Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá

doc 88 trang huongle 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_va_mot_so_bien_phap.doc

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá

  1. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1 1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 1 1.1.2 Bản chất tài chính doanh nghiệp: 1 1.1.3 Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp 1 1.1.4. Các chức năng của tài chính doanh nghiệp 3 1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 4 1.2.1 Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp 4 1.2.2.Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 5 1.2.3. Các nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp 6 1.3.Phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.3.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.3.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.4. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 7 1.4.1 Hệ thống Báo cáo tài chính 7 1.4.2.Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 9 1.4.2.1.Phương pháp so sánh 9 1.4.2.2.Phương pháp tỷ lệ 10 1.4.2.3.Phương pháp phân tích Dupont 11 1.5.Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 11 1.5.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 11 1.5.1.1.Phân tích tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán 11 1.5.1.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 15 1.5.2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 18 1.5.2.1. Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán 18 Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 1
  2. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 1.5.2.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư 20 1.5.2.3. Chỉ số về hoạt động 22 1.5.2.4. Các chỉ tiêu sinh lời 24 1.5.3. Phân tích phương trình Dupont 25 PHẦN II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ 28 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 28 2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn hiện nay 30 2.2.1. Ngành nghề kinh doanh : 30 2.2.2. Mục tiêu chủ yếu của Công ty 31 2.2.3.Chiến lược phát triển trung và dài hạn 31 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Cảng Đoạn Xá 31 2.3.1.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban và Ban Giám Đốc 33 2.4. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp. 35 2.4.1.Thuận lợi: 35 2.4.2. Khó khăn: 36 2.4.3. Định hướng phát triển trong tương lai: 37 2.5.Hoạt động sản xuất kinh doanh 38 2.5.1.Sản phẩm của doanh nghiệp 38 2.5.2 Đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh : 40 2.5.2.1 Hệ thống cơ sở vật chất của Cảng Đoạn Xá 40 2.5.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh 41 2.5.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu năm 2008 41 2.6. Hoạt động Marketing 42 2.6.1. Thị trường , khách hàng 42 2.6.2.Các hoạt động Marketing trong công ty 43 2.7. Vài nét về hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 45 PHẦN III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ 46 3.1.Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty 46 Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 2
  3. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 3.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng 51 3.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 53 3.3.1. Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán 53 3.3.2. Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư 55 3.3.3. Phân tích các chỉ số về hoạt động 57 3.3.4. Phân tích chỉ số về khả năng sinh lời 59 3.3.5.Bảng tổng hợp các chỉ tiêu 61 PHẦN IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ 67 4.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Cảng Đoạn Xá 67 4.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty Cố Phần Cảng Đoạn Xá 68 4.3. Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Cảng Đoạn Xá. 68 4.3.1. Biện pháp đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ 69 4.3.2. Biện pháp đầu tư mới 77 KẾT LUẬN 83 Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 3
  4. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá PHẦN I CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP    1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế. Song song với những quan hệ kinh tế thể hiện một cách trực tiếp là các quan hệ kinh tế thông qua tuần hoàn luân chuyển vốn, gắn với việc hình thành và sử dụng vốn tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này phụ thuộc phạm trù tài chính và trở thành công cụ quản lí sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các doanh nghiệp để phục vụ và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.2 Bản chất tài chính doanh nghiệp: Có thể nói tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với sự tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, các hoạt động gắn liền với việc phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp 1.1.3 Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp Căn cứ vào hoạt động của Doanh nghiệp trong một môi trường kinh tế xã hội có thể thấy quan hệ tài chính của doanh nghiệp hết sức phong phú và đa dạng Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 4
  5. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá - Quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách Nhà nước. Hay quan hệ này còn được biểu hiện thông qua việc Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động, hỗ trợ doanh nghiệp về kỹ thuật,cơ sở vật chất, đào tạo con người - Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tại chính Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ.Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn,có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Ngược lại,doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ.Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng - Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu hàng hoá, dịch vụ cần thiết cung ứng.Trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư,kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất – kinh doanh, giữa các cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn.Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như : chính sách cổ tức ( phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 5
  6. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 1.1.4. Các chức năng của tài chính doanh nghiệp Bản chất tài chính quyết định các chức năng tài chính.Chức tài chính là những thuộc tính khách quan,là khả năng bên trong của phạm trù tài chính.  Tổ chức vốn và luân chuyển vốn. Một trong những điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thường xuyên,liên tục là phải có đầy đủ vốn để thoả mãn các nhu cầu chi tiêu cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.Song, do sự vận động của vật tư, hàng hoá và tiền tệ thường không khớp nhau về thời gian nên giữa nhu cầu và khả năng về vốn tiền tệ thường không cân đối nhau.Vì vậy, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải tổ chức vốn. Thực hiện tốt chức năng tổ chức của tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là dùng một số vốn ít nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.  Phân phối thu nhập bằng tiền Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp có được thu nhập bằng tiền. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục cần thiết phải phân phối số thu nhập này Thực chất đó là quá trình hình thành các khoản thu nhập bằng tiền, bù đắp chi phí (chi phí sản xuất kinh doanh,chi phí sản xuất lưu thông )phân phối tích lũy tiền tệ đạt được thông qua sự vận động và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp.Việc thực hiện tốt chức năng này có ý nghĩa quan trọng: Đảm bảo bù đắp những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn cho quá trình kinh doanh được liên tục. Phát huy được vai trò của đòn bẩy tài chính doanh nghiệp.Kết hợp đúng đắn giữa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên,thúc đẩy doanh nghiệp và công nhân viên quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Giám đốc (kiểm tra) Tổ chức vốn, phân phối thu nhập và tích luỹ tiền tệ đòi hỏi phải có sự giám đốc,kiểm tra. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 6
  7. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Giám đốc của tài chính doanh nghiệp là loại giám đốc toàn diện,thường xuyên và có hiệu quả cao,không những giúp doanh nghiệp thấy rõ tiến trình hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp hấy rõ hiệu quả kinh tế do những hoạt động đó mang lại.Bởi vì hầu hết các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều được thể hiện qua các chỉ tiêu tiền tệ.Từ đó,thông qua tình hình quản lý và sử dụng vốn,chi phí dịch vụ,các loại quỹ,các khoản tiền thu,thanh toán với cán bộ công nhân,với các đơn vị kinh tế khác,với Nhà nước mà phát hiện chỗ mạnh, chỗ yếu từ đó có biện pháp tác động thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến các hoạt động tổ chức quản lý kinh doanh sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ba chức năng của tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau.Thực hiện chức năng quản lý vốn và chức năng phân phối tiến hành đồng thời với chức năng giám đốc.Quá trình giám đốc,kiểm tra tiến hành tốt thì quá trình tổ chức phân phối vốn mới được thực hiện tốt.Ngược lại, việc tổ chức vốn và phân phối tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giám đốc. 1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết dịnh tài chính,tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận,không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh ngiệp và gĩư vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp.Hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều dựa trên những kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Các quyết định tài chính chủ yếu của công ty: - Quyết định đầu tư: là loại quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản,giá trị từng bộ phận tài sản cần có và mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp.Quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái bảng cân đối tài Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 7
  8. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá sản.Cụ thể có thể liệt kê một số loại quyết định đầu tư như : quyết định đầu tài sản lưu động,quyết định đầu tư tài sản cố định,quyết định quan hẹ cơ cấu giữa đầu tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định. - Quyết định nguồn vốn : nếu quyết định đầu tư liên quan đến bên trái thì quyết định nguồn vốn liên quan đến bên phải bảng cân đối tài sản. Nó gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp việc mua sắm tài sản.Ngoài ra, quyết định nguồn vốn còn xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để tái đầu tư và lợi nhuện được phân chia cho cổ đông dưới hình thức cổ tức.Một số quyết định về nguồn vốn : quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn,quyết định huy đông vốn dài hạn,quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), quyết định vay để mua hay thuê tài sản. - Quyết định phân chia cổ tức (hay chính sách cổ tức của công ty).Trong loại quyết định này giám đốc tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để tái đầu tư.Ngoài ra,giám đốc tài chính còn phải quyết định xem công ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức đó có tác động gì đến giá trị công ty hay giá cổ phiếu trên thị trường hay không. - Các quyết định khác: ngoài ba loại quyết định chủ yếu trong tài chính công ty vừa nêu, còn có rất nhiều loại quyết định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như : quyết định hình thức chuyển tiền,quyết định phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động,quyết định tiền lương hiệu quả 1.2.2.Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Trong hoạt động kinh doanh,tài chính doanh nghiệp giữ vai trò chủ yếu sau: - Huy động và đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả - Giám sát,kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 8
  9. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá doanh của doanh nghiệp. 1.2.3. Các nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp tương bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tham ga đánh giá,lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh - Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp - Tổ chức sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có,quản lý chặt chẽ các khoản thu,chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Thực hiện việc phân phối lợi nhuận,trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. - Đảm bảo kiểm tra,kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của doanh nghiệp,thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. - Thực hiện việc dự báo và kế hoạch hoá tài chính doanh nghiệp. 1.3.Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là một quá trình xem xét,kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu về taì chính hiện hành với quá khứ.Thông qua việc phân tích tình hình tài chính,người ta sử dụng thông tin để đánh giá tiềm năng,hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy việc phân tích tình hình tài chính doanh ngiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban Giám Đốc, Hội Đồng Quản Trị,các nhà đầu tư,các cổ đông, các chủ nợ và các nhà cho vay tín dụng. 1.3.2.Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ được các nhà quản trị tài chính quan tâm mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp: đó là những đối tác kinh doanh, Nhà nước, người cho vay, cán bộ công nhân viên. Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các đối tượng quan tâm có những thông tin cần thiết Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 9
  10. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá cho việc ra quyết định của mình trong mối quan hệ với doanh nghiệp. - Đối với bản thân doanh nghiệp: nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp giai đoạn đã qua từ đó đưa ra các dự báo tài chính một cách phù hợp, mặt khác giúp cho người quản lý có thể kiểm soát kịp thời các mặt hoạt động của doanh nghiệp và đề ra các biện pháp để khai thác tiềm năng, khắc phục các tồn tại và khó khăn của doanh nghiệp. - Đối với nhà đầu tư: đánh giá khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.Thông qua các chỉ tiêu nhà đầu tư biết được đồng vốn mình bỏ ra có sinh lời hay không, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đó như thế nào, khả năng rủi ro khi đầu tư có cao không,từ đó nhà đầu tư có quyết định thích hợp về việc cho vay vốn,thu hồi nợ và đầu tư vào doanh nghiệp. - Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: đây là kênh thông tin cơ bản nhất giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp nhất. Phân tích tài chính mà trọng tâm là phân tích báo cáo tài chính, các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng có thể xem xét từ nhứng góc độ khác nhau, vừa có thể đánh giá toàn diện,tổng hợp khái quát lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để từ đó nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất. 1.4. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1 Hệ thống Báo cáo tài chính Có thể nói hệ thống báo cáo tài chính được lập theo khuôn mẫu chế độ hiện hành là tài liệu quan trọng nhất. Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính, trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp tại một thời điểm, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 10
  11. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B01 – DN ) Là một bảng báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định. Như vậy, bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( mẫu số B02 – DN ) Là một báo cáo kế toán tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như tình hình thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm trong một kỳ kế toán. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( mẫu số B03 – DN ) Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, thông tin về việc lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu số B09 – DN ) Là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Ngoài hệ thống báo cáo tài chính ra còn bổ sung thêm một số tài liệu liên quan khác. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 11
  12. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 1.4.2.Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ ,hiện tại và dự đoán tài chính trong tương lai. Từ đó đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Để đáp ứng mục tiêu phân tích tài chính,về lý thuyết có rất nhiều nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích Dupont. 1.4.2.1.Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.Vì vậy, để áp dụng phương pháp so sánh phải đảm bảo các điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh. - Điều kiện so sánh : phải có ít nhất 2 đại lượng hoặc 2 chỉ tiêu và các đại lượng phải thống nhất với nhau về nội dung, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường. - Tiêu thức so sánh : tuỳ thuộc vào mục đích phân tích, người ta có thể chọn một trong các tiêu thức sau: + So sánh giữa số liệu thực tế kỳ này với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. + So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. + So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc số liệu trung bình của ngành ở một thời điểm để thấy được tình hình của doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các doanh nghiệp cùng ngành. - Kỹ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu. Phân tích so sánh tuyệt đồi cho thấy độ lớn của các chỉ tiêu.Hạn chế của so sánh tuyệt đối là không thấy được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 12
  13. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá + So sánh bằng số tương đối : là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu. Phân tích so sánh tương đối cho ta thấy sự thay đổi cả về độ lớn của từng chỉ tiêu, khoản mục đồng thời cho phép liên kết các chỉ tiêu, khoản mục đó lại với nhau để nhận định tổng quát về diễn biến tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + So sánh số bình quân : biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo hai hình thức chính sau: + So sánh theo chiều dọc để xem xét tỉ trọng của từng chi tiêu so với tổng thể + So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. 1.4.2.2.Phương pháp tỷ lệ Ngày nay phương pháp tỷ lệ được sử dụng nhiều nhằm giúp cho việc khai thác và sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỉ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỉ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỉ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỉ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỉ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhìn chung có những nhóm chỉ tiêu cơ bản: - Chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn - Chỉ tiêu về các chỉ số hoạt động - Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 13
  14. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 1.4.2.3.Phương pháp phân tích Dupont Theo phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.Bản chất của phương pháp này là tách một tỉ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỉ số có quan hệ nhân quả với nhau.Từ đó phân tích ảnh hưởng của các tỉ số đó với tỉ số tổng hợp. 1.5.Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.5.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.5.1.1.Phân tích tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán - Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo) - Vai trò: đây là báo cáo có ý nghĩa quan trọng với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp.Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản,nguồn vốn và cơ cấu vốn hình thành các tài sản đó. - Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản.Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện hơn cho việc kiểm tra đối chiếu và được phản ánh theo số đầu kỳ và số cuối kỳ. - Kết cấu : bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần theo nguyên tắc cân đối TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN - Phần Tài Sản : phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các dạng hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. + Xét về mặt kinh tế : các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dưới hình thái giá trị, quy mô, kết cấu các loại tài sản như tài sản bằng tiền, tài sản tồn kho, các Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 14
  15. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá khoản phải thu, tài sản cố định mà doanh nghiệp hiện có. + Xét về mặt pháp lý : số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản đang thuộc quyền quản lý sử dụng của doanh nghiệp - Phần nguồn vốn : phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán.Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo nguồn hình thành tài sản của đơn vị ( nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay,vốn chiếm dụng ) tỉ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp. + Xét về mặt kinh tế : các chỉ tiêu ở nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu và đặc điểm sở hữu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh. + Xét về mặt pháp lý : đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp ( cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp ) Việc tiến hành phân tích bảng cân dối kế toán được tiến hành như sau:  Xem xét cơ cấu và sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc tính toán tỉ trọng của từng loại, so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô tài sản và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác cần tập trung vào một số loại tài sản quan trọng cụ thể: - Sự biến động tài sản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn - Sự biến động của hang tồn kho chịu ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng. - Sự biến động của khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng vốn. - Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 15
  16. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản S« cuèi kú Sè ®Çu kú Chªnh lÖch Sè Sè CHØ TI£U Sè Tû Sè Tû tuyÖt t­¬ng tiÒn träng tiÒn träng ®èi ®èi I. Tµi s¶n ng¾n h¹n 1.TiÒn vµ t­¬ng ®­¬ng tiÒn 2. C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh ng¾n h¹n 3. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 4. Hµng tån kho 5. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c II. Tµi s¶n dµi h¹n 1. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n 2. Tµi s¶n cè ®Þnh Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh Tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh 3. C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh dµi h¹n 4. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c Céng tµi s¶n  Xem xét phần nguồn vốn, tính toán tỉ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn, so sánh số tuyệt đối và số tương đối giữa cuối kỳ và đầu năm.Từ đó phân tích cơ cấu vốn đã hợp lí chưa, sự biến động có phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp không hay có gây hậu quả gì ,tiềm ẩn gì không tốt đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không ? Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 16
  17. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Khi phân tích phần này cần kết hợp với phần tài sản để thấy được mối quan hệ với các chỉ tiêu , khoản mục nhằm phân tích được sát hơn. Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn S« cuèi kú Sè ®Çu kú Chªnh lÖch Sè Sè chØ tiªu Sè Tû Sè Tû tuyÖt t­¬ng tiÒn träng tiÒn träng ®èi ®èi I. Nî ph¶i tr¶ 1. Nî ng¾n h¹n 2. Nî dµi h¹n II. Vèn chñ së h÷u 1. Vèn chñ së h÷u 2. Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c Céng nguån vèn  Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh đã phù hợp chưa?  Xem xét trong công ty có các khoản đầu tư nào, làm thế nào công ty mua sắm được tài sản,công ty đang gặp khó khăn hay phát triển thông qua việc phân tích nguồn vốn, các chỉ số tự tài trợ vốn. - Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Phân tích tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp cho ta thấy cái nhìn tổng quát về mối quan hệ và tình hình biến động của cơ chế tài chính, để xem xét nội dung bên trong của nó mạnh hay yếu, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều đó được phản ánh qua việc xác định tỉ suất tài trợ càng cao thể hiện khả năng độc lập càng cao về mặt tài chính của doanh nghiệp. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 17
  18. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Bảng 1.3 :Bảng mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Năm 2007 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008 TSCĐ và Đầu tư dài hạn Nợ dài hạn + Vốn CSH Năm 2007 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008 Như vậy việc phân tích bảng cân đối kế toán cung cấp cho ta khá nhiều thông tin về tình hình tài chính cảu doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta cần phải phân tích thêm các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán mà chỉ có ở các báo cáo khác. 1.5.1.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Khái niệm : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. - Nội dung và kết cấu: + Phần I : Lãi, lỗ Phản ánh tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh ) và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. + Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Phản ánh tình hình thực hiện nghiac vụ với Nhà nước theo luật định như các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 18
  19. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá + Phần III : Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoãn lại, thuế GTGT được giảm , thuế GTGT hàng bán nội địa Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ; thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn, còn được hoàn; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào Ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. - Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích hai nội dung cơ bản sau: + Phân tích kết quả các loại hoạt động Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần được phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí, kết quả của từng loại hoạt động. Từ đó, có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tương ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số các hoạt động của toàn doanh nghiệp. Bảng 1.4 :Bảng phân tích kết cấu chi phi,doanh thu và lợi nhuận Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hoạt động SXKD Các hoạt động khác Cộng + Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chính Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp.Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh đúng đắn Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 19
  20. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà daonh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lí về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Bảng 1.5 :Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cuối năm Theo quy so với mô chung Đầu Cuối đầu năm CHỈ TIÊU năm năm Đầu Cuối Số % năm năm tiền (%) (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Lãi cơ bản trên cổ phiếu Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 20
  21. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Ngoài hai tài liệu chính trên, hiện nay phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một phương pháp phân tích hiện đại. Báo cáo lưu chuyển phản ánh ba mục thông tin chủ yếu: + Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh + Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích tài chính trong doanh nghiệp là rất cần thiết tuy nhiên nó chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Để thấy rõ hơn các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp ta phải đi phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng, dùng nó làm căn cứ để hoạch định những vấn đề tài chính cho năm tới. 1.5.2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Các số liệu báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp,do vậy các nhà tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. 1.5.2.1. Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán là nhóm chỉ tiêu có được nhiều sự quan tâm của các đối tượng như nhà đầu tư, các nhà cung ứng, các chủ nợ họ quan tâm xem liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không? Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thê nào? Phân tích khả năng thanh toán giúp cho các nhà quản lí thấy được các khoản nợ tới hạn cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn nguồn thanh toán cho chúng.  Hệ số thanh toán tổng quát (H1) Phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện nay mà doanh nghiệp đang quản lí, sử dụng với tổng số nợ. Cho biết năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kinh doanh, cho biết 1 đồng đi vay có mấy đồng đảm bảo Khả năng thanh Tổng tài sản = toán tống quát (H1) Tổng nợ phải trả Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 21
  22. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Nếu H1 > 1 chứng tỏ tổng tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. Nếu H1 < 1 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.  Hệ số thanh toán hiện thời (H2) Phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi 1 bộ phận tài sản thành tiền. Hệ số này được xác định như sau: Hệ số khả năng thanh Tổng tài sản ngắn hạn = toán hiện thời (H2) Tổng nợ ngắn hạn Tuỳ vào ngành nghề kinh doanh mà hệ số này có giá trị khác nhau. Nghành nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại.Tuy nhiên, khi hệ số này có giá trị quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.  Khả năng thanh toán nhanh Các tài sản ngắn hạn khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền.Trong tài sản hiện có thì vật tư hàng hoá tồn kho(các loại vật tư, công cụ, dụng cụ,thành phẩm tồn kho) chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền,do đó có khả năng thanh toán kém nhất.Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư,hàng hoá.Tuỳ theo mức độ của việc thanh toán nợ hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể đợc xác định theo công thức sau : Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 22
  23. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Hệ số khả năng Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho = thanh toán nhanh Tổng nợ phải trả Ngoài ra tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định là tiền và các khoản tương đương tiền.Các khoản tương đương tiền là các khoản có thể chuyển đổi nhanh,bất kỳ lúc nào thành 1 lượng tiền biết trước(chứng khoán ngắn hạn,thương phiếu,nợ phải thu ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao).Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh (gần như tức thời) các khoản nợ được xác định như sau: Khả năng thanh toán nhanh Tiền và các khoản tương đương tiền = ( tức thời ) Tổng nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định,nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền đi vay đến mức độ nào Hệ số này được xác định như sau: Hệ số thanh toán Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) = lãi vay Lãi vay phải trả trong kỳ Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào, đem lại 1 khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không. 1.5.2.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lí (kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn,cơ cấu tài sản,tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.  Hệ số nợ ( Hv ) Chỉ tiêu tài chính này phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 23
  24. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Hệ số nợ Nợ phải trả = ( Hv ) Tổng nguồn vốn Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính càng kém.  Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp Tỷ suất tự tài trợ Nguồn vốn chủ sở hữu = ( Hc ) Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh riêng có của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có,tính độc lập cao với chủ nợ.Do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép từ các khoản nợ này.  Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là tỉ lệ giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp.Công thức của tỷ suất đầu tư được xác định như sau: Giá trị còn lại của tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản của doanh nghiệp,phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể.  Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản dài hạn là bao nhiêu, phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản dài hạn Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 24
  25. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Tỷ suất tài trợ Vốn chủ sở hữu = tài sản dài hạn Tài sản dài hạn Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng dùng vốn chủ sở hữu tự trang bị tài sản dài hạn cho doanh nghiệp mình.Ngược lại,nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận của tài sản dài hạn được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. 1.5.2.3. Chỉ số về hoạt động Các chỉ số này dùng để đánh giá một cách khái quát hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau.  Số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu bán hàng thuần (hoặc giá vốn hàng bán) với trị giá bình quân hàng tồn kho trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ.Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức sau: Số vòng quay Doanh thu thuần ( giá vốn hàng bán ) = hàng tồn kho Trị giá hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho,tăng khả năng thanh toán. Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho ta có thể tính được số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày một vòng quay Số ngày trong kỳ = hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho  Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định như sau: Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 25
  26. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Vòng quay các Doanh thu thuần = khoản phải thu Khoản phải thu bình quân Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu (số ngày của 1 vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền 360 ngày = bình quân Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu nói lên khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán. Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt.Tuy nhiên, còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng  Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn Doanh thu thuần = lưu động Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Muốn làm như vậy, thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá.  Hiệu suất sử dụng vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vì thế hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ được thể hiện qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần = vốn cố định Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 26
  27. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả.  Vòng quay tổng tài sản Vòng quay Doanh thu thuần = tổng tài sản Tổng tài sản bình quân Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản cố định hay tài sản lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh tổng tài sản của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư là bao nhiêu. Nói chung vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao. 1.5.2.4. Các chỉ tiêu sinh lời Các chỉ tiêu sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuát kinh doanh trong một kỳ nhất định, đây là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra quyết định tài chính trong tương lai.  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên Lợi nhuận sau thuế = x 100 doanh thu (ROS) Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận ròng Lợi nhuận sau thuế = x 100 trên tổng sản (ROA) Tổng tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Sức sinh lời của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tà sản càng cao và ngược lại Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 27
  28. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá  Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận ròng Lợi nhuận sau thuế = x 100 trên VCSH (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiẹp ấy. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó và cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. 1.5.3. Phân tích phương trình Dupont Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành từng bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả kinh doanh sau cùng.Kỹ thuật này thường sử dụng bởi các nhà quản lí trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính bằng cách nào.Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào 2 phương trình căn bản dưới đây Đẳng thức Dupont thứ nhất Lãi ròng Lãi ròng Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản = ROS x Vòng quay tổng tài sản Phương trình này cho thấy lãi ròng trên tổng tài sản phụ thuộc vào 2 nhân tố : thu nhập doanh nghiệp trên một đồng doanh thu là bao nhiêu, một đồng tài sản thì tạo ra mấy đồng doanh thu. Sau khi phân tích ta sẽ xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc số lượng hàng hoá bán ra không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận thuần trên mỗi đồng doanh thu quá thấp - Có hai hướng để tăng ROA : tăng ROS hoặc vòng quay tổng tài sản + Muốn tăng ROS : cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán + Muốn tăng vòng quay tổng tài sản cần phấn đấu tăng doanh thu bằng Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 28
  29. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xác tiến bán hàng. Đẳng thức Dupont thứ hai: Lãi ròng Lãi ròng Tổng tài sản ROE = = x VCSH Tổng tài sản VCSH Tổng tài sản = ROA x VCSH Sự phân tích các thành phần tạo nên ROE cho thấy rằng khi tỷ só nợ tăng lên thì ROE cũng cao hơn. Tỷ lệ nợ cao sẽ khuyếch trương một hệ quả lợi nhuận là : nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ rất cao, ngược lại nếu doanh nghiệp thua lỗ thù sẽ thua lỗ nặng - Có 2 hướng để tăng ROE :tăng ROA hoặc tỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu + Muốn tăng ROA làm theo đẳng thức Dupont thứ nhất + Muốn tăng tỉ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu. Đẳng thức này cho thấy tỉ số nợ càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao.Tuy nhiên, khi tỉ số nợ tăng thì rủi ro cũng tăng Đẳng thức Dupont tổng hợp Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản ROE = x x Doanh thu Tổng tài sản VCSH Vòng quay Tổng tài sản = ROS x x tổng tài sản VCSH - ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố : ROS ,ROA và tỉ số Tổng tài sản trên Vốn chủ sở hữu. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE. - Phân tích đẳng thức Dupont là xác dịnh ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng, giảm tỉ số này - Việc phân tích ảnh hưởng này được tiến hành theo phương pháp thay thế liên hoàn. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 29
  30. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Doanh lợi vốn chủ Doanh lợi tổng vốn Nhân với Tài sản / Vốn CSH Doanh lợi doanh thu Nhân với Vòng quay tổng vốn LN thuần Chia DT thuần DT thuần Chia Tổng vốn cho cho Tổng DT Tổng CP Vốn CĐ Vốn LĐ DTT BH Tiền Giá vốn Chi phí QLDN TSCĐ DT tài chính Thuế TN Đ.tư TCDH KPT Chi phí TC TN khác CP khác Chi phí BH TSDH khác HTK Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 30
  31. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá PHẦN II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ    2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ Tên giao dịch : DOAN XA PORT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt : DOAN XA PORT Điện thoại : (031) 3765029 / (031) 3767969 Fax : (031) 3765727 Website : www.doanxaport.com.vn Trụ sở chính : Số 15 đường Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Hải phòng Logo : Công ty Cổ Phần Cảng Đoạn Xá tiền thân là xí nghiệp cảng Xếp Dỡ Đoạn Xá, là đơn vị trực thuộc cảng Hải Phòng, được thành lập theo quyết định số 334/TCCB – LĐ ngày 28/06/1995 của cục Hàng Hải Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000123 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hải Phòng cấp đăng ký lần đầu ngày 27 tháng 11 năm 2001, đăng ký lần 2 ngày 11 tháng 06 năm 2008. Ngày 19/10/2002, theo Quyết định số 1372/QĐ/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ – nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xí nghiệp Xếp Dỡ Đoạn Xá chuyển thành Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá với vốn điều lệ là 35.000.000.000 đồng trong đó Vốn Nhà Nước là 17.850.000.000 đồng chiếm 51%. Với bề dầy lịch sử hơn 13 năm, Công ty đã từng bước xây dựng – trưởng thành và phát triển Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 31
  32. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá qua nhiều giai đoạn : Từ khi thành lập đến 10/2001, Cảng Đoạn Xá là đơn vị hạch toán phụ thuộc Cảng Hải Phòng, trong những năm này do chưa được chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nên chưa khai thác hết được lợi thế của mặt bằng (khoảng 65.000 m2) và cầu cảng để đưa vào sử dụng. Từ đầu năm 2002,công ty đã tiến hành đầu tư vào các dự án : Dự án đầu tư cải tạo cầu tàu với số vốn điều lệ 29 tỷ đồng, Dự án xây dựng nhà điều hành với số vốn đầu tư 1,8 tỷ đồng, Đầu tư 01 cầu trục chân đế 40 tấn với số vốn 25 tỷ đồng Đầu tư 01 xe nâng hàng đóng rút container 04 tấn,02 xe tải và các tài sản cố định khác với mức đầu tư khoáng 06 tỷ đồng Các dự án này sau khi thực hiện đã phát huy được hiệu quả ngay trong năm 2002,2003. Ngày 12 tháng 12 năm 2005, Trung tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội chứng nhận : Công Ty Cổ Phần Cảng Đoạn Xá được niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội kể từ ngày 12/12/2005 với mã chứng khoán DXP. Ngày 13 tháng 11 năm 2006, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước chứng nhận : Công Ty Cổ Phần Cảng Đoạn Xá được niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 13/11/2006.Ngày giao dịch đầu tiên tại Sở GDCK TP Hồ Chí Minh là ngày 11/12/2006. Ngày 25 tháng 12 năm 2007, công ty phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ lên 52.500.000.000 đồng từ quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế năm 2007 theo nghị quyết của Đại Hội Đồng Cổ Đông ngày 20 tháng 11 năm 2007,trong đó vốn nhà nước là 26.775.000.000 đồng chiếm 51%. Ngày 25/01/2008 cổ phiếu phát hành thêm được chính thức giao dịch tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 32
  33. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Từ sau khi được cổ phần hoá, Công ty tiếp tục kế thừa, duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh hiện có, đồng thời tiến hành khai thác tối đa các tiềm năng, từng bước mở rộng phạm vi hoạt động, tìm hiểu lợi thế của địa phương, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, hợp tác liên doanh tạo ra các hoạt động phát triển ổn định, bền vững. Nhờ việc phát huy tính độc lập, chủ động, bên cạnh đó tiếp tục tìm kiếm các dự án đầu tư có tính khả thi cao. Tất cả những điều đó là yếu tố, là điều kiện quan trọng cho Công ty bước vào nền kinh tế hội nhập của đất nước. Hội nhập AFTA và WTO thực sự là một luồng gió lớn thổi vào những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam khi được trực tiếp tiếp xúc hoạt động và kinh doanh trên thị trường toàn cầu. Trong môi trường kinh doanh đầy hấp dẫn nhưng cũng nhiều thử thách đó, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội để mở rộng và phát triển kinh doanh, tạo được những thành công và mang lại lợi ích cho xã hội cũng như bản thân doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và đầy quyết liệt đã khiến nhiều doanh nghiệp không theo kịp bước tiến của nền kinh tế thời mở cửa dẫn đến tình trạng khó khăn, trì trệ, thậm chí là khủng hoảng hay phá sản. Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá cũng không phải là một ngoại lệ. Song với nỗ lực tìm ra cho mình một hướng đi riêng trên con đường phát triển trong suốt hơn 13 năm qua, Công ty đã đạt được những bước tiến nhất định của mình. 2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn hiện nay 2.2.1. Ngành nghề kinh doanh : Các ngành kinh doanh của công ty : (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000123 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hải Phòng cấp)  Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá tại cảng biển  Kinh doanh kho bãi  Vận tải và dịch vụ vận tải thuỷ,bộ  Dịch vụ đại lý vận tải đường biển, đại lý Hàng Hải Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 33
  34. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá  Dịch vụ lai dắt,hỗ trợ tàu biển  Dịch vụ Logictisc 2.2.2. Mục tiêu chủ yếu của Công ty - Đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống công nghệ xếp dỡ, nâng cao năng suất, chất lượng các dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển thị phần, cải tiến quy trình phục vụ khách hàng theo hướng an toàn, chính xác, áp dụng công nghệ mới nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm giá thành. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 6% - 8%. - Công ty tiếp tục củng cố tổ chức, đào tạo bổ sung lực lượng trẻ, nâng cao tay nghề CNV đồng thời tăng cường công tác quản lý và quản trị công ty. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, phát triển các loại hình dịch vụ có khả năng sinh lời cao như dịch vụ bến bãi, xếp dỡ, vận chuyển container. 2.2.3.Chiến lược phát triển trung và dài hạn - Khai thác tối đa nguồn lực hiện tại của Công ty - Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh phù hợp hướng phát triển của ngành, của Nhà nước và của khu vực. - Đầu tư hoàn chỉnh và nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng và dây chuyền xếp dỡ container. - Hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý doanh nghiệp. 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Cảng Đoạn Xá Cùng với việc thực hiện chức năng – nhiệm vụ của mình, Công ty đã hoàn thiện bộ máy quản lý về nhân sự, quản lý kinh doanh cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và địa bàn hoạt động của đơn vị mình. Hiện nay, hoạt động và tổ chức của Công ty tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp hiện hành và Điều lệ của Công ty, cụ thể như sau. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 34
  35. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức của công ty SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Chủ tịch HĐQT Trưởng BKS HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT Giám đốc điều hành BAN GIÁM ĐỐC ĐIÈU HÀNH Phòng tổ Phòng Phòng tài Phòng kỹ Phòng Phòng chức tiền kế chính kế thuật bảo vệ khai thác lương hoạch toán công nghệ và an hành kinh ninh chính doanh cảng Bãi Tổ CN Đội Kho Đội Tổ Tổ Tổ cont- buộc cơ hàng DV trực VS coi ainer cởi giới TH trạ CN xe m dây điện nguồn : PhòngTổ chức tiền lương – Hành chính Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 35
  36. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Nhìn vào sơ đồ ta có thể nhận thấy bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Cảng Đoạn Xá được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến - chức năng. Ưu điểm : theo mô hình này bộ máy quản lý được chia ra thành các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng cụ thể,như vậy việc truyền thông tin trong nội bộ công ty,giữa lãnh đạo và nhân viên cấp dưới diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác,tránh được sự chồng chéo rối loạn góp phần quan trọng trong việc đưa ra các quyết định quản lý hợp lý,kịp thời có hiệu quả. Nhược điểm : các phòng ban được tổ chức theo chức năng đa dạng dễ dẫn tới sự chồng chéo chức năng,nhiệm vụ,sự phối hợp giữa các phòng ban có thể bị hạn chế bởi tính chất cục bộ.Do vậy,Công ty cần có sự phân công và hiệp tác lao động rõ ràng cụ thể và minh bạch. 2.3.1.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban và Ban Giám Đốc Đại hội đồng Cổ đông:  Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh Nghiệp và Điều Lệ Công Ty.ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn và dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị:  Là cơ quan thay mặt ĐHĐCĐ quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại Hội, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định,định hướng các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát:  Có nhiệm vụ thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp cho các cổ đông. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 36
  37. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Ban điều hành: Giám đốc: là người điều hành cao nhất mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng Cổ đông. Tất cả các phòng ban, chi nhánh, đại diện đều thuộc quyền quản lý của giám đốc.  Phó giám đốc: là người giúp việc và có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc. Cả 2 Phó giám đốc đều có thể ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của giám đốc và trực tiếp quản lý một số phòng ban với từng loại hình kinh doanh.  Kế toán trưởng: là người giúp việc cho giám đốc về các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ và thuế khoá của Công ty. Điều hành nghiệp vụ kế toán của Công ty theo các nguyên tắc được Pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống tài khoản kế toán quốc gia.  Các bộ phận thuộc quản lý của Ban điều hành:  Phòng Tổ chức tiền lương – hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý,quy hoạch, bổ nhiệm và đào tạo cán bộ. Tổ chức, quản lý lao động, quản lý sản xuất,giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động và những vấn đề về nhân sự trong công ty như đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ của Công ty.  Phòng tài chính - kế toán: có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính,tiền tệ tuân thủ theo đúng chế độ và thể lệ kế toán của Nhà Nước.Tổ chức và thực hiện chế độ quản lý sử dụng vốn,các quỹ và tài sản để phục vụ nhu cầu trong sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước và điều lệ của Công ty theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi.  Phòng kế hoạch - kinh doanh: là phòng tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư cở sở vật chất phục vụ SXKD và phát triển của công ty, báo cáo,tổng hợp tình hìn trong quá trình thực hiện kế hoạch,phân tích kết quả SXKD của công ty theo định kỳ tháng, quý,năm. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 37
  38. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá  Phòng khai thác : tham mưu cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực tiếp thị tìm kiếm thu hút nguồn hàng,tổ chức triển khai thực hiện công tác khai thác cầu tầu,kho tàng bến bãi và các dịch vụ khác đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.Tổ chức và thực hiện công tác bảo hộ lao động.Kiểm tra đôn đốc việc chấp hành nội quy kỷ luật lao động,an ninh trật tự, PCCC và vệ sinh môi trường trong công ty.  Phòng kỹ thuật công nghệ : có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc công ty về các mặt kỹ thuật,đầu tư đổi mới công nghệ, phương tiện, công cụ xếp dỡ, các định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư  Phòng bảo vệ và an ninh Cảng biển : có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác An ninh cảng biển, bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự, công tác quân sự và phòng chống cháy nổ. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp. 2.4.1.Thuận lợi: Các hoạt động khai thác Cảng và giao nhận vận chuyển hàng hoá là 1 lĩnh vực hoạt động thiết yếu, phục vụ cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng năm, tỷ trọng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm khoảng 80% toàn bộ lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Đây là 1 trong những nhân tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng tích cực đến lượng hàng hoá thông qua cảng Đoạn Xá, tạo điều kiện nâng cao doanh thu cho cảng. Theo xu hướng toàn cầu hoá và việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt Việt Nam đang trong lộ trình gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới WTO, trong tương lai lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng mạnh và lợi thế về địa điểm, kho bãi và dịch vụ xếp dỡ truyền thống sẽ tăng trưởng mạnh từ đó tạo điều kiện thuận lợi nâng cao sản lượng hàng hoá thông qua cảng Đoạn Xá. Bên cạnh đó, quan hệ đối tác của Cảng với các hãng tàu đang trong quá trình phát triển, do đó sự ảnh hưởng theo chiều hướng xấu với các đối tác trong Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 38
  39. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá thời gian tới là rất ít xảy ra. Công ty có khả năng cạnh tranh cao nhờ quá trình cung cấp dịch vụ được tổ chức khép kín, quy trình khai thác giao nhận: tiếp nhận - thu gom- lưu kho bãi- vận chuyển, trong đó thế mạnh của công ty là hệ thống kho bãi rộng lớn( 65.000 m2 bãi chứa container và 2.900 m2 kho). Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá có ban lãnh đạo giỏi về nghiệp vụ, từng trải về kinh nghiệm, “ có bước đột phá trong khâu quản lý điều hành”. Đội ngũ công nhân viên tay nghề cao, tự giác, nghiêm túc làm việc, luôn tìm tòi sáng tạo cải tiến kỹ thuật,nâng cao trình độ chuyên môn,không sợ khó,sợ khổ để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, trong thời gian qua Công ty đã đầu tư mới, nâng cao năng lực xếp dỡ và kho bãi với tổng giá trị đầu tư gần 100 tỷ đồng, bao gồm: cải tạo, nâng cấp cầu tàu cho tàu 10.000 DTW, lắp đặt 2 cần trục chân đế 40 tấn, đầu tư thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải và 1 số tài sản, thiết bị quản lý nâng cao năng lực xếp dỡ, vận chuyển và giao nhận hàng hoá của công ty. Các điều kiện nêu trên là những cơ sở thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Cảng trong những năm tới đây. 2.4.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Cảng Đoạn Xá còn phải đối mặt với 1 số khó khăn thách thức còn tồn tại. Do hoạt động khai thác cảng gắn liền với sự tăng trưởng về xuất nhập khẩu và chính sách phát triển kinh tế, do đó khi chính sách xuất nhập khẩu thay đổi đặc biệt về cơ cấu ngành hàng thì sẽ có tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Cảng. Điểm bất lợi khác nữa là khi Việt Nam gia nhập WTO, các mảng dịch vụ đại lý, dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá công ty đang triển khai sẽ vấp phải sự cạnh tranh trực tiếp khi các hãng tàu nước ngoài trực tiếp thực hiện các dịch vụ này. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 39
  40. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Khách hàng của Cảng chủ yếu là khách hàng nước ngoài nên doanh thu của công ty tính bằng ngoại tệ rất lớn, thêm vào đó ngoại trừ những khoản đầu tư mua sắm trang thiết bị chuyên dùng hầu hết chi phí của công ty là đồng Việt Nam, do đó chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa đồng việt Nam và ngoại tệ cũng là 1 rủi ro của công ty. 2.4.3. Định hướng phát triển trong tương lai:  Kế hoạch kinh doanh ngắn hạn: - Tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết. - Tăng cường công tác Marketing, tìm kiếm khách hàng mới, giữ vững khách hàng truyền thống. Đề ra chính sách giá cả hợp lý để tạo điều kiện cho các nghiệp vụ gia tăng sản lượng và doanh thu một cách có hiệu quả. Điểm quan trọng hiện tại là nâng cao chất lượng xếp dỡ và rút ngắn thời gian giải phóng tàu. Việc mở rộng thị phần tiến hành theo 3 hướng: + Khẳng định vị thế trong khai thác vùng chuyển tải. Phối hợp với Cảng Quảng Ninh trong công đoạn xếp dỡ, vận tải hàng từ Cảng Cái Lân về Đoạn Xá và giao cho chủ hàng. + Mở tuyến vận tải, gom hàng Container từ khu vực Ninh Bình, Thanh Hoá chuyển về Đoạn Xá hoặc chuyển thẳng ra khu vực chuyển tải. + Phát triển các loại hình dịch vụ Hàng hải dựa trên các lợi thế của công ty như: Cung ứng nước ngọt, nhiên liệu, vận tải bộ, uỷ thác giao nhận vận tải, - Thường xuyên chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy quản lý điều hành. Tổ chức huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có đầy đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu kinh doanh, có khả năng hoàn thành tốt công việc và trung thành với lợi ích của công ty. - Quy hoạch lại các hệ thống kho bãi, khai thác triệt để diện tích kho bãi, cầu cảng Container. -Tăng cường công tác quản lý kĩ thuật, công nghệ, công tác quản lý tài chính, - Bảo toàn, tích luỹ và phát triển nguồn vốn kinh doanh, tiết kiệm, giảm chi phí tối đa. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 40
  41. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá  Kế hoạch dài hạn : - Khai thác tối ưu năng lực hiện tại của công ty. - Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh phù hợp hướng phát triển của ngành, của Nhà nước và của khu vực. - Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh và nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng và dây chuyền xếp dỡ Container. - Xúc tiến 2 phương án đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh: + Phối hợp với công ty Công trình thuỷ Hải Phòng xây dựng 40m cầu tàu phía thượng lưu .Dự án hoàn thành cho phép tiếp nhận một lúc 02 tàu Container vào khai thác. + Đầu tư 01 bến cảng Container tại Đình Vũ, đây là hướng mở rộng phát triển kinh doanh, tháo dỡ khó khăn của công ty trong tương lai khi quy mô tăng lên. 2.5.Hoạt động sản xuất kinh doanh 2.5.1.Sản phẩm của doanh nghiệp Các nghiệp vụ kinh doanh chính của DOANXA PORT là các hoạt động liên quan đến khai thác Cảng biển và các dịch vụ vận tải,dịch vụ đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Khai thác Cảng biển Các hoạt động liên quan đến khai thác Cảng biển bao gồm một hệ thống các dịch vụ như xếp dỡ hàng hoá,cho thuê kho,thuê bãi, vận tải,dịch vụ hải quan, Tuy nhiên, trong mảng hoạt động này DOANXA PORT hiện tập trung chủ yếu vào mảng xếp dỡ hàng hoá và dịch vụ kho bãi. DOANXA PORT có nhiều thuận lợi về mặt địa lý.Về đường bộ, DOANXA PORT nằm ngay sát đường bao TP Hải Phòng nối tiếp với Quốc lộ 5, từ đây có thể thông thương với khắp các địa phương, các cơ sở kinh tế trọng điểm phía bắc.Về đường sông, DOANXA PORT nằm ngay cửa biển và trên tuyến vận tải đường thuỷ chính của khu vực, các tầu trọng tải từ 01 vạn tấn có thể cập Cảng Đoạn Xá thuận lợi. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 41
  42. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Dịch vụ chính của DOANXA PORT hiện nay là xếp dỡ hàng hoá mà chủ yếu là hàng container và dịch vụ kho bãi. Các nguồn thu từ mảng này hiện chiếm trên 90% tổng doanh thu của DOANXA PORT. Dịch vụ đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Đại lý tầu biển có nhiệm vụ nhận các yêu cầu của chủ tầu nước ngoài về gom hàng và dàn xếp các công việc phục vụ tầu tại cảng trong thời gian tàu ở Việt Nam. Đại lý tàu biển được các chủ tàu nước ngoài chỉ định thay mặt và đại diện quyền lợi hợp pháp cho họ tại Việt Nam để khai thác vận tải hàng hoá. Nghiệp vụ giao nhận đảm nhận công việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ điểm đầu đến điểm cuối cùng cho chủ hàng. Nghiệp vụ này bao gồm các công việc cụ thể như gom hàng lẻ, nhận hàng tại kho, đóng gói hàng, đăng ký hãng tàu, làm thủ tục hải quan,vận chuyển hàng hoá với tư cách là người kinh doanh độc lập. Hiện nay mảng nghiệp vụ này DOANXA PORT đang từng bước triển khai và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn.Doanh thu từ mảng nghiệp vụ này hiện chỉ chiếm khoảng hơn 6% tổng doanh thu của DOANXA PORT nhưng sẽ tăng trưởng nhanh trong tương lai. BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG CHỈ TIÊU Đơn vị năm 2008 năm 2007 Tổng sản lượng hàng thông qua Tấn 3.303.100 2.300.000 * Trong đó sản lượng container Teus 172.000 121.500 -Xuất khẩu “ 21.148 18.314 -Nhập khẩu “ 32.219 28.528 -Nội địa “ 118.633 74.658 Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 42
  43. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 120.000 100.000 80.000 Xuất 60.000 Nhập 40.000 Nội địa 20.000 0 2007 2008 Biểu đồ phản ánh hoạt động khai thác cảng Tổng sản lượng hàng hoá thông qua Cảng năm 2008 tăng 44% so với năm 2007 trong đó chủ yếu là tăng do mặt hàng nội địa.Nguyên nhân là do : Nhu cầu lưu thông hàng hoa trong nước nhất là các loại hàng hoá vận chuyển từ Bắc vào Nam và ngược lại ngày càng lớn. Sở dĩ như vậy là do Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển lại rẻ hơn giá cước bằng đường bộ,đường hàng không 2.5.2 Đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh : 2.5.2.1 Hệ thống cơ sở vật chất của Cảng Đoạn Xá  Hệ thống cầu tầu : - Vũng quay tầu cách thượng lưu của cầu tầu là 150m - Khoảng cách từ P/S tới Cảng Đoạn Xá là 23,5 hải lý - Chiều dài cầu tầu : 235m - Trọng tải cho phép tầu cập cầu : 10.000 tấn - Độ sâu trước bến : 8,4m - Thiết bị bốc xếp hàng container : + 2 cẩu 40 tấn + 1 cẩu 10 tấn - Năng lực xếp dỡ hàng nhập container : 150 container/6 giờ-máng - Năng lực xếp dỡ hàng xuất container : 100 container/ 6 giờ-máng - Năng lực tính trên ngày tầu : 1000 Teus/24 giờ  Hệ thống bến bãi - Diện tích xếp chứa hàng container : 80.000 m 2 ( 1 kho khai thác hàng Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 43
  44. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá CFS 1.000 m 2 ) - Thiết bị bốc xếp hàng container + khung cẩu tự động : 02 chiếc + khung cẩu bình thường : 10 chiếc + ngáo búa : 02 bộ + xe nâng hàng container 45 tấn : 08 chiếc + cần trục Kpaz 16 tấn : 01 chiếc + xe nâng phục vụ đóng/ rút hàng : 8 chiếc + xe vận chuyển container : 20 chiếc 2.5.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh - Trước khi tàu vào các đại lý có gửi giấy yêu cầu và các chứng từ hàng hải , trên có thông báo đầy đủ các thông số kỹ thuật của tàu như chiều dài,độ béo ngang,trọng tải toàn bộ,trọng tải thực,số tấn hàng trên tàu,ngày giờ kế hoạch cập cảng hoặc tới vùng chuyển tải.quy trình xếp dỡ được hiểu theo trình tự sau : - Tàu chở hàng cập cảng,dùng cần cẩu (cẩu tầu hoặc cẩu bờ) bốc hàng lên phương tiện vận tải (ôtô,toa xe ) để chuyển hàng vào kho,bãi,để vận chuyển thẳng lên ôtô của chủ hàng.Đối với những tầu không thể cập cảng ngay phải dùng sà lan chuyển tải hàng từ tàu vào cảng để giảm bớt trọng tải của tàu,sau đó tàu mới vào cập cầu cảng được. + Đối với hàng hoá vận chuyển thẳng thì cảng được thu cước bốc xếp,phí giao nhận hàng hoá. + Đối với hàng hoá còn lưu kho,bãi của Cảng thì Cảng được thu phí lưu kho,lưu bãi cho từng lần lưu và thu phí giám định hàng hoá khi khách hàng có nhu cầu kiểm định hàng hoá. - Tàu cập cảng để xếp hàng thì quy trình tác nghiệp xếp dỡ ngược lại.Tuỳ vào loại hàng hoá và lựa chọn của chủ hàng có nhiều phương án xếp dỡ khác nhau. 2.5.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu năm 2008 Năm 2008 là một năm khó khăn, với tình hình suy giảm kinh tế diễn ra trong nước và trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các doanh nghiệp. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 44
  45. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, sự giúp đỡ hỗ trợ của các bạn hàng và các cơ quan chức năng nhà nước đặc biệt với sự chỉ đạo sáng suốt của Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc và sự đoàn kết nhất trí cao của toàn thế CBCNV, Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá đã thực hiện thành công và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 cũng như so với năm 2007. - Sản lượng : tổng sản lượng thực hiện đạt 3.303.100 tấn đạt 144 % kê hoạch,tăng 44% so với thực hiện năng 2007 Trong đó sản lượng hàng container là 172.000 TEU đạt 151% kế hoạch, tăng 42% so với năm 2007 - Lợi nhuận trước thuế TNDN là 33.290.609.536 đồng đạt 303% kế hoạch năm,tăng 217% so với năm 2007 - Đầu tư hoàn thành 2 xe nâng hàng 45 tấn, tăng số phương tiện thiệt bị, nâng cao năng lực xếp dỡ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. - Hoàn thành dự án cải tạo nâng cấp 28.194 m 2 bãi xếp container với chiều cao xếp 4 tầng container, nâng khả năng xếp và bảo quản hàng hoá của Cảng. 2.6. Hoạt động Marketing 2.6.1. Thị trường , khách hàng Cùng với công tác quản lý chất lượng, DOANXA PORT cũng hết sức quan tâm đến hoạt động Marketing để chăm sóc khách hàng cũ, tiếp cận và thu hút khách hàng mới,khách hàng tiềm năng bằng uy tín chất lượng dịch vụ của công ty. Công ty chủ trương: Sử dụng hình thức “Tiếp thị toàn dân” - Mọi người, mọi đơn vị phải làm công tác tiếp thị. Một trong các đơn vị tham gia vào dây chuyền cung cấp dịch vụ không làm tốt sẽ làm cho hiệu quả của công tác tiếp thị kém hiệu quả thậm chí mất khách. Vấn đề này không chỉ có các lãnh đạo cảng và các phòng ban chức năng hay các đơn vị trực tiếp có thể làm được mà yêu cầu các tổ chức Công đoàn, thanh niên phải cùng tham gia để giáo dục, động viên CBCNV Cảng để thống nhất tư tưởng, yêu cầu làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình mới tạo ra chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 45
  46. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Thị trường của cảng Đoạn Xá hiện nay tương đối rộng bao gồm thị trường Hải Phòng, khu vực Miền Bắc và toàn quốc cũng như một số nước trên thế giới.Trong thời gian tới, công ty đặt ra mục tiêu tạo một mạng lưới khách hàng đông đảo thông qua việc áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành, xây dựng mức giá cạnh tranh, hợp tác với cảng Quảng Ninh, Cái Lân, và mở tuyến vận tải gom hàng container từ khu vực Ninh Bình, Thanh Hoá chuyển về Đoạn Xá. 2.6.2.Các hoạt động Marketing trong công ty a. Chiến lược giá cước Đây là chiến lược quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Cảng Đoạn Xá đã xây dựng được biểu cước hợp lý linh hoạt,vận dụng cho từng đối tượng khách hàng ở từng thời điểm mà vẫn đảm bảo có lãi và hội nhập với giá cước khu vực. Bảng giá dịch vụ xếp dỡ hàng container : Đơn vị : đồng/ container Tàu Tàu Đi Tàu Bãi Sà lan tại Bãi ôtô thẳng Loại container vùng nước Cần Cần bờ Cần tàu Cần bờ Cần tàu Thiết bị Cảng tàu Container ≤ 20’ - có hàng 390.000 409.000 276.000 314.000 190.000 219.000 - rỗng 209.000 219.000 133.000 162.000 105.000 143.000 Container 40’ - có hàng 608.000 637.000 437.000 494.000 285.000 314.000 - rỗng 314.000 323.000 219.000 238.000 143.000 200.000 Container >40’ - có hàng 703.000 732.000 504.000 561.000 323.000 333.000 - rỗng 352.000 371.000 247.000 285.000 171.000 200.000 ( Nguồn : Phòng kinh doanh ) Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 46
  47. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Giá dịch vụ buộc, cởi dây : Đơn vị : đồng/ tấn Tại tàu Tại phao, vũng vịnh stt Loại tàu Buộc dây Cởi dây Buộc dây Cởi dây 1 < 2.000 GT 100.000 80.000 170.000 130.000 Từ 2.000  4.000 2 120.000 90.000 210.000 170.000 GT Từ 4.001  6.000 3 160.000 130.000 230.000 190.000 GT 4 Từ 6.001 GT trở lên 200.000 180.000 250.000 220.000 ( Nguồn : Phòng kinh doanh ) b.Chiến lược xúc tiến bán hàng - Quảng cáo giới thiệu năng lực của cảng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên đăng tải trên các báo chuyên ngành ( tạp chí hàng hải) - Mở các hội nghị khách hàng theo nhóm chủ hàng hoăch gặp trực tiếp các chủ hàng,tìm hiểu nhu cầu của họ và tiếp thu ý kiến phản hồi, ý kiến của khách hàng - Cải thiện các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, cắt bỏ các khâu trung gian trong quá trình làm thủ tục nhận hàng, hướng dẫn khách tận tình chu đáo. c.Chiến lược khách hàng Hiện nay, các Cảng nói chung và Cảng Đoạn Xá nói riêng đều cần có cơ chế ưu đãi khách hàng. Để thực hiện tốt chính sách tiếp thị, Cảng đã xây dựng chính sách ưu đãi theo nguyên tắc sau: - Khách hàng có sản lượng lớn hoặc dành cho cảng nhiều dịch vụ với doanh thu cao, không nhất thiết phải nhiều hàng (chẳng hạn dịch vụ hàng container xuất nhập khẩu ) Cảng cần có mức ưu đãi cao (Thu nhiều giảm nhiều) và ngược lại. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 47
  48. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá - Khách hàng có quan hệ gắn bó lâu dài, khách hàng mới mở tuyến qua cảng còn nhiều khó khăn nên có ưu đãi hợp lý. Ngược lại khách hàng không gắn bó hoặc có quyền lợi đối ngược với cảng không nên có ưu đãi. - Cần hợp lý hoá dịch vụ, tiết kiệm chi phí để có mức ưu đãi cho khách hàng năm sau nhiều hơn năm trước. 2.7. Vài nét về hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Cùng với việc xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh, Ban lãnh đạo Công ty liên tục đầu tư sức lực, trí tuệ và tài chính vào việc đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động và cán bộ quản lý.Công ty luôn chú trọng tới chế độ đãi ngộ đối với cán bộ – công nhân viên: tặng quà nhân dịp ngày lễ, Tết, tổ chức cho cán bộ – công nhân viên nghỉ mát trong năm, hàng tháng trích và nộp BHXH, BHYT đầy đủ. Công ty có phòng y tế với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ, y tá nhiệt tình, hàng năm có tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên. Hiện nay về số lượng, Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá có 285 cán bộ – công nhân viên. Về trình độ chuyên môn, số người có trình độ Đại học – trên Đại học chiếm 26% số cán bộ công nhân viên và hơn 50% lao động đã được đào tạo cơ bản và có trình độ Đại Cao Trung Tổng Bậc <4 4≤ Bậc ≤7 học đẳng cấp số HĐQT + BGĐ + BKS 15 15 Cán bộ quản lý 24 6 30 Cán bộ trực tiếp 8 12 26 44 90 CN bốc xếp 5 97 48 150 Tổng 47 18 5 123 92 285 ( Nguồn : Phòng Tổ Chức Tiền Lương – Hành Chính ) Do có chính sách và hướng đi đúng nên Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ – công nhân viên chức có kiến thức, năng lực, có phẩm chất tốt, có sức khoẻ, không những đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn là một nguồn nhân lực tiềm năng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty trong tương lai. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 48
  49. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá PHẦN III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đặc biệt quan tâm tới nguồn huy động vốn ngoài nguồn tự có, phân phối và sử dụng vốn một cách có hiệu quả để kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Đồng thời cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn có hợp lý hay không, thể hiện chính sách kinh doanh qua đó quyết định tới thành công của doanh nghiệp. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá: 3.1.Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty 31/12/2007 31/12/2008 Chênh lệch chỉ tiêu Tỉ Tỉ Tương Số tiền Số tiền Tuyệt đối trọng trọng đồi A Tài sản ngắn hạn 21.729.976.826 21,1 32.082.359.039 25,95 10.352.382.213 47,64 Tiền và các khoản tương I 5.098.241.899 4,95 10.807.826.721 8,74 5.709.584.822 112 đương tiền Các khoản đầu tư tài chính II 2.500.000.000 2,43 3.000.000.000 2,43 500.000.000 20 ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn III 12.527.406.377 12,16 14.593.770.376 11,8 2.066.364.001 16,49 hạn IV Hàng tồn kho 542.843.076 0,53 448.762.472 0,36 (94.080.604) (17,33) V Tài sản ngắn hạn khác 1.061.485.474 1,03 3.231.999.470 2,61 2.170.513.996 204,48 B Tài sản dài hạn 81.257.998.272 78,9 91.560.839.205 74,05 10.302.840.933 12,68 I Các khoản phải thu dài hạn - - - - II Tài sản cố định 75.389.877.272 73,2 82.961.215.455 67,1 7.571.338.183 10,04 III Bất động sản đầu tư - - - Các khoản đầu tư tài chính IV 5.800.000.000 5,63 8.500.000.000 6,87 2.700.000.000 46,55 dài hạn V Tài sản dài hạn khác 68.121.000 0,07 99.623.750 0,08 31.502.750 46,25 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 102.987.975.098 100 123.643.198.244 100 20.655.223.144 20,06 Nguồn : Phòng Tài chính kế toán Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 49
  50. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Phần Tài sản Qua bảng cân đối kế toán của Công ty có thể thấy được tài sản của công ty đã có sự thay đổi cụ thê là: năm 2007 : Tổng tài sản của Công ty là : 102.987.975.098 VNĐ trong đó: Tài sản ngắn hạn : 21.729.976.826 VNĐ tương ứng với tỷ lệ là 21,1 % Tài sản dài hạn : 81.257.998.272 VNĐ tương ứng với tỉ lệ là 78,9% năm 2008 : Tổng tài sản của Công ty là : 123.643.198.244 VNĐ trong đó: Tài sản ngắn hạn : 32.082.359.039 VNĐ tương ứng với tỉ lệ là 25,95% Tài sản dài hạn : 91.560.839.250 VNĐ tương ứng với tỉ lệ là 74,05 % Như vậy là trong thời gian qua từ năm 2007 đến năm 2008 thì tổng tài sản của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 từ 102.987.975.098 VNĐ lên 123.643.198.244 VNĐ tức là tăng lên 20.655.223.144 VNĐ tương ứng với tỉ lệ là 20,06 %.Trong đó : - Tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng so với năm 2007 là10.352.382.213 VNĐ tức là tăng với tỉ lệ là 47,64%.Nguyên nhân chủ yếu là ro : + Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5.709.584.822 VNĐ tương ứng với tỉ lệ tăng là 112%.Có thể nói trong năm 2008 lượng tiền mặt tồn quỹ của công ty là khá lớn sẽ làm tăng tính chủ động của doanh nghiệp, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến công hạn. Tuy nhiên, công ty nên gửi tiền vào ngân hàng hoặc huy động một phần tiền vào kinh doanh trong kỳ để tạo ra các khoản lãi và tăng năng lực cho hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. + Các khoản phải thu ngắn hạn : Qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy được các khoản phải thu năm 2008 tăng so với năm 2007 từ 12.527.406.377VNĐ đến 14.593.770.376 VNĐ tức là tăng 2.066.364.001 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 16,49 %.Điều này chứng tỏ trong năm 2008 các khoản phải thu của Công ty còn đọng rất nhiều,vì vậy công ty cần phải có chính sách đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn,bởi nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng,có thể nằm trong tình trạng phụ thuộc vào khách hàng Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 50
  51. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:năm 2008 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng lên 20% từ 2.500.000.000VNĐ lên 3.000.000.000VNĐ + Hàng tồn kho : So với năm 2007 lượng hàng tồn kho của công ty năm 2008 giảm 94.080.604 VNĐ tương ứng với tỉ lệ giảm là 17,33%. Do hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nhiên liệu và công cụ dụng cụ phục vụ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc hàng tồn kho giảm là một tín hiệu tốt. + Tài sản ngắn hạn khác : trong năm 2008 công ty đã đầu tư khá nhiều vào tài sản ngắn hạn khác cụ thể là tài sản ngắn hạn khác năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.170.513.996 VNĐ tương ứng với tỉ lệ tăng là 204,48%. - Tài sản dài hạn năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10.302.840.933 VNĐ tức là tăng với tỉ lệ là 12,68%. Nguyên nhân chủ yếu là do: + Tài sản cố định : việc tài sản dài hạn tăng lên chính là do tài sản cố định của công ty tăng lên từ 75.389.877.272 VNĐ đến 82.961.215.455 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 10,04%. Điều này chứng tỏ Công ty đang trên đà hoàn thiện và phát triển,tài sản cố định tăng lên là do công ty đang tập trung vào việc đầu tư máy móc,thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Các khoản đầu tư tài chính dài hạn : năm 2008 các khoản đầu tư tài chính của công ty tăng 2.700.000.000 tương ứng với tỉ lệ tăng 46,55%.Đây là các khoản đầu tư tương ứng với 550.000 cổ phần chiếm 2,84% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ với giá trị 5.500.000.000 đồng; và 30.000 cổphần chiếm 2,5% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hàng Hải Hải Phòng với giá trị 3.000.000.000 đồng. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 51
  52. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 31/12/2007 31/12/2008 Chênh lệch chỉ tiêu Tỉ Tỉ Tương Số tiền Số tiền Tuyệt đối trọng trọng đồi A Nợ phải trả 39.068.890.360 37,9 40.097.039.155 32,43 1.028.148.790 2,63 I Nợ ngắn hạn 12.235.732.279 11,89 23.883.413.614 19,32 11.647.681.335 95,2 II Nợ dài hạn 26.833.158.081 26.01 16.213.625.541 13,11 (10.619.532.540) (39,58) B Vốn chủ sở hữu 63.919.084.738 62,07 83.546.159.089 67,57 19.627.074.351 30,7 I Vốn chủ sở hữu 63.588.787.396 61,74 82.965.786.861 67,1 19.376.999.475 30,47 Nguồn kinh phí và II 330.297.342 0,32 580.372.228 0,47 250.074.886 75,7 quỹ khác TỔNG CỘNG 102.987.975.098 100 123.643.198.244 100 20.655.223.144 20,06 NGUỒN VỐN Nguồn : Phòng Tài chính kế toán Nguồn vốn Tình hình sử dụng nguồn vốn của Cảng Đoạn Xá qua 2 năm 2007 và 2008:  Tổng Nguồn vốn năm 2007 là 102.987.975.098 VNĐ. Trong đó: Nợ phải trả là : 39.068.890.360 VNĐ tương ứng với tỉ lệ là37,9% Vốn chủ sở hữu là : 63.919.084.738 VNĐ tương ứng với tỉ lệ là 62,07%  Tổng Nguồn vốn năm 2008 là 123.643.198.244VNĐ. Trong đó: Nợ phải trả là : 40.097.039.155 VNĐ tương ứng với tỉ lệ là32,43% Vốn chủ sở hữu là : 83.546.159.089 VNĐ tương ứng với tỉ lệ là 67,57% Như vậy tổng nguồn vốn năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 20.655.223.144 VNĐ tương ứng với tỉ lệ là 20,06 %.Nhưng bên cạnh đó : - Nợ phải trả năm 2008 lại tăng so với năm 2007 là 1.028.148.790 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 2,63%.Trong đó: +Nợ ngắn hạn tăng từ 12.235.732.279 VNĐ đến 23.883.413.614 VNĐ tức là tăng lên 11.647.681.335 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 95,2%.Nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động và các khoản phải trả phải nộp khác + Với việc vay nợ dài hạn giảm từ 26.833.158.081 VNĐ xuống còn 16.213.625.541 VNĐ tức là giảm 10.619.532.540 VNĐ tương ứng với tỉ lệ Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 52
  53. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 39,58 % đã chứng tỏ rằng Công ty đã thanh toán được các khoản nợ dài hạn phải trả,việc sử dụng nguồn vốn của Công ty đã có hiệu quả. - Vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng so với năm 2007 từ 63.919.084.738 VNĐ đến 83.546.159.089 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 30,7 %. Như vậy vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên đang kể,chứng tỏ trong năm qua công ty đã chú ý đến vấn đề huy động nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên là một dấu hiệu tốt, công ty đã tăng được nguồn vốn tự có của mình,khả năng độc lập tài chính tương đối cao, nâng cao niềm tin cho các chủ nợ.Tuy nhiên, do vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn 68% sẽ dẫn đến chi phí sử dụng vốn lớn, sức sinh lời sẽ giảm. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Năm 2007 21.729.976.826 > Năm 2007 12.235.732.279 Năm 2008 32.082.359.039 > Năm 2008 23.883.413.614 TSCĐ và Đầu tư dài hạn Nợ dài hạn + Vốn CSH Năm 2007 81.257.998.272 NỢ NGẮN HẠN Điều này chứng tỏ 1 phần tài sản ngắn hạn của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy điều này tạo được sự an toàn cho công ty nhưng chi phí sử dụng vốn lại cao. - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH + ĐẦU TƯ DÀI HẠN < NỢ DÀI HẠN + VỐN CSH Điều này cho thấy toàn bộ tài sản dài hạn của công ty đều được tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn. Tuy điều này là an toàn nhưng lợi nhuận lại thấp. Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 53
  54. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 3.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những nguồn cung cấp các thông tin tài chính quan trọng không chỉ đối với các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn được rất nhiều đối tượng khác quan tâm như: các nhà đầu tư, khách hàng, Chính phủ, Điều đó càng làm cho khả năng sinh lời, kết quả kinh doanh trở thành mục tiêu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hai năm qua của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá được thể hiện qua bảng sau: Chênh lệch Số CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Số tuyệt đối tương đối Doanh thu bán hàng và cung cấp 1 73.016.349.368 98.191.538.839 25.175.189.471 34,48 dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần về bán hàng và 3 73.016.349.368 98.191.538.839 25.175.189.471 34,48 cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 50.563.574.773 57.850.562.817 7.286.988.044 14,4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 5 22.452.774.595 40.340.976.022 17.888.201.427 79,7 cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính 628.881.373 3.108.593.646 2.479.712.273 394 7 Chi phí tài chính 2.460.419.860 3.435.782.306 975.362.446 39,6 - Trong đó : chi phí lãi vay 2.239.252.195 1.567.658.474 ( 671.593.721 ) (29,9) 8 Chi phí bán hàng 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.724.634.432 6.949.722.778 1.225.088.346 21,4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 10 14.896.601.676 33.064.064.584 18.167.462.908 121,9 kinh doanh 11 Thu nhập khác 1.409.012.041 1.468.609.424 59.597.383 4,2 12 Chi phí khác 993.230.349 1.242.064.472 248.843.123 25 13 Lợi nhuận khác 415.781.692 226.544.952 (189.236.740) (45,5) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15.312.383.368 33.290.609.536 17.978.226.268 117,4 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.057.195.809 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế thu nhập 17 15.312.383.368 30.233.413.727 14.921.030.359 97,4 doanh nghiệp 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4.339 5.794 1.455 33,5 ( Nguồn : Phòng Tài Chính – Kế Toán ) Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 54
  55. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng năm 2008 và năm 2007 ta thấy lợi nhuận chưa phân phối : Năm 2007 là : 15.312.383.368 VNĐ Năm 2008 là : 30.233.413.727 VNĐ Như vậy lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2007 cụ thể là 14.921.030.359 VNĐ tương ứng với tỷ lệ là 97,4 % đã cho thấy được năm 2008 Công ty kinh doanh rất hiệu quả,phản ánh được sự phát triển của Cảng. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 25.175.189.471 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 34,48% .Nguyên nhân là do sự tăng trưởng của hàng hoá mà chủ yếu là hàng container, đây là mặt hàng có giá cước cao so với các mặt hàng khác. - Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 7.286.988.044 VNĐ tương ứng với tỷ lệ 14,4 % .Như vậy tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nghĩa là hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng đã được cải thiện.Chính vì vậy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 so với năm 2007 tăng 17.888.201.427 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 79,7 % - Chi phí quản lý doanh nghiệp : so với năm 2007,năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.225.088.346 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 21,4%, nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu (34,48%). Xét tỉ số giữa tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp với tốc độ tăng doanh thu là 0,62% tức là nhỏ hơn 1. Điều đó cho thấy công ty đã tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi nhuận. - Doanh thu tài chính : so với năm 2007 doanh thu tài chính năm 2008 tăng lên một lượng đáng kể 2.479.712.273 VNĐ chủ yếu là lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các khoản lãi ngân hàng,lãi cho vay, được hưởng cổ tức,lợi nhuận được chia. Nhìn chung, năm 2008 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối tốt. Điều đó nói lên sự nỗ lực, cố gắng của Ban giám đốc Công ty cũng như toàn thể cán bộ – công nhân viên Công ty trong những năm qua Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 55
  56. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá 3.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa thể hiện được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các chỉ tiêu tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 3.3.1. Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho biết năng lực tài chính trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp.Từ đó, có thể giúp cho các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được khả năng thanh toán của bản thân doanh nghiệp. Chênh lệch Số CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 Số tuyệt đối tương đối 1 Tổng tài sản 102.987.975.098 123.643.198.244 20.655.223.144 20,06 2 Tổng nợ phải trả 39.068.890.360 40.097.039.155 1.028.148.790 2,63 3 Tài sản ngắn hạn 21.729.976.826 32.082.359.039 10.352.382.213 47,64 4 Tổng nợ ngắn hạn 12.235.732.279 23.883.413.614 11.647.681.335 95,2 5 Hàng tồn kho 542.843.076 448.762.472 (94.080.604) (17.33) 6 Lợi nhuận trước thuế 15.312.383.368 33.290.609.536 17.978.226.268 117,4 7 Lãi vay phải trả trong kỳ 2.239.252.195 1.567.658.474 ( 671.593.721 ) (29,9) Hệ số thanh toán tổng 8 2,64 3,08 0,44 16,67 quát (1/2) Hệ số thanh toán hiện thời 9 1,77 1,34 (0,43) (24,3) (3/4) Hệ số thanh toán nhanh 10 0,54 0,79 0.25 46.3 [(3-5)/2] Hệ số thanh toán lãi vay 11 7,84 22,23 14,39 183,5 [(7+8)/8] ( Nguồn : Phòng Tài Chính – Kế Toán ) Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 56
  57. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá Nhìn vào bảng ta nhận thấy : - Khả năng thanh toán tổng quát của Cảng đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán rất tốt, cụ thể năm 2007 cứ đi vay 1 đồng thì có 2,64 đồng đảm bảo, đến năm 2008 thì lên tới 3,08 đồng. Hệ số này tăng cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp rất tốt.Hệ số này ở năm 2008 tăng cao hơn so với năm 2007 là do tổng tài sản của công ty tăng lên 20,06 %, tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nợ phải trả (2,63 % ) đã làm cho khả năng thanh toán tổng quát của công ty tăng lên. - Khả năng thanh toán hiện thời của ĐOANXA PORT năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có1,77 đồng vốn lưu động đảm bảo, năm 2008 là 1,34 đồng. Chỉ số này giảm chứng tỏ việc quay vòng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả.So với năm 2007 thì khả năng thanh toán hiện thời năm 2008 của công ty đã giảm 0,43 %.Có thể thấy mặc dù tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều tăng lên qua các năm song tốc độ tăng của tài sản lưu động (47,64%) không bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (95,2 %) - Khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2007 cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 0,54 đồng tài sản ngắn hạn đã trừ đi hàng tồn kho,đến năm 2008 là 0,79 đồng. Điều này cho thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty từ năm 2007 đến năm 2008 là khá tốt. - Hệ số thanh toán lãi vay : năm 2008 hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp cao hơn năm 2007. Cụ thể là năm 2008 cứ 1 đồng lãi vay thì tạo ra 22,23 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay,trong khi năm 2007 chỉ tạo ra có 7,84 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( tăng lên 14,39 đồng). Đièu này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp khá tốt và đảm bảo được khả năng chi trả lãi vay trong kỳ. Qua phân tích chỉ tiêu thanh toán đã phần nào thể hiện khả năng thanh toán của công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá : khả năng thanh toán tổng quát, thanh toán hiện thời của công ty tương đối tốt, đều ở trên mức 1 tức là công ty có thể trả được các khoản nợ khi có chủ nợ yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên, ta thấy hệ số thanh toán nhanh ở cả 2 năm tương đối thấp ( <1) và so với hệ số thanh Sinh viên: Kiều Minh Phượng - Lớp: QT901N 57