Khóa luận Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng - Lê Thị Hương Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng - Lê Thị Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_g.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng - Lê Thị Hương Giang
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng, mang tính chất công nghiệp tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về thiết kế và xây lắp. Hàng năm ngành xây dựng đã thu hút được nhiều vốn trong tổng số vốn đầu tư trên cả nước, với quy mô và đặc điểm của ngành là thời gian thi công kéo dài, do đó công tác quản lý vật tư tiền vốn rất quan trọng, vậy công tác đầu tiên là phải quản lý nguồn vốn đầu tư có hiệu quả cao nhất để tránh được tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất kinh doanh, từ đó làm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận và tăng uy tín cho doanh nghiệp. Đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay thì việc hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quan trọng để tăng lợi nhuận, nâng cao mức sống của công nhân viên trong doanh nghiệp và cũng là để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Giá thành sản xuất là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vậy muốn hạ thấp giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải hạ thấp mức chi phí, tức là phải hạch toán chi phí sản xuất một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Từ đó giúp ích rất nhiều cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, và là cơ sở kiểm soát vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và thu thuế của nhà nước. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần quan tâm chặt chẽ đến công tác kế toán mà trọng tâm là công tác “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”. Nó tập hợp và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp ra các quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời là cơ sở cho biết sự luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 1 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Nhận thức được tầm quan trọng này, xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nên trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng em đã lựa chọn đề tài “Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung luận văn gồm 3 nội dung chính sau: Chƣơng 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp. Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng. Chƣơng 3: Những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 2 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp ảnh hƣởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, mang tính chất công nghiệp, có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. So với các ngành khác, xây dựng cơ bản có những đặc trưng riêng. Cụ thể: - Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng để hoàn thành sản phẩm có giá trị sử dụng thường dài. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất như các loại xe, máy móc thiết bị, nhân công phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình. Mặt khác, việc xây dựng còn chịu tác động của địa chất địa hình nơi thi công công trình và điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương nên quá trình và điều kiện thi công thường mang tính bất ổn định, luôn biến động theo địa điểm xây lắp và theo từng giai đoạn thi công của công trình, công tác quản lý và sử dụng tài sản, vật tư cho công trình thường rất phức tạp, đòi hỏi phải có mức giá cho từng loại công tác xây lắp cho từng vùng lãnh thổ. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. - Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành thường kéo dài, thời gian hoàn thành phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình và cả cách thức tổ chức của doanh nghiệp trong sản xuất sản phẩm. Quá trình hoàn thiện sản phẩm thường chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công đoạn khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 3 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán công tác tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình đúng thiết kế dự toán. - Các công trình được thi công thiết kế theo đơn đặt hàng và hợp đồng cụ thể, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và thiết kế kỹ thuật của công trình đó. Vì vậy khi thực hiện các đơn đặt hàng, các đơn vị xây lắp phải đảm bảo bàn giao đúng tiến độ, đúng kỹ thuật và chất lượng theo thiết kế đã được duyệt. Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù riêng của doanh nghiệp xây lắp. 1.2 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì bao giờ mục tiêu lợi nhuận cũng là mục tiêu hàng đầu cho mục đích hoạt động kinh doanh. Để kinh doanh có lãi, doanh nghiệp phải biết cách quản lý và sử dụng nguồn lực của mình một cách hợp lý nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp hoạt động xây lắp có thể nói là một trong những doanh nghiệp có chi phí sản xuất kinh doanh lớn nhất. Chính vì vậy, giảm chi phí sản xuất kinh doanh là yêu cầu quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp xây lắp đặt ra. Việc giảm khoản chi phí này không chỉ có tác dụng giảm chi phí trong toàn doanh nghiệp mà còn có tác dụng giảm giá thành. Như vậy doanh nghiệp có thể vượt lên trên đối thủ cạnh tranh trong việc tăng doanh thu và nhờ đó sẽ thu được thêm nhiều lợi nhuận. Do đó, một yêu cầu tất yếu khách quan là doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách đúng đắn, hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 1.2.1 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 1.2.1.1 Khái niệm, bản chất Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 4 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các loại hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất, thi công trong một thời kỳ nhất định. Độ lớn của chi phí sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ yếu: - Khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ. - Giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. Tính cá biệt của chi phí trong doanh nghiệp xây lắp là tất cả các chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất (bất kể đó là chi phí cần thiết hay không cần thiết) đều phải bù đắp, nhưng không thể tính hết vào giá thành mà chỉ có những chi phí hợp lý mới trừ vào thu nhập chịu thuế. 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí (theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm) Theo cách phân loại này, chi phí xây lắp gồm 4 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là tất cả những chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu dùng cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung của doanh nghiệp). Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân phục vụ xây lắp, kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong doanh sách hay thuê ngoài. Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí về vật liệu, nhân công và các khoản chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức phục vụ, quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 5 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Cách phân loại này là cơ sở để tập hợp chi phí, tính giá thành theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và là cơ sở xây dựng kế hoạch giá thành. 1.2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi phí). Theo quy định hiện hành thì chi phí sản xuất được chia làm 5 yếu tố: Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá mua và chi phí thu mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nhân công: yếu tố chi phí nhân công là các khoản phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của người lao động. Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Theo cách này, doanh nghiệp xác định được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính, đồng thời phục vụ cho nhu cầu của công tác quản trị trong doanh nghiệp, làm cơ sở để lập định mức dự toán cho kỳ sau. 1.2.1.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Theo cách này, chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay là xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí được chia thành 3 loại: Biến phí: là những khoản chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 6 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Định phí: là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi. Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí và định phí. Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm. 1.2.1.2.4 Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, chúng có thể được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chi phí. Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau, không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí, sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương pháp tập hợp chi phí phù hợp, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí vào từng đối tượng phù hợp để tính giá thành hợp lý. Ngoài các cách phân loại trên, chi phí còn được phân loại theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận và mục đích khác nhau. 1.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp 1.2.2.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước, đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 7 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt, mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi hoàn thành có giá thành riêng và giá bán có trước khi xác định được giá thành thực tế của công trình đó. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, một số doanh nghiệp xây dựng đã linh hoạt chủ động xây dựng một số công trình ( chủ yếu là các công trình dân dụng như: nhà ở, văn phòng, cửa hàng ), sau đó bán lại cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thì giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác định trước giá bán. Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Sử dụng chi phí hợp lý, hạ giá thành tới mức tối đa là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tăng khả năng trúng thầu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 1.2.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành. Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm gồm: 1.Giá thành dự toán Giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán để hoàn thành sản phẩm xây lắp (công trình, hạng mục công trình). Giá thành dự toán được xây dựng trên cơ sở các định mức và đơn giá chi phí do nhà nước quy định (đơn giá bình quân khu vực thống nhất). Giá thành này nhỏ hơn giá trị dự toán ở phần thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng đầu ra. Giá trị dự toán Giá thành dự toán Thu nhập Thuế công trình, hạng = công trình, hạng + chịu thuế + GTGT mục công trình mục công trình tính trước đầu ra Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 8 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Giá thành dự toán là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo kinh doanh có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị xây dựng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ thấp mức giá thành thực tế và là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu. 2.Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp tổ chức thi công. Giá thành kế hoạch được tính toán, xây dựng trước khi thi công công trình, hạng mục công trình, do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch thường nhỏ hơn giá thành dự toán xây lắp ở mức hạ giá thành kế hoạch. Giá thành dự toán Mức hạ giá thành Giá thành kế hoạch = + xây lắp kế hoạch Giá thành kế hoạch là cơ sở để doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. 3.Giá thành thực tế Giá thành thực tế là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Giá thành thực tế được xây dựng trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho sản phẩm xây lắp thực hiện trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm các loại chi phí, xác định kết quả sản xuất trong kỳ. Muốn đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất thi công của việc tổ chức công tác xây lắp đòi hỏi phải so sánh các loại giá thành trên với nhau nhưng phải đảm bảo tính thống nhất về thời điểm và cách tính trong quá trình so sánh và so sánh này phải thực hiện trên cùng một đối tượng xây lắp. Giữa 3 loại giá thành này thường có mối quan hệ về mặt lượng như sau: Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế 1.2.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính giá thành Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 9 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán 1.Giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng: là giá thành của những công trình, hạng mục công trình hoàn thành, đảm bảo kỹ thuật và chất lượng, đúng thiết kế, đúng hợp đồng bàn giao và được bên chủ đầu tư (bên A) nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. 2.Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao quy ước: là giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và thỏa mãn các điều kiện sau: + Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật. + Khối lượng này phải xác định được một cách cụ thể và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. + Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. 1.2.3 Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Về mặt bản chất, chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp đều là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất là cơ sở để hình thành nên giá thành. Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về phạm vi và mặt lượng. Chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm lại tính cho một công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành. Giá thành liên quan đến chi phí của khối lượng xây lắp kỳ trước chuyển sang nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Z = Dđk + C – Dck Trong đó: Z : Giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. Dđk, Dck : Trị giá khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. C : Tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Chi phí sản xuất của công tác xây lắp thống nhất với giá thành sản phẩm xây lắp về mặt lượng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là một công trình, hạng mục công trình được Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 10 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ và đầu kỳ bằng nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có quan hệ mật thiết với nhau, tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm. Nếu coi tính giá thành sản phẩm là công việc chủ yếu trong công tác kế toán thì kế toán chi phí sản xuất có tính chất quyết định đến tính chính xác của việc tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.2.4 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây lắp đã làm cho việc quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản khó khăn và phức tạp hơn các ngành sản xuất vật chất khác. Vì vậy đòi hỏi trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng được yêu cầu: - Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ được xã hội chấp nhận cả về giá cả và chất lượng, đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Đồng thời phải đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi. - Xây lắp đúng tiến độ, chất lượng cao với chi phí hợp lý và thực hiện bảo hành công trình. - Quá trình thi công đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ vật tư, tài sản, đảm bảo sử dụng chi phí tiết kiệm, hiệu quả cao. Điều đó đòi hỏi việc tổ chức quản lý sản xuất và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (cả dự toán trong thiết kế và dự toán trong thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. Để thực hiện được các yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế. Trước hết là quản lý chi phí, giá thành, trong đó tập trung là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.2.5 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 11 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán - Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát hư hỏng trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, từng loại sản phẩm lao vụ dịch vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. - Tính toán giá thành một cách hợp lý, bàn giao, thanh toán kịp thời khối lượng xây dựng hoàn thành, định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc quy định. - Kịp thời báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành, kết quả kinh doanh của từng công trình xây lắp, cung cấp kịp thời các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Vạch ra được những nguyên nhân làm cho hoàn thành hay chưa hoàn thành, những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương pháp phấn đấu để không ngừng hạ giá thành thực tế của sản phẩm. 1.3 Nội dung cơ bản của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp. 1.3.1 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. 1.3.1.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo phạm vi và giới hạn đó. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 12 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí hoặc đối tượng chịu chi phí. Để xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp cần dựa vào các căn cứ sau: - Căn cứ vào mục đích sử dụng chi phí. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm. - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. - Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý. Nhìn chung đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hay nhóm công trình, các đơn vị thi công (xí nghiệp, đội thi công xây lắp). 1.3.1.1.2 Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành và giá thành đơn vị. Trong doanh nghiệp xây lắp do tổ chức sản xuất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hoàn thành. Cũng như khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất,việc xác định đối tượng tính giá thành cũng là khâu đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành. Bộ phận kế toán giá thành khi xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào: - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, loại hình sản xuất, tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp. - Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. - Căn cứ vào yêu cầu và trình độ của cán bộ kế toán. 1.3.1.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 13 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán - Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là căn cứ mở các sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất mở tài khoản chi phí, đảm bảo cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành kịp thời, chính xác, tạo điều kiện tăng cường quản lý, hạch toán chi phí nội bộ. - Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng nhất định, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp để tổ chức công việc tính giá thành khoa học, hợp lý, phục vụ kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuy vậy, giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành lại có quan hệ mật thiết với nhau: Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể tương ứng phù hợp với một hoặc nhiều đối tượng tính giá thành. Tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là một đối tượng tính giá thành hoặc nhiều đối tượng tính giá thành. Xem xét mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành để vận dụng phương pháp tính giá thành phù hợp. 1.3.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và mở sổ chi tiết một cách phù hợp. Tùy thuộc từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp xây lắp có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. 1.Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này áp dụng với những chi phí phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí. Khi chi phí phát sinh sẽ được quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó. 2.Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Theo phương pháp này, các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng thì kế toán sẽ tập hợp Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 14 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán toàn bộ chi phí sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng cụ thể theo tiêu chuẩn hợp lý. 1.3.2 Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nội dung, phương pháp tập hợp Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây lắp là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và sử dụng cho quản lý đội công trình. Kế toán áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp đối với những chi phí vật liệu liên quan đến một công trình, hạng mục công trình; áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp khi chi phí vật liệu dùng vào việc xây dựng nhiều hạng mục công trình mà không thể tập hợp trực tiếp. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trường, bộ phận sản xuất để tính số liệu thực tế sử dụng cho công trình, đồng thời phải hạch toán đúng đắn số phế liệu thu hồi (nếu có) theo từng đối tượng công trình. Tài khoản sử dụng: Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK 621 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng xây lắp, các giai đoạn quy ước đạt điểm dừng kỹ thuật có dự toán riêng. - Bên nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp thi công công trình, hạng mục công trình trong kỳ. - Bên có: + Phản ánh giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập vào kho Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 15 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: TK 152 TK 621 TK152 (1)VL xuất kho sử dụng trực tiếp cho xây dụng, lắp đặt công trình (4b)VL không sử dụng hết cuối kỳ nhập lại kho (4a)VL không sử dụng hết không nhập lại kho (ghi âm) TK 111,112,141,331 TK 154 (2)Mua vật liệu không qua kho,xuất (5)Cuối kỳ tính phân bổ và k/c chi dùng ngay cho công trình phí NVL trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí (theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 133 TK 632 Thuế GTGT (nếu có) (6) Chi phí NVL vượt trên mức bình thường TK 141 (3)Quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp giao khoán 1.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung, phương pháp tập hợp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 16 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Trong điều kiện sản xuất xây lắp không cho phép tính trực tiếp chi phí nhân công cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán phải phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng theo tiền lương định mức hay gia công định mức. Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản 622 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. - Bên nợ: phản ánh các khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng. - Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 334 TK 622 TK 154 (1) Tiền lương phải trả (3) Cuối kỳ phân bổ và kết Công nhân trực tiếp sản xuất chuyển chi phí NCTT TK141 TK 632 (2) Quyết toán tạm ứng về giá trị (4) Chi phí NCTT vượt trên mức bình thường Khối lượng xây lắp giao khoán đã hoàn thành bàn giao TK133 Thuế GTGT (nếu có) 1.3.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Nội dung, phương pháp tập hợp Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 17 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Máy thi công là loại máy chạy bằng động lực (điện, xăng dầu, khí nén) được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình. Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công. Tài khoản sử dụng Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp, kế toán sử dụng tài khoản 623 “chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản 623 chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đối với các trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công thủ công vừa thi công bằng máy. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sử dụng máy thi công. TK 623 có 6 tài khoản cấp 2: TK 6231 – chi phí nhân công TK 6232 – chi phí vật liệu TK 6233 – chi phí dụng cụ TK 6234 – chi phí khấu hao máy thi công TK 6237 – chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238 – chi phí bằng tiền khác. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 18 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán + Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng. TK 334 TK 623 (1) Tiền lương trả cho CN điều khiển máy TK 152,153,142,111,331 (2) Xuất kho, mua VL, nhiên liệu, CCDC sử dụng cho máy thi công TK 154 TK 133 (6) Cuối kỳ kết chuyển, phân bổ chi phí sử dụng TK 214 máy thi công vào từng công trình, hạng mục công trình (3) Chi phí khấu hao máy thi công TK 331,111,112 TK 632 (4) CP dvụ mua ngoài,CP bằng tiền khác (7) Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công dưới công suất và các TK 133 chi phí vật liệu khác TK 141 vượt định mức Thuế GTGT (nếu có) (5) Q/toán tạm ứng về gtrị k/lượng XL nhận khoán hoàn thành bàn giao + Trường hợp doanh nghiệp xây lắp có đội thi công riêng biệt nhưng đội máy thi công không tổ chức kế toán riêng (được coi như bộ phận sản xuất phụ). TK 111, TK 621,622,627 TK 154 TK 623 152,331,334 (1) T/hợp chi phí về máy thi (2) Cuối kỳ kết chuyển (3) Kết chuyển công phát sinh trong kỳ chi phí sản xuất phát chi phí SX của sinh bộ phận SX phụ TK 133 Thuế GTGT khấu trừ (nếu có) Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 19 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán + Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thuê ngoài ca máy thi công hoặc có tổ chức kế toán riêng ở đội máy thi công (thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy thi công cho các đơn vị xây lắp). TK 111, 331,336 TK 623(8) TK 154 (1) Tổng hợp chi phí thuê (2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sử máy thi công dụng máy thi công TK 133 Thuế GTGT khấu trừ (nếu có) (Sử dụng TK 336 - phải trả nội bộ khi phát sinh quan hệ thanh toán nội bộ giữa doanh nghiệp với đội máy thi công). 1.3.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung. Nội dung, phương pháp tập hợp Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng. Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng đối tượng theo phương pháp gián tiếp. Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”. TK 627 có 6 tài khoản cấp 2: TK 6271 – chi phí nhân viên đội sản xuất TK 6272 – chi phí vật liệu TK 6273 – chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – chi phí bằng tiền khác. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 20 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán TK 627 TK 334 TK 154 (1a) Chi phí nhân viên quản lý TK 338 (1b)Trích BHYT, BHXH, KPCĐ Của CNXL, CNSDMTC,NV quản lý (6) Kết chuyển, phân TK 152,153,142 bổ chi phí SX chung (2) Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ TK 214 TK 632 (3) Chi phí khấu hao tài sản cố định (7)Cuối kỳ kết chuyển CPSX chung dưới mức công suất TK 111,112,331 bình thường (4) CP dvụ mua ngoài, CP bằng tiền khác TK 133 TK 141 Thuế GTGT được KT (5) Q/toán tạm ứng về giá trị xây lắp hoàn thành bàn giao 1.3.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Nội dung, phương pháp tập hợp Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ, trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ các chi phí phát sinh cho các đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định.Việc tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và các khoản mục chi phí đã được quy định. Tài khoản sử dụng Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 21 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Kế toán sử dụng tài khoản 154 “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (đội sản xuất, công trường, phân xưởng ), theo từng công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục công trình, chi tiết cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ khác. TK 154 có 4 tài khoản cấp 2: TK 1541 – xây lắp TK 1542 – sản phẩm khác TK 1543 – dịch vụ TK 1544 – chi phí bảo hành xây lắp Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu TK 621 TK 154 (1) K/c chi phí NVL trực tiếp TK 622 (2) K/c chi phí nhân công trực tiếp TK 632 (5) Kết chuyển giá thành khối TK 623 lượng xây lắp hoàn thành bàn (3) K/c CP sử dụng máy thi công giao TK 627 (4) K/c chi phí sản xuất chung 1.3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp. Sản phẩm dở dang trong xây dựng có thể là công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành, khối lượng xây lắp thi công dở dang chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất cho khối lượng làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 22 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được tính toán trên cơ sở phân bổ chi phí xây lắp thực tế phát sinh cho các khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành trên cơ sở tiêu thức phân bổ là giá trị dự toán hay chi phí dự toán. Trong đó các công việc hay giai đoạn xây lắp dở dang có thể được tính theo mức độ hoàn thành. Chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Ddk + C Dck = x C’dt Cdt +C’dt Trong đó: Ddk, Dck : Chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. C : Chi phí xây lắp thực tế phát sinh. Cdt : Chi phí dự toán (giá trị dự toán) của khối lượng hay giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kỳ theo dự toán. C’dt : Chi phí (giá trị) của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán tính theo mức độ hoàn thành tương đương. 1.3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ, trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ các chi phí phát sinh cho các đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định. Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán tính giá thành cần phải tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 23 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Do chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm doanh nghiệp xây lắp nên thông thường kế toán sử dụng các phương pháp tính giá thành sau: 1.3.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn. Phương pháp này áp dụng với trường hợp đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình. Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì: Z = Dđk + C - Dck Trong đó: Z : Giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. Dđk, Dck : Chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. C : Chi phí phát sinh trong kỳ. Nếu các công trình, hạng mục công trình có thiết kế khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một đội công trình sản xuất đảm nhiệm và không có điều kiện theo dõi quản lý riêng việc sử dụng các chi phí khác nhau cho từng công trình, hạng mục công trình thì chi phí sản xuất đã tập hợp được trên toàn bộ công trình, hạng mục công trình đều phải được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình. Khi đó, giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình là: Gdti xH Trong đó: Gdti : Giá trị dự toán của công trình thứ i. H : Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế. C H = x 100% Gdt C : Tổng chi phí thực tế của các công trình, hạng mục công trình. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 24 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Gdt : Tổng dự toán của tất cả các công trình. 1.3.4.2 Phương pháp tổng cộng chi phí Đối với các công trình, hạng mục công trình phải qua nhiều giai đoạn thi công thì giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình được tính như sau: Z = Dđk+ C1 + C2 + + Cn - Dck Trong đó: Z : giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình. C1,C2, Cn : Chi phí xây dựng công trình ở từng giai đoạn Dđk, Dck : Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo. 1.3.4.3 Phương pháp tính giá thành theo định mức Theo phương pháp này, giá thành được xác định: Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch thực tế của định mức của = ± do thay đổi ± do thoát ly sản phẩm sản phẩm xây định mức định mức xây lắp lắp Trong đó: Giá thành định mức là giá định mức của các chi tiết cấu thành nên sản phẩm xây lắp và giá thành sản phẩm của từng giai đoạn của từng công trình, hạng mục công trình. Chênh lệch do thay đổi định mức = định mức cũ - định mức mới Chênh lệch thoát ly Chi phí thực tế (theo Chi phí định mức = - định mức từng khoản mục) (theo từng khoản mục) Áp dụng phương pháp này có tác dụng trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý tiết kiệm hiệu quả hay lãng phí sản xuất ngay cả khi chưa có sản phẩm hoàn Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 25 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán thành, giảm bớt khối lượng tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp. 1.3.4.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu các công trình theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Chu kỳ sản xuất của mỗi đơn đặt hàng thường dài, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất, chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, kế toán giá thành mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh được tập hợp lại theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Trong trường hợp nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được đến thời điểm đó của từng đơn đặt hàng sẽ là chi phí của khối lượng xây lắp dở dang. 1.3.5 Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. Ở mỗi doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một hình thức sổ kế toán khác nhau thì sử dụng hệ thống sổ sách và báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau. Cụ thể: *Với doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung: để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, kế toán sử dụng các sổ sách sau: - Sổ nhật ký chung - Sổ nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn. - Sổ cái (các tài khoản: 621, 622, 627, 154 ) - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: bao gồm + Sổ TSCĐ Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 26 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán + Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa + Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh + Phiếu tính giá thành sản phẩm *Với doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ: để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, kế toán sử dụng các sổ sách sau: - Các bảng kê: + Bảng kê số 3 – Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ, dụng cụ + Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo phân xưởng + Bảng kê số 9 – Bảng tính giá thành thực tế sản phẩm, hàng hóa - Các bảng phân bổ: + Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Các sổ chi tiết: có thể mở các sổ, thẻ chi tiết tương tự như hình thức nhật ký chung (kể trên) - Các sổ tổng hợp: Các sổ nhật ký chứng từ: + Sổ NKCT số 1 – Ghi có TK 111 “tiền mặt” + Sổ NKCT số 2 – Ghi có TK 112 “tiền gửi ngân hàng” + Sổ NKCT số 5 – Ghi có TK 331 “phải trả cho người bán” + Sổ NKCT số 7 – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh Sổ cái TK: 621, 622,627,154, *Với doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, kế toán sử dụng các sổ sách sau: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái (TK: 621, 622, 627, 154 ) Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 27 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán - Các sổ chi tiết: có thể mở các sổ, thẻ chi tiết tương tự như 2 hình thức sổ kế toán trên. *Với doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký- sổ cái: để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, kế toán sử dụng các sổ sách sau: - Sổ nhật ký- sổ cái (TK:621, 622, 627,154,152,334, ) - Các sổ chi tiết: có thể mở các sổ, thẻ chi tiết như các hình thức sổ kế toán ở trên. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 28 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NHÀ Ở HẢI PHÕNG 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng Tên giao dịch tiếng anh: HaiPhong house construction joint stock company Tên viết tắt: HASECOM Địa chỉ: Số 40 An Đà - phường Lạch Tray - quận Ngô Quyền - Hải Phòng ĐT: 0313 847054 Fax: 0313 848534 Vốn điều lệ: 5.000.000.000 Số đăng ký kinh doanh: 0203002117 cấp ngày 08/03/2006 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng Công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng trước kia là công trường thực nghiệm đúc các tấm tường gạch nung và cấu kiện bê tông. Khi thí nghiệm thành công, công trường được đổi tên thành “Công trường đúc lắp”. Ngày 14 tháng 2 năm 1976, ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng có quyết định số 312/TCCQ về việc thành lập công ty xây dựng nhà ở thuộc Sở xây dựng thành phố Hải Phòng. Từ năm 1989 trở về trước, công ty chỉ sản xuất theo kế hoạch của sở xây dựng Hải Phòng. Đến năm 1990, công ty tận dụng công suất thiết bị máy móc, nguồn nhân lực và khả năng của mình để sản xuất, khai thác được khối lượng công việc lớn từ thị trường. Ngày 19 tháng 12 năm 2005, công ty xây dựng nhà ở chuyển đổi thành Công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng theo quyết định số 2923/QĐ- UBND của ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. 2.1.2 Chức năng, ngành nghề kinh doanh Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 29 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng là công ty chuyên ngành thi công xây dựng: - Xây dựng nhà ở, công trình công cộng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng, công trình thủy lợi, đường giao thông, đường ống cấp thoát nước quy mô vừa, công trình ngầm dưới đất. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh phát triển nhà. - Lắp đặt cáp, mạng thông tin, cáp điện lực và điện nước trong nhà. * Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giống như các công ty xây dựng khác, hoạt động chủ yếu của công ty là thi công xây dựng mới, nâng cấp, hoàn thiện các công trình dân dụng và xây dựng đường ống cấp thoát nước. Hiện nay, hình thức sản xuất kinh doanh của công ty là đấu thầu và chỉ định thầu. Công ty gồm 6 xí nghiệp thành viên, các xí nghiệp lại tổ chức thành các tổ đội xây dựng. Với cơ chế hạch toán độc lập, các xí nghiệp tự tìm công trình cho công ty. Công ty sẽ ký kết hợp đồng rồi giao cho xí nghiệp tìm được hợp đồng đó thực hiện. Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với bên chủ đầu tư, phòng kế hoạch kỹ thuật cùng với đội thi công ở xí nghiệp và ban quản lý công trình có nhiệm vụ lập kế hoạch cụ thể về tiến độ, phương án đảm bảo máy móc thiết bị, vật tư; lên kế hoạch tổ chức thi công hợp lý, đảm bảo tiến độ, chất lượng như hợp đồng đã ký kết. Nhân viên kế toán các xí nghiệp xử lý các chứng từ ban đầu rồi lập các bảng phân bổ gửi lên phòng kế toán công ty để nhân viên kế toán công ty ghi sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính phục vụ cho quá trình quản lý ra quyết định của giám đốc và gửi cho các bên có yêu cầu. Về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp, công ty sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ giản đơn theo sơ đồ sau đây: Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 30 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Đào móng Gia cố nền Thi công Thi công phần móng khung, bê tông cốt thép, khung và mái nhà Bàn giao Nghiệm thu Hoàn thiện Xây thô 2.1.3 Thuận lợi, khó khăn và thành tích công ty đã đạt được Trong nhiều năm qua, công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng đã thi công xây dựng nhiều công trình phục vụ nhu cầu xây dựng của thành phố và các tỉnh bạn. Một số công trình đạt chất lượng cao được Bộ xây dựng và Công đoàn ngành xây dựng Việt Nam tặng bằng khen chất lượng cao như: - Xây dựng khu biệt thự chuyên gia Phần Lan - Nhà điều hành công ty vận tải biển III + Khu công nghiệp nặng Hàn Quốc - Xây dựng công trình 9 tầng thư viện thành phố Hải Phòng - Xây dựng khu xi măng CHINFON (tập đoàn Chinfon) - Thi công hệ thống cấp, thoát nước chuyên gia Phần Lan - Tham gia dự án quốc lộ 5, xây dựng các công trình hạ tầng, xây dựng bể bơi công nhân lao động HP. - Thi công cấp nước dự án 1A của thành phố với tập đoàn MCC, dự án thoát nước 1B Hồ Sen, Trong quá trình hình thành và phát triển công ty đã trải qua bao thăng trầm, thay đổi và đã có lúc gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Nhưng tập thể công nhân trong công ty đã đoàn kết chủ động khắc phục những khó khăn, phát huy nhiều sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đưa công ty đi lên bằng nội lực của chính mình để thành một công ty vững mạnh như hiện nay. 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 31 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, một cơ cấu tổ chức hợp lý khoa học và gọn nhẹ, phân công cụ thể quyền hành và trách nhiệm rõ ràng sẽ tạo nên một môi trường làm việc thuận lợi cho mỗi cá nhân nói riêng và các bộ phận nói chung. Để điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả, đối phó được những biến động của thị trường, công ty đã tổ chức bộ máy hợp lý phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY T.Giám đốc công ty Phó tổng giám Phó tổng giám Phó tổng giám đốc thi công đốc ATLĐ đốc nội chính Phòng KHKT Phòng tài vụ Phòng TCHC XNXD số XNXD số XNXD số XNXD XNXD XNXD dịch 1 2 5 số 6 điện nước vụ tổng hợp Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 32 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Ban giám đốc: + Tổng giám đốc: là người đại diện pháp lý trước pháp luật đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức lãnh đạo chung toàn công ty. + Phó tổng giám đốc thi công: chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác sản xuất của công ty. + Phó tổng giám đốc an toàn lao động: cùng với phó tổng giám đốc thi công phụ trách về hoạt động của phòng kế hoạch kỹ thuật. + Phó tổng giám đốc nội chính: chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng tổ chức hành chính, phê duyệt kế hoạch xây dựng cơ bản nội bộ. - Các phòng ban chức năng: + Phòng kế hoạch sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, trung hạn, ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức theo dõi quá trình thi công trên các công trình. + Phòng tài vụ: Quản lý công tác tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thức tiền tệ, mua sắm vật tư, thiết bị, tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo quyết toán tài chính quý, năm trình giám đốc phê duyệt và báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan. Thực hiện chi trả các khoản lương và các chính sách khác đến tay người lao động. + Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm theo dõi quản lý, sắp xếp cán bộ công nhân viên trong công ty cho phù hợp. Lập kế hoạch tiền lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định, đồng thời theo dõi quá trình thực hiện, giải quyết chính sách, hưu trí, tai nạn lao động, Tham mưu cho giám đốc về công tác dân sự, Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 33 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán tự vệ giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả lao động sản xuất của công ty. - Công ty gồm 6 xí nghiệp thành viên: + Xí nghiệp xây dựng (XNXD) số 1. + XNXD số 2. + XNXD số 5. + XNXD số 6. + XNXD điện nước. + XNXD dịch vụ tổng hợp. Cơ cấu mỗi xí nghiệp thành viên gồm: một giám đốc, một phó giám đốc, các cán bộ kỹ thuật, thủ kho, nhân viên kế toán, thủ quỹ. C¬ cÊu mçi xÝ nghiÖp thµnh viªn gåm: mét gi¸m ®èc, mét phã gi¸m ®èc, c¸c c¸n bé kü thuËt, thñ kho, nh©n viªn kÕ to¸n,thñ quü. 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán ở công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng. 2.1.5.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính khấu hao: được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ- BTC của Bộ trưởng bộ tài chính ngày 30/12/2003. 2.1.5.2 Tổ chức bộ máy kế toán Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 34 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán thanh tổng hợp vật liệu, tài giá thành tiền toán sản cố kiêm thủ lương và định quỹ tiêu thụ Các nhân viên kế toán ở đơn vị trực thuộc Quan hệ quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ Quan hệ cung cấp thông tin Căn cứ vào sơ đồ trên, chức năng, nhiệm vụ của từng người như sau: - Kế toán trƣởng: Là người điều hành bộ máy kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kế toán tài chính của đơn vị, có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán của từng nhân viên, duyệt các chứng từ mua bán, chứng từ thu - chi phát sinh. - Kế toán vật liệu, tài sản cố định: Tiến hành theo dõi, phản ánh số lượng, chất lượng nguyên vật liệu, tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Theo dõi kịp thời chính xác tình hình tăng, giảm Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 35 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán tài sản cố định, trích khấu hao, thực hiện kiểm kê tài sản cố định theo định kỳ, bảo quản và lưu hồ sơ từng loại tài sản cố định. - Kế toán tiền lƣơng và tiêu thụ: Hàng tháng có nhiệm vụ tính lương cho công nhân viên trong công ty, đồng thời phản ánh tình hình trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng công nhân viên theo chế độ. Đồng thời theo dõi phản ánh chính xác kịp thời tình hình tiêu thụ thành phẩm, thực hiện đúng đủ các nghiệp vụ kế toán về tiêu thụ thành phẩm, lập báo cáo tiêu thụ. - Kế toán thanh toán: Chuyên theo dõi các chứng từ liên quan đến các khoản thanh toán với người bán, người tạm ứng. - Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm phụ trách bao quát tất cả các số liệu tiền lương, tài sản cố định, nguyên vật liệu, giá thành, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản công nợ để có thể cung cấp một cách chính xác bất cứ lúc nào cho trưởng phòng kế toán hay ban giám đốc. - Kế toán giá thành kiêm thủ quỹ: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ, tính toán phân bổ các chi phí hợp lý phục vụ cho tính giá thành sản phẩm. Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu vào, chứng từ chi, giấy tạm ứng, Lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt theo quy định. 2.1.5.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 36 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu * Các loại sổ kế toán sử dụng trong hình thức kế toán Nhật ký chứng từ là: - Sổ nhật ký chứng từ - Bảng kê - Bảng phân bổ - Sổ chi tiết - Sổ cái * Trình tự ghi sổ: Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 37 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán - Bước1: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào nhật ký chứng từ có liên quan (hoặc các bảng kê, bảng phân bổ sau đó mới ghi vào nhật ký chứng từ). - Bước 2: Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong các nhật ký chứng từ, bảng kê thì được ghi vào sổ kế toán chi tiết. - Bước 3: Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết. - Bước 4: Cuối tháng, căn cứ vào số liệu từ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái. - Bước 5: Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan. - Bước 6: Tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán. 2.2 Tình hình thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng. 2.2.1 Phân loại chi phí 2.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết trực tiếp tạo ra sản phẩm. Giá trị nguyên vật liệu bao gồm: giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng cần cho việc hoàn thành một công trình. 2.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công được trả theo số ngày công của công nhân trực tiếp sản xuất tại công trình. Số ngày công bao gồm cả lao động chính, lao động phụ và cả công tác chuẩn bị và hoàn thiện công trình. Trong đó chi phí nhân công bao gồm cả chi phí tiền lương cơ bản, phụ cấp và cả tiền công trả cho lao động thuê ngoài. Việc tính đầy đủ các chi phí nhân công, phân phối tiền lương hợp lý sẽ khuyến khích cho người lao động tăng năng suất, chất lượng công việc cao hơn. 2.2.1.3 Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhiên liệu và các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy thi công phục vụ tại các công trình. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 38 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán 2.2.1.4 Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí liên quan đến quản lý, khoản trích BHXH trên tổng số tiền lương cơ bản của công nhân xây lắp, chi phí sửa chữa bảo quản máy móc thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, 2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng là các công trình, hạng mục công trình. Chi phí phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Những chi phí chung thì được phân bổ theo nguyên tắc thích hợp. 2.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp. Các chi phí liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp theo đối tượng đó, còn đối với các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng thì cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ theo các tiêu thức khác nhau như: phân bổ theo định mức chi phí nhân công trực tiếp, theo tỷ lệ sản lượng, theo giá dự toán tùy theo từng công trình cụ thể. Đối với các sản phẩm mang tính chất xây dựng cơ bản thì khi hoàn thành công trình mới xác định được giá thành thực tế. Vậy giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành chính là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng. Do phạm vi hoạt động của công ty lớn, thi công nhiều công trình và hạng mục công trình. Trong khuôn khổ và điều kiện cho phép và với đề tài này em xin lấy số liệu công trình: trường cấp II Bắc Hà do xí nghiệp xây dựng số 5 thi công. 2.2.4 Phương pháp kế toán Quy trình hạch toán chi phí sản xuất của công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng được mô tả như sau: Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 39 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Sơ đồ 4: Chứng từ kế toán Bảng kê số 4, số 9 Nhật ký chứng từ Sổ chi tiết chi số 7 phí Sổ cái TK Bảng tổng hợp 621,622,627,154 chi tiết Báo cáo tài chính Hàng ngày, từ các chứng từ kế toán (phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ lương, phiếu chi, báo cáo chi tiết khấu hao tài sản cố định, ) kế toán ghi sổ chi tiết các TK 621, 622, 627. - Căn cứ vào chứng từ , kế toán lập bảng kê số 4, bảng kê số 9, đồng thời lập nhật ký chứng từ số 7. - Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 7 kế toán lập sổ cái TK 621, 622, 627, 154. - Cuối quý, tổng hợp số liệu từ các bảng kê, nhật ký chứng từ và sổ cái để vào báo cáo tài chính. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 40 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán 2.2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT) đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong công ty do đặc thù ngành xây lắp đòi hỏi nhiều vật tư với các chủng loại khác nhau được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Công ty áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh đối với vật tư mua ngoài. CPNVLTT được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình) theo giá trị thực tế của từng loại nguyên vật liệu ghi trên hóa đơn (giá không tính thuế). Số lượng nguyên vật liệu mua trong kỳ nào sẽ được sử dụng hết trong kỳ đó. Vì vậy, công ty không có vật liệu tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kỳ. Nếu vật tư được tập hợp cho công trình không được dùng hết thì vật tư đó được lưu chuyển nội bộ sang công trình khác. * Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Hóa đơn GTGT * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Các tài khoản khác có liên quan. * Quy trình hạch toán Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 41 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Sơ đồ 5: Phiếu xuất kho Bảng tổng hợp xuất vật tư Bảng phân bổ Sổ chi tiết tài vật tư khoản 621 Bảng kê số 4 Nhật ký chứng từ số 7 Bảng tổng hợp Sổ cái TK 621 chi tiết tài khoản 621 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 42 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Căn cứ vào dự toán, kỹ thuật viên mua vật liệu chuyển đến chân công trình. Thủ kho công trình kiểm tra số lượng cũng như chất lượng vật liệu rồi viết phiếu nhập kho cho nhập kho. Phiếu nhập kho có cả chữ ký của thủ kho công trình và kỹ thuật viên mua vật liệu nhập kho. Đồng thời nhân viên kỹ thuật này sẽ viết giấy đề nghị thanh toán gửi kèm cùng hóa đơn mua hàng cho kế toán xí nghiệp. Căn cứ hóa đơn mua hàng, kế toán xí nghiệp lập bảng tổng hợp chi tiết thu mua vật tư cho từng công trình rồi lập bảng tổng hợp thu mua vật tư ghi có TK 136, trong đó ghi: Nợ TK 152: Mua vật liệu phục vụ thi công công trình. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 136: Thanh toán nội bộ Căn cứ vào kế hoạch thi công, nhu cầu thực tế và mức tiêu hao nguyên vật liệu, tổ thi công sẽ lập phiếu yêu cầu xuất kho vật liệu, ghi danh mục số lượng vật liệu cần lĩnh đưa lên giám đốc xí nghiệp hoặc tổ trưởng tổ sản xuất duyệt rồi đưa cho kế toán xí nghiệp viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên, một liên được gửi và lưu tại phòng tài vụ công ty. Khi xuất vật liệu phục vụ cho thi công công trình, thủ kho công trình viết phiếu xuất kho, ghi rõ số lượng, đơn giá vật liệu (là giá trị thực tế của vật liệu ghi trên hóa đơn mua), đồng thời cùng người nhận vật liệu xuất kho ký vào phiếu xuất kho. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 43 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 1: Phiếu xuất kho Đơn vị: XN 5 Bộ phận PHIẾU XUẤT KHO Số 76 Ngày 06 tháng 9 năm 2008 Họ tên người nhận hàng: Phạm Văn Tuyên Địa chỉ: Công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng (XN xây dựng số 5) Lý do xuất: Thi công công trình trường cấp II Bắc Hà Xuất tại kho: Trường cấp II Bắc Hà STT Tên, nhãn hiệu, Mã Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành quy cách hàng hóa số tính Yêu Thực tiền cầu xuất 1 Gạch Granite M2 15,5 280.000 4.340.000 2 Giấy chống thấm M2 6,7 120.000 804.000 Cộng 5.144.000 Xuất ngày 06 tháng 9 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị KT trưởng PT cung tiêu Người nhận Thủ kho Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán xí nghiệp lập bảng tổng hợp chi tiết xuất vật tư cho từng công trình, hạng mục công trình. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 44 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 2: Bảng tổng hợp chi tiết xuất vật tư BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT XUẤT VẬT TƢ Công trình: Trường cấp II Bắc Hà Quý III năm 2008 STT Tên vật tư Đơn vị Khối Đơn giá Thành Ghi có các tài khoản sau Tổng cộng tính lượng tiền TK 152 TK 153 1 Gạch Granite 60x60 M2 15,5 280.000 4.340.000 4.340.000 4.340.000 2 Giấy chống thấm ĐU M2 6,7 120.000 804.000 804.000 804.000 Tổng cộng 9.553.548 9.553.548 9.553.548 Ngày tháng năm 2008 Kế toán xí nghiệp Giám đốc xí nghiệp Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 45 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 3: Sổ chi tiết tài khoản 621 Đơn vị: XN 5 Bộ phận SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tên công trình: Trường cấp II Bắc Hà Quý III năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối Số phát sinh Ngày Số ứng Nợ Có 06/09 Xuất gạch Granite 60x60 152 4.340.000 06/09 Xuất giấy chống thấm ĐU 152 804.000 Kết chuyển TK 621 sang TK 154 154 9.553.548 Cộng 9.553.548 9.553.548 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 46 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết xuất vật tư của từng công trình, hạng mục công trình, kế toán xí nghiệp lập bảng phân bổ vật tư toàn xí nghiệp (chi tiết cho từng công trình), trong đó ghi: Nợ TK 621 Có TK 152, 153 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 47 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 4: Bảng phân bổ vật liệu BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU Quý III năm 2008 STT Ghi có các TK Số tiền Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 152 TK 153 Ghi nợ TK 621 I XN xây dựng số 1 II XN xây dựng số 2 III XN xây dựng số 3 IV XN xây dựng số 5 1 CT trường cấp II Bắc Hà 9.553.548 9.553.548 Cộng XN xây dựng số 5 231.501.015 231.268.515 232.500 V XN xây dựng điện nước VI XN xây dựng dịch vụ Cộng nợ TK 621 Tổng cộng 17.384.847.398 17.382.494.898 2.352.500 Hạch toán: 1/ Nợ TK 621 : 17.384.847.398 Có TK 152 : 17.382.494.898 Có TK 153 : 2.352.500 2/ Nợ TK 154 : 17.384.847.398 Có TK 621 : 17.384.847.398 Ngày tháng năm 2008 Trưởng phòng tài vụ Người lập biểu Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 48 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Đối với các vật liệu phụ như: sơn, vôi, ve, các loại công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ như: dao xây, kìm, búa, cuốc, xẻng, được sử dụng cho công trình nào thì được hạch toán vào CPNVLTT của công trình đó. Đối với công cụ dụng cụ luân chuyển như: cốp pha, ván khuôn thì được hạch toán vào CPNVLTT cho công trình sử dụng chúng đầu tiên. Khi vật tư dùng cho công trình A không hết, được xuất dùng cho công trình B, kế toán ghi: Nợ TK 152-Công trình B Có TK 152-Công trình A Cuối quý, kế toán xí nghiệp gửi các bảng phân bổ vật tư lên phòng tài vụ công ty. Kế toán công ty sẽ lập bảng phân bổ vật tư toàn công ty. Sau đó, kế toán công ty sẽ dựa vào bảng phân bổ này để ghi bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7, sổ cái TK 621. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 49 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 5: Bảng kê số 4 BẢNG KÊ SỐ 4 Quý III năm 2008 Các TK ghi có Các TK phản ánh ở các NKCT khác STT 152 153 214 334 621 622 627 Cộng NKCT số NKCT số 10 Các TK ghi nợ 1 Chi phí sản xuất, kinh 1 doanh dở dang 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 24.252.844 2.772.233.467 26.716.960.716 Chi phí nguyên vật liệu 2 trực tiếp 17.382.494.898 2.352.500 17.384.847.398 Chi phí nhân công trực 3 tiếp 3.615.087.670 3.615.087.670 Chi phí sản xuất chung 4 10.824.948 2.909.714.389 2.920.539.337 Cộng 17.382.494.898 2.352.500 10.824.948 3.615.087.670 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 24.252.844 5.681.947.856 50.637.435.121 Ngày .tháng năm 2008 Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 50 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 6: Nhật ký chứng từ số 7 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Quý III năm 2008 TT Các 152 153 334 214 621 622 627 Các TK phản ánh ở các Tổng cộng TK NKCT khác ghi có Các NK 10 TK 136 TK ghi nợ 1 TK 17.382.494.898 2.352.500 17.384.847.398 621 2 TK 3.615.087.670 3.615.087.670 622 3 TK 10.824.948 2.909.714.389 2.920.539.337 627 4 TK 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 2.772.233.467 26.716.960.716 154 Cộng 17.382.494.898 2.352.500 3.886.967.670 50.076.382 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 5.681.947.856 51.442.045.378 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 51 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 7: Sổ cái TK 621 SỔ CÁI Tài khoản 621 Quý III năm 2008 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối Tháng 1 Tháng 2 Tháng 9 Tháng 12 Cộng ứng nợ với TK này TK 152 17.382.494.898 25.875.424.512 TK 153 2.352.500 2.352.500 Cộng phát sinh Nợ 17.384.847.398 25.877.777.012 Có 17.384.847.398 25.877.777.012 Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 52 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Căn cứ vào các chứng từ liên quan, các bảng phân bổ nguyên vật liệu của xí nghiệp và của công ty thì tổng CPNVLTT của công trình trường cấp II Bắc Hà tính đến hết quý II năm 2008 là 593.167.865 đồng. Trong quý III của năm 2008, chi phí NVLTT phát sinh là 9.553.548 đồng. Vậy tổng cộng CPNVLTT của công trình này là 602.721.413 đồng. 2.2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ở công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng gồm: + Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. + Chi phí tiền lương của nhân viên gián tiếp xí nghiệp và nhân viên quản lý các tổ đội Chi phí tiền lương bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương. Trong công ty, công nhân trực tiếp sản xuất gồm: công nhân biên chế và công nhân hợp đồng, trong đó số công nhân hợp đồng nhiều hơn số công nhân trong biên chế. Đây là vấn đề thường thấy trong các công ty xây lắp nhằm hạn chế chi phí tiền lương trong giai đoạn không thi công công trình. * Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp Các tài khoản khác có liên quan. Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm đối với công nhân trực tiếp và trả lương thời gian đối với nhân viên gián tiếp. - Hình thức trả lương theo thời gian: được áp dụng trả cho từng cán bộ công nhân viên quản lý của công ty (gồm cán bộ lãnh đạo, phòng kế Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 53 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán hoạch kỹ thuật, phòng tài vụ, ). Căn cứ để trả lương cho bộ phận này là bảng chấm công theo cấp bậc của từng người và hệ số hoàn thành kế hoạch. Công thức tính lương: Tiền lương cơ bản = Hệ số lương x mức lương tối thiểu nhà nước quy định - Hình thức trả lương theo sản phẩm: được áp dụng trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo số lượng hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Công thức tính lương: Lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành x đơn giá sản phẩm - Một số chế độ khác khi tính lương: + Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho cán bộ quản lý các phòng ban, xí nghiệp đòi hỏi trách nhiệm cao. Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số trách nhiệm x mức lương tối thiểu nhà nước quy định + Tiền lương nghỉ phép phụ thuộc vào mức độ thời gian làm việc cho công ty theo quy định của bộ luật lao động, thời gian làm việc từ 5- 10 năm được nghỉ phép trên 12 ngày. Thời gian làm việc từ 10 năm trở lên sẽ được nghỉ thêm. Lương phép = Hệ số lương được thưởng x mức lương tối thiểu x số ngày nghỉ phép. Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng được hạch toán theo từng công trình, hạng mục công trình. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công và hợp đồng làm khoán. Việc chấm công do một nhân viên quản lý đội xây dựng phụ trách, thường là tổ trưởng. Bảng chấm công cho biết số ngày làm việc, vắng mặt của các nhân viên để từ đó làm cơ sở tính lương. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 54 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Đối với các công việc giao khoán thì chứng từ để hạch toán là hợp đồng làm khoán. * Quy trình hạch toán Sơ đồ 6: Bảng phân bổ tiền lương Bảng kê số 4 Sổ chi tiết tài khoản 622 Nhật ký chứng từ số 7 Bảng tổng Sổ cái tài hợp chi tiết khoản 622 TK 622 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 55 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 8: Hợp đồng làm khoán Công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng Xí nghiệp xây dựng số 5 HỢP ĐỒNG LÀM KHOÁN Công trình: Trường cấp II Bắc Hà Hạng mục công trình Tổ: 1 Họ tên tổ trưởng . Số Nội dung công việc, điều kiện Đơn vị Giao khoán Thực hiện Kỹ thuật xác Kỹ thuật hiệu sản xuất, điều kiện kỹ thuật tính nhận CL,SL ký (họ và định công việc tên) mức Khối Định Đơn giá Thời Khối Số tiền Số công Số công Thời lượng mức gian lượng theo định thực tế gian kết mức thúc 1 Xây tường rãnh thoát nước M3 3,457 21.662 74.885 2 Lắp đặt tấm đan Cái 39 2.029 79.131 Tổng cộng 518.937 x 2,95 = 1.530.864 Ngày tháng năm 2008 Người nhận khoán Người giao khoán Tổng số tiền thanh toán (bằng chữ): Một triệu năm trăm ba mươi ngàn tám trăm sáu mươi bốn đồng. Ngày tháng năm 2008 Cán bộ định mức (xác định định mức đơn giá) Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 56 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Hợp đồng làm khoán có thể được ký theo từng phần công việc, hoặc tổ hợp công việc, theo công trình hoặc theo hạng mục công trình. Do vậy hợp đồng làm khoán có thể kéo dài một tháng hoặc nhiều tháng. Trên hợp đồng làm khoán phải ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình, họ tên tổ trưởng, nội dung công việc, đơn vị tính, khối lượng, đơn giá, thời gian hoàn thành và bàn giao, thành tiền, Khi công việc hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao với sự giám sát của kỹ thuật bên A, bên B, chủ nhiệm công trình và các thành viên khác. Tổ trưởng các tổ đội chấm công và chia lương cho công nhân ở mặt sau của hợp đồng làm khoán và gửi về đội. Chủ nhiệm công trình chấm công vào bảng chấm công, hợp đồng làm khoán để tổng hợp theo từng công trình, hạng mục công trình rồi gửi cho kế toán xí nghiệp hạch toán. Căn cứ vào bảng chấm công đối với các nhân viên gián tiếp xí nghiệp, hợp đồng làm khoán và các chứng từ có liên quan, kế toán xí nghiệp ghi sổ theo dõi lương, trong đó ghi số tiền chi lương cho từng tháng, từng quý và phân bổ cho từng công trình. Khi trả lương cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 136 Sau đó, cuối mỗi quý kế toán xí nghiệp sẽ lập bảng thanh toán lương cho toàn xí nghiệp và bảng phân bổ lương toàn xí nghiệp rồi gửi cho kế toán phòng tài vụ. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 57 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 9: Bảng thanh toán lương Công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng Xí nghiệp xây dựng số 5 BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 9 năm 2008 STT Tên công trình Ghi có TK 136, ghi nợ các TK sau TK 334.1 TK 334.2 Tổng cộng 1 Trường cấp II Bắc Hà 2.935.000 3.455.000 6.390.000 2 Đường An Kim Hải 45.000.000 58.500.000 103.500.000 3 Sửa chữa nhà lô A Đông An Phụng 11.342.400 14.745.100 26.087.500 Tổng cộng 252.329.000 328.028.300 580.357.300 Ngày tháng năm 2008 Kế toán XN Giám đốc XN Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 58 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Căn cứ vào các chứng từ và bảng phân bổ tiền lương mà kế toán xí nghiệp gửi lên, kế toán công ty sẽ lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương toàn công ty, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Kết chuyển lương phải trả cho nhân công trực tiếp và nhân viên gián tiếp xí nghiệp vào chi phí nhân công trực tiếp theo định khoản: Nợ TK 622 Có TK 334 Sau đó kế toán công ty sẽ căn cứ vào đó để ghi vào bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 622. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 59 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 10: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Quý III năm 2008 STT Ghi có các TK TK 334 phải trả công nhân viên Ghi nợ Lương 334.1 Lương 334.2 Các khoản khác Cộng có TK 334 các TK I Lương bộ máy công ty 271.880.000 271.880.000 II XN xây dựng số 1 190.868.000 248.132.000 439.000.000 III XN xây dựng số 2 378.629.291 492.218.079 870.847.370 IV Đội ông Kiều 400.434.740 520.565.260 921.000.000 V XN xây dựng số 5 252.329.000 328.028.300 580.357.300 1 CT trường cấp II Bắc Hà 2.935.000 3.455.000 6.390.000 VI XN xây dựng số 6 340.410.000 320.633.000 661.043.000 VII XN xây dựng dịch vụ 62.104.347 80.735.653 142.840.000 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 60 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 11: Bảng tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƢƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI QUÝ III NĂM 2008 STT Tên đơn vị Tổng quỹ Lương chính Lương cơ Trích BHXH Trích KPCĐ Trích BHYT lương bản (15%) (2%) (2%) 1 XN xây dựng số 1 439.000.000 190.868.000 133.191.000 19.978.000 3.817.360 2.663.000 2 XN xây dựng số 2 870.847.370 378.629.291 121.878.000 18.281.000 7.572.586 2.437.000 3 XN xây dựng số 5 580.357.300 252.329.000 179.442.000 26.916.000 5.046.580 3.588.000 4 XN xây dựng số 6 661.043.000 340.410.000 61.560.000 9.234.000 6.808.295 1.231.000 5 XN điện nước 52.974.000 7.946.000 1.059.000 6 Đội xây dựng MN 55.863.000 8.379.000 1.117.000 7 XN dịch vụ 142.840.000 62.104.347 6.367.500 958.725 1.242.086 127.000 8 40 An Đà 40.581.000 6.087.000 811.000 9 Đội ông Kiều 921.000.000 400.434.740 38.205.000 5.730.000 8.008.600 769.030 Cộng 3.615.087.670 1.624.775.378 690.061.500 103.509.725 32.495.507 13.802.030 10 Khối công ty 271.880.000 271.880.000 217.890.000 32.683.000 5.419.600 4.357.000 Cộng 3.886.967.670 1.896.655.378 907.951.500 136.192.725 37.915.107 18.159.030 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 61 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 12: Bảng kê số 4 BẢNG KÊ SỐ 4 Quý III năm 2008 Các TK ghi có Các TK phản ánh ở các NKCT khác STT 152 153 214 334 621 622 627 Cộng NKCT số NKCT số 10 Các TK ghi nợ 1 Chi phí sản xuất, kinh 1 doanh dở dang 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 24.252.844 2.772.233.467 26.716.960.716 Chi phí nguyên vật liệu 2 trực tiếp 17.382.494.898 2.352.500 17.384.847.398 Chi phí nhân công trực 3 tiếp 3.615.087.670 3.615.087.670 Chi phí sản xuất chung 4 10.824.948 2.909.714.389 2.920.539.337 Cộng 17.382.494.898 2.352.500 10.824.948 3.615.087.670 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 24.252.844 5.681.947.856 50.637.435.121 Ngày .tháng năm 2008 Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 62 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 13: Nhật ký chứng từ số 7 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Quý III năm 2008 TT Các 152 153 334 214 621 622 627 Các TK phản ánh ở các Tổng cộng TK NKCT khác ghi có Các NK 10 TK 136 TK ghi nợ 1 TK 17.382.494.898 2.352.500 17.384.847.398 621 2 TK 3.615.087.670 3.615.087.670 622 3 TK 10.824.948 2.909.714.389 2.920.539.337 627 4 TK 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 2.772.233.467 26.716.960.716 154 Cộng 17.382.494.898 2.352.500 3.886.967.670 50.076.382 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 5.681.947.856 51.442.045.378 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 63 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 14: Sổ cái TK 622 SỔ CÁI Tài khoản 622 Quý III năm 2008 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối Tháng 1 Tháng 2 Tháng 9 Tháng 12 Cộng ứng nợ với TK này TK 334 3.615.087.670 5.535.572.471 Cộng phát sinh Nợ 3.615.087.670 5.535.572.471 Có 3.615.087.670 5.535.572.471 Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 64 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Tiền công phát sinh ở công trình nào được hạch toán trực tiếp vào công trình đó. Riêng đối với nhân viên gián tiếp xí nghiệp thì chi phí tiền lương được phân bổ cho các công trình theo tỷ lệ lương công nhân trực tiếp. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bảng thanh toán lương thì tổng chi phí nhân công trực tiếp của công trình trường cấp II Bắc Hà tính đến hết quý II năm 2008 là 167.280.150 đồng. Chi phí này trong quý III năm 2008 là 6.390.000 đồng. Vậy tổng cộng chi phí nhân công trực tiếp của công trình trường cấp II Bắc Hà là 173.670.150 đồng. 2.2.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung *Nội dung: Khoản mục chi phí sản xuất chung gồm: + Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ thi công + Chi phí dịch vụ mua ngoài ở xí nghiệp: tiền điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, chi phí thuê máy thi công, dịch vụ, + Chi phí bằng tiền khác: tiền chi lãi vay ngân hàng, chi phí vận chuyển vật tư, Các khoản mục chi phí này khi phát sinh thì được kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 Có TK 136 Các khoản mục chi phí này phát sinh ở công trình nào thì được hạch toán vào công trình đó. Đối với các khoản mục chi phí chung thì kế toán phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. Cuối quý, căn cứ vào các chứng từ hợp lý, kế toán xí nghiệp lập bảng tổng hợp chi tiết TK 627 rồi lập bảng tổng hợp phân bổ TK 627 cho các công trình. * Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu chi Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 65 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán - Báo cáo chi tiết khấu hao tài sản cố định * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Các tài khoản khác có liên quan. * Quy trình hạch toán Sơ đồ 7: Bảng phân bổ vật tư Bảng phân bổ tiền lương Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng kê số 4 Sổ chi tiết TK 627 Nhật ký chứng từ số 7 Bảng tổng hợp chi tiết TK 627 Sổ cái TK 627 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 66 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán 2.2.4.3.1 Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ thi công Công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo công thức: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao = Thời gian sử dụng Hiện nay ở công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng, máy móc thiết bị dùng cho thi công phần lớn là lạc hậu, công suất thấp trong khi đó số công trình mà công ty thi công lại nhiều, thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau. Vì vậy chỉ những công trình chính mới được công ty điều động máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất thi công. Công ty tính số khấu hao TSCĐ theo từng quý. Chỉ những tài sản cố định nào phục vụ cho thi công mới được trích khấu hao vào chi phí sản xuất để tính giá thành và tài sản cố định phục vụ cho công trình, hạng mục công trình nào thì chi phí khấu hao được chuyển thẳng vào chi phí sản xuất của công trình, hạng mục công trình đó theo định khoản: Nợ TK 627 (Chi tiết cho từng công trình) Có TK 214 Trường hợp trong kỳ, tài sản cố định của công ty được sử dụng cho 2 hay nhiều công trình trở lên thì số khấu hao của tài sản cố định đó được phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo chi phí nhân công trực tiếp. Cuối quý, kế toán xí nghiệp căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho xí nghiệp rồi gửi lên phòng tài vụ công ty. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 67 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 15: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUÝ III NĂM 2008 Ghi nợ các tài khoản Cộng TK ST Mức khấu Cộng TK Tên tài sản cố định Nguyên giá 642 T hao 627 XNI 627 XNII 627 XNV 627 XNVI 627 627 1 Nhà LV 2 tầng công ty 289.333.540 7.386.500 7.386.500 2 Sân đường nội bộ công ty 50.109.686 1.924.996 1.924.996 3 Máy đầm cóc XN I 16.000.000 1.106.250 1.106.250 1.106.250 4 Máy trộn bê tông XN II 18.095.238 1.160.500 1.160.500 1.160.500 5 Máy trộn bê tông XN VI 21.523.810 1.473.356 1.473.356 1.473.356 6 Máy trộn bê tông XN V 11.140.000 1.114.000 1.140.000 1.114.000 7 Máy đầm đất XN VI 18.857.140 1.290.804 1.290.804 1.290.804 8 Dàn giáo XN I 11.047.619 994.284 994.284 994.284 9 Máy trộn bê tông XN I 11.905.000 1.190.500 1.190.500 1.190.500 10 Xe con 385.000.000 17.602.150 17.602.150 11 Xe tải 149.715.238 2.495.254 2.495.254 1.495.254 12 Đầu máy + tivi 12.376.000 990.080 990.080 13 Máy vi tính phòng KH 20.384.000 1902.090 1.902.090 14 Máy vi tính phòng tài vụ 11.320.000 1.330.100 1.330.100 15 Máy vi tính phòng PGĐ 13.130.000 1.323.800 1.323.800 16 Máy điều hòa phòng GĐ 10.944.000 1.368.000 1.368.000 17 Máy điều hòa phòng KH 14.295.000 1.786.876 1.786.876 18 Máy điều hòa phòng PGĐ 10.295.000 1.286.842 1.286.842 19 Máy photo 23.500.000 2.350.000 2.350.000 Tổng cộng 1.098.971.271 50.076.382 5.786.288 1.160.500 1.114.000 2.764.160 10.824.948 39.251.434 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 68 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán 2.2.4.3.2 Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty gồm: chi phí thuê máy thi công, tiền điện, nước, điện thoại, của các xí nghiệp. Do máy móc thiết bị của công ty còn hạn chế và phần lớn đã lỗi thời lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng máy thi công trên các công trường nên các xí nghiệp phải đi thuê máy móc thiết bị. Máy thi công được sử dụng cho công trình nào thì được hạch toán vào công trình đó. Hiện nay ở các xí nghiệp trong công ty khi hạch toán tài khoản chi phí sử dụng máy thi công thì tách riêng thành một khoản mục chi phí gọi là “chi phí máy thi công” nhưng nằm trong TK 627 “chi phí sản xuất chung”. Việc hạch toán chi phí máy thi công phải căn cứ vào hợp đồng thuê máy, bảng tổng hợp ca máy thi công. Công trình trường cấp II Bắc Hà trong quý III năm 2008 không phát sinh khoản mục chi phí thuê máy thi công nên chi phí này bằng không (=0). Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác như tiền điện, tiền nước, đều có hóa đơn. Các chi phí này được phân bổ vào các công trình theo chi phí nhân công trực tiếp. 2.2.4.3.3 Hạch toán chi phí bằng tiền khác Các chi phí bằng tiền khác trong công ty như: chi phí tiếp khách, chi phí công tác, phô tô, in ấn tài liệu, chi phí lãi vay, Các chi phí này phát sinh ở công trình nào thì được tập hợp trực tiếp vào công trình đó. Đối với những chi phí chung như: chi phí công tác, phô tô, in ấn tài liệu, thì được phân bổ vào các công trình theo chi phí nhân công trực tiếp. Các chứng từ ban đầu để hạch toán các khoản chi phí này là phiếu chi tiền mặt, phiếu thanh toán tạm ứng, Trong quý III năm 2008, chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp xây dựng số 5 gồm các khoản mục chi phí như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền công tác phí, tiền in ấn, tiền văn phòng phẩm, tiền lãi vay ngân Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 69 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán hàng là 24.870.734 đồng, phân bổ cho công trình trường cấp II Bắc Hà là 2.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển vật liệu của công trình trường cấp II Bắc Hà trong quý III năm 2008 (căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết thu mua vật tư) là 2.598.802 đồng. Chi phí sản xuất chung của công trình trường cấp II Bắc Hà quý II năm 2008 là 48.541.254 đồng; trong quý III năm 2008 chi phí này là 2.000.000 + 2.598.802 = 4.598.802 đồng (số liệu này được phản ánh trên bảng tổng hợp thanh toán ghi có TK 136). Vậy tổng chi phí sản xuất chung của công trình trường cấp II Bắc Hà là 48.541.254 + 4.598.802 = 53.140.056 đồng. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 70 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 16: Bảng tổng hợp chi tiết TK 627 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG MUA NGOÀI Quý III năm 2008 Xí nghiệp xây dựng số 5 STT Tên khoản mục chi phí Tổng cộng Ghi nợ các TK sau 627 133 1 Tiền điện + bảo vệ quý III/2008 1.482.000 1.482.000 2 Chi phí mua chè + thuốc tiếp khách 1.732.000 1.732.000 3 Chi phí xăng dầu đi công tác 4.145.000 4.145.000 4 Chi trả lãi vay ngân hàng 9.389.000 9.389.000 Tổng cộng 25.028.734 24.870.734 158.000 Kế toán XN Giám đốc XN Sau đó, nhân viên kế toán xí nghiệp sẽ gửi các bảng phân bổ này kèm các chứng từ gốc lên phòng tài vụ công ty để kế toán phòng tài vụ làm căn cứ vào bảng kê số 4, ghi nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 627. Cuối quý, kế toán công ty căn cứ vào các chứng từ, các bảng phân bổ liên quan đến việc thu mua, thanh toán trong các xí nghiệp để lập bảng tổng hợp thanh toán ghi có TK 136. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 71 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 17: Bảng tổng hợp thanh toán ghi cóTK 136 BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN GHI CÓ TK 136 Quý III năm 2008 STT Tên đơn vị, Số tiền Ghi nợ các tài khoản sau công trình 152 153 133 334 154 627 211 I XN xây dựng số 1 9.873.599.705 9.305.251.395 634.586.497 439.000.000 (817.612.966) 162.659.541 149.715.238 II XN xây dựng số 2 10.210.569.551 2.887.458.322 405.696.631 870.847.370 3.930.705.564 2.115.861.664 III XN xây dựng số 5 1.445.194.952 231.268.515 232.500 66.297.972 580.357.300 300.810.607 266.228.058 1 CT trường cấp II 27.645.397 9.553.548 7.123.047 6.390.000 4.598.802 Bắc Hà IV XN dịch vụ (15.000.000) 15.000.000 V XN xây dựng số 6 2.170.382.591 1.041.625.409 131.856.985 661.043.000 288.754.365 47.102.832 VI Đội ông Kiều 5.677.682.681 3.219.639.625 2.120.000 341.528.813 921.000.000 906.130.992 287.263.251 VII Đội miền Nam 168.154.866 136.319.450 1.236.373 30.599.043 VIII XN xây dựng số 3 120.672.556 90.417.556 30.255.000 IX Phòng kế hoạch 831.715.654 352.422.810 26.859.345 142.840.000 309.593.499 Tổng cộng 30.497.972.556 17.249.403.082 2.352.500 1.608.062.616 3.615.087.670 4.963.637.061 2.909.714.389 149.715.238 Ngày tháng năm 2008 Trưởng phòng tài vụ Lập biểu Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 72 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 18: Bảng kê số 4 BẢNG KÊ SỐ 4 Quý III năm 2008 Các TK ghi có Các TK phản ánh ở các NKCT khác STT 152 153 214 334 621 622 627 Cộng NKCT số NKCT số 10 Các TK ghi nợ 1 Chi phí sản xuất, kinh 1 doanh dở dang 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 24.252.844 2.772.233.467 26.716.960.716 Chi phí nguyên vật liệu 2 trực tiếp 17.382.494.898 2.352.500 17.384.847.398 Chi phí nhân công trực 3 tiếp 3.615.087.670 3.615.087.670 Chi phí sản xuất chung 4 10.824.948 2.909.714.389 2.920.539.337 Cộng 17.382.494.898 2.352.500 10.824.948 3.615.087.670 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 24.252.844 5.681.947.856 50.637.435.121 Ngày .tháng năm 2008 Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 73 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 19: Nhật ký chứng từ số 7 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Quý III năm 2008 TT Các 152 153 334 214 621 622 627 Các TK phản ánh ở các Tổng cộng TK NKCT khác ghi có Các NK 10 TK 136 TK ghi nợ 1 TK 17.382.494.898 2.352.500 17.384.847.398 621 2 TK 3.615.087.670 3.615.087.670 622 3 TK 10.824.948 2.909.714.389 2.920.539.337 627 4 TK 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 2.772.233.467 26.716.960.716 154 Cộng 17.382.494.898 2.352.500 3.886.967.670 50.076.382 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 5.681.947.856 51.442.045.378 Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 74 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 20: Sổ cái TK 627 SỔ CÁI Tài khoản 627 Quý III năm 2008 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối Tháng 1 Tháng 2 Tháng 9 Tháng 12 Cộng ứng nợ với TK này TK 214 10.824.948 19.154.640 TK 136 2.909.714.389 3.605.873.848 Cộng phát sinh Nợ 2.920.539.337 3.625.028.488 Có 2.920.539.337 3.625.028.488 Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 75 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán 2.2.4.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất. Cuối quý, toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được kết chuyển vào bên nợ tài khoản 154, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình của từng xí nghiệp trong công ty. Đối với công trình trường cấp II Bắc Hà trong quý III năm 2008 được hạch toán như sau: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154: 9.553.548 Có TK 621: 9.553.548 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: 6.390.000 Có TK 622: 6.390.000 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: 4.598.802 Có TK 627: 4.598.802 Tại các xí nghiệp cũng có sổ theo dõi thanh toán và chi phí giá thành cho các công trình mà xí nghiệp tiến hành thi công. Căn cứ vào các bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, sổ chi tiết tài khoản 136 cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán công ty ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho từng công trình, hạng mục công trình để tính giá thành sản phẩm. 2.2.5 Đánh giá sản phẩm dở dang Đánh giá sản phẩm dở dang là một khâu quan trọng trong công tác tính giá thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang chính xác sẽ giúp công tác tính giá thành được đúng đắn và hợp lý. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi khởi công công trình đến thời điểm kiểm kê đánh giá. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 76 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ tổng hợp lại cho các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Chi phí thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực tế khối lượng xây lắp = khối lượng xây lắp + khối lượng xây dở dang cuối kỳ dở dang đầu kỳ lắp thực hiện trong kỳ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được theo dõi trên sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doang dở dang (biểu 25). Ví dụ: Công trình cải tạo đường An Kim Hải. Giá trị sản phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ: 1.544.705.419 đồng Chi phí thực tế phát sinh trong quý III/2008 là: 84.852.832 + 103.500.000 + 95.216.374 = 283.569.206 đồng Giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ: 1.544.705.419 + 283.569.206 = 1.828.274.625 đồng. 2.2.6 Kế toán tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty là công trình hoàn thành hoặc hạng mục công trình của các công trình lớn chuyển tiếp nhiều năm hoàn thành. Do vậy công ty không xác định chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ khi tính giá thành sản phẩm. Công trình trường cấp II Bắc Hà chính là đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty là khi công trình, hạng mục công trình được coi là hoàn thành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư. Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành, tức là giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 77 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán của công trình, hạng mục công trình đó tính từ thời điểm khởi công đến khi hoàn thành bàn giao. Như vậy giá thành thực tế của công trình trường cấp II Bắc Hà là tổng chi phí thực tế phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành và bằng tổng cộng của 3 khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Từ các bảng phân bổ nguyên vật liệu, phân bổ tiền lương, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất trong quý của công trình trường cấp II Bắc Hà và ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (biểu 25). Đến cuối quý III năm 2008 công trình trường cấp II Bắc Hà ta có: Chi phí thực tế của khối lượng dở dang đầu quý là: 808.989.269 đồng. Chi phí thực tế phát sinh trong quý III/2008 là: 9.553.548 + 6.390.000 + 4.598.802 = 20.542.350 đồng Giá thành thực tế của công trình trường cấp II Bắc Hà là: 808.989.269 + 20.542.350 = 829.531.619 đồng. Trường hợp công trình chưa hoàn thành thì chi phí sản xuất tập hợp chính là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang. Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 78 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 21: Sổ theo dõi chi phí sản xuất dở dang TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG QUÝ III NĂM 2008 TT Tên DD đầu kỳ 621 622 627 136 111 Tổng cộng Giá thực tế Giá trị quyết DD cuối quý Chênh hạng toán lệch mục công trình I XNXD 1.985.204.645 231.501.015 580.357.300 267.388.558 300.810.607 3.365.262.125 599.412.019 621.148.135 2.765.850.106 21.736.116 số 1 II XNXD 557.348.071 3.020.550.138 870.847.370 2.116.975.664 3.930.705.564 7.650.000 10.504.076.807 8.632.796.439 8.919.001.446 1.871.280.368 286.205.007 số 2 III XNXD 90.417.556 30.255.000 9.221.000 129.893.556 129.893.556 137.157.143 7.263.587 số 3 IV XNXD 2.028.539.884 7.670.025.463 439.000.000 168.445.829 817.612.966 11.123.624.142 3.492.704.867 3.612.922.211 7.630.919.275 120.217.344 số 5 V XNXD 913.930.855 1.041.625.409 661.043.000 49.866.992 288.754.365 2.955.220.621 2.791.595.818 2.867.129.806 163.624.803 75.533.988 số 6 VI Đội 1.952.163.796 136.319.450 30.599.043 2.119.082.289 2.119.082.289 XDMN VII Đội 3.221.759.625 921.000.000 287.263.251 906.130.992 5.336.153.868 5.312.467.018 5.424.813.182 23.686.850 112.346.164 Ô.Kiều VIII XN (15.000.000) 15.000.000 dịch vụ IX Phòng 302.354.866 352.422.810 142.840.000 309.593.499 624.000 1.107.835.175 1.107.835.175 1.243.074.464 135.239.289 KH X CT 3.309.010.481 6.757.844 3.315.768.325 734.618.090 734.618.090 3.315.768.325 khác Cộng 11.048.552.598 17.384.847.398 3.615.087.670 2.920.539.337 2.772.233.467 24.252.844 37.765.513.314 20.609.919.388 21.325.018.040 17.155.593.926 715.098.652 Ngày tháng năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 79 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 22: Sổ cái TK 154 SỔ CÁI Tài khoản 154 Năm 2008 Số dư đầu năm Nợ Có 22.895.523.244 Ghi có các TK, đối Tháng 1 Tháng 2 Tháng 9 Tháng 12 Cộng ứng nợ với TK này TK 111 24.252.844 25.752.844 TK 136 2.772.233.467 7.822.496.552 TK 621 17.384.847.398 25.877.777.012 TK 622 3.615.087.670 5.535.572.471 TK 627 2.920.539.337 3.625.028.488 Cộng phát sinh Nợ 26.716.960.716 42.886.627.367 Có 20.609.919.388 38.727.552.662 Số dư cuối kỳ Nợ 17.155.593.926 27.054.597.949 Có Ngày tháng năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 80 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán Biểu 23: Sổ cái TK 632 SỔ CÁI Tài khoản 632 Năm 2008 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối Tháng 1 Tháng 2 Tháng 9 Tháng 12 Cộng ứng nợ với TK này TK 154 20.609.919.388 38.727.552.662 Cộng phát sinh Nợ 20.609.919.388 38.727.552.662 Có 20.609.919.388 38.727.552.662 Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 81 Lớp: QT 902K
- Khoá luận tốt nghiệp Ngành: Kế toán - Kiểm toán CHƢƠNG III NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NHÀ Ở HẢI PHÒNG 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng. Trải qua hơn 30 năm hoạt động và phát triển, công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng đã ngày càng được củng cố và lớn mạnh. Những hợp đồng với giá trị lớn từ những đối tác không chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn thành phố đã phần nào khẳng định được sự trưởng thành và phát triển của công ty. Để có được những thành tựu như ngày hôm nay thì không thể không kể đến những cố gắng, nỗ lực của đội ngũ nhân viên trong công ty tận tụy, nhiệt tình với công việc, chịu khó tìm tòi, học hỏi để đổi mới công ty, xây dựng công ty vững mạnh hơn. Đó là những nhân viên kỹ thuật năng động mang về cho công ty nhiều công trình có giá trị, xây dựng nên nhiều công trình có chất lượng mang lại uy tín cho công ty. Đó là những nhân viên quản lý chịu khó tìm tòi áp dụng các chính sách, mô hình quản lý mới có hiệu quả, giảm được những chi phí lãng phí, tăng cường sự đoàn kết trong nội bộ công ty, mang lại hiệu quả công việc cao. Và rõ ràng là sự thành công đó không thể không có mặt của đội ngũ nhân viên kế toán trong công ty, gồm nhân viên kế toán phòng tài vụ và nhân viên kế toán các xí nghiệp thành viên, với những nỗ lực trong việc theo kịp những yêu cầu về công tác tổ chức và hạch toán kế toán trong điều kiện nền kinh tế nước ta có nhiều sự chuyển biến. Qua thời gian thực tập tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng nhà ở Hải Phòng đã mang đến cho em một số nhìn nhận sơ bộ về những ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý, công Sinh viên: Lê Thị Hương Giang 82 Lớp: QT 902K