Khóa luận Vận dụng quy trình cấp tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Hồng Bàng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty cổ phần Tuấn Nguyệt

pdf 113 trang huongle 1490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vận dụng quy trình cấp tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Hồng Bàng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty cổ phần Tuấn Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_van_dung_quy_trinh_cap_tin_dung_cua_ngan_hang_tmcp.pdf

Nội dung text: Khóa luận Vận dụng quy trình cấp tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Hồng Bàng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty cổ phần Tuấn Nguyệt

  1. LỜI CAM ĐOAN. Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong bài trung thực. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các tài liệu tham khảo đã đƣợc trích dẫn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Chủ nhiệm đề tài
  2. Danh mục các từ viết tắt BCTC Báo cáo tài chính LNST Lợi nhuận sau thuế CĐKT Cân đối kế toán LNTT Lợi nhuận trƣớc thuế CMND Chứng minh nhân dân MTV Một thành viên CP Cổ phần NHCTD Ngân hàng cấp tín dụng CSH Chủ sở hữu NHTM Ngân hàng thƣơng mại CT Công ty PGD Phó giám đốc DH Dài hạn PKH Phòng khách hàng ĐKKD Đăng ký kinh doanh QSD Quyền sử dụng DN Doanh nghiệp STT Số thứ tự DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân TCTD Tổ chức tín dụng DTT Doanh thu thuần TMCP Thƣơng mại cổ phần ĐTTC Đầu tƣ tài chính TNDN Thu nhập doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính TNHH Trách nhiệm hữu hạn GCN Giấy chứng nhận TSCĐ Tài sản cố định GĐ Giám đốc TSDH Tài sản dài hạn GTGT Giá trị gia tăng TSNH Tài sản ngắn hạn HĐKD Hoạt động kinh doanh TTS Tổng tài sản HMTD Hạn mức tín dụng VCSH Vốn chủ sở hữu HTK Hàng tồn kho XDCB Xây dựng cơ bản
  3. MỤCLỤC Lý do chọn đề tài 1 PHẦN I: 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ QUY TRÌNH CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG. 4 1. Tín dụng và phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 4 1.1. Khái niệm. 4 1.2. Chức năng của cho vay theo hạn mức tín dụng. 5 1.3. Ƣu nhƣợc điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng. 5 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến HMTD. 5 1.4.1. Nhân tố chủ quan. 5 1.4.2. Các nhân tố khách quan. 6 2. Cách xác định hạn mức tín dụng. 6 2.1. Căn cứ xác định hạn mức tín dụng khách hàng: 6 2.2. Cách thức xác định hạn mức tín dụng. 7 2.2.1. Xác định HMTD dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn. 7 2.2.2. Xác định HMTD dựa vào lưu chuyển tiền tệ. 8 3. Quy trình cấp tín dụng. 9 3.1. Quy trình cấp tín dụng tổng quát. 9 3.1.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. 10 3.1.2. Phân tích tín dụng. 10 3.1.3. Quyết định tín dụng. 11 3.1.4. Giải ngân. 11 3.1.5. Giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng. 12 3.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để xác định hạn mức tín dụng. 12 3.2.1. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. 12 3.2.1.1. Phƣơng pháp so sánh. 12 3.2.1.2. Phân tích chỉ số: 13 3.2.1.3. Dự báo dòng tiền: 19
  4. 3.2.2. Các bước công việc trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. 20 3.2.3. Thẩm định số liệu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. 20 3.2.3.1. Kiểm tra tổng quát báo cáo tài chính. 20 3.2.3.2. Đánh giá chất lƣợng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. 21 3.3. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 24 3.3.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản-nguồn vốn 24 3.3.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản. 24 3.3.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn. 25 3.3.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 26 3.3.2.1. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 26 3.3.3. Phân tích khả năng thanh toán của DN. 27 3.3.3.1. Phân tích tình hình công nợ. 27 3.3.3.2. Phân vốn lƣu chuyển. 28 3.3.3.3. Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ. 29 3.4. Phân tích dòng tiền của DN. 30 3.4.1. Đánh giá chung. 30 3.4.2. Phân tích lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh: 31 3.4.2.1. Phân tích lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ. 33 3.4.2.2. Phân tích lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. 34 3.4.3. Dự báo dòng tiền của DN. 35 3.4.3.1. Lập dự báo dòng tiền. 35 3.4.3.2. Các bƣớc thực hiện dự báo nhanh về dòng tiền. 37 3.4.4. Phân tích đảm bảo nợ vay. 38 3.4.4.1. Nguyên tắc phân tích. 38 3.4.4.2. Nội dung phân tích. 38 3.4.5. Phối hợp các nội dung để đánh giá tổng hợp DN. 39 3.5. Các tiêu chí phi tài chính. 40 3.5.1. Tiêu chí lưu chuyển tiền tệ. 40 3.5.2. Tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý. 40 3.5.3. Tiêu chí tình hình và uy tín với ngân hàng. 40
  5. 3.5.3.1. Quan hệ tín dụng 40 3.5.3.2. Quan hệ phi tín dụng 41 3.5.4. Tiêu chí môi trường kinh doanh 41 3.5.5. Tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác. 41 PHẦN 2: 42 VẬN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH HỒNG BÀNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN NGUYỆT 42 1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam-chi nhánh Hồng Bàng. 42 1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Hồng Bàng. 42 1.1.1. Cơ cấu tổ chức 43 1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ đang được triển khai tại Vietinbank Hồng Bàng. 47 1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBank Hồng Bàng 2010-2012. 50 2. Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam-chi nhánh Hồng Bàng. 52 2.1. Hƣớng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp HMTD. 52 2.2. Thẩm đinh, lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạng tín dụng, hạn mức tín dụng của khách hàng. 54 2.3. Xét duyệt hạn mức tín dụng cho khách hàng. 56 2.4. Thông báo cho khách hàng; Cập nhật dữ liệu trên hệ thống INCAS. 56 2.5. Theo dõi, điều chỉnh hạn mức tín dụng cho khách hàng. 56 2.6. Lƣu giữ, luân chuyển hồ sơ. 57 3. Vận dụng quy trình cấp hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam-chi nhánh Hồng Bàng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty cổ phần Tuấn Nguyệt. 57 3.1. Thông tin chi tiết khách hàng. 57 3.1.1. Thông tin khách hàng. 57 3.1.2. Hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng do khách hàng cung cấp. 58
  6. 3.1.3. Thẩm định về bộ máy tổ chức bộ máy hoạt động. 58 3.1.4. Quan hệ với tổ chức tín dụng khác. 61 3.2. Thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh. 61 3.2.1. Nguồn số liệu và đánh giá chất lượng nguồn số liệu. 61 3.2.2. Hoạt động kinh doanh. 61 3.3. Tình hình tài chính. 69 3.3.1. Chỉ số về khả năng thanh toán. 77 3.3.2. Chỉ số hoạt động. 77 3.3.3. Nhóm chỉ số cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính. 78 3.3.4. Lưu chuyển tiền tệ. 79 3.4. Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng. 80 3.5. Thẩm định rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro. 81 3.6. Thẩm định tài sản đảm bảo của công ty cổ phần Tuấn Nguyệt. 83 3.7. Phân tích và tính toán nhu cầu tín dụng của công ty cổ phần Tuấn Nguyệt. 86 3.8. Dự kiến lợi ích thu đƣợc khi Vietinbank Hồng Bàng nếu chấp thuận cho công ty cổ phần Tuấn Nguyệt vay theo hạn mức tín dụng. 93 3.8.1. Với việc cấp hạn mức tín dụng như đề xuất ở trên, Chi nhánh Hồng Bàng kỳ vọng về lợi ích phi tín dụng thu được như sau: 93 3.8.2. So sánh lợi ích giữa vay theo món và vay theo HMTD. 94 PHẦN 3: 96 ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT. 96 1. Định hƣớng về cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh Hồng Bàng. 96 2. Đánh giá và đề xuất. 98 3. Gợi ý và giải pháp. 99 KẾT LUẬN 105
  7. Lý do chọn đề tài  Tính cấp thiết của đề tài. Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong hai phƣơng thức cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nét đặc trƣng của hình thức cho vay này là đối tƣợng cho vay là đối tƣợng gộp; hoạt động vay trả diễn ra liên tục; có thể không có thời hạn vay và kỳ hạn trả nợ cụ thể chỉ có thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng hạn mức; doanh số cho vay có khi lớn hơn hạn mức tín dụng trong thời gian duy trì hạn mức tín dụng. Điều kiện áp dụng đối với loại hình cho vay ngắn hạn này thƣờng là những khách hàng đã có quan hệ tín dụng, có uy tín với ngân hàng, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đi vào ổn định, có nguồn thông tin khá đầy đủ chính xác. Vận dụng hiệu quả quy trình cấp tín dụng để xác định hạn mức cho vay nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng giúp tối đa hóa lợi nhuận đồng thời tránh tình trạng cho vay quá mức ảnh hƣởng tới khả năng thu nợ là vấn đề luôn đƣợc các ngân hàng quan tâm. Bên cạnh đó, hiểu đƣợc phƣơng pháp xác định hạn mức tín dụng cũng nhƣ ƣu điểm của phƣơng pháp cho vay này giúp các doanh nghiệp lựa chọn phƣơng thức huy động vốn hiệu quả. Vay theo hạn mức tín dụng giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong vấn đề vay vốn và chủ động trong việc sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh, dựa vào chu kỳ kinh doanh hoặc đối với kinh doanh mùa vụ thì doanh nghiệp có thể vay và trả một cách linh hoạt, lãi trả sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng vốn vay và số tiền vay từng thời điểm. Trong quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Công thƣơng, chi nhánh Hồng Bàng, nhận thức đƣợc vai trò của hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng, em mạnh dạn chọn đền tài: “Vận dụng quy trình cấp tín dụng của ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam-chi nhánh Hồng Bàng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty cổ phần Tuấn Nguyệt” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 1
  8.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ công tác đào tạo: Đề tài giúp sinh viên khối ngành kinh tế nắm đƣợc quy trình cấp tín dụng của VietinBank Hồng Bàng để xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp. Những đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế: Đối với ngân hàng: là cơ sở để đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời có cơ sở để tƣ vấn phƣơng án cho vay đối với khách hàng. Đối với doanh nghiệp: Là cơ sở lựa chọn phƣơng án huy động vốn hiệu quả.  Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc: Có khá nhiều tài liệu trong và ngoài nƣớc phân tích về hạn mức tín dụng nhƣng Vận dụng quy trình cấp tín dụng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty cổ phần Tuấn Nguyệt thì chƣa có công trình nào nghiên cứu. Vận dụng hiệu quả quy trình cấp tín dụng để xác định hạn mức tín dụng giúp bộ phận phụ trách tín dụng nâng cao kỹ năng phân tích (đặc biệt là góc độ phân tích tài chính của doanh nghiệp đi vay) để xác định chính xác hạn mức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đồng thời tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ. Đối với doanh nghiệp, vận dụng hiệu quả quy trình cấp tín dụng để xác định hạn mức tín dụng giúp doanh nghiệp chủ động đƣợc trong việc lựa chọn phƣơng thức đi vay hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động của mình. Đối với sinh viên khối ngành kinh tế, đề tài giúp sinh viên nắm đƣợc quy trình xác định HMTD, đặc biệt là kỹ thuật phân tích tài chính để xác định hạn mức tín dụng, áp dụng đƣợc kiến thức đã học vào thực tế. 2
  9.  Đối tƣợng nghiên cứu. - Quy trình cho vay theo HMTD của VietinBank Hồng Bàng (chủ yếu tập trung vào bƣớc 2: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạng tín dụng, HMTD của khách hàng). - Báo cáo tài chính, thông tin, tài liệu có liên quan của công ty cổphần Tuấn Nguyệt trong giai đoạn 2010-2012.  Nội dung nghiên cứu: - Quy trình cho vay theo HMTD của VietinBank Hồng Bàng, đặc biệt thẩm định khách hàng. Cụ thể là công ty cổ phần Tuấn Nguyệt.  Phƣơng pháp và thiết bị nghiên cứu - Phƣơng pháp so sánh. - Phân tích chỉ số. - Dự báo dòng tiền. - Phƣơng pháp chuyên gia 3
  10. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ QUY TRÌNH CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG. 1. Tín dụng và phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng. 1.1. Khái niệm.  Tín dụng: Xuất phát từ chữ Latinh là Credo (tin tƣởng, tín nhiệm), là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.  Tài chính: Là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.  Tài chính doanh nghiệp: Là các mối quan hệ phân phối dƣới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp.  Phân tích tài chính doanh nghiệp: Là tổng thể các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đƣa ra đƣợc quyết định chuẩn xác và đánh giá đƣợc doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tƣợng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ1. 1GS.TS.Ngô Thế Chi. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ. 2008. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội. NXB tài chính. 4
  11.  Hạn mức tín dụng: là mức dƣ nợ vay tối đa đƣợc duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng1. 1.2. Chức năng của cho vay theo hạn mức tín dụng. Phƣơng thức cho vay này với ƣu điểm là có thể tận thu những khoản thu mà khách hàng có, khi mà tài khoản đang có dƣ nợ; kiểm soát tự nhiên doanh số cho vay và doanh số bán hàng thông qua doanh số thu nợ, theo phƣơng thức này khi khách hàng có doanh thu bán hàng phải chuyển thẳng hoặc nộp thẳng vào bên Có của tài khoản cho vay luân chuyển để trả nợ. Do đó, ngân hàng có thể nắm bắt đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thông qua doanh số cho vay và thu nợ từ tài khoản trên. Ngoài ra, với phƣơng thức cho vay này Ngân hàng có thể đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, sử dụng đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của khách hàng, hạn chế đƣợc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. 1.3. Ƣu nhƣợc điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng.  Ƣu điểm: Doanh nghiệp:Thủ tục đơn giản, khách hàng chủ động nguồn vốn vay, và trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng:Có thể tối đa hóa lợi nhuận đồng thời tránh tình trạng cho vay quá mức ảnh hƣởng tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.  Nhƣợc điểm: Doanh nghiệp phải đáp ứng đƣợc các điều kiện vay vốn của ngân hàng (đã có quan hệ tín dụng và có uy tín với ngân hàng, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đi vào ổn định, có nguồn thông tin khá đầy đủ, chính xác). Về phía ngân hàng cần thẩm định kỹ kế hoạch sản xuất kinh doanh để xác định hạn mức cho vay cũng nhƣ thời hạn cho vay. 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến HMTD. 1.4.1. Nhân tố chủ quan. Chính sách tín dụng của ngân hàng. Trình độ cán bộ tín dụng. 1Quyết định số: 1627/2001/QĐ-NHNH Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 5
  12. Chất lƣợng hệ thống thông tin tín dụng. 1.4.2. Các nhân tố khách quan. Môi trƣờng kinh tế. Môi trƣờng chính trị, xã hội. Môi trƣờng pháp lý. Các nhân tố thuộc về khách hàng. 2. Cách xác định hạn mức tín dụng. 2.1. Căn cứ xác định hạn mức tín dụng khách hàng: Với mỗi ngân hàng khác nhau có cách xác định hạn mức tín dụng khác nhau. Nhƣng nhìn chung các ngân hàng đều có các căn cứ xét hạn mức tín dụng nhƣ: (1) Vốn chủ sở hữu và hạng tín dụng của khách hàng. (2) Mức độ rủi ro, triển vọng phát triển của ngành ngân hàng/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng, các rủi ro khác (chính sách Nhà nƣớc, thị trƣờng, ). (3) Tình hình sản xuất kinh doanh của ít nhất 3 năm trƣớc liền kề1, kế hoạch sản xuất kinh doanh của kỳ đề nghị cấp hạn mức tín dụng và nhu cầu tín dụng của khách hàng (trừ trƣờng hợp ngân hàng chủ động xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng): đƣợc xác định trên cơ sở tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn cần thiết và khả năng tham gia vốn chủ sở hữu của khách hàng, vốn huy động khác vào phƣơng án/dự án đề nghị cấp tín dụng. (4) Mức cấp tín dụng tối đa theo giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản bảo đảm của khách hàng theo quy định của ngân hàng. (5) Nguồn vốn, định hƣớng tín dụng của ngân hàng trong từng thời kì: giới hạn tín dụng đƣợc phân bổ thành các giới hạn bộ phận (giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh, giới hạn chiết khấu giới hạn tín dụng có bảo đảm, giới hạn tín dụng không có bảo đảm). Từng giới hạn bộ phận tối đa có thể bằng giới hạn tín dụng nhƣng tổng số dƣ tín dụng tối đa của khách hàng theo các hình thức cấp tín dụng tại mọi thời điểm không vƣợt quá giới hạn tín dụng đã cấp. 1Đối với khách hàng thành lập chưa đủ 3 năm thì căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập đến thời điểm đề nghị cấp hạn mức tín dụng. 6
  13. 2.2. Cách thức xác định hạn mức tín dụng. Có hai cách xác định HMTD : Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn. Dựa vào lưu chuyển tiền tệ. 2.2.1. Xác định HMTD dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn. Cơ sở ngân hàng xét cấp HMTD Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là bảng cân đối kế toán. Các khoản mục chủ yếu đƣợc quan tâm chú ý trong báo cáo tài chính bao gồm: Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu Tài sản lƣu động Nợ phải trả Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Nợ ngắn hạn Chứng khoán ngắn hạn Vay ngắn hạn ngân hàng Khoản phải thu Phải trả ngƣời bán Hàng tồn kho Phải trả công nhân viên Tài sản lƣu động khác Phải trả khác Tài sản cố định ròng Nợ dài hạn Đầu tƣ tài chính dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng cộng tài sản Tổng cộng nợ và tổng vốn chủ sở hữu Dựa vào báo cáo tài chính, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác định hạn mức tín dụng theo từng bƣớc nhƣ sau: 1. Xác định và thẩm định tính chất pháp lý của tổng tài sản. 2. Xác định và thẩm định thính chất hợp lý của nguồn vốn. 3. Xác định hạn mức tín dụng theo công thức: HẠN MỨC NHU CẦU VỐN VỐN CHỦ SỞ = - TÍN DỤNG LƢU ĐỘNG HỮU THAM GIA Trong đó: Nhu cầu vốn Giá trị TS Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn có = - - lƣu động lƣu động phi NH(1) thể sử dụng(2) (1) Gồm: Phải trả ngƣời bán, phải trả công nhân viên, phải trả khác. (2) Chính là giá trị tài sản lƣu động do nguồn dài hạn tài trợ. 7
  14. 2.2.2. Xác định HMTD dựa vàolƣu chuyển tiền tệ. Cơ sở xác định HMTD Thông qua các Báo cáo tài chính, Bảng kế hoạch nhận từ khách hàng, dự toán các nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp dƣới dạng thành tiền để lập bảng lƣu chuyển tiền tệ. Trình tự xác định HMTD thông qua lƣu chuyển tiền tệ. (1) Xác định lƣu chuyển tiền tệ ròng trong kỳ dự toán.Tính thặng dự/thâm hụt. (2) So sánh với số dƣ tiền tối thiểu trong kỳ dự toán để xác định kế hoạch giải ngân/thu nợ. (3) Xác định HMTD. Thông thƣờng hiện nay có hai phƣơng pháp xác định lƣu chuyển tiền tệ: Trực tiếp và gián tiếp. Trong hai phƣơng pháp này, mặc dù cách tiếp cận khác nhau nhƣng đều đi đến kết quả cuối cùng đó là dòng tiền ròng phải nhƣ nhau.Nếu nhƣ cách tiếp cận trực tiếp cho ta biết đƣợc các dòng tiền vào, dòng tiền ra đi đâu, vềđâu nhƣ thế nào, thì trong cách tiếp cận gián tiếp cho ta biết đƣợc một doanh nghiệp có lợi nhuận nhƣng chƣa chắc là có tiền Các hoạt động chủ yếu trên báo cáo ngân lƣu bao gồm : Bảng 1.1: Ngân lƣu vào và ra của từng hoạt động Ngân lƣu vào Ngân lƣu ra I/. Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh * Thu tiền từ khách hàng * Chi trả cho ngƣời bán * Thu lãi vay và thu cổ tức đƣợc chia *Chi trả: lƣơng,lãi vay,thuế * Thu khác từ hoạt động kinh doanh *Chi trả khác cho hoạt động kinh doanh II/. Ngân lưu từ hoạt động đầu tư * Thanh lý TSCĐ cũ *Mua sắm TSCĐ mới * Bán chứng khoán đầu tƣ * Mua chứng khoán đầu tƣ * Thu nợ cho vay * Cho vay III/. Ngân lưu từ hoạt động tài trợ * Vay tiền *Trả nợ vay * Phát hành cổ phiếu * Mua lại cổ phiếu,chi trả cổ tức * Phát hành trái phiếu * Mua lại trái phiếu Tƣơng ứng với mỗi dòng ngân lƣu vào, ra ở trong từng hoạt động trên, ta sẽ xác định đƣợc dòng tổng ngân lƣu vào, tổng ngân lƣu ra và dòng lƣu chuyển tiền tệ ròng. 8
  15. 3. Quy trình cấp tín dụng. 3.1. Quy trình cấp tín dụng tổng quát. Quy trình tín dụng là tổng thể các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bƣớc đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Bảng 1.2: Quy trình cấp tín dụng tổng quát: Các giai Nguồn và nơi cung Nhiệm vụ của ngân Kết quả sau khi kết đoạn của quy cấp thông tin hàng ở mỗi giai đoạn thúc một giai đoạn trình 1. Lập hồ Khách hàng đi Tiếp xúc, phổ biến Hoàn thành bộ hồ sơ đề nghị cấp vay cung cấp và hƣớng dẫn lập hồ sơ để chuyển sang bộ tín dụng. sơ cho khách hàng. phận phân tích. Hồ sơ đề nghị vay Tổ chức thẩm định Báo cáo kết quả từ giai đoạn 1 chuyển về các mặt tài chính thẩm định để chuyển 2. Phân tích sang và phi tài chính do sang bộ phận có thẩm tín dụng. Các thông tin bổ các cá nhân hoặc bộ quyền và quyết định sung từ phỏng vấn, phận thẩm định thực cho vay. hồ sơ lƣu trữ hiện. Các tài liệu và Quyết định cho Quyết định cho thông tin từ giai đoạn vay hoặc từ chối của vay hoặc từ chối. 2 chuyển sang và báo cá nhân hoặc hộ đƣợc Tiến hành các thủ 3. Quyết cáo kết quả thẩm giao quyền phán tục pháp lý nhƣ ký định tín dụng định. quyết. hợp đồng tín dụng, Các thông tin bổ các hợp đồng khác. sung. Quyết định cho Thẩm định các Chuyển tiền vào vay và các hợp đồng chứng từ theo các tài khoản tiền gửi cho 4. Giải liên quan. điều kiện của hợp khách hàng hoặc ngân. Các chứng từ làm đồng tín dụng. chuyển trả cho đơn vị cơ sở giải ngân. cung cấp. 9
  16. Các giai Nguồn và nơi cung Nhiệm vụ của ngân Kết quả sau khi kết đoạn của quy cấp thông tin hàng ở mỗi giai đoạn thúc một giai đoạn trình Các thông tin nội Phân tích hoạt Báo cáo kết quả bộ ngân hàng. động tài khoản, các giám sát và đƣa ra các Các báo cáo tài báo cáo tài chính, giải pháp xử lý. 5. Giám chính theo định kỳ. kiểm tra cơ sở của Lập các thủ tục để sát, thu nợ và Các thông tin khách hàng. thanh lý tín dụng. thanh lý tín khác. Thu nợ dụng. Tái xét và xếp hạng. Thanh lý tín dụng. 3.1.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. (1) Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng và các giấy tờ này phải phù hợp với các quy định hiện hành(giấy phép thành lập, đăng kí kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốchoặc ngƣời đại diện trƣớc pháp luật, điều lệ hoạt động, ). (2) Giấy đề nghị vay vốn. (3) Phƣơng án sản xuất kinh doanh. (4) Báo cáo tài chính. (5) Hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh cùng các giấy tờ gốc có liên quan đến sở hữu tài sản đảm bảo. (6) Các giấy tờ liên quan khác. 3.1.2. Phân tích tín dụng. Phân tích dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng nhƣ khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng.Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng và tiên lƣợng khả năng kiểm soát của ngân hàng về loại rủi ro, cũng nhƣ dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khác hàng cung cấp từ đó nhận định dung về thái độ của khách hàng. 10
  17. Phân tích tín dụng đƣợc chia ra làm 2 lĩnh vực: phân tích tài chính và phân tích phi tài chính. Phân tích phi tài chính: là phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan tới vấn đề tài chính của khách hàng một cách trực tiếp. Đó là: phân tích, kiểm tra tính pháp lý của khách hàng; Kiểm tra mục đích sử dụng của khoản tín dụng đề nghị cấp; Phân tích tính cách của khách hàng, uy tín của họ trong kinh doanh/cuộc sống; Nghiên cứu, phân tích tình hình quản trị doanh nghiệp, khả năng và uy tín của hội đồng quản trị và ban điều hành; Nghiên cứu triển vọng của khách hàng, đặc biệt là vị thế thƣơng trƣờng, xu hƣớng phát triển ngành/vùng và các chiến lƣợc trong tƣơng lai, Phân tích tài chính là phân tích hiện trạng tài chính và các dự cáo về tài chính trong tƣơng lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lƣợng những trƣờng hợp xấu có thể xảy ra, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Phân tích tài chính gồm đánh giá tổng quát về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh; Phân tích hệ số tài chính; Phân tích lƣu chuyển tiền tệ; Phân tích các dự báo tài chính. 3.1.3. Quyết định tín dụng. Quyết định tín dụng nhƣ thế nào – chấp nhận hay không chấp thuận là công việc cực kỳ quan trọng. Cơ sở ra quyết định tín dụng: Ngoài các thông tin đƣợc chuyển giao từ giai đoạn trƣớc sang, ngƣời ra quyết định còn phải dựa vào những cơ sở sau: - Thông tin cập nhật từ thị trƣờng, các cơ quan có liên quan. - Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của nhà nƣớc. - Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định. - Kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng. 3.1.4. Giải ngân. Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Giải ngân phải bảo đảm nguyên tắc vận động của tín dụng gắn liền với vận động của hàng hóa.Hay nói một cách khác, việc phát tiền vay phải có hàng hóa đối ứng, phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng. 11
  18. Mặc dù giải ngân là cấp tiền cho ngƣời đi vay, nhƣng phƣơng thức giải ngân phụ thuộc vào nội dung các cam kết của hợp đồng tín dụng. Theo tính chất nghiệp vụ, giải ngân đƣợc chia làm hai loại: - Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần túy (cấp tiền cho khách hàng trong phạm vi tín dụng đã ký kết mà không đòi thêm điều kiện đặc biệt nào). - Giải ngân là quyết định cho vay phụ kèm theo với việc cấp tiền. 3.1.5. Giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng. Giám sát tín dụng: Mục tiêu của giám sát là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng. Thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ nhƣ trong cam kết theo hợp đồng. Thƣờng ngân hàng sẽ theo dõi lịch trả nợ theo các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trƣớc ngày đáo hạn hạn trả nợ (3-5 ngày) ngân hàng thƣờng thông báo cho khách hàng số tiền phải thanh toán và ngày thanh toán. 3.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để xác định hạn mức tín dụng. 3.2.1. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Sử dụng phối hợp 4phƣơng pháp sau: 3.2.1.1. Phương pháp so sánh. Phƣơng pháp so sánh gồm so sánh ngang và so sánh dọc (phƣơng pháp cơ cấu). (1) Phƣơng pháp so sánh ngang: Đánh giá sự thay đổi của các khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng BCTC của nhiều năm liên tiếp: - Phân tích sự thay đổi qua thời gian 2 đến 3 năm cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của các chỉ tiêu trong BCTC1. - Phân tích xu hƣớng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của các năm sau so với năm gốc. 1 Trong phân tích bảng CĐKT, các tài khoản thuộc nhóm tài sản (hay nguồn vốn) đƣợc tính toán theo tỷ lệ phần trăm tƣơng ứng so sánh với giá trị của tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn). Trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, đƣợc biểu diễn dƣới dạng phần trăm của doanh thu. 12
  19. Mục đích: Đƣa ra nhận định về chiều hƣớng, tốc độ, khuynh hƣớng/xu hƣớng của các khoản mục/chỉ tiêu qua các năm báo cáo so với năm gốc. (2) Phƣơng pháp so sánh dọc. Nội dung phân tích: Tính toán tỷ trọng của các khoản mục/TK chi tiết trong những khoản mục chính của BCTC.Kết hợp với phân tích so sánh để có tổng quan về sự biến động về mặt tuyệt đối và tƣơng đối của các khoản mục trên BCTC. (Trong phân tích bảng CĐKT, các tài khoản thuộc nhóm Tài sản ( hay nguồn vốn) đƣợc tính toán theo tỷ lệ phần trăm tƣơng ứng so sánh với giá trị của TTS (hay Tổng nguồn vốn). Trong báo cáo kết quả SXKD, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, đƣợc biểu diễn dƣới dạng phần trăm). Mục đích: Đánh giá tính trọng yếu của từng khoản mục thành phần (các khoản phải thu, HTK, ) trong khoản mục tổng quát (TTS), nhằm lựa chọn các khoản mục trọng yếu để đánh giá và phân tích. 3.2.1.2. Phân tích chỉ số: Sử dụng 6 nhóm chỉ tiêu tài chính: STT Nội dụng phân tích Mục đích Các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính Đo lƣờng cơ cấu nợ so với VCSH và 1 (cấu trúc vốn). tổng nguồn vốn. Đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn 2 Các chỉ tiêu về thanh khoản. hạn bằng cách sử dụng các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Các chỉ tiêu về khả năng hoạt Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản DN. 3 động. Các chỉ tiêu về khả năng tăng Đánh giá mức độ tăng trƣởng và sự mở 4 trƣởng. rộng về quy mô hàng năm. Đo lƣờng mối quan hệ giữa lợi nhuận so 5 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. sánh với doanh thu, hoặc giá trị đầu tƣ. Đánh giá khả năng tạo thành tiền của 6 Các chỉ tiêu đánh giá dòng tiền. DN. 13
  20.  Lƣu ý khi phân tích chỉ số: - Phân tích chỉ tiêu tài chính DN phải đƣợc so sánh với số liệu trung bình ngành hay DN tƣơng tự khác trong ngành. - Các chỉ tiêu tài chính dựa trên Bảng CĐKT mang tính thời điểm hơn là phản ánh tình hình SXKD của DN trong cả năm tài chính. - Việc đánh giá một chỉ tiêu là tốt hay xấu cần gắn với môi trƣờng/ngành kinh doanh, vị thế của DN trên thị trƣờng, tính chất mùa vụ kinh doanh Một số chỉ tiêu mang lại kết quả đánh giá mâu thuẫn nhau nhƣ hệ số tự tài trợ, hệ số đòn bẩy tài chính với chỉ tiêu ROE (hệ số tự tài trợ cao khá an toàn cho vốn vay nhƣng lại dẫn đến ROE thấp do không tận dụng đƣợc ƣu thế của đòn bẩy tài chính). - Đối với DN đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán: cần đánh giá bổ sung nhóm chỉ tiêu: i. Lợi nhuận trên cổ phần (EPS). ii. Thị giá so với lợi nhuận trên cổ phần (P/E). Thị giá so với giá trị sổ sách (P/B), iii. Tỷ lệ chi trả cổ tức. iv. Tỷ suất lợi tức cổ phần (D/P) (1) Nhóm chỉ số cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính. a. Hệ số tự tài trợ - Thấp: Nếu DN đang trong môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, cơ hội tăng trƣởng cao, sản phẩm tiêu thụ tốt, ít cạnh tranh thì cơ cấu tài chính này sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận trên VCSH cao cho DN. Ngƣợc lại, khi DN lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ thì cơ cấu tài chính này sẽ đẩy DN đến chỗ thua lỗ nhanh hơn, mất khả năng thanh toán. - Cao: Không đem lại cho DN suất lợi nhuận cao, nhƣng mức độ an toàn cao. Mục tiêu của Ngân hàng là bảo đảm an toàn vốn vay nên Ngân hàng muốn chỉ tiêu này cao nhƣng DN thì ngƣợc lại. 14
  21. b. Hệ số đòn bẩy tài chính Hệ số này ngƣợc với hệ số tự tài trợ.Việc đánh giá hệ số này tƣơng tự với hệ số tự tài trợ, hệ số đòn bẩy thấp thể hiện năng lực tự chủ tài chính cao và ngƣợc lại. c. Hệ số TSCĐ - Hệ số này càng nhỏ càng an toàn, chứng tỏ phần lớn TSCĐ của DN đƣợc tài trợ bằng VCSH chứ không phải từ nợ vay. - Nếu hệ số này cao, cần kiểm tra tiếp hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ và tình hình hoàn trả các khoản vay dài hạn. Nếu việc hoàn trả những khoản vay dài hạn đƣợc thực hiện trong phạm vi thu nhập dòng tiền hiện tại và chi phí khấu hao, có thể nói rằng hiện tại DN đang ở mức độ an toàn cao. d. Hệ số thích ứng dài hạn. Mức độ an toàn: nhỏ hơn 1,0 lần. Nếu hệ số này lớn hơn 1, DN sẽ phải trang trải TSDH bằng những nguồn vốn có kỳ hạn hoàn trả ngắn hạn (ví dụ nhƣ các khoản vay ngắn hạn).Khi đó dòng tiền sẽ không ổn định, ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của DN. (2) Các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản. a. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Mức an toàn: lớn hơn 1,0 lần. Tuy nhiên, một hệ số thanh toán ngắn hạn quá cao có thể xuất phát từ khả năng quản lý TSNH của DN chƣa thực sự hiệu quả, khiến DN có: i. Quá nhiều tiền nhàn rỗi. ii. Quá nhiều các khoản phải thu. iii. Quá nhiều HTK. 15
  22. Hệ số thanh toán dƣới mức an toàn: có thể do DN dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ TSCĐ. Ngoài ra, xu hƣớng tăng lên của hệ số này cũng cần đƣợc kiểm tra kỹ vì có thể đó là kết quả của một số bất lợi do: i. HTK tồn đọng tăng. ii. Phải tăng do chất lƣợng công tác thu hồi nợ. b. Hệ số thanh toán nhanh. Mức an toàn: lớn hơn 0,5 lần. Phân tích tƣơng tự nhƣ hệ số thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên đối với DN xây lắp, do đặc điểm các khoản phải thu thƣờng chiếm tỷ trọng cao trong phần tài sản nên hệ số thanh toán nhanh của các DN xây lắp thƣờng cao hơn các DN trong các lĩnh vực khác. c. Khả năng hoàn trả lãi vay (dựa trên lợi nhuận). Mức an toàn: lớn hơn 2,0 lần. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng của DN sử dụng thu nhập từ HĐKD để đáp ứng các chi phí lãi vay hàng năm càng lớn và lợi nhuận của các nhà đầu tƣ càng cao. Hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện DN bị lỗ.Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ tiêu này còn tùy thuộc DN đang hoạt động trong giai đoạn nào.Nếu DN đang hoạt động trong quá trình đầu tƣ, chƣa có lợi nhuận, có thể không xem xét đến chỉ tiêu này. (3) Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời. a. Tỷ suất lợi nhuận gộp (Hệ số này càng cao càng tốt). Trong đó: Lợi nhuận gộp = DTT – Giá vốn 16
  23. So sánh hệ số này với hệ số của các DN cùng ngành để đánh giá hiệu quả SXKD.Nếu hệ số của các đối thủ cạnh tranh cao hơn thì DN cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào. b. Hệ số lãi ròng (Hệ số này càng cao càng tốt). Hệ số lãi ròng hay còn gọi tỷ lệ sinh lời trên doanh thu (ROS). Đánh giá việc quản lý chi phí của DN tốt hay không; doanh thu của DN tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí hoạt động. Ngoài so sánh với hệ số lãi ròng của trung bình ngành, Cán bộ phân tích (CBPT) cần so sánh hệ số lãi ròng của DN qua các năm để đƣa ra đánh giá về hoạt động kinh doanh của DN, trong đó lƣu ý hệ số lãi ròng tăng/giảm qua các năm là tốt hay xấu phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến sự tăng/giảm đó, cụ thể: Hệ số lãi ròng tăng là dấu hiệu tốt nếu: + Lợi nhuận thuần và DTT cùng tăng. + Doanh thu giảm do doanh nghiệp không tiếp tục đầu tƣ vào lĩnh vực không hiệu quả. Lợi nhuận trong trƣờng hợp này có thể giảm nhƣng giảm ít hơn doanh thu hoặc tăng lên so quản lý chi phí tốt hơn nhờ giảm lĩnh vực đầu tƣ không hiệu quả. Hệ số lãi ròng tăng là dấu hiệu xấu nếu việc tăng là do lợi nhuận và doanh thu cùng giảm nhƣng lợi nhuận giảm chậm hơn doanh thu do DN bị giảm năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất, giá bán để duy trì thị phần. c. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) (Hệ số này càng cao càng tốt). Đánh giá tỷ suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng/lỗ và số vòng quay tài sản. Nên có thể viết lại: ROA cao khi số vòng quay tài sản cao và hệ số lãi ròng lớn. 17
  24. Ngoài so sánh với ROA trung bình ngành, CBPT cần phân tích xu hƣớng tăng/giảm ROA so với kỳ trƣớc và tìm hiểu nguyên nhân để đƣa ra đánh giá phù hợp, cụ thể: ROA tăng: là dấu hiệu tốt nếu DN tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí khiến lợi nhuận đạt đƣợc tăng cao hơn. Không phải là dấu hiệu tốt nếu DN giảm nợ vay và các chi phí khác do HĐKD bị thu hẹp khiến doanh thu, lợi nhuận giảm với tốc độ thấp hơn mức giảm của TTS. ROA giảm: là dấu hiệu xấu nếu VCSH giảm do kinh doanh thua lỗ, hoặc HĐKD không hiệu quả nên lợi nhuận không tăng hoặc giảm. Không phải là dấu hiệu xấu nếu do công ty tăng VCSH và mức lợi nhuận tăng chậm hơn so mức tăng TTS; hoặc do DN tăng cƣờng đầu tƣ TSCĐ để mở rộng phát triển hoạt động SXKD. d. Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE). (ROE = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay tài sản x Hệ số đòn bầy tài chính) Phân tích các nhân tố tác động tới tỷ suất sinh lời của DN (dựa vào phƣơng trình trên). Theo đó, DN có suất sinh lời tăng có thể do: i. Tăng doanh thu, giảm chi phí. ii. Tăng số vòng quay tài sản. iii. Thay đổi cơ cấu vốn (đòn bẩy tài chính). Đánh giá tỷ suất sinh lời của DN: So sánh với DN cùng ngành: ROE cao phản ánh hiệu quả SXKD của DN cao và ngƣợc lại. Đánh giá đòn bẩy tài chính: Khi DN đang kinh doanh thuận lợi, doanhthu tăng và DN đang có lãi thì tăng vay nợ (tăng đòn bẩy tài chính) sẽ làm cho ROE tăng cao. Ngƣợc lại khi DN lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, chính đòn bẩy tài chính cao sẽ đẩy nhanh DN vào kết cục bất lợi. Vì vậy, DN trong đà kinh doanh hiệu quả thì muốn đẩy đòn bẩy tài chính cao lên. Ngƣợc lại, ngân hàng với mục tiêu an toàn vốn, mong muốn khống chế đƣợc một tỷ lệ vay nợ hạn chế. 18
  25. Lƣu ý: Trƣờng hợp DN mới cho ra sản phẩm, có chi phí ban đầu lớn làm cho ROE thấp thì chƣa khẳng định DN kém hiệu quả, mà DN đang mở rộng sản xuất, mở rộng thị trƣờng nhằm đạt đƣợc một lợi nhuận ổn định trong tƣơng lai. Đánh giá ROE nhƣ thế nào là tốt cần phải kết hợp phân tích các nhân tố tác động tới ROE của DN. Nếu để nâng cao ROE mà DN sử dụng đòn bẩy tài chính (vay nợ lớn) thi mức độ rủi ro lơn. Ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc mức độ rủi ro nhƣ vậy không hay chọn ROE thấp hơn nhƣng an toàn hơn. 3.2.1.3. Dự báo dòng tiền: Nội dung phân tích: Dự báo dòng tiền theo phƣơng pháp trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo dữ liệu thu thập đƣợc để dự báo. Mục đích: Dự báo khả năng thanh toán nợ của DN trong kỳ tới (DN thặng dƣ tiền để trả nợ vay hay bội chi tiền phải tăng nợ vay/bán tài sản để bù đắp?). 19
  26. 3.2.2. Các bƣớc công việc trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính DN gồm các bƣớc công việc cơ bản theo trình tự sau: Thu thập tài liệu, Thẩm định số liệu trên Điều chỉnh lại BCTC xử lý số liệu BCTC Thu thập tài liệu (1.3) (1.1) (1) (1.2) PT cơ cấu, biến động tài sản – nguồn vốn (2.1) Kiểm tra độ tin cậy, Phân tích BCTC Phân tích hiệu quả sản tính trung thực, hợp sau điều chính xuất kinh doanh (2.2) (2) lý của BCTC PT khả năng thanh Đánh giá chất lƣợng toán (2.3) Tài sản, Nguồn vốn. PT dòng tiền (2.4) Tổng hợp KQ, rút Dự báo dòng tiền (2.5) ra nhận xét (3) PT đảm bảo nợ vay (2.6) 3.2.3. Thẩm định số liệu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. 3.2.3.1. Kiểm tra tổng quát báo cáo tài chính. - Kiểm tra sự tuân thủ phƣơng pháp và thời gian tính khấu hao, phƣơng pháp ghi nhận doanh thu, hạch toán HTK, trích lập dự phòng, ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái dựa trên thuyết minh BCTC về các chính sách kế toán chung mà DN áp dụng. DN có thay đổi phƣơng pháp hạch toán không (đặc biệt khi SXKD có chiều hƣớng xấu đi)? Nếu có, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó có đƣợc giải thích rõ trong thuyết minh BCTC hay không? Mức độ hợp lý của những giải thích này? - Kiểm tra sự khớp đúng từng biểu đồ và giữa các biểu đồ trong BCTC, hoặc giữa các BCTC niên độ khác nhau: i. Trên biểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: LNST =LNTT- (thuế TNDN hiện hành + chi phí thuế hoãn lại). 20
  27. ii. Trên Bảng CĐKT và bảng thuyết minh BCTC, số liệu trên cột đầu năm của các chỉ tiêu năm nay bằng số liệu trên số cuối năm của năm trƣớc liền kề. 3.2.3.2. Đánh giá chất lượng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. (1) Lựa chọn khoản mục để đánh giá. CBPT xem xét, lựa chọn những khoản mục có ảnh hƣởng trọng yếu đến tình hình tài chính của DN (nguyên tắc trọng yếu).CBPT có thể sử dụng phƣơng pháp phân tích cơ cấu và so sánh để xác định các khoản mục có tính trọng yếu về định lƣợng.Bất cứ sự nghi ngờ nào đều cần đƣợc kiểm tra lại (nguyên tắc thận trọng). (2) Đánh giá chất lƣợng nguồn vốn, tài sản của DN. Cán bộ phân tích xem xét, lựa chọn những khoản mục có ảnh hƣởng trọng yếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp (nguyên tắc trọng yếu). Cán bộ phân tích có thể sử dụng phƣơng pháp so sánh (đƣợc trình bày ở trên) để xác định các khoản mục có tính trọng yếu về định lƣợng. Bất cứ sự nghi ngờ nào đều cần đƣợc kiểm tra lại (nguyên tắc thận trọng). a. Đánh giá khoản phải thu.  Yêu cầu: Phát hiện khoản phải thu khó đòi1, các khoản chi phí không rõ nguồn đang hạch toán vào phải thu. Phát hiện khoản phải thu hạch toán không đúng tính chất dài hạn/ngắn hạn. Tìm ra những khoản DN trích lập thừa để giấu lãi hoặc trích lập thiếu để giấu lỗ.  Cơ sở: TK 131: Phải thu khách hàng. TK 136: Phải thu nội bộ. TK 138: Phải thu khác. 1Căn cứ xác đinh nợ phải thu khó đòi (Nguồn Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài Chính). Nợ phải thu đó quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ƣớc vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. Nợ phải thu chƣa đến thời hạn thanh toán nhƣng khách hàng mất khả năng thanh toán (khách hàng đó lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; ngƣời nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết ). 21
  28. TK 338: Phải trả, phải nộp khác. TK 331: Phải trả ngƣời bán. Hợp đồng kinh tế Chứng từ gốc, Biên bản đối chiếu công nợ, Biên bản kiểm kê, số tổng hợp b. Đánh giá hàng tồn kho.  Yêu cầu: - Phát hiện HTK ứ đọng, chậm luân chuyển, kém/mất phẩm chất, giá gốc cao hơn giá có thể bán. - So sánh số đã trích dự phòng với số phải trích theo quy định hiện hành1.  Cơ sở: - TK 152: Nguyên vật liệu. - TK 153: Công cụ, dụng cụ. - TK 154: Chi phí SXKD dở dang. - TK 155,156: Hàng hóa. - Biên bản kiểm kê, Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn của nguyên vật liệu/thành phẩm trong kỳ. c. Đánh giá đầu tư tài chính.  Yêu cầu: - Phát hiện các khoản có giá trị thị trƣờng giảm so với giá trị sổ sách. - So sánh số đã trích lập dự phòng2 với số phải tríchtheo quy định.  Cơ sở: Đối với đầu tƣ chứng khoán: - Chi tiết TK 121,128,228. - Sổ chi tiết theo dõi chứng khoán đầu tƣ ngắn hạn. 1Mức trích lập dự phòng giảm giá HTK theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của BTC: Mức dự phòng = Lƣợng VTHH thực tế tồn kho x (Giá gốc HTK theo sổ KT – Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của HTK). Trong đó: Giá gốc HTK gồm: CP mua, CP để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ƣớc tính). 2Quy định hiện hành về trích lập dự phòng tổn thất các loại chứng khoánđầu tƣ tài chính là Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2099 của BTC. 22
  29. - Bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tƣ. Đầu tƣ vốn vào tổ chức kinh tế khác: - Chi tiết TK 221, 222, 223, 228. - Bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tƣ tài chính. d. Đánh giá tài sản cố định.  Yêu cầu: Đánh giá giá trị còn lại hợp lý của các TSCĐ.  Cơ sở: - Chi tiết TK 221, 212, 213, 214. - Biên bản kiểm kê tài sản, Sổ theo dõi TSCĐ. e. Đánh giá tài sản khác.  Yêu cầu: - Phát hiện và loại bỏ những khoản hạch toán không đúng tính chất hoặc đúng tính chất nhƣng phân bổ không đúng quy định. - Xác định giá trị tài sản thiếu chờ xử lý của DN. - Xác định số thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn lại hợp lý tại cuối kỳ báo cáo.  Cơ sở: - Chi tiết TK 141 (Tạm ứng), TK 142, 242 (Chi phí trả trƣớc), TK 138 (Tài sản thiếu chờ xử lý). - Biên bản kiểm kê tài sản. f. Đánh giá chi phí phải trả.  Yêu cầu: Xác định số tiền trích trƣớc trong kỳ không hợp lý với chi phí thực tế phát sinh; hoặc không phù hợp với quy định hiện hành.  Cơ sở: Chi tiết TK 335. g. Đánh giá dự phòng phải trả.  Yêu cầu: - Xác định tính phù hợp của việc trích lập dự phòng phải trả của DN. 23
  30. - Phát hiện những khoản mục chƣa trích lập dự phòng hoặc trích lập thiếu so với quy định (nhằm giảm chi phí để dấu lỗ); hoặc các khoản trích lập thừa so với quy định (tăng chi phí để dấu lãi). - So sánh số trích lập với quy định hiện hành.  Cơ sở: - Chi tiết TK 352. - Chính sách bảo dƣỡng, bảo hành của DN. 3.3. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 3.3.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản-nguồn vốn. 3.3.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản.  Mục đích: Đánh giá sự biến động của quy mô hoạt động, tổng tài sản, từng loại tài sản và sự hợp lý của cơ cấu tài sản đối với hoạt động của DN.  Phƣơng pháp: Xem xét sự hợp lý của cơ cấu tài sản bằng việc xác định tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của DN, đồng thời so sánh tỷ trọng của từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu tài sản.  Nội dung: So sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tƣơng đối, tập trung vào các khoản mục trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong TTS. Xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản của DN, dựa trên cơ sở:  Ngành nghề kinh doanh:DN hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau thì có cơ cấu tài sản hợp lý khác nhau (tỷ trọng TS ngắn hạn khác nhau giữa DN bán lẻ và DN vận chuyển quốc tế; Tỷ trọng TSCĐ và chi phí SXKD dở dang khác nhau giữa DN sản xuất và DN kinh doanh thƣơng mại ).  Chiến lược kinh doanh của DN: cùng trong một ngành, DN có chiến lƣợc kinh doanh khác nhau sẽ có cơ cấu tài sản hợp lý khác nhau (Đơn vị xây lắp, nhà thầu chính thì tỷ trọng TSCĐ trên TTS thấp hơn đơn vị xây lắp nhà thầu phụ thuộc chuyên thi công ). 24
  31. Khi cơ cấu tài sản của DN có sự thay đổi qua các năm, cần:  Phân tích nguyên nhân của sự thay đổi đó: Tỷ trọng các khoản phải thu của một đơn vị xây lắp tăng đột biến có thể là do thay đổi chiến lƣợc kinh doanh từ nhà thầu chính sang thầu phụ cho các dự án lớn.  Đánh giá tính hợp lý của sự thay đổi trong cơ cấu tài sản của DN, phù hợp với năng lực của DN hay không? DN quyết định đầu tƣ thêm TSCĐ, tỷ trọng TSDH so với TTS sẽ tăng lên, phản ánh mức độ ổn định SXKD lâu dài. Tuy nhiên nếu tăng lớn so với quy mô hiện tại (thông qua vay vốn) sẽ tạo gánh nặng tài chính, đồng thời là nguyên nhân làm giảm khả năng thanh toán và VLC.  Xem xét tác động của sự thay đổi cơ cấu tài sản đến quá trình kinh doanh và tình hình tài chính của DN, cụ thể: Sự biến động của tiền và đầu tƣ tài chính ngắn hạn ảnh hƣởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn. Sự biến động của HTK ảnh hƣớng tới quá trình SXKD từ khâu dự trữ, khâu sản xuất đến khâu bán hàng. Sự biến động của các khoản phải thu, khả năng thanh toán của đối tác, chính sách tín dụng thƣơng mại của DN đối với khách hàng và vị thế của khách hàng trong quan hệ thƣơng mại ảnh hƣởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn, vòng quay vốn. Sự biến động của TSCĐ cho thấy phần nào sự tăng trƣởng hay suy giảm quy mô của DN. 3.3.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn.  Mục đích: Đánh giá khái quát khả năng tự tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính của DN, hoặc những khó khăn mà DN gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.  Phƣơng pháp: So sánh từng loại nguồn vốn giữa số cuối kì với số đầu năm về số tuyệt đối lẫn số tƣơng đối, so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao hơn. 25
  32.  Nội dung: Tìm câu trả lời cho các vấn đề sau: - DN đang tài trợ cho các hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay, VCSH hay đi chiếm dụng tín dụng của đối tác? - Nguồn vốn của DN biến động nhƣ thế nào? - Nguyên nhân chính làm tăng giảm nguồn vốn và làm thay đổi cơ cấu vốn? - Nếu nguồn VCSH chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng tăng cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN cao, mức độ phục thuộc về tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngƣợc lại. Tuy nhiên khi xem xét cần quan tâm đến chính sách tài trợ của DN và hiệu quả kinh doanh mà DN đạt đƣợc, những thuận lợi và khó khăn mà trong tƣơng lai DN có thể phải đƣơng đầu bằng cách phân tích chỉ số: Nhóm chỉ số cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính. 3.3.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.3.2.1. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Mục đích: Đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của DN trong kỳ, xác định nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của DN.  Phƣơng pháp: - Sử dụng mẫu biểu báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh đã đƣợc chuẩn hóa trong chế độ tài chính DN hiện hành, so sánh các khoản mục chính (DTT từ hoạt động bán hàng; Giá vốn hàng bán; Lợi nhuận thuần từ HĐKD, Chi phí quản lý DN, Chi phí bán hàng, Chi phí tài chính, LNST) trong 3 năm liên tiếp gần nhất (trừ trƣờng hợp DN hoạt động chƣa đƣợc 3 năm) cả về số tuyệt đối lẫn tƣơng đối để xác định tính hiệu quả hoặc không hiệu quả làm tiền đề cho việc đánh giá Kết quả kinh doanh. - Xem xét sự biến động của các khoản mục chính đó và xác định tỷ trọng trên tổng DTT để đánh giá mức độ biến động các khoản chi phí, Kết quả hoạt động kinh doanh của DN.  Nội dung: - Đánh giá mức độ biến động các khoản phí, Kết quả hoạt động kinh doanhcủa DN (ví dụ: xác định tỷ suất giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % trong tổng số DTT 26
  33. thu đƣợc; tỷ suất chi phí quản lý DN trên DTT để biết DN quản lý các khoản chi phí có hiệu quả hay không; tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD hay LNTT trên DTT để xác định 100 đồng DTT tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, ). - Tìm nguyên nhân chủ yếu gây biến động lợi nhuận nhƣ: + Doanh thu hoạt động SXKD giảm trong khi giá vốn hàng bán tăng. + Doanh thu và chi phí cùng giảm nhƣng tốc độ giảm của doanh thu cao hơn của chi phí (qua so sánh tỷ lệ). + Lợi nhuận hoạt động SXKD tăng nhƣng lợi nhuận tài chính và hoạt động khác giảm, tốc độ giảm cao hơn tốc độ tăng - Phân tích chỉ số: Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động và khả năng sinh lời. 3.3.3. Phân tích khả năng thanh toán của DN. 3.3.3.1. Phân tích tình hình công nợ. Bảng 1.3: Phân tích tình hình công nợ. Chênh lệch Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Số tiền Tỷ lệ 1 2 3 4=3-2 5=4/2*100 Các khoản phải thu I. Phải thu ngắn hạn. 1. Phải thu của khách hàng. 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán. 3. Phải thu tạm ứng. 4. Phải thu khác. 5. Dự phòng phải thu khó đòi. II. Phải thu dài hạn. Các khoản phải trả. I. Phải trả ngắn hạn. 1. Phải trả ngƣời bán. 2. Thuế và các khoản phải nộp. 3. Phải trả ngƣời lao động. 4. Các khoản phải trả khác II. Phải trả dài hạn. Chú ý:Khi phân tích tình hình công nợ, trong các khoản phải thu, phải trả, ta không xét đến các khoản vay ngắn hạn (dài hạn). 27
  34.  Mục đích: Đánh giá tình hình biến động của các khoản phải thu và công nợ phải trả của DN và mối tƣơng quan giữa chúng.  Phƣơng pháp: So sánh từng chỉ tiêu qua các năm để đánh giá tình hình biến động, so sánh giữa tổng các khoản phải thu và tổng công nợ phải trả để đánh giá mối tƣơng quan.  Nội dung: - Các khoản phải thu>công nợ phải trả: DN đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn khoản chiếm dụng đƣợc. - Các khoản phải thu 0: khả năng thanh toán của DN tốt, thừa nguồn vốn dài hạn, có khả năng mở rộng kinh doanh. Đây là dấu hiệu an toàn, DN có thể đƣơng đầu với rủi ro phá sản 1Thuật ngữ Vốn lưu chuyển thay thế cho vốn lưu động ròng tại các hƣớng dẫn và quyết định cho vay trƣớc đây của NHCT. 28
  35. của khách hàng lớn hoặc việc cắt giảm tín dụng của các nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời. - VLC < 0: DN đã dùng một phần NVNH để tài trợ cho TSDH. Cần phân tích cụ thể việc tài trợ các TSDH trên, và phƣơng hƣớng khắc phục VLC âm. Trƣờng hợp này nếu kéo dài sẽ không đem lại sự ổn định và an toàn cho DN do TSNH không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của DN mất cân đối tạm thời. Để đối phó với tình trạng này DN phải trì hoãn việc thanh toán các khoản nợ. Xem xét sự biến động của tài sản và nguồn vốn trong ngắn hạn và dài hạn, xác định những nguyên nhân gây biến động: - Do chính sách tài trợ nhƣ: giữ lại thu nhập để tăng vốn, việc gửi vào và rút ra của các TK vãng lai của ngƣời góp vốn có tính chất ổn đinh, quyết định việc tăng cƣờng vay hay trả bớt nợ vay thay đổi NVDH. - Do chính sách đầu tƣ nhƣ: quyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tƣ, những quyết định về đầu tƣ dài hạn hay ngắn hạn làm thay đổi TSDH. - Do chính sách khấu hao, trích lập dự phòng làm thay đổi NVNH, NVDH. 3.3.3.3. Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ.  Mục đích: - Xem xét những khoản đầu tƣ của DN và nguồn tài trợ các khoản đầu tƣ đó. - Làm rõ kết quả của việc phân tích VLC trong một thời kỳ.  Phƣơng pháp: Lập Bảng phân tích nguồn tài trợ vốn dựa trên sự thay đổi các chỉ tiêu trên bảng CĐTS giữa năm nay so với năm trƣớc theo nguyên tắc: - Nếu tăng phần tài sản, giảm phần nguồn vốn thì phải ghi số chênh lệch tăng, giảm vào phần sử dụng vốn. - Nếu tăng phần nguồn vốn, giảm phần tài sản thì ghi số chênh lệch tăng, giảm vào phần nguồn tài trợ vốn.  Nội dung: Đƣa ra nhận xét: DN có nguồn tài trợ vốn từ vay nợ bên ngoài, hay là từ nội bộ DN thông qua tăng VCSH hay cải thiện đƣợc các điều kiện thƣơng mại đối với đối tác? 29
  36. Việc sử dụng vốn của DN có hợp lý, phù hợp với kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh của DN hay không? Từ đó đƣa ra đánh giá về khả năng thanh toán của DN có đƣợc cải thiện không? Ví dụ: DN có thể cải thiện đƣợc khả năng thanh toán nếu nhƣ Bảng phân tích nguồn tài trợ của DN cho thấy: - Nguồn tài trợ vốn của DN đến từ việc: Giảm các khoản phải thu (qua việc tăng cƣờng công tác thu hồi nợ). Giảm HTK (nhờ đẩy mạnh công tác bán hàng tránh ứ đọng vốn hoặc thực hiện thanh quyết toán các công trình hoàn thành ); Tăng nguồn vốn quỹ (có thể do chủ sở hữu bỏ thêm vốn hoặc Kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận tăng thêm nên vốn tăng lên) - Nguồn sử dụng vốn của DN bao gồm: Mua sắm thêm TSCĐ (nhằm mở rộng HĐKD). Trả một phần nợ ngắn hạn/dài hạn (nhằm tăng tính tự chủ của DN) 3.4. Phân tích dòng tiền của DN. CBPT sử dụng báo cáo LCTT để phân tích dòng tiền của DN, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của DN đƣợc lập theo hai phƣơng pháp: phƣơng pháp trực tiếp và phƣơng pháp gián tiếp, tƣơng ứng với mỗi phƣơng pháp có mẫu báo cáo riêng, nhƣng chỉ khác nhau ở phần lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. Trong trƣờng hợp DN không cung cấp đƣợc báo cáo này, CBPT có thể sử dụng báo cáo LCTT tự động trên Chƣơng trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng hoặc tham khảo phụ lục hƣớng dẫn. 3.4.1. Đánh giá chung. Đánh giá lƣu chuyển tiền thuần của DN dƣơng hay âm? Nếu lƣu chuyển tiền thuần âm, cần phân tích nguyên nhân (do DN trong giai đoạn đầu tƣ/mở rộng đầu tƣ hay khả năng thanh toán ngắn hạn của DN đang có vấn đề do các khoản phải trả giảm hay phải thu/HTK tăng?). Xác định nguồn cơ bản tạo ra tiền và sử dụng tiền của DN (từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ, hay hoạt động tài chính?), kết hợp với phân tích về giai đoạn phát triển hiện tại của DN để đánh giá lƣu chuyển tiền của DN đƣợc đánh giá tốt hay 30
  37. không. Cụ thể: một DN mới thành lập thƣờng có dòng tiền từ HĐKD âm do DN phải sử dụng tiền để tài trợ HTK và các khoản phải thu. Dòng tiền âm từ HĐKD này thông thƣờng đƣợc tài trợ từ nguồn cho vay và phát hành cổ phần. Những nguồn tài trợ này không bền vững do chủ nợ và nhà đầu tƣ không tài trợ cho sự thiếu hụt về khả năng tạo tiền của DN, hay nói cách khác DN phải có dòng tiền HĐKD dƣơng nếu không các nguồn tài trợ trên sẽ không còn. Trong dài hạn, các DN có lƣu chuyển tiền tốt nếu DN đó có khả năng tạp ra dòng tiền từ HĐKD đủ trang trả các chi phí vốn, lãi vay cho chủ nợ cũng nhƣ cổ tức cho các cổ đông. Phân tích dòng tiền đặt trong bối cảnh kinh doanh hiện thời và tƣơng lai phát triển của DN: CBPT cần đánh giá ảnh hƣởng qua lại giữa mặt tích cực của dòng tiền dƣơng với nguy cơ mức dƣơng này không thể duy trì lâu dài và ngƣợc lại giữa mặt tiêu cực của dòng tiền âm với triển vọng tốt đẹp khi các hoạt động đầu tƣ hiện thời sẽ mang lại lợi ích về dòng tiền trong tƣơng lai. Cụ thể: DN đang trải qua thời kỳ tăng trƣởng chậm hoặc thị trƣờng suy giảm lại có thể có một dòng tiền tƣơng đối mạnh, do DN không có nhu cầu về đầu tƣ TSCĐ hoặc vốn ngắn hạn. DN đang tăng trƣởng mạnh lại có thể có dòng tiền âm vì cần đầu tƣ mạnh để hỗ trợ tăng trƣởng trong tƣơng lai. 3.4.2. Phân tích lƣu chuyển từ hoạt động kinh doanh: - Xác định các thành phần chính của lƣu chuyển từ HĐKD. Dòng tiền từ HĐKD có thể đƣợc tạo ra bởi các hoạt động liên quan đến doanh thu của DN hoặc cũng có thể đƣợc tạo ra từ việc giảm các vốn lƣu động phi tiền tệ nhƣ: giảm các khoản phải thu, HTK, tăng các khoản phải trả - Xác định lƣu chuyển tiền thuần từ HĐKD dƣơng hay âm? Nếu lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD âm, CBPT tìm nguyên nhân nhƣ: do DN mới thành lập nên chƣa có doanh thu; đang trong giai đoạn đầu tƣ lớn TSCĐ; do bị lỗ trong HĐKD; HTK, phải thu tăng lớn hơn so với tốc độ tăng trƣởng doanh thu Khi đó DN phải dùng dòng tiền bù đắp cho khoản tiền bị thiếu hụt. Nếu tình trạng này kéo dài, thể hiện DN đang gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán, trả nợ vay. 31
  38. Nếu lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD dương: CBPT cần phân tích liệu dòng tiền từ HĐKD có đủ để giúp DN hoạt động ổn định hay không? Cụ thể, dòng tiền từ HĐKD có đủ trang trả chi phí thay thế các thiết bị đầu tƣ đã hỏng và chi phí huy động vốn (Dòng tiền từ HĐKD > Chi phí khấu hao + Cổ tức + Lãi suất?). - So sánh lƣu chuyển tiền thuần từ HĐKD với LNST và DTT (cao hơn hay thấp hơn, diễn biến cùng chiều hay ngƣợc chiều qua các năm, và tìm nguyên nhân diễn biến ngƣợc chiều). Đây là một phƣơng thức để kiểm tra chất lƣợng doanh thu. Nếu DN có LNST và DTT cao, nhƣng lƣu chuyển tiền thuần từ HĐKD lại rất thấp, chứng tỏ chất lƣợng doanh thu của DN không cao (do không tạo tiền cho HĐKD mà chỉ là lợi nhuận trên sổ sách). Lƣu ý: Khi phân tích lƣu chuyển tiền từ HĐKD CBPT cần phân tích xu hƣớng biến động của các khoản mục vốn lƣu động (HTK, các khoản phải thu, các khoản phải trả, chi phí trả trƣớc, ) có phù hợp với dự đoán về hoạt động của DN hay không? Nếu DN đang thu hẹp quy mô hoạt động (giảm tốc độ tăng trƣởng, giảm doanh thu/tài sản, ) mà các khoản phải thu tăng lên, làm ứ đọng tiền, cần làm rõ liệu khách hàng của DN có khả năng hoàn trả không? HTK giảm là do DN thu hẹp quy mô hoạt động hay không có đủ tiền để tái nhập HTK? Các khoản phải trả giảm xuống là do DN thu hẹp SXKD hay các nhà cung cấp đã mất lòng tin vào DN? - Phân tích các yếu tố tác động đến lƣu chuyển tiền từ HĐKD của DN: sử dụng các chỉ số sau đây: Chu kỳ hàng tồn kho: Chu kỳ HTK càng ngắn thể hiện việc quản lý HTK có hiệu quả, ảnh hƣởng tích cực tới dòng tiền của DN. Song, nếu chu kỳ HTK này quá ngắn cũng có thể do DN đang bị thiếu hoặc bị mất các đơn đặt hàng, hoặc DN đang thiếu nguyên vật liệu. Ngƣợc lại, nếu hệ số này quá cao sẽ là dấu hiệu DN còn đọng quá nhiều HTK hoặc HTK bị lỗi thời, làm ứ đọng dòng tiền của DN. Việc đánh giá tỷ lệ này nhƣ thế nào là hợp lý còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và tùy từng thời kỳ hoạt động của DN. Thời gian thu hồi công nợ (Kỳ thu tiền bình quân):Thời gian thu hồi công nợ tăng càng nhanh sẽ càng ảnh hƣởng tích cực đến dòng tiền của DN vì khi đó doanh thu đƣợc chuyển nhanh thành tiền mặt. Hệ số này cần phải đƣợc so sánh với 32
  39. chính sách tín dụng ban đầu của DN. Nếu ban đầu DN quy định là sẽ thu hồi các khoản phải thu trong vòng 30 ngày nhƣng kỳ thu tiền bình quân lại là 60 ngày, có nghĩa là DN đã không nỗ lực thu hồi các khoản phải thu hoặc chính sách bán hàng trả chậm của DN đang có vấn đề. Tuy nhiên, thời gian thu đồi công nợ quá ngắn do phƣơng thức bán hàng cứng nhắc, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt trả ngay không phải là một dấu hiệu tốt nếu nó ảnh hƣớng đến sức cạnh tranh và mở rộng thị phần của DN. Hệ số này thƣờng cao đối với DN thuộc ngành xây lắp (so với các ngành khác) do các khoản phải thu thƣơng mại trong ngành này thƣờng rất lớn. Thời gian thanh toán công nợ phải trả: Thời gian thanh toán công nợ phải trả tăng sẽ ảnh hƣớng tích cực đến dòng tiền của DN và ngƣợc lại. Tuy nhiên, cần phải phân tích nguyên nhân dẫn đến hệ số này cao hoặc thấp nhằm đánh giá hợp lý. Chu kỳ dài có thể do: i. Điều kiện thanh toán với ngƣời cung cấp là thuận lợi cho DN; thời gian trả chậm dài còn giúp cho DN dễ dàng tăng vốn lƣu động. ii. Giá mua hàng là bất lợi (giá cao) hoặc DN có thể đang phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng thƣơng mại do thiếu các khoản tín dụng ngân hàng. Chu kỳ ngắn có thể do: i. Điều kiện thanh toán là bất lợi vì quan hệ với nhà cung cấp trở nên xấu đi. ii. DN có nhiều vốn trong tay, tận dụng chính sách chiết khấu nếu thanh toán nhanh để đƣợc mua hàng với giá cả thuận lợi hơn. Vòng quay tiền: Đây là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện số ngày DN cần tiền để tài trợ các khoản phải thu và HTK, sau khi xem xét đến thời gian chiếm dụng vốn khi mua hàng. Chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa khi cho vay VLĐ và xác định thời hạn trả nợ hợp lý. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn sẽ là dấu hiệu của việc DN đang gặp khó khăn trong khả năng thanh toán do tiền đọng ở các khoản phải thu và hàng tồn khi trong khi DN phải chịu áp lực của các khoản nợ đến hạn phải trả. 3.4.2.1. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. Đánh giá các hoạt động mua sắm tài sản bằng tiền của DN: Bao nhiêu tiền đầu tƣ vào tài sản (bất động sản, nhà xƣởng, máy móc thiết bị ): bao nhiêu tiền đƣợc đầu tƣ 33
  40. góp vốn vào các đơn vị khác; và bao nhiêu tiền đƣợc đầu tƣ vào các tài sản có tính thanh khoản cao hơn nhƣ các công cụ nợ của các đơn vị khác. Phân tích lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ cũng cho biết dòng tiền thu đƣợc từ việc thanh lý, bán các loại tài sản nêu trên. Xem xét nguồn nào đƣợc sử dụng để bù đắp cho các hoạt động đầu tƣ (nếu DN đang tiến hành đầu tƣ vốn lớn): dòng tiền từ HĐKD hay từ hoạt động tài chính. Đánh giá DN có sử dụng tiền vào hoạt động đầu tƣ một cách hiệu quả không? Chi phí vốn (đầu tƣ thêm vào TSCĐ và tài sản khác) có bù đắp đủ chi phí khấu hao hay không?, có phù hợp với chiến lƣợc phát triển của DN (thu hẹp, duy trì, mở rộng HĐKD) hay không? 3.4.2.2. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Dòng tiền từ hoạt động tài chính là van điều phối tiền cho các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ, đồng thời cũng tự giải quyết các nghĩa vụ trả nợ đến hạn bằng các nguồn tài chính khác. - Nhận định dòng tiền từ HĐKD có đủ để trang trả lãi vay đến hạn và cổ tức cho cổ đông hay không? Các dự tính nhu cầu tài chính của DN trong thời gian tới là gì? Các nhà đầu tƣ/chủ nợ có tự tin vào tình hình của DN hay không? - Đánh giá DN hiện đang thừa tiền hay thiếu tiền, qua đó đánh giá chính sách của DN về huy động/sử dụng vốn (huy động vốn gián tiếp từ các tổ chức tài chính qua việc nhận tiền vay hay sử dụng vốn để trả nợ vay ngân hàng; hoặc huy động vốn trực tiếp từ chủ sở hữu qua việc nhận vốn góp chủ sở hữu hay sử dụng vốn để trả lại vốn góp cho chủ sử hữu) và chi trả cổ tức (trả cổ tức bằng tiền mặt hay bằng hình thức khác nhƣ cổ phiếu thƣờng). Việc phân tích BCLCTT còn đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp phân tích chỉ số bao gồm đánh giá các chỉ tiêu: Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trên DTT: là chỉ tiêu rất quan trọng và là một trong những thƣớc đo chính về kết quả HĐKD – đánh giá khả năng của DN trong việc chuyển DTT thành tiền mặt, từ đó có nguồn thanh toán các chi phí và đầu tƣ vào TSCĐ. 34
  41. Chỉ tiêu này càng nhỏ phản ánh nguồn vốn của DN đang bị chiếm dụng, DN có thể phải sử dụng dự trữ tiền mặt hoặc phải tăng nợ vay để duy trì HĐKD. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trên VCSH: Chỉ tiêu này mang ý nghĩa một đồng VCSH tạo ra bao nhiêu tiền từ HĐKD, phản ánh hiệu quả tạo tiền của DN. 3.4.3. Dự báo dòng tiền của DN. 3.4.3.1. Lập dự báo dòng tiền. Phƣơng pháp trực tiếp Phƣơng pháp gián tiếp Lập Bảng dự báo dòng Lập Báo cáo LCTT hƣớng dẫn tạo phụ lục từ các tiền chi tiết theo từng dữ liệu: tháng. - Bảng CĐKT, Báo cáo Kết quả kinh doanh những năm gần nhất. - Bảng CĐKT, Báo cáo Kết quả kinh doanh dự báo. - Báo cáo dự báo về ngành, cung cầu sản phẩm, sản phẩm thay thế. Các lưu ý khi dự báo dòng tiền: - Độ tin cậy của các dòng tiền vào, ra dự kiến phụ thuộc nhiều vào các giả định và ƣớc tính, do đó CBPT cần xác định những yếu tố trọng yếu, đánh giá tính hợp lý của các giả định. Cụ thể: Doanh thu đƣợc dự báo trên cơ sở nào? Mức doanh thu dự báo có khả thi so với kết quả hoạt động trong quá khứ không? Tỷ suất lợi nhuận gộp dự báo có thay đổi lớn không? Nếu có, con số dự báo này có khả thi hay không? Nguyên nhân thay đổi là gì? Dự báo về các chi phí cố định lớn có thực tế không? Nếu DN đề xuất tăng các khoản vay, lãi tiền vay thêm đã đƣợc tính đến chƣa? Mức lãi suất dự kiến là bao nhiêu? Con số này có thực tế không? - Khi đánh giá dự báo dòng tiền chỉ quan tâm đến thời điểm nhận đƣợc hoặc thanh toán, không quan tâm đến thời điểm ghi nhận doanh thu hoặc chi phí. 35
  42. - So sánh số liệu kế hoạch của các kỳ trƣớc với số liệu thực tế thực hiện nhƣ tốc độ tăng trƣởng doanh thu, khả năng thu tiền mặt để đánh giá tính chính xác của các dự báo của DN trong quá khứ, từ đó đƣa ra nhận định về năng lực kế hoạch hóa SXKD của DN. - Khi không có đầy đủ thông tin đầu vào để lập dự báo dòng tiền một cách chuẩn tắc nhƣ trên, CBPT lập dự báo nhanh về dòng tiền dựa trên 7 yếu tố trong kế hoạch kinh doanh DN và các giả định trên các đặc điểm hoạt động của DN trong quá khứ, cũng nhƣ dự báo về môi trƣờng hoạt động kinh doanh của DN. 7 yếu tố Tác động tới dòng tiền của DN Chu kỳ HTK càng nhanh sẽ ảnh hƣởng tích cực tới Chu kỳ HTK (ngày) dòng tiền của DN và ngƣợc lại. Thời gian thu hồi công nợ Thời gian thu hồi công nợ chậm sẽ ảnh hƣởng tiêu cực (ngày) đến dòng tiền của DN và ngƣợc lại. Thời gian thanh toán công Thời gian thanh toán công nợ phải trả chậm sẽ ảnh nợ phải trả (ngày) hƣởng tích cực đến dòng tiền của DN và ngƣợc lại. Tăng mua sắm TSCĐ ảnh hƣởng tiêu cực tới dòng tiền Mua sắm TSCĐ của DN nhiều hơn tới lợi nhuận của DN. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng sẽ ảnh hƣởng tích cực tới Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) dòng tiền do tác động của doanh thu tăng/giảm chi phí. Tỷ suất chi phí bán hàng, Chi phí bán hàng, quản lý càng cao thì càng ảnh hƣởng quản lý trên doanh thu (%) tiêu cực đến dòng tiền của DN. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu có tác động đa chiều Tốc độ tăng trƣởng doanh (nhiều khi là tiêu cực) tới dòng tiền do tác động tăng thu (%) các khoản phải thu, HTK, các khoản phải trả, Lƣu ý khi lập dự báo nhanh về dòng tiền: - Dự báo nhanh dựa trên kế hoạch về kinh doanh của DN, không đề cập tới các hoạt động đầu tƣ tài chính của DN. Do đó, khi tính toán các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, giả định các khoản mục đầu tƣ tài chính không thay đổi. 36
  43. - Dựa trên kế hoạch mua sắm TSCĐ của DN, CBPT đƣa ra mức khấu hao dự tính. Trong trƣờng hợp DN không có kế hoạch cụ thể về mua sắm TSCĐ, CBPT giả định mức mua sắm TSCĐ của năm dự báo sẽ bằng mức khấu hao TSCĐ của năm trƣớc đó, tức là DN đầu tƣ thêm vào TSCĐ chính bằng giá trị TSCĐ bị giảm sút do khấu hao. - Dự báo nhanh cho biết dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tƣ (không tính các hoạt động đầu tƣ tài chính) của DN trong năm dự báo thặng dƣ hay thiếu hụt, thể hiện bằng khả năng giảm/tăng nợ vay của DN thể hiện từ dòng tiền từ hoạt động tài chính. Do đó, nếu không có cơ sở đƣa ra mức tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ của năm dự báo, CBPT có thể giả định giá trị này không thay đổi so với đầu kỳ. 3.4.3.2. Các bước thực hiện dự báo nhanh về dòng tiền. Bƣớc 1: Dựa trên kế hoạch tài chính của DN, đƣa ra các giả định tiến hành dự báo: Nội dung dự báo Năm X Dự báo năm X+1 Chu kỳ HTK (ngày). Thời gian thu hồi công nợ (ngày). Thời gian thanh toán công nợ phải trả (ngày). Mua sắm TSCĐ. Tỷ suất lợi nhuận gộp (%). Tỷ suất chi phí bán hàng, quản lý trên doanh thu (%) Tốc độ tăng trƣởng doanh thu (%). Bƣớc 2: Tính toán kết quả kinh doanh dự tính. Bƣớc 3: Tính toán tài sản và nguồn vốn dự tính. Bƣớc 4: Tính toán lãi vay, nợ vay và giá trị ròng. Bƣớc 5: Điều chỉnh Bảng CĐKT. Bƣớc 6: Tính toán lƣu chuyển tiền thuần. Nội dung đánh giá ròng tiền dự báo: Tƣơng tự nhƣ phân tích dòng tiền của DN, tập trung chủ yếu vào dòng tiền từ HĐKD. 37
  44. 3.4.4. Phân tích đảm bảo nợ vay. 3.4.4.1. Nguyên tắc phân tích. Phân tích chung cho toàn bộ nợ vay của DN (bao gồm nợ vay của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các đối tƣợng khác). Phân tích, đánh giá và xác định đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện làm tài sản bảo đảm nợ vay cả về danh mục và giá trị trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, tài sản trong bảng cân đối kế toán của DN. 3.4.4.2. Nội dung phân tích. a. Phân tích báo cáo đảm bảo nợ vay đối với NH. Khi nợ vay của DN bị thiếu bảo đảm kết hợp với việc phân tích tài chính DN, CBPT phải đi sâu đánh giá mức độ an toàn, khả năng thu hồi nợ do NH cho vay, cần phân tích một số nội dung chủ yếu sau: - Nợ vay NHcó đƣợc DN sử dụng đúng mục đích xin vay theo các phƣơng án, dự án vay vốn đã duyệt không? Cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng trong giá trị các tài sản do NH cho vay có bảo đảm tỷ lệ nhƣ đã đƣợc phê duyệt khi cho vay không? (cần lƣu ý phân tích các DN hoặc dự án có nợ vay phải gia hạn, chuyển nợ quá hạn). - Kiểm tra, đối chiếu cụ thể các tài sản, vật tƣ hàng hóa thuộc đối tƣợng mà NH đã cho vay với dƣ nợ theo từng đồng tín dụng và giấy nhận nợ. Phân tích tài sản, tiền vốn hình thành từ nợ vay của NH đang nằm ở hình thái nào, tài sản nào của DN, thực trạng sử dụng tài sản, luân chuyển của các vật tƣ hàng hóa này và cân đối với dƣ nợ NH, xác định số dƣ nợ NH không còn vật tƣ, tài sản bảo đảm. - Các tài sản thế chấp, cầm cố để bảo đảm tiền vay của NH (xem xét trên các phƣơng diện: giá trị, thủ tục pháp lý, công tác quản lý, khả năng xử lý khi cần thiết ). Khả năng bảo đảm cho các khoản nợ vay đƣợc bảo đảm bằng tài sản (thế chấp, cầm cố bằng tài sản). - Trƣờng hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản cần phân tích đánh giá DN còn đủ các điều kiện theo cơ chế tín dụng không? - Phân tích tình hình nợ quá hạn (nợ quá hạn bình thƣờng, trên 6 tháng, khó đòi ). Khả năng trả nợ của ngƣời vay. Mức độ rủi ro của khoản vay. 38
  45. b. Đề xuất, kiến nghị. Căn cứ vào kết quả phân tích, đƣa ra: - Các giải pháp cụ thể để khắc phục ngay tình trạng thiếu bảo đảm nợ vay, bảo đảm an toàn cho vay; cụ thể: Bổ sung tài sản bảo đảm. Thu hồi ngay các khoản công nợ, các khoản tiền vay sử dụng sai mục đích, các khoản tiền thu bán hàng thuộc đối tƣợng vay nhƣng không trả nợ cho NH. Đôn đốc DN huy động các nguồn tiền khác để trả nợ phần thiếu bảo đảm cho NH. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Sử dụng hợp lý nguồn vốn chủ sở hữu vào SXKD. - Các giải pháp quản lý nhằm ngăn chặn khả năng phát sinh tiếp tình trạng thiếu bảo đảm. Chấn chỉnh việc ghi chép hạch toán kế toán. Thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. - Các giải pháp quản lý nhằm bảo đảm an toàn vốn vay NH. CBPT cần đề xuất định hƣớng tín dụng: duy trì, phát triển hay hạn chế, hoặc ngừng quan hệ tín dụng với DN. Nếu vốn cho vay của NH bị thất thoát lớn, DN vi phạm nghiêm trọng quy định về sử dụng vốn vay, quản lý tài chính, không có khả năng trả nợ, NH cần khởi kiện ra cơ quan pháp luật. 3.4.5. Phối hợp các nội dung để đánh giá tổng hợp DN. - Kết hợp các phƣơng pháp phân tích BCTC DN để có thể phân tích hiệu quả tài chính và HĐKD của DN. - Thẩm định lại thông tin trên BCTC bằng các phƣơng pháp phân tích BCTC DN để đƣa ra đánh giá toàn diện về tình hình tài chính và HĐKD của DN (quá trình phân tích BCTC DN và đánh giá chất lƣợng tài sản, nguồn vốn của DN có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau). - Sử dụng linh hoạt các chỉ tiêu tài chính trong phân tích BCTC DN: Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nhất định về HĐKD và tài chính của DN. Nếu sử dụng các chỉ tiêu trên để đánh giá một cách riêng rẽ thì sẽ không phản ánh đủ về tình hình tài chính DN. CBPT phải vận dụng những mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tính toán để đƣa ra những kết luận chính xác. 39
  46. - Phối hợp các nội dung phân tích: phân tích cơ cấu và biến động tài sản - nguồn vốn, phân tích khả năng thanh toán, phân tích dòng tiền, phân tích đảm bảo nợ vay để có những nhận xét tổng hợp nhất về tình hình tài chính nói chung của DN, từ đó đƣa ra đƣợc những quyết định tín dụng hợp lý, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng công thƣơng (NHCT) 3.5. Các tiêu chí phi tài chính. 3.5.1. Tiêu chí lƣu chuyển tiền tệ. Hệ số khả năng trả lãi Hệ số khả năng trả nợ gốc Xu hƣớng lƣu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ Trạng thái lƣu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh. Lƣu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động KD/Doanh thu thuần. 3.5.2. Tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý. Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của ngƣời đứng đầu điều hành doanh nghiệp (Tổng giám đốc hoặc phó Tổng Giám đốc chuyên trách) trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phƣơng án/dự án xin cấp tín dụng; có bằng cấp chuyên môn, thời gian công tác trong lĩnh vực đang điều hành. Kinh nghiệm của ngƣời đứng đầu điều hành doanh nghiệp (Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc chuyên trách) trong hoạt động điều hành. Môi trƣờng kiểm soát nội bộ. Năng lực điều hành của ngƣời đứng đầu trực tiếp quản lý doanh nghiệp/hợp tác xã. Tính khả thi của các phƣơng án kinh doanh và dự toán tài chính. 3.5.3. Tiêu chí tình hình và uy tín với ngân hàng. 3.5.3.1. Quan hệ tín dụng Lịch sử trả nợ (gốc + lãi) trong 12 tháng qua . Số lần cơ cấu lại nợ (gốc + lãi) trong 12 tháng qua tại NH. Nợ quá hạn trong 12 tháng qua tại NH. Tỷ trọng (nợ cần chú ý + nợ xấu)/ tổng dƣ nợ hiện tại tại NH. 40
  47. 3.5.3.2. Quan hệ phi tín dụng Tình hình cung cấp BCTC và thông tin khác trong 12 tháng. Thời gian quan hệ tín dụng. Tỷ trọng số dƣ tiền gửi BQ 1 tháng/dƣ nợ BQ trong 12 tháng. Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi, thanh toán, ngoại hối ). Tình hình quan hệ tín dụng tại TCTD khác trong 12 tháng qua. 3.5.4. Tiêu chí môi trƣờng kinh doanh. Triển vọng ngành. Uy tín, thƣơng hiệu của khác hàng/sản phẩm chính của khách hàng. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Rào cản gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp tạo ra với DN mới khác. Chính sách của Chính phủ, nhà nƣớc đối với ngành KD chính của DN. 3.5.5. Tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác. Đa dạng hoá các hoạt động theo: ngành, thị trƣờng, vị trí địa lý. Sự phụ thuộc vào quan hệ với các nhà cung cấp đầu vào. Sự phụ thuộc và quan hệ với thị trƣờng đầu ra. Lợi nhuận (sau thuế) của DN trong những năm gần đây. . Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn chính thức. 41
  48. PHẦN 2: VẬN DỤNG QUY TRÌNH CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH HỒNG BÀNGĐỂ XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN NGUYỆT 1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam-chi nhánh Hồng Bàng. 1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Hồng Bàng. Sự tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam Nam (VietinBank) có vai trò không nhỏ trong hoạt động của thị trƣờng Tiền tệ- tín dụng. Mạng lƣới hoạt động của VietinBank đƣợc mở rộng khắp với số lƣợng và quy mô ngày càng gia tăng, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế quốc dân. - , tiền thân là Ngân hàng quận Hồng Bàng, trực thuộc ngân hàng nhà nƣớc thành phố Hải Phòng, đƣợc thành lập năm 1979. Từ khi thành lập đến năm 1988, Ngân hàng hoạt động nhƣ một chi nhánh của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, với quy mô và phạm vi còn hạn chế. Sau khi có quyết định chuyển đổi hệ thống Ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp: ngân hàng nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng và NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng là chủ yếu. Trong 04 Ngân hàng chuyên đƣợc hoạt động tại Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng có NHCT Việt Nam chuyên hoạt động trong lĩnh vực Công thƣơng nghiệp. Cũng trong giai đoạn này, mô hình hoạt động của Ngân hàng quận Hồng Bàng đƣợc chuyển đổi cho phù hợp với sự vận động phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống Ngân hàngViệt Nam nói riêng. Ngân hàng quận Hồng Bàng trở thành một đơn vị trực thuộc NHCT thành phố Hải Phòng, mang tên chi nhánh NHCT Hồng Bàng. 42
  49. Tháng 10/1994, với phƣơng châm thực hiện đổi mới mô hình NHCT, Chi nhánh Hồng Bàng trở thành chi nhánh của NHCT Việt Nam, chịu sự quản lý và phân công trực tiếp từ NHCT Việt Nam thay vì dƣới sự quản lý của NHCT Hải Phòng nhƣ trƣớc. Chi nhánh có trách nhiệm tiến hành các hoạt động theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn thi hành do NHCT Việt Nam ban hành về việc áp dụng các hình thức cho vay, thanh toán, tiến hành các hoạt động dịch vụ khác và thực hiện nhiệm vụ chính sách Tiền tệ quốc gia. - - . Trải qua hơn 24 năm xây dựng và phát triển, mặc dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt của hơn 70 NHTM và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc cùng hoạt động trên địa bàn Hải Phòng, nhƣng b - 1 trong 7 chi nhánh Ngân hàng lớn nhất thuộc VietinBank tại thành phố Hải Phòng. Ngân hàng đã vinh dự đƣợc đón nhận Huân chƣơn - VietinBank đƣợc Nhà nƣớc công nhận là doanh nghiệp loại 1. 1.1.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hồng Bàng bao gồm khoảng 150 cán bộ công nhân viên trực thuộc 10 phòng ban đƣợc đặt dƣới sự điều hành của Ban giám đốc. Các phòng ban này đều đƣợc chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngân hàng Công thƣơng Chi nhánh Hồng Bàng đƣợc cơ cấu tổ chức nhƣ sau: 43
  50. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG HỒNG BÀNG a. Phòng khách hàng cá nhân bao gồm: Bao gồm 02 bộ phận chính là Bộ phận cho vay và bộ phận huy động tiền gửi dân cƣ. Bộ phần cho vay chuyên khai thác mảng khách hàng là các cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng. Bộ phận huy động tiền gửi dân cƣ bao gồm 7 bàn tiết kiệm, có chức năng huy động nguồn vốn (Ngoại tệ và nội tệ) tạm thời nhàn rỗi trong dân cƣ để điều chuyển nguồn vốn huy động phục vụ cho bộ phận làm công tác kinh doanh thực hiện công tác cho vay đối với khách hàng. Ngoài ra trƣởng phòng còn chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ tính trả lãi vay tiết kiệm cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm. 44
  51. + PGD Phong Lan, PGD Hùng Vƣơng, PGD Thƣợng Lý, PGD Quán Toan, PGD số 2, bao gồm: 4 Bàn giao dịch. Ngoài chức năng huy động vốn thì PGD còn thực hiện cho vay đối với các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể địa chỉ nhƣ sau: Phòng giao dịch Phong Lan: 40 Đinh Tiên Hoàng. Phòng giao dịch Hùng Vƣơng: 517 đƣờng Hùng Vƣơng. Phòng giao dịch Thƣợng Lý: 163 đƣờng Bạch Đằng. Phòng giao dịch Quán Toan: 150, khu 2, Quán Nam. Quỹ tiết kiệm số 5: số 5 Nguyễn Tri Phƣơng. Phòng giao dịch số 2: số 18 Trần Hƣng Đạo. b. Phòng khách hàng doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng doanh nghiệp bằng tín dụng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng doanh nghiệp nhằm mở rộng theo hƣớng đầu tƣ tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lƣu thông và tiêu thụ; Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền; Tiếp nhận và thực hiện các chƣơng trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nƣớc, trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, các Bộ ngành ; Thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề hƣớng khắc phục. c. Phòng quản lý rủi ro (bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề): + Tham mƣu cho GĐchi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; + Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tƣ. + Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, phƣơng án đề nghị cấp TD. + Thực hiện đánh giá, quản lý rủi ro trong các hoạt động ngân hàng. + Chịu trách nhiệm quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề. + Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. + Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro. 45
  52. d. Tổ quản lý nợ có vấn đề: Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề; Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nƣớc nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro. e. Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nƣớc và Ngân hàng công thƣơng Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. f. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối với các ngân hàng trong khu vực cũng nhƣ các ngân hàng trên thế giới mà Ngân hàng Công thƣơng có quan hệ, thực hiện chức năng mua bán ngoại tệ theo uỷ quyền của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. g. Phòng tiền tệ kho quỹ: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định củangân hàng nhà nƣớcvà Ngân hàng công thƣơng Việt Nam. Ứng và thu tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. h. Phòng Tổ chức – Hành chính: Thực hiện công tác giao dịch trong các lĩnh vực về liên hệ công tác. Đứng đầu là trƣởng phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo các cán bộ của phòng mình trong việc quản lý công tác tổ chức cán bộ của chi nhánh, công việc mua sắm và thanh lý các tài sản của cơ quan phục vụ theo yêu cầu công tác của cơ quan. Thực hiện việc Phòng cháy và chữa cháy tại cơ quan, phân công lịch trực của đội ngũ bảo vệ, tự vệ và lịch trực đối với những ngày lễ, tết để đảm bảo an toàn về tiền bạc, tài sản của Nhà nƣớc.Hƣớng dẫn khách hàng đến liên hệ công tác theo những yêu cầu và nhiệm vụ nhất định. 46
  53. i. Phòng thông tin điện toán: Quản lý và cung cấp các thông tin phần mềm liên quan đến các hoạt động về kế toán, tín dụng nhận đƣợc từ Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Ngoài ra trƣởng phòng chỉ đạo trợ giúp cho các phòng ban khác phục vụ công tác kinh doanh, hƣớng dẫn sử dụng và điều chỉnh, sửa chữa các máy vi tính trong công tác giao dịch và công tác phát sinh hàng ngày của chi nhánh. Thực hiện việc truyền nhận các thông tin từ chi nhánh lên Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam và ngƣợc lại. j. Phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp là phòng nghiẹp vụ tham mƣu cho GĐ chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cá hoạt động hành năm của chi nhánh. k. : Trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Đứng đầu là trƣởng phòng chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong ngân hàng. Góp phần giúp các phòng ban khác chấp hành đúng các chế độ qui định của Nhà nƣớc và của ngành. Trƣởng phòng có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các cán bộ kiểm tra viên thực hiện kiểm tra sau tất cả các món vay của các Phòng Khách hàng, phòng Giao dịch đã cho vay, yêu cầu các phòng này bổ sung những sai sót trong việc cho vay, thu nợ. 1.1.2. Các sản phẩm dịch vụ đang đƣợc triển khai tại Vietinbank Hồng Bàng. - ồng Bàng đã và đang cung cấp ra thị trƣờng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay và bảo lãnh, tài trợ thƣơng mại, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.Khách hàng truyền thống củ – ồng Bàng là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại, xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp cũng là những khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Địa bàn hoạt động chính củ – ồng Bàng là quận Hồng Bàng. Tập trung nhiều khu chung cƣ của cán bộ công nhân viên thuộc các 47
  54. ngành, các đơn vị kinh tế trên địa bàn Hải Phòng, quận Hồng Bàng đƣợc coi là một trong những trung tâm kinh tế lớn của thành phố Hải Phòng với nhiều nhà máy, doanh nghiệp Nhà nƣớc, Tổng công ty lớn với đầy đủ các thành phần kinh tế, bao gồm cả quốc doanh, liên doanh, tƣ nhân, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với nhiều ngành nghề. Đây là môi trƣờng thuận lợi cho chi nhánh huy động nguồn vốn với số lƣợng lớn tạo điều kiện cho việc triển khai các nghiệp vụ kinh doanh và cung cấp các dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện và đa dạng nhƣ:  Sản phẩm thẻ:(thẻ E-partner, thẻ tín dụng quốc tế)  Dịch vụ chuyển tiền kiều hối : Ngƣời Việt Nam hoặc ngƣời nƣớc ngoài đang sinh sống và làm việc tại nƣớc ngoài muốn chuyển tiền cho ngƣời thân ở Việt Nam hoặc cho bản thân với mục đích chi tiêu khi đi du lịch, công tác tại Việt Nam. “Nhanh chóng– Thuận tiện – An toàn – Phí dịch vụ thấp“là những lợi ích mà dịch vụ chuyển tiền kiều hối của NHCT chi nhánh Hồng Bàng mang lại cho khách hàng.  Dịch vụ tài khoản: Tài khoản của khách hàng mở tại Ngân hàng Công thƣơng Hồng Bàng sẽ đƣợc quản lý an toàn, chính xác và bảo mật với nhiều lợi ích nhƣ mở tài khoản không mất phí; có thể sử dụng tài khoản để cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng; có thể chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm và ngƣợc lại  Kinh doanh ngoại tệ: Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ đang áp dụng tại VietinBank Hồng Bàng: Mua/bán giao ngay (SPOT) ngoại tệ Mua/Bán kỳ hạn (FORWARD) ngoại tệ Hoán đổi ( SWAP) ngoại tệ Quyền chọn (OPTION) ngoại tệ  Thanh toán xuất nhập khẩu : Theo các hình thức thƣ tín dụng(L/C), nhờ thu (D/A, DP) và chuyển tiền (TTR). 48
  55.  Cho vay : Cho vay chi phí du học; cho vay chứng minh tài chính; cho vay mua ô tô; cho vay mua nhà dự án; cho vay đối với ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài; cho vay kinh doanh tại chợ; cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên; cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dƣ tài khoản sổ tiết kiệm, cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán; cho vay tiêu dung thong thƣờng; cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở; cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở.  Tiết kiệm : Dịch vụ này áp dụng đối với khách hàng là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.Đồng tiền gửi tiết kiệm áp dụng gồm VND, USD, EUR.  Các sản phẩm huy động vốn.  Sản phẩm dịch vụ khác: Bảo lãnh ngân hàng; chiết khấu giấy tờ có giá; tiền gửi thanh toán; tiền gửi kiều hối; bảo hiểm con ngƣời kết hợp tín dụng; gửi giữ tài sản; cho thuê ngăn tủ sắt; nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá tại nhà.  Dịch vụ tiền tệ kho quỹ: - Cho thuê ngăn tủ sắt: cho khách hàng thuê một hoặc nhiều ngăn tủ sắt của ngân hàng để cất giữ, bảo quản tài sản của khách hàng trong một thời hạn xác định và khách hàng phải trả một khoản phí thuê. - Gửi giữ tài sản: là việc ngân hàng nhận bảo quản tài sản gửi của khách hàng trong một thời gian xác định và khách hàng phải trả một khoản phí gửi giữ. . 49
  56. 1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBank Hồng Bàng 2010-2012. Bảng 2.1: Chỉ tiêu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012. Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng thu từ hoạt động TD 9.133 9.413 9.630 Thu từ hoạt động tài trợ TM 160 3.077 3.490 Thu từ dịch vụ thẻ 300 530 1.801 Thu phí chuyển tiền 1.727 2.857 3.897 Thu từ dịch vụ tài khoản ký quỹ 119 127 135 Thu từ dịch vụ tín dụng và các dịch vụ khác 1.786 2.822 306 Thu nhập khác 203.661 438.090 394.540 Tổng thu nhập 212.794 447.503 404.170 Tổng chi phí 145.092 386.326 366.257 Lợi nhuận trƣớc thuế 67.702 61.177 37.913 Trích “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank Hồng Bàng (2010-2012) 447,503 450000 404,170 386,326 400000 366,257 350000 300000 2010 250000 212,794 2011 2012 200000 145,092 150000 61,177 100000 67,702 39,913 50000 0 Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012 50
  57. Bảng 2.2: Thực hiện kế hoạch hội sở giao. ĐVT: tỷ đồng Kế hoạch Số thực hiện Chỉ tiêu Tỷ lệ thực hiện năm 2012 Năm 2012 Huy động 2.000 1.528 76,40% Dƣ nợ tín dụng 2.000 1.422 71,10% Lợi nhuận trƣớc thuế 84,78 37,91 44,72% 2000 2000 2000 1800 1528 1600 1422 1400 1200 Kế hoạch 1000 Thực hiện 800 600 400 84.777 37.913 200 0 Huy động Dƣ nợ tín dụng Lợi nhuận trƣớc thuế Thực hiện kế hoạch hội sở giao Thực hiện kế hoạch chỉ tiêu năm 2012, Chi nhánh đạt 76,40% về huy động vốn và đạt 71,10% về dƣ nợ tín dụng. Lợi nhuận trƣớc thuế, năm 2012 Chi nhánh lãi 37,91tỷ đồng so với kế hoạch đạt 44,72%. Tuy lợi nhuận không đạt đƣợc chỉ tiêu nhƣng trong tình hình khó khăn chung thì đây cũng là sự cố gắng và nỗ lực của Chi nhánh trong việc thúc đẩy huy động vốn, nâng cao năng lực cho vay nhằm mục đích tăng trƣởng ổn định. Mặt khác, Chi nhánh cũng nhận thức rõ việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay và điều hành hoạt động tín dụng sát hơn với các quy định của ngân hàng nhà nƣớccũng nhƣ Hội sở về quản trị rủi ro, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Đồng thời nỗ lực xây dựng các hệ thống chính sách, 51
  58. quản lý và theo dõi, đảm bảo cho các khoản vay đƣợc kiểm soát chặt chẽ, an toàn và hiệu quả. 2. Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam-chi nhánh Hồng Bàng. Các bƣớc Ngƣời thực hiện Nội dung công việc thực hiện Hƣớng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề 1 Cán bộ PKH/PGD nghị cấp HMTD. Cán bộ PKH/PGD Thẩm đinh, lập tờ trình thẩm định và đề 2 Lãnh đạo PKH/PGD xuất quyết định hạng tín dụng, hạn mức tín GĐ/Phó GĐ chi nhánh dụng của khách hàng. 3 Cán bộ PKH/PGD Xét duyệt hạn mức tín dụng cho khách hàng Cán bộ và lãnh đạo Thông báo cho khách hàng; Cập nhật dữ 4 PKH/PGD liệu trên hệ thống INCAS. Lãnh đạo NHCTD PKH/PGD Theo dõi, điều chỉnh hạn mức tín dụng cho 5 GĐ/PGĐ Chi nhánh khách hàng. 6 Lƣu giữ, luân chuyển hồ sơ. 2.1. Hƣớng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp HMTD. Cán bộ phòng khách hàng, Phòng giao dịch hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. a. Hƣớng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.  Hồ sơ gồm: tài liệu chứng minh năng lực hợp lý của khách hàng, giấy đề nghị vay vốn, báo cáo tài chính, hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh cùng các giấy tờ gốc có liên quan đến sở hữu tài sản bảo đảm, các giấy tờ liên quan khác. 52
  59. - Đối với khách hàng mới: phỏng vấn, trao đổi tìm hiểu các thông tin ban đầu về khách hàng, nhu cầu cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm. - Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng. - Tiếp nhận và kiểm tra đầy đủ tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng cung cấp. - Vấn tin trên INCAS, nếu khách hàng thuộc danh sách hách hàng đen, báo cáo Lãnh đạo phòng để từ chối cấp tín dụng hoặc xử lý tín dụng (nếu còn dƣ nợ). Trƣờng hợp hạn mức tín dụng có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao, có thể xem xét tình cấp có thẩm quyền để cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. - Ngoài tài liệu khách hàng cung cấp, cán bộ PKH/PGD thu thập thông tin từ các nguồn nhƣ: CIC, sở giao dịch ứng khoán, cơ quan đăng ký TSBĐ, cơ quan thuế, - Đối chiếu với các nguồn thông tin khác thu thập đƣợc. Nếu có sự khác biệt, hoặc nghi ngờ về tính trung thực của khách hàng thì yêu cầu khách hàng giải trình hoặc khảo sát thực tế tình hình hoạt động của khách hàng. b. Xác định các dấu hiệu đáng ngờ về khách hàng. - Doanh nghiệp đƣợc thành lập không vì mục đích kinh doanh. - Doanh nghiệp thuộc nhóm khách hàng liên quan thƣờng xuyên có giao dịch chuyển tiền lẫn nhau, nhƣng thƣờng không có giao dịch hàng hóa. - Doanh nghiệp không kinh doanh tại địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ trƣờng hợp đã chuyển sang địa điểm kinh doanh mới nhƣng chƣa kịp thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc có lý do chính đáng). - Doanh nghiệp đã từng bị xã hội, cộng đồng lên án trong vòng 5 năm gần đây. - Nội bộ mất đoàn kết, thƣờng xuyên xảy ra kiện tụng, khiếu nại. - Có lịch sử tín dụng không tốt tại các tổ chức tín dụng khác. - Báo cáo tài chính không rõ ràng, trung thực, kết quả kiểm toán có những điểm khác lớn hơn so với báo cáo trƣớc kiểm toán. - Hoạt động kinh doanh: doanh thu giảm đột biến (trừ những ngành sản xuất chịu ảnh hƣởng chung của xu hƣớng thị trƣờng), nguồn cung cấp đầu vào bị giảm sút/giá đầu vào tăng đột biến không tƣơng xứng với tăng giá dầu, ngƣời lao động nghỉ việc 53
  60. chiếm trên 5%, máy móc không vận hành hoặc vận hành dƣới 50% công suất, hàng tồn kho quá lớn do tiêu thụ chậm, - Tình hình tài chính: các cổ đông lớn, thành viên công ty rút vốn CSH do nhận thấy tình trạng khó khăn của doanh nghiệp, nợ lƣơng công nhân nhiều tháng, hệ số thanh toán ngắn hạn <0.5, hệ số tự tài trợ <5%, không còn VCSH. - Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm ngày càng lớn liên tục trong 3 năm gần đây mà không đƣợc giải thích hợp lý. - Giá cổ phiếu trên thị trƣờng giảm đột biến (đi ngƣợc xu thế thị trƣờng). 2.2. Thẩm đinh, lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạng tín dụng, hạn mức tín dụng của khách hàng. Cán bộ phòng khách hàng/phòng giao dịch thực hiện: (1) Thẩm định khách hàng. - Tƣ cách khách hàng: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của ngƣời đại diện theo pháp luật, tƣ cách đạo đức, lý lịch tƣ pháp của nhân sự cấp cao, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của ngƣời điều hành - Bộ máy tổ chức, hoạt động: đánh giá mô hình tổ chức, cơ chế quản lý tài chính, quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ, chiến lƣợc kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp - Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với Vietinbank và tổ chức tín dụng khác. (2) Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng. - Rà soát chất lƣợng nguồn thông tin, số liệu phục vụ thẩm định. - Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh (ngành/lĩnh vực SXKD, đặc điểm (chu kì, tính thời vụ, ), đánh giá cách thức và năng lực hoạt động SXKD, đánh giá cách thức tiêu thụ, đánh giá yếu tố đầu vào, phân tích số liệu về tình hình kinh doanh, ) - Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng: phân tích biến động về quy mô nguồn vốn, tài sản, phân tích cấu trúc nguồn vốn và tài sản, phân tích khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, dòng tiền, các hệ số hiệu quả hoạt động, đánh giá giá trị doanh nghiệp (nếu cần), phân tích bảo đảm nợ vay. 54
  61. (3) Đánh giá kết quả thực hiện hạn mức tín dụng và việc thực hiện các yêu cầu cấp hạn mức tín dụng kỳ trƣớc (trƣờng hợp khách hàng đã đƣợc cấp hạn mức tín dụng kì trƣớc). (4) Chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàngtheo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện hành. Chấm điểm các chỉ số tài chính (chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, cân nợ, ), các chỉ tiêu phi tài chính (năng lực và kinh nghiệm quản lý, chí tình hình và uy tín với ngân hàng, môi trường kinh doanh, ). (5) Xác định nhu cầu cấp hạn mức tín dụng. - Thẩm định kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính: kiểm tra tính pháp lý; tính khả thi và thực tế; nhu cầu vốn và tính khả thi của các nguồn vốn; hiểu quả tài chính; nguồn và khả năng trả nợ. - Xác định nhu cầu cấp hạn mức tín dụng (cụ thể từng giới hạn bộ phận) và phƣơng thức cấp tín dụng hạn mức của khách hàng, bao gồm vay vốn (kể cả các khoản vay trung, dài hạn để thực hiện dự án), bảo lãnh, mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu (6) Đánh giá lợi ích và rủi ro nếu cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. Lƣu ý: Cần đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với các loại rủi ro nhƣ rủi ro kinh doanh, tài chính, tỷ giá, lãi suất, chính sách và rủi ro khác. (7) Thẩm định biện pháp bảo đảm của khách hàng (loại tài sản bảo đảm, giá trị định giá dự kiến, mức cấp tín dụng tối đa đƣợc bảo đảm và các lƣu ý về tài sản bảo đảm nhƣ hồ sơ pháp lý tài sản, chất lƣợng tài sản, khả năng bán trên thị trƣờng, ). (8) Kết luận thẩm định và đề xuất cấp hạn mức tín dụng. - Kết luận thẩm định phải thể hiện đƣợc: Các điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi/cơ hội, khó khăn/thách thức đối với khách hàng. Mức độ đáp ứng điều kiện cấp hạn mức tín dụng của khách hàng so với quy định hiện hành. - Đề xuất cụ thể, rõ ràng về cấp hạn mức tín dung cho khách hàng. (9) Lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạn mức tín dụng cho khách hàng, trình lãnh đạo phòng kiểm soát. 55
  62. (10) Lãnh đạo phòng khách hàng, phòng giao dịch kiểm tra, rà soát lại tờ trình thẩm định và đề xuất xếp hạng tín dụng, hạn mức tín dụng do cán bộ phòng khách hàng/phòng giao dịch trình. (11) GĐ/phó giám đốc Chi nhánh kiểm tra, rà soát lại tờ trình thẩm định và đề xuất xếp hạng tín dụng, hạn mức tín dụng do phòng khách hàng/phòng giao dịch trình. 2.3. Xét duyệt hạn mức tín dụng cho khách hàng. Phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch xét duyệt hạn mức tín dụng cho khách hàng. - Trƣờng hợp GĐ/PGĐ chi nhánh đồng ý cấp hạn mức tín dụng, cán bộ PKH/PGD scan hồ sơ vào chƣơng trình iCdoc chuyển cho phòng phê duyệt hạn mức tín dụng. Hồ sơ gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng, tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạng tín dụng, hạn mức tín dụng, các báo cáo tài chính của khách hàng và tài liệu liên quan. - Cung cấp, bổ sung hồ sơ, tài liệu, giải trình nội dung chƣa rõ theo yêu cầu của trụ sở chính. 2.4. Thông báo cho khách hàng; Cập nhật dữ liệu trên hệ thống INCAS. Cán bộ và lãnh đạo Phòng khách hàng/phòng giao dịch, lãnh đạo chi nhánh VietinBank: . Thông báo hạn mức tín dụng cho khách hàng (nếu khách hàng yêu cầu). . Cập nhật dữ liệu vào hệ thống INCAS. 2.5. Theo dõi, điều chỉnh hạn mức tín dụng cho khách hàng. Phòng khách hàng/phòng giao dịch, giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh: . Sau khi cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng, phòng khách hàng/phòng giáo dịch phải thƣờng xuyên theo dõi khách hàng (tình trạng pháp lý; tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm, ), các thông tin ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh để kịp thời đề xuất điều chỉnh hạn mức tín dụng phù hợp. . Định kỳ 6 tháng/lần hoặc đột xuất, phòng khách hàng/phòng giao dịch xem xét lại hạn mức tín dụng đã cấp cho khách hàng, trƣờng hợp xét thấy cần thiết điều chỉnh HMTD cho khách hàng thì lập tờ trình đánh giá và đề xuất thay đổi hạng tín dụng, 56
  63. HMTD cho khách hàng, trình giám đốc/phó giám đốc Chi nhánh xem xét, trình Trụ sở chính (phòng phê duyệt hạn mức tín dụng). 2.6. Lƣu giữ, luân chuyển hồ sơ. 3. Vận dụng quy trình cấp hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam-chi nhánh Hồng Bàng để xác định hạn mức tín dụng cho công ty cổ phần Tuấn Nguyệt. 3.1. Thông tin chi tiết khách hàng. 3.1.1. Thông tin khách hàng. Tên khách hàng Công ty cổ phần Tuấn Nguyệt CIF 300176584. Giấy chứng nhận đăng Số 0100703595 do Sở kế hoạch đầu tƣ Hải Phòng cấp ngày ký kinh doanh 07/15/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 07/03/2012. Địa chỉ trụ sở chính Số 14/52 Phan Đình Phùng, Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng. Điện thoại 0904471055 Tài khoản tiền gửi 10201-000134765-9 Vốn điều lệ theo ĐKKD 35.000.000.000 đồng Ngƣời đại diện theo Bà Nguyễn Thị Nga – Chức vụ: GĐ. CMND số 031596117 pháp luật do Công an Hải Phòng cấp ngày 07/09/2002.  Nhận xét: - Loại khách hàng: Khách hàng mới. - Thuộc địa bàn đƣợc cấp tín dụng - Khách hàng đƣợc cấp tín dụng bình thƣờng. - Không thuộc nhóm khách hàng liên quan.  Tƣ cách khách hàng. - Tổ chức có đủ năng lực pháp luật dân sự. - Ngƣời đại diện tổ chức có đủ năng lực hành vi dân sự. - Có uy tín, thiện chí hợp tác, trả nợ. 57
  64. 3.1.2. Hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng do khách hàng cung cấp. Bản sao công Danh mục hồ sơ Bản gốc chứng đối chiếu Giấy đăng ký kinh doanh. X Quyết định bổ nhiệm kế toán trƣởng. X CMND kế toán trƣởng, giám đốc. X Điều lệ công ty. X Biên bản họp hội đồng thành viên X Giấy đề nghị cấp HMTD và vay vốn lƣu động năm 2013. X Kế hoạch tài chính 2012, năm 2013. X Biên bản họp hội đồng thành viên thông qua kế hoạch X SXKD và thông qua kế hoạch vay vốn, thế chấp tài sản. Báo cáo tài chính 2011, 2012 X Những giấy tờ trên đầy đủ, hợp lý, hợp pháp. 3.1.3. Thẩm định về bộ máy tổ chức bộ máy hoạt động. a. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. - Công ty Tuấn Nguyệt thành lập từ năm 2004, hoạt động kinh doanh chính từ khi thành lập tới nay là kinh doanh thƣơng mại xuất khẩu vôi, khách hàng thu mua gom vôi từ tổ chức, cá nhân trên địa bàn các tỉnh: Hải Dƣơng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang sau đó xuất khẩu sang thị trƣờng Đài Loan, Hàn Quốc, và bán thƣơng mại trên thị trƣờng nội địa. - Ngoài hoạt động kinh doanh chính trên Công ty Tuấn Nguyệt còn có hoạt động đầu tƣ góp vốn thành lập Công ty CP quốc tế Đức Hòa với 02 doanh nghiệp khác tại Đài Loan từ năm 2005 bằng dự án xây dựng nhà máy sản xuất vôi công nghiệp, công suất sản xuất 200.000 tấn/năm. Hiện tại: nhà máy sản xuất vôi đã hoàn thành vận hành chạy thử thành công, từ tháng 10/2012 đã chính thức đi vào vận hành thƣơng mại. 58
  65. b. Danh sách các thành viên góp vốn hoặc cá nhân có quan hệ sở hữu. Giá trị Tỷ lệ Số GCN Tên thành Hộ khẩu thƣờng Loại CP TT Số CP góp ĐKKD, viên trú CP (triệu vốn CMND đồng) Phạm Tuấn 7/25, Hoàng Diệu, Phổ 1 165.000 16.500 55% 031037225 Hƣng Hồng Bàng, HP. thông 367 đƣờng 5 cũ, Đỗ Phạm 2 Quán Toan,Hồng 75.000 7.500 25% 031039870 Vân Anh Bàng, HP. Số 18/259 Quán Nguyễn Thị 3 Toan, Hồng Bàng, 60.000 6.000 20% 030171957 Nga HP. Ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty: bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc. Tổng số lao động hiện hữu của Công ty Tuấn Nguyệt: 30 ngƣời, phân bổ nhƣ sau: Hội đồng quản trị Giám đốc Phó Giám đốc điều hành Phòng Xuất Phòng Phòng tổ Tổ xe nhập khẩu TCHC chức kế toán Nhận xét: - Cơ cấu tổ chức của phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại xuất khẩu với các phòng ban đƣợc phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể. - Hội đồng quản trị: có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 59