Khóa luận Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - Nguyễn Thanh Tuấn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - Nguyễn Thanh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mot_so_bien_phap_nham_hoan_thien_cong_tac_lap_va_p.pdf
Nội dung text: Khóa luận Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - Nguyễn Thanh Tuấn
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Lời mở đầu Đất nước ta đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế mở với cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảng cân đối kế toán là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản, các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó công tác lập và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua Bảng cân đối kế toán là vô cùng cần thiết với các doanh nghiệp đặc biệt là trong điều kiện hội nhập hiện nay. Lập Bảng cân đối kế toán và phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan khác thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, rủi ro và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc trên đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy kết hợp giữa lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của tập thể nhân viên phòng tài chính - kế toán công ty cổ phần Sông Đà 505 và đặc biệt là sự hướng dẫn Thạc sĩ Hoà Thị Thanh Hương, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 505”. Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài viết được chia thành 3 chương chính sau: Chương I: Một số vấn đề lý luận về công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán trong các doanh nghiệp. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 1
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Chương II: Thực tế công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 505. Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 505. Bài khoá luận của em được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Thạc sĩ Hoà Thị Thanh Hương. Tuy nhiên, do còn hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Nguyễn Thanh Tuấn Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 2
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết của Báo cáo tài chính (BCTC) trong công tác quản lý kinh tế. 1.1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là tài liệu kế toán tổng hợp, phản ánh tổng quát và toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Theo quy định hiện hành thì hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam gồm 04 báo cáo. - Bảng cân đối kế toán (B01-DN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN); - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN). 1.1.1.2. Sự cần thiết của BCTC trong công tác quản lý BCTC được lập nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính cho các đối tượng quan tâm: Để đưa ra quyết định đầu tư (với nhà đầu tư), đưa ra các chính sách phát triển ( với chủ doanh nghiệp), hiểu rõ khả năng thanh toán (với chủ nợ), ý thức rõ hơn tinh thần trách nhiệm trong lao động sản xuất ( với cán bộ công nhân viên), để kiểm tra, giám sát, tư vấn, hướng dẫn (với các cơ quan Nhà nước). 1.1.2. Mục đích, vai trò của Báo cáo tài chính 1.1.2.1 Mục đích của báo cáo tài chính. BCTC của doanh nghiệp được lập ra với các mục đích sau: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. - BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. 1.1.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 3
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - BCTC cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. - BCTC cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế - tài chính nhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từ đó ra quyết định đúng đắn và có hiệu quả. Giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - BCTC cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi sản xuất kinh doanh, - BCTC cung cấp thông tin cho các chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, về tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình công nợ, tình hình thu chi tài chính, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh, để có quyết định về những công việc cần phải tiến hành, phương pháp tiến hành và kết quả có thể đạt được. - BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, về thực trạng tài chính, thực trạng sản xuất, kinh doanh, triển vọng thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp để quyết định đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định liên doanh, cho vay hay thu hồi vốn. - BCTC cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có đúng với các chính sách, chế độ, đúng pháp luật không, để thu thuế và ra những quyết định cho những vấn đề xã hội. - BCTC cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - BCTC là các căn cứ quan trọng trong việc phân tích nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng để ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. - BCTC là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 4
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.3. Đối tượng áp dụng Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số trường hợp khác đặc biệt như ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty mẹ, tập đoàn, các đơn vị kế toán hạch toán phụ thuộc, việc lập và trình bày loại BCTC nào phải tuân thủ theo quy định riêng cho từng đối tượng. 1.1.4. Một số yêu cầu mang tính nguyên tắc với hệ thống BCTC 1.1.4.1. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc với hệ thống BCTC doanh nghiệp Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, BCTC phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây: - BCTC phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã quy định, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấu xác định của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo. - BCTC phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quyết định của Nhà nước, từ đó người sử dụng có thể so sánh, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. - Số liệu phản ánh trong BCTC phải rõ ràng, đủ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính phải được mục đích của họ. - BCTC phải được lập và gửi theo đúng quy định. 1.1.4.2 Nguyên tắc lập BCTC Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, khi lập và trình bày BCTC phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Hoạt động liên tục: Đòi hỏi khi lập và trình bày BCTC, giám đốc (người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doan bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 5
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và các BCTC có liên quan. Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang liên độ khác, trừ khi: - Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; - Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Bù trừ: Đòi hỏi o Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. o Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: . Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác. . Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày BCTC, ví dụ như: hoạt động kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh ngoại tệ. Đối với các khoản mục được phép bù trừ, trên BCTC chỉ trình bày số lãi hoặc lỗ thuần (sau khi bù trừ). Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong BCTC phải được trình bày tương ứng giữa các kỳ (kể cả các thông tin diễn giải bằng lời cần thiết). 1.1.5. Hệ thống Báo cáo tài chính (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính). 1.1.5.1 Hệ thống BCTC doanh nghiệp gồm: Báo cáo tài chính năm - Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN); - Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN). Báo cáo tài chính giữa niên độ Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 6
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (mẫu B01a-DN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa các niên độ (mẫu B02a-DN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa các niên độ (mẫu B03a-DN); - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu B09a-DN). Báo cáo tài chính giữa các niên độ dạng tóm lược: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (mẫu B01b-DN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa các niên độ (mẫu B02b-DN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa các niên độ (mẫu B03b-DN); - Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu B09a-DN). Báo cáo tài chính hợp nhất - Bảng cân đối kế toán hợp nhất (mẫu B01-DN/HN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất(mẫu số B02-DN/HN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (mẫu số B03-DN/HN); - Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (mẫu số B09-DN/HN). Báo cáo tài chính tổng hợp - Bảng cân đối kế toán tổng hợp(mẫu số B01-DN); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp (mẫu số B02-DN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp (mẫu số B03-DN); - Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp (mẫu số B09-DN); Mỗi BCTC phản ánh các nghiệp vụ, sự kiện ở các phạm vi và góc độ khác nhau, do vậy chúng có sự tương hỗ lẫn nhau trong việc thể hiện tình hình tài chính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có BCTC nào chỉ phục vụ cho một mục đích hoặc có thể cung cấp mọi thông tin cần thiết làm thoả mãn mọi nhu cầu sử dụng. Điều này nói lên tính hệ thống của BCTC trong việc cung cấp thông tin cho người sử dụng. Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày trong từng BCTC quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, yêu cầu quản lý điều hành các ngành, các tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí nghiệp, các công ty liên doanh Có thể căn cứ vào đặc thù của mình để nghiên cứu, cụ thể hoá và xây dựng thêm các BCTC chi tiết khác cho phù hợp, nhưng phải được Bộ Tài Chính chấp thuận bằng văn bản. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 7
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 1.1.5.2 Trách nhiệm lập BCTC - Lập BCTC là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành các thành phần kinh tế. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập thêm BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm. - Lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ là trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện. - Tổng công ty Nhà nước và doan nghiệp Nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ (*). - Công ty mẹ và tập đoàn ngoài việc lập BCTC hợp nhất giữa niên độ (*) và BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính Phủ còn phải lập BCTC hợp nhất sau khi kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 – “Hợp nhất kinh doanh”. ((*) Việc lập BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện từ năm 2008) 1.1.5.3 Kỳ lập BCTC - Kỳ lập BCTC năm: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi kỳ kết thúc kỳ toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. - Kỳ lập BCTC giữa niên độ: là mỗi quý của năm tài chính ( trừ quý IV) - Kỳ lập BCTC khác: Doanh nghiệp có thể lập BCTC theo chu kỳ kế toán khác (tháng, 6 tháng, 9 tháng, ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. Đơn vị bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập BCTC tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. 1.1.5.4 Thời hạn nộp BCTC Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc - Thời hạn nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày đối với các đơn vị kế toán và chậm nhất là 45 ngày đối với Tổng công ty Nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 8
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - Thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày đối với các đơn vị kế toán chậm nhất là 90 ngày đối với Tổng công ty nhà nước kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, đối với các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Ngoài ra các đơn vị kế toán khác trực thuộc đơn vị cấp trên nộp BCTC năm (quý) cho cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định. Nơi nộp BCTC Theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, nơi nộp BCTC được quy định cụ thể như sau: Nơi gửi BCTC Thời Doanh Loại doanh nghiệp Cơ quan Cơ quan Cơ quan Cơ quan hạn lập nghiệp cấp tài chính thuế thống kê ĐKKD trên Quý, 1.DN Nhà nước x x x x x năm 2. DN có vốn đầu tư Năm x x x x x nước ngoài 3. Các loại hình DN Năm x x x x khác Tất cả các loại doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nộp BCTC cho các cơ quan chủ quản của mình tại tỉnh, thành phố đó. Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương nộp BCTC cho cơ quan chủ quản của mình là Bộ Tài Chính. 1.1.5.5 Công khai BCTC Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai BCTC năm trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Hình thức công khai BCTC - Phát hành ấn phẩm. - Thông báo bằng văn bản. - Niêm yết. - Các hình thức khác theo quy định. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 9
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Nội dung công khai BCTC - Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Kết quả hoạt động kinh doanh. - Trích lập và sử dụng các quỹ. - Thu nhập của người lao động. 1.2. Bảng cân đối kế toán và phƣơng pháp lập Bảng cân đối kế toán. 1.2.1. Bảng cân đối kế toán và kết cấu Bảng cân đối kế toán. 1.2.1.1. Khái niệm Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp phản ánh khái quát toàn bộ tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có đặc điểm sau: - Phản ánh một cách khái quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất; - Phản ánh tình hình nguồn vốn theo 2 cách phân loại: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn; - Phản ánh dưới hình thái giá trị (dùng thước đo bằng tiền); - Phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm nhất định thường là cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm). 1.2.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán. Theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC ở Chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”, trên BCĐKT các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn; - Tài sản va Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn; b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 10
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn; - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dai hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. c) Đối với doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 1.2.1.3. Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán có thể kết cấu theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. Nhưng dù kết cấu theo chiều nào thì BCĐKT được chia làm 2 phần: phần Tài sản và phần Nguồn vốn. Ở mỗi phần của BCĐKT đều có 5 cột theo trình tự: “Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”; “Mã số”; “Thuyết minh”; “Số cuối năm”; “Số đầu năm”. Ngoài phần kết cấu chính, BCĐKT còn có phần chỉ tiêu ngoài BCĐKT. Hệ thống các chỉ tiêu được phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục tiêu cụ thể và được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. Đơn vị báo cáo: Mẫu số B 01 – DN Địa chỉ: . (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm Đơn vị tính: Thuyết TÀI SẢN Mã số Số cuối năm Số đầu năm minh 1 2 3 4 5 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 (100 = 110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 100 1. Tiền 111 V.01 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư CK ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 11
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 V.04 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 (200 = 210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 II. Tài sản cố định 220 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 - Nguyên giá 222 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 V.10 3. Tài sản cố định vô hình 227 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 V.11 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 III. Bất động sản đầu tƣ 240 V.12 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 12
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 2. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 262 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 2. Phải trả người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 V.17 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả , phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu qũy (*) 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 13
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Thuyết Số cuối Số đầu Chỉ tiêu minh năm năm 1. Tài sản thuê ngoài 24 2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. ngoại tệ các loại 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án Lập, ngày tháng năm Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký , ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) 1.2.2. Cơ sở số liệu, trình tự, phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN) 1.2.2.1. Cơ sở số liệu lập Bảng cân đối kế toán - Căn cứ Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán năm trước; - Căn cứ vào số dư các tài khoản loại 1,2,3,4 và loại 0 trên các Sổ kế toán chi tiết và Sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo; - Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (nếu có) 1.2.2.2. Trình tự lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN): Có 6 bước để lập BCĐKT Bước 1: Kiểm soát các chứng từ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ; Bước 2: Cộng sổ kế toán các tài khoản kế toán trung gian; Bước 3: Thực hiện khoá Số kế toán tạm thời ; Bước 4: Kiểm soát sự phù hợp về số liệu kế toán giữa các Sổ kế toán; Bước 5: Kiểm kê và lập biên bản xử lý kiểm kê, thực hiện điều chỉnh số liệu trên hệ thống sổ kế toán trên cơ sở biên bản xử lý kiểm kê; Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 14
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Bước 6: Khoá Sổ kế toán chính thức, lập BCĐKT (vào mẫu biểu B01-DN). Sau khi lập tiến hành kiểm tra công tác lập Bảng cân đối kế toán. Sơ đồ quá trình lập Bảng cân đối kế toán Kiểm tra đối chiếu Điều chỉnh s ố liệu Tập hợp số liệu từ NVKTPS sổ kế toán Kiểm tra ký duyệt Lập bảng CĐKT Khoá sổ kế toán, bút toán kết chuyển 1.2.2.3. Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (B01-DN) - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi Báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán. - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước. - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm nay ( lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong BCĐKT để ghi). Một số tài khoản đặc biệt cần lưu ý: + Các tài khoản dự phòng (TK 129,139,159), hao mòn TSCĐ (TK214) mặc dù có số dư bên có nhưng vẫn được ghi bên phần “Tài sản” bằng cách ghi âm (ghi trong ngoặc đơn) nhằm phản ánh chính xác quy mô tài sản hiện có ở doanh nghiệp. + Các TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”; TK 413 “Chênh lệch tỷ giá”; TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có nhưng được ghi bên phần “Nguồn Vốn”. Nếu tài khoản có số dư bên Có thì ghi bình thường, còn nếu tài khoản có số dư bên Nợ thì phải ghi trong ngoặc đơn để trừ đi. + Một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp như “Hàng tồn kho”, “Các khoản phải thu”, “Các khoản phải trả”, do có liên quan đến nhiều tài khoản nên phải tiến Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 15
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 hành tổng hợp số liệu từ các tài khoản có liên quan để lấy số liệu ghi vào chỉ tiêu trên BCĐKT. Phương pháp lập các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán PHẦN TÀI SẢN A, TÀI SẢN NGẮN HẠN (Mã số 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 +Mã số 130 +Mã số 140 +Mã số 150 I, Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền (Mã số 110) Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 1, Tiền (Mã số 111) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” được tính bằng tổng số dư Nợ cuối kỳ trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái của các tài khoản 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng” và “ 113 “Tiền đang chuyển”. 2, Các khoản tƣơng đƣơng tiền (Mã số 112) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ cuối kỳ của tài khoản 121 “ Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. II, Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129 1, Đầu tƣ ngắn hạn (Mã số 121) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ cuối kỳ trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và tài khoản 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” sau khi đã trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu có mã số 112 “Các khoản tương đương tiền”. 2, Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tƣ ngắn hạn (Mã số 129) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có cuối kỳ của tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái và số này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). III, Các khoản phải thu (Mã số 130) Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 138 + Mã số 139 1, Phải thu của khách hàng (Mã số 131) Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 16
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kỳ chi tiết bên Nợ của tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. 2, Trả trƣớc cho ngƣời bán (Mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư cuối kỳ chi tiết bên Nợ của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331. 3, Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kỳ chi tiết bên Nợ của tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán Chi tiết TK1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn. 4, Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Nợ của tài khoản 337 “ Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái. 5, Các khoản phải thu khác (Mã số 138) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư cuối kỳ bên Nợ của các tài khoản: TK 1385, TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. 6, Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (Mã số 139) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư chi tiết cuối kỳ bên Có của tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Số liệu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). IV, Hàng tồn kho (Mã số 140) Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 1, Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ cuối kỳ trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái của các tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi đường”, 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ”, 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, 155 “ Thành phẩm”, 156 “Hàng hoá”, 157 “Hàng gửi bán”, và tài khoản 158 “ Hàng hoá kho bảo thuế”. 2, Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 17
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có cuối kỳ của tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ Cái hoặc trên Nhật ký – Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). V, Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 1, Chi phí trả trƣớc ngắn hạn (Mã số 151) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Nợ tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái. 2, Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấ trừ (Mã số 152) Thuế để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133 “ Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3, Thuế và các khoản phải thu nhà nƣớc (Mã số 154) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK333. 4, Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ các tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, tài khoản 141 “Tạm ứng”, tài khoản 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. B, TÀI SẢN DÀI HẠN (Mã số 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260. I, Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219 1, Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn. 2, Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 1361 “ Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên Sổ kế toán chi tiết TK136. 3, Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của tài khoản 1368 “ Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết theo các khoản phải thu nội bộ dài hạn. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 18
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 4, Phải thu dài hạn khác (Mã số 218) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ chi tiết của các tài khoản 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên Sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 331, 338. 5, Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 139 “ Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” trên Sổ kế toán chi tiết TK 139 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). II, Tài sản cố định (Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 1, Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221) Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 1.1, Nguyên giá (Mã số 222) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 211 “ Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 1.2, Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2141 “ Hao mòn tài sản cố định hữu hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2141 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 2, Tài sản cố định thuê tài chính ( Mã số 224) Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226 2.1, Nguyên giá (Mã số 225) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 212 “ Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2.2, Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 226) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2142 “ Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2142 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3, Tài sản cố định vô hình (Mã số 227) Mã số 227= Mã số 228+ Mã số 229 3.1, Nguyên giá (Mã số 228) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 213 “ Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3.2, Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229) Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 19
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2143 “ Hao mòn tài sản cố định vô hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 4, Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ( Mã số 230) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 241 “ Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. III, Bất động sản đầu tƣ ( Mã số 240) Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242 1, Nguyên giá (Mã số 241) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 217“ Bất động sản đầu tư” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2, Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 242) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 2147“ Hao mòn bất động sản đầu tư” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). IV, Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn ( Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 253 + Mã số 258 + Mã số 259 1, Đầu tƣ vào công ty con (Mã số 251) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ của các tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2, Đầu tƣ vào công ty liên kết, liên doanh ( Mã số 252) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ của các tài khoản 222 “ Vốn góp liên doanh” và tài khoản “ Đầu tư vào công ty liên kết” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3, Đầu tƣ dài hạn khác ( Mã số 258) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 228 “ Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 4, Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn ( Mã số 259) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 229 “ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). V, Tài sản dài hạn khác ( Mã số 260) Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268 1, Chi phí trả trƣớc dài hạn (Mã số 261) Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 20
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 242 “ Chi phí trả trước dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2, Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 262) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ tài khoản 243 “ Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3, Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ tài khoản 244 “ Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 100 + MÃ SỐ 200) PHẦN NGUỒN VỐN A, NỢ PHẢI TRẢ ( MÃ SỐ 300) Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330 I, Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320 1, Vay và nợ ngắn hạn ( Mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của các tài khoản 311 “ Vay ngắn hạn” và tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2, Phải trả cho ngƣời bán (Mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của các tài khoản 312 chi tiết của tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331. 3, Ngƣời mua trả tiền trƣớc ( Mã số 313) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 131 “ Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên Sổ kế toán chi tiết tài khoản 131 và số dư Có của tài khoản 3387 “ Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387. 4, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc ( Mã số 314) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 333. 5, Phải trả ngƣời lao động (Mã số 315) Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 21
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 334 (chi tiết các khoản còn phải trả người lao động). 6, Chi phí phải trả (Mã số 316) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 7, Phải trả nội bộ (Mã số 317) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên Sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn). 8, Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 337 “ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 9, Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có của các tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”, tài khoản 138 “Phải thu khác”, trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn). 10, Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên Sổ kế toán chi tiết TK352 (Chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn). II, Nợ dài hạn (Mã số 330) Mã số 300 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337 1, Phải trả dài hạn ngƣời bán (Mã số 331) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn. 2, Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ kế toán chi tiết TK336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn). Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 22
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 3, Phải trả dài hạn khác (Mã số 333) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” và tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái tài khoản 344 và Sổ kế toán chi tiết TK338 (Chi tiết phải trả dài hạn). 4, Vay và nợ dài hạn (Mã số 334) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Có các tài khoản: tài khoản 341 “Vay dài hạn”, tài khoản 342 “Nợ dài hạn”, và kết quả tìm được của số dư Có TK 341 trừ (-) dư Nợ TK 3432 cộng (+) dư Có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343. 5, Thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 335) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 6, Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký –Sổ Cái. 7, Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên Sổ kế toán chi tiết tài khoản 352 (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). B, VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400) Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430 I, Vốn chủ sở hữu Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421 1, Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (Mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên Sổ kế toán chi tiết TK4111. 2, Thặng dƣ vốn cổ phần (Mã số 412) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên Sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3, Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 41) Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 23
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4, Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 419 “Cổ phiếu quỹ” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 5, Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 412 “Chênh lệc đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái.Trường hợp này tài khoản có số dư bên Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 6, Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp tài khoản này có số dư bên Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 7, Quỹ đầu tƣ phát triển (Mã số 417) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 8, Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 9, Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 418 “Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 10, Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối (Mã số 420) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp tài khoản này có số dư bên Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 11, Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản (Mã số 421) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. II, Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430) Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 24
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433 1, Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (Mã số 431) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2, Nguồn kinh phí (Mã số 432) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số chênh lệch giữa số dư Có của tài khoản 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ của tài khoản 161 “ Chi sự nghiệp” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK 161 lớn hơn số dư Có TK 461thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3, Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có của tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440 = MÃ SỐ 300 + MÃ SỐ 400) * Chú ý: Đối với các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán: căn cứ vào số dư nợ cuối kỳ của các tài khoản loại 0. 1.3. Phân tích Bảng Cân đối kế toán Thực chất phân tích Bảng cân đối kế toán là phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính. 1.3.1. Nhiệm vụ và phương pháp phân tích BCĐKT 1.3.1.1. Nhiệm vụ phân tích BCĐKT Phân tích tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn; phân tích cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn; phân tích khả năng thanh toán, Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích. Đưa ra các đề xuất, biện pháp phù hợp với công ty hoạt động hiệu quả hơn. 1.3.1.2. Phương pháp phân tích BCĐKT Khi phân tích BCĐKT thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp cân đối. a) Phương pháp so sánh: Được sử dụng phổ biến trong phân tích tình hình tài chính phản ánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải tiến hành giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định gốc so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. Để xác định mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng những kỹ thuật sau: Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 25
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số cột đầu năm với cột cuối năm của các chỉ tiêu trên BCĐKT. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh tương đối: là trị số của phép chia giữa số cột cuối năm với cột đầu năm của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu nghiên cứu. - So sánh bình quân: Biểu hiện tính chất đặc trưng chung của về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của đơn vị, một bộ phận hay tổng thể chung có cùng tính chất. Quá trình phân tích kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 3 hình thức: So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của BCĐKT, quá trình này còn được gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo). So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên bảng CĐKT (cùng hàng trên báo cáo), quá trình này còn được gọi là phân tích theo chiều ngang. So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác, phản ánh quy mô chung và chúng có thể xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. b) Phương pháp cân đối Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng về lượng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Qua việc so sánh này, các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ cụ thể để đánh giá tính hợp lý của sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng như biến động về tổng giá trị tài sản và nguồn vốn. Ngoài ra còn sử dụng thêm các phương pháp như: thay thế liên hoàn; chênh lệch và nhiều khi do đòi hỏi của quá trình phân tích yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Qua đó, các ành quản trị mới đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 26
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 1.3.2. Nội dung của phân tích của Bảng cân đối kế toán 1.3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên BCĐKT Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên BCĐKT chúng ta cần tiến hành: Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn: Là việc so sánh sự biến động trên tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm. Bên cạnh đó còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ an toàn trong việc huy động vốn. Để thuận tiện cho việc phân tích ta lập bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ TÍNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN Chênh lệch số đầu Số cuối năm Số đầu năm năm với số cuối năm Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) A.NỢ PHẢI TRẢ I.Nợ ngắn hạn II.Nợ dài hạn B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU I.Vốn chủ sở hữu II.Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của tài sản: Thực hiện việc so sánh sự biến động trên tổng tài sản cũn như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm. Đồng thời còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm tỷ trọng trong tổng số Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 27
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Để thuận tiện cho việc phân tích ta lập bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN Chênh lệch số đầu Số cuối năm Số đầu năm năm với số cuối năm Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN I.Tiền và các khoản tương đương tiền II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III.Các khoản phải thu ngắn hạn IV.Hàng tồn kho V.Tài sản ngắn hạn khác B.TÀI SẢN DÀI HẠN I.Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định III.Bất động sản đầu tư IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V.Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: khi phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Nợ phải trả H ệ s ố n ợ so v ớ i tài s ả n = Tài sản Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = Tài nợ phải trả Nợ phải trả Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Tài sản Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 28
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 1.3.2.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản Để thấy được hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao, ít công nợ cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, tình trạng hoạt động tài chính kém sẽ làm giảm khả năng thanh toán hay doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Để phân tích xét các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toánhiện hành (H1) Tổng tài sản hiện có H1 = Tổng nợ phải trả Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý với tổng số nợ phải trả. Nếu H1 1): điều đó là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu H2 quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào Tài Sản Ngắn Hạn, điều này có thể làm ứ đọng vốn. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 29
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 CHƢƠNG II THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 505 2.1. Tình hình đặc điểm chung của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Công ty Cổ phần Sông Đà 505 được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp Sông Đà 505 thuộc Công ty Sông Đà 5 – Tổng Công ty Sông Đà theo Quyết định số 980/QĐ-BXD ngày 22 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3903000041 ngày 09 tháng 8 năm 2004 .Từ khi thành lập đến nay Công ty đã 6 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần thay đổi gần nhất là vào ngày 27 tháng 11 năm 2009 với số chứng nhận đăng ký kinh doanh mới là 5900320629. Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN SỒNG ĐÀ 505 Tên tiếng Anh : SONG DA 505 JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : SONG DA 505 JSC : Xã IaO - Huyện Ia Grai - Tỉnh Gia Lai : 322 Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng Mã số thuế : 5900320629 Điện thoại : (84) 05113.956.479 Fax : 05113.956.480 Logo SONG DA 505 500 . Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 30
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Các công trình mà công ty đã trực tiếp tham gia thi công như: thủy điện Sê San 3A; thủy điện Sê San 4; nhà máy Xi măng Ialy thuộc Tổng công ty Sông Đà tại tỉnh Gia Lai; thủy điện Krông Kmar tỉnh Đắc Lắc; thủy điện Sông Ông tỉnh Ninh Thuận; thủy điện Ba Hạ tỉnh Phú Yên; nhà máy Xi măng Hạ Long tại TP Hồ Chí Minh; Hiện nay Công ty đang thi công các công trình sau: thủy điện An Khê- Kanak; thủy điện Đắc Đoa tỉnh Gia lai; thủy điện Đắc Pône tỉnh Kontum; nhà máy kính nổi Chu Lai tỉnh Quảng Nam; thủy điện Xêkaman 3 thuộc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; thuỷ điện Hương Điền; công trình trạm nghiền phía nam thuộc dự án nhà máy xi măng Hạ Long; Từ khi thành lập, Công ty không ngừng hoàn thiện mô hình, cơ cấu bộ máy tổ chức nhằm tinh giảm gọn nhẹ, giảm chi phí, hạ giá thành nâng cao hiệu quả SXKD. Giá trị SXKD năm sau luôn cao hơn năm trước đó là thước đo đánh giá khả năng tài chính và tốc tốc độ của sự phát triển. Bảng số 21: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Sông Đà 505 trong 3 năm gần đây: Đơn vị tính:VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu 127.991.018.296 174.833.839.412 245.038.188.982 Lợi nhuận trước thuế 5.736.487.828 8.534.152.556 13.966.731.333 Thu nhập bình quân/ người/ tháng 2.500.000 4.156.000 4.780.000 (Trích: Nguồn số liệu Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Công ty luôn quan tâm đến đào tạo, xây dựng đội ngũ CBCNV để có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của công việc đồng thời công ty cũng tăng cường đầu tư các máy móc, thiết bị phù hợp với lĩnh vực thi công. Đoàn kết mọi người cùng nhau hợp tác trong mọi công việc là cách làm chung của cán bộ công nhân Công ty. Trong thi công xây lắp Công ty luôn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin, chương trình ISO 9001:2000. Việc áp dụng những công nghệ mới làm tăng tiến độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn trong lao động góp phần nâng cao uy tín của Công ty. 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Trong thời kỳ đổi mới, ngoài việc giữ vững vị thế và thị phần các nghành nghề, sản phẩm truyền thống là hoạt động xây lắp, thi công cơ giới trên địa bàn các tỉnh Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 31
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Miền trung Nam bộ. Công ty sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh sang những lĩnh vực kinh doanh có nhiều triển vọng và có tính khả thi cao. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới 5900320629 cấp ngày 27 tháng 11 năm 2009 Công ty được phép kinh doanh những nghành nghề sau: , giao thông. . . . ệm vật liệu xây dựng, kiểm định chất lượng công trình, kiểm định hiệu chuẩn các thiết bị, phương tiện đo lường và thử nghiệm. Khai thác quặng sắt. Khai thác cát, đá, sỏi. Kinh doanh bất động sản. 2.1.3 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Sông Đà 505 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đặc điểm của cơ cấu này thể hiện mối liên hệ giữa các cá nhân trong tổ chức bằng một đường thẳng. Người thi hành chỉ nhận mệnh lệnh và thi hành mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp. Người phụ trách một bộ phận sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả của bộ phận mình đảm nhiệm. Giúp việc cho Giám đốc có các phó Giám đốc và Kế toán trưởng. Hiện tại công ty gồm 3 đơn vị cấp phòng. Các đơn vị trực thuộc Công ty đều có chức năng, nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ định biên được Giám đốc phê duyệt. Đặc biệt các xí nghiệp có nhiệm vụ đảm bảo công tác thi công tại các công trường ở các địa bàn khác nhau. Nhìn chung mô hình tổ chức hiện tại của Công ty đã đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Với việc phân cấp mạnh của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác quản lý và điều hành sản xuất, trong việc phát triển thị trường cũng như trong việc thực thi định hướng phát triển chung của Công ty. Công ty vẫn giữ được vai trò trung tâm điều phối hoạt động của các đơn vị thông Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 32
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 qua quy chế quản lý chung. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sông Đà 505: Sơ đồ 21: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GĐ ĐIỀU HÀNH P.TỔNG HỢP P. KINH TẾ - DỰ - KẾ TOÁN XÍ NGHIỆP XÍ XÍ XÍ THÍ NGHIỆP NGHIỆP NGHIỆP NGHIỆM 515 525 555 P VỤ VỤ VỤ VỤ TỔ THÍ ĐỘI THI ĐỘI THI ĐỘI THI ĐỘI THI NGHIỆM CÔNG CÔNG CÔNG CÔNG HIỆN TRƢỜNG 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 33
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra. Ban Kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên. Ban Giám đốc Ban Giám đốc của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 gồm có 05 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 04 Phó Giám đốc. Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ Công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Phòng Tổ Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và Giám đốc Công ty thực hiện các công việc cụ thể sau: Công tác tổ chức và công tác cán bộ; Tổ chức nhân sự, đào tạo, tuyển dụng; Công tác lưu trữ; Công tác Hành chính; Công tác Quản lý Cơ giới; Công tác An toàn Bảo hộ lao động; Phòng Kinh tế - Dự án Là bộ phận có chức năng giúp việc cho HĐQT và Giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau: Công tác kinh tế; Đơn giá tiền lương và thanh quyết toán; Lập và quản lý Kế hoạch ngắn và dài hạn; Tìm kiếm dự án và lập hồ sơ đấu thầu; Soạn thảo các hợp đồng kinh tế và các văn bản nội bộ; Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 34
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Phòng Tài chính – Kế toán Là bộ phận giúp Giám đốc tổ chức bộ máy Tài chính – kế toán – tín dụng. Mặt khác giúp Giám đốc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế - tài chính trong Công ty theo các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và công ty cổ phần như: Công tác kế toán; Công tác quản trị kinh doanh; Soạn thảo các văn bản nội bộ; Quản lý danh sách cổ đông và lưu ký chứng khoán; Theo dõi vật tư, công cụ dụng cụ, tài sản cố định; Chế độ chính sách của người lao động; Xí nghiệp Tổ chức, quản lý các dự án của Công ty trong quá trình đầu tư, xây dựng. Thực hiện các chức năng giám sát đối với các công trình mà Công ty đang thi công. Trực tiếp giải quyết các thủ tục có liên quan đến công tác quản lý dự án và giám sát thi công công trình, thanh quyết toán công trình. Đội thi công Thực hiện thi công các công trình của Công ty dưới các công trường. Các đội có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ của Ban giám đốc giao cho và Đội trưởng chỉ đạo trực tiếp của mình về kỹ thuật thi công, theo dõi tiến độ thi công của các công trình. 2.1.4. Đặc điểm bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 505 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 505 được tổ chức theo hình thức phân tán. Theo hình thức này thì mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505 được tổ chức theo sơ đồ 22: Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 35
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Sơ đồ 22: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Kế toán Trưởng Công ty Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ thanh vật tư, NH, tài Doanh tổng qũy toán, tiền CCDC, chính thu, chi hợp Công lương TSCĐ Công ty phí, thuế Công ty ty Công ty Công ty Công ty Nhân viên kinh tế Nhân viên kinh tế Nhân viên kinh tế xí nghiệp 515 xí nghiệp 525 xí nghiệp 555 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505 năm 2009) Theo mô hình trên chức năng, nhiệm vụ của từng người như sau: Kế toán trƣởng: - Điều hành bộ máy kế toán, tổ chức công tác tài chính tín dụng và hạch toán KD trong toàn Công ty đảm bảo quy định của Pháp luật về kế toán, - Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ, nộp, thanh toán nợ; Tổ chức công tác báo cáo, phân tích, tổng hợp đánh giá hoạt động SXKD trong Công ty; tham mưu; đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu của quản trị Công ty và quyết định kinh tế, tài chính trong lĩnh vực tài chính, kế toán. - Tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến công tác chứng khoán, chịu trách nhiệm công bố thông tin ra thị trường chứng khoán theo quy định. - Chuẩn bị tài liệu phục vụ tổ chức Đại hội cổ đông. Kế toán tổng hợp Công ty: - Đôn đốc các kế toán viên cập nhật đầy đủ các chứng từ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày về Công ty đảm bảo yêu cầu quản lý chung, rà xoát kiểm tra chứng từ hạch toán đảm bảo phản ánh đúng thực tế quá trình SXKD của Công ty. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 36
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - Lập báo cáo tài chính quý, năm của cơ quan Công ty và Công ty; tham gia phân tích hoạt động SXKD của Công ty, lập các báo nhanh phục vụ yêu cầu quản trị Công ty. - Kiểm tra, đối chiếu việc tổng hợp chi phí phát sinh hàng tháng tại các công trình của các kế toán viên trình Kế toán trưởng duyệt trước khi cung cấp cho phòng Kinh tế - Dự án làm cơ sở tính lương, thanh toán lương cho các công trường công ty trực tiếp quản lý. - Làm các công việc khác do Kế toán trưởng phân công. - Tuân thủ công tác điều hành, tổ chức hạch toán kinh doanh và luân chuyển chứng từ theo yêu cầu của Kế toán trưởng. Kế toán thanh toán, tiền lƣơng - Cập nhật, kiểm tra, lập các chứng từ phản ánh các khoản thu, chi tiền mặt và thanh toán tiền lương, các chế độ kế toán khác cho CBCNV khối cơ quan Công ty và các công trường Công ty quản lý trực tiếp một các kịp thời, rõ ràng, chính xác, dễ hiều. - Tuân thủ công tác điều hành, tổ chức hạch toán kinh doanh và luân chuyển chứng từ theo yêu cầu của Kế toán trưởng. Kế toán vật tƣ, công cụ dụng cụ và TSCĐ. - Giúp kế toán trưởng trong việc quản lý, theo dõi nguồn lực vật tư, tài sản nhằm cân đối và đáp ứng hài hoà nhiệm vụ SXKD. - Chắp mối cung ứng vật tư, CCDC cho các Chi nhánh trự thuộc và các công trường Công ty quản lý trực tiếp trên cơ sở đề nghị của Giám đốc hoặc Chỉ huy trưởng công trường Công ty quản lý trực tiếp. - Kiểm tra, theo dõi và cập nhật thường xuyên tình hình mua sắm, lưu chuyển, trích khấu hao TSCĐ tại các Xí nghiệp và các công trường Công ty quản lý trực tiếp. - Tham gia kiểm kê và tổng hợp kết quả kiểm kê vật tư, CCDC, TSCĐ định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 37
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - Tham gia sắp xếp đóng chứng từ, lưu trữ và bảo quản chứng từ nhật ký chung, sổ sách kế toán. Kế toán tài chính, ngân hàng. - Giúp Kế toán trưởng trong việc quản lý tình hình tài chính tín dụng với các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng như việc tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Theo dõi, cập nhật số dư tiền gửi; tiền vay ngắn, trung và dài hạn, lập Uỷ nhiệm chi, hồ sơ vay vốn Ngân hàng ; tham gia thẩm định phiếu giá thanh toán tại Ngân hàng và lập các chứng từ liên quan đến công tác tín dụng, ngân hàng đảm bảo kịp thời, chính xác để chuyển cho kế toán tổng hợp ghi sổ. - Tổng hợp nhu cầu vốn và lập kế hoạch vốn hàng tháng cho toàn Công ty trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế toán doanh thu, chi phí, thuế, BHXH: - Giúp kế toán trưởng trong việc quản lý doanh thu, chi phí và tình hình quan hệ với ngân sách nhà nước, cơ quan bảo hiểm. - Theo dõi tình hình thực hiện sản lượng, giá trị dở dang, doanh thu, công nợ phải thu, phải trả của khách hàng; thường xuyên đôn đốc các phòng có liên quan tập hợp số liệu các báo cáo thu vốn theo yêu cầu quản lý của Công ty. - Phối hợp với các bộ phận và chủ động trong việc báo cáo công nợ với khách hàng. - Phối hợp với các bộ phận liên quan kiểm tra, rà soát lại toàn bộ những khoản thu nợ, chi phí phát sinh trong tháng để kịp thời lập chứng từ. - Hàng tháng, hàng quý kê khai thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế theo quy định. Thủ quỹ, lƣu trữ. - Mở sổ theo dõi thu, chi theo quy định. - Thu, cấp phát tiền mặt trên các phiếu thu, chi đã được Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty duyệt. - Đảm bảo tuyệt đối an toàn trong việc cất giữ tiền, vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ có giá trị ủa Công ty. - , công – . Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 38
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 2.4.1.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty cổ phần Sông Đà 505 Hệ thống sổ sách kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán máy. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán SAS (Songda Accounting system) trong công tác ghi sổ, lập báo cáo. Phần mềm kế toán SAS được thiết kế theo 2 hình thức ghi sổ là: hình thức kế toán Nhật ký chung và hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Nhưng kế toán trưởng Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung để áp dụng cho bộ máy kế toán của Công ty. Hình thức Nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau: Sổ nhật ký chung; Sổ Cái; Các sổ, thẻ kế toán chi tiết; Sổ quỹ tiền mặt; Bảng tổng hợp chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được mô tả theo sơ đồ sau: Hình thức kế toán trên máy vi tính tại công ty Cổ phần Sông Đà 505. CHỨNG TỪ SỔ KẾ TOÁN KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp. - Sổ chi tiết. PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG - Báo cáo tài HỢP CHỨNG chính. - Báo cáo kế toán TỪ KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH CÙNG LOẠI quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 39
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Phần mềm kế toán SAS tại Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Kế toán thuế: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kỳ kê khai thuế theo tháng. Kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp như sau: Bình quân gia quyền cả kỳ. Phương pháp khấu hao: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng và khấu hao nhanh 2 lần. Mức khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam. 2.2. Thực tế công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Sông Đà 505 2.2.1. Nguồn số liệu để lập Bảng cân đối kế toán Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 40
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 - Bảng CĐKT được lập vào cuối mỗi quý (năm) kỳ trước. - Bảng Cân đối phát sinh, Sổ Cái, Bảng tổng hợp chi tiết. - Trước khi lập Bảng CĐKT, kế toán công ty tiến hành một số công việc chuẩn bị như: Tiến hành kết chuyển các tài khoản có liên quan giữa các tài khoản phù hợp với quy định; kiểm kê tài sản và tiến hành điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán theo số kiểm kê; đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan; khoá Sổ cái các tài khoản, Bảng tổng hợp chi tiết, Sổ chi tiết để xác định số dư cuối kỳ. 2.2.2. Trình tự lập Bảng cân đối kế toán Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán SAS để theo dõi ghi sổ và lập báo cáo. a) Kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán trên Sổ Nhật ký chung. Định kỳ kế toán tiến hành kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nghĩa là các nghiệp vụ kế toán được kế toán nhập vào máy tính có chứng từ hay không? Nếu sai sót, kế toán phải có biện pháp xử lý kịp thời. Các bước kiểm tra như sau: Bước 1: Kế toán tiến hành in Sổ Nhật ký chung; Bước 2: Sắp xếp chứng từ kế toán theo số thứ tự chứng từ ghi sổ Nhật ký chung; Bước 3: Kiểm tra đối chiếu chứng từ với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào Nhật ký chung: - Điều chỉnh nội dung kinh tế từng chứng từ với nội dung kinh tế từng nghiệp vụ được phản ánh vào Nhật ký chung; - Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong Sổ Nhật ký chung; - Kiểm soát sự phù hợp về số tiền theo từng chứng từ kế toán, ngày chứng từ trên Sổ Nhật ký chung và ngày ghi sổ chứng từ. Ví dụ: Dựa vào phiếu thu số 56 (PT56) ngày 01/06/2009 và phiếu chi số 290 (PC290) ngày 02/06/2009 kế toán sẽ in Nhật ký chung, Sổ cái để kiểm tra xem nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh vào sổ chưa, có đúng không. Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 41
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 01: Phiếu Thu Đơn vị : Công ty CP Sông Đà 505 Mẫu số: 02-TT Địa chỉ: IaO - Iagrai - Gia Lai Ban hành theo QĐsố 15/2006/QĐ-BTC Tel : 05113.956.483 Fax : 05113.956.480 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU THU Quyển số: . Ngày 04 tháng 12 năm 2009 Số : 141 Nợ TK 111: 50.000.000 Có TK 112: 50.000.000 Họ tên người nộp tiền : Phạm Văn Khôi Địa chỉ : Phòng TC-KT Lý do nộp : Rút tiền gửi từ Ngân hàng ĐT&PT Bình Định về nhập quỹ tiền mặt Số tiền : 50.000.000đ Viết bằng chữ : Năm mươi triệu đồng chẵn. Kèm theo : 01 Chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Ngày 04 tháng 12 năm 2009 Người nộp tiền Thủ quỹ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc, đá quý): Số tiền quy đổi: (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 42
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 02: Phiếu Chi Đơn vị : Công ty CP Sông Đà 505 Mẫu số: 02-TT Địa chỉ: IaO - Iagrai - Gia Lai Ban hành theo QĐsố 15/2006/QĐ-BTC Tel : 05113.956.483 Fax : 05113.956.480 Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU CHI Quyển số: Ngày 04 tháng 12 năm 2009 Số : 660 Nợ TK 141: 1.560.000 Có TK 111: 1.560.000 Họ tên người lĩnh tiền : An Văn Dụng Địa chỉ : Phòng Tổng Hợp Lý do chi : Tạm ứng tiền mua vật tư phục vụ thi công CTTĐ Xêkaman3 Số tiền : 1.560.000đ Viết bằng chữ : Một triệu năm trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn Kèm theo : 01 Chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Ngày 04 tháng 12 năm 2009 Người nhận tiền Thủ quỹ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Tỷ giá ngoại tệ (Vàng bạc, đá quý): Số tiền quy đổi: (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 43
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Để kiểm tra tính có thật của nghiệp vụ kinh tế trên, kế toán tiến hành in Sổ nhật ký chung để đối chiếu giữa các phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan xem có chính xác và hợp lý hay không? Để kiểm tra, kế toán thực hiện các thao tác sau: Mở màn hình chương trình kế toán SAS chọn “Kế toán tổng hợp” “Sổ nhật ký chung” “Chọn tháng” “In” Nguyễn Thanh Tuấn - QT1004K 44
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 03: Nhật ký chung Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Cơ quan Công ty – MST: 5900320629 NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 Đơn vị tính: VND Chứng từ Diễn giải Đã TK Số phát sinh Ngày Số hiệu ghi Nợ Có SC 04/12 PT141 Tiền Việt Nam 111 50.000.000 Tiền gửi Ngân 112 50.000.000 hàng 04/12 PC660 Tạm ứng 141 1.560.000 Tiền Việt Nam 111 1.560.000 07/12 05/AVD Chi phí sử dụng 6234 9.992.343 /T12 máy thi công Thuế gtgt được 133 753.654 khấu trừ Tạm ứng 141 10.745.997 Tổng phát sinh 1.929.522.481.314 1.929.522.481.314 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 45
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 b) Điều chỉnh số liệu so với thực tế: Các chứng từ gốc đều được kế toán lấy làm căn cứ nhập số liệu vào “Nhập chứng từ” . Máy tính sẽ tự động nhập số liệu vào các sổ theo trình tự kế toán như trên. Do vậy, định kỳ kế toán chỉ phải kiểm tra phát hiện sai sót trong quá trình nhập số liệu để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, điều chỉnh số liệu giữa các sổ. Sau khi đối chiếu nếu có sự sai sót kế toán tiến hành điều chỉnh số liệu. Kế toán vào: Nhập chứng từ -> Chọn chứng từ cần sửa -> Sửa trực tiếp -> Ghi c) Để xem được Sổ cái ta tiến hành các thao tác trên phần mềm như sau: Mở màn hình chương trình kế toán SAS chọn “Kế toán tổng hợp” “Sổ cái tài khoản” “Chọn tháng” “Xem”. Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 46
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 04: Trích Sổ Cái TK 111 Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Cơ quan công ty- MST: 5900320629 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tên tài khoản: 111 – Tiền mặt Năm 2009 Số dư đầu kỳ: 19.415.179 Ngày Ngày Đối Số CT Diễn giải Phát sinh nợ Phát sinh có CT GS ứng Phạm Văn Khôi-Rút tiền gửi từ Ngân PT141 04/12 04/12 hàng Công Thương- 112 50.000.000 NHS về nhập quỹ tiền mặt An Văn Dụng- Phòng TH-Tạm ứng PC660 04/12 04/12 tiền mua vật tư phục 141 1.560.000 vụ thi công CTTĐ Xêkaman3 Nguyễn Thị Lý - Phòng TCKT- 642 7.132.380 PC734 20/12 20/12 Thanh toán tiền chi 133 356.619 phí tiếp khách Tổng phát sinh 23.331.135.261 23.167.993.400 Số dƣ cuối kỳ 182.557.040 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 47
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 05: Trích Sổ Cái TK 112 Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Cơ quan công ty- MST: 5900320629 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tên tài khoản: 112 – Tiền gửi ngân hàng Năm 2009 Số dư đầu kỳ: 30.594.660.234 Ngày Ngày Đối Số CT Diễn giải Phát sinh nợ Phát sinh có CT GS ứng Phạm Văn Khôi-Rút tiền gửi từ Ngân hàng PT141 04/12 04/12 111 50.000.000 ĐT&PT Bình Định về nhập quỹ tiền mặt CN công ty CP Someco Sông Đà tại miền trung 14/NH/T12 08/12 08/12 131 5.064.225 chuyển trả tiền thuê ca máy Công ty CP Sông Ba chuyển tiền tạm ứng thi công CTTĐ Krông 28/NH/T12 12/12 12/12 131 2.000.000.000 Hnăng theo HĐKT số 28/09/HĐXD/S3-SD 505 ngày 09/06/09 Tổng phát sinh 448.059.463.046 461.247.215.884 Số dƣ cuối kỳ 17.406.907.396 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán trưởng Người lập Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 48
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 06: Trích Sổ Cái TK 131 Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Cơ quan công ty- MST: 5900320629 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tên tài khoản: 131 – Phải thu khách hàng Năm 2009 Số dư đầu kỳ: 2.105.865.620 Ngày Ngày Đối Số CT Diễn giải Phát sinh nợ Phát sinh có CT GS ứng Công ty CP Sông Ba chuyển tiền tạm ứng theo HĐ số 12/NH/T02 13/02 13/02 01/09/HĐSX/S3- 112 6.716.770.000 505 ngày 08/01/2009 phục vụ thi công CTTĐ Krông Hnăng Hạch toán tiền khối lượng XDCBHT tại 0180875 511 3.088.920.000 11/06 11/06 CTTĐ Hương Điền – Phải thu 3331 3.088.920 của công ty CP đầu tư HD Phạm Nam Bình – Trạm nghiền PT 150 Bình Châu- nộp 31/12 31/12 111 685.844.050 tiền bán hàng tại trạm nghiền Bình Châu Tổng phát sinh 216.107.270.541 188.995.979.184 Số dƣ cuối kỳ 29.217.156.977 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 49
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 50
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 08: Trích Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 131 năm 2009 Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Cơ quan công ty- MST: 5900320629 SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131 Năm 2009 Đơn vị tính: VND Số dư đầu kỳ Ph át sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Số hiệu Tên tài khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1311 Phải thu của ngƣời mua và ngƣời giao thầu 20.833.034.336 141.916.885.911 105.002.550.490 57.747.369.757 131101 Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long 7.069.636.249 8.966.930.231 465.098.558 15.571.467.922 131102 Ban điều hành DA xi măng Hạ Long 177.055.646 177.055.646 131103 BQL thuỷ địên Krôngkma 7.268.160.430 2.796.740.292 8.129.999.980 1.934.900.742 131104 BĐH thuỷ địên Xêkaman 3 2.414.359.403 27.713.139.590 10.427.538.026 19.699.960.967 131105 Công ty CP TĐ Sông Ông 2.119.999.358 771.026.000 1.664.555.850 1.226.469.508 131106 Công ty CP ĐT & PT Điện Tây Bắc 537.929.102 600.146.228 1.138.075.330 131107 Công ty CP TĐ Đăkrơsa 124.786.528 124.786.528 131108 Công ty CP Sông Đà 11-Thăng Long 18.512.709 18.512.709 131109 Công ty CP Sông Đà 25 55.456.479 55.456.479 131110 CN Công ty Sông Đà 903 421.861.012 3.797.129.537 3.813.137.851 405.852.698 131111 Công ty Việt Bắc – BQP 131112 Công ty TNHH Á Châu 48.693.528 48.693.528 131113 Công CP XLCG & ĐTTM Contrexim 593.272.000 481.772.000 606.728.000 468.316.000 131114 BCH công trình TĐ Sông Ba Hạ 1.824.601 1.177.489.868 1.002.084.551 177.229.918 131115 Công ty TNHH 1 TV Toàn Thắng 765.519.654 765.519.654 131116 Công ty TNHH Ba Hạ 275.105.509 275.105.509 131117 Công ty CP đầu tư Điện Lực 3 9.982.152.000 4.777.391.000 5.204.761.000 131118 Công ty CP tập đoàn Thái Dương 3.204.454.175 1.641.075.137 1.563.379.038 131119 Công ty CP kính nổi Chu Lai - TKV 7.707.093.514 6.182.359.514 1.524.734.000 131120 Xí nghiệp Sông Đà 603 305.954.954 305.954.954 131121 Xí nghiệp Sông Đà 10.7 56.119.148 56.119.148 Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 51
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 131122 Xí nghiệp Sông Đà 10.5 447.132.838 447.132.838 131123 Đoàn địa chất 506 Kon Tum 7.507.368 7.507.368 131124 Xí nghiệp Sông Đà 10.2 560.044.162 326.151.685 233.892.477 131125 Công ty cổ phần Nam Hải 1.890.000 1.890.000 131126 Công ty cổ phần Constrexim Hồng Hà 189.890.490 118.393.843 71.496.647 131127 Công ty CP Cơ khí & TM Nam Hà 109.572.318 109.572.318 131128 Công ty CP Đầu tư HD 30.751.921.000 26.167.001.000 4.584.920.000 131145 Công ty TNHH 1TV Sông Đà 303 230.321.944 230.321.944 131146 Công ty CP xây dựng An Bình 19.046.651 19.046.651 131147 Các khách hàng tại trạm nghiền Bình Châu 1.333.761.660 1.292.026.860 41.734.800 131148 Công ty TNHH TM & DV Nam Hải 537.500.000 537.500.000 1312 Ứng trƣớc của ngƣời mua 18.727.168.716 74.190.384.630 83.993.428.694 28.530.212.780 131201 Ban điều hành DA xi măng Hạ Long 5.578.153.980 9.409.331.160 5.578.153.980 1.746.976.800 131202 BĐH thuỷ điện Xêkaman 3 8.286.933.323 7.563.702.943 125.000.000 848.230.380 131203 Công ty CP DV và dạy nghề Thái Dương 77.696.099 77.696.099 131204 Công ty CP kính nổi Chu Lai 2.888.085.314 5.145.912.428 2.257.827.114 131205 Công ty CP ĐT Điện lực 3 1.896.300.000 2.517.361.000 621.061.000 131206 Công ty CP Sông Ba 24.869.653.000 24.869.653.000 131207 Công ty CP Đầu tư HD 4.600.000.000 4.600.000.000 131208 Công ty CP XLCG & Đ TTM Contrexim 6.728.000 6.728.000 131209 Công ty CP thiết bị phụ tùng Sài Gòn 20.000.000.000 45.935.005.600 25.935.005.600 Tổng cộng 20.833.034.336 18.727.168.716 216.107.270.541 188.995.979.184 57.747.369.757 28.530.212.780 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 52
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 53
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 07: Trích Sổ Cái TK 331 Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Cơ quan công ty- MST: 5900320629 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tên tài khoản: 331 – Phải trả cho người bán Năm 2009 Số dư đầu kỳ: 6.385.702.974 Ngày Đối Số CT Ngày GS Diễn giải Phát sinh nợ Phát sinh có CT ứng Hạch toán chuyển tiền ứng theo HĐKT số: CL & 09/NH/T 07/01 07/01 505 ngày 112 200.000.000 01-01 04/12/08 cho công ty TNHH Cổ Loa Hạch toán tiền mua cát phục vụ 38/NN/T thi công CTTĐ 621 70.760.000 10/06 10/06 6 Hương Điền phải 133 3.538.000 trả cho DNTN Phước Ái Hạch toán tiền mua xi măng phục vụ thi công 46/NN/T CTTĐ Hương 621 98.907.137 31/12 31/12 12 Điền – Phải trả 133 4.945.357 cho Công ty TNHH Xi măng Luks VN Tổng phát sinh 186.567.991.539 198.396.051.656 Số dƣ cuối kỳ 18.213.769.091 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 54
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 55
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 09: Trích Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 331 năm 2009 Công ty Cổ phần Sông Đà 505 Cơ quan công ty- MST: 5900320629 SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 331 Năm 2009 Đơn vị tính: VND Số dƣ đầu kỳ Ph át sinh trong kỳ Số dƣ cuối kỳ Số hiệu Tên tài khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có 3311 Phải trả cho ngƣời bán 9.514.278.096 137.863.391.535 151.479.663.966 23.038.422.927 33111 Các đơn vị nội bộ Tổng Công ty 3.704.534.578 24.358.266.447 35.356.886.398 14.703.154.529 3311101 Công ty CP Sông Đà 6 391.350.885 4.221.922.948 5.658.239.396 1.827.667.333 3311102 Công ty CP XM Sông Đà Yaly 1.898.885.946 10.231.899.959 16.336.441.505 8.003.427.492 Xí nghiệp 11.5 - Công ty CP Sông Đà 11- 3311103 204.349.060 694.235.710 573.860.158 469.048.960 Thăng Long 3311104 Trung tâm thí nghiệm XD Sông Đà 20.360.678 184.971.881 200.151.187 35.539.984 CN Công ty CP SOMECO Sông Đà ( TP Hà 3311105 1.335.372 9.376.633 8.041.261 Nội ) 3311106 Công ty CP Sông Đà 5 197.039.409 1.193.929.409 996.890.000 3311107 Công ty CP thép Việt Ý 551.174.701 4.510.380.685 6.336.167.823 2.376.961.839 3311108 Tổng công ty Sông Đà 227.983.899 2.974.138 230.958.037 3311109 Công ty CP Sông Đà 604 194.573.383 194.573.383 3311110 Công ty CP Sông Đà 17 16.559.870 16.559.870 3311111 Công ty CP Sông Đà 12- Nguyên Lộc 921.375 921.375 3311113 Xí nghiệp Sông Đà 10.7 71.880.197 71.880.197 3311114 Ban Điều hành Nhà Máy Xi Măng Hạ Long 1.535.786.137 2.937.631.066 1.401.844.929 3311115 Công ty TNHH 1TV Sông Đà 903 127.848.080 127.848.080 3311116 Xí nghiệp Sông Đà 10.5 1.251.624.350 1.976.924.512 725.300.162 3311117 Xí nghiệp Sông Đà 10.2 117.208.173 117.208.173 3311118 BĐH dự án thuỷ điện Xêkaman 3 12.628.902 12.628.902 Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 56
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 33112 Các đơn vị ngoài Tổng Công ty 5.809.743.518 113.505.125.088 116.030.649.968 8.335.268.398 33112001 Công ty CP Cơ Điện & XD Việt Nam 939.426.890 24.358.266.447 113.168.591 33112002 Công ty TNHH TM & SX Thép Việt 1.002.182.379 4.221.922.948 14.062.968.628 2.611.121.040 33112003 Công ty CP tập Đoàn Thành Công 53.000.000 10.231.899.959 33112115 Công ty TNHH Trường Tiến 27.200.000 27.200.000 33112116 Công ty LD Công trình Miền Trung 374.249.010 548.876.921 174.627.911 3312 Trả trƣớc cho ngƣời bán 3.128.575.122 48.704.600.404 47.008.515.290 4.824.659.836 33121 Các đơn vị nội bộ Tổng Công ty 350.000.000 3.215.795.000 550.000.000 3.015.795.000 3312101 Xí nghiệp Sông Đà 603 350.000.000 200.000.000 550.000.000 Công ty CP tự động hoá công nghệ thông tin 3312102 15.795.000 15.795.000 Sông Đà 3312103 Tổng công ty Sông Đà 3.000.000.000 3.000.000.000 33122 Các đơn vị ngoài Tổng Công ty 2.778.575.122 45.488.805.404 46.458.515.920 1.808.864.836 Công ty TNHH tư vấn giải pháp quản lý 3312201 62.700.000 33.000.000 62.700.000 33.000.000 doanh nghiệp 3312202 Công ty CP cơ khí và thương mại Nam Hải 653.972.426 904.727.682 1.558.700.108 3312242 DNTN Vạn Tường 200.000.000 200.000.000 3312243 Công ty LD công trình Miền Trung 60.000.000 60.000.000 Tổng cộng 3.128.575.122 9.514.278.096 186.567.991.539 198.396.051.656 4.824.659.836 23.038.422.927 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 57
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 d) Để lập Bảng CĐKT, ngoài việc dựa vào sổ cái kế toán có thể dựa vào Bảng cân đối số phát sinh để lập. Bảng cân đối số phát sinh cũng do phần mềm kế toán tự động làm. Kế toán chọn: “Kế toán chi tiết” “Bảng cân đối số phát sinh sau khoá sổ” “ Chọn tháng” “Xem” Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 58
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 Biểu số 10: Bảng cân đối số phát sinh Công ty cổ phần Sông Đà 505 Mẫu số S06-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Cơ quan công ty- MST: 5900320629 ngày 20-03-2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH Năm 2009 Đơn vị tính: VND M ã Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh Số dƣ cuối kỳ STT T ên tài khoản TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 111 Tiền mặt 19.415.179 23.331.135.261 23.167.993.400 182.557.040 2 112 Tiền gửi ngân hàng 30.594.660.234 448.059.463.046 461.247.215.884 17.406.907.396 3 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 12.199.923.000 11.500.000 7.761.483.000 4.449.940.000 4 129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 7.334.999.000 6.720.357.000 591.353.000 1.205.995.000 5 131 Phải thu của khách hàng 2.105.865.620 216.107.270.541 188.995.979.184 29.217.156.977 6 133 Thuế GTGT được khấu trừ 6.652.061.223 6.652.061.223 7 136 Phải thu nội bộ 36.292.620.648 218.907.070.306 215.576.903.172 39.622.787.782 8 138 Phải thu khác 99.738.732 601.107.094 669.867.341 30.978.485 9 141 Tạm ứng 1.061.449.561 22.675.686.772 22.903.613.576 833.522.757 10 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 2.993.438.621 2.993.438.621 11 144 Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 765.190.377 2.357.415.994 1.887.355.664 1.235.250.707 12 152 Nguyên liệu, vật liệu 7.267.385.235 13.732.470.323 15.122.880.156 5.876.975.402 13 153 Công cụ, dụng cụ 201.854,858 30.292.382 232.147.240 14 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 16.391.118.687 124.878.143.314 113.951.544.071 27.317.717.930 15 155 Thành phẩm 232.629.234 232.629.234 16 211 Tài sản cố định hữu hình 8.880.521.548 42.732.941.573 34.841.029.461 16.772.433.660 17 213 Tài sản cố định vô hình 2.660.814.000 2.660.814.000 18 214 Hao mòn tài sản cố định 5.499.065.339 3.573.491.113 6.672.367.269 8.597.941.495 19 223 Đầu tư vào công ty liên kết 2.275.000.000 125.000.000 2.400.000.000 20 228 Đầu tư dài hạn khác 2.200.000.000 686.000.000 2.886.000.000 21 241 Xây dựng cơ bản dở dang 3.162.340.000 33.714.233.538 36.611.573.538 265.000.000 22 242 Chi phí trả trước dài hạn 580.245.706 1.457.364.527 643.123.133 1.394.487.100 23 244 Ký cược, ký quỹ dài hạn 1.000.000 1.000.000 24 311 Vay ngắn hạn 260.000.000 4.943.880.000 16.933.932.536 12.250.052.536 25 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 960.000.000 960.000.000 26 331 Phải trả cho người bán 6.385.702.974 186.567.991.539 198.396.051.656 18.213.763.091 Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 59
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 27 333 Thuế và các khoản phải nộp cho NN 851.767.396 11.261.108.169 12.960.977.362 2.551.636.589 28 334 Phải trả công nhân viên 3.112.866.219 26.523.785.076 25.658.465.487 2.247.546.630 29 335 Chi phí phải trả 2.956.621.594 2.956.621.594 907.644.634 907.644.634 30 338 Phải trả, phải nộp khác 8.215.308.957 19.321.083.444 13.842.820.988 2.737.046.501 31 341 Vay dài hạn 1.067.215.818 4.708.000.000 3.640.784.182 32 344 Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 1.359.063.492 362.043.333 1.385.100.000 2.382.120.159 33 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 236.837.303 236.837.303 34 411 Nguồn vốn kinh doanh 73.201.472.500 73.201.472.500 35 414 Quỹ đầu tư phát triển 5.631.010.010 1.467.868.509 7.098.878.519 36 415 Quỹ dự phòng tài chính 1.139.282.602 363.498.705 1.502.781.307 37 419 Cổ phiếu quỹ 366.700.000 366.700.000 38 421 Lãi chưa phân phối 7.902.063.329 12.122.069.897 16.051.756.680 11.831.750.112 39 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 377.968.670 515.486.107 1.090.496.115 952.978.678 40 511 Doanh thu bán hàng 109.567.244.933 109.567.244.933 41 515 Doanh thu hoạt động tài chính 1.301.748.029 1.301.748.029 42 532 Giảm giá hàng bán 112.238.274 112.238.274 43 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 92.691.096.405 92.691.096.405 44 622 Chi phí nhân công trực tiếp 21.529.733.191 21.529.733.191 45 623 Chi phí sử dụng máy thi công 7.343.683.742 7.343.683.742 46 627 Chi phí sản xuất chung 22.609.028.693 22.609.028.693 47 632 Giá vốn hàng bán 99.994.512.332 99.994.512.332 48 635 Chi phí tài chính 8.474.695.801 8.474.695.801 49 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.620.172.725 5.620.172.725 50 711 Thu nhập khác 79.382.952 79.382.952 51 811 Chi phí khác 197.025.127 197.025.127 52 911 Xác định kết quả kinh doanh 120.519.433.022 120.519.433.022 Tổng cộng 146.319.773.223 146.319.773.223 1.929.522.481.314 1.929.522.481.314 140.111.755.438 140.111.755.438 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 505) Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 60
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 e) Lập Bảng CĐKT: Dựa vào Sổ Cái các tài khoản và Bảng cân đối số phát sinh, máy tính sẽ tự động lập Bảng cân đối kế toán. Chọn: “Kế toán tổng hợp” “Bảng cân đối kế toán” “ Chọn tháng” “In”. Biểu số 11: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN Công ty cổ phần Sông Đà 505 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-03-2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2009 Đơn vị tính:VND TÀI SẢN Mã Thuyết Số cuối năm Số đầu năm số minh 1 2 3 4 5 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 158.322.672.092 121.519.966.969 (100 = 110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 100 17.589.464.436 30.614.075.413 1. Tiền 111 V.01 17.589.464.436 30.614.075.413 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02 3.243.945.000 4.864.924.000 1. Đầu tư ngắn hạn 121 4.449.940.000 12.199.923.000 2. Dự phòng giảm giá đầu tư CK ngắn hạn (*) 129 (1.205.995.000) (7.334.999.000) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 102.225.795.860 60.353.968.838 1. Phải thu khách hàng 131 57.747.369.757 20.833.034.336 2. Trả trước cho người bán 132 4.824.659.836 3.128.575.122 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 39.622.787.782 36.292.620.648 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 0 0 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 30.978.485 99.738.732 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 0 0 IV. Hàng tồn kho 140 33.194.693.332 23.860.358.780 1. Hàng tồn kho 141 V.04 33.194.693.332 23.860.358.780 Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 61
- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty cổ phần Sông Đà 505 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 2.068.773.464 1.826.639.938 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0 0 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 0 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 0 0 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 2.068.773.464 1.826.639.938 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 15.380.793.265 11.599.041.915 (200 = 210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0 0 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 0 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0 II. Tài sản cố định 220 11.100.306.165 6.543.796.209 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 8.174.492.165 3.381.456.209 - Nguyên giá 222 16.772.433.660 8.880.521.548 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (8.597.941.495) (5.499.065.339) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 0 0 - Nguyên giá 225 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 V.10 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 227 2.660.814.000 0 - Nguyên giá 228 2.660.814.000 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 V.11 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 265.000.000 3.162.340.000 III. Bất động sản đầu tƣ 240 V.12 0 0 - Nguyên giá 241 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 2.886.000.000 4.475.000.000 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 2.275.000.000 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 2.886.000.000 2.200.000.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 260 1.394.487.100 580.245.706 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 1.394.487.100 580.245.706 2. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 262 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 173.703.465.357 133.119.008.884 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 79.482.304.241 45.233.911.773 I. Nợ ngắn hạn 310 75.604.682.756 44.997.074.470 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 12.250.052.536 260.000.000 2. Phải trả người bán 312 23.038.422.927 9.514.278.096 3. Người mua trả tiền trước 313 28.530.212.780 18.727.168.716 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 2.551.636.589 851.767.396 5. Phải trả người lao động 315 2.247.546.630 3.112.866.219 6. Chi phí phải trả 316 V.17 907.644.634 2.956.621.594 7. Phải trả nội bộ 317 0 0 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây 318 0 0 dựng 9. Các khoản phải trả , phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 6.079.166.660 9.574.372.449 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0 II. Nợ dài hạn 330 3.877.621.485 236.837.303 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 Nguyễn Thanh Tuấn – QT1004K 62