Khóa luận Phân tích thực trạng và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần container Việt Nam-Viconship - Trần Thị Thái Hậu

pdf 104 trang huongle 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích thực trạng và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần container Việt Nam-Viconship - Trần Thị Thái Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_thuc_trang_va_mot_so_bien_phap_cai_thien.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích thực trạng và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần container Việt Nam-Viconship - Trần Thị Thái Hậu

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : Trần Thị Thái Hậu Giảng viên hƣớng dẫn: KS. Lê Đình Mạnh HẢI PHÒNG - 2012 Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 1
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CONTAINER VIỆT NAM - VICONSHIP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : Trần Thị Thái Hậu Giảng viên hƣớng dẫn: KS. Lê Đình Mạnh HẢI PHÒNG - 2012 Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 2
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 3
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu Mã SV: 120586 Lớp: QT 1201N Ngành: Quản trị doanh nghiệp Tên đề tài: Phân tích thực trạng và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần container Việt Nam - Viconship Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 4
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 5
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Lê Đình Mạnh Học hàm, học vị: Kỹ sƣ Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Phân tích thực trạng và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần container Việt Nam - Viconship Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 6
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 02 tháng 04 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 07 tháng 07 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Trần Thị Thái Hậu KS Lê Đình Mạnh Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 7
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 8
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 9
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3 1.1. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp. 14 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp 14 1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 15 1.1.2.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp 15 1.1.2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 15 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp 15 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp. 16 1.2.1. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 16 1.2.2. Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 17 1.2.3. Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp 19 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp 20 Chƣơng II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CONTAINER VIỆT NAM (VICONSHIP) 37 2.1. Khái quát về Công ty. 37 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 37 2.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển 37 2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 39 2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn 41 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh 43 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự 43 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 49 2.1.2.2.3. Về các hoạt động sản xuất kinh doanh 51 2.2. Phân tích tình hình tình hình tài chính tại Công ty 53 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Container Việt Nam thông qua các báo cáo tài chính 53 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 53 Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 10
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 61 2.2.1.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang. 61 2.2.2.2. Các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ 69 2.2.2.3. Các chỉ số về hoạt động 72 2.2.2.4. Các chỉ số về khả năng sinh lời 75 2.2.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính 77 2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Container Việt Nam (VICONSHIP) 80 Chƣơng III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CONTAINER VIỆT NAM (VICONSHIP) 82 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Container Việt Nam (VICONSHIP) 82 3.1.1. Về đầu tƣ phát triển 82 3.1.2. Về nâng cao chất lƣợng lao động 83 3.1.3. Về hoạt động kinh doanh 83 3.2.1. Biện pháp 1: Xác định nhu cầu vốn lƣu động hợp lý 84 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 84 3.2.1.2. Cơ sở thực hiện biện pháp 84 3.2.1.4. Dự kiến kết quả 86 3.2.2. Biện pháp 2: Khoán chi phí sử dụng điện thoại cho toàn Công ty 86 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp 86 3.2.2.2. Cơ sở thực hiện biện pháp 87 3.2.2.3. Thực hiện 88 3.3. Kiến nghị. 92 3.3.1. Đối với Công ty VICONSHIP 92 3.3.2. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam 93 KẾT LUẬN 94 Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 11
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trƣờng, kinh tế thị trƣờng càng phát triển, cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trƣớc nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng, phát huy nội lực, biết tận dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có của mình đồng thời phải có những giải pháp và hƣớng đi đúng đắn. Trong nền kinh tế thị trƣờng, quan hệ kinh tế đến đâu thì lĩnh vực tác động, chi phối của tài chính cũng vƣơn ra đến đó. Trong thực tiễn, có bao nhiêu quan hệ kinh tế thì cũng có bấy nhiêu tình hình tài chính. Trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xử lý hàng loạt các vấn đề tài chính nhƣ là: nên đầu tƣ vào đâu, số lƣợng bao nhiêu, vấn đề huy động vốn, quản lý, sử dụng vốn, về bảo tồn và phát triển vốn, về vay nợ và trả nợ, về phân phối doanh thu và lợi nhuận Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần container Việt Nam và nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này nên em đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần container Việt Nam - VICONSHIP”. Khóa luận đƣợc trình bày làm 3 phần, cụ thể nhƣ sau: Phần 1: Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Phần 2: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần container Việt Nam (VICONSHIP). Phần 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần container Việt Nam (VICONSHIP). Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 12
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú trong Công ty và sự hƣớng dẫn của Kỹ sƣ Lê Đình Mạnh. Tuy đã rất cố gắng nhƣng do hiểu biết còn hạn chế bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót rất mong đƣợc thầy cô và các bạn góp ý để bài luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hải Phòng, ngày tháng năm 20 Sinh viên Trần Thị Thái Hậu Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 13
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp. 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong qúa trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Bản chất tài chính doanh nghiệp - Là các mối quan hệ phân phối dƣới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. - Xét về hình thức: phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong qúa trình phân phối để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. 1.1.1.3. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp Các quan hệ tài chính: là sự hợp thành từ các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Bao gồm: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nƣớc: đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp đƣợc nhà nƣớc cấp vốn hoạt động và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nƣớc nhƣ nộp các khoản thuế, lệ phí, các cơ chế, chính sách ƣu đãi - Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thế kinh tế khác: + Với chủ nợ: vay vốn, trả lãi, đáo hạn trả nợ, bán tài sản, hàng hóa + Với khách hàng: bán hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, chính sách ƣu đãi, chiết khấu, giảm giá. + Với ngƣời đầu tƣ: đầu tƣ vốn, phân chia lợi nhuận, bán cổ phần - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: + Với ngƣời lao động: thanh toán tiền lƣơng, thƣởng phạt, chính sách chế độ thai sản, nghỉ ốm + Với các bộ phận: thanh toán giữa các bộ phận, phân chia lợi nhuận, hình thành các quỹ doanh nghiệp. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 14
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Là việc lựa chọn và đƣa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp Là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp, thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau: - Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả - Giám sát kiểm tra thƣờng xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.3.1. Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp Những đặc điểm riêng về mặt hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hƣởng lớn đến quản trị tài chính doanh nghiệp nhƣ việc có tổ chức huy động vốn, sử dụng vốn kinh doanh và việc phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành ở nƣớc ta, hiện có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau: - Doanh nghiệp nhà nƣớc Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 15
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Công ty cổ phần - Công ty trách nhiệm hữu hạn - Doanh nghiệp tƣ nhân - Công ty hợp danh - Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 1.1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh Ảnh hƣởng của tính chất ngành kinh doanh: thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó có ảnh hƣởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lƣu động) ảnh hƣởng tới phƣơng pháp đầu tƣ, thể thức thanh toán và chi trả. Ảnh hƣởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hƣởng đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2.3.3. Môi trƣờng kinh doanh Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trƣờng kinh doanh nhất định. Môi trƣờng kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hƣởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Môi trƣờng kinh doanh gồm có: - Môi trƣờng kinh tế - Môi trƣờng pháp lý - Môi trƣờng kỹ thuật công nghệ, môi trƣờng thông tin - Môi trƣờng hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế - Các môi trƣờng đặc thù 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là tổng thế các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho những đối tƣợng có liên quan có dự đoán chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có những quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 16
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp với vị trí là công cụ của nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành, phân tích sẽ thực hiện chức năng: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tƣợng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp nhƣ các nhà quản lý, nhà đầu tƣ tài chính, các ngân hàng, ngƣời lao động để có nhận thức đúng đắn và đầy đủ, các đối tƣợng tuỳ mục tiêu quan tâm mà lựa chọn những nội dung phân tích phù hợp. Cụ thể là: - Đối với nhà quản lý: đáp ứng các mục tiêu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhƣ: tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán nợ, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng Ngoài ra, nhờ hoạt động phân tích tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế, thấy đƣợc thực trạng tài chính cũng nhƣ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đối với các nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay: đánh giá khả năng sinh lời, mức độ rủi ro, khả năng hoàn trả của công ty từ đó quyết định có nên đầu tƣ hay cho doanh nghiệp vay vốn không? - Đối với cơ quan nhà nƣớc: nắm đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn (chính sách thuế, lãi suất đầu tƣ ) nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. - Đối với ngƣời lao động: định hƣớng việc làm của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tùy thuộc vào công việc đƣợc phân công, đảm nhiệm. - Đối với công ty kiểm toán: kiểm tra đƣợc tính hợp lý trung thực của các số liệu, phát hiện đƣợc những sai sót và gian lận của doanh nghiệp về mặt tài chính. 1.2.2. Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp - Phƣơng pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tƣơng lai. Từ đó giúp các đối tƣợng đƣa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tƣợng. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phƣơng pháp, thông thƣờng ngƣời ta hay sử dụng các phƣơng pháp sau: Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 17
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2.1. Phương pháp so sánh - Đây là phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích. 1.2.2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh - Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc xác định tuỳ thuộc mục đích phân tích. Khi tiến hành so sánh cần có từ hai đại lƣợng trở lên và các đại lƣợng phải đảm bảo tính chất so sánh đƣợc. 1.2.2.1.2. Điều kiện so sánh - So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng. - So sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu cần đƣợc quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau. 1.2.2.1.3. Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu đƣợc thể hiện dƣới 3 kỹ thuật so sánh sau đây: - So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lƣợng của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. - So sánh số bình quân: biểu hiện tính chất đặc trƣng chung về mặt số lƣợng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Từ đó cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lƣợng của chỉ tiêu phân tích, mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 18
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2.1.4. Hình thức so sánh Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phƣơng pháp so sánh có thể đƣợc thực hiện theo 2 hình thức sau: - So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tƣơng quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành. - So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hƣớng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau. (cần chú ý trong điều kiện có lạm phát, kết quả tính đƣợc chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hƣởng của biến động giá) 1.2.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phƣơng pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu đƣợc hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhìn chung có 4 nhóm sau: - Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán - Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ - Nhóm chỉ số về hoạt động - Nhóm chỉ số khả năng sinh lời 1.2.2.3. Phương pháp Dupont - Dùng để phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn) và ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ) Khi phân tích các chỉ số này, ngƣời ta còn vẽ sơ đồ phƣơng trình Dupont của doanh nghiệp. 1.2.3. Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp - Khi tiến hành phân tích tình hình tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán đƣợc phản ánh đầy đủ trong các Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 19
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP báo cáo tài chính. - Báo cáo tài chính gồm 4 loại sau: + Bảng cân đối kế toán: mẫu B01 - DN + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: mẫu B02 - DN + Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ: mẫu B03 - DN + Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu B09 - DN 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp 1.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán * Khái niệm Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. * Vai trò Thông qua Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Nội dung Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: - Phần tài sản - Phần nguồn vốn Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản đƣợc chia thành: - Tài sản ngắn hạn: phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thƣờng là dƣới hoặc bằng 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 20
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Tài sản dài hạn: phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng 1.1: Các khoản vụ chính trong phần TS của Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tđ tiền II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tƣ IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Xét về mặt kinh tế các chỉ tiêu ở phần Tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản dƣới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý số liệu các chỉ tiêu ở phần Tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nguồn vốn đƣợc chia thành: - Nợ phải trả: phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (nợ ngân sách, nợ ngân hàng, nợ ngƣời bán ) về các khoản phải nộp phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 21
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Bảng 1.2: Các khoản vụ chính trong phần NV của Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN Xét về mặt kinh tế: số liệu trong phần nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ và huy động vào sản xuất kinh doanh. Xét về mặt pháp lý: số liệu của các chỉ tiêu phần Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tƣợng cấp vốn cho doanh nghiệp (Nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng ) * Phân tích Bảng cân đối kế toán Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích Bảng cân đối kế toán là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nên khi tiến hành cần đạt đƣợc những yêu cầu sau: - Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chƣa. - Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 22
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 1.3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Cuối năm so Theo quy Đầu Cuối Chỉ tiêu với đầu năm mô chung năm năm Số tiền % Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tđ tiền II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tƣ IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng nhƣ xu hƣớng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính, mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Nhƣng thế cũng có nghĩa là doanh nghiệp không có lợi lắm vì nếu nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp sử dụng đƣợc một lƣợng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tƣ một lƣợng nhỏ. Ngƣợc lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, nhƣng doanh nghiệp sẽ sử dụng đƣợc một lƣợng tài sản lớn mà chỉ đầu tƣ một lƣợng nhỏ. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 23
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 1.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Cuối năm so Theo quy mô Đầu Cuối Chỉ tiêu với đầu năm chung năm năm Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN * Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với ngƣời quản lý doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm đến doanh nghiệp. Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho biết đƣợc sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thì tài sản lƣu động nên đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, tài sản cố định nên đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh. TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ NH TSNH Vốn LĐ ròng Nợ DH TSDH Vốn CSH Vốn lƣu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 24
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh * Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ và các hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc về các khoản thuế và các khoản phải nộp. * Vai trò Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục tiêu phản ánh tóm lƣợc các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định. Đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Báo cáo kết quả kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nƣớc về thuế và các khoản khác. * Nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 1.5: Các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm 1.DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ 3.DT thuần 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí hoạt động tài chính chi phí lãi vay 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ HĐ KD 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Lợi nhuận trƣớc thuế 15.Thuế TN DN phải nộp 16.Lợi nhuận sau thuế Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 25
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau: - Phân tích kết quả các hoạt động Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần đƣợc phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động. Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tƣơng ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Bảng 1.6: Phân tích về kết cấu chi phí doanh thu và lợi nhuận Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Chỉ tiêu Số % Số tiền % Số tiền % tiền Hoạt động sản xuất kinh doanh Các hoạt động khác TỔNG SỐ - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 26
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 1.7: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cuối năm so Theo quy mô với đầu năm chung Đầu Cuối Chỉ tiêu Cuối năm năm Số Đầu năm % năm tiền (%) (%) DT bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lợi nhuận từ hđ kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trƣớc thuế Thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế 1.2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Các số liệu trên báo cáo tài chính chƣa lột tả hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính dùng các chỉ tiêu tài chính để giải thích thêm về mối quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc trƣng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 27
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.4.2.1. Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán là nhóm chỉ tiêu có đƣợc nhiều sự quan tâm của các đối tƣợng nhƣ các nhà đầu tƣ, các nhà cung ứng, các chủ nợ họ quan tâm xem liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không? Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhƣ thế nào? Còn đối với các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán giúp cho các nhà quản lý thấy đƣợc các khoản nợ tới hạn cũng nhƣ khả năng chi trả của doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn nguồn thanh toán cho chúng. * Khả năng thanh toán tổng quát (H1) Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh, cho biết một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng đảm bảo Tổng tài sản = Khả năng thanh toán tổng quát (H1) Tổng nợ phải trả - Nếu H1 > 1: tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng đƣợc dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. - Nếu H1 < 1: báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ để trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. * Khả năng thanh toán hiện thời (H2) Hệ số thanh toán hiện thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi thành tiền, trong thời gian 1 năm, do đó hệ số khả năng thanh toán hiện thời còn đƣợc xác định theo công thức sau: Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời (H2) = Tổng nợ ngắn hạn - Biện pháp tốt nhất là phải duy trì tỷ xuất này theo tiêu chuẩn của ngành. Ngành nghề nào mà tài sản lƣu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 28
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP lớn và ngƣợc lại. * Khả năng thanh toán nhanh (H3) Các tài sản ngắn hạn khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thƣớc đo khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tƣ hàng hoá. Tuỳ theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể đƣợc xác định nhƣ sau: - Khả năng thanh toán nhanh TS ngắn hạn – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh (H3) = Tổng nợ phải trả - Nếu H3=1 tức là doanh nghiệp đang duy trì đƣợc khả năng thanh toán nhanh. - Nếu H3 1 tức là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Số tài sản dùng để thanh toán nhanh còn đƣợc xác định là: tiền cộng các khoản tƣơng đƣơng tiền. Đƣợc gọi là tƣơng đƣơng tiền là vì đó là các khoản có thể chuyển đối nhanh, bất kỳ lúc nào thành 1 lƣợng tiền biết trƣớc, ví dụ nhƣ các loại chứng khoán ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh gần nhƣ tức thời các khoản nợ đƣợc xác định nhƣ sau: - Khả năng thanh toán tức thời Tiền + các khoản tƣơng đƣơng tiền Khả năng thanh toán tức thời = Nợ đến hạn * Khả năng thanh toán lãi vay (H4) Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nằm trong chi phí tài chính, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. So giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả chúng ta sẽ biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi vay đến mức độ nào. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 29
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LNtt và lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả Hệ số này dùng để đo lƣờng mức độ lợi nhuận có đƣợc do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết đƣợc số vốn đi vay đã đƣợc sử dụng tốt tới mức nào, đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không? *Vốn lƣu động ròng (NWC) TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ NH TSNH Vốn LĐ ròng Nợ DH TSDH Vốn CSH Vốn lƣu động ròng (NWC) = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn đƣợc dùng để đầu tƣ tài sản lƣu động, còn nguồn vốn dài hạn đƣợc dùng đầu tƣ tài sản cố định. Nếu vốn dài hạn mà đƣợc dùng đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn thì sẽ tạo ra khe hở kỳ hạn, chính là phần vốn lƣu động ròng NWC, khe hở kỳ hạn càng lớn thì rủi ro của doanh nghiệp càng cao, khe hở kỳ hạn càng bé thì rủi ro của doanh nghiệp càng thấp. *Hệ số khoản phải thu trên phải trả Khoản phải thu Hệ số các khoản phải thu trên phải trả = Khoản phải trả - Hệ số này càng gần đến 1 càng tốt, vì nếu các khoản phải thu mà lớn thì doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, còn hệ số các khoản phải trả nhiều thì doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều, sẽ bị sức ép từ những khoản phải trả này. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 30
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.4.2.2. Nhóm các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tƣ - Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hƣớng hợp lý (đạt tới kết cấu tối ƣu). Nhƣng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tƣ. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. * Hệ số nợ (Hv) Chỉ tiêu hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay Nợ phải trả Hệ số nợ (Hv) = Tổng nguồn vốn - Hệ số nợ càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính càng kém, doanh nghiệp bị ràng buộc, bị sức ép từ những khoản nợ vay. Nhƣng doanh nghiệp lại có lợi vì đƣợc sử dụng một lƣợng tài sản lớn mà chỉ đầu tƣ một lƣợng nhỏ. * Tỷ suất tự tài trợ (Hc) Tỷ suất tự tài trợ hay hệ số vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính đo lƣờng sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100% TSCĐ và ĐTDH - Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tình độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay. * Tỷ suất đầu tƣ Tỷ suất đầu tƣ là tỷ lệ giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Giá trị còn lại của TSDH Tỷ suất đầu tƣ = x 100% Tổng tài sản - Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 31
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thuật, năng lực sản xuất và xu hƣớng phát triển lâu dài cũng nhƣ khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng của doanh nghiệp. - Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp trong thời kỳ cụ thể. * Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn - Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy trong số tài hạn dài hạn của doanh nghiệp, bao nhiêu phần đƣợc trang bị bởi vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = x 100% Tài sản dài hạn - Nếu tỷ suât này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình. - Nếu tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn nhỏ hơn 1 nghĩa là 1 bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp đƣợc tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. 1.2.4.2.3. Nhóm các chỉ số về hoạt động Các chỉ số này dùng để đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dƣới các loại tài sản khác nhau. * Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân - Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán. * Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 32
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Doanh thu tiêu thụ sphẩm Vòng quay các khoản phải thu của = khách hàng Số dƣ bquân các khoản phải thu của khách hàng Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tƣ nhiều vào các khoản phải thu. * Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi đƣợc các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngƣợc lại 360 ngày Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu - Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trƣờng hợp chƣa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp nhƣ: mục tiêu mở rộng thị trƣờng, chính sách tín dụng doanh nghiệp * Vòng quay vốn lƣu động Vòng quay vốn lƣu động cho biết một đồng vốn lƣu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Vòng quay vốn lƣu động bình quân = Vốn lƣu động bình quân - Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao. Muốn làm đƣợc điều này cần rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. * Số ngày một vòng quay vốn lƣu động Số ngày 1 vòng quay vốn lƣu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lƣu động hết bao nhiêu ngày. 360 ngày Số ngày 1 vòng quay vốn lƣu động = Số vòng quay vốn lƣu động Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 33
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân - Hiệu suất càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng hiệu quả * Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay đƣợc bao nhiêu vòng. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tƣ. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 1.2.4.2.4. Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời Các chỉ số sinh lời rất đƣợc các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Ngoài ra các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đƣa ra các quyết định tài chính trong tƣơng lai. * Tỷ suất doanh lợi doanh thu Tỷ suất này thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận LNtt (LNst) x 100% (trƣớc hoặc sau thuế) doanh thu = Doanh thu thuần * Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn Tỷ suất này là chỉ tiêu đo lƣờng mức độ sinh lời của đồng vốn. Nó phản ánh một đồng vốn bình quân đƣợc sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. LNtt(LNst) Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn = x 100% Vốn kinh doanh bình quân Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 34
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Chỉ tiêu này còn đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu vòng quay vốn và chỉ tiêu lợi nhuận doanh thu Tỷ suất lợi nhuận vốn Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế x x 100% kinh doanh sau thuế = Vốn kinh doanh bình quân Doanh thu thuần * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu - Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó. LNst Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ = x 100 % Vốn CSH bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân khi tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế 1.2.4.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng phương trình Dupont - Trƣớc hết Doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ giữa tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ số vòng quay tổng tài sản thông qua ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn) LNst LNst Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản - Đẳng thức trên cho thấy tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai yếu tố là Tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Phân tích đẳng thức này cho phép Doanh nghiệp xác định đƣợc chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp. - Để tăng ROA có thể dựa vào tăng Tỷ suất doanh lợi doanh thu, tăng Vòng quay tổng tài sản, hoặc tăng cả hai. - Để tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu ta có thể dựa vào việc tăng lợi nhuận sau thuế nhiều hơn tăng doanh thu (ví dụ doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận sau thuế phải tăng > 10% mới đảm bảo đƣợc việc tăng tỷ số này). - Để tăng vòng quay tổng vốn ta có thể dựa vào tăng doanh thu và giữ nguyên tổng tài sản. (nhƣng khi tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ để tăng ROE lại phải tăng tổng tài sản, nên ta có thể đảm bảo việc tăng tỷ số này bằng cách tăng doanh thu nhiều hơn Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 35
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tăng tổng tài sản (ví dụ doanh thu tăng 10% thì tổng tài sản phải tăng < 10%). - Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tổng tài sản ROE = ROA x Vốn chủ sở hữu 1 ROE = ROA x Vòng quay tổng vốn x 1- hệ số nợ 1 ROE = Tỷ suất doanh lợi doanh thu x Vòng quay tổng vốn x 1- hệ số nợ - Để tăng ROE có thể dựa vào tăng ROA, tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, hoặc tăng cả hai. Để tăng Tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 36
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chƣơng II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CONTAINER VIỆT NAM (VICONSHIP) 2.1. Khái quát về Công ty. 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 2.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần container Việt Nam. Tên viết tắt : Viconship. Tên tiếng Anh : Viet Nam Container shipping joint stock company. Mã chứng khoán : VSC logo: (Thƣơng hiệu Công ty đã đƣợc đăng ký và bảo hộ tại cục sở hữu trí tuệ năm 2005 theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 68012.) Địa chỉ trụ sở chính: số 11 Võ Thị Sáu – Quận Ngô Quyền – TP. Hải Phòng – Việt Nam. Điện thoại : (84 - 31) 3 836 705 Fax : (84 - 31) 3 836 104 Email : viconship@hn.vnn.vn Website : www.viconship.com Vốn điều lệ : 120.305.510.000 đ. Người đại diện theo pháp lý: Ông Nguyễn Việt Hòa – Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám Đốc Ngày sinh : 12/08/1956 Nơi sinh : Ninh Bình Số CMND : 030204135 Dân tộc : Kinh Quốc tịch : Việt Nam Quê quán : Thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Địa chỉ thƣờng trú : 11 Võ Thị Sáu – Ngô Quyền - Hải Phòng Điện thoại cơ quan : (031) 3 836 705 Trình độ văn hóa: 10/10 Trình độ chuyên môn: Kỹ sƣ máy xếp dỡ Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 37
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN CONTAINER VIỆT NAM (VICONSHIP) là một trong những Hãng Đại lý Tàu biển và Vận tải hàng đầu chính thức hoạt động từ năm 1985. Tiền thân của Công ty là Công ty Container Việt Nam, chính thức thành lập ngày 27 tháng 7 năm 1985 theo quyết định số: 1310/QĐ-BGTVT của Bộ trƣởng Bộ Giao thông Vận tải. Số vốn ban đầu đƣợc Nhà nƣớc giao tại thời điểm thành lập là 7,2 triệu đồng. Công ty cổ phần Container Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định số 183/TTG ngày 04 tháng 03 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ, trên cơ sở chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nƣớc thành Công ty cổ phần. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000185 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hải Phòng cấp ngày 01 tháng 04 năm 2002, đƣợc sửa đổi bổ xung lần thứ 9 vào ngày 22 tháng 12 năm 2009. Trong quá trình hoạt động Công ty đƣợc Sở Kế hoạch đầu tƣ thành phố Hải phòng điều chỉnh Giấy phép đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ hiện thời là: 120.305.510.000 đ. Ngày 12/12/2007, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp Quyết định Niêm yết số 172/QĐ–SGDHCM cho phép Công ty Cổ phần Container Việt Nam (Viconship) niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM. Ngày 09/01/2008 cổ phiếu Viconship đã chính thức giao dịch với mã chứng khoán VSC và là công ty thứ 139 niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh. Trụ sở chính tại: 11 Võ Thị Sáu - Quận Ngô Quyền - Thành Phố Hải Phòng - Việt Nam. Tóm tắt lịch sử: 1985: Ngày 27/7/1985 Công ty đƣợc thành lập với tên ban đầu “Công ty Container Việt Nam” 1992: Mở chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, sau đó tách ra và trở thành Công ty độc lập và trực thuộc Vinalines (Viconship Sài Gòn) Công ty Container Việt Nam đổi thành “Công ty Container Phía bắc Việt Nam” (Viconship Hải Phòng) Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 38
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1995: Thành lập Công ty liên doanh với 5 hãng Nhật Bản: (Kanematsu Corp. – Honda Trading Corp. – Suzue Corp. – Meiko Trans Corp. Kamigumi Corp.) “Công ty liên doanh Việt – Nhật” (VIJACO). 1996: Tháng 4/1996 thành lập công ty thành viên tại Hải Phòng “Công ty dich vụ giao nhân vận chuyển Container Quốc tế”. 1997: Mở chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh tái thành lập mang tên “Viconship Hồ Chí Minh”. 2000: Thành lập công ty thành viên tại Đà Nẵng “Công ty TNHH Container Miền Trung”. 2001: Thành lập công ty thành viên tại TP Hồ Chí Minh “Công ty đại lý MSC” 2002: Tháng 4/2002 Viconship Hải Phòng đƣợc cổ phần hóa và trở thành Công ty cổ phần với tên gọi “Công ty CP Container Việt Nam”. 2004: Tháng 3/2004 thành lập “Công ty TNHH tuyến TS”. Tháng 9/2004 đƣa cảng của Viconship (GreenPord) vào hoạt động. 2006: Tháng 3/2006 đƣa thêm cầu cảng số 2 vào khai thác, nâng cao khả năng khai thác của cảng GreenPord. Tháng 8/2006 thành lập “Công ty TNHH vận tải Toàn Cầu Xanh”. 2007: Tháng 10/2007 đổi tên “Công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển Container Quốc tế” thành “Công ty TNHH vận tải biển Ngôi Sao Xanh”. 2008: Tháng 1/2008 chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Tháng 2/2008 đƣa thêm cầu sà lan với chiều dài 51,5m nằm liền kề với cầu cảng số 1 và số 2 vào khai thác. 2009: Góp vốn vào “Công ty cổ phần Tiếp Vận Tƣơng Lai. Tháng 4/2009 Mở chi nhánh mới tại Quảng Ninh. 2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty - Chức năng: Ngành nghề kinh doanh:  Khai thác cảng container và dịch vụ logistics  Dịch vụ đại lý container, đại lý tàu biển và môi giới hàng hải  Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 39
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Kinh doanh hàng lâm sản xuất khẩu  Kinh doanh kho bến bãi  Vận tải, tổ chức liên hiệp vận chuyển hàng xuất nhập khẩu, hàng dự án, hàng quá cảnh.  Kinh doanh xăng dầu, phụ tùng, phƣơng tiện, thiết bị  Sửa chữa đóng mới và cho thuê container  Khai thác cảng biển  Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dƣơng  Vận tải hàng hóa đƣờng thủy nội địa  Bán buôn máy móc, thiết bị hàng hải  Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sở hữu, chủ sử dụng và đi thuê - Nhiệm vụ - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký - Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực chính xác. - Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo yêu cầu, quy định của pháp luật - Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động và tài chính của công ty với cơ quan có thẩm quyền và cơ quan đăng ký kinh doanh, với thành viên góp vốn; khi phát hiện thông tin không chính xác thì phải kịp thời chỉnh sửa lại. - Ƣu tiên sử dụng lao động trong nƣớc, bảo đảm quyền, lợi ích của ngƣời lao động theo quy định của pháp luật về lao động, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật của công đoàn. - Tuân thủ theo quy định pháp luật về quốc phòng, an ninh, kinh tế-xã hội, trật tự an toàn xã hội. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 40
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn Thuận lợi Yếu tố khách quan: - Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với tiến trình mở cửa nền kinh tế sau khi gia nhập WTO của Việt Nam, nhận thức rõ đƣợc thị phần của dịch vụ Đại lý container, đại lý tàu biển và môi giới hàng hải sẽ có xu hƣớng ngày càng thu hẹp trong khi tiềm năng phát triển thị phần của dịch vụ khai thác cảng biển có xu hƣớng gia tăng, Công ty đã tập trung đẩy mạnh và tăng cƣờng năng lực kinh doanh trong lĩnh vực khai thác cảng biển, đây là bƣớc đi hết sức đúng đắn và phù hợp với xu thế thị trƣờng. - Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí địa lý thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cao, tốc độ tăng trƣởng GDP trong những năm gần đây đều đạt trên 8%. Dự báo tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng hàng hoá vận chuyển của ngành hàng hải bình quân năm khoảng 12% - 15%. Cùng với sự cố gắng, phát huy nội lực của ngành và đƣợc Chính phủ hỗ trợ tích cực thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể, ngành hàng hải Việt Nam đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Yếu tố chủ quan: - Là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, với cơ sở vật chất, trang thiết bị luôn đƣợc trang bị đầy đủ, đội ngũ nhân viên và các nhà quản lý đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, Công ty đã không ngừng đẩy mạnh và phát triển các chủng loại dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. - Công ty có đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm với năng lực tiếp cận thị trƣờng thế giới đã ngày càng mở rộng thị trƣờng, nâng cao uy tín trên trƣờng quốc tế. Cụ thể: + Sản lƣợng container thông qua khu vực kho, bãi, cảng của VICONSHIP so với toàn khu vực Hải Phòng chiếm khoảng 26% + Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ của VICONSHIP trên địa bàn Hải Phòng chiếm trên 70% Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 41
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Hàng hóa qua kho CFS chiếm 65% thị phần so với toàn khu vực miền Bắc - Vị thế của Công ty là Công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng`````` hóa bằng container. So với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, Công ty là một trong những doanh nghiệp đứng trong top dẫn đầu về thị phần, uy tín, hiệu quả hoạt động và tính năng động nhạy bén trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Khó khăn Yếu tố khách quan: - Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO năm 2006. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hàng hải nói riêng sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Cùng với lộ trình Việt Nam phải thực hiện sau khi gia nhập WTO, các hãng tàu nƣớc ngoài đƣợc phép mở chi nhánh 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam, do đó thị phần của các doanh nghiệp trong nƣớc về dịch vụ đại lý container, đại lý tàu biển và môi giới hàng hóa sẽ ngày càng bị thu hẹp. Đây cũng chính là rủi ro chung mà tất cả các Công ty cung cấp dịch vụ hàng hải, trong đó có Công ty phải đối mặt. - Do thực hiện gói kích thích kinh tế ở các nƣớc, một lƣợng tiền lớn đƣợc đổ vào nền kinh tế, thâm hụt ngân sách tăng làm cho tăng lạm phát, giá cả sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao. Thị trƣờng vận tải biển không ổn định, các tuyến ngắn trong khu vực châu Á giá cƣớc thấp. Thiếu hụt điện phục vụ sản xuất do việc cắt điện luân phiên. Ùn tắc giao thông khu vực các cảng, bãi tại Hải Phòng, đặc biệt là đƣờng 356 khu vực Đình Vũ. Giá các dịch vụ cảng biển, kho bãi giảm. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị cùng ngành nghề ngày càng nhiều. - Do đặc thù ngành nghề kinh doanh mà cƣớc phí các loại dịch vụ Công ty hiện đang cung cấp đƣợc các khách hàng thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ. Đồng thời Công ty cũng phải sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho những giao dịch mua sắm, đổi mới phƣơng tiện thiết bị chuyên dùng. Vì vậy, Công ty thƣờng xuyên phải đối mặt với rủi ro biến động tỷ giá, điều này có thể gây những ảnh hƣởng nhất định đến kết quả kinh doanh của Công ty. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 42
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Yếu tố chủ quan: - Để đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất kinh doanh đòi hỏi Công ty phải có chi phí đầu tƣ khá lớn. - Hiện nay giá xăng dầu lên không ổn định và vẫn ở mức cao làm cho giá cƣớc vận tải tăng chi phí của Công ty tăng lên làm ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi nhuận của Công ty. - Vấn đề đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những khó khăn của Công ty 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự 2.1.2.1.1. Về cơ cấu tổ chức Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 43
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng1 : Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Container Việt Nam Chức năng nhiệm vụ các phòng ban  Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề đƣợc Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 44
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty  Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT của Công ty có 09 thành viên, mỗi nhiệm kỳ của từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch HĐQT do HĐQT bầu ra.  Ban kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với HĐQT và Ban tổng giám đốc, BKS do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên với nhiệm kỳ là 05 năm.  Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Container Việt Nam gồm có 04 thành viên, trong đó có Tổng Giám đốc và 03 Phó tổng giám đốc. TGĐ là ngƣời điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, Điều lệ Công ty. TGĐ là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty.  Các phòng, ban chức năng Các phòng đại lý MSC, Đại lý TSL, Khai thác kho bãi, Khai thác vận tải, Xếp dỡ, Xƣởng sửa chữa và đại diện Hà Nội: đƣợc tổ chức chuyên môn hóa kinh doanh dịch vụ cho từng hãng tàu, từng loại hình hoạt động. Đứng đầu các đơn vị là các trƣởng phòng có nhiệm vụ triển khai, tổ chức kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị dƣới sự chỉ đạo của Ban Tổng giám đốc. Các phòng ban quản lý: thực hiện các công việc chức năng theo chuyên môn, đƣợc xây dựng theo cơ cấu tinh giản, gọn nhẹ nhƣng vẫn đảm bảo cho việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Ban Tổng giám đốc đạt hiệu quả, năng suất lao động cao. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 45
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Các công ty thành viên, chi nhánh trong Công ty: Các công ty TNHH một thành viên: Công ty TNHH giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACON), Công ty TNHH container miền Trung (Viconship Đà Nẵng), Công ty TNHH tuyến T.S, Công ty TNHH vận tải toàn cầu xanh (GREENTRANS) là các đơn vị 100% vốn của Viconship. Các đơn vị này hạch toán độc lập, chủ động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do HĐQT và Tổng giám đốc giao phù hợp với quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị, tuân thủ pháp luật với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu: đại lý tàu biển; dịch vụ môi giới hàng hải; kinh doanh kho bãi; giao nhận vận tải container. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Cảng Green Port: là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động kinh doanh theo sự phân cấp của Công ty. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ khai thác bãi chứa container, vận tải, dịch vụ, môi giới hàng hải, sửa chữa container ở khu vực phía Nam. Cảng Green Port: thực hiện nhiệm vụ khai thác cảng biển, xếp dỡ hàng hoá cho các chủ tàu, chủ hàng xuất nhập khẩu tại Cảng. 2.1.2.1.2. Về quản lý nhân sự - Đặc điểm lao động Tổng số lao động trong Công ty la 603 ngƣời. Trong đó có 132 lao động nữ và 471 lao động nam. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 46
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2: Cơ cấu sử dụng lao động ĐVT: ngƣời Năm 2010 Năm 2011 Phân loại lao động Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Phân loại theo giới tính -Nam 471 78,11 520 80 -Nữ 132 21,89 130 20 Phân loại theo trình độ học vấn -Cao học 3 0,49 5 0,77 -Đại học 320 53,07 350 53,85 -Cao đẳng 12 2,00 15 2,31 -Trung cấp 15 2,48 21 3,23 -Công nhân kỹ thuật 224 37,15 230 35,38 -Lao động phổ thông 29 4,81 29 4,46 Tổng số lao động 603 100 650 100 Phân loại theo độ tuổi < 30 tuổi 199 33 247 38 Từ 30 tuổi – 40 tuổi 127 21,06 130 20 Từ 40 tuổi – 50 tuổi 182 30,2 182 28 Trên 50 tuổi 95 15,74 91 14 (Nguồn: Phòng nhân sự) Nhận xét: Do dặc thù của ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Container Việt Nam-Viconship (chủ yếu là khai thác cảng biển, cảng container, vận tải ) nên lao động chủ yếu của Công ty là nam (chiếm 80%), lao động nữ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (năm 2010 và 2011 chỉ chiếm 21,89% - 20%). Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 47
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Theo bảng phân loại cơ cấu lao động theo trình độ, số lƣợng lao động ở các trình độ có sự thay đổi giữa 2 năm 2010 và 2011 nhƣng thay đổi theo chiều hƣớng tăng số lƣợng lao động trình độ cao (cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp), giảm số lƣợng lao động phổ thông. Điều này cho thấy khả năng thu hút các lao động có trình độ của doanh nghiệp tăng và việc doanh nghiệp tập trung vào đào tạo lao động có trình độ đang có những xu hƣớng tăng tích cực. Đây là những lao động sẽ mang lại những tiềm năng, lợi ích cho doanh nghiệp trong tƣơng lai. - Theo bảng phân loại cơ cấu lao động theo độ tuổi ta nhận thấy số lao động ở độ tuổi từ 40-50 ổn định không thay đổi trong 2 năm (182 ngƣời), và số lao động từ 30- 40 tuổi thay đổi không nhiều (tăng 3 ngƣời, song tỉ lệ giảm 1,06% do tổng số lao động năm 2011 tăng so với năm 2010). Đặc biệt, lao động trong độ tuổi <30 và từ 40- 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lao động. Trong đó lao động trong độ tuổi <30 chiếm tỉ lệ cao nhất và có xu hƣớng tăng trong 2 năm 2010, 2011 (tăng thêm 48 ngƣời tƣơng đƣơng tăng 5%) cho thấy Công ty có lợi thế về sức khỏe và độ linh hoạt trong công việc cũng nhƣ khả năng học tập và ứng dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó, số lao động trong độ tuổi trên 50 giảm so với năm 2010 dù không nhiều (4 ngƣời tƣơng đƣơng 1,74%) nhƣng cho thấy số lƣợng này có xu hƣớng giảm trong tƣơng lai và đƣợc thay thế bằng đội ngũ lao động trẻ. - Chế độ làm việc Ngƣời lao động Công ty đều có hợp đồng lao động theo đúng luật lao động và đƣợc hƣởng đầy đủ chế độ theo quy định hiện hành pháp luật về Luật lao động và các khoản trợ cấp, thƣởng, đƣợc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Công ty quy định về thời gian lao động nhƣ sau: + Thời gian làm việc theo chế độ: 5,5 ngày làm việc/tuần và 8h/ngày. + Thời gian làm việc trong ngày: - Sáng : 7h30 – 12h - Chiều : 13h30 – 17h - Chế độ lƣơng, thƣởng, các chính sách của Công ty Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 48
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thực hiện chế độ trả lƣơng - Các định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng đƣợc rà soát điều chỉnh 6 tháng một lần cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh. - Quy chế trả lƣơng/thƣởng minh bạch và thực hiện việc thanh toán đúng kỳ hạn. - Ngƣời lao động đảm bảo có việc làm và thu nhập năm sau cao hơn năm trƣớc, bình quân thu nhập năm 2011 đạt: 8,9 triệu đồng/ Ngƣời – tháng. 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.2.1. Về vốn kinh doanh (tính đến ngày 31/12/2011) Về vốn kinh doanh (theo bảng CĐKT năm 2011) Tổng nguồn vốn: 856.938.748.965 đồng - Phân theo cơ cấu: + Vốn dài hạn: 264.809.344.733đồng + Vốn ngắn hạn: 592.129.404.232 đồng - Phân theo nguồn hình thành: + Vốn chủ: 642.933.258.665 đồng + Vốn vay: 214.005.490.300 đồng 2.1.2.2.2. Về cơ sở vật chất kinh tế * Về tài sản cố định: - Về máy móc thiết bị: Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 49
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 3`: Cơ sở vật chất kinh tế Máy móc thiết bị Số Trọng Nguyên giá Giá trị còn lại lƣợng tải/Sức (VND) (VND) nâng(Tấn) Khu vực Hải Phòng Cần trục bánh lốp 1 25 280.000.000 0 Xe nâng vỏ (Fantuzi, 3 8 ÷ 12 7.106.756.776 4.271.262.563 Kalmar) Xe nâng (Kalmar, Linde) 2 41 9.892.340.000 2.635.000.017 Xe nâng vỏ Komatsu 4 10÷15 885.559.738 475.777.766 Xe nâng 3 2,5÷5 703.100.424 438.895.596 Mitsubishi+Nissan Xe nâng TCM 6 3÷5 2.192.433.709 1.195.269.780 Xe nâng Terex 2 45 12.319.675.015 10.146.749.624 Cần trục chân đế 1 40 27.494.702.865 16.693.212.462 Kranbau Cần trục chân đế 2 40 30.574.540.441 26.277.996.912 Liebherr Xe nâng khung mang PPH 5 40 16.882.114.727 15.877.226.952 Xe nâng khung mang 2 15÷20 523.809.524 163.690.490 Đầu kéo xe container 30 26 ÷ 30 9.158.653.157 3.661.219.218 Rơ moóc 20’ + 40’ 31 26 ÷ 30 3.359.024.166 1.016.701.885 Khu vực Miền Trung Cần trục bánh lốp ADK 1 16 76.000.000 Cần trục bánh lốp Kato 1 30 639.963.500 359.090.632 Xe nâng Kalmar 1 41 716.908.917 716.908.917 Xe nâng Kalmar 1 41 3.568.762.768 2.269.931.581 Đầu kéo International, 14 26 ÷ 30 1.401.068.545 606.339.554 Kamaz Khu vực TP Hồ Chí Minh Xe nâng container 5 5 ÷12 3.058.837.186 1.870.734.035 (Kalmar, Hyster, Komatsu) Đầu kéo moóc 5 26 ÷ 30 1.350.092.177 723.263.694 International Rơ moóc 20',40' 8 26 ÷ 30 882.994.310 473.032.666 Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 50
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Cảng Viconship (Green Port) có tổng chiều dài tuyến cầu tàu, kè 340 m, độ sâu trƣớc bến -7,8m. - Công ty có 03 cần trục chân đế mang nhãn hiệu Kranbau và Liebherr, với nâng trọng 40 tấn, tầm với 32m, năng suất bốc xếp từ 20 đến 25 Container/cần trục/giờ. - Hiện tại, ở Hải Phòng, Viconship đã đầu tƣ và đang khai thác khu vực bãi Container có tổng diện tích 78.000 m2, tƣơng đƣơng sức chứa khoảng 4.000 TEUS. Bãi Container tại Đà Nẵng có tổng diện tích 15.000 m2, tƣơng đƣơng sức chứa khoảng 750 TEUS. Bãi Container tại TP. HCM có tổng diện tích 19.600 m2, tƣơng đƣơng sức chứa khoảng 1000 TEUS. - Hệ thống kho CFS tại Viconship gồm 03 kho với tổng diện tích là 4.448 m2, các kho đều đạt tiêu chuẩn để lƣu giữ hàng xuất nhập khẩu và đƣợc quy hoạch cho từng kho riêng. - Công ty có tổng cộng 53 đầu xe và 65 rơ moóc 20’, 40’. * Đầu tƣ xây dựng cơ bản: Ngoài việc tập trung phát triển đội tàu để tăng năng lực cạnh tranh, Công ty sẽ xúc tiến để triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản. Do đó hoạt động dịch vụ sẽ tăng lên trong thời gian tới. * Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng thông tin: Hiện tại trong toàn Công ty đã trang bị đầy đủ hệ thống công nghệ thông tin. Về mạng vật lý, mạng LAN đã đƣợc thiết lập. Trong mỗi khu vực sử dụng đƣờng truyền ADSL tốc độ cao, kết nối và trao đổi thông tin giữa các khu vực và trung tâm. Công ty cũng đã đầu tƣ hệ thống phần mềm hiện đại (TMS, CMS, BRAVO ), đƣợc thiết kế theo đặc thù riêng và theo yêu cầu của từng bộ phận. Tiện ích của các phần mềm này đã và đang đƣợc triển khai một cách triệt để và tiếp tục đƣợc xem xét và mở rộng thêm các tiện ích khác. Bên cạnh đó, Công ty đang tiến hành triển khai dự án E-Viconship để tạo cho việc quản lý các hoạt động của Công ty trở lên dễ dàng, chính xác, trung thực và tiên tiến. 2.1.2.2.3. Về các hoạt động sản xuất kinh doanh  Kinh doanh cảng quốc tế: Cảng Viconship (Green Port) có tổng chiều dài tuyến cầu tàu, kè 340 m, độ sâu trƣớc bến -7,8m, cùng một lúc có thể tiếp nhận hai tàu có tải trọng 10.000 DWT cập bến làm hàng,đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 51
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trên bến đƣợc bố trí 03 cần trục chân đế mang nhãn hiệu Kranbau và Liebherr, với nâng trọng 40 tấn, tầm với 32m, năng suất bốc xếp từ 20 đến 25 Container/cần trục/giờ. Hoạt động của cảng Green Port hàng năm đem lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: doanh thu từ khai thác cảng chiếm tỷ trọng khoảng từ 30 - 40% trong tổng doanh thu hàng năm, lợi nhuận gộp đóng góp khoảng từ 65 - 70% trên tổng lợi nhuận gộp.  Kinh doanh bãi container : Hiện tại, ở Hải Phòng, Viconship đã đầu tƣ và đang khai thác khu vực bãi Container có tổng diện tích 78.000 m , tƣơng đƣơng sức chứa khoảng 4.000 TEUS. Đây là khu vực đã đƣợc Tổng cục Hải quan, Hải quan công nhận là địa điểm thông quan từ năm 1995. Đây là hành lang pháp lý hết sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ hàng xuất, nhập khẩu lƣu giữ hàng hóa. Bãi chứa container là một hạng mục nằm trong quần thể của cảng, hoạt động góp phần tạo ra một chuỗi dịch vụ khép kín. Theo thống kê từ phía Công ty đã có những thời điểm bãi container đồng thời phục vụ cho hơn 200 chủ hàng xuất nhập khẩu thƣờng xuyên đến tiếp nhận hoặc chuyển giao hàng.  Kinh doanh kho hàng : Hệ thống kho CFS tại Viconship gồm 03 kho với tổng diện tích là 4.448 m2, các kho đều đạt tiêu chuẩn để lƣu giữ hàng xuất nhập khẩu và đƣợc quy hoạch cho từng kho riêng. Thủ tục thông quan, xuất khẩu và nhập khẩu đều đƣợc thực hiện ngay tại khu vực kho bãi này. Hệ thống kho bãi, cảng Viconship đƣợc đặt dƣới sự giám sát trực tiếp của Hải quan cửa khẩu khu vực 3 (Hải quan Hải Phòng), có trụ sở chính đặt ngay tại bãi Viconship. Vì vậy việc hoàn tất các thủ tục thông quan cho các khách hàng xuất nhập khẩu rất nhanh chóng thuận lợi. Doanh thu từ hoạt động kho và bãi hàng năm chiếm khoảng 17 - 29% tổng doanh thu và 17 – 23% lợi nhuận của toàn Công ty.  Đại lý tàu và đại lý giao nhận: Hiện nay Viconship đang làm tổng đại lý cho các hãng tàu lớn của thế giới nhƣ: MSC (Thuỵ Sỹ), TS Lines (Đài Loan) và có quan hệ hợp đồng với hầu hết tất cả các hãng tàu khác có mặt tại Việt Nam. Hệ thống đại lý đƣợc tổ chức theo mạng lƣới đầy đủ cho các khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. Các hoạt động chính đƣợc thực hiện chủ yếu là đặt trƣớc hàng, Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 52
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP quản lý hàng hóa, thiết bị, Container và giao nhận hàng xuất nhập khẩu cho các hãng tàu đƣợc uỷ thác. Hoạt động này đƣợc gắn kết chặt chẽ với hoạt động của kho bãi, hoạt động bốc xếp, vận chuyển nên chất lƣợng phục vụ đối với các hãng tàu và khách hàng đƣợc chủ động, kết nối đƣợc các dịch vụ khép kín, có điều kiện giảm chi phí dịch vụ đƣợc nhiều khách hàng trong và ngoài nƣớc tín nhiệm và sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều. Doanh thu và lợi nhuận hoạt động này đem lại hàng năm cho Công ty từ 10 - 20%.  Bốc xếp hàng hóa: Công tác xếp dỡ và đóng rút hàng container cũng đã đƣợc Công ty quan tâm, chú ý và đầu tƣ kịp thời. Hiện tại, toàn bộ quá trình bốc và xếp Container tại các khu vực kho bãi và cảng đều đƣợc thực hiện bởi các thiết bị chuyên dùng. Hơn nữa đội ngũ lái xe nâng đều đƣợc đào tạo bài bản và đƣợc thực hành xếp dỡ nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm xếp dỡ vì vậy chất lƣợng và thời gian xếp dỡ luôn đƣợc đảm bảo. Đây cũng là hoạt động đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện sản phẩm cấp, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Công ty  Hoạt động vận tải bộ: Hiện nay, Công ty đang quản lý và khai thác các đội xe vận tải Container chuyên dùng, hoạt động trên các tuyến đƣờng bộ. Tính đến thời điểm hiện tại, trên cả ba miền: Bắc Trung, Nam, Công ty có tổng cộng 53 đầu xe và 65 rơ moóc 20’, 40’. Việc kinh doanh vận tải phụ thuộc rất nhiều vào giá cƣớc vận tải từng khu vực. Hiện nay hệ thống giao thông đƣờng bộ của đất nƣớc chƣa tạo đƣợc sự thuận tiện, chi phí lại cao và có nhiều chi phí phát sinh. Tuy nhiên, việc kinh doanh vận tải hàng năm vẫn đóng góp trên dƣới 32% doanh thu Và trên 6% lợi nhuận cho Công ty. Ngoài ra hoạt động này còn có ý nghĩa trong việc tạo nên chuỗi dịch vụ khép kín của toàn Công ty trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 2.2. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Container Việt Nam thông qua các báo cáo tài chính 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 2.2.1.1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 53
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 4: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN TÀI SẢN Theo qui mô chung Năm 2010 so với 2009 Năm 2011 so với 2010 % Tài sản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm Năm Năm Số tiền % Số tiền % 2009 2010 2011 170.558.473.21 A. Tài sản NH 357.045.684.923 527.604.158.141 592.129.404.232 55,16 65,01 69,10 47,77 64.525.246.091 12,23 8 I. Tiền 58.984.835.196 88.631.811.420 59.052.383.447 9,11 10,92 6,89 29.646.976.224 50,26 -29.579.427.973 -33,37 II. Các khoản đầu tƣ TC 167.676.348.083 332.693.666.061 389.403.158.292 25,90 40,99 45,44 165.017.317.978 98,41 56.709.492.231 17,05 ngắn hạn III. Các khoản phải thu 117.932.047.747 89.685.737.815 125.670.772.586 18,22 11,05 14,67 -28.246.309.932 -23,95 35.985.034.771 40,12 IV. Hàng tồn kho 3.339.377.918 11.819.719.717 8.492.815.435 0,52 1,46 0,99 8.480.341.799 253,95 -3.326.904.282 -28,15 V. Tài sản ngắn hạn khác 9.113.075.979 4.773.223.128 9.510.274.472 1,41 0,59 1,11 -4.339.852.851 -47,62 4.737.051.344 99,24 B. Tài sản dài hạn 290.302.751.149 283.971.637.727 264.809.344.733 44,84 34,99 30,90 -6.331.113.422 -2,18 -19.162.292.994 -6,75 I. Các khoản phải thu dài 0 0 hạn II. Tài sản cố định 255.671.234.953 255.177.269.350 212.303.934.193 39,50 31,44 24,77 -493.965.603 -0,19 -42.873.335.157 -16,80 III. Bất động sản đầu tƣ 0 0 0 0 0 IV. Các khoản đầu tƣ TC 29.081.500.000 20.899.000.000 35.707.600.000 4,49 2,58 4,17 -8.182.500.000 -28,14 14.808.600.000 70,86 dài hạn V. Tài sản dài hạn khác 5.550.016.196 7.895.368.377 16.797.810.540 0,86 0,97 1,96 2.345.352.181 42,26 8.902.442.163 112,76 Tổng cộng tài sản 647.348.436.072 811.575.795.868 856.938.748.965 100,00100,00 100,00 164.227.359.796 25,37 45.362.953.097 5,59 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Viconship) Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 54
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 5:Tỷ trọng TSDH và TSNH trong Tổng Tài sản giai đoạn 2009 – 2011 Bảng 6:Diễn biến TSDH và TSNH (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Viconship) (Số liệu đã được làm tròn đến hàng tỷ đồng) Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2010 là 811.575.795.868 đ, tăng 164.227.359.796 đ (tƣơng ứng 25,37%) so với năm 2009. Năm 2011 tổng tài sản của Công ty là 856.938.748.965 đ, tăng 45.362.953.097 đ (tƣơng ứng 5,59%) so với năm 2010. Trong đó: Tổng tài sản của Công ty tăng lên chủ yếu do tài sản ngắn hạn tăng, trong đó các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng lên đáng kể do ảnh hƣởng bởi khoản tiền gửi Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 55
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP có kỳ hạn tại ngân hàng của Công ty tăng. Hiện nay lãi suất tiền gửi ngân hàng là khá cao nên gửi tiền vào ngân hàng cũng là một phƣơng án hợp lý. Tài sản dài hạn của Công ty năm 2010 là 283.971.637.727đ, giảm 6.331.113.422 đ (tƣơng ứng -2,18%) so với năm 2009. Năm 2011 tài sản dài hạn của Công ty là 264.809.344.733 đ, giảm 19.162.292.994 đ (tƣơng ứng -6,75%) so với năm 2010. Trong đó: Năm 2009 tỷ trọng tài sản dài hạn của Công ty là 44,84%; năm 2010 là 34,99%, năm 2011 giảm xuống còn 30,90 %. Qua 3 năm, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đã giảm xuống. Tài sản dài hạn năm 2010 giảm do giảm các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn, tài sản dài hạn năm 2011 giảm do tái sản cố định giảm. Qua 3 năm tổng tài sản tăng từ 647.348.436.072 đ lên 856.938.748.965 đ do: Nguyên nhân khách quan: Đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ tích cực thông qua những cơ chế, chính sách cụ thể. Hiện nay gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tƣ tƣơng đối ổn định và thông minh. Nguyên nhân chủ quan: Là Công ty có thị phần khá lớn và ổn định ở miền Bắc, đặc biệt ở hải Phòng. Mặc dù ngành vận tải biển đang trong thời kì khó khăn nhƣng Công ty vẫn thực hiện kinh doanh hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận năm sau vẫn cao hơn năm trƣớc. 2.2.1.1.2. Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 56
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 7: cơ cấu và diễn biến nguồn vốn Theo qui mô chung % Năm 20010 so với 2009 Năm 2011 so với 2010 Nguồn vốn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % A.Nợ phải trả 224.553.558.521 271.040.465.306 214.005.490.300 34,69 33,40 24,97 46.486.906.785 20,70 -57.034.975.006 -21,04 I. Nợ ngắn hạn 187.765.320.318 261.645.518.721 211.005.395.856 29,01 32,24 24,62 73.880.198.403 39,35 -50.640.122.865 -19,35 II.Nợ dài hạn 36.788.238.203 9.394.946.585 3.000.094.444 5,68 1,16 0,35 -27.393.291.618 -74,46 -6.394.852.141 -68,07 B.Vốn chủ sở hữu 422.794.877.551 540.535.330.562 642.933.258.665 65,31 66,60 75,03 117.740.453.011 27,85 102.397.928.103 18,94 I.Vốn chủ sở hữu 422.794.877.551 540.535.330.562 642.933.258.665 65,31 66,60 75,03 117.740.453.011 27,85 102.397.928.103 18,94 1.Vốn đầu tƣ của CSH 120.305.510.000 120.305.510.000 238.945.020.000 18,58 14,82 27,88 118.639.510.000 98,62 2.Thặng dƣ vốn cổ phần 37.231.904.775 37.231.904.775 37.231.904.775 5,75 4,59 4,34 3.Vốn khác của CSH 4.Cổ phiếu quỹ -10.396.631.245 -10.396.631.245 -1,28 -1,21 -10.396.631.245 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.378.704.473 0,21 -1.378.704.473 -100,00 7.Các quỹ 89.843.185.904 199.468.731.188 195.554.300.206 13,88 24,58 22,82 109.625.545.284 122,02 -3.914.430.982 -1,96 8.Lợi nhuận st chƣa phân phối 174.035.572.399 193.925.815.844 181.598.664.929 26,88 23,89 21,19 19.890.243.445 11,43 -12.327.150.915 -6,36 9.Nguồn vốn ĐT XD n II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.Quỹ khen thƣởng phúc lợi 2.Nguồn kinh phí 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Tổng cộng nguồn vốn 647.348.436.072 811.575.795.868 856.938.748.965 100,00 100,00 100,00 164.227.359.796 25,37 45.362.953.097 5,59 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Viconship) Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 57
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 8: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giai đoạn 2009-2011 Bảng 9: Diễn biến nguồn vốn giai đoạn 2009-2011 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Viconship) (Số liệu đã được làm tròn đến hàng tỷ đồng) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty năm 2010 là 811.575.795.868 đ, tăng 164.227.359.796 đ so với năm 2009 (tƣơng ứng tăng 25,37%). Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2011 là 856.938.748.965 đ, tăng 45.362.953.097 đ so với năm 2010, (tƣơng đƣơng tăng 5,59%). Trong đó: Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 58
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nợ phải trả năm 2010 là 271.040.465.306 đ, tăng 46.486.906.785 đ so với năm 2009 (tƣơng đƣơng tăng 20,7%). Năm 2011 là 214.005.490.300 đ, giảm 57.034.975.006 đ so với năm 2010 (tƣơng đƣơng giảm 21,04%). Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 (tƣơng ứng tăng 39,35%) do tăng khoản phải trả ngƣời bán, các khoản phải trả phải nộp khác. Nợ ngắn hạn năm 2011 là 211.005.395.856 đ, giảm 50.640.122.865 đ (tƣơng ứng giảm 19,35%) do giảm khoản vay và nợ ngắn hạn, các khoản phải trả phải nộp khác giảm. Nợ dài hạn năm 2010 là 9.394.946.585 đ, giảm so với năm 2009 là 27.393.291.618 đ (tƣơng ứng giảm 74,46%). Nợ dài hạn năm 2011 là 3.000.094.444 đ, giảm so với năm 2010 là 6.394.852.141 đ (tƣơng ứng giảm 68,07%). Các khoản nợ phải trả đều giảm mà nguồn vốn tăng cho thấy tình hình tài chính của Công ty là rất tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 là 540.535.330.562 đ, tăng so với năm 2009 là 117.740.453.01đ (tƣơng ứng tăng 27,85%), năm 2011 là 642.933.258.665 đồng, tăng so với năm 2010 là 102.397.928.103 đồng (tƣơng ứng tăng 18,94 %). Nguyên nhân là do Vốn đầu tƣ chủ sở hữu tăng, trong đó Vốn dầu tƣ chủ sở hữu năm 2011 là 238.945.020.000 đ, tăng 118.639.510.000 đ so với năm 2010 (tƣơng ứng tăng 98,62% so với năm 2010). Qua đó ta thấy Công ty có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của Công ty đối với chủ nợ. Nhìn chung tổng nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua là tăng, năm 2009 là 647.348.436.072 đ, năm 2011 tăng lên 856.938.748.965 đ do: Nguyên nhân khách quan: Nhà nƣớc có chính sách ƣu đãi vay vốn, mở rộng đầu tƣ phát triển cho các doanh nghiệp vận tải biển. Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế biển, trong diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cùng với tiến trình mở cửa nền kinh tế sau khi gia nhập WTO của Việt Nam nhận thức rõ tiềm năng phát triển thị phần khai thác dịch vụ cảng biển có xu hƣớng gia tăng là một lợi thế cho Công ty. Nguyên nhân chủ quan: Công ty có thị phần lớn, ổn định tại miền Bắc. Công ty sở hữu một lƣợng lớn kho bãi tại khu vực Hải Phòng -> là ƣu thế khi đây là khu Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 59
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP vực hay xảy ra hiện tƣợng ùn ứ container do thiếu công suất. Công ty hoạt động hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận tăng qua các năm. 2.2.1.1.3.Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện mối tƣơng quan giữa giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mối quan hệ này giúp ta nhận thức đƣợc sự hợp lý giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng nó trong đầu tƣ, mua sắm, dự trữ và sử dụng có hiệu quả hay không. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện qua các bảng sau: Bảng 10: Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2009 TS NV Nợ NH 29,01% (187.765.320.318 đ) TSNH 55,16% (357.045.684.923 đ) Nợ DH 5,68% (36.788.238.203 đ) Vốn CSH 65,31% TSDH 44,84 % 422.794.877.551 đ 290.302.751.149 đ Bảng 11: Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2010 TS NV Nợ NH 32,24% (261.645.518.721 đ) TSNH 65,01%(527.604.158.141 đ) Nợ DH 1,16% (9.394.946.585 đ) Vốn CSH 66,6% (540.535.330.562 đ) TSDH 34,99% (283.971.637.727 đ) Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 60
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 12: Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2011 TS NV TSNH 69,1% (592.129.404.232 đ) Nợ NH 24,62%(211.005.490.300 đ) Nợ DH 0,35% (3.000.094.444 đ) Vốn CSH 75,03% (642.933.258.665 đ) TSDH 30,9% (264.809.344.733 đ) Cả 3 năm 2009, 2010, 2011 ta thấy TSNH > Nợ NH: nguồn vốn dài hạn đầu tƣ cho TSDH không những đủ mà còn thừa để đầu tƣ vào TSNH. Đồng thời TSNH lớn hơn vốn NH đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty. Hiện nay ngành vận tải biển đang trong tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, báo lỗ do làm ăn thua lỗ, không có hàng nên công giảm đầu tƣ vào tài sản dài hạn để đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn. Vậy cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty là rất hợp lí. 2.2.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.1.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 61
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 13: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang Năm 2010 so với năm Năm 2011 so với năm Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2009 2010 Số tiền % Số tiền % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp 457.659.941.389 548.487.861.138 644.207.785.309 90.827.919.749 19,85 95.719.924.171 17,45 dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 146.674.395 -146.674.395 -100,00 3.Doanh thu thuần 457.513.266.994 548.487.861.138 644.207.785.309 90.974.594.144 19,88 95.719.924.171 17,45 4.Giá vốn hàng bán 277.453.159.305 351.010.570.942 415.045.717.712 73.557.411.637 26,51 64.035.146.770 18,24 5.Lợi nhuận gộp 180.060.107.689 197.477.290.196 229.162.067.597 17.417.182.507 9,67 31.684.777.401 16,04 6.Doanh thu hoạt động tài chính 22.086.451.066 41.038.610.048 52.478.269.363 18.952.158.982 85,81 11.439.659.315 27,88 7.Chi phí tài chính 5.977.130.944 7.661.364.674 24.479.420.309 1.684.233.730 28,18 16.818.055.635 219,52 Trong đó: chi phí lãi vay 1.741.745.262 2.861.219.506 595.353.898 1.119.474.244 64,27 -2.265.865.608 -79,2 8.Chi phí bán hàng 149.045.454 206.216.815 155.613.638 57.171.361 38,36 -50.603.177 -24,54 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 21.963.652.813 19.677.697.359 25.229.411.721 -2.285.955.454 -10,41 5.551.714.362 28,21 10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 174.056.729.544 210.970.621.396 231.775.891.292 36.913.891.852 21,21 20.805.269.896 9,86 11.Thu nhập khác 1.189.387.660 1.438.038.574 67.712.530.682 248.650.914 20,91 66.274.492.108 4608,67 12.Chi phí khác 999.642.443 36.338.436 59.465.719.024 -963.304.007 -96,36 59.429.380.588 163544,13 13.Lợi nhuận khác 189.745.217 1.401.700.138 8.246.811.658 1.211.954.921 638,73 6.845.111.520 488,34 14.Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 174.246.474.761 212.372.321.534 240.022.702.950 38.125.846.773 21,88 27.650.381.416 13,02 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 19.197.636.870 32.667.756.339 49.022.673.783 13.470.119.469 70,17 16.354.917.444 50,06 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập 155.048.837.891 179.704.565.195 191.000.029.167 24.655.727.304 15,90 11.295.463.972 6,29 doanh nghiệp 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 12.992 15.101 10.028 2.109 16,23 -5.073 -33,59 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Viconship) Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 62
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Viconship) (Số liệu đã được làm tròn đến hàng tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Viconship) (Số liệu đã được làm tròn đến hàng tỷ đồng) Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 63
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là 548.487.861.138 đ, tăng so với năm 2009 là 90.827.919.749 đ (tƣơng ứng tăng 19,85 %). Năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là 644.207.785.309 đ, tăng so với năm 2010 là 95.719.924.171 đ (tƣơng ứng tăng 17,45 %). Điều đó cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty là rất tốt. Doanh thu thuần của Công ty cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2010 doanh thu thuần của Công ty là 548.487.861.138 đ, tăng 90.974.594.144 đ so với năm 2009 (tƣơng ứng tăng 19,88%). Năm 2011 doanh thu thuần của Công ty là 644.207.785.309 đ, tăng 95.719.924.171 đ so với năm 2010 (tƣơng ứng tăng 17,45%). Giá vốn hàng bán của Công ty cũng tăng đều qua các năm. Năm 2010 giá vốn hàng bán của Công ty là 351.010.570.942 đ, tăng so với năm 2009 là 73.557.411.637đ (tƣơng ứng tăng 26,51 %). Năm 2011 giá vốn hàng bán của Công ty là 415.045.717.712 đ, tăng so với năm 2010 là 64.035.146.770 đ (tƣơng ứng tăng 18,24 %). Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 là 41.038.610.048 đồng, tăng so với năm 2009 là 18.952.158.982 đ (tƣơng ứng tăng 85,81 %). Năm 2011 doanh thu hoạt động tài chính của Công ty là 52.478.269.363 đ, tăng so với năm 2010 là 11.439.659.315đ (tƣơng ứng tăng 27,88 %). Nguyên nhân là do lãi tiền gửi và tiền cho vay tăng. Tuy năm 2011 tốc độ tăng doanh thu hoạt động tài chính không bằng năm 2010 nhƣng nói chung là vẫn tăng qua các năm. Chi phí tài chính năm 2010 là 7.661.364.674 đ, tăng 1.684.233.730 đ so với năm 2009 (tƣơng ứng 28,18%). Năm 2011 chi phí tài chính là 24.479.420.309 đ, tăng 16.818.055.635 đ so với năm 2010 (tƣơng ứng tăng 219,52%). Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 19.677.697.359 đồng, giảm 2.285.955.454 đ (tƣơng ứng 10,41%) so với năm 2009. Năm 2011 là 25.229.411.721 đ, tăng 5.551.714.362 đ (tƣơng ứng 28,21%) so với năm 2010. Nguyên nhân do tăng lƣơng cho ngƣời lao động để thích ứng với giá cả lạm phát Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 64
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP trên thị trƣờng và lƣơng cho cán bộ hội đồng quản trị. Công ty đã quan tâm đến đời sống của ngƣời lao động. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của Công ty là 179.704.565.195 đ, tăng so với năm 2009 là 24.655.727.304 đ (tƣơng ứng tăng 15,9%). Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của Công ty là 191.000.029.167 đ, tăng so với năm 2010 là 11.295.463.972 đ (tƣơng ứng tăng 6,29%). Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng đều qua 3 năm từ 155 tỷ đồng năm 2009 lên 191 tỷ đồng năm 2011 cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty rất tốt. Nhìn chung doanh thu, lợi nhuận và chi phí của Công ty tăng qua các năm, nguyên nhân do: Nguyên nhân khách quan: Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành vận tải biển. Bên cạnh đó Công ty vẫn gặp một số khó khăn nhƣ nhƣ ảnh hƣởng của nền kinh tế suy thoái, ngành vận tải biển đang trong thời kì khó khăn, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, hạ tầng giao thông vừa thiếu vừa manh mún, lƣợng hàng hóa thông qua một số khu vực giảm, giá cả các dịch vụ cảng biển kho bãi giảm Nguyên nhân chủ quan: Công ty đã thực hiện kinh doanh tốt, có hiệu quả, có nhiều sáng kiến trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả lao động, tăng doanh thu. Công ty hoạt động uy tín, đƣợc sự ủng hộ của khách hàng. Công ty phải tăng lƣơng cho ngƣời lao động để đảm bảo đời sống của họ trong thời kì kinh tế lạm phát, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng . 2.2.1.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc. Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 65
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 16: phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc So với DT thuần (%) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 457.659.941.389 548.487.861.138 644.207.785.309 100,00 100,00 100,00 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 146.674.395 0,03 3.Doanh thu thuần 457.513.266.994 548.487.861.138 644.207.785.309 99,97 100,00 100,00 4.Giá vốn hàng bán 277.453.159.305 351.010.570.942 415.045.717.712 60,62 64,00 64,43 5.Lợi nhuận gộp 180.060.107.689 197.477.290.196 229.162.067.597 39,34 36,00 35,57 6.Doanh thu hoạt động tài chính 22.086.451.066 41.038.610.048 52.478.269.363 4,83 7,48 8,15 7.Chi phí tài chính 5.977.130.944 7.661.364.674 24.479.420.309 1,31 1,40 3,80 Trong đó: chi phí lãi vay 1.741.745.262 2.861.219.506 595.353.898 0,38 0,52 0,09 8.Chi phí bán hàng 149.045.454 206.216.815 155.613.638 0,03 0,04 0,02 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 21.963.652.813 19.677.697.359 25.229.411.721 4,80 3,59 3,92 10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 174.056.729.544 210.970.621.396 231.775.891.292 38,03 38,46 35,98 11.Thu nhập khác 1.189.387.660 1.438.038.574 67.712.530.682 0,26 0,26 10,51 12.Chi phí khác 999.642.443 36.338.436 59.465.719.024 0,22 0,01 9,23 13.Lợi nhuận khác 189.745.217 1.401.700.138 8.246.811.658 0,04 0,26 1,28 14.Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 174.246.474.761 212.372.321.534 240.022.702.950 38,07 38,72 37,26 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 19.197.636.870 32.667.756.339 49.022.673.783 4,19 5,96 7,61 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 155.048.837.891 179.704.565.195 191.000.029.167 33,88 32,76 29,65 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 12.992 15.101 10.028 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Viconship) Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 66
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nhận xét: Năm 2009, để có 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty phải bỏ ra 60,62 đồng giá vốn hàng bán; 0,03 đồng chi phí bán hàng; 4,8 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2010, để có 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty phải bỏ ra 64 đồng giá vốn hàng bán; 0,04 đồng chi phí bán hàng; 3,59 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2011, để có 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty phải bỏ ra 64,43 đồng giá vốn hàng bán; 0,02 đồng chi phí bán hàng; 3,92 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 39,34 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 36 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 35,57 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 38,03 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 38,46 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 35,98 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 33,88 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 32,76 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 29,65 đồng lợi nhuận sau thuế. 2.2.2. Phân tích tình hình tài chính của Cổ phần Container Việt Nam thông qua nhóm các chỉ số tài chính 2.2.2.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán tổng quát - Khả năng thanh toán hiện thời - Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán lãi vay - Vốn lƣu động ròng - Hệ số các khoản phải thu trên phải trả Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 67
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 17: các chỉ số về khả năng thanh toán So sánh So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu Cách tính 2010-2009 2011-2010 2009 2010 2011 Δ % Δ % KN thanh toán Tổng TS 2,88 2,99 4,00 0,11 3,8 1,01 33,8 tổng quát (lần) Tổng nợ phải trả KN thanh toán TS NH 1,90 2,02 2,81 0,12 6,3 0,79 39,1 hiện thời (lần) Tổng nợ NH KN thanh toán TS NH – Hàng tồn kho 1,88 1,97 2,77 0,09 4,8 0,8 40,6 nhanh (lần) Tổng nợ NH KN thanh toán LNtt và lãi vay (EBIT) 101,04 75,22 83,34 -25,82 -25,6 8,12 0,11 lãi vay (lần) Lãi vay phải trả Vốn lưu động TS NH - Nợ NH 169 266 381.1 97 57,4 115,1 43,3 ròng (NWC) (tỷ) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy: * Khả năng thanh toán tổng quát - Năm 2009, doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 2,88 đồng đảm bảo. Năm 2010 doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 2,99 và năm 2011 doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 4,00 đồng đảm bảo. Kết luận: khả năng thanh toán tổng quát tốt. * Khả năng thanh toán hiện thời - Năm 2010 chỉ số này là 2,02 lần ,tăng 0,12 lần (tƣơng ứng 6,3 %) so với năm 2009. Năm 2011 chỉ số này là 2,81 tăng 0,79 lần (tƣơng ứng 39,1%) so với năm 2010. - Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lƣu động với nợ ngắn hạn. Năm 2009, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo bởi 1,90 đồng tài sản lƣu động. Năm 2010, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 2,02 đồng tài sản lƣu động. Năm 2011, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo bởi 2,81 đồng nợ ngắn hạn. Kết luận: khả năng thanh toán hiện thời tốt Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 68
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Khả năng thanh toán nhanh - Năm 2010 là 1,97 lần, tăng 0,09 lần (tƣơng ứng 4,8 %) so với năm 2009. Năm 2011 chỉ số này là 2,77 tăng 0,8 lần (tƣơng ứng 40,6 %) so với năm 2010. Kết luận: khả năng thanh toán nhanh tốt * Khả năng thanh toán lãi vay - Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp năm 2010 là 75,22 lần, giảm 25,82lần (tƣơng ứng 25,6 %) so với năm 2009. Năm 2011 là 83,34 lần, tăng 8,12 lần (tƣơng ứng tăng 0,11%) so với năm 2010. - Cả 3 năm 2009, 2010, 2011 vốn vay của doanh nghiệp đã đƣợc sử dụng hợp lý, đem lại 1 khoản lợi nhuận lớn và thừa đủ để bù đắp lãi vay. - Năm 2010 chỉ số khả năng thanh toán lãi vay tuy giảm so với năm 2009 nhƣng xét trong bối cảnh kinh tế suy thoái thì Công ty duy trì đƣợc khả năng thanh toán lãi vay nhƣ vậy là rất tốt. * Vốn lƣu động ròng (NWC) - Năm 2009 vốn lƣu động ròng của doanh nghiệp là 169 tỷ đồng. Năm 2010 vốn lƣu động ròng của doanh nghiệp là 266 tỷ đồng, tăng 57,4% so với năm 2009. Năm 2011 vốn lƣu động ròng của doanh nghiệp là 381,1 tỷ đồng tăng 43,3 % so với năm 2010. - Các chỉ số về khả năng thanh toán đều đƣợc đảm bảo do: + Nguyên nhân khách quan: Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ ngành vận tải biển phát triển, lãi suất tiền gửi ngân hàng tƣơng đối cao giúp Công ty thu đƣợc một khoản từ việc đầu tƣ lƣợng tiền nhàn rỗi vào tiền gửi có kỳ hạn. + Nguyên nhân chủ quan: Công ty có nguồn vốn chủ lớn ít phải đi vay, hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh thu tăng hơn năm trƣớc. 2.2.2.2. Các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư - Hệ số nợ - Tỷ suất tự tài trợ - Tỷ suất đầu tƣ - Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 69
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 18: các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ So sánh So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu Cách tính 2009-2010 2010-2011 2009 2010 2011 Δ % Δ % Nợ phải trả Hệ số nợ (lần) 0,35 0,33 0,25 0,02 6,1 0,08 32 Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài Vốn CSH x 100 65 67 75 -2 -3 -8 -10,7 trợ (%) Tổng vốn Tỷ suất đầu tư Gtrị còn lại của TSDH x 100 44,8 35,0 30,9 9,8 28 4,1 13,3 dài hạn (%) Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư Gtrị còn lại của TSNH x 100 55,2 65,0 69,1 -9,8 -15,1 -4,1 -6 ngắn hạn (%) Tổng tài sản Tỷ suất tự tài Vốn chủ sở hữu x 100 145,6 190,3 242,8 -44,7 -23,5 -52,5 -21,6 trợ TSDH (%) Tài sản dài hạn Nhận xét: * Hệ số nợ - Hệ số nợ của Công ty năm 2010 là 0,33 lần thấp hơn năm 2009 là 0,02 lần (tƣơng ứng 6,1%). Năm 2011 hệ số nợ là 0,25 lần giảm xuống 0,08 lần (tƣơng ứng 32%) so với năm 2010 cho thấy doanh nghiệp có mức độ độc lập tƣơng đối với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc sức ép nhiều từ các khoản nợ vay - Năm 2009, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,35 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Năm 2010 trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,33 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Năm 2011, trong 1 đồng vốn kinh doanh chỉ có 0,25 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Kết luận: hệ số nợ tốt * Tỷ suất tự tài trợ - Năm 2009, cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 65 đồng vốn chủ. Năm 2010 cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 67 đồng vốn chủ. Năm 2011 tăng lên, cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 75 đồng vốn chủ Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 70
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Tỷ suất tự tài trợ của Công ty trong giai đoạn 2009 - 2011 dao động trong mức 65% -> 75%. Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ của Công ty là 67%, tăng 2% (tƣơng ứng 3%) so với năm 2009. Năm 2011 tỷ suất tự tài trợ của Công ty là 75%, tăng 8% (tƣơng ứng 10,7%) so với năm 2009. Kết luận: tỷ suất tự tài trợ tốt *Tỷ suất đầu tƣ dài hạn - Tỷ suất đầu tƣ dài hạn của Công ty trong 3 năm đều giảm. Năm 2010, tỷ suất đầu tƣ dài hạn của Công ty là 35 % thấp hơn 9,8 % (tƣơng ứng 28%) so với năm 2009. Năm 2011 tỷ suất đầu tƣ dài hạn của Công ty là 30,9%, giảm 4,1% (tƣơng ứng 13,3%) so với năm 2010 - Năm 2010, tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn giảm chủ yếu là do tài sản dài hạn giảm trong khi tổng tài sản tăng. Tài sản dài hạn năm 2010 giảm chủ yếu do các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn giảm. - Năm 2011 tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn giảm chủ yếu là do Công ty giảm việc đầu tƣ vào tài sản cố định so với năm 2010, điều này phù hợp với tình hình nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp không đầu tƣ mở rộng hoạt động kinh doanh. Kết luận: tỷ suất đầu tƣ dài hạn tốt *Tỷ suất đầu tƣ ngắn hạn - Tỷ suất đầu tƣ ngắn hạn của Công ty trong 3 năm đều duy trì ở mức cao (trên 50%). Năm 2010, tỷ suất đầu tƣ ngắn hạn của Công ty là 65% cao hơn 9,8% (tƣơng ứng 15,1%) so với năm 2009. Năm 2011 tỷ suất đầu tƣ ngắn hạn của Công ty là 69,1%, tăng 4,1% (tƣơng ứng 6%) so với năm 2010. - Ta có thể thấy Công ty rất chú trọng việc đầu tƣ vào các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn (chiếm từ 47% -> 66% tài sản ngắn hạn). Năm 2009, 55,16% tài sản là tài sản ngắn hạn. Năm 2010, tỷ suất này tăng lên thành 65,1%. Năm 2011, 69,1% tài sản là tài sản ngắn hạn. - Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn tăng nhiều chủ yếu là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Kết luận: tỷ suất đầu tƣ tài sản ngắn hạn tốt Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 71
  72. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn - Năm 2009 tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn là 145.6%, năm 2010 tỷ suất này tăng lên 190.3% (tăng 23.5% so với năm 2009) và năm 2011 tỷ suất này tăng lên 242.8% (tăng 21.6% so với năm 2010.Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của Công ty đều lớn hơn 100% cho thấy khả năng doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình. - Kết luận: tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn tốt - Các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ tốt và tích cực do: + Nguyên nhân khách quan: Công ty nằm trong diện đƣợc Nhà nƣớc có nhiều chính sách ƣu tiên, hỗ trợ. Thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ, hệ số lãi suất cho vay của ngân hàng giảm, lãi suất tiền gửi vẫn tƣơng đối cao. + Nguyên nhân chủ quan: Công ty có lƣợng vốn chủ lớn, ít phải đi vay nên khả năng độc lập về tài chính cao. Công ty biết lựa chọn đầu tƣ những hạng mục có hiệu quả và ngừng những hạng mục không hiệu quả. Công ty tích cực đầu tƣ hợp lý nâng cấp cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị đồng bộ, mở rộng và hoàn thiện các khu vực kinh doanh kho bãi để mở rộng đầu tƣ khi nền kinh tế phục hồi trở lại. 2.2.2.3. Các chỉ số về hoạt động - Số vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu - Kỳ thu tiền trung bình - Vòng quay vốn lƣu động bình quân - Số ngày 1 vòng quay vốn lƣu động - Hiệu suất sử dụng vốn cố định - Vòng quay toàn bộ vốn Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 72
  73. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 19: các chỉ số về hoạt động So sánh So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu Cách tính 2009-2010 2010-2011 2009 2010 2011 Δ % Δ % Giá vốn hàng bán - Số vòng quay 84,11 46,31 40,87 37,80 44,94 -5,44 HTK (vòng) Hàng tồn kho bq 11,76 Doanh thu thuần Vòng quay CK 4,62 5,28 5,98 -0,67 -14,41 0,70 13,23 PT (vòng) Số dƣ bq CK PT Kỳ thu tiền 360 ngày - trung bình 77,95 68,13 60,17 9,82 12,59 -7,96 Vòng quay CK PT 11,68 (ngày) Doanh thu thuần - Vòng quay vốn 3,73 2,52 1,99 1,21 32,37 -0,53 LĐ bq (vòng) Vốn lƣu động bq 21,00 360 ngày Số ngày 1 vòng quay vốn LĐ Số vòng quay vốn 96,60 142,83 180,80 -46,23 -47,86 37,97 26,58 (ngày) LĐ Hiệu suất sử Doanh thu thuần dụng vốn CĐ 1,09 1,07 1,26 0,02 1,62 0,19 17,71 (lần) Vốn cố định bq Vòng quay Doanh thu thuần toàn bộ vốn 0,84 0,75 0,77 0,09 10,80 0,02 2,70 Vốn sản xuất bq (lần) Nhận xét: * Số vòng quay hàng tồn kho - Năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho của Công ty là 46,31 vòng, giảm so với năm 2009. Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho giảm 5,44 vòng thành 40,87 vòng do hàng tồn kho giảm, giá vốn hàng bán tăng. Kết luận: mặc dù số vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm nhƣng xét trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì Công ty duy trì đƣợc số vòng quay hàng tồn kho nhƣ vậy cũng là rất tốt. * Vòng quay các khoản phải thu - Trong 3 năm vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng - Năm 2009, doanh nghiệp có 4,62 lần thu đƣợc các khoản nợ. - Năm 2010 tăng lên 5,28 lần thu đƣợc các khoản nợ. Năm 2011 con số này là 5,98 lần. Kết luận: vòng quay các khoản phải thu tốt Sinh viên: Trần Thị Thái Hậu – Lớp: QT1201N 73