Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_va_mot_so_bien_phap.doc
Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững thì cần phải nhanh chóng đổi mới, đổi mới về quản lý tài chính là một trong những vẫn đề hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm huy động vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động cảu các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính của doanh nghiệp. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp mình nhằm làm căn cứ để hoạch định các phương án hành động, các chiến lược, chiến thuật phù hợp cho tương lai .Từ đó họ có thể ra những quyết định đúng đắn cho việc đầu tư và các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện nâng cao tình hình tài chính của doanh ngiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính và phân tích tài chính trong doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty giao nhận kho vân ngoại thương Hải Phòng, em đã lựa chọn đề tài: Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng. Đề tài nghiên cứu bao gồm 4 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận chung về tài chính và phân tích tài chính doanh ngiệp Phần 2: Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng. Phần 3: Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng. Phần 4: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 1
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Tuy nhiên, thời gian thực tế không nhiều, kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và quý công ty để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 2
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH I/ Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1/ Bản chất tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Là một khâu của hệ thống tài chính tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn kiền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn tiền tệ tối thiểu nhất định. Quá trình hoạt động kinh doanh từ góc độ tài chính, cũng chính là quá trình phân phối để tạo lập sử dụng các vốn tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của nguồn tài chính, và tạo ra các luồng chuyển dịch giá trị mà biểu hiện của nó là luồng tiền tệ đi vào hoặc đi ra khỏi chu kì kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm: o Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước: Quan hệ này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các hình thức: Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định. Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (Doanh nghiệp nhà nước) hoặc tham gia với tư cách người góp vốn ( trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp) o Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường: Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ đều được thực hiện thông qua hệ thống thị trường. Thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường hàng Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 3
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng hoá tư liệu sản xuất, thị trường tài chính và do đó, với tư cách là người kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường, các doanh nghiệp vừa là người mua các yếu tố của hoạt động kinh doanh vừa là người tham gia hoạt động và mua bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua bán các nguồn tài chính nhàn rỗi của xã hội. Trên thị trường tiền tệ đề cập việc doanh nghiệp quan hệ với ngân hàng, vay các khoản ngắn hạn và trả lãi và gốc khi đến hạn. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn bằng cách phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) cũng như việc trả các khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng, hay mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác. o Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, lãi cổ phần Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hoà vốn giữa các đơn vị trực thuộc trong nội bộ doanh nghiệp với tổng công ty. o Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các thị trường khác: Thể hiện quan hệ của doanh nghiệp với việc huy động các yếu tố đầu vào (như thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động ) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra ( với các nhà đại lý, các cơ quan nhập khẩu, thương mại ) 2/ Vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính của doanh nghiệp có vai trò sau: Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có của hiệu quả cao nhất. Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 4
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh khốc liệt theo cơ chế thị trường. Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội. Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính của doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về đặc trưng hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính, chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành lặn hoá tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp. II/ Quản trị tài chính doanh nghiệp 1/ Khái niệm Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hoạt động quản trị doanh nghiệp, nó thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 5
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển. Để quyết định tài chính về mặt chiến lược hoặc chiến thuật mang tính khả thi và hiệu quả cao đòi hỏi phải được lựa chọn trên cơ sở phân tích, đánh giá cân nhắc kỹ về mặt tài chính . 2/ Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh tài chính của doanh nghiệp giữ vai trò chủ yếu sau: - Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn chi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm có hiệu quả. - Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3/ Nội dung của quản trị tài chính Các nội dung chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp như: Phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạch định và kiểm soát tài chính doanh nghiệp Quản trị các nguồn tài trợ; chính sách phân phối và quản trị hoạt động đầu tư III/ Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 1/ Khái niệm Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên “biết nói” để người sử dụng chúng có thể biết rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp các mục tiêu và các phương pháp hành động của những người quản lý doanh nghiệp đó. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 6
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 2/ Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động SXKD của một doanh nghiệp và có quyết định trong việc hình thành, tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp trong đó công tác hoạt động phân tích tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: Qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mà đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối và sử dụng vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, của ngân hàng để đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn 3/ Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp Với ý nghĩa trên nhiệm vụ của phân tích tài chính bao gồm: Đánh giá tình hình sử dụng vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý không, xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn. Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 7
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 4/ Mục tiêu và nội dung phân tích tài chính 4.1/ Mục tiêu Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. o Đối với nhà quản trị: phân tích tài chính nhằm mục tiêu: Tạo thành các chu kì đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp Định hướng các quyết định của ban giám đốc như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận cổ tức Là cơ sở cho các dự báo tài chính kế hoạch đầu tư phần ngân sách tiền mặt Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý o Đối với các đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình SXKD, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản lý, cũng như việc phân phối kết quả kinh doanh. o Đối với các chủ nợ ( ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) Mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần phải chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. o Đối với các nhà đầu tư trong tương lai: Điều mà họ quan tâm đến đầu tiên là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lời, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin tài chính, Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 8
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng tình hinh hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp 4.2/ Nội dung phân tích Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, các quỹ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức và huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời, tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế- tài chính và kỷ luật thanh toán của nhà nước. Việc thường tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề xuất ra các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản, tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Dự đoán nhu cầu tài chính 5/ Nguồn tài liệu sử dụng Để tiến hành phân tích tình hình tài chính thì cần phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu sử dụng là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính này thường được sắp xếp, phản ánh theo các chuẩn mực nhất định ( theo các quy định của hệ thống kế toán – tài chính quốc gia). Thông thường bao gồm: Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 9
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 5.1/ Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: vốn và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Như vậy, bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà doanh nghiệp nợ tại một thời điểm. o Về kết cấu: Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: Tài sản và nguồn vốn, theo nguyên tắc cân đối: phần tài sản bằng phần nguồn vốn. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kì để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào, đầu tư trong lĩnh vực nào. o Phần tài sản: Phần tài sản gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Trị giá tài sản hiện có của doanh ngiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu và coi như thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Trong đó, tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp đi thuê, được quyền sử dụng lâu dài như thuê tài chính. Phần tài sản chia làm 2 loại A và B: - Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn o Phần nguồn vốn: Phần nguồn vốn gồm các chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Toàn bộ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp được chia thành 2 loại A và B - Loại A : Nợ phải trả - Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu Trong mỗi loại gồm các mục, khoản, các chỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Ngoài ra bảng cân đối kế toán còn thêm các phần phụ, phản ánh các chỉ tiêu dài Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 10
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng hạn không độc quyền sở hữu của doanh nghiệp ( ngoại tệ các loại, vốn khấu hao, tài sản thuê ngoài, hàng hoá nhận gia công ). Bảng cân đối kế toán tuy là bảng báo cáo quan trọng nhất trong các báo cáo tài chính nhưng nó chỉ phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản doanh nghiệp và nó không cho biết kết quả hoạt động kinh doanh trong kì như các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận Như vậy, để biết thêm các chỉ tiêu đó cần phải xem xét trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 5.2/ Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh được coi như thước phim quay chậm, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận hay không, đồng thời nó phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản ký kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần: o Phần I: Lãi lỗ Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; số liệu của kỳ trước (để so sánh); Số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kì báo cáo. o Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, phí, lệ phí, và các khoản phải nộp khác o Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. 5.3/ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kì báo Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 11
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng cáo mà các báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: hình thức sở hữu, hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, tổng số nhân viên, những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình tài chính trong năm báo cáo. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán TSCĐ, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng. Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính: Yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh, tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào doanh nghiệp, lý do tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả. Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quất tình hình hoạt động của doanh nghiệp Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kì tới Các kiến nghị 5.4/ Phương pháp sử dụng để phân tích Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng trong phân tích báo cáo tài chính. Phương pháp so sánh thường được dùng để phân tích xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế, để tiến hành so sánh được cần phải giải quyết các vấn đề sau: Các tiêu chuẩn để so sánh: đó là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh ( kì gốc để so sánh). Tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà chọn căn cứ hoặc kì gốc phù hợp. Điều kiện để so sánh: Cần phải quan tâm cả về thời gian lẫn không gian, những chỉ tiêu được hình thành trong cùng một thời gian cần chú ý những điều kiện sau: Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 12
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Phản ánh cùnh một nội dung kinh tế Có cùng phương pháp tính toán Có cùng đơn vị tính toán Ngoài ra, các chỉ tiêu đó phải được quy đổi cùng một quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Mục tiêu so sánh: đáp ứng những mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quy trình so sánh giữa các chỉ tiêu được thực hiện dưới 3 hình thái: Số tuyệt đối: Là so sánh giữa các kì phân tích được thực hiện bằng phép trừ giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kì khác nhau. So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích. Số tương đối: Là kết quả so sánh giữa các kì phân tích được thực hiện bằng phép chia giữa các mức độ chỉ tiêu đang xem xét ở các kì khác nhau. So sánh bằng số tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các kì. Số bình quân: Là chỉ tiêu biểu hiện tình phổ biến của các chỉ tiêu phân tích, có phân tích theo chiều dọc, hoặc theo chiều ngang. - So sánh theo “chiều dọc” để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ở mỗi bản báo cáo. Từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chi tiêu bộ phận trên chi tiêu tổng thể ) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - So sánh theo “chiều ngang” để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân . Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 13
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, để thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kì tới. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn độ phấn đấu của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích theo tỷ lệ Hiện nay phương pháp thường được sử dụng trong phân tích BCTC là phương pháp tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép ta đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụng theo hai phương pháp tính Các tỷ lệ tài chính then chốt được nhóm lại thành bốn loại chính, tuỳ theo các khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ: Khả năng sinh lợi: các tỷ lệ “ ở hàng cuối cùng” được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức sinh sinh lợi của công ty. Khả năng thanh toán: Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng của một công ty trong việc thanh toán nợ ngắn hạn khi đến hạn. Hiệu quả hoạt động: Đo lường hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty. Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn) đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ của công ty được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hoặc bán thêm cổ phần Ngoài ra người ta còn sử dụng một số phương pháp tương quan, phương pháp ngoại suy 5.5/ Nội dung phân tích 5.5.1/ Đánh giá khái quát tình hình tài chính Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 14
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 5.4.1.1/ Phân tích tình hình tài chính qua bảng CĐKT Để đánh giá khái quát tình hình tài hính, trước hết, cần tiến hành so sánh tổng số nguồn vốn giữa cuối kì với đầu năm. Bằng cách này sẽ thấy được quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kì cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Về phần tài sản: Tài sản được phân chia: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Hai phần của bảng cân đối kế toán là tài sản và nguồn vốn có tổng số luôn bằng nhau. Cụ thể như: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả Phân tích qua bảng cân đối kế toán là việc rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kì kinh doanh khi tiến hành cần đạt được các yêu cầu sau: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp. Xem xét và bố trí tài sản và nguồn vốn trong kì kinh doanh xem đã phù hợp chưa Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kì và cuối kì. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 15
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Bảng 1: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Số Số Số Số Mã Tài sản đầu cuối tương tuyệt số năm kì đối đối A – Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 1. Tiền 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Hàng tồn kho 4. Tài sản lưu động khác B – Tài sản lưu động khác và đầu tư dài hạn 1.Tài sản cố định Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn Xem xét hoạt động tài sản của doanh nghiệp tăng lên hay giảm đi, phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng vốn như thế nào trong việc đầu tư TSCĐ, dự trữ hàng tồn kho nhưng đồng thời phải so sánh lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng thể hiện qua khoản phải thu cuối năm. Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải tính ra và so sánh chỉ tiêu “ hệ số tự tài trợ” Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Hệ số tài trợ càng cao, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao, tức là hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 16
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng bằng số vốn của mình và ngược lại, nếu hệ số tự tài trợ càng thấp, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp, hầu hết tài sản của doanh đều được tài trợ bằng số vốn đi chiếm dụng. Về phần nguồn vốn: Đối với nguồn hình thành tài sản, ta cần phải xem xét tỷ trọng của từng loại vốn chiếm trong tổng số vốn kinh doanh cũng như xu hướng biến động của chúng, phải đặc biệt lưu ý đến nợ ngắn hạn, và tỉ lệ tăng giảm của các nguồn vốn: vốn kinh doanh, vốn bổ sung các quỹ. Bảng 2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Số Số Số Số Mã Nguồn vốn đầu cuối tương tuyệt số năm kì đối đối A - Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Vay dài hạn 3. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 4. Phải trả người lao động II. Nợ dài hạn B - Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn quỹ 1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Quỹ đầu tư phát triển 3. Lợi nhuận chưa phân phối 4. Nguồn vốn đầu tư xấy dựng cơ bản II/ Nguồn kinh phí và quỹ khác Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 17
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao, ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm nhiều trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn. Qua giới thiệu kết cấu của bảng cân đối kế toán, ta đã biết hai phần của bảng cân đối kế toán là tài sản và nguồn vốn luôn có tổng bằng nhau: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả Nguồn vốn vay Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Vay ngắn hạn - Vay dài hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn và vốn chủ hữu là nguồn vốn dài hạn của của doanh nghiệp, trong qua trình đầu tư, doanh nghiệp cần tính toán đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn, bởi vì vốn dài hạn cho phép doanh nghiệp sử dụng trong thời gian dài, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc chuẩn bị thanh toán, tránh tình trạng bị động, phụ thuộc vào chủ nợ, bị động khi các chủ nợ yêu cầu thanh toán đột xuất. Doanh nghiệp thường sử dụng vốn lưu động ròng để mua nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó vốn lưu động ròng được tính bởi công thức: VLĐ ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn – Tài sản dài hạn 5.4.1.2Phân tích tài chính qua bảng báo cáo KQKD Về kết quả kinh doanh: so sánh tăng giảm lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhụân từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác. Riêng hoạt động sản xuất kinh doanh ta cần phải xem xét cả tốc độ tăng giảm doanh thu thuần, so sánh tốc độ tăng giảm doanh thu so với tăng giảm chi phí. Thông qua đó ta thấy được hiệu quả của quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 18
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Bảng 3: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Chỉ tiêu Mã số Số đầu năm Số cuối kì 1.Tổng doanh thu 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp 6. Chi phí bán hàng 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 8. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 9.Chi phí hoạt động tài chính 10. Thu nhập hoạt động tài chính 11. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 12.Chi phí khác 13.Thu nhập khác 14.Lợi nhuận khác 15.Lợi nhuận trước thuế 16. Thuế TNDN phải nộp 17.Lợi nhuận sau thuế Tổng nguồn vốn có thể tăng, giảm do nhiều nguyên nhân nên chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp được. Vì thế, cần phải đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác có liên quan. 5.5.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính Các số liệu báo cáo tài chính chưa lột tả hết thực trạng tài chính của doanh ngiệp, do vậy các nhà tài chính còn sử dụng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau, có các hệ số tài chính là khác nhau thậm chí một doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có các Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 19
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng hệ số tài chính không giống nhau. Do đó, người ta coi các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. 5.5.2.1.Phân tích chỉ tiêu thanh toán a/ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = Nợ phải trả Hệ số này dần tới 0 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu bị mất hầu như toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. b/ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tình hình tài chính của doanh nghiệp lại được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được đo bằng “ hệ số thanh toán nợ ngắn hạn” Hệ số thanh toán TSLĐ và đầu tư ngắn hạn nợ ngắn hạn(hiện = thời) Tổng nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu cho biết, với tổng giá trị thuần của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. c/ Hệ số khả năng thanh toán nhanh TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản lưu động hiệ có thì vật tư, hàng hoá chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém. Vì vậy, hệ số thanh toán nhanh là Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 20
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng thước đo về khả năng trả nợ ngay không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá và được xác định theo công thức: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho Khả năng = thanh toán nhanh Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số này lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tương đối khả quan, còn nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ d/ Hệ số thanh toán tức thời Khả năng thanh toán Vốn bằng tiền tức thời Tổng nợ ngắn hạn Để đánh giá sát sao nhất khả năng thanh toán của công ty người ta tổ chức sử dụng chỉ số đó. Độ lớn của chỉ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kì hạn thanh toán của món nợ phải thu phải trả trong kì. Nếu chỉ số nay > 0,5 thì chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty là tương đối khả quan Nếu chỉ số này < 0,5 thì chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán trả nợ, có thể bán hàng hoá, tài sản để trả nợ vì không đủ tiền mặt để thanh toán. Tuy nhiên, chỉ số này lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền lớn, vòng quay tiền chậm dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn . e/ Hệ số thanh toán nợ dài hạn Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm, Doanh nghiệp đi vay dài hạn để đầu tư hình thành TSCĐ. Số dư nợ dài hạn thể hiện số nợ dài hạn mà doanh nghiệp còn phải trả cho chủ nợ. Nguồn để trả nợ dài hạn chính là giá trị TSCĐ được hình thành bằng vốn vay chưa thu hồi. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 21
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ vốn vay hoặc nợ dài hạn Hệ số thanh toán = nợ dài hạn Nợ dài hạn f/ Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả Bất kì một doanh nghiệp nào cũng có khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng và lại chiếm dụng của doanh nghiệp khác. So sánh phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ của doanh nghiệp. Phần vốn đi chiếm dụng Hệ số nợ phải trả = nợ phải thu Phần vốn bị chiếm dụng g/ Hệ số thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số = thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt đến mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không. 5.5.2.2. Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại vốn chiếm trong tổng nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể. Qua đó, đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. a/ Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ, có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 22
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Nợ phải trả Hệ số nợ = = 1 - hệ số nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số nguồn vốn = = 1 - hệ số nợ chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài, còn hệ số vốn chủ hữu lại đo lường sự góp mặt của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Vì hệ số nguồn vốn chủ sở hữu còn gọi là hệ số tự tài trợ. Phân tích hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ lớn, chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của các khoản nợ vay. Khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi, vì được sử dụng một lượng lớn tài sản mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ, các nhà tài chính thường sử dụng chỉ tiêu này như một biện pháp cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp. b/ Cơ cấu tài sản Đây là một dạng tỷ số, phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = x 100 vào tài sản dài hạn Tổng tài sản TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tỷ suất đầu tư = x 100 vào tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 23
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Tài sản đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Thông thường các doanh nghiệp mong muốn có một cơ cấu tài sản tối ưu, phản ánh cứ một đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì dành ra bao nhiêu để đầu tư vào tài sản ngắn hạn TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Cơ cấu tài sản = TSCĐ và đầu tư dài hạn c/ Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Tỷ suất này sẽ cung cấp dòng thông tin cho biết vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất = x 100 tự tài trợ TSCĐ TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất này nếu lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Khi tỷ suất này nhỏ hơn là 1 thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, và đặc biệt là được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn. 5.5.2.3. Các chỉ số về hoạt động Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau. a/ Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kì. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh đánh giá là càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức: Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 24
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Giá vốn hàng bán Số vòng quay = hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân Trong trường hợp, nếu không có thông tin về giá vốn hàng bán thì có thể thay thế bằng doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. b/ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong kì Số ngày của một = Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho c/ Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định. Doanh thu thuần Vòng quay = Các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu nhanh là tốt, vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều các khoản phải thu d/ Vòng quay vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kì vốn lưu động quay được mấy vòng Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Điều này có ý nghĩa là các đầu tư bình quân 1 đồng vào vốn lưu động trong kì trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. e/ Số vòng một vòng quay vốn lưu động Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 25
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 360 (ngày) Số ngày một vòng quay = vốn lưu động số vòng quay vốn lưu động Như vậy bình quân bao nhiêu ngày thì vốn lưu động quay được một vòng. f/ Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào. Doanh thu thuần Hiệu số sử dụng = vốn cố định Vốn cố định bình quân Điều này có ý nghĩa là cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào vốn cố định thì tham gia tạo bao nhiêu đồng doanh thu. g/ Vòng quay vốn toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kì quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu Vòng quay vốn toàn bộ vốn ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghệp đã đầu tư. Doanh thu thuần Vòng quay = vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Vòng quay càng lớn, hiệu quả kinh doanh càng cao. 5.5.2.4.Các chỉ tiêu sinh lời Các chỉ số sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kì nhất định, là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và còn là luận cứ quan trọng để các nhà quản trị để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định trong tương lai. a/ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Về lợi nhuận có 2 chỉ tiêu mà nhà quản trị rất quan tâm là lợi nhuận trước thuế và sau thuế. Do vậy, tương ứng cũng sẽ có 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 26
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận = x 100 trước thuế trên doanh thu doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận = x 100 sau thuế trên doanh thu doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kì có mấy đồng lợi nhuận. b/ Tỷ suất sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ suất sinh lời = x 100 của tài sản Giá trị tài sản bình quân Lợi nhuận trước thuế trong báo cáo kết quả kinh doanh phần lãi lỗ, lãi vay phải trả lấy ở sổ kế toán chi tiết, còn giá trị tài sản bình quân số dư giá trị tài sản trong bảng cân đối kế toán tại các điểm của kì phân tích. c/ Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của đồng vốn Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận = x 100 trước thuế vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận = x 100 sau thuế vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Trong hai chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh và Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh thì Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh được các nhà quản trị tài chính sử dụng nhiều hơn, bởi lẽ nó phản ánh số lợi nhuận còn lại (sau khi đã trả lãi vay ngân hàng và làm nghĩa với nhà nước) được sinh ra Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 27
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng do sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh. d/ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận = x 100 vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Điều này có ý nghĩa là: một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mặt khác, doanh lợi vốn chủ sở hữu lớn hơn doanh lợi tổng vốn điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay rất có hiệu quả. 5.5.3/ Đẳng thức Dupont. Đẳng thức Dupont thứ nhất Lãi ròng Lãi ròng Doanh thu ROA = = X Tổng TS Doanh thu Tổng TS = ROS x Vòng quay tổng TS Phương trình này cho thấy Lãi ròng / Tổng TS phụ thuộc vào 2 nhân tố: Thu nhập của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu là bao nhiêu (tức là hiệu quả sử dụng TSCĐ), 1 đồng tài sản thì tạo ra mấy đồng doanh thu. Sau khi phân tích, ta sẽ xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc số lượng hàng hoá bán ra không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận thuần trên mấy đồng doanh thu quá thấp. Có 2 hướng để tăng ROA: tăng ROS hoặc tăng vòng quay tổng tài sản. + Muốn tăng ROS: cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. + Muốn tăng vòng quay tổng TS cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 28
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Đẳng thức Dupont 2 Lãi ròng Lãi ròng Tổng TS ROE = = x Vốn CSH Tổng TS Vốn CSH Tổng TS 1 = ROA x = ROA x Vốn CSH 1 - Hv Sự phân tích các thành phần tạo nên ROE cho thấy rằng khi tỷ số nợ tăng lên thì ROE cũng cao hơn, tỷ lệ nợ cao sẽ khuyếch trương một hệ quả lợi nhuận là: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì LN sẽ rất cao và ngược lại, nếu DN thua lỗ thì thua lỗ sẽ rất nặng. Có 2 hướng để tăng ROE: tăng ROA hoặc tăng tỷ số Tổng TS/ Vốn CSH. + Muốn tăng ROA làm theo như đẳng thức Dupont 1 + Muốn tăng tỷ số Tổng TS/ Vốn CSH cần phấn đấu giảm VCSH và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của CSH càng cao. Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro càng tăng. Đẳng thức Dupont tổng hợp Lãi ròng Doanh thu Tổng TS ROE = x x Doanh thu Tổng TS Vốn CSH = ROS x Vòng quay tổng TS x Tổng TS/ Vốn CSH ROE phụ thuộc vào 3 yếu tố ROS, ROA và tỉ số Tổng TS / Vốn CSH Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE. Phân tích đẳng thức Dupont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm tỷ số này.Việc phân tích ảnh hưởng này có thể tiến hành theo phương pháp thay thế liên hoàn. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 29
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng PHƯƠNG TRÌNH DUPONT Doanh lợi tổng vốn Doanh lợi doanh Vòng quay tổng thu vốn Lợi DT thuần DT thuần Tổng nhuận vốn DT thuần Tổng CP VCĐ VLĐ Giá trị Tiền CPBH TSCĐ ĐTTC ĐTTC ngắn hạn CP dài hạn QLDN CP CP Phải thu Thuế TN HĐTC XDCB dở dang CP bồi Tồn kho thường Giá vốn Kí cược dài hạn TSLĐ khác Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 30
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng PHẦN II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG I/ Quá trình hình thành và phát triển. 1/ Quá trình hình thành của công ty Tên công ty: Công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Tên giao dịch: VIETRANS HAIPHONG Trụ sở chính: Số 5A Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng Nước sở tại: Việt Nam Tel: 031.3836635 – 3842180 Fax: 031.3842277 Quá trình hình thành phát triển của công ty gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành giao nhận kho vận ngoại thương Việt Nam Thời kì đầu sau khi tiếp quản Hải Phòng năm 1955, tiền thân là Công ty kho vận ngoại thương làm nhiệm vụ xuất nhập hàng hoá của Bộ Ngoại Thương trong kế hoạch khôi phục xây dựng Miền Bắc XHCN, làm hậu phương của công cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng Miền Nam. Công ty kho vận ngoại thương được bộ ngoại thương giao cho quản lý và sử dụng các khu vực kho đã có(được xây dựng từ thời Pháp thuộc trước khi tiếp quản thân phố HP), đồng thời được nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống các nhà kho bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu theo nhiệm vụ chính trị của cả nước. Đến năm 1963, Công ty được chia tách thành các ngành hàng trực thuộc các tổng công ty xuất nhập khẩu như lâm sản, khoáng sản, tạp phẩm, nhập máy và những năm sau còn chia nhỏ nữa Năm 1970 theo chủ trương của nhà nước nhằm tập trung và thống nhất công tác giao nhận kho vận vào một mối, có mối quan hệ độc quyền thương mại với khối Đông Ấu và Liên Xô cũ. Bộ ngoại thương ra quyết định thành lập Cục kho Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 31
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng vận kiêm Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương (sau này là tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương) có trụ sở chính tại Hải Phòng cùng với toàn bộ kho tàng, bến bãi, tài sản của Bộ tại Hải Phòng Thời kì tiếp theo sau khi miền Nam được giải phóng thống nhất đất nước với sự phát triển và mở rộng ngành giao nhận kho vận ngoại thương cùng với nhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng hoá trên phạm vi cả nước, Tổng công ty giao nhận kho vận vận chuyển trụ sở chính về Hà Nội đồng thời thành lập các công ty trực thuộc là: Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Trạm giao nhận Bến Thuỷ Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Đà Nẵng Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Quy Nhơn Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Sài Gòn Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Hải phòng được thành lập theo quyết định số 638 BNGT – TCCB ngày 27/05/1987 Tên tiếng anh: VIETRANS HAIPHONGF INTERNATIONAL FREIGHT FORWRDER gọi tắt là VIETRANS HAIPHONG Ở thời kì này Bộ quyết định một số chi nhánh vào VIETRANS HAIPHONG - Chi nhánh khoáng sản và nhập máy - Chi nhánh xuất khẩu lâm thổ sản - Chi nhánh xuất nhập khẩu tạp phẩm và thủ công mỹ nghệ Có thể nói, ở thời kì này số lượng CBCNV của công ty là lớn nhất hơn 1000 người với nhiệm vụ giao nhận vận chuyển bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu của toàn bộ khu vực phía Bắc qua cảng Hải Phòng, bao gồm toàn bộ khối lượng hàng viện trợ từ các nước XHCN, hàng nhập khẩu trao đổi theo hiệp định hợp tác của Nhà nước ta và các nước XHCN Từ những năm 1985 đến 1991,do thay đổi và sắp xếp tổ chức của nhà nước và chuyển đổi cơ chế quản lý, một số chi nhánh xuất nhập khẩu lại tách khỏi Vietrans Haiphong theo các bộ mới. Tháng 6/1998 Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 32
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Theo quy định phân cấp sắp xếp lại các doanh nghiệp. Với nguyên trạng và biên chế lao động hiện tại. Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương công ty giao nhận kho vận ngoại thương theo chức năng mới. Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Trụ sở :Số 13 Lý Nam Đế - Hà Nội Tên gọi tắt tiếng anh: VIETRANS Các đơn vị thành viên: -Chi nhánh Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng -Chi nhánh Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Đà Nẵng - Chi nhánh Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Quy Nhơn - Chi nhánh Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Nha Trang - Chi nhánh Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Sài Gòn Năm 2006 là một năm hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh có nhiều biến động liên quan đến chuyển đổi mô hình doanh ngiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định số 0487/QĐ- BTM ngày 17/3/2006 của Bộ Thương Mại. Năm 2007 là năm đánh dấu một bước ngoặt đáng kể trong lịch sử phát triển của chi nhánh Công ty giao nhận kho vận ngoại thương Hải phòng, năm chuyển đổi thành công từ mô hình công ty nhà nước sang công ty cổ phần, mà việc mấu chốt là giải quyết dứt điểm việc khiếu kiện kéo dài của người lao động theo chế độ NĐ41, tiến hành thành công Đại hội cổ đông, cho ra đời Công ty CP giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng. Năm 2008 là năm đầu tiên công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động SXKD của các doanh nghịêp. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo, định hướng của hội đồng quản trị, sự điều hành của ban lãnh đạo công ty, sự giám sát chặt chẽ của Ban kiểm soát và sự nỗ lực của tập thể của CBCNV trong việc tập trung khai thác phát triển việc làm, gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh và duy trì tiết kiệm giảm chi phí Công ty đã hoàn thành xuất sắc Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 33
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng nhiệm vụ SXKD năm 2008, các chỉ tiêu đề ra, đặc biệt đã có các giải pháp đột phá mang tính bước ngoặt về kinh doanh để tăng chỉ tiêu về lợi nhuận, bảo toàn vốn và tài sản doanh nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định và cải thiện thu nhập cho người lao động. 2/ Có chức năng nhiệm vụ sau: Làm uỷ thác giao nhận nội địa và quốc tế hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển lưu kho, bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu trực thuộc Công ty giao nhận kho vận ngoại thương, chịu sự quản lý và chỉ đạo và chỉ đạo về các mặt tổ chức biên chế cán bộ, nghiệp vụ, kỹ thuật các năm gần đây do thay đổi cơ chế quản lý chức năng nhiệm vụ của công ty có được sửa đổi bổ sung một phần để phù hợp với tình hình chung, song chức năng nhiệm vụ chủ yếu nhất về công tác giao nhận kho vận ngoại thương là không thay đổi, song trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế mà doanh nghiệp đã bổ sung thêm một số chức năng nghiệp vụ khác: - Đại lý giao nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và công cộng bằng đường biển, đường hàng không và đường bộ. - Dịch vụ kho ngoại quan, kho CFS, kho ICD. - Kinh doanh kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu trung chuyển. - Dịch vụ giao, nhận hàng hóa, làm thủ tục hải quan. - Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải cho tàu biển trong và ngoài nước. - Dịch vụ kinh doanh hàng quá cảnh và chuyển tải hàng hóa qua Campuchia, Lào, Trung Quốc. - Dịch vụ đóng gói và kẻ ký mã hiệu hàng hóa cho nhà sản xuất trong nước và nước ngoài ủy thác. - Kinh doanh vận tải đa phương thức. - Dịch vụ cho thuê văn phòng Công ty cổ phần giao nhận không chỉ là một cây cầu trung gian trong việc góp phần quan trọng trong việc giúp cho quá trình XNK được diễn ra mô cách trôi chảy, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp không ngừng phải thay đổi, Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 34
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng phải vươn lên để bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới và nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó còn góp phần to lớn trong vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người lao động. 3/ Cơ cấu tổ chức Tổng số lao động của công ty hiện nay là 256 người, giảm đi nhiều so với thời kì cuối những năm bao cấp là 700 người. Từ năm 1991 đến nay công ty đã liên tục giải quyết chế độ nghỉ hưu cho cán bộ công nhân viên và tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý cho phù hợp với cơ chế quản lý mới. Công ty rất chú trọng việc tiếp tục điều chỉnh sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ hợp lý và chất lượng lao động có trình độ nghiệp vụ, hiểu biết và năng động có khả năng thích ứng theo điều kiện hoạt động, phân cấp theo nhóm khối nghiệp vụ tạo thế chủ động trong kinh doanh. Hệ thống tổ chức quản lý của công ty được bố trí sắp xếp như sau: Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 35
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN GIÁM SÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 2 Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kho Kho Kho hành đoàn ngoại tổ kế toán giao vận tải kiến 3 4B Lach chính xe quan chức tài vụ nhận quốc tế thiết Lạc Trần Tray, vận tải quốc tế cơ Viên Phú Hoàng bản Diệu Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 36
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng - Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định định hướng phát triển ngắn, dài hạn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát - Hội đồng quản trị : Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. - Ban giám đốc: Giám đốc + 2 phó giám đốc + Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của chi nhánh công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật. Giám đốc có quyền quyết định đoạt tất cả mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy của công ty. Giám đốc phụ trách chỉ đạo trực tiếp các phòng quản lý và nghiệp vụ: tổ chức kinh tế tài vụ, vận tải quốc tế, giao nhận quốc tế. + phó giám đốc 1: giúp viếc cho giám đốc phụ trách điều hành các phòng hành chính, đoàn xe vận tải, ngoại quan, xếp dỡ cơ giới và phần kho bãi. + phó giám đốc 2: giúp việc cho giám đốc, phụ trách điều hành kho (gồm các khu vực kho) và các phòng thiết kế cơ bản. - Các phòng ban: Gồm các khối quản lý và các khối nghiệp vụ kinh doanh. + Khối quản lý có: Phòng tổ chức cán bộ, phòng kế toán nghiệp vụ, phòng thiết kế cơ bản + Khối nghiệp vụ kinh doanh gồm: phòng ngoại quan, phòng vận tải quốc tế, phòng giao nhận quốc tế, ba khu vực kho, đội vận tải, xếp dỡ, đại lý tàu biển. + Khối khu vực chung có phòng hành chính quản trị. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 37
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 4/ Đánh giá chung tình hình hoạt động của công ty Trong 2 năm 2006, 2007, công ty đã phải rất nỗ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu bộ máy tổ chức và chuyển đổi thành công hình thức sở hữu công ty từ hình thức công ty nhà nước sang công ty Cổ phần. Năm 2008, là năm đầu tiên công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần, tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự chỉ đạo và hỗ trợ của công ty, và sự nỗ lực cố gắng của tập thể CBCNV, hoạt động SXKD của công ty năm 2008 đã đạt được một số kết quả: chênh lệch Chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 +/- % Doanh thu 38,984 48,543 9,559 24.52% Khối kinh doanh kho 16,970 20,253 3,283 19.35% Khối kinh doanh GNVT 19,500 21,558 2,058 10.55% Thuê nhà 1,020 3,064 2,044 200.39% Nghiệp vụ khác 1,494 3,668 2,174 145.52% Lợi nhuận 6,718 10,194 3,476 51.74% Khối kinh doanh kho 1,790 3,838 2,048 114.41% Khối kinh doanh GNVT 2,530 3,528 998 39.45% Thuê nhà 1,123 1,520 397 35.35% Nghiệp vụ khác 1,275 1,308 33 2.59% Hoạt động SXKD đạt kết quả tốt, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch DT năm 2008 là 24%, LNST tăng 48%, bảo toàn vốn và tài sản của công ty, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống cho người lao động, đảm bảo trả cổ tức cho các cổ đông trên mức phương án đã được Đại hội cổ đông thành lập thông qua. 5/ Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp 5.1/ Những thuận lợi Thương hiệu uy tín, hoạt động lâu năm trong ngành vận tải, giao nhận cùng Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên công ty có tay nghề cao, có kinh nghiệm, tận Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 38
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng tụy với công ty. Có cơ sở hạ tầng thuận lợi: Văn phòng chính nằm ngay trục đường chính thu hút được sự chú ý của khách hàng. Hầu hết các kho lớn đều tập trung và có vị trí thuận lợi ở gần cảng Hải Phòng, là nơi tập kết trung chuyển hàng hoá thuận tiện tính cho cả các DN hoạt động XNK ở khu vực phía Bắc qua cảng Hải phòng. Đây là một trong những lợi thế của công ty trong hoạt động dịch vụ kho vận mà rất ít đơn vị khác có thể cạnh tranh được. Có chất lượng dịch vụ cao. Áp dụng quy trình công nghệ, phương tiện vận tải tiên tiến, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Luôn đầu tư và đổi mới máy móc, trang thiết bị để phục vụ kịp thời nhu cầu của thị trường. Có hệ thống khách hàng và thị trường ổn định, giàu tiềm năng phát triển. Khả năng cạnh tranh cao nhờ quá trình dịch vụ được tổ chức khép kín từ khâu: Tiếp nhận – Vận chuyển – Lưu kho bãi – Thu gom hàng hóa. Giá thành dịch vụ của công ty rất linh hoạt và có tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 5.2/ Khó khăn a/ Rủi ro về kinh tế Vận chuyển hàng hóa quốc tế là một trong các khâu tạo điều kiện cho hàng hóa được thông thường trên thị trường, phục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Những thay đổi về chính sách và tình hình của nền kinh tế Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu và gây tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trong đó có Công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương b/ Rủi ro đặc thù ngành Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, nên kết quả sản xuất kinh doanh của Cty bị ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn từ giá xăng dầu. Tuy nhiên, phần lớn lượng xăng dầu thành phẩm tiêu thụ trong nước hiện nay là nhập khẩu từ nước Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 39
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng ngoài nên những biến động của giá dầu thế giới cũng tác động đến hoạt động của Công ty. Ngoài ra, còn có một số rủi ro mang tính bất khả kháng ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến Công ty như các hiện tượng thiên tai (hạn hán, bão lụt), chiến tranh hay dịch bệnh hiểm nghèo c/ Rủi ro khác Công ty còn có thể chịu những rủi ro khác như các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, thay đổi lãi suất v.v Do bản thân doanh nghiệp mới chuyển đổi hình thức sở hữu công ty ( từ công ty Nhà nước sang công ty Cổ phần) nên cũng vấp phải những khó khăn do hình thức cũ mang lại: quy định, cơ chế, vốn, chuyển đổi cơ cấu bộ máy nhân sự, thiết kế các quy chế, quy định hoạt động trong doanh nghiệp. Khó khăn trong việc tạo dựng uy tín với khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 40
- Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng PHẦN III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGIỆP I/ Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 1.Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang. Bảng 4: BẢNG PHÂN TÍCH BẢNG CĐKT THEO CHIỀU NGANG Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2007 2008 +/- % TÀI SẢN A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 15,052 14,311 (741) -4.92% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7,088 4,299 (2,789) -39.35% Tiền 7,088 4,299 (2,789) -39.35% II. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,321 5,226 1,905 57.36% 1. Phải thu khách hàng 1,485 3,825 2,340 157.58% 2. Trả trước cho người bán 800 365 (435) -54.38% 3. Các khoản phải thu khác 1,036 1,036 - 0.00% III. Hàng tồn kho 900 956 56 6.22% 1. Hàng tồn kho 900 956 56 6.22% IV. Tài sản ngắn hạn khác 3,743 3,830 87 2.32% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 890 725 (165) -18.54% 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 1,950 2,202 252 12.92% 3. Tài sản ngắn hạn khác 903 903 - 0.00% B- TÀI SẢN DÀI HẠN 56,622 61,007 4,385 7.74% I. Tài sản cố định 56,312 60,697 4,385 7.79% 1. Tài sản cố định hữu hình 48,516 50,221 1,705 3.51% Nguyên giá 125,367 131,208 5,841 4.66% Giá trị hao mòn lũy kế (76,851) (80,987) (4,136) 5.38% 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 7,796 10,476 2,680 34.38% Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp : QT901N 41
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng II. Tài sản dài hạn khác 310 310 - 0.00% 1. Tài sản dài hạn khác 310 310 - 0.00% TỔNG TÀI SẢN 71,674 75,318 3,644 5.08% NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 23,114 24,788 1,674 7.24% I. Nợ ngắn hạn 11,355 10,968 (387) -3.41% 1. Vay và nợ ngắn hạn 5,836 6,086 250 4.28% 2. Phải trả người bán 1,702 1,998 296 17.39% 3. Người mua trả tiền trước 329 359 30 9.12% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 998 1,002 4 0.40% 5. Phải trả người lao động 1,042 998 (44) -4.22% 6. Chi phí phải trả 980 435 (545) -55.61% 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 468 90 (378) -80.77% khác II. Nợ dài hạn 11,759 13,820 2,061 17.53% 1. Phải trả dài hạn khác 271 320 49 18.08% 2.Vay và nợ dài hạn 11,488 13,500 2,012 17.51% 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 48,560 50,530 1,970 4.06% I. Vốn chủ sở hữu 48,260 50,230 1,970 4.08% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 42,000 42,000 - 0.00% 2.Quỹ đầu tư phát triển 1,500 1,500 - 0.00% 3.Quỹ dự phòng tài chính 360 200 (160) -44.44% 4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4,400 6,530 2,130 48.41% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 300 300 - 0.00% TỔNG NGUỒN VỐN 71,674 75,318 3,644 5.08% (Nguồn: bảng CĐKT của công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng) Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 42
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Từ bảng ta thấy : Phần tài sản: Nhận thấy tổng tài sản của công ty trong năm 2008 là 75,318 triệu đồng (trđ) tăng so với năm 2007 là 3,644 trđ, tương đương với 5.08%. Mức tăng này chưa thể phản ánh được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này là tốt hay xấu, ta cần phải xem xét tài sản của doanh nghiệp tăng do nguyên nhân nào, do đâu mà tăng và tăng có ảnh hưởng như thế nào tới tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản của công ty tăng là do tăng TSDH: 4,385 trđ tương đương với 7.74% so với năm 2007 và TSNH giảm 741 trđ so với năm 2007, tương đương với 4.92% Tài sản ngắn hạn: TSNH của công ty trong năm 2008 so với năm 2007 giảm 741 trđ, tương ứng với 4.92%. TSNH giảm chủ yếu là do việc giảm các khoản tiền và tương đương tiền ( giảm 2.789 trđ, tương đương với 39.35%) và các khoản phải thu tăng 1,905 trđ tương đương với 57.36%, bên cạnh đó hàng tồn kho và các TSNH khác tăng lên không đáng kể. o Việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn là do các nguyên nhân: Tăng của các khoản phải thu khách hàng: tăng 2,340 trđ so với năm 2007, tương đương với 157.58%, đây là một mức tăng lớn. Nhận thấy rằng trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình trong nước nói riêng rất biến động và biến động theo chiều hướng đi xuống, lạm phát và suy thoái mạnh mẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Tuy nhiên, nhìn mức tăng khoản phải thu khách hàng này là không tốt, nó chứng tỏ công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần làm tốt hơn công tác thu hồi nợ, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng, có chính sách bán hàng và chiết khấu thanh toán hợp lý để thu hút khách hàng cũng như giảm các khoản phải thu. Các khoản trả trước cho người bán cũng tăng lên 296 trđ tương đương với 17.39% so với năm 2007. Việc trả trước cho khách hàng cũng có thể là một trong Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 43
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng những cách giúp cho doanh nghiệp có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, giảm giá hàng hoá đầu vào, tuy nhiên nó cũng phản ánh việc doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn tăng lên. Doanh nghiệp nên cân nhắc và điều chỉnh khoản mục này cho hợp lý. Các TSNH khác của doanh nghiệp cũng tăng, tăng 87 trđ tương đương với 2.32% so với năm 2007. TSNH khác tăng là do chi phí trả trước ngắn hạn giảm ( giảm 165 trđ tương đương với 18.54% so với năm 2007), tăng thuế GTGT được khấu trừ (tăng 252 trđ, tương ứng với 12.92% ) Trong năm 2008 vừa qua, tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến việc doanh nghiệp giữ tiền giảm đi (giảm 2,789 trđ, tương đương với 39.35% so với năm 2007). Điều này là hợp lý vì doanh nghiệp mà giữ nhiều tiền trong thời kì này sẽ tốn nhiều chi phí. Nhận thấy rằng: TSNH giảm chủ yếu là do giảm tiền và tăng lên của các khoản phải thu và TSNH khác, do đó mà doanh nghiệp cần phải chú ý điều chỉnh các khoản mục này sao cho có lợi nhất cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty trong năm 2008 là 61,007 trđ, tăng so với năm 2007 là 4,385 trđ tương đương với 7.74%. TSDH tăng lên chủ yếu là do đầu tư vào TSCĐ ( tăng 4,385 trđ tương đương với 7.79% so với năm 2007), tăng chi phí XDCBDD ( tăng 2.680 trđ tương đương với 34.38 % so với năm 2007) Nhận thấy rằng trong năm 2008 chi phí XDCBDD và TSCĐ đều tăng nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp tiến hành sửa chữa, nâng cấp mở rộng kho bãi và tiến hành xây dựng để phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh cho thuê nhà ở văn phòng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn Phần nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tổng vốn của doanh ngiệp trong năm 2008 là 75,318 trđ, tăng 3,644 trđ tương đương với 5.08% so với năm 2007. Nguyên nhân nguồn vốn tăng lên là do: Vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.970 trđ, tương ứng Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 44
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng với 4,06% và nợ phải trả năm 2008 tăng 1.674 trđ tương ứng với 7,24% so với năm 2007. Vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu là được bổ sung từ lợi nhuận chưa phân phối tăng Nợ phải trả năm 2008 là 24,788 trđ, tăng 1,674 trđ so với năm 2007, tương đương với 7.24%. Việc tăng này là do các khoản nợ ngắn hạn giảm 387 trđ so với năm 2007, tương đương với 3.41% và các khoản nợ dài hạn tăng 2,061 trđ tương ứng với 17.53% so với năm 2007. Nợ ngắn hạn năm 2008 là 10,968 trđ, giảm so với năm 2007 là 387 trđ. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do giảm đáng kể các khoản chi phí phải trả và các khoản phải trả phải nộp khác. Cụ thể: Chi phí phải trả giảm 545 trđ ( tương đương với 55.61%), các khoản phải trả phải nộp khác giảm 378 trđ ( tương ứng với 80.77%). Trong khi đó các khoản khác tăng lên không đáng kể. Trong phần nợ ngắn hạn của công ty giảm chủ yếu là do giảm chi phí phải trả, giảm các khoản phải trả phải nộp khác, nó phản ánh doanh nghiệp quản lý chi phí ngày càng hiêụ quả. Nợ dài hạn của công ty trong năm 2008 là 13,820 trđ, tăng 2,061 trđ so với năm 2007 tương đương với 17.53%. Việc tăng này chủ yếu là do tăng vay và nợ dài hạn ( tăng 2,012 trđ tương đương với 17.51% so với năm 2007). Nhận thấy mức tăng của vay và nợ dài hạn trên cũng không phải là một con số lớn so với mức tăng của tài sản cố định. Trong khi doanh nghiệp sử dụng khoản vay và nợ dài hạn vào việc đầu tư vào tài sản cố định : mua sắm mới phương tiện vận tải, xây dựng, nâng cấp kho bãi để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trước mắt và mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.Việc sử dụng nợ dài hạn để đầu tư vào TSCĐ đã tạo nên sự an toàn về mặt tài chính cho công ty. Nguồn vốn CSH năm 2008 là 50,530 trđ tăng 1,970 trđ tương đương với 4.06% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng (năm 2008 vốn kinh doanh là 50,230 trđ, tăng so với năm 2007 là 1,970 trđ tương ứng với 4.08%) trong đó lợi nhuận chưa phân phối tăng cao (tăng 2,130 trđ so với năm 2007, tương ứng với 48.41%), lợi nhuận chưa phân phối tăng nhanh là do Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 45
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng doanh nghiệp vẫn đang được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập do là doanh nghiệp mới cổ phần. Nhận thấy rằng mặc dù trong năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì được mức doanh thu cao, và lợi nhuận chưa phân phối là khá lớn ( doanh thu trong các lĩnh vực vận tải, cho thuê văn phòng tăng nhanh, và mức tăng ổn định trong ngành nghề kinh doanh dịch vụ kho bãi ). Điều đó chứng tỏ là khả năng quản lý các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là có hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải phát huy hơn nữa các khả năng sẵn có của doanh nghiệp, và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính đặc biệt là sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. 2. Phân tich bảng CĐKT theo chiều dọc Phân tích bảng CĐKT theo chiều dọc nghĩa là mỗi chỉ tiêu đều được so sánh với tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn, để xác định mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng loại khoản mục trong tổng số. Qua đó đánh giá biến động chung so với quy mô chung, so với năm sau với năm trước. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 46
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH BẢNG CĐKT THEO CHIỀU DỌC Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % +/- % TÀI SẢN A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 15,052 21.00% 14,311 19.00% -2.00% -9.52% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 7,088 9.89% 4,299 5.71% -4.18% -42.28% Tiền 7,088 9.89% 4,299 5.71% -4.18% -42.28% II. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,321 4.63% 5,226 6.94% 2.31% 49.75% 1. Phải thu khách hàng 1,485 2.07% 3,825 5.08% 3.01% 145.11% 2. Trả trước cho người bán 800 1.12% 365 0.48% -0.63% -56.58% 3. Các khoản phải thu khác 1,036 1.45% 1,036 1.38% -0.07% -4.84% III. Hàng tồn kho 900 1.26% 956 1.27% 0.01% 1.08% 1. Hàng tồn kho 900 1.26% 956 1.27% 0.01% 1.08% IV. Tài sản ngắn hạn khác 3,743 5.22% 3,830 5.09% -0.14% -2.63% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 890 1.24% 725 0.96% -0.28% -22.48% 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 1,950 2.72% 2,202 2.92% 0.20% 7.46% Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 47
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 3. Tài sản ngắn hạn khác 903 1.26% 903 1.20% -0.06% -4.84% B- TÀI SẢN DÀI HẠN 56,622 79.00% 61,007 81.00% 2.00% 2.53% I. Tài sản cố định 56,312 78.57% 60,697 80.59% 2.02% 2.57% 1. Tài sản cố định hữu hình 48,516 67.69% 50,221 66.68% -1.01% -1.49% Nguyên giá 125,367 174.91% 131,208 174.21% -0.71% -0.40% Giá trị hao mòn lũy kế (76,851) -107.22% (80,987) -107.53% -0.30% 0.28% 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 7,796 10.88% 10,476 13.91% 3.03% 27.88% II. Tài sản dài hạn khác 310 0.43% 310 0.41% -0.02% -4.84% 1. Tài sản dài hạn khác 310 0.43% 310 0.41% -0.02% -4.84% TỔNG TÀI SẢN 71,674 100.00% 75,318 100.00% 0.00% NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 23,114 32.25% 24,788 32.91% 0.66% 2.05% I. Nợ ngắn hạn 11,355 15.84% 10,968 14.56% -1.28% -8.08% 1. Vay và nợ ngắn hạn 5,836 8.14% 6,086 8.08% -0.06% -0.76% 2. Phải trả người bán 1,702 2.37% 1,998 2.65% 0.28% 11.71% 3. Người mua trả tiền trước 329 0.46% 359 0.48% 0.02% 3.84% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 998 1.39% 1,002 1.33% -0.06% -4.46% Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 48
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 5. Phải trả người lao động 1,042 1.45% 998 1.33% -0.13% -8.86% 6. Chi phí phải trả 980 1.37% 435 0.58% -0.79% -57.76% 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 468 0.65% 90 0.12% -0.53% -81.70% II. Nợ dài hạn 11,759 16.41% 13,820 18.35% 1.94% 11.84% 1. Phải trả dài hạn khác 271 0.38% 320 0.42% 0.05% 12.37% 2.Vay và nợ dài hạn 11,488 16.03% 13,500 17.92% 1.90% 11.83% 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm - 0.00% 0.00% 0.00% B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 48,560 67.75% 50,530 67.09% -0.66% -0.98% I. Vốn chủ sở hữu 48,260 67.33% 50,230 66.69% -0.64% -0.95% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 42,000 58.60% 42,000 55.76% -2.84% -4.84% 2.Quỹ đầu tư phát triển 1,500 2.09% 1,500 1.99% -0.10% -4.84% 3.Quỹ dự phòng tài chính 360 0.50% 200 0.27% -0.24% -47.13% 4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4,400 6.14% 6,530 8.67% 2.53% 41.23% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 300 0.42% 300 0.40% -0.02% -4.84% TỔNG NGUỒN VỐN 71,674 100.00% 75,318 100.00% (Nguồn: bảng CĐKT của công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng) Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 49
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Từ bảng ta thấy rằng: Phần tài sản Trong tổng tài sản của công ty thì TSDH chiếm tỷ trọng lớn nhất, ở cả hai năm thì TSDH đều chiếm trên 70% cụ thể như: năm 2007 TSDH chiếm 79% trong tổng tài sản, năm 2008 chiếm 81% trong tổng tài sản.TSNH chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, năm 2007 chiếm 21% trong tài sản, năm 2008 chiếm 19% tổng tài sản. Nhận thấy tỷ trọng TSDH chiếm lớn như vậy cũng là hợp lý, phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh kho bãi, vận tải và cho thuê nhà ở văn phòng. TSDH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản của doanh nghiệp: năm 2008 TSNH chiếm 19% giảm so với năm 2007( năm 2007 TSNH chiếm 21%). Các khoản phải thu chiếm 4.63% trong tổng tài sản năm 2007, và năm 2008 là 6.94%( tương đương với 5,226 trđ) trong tổng tài sản. Ta nhận thấy rằng, các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản, nó phản ánh việc doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn khá lớn. Trong năm 2008, doanh nghiệp đã tiến hành giảm tiền, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền giảm xuống chỉ còn chiếm 5.71% so với tổng tài sản. Phần nguồn vốn Trong phần nguồn vốn thì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của công ty là nguồn vốn chủ ở hữu, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 chiếm 67.09% tổng nguồn vốn, năm 2007 chiếm 66.12% trên tổng nguồn vốn. Nợ phải trả trong năm 2008 là 32.91%, và năm 2007 là 32.25%. Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp vẫn độc lập về mặt tài chính và chưa phải chịu sức ép từ các khoản nợ vay. Bên cạnh đó, tỷ số này cũng cho thấy rằng khả năng chiếm dụng vốn của công ty cao, vốn vay đã được sử dụng như một công cụ để gia tăng lợi nhuận. Trong phần vốn vay thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (trong năm 2008, nợ dài hạn chiếm 18.35 %, lớn hơn năm 2007 là 1.94%), vì doanh nghiệp sử dụng nguồn vay này để đầu tư vào TSCĐ. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 50
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng nặng về mặt tài chính, tạo nên sự an toàn về mặt tài chính cho công ty đồng thời đáp ứng được cả nhu cầu kinh doanh trước mắt đến lâu dài khi nền kinh tế đang dần phục hồi sau suy thoái Trong phần nợ ngắn hạn năm 2008 của công ty thì các khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất ( 8.08%) và người mua trả tiền trước( 0.48%), chứng tỏ răng nguồn vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu có được từ việc đi vay ngắn hạn và chiếm dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng của hai khoản mục này trong năm 2008 có giảm nhẹ so với năm 2007 là do : bản chất loại hình kinh doanh của doanh nghiệp: kinh doanh kho bãi, vạn tải, và cho thuê văn phòng nên doanh nghiệp tập trung vào đầu tư cho TSCĐ nhiều hơn Tình hình kinh tế : lạm phát cao, và cuối năm nền kinh tế trên đà suy thoái, dẫn đến doanh nghiệp giảm vay ngắn hạn xuống để tránh rủi ro, mặt khác các doanh nghiệp khác cũng gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán. 3. Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn Việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá kết quả tình hình phân bố, huy dộng, sử dụng các loại vốn, nguồn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư mua sắm dự trữ sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Năm 2007: Nguồn vốn vay Tài sản lưu dộng và đầu tư ngắn - Vay ngắn hạn: 11,355 trđ hạn: 15,052 trđ - Vay dài hạn: 11,759 trđ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Vốn chủ sở hữu: 48,560 trđ 56,622 trđ Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 51
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Năm 2008 Nguồn vốn vay Tài sản lưu dộng và đầu tư ngắn - Vay ngắn hạn: 10,968 trđ hạn: 14,311 trđ - Vay dài hạn: 13,820 trđ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Vốn chủ sở hữu: 50,530 trđ 61,007 trđ Ta thấy : Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn VLĐ ròng năm 2007 = TSNH - Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn - TSDH = 3,697 trđ VLĐ ròng năm 2008 = TSNH - Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn - TSDH = - 3,343 trd Từ đó ta thấy rằng: Năm 2007: TSNH > Nợ ngắn hạn : 3,697 trđ Vốn dài hạn > TSDH Năm 2008: TSNH 0, vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSDH, phần dư thừa đó được đầu tư vào TSNH. Đồng thời TSNH lớn hơn vốn ngắn hạn, do đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Năm 2008, nguồn vốn ngắn hạn không những đủ đầu tư cho TSNH mà còn dư thừa, trong khi nguồn vốn dài hạn (nợ dài hạn và vốn CSH) không đủ đầu tư cho TSDH do đó công ty phải lấy phần vốn ngắn hạn dư thừa để đầu tư cho TSDH. Điều này là khá mạo hiểm, vì mức dư thừa này khá lớn, nó cũng cho thấy TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền không đủ để đáp ứng nhu cầu trả nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng và công ty có thể mất khả năng thanh toán. Có thể công ty phải dùng một phần TSDH để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Để đảm bảo sự an toàn, ổn định về tài chính thì toàn bộ nợ ngắn hạn nên được đầu tư cho TSNH và trong trường hợp này công ty cần xem xét cân Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 52
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng nhắc để cấu trúc lại nguồn vốn như giảm thêm nợ ngắn hạn hoặc tăng một số TSNH (nếu triển vọng kinh doanh tốt) như đầu tư tài chính ngắn hạn đồng thời tăng nguồn vốn dài hạn như tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng vay và nợ dài hạn (hoặc cả hai) hợp lý nếu có thể. II/ Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng BCKQKD 1/ Phân tích BCKQKD theo chiều ngang. Phân tích BCKQKD theo chiều ngang giúp ta biết được xu hướng tăng giảm của chỉ tiêu giữa các thời điểm khác nhau, qua đó giúp các nhà quản trị xác định chỉ tiêu nào cần phải tăng, còn khả năng tăng được bao nhiêu, chỉ tiêu nào cần giảm và giảm đến mức nào. Bảng 6: Bảng phân tích BCKQKD theo chiều ngang. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 2008 +/- % Doanh thu bán hàng và CCDV 35,543 42,950 7,407 20.84% Các khoản giảm trừ doanh thu 15 12 (3) -20.00% Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 35,528 42,938 7,410 20.86% Giá vốn hàng bán 29,096 35,250 6,154 21.15% Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 6,432 7,688 1,256 19.53% Doanh thu hoạt động tài chính 752 1,325 573 76.20% Chi phí tài chính 1,962 2,000 38 1.94% Trong đó: chi phí lãi vay 1,603 1,876 273 17.03% Chi phí bán hàng 56 67 11 19.64% Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,262 2,534 272 12.02% Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2,904 4,412 1,508 51.93% Thu nhập khác 2,731 4,280 1,549 56.72% Chi phí khác 1,235 1,099 (136) -11.01% Lợi nhuận khác 1,496 3,181 1,685 112.63% Tổng LNTT 4,400 7,593 3,193 72.57% Thuế TNDN - 1,063 1,063 LNST 4,400 6,530 2,130 48.41% ( Nguồn: bảng BCKQKD của công ty giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng) Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 53
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng Tổng doanh thu thuần của công ty năm 2008 là 42,.950 trđ, tăng 7,407 trđ tương đương với 20.84% so với năm 2007. Việc tăng này chủ yếu tăng do tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh kho bãi, kinh doanh cho thuê văn phòng, và dịch vụ vận tải. Trong khi đó thì doanh thu từ hoạt động tài chính tăng không đáng kể (năm 2008 doanh thu TC tăng 573 trđ so với năm 2007, tương đương 76.20%), doanh thu khác tăng đáng kể (tăng 1,576 trđ so với năm 2007 tương ứng với 58.28%) Giá vốn hàng bán trong năm 2008 tăng lên đáng kể: năm 2008, giá vốn là 35,250 trđ tăng so với năm 2007 là 7,410trđ tương đương với 20.86%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do mức khấu hao TSCĐ lớn, do chi phí nguyên vật liệu tăng ( chủ yếu là do giá), chi phí nhân công tăng (do áp dụng mức lương tối thiểu tăng ) Từ đó ta dễ dàng nhận thấy rằng mức tăng của doanh thu thuần không lớn hơn so với mức tăng của giá vốn là mấy, nó cũng khiến cho lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm xuống. Chi phí QLDN và CPBH trong các năm không tăng là mấy, điều đó chứng tỏ là doanh nghiệp đã dần ổn định về bộ máy tổ chức và quản lý chi phí bán hàng hiệu quả. Trong năm 2008, chi phí khác giảm so với năm 2007 là 136 trđ 11.01%, doanh nghiệp đã quản lý chi phí hiệu quả, giúp hạn chế những chi phí bất thường, sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó thì doanh thu khác lại tăng lên khá. Thu nhập khác tăng lên là do doanh nghiệp tiến hành thanh lý các TSCĐ cũ, thu nhập từ các dịch vụ khác như: trông xe, trạm cân điện tử Chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng lên khá, năm 2008 chi phí tài chính là 2,000 trđ tăng so với năm 2007 là 38 trđ tương đương là 1.94%. Chi phí tài chính tăng chủ yếu là do tăng chi phí lãi vay ( tăng 273 trđ, tương đương với 17.03% ), tăng chủ yếu là do tăng do chênh lệch tỷ giá, hay do chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, ta thấy rằng doanh nghiệp đã từng bước kinh doanh hiệu quả, xác định được lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao và nâng cao được năng lực quản lý của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang đi xuống, lạm phát nhưng doanh nghiệp vẫn đứng vững và kinh doanh có hiệu quả. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 54
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 2/ Phân tích BCKQKD theo chiều dọc. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc, giúp cho ta thấy cứ 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng giá vốn, bao nhiều đồng chi phí, có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 7: Bảng phân tích BCKQKD theo chiều dọc Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % +/- % Doanh thu bán hàng và CCDV 35,543 100.00 42,950 100 0.00 0.00 Các khoản giảm trừ doanh thu 15 0.04 12 0.03 -0.01 -33.80 DT thuần về bán hàng và CCDV 35,528 99.96 42,938 99.97 0.01 0.01 Giá vốn hàng bán 29,096 81.86 35,250 82.07 0.21 0.26 LN gộp về bán hàng và CCDV 6,432 18.10 7,688 17.90 -0.20 -1.09 Doanh thu hoạt động tài chính 752 2.12 1,325 3.08 0.97 45.81 Chi phí tài chính 1,962 5.52 2,000 4.66 -0.86 -15.64 Trong đó: chi phí lãi vay 1,603 4.51 1,876 4.37 -0.14 -3.15 Chi phí bán hàng 56 0.16 67 0.16 0.00 -0.99 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,262 6.36 2,534 5.90 -0.46 -7.29 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2,904 8.17 4,412 10.27 2.10 25.73 Thu nhập khác 2,731 7.68 4,280 9.97 2.28 29.69 Chi phí khác 1,235 3.47 1,099 2.56 -0.92 -26.36 Lợi nhuận khác 1,496 4.21 3,181 7.41 3.20 75.96 Tổng LNTT 4,400 12.38 7,593 17.68 5.30 42.81 Thuế TNDN - 0.00 1,063 2.48 2.48 LNST 4,400 12.38 6,530 15.20 2.82 22.81 (Nguồn: bảng BCKQKD của công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng) Trong tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2007, giá vốn chiếm 81.86% so với doanh thu từ hoạt động sản xuất Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 55
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng kinh doanh của năm, năm 2008 là 82.07% so với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của năm. Như vậy trong 100 đồng doanh thu thuần thì có tới 81.86 đồng là chi phí giá vốn vào năm 2007 và có tới 82.07 đồng là chi phí giá vốn năm 2008, tăng 0.21% so với năm 2007 Ta thấy tỷ trọng của chi phí QLDN, trong doanh thu năm 2008 giảm 0.46% so với 2007, các khoản chi phí khác của doanh nghiệp trong năm 2008, cũng giảm đi đáng kể. Chứng tỏ trong năm vừa qua doanh nghiệp đã quản lý tốt chi phí, điều đó đã góp phần tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp. Trong tổng doanh thu thuần của công ty năm 2008 thì doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng không lớn là 3.08%, năm 2007 chiếm 2.12%, tăng 0.97% so với năm 2007. Nhưng chi phí lãi vay năm 2008 chiếm 4.51%, năm 2007 chiếm 4.37% trong tổng doanh thu và là chủ yếu trong chi phí tài chính. Chi phí tài chính lớn hơn so với doanh thu tài chính, chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động tài chính là âm. Vay nợ là một phần không thể thiếu cho hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên công ty cần cân nhắc và sử dụng có hiệu quả cao số vốn này. Đồng thời công ty cũng cần tìm cách để tăng doanh thu hoạt động tài chính để làm giảm bớt số lỗ từ hoạt động tài chính. Doanh nghiệp nên suy nghĩ tới việc khai thác lợi thế trên thị trường tài chính thông qua hình thức đầu tư trên thị trường tài chính, liên doanh liên kết và cổ phần đại chúng Cùng với việc tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động SXKD để tăng lợi nhuận hoạt động SXKD sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh của công ty. III/ Phân tích các chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thể hiện được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các chỉ tiêu về tài chính để giải thích thêm về các quan hệ tài chính và coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời kì nhất định. Việc phân tích tình hình tài chính của công ty để nhận biết một cách khái quát nhất, chung nhất về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 56
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 1/ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Phân tích các chỉ tiêu thanh toán giúp ta nhận thấy công ty có thể dễ dàng giải quyết các khoản nợ hay sẽ gặp khó khăn khi có các yêu cầu thanh toán ngay. Phân tích nhóm các chỉ tiêu thanh toán của công ty cũng là một cách để biết được tình hình vay nợ của công ty, xem công ty có bao nhiêu đồng vốn chủ để đảm bảo cho một đồng đi vay, xem công ty có độc lập về tài chính không. Bảng 8: Nhóm chỉ tiêu thanh toán Đơn Năm Năm Chênh lệch STT Chỉ tiêu vị 2007 2008 +/- % 1 Tổng tài sản Trđ 71,674 75,318 3,644 5.08 2 TSLĐ và ĐTNH Trđ 15,052 14,311 (741) -4.92 3 TSCĐ và ĐTDH Trđ 56,622 61,007 4,385 7.74 4 Các khoản phải thu Trđ 3,321 5,226 1,905 57.36 5 Vốn bằng tiền Trđ 7,088 4,299 (2,789) -39.35 6 Nợ phải trả Trđ 23,114 24,788 1,674 7.24 7 Nợ ngắn hạn Trđ 11,355 10,968 (387) -3.41 8 Nợ dài hạn Trđ 11,759 13,820 2,061 17.53 9 Hệ số thanh toán tổng quát (1/6) Lần 3.10 3.04 -0.06 -2.01 10 Hệ số thanh toán thanh toán ngắn Lần 1.33 1.30 -0.02 -1.57 hạn (3/7) 11 Hệ số thanh toán hiện thời(5/6) Lần 0.31 0.17 -0.13 -43.44 12 Hậ số thanh toán nợ dài hạn (2/8) Lần 4.82 4.41 -0.40 -8.32 13 Hệ số thanh toán nợ phải thu và nợ Lần 0.14 0.21 0.07 46.74 phải trả Từ bảng ta thấy: Hệ số thanh toán tổng quát: là mối quan hệ gữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng với tổng số nợ phải trả. Hệ số thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong 2 năm qua là tốt. Năm 2007, hệ số thanh toán tổng quát là 3.1; Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 57
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng tức là: doanh nghiệp cứ đi vay một đồng thì có 3.1 đồng tài sản đảm bảo, năm 2008 là 3.04; tức là doanh nghiệp cứ đi vay một đồng thì có 3.04 đồng tài sản đảm bảo Điều đó chứng tỏ là tất cả các khoản mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số này ở năm 2008 nhỏ hơn là 0.06 lần so với năm 2007 là vì: tốc độ gia tăng tài sản của doanh nghiệp chậm hơn tốc độ gia tăng nợ phải trả. Do vậy doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá xem việc sử dụng nguồn vốn vay như vậy là có hiệu quả hay không. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: từ bảng ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm 2008 là 1.3 lần giảm 0.2 lần so với năm 2007. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm đi là do TSNH trong năm 2008 giảm đi 741 trđ) trong khi đó nợ ngắn hạn giảm (giảm 387 trđ). Tuy nhiên TSNH lại lớn hơn nợ ngắn hạn, hay nói khác đi, TSNH của doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, điều này sẽ tạo uy tín cho công ty với các chủ nợ, không bị áp lực trong quá trình thanh toán, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính. Hệ số thanh toán nợ dài hạn: Năm 2007 là 4.82 lần tức là cứ một đồng vay nợ dài hạn được đảm bảo bằng 4.82 đồng TSDH và năm 2008 là 4.41 lần tức là cứ một đồng vay nợ dài hạn thì được đảm bảo bằng 4.41 đồng TSDH, các hệ số này đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp là rất tốt. Hệ số thanh toán hiện thời: phản ánh khả năng thanh toán bằng vốn bằng tiền của doanh nghiệp, nhận thấy khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp là không tốt, năm 2007 hệ số này là 0.31 và giảm 0.13 lần vào năm 2008. Như vậy trong năm tới doanh nghiệp cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng cao mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán. Nói chung khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong năm 2008 hơn so có giảm so với khả năng thanh toán năm 2007, tuy nhiên các chỉ số thanh toán của doanh nghiệp vẫn rất khả quan ( đều lớn hơn 1), chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn tốt. Doanh nghiệp cần phải nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, đặc biệt là vay dài hạn. Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 58
- Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng 2. Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Bảng 9: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Đơn Năm Năm Chênh lệch TT Chỉ tiêu vị 2007 2008 +/- % 1 Tổng tài sản Trđ 71,674 75,318 3,644 5,08 2 TSCĐ và ĐTDH Trđ 56,622 61,007 4,385 7,74 3 TSCĐ Trđ 56,312 60,697 4,385 7,79 4 TSLĐ và ĐTNH Trđ 15,052 14,311 (741) -4,92 5 Vốn chủ sở hữu Trđ 48,260 50,230 1,970 4,08 6 Nợ phải trả Trđ 23,114 24,788 1,674 7,24 7 Hệ số nợ (6/1) lần 32.25 32.91 0.66 2.05 8 Hệ số đảm bảo nợ (5/6) % 208.79 202.64 -6.15 -2.95 9 Tỷ suất đầt tư vào TSCĐ và ĐTDH(2/1) % 79.00 81.00 2.00 2.53 10 Tỷ suất đầt tư vào TSLĐ & ĐTNH(4/1) % 21.00 19.00 -2.00 -9.52 11 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ(5/3) % 85.70 82.76 -2.95 -3.44 12 Tỷ suất tự tài trợ Vốn CSH(5/1) % 67.33 66.69 -0.64 -0.95 Từ bảng ta thấy: Hệ số nợ trong năm 2007 là 32.25%, năm 2008 là 32.91%, tức là trong năm 2007 doanh nghiệp sử dụng 32.25% là nguồn vốn vay trong tổng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng vào tiến hành kinh doanh, trong năm 2008 sử dụng 32.91%, còn hệ số nguồn vốn chủ sở hữu hay còn được gọi là hệ số tự tài trợ. Nhận thấy rằng hệ số nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên so với năm 2007, tương ứng với xu hướng giảm đi của hệ số vốn chủ ( tỷ suất tự tài trợ vốn CSH). Nhận thấy tỷ suất tự tài trợ tương đối lớn, chứng tỏ là doanh nghiệp có tính độc lập cao với các chủ nợ. Hệ số đảm bảo nợ: vốn CSH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp do vậy hệ số đảm bảo nợ của doanh ngiệp là tốt. Năm 2008 hệ số đảm bảo nợ là 202.64%, tức là cứ 100 đồng vốn vay có 202.64 đồng vốn CSH đảm bảo và hệ số này giảm so với năm 2007 ( tăng 6.15%) là do tốc độ tăng của vốn Sinh viên: Trần Thị Mai Hương - Lớp: QT901N 59