Khóa luận Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải biển Vinaship - Nguyễn Thị Huyền Trang

pdf 108 trang huongle 1770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải biển Vinaship - Nguyễn Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tai_chinh_va_bien_phap_cai_thien_tinh_hi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần vận tải biển Vinaship - Nguyễn Thị Huyền Trang

  1. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang Giảng viên hướng dẫn : ThS. Cao Thị Thu HẢI PHÕNG - 2009 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 1
  2. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang Giảng viên hướng dẫn : ThS. Cao Thị Thu HẢI PHÕNG - 2009 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 2
  3. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG Nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang Mã số : 090743 Lớp : QT 901N Ngành : Quản trị Doanh nghiệp Tên đề tài : Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 3
  4. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Nhiệm vụ đề tài 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 4
  5. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Cán bộ hƣớng dẫn đề tài tốt nghiệp Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 200 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm 200 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 200 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 5
  6. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Phần nhận xét tóm tắt của cán bộ hƣớng dẫn 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 200 Cán bộ hƣớng dẫn (họ tên và chữ ký) Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 6
  7. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp. 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp 1 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 1 1.1.1.2. Bản chất tài chính doanh nghiệp 1 1.1.1.3. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp 1 1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 2 1.1.2.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp 2 1.1.2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 2 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp 2 1.1.2.3.1. Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp . 2 1.1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh .3 1.1.2.3.3. Môi trường kinh doanh . 3 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính 4 1.2.1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp . 4 1.2.2. Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp . 5 1.2.2.1. Phương pháp so sánh 6 1.2.2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh 6 1.2.2.1.2. Điều kiện so sánh 6 1.2.2.1.3. Kỹ thuật so sánh 6 1.2.2.1.4. Hình thức so sánh 7 1.2.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ 7 1.2.2.3. Phương pháp Dupont . .8 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 7
  8. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship 1.2.3. Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp 8 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp 9 1.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp .9 1.2.4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán . 9 1.2.4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 15 1.2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp . 18 1.2.4.2.1. Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán .18 1.2.4.2.2. Nhóm các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư . 21 1.2.4.2.3. Nhóm các chỉ số về hoạt động . 23 1.2.4.2.4. Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời .25 1.2.4.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng phương trình Dupont . 27 Chƣơng II : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP 2.1. Khái quát về công ty. 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty .29 2.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển . 29 2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty . 31 2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn . . 32 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh .34 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự 34 2.1.2.1.1. Về cơ cấu tổ chức 34 2.1.2.1.2. Về quản lý nhân sự 37 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 43 2.1.2.2.1. Về vốn kinh doanh ( theo bảng CĐKT năm 2008) 43 2.1.2.2.2. Về cơ sở vật chất kinh tế . 44 2.1.2.2.3. Về các hoạt động sản xuất kinh doanh . 48 2.2. Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 8
  9. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Cty CP Vận tải biển Vinaship 50 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán .50 2.2.1.1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản .50 2.2.1.1.2. Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn 53 2.2.1.2.Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .56 2.2.1.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang 56 2.2.1.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc 59 2.2.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trƣng của Cty CP Vận tải biển Vinaship 60 .2.2.2.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán 60 2.2.2.2. Các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư 64 2.2.2.3. Các chỉ số về hoạt động 67 2.2.2.4. Các chỉ số về khả năng sinh lời 70 2.2.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính 72 2.3. Đánh giá chung về hoạt động tài chính tại Cty CP Vận tải biển Vinaship 2.3.1. Ƣu điểm 75 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân . 76 Chƣơng III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship 3.1.1. Về đầu tƣ phát triển . 78 3.1.2. Về nâng cao chất lƣợng lao động . 78 3.1.3. Về hoạt động kinh doanh 78 3.2. Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship 3.2.1. Biện pháp 1 : Giảm chi phí tài chính 79 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 9
  10. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship 3.2.1.1. Cơ sở thực hiện biện pháp 79 3.2.1.2. Thực hiện 79 3.2.1.3.Dự kiến kết quả và chi phí phát sinh 80 3.2.1.4. So sánh kết quả trước và sau giải pháp 80 3.2.2. Biện pháp 2 : Giải pháp tăng doanh thu 81 3.2.2.1. Cơ sở thực hiện biện pháp 81 3.2.2.2. Thực hiện 83 3.2.2.3.Dự kiến kết quả và chi phí phát sinh . .83 3.2.2.4. So sánh kết quả trước và sau giải pháp . 84 3.3. Kiến nghị. KẾT LUẬN . 87 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 10
  11. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Lời cảm ơn Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng của công tác quản lý của mỗi doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng lớn tới quyết định trong quản lý và đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị cùng với hoạt động thực tiễn của Công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Cao Thị Thu và sự chỉ bảo của các cô chú trong công ty, em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài : “ Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP ”. Do thời gian học tập tìm hiểu thực tế tại công ty ngắn và kiến thức hiểu biết của em có hạn nên khoá luận của em khó tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Em rất mong sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo, các cô chú trong công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP và của các bạn để khoá luận của em được hoàn chỉnh hơn . Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, phòng tài chính kế toán của công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP và sự hướng dẫn tận tình, sát sao của cô giáo Cao Thị Thu cùng các thầy cô giáo khác đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn !!! Hải phòng, ngày 12 tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền Trang Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 11
  12. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship LỜI MỞ ĐẦU Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như : môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Để đảm bảo đúng tiến độ, không bị gián đoạn, có hiệu quả thì doanh nghiệp nhất thiết phải đánh giá tình hình tài chính một cách chính xác. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xem xét những điểm mạnh, điểm yếu, những mặt tích cực, những tồn tại để đề ra những biện pháp kịp thời cải thiện tình hình tài chính. Các doanh nghiệp thường sử dụng vốn của mình để đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận vì vậy phân tích tài chính một cách hiệu quả và khoa học không những đánh giá được tiềm lực vốn, khả năng sinh lời, đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn thông qua đó để tìm ra được chiến lược phát triển trong tương lai của công ty. Chính vì thế phân tích tài chính luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Thấy được tầm quan trọng đó trên thực tế và lý thuyết, bằng những kiến thức đã học và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP, em muốn tìm hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của công ty nên đã chọn đề tài “ Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP”. Được sự giúp đỡ của các cô chú phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức cán bộ lao động, phòng kinh doanh và đặc biệt là sự giúp đỡ của cô giáo ThS. Cao Thị Thu đã giúp em hoàn thành khoá luận này. Khóa luận gồm 3 phần. Chương I : Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương II : Phân tích tài chính tại công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP. Chương III : Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền Trang Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 12
  13. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong qúa trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp 1.1.1.2. Bản chất tài chính doanh nghiệp Về bản chất tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Xét về hình thức tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong qúa trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp Vì vậy các hoạt động gắn liền với việc phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.1.1.3. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp Các quan hệ tài chính : là sự hợp thành từ các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Bao gồm : - Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước : đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp được nhà nước cấp vốn hoạt động và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí - Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thế kinh tế khác : đó là quan hệ về việc thanh toán trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư vốn hoặc bán tài sản, hàng hoá và các dịch vụ khác. - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp : được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp thanh toán tiền lương, thực hiện các khoản tiền thưởng, tiền phạt với công Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 13
  14. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship nhân viên, quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, việc phân chia lợi tức, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp. 1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp, nó thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau - Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả - Giám sát kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.3.1. Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp Những đặc điểm riêng về mặt hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng lớn đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc có tổ chức huy động vốn, sử dụng vốn kinh doanh và việc phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 14
  15. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành ở nước ta, hiện có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau - Doanh nghiệp nhà nước - Công ty cổ phần - Công ty trách nhiệm hữu hạn - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh - Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó có ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn ( vốn cố định và vốn lưu động ) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán và chi trả. Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh - Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2.3.3. Môi trường kinh doanh Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh gồm có - Môi trường kinh tế - Môi trường pháp lý - Môi trường kỹ thuật công nghệ, môi trường thông tin - Môi trường hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế - Các môi trường đặc thù Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 15
  16. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là tổng thế các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho những đối tượng có liên quan có dự đoán chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có những quyết định phù hợp với lợi ích của họ. 1.2.1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp với vị trí là công cụ của nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành, phân tích sẽ thực hiện chức năng : đánh giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp như các nhà quản lý, nhà đầu tư tài chính, các ngân hàng, người lao động để có nhận thức đúng đắn và đầy đủ, các đối tượng tuỳ mục tiêu quan tâm mà lựa chọn những nội dung phân tích phù hợp. Cụ thể là : - Đối với nhà quản lý : phân tích tài chính nhằm đáp ứng các mục tiêu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như : tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán nợ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra, nhờ hoạt động phân tích tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế, thấy được thực trạng tài chính cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Đối với các nhà đầu tư, người cho vay : phân tích hoạt động tài chính đối với họ để đánh giá khả năng sinh lời, mức độ rủi ro, khả năng hoàn trả của công ty từ đó quyết định có nên đầu tư hay cho doanh nghiệp vay vốn không ? - Đối với cơ quan nhà nước : phân tích tài chính giúp nhà nước nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn ( chính sách thuế, lãi suất đầu tư ) nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. - Đối với người lao động : phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 16
  17. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tuỳ thuộc vào công việc được phân công, đảm nhiệm. - Đối với công ty kiểm toán : phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp công ty kiểm toán kiểm tra được tính hợp lý trung thực của các số liệu, phát hiện được những sai sót và gian lận của doanh nghiệp về mặt tài chính. 1.2.2. Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tương lai. Từ đó giúp các đối tượng đưa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tượng. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phương pháp, thông thường người ta hay sử dụng các phương pháp sau : 1.2.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. 1.2.2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm gốc so sánh. Gốc so sánh được xác định tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Khi tiến hành so sánh cần có từ hai đại lượng trở lên và các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được. 1.2.2.1.2. Điều kiện so sánh - So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. - So sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. 1.2.2.1.3. Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu được thể hiện dưới 3 kỹ thuật so sánh sau đây Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 17
  18. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship - So sánh số tuyệt đối : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh số tương đối : là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. - So sánh số bình quân : biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Từ đó cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích, mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. 1.2.2.1.4. Hình thức so sánh Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể được thực hiện theo 2 hình thức sau : - So sánh theo chiều dọc : là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành. - So sánh theo chiều ngang : là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau. ( cần chú ý trong điều kiện có lạm phát, kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hưởng của biến động giá ) 1.2.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang được cải tiến cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán. Phương pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 18
  19. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ và đại cương tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhìn chung có 4 nhóm sau : - Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán - Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư - Nhóm chỉ số về hoạt động - Nhóm chỉ số khả năng sinh lời 1.2.2.3. Phương pháp Dupont - Dùng để phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số ROA ( tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn ) và ROE ( tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ) Khi phân tích các chỉ số này, người ta còn vẽ sơ đồ phương trình Dupont của doanh nghiệp. 1.2.3. Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp Khi tiến hành phân tích hoạt động tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để : - Đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp kỳ hoạt động đã qua Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 19
  20. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship - Giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, người sử dụng thông tin ra được các quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời. Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc - Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô. Báo cáo tài chính bắt buộc gồm có : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập mà các doanh nghiệp tuỳ vào điều kiện đặc điểm riêng của mình có thể lập hoặc không lập như Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Báo cáo tài chính gồm 4 loại sau + Bảng cân đối kế toán : mẫu B01 - DN + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : mẫu B02 - DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : mẫu B03 - DN + Thuyết minh báo cáo tài chính : mẫu B09 - DN 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp 1.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán * Khái niệm Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. * Vai trò Thông qua Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Nội dung Bảng cân đối kế toán Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 20
  21. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần : - Phần tài sản - Phần nguồn vốn Phần tài sản : phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản được chia thành : - Tài sản ngắn hạn : phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường là dưới hoặc bằng 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Tài sản dài hạn: phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng 1.1 : Các khoản vụ chính trong phần TS của Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tđ tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Xét về mặt kinh tế các chỉ tiêu ở phần Tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản dưới hình thái vật chất. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 21
  22. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Xét về mặt pháp lý số liệu của các chỉ tiêu ở phần Tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn : phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành : - Nợ phải trả : phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ ( nợ ngân sách, nợ ngân hàng, nợ người bán ) về các khoản phải nộp phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. - Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Bảng 1.2 : Các khoản vụ chính trong phần NV của Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN Xét về mặt kinh tế : số liệu trong phần nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh. Xét về mặt pháp lý : số liệu của các chỉ tiêu phần Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 22
  23. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship tượng cấp vốn cho doanh nghiệp ( Nhà nước, các tổ chức tín dụng ) * Phân tích Bảng cân đối kế toán Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích Bảng cân đối kế toán là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nên khi tiến hành cần đạt được những yêu cầu sau: - Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chưa - Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ Bảng 1.3 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản Cuối năm so Theo quy mô Đầu Cuối Chỉ tiêu với đầu năm chung năm năm Số tiền % Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tđ tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hường biến động của chúng. Nếu Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 23
  24. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính, mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Nhưng thế cũng có nghĩa là doanh nghiệp không có lợi lắm vì nếu nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp sử dụng được một lượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng nhỏ. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, nhưng doanh nghiệp sẽ sử dụng được một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ. Bảng 1.4 : Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Cuối năm so Theo quy mô Đầu Cuối Chỉ tiêu với đầu năm chung năm năm Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN * Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với người quản lý doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm đến doanh nghiệp. Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho biết được sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thì tài sản lưu động nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, tài sản cố định nên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh. TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ NH Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 24
  25. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship TSNH Vốn LĐ ròng Nợ DH TSDH Vốn CSH Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn 1.2.4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh * Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ và các hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp. * Vai trò Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục tiêu phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định. Đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Báo cáo kết quả kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản khác. * Nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 25
  26. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Bảng 1.5 : Các khoản mục của Báo cáo kết quả hd sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm 1.DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ 3.DT thuần 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí hoạt động tài chính chi phí lãi vay 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ HĐ KD 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Lợi nhuận trước thuế 15.Thuế TN DN phải nộp 16.Lợi nhuận sau thuế * Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau : - Phân tích kết quả các hoạt động Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần được phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động.Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tương ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 26
  27. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Bảng 1.6 : Phân tích về kết cấu chi phí doanh thu và lợi nhuận Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hoạt động sản xuất kinh doanh Các hoạt động khác TỔNG SỐ - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 27
  28. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Bảng 1.7 : Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cuối năm so Theo quy mô chung Đầu Cuối với đầu năm Chỉ tiêu năm năm Đầu Cuối Số tiền % năm (%) năm (%) DT bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lợi nhuận từ hđ kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế 1.2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các chỉ tiêu tài chính để giải thích thêm về mối quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 1.2.4.2.1. Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán là nhóm chỉ tiêu có được nhiều sự quan têm của các đối tượng như các nhà đầu tư, các nhà cung ứng, các chủ nợ họ quan tâm xem liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không ? Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 28
  29. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào ? Còn đối với các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán giúp cho các nhà quản lý thấy được các khoản nợ tới hạn cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn nguồn thanh toán cho chúng. * Khả năng thanh toán tổng quát (H1) Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh, cho biết một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng đảm bảo Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát (H1) = Tổng nợ phải trả - Nếu H1 > 1 : chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. - Nếu H1 < 1 : báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ để trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. * Khả năng thanh toán hiện thời (H2) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi thành tiền, trong thời gian 1 năm, do đó hệ số khả năng thanh toán hiện thời còn được xác định theo công thức sau : Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời (H2) = Tổng nợ ngắn hạn Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 29
  30. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Biện pháp tốt nhất là phải duy trì tỷ xuất này theo tiêu chuẩn của ngành. Ngành nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại. * Khả năng thanh toán nhanh (H3) Các tài sản ngắn hạn khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản ngắn hạn hiện có thì vật tư hàng hoá tồn kho ( các loại vật tư, công cụ dụng cụ, thành phẩm tồn kho ) chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá. Tuỳ theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định như sau - Khả năng thanh toán nhanh TS ngắn hạn – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh (H3) = Tổng nợ phải trả Nếu H2=1 tức là doanh nghiệp đang duy trì được khả năng thanh toán nhanh Nếu H2 1 tức là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Số tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định là : tiền cộng các khoản tương đương tiền. Được gọi là tương đương tiền là vì đó là các khoản có thể chuyển đối nhanh, bất kỳ lúc nào thành 1 lượng tiền biết trước, ví dụ như các loại chứng khoán ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh gần như tức thời các khoản nợ được xác định như sau : - Khả năng thanh toán tức thời Tiền + các khoản td tiền Khả năng thanh toán tức thời = Nợ đến hạn Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 30
  31. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship * Khả năng thanh toán lãi vay (H4) Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nằm trong chi phí tài chính, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. So giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả chúng ta sẽ biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi vay đến mức độ nào. LNtt và lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào, đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không ? *Vốn lưu động ròng (NWC) TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ NH TSNH Vốn LĐ ròng Nợ DH TSDH Vốn CSH Vốn lưu động ròng (NWC) = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn được dùng để đầu tư tài sản lưu động, còn nguồn vốn dài hạn được dùng đầu tư tài sản cố định. Nếu vốn dài hạn mà được dùng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì sẽ tạo ra khe hở kỳ hạn, chính là phần vốn lưu động ròng NWC, khe hở kỳ hạn càng lớn thì rủi ro của doanh nghiệp càng cao, khe hở kỳ hạn càng bé thì rủi ro của doanh nghiệp càng thấp. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 31
  32. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship *Hệ số khoản phải thu trên phải trả Khoản phải thu Hệ số các khoản phải thu trên phải trả = Khoản phải trả Hệ số này càng gần đến 1 càng tốt, vì nếu các khoản phải thu mà lớn thì doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, còn hệ số các khoản phải trả nhiều thì doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều, sẽ bị sức ép từ những khoản phải trả này. 1.2.4.2.2. Nhóm các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý (đạt tới kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. * Hệ số nợ (Hv) Chỉ tiêu hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay Nợ phải trả Hệ số nợ (Hv) = Tổng nguồn vốn Hệ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính càng kém, doanh nghiệp bị ràng buộc, bị sức ép từ những khoản nợ vay. Nhưng doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ. * Tỷ suất tự tài trợ (Hc) Tỷ suất tự tài trợ hay hệ số vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100 TSCĐ và ĐTDH Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 32
  33. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tình độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay. * Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa tài sản cố định ( giá trị còn lại ) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Giá trị còn lại của TSDH Tỷ suất đầu tư = x 100 Tổng tài sản Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp trong thời kỳ cụ thể. * Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy trong số tài hạn dài hạn của doanh nghiệp, bao nhiêu phần được trang bị bởi vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = x 100 Tài sản dài hạn Nếu tỷ suât này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình. Nếu tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn nhỏ hơn 1 nghĩa là 1 bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 33
  34. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship 1.2.4.2.3. Nhóm các chỉ số về hoạt động Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. * Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán. * Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm Doanh thu tiêu thụ sphẩm Vòng quay các khoản = phải thu của khách hàng Số dư bquân các khoản phải thu của khách hàng Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. * Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại 360 ngày Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 34
  35. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như : mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng doanh nghiệp * Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động bình quân = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Muốn làm được điều này cần rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. * Số ngày một vòng quay vốn lưu động Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. 360 ngày Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động = Số vòng quay vốn lưu động * Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Hiệu suất càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng hiệu quả * Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay được bao nhiêu vòng. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 35
  36. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 1.2.4.2.4. Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời Các chỉ số sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Ngoài ra các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. * Tỷ suất doanh lợi doanh thu Tỷ suất này thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. LNtt (LNst) Tỷ suất lợi nhuận ( trước hoặc sau = x 100 thuế ) doanh thu Doanh thu thuần * Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn Tỷ suất này là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn. Nó phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. LNtt(LNst) Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn = x 100 Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này còn được phản ánh qua chỉ tiêu vòng quay vốn và chỉ tiêu lợi nhuận doanh thu Tỷ suất lợi Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế nhuận vốn = x x 100 kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Doanh thu thuần sau thuế Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 36
  37. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó. LNst Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ = x 100 Vốn CSH bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân khi tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế 1.2.4.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng phương trình Dupont - Trước hết Doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ giữa tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ số vòng quay tổng tài sản thông qua ROA ( tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn ) LNst LNst Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản + Đẳng thức trên cho thấy tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai yếu tố là Tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Phân tích đẳng thức này cho phép Doanh nghiệp xác định được chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp + Để tăng ROA có thể dựa vào tăng Tỷ suất doanh lợi doanh thu , tăng Vòng quay tổng tài sản, hoặc tăng cả hai. Để tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu ta có thể dựa vào việc tăng lợi nhuận sau thuế nhiều hơn tăng doanh thu ( ví dụ doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận sau thuế phải tăng > 10% mới đảm bảo được việc tăng tỷ số này ) Để tăng vòng quay tổng vốn ta có thể dựa vào tăng doanh thu và giữ nguyên tổng tài sản. ( nhưng khi tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ để tăng ROE lại phải tăng tổng tài sản, nên ta có thể đảm bảo việc tăng tỷ số này bằng cách tăng doanh thu nhiều hơn tăng tổng tài sản ( ví dụ doanh thu tăng 10% thì tổng tài sản phải tăng < 10% ) Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 37
  38. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship - Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE ) Tổng tài sản ROE = ROA x Vốn chủ sở hữu 1 Vòng quay ROE = ROA x x tổng vốn 1- hệ số nợ 1 Tỷ suất doanh lợi Vòng quay ROE = x x doanh thu tổng vốn 1- hệ số nợ - Để tăng ROE có thể dựa vào tăng ROA, tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, hoặc tăng cả hai. Để tăng Tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 38
  39. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Chƣơng II : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP 2.1. Khái quát về công ty 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP Tên công ty bằng tiếng Anh: VINASHIP JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt : VINASHIP Địa chỉ trụ sở chính : Số 01 Hoàng Văn Thụ, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. Điện thoại : (84.031).3842151 – 3823803 - 3842185 Fax: (84.031)3842271 Telex: 311214 VSHIP VT E-mail: drycargo@vinaship.com.vn Website: Giấy phép kinh doanh Số 0203002740 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 2006. Tổng số vốn điều lệ : 200.000.000.000 ( hai trăm tỷ đồng ) Nhà nước sở hữu : 51% Chủ tịch Hội đồng quản trị : ông Đoàn Bá Thước Cổ đông chính : Tổng công ty Hàng hải Việt Nam( nắm giữ 51% cổ phần ) 2.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship - tức Công ty vận tải biển III (VINASHIP) trước đây vốn là một DN nhà nước hạng I được thành lập theo Quyết định số 694/QĐ-TCCB ngày 10/3/1984 của Bộ giao thông vận tải, và sau đó được thành lập lại theo Quyết định số 463/QĐ-TCCB ngày 23/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trong lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty đã luôn nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tích cao trong sản xuất kinh doanh và góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 39
  40. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship * Giai đoạn 1984-1990 Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, đội tàu của Công ty phần lớn là tàu chạy dầu DO, các sà lan tàu kéo, các tàu cũ do Liên Xô viện trợ với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hoá và hành khách trong nước. Luôn biết phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành vận tải đường biển, đội tàu của Công ty trong thời gian này không những hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên mà còn đảm nhận xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho . * Giai đoạn 1991-1995 Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển dịch từ mô hình kinh tế tập trung – bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong giai đoạn này Nhà nước xác định lại vốn và giao vốn cho các doanh nghiệp. Do chưa có sự chuẩn bị kỹ về con người và tri thức quản lý, Công ty đã gặp không ít khó khăn về thị trường, về đầu tư đổi mới phương tiện, về phương pháp quản lý nên hiệu quả chưa đạt được yêu cầu và có năm chưa thực hiện được kế hoạch * Giai đoạn 1996-2000 Trong giai đoạn này, được sự chỉ đạo giúp đỡ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cùng với sự quyết tâm cao trong việc đổi mới doanh nghiệp, VINASHIP đã dần từng bước thoát khỏi những yếu kém, trì trệ, bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng Công ty đã chủ động sắp xếp tổ chức lại một cách hệ thống bộ máy điều hành, bố trí cán bộ chủ chốt có năng lực vào các phòng ban nghiệp vụ quan trọng. Kiện toàn được cơ cấu tổ chức bố trí cán bộ phù hợp là tiền đề tạo thế ổn định, gây được niềm tin, sự hứng khởi và đoàn kết trong nội bộ. Trong thời gian này bằng cách mua hoặc chuyển nhượng tài sản trong nội bộ Tổng công ty, VINASHIP đã có thêm hàng loạt các tàu như Hùng Vương 03, Thắng Lợi 01, 02, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Giang, nâng tổng trọng tải đội tàu lên nhanh chóng so với những năm trước đây. Năm 1999, trọng tải đội tàu đạt 72.987 dwt. * Giai đoạn 2001-2008 Công ty vận tải biển III trong giai đoạn này đã đặc biệt chú trọng đến việc Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 40
  41. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship phát triển đội tàu, Công ty đã bổ sung thêm vào danh sách đội tàu của Công ty những cái tên mới như Hà Nam, Hà Đông, Hà Tiên, Bình Phước, Mỹ An, Mỹ Thịnh, Mỹ Vượng mua tại thị trường nước ngoài, Chương Dương mua trong nước và Mỹ Hưng đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Việc đầu tư đúng hướng không những phát triển được đội tàu về số lượng mà còn trẻ hoá được đội tàu. Tuổi tàu bình quân liên tục được giảm, từ trên 22 tuổi trong những năm đầu thành lập Công ty cho đến 22 tuổi (năm 1999), 20 tuổi (năm 2001) và 19,4 tuổi (năm 2003). 2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Trong giai đoạn đầu khi mới thành lập nhiệm vụ chủ yếu của công ty là vận tải hàng hoá nôi địa, vận tải biển pha sông, kết hợp với vận tải vùng Đông Nam Á và vận chuyển hành khách tuyến Bắc Nam và ngược lại. Hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của công ty là vận tải hàng hoá nội địa, vận tải biển pha sông, kết hợp với vận tải vùng Đông Nam Á và mở rộng ra toàn thế giới. Lĩnh vực kinh doanh chính : vận tải đường biển Ngành kinh doanh : dịch vụ chuyên chở bằng đường hàng hải Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm - Kinh doanh vận tải - Khai thác cầu cảng,kho bãi và dịch vụ giao nhận kho vận - Dịch vụ đại lý tàu - Dịch vụ đại lý vận tải nội địa, đại lý - Dịch vụ cung ứng tàu biển - Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá - Dịch vụ khai thuế hải quan - Dịch vụ hợp tác lao động - Cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn - Dịch vụ xuất nhập khẩu - Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá 2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 41
  42. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship - Thành lập từ năm 1984, Vinaship có bề dày lịch sử lâu dài, có uy tín lớn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải trong nước và quốc tế với nhiều khách hàng truyền thống. - Nhà nước, Chính phủ đã tặng cho cá nhân và tập thể Công ty các Huân chương Lao động và nhiều phần thưởng cao quý khác. - Vinaship có mạng lưới các đơn vị trực thuộc tại các Cảng biển và thành phố lớn của Việt Nam, do vậy Công ty có thể tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý. - Sự thay đổi về khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Vinaship do các dịch vụ hàng hải gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000, tăng tốc đạt 61,3% năm 2005, 65% năm 2006 và 67% năm 2007 - thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở Châu Á và thứ 8 trên thế giới). Điều này tạo ra một thuận lợi rất lớn đối với dịch vụ vận chuyển hàng hải của Vinaship. * Khó khăn - Tình trạng yếu kém chung của đội tàu Việt Nam. Tình trạng yếu kém này là do Đội tàu Việt Nam của chúng ta có trọng tải nhỏ. Độ tuổi bình quân của đội tàu tương đối cao, các tàu chuyên dụng chở các mặt hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng lâm sản, hoá chất, gas hoá lỏng LPG, dầu thô chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn. - Là Doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động của Vinaship chịu ảnh hưởng của các Văn bản Pháp luật về Luật Doanh nghiệp, các Văn bản Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật và các Văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó vẫn còn tồn tại nhiều quy định phức tạp chồng chéo trong lĩnh vực hành chính, nhất là những quy định về thủ tục hải quan và các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải của Công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 42
  43. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship - Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết sẽ mở cửa tối đa ngành vận tải. Ngành vận tải trở thành một trong những lĩnh vực sẽ gặp nhiều cạnh tranh nhất từ các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành nghề. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần hiện tại của Vinaship. - Rủi ro về giá: + Giá dịch vụ: Rủi ro về giá chủ yếu do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong cùng ngành. Cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự giảm giá dịch vụ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để giữ vững uy tín với khách hàng. + Giá nhiên liệu: Với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành vận tải, nhiên liệu đầu vào chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Trong thời gian tới giá cả nhiên liệu đầu vào tiếp tục diễn biến phức tạp tạo ra rủi ro về chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận của Vinaship. - Công ty đã, đang và sẽ luôn luôn phải sử dụng đến nguồn ngoại tệ trong thanh toán, cho nợ và vay nợ, do vậy rủi ro về tỷ giá thanh toán luôn ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. - Khi cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu sẽ được xác định dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường và chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.Do đó, giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán có khả năng biến động lớn và ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của Công ty cũng như tâm lý của cán bộ, công nhân viên; hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chịu ảnh hưởng của những rủi ro khác như rủi ro do hỏa hoạn, chiến tranh, rủi ro do biến động giá cả các yếu tố đầu vào, rủi ro trong quá trình chào hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng những rủi ro này cũng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 43
  44. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự 2.1.2.1.1. Về cơ cấu tổ chức * Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 44
  45. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 45
  46. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship * Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 1-Phòng kinh doanh : là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu có hiệu quả, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc. 2-Phòng khoa học kỹ thuật :là phòng nghiệp vụ giúp tổng giám đốc về quản lý kỹ thuật định mức nhiên liệu, vật tư của đội tàu. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật,quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ khai thác kinh doanh vận tải đạt hiệu quả. 3-Phòng tổ chức cán bộ-lao động :là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương trong hoạt động kinh doanh khai thác. Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty theo pháp luật (bộ luật lao động) phù hợp với chức năng nhiệm vụ và đặc điểm của công ty. 4-Phòng tài chính kế toán :là một phòng tham mưu cho tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán trong toàn công ty. Quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, hạch toán đề xuất các biện pháp triển khai để công ty thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu về tài chính. 5-Phòng vật tư :là phòng nghiệp vụ giúp tổng giám đốc về quản lý, cấp phát nhiên liệu, vật tư cho toàn công ty. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. 6-Phòng pháp chế an toàn hàng hải :là phòng nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc về công tác pháp chế an toàn hàng hải với nhiệm vụ chính là quản lý, hướng dẫn và theo dõi viêc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm tàu, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan đến các tàu của công ty. 7-Phòng đầu tư phát triển đội tàu :là phòng tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quan hệ, giao dịch với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm xây dựng và triển khai các phương án đầu tư và phát triển đội tàu của công ty. 8-Phòng đối ngoại và đầu tư tài chính :là phòng tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quan hệ, giao dịch với các tổ chức doanh nghiệp trong và Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 46
  47. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship ngoài nước nhằm phục vụ cho việc nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường phát triển sản xuất kinh doanh. Giúp tổng giám đốc xây dựng và triển khai các phương án đầu tư tài chính của công ty. 9-Phòng hành chính :là phòng tham mưu giúp tổng giám đốc công việc hành chính với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý văn thư, đất đai, nhà cửa, thực hiện chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị cho công ty. 10-Phòng bảo vệ quân sự :nhiệm vụ là lên phương án bảo vệ cơ quan, tổ chức triển khai công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn trong công ty, đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong khuôn viên công ty, lập kế hoạch huấn luyện tự vệ hàng năm theo nội dung chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên. 11-Phòng đại lý tàu biển :là phòng tham mưu giúp tổng giám đốc mở rộng và phát triển công tác đại lý tàu biển, thu gom vận chuyển hàng hoá, đại lý môi giới hàng hải, dịch vụ kê khai thuế hải quan, đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá đạt hiệu quả, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc. 12-Phòng quản lý an toàn và an ninh :có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển trong toàn công ty. Nghiên cứu để thực hiện bộ luật quản lý an toàn quốc tế và bảo vệ môi trường biển ISM CODE. 13-Ban thi đua khen thưởng :là đơn vị tham mưu cho tổng giám đốc và lãnh đạo công ty về công tác thi đua lao động sản xuất, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức rộng rãi, nghiên cứu đề xuất phát động các phong trào thi đua trong từng thời kỳ. 14-Đội giám sát kiểm tra :là bộ phận tham mưu cho tổng giám đốc giám sát kiểm tra thực hiện việc chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nội quy quy chế trong phạm vi công ty. 15-Các chi nhánh thành phố HCM-Đà Nẵng-Hạ Long :nhiệm vụ của các chi nhánh là thay mặt cho công ty quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 47
  48. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship của công ty giao cho. Giải quyết và phục vụ mọi yêu cầu trong quản lý và khai thác kinh doanh của công ty cho các tàu về khu vực xếp dỡ hàng hoá theo hợp đồng vận tải. 16-Xí nghiệp dịch vụ vận tải : là đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc của công ty, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có các quyền, nghiã vụ dân sự theo pháp luật quy định và chịu sự ràng buộc nghĩa vụ, quyền lợi với công ty. Xí nghiệp chịu sự quản lý của phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất khác trong việc tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 17-Xí nghiệp xếp dỡ vận tải và dịch vụ : là đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc của công ty, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có các quyền, nghiã vụ dân sự theo pháp luật quy định và chịu sự ràng buộc nghĩa vụ, quyền lợi với công ty. Xí nghiệp chịu sự quản lý của phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất khác tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực mở rộng và phát triển một số mặt kinh doanh dịch vụ khác 18-Đội sửa chữa phương tiện :chức năng và nhiệm vụ của đội là sửa chữa đột xuất hoặc một phần công việc sửa chữa định kỳ theo hạng mục sửa chữa hoặc phiếu giao việc của phòng kỹ thuật. 2.1.2.1.2. Về quản lý nhân sự * Đặc điểm lao động Tính đến ngày 30/06/2008, số lượng cán bộ nhân viên chính thức của Công ty là 1007 người Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 48
  49. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Biểu đồ 1 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY NĂM 2008 120 310 Đại học và trên đại học 178 Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 243 ( Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ lao động công ty Vinaship ) (Đơn vị tính : người ) Biểu đồ 2 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CỦA CÔNG TY NĂM 2008 8 5 16 Đại học và trên đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 127 ( Nguồn : Phòng tổ chức cán bộ lao động công ty Vinaship ) (Đơn vị tính : người ) Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 49
  50. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Bảng 2.1 : Tình hình và số lƣợng lao động trong công ty Tính đến ngày Yếu tố 30/06/2008 Số lượng nhân viên ( người ) 1007 Mức lương bình quân ( VNĐ ) 10.849.262 Phân theo trình độ chuyên môn Đại học và trên đại học ( người ) 348 Cao đẳng, trung cấp, PTTH, Sơ cấp ( người ) 659 Phân theo thời hạn hợp đồng LĐ không thuộc diện ký HĐLĐ(GĐ,PGĐ,KTT,CT 04 Cđoàn ) ( người ) Hợp đồng không xác định thời hạn ( người ) 448 Hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm ( người ) 444 Lao động hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm ( người ) 111 ( Nguồn : phòng tổ chức cán bộ lao động công ty Vinaship ) - Khối lao động trực tiếp. + Độ tuổi của khối lao động trực tiếp trẻ hơn khối lao động gián tiếp để phù hợp với điều kiện sóng gió vất vả trên biển. + Giới tính của khối lao động trực tiếp hoàn toàn là nam có đủ sức khoẻ và bản lĩnh trực tiếp điều khiển tàu và các hoạt động trên tàu. + Trình độ chuyên môn của các sĩ quan và thuyền viên tốt, có khả năng điều hành và khai thác đội tàu. - Khối lao động gián tiếp. + Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự. + Giới tính có thể là nam hoặc nữ. + Có trình độ đại học trở lên hoặc ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 50
  51. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Bảng 2.2 : Số lƣợng lao động gián tiếp, lao động trực tiếp (Đơn vị tính : người ) Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Số lượng 851 156 Giới tính Nam 851 97 Nữ 0 59 Độ tuổi 20 - 30 343 21 30 - 40 268 43 40 - 50 182 50 50 - 60 58 42 Trình độ Đh và trên ĐH 310 127 Cao đẳng 243 16 Trung cấp 178 8 Sơ cấp 120 5 ( Nguồn : phòng tổ chức cán bộ lao động công ty Vinaship ) * Chế độ lương thưởng của Công ty a.Tiền lương trả cho khối quản lý phục vụ Trả lương sản phẩm hàng tháng (+) Tiền lương và thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên khối văn phòng được xác định theo công thức sau: TL = [(Hcb + Hpc) x MTT] + [(Hcv +Ktn) x MTT x Kmc ] x Khq + Pđđ Trong đó + TL:Tổng tiền lương thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên + Hcb:Hệ số lương chế độ của CBCNV đang hưởng theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. + Hpc:Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm(nếu có) của CBCNV đang hưởng theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ + MTT:Mức lương tối thiểu chung theo qui định của Chính phủ 540.000đ Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 51
  52. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship (66/2007/NĐ-CP ) + Hcv:Hệ số lương theo công việc đảm nhận, khả năng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiệu quả đóng góp của CBCNV đối với qui trình sản xuất của công ty + Kmc:Hệ số cần mẫn trong công việc của từng CBCNV + Ktn:Hệ số phụ cấp trách nhiệm + Khq:Hệ số hiệu quả sản xuất của khối phòng ban ( phụ thuộc vào năng suất lao động, doanh thu hàng tháng và hiệu quả SXKD ) + Pđđ:Phụ cấp đắt đỏ Bảng 2.3 : Bảng hệ số phụ cấp trách nhiệm theo chức danh Chức danh Hệ sô Ktn Tổng giám đốc 2,0; 3,0 Phó giám đốc 0,7; 1,0; 1,4; 1,7 Kế toán trưởng 0,7; 0,9 Trưởng phòng 0,5; 0,6 Phó trưởng phòng 0,2; 0,4 Trợ lý Hội đồng quản trị 0,2 Trợ lý Tổng giám đốc 0,2 Đội trưởng đội giám sát 0,2 Thủ quỹ 0,1 Lái xe cho Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ 0,15 ( Nguồn : phòng tổ chức cán bộ lao động công ty Vinaship ) b. Tiền lương trả cho sỹ quan thuyền viên đang trực tiếp sản xuất (+) Tiền lương của từng sỹ quan, thuyền viên trân các phương tiện khi tầu sản xuất được xác định theo công thức sau ( ví dụ tính lương theo công thức này, em để bảng ở sau mục 3.4.3 ) LL LNNLLbC TVI30 DM 30 VDM ng ld Trong đó: - LTVI : Tổng tiền lương của SQTV thứ i nhận được sau khi kết thúc một Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 52
  53. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship chuyến hàng. - NĐM : Số ngày tàu trong định mức của chuyến: căn cứ đặc trưng kĩ thuật của tàu, loại hàng tàu chở, cự ly quãng đường, năng suất xếp dỡ tại các cảng để xác định thời gian cần thiết để tàu hoàn thành xong chuyến hàng - NVĐM: Số ngày tàu vượt thời gian định mức của chuyến: là những ngày tàu kéo dài thời gian chuyến do những nguyên nhân khác nhau như do năng suất xếp dỡ, do chờ cầu, chờ hàng, do thời tiết, sửa chữa, - Lb : Tiền lương định mức của SQTV khi tàu sản xuất ( ngày tàu hoạt động trong định mức của chuyến) được xác định theo công thức sau: Lb = MTT x ( HCV + Ktn + Kkn) x ( 1 + KPC) x Khq Trong đó: - 1. MTT : là mức lương tối thiểu - 2. HCV : là hệ số lương công việc của từng SQTV. Bảng 2.4 : Hệ số lƣơng công việc theo chức danh Chức danh Hcv bậc 1 Hcv bậc 2 Thuỷ thủ 3,10 3,35 Thợ máy 3,15 3,45 Cấp dưỡng 3,30 3,65; 4,0 Phục vụ viên 2,65 3,0 ( Nguồn : phòng tổ chức cán bộ lao động công ty Vinaship ) - 3. Ktn: Hệ số phụ cấp trách nhiệm. - 4. Kkn: Hệ số phụ cấp kiêm nhiệm - 5. Kpc : Tổng các loại phụ cấp khi tàu sản xuất - 5. LC : Tiền lương ngoài định mức - 6. Lng : Tiền lương làm ngoài giờ. (+) Tiền lương của từng sỹ quan, thuyền viên trân các phương tiện khi tầu không sản xuất, tàu sửa chữa được xác định theo công thức sau : Ls LTVSC = xN L L 30 SC ng ld Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 53
  54. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Trong đó: 1. Ls: Tiền lương sửa chữa của từng SQTV được xác định theo công thức sau: Ls = [MTT x (Hcv + Ktn + Kkn] x Ksc MTT: Mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ HcV: Hệ số lương công việc của từng SQTV được xác định như phần trên Ktn: Hệ số phụ cấp trách nhiệm của một số SQTV được xác định như trên KSC: Hệ số sửa chữa KSC = 1,50 2. NSC: Số ngày tàu nằm sửa chữa lớn 3. Ltg: Tiền lương làm thêm giờ xác định như khi tàu SX. Ltg LSCx22,3% Trong đó: Ls LSC = xN 30 SC 4. Lld Tiền lương trả thêm khi làm việc ban đêm được xác định như khi tàu SX. (Ltd = LSC x 10%) * Trương hợp tàu sửa chữa lớn ở nước ngoài thì tiền lương trong thời gian sửa chữa toàn thể sỹ quan thuyền viên được hưởng phụ cấp tuyến như khi tàu đang sản xuất. 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.2.1. Về vốn kinh doanh ( theo bảng CĐKT năm 2008) Tổng số nguồn vốn : - Phân theo cơ cấu : + Vốn dài hạn : 486.388.810.314 đồng + Vốn ngắn hạn : 209.638.103.162 đồng - Phân theo nguồn vốn + Vốn chủ : 300.892.979.650 đồng + Vốn vay : 395.097.933.826 đồng Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 54
  55. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship 2.1.2.2.2. Về cơ sở vật chất kinh tế * Về tài sản cố định : a. Đội tàu : Công ty có đội tàu 17 chiếc, đa số là tàu đóng ở nước ngoài với tổng trọng tải là 160.000 DWT Bảng 2.5 : Đội tàu của công ty Vinaship ( tính đ ến 30/12/2008 ) (Đơn vị tính : tàu ) Năm Trọng tải Stt Tên tàu Loại tàu Nơi đóng đóng GT NT DWT 1 Hùng Vương 01 1981 Hàng khô 2,608 1,606 4,747 Nhật 2 Hà Nam 1985 Hàng khô 4,068 2,616 6,512 Nhật 3 Hà Đông 1986 Hàng khô 5,561 2,392 6,700 Nhật 4 Hà Tiên 1986 Hàng khô 5,555 2,352 7,018 Nhật 5 Bình Phước 1989 Hàng khô 4,565 2,829 7,054 Nhật 6 Hùng Vương 02 1981 Hàng khô 4,393 2,810 7,071 Nhật 7 Mỹ An 1950 Hàng khô 4,929 3,135 8,232 Nhật 8 Nam Định 1976 Hàng khô 5,109 3,246 8,294 Nhật 9 Ninh Bình 1975 Hàng khô 5,109 3,246 8,294 Nhật 10 Hà Giang 1974 Hàng khô 7,100 4,757 11,849 Nhật 11 Hưng Yên 1974 Hàng khô 7,317 4,757 11,849 Nhật 12 Mỹ Hưng 2003 Hàng khô 4,089 2,436 6,500 Bạch Đằng 13 Mỹ Thịnh 1990 Hàng khô 8,414 5,030 14,348 Nhật 14 Mỹ Vượng 1989 Hàng khô 8,414 5,030 14,339 Nhật 15 Chương Dương 1974 Hàng khô 7,317 4,350 11,857 Nhật 16 Vinaship Ocean 1986 Hàng khô 7.110 4.381 12.367 Nhật 17 Vinaship Gold 2008 Hàng khô 8.280 3.985 12.500 Hạ Long ( Nguồn : Phòng đầu tư phát triển đội tàu công ty Vinaship ) Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 55
  56. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship b.Khu kho bãi cảng container : Tại 280 đường Ngô Quyền, Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. Tại đây, Công ty đang thực hiện các loại hình dịch vụ : - Cho thuê khai thác hạ tầng cơ sở : Bãi Container, Kho CFS, Nhà làm việc, - Xếp dỡ, giao nhận hàng Container, hàng hóa vận tải đường biển và đường bộ: tại Cảng Transvina và các Cảng lân cận. - Cung ứng vật tư cho các tàu và sửa chữa cơ khí. - Dịch vụ vận tải tổng hợp đa chức năng. * Tài sản và các phương tiện sản xuất có : + Diện tích mặt bằng xây dựng : 15.000m2 trong đó bãi Container 10.000m2 + Kho CFS kiên cố : 1.200m2 + Nhà điều hành cảng hiện đại (02 tầng) : 450m2 + Xưởng cơ khí và nhà làm việc khác. + Đội xe Forklift Truck cộng với đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ chuyên nghiệp thực hiện xếp dỡ, giao nhận và đóng rút hàng Container tại Cảng Transvina và khu vực. Tổng giá trị tài sản : 15 tỷ đồng. c. Bãi container Hậu Phương : Tại Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng ( nằm trên tuyến đường từ Cảng Hải Phòng đi Khu công nghiệp Đình Vũ ). Đây là dự án đang mới xây dựng, đầu năm 2008 đã hoàn thành và bắt đầu đưa vào khai thác sản xuất với các loại hình dịch vụ : - Cho các hãng tàu trong và ngoài nước thuê xếp Container xuất nhập khẩu quốc tế, nội địa và các loại hàng hóa khác. - Nâng hạ Container. - Vận chuyển Container đường bộ. - Giao nhận và đóng rút hàng Container. (+)Tài sản và các phương tiện phục vụ sản xuất có : Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 56
  57. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship - Tài sản : + Diện tích mặt bằng xây dựng : 22.000m2 + Diện tích bãi Container : 16.000m2 + Kho CFS : 1.300m2 + Nhà làm việc hiện đại 03 tầng có diện tích sử dụng : 750m2 Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ khác. - Phương tiện sản xuất có : + Xe nâng chụp Reach Stacker:01 cái + Xe Forklift : 02 cái (xe nâng, hạ hàng trong Container) + Đầu kéo, Mooc Container (sẽ đầu tư trong thời gian tới): 04 cái (Container truck tractor with chassis) Tổng trị giá tài sản : 20 tỷ đồng bao gồm cả thiết bị d. Toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật khu nhà điều hành tại số 01 Hoàng Văn Thụ Hải phòng, và các chi nhánh và văn phòng đại điện ở các thành phố khác * Về trình độ công nghệ. a. Đầu tư phát triển đội tàu - Hiện tại Đội tàu của Công ty gồm 17 tàu chở hàng khô với tổng trọng tải gồm 159.445 DWT, tuổi tàu bình quân 21,2 tuổi. Công ty đang tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực vận tải Đội tàu thông qua hình thức đóng tàu mới, mua tàu đã qua sử dụng; tập trung vào đầu tư Đội tàu chở hàng rời, hàng bách hóa; từng bước trẻ hóa Đội tàu thông qua việc bán những tàu già, cũ, hiệu quả khai thác kém. Công ty sẽ xem xét việc đóng tàu trong nước tại các xưởng của Vinashin hoặc tại nước ngoài (có thể là Trung Quốc nơi có chi phí nhân công rẻ và năng lực trình độ kỹ thuật tương đối phát triển) thông qua các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhìn chung chi phí đóng tàu mới hiện nay đang ở mức cao và vẫn đang có xu thế tăng mạnh. Vì vậy với khả năng tài chính của mình, Công ty sẽ sử dụng nguồn vốn tự có và thông qua các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế để triển khai các dự án đầu tư Đội tàu. - Trong giai đoạn từ 2007 - 2010, Công ty sẽ thực hiện kế hoạch đầu tư Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 57
  58. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship mua các tàu đã qua sử dụng hoặc đóng mới có tải trọng từ 20.000 đến 30.000 DWT để phát triển đội tàu. Trong năm 2008, Công ty đã nhận bàn giao tàu 12.500DWT đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long và tiếp tục đầu tư mua 02 tàu hàng khô rời trọng tải 20.000 - 30.000 DWT với tổng mức đầu tư khoảng 62 triệu USD. - Song song với việc đầu tư thêm tàu, từ năm 2008 Công ty cũng sẽ chủ động bán một số tàu có số tuổi đã cao cho phù hợp với thực tế cũng như tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng trọng tải Đội tàu Công ty đến năm 2010 (sau khi đầu tư mới và bán bớt những tàu già) vào khoảng 311.145 DWT, tuổi tàu bình quân dưới 19 tuổi. - Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư Đội tàu hàng rời, theo chủ trương của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là phát triển đa dạng các loại tàu, trong thời gian tới Công ty cũng sẽ xem xét việc phát triển các loại tàu hàng khác như tàu Container, tàu hàng lỏng, tàu chuyên dụng - Nguồn vốn đầu tư cho các dự án mua tàu dự kiến huy động từ các nguồn sau: + Nguồn quỹ phát triển sản xuất, khấu hao cơ bản của Công ty + Nguồn vay vốn ngân hàng + Nguồn bán thanh lý các tàu cũ Bên cạnh nguồn vốn trên, căn cứ vào tình hình thực tế Công ty có thể xem xét việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn mở rộng sản xuất. b. Đầu tư xây dựng cơ bản: Ngoài việc tập trung phát triển đội tàu để tăng năng lực cạnh tranh, Công ty sẽ xúc tiến để triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó hoạt động dịch vụ sẽ tăng lên trong thời gian tới. c. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin Hiện tại các phòng ban trong toàn Công ty đã được trang bị đầy đủ công nghệ thông tin. Trong mỗi khu vực sử dụng đường truyền ADSL tốc độ cao, kết nối và trao đổi thông tin giữa các khu vực và trung tâm. Về phần mềm, Công ty cũng đã từng bước đầu tư các phân hệ phần mềm quản trị doanh nghiệp do các Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 58
  59. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship nhà cung cấp trong nước sản xuất phục vụ cho các bộ phận chuyên môn như Tài chính kế toán, Nhân sự và Quản lý khai thác Đội tàu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị doanh nghiệp. 2.1.2.2.3. Về các hoạt động sản xuất kinh doanh * Dịch vụ vận tải biển: - Hoạt động vận tải biển được coi là ngành kinh doanh chính của Công ty nên trong thời gian tới Công ty tiếp tục khai thác các tuyến vận chuyển xuất nhập khẩu và chở thuê trong khu vực mà Công ty đã có vị thế đồng thời mở rộng các tuyến vận chuyển mới sang Khu vực Châu Phi và Châu Mỹ. - Mặt hàng vận chuyển chính + Hàng nội địa: than, xi măng, clinker, hàng bách hóa + Hàng xuất khẩu: gạo, than + Hàng nhập khẩu: phân bón, clinker, phôi thép, thạch cao - Tuyến vận chuyển: + Tuyến nội địa: Bắc – Nam và ngược lại + Tuyến vận chuyển hàng xuất khẩu: Thành phố Hồ Chí Minh – Philippine, Indonexia, Quảng Ninh – Philippine, Thái Lan + Tuyến vận chuyển nhập khẩu: Philippine, Thái Lan – Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Malaysia – Hải Phòng + Khai thác tuyến mới: Việt Nam – Bangkok – Châu Phi và ngược lại; Việt Nam – Bangkok - Hiện nay, VINASHIP đang sở hữu và trực tiếp quản lý khai thác một đội tàu biển có chất lượng kỹ thuật tốt, gồm 17 chiếc với trọng tải 160.000 DWT, vận tải hàng hoá giữa các cảng trong và hàng hoá XNK giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Công ty tiếp tục đầu tư phát triển trẻ hoá đội tàu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng vận tải, tăng năng lực cạnh tranh của đội tàu. Năm 2007, VINASHIP đã mua tàu Vinaship Ocean trọng tải 12.367 DWT và đưa vào khai thác từ ngày 04/09/2007. Đầu năm 2008, đã nhận bàn giao và Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 59
  60. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship đưa vào khai thác tàu Vinaship Gold trọng tải 12.500 DWT đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long. Trong giai đoạn từ 2008-2010, Công ty sẽ thực hiện kế hoạch đầu tư mua các tàu đã qua sử dụng hoặc đóng mới có tải trọng từ 20.000 đến 30.000 DWT để phát triển đội tàu và sẽ chủ động bán một số tàu có số tuổi đã cao cho phù hợp với thực tế cũng như tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phấn đấu đến năm 2010, tổng trọng tải Đội tàu Công ty vào khoảng 311.145 DWT, tuổi tàu bình quân dưới 19 tuổi. Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư Đội tàu hàng rời, theo chủ trương của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là phát triển đa dạng các loại tàu, trong thời gian tới Công ty cũng sẽ xem xét việc phát triển các loại tàu hàng khác như tàu Container, tàu hàng lỏng, tàu chuyên dụng. * Dịch vụ hàng hải: - Công ty vận tải biển Vinaship với hệ thống các chi nhánh của Công ty đặt tại Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long, có lợi thế về vị trí, giao thông thuận tiện, gần các cảng biển lớn tạo điều kiện tốt để Công ty tiến hành các hoạt động dịch vụ hàng hải gồm: đại lý tàu biển, khai thác kho bãi Vinaship đang quản lý khai thác 01 bãi Container, 01 kho CFS và mới hoàn thành dự án xây dựng bãi Container hậu phương có vị trí địa lý rất thuận lợi gần khu vực cảng Đình Vũ Hải Phòng có công suất thông qua 300 container/ngày, bắt đầu đưa vào khai thác từ 1/5/2008. - Với mục tiêu vừa khai thác kho bãi vừa làm dịch vụ kho vận giao nhận kết hợp với lực lượng nhân lực bốc xếp có kinh nghiệm, Vinaship sẽ đưa ra một dịch vụ forwardinh hoàn hảo nhằm phục vụ khách hàng chu đáo nhất. Hiện tại công việc này mang lại việc làm cho hơn một trăm lao động và một nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Trong những năm tới, khu vực này sẽ là một bộ phận kinh doanh quan trọng góp phần đa dạng hóa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 60
  61. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship * Đại lý vận tải: - Song hành với kinh doanh vận tải biển, Vinaship đã tích cực phát triển dịch vụ logistics (Chức năng chính của logistics bao gồm việc quản lý việc mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó) và đại lý vận tải đa phương thức (phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng) để khai thác thế mạnh về kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên thị trường vận tải. Vinaship đã đưa ra thị trường sản phẩm dịch vụ logistics có uy tín và chất lượng cao được các khách hàng trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam tin cậy. - Các dịch vụ vận chuyển nguyên liệu cung cấp tận nhà máy cho nhà sản xuất, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới tận kho của nhà phân phối đang là những sản phẩm dịch vụ vận tải có chất lượng cao được thị trường tin dùng và thị phần ngày càng mở rộng. Hiện tại Vinaship đã đạt sản lượng dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức mỗi tháng hàng ngàn Container nội địa và xuất nhập khẩu. Trong tương lai, tỷ trọng của sản phẩm này trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaship ngày càng tăng, góp phần đáng kể trong doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2. Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại công ty 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Cty CP Vận tải biển Vinaship 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 2.2.1.1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 61
  62. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Bảng 2.6 : PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN TÀI SẢN (Đvt : đồng ) Theo qui mô chung % Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Tài sản Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm Năm Năm Số tiền % Số tiền % 2006 2007 2008 A. Tài sản ngắn hạn 103,733,401,950 151,929,412,635 162,011,285,155 24.53 21.52 23.28 48,196,010,685 46.46 10,081,872,520 6.64 I. Tiền 38,857,434,965 66,840,765,004 61,796,638,047 9.19 9.47 8.88 27,983,330,039 72.02 -5,044,126,957 -7.55 II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 0 0 III. Các khoản phải thu 33,879,405,287 30,586,486,818 38,372,183,398 8.01 4.33 5.51 -3,292,918,469 -9.72 7,785,696,580 25.45 IV. Hàng tồn kho 29,640,544,795 35,737,289,875 44,427,897,237 7.01 5.06 6.38 6,096,745,080 20.57 8,690,607,362 24.32 V. Tài sản ngắn hạn khác 1,356,016,903 18,764,870,938 17,414,566,473 0.32 2.66 2.50 17,408,854,035 1283.82 -1,350,304,465 -7.20 B. Tài sản dài hạn 319,178,152,510 554,070,190,928 533,979,628,321 75.47 78.48 76.72 234,892,038,418 73.59 -20,090,562,607 -3.63 I. Các khoản phải thu dài hạn 570,744,486 143,209,700 103,209,700 0.13 0.02 0.01 -427,534,786 -74.91 -40,000,000 -27.93 II. Tài sản cố định 302,329,849,327 511,523,374,509 493,657,813,418 71.49 72.45 70.93 209,193,525,182 69.19 -17,865,561,091 -3.49 III. Bất động sản đầu tư 0 1,340,584,967 759,381,203 0.19 0.11 1,340,584,967 -581,203,764 -43.35 IV. Các khoản đầu tư TC dài hạn 11,116,000,000 34,134,444,400 39,459,224,000 2.63 4.83 5.67 23,018,444,400 207.07 5,324,779,600 15.60 - V. Tài sản dài hạn khác 5,161,558,697 6,928,577,352 1.22 0.98 1,767,018,655 34.23 -6,928,577,352 100.00 Tổng cộng tài sản 422,911,554,460 705,999,603,563 695,990,913,476 100.00 100.00 100.00 283,088,049,103 66.94 -10,008,690,087 -1.42 (Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship ) Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 62
  63. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Biểu đồ 3 : CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO TRONG TS NGẮN HẠN CỦA CT GĐ 2006- 2008 Tỷ đồng 180 162 152 160 140 120 104 100 Hàng tồn kho 80 Tài sản ngắn hạn 60 44 36 30 40 20 0 2006 2007 2008 Năm ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty Vinaship ) ( Số liệu đã được làm tròn đến hàng tỷ đồng ) Biểu đồ 4 :CƠ CẤU TSDH TRONG TỔNG TS CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006-2008 Tỷ đồng 800 706 696 700 600 512 494 500 423 400 302 Tài sản cố định Tổng tài sản 300 200 100 0 2006 2007 2008 Năm ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty Vinaship ) ( Số liệu đã được làm tròn đến hàng tỷ đồng ) Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 63
  64. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Qua bảng trên, ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2007 là 705,999,603,563 đồng, tăng 283,088,049,103 đồng ( tương ứng 66.94%) so với năm 2006. Năm 2008 tổng tài sản của công ty là 695,990,913,476 đồng, giảm 10,008,690,087 đồng (tương ứng -1.42%) so với năm 2007. Tuy năm 2008 tổng tài sản của công ty giảm so với năm 2007, nhưng nhìn chung qua 3 năm tổng tài sản của công ty đã tăng từ 422,911,554,460 đồng lên 695,990,913,476 đồng Tổng tài sản của công ty tăng lên chủ yếu do tài sản dài hạn tăng Tài sản dài hạn của công ty năm 2007 là 533,979,628,321 đồng, tăng 234,892,038,418 đồng ( tương ứng 73.59% ) so với năm 2006. Năm 2008 tài sản dài hạn của công ty là 533,979,628,321 đồng, giảm 20,090,562,607 đồng ( tương ứng 3.63%) so với năm 2007. Năm 2006 tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty là 75,47%, năm 2007 tăng lên là 7,48 %,tuy năm 2008 tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm xuống còn 76,72%,nhưng nhìn chung qua 3 năm, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đã tăng lên. Tài sản dài hạn tăng giảm, chủ yếu do sự tăng giảm của tài sản cố định. Trong tổng tài sản của công ty, thì tài sản cố định ( thuộc về tài sản dài hạn ) chiếm 1 tỷ trọng lớn (từ 70% -> 73% ), và duy trì qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 tài sản cố định chiếm 71.49% trong tổng tài sản của công ty , năm 2007 chiếm 72.45%, năm 2008 chiếm 70.93%. Đó là do công ty Vinaship là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển, nên phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định đặc biệt là các phương tiện vận tải. Tài sản cố định của công ty trong giai đoạn 2006-2008 đã tăng từ 302,329,849,327 đồng lên 493,657,813,418 đồng. Điều này là do công ty đã đầu tư mua tàu mới, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Các khoản phải thu dài hạn của công ty từ năm 2006 đến năm 2008 đã giảm xuống rất nhiều, điều này là tương đối tốt, vì công ty không bị chiếm dụng nhiều vốn, biểu hiện là tỷ trọng của nó trong tổng tài sản đã giảm xuống rõ rệt, từ 0.13% Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 64
  65. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship năm 2006 đến năm 2007 là 0.02% và năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0.01%. Năm 2007 giảm 427,534,786 đồng ( tương ứng 74.91 %) so với năm 2006. Năm 2008 giảm 40,000,000 đồng (tương ứng 27.93%) so với năm 2007. Các khoản phải thu này giảm chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng giảm. Trong tổng tài sản cả 3 năm, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng ít hơn so với tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn chỉ chiếm từ 21% -> 25%. Năm 2006 tổng tài sản ngắn hạn của công ty là 103,733,401,950 đồng, năm 2007 là 151,929,412,635 đồng, tăng 48,196,010,685 đồng ( tương ứng 46.46%) so với năm 2006. Năm 2008, tổng tài sản ngắn hạn của công ty là 162,011,285,155 đồng , tăng 10,081,872,520 đồng ( tương ứng 6.64% ) so với năm 2007. Trong tài sản ngắn hạn, tiền mặt chiếm từ 8% -> 10%, và giảm dần qua 3 năm, năm 2006 tiền mặt chiếm 9,19% trong tổng tài sản, đến năm 2008 tỷ trọng này chỉ còn 8,88%, do công ty đã huy động thêm tiền vào kinh doanh trong kỳ. 2.2.1.1.2. Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 65
  66. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Bảng 2.7 : PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN Theo qui mô chung Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm Năm Năm Số tiền % Số tiền % 2006 2007 2008 A.Nợ phải trả 220,769,462,339 402,045,807,334 395,097,933,826 52.2 56.95 56.77 181,276,344,995 82.11 -6,947,873,508 -1.73 I. Nợ ngắn hạn 125,951,771,675 199,140,375,670 209,638,103,162 29.78 28.21 30.12 73,188,603,995 58.11 10,497,727,492 5.272 1.Vay và nợ ngắn hạn 12,810,360,000 39,940,800,000 40,976,400,000 3.029 5.657 5.887 27,130,440,000 211.8 1,035,600,000 2.593 - 2.Phải trả người bán 50,144,194,239 91,177,524,772 63,232,871,310 11.86 12.91 9.085 41,033,330,533 81.83 27,944,653,462 -30.6 3.Người mua trả tiền trước 9,885,907,028 13,596,621,335 12,446,742,683 2.338 1.926 1.788 3,710,714,307 37.54 -1,149,878,652 -8.46 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 184,456,117 2,170,954,409 2,129,713,626 0.044 0.308 0.306 1,986,498,292 1077 -41,240,783 -1.9 5.Phải trả công nhân viên 21,652,189,183 30,133,422,667 23,506,843,578 5.12 4.268 3.377 8,481,233,484 39.17 -6,626,579,089 -22 6.Chi phí phải trả 2,022,188,160 1,995,131,287 1,983,835,424 0.478 0.283 0.285 -27,056,873 -1.34 -11,295,863 -0.57 7.Phải trả nội bộ 1,196,196,985 0.283 0 0 -1,196,196,985 -100 0 8.Phải trả theo tiến độ KH HĐ XD 0 0 9.Các khoản phải trả phải nộp khác 28,056,279,963 26,752,500,289 58,735,117,452 6.634 3.789 8.439 -1,303,779,674 -4.65 31,982,617,163 119.6 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 - II.Nợ dài hạn 94,817,690,664 202,905,431,664 185,459,830,664 22.42 28.74 26.65 108,087,741,000 114 17,445,601,000 -8.6 1.Phải trả dài hạn người bán 0 0 2.Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 3.Phải trả dài hạn khác 0 0 - 4.Vay và nợ dài hạn 94,800,360,000 202,578,101,000 185,007,100,000 22.42 28.69 26.58 107,777,741,000 113.7 17,571,001,000 -8.67 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 17,330,664 327,330,664 452,730,664 0.004 0.046 0.065 310,000,000 1789 125,400,000 38.31 7.Dự phòng phải trả dài hạn 0 0 B.Vốn chủ sở hữu 202,142,092,121 303,953,796,229 300,892,979,650 47.8 43.05 43.23 101,811,704,108 50.37 -3,060,816,579 -1.01 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 66
  67. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship I.Vốn chủ sở hữu 200,000,000,000 297,790,803,319 294,171,256,192 47.29 42.18 42.27 97,790,803,319 48.9 -3,619,547,127 -1.22 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 200,000,000,000 200,000,000,000 200,000,000,000 47.29 28.33 28.74 0 0 0 0 2.Thặng dư vốn cổ phần 0 0 3.Vốn khác của chủ sở hữu 0 0 4.Cổ phiếu quỹ 0 0 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 7.Quỹ đầu tư phát triển 34,266,299,998 62,249,646,256 4.854 8.944 34,266,299,998 27,983,346,258 81.66 8.Quỹ dự phòng tài chính 3,717,792,455 6,684,210,491 0.527 0.96 3,717,792,455 2,966,418,036 79.79 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 - 10.Lợi nhuận st chưa phân phối 59,806,710,866 25,237,399,445 8.471 3.626 59,806,710,866 34,569,311,421 -57.8 11.Nguồn vốn ĐT XD cơ bản 0 0 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 2,142,092,121 6,162,992,910 6,721,723,458 0.507 0.873 0.966 4,020,900,789 187.7 558,730,548 9.066 1.Quỹ khen thưởng phúc lợi 2,142,092,121 6,162,992,910 6,721,723,458 0.507 0.873 0.966 4,020,900,789 187.7 558,730,548 9.066 2.Nguồn kinh phí 0 0 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0 - Tổng cộng nguồn vốn 422,911,554,460 705,999,603,563 695,990,913,476 100 100 100 283,088,049,103 66.94 10,008,690,087 -1.42 (Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship ) Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 67
  68. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Biểu đồ 5 : Diễn biến nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006 - 2008 Tỷ đồng 450 402 395 400 350 304 301 300 221 250 202 Nợ phải trả 200 Vốn chủ sở hữu 150 100 50 0 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty Vinaship ) ( Số liệu đã được làm tròn đến hàng tỷ đồng ) Biểu đồ 6 : CƠ CẤU NỢ DÀI HẠN TRONG TỔNG NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY GĐ 20006-2008 Tỷ đồng 450 402 395 400 350 300 220 250 203 185 Nợ dài hạn 200 Tổng Nợ 150 95 100 50 0 2006 2007 2008 Năm ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty Vinaship ) ( Số liệu đã được làm tròn đến hàng tỷ đồng ) Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 68
  69. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship Tổng nguồn vốn của công ty sau 3 năm đã tăng lên, năm 2006 công ty chỉ có 422,911,554,460 đồng vốn, đến năm 2007 đã tăng lên thành 705,999,603,563 đồng , tăng 283,088,049,103 đồng ( tương ứng 66.94%) so với năm 2006. Năm 2008, tổng nguồn vốn của công ty là 695,990,913,476 đồng tuy vốn của công ty bị giảm 1.42% 9 ( tương ứng 10,008,690,087đồng ) so với năm 2007, nhưng sau 3 năm, nhìn chung tổng nguồn vốn của công ty đã tăng hơn 1,5 lần. Tổng nguồn vốn của công ty tăng giảm chủ yếu là do nợ phải trả tăng giảm, vì nợ phải trả vừa chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng nguồn vốn, lại vừa có diễn biến tăng giảm rõ rệt và mạnh mẽ hơn. Trong tổng nguồn vốn của công ty thì vốn vay chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn chủ. Giai đoạn năm 2006 – 2008, vốn vay chiếm tỷ trọng từ 52% -> 57%. Cụ thể năm 2006, nợ phải trả chiếm 52.2% tổng nguồn vốn, năm 2007 chiếm 56.9%, và năm 2008 chiếm 56.8%. Qua 3 năm, nợ phải trả của công ty đã tăng thêm 4,6% trong tổng nguồn vốn, điều này thể hiện công ty đã đi vay nhiều hơn để phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Công ty ngày càng chiếm dụng được nhiều vốn hơn, điều này tương đối thuận lợi cho Vinaship Năm 2007, nợ phải trả của công ty là 402,045,807,334 đồng, tăng 181,276,344,995đồng ( tương ứng 82.1%)so với năm 2006. Năm 2008, nợ phải trả của công ty là 395,097,933,826, giảm 6,947,873,508 đồng ( tương ứng 1.7%) so với năm 2007. Trong nợ phải trả có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, tuy rằng trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng của nợ dài hạn và nợ ngắn hạn không chênh lệch nhau quá xa (cụ thể là nợ ngắn hạn chiếm từ 28% -> 30% tổng nguồn vốn , và nợ dài hạn chiếm từ 22% -> 29% tổng nguồn vốn),và tỷ trọng của nợ dài hạn thấp hơn tỷ trọng của nợ ngắn hạn nhưng sự thay đổi của nợ phải trả chủ yếu phụ thuộc vào sự thay đổi của nợ dài hạn. Nợ dài hạn của công ty năm 2006 là 94,817,690,664 đồng, năm 2007 là 202,905,431,664 đồng, tăng 108,087,741,000 đồng ( tương ứng 114%) so với Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 69
  70. Phân tích TC và BP cải thiện tình hình TC tại CT CP Vận tải biển Vinaship năm 2006, năm 2008, nợ dài hạn của công ty là 185,459,830,664 đồng , giảm 17,445,601,000 đồng ( tương ứng 8.6%) so với năm 2007. Trong nợ dài hạn của công ty thì vay và nợ dài hạn chiếm đến 99,78 -> 99,98%. Nợ ngắn hạn của công ty tăng đều qua 3 năm , năm 2006 là 125,951,771,675 đồng. Năm 2007 là 199,140,375,670 đồng, tăng 73,188,603,995 đồng (tương ứng 58.1%) so với năm 2006. Năm 2008 là 209,638,103,162 đồng, tăng 10,497,727,492 đồng ( tương ứng 5.27%) so với năm 2007 Trong nợ ngắn hạn thì chiếm chủ yếu là phải trả người bán và phải trả công nhân viên. Khoản phải trả người bán sau 3 năm giảm từ 11.9% xuống còn 9.09% trong tổng nguồn vốn. Khoản phải trả công nhân viên, năm 2006 là 5.12%, năm 2008 chỉ còn chiếm 3.38% trong tổng vốn. vậy là doanh nghiệp chiếm dụng được ít hơn từ 2 nguồn này. Trong vốn chủ sở hữu thì vốn chủ sở hữu chiếm đến trên 99%, nguồn kinh phí và quỹ khác chỉ chiếm dưới 1%. Tuy có biến động tăng giảm nhưng sau 3 năm vốn chủ cũng tăng lên gần 1,5 lần. Cụ thể năm 2007, tổng vốn chủ sở hữu là 303,953,796,229 đồng, tăng 101,811,704,108 đồng ( tương ứng 50.4%) so với năm 2006. Năm 2008, tổng vốn chủ sở hữu là 300,892,979,650 đồng, giảm 3,060,816,579 đồng ( tương ứng 1%) so với năm 2007. Nguồn kinh phí và quỹ khác của công ty thì 100% là của quỹ khen thưởng phúc lợi. 2.2.1.2.Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.1.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: QT 901N 70