Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH My Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH My Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_va_mot_so_bien_phap.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH My Sơn
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN MỤC LỤC Lời mở đầu 1 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TÀI DOANH NGHIỆP 3 1.Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp 3 1.1 Tài chính doanh nghiệp 3 1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp. 4 1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp 4 1.2.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp. 4 1.2.3 Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp 5 1.2.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp 5 2.Phân tích tài chính doanh nghiệp 6 2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 6 2.2.Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 7 2.3 .Chức năng của phân tích tài chính 8 2.4.Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 8 2.4.1.Phương pháp so sánh 8 2.4.2.Phương pháp tỷ lệ 9 2.4.3Phương pháp Dupont 10 2.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 10 2.5.1 Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp 10 2.5.2Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 11 2.5.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính thong qua Bảng cân đối kế toán 11 2.5.2.2 Phân tích tình hình tài chính thong qua Bảng cáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 15 2.5.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 16 2.5.3.1 Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán 17 2.5.3.2 Nhóm chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư 19 2.5.3.3 Nhóm về chỉ số hoạt động 21 2.5.3.4 Nhóm chỉ tiêu sinh lời 23 2.5.4 Phân tích phương trình Dupont 24 PHẦN II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MY SƠN 27 Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 1
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH My Sơn 27 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 28 2.2.1 Ngành nghề kinh doanh của công ty 28 2.2.2. Nhiệm vụ của công ty 28 2.3 Cơ cấu tổ chức 29 2.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 31 2.4.1 Thuận lợi 31 2.4.2 Khó khăn 32 2.5. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 32 2.5.1 Sản phẩm 32 2.5.2 Quy trình sản xuất kinh doanh 33 2.5.3. Máy móc, thiết bị sản xuất 34 2.6 Vài nét về hoạt động nhân sự trong công ty 35 2.6.1 Tình hình nhân lực 35 2.6.2 Sử dụng và quản lý lao động 36 2.6.3 Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên 37 2.7. Tình hình kinh doanh của công ty nhưng năm gần đây 37 PHẦN III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 39 3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 39 3.1.1 Phân tích thông qua bảng cân đối kế toán 39 3.1.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản trong Bảng cân đối kế toán 39 3.1.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán 44 3.1.1.3. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 48 3.1.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 49 3.1.2.1 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang 49 3.1.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc doanh thu, chi phí, lợi nhuận 52 3.2 Phân tích nhóm chỉ số tài chính đặc trưng của công ty 55 3.2.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán 55 3.2.2 Các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư. 58 3.2.3 Các chỉ số về hoạt động 61 Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 2
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 3.2.4 Các chỉ số về khả năng sinh lời 64 3.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp 66 PHẦN IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MY SƠN 72 4.1 Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới 72 4.2. Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính 72 4.2.1 Biện pháp 1: Giảm các khoản phải thu 73 4.2.2 Biện pháp 2: Tiết kiệm chi phí bán hàng 77 Kết luận 83 Danh mục tài liệu tham khảo 84 Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 3
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phân tích tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, em chọn thực hiện đề tài tốt nghiệp “ Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH My Sơn”. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 4
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm4 phần: Phần I : Lý luận chung về tài chính và phân tích tài chính tại doanh nghiệp Phần II: Giới thiệu chung về công ty TNHH My Sơn Phần III : Phân tích tài chính tại Công ty TNHH My Sơn Phần IV : Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH My Sơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải phòng , ngày tháng năm . Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 5
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TÀI DOANH NGHIỆP 1. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp 1.1 Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Tổ chức tốt các mối quan hệ tài chính trên cũng nhằm đạt tới các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị tức là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, được thể hiện qua việc Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động ( đối với các doanh nghiệp Nhà nước) và các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp các khoản thuế và lệ phí Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác như quan hệ về mặt thanh toán trong việc vay hoặc cho vay vốn, đầu tư vốn, mua hoặc bán tài sản, vật tư, hàng hóa và các dịch vụ khác. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, được thể hiện trong doanh nghiệp thanh toán tiền lương, tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng, tiền phạt với công nhân của doanh nghiệp; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, việc phân chia lợi tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 6
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp. 1.2.1.Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều dựa trên những kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp, thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả. 1.2.2.Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau: Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 7
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 1.2.3.Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh. Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp. Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính. Thực hiện tốt việc kế hoạc hóa tài chính. 1.2.4.Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính ở những doanh nghiệp khác nhau có những điểm khác nhau. Sự khác nhau đó do ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Sự khác biệt về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4.1 Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau đây: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng lớn đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 8
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 1.2.4.2 Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh. Đặc điẻm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị tài chính doanh nghiệp. Mỗi ngành có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thụât khác nhau. Những ảnh hưởng đó có biểu hiện: Tính chất ngành kinh doanh Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh 1.2.4.3 Môi trường kinh doanh Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có tác động manh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài chính. Xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm: Sự ổn định của nền kinh tế; Giá cà thị trường, lãi suất và tiền thuế; Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp; Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian 2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 9
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 2.2 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng các vấn đề chuyên môn khác nhau: Đối với nhà quản lý: là người trực tiếp quản lý, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: Đánh giá hoạt động theo chu kỳ quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho dự đoán tài chính. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư: Để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh. Đối với những người cho vay: xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm. Đối với cơ quân nhà nước: giúp nhà nước nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 10
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Đối với công ty kiểm toán: giúp công ty kiểm toán kiểm tra được tính hợp lý trung thực của các số liệu, phát hiện được những sai sót và gian lận của doanh nghiệp về mặt tài chính. 2.3 Chức năng của phân tích tài chính Để có nhận thức đúng đắn và đầy đủ, các đối tượng tùy mục tiêu quan tâm mà lựa chọn những nội dung phân tích phù hợp. Phân tích tài chính doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành phân tích sẽ thực hiện các chức năng: chức năng đánh giá, chức năng dự đoán, chức năng điều chỉnh. 2.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tương lai. Từ đó giúp các đối tượng đưa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muôn của từng đối tượng. Các phương pháp thường sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp: 2.4.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Các vấn đề cần chú ý khi sử dụng phương pháp so sánh: 2.4.1.1 Điều kiện so sánh Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu) Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống nhất về mặt nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 11
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 2.4.1.2 Xác định gốc so sánh Gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích của phân tích. Gốc so sánh có thể xác định tài thời điểm cũng có thể xác định trong từng kỳ. Cụ thể: Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu ở thời điểm này với thời điểm trước, giữa kỳ này với kỳ trước, năm này với năm trước. Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó tiến hành phân tích thực tế kế hoạch của chỉ tiêu. Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh. 2.4.1.3 Kỹ thuật so sánh Kỹ thuật so sánh thường đựoc sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối So sánh bằng tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %. 2.4.1.4 Hình thức so sánh Có 2 hình thức so sánh: So sánh theo chiều dọc: là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính ở nhiều kỳ khác nhau. 2.4.2 Phương pháp tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ và đại cương tài chính trong các mối quan hệ tài chính. Phương pháp phân tích này giúp Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 12
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN cho việc khai thác, sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tiếp hoặc gián đoạn. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh các nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Thông thường bao gồm 4 nhóm sau: 1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 2. Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư 3. Nhóm chỉ số về hoạt động 4. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời 2.4.3. Phương pháp Dupont Dùng để phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp thong qua các chỉ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn) và ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ). 2.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 2.5.1 Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp Khi tiến hành phân tích hoạt động tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc. Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô. Báo cáo tài chính bắt buộc gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 13
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập mà các doanh nghiệp tùy vào điều kiện đặc điểm riêng của mình có thẻ lập hoặc không lập như Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo tài chính gồm 4 phần sau: Bảng cân đối kế toán : mẫu B01 - DN Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: mẫu B02 - DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu B03 - DN Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu B09 - DN 2.5.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 2.5.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính thong qua Bảng cân đối kế toán * Khái niệm bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm). *Kết cấu của Bảng cân đối kế toán Kết cấu của Bảng cân đối gồm 2 phần chính: Phần vốn và phần nguồn vốn Phần vốn: gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ trị giá tài sản hiện có tại 1 thời điểm. Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trị giá các khoản nhận ký quỹ, ký cược Căn cứ vào tính chu chuyển của tài sản, Bảng cân đối kế toán chia thành 2 loại A và B Loại A: Tài sản ngắn hạn Loại B: Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn: phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường là dưới hoặc bằng 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 14
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Tài sản dài hạn: phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Số liệu các chỉ tiêu trong phần tài sản thể hiện giá trị của các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá được quy mô, kết cấu vốn đầu tư, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện tổng số vốn kinh doanh không thay đổi. Phần nguồn vốn: gồm các chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nguồn vốn cũng được chia thành 2 loại A và B Loại A: Nợ phải trả Loại B: Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả: phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của ban lành đạo đối với các chủ nợ (nợ ngân sách, nợ ngân hang, nợ người bán ) về các khoản phải nộp phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện giá trị quy mô các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã, đang huy động, sử dụng để đảm bảo cho lượng tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến thời điểm lập báo cáo kế toán. Thông qua các chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, kết cấu từng nguồn vốn được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp *Phân tích bảng câng đối kế toán Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 15
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Phân tích cơ cấu tài sản Khi phân tích kết cấu tài sản cần chú ý một số vấn đề sau đây: Xác định tổng số tài sản đầu năm và cuối năm; so sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tính toán tỷ trọng từng loại tài sản so với tổng số của đầu năm và cuối năm; so sánh tỷ trọng giữa cuối kỳ với đầu năm Khi đánh giá nhân xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực tế trên thị trường và giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Bảng 1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Cuối năm so Theo quy mô Đầu Cuối với đầu năm chung (%) Chỉ tiêu năm năm Số Đầu Cuối % tiền năm năm A. Tài sản ngắn hạn I.Tiền và các khoản tương đương tiền II.Đầu tư tài chính ngắn hạn III.Các khoản phải thu ngắn hạn IV.Hàng tồn kho V.Tài sản ngắn hạn khác B.Tài sản dài hạn I.Các khoản phải thu dài hạn II.Tài sản cố định III.Bất động sản đầu tư IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V.Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 16
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Phân tích cơ cấu nguồn vốn Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần lưu ý một số vấn đề sau: Tính toán tỷ trọng từng nguồn vốn ở thời điểm đầu năm và cuối năm, so sánh tỷ trọng này giữa số cuối kỳ với số đầu năm Khi đánh giá, nhân xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực tế trên thị trường và giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Cuối năm so Theo quy mô Đầu Cuối với đầu năm chung (%) Chỉ tiêu năm năm Số Đầu Cuối % tiền năm năm A.Nợ phải trả I.Nợ ngắn hạn II.Nợ dài hạn B.Nguồn vốn chủ sở hữu I.Vốn chủ sỏ hữu II.Nguồn kinh phí, quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN Phân tích cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn Phân tích cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với người quản lý doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm đến doanh nghiệp. Việc phân tích cân đối giưa tài sản và nguồn vốn cho biết được sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thì tài sản lưu động nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, tài sản cố định nên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 17
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 2.5.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau: Phân tích kết quả các hoạt động Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần được phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động. Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động trong tổng số các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 18
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Bảng 3: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Theo quy Cuối năm so mô chung Đầu Cuối với đầu năm Chỉ tiêu (%) năm năm Đầu Cuối Số tiền % năm năm Doanh thu BH và cung cấp DV Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV Gia vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí BH Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế 2.5.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Các số liệu báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau, thậm chí một Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 19
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có các hệ số tài chính không giống nhau. Do đó, người ta coi các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 2.5.3.1 Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán Đây là những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, nhà cung cấp Họ luôn đặt ra câu hỏi: hiện nay doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không? a, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (T1) = Tổng nợ phải trả Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Trong trường hợp xấu nhất, nếu trị số chỉ tiêu này = 1, các chủ nợ vẫn đảm bảo thu hồi được nợ vì số tài sản đang tồn tại, số tài sản mà doanh nghiệp đang có có thể bảo đảm được khả năng thanh toán nói chung. Trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 1, doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán tổng quát. Ngược lại, trị số này <1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trên thực tế, mặc dầu lượng tài sản có thể đủ hay thừa để trang trải nợ nhưng khi nợ đến hạn trả, nếu không đủ tiền và tương đương tiền, các doanh nghiệp cũng không bao giờ đem bán các tài sản khác ra để trả nợ. Do đó, thông thường trị số của chỉ tiêu này ≥ 2, các chủ nợ mới có khả năng thu hồi được nợ khi đáo hạn. b, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 20
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời (T2) = Tổng nợ ngắn hạn Nếu T2 ≥ 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Nếu T2 < 1 doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thấp. Tuy nhiên không phải hệ số này càng cao thì càng tốt, vì khi đó có một lượng TSCĐ tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, bộ phận này không vận động, không sinh lời. Tính hợp lý của hệ số phản ánh khả năng thanh toán hiện thời phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. c, Hệ số khả năng thanh toán nhanh TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong đó TSLĐ hiện có thì vật tư, hàng hóa chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa và được xác định theo công thức: TS ngắn hạn – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh (T3) = Tổng nợ phải trả Nếu T3≥1 doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán nhanh Nếu T3 < 1 doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức độ bình thường mà chưa đủ để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn không. Vì thế, các nhà phân tích tiếp tục xem xét chỉ tiêu “ Hệ số khả năng thanh toán tức thời”. Hệ số này cho biết, với Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 21
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không. Tiền+ các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời = Nợ đến hạn d, Hệ số thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp của cả ba loại hoạt động (hoạt động kinh doanh thông thường, hoạt động tài chính và bất thường) sau khi đã trừ di các khoản chi phí kinh doanh và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số này cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có bù đắp được lãi vay phải trả không. LNtt và lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả 2.5.3.2 Nhóm chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư a, Hệ số nợ Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Hệ số cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 22
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN sức ép của các khoản nợ vay. Nhưng khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi, vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ , và các nhà tài chính sử dụng nó như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. b, Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Tỷ suất này cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100 TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất này nếu lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp vững vàng và lành mạnh. Khi tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, và đặc biệt mạo hiểm hơn khi đấy là vốn ngắn hạn. c, Tỷ suất đầu tư Tỷ số này phản ánh doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định. TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn = x 100 Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. d, Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy trong số tài sản dài hạn của doanh nghiệp, bao nhiêu phần được trang bị bởi vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 23
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = x 100 Tài sản dài hạn Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình. Nếu tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn nhỏ hơn 1 nghĩa là 1 bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. 2.5.3.3 Nhóm về chỉ số hoạt động Nhóm chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau. a, Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân b, Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong kỳ Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho (Qui ước: 1 năm 360 ngày , 1 quý 90 ngày) c,Vòng quay các khoản phải thu Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 24
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định theo công thức Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Vòng quay các khoản = phải thu của khách hàng Số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản thu (không phải là cấp tín dụng cho khách) d, Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu ( số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ, và ngược lại. Kỳ thu tiền được xác định theo công thức: 360 ngày Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay các khoản phải thu Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn, mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. e, Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động bình quân = Vốn lưu động bình quân f, Số ngày một vòng quay vốn lưu động Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 25
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày. 360 ngày Số ngày một vòng quay vốn lưu động = Số vòng quay vốn lưu động g, Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân h, Vòng quay toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay được bao nhỉêu vòng. Qua chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân 2.3.3.4 Nhóm chỉ tiêu sinh lời Các chỉ số sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là sơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp ứng số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. a, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 26
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN LNtt( LNst) Tỷ suất lợi nhuận (trước hoặc sau thuế) = x 100 trên doanh thu Doanh thu thuần b, Tỷ suất sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. LNtt và lãi vay Tỷ suất sinh lời của tài sản = x 100 Giá trị tài sản bình quân c, Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn LTtt( LNst) Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn = x 100 (ROA) Vốn kinh doanh bình quân Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của đồng vốn d, Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này. Công thức xác định như sau: LNst Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = x 100 (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân 2.5.4 Phân tích phương trình Dupont Phương pháp phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính. Trước hết, doanh nghiệp cần xem xét mỗi quan hệ tương tác giữa tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu và tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản có bằng tỷ số lợi nhuận thuần trên toàn bộ tài sản có. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 27
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN LNst LNst Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Công thức trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai yếu tố là Tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tổng tài sản ROE = ROA x Vốn chủ sở hữu Để tăng ROE có thể dựa vào tăng ROA, tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, hoặc tăng cả hai. Để tăng Tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 28
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Sơ đồ phương trình Dupont Doanh lợi tổng vốn Doanh lợi DT Vòng quay tổng vốn Lợi nhuận DT thuần DT thuần Tổng vốn DT thuần Tổng chi phí VCĐ VLĐ Tiền và Giá vốn Chi phí quản Giá trị tương lý DN còn lại đương của tiền TSCĐ Lãi vay Đầu tư tài Chi phí chính BH ngắn hạn Thuế thu Đầu tư nhập tài chính Các khoản dài hạn phải thu Hàng tồn kho TS ngắn hạn khác Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 29
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN PHẦN II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MY SƠN 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH My Sơn Công ty TNHH My Sơn thuộc thành phố Hải Phòng là một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng được thành lập ngày 8/3/2002 với số vồn điều lệ ban đầu là: 1.800.000.000 VNĐ. Trong đó, vốn cố định: 1.100.000.000 VNĐ, vốn lưu động: 700.000.000 VNĐ. Đăng ký kinh doanh Số 0202000629/GPĐKKD ngày 14/3/2002 do Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp. Một số thông tin khái quát về công ty: Tên Công ty: Công ty TNHH My Sơn T ên giao dịch: My Son Company Limited Tên viết tắt: Myson co., Ltd Địa chỉ: My Sơn - Ngũ Lão - Thủy Nguyên - Hải Ph òng Trụ sở giao dịch: Đồng Muối - Tam Hƣng - Thủy Nguyên - Hải Phòng Điện thọai: 031.3972.455 – 031.3875.613 Fax: 031.3972.455 Mã số kinh doanh: 0202000629 do phòng kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tƣ Hải Phòng cấp ngày 14 tháng 3 năm 2002 Mã số thuế: 0200453818 Tài khoản: 3410139 - Tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu - Hải Phòng Trong nhiều năm qua kể từ khi thành lập Công ty luôn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân với mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đi đôi với việc hạ giá thành sản phẩm. Mục tiêu của công ty luôn hướng tới là xây dựng một công ty My Sơn ngày càng thịnh vượng cả về chất và lượng. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 30
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Trải q ua tám năm hình thành và vượt qua không ít khó khăn: lúc đầu cơ sở vật chất nghèo nàn, CBCNV chỉ có 12 người, không có đầy đủ những thiết bị chuyên dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau tám năm hoạt động cho đến nay: tổng số lao động đã tăng lên là 158 người với đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thi công công trình. Trong suốt quá trình phát triển từ năm 2002 đến năm 2010, công ty luôn nỗ lực phấn đấu và bàn giao cho chủ đầu tư những công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng, có giá trị thiết thực với xã hội. Ban giám đốc luôn nỗ lực không ngừng mệt mỏi, đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty luôn nhiệt tình, tâm huyết không ngừng học hỏi nâng cao trình độ. Quán triệt phương châm hoạt động đó, công ty TNHH My Sơn đã và đang được đánh giá là một doanh nghiệp trẻ khỏe và đầy niềm tin trong ngành xây dựng. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 2.2.1 Ngành nghề kinh doanh của công ty Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Vận tải & dịch vụ vận tải hàng hóa thủy bộ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi 2.2.2. Nhiệm vụ của công ty 1. Hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích cuối cùng là kiếm lời. 2. Tổ chức tốt công tác kế toán tài chính theo quy định của pháp luật. 3. Công ty có nhiệm vụ phát triển nguồn vốn, quản lý kinh doanh tốt nhằm đem lại lợi nhuận, tái bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng kinh doanh. 4. Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong công ty. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 31
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 5. Công ty phải có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để theo kịp với những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói riêng và của toàn thế giới nói chung. 6. Tổ chức nghiên cứu tốt thị trường trong nước để nắm vững nhu cầu thị trường trong mọi thời kỳ từ đó có thể hoạch định các kế hoạch maketing đúng đắn, chủ động đối mặt với những thách thức rủi ro và nắm bắt các cơ hội nhằm đạt được những kết quả kinh doanh tối ưu. 7. Nghiên cứu và nắm vững môi trường pháp luật, kinh tế, văn hóa xã hội để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ đúng pháp luật. 8. Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước 9. Đảm bảo vệ sinh, an toàn và trật tự xã hội. 2.3 Cơ cấu tổ chức Căn cứ vào đặc điểm của quá trình kinh doanh, quy mô kinh doanh đồng thời để phát huy ngày càng cao vai trò quản lý đối với quá trình kinh doanh, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả. Bộ máy tổ chức của công ty TNHH My Sơn được tổ chức như sau: GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phòng Tổ chức Phòng kế hoạch Phòng kế toán hành chính kỹ thuật tài vụ Đội XD Đội xây Đội thi Đội vận Đội XD Công lắp giao công cơ tải & thủy lợi thông giới san lấp nghiệp & dân dụng Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 32
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Giám đốc công ty. Giám đốc công ty : Ông Bùi Văn Sinh Là chủ tài khoản của Doanh nghiệp, là người đứng giữ vai trò phụ trách chung nắm bắt và chỉ đạo toàn bộ công việc trong Công ty, là người đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ quyền lợi cán bộ công nhân viên trong Công ty. Quan hệ với cấp trên và các cấp, các ngành chức năng đảm bảo đầy đủ công ăn việc làm và đời sống cho cán bộ - công nhân viên trong đơn vị. Các phòng ban chức năng: Phòng Tổ chức - hành chính Giúp việc cho Giám đốc Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý sắp xếp nhân sự, tiền lương, chủ trì xây dựng các phương án về chế độ, chính sách lao động, đào tạo; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các phương án tổ chức bộ máy quản lý, theo dõi công tác pháp chế, tham mưu cho Giám đốc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ký các hợp đồng liên doanh, liên kết đúng pháp luật theo dõi phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật. Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Giúp giám đốc Công ty về kế hoạch sản xuất, điều phối chung công tác trong lĩnh vực xậy dựng cơ bản – giám sát tiến độ thi công công trình - quản lý về chất lượng kỹ thuật công trình, đảm bảo đồ án thiết kế và dự toán. Phòng Kế toán – Tài vụ Cung cấp thông tin, giúp lãnh đạo quản lý vật tư – tài sản - tiền vốn, các quỹ trong quá trình sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và có hiệu quả cao. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí cho các đội, tổ trên cơ sở vốn hiện có hoặc vay Ngân hàng bảo đảm tiến độ thi công theo hợp đồng ký kết. Thực hiện nghiêm túc pháp lênh Kế toán - Thống kê, tổ chức hạch toán kế toán chính xác, trung thực các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và quản lý sản xuất. Đề xuất các ý kiến về huy động các khả năng tiềm tàng của các nguồn vốn có thể huy động để phục vụ sản xuất. Thực hiện các khoản thu nộp đối với Ngân sách Nhà nước. các khoản Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 33
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN công nợ phải thu, phải trả được kiểm tra, kiểm soát kịp thời, thường xuyên, hạn chế các khoản nợ đọng dây dưa kéo dài. Lập kịp chính xác các báo cáo tài chính, quý, năm theo qui định hiện hành. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký - chứng từ. Các đội, xưởng sản xuất bao gồm các yếu tố sau: + Đội xây dựng công nghiệp và dân dụng + Đội xây lắp giao thông + Đội xây dựng thủy lợi + Đội thi công cơ giới + Tổ vận tải và thi công san lấp Cơ cấu một đội gồm 1 đội trưởng + 1 đội phó kỹ thuật và 1 kế toán. Mỗi đội có từ 1 -2 cán bộ kỹ thuật là kỹ sư hoặc Trung cấp chuyên ngành xây dựng. Đội, tổ sản xuất theo nhiệm vụ được phân công là đơn vị trực tiếp thi công trên các công trình xây lắp. Đảm bảo thời gian tiến độ, chất lượng theo yêu cầu đề ra. Chịu sự chỉ đạo chung của lãnh đạo và cán bộ điều hành trong Công ty và cán bộ giám sát hiện trường. 2.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 2.4.1 Thuận lợi Được đánh giá là doanh nghiệp trẻ khỏe và uy tín qua các hạng mục, công trình đã thực hiện. Công ty hiện có lực lượng thiết bị máy móc tương đối hoàn chỉnh phục vụ thi công các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng. Công ty có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, luôn sẵn sàng làm việc với hết khả năng của mình. Đội ngũ lãnh đạo có trình độ, năng động sáng tạo thích ứng với sự biến động của cơ chế thị trường và có trách nhiệm cao. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 34
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Tập thể cán bộ công nhân viên có tinh thần đoàn kết, kỷ luật, đồng tâm hợp lực cao trong mọi công việc sản xuất kinh doanh của công ty. Địa điểm sản xuất kinh doanh khá nhiều thuận lợi nằm trên địa bàn khu công nghiệp mới, gần nguồn nguyên liệu, giảm bớt được chi phí vận chuyển. 2.4.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi là khó khăn vẫn còn tồn tại, đó là những vấn đề công ty cần phải đối phó và khắc phục. Khi Việt Nam gia nhập vào WTO ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ có cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu có kỹ năng tay nghề cao khiến cho sức ép cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Trong khi đó, Công ty là một doanh nghiệp mới thành lập, do đó bộ máy tổ chức còn nhiều yếu kém, chưa thật chặt chẽ và kịp thời, ngành xây dựng tại Hải Phòng có nhiều doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đang hoạt động mạnh. Phần lớn công ty phải đấu thầu theo từng công trình hạng mục điều đó dẫn đến việc sản xuất kinh doanh không diễn ra liên tục. Nhiều công trình xây lắp xong lại chưa được thanh quyết toán dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Giá điện nước, nhiên liệu, vật liệu tăng lên cũng gây khó khăn cho việc thực hiện công trình. Công ty hoạt động trong ngành xây dựng, phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, cho nên việc khí hậu thời tiết thất thường cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và chất lượng công trình. 2.5. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.5.1 Sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là các công trình xậy dựng và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong những năm qua, công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình đạt chất lượng, đảm bảo kỹ thuật và tiến độ thi công. Một số công trình tiêu biểu: Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 35
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Thi công hạng mục: san lấp mặt bằng cho công trình đường nội bộ thuộc Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng. Thi công Tay đê Quây công trình đà tầu 50.000T dự án nâng cấp một phần năng lực sản xuất Công ty CNTT Nam Triệu Xây dựng nhà máy phát điện, nhà khí nén Công ty CNTT Nam Triệu Xây dựng đường khu vực sản xuất KV8 Công ty CNTT Nam Triệu Thi công hạng mục: san lấp mặt bằng cho công trình đường nội bộ thuộc dự án XD cơ sở hạ tầng phục vụ đóng tàu chở ôtô xuất khẩu Công ty sửa chữa tàu biển Nam Triệu. Và còn nhiều công trình khác. 2.5.2 Quy trình sản xuất kinh doanh: Để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng - kỹ thuật cao, sản phẩm phải trải qua một quy trình sản xuất. Đây là một công ty xây dựng nên quy trình sản xuất của nó cũng khác so với quy trình sản xuất các loại hàng hóa thông thường khác. Các bước để có một sản phẩm hoàn thiện: Khảo sát Lập dự toán giá Tổ chức thi Thành thiết kế trị công trình xây công xây dựng phẩm công trình dựng công trình + Khảo sát thiết kế công trình: đó là việc đo đạc kiểm tra thực tế mặt bằng xây dựng. Thiết kế quy mô công trình sao cho phù hợp với từng loại công trình xây dựng. + Lập dự toán giá trị công trình xây dựng: Sau khi có hồ sơ khảo sát thiết kế tiến hành bóc tách chi tiết khối lượng từng loại công việc xây dựng của công trình. Căn cứ vào định mức dự toán công trình, đơn giá xây dựng và thong báo giá của tất cả các loại vật tư liên quan đến công tác thi công công trình để lập dự toán giá Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 36
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN trị công trình. Dự toán giá trị công trình xây dựng nó bao gồm tất cả các chi phí: Chi phí xây dựng (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, máy móc thiết bị, thuế ); chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (chi phí khảo sát, thiết kế lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, chi phí thẩm tra thiết kế, chi phí thẩm tra dự thầu, chi phí lập hồ sơ dự thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu và một số chi phí khác) + Tổ chức thi công xây dựng công trình: Sau khi tiến hành khảo sát thực tế và lập dự toán giá trị công trình, công ty tiến hành tổ chức thi công xây dựng bao gồm lập dự toán tiến độ công trình, tập kết nguyên vật liệu và bố trí nhân công hợp lý. + Thành phẩm đó là sản phẩm cuối cùng đã được công ty tiến hành kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ. 2.5.3. Máy móc, thiết bị sản xuất Hiện tại Công ty đang sở hữu nhiều máy móc thiết bị công nghệ cao như: Thiết bị xử lý nền móng: máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi; máy làm đất: máy đầm, máy xúc,máy lu, máy ủi. Phương tiện vận tải: ôtô tự đổ, ôtô vận tải thùng, xe vận chuyển bê tông, xe vận tải chuyên dụng. Máy xây dựng: xe bơm bê tông, trạm trộn bê tông, máy trộn vữa, cầu tháp, cần trục bánh lốp, máy nén khí, máy phát điện, máy vận thăng, máy xoa mặt bê tông, máy cắt uốn sắt, máy khoan bê tông, thiết bị đo lường, máy bơm nước các loại, và một số máy móc thiết bị khác. Các máy móc thiết bị được phân bổ đều cho các độ xây dựng, các độ xây dựng có trách nhiệm bảo vệ, sửa chữa các máy móc thiết bị cho đến ngày khấu hao hết. Công suất sử dụng máy móc thiết bị phụ thuộc vào khả năng thi công và hoàn thành kế hoạch của từng đội. 2.5 Hoạt động Marketing 2.5.1 Thị trường Công ty TNHH My Sơn là 1 doanh nghiệp mới thành lập, bộ máy tổ chức vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém và chưa thật chặt chẽ mặc dù đã cố gắng cải thiện từng bước nhưng công ty chưa có phòng ban chuyên môn để chuyên nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường cho nên công ty chỉ dựa vào chiến lược phát triển kinh Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 37
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN tế đầu tư xây dựng của các ngành, các tỉnh mà công ty có khả năng tham gia đấu thầu và khả năng (tỷ lệ) thắng thầu của công ty để lập kế hoạch. Do đó thị trường chủ yếu của công ty còn nằm trong phạm vi thành phố. 2.5.2 Khách hàng Khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh thành và đang có xu hướng phát triển sang các tỉnh khác. Với phương châm: “Chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Công ty” ,trong suốt 8 năm hoạt động công ty không ngừng tạo lập được niềm tin của khách hang bằng uy tín và chất lượng của công trình. Vì thế công ty giữ chân được nhiều khách hàng và luôn được khách hàng tín nhiệm giao cho xây dựng nhiều công trình lớn. Một số khách hàng lớn của doanh nghiệp: Công ty CPXD Thành Linh, Công ty CP cơ khí & thương mại Nam Hà, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, xí nghiệp xây lắp cơ sở hạ tầng PIDI 2.6 Vài nét về hoạt động nhân sự trong công ty 2.6.1 Tình hình nhân lực BIỂU KHAI NĂNG LỰC VỀ NHÂN SỰ Bảng 2.1: Tình hình Cán bộ quản lý và khoa học nghiệp vụ Đơn vị tính: người Trình độ học vấn TT Chức danh Trên đại Trung Tổng Đại học Cao đẳng học cấp 1 Quản lý 1 4 2 0 7 2 KHKT nghiệp vụ 6 3 0 9 Tổng cộng: 16 cán bộ Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 38
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Bảng 2.2: Tình hình Công nhân kỹ thuật Đơn vị tính: người Trình độ chuyên môn kỹ thuật TT Chức danh Tổng Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Công nhân xây 1 10 20 12 0 0 42 dựng 2 Công nhân cơ giới 7 6 0 0 0 13 3 Công nhân cơ khí 5 2 1 5 2 15 Công nhân sản 4 50 15 7 0 0 72 xuất Tổng cộng: 142 công nhân 2.6.2 Sử dụng và quản lý lao động Công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Tính đến nay số lượng cán bộ công nhân viên chính thức của công ty là 158 người. Công ty TNHH My Sơn gồm Giám đốc công ty và các phòng ban chức năng có nhiệm vụ quản lý chung. Công ty TNHH My Sơn gồm Giám đốc công ty và các phòng ban chức năng có nhiệm vụ quản lý chung. Giám đốc Công ty TNHH My Sơn trực tiếp là Giám đốc điều hành dự án quan hệ với cấp trên và chủ đầu tư giải quyết các vấn đề về chủ trương có liên quan đến công trình. Chỉ đạo các phòng ban chức năng theo nhiệm vụ Công ty phân công, đáp ứng đầy đủ về vốn, nhân lực, thiết bị, tạo điều kiện cho công trường thi công nhanh chóng và thuận lợi. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 39
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 2.6.3 Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên - Đối với công nhân: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm công ty sẽ tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề công nhân. Phương pháp đào tạo chủ yếu là đào tạo trong công việc. - Đối với cán bộ quản lý, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ: Nếu có nguyện vọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc công ty sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo. 2.7.Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây N¨m 2010, nÒn kinh tÕ ®Êt n•íc trong t×nh tr¹ng khñng ho¶ng, ý thøc ®•îc ®iÒu ®ã, c«ng ty ®· cè g¾ng ®Èy m¹nh ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh. MÆc dï thÕ nh•ng c«ng ty ch•a cã chiÕn l•îc phï hîp, l¹i do mét phÇn lín c¸c kh¸ch hµng lín cña c«ng ty còng trong t×nh tr¹ng tµi chÝnh khñng ho¶ng nghiªm träng, ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh bÞ ®×nh trÖ, c¾t gi¶m nh©n c«ng, lµm ¨n thua lç nh•: C«ng ty c«ng nghiÖp tµu thuû Nam TriÖu, Nhµ m¸ysöa ch÷a tµu biÓn Phµ Rõng nªn ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty còng gi¶m sót nghiªm träng lµm cho doanh thu b¸n hµng cña c«ng ty gi¶m m¹nh, nî cò vÉn ch•a thu håi ®•îc hÕt. T×nh h×nh kinh doanh cña doanh nghiÖp qua 2 n¨m 2009 vµ 2010 ®•îc thÓ hiÖn qua b¶ng sau: Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 40
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN B¶ng 2.3: B¶ng kÕt qu¶ kinh doanh §¬n vÞ tÝnh: ®ång Chªnh lÖch ChØ tiªu N¨m 2009 N¨m 2010 ∆ % 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp 30,186,870,104 12,278,560,444 -17,908,309,660 -59.32 dÞch vô 2.Gi¸ vèn hµng b¸n 28,777,313,048 10,028,662,926 -18,748,650,122 -65.15 3.Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung 1,409,557,056 2,249,897,518 840,340,462 59.62 cÊp dÞch vô 4.Tæng lîi nhuËn kÕ 201,568,021 42,435,869 -159,132,152 -78.95 to¸n tr•íc thuÕ 5.Chi phÝ thuÕ thu 50,392,000 10,000,000 -40,392,000 -80.16 nhËp doanh nghiÖp 6. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh 151,176,016 32,435,869 -118,740,147 -78.54 nghiÖp N¨m 2010, doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô gi¶m 59,32% so víi n¨m 2009. MÆc dï doanh thu vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô gi¶m m¹nh nh•ng trong n¨m 2010 doanh nghiÖp ®· gi¶m ®•îc gi¸ vèn hµng b¸n xuèng 65.15% lµm cho lîi nhuËn gép t¨ng lªn 59.62%. §iÒu nµy cho thÊy doanh nghiÖp ®· tiÕt kiÖm chi phÝ nguyªn vËt liÖu ®Çu vµo ®Ó gi¶m gi¸ vèn hµng b¸n. Tuy nhiªn, n¨m 2010 chi phÝ b¸n hµng t¨ng lªn m¹nh. MÆc dï doanh nghiÖp còng ®· c¾t gi¶m chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp nh•ng vÉn kh«ng ®ñ bï ®¾p chi phÝ b¸n hµng ®· bá ra lµm cho tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tr•íc thuÕ gi¶m 78.95%, tõ ®ã lîi nhuËn sau thuÕ gi¶m 78.54%. Do vËy c«ng ty ®· kh«ng hoµn thµnh chØ tiªu kÕ ho¹ch ®Ò ra ban ®Çu. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 41
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN PHẦN III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 3.1.1 Phân tích thông qua bảng cân đối kế toán 3.1.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản trong Bảng cân đối kế toán Phân tích cơ cấu tài sản, sẽ giúp cho doanh chúng ta nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 42
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN A, Phân tích cơ cấu tài sản trong Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc Bảng 3.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty TNHH My Sơn theo chiều dọc Đvt: Đồng Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm Năm 2009 2010 A. Tài sản ngắn hạn 19,416,675,134 16,241,362,880 67.80 62.55 I. Tiền và các khoản 654,293,677 102,571,810 3.37 0.63 tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu 12,081,680,491 9,256,852,503 62.22 57.00 ngắn hạn IV. Hàng tồn kho 6,680,700,966 6,881,938,567 34.41 42.37 V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn 9,222,988,020 9,722,988,020 32.20 37.45 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 9,222,988,020 9,722,988,020 100 100 III.Bất động sản đầu tư IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN 28,639,663,154 25,964,350,900 100 100 ( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH My Sơn) Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 43
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Qua bảng trên ta thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản giảm cụ thể: Năm 2009 tài sản ngắn hạn chiếm 67.80% trong tổng tài sản, năm 2010 giảm xuống còn 62.55% trong tổng tài sản. Trong đó: + Tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 3.37% năm 2009 xuống 0.63% năm 2010 trong tài sản ngắn hạn. + Các khoản phải thu giảm từ 62.22% năm 2009 xuống còn 57% năm 2010, giảm 5.22% trong tài sản ngắn hạn. Nhận thấy tỉ trọng của các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn chiÕm tû träng lín nhÊt trong tæng tµi s¶n ng¾n h¹n (cô thÓ lµ n¨m 2010 chiÕm 57%). Các khoản phải thu chủ yếu ở đây là thu từ khách hàng, tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong tương lai doanh nghiệp cần có những biện pháp tối ưu để thu hồi nợ, tránh tình trang vốn bị chiếm dụng, không chủ động trong sản xuất kinh doanh. + Hàng tồn kho tăng từ 34.41% năm 2009 lên 42.37% năm 2010 (trong ®ã nguyªn vËt liÖu chiÕm 99.6%). §©y lµ mét dÊu hiÖu cho thÊy hµng tån kho cã xu h•íng ø ®äng ngµy cµng nhiÒu. Tuy nhiªn, trong n¨m 2010 c«ng ty ®· gi¶m ®•îc gi¸ vèn hµng b¸n xuèng ®¸ng kÓ lµm cho lîi nhuËn gép t¨ng lªn, ®iÒu nµy chøng tá c«ng ty ®· tiÕt kiÖm chi phÝ nguyªn vËt liÖu ®Çu vµo ®Ó h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp. Cơ cấu tài sản dài hạn trong tổng tài sản có xu hướng tăng. Năm 2009 tài sản dài hạn chiếm 32,20% trong tổng tài sản, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên là 37,45% t•¬ng øng víi tû lÖ t¨ng 7.96%. Tài sản dài hạn tăng lên nguyên nhân là do trong n¨m doanh nghiÖp ®Çu t• mua s¾m thªm tµi s¶n cè ®Þnh phôc vô cho ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh (tài sản cố định chiếm tỉ trọng 100% trong tài sản dài hạn của doanh nghiệp). Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 44
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN B, Phân tích cơ cấu diễn biến tài sản trong bảng cân đối kế toán theo chiều ngang Bảng 3.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty TNHH My Sơn theo chiều ngang Đvt: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn 19,416,675,134 16,241,362,880 -3,175,312,254 -16.354% I. Tiền và các khoản 654,293,677 102,571,810 -551,721,867 -84.323% tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu 12,081,680,491 9,256,852,503 -2,824,827,988 -23.381% ngắn hạn IV. Hàng tồn kho 6,680,700,966 6,881,938,567 201,237,601 3.012% V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn 9,222,988,020 9,722,988,020 500,000,000 5.421% I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 9,222,988,020 9,722,988,020 500,000,000 5.421% III.Bất động sản đầu tư IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN 28,639,663,154 25,964,350,900 -2,675,312,254 -9.341% ( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH My Sơn) Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 45
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản ta thấy, tổng tài sản của công ty năm 2010 giảm so với năm 2009 lµ 9.341%. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn giảm mạnh. Tài sản ngắn hạn: Qua bảng cơ cấu tài sản ta nhận thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản,chỉ tiêu này sang năm 2010 gi¶m so víi n¨m 2009 lµ 16.354% . Sự giảm xuống của tài sản ngắn hạn là do sự biến động của các chỉ tiêu trong đó. + Tiền và các khoản tương đương tiền: nhận thấy chỉ tiêu này năm 2010 giảm so với năm 2009 là 84.323%. Sở dĩ có điều này là vì năm 2010 công ty chưa hoàn thành quyết toán được nhiều hạng mục công trình. Chỉ tiêu tiền và các tài khoản tương đương tiền giảm xuống làm giảm tính chủ động của doanh nghiệp, làm giảm khả năng thanh toán cho công ty. + Các khoản phải thu ngắn hạn năm giảm so víi n¨m 2009 lµ 23.381%. Điều này cho thấy trong năm 2010 công ty đã thực hiện từng bước cải thiện công tác thu hồi các khoản nợ, hạn chế được việc khách hàng chiếm dụng vốn. + Hàng tồn kho năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 3.012%. Chỉ tiêu này tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của nguyªn vËt liÖu tån kho. §©y lµ mét dÊu hiÖu cho thÊy hµng tån kho cã xu h•íng ø ®äng ngµy cµng nhiÒu. Tuy nhiªn, trong n¨m 2010 c«ng ty ®· gi¶m ®•îc gi¸ vèn hµng b¸n xuèng ®¸ng kÓ lµm cho lîi nhuËn gép t¨ng lªn, ®iÒu nµy chøng tá c«ng ty ®· tiÕt kiÖm chi phÝ nguyªn vËt liÖu ®Çu vµo ®Ó h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp. Tài sản dài hạn: Qua bảng cơ cấu tài sản ta thấy chỉ tiêu tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp. Đối với công ty xây dựng thì đây không phải là một cơ cấu an toàn. Tài sản dài hạn của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5.421%. Tài sản dài hạn tăng lên cũng chính là sự tăng lên tương ứng của tài sản cố định. Sự tăng lên này tuy không đáng kể nhưng nó cho thấy công ty đang trên đà hoàn thiện và phát triển đầu tư thêm máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 46
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 3.1.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, sẽ giúp cho chúng ta nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung ứng, người lao động, ngân sách, về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn họ. Cũng qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, chúng ta cũng nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn chúng ta cũng tiến hành tương tự như việc phân tích cơ cấu tài sản. A, Phân tích cơ cấu nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán theo chiều dọc Bảng 3.3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn công ty TNHH My Sơn theo chiều dọc Đvt: Đồng Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm Năm 2009 2010 A. Nợ phải trả 12,509,599,132 9,801,850,991 43.68 37.75 I.Nợ ngắn hạn 12,509,599,132 8,921,850,991 100 91.02 II. Nợ dài hạn 880,000,000 8.98 B.Nguồn vốn chủ sở 16,130,064,022 16,162,499,909 56.32 62.25 hữu I.Vốn chủ sở hữu 16,130,064,022 16,162,499,909 100 100 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN 28,639,663,154 25,964,350,900 100 100 (Nguồn: Phòng tài kế toán tài vụ công ty TNHH My Sơn) Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 47
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Trong tổng nguồn vốn của công ty thì vốn vay chiếm tỷ tương đối lớn,có xu hướng giảm và ít hơn vốn chủ së h÷u.Giai đoạn năm 2009 – 2010, vốn vay giảm từ 43.68% xuống 37.75%. Cụ thể năm 2008, nợ phải trả của công ty chiếm 43.68% tổng nguồn vốn, năm 2010 chiếm 37.75% trong tổng nguồn vốn. Qua mét năm, nợ phải trả của công ty đã giảm đi 5.93% trong tổng nguồn vốn, điều này thể hiện công ty đã đi vay ít hơn. Tuy nhiên mức độ giảm chưa cao, công ty cần có biện pháp làm giảm các khoản nợ phải trả hơn nữa. Trong nợ phải trả có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, sự thay đổi về tỷ trọng của nợ phải trả là do sự thay đổi của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, cụ thể như sau: Nợ ngắn hạn của công ty năm 2009 chiếm 100% trong nợ phải trả, công ty có khoản nợ dài hạn. Đến năm 2010 tỷ trọng nợ ngắn hạn trong nợ phải trả giảm xuống còn 91.02%. Điều đó chứng tỏ công ty đã thanh toán được một phần nào đó trong số khoản nợ ngắn hạn như: người bán, trả lương công nhân viên, các khoản thuế phải nộp nhà nước. Năm 2009 công ty không có khoản nợ dài hạn nào, nhưng đến năm 2010 công ty đã đi vay dài hạn, và tỷ trọng của khoản nợ dài hạn trong nợ phải trả chiếm 8.98%. Điều này cho thấy công ty đã bắt đầu chiến lược đi chiếm dụng vốn dài hạn từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doạnh. Có thể là công ty đi vay dài hạn để trả một số khoản nợ ngắn hạn đã tới hạn trả. Tuy nhiên số nợ này không cao, đây cũng có thể coi là một biện pháp hay khi công ty gặp khó khăn về tài chính. Ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ phải trả chiếm 37.75% trong tổng nguồn vốn, đây là một cơ cấu khá an toàn cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty khá tốt, không bị phụ thuộc vào bên ngoài nhiều. Vốn chủ sở hữu chiếm 56.32% năm 2009 sau đó tăng lên 62.25% trong năm 2010. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì chiếm 100% là vốn chủ sở hữu, còn nguồn kinh phí và quỹ khác không chiếm tỷ lệ nào, hay nói cách khác là nguồn kinh phí Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 48
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN và quỹ khác không ảnh hưởng đến sự gia tăng hay giảm đi của vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn chủ sở hữu. Trong 2 năm 2009 và 2010, ta thấy tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn năm 2009 khá cao là 43.68%. Tuy nhiên sang năm 2010 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 37.75% ( đây là một tỷ lệ tương đối an toàn cho doanh nghiệp) cho thấy được mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp khá tốt. Tuy nhiên không phải vì thế mà công ty có thể lơ là việc sử dụng đồng vốn vay sao cho hiệu quả nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Chỉ cần công ty không sử dụng tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ lâp tức đi xuống và không còn giữ được tỷ lệ tương đối an toàn này nữa. B, Phân tích cơ cấu nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang. Tổng nguồn vốn của công ty n¨m 2010 đã giảm xuống so víi n¨m 2009 lµ 9.341%. Ta cần phải đi tìm hiểu rõ nguyên nhân qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn theo chiều ngang. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 49
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Bảng 3.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn công ty TNHH My Sơn theo chiều ngang Đvt: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số tiền % A. Nợ phải trả 12,509,599,132 9,801,850,991 -2,707,748,141 -21.645% I. Nợ ngắn hạn 12,509,599,132 8,921,850,991 -3,587,748,141 -28.680% II. Nợ dài hạn 880,000,000 880,000,000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 16,130,064,022 16,162,499,909 32,435,887 0.201% I.Vốn chủ sở hữu 16,130,064,022 16,162,499,909 32,435,887 0.201% II.Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN 28,639,663,154 25,964,350,900 -2,675,312,254 -9.341% (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH My Sơn) Qua bảng cơ cấu nguồn vốn theo chiều ngang, ta nhận thấy sự giảm đi của tổng nguồn vốn nguyên nhân chính là do nợ phải trả giảm. Năm 2010, nợ phải trả của công ty giảm so với năm 2009 lµ 21.645%). Trong đó, nợ ngắn hạn giảm 28.68% so với năm 2009, đây chính là nguyên nhân làm cho nợ phải trả giảm.Đây có thể được coi là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã có những giải pháp kịp thời thanh toán được một số các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2009 công ty không có khoản nợ dài hạn nào, nhưng đến năm 2010 công ty đã đi vay dài hạn.Điều này cho thấy công ty đã bắt đầu chiến lược đi chiếm dụng vốn dài hạn từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doạnh. Có thể là công ty đi vay dài hạn để trả một số khoản nợ ngắn hạn đã tới hạn trả. Tuy nhiên số nợ này không cao, đây cũng có thể coi là một biện pháp hay khi công ty gặp khó khăn về tài chính. Trong năm 2010, vốn chủ sở hữu có tăng lên, tuy nhiên không đáng kể chỉ có 0.201%. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 50
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 3.1.1.3. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn chúng ta sẽ không bao giờ thấy được chính sách huy động vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động vốn của doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và do vậy tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Cân đối giữa tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn Năm Năm 2009 (đồng) 19,416,675,134 > 12,509,599,132 Năm 2010 (đồng) 16,241,362,880 > 8,921,850,991 Nợ ngắn hạn không đủ để đầu tư cho tài sản ngắn hạn, công ty phải huy động thêm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Chính vì thế đảm bảo được sự ổn định, an toàn về mặt tài chính vì toàn bộ nợ ngắn hạn được đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ ngắn hạn. Tuy nhiên chi phí sử dụng vốn lại cao. Cân đối giữa tài sản cố định và đầu tư dài hạn với nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu Nợ dài hạn và nguồn TSCĐ và ĐTDH Năm vốn chủ sở hữu Năm 2009 (đồng) 9,222,988,020 < 16,130,064,022 Năm 2010 (đồng) 9,722,988,020 < 17,042,499,909 Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 51
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Toàn bộ tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty đều được tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn. Điều này đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính nhưng không đảm bảo về mặt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì gây ra sự lãng phí trong kinh doanh. 3.1.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3.1.2.1 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang Phân tích BCKQKD theo chiều ngang giúp ta biết được xu hướng tăng giảm của chỉ tiêu giữa thời điểm khác nhau, qua đó giúp các nhà quản trị xác định chỉ tiêu nào cần phải tăng, còn tăng được bao nhiêu, chỉ tiêu nào cần giảm và giảm đến mức nào. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 52
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Bảng 3.5: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH My Sơn theo chiều ngang Đvt: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tƣơng Tuyệt đối đối (%) 1.DTBH và cung cấp 30,186,870,104 12,278,560,444 -17,908,309,660 -59.32% DV 2.Các khoản giảm trừ DT 3.DT thuần về BH 30,186,870,104 12,278,560,444 -17,908,309,660 -59.32% và cung cấp DV 4.Giá vốn hàng bán 28,777,313,048 10,028,662,926 -18,748,650,122 -65.15% 5.Lợi nhuận gộp về 1,409,557,056 2,249,897,518 840,340,462 59.62% BH và cung cấp DV 6.Doanh thu hoạt 4,682,640 2,023,824 -2,658,816 -56.78% động tài chính 7.Chi phí tài chính 39,472,042 137,719,222 98,247,180 248.90% 8.Chi phí bán hàng 456,653,333 1,668,059,100 1,211,405,767 265.28% 9.Chi phí quản lý 716,546,300 403,707,151 -312,839,149 -43.66% doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 201,568,021 42,435,869 -159,132,152 -78.95% doanh 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Tổng lợi nhuận 201,568,021 42,435,869 -159,132,152 -78.95% kế toán trước thuế 15.Chi phí thuế 50,392,000 10,000,000 -40,392,000 -80.16% TNDN hiện hành 16.Lợi nhuận sau 151,176,016 32,435,869 -118,740,147 -78.54% thuế TNDN (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH My Sơn) Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 53
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Qua bảng phân tích ta thấy: Lợi nhuận sau thuÕ năm 2010 giảm so với năm 2009, cụ thể là giảm: 118,740,147 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 78.54% đã cho thấy năm 2010 công ty kinh doanh không hiệu quả bằng năm 2009. Cụ thể: + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 giảm so với năm 2009 là 59.32%. Nguyªn nh©n lµ do c«ng ty ch•a cã chiÕn l•îc phï hîp trong t×nh tr¹ng khñng ho¶ng kinh tÕ chung, l¹i do mét phÇn lín c¸c kh¸ch hµng lín cña c«ng ty còng trong t×nh tr¹ng tµi chÝnh khñng ho¶ng nghiªm träng, ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh bÞ ®×nh trÖ, c¾t gi¶m nh©n c«ng, lµm ¨n thua lç nªn ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty còng gi¶m sót nghiªm träng lµm cho doanh thu b¸n hµng cña c«ng ty gi¶m m¹nh, nî cò vÉn ch•a thu håi ®•îc hÕt. §©y là một biến động xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đi xuống nghiêm trọng, công ty cần t×m ra chiÕn l•îc ®óng ®¾n, những giải pháp hữu hiệu và kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Giá vốn hàng bán năm 2010 giảm so với năm 2009 là 65.15%. Mặc dù trong năm 2010 doanh thu giảm sút nghiêm trọng nhưng doanh nghiệp đã biết tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào để giảm giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận gộp tăng lên 59.62%. Điều này cho thấy Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí sản xuất góp phần đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Mặc dù lợi nhuận gộp tăng nhưng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế vẫn giảm, nguyên nhân là do: + Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 giảm so với năm 2009 lµ 56.78%. + Chi phí tài chính năm 2010 tăng so với năm 2009 lµ 248.90%. Nguyªn nh©n lµ do : N¨m 2010 doanh nghiÖp ®· t¨ng ®i vay ng¾n h¹n ®Ó bæ sung vèn cho ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh ( cô thÓ : N¨m 2009 doanh nghiÖp chØ vay ng¾n h¹n cã 518,674,041 ®ång, n¨m 2010 ®· t¨ng vay ng¾n h¹n lªn lµ 3 tỷ ®ång) lµm chi phÝ l·i vay t¨ng lªn. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 54
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Ngoµi ra, n¨m 2010 doanh nghiÖp cßn ®i vay dµi h¹n 880,000,000 ®ång ®Ó ®Çu t• mua s¾m m¸y mãc thiÕt bÞ phôc vô s¶n xuÊt kinh doanh. + Chi phí bán hàng năm 2010 tăng so với năm 2009 lµ 265,28%. Nguyên nhân tăng là do năm 2010 công tác bán hàng của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm nên công ty đã đầu tư một khoản lớn vào phục vụ công tác bán hàng, ngoài ra công ty còn mua sắm thêm thiết bị phục vụ cho bộ phận này làm cho tài sản cố định trong doanh nghiệp tăng lên. Trong năm 2010 công ty đã chú trọng bồi dưỡng cán bộ quản lý, tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên nªn chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2010 đã giảm so với năm 2009 là 43,66%. Dù giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhưng không để bù đắp cho các chi phí khác nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 78.95% dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm 78.54%. Như vậy nhìn chung trong năm qua doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả. 3.1.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc doanh thu, chi phí, lợi nhuận Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc, giúp cho ta thấy để có được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng giá vốn, bao nhiêu đồng chi phí, có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 55
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Bảng 3.6: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH My Sơn Đvt: đồng Chênh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 lệch(%) 1.DTBH và cung cấp DV 100 100 0 2.Các khoản giảm trừ DT 3.DT thuần về BH và cung cấp 100 100 0 DV 4.Giá vốn hàng bán 95.33 81.68 -13.65 5.Lợi nhuận gộp về BH và cung 4.67 18.32 13.65 cấp DV 6.Doanh thu hoạt động tài chính 0.02 0.02 0 7.Chi phí tài chính 0.13 1.12 0.99 8.Chi phí bán hàng 1.51 13.59 12.08 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.37 3.29 0.92 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động 0.67 0.35 -0.32 kinh doanh 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước 0.67 0.35 -0.32 thuế 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 0.17 0.08 -0.09 16.Lợi nhuận sau thuế TNDN 0.5 0.26 -0.24 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH My Sơn) Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 56
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Nhìn vào bảng ta thấy: Để có 100 đồng doanh thu thuần thì trong năm 2009 công ty cần bỏ ra 95.33 đồng giá vốn hàng bán, 0.13 đồng chi phí tài chính (chính là chi phí lãi vay của doanh nghiệp), 1.51 đồng chi phí bán hàng, 2.37 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2010 cứ 100 đồng thuần công ty cần bỏ ra 81.68 đồng giá vốn, 1.12 đồng chi phí tài chính, 13.59 đồng chi phí bán hàng và 3.29 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Ta thấy qua 1 năm sự biến động của các khoản chi phí bỏ ra để thu được 100 đồng doanh thu đã có sự thay đổi lớn. + Sự giảm đi của giá vốn làm tăng lợi nhuận gộp cho công ty: năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 4.67 đồng lợi nhuận gộp, năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu đem lại 18.32 đồng lợi nhuận gộp. + Tuy nhiên sự tăng lên của chi phí bán hàng quá lớn làm cho lợi nhuận thuần giảm. Chi phÝ b¸n hµng t¨ng lªn lµ do năm 2010 công tác bán hàng của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm nên công ty đã đầu tư một khoản lớn vào phục vụ công tác bán hàng, ngoài ra công ty còn mua sắm thêm thiết bị phục vụ cho bộ phận này làm cho tài sản cố định trong doanh nghiệp tăng lên. + Chi phÝ tµi chÝnh cña doanh nghiÖp n¨m 2010 còng t¨ng lªn so víi n¨m 2009. + N¨m 2010, mÆc dï doanh nghiÖp cã c¾t gi¶m chi phÝ qu¶n lý nh•ng c¾t gi¶m kh«ng ®¸ng kÓ. So víi doanh thu, tû träng cña nã vÉn t¨ng. Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu đem lại 0.67 đồng lợi nhuận thuần, năm 2010 100 đồng doanh thu chỉ còn mang lại 0.35 đồng lợi nhuận thuần. Lợi nhuận năm 2010 không những không tăng lên mà còn giảm đi nhiều, chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa cao, công ty cần xét tính toán việc bỏ ra các khoản chi phí sao cho hợp lý hơn. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 57
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thuần đã đem lại cho công ty 0.5 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 giảm xuống còn 0.26 đồng. Lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm xuống rõ rệt, công ty nên xem xét lại việc phân bổ các khoản chi phí sao cho hợp lý hơn để thu được khoản lợi nhuận cao hơn trong thời gian tới. 3.2 Phân tích nhóm chỉ số tài chính đặc trƣng của công ty Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa thể hiện được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy chúng ta cần phải phân tích các chỉ tiêu về tài chính để giải thích thêm về các quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định 3.2.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản thanh toán trong kỳ đồng thời thể hiện rõ nét chất lượng tài chính. Tại một thời điểm nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, còn nếu nghiêm trọng hơn có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản. Vì vậy, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 58
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Bảng 3.7: Các chỉ số về khả năng thanh toán Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu Cách tính 2009 2010 ∆ % Khả năng thanh Tổng tài sản toán tổng quát 2.29 2.65 0.36 15.72 Tổng nợ phải trả (lần) Khả năng thanh TSNH toán hiện thời 1.55 1.82 0.27 17.42 Tổng nợ ngắn hạn (lần) Khả năng thanh TSNH - HTK 1.02 1.05 0.03 2.941 toán nhanh (lần) Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh LNtt và lãi vay (EBIT) 6.11 1.31 -4.8 -78.6 toán lãi vay (lần) Lãi vay phải trả (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH My Sơn) Qua bảng trên ta thấy: + Khả năng thanh toán tổng quát: Khả năng tổng quát của công ty 2 năm đều lớn hơn 2và có xu hướng tăng lên.Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt và ổn định, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp để để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Năm 2009, doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 2.29 đồng đảm bảo. Năm 2010 tăng lên doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 2.65 đồng được đảm bảo. Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp tăng dần. Cụ thể năm 2009 chỉ số này bằng 2.29 lần, năm 2010 chỉ số này là 2.65 lần, tăng 0.36 lần (tương ứng 15.72%). Chỉ số này tăng lên là vì cả tổng tài sản và tổng nợ phải trả đều giảm xuống, nhưng tốc độ giảm của nợ phải trả lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản. Năm Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 59
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN 2010, tổng tài sản giảm 9.341%, còn tổng nợ phải trả giảm những 21.645% (theo bảng phân tích diễn biến tài sản, và bảng phân tích diễn biến nguồn vốn). + Khả năng thanh toán hiện thời : Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, năm 2010 chỉ số này là 1.82 lần, tăng lên 0.27 lần (tương ứng 17.42%) so với năm 2009. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.Năm 2009, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 1.55 đồng tài sản lưu động. Năm 2010, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1.82 đồng tài sản lưu động. Tỷ số này tăng nguyên nhân là do tài sản lưu động giảm với tỷ trọng thấp hơn nợ ngắn hạn. Tỷ số này tăng lên chứng tỏ việc quay vòng vốn của công ty chưa có hiệu quả. + Khả năng thanh toán nhanh Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp nhìn chung tốt, trong 2 năm đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2010 là 1.05 lần , tăng 0.03 lần (tương ứng với 2.941%) so với năm 2009. Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào hàng tồn kho. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng nguyên nhân là do nợ ngắn hạn giảm với tỷ trọng lớn hơn các khoản phải thu, tiền và các khoản tương đương tiền. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng vào nguồn vốn kinh doanh trong kỳ,chú trọng trong việc thanh toán công nợ. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu mang tính tích cực, doanh nghiệp cần phát huy. + Khả năng thanh toán lãi vay Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 60
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định. Khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả lãi vay là thu nhâp trước thuế và lãi vay. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay công ty sẵn sàng trả lãi vay đến mức nào. Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp năm 2010 là 1.31 lần, giảm 4.8 lần (tương ứng 87.6%) so với năm 2009. Chỉ số này cho thấy cứ 1 đồng doanh nghiệp đi vay sẽ tạo ra 6.11 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong năm 2009, và đến năm 2010 tạo ra 1.31 đồng. Chỉ số này giảm thể hiện mức độ hiệu quả mà 1 đồng lãi vay mang lại giảm, doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao hiệu quả từ việc sử dụng vốn vay để tạo ra được khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay như mong muốn. 3.2.2 Các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư. Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Chúng được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nguồn gốc và sự cấu thành hai loại vốn này xác định khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở một mức độ đáng chú ý. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 61
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN Bảng 3.8: Các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu Cách tính 2009 2010 ∆ % Hệ số nợ Nợ phải trả 0.44 0.38 -0.06 -13.6 (lần) Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự Vốn chủ sở hữu x 100 56.32 62.25 5.93 10.53 tài trợ (%) Tổng vốn Giá trị còn lại của Tỷ suất đầu TSDH x 100 32.20 37.45 5.24 16.28 tƣ (%) Tổng tài sản Tỷ suất tự tài Vốn chủ sở hữu trợ tài sản x 100 174.89 166.23 -8.66 -4.95 Tài sản dài hạn dài hạn (%) (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH My Sơn) +Hệ số nợ: Hệ số nợ của công ty năm 2010 là 0.38 lần, thấp hơn năm 2009 là 0.06 lần (tương ứng 13.6%). Năm 2009, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0.44 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Năm 2010 giảm xuống, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0.38 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Tài chính của công ty khá ổn định, không phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn vay bên ngoài. Cơ cấu nguồn vốn này là khá an toàn. Tuy nhiên, khi hệ số nợ cao hơn thì doanh nghiệp lại có lợi hơn, vì được sử dụng 1 lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư 1 lượng nhỏ, nhưng đây lại là một phương pháp rất mạo hiểm vì nếu số vốn vay không mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty thì rất có thể sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp trong trường hợp tài chính không đủ để thanh toán các khoản nợ. Vì vây,hệ số nợ của doanh nghiệp ở mức vừa phải và tương đối an toàn. Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 62
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN + Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ của công ty trong giai đoạn 2009 – 2010 dao động trong mức 56.32% → 62.25%. Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ của công ty là 62.25%, tăng 5.93% (tương ứng tỷ trọng 10.53%) so với năm 2009. Năm 2009, cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 56.32 đồng vốn chủ. Năm 2010 tăng lên, cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 62.25 đồng đồng vốn chủ. Tỷ suất tự tài trợ của công ty lớn 50% và có xu hướng tăng lên, điều này chứng tỏ tài chính của công ty khá ổn định, việc tự chủ trong sử dụng vốn là khá cao,không phụ thuộc quá nhiều vào vốn bên ngoài. Ngoài ra công ty có thể nâng cao vốn chủ sở hữu bằng cách kêu gọi đầu tư , góp vốn. + Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư của công ty trong 2 năm đều thấp. Năm 2010 tỷ suất đầu tư của công ty là 37.45% cao hơn năm 2009 5.24% (tương ứng với tỷ trọng 16.28%) so với năm 2009. Ta có thể thấy công ty chưa chú trọng vào việc đầu tư vào tài sản cố định. Năm 2009, 32.2% tài sản là tài sản dài hạn. Năm 2010, tỷ suất này tăng lên 37.45%. Việc đầu tư của công ty chưa được coi là thực sự hợp lý, để có thể phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động trong tương lai đòi hỏi công ty phải đầu tư hơn nữa vào loại tài sản này. + Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của công ty tương đối cao, toàn bộ tài sản dài hạn của công ty được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2009, tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn của công ty là 174.89%; năm 2009 giảm xuống còn 166.23%. Tỷ số này giảm xuống là tài sản dài hạn của công ty tăng lên (5.421%)với tốc độ tăng nhanh hơn của vốn chủ sở hữu( 0.21%). Qua việc phân tích các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư ta thấy: hệ số nợ của công ty ở mức trung bình, đối với các công ty trong ngành xây dựng thì đây có thể coi là tỷ lệ khá an toàn; tỷ suất tự tài trợ tương đối cao, công ty có thể chủ động đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tỷ suất đầu tư của công ty vào tài sản cố định còn thấp , tuy nhiên năm 2010 tỷ số Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 63
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN này đã được cải thiện đáng kể. Toàn bộ tài sản cố định của công ty được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu, đây là một lợi thế của doanh nghiệp, khiến chủ doanh nghiệp có thể yên tâm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chính tài sản cố định của mình mà không phải phụ thuộc vào bên ngoài. 3.2.3 Các chỉ số về hoạt động B ảng 3.9: Các chỉ số hoạt động Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu Cách tính 2009 2010 ∆ % Số vòng quay Giá vốn hàng bán 4.31 1.46 -2.85 -66.18 HTK (vòng) HTK bình quân Số ngày 1 vòng 360 ngày 83.58 247.04 163.47 195.59 quay HTK (ngày) Số vòng quay HTK Doanh thu thuần Vòng quay CKPT 4.20 1.15 -3.05 -72.62 (vòng) Số dư bình quân CKPT Kỳ thu tiền trung 360 ngày 85.72 313 227.28 265.14 bình (ngày) Vòng quay CKPT Vòng quay VLĐ Doanh thu thuần 1.55 0.76 -0.79 -50.97 bình quân (vòng) VLĐ bình quân Số ngày 1 vòng 360 ngày 232.26 473.68 241.42 103.94 quay VLĐ (ngày) Số vòng quay VLĐ Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần 3.27 1.26 - 2.01 -61.47 VCĐ (lần) VCĐ bình quân Doanh thu thuần Vòng quay toàn 1.05 0.47 -0.58 -55.12 bộ vốn (lần) Vốn sản xuất bình quân (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH My Sơn) Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 64
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN + Số vòng quay hàng tồn kho: Qua 2 năm 2009, 2010 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của Công ty có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho là 4.31 vòng, năm 2010 giảm xuống còn 1.46 vòng; giảm 2.85 vòng (tương ứng với mức giảm 66.18%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của công ty tăng 201,237,601 đồng tương ứng với mức tăng 3.012%, trong khi đó giá vốn của công ty giảm 18,748,650,122 đồng tương ứng với mức giảm 65,151%.Đây là một dấu hiệu xấu cho thấy hàng tồn kho có xu hướng ứ đọng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong năm 2010 công ty đã giảm được giá vốn hàng bán xuống đáng kể làm cho lợi nhuận gộp tăng lên, điều này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào để hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. + Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Do vòng quay hàng tồn kho giảm đi làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên. Năm 2009 số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho là 83.58 ngày, năm 2010 tăng lên là 247.04 ngày, tức là tăng lên 163.47 ngày tương ứng với mức tăng 195.59%. Kết quả này cũng là bình thường so với các công ty xây dựng, phù hợp với đặc ®iÓm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng, nhưng mức tăng như vậy là quá lớn, công ty cần xem xét lại các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. + Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm xuống.Năm 2009, vòng quay các khoản phải thu là 4.20 vòng, năm 2010 giảm xuống còn 1.15 vòng, tức là giảm 3.05 vòng, tương ứng với mức giảm 72.62%. Số vòng quay các khoản phải thu nhỏ, lại giảm xuống,chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm, đó là dấu hiệu xấu vì doanh nghiệp đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. Tuy nhiên xét về giá trị tuyệt đối thì số dư các khoản phải thu năm 2010 đã giảm so với năm 2009, nhưng giảm không đáng kể chỉ có 23,381%, trong khi đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 59,325%. §©y chÝnh lµ nguyªn nh©n lµm cho vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu gi¶m. Đây là một dấu hiệu xấu Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 65
- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MY SƠN trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho thây doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, doanh thu giảm đên hơn 1 nửa. Doanh nghiệp cần xem xét và có kế hoạch điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai để khắc phục tình trạng trên, đặc biết là hoạt động Marketing. + Kỳ thu tiền trung bình Do vòng quay các khoản phải thu của công ty giảm làm cho kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng lên. Năm 2009, kỳ thu tiền trung bình là 85.72 ngày, năm 2010 tăng lên 313 ngày, tức là tăng lên 227.28 ngày tương ứng với mức tăng 265.14%. Đây là một dấu hiệu xấu bởi doanh nghiệp bị ứ đọng vốn ở khâu thanh toán, những khoản nợ khó đòi + Vòng quay vốn lưu động bình quân và số ngày một vòng quay vốn lưu động Năm 2009, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được 1.55 vòng, tức bình quân 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu về được 1.55 đồng doanh thu thuần ứng với số ngày 1 vòng quay mất 232.26 ngày. Năm 2010 cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì thu được 0.76 đồng doanh thu thuần làm cho số ngày 1 vòng quay tăng lên thành 473.68 ngày. Nguyªn nh©n lµ do doanh thu thuÇn gi¶m víi tû träng lín h¬n vèn l•u ®éng b×nh qu©n. Ta thấy trong tổng tài sản của doanh nghiệp, tài sản lưu động chiếm 1 tỷ lớn, hơn nữa vòng quay của nó lại dài, thu hồi vốn lâu hơn tài sản cố định nên có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do vậy, Công ty cần có biện pháp đổi mới, cải tiến trong sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn hiệu quả hơn. Do vòng quay vốn lưu động giảm làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng lên. Năm 2009, số ngày một vòng quay vốn lưu động là 232.26 ngày; năm 2010 tăng lên là 473.68 ngày, tăng 241.42 ngày tương ứng với mức tăng 103.94%. + Hiệu suất sử dụng vốn cố định Sinh viên: Lại Thị Hải Yến _ QT1101N 66