Khóa luận Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình - Phạm Thị Hòa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình - Phạm Thị Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_to_chuc_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_o_cong_ty.doc
Nội dung text: Khóa luận Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình - Phạm Thị Hòa
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế thị trường luôn gắn liền với cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết cách chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của mình. Để đạt được mục tiêu ấy, mỗi doanh nghiệp có những hướng đi khác nhau, những giải pháp khác nhau và sử dụng những công cụ khác nhau. Thực tế cho thấy, để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường ngoài việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, phương thức phục vụ khách hàng , thì điều đặc biệt quan trọng là phải tìm cách tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh về giá bán. Để đạt mục đích này, các nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt coi trọng việc sử dụng công cụ kế toán, nhất là kế toán nguyên vật liệu. Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở để hình thành sản phẩm mới. Do đó muốn tối đa hoá lợi nhuận bên cạnh việc sử dụng đúng loại nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng Doanh nghiệp phải biết sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu. Hơn nữa, vật liệu còn là một bộ phận quan trọng của hàng tồn kho do đó việc hạch toán và quản lý nguyên vật liệu đúng, đủ và kịp thời cho sản xuất đồng thời kiểm tra, giám sát được việc chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu dự trữ, ngăn chặn việc sử dụng lãng phí vật liệu. Như vậy, có thể nói việc quản lý nguyên vật liệu là cần thiết từ đó đòi hỏi công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu phải được thực hiện tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ thấp chi phí trong giá thành. Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình em đã đi sâu tìm hiểu thực tế và nhận thấy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất, sự cần thiết phải tổ chức quản lý nguyên vật liệu và công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty; với những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập tại nhà trường; sự giúp đỡ nhiệt tình của các Cô chú, anh chị trong phong Tài chính- Kế toán, đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy Lưu Đức Tuyên em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình”. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -1- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương : Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Tổ chức công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. Do trình độ và thời gian thực tập có hạn, công tác quản lý hạch toán nguyên vật liệu rất phức tạp nên bản luận văn này mới chỉ đi vào tìm hiểu một số vấn đề chủ yếu và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các anh chị trong phòng Kế toán để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phạm Thị Hoà -2- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1. Nguyên vật liệu và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. Giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc vào chi phí kinh doanh trong kì. 1.1.1.2. Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Xét về mặt hiện vật: Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Xét về mặt giá trị: Nguyên vật liệu là bộ phận quan trọng của vốn lưu động. Mặt khác chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, cho nên cần phải tăng cường công tác kế toán nguyên vật liệu,quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ nhằm sử dụng nguyên vật liệu một cách chặt chẽ và có hiệu quả. 1.1.1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất việc quản lý nguyên vật liệu đòi hỏi phải chặt chẽ, khoa học ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng. Cụ thể: Khâu thu mua: Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường thì doanh nghiệp phải thường xuyên đảm bảo cho các loại nguyên vật liệu được Sinh viên: Phạm Thị Hoà -3- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thu mua đủ khối lượng, đúng quy cách, chủng loại. Kế hoạch thu mua đúng tiến độ phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua để từ đó chọn nguồn mua đảm bảo về số lượng, chất lượng, giá cả và chi phí thu mua thấp nhất. Khâu bảo quản: Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu phải quan tâm tới việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo kiểm tra, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu, tránh hư hỏng mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn là một trong những yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. Khâu dự trữ: Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa của nguyên vật liệu, hạn chế nguyên vật liệu bị ứ đọng, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi đối với khâu dự trữ. Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng định mức tối đa và định mức dự trữ tối thiểu cho từng loại nguyên vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị đình trệ, gián đoạn do việc cung cấp, thu mua không kịp thời hoặc gây ra tình trạng ứ đọng vốn do việc dự trữ quá nhiều. Khâu sử dụng: Quản lý ở khâu sử dụng phải thực hiện việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trêm cơ sở định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp chi phí, tiêu hao nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm tăng tích lũy cho doanh nghiệp. Do vậy, ở khâu này cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Như vậy, công tác quản lý vật liệu rất quan trọng. Trong thực tế vẫn còn có nhiều doanh nghiệp để thất thoát nguyên vật liệu do không có sự quản lý tốt ở các khâu hoặc không thực hiện đúng yêu cầu. Vậy nên, để quản lý tốt nguyên vật liệu thì doanh nghiệp phải luôn cải tiến công tác quản lý nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tế. 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán trong việc quản lý, sử dụng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kế toán trong doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Sinh viên: Phạm Thị Hoà -4- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Thực hiện việc phân loại, đánh giá vật liệu phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực kế toán đã quy định và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. - Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại tổng hợp số liệu đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình biến động tăng, giảm của vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, xác định trị giá vốn hàng bán. - Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật liệu, kế hoạch sử dụng vật liệu cho sản xuất và kế hoạch bán hàng. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu là rất cần thiết do vậy doanh nghiệp cần phải tổ chức khoa học hợp lý để cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu. 1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu. 1.2.1.1 . Sự cần thiết phải phân loại nguyên vật liệu. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều loại, thứ nguyên vật liệu khác nhau với nội dung kinh tế, công dụng, tính năng lý hóa khác nhau. Khi tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng loại nguyên vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Mỗi doanh nghiệp nên sử dụng những loại nguyên vật liệu khác nhau và sự phân chia cũng khác nhau theo từng tiêu thức nhất định. Phân loại nguyên vật liệu là việc phân chia nguyên vật liệu của doanh nghiệp thành các loại các nhóm theo tiêu thức phân loại nhất định. 1.2.1.2 . Phương pháp phân loại nguyên vật liệu. Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu được chia thành các loại sau: - Nguyên vật liệu chính (có thể bao gồm nủa thành phẩm mua ngoài): Là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm được sản xuất ra. Ở doanh nghiệp xây dựng là xi măng, sắt thép, gạch, ngói Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất ra sản phẩm Sinh viên: Phạm Thị Hoà -5- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ có thể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công cụ dụng cụ hoạt động được bình thường như: - Nhiên liệu: Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất như xăng, dầu phục vụ cho phương tiện vận tải. - Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư, phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải - Vật liệu và thiết bi xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, thiết bị, công cụ, khí cụ, vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản. - Vật liệu khác: Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên, thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất như sắt, thép, gỗ vụn hay phế liệu thu hồi đựoc từ việc thanh lý tài sản cố định. Tác dụng: Cách phân loại này là cơ sở để xây dựng định múc tiêu hao cho từng loại ,từng thứ nguyên vật liệu và cũng là cơ sở để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu, chia nguyên vật liệu thành: - Nguyên vật liệu mua ngoài. - Nguyên vật liệu tự chế biến, thuê gia công. - Nguyên vật liệu từ các nguồn khác: nhận góp vốn, cấp phát, tài trợ. Tác dụng: Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng kế hoạch, tìm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu sao cho có hiệu quả nhất. Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên vật liệu thành: - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm: + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: + Nhượng bán; + Đem góp vốn liên doanh; + Đem quyên tặng. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -6- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Tác dụng: cách phân loại này giúp cho việc xác định trọng tâm cần phải quản lý những loại nguyên vật liệu nào . Ngoài các cách phân loại vật liệu như trên, để phục vụ cho việc quản lý vật tư một cách tỉ mỉ, chặt chẽ, đặc biệt trong điều kiện ứng dụng tin học vào công tác kế toán cần phải lập danh điểm vật tư liệu. Lập danh điểm vật liệu là quy định cho mỗi thứ vật liệu một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số (Kết hợp với các chữ cái) thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng. Tùy theo từng doanh nghiệp, hệ thống danh điểm vật tư có thể được xây dựng theo nhiều cách thức khác nhau nhưng phải đảm bảo đơn giản, dể nhớ, không trùng lặp. Thông thường hay dùng ký hiệu tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2 để ký hiệu loại, nhóm vật liệu kết hợp với chữ cái tên vật tư để ký hiệu tên vật tư. Danh điểm vật tư được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp nhằm thống nhất trong quản lý từng thứ vật tư. 1.2.2 . Đánh giá nguyên vật liệu. 1.2.2.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu: Đánh giá nguyên vật liệu là việc xác định giả trị của vật liệu ở những thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định. - Nguyên tắc giá gốc: Theo chuẩn mực 02 – Hàng tồn kho vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của vật liệu là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được những vật liệu đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Nguyên tắc thận trọng: Vật liệu được đánh giá theo giá gốc, nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể được thực hiện. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. - Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán. Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp Sinh viên: Phạm Thị Hoà -7- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực và hơp lý hơn, đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó. Sự hình thành trị giá vốn thực tế của vật liệu được phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Thời điểm mua xác định trị giá vốn thực tế hàng mua. + Thời điểm nhập kho xác định trị giá vốn thực tế hàng nhập. + Thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế hàng xuất. + Thời điểm tiêu thụ xác định trị giá vốn thực tế hàng tiêu thụ. 1.2.2.2 .Đánh giá nguyên vật liệu. 1.2.2.2.1.Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Vật liệu trong doanh nghiệp được đánh giá theo trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho. Theo phương pháp này, trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập. Trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau mà giá trị của chúng trong từng trường hợp được xác định như sau: Nhập kho do mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có kiên quan trực tiếp đến việc mua vật tư, trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm gía hàng bán do không đúng quy cách, phẩm chất. Truờng hợp vật liệu mua vào được sử dụng cho đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá mua là giá chưa có thuế GTGT. Trường hợp vật liệu mua vào được sử dụng cho đối tượng không chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hoặc sử dụng cho các mục đích phúc lợi, các dự án thì bao gồm cả thuế GTGT (là tổng giá thanh toán). Nhập kho do tự sản xuất: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thành sản xuất của nguyên vật liệu tự sản xuất chế biến. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -8- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá vốn thực tế nhập kho bao gồm giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho thuê ngoài gia công cộng số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến cộng các chi phí vận chuyển bốc dỡ khi giao nhận. Nhập vật tư do nhận vốn góp liên doanh: Trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho là giá do hội đồng liên doanh thoả thuận cộng các chi phí phát sinh khi nhận. Nhập vật tư do được cấp: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị hợp lý cộng các chi phí phát sinh khi nhập. Nhập vật tư do được biếu tặng, đựơc tài trợ: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị hợp lý cộng các chi phí khác phát sinh 1.2.2.2.2. Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Nguyên vật liệu được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu quản lý, trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ áp dụng một trong 4 phương pháp được quy định trong chuẩn mực hàng tồn kho ( chuẩn mực số 02) để xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này khi xuất kho vật liệu thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho. Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, giá trị của từng loại nguyên vật liệu tương đối lớn có thể nhận diện được từng lô hàng. + Ưu điểm: Công tác tính giá NVL được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -9- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp + Nhược điểm: Áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ có thể áp dụng được khi hàng tồn kho có thể phân biệt, chia tách ra thành từng loại, từng thứ riêng lẻ. Phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho được tính căn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền theo công thức: Trị giá vốn thực tế = Số lượng vật liệu x Đơn giá bình quân vật liệu xuất kho xuất kho gia quyền Trị giá thực tế NVL + Trị giá vốn thực tế NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Đơn giá = bình quân Số lượng NVL + Số lượng NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Đơn giá bình quân thường được tính cho từng loại vật liệu. Đơn giá bình quân có thể xác định cho cả kỳ được gọi là đơn giá bình quân cả kỳ hay đơn giá bình quân cố định. Theo cách tính này, khối lượng tính toán giảm nhưng chỉ tính được trị giá vốn thực tế của vật liệu vào thời điểm cuối kỳ nên không thể cung cấp thông tin kịp thời. Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập hoặc tính vào thời điểm trước mỗi lần xuất được gọi là đơn giá bình quân liên hoàn hay đơn giá bình quân di động. Trị giá NVL tồn kho cuối ngày Trị giá NVL nhập kho ĐGBQ + (cuối kỳ) trước chuyển sang đến thời điểm xuất kho Sau mỗi lần = Số lượng NVL tồn kho cuối ngày Tổng lượng NVL nhập nhập + (cuối kỳ) trước chuyển sang trong kỳ Cách tính này xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho hàng ngày, nên có thể cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác. Tuy nhiên khối lượng công việc tính toán nhiều cho nên nó thích hợp với những doanh nghiệp đã làm kế toán trên máy. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -10- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. Phương pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, số lần nhập xuất kho nguyên vật liệu không nhiều. + Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời. + Nhược điểm: Phương pháp này làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những chi phí hiện tại. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO). Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào nhập sau được xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. + Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp đơn giá thực tế vật tư nhập kho trong từng lần tăng dần, đảm bảo thu hồi vốn nhanh và tồn kho ít. + Nhược điểm: Chất lượng của công tác tính giá phụ thuộc vào sự ổn định của giá cả vật tư. Trong trường hợp giá cả của vật tư biến động mạnh thì việc xuất theo phương pháp này sẽ mất tính chính xác và sẽ gây bất hợp lý. Trên thực tế ngoài các phương pháp tính trị giá vốn thực tế của vật liệu theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho quy định thì các doanh nghiệp còn áp dụng phương pháp sau : Phương pháp tính theo đơn giá tồn đầu kỳ. Phương pháp náy tính trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ. Trị giá vốn thực tế = Số lượng vật liệu x Đơn giá thực tế vật liệu xuất kho xuất kho tồn đầu kỳ Sinh viên: Phạm Thị Hoà -11- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 1.3.1 . Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động của từng loại, từng nhóm, thứ vật tư về số lượng và giá trị. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu phù hợp để tăng cường quản lý nguyên vật liệu. 1.3.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất vật liệu đều phải lập chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định. Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các chứng từ kế toán về vật liệu bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 05-VT) - Hoá đơn (GTGT)-MS 01 GTKT- LN - Hoá đơn bán hàng mẫu 02 GTKT- LN - Hoá đơn cước vận chuyển (Mẫu 03-BH) Đối với các chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập. Người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn: - Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu 03-VT) - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04-VT) Sinh viên: Phạm Thị Hoà -12- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Mọi chứng từ kế toán phải được tổ chức luân chuyển theo đúng trình tự và thời gian hợp l do kế toán trưởng ở đơn vị quy định, nhằm phục vụ cho việc ghi chép, tổng hợp và cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ cho các cá nhân, bộ phận liên quan. Các sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Số kế toán chi tiết phục vụ cho việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đôi tượng kế toán cần hạch toán chi tiết .Tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết như sau: - Thẻ kho. - Sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu. - Sổ đối chiếu luân chuyển. - Sổ số dư. Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên, còn có thể sử dụng các bảng kê nhập, xuất ,các bảng luỹ kế tổng hợp nhập- xuất -tồn nguyên vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời 1.3.1.2 . Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 1.3.1.2.1 . Phương pháp ghi thẻ song song. Nội dung: + Ở kho: Thủ kho dùng “Thẻ kho” để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật tư theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận chứng từ nhập, xuất vật tư thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhận, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho; cuối ngày tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn trên thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập- xuất đã phân loại theo từng thứ vật tư cho phòng kế toán. + Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập- xuất cho từng thứ vật tư theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. Kế toán khi nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ; căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào sổ (thẻ) chi tiết vật tư. Mỗi chứng từ được ghi một dòng. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -13- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Cuối tháng, kế toán lập Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn trên sổ kế toán tổng hợp, sau đó tiến hành đối chiếu: + Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho. + Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. + Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế. Có thể khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi sổ song song theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Ưu điểm: Phương pháp này ghi chép đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -14- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nhược điểm: + Khối lượng ghi chép lớn (đặc biệt trường hợp doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư) + Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng Điều kiện áp dụng: + Đối với kế toán thủ công: Thích hợp với các doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, phát sinh không thường xuyên. + Đối với doanh nghiệp ứng dụng phần mềm kế toán: Áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có chủng loại vật tư nhiều, các nghiệp vụ kế toán nhập, xuất thường xuyên. 1.3.1.2.2. Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển. Nội dung: + Ở kho: Thủ kho sử dụng “thẻ kho” để ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ song song. + Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng “Sổ đối chiếu luân chuyển” để ghi chép cho từng thứ vật tư theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. “Sổ đối chiếu luân chuyển” dược mở cho cả năm và được ghi vào cuối tháng, mỗi thứ vật tư được ghi một dòng trên sổ. Hằng ngày, khi nhận được chứng từ nhập - xuất kho, kế toán tiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ. Sau đó tiến hành phân loại chứng từ theo từng thứ vật tư, chứng từ nhập riêng, chứng từ xuất riêng. Hoặc kế toán có thể lập “bảng kê nhập”, “bảng kê xuất”. Cuối tháng, tổng hợp số liệu từ các chứng từ (hoặc từ bảng kê) để ghi vào “Sổ đối chiếu luân chuyển” cột luân chuyển và tính ra số tồn cuối tháng. Đồng thời kế toán thực hiện đối chiếu số liệu trên sổ này với các số liệu trên thẻ kho và trên sổ kế toán tài chính liên quan (nếu cần). Sinh viên: Phạm Thị Hoà -15- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trình tự ghi sổ có thể được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2:Kế toánchi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi số đối luân chuyển Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân Bảng kê nhập chuyển Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Nhược điểm: + Vẫn trùng lắp chỉ tiêu số lượng giữa ghi chép của thủ kho và kế toán. + Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa thủ kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng, vì vậy hạn chế việc kiểm tra của phòng kế toán. Điều kiện áp dụng: Thích hợp cho những doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít, không có điều kiện theo dõi, ghi chép thường xuyên tình hình nhạp, xuất hàng ngày. Phương pháp này thường được áp dụng ít trong thực tế. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -16- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.3.1.2.3 Phương pháp ghi sổ số dư Nội dung: + Ở kho: Thủ kho sử dụng “thẻ kho” để ghi chép giống như hai phương pháp ghi trên. Đồng thời cuối tháng, thủ kho còn ghi vào “sổ số dư” số lượng tồn kho cuối tháng của từng thứ nguyên vật liệu. Sổ số dư do kế toán lập cho từng kho, được mở cho cả năm.Trên số số dư nguyên vật liệu được xếp theo thứ, nhóm, loại.Sau mỗi nhóm, loại có dòng cộng nhóm, cộng loại.Cuối tháng, sổ số dư được chuyển cho thủ kho ghi chép. + Ở phòng kế toán: Mở bảng kê luỹ kế nhập và bảng kê luỹ kế xuất. Cuối tháng căn cứ vào các bảng kê này để cộng tổng số tiền theo từng nhóm nguyên vật liệu để ghi vào bảng luỹ kế nhập- xuất- tồn. Đối chiếu số liệu trên bảng luỹ kế nhập- xuất- tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hơp. Trình tự ghi sổ có thể được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3:Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi số số dư Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ số dư Phiếu giao nhận Phiếu giao nhận chứng từ chứng từ Bảng luỹ kế nhập Bảng luỹ kế nhập- Bảng luỹ kế xuất xuất-tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Sinh viên: Phạm Thị Hoà -17- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Ưu điểm: Giảm bớt được khối lượng ghi ch p do kế toán chỉ ghi chỉ tiêu tiền của nguyên vật liệu theo nhóm và theo loại. Phương pháp này đã kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán. Kế toán đã thực hiện kiểm tra được thường xuyên việc ghi chép và bảo quản trong kho của thủ kho.Công việc được dàn đều trong tháng. Nhược điểm: Kế toán chưa theo dõi chi tiết đến từng thứ nguyên vật liệu nên phải căn cứ vào thẻ kho thì mới có được số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ nguyên vật liệu. Điều kiện áp dụng: Nên áp dụng trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu, tình hình nhập xuất nguyên vật liệu thường xuyên. Doanh nghiệp đã xây đựng được hệ thống giá hạch toán sử dụng trong hạch toán chi tiết vật tư và xây đựng được hệ thống danh điểm vật tư hợp lý. 1.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. 1.3.2.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp kế toán phải tổ chức ghi chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập kho,xuất kho và tồn kho của vật tư trên các tái khoản kế toán hàng tồn kho. Như vậy, trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được xác định trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các chứng từ xuất kho, phân loại theo từng đối tượng sử dụng và được phản ánh trên tài khoản và trên sổ kế toán. Giá trị của nguyên vật liệu tồn kho có thể tính được bất cứ lúc nào Sinh viên: Phạm Thị Hoà -18- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.3.2.2.1.Tài khoản kế toán sử dụng. Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của nguyên vật liệu, kế toán sử dụng : Tài khoản 152- Nguyên liệu vật liệu Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau: + Bên Nợ ghi: Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ. Số tiền điều chỉnh tăng giá nguyên vật liệu khi đánh giá lại Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. + Bên Có ghi: Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất trong kỳ Số tiền giảm giá, chiết khấu thương mại hàng mua Số tiền điều chỉnh giảm giá nguyên vật liệu khi đánh giá lại Trị giá nguyên vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê. + Số dư Nợ: Phản ánh trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. TK 152 có thể được mở theo dõi chi tiết các TK cấp 2 theo từng loại nguyên vật liệu phù hợp với nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.Bao gồm: - TK 1521 - Nguyên vật liệu chính - TK 1522 - Vật liệu phụ - TK 1523 - Nhiên liệu - TK 1524 - Phụ tùng thay thế - TK 1525 - Thiết bị xây dựng cơ bản - TK 1528 - Vật liệu khác Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường Tài khoản này phản ánh trị giá vốn thực tế các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã mua nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp và tình hình hàng đang đi đường đã về nhập kho. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -19- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Kết cấu tài khoản này như sau: + Bên Nợ ghi: Trị giá vật tư đang đi đường + Bên Có ghi: Trị giá vật tư đang đi đường tháng trước, tháng này đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay. + Số dư Nợ: Phản ánh trị giá vật tư đang đi đường cuối kỳ. Ngoài các tài khoản trên, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 141, TK 331, TK 411, TK621, TK 627 1.3.2.2.2.Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên được biểu diễn dưới sơ dồ sau. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -20- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 4: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) TK 111,112,331 TK152 TK: 621, 627, 641,642, 241 Nhập kho NVL mua ngoài Xuất kho NVL cho sản xuất TK 133 kinh doanh, XDCB TK128,222 TK 331 Góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh Nhập kho NVL do nhập khẩu doanh đồng kiểm soát,cty liên kết TK3333, 33312 TK 133 Chênh Chênh thuế nhập TK711 lệch lệch TK811 khẩu đánh đánh giá giảm giá Thuế GTGT tăng hàng NK TK 1388, 1368 TK 154 Xuất NVL cho vay tạm thời Nhập NVL do tự sản xuất, Thuê ngoài gia công TK 411 TK 1381 Nhập kho NVL do nhận vốn góp Nguyên vật liệu thiếu khi kiểm kê kê chưa rõ nguyên nhân TK 711 Nhập kho NVL do dược biếu TK111,112,331 tặng Chiết khấu TM, giảm giá TK 621, 627, 641 hàng mua,hàng mua trả lại Nhập kho NVL đã xuất dùng TK 133 nhưng không hết Giảm thuế GTGT TK 128,222 hàng mua Thu hồi vốn góp vào cớ sở kinh doanh đồng kiểm soát, Cty liên két Ghi chú: Nếu doanh nghiếp sản xuất kinh doanh mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sơ đồ trên không có TK133. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -21- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3. Tổ chức sổ sách kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo các hình thức kế toán. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong năm hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán nhật ký chung. - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. - Hình thức kế toán nhật ký chứng từ. - Hình thức kế toán nhật ký sổ cái. - Hình thức kế toán trên máy tính. Dưới đây em xin trình bày về hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (đây là hình thức kế toán được sử dụng tại đơn vị thực tập) Đặc điểm: Các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp số liệu, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi số để ghi vào sổ cái các tài khoản. Trong hình thức này việc ghi sổ theo thứ tự thời gian tách rời việc ghi sổ theo nội dung kinh tế trên hai loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau. Căn cứ để trực tiếp ghi sổ kế toán tổng hợp là sổ chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái tài khoản. Sổ kế toán sử đụng: + Sổ chứng từ ghi sổ- sổ nhật ký tài khoản. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ- sổ nhật ký tổng quát. + Sổ cái tài khoản. + Sổ( thẻ) chi tiết. Ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra, thuận tiện cho phân công công việc kế toán. Nhược diểm:ghi chép trùng lặp, khối lượng công việc nhiều. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -22- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Điều kiện áp dụng: Áp dụng với mọi loại quy mô đơn vị sản xuất kinh doanh và đơn vị quản lý cũng như đơn vị hành chính sự nghiệp. Trình tự ghi sổ: Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức chúng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ (thẻ) chi chứng từ gốc tiết Sổ đăng kí Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối TK Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi thường xuyên trong kì báo cáo : Ghi ngày cuối quý, năm : Đối chiếu số liệu cuối kì : Ghi cuối tháng. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -23- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán nguyên vật liệu. Trong quá trình điều hành hay tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để có được những quyết định kinh tế chính xác, kịp thời đòi hỏi phải có những thông tin mang tính tổng quát, khái quát, có hệ thống và tương đối toàn diện về tình hình và hoạt động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kì nhất định. Những thông tin này phải là những thông tin kinh tế chính xác do kế toán thu thập, tổng hợp và cung cấp. Vì vậy, sau mỗi kì kế toán các doanh nghiệp nhất thiết phải lập và lưu hành các báo cáo kế toán. Hệ thống báo cáo kế toán bao gồm: + Báo cáo tài chính. + Báo cáo quản trị. 1.3.3.1. Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là những báo cáo phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong báo cáo kết quả kinh doanh là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo tài chính cũng phản ánh tình hình tạo tiền và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.Nói cách khác,báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng quan tâm. Đối với nguyên vật liệu, báo cáo tài chính phải trình bày các chỉ tiêu liên quan đến nguyên vật liệu bao gồm: Các quy định kế toán áp dụng trong việc đánh giá nguyên vật liệu bao gồm cả phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu, tổng số giá gốc cuả nguyên vật liệu và giá gốc của từng loại nguyên vật liệu được phân loại phù hợp với đơn vị, tổng số giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệu đã dùng thế chấp, cầm cố như sự đảm bảo cho các khoản nợ. 1.3.3.2. Báo cáo quản trị. Báo cáo quản trị là những báo cáo chi tiết phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh cuả quản lý trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các báo cáo quản trị khác nhau tuy nhiên chúng đều tập trung vào việc phản ánh và cung cấp các thông tin cho mục tiêu quản lý doanh nghiệp. Đối với nguyên vật liệu, báo cáo kế toán quản trị phản ánh chi tiết tình hình biến động nguyên vật liệu của doanh nghiệp theo từng loại, từng thứ để phục vụ Sinh viên: Phạm Thị Hoà -24- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Báo cáo nguyên vật liệu thường được lập cho từng kho, từng đơn vị, từng bộ phận của doanh nghiệp và toàn doanh nghiệp. Báo cáo kế toán cung cấp thông tin toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh cũng như tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các báo cáo kế toán là cơ sở để cung cấp số liệu để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh, khai thác các tiềm năng của doanh nghiệp. Từ đó có được các phương án kinh doanh có hiệu quả.Vì vậy báo cáo kế toán phải trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -25- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH. 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. 2.1.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình có tên gọi ban đầu là Công ty gạch ốp lát Thái Bình, được thành lập theo quyết định số 327/QĐ-UB ngày 14/8/1997 của UBND tỉnh Thái Bình, với ngành nghề sản xuất và kinh doanh các loại gạch ceramic cao cấp ốp tường và lát nền, kinh doanh xuất nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất gạch ceramic và xuất khẩu gạch ceramic các loại. Khi thành lập năm 1997, Công ty gạch ốp lát Thái Bình với sản phẩm chính là gạch ceramic lát nền, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đồng bộ của 2 ITALIA, công nghệ Tây Ban Nha với công suất thiết kế là 1.050.000m / năm. Doanh thu công ty đã đạt được trong năm là 50 tỷ VNĐ. Đến năm 1999, công ty đã đầu tư và mở rộng thêm dây chuyền II sản xuất gạch ceramic ốp tường, nâng công suất sản xuất và cung ứng của công ty lên 2.100.000 m2 gạch ốp lát các loại/ năm.Doanh thu của công ty đã nâng lên đáng kể, đạt 73 tỷ VNĐ. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, ngày 09/12/2004, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định số 3067/QĐ-UB v/v chuyển đổi công ty gạch ốp lát Thái Bình thành công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. Ngày 23/02/2005, Sở ké hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình đã cấp giấy phép knh doanh số 0803000177 cho công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình với: Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH Tên giao dịch quốc tế: THAI BINH JOINT STOCK CERAMIC TILES COMPANY Thương hiệu: LONG HẦU CERAMIC Điện thoại: 0363.823682 Fax: 0363.823682 Văn phòng đại diện: Sinh viên: Phạm Thị Hoà -26- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Tại Hà Nội: 147 Khuất Duy Tiến- Q.Thanh Xuân- Hà Nội. Tại Đà Nẵng: 345 Ngô Quyền- TP Đà Nẵng. Tại TP Hồ Chí Minh: E1/132 Tô Hiến Thành-P15-Q10-TP Hồ Chí Minh. Số vốn điều lệ : 10 tỷ VNĐ. Hiện nay ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: sản xuất các mặt hàng ceramic ốp tường, lát nền, dạy nghề ngắn hạn sản xuất gạch ceramic ốp lát và hướng dẫn, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm. 2.1.1.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty. Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình huy động , sử dụng , bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh các loại gạch men ốp lát cao cấp. Tận dụng năng lực thiết bị hiện có, ứng dụng khoa học công nghệ mới, đổi mới công nghệ , bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, cải tiến thiết bị, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, động lực. nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động không ngừng nâng cao tay nghề bậc thợ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất. Thực hiện quy chế dân chủ và chế độ làm theo năng lực, hưởng theo kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện theo hành lang của pháp luật quy định, đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng lãng phí và vi phạm pháp luật. Công ty chịu trách nhiệm đóng thuế và các nghĩa vụ tài chính khác ( Nếu có) theo quy định của pháp luật và chế độ tài chính. Tập thể cán bộ công nhân viên lao động công ty chấp hành nghiêm kỉ luật, nội quy lao động, quy trình kĩ thuật, an toàn vệ sinh lao động. Quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát ceramic. Gạch ốp lát ceramic được sản xuất theo quy trình công nghệ kiểu phức tạp chế biến liên tục khép kín sản xuất với khối lượng lớn.Chu kì sản xuất sản phẩm ngắn, kết thúc ca máy thì sản phẩm hoàn thành, do đó không có sản phẩm dở dang. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -27- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 6: Quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát ceramic. Hỗn hợp nguyên liệu Nghiền bi Sấy phun Ép Sấy đứng Tráng men Nghiền men Men In hoa văn Nghiền mầu Mầu Sấy modul Nung tuynen Phân loại Đóng gói Nhập kho Sinh viên: Phạm Thị Hoà -28- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1 . Thuận lợi khó khăn và thành tích của công ty. Hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình gặp không ít các khó khăn,thử thách. Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiềp sản xuấ cùng loại sản phẩm, bùng nổ các dây chuyền sản xuất gạch ceramic trong cả nước, làm cho cung vượt quá cầu. Song vói sự nỗ lực của mình, công ty vẫn phát triển không ngừng, sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường. Hiện tại công ty có 310 cán bộ công nhân viên; đội ngũ cán bộ công nhân viên đều được đào tạo đúng nghành nghề, có năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý và sản xuất. Công ty luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tiếp tục học tập, nâng cao trình độ và tay nghề, nâng cao đời sống cho người lao động. Thị trường tiêu thụ của công ty rộng khắp trong cả nước và ngoài nước, thị trường nước ngoài chủ yếu là IRAC, NHẬT BẢN Sản phẩm của công ty được khác hàng tiếp nhận và đánh giá cao.Chất lượng gạch ceramic ốp tường và lát nền của công ty đạt nhiều giải thưởn quốc tế: Giải thưởng Cúp vàng chất lượng quốc tế -2002, Cúp vàng bạch kim chất lượng quốc tế-2003, Cúp ngôi sao kim cương chất lượng quốc tế-2004. Đạt giải thưởng sao vàng đất việt năm 2003 cho thương hiệu LONG HAU CERAMIC, cúp bạc chất lượng Việt Nam 2003 Là doanh nghiệp nhà nước( nay là công ty cổ phần) sản xuất gạch ceramic đầu tiên tại Việt Nam được hợp chuẩn hoá theo quy trình quản lý chất lượng quốc tế ISO-9000 năm 1999, đến năm 2003 được công nhận hợp chuẩn hoá theo quy trình quản lý chất lượng ISO-9001:2000. Công ty còn được tặng thưởng nhiều bằng khen giấy khen của các cấp TW, bộ nhành và địa phương cho nhiều thành tích khác của công ty. Do sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hiện nay công ty đang thực hiện dự án đầu tư dây chuyền III, mở rộng và nâng tổng công suất lên 4.200.000m 2 gạch ốp lát các loại/năm. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -29- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty. Việc tổ chức bộ máy quản lý đảm bảp giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, có tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của công ty,bộ máy tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm : + Hội đồng quản trị - Ban giám đốc - Ban kiểm soát + Phòng tổ chức hành chính + Phòng kĩ thuật + Phòng kế hoạch + Phòng kế toan + Phòng kinh doanh + Phân xưởng sản xuất + Phân xưởng cơ điện Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền, nhân danh công ty để quýêt định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.Hội đồng quản trị của công ty có chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch HĐQT và các thành viên. Chủ tịch hội đồng quản trị: Có quyền lập kế hoạch, chương trình hoạt động của hội đồng quản trị; tổ chức việc thông qua các quyết định của HĐQT, chủ toạ hộp hội đồng cổ đông Phó chủ tịch hội đồng quản trị: Có trách nhiệm thực hịên những nhiệm vụ do HĐQT thực thi công việc được uỷ quyền khi chủ tịch HĐQT vắng mặt. Thành viên HĐQT trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được HĐQT phân công không uỷ nhiệm cho người khác. Giám đốc: điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, quyết định của hội đồng quản trị, điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -30- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Các phó giám đốc ( PGĐ kinh doanh, PGĐ sản xuất): Trợ giúp giám đốc trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh cũng như các vấn đề trong tổ chức, các vấn đề về khoa học kĩ thuật, chính trị tư tưởng Ban kiểm soát: Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính. Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghi đại hội đồng cổ đông. Các phòng ban chức năng: Không trực tiếp quản lý nhưng có trách nhiệm theo doĩ đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tiến độ sản xuất, các quy trình kĩ thuật, các định mức kinh tế. Gốm có các phòng ban: Phòng tổ chức hành chính. Phòng kế hoạch. Phòng kĩ thuật. Phòng kế toán. Phòng kinh doanh. Phân xưởng sản xuất. Phân xưởng cơ điện. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -31- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phân Phân tổ chức kế kĩ thuật kế toán kinh xưởng xưởng hành hoạch doanh sản cơ điện chính xuất 2.1.4. Tổ chức kế toán ở công ty 2.1.4.1. Đặc diểm tổ chức kế toán ở ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Tổ chức vận dụng chế độ kế toán: + Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: Hình thức kế toán tậo trung. + Hình thức tổ chức công tác kế toán: Hình thức chứng từ ghi sổ. + Hình thức tổ chức theo quyết đinh: 15/2006/QĐ-BCTC. + Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. + Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá vật tư: Phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng. + Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -32- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán. + Hệ thống chứng từ: Công ty vận dụng hệ thống chứng từ theo quy định của bộ tài chính. + Hệ thống sổ kế toán: -Sổ chi tiết: Công ty mở sổ chi tiết cho các tài khoản. -Sổ tổng hợp: Sổ cái. + Hệ thống báo cáo tài chính: -Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01-DN). - Báo cáo kết quả kinh doanh( Mẫu B02-DN). - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03-DN). - Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09-DN). Sinh viên: Phạm Thị Hoà -33- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 8: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ (thẻ) chi chứng từ gốc tiết Chứng từ ghi sổ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối TK Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi thường xuyên trong kì báo cáo : Ghi ngày cuối quý, năm : Đối chiếu số liệu cuối kì : Ghi cuối tháng Sinh viên: Phạm Thị Hoà -34- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4.2 Cơ cấu bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty hiện nay bao gồm: Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty. Kế toán trưởng là trợ thủ cho Tổng giám đốc trong kinh doanh, chụi trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về mọi mặt của công tác kế toán. Bộ phận kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí, tính giá thánh sản phẩm, lên các báo cáo kế hoạch định kì. Bộ phận kế toán thanh toán công nợ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Lập các phiếu thu, phiếu chi, bảng kê các khoản thanh toán. Bộ phận kế toán vật tư: Theo dõi phản ánh về số hiện có, tình hình nhập xuất vật tư . Bộ phận kế toán tiêu thụ sản phẩm: Chụi trách nhiệm hạch toán nhập xuất kho thành phẩm tiêu thụ. Bộ phận kế toán TSCĐ, tiền lương:Chụi trách nhiệm kiểm kê, tính toán TSCĐ và tiền lương. Để công tác kế toán đạt hiệu quả, công ty đã tổ chức nên một bộ máy kế toán mà trong đó hầu hết các nhân viên đều có trình độ dại học, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Sơ đồ 9: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Kế toán trưởKêng Bộ phận Bộ phận kế Bộ phận kế Bộ phận kế Bộ phận kế KT tổng toán vật tư toán công toán TSCĐ, toán tiêu hợp nợ, tiền tiền lương thụ thành mặt, tiền phẩm gửi ngân hàng Sinh viên: Phạm Thị Hoà -35- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 2.2.1. Đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu tại công ty 2.2.1.1. Đặc điểm chung vể nguyên vật liệu tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình sản xuất hai mặt hàng gạch ốp và gạch lát. Công ty phải sử dụng một khối lượng lớn về vật liệu. Các loại nguyên vật liệu này đa dạng về chủng loại, quy cách.Sự biến động của nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên, do đó đòi hỏi sự chú trọng trong việc lựa chọn phương pháp quản lý và hạch toán nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu của công ty được nhập kho hòan toàn là do mua ngoài không có nguyên vật liệu tự chế hay liên doanh. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, nguyên vật liệu cần phải được cung cấp một cách kịp thời đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng, thoả mãn cho nhu cầu sản xuất. Kế toán nguyên vật liệu phải cung cấp được thông tin một cách kịp thời, có hệ thống đẻ phục vụ cho quản trị doanh nghiệp, cho việc lập kế hoạch thu mua vật liệu cũng như công tác tính giá thành sản phẩm. Gắn với những đặc điểm riêng của mình, công ty đã lựa chọn kế toán tổng hợp nguyên liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán chi tiết nguyên vật liệu áp dụng phương pháp ghi thẻ song song và đánh giá nguyên vật liệu theo trị giá vốn thực tế. 2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty Do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty là đa dạng về chủng loại nên để thuận tiện cho việc quản lý và thực hiện hạch toán, nguyên vật liệu của công ty được phân loại thành từng nhóm khác nhau. Nguyên vật liệu chính: tham gia vào quá trình sản xuất, cấu tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm.Bao gồm: Đất sét, trường thạch, thạch anh xương Nguyên vật liệu phụ: Được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nhằm làm tăng công dụng cũng như tính năng của sản phẩm. Bao gồm: Frit men Sinh viên: Phạm Thị Hoà -36- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nhiên liệu: Được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho sản xuất.Bao gồm: Xăng, dầu điezen Phụ tùng: Được sử dụng để sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị.Bao gồm: Linh kiện máy tính, vỉ điện Cách phân loại trên giúp cho công ty đánh giá được vai trò của từng nguyên vật liệu để từ đó xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện sản xuất. 2.2.1 . Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty Khi đánh giá nguyên vật liệu, Công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giá gốc - Nguyên tắc thận trọng - Nguyên tắc nhất quán - Sự hình thành trị giá vốn thực tế của vật tư. 2.2.2.1. Xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho Nguyên vật liệu của công ty nhập kho là hoàn toàn do mua ngoài( mua trong nước hoặc nhập khẩu) không có nguyên vật liệu tự chế hay liên doanh. Vì là đơn vị sản xuất kinh doanh chụi thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá không có thuế GTGT. Phần lớn nguyên vật liệu mua ngoài theo hợp đồng kinh tế và được giao nhận tại kho nên chí phí vận chuyển bốc dỡ do bên bán chịu. Trong trường hợp này, trị giá vốn thực tế nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT. Trị giá vốn thực Số lượng Đơn giá mua tế nguyên vật liệu = nguyên vật liệu x ghi trên hoá đơn nhập kho nhập kho (chưa có thuế GTGT) VD1: Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0001288 của công ty Minh Phúc bán 450.570 kg đất sét Trúc Thôn: Giá chưa có thuế : 103.180.530 Đ Thuế GTGT(thuế suất 5%) : 5.159.027 Đ Tổng giá thanh toán : 108.339.557 Đ Theo thoả thuận, toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ sẽ do bên bán chịu. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -37- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Với tài liệu trên, công ty tính trị giá thực tế nhập kho của 450.570 kg đất sét Trúc Thôn là 103.180.530 đ, tức bằng giá mua chưa có thuế GTGT. Trong trường hợp công ty nhập khẩu từ nước ngoài thì trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn chưa xó thuế GTGT cộng(+) chi phí thu mua cộng(+) thuế nhập khẩu. Trị giá vốn thực Giá mua ghi Chi phí Thuế tế nguyên vật liệu = trên hoá đơn + thu mua + nhập khẩu nhập kho (chưa thuế GTGT) Trong trường hợp đặc biệt, phải nhập lại nguyên vật liệu trước đó(có thể do thay đổi đơn đặt hàng ,hoặc do thừa) thì trị giá vốn của nguyên vật liệu nhập lại kho sẽ bằng trị giá vốn xuất kho trước đó. 2.2.2.2 . Xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho Nguyên vật liệu mua về nhập kho rồi mới đưa vào sản xuất. Để xác định trị giá vốn xuất kho của nguyên vật liệu, Công ty áp dụng phương pháp “Bình quân gia quyền cả kỳ ” TrÞ gi¸ NVL nhËp kho TrÞ gi¸ NVL tån kho đầu kỳ + ĐGBQ trong kỳ = Cả kỳ Tæng sè lîng NVL Sè lîng NVL tån kho đầu kỳ + nhËp trong kú Sau đó căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất kho để tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho Trị giá NVL ĐGBQ Số lượng NVL = x xuất kho Cả kỳ xuất kho VD2:Tháng 3/2008 có tình hình nhập- xuất-tồn đất sét Trúc Thôn như sau: Số lượng tồn kho đầu tháng 3/2008: 373.372 kg Thành tiền: 85.648.714đ Trong kỳ : Nhập kho: 2.592.696 kg Thành tiền: 587.000.000 đ Xuất kho: 1.668.640 kg Sinh viên: Phạm Thị Hoà -38- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Với tài liệu trên, Công ty tính trị giá vốn thực tế xuất kho của nguyên liệu đất sét Trúc Thôn như sau: = 85.648.714 + 587.000.000 ĐGBQ cả kỳ = 226,78 đ/kg 373.372 + 2.592.696 Trị giá vốn thực tế của đất sét Trúc Thôn xuất kho trong tháng 3 là: 226,78 × 1.668.640 = 378.414.179 đ Đơn giá này được tính vào cuối tháng và được dùng cho tất cả các lần xuất trong tháng. 2.2.3. Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 2.2.3.1 Thủ tục và chứng từ nhập kho nguyên vật liệu tại công ty Toàn bộ quy trình nhập kho nguyên vật liệu tại công ty được bắt đầu từ việc lựa chọn nhà cung ứng, kí kết hợp đồng mua bán, vận chuyển hàng, giao hàng và nhập kho, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán. Các chứng từ như hợp đồng mua bán, hoá đơn GTGT , phiếu nhập kho được luân chuyển và sử lý một cách khoa học Tại công ty, nguyên vật liệu nhập kho là hoàn toàn do mua ngoài. Căn cứ vào các đơn đặt hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, bộ phận sản xuất có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất, tính toán nguyên vật liệu đầu vào cần thiết , quy cách chủng loại, để trình giám đốc. Căn cứ vào kế hoạch đó, giám đốc xem xét, chỉ đạo phòng kinh doanh có nhiệm vụ tìm nhà cung ứng thích hợp thông qua việc kí kết hợp đồng mua bán. Trong quá trình mua nguyên vật liệu, chứng từ quan trọng là hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT cùng với hợp đồng sẽ được gửi lên phòng kế toán. Khi nhận đựơc các chứng từ này, kế toán kiểm tra đối chiếu giữa chúng , sau đó dùng làm căn cứ để ghi vào phiếu nhập kho, chứng từ ghi sổ Sinh viên: Phạm Thị Hoà -39- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nhận được thông báo hàng đã về tới công ty, nếu cần kiểm tra hàng trước khi nhập kho thì cán bộ phụ trách kỹ thuật sản xuất , thủ kho và người của phòng kinh doanh sẽ được bố trí để kiểm tra và kết qủa kiểm tra sẽ được ghi vào phiếu yêu cầu nhập vật tư (Biểu số 2) sau đó phòng Kinh Doanh tiến hành lập phiếu nhập kho(Biểu số 3) giao cho thủ kho. Sau khi nhập kho, thủ kho cùng với người giao hàng ký vào phiếu nhập kho.Phiếu nhập kho gồm 2 liên: Liên 1: Thủ kho gửi lại cho phòng kinh doanh(nơi lập phiếu). Liên 2 : Thủ kho dùng để ghi số thực nhập vào thẻ kho sau đó sẽ giao lại cho phòng kế toán. Phiếu nhập kho sau khi được đưa về phòng kế toán, kế toán kiểm tra lại và căn cứ vào hoá đơn GTGT, các chứng từ liên quan khác để hoàn chỉnh nốt chỉ tiêu “Đơn giá” và “Thành tiền” trên phiếu nhập kho. Căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT kế toán ghi chứng từ ghi sổ. Mặt khác, phiếu nhập kho sau khi hoàn chỉnh được dùng làm căn cứ để ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu (Biểu số 7). Sinh viên: Phạm Thị Hoà -40- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp VD3:Ngày 05/03/2008 công ty nhận được hoá đơn GTGT của công ty Minh Phúc Biểu số 1: HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số 01 GTKT – 3LL Liên 2 (Giao cho khách hàng) DX/2008B Ngày 05 tháng 03 năm 2008 0024408 Đơn vị bán hàng: Công ty Minh Phúc Địa chỉ: Minh Tân – Kinh Môn – Hải Dương MST: 5900181735 Người mua hàng: Phạm Văn Phước Đơn vị: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Địa chỉ: Đông Lâm – Tiền Hải – Thái Bình Số TK: 021000000076 Ngân hàng Ngoại Thương Thái Bình Hình thức thanh toán: Trả chậm MST: 1000214927 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 2 x 1 1 Đất sét Trúc Thôn kg 77.353 224 17.327.072 Cộng tiền hàng 17.327.072 Thuế suất thuế GTGT 5% Tiền thuế GTGT 866.354 Tổng cộng tiền thanh toán 18.193.426 Số viết bằng chữ: Mười tám triệu một trăm chín mươi ba nghìn bốn trăm hai mươi sáu đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hoà -41- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Khi nguyên liệu về, phòng kĩ thuật tiến hành làm thủ tục kiểm tra chất lượng và ghi kết quả kiểm tra vào phiếu yêu cầu nhập vật tư. Biểu số 2: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình PHIẾU YÊU CẦU NHẬP VẬT TƯ Tên chủ hàng: Công ty Minh Phúc Theo hợp đồng số: Ngày 05 tháng 03 năm 2008 Kết quả kiểm STT Tên vật tư ĐVT Số lượng tra 1 Đất sét Trúc Thôn Kg 77.353 Đ Ghi chú: Kết quả kiểm tra: Nếu đạt thì ghi chữ “Đ”, không đạt thì ghi chữ “K” Kết luận: Đạt yêu cầu. TP kinh doanh Nhân viên kiểm tra Thủ kho (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hoà -42- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn, phòng kinh doanh lập phiếu nhập kho nguyên vật liệu. Biểu số 3: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số: 01- VT Đông Lâm- Tiền Hải -Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 03 năm 2008 Số : 135 Nợ TK 1521: 17.372.072 Nợ TK 1331: 866.354 Có TK 331 : 18.193.426 Họ tên người giao hàng: Lê Duy Linh Theo hoá đơn GTGT số 0024408 ngày 12 tháng 03năm 2008 của Minh Phúc Nhập tại kho: Kho vật tư (A1) S Tên, nhãn hiệu, quy Mã Đơn Số lượng TT cách, phẩm chất vật số vị Theo Thực Đơn giá Thành tiền tư (sản phẩm, hàng tính C.từ nhập hoá) A B C D 1 2 3 4 1 Đất sét Trúc Kg 77.353 77.353 224 17.327.072 Thôn(Minh Phúc) Tổng lượng 77.353 77.353 Cộng tiền hàng 17.327.072 Thuế GTGT 866.354 Tổng tiền 18.193.426 Số tiền(bằng chữ): Mười tám triệu một trăm chín mươi ba nghìn bốn trăm hai mươi sáu đồng. Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hoà -43- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.3.2.2. Thủ tục và chứng từ xuất kho nguyên vật liệu tại công ty. Ở công ty, xuất kho nguyên vật liệu chủ yếu là cho sản xuất sản phẩm. Nơi lập ra phiếu xuất kho là bộ phận sản xuất( Phân xưởng sản xuất).Khi các tổ sản xuất có nhu cầu về nguyên vật liệu để sản xuất sẽ viết phiếu yêu cầu cấp vật tư (Biểu số 4) chuyển quản đốc phân xưởng sản xuất biết. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng, quản đốc sẽ lập phiếu xuất kho (Biểu số 5). Sau đó giao cho người ở phân xưởng đi lĩnh nguyên vật liệu ở kho. Căn cứ số lượng nguyên vật liệu tồn kho, phiếu xuất kho, thủ kho cho tiến hành xuất kho. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số thực xuất vào phiếu xuất và cùng với người lĩnh ký vào phiếu. Phiếu xuất kho gồm 2 liên: Liên 1: Thủ kho gửi lại cho phân xưởng(nơi lập phiếu) Liên 2: Thủ kho dùng để ghi vào thẻ kho và sau đó sẽ chuyển cho phòng kế toán Phiếu xuất kho sau khi đưa về phòng kế toán, kế toán kiểm tra lại và hoàn thành nốt chỉ tiêu “Đơn giá”, “Thành tiền”.Để tính được đơn giá xuất kho cho từng phiếu xuất , kế toán sử dụng phương pháp “Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ”, nhưng trước tiên căn cứ vào số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, sau đó căn cứ vào đơn giá xuất tính được trên sổ chi tiết để ghi vào phiếu xuất kho. VD4: ngày 03/03 phân xưởng sản xuất có nhu cầu đất sét, phiếu yêu cầu cấp vật tư được viết như sau: Sinh viên: Phạm Thị Hoà -44- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 4: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ Ngày 03 tháng 03 năm 2008 Tên tôi là: Nguyễn Thị Hường. Thuộc bộ phận: Phân xưởng sản xuất. Lý do: Xuất nguyên liệu sản xuất xương gạch ốp. Đề nghị cấp một số vật tư như sau: STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đề nghị Thực hiện 1 Đất sét Trúc Thôn Kg 308.040 Thủ trưởng đơn vị Phòng kỹ thuật Phụ trách bộ phận Người yêu cầu (ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hoà -45- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Phiếu yêu cầu được chuyển cho quản đốc .Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng, quản đốc sẽ lập phiếu xuất kho. Biểu số 5: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số 02- VT Đông Lâm- Tiền Hải -Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 03 năm 2008 Quyển số: Số : 183 Nợ TK 6211: 69.857.311 Có TK 1521 : 69.857.311 Họ tên người nhận hàng: Bà Hường Bộ phận: Phân xưởng sản xuất Lý do xuất kho: Xuất nguyên liệu sản xuất gạch ốp Xuất tại kho: Kho vật tư(A1) Đơn Số lượng Số Tên, nhãn hiệu, Mã Đơn Thành vị Yêu TT quy cách vật tư số Thực xuất giá tiền tính cầu A B C D 1 2 3 4 1 Đất sét Trúc Thôn Kg 308.040 308.040 226,78 69.857.311 Cộng 69.857.311 Số tiền(bằng chữ): Sáu mươi chín triệu tám trăm năm mươi bảy nghìn ba trăm mười một đồng. Người lập phiếu Người xuất Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hoà -46- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.4. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu taị công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình được tiến hành đồng thời tại phòng kế toán và kho. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được sử dụng là phương pháp ghi thẻ song song. Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho (Biểu số 6) để theo dõi tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu về mặt hiện vật, nhằm xác định căn cứ cho việc tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, đồng thời cũng xác định được trách nhiệm vật chất của thủ kho. Mỗi thẻ kho dùng để ghi chép cho một thứ nguyên vật liệu. Hàng ngày khi có nghiệp vụ nhập ( xuất) nguyên vật liệu phát sinh sau khi thực hiện công việc nhập kho ( xuất kho) thủ kho sẽ ghi số lượng thực nhập ( thực xuất) vào phiếu nhập kho( Phiếu xuất kho). Căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (liên 2) thủ kho ghi số lượng thực nhập( Thực xuất) vaò thẻ kho, cuối ngày thủ kho tính ra số lượng tồn kho nguyên vật liệu để ghi chép vào cột “tồn” của thẻ kho.Các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho sau kho được sử dụng để ghi vào thẻ kho sẽ được thủ kho bảo quản đề giao cho kế toán làm căn cứ ghi sổ kế toán. Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết (Biểu số 7) để ghi chép tình hình nhập xuất cho từng thứ vật tư theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Hàng tuần, nhân viên kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, đổng thời ký xác nhận vào thẻ kho và nhận các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho về phòng kế toán. Ở phòng kế toán, kế toán vật tư kiểm tra chứng từ và hoàn chỉnh nốt chỉ tiêu giá trị trên các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Đối với phiếu nhập kho, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT( của người bán), các chứng từ khác liên qua để tính ra ‘‘Đơn giá’’ và ‘‘Thành tiền’’. Còn đối với phiếu xuất kho, để giúp cho việc tính ‘‘Đơn giá’’ cho từng phiếu xuất được đơn giản, kế toán sử dụng chỉ tiêu số lượng trên phiếu xuất kho để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu và từ sổ chi tiết nguyên vật liệu tính ra đơn giá xuất, tổng giá trị xuất của mỗi loại nguyên vật liệu xuất kho. Căn cứ vào đơn giá xuất trên sổ chi tiết nguyên vật liệu, kế toán hoàn thành nốt chỉ tiêu ‘‘Đơn giá’’ và ‘‘Thành tiền’’ trên phiếu xuất kho. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -47- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Để có thể quản lý chi tiết nguyên vật liệu cả về hiện vật và giá trị, phòng kế toán của công ty đã sử dụng sổ chi tiết nguyên vật liệu ( Biểu số 7). Các sổ chi tiết này được mở chi tiết cho từng thứ nguyên vật liệu. Cơ sở để ghi sổ là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và sổ chi tiết kỳ trước. VD5: Căn cứ vào phiếu nhập số 135, phiếu xuất 183 và các phiếu nhập, xuất đất sét Trúc Thôn trong tháng 3/2008, thủ kho ghi thẻ kho mặt hàng đất sét Trúc Thôn. Biểu số 6: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu 06 - VT Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ 1141 ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/03/2008 Tờ số: Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Đất sét trúc thôn. Đơn vị tính: Kg STT Chứng từ Diễn giải Ngày Số lượng Chữ kí xác nhập, nhận của Ngày Số xuất Nhập Xuất Tồn kế toán Dư đầu tháng 373.372 1 03/03 183 Xuất kho 03/03 308.040 65.332 2 05/03 135 Nhập kho 05/03 77.353 142.685 3 10/03 197 Xuất kho 10/03 118.553 24.132 26 31/03 155 Nhập kho 31/03 757.520 1.297.428 Cộng số phát sinh 2.529.6961.668.640 Dư cuối tháng 1.297.428 Thñ kho (ký, hä tªn Sinh viên: Phạm Thị Hoà -48- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 7: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S10- DN Đông Lâm- Tiền Hải -Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ Tháng 3 năm 2008 KHO: A1 Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm, vật liệu: Đất sét Trúc Thôn. Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TK Đơn Nhập Xuất Tồn Số Ngày ĐƯ giá SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền Tồn đầu kì 373.372 85.648.714 183 03/03 Xuất kho 621 226,78 308.040 69.857.311 65.332 15.791.403 135 05/03 Nhập kho 331 224 77.353 17.327.072 142.685 33.118.475 197 10/03 Xuất kho 621 226,78 118.553 26.885.449 24.132 6.233.026 155 31/03 Nhập kho 112 229 757.520 173.472.080 1.297.428 294.232.367 Cộng PS 2.592.696 587.000.000 1.668.640 378.416.347 Tồn cuối kì 1.297.428 294.232.367 Sinh viên: Phạm Thị Hoà -49- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Cuối tháng, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết nguyên vật liệu với số trên thẻ kho, nếu khớp nhau( về số lượng) thì các số liệu ở trên sổ chi tiết nguyên vật liệu được dùng để lập “ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn”(Biểu số 8). Mục đích lập bảng này là để đối chiếu số liệu giữa bảng vơí sổ liệu trên sổ cái TK 152 nhằm kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép. Biểu số 8: BẢNG TỔNG HỢP NHẬP- XUẤT- TỒN Tháng 3 năm 2008 Đơn vị tính: Đồng Mặt ĐVT Đầu kì Nhập Xuất Cuối kì hàng SL GT SL GT SL GT SL GT Nguyên vật liệu chính 797.109,8 248.195.955 11.330.868 2.935.206.914 9.092.438 2.499.094.708 3.035.539,8 684.308.161 Đất sét Trúc Thôn kg 373.372 85.648.714 2.592.696 587.000.000 1.668.640 378.416.347 1.297.428 294.232.367 Thạch anh xương kg 12.794 4.267.553 723.590 240.088.200 589.540 195.628.236 146.844 48.727.517 Nguyên vật liệu phụ 571.397,65 863.714.065 467.553,22 706.669.838 689.085,95 949.797.955 349.864,92 620.585.948 Frỉmen kg 402.572 106.892.972 118.000 31.721.023 324.071 86.506.832 196.501 52.107.163 Nhiên liệu 21.780,6 169.916.451 636.425,9 988.362.637 622.641,5 869.273.806 35.565 289.005.282 Dầu điezen lit 7.716 47.578.692 4.234 26.107.851 10.906,1 67.249.606 1.043,9 6.436.937 Phụ tùng 394 499.246.977 7 15.576.714 57 48.225.326 344 466.598.365 Tổng cộng 1.390.682,05 1.781.073.448 12.434.854,12 4.645.816.103 10.404.222,45 4.366.391.795 3.421.313,72 2.060.497.756 Sinh viên: Phạm Thị Hoà -50- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.5.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Song song với công việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu hàng ngày thì kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là công việc không thể thiếu được trong công tác kế toán nguyên vật liệu. Hiện nay, công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình đang áp dụng kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Tức là việc ghi chép tính toán tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu vào các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trên cơ sở các chứng từ hợp lý được diễn ra thường xuyên liên tục. Và trong quá trình hạch toán kế toán công ty cũng sử dụng các tài khoản có liên quan đến tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo phương pháp này. TK sử dụng: Tại công ty, kế toán nguyên vật liệu sử dụng một số TK sau: TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. . Các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu, công ty sử dụng tài khoản sau: TK 111: Tiền mặt. TK 112: Tiền gửi ngân hàng. TK 331: Phải trả cho người bán . Các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu, công ty sử dụng tài khoản sau: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 627: Chi phí sản xuất chung. TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang. Sổ sách sử dụng: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức kế toán thích hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp có ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Chính vì vậy các loại sổ sách kế toán của công ty sử dụng đều phải tuân theo những quy định chung của hình thức này, bao gồm: - Sổ cái TK 152- Nguyên liệu, vật liệu - Sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -51- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Các sổ liên quan khác như sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp vật tư, sổ chi tiết TK 621, các bảng tổng hợp chứng từ gốc 2.2.5.1. Hạch toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liệu tại công ty. Do nguyên vật liệu của công ty được nhập hoàn toàn từ mua ngoài nên đã nảy sinh quan hệ thanh toán giữa công ty và các nhà cung cấp vật tư. Đối với những vật tư mua lẻ có giá trị nhỏ có thể thanh toán ngay bằng tiền mặt.Còn đối với những vật tư có giá trị lớn, công ty thường sử dụng hình thức thanh toán bằng chuyển khoản.Hình thức này giúp cho việc thanh toán được dễ dàng và nhanh chóng.Bên cạnh đó công ty cũng dùng hình thức thanh toán trả chậm đối với những nhà cung cấp có quan hệ thường xuyên với công ty. Cụ thể công việc hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu được thực hiện như sau: 2.2.5.1.1 . Nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài chưa thanh toán. Hình thức mua nguyên vật liệu chưa thanh toán của công ty thường được áp dụng khi mua nguyên vật liệu của các nhà cung cấp có quan hệ thường xuyên với công ty. Việc theo dõi các khoản thanh toán với người bán được kế toán thực hiện trên cả phần mềm kế toán và trên sổ sách. Mô hình nghiệp vụ: TK 331 TK 152 Mua NVL TK 133 VD:Ông Trung mua đất sét Trúc Thôn của công ty Minh Phúc .Ngày 05/03/2008 công ty nhận được hoá đơn GTGT của công ty Minh Phúc . Hoá đơn GTGT số 0024408: Biểu số 1. Phiếu nhập kho số 135 : Biếu số 3. Kế toán tổng hợp căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0024408 phiếu nhập kho số 135 lập chứng từ ghi sổ số 201. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -52- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 9: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S02a- DN Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:201 Ngày 05 tháng 03 năm 2008 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Nhập đất sét Trúc Thôn(MP) 1521 331 17.327.072 133 866.354 Tổng cộng 18.193.426 Kèm theo 02 chứng từ gốc. Ngày tháng năm 2008 Người lập Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.5.1.2 Nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài được thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng. Thông thưòng việc thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng áp dụng với những lô hàng có giá trị lớn. Mô hình nghiệp vụ: TK 112 TK 152 Mua NVL TK 133 - Sinh viên: Phạm Thị Hoà -53- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp VD: Ngày 10/03/2008, ông Trung mua thạch anh xương tại công ty Minh Hương .Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0016371có: Giá chưa thuế: 49.650.000 Thuế GTGT( Thuế suất 10%): 4.965.000 Tổng giá thanh toán: 54.615.000 Theo thoả thuận, toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ sẽ do bên bán chịu. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. Khi nhận được hoá đơn GTGT trên: - Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu - Kế toán thanh toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, uỷ nhiệm chi của ngân hàng để định khoản. - Định kì, Kế toán tổng hợp căn cứ vào hoá đơn GTGT , phiếu nhập kho, uỷ nhiệm chi của ngân hàng để lập chứng từ ghi sổ Biểu số 10: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S02a- DN Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 224 Ngày 10 tháng 03 năm 2008 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có 1521 112 49.650.000 Nhập thạch anh xương 1331 496.500 Tổng cộng 54.615.000 Kèm theo 03 chứng từ gốc. Ngày tháng năm 2008 Người lập Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hoà -54- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.5.1.3 Nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài nhưng thanh toán bằng tiền mặt. Khi phát sinh ngiệp vụ mua nguyên vật liệu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, thủ quỹ thực hiện các nghiệp vụ chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, ghi sổ quỹ hàng ngày, lập báo cáo quỹ cho phòng kế toán kèm theo tất cả các chứng từ chi làm cơ sở ghi sổ kế toán. Mô hình nghiệp vụ: TK 111 TK 152 Mua NVL TK 133 VD: Ngày 22/03/2008, ông Trung mua vòng bi tại công ty Nhật Linh thanh toán ngay bằng tiền mặt.Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 006740 có: Giá chưa thuế: 2.956.470 Thuế GTGT( Thuế suất 10%): 295.647 Tổng giá thanh toán: 3.252.117 Theo thoả thuận, toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ sẽ do bên bán chịu. Khi nhận được hoá đơn GTGT trên: - Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu - Kế toán thanh toán căn cứ vào hoá đơn GTGT để lập phiếu chi . - Định kì, Kế toán tổng hợp căn cứ vào hoá đơn GTGT , phiếu nhập kho, phiếu chi lập chứng từ ghi sổ. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -55- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 11: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S02a- DN Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:242 Ngày 25 tháng 03 năm 2008 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Nhập vòng bi 1524 111 2.956.470 1331 295.647 Tổng cộng 3.252.117 Kèm theo 03 chứng từ gốc. Ngày tháng năm 2008 Người lập Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.5.2 Hạch toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu tại công ty. Việc xuất dùng nguyên vật liệu chủ yếu là phục vụ nhu cầu sản xuất.Tuỳ theo mục đích sử dụng, hạch toán tổng hợp xuất vật liệu sẽ phản ánh giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng vào bên có TK152 và vào bên nợ của các TK có liên quan. Cuối tháng,căn cứ vào các phiếu xuất kế toán lập bảng phân bổ vật liệu( Biểu số 12). Số liệu trên hàng tổng cộng của bảng phân bổ được đối chiếu khớp với số liệu trên dòng xuất của bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -56- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 12: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số 07-VT Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU Tháng 03 năm 2008 Đơn vị tính: Đồng Ghi có TK 152 Đối tượng sử dụng TK 152 STT (Ghi nợ các TK) I TK 621 3.483.194.202 1 Xuất nguyên vật liệu sản xuất gạch ốp 1.808.315.810 2 Xuất nguyên vật liệu sản xuất gạch lát 1.674.878.392 II TK 627 755.973.215 Xuất NVL phục vụ sản xuất 755.973.215 II TK 641 86.225.923 Xuất NVL phục vụ bán hàng 86.225.923 III TK 642 40.998.455 Xuất NVL phục vụ quản lý DN 40.998.455 Tổng cộng 4.366.391.795 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu tháng 3, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 259. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -57- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 13: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S02a- DN Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:259 Ngày 31 tháng 03 năm 2008 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất NVL để sx sản phẩm 621 152 3.483.194.202 Xuất NVL phục vụ sản xuất 627 755.973.215 Xuất NVL phục vụ bán hàng 641 86.225.923 Xuất NVL phục vụ quản lý DN 642 40.998.455 Tổng cộng 4.366.391.795 Kèm theo 01 chứng từ gốc. Ngày tháng năm 2008 Người lập Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Định kì 5 ngày, từ các chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ cái TK 152. Cuối tháng kế toán đối chiếu số liệu trên dòng cộng phát sinh và dòng số dư của sổ cái với số liệu trên dòng tổng cộng của bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn.Cuối quý, số liệu trên sổ cái được vào bảng cân đối số phát sinh. Từ bảng cân đối số phát sinh vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -58- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 14: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S02c1- DN Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 SỔ CÁI Tháng 03 năm 2008 Tên tài khoản: Nguyên vật liệu Số hiệu:152 Đơn vị tính: Đồng CT ghi sổ TK Số tiền SH Diễn giải Đối NT Nợ Có ứng Dư đầu kì 1.781.073.448 201 05/03 Nhập đất sét Trúc 331 17.327.072 Thôn 224 10/03 Nhập thạch anh 112 49.650.000 xương 242 22/03 Nhập vòng bi 111 2.956.470 259 31/03 Xuất nguyên vật liệu 621 3.483.194.202 để sản xuất 259 31/03 Xuất nguyên vật liệu 627 755.973.215 phục vụ sản xuất Tổng phát sinh 4.645.816.103 4.366.391.795 Dư cuối kì 2.060.497.756 Sinh viên: Phạm Thị Hoà -59- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 3.1. Đánh giá chung công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. Hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường , công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình gặp không ít các khó khăn,thử thách. Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiềp sản xuất cùng loại sản phẩm, bùng nổ các dây chuyền sản xuất gạch ceramic trong cả nước, làm cho cung vượt quá cầu.Song vói sự nỗ lực của mình, công ty vẫn phát triển không ngừng, sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường.Có được những thành tích này là nhờ vào bộ máy điều hành và quản lý công ty nói chung và bộ máy kế toán công ty nói riêng. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh, công tác kế toán tại công ty và trên cơ sở những kiến thức đã được học, sự vận dụng lý luận vào thực tiễn, em nhận thấy công tác tổ chức kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng ở công ty đã đạt được những kết quả tích cực và cũng còn một số mặt hạn chế. 3.1.1 . Ưu điểm: Về công tác tổ chức kế toán nói chung: . Trong công tác kế toán, công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ kế toán viên vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác kế toán, luôn áp dụng chế độ kế toán hiện hành kịp thời. Công việc kế toán được phân công cụ thể, phù hợp với trình độ nhân viên kế toán, từ đó tạo điều kiện phát huy và nâng cao trình độ kiến thức cho từng người. Chính điều này tạo ra một bộ máy kế toán được tổ chức một cách gọn nhẹ, chặt chẽ, khoa học, tận dụng được hết khả năng của từng nhân viên kế toán đồng thời tăng thêm thu nhập cho từng người. . Việc tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung là mô hình đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kiểm tra, xử lý, cung cấp thông tin giúp ban lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, chính xác. . Các quy định mới về kế toán do nhà nước ban hành đều được công ty cập nhật và vận dụng một cách phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -60- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp . Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất. Về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu: . Công ty đánh giá nguyên vật liệu theo trị giá vốn thực tế và tính giá xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ.Việc đánh giá như vậy là hợp lý. . Công ty hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu. . Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên bất cứ thời điểm nào cũng tính được giá trị nhập, xuất, tăng, giảm, hiện có của nguyên vật liệu. Như vậy công ty có điều kiện để quản lý tốt nguyên vật liệu và hạch toán chặt chẽ đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra kế toán tại công ty. . Trong công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, giữa phòng kế toán và thủ kho có sự phối hợp chặt chẽ: Thủ kho theo dõi, quản lý chi tiết nguyên vật liệu trên các thẻ kho, kế toán theo dõi chi tiết trên các sổ chi tiết nguyên vật liệu; hàng tuần nhân viên kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và nhận các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. .Vấn đề kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện tốt: Cuối mỗi tháng, kế toán vật tư đều đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết nguyên vật liệu với số liệu trên thẻ kho, giữa sổ cải tài khoản 152 với bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu. 3.1.2 . Những mặt còn tồn tại. Bên cạnh những những ưu điểm cơ bản, trong quá trình quản lý và sử dụng kế toán nguyên vật liệu còn một số hạn chế sau: Một là: Công ty chưa mở đầy đủ các sổ sách đúng như quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính.Cụ thể, hiện nay công ty không mở sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và vẫn sử dụng thẻ kho theo mẫu 06 VT theo quyết định 1141/QĐ-BTC. Trước tiên điều này trái với quy định của bộ tài chính.Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ dùng để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về mặt thời gian, do đó nếu không có sổ này thì sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Hai là: Việc hạch toán tổng hợp tình hình biến động nguyên vật liệu. Đối với những nguyên vật liệu có giá trị lớn hoặc yêu cầu về chất lượng vật liệu cao Sinh viên: Phạm Thị Hoà -61- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp hoặc một loại vật liệu nhưng có nhiều quy cách khác nhau, với đơn giá khác nhau dễ gây nhầm lẫn thì trước khi tiến hành nhập kho và viết phiếu nhập kho công ty nên tiến hành kiểm nghiệm vật tư và lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. Ba là: Công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống danh điểm vật tư, do đó gây khó khăn cho công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu. Bốn là: Việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác hạch toán còn rất hạn chế. Năm là: Công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu ở công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty em thấy công ty chưa thực sự coi trọng công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. Nếu được thực hiện tốt, việc phân tích này sẽ giúp công ty tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản chi vật liệu trong giá thành sản phẩm từ đó có biện pháp hạ thấp chi phí, giá thành tăng lợi nhuận cũng như tìm ra các biện pháp quản lý nguyên vật liệu hiệu quả. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. 3.2.1.Nguyên tắc hoàn thiện: Việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty đặc biệt chú ý đến các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc nhất quán: Kế toán đã chọn phương pháp nào để hạch toán nguyên vật liệu thì phải áp dụng phương pháp đó trong cả niên độ kế toán. - Nguyên tắc giá gốc: quy định nguyên vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc. - Nguyên tắc thận trọng:để hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu cần phải thận trọng trong từng bước. 3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện: Kế toán trong doanh nghiệp nói chung mà cụ thể ở đây là kế toán nguyên vật liệu là công cụ đắc lực của doanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung nên đòi hỏi nó phải luôn hướng tới sự hoàn thiện. Tuy nhiên công việc kế toán lại thay đổi thường xuyên, liên tục tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn và theo những chính sách chế độ quản lý kinh tế Sinh viên: Phạm Thị Hoà -62- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp tài chính mới của nhà nước. Chính vì thế mà quá trình tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Tôn trọng nguyên tắc, chế độ, chuẩn mực kế toán. Đây là yêu cầu bắt buộc, là cơ sở, nền tảng cho việc quản lý, điều hành thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có thể áp dụng những hình thức, phương pháp kế toán khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng chế độ, chuẩn mực kế toán của nhà nước. Đó chính là hành lang pháp lý của công tác kế toán tạo ra khả năng so sánh, đối chiếu được và thuận tiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán. - Tổ chức kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp vể tổ chức sản xuất kinh doanh và về công tác quản lý. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau thì sẽ lựa chọn cho mình một hình thức kế toán, phương pháp kế toán khác nhau (phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính giá vốn xuất kho ) để đảm sự phù hợp đó. Nếu doanh nghiệp chỉ áp dụng cứng nhắc một hình thức, một phương pháp kế toán nào đó không thích hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp tất yếu sẽ tạo ra sự bất hợp lý trong khi hạch toán và không đem lại hiệu quả công tác kế toán như mong muốn. Tuy vậy việc lựa chọn này dù linh động đến đâu vẫn phải đảm bảo các chế độ, chuẩn mực của nhà nước. - Công tác kế toán phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Yêu cầu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Nếu thông tin kế toán không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản này thì quyết định kinh tế của doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được tính thích hợp, đúng đắn, sát với thực tế. Hơn nữa thông tin kế toán được cung cấp còn là một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp. Nó là căn cứ để thuyết phục các chủ đầu tư, các ngân hàng trong việc ký kết các hợp đồng đấu thầu lớn, thực hiện các khoản vay, các dự án lớn vì thế thông tin kế toán được cung cấp như thế nào sẽ quyết định sự thắng lợi của doanh nghiệp trong cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. - Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu phải trong mối quan hệ thống nhất với các phần hành kế toán khác, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán nguyên vật liệu cũng như các phần hành kế toán khác chỉ là một bộ phận trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, Sinh viên: Phạm Thị Hoà -63- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau, không thể thiếu một bộ phận kế toán nào. Vì vậy bất kỳ một phần hành kế toán nào yếu kém sẽ đều ảnh hưởng tới các phần hành kế toán khác và do đó tác động xấu tới cả hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Chỉ có trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu trên thì kế toán vật liệu mới thực hiện tốt vai trò của mình và trở thành công cụ quản lý hữu ích của doanh nghiệp. 3.2.3.Nội dung hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. Để phát huy hơn nữa vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong quản lý , em xin được đề xuất một số ý kiến nhằm củng cố hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Một là: Về việc mở sổ kế toán. Công ty nên mở sổ đầy đủ theo đúng trình tự của bộ tài chính đã ban hành theo QĐ 15. Điều này thể hiện sự chấp hành nghiêm túc các văn bản pháp quy của nhà nước. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -64- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức chúng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ (thẻ) chi chứng từ gốc tiết Sổ đăng kí Chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối TK Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi thường xuyên trong kì báo cáo : Ghi ngày cuối quý, năm : Đối chiếu số liệu cuối kì : Ghi cuối tháng Nên mở thêm sổ đăng kí chứng từ ghi sổ vì đây là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa có tác dụng dùng để đăng ký các nghiệụ vụ kinh tế pháp sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.Hơn nữa sổ này giúp cho cơ quan thuế cũng như những cơ quan có chức năng thuânh tiện hơn trong việc theo dõi và kiểm tra tính đúng đắn , tính xác thực, đầy đủ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cụ thể mẫu sổ đăng kí chứng từ như sau: Sinh viên: Phạm Thị Hoà -65- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 15: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S02b- DN Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng A B 1 A B 1 Cộng tháng Cộng tháng Cộng luỹ kế từ đầu quý Cộng luỹ kế từ đầu quý -Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang - Ngày mở sổ: Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) Do công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán nên mở thêm bảng tổng hợp đăng ký chứng từ cùng loại sẽ giảm bớt số chứng từ. Nhờ vậy, sẽ dễ dàng và tiết kiệm được thời gian, công sức hơn trong việc tra cứu tìm kiếm các chứng từ khi cần thiết. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -66- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Công ty nên sử dụng mấu thẻ kho theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC.Mẫu sổ như sau: Biểu số 16: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S12- DN Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 THẺ KHO( SỔ KHO) Ngày lập thẻ: Tờ số: - Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: - Đơn vị tính: - Mã số: Số hiệu chứng Ngày, Ký xác Ngày, Số lượng STT từ Diễn giải nhập, nhận tháng Nhập Xuất xuất Nhập Xuất Tồn của KT A B C D E F 1 2 3 G Cộng × × cuối kì Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang Ngày mở sổ: Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Phạm Thị Hoà -67- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Hai là: Thành lập ban kiểm nghiệm vật tư. Vật tư, hàng hoá nói chung và nguyên vật liệu nói riêng cần phải được kiểm tra kĩ lưỡng trước khi nhập kho để xem xét loại hàng nhập kho có đúng, đủ với những điều khoản ghi trên hợp đồng mua hàng hay không, tránh tình trạng nhập kho phải những hàng kém chất lượng, sai quy cách hoặc là nhập không đủ số lượng so với thực mua. Do đó, tiến tới Công ty cần thành lập ban kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá. Ban kiểm nghiệm cần phải có ít nhất: Một đại diện phụ trách mua hàng, thủ kho, một đại diện phụ trách kỹ thuật sản xuất. Những người trong ban kiểm nghiệm phải thành thạo về mẫu mã, phẩm chất và quy cách cuả hàng mua. Sau khi nhận hàng mua về, ban kiểm nghiệm cần lập “ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá” theo mẫu : Biểu số 17: Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số 03-VT Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Ngày tháng năm Số: - Căn cứ Số Ngày tháng năm của - Ban kiểm nghiệm gồm: + Ông/ bà Chức vụ: Đại diện: Trưởng ban. + Ông/ bà Chức vụ: Đại diện: Uỷ viên. + Ông/ bà Chức vụ: Đại diện: Uỷ viên. Đã kiểm nghiệm các loại: Số Kết quả kiểm nghiệm Tên nhãn hiệu, Mã Phương lượng quy cách vật tư Số lượng Số lượng STT số thức kiểm ĐVT theo đúng quy không đúng Ghi chú sản phẩm hàng nghiệm chứng hoá cách, phẩm quy cách, từ chất phẩm chất A B C D E 1 2 3 4 Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Đại diện kĩ thuật Thủ kho Trưởng ban (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) Sinh viên: Phạm Thị Hoà -68- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Đối với những chuyến hàng mua về có giá trị lớn, nhiều chủng loại, thì nhất thiết phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho và lập biên bản kiểm nghiệm. Cách ghi chép biên bản kiểm nghiệm như sau: - Cột D-Phương thức kiểm nghiệm: Ghi phương pháp kiểm nghiệm toàn diện hay xác suất. - Cột 1: Ghi số lượng theo hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hay phiếu giao hàng. - Cột 2 và cột 3: Ghi kết quả thực tế kiểm nghiệm. - Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Ghi rõ ý kiến về số lượng, chất lượng, nguyên nhân đối với nguyên vật liệu không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất và cách xử lý. Biên bản kiểm nghiệm được lập thành 2 bản: 1 bản giao cho bộ phận phụ trách cung tiêu, 1 bản giao cho phòng kế toán. Trong trường hợp nguyên vật liệu không đúng với số lượng, quy cách, phẩm chất so với chứng từ hoá đơn, thì lập thêm một liên nữa và kèm theo các chứng từ liên quan để gửi cho đơn vị bán nhằm giải quyết. Ba là: Cần phải xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu hoàn chỉnh và thống nhất. Hiện nay, nguyên vật liệu của công ty được phân loại thành từng nhóm khác nhau. Việc phân loại như vậy thì đơn giản nhưng chưa khoa học, chưa thể hiện rõ đặc điểm công dụng của từng loại nguyên vật liệu. Xây dựng danh điểm vật tư là việc quy định những ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số kết hợp với các chữ cái thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng.Hệ thống các danh điểm vật tư có thể được xác định theo nhiều cách thức khác nhau nhưng phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ, không trùng lắp. Nguyên vật liệu của công ty là đa dạng về chủng loại nên việc lập sổ danh điểm vật liệu thống nhất, hợp lý giữa kho và phòng kế toán là việc làm cần thiết. Xây dựng sổ danh điểm vật tư sẽ giúp cho việc quản lý vật liệu được tốt, hạch toán kế toán sẽ chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vi tính hoá kế toán vật liệu, góp phần giảm bớt khối lượng công việc hạch toán kế toán, xử lý vật liệu nhanh chóng, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Việc xây dựng danh điểm vật tư phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng ban chức năng quản lý để đảm bảo khoa học, hợp lý phục vụ yêu cầu quản lý của công ty. Về cách xây dựng danh điểm đối với nguyên vật liệu, có thể thực hiện bằng việc mở tài khoản chi tiết theo nội dung kinh tế của nguyên vật liệu. Ví dụ một số danh điểm nguyên vật liệu ở công ty như sau: Sinh viên: Phạm Thị Hoà -69- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU Kí hiệu Tên, nhãn hiệu, quy cách Danh điểm vật ĐVT Ghi chú Nhóm vật liệu liệu 1521 NL, VL chính 1521 – FA 1521 – FA Đất sét Kg 1521 – FA1 Đất sét Trúc Thôn Kg 1521 – FA2 Đất sét Vệ Linh Kg 1521 – FA3 Đất sét Phú Minh Kg 1521– FA4 Đất sét trắng Hà Tây 1522 NL, VL phụ 1522- 01 Frit men 1522- 02 Frit Engobe 1523 Nhiên liêu, động lực 1523-01 Xăng Lit 1523-02 Dầu điezen Lit 1524 Phụ tùng Thiết bị điện tự động, linh 1524-01 kiện máy tính 1524-0101 Thiết bị tự động Cái 1524-0102 Linh kiện máy tính Cái Một khi hệ thống danh điểm vật tư được xây dựng và công ty ứng dụng tin học vào công tác kế toán thì sẽ phát huy được hiệu quả quản lý, hạch toán nguyên vật liệu. Sinh viên: Phạm Thị Hoà -70- Lớp: QT 903K
- Trường ĐHDL Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Bốn là: Tiến tới đầu tư công nghệ tin học vào công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng. Hiện nay, công nghệ tin học phát triển không ngừng, tạo ra những ưu việt trong công tác quản lý, kế toán. Nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đã mạnh dạn đầu tư nhằm tin học hoá công tác quản lý, kế toán , cho phép nâng cao hiệu quả quản lý đồng thời tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Áp dụng phần mềm kế toán sẽ giảm thiểu khối lượng công việc, tránh được tình trạnh thất thoát mang tính khách quan, tiết kiệm chi phí, đảm bảo tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ và hiệu quả cao trong công tác kế toán. Hơn nưa việc áp dụng phần mềm kế toán phải áp dụng cho tất cả các phần hành kế toán để tạo ra sự đồng bộ về hệ thống sổ sách, tài khoản sử dụng, giảm thiểu được những sai sót tính toán, tiết kiệm thời gian ghi chép và các tính năng của phần mềm đựơc phát huy hết tác dụng. Để chuẩn bị cho việc áp dụng phần mềm kế toán, công ty nên có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tin học cho cán bộ kế toán. Điệu này sẽ giúp cho việc làm kế toán trên máy được dễ dàng hơn. Năm là:Tiến hành phân tích khoản chi vật liệu trong giá thành. Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành chiếm tỷ trọng lớn nên một sự biến động nhỏ của khoản chi phí này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm. Để đạt được lợi nhuận tối đa trong sản xuất kinh doanh công ty cần tìm cách giảm chi phí nguyên vật liệu trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt. Muốn vậy công ty phải quan tâm đến công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng các loại nguyên vật liệu bao gồm việc phân tích khoản chi phí vật liệu trong giá thành. Mỗi loại sản phẩm tại công ty sản xuất và chế tạo cần nhiều loại vật liệu khác nhau, với mức tiêu hao và đơn giá khác nhau. Với từng loại sản phẩm thì khoản chi phí vật liệu trong giá thành có thể được xác định theo công thức: Cv = SL × mi gi _ F Trong đó: Cv : Là chi phí vật liệu trong giá thành Sinh viên: Phạm Thị Hoà -71- Lớp: QT 903K