Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_huy_dong_v.pdf
Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần khẳng định không thể thực hiện đƣợc các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nƣớc, cũng nhƣ các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu nhƣ không có vốn. Đối với các Ngân hàng thƣơng mại với tƣ cách là một doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. Ngân hàng thƣơng mại là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi. Nhƣng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Vì vậy, các Ngân hàng thƣơng mại rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình. Thực hiện đƣờng lối phát triển của Đảng và Nhà nƣớc, trong những năm gần đây hệ thống Ngân hàng nói chung và Hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại nói riêng đã huy động đƣợc khối lƣợng vốn lớn cho sản xuất kinh doanh và đầu tƣ phát triển kinh tế.Tuy nhiên để tạo đƣợc những bƣớc chuyển mới cho nền kinh tế, công tác huy động vốn của các Ngân hàng đang đứng trƣớc những thách thức mới, đòi hỏi các Ngân hàng phải thực sự quan tâm, chú ý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam, với những kiến thức đã đƣợc học và thực tế, cùng sự hƣớng dẫn giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Hoàng Thị Hồng Lan và của các cán bộ công nhân viên Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam, em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 1
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Ngoài phần mở đầu và kết luận. Bài khóa luận của em gồm 3 phần: Phần I. Cơ sở lý thuyết về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Phần II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Phần III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 2
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1.Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại. 1.1.1.Khái niệm. Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là loại hình Ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách tiếp nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phƣơng tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ Ngân hàng cho các đối tƣợng nói trên. Ngân hàng thƣơng mại có số lƣợng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của Ngân hàng thƣơng mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: Ở đâu có một hệ thống Ngân hàng thƣơng mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội. Theo điều 20 Luật các Tổ chức Tín dụng của Việt Nam ban hành số 02/1997/QH10 ghi rõ: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng( huy động vốn dƣới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác. 1.1.2.Chức năng. Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống nhƣ huy động tiền gửi dƣới nhiều hình thức để cho vay thì gần đây các Ngân hàng thƣơng mại còn cho ra đời nhiều loại hình kinh doanh mới nhƣ: phát hành thẻ tín dụng, cung cấp dịch vụ kiểm toán đối với các công ty, tín dụng thuê mua, dịch vụ trả tiền tự động, môi Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 3
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam giới chứng khoán , bao thuê nợ, dịch vụ Ngân hàng trực tuyến , dịch vụ Ngân hàng điện tử. 1.1.2.1.Chức năng trung gian tín dụng. Trong nền kinh tế thị trƣờng các giao dịch kinh tế diễn ra rất sôi động đã tạo ra những khoản thu nhập, chi tiêu và tích luỹ bằng tiền của các tầng lớp trong xã hội. Quá trình đó làm hình thành nên những ngƣời có tiền tích luỹ có khả năng cung cấp tín dụng và những ngƣời có nhu cầu tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu đầu tƣ phát triển. Nhƣng làm thế nào để họ tìm gặp đƣợc nhau và làm sao có thể cùng thoả mãn những nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiền tiết kiệm đang nằm phân tán trong xã hội mà mỗi khoản tiết kiệm lại theo đuổi một mục đích riêng. Nhờ có thị trƣờng tài chính và cơ chế chuyển giao vốn năng động của thị trƣờng tài chính mà trong đó hệ thống Ngân hàng thƣơng mại giữ vai trò chủ đạo, hoạt động nhƣ một chiếc cầu nối giữa khả năng cung ứng vốn và nhu cầu về vốn tiền tệ trong xã hội. Là trung gian tín dụng, Ngân hàng đóng vai trò là ngƣời môi giới giữa một bên là ngƣời có tiền cho vay và một bên là những ngƣời có nhu cầu chi tiêu cần đi vay vốn. Thông qua cơ chế thị trƣờng, bằng những biện pháp, chính sách và áp dụng những phƣơng pháp kỹ thuật theo hƣớng hiện đại Ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để phân bổ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhƣ vậy Ngân hàng đã biến những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động, biến những đồng tiền tệ nằm phân tán thành nguồn tiền tệ tập trung phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, qua đó phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1.1.2.2.Chức năng trung gian thanh toán. Ở đây Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 4
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam khác theo lệnh của họ. Các Ngân hàng thƣơng mại cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp ngƣời phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phƣơng thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Vì vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này đã thúc đẩy lƣu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lƣu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. 1.1.2.3. Chức năng tạo tiền. Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ảnh rõ bản chất của Ngân hàng thƣơng mại. Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nhƣ là một yêu cầu chính của sự tồn tại và phát triển, các Ngân hàng thƣơng mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù riêng của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù ấy chính là nghiệp vụ tín dụng và đầu tƣ trong mối liên hệ chặt chẽ với Ngân hàng trung ƣơng. Sức mạnh của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại nhằm tạo ra tiền mang ý nghĩa kinh tế lớn. Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở của một mức tăng trƣởng vững chắc. Nền kinh tế cần có một số cung ứng tiền tệ vừa đủ, phù hợp với mục tiêu khác nhƣ lạm phát, tăng trƣởng kinh tế vững bền và tạo đƣợc việc làm. Các Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện những chính sách này. Chúng đƣợc sử dụng nhƣ một kênh mà qua đó lƣợng tiền cung ứng tăng lên hoặc giảm xuống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu quan trọng nói trên. 1.1.3. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thƣơng mại. 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. Ngân hàng thƣơng mại đƣợc huy động vốn dƣới các hình thức sau: Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 5
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHNN 1.1.3.2. Hoạt động tín dụng. Ngân hàng thƣơng mại cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dƣới các hình thức sau: - Cho vay trực tiếp: bao gồm cho vay ngắn, trung, dài hạn hoặc cho vay có bảo đảm, cho vay bằng tín chấp hoặc cho vay có tính chất sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. - Chiết khấu chứng từ có giá: ngƣời vay tạm thời chuyển nhƣợng quyền sở hữu chứng từ có giá chƣa đáo hạn cho Ngân hàng để lấy một số tiền nhỏ hơn mệnh giá. - Bao thanh toán: là dịch vụ do công ty con của Ngân hàng thực hiện trong đó ngân hàng sẽ đứng ra mua nợ trên cơ sở hóa đơn, chứng từ của ngƣời bán hàng, nhờ đó ngƣời bán có đƣợc tiền ngay để đáp ứng nhu cầu, khi đến hạn ngƣời mua phải thanh toán toàn bộ. - Cho thuê tài chính: là loại hình tài trợ dƣới hình thức cho thuê máy móc, thiết bị theo yêu cầu của ngƣời đi thuê và đƣợc thực hiện qua công ty con của Ngân hàng thƣơng mại (công ty cho thuê tài chính). - Bảo lãnh: là hình thức tín dụng bằng chữ ký, nhờ chứng thƣ bảo lãnh của Ngân hàng mà ngƣời đƣợc bảo lãnh có thể ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế một cách thuận lợi. 1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Cung cấp các phƣơng tiện thanh toán. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc cho khách hàng. - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 6
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN. - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi đƣợc NHNN cho phép. - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng. - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi đƣợc NHNN cho phép. 1.1.3.4. Các hoạt động khác. - Góp vốn và mua cổ phần: + Góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác. + Góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nƣớc ngoài. - Tham gia thị trƣờng tiền tệ: thông qua hình thức mua bán các công cụ của thị trƣờng tiền tệ. - Kinh doanh ngoại hối: có thể trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc. - Ủy thác và nhận ủy thác: trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tƣ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. - Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: có thể thành lập hoặc công ty liên doanh để kinh doanh bảo hiểm. - Tƣ vấn tài chính: cung ứng qua hình thức tƣ vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tƣ vấn trực thuộc. - Bảo quản vật quý giá: bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két,cầm cố và các dịch vụ khác. 1.2.Tổng quan về nguồn vốn và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại . 1.2.1. Khái niệm về nguồn vốn của Ngân hàng thƣơng mại. Theo giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại nguồn vốn của Ngân hàng thƣơng mại đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Vốn của Ngân hàng thƣơng mại là những giá trị tiền tệ do bản thân Ngân hàng thƣơng mại tạo lập hoặc huy động Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 7
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam đƣợc dùng để cho vay, đầu tƣ hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác”. Khái niệm trên đã nói đầy đủ những thành phần tạo nên vốn của Ngân hàng thƣơng mại. Về thực chất vốn của Ngân hàng thƣơng mại bao gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân Ngân hàng và của ngƣời có vốn tạm thời nhàn rỗi. Ngân hàng nhận đƣợc vốn từ đó tiến hành các hoạt động kinh doanh: cho vay, bảo lãnh, cho thuê. 1.2.2.Cơ cấu vốn của Ngân hàng thƣơng mại. Vốn của Ngân hàng thƣơng mại bao gồm: - Vốn chủ sở hữu. - Vốn huy động. - Vốn đi vay. - Vốn khác. Mỗi loại vốn đều có tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động và đều có tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại. 1.2.2.1.Vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chính Ngân hàng, Ngân hàng có toàn quyền sử dụng gồm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhà cửa .Đây là nguồn vốn khá quan trọng tạo nên uy tín cho chính Ngân hàng. 1.2.2.2. Vốn huy động. Vốn huy động (VHĐ) là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà Ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Nó chiếm phần lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Các Ngân hàng thƣơng mại hoạt động đƣợc chủ yếu nhờ vào nguồn vốn này.Với việc huy động vốn, Ngân hàng có đƣợc quyền sử dụng vốn và có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho ngƣời gửi. Ngân hàng có thể huy động vốn từ dân cƣ, các tổ chức kinh tế - xã hội với nhiều hình thức khác nhau. * Đặc điểm: - Vốn huy động là nguồn vốn không ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị rằng buộc. Do đó Ngân hàng thƣơng mại cần phải duy Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 8
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam trì một khoản dự trữ thanh khoản để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. - Có chi phí sử dụng vốn tƣơng đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại. - Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh cao, gay gắt giữa các Ngân hàng thƣơng mại. - Vốn huy động chỉ đƣợc sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các Ngân hàng thƣơng mại không đƣợc sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ. * Cơ cấu vốn huy động: - Tiền gửi không kỳ hạn. - Tiền gửi có kỳ hạn. - Phát hành chứng từ có giá. - Nguồn vốn huy động khác: Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán, tiền tạm giữ, tiền đang chuyển . 1.2.2.3. Vốn đi vay. Vốn đi vay là nguồn vốn giúp cho Ngân hàng thƣơng mại bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thƣờng. Bên cạnh việc huy động tiền gửi, nhiều lúc các Ngân hàng cũng phải đi vay để đảm bảo thanh toán, dự trữ bắt buộc Các Ngân hàng có thể vay ở: Vay Ngân hàng nhà nƣớc, vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trƣờng vốn. * Cơ cấu vốn đi vay: - Tái cấp vốn nhằm giúp cho các Ngân hàng thƣơng mại bổ sung nguồn vốn ngắn hạn để họ có thể tiếp tục cho vay đối với các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, nhờ đó làm gia tăng khối lƣợng tín dụng cho nền kinh tế. - Cho vay thanh toán - Vốn đi vay các Ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng khác: Loại vay này còn đƣợc gọi là vay trên thị trƣờng tiền tệ, là loại cho vay lẫn nhau giữa các Ngân hàng theo phƣơng thức tự vay tự trả. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 9
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 1.2.2.4. Vốn khác. - Vốn tiếp nhận: Là nguồn vốn tài trợ của Chính phủ, của các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức đoàn thể xã hội để tài trợ cho các chƣơng trình dự án về phát triển kinh tế - xã hội và đƣợc chuyển qua Ngân hàng thƣơng mại thực hiện. - Vốn khác: Các khoản phải trả, các khoản tạm gửi . 1.2.3. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại. Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại là phạm trù phản ánh trình độ khả năng đảm bảo thực hiện công tác huy động vốn có kết quả cao với chi phí nhỏ nhất, rủi ro thấp nhất và đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động đầu tƣ, cho vay của Ngân hàng một cách có hiệu quả nhất. Có nghĩa là đối với mặt lƣợng hiệu quả huy động vốn biểu hiện giữa kết quả thu đƣợc (số lƣợng, thời hạn ) và chi phí bỏ ra, còn đối với mặt chất, nó phản ánh năng lực và trình độ quản lý Ngân hàng. Hiệu quả huy động vốn đƣợc thể hiện trên các mặt sau: Hiệu quả đối với xã hội: Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại đối với xã hội đƣợc nhìn nhận trên góc độ các lợi ích mà lƣợng vốn này đƣợc sử dụng để bổ sung lƣợng vốn cho nền kinh tế và nâng cao mức sống của ngƣời dân thay vì sử dụng đồng vốn đó vào các chỉ tiêu khác. Hiệu quả này có đƣợc là là nhờ việc tiết kiệm chi tiêu, tăng cƣờng các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nên công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống ngƣời dân thông qua sinh lợi của khoản tiết kiệm tại Ngân hàng và các lợi ích gián tiếp của quá trình sử dụng vốn tiết kiệm để kinh doanh mang lại. Hiệu quả của việc huy động vốn từ dân cƣ của Ngân hàng thƣơng mại đối với xã hội ngày càng cao trong điều kiện đất nƣớc đó đang cần nhiều vốn để phát triển nền kinh tế, nhất là các nƣớc đang phát triển. Hiệu quả đối với khách hàng: khi khách hàng tham gia vào hoạt động huy động vốn thì hiệu quả của hoạt động này đƣợc hiểu là các lợi ích mà ngƣời dân thu đƣợc khi gửi tiền vào Ngân hàng. Hiệu quả này có đƣợc là nhờ sinh lời từ khoản tiền ngƣời dân cho ngân hàng sử dụng trong một thời gian nhất định và Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 10
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam các tiện ích khác khi tham gia vào dịch vụ Ngân hàng. Hiệu quả từ việc huy động vốn của Ngân hàng đối với khách hàng càng cao khi mức lãi suất và các ƣu đãi khác họ đƣợc hƣởng trên khoản tiền họ đã gửi vào Ngân hàng cao hơn so với các Ngân hàng khác và so với hình thức đầu tƣ khác. Hiệu quả đối với Ngân hàng thƣơng mại: Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại dựa trên mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả thu đƣợc từ vốn huy động và chi phí bỏ ra để huy động. Hiệu quả này càng cao khi kết quả đạt đƣợc (chính là doanh thu của của việc sử dụng khoản vốn huy động từ dân cƣ) càng cao và lƣợng chi phí bỏ ra càng thấp (bao gồm lãi phải trả và các chi phí khác). Để đạt đƣợc lợi nhuận cao, các ngân hàng phải đảm bảo cho các hoạt động đạt đƣợc hiệu quả cao. Chính vì vậy một trong các mục tiêu của Ngân hàng thƣơng mại là đảm bảo cho hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao bằng nhiều cách thức. 1.3.Các hình thức và biện pháp huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại. 1.3.1.Các hình thức huy động vốn. Trong bất cứ nền kinh tế nào việc huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại đều luôn luôn có tầm quan trọng, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Để có tiền cho vay trên lĩnh vực cho vay khác nhau Ngân hàng không thể dựa trên nguồn vốn điều lệ của mình mà phải huy động trên thị trƣờng. Ngày nay, nguồn vốn huy động tại Ngân hàng thƣơng mại chủ yếu đƣợc huy động từ cá nhân và doanh nghiệp, bộ phận này ngày càng tăng cao về số lƣợng, tỷ trọng và đóng góp vai trò quan trọng đối với Ngân hàng. Đối với cá nhân, các hình thức huy động ngày càng phong phú nhằm khai thác triệt để nguồn vốn từ dân cƣ. NHTM vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay với mục đích hƣởng lợi qua lãi suất. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 11
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 1.3.1.1. Huy động tiền gửi: 1.3.1.1.1. Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là hình thức gửi tiền mà ngƣời gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không đƣợc trả lãi bao gồm: - Tiền gửi thanh toán: đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn, trƣớc hết đƣợc sử dụng để tiến hành thanh toán chi trả cho các hoạt động hàng hoá dịch vụ và các khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thƣờng xuyên, an toàn và thuận lợi. Tiền gửi thanh toán thƣờng đƣợc quản lý tại ngân hàng trên tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai. - Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền đƣợc ký gửi với mục đích bảo quản an toàn tài sản. Khi cần khách hàng có thể đến rút ra để chi tiêu. Tại Việt Nam tiền gửi loại này đƣợc thể hiện dƣới các hình thức nhƣ: Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân. Do tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp, để khuyến khích thanh toán qua Ngân hàng, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trả lãi cho loại tiền gửi này nhƣ tiền gửi không kỳ hạn khác. Các nƣớc phát triển loại tiền gửi này chiếm vị trí quan trọng trong kết cấu nguồn vốn và có chi phí đầu vào rất thấp hoặc không hƣởng đƣợc lãi. Tiền gửi không kỳ hạn là một nguồn để các Ngân hàng huy động vốn với chi phí thấp, do lợi tức yêu cầu của ngƣời gửi với các khoản tiền gửi đó rất thấp, trong khi đó quy mô vốn huy động đƣợc khá lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn tiền này gặp nhiều bất lợi bởi nó mang tính chất không ổn định, do khách hàng có thể gửi hoặc rút ra bất cứ khi nào, đặt Ngân hàng trƣớc rủi ro thanh khoản. Do đó, muốn sử dụng hiệu quả nguồn này, Ngân hàng phải tiến hành nghiên cứu khá kỹ lƣỡng về đặc điểm kinh doanh, thu nhập, nhu cầu chi tiêu của khách hàng để có kế hoạch khai thác hiệu quả trong từng thời kỳ. 1.3.1.1.2.Huy động tiền gửi có kỳ hạn. Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận trƣớc giữa khách hàng và Ngân hàng về thời hạn gửi và rút tiền. Đại bộ phận tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 12
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam ký thác để hƣởng lãi. Các Ngân hàng thƣơng mại nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn đó là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút. Thông thƣờng tiền gửi có kỳ hạn thƣờng có kỳ hạn dài và lãi suất cao. Đây là nguồn tiền tƣơng đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn để kinh doanh. Chính vì vậy, Ngân hàng thƣơng mại luôn tìm cách để đa dạng hoá loại tiền gửi này nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. 1.3.1.1.3. Tiền gửi tiết kiệm. Xét về bản chất, tiền gửi tiết kiệm là một phần thu nhập của dân cƣ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền một cách an toàn và hƣởng một phần lãi từ số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích luỹ tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Các hình thức của tiền gửi tiết kiệm: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có thể rút bất cứ lúc nào. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Thực chất đây là khoản tiền gửi tiết kiệm thông thƣờng. Đối với khoản tiền này, chủ tài khoản có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào mà không phải báo trƣớc. Tuy nhiên, số dƣ tài khoản này thƣờng không lớn, nhƣng có ƣu điểm hơn so với các tài khoản tiền gửi giao dịch ở chỗ: Số dƣ này ít biến động. Vì vậy, Ngân hàng trả lãi suất cho khoản tiền này cao hơn so với tiền gửi thanh toán. Đó là điều kiện để các Ngân hàng thƣơng mại có thể dễ dàng huy động số vốn này. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn, các khoản gửi càng lâu thì lãi suất càng cao. Tiền gửi tiết kiệm đƣợc coi là một công cụ huy động vốn truyền thống của các Ngân hàng thƣơng mại. Vốn huy động từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm thƣờng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Tiền gửi tiết kiệm có thể chia ra thành ba loại: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn và có kỳ hạn dài. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn: Loại này khá quen thuộc ở Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thƣờng huy động tiết kiệm với các kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm. Về nguyên tắc, khách hàng chỉ đƣợc rút ra khi đến hạn. Song, Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 13
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam để tăng tính cạnh tranh các Ngân hàng thƣơng mại vẫn cho phép khách hàng rút trƣớc thời hạn (với những quy định cụ thể). + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài: Rất phổ biến ở một số nƣớc công nghiệp phát triển. Tiền gửi tiết kiệm dài hạn chỉ đƣợc phép rút ra khi đến hạn. Nó tạo lên nguồn vốn có tính ổn định cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn của Ngân hàng thƣơng mại. 1.3.1.2. Phát hành các công cụ nợ. Các NHTM có thể phát hành các công cụ nợ (nếu đủ điều kiện theo quy định) nhƣ: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng để huy động vốn trong một thời gian nhất định. Chứng chỉ tiền gửi là những giấy xác nhận tiền gửi định kỳ ở một Ngân hàng hay một định chế tài chính khác. Ngƣời sở hữu giấy này sẽ đƣợc thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ tiền vốn khi hết hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng tiền tệ. Các Ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi chủ yếu cho mục đích thanh khoản, lãi suất của chúng thƣờng cao hơn lãi suất của tín phiếu kho bạc và mức độ rủi ro của nó cũng thấp. Kỳ phiếu Ngân hàng là một công cụ nợ ngắn hạn do Ngân hàng phát hành theo từng đợt để huy động vốn một cách linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho những kế hoạch kinh doanh xác định của Ngân hàng. Việc phát hành kỳ phiếu tùy thuộc theo thời gian và tình hình cụ thể của nguồn vốn Ngân hàng. Vốn này chỉ chỉ đƣợc huy động trong thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lƣợng theo dự kiến Ngân hàng sẽ ngừng việc huy động kỳ phiếu. Đây là hình thức huy động vốn nhanh vì còn có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng thời hạn, lại có thể chuyển nhƣợng dễ dàng nên thu hút khối lƣợng vốn tƣơng đối lớn. Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ nợ dài hạn của Ngân hàng, với các cam kết thanh toán gốc vào ngày đáo hạn và thanh toán vào những thời gian xác định. Lãi suất của trái phiếu thƣờng cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu Trái phiếu dùng để huy động vốn trung dài hạn phục vụ cho những kế hoạch phát triển kinh doanh có quy mô lớn và dài hạn. Trong khi kì phiếu là Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 14
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam đƣợc phát hành ở từng chi nhánh với khung lãi suất, thời gian phát hành riêng biệt thì trái phiếu đƣợc phát hành với quy mô lớn, đồng loạt trong hệ thống mỗi Ngân hàng. 1.3.1.3. Các hình thức huy động vốn khác. Ngoài các hình thức huy động vốn trên, Ngân hàng thƣơng mại cũng có thể sử dụng những hình thức huy động vốn khác để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ, từ nền kinh tế, từ nƣớc ngoài thông qua các hoạt động uỷ thác về các dịch vụ xã hội nhƣ: dịch vụ câu lạc bộ hoặc đứng ra làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty, làm trung gian thanh toán, làm đại lý bảo hiểm 1.3.2.Các biện pháp huy động vốn. 1.3.2.1. Lãi suất và thƣởng vật chất. Việc xây dựng chính sách lãi suất trong điều kiện cạnh tranh là yếu tố cơ bản trong việc duy trì và mở rộng tiền gửi. Ngoài yếu tố lãi suất, thƣởng vật chất thông qua rút thăm trúng thƣởng là một động lực khá hấp dẫn để huy động tiền gửi tiết kiệm. 1.3.2.2. Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự. Một tòa nhà đồ sộ, trang trí thẩm mỹ, sắp xếp công việc khoa học sẽ tạo ra ấn tƣợng tốt đẹp cho những ngƣời ký thác. Mặt khác, phải tạo dựng một đội ngũ nhân sự trực tiếp giao dịch với những khuôn mặt niềm nở, lễ phép và cũng cần phải có nét duyên dáng Á Đông nhƣng lại mang tính hiện đại của thời kinh doanh điện tử. 1.3.2.3. Đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng. Trong tƣơng lai, các Ngân hàng nào ứng dụng nhiều dịch vụ nhƣ phát hành thẻ thanh toán, cho vay tiêu dùng, tài trợ thuê mua, tài trợ xuất nhập khẩu sẽ là điều kiện tốt để gia tăng việc thu hút tiền gửi. 1.3.2.4. Thực hiện một chính sách kinh doanh hấp dẫn. Một chính sách cho vay năng động cũng có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, một chính sách quản trị biết quan tâm đến các hoạt động kinh doanh của Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 15
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam khách hàng hoặc cuộc sống đời thƣờng của cá nhân cũng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và mở rộng khách hàng. 1.3.2.5. Mạng lƣới tổ chức Ngân hàng. Khách hàng có nhu cầu giao dịch với các Ngân hàng ở các vị thế thuận lợi nhƣ ở gần nhà, gần nơi làm việc nên đòi hỏi Ngân hàng cần phải phân bổ chi nhánh, phòng giao dịch ở những vị thế thích hợp. Đây cũng là yếu tố quan trọng để thu hút tiền gửi khách hàng. 1.3.3.Phân loại nguồn vốn huy động. 1.3.3.1.Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán). Là loại tiền gửi do tổ chức và cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng mà họ có thể rút ra bất cứ lúc nào. Mục đích của ngƣời gửi tiền là để đáp ứng nhu cầu thanh toán nên tiền gửi này còn gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền lãi = [Σ(Số dƣ Tài khoản x Số ngày tồn tại số dƣ) x Lãi suất/30]. 1.3.3.2.Tiền gửi kỳ hạn. Là loại tiền gửi mà chủ sở hữu nó chỉ có thể rút ra theo thời hạn đã quy định trƣớc mới đƣợc hƣởng 100% lợi tức. Trong trƣờng hợp ngƣời gửi rút trƣớc hạn thì đƣợc hƣởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng. 1.3.3.3.Tiền gửi tiết kiệm. Là loại tiền để dành của dân cƣ gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích hƣởng lãi. Tiền gửi tiết kiệm có các hình thức sau: + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. + Tiền gửi tiết kiệm có mục đích 1.3.3.4. Phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức huy động vốn cho các mục đích sử dụng vốn nhất định theo kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Có hai hình thức phát hành chủ yếu: - Phát hành theo mệnh giá. - Phát hành theo hình thức chiết khấu. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 16
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 1.3.3.5. Các hình thức huy động vốn khác. - Vay của Ngân hàng trung ƣơng (NHTW): Thông thƣờng, NHTW cho Ngân hàng thƣơng mại vay khi các Ngân hàng này có nhu cầu bổ sung vốn khả dụng và đang nằm trong giới hạn cung ứng tiền cho phép. - Vay các Ngân hàng thƣơng mại khác: đây là hình thức vay nhằm mục đích khắc phục thiếu hụt dự trữ tài sản tạm thời thông qua thị trƣờng liên Ngân hàng. - Vay nƣớc ngoài: các Ngân hàng thƣơng mại cũng có thể huy động vốn trên thị trƣờng quốc tế thông qua phát hành các phiếu nợ ghi bằng ngoại tệ. - Vay các tổ chức tài chính phi Ngân hàng: các Ngân hàng thƣơng mại có thể phát hành hợp đồng mua lại chứng khoán bán cho các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại. 1.4.1. Khối lƣợng vốn, mức tăng trƣởng và tính bền vững. Vốn huy động (VHĐ) của Ngân hàng phải có sự tăng trƣởng ổn định về số lƣợng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn, nhƣng lại không ổn định, thƣờng xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lƣợng vốn dành cho đầu tƣ, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốn không cao, thƣờng xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản. 1.4.2. Chi phí huy động vốn. Chỉ tiêu huy động vốn đƣợc thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ trọng các khoản mục chi phí. Quản lý chi phí vốn là hoạt động thƣờng xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng, vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, từ đó ảnh hƣởng đến thu nhập ròng của ngân hàng. Tỷ trọng các khoản Số chi cho từng khoản mục = X 100(%) mục chi phí Tổng chi phí Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 17
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Qua chỉ số này có thể biết đƣợc kết cấu các khoản chi phí để có thể hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý, tăng cƣờng các chi phí có lợi cho hoạt động huy động vốn. Tổng chi phí trả lãi thực tế Lãi suất bình quân = x 100(%) đầu vào Tổng số vốn huy động bình quân Trả lãi tiền gửi là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó là yếu tố quyết định đến việc hoạch định lãi suất cho vay, do vậy Ngân hàng cần phải phân tích cụ thể chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào. Chi phí khác: Bên cạnh chi phí là lãi suất, trong quá trình huy động vốn Ngân hàng còn phải chịu một số chi phí khác nhƣ: chi phí tiền lƣơng nhân viên, chi phí in ấn giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch Chi phí này thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí, nhƣng nếu tiết kiệm đƣợc cũng góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho Ngân hàng. 1.4.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thƣờng sử dụng các chỉ tiêu so sánh nguồn vốn huy động đƣợc với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động có thể đáp ứng đƣợc bao nhiêu, Ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thoả mãn nhu cầu ấy. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Ngân hàng phải có cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn huy động ở đây bao gồm cơ cấu vốn theo ngắn hạn và trung hạn, dài hạn, cơ cấu vốn theo nội tệ và ngoại tệ, theo tiền gửi dân cƣ và tiền gửi doanh nghiệp. Cơ cấu vốn hợp lý có thể đáp ứng đƣợc tối đa nhu cầu sử dụng vốn, không có tình trạng bất hợp lý giữa vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn. Ví dụ: phân tích cơ cấu vốn để đánh giá về khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của Ngân hàng thƣơng mại dựa vào chỉ số: Khả năng đáp ứng nhu cầu Vốn huy động = X 100(%) kinh doanh Sử dụng vốn Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 18
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 1.4.4. Chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận của Ngân hàng là chỉ tiêu đƣợc xác định thông qua doanh thu và chi phí của Ngân hàng. Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ Ngân hàng có hoạt động hiệu quả, có thể bỏ ra chi phí ít mà hiệu quả thu lại cao. Muốn vậy Ngân hàng cần có các kênh huy động hiệu quả với chi phí thấp nhƣng sao cho vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn của mình. 1.4.5. Một số chỉ tiêu khác. - Mức độ hoạt động của vốn huy động: Đƣợc đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn. Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh) điều này thể hiện nguồn vốn đƣợc sử dụng tối đa. - Mức độ thuận tiện của khách hàng: Đƣợc đánh giá qua các thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ kèm theo của Ngân hàng. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. - Thời gian để huy động một lƣợng vốn nhất định. - Một số chỉ tiêu khác nhƣ số lƣợng vốn bị rút ra trƣớc hạn, kỳ hạn thực tế của nguồn vốn. 1.5.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn. 1.5.1. Nhân tố khách quan. 1.5.1.1.Môi trƣờng chính trị - pháp luật. Pháp luật đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Do vậy tất cả mọi hoạt động của Ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của Ngân hàng luôn đƣợc nhà nƣớc quản lý một các chặt chẽ bởi các quy phạm pháp luật. Mỗi văn bản đều có ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động của Ngân hàng cụ thể là hoạt động huy động vốn. Ngân hàng thƣơng mại là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tiền tệ nên chịu tác động của nhiều chính sách, quy định của Chính phủ và ngân hàng nhà nƣớc. Sự thay đổi của chính sách nhà nƣớc, Ngân hàng nhà nƣớc về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hƣởng đến khả năng Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 19
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam thu hút vốn cũng nhƣ chất lƣợng nguồn vốn của Ngân hàng thƣơng mại. Các chính sách đầu tƣ ƣu tiên phát triển mũi nhọn cũng ảnh hƣởng sâu sắc tới việc huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại. 1.5.1.2.Môi trƣờng kinh tế - xã hội. Thu nhập và sự phân bố dân cƣ là một nguồn lực tiềm năng có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại. Môi trƣờng văn hóa cũng nhƣ tập quán, thói quen sử dựng tiền mặt của dân cƣ có ảnh hƣởng nhiều đến quyết định kinh tế của dân cƣ. Họ có thể lựa chọn giữa hình thức tiêu dùng hay tiết kiệm để sử dụng đƣợc số tiền của mình một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi các Ngân hàng phải tăng cƣờng quảng cáo, quảng bá hình ảnh, hoạt động, lợi ích của ngƣời gửi tiền và các thủ tục cần thiết. 1.5.1.3.Các nhân tố thuộc về khách hàng. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Trong đó Ngân hàng thƣơng mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lƣợng các Ngân hàng.Chính vì thế mà khách hàng của Ngân hàng cũng bao gồm nhiều đối tƣợng khác nhau. Mỗi loại khách hàng lại có nhu cầu khác nhau. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của từng loại khách hàng thì Ngân hàng cần phải có chính sách, chiến lƣợc phát triển phù hợp. 1.5.1.4. Đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh là hiện tƣợng phổ biến và khách quan. Hiện nay tại Việt Nam số lƣợng Ngân hàng đƣợc phép hoạt động ngày càng tăng ( với trên 60 ngân hàng: Ngân hàng nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, )cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngân hàng trong đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế là có hạn. Từ đó làm mất tính độc quyền của hệ thống Ngân hàng và ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng cạnh tranh nhau chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ. Hiện nay ở nƣớc ta các Ngân hàng chủ yếu cạnh tranh nhau bằng hình thức lãi suất là chủ yếu. Do đó Ngân hàng cần xây dựng đƣợc mức lãi suất nhƣ thế nào là hợp lý nhất, hấp dẫn nhất kết hợp với Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 20
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam danh tiếng và uy tín của mình để tăng đƣợc thị phần huy động. Điều này rất khó vì lãi suất cao hơn đối thủ cạnh tranh thì lãi suất cho vay cũng phải tăng theo để đảm bảo Ngân hàng vẫn có lãi. Nếu lãi suất thấp hơn thì không hấp dẫn đƣợc khách hàng. 1.5.2.Nhân tố chủ quan. 1.5.2.1.Chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng. Chiến lƣợc kinh doanh có thể nói là đƣờng lối, phƣơng hƣớng hoạt động cho một Ngân hàng. Mỗi Ngân hàng có một chiến lƣợc kinh doanh khác nhau và nó phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng và hạn chế của Ngân hàng. Chiến lƣợc kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn vốn, chi phí hoạt động có thể tăng hay giảm. Chiến lƣợc kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách về giá, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Với việc lãi suất huy động tăng sẽ dẫn đến nguồn vốn vào Ngân hàng tăng nhƣng đồng thời hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động tăng. Do đó, số lƣợng nguồn vốn huy động đƣợc sẽ phụ thuộc chủ yếu và chiến lƣợc kinh doanh hay phụ thuộc vào chính bản thân Ngân hàng. 1.5.2.2.Hình thức huy động vốn, chất lƣợng phục vụ và mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng. Một hình thức huy động vốn đƣợc đánh giá là tốt ngoài những yếu tố đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp cần cần phải có sự ổn định. Thông thƣờng các nguồn vốn huy động đều có thể dự tính đƣợc trƣớc thời gian sử dụng nhƣ: tiền gửi có thời hạn, tiền gửi tiết kiệm, vốn huy động phải có sự tăng trƣởng đều đặn về mặt số lƣợng và thời gian để thỏa mãn nhu cầu tín dụng cũng nhƣ nhu cầu của các hoạt động khác. Ví dụ nếu Ngân hàng huy động đƣợc một nguồn vốn lớn đáp ứng đƣợc yêu cầu tín dụng nhƣng lại không đánh giá đƣợc khả năng ổn định của nguồn vốn đó sẽ làm ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng với những rủi ro không thể lƣờng trƣớc đƣợc và ngƣợc lại. Để huy động vốn có hiệu quả ngoài việc các hình thức huy động vốn phải đa dang, phù hợp thì trình độ Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 21
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam của nhân viên Ngân hàng cũng đóng góp vai trò quan trọng, là bộ mặt của Ngân hàng. 1.5.2.3.Chính sách lãi suất của Ngân hàng. Lãi suất đƣợc coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi ngân hàng nhƣ một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, Ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ƣu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thƣờng xuyên. Hơn nữa hệ thống lãi suất cần phải linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần phải chú ý đến lãi suất tiền vay để các hoạt động kinh doanh đƣợc hợp lý, đem lại các khoản thu nhập cao nhất cho Ngân hàng để bù đắp những khoản chi phí đã bỏ ra và vẫn mạng lại lợi nhuận cho ngân hàng. 1.5.2.4. Uy tín của Ngân hàng. Uy tín của Ngân hàng đƣợc thể hiện qua hình ảnh của Ngân hàng trong lòng khách hàng, niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng. Uy tín của mỗi Ngân hàng đƣợc xây dựng, hình thành trong cả một quá trình lâu dài. Ngƣời gửi tiền thƣờng lựa chọn những Ngân hàng lâu đời để gửi tiền chứ không lựa chọn Ngân hàng mới thành lập. Hình thức bảo hiểm tiền gửi làm tăng độ an toàn, tăng uy tín của Ngân hàng. Những Ngân hàng có uy tín luôn chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy động đƣợc những nguồn vốn lớn hơn chi phí rẻ và tiết kiệm đƣợc thời gian. 1.5.2.5. Chiến lƣợc Marketing của ngân hàng. Marketing là công cụ không thể thiếu trong Ngân hàng thƣơng mại hiện nay bởi vì mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh an toàn trong kinh doanh.Vì vậy, Ngân hàng cần nắm bắt đƣợc thay đổi của thị trƣờng để đƣa ra những sản phẩm phù hợp. Chính sách Marketing với hai nhiệm vụ chính: Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 22
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam + Nắm bắt kịp thời sự thay đổi môi trƣờng, thị trƣờng cũng nhƣ nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp. +Xây dựng chính sách, giải pháp thích hợp để vƣợt qua đối thủ cạnh tranh đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận. 1.5.2.6.Trình độ công nghệ Ngân hàng. Cộng nghệ Ngân hàng hiện nay hiện đại khác xa so với trƣớc. Việc sử dụng máy tính vào trong hoạt động của Ngân hàng là một thay đổi lớn nhờ đó thu thập và lƣu trữ đƣợc nhiều thông tin khách hàng. Từ đó có thể hoạch định ra các hình thức huy động, hình thức trả lãi nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, đó là xu thế tất yếu. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho các Ngân hàng ngày càng gắn liền với hoạt động xã hội. 1.6. Ý nghĩa của huy động vốn đối với Ngân hàng thƣơng mại. Vốn huy động(VHĐ) là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động đƣợc từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và đƣợc dùng làm vốn để kinh doanh. Đối với Ngân hàng: Nguồn vốn hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại rất đa dạng, song bộ phận vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhu cầu về sử dụng vốn trong Ngân hàng để thực hiện cho vay, đầu tƣ và các hoạt động khác là rất lớn so với vốn tự có ban đầu và vốn ngân hàng có thể vay. Về hiệu quả kinh doanh, vốn huy động là nguồn vốn có chi phí rẻ nhất trong các loại vốn. Vì vậy mỗi Ngân hàng đều cần quan tâm thƣờng xuyên đến công tác huy động vốn, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của bản thân Ngân hàng và nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Đối với khách hàng: Đối với khách hàng là ngƣời gửi tiền thì thông qua công tác huy động vốn, các tổ chức kinh tế cũng nhƣ ngƣời dân sẽ thu đƣợc lợi ích từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình thông qua lãi tiền gửi mà Ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, Ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi. Đối với khách hàng là ngƣời Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 23
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam vay, họ sẽ thỏa mãn đƣợc nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. Đối với nền kinh tế: Vốn huy động còn có ý nghĩa to lớn với nền kinh tế , thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất đƣợc thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Ngân hàng thƣơng mại thông qua hoạt động huy động vốn đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Phần cơ sở lý luận tập chung chủ yếu vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với việc tìm hiểu về khái niệm, chức năng, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại; cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả huy động vốn; các biện pháp và hình thức huy động vốn;các chỉ tiêu; các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa của hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàng thương mại làm tiền đề cho việc nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 24
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM. 2.1 Khái quát về Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Kỹ Thƣơng Việt Nam. 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển - Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam - Tên viết tắt : TECHCOMBANK - Hội sở chính: 70-72 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Mã số thuế : 01002308004.46368 - Điện thoại: 04.3944.6362 - Fax: 04.394.46362 - Web: www.techcombank.com.vn - Logo: - Sologan: Giữ trọn niềm tin. - Ngành nghề hoạt động: Tài chính và Ngân hàng Sau hơn 17 năm hoạt động với 107 Chi nhánh của Techcombank đã và đang sẵn sàng đi vào hoạt động. Trong năm 2010, Techcombank đã nâng tổng số chi nhánh trên toàn hệ thống lên gần 300 điểm và lắp đặt mới 505 máy ATM nâng tổng số máy ATM phục vụ khách hàng trên toàn quốc lên hơn 1020 máy, phủ sóng hơn 40 tỉnh/thành phố của cả nƣớc. Techcombank phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân, gần 42.000 khách hàng doanh nghiệp và với gần 100,000 khách hàng cá nhân chiếm 27% doanh số tín dụng của Techcombank. Với khách hàng cá nhân, Techcombank cung ứng Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 25
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam trọn bộ các sản phẩm Ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, đầu tƣ, bảo lãnh , nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp. ộ . *1993: Ngân hàng thành lập với tên gọi Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam - Techcombank với số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ VND và trụ sở chính ban đầu đặt tại số 24 Lý Thƣờng Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. *Năm 1995: Tăng vốn điều lệ lên 51.495 tỷ đồng.Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. *Năm 1996: Thành lập một số chi nhánh, tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. *Năm 1998: Trụ sở chính chuyển sang số 15 Đào Duy Từ Hà Nội. *Năm 1999: Tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. *Năm 2001: Tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng. *Năm2002: Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng. Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng. *Năm 2003:Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004. *Năm 2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng vào 30/6/2004. Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng vào ngày 02/8/2004. Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng vào 26/11/2004. *Năm 2006:Cung cấp ra thị trƣờng nhiều sản phẩm mới nhƣ: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân, tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ, ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa. *Năm 2007 : Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD, trở thành Ngân hàng có mạng lƣới giao dịch lớn thứ hai trong khối Ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007. Trong năm này thì Ngân hàng HSBC( đây là cổ đông chiến lƣợc của Ngân hàng Techcombank) tăng phần vốn góp lên 20% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 26
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank. Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06. Năm phát triển vƣợt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lƣợng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại. *Năm 2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit, thẻ đồng thƣơng hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa ,triển khai máy gửi tiền tự động ADM. *Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lên 4.337 tỷ đồng. Tháng 09/2009 Tăng vốn điều lệ lên 5.400 tỷ đồng. *Năm 2010 : Triển khai các chƣơng trình chuyển đổi chiến lƣợc tổng thể, công bố tầm nhìn sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của Techcombank. Đồng thời thực hiện việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh, quản lý và chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp. Tăng vốn điều lệ lên 6.932 tỷ đồng . 2.1.2.Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 27
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN Ủy ban thƣờng trực KIỂM SOÁT HĐQT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VP Ủy ban kiểm toán HĐQT và rủi ro EXCO KIỂM TOÁN Ủy ban xử lý nợ và & KIỂM rủi ro tín dụng SOÁT TUÂN ALCO THỦ Ủy ban nhân sự và TỔNG GIÁM ĐỐC Hội đồng tín lƣơng thƣởng BAN ĐIỀU HÀNH dụng cao cấp Hội đồng đầu tƣ tài chính Văn phòng đại diện miền Nam Hội đồng đầu tƣ K. Quản trị K. Tài soát m ể tài sản rủi ro chính và kế , ki Văn phòng đại diện ị hoạch miền Trung n tr Hội đồng đầu tƣ ả CNTH K. Pháp chế K. Chiến qu i lƣợc và Phát ố Hội đồng triển sản phẩm Các Các kh K. K. K. KH K. K. Nguồn vốn K. K. Bán hàng K. Vận K. Quản K. Ngân hàng KHDN Định chế SME và TT DV và kênh hành và trị nguồn Marketing giao dịch lớn tài chính Tài chính và phân phối công nghệ nhân lực lớn TCC Các Khối kinh doanh N Các Khối hỗ trợ Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 28
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 2.1.2.1.Chức năng nhiệm vụ của các khối. 2.1.2.1.1.Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Ngân hàng, của Ban giám đốc điều hành. Quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của Ngân hàng. Đánh giá thực trạng công tác quản lý của Ngân hàng và báo cáo với Đại hội đồng cổ đông hàng năm. 2.1.2.1.2. Tổng giám đốc ban điều hành: Là ngƣời có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của toàn hệ hệ thống Ngân hàng Techcombank theo đúng pháp luật Nhà nƣớc, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định, đồng thời là ngƣời tham mƣu cho hội đồng quản trị về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. 2.1.2.1.3. Các khối quản trị kiểm soát. * Khối quản trị rủi ro: Xây dựng, triển khai các chính sách, hoạt động nhằm kiểm soát việc tuân thủ các chính sách rủi ro, các chính sách tín dụng, tài liệu hƣớng dẫn thẩm định, phê duyệt tín dụng, hệ thống ủy quyền phê duyệt tín dụng. Thực hiện thẩm định tín dụng các hồ sơ của khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính có giá trị lớn. Xây dựng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng. *Khối pháp chế: Làm đầu mối theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc phối hợp với các đơn vị đầu mối soạn thảo các tài liệu nội bộ, văn bản và hợp đồng phục vụ hoạt động kinh doanh trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng bảo đảm tính pháp lý cho các văn bản trƣớc khi trình duyệt cấp lãnh đạo. Tƣ vấn cho Ban lãnh đạo Ngân hàng và các đơn vị về ảnh hƣởng của các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu tiến hành hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, bảo vệ tối đa quyền lợi của Ngân hàng. Hƣớng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc công tác thu hồi nợ trong toàn hệ thống, tƣ vấn cho các đơn vị trong hệ thống về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý thu hồi nợ. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 29
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam *Khối tài chính và kế hoạch: Phân tích và lập tất cả các báo cáo về kế hoạch và định hƣớng của Ngân hàng, thông tin kế toán, báo các tài chính và kế hoạch vốn. Cùng hợp tác với các đơn vị khác để thực hiện phác họa, quản lý các hệ thống và dự án tài chính của Ngân hàng. Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị của hgân hàng, phát triển hệ thống phân tích kinh doanh và đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Thực hiện các công tác khác do Tổng giám đốc phân công. *Khối chiến lƣợc và phát triển Ngân hàng: Quản lý thực hiện chiến lƣợc chung của Ngân hàng, giám sát, điều phối và hỗ trợ các chiến lƣợc bộ phận, các chƣơng trình hành động của các khối kinh doanh, Khối hỗ trợ nhằm đảm bảo các chiến lƣợc của từng khối gắn liền với chiến lƣợc chung của Ngân hàng theo lộ trình đã đƣợc sắp đặt. Thƣờng xuyên phân tích cập nhật các thông tin môi trƣờng, chính sách và đối thủ cạnh tranh nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các Khối kinh doanh chủ động xây dựng kịp thời các biện pháp thích ứng và đẩy nhanh tiến trình thực hiện các mục tiêu. 2.1.2.1.4. Các khối kinh doanh. *Khối Ngân hàng giao dịch: Thực hiện các hoạt động kinh doanh Ngân hàng sinh lợi phù hợp với yêu cầu chiến lƣợc và kế hoạch phát triển của Techcombank. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng. Theo dõi động thái thị trƣờng đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh để đánh giá các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng giao dịch bao gồm các đặc điểm, chính sách, quy trình dựa trên nhu cầu của thị trƣờng và khách hàng. Phát triển và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới trong phạm vi hoạt động. Hỗ trợ ban điều hành trong việc xây dựng chiến lƣợc tổng thể cho Ngân hàng. Thực hiện các công việc và nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng giám đốc. *Khối khách hàng doanh nghiệp lớn: Định hƣớng hoạt động Ngân hàng của các đơn vị kinh doanh đối với toàn bộ phân khúc là các doanh nghiệp lớn . *Khối dịch vụ và tài chính cá nhân: Chịu trách nhiệm về chiến lƣợc, chính sách và quản lý phát triển sản phẩm, phân tích kinh doanh. Bên cạnh đó, Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 30
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành các chính sách, chiến lƣợc, phát triển liên kết hợp tác kinh doanh với các đối tác. *Khối nguồn vốn và thị trƣờng tài chính: Phát triển chiến lƣợc kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận ở mức tối đa từ các hoạt động trên thị trƣờng tài chính và thị trƣờng vốn. Phát triển, điều hành dịch vụ môi giới và các hoạt động liên quan đến sàn giao dịch, kinh doanh mua bán cổ phiếu. Rà soát và cải thiện các quá trình nhằm đảm bảo các hoạt động hiệu quả trên thị trƣờng *Khối bán hàng và kênh phân phối: Trực tiếp lên kế hoạch và giám sát chất lƣợng cũng nhƣ hoạch định chiến lƣợc phát triển mạng lƣới. Bên cạnh đó đƣa ra các tiêu chuẩn, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên để nâng cao chất lƣợng đội ngũ bán hàng. 2.1.2.1.5.Các khối hỗ trợ. *Khối vận hành và công nghệ: Xây dựng, triển khai các hoạt động cung cấp các sản phẩm Ngân hàng, các hoạt động hỗ trợ, vận hành, nâng cao chất lƣợng dịch vụ nội bộ cho toàn hệ thống . *Khối quản trị nguồn nhân lực: Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động liên quan đến chính sách, quy trình và các dịch vụ nguồn nhân lực bao gồm: Tuyển dụng, lƣơng, thƣởng, phúc lợi khác, quản trị thông tin nhân sự, phát triển tổ chức và hoạch định chiến lƣợc về nhân sự. *Khối Marketing: Xây dựng chiến lƣợc Marketing tổng thể cho Ngân hàng hƣớng tới tất cả các đối tƣợng khách hàng. Triển khai các chƣơng trình truyền thông, khuyến mại hỗ trợ các đơn vị kinh doanh chiến lƣợc để tiếp cận thu hút khách hàng nhằm đạt mục tiêu kinh doanh. Điều tra, nghiên cứu thị trƣờng về các sản phẩm và thƣơng hiệu của Ngân hàng. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 31
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam trong những năm qua. 2.1.3.1. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam 2008-2010. -Tổng tài sản toàn hệ thống là : 150.291 tỷ đồng tăng 62% so với năm 2009, vƣợt 17% so với kế hoạch. - Lợi nhuận trƣớc thuế của toàn hệ thống cả năm là 2.744 tỷ đồng. Toàn hệ thống tăng so với năm 2009 là 22%, đạt 98% so với kế hoạch. - Tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống đạt 108.334 tỷ đồng tăng gần 50% so với năm 2009 và đạt 93% kế hoạch. -Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng tại thời điểm kết thúc năm 2010 đạt 52.928 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2009, đạt 89% kế hoạch. - Vào tháng 6/2010 Techcombank tiến hành tăng thêm hơn 1500 tỷ vốn điều lệ từ 5400 tỷ đồng lên 6932 tỷ đồng. Đây là khoản lợi nhuận để lại của năm 2009 nằm trong phƣơng án tăng vốn đƣợc đại hội đồng cổ đông thông qua. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 32
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam BẢNG 2.1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2009-2010 Đơn vị : Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tƣơng Tƣơng đối Tuyệt đối Tuyệt đối đối (%) (%) 1.Thu nhập lãi và các khoản thu 6.218.777 6.882.366 10.934.383 663.589 10,67 4.052.017 nhập tƣơng tự 58,88 2. Chi phí lãi và các chi phí tƣơng (4.458.034) (4.382.546) 75.488 (1,69) (3.367.488) tự (7.750.034) 76,84 I. Thu nhập lãi thuần 1.760.743 2.499.820 3.184.349 739.077 41,98 684.529 27,38 543.270 740.427 1.186.620 197.157 36,29 446.193 3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 60,26 (60.393) (99.368) (38.975) 64,54 (157.452) 4.Chi phí hoạt động dịch vụ (256.820) 158,45 II. Lãi thuần từ hoạt động dịch 482.877 641.059 929.800 158.182 32,76 288.741 vụ 45,04 III. Lãi thuần từ hoạt động kinh 21.793 48.089 26.296 120,66 (139.472) doanh ngoại hối và vàng (91.383) (290,03) IV.Lãi thuần từ mua bán chứng 2.587 150.453 147. 866 5715,73 (221.871) khoán kinh doanh (71.418) (147,47) V. Lãi thuần từ mua bán chứng 780.197 372.165 160.335 (408.032) (52,30) (211.830) khoán đầu tƣ (56,92) 16.034 196.134 696.116 180.100 1123,24 499.982 5. Thu nhập từ hoạt động khác 254,92 Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 33
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (5.740) (18.007) (12.267) 213,71 (151.518) 841,44 6.Chi phí hoạt động khác (169.525) VI. Lãi thuần từ hoạt động khác 10.294 178.127 526.591 167.833 1630,40 348.464 195,63 VII. Thu nhập từ góp vốn, mua 79.582 28.441 80.747 (51.141) (64,26) 52.306 183,91 cổ phần (910.511) (1.183.772) (273.261) 30,01 (403.977) 34,13 VIII.Chi phí hoạt động (1.587.749) IX.Lợi nhuận thuần từ hoạt 2.227.562 2.734.382 3.131.272 506.820 22,75 396.890 14,51 động kinh doanh trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng X. Chi phí dự phòng rủi ro tín (611.707) (481.485) 130.222 (21,29) 93.840 (19.49) dụng (387.645) XI.Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 1.615.855 2.252.897 2.743.627 637.042 39,42 490.730 21,78 7.Chi phí thuế thu nhập doanh (432.772) (574.670) (141. 898) 32,79 (98.182) 17,08 nghiệp hiện hành (672.852) 8.Lợi ích thuế thu nhập doanh - 21.942 1.980 21.942 0.00 (19.962) (90.98) nghiệp hoãn lại XII.Chi phí thuế thu nhập (432.772) (552.728) (119. 956) 27,72 (118.144) 21,37 doanh nghiệp (670.872) XIII. Lợi nhuận sau thuế 1.183.083 1.700.169 2.072.755 517.086 43,71 372.586 21,91 XV.Lãi cơ bản trên cổ 2.293 2.453 2.990 160 6,98 537 21,89 phiếu(VNĐ/cổ phiếu) (Báo cáo thƣờng niên 2008 - 2010 của Techcombank) Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 34
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2010 tăng lên so với năm 2009 và năm 2008. Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng năm 2010 là 2.072.755 triệu đồng tăng lên 372.586 triệu đồng so với năm 2009 và tăng lên 517,086 triệu đồng, tƣơng ứng với 43,71% so với năm 2009 và 21,91% năm 2010. Sở dĩ lợi nhuận sau thuế tăng lên nhƣ vậy là do thu nhập lãi và các khoản thu nhập tƣơng tự của năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 663.589 triệu đồng tƣơng ứng 10,67% , đến năm 2010 là 10.934.383 triệu đồng tăng 58,88% so với năm 2009. Thu nhập lãi thuần của năm 2010 là 3.184.349 triệu đồng tăng 27,38% so với năm 2009. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2010 là 929.800 triệu đồng tăng 45,4% so với năm 2009. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2010 là 3.131.272 triệu đồng tăng lên 396.890 triệu đồng tƣơng ứng với 14,51% so với năm 2009. Ngoài ra, do lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác tăng lên tƣơng đối nên lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó, do Ngân hàng hạn chế đƣợc rất nhiều khoản chi phí nhƣ : Chi phí lãi và các chi phí tƣơng tự năm 2009 giảm so với năm 2008là 75.488 triệu đồng, đến năm 2010 là -7.550.034 triệu đồng giảm cho với năm 2009 là 4.382.546 triệu đồng. Chi phí hoạt động dịch vụ năm 2010 là -256.820 triệu đồng giảm so với năm 2009 là -157.452 triệu đồng. ` 2.1.3.2. Phân tích một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng trong năm 2010. * Công tác huy động vốn: - Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống là 8.334 tỷ đồng. So với cuối năm 2009, nguồn huy động tăng lên 35.640 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động tuy không đạt đƣợc kế hoạch đề ra nhƣng đã có sự tăng trƣởng rất tốt khi huy động dân cƣ tăng 44% so với cuối năm 2009. Đây là một thành công rất lớn của Techcombank trong công tác huy động, đặc biệt là huy động từ dân cƣ là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất trong các loại nguồn vốn huy động vào Ngân hàng. - Trong năm Ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 5.400 tỷ đồng năm 2009 lên 6.932 tỷ đồng tăng 28%. Tỷ lệ an toàn vốn đến thời điểm cuối năm 2010 là 13,11% cao Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 35
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam hơn nhiều so với mức quy định 9% của Ngân hàng Nhà nƣớc. Năm 2010 Techcombank có thêm 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc giá trị trái phiếu chuyển đổi này đƣợc xem vốn cấp 2 giúp tăng tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng. *Hoạt động sử dụng vốn: Bên cạnh công tác huy động vốn, việc sử dụng nguồn vốn đã huy động đƣợc nhƣ thế nào để có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng. Hoạt động này quyết định sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi tức nhất cho Ngân hàng. Bảng 2.2: Bảng kết quả cho vay tại Techcombank Việt Nam. Đơn vị: Tỷ đồng 60000 52.928 50000 42.093 40000 30000 26.343 Cho vay khách hàng 20000 10000 0 2008 2009 2010 Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu kết quả cho vay khách hàng. Với số vốn huy động đƣợc Ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng cho vay. Tính đến cuối năm 2010, dƣ nợ cho vay khách hàng đã tăng 26% so với thời điểm cuối năm 2009 trong đó tỷ lệ nợ 3-5 là 2,3%. Mức tăng trƣởng tín dụng của Techcombank trong năm vừa qua là thấp nhất trong mƣời Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 36
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam năm và thấp hơn mức tăng trƣởng trung bình của ngành Ngân hàng với mục tiêu cấu trúc lại cơ cấu dƣ nợ cho phù hợp với chiến lƣợc hoạt động mới. Hoạt động trên thị trƣờng liên Ngân hàng của Techcombank khá năng động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ƣu hóa nguồn vốn trong những lúc đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó đƣợc đảm bảo chắc chắn. * Hoạt động khác: - Hoạt động bảo lãnh: Nghiệp vụ bảo lãnh trong nƣớc tiếp tục phát triển góp phần không nhỏ vào doanh thu phí lãi của Ngân hàng. Tổng thu phí bảo lãnh trong năm đạt 159,77 tỷ đồng chiếm 20% tổng thu phí dịch vụ trong nƣớc, tăng 74 tỷ đồng so với năm 2009. - Thanh toán quốc tế: Tổng thu phí từ thanh toán quốc tế trong năm qua đạt 513,97 tỷ đồng chiếm 36,48% tổng thu phí dịch vụ. Thanh toán quốc tế tiếp tục là một nguồn thu phí quan trọng của Ngân hàng và là một thế mạnh của Techcombank. - Về triển khai dịch vụ thẻ: Tổng số thẻ hiện có vƣợt con số 1 triệu thẻ, trong đó có 87,163 thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế chiếm 7% thị phần thẻ quốc tế. Số thẻ quốc tế trong năm qua có bị giảm sút ở nhóm thẻ thanh toán nhƣng tăng trƣởng ở nhóm thẻ tín dụng. mặc dù không đạt đƣợc kế hoạch đề ra song Techcombank vẫn là một trong số các Ngân hàng phát hành thẻ lớn nhất trên thị trƣờng. * Quản trị công nghệ thông tin: - Kế thừa nền tảng công nghệ cao từ Ngân hàng HSBC chuyển giao lại, năm 2010 tiếp tục là một năm thành công của mảng công nghệ trong việc xây dựng và triển khai các quy trình quản lý công nghệ cũng nhƣ quản lý rủi ro công nghệ. Việc xây dựng quy trình tập trung vào 2 mục tiêu: Tăng nhận thức về rủi ro an ninh thông tin và giảm dần rủi ro hiện hữu để thực hiện mục tiêu này một loạt các hoạt động đƣợc hoàn thành, nâng cao tính chuyên nghiệp hiệu quả và chất lƣợng dịch vụ công nghệ thông qua việc xây dựng và đào tạo một loạt các quy trình hoạt động dựa vào các tiêu chuẩn, thực tiễn tốt nhƣ ITIL, PRINCE2. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 37
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Trong năm qua các bộ phận công nghệ đã và đang triển khai thành công trên 30 dự án lớn nhỏ, đáng chú ý là các dự án: nâng cấp hệ thống corebanking T24 lên phiên bản R10.Techcombank vẫn khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực Ngân hàng điện tử. *Về phát triển mạng lƣới : Năm 2010, mạng lƣới hoạt động của Techcombank phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng từ 187 điểm giao dịch năm 2009 đến cuối năm 2010 Techcombank đã khai trƣơng thể 95 điểm giao dịch trong đó có 8 chi nhánh và 52 phòng giao dịch, 35 quỹ tiết kiệm đạt 85% kế hoạch đƣợc giao nâng tổng số điểm giao dịch của Techcombank trên 282 điểm (58 chi nhánh, 187 phòng giao dịch, 37 quỹ tiết kiệm). Có thể nói đây là một mảng đạt kết quả cao trong năm vừa qua, một hoạt động đầu tƣ có tính chất nền tảng quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển kinh doanh trong năm 2011 và các năm tiếp theo. * Công tác đào tạo nhân sự: Năm 2010, dƣới định hƣớng của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành cùng với nhà tƣ vấn chiến lƣợc McKensey, Techcombank đã xây dựng đƣợc “ chiến lƣợc nhân sự” cụ thể rõ ràng, kế hoạch hành động cụ thể, cho từng giai đoạn phù hợp. Năm 2010 tổng số lƣợng nhân viên là 6.960 ngƣời, tăng 38% so với năm 2009. * Kiểm soát rủi ro: Cùng với việc mở rộng và phát triển kinh doanh, trong năm 2010 Techcombank cũng không ngừng chú ý và nâng cao khả năng rủi ro, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro chuyên sâu. Góp phần kiểm soát nợ xấu ở 2,3%. Công tác hỗ trợ rủi ro thị trƣờng trong năm 2010 đã hỗ trợ và giúp cho ban lãnh đạo Ngân hàng điều hành hiệu quả trƣớc những biến động phức tạp của thị trƣờng, quản lý rủi ro thanh toán và rủi ro lãi suất đƣợc hiệu quả và an toàn. * Các công ty con: Bên cạnh những thành công trong hoạt động Ngân hàng thƣơng mại truyền thống năm 2010, ba công ty trực thuộc của Techcombank cũng đạt đƣợc một số thành tích đáng khích lệ. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 38
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản – TechcomAMC: Hoạt động quản lý, bảo vệ tài sản. Dịch vụ quản lý tòa nhà của AMC đã từng bƣớc đƣợc tổ chức theo hƣớng chuyên nghiệp hóa đảm bảo an ninh Ngân hàng cũng nhƣ vận hành các tài sản một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất Chất lƣợng công tác bảo vệ các tài sản, kho tàng của Ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao, không có tình trạng thất tài sản vật tƣ của Ngân hàng, công ty và của khách hàng. Năm 2010, lợi nhuận trƣớc thuế của TechcomAMC đạt 360,72 tỷ đồng. - Công ty quản lý quỹ Kỹ thƣơng – TechcomCapital: Trong nửa cuối năm 2010 đã tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ về chính sách, quy trình đầu tƣ và quản trị rủi ro để trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. Mặc dù có nhiều biến động về nhân sự, cơ cấu tổ chức và những khó khăn trên thị trƣờng tài chính nói chung. TechcomCapital vẫn đạt đƣợc kết quả tài chính tƣơng đối khả quan: Tổng số vốn nhận ủy thác đến cuối năm 2010 đạt 2,197 tỷ đồng. Lợi nhuận trƣớc thuế cả năm 2010 đạt 16,7 tỷ đồng. - Công ty chứng khoán Kỹ thƣơng – Techcomsecurities: Năm 1010 là một năm chứng khoán gắn liền với chính sách tiền tệ, sự tăng trƣởng tín dụng khó khăn của những tháng đầu năm đã hạn chế dòng tiền chảy vào thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên năm qua Securities vẫn có những nỗ lực phát triển kinh doanh: doanh thu môi giới đạt 658 triệu đồng. Doanh thu từ đầu tƣ cổ tức và bán chứng khoán đạt 15,6 tỷ đồng. Năm 2010 là một năm với các diễn biến phức tạp trên thị trƣờng, đặc biệt là nửa cuối năm 2010 với những biến động mạnh về tỷ giá USD và vàng trên thị trƣờng. Mặt khác thông tƣ 13 quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu về nguồn vốn huy động, tỷ lệ an toàn vốn (CAR), hệ số rủi ro đối với các khoản vay đầu tƣ chứng khoán và bất động sản sẽ dẫn tới những thay đổi đáng kể trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại khi phải tiến hành tăng vốn và cơ cấu lại tài sản. Với tốc độ phục hồi ngày càng nhanh của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời đƣợc cải thiện và số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tăng dần, các ngân hàng đang có tiềm năng rất lớn để phát triển các dịch vụ Ngân Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 39
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam hàng bán lẻ cũng nhƣ các dịch vụ tài chính cho SMEs. Thông tƣ này có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng nói chung, Techcombank nói riêng. Song Techcombank vẫn có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, ấn tƣợng đƣa tổng tài sản tăng lên gấp rƣỡi và lợi nhuận hợp nhất của toàn hệ thống đạt 2,744 tỷ đồng, mọi chỉ số đều ở mức an toàn cho phép. Quy mô phát triển, hiệu quả hoạt động Techcombank vẫn luôn duy trì ở mức cao. 2.2.Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam thời gian qua. Tất cả các Ngân hàng Thƣơng mại muốn đi vào hoạt động phải cần huy động vốn. Huy động vốn là cơ sở tạo cho Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu đƣợc lợi nhuận. Nhận thức đƣợc vấn đề đó, Techcombank đã coi việc huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đã cố gắng để hoàn thực hiện mục tiêu trên. Trong những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn ổn định năm sau cao hơn năm trƣớc. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên Ngân hàng với trình độ chuyên môn cao, phƣơng pháp làm việc hiện đại, khoa học đã góp phần làm giảm chi phí huy động. Kết quả mà Ngân hàng đạt đƣợc là do việc đa dạng hóa các hình thức huy động, linh hoạt về lãi suất, hình thức trả lãi, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ Ngân hàng. Ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm nguồn vốn có chất lƣợng để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Trong thời gian qua Techcombank đã từng bƣớc tìm cho mình những hƣớng đi mới phù hợp với sự biến động của thị trƣờng. Các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng. Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng bao gồm: - Tiền gửi tiết kiệm. -Tiền gửi thanh toán. - Phát hành giấy tờ có giá. Trong đó sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm đa dạng và phong phú nhất với các hình thức nhƣ: Không kỳ hạn, có kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng, tiếu kiệm bội thu, tiết Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 40
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam kiệm phát lộc, tiết kiệm online, tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm đa năng Các sản phẩm này có kèm theo nhiều tiện ích nhƣ tiền gửi khách hàng có thể chiết khấu hoặc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn, tiền gửi của khách hàng luôn đƣợc bảo hiểm, thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí; các hình thức tiền gửi thì phong phú, linh hoạt về kỳ hạn,đƣợc phục vụ nhiệt tình chu đáo, khách hàng có thể ủy quyền cho ngƣời khác lĩnh hộ tiền. Nhờ vào sự đa dạng của các hình thức và các tiện ích mà nguồn huy động từ tiết kiệm mang lại hiệu quả lớn cho Ngân hàng. Đây là kênh huy động vốn có hiệu quả và thu hút đƣợc lƣợng vốn lớn từ khách hàng. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 41
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Đánh giá chung về tổng vốn của Ngân hàng thông qua bảng sau: BẢNG 2.3: BẢNG TỔNG NGUỒN VỐN Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá Tỷ Giá Tỷ Tỷ Giá trị 2008/2009 2008/2009 2009/2010 2009/2010 trị trọng(%) trị trọng(%) trọng(%) Vốn chủ sở hữu 5.625 9.518 7.324 7.911 9.389 6.247 1.699 0.302 2.065 0.220 Vốn huy động 48.588 82.215 72.69 78.518 108.334 72.083 24.105 0.496 35.641 0.329 Vốn vay 4.886 8.267 12.25 13.228 32.251 21.459 7.361 1.507 20.004 0.620 Vốn khác - - 317 342.403 317 210.924 - - - - Tổng vốn 59.099 100 92.580 100 150.291 100 33.482 0.567 57.711 0.384 (Nguồn : Phòng kế toán Techcombank) Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 41
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2008, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là 5.625 tỷ đồng chiếm 9.518% trong tổng nguồn vốn thì sang đến năm 2009, con số này đã tăng lên 7.324 tỷ đồng và sang đến năm 2010 là 9.389 tỷ đồng. So với năm 2008, vốn chủ sở hữu tăng 1,699 tỷ đồng trong năm 2009 tƣơng đƣơng tăng 0,302% trong tổng tỷ trọng. Và năm 2010 tăng 2.065 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 0,22% trong tổng tỷ trọng nguồn vốn của Ngân hàng. Việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm tăng sự độc lập về tài chính cũng nhƣ khẳng định sự chắc chắn về sự tự đảm bảo tính an toàn, tạo niềm tin đối với khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn thì ngoài vốn chủ sở hữu thì phải kể đến vốn huy động của Ngân hàng. Khi vốn chủ sở hữu tăng thì vốn huy động lại giảm qua các năm tính theo tổng giá trị tỷ trọng. Năm 2008, vốn huy động là 48.588 tỷ đồng chiếm 82,215% tổng tỷ trọng nguồn vốn. Sang đến năm 2009, vốn huy động là 72.69 tỷ đồng tƣơng đƣơng chiếm 78.518%( tăng 24.105 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 0.496% về mặt tỷ trọng). Năm 2010, vốn huy động tăng 35.641 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 0.329%. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 42
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Bảng 2.4: Bảng cơ cấu tài sản của Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam. Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Cơ cấu (%) Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Giá trị % Giá trị % Tỷ Giá trị trọng Giá trị Giá trị trọng trọng(%) 2009 2009 2010 2010 2009 2010/ (%) (%) /2008 /2008 /2009 /2009 /2008 2009 I. Tiền mặt và vàng 1.566 2,65 1.973 2,02 4.316 2,87 407 25,99 2.343 118,75 -0,63 0,85 II.Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 2.297 3,89 2.72 2,21 2.753 1,83 423 18,42 33 12,13 -1,68 -0,38 III. Tiền gửi và cho vay các tổ chức 15.647 26,48 26.269 28,22 46.831 31,16 10.622 67,89 20.562 78,27 1,74 2,94 tín dụng khác IV. Chứng khoán kinh doanh 150 0,25 425 0,46 488 0,32 275 183,33 63 14,82 0,21 -0,14 V. Các công cụ tài chính phái sinh và 30 0,05 46 0,05 0 0,00 16 53,33 -46 -1 0,00 -0,05 các tài sản tài chính khác VI. Cho vay khách hàng 26.02 44,03 41.58 44,51 52.317 34,81 15.561 59,8 10.737 25,82 0,48 -9,7 VII.Chứng khoán đầu tƣ 10.35 17,51 13.61 16,56 31.045 20,66 3.261 31,51 17.437 128,12 -0,95 4,1 VIII. Góp vốn đầu tƣ dài hạn 66 0,11 66 0,06 70 0,05 0 0 4 6,06 -0,05 -0,01 IX.Tài sản cố định 564 0,95 701 0,64 1.004 0,67 137 24,3 303 43,22 -0,31 0,03 X. Tài sản có khác 2.412 4,08 5.193 5,45 11.467 7,63 2.781 115,3 6.274 120,82 1,37 2,18 TỔNG TÀI SẢN 59.098 100 92.581 100 150.291 100 33.483 56,66 57.710 62,33 0,00 0,00 Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 43
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Nhìn chung vào bảng cơ cấu tổng tài sản của Ngân hàng qua các năm đều tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Xét các thành phần nhỏ trong tổng giá trị tài sản của Ngân hàng nhƣ sau: + Tiền mặt và vàng: Trong năm 2008, khoản mục này chiếm 2,65% trong tổng tỷ trọng tài sản tƣơng đƣơng với số tiền là 1.566 tỷ đồng. Sang đến năm 2009 là 1,973 tỷ đồng( tăng 0,407 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 25,98% về mặt tỷ trọng). Và năm 2010 tăng 2.343 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 118,75%). Tiền mặt tồn quỹ tại ngân hàng là để giải quyêt các giao dịch tiền mặt hàng ngày với khách hàng. + Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: thành phần này cũng tăng qua các năm. So với năm 2008, khoản mục này tăng 0.423 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 18,42% trong năm 2009. Và đến năm 2010, con số này là 2.753 tỷ đồng tƣơng đƣơng 33%. Khoản tiền này tăng lên chứng tỏ Ngân hàng tận dụng đƣợc lãi tiền gửi nhận đƣợc sau hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đây cũng có thể coi là khoản lợi nhuận đem lại một phần doanh thu cho Ngân hàng. + Ngân hàng đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, Ngân hàng cũng đã tham gia vào chứng khoản đầu tƣ. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu chứng khoán đầu tƣ trong bảng tổng giá trị tài sản. Trong năm 2008, con số này là 10,35 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang đến năm 2009, đã tăng lên 13,61 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 3,261 tỷ đồng( tăng 31,52% về mặt tỷ trọng). Và đến năm 2010, tăng lên là 31,045 tỷ đồng( chiếm 20,66% trong tổng tỷ trọng của tài sản, tăng 31,52% so với năm 2009 và 4,1% về mặt cơ cấu) Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 44
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán. Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ Tỷ Giá trị % Giá trị % Cơ cấu (%) Chỉ tiêu Tỷ trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị 2009 2009 2010 2010 2009 2010 (%) (%) (%) /2008 /2008 /2009 /2009 /2008 /2009 A: NỢ PHẢI TRẢ 53.473 90,48 85.256 92,09 140.902 93,75 31.783 59,44 55.646 65,27 1,61 1,66 I. Các khoản nợ Chính phủ và 0 3.932 4,25 8.091 5,25 3.932 0,00 4.159 105,77 4,25 1 NHNN Việt Nam II.Tiền gửi và cho vay các tổ 8.970 15,18 10.346 11,18 27.783 18,44 1.376 15,34 17.437 168,54 -4 7,26 chức tín khác III.Tiền gửi của khách hàng 39.618 67,04 62.347 67,34 80.551 53,6 22.729 57,37 18.204 29,2 0,3 -13,74 V.Vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ, cho vay tổ chức tín dụng chịu 2320 0,39 1.633 1,76 6.694 4,43 -230.367 -99,3 5.061 309,92 1,37 2,67 rủi ro VI.Phát hành giấy tờ có giá 2.762 4,67 5.037 5,44 15.024 9,99 2.275 82,37 9.987 198,27 0,77 4,55 VII.Các khoản nợ khác 1.891 3,2 1.963 2,12 2.759 1,84 0.071 3,75 0.797 40,62 -1,08 -0,28 B: VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.625 9,52 7.324 7,91 9.389 6,45 1.7 30,22 2.064 28,18 -1,61 -1,46 VIII.Vốn và các quỹ 5.625 9,52 7.324 7,91 9.389 6,45 1.699 30,2 2.065 28,19 -1,61 -1,46 TỔNG NGUỒN VỐN 59.098 100 92.581 100 150.291 100 33.483 56,66 57.710 62,33 0,00 0,00 Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 45
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Tổng nguồn vốn tăng qua các năm. Nhìn vào bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho biết nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có sự thay đổi trong 3 năm. Cụ thể năm 2008 nợ phải trả là 53.473 tỷ đồng. Năm 2009 nợ phải trả tăng 1,61% so với năm 2008. Tổng nợ phải trả năm 2010 là 140.902 tỷ đồng tăng 55.646 tỷ đồng (tƣơng ứng tăng 1,66%) so với năm 2009. Nguồn vốn chủ sở hữu Ngân hàng tăng về mặt số lƣợng nhƣng tỷ trọng lại giảm nguyên nhân là do việc tăng vốn chủ sở hữu không tƣơng ứng với việc tăng của tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng 1.699 tỷ đồng nhƣng về tỷ trọng lại giảm đi 1,61 %. Năm 2010 so với năm 2009 tăng về số lƣợng là 2.065 tỷ đồng nhƣng tỷ trọng cũng giảm đi 1,46%. Điều này ban lãnh đạo cần phải chú ý quan tâm. Tổng nợ phải trả Tổng nợ phải trả trong 3 năm qua có sự thay đổi. Cụ thể năm 2008 nợ phải trả là 53.473 tỷ đồng. Năm 2009 nợ phải trả tăng 1,61% so với năm 2008. Tổng nợ phải trả năm 2010 là 140.902 tỷ đồng tăng 55.646 tỷ đồng (tƣơng ứng tăng 1,66%) so với năm 2009. Trong đó : - Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng NNVN tăng đều qua các năm. Năm 2008 khoản nợ này bằng 0 nhƣng sang dến năm 2009 con số này đã tăng lên là 3.932 tỷ đồng về giá trị tƣơng ứng với % chênh lệch là 4.25% . Tƣơng tự con số nợ này trong năm 2010 lại tăng về giá trị là 4.159 tỷ đồng tƣơng ứng với chênh lệch % là 1%. - Tiền gửi của khách hàng nhìn tổng quan thì tăng về giá trị nhƣng có sự chênh lệch về cơ cấu. năm 2009 con số này tăng về giá trị so với năm 2008 là 22.729 tỷ đồng với 5 chênh lệch tƣơng ứng là 0.30%. Đến năm 2010 tiền gửi này tăng lên là 80.551 tỷ đồng nhƣng tỷ trọng lại giảm từ 67,34% xuống còn 53,06% làm cho chênh lệch về % giảm đi 13,74%. - Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác: Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 46
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu trong 3 năm cũng có sự thay đổi. Năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2008. Cụ thể : Nguồn vốn chủ sơ hữu năm 2009 tăng 1.669 tỷ đồng so với năm 2008 nhƣng về chênh lệch tỷ trọng lại giảm 1,61%. Năm 2010 giảm 1,46% so với năm 2009 nhƣng về giá trị thì nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 lại tăng 2.065 tỷ đồng. Sở dĩ có sự tăng lên về nguồn vốn chủ sở hữu nhƣng do quy mô của Ngân hàng càng ngày càng đƣợc mở rộng nên nguồn vốn chủ sở hữu này chƣa tăng đều so với tổng nguồn vốn của Ngân hàng. 2.2.1. Đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010. Sau quá trình hoạt động, tốc độ tăng trƣởng về vốn huy động của Techcombank có sự thay đổi về số lƣợng và tỷ lệ. Nó đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.6: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 48.588 72.693 108.334 Tổng vốn huy động Lƣợng vốn huy động gia tăng sau mỗi năm 13.741 24.105 35.641 Tỷ lệ gia tăng năm sau so với năm trƣớc 39,43% 49,61% 49,03% (Nguồn : Phòng kế toán Techcombank) Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 47
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Biểu đồ 2.6: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm. 120,000 108,334 100,000 80,000 72,693 60,000 48,588 Tổng vốn huy động 40,000 20,000 0 Năm Năm Năm 2008 2009 2010 Khối lƣợng vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2008 khối lƣợng vốn huy động của Ngân hàng tăng 39,43% so với năm 2007. Năm 2009 khối lƣợng vốn huy động tăng 49,61% so với năm 2008. Đến năm 2010, khối lƣợng vốn huy động tăng nhƣng tỷ lệ gia tăng năm sau so với năm trƣớc chỉ đạt 49,03% vẫn thấp hơn năm 2009. Với tổng nguồn vốn huy động lớn và ổn định, đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng. Có thể nói trong lúc việc huy động vốn nhiều khó khăn, sự cạnh tranh về lãi suất quyết liệt giữa các Ngân hàng, lãi suất huy động liên tục tăng trong khi lãi suất cho vay không thể tăng cùng tốc độ thì đây là một kết quả hết sức đáng khích lệ. 2.2.2.Cơ cấu vốn huy động tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam. 2.2.2.1.Nguồn vốn huy động theo thời hạn. Nguồn vốn huy động theo thời hạn của Techcombank theo thời hạn đƣợc thể hiện qua bảng sau: Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 48
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo thời hạn. Đơn vị : Tỷ đồng 2008 2009 2010 Khoản mục Tỷ Tỷ Tỷ Số dƣ Số dƣ Số dƣ trọng(%) trọng(%) trọng(%) Tiền gửi không kỳ hạn 11.502 23,67 13.792 18,97 20.134 18.59 Tiền gửi có kỳ hạn 12 13.972 28,76 10.796 14,85 33.092 27,77 tháng Tổng 48.588 100 72.693 100 108.334 100 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Techcombank) Biểu đồ 2.7: Quy mô và cơ cấu huy động vốn theo thời hạn. Đơn vị: Tỷ đồng 60,000 50,000 40,000 Không kỳ hạn 30,000 Kỳ hạn < 12 tháng Kỳ hạn <12 tháng 20,000 10,000 0 2008 2009 2010 Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 49
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam * Nguồn vốn không kỳ hạn: Nguồn vốn không kỳ hạn tăng đều qua các năm nhƣng giảm về tỷ trọng, cụ thể : Năm 2008 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 11.502 tỷ đồng chiếm 23,67% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 đạt 13.792 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18,97%. Năm 2010 đạt 20.134 tỷ đồng chiếm 18,59 % . Sở dĩ của việc tỷ trọng nguồn vốn huy động không kỳ hạn giảm là do việc tăng của tiền gửi không kỳ hạn không đồng đều so với việc tăng của tổng nguồn vốn huy động. * Nguồn vốn có kỳ hạn: Nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam cụ thể: - Nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng: Nguồn vốn này có sự biến động giữa các năm và số lƣợng ít hơn nguồn vốn có kỳ hạn <12 tháng. Cụ thể : Năm 2008 đạt 13.972 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28,76%. Đến năm 2009 nguồn vốn huy động chỉ đạt 10.796 tỷ đồng giảm so với năm 2008 là 3.176 tỷ đồng . Năm 2009 đạt 10.796 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,85%. Sự giảm sút này là do trong năm 2009 là năm các Ngân hàng bắt đầu khôi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Số lƣợng khách hàng trong phân khúc này giảm do lạm phát. Đến năm 2010 nguồn vốn này lại tăng lên gấp 3 lần so với nguồn vốn huy động vào năm 2009 đạt 33.092 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 27,77%. Có đƣợc kết quả nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm <12 tháng nhƣ năm 2010 là do trong năm 2010 Ngân hàng đã mở rộng thêm số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 50
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 2.2.2.2.Nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng. Bảng 2.8: Quy mô vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số dƣ Số dƣ Số dƣ trọng(%) trọng(%) trọng(%) Các tổ chức kinh tế 9.885 20,34 19.544 26,89 18.745 17,3 Các tổ chức cá nhân 29.733 61,19 42.804 58,88 61.806 57,05 Các tổ chức tín dụng 8.870 18,47 10.346 14,23 27.783 25,65 Tổng 48.588 100 72.693 100 108.334 100 (Nguồn: Phòng nguồn vốn của Techcombank) Biểu đồ 2.8: Quy mô vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng Đơn vị : Tỷ đồng 70,000 60,000 50,000 40,000 Tổ chức kinh tế 30,000 Cá nhân Tổ chức tín dụng 20,000 10,000 0 2008 2009 2010 (Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam) Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 51
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Trong số nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ cá nhân là nguồn vốn có quy mô lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế có sự biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2008 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 9.885 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 20,34%. Đến năm 2009 con số này tăng lên cả về số lƣợng và tỷ trọng, cụ thể là đạt 19.544 tỷ đồng chiếm 26,89% tổng nguồn vốn huy động. Đây là con số đáng khâm phục nhƣng đến năm 2010 con số này lại giảm 18.745 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 17.3% giảm so với năm 2009. 2.2.2.3.Nguồn huy động vốn theo nội tệ, ngoại tệ. Nguồn vốn huy động theo nội tệ và ngoại tệ của Techcombank đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội , ngoại tệ Đơn vị : Tỷ đồng Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Nội tệ 20.675 58.334 97.795 + 37659 +182,15 + 39461 +67,65 Ngoại tệ quy 27.913 14.359 10.539 - 13554 - 48,56 - 3820 - 26,61 đổi VNĐ Tổng 48.588 72.693 108.334 + 24105 + 35641 ( Nguồn: Phòng kế toán Techcombank) Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 52
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Biểu đồ 2.9 : Cơ cấu nguồn vốn theo nội, ngoại tệ Đơn vị: Tỷ đồng 100,000 90,000 80,000 70,000 60,000 50,000 Nội tệ 40,000 Ngoại tệ 30,000 20,000 10,000 0 2008 2009 2010 Nguồn vốn huy động bằng nội tệ vẫn là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống Techcombank. Nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động bằng nội tệ qua các năm tƣơng ứng là: Năm 2008 là 20.675 tỷ đồng đến năm 2009 con số này đã tăng lên thành 58.334 tỷ đồng và đến năm 2010 tiếp tục tăng lên 97.795 tỷ đồng. Đây là con số rất khích lệ đối với Techcombank. Kết quả này đạt đƣợc là do khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các tổ chức kinh tế, dân cƣ trên lãnh thổ Việt Nam, có thói quen dùng VNĐ, hơn nữa lãi suất huy động VNĐ trong những năm gần đây có xu hƣớng tăng. Bên cạnh nguồn vốn bằng nội tệ thì Techcombank còn huy động vốn thông qua ngoại tệ. Nguồn huy động vốn này tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Techcombank nhƣng lại góp phần làm đa dạng hóa hình thức huy động vốn, mở rộng diện tiếp xúc với khách hàng, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ, cho vay bằng ngoại tệ và góp phần tăng thu nhập cho Techcombank, giảm thiểu rủi ro về tỷ giá trên thị trƣờng. Trong những năm gần đây nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hƣớng giảm vì vậy để tăng lƣợng Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 53
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam vốn huy động bằng ngoại tệ Techcombank cần phải chú ý đến các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hơn nữa. 2.2.2.4. Nguồn vốn huy động qua đi vay. Hiện nay Techcombank vay từ Ngân hàng Nhà nƣớc, vay từ các tổ chức tín dụng khác và việc phát hành giấy tờ có giá đã đóng góp phần lớn tạo nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Trong đó vay từ các tổ chức tín dụng khác trong năm 2008 là 775 tỷ đồng , năm 2009 là 2.639 tỷ đồng, đến năm 2010 là 5.583 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động đƣợc từ việc đi vay các tổ chức tín dụng khác tăng qua các năm đã phán ánh đƣợc quy mô và năng lực cạnh tranh của Techcombank so với những Ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc huy động vốn qua đi vay chính là việc phát hành giấy tờ có giá đem lại cho Techcombank một nguồn thu lợi đáng kể và có tính ổn định cao, chi phí thấp hơn so với việc đi vay từ các tổ chức tín dụng. Bảng 2.10 : Phát hành giấy tờ có giá Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Tỷ Số dƣ dƣ (%) dƣ (%) trọng(%) Dƣới 12 tháng 2.762 100 687 13,64 2.370 15,77 Từ 12 tháng đến 5 năm - 4.350 86,36 7.404 49,28 Trên 5 năm - - 2251 14,98 Phát hành trái phiếu - - 3.000 19,97 chuyển đổi Tổng 2.762 100 5.037 100 15.024 100 ( Nguồn: Phòng nguồn vốn Techcombank) Nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá. Năm 2008 toàn hệ thống huy động đƣợc 2.762 tỷ đồng từ việc phát hành giấy tờ có giá với thời hạn dƣới 12 tháng. Đến năm 2009 con số này đã tăng lên đến 5.037 tỷ đồng, tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2008. Trong đó: phát hành giấy tờ có giá thời hạn dƣới Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 54
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 12 tháng đạt 687 tỷ đồng, thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm chiếm 4.350 tỷ đồng. Đến năm 2010 con số này tăng lên gấp 3 lần so với năm 2009. Việc phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng Techcombank trong năm 2010 đa dạng hơn về hình thức phát hành: Bao gồm việc phát hành giấy tờ có giá với thời hạn dƣới 12 tháng đạt 2.730 tỷ đồng chiếm 15,77%, từ 12 tháng đến 5 năm đạt 7.404 tỷ đồng chiếm 49,28%, trên 5 năm đạt 2.251 tỷ đồng chiếm 14,98% và phát hành trái phiếu chuyển đổi đạt 3.000 tỷ đồng chiếm 19,97%. Đây là điều đáng khích lệ đối với toàn hệ thống Ngân hàng Techcombank. * Huy động từ các nguồn khác: Một trong những nguồn vốn đang ngày càng khẳng định đƣợc vai trò và liên tục khi Ngân hàng hoạt động trong một nền kinh tế hiện đại là nguồn vốn ủy thác. Nguồn vốn ủy thác qua các năm của Ngân hàng liên tục tăng và tăng rất mạnh. Trong khi đó các tổ chức tín dụng khác thì đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn ủy thác này thì nguồn vốn ủy thác tại Techcombank vẫn luôn tăng. Đây là kết quả của việc luôn nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm đầu ra cho nguồn vốn huy động và Techcombank luôn nỗ lực mở rộng thị phần để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn mà mình đã huy động đƣợc. Hiện tại, sự canh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng khiến cho Techcombank đã xác định đƣợc mục tiêu tƣơng lai của mình là cần phải nâng cao chất lƣợng phục vụ và đa dạng hình thức thanh toán, bảo lãnh , tƣ vấn 2.2.2.5.Chi phí trả lãi thực tế và lãi suất bình quân đầu vào. 2.2.2.5.1.Chi phí trả lãi thực tế. Chi phí trả lãi thực tế của Ngân hàng thể hiện qua bảng sau: Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 55
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Bảng 2.11 : Chi phí trả lãi thực tế Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % số tiền % Chi phí 4.458 4.383 7.750 -75 -0.17 3.367 76.82 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Techcombank năm 2008-2010) Biểu đồ 2.11: Chi phí trả lãi thực tế Đơn vị : Tỷ đồng 7,750 8,000 7,000 6,000 4,458 4,383 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 0 2008 2009 2010 Chi phí trả lãi thực tế năm 2010 là khá cao. Nhìn tổng quan qua bảng: Năm 2008 chi phí là 4.458 tỷ đồng . Năm 2009 là 4.383 tỷ đồng giảm đi 75 tỷ đồng ứng với mức giảm 0,17% so với năm 2008. Chi phí huy động giảm và lƣợng vốn huy động tăng điều này cần phải phát huy. Đến năm 2010 chi phí tăng lên 3.67 tỷ đồng so với năm 2009 tƣơng ứng với mức tăng 76,82%. Chi phí tăng do khối lƣợng huy động vốn cũng tăng nhiều so với năm 2009. Điều này chứng tỏ Ngân hàng cần phải quan tâm hơn đến chi phí huy động vốn sao cho tƣơng ứng với nguồn vốn huy động. 2.2.2.5.2.Lãi suất bình quân đầu vào. Lãi suất bình quân đầu vào của Ngân hàng đƣợc thể hiện qua bảng sau: Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 56
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Biểu đồ 2.12: Lãi suất bình quân đầu vào Đơn vị : % 10 9.18 9 8 7.15 7 6.03 6 5 Lãi suất bình 4 quân đầu vào 3 2 1 0 2008 2009 2010 Bảng 2.12: Lãi suất bình quân đầu vào Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng nguồn vốn huy 48.588 72.693 180.745 động (1) Tổng chi phí trả lãi 4.458 4.383 7.750 thực tế (2) Lãi suất bình quân 9,18% 6,03% 7,15% Đầu vào=(2) / (1) (Nguồn: Phòng kế toán Techcombank năm 2008-2010) Lãi suất bình quân đầu vào của Ngân hàng qua các năm có sự biến đổi mạnh. Năm 2008 là 9,18%, năm 2009 giảm xuống còn 6,03%. Nhƣng đến năm 2010 lại tăng lên 7,15%. Nhƣ vậy lãi suất bình quân của Ngân hàng là không đồng đều, có biến động giảm rõ rệt trong năm 2009. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 57
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Qua tổng thể những điều phân tích toàn cảnh bức tranh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam trong 3 năm gần đây( năm 2008-2010) đã đƣợc làm rõ nét. Điều này rất quan trọng để Ngân hàng tự đánh giá đƣợc tình hình huy động vốn của mình và có những phƣơng hƣớng và biện pháp để luôn huy động đƣợc nguồn vốn ổn định, đồi dào và chất lƣợng cao trong tƣơng lai. 2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Thông qua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn, Ngân hàng sẽ biết đƣợc tình hình huy động vốn của Ngân hàng mình có những vấn đề gì cần quan tâm. Từ đó đề ra những biên pháp khắc phục nhằm nâng cao nguồn vốn huy động. Bảng 2.13 : Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn Đơn vị : Tỷ đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 59.099 92.582 150.291 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 48.588 72.693 108.334 Vốn huy động không kỳ hạn Tỷ đồng 11.502 13.792 20.134 Vốn huy động có kỳ hạn Tỷ đồng 37.086 58.901 88.200 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 82,21 78,52 72,08 Vốn huy động không kỳ % 19,46 18,97 18,59 hạn/Tổng vốn huy động Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng % 62,75 81,03 81,41 vốn huy động ( Nguồn Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ) Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động: Chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ lệ này quá lớn sẽ giảm lợi nhuận của Ngân hàng, nhƣng nếu tỷ số này quá nhỏ thì Ngân hàng không thể chủ động trong việc cấp tín dụng. Tỷ số này của Ngân hàng Techcombank tăng từ năm 2008 đến 2010, cụ thể trong năm 2008 là 62,75%, năm 2009 tỷ số này đạt 80,03% đến năm 2010 tỷ số này tăng lên mức 80,41%. Từ tỷ số này cho biết đƣợc vốn huy động có kỳ hạn chiếm rất cao và là thành phần chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 58
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam hàng sẽ có rất nhiều chủ động trong việc cho vay, tuy nhiên trong năm 2010 tỷ số này khá cao lên đến 80,6%, vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn nên Ngân hàng phải tốn nhiều tiền để trả lãi cho khách hàng, điều đó có thể làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. - Nguyên nhân tỷ số này tăng cao trong năm 2010 là do trong năm này Ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn nhằm thu hút nhiều khách hàng, mà khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là khách hàng cá nhân mục đích gửi tiền là nhằm hƣởng lãi suất. Vì vậy khi lãi suất tiền gữi có kỳ hạn tăng ngƣời dân mang tiền nhàn rỗi của mình gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Đó chính là nguyên nhân tiền gửi có kỳ hạn tăng trong năm 2010 so với năm 2009. Nhìn chung vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Techcombank nên ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc cung cấp tín dụng, việc còn lại là Ngân hàng làm sao để đẩy mạnh thu hút khách hàng đến vay nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. Tỷ số vốn huy động không kỳ hạn trên tổng vốn huy động: Chỉ số này cho biết vốn huy động không kỳ hạn sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn huy động. Nếu tỷ số này càng cao thì lợi nhuận của Ngân hàng sẽ cao do chênh lệch khá cao giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao sẽ làm cho Ngân hàng không chủ động đƣợc nguồn vốn huy động để cho vay, vì tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi không ổn định nếu cho vay sẽ có nhiều rủi ro hơn. Tỷ số này giảm từ năm 2008 đến năm 2010, cụ thể là 19,49 % năm 2008, 18,97% trong năm 2009 giảm xuống còn 19,59% trong năm 2010. Nguyên nhân tỷ số này của Techcombank giảm là do lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn lãi suất có kỳ hạn, bên cạnh đó trong khoảng nữa đầu năm 2010 các doanh nghiệp chƣa thật sự đầu tƣ nhiều vào việc sản xuất kinh doanh do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn nên chƣa gửi nhiều tiền vào Ngân hàng để thanh toán, vì thế lƣợng tiền gửi không kỳ hạn vào ngân hàng tăng rất thấp so với tiền gửi Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 59
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam có kỳ hạn. Điều đó lý giải vì sao tỷ số vốn huy động không kỳ hạn trên tổng vốn huy động của Ngân hàng giảm xuống trong năm 2010. Nhìn chung thì tỷ số này của Ngân hàng cũng không cao, tuy nó giúp cho Ngân hàng chủ động đƣợc nguồn vốn trong viêc cấp tín dụng, nhƣng xét về phƣơng diện khác thì nó chƣa mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng vì vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn có chi phí sử dụng tƣơng đối thấp nên nếu Ngân hàng tận dụng tối đa từ nguồn này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động vốn sẽ đáp ứng đƣợc bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng và cũng cho biết trong một đồng vốn của Ngân hàng có bao nhiêu đồng vốn đƣợc huy động từ bên ngoài. Theo bảng trên tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn tăng khá cao trong 2 năm 2009 và 2010 , trong năm 2009 tỷ số này đạt 81,03%, năm 2010 chỉ số nnày đạt 81,41%. Nhìn chung tuy trong cả 2 năm tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Techcombank đều đã đạt trên 60% là một con số hết sức khả quan song Ngân hàng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao tỷ số này là một trong những nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Sinh viên: Bùi Thị Hà – Lớp QT1103N 60