Khóa luận Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam - Vũ Thị Kim Tuyến

pdf 88 trang huongle 1590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam - Vũ Thị Kim Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_bien_phap_nham_cai_thien_tinh_hinh_tai_chin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam - Vũ Thị Kim Tuyến

  1. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : VŨ THỊ KIM TUYẾN Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. LÃ THỊ THANH THỦY HẢI PHÒNG - 2012 SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 1 Lớp: QT1202N
  2. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : VŨ THỊ KIM TUYẾN Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. LÃ THỊ THANH THỦY HẢI PHÒNG - 2012 SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 2 Lớp: QT1202N
  3. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Vũ Thị Kim Tuyến Mã SV: 120085 Lớp: QT1202N Ngành: Quản trị doanh nghiệp Tên đề tài: Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 3 Lớp: QT1202N
  4. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 4 Lớp: QT1202N
  5. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 02 tháng 04 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 07 tháng 07 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 5 Lớp: QT1202N
  6. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 6 Lớp: QT1202N
  7. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3 1.1.Tài chính doanh nghiệp 3 1.2. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp 3 1.3. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 4 2. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 3. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5 3.1.Phƣơng pháp so sánh 5 3.2.Phƣơng pháp phân tích theo tỷ số 6 3.3.Phƣơng pháp phân tích theo Dupont 6 4. CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 7 4.1.Bảng cân đối kế toán 7 4.2.Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 8 4.3.Bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ 8 4.4.Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 9 5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10 5.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 10 5.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán 10 5.1.2 Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 10 5.1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh 11 5.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng của doanh nghiệp 12 5.2.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán 12 5.2.2 Các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tài sản 14 5.2.3 Các chỉ số về hoạt động 16 5.2.4 Các chỉ tiêu sinh lời 20 5.2.5 Đẳng thức Du Pont 22 PHẦN II: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 25 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 25 SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 7 Lớp: QT1202N
  8. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25 1.1.1 Các thông tin cơ bản về Công ty 25 1.1.2 Lịch sử phát triển của Công ty 25 1.1.3 Một số giải thưởng tiêu biểu đã đạt được 26 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 27 1.2.1 Chức năng của Công ty 27 1.2.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam 27 1.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty 28 1.3.1 Thuận lợi 28 1.3.2 Khó khăn 29 1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 30 1.4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý 30 1.4.2 Chức năng của từng bộ phận 31 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 36 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán 36 2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn 36 2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản 39 2.2 Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn 44 2.3 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh 45 2.4 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trƣng 47 2.4.1 Nhóm khả năng thanh toán 47 2.4.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ 50 2.4.3 Nhóm chỉ tiêu hoạt động 52 2.4.4 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời 56 2.5 Phân tích phƣơng trình Dupont 59 2.6 Nhận xét chung về các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam 61 PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 64 3.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam 64 3.2 Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển trong thời gian tới 64 SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 8 Lớp: QT1202N
  9. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh 3.3 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty VOSCO 65 3.3.1 Cải thiện tình hình các phƣơng tiện vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 3.3.1.1 Cơ sở của biện pháp 66 3.3.1.2 Nội dung biện pháp 68 3.3.1.3 Dự tính kết quả 69 3.3.2 Giảm chi phí tài chính 70 3.3.2.1 Cơ sở của biện pháp 70 3.3.2.2 Nội dung biện pháp 71 3.3.2.3 Dự tính kết quả 71 3.4 Một số đề xuất đối với Nhà nƣớc 73 3.4.1 Hoàn thiện hệ thống quản lý, chính sách, pháp luật hàng hải 73 3.4.2 Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành vận tải đƣờng biển 3.4.3 Mở rộng liên doanh liên kết với vận tải đƣờng biển nƣớc ngoài 76 3.4.4 Xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển 76 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 9 Lớp: QT1202N
  10. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh LỜI MỞ ĐẦU Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với xu thế đó mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nƣớc ngày càng mở rộng và phát triển. Điều này kéo theo sự phát triển của ngành vận tải biển và đến lƣợt nó vận tải biển phát triển sẽ tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, hoà nhập với khu vực và thế giới. Song song với sự phát triển của ngành vận tải biển là sự ra đời một loạt các công ty vận tải biển, tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển. Công ty vận tải biển Việt Nam (viết tắt là VOSCO) là một trong những công ty hàng đầu của ngành Hàng hải Việt Nam song không vì thế mà không chịu sự ảnh hƣởng của sự cạnh tranh đó. Để công ty có thể đứng vững và phát triển ngày một lớn mạnh trên thị trƣờng vận tải trong nƣớc và từng bƣớc mở rộng ra khu vực thị trƣờng thế giới, việc nghiên cứu và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải của công ty là điều cần thiết. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam – Công ty hoạt động trong ngành hàng hải, em đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam”. Mục đích cần đạt đƣợc là vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trƣờng sau 4 năm học về các lĩnh vực nhƣ Kế toán, Tài chính, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và các môn học liên quan khác để phân tích, nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi cũng nhƣ khó khăn về thực trạng tài chính của Công ty. Tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty. Kết cấu của khóa luận gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận chung về tài chính doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng tài chính doanh nghiệp SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 10 Lớp: QT1202N
  11. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Phần III: Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam. Với trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu thực tế có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót trong khóa luận. Em mong muốn nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện, góp một phần nhỏ bé vào việc tăng cƣờng công tác quản lý tài chính nói chung và của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của Thạc sĩ QTKD Lã Thị Thanh Thủy, các cán bộ công nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. SV: Vũ Thị Kim Tuyến SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 11 Lớp: QT1202N
  12. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.Tài chính doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế. Song song với những quan hệ kinh tế thể hiện một cách trực tiếp là các quan hệ kinh tế thông qua tuần hoàn luân chuyển vốn, gắn với việc hình thành và sử dụng vốn tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này phụ thuộc phạm trù tài chính và trở thành công cụ quản lí sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các doanh nghiệp để phục vụ và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Nói cách khác, hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. 1.2. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đƣa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh ngiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều dựa trên những kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 12 Lớp: QT1202N
  13. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh 1.3. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, và so sánh số liệu về tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đƣa ra đƣợc quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá đƣợc doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tƣợng quan tâm đi tới dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thƣờng xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lƣợc lâu dài. 2. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ rủi ro trong tƣơng lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc thƣờng xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán và đƣa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tƣ và quyết định tài trợ phù hợp. Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm ngƣời. Nhà quản lý, các nhà đầu tƣ, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ và ngƣời lao động mỗi một nhóm ngƣời này có nhu cầu thông tin khác nhau. + Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 13 Lớp: QT1202N
  14. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải đóng cửa. + Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Mối quan tâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt quan tâm đến lƣợng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết đƣợc khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số lƣợng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị rủi ro. + Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp: Họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới đƣợc mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết đƣợc khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại, và trong thời gian sắp tới. + Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trƣởng của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những ngƣời lao động cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp đƣa ra các quyết định lựa chọn phƣơng án kinh doanh tối cao và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. 3. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3.1.Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc dùng trong phân tích báo cáo tài chính. Phƣơng pháp so sánh thƣờng đƣợc dùng để phân tích xu hƣớng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế, để tiến hành so sánh đƣợc cần phải giải quyết các vấn đề sau: +Các tiêu chuẩn để so sánh: Là các chỉ tiêu đƣợc chọn làm căn cứ so sánh (kì gốc để so sánh). Tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà chọn căn cứ hoặc kì gốc phù SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 14 Lớp: QT1202N
  15. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh hợp. +Điều kiện để so sánh: - Chỉ tiêu kinh tế đƣợc hình thành trong cùng một khoảng thời gian nhƣ nhau. - Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phƣơng pháp tính toán. - Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lƣờng. - Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau. + Các phƣơng pháp so sánh thƣờng sử dụng: - So sánh tƣơng đối: phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. - So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lƣợng, quy mô doanh nghiệp đạt đƣợc từ các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. - So sánh bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận, chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu. 3.2.Phương pháp phân tích theo tỷ số: Phƣơng pháp truyền thống đƣợc áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phƣơng pháp tỷ số. Đây là phƣơng pháp trong đó các tỷ số đƣợc sử dụng để phân tích là các tỷ số đơn, đƣợc thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ: - Nguồn thông tin kế toán và tài chính đƣợc cải tiến và đƣợc cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. - Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số. - Phƣơng pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. 3.3.Phương pháp phân tích theo Dupont: Với phƣơng pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết đƣợc các nguyên nhân SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 15 Lớp: QT1202N
  16. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh dẫn đến các hiện tƣợng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phƣơng pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp nhƣ thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hƣởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. 4. CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Để tiến hành phân tích tình hình tài chính thì cần phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu sử dụng là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những ngƣời ngoài doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính này thƣờng đƣợc sắp xếp, phản ánh theo các chuẩn mực nhất định ( theo các quy định của hệ thống kế toán - tài chính quốc gia). Thông thƣờng bao gồm: 4.1.Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: vốn và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nhƣ vậy, bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà doanh nghiệp nợ tại một thời điểm. + Về kết cấu: Bảng cân đối kế toán đƣợc chia thành hai phần: Tài sản và nguồn vốn, theo nguyên tắc cân đối: phần tài sản bằng phần nguồn vốn. Do đó họ thƣờng phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kì để quyết định đầu tƣ vào đơn vị hay không, đầu tƣ dƣới hình thức nào, đầu tƣ trong lĩnh vực nào. + Phần tài sản: Phần tài sản gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Trị giá tài sản hiện có của doanh ngiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu và coi nhƣ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Trong đó, tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp đi thuê, đƣợc quyền sử dụng lâu dài nhƣ thuê tài chính. Phần tài sản chia làm 2 loại A (TSLĐ và đầu tƣ ngắn hạn) và B (TSCĐ và đầu tƣ dài hạn) + Phần nguồn vốn: Phần nguồn vốn gồm các chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành tài sản SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 16 Lớp: QT1202N
  17. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Toàn bộ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp đƣợc chia thành 2 loại A (Nợ phải trả) và B (Nguồn vốn CSH). Trong mỗi loại gồm các mục, khoản, các chỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Ngoài ra bảng cân đối kế toán còn thêm các phần phụ, phản ánh các chỉ tiêu dài hạn không độc quyền sở hữu của doanh nghiệp ( ngoại tệ các loại, vốn khấu hao, tài sản thuê ngoài, hàng hoá nhận gia công ). 4.2.Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh đƣợc coi nhƣ thƣớc phim quay chậm, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phƣơng thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận hay không, đồng thời nó phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản ký kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần: + Phần I - Lãi lỗ : Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; số liệu của kỳ trƣớc (để so sánh); Số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kì báo cáo. + Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc về thuế, phí, lệ phí, và các khoản phải nộp khác. + Phần III - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ, thuế GTGT đƣợc hoàn lại, thuế GTGT đƣợc giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. 4.3.Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá đƣợc khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và dự đoán đƣợc luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 17 Lớp: QT1202N
  18. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: - Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, chi tiền mặt trả cho ngƣời bán hoặc ngƣời cung cấp, chi trả lƣơng nộp thuế, chi trả lãi tiền vay - Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp. - Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu 4.4.Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đƣợc lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kì báo cáo mà các báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết đƣợc. Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: hình thức sở hữu, hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, tổng số nhân viên, những ảnh hƣởng quan trọng đến tình hình tài chính trong năm báo cáo. - Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phƣơng pháp chuyển đổi các đồng tiền khác, hình thức ghi sổ kế toán, phƣơng pháp kế toán TSCĐ, phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho, phƣơng pháp kế toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng. - Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính: Yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh, tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình tăng giảm các khoản đầu tƣ vào doanh nghiệp, lý do tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả. - Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Một số chỉ tiêu đánh giá khái quất tình hình hoạt động của doanh nghiệp. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 18 Lớp: QT1202N
  19. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh 5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 5.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán Việc phân tích bảng cân đối kế toán là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nên khi tiến hành cần đạt đƣợc yêu cầu: - Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chƣa. - Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ. Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng của từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng nhƣ xu hƣớng biến động của chúng. Nếu NVCSH chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngƣợc lại với công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính sẽ rất thấp. 5.1.2 Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tài sản dài hạn Vốn CSH Về kết cấu: bảng cân đối kế toán đƣợc chia thành hai phần theo nguyên tắc cân đối : phần tài sản bằng phần nguồn vốn, tổng tài sản = tổng nguồn vốn . Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, ngƣời ta thƣờng xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm của BCĐKT. Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ). SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 19 Lớp: QT1202N
  20. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Bảng kê này giúp cho việc xác định rõ nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn. Để lập đƣợc bảng kê này, trƣớc hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mục trên BCĐKT từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi đƣợc phân biệt ở hai cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc: - Sử dụng vốn: tăng tài sản, giảm nguồn vốn - Nguồn vốn: giảm tài sản, tăng nguồn vốn Trong đó nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau. 5.1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Đây là một bản báo cáo tài chính đƣợc những nhà lập kế hoạch rất quan tâm, ví nó cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ. Nó còn đƣợc coi nhƣ một bản hƣớng dẫn để dự báo xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tƣơng lai. - Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo yêu cầu quản lý, nhƣng phải phản ánh đƣợc các nội dung cơ bản: doanh thu, chi phí, khấu hao tài sản cố định, lãi vay cho chủ nợ, nợ ngân sách nhà nƣớc, lãi của chủ sở hữu. - Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số tuế, doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 20 Lớp: QT1202N
  21. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh 5.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Trong phân tích tài chính, thƣờng dùng các nhóm chỉ tiêu đánh giá sau: - Các chỉ số về khả năng thanh toán - Các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tài sản - Các chỉ số về hoạt động - Các chỉ tiêu sinh lời 5.2.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán a. Hệ số thanh toán tổng quát Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Hệ số này dần tới 0 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu bị mất hầu nhƣ toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. b Hệ số thanh toán chung Hệ số này thể hiện mối quan hệ tƣơng đối giữa tài sản lƣu động hiện hành và tổng nợ ngắn hạn hiện hành. Tài sản lƣu động thông thƣờng bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhƣợng, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lƣu động khác. Còn nợ ngắn hạn gồm các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả ngƣời cung cấp, các khoản phải trả khác. Hệ số thanh toán chung đo lƣờng khả năng của các tài sản lƣu động có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh và từng thời kỳ kinh doanh, nhƣng nguyên tắc cơ bản phát biểu rằng con số tỷ lệ 2:1 là hợp lý. Nhìn chung, một con số tỷ lệ thanh toán chung rất thấp thông thƣờng sẽ trở thành nguyên nhân lo âu, bởi vì các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện. Trong khi đó một con số tỷ cao SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 21 Lớp: QT1202N
  22. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh quá lại nói lên rằng Công ty đang không quản lý hợp lý đƣợc các tài sản có hiện hành của mình. c. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn so với chỉ số thanh toán chung. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt (tiền mặt, chứng khoán có giá và các khoản phải thu) và tổng nợ ngắn hạn. Hàng dự trữ và các khoản phí trả trƣớc không đƣợc coi là các tài sản có khả năng thanh toán nhanh vì chúng khó chuyển đổi bằngtiền mặt và đẽ bị lỗ nếu đƣợc bán. Hệ số này đƣợc tính nhƣ sau: Nếu hệ số thanh toán nhanh 1 thì tình hình thanh toán tƣong đối khả quan, nếu < 1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán. d. Hệ số thanh toán tức thời Đây là một tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền mặt khắt khe hơn hệ số thanh toán nhanh. Hệ số này đƣợc tính bằng cách lấy tổng các khoản tiền và chứng khoán có khả năng thanh toán cao chia cho nợ ngắn hạn. Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với các bạn hàng mà hoạt động khan hiếm tiền mặt (quay vòng vốn nhanh), các doanh nghiệp này cần phải đƣợc thanh toán nhanh chóng để hoạt động đƣợc bình thƣờng. Thực tế cho thấy, hệ số này 0,5 thì tình hình thanh toán tƣơng đối khả quan còn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng. e. Hệ số thanh toán lãi vay SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 22 Lớp: QT1202N
  23. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lãi thuần trƣớc thuế. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào. Hệ số này dùng để đo lƣờng mức độ lợi nhuận có đƣợc do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết đƣợc số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không. 5.2.2 Các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tài sản Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng nhƣ khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Chúng đƣợc dùng để đo lƣờng phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nguồn gốc và sự cấu thành hai loại vốn này xác định khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở một mức độ đáng chú ý. a. Hệ số nợ (Hv) Thông thƣờng các chủ nợ thích hệ số nợ thấp vì nhƣ vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn. Trong khi chủ doanh nghiệp lại thích tỷ số này cao vì họ có thể sử dụng lƣợng vốn vay này để gia tăng lợi nhuận. Nhƣng nếu hệ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên muốn biết hệ số này cao hay thấp phải so sánh với hệ số nợ của bình quân ngành. b. Hệ số vốn chủ (Hc) – (Tỷ suất tự tài trợ) Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hay chịu sức ép từ các khoản nợ SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 23 Lớp: QT1202N
  24. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh vay. Các chủ nợ thƣờng thích hệ số vốn chủ càng cao càng tốt vì khi đó doanh nghiệp đảm bảo tốt hơn cho các khoản nợ vay đƣợc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. c. Hệ số đảm bảo nợ Hệ số đảm bảo nợ phản ánh mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, nó cho biết cứ trong một đồng vốn vay nợ có mấy đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo. Thông thƣờng hệ số này không nên nhỏ hơn 1 d. Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn phản ánh việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn vào kinh doanh thì dành ra bao nhiêu đồng để đầu tƣ vào TSCĐ Tỷ suất đầu tƣ vào TSCĐ càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh. Nó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất cũng nhƣ xu hƣớng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Để kết luận đƣợc tỷ suất này là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong thời gian cụ thể. Tỷ suất này đƣợc coi là hợp lý ở một số ngành nếu đạt trị số nhƣ sau: ngành vận tải: 0,9 – 0,95, ngành công nghiệp chế biến: 0,1 ,ngành luyện kim: 0,7 ,ngành công nghiệp thăm dò và khai thác dầu mỏ: 0,9. Đối với một số doanh nghiệp thuộc ngành thƣơng mại dịch vụ, tỷ suất này thay đổi phụ thuộc vào từng hoạt động kinh doanh cũng nhƣ điều kiện kinh doanh cụ thể (đổi mới, thay thế, nâng cấp) e. Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tƣ vào TSNH phản ánh việc bố trí tài sản của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu đồng để hình thành tài sản ngắn hạn. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 24 Lớp: QT1202N
  25. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh f. Cơ cấu tài sản Tài sản đầu tƣ vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình trạng thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hƣớng phát triển lâu dài cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . Thông thƣờng các doanh nghiệp mong muốn có một cơ cấu tài sản tối ƣu, phản ánh cứ một đồng đầu tƣ vào tài sản dài hạn thì dành ra bao nhiêu để đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn g. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Tỷ số này sẽ cung cấp dòng thông tin cho biết vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dung trang thiết bị TSCĐ và đầu tƣ dài hạn là bao nhiêu. Tỷ suất này nếu lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Khi tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì một bộ phận của TSCĐ đƣợc tài trợ bằng vốn vay, và đặc biệt là đƣợc tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn . 5.2.3 Các chỉ số về hoạt động Khi giao tiền vốn cho ngƣời khác sử dụng, các nhà đầu tƣ, chủ doanh nghiệp, ngƣời cho vay thƣờng băn khoăn trƣớc câu hỏi: tài sản của mình đƣợc sử dụng ở mức hiệu quả nào? Các chỉ tiêu về hoạt động sẽ đáp ứng câu hỏi này. Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trƣng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để đánh giá tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc dùng để đầu tƣ cho TSCĐ và TSLĐ. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lƣờng hiệu quả sử dụng tổng số nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 25 Lớp: QT1202N
  26. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh a.Vòng quay tiền Chỉ số này đƣợc tính bằng cách chia doanh thu tiêu thụ trong năm cho tổng số tiền mặt và các loại chứng khoán ngắn hạn có khả năng thanh toán cao. Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của tiền trong năm. b. Kỳ thu tiền trung bình. Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu. Khi các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều (ứ đọng trong khâu thanh toán). Nhanh chóng giải phóng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán là một bộ phận quan trọng của công tác tài chính. Vì vây, các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu và chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân ngày. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau: Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu của khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng, chi phí trả trƣớc Doanh thu bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã số 01), thu nhập từ hoạt động tài chính (Mã số 31) và thu thập bất thƣờng (Mã số 41) ở báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, phần báo cáo lỗ lãi. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và các khoản phải trả trƣớc kỳ thu tiền trung bình cho biết trung bình số phải thu trong kỳ bằng doanh thu của bao nhiêu ngày. Thông thƣờng 20 ngày là một kỳ thu tiền chấp nhận đƣợc. Nếu giá trị của chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi vốn trong thanh toán chậm. Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh gay gắt thì có thể đây là chính sách của doanh nghiệp nhằm SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 26 Lớp: QT1202N
  27. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh phục vụ cho những mục tiêu chiến lƣợc nhƣ chính sách mở rộng, thâm nhập thị trƣờng. c.Vòng quay hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích nhằm đảm bảo cho sản xuất đƣợc tiến hành một các bình thƣờng, liên tục và đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ: loại hình kinh doanh, chế độ cung cấp mức độ đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời vụ trong năm Để đảm bảo sản xuất đƣợc tiến hành liên tục, nghìn đồng thời đáp ứng đủ cho nhu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần có một mức dự trữ tồn kho hợp lý, chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng tỷ lệ doanh thu tiêu thụ trong năm và hàng tồn kho. Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa hàng hoá đã bán và vật tƣ hàng hoá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh thƣờng có vòng quay tồn kho hơn rất nhiều so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này từ 9 trở lên là một dấu hiệu tốt về tình hình tiêu thụ và dự trữ. Hệ số này thấp có thể phản ánh doanh nghiệp bị ứ đọng vật tƣ hàng hoá, hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm và ngƣợc lại. d. Vòng quay tổng vốn. Vòng quay toàn bộ vốn là chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn, trong đó nó phản ánh một đồng vốn đƣợc doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau: Tổng số vốn ở đây bao gồm toàn bộ số vốn đựoc doanh nghiệp sử dụng trong kỳ, không phân biệt nguồn hình thành. Số liệu đƣợc lấy ở phần tổng cộng tài sản.Chỉ tiêu này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 27 Lớp: QT1202N
  28. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh nghiệp. Việc cải thiện chỉ số này sẽ làm tăng lợi nhuận đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng. e. Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, nó cho biết trong kỳ doanh nghiệp có bao nhiêu lần thu đƣợc các khoản phải thu và đƣợc xác định : Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dƣ các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi công nợ. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt, vì doanh nghiệp không phải đầu tƣ nhiều các khoản phải thu . Tuy nhiên số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hƣởng đến khối lƣợng hàng tiêu dùng do phƣơng thức thanh toán quá chặt chẽ . f. Vòng quay Tài sản ngắn hạn Vòng quay Tài sản ngắn hạn phản ánh : trong kỳ Tài sản ngắn hạn quay đƣợc mấy vòng Điều này có ý nghĩa là các đầu tƣ bình quân 1 nghìn đồng vào Tài sản ngắn hạn trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu nghìn đồng doanh thu thuần . g. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định nhằm đo lƣờng việc sử dụng TS cố định đạt hiệu quả nhƣ thế nào. Điều này có ý nghĩa là cứ đầu tƣ trung bình 1 đồng vào TSCĐ thì tham gia tạo bao nhiêu đồng doanh thu h. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 28 Lớp: QT1202N
  29. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Hiệu suất sử dụng tổng TS là chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử tổng TS, trong đó nó phản ánh một đồng tổng TS đƣợc doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau: Chỉ tiêu này làm rõ khả năng tận dụng toàn bộ tài sản vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cải thiện chỉ số này sẽ làm tăng lợi nhuận đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng. 5.2.4 Các chỉ tiêu sinh lời Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhƣng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đƣợc trong thời kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu thì có thể đƣa chúng ta tới những kết luận sai lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này không tƣơng xứng với lƣợng chi phí đã bỏ ra, với khối lƣợng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng. Để khắc phục nhƣợc điểm này, các nhà phân tích thƣờng bổ xung thêm những chỉ tiêu tƣơng đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt đƣợc trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh đƣợc thực hiện thông qua tính và phân tích các chỉ tiêu sau: a. Doanh lợi tiêu thụ. Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh thịnh vƣợng hay suy thoái, ngoài việc xem xét chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ đạt đƣợc trong kỳ, các nhà phân tích còn xác định trong 100 đồng doanh thu đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu tiêu thụ. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó chịu ảnh hƣởng của sự thay đổi sản lƣợng, giá bán, chi phí SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 29 Lớp: QT1202N
  30. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh b. Doanh lợi tổng vốn. Tổng vốn hiện nay doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng chủ yếu đƣợc hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay. Vì vậy, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng phải chia làm hai phần. Trƣớc tiên, phải hoàn trả phần lãi vay và phần còn lại sẽ mang lại cho chủ doanh nghiệp một khoản thu nhập nhất định. Mối quan hệ giữa thu nhập của chủ sở hữu và ngƣời cho vay từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tổng tài sản đƣợc đƣa vào sử dụng gọi là doanh lợi. Đây là chỉ số tổng hợp nhất đƣợc dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tƣ. Chỉ số này cho biết 100 đồng vốn tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. c.Hệ số lãi gộp Hệ số này cho biết 1 đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. d. Suất sinh lời của TS (ROA) Chỉ số này cho ta biết khả năng sinh lời của tổng tài sản, 1 đồng bỏ vào tài sản thì thu về đƣợc bao nhiêu đồng LN sau thuế. Lợi nhuận sau thuế trong báo cáo kết quả kinh doanh phần lỗ lãi, còn giá trị tổng tài sản là giá trị tài sản trong bảng cân đối kế toán tại các điểm của kỳ phân tích. e. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 30 Lớp: QT1202N
  31. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Điều này có ý nghĩa là: 1 đồng vốn CSH bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mặt khác, doanh lợi vốn chủ sở hữu lớn hơn doanh lợi tổng vốn điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay rất có hiệu quả . 5.2.5 Đẳng thức Du Pont Đẳng thức Dupont thứ nhất: Phƣơng trình này cho thấy Lãi ròng / Tổng TS phục thuộc vào 2 nhân tố: Thu nhập của DN trên 1đồng doanh thu là bao nhiêu, 1 đồng TS thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu . Sau khi phân tích, ta sẽ xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc số lƣợng hàng hóa bán ra không đủ lớn để tạo lợi nhuận hoặc lợi nhuận thuần trên đồng doanh thu quá thấp. Có 2 hƣớng để tăng ROA: tăng ROS hoặc tăng vòng quay tổng tài sản + Muốn tăng ROS : cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. + Muốn tăng vòng quay tổng TS cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến bán hàng. Đẳng thức Dupont thứ hai: Sự phân tích các thành phần tạo nên ROE cho thấy rằng khi tỷ số nợ tăng lên thì ROE cũng cao hơn, tỷ lệ nợ cao sẽ khuyếch trƣơng một hệ quả lợi nhuận là: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ rất cao và ngƣợc lại, nếu DN thua lỗ thì thua lỗ sẽ rất nặng. Có 2 hƣớng để tăng ROE : tăng ROA hoặc tăng tỷ số Tổng TS /Vốn CSH +Muốn tăng ROA làm theo đẳng thức thứ 1 SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 31 Lớp: QT1202N
  32. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh +Muốn tăng tỷ số Tổng TS/ Vốn CSH cần phấn đấu giảm Vốn CSH và tăng nợ . Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của CSH càng cao. Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro tăng. Đẳng thức Dupont tổng hợp: ROE phụ thuộc vào 3 yếu tố ROS, ROA, và tỷ số Tổng TS/Vốn CSH Các nhân tố này có thể ảnh hƣởng trái chiều nhau đối với ROE. Phân tích đẳng thức Dupont là xác định ảnh hƣởng của 3 nhân tố đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm tỷ số này. Việc phân tích ảnh hƣởng này có thể tiến hành theo phƣơng pháp thay thế liên hoàn. Từ Đẳng thức 1 và 2 ta có: SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 32 Lớp: QT1202N
  33. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Phƣơng trình Dupont ROE ROA x TỔNG TS / VỐN CSH TỶ SU ẤT LNst TRÊN DT THUẦ N x TỶ SUẤT LNst TRÊN DT THUẦN LNst : DT THUẦ N DT THU ẦN : TỔNG TS DT THU ẦN - TỔNG CP TSNH + TSCĐ GIÁ VỐN TIỀN,TƢƠNG PHẢI THU ĐƢƠNG TIỀN DÀI HẠN CHI PHÍ BÁN HÀNG ĐẦU TƢ TC TSCĐ NGẮN HẠN CHI PHÍ QLDN PHẢI THU BẤT ĐỘNG NGẮN HẠN SẢN ĐẦU TƢ CHI PHÍ HĐTC HÀNG TỒN ĐẨU TƢ TC KHO DÀI HẠN CHI PHÍ KHÁC TSNH TSCĐ KHÁC KHÁC THUẾ TNDN SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 33 Lớp: QT1202N
  34. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh PHẦN II THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1 Các thông tin cơ bản về Công ty Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM  Tên giao dịch đối ngoại: VIET NAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY  Tên giao dịch viết tắt: VOSCO  Trụ sở chính: Số 215 phố Lạch Tray, phƣờng Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.  Điện thoại: (84 – 31) 3731 090  Fax: (84 – 31) 3731 007  Website: www.vosco.vn  Logo:  Giấy CNĐKKD: số 0203003815 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành Phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01/01/2011, thay đổi lần 6 ngày 22/04/2009.  Vốn điều lệ đăng ký: 1.400.000.000.000 nghìn đồng (Một ngàn bốn trăm tỷ đồng). 1.1.2 Lịch sử phát triển của Công ty Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam đƣợc thành lập ngày 1/7/1970 theo Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu Giải Phóng, Tự lực, Quyết Thắng và một xƣởng vật tƣ. Đến tháng 3 năm 1975, Bộ Giao thông Vận tải quyết định tách một bộ phận lớn SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 34 Lớp: QT1202N
  35. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh phƣơng tiện và lao động của Công ty để thành lập Công ty Vận tải ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức vận tải trên các tuyến trong nƣớc. Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO – trực thuộc Cục Đƣờng biển, nay là Cục Hàng hải Việt Nam) chỉ còn tập trung làm một nhiệm vụ là tổ chức vận tải nƣớc ngoài, phục vụ xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) đƣợc thành lập theo Quyết định số 29/TTG ngày 26/10/1993 của Thủ tƣớng Chính phủ và trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) theo Quyết định số 250/TTG ngày 29/04/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ. Sau 37 năm hoạt động theo mô hình Công ty 100% vốn nhà nƣớc, ngày 11/7/2010, thực hiện Quyết định số 2138/QĐ-BGTVT của Bộ trƣởng Bộ Giao thông Vận tải, Công ty Vận tải biển Việt Nam đã tổ chức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Đến ngày 01/01/2011, Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới với tên gọi Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Ocean Shipping Joint Stock Company (VOSCO) với số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng, trong đó 60% vốn do Nhà nƣớc sở hữu, còn lại phần vốn của các cổ đông tổ chức và thể nhân khác với tổng số hơn 3.500 cổ đông. 1.1.3 Một số giải thưởng tiêu biểu đã đạt được Huân chƣơng độc lập Hạng ba năm 1999; Huân chƣơng chiến công Hạng ba năm 1999; Huân chƣơng lao động Hạng nhất, nhì, ba; liên tục các năm 2005, 2010, 2011, 2009 đƣợc tặng cờ thi đua xuất sắc của Chính Phủ. Các năm 2001, 2002, 2004, 2006 Công ty đƣợc tặng cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giao thông vận tải. Năm 2011 đƣợc bình chọn là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hải Phòng; năm 2009 đƣợc tặng cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 35 Lớp: QT1202N
  36. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam 1.2.1 Chức năng của Công ty Phát huy vai trò thực sự làm chủ của các cổ đông, ngƣời lao động, chủ động trong sản xuất kinh doanh, đổi mới phƣơng thức quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của Công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm mức thu lợi nhuận của công ty. Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, bảo đảm mức chia cổ tức cho các cổ đông theo kết quả sản xuất kinh doanh. Cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập của ngƣời lao động. Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân để tăng năng lực tài chính, đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm để phát triển Doanh nghiệp. 1.2.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) Chủ tàu, quản lý và khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu sản phẩm. Vận tải đa phƣơng thức. Dịch vụ tài chính và bất động sản. Thuê tàu. Đại lý (Đại lý tàu và môi giới). Dịch vụ vận tải. Đại lý giao nhận đƣờng hàng không và đƣờng biển. Cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu nƣớc ngoài. Cung cấp phụ tùng, vật tƣ hàng hải. Mua bán tàu. Liên doanh, liên kết. Đại lý bán vé máy bay. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 36 Lớp: QT1202N
  37. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh 1.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty 1.3.1 Thuận lợi * Khách quan Nƣớc ta đang trong quá trình phát triển mô hình kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam tham gia tổ chức WTO, chủ động hội nhập là thành viên thứ 7 của khu vực ASEAN và cam kết thực hiện AFTA tạo điều kiện cho ngành vận tải biển ngày càng hội nhập sâu vào thị trƣờng quốc tế. Chính phủ rất quan tâm tới kinh doanh vận tải biển. * Chủ quan Trong hơn 40 năm trƣởng thành và phát triển, Vosco là công ty vận tải có uy tín nhất trong khối các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam. Điều này sẽ rất thuận lợi cho công ty trong việc phát triển, mở rộng hoạt động ra thị trƣờng khu vực và quốc tế. Công ty có đội tàu lớn nhất cả về số lƣợng và trọng tải so với các đội tàu trong nƣớc, gồm 28 chiếc với tổng trọng tải 610.835 DWT, chiếm 38,2% tổng trọng tải của Vinalines và 17,65% tổng trọng tải đội tàu cả nƣớc. Đội tàu của Vosco đƣợc đánh giá là có chất lƣợng tốt, đủ tiêu chuẩn hàng hải, đáp ứng đƣợc yêu cầu của Bộ luật quản lý an toàn quốc tế ISM Code, hầu hết đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) và đƣợc các tổ chức đăng kiểm quốc tế có uy tín nhƣ NK, DNV, ABS, GL phân cấp. Hầu hết các tàu đƣợc đóng tại các nƣớc có nền công nghiệp đóng tàu rất phát triển nhƣ Anh, Nhật, Phần Lan, Đức. Công ty có đội ngũ thuyền viên thuỷ thủ đƣợc đào tạo chính quy, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ, đƣợc đánh giá là tốt nhất trong các đội tàu trong nƣớc hiện nay, giỏi về khai thác, quản lý kỹ thuật tàu. Đội ngũ lãnh đạo quản lý có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo, chủ động trong các hoạt động kinh doanh. Đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải nên Công ty có mối quan hệ bền vững với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nƣớc và công ty nƣớc ngoài. Đây là một điều rất thuận lợi cho hoạt động của công ty trong thời gian tới. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 37 Lớp: QT1202N
  38. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh 1.3.2 Khó khăn * Khách quan Kinh tế biển Việt Nam nhìn từ vận tải biển Vận tải biển Việt Nam đã phát triển với tốc độ rất nhanh trong hơn 4 năm qua cả về số lƣợng tàu, trọng tải tàu và cả về các doanh nghiệp quản lý khai thác vận tải biển. Sự phát triển quá nóng, quá phân tán và tự phát đã và đang làm cho vận tải biển Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức Trƣớc hết đó là sự dƣ thừa trọng tải tàu đối với các tàu có trọng tải nhỏ chở hàng khô rời kể cả các tàu chở container trong khi lại thiếu các loại tàu chuyên dùng và tàu có trọng tải lớn. Các tàu chở hàng khô rời trọng tải nhỏ vận tải nội địa giá cƣớc thấp, nguồn hàng không ổn định, giá nhiên liệu cao, các chi phí duy tu bảo dƣỡng tàu cao hầu hết các chủ tàu đều bị thua lỗ nặng. Thứ hai, tình trạng khát vốn nghiêm trọng, nhiều chủ tàu đã và đang phải bán bớt tàu để có tiền trả nợ và có vốn hoạt động kinh doanh. Thách thức lớn thứ ba các chủ tàu Việt Nam đang phải đối mặt đó là tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có năng lực thực sự và có tâm huyết với ngành, với nghề kể cả nguồn nhân lực làm công tác quản lý khai thác tàu trong các doanh nghiệp và cả sỹ quan thuyền viên làm việc trên tàu. Thứ ba, các chủ tàu Việt Nam đang phải đối mặt đó là hàng loạt các Công ƣớc Quốc tế về hàng hải đã và sẽ có hiệu lực trong tƣơng lai gần. Yêu cầu ngày càng cao của các công ƣớc Quốc tế sẽ làm tăng thêm chi phí khai thác của các tàu hoạt động trên biển, đặc biệt là các thị trƣờng có hiệu quả cao. Thứ tƣ, mức độ cạnh tranh trong ngành vận tải biển ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào thƣơng mại quốc tế. Thời gian gần đây, ngoài những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành vận tải biển còn không ít các công ty trong lĩnh vực cảng biển và kho bãi cũng mở rộng hoạt động kinh doanh vận tải biển nhằm kiện toàn chuỗi dịch vụ cung cấp, khiến mức độ cạnh tranh trong ngành thêm gay gắt hơn. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 38 Lớp: QT1202N
  39. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh * Chủ quan So với các Công ty vận tải biển tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới thì nguồn vốn của Vosco là vô cùng nhỏ bé. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng phát triển, đầu tƣ và mở rộng thị trƣờng vận tải ra thị trƣờng thế giới của công ty. So với đội tàu thế giới, đội tàu của công ty hạn chế cả về số lƣợng, chủng loại, trọng tải. Thiếu tàu chuyên dụng nhƣ tàu chở hàng lỏng, khí gas, tàu chở dầu thô, tầu container trọng tải lớn. Nhiều tàu đã quá già nên chất lƣợng và khả năng đi biển giảm. Do đó hạn chế năng lực vận tải. Thị trƣờng kinh doanh hẹp, chƣa đa dạng về tuyến vận tải. Mặt hàng vận chuyển thƣờng là hàng có giá trị thấp. Công tác quản lý chƣa tốt. Chất lƣợng vận tải cần đƣợc quan tâm hơn nữa để giảm thiểu hƣ hỏng, rách vỡ đặc biệt là tình trạng thiếu hàng ở các tàu chở gạo hay xảy ra Do trƣởng thành từ thời kỳ bao cấp nên so với các hãng tàu nƣớc ngoài thì kinh nghiệm kinh doanh trên thị trƣờng vận tải biển quốc tế của Vosco còn nhiều hạn chế. Hoạt động kinh doanh bị phụ thuộc quá nhiều vào môi trƣờng kinh doanh dẫn đến sự không ổn định trong kết quả kinh doanh của công ty Ngoài ra, Vosco còn đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt về nguồn nhân lực. Không ít thuyền viên của Vosco đã bị công ty khác lôi kéo trong thời gian qua. Đây là thách thức không nhỏ đối với Vosco. Doanh nghiệp cần cân nhắc những chính sách hợp lý để duy trì đội ngũ thuyền viên có chất lƣợng cao hiện tại. 1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 1.4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 39 Lớp: QT1202N
  40. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT CHỦ TỊCH HĐQT PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT KT HÀNG KHÔ - CONT ĐỐC KT TÀU DẦU Phòng Tổ chức Tiền Ban Quản lý, An toàn Phòng Khai thác Phòng Vận tải Dầu khí Chi nhánh Hà Nội lương & Chất lượng thương vụ Phòng Tài chính Kế Phòng Kỹ thuật Chi nhánh Nha Trang Phòng Vận tải Chi nhánh Quảng Ninh Phòng Kế hoạch Đầu tư Phòng Kỹ thuật tàu Container BP CNTT BP XDCB Phòng Hành chính Phòng Vật tư Phòng Hàng hải Chi nhánh Quy Nhơn Ban đóng mới và mua Phòng TT - BV - QS bán tàu biển Chi nhánh Vũng Tàu Chi nhánh Đà Nẵng Trung tâm thuyền viên Trung tâm huấn luyện Chi nhánh TP.HCM Chi nhánh Cần Thơ Chi nhánh Quảng Ngãi Đội tàu hàng khô Đội tàu dầu Đội tàu Container Cty TNHH MTV Sửa Cty TNHH MTV Đại lý Cty TNHH MTV Cty CP chữa và Dịch vụ Tàu tàu biển & Logictics Dịch vụ hàng hải Thương mại biển (VORAS) (VOSAL) (VOMASER) và dịch vụ Vosco 1.4.2 Chức năng của từng bộ phận a. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ động có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề đƣợc Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định nhƣ: Thông qua chiến lƣợc phát triển, kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty v.v SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 40 Lớp: QT1202N
  41. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh b. Hội đồng Quản trị Hội đồng Quản trị (HĐQT) bao gồm Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT: Ông Vũ Hữu Chinh Chủ tịch HĐQT Ông Bùi Việt Hoài Phó Chủ tịch HĐQT Ông Nguyễn Duy Nhì Thành viên HĐQT Ông Lâm Phúc Tú Thành viên HĐQT Ông Lê Ngọc Minh Thành viên HĐQT Ông Trần Trọng Đức Thành viên HĐQT Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). HĐQT của VOSCO hiện tại gồm 06 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm, thành viên HĐQT có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. c. Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam bao gồm Trƣởng Ban và các thành viên Ban Kiểm soát: Ông Châu Quang Khải Trƣởng ban Ông Đặng Hồng Trƣờng Thành viên Ông Lê Anh Sơn Thành viên Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại Hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt công tác quản trị và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông. Hiện Ban Kiểm soát gồm có 03 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm; thành viên Ban Kiểm soát có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. d. Ban Điều hành Ban Điều hành của Công ty hiện nay bao gồm các thành viên sau: Ông Bùi Việt Hoài Tổng Giám đốc SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 41 Lớp: QT1202N
  42. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Ông Lâm Phúc Tú Phó Tổng Giám đốc Ông Lê Ngọc Minh Phó Tổng Giám đốc Ông Lê Việt Tiến Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, quyết định các công việc theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. e. Kế toán trƣởng Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết Kế toán trƣởng f. Các phòng chuyên môn Phòng Khai thác Thƣơng vụ: Là Phòng tham mƣu cho Tổng Giám đốc quản lý khai thác đội tàu hàng khô, đảm bảo đội tàu này hoạt động một cách có hiệu quả. Phòng Khai thác thƣơng vụ xây dựng kế hoạch vận tải và doanh thu, trực tiếp đàm phán giao dịch, ký kết và triển khai thực hiện các hợp nghìn đồng vận tải nội địa và quốc tế cho đội tàu hàng khô. Phòng Vận tải Dầu khí Là phòng tham mƣu cho Tổng Giám đốc quản lý khai thác đội tàu dầu sản phẩm, đảm bảo đội tàu này hoạt động một cách có hiệu quả. Phòng Vận tải dầu khí xây dựng kế hoạch vận tải và doanh thu, trực tiếp đàm phán giao dịch, ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng vận tải nội địa và quốc tế cho đội tàu dầu sản phẩm. Phòng Vận tải Container: Là phòng tham mƣu cho Tổng Giám đốc quản lý khai thác hiệu quả đội tàu container. Phòng Vận tải Container xây dựng kế hoạch vận tải và doanh thu, trực tiếp đàm phán giao dịch, ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng vận tải container Phòng Kỹ thuật Phòng Kỹ thuật là phòng tham mƣu cho Tổng Giám đốc về quản lý kỹ thuật, định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tƣ của đội tàu hàng khô và tàu container. Phòng có SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 42 Lớp: QT1202N
  43. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh trách nhiệm duy trì trạng thái kỹ thuật của đội tàu, đảm bảo các yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế, các Công ƣớc Quốc tế, các cơ quan phân cấp, luật quốc gia. Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát việc sửa chữa, bảo dƣỡng đăng kiểm, đảm bảo đội tàu hoạt động an toàn, đáp ứng yêu cầu khai thác của Công ty và yêu cầu kiểm tra của các bên liên quan. Phòng Kỹ thuật tàu dầu: Là phòng tham mƣu cho Tổng Giám đốc về quản lý kỹ thuật, định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tƣ của đội tàu dầu sản phẩm. Phòng phối hợp với các công ty quản lý tàu nƣớc ngoài duy trì trạng thái kỹ thuật của đội tàu, đảm bảo các yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế, các Công ƣớc Quốc tế, các cơ quan phân cấp, luật quốc gia. Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát việc sửa chữa, bảo dƣỡng đăng kiểm, đảm bảo đội tàu hoạt động an toàn, đáp ứng yêu cầu khai thác của Công ty và yêu cầu kiểm tra của các bên liên quan. Phòng Vật tƣ: Phòng Vật tƣ tham mƣu cho Tổng Giám đốc về cung ứng, quản lý và sử dụng vật tƣ, nhiên liệu của toàn công ty. Phòng có trách nhiệm tìm hiểu thị trƣờng, xây dựng kế hoạch mua sắm, cấp phát vật tƣ, phụ tùng, nhiên liệu cho đội tàu và văn phòng, đảm bảo dự trữ và sẵn sàng cung cấp đầy đủ, kịp thời các phụ tùng, vật tƣ, nhiên liệu, dầu nhờn thỏa mãn các tiêu chuẩn về kỹ thuật và đáp ứng đƣợc các yêu cầu khai thác. Phối hợp với các phòng Kỹ thuật theo dõi định mức tiêu hao nhiên liệu và quản lý, bảo dƣỡng các phụ tùng, vật tƣ trong kho. Phòng Hàng hải Là phòng tham mƣu cho Tổng Giám đốc về công tác pháp chế và an toàn hàng hải. Quản lý, theo dõi, hƣớng dẫn và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm đối với tàu biển, ô tô và thuyền viên. Là đội trƣởng đội ứng cứu sự cố, chỉ đạo giải quyết các tranh chấp, tai nạn và sự cố hàng hải, đòi bồi thƣờng theo các loại hình bảo hiểm. Thu thập, nghiên cứu, lƣu giữ, cấp phát các tài liệu về hàng hải. Ban Quản lý an toàn và chất lƣợng SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 43 Lớp: QT1202N
  44. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Ban Quản lý và an toàn chất lƣợng là ban tham mƣu cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh tàu; giám sát, đôn đốc việc thực hiện Hệ thống quản lý An toàn – Chất lƣợng của Công ty trên cơ sở Bộ luật quản lý an toàn quốc tế, Bảo vệ môi trƣờng biển, Bộ luật an ninh tàu, cảng biển và các lĩnh vực khác liên quan đến quản lý đội tàu; duy trì hệ thống quản lý an toàn và chất lƣợng đáp ứng yêu cầu khai thác của công ty và yêu cầu của thị trƣờng. Phòng Tổ chức Tiền lƣơng Là phòng tham mƣu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lƣơng trong Công ty. Phòng Tổ chức Tiền lƣơng thực hiện các công việc về tuyển dụng, bố trí, quản lý sử dụng lực lƣợng lao động, theo dõi hoạt động bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty; tổ chức và lập kế hoạch đào tạo cho cán bộ nhân viên trên bờ, theo dõi và cân đối về lao động và tiền lƣơng cho toàn công ty. Phòng Tài chính kế toán Là phòng tham mƣu cho Tổng Giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kế toán trong toàn Công ty. Phòng Tài chính Kế toán có nhiệm vụ tham mƣu cho Tổng Giám đốc công ty về việc sử dụng các nguồn vốn, huy động vốn đạt hiệu quả kinh tế cao và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tài chính, việc quản lý sử dụng tài sản, vật tƣ tiền vốn; hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh và kết quả kinh doanh theo từng chức năng kinh doanh, từng đơn vị sản xuất cụ thể. Phòng Kế hoạch Đầu tƣ Là phòng tham mƣu cho Tổng Giám đốc về công tác kế hoạch, đầu tƣ trong sản xuất kinh doanh; quan hệ kinh tế đối ngoại trong các hoạt động kinh doanh. Phòng Kế hoạch Đầu tƣ nghiên cứu và thực hiện việc mua bán, đóng mới tàu; lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tập hợp các số liệu báo cáo của các phòng, ban, chi nhánh của Công ty; làm báo cáo quản trị doanh nghiệp theo định kỳ tháng, quý, năm; phân tích, tổng hợp kịp thời, chính xác thực trạng của các đơn vị theo yêu cầu của Tổng Giám đốc và phục vụ các kỳ họp Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Phòng hành chính SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 44 Lớp: QT1202N
  45. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Là phòng tham mƣu cho Tổng giám đốc về công việc quản lý hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin. Phòng có nhiệm vụ quản trị văn phòng Công ty, lập kế hoạch mua sắm hợp lý các trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; quản lý đất đai, nhà cửa; lập kế hoạch và thực hiện xây dựng, sửa chữa văn phòng công ty và các chi nhánh. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM Vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến tình hình vốn của mình, xem xét việc sử dụng vốn và kết cấu của có ra sao. Do đó ngƣời ta phân tích vốn và tài sản. Tài sản của Công ty phản ánh tiềm lực kinh tế tài chính của Công ty. Tài sản của Công ty đƣợc đánh giá ở 2 khía cạnh, cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản đó. Để nắm bắt đầy đủ thực trạng tài chính cũng nhƣ tình hình sử dụng tài sản của Công ty cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn, đánh giá việc phân bổ tài sản, nguồn vốn của Công ty đã hợp lý chƣa, cơ cấu đó tác động nhƣ thế nào đến quá trình kinh doanh nghìn đồng thời đánh giá đƣợc khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của Công ty. 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán 2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn Mục đích : + Đánh giá tình hình cơ cấu nguồn vốn của Công ty, xem xét tỷ trọng các nguồn vốn đã hợp lý và có phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty hay không . + Xem xét đánh giá sự biến động của các nguồn vốn và nguyên nhân gây ra biến động đó . + Đề ra biện pháp thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn để Công ty có cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhất . SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 45 Lớp: QT1202N
  46. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Nguồn vốn của Công ty đƣợc hình thành từ 2 nguồn: vốn chủ sở hữu và nguồn huy động vốn từ bên ngoài (vay chiếm dụng). Tổng vốn của Công ty năm 2010 là 4,857,339,075 nghìn đồng, năm 2011 là 5,223,830,228 nghìn đồng tăng 366,491,153 nghìn đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 8% so với năm 2010, để tìm hiểu nguyên nhân tăng của nguồn vốn ta xem xét các yếu tố sau: Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ĐVT : Nghìn đồng Năm 2010 Năm 2011 So sánh Chỉ tiêu Số tiền TT Số tiền TT Tuyệt đối % A. Nợ phải trả 3,289,870,652 67.7 3,787,341,580 72.5 497,470,929 15.1 I. Nợ ngắn hạn 645,132,417 13.3 595,758,234 11.4 -49,374,183 -7.7 1.Vay và nợ ngắn hạn 235,324,760 4.8 41,656,000 0.8 -193,668,760 -82.3 2. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 29,793,665 0.6 37,030,469 0.7 7,236,803 24.3 3. Thuế &các kPN NN 3,176,350 0.1 1,885,359 0.04 -1,290,990 -40.6 4. Phải trả ngƣời LĐ 22,635,885 0.5 14,738,578 0.3 -7,897,307 -34.9 5. Chi phí phải trả - - - - - 6. Phải trả, phải nộp khác 45,701,724 0.9 115,309,490 2.2 69,607,767 152.3 7. Phải trả ngƣời bán 304,762,147 6.3 367,811,111 7.0 63,048,964 20.7 8. Quỹ khen thƣởng phúc lợi 3,737,886 0.1 17,327,227 0.3 13,589,340 364 II. Nợ dài hạn 2,644,738,234 54.4 3,191,583,346 61.1 546,845,112 20.7 1. Vay và nợ dài hạn 2,562,176,611 52.7 3,176,105,577 60.8 613,928,967 24.0 2. DPTC mất việc làm 876,822 0.02 988,977 0 112,155 12.8 3.Phải trả dài hạn ngƣời bán 81,498,984 1.7 14,302,974 0.3 -67,196,009 -82.5 4. Phải trả dài hạn khác 144,000 0 144,000 0 - - 5. Doanh thu chƣa thực hiện 41,818 0 41,818 0 - - B. VCSH 1,567,468,423 32.3 1,436,488,647 27.5 -130,979,775 -8.4 I. Vốn chủ sở hữu 1,567,468,423 32.3 1,436,488,647 27.5 -130,979,775 -8.4 1. Vốn ĐT của CSH 1,400,000,000 28.8 1,400,000,000 26.8 - 0 2. Quỹ đầu tƣ phát triển - 0 11,948,107 0.2 11,948,107 3. Quỹ dự phòng tài chính 15,968,205 0.3 15,968,205 0.3 - 0 4. LNST chƣa phân phối 153,144,899 3.2 16,793,509 0.3 -136,351,390 -89 Tổng nguồn vốn 4,857,339,075 100 5,223,830,228 100 366,491,153 8 (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán) Nợ phải trả Đầu tiên ta xét phần nợ phải trả, năm 2010 nợ phải trả của Công ty là 3,289,870,652 nghìn đồng chiếm 67.7% trong tổng vốn, năm 2011 là 3,787,341,580 SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 46 Lớp: QT1202N
  47. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh nghìn đồng chiếm 72.5 % trong tổng vốn, năm 2011 nợ phải trả tăng 497,470,929 nghìn đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 15.1% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng nợ phải trả là do: Do trong năm vừa qua khoản nợ dài hạn của Công ty tăng làm cho nợ phải trả của Công ty tăng lên. Nợ dài hạn năm 2010 là 2,644,738,234 nghìn đồng chiếm 80.4 % trong tổng vốn của Công ty, năm 2011 là 3,191,583,346 nghìn đồng chiếm 84.3 % tăng 546,845,112 nghìn đồng so với năm 2010 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 20.7 % . Trong phần nợ dài hạn của Công ty chủ yếu là 3 khoản: DPTC mất việc làm, phải trả dài hạn ngƣời bán và vay dài hạn. Nợ dài hạn của Công ty tăng lên là do khoản vay và nợ dài hạn tăng 613,928,967 nghìn đồng, DPTC mất việc làm tăng 112,155 còn khoản phải trả dài hạn ngƣời bán của Công ty giảm 67,196,009 nghìn đồng. Năm vừa qua Công ty đã đi vay thêm vốn để đầu tƣ vào các phƣơng tiện vận tải để phục vụ quá trình kinh doanh, làm vừa lòng khách hàng. Nợ dài hạn của Công ty ở 2 năm đều trên 80% cho ta thấy sự mất an toàn về tài chính cho Công ty, việc giảm nợ đồng thời nâng cao đƣợc nhu cầu về tài chính trƣớc mắt và lâu dài, và xét đến khả năng đảm bảo nợ bằng vốn chủ sở hữu thì Công ty nên ngừng đi vay thêm vốn để phục vụ quá trình kinh doanh. Ta xét phần Nợ ngắn hạn, năm 2010 nợ ngắn hạn là 645,132,417 nghìn đồng chiếm 19.6 % trong tổng vốn, năm 2011 là 3,787,341,580 nghìn đồng chiếm 15.7 % trong tổng vốn giảm 49,374,183 nghìn đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 1.5 % so với năm 2010. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do Công ty giảm vay thêm các khoản vay ngắn hạn để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh (giảm 193,668,760 nghìn đồng tƣơng đƣơng giảm 30%). Ngoài nhân tố vay ngắn hạn còn có các khoản nhƣ thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc giảm 1,290,990 nghìn đồng, phải trả ngƣời lao động giảm 7,897,307 nghìn đồng, các khoản phải trả ngắn hạn khác (nhƣ kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, y tế, DT chƣa thực hiện, ký cƣợc ký quỹ ngắn hạn) tăng 69,607,767 nghìn đồng. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 47 Lớp: QT1202N
  48. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Nợ ngắn hạn giảm cho ta thấy Công ty giảm khoản phải trả khi đến hạn, không gây áp lực lớn về tài chính cho Công ty, điều này tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty vào những năm tới, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi trở lại. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu năm 2010 của Công ty là 1,567,468,423 nghìn đồng chiếm 32,3 % tổng vốn, năm 2011 là 1,436,488,647 nghìn đồng chiếm 27,5% . Trong tổng nguồn vốn của Công ty vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp, că 2 năm đều dƣới 35%, điều này cho thấy mức độ độc lập, tự chủ và khả năng đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu của công ty là không cao, vốn CSH của công ty trong 2 năm thay đổi không đáng kể, năm 2011 so với năm 2010 giảm nhẹ 130,979,775 nghìn đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 8,4% . Nguyên nhân giảm vốn chủ sở hữu là : Vốn chủ sở hữu của Công ty chủ yếu là 2 khoản mục vốn đầu tƣ của chủ sở hữu và nguồn kinh phí và quỹ, năm 2010 vốn đầu tƣ CSH của Công ty là 1,400,000,000 nghìn đồng chiếm 28,8%, năm 2011 là 1,400,000,000 nghìn đồng chiếm 26,8% trong tổng vốn, năm 2011 không tăng so với năm 2010. Nguồn kinh phí và quỹ thay đổi, quỹ đầu tƣ phát triển tăng 11,948,107 nghìn đồng, quỹ dự phòng tài chính không thay đổi và lợi nhuận chƣa phân phối giảm 89%. Nhận xét : Năm 2011 nguồn vốn của Công ty tăng không lớn, vốn chủ sở hữu có xu hƣớng giảm, vay ngắn hạn giảm, nợ dài hạn có xu hƣớng tăng dần qua từng năm, trong đó nợ dài hạn tăng với tốc độ lớn nhất để đáp ứng cho nhu cầu về tài chính trƣớc mắt và lâu dài của Công ty. 2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 48 Lớp: QT1202N
  49. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản ĐVT : Nghìn đồng Năm 2010 Năm 2011 So sánh Chỉ tiêu Số tiền TT Số tiền TT Tuyệt đối % I.Tài sản ngắn hạn 519,534,306 11 659,647,221 13 140,112,915 27 1. Tiền 129,951,578 3 54,567,599 1 -75,383,980 (58) 2. Các KPT 208,541,133 4 375,937,462 7 167,396,329 80 3. HTK 164,647,959 3 208,378,053 4 43,730,094 27 4.TSNH khác 16,393,636 0 20,764,107 0 4,370,471 27 II.Tài sản dài hạn 4,337,804,769 89 4,564,183,007 87 226,378,238 5 1. TSCĐ 4,128,806,671 85 4,203,565,496 80 74,758,825 2 2.TSCĐ khác 125,642,528 3 257,446,708 5 131,804,180 105 3.Các khoản ĐTTCDH 83,355,570 2 103,170,803 2 19,815,233 24 Tổng TS 4,857,339,075 100 5,223,830,228 100 366,491,153 8 (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng trên ta thấy, tổng tài sản của Công ty năm 2011 tăng lên 366,491,153 nghìn đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 8% so với năm 2010. Cụ thể nhƣ sau : - TSNH tăng lên 140,112,915 nghìn đồng (tƣơng đƣơng tăng 27 %) so với năm 2010. Tỷ trọng TSNH trong tổng vốn cũng thay đổi, năm 2010 tỷ trọng TSNH chiếm 11% và sang năm 2011 đã tăng lên 13%. Nguyên nhân là do: - Ta nhận thấy trong cơ cấu TSNH, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2011, các khoản phải thu tăng lên 167,396,329 nghìn đồng (tƣơng đƣơng tăng lên 80%) so với năm 2010. Nguyên nhân các khoản phải thu tăng lên là do trong năm 2011 công tác thu hồi nợ của công ty không đƣợc tốt. Hàng tồn kho năm 2011 cũng tăng lên 43,730,094 nghìn đồng (tƣơng ứng tỷ lệ 27%), do giá cả nguyên vật liệu tăng lên . - Ngoài ra tài sản ngắn hạn khác năm 2011 cũng tăng lên 4,370,471 nghìn đồng so với năm trƣớc. Trong khi TSNH tăng lên thì TSCĐ cũng tăng lên, năm 2011 tăng lên 226,378,238 nghìn đồng so với năm 2010 (tƣơng đƣơng 5%). Qua đó có thể nhận thấy, trong tổng cơ cấu vốn của công ty thì tỷ trọng TSCĐ lớn hơn tỷ trọng TSNH. Đây là một điều hết sức bình thƣờng đối với một công ty SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 49 Lớp: QT1202N
  50. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh chuyên hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển vì hoạt động chính của công ty là dịch vụ vận tải đƣờng biển là chính. Đội tàu của công ty là nguồn thu chính của công ty. Tài sản ngắn hạn Trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực vận tải nói riêng thì Tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên thì nó có vai trò rất quan trọng. Quy mô Tài sản ngắn hạn cũng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Do đó thì nghiên cứu vể vốn kinh doanh ta không thể không nghiên cứu về Tài sản ngắn hạn. Và vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải lựa chọn, cân nhắc cho mình một cơ cấu Tài sản ngắn hạn tối ƣu sao cho vừa đảm bảo chi phí sử dụng vốn lại còn vừa đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Ta thấy trong cơ cấu vốn của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam thì Tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng 102,770,589 nghìn đồng so với năm 2010 (tƣơng đƣơng tăng18%). Cụ thể: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 375,937,462 nghìn đồng (tƣơng đƣơng tăng 56%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên là do các khoản trả trƣớc cho ngƣời bán tăng lên 216,781,245 nghìn đồng so với năm 2010 (tƣơng đƣơng 58%). Ta thấy tỷ trọng các khoản phải trả trƣớc cho ngƣời bán tăng lên một cách đột biến. Chính đỉều này làm cho các khoản phải trả ngắn hạn tăng lên. Hàng tồn kho năm 2011 tăng lên 43,418,272 nghìn đồng (tƣơng ứng với tỷ lệ 26%). Nguyên nhân do nhu cầu dự trữ nhiên liệu, hàng hoá, phụ tùng vật liệu phục vụ cho kinh doanh. Thị trƣờng nhiên liệu luôn biến động, vì vậy Công ty luôn phải quan tâm đến việc quản lý nhiên liệu, dầu nhờn và vật tƣ. Chính vì vậy mà hàng tồn kho của công ty đã tăng lên so với năm 2010. Tài sản ngắn hạn khác có tăng lên, cụ thể tăng lên 4,165,341 nghìn đồng (tƣơng đƣơng 25%) so với năm 2010. Nhìn chung, các khoản phải thu năm 2011 tăng lên so với năm 2010. Tuy nhiên, nếu khoản phải thu tăng lên thì nghìn đồng nghĩa với mức độ rủi ro trong việc thu hồi công nợ sẽ cao. Chính vì vậy, công ty cần có nhƣng biện pháp thích hợp thu hồi các SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 50 Lớp: QT1202N
  51. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh khoản này mà không làm ảnh hƣởng đến quan hệ hợp tác lâu dài, đồng thời tránh tình trạng để khách hàng chiếm dụng vốn. Nói tóm lại, năm 2011 các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng Tài sản ngắn hạn của công ty. Trong tƣơng lai, Công ty cần có những biện pháp thích hợp để đẩy nhanh việc thu hồi nợ. Tài sản dài hạn Vì đặc thù kinh doanh của công ty là dịch vụ vận tải biển nên cần thiết phải đầu tƣ vào TSCĐ. Do đó TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của công ty sự biến động của nó cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động của tổng vốn. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng TSCĐ của công ty, ta xét bảng sau Bảng 2.3 Cơ cấu TSCĐ qua hai năm 2010-2011 ĐVT : Nghìn đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 (+/-) % 1. TSCĐ 4,128,806,671 4,203,565,496 74,758,825 1.8 TSCĐ hữu hình 4,124,394,615 4,140,669,902 16,275,287 0.4 TSCĐ vô hình 4,301,000 4,240,755 (60,245) (1.4) 2. Các khoản đầu tƣ TCDH 83,355,570 103,170,803 19,815,233 23.8 3. TSCĐ khác 125,642,528 257,446,708 131,804,180 104.9 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua số liệu tính toán ở bảng trên, ta thấy TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSCĐ. Năm 2011 TSCĐ tăng lên 74,758,825 nghìn đồng (tƣơng đƣơng tăng 1.8%). Trong đó TSCĐ hữu hình năm 2011 tăng lên 16,275,287 nghìn đồng (tƣơng ứng 0.4%). Để thấy rõ đƣợc sự tăng lên của TSCĐ ta đi xem xét : Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn (ĐTTCDH): đang có xu hƣớng tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2011, các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn tăng lên 19,815,233 nghìn đồng (tƣơng đƣơng tăng 23.8%) so với năm 2010. Nguyên nhân là SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 51 Lớp: QT1202N
  52. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh do năm 2011 công ty đã thành lập một công ty con là Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Hàng hải VOSCO (VOMASER) với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng do VOSCO là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tài sản dài hạn khác: Ta thấy năm 2011 tài sản dài hạn khác tăng lên 131,804,180 nghìn đồng (tƣơng đƣơng 104.9%), điều này cho thấy Công ty không những đầu tƣ vào tài chính mà còn đầu tƣ vào tài sản dài hạn khác. Bảng 2.4 Tình hình sử dụng Tài sản cố định trong hai năm 2010-2011 ĐVT : Nghìn đồng Năm 2010 Năm 2011 So sánh Chỉ tiêu Giá trị TT Giá trị TT Tuyệt đối % 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 26,810,622 0.4 28,042,262 0.4 1,231,640 4.6 2. Máy móc thiết bị 92,248,204 1.3 92,248,204 1.4 0 0 3. Phƣơng tiện vận tải 6,725,165,751 98.2 6,541,938,293 98.1 -183,227,457 -2.7 4. Tài sản cố định khác 4,379,154 0.1 4,404,304 0.1 25,150 0.6 Tổng 6,848,603,730 100 6,666,633,063 100 -181,970,667 -2.7 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2010, nguyên giá của toàn bộ giá trị TSCĐ là 6,848,603,730 nghìn đồng, trong đó phƣơng tiện vận tải có giá trị 6,725,165,751 nghìn đồng chiếm 98% tổng TSCĐ, tỷ trọng này rất lớn so với những TSCĐ khác nhƣ : nhà cửa, vật kiến trúc chiếm 0.4%, TSCĐ khác 0.1%, Năm 2011, công ty đã bán một số phƣơng tiện vận tải: công ty đã bán một số tàu cũ có trọng tải nhỏ và những tàu khai thác không hiệu quả nhƣ tàu Đại Việt 37.432 DWT, tàu Vĩnh Long 6.479 DWT và tàu Sông Tiền 6.503 DWT. Chính điều này đã làm cho nguyên giá TSCĐ năm 2011 giảm đi 183,227,457 nghìn đồng (tƣơng ứng với tỷ lệ 2.7%). Bảng 2.5 Khả năng đảm bảo TSCĐ ĐVT : Nghìn đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tuyệt đối % 1. VCSH 1,567,468,422 1,436,488,647 (130,979,775) (0.08) SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 52 Lớp: QT1202N
  53. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh 2. TSCĐ 4,337,804,768 4,564,183,007 226,378,238 0.05 Chênh lệch (2,770,336,346) (3,127,694,359) (357,358,013) 0.13 (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng 2.5 ta thấy sự chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và TSCĐ là tƣơng đối lớn. Do đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nên TSCĐ luôn chiếm một tỷ lệ lớn hơn. Công ty luôn huy động vốn để đầu tƣ mua các phƣơng tiện vận tải và các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho tàu. 2.2 Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn Bảng 2.6 : Cân đối tài sản và nguồn vốn Năm 2010 Tài sản ngắn hạn = 519,534,305,844 Nợ ngắn hạn = 645,132,417,464 Nợ dài hạn = 2,644,738,234,422 Tài sản dài hạn = 4,337,804,768,674 Vốn chủ sở hữu = 1,567,468,422,632 Qua bảng 2.6 ta thấy, năm 2010 TS dài hạn của công ty chủ yếu đƣợc đầu tƣ bằng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn,và 1 phần nhỏ nợ ngắn hạn, nhƣ vậy Công ty đã dùng nợ ngắn hạn để đầu tƣ tài sản dài hạn. Điều này là không hợp lý. TS ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản và chủ yếu hình thành từ nợ ngắn hạn . Năm 2011 Tài sản ngắn hạn = 659,647,220,659 Nợ ngắn hạn = 595,758,234,396 Nợ dài hạn = 3,191,583,346,102 Tài sản dài hạn = 4,564,183,007,067 Vốn chủ sở hữu = 1,436,488,647,228 Năm 2011 TS dài hạn của Công ty vẫn chủ yếu đƣợc hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn, TS ngắn hạn lớn hơn so vơi năm 2010 và đƣợc hình thành từ nợ ngắn hạn cùng 1 phần nợ dài hạn. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 53 Lớp: QT1202N
  54. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Qua bảng cân đối tài sản của Công ty ta thấy vốn của Công ty chủ yếu là nợ dài hạn, chiếm tỷ trọng cao, năm 2011 Công ty lấy nợ dài hạn để đầu tƣ vào TSCĐ, đây là điều tốt vì nếu dùng nợ ngắn hạn để đầu tƣ vào TSCĐ Công ty sẽ không có khả năng trả nợ khi mà các chủ nợ đòi vì TSCĐ không có tính thanh khoản cao. 2.3 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh Để kiểm soát các hoat động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần xem xét tình hình biến độn của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp . Bảng 2.7 : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 – 2011 Đơn vị: nghìn đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2010 2011 Tuyệt đối % 1. Doanh thu BH và CCDV 2,725,578,532 2,870,230,155 144,651,623 5.3 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 5,033,268 5,223,397 190,129 3.8 3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 2,720,545,264 2,865,006,758 144,461,493 5.3 4. Giá vốn hàng bán 2,346,604,063 2,610,355,336 263,751,272 11.2 5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 373,941,201 254,651,422 (119,289,779) (31.9) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 36,236,871 8,750,483 (27,486,388) (75.9) 7. Chi phí tài chính 257,775,734 376,829,383 119,053,649 46.2 - Trong đó: Chi phí lãi vay 126,204,250 181,969,625 55,765,374 44.2 8. Chi phí bán hàng 83,381,618 84,226,971 845,353 1.0 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 56,971,482 57,105,476 133,994 0.2 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 12,049,238 (254,759,924) (266,809,163) (2,214) 11. Thu nhập khác 141,781,224 508,828,298 367,047,074 258.9 12. Chi phí khác 20,011,562 254,068,373 234,056,811 1,170 13. Lợi nhuận khác 121,769,661 254,759,925 132,298,712 108.6 14. Tổng LN kế toán trƣớc thuế 133,818,900 9,209,679 (124,609,220) (93.1) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 9,629,802 2,494,854 (7,134,949) (74.1) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 4,960,544 - (4,960,544) (100) 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 119,228,554 6,714,826 (112,513,728) (94.4) Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy : SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 54 Lớp: QT1202N
  55. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh - Doanh thu thuần của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 144,461,493 nghìn đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 5.3 %. Doanh thu chính của công ty là thu từ hoạt động của tàu. Cụ thể : - Thị trƣờng vận tải tàu hàng khô đã diễn ra không đƣợc nhƣ mong đợi. Sau một vài tháng đầu năm 2011 tăng trƣởng, Trung quốc đã tiến hành ngay các biện pháp kiềm chế tăng trƣởng nóng để ổn định và cân đối nền kinh tế. Điều này đã làm giảm đáng kể nhu cầu vận tải cho đội tàu thế giới nói chung và đội tàu của Vosco nói riêng. Nhƣng công ty tiếp tục duy trì lựa chọn các hình thức thuê tàu chuyến, thuê tàu định hạn/định hạn chuyến tuỳ theo điều kiện thực tế của từng trƣờng hợp trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế là tiêu chí quan trọng hàng đầu, đồng thời đặc biệt quan tâm loại trừ yếu tố rủi ro khi ký hợp nghìn đồng thuê tàu định hạn. Dù gặp nhiều khó khăn nhƣng đội tàu hàng khô vẫn đóng vai trò chủ đạo, doanh thu đội tàu hàng khô năm 2011 đạt 2.036.75 tỷ đồng bằng 114.26% so với năm 2010. - Nhìn tổng thể thị trƣờng tàu dầu sản phẩm trong năm 2011 ở mức kém hơn so với năm 2010. Nguyên nhân lớn nhất là giảm cầu vận chuyển rõ rệt do suy thoái toàn cầu trong khi cung tàu càng tăng. Nhƣng doanh thu đội tàu dầu sản phẩm năm 2011 đạt 532.42 tỷ đồng. Điều này thể hiện sự cố gắng hết sức của công ty. - Thị trƣờng container nội địa trong năm 2011 khá ổn định và nhìn chung đã đƣợc cải thiện đáng kể so với các đội tàu khác của công ty. Tuy nhiên, hoạt động của đội tàu container cũng thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng do việc đóng cửa biên giới Việt Trung, cùng với chính sách kiềm chế lạm phát trong nƣơc của chính phủ nên nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng cũng ảnh hƣởng xấu đến nguồn hàng tuyến nội địa.Doanh thu năm 2011 của đội tàu container là 284,51 tỷ đồng. - Vì hoạt động của công ty chủ yếu là trong lĩnh vực vận tải nên chi phí mà công ty chủ yếu bỏ ra chi phí để hoạt động vận tải đƣờng biển nhƣ: chi phí nhiên nguyên vật liệu, trang bị máy móc thiết bị và chi phí nhân công. Năm 2011 hiệu quả kinh doanh không tốt nhƣng chi phí nhân công vẫn tăng lên làm cho giá vốn tăng 263,751,272 nghìn đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 11.2% so với năm 2010. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 55 Lớp: QT1202N
  56. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 giảm 27,486,388 nghìn đồng tƣơng ứng với 75.9%. Nguyên nhân do chi phí tài chính tăng lên 119,053,649 nghìn đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 46.2% so với năm 2010. Điều này cho thấy việc đầu tƣ của công ty không đạt hiệu quả. - Ta thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhƣng không đáng kể, tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhƣng Công ty vẫn phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí này vì việc tăng lên của những khoản chi phí này ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. - Năm 2011 là năm rất khó khăn đối với ngành vận tải nói chung và Công ty Vosco nói riêng. Tuy doanh thu có tăng so với năm 2010 nhƣng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm đi đáng kể, cụ thể: năm 2010 lợi nhuận sau thuế là 119,228,554 nghìn đồng nhƣng đến năm 2011 giảm đi còn 6,714,826 nghìn đồng (tƣơng ứng giảm 94.4%) so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm lợi nhuận này là do chi phí tài chính tăng lên một cách đáng kể, Công ty nên xem xét việc tăng này để đƣa ra những biện pháp thích hợp. - Qua đó cho ta thấy, tình hình kinh doanh của công ty năm 2011 không đƣợc tốt. Chính vì vậy công ty cần có các biện pháp thích hợp để cho việc kinh doanh tốt hơn. 2.4 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng Để đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp các nhà phân tích tài chính còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính. Do đó các chỉ tiêu tài chính đƣợc coi là biểu hiện đặc trƣng nhất về tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định . 2.4.1 Nhóm khả năng thanh toán Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sản của mình, các doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ. Việc vay nợ này đƣợc thực hiện cho nhiều đối tƣợng và dƣới nhiều hình thức khác nhau. Với bất kỳ một đối tƣợng nào thì mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất khi cho vay là ngƣời cho vay sẽ xem xét xem doanh nghiệp có khả năng hoàn trả khoản vay không tức là khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mức độ nào. SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 56 Lớp: QT1202N
  57. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ đồng thời thể hiện rõ nét chất lƣợng công tác tài chính Tại một thời điểm nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, còn nếu nghiêm trọng hơn có thể đƣa doanh nghiệp đến phá sản. Vì vậy, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiêp, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp cho doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của một DN thông thƣờng đƣợc xem xét trong ngắn hạn Bảng 2.8 : Bảng tổng hợp nhóm chỉ tiêu thanh toán Đơn Giá trị Chênh lệch Chỉ tiêu vị tính Năm 2010 Năm 2011 (+/-) % Tổng TS (1) NĐ 4,857,339,075 5,223,830,228 366,491,153 0.1 Tổng nợ (2) NĐ 3,289,870,652 3,787,341,580 497,470,929 0.2 TS ngắn hạn (3) NĐ 519,534,306 659,647,221 140,112,915 0.3 Nợ ngắn hạn (4) NĐ 645,132,417 595,758,234 (49,374,183) (0.1) Hàng tồn kho (5) NĐ 164,959,782 208,378,053 43,418,272 0.3 Tiền mặt (6) NĐ 134,272,441 54,567,599 (79,704,843) (0.6) LN trƣớc thuế (7) NĐ 133,818,900 9,209,679 (124,609,220) (0.9) Lãi vay phải trả (8) NĐ 126,204,250 181,969,625 55,765,374 0.4 Hệ số thanh toán TQ (1/2) Lần 1.5 1.4 (0.1) (0.1) Hệ số thanh toán hiện thời (3/4) Lần 0.8 1.1 0.3 0.4 Hệ số thanh toán nhanh(3-5)/4 Lần 0.5 0.8 0.2 0.4 Hệ số thanh toán tức thời (6/4) Lần 0.2 0.1 (0.1) (0.6) Hệ số thanh toán lãi vay (7+8)/8 Lần 2.1 1.1 (1.0) (0.5) Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán Qua bảng 2.8 ta thấy : - Hệ số thanh toán tổng quát (H1) SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 57 Lớp: QT1202N
  58. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh Năm 2010, tỷ số thanh toán tổng quát của công ty là 1.5 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ thì có tới 1.5 đồng tài sản có thể thanh toán trả nợ. Sang năm 2011, tỷ số này là 1.4 đã giảm đi 0.1 lần so với năm 2010, nghĩa là cứ một đồng nợ của công ty sẽ có 1.4 đồng tài sản có thể thanh toán nợ. - Hệ số thanh toán hiện thời (H2) Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2010 là 0.8, có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.8 đồng tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn có thể thanh toán để trả nợ. Năm 2011, tỷ số này là 1.1 lần tăng 0.3 lần so với năm 2010. Điều này cho thấy việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã tăng lên so với năm 2010. - Hệ số thanh toán tức thời (H3) Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2010 là 0.2, có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.2 đồng tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn có thể thanh toán để trả nợ. Năm 2011, tỷ số này là 0.1 lần giảm 0.1 lần so với năm 2010. Điều này cho thấy việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã giảm so với năm 2010. - Hệ số thanh toán nhanh (H4) Hệ số thanh toán tức thờicủa công ty có xu hƣớng tăng dần. Năm 2010, hệ số này là 0.5 lần nó cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo bằng 0.5 đồng tài sản ngắn hạn, đến năm 2011 hệ số này tăng lên 0.8 lần (tăng 38.2% so với năm 2010). Điều này phản ánh việc sử dụng tài sản lƣu động có hiệu quả. - Hệ số thanh toán lãi vay (H5) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty có xu hƣớng giảm. Năm 2010 là 1.06 lần nó cho biết một đồng lãi vay trong kỳ đem lại 1.1 đồng LNTT và lãi vay, đến năm 2011 do LNTT giảm mạnh nên hệ sốn này chỉ đạt 1.1 lần (giảm 0.5%). Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả không tốt và không an toàn, lên ảnh hƣởng rất lớn đến việc tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ và chủ nợ. Tóm lại, trong thời gian qua công ty đã sử dụng một lƣợng vốn lớn từ việc chiếm dụng vốn các khoản trả trƣớc của đơn vị khác, phải trả ngƣời bán Đây cũng là một trong những cách mà các chủ doanh nghiệp hay dùng. Tuy nhiên giải pháp chiếm dụng này chi là giải pháp tạm thời, về lâu dài ảnh hƣởng rấtlớn đến uy tín của doanh SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 58 Lớp: QT1202N
  59. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh nghiệp. Công ty nên đƣa ra những biện pháp thích hợp để công ty đạt đƣợc hỉệu quả kinh doanh tốt nhất. 2.4.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng nhƣ khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Chúng đƣợc dùng để đo lƣờng phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nguồn gốc và sự cấu thành hai loại vốn này xác định khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở một mức độ đáng chú ý . Bảng 2.9 Bảng tổng hợp nhóm chỉ tiêu về cơ cấu TC và tình hình đầu tƣ Đơn Giá trị Chênh lệch Chỉ tiêu vị tính Năm 2010 Năm 2011 (+/-) % Nợ phải trả (1) NĐ 3,289,870,652 3,787,341,580 497,470,929 15.1 Vốn chủ sở hữu (2) NĐ 1,567,468,423 1,436,488,647 (130,979,775) (8.4) Tổng vốn (3) NĐ 4,857,339,075 5,223,830,228 366,491,153 7.6 TSNH (4) NĐ 519,534,306 659,647,221 140,112,915 27.0 TSCĐ (5) NĐ 4,337,804,769 4,564,183,007 226,378,238 5.2 Tổng TS (6) NĐ 4,857,339,075 5,223,830,228 366,491,153 7.6 TSCĐ và Đầu tƣ DH (7) NĐ 4,212,162,241 4,126,736,299 (85,425,942) (2.0) Hv - Hệ số nợ (1/3) Lần 0.68 0.73 0.05 7.0 Hc - Hệ số vốn chủ (2/3) Lần 0.32 0.27 (0.05) (14.8) Hệ sô đảm bảo nợ (2/1) Lần 0.48 0.38 (0.10) (20.4) Tỷ suất đầu tƣ vào TSCĐ (5/6) Lần 0.89 0.87 (0.02) (2.2) Tỷ suất đầu tƣ vào TSNH (4/6) Lần 0.11 0.13 0.02 18.1 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (2/7) Lần 0.37 0.35 (0.02) (6.5) Nguồn : Phòng tài chính - kế toán - Hệ số nợ (Hv) Hệ số nợ (Hv) cho biết trong một đồng vốn kinh doanh của Công ty đang sử dụng có mấy là vay nợ, mấy đồng là vốn chủ sở hữu. Qua bảng 2.5 ta thấy Hv của Công ty năm 2010 là 0,68 lần, năm 2011 là 0,73 tăng 0,05 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 7% so với năm 2010, Hệ số nợ của Công ty tƣơng đối cao chứng tỏ khả năng tự lập về tài chính của Công ty khá thấp. Nhƣng nó cũng cho thấy Công ty chú ý tới việc sử SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 59 Lớp: QT1202N
  60. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh dụng vốn vay nhƣ công cụ để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên trong năm vừa qua thì Hv của Công ty đang dần tăng lên là do Công ty đã vay đi vay thêm tiền để đầu tƣ vào các thiết bị, phƣơng tiện vận tải để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh . - Hệ số vốn chủ (Hc) Hệ số vốn chủ (Hc) (hay còn gọi là tỷ suất tự tài trợ) cho biết bình quân 100 nghìn đồng vốn kinh doanh của Công ty năm 2010 có 32 đồng là vốn CSH, năm 2011 có 27 đồng vốn CSH. Ở cả 2 năm Hc của Công ty khá thấp chứng tỏ Công ty không có nhiều vốn tự có, mức độ tự tài trợ của Công ty với vốn kinh doanh của mình là không tốt, với mức độ tự tài trợ thấp nhƣ vậy thì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay Công ty sẽ khó đứng vững hơn . - Hệ số đảm bảo nợ Hệ số đảm bảo nợ năm 2010 của Công ty là 0,48 lần, năm 2011 là 0,38 lần giảm 0,1 lần so vơi năm 2010. Hệ số này cho ta biết năm 2010 cứ 1 nghìn đồng vốn vay thì có 0,48 nghìn đồng vốn chủ đảm bảo, năm 2011 là 0,38 nghìn đồng đảm bảo, nguyên nhân làm hệ số đảm bảo nợ giảm là do năm vừa qua Công ty đã đi vay thêm nợ từ bên ngoài . Chỉ số này ở 2 năm đều nhỏ hơn 1 là điều không tốt . - Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ Tỷ suất đầu tƣ vào TSCĐ cho biết việc bố trí cơ cấu tài sản của Công ty, tỷ suất đầu tƣ vào TSCĐ của công ty năm 2010 là 0,89 và năm 2011 là 0,87: có nghĩa là năm 2010 cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì dành ra 89 đồng đầu tƣ cho TSCĐ đến năm 2011 giảm nhẹ còn 87 đồng. Tỷ suất đầu tƣ vào TSCĐ lớn nhƣ vậy chứng tỏ các tài sản này có vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động kinh doanh của Công ty, nó cũng cho thấy tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của Công ty tốt và có xu hƣớng phát triển lâu dài ổn định . - Tỷ suất đầu tư vào TSNH Tỷ suất đầu tƣ vào TSNH năm 2010 trong 100 đồng vốn kinh doanh thì có 11 đồng bỏ vào đầu tƣ cho TSNH, năm 2011 thì có 13 đồng, so với năm 2010 tăng lên 2 đồng, lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là hoạt động vận tải cho nên tỷ suất đầu SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 60 Lớp: QT1202N
  61. Khóa luận tốt nghiệp  Khoa Quản Trị Kinh Doanh tƣ vào TSNH là rất thấp. Việc đầu tƣ này là hợp lý với ngành nghề kinh doanh của Công ty. 2.4.3 Nhóm chỉ tiêu hoạt động Khi giao tiền vốn cho ngƣời khác sử dụng, các nhà đầu tƣ, chủ doanh nghiệp, ngƣời cho vay thƣờng băn khoăn trƣớc câu hỏi: tài sản của mình đƣợc sử dụng ở mức hiệu quả nào? Các chỉ tiêu về hoạt động sẽ đáp ứng câu hỏi này. Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trƣng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để đánh giá tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lƣờng hiệu quả sử dụng tổng số nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp. Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hoạt động So sánh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 (+/-) 1. Doanh thu thuần NĐ 2,720,545,264 2,865,006,758 144,461,493 5 2. Lợi nhuận sau thuế NĐ 119,481,071 6,714,826 (112,766,245) (94) 3. Tài sản ngắn hạn BQ NĐ 485,770,612 589,590,763 103,820,151 21 4. Giá vốn hàng bán NĐ 2,346,604,063 2,610,355,336 263,751,272 11 5. Hàng tồn kho BQ NĐ 153,287,407 186,513,006 33,225,599 22 6. Các KPT BQ NĐ 158,830,327 292,239,297 133,408,970 84 7. Vòng quay VLĐ(1/3) Vòng 5.6 4.9 (0.7) (13) 8. Số ngày 1 vòng quay VLĐ(360/7) Ngày 64 74 10 16 9. Hiệu quả sử dụng VLĐ(2/3) Lần 0.25 0.01 (0.24) (95) 10. Hàm lƣợng VLĐ(3/1) Lần 0.18 0.21 0.03 15 11 Vòng quay HTK(4/5) Vòng 16 14 (2) (13) 12. Số ngày 1 vòng quay HTK Ngày 24 26 2 8 13. Vòng quay KPT(1/6) Vòng 17 10 (7) (43) 14. Kỳ thu tiền BQ(360/13) Ngày 21 37 16 76 Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán - Số vòng quay Tài sản ngắn hạn: Số vòng quay Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2010 là 5.6 vòng đến năm 2011 giảm đi còn 4.9 vòng (giảm 0.7 vòng so với năm 2010), điều này thể hiện tốc độ SV: Vũ Thị Kim Tuyến – 120085 Page 61 Lớp: QT1202N