp còn rất cần về các thông tin về thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác trong nƣớc và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi của các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc và các nƣớc khác có liên quan. Trong kinh doanh, biết địch, biết ta và nhất là hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh thì mới có các đối sách thắng lợi. Trong cạnh tranh có chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp là nắm đƣợc các thông tin cần thiết và biết sử dụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để đƣa ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả. Những thông tin chính xác đƣợc cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phƣơng hƣớng kinh doanh, xác định chiến lƣợc kinh doanh dài hạn. 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Có rất nhiều doanh nghiệp đã trụ vững và phát triển do hoạt động có kết Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 11
  15. Khóa luận tốt nghiệp quả, nhƣng cũng có không ít doanh nghiệp bị thua lỗ, giải thể hoặc phá sản. Cho nên buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Bản chất của phạm trù sản xuất kinh doanh cho ta thấy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng giúp cho doanh nghiệp tồn tại ngày càng phát triển. 1.3.1. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải tập hợp các phƣơng tiện vật chất cũng nhƣ con ngƣời và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Nhƣ vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt đƣợc mục tiêu này quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng. 1.3.2. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp Ngƣời ta có thể sản xuất ra vô tận hàng hoá, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động, một cách không cần tính toán, không cần suy nghĩ cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhƣng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trên trái đất nhƣ đất đai, khoáng sản, hải sản là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm cạn kiệt do con ngƣời khai thác và sử dụng chúng không đúng cách. Trong khi đó dân số ngày càng tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con ngƣời tăng cao. Do tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm nên con ngƣời phải có sự lựa chọn nhất định. Trƣớc đây, khi tài nguyên thiên nhiên còn dồi dào, sản xuất của xã hội loài ngƣời đƣợc phát triển theo chiều rộng. Tăng trƣởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất, lao động, đất đai Nhƣ vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 12
  16. Khóa luận tốt nghiệp các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt đƣợc sự lựa chọn tối ƣu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trƣờng, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hƣởng nhiều, lãi ít hƣởng ít, không có lãi thì sẽ dẫn đến phá sản. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh. 1.4. Các phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.4.1. Phương pháp so sánh So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng lâu đời và phổ biến nhất trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Bản chất của phƣơng pháp này là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự. Nó cho phép chúng ta tổng hợp những nét chung, tách ra đƣợc những nét riêng của các hiện tƣợng đƣợc so sánh trên cơ sở đó đánh giá đƣợc các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả đề tìm ra các giải pháp quản lý tối ƣu trong mỗi trƣờng hợp cụ thể. Khi sử dụng phƣơng pháp so sánh này cần nắm giữ 3 nguyên tắc sau: *Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Các gốc so sánh: + Tài liệu năm trƣớc (hoặc kỳ trƣớc) nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của chỉ tiêu. + Các chỉ tiêu đƣợc dự kiến (kế hoạch, định mức, dự toán) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. + Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng ở thể so sánh số thực với mức hợp đồng hoặc tổng nhu cầu. Các chỉ tiêu của kỳ so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và kết quả đã đạt đƣợc. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 13
  17. Khóa luận tốt nghiệp * Điều kiện so sánh được Các chỉ tiêu đƣợc tính trong cùng một khoảng thời gian hoạch toán phải đƣợc tính ở 3 mặt sau: + Phải cùng nội dung kinh tế + Phải cùng phƣơng pháp tính toán + Phải cùng một đơn vị đo lƣờng Về mặt không gian: Các chỉ tiêu phải đƣợc quy đổi về mặt quy mô và điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau. * Kỹ thuật so sánh + So sánh tuyệt đối Số chênh lệch: C = C 1 – Co Trong đó: C1 : Số thực tế Co : Số gốc (định mức, kế hoạch) + So sánh tƣơng đối : C= C 1/Co ×100% 1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Thực chất của phƣơng pháp này là so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, số liệu định mức hoặc số liệu gốc. Số liệu thay thế của một nhân tố nào đó phản ánh mức độ của nhân tố tới chỉ tiêu phân tích trong khi các nhân tố khác không đổi. Theo phƣơng pháp này chỉ tiêu là các hàm nhân tố ảnh hƣởng. - Trình tự thay thế: Các nhân tố về khối lƣợng thay thế trƣớc, các nhân tố về chất lƣợng thay thế sau. Trƣờng hợp đặc biệt theo yêu cầu của mục đích phân tích. - Điều kiện để áp dụng: Các nhân tố phải có sự liên hệ với nhau dƣới dạng tích số. Giả sử chỉ tiêu A có mối quan hệ với 2 nhân tố và mối quan hệ đó đƣợc biểu hiện dƣới dạng hàm số: A = f(X,Y) A0 = f(X0,Y0) A1 = f(X1,Y1) Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 14
  18. Khóa luận tốt nghiệp Để tính toán ảnh hƣởng của các nhân tố X, Y tới chỉ tiêu A, thay thế lần lƣợt X, Y. Lúc đó, giả sử thay thế nhân tố X trƣơc Y ta có: - Mức ảnh hƣởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A: ∆x = f (X1,Y0) - f (X0,Y0) - Mức ảnh hƣởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A y = f (X1,Y1) - f (X1,Y0 ) Có thể bằng cách tƣơng tự nếu ta thay thế nhân tố Y trƣớc, nhân tố X sau: y = f (X0,Y1) - f (X0,Y0 ) x = f (X1,Y1) - f (X0,Y1 ) Nhƣ vậy, khi trình tự thay thế khác nhau, có thể thu đƣợc các kết quả khác nhau về mức ảnh hƣởng của cùng một nhân tố tới cùng một chỉ tiêu. Đây là nhƣợc điểm nổi bật của phƣơng pháp này. Ƣu điểm: Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu. Nhƣợc điểm: Sắp sếp trình tự, nhân tố từ lƣợng đến chất trong nhiều trƣờng hợp không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì kết quả không chính xác. Dùng phƣơng pháp này để phân tích nguyên nhân, xác định đƣợc nhân tố ảnh hƣởng tăng hay giảm. 1.4.3. Phương pháp tính số chênh lệch Phƣơng pháp tính số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phƣơng pháp thay thế liên hoàn, nhằm phân tích các nhân tố thuận, ảnh hƣởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này tôn trọng đầy đủ nội dung các bƣớc tiến hành của phƣơng pháp thay thế liên hoàn. Chúng chỉ khác ở chỗ là khi xác định các nhân tố ảnh hƣởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạng và tính số chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Nhƣ vậy phƣơng pháp số chênh lệch chỉ áp dụng trong trƣờng hợp, các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trong trƣờng hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng thƣơng số. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 15
  19. Khóa luận tốt nghiệp 1.4.4 .Phương pháp cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lƣợng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, ngƣời phân tích sẽ xác định đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong mối quan hệ tổng số, mức độ ảnh hƣởng tuyệt đối của từng thành phần bộ phận có tính độc lập với nhau và đƣợc xác định là chênh lệch tuyệt đối của các thành phần bộ phận ấy. 1.4.5. Phương pháp phân tích chi tiết 1.4.5.1. Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu Các chỉ tiêu kinh tế thƣờng đƣợc chia thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Tổng giá thành sản phẩm đƣợc chi tiết theo giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất. Trong mỗi loại sản phẩm, giá thành đƣợc chi tiết theo các yếu tố của chi phí sản xuất. 1.4.5.2. Chi tiết theo thời gian Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là 1 quá trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả kinh doanh, từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian. Ví dụ: Trong sản xuất lƣợng sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp đƣợc chi tiết theo từng tháng, quý. 1.4.5.3. Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận, theo nhiều pham vi và địa điểm phát sinh khác tạo lên.Việc phân tích chi tiết này nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau. Ví dụ : Đánh giá hoạt động kinh doanh trên từng địa bàn hoạt động Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 16
  20. Khóa luận tốt nghiệp 1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng quát Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra đƣợc đo bằng các chỉ tiêu nhƣ: giá trị tổng sản lƣợng, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp Còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lời) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, đƣợc tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng. Hiệu quả kinh doanh lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo: Yếu tố đầu vào Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Công thức này phản ánh năng suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có 1 đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí (hoặc vốn) ở đầu vào. 1.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 1.5.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Là chỉ tiêu tƣơng đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ so với số vốn cố định bình quân mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ. Công thức: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Cho biết cứ 1 đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vdk + Vck Vốn cố định bình quân = 2 Vdk: Vốn cố định đầu kỳ Vck: Vốn cố định cuối kỳ Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 17
  21. Khóa luận tốt nghiệp 1.5.2.2. Sức sinh lợi của vốn cố định: Xác định bằng tổng lợi nhuận trên tổng nguyên giá bình quân TSCĐ. Lợi nhuận Sức sinh lời của vốn cố định = Vốn cố định bình quân VCĐdk + VCĐck Vốn cố định bình quân = 2 VCĐĐK : vốn cố định đầu kỳ VCĐCK : Vốn cố định cuối kỳ 1.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.5.3.1. Số vòng quay của vốn lưu động (Sức sản xuất của vốn lưu động) Công thức: Doanh thu thuần Số vòng quay của VLĐ = Vốn lƣu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong năm vốn lƣu động quay bao nhiêu vòng. Tốc độ quay càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Với VLĐ ít biến động không theo dõi đƣợc thời gian biến động Vdk + Vck VLĐ bình quân = 2 Vdk: VLĐ có đầu kỳ Vck: VLĐ có cuối kỳ 1.5.3.2. Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động Thời gian của một Thời gian của kỳ kinh doanh = vòng luân chuyển Số vòng quay của vốn lƣu động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết bình quân vốn lƣu động quay 1 vòng thì mất bao nhiêu ngày. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 18
  22. Khóa luận tốt nghiệp 1.5.3.3. Khả năng sinh lợi của vốn lưu động (tài sản lưu động) Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn lƣu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức: Lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lợi vốn lƣu động = Vốn lƣu động bình quân trong kỳ Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh càng cao. 1.5.3.4. Mức đảm nhiệm vốn lưu động Để có đƣợc một đơn vị doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì phải chi bao nhiêu đồng vốn lƣu động bình quân. Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả kinh tế cao. Vốn lƣu động bình quân Mức đảm nhiệm của vốn lƣu động = Doanh thu thuần 1.5.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 1.5.4.1. Chỉ tiêu năng suất lao động Cho biết bình quân một lao động trong một kỳ kinh doanh sẽ có khả năng đóng góp sức mình vào sản xuất để thu lại đƣợc bao nhiêu giá trị sản lƣợng cho doanh nghiệp. Giá trị sản xuất Năng suất lao động = Tổng số lao động bình quân trong kỳ 1.5.4.2. Mức doanh thu bình quân mỗi lao động: Đƣợc tính bằng tổng doanh thu trên tổng số lao động bình quân. Tổng doanh thu Mức doanh thu bình quân mỗi lao động = Tổng mức lao động bình quân Cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của mỗi doanh nghiệp. 1.5.4.3. Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động: Xác định bằng tổng lợi nhuận trên tổng số lao động bình quân. Tổng lợi nhuận Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động = Tổng số lao động bình quân Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 19
  23. Khóa luận tốt nghiệp 1.5.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí là một chỉ tiêu bằng tiền của tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu giảm chi phí sẽ làm tốc độ vốn lƣu động quay nhanh hơn và là biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản phẩm. * Hệ số chi phí được xác định theo công thức sau: Tổng doanh thu Hệ số chi phí = Tổng chi phí Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó thể hiện mỗi đồng chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả tốt. * Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Tổng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Tổng chi phí Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.5.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về kinh tế xã hội 1.5.6.1. Nộp ngân sách Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp ngân sách nhà nƣớc dƣới hình thức là các loại thuế nhƣ thuế Doanh thu, thuế đất, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu (với các đơn vị xuất nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt nhà nƣớc sẽ sử dụng những khoản thu này để đầu tƣ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. 1.5.6.2. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Để tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm tòi nhằm đƣa ra những biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 20
  24. Khóa luận tốt nghiệp 1.5.6.3. Nâng cao mức sống cho người lao động. Ngoài việc tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống cho ngƣời lao động. Nó đƣợc phản ánh qua các chỉ tiêu nhƣ: Tăng mức thu nhập bình quân GDP/ngƣời, tăng đầu tƣ xã hội và phúc lợi xã hội 1.5.6.4. Phân phối lại thu nhập. Do sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, lãnh thổ trong một quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Để từng bƣớc xoá bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế xã hội, phân phối lại thu nhập thì đòi hỏi cần có những chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển, nhất là đầu tƣ vào các vùng kinh tế kém phát triển. 1.5.7. Nhóm chỉ tiêu sinh lời 1.5.7.1. Khả năng sinh lời so với doanh thu (ROS) Tỷ số này đo lƣờng khả năng sinh lời so với doanh thu. Phản ánh 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu (thuần) 1.5.7.2. Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ số này đo lƣờng khả năng sinh lời so với tài sản, hay nói cách khác nó phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay.Nó giúp cho nhà quản lý đƣa ra quyết định để đạt đƣợc khả năng sinh lời mong muốn. Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay Tỷ suất sinh lời của tài sản = Tổng tài sản bình quân 1.5.7.3. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp. Doanh lợi vốn chủ sở hữu chỉ là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của chỉ tiêu này. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 21
  25. Khóa luận tốt nghiệp Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng lớn biểu hiện xu hƣớng tích cực, nó đo lƣờng lợi nhuận đạt đƣợc trên vốn góp của chủ sở hữu. Những nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm đến chỉ tiêu này vì họ quan tâm đến khả năng thu dƣợc lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra. 1.6. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 1.6.1. Thúc đẩy thực hiện Marketing Marketing hiện đại coi thị trƣờng là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Triết lý của Marketing hiện đại là sản xuất và kinh doanh những cái mà khách hàng cần chứ không phải tìm cách bán những cái mà doanh nghiệp sản xuất có. Có nhƣ vậy thì việc tiến hành phân phối sản phẩm, lƣu thông và đƣa đến tay ngƣời tiêu dùng mới đƣợc hƣởng ứng và đạt hiệu quả cao. Sản phẩm, dịch vụ có đƣợc thị trƣờng chấp nhận hay không chính là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Nó gắn liền với quy luật cạnh tranh, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì càng thể hiện đƣợc tính khốc liệt của cuộc chạy đua về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của mỗi doanh nghiệp và mức giá cả hợp lý đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Chính điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng, làm marketing thật thƣờng xuyên và cũng phải thật khéo léo để có thể có những biệt pháp thích hợp để giành giật đƣợc thị trƣờng. 1.6.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Để sử dụng đƣợc có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên cần thực hiện các biện pháp không chỉ bảo toàn mà còn phát triển đƣợc vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là phải luôn bảo đảm duy trì một lƣợng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn bằng số vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi hoặc mở rộng đƣợc số vốn Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 22
  26. Khóa luận tốt nghiệp mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định tính theo giá trị hiện tại. Do đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu, còn giá trị lại dần chuyển vào giá trị sản phẩm. Để bảo toàn và phát triển các doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trong việc tổ chức quá trình sản xuất, quá trình lao động, cung ứng và dự trữ vật tƣ sản xuất, các biện pháp giáo dục và khuyến khích kinh tế đối với ngƣời lao động cũng nhƣ việc thực hiện khấu hao hợp lý. Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phƣơng pháp công nghệ đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp về cả thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hƣ hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chƣa cần dùng. Thực hiện tốt chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định, không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hƣ hỏng trƣớc khi hết thời hạn hoặc hƣ hỏng bất thƣờng gây thiệt hại ngừng sản xuất. 1.6.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. - Tránh đƣợc tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Không gây lên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh. Giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc thƣờng xuyên liên tục. - Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lƣu động. Cũng cần thấy rằng nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp là một đại lƣợng không cố định và chịu nhiều ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhƣ: - Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ - Sự biến động của giá cả các loại vật tƣ hàng hóa . - Chính sách chế độ về lao động và tiền lƣơng đối với ngƣời lao động. - Trình độ tổ chức quản lý, sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 23
  27. Khóa luận tốt nghiệp 1.6.4. Giải pháp về hạ giá thành sản phẩm Trong sản xuất kinh doanh một yêu cầu tất yếu đối với mọi doanh nghiệp là phải tìm mọi biện pháp, giải pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ nhằm tăng thêm đƣợc lợi nhuận nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Để thực hiện đƣợc điều này các nhà quản lý phải nắm bắt đƣợc đầy đủ và cặn kẽ các nhân tố ảnh hƣởng, tác động đến giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để từ đó đƣa ra các biện pháp khắc phục. * Đối với khoản chi phí nguyên, nhiên, vật liệu Thông thƣờng các khoản chi phí này thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, dịch vụ. Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: số lƣợng tiêu hao và giá cả đầu vào. Điều này các nhà quản trị vật tƣ phải xây dựng đƣợc các định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với doanh nghiệp và các đặc điểm kinh tế của ngành, bên cạnh đó việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Cụ thể hơn là việc áp dụng máy móc, phƣơng tiện thiết bị hiện đại vào trong sản xuất sẽ làm thay đổi nhiều điều kiện cơ bản trong sản xuất nhƣ việc tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất, giảm bớt đƣợc chi phí tiền lƣơng, tăng năng suất lao động. * Chi phí về lao động Khi nghiên cứu và xây dựng hệ thống trả công lao động trong doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các nhân tố có ảnh hƣởng đến tiền lƣơng của ngƣời lao động. Việc trả công lao động thích đáng và việc giảm bớt chi phí về tiền lƣơng cho doanh nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp. Ngƣời ta đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng nhƣ điều kiện kinh tế xã hội, thị trƣờng lao động, khả năng tài chính của doanh nghiệp 1.6.5. Giải pháp về tăng năng suất lao động Công tác quản trị và tổ chức sản xuất cũng là một vấn đề lớn góp phần nâng cao năng suất lao động, vì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mà thích ứng với môi trƣờng kinh doanh thì sẽ nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trƣờng. Bộ máy của doanh nghiệp phải gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, giữa các Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 24
  28. Khóa luận tốt nghiệp bộ phận của doanh nghiêp phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,tránh sự chồng chéo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi ngƣời, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động. Một yếu tố hết sức quan trọng đó là công nghệ, các nhân tố kỹ thuật- công nghệ có vai trò quan trọng, có tính chất quyết định. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh vì chính nó làm tăng năng suất lao động, tăng chất lƣợng sản phẩm do đó ảnh hƣởng đến giá thành và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 25
  29. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KIẾN THỤY 2.1. Tổng quan về Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy. Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy. Địa chỉ: Loại hình DN: Doanh nghiệp nhà nƣớc. Điện thoại: 031.3860.023 Tài khoản: 431101000017 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Thành. Mã số thuế: 0200125278-001 Ngành nghề, hoạt động kinh doanh chính: Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, cua, cá, rau câu và cây con giống các loại. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy đƣợc thành lập theo quyết định số 950 QĐ – TCCQ ngày 27 tháng 04 năm 1993 của UBND thành phố Hải Phòng. Với chức năng chính là nuôi trồng và dịch vụ thủy sản, khai thác tận dụng diện tích mặt nƣớc ven vịnh Bắc Bộ theo kế hoạch và phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng, cung cấp nguồn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, cung cấp cho các cơ sở chế biến trên địa bàn thành phố và xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Là doanh nghiệp xếp hạng II theo quy định của nhà nƣớc. Từ năm 2005 xí nghiệp sáp nhập theo quyết định số 2296/QĐ – UBND ngày 27 tháng 9 năm 2005 của chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng “về việc sáp nhập công ty giống thủy sản Hải Phòng, công ty kinh doanh và dịch vụ thủy sản Hải Phòng, Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy, Xí nghiệp Dịch vụ và nuôi trồng thủy sản Đồ Sơn, công ty dịch vụ và xây dựng thuỷ sản vào công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng”. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 26
  30. Khóa luận tốt nghiệp Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy là đơn vị trực thuộc có quyết định thành lập số: 646/ QĐ – CBTS ngày 28 tháng 08 năm 2006 của công ty CBTS xuất khẩu Hải Phòng. Là DNNN xếp hạng III. Cơ quan thành lập là UBND thành phố Hải Phòng sau khi có quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nƣớc năm 1993 thì UBND thành phố đã ủy quyền cho Sở Thủy Sản Hải Phòng và các cơ quan hữu quan quản lý. Khi thành lập doanh nghiệp có tổng số vốn hoạt động ban đầu là : 611.000.000 đồng bằng nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp và huy động trong dân, với số công nhân ban đầu là hơn 100 cán bộ công nhân viên (CBCNV), cho đến năm 2005 sau 12 năm xây dựng và trƣởng thành Xí nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn hơn 2 tỉ đồng và 132 CBCNV trong đó có 70 ngƣời là cán bộ quản lý, phần lớn số cán bộ đƣợc qua đào tạo cơ bản. Trong đó trình độ đại học và trung cấp chiếm 50%. Hoạt động trên địa bàn 3 xã Anh Dũng, Hòa Nghĩa, Hợp Đức của huyện Kiến Thụy, phía Đông giáp với sông Lạch Tray đổ ra vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp Thị Xã Đồ Sơn, phía Tây giáp xã Hợp Nghĩa, phía Bắc giáp nội thành Hải Phòng và khu vực nuôi Tân Phong thuộc huyện Kiến Thụy Hải Phòng. Địa bàn quản lý rộng lớn phức tạp, và trải qua thời gian dài thì một số diện tích sản xuất đã bị trƣng dụng cho các dự án lớn của thành phố nay là điểm nóng thuộc vào khu vực đô thị hóa của thành phố cho đến nay chỉ còn lại tổng diện tích hơn 300ha mặt nƣớc trong đó 280ha dùng cho nuôi trồng thủy sản. -Trong đó: Diện tích nuôi nƣớc lợ : 265.2 ha Diện tích nuôi nƣớc ngọt : 14.8ha 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy Hải Phòng sau khi đƣợc thành lập với nhiệm vụ khai thác tiềm năng khu đƣờng 14, vùng mặt nƣớc ven vịnh Bắc Bộ theo kế hoạch và phát triển kinh tế của UBND thành phố Hải Phòng có nhiệm vụ chính là canh tác và giữ gìn bảo vệ hệ thống đê xung yếu, nghiên cứu nuôi trồng các loại thủy sản, cung cấp nguồn thủy hải sản cho thị trƣờng tiêu thụ của thành phố và các cơ sở chế biến xuất khẩu trên địa bàn. Bên cạnh đó Xí Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 27
  31. Khóa luận tốt nghiệp nghiệp còn có các trại ƣơm con giống cung cấp cho nội bộ trong Xí nghiệp và nhân dân các địa phƣơng vùng lân cận. Xí nghiệp nỗ lực phấn đấu để kinh doanh một cách có hiệu quả nhất và cố gắng đạt lợi nhuận cao nhất có thể. Đẩy mạnh công tác kinh doanh hạch toán kinh doanh phải có lãi, bảo toàn đƣợc vốn. Tuân thủ đúng quy định của nhà nƣớc Xí nghiệp quản lý tài sản, vốn, kinh doanh nguồn lực thể hiện hạch toán kinh tế bảo đảm duy trì và phát triển vốn nộp ngân sách đúng quy định của nhà nƣớc. Tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình: kinh doanh có lãi và hiệu quả, nộp thuế và thực hiện đầy đủ các nghiã vụ đối với nhà nƣớc, bên cạnh đó luôn phải giữ gìn vệ sinh môi trƣờng. Xí nghiệp tăng cƣờng mở rộng đầu tƣ chuyên sâu, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Ngoài chức năng nhiệm vụ về các chỉ tiêu về kinh tế, hàng năm Xí nghiệp còn giải quyết hàng ngàn ngày công lao động nông nhàn trên địa bàn. Đảm bảo thu nhập, quyền lợi và các chế độ cho ngƣời lao động theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời lao động. Cho đến nay với sự ổn định trong hoạt động chắc chắn Xí nghiệp còn có khả năng mở rộng quy mô hoạt động SXKD trong những năm tới. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 28
  32. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 2.1.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Sơ đồ bộ máy tổ chức xí nghiệp NTTS Kiến Thụy GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG ĐỘI ĐỘI ĐỘI TỔ KẾ KẾ TOÁN THỦY SẢN SẢN CHỨC HOẠCH TÀI VỤ NÔNG XUẤT XUẤT HÀNH KỸ SỐ I SỐ II CHÍNH THUẬT 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Từ khi đƣợc thành lập Xí nghiệp vẫn giữ nguyên mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh tuy có sự điều chỉnh qua các thời kỳ, vẫn giữ đƣợc kết cấu nhƣ sau: 1. Phòng kế toán tài vụ 2. Phòng tổ chức hành chính 3. Phòng kế hoạch kỹ thuật 4. 2 đội sản xuất 5. Đội thủy nông Thực hiện theo nghị quyết của Đảng ủy Xí nghiệp và ban giám đốc chỉ đạo điều hành theo chức năng nhiệm vụ của các phòng, tổ đƣợc giao trên cơ sở đó các phòng tổ tham mƣu đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện trong từng khâu nhƣ: Tổ chức nhân sự xây dựng kế hoạch thu chi, kế hoạch kỹ thuật vật tƣ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung ứng con giống xử lý mầm Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 29
  33. Khóa luận tốt nghiệp bệnh điều tiết khai thác nƣớc phục vụ cho nuôi trồng thể hiện một sự thống nhất trong quản lý điều hành không chồng chéo từ đó tạo đà tốt cho sự phát triển ổn định của Xí nghiệp. + Phòng kế toán tài vụ Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ hạch toán, quản lý mọi hoạt động tài chính của Xí nghiệp, phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ có hệ thống về các vấn đề thu, chi, quản lý tài sản, nguồn vốn của Xí nghiệp, hạch toán, quyết toán hàng năm, báo cáo với cơ quan cấp trên về tình hình tài chính của toàn Xí nghiệp hàng năm. + Phòng tổ chức hành chính Là phòng quản lý điều hành chung mọi hoạt động của toàn Xí nghiệp, tham mƣu giúp cho giám đốc giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ mọi chế độ của cán bộ công nhân viên (CBCNV) nhƣ: Khen thƣởng kỷ luật, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên và các hoạt động xã hội khác của toàn Xí nghiệp. + Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kế hoạch kỹ thuật là phòng xây dựng và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Xí nghiệp, giám đốc sát xao tiến độ hoạt động của các phòng ban. Dựa trên những kết quả đã đạt đƣợc để làm cơ sở xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, lập kế hoạch và đề ra phƣơng án SXKD hàng năm + Các đội sản xuất Đây là lực lƣợng công nhân trực tiếp tham gia sản xuất của Xí nghiệp chuyên có nhiệm vụ nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch các loại thủy hải sản cho toàn Xí nghiệp. + Đội thủy nông Là tổ công nhân có nhiệm vụ chuyên đảm nhận công tác giữ gìn an ninh trên địa bàn do Xí nghiệp quản lý, xử lý mọi hành vi vi phạm quy định, quy chế và nội dung trong hợp đồng kinh tế của Xí nghiệp. Kết hợp với các cơ quan Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 30
  34. Khóa luận tốt nghiệp chính quyền địa phƣơng kiểm tra hộ tịch hộ khẩu và kịp thời báo cáo với lãnh đạo xí nghiệp những sai phạm của các chủ hợp đồng. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ điều tiết cấp thoát nƣớc phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất nuôi trồng của Xí nghiệp. 2.1.4. Một số kết quả đạt được của Xí nghiệp trong năm 2010 - 2011 - Mặc dù thị trƣờng có nhiều biến động song sản phẩm của Xí nghiệp vẫn tiêu thụ tốt trên thị trƣờng do nằm trên địa bàn thành phố đông dân cƣ với sức mua lớn và có nhiều cơ sở chế biến hàng xuất khẩu. - Do chủ động đƣợc con giống nên kế hoạch triển khai nuôi trồng có thuận lợi và hiệu quả. - Cơ cấu và quy mô sản xuất đang đƣợc chuyển đổi và không ngừng phát triển. - Sản phẩm của Xí nghiệp luôn đạt đƣợc mức độ chấp nhận về an toàn và chất lƣợng, quá trình sản xuất đƣợc chứng minh là bền vững và có quan tâm đến vấn đề môi trƣờng và những lợi ích của vật nuôi. Trong năm 2010-2011, Xí nghiệp đã cố gắng thực hiên nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đạt đƣợc kết quả sau: Chênh lệch STT Chỉ Tiêu ĐVT NĂM 2010 NĂM 2011 (%) (+-) 1 Doanh thu Đồng 4.131.515.070 3.772.347. 815 - 359.167.255 - 8,69 2 Lợi nhuận Đồng 234.917.363 252.829.040 17.911.677 7,62 Đồng/ 3 Thu nhập BQ 24.000.000 30.000.000 6.000.000 25 ngƣời 4 Số lao động BQ Ngƣời 70 67 - 3 - 4,29 (Nguồn: phòng tài chính kế toán) 2.1.5. Tình hình lao động tiền lương Hiện nay khối văn phòng xí nghiệp xác định quỹ tiền lƣơng kế hoạch theo chế độ. Lƣơng tháng của CBCNV toàn bộ khối Văn phòng đƣợc tính trên mức tiền lƣơng tối thiểu vùng là 1.200.000 đồng nhân với hệ số lƣơng cấp bậc, phụ cấp, làm thêm giờ, ca đêm của từng cán bộ công nhân viên. Áp dụng Hệ số lƣơng nhƣ sau : Đại học: 2,34 ; Cao đẳng: 2,1; Trung cấp: 1,86 Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 31
  35. Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm về lao động: (tính đến 31/12/2011) Cơ cấu lao động : Tổng số lao động hiện nay có 67 ngƣời đƣợc phân loại qua Bảng cơ cấu lao động của xí nghiệp: Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Số Tỷ Tỷ Tuyệt Tƣơng Tiêu thức Trong đó Số lƣợng lƣợng trọng( trọng đối đối (ngƣời) (ngƣời) %) (%) (ngƣời) (%) Theo chức Gián tiếp 25 35,71 20 29,85 -5 -20,00 năng Trực tiếp 45 64,29 47 70,15 2 4,44 Đại học 7 10 7 10,45 0 0.00 Trung cấp và công 16 22,86 15 22,39 -1 -6,25 Theo trình độ nhân kỹ thuật Lao động 47 67,14 45 70,15 -2 -4,26 phổ thông Theo Nam 50 71,43 53 79,1 3 6,00 giới tính Nữ 20 28,57 14 20,9 -6 -30,00 Tổng lao động 70 100 67 100 -3 -4,29 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính ) Qua bảng cơ cấu lao động ta thấy lao động trong năm 2011 giảm so với năm 2010 là 3 công nhân viên tƣơng ứng với giảm 4,29%. - Căn cứ theo chức năng sử dụng lao động: Lao động gián tiếp năm 2011 giảm 5 ngƣời so với năm 2010 tƣơng ứng với giảm 20% còn lao động trực tiếp tăng 2 ngƣời tƣơng ứng tăng 4,44%. Cơ cấu lao động theo chức năng sử dụng lao động có sự thay đổi theo hƣớng tích cực. - Căn cứ theo trình độ chuyên môn: Lao động có trình độ đại học năm 2011 không đổi so với năm 2010, trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật giảm 1 ngƣời tƣơng ứng giảm 6,25% so với Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 32
  36. Khóa luận tốt nghiệp năm 2010, còn lao động phổ thông cũng giảm 2 ngƣời tƣơng ứng giảm 4,26%. Nhìn chung, cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của Xí nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, điều này cũng đúng với tính chất của công việc của Xí nghiệp. - Căn cứ theo giới tính: Năm 2011 có 67 lao động trong đó nam giới có 53 ngƣời chiếm 79,1%, nữ giới có 14 ngƣời chiếm 20,9%. So với năm 2010, nam giới tăng 3 ngƣời tƣơng ứng tăng 6%, nữ giới giảm 6 ngƣời tƣơng ứng giảm 30%. Qua đó ta thấy nam giới chiếm tỷ trọng khá đông. Lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn do tính chất và và môi trƣờng làm việc của doanh nghiệp. với các hình thức giáo dục, đào tạo và phát triển ngƣời lao động nhƣ: + Đào tạo qua các trƣờng lớp. + Đào tạo tại chỗ + Đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp trong nội bộ xí nghiệp. + Đào tạo thông qua hội thảo, tham quan. + Mở các lớp đào tạo ngắn ngày cho các chuyên ngành. - Các lĩnh vực đào tạo: + Lĩnh vực quản lý + Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ + Các lĩnh vực khác 2.1.6.Tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy Kết quả sản xuất kinh doanh mà xí nghiệp đã đạt đƣợc trong năm 2009 đến năm 2011 đƣợc biểu hiện cụ thể qua một số báo cáo tài chính sau: Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 33
  37. Khóa luận tốt nghiệp Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mẫu số B02 – DN Đơn vị : Đồng Mã Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu số 1 2 3 4 5 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch 01 4.1578.99.564 4.131.515.070 3.772.347.815 vụ 2.Các khoản giảm trừ 03 15.630.000 20.000.000 11.420.000 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung 10 4.142.368.564 4.111.515.070 3.760.927.815 cấp dịch vụ (10 = 01 - 03) 4. Giá vốn hàng bán 11 3.517.634.742 3.651.959.193 3.122.404.153 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 20 624.733. 821 609.556.028 638.523.662 cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 2.487.980 1.953.667 2.217.026 7. Chi phí tài chính 22 89.885.202 87.882. 875 84.703.092 8. Chi phí bán hàng 24 20.695.180 44.995.905 52.143.197 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 194.692.290 170.779.513 182.347.232 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 30 321.949.129 307.851.402 321.547.167 doanh [30 = 20 + (21 - 22) - (24+ 25)] 11. Thu nhập khác 31 11.245.240 5.884.919 16.886.081 12. Chi phí khác 32 500.000 513.169 1.327.861 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 10.754.240 5.371.750 15.558.220 14. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế (50 = 30 50 332.694.369 313.223.151 337.105.387 +40) 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 52 83.173.592 77.805.788 84.276.347 16. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50-52) 60 249.520.777 234.917.363 252.829.040 Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 34
  38. Khóa luận tốt nghiệp Bảng cân đối kế toán MẪU SỐ B01-DN Đơn vị: Đồng Mã Thuyết TÀI SẢN Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 số minh 1 2 3 4 5 6 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 3.335.189.235 3.647.791.796 3.791.439.814 ( 100 = 110+120+130+140+150 ) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 V.01 631.465.143 509.310.282 725.858.944 1. Tiền 111 631.465.143 509.310.282 725.858.944 2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền 112 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn 120 V.02 2.550.029.040 2.912.490.291 2.834.677.086 hạn 1. Đầu tƣ ngắn hạn 121 2.550.029.040 2.912.490.291 2.834.677.086 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 37.508.482 49.142.937 42.765.912 1. Phải thu khách hàng 131 24.091.689 19.112.455 15.766.748 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 13.416.794 30.030.482 26.999.164 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 134 xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 116.186.570 176.848.286 188.137.872 1. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 151 44.490.843 131.448.247 128.214.227 Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 35
  39. Khóa luận tốt nghiệp 2. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà 154 nƣớc 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 71.695.727 45.400.039 59.923.600 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 4.821.917.107 4.029.287.731 4.933.602.938 ( 200 = 210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 4. Phải thu dài hạn khác 218 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 II. Tài sản cố định 220 4.700.220.741 3.915.620.900 4.812.741.583 1. Tài sản cố định hữu hình 221 2.400.192.712 3.052.403.668 4.034.684.931 - Nguyên giá 222 3.002.408.901 3.815.504.585 4.577.962.997 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (602.216.189) (763.100.917) (443.278.066) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 2.300.028.029 863.217.232 778.056.652 III. Bất động sản đầu tƣ 240 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 70.488.250 90.424.028 84.063.021 1. Đầu tƣ vào công ty con 251 Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 36
  40. Khóa luận tốt nghiệp 2. Đầu tƣ vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tƣ dài hạn khác 258 V.13 70.488.250 90.424.028 84.063.021 4. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính 259 dài hạn (*) V. Tài sản dài hạn khác 260 51.208.116 23.242.803 36.798.334 1. Chi phí trả trƣớc dài hạn 261 V.14 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 51.208.116 23.242.803 36.798.334 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 8.157.106.342 7.677.079.527 8.725.042.752 (270 =100 +200 ) NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ ( 300 = 310 +330 ) 300 2.528.702.966 1.919.269.882 2.977.744.645 I. Nợ ngắn hạn 310 1.794.563.395 1.506.429.029 2.121.300.000 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 541.958.145 151.084.832 714.040.620 2. Phải trả ngƣời bán 312 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 314 V.16 1.220.303.109 1.320.259.892 1.349.179.173 5. Phải trả ngƣời lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 V.17 32.302.141 35.084.306 58.080.207 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 318 xây dựng 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 319 V.18 Khác 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 734.139.571 412.840.853 856.444.645 1. Phải trả dài hạn ngƣời bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 37
  41. Khóa luận tốt nghiệp 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 734.139.571 412.840.853 856.444.645 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 5.628.403.376 5.757.809.646 5.747.298.107 ( 400 =410 + 430 ) I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 5.628.403.376 5.757.809.646 5.747.298.107 4.824.480.411 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 5.008.782.599 5.412.892.283 2. Thặng dƣ vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tƣ phát triển 417 370.100.000 110.000.000 669.988.656 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 420 249.520.777 234.917.363 252.829.040 11. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thƣởng phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 8.157.106.342 7.677.079.527 8.725.042.752 (440 = 300 +400) Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 38
  42. Khóa luận tốt nghiệp Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 TÀI SẢN Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng ( đồng) trọng ( đồng) trọng (đồng) trọng (đồng) trọng (đồng) (%) (%) (%) (%) (%) A.Tài sản ngắn hạn 40,9% 3.647.791.796 47,5% 3.791.439.814 43,5% 312.602.561 6,6% 143.648.018 - 4% 3.335.189.235 I. Tiền và các khoản 631.465.143 7,7% 509.310.282 6,6% 725.858.944 8,3% - 122.154.861 - 1,1% 216.548.662 1,7% tƣơng đƣơng tiền II. Các khoản đầu tƣ 2.550.029.040 31,3% 2.912.490.291 37,9% 2.834.677.086 32,5% 362.461.251 6,6% - 77.813.205 - 5,5% tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải 37.508.482 0,46% 49.142.937 0,64% 42.765.912 0,49% 11.634.455 0,18% - 6.377.025 - 0,16% thuV. Tài sản ngắn hạn 116.186.570 1,42% 176.848.286 2,3% 188.137.872 2,2% 60.661.716 0,88% 11.289.586 0,1% khácB. Tài sản dài hạn 4.821.917.107 59,1% 4.029.287.731 52,5% 4.933.602.938 56,5% - 792.629.376 - 6,6% 904.315.207 4% II. Tài sản cố định 4.700.220.741 57,6% 3.915.620.900 51% 4.812.741.583 55,1% - 784.599.841 -6,6% 897.120.683 4% IV. Các khoản đầu tƣ 70.488.250 0,86% 90.424.028 1,2% 84.063.021 0,96% 19.935.778 0,34% - 6.361.007 - 0,24% tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn 51.208.116 0,63% 23.242.803 0,3% 36.798.334 0,42% - 27.965.313 - 0,32% 13.555.531 0,12% khác Tổng cộng tài sản 8.157.106.342 100% 7.677.079.527 100% 8.725.042.752 100% - 480.026.815 1.047.963.225 (Nguồn: Bảng CĐKT Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy) Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 39
  43. Khóa luận tốt nghiệp Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 NGUỒN VỐN Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ( đồng) trọng ( đồng) trọng (đồng) trọng (đồng) (đồng) (%) (%) (%) (%) (%) A. Nợ phải trả 2.528.702.966 31% 1.919.269.882 25% 2.977.744.645 34,1%- 609.433.084 - 6% 1.058.474.763 9% I. Nợ ngắn hạn 1.794.563.395 22% 1.506.429.029 19.6% 2.121.300.000 24,3% - 288.134.366 - 2,4% 614.870.971 5,2% II. Nợ dài hạn 734.139.571 9% 412.840.853 5.4% 856.444.645 9,8% - 321.298.718 - 443.603.792 3,7% 3,8% B. Vốn chủ sở hữu 5.628.403.376 69% 5.757.809.646 75% 5.747.298.107 66% 129.406.270 6% - 9% - 10.511.5369 I.Vốn chủ sở hữu 5.628.403.376 69% 5.757.809.646 75% 5.747.298.107 66% 129.406.270 6% - 10.511.5369 - 9% Tổng cộng NV 8.157.106.342 100% 7.677.079.527 100% 8.725.042.752 100%- 480.026.815 1.047.963.225 (Nguồn: Bảng CĐKT Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy) Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 40
  44. Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Về cơ cấu tài sản: + Năm 2009 Tổng tài sản đạt 8.157.106.342 đồng. Trong đó: Tài sản ngắn hạn là 3.335.189.235 đồng chiếm tỷ trọng 40,9% Tài sản dài hạn là 4.821.917.107 đồng chiếm tỷ trọng 59,1% + Năm 2010 Tổng tài sản đạt 7.677.079.527 đồng. Trong đó: Tài sản ngắn hạn là 3.647.791.796 đồng chiếm tỷ trọng 47,5% Tài sản dài hạn là 4.029.287.731 đồng chiếm tỷ trọng 52,5% + Năm 2011 Tổng tài sản là 8.725.042.752 đồng. Trong đó: Tài sản ngắn hạn là 3.791.439.814 đồng chiếm tỷ trọng 43,5% Tài sản dài hạn là 4.933.602.938 đồng chiếm tỷ trọng 56,5%. + Giai đoạn 2009 – 2010: Năm 2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Xí nghiệp đã tăng 312.602.561đồng tƣơng ứng tăng 6,6% so với năm 2009. Chủ yếu là tỷ trọng các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng 362.461.251 đồng tƣơng ứng tăng 6.6%, các khoản phải thu tăng11.634.455 đồng tƣơng ứng tăng 0,18% và các loại tài sản ngắn hạn khác tăng 60.661.716 đồng tƣơng ứng tăng 0,88%, tỷ trọng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền giảm 122.154.861đồng tƣơng ứng giảm 1,1% đồng nhƣng mức giảm thấp. Năm 2010 tỷ trọng tài sản dài hạn của Xí nghiệp đã giảm 792.629.376 đồng tƣơng ứng giảm 6,6% so với năm 2009. Chủ yếu là do tỷ trọng tài sản cố định giảm 784.599.841đồng tƣơng ứng giảm 6,6% . + Giai đoạn 2010 – 2011: Năm 2011 tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Xí nghiệp đã tăng lên 4% so với năm 2010. Chủ yếu là tỷ trọng các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn giảm 77.813.205 đồng, các khoản phải thu giảm 6.377.025 đồng. Tỷ trọng các loại tài sản ngắn hạn khác tăng 11.289.586 đồng, tỷ trọng tiền và các khoản tƣơng đƣơng Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 41
  45. Khóa luận tốt nghiệp tiền tăng 216.548.662 đồng nhƣng mức tăng thấp. Năm 2011 tỷ trọng tài sản dài hạn tăng 4% so với năm 2010. Chủ yếu là tỷ trọng tài sản cố định tăng 897.120.683 đồng tƣơng ứng tăng 4%. Về cơ cấu nguồn vốn: + Năm 2009 Tổng nguồn vốn đạt 8.157.106.342 đồng. Trong đó: Nợ phải trả là 2.528.702.966 đồng chiếm tỷ trọng 31% Vốn chủ sở hữu là 5.628.403.376 đồng chiếm tỷ trọng 69% + Năm 2010 Tổng nguồn vốn đạt 7.677.079.527đồng. Trong đó: Nợ phải trả là 1.919.269.882 đồng chiếm tỷ trọng 25% Vốn chủ sở hữu là 5.757.809.646 đồng chiếm tỷ trọng 75% + Năm 2011 Tổng nguồn vốn đạt 8.725.042.752 đồng. Trong đó: Nợ phải trả là 2.977.744.645 đồng chiếm tỷ trọng 34% Vốn chủ sở hữu là 5.747.298.107 đồng chiếm tỷ trọng 66% Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 42
  46. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 2.2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng quát Bảng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng quát Đơn vị tính: Đồng 2010 so với 2009 2011so với 2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ Tỷ Chênh lệch trọng Chênh lệch trọng (%) (%) Tổng doanh thu 4.157.998.564 4.131.515.070 3.772.347.815 -26.483.494 - 0,64 - 359.167.255 - 8,70 Tổng chi phí 3.908.477.787 3.896.597.707 3.519.518.775 - 11.880.080 - 0,30 -377.078.932 -9,68 Doanh thu thuần 4.142.368.564 4.111.515.070 3.760.927.815 - 30.853.494 - 0,74 - 350.587.255 - 8,53 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 332.694.369 313.223.151 337.105.387 - 19.471.218 - 5,85 23.882.236 7,62 Tổng lợi nhuận sau thuế 249.520.777 234.917.363 252.829.040 - 14.603.414 - 5,85 17.911.677 7,62 Lãi phải trả 89.885.202 87.882. 875 84.703.092 - 2.002.327 - 2,23 - 3.179.783 - 3,62 Tổng tài sản 8.157.106.342 7.677.079.527 8.725.042.752 - 480.026.815 - 5,88 1.047.963.225 13,65 Vốn chủ sở hữu 5.628.403.376 5.757.809.646 5.747.298.107 129.406.270 2,30 - 10.511.539 - 0,18 Tổng nguồn vốn 8.157.106.342 7.677.079.527 8.725.042.752 - 480.026.815 - 5,88 1.047.963.225 13,65 Tỷ suất lợi nhuận LN sau thuế = 0.06 0.057 0.067 - 0.003 - 5 0.01 17,54 theo doanh thu thuần DT thuần Tỷ suất doanh thu Tổng DT = 0.51 0.54 0.43 0.03 5,88 - 0.08 14,81 theo vốn kinh doanh Tổng NV Tỷ suất lợi nhuận LN sau thuế = 0.03 0.03 0.029 0 0 0.001 3,33 theo vốn kinh doanh Tổng NV Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 43
  47. Khóa luận tốt nghiệp Qua bảng tính ta thấy doanh thu giảm dần qua các năm. Doanh thu năm 2010 giảm 0,64% so với năm 2009, cụ thể mức giảm là 26.483.494 đồng. Doanh thu năm 2011 giảm 359.167.255 đồng tƣơng ứng giảm 8,7% so với năm 2010. Doanh thu qua các năm giảm đi chủ yếu là do giảm doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Do thị trƣờng cạnh tranh ngay gắt, nhiều đối thủ mạnh nhƣ: Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đồ Sơn, công ty TNHH chế biến và XNK thủy sản Việt Trƣờng, công ty cổ phần nuôi trồng thủy sản Thuận Thiên Họ có nhiều ƣu đãi về chính sách bán hàng trong khi đó xí nghiệp NTTS Kiến Thụy vẫn chƣa khai thác triệt để vấn đề này. Tổng chi phí năm 2010 giảm 0,3% so với năm 2009 tƣơng ứng mức giảm 11.880.080 đồng. Chi phí năm 2011 giảm 9,68% so với năm 2010 với mức giảm 377.078.932 đồng. Lơị nhuận sau thuế năm 2010 giảm 5,85% so với năm 2009 tƣơng ứng với mức giảm là 14.603.414 đồng. Do mức giảm của chi phí năm 2010-2011 cao hơn mức giảm của doanh thu năm 2010 - 2011 cho nên dù doanh thu và chi phí cùng giảm nhƣng lợi nhuận sau thuế năm 2011 vẫn tăng thêm 17.911.677 đồng tƣơng ứng tăng thêm 7,62 % so với năm 2010. * Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần Cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra đƣợc 0,06 đồng lợi nhuận (2009), tạo ra đƣợc 0,057 đồng (2010) , tạo ra đƣợc 0,067 đồng năm 2011. Năm 2010 có tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần giảm 0,003 đồng so với năm 2009 giảm đi 5% so với năm 2009. Năm 2011 có tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần tăng 0,01 đồng tƣơng ứng 17,54% so với năm 2010. * Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh Năm 2009, cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra đƣợc 0,51 đồng doanh thu, năm 2010 tạo ra đƣợc 0,54 đồng doanh thu, năm 2011 tạo ra 0,43 đồng doanh thu. Năm 2010 so với 2009 tỷ suất doanh thu tăng 0,03 đồng tƣơng ứng 5,88%. Năm 2011 có tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh giảm 0,08 đồng tƣơng ứng giảm 14,81% so với năm 2010. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 44
  48. Khóa luận tốt nghiệp * Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh Cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra đƣợc 0,03 đồng lợi nhuận (2009), tạo ra đƣợc 0,03 đồng (2010) , tạo ra đƣợc 0,029 đồng năm 2011. Năm 2010 có tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh so với năm 2009 không đổi. Năm 2011 có tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh giảm 0,001 đồng tƣơng ứng 3,33% so với năm 2010. NHẬN XÉT: Qua việc phân tích ta thấy doanh thu và chi phí của Xí nghiệp đều giảm còn tổng nguồn vốn và lợi nhuận giảm rồi lại tăng lên. Mức chi phí giảm là do Xí nghiệp đã biết sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào nhƣ con giống, thức ăn chăn nuôi Mặc dù năm 2011 là năm nhiều khó khăn đối với ngành thủy sản. Dịch bệnh, giá dầu tăng, bộ máy biên chế chƣa hoàn thiện Tuy nhiên kết quả sản xuất, nuôi trồng thủy sản của Xí nghiệp cũng đạt những kết quả tích cực. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 45
  49. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng tổng hợp phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Năm 2010 so với năm Năm 2011 so với năm Năm Năm Năm 2009 2010 Chỉ tiêu Công thức 2009 2010 2011 Tỷ trọng Tỷ trọng Chênh lệch Chênh lệch (%) (%) Hiệu suất sử Doanh thu thuần dụng vốn cố Hiệu suất sử dụng VCĐ = 0,89 0,95 0,86 0,06 6,74 - 0.09 - 9,47 VCĐ bình quân định Sức sinh lời Lợi nhuận Sức sinh lời VCĐ = 0.054 0.053 0.056 - 0.001 - 1,85 0.003 5,66 vốn cố định VCĐ bình quân Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 46
  50. Khóa luận tốt nghiệp *Hiệu suất sử dụng vốn cố định Để tạo ra 1 đồng doanh thuần cần 0,89 đồng vốn cố định năm 2009,cần 0,95 đồng vốn cố định năm 2010, cần 0,86 đồng năm 2011. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2010 tăng 6,74% so với năm 2009 với mức tăng tuyệt đối là 0,06 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2011 giảm 9,47% so với năm 2010, mức giảm tuyệt đối là 0,09 đồng. *Sức sinh lợi của vốn cố định Bình quân cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra đƣợc 0,054 đồng lợi nhuận năm 2009, tạo ra đƣợc 0,053 đồng lợi nhuận năm 2010, tạo ra 0,056 đồng năm 2011. Sức sinh lợi vốn cố định năm 2010 giảm 1,85% so với 2009 tức là giảm 0,001 đồng. Sức sinh lợi vốn cố định năm 2011 tăng 5,66 % so với năm 2010 tƣơng ứng với mức tăng tuyệt đối là 0,003 đồng. NHẬN XÉT: Sức sinh lợi của vốn cố định qua 3 năm thấp. Xí nghiệp đang có kế hoạch tập trung vào đầu tƣ dài hạn và giảm đầu tƣ ngắn hạn nên để có hiệu quả sử dụng vốn cố định cao phải có thời gian nhất định. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp chƣa cao là do Xí nghiệp đang tập trung nghiên cứu tìm hiểu về kỹ thuật nuôi trồng con giống mới chính vấn đề này làm cho chi phí tăng cao. Xí nghiệp cần có biện pháp quản lý và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định để giảm bớt các chi phí về tài sản cố định, phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định. Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 47
  51. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Năm 2010 so với Năm 2011 so với 2009 2010 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Công thức Tỷ Tỷ 2009 2010 2011 Chênh Chênh trọng trọng lệch lệch (%) (%) Số vòng quay của Số vòng quay DT thuần = 1.36 1.18 1.01 - 0.18 - 13,24 - 0.17 - 14,41 vốn lƣu động của VLĐ VLĐ bìnhquân Khả năng sinh lời Khả năng LN = 0.08 0.067 0.068 - 0.013 - 16,25 0.001 1,49 vốn lƣu động sinh lời VLĐ VLĐ bình quân Mức đảm nhiệm Mức đảm nhiệm VLĐ bình quân = × 100 73.53 84.75 99 11.22 15,26 14.25 16,81 vốn lƣu động(%) VLĐ DT thuần Kỳ luân chuyển Kỳ luân chuyển Thời gian của kỳ kinh doanh bình quân vốn lƣu = 268.38 309.32 361.39 40.94 15,25 52.07 16,83 bình quân VLĐ Số vòng quay của VLĐ động Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 48
  52. Khóa luận tốt nghiệp *Khả năng sinh lợi của vốn lưu động (tài sản lưu động) Cứ 1 đồng vốn lƣu động bình quân trong năm tạo ra 0.08 đồng lợi nhuận sau thuế (2009), tạo ra 0.067đồng lợi nhuận (2010), tạo ra đƣợc 0.068 đồng (2011). Sức sinh lời vốn lƣu động năm 2010 giảm 16,25% so với năm 2009 tƣơng ứng với mức giảm là 0.013 đồng. Sức sinh lời vốn lƣu động năm 2011 tăng 1,49% so với năm 2010 tƣơng ứng với mức tăng 0.001 đồng. Sức sinh lời của vốn lƣu động năm 2011 có tăng so với năm 2010 song rất ít, và mức tăng này vẫn còn kém so với năm 2009. *Mức đảm nhiệm vốn lưu động Để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì cần sử dụng 73,53% đơn vị tài sản lƣu động bình quân (2009), 84,75 % đơn vị TSLĐ bình quân (2010). Cần 99 % đơn vị TSLĐ bình quân (2011). Mức đảm nhiệm tài sản lƣu động năm 2010 tăng 11.22 so với năm 2009 tƣơng ứng với mức giảm tuyệt đối là 15,26%. Năm 2011 có mức đảm nhiệm tài sản lƣu động giảm 14.25 so với năm 2010 mức giảm tuyệt đối là 16,81%. * Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động Nhƣ vậy, cần 268 ngày để vốn lƣu động quay đƣợc một vòng (2009).cần 309 ngày để vốn lƣu động quay đƣợc một vòng (2010), cần 361 ngày để vốn lƣu động quay đƣợc 1 vòng (2011). Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lƣu động lớn, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động thấp. NHẬN XÉT: Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Xí nghiệp không ổn định có xu hƣớng tăng nhƣng không đáng kể. 2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Sinh viên: Đặng Thị Anh - Lớp: QT1201N 49
  53. Khóa luận tốt nghiệp Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 2010 so với 2009 2011so với 2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng Tỷ trọng Chênh lệch Chênh lệch (%) (%) Tổng doanh thu 4.157.998.564 4.131.515.070 3.772.347.815 -26.483.494 - 0,64 - 359.167.255 - 8,70 Tổng chi phí 3.908.477.787 3.896.597.707 3.519.518.775 - 11.880.080 - 0,30 -377.078.932 -10,71 Tổng lợi nhuận sau thuế 249.520.777 234.917.363 252.829.040 - 14.603.414 - 5,85 17.911.677 7,62 Tỷ suất lợi nhuận LN sau thuế = 0.064 0.06 0.072 - 0.004 - 6,25 0.012 20 theo chi phí Tổng chi phí Tỷ suất doanh thu Doanh thu = 1.06 1.06 1.07 0 0 0.01 0,94 theo chi phí Tổng chi phí * Tỷ suất doanh thu theo chi phí Năm 2009, cứ 1 đồng chi phí đầu vào tạo ra đƣợc 1.06 đồng doanh thu, năm 2010 tạo ra đƣợc 1.06 đồng doanh thu, năm 2011 tạo ra 1.07 đồng doanh thu. Năm 2010 so với 2009 tỷ suất doanh thu không đổi. Năm 2011 có tỷ suất doanh thu theo chi phí tăng 0.01 đồng tƣơng ứng 0,94 % so với năm 2010. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của chi phí chƣa cao. * Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Cứ 1 đồng chi phí tạo ra đƣợc 0.064 đồng lợi nhuận năm 2009, tạo ra đƣợc 0.06 đồng năm 2010, tạo ra đƣợc 0.072 đồng năm 2011. Năm 2010 có tỷ suất lợi nhuận theo chi phí so với năm 2009 giảm 0.004 đồng tƣơng ứng giảm 6,25%. Năm 2011 có tỷ suất lợi nhuận theo chi phí tăng 0.012 đồng tƣơng ứng 20% so với năm 2010. Nhƣ vậy, hiệu quả hoạt động của chi phí chƣa cao. Họ và tên: Đặng Thị Anh 50 Lớp: QT1201N
  54. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản và nguồn vốn Bảng phân tích hệ số sinh lời 2010 so với 2009 2011so với 2010 Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng Tỷ trọng 2009 Chênh lệch Chênh lệch (%) (%) Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản 0,03 0,03 0,029 0 0 - 0,001 - 3,33 LN trƣớc thuế và lãi vay ROA = Giá trị tài sản bình quân Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu LN sau thuế 0,044 0,04 0,044 - 0,004 - 9,09 0,004 10 ROE = Vốn CSH bình quân Họ và tên: Đặng Thị Anh 51 Lớp: QT1201N
  55. Khóa luận tốt nghiệp *Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản Cứ 1 đồng tài sản bình quân tạo ra đƣợc 0,03 đồng lợi nhuận và lãi vay năm 2009, tạo ra đƣợc 0,03 đồng năm 2010, tạo ra 0,029 đồng lợi nhuận năm 2011. Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản năm 2010 không đổi so với năm 2009, năm 2011 có hệ số khả năng sinh lợi của tài sản giảm 0,001 đồng so với năm 2010 tƣơng ứng với mức giảm 3,33%. Hiệu quả sử dụng tài sản của năm 2009, 2010 cao hơn năm 2011. *Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đƣa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0,044 đồng lợi nhuận năm 2009, tạo ra 0,04 đồng lơị nhuận năm 2010, tạo ra 0,044 đồng năm 2011. Năm 2010 giảm 0,004 đồng lợi nhuận so với năm 2009 tƣơng ứng với mức giảm 9,09%, năm 2011 tăng 0,004 đồng so với năm 2010 tƣơng ứng tăng 10% so với năm 2010. Nhƣ vậy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2009 có hiệu quả cao hơn năm 2010 và hiệu qủa sử dụng vốn năm 2011 cao hơn so với năm 2010. Họ và tên: Đặng Thị Anh 52 Lớp: QT1201N
  56. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.6. Phân tích hiệu quả sử dụnglao động trong quá trình kinh doanh Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị tính: Đồng Năm 2010 so với 2009 Năm 2011 so với 2010 Chỉ tiêu Công thức Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng Tỷ trọng Chênh lệch Chênh lệch (%) (%) Mức doanh Mức doanh thu Tổng DT thu bình bình quân mỗi = 58.563.360 59.021.644 56.303.699 458.284 0,78 - 2.717.945 - 4,6 quân mỗi lao lao động Tổng LĐBQ động Mức lợi Mức lợi nhuận Tổng LN nhuận bình bình quân mỗi lao = 3.514.377 3.355.962 3.773.568 - 158.415 - 4,51 417.606 12,4 quân mỗi lao động Tổng LĐBQ động Họ và tên: Đặng Thị Anh 53 Lớp: QT1201N
  57. Khóa luận tốt nghiệp * Mức doanh thu bình quân mỗi lao động Nhƣ vậy mỗi lao động tạo ra đƣợc 58.563.360 đồng doanh thu năm 2009, tạo ra đƣợc 59.021.644 đồng doanh thu năm 2010, tạo ra đƣợc 56.303.699 đồng năm 2011.Năm 2010 doanh thu tăng 458.284 đồng so với 2009 tƣơng ứng với mức tăng là 0,78% tăng không đáng kể so với năm 2009, năm 2011 giảm 2.717.945 đồng so với năm 2010 tƣơng ứng tăng 4,6% so với năm 2010. Hiệu quả sử dụng lao động của năm 2010 cao hơn so với 2009 và hiệu quả sử dụng lao động của năm 2011 thấp hơn so với năm 2010. *Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động Cứ 1 lao động tạo ra đƣợc 3.514.377 đồng lợi nhuận sau thuế (2009), tạo ra 3.355.962 đồng lợi nhuận năm 2010 , tạo ra 3.773.568 đồng năm 2011.Nhƣ vậy, năm 2010 có mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động giảm đi 4,51% giảm đi 158.415 đồng một ngƣời một năm, năm 2011 tăng 417.606 đồng một ngƣời so với năm 2010 tăng lên 12,4%. Hiệu quả sử dụng lao động năm 2011 cao hơn so với năm 2009 và 2010. NHẬN XÉT: Qua số liệu thống kê và phân tích ta thấy số lƣợng lao động qua các năm giảm đi, mức doanh thu cũng giảm đi nhƣng lợi nhuận bình quân mỗi lao động hàng năm lại tăng lên. Từ đó có thể thấy Xí nghiệp đã sử dụng lao động có hiệu quả mặc dù năm 2010 sức sinh lợi của lao động có giảm nhƣng sang đến năm 2011 Xí nghiệp đã điều chỉnh lại cơ cấu lao động, đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn và tay nghề làm cho năng suất lao động của năm này tăng lên. Xí nghiệp đã sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của mình nhƣng cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động để đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. 2.2.7. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội Nộp ngân sách Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đã đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc nhƣ sau: Họ và tên: Đặng Thị Anh 54 Lớp: QT1201N
  58. Khóa luận tốt nghiệp Bảng thuế và các khoản nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc Đơn vị tính: Đồng Năm 2010 so với Năm 2011 so với 2009 2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ Tỷ Chênh trọng Chênh lệch trọng lệch (%) (%) Thuế và các khoản phải 1.220.303.109 1.320.259.892 1.349.179.173 99.956.783 8,19 28.919.281 2,19 nộp Nhà nƣớc Giá trị đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc ngày càng tăng thêm năm 2010 tăng lên 8,19% năm 2011 tăng thêm 2,19%. Điều đó có thể thấy Xí nghiệp luôn làm tròn nghĩa vụ đóng thuế đối với nhà nƣớc. Nâng cao mức sống cho người lao động. Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống cho ngƣời lao động. Trong các dịp lễ tết, những ngày lễ lớn Xí nghiệp đều có các hoạt động thi đua lập thành tích để nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. Chế độ thƣởng phạt rõ ràng để ngƣời lao động gắn bó hơn trong công việc. Phân phối lại thu nhập. Xí nghiệp tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động từ đó nâng cao mức sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên và thông qua đó đóng góp thêm vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Họ và tên: Đặng Thị Anh 55 Lớp: QT1201N
  59. Khóa luận tốt nghiệp NHẬN XÉT: Xí nghiệp đã chú trọng hơn về việc nâng cao hiệu quả xã hội cho doanh nghiệp mình thể hiện mức lƣơng trả cho cán bộ công nhân viên ngày càng tăng năm 2011 đã là 2.500.000 đồng/ngƣời/tháng. Thuế và các khoản đóng góp đầy đủ không nợ đọng và ngày càng tăng. Xí nghiệp đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả xã hội của toàn ngành thủy sản nói chung. Họ và tên: Đặng Thị Anh 56 Lớp: QT1201N
  60. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KIẾN THỤY 3.1.Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy 3.1.1. Thuận lợi - Ðiều tra đánh giá nguồn lợi thuỷ sản giúp cho việc hoạch định các chính sách bảo vệ nguồn lợi và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. - Đa dạng hóa các đối tƣợng nuôi theo hƣớng ổn định, bền vững với các giống cá mới, hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh và bán thâm canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi tạo ra sự đa dạng các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản một cách phù hợp cũng đồng thời tạo ra sự cân bằng sinh thái tự nhiên cho môi trƣờng sống của các đối tƣợng thủy sản. Mặt khác, khi đầu tƣ đa dạng các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản thì tất cả đều cho thu nhập và thu hồi chi phí đầu tƣ trực tiếp qua vụ nuôi đến kỳ thu hoạch, chứ không phải chờ thu hồi giá trị khấu hao nhƣ những hình thức đầu tƣ khác mất thời gian dài và hay gặp rủi ro khó lƣờng. - Hình thành các vùng thủy sản tập trung tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng các con thủy sản giống mới. Về hoạt động thƣơng mại dịch vụ của Xí nghiệp. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10 trở đi đã có những chuyển biến rất khả quan, chất lƣợng hải sản đã dần đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng. Năm 2011 xí nghiệp đã giữ và phát huy hơn nữa những gì đã làm đƣợc của năm 2010 nhƣ: giữ và tìm kiếm đƣợc khách hàng mới, quan hệ với các đối tác mới, với các cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc khẳng định, các nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên đã dần đi vào ổn định Năm 2011 là năm của công nghệ thủy sản mới. Xí nghiệp mở rộng diện tích nuôi tôm rảo chân trắng với công nghệ nuôi cao sản lên hơn 50 ha, toàn bộ Họ và tên: Đặng Thị Anh 57 Lớp: QT1201N
  61. Khóa luận tốt nghiệp diện tích này đều có sự hỗ trợ kinh phí của thành phố, từng bƣớc đƣa nuôi tôm vụ 2 có thu nhập, diện tích, sản lƣợng cao nhƣ vụ hè thu (vụ chính). Xây dựng các khu nuôi thủy sản công nghệ cao. 3.1.2. Khó khăn - Hiệu quả sử dụng vốn cố định chƣa cao thể hiện qua: + Hiệu suất sử dụng vốn cố định thấp và tăng, giảm qua các năm. Năm 2011 đạt 86% giảm 9,47% so với năm 2010. Nhƣ vậy, để thu đƣợc 100 đồng doanh thu thuần cần sử dụng 86 đồng vốn cố định. + Khả năng sinh lợi của vốn cố định thấp và tăng, giảm qua các năm. Năm 2011 là 0.056, tăng 5.66% so với năm 2010. Nhƣ vậy một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh chỉ đem lại 0.056 đồng lợi nhuận. - Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động chƣa cao, thể hiện qua: + Vốn lƣu động quay vòng chậm, thời gian thu hồi vốn chậm. Vòng quay vốn lƣu động năm 2009 là 1.36 vòng, năm 2010 là 1.18 vòng, năm 2011 là 1.01 vòng. + Số ngày kể từ khi bỏ vốn lƣu động vào sản xuất kinh doanh đến khi thu hồi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Kỳ luân chuyển vốn lƣu động năm 2009 là 268.38 ngày, năm 2010 là 309.32 ngày, năm 2012 là 361.39 ngày. + Sức sinh lợi của vốn lƣu động thấp, năm 2010 và năm 2011 sức sinh lợi của vốn lƣu động còn bị giảm đi. Khả năng sinh lợi của vốn lƣu động năm 2009 là 0.08, năm 2010 là 0.067 năm 2011 là 0.068. + Mức đảm nhiệm vốn lƣu động rất cao, để có đƣợc 100 đồng doanh thu thì phải chi ra 99 đồng tài sản lƣu động. Mức đảm nhiệm vốn lƣu động năm 2009 là 73.53%, năm 2010 là 84.75%, năm 2011 là 99%. - Hiệu quả sử dụng chi phí chƣa cao, thể hiện qua: + Tỷ suất doanh thu theo chi phí: năm 2009 và 2010 là 1,06, năm 2011 là 1,07. Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu đƣợc 1,07 đồng doanh thu, nhƣ vậy hiệu quả sử dụng chi phí thấp. Họ và tên: Đặng Thị Anh 58 Lớp: QT1201N
  62. Khóa luận tốt nghiệp +Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: năm 2009 là 0,064, năm 2010 là 0,06, năm 2011 là 0,072. Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu đƣợc 0.07 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này rất thấp. - Hiệu quả sử dụng lao động có những dấu hiệu đáng mừng: + Mức doanh thu bình quân/mỗi lao động: năm 2009 là 58.563.360 đồng, năm 2010 là 59.021.644 đồng , năm 2011 là 56.303.699 đồng. Nhƣ vậy mức doanh thu bình quân/mỗi lao động năm 2010 tăng lên nhƣng tăng không đáng kể so với năm 2009, năm 2011 thì chỉ số này bị giảm xuống 2.717.945 đồng. Mặc dù tỷ suất này chƣa cao và có xu hƣớng giảm xuống, nhƣng xét trong tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất kinh doanh giảm sút thì việc duy trì đƣợc tỷ số trên giảm không quá nhiều (giảm 4.6%) là một cố gắng của Xí nghiệp. + Mức lợi nhuận bình quân/mỗi lao động: năm 2009 là 3.514.377, năm 2010 là 3.355.962, năm 2011 là 3.773.568. Tỷ suất này rất thấp tuy nhiên đã có xu hƣớng tăng lên. 3.1.3. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan - Năm 2010 là năm có nhiều biến động ảnh hƣởng trực triếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Thời tiết nóng lạnh bất thƣờng, nhiều loại con giống chết hàng loạt. - Sức cầu giảm do có nhiều mặt hàng thay thế, tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo, tìm các giải pháp, tiếp cận các khách hàng để đạt đƣợc sản lƣợng khai thác. - . Ngoài ra do khí hậu khắc nghiệt - Ông Bùi Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng cho rằng, chế biến thủy sản xuất khẩu tại Hải Phòng mới chỉ đạt khoảng trên 50% công suất thiết kế của các nhà máy, do thiếu nguyên liệu. Một dây chuyền chế biến xuất khẩu mực ống của Công ty Chế biến thủy sản xuất Họ và tên: Đặng Thị Anh 59 Lớp: QT1201N
  63. Khóa luận tốt nghiệp khẩu Hải Phòng đã phải dừng hoạt động từ giữa tháng 10 và không biết bao giờ mới bắt đầu trở lại, vì không có đủ nguyên liệu sản xuất. Nguyên liệu chủ yếu đƣợc Công ty thu mua tại các tỉnh miền Trung nhƣ: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nhƣng không phải lúc nào cũng ổn định. - Theo ông Nguyễn Tự Quyết, Phó giám đốc Công ty, hiện Công ty còn 20 hợp đồng, tƣơng ứng gần 500 tấn hàng, chƣa thực hiện đƣợc với khách hàng, vì vẫn đang chờ nguyên liệu. “Tháng 11 là chúng tôi phải xuất hàng, nhƣng với tình hình này, thì đến tháng 12 cũng chƣa chắc đã giao hàng đƣợc. Về lâu dài, chúng tôi đang tính đến việc phải nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất”, ông Quyết nói. - Nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu khác tại Hải Phòng cũng đang chạy máy cầm chừng vì thiếu trầm trọng nguyên liệu. Chẳng hạn, Xí nghiệp Dịch vụ và Xây dựng thủy sản Đồ Sơn (thuộc Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng) không thể vận hành đƣợc trong thời gian dài. Trong tình trạng tƣơng tự, Công ty cổ phần Kinh doanh Xuất nhập khẩu thủy sản Hải Phòng phải áp dụng giải pháp ngừng xuất khẩu, chỉ nhập mỗi tháng khoảng 100-200 tấn nguyên liệu chủ yếu từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc về chế biến, tiêu thụ trong nƣớc. - Thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thị trƣờng biến động khó lƣờng, lãi suất ngân hàng cao chỉ là phần nổi. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng khó khăn nhƣ hiện nay chính là thiếu sự phối hợp, liên kết. Mặc dù thời gian qua, nhiều hiệp hội hoạt động trên lĩnh vực này ra đời nhƣng các tổ chức này vẫn chƣa phát huy hết vai trò của mình. Nguyên nhân chủ quan - Khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn lớn khiến cho vốn của Xí nghiệp bị ứ đọng, không quay vòng nhanh đƣợc. - Tài sản dài hạn đƣợc đầu tƣ nhiều nhƣng do chƣa khai thác hết công suất nên hiệu quả sử dụng vốn cố định rất thấp. Họ và tên: Đặng Thị Anh 60 Lớp: QT1201N
  64. Khóa luận tốt nghiệp - Doanh nghiệp chƣa chú trọng đến việc phát triển thị trƣờng, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm 3.2. Phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tới 3.2.1. Về sản phẩm Uy tín của Xí nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Xí nghiệp. Chính vì vậy Xí nghiệp luôn cố gắng làm sao chất lƣợng hàng hóa của mình là tốt nhất. Đảm bảo chất lƣợng hàng hóa tạo lòng tin cho khách hàng. Để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm hàng hóa trƣớc hết Xí nghiệp luôn chú trọng tới việc lựa chọn và chăm sóc con giống. Quá trình nuôi trồng có tính chất quyết định lớn tới chất lƣợng của sản phẩm. Xí nghiệp đã áp dụng công nghệ kỹ thuật nuôi trồng cao sản với máy móc hiện đại. 3.2.2. Về giá cả Xây dựng chiến lƣợc giá cụ thể Áp dụng các mức giá khác nhau với những đối tƣợng khách hàng khác nhau, có các mức giá ƣu đãi cho những khách hàng mua thƣờng xuyên, hoặc mua các sản phẩm bổ sung hay liên quan tới sản phẩm họ đã mua của Xí nghiệp nhƣ một hình thức cảm ơn sự trung thành của họ. Tìn hiểu các mức giá mà đối thủ cạnh tranh áp dụng cho khách hàng của họ. Từ đó làm cơ sở cho các quyết định định giá của Xí nghiệp. Xí nghiệp theo đuổi chính sách định giá theo giá trị sản phẩm. 3.2.3. Về kênh phân phối Xí nghiệp phân phối sản phẩm qua hai kênh: Kênh A: (Kênh không cấp): Đây là kênh marketing trực tiếp từ Xí nghiệp đến ngƣời bán lẻ cuối cùng. Kênh B: (Kênh một cấp): Kênh này có một ngƣời trung gian nhƣ ngƣời bản lẻ. Họ và tên: Đặng Thị Anh 61 Lớp: QT1201N
  65. Khóa luận tốt nghiệp 3.2.4. Về tiếp thị, bán hàng Tham gia các hội chợ thủy sản trong nƣớc và quốc tế hàng năm để nâng cao kiến thức và học hỏi kinh nghiệm đồng thời quảng bá thƣơng hiệu của Xí nghiệp. Tổ chức tiếp thị qua mạng internet, tìm kiếm khách hàng thông qua phƣơng tiện đại chúng. Đảm bảo dịch vụ trong và sau bán hàng. Trong nền kinh tế thị trƣờng dịch vụ trong và sau bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hƣởng nhiều tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Do nhận thức đúng đắn đƣợc vấn đề này mà Xí nghiệp rất chú trọng tới công tác phục vụ khách hàng. 3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy 3.3.1. Biện pháp 1: Giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, giảm các khoản nợ ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Cơ sở biện pháp: Qua số liệu kế toán cho thấy Xí nghiệp có khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn lớn (chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn). Trong khi đó Xí nghiệp phải đi vay nợ ngắn hạn với lãi suất cao. Điều đó khiến cho vốn lƣu động bị ứ đọng, quay vòng chậm. * Nội dung biện pháp: Xí nghiệp giảm bớt các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn dùng để trả bớt các khoản nợ ngắn hạn đang phải chịu lãi suất cao hơn. Số nợ ngắn hạn đến thời điểm 31/12/2011 là: 714.040.620 đồng với lãi suất trung bình 18%/năm Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn (tiền gửi có kỳ hạn) là: 2.834.677.086 đồng với lãi suất trung bình 14%/năm. Họ và tên: Đặng Thị Anh 62 Lớp: QT1201N
  66. Khóa luận tốt nghiệp Xét về mặt chi phí tài chính, Xí nghiệp đã tiết kiệm đƣợc 4% lãi suất tƣơng ứng với 4% × 714.040.620 đồng = 28.561.625 đồng. Doanh thu không đổi. Lợi nhuận tăng. Giả sử Xí nghiệp không đi vay ngắn hạn 714.040.620 đồng với lãi suất trung bình 18%/năm mà thay vào đó dùng 714.040.620 đồng từ khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Lúc đó vốn lƣu động năm 2011 giảm 714.040.620 đồng tức còn 3.077.399.194 đồng. Xét về mặt hiệu quả: Trƣớc khi Sau khi thực Chênh lệch thực hiện hiện biện (2) – (1) Chỉ tiêu biện pháp pháp Số tương đối Số tuyệt đối (1) (2) (%) Doanh thu thuần 3.760.927.815 3.760.927.815 0 0 Lợi nhuận 252.829.040 281.390.665 28.561.625 11,3 Vòng quay vốn lƣu 1,01 1,12 0,11 10,9 động Sức sinh lợi của 0,07 0,08 0,01 14,3 vốn lƣu động Mức đảm nhiệm 99 89 - 10 - 10 vốn lƣu động (%) Kỳ luân chuyển 361,4 325,9 - 35,5 - 9,8 vốn lƣu động Sau khi thực hiện biện pháp ta thấy vòng quay vốn lƣu động tăng 0,11 vòng tƣơng ứng tăng 10,9%, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tăng 0,01 đồng tƣơng ứng tăng 14,3%, mức đảm nhiệm vốn lƣu động giảm 10%, kỳ luân chuyển vốn lƣu động giảm 35,5 ngày tƣơng ứng giảm 9,8%, lợi nhuận tăng 28.561.625 đồng tƣơng ứng tăng 11,3%. Qua đó cho thấy hiệu quả của biện pháp và Xí nghiệp nên thực hiện. Họ và tên: Đặng Thị Anh 63 Lớp: QT1201N
  67. Khóa luận tốt nghiệp 3.3.2 Biện pháp 2: Sử dụng chính sách vay vốn của cán bộ công nhân viên * Cơ sở biện pháp: Qua phân tích ở chƣơng 2, hiện tại Xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về vốn kinh doanh. Chính sự thiếu hụt này đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp bởi vì Xí nghiệp phải đi vay ngắn hạn để có đủ vốn kinh doanh và phải trả lãi ngân hàng cao do đó làm giảm lợi nhuận. Khoản vay ngắn hạn của Xí nghiệp có xu hƣớng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lƣu động của Xí nghiệp. Bên cạnh đó Xí nghiệp cần điều chỉnh giảm mạnh các khoản phải thu để sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn lƣu động. * Nội dung biện pháp: Với khoản vay ngắn hạn ngày càng nhiều làm khả năng thanh toán của Xí nghiệp bị giảm sút, khả năng tự chủ về vốn thấp. Mặt khác, vay ngắn hạn ngân hàng làm giảm bớt khả năng huy động vốn từ các nguồn khác vì các chủ nguồn vốn luôn xem xét tình hình tài chính của Xí nghiệp trƣớc khi ra các quyết định cho vay. Do vậy, Xí nghiệp nên thúc đẩy huy động vốn từ chính cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Hiện nay Xí nghiệp nên huy động nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp sao cho phù hợp với mức thu nhập bình quân hiện nay của Xí nghiệp là 2.500.000 đồng/ngƣời/tháng hay thu nhập bình quân một năm là 30.000.000 đồng/ngƣời/năm. Theo em Xí nghiệp nên huy động trung bình là 10.000.000 đồng/ngƣời/năm. Khi đó với tổng số cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp là 67 ngƣời mỗi năm Xí nghiệp sẽ huy động đƣợc khoảng 679.000.000 đồng từ chính cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Khoản này sẽ hỗ trợ đƣợc một phần cho Xí nghiệp trong việc giảm nguồn vốn vay ngắn hạn ngân hàng. Xí nghiệp cũng nên xác định hợp lý mức lãi suất huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp, mức lãi suất này nên trong khoảng lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay của ngân hàng. Nếu lãi suất tiền gửi dài hạn là 0,92%/tháng và lãi suất tiền vay dài hạn là 1,42%/tháng thì để có đƣợc lƣợng vốn huy động trong những năm tới Xí nghiệp nên để mức lãi suất ở 1,17%/tháng. Họ và tên: Đặng Thị Anh 64 Lớp: QT1201N