Khóa luận Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP - Vũ Thị Hường

pdf 55 trang huongle 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP - Vũ Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_xac_dinh_gia_tri_giong_de_nang_cao_tinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP - Vũ Thị Hường

  1. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của để tài 3 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 4 2.1.1. Nguồn gốc lợn Móng Cái 4 2.1.2. Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 4 2.2. Một số tính trạng sinh sản của lợn nái 5 2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu 6 2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu 7 2.2.3. Khoảng cách giữa các lứa đẻ 7 2.2.4. Số con sơ sinh sống/ổ 7 2.2.5. Khối lƣợng sơ sinh/con 8 2.2.6. Số con cai sữa/ổ 8 2.2.7. Khối lƣợng cai sữa 9 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng sinh sản 9 2.3.1. Yếu tố di truyền 9 2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh 10 2.4. Giá trị giống 11 2.4.1. Nguồn thông tin trong ƣớc lƣợng giá trị giống 12 2.4.2. Ƣớc tính giá trị giống bằng phƣơng pháp BLUP 13 2.4.3. Độ chính xác của ƣớc tính giá trị giống 13 2.4.4. Chỉ số chọn lọc 14 2.4.5. Chƣơng trình PIGBLUP 19 2.5. Hệ số tƣơng quan 19 2.6. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc 21 2.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 21 2.7.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 21 2.7.2. Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 23 2.7.3. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 23
  2. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 2.7.4. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc 24 PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 26 3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 26 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27 3.2. Nội dung nghiên cứu 27 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 27 3.3.1. Bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu 27 3.3.2. Tính toán tham số thống kê một số tính trạng sinh sản. 28 3.3.3. Xác định giá trị giống bằng phƣơng pháp BLUP đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 28 3.4. Xử lý số liệu 29 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp 30 4.1.1. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp 30 4.1.2. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp trên tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của qua các lứa đẻ 35 4.2. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp 38 4.3. Mối tƣơng quan di truyền giữa các lứa đẻ 41 4.4. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc 42 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  3. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển chung của nhiều ngành kinh tế trong thời kì đổi mới đất nƣớc, ngành Nông nghiệp có những bƣớc phát triển mạnh cả về trồng trọt và chăn nuôi. Chăn nuôi chiếm phần quan trọng trong nền sản xuất Nông nghiệp, nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ngày càng cao. Những năm gần đây, sản lƣợng lƣơng thực tăng nhanh đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, trong đó có ngành chăn nuôi lợn phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Ngành chăn nuôi lợn đã đóng góp một phần thu nhập chính cho ngƣời nông dân. Thịt lợn trở thành nguồn thực phẩm chính của ngƣời tiêu dùng. Theo thống kê, tổng đàn lợn trong cả nƣớc là 27.434.895 con (2005), tăng 35,86% so với năm 2000 và 68,25% so với năm 1995. Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, thịt lợn chiếm gần 80% trong tổng số các loại thịt gia súc, cung cấp phần lớn nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và một phần cho xuất khẩu. Phƣơng hƣớng phấn đấu của nƣớc ta là không ngừng nâng cao năng suất, chất lƣợng của đàn lợn để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Nâng cao năng suất, chất lƣợng con giống, hiệu quả chăn nuôi lợn là nhu cầu của Nhà chăn nuôi từ quy mô nhỏ theo chăn nuôi hộ gia đình đến quy mô lớn theo hƣớng trang trại. Ngoài ra, nâng cao năng suất vật nuôi là yêu cầu thiết thực vì nó phục vụ cho mục tiêu phát triển tăng năng suất và chất lƣợng của sản phẩm trong sản xuất Nông nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập hiện nay. 1
  4. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Để nâng cao năng suất chất lƣợng đàn lợn, trong thời gian qua, các nhà chăn nuôi đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới về giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, cũng nhƣ cải tiến các chế độ quản lí tổ chức. Trong lĩnh vực công tác giống, các nhà nghiên cứu đã tiến hành chọn lọc các giống lợn thuần, nhập nội một số giống lợn ngoại (Landrace, Yorkshire, Duroc ) có năng suất cao và tạo các tổ hợp lợn lai có giá trị kinh tế. Song trong điều kiện nền kinh tế nông thôn còn nhiều yếu kém, kỹ thuật chăn nuôi chƣa tốt dẫn đến nuôi lợn ngoại còn nhiều hạn chế, khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt chƣa cao. Việc sử dụng các giống lợn nhập nội này và đặc biệt khi ƣu thế lai càng đƣợc khai thác nhiều đã gây nên hiện tƣợng lãng quên đi các giống địa phƣơng mặc dù chúng có một số đặc tính tốt. Trƣớc thực tế này, đòi hỏi cần phải có một chính sách và sự quan tâm nhất định của Nhà nƣớc đến việc lƣu giữ các giống nội đó nhằm khai thác triệt để những đặc tính tốt góp phần nâng cao sản lƣợng thịt cho đất nƣớc. Lợn nội, phổ biến nhất nƣớc ta là giống Móng Cái, bên cạnh những đặc điểm tốt: dễ nuôi, có khả năng sinh sản cao, sức chịu đựng tốt với điều kiện ngoại cảnh và tính thích nghi rộng, song do khả năng tăng khối lƣợng và tỉ lệ nạc thấp nên giống Móng Cái không đƣợc ngƣời chăn nuôi ƣa chuộng trong lĩnh vực khai thác thịt. Trƣớc thực tế đó đòi hỏi các nhà khoa học tạo chọn giống lợn phải chọn lọc nâng cao khả năng sinh sản, đặc biệt số con sơ sinh sống/ổ cao. Vì đó là cơ sở vật chất di truyền đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành chăn nuôi lợn, để giống lợn Móng Cái có thể phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đặc biệt cho các hộ chăn nuôi ở những nơi chƣa có điều kiện tốt, nhóm lợn này cần đƣợc nghiên cứu nhằm cải thiện, nâng cao chất lƣợng đàn giống. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP”. 2
  5. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định đƣợc các tham số thống kê của các tính trạng cơ bản về sinh sản của lợn Móng Cái tổng hợp. - Xác định đƣợc giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái tổng hợp. - Xác định đƣợc mối tƣơng quan di truyền giữa các lứa đẻ của lợn Móng Cái tổng hợp - Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc ở các thế hệ sau. Từ đó giúp cho quá trình chọn lọc tính trạng số con sơ sinh sống/ổ nhanh và chính xác. 3
  6. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN MÓNG CÁI Các giống vật nuôi địa phƣơng đã đƣợc hình thành từ lâu đời trong hoàn cảnh các nền sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với các tập quán canh tác khác nhau của các vùng sinh thái Nông nghiệp khác nhau. Đặc điểm chung của các giống địa phƣơng thƣờng là có hƣớng sản xuất kiêm dụng vì vậy tầm vóc nhỏ, năng suất thấp. Tuy nhiên ƣu điểm lớn nhất của các giống địa phƣơng là phù hợp với điều kiện sản xuất chăn nuôi, tận dụng điều kiện thiên nhiên cũng nhƣ sản phẩm phụ của cây trồng, thích ứng với môi trƣờng khí hậu nóng ẩm, khả năng chống chịu bệnh tật cao. Trƣớc đây Móng Cái và Ỉ là 2 giống lợn chính đƣợc nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nƣớc ta. Do đặc điểm sinh thái tốt nên từ những năm 1960 - 1970 lợn Móng Cái lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ dẫn đến diện tích lợn Ỉ ngày càng thu hẹp dần. Từ năm 1975 lợn Móng Cái đƣợc lan nhanh ra các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam. 2.1.1. Nguồn gốc lợn Móng Cái Lợn Móng Cái là giống lợn phổ biến nhất của Việt Nam, có nguồn gốc từ huyện Hà Cối, nay thuộc huyện Đầm Hà và Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh hiện nay đƣợc nuôi ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía Đông Bắc nƣớc ta (Nguyễn Văn Đức, 2007). 2.1.2. Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú Maminalia, bộ guốc chẵn Artiodactyla, thuộc họ Sllidae, chủng Sus, thuộc loài Sus domesticus (Nguyễn Văn Đức 2007). 4
  7. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Lợn Móng Cái có ngoại hình đặc trƣng: lông da có màu đen vá trắng. Lƣng và mông có dải đen hình yên ngựa (đây là đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất), da mỏng mịn, lông thƣa và thô. Đầu to, đen, có đốm trắng ở giữa trán hình tam giác hoặc hình thoi. Tai đen, nhỏ và nhọn. Miệng nhỏ dài, trắng, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Giữa vai và cổ có một vành trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân. Cổ to, ngắn. Ngực nở và sâu. Lƣng dài hơi võng, bụng xệ nhƣng tƣơng đối gọn so với lợn Ỉ, mông rộng và xuôi. Bốn chân trắng, tƣơng đối cao, thẳng, móng xoè. Nhìn chung, lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt hơn lợn Ỉ (đẻ 10 - 16 con/lứa), có từ 12 - 16 vú, tuổi phối lần đầu tiên có hiệu quả nhất từ 6 - 8 tháng, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ cao, trung bình từ 9 đến 11 con. Khối lƣợng sơ sinh thấp: 0,5 - 0,6 kg và khối lƣợng cai sữa lúc 45 - 50 ngày: 5 - 6 kg/con. Số lứa đẻ khá cao, trung bình từ 1,9 - 2,1 lứa/năm. Lợn Móng Cái có khả năng sinh sản kéo dài, cho 10 - 15 lứa/nái. Khả năng tăng khối lƣợng 327g/ngày, lợn thịt có tốc độ tăng trọng 390 - 420g/ngày. Khả năng tiêu tốn thức ăn 5,0 - 5,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỉ lệ thịt nạc thấp 35 - 39%, độ dày mỡ lƣng cao. Hiện nay, lợn Móng Cái chủ yếu đƣợc sử dụng làm nái nền lai với lợn đực ngoại sản xuất lợn lai F1 nuôi thịt hoặc dùng làm nái trong các công thức lai phức tạp. 2.2. MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI Sinh sản là một trong những thuộc tính trọng yếu của sinh vật trong đó có gia súc, đó là đặc trƣng quan trọng bậc nhất để duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hoá của con vật. Ở gia súc nói chung và lợn nói riêng thì sinh sản là một chức năng quan trọng mang ý nghĩa tái sản xuất phục vụ đời sống con ngƣời. Chính vì vậy sinh sản là một trong những tính trạng đƣợc ngƣời 5
  8. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 chăn nuôi hết sức chú ý, với mục đích làm sao trong thời gian ngắn nhất gia súc sinh sản đƣợc nhiều nhất, đàn con sinh ra có sức sống cao nhất nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là các tính trạng số lƣợng. Tính trạng số lƣợng là những tính trạng mà sự sai khác nhau giữa các cá thể, là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác nhau về chủng loại và nhƣ C.Darwin đã chỉ rõ: sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu trong chọn lọc tự nhiên cũng nhƣ chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lƣợng còn đƣợc gọi là tính trạng đo lƣờng vì sự nghiên cứu của chúng phụ thuộc vào đo lƣờng chứ không phải là đếm. Tuy nhiên có những tính trạng mà giá trị của chúng có đƣợc bằng cách đếm nhƣ: số lƣợng lợn con đẻ ra trong một lứa, vẫn đƣợc coi là tính trạng số lƣợng, đó là những tính trạng số lƣợng đặc biệt. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái thực tế ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ tiêu sinh sản sau: - Tuổi phối giống lần đầu - Tuổi đẻ lứa đầu - Khoảng cách giữa các lứa đẻ - Số con sơ sinh sống/ổ - Khối lƣợng sơ sinh - Số con cai sữa - Khối lƣợng cai sữa 2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu Tuổi phối giống lần đầu là số ngày tính từ khi lợn cái đó đƣợc sinh ra cho đến ngày đƣợc phối giống lần đầu tiên. Đơn vị tính là ngày. Thông thƣờng ta chọn lợn nái phối lần đầu vào chu kì động dục lần thứ hai hoặc lần thứ ba, tuổi phối lần đầu sớm hay muộn đều ảnh hƣởng tới tuổi đẻ lứa đầu. 6
  9. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứa đầu là số ngày tính từ khi lợn cái đó đƣợc sinh ra cho đến ngày lợn cái đẻ lứa đầu tiên. Đơn vị tính là ngày. Đây cũng chính là tuổi phối giống có kết quả cộng với thời gian mang thai. Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: tuổi phối giống lần đầu, kết quả phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau. Đối với lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu thƣớng sớm hơn so với lợn ngoại do tuổi thành thục về tính dục ngắn hơn. 2.2.3. Khoảng cách giữa các lứa đẻ Khoảng cách giữa các lứa đẻ là khoảng thời gian hình thành một chu kì sinh sản. Bao gồm: thời gian chửa, thời gian nuôi con, thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống. Nói cách khác, khoảng cách lứa đẻ là số ngày tính từ ngày đẻ lứa này đến ngày đẻ lứa tiếp theo. Đơn vị tính là ngày. Nếu thời gian nuôi con và thời gian chờ động dục lại sau cai sữa ngắn thì rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ, từ đó tăng số lứa đẻ/nái/năm. Nhƣ vậy hiệu quả sử dụng lợn nái càng cao. 2.2.4. Số con sơ sinh sống/ổ Đây là chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật rất quan trọng, nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, nói lên kĩ thuật chăm sóc lợn nái có chửa và kĩ thuật thụ tinh của dẫn tinh viên. Trong công tác giống lợn, tính trạng số lƣợng đƣợc quan tâm nhất là số con sơ sinh sống/ổ đối với loại tính trạng sinh sản. Vì vậy tính trạng này đƣợc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhiều nhất vì đó là thành phần chính của hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi lợn. Vì là tính trạng số lƣợng nên do nhiều kiểu gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ nhất định vào cấu thành năng suất. Giá trị kiểu hình 7
  10. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 của tính trạng này có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi yếu tố ngoại cảnh (Falconer,1993). Lợn là loài động vật đa thai, nên tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đƣợc dùng làm chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Số con sơ sinh sống/ổ là tổng số lợn con còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng của lứa đó. Đơn vị tính là con. Theo quan điểm về hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái, năng suất sinh sản của đàn lợn nái giống đƣợc xác định bởi chỉ tiêu số con cai sữa/ổ và số lợn con cai sữa/nái/năm. Để có số con cai sữa/ổ và số lợn con cai sữa/nái/năm lớn thì số con sơ sinh sống/ổ phải cao. Ngoài ra, tính trạng khối lƣợng cai sữa toàn ổ cũng đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Khối lƣợng cai sữa toàn ổ càng cao, hiệu quả kinh tế càng lớn. Muốn có khối lƣợng cai sữa toàn ổ cao, số con sơ sinh sống/ổ phải lớn. Nhƣ vậy tính trạng số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng năng suất sinh sản quan trọng nhất góp phần vào viếc quyết định số con cai sữa/ổ và số lợn con cai sữa/nái/năm. 2.2.5. Khối lƣợng sơ sinh/con Khối lƣợng sơ sinh là khối lƣợng của một lợn con đẻ ra còn sống đƣợc cân lúc lợn con chƣa bú sữa đầu. Đơn vị tính là kg. Chỉ tiêu này nói lên khả năng nuôi dƣỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa ở một số cơ sở chăn nuôi. 2.2.6. Số con cai sữa/ổ Số con cai sữa/ổ là số lợn con do chính nái đó nuôi còn sống cho đến khi cai sữa mẹ (45 - 50 ngày với lợn Móng Cái). Đơn vị tính là con. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dƣỡng đàn lợn con của cơ sở chăn nuôi. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra 8
  11. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 2.2.7. Khối lƣợng cai sữa Khối lƣợng cai sữa là số khối lƣợng của lợn con đƣợc tính từ lúc sinh cho đến khi cai sữa. Đơn vị tính là kg. 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH TRẠNG SINH SẢN 2.3.1. Yếu tố di truyền Giống là quần thể vật nuôi đủ lớn trong cùng 1 loài, có một nguồn gốc chung, có một số đặc điểm chung về hình thái và ngoại hình, sinh lí và năng suất sinh vật học, khả năng chống chịu bệnh, đồng thời có thể truyền đạt các đặc điểm đó cho đời sau (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Tất cả các chức năng trong cơ thể động vật đều chịu sự điều khiển của yếu tố di truyền để đạt đến mức lớn hơn hay bé đi. Đồng thời các tính trạng sinh sản đều chịu ảnh hƣởng trực tiếp của yếu tố di truyền. Với giống khác nhau thì yếu tố di truyền cũng ảnh hƣởng đến các tính trạng sinh sản là khác nhau. Để phân tích đặc tính di truyền của quần thể phải phân chia giá trị kiểu hình thành các phần khác nhau tuỳ theo tính chất của chúng. Giá trị đo lƣờng đƣợc của tính trạng trên một cá thể đƣợc gọi là giá trị kiểu hình của cá thể đó. Sự phân chia đầu tiên của giá trị kiểu hình là sự phân chia nó thành các thành phần có thể bị ảnh hƣởng của kiểu gen và môi trường. Quan hệ trên biểu thị nhƣ sau: P = G + E Trong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen và E là sai lệch môi trƣờng. Giá trị G có thể phân thành giá trị cộng gộp của các gen (A), giá trị trội của các gen (D) và giá trị át gen (I). Giá trị E gồm hai thành phần là sai lệch môi trƣờng chung (Eg) và sai lệch môi trƣờng đặc biệt hay sai lệch môi trƣờng riêng (Es). Tóm lại, khi một kiểu hình của một cá thể đƣợc cấu tạo từ hai lôcut trở lên thì giá trị kiểu hình của nó đƣợc biểu thị bằng: P = A + D + I + Eg + Es 9
  12. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh Ngoài yếu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh cũng gây ảnh hƣởng lớn đến các tính trạng sinh sản. Ảnh hưởng của năm đẻ: năm đẻ ảnh hƣởng rõ rệt đến các tính trạng năng suất sinh sản. Năm đẻ ảnh hƣởng rõ rệt nhất đến các tính trạng nhƣ số con sơ sinh sống/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng cai sữa/ổ. Ảnh hưởng của lứa đẻ: yếu tố lứa đẻ có ảnh hƣởng rất lớn đến tính trạng số con/ổ. Nhiều nghiên cứu đã đƣa ra kết luận số con/lứa tăng dần từ lứa đẻ thứ 1 đến lứa thứ 4 - 5 sau đó giảm dần đến lứa thứ 8 - 9. Một số nghiên cứu cho rằng khi tuổi thụ thai lần đầu tăng thì số con ở lứa đầu tiên cũng tăng. Lợn nái đẻ lứa thứ nhất có số con/lứa ít hơn nái đẻ từ lứa thứ hai trở đi, điều này có thể do tỉ lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ hai. Ảnh hưởng của mùa vụ: Ở Việt Nam, do điều kiện thời tiết thay đổi theo mùa nên ảnh hƣởng đến khối lƣợng của lợn con. Ví dụ lợn con đẻ vào mùa đông có khối lƣợng sơ sinh và cai sữa cao hơn các mùa khác trong năm. Ảnh hưởng của đực phối: Vị trí ô chuồng nuôi lợn đực, thời điểm phối giống và phƣơng thức phối giống thích hợp là nguyên nhân làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái. Nếu vị trí ô chuồng lợn đực đƣợc bố trí xen kẽ với các ô lợn nái hậu bị thì sẽ kích thích tuổi thành thục về tính sớm hơn và làm tăng tỉ lệ thụ thai. Tuy nhiên việc lạm dụng lợn đực cũng làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái. Vì vậy, vị trí ô chuồng lợn đực và thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lí là biện pháp để nâng cao số con sơ sinh sống/ổ. Bên cạnh một số nhân tố cố định đó, năng suất sinh sản của lợn còn chịu những yếu tố khác nhƣ: dinh dƣỡng, chuồng trại, bệnh tật và ngoại cảnh xã hội Ảnh hưởng của nhân tố dinh dưỡng: thức ăn là nguồn cung cấp dinh dƣỡng, năng lƣợng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Lợn nái 10
  13. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 sau cai sữa có thể động dục bình thƣờng hay động dục chậm đều phụ thuộc vào chế độ dinh dƣỡng trong thời kì nuôi con. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng với khẩu phần ăn hạn chế trong thời kì mang thai và ăn tự do trong thời kì nuôi con thì lợn nái sẽ cho năng suất tốt hơn. Cần chú ý dinh dƣỡng đối với lợn nái ở 3 tuần đầu và 3 tuần cuối, vì 3 tuần cuối khối lƣợng thai tăng lên rất nhanh nên cần nhiều dinh dƣỡng. Tuy nhiên nếu tăng hàm lƣợng năng lƣợng và prôtêin trong khẩu phần ăn của lợn nái sẽ làm cho lợn nái chóng béo, ảnh hƣởng xấu đến năng suất sinh sản. Ảnh hưởng của nhân tố chuồng trại và ngoại cảnh xã hội: phƣơng thức chăn nuôi không phù hợp, điều kiện chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trại không sạch sẽ, quy mô đàn quá lớn, trình độ chuyên môn không đƣợc nâng cao, phƣơng thức chăn nuôi yếu kém, tất cả đều ảnh hƣởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Ảnh hưởng của yếu tố bệnh tật: bệnh sẽ làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái: mất khả năng thụ thai, số con sơ sinh sống/ổ ít, số con sơ sinh chết tăng Ở vùng có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Nếu hệ thống chuồng trại không đảm bảo, công tác phòng bệnh và kiểm tra chƣa tốt thì bệnh dịch sẽ lây lan và làm mất khả năng sinh sản của lợn nái. Và điều này ảnh hƣởng rõ rệt nhất với quy mô lớn - trong chăn nuôi công nghiệp. 2.4. GIÁ TRỊ GIỐNG Giá trị giống của một cá thể là một đại lƣợng biểu thị khả năng truyền đạt các gen từ bố mẹ cho đời con. Vì các gen quy định tính trạng số lƣợng rất nhiều, do đó ngƣời ta không thể biết đƣợc một cách thật chính xác giá trị giống của một cá thể nào đó. Trong thực tế, ngƣời ta chỉ có thể xác định đƣợc giá trị gần đúng của chúng từ các nguồn thông tin khác nhau và đƣợc gọi là giá trị giống ƣớc lƣợng hay giá trị giống dự đoán. 11
  14. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Giá trị giống đƣợc Galconer D.S định nghĩa nhƣ sau: “Giá trị giống của một con vật chính là năng suất trung bình của các con cái của nó. Nếu một con vật đƣợc phối ngẫu nhiên với nhiều con khác trong quần thể thì giá trị giống của nó đƣợc tính bằng hai lần mức chênh lệch của nhóm con của nó so với giá trị trung bình của quần thể. Sở dĩ phải nhân lên gấp đôi vì nó chỉ đóng góp một nửa số gen cho thế hệ con cái. Giá trị giống có thể đƣợc thể hiện bằng giá trị tuyệt đối, nhƣng thông thƣờng đƣợc thể hiện bằng mức độ chênh lệch so với trung bình quần thể. Chính vì thế chúng ta không thể nói về giá trị giống của một con giống mà không nói đến quần thể cụ thể của nó”. Giá trị giống của từng giống đƣợc thể hiện bởi kiểu gen thông qua kiểu hình với sự tác động của môi trƣờng.Vì thế, giá trị giống của 1 con vật là thƣớc đo cân bằng về khả năng di truyền từ vốn gen của bố mẹ cho đời sau. Chọn lọc qua đánh giá giá trị giống sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đánh giá giá trị giống về tính trạng sinh sản sẽ xác định đƣợc những cá thể ƣu tú để chọn, giữ lại, bổ sung vào đàn hạt nhân ở thế hệ sau. Nhờ đó con giống luôn luôn đƣợc cải thiện chất lƣợng và tăng năng suất qua từng thế hệ. 2.4.1. Nguồn thông tin trong ƣớc lƣợng giá trị giống Giá trị giống của một con vật là thƣớc đo về khả năng truyền lại vốn gen của nó cho đời sau. Chúng ta chƣa biết chính xác con vật đó mang gen gì và mang bao nhiêu gen, vì vậy không đánh giá đúng giá trị giống của nó, mà chỉ xác định đƣợc giá trị giống ƣớc lƣợng thông qua một số nguồn thông tin: Năng suất của bản thân cá thể con vật về tính trạng đó hoặc các tính trạng khác. Nếu một tính trạng đƣợc xác định đo đƣợc nhiều lần, số liệu thu đƣợc của cá thể đó có thể bao hàm nhiều số đo lặp lại đối với tính trạng đó nhƣ: số con/ổ, khối lƣợng con/ổ, Năng suất của anh chị em thân thuộc của con vật về tính trạng đó hoặc các tính trạng khác. Năng suất của các cá thể đời sau của con vật về tính trạng đó hoặc các tính trạng khác. Năng suất của tổ tiên con vật. 12
  15. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 2.4.2. Ƣớc tính giá trị giống bằng phƣơng pháp BLUP BLUP là phƣơng pháp ƣớc tính giá trị giống bằng mô hình hồi quy không sai lệch và chính xác nhất dựa trên cơ sở giá trị kiểu hình của bản thân con vật cũng nhƣ các con vật họ hàng. Khi sử dụng BLUP sự ảnh hƣởng của một số nhân tố cố định đƣợc ngoại trừ nhƣ: năm, mùa, giống, tính biệt, cơ sở Trong các phƣơng pháp chọn lọc đang đƣợc ứng dụng trên thế giới hiện nay, phƣơng pháp BLUP đƣợc thừa nhận có độ chính xác cao nhất, bởi vì BLUP có những ƣu điểm sau: - Sử dụng đƣợc tất cả các nguồn thông tin về giá trị kiểu hình của các con vật họ hàng - Loại trừ đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng của các nhân tố cố định nhƣ: năm, mùa vụ, đực phối, lứa đẻ, giống, cơ sở, tính biệt - Đánh giá đƣợc khuynh hƣớng di truyền của đàn gia súc do xử lí các nguồn thông tin thu đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định. - Sử dụng các nguồn thông tin dƣới dạng số liệu giữa các nhóm không cân bằng. - Đánh giá đƣợc phẩm chất của giống và từng con giống. Do vậy, giá trị giống thu đƣợc có độ chính xác cao và nhờ đó BLUP giúp tính giá trị giống của các cá thể không có số liệu trên bản thân con vật. BLUP có thể xác định đƣợc giá trị giống cho cả 2 giới tính đực và cái. BLUP có thể giải quyết tốt nhất trong các trƣờng hợp giao phối có chọn lọc và có xem xét đến ảnh hƣởng của cận huyết. 2.4.3. Độ chính xác của ƣớc tính giá trị giống Có nhiều phƣơng thức và nhiều nguồn thông tin khác nhau dùng để ƣớc tính giá trị giống của vật nuôi. Để có thể đánh giá độ chính xác của các ƣớc tính này, ngƣời ta sử dụng khái niệm độ chính xác của các ƣớc tính giá trị giống. Về bản chất, độ chính xác của một phƣơng thức đánh giá giá trị giống 13
  16. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 hay của một nguồn thông tin dùng để đánh giá giá trị giống là hệ số tƣơng quan giữa phƣơng thức đánh giá hoặc nguồn thông tin với giá trị giống của con vật. Độ chính xác của ƣớc tính giá trị giống có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của độ chính xác càng lớn chứng tỏ phƣơng thức ƣớc tính hoặc nguồn thông tin sử dụng để ƣớc tính giá trị giống càng chính xác. 2.4.4. Chỉ số chọn lọc Để đáp ứng yêu cầu chọn lọc vật nuôi có giá trị giống cao không chỉ đối với 1 tính trạng mà đối với nhiều tính trạng khác nhau, chẳng hạn lợn đực giống vừa có sức tăng khối lƣợng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn lại vừa có độ dày mỡ lƣng thấp ngƣời ta đã đề ra các phƣơng pháp khác nhau: chọn lọc lần lƣợt, loại thải độc lập, và chỉ số chọn lọc. Trong đó chỉ số chọn lọc là phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm hơn. Chỉ số chọn lọc là phƣơng pháp phối hợp giá trị kiểu hình của các tính trạng xác định đƣợc trên bản thân con vật hoặc trên các họ hàng thân thuộc của nó thành một điểm tổng hợp và căn cứ vào điểm này để chọn lọc hoặc loại thải con vật. Về bản chất, chỉ số chọn lọc là một hàm tuyến tính của các số liệu quan sát đƣợc để ƣớc tính giá trị giống của con vật. Các số liệu quan sát đƣợc chính là các giá trị kiểu hình của 1 hay nhiều tính trạng theo dõi đƣợc trên bản thân con vật hoặc trên các con vật họ hàng. Các giá trị kiểu hình này có thể là 1 giá trị duy nhất của 1 quan sát hoặc có thể là giá trị trung bình của nhiều quan sát nhắc lại trên 1 con vật hoặc trên nhiều con vật khác nhau nhƣng có cùng quan hệ họ hàng với con vật mà ta cần ƣớc tính giá trị giống. Chỉ số chọn lọc có dạng công thức sau: Iα = b1 X1 + b2 X 2 + + bn X n n = ∑bi X i i=1 14
  17. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Trong đó: I : giá trị chỉ số của vật . Xi: giá trị kiểu hình của các tính trạng mà ta quan sát đƣợc trên bản thân vật hoặc trên con vật họ hàng của vật . bi: hệ số tƣơng ứng với từng tính trạng hoặc từng con vật họ hàng. Một trong những hệ thống phân tích cơ bản nhất của chƣơng trình đánh giá giá trị giống các vật nuôi đƣợc so sánh một cách trực tiếp với nhau là chúng đều phải có cơ hội nhƣ nhau để hình thành, sinh ra cùng một thời gian. Có nghĩa là chung một điều kiện quản lí nuôi dƣỡng nhƣ nhau gọi là nhóm tƣơng đồng. Vậy nhóm tƣơng đồng là tập hợp những cá thể đƣợc nuôi trong điều kiện chịu sự tác động giống nhau về thời tiết, khí hậu và chăm sóc nuôi dƣỡng. I b1 X1 X1 b2 X 2 X 2 bn X n X n n bi X i X i i 1 Trong đó: X i : giá trị kiểu hình trung bình của các tính trạng mà ta quan sát đƣợc trên các con vật trong nhóm tƣơng đồng. Phƣơng pháp BLUP có thể so sánh giá trị giống giữa các con vật mà các thông tin thu thập đƣợc từ các đàn có chế độ nuôi dƣỡng khác nhau, qua các thời gian khác nhau trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Phƣơng pháp BLUP có thể dự đoán đƣợc giá trị gây giống có kết hợp với các giá trị kinh tế của con vật qua tất cả các thông tin có đƣợc của con vật bất kể có bao nhiêu thông tin, các thông tin đó là của bản thân con vật hoặc của các con vật thân thuộc, thuộc một đàn hay nhiều đàn khác nhau, dƣới điều kiện nuôi dƣỡng khác nhau, ở các nơi và thời gian không giống nhau. Đồng thời BLUP có thể phân biệt đƣợc hiệu quả di truyền và không di truyền đối với các tính trạng, sự thay đổi di truyền qua các thời gian khác nhau. Ƣớc lƣợng giá trị trung bình quần thể và các yếu tố môi trƣờng cố định khác nếu ta đƣa vào mô hình phân tích. Do đó, tiến bộ di truyền đạt đƣợc khi sử dụng 15
  18. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 phƣơng pháp BLUP để chọn lọc cao hơn tiến bộ di truyền đạt đƣợc khi sử dụng các phƣơng pháp khác, nhất là đối với các tính trạng có hệ số di truyền thấp nhƣ khả năng sinh sản. Tuy nhiên phƣơng pháp BLUP đòi hỏi phải có hệ thống công tác giống tƣơng đối hoàn chỉnh, phƣơng pháp thu thập số liệu, chế độ ghi chép kiểm tra năng suất đầy đủ, tiến hành trên đàn lợn có quan hệ huyết thống với nhau và có máy tính tƣơng đối hiện đại. Trên cơ sở nguyên tắc của phƣơng pháp BLUP, các ứng dụng ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Điều đáng lƣu ý là các ứng dụng này thƣờng đƣợc dùng để đánh giá chọn lọc đối với một quần thể lớn, sử dụng một tập hợp lớn các số liệu theo dõi của nhiều cá thể có quan hệ họ hàng với nhau. Sau đây là một số ứng dụng: - Mô hình đánh giá con đực: mô hình này sử dụng các số liệu đời con để ƣớc tính giá trị giống của con đực. - Mô hình gia súc: dùng để ƣớc tính giá trị giống của bản thân con vật và ƣớc tính ảnh hƣởng của các nhân tố cố định. - Mô hình lặp lại: dùng để ƣớc tính giá trị giống khi phép đo của cùng một tính trạng của con vật đƣợc lặp lại một số lần. Ví dụ: các tính trạng trong một lứa đẻ của lợn. Mô hình này còn đƣợc gọi là mô hình với các ảnh hƣởng ngoại cảnh ngẫu nhiên. - Mô hình nhiều tính trạng: dùng để ƣớc tính giá trị giống với hai hoặc nhiều tính trạng dựa trên mối quan hệ kiểu hình và quan hệ di truyền giữa các tính trạng này. Để xác định giá trị giống bằng BLUP, 2 loại mô hình thống kê và tính toán cần đƣợc xây dựng: Mô hình thống kê Mô hình thống kê trong tính giá trị giống của vật nuôi đƣợc Henderson nghiên cứu ứng dụng từ năm 1975, phƣơng pháp của ông đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong chọn giống vật nuôi từ những năm 1980 đến nay. Phƣơng pháp này cho phép tính toán đồng thời ảnh hƣởng của các yếu tố cố định do môi trƣờng và ảnh hƣởng ngẫu nhiên do di truyền của cá thể con vật, trên cơ 16
  19. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 sở xem xét mối quan hệ huyết thống của các cá thể trong hệ phả. Mô hình tuyến tính cơ bản trong tính giá trị giống có dạng sau: y = Xb + Za + e Trong đó: y: là vectơ giá trị kiểu hình đo đƣợc trên cá thể. b: là vectơ ảnh hƣởng cố định của môi trƣờng biết trƣớc bao gồm cả trung bình quần thể. a: là vectơ ảnh hƣởng ngẫu nhiên do di truyền hay gọi là giá trị giống của cá thể. X: ma trận tần suất liên quan đến biến ảnh hƣởng cố định b. Z: ma trận tần suất liên quan đến biến ngẫu nhiên a. e: vectơ ảnh hƣởng ngẫu nhiên do môi trƣờng đến giá trị kiểu hình của cá thể. Mô hình tính toán Dựa trên các mô hình thống kê ngƣời ta đã xây dựng các mô hình tính toán khác nhau. Các mô hình thƣờng đƣợc dùng để dự đoán giá trị giống của vật nuôi có thể đƣợc chia làm hai cách: - Các mô hình theo định nghĩa của các hiệu ứng ngẫu nhiên bao gồm: Mô hình bố: hiệu ứng ngẫu nhiên là hiệu ứng bố của các con vật quan sát, tức là 1/2 giá trị giống của bố. Trong phần lớn các ứng dụng, hiệu ứng cố định đƣợc dùng để tính sự khác nhau trong môi trƣờng mà ở đó các con vật tồn tại. Mô hình bố - ông ngoại: là mô hình mở rộng đối với mô hình bố. Nó nối liền quan sát qua ma trận Z không phải chỉ đối với hiệu ứng của bố mà con đối với 1/2 hiệu ứng của ông ngoại. Mô hình động vật: đƣợc áp dụng nhiều trong thực tế. Giá trị giống đối với tất cả các con vật đều đƣợc dự đoán ở mô hình này. - Các mô hình theo sự xử lí của các tính trạng, bao gồm mô hình một tính trạng chỉ một tính trạng đƣợc phân tích, mô hình nhiều tính trạng đồng thời phân tích trên nhiều tính trạng, cần tính đến mối quan hệ tƣơng quan di truyền và môi trƣờng giữa các tính trạng, mô hình với sự đo lƣờng lặp lại phân tích mô hình một tính trạng hoặc nhiều tính trạng với tính trạng đƣợc đo lƣờng nhiều lần. 17
  20. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Các mô hình phân tích thống kê khác nhau cho kết quả khác nhau về giá trị giống cả về độ lớn cũng nhƣ trong phân loại con vật. Một trong những hệ thống phân tích cơ bản nhất của chƣơng trình đánh giá giá trị giống các vật nuôi đƣợc so sánh một cách trực tiếp với nhau là chúng đều phải có cơ hội nhƣ nhau để hình thành, sinh ra cùng một thời gian, có nghĩa là có chung một điều kiện quản lý nuôi dƣỡng nhƣ nhau gọi là nhóm tƣơng đồng. Các yếu tố môi trƣờng và điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng có thể thay đổi theo thời gian. Nhƣ thay đổi về thời tiết nóng lạnh hay thay đổi về loại thức ăn giữa các thời điểm trong năm. Nhƣng có thể giả định sự thay đổi này là không đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy ta có thể định nghĩa các cá thể sinh ta trong cùng một thời điểm nhất định đều chịu tác động của yếu tố môi trƣờng tƣơng đối đồng nhất và tập hợp các cá thể này gọi là nhóm tƣơng đồng. Số cá thể trong cùng nhóm tƣơng đồng có ý nghĩa về độ chính xác trong hiệu chỉnh giá trị giống. Với trại giống lớn, số cá thể sinh ra trên cùng một thời điểm lớn hay nhóm tƣơng đồng lớn. Nhƣng ở nƣớc ta quy mô thƣờng nhỏ nên nhóm tƣơng đồng nhỏ. Để làm tăng số lƣợng cá thể ở nhóm tƣơng đồng là tăng khoảng thời gian nhƣ cá thể sinh cùng quý hay mùa. Dù vậy phƣơng pháp này sẽ tạo sự không đồng nhất về môi trƣờng. Phƣơng pháp BLUP cho phép sử dụng các thông tin có từ tất cả các thân thuộc của một con vật. Do đó, BLUP có thể dự đoán tƣơng đối chính xác giá trị giống của con vật đó. Bằng phƣơng pháp BLUP, có thể so sánh giá trị giống giữa các con vật mà các thông tin thu thập đƣợc từ các đàn có chế độ nuôi dƣỡng khác nhau, qua các thời gian khác nhau trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Phƣơng pháp BLUP có thể biết đƣợc hiệu ứng di truyền và không di truyền đối với các tính trạng số lƣợng, đồng thời nó giúp các nhà tạo chọn giống biết đƣợc khuynh hƣớng kiểu hình, di truyền và ngoại cảnh qua các thời gian khác nhau. Phƣơng pháp BLUP tự động ƣớc lƣợng giá trị trung bình 18
  21. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 quần thể và các yếu tố môi trƣờng cố định khác nếu ta đƣa vào mô hình phân tích. Tuy nhiên, phƣơng pháp BLUP đòi hỏi hệ thống công tác giống hoàn chỉnh, phƣơng pháp thu thập số liệu, chế độ ghi chép kiểm tra năng suất đầy đủ và máy tính tƣơng đối hiện đại. 2.4.5. Chƣơng trình PIGBLUP Một hệ thống BLUP đƣợc soạn thảo riêng để phân tích, đánh giá giá trị di truyền trong chăn nuôi lợn gọi là PIGBLUP. PIGBLUP đƣợc soạn thảo bởi các nhà khoa học di truyền giống ở AGBU (Australia). Trƣớc đây, PIGBLUP chỉ đánh giá đƣợc giá trị di truyền cho từng đàn lợn. Từ năm 2000, PIGBLUP đã đƣợc cải tiến mở rộng phạm vi phân tích đánh giá giá trị di truyền giữa các đàn với nhau và số tính trạng cũng đƣợc nâng lên nhiều hơn. Vì vậy, PIGBLUP đã và đang đƣợc sử dụng một cách rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc trƣng của PIGBLUP là BLUP nhƣng chỉ sử dụng duy nhất cho lợn, là một công cụ để tính giá trị giống cho lợn. Từ những tính toán đó, PIGBLUP có khả năng so sánh tất cả các lợn giống có trong trại về giá trị di truyền đạt đƣợc và đánh giá tiến bộ di truyền trong toàn đàn. Từ việc sử dụng giá trị giống, ngƣời làm công tác giống sẽ quản lí chƣơng trình nhân giống của trại họ tốt hơn và làm tăng tốc độ cải tiến di truyền nhanh hơn. Giá trị giống trong PIGBLUP là mô tả lƣợng di truyền cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị giống trung bình của đàn cho tính trạng số con sơ sinh sống/ổ để truyền đạt cho đời con của mỗi gia súc. Theo Hammond (1991), trong mô hình PIGBLUP đã đồng thời xử lí cả giá trị giống và cả yếu tố môi trƣờng cho nên sự khác nhau về di truyền giữa các đàn lợn đƣợc phân biệt một cách chính xác. 2.5. HỆ SỐ TƢƠNG QUAN Hệ số tƣơng quan di truyền là mối tƣơng quan do các gen quy định đồng thời hai hoặc nhiều tính trạng gây ra. Có thể là do trƣờng hợp một gen 19
  22. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 quy định hai hay nhiều tính trạng hoặc có thể là 2 hệ thống gen liên kết điều khiển cả hai tính trạng. Ví dụ, các gen làm tăng tốc độ lớn sẽ làm tăng cả thể vóc và khối lƣợng của nó, do đó chúng sẽ gây ra mối tƣơng quan giữa hai loại tính trạng. Còn các gen làm tăng tốc độ béo thì làm tăng khối lƣợng nhƣng không có ảnh hƣởng đến thể vóc, vì vậy chúng không có tƣơng quan với nhau. Một số gen có thể làm tăng hoặc giảm đồng thời cả hai tính trạng (tƣơng quan thuận), một số gen có thể làm tăng tính trạng này nhƣng lại làm giảm tính trạng khác (tƣơng quan nghịch). Mối liên hệ giữa hai tính trạng có thể trực tiếp quan sát đƣợc là giá trị tƣơng quan kiểu hình. Hệ số tƣơng quan kiểu hình đƣợc xác định từ việc đo lƣờng hai tính trạng trên một số cá thể của quần thể. Tuy nhiên, chúng ta biết không chỉ giá trị kiểu hình của các cá thể đƣợc đo lƣờng, mà còn biết giá trị kiểu gen và sai lệch môi trƣờng của chúng đối với cả hai tính trạng. Hơn nữa nếu chúng ta biết giá trị giống của các cá thể thì chúng ta cũng có thể xác định đƣợc tƣơng quan của giá trị giống. Hệ số tƣơng quan đƣợc tính theo công thức: n ∑ X i - X Yi -Y XY i 1 rXY n n X Y 2 2 ∑ X i - X ∑ Yi -Y i 1 i 1 Trong đó: XY: hiệp phƣơng sai di truyền cộng gộp của 2 tính trạng X, Y. X: độ lệch chuẩn giá trị di truyền cộng gộp của X. Y: độ lệch chuẩn giá trị di truyền cộng gộp của Y. Hệ số tƣơng quan di truyền có giá trị từ -1 đến 1. Nếu rA > 0 tƣơng quan giữa 2 tính trạng đó là tƣơng quan thuận. Nếu rA < 0 tƣơng quan giữa 2 tính trạng đó là tƣơng quan nghịch. 0 rA 0,33: hai tính trạng có mối tƣơng quan không chặt chẽ 0,33< rA 0,67: hai tính trạng có mối tƣơng quan chặt chẽ. 0,67< rA 1: hai tính trạng có mối tƣơng quan rất chặt chẽ. 20
  23. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Ví dụ: Hệ số tƣơng quan giữa dày mỡ lƣng và tỉ lệ nạc là: - 0,90 đến - 0,95. Diện tích cơ thăn và tỉ lệ nạc là: 0,86 đến 0,92. Khi xem xét mối quan hệ giữa 2 tính trạng X và Y, ta có thể đánh giá mức độ tƣơng quan qua 3 hệ số tƣơng quan: - Tƣơng quan kiểu hình giữa X và Y, kí hiệu rP - Tƣơng quan di truyền giữa X và Y (tƣơng quan di truyền cộng hoặc tƣơng quan giữa 2 giá trị giống), kí hiệu rA - Tƣơng quan ngoại cảnh giữa X và Y (bao gồm sai lệch ngoại cảnh và các sai lệch không phải do ảnh hƣởng cộng gây nên), kí hiệu rP. 2.6. ƢỚC TÍNH HIỆU QUẢ CHỌN LỌC Mục tiêu chủ yếu của chọn lọc gia súc là tạo đƣợc thế hệ sau có năng suất, chất lƣợng sản phẩm cao hơn thế hệ bố mẹ. Ƣớc tính quả chọn lọc là thƣớc đo của mục tiêu này. Khi đó ta biết đƣợc số lƣợng giống đƣợc chọn và loại thải để có biện pháp chăn nuôi và nhân giống phù hợp. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế nếu ta lựa chọn đúng tỉ lệ chọn lọc.Tỉ lệ chọn lọc càng nhỏ thì chất lƣợng con giống càng tốt và hiệu quả kinh tế càng cao. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc có thể đƣợc tính theo công thức: R = h2S Trong đó: R: hiệu quả chọn lọc. h2: hệ số di truyền. S: là ly sai chọn lọc. 2.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 2.7.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Khi nghiên cứu trên lợn Móng Cái, các tác giả Nguyễn Văn Đức (1997), Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) cho biết, yếu tố di truyền nhóm giống lợn Móng Cái đều ảnh hƣởng đến tính trạng năng suất sinh sản của lợn. 21
  24. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Tạ Thị Bích Duyên (2003) nghiên cứu trên 2 giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại An Khánh, Thụy Phƣơng và Đông Á cho biết, các yếu tố cố định giống ảnh hƣởng rõ rệt đến các tính trạng năng suất sinh sản. Năm đẻ ảnh hƣởng rất rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ và khối lƣợng cai sữa/ con với mức P < 0,01 - 0,001 (Nguyễn Văn Đức, 1997) Johansson và Kennedy (1985) nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố cố định đàn và năm đẻ thấy rằng sự sai khác có ý nghĩa đối với tính trạng tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace (sai khác này dao động trong phạm vi 17,4 - 19,9 % đối với tính trạng tuổi đẻ lứa đầu và 11,5 - 13,9% đối với tính trạng khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tƣơng ứng cho hai giống nói trên) Nhiều nghiên cứu liên quan đến yếu tố lứa đẻ cũng đƣa ra kết luận chung là số con/ổ tăng từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ thứ 4 và 5 sau đó giảm chậm dần đến lứa đẻ thứ 10 (Nguyễn Văn Đức, 1997, Tạ Thị Bích Duyên, 2003). Lợn nái đẻ lứa thứ nhất có số con/ổ ít hơn nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi Phùng Thị Vân và cộng sự, 1999) điều này có thể do tỉ lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ 2 (Đặng Vũ Bình, 1993). Dan và Summer(1995) cho rằng, khi tuổi thụ thai lần đầu tăng, số con/ổ ở lứa đầu cũng tăng. Trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã cho biết yếu tố đực phối có nhiều ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái (Nguyễn Văn Đức, 1997, Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng, 2002, Nguyễn Văn Đức và cộng sự, 2002, Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự, 2002). Ngoài các yếu tố trên, năng suất sinh sản của lợn còn chịu nhiều ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại cảnh nhƣ: dinh dƣỡng, chuồng trại, chăm sóc 22
  25. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 2.7.2. Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng năng suất sinh sản rất quan trọng góp phần vào việc quyết định số con cai sữa và số con cai sữa/nái/năm. Trong các nghiên cứu về khả năng sinh sản của giống lợn Móng Cái, Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích trên bộ số liệu tổng hợp của cả nƣớc đã công bố số con sơ sinh sống/ổ là 10,94 con/ổ, Lê Viết Ly (1999) cho biết tính trạng này biến động trong phạm vi 10 - 14 con/ổ, Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2000) công bố 11,31 con/ổ. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) công bố, số con sơ sinh sống/ổ của đàn lợn Móng Cái nuôi ở Quảng Bình là 8,39 - 10,7 con/ổ. Nguyễn Quế Côi và cộng sự (2005) công bố số con sơ sinh sống/ổ của đàn lợn Móng Cái nuôi ở Quảng Trị là 11 con/ổ. Năm 2006, Nguyễn Văn Đức và cộng sự cho biết, số con sơ sinh sống/ổ của 2 nhóm lợn Móng Cái MC15 và MC3000 trong 3 lứa đẻ đầu là 10,81 và 12,77 con/ổ. 2.7.3. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Từ đầu những năm 90, cùng với sự phát triển của máy vi tính, các nhà chọn giống đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu phân tích giá trị giống của các giống lợn ở nƣớc Tạ Thị Bích Duyên. Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999), nghiên cứu về giá trị giống trên 145 lợn nái Móng Cái tại Nông trƣờng Thành Tô theo 3 chỉ tiêu cơ bản số con sơ sinh sống/ổ, khối lƣợng cai sữa/ổ và khối lƣợng 2 tuần/ổ đã xác định đƣợc 61 lợn nái Móng Cái có giá trị giống đạt từ mức trung bình trở lên so với toàn đàn. Trong số đó, 10 cá thể có giá trị giống cao nhất có điểm tổng hợp từ 119 đến 129 điểm. Tạ Thị Bích Duyên và Nguyễn Văn Đức (2001) đã sử dụng phầm mềm PIGBLUP để xác định giá trị giống cho mỗi cá thể lợn về số con sơ sinh sống/ổ. Tạ Thị Bích Duyên (2003), Tạ Thị Bích Duyên và cộng sự (2003) đã công bố các kết quả ƣớc tính giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ từ -1,32 đến +1,26 trên đàn lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Đông Á và Thụy Phƣơng giúp cho công tác chọn lọc lợn đực và lợn cái có hiệu quả cao. Trần 23
  26. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Văn Chính (2003) cho biết, giá trị giống ở lợn nái Yorkshire tăng lên tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệp lợn giống cấp I và Xí nghiệp chăn nuôi lợn Dƣỡng Sanh, lợn nái Landrace tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệp lợn giống cấp I, lợn nái Duroc và Pietrain tại Xí nghiệp lợn giống cấp I. Kiều Minh Lực và cộng sự (2001) đã ứng dụng phƣơng pháp PIGBLUP để xác định giá trị giống một số tính trạng kinh tế quan trọng ở đàn lợn nái. Võ Văn Sự (1994) đã đánh giá giá trị giống về khả năng sản xuất sữa ở đàn bò Holstein Friz nuôi tại Mộc Châu và Lâm Đồng bằng phƣơng pháp BLUP. Australia sử dụng BLUP vào việc đánh giá di truyền của lợn từ năm 1998, đã xây dựng phần mềm chuyên dùng PIGBLUP để xác định giá trị giống, khuynh hƣớng di truyền, ngoại cảnh, kiểm tra tiến bộ di truyền trong nội bộ đàn. Hiện nay, PIGBLUP đƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn bộ nƣớc Australia để chọn lọc gia súc giống, qua đó có tác dụng nâng cao năng suất vật nuôi (Willi Funchs, 1991, Hammond, 1991, Graser, 1993, Tony Henzell, 1993, Hermesch, 1995, Tom Long, 1995). Có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị giống của các giống lợn khác nhau (Kovalenko và Yaremenko, 1990, Moeller và cộng sự (2000), Yen và cộng sự (2001) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của giống lợn Hampshire sau 11 năm nghiên cứu là rất nhỏ (0,0039)). Mabry và cộng sự (2001) nghiên cứu trên lợn Yorkshire Mỹ cho biết, giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ sau 15 năm tăng lên 0,36. Holl và Robinson (2003) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ ở dòng lợn đƣợc chọn lọc thế hệ thứ 9 đã tăng lên 0,63. Năm 2005, Boyette và cộng sự cho biết, giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ của lợn Mỹ là 0,63. 2.7.4. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc Nguyễn Văn Đức (1997) cho biết, nếu sử dụng 1 lứa đẻ thì tiến bộ di truyền là 0,16 con/thế hệ, nếu sử dụng 2, 3 và 4 lứa đẻ thì tiến bộ di truyền về số lợn con/thế hệ sẽ là 0,2; 0,23; 0,25 con. Nhƣ vậy, càng sử dụng nhiều lứa đẻ, tiến bộ di truyền càng lớn. 24
  27. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Tuy nhiên, khi sử dụng càng nhiều lứa, khoảng cách thế hệ càng kéo dài, dẫn đến tiến bộ di truyền hàng năm bị giảm. Kết quả nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) đã cho biết, nếu chỉ sử dụng 1 lứa đẻ đầu, số lợn con tăng 0,15 con/năm, tiếp tục sử dụng 3 lứa đẻ đầu, số lợn con tăng 0,145 con/năm và khi sử dụng 4 lứa đẻ đầu, số lợn con chỉ tăng 0,129 con/năm. Nhƣ vậy, sử dụng 2 lứa đẻ đầu để chọn lọc, ƣớc tính hiệu quả chọn lọc hàng năm cao nhất có thể do lứa thứ 2 có số con sơ sinh sống/ổ đạt cao và khoảng cách thế hệ ngắn. Năm 2001, Trần Thị Dân nghiên cứu trên lợn Yorkshire, Landrace và các con lai của chúng đã cho biết, tiến bộ di truyền hàng năm đối với tính trạng số con sơ sinh sống trung bình là 0,04 con/ổ và khối lƣợng lợn con sơ sinh là 0,08kg/ổ. Tạ Thị Bích Duyên (2003) cũng nghiên cứu về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ trên lợn Landrace và Yorkshire cho biết, khuynh hƣớng di truyền của giống lợn Landrace tại Thụy Phƣơng tăng lên từ -0,28 đến +0,1 con/ổ. Smith (1984) đã ƣớc tính đƣợc tiến bộ di truyền về số con sơ sinh sống/ổ ở lợn là 3,0%/ thế hệ. Khi đánh giá tiến bộ di truyền trong 3 lứa đẻ đầu, Treacy (1989) cho biết, tiến bộ di truyền đạt đƣợc trong 3 lứa đẻ đầu là 0,19; 0,2; 0,19 con/thế hệ. Roehe và Kennedy (1993) cho biết, tiến bộ di truyền hàng năm đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ ở lợn là 0,22 con/năm. Hermesch (2005) khi nghiên cứu trên giống lợn Large White và Landrace cho biết tiến bộ di truyền hàng năm về số lợn con sơ sinh sống/ổ của 2 giống đó là 0,1 con/năm. 25
  28. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 PHẦN III ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là nhóm lợn Móng Cái tổng hợp nuôi tại trung tâm giống Tràng Duệ thuộc công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Nông nghiệp Hải phòng. Nhóm lợn Móng Cái tổng hợp là tổ hợp lai của 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 là 2 nhóm thuần chủng đƣợc Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Viện chăn nuôi lựa chọn từ năm 1997 dựa trên tổng số 7 nhóm huyết thống của giống Móng Cái hiện có với đầy đủ thông tin. Mỗi nhóm có một con đực đầu nhóm, tên của con đực đƣợc đặt tên cho nhóm. Sau khi phân tích số liệu, sử dụng chƣơng trình PROCGLM và DFREML để xác định giá trị di truyền và PIGBLUP để xác định giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, tăng khối lƣợng và tỉ lệ nạc. Năm 1999, Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi, Viện Chăn Nuôi đã chọn đƣợc 2 nhóm Móng Cái cao sản MC3000 và MC15 là 2 nhóm tốt hơn hẳn so với 5 nhóm còn lại. Cụ thể nhóm lợn MC3000 có số con sơ sinh sống/ổ cao nhất nên đƣợc chọn làm nguyên liệu để tạo ra nhóm Móng Cái có khả năng sinh sản tốt. Nhóm lợn MC15 có khả năng tăng khối lƣợng và tỉ nạc cao nên đã đƣợc chọn làm nguyên liệu để nghiên cứu chọn lọc tạo dòng Móng Cái cao sản. Với những kết quả đạt đƣợc trong quá trình chọn lọc, năm 2003, hai nhóm lợn MC3000 và MC15 đã đƣợc Bộ NN PTNT đánh giá là một trong những giống cây, con đạt chuẩn quốc gia. Hai giống lợn này đã và đang đƣợc nhân giống rộng rãi trên cả nƣớc, đặc biệt ở một số cơ sở có trách nhiệm giữ giống gốc Móng Cái. 26
  29. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009 Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm giống Tràng Duệ thuộc công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Nông nghiệp Hải phòng - một trong những cơ sở giống đƣợc Nhà nƣớc công nhận và giao trách nhiệm giữ giống gốc giống lợn Móng Cái. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Xác định đƣợc các tham số thống kê của các tính trạng cơ bản về sinh sản của lợn Móng Cái tổng hợp. Các tính trạng sinh sản: + Tuổi phối giống lần đầu (ngày) + Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) + Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày) + Số con sơ sinh sống/ổ (con) + Số con cai sữa/ổ (con) + Khối lƣợng sơ sinh/con (kg) + Khối lƣợng cai sữa/con (kg) - Xác định đƣợc giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái tổng hợp. - Xác định đƣợc mối tƣơng quan di truyền giữa các lứa đẻ của lợn Móng Cái tổng hợp - Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc ở các thế hệ sau. 3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu Sử dụng 52 lợn nái và 4 lợn đực giống của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp để xác định giá trị giống của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ qua 8 lứa đẻ. - Ngày, tháng, năm của từng lợn nái đƣợc sinh ra và đẻ ra các lứa. 27
  30. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 - Đếm số lƣợng con và cân khối lƣợng lợn con ở các thời điểm: sơ sinh, cai sữa. - Ghi chép các số liệu thu đƣợc một cách chính xác. 3.3.2. Tính toán tham số thống kê một số tính trạng sinh sản. Giá trị trung bình bình phƣơng nhỏ nhất (LSM): là tham số đặc trƣng cho sự tập trung của các giá trị quan sát đƣợc. LSM đƣợc tính theo công thức: n ∑xi x1 + x2 + + xn i=1 x = = n n Trong đó: xi: là giá trị kiểu hình của cá thể 1, 2, , n n: dung lƣợng mẫu Sai số chuẩn (SE): là tham số đặc trƣng cho mức độ phân tán của số trung bình. S Nếu n > 30 thì: mx n 1 S Nếu n < 30 thì: mx = n 3.3.3. Xác định giá trị giống bằng phƣơng pháp BLUP đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Sử dụng mô hình hỗn hợp tuyến tính tổng thể sau: Yijkl = LĐi + Aj + Pk + eijkl Trong đó: Yijkl: số con sơ sinh sống của nái thứ l ở lứa đẻ thứ i LĐi: ảnh hƣởng của lứa đẻ thứ i Aj: ảnh hƣởng di truyền của nái thứ l Pk: ảnh hƣởng ngoại cảnh thƣờng xuyên lên các lứa đẻ của nái thứ l eijkl: ảnh hƣởng ngẫu nhiên. Giá trị giống đƣợc tính theo công thức: * EBV b * P P A.P herd 28
  31. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Hệ số hồi quy bA.P* đƣợc tính theo công thức: h2 .n.R b * A.P = 1 (n 1)rP* Trong đó: P*: nguồn thông tin Pherd : trung bình toàn đàn của tính trạng đó bA.P*: hồi quy giá trị giống theo giá trị kiểu hình h2: hệ số di truyền của tính trạng xem xét n: số lƣợng số liệu có trong P* R: quan hệ di truyền giữa cá thể đƣợc tính giá trị giống với các cá thể trong P (R = 1/2nếu là anh chị em cùng cha cùng mẹ) rP*: tƣơng quan giữa các số liệu trong nguồn thông tin. 3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Các tham số thống kê đƣợc xác định bằng chƣơng trình SAS (1999) Các số liệu thu thập đƣợc kiểm tra bằng phần mềm PIGMANIA (2006) Giá trị giống đƣợc xác định bằng chƣơng trình PIGBLUP (2006) 29
  32. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NHÓM LỢN MÓNG CÁI TỔNG HỢP 4.1.1. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp Nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái thì tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng cai sữa/con đƣợc coi là những tính trạng quan trọng vì chúng quyết định hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn nái. Trong các tính trạng sinh sản này, số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng quan trọng nhất và đƣợc chọn làm tính trạng chọn lọc chính trong nghiên cứu này. Các giá trị trung bình bình phƣơng nhỏ nhất và sai số chuẩn của các tính trạng năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp đƣợc thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nhóm Móng Cái tổng hợp Tính trạng Đơn vị tính n LSM SELSM Tuổi phối lần đầu ngày 52 236,34 1,67 Tuổi đẻ lứa đầu ngày 52 350,57 1,78 Khoảng cách lứa đẻ ngày 342 173,22 0,42 Số con sơ sinh sống/ổ con 394 12,28 0,06 Số con cai sữa con 394 9,75 0,03 Khối lƣợng sơ sinh/con kg 356 0,52 0,004 Khối lƣợng cai sữa/con kg 394 6,51 0,02 30
  33. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Tuổi phối giống lần đầu Tuổi phối giống lần đầu của nhóm MCTH là 236,34 ngày. Kết quả thu đƣợc trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến và cộng sự (2008) trên 2 giống lợn MC3000 và MC15 qua 4 thế hệ, Giang Hồng Tuyến và cộng sự (2003) khi nghiên trên 2 nhóm lợn MC3000 (nhóm đƣợc chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ) (238,12 ngày) và MC15 (nhóm đƣợc chọn lọc tính hƣớng tăng khối lƣợng và tỉ lệ nạc) (245,25 ngày). Kết quả này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999) với tuổi phối giống lần đầu từ 6 - 8 tháng tuổi và Jang Hyung Lee (1993) với tuổi phối giống lần đầu 7 - 8 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lần đầu là một chỉ tiêu rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến tuổi phối lần đầu, nó cho biết độ tuổi bắt đầu khai thác khả năng sinh sản của lợn nái. Tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thì thời gian sử dụng lợn nái càng dài. Tỉ lệ thụ thai và các yếu tố ngoại cảnh bất lợi làm tăng tuổi đẻ lứa đầu. Tuổi đẻ lứa đầu của nhóm MCTH là 350,57 ngày. So với nhóm MC3000 và nhóm MC15 qua 4 thế hệ trong nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2008) thì MCTH có kết quả thấp hơn. Kết quả này cũng thấp hơn 15,36 ngày so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) đối với nhóm lợn MC3000 (365,93 ngày) và thấp hơn 18,59 ngày so với nhóm lợn MC15 (369,16 ngày). Kết quả này chứng tỏ nhóm lợn MCTH có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn nhóm MC3000 và MC15. Điều này khẳng định có sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm của từng nhóm Móng Cái khác nhau trong cùng một giống. Kết quả này thấp hơn 37,53 ngày so với kết quả nghiên cứu trên cùng giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) (388,10 ngày), Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) (13,3 - 13,6 tháng), thấp hơn 23,49 ngày so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) trên lợn Móng 31
  34. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Cái (374,06 ngày). Kết quả này cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (2000) (363 - 376,2 ngày) và tƣơng đƣơng với kết quả của Tạ Thị Bích Duyên nghiên cứu trên đàn lợn ngoại (2003) (348,17 - 378,43 ngày). Khoảng cách lứa đẻ Khoảng cách lứa đẻ quyết định đến số lứa đẻ/nái/năm của lợn nái. Khoảng cách lứa đẻ càng ngắn thì năng suất sinh sản lợn nái càng cao vì số lứa đẻ/nái/năm càng cao, nên số con sơ sinh và số con cai sữa nhiều dẫn đến hiệu quả kinh tế càng lớn. Giá trị thu đƣợc trong nghiên cứu này là 173,22 ngày. Vì vậy lợn MCTH có thể sinh sản 2,1lứa/năm. Giá trị này tƣơng đƣơng với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2008) khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (172,42 - 181,10 ngày) và thấp hơn kết quả khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC15 qua 4 thế hệ (174,88 - 184,26 ngày). Kết quả này cao hơn 1,76 ngày so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) với nhóm MC3000 (171,46 ngày) và 1,05 ngày so với nhóm MC15 (172,17 ngày). Điều này khẳng định sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm của 3 nhóm lợn khác nhau. Kết quả này thấp hơn kết quả của các tác giả nhƣ: của Lê Viết Ly (1999) từ 5,5 - 6 tháng, thấp hơn 4,37 ngày so với kết quả của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) (177,59 ngày) và cao hơn 4,2 ngày so với kết quả của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) (169,02 ngày) khi nghiên cứu trên cùng giống Móng Cái. Giá trị này cao hơn giá trị về khoảng cách lứa đẻ trên lợn nái ngoại của Phùng Thị Vân và cộng sự (1999) (170,6 ngày) là 2,62 ngày, trên đàn lợn nái nuôi ở Pháp của Perrocheau (1994) (153,3 ngày) là 19,92 ngày. Khoảng cách lứa đẻ của lợn Móng Cái cao hơn so với lợn ngoại do khối lƣợng sơ sinh của lợn con thấp nên thời gian cai sữa kéo dài hơn so với lợn ngoại. Thông thƣờng thời gian cai sữa của lợn Móng Cái là 45 ngày trong khi của lợn ngoại chỉ có 21 ngày. 32
  35. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Số con sơ sinh sống/ổ Số con sơ sinh sống/ổ là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Số con sơ sinh sống/ổ trong nghiên cứu này là 12,28 con. Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2008) khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (11,82 - 13,01 con) và cao hơn nhóm lợn MC15 qua 4 thế hệ (11,03 - 12,14 con). Nhƣng thấp hơn 0,47 con so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) với nhóm lợn MC3000 (12,75 con) và cao hơn 0,43 con so với số con sơ sinh sống/ổ của nhóm MC15 (11,85 con). Giá trị số con sơ sinh sống/ổ trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả công bố của Lê Viết Ly (1999) là 10 - 14 con. Nhƣng cao hơn so với các nghiên cứu của các tác giả, cao hơn 1,34 con so với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) (10,94 con), cao hơn 0,97 con so với kết quả của Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2000) (11,31con), so với kết quả của Lê Hồng Minh (2000) (11,10 con) cao hơn 1,18 con, cao hơn so với kết quả của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) (9,48 - 10,05 con) và so với kết quả của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) trên lợn Móng Cái phối với đực Pietrain (10,85 con) kết quả này cao hơn 1,43 con. Với các giống lợn ngoại, kết quả này cao hơn nhiều, nhƣ của các tác giả Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1995) (9,38 con), cao hơn 2,9 con; Trần Thế Thông và cộng sự (1995) (9 - 9,8 con); Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000) (9,76 con), cao hơn 2,52 con; Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (10,04 con), cao hơn 2,24 con; Tạ Thị Bích Duyên (2003) (9,49 - 9,9 con). Nguyên nhân này là do bản chất di truyền của lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao. Số con cai sữa Vì lợn Móng Cái có khối lƣợng sơ sinh thấp hơn lợn ngoại nên thời gian cai sữa dài hơn. Ngoài ra số con cai sữa còn phụ thuộc vào số con để lại 33
  36. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 nuôi/ổ. Số con cai sữa cụ thể trong nghiên cứu này là 9,75 con. Từ kết quả này cho thấy số lợn con cai sữa của một nái sinh ra trong một năm của lợn MCTH là 20,48con. Kết quả này cao hơn các kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến trên 2 nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (9,45 - 9,64 con) và MC15 qua 4 thế hệ (9,32 - 9,60 con) (2008), cao hơn 0,29 con so với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2003) khi nghiên cứu trên lợn MC3000 (9,46 con) và cao hơn 0,4 con so với nhóm MC15 (9,35 con), cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) (7,65 - 9,65 con), của Nguyễn Văn Đức (1997) (9,26 con), Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) (9,15 con) và cao hơn kết quả khi nghiên cứu trên lợn ngoại của Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000), Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (8,11 - 9,2 con), Tạ Thị Bích Duyên (2003) (8,32 - 9,07 con). Khối lượng sơ sinh/con Khối lƣợng sơ sinh/con của nhóm MCTH trong nghiên cứu này đạt đƣợc là 0,52 kg/con. Kết quả này tƣơng đối cao so với một số kết quả nghiên cứu trong nƣớc nhƣng so với lợn ngoại thì lợn Móng Cái vẫn có khối lƣợng sơ sinh nhỏ hơn. So với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây, kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2008) trên nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (0,48 - 0,52 kg/con) nhƣng thấp hơn khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC15 qua 4 thế hệ (0,52 - 0,55 kg/con), cao hơn 0,01 kg so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) trên nhóm lợn MC3000 nhƣng tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu trên nhóm lợn MC15. Điều này chứng tỏ rằng trong 3 nhóm lợn thì MC15 có khối lƣợng sơ sinh cao nhất. Kết quả này phù hợp với các giá trị nghiên cứu trên lợn Móng Cái đã đƣợc công bố nhƣ, của Nguyễn Quế Côi (1996) (0,49 - 0,53 kg), Lê Viết Ly (1999) (0,45 - 0,5 kg), Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) (0,51 kg), nhƣng cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) (0,47 kg) là 0,05 kg. 34
  37. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Khối lượng cai sữa/con Khối lƣợng cai sữa/con đạt 6,51 kg/con. Giá trị này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2008) trên lợn MC3000 qua 4 thế hệ (5,79 - 6,32 kg) nhƣng phù hợp với kết quả khi nghiên cứu trên nhóm MC15 qua 4 thế hệ (6,17 - 6,53 kg), cao hơn 0,48 kg đối với kết quả Giang Hồng Tuyến (2003) trên nhóm lợn MC3000 (6,03 kg), cao hơn 0,26 kg trên nhóm lợn MC15 (6,25 kg). Kết quả này phù hợp với các kết quả đã công bố trƣớc đây của Lê Viết Ly (1999) (6 - 7 kg), của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) (5,31 - 6,72 kg), cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) (5,93 kg) là 0,58 kg. Hầu hết các sai số chuẩn (SE) của các tính trạng sinh sản của nhóm MCTH đều không cao, chứng tỏ mức độ ổn định của mỗi tính trạng là khá cao. Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi rút ra kết luận, khả năng sinh sản của nhóm lợn MCTH tƣơng đƣơng với nhóm MC3000 nhƣng cao hơn nhóm MC15. Hơn nữa tuổi phối lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của nhóm MCTH thấp hơn của nhóm MC3000 và nhóm MC15. Bên cạnh đó khả năng tăng khối lƣợng của nhóm MCTH cũng tƣơng đƣơng với nhóm MC15. Mặc dù khối lƣợng sơ sinh của nhóm MCTH có thấp hơn so với nhóm MC15 nhƣng khối lƣợng cai sữa của 2 nhóm đồng đều nhau, chứng tỏ nhóm MCTH đã đƣợc lai tạo thành công và mang ƣu thế của cả bố và mẹ về khả năng sinh sản và khả năng tăng khối lƣợng. 4.1.2. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp trên tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của qua các lứa đẻ Thông thƣờng khả năng sinh sản của lợn nái phát triển theo xu hƣớng là ở lứa đẻ thứ nhất thƣờng có số con sơ sinh sống/ổ thấp nhất, sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 4 hoặc 5 sau đó giảm dần ở các lứa sau. Điều này phụ thuộc vào bản chất di truyền và môi trƣờng, nhƣng yếu tố di truyền vẫn quan trọng. Những giống lợn có khả năng đẻ nhiều con thƣờng đạt giá trị cao nhất chậm hơn với các giống có số con sơ sinh sống/ổ thấp hơn. 35
  38. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Kết quả về khả năng sinh sản của nhóm lợn MCTH từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 8 đƣợc trình bày ở bảng 4.2. và đƣợc biểu thị trên đồ thị 4.1. Bảng 4.2. Số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH qua 8 lứa đẻ Nhóm MCTH Lứa đẻ n LSM SELSM 1 52 11,32 0,13 2 52 11,86 0,13 3 52 12,33 0,13 4 51 12,62 0,13 5 50 12,8 0,14 6 47 12,75 0,15 7 46 12,47 0,15 8 44 12,11 0,16 13 12.5 12 11.5 Sốconổ / 11 10.5 1 2 3 4 5 6 7 8 Lứa đẻ Đồ thị 4.1. Số con sơ sinh sống / ổ của nhóm lợn MCTH qua 8 lứa đẻ 36
  39. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Từ bảng số liệu ta thấy số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ của lợn MCTH tăng từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 sau đó giảm dần từ lứa thứ 6 đến lứa thứ 8. Số con sơ sinh sống/ổ đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 5 và thấp nhất ở lứa thứ 1. Cụ thể, số con sơ sinh sống/ổ của lợn MCTH qua các lứa 1, 2, 3, 4, 5 lần lƣợt nhƣ sau: 11,32; 11,86; 12,33; 12,62; 12,8 và số con sơ sinh sống/ổ của lứa 6, 7, 8 có giá trị tƣơng ứng là: 12,75; 12,47; 12,11. Điều này chứng tỏ quá trình chọn lọc đạt hiệu quả cao, số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ 5 tăng lên 1,48 con so với lứa thứ 1 và đạt 13,07%. Tuy nhiên bảng số liệu cũng cho thấy quá trình chọn lọc nên dừng lại ở lứa thứ 5 là tốt nhất vì bắt đầu sang lứa thứ 6 số con sơ sinh sống/ổ đã giảm, nếu cứ tiếp tục chọn lọc thì hiệu quả chọn lọc sẽ không cao. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn của Giang Hồng Tuyến (2003) trên nhóm lợn MC3000 (số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất là 11,55 con sau đó tăng lên 13,41 con ở lứa thứ 6 và giảm xuống còn 12,58 con ở lứa thứ 8), nhƣng cao hơn trên nhóm lợn MC15 (lứa thứ nhất đạt 10,67 con, tăng lên 12,44 con ở lứa thứ 6 và giảm ở lứa thứ 8 còn 11,50 con). Giá trị số con sơ sinh sống/ổ ở nghiên cứu này tƣơng đƣơng với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2008) khi nghiên cứu trên nhóm MC3000 và nhóm MC15 qua 4 thế hệ, phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) và Tạ Thị Bích Duyên (2003) khi nghiên cứu qua 8 lứa đẻ đầu của giống lợn Yorkshire (số con sơ sinh sống/ổ của lợn Yorkshire tăng từ lứa 1 đến lứa thứ 5). Tuy đến lứa thứ 8 số con sơ sinh sống/ổ của nhóm MCTH có giảm nhƣng vẫn cao hơn số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ 1. Chứng tỏ bản chất giống Móng Cái có khả năng sinh sản kéo dài và chúng đã đƣợc cải thiện và quan tâm nhiều nên sau 4 - 5 năm vẫn khoẻ mạnh và khả năng sinh sản tốt. Nhìn chung sai số chuẩn của từng lứa đẻ không cao chứng tỏ mức độ ổn định của các lứa đẻ tƣơng đối cao. 37
  40. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 4.2. GIÁ TRỊ GIỐNG VỀ TÍNH TRẠNG SỐ CON SƠ SINH SỐNG/Ổ CỦA NHÓM LỢN MÓNG CÁI TỔNG HỢP Giá trị giống của 52 lợn nái đƣợc trình bày ở bảng 4.3a. và 4.3b. Bảng 4.3a. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH STT Số tai nái Ngày sinh Lứa 1 Lứa 2 - cuối Các lứa 1 332 28/06/03 0,65 0,97 0,84 2 307 21/04/04 0,62 0,96 0,83 3 326 28/06/03 0,62 0,91 0,80 4 542 22/10/04 0,61 0,88 0,78 5 311 21/04/04 0,61 0,84 0,75 6 349 16/02/04 0,54 0,79 0,69 7 2075 26/10/02 0,48 0,76 0,65 8 2047 11/04/02 0,50 0,72 0,64 9 2147 09/11/02 0,50 0,72 0,63 10 342 06/10/03 0,46 0,65 0,57 11 3008 20/03/03 0,47 0,61 0,56 12 341 06/10/03 0,41 0,64 0,55 13 2172 09/11/03 0,39 0,63 0,54 14 2143 06/12/03 0,43 0,60 0,53 15 304 21/04/03 0,34 0,49 0,44 16 2078 26/10/03 0,30 0,50 0,42 17 2122 14/09/04 0,32 0,47 0,41 18 520 23/08/04 0,32 0,41 0,37 19 522 23/08/04 0,24 0,36 0,31 20 810 11/09/05 0,21 0,34 0,29 21 369 06/10/03 0,19 0,31 0,26 22 812 11/09/05 0,26 0,27 0,26 23 330 11/10/04 0,20 0,23 0,22 24 566 04/11/04 0,10 0,19 0,15 25 2126 09/11/03 0,11 0,15 0,14 26 2080 12/11/03 0,08 0,14 0,12 38
  41. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Bảng 4.3b. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH STT Số tai nái Ngày sinh Lứa 1 Lứa 2 - cuối Các lứa 27 808 18/08/05 0,10 0,06 0,08 28 806 18/08/05 0,06 0,06 0,07 29 320 14/09/03 0,03 0,07 0,06 30 358 18/10/03 0,01 0,02 0,02 31 359 18/10/03 0,01 -0,03 -0,01 32 9814 06/01/03 -0,10 -0,07 -0,08 33 9816 12/01/03 -0,09 -0,12 -0,10 34 502 23/09/04 -0,07 -0,12 -0,10 35 511 20/09/04 -0,11 -0,12 -0,11 36 521 22/02/04 -0,13 -0,13 -0,13 37 510 20/09/04 -0,08 -0,16 -0,13 38 664 13/08/04 -0,13 -0,20 -0,18 39 563 20/04/04 -0,14 -0,21 -0,18 40 907 16/08/06 -0,12 -0,23 -0,19 41 312 05/10/03 -0,13 -0,24 -0,20 42 316 16/01/03 -0,16 -0,23 -0,20 43 537 20/04/04 -0,21 -0,22 -0,22 44 722 12/04/05 -0,27 -0,34 -0,32 45 856 07/05/06 -0,24 -0,38 -0,33 46 851 07/05/06 -0,27 -0,42 -0,36 47 757 31/07/05 -0,35 -0,41 -0,39 48 684 29/08/04 -0,34 -0,46 -0,41 49 637 11/07/04 -0,31 -0,47 -0,42 50 604 05/06/04 -0,37 -0,48 -0,44 51 565 09/05/04 -0,33 -0,52 -0,45 52 548 29/04/04 -0,34 -0,54 -0,46 39
  42. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các nái đƣợc chọn lọc giữ lại làm giống là: 332, 307, 326, 542, 311, 349, 2075, 2047, 2147, 342, 3008, 341, 2172, 2143, 304. Các nái này có giá trị giống cao nhất trong 52 nái, giá trị giống biến động từ +0,44 đến +0,84. Những nái này cần đƣợc giữ lại để sản sinh ra các thế hệ tiếp theo. Các nái số 332 và 307 sinh ngày 28/06/03 và 21/04/04 là những nái có giá trị giống cao nhất, có giá trị là 0,84 và 0,83 con/ổ. Giá trị giống của các nái đó ở lứa thứ nhất là 0,65 và 0,62 con/ổ; từ lứa thứ 2 - cuối là 0,97 và 0,96 con/ổ. Nhƣ vậy, khả năng truyền đạt giá trị di truyền cho đời con về tính trạng này của hầu hết các nái từ lứa thứ hai - cuối cao hơn lứa thứ nhất. Kết quả này cao hơn so với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2003) khi nghiên cứu trên nhóm MC3000 đạt giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ cao nhất là 0,534 con/lứa và nhóm MC15 đạt giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ cao nhất là 0,522 con/lứa, cao hơn kết quả Giang Hồng Tuyến (2008) trên nhóm lợn MC15 ở cả 4 thế hệ (từ thế hệ gốc đến thế hệ thứ 3), cao hơn trên nhóm lợn MC3000 ở 3 thế hệ (từ thế hệ gốc đến thế hệ thứ 2) nhƣng thấp hơn thế hệ thứ 3 (0,90 con/lứa) là 0,06 con/lứa. Kết quả này cao hơn so với những kết quả đã công bố trƣớc đây của các tác giả khi nghiên cứu trên lợn ngoại, cao hơn của Hermesch và cộng sự khi nghiên cứu trên lợn Landrace và Large White (0,44 - 0,45), giá trị này cao hơn rất nhiều so với kết quả Nguyễn Thị Viễn (2005) khi nghiên cứu qua 3 thế hệ trên lợn Yorkshire (0,13 -0,203), lợn Landrace (0,21 - 0,27), lợn Duroc -0,21 đến -0,03 con/lứa. Nhìn chung các nái nhóm MC3000 và MCTH có giá trị giống ƣớc tính cao hơn nhóm MC15. Chứng tỏ nhóm MC15 có khả năng sinh sản kém hơn hai nhóm còn lại. Vì vậy cần chọn lọc nhằm nâng cao số con sơ sinh sống/ổ của nhóm MC3000 và MCTH để đạt hiệu quả tốt hơn. Các nái số 664, 563, 907, 312, 316, 537, 722, 856, 851, 757, 684, 637, 604, 565, 548 là những nái có giá trị giống thấp biến động từ -0,18 đến -0,46. Những nái này cần loại thải, tuyệt đối không đƣợc sử dụng chúng làm nái giống. 40
  43. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Một số nái có cùng ngày tháng năm sinh nhƣ: nái 332 và 326 (28/06/03) có giá trị giống (GTG) lần lƣợt là 0,84 và 0,80; nái 307 và 311 (21/04/04) tƣơng ứng với GTG là 0,83 - 0,75; nái 342, 341 (06/10/03) với GTG là 0,57 - 0,55; nái 520 và 522 (23/08/04) có GTG là 0,37 - 0,31; ngƣợc lại một số nái có giá trị giống rất thấp nhƣ: nái 563 và 537 (20/04/04) có GTG là -0,18 và -0,22; nái 856, 851 (07/05/06) có GTG -0,33 và -0,36. Điều này chứng tỏ những nái có giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao thì chị em của nó cũng cao và ngƣợc lại, những nái có giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ thấp thì chị em của nó cũng thấp. Điều này có ý nghĩa lớn trong quá trình chọn lọc, khi đó ta chỉ cần biết giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của chị hoặc em là có thể ƣớc tính đƣợc giá trị giống của những con còn lại. Từ đó có thể chọn lọc làm giống hoặc loại thải. Tuy nhiên trong quá trình chọn lọc những chị em đó có thể cùng đƣợc giữ lại làm giống nhƣng để nhân giống thì không nên chọn cả hai chị em để tránh hiện tƣợng cận huyết ở thế hệ sau. Từ các kết quả cho ta thấy những nái có số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất cao sẽ có khả năng cho số con sơ sinh sống/ổ cao ở các lứa tiếp theo do mối tƣơng quan giữa giá trị giống ở lứa đẻ đầu tiên với toàn bộ các lứa đẻ của con nái đó rất chặt chẽ. Và giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối thƣờng cao hơn lứa đầu. Từ đó chúng ta có thể chọn đƣợc những nái có số con sơ sinh sống/ổ cao ngay từ lứa đầu tiên. 4.3. MỐI TƢƠNG QUAN DI TRUYỀN GIỮA CÁC LỨA ĐẺ Khi biết đƣợc mối tƣơng quan giữa các lứa đẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình chọn lọc. Mối tƣơng quan di truyền giữa các lứa đẻ đƣợc thể hiện qua bảng 4.3. 41
  44. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Bảng 4.4. Mối tƣơng quan di truyền giữa các lứa đẻ của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp Lứa 1 Lứa 2 - cuối Các lứa Lứa 1 1 Lứa 2 - cuối 0,987 1 Các lứa 0,994 0,999 1 Các giá trị về mối tƣơng quan di truyền giữa các lứa đẻ đều dƣơng chứng tỏ mối tƣơng quan giữa các lứa đẻ là mối tƣơng quan thuận. Mối tƣơng quan giứa lứa đẻ thứ 1 với lứa đẻ thứ hai - cuối có giá trị là 0,987. Và mối tƣơng quan giữa lứa đẻ thứ nhất với các lứa đẻ có giá trị lớn hơn và bằng 0,994. Mối tƣơng quan giữa lứa đẻ thứ 2 với các lứa đẻ có giá trị lớn nhất xấp xỉ bằng 1 (0,999). Điều này cho thấy, mối tƣơng quan này rất chặt chẽ, nếu lứa đẻ thứ 1 có số con sơ sinh sống/ổ cao thì số con sơ sinh sống/ổ của lứa thứ 2 và các lứa tiếp theo cũng cao. Vì vậy trong quá trình chọn lọc ta có thể chọn lọc ngay từ lứa đầu tiên hoặc lứa thứ 2 nếu có số con sơ sinh sống/ổ cao. Từ đó đẩy nhanh quá trình chọn lọc và làm giảm khoảng cách giữa các thế hệ. 4.4.ƢỚC TÍNH HIỆU QUẢ CHỌN LỌC Sau khi xác định đƣợc giá trị giống, bằng ƣớc tính hiệu quả chọn lọc ta có thể dự đoán số lƣợng nái đƣợc giữ lại làm giống cũng nhƣ số nái phải loại thải. Những nái đƣợc giữ lại làm giống đảm bảo có chất lƣợng tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cơ sở sản xuất giống cũng nhƣ cơ sở chăn nuôi. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc trong nghiên cứu này đƣợc trình bày từ đồ thị 4.2 đến đồ thị 4.4. 42
  45. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất Đồ thị 4.2. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất. Từ đồ thị ta thấy, khi ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất, nếu ta chọn 10% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ thế hệ sau sẽ tăng đƣợc 0,498 con/lứa. Tƣơng tự, ta chọn 20, 30, 40, 50% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ thế hệ sau tăng đƣợc lần lƣợt là 0,399; 0,314; 0,259; 0,212 con/lứa. Nhƣng khi ta chọn số lƣợng nái lên đến 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ không tăng mà giảm đi một lƣợng là 0,002; 0,082; 0,23 con/lứa. 43
  46. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Điều này chứng tỏ khi ta chọn càng nhiều nái làm giống thì hiệu quả chọn lọc sẽ càng giảm và ƣớc tính hiệu quả chọn lọc sẽ giảm mạnh khi ta chọn số nái lớn hơn 50% . Vì vậy quá trình chọn lọc đạt hiệu quả cao nhất khi ta chọn 10 đến 20% nái làm giống trong tổng số nái. Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối Đồ thị 4.3. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối 44
  47. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Trong trƣờng hợp nếu ta chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Khi ta chọn 10% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ tăng lên 0,725 con/lứa. Khi ta chọn 20, 30, 40, 50% tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên lần lƣợt là 0,564; 0,467; 0,388; 0,313 con/lứa. Nhƣ trƣờng hợp nếu ta ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất, khi ta chọn 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ cũng không tăng và giảm 0,01; 0,134; 0,327 con/lứa. Kết quả nghiên cứu này so với ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất cao hơn rất nhiều nhƣ: nếu cùng chọn 10% trong tổng nái giống thì ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất có số con sơ sinh sống/ổ tăng lên là 0,498 nhƣng ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ hai - cuối có số con sơ sinh sống/ổ tăng cao hơn so với lứa thứ nhất là 0,227 con/lứa tƣơng ứng 45,58% . Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu ta chọn 20, 30, 40, 50% thì ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối có số con sơ sinh sống/ổ tăng cao hơn so với lứa thứ nhất tƣơng ứng lần lƣợt là 0,165; 0,153; 0,129; 0,101 con/lứa. 45
  48. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa Đồ thị 4.4. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa Đối với ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa, cũng nhƣ với ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất và ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Nếu chọn lọc ở mức độ thấp 10, 20, 30, 40, 50% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ cao hơn thế hệ trƣớc tƣơng ứng là 0,635; 0,498; 0,406; 0,337; 0,273 46
  49. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 con/lứa và ngƣợc lại nếu chọn 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ sẽ giảm 0,007; 0,112; 0,289 con/lứa. Kết quả này cao hơn giá trị khi ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất nhƣng thấp hơn khi ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Qua 3 đồ thị trên chúng tôi đã đƣa ra kết luận: số con sơ sinh sống/ổ giảm dần khi tăng phần trăm số lƣợng chọn lọc, cụ thể khi ta chọn từ 10% đến 50%, tuy nhiên nếu tăng đến 50% thì ƣớc tính hiệu quả chọn lọc vẫn ở mức cao và chấp nhận đƣợc. Nhƣng khi ta chọn số lƣợng nái lớn hơn 50% thì số con sơ sinh sống/ổ có tăng nhƣng tăng rất chậm và dƣờng nhƣ không đáng kể. Thậm chí khi ta chọn đến 90%, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau không những không tăng mà giảm mạnh. Điều này không có ý nghĩa trong quá trình chọn lọc. Vì vậy, trong quá trình chọn lọc nên chọn lọc với số lƣợng nhỏ và thƣờng nhỏ hơn 50% tổng số nái, đảm bảo những con giống đƣợc chọn có giá trị giống cao nhất . Nên chọn lọc với số lƣợng nái từ 10 đến 20% là tốt nhất. 47
  50. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1. Các tính trạng sinh sản của nhóm MCTH, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu thấp và lần lƣợt có giá trị 236,34; 350,57 ngày, khoảng cách lứa đẻ ngắn và trong khoảng 173,22 ngày. Đặc biệt tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao 12,28 con, cao hơn so với một số kết quả đã đƣợc công bố trƣớc đây khi nghiên cứu trên lợn Móng Cái hay trên lợn ngoại. Vì tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao nên số con cai sữa cũng cao và có giá trị là 9,75 con. Khối lƣợng sơ sinh và khối lƣợng cai sữa ở mức trung bình tƣơng ứng là 0,52 và 6,51 kg/con. 2. Số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ của nhóm MCTH tăng từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 5, biến động từ 11,32 đến 12,8 sau đó giảm dần ở các lứa 6, 7, 8 và tƣơng ứng là 12,75; 12,47; 12,11 con. Số con sơ sinh sống/ổ cao nhất ở lứa thứ 5 và đạt giá trị 12,8 con. Từ lứa thứ 6 đến lứa thứ 8 số con sơ sinh sống/ổ có giảm nhƣng vẫn có giá trị cao hơn lứa đầu. Chứng tỏ nhóm MCTH có khả năng sinh sản tốt và kéo dài. 3. Mối tƣơng quan giữa các lứa đẻ là mối tƣơng quan thuận và quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Tƣơng quan giữa lứa thứ nhất và lứa thứ hai có giá trị là 0,987. Tƣơng quan giữa lứa thứ nhất với các lứa là 0,994. Tƣơng quan giữa lứa thứ hai với các lứa là cao nhất và đạt 0,999. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình chọn lọc. 4. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của các nái cao và có giá trị biến động từ +0,44 đến +0,84. Kết quả này cao hơn so với một số kết quả nghiên cứu trên cùng giống lợn và cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu trên lợn ngoại. Vì lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt hơn. 48
  51. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 5. Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc - Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất: khi chọn 10, 20, 30, 40% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên so với thế hệ trƣớc là 0,498; 0,399; 0,314; 0,259 con/lứa. Khi chọn 90, 100% số con sơ sinh sống/ổ giảm 0,082 và 0,23 con/lứa. - Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên 0,725 con/lứa nếu ta chọn 10% tổng số nái. Và số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau giảm 0,134 và 0,327 con/lứa nếu ta chọn 90, 100% tổng số nái. - Ƣớc tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa. Số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên 0,635; 0,498; 0,406 con/lứa khi ta chọn 10, 20, 30% tổng số nái. Khi ta chọn 90, 100% tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau giảm là 0,112; 0,289 con/lứa. 5.2. ĐỀ NGHỊ 1. Áp dụng chƣơng trình PIGMANIA để quản lý và chƣơng trình PIGBLUP để ƣớc tính giá trị giống, phục vụ công tác chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 2. Phổ biến nhóm lợn Móng Cái tổng hợp vào sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng giống lợn Móng Cái, tạo tổ hợp lai thích hợp làm tăng nguồn sản phẩm thịt lợn với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. 3. Chọn 5 nái có giá trị giống cao nhất biến động từ 0,75 đến 0,84, tƣơng ứng với 10%. Ngoài ra có thể chọn số lƣợng nái lên đến 20% trong tổng số nái - tƣơng ứng với 10 nái mà không làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế. Vì số nái này có giá trị giống vẫn ở mức cao biến động từ 0,57 đến 0,84. 4. Loại thải những nái có giá trị giống thấp. Những nái này không nên giữ lại làm giống vì sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng con giống và làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. 49
  52. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Đặng Vũ Bình (1993), “Các tham số thống kê di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn Móng Cái va Ỉ”, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, trường ĐHNNI - Hà Nội. 2. Đặng Vũ Bình (1995) “Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi”. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Thắng (2002), “Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của các nhóm nái được phối với lợn đực giống Pietrain”, kết quả nghiên cứu KHKTNN. 4. Bộ NN PTNT (2003), “Một số loại cây con đạt chuẩn quốc gia”. 5. Nguyễn Quế Côi (1996), “Một số đặc điểm di truyền, chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trƣởng, cho thịt của lợn Móng Cái và Ỉ”, Luận án PTS KHNN, Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội. 6. Nguyễn Quế Côi, Đặng Văn Hoà, Nguyễn Nguyệt Cầm và cộng tác viên (2005), “So sánh năng suất sinh sản của lợn Móng Cái, F1 (Y MC) và nái ngoại Landrace và Yorkshire nuôi trong nông hộ tại Quảng Trị” Báo cáo KH Bộ NN PTNT năm 2004. 7. Trần Thị Dân (2001), “Tiến bộ di truyền về số lợn con đẻ ra/lứa tại trại lợn công nghiệp TPHCM”, Tạp chí chăn nuôi. 8. Phạm Hữu Doanh (1994), “Bảo tồn giống gen quý của giống lợn Móng Cái”, NXBNN, HN. 9. Tạ Thị Bích Duyên (2003), “Xác định một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở An Khánh, Thụy Phƣơng và Đông Á”. Luận án TS Nông nghiệp, Viện chăn nuôi, Hà Nội. 10. Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Thiện (2003), “Một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống Thụy Phương và Đông Á”. Báo cáo Khoa học, Bộ NN PTNT. 50
  53. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 11. Nguyễn Văn Đức (2002), “Kết quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ qua 3 thế hệ của nhóm lợn Móng Cái MC3000 ”, Tạp chí NN PTNT 12. Nguyễn Văn Đức (1999), “Đặc điểm di truyền học của một số tính trạng sản xuất chính ở 3 giống lợn địa phƣơng nuôi phổ biến Móng Cái, Phú Khánh, Thuộc Nhiêu”, Tạp chí chăn nuôi. 13. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002), “Hiệu quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ của các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace và Large White”, Tạp chí chăn nuôi. 14. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên, Giang Hồng Tuyến (2002), “Kết quả chọn lọc lợn Móng Cái sinh sản tốt và nhóm Móng Cái tăng trọng và tỉ lệ nạc cao”, Báo cáo KH Bộ NN PTNT. 15. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải (2002), “Phƣơng pháp kiểm tra thống kê sinh học”, NXB KHKT, HN. 16. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Thị Viễn (2006), “Kết quả chọn lọc 2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC3000 và MC15 sau 3 thế hệ ”, Báo cáo KH Bộ NN PTNT năm 2005. 17. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Tám, Trần Thị Minh Hoàng, Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Hữu Cƣờng (2002), “Một số tính trạng sinh sản của tổ hợp lợn nái Móng Cái và nái lai giữa Pietrain và Móng Cái nuôi trong nông hộ tại huyện Đông Anh - Hà Nội ”, thông tin KHKT chăn nuôi. 18. Kiều Minh Lực (1999), “Di truyền giống động vật”, giáo trình nâng cao cho cán bộ KT Viện KHKTNN miền Nam. 19. Kiều Minh Lực, Nguyễn Hữu Thao, Lê Phạm Đại, Võ Đình Đạt (2001), “Ảnh hƣởng của thông số di truyền và mô hình phân tích thống kê đế giá trị giống của tính trạng tăng trọng và dày mỡ lƣng ở lợn bằng phƣơng pháp BLUP”, đánh giá giá trị di truyền 1 số tính trạng kinh tế quan trọng ở lợn, Viện KHKT miền Nam. 20. Lê Viết Ly (1999), “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam”, NXBNN, HN. 21. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, Phan Cự Nhân và Trịnh Đình Đạt (1994), “Giáo trình chọn giống động vật”. Giáo trình cao học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp. 51
  54. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 22. Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Đức (2002), “Một số nhân tố ảnh hƣởng tới các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái”. Tạp chí chăn nuôi. 23. Nguyễn Văn Thiện (1995), “Di truyền học số lƣợng ứng dụng trong chăn nuôi”. NXB NN, HN 24. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1999), “Sức sinh sản cao của lợn Móng Cái nuôi tại nông trường Thành Tô”, Tạp chí chăn nuôi. 25. Đỗ Văn Trung (1999), “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái giống Yorkshire và Landrace nuôi tại trung tâm giống gia súc Phú Lãm và trong điều kiện nông hộ của tỉnh Hà Tây”, Luận án Thạc sĩ KHNN. 26. Giang Hồng Tuyến (2003), “Nghiên cứu đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản về sinh sản và sản xuất của 2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC3000 và MC15”. Luận án Thạc sĩ, trƣờng ĐHNNI - Hà Nội. 27. Giang Hồng Tuyến (2008), “Nghiên cứu chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn MC3000, khả năng tăng khối lượng và tỉ lệ nạc đối với nhóm lợn MC15 ”. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. 28. Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phi Phƣợng, Lê Thế Tuấn (2000), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phƣơng”, Báo cáo KH Bộ NN PTNT. II. Tài liệu tiếng Anh 1. Duc N.V., G.H. Tuyen (2000), “Heritability and genetic correlation for number born alive of Mong Cai and Large White in the Red River Delta of Viet Nam”, ITCPH. 2. Duc N.V., N.V. Ha, G.H. Tuyen (2000), “Mong Cai - The most popular local pig breed in Viet Nam”, ITCPH. 3. Duyen T.T.B., N.V. Duc (2001), “Number born alive of Large White in the Red River Delta of Viet Nam”, AAABG. 4. Graser H.U. (1993), “Modern genetics evaluation procedures, why BLUP”, PIGBLUP clinic, Anim, Genet and Breed. 52
  55. §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Vò ThÞ H•êng – KN 901 5. Hammond Kennedy. (1991), “PIGBLUP clinic Handbook”, AGBU, UNE, NSW, Australia. 6. Henderson C.R. (1975), “Best linear unbiased estimation under selection model”, Biometrics. 7. Hermesch S. (1995), “Study of NBA and its relationship with other traits”, Pig genetics Workshop Notes. 8. Markus S. (1992), “The BLUP Animal Model”, Animal Breeding the Moden Approach. 9. Tom Long T.E. (1995), “BLUP and PIGBLUP”, Animal Breeding the Moden Approach. 10. Tony Henzell. (1993), “What is new in PIGBLUP”, PIGBLUP clinic, Animal Genetics and Breeding. 11. Van, V.T.K., N.V. Duc (1999), “Hertabilities, Genetic and Phenotypic Correlation Between Some Reproductive Performance Traits in Mong Cai and Large White Breeds”, AAABG. 12. Willi Funchs (1991), “What does PIGBLUP for you”, PIGBLUP clinic, Animal Genetics and Breeding. 53