Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại Trang Khanh

pdf 56 trang huongle 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại Trang Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_q.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại Trang Khanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP QUẢN TRỊ KINH DOANH TÀI NĂNG Sinh viên : Nguyễn Thị Thúy Nhung Giảng viên hƣớng dẫn : KS. Lê Đình Mạnh HẢI PHÒNG - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƢƠNG MẠI TRANG KHANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP QUẢN TRỊ KINH DOANH TÀI NĂNG Sinh viên : Nguyễn Thị Thúy Nhung Giảng viên hƣớng dẫn : KS. Lê Đình Mạnh HẢI PHÒNG – 2015
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Nhung Mã SV: 1112401350 Lớp: QTTN102 Ngành: Quản trị kinh doanh Tên đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và hiệu quả quản lý - Phản ánh đƣợc thực trạng công tác quản lý tại công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh - Đánh giá đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của công tác quản lý tại công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Sử dụng số liệu năm 2013 và 2014 của Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp: Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Lê Đình Mạnh Học hàm, học vị: Kỹ sƣ Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH thƣơng mại và vận tải Hƣng Phát Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 01 tháng 06 năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 08 tháng 08 năm 2015. Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thúy Nhung KS. Lê Đình Mạnh Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Trải qua lịch sử của kinh tế thế giới, chúng ta thấy rằng với bất kỳ nền kinh tế nào, phát triển hay suy thoái đều do tổ chức quản lý quyết định. Ngay sau cách mạng tháng mƣời Nga năm 1917, Lê-Nin đã khẳng định: “ Tổ chức quản lý là nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, trong đó nhiệm vụ nhà nƣớc trên hết đƣợc quy lại thành nhiệm vụ thuần kinh tế.”. Sự biến động của nền kinh tế nƣớc ta trong nhiều năm qua đã chứng tỏ tầm quan trọng của tổ chức quản lý. Là một doanh nghiệp – phần tử có vai trò quyết định mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế nhất định chịu sự chi phối của quy luật đó. Trong môi trƣờng hội nhập của nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, vai trò của quản lý trong các doanh nghiệp cần đƣợc coi trọng và thực hiện hiệu quả hơn hết. Mọi quyết định quản lý đều đƣợc xác định bởi tiêu chuẩn cuối cùng là hiệu quả kinh tế và nó tác động trực tiếp đến quyền lợi của từng cá nhân. Chính vì vậy các doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn và không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý của mình là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ nhận thức trên và qua quá trình tìm hiểu trong thời gian thực tập về công tác quản lý tại Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh, em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh.” Vấn đề quản lý có thể đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này em xin đề cập tới hai vấn đề: hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh. Em hy vọng với nội dung trong chuyên đề này sẽ góp phần nhỏ vào sự phát triển của công ty. Nội dung chuyên đè đƣợc thực hiện qua ba phần: Chƣơng I: Tổng quan về quản lý và hiệu quả quản lý. Chƣơng II: Thực trạng công tác quản lý tại Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh. Chƣơng III: Môt số giải pháp nhằm nâng qua hiệu quả công tác quản lý tại Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Đây là một đề tài khó, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng cả về lý thuyết cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế. Vì vậy. dù đã cố gắng nhƣng chắc chắn chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy cô, các anh chị ở Công ty và các bạn để chuyên đề của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản trị Kinh Doanh – Đại học Dân lập Hải Phòng đã trang bị cho em vốn kiến thức cần thiết trong quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt là sự tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ của thầy Lê Đình Mạnh đề em có thể hoàn thành tốt chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên thuộc Công ty Cổ Phần Công nghệ và Thƣơng Mại Trang Khanh đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian thực tập tại công ty. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ I/ NHỮNG KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa quản lý 1.1. Khái niệm quản lý Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”. Thông thƣờng, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh theo lý thuyết hệ thống: “ quản lý là sự tác động có hƣớng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống.” Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu quản lý kinh tế là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm đặt tới mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra. Nhƣ vật, nội hàm khái niệm quản lý kinh tế đƣợc hiểu nhƣ sau: - Quản lý kinh tế là sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý. Trong đó chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân, những nhà quản lý cấp trên. Còn đối tƣợng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý là những tổ chức, cá nhân, nhà quản lý cấp dƣới, cũng nhƣ các tập thể, cá nhân ngƣời lao động. Sự tác động trong mối quan hệ quản lý mang tính hai chiều và đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, lập kế hoạch, kiểm tra điều chỉnh - Chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý cấu thành hệ thống quản lý. Một nền kinh tế hay một doanh nghiệp đề xem nhƣ một hệ thống với hai phân hệ chủ yếu: Chủ thể quản lý và Đối tƣợng quản lý. Trong nhiều trƣờng hợp mỗi phan hệ có thể đƣợc coi nhƣ một hệ thống phức tạp. - Quản lý kinh tế là quá trình lựa chọn và thiếu hế hệ thống chức năng, nguyên tắc, phƣơng pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và bảo đảm nguồn nhân lực thông tin, vật chất cho các quyết điịnh quản lý đƣợc thực thi. - Mục tiêu của quản lý kinh tế là huy động tối đa các nguồn lực, mà trƣớc hết là nguồn lực lao động và sử dụng hiệu quả để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích con ngƣời. 1.2. Nội dung của quản lý kinh tế. Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau.Những loại công việc quản lý nay mang tính độc lập tƣơng đối, đƣợc hình thành trong quá trình chuyên môn quá hoạt động quản lý. Đó có thể coi là những nhiệm vụ mà quản lý cần làm và cũng là nội dung của chức năng quản lý. Phân tích chức năng quản lý nhằm trả lời câu hỏi: Các nhà quản lý phải thực hiện những công việc gì trong quá trình quản lý, cũng là để hiểu rõ nội dung của chức năng quản lý. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Hiện nay, các chức năng quản lý thƣờng đƣợc xem xét theo hai cách tiếp cận. Nếu xét theo quá trình quản lí thì nội dung quản lý có thể hiểu là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra. - Hoạch định: là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, bao gồm: xác nhận mục tiêu, xây dựng chiến lƣợc tổng thể, thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp hoạt động. - Tổ chức: bao gồm việc xác định những việc phải làm, những ai sẽ phải làm việc đó, các công việc sẽ đƣợc phối hợp với nhau nhƣ thế nào, những bộ phận nào cần phải đƣợc thành lập, quan hệ phân công và trách nhiệm giữa các bộ phận đó, và hệ thống quyền hành trong doanh nghiệp. - Chỉ huy: công việc trong doanh nghiệp cần phải có ngƣời thực hiện. Đáp ứng yêu cầu đó, nhà quản trị phải tuyển chọn, thu dụng, bố trí, bồi dƣỡng, sử dụng, động viên, khuyến khích. Việc thiết lập quyền hành và sử dụng quyền hành đó để giao việc cho nhân viên, ra nội quy, quy chế làm việc, ủy quyền cho thuộc cấp, động viên nhân viên là chức năng thứ 3 của nhà quản trị. - Phối hợp: chức năng này bao gồm: phối hợp theo chiều dọc, là phối hợp giữa các cấp quản trị và phối hợp theo chiều ngang là phối hợp giữa các chức năng, các lĩnh vực quản trị. - Kiểm tra: chức năng cuối cùng của nhà quản trị. Công tác kiểm tra bao gồm việc xác định thu thập thông tin về thành quả thực tế, so sánh thành quả thực tế với thành quả kỳ vọng, và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm đảm bảo tổ chức đang đi đúng hƣớng để hoàn thành mục tiêu. Nếu xét theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức thì những lĩnh vực của quản lý gắn liền với các hoạt động sau: - Lĩnh vực vật tư: Nhiệm vụ gồm: Phát hiện nhu cầu vật tƣ Tính toán vật tƣ tồn kho Mua sắm vật tƣ Nhập kho và bảo quản Cấp phát vật tƣ - Lĩnh vực sản xuất: gồm toàn bộ các hoạt động có tính chất công nghiệp trên cơ sở phối hợp các yếu tố lao động, tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động đã có để chế biến các sản phẩm hàng hóa và thực hiện các dịch vụ. Nhiệm vụ gồm: Hoạch định chƣơng trình Xây dựng kế hoạch sản xuất Điều khiển quá trình chế biến Kiểm tra chất lƣợng Giữ gìn bản quyền, bí quyết, kiểu dáng và phát huy sáng chế phat minh của mọi thành viên. - Lĩnh vực marketing: gồm các nhiệm vụ: Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Thu thập các thông tin về thị trƣờng Hoạch định chính sách sản phẩm Hoạch định chính sách giá cả Hoạch định chính sách phân phối Hoạch định chính sách hỗ trợ tiêu thụ - Lĩnh vực nhân sự bao gồm các nhiệm vụ: Lập kế hoạch nhân sự Tuyển dụng nhân sự Bố trí nhân sự Đánh giá nhân sự Phát triển nhân viên (đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt) Thù lao Quản lý nhân sự thông qua hồ sơ dữ liệu nhân sự, qua thống kê hoạt động của nhân viên và hỗ trợ đời sống. - Lĩnh vực tài chính và kế toán bao gồm các nhiệm vụ: +Lĩnh vực tài chính: Tạo vốn Sử dụng vốn Quản lý vốn (chủ yếu là quản lý sự lƣu thông, thanh toán và các quan hệ tín dụng) +Lĩnh vƣc kế toán: Kế toán sổ sách Tính toán chi phí – kết quả Xây dựng các bảng cân đối Tính toán lỗ lãi Các nhiệm vụ khác nhƣ: thẩm định kế hoạch, thống kê, kiểm tra việc tính toán, bảo hiểm, thuế. - Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển bao gồm các nhiệm vụ: Thực hiện các nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng Thẩm định hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật đƣợc áp dụng - Lĩnh vực tổ chức và thông tin bao gồm các nhiệm vụ: + Lĩnh vực tổ chức Tổ chức các dự án Phát triển và cải tiến bộ máy tổ chức cho doanh nghiệp Tổ chức tiến trình hoạt động cho toàn bộ doanh nghiệp + Lĩnh vực thông tin Xây dựng kế hoạch về các thông tin liên quan cho doanh nghiệp Chọn lọc và xử lý các thông tin Kiểm tra thông tin và giám sát thông tin - Lĩnh vực hành chính pháp chế và các dịch vụ chung: Thực hiện các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài doanh nghiệp Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Tổ chức các hoạt động quần chúng trong doanh nghiệp Các hoạt động hành chính và phúc lợi doanh nghiệp Sự phân chia trên đây chỉ mang tính khái quát, trên thực tế, quản lý , các lĩnh vực đƣợc tiếp tục chia nhỏ nữa cho đến các công việc, nhiệm vụ quản lý cụ thể. 2. Đặc điểm. Chúng ta chỉ xem xét những đặc điểm mà ở đó quản lý ở một doanh nghiệp đƣợc phân biệt với quản ký ngành, quản lý kinh tế quốc dân. Theo đó hquản lý ở một doanh nghiệp mang những đặc điểm sau: Thứ nhất, quản lý ở doanh nghiệp có tính đơn điệu, bộ phận. Nó thể hiện phạm vi quản lý chỉ nằm trong pgạm vi ảnh hƣởng của doanh nghiệp, nhiệm vụ quan trọng là giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô. Lợi ích của doanh nghiẹp là cơ sở so sánh đánh giá sử lý những vấn đề kinh tế.Một điều nữa là quản lý ở doanh nghiệp không đòi hỏi tính phối hợp đa phƣơng đa chiều, nhièu cơ quan nhƣ quản lý quốc dân mà nó chỉ hạn chế trong doanh nghiệp và những đối tác chủ yếu. Thứ hai, quản lý trong doanh nghiệp phục tùng quản lý nhà nƣớc. Các nhà quản lý hƣớng hoạt động của các doanh nghiệp theo những mục tiêu của mình nhƣng dựa trên những khung pháp lý của nhà nƣớc đã thiết lập, đó là cơ sở hoạt động. Thứ ba, tính phức hợp hạn chế.Nó thể hiện ở đối tƣợng quản lý hạn chế, mục tiêu hữu hạn và hình thức tác động đơn giản. Điều đó dẫn tới bộ máy quản lý trong doanh nghiệp đơn giản hơn và ít bị chi phối bởi quan hệ kinh tế đối ngoại. Thứ tƣ, quản lý trong doanh nghiệp lấy mực tiêu phát triển kinh tế, gia tăng giá trị và lợi nhuận là chủ yếu.Đại đa số các doanh nghiệp đƣợc sinh ra bởi mục đích sinh lời và quản lý phải hƣớng tới mục tiêu đó, lợi nhuận, giá trị gia tăng là thƣớc đo cuối cùng cho hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp của nhà nƣớc đƣợc thực hiện chức năng sản xuất, kinh doanh hàng hoá công cộng phục vụ lợi ích của đại chúng, hoặc tham gia điều tiết kinh tế vĩ mô. Cá doanh nghiệp đó hƣớng tới mục tiêu tổng thể hiệu quả kinh tế xã hội. Cuối cùng, quản lý kinh tế trong doanh nghiệp là quản lý đơn mục tiêu. Tính đơn mục tiêu theo nghĩa hẹp đó là quản lý chỉ hƣớng tới một mục tiêu chính yếu nào đó thƣờng là kợi nhuận, nhƣng xét theo nghĩa rộng, tức là với một số mục tiêu quản lý trong doanh nghiệp chỉ can nhắc và hƣớng vào mục tiêu ƣu tiên. Trong khi đó quản lý kinh tế quốc dân mang tính đa mục tiêu: Phúc lợi, an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trƣởng kinh tế, văn hoá, môi trƣờng 3. Chức năng của quản lý. Cũng giống nhƣ quản lý kinh tế quốc dân nói chung và quản lý trong doanh nghiệp nói riêng, quá trình quản lý là quá trình thực hiện thƣờng xuyên và đồng bộ, thống nhất các chức năng kế hoạch, tổ chức và lãnh đạo, kiểm soát. Chức năng kế hoạch là chức năng quan trọng hàng đầu. Các kế hoạch đƣợc xây dựng trên cơ sở những đòi hỏi khách quan và chủ quan của doanh nghiệp trong giai đoạn nhất định để tiến hành lựa chọn chính xác mục tiêu của Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng mình và phƣơng án tiến hành trong tƣơng lai. Những kế hoạch trong doanh nghiệp có thể là kế hoạch chiến lƣợc, tác nghiệp nhƣng đó luôn là những kế hoạch quan trọng. Trong khi kế hoạch chiến lƣợc vạch một con đƣờng dài hƣớng doanh nghiệp đi theo với những phƣơng án dài hạn và tham vọng thì kế hoạch chiến thuật lại tập trung giải quyết những vấn ddề bức thiết để tháo gỡ những vƣớng mắc hoặc tận dụng cơ hội kinh doanh Chức năng tổ chức, nó quy định chức năng và cơ cấu tƣơng ứng của các bộ phận, tập thể và cả cá nhân. Xác định lý do tồn tại của đơn vị đó là để làm gì và có quan hệ với đơn vị khác nhƣ thế nào, đƣợc đảm bảo bằng cái gì? Tất cả là để hƣớng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp, của tổ chức. Chức năng điều hành, điều hành tức là quản lý có chức năng đƣa kế hoạch vào thực hiện thông qua sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo và khoa học hệ thống các giải pháp và công cụ nhƣ hành chính, kinh tế, giáo dục tâm lý nhằm dẫn dắt hành vi cá nhân, tập thể theo mục tiêu chung, đó là công việc khó khăn vì quan hệ cá nhân, tập thể rất tinh vi và phức tạp vì đều có yếu tố con ngƣời. Chức năng kiểm soát, trong quá trình đƣa kế hoạch vào thực tế, không thể tránh khỏi những khiếm khuyết sai lệch. Với những vƣớng mắc đó quản lý là để kiểm soát đƣợc, nắm đƣợc và trong trƣờng hợp cần thiết có thể đƣa ra những điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục nhƣngx sai lệch so với kế hoạch. Đó là lý do để quản lý mang chức năng kiểm soát. 4. Vai trò của quản lý. Rõ ràng để tồn tại và phát triển con ngƣời trong từng tổ chức không thể làm việc riêng lẻ mà cần gia tăng tính phối hợp hƣớng tới mục đích chung. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất của xã hội ngày càng đòi hỏi thực hiện trên quy mô lớn hơn, tính phức tạp cao hơn, đòi hởi sự phân công hợp tác mọi cá nhân trong tổ chức. Chính sự phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá đã làm xuất hiện lao động đặc biệt- lao động quản lý. Các Mác đã khẳng định: “ Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tƣơng đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần tới quản lý” Quản lý giúp các tổ chức và thành viên của nó thấy rõ mục tiêu và hƣớng đi của mình. Đây là yếu tố thuộc về tƣ duy, nhận thức đầu tiên và quan trọng nhất đối với mọi con ngƣời và tổ chức giúp tổ chức thực hiện đƣợc sứ mệnh của mình, đạt đƣợc những thành tích ngắn hạn và dài hạn, tồn tại và phát triển không ngừng. Trong hoạt động của tổ chức có bốn yếu tố tạo thành kết quả đó là: Nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin. Quản lý có vai trò phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức thành một chỉnh thể, tạo nên tính trồi để thực hiện mục đích của tổ chức với hiệu quả cao. Mục đích của quản lý là đạt giá trị gia tăng cho tổ chức. Điều kiện môi trƣờng mà tổ chức gặp phải luôn luôn biến động nhanh.Những biến đổi nhanh thƣờng tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ.Vai trò của quản lý là giúp tổ chức thích nghi đƣợc với môi trƣờng, nắm bắt tốt cơ hội, tận dụng hết cơ hội và giảm bớt ảnh hƣởng tiêu cực của các nguy cơ liên Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng quan đến điều kiện môi trƣờng.Không những thế quản lý tốt còn làm cho tổ chức có những tác động tích cực đến môi trƣờng. Quản lý cần thiết đối với mọi lĩnh vực từ mỗi đơn vị sản xuất- kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ một gia đình, một đơn vị dân cƣ đến một đất nƣớc, những hoạt động trong phạm vi khu vực và cả toàn cầu. Phần lớn các doanh nghiệp, các tổ chức thất bại là do quản lý tồi thiếu kinh nghiệm, trong khi đó các công ty luôn thành đạt chừng nào còn đƣợc quản lý tốt. Về tầm quan trọng của quản lý đƣợc thể hiện rõ ràng nhất ở các nƣớc phát triển. Bảng tổng quan về vấn đề này trong những năm gần đây của các chuyên gia về phát triển kinh tế đã cho thấy sự cung cấp về tiền bạc, kỹ thuật công nghệ đã không đem lại kết quả nhƣ mong muốn.Yừu tố hạn chế trong hầu hết mọi trƣờng hợp chính là sự thiéu thốn về chất lƣợng và sức mạnh của các nhà quản lý. 5. Các nguyên tắc quản lý. Các nguyên tắc quản lý là những quy tắc chủ đạo tiêu chuẩn hành vi mà các nhà quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý của mình. Trên cơ sở những đòi hỏi của tổ chức, sự vận động các quy luật khách quan, kết hợp với thực trạng xu thế phát triển của tổ chức và ràng buộc môi trƣờng đã hình thành nên những nguyên tắc chung của quản lý. Có thể xem xét những nguyên tắc quản lý cơ bản sau đây. 5.2. Tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc cơ bản của quản lý nó phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể của quản lý với đối tƣợng quản lý cũng nhƣ các mục tiêu và yêu cầu quản lý. Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất. Khía cạnh tập trung thể hiện sự thông nhất quản lý từ mặt tập trung, trong khi khía cạnh dân chủ thể hiện sự tôn trọng quyền chủ động sáng tạo của tập thể và cá nhân ngƣời lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung nguyên tắc đòi hỏi: Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ƣu giữa tập trung và dân chủ, dân chủ phải đƣợc thực hiện trong khuôn khổ tập trung. Quản lý tập trung là yêu cầu khách quan vì nó gắn liền với sự thống nhất mục tiêu duy trì vai trò lãnh đạo nhƣng cần phải cơ phƣơng pháp hợp lý tránh quan liêu bao cấp và độc đoán. Trong khi đó bao đảm sự tự chủ của các đơn vị cá nhân là tất yếu khách quan vì phần tử ổn định thì hệ thống sẽ mạnh. Do đó cần tạo điều kiện và môi trƣờng để cá nhân phát huy năng lực của mình. Tuy nhiên cũng không đƣợc buông lỏng dễ dẫn đến lấn quyền hoặc tình trạng mất tính phối hợp. Ngày nay không phải là đi lựa chọn quản lý tập trung hay dân chủ mà điều quan trọng là tƣơng quan giƣa dân chủ với tập trung. 5.3. Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội Pháp luật tạo ra khung pháp lý cho tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trƣờng cho phát triển kinh tế, củng cố và bảo vệ các nguyên tắc của nền kinh tế, và tạo ra cơ chế quản lý hiệu quả. Nhƣ vậy giữa quản lý với lĩnh vực chính trị- luật pháp có quan hệ hữu cơ và đòi hỏi quản lý phải xem xét đến những yếu tố đó. Bên cạnh đó các giá trị Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng chung đƣợc xã hội thừa nhận, các tập tục truyền thống, lối sống dân cƣ, hệ tƣ tƣởng tôn giáo gây tác động trực tiếp đến hoạt động tổ chức, sản xuất- kinh doanh. Do đó trong quá trình hoạt động đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự sáng tạo trong từng quyết định, xử lý linh hoạt các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển vững chắc. 5.4. Phối hợp điều hoà các lợi ích. Quản lý suy cho đến cùng là quản lý con ngƣời nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của ngƣời lao động. Song động lực của quản lý là lợi ích, do đó nguyên tắc quan trọng cuả quản lý đó là phải chú ý đến lợi ích con ngƣời, phối hợp điều hoà các lợi ích, trong đó lợi ích của ngƣời lao động là động lực trực tiếp đồng thời chú ý đến lợi ích tập thể, tổ chức và lợi ích xã hội. Về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn, lợi ích là mục tiêu, thoả mãn nhu cầu là động lực khiến con ngƣời hành động vì thế sẽ có sự nhất trí về mục đích và hành động nếu có sự thống nhất nhu cầu và lợi ích. Thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi phải chú ý các vấn đề sau: - Các quyết định quản lý cần quan tâm trƣớc hết đến lợi ích của ngƣời lao động. Họ là động lực tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trực tiếp cho xã hội, hơn nữa là nhân tố có khả năng sáng tạo và gia tăng giá trị thặng dƣ. Bởi đó thông qua phƣơng pháp, công cụ thì nhà quản lý tác động đến lợi ích ngƣời lao động đảm bảo họ đƣợc thoả mãn cả nhu câu vật chất và tinh thần. - Tạo ra những lợi ích lớn là mục tiêu chung cho mọi ngƣời. Nếu không gắn lợi ích cá nhân với tập thể thì cính sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân sẽ bóp chết sức sống của tổ chức. Vì thế các quyết định quản lý phải có tác dụng huy động sự đóng góp về trí tuệ, sức lực và cơ sở vật chất để xây dựng tổ chức và ngƣời lao động có cơ hội để thoả mãn lợi ích, đồng thời đƣợc hƣởng thụ các khoản lợi ích phúc lợi tập thể. - Phải coi trọng lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất. Trong khi lao động còn là một hoạt động bát buộc với con ngƣời thì vấn đề khuyến khích lợi ích vật chất đối với ngƣời lao động phải đặt lên hàng đầu. Song không vì thế mà coi nhẹ sự quan tâm đến lợi ích tinh thần thông qua các giải pháp giáo dục động viên tƣ tƣởng chính trị, thƣởng phạt, cân nhắc, đề bạt vào các chức vụ công tác hợp lý. Khuyến khích lợi ích và tinh thần về thực chất là sự đánh giá của tập thể và xã hội đối với sự cống hiến cuả mỗi ngƣời là sự khẳng định thang bậc của họ trong cộng đồng. Cũng thông qua các hình thức khuyến khích đó ngƣời lao độg nhận biết đƣợc kết quả, ý thức công việc mình làm. Vì thế nó rất cần thiết với bất kỳ ai và vào bất kỳ giai đoạn nào. 5.5. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi ngƣời quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu qủa trong từng tình huống khác nhau, đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân, từ đó ra quyết định tối ƣu nhằm tạo đƣợc các thành quả có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của tổ chức. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Tuy nhiên tiết kiệm, hiệu quả không đồng nghĩa với hạn chế tiêu dùng vấn đề là tiêu dùng hợp lý trong khả năng cho phép.Tiết kiệm cũng không có nghĩa là chi ít tiền mà là chi sao cho đạt kết quả tốt nhất.Hiệu quả đƣợc xác định bằng kết quả trên một đồng chi phí bỏ ra. Từ đó phải tăng kết quả và giảm chi phí để có hiệu quả cao. Trong đó giảm chi phí bằng cách tiết kiệm đầu vào và tiết kiệm thời gian và tăng kết quả bằng cách tăng năng suất lao động. Hai công việc này có thể đồng thời hoặc lệch nhau nhƣng phải luôn hƣớng tới kết quả lớn hơn chi phí. Hoạt động quản lý phải đƣa ra các quyết định quản lý sao cho với một lƣợng chi phí nhất định có thể tạo ra lƣợng giá trị nhiều nhất phục vụ con ngƣời. Làm đƣợc việc này đòi hỏi phải mạnh mẽ cải cách ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, và không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý trong nội bộ tổ chức theo hƣớng tinh giảm vì nhu cầu công việc và hiệu quả cao. 5.6. Hƣớng vào khách hàng và thị trƣờng mục tiêu. Một cách quản lý tông tại trong lịch sử đó là nhà sản xuất chỉ làm những cái mình có thể và vì thế mọi kết quả phând lớn là chủ quan.Cách quản lý đó sẽ dẫn tới kết quả là doanh nghiệp sẽ mất kả năng thích ứng với sự biến động của thị trƣờng. Ngày nay thị trƣờng rộng lớn và biến đổi liên tục theo thời gian, nó đòi hỏi nhà quản lý phải nhận biết đâu là thị trƣờng trọng điểm mình có thể khai thác và hiểu họ cần gì và mình phải đáp ứng cái gì. Luôn dự đoán trƣớc nhu cầu của họ để tạo nên các yếu tố sáng tạo trong tổ chức của mình. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi quản lý phải làm tốt công tác marketing trong đó đặc biệt quan trọng khâu nghiên cứu thị trƣờng. Đây có thể coi là một quan điểm quản lý mới trong giai đoạn hiện nay.Nó chƣa đƣợc đƣa thành nguyên lý quản lý nhƣ những quan điểm truyền thống nhƣng có thể coi là nguyên tắc quản lý hiện đại. 6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý Nhƣ đã nêu ở trên, quản lý kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực phong phú và đa dạng. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, em xin đề cập tới phạm trù: hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 6.1. Hiệu quả sử dụng vốn 6.1.1. Khái niệm Hiệu quả sử dụng vốn theo nghĩa rộng đƣợc xem xét là một bộ phận trong hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn theo nghĩa hẹp đƣợc phản ánh trình độ sử dụng vốn và ảnh hƣởng trực tiếp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với mục đích đề tài này xem xét hiệu quả sử dụng vốn theo nghĩa hẹp. Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả thu đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh với số vốn đầu tƣ cho hoạt động. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Hiệu quả sử dụng vốn đƣợc thể hiện qua công thức sau: Kết quả từ hoạt động sản xuẩt kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn = −−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−− Vốn đầu tƣ kinh doanh bình quân Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho phép các doanh nghiệp đề ra giải pháp có hiệu lức để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả là chỉ tiêu chất lƣợng, để có hiệu quả cuối cùng phải sử dụng các nguồn lực lao động, đất, vốn, tài nguyên và các chi phí có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chính là giảm lƣợng lao động sống và vật hóa kết tinh trong sản phẩm dich vụ. Nhƣ vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chính là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nó là nhiệm vụ thƣờng xuyên đối với các doanh nghiệp. 6.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh a) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn - Tý suất doanh lợi vốn: là chỉ tiêu mức độ sinh lời của đồng vốn. Chỉtiêu này phản ánh mứcđộ một đồng vốn bình quân trong kỳ sử dụng tạo ra một đồng lợi nhuận Lợi nhuận Doanh lợi tổng vốn = −−−−−−−−−−−−−−−−−−− Vốn sản xuất bình quân - Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Lợi nhuận Doanh lợi vốn chủ sở hữu = −−−−−−−−−−−−−−−−−−− Vốn chủ sở hữu bình quân - Hiệu suất sử dụng vốn: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bình quân cần có để đạt đƣợc một đồng doanh thu. Doanh thu Hiệu suất sử dụng vốn sản xuât = −−−−−−−−−−−−−−−−−−− Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Vốn sản xuât bình quân b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ doanh nghiệp cần phải tính toán một loạt các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ và VCĐ của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với kỳ trƣớc, với những mục tiêu đặt ra cần đạt đƣợc, xác định nguyên nhân của vấn đề. Đó là những cƣn cứ để đƣa ra cá quyết định về tài chính trong đầu tƣ, mua sắm TSCĐ và tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ cảu doanh nghiệp. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ phản ánh một đồng vốn cố định tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ (năm). Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng VCĐ =−−−−−−−−−−−−−−−−−−− Vốn cố định BQ Trong đó: VCĐ BQ trong kỳ = (Số VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/ 2 Số VCĐ đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao (hoặc cuối kỳ) đầu kỳ(hoặc CK) lũy kế đầu kỳ(CK) - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ tham gia tạo bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ = −−−−−−−−−−−−−−−−−−− NGTSCĐ BQ trong kỳ - Hàm lượng VCĐ: phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ. - Doanh lợi TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Doanh lợi TSCĐ= Lợi nhuận / Nguyên giá TSCĐ Khi tính chỉ tiêu này cần chú ý: lợi nhuận trong kỳ chỉ tình những lợi nhuận thu đƣợc do có sự tham gi của TSCĐ tạo ra. Vì thế không tính lợi nhuận thu đƣợc do từ hoạt động tài chính, lãi do góp vốn liên doanh, lãi khác - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí cố định: chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí đã chuyển vào quá trình sản xuất kinh doanh qua khấu hao tiêu thụ sản phẩm đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Lợi nhuận Hiệu suất sử dụng chi phí cố định= −−−−−−−−−−−−−−−−−−− Chi phí khấu hao bình quân c) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động - Hiệu suất sử dụng VLĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lƣu động tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong năm. Doanh thu Hiệu suất sử dụng VLĐ=−−−−−−−−−−−−−−−−−−− VLĐ bình quân trong năm - Doanh lợi VLĐ: chỉ tiêu này nơi lên khả năng sinh lời của VLĐ. Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao. Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi VLĐ= −−−−−−−−−−−−−−−−−−− VLĐ bình quân trong kỳ * Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển VLĐ. Tốc độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp nhanh hay chậm thể hiện hiệu suất sử dụng VLĐ của Doanh nghiệp cao hay thấp.VLĐ luân chuyển càng nhanh thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng VLĐ của Doanh nghiệp càng caovà ngƣợc lại. Tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động đƣợc đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển. + Số lần luân chuyển VLĐ: chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm) VLĐ của Doanh nghiệp thực hiện mấy vòng tuần hoàn. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyể VLĐ càng nhanh và hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao. M Công thức tính: L= −−− Vlđ L: Số lần chu chuyển (Số vong quay) của VLĐ trong kỳ M: Tổng mức luân chuyển trong kỳ, phản ánh tổng giá trị luân chuyển của Doanh nghiệp trong kỳ đƣợc xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Vlđ : Vốn lƣu động bình quân trong kỳ. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng + Kỳ luân chuyển của VLĐ: phản ánh số ngày thực hiện một vòng quay vốn lƣu động. N N K=−− hoặc K= Vlđ x−− L M K: kỳ luân chuyển của VLĐ N: Số ngày trong kỳ (một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày một tháng là 30 ngày). Tuỳ theo mục đích phân tích có thể tính tốc độ luan chuyển VLĐ chung toàn Doanh nghiệp hoặc tốc độ chu chuyển VLĐ trong từng khâu riêng biệt nhƣ khâu dự trữ, khâu sản xuất, khâu lƣu thông. Nếu tính tốc độ luân chuyển VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất thì M là tổng giá trị nguyên nhiên vật liệu đã xuất chungcho năm Vlđ là số dƣ bình quân trong khâu dự trữ.Nếu tính tốc độ luân chuyển VLĐ trong khâu sản xuất thì M là tổng giá thành sản xuất của sản phẩm đã sản xuất ra trong năm Vlđ là số dƣ bình quân VLĐ trong khâu sản xuất. Nếu tính tốc độ luân chuyển VLĐ trong khâu lƣu thông thì M là tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hóa giá tiêu thụ snả phẩm, Vlđ là số dƣ bình quân VLĐ trong khâu lƣu thông. Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển. + Mức tiết kiệm tuyệt đối VLĐ: là số chênh lệch giữa số do tăng tốc đọluân chuyển VLĐ nên Doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc số VLĐ để sử dụng vào công việc khác. Nếu so sánh kỳ kế hoạch với thực tế thì VLĐ tiết kiệm tuyệt đối là Vtk = Vn – Vkh Nếu so sánh kỳ này với kỳ trƣớc thì số VLĐ tiết kiệm là Vtk = Vt – V0 Trong đó: Vtk: Số VLĐ tiết kiệm tuyệt đối V1, V0: Số vốn lƣu động BQ thực tế kỳ này Vkh: Số VLĐ BQ kỳ kế hoạch Kết quả tính toán đƣợc là số âm (-) thể hiện vốn lƣu động tiết kiệm đƣợc tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động.Nêu là số (+) thì thể hiện số vốn lƣu động Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng vƣợt chi chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lƣu động chậm hơn so với kỳ trƣớc hoặc so với kỳ kế hoạch. + Mức tiết kiệm tƣơng đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn trong năm song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lƣu động. Công thức tính: M1 M1 M1 M1 Vtktđ= −− x (k1 – k0) =−− - −− =V1 - −− 360 L1 L0 L0 L0: Số lần luân chuyển thực tế kỳ kế hoạch ( kỳ trƣớc). Kết quả tính đƣợc nếu mang dấu (-) thể hiện Doanh nghiệp đã tiết kiệm tƣơng đối vốn lƣu động, nếu mang dấu (+) thể hiện Doanh nghiệp đã vƣợt chi tƣơng đối. 6.2. Hiệu quả sử dụng nhân lực 7.2.1. Khái niệm Theo quan điểm của Mác – Lê nin về hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt đƣợc kết quả lao động nhiều hơn. Các Mác chỉ rõ: bất kì một phƣơng thức sản xuất lien hiện nào cũng cần phải có hiệu quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất. Mác viết:” Lao động có hiệu quả nó cần một phƣơng thức sản xuất” và nhấn mạnh rằng “ hiệu quả lao động giữ vai trò quyết định, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con ngƣời, tất cả các tiến bộ khoa học đều nhằm đạt đƣợc mục tiêu đó.” Xuất phát từ quan điểm trên, Mác đã vạch ra bản chất của hiệu quả sử dụng lao động là tiết kiệm và mọi sự tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian và hơn thế nữa tiết kiệm thời gian không chỉ ở những khâu riêng biệt mà tiết kiệm thời gian cho toàn xã hội. Tất cả những điều đó có nghĩa là khi giải quyết bất cứ việc gì, vấn đề thực tiễn nào với quan điểm hiệu quả trên, chúng ta luôn đứng trƣớc sự lựa chọn các phƣơng án, các tình huống khác nhau với khả năng cho phép, chúng ta cần đạt đƣợc các phƣơng án tốt nhất với kết quả lớn nhất và chi phí nhỏ nhất về lao động. Theo quan điểm của F.W.Taylor thì “con ngƣời là một công cụ lao động”. Theo quan điểm này: về bản chất đa số con ngƣời không làm việc, họ quan tâm nhiều đến cái họ kiếm đƣợc chứ không phải là công việc họ làm, ít ngƣời muốn và làm đƣợc những việc đòi hỏi tính sáng tạo, độc lập, tự kiểm soát. Vì thế, để sử dụng lao động một cách có hiệu quả thì phải đánh giá chính xác thực trạng lao động tại doanh nghiệp mình, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ những ngƣời Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 20
  21. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng giúp việc, phải phân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp đi lặp lại, dễ dàng học đƣợc. Con ngƣời có thể chịu đựng đƣợc công việc rất nặng nhọc, vất vả khi họ đƣợc trả lƣơng cao hơn và có thể tuân theo mức sản xuất ấn định. Kết quả nhƣ ta biết nhờ có phƣơng pháp khoa học ứng dụng trong định mức và tổ chức lao động mà năng suất lao động tăng lên, nhƣng sự bóc lột công nhân cũng đồng thời với chế độ tên gọi là “chế độ vắt kiệt mồ hôi”. Ông cũng ủng hộ việc khuyến khích lao động bằng tiền là cần thiết để họ sẵn sàng làm việc có kỷ luật. Theo quan điểm của MayO: “con ngƣời muốn đƣợc cƣ xử nhƣ những con ngƣời”. Theo ông: về bản chất con ngƣời là một thành viên trong tập thể, vị trí và thành tựu của tập thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với anh ta hơn là lợi ích cá nhân, anh ta hành động theo tình cảm hơn là lí trí, họ muốn cảm thấy có ích và quan trọng, muốn tham gia vào công việc chung và đƣợc nhìn nhận nhƣ một con ngƣời. Vì vậy, muốn khuyến khích lao động, con ngƣời làm việc cần thấy nhu cầu của họ quan trọng hơn tiền. Chính vì vậy, ngƣời sử dụng lao động phải làm sao để ngƣời lao động luôn cảm thấy mình có ích và quan trọng. Tức là phải tạo ra bầu không khí tốt hơn, dân chủ hơn và lắng nghe ý kiến của họ. Theo quan điểm “con ngƣời lai tiềm năng cần đƣợc khai thác và làm cho phát triển” cho rằng: bản chất con ngƣời là không muốn làm việc. Họ muốn góp phần thực hiện các mục tiêu, họ có năng lực độc lập, sáng tạo. Chính sách quản lý phải động viên, khuyến khích con ngƣời đem hết sức của họ vào công việc chung, mở rộng quyền độc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi cho việc khai thác các tiềm năng quan trọng Từ cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu khái niệm hiệu quả sử dụng lao động nhƣ sau: Theo nghĩa hẹp: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là kết quả mang lại từ các mô hình, các chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Kết quả lao động đạt đƣợc là doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt đƣợc từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp. Theo nghĩa rộng: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực còn bao hàm thêm khả năng sử dụng nguồn nhân lực đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe. đảm bảo an toàn cho nguồn nhân lực, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở mỗi ngƣời lao động. đó là khả năng đảm bảo công bằng cho ngƣời lao động. Tóm lại, muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì ngƣời quản lý phải biết tự đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp, chính sách đối với nguồn nhân lực thì mới nâng cao đƣợc năng suất lao động, việc sử dụng nguồn nhân lực mới thực sự có hiệu quả. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 21
  22. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng 7.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực - Năng suất lao động bình quân Năng suất lao động bình quân là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích của mỗi cá nhân ngƣời lao động. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của mỗi cá nhân ngƣời lao động trong một đơn vị thời gian nhất định. Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức: W = Q/T Trong đó: W –Năng suất lao động bình quân của một nhân viên. Q – Tổng sản lƣợng tính bằng hiện vật. T – Tổng số công nhân. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân là chỉ tiêu chất lƣợng quan trọng cơ bản trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời chỉtiêu này cũng đánh giá khả năng trình độ lao động trong quá trình hoạt động. - Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức : HQtl = M/QL Trong đó: HQtl –Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lƣơng. M – Doanh thu. QL-Qũy lƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh: Để thực hiện một đồng doanh thu bán hàng cần chi bao nhiêu đồng tiền lƣơng. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao. - Hiệu suất tiền lương Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức: H = LN/QL Trong đó: H – Hiệu suất tiền lƣơng. LN – Lợi nhuận. QL– Qũy lƣơng. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 22
  23. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Chỉ tiêu này cho ta biết: Một đồng tiền lƣơng bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất tiền lƣơng tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng của tiền lƣơng. - Khả năng sinh lời của một nhân viên Lợi nhuận bình quân của một ngƣời lao động trong doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả khi doanh nghiệp đó tạo ra nhiều doanh thu, nhiều lợi nhuận. Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức: H = LN/NV Trong đó: H – Khả năng sinh lời của một nhân viên. LN – Lợi nhuận của doanh nghiệp. NV – Số nhân viên bình quân. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngƣợc lại. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 23
  24. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƢƠNG MẠI TRANG KHANH I/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tên và địa chỉ Doanh nghiệp - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƢƠNG MẠI TRANG KHANH - Tên công ty viết bằng tiếng Anh TRANG KHANH TECHNOLOGY AND COMMERCIAL JOINT STOCK COMPANY - Địa chỉ: Số 197 Lô 22, đường Lề Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - Số điện thoại: 0313 735 759/ 0313 720 568 Fax: 0313 722 085 - Mã số thuế: 0200767123 - Website: www.theptrangkhanh.com/ wwww.trangkhanh.vn - Email: theptrangkhanh@gmail.com - Logo: 1.2. Lịch sử thành lập của Doanh Nghiệp Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh là Công ty Cổ phần đƣợc đăng kí lần đầu ngày 19 tháng 10 năm 2007 theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0200767123 do Sở kế hoạch đầu tƣ Thành phố Hải Phòng cấp. Công ty có trụ sở chính tại địa chỉ: Số 197 Lô 22, đường Lề Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Với định hƣớng mở rộng kinh doanh đa ngành nghề và tập trung vào ngành mũi nhọn là kinh daonh các sản phẩm thép, Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh đã thành lập 04 chi nhánh và kho hàng có trụ sở tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng và Lào Cai nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. 1.3. Quy mô hiện tại của Doanh nghiệp Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mạ uyên nghiệ Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 24
  25. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng ệt Hàn (VPS), Thép Hòa Phát, Thép Việt Mỹ (VMS), Thép Shengli ( SLS) với các nguồn lực hỗ trợ mạnh mẽ. - Phương tiện vận chuyển ầy đủ và chất lƣợ ậ ) - Nguồ u kinh nghiệm, tốt nghiệp các Trƣờng đại học uy tín của Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm thép. Cán bộ, nhân viên Công ty đƣợc đào tạo qua các khoá học về marketing, qua thực tế trong công việc và đặc biệt đƣợc đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩ doanh của Công ty đa phần còn trẻ - ự ựng trọng điểm của Nhà nƣớc, của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, Tập đoàn Lucky (Đài Loan), tập đoàn xây dựng Sinoma (Trung Quốc), Tổng Công ty xây dựng Tasco các đơn vị thi công nền móng - : Công ty cổ phần công nghệ và thƣơng mạ ốn ngân hàng. Bên cạnh các tiềm lực tài chính sẵn có, Công ty luôn nhận đƣợc sự ủng hộ từ phía các nhà máy sản xuất, hợp tác cùng Công ty cung cấp thép vào các công trình trọng điểm có quy mô lớn, luôn đảm bảo tiến độ thi công của các công trình. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng Mệnh giá cổ phần: 10.000 VNĐ Tổng số cổ phiếu: 1.000.000 Danh sách thành viên góp vốn nhƣ sau: Bảng 2.1: Danh sách các cổ đông Tỷ Nơi đăng kí hộ khẩu Loại Tên lệ S thƣờng trú đối với cá cổ Số cổ Giá trị cổ cổ (%) TT nhân; địa chỉ trụ sở phần phần phần (VNĐ) đông chính đối với tổ chức 1 Trần Số 197, lô 22 đƣờng Lê Cố 630.000 6.300.000.000 6 Trọng Hồng Phong, Phƣờng phần 3 Hải Đông Khê, Quận Ngô phổ Quyền, Thành Phố Hải thông Phòng, Việt Nam 2 Vũ Số 197, lô 22 đƣờng Lê Cố 250.000 2.500.000.000 2 Thị Hồng Phong, Phƣờng phần 5 Thu Đông Khê, Quận Ngô phổ Trang Quyền, Thành Phố Hải thông Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 25
  26. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Phòng, Việt Nam 3 Trần Số 14/115 Lán Bè, Cố 120.000 1.200.000.000 1 Thị Phƣờng Lam Sơn, Quận phần 2 Thu Lê Chân, Thành phố Hải phổ Hiền Phòng, Việt Nam thông 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh đăng kí các ngành nghề kinh doanh: Bảng 2.2: Ngành, nghề kinh doanh STT Tên ngành 1 Bán buôn kim loại và quặng kim loại Chi tiết: Bán buôn sắt, thép, tôn tấm; Bán buôn quặng kim loại; Bán buôn đồng, chì, nhôm 2 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ vây và gỗ chế biến; Bán buôn xi măng (bao gồm phụ gia xi măng, clinker); Bán buôn các loại thạch cao; Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi; Bán buôn kính xây dựng; Bán buôn sơn, vecni; Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; Bán buôn đồ ngũ kim, hàng kim khí 3 Kho bãi và lƣu giứ hàng hóa 4 Hoạt động tƣ vấn quản lý Chi tiết: Quản lý chất lƣợng về ISO 5 Vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ Chi tiết: Vận tải hàng hóa bằng ô tô, xe container 6 Xây dựng nhà các loại 7 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đƣờng sắt và đƣờng bộ 8 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đƣờng thủy 9 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu ( trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống ( trừ động cật quý hiếm và động vật hoang dã) 10 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh Chi tiết: Bán lẻ đƣờng, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ thực phẩm chức năng; Bán lẻ hạt sen 11 Bán buôn thực phẩm Chi tiết: Bán buôn hạt sen; Bán buôn thực phẩm chức năng 12 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 26
  27. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Chi tiết: Bán lẻ đồ gnux kim trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ sơn, màu, véc ni trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ kính xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi và vật liệu xây dựng khác trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sịnh trong các cửa hàng chuyên doanh 13 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại không đƣợc phân vào đâu Chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa; Dịch vụ về cân, đo lƣờng hàng hóa 14 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất bia; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy cơ khí 15 Bốc xếp hàng hóa 16 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chƣa đƣợc phân vào đâu Chi tiết: Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 17 Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm lieen quan Chi tiết: Bán buôn than đá và nhiên liệu rắn khác; Bán buôn dầu thô; Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan, nhựa đƣờng, nhũ tƣơng nhựa đƣờng; Bán buôn khí đốt và các sản phẩm liên quan; Bán buôn khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và các sản phẩm liên quan 18 Cho thuê xe động cơ 19 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải Chi tiết: Dịch vụ giao nhận hàng hóa, khai thuế hải quan; Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa; Dịch vụ đóng gói liên quan đến vận tải; Dịch vụ môi giới thuê tàu biển; Dịch vụ logistic, làm thủ tục cho tàu ra vào cảng; Thu xếp tàu lai dắt, hoa tiêu, bố trí cầu bến, nơi neo đậu tàu biển để thực hiện bốc dỡ hàng hóa, đƣa đón khách lên tàu; Dịch vụ đại lý tàu biển (bao gồm dịch vụ cung ứng tàu biển); Dịch vụ đại lý vận tải đƣờng biển. 20 Kiểm tra và phân tích kĩ thuật Chi tiết: Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất đá nền móng các công trình xây dựng 21 Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng khác Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật khu đô thị 22 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp Công ty luôn nỗ lực trong việc mở rộng ngành nghề và quy mô hoạt động của mình. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế, công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thép và giao nhận vận tải. 3. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 27
  28. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Chủ tịch HĐQT Tổng Giám Đốc Phó TGĐ Phó TGĐ Tài chính - Kinh Kế toán doanh Thị Kho Vận tải trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ngƣời đứng đầu và điều hành Công ty, phụ trách chung về mọi mặt, trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ toàn Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện lao động cho cán bộ công nhân viên. - Tổng Giám Đốc: Là ngƣời đại diện theo Pháp luật của Công ty. Cùng với Chủ tịch HĐQT tham gia điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, giải quyết mọi vấn đề liên quan đên mục đích, quyền hạn của công ty - Phó Tổng Giám Đốc: Là ngƣời trợ giúp cho Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, có chức năng chỉ huy điều hành cụ thể các lĩnh vực do mình nắm giữ và trực tiếp ban hành chỉ thị của Giám đốc đến các phòng ban, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, kĩ thuật, chất lƣợng công tác hành chính, kiểm tra giám sát thực hiện an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên. - Hành chính - Nhân sự:Tổ chức và quản lý công tác hành chính quản trị trong công ty, phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban, đơn vị, các tổ chức đoàn thể và cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Cụ thể là bố trí sắp xếp nơi làm việc, quản lý trang thiết bị, mua bán văn phòng phẩm, quản lý sử dụng ôtô con theo lệnh điều động của cấp trên. - Tài chính–Kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu–chi tài chính, phiếu nhập–xuất–tồn kho vật tƣ, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính và tình hình quản lý tài chính của công ty. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ theo sát thị trƣờng để báo giá hàng hóa cho phù hợp và kịp thời với thị trƣờng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hiện tại và trong tƣơng lai, mục tiêu chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. - Kho: Tổ chức và quản lý hàng hoá lƣu kho, theo dõi và ghi chép việc thực hiện nhập, xuất hàng hoá tại kho. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 28
  29. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng - Giao nhận vận tải: Vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy về kho, giao hàng hóa cho khách hàng và thực hiện giao nhận dịch vụ theo lệnh điều động từ cấp trên. 4. Tình hình lao động Lao động là yếu tố cấu thành của giá trị sản phẩm và góp phần quan trọng làm tăng trƣởng nền kinh tế. Do vậy các Doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận tối đa thì phải biết kết hợp sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý có hiệu quả. Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh đƣợc thể hiện rõ qua Bảng 2.3. Bảng 2.3: Tình hình lao động Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu Số Số Số % % % lƣợng lƣợng lƣợng 1.Tổng số lao động 17 100 26 100 9 52.9 2.Cơ cấu theo trình độ Đại học 7 41.2 12 46.2 5 71.4 Cao đẳng 4 23.5 7 26.9 3 75.0 Trung cấp 4 23.5 4 15.4 0 - Lao động phổ thông 2 11.8 3 11.5 1 50.0 3.Cơ cấu theo độ tuổi Từ 18-30 8 47.1 12 46.2 4 50.0 Từ 31-45 7 41.2 10 38.5 3 42.9 Từ 46-60 2 11.8 4 15.4 2 100.0 4.Cơ cấu theo giới tính Nam 10 58.8 15 57.7 5 50.0 Nữ 7 41.2 11 42.3 4 57.1 Dựa vào bảng trên ta thấy lực lƣợng lao động của công ty có sự gia tăng lớn, từ năm 2013 đến năm 2014, tổng số lao động của công ty tăng 52.9%, cụ thể tăng từ 17 ngƣời năm 2013 lên 26 ngƣời năm 2014. Về độ tuổi, công ty có kết cấu lao động tƣơng đối trẻ, trên 80% lao động có độ tuổi từ 18-45 tuổi. Đây là một trong những điểm mạnh của công ty, công ty đã và đang tiếp tục tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có nhằm nâng cao năng suất lao động. Về chất lƣợng lao động, phần lớn lao động tại công ty có trình độ từ trung cấp trở lên, cụ thể năm 2014, 46.2% lao động có trình độ đại học trở lên, 26.9% có trình độ cao đẳng, 15.4% có trình độ trung cấp. Nhƣ vậy lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn nhất định. 5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.Đạt đƣợc kết quả và hiệu quả cao trong HĐSXKD là cái đích mà doanh nghiệp nào cũng phải vƣơn tới. Chỉ mới thành lập từ năm 2007, với rất nhiều khó khăn xuất phát từ bên ngoài trong cũng nhƣ bên ngoài Doanh một Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 29
  30. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Doanh nghiệp non trẻ nhƣng Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh luôn cố gắng vƣơn lên với những bƣớc đi, chính sách đầu tƣ đúng hƣớng thì Doanh nghiệp đang dần khẳng định sức mạnh của mình. Cụ thể kết quả SXKD của công ty năm 2013, 2014 nhƣ sau: Bảng 2.4 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (Đơn vị tính: triệu đồng) So sánh Năm Năm Chỉ tiêu 2014/2013 2013 2014 (+/-) (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 287,762 427,361 139,599 48.51 Giá vốn hàng bán 280,241 414,056 133,815 47.75 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,521 13,305 5,784 76.9 Doanh thu hoạt động tài chính 257 278 21 8.17 Chi phí tài chính 1,421 674 -747 -52.57 Chi phí quản lý kinh doanh 1,984 6,350 4,366 220.06 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 4,372 6,559 2,187 50.02 Chi phí thuế TNDN 1,093 1,311 218 19.95 Lợi nhuận sau thuế 3,279 5,247 1,968 60.02 Lƣơng bình quân ngƣời lao động 3.8 4.9 1.1 28.95 Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán - Dựa vào bảng trên ta có thể nhận thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Năm 2014, công ty đã áp dụng chính sách thu tiền bán hàng mềm dẻo hơn, thay vì yêu cầu thanh toán sớm, công ty đẩy mạnh chính sách chiết khấu trong thanh toán nên tình hình doanh thu có cải thiện, tăng 139,599 triệu đồng tƣơng đƣơng với 48.51%. - Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào hay đầu ra, lợi nhuận đƣợc ví nhƣ nguồn máu để nuôi sống công ty. Phân tích tình hình lợi nhuận sẽ cho chúng ta biết đƣợc khả năng tồn tại và phát triển trong hiện tại của công ty nhƣ thế nào. Cụ thể, lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng lên 5,784 triệu đồng so với năm 2013 tƣơng đƣơng với 76.9%. Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các năm là điều rất tốt, cho thấy nguồn thu nhập chính của công ty có xu hƣớng phát triển tích cực. - Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2014 tăng 21 triệu đồng so với năm 2013 tƣơng đƣơng 8.17%. Đây là một dấu hiệu tốt khi doanh thu hoạt động tài chính tăng làm cho lợi nhuận tăng lên. - Nhìn vào bảng ta thấy chi phí tài chính của công ty theo xu hƣớng giảm. Đây là điều có lợi cho công ty.Năm 2014 chi phí tài chính giảm 747 triệu đồng so với năm 2013 tƣơng đƣơng với 52.57%. - Ta thấy chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh. Cụ thể, năm 2013 chi phí quản lý chỉ ở mức 1,984 triệu đồng thì sang năm 2014 mức chi phí này tăng lên đến 6,350 triệu đồng tăng 4,366 triệu đồng so với năm 2013. Nguyên nhân chủ Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 30
  31. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng yếu là do giá xăng dầu tăng làm cho chí phí chuyên chở tăng khiến tăng chi phí quản lý. - Tổng lợi nhuận trƣớc thuế là lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cộng với lợi nhuận từ hoạt động khác, mà cụ thể lợi nhuận khác ở đây là khoản chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng từ nhà cung cấp hàng hóa và một phần nhỏ lãi nhận đƣợc từ tiền gửi ngân hàng. Do hai khoản lợi nhuận này đều tăng cho nên làm cho tổng lợi nhuận trƣớc thuế tăng lên. Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy tổng lợi nhuận trƣớc thuế năm 2014 tăng 2,187 triệu đồng ứng với 50.02% so với năm 2013. - Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng mà công ty có đƣợc, nó bằng lợi nhuận trƣớc thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Sự tăng giảm của nó tỷ lệ thuận và giống hoàn toàn với lợi nhuận trƣớc thuế. Lợi nhuận sau thuế năm năm 2014 tăng 1,968 triệu đồng so với năm 2013 tƣơng đƣơng với 60.02% II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 1. Thực trạng sử dụng vốn 1.1. Hiệu quả sử dụng tài sản Bảng 2.5. Tình hình Tài sản của công ty Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ Số tuyệt đối (%) TỔNG TÀI SẢN 38,686,752,323 89,959,989,773 51,273,237,450 132.53 Tài sản lƣu động 36,151,756,075 87,639,339,457 51,487,583,382 142.42 Tiền và các khoản 2,975,120,298 3,436,853,317 461,733,019 15.52 tƣơng đƣơng tiền Các khoản phải 15,965,299,565 78,093,643,265 62,128,343,700 389.15 thu ngắn hạn Hàng tồn kho 17,043,307,984 5,758,126,195 -11,285,181,789 -66.2 Tài sản lƣu động 168,028,228 350,716,680 182,688,452 108.72 khác Tài sản cố định 2,534,996,248 2,320,650,316 -214,345,932 -8.46 (Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính Kế toán) Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2014 tăng lên 51,273,237,450 đồng so với năm 2013, tƣơng đƣơng 132.53%. Trong đó, tài sản lƣu động tăng gần 51,487,583,382 đồng. Nguyên nhân là do năm 2014 công ty đầu tƣ vào tài sản lƣu động, hàng tồn kho giảm 11,285,181,789 đồng tƣơng đƣơng 66.2%, điều này cho thấy doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho khá tốt. Bên cạnh đó tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng 461,733,019 đồng tƣơng đƣơng 15.52% và các khoản phải thu tăng Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 31
  32. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng 62,128,343,700 tƣơng đƣơng 389.15%. Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác triển khai thu hồi các khoản phải thu hiệu quả hơn vào những năm tiếp theo. Tài sản cố định của công ty đến năm 2014 giảm 214,345,932 đồng tƣơng đƣơng 8.46% so với năm 2013. Tuy mức giảm không nhiều nhƣng cũng là một dấu hiệu đáng mừng vì lƣợng tài sản dài hạn đƣợc lƣu thông và không bị ứ đọng nhiều một chỗ. 1.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn của công ty. Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ Số tuyệt đối (%) TỔNG NGUỒN 38,686,752,323 89,959,989,773 51,273,237,450 132.53 VỐN Nợ phải trả 23,560,793,880 69,586,742,211 46,025,948,331 195.34 Nợ ngắn hạn 23,560,793,880 69,586,742,211 46,025,948,331 195.34 Nợ dài hạn 0 0 0 0 Vốn chủ sở hữu 15,125,958,443 20,373,247,562 5,247,289,120 34.70 Vốn đầu tƣ của chủ 10,000,000,000 10,000,000,000 0 0 sở hữu Lợi nhuận chƣa 5,125,958,443 10,373,247,562 5,247,289,120 102.37 phân phối (Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính Kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy Tổng nguồn vốn năm 2014 tăng 132.3% tƣơng đƣơng với 51,273,237,450 đồng so với năm 2013. Trong đó nợ phải trả tăng 46,025,948,331 đồng tƣơng đƣơng 195.34%, vốn chủ sở hữu tăng thêm 5,247,289,120 đồng tƣơng đƣơng 102.37%. - Nợ phải trả tăng hoàn toàn là do nợ ngắn hạn tăng 46,025,948,331 đồng tƣơng đƣơng 195.34%, điều này có thể khiến cho chi phí tài chính của công ty tăng lên. - Vốn chủ sở hữu tăng do lợi nhuận chƣa phân phối tăng 5,247,289,120 đồng tƣơng đƣơng 34.7 %. Lợi nhuận tăng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, có xu hƣớng tự chủ hơn về mặt tài chính. * Hệ số nợ Hệ số nợ = (Tổng nợ)/ (Tổng tài sản) Bảng 2.7. Hệ số nợ Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Tổng nợ 69,586,742,211 23,560,793,880 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 32
  33. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Tổng Tài sản 89,959,989,773 38,686,752,323 Hệ số nợ 0.774 0.609 Hệ số nợ của công ty năm 2014 cao hơn 2013 tuy nhiên tỷ số nợ ở mức phù hợp với đặc điểm của ngành.Hệ số nợ cho biết trong 1đồng tài sản của công ty có bao nhiêu đồng vốn vay. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trƣờng hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản *Tỷ số thanh toán hiện hành Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn nhƣ tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả đƣợc hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả đƣợc các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chƣa đƣợc hiệu quả. Tỷ số thanh toán hiện hành = (Tài sản ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn) Bảng 2.8. Tỷ số thanh toán hiện hành Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Tài sản ngắn hạn 87,639,339,457 36,151,756,075 Nợ ngắn hạn 69,586,742,211 23,560,793,880 Tỷ số thanh toán hiện hành 1.259 1.534 Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2014 giảm so với năm 2013. Cho thấy công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả hơn. Năm 2014, tỷ số thanh toán hiện hành là 1.259>1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty tốt. *Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải đƣợc xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Các cửa hàng bán lẻ là những ví dụ điển hình của trƣờng hợp này. Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền+các khoản phải thu+các khoản đầu tƣ ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn) Bảng 2.9. Tỷ số thanh toán nhanh Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 3,436,853,317 2,975,120,298 Các khoản phải thu 78,093,643,265 15,965,299,565 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 33
  34. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Đầu tƣ tài chính ngắn hạn - - Nợ ngắn hạn 69,586,742,211 23,560,793,880 Tỷ số thanh toán nhanh 1.1716 0.8039 Năm 2013, tỷ số thanh toán nhanh của công ty là 0.8093 1 đã đảm bảo khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của công ty *Hệ số vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngƣợc lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp.Cần lƣu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì nhƣ vậy có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngƣng trệ.Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng. ] Bảng 2.10. Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Doanh thu 427,361,817,346 287,762,811,846 Số dƣ HTK cuối kỳ 5,758,126,195 17,043,307,984 Vòng quay HTK 74 17 Chỉ tiêu Vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2014 khá cao và cao hơn rất nhiều so với năm 2013. Đây là dấu hiệu tốt trong việc luân chuyển hàng tồn kho, công ty bán hàng ngày càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty ở tình trạng khá tốt, hệ số nợ trong mức kiểm soát, đảm bảo khả năng thanh toán nợ và hàng tồn kho không bị ứ đọng, luân chuyển nhanh. Công ty luôn là đối tác tin cậy của các nhà cung cấp và khách hàng. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 34
  35. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng 2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực 2.1. Thực trạng về năng suất lao động bình quân. Xí nghiệp sử dụng chỉ tiêu này nhằm mục đích dùng sản lƣợng tính bằng tiền của tất cả các loại sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất ra để biểu hiện mức năng suất lao động của một nhân viên. Qua đó có thể đƣa ra đƣợc nhữngđánh giá về khả năng trình độ lao động trong quá trình hoạt động. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân của một nhân viên đƣợc tính theo công thức: W = Q/T Trong đó: W –Năng suất lao động bình quân của một nhân viên (tính bằng tiền). Q – Tổng sản lƣợng tính bằng hiện vật. T – Tổng số công nhân. Bảng 2.11:Năng suất lao động bình quân của một nhân viên Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 Tổng sản lƣợng Triệu đồng 287,763 427,362 Tổng số lao động Ngƣời 17 26 Năng suất lao Triệu đồng/Ngƣời 16,927 16,437 động bình quân 2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lƣơng. Xí nghiệp xác định chỉ tiêu này để xét xem muốn thực hiện một đồng doanh thu bán hàng cần chi bao nhiêu đồng tiền lƣơng. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao, và đƣợc tính theo công thức: HQtl = M/QL Trong đó: HQtl– Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lƣơng. M – Doanh thu. QL– Qũy lƣơng. Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lƣơng Chỉ tiêu Đơn vị Năm Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 35
  36. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng 2013 2014 Doanh thu Triệu đồng 287,763 427,362 Quỹ lƣơng Triệu đồng 417.53 655 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lƣơng 689.2 652.45 Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên đáng kể và đƣợc biểu hiện: Bảng 2.13: Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên công ty Thu nhập bình Tỷ lệ Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 quân/ngƣời/tháng (2014/2013) Tiền lƣơng Đồng 3,382,245 4,927,710 145.69% Tiền thƣởng Đồng 196,313 287,616 146.51% Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong công tác quản lý thì hiện nay chế độ trả lƣơng của doanh nghiệp vẫn còn nhiều cứng nhắc, chƣa linh hoạt, dẫn đến chƣa thực sự có tính thúc đẩy cho ngƣời lao động. 2.3. Thực trạng về hiệu suất tiền lƣơng. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lƣơng giúp cho doanh nghiệp biết đƣợc rằng: Một đồng tiền lƣơng bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất tiền lƣơng tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng của tiền lƣơng. Chỉ tiêu này đƣợc tính theo công thức: H = LN/QL Trong đó: H – Hiệu suất tiền lƣơng. LN – Lợi nhuận của doanh nghiệp. QL– Qũy lƣơng. Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng tiền lƣơng Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 Lợi nhuận Triệu đồng 3,279 5,247 Quỹ lƣơng Triệu đồng 417.53 655 Hiệu suất tiền lƣơng 7.853 8.015 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 36
  37. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Nhìn chung hiệu suất tiền lƣơng khá ổn định. Có kết quả này là do sự tác động của nhiều yếu tố nhƣ: công tác quản lý đã đƣợc chú trọng, năng suất lao động tăng do doanh nghiệp đã đầu tƣ hơn vào máy móc thiết bị. Ngoài ra, doanh nghiệp đã biết tạo và gia tăng động lực làm việc đối với ngƣời lao động, biết giữ chân ngƣời lao động bằng cách khuyến khích họ về vật chất (tăng tiền thƣởng cho cá nhân, bộ phận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) và thinh thần (thƣờng xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan, du lịch ) Công ty đã chú trọng vào công tác đào tạo cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, chỉ trả các mức lƣơng phù hợp do đã xây dựng “quy chế trả lƣơng” cho cán bộ công nhân viên, đồng thời phổ biến một cách công khai, sâu rộng đến từng ngƣời lao động để mọi ngƣời cùng đóng góp ý kiến. Quá trình xây dựng, chỉnh lý quy chế trả lƣơng của xí nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và công đoàn theo đúng thỏa ƣớc lao động tập thể với ngƣời lao động. Mặc dù công ty đã có quy chế trả lƣơng cho cán bộ công nhân viên, nhƣng cách thức trả lƣơng vẫ chƣa linh hoạt, chƣa tạo đƣợc nhiều động lực làm việc cho ngƣời lao động. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực của xí nghiệp chƣa phong phú, đa dạng để thu hút nhiều đối tƣợng có nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng và môi trƣờng làm việc tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, chƣa tạo điều kiện cho ngƣời lao động phát huy hết khả năng của mình. 2.4. Thực trạng về khả năng sinh lời của một nhân viên. Lợi nhuận bình quân của một ngƣời lao động trong doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của mình là cao hay thấp, công ty đã sử dụng công thức tính khả năng sinh lời của một nhân viên: H = LN/NV Trong đó: H – Khả năng sinh lời của một nhân viên. LN – Lợi nhuận của doanh nghiệp. NV – Số nhân viên bình quân. Bảng 2.15: Khả năng sinh lời của một nhân viên Chỉ tiêu Đơn vị Năm Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 37
  38. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng 2013 2014 Lợi nhuận Triệu đồng 3,279 5,247 Số nhân viên bình quân Ngƣời 17 26 Khả năng sinh lời của một 192.9 201.7 nhân viên Nhìn vào bảng số liệu cho thấy khả năng sinh lời của một nhan viên năm 2014 tăng 17% tƣơng ứng với 8.8 triệu đồng/ngƣời. Điều này phần nào cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Trang Khanh. Nguyên nhân chủ yếu chính là do trình độ chuyên môn, tay nghề của ngƣời lao động càng ngày càng nâng cao; bên cạnh đó phải kể đến sự trƣởng thành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo về công tác tổ chức điều hành, luôn phát huy tính năng động, sáng tạo, lãnh đạo đơn vị hoàn thành kế hoạch cấp trên giao, hạch toán kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu hồi vốn, giao nộp ngân sách đầy đủ, biết phân công đúng ngƣời đúng việc. Ngoài ra, do mức lƣơng doanh nghiệp trả cho ngƣời lao động ổn định, thời gian nghỉ ngơi đủ để ngƣời lao động có thể tái sản xuất sức lao động của mình, điều này khiến cho họ chuyên tâm hơn vào công việc. Không những thế, họ còn đƣợc đóng bảo hiểm và đƣợc hƣởng các chế dộ chính sách khác theo quy định của Luật lao động. Tuy nhiên, việc sắp xếp nguồn nhân lực còn một vài chỗ chƣa hợp lý, kỷ luật lao động trong xí nghiệp vẫn chƣa cao, đã dẫn đến khả năng sinh lời của nhân viên chỉ tăng nhẹ qua các năm. 2.5. Đánh giá công tác sử dụng nguồn nhân lực tại Doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh từ ngày thành lập tới nay đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lƣợng kinh doanh và đã tự khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình trên thị trƣờng xây dựng cơ bản trong cả nƣớc bằng các sản phẩm có chât lƣợng cao, giá thành hợp lí. Sự nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế đã giúp doanh nghiệp từng bƣớc hòa nhập với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nƣớc, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trƣờng, tăng lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp. Trong điều kiện hiện nay của đất nƣớc để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì yếu tố con ngƣời đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chỉ có sự bố trí, sử dụng nguồn nhân lực mới tạo nên bƣớc đột phá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý hóa sản xuất kinh doanh, hợp lý hóa chi tiêu, Trang Khanh đã xây dựng đƣợc chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực cho riêng mình, từ đó làm cơ sở cho việc xây Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 38
  39. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng dựng kế hoạch nhiệm vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực trong từng giai đoạn. Sau một thời gian tìm hiểu về công tác quản lý, sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh, em nhận thấy một số ƣu khuyết điểm nhƣ sau: 2.5.1. Những thành tựu đạt đƣợc. Trong suốt 8 năm qua, Trang Khanh đã không ngừng trƣởng thành và phát triểnmạnh. Mạng lƣới bán hàng và dịch vụ bao trùm rộng khắp cả nƣớc, thị trƣờng hoạt động của công ty tập trung chủ yếu vào khu vực miền Bắc nhƣ: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình Ngoài ra, Trang Khanh cũng mở rộng hoạt động kinh doanh tới thị trƣờng miền Nam và miền Trung ở một số tỉnh thành nhƣ: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa với nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia có chất lƣợng cao, giá trị kinh tế lớn, tạo uy tín với nhiều chủ đầu tƣ nhƣ: Sân Vận động Quốc Gia Mỹ Đình, Khu Đô thị Nam Thăng Long Cipurtra, Nhà máy xi măng Hệ Dƣỡng, Thủy điện Bắc Hà, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Cầu Vĩnh Tuy, Xi măng Phúc Sơn Để có đƣợc những thành tích nhƣ trên, không thể không kể đến công sức đóng góp của đội ngũ cán bộ công nhân viên của toàn công ty. Với sựlinh hoạt, sáng tạo, nắm bắt tận dụng thời cơ, cơ hội trong xu thế cạnh tranh của đội ngũ cán bộ quản lý cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, cộng với sự nhiệt tình hăng say với công việc, Qua những bảng số liệu đã phân tích ở trên của xí nghiệp trong những năm gần đây, chúng ta có thể thấy doanh thu của xí nghiệp có xu hƣớng tăng. Qua đó có thể khẳng định rằng, vấn đề sử dụng nguồn nhân lực của xí nghiệp có hiệu quả hơn, đem lại kết quả kinh doanh cao cho xí nghiệp. Đó là nhờ: - Sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo xí nghiệp với những chính sách đúng đắn, quan tâm, tạo đƣợc lòng tin đối với ngƣời lao động, tạo động lực ngƣời lao động mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. - Công tác quản lý lao động, bố trí phân công công việc cũng đƣợc thực hiện khá tốt. Thời gia lao động, thời gian nghĩ ngơi cũng đƣợc xây dựng một cách hợp lý, cụ thể đúng với bộ luật lao động của nhà nƣớc ban hành. Không những vậy, ý thức đƣợc vai trò, tầm quan trong của con ngƣời trong thời đại ngày nay, công ty luôn thực hiện công tác đào tạo và nâng cáo trình độ cho ngƣời lao động. - Có chế độ đông viên cán bộ công nhân viên làm việc hăng say, gắn bó và có trách nhiệm, tạo sự lôi cuốn trong công việc, thực hiên đầy đủ chế độ trả công cho ngƣời lao động, tuyệt đối không có tình trạng nợ lƣơng ngƣời lao động. Ngoài ra, xí nghiệp còn có các chế độ thƣởng, phụ cấp, các chính sách đảm bảo đời sống cho họ phát huy hết khả năng làm việc của mình. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 39
  40. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng - Xí nghiệp đã phát huy tối đa nguồn nội lực của mình trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bằng các phƣơng pháp phù hợp, vừa nâng cao trình độ chuyên môn, vừa đảm bảo thu nhập, vừa đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho ngƣời lao động học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau qua các cuộc họp, thảo luận. - Độ tuổi lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp còn khá trẻ nên có khả năng tƣ duy sáng tạo, đem lại hiệu quả cao. - Bên cạnh đó, với tổng số lao động trong toàn công ty là 26 ngƣời, trong đó số ngƣời có trình độ đại học và trên đại học chiếm 46% với trình độ chuyên môn cao, đƣợc đào tạo trong và ngoài nƣớc, đƣợc trang bịphƣơng tiện, máy móc, thiết bị hiện đại cũng là yếu tố quan trọng góp phần đáng kể trong thành công của doanh nghiệp. 2.5.2. Những tồn tại trong công tác sử dụng nguồn nhân lực tại Trang Khanh. Bên cạnh đội ngũ cán bộ công nhân viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công việc, thì đội ngũ nhân viên trẻ mới ra trƣờng trong công ty khá nhiều, kinh nghiệm chƣa cao nên đôi lúc nóng vội sai sót trong công việc, phải mất chi phí đào tạo. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực của xí nghiệp chƣa phong phú, đa dạng để có thể thu hút nhiều đối tƣợng có nhu cầu đào tạo. Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng và môi trƣờng làm việc chƣa tốt, vì vậy chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, tạo khả năng cho ngƣời lao động phát huy hết khả năng của mình. Cùng với đó là vấn đề sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực chƣa phù hợp, kỷ luật lao động trong xí nghiệp vẫn chƣa cao. Những hạn chế nêu ra ở trên có ảnh hƣớng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra cho ban lãnh đạo công ty nói chung, bộ phận quản lý nhân lực nói riêng phải có những biện pháp khắc phục hạn chế, tạo động lực phát triển cho nhân viên nói riêng cũng nhƣ toàn doanh nghiệp nói chung. CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƢƠNG MẠI TRANG KHANH I/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 1. Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh 1.1. Bảo toàn vốn cố định Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 40
  41. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Bảo toàn và phát triển VCĐ là sự cần thiết tất yếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh của nền kinh tế hiện đại. Vốn cố định quyết định đến năng lực hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Vì thế mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện tốt các biện pháp bảo toàn VCĐ. Bảo toàn VCĐ có nghĩa là phải thu hồi đủ đủ một lƣợng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn với số vốn này doanh nghiệp có thể đầu tƣ xây dựng, mua sắm đƣợc TSCĐ ít nhất là có năng lực sản xuất bằn TSCĐ ban đầu, hay nói khác đi là phải thu hồi đƣợc một lƣợng giá trị của TSCĐ sao cho ít nhất phải đủ để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Để khắc hục hao mòn vô hình, để tránh sự giảm giá của đồng tiền và ngăn chặn lạm phát nên hàng năm Công ty đã định kỳ điều chỉnh cho phù hợp với giá thị trƣờng bằng cách đánh giá lại TSCĐ. Tuy nhiên chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa lớn lại chƣa đƣợc thƣờng xuyên quan tâm nên ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Việc bảo toàn vốn cố định của Công ty còn gặp phải những tồn tại. Công ty cần phải có những biện pháp để bảo toàn vốn. *Biện pháp bảo toàn vốn - Thực hiện chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên và sửa chữa lớn theo chế độ và có kế hoạch sửa chữa lớn cụ thể trong từng năm, định kỳ để duy tri năng lực bình thƣờng, bảo đảm cho TSCĐ không hƣ hỏng trƣớc thời hạn. Tuy nhiên với một số TSCĐ trong lần sửa chữa cuối cùng trong đời hoạt động của chúng Công ty cần thiết phải xem xét đến hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa này để có quyết định là nên sửa chữa hay thanh lý, nhƣợng bán để đổi mới TSCĐ - Công ty cần phải quản lý quỹ khấu hao sao cho có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp phải lựa chọn phƣơng pháp và mức tính khấu hao đúng mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá trị hàng hóa bán ra. Sao cho quỹ khấu hao có thể đại diện cho một lƣợng gía trị ít nhất đủ để tái sản xuất giản đơn TSCĐ, khi TSCĐ đã bị thải loại ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh. - Hiên nay Công ty mới chỉ mua bảo hiểm cho một số ít TSCĐ, nên cần phải tiến hành mua bảo hiểm cho số TSCĐ còn lại, nhất là tất cả các xe vận tải theo quy định để phân tán rủi ro và tạo nguồn bù đắp cho các tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. 1.2. Bảo toàn vốn lƣu động Bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ đủ mua một lƣợng vật tƣ hàng hóa tƣơng đƣơng với đầu kỳ khi giá cả tăng lên, tức là tái sản xuất giản đơn trong điều kiện quy mô sản xuất ổn định. Điều này xuất phát từ đặc điểm chu chuyển của vốn lƣu động là khác với vốn cố định. Vốn lƣu động Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 41
  42. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng chu chuyển toàn bộ, ngay trong một lần vào giá trị thành sản phẩm và hình thái vật chất của vốn lƣu động cũng thƣờng xuyên biến đổi. Mỗi doanh nghiệp tùy theo đặc điểm cụ thể của hoạt đông sản xuất kinh doanh mà xây dựng phƣơng pháp bảo toàn vốn cho hợp lý. Để biết đƣợc việc bảo toàn vốn lƣu động của Công ty nhƣ thế nào qua tìm hiểu chúngtôi thấy: Công ty thƣờng xuyên thực hiện hạch toán đúng giá trị thực tế vật tƣ hàng hóa theo diễn biến (tăng, giảm) giá cả trên thị trƣờng nhằm tính đúng tính đủ các loại chi phí cần thiết vào giá vôn, chi phí lƣu thông. Định kỳ 3 tháng Công ty tiến hành kiểm kê kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ vật tƣ hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số VLĐ hịên có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại. Đối chiếu với sổ sách kế toán để có những điều chỉnh hợp lý. Tuy nhiên việc bảo toàn vốn lƣu động vẫn còn có những tồn tại đó là hàng hóa tồn đọng lâu ngày chƣa bán đƣợc hay những khoản vốn chiếm dụng lâu ngày Công ty vẫn chƣa chủ động giải quyết đẫn đến tình trạng ứ đọng, lãng phí vốn lƣu động. *Biện pháp để bảo toàn vốn lƣu động - Công ty định kỳ quý kết hợp địng kỳ hàng tháng tiến hành đánh giá lại toàn bộ số vật tƣ hàng hóa, vốn bằng tiền.Để từ đó khi đối chiếu với sổ sách kế toán để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp. - Đối với một số khoản phải thu, nợ nần dây dƣa Công ty phải đôn đốc tích cực thu hồi về nhanh chóng, mặt khác trong chính sách bán hàng Công ty cần phải có những ƣu đãi nhƣ giảm chi phí vận chuyển hay chiết khấu tổng khoản phải thu đôi với những khoản phải thu có giá trị lớn để khách hàng nhanh chóng tiền cho mình. Trong điều kiện lạm phát, để bảo toàn vốn lƣu động doanh nghiệp phải dành một phần lợi nhuận hình thành quỹ dự trữ để bù đắp số vốn hao hụt vì lạm phát, do đồng tiền mất giá. Tóm lại việc bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh nói chung cũng nhƣ bảo toàn vốn cố định và vốn lƣu động nói riêng là phải tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập và thu nhập ít nhất phải bù đắp đƣợc chi phí sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn với kết quả bảo toàn vốn. Bởi vì kinh doanh trong thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiên nay buộc các doanh nghiệp phải thƣờng xuyên đối phó với tình hình biến động giá cả, tỷ giá và lãi suất tìn dụng làm cho giá trị TSCĐ, nguyên vật liệu, lãi suất tín dụng tăng lên dẫn đên kết quả là làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và hạn chế khẳ năng tạo nguồn vố bổ sung, phát triển vốn. Do vậy trong kinh doanh buộc Công ty phải tính lƣờng trƣớc những diễn biến của thị trƣờng nhằm hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra dể vừa kinh doanh có lãi, vừa bảo toàn đƣợc vốn sản xuất kinh doanh. Đó cũng là điều kiên tiên quyết để Công ty phát triển lâu dài, bền vững. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 42
  43. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng 1.3. Phát triển vốn sản xuất kinh doanh Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, mỗi doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm phát triển vố thông qua việc tài trợ cho đầu tƣ bằng nguồn vốn tích lũy của chính mình. Trong thời gian vừa qua việc phát triển vốn luôn đƣợc Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh quan tâm và coi trọng.Hàng năm Công ty vẫn luôn có chủ trƣơng đầu tƣ mới thêm trang thiêt bị phục vụ hoạt động kinh doanh,bên canh việc thay thế TSCĐ trên nguyên tắc bảo toàn đƣợc vốn và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng những tiến bộ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lƣơng sản phẩm hàng hóa dich vụ, mở rộng và phát triển kinh doanh. Đây là nguồn tiềm năng bên trong rất quan trọng, là điều kiện để doanh nghiệp sử dụng vốn một cách chủ động, tiết kiệm và có hiệu quả. 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 2.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua những đánh giá phân tích ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VCĐ nói riêng trong thời gian qua là chƣa tốt là do một số nguyên nhân sau mà Công ty cần phải thực hiện những biện pháp sau để khắc phục: -Cần phải huy động hết mọi TSCĐ có vào hoạt động kinh doanh, nhất là các xe vận tải Công ty cần phải bổ sung thêm ít nhất là 3 lái xe nữa tƣơng ứng với số xe hiên nay để đảm bảo các xe hoạt động liên tục trong 3 ca. - Thực hiện tốt chế độ bảo dƣỡng TSCĐ, sửa chữa thƣờng xuyên và sửa chữa lớn. Với các xe vận tải Công ty nên có một kỹ thuật để kịp thời phát hiện những hỏng hóc để thay thế, bảo dƣỡng thƣờng xuyên góp phần nâng cao năng suất hoạt động của chúng. 2.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cao hay thấp thể hiện ở tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm và doanh lợi VLĐ cao hay thấp. Điều này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Doanh thu và lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ) và số vốn lƣu động sử dụng trong năm. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Công ty cần phải tăng cƣờng hơn nữa vòng quay vốn lƣu động bằng cách rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lƣu động đi qua bao gồm khâu dự trữ và khâu lƣu thông. Đê làm đƣợc điều này, ở mỗi khâu Công ty cần tăng nhanh tốc độ hoạt động. Trong khâu dự trữ: Để tránh tình trạng vốn lƣu động bị ứ đọng Công ty cần tính toán lƣợng dự trữ tối ƣu sao cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty không bị gián đoạn đồng thời không bị lãng phí. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 43
  44. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Trong khâu lƣu thông: Tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động bằng cách đảm bảo chất lƣợng, khối lƣợng hàng hóa cung ứng. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất bán và thanh toán để thu tiền hàng kịp thời, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động trong khâu này II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC 1. Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực định hƣớng theo tiêu chí phát triển của tổ chức, xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao, có tâm huyết với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân lực chất lƣợng cao là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phải có chính sách và bƣớc đi cụ thể cho từng giai đoạn, định hƣớng theo mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Trọng tâm trƣớc mắt là đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực hoạch định chính sách, đội ngũ tácnghiệp và đội ngũ nhân lực phục vụ hội nhập, hợp tác quốc tế. Ngoài ra phải tăng cƣờng năng lực quản trị, điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý. Là khối cán bộ chủ chốt nên chất lƣợng công tác của đội ngũ này có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của tổ chức. Vì vậy, hƣớng phát triển là tăng cƣờng năng lực lãnh đạo và năng lực quản trị điều hành nguyên tắc tổng thể và viễn cảnh của tổ chức. Ngƣời lãnh đạo cần có tầm nhìn trong dự báo và phân quyết vấn đề, có nhận thức về viễn cảnh phát triển của tổ chức và có năng lực xây dựng chiến lƣợc cho sự phát triển cũng nhƣ khả năng quản trị nguồn nhân lực một cách tối ƣu. Đối với đội ngũ cán bộ công chức nghiên cứu hoạch định chính sách cần phát triển khả năng chuyên môn và khả năng cá nhân để đạt đƣợc mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng thành thạo, có khả năng trở thành những chuyên gia hàng đầu cho từng lĩnh vực hoạt động. Nguồn lực này đóng vai trò chủ đạo triển khai những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là nguồn bổ sung cho đội ngũ giảng viên kiêm chức để thực hiện đào tạo bồi dƣỡng cho các nhóm công chức khác. 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh 2.1. Một số giải pháp tăng năng suất lao động. a) Sắp xếp nguồn nhân lực một cách hợp lý. Vấn đề sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực thế nào cho phù hợp chính là biểu hiện cho sự thành công tới đâu trong thuật dùng ngƣời. Thuật dùng ngƣời có thể nói gọn trong câu: “đúng ngƣời, đúng lúc, đúng chỗ”. Đây là phần việc rất khó khăn đối với mọi doanh nghiệp. Nếu là một doanh nghiệpbiết dùng đúng Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 44
  45. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng ngƣời, đúng lúc, đúng chỗ thì coi nhƣ đã đạt đƣợc thành công trong thuật dùng ngƣời. Trong “Tuyển chọn và quản lý công nhân viên ở Nhật Bản” Ladanow and Pronicov đã nhận xét: “Hãy quan tâm đúng mức tới con ngƣời, đặt con ngƣời vào đúng vị trí của họ, bạn sẽ nhận đƣợc những cống hiến tối đa của anh ta”. Ở đây ta không nói đến công nhân sản xuất, bởi vì không có chuyện sắp xếp không phù hợp bằng cách đƣa công nhân ngành may sang công nhân ngành mộc đƣợc. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp cần phải sắp xếp đội ngũ cán bộ vào những vị trí thế nào để họ có thế phát huy tối đa khả năng của mình và luôn có ý thức hoàn thiện mình. Đội ngũ cán bộ hiện nay của Trang Khanh đã có sự ổn định về vị trí cũng nhƣ công việc của mỗi ngƣời đảm nhiệm. Việc sắp xếp lại là một vấn đề khó có thể làm đƣợc và cũng không cần thiết. Tuy nhiên, khi phát sinh những ông việc mới nhƣ: nghiên cứu thị trƣờng, bảo dƣỡng máy móc doanh nghiệp cần phải bố trí ngƣời phù hợp với đặc điểm của công việc. Nếu lấy ngƣời trong công ty thì cần phải thực hiện việc đánh giá trình độ, năng lực của họ cùng với một số yêu cầu đặc biệt cần thiết với công việc nhƣ: sự nhanh nhạy, khả năng giao tiếp, óc phán đoán Những đặc điểm đó có thể thấy đƣợc trong việc hoàn thành công tác của họ trong quá khứ. Nếu doanh nghiệp tuyển dụng ngƣời mới vào vị trí này thì cần phải đƣa ra những tiêu chuẩn cần thiết mà ngƣời đó cần phải có trong thông báo tuyển dụng một cách rõ ràng. Sau đó phải kiếm tra khả năng thực tế của họ và cho họ thử việc một thời gian, nếu nhận thấy họ có đủ khả năng làm việc thì mới tiếp nhận. Mặc dù đã có sự ổn định về vị trí, về công việc của bộ máy quản lý hiện nay, xí nghiệp vẫn cần phải tiến hành đánh giá thƣờng xuyên khả nănglàm việc của mỗi cán bộ quản lý. Từ đó, có thể phát hiện ra những ngƣời có khả năng về một lĩnh vực nào đó để tạo cơ hội cho họ có thể lên những chức vụ quản lý cao hơn. Với những ngƣời mà ta thấy có biểu hiện của một khả năng tiềm ẩn nào đó thì có thể giao cho họ một số quyền lực nhất định nào đấy để họ có thể tự giải quyết công việc trong tầm của quyền lực đó. Dựa vào kết quả họ làm đƣợc để đánh giá khả năng và cân nhắc lên các vị trí thích hợp hơn trong tƣơng lai. b) Đầu tƣ thêm máy móc thiết bị hiện đại. Để tăng năng suất lao động, xí nghiệp cần mua sắm thiết bị, máy móc làm tăng năng suất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng chỉ nên mua sắm những oại máy thật cần thiết để tránh việc sử dụng không hiệu quả do máy có quá nhiều thời gian nhàn rỗi không sử dụng đến. Đối với những loại máy không sử dụng thƣờng xuyên này, doanh nghiệp có thể tiến hành đi thuê của các đơn vị khác ở lân cận. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 45
  46. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng c) Tạo ra bầu không khí, văn hóa tốt lành, kết hợp làm việc nghỉ ngơi phù hợp. Mỗi cơ quan tổ chức đều có bầu không khí văn hóa, nó điều khiển các thành viên của mình nên cƣ xử nhƣ thế nào. Khi đối phó trực diện với những vấn đề khó khăn thì văn hóa tổ chức sẽ giới hạn những điều mà nhân viên sẽ làm bằng cách gợi ra một phƣơng thức đúng để tổng hợp, xác định, phân tích và giải quyết vấn đề. Trong các công ty Nhật Bản, bầu không khí văn hóa của họ đƣợc xây dựng hoàn hảo tới mức mỗi thành viên trong công ty luôn coi công ty nhƣ gia đình riêng của mình, họ tự hào về công ty của mình và luôn sẵn sàng cống hiến hết sức lực cho sự phát triển của công ty. Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của các công ty Nhật Bản, góp phần làm cho Nhật Bản – một đất nƣớc hầu nhƣ không có tài nguyên thiên nhiên – trở thành một cƣờng quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Khác với Nhật Bản, các công ty ở Mỹ khuyến khích nhân viên của mình làm việc tự do, theo cảm hứng, họ có thể đến công ty bất cứ lúc nào, làm việc bất cứ tƣ thế nào, miễn là công việc vẫn đƣợc hoàn thành một cách tốt nhất. Ta không mong muốn xây dựng một bầu không khí văn hóa doanh nghiệp nhƣ ở Nhật Bản, càng không thể xây dựng một loại hình tự do nhƣ ở Mỹ, tuy rằng đây là hai cƣờng quốc có nguồn nhân lực đứng đầu thế giới về chất lƣợng. Vì mỗi nƣớc có đặc thù riêng: về con ngƣời, phong tục tập quán và kinh nghiệm của nƣớc này khó lòng áp dụng cho nƣớc khác. Tuy nhiên, ta cũng phải xác định một bầu không khí văn hóa theo một đặc thù nào đấy mà ít nhất ở đó lao động cũng phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tinh thần đoàn kết tập thể và họ luôn cảm thấy mình đƣợc tôn trọng. Muốn xây dựng một bầu không khí tốt lành, trƣớc hết những ngƣời lãnh đạo cấp cao phải là những tấm gƣơng tốt về trách nhiệm, về văn hóa, phẩm chất và cung cách ứng xử, thái độ đối với ngƣời lao động. Sau đó, doanh nghiệp phải có đội ngũ công nhân viên có trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề cao, tác phong làm việc nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm và có thái độ ứng xử hòa nhã với mọi ngƣời. Tất cả mọi ngƣời trong doanhnghiệp phải chịu trách nhiệm vô thời hạn về kết quả của mình trong quá trình công tác. Công ty Cổ phần Công nghệ và Thƣơng mại Trang Khanh có tinh thần trách nhiệm và ý thức hoàn thành công việc là khá cao, mối quan hệ trong doanh nghiệp mang nhiều tính tình cảm. Những đặc điểm đó đã mang lại cho bầu không khí văn hóa của xí nghiệp những nét đặc thù riêng so với các doanh nghiệp thông thƣờng khác. Tuy nhiên, muốn có bầu không khí văn hóa thực sự tốt lành thì xí nghiệp cần phải có nhiều cố gắng không những ở cán bộ quản lý mà còn ở mọi thành viên, đặc biệt là việc giải quyết các mối quan hệ nhân sự trong xí nghiệp. d) Tăng cƣờng kỷ luật lao động trong xí nghiệp. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 46
  47. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Kỷ luật lao động trong doanh nghiệp phản ánh trực tiếp hiệu quả quả lý và sử dụng lao động của doanh nghiệp. Theo quan điểm của xí nghiệp, kỷ luật là để sửa chữa các hành vi không đúng của ngƣời lao động ảnh hƣởng tiêu cực đến việc hoàn thành mục tiêu của công ty và để hoàn thiện các công tác quản lý chứ không phải để trừng phạt hay hành hạ ngƣời vi phạm. Đây là một quan điểm rất đúng của xí nghiệp. Mục đích chủ yếu của thi hành kỷ luật lao động là nhằm đảm bảo cho các nhân viên có hành vi phù hợp với các quy định của xí nghiệp. Do đó, thi hành kỷ luật không phải là một giải pháp tối ƣu. Thi hành kỷ luật đúng lúc, đúng cách sẽ giúp cho nhân viên làm việc có kỷ luật hơn, tạo cho họ cảm giác không bị bó buộc. Thi hành kỷ luật một cách tùy tiện, không chính xác không những nguy hại với nhân viên mà còn có hại cho tổ chức. Để đội ngũ nhân lực trong Trang Khanh thực hiện tốt các nội quy mà công ty đề ra thì trƣớc hết phải cho ngƣời lao động đọc và hiểu các nội quy đó. Muốn cho họ học đƣợc, nghe đƣợc các nội quy đó cần dán nội quy của công ty ở những nơi dễ thấy để họ đọc và ghi nhớ các nội dung trong nội quy đó, bởi vì công nhân viên không thể tuân theo luật lệ nếu họ không biết doanh nghiệp có những quy định gì. Nội quy cần phải thích hợp với điều kiện lao động do Nhà nƣớc đặt ra cũng nhƣ bao hàm những quy định chặt chẽ của doanh nghiệp. Chẳng hạn nhƣ về thời gian đi làm muộn, phải nêu rõ đƣợc hình thức, nội dung phạt ra sao nếu họ đi làm muộn. Áp dụng chế độ thƣởng phạt phân minh đối với những trƣờng hợp thực hiện tốt hoặc vi phạm nội quy của xí nghiệp. Tùy theo mức độ vi phạm của ngƣời lao động mà xí nghiệp có thể áp dụng một số phƣơng pháp kỷ tiến hành kỷ luật khác nhau nhƣ: * Thi hành kỷ luật theo trình tự: Việc thi hành kỷ luật cần phải theo một trình tự khoa học hợp lý, theo đúng thủ tục. Việc thi hành kỷ luật cần phải theo đúng mức độ mà áp dụng từ thấp đến cao, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ. Có những vụ vi phạm chỉ nên cảnh cáo miệng, có vụ phải áp dụng cảnh cáo bằng văn bản, có vụ cần đình chỉ công tác, có vụ cần phải sa thải. * Nguyên tắc răn đe: Nguyên tắc này đƣợc dùng nhƣ lời cảnh cáo trƣớc rằng nếu tiếp tục vi phạm thì sẽ bị phạt. * Nguyên tắc phỏng tay ngay: Ngay sau khi ngƣời lao động có hành vi vi phạm, ngƣời quản lý của họ sẽ tiến hành kỷ luật ngay. Nếu bỏ qua, ngƣời vi phạm thƣờng có khuynh hƣớng tự thuyết phục, bào chữa cho lỗi lầm của mình. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 47
  48. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng * Cảnh cáo: Cần phải cảnh cáo cho nhân viên biết trƣớc rằng nếu vi phạm kỷ luật, họ sẽ bị kỷ luật. Ra hình phạt phù hợp: tùy mức độ vi phạm của ngƣời laođộng mà có hình thức kỷ luật khác nhau. Nếu phạt quá nhẹ so với lỗi, rất có thể ngƣời lao động sẽ tái phạm ngay. Nếu phạt quá nặng so vói lỗi, ngƣời lao động có thể bất bình. * Thi hành kỷ luật mà không phạt: Khi một nhân viên vi phạm một quy định nào đó, cấp quản trị sẽ nhắc nhở miệng. Nếu tái phạm, cấp quản trị sẽ nhắc nhở bằng văn bản. Nếu vi phạm lần thứ ba, nhân viên đó sẽ bị cho tạm nghỉ việc, vẫn đƣợc hƣởng lƣơng để suy nghĩ về tình huống này. Trong hai bƣớc đầu, nhà quản trị cố gắng khuyến khích nhân viên mình giải quyết vấn đề. Tới bƣớc thứ ba, cấp quản trị gặp nhân viên để thảo luận và đƣa ra hình thức phạt, có thể sa thải. 2.2. Hoàn thiện công tác tiền lƣơng. Hoàn thiện công tác tiền lƣơng sao cho phù hợp với công sức mà ngƣời lao động bỏ ra, nhằm thỏa mãn mọi điều kiện vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời lao động là một trong những vấn đề cần thiết mà Trang Khanh nên thực hiện. Doanh nghiệp nên tính lƣơng dựa theo hệ số kết quả hoàn thành công việc của cán bộ, để họ nhân đƣợc phần thù lao tƣơng xứng với công sức lao động mà họ bỏ ra. Cách tính lƣơng này sẽ tạo động lực lớn cho ngƣời lao động, theo nguyên tắc “làm nhiều hƣởng nhiều, làm ít hƣởng ít” và đƣợc tính theo công thức: V = V1 + V2 Trong đó: V – Tiền lƣơng hàng tháng. V1 – Tiền lƣơng cơ bản. V2 – Tiền lƣơng kinh doanh. + Tiền lƣơng cơ bản V1 = (Hcb + Hpc) x TLmin Hcb – Hệ số lƣơng cơ bản của cán bộ theo NDD205/2004 NĐ-CP. Hpc– Tổng hệ số các loại phụ cấp (nếu có) của cán bộ. Tlmin – Lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định. + Lƣơng kinh doanh V2 = Hkd x K x Tlmin Hkd – Hệ số lƣơng kinh doanh Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 48
  49. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng Tlmin – Lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định. K1 – Hệ số điều chỉnh theo công việc của cán bộ. K2 – Hệ số điều chỉnh theo kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Bảng 3.1 : Các mức điều chỉnh hệ số lƣơng. K1 K2 1.15 Áp dụng đối với viên chức quản lý 1.2 Hoàn thành xuất sắc 1.10 Khối tài chính, kế toán, nhân viên 1.1 Hoàn thành tốt văn phòng 1.05 Khối nhân viên kinh doanh 1.0 Hoàn thành nhiệm vụ 1.00 Áp dụng đối với cán bộ nhân viên 0.8 Không hoàn thành nhiệm vụ còn lại Khi đã tự chủ về xây dựng thang lƣơng kinh doanh, xí nghiệp nên đề ra mức lƣơng gắn với mức độ phức tạp của từng vị trí công việc và trách nhiệm, hiệu quả công việc mà các chức danh lao động đảm nhiệm. 2.3. Có chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực. Vấn đề đào tạo nâng cao trình độ cho lực lƣợng lao động đƣợc coi là hƣớng sử dụng có hiệu quả nhất trong bất cứ một công ty nào. Đào tạo nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn để đáp ứng với nhu cầu công việc, vƣợt qua những hạn chế về thành tích hiện tại và trong tƣơng lai. Đối với Trang Khanh, cùng với xu hƣớng mở rộng thị trƣờng, ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến công tác đào tạo. Tuy nhiện, ta thấy rằng, công tác đào tạo hiện nay của công ty vẫn còn một số bất hợp lý và đây cũng là phƣơng hƣớng cơ bản mà xí nghiệp cần xem xét hoàn thiện hơn. * Hoàn thiện đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác đào tạo: Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Trang Khanh thì một yêu cầu rất quan trọng là phải hoàn thiện đội ngũ công nhân viên làm công tác này. Bởi vì, nếu đội ngũ này mà linh hoạt, chuyên sâu, có năng lực thì sẽ quyết định một phần không nhỏ tới sự thành công của công tác này. Hiện nay, đội ngũ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp chƣa đƣợc chuyên môn hóa, họ chỉ làm kiêm nhiệm nên trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, cần khắc phục. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty chƣa có ngƣời chuyên trách về công tác này. Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần cử ra một Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 49
  50. Khóa luận tốt nghiệp Đại học dân lập Hải Phòng vài cán bộ có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên để làm công tác này và thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn cho họ. * Xác định nhu cầu đào tạo: Hiện nay, việc xác định nhu cầu đào tạo của xí nghiệp dựa trên kế hoạch về sản xuất và kế hoạch về nhân lực là chƣa chính xác. Vì vậy, để xác định chính xác nhu cầu này, xí nghiệp cần phối hợp và phân tích các vấn đề: - Xác định nhu cầu lao động với tổ hợp các kỹ năng khác nhau ở từng thời kỳ xác định, ở từng bộ phận, từng thời điểm trong xí nghiệp dựa trên bản phân tích công việc, cơ cấu tổ chức và tình hình thực hiện công việc của ngƣời lao động. - Phân tích yêu cầu của công việc về các kiến thức và các kỹ năng cần có rong thực hiện công việc dựa trên bản xác định yêu cầu của công việc đối với ngƣời thực hiện. - Trình độ, kiến thức và kỹ năng thực tế cần thiết đối với ngƣời lao động. * Xác định đối tƣợng đào tạo: Hiện nay, việc xác định đối tƣợng đào tạo và tuyển dụng của xí nghiệp là chƣa có căn cứ khoa học, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của ngƣời lãnh đạo. Vì vậy, trong thời gian tới, xi nghiệp cần xác định đối tƣợng này dựa trên các căn cứ sau: - Dựa trên bảng yêu cầu đối với ngƣời thực hiện công việc và trình độ kỹ năng thực tế của ngƣời lao động, ta sẽ xác định đƣợc các kiến thức, kỹ năng còn thiếu của ngƣời lao động cần đƣợc xem xét và đào tạo. - Xem xét động cơ đào tạo, tuyển dụng của ngƣời lao động. - Xác định tác dụng của đào tạo, tuyển dụng đối với ngƣời lao động tức là xem xét xem ngƣời lao động đã có kiến thức cơ bản gì, kinh nghiệm thực tiễn đến đâu. - Triển vọng phát triển nghề nghiệp liên quan đến năng lực, tuổi tác của họ. Nếu chúng ta lựa chọn sai thì ngƣời đƣợc đào tạo, tuyển dụng sẽ không nhiệt tình học, không đủ kiến thức kỹ năng Khi đó, hiệu quả của đào tạo, tuyển dụng sẽ giảm đáng kể. * Lựa chọn phƣơng pháp đào tạo phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả: Thông thƣờng tại các công ty, nội dung này không đƣợc quan tâm đúng mức. Đa số đều dùng hình thức phiếu thăm dò về công tác quản trị nhân lực nên sự khách quan chƣa cao. Mặt khác, sự phân chia về loại hình lao động chƣa nói Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nhung – QTTN102 Page 50