Luận văn Khảo sát thực địa địa chất

doc 73 trang huongle 1950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Khảo sát thực địa địa chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_van_khao_sat_thuc_dia_dia_chat.doc

Nội dung text: Luận văn Khảo sát thực địa địa chất

  1. Luận văn Báo Cáo Đề tài: Khảo sát thực địa địa chất 1
  2. Phần mở đầu. 1.Mục đích, yêu cầu. Về kiến thức: - Củng cố những kiến thức địa chất, địa hình, bản đồ đã học. - Đối chiếu, so sánh kiến thức lí thuyết với thực tiễn sinh động. - Vận dụng các kiến thức đã học, nghiên cứu để giải thích, cắt nghĩa trên cơ sở khoa học các quá trình, các sự vật, hiện tượng đã và đang xảy ra trên thực địa. - Biết được các bước tiến hành, cách tổ chức, chuẩn bị cho một đoàn khảo sát, học tập ở ngoài trời làm cơ sở cho việc tổ chức học tập trên thực địa ở cấp học THCS và THPT sau này. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, nghiên cứu ngoài thực địa, làm quen và biết sử dụng các dụng cụ khảo sát trên thực địa như: kính lúp, búa địa chất, máy ảnh, thước đo cách thu thập các mẫu vật: khoáng vật, đá, hoá thạch, nhận biết và xác định thế nằm của đá. - Rèn luyện kỹ năng khai thác và sử dụng các loại bản đồ( địa chất, địa hình, giao thông, kinh tế, át lát ) trong phòng và ngoài thực địa. Có kĩ năng đặt bản đồ đúng hướng trên thực địa ( dựa vào địa bàn, dựa vào địa hình, địa vật đặc biệt) và biết đưa các kết quả khảo sát lên bản đồ, xác định điểm đứng trên bản đồ. - Thấy được độ trễ tương đối của bản đồ với thực tế khách quan. Về thái độ: - Quan tâm đến những vấn đề địa chất trong khu vực, các thành phần và mối quan hệ giữa chúng. - Quan tâm đến những vấn đề kinh tế trên địa bàn thực địa và việc thể hiện các đối tượng này trên bản đồ. - Thấy được con người đã tìm kiếm , khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên( đá, khoáng sản, ) vào các mục đích kinh tế trên cơ sở khoa học. Việc khai thác tài nguyên với mục đích phát triển kinh tế đặc biệt là việc đẩy mạnh công nghiệp hoá gắn với đô thị hoá. 2. Địa điểm thời gian thực địa. 2
  3. Ngày Thứ Sáng Chiều Tối 1/11 2 6h30 lên xe đi, đến 13h30- 14h vào nhà nghỉ. Đi chợ đêm 12h-12h30 ăn trưa Kí hợp đồng thuê tàu đi Hạ Long nếu vịnh Hạ Long, có nhu cầu 2/11 3 07h, ra xe đi cảng Đi động Thiên Cung, Đi chợ đêm 8h, lên tàu và ăn trưa hang Đầu Gỗ, hang Sửng nếu có nhu trên tàu. Sốt. cầu. 3/11 4 13h lên xe đi thực địa ở Ở Tuần Châu đồi Bãi Cháy . đến 22h, lên 16h đi đảo Tuần Châu và xe về nhà ăn tối ở đó. nghỉ 4/11 5 Đi Hà Tu Đi Cái Lân Đi chợ đêm nếu có nhu cầu. 5/11 6 Đi Yên Tử Ở Yên Tử Nghỉ ở Hải Dương 6/11 7 Đi Côn Sơn và ăn dọc Đi Lạng Sơn Nghỉ ở Lạng Đường Sơn 7/11 CN Đi cửa khâu Hữu Đi Tân Thanh Đi chợ đêm Nghị Kì Lừa nếu có nhu cầu 8/11 2 Đi Tam Thanh và Nhị Đi chợ Đông Kinh Đi chợ đêm Thanh Kì Lừa nếu có nhu cầu 9/11 3 Đi núi Văn Vĩ Đi Thác Nà Me Đi chợ đêm Kì Lừa nếu có nhu cầu 10/11 4 Về ăn trưa ở quán Thọ Gù. 3
  4. B. NéI DUNG CHI TIÕT Chương I. Khái quát khu vực thực địa. I-Tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt. Cách đây khoảng 6000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang 4
  5. đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng. Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ. Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,405 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng 355,4 nghìn người sống ở thành thị. Năm 2005 Thanh Hóa 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động , chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. 1- Vị trí địa lý Theo thiên văn cổ xưa đo đạc năm 1831 (năm Minh Mệnh thứ 10) thì tỉnh Thanh Hóa thuộc về sao Dực, sao Chẩn, tinh thứ sao Thuần Vĩ, múc cao nhất là 19độ 26 phân, lệch về phía tây 1 độ 40 phân. Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km². 2-Tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên Là tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có trữ lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng. Thanh Hóa hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng, Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ. 5
  6. 3.Đặc điểm chính về kinh tế- xã hội. a) Công nghiệp Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa không phát triển. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2 %, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6% (trong đó TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ tăng ở mức thấp là 0,4% và 2,7%).[10] Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán. Một số khu công nghiệp: Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Khu kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Khu kinh tế này nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến. Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. b) Nông nghiệp Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng khai thác. Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha c) Lâm nghiệp Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ, hàng năm có thể khai thác 35.000-40.000 m³ (thời điểm số liệu hiện tại năm 2007). Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài. Gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Nhìn chung vùng rừng giàu và trung bình 6
  7. chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha. Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim Đặc biệt ở phía nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có vườn quốc gia Cúc Phương, phía tây bắc có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, phía tây nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là những nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật quý, đồng thời là những điểm du lịch hấp dẫn. d) Ngư nghiệp Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt. e) Dịch vụ Ngân hàng Bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách. Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động tín dụng hàng năm đạt trên 3.000 tỷ đồng, tổng dư nợ năm 2002 đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001. f) Thương mại dịch vụ Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD, năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê ), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói ), đá ốp lát, quặng crôm g) Giao thông 7
  8. Thanh Hóa là một trong những tỉnh có cả 3 hệ thống giao thông cơ bản là đường sắt, đường bộ và đường thủy. Trên toàn tỉnh có 8 ga tàu hỏa là Bỉm Sơn, Đò Lèn, Nghĩa Trang, Hàm Rồng, Thanh Hóa, Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam, 4 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam (quốc lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 47, và đường Hồ Chí Minh), trong đó quốc lộ 47 dài 61 km, quốc lộ 1A chạy qua Thanh Hóa dài 123 km ; một cảng nước sâu. Thanh Hóa có sân bay quân sự Sao Vàng. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Thanh Hóa. II-Tỉnh Quảng Ninh 8
  9. Địa lý Tỉnh lỵ Thành phố Hạ Long Miền Đông Bắc Diện tích 6.110,813 km² Các thị xã / huyện 3 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện Dân số Số dân 1.144.381 (2009) người • Mật độ 187 người/km² Dân tộc Việt, Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa 1. Vị trí địa lí Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam. Di sản thế giới vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh này. Theo kết quả điều tra 01/04/2009 dân số tỉnh là 1.144.381 người. 9
  10. a) Lịch sử Bản đồ địa giới Bắc Kì năm 1879 bao gồm Đông Hưng và mũi Bạch Long, đến năm 1887 bị Pháp cắt cho nhà Thanh. Quảng Ninh được thành lập năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh. Tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ. Diện tích của toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km². Biên giới giáp với Trung Quốc trước năm 1887 là sông Dương Hà (còn gọi là An Nam Giang) bao gồm cả mũi Bạch Long nhưng Công ước Pháp-Thanh 1887 nhận kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris làm đường phân định thì phần đất này Pháp nhường cho nhà Thanh. Phần đất bị cắt gồm hơn bảy xã thuộc tổng Bát Tràng và hai xã của tổng Kiến Duyên. Hiện nay có một số ý kiến cho rằng vùng đất Trường Bình - Bạch Long của huyện Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc là thuộc Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập và tuyên bố hủy bỏ mọi hiệp ước về Việt Nam của thực dân Pháp với các nước khác. Như vậy vùng Bạch Long - Trường Bình đúng ra phải được trả lại về Quảng Ninh nhưng đã không được thực hiện. Rất nhiều người Kinh sống ở khu vực này tuyệt nhiên trở thành người mất quê hương và trở thành 1 trong 56 dân tộc của Trung Quốc, gọi là dân tộc Việt. b) Hành chính Quảng Ninh có 2 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 10 huyện: Thành phố Hạ Long 20 phường (trở thành thành phố loại 1 năm 2011) Thành phố Móng Cái 8 phường và 9 xã Thị xã Uông Bí 7 phường và 4 xã (trở thành thành phố vào năm 2011) Thị xã Cẩm Phả 14 phường và 2 xã (trở thành thành phố vào năm 2012) Huyện Ba Chẽ 1 thị trấn và 7 xã Huyện Bình Liêu 2 thị trấn và 7 xã 10
  11. Huyện Cô Tô 1 thị trấn và 2 xã Huyện Đầm Hà 1 thị trấn và 7 xã Huyện Đông Triều 2 thị trấn và 19 xã Huyện Hải Hà 1 thị trấn và 15 xã Huyện Hoành Bồ 1 thị trấn và 14 xã Huyện Tiên Yên 1 thị trấn và 11 xã Huyện Vân Đồn 1 thị trấn và 11 xã Huyện Yên Hưng 1 thị trấn và 18 xã Quảng Ninh có 184 đơn vị hành chính cấp xã gồm 127 xã, 49 phường và 12 thị trấn. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố và thị xã trực thuộc nhất của Việt Nam. Dân số Quảng Ninh theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 1.144.381 người trong đó nữ là 558.793 người có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao thứ 3 Việt Nam (sau thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là 575.939 người( chiếm tỉ lệ 50,3%). Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Mũi Bạch Long trên bản đồ 1888 c) Vị trí địa lí Quảng Ninh có toạ độ địa lí khoảng từ 106°26' - 108°31' E và từ 20°40' - 21°40' B. Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp 11
  12. huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 km. Biển Quảng Ninh có hơn 2000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên. Tổng diện tích các đảo là 619,913 km². Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộc huyện Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Co Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lí từ lãnh hải Trung Quốc ở phía đông đến địa giới thành phố Hải Phòng. d) Địa hình 80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh còn có rất nhiều đảo ven biển. Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m, có nhiều lạch sâu làm nơi cư trú của các rạn san hô. 2.Đặc điểm chinh về kinh tế- xã hội. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế Vân Đồn, hai Trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du 12
  13. lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh xếp thư 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2010).Năm 2010 GDP đầu người ước đạt 1500 USD/năm. ( Hạ Long 2882 USD/năm ,Móng Cái 2580 USD/năm ,Cẩm Phả vượt 2000 USD/năm). 2009 lương bình quân của lao động trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 4 triệu đồng .Công nhân mỏ ước đạt trên 5.3triệuQuảng Ninh phấn đấu 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 11%. Tuy nhiên Quảng Ninh là tỉnh mà hoạt động kinh tế ngầm . Đặc biệt là than thổ phỉ trái phép diễn ra ngang nhiên dù chính quyền địa phương đã có nhiều hình thức ngăn chặn và dẫn đến tình trạng lạm phát giá tiêu dùng tại đây rất cao cùng bất bình đẳng thu nhập.f) Văn hóa, Du lịch Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam. III. L¹NG S¥N a) Địa lý Vị trí Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km. Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có hai cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. 13
  14. b) Địa hình Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông. c) Khí hậu, thời tiết Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng. Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °C Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200-1600 mm Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85% Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8-2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh. d)Hệ thống sông ngòi Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình đến khá dày, qua địa phận có các sông chính là: Sông Kỳ Cùng Độ dài: 243 km, Diện tích lưu vực: 6660 km², Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược". Sông Bản Thín, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 52 km, Diện tích lưu vực: 320 km², Sông Ba Thín bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây (Trung Quốc) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình. Sông Bắc Giang, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 114 km, Diện tích lưu vực: 2670 km², Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, Độ dài: 54 km, Diện tích lưu vực: 801 km² Sông Thương Là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang.Độ dài: 157 km, Diện tích lưu vực: 6640 km² 14
  15. Sông Hoá Độ dài: 47 km, Diện tích lưu vực: 385 km² Sông Trung, Độ dài: 35 km, Diện tích lưu vực: 1270 km² e) Các đơn vị hành chính Núi đá vôi trên Quốc lộ 1A ở Lạng Sơn Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn 5 phường và 3 xã và 10 huyện: Tràng Định 1 thị trấn và 22 xã Văn Lãng 1 thị trấn và 19 xã Văn Quan 1 thị trấn và 23 xã Bình Gia 1 thị trấn và 19 xã Bắc Sơn 1 thị trấn và 19 xã Hữu Lũng 1 thị trấn và 25 xã Chi Lăng 2 thị trấn và 20 xã Cao Lộc 2 thị trấn và 21 xã Lộc Bình 2 thị trấn và 27 xã Đình Lập 2 thị trấn và 10 xã Lạng Sơn có 226 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 207 xã, 5 phường và 14 thị trấn Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Từ ngày 9/9/1891 đến ngày 20/6/1905, là Tiểu quân khu Lạng Sơn thuộc Đạo Quan binh II Lạng Sơn. Sau đó tái lập tỉnh. Ngày 7/6/1949, huyện Lộc Bình của tỉnh Hải Ninh nhập vào tỉnh Lạng Sơn. Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc. Năm 1950 tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên. Ngày 1/7/1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang nhập vào tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày). Khu tự trị Việt Bắc tồn tại đến 27/12/1975. 15
  16. Ngày 16/12/1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng. Từ 27/12/1975 đến 29/12/1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng, rồi lại tách ra như cũ. Ngày 29/12/1978 tái lập tỉnh Lạng Sơn, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Lạng Sơn. Như vậy tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện với tên gọi như hiện nay. f) Dân cư Dân số 731.887 người (điều tra dân số 01/04/2009));có 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%,Kinh 16,5%,còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông Chương II- Thực địa địa chất. Liên đại (địa chất) Trong sử dụng thông thường, một liên đại hay liên đại địa chất là một thời kỳ được con người quy định ngẫu nhiên. Các nhà địa chất nói đến một liên đại như là đơn vị phân chia lớn nhất về thời gian trong niên đại địa chất. Ví dụ, liên đại Hiển Sinh (Phanerozoic), cho tới nay đã kéo dài khoảng 550 triệu năm, bao trùm lên khoảng thời gian mà trong đó các động vật với lớp vỏ cứng đã hóa thạch đã từng rất phổ biến. Một liên đại địa chất bao gồm vài đại địa chất. Mỗi đại địa chất này lại bao gồm vài kỷ địa chất và mỗi kỷ địa chất lại bao gồm vài thế địa chất. Hiện nay, lịch sử Trái Đất đang ở trong liên đại Hiển Sinh, đại Tân Sinh, kỷ Neogen và thế Holocen. Trước đây, người ta chỉ công nhận một liên đại tồn tại trước liên đại Hiển Sinh: đó là đại Tiền Cambri. Gần đây, các đại Hỏa Thành, Thái Cổ và Nguyên Sinh của thời kỳ Tiền Cambri đã được coi là các liên đại. Niên biểu địa chất của Trái Đất tính theo các liên đại, đại, kỷ và thế như hình dưới đây: 16
  17. Triệu năm Mặc dù đã có đề nghị được đưa ra vào năm 1957 để xác định một liên đại như là đơn vị thời gian tương đương với 1 tỷ năm (1 Ga), nhưng ý tưởng này đã không được thông qua như là một đơn vị đo lường khoa học và nó rất ít khi được sử dụng cho các khoảng thời gian cụ thể. Người ta sử dụng liên đại với độ dài bất kỳ hay không xác định thời hạn. Từ này trong tiếng Hy Lạp "aion" có nghĩa là "tuổi" hay "đơn vị sự sống". Thuật ngữ Latinh tương tự "aevum" tuổi, thời kỳ vẫn còn hiện diện trong các từ như Tuổi thọ hay Trung cổ 1.Thanh Hoá. a. Địa hình, địa mạo Địa mạo Thanh Hóa trong mối quan hệ với Tây Bắc Bộ Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Ở phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về 17
  18. phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền. Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung. Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thủy và Thạch Thành. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý. Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m. Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn). b. Thanh Hoá- đứt gãy sông Mã. Đới đứt gãy Sông Mã trong Kainozoi có chiều dài trên 300 km với phần cơ bản phân bố ở địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Những nghiên cứu về kiến tạo vật lý, địa chất địa mạo, địa hoá, địa nhiệt, địa chấn ở khu vực này cho thấy đới đứt gãy hoạt động rất tích cực trong suốt Kainozoi. Trong KZ sớm đới có đặc điểm dịch chuyển bằng trái và bằng trái nghịch. Trong KZ muộn đới phát triển toả rộng về phía ĐN với tính chất trượt bằng phải thuận là chủ yếu. Tính chất của đới Sông Mã trong KZ muộn phản ánh cơ chế kéo tách trong việc hình thành nên trũng Thanh Hoá; tính chất trượt giãn của hệ thống đứt gãy phương TB-ĐN trên cánh TN của đới đứt gãy Sông Hồng cũng như ảnh hưởng của tách giãn võng Sông Hồng lên rìa lục địa phía tây của nó. 18
  19. Đới đứt gẫy Sông Mã nằm giữa các kiến trúc Sông Mã, Thanh Hoá (cánh ĐB) và kiến trúc Sầm Nưa - Hoành Sơn (cánh TN) [2]. Đới kéo dài từ Mường Ẳng (Điện Biên), nhưng phần cơ bản kéo dài từ biên giới Lào-Việt đến bờ biển Tĩnh Gia (Thanh Hoá). Các đứt gãy trong đới ở đây cắt qua tất cả các đá có tuổi từ Mesoproterozoi (MP). Riêng đầu ĐN của đới các đứt gãy còn cắt qua cả các thành tạo bazan Đệ tứ và các trầm tích bở rời Đệ tứ không phân chia phân bố dọc thung lũng sông Mã, sông Âm, sông Chu và ở đồng bằng Thanh Hoá [3, 5]. Những nghiên cứu mới đây cho thấy đới Sông Mã hoạt động rất tích cực. Những đặc điểm về hình thái cấu trúc cũng như chuyển động của đới đứt gãy này không những thể hiện rõ điều kiện địa động lực của miền Tây Bắc Bộ sinh ra do tác động qua lại giữa khối Indosini với khối Hoa Nam qua đứt gãy Sông Hồng, mà còn là kết quả phát triển của võng Sông Hồng ở phía đông lên phần rìa lục địa phía tây của võng này. Dưới đây là những đặc điểm chủ yếu của đới đứt gãy trong Kainozoi * Đặc điểm hình thái cấu trúc Cấu trúc đới đứt gãy Sông Mã tại khu vực này rất phức tạp, bao gồm một đứt gãy chính (ĐGc), phân bố gần rìa TN, chạy suốt chiều dài của đới và nhiều đứt gãy phụ (ĐGp) ở hai bên. Các đứt gãy trong đới kết hợp với nhau tạo nên nhiều kiểu hình hài cấu trúc (Hình 1) và gồm một số đoạn: - Đoạn Mường Lát - Lang Chánh, đới có phương TB-ĐN và gồm 2-3 ĐGp gần song song, nhưng hướng vào và gần sát với ĐGc tại Lang Chánh. Chiều rộng của đới đạt 12-16 km . - Đoạn Lang Chánh - bờ biển gồm đới chính và các đới phụ toả rộng kiểu "đuôi ngựa". Ở đới chính các ĐGp song song với ĐGc, bắt đầu từ Lang Chánh theo phương BTB-NĐN kéo dài đến Bái Thượng, đổi sang phương TB-ĐN qua Bến En cắt ra phía bờ biển Tĩnh Gia. Đoạn này gồm ba đới phụ: + Đới phụ thứ nhất trên cánh ĐB tách ra từ Lang Chánh kéo dài đến Ngọc Lạc hơi uốn cong về phía nam rồi kéo dài ra phía bờ biển. Chiều rộng của nó khoảng 5-8 km. + Đới phụ thứ hai cũng trên cánh ĐB, tách ra từ Hạ Hai (nam Bái Thượng) theo phương TB - ĐN chạy dọc rìa TN Núi Nưa rồi cắt ra bờ biển. Nhánh này rộng 3-4 km. 19
  20. Hình 1. Vị trí và cấu trúc đới đứt gãy Sông Mã + Đới phụ thứ ba trên cánh TN tách ra từ tây Bái Thượng, theo phương NĐN chạy về phía Hoàng Mai (Nghệ An) dài hơn 50 km. Chiều rộng tổng cộng của đới đứt gãy Sông Mã ở đoạn này tăng từ 15 đến 20 km tại Ngọc Lạc lên 30-35 km tại đầu ĐN. Theo tài liệu phân tích ba hệ khe nứt cộng ứng (3HKNCƯ) [3] trên suốt chiều dài đều dốc đứng, góc dốc khoảng 80-90 0, ít khi 700 (Hình 2) và nghiêng về hướng ĐB (40-60 0). Ở những đoạn có phương TB-ĐN, về hướng đông hoặc ĐĐB ở những đoạn phương á kinh tuyến, về hướng BĐB ở đoạn có phương á vĩ tuyến. Các ĐGp có góc cắm thoải hơn 60-70 0, đôi chỗ 45-50 0, có hướng cắm thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí, phương và mối quan hệ với ĐGc. Nhìn chung ở phần này của đới, ngược với ĐGc một số ĐGp trên cánh ĐB nghiêng về TN, một số khác lại song song hoặc ngả xa mặt trượt ĐGc (Hình 2). Trên cánh TN cũng có tình trạng tương tự. Quan hệ phức tạp này giữa các ĐGp với ĐGc là do kiểu cấu trúc, phản ánh tính chất trượt bằng của đới đứt gãy tại khu vực này tạo nên. 20
  21. TuyÕn SM1 TH946 TH949 TH943 TH945 40 60 300 80 220 30 TH947 45 50 220 65 140 80 210 80 130 80 325 30 TH944 50 70 300 70 225 30 TH945b TH859 TH855 230 80 330 80 110 20 30 80 310 80 180 25 50 80 120 80 270 30 220 80 310 8 35 28 30 75 290 70 135 25 m N. Pha Phong S 1500 S « « n n g g Xu©n Phó N 1000 M i · Ö m 500          0 km 5 10 15 20 TuyÕn SM2 TH869 TH868 TH929 60 80 245 80 190 30 225 70 135 80 40 32 TH862 TH928 240 80 310 80 65 50 TH860 70 75 345 60 195 40 TH861 TH920 240 80 150 70 60 30 40 80 320 80 220 25 240 80 160 80 25 32 TH915 35 70 130 75 220 35 230 75 120 60 328 30 m N. Bï §in S 1000 N. Bï Rinh « n Tri N¨ng g Lang Ch¸nh ¢ 500 m         km 0 5 10 15 TuyÕn SM3 TH870 TH924 230 80 120 90 0 30 TH885 TH923 TH926 63 72 324 72 210 30 230 70 340 80 80 45 TH884 70 70 190 60 32 5 4 5 TH921 TH922 54 78 130 60 300 30 77 73 330 70 185 45 240 75 150 75 350 35 TH925 60 80 335 80 200 20 225 80 310 80 60 25 m S « TH871 N. Bï Cho n 1000 g 70 70 300 70 230 35 ¢ m Ngäc L¹c 500     0       km 5 10 15 20 Hình 2. Thế nằm của các đứt gãy trong đới Sông Mã (theo 3HKNCƯ) * Đặc điểm chuyển động Phân tích khe nứt kiến tạo bằng các phương pháp cấu trúc động lực, dải khe nứt [3] và 3HKNCƯ ở hầu hết các điểm nghiên cứu đều xác định tính chất của đới đứt gãy chủ yếu là trượt bằng. Cũng từ các kết quả phân tích trên đây, đã xác định được hai pha hoạt động với tính chất chủ yếu của đới đứt gãy như sau: 21
  22. - Pha bằng trái chiếm ưu thế, tương ứng với trường ứng suất có S 1 phương á vĩ tuyến, gần nằm ngang; S3 phương á kinh tuyến, gần nằm ngang; S2 gần thẳng đứng [5]. - Pha bằng phải chiếm ưu thế, tương ứng với trường ứng suất có S 1 phương á kinh tuyến, gần nằm ngang; S3 phương á vĩ tuyến, gần nằm ngang; S 2 gần thẳng đứng (Bảng 1-3, Hình 3) [3, 5]. Bảng 1. Kết quả phân tích khe nứt kiến tạo đới đứt gãy Sông Mã bằng phương pháp dải khe nứt (Pha muộn) Điểm khảo Mặt trượt Phương trượt Tính chất sát TH855 70 70 343 8 Bp TH857 210 70 13012 Bp TH944 202 68 132 41 Bp-N TH945b 45 79 320 25 Bp TH945 45 72 131 11 Bp TH946 36 63 308 5 Bp TH947 225 84 312 16 Bp TH 864 201 78 28813 Bp TH 915 23472 1453 Bp TH 920 25263 3404 Bp TH928b 240 80 313 59 T-Bp TH 921b 24078 32331 Bp-T TH 922 6363 12146 T-Bp TH 922b 234 81 317 37 Bp-T TH 924 22060 28833 Bp-T TH 883 22060 14423 Bp TH 931 24045 27340 T-Bp TH882 72 72 145 40 Bp-T TH878 3080 3014 Bp TH893 5080 13719 Bp TH891 6080 14923 Bp TH880 72 77 137 53 T-Bp TH935 5668 13819 Bp TH876 6372 3369 Bp TH873 5881 140 41 Bp-T TH875 60 80 125 56 T-Bp TH851 56 79 33435 Bp-N TH852 50 80 32319 Bp TH853 45 70 32228 Bp TH854 200 80 133 18 Bp 22
  23. Bảng 2. Kết quả phân tích khe nứt kiến tạo đới đứt gãy Sông Mã bằng phương pháp cấu trúc động lực (pha muộn) Điểm Các trục ứng suất S Tính khảo sát S1 S2 S2 chất TH856 3478 245 58 82 31 Bp TH943 35013 24055 88 30 Bp TH944 347 25 176 70 72 10 Bp TH945 175 30 355 58 266 0 Bp TH947 342 19 162 71 252 0 Bp TH863 736 20153 1027 Bp-T TH 916 22449 734 11119 T-Bp TH 866 031 180 60 2700 Bp-T TH870 354 7 210 79 85 6 Bp TH885 161 57 353 32 259 6 T-Bp TH 921 19246 4 43 984 Bp-T TH 922 18444 4 46 2740 Bp-T TH871 200 32 355 55 10212 Bp-T TH890 180  31 353 59 260 0 Bp-T TH887 34823 186 66 81 7 Bp TH933 1869 32679 957 Bp TH882 29658 16123 6220 T-B TH879 313 77 183 13 222 0 Tp TH880 318 53 148 36 55 5 T-Bp TH881 036 18054 2700 Bp-T TH877 345 40 182 49 82 9 Bp-T TH893 17921 34769 853 Bp TH894 150 28579 10511 Bp TH935 1760 8671 26519 Bp TH876 19030 10 60 2800 Bp TH873 17713 1077 2683 Bp TH874 19843 2347 290 3 Bp-T TH875b 239 19450 976 Bp-T TH851 187 28 35061 93 8 Bp TH852 352 10 111 70 25917 Bp TH853 170 28 358 62 2670 Bp TH854 151 6 260 70 59 19 Bp 23
  24. Đáng chú ý là trong pha trước ở những đoạn có phương á kinh tuyến, đới đứt gãy có tính chất trượt bằng trái nghịch (nghịch bằng trái) hoặc trượt nghịch. Tại đó, trường ứng suất thay đổi chút ít: S 1 phương á vĩ tuyến, gần nằm ngang; S 3 nghiêng một góc lớn hơn 30 0 hoặc gần thẳng đứng. Còn trong pha sau ở những đoạn đới đứt gãy (hoặc những đứt gãy hợp phần) có phương á kinh tuyến, tính chất thuận tăng lên, ở đây đới đứt gãy trượt bằng phải-T [3]. Phân tích sự biến dạng các yếu tố địa mạo (trong đó có các thành tạo Đệ tứ như thung lũng sông, suối, thềm, bãi bồi v.v ) cho phép xác định pha bằng phải xảy ra cả trong thời gian Đệ tứ và sau pha trượt bằng trái. So sánh những nghiên cứu trên với những nghiên cứu khác cho toàn khu vực thì pha bằng phải phải xảy ra trong thời kỳ Pliocen - Đệ tứ, còn pha bằng trái xảy ra trước đó - thời kỳ Paleogen - Miocen [3, 5]. Bảng 3. Kết quả phân tích khe nứt kiến tạo đới đứt gãy Sông Mã bằng phương pháp 3HKNCƯ (pha muộn) Điểm Các hệ khe nứt cộng ứng (H) khảo sát Hệ thứ Hệ thứ hai Hệ thứ ba Mặt trượt Tính nhất (H1) (H2) (H3) chất TH945 50 70 30070 22530 5070 Bp TH945b 50 80 12080 27030 5080 Bp TH943 21080 13080 32530 21080 Bp TH944b 21070 10080 32028 21070 Bp TH859 22080 31080 3528 22080 Bp TH 920b 26070 17070 20030 26070 Bp-T TH929 7075 34560 19540 7075 Bp-T TH 928b 24080 15070 3035 24080 Bp-T TH927 5075 30070 20030 5070 Bp TH866 22570 13070 2525 22570 Bp-T TH866b 4580 34080 19032 4580 Bp-T TH867 7075 34080 24035 7075 Bp-T Th868 6060 24080 28030 6060 Bp-T TH870 23080 12090 030 13080 Bp-T TH885 6868 30434 18079 6868 T-Bp TH 921 77 73 33070 18045 77 73 Bp-T TH 922 6070 18075 30050 6070 T-Bp TH922b 24075 15075 35035 24075 Bp-T TH 924 23070 34080 8045 23070 Bp-T TH926 5478 13060 30030 5478 Bp-T TH871 7070 30070 23035 7070 Bp -T TH882 7080 34050 080 7080 T-Bp 24
  25. TH882b 23080 28570 8040 23080 Bp-T TH 883 50 80 33070 20030 5080 Bp TH890b 240 70 16070 35530 24070 Bp TH890 45 70 30070 17030 4570 Bp TH892 4080 32070 18030 4080 Bp TH893 5080 34070 21020 5080 Bp TH891 6080 17085 27540 6080 Bp TH879 5460 21050 33570 5460 T-Bp TH880 7272 33570 19035 7272 Bp-T TH881 23668 14679 34345 23668 Bp-T TH935 6070 32080 18035 6070 Bp TH876 60 70 320 70 190 20 60 70 Bp TH872 5080 14085 33030 5080 Bp TH873 60 60 15070 27050 6060 Bp TH852 5080 11070 24030 5080 Bp TH851 6080 31060 31030 6080 Bp TH853 5070 31070 18020 4570 Bp TH854 20080 29080 10030 20080 Bp MM­­­êêênnnggg LL¸¸¸ttt  HHåååiii XXuuu©©©nnn  TH859 TH929 220 80 310 8 35 28 TH927 TH925 70 75 345 60 195 40 TH871 50 80 300 70 200 30 70 70 300 70 230 35 225 80 310 80 60 25  LLµµµnnnggg TTrrrµµµ TH857   LLµµµnnnggg TTrrrµµµ 220 70 315 60 115 45  LL©©©mm PPhhhóóó TH945 50 70 300 70 225 30  LLaaannnggg CChhh¸¸¸nnnhhh  LLaaannnggg CChhh¸¸¸nnnhhh   TH893   50 80 340 70 210 20  TH891 NNgggäääccc LL¹¹¹ccc TH890 60 80 170 85 275 40 TH945b  45 70 300 70 170 30 50 80 120 80 270 30 TH867  TH883 70 75 340 80 240 35 50 80 330 70 200 30  TThhhäää XXuuu©©©nnn  BB¸¸¸iii TThhh­­­îîînnnggg  TH892  TThhaannhh HHoo¸¸ 40 80 320 70 200 25 GGiiiaaa HH¹¹¹  GGiiiaaa HH¹¹¹ TH873    TH866  TH875 60 60 150 70 280 40 225 70 130 70 25 25  60 80 310 80 160 30 Th922 60 70 300 50 180 75 TH921  NNóóóiii NN­­­aaa 77 73 330 70 185 45         QQuuu¶¶¶nnnggg XX­­­¬¬¬nnnggg YYªªªnnn CC¸¸¸ttt    QQuuu¶¶¶nnnggg XX­­­¬¬¬nnnggg TH853 YYªªªnnn CC¸¸¸ttt  50 70 310 70 180 20 TH887 BBÕÕÕnnn EEnnn 225 70 125 75 320 30 BBÕÕÕnnn EEnnn   TH935  TH851 TH880 60 70 320 80 180 35 TH881 72 72 335 70 190 35 TTÜÜÜnnnhhh GGiiiaaa 60 80 310 60 210 30 230 63 334 45 145 80 TH876 TH872 TTÜÜÜnnnhhh GGiiiaaa TH852 60 70 320 70 190 20 50 80 140 85 320 35 50 80 110 70 240 30 Chó gi¶i H1 H­íng ph©n t¸n §Gp  VÞ trÝ ®iÓm kh¶o s¸t cña H1 Sè hiÖu ®iÓm kh¶o s¸t H2 Bp SM989 §Gc 284 6 / 30 69 / 192 20 vµ cùc trÞ c¸c hÖ khe nøt H1, H2, H3 H3 Bp-T vµ T-Bp Hình 3. Tính chất của đới đứt gãy Sông Mã theo kết quả phân tích khe nứt kiến tạo bằng phương pháp 3HKNCƯ (pha muộn). Trong pha sớm, tại các vùng Lâm Phú, Làng Trà (huyện Lang Chánh, Thanh Hoá) đã tìm thấy hai vị trí có dấu vết các thung lũng cổ bị dịch chuyển trái (Hình 5). Đó là những dải địa hình trũng thấp mang hình thái của những thung lũng xâm thực. Dấu vết nguồn gốc của nó còn tìm thấy là các mảnh bề mặt tương đối 25
  26. bằng phẳng dưới dạng các mảnh đồi sót phân bố dọc theo đáy thung lũng, nằm trên cùng một độ cao tương đối so với đáy suối hiện tại và cao hơn các thành tạo Đệ tứ có mặt trong các thung lũng đó. Dịch chuyển trái tại vị trí này là 600 m nhưng các thành tạo Đệ tứ của dòng suối hiện đại tại đó lại bị dịch chuyển phải khoảng 100 m. Như vậy "thung lũng" này đã bị dịch trái 700 m (Hình 4). Trong pha muộn (Pliocen - Đệ tứ ), những dấu hiệu dịch chuyển phải của đới cũng thu thập được ở một số nơi. Tại Lâm Phú (Lang Chánh) dọc theo thung lũng suối chảy vuông góc với đới, các đứt gãy đã làm dịch chuyển phải nhiều đoạn với biên độ khác nhau. Về phía tây đoạn suối vừa mô tả, một số đứt gãy khác cũng làm dịch chuyển các đường chia nước ở đó. Tổng biên độ dịch chuyển của các đứt gãy trong đới đây là 950 m (Hình 4). Tại Khe Hạ (phía nam Bái Thượng) và Yên Cát, các dứt gãy cũng làm dịch chuyển các thung lũng suối và các đường chia nước với biên độ tổng cộng là 1600-1700 m (Hình 5). Hình 4. Dịch chuyển của các đứt gãy trong đới đứt gãy Sông Mã tại Lâm Phú. 26
  27. Với biên độ trên, nếu tính cho cả thời kỳ Pliocen - Đệ tứ (6 Tr.n.) thì tốc độ Bp của đới đứt gãy Sông Mã sẽ đạt từ 0,15 đến 0,3 mm/n. Nếu tính cho riêng giai đoạn Đệ tứ (1 Tr.n.) sẽ đạt giá trị 0,9 -1,7 mm/n. Hoạt động hiện đại tích cực của đới đứt gãy được khẳng định bằng hàng loạt các dấu hiệu khác nhau: - Các dị thường cao địa hóa đặc biệt như Ra, Hg, CO 2, CH4 đã được tìm thấy ở các vùng ở Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân và Mục Sơn [5, 7]. - Các dị thường địa nhiệt phản ánh tính hoạt động hiện đại của đới đứt gãy cũng thể hiện khá rõ ở các vùng Bái Thượng và Tĩnh Gia [3, 5]. - Nhiều điểm nứt - trượt đất lớn xuất hiện lặp lại nhiều lần và phân bố thành dải kéo dài, cũng xuất hiện tại nhiều nơi dọc theo đới đứt gãy như ở đèo Tâng Quái (Mường Ảng), thị trấn Sông Mã (Sơn La), Quảng Trường (Quảng Xương) [5]. Điểm xuất lộ nước nóng ở Lâm Phú (Lang Chánh) nằm trong đới đứt gãy cũng là bằng chứng về sự hoạt động hiện đại của nó [5]. 27
  28. Hình 5. Dịch chuyển của các đứt gãy trong đới đứt gãy Sông Mã tại Khe Hạ. =>NH¦ VËY : 1. Đới đứt gãy Sông Mã dài trên 300 km (trong đó vùng nghiên cứu đạt gần 200 km), có phương chung TB-ĐN với nhiều đoạn thay đổi phương chút ít. 2. Đới có cấu trúc rất phức tạp, phát triển nhiều nhánh phụ, chủ yếu là trên cánh ĐB. Trên phần lớn chiều dài của đới (từ Mường Lát đến Lang Chánh) có kiểu cấu trúc song song, phần ĐN còn lại (đoạn Lang Chánh - bờ biển), đới thể hiện rõ kiểu cấu trúc "đuôi ngựa" . 3. Đới đứt gãy đã trải qua hai pha hoạt động trong Kainozoi với tính chất chủ yếu là trượt bằng: bằng trái trong pha sớm và trượt bằng phải có thành phần thuận trong pha muộn hơn. 4. Các thành tạo địa mạo tuổi Pliocen - Đệ tứ bị biến dạng phải trong đới đứt gãy là cơ sở để khẳng định pha muộn đã xảy ra trong giai đoạn này với biên độ bằng phải 900-200 m tương ứng với tốc độ từ 0,15 đến 0,2-0,3 mm/n nếu tính cho 6 Tr. n. và từ 0,9 đến 1,7 mm/n nếu tính cho 1 Tr. n Cũng dựa trên những dấu hiệu địa mạo, biên độ dịch chuyển trái của đới đứt gãy có thể đạt khoảng 7-7,5 km, tương ứng với tốc độ khoảng 0,4 mm/n nếu tính cho khoảng thời gian từ 23 Tr. n. đến 6 Tr. n. trước. 5. Hoạt động hiện đại của đới đứt gãy rất mạnh mẽ, được thể hiện ở các dị thường cao về địa hoá và địa nhiệt, các hoạt động nứt trượt đất ở nhiều nơi, hoạt động địa chấn mạnh và tiềm năng phát sinh những trận động đất lớn tới 6,5-7,0 độ Richter [1]. 6. Sự phân nhánh và toả rộng về phía ĐN đi đôi với hợp phần thuận tăng lên trong đới đứt gãy đã chỉ ra đặc điểm trượt bằng phải thuận theo cơ chế kéo tách tại khu vực này của đới đứt gãy. Cơ chế đó cũng là động lực chính để hình thành đồng bằng Thanh Hoá trong Kainozoi muộn. 7. Trên bình đồ cấu trúc Kainozoi khu vực, đặc điểm trên đây của đới đứt gãy kết hợp với tính chất trượt bằng phảỉ thuận của hầu hết đới đứt gãy phương TB- ĐN của miền Tây Bắc Bộ [3] đã thể hiện rất rõ tính chất giãn - trượt kiểu đuôi ngựa trên cánh TN của đới đứt gãy Sông Hồng, đồng thời cũng là dấu hiệu đáng tin cậy về ảnh hưởng của trũng kéo tách Sông Hồng lên rìa lục địa phía tây của nó. 2- Quảng Ninh a.Địa chất địa mạo Giá trị lịch sử địa chất của vịnh Hạ Long được đánh giá qua 2 yếu tố: lịch sử kiến tạo và địa chất địa mạo (carxtơ): * Lịch sử kiến tạo 34
  29. Lịch sử địa chất địa mạo của vịnh Hạ Long trải qua ít nhất 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, với nhiều lần tạo sơn-biển thoái và sụt chìm-biển tiến. Vịnh Hạ Long từng là khu vực biển sâu vào các kỷ Ordovic- Silua (khoảng 500-410 triệu nẳm trước); khu vực biển nông vào các kỷ Cacbon- Pecmi (khoảng 340-250 triệu năm trước); biển ven bờ vào cuối kỷ Paleogen đầu kỷ Neogen (khoảng 26-20 triệu năm trước) và trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân sinh (khoảng 2 triệu năm trước?). Vào kỉ Trias (240-195 triệu năm trước) khu vực vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ. * Địa chất địa mạo Kiến tạo đá vôi kiểu Phong Tùng, một trong hai kiểu địa hình carxtơ đặc thù trên vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long có quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể, với nhiều dạng địa hình carxtơ kiểu Phong Tùng (fengcong) gồm một cụm đá vôi thường có hình chóp nằm kề nhau có đỉnh cao trên dưới 100m, cao nhất khoảng 200m; hoặc kiểu Phong Linh (fenglin) đặc trưng bởi các đỉnh tách rời nhau tạo thành các tháp có vách dốc đứng, phần lớn các tháp có độ cao từ 50-100m. Tỉ lệ giữa chiều cao và rộng khoảng 6m. Cánh đồng carxtơ của Hạ Long là lòng chảo rộng phát triển trong các vùng carxtơ có bề mặt tương đối bằng phẳng, thường xuyên ngập nước, được tạo thành theo những phương thức: hoặc nhờ kiến tạo liên quan các hố sụt địa hào; hoặc nhờ sụt trần của các thung lũng sông ngầm, hang động ngầm; hoặc cũng có thể nhờ tồn tại các tầng đá không hòa tan bị xói mòn mạnh mẽ nằm giữa vùng địa hình carxtơ cao hơn vây quanh mà thành. Vịnh Hạ Long còn bao gồm địa hình carxtơ ngầm là hệ thống các hang động đa dạng trên Vịnh, được chia làm 3 nhóm chính: nhóm 1 là di tích các hang ngầm cổ, tiêu biểu là hang Sửng Sốt, động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long, v.v. Nhóm 2 là các hang nền carxtơ tiêu biểu là Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống v.v. Nhóm 3 là hệ thống các hàm ếch biển mà tiêu biểu như 3 hang thông nhau ở cụm hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba Hang v.v. Carxtơ vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất vịnh Hạ Long còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác. Di chỉ khảo cổ và chứng tích lịch sử *Di chỉ khảo cổ Năm 1937, ông Vũ Xuân Tảo, một công nhân lò nấu thủy tinh, trong lúc đào cát để làm nguyên liệu chế tạo thủy tinh đã tình cờ phát hiện được một chiếc rìu đá trên đảo Ngọc Vừng. Phát hiện này đã gây xôn xao các nhà khảo cổ học Pháp thời ấy, bước đầu xác định Hạ Long không chỉ là kỳ quan thiên nhiên mà còn là cái nôi của người tiền sử. Những nghiên cứu từ phía các nhà khảo cổ học Andecxen người Thụy Điển và chị em nhà Colani người Pháp sau đó đã cho thấy những công cụ đá, đồ đựng bằng gốm, đồ trang sức bằng đá và xương được 35
  30. phát hiện, thu thập ở Hạ Long đều thuộc thời đại hậu kỳ đá mới. Những di chỉ khảo cổ tại vịnh Hạ Long ban đầu được các nhà khoa học Pháp xếp vào khái niệm văn hóa Danhdola, trong đó Danhdola là tên đảo Ngọc Vừng do người Pháp đặt. Khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng, các nhà khoa học Việt Nam và các chuyên gia khảo cổ học Liên Xô đã tiến hành nhiều cuộc thám sát điều tra trên diện rộng, qui mô lớn trong khu vực vịnh Hạ Long và vùng lân cận. Những cuộc khảo sát năm 1960 đã phát hiện tại di chỉ Tấn Mài trên vùng Vịnh những mảnh ghè của người vượn và tiếp đó là khai quật được những mũi tên đồng từ thời Hùng Vương. Những kết quả nghiên cứu đó đã cho phép khẳng định về một nền văn hóa Hạ Long cách nay khoảng từ 3.500-5.000 năm. Từ 1960 đến nay, sự thám sát và nghiên cứu rộng mở về khảo cổ học, văn hóa học tại trên 40 địa điểm, bao gồm trong đó Đồng Mang, Xích Thổ, Cột 8, Cái Dăm (thành phố Hạ Long) Soi Nhụ, Thoi Giếng (Móng Cái), Hà Giắt (Vân Đồn), hòn Hai Cô Tiên v.v. đã đưa đến kết luận quan trọng chứng minh cho sự tồn tại của người tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long lùi xa hơn nữa. Không chỉ có một văn hóa Hạ Long từ khoảng 3-5 thiên niên kỷ trước, còn có nền văn hóa Soi Nhụ cách ngày nay trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, phân bố rộng trong khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long với các di chỉ tiêu biểu tại Mê Cung, Tiên Ông, Thiên Long. Các di vật còn lại chủ yếu là sản phẩm đã được sử dụng làm thức ăn như ốc núi (cyclophorus) và ốc suối (melania), một số hóa thạch của nhuyễn thể nước ngọt và một số công cụ lao động thô sơ tích tụ cấu tạo thành tầng văn hóa. Các nhà khoa học nhận thấy, phương thức sống chủ yếu của cư dân Soi Nhụ là bắt sò ốc, hái lượm, đào củ, đào rễ cây, biết bắt cá nhưng chưa có nghề đánh cá. So sánh với các cư dân văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn đương thời thì cư dân Soi Nhụ sống gần biển hơn nên chịu sự chi phối từ biển nhiều hơn, trực tiếp hơn. Bên cạnh nền văn hóa Soi Nhụ không thể không nói đến Văn hóa Cái Bèo, cách ngày nay 7000-5000 năm trước Công Nguyên, được coi như giai đoạn gạch nối giữa văn hóa Soi Nhụ trước đó và văn hóa Hạ Long về sau. Di chỉ khảo cổ Cái Bèo tập trung chủ yếu thuộc đảo Cát Bà (Hải Phòng) và Giáp Khẩu, Hà Gián thuộc vịnh Hạ Long. Văn hóa Cái Bèo là một trong những bằng chứng chắc chắn về sự đương đầu với biển khơi từ rất sớm của người Việt cổ, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố, sắc thái khác biệt vào một dòng văn hóa đá cuội truyền thống rất lâu đời trong khu vực Việt Nam và Đông Nam Á. Phương thức cư trú và sinh sống của người cổ đại Cái Bèo ngoài săn bắt hái lượm đã có thêm nghề khai thác sản vật từ biển. Tiếp nối không gián đoạn trong suốt tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang tên Soi Nhụ-Cái Bèo-Hạ Long trên khu vực vịnh Hạ Long chứa đựng những giá trị nhất định, cho thấy vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời đã từng là một cái nôi văn hóa của nhân loại. Những đặc điểm của nền văn hóa này chưa được giải mã toàn diện, và những kết quả thám sát khảo cổ học trong những năm gần đây vẫn tiếp tục hé lộ những bất ngờ mới mà một trong số đó là sự phát hiện di chỉ Đông Trong vào năm 2006. Trong một hang động tại Đông Trong, các nhà khảo cổ học phát hiện được di cốt người tiền sử, rìu đá, mảnh nồi gốm, trầm tích 36
  31. nhuyễn thể được sử dụng làm thức ăn và hàng trăm hạt chuỗi làm từ vỏ ốc, là một trong ba khu vực trên vùng vịnh Hạ Long tìm thấy di cốt người tiền sử sau Soi Nhụ và hòn Hai Cô Tiên. b. Quảng Ninh – Gía trị địa chất, địa mạo Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng bởi giá trị cảnh quan tự nhiên đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới mà còn nổi bật bởi giá trị địa chất, địa mạo, đặc biệt là giá trị địa mạo Karst. Giá trị địa chất, địa mạo Vịnh Hạ Long mang tầm quốc tế và độc nhất vô nhị trên toàn thế giới. Vết trượt một dạng địa hình Kast trên Vịnh Hạ Long Giá trị địa chất khu vực Vịnh Hạ Long, các đảo phụ cận và vùng ven bờ Vịnh bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và cacbonat, có tuổi từ 500 triệu năm trước đến ngày nay. Đó là những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của các quá trình địa chất khu vực xảy ra, được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc, thành phần vật 37
  32. chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hóa thạch còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Nhiều hệ tầng trầm tích chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hóa thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã bị tiêu diệt hoàn toàn hoặc gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trên trái đất. Đó là kho báu để tìm hiểu về quá trình phát triển, tiến hóa của sự sống trên trái đất tại khu vực này. Về cấu trúc địa chất, khu vực Vịnh Hạ Long nằm trong phạm vi đới Duyên Hải, chịu vận động nghịch đảo, tạo sơn cách nay khoảng 340 đến 285 triệu năm trước. Uốn nếp đứt gãy Giá trị địa chất Đệ tứ và địa chất biển Khu vực Vịnh Hạ Long có nhiều nét độc đáo về địa chất thuộc kỷ Đệ tứ: Các hệ tầng trầm tích kỷ Đệ tứ, các bề mặt thềm biển nâng cao, các bề mặt đồng bằng phân bậc nằm chìm, các hệ thống thung lũng sông cổ bảo tồn dưới dạng các luồng lạch kế thừa dưới đáy Vịnh, hệ thống hang động và trầm tích hang động, các ngấn biển cổ dưới dạng các hàm ếch và các hệ hầu hà cổ bám trên vách đá là những vật chứng sống động về các sự kiện địa chất Đệ tứ. 38
  33. Dưới góc độ địa chất biển ven bờ, Vịnh Hạ Long được ghi nhận như là một bồn tích tụ hiện đại, được tạo nên không phải từ những mũi nhô của lục địa, mà nhờ sự tồn tại của hệ thống đảo chắn ngoài. Tại đây, quá trình bờ bị ăn mòn hóa học đá cacbonat rất phát triển trong môi trường nước biển kiềm tạo nên các ngấn hàm ếch sâu rộng làm tăng thêm dáng vẻ kỳ dị cho các đảo đá vôi trên Vịnh Hạ Long. Giá trị địa mạo karst Vịnh Hạ Long là một mẫu hình tuyệt vời về Karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Nơi đây có một quá trình tiến hóa Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời của các yếu tố như tầng đá vôi dầy, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Quá trình phát triển đầy đủ Karst khu vực Vịnh Hạ Long đã trải qua 5 giai đoạn: Giai đoạn khởi đầu là một đồng bằng cổ hoặc một Vết tích uốn nếp cảnh quan bằng phẳng kế thừa; Giai đoạn hai là sự phát triển của địa hình phễu Karst; Giai đoạn ba hình thành các cụm đồi hình chóp, hình nón liên kết nhau; Giai đoạn bốn phát triển thành các tháp cao có vách dựng đứng tách rời nhau và cuối cùng là đồng bằng Karst. Hệ thống các hang động ở Vịnh Hạ Long cũng hết sức phong phú, đa dạng. Đến nay đã biết đến trên 30 hang động lớn, thường dài từ vài chục đến vài trăm mét. Các hang động ở đây thuộc về ba nhóm chính: Nhóm hang ngầm cổ: tiêu biểu là các hang Sửng Sốt, động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ. Các hang động này phần lớn là những lối thông thoát nước từ các phễu Karst của các hang ngầm cổ được tạo ra dưới mặt đất. Ngày nay, chúng nằm ở những độ cao rất khác nhau, có lối đi dốc và khoảng chênh vênh đáng kể. 39
  34. Nhóm hang nền karst cổ: tiêu biểu là các hang: Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống. Các hang nền cổ được thành tạo khi quá trình karstơ đạt đến xâm thực mở rộng ngang tại mức cơ sở và có thể đóng vai trò thoát nước từ hệ thống hang ngầm lớn hơn trong lòng khối đá vôi. Chúng có lối thông gần như nằm ngang và thường có quan hệ với các thềm bào mòn đá hoặc thềm tích tụ nằm ngang mức cơ sở. Nhóm hang hàm ếch: là điểm nổi bật của Karst ở Vịnh Hạ Long. Quá trình hòa tan đá vôi vào nước biển được tăng cường nhờ hoạt động của sóng và thủy triều đã tạo nên các hàm ếch biển. Trong những điều kiện thuận lợi, hàm ếch được khoét sâu thành hang nhỏ, thậm chí xuyên qua các khối núi đá vôi thành hang luồn nối với các hồ nước, hoặc vụng nước biển. Đặc trưng của các hang hàm ếch biển là có một mái trần nằm ngang, khá phẳng, cắt ngang qua khối đá vôi. Các hang hàm ếch biển không chỉ đơn thuần được tạo ra ở mực nước biển hiện tại, mà còn liên quan đến các mực biển cổ dao động trong biển tiến Holoxen, thậm chí với mực biển cổ Pleitoxen. Hòn Xếp - Một dạng tháp phong linh Vịnh Hạ Long Cảnh quan Karst Vịnh Hạ Long có ý nghĩa quốc tế và có tính nền tảng cho khoa học địa mạo. Một đặc điểm rất quan trọng tạo nên sự độc nhất vô nhị của Karst Vịnh Hạ Long là bị biển ngập và xâm thực biển cùng với qui mô của các tháp bị nước biển làm chìm ngập. 40
  35. 3- Lạng Sơn- Hoạt động tân kiến tạo và hiện trạng xói lở bồi tụ trong thung lũng sông Kì Cùng ( Đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn). * Sơ đồ địa chất thị xã Lạng Sơn a. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình xói lở bồi tụ *. Chế độ mưa và dòng chảy . Chế độ mưa và dòng chảy có ảnh hưởng lớn tới xói lở và bồi tụ của dòng chảy thông qua việc quyết định khối lượng nước, phân phối lượng nước này trong năm và lượng bùn cát tham gia vào dòng chảy. Đặc biệt khi có mưa lớn, mưa dài ngày gây ra lũ thì quá trình xói lở - bồi tụ càng trở lên phức tạp. Các 41
  36. nghiên cứu của Vũ Tự Lập khẳng định Lạng Sơn thuộc vùng mưa ít, lượng mưa phân bố không đều, trung bình hàng năm vào khoảng 1030 đến 2000 mm, mùa mưa diễn ra chủ yếu vào tháng V đến tháng X. Khi mưa lớn, lượng phù sa tăng mạnh. Tổng lượng dòng chảy của sông Kỳ Cùng là 3,6 tỷ m3/ năm, ứng với mođul lưu lượng là 17,2 l/s/km2, mùa lũ chiếm 71% tổng lượng nước, tháng đỉnh lũ chiếm 22% (tháng VIII), tháng kiệt (II hoặc III), chiếm 1,5% tổng lượng nước. Lượng phù sa lớn, độ đục là 686 g/m 3. Dòng chảy là nhân tố quan trọng trong việc vận chuyển một khối lượng bùn cát từ thượng nguồn về hạ lưu. Đặc biệt, ở sông miền núi, dòng chảy đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các vật liệu thô như cuội, sỏi, tạo ra các bãi bồi lớn dọc theo sông. Sự thay đổi chế độ dòng chảy theo các mùa trong năm là một trong những nhân tố quan trọng tác động vào quá trình xói lở - bồi tụ trên sông Kỳ Cùng. * Chế độ gió. Đối với sông miền núi, quá trình này có tác động không lớn. Chúng chỉ là tác nhân vận chuyển các vật liệu bở rời đi một quãng đường ngắn, ngoài ra, gió còn tác động vào mặt nước gây ra sóng, làm gia tăng quá trình bồi tụ, xói lở. Mùa hè có gió mùa đông nam gây ra mưa và dông bão, tốc độ gió trung bình hàng năm từ 0,8 đến 2 m/s, gió mạnh thường có tốc độ trên 20 m/s, thậm chí có lúc tới 35- 36 m/s . * Hoạt động của con người . Hoạt động này tác động mạnh mẽ đến quá trình xói lở - bồi tụ, thậm chí các hoạt động kinh tế - công trình như xây đập, bạt mái dốc của đường làm thay đổi độ dốc sườn, kè mái dốc, làm thay đổi cả hướng lẫn cường độ xói lở, bồi tụ theo hướng bất lợi mà hậu quả chính chúng ta phải hứng chịu. * Cấu trúc thạch học và đặc điểm địa chất bờ sông. Sự bất đồng nhất của các loại đá dọc theo bờ sông cũng là nhân tố gây nên quá trình xói lở - bồi tụ. Qua nghiên cứu các tài liệu có trước , kết hợp với tài liệu nghiên cứu của tác giả trong nhiều đợt khảo sát thực địa từ năm 2005 đến 4/2006, có thể thấy là trong vùng TP Lạng Sơn, sông Kỳ Cùng đặt lòng trên một nền địa chất phức tạp, các đất đá có đặc tính cơ lý khác nhau. Theo hướng thuận chiều dòng chảy từ đông nam lên tây bắc (từ xã Gia Cát, qua trung tâm TP Lạng Sơn đến xã Hoàng Đồng, xã Song Giáp), dựa theo nền địa chất có thể phân chia thành các đoạn như sau: - Đoạn Gia Cát - TP Lạng Sơn: sông đặt lòng chủ yếu trên các thành tạo lục nguyên của hệ tầng Nà Khuất, lục nguyên xen phun trào của hệ tầng Khôn Làng. Với quá trình hoạt động của dòng chảy đã tạo ra diện phân bố các trầm tích Đệ tứ dọc theo sông với chiều dày nhỏ, diện phân bố hẹp. - Đoạn TP Lạng Sơn (cầu Kỳ Lừa): sông đặt lòng chủ yếu trên các thành tạo Đệ tứ, những nơi lộ đá gốc (chủ yếu là đá vôi hệ tầng Bắc Sơn ở bờ trái (gần Chùa Tiên), bờ phải (ở Thác Mạ, Pò Đứa) v.v. hoạt động của sông đã tạo ra bề mặt khá bằng phẳng với diện tích chừng 12 km2, dưới lớp trầm tích bở rời này là móng đá vôi mà đâu đó còn nổi lên các chỏm sót, như tại các vị trí Chùa Tiên, cầu Kỳ Lừa và rải rác trên đáy sông có thể quan sát được vào mùa nước cạn. 42
  37. - Đoạn TP Lạng Sơn - Khuổi Khúc (xã Hoàng Đồng): lòng sông Kỳ Cùng chảy qua các thành tạo lục nguyên xen phun trào của hệ tầng Khôn Làng, lục nguyên - carbonat của hệ tầng Lạng Sơn. - Đoạn Khuổi Khúc - Song Giáp sông chủ yếu chảy trên các thành tạo ryolit của hệ tầng Tam Lung và chút ít là các thành tạo lục nguyên xen phun trào của hệ tầng Khôn Làng. Do sông chảy trên nền địa chất phức tạp, mỗi loại đá gốc đều mang đặc trưng riêng về khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên, các đặc tính cơ lý rất khác nhau - đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho quá trình bồi tụ, xói lở trên mỗi đoạn không giống nhau. * Hoạt động tân kiến tạo Quá trình này đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống sông ngòi, làm cho nhiều đoạn sông “chết đi” hoặc thay đổi lưu lượng nước cũng như hướng của dòng chảy. Các nghiên cứu của Nguyễn Thế Thôn cho thấy: - Vào cuối Miocen - đầu Pliocen, cường độ các chuyển động kiến tạo tăng lên. Ở phía đông bắc xuất hiện đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên, dọc theo đó hình thành các hố sụt dạng lòng chảo Cao Bằng, Thất Khê, Lạng Sơn, Bắc Hà, Nà Dương. Trong thời gian này xuất hiện sông cổ Kỳ Cùng là mạch nước có hướng ĐN liên kết các lòng chảo. Trên cơ sở phân tích thành phần trầm tích và cỡ hạt, các tác giả cho rằng từ cuối Miocen, sông cổ này chảy theo hướng ĐN đổ vào vịnh Bắc Bộ. - Giữa Pliocen muộn và Pleistocen sớm, ở Đông Bắc Bộ xảy ra chuyển động kiến tạo mạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi lớn của địa hình. Nhưng cấu trúc hình thái ở đây chỉ bị nâng với cường độ trung bình. Sự thay đổi mạnh trong diện mạo mạng sông trùng với các chuyển động kiến tạo ở cường độ này. Vào thời gian này, hướng sông cổ Kỳ Cùng cũng bị thay đổi. * Đặc điểm địa mạo Qua tổng hợp các tài liệu đã có và các kết quả nghiên cứu mới nhất, các tác giả cho rằng trên vùng nghiên cứu, ngoài các bề mặt nằm ngang hoặc hơi nghiêng, tồn tại các bề mặt san bằng, các bề mặt thềm và bãi bồi, còn lại chủ yếu là các sườn bóc mòn tổng hợp (Hình 1). Thực tế nghiên cứu cho thấy, cường độ, tốc độ xói lở bờ cũng như bồi lấp lòng sông và các vùng kế cận ven sông là do hàng loạt các yếu tố tự nhiên, nhân tạo chi phối, nên thường xảy ra không đồng đều theo không gian và thời gian. Vai trò của cấu trúc địa chất cũng rất quan trọng, hoạt động xói lở bờ chủ yếu xảy ra ở các vùng cấu tạo bởi đất, đá mềm, đó là các thành tạo Đệ tứ bở rời, hoặc các nơi mà ở đó đá gốc bị phong hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả không trình bày chi tiết về các mục nêu trên. 43
  38. Hình 1. Sơ đồ địa mạo thung lũng sông Kỳ Cùng (đoạn An Định - Cầu Khánh Khê) 0
  39. 2. Sự có mặt của các bậc thềm a) Thềm bậc II: Hiện tại chỉ quan sát thấy sự có mặt của loại thềm này ở các vùng An Dinh, Nà Chuông, Nà Pàn dưới dạng các mảng sót có độ cao so với mực nước sông mùa cạn là 20-22 m. Thành phần thạch học và độ hạt thay đổi tùy theo từng vị trí, chẳng hạn tại An Dinh có cấu tạo như sau (từ trên xuống): 0 - 0,4 m: lớp thổ nhưỡng màu nâu xám; 0,4 - 6,2 m: cát thạch anh hạt vừa bị nén ép mạnh, phân lớp ngang; > 6,2 m: lớp cuội chủ yếu là thạch anh (tại đây chưa khống chế được chiều dày của lớp cuội này). Tại Nà Chuông không quan sát được mặt cắt liên tục, có chỗ cuội thạch anh nằm ngay trên bề mặt, có chỗ lại là những lớp mỏng 0,2 - 0,5 m, phủ trên chúng là cát, bột, sét màu nâu gạch. Tại Cầu Ngầm (đập tràn vách đồi còn sót lại tại nhà anh Thái, số 150, Trần Quang Khải, phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn) mặt cắt gồm: 0-1 m là sét, bột lẫn sạn màu nâu vàng; 1,0 - 1,3 m là tập hợp cuội có độ mài tròn tốt (chủ yếu là cuội thạch anh), dưới là đá gốc đã bị phong hóa hoàn toàn. Tại Bản Ang cũng có mặt cắt tương tự. b) Thềm bậc I: Có độ cao so với mực nước sông mùa cạn khoảng 6-7 m, có chỗ lên tới 12-15 m, chiếm diện tích rộng lớn ở TP Lạng Sơn và rải rác ở một số nơi dọc theo sông Kỳ Cùng như Quán Hàng, Nà Pàn, Bản Nhẳng . Trên mặt là sét bột lẫn cát nhỏ màu nâu xám đến nâu vàng, chiều dày thay đổi phụ thuộc vào từng nơi, ít khi quan sát thấy lớp cuội. c) Các bãi bồi: Dọc theo sông có các bãi bồi, trên bề mặt lộ nhiều cuội sỏi. Đáng kể nhất là bãi bồi ở Pò Mỏ - Pò Đứa, cầu Khánh Khê. Hiện tại các tàu hút đang khai thác vật liệu xây dựng, chúng nằm cao hơn mực nước sông mùa cạn từ 0,5 đến 1 m, nguồn vật liệu chủ yếu là cuội, sỏi. d) Các ngấn nước trên vách đá vôi: Trên vách đá vôi tại cầu Khánh Khê có 3 ngấn nước. Đây là bằng chứng rõ nét về sự có mặt của các bậc thềm của sông 36
  40. Kỳ Cùng từng hình thành trong kỷ Đệ tứ (Hình 2). Ngấn thứ nhất (mức 1) cao hơn mực nước sông hiện tại (mùa khô) khoảng 15 m- tương ứng với thềm bậc II; ngấn thứ 2 (mức 2) cao hơn mực nước sông hiện tại khoảng 7,5 m- tương ứng với thềm bậc I; ngấn thứ 3 (mức 3) cao hơn mực nước sông hiện tại khoảng 2-3 m - tương ứng với các bãi bồi. 3.Đặc điểm xói lở, bồi tụ Sông Kỳ Cùng là một trong các con sông hình thành trong vùng núi ở độ cao từ trung bình đến thấp. Ngoài những nét đặc trưng của sông miền núi, con sông này còn mang dáng dấp của một con sông đồng bằng do nó đặt lòng trên một vùng có độ dốc rất nhỏ, đó là các trũng sụt, các thung lũng Do vậy, quá trình bồi tụ cũng có những nét riêng biệt. Tùy thuộc vào vị trí của các đoạn sông hoặc dòng chảy mùa lũ với sự ưu trội của mỗi nhóm nhân tố quy định quá trình xói lở khác nhau mà hoạt động xói lở có những đặc trưng riêng như: xói lở bờ lõm theo quy luật chung của dòng chảy, xói lở các đoạn sông thẳng; xói lở sau khi các công trình được xây dựng (đập, cầu, cống); xói lở do xâm thực giật lùi sau các công trình dân sinh khi bị nước lũ tràn qua . a) Các đoạn xói lở không theo quy luật của dòng chảy Đây là hiện tượng bất thường, có lẽ liên quan đến các hoạt động hiện đại của đứt gãy, bởi các đoạn bờ xói lở này đều ở vị trí “bờ lồi”. Theo các tác giả, sở dĩ có hiện tượng này là do có sự nâng, hạ cục bộ do ảnh hưởng của đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên. Các đoạn xói lở theo kiểu này có ở Khòn Lằn, Nà Chương, Khon Pho, ĐN Na Pan, nam Khuổi Khúc. Cần lưu ý rằng hiện tượng xói lở - bồi tụ trái quy luật này diễn ra không mạnh, khi có sự can thiệp của lũ thì chúng ta khó quan sát được, bởi vì dòng cuồng lưu rất mạnh, luôn luôn thắng thế. b) Các đoạn xói lở - bồi tụ theo quy luật chung của dòng chảy 37
  41. Đây là một kiểu xói lở điển hình phát triển ở hầu hết các thung lũng sông. Xói lở diễn ra ở đỉnh các khúc uốn và các khúc uốn này liên tục trượt xuôi về phía hạ lưu trên các đoạn uốn khúc có các chiều rộng khác nhau. Quy mô và cường độ xói lở phụ thuộc vào độ bền vững của vật chất cấu tạo bờ. Điển hình cho kiểu này là các đoạn Phố Ngấu, Nà Lình, Chung Cấp, tây bắc Hoàng Thanh, Khuổi Khúc, Nà Pan. * Xói lở ở đoạn thung lũng thẳng: Đây là hiện tượng bình thường phát triển tại các đoạn sông có cấu trúc bờ bằng các vật liệu bở rời chịu tác động mạnh của động năng dòng chảy, có thể còn liên quan đến hoạt động tân kiến tạo. Quá trình này thấy ở các vùng An Dinh, Tèo Nẻo. Tại các đoạn sông này, quá trình xói lở lại xảy ra không mạnh mẽ. Khi hai phía bờ sông được cấu tạo bởi các đá cứng thì diễn ra quá trình xâm thực cả hai bờ (đoạn Khuổi Khúc - Song Giáp và một số nơi khác) * Xói lở ở dòng nước xoáy tại các cầu tạm, đập tràn trên sông: Dọc theo sông Kỳ Cùng, tại các xã Tân Liên, Song Giáp và vùng cầu ngầm TP Lạng Sơn có các cầu tạm bắc qua sông, nhưng thường thì chỉ tồn tại trong thời gian mùa khô. Vào mùa mưa, khi mực nước sông dâng cao, đặc biệt khi xảy ra các trận mưa lớn, chỉ cần trận lũ nhỏ thì chúng đã bị phá hủy. Riêng cầu ngầm hoặc đập tràn tuy được gia cố rất vững chắc, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng phá hủy ở phía mặt sau do ảnh hưởng của sự xâm thực giật lùi. Cũng như xói lở, quá trình bồi tụ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tại các vị trí khác nhau, tạo ra nhiều dạng vật liệu và địa hình có những tính chất riêng biệt và vai trò của chúng đối với các hoạt động kinh tế của con người cũng rất khác nhau * Bồi tụ theo quy luật của dòng chảy: Quá trình bồi tụ diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt là tại trung tâm TP Lạng Sơn và các vùng Nà Pinh, Pò Lệnh, An Rinh tạo nên các bãi bồi, bậc thềm có kích thước khác nhau. Đáng kể nhất là thềm I tại TP Lạng Sơn, các bãi bồi cao ở các xã Gia Cát, Xuân Lễ, Hoàng Đồng 38
  42. * Bồi tụ dạng gờ cao ven lòng: Vào mùa lũ, khi dòng nước chảy tràn trên bề mặt bãi bồi, chúng bị giảm năng lượng đột ngột làm tích tụ các vật liệu thô ngay trên vị trí nước tràn bờ. Quá trình này cứ lặp đi, lặp lại có tính chu kỳ và thành tạo ấy cứ cao dần lên tạo thành các gờ cao ngay sát sông, mà ta gọi là gờ cao ven lòng. Nếu quá trình này xảy ra lâu dài thì gờ cao ven lòng càng lớn và rộng. Đây là một dạng địa hình mà nhân dân có thể canh tác hoặc sinh sống trên đó. * Bồi tụ trên bề mặt bãi bồi và các dạng địa hình thấp bị ngập nước: Hiện tượng này đi kèm với quá trình bồi tụ tạo gờ cao ven lòng. Khi dòng nước chảy tràn bờ, một phần vật liệu thô được tích tụ ở phần ngoài sát mép nước, phần còn lại theo dòng chảy vào bên trong. Tại đây, do động năng của dòng nước đã giảm đi, môi trường nước lặng, vật liệu lơ lửng được lắng đọng chủ yếu là sét, bột. Trong thung lũng sông Kỳ Cùng, kiểu này có không nhiều. Đó là các dạng địa hình thấp hiện đang được trồng lúa nước dọc theo sông ở các xã Hoàng Đồng, Gia Cát, Xuân Lễ 4.Hoạt động tân kiến Hoạt động nâng, hạ tân kiến tạo ảnh hưởng rất sâu sắc tới sự hình thành và phát triển của các con sông, đặc biệt là quá trình xói lở và bồi tụ. Thực tế đã chứng minh sự dao động của vỏ Trái đất đều mang tính chu kỳ, xen giữa các pha nâng lên là các pha yên tĩnh tương đối. Nhiều đoạn sông đang “sống”, bị chi phối bởi các pha nâng kiến tạo đã bị “chết” đi, hoặc là có hiện tượng đổi dòng. Chắc chắn rằng sông Kỳ Cùng cũng nằm trong quy luật chung ấy, bằng chứng là sự tồn tại của thung lũng treo (ở vùng Điểm He), các ngấn nước khắc sâu trên vách đá vôi tại cầu Khánh Khê v.v Các tác giả đồng ý với cách phân chia của Nguyễn Thế Thôn và Fauxtop, nghĩa là thung lũng sông Kỳ Cùng được chia thành 4 đoạn, trong đó đoạn thứ 3 đặt lòng trên đá phun trào ryolit cứng chắc tại vùng Điểm He, liên quan đến sự chặn sông Kỳ Cùng do dịch chuyển theo đứt gãy Langzai - Điểm He - Na Sầm và nâng ở vùng Đồng Đăng. Sự hiện diện của 3 ngấn nước khắc sâu trên vách đá vôi tại cầu Khánh Khê là minh chứng hết sức thuyết phục về các pha nâng lên trong giai đoạn tân kiến tạo. Pha thứ nhất có lẽ tương ứng với giai đoạn nâng để tạo bậc thềm II của sông Kỳ Cùng, mà dấu vết của nó còn để lại ngấn cao nhất ở cầu Khánh Khê. Thềm sông bậc II (cao 20-25 m) có bề dày 3-5 m gồm cuội, cát, cát-sét có tuổi từ cuối Pleistocen giữa đến đầu Pleistocen muộn . Theo các tác giả, ngấn nước này tương ứng với bậc thềm II ở thung lũng sông Kỳ Cùng có tại An Dinh (vùng cầu Bản Ngà) và một số mảnh thềm II còn sót lại ở các vùng Bản Ang và đập tràn. Có lẽ vào thời gian này, trên lãnh thổ Việt Nam xảy ra một pha nâng mạnh ở vùng ven rìa đồng bằng. Các dòng chảy có năng lượng lớn xuất hiện nhiều hơn đổ vào các đồng bằng giữa núi và trước núi. Lượng cuội sạn (thạch anh) tăng lên, độ mài tròn và độ chọn lọc kém do xuất hiện nhiều tướng proluvi. Trên toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ và vùng nghiên cứu, trong giai đoạn này, quá trình phong hóa vật lý thống trị. Cần nói thêm rằng, ở giai đoạn này, các vùng đồng bằng thực thụ chịu ảnh hưởng yếu hơn rất nhiều so với vùng Đồng Đăng - Lạng Sơn. 39
  43. Hình 2. Các ngấn nước khắc sâu trên vách đá vôi tại cầu Khánh Khê, cách TP Lạng Sơn khoảng 10 km về phía tây bắc a- Chụp xa b- Chụp gần Pha thứ hai tương ứng với giai đoạn nâng lên tạo thềm bậc I. Cường độ nâng trong pha này của cả vùng nghiên cứu có lẽ tương đối đồng đều để tạo ra các bề mặt khá bằng phẳng sàn sàn như nhau. Tại TP Lạng Sơn, quá trình nâng đã chuyển hóa các bãi bồi thành thềm I, mà dấu tích còn để lại là bề mặt thềm I rộng bao la tại TP Lạng Sơn và nhiều nơi khác dọc theo sông Kỳ Cùng. Giai đoạn này tương ứng với giai đoạn tạo ngấn nước thứ 2 ở cầu Khánh Khê. Pha nâng này tương ứng với bậc thềm I (cao 12 m) tại vùng Lạng Sơn, có bề dày khoảng 12-15 m mà thành phần chủ yếu là cát, cát-sét, cuội, có tuổi từ cuối Pleistocen muộn đến đầu Holocen . Pha thứ 3 tương ứng với giai đoạn Holocen muộn, là quá trình thành tạo các bãi bồi. Pha nâng tân kiến tạo này diễn ra rộng khắp trên lãnh thổ nước ta, trong đó có vùng nghiên cứu, mà sản phẩm của nó là các bãi bồi ven theo các sông, suối có mặt ở hầu hết vùng Lạng Sơn. Vào mùa khô các bãi tích tụ này bị phơi trên bề mặt, bước sang mùa mưa chúng bị ngập nước. Độ cao của bề mặt bãi bồi tương ứng với đỉnh của ngấn nước thứ 3 ở cầu Khánh Khê. Hiện nay quá trình vận động nâng vẫn tiếp tục diễn ra. 5. Kết luận. Các chuyển động nâng tân kiến tạo trong thung lũng sông Kỳ Cùng để lại những dấu ấn rất rõ nét. Quá trình ăn mòn, rửa lũa đá vôi để thành tạo các ngấn nước ăn sâu vào vách đá karst với độ sâu trên, dưới 1 m đòi hỏi phải có thời gian hàng ngàn năm. Dựa vào khoảng cách giữa các ngấn nước, chúng ta có thể thấy 1
  44. rằng khoảng thời gian từ mức 3 đến mức 2 và từ mức 2 đến mức 1 gần như tương đương nhau, là thời gian mà nước sông với các hoạt tính hóa học của nó đã khoét vào vách karst để thành tạo các ngấn nước nói trên. Quá trình xói lở - bồi tụ diễn ra trên sông Kỳ Cùng đã và đang diễn ra với quy mô và cường độ yếu (chỉ diễn ra mạnh vào mùa lũ). Điều đáng quan tâm là sự hiện diện của một số đoạn xói lở trái với quy luật, đó là các đoạn thấy ở Khòn Lằn, Nà Chương, Khòn Pho, ĐN Nà Pan, Nam Khuổi Khúc. Sở dĩ có hiện tượng này là do ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo. Rất có thể đây là các vòm nâng nhỏ mang tính địa phương, có lẽ liên quan với đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên mà hiện nay đang hoạt động. Ngoài ra, cần phải kể đến các tác động của các hoạt động kinh tế - công trình của con người, góp phần thúc đẩy quá trình xói lở - bồi tụ. Chương III- Thực địa về việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên. 1- Mỏ than Hà Tu Mỏ than Hà Tu 7:00h sáng, Xe khởi hành đi Hạ Long, đi qua cây cầu dây văng đẹp nhất Đông Nam Á, nối liền hai bờ Bãi Cháy và Hòn Gai. Dọc theo con đường chính của thị xã, đến cuối con đường đôi này, bên tay trái, chúng ta bắt gặp ngay cổng chính của mỏ than lộ thiên Hà Tu. Tham quan “Bảo tàng” Mỏ Hà Tu. Sau khi tham quan khai trường mỏ than lộ thiên Hà Tu. Sẽ có một điều ngạc nhiên khiến tất cả chúng ta đều ngỡ ngàng, đó là một không gian hoàn toàn 2
  45. trong sach, không hề bụi bặm và ồn ào như trong tưởng tượng về bất cứ một công trường khai thác nào khác. Từ độ cao trên 200 m so với mặt nước biển, mọi người sẽ được tận mắt thấy một công trường khai mỏ hùng vĩ, nơi mà những điểm sâu nhất là âm 100m dưới mực nước biển. Ở đỉnh cao này nhìn xuống, những chiếc xe siêu trọng chở ba đến bốn chục tấn than chỉ lầm lũi nối đuôi nhau như những đàn kiến nhỏ. Mọi người sẽ được xuống tận vỉa than, nơi các máy xúc đang làm việc, đưa hàng tấn than lên những chiếc xe benz khổng lồ. Hãy chụp một tấm ảnh làm kỷ niệm nơi công trường hùng vĩ này. Sau khi tham quan mỏ than Hà Tu, trở về Bãi Cháy, về phòng nhà nghỉ, nghỉ ngơi, ăn tối. Công ty cổ phần than Hà Tu Tham chiếu 20.4 Mở cửa 21.4 Cao nhất 21.4 Thấp nhất 20.6 Khối lương 11,000 Hệ số thanh khoản 0.1209% Biểu đồ Từ ngày 01/2008 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Tăng Trưởng Tài Chính 3
  46. Chỉ số / Năm Q2 2010 Q1 2010 Q4 2009 Q3 2009 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 3% 4% 11% 1% Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 7% -16% 5% 7% Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 8% 5% -30% -12% Vốn chủ sở hữu 5% -12% 17% 2% Tiền mặt 74% -73% -5% 47% Nợ/Vốn chủ sở hữu 254% 282% 213% 316% 2- Vịnh Hạ Long Một phần vịnh Hạ Long nhìn từ trên cao Vịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc 4
  47. hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh. Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000- 5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháyv.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung. Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao". Năm 1962 Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất- địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam  Truyền thuyết về vịnh Hạ Long Hình ảnh vịnh Hạ Long với muôn vàn hòn đảo được ví như vô số châu ngọc đàn rồng phun ra Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội 5
  48. nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc chặn bước tiến của thuyền chiến giặc. Đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đã đâm vào các đảo đá và va chạm với nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15km). Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.  Điều kiện tự nhiên và xã hội -Vị trí: Vịnh Hạ Long Địa điểm: Đông Bắc Việt Nam Tọa độ: 20°85′″B, 107°19′″Đ Diện tích: 1.553km² Khách tham quan: hơn 1.7 triệu lượt khách (vào năm 2007) Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120km kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553km² gồm vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-20°50' Bắc, vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên. Môi trường và khí hậu: Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 27-29 °C và mùa đông khô lạnh với nhiệt độ 16-18 °C, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 15-25 °C. Lượng mưa trên vịnh Hạ Long vào khoảng từ 2.000mm–2.200mm tuy có tài liệu chi tiết hóa lượng mưa là 1.680mm với khoảng trên 300mm vào mùa nóng nhất trong năm (từ tháng 6 đến tháng 8) và dưới 30mm vào mùa khô nhất trong năm (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Hệ thủy triều tại vịnh Hạ Long rất đặc trưng với mức triều cường vào khoảng 3,5-4m/ngày. Độ mặn trong nước biển trên vùng Vịnh dao động từ 31 đến 34.5MT vào mùa khô nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp 6
  49. hơn. Mực nước biển trong vùng Vịnh khá cạn, có độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và các đảo đều không lưu giữ nước bề mặt. Tên gọi Hạ Long qua các thời kỳ lịch sử: Đầu rồng trên thuyền du lịch tại Vịnh, mô phỏng điển tích Hạ Long (rồng đáp) Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hoa Phong, Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19. Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902). Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á, loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này, sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong thực tại, có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay. Cảnh quan: 7
  50. Đảo đá trên vịnh Bái Tử Long Vùng di sản trên vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434km², như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), bao gồm 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm. Vùng kế bên (vùng đệm), là di tích danh thắng quốc gia đã được bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm 1962. Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá, nước và bầu trời. Biển và đảo: 8
  51. Cảnh quan đá, nước và bầu trời trên vịnh Hạ Long Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng 200m . Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm về trước, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị, với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng Vịnh. Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn vịnh Hạ Long (vùng lõi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (vùng đệm). Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một bức tường thành. Đó là một thế giới sinh linh ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã được huyền thoại hóa. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi); rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước (hòn Trống Mái); đứng giữa biển nước bao la một lư hương 9
  52. khổng lồ như một vật cúng tế trời đất (hòn Lư Hương); đảo khác tựa như nhà sư đứng giữa mặt Vịnh bao la chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư); đảo lại có hình tròn cao khoảng 40m trông như chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên (hòn Đũa), mà nhìn từ hướng khác lại giống như vị quan triều đình áo xanh, mũ cánh chuồn, nên dân chài còn gọi là hòn Ông v.v. Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào hình dáng, là các đảo đặt tên theo sự tích dân gian (núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ, đảo Tuần Châu), hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo (hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ v.v.). Dưới đây là một vài hòn đảo nổi tiếng: Hòn Trống Mái Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía Tây Nam của Vịnh, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5km. Đây là cụm gồm 2 đảo có hình thù giống như một đôi gà, một trống một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thót lại ở tư thế rất chênh vênh. Là biểu tượng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung. Đảo Ti Tốp 10
  53. Đảo Ti Tốp, thời Pháp thuộc mang tên hòn Cát Nàng, nằm trên khu vực vịnh Hạ Long cách Bãi Cháy chừng 14km về phía Đông. Đảo được đặt tên Ti Tốp từ khi Hồ Chí Minh đến thăm vịnh Hạ Long cùng với nhà du hành vũ trụ người Nga Gherman Titov, vào năm 1962. Đảo Ti Tốp có bờ dốc đứng và bãi cát trắng phẳng hình vầng trăng nằm dưới chân. Các tour du lịch thường ghé tàu vào đảo để du khách lên bờ leo núi ngắm toàn cảnh vùng Vịnh, tắm biển, chèo thuyền kay-ắc, kéo phao và kéo dù. Đảo Tuần Châu Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 4km về phía Tây Nam trên vùng vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng 3km², gần bờ, có làng mạc và dân cư thưa thớt. Trước kia trên đảo các nhà khoa học đã tìm được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long. Từ năm 2001, một con đường lớn đã được xây dựng nối đảo với đất liền. Một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi tắm sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Hạ Long từ năm du lịch 2003 tới nay. Hang động: Không chỉ những biến đổi của những đảo đá màu xanh đen trên mặt nước biếc vùng Vịnh hấp dẫn du khách, trên những chiếc thuyền dơi màu nâu đỏ xuất phát từ bến tàu Hạ Long bắt đầu hành trình ngoạn cảnh, những khám phá lại tiếp tục khi du khách lên đảo, thăm thú những hang động ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử. Những hang động tại Hạ Long, theo các nhà thám hiểm địa chất người Pháp, khi nghiên cứu về vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế Pleistocen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước, nằm trong 3 nhóm hang ngầm cổ, hang nền carxtơ và các hàm ếch biển. Hang Sửng Sốt: 11
  54. Thạch nhũ trong hang Sửng Sốt Hang Sửng Sốt, hay động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh Hạ Long, được người Pháp đặt tên "Grotte des surprises" (động của những kỳ quan). Ðây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. Nằm ở vùng trung tâm du lịch của Vịnh với hệ thống trong tuyến du lịch bao gồm bãi tắm Ti Tốp - hang Bồ Nâu - động Mê Cung-hang Luồn - hang Sửng Sốt. Vị trí và diện tích: Hang Sửng Sốt là một hang dạng ống, nằm ở độ cao 25m so với mực nước biển hiện tại. Diện tích khoảng 10.000m2, chiều dài hơn 200m, chỗ rộng nhất 80m, khoảng cách lớn nhất từ nền tới trần hang xấp xỉ 20m. Hang được chia thành 2 ngăn chính. Quá trình phát hiện và quản lý: - Do có cửa hang mở rộng, hang Sửng Sốt được phát hiện khá sớm trên Vịnh Hạ Long (cuối thế kỷ thứ XIX). Tên của hang mãi đến năm 1946 mới được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng do một số đoàn thám hiểm đã đến đây. - Năm 1999, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã đầu tư tôn tạo Hang Sửng Sốt. Hệ thống đường đi, ánh sáng để du khách có thể quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của những khối nhũ, măng đá trong lòng hang.Ánh sáng được thiết kế phù hợp với kiến trúc hang đồng thời hài hoà với 12
  55. ánh sáng tự nhiên từ phía cửa hang. - Hiện nay Hang Sửng Sốt thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn Công viên hang động . Ðường lên hang Sửng Sốt quanh co uốn lượn dưới những tán lá rừng, với những bậc đá ghép cheo leo, khúc khuỷu. Ðộng được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn thứ nhất như một nhà hát lớn rộng thênh thang với trần hang được phủ bằng nhũ đá, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá, mở ra một thế giới của cổ tích. Ngăn 2 cách biệt với ngăn 1 qua một lối đi hẹp. Bước vào lòng ngăn này, động mở ra một khung cảnh mới khác lạ hoàn toàn với lòng ngăn rộng có thể chứa được hàng ngàn người. Trong lòng ngăn 2 của hang Sửng Sốt có những hình tượng được gắn với truyền thuyết Thánh Gióng: cạnh lối ra vào là khối đá hình chú ngựa, thanh gươm dài và trong lòng hang có những ao hồ nhỏ như vết chân ngựa Gióng. Động Thiên Cung: Cách thành phố Hạ Long khoảng 8 km và cách bến tàu du lịch 4km là đảo Vạn Cảnh, còn gọi là đảo Canh Độc có tọa độ 107°00'54" và 20°54'78". Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, hình dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung ở cách mép nước không xa. Hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung cách nhau chừng 100m, được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn dưới tán lá rừng. Động Thiên Cung nằm ở lưng chừng đảo Canh Độc, ở độ cao 25m so với mực nước biển. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung, lòng động đột ngột mở ra không gian có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét, với những măng đá như một đền đài mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem. Đó là là 4 cột trụ to lớn giữa động mà từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành; là những thạch nhũ mang hình tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên nữ múa hát; là trần hang với những điêu khắc người, chim, hoa, muông thú đang dự tiệc, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm. Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng 13
  56. đi vào bên trong, lòng động càng mở lớn và rộng, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hang Đầu Gỗ: Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ, một hang động với những nhũ đá tráng lệ. Tên gọi Hang Đầu Gỗ (tập trung gỗ) có từ sau khi tướng Trần Hưng Đạo chỉ huy ba quân giấu các cọc gỗ lim tại đây, trước khi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng để bày thế trận cùng thủy quân đánh úp, đốt cháy đoàn thuyền tải lương thực của giặc Nguyên Mông vào mùa xuân năm 1288. Hiện các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều khúc gỗ và mẩu gỗ vụn còn sót lại trong động. Nếu động Thiên Cung hoành tráng khoẻ khoắn, hiện đại thì hang Ðầu Gỗ trầm mặc uy nghi nhưng cũng rất đồ sộ. Cuốn Merveilles du Monde (kỳ quan thế giới) của Pháp xuất bản năm 1938 chuyên về du lịch giới thiệu về các danh thắng nổi tiếng thế giới đã mệnh danh hang Ðầu Gỗ là "Grotte des merveilles" (động của các kỳ quan). 14
  57. Cửa hang Đầu Gỗ ở lưng chừng vách núi và trong lòng hang được chia thành 3 ngăn chính. Ngăn phía ngoài hình vòm cuốn tràn ánh sáng tự nhiên, với trần hang như một bức tranh khổng lồ vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những đàn voi, những chú hươu sao, sư tử trong những tư thế sinh động. Phía dưới là rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu với nhiều hình thù tùy theo trí tưởng tượng của từng người. Chính giữa lòng hang là một cột trụ đá khổng lồ hàng chục người ôm, từ phía dưới chân cột lên trên là những hình mây bay, long phi phượng vũ, hoa lá, dây leo. Qua ngăn thứ nhất, vào ngăn thứ 2 bằng một khe cửa hẹp lòng hang mở ra với ánh sáng chiếu vào mờ ảo, những bức tranh đá trở nên long lanh hơn và những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện. Tận cùng hang là một chiếc giếng nước ngọt và những hình tượng bằng đá như đang diễn tả một trận hỗn chiến kỳ lạ. Năm 1917, hang Đầu Gỗ được vua Khải Ðịnh lên thăm và cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long nói chung và hang Ðầu Gỗ nói riêng. Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên phải cửa động tuy chữ đã bị mài mòn. Các tiềm năng của vịnh Hạ Long *Tiềm năng du lịch, nghiên cứu Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo, lại là trung tâm của khu vực có nhiều yếu tố đồng dạng bao gồm vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc, quần đảo Cát Bà với vịnh Cát Bà và vịnh Lan Hạ phía Tây Nam, vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí. Hiện nay, khách đến vịnh Hạ Long chủ yếu tham quan ngắm cảnh, tắm biển và bơi thuyền. Các loại hình du lịch du thuyền tại vịnh Hạ Long bao gồm tham quan Vịnh ban ngày, đi tour buổi chiều ngắm hoàng hôn trên Vịnh, du thuyền đêm để ngắm cảnh Vịnh về đêm kết hợp với câu cá mực, thậm chí có thể tự chèo thuyền để khám phá Vịnh. Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ mở thêm nhiều tuyến điểm tham quan và tăng thêm nhiều loại hình du lịch khác. Dự kiến đến năm 2010, Quảng Ninh sẽ là một trong những điểm du lịch lớn nhất cả nước. Quá trình đô thị hóa thành phố Hạ Long đang diễn ra mạnh mẽ về mọi mặt là một tiền đề vững chắc để phát triển du lịch. Hiện thành phố Hạ Long có khoảng 300 khách sạn từ 1 sao đến 5 sao với 4500 phòng nghỉ và nhều khách sạn mini cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Sự tăng trưởng về số lượng khách ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 1996, vịnh Hạ Long đón 236 lượt khách, thì năm 2003 vịnh Hạ Long đón tới 1.306.919 lượt khách. Năm 2005, lượng khách đến vùng Vịnh ước đạt 1,5 đến 1,8 triệu, và đến năm 2010 dự đoán vịnh Hạ Long sẽ là điểm đón tiếp 5- 6 triệu lượt khách. Là một trong 2 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam bên cạnh vịnh Nha Trang, vịnh Hạ Long là nơi thường xuyên đón tiếp các tàu du lịch quốc tế chọn làm điểm dừng tham quan. 15
  58. * Tiềm năng cảng biển và giao thông thủy Bên đặc điểm là vịnh kín ít chịu tác động của sóng gió, vịnh Hạ Long cũng có hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và cửa sông ít bị bồi lắng. Điều kiện thuận lợi này cho phép xây dựng hệ thống giao thông cảng biển lớn bên cạnh cảng nước sâu Cái Lân (Hạ Long) và Cửa Ông (Cẩm Phả). Ngoài ra, Quảng Ninh còn có một hệ thống cảng phụ trợ như: Mũi Chùa, Vạn Gia, Nam Cầu Trắng. Mục tiêu đến năm 2010 sẽ xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân với 7 cầu cảng, công suất hơn 14 triệu tấn cho phép tiếp nhận tàu trọng tải trên 5 vạn tấn. CẢNG CÁI LÂN Cảng Cái L©n: Nằm trên bờ vịnh Hạ Long thơ mộng, nơi có một độ sâu khá lý tưởng, song cảng Quảng Ning suốt 21 năm qua vẫn là một cảng không cầu bến, mọi công việc sản xuất của cảng phần lớn chỉ thực hiện bằng phương án chuyển tải. Có được một bến cảng với những điều kiện thiết yếu của nó như cầu tàu, kho tàng, thiết bị bốc xếp thông thường là một ước mơ của mỗi người công nhân cảng Quảng Ninh. Ngày 20/6/1995, ước mơ đó một phần trở thành hiện thực với công trình bến I-10.000 tấn của cảng Cái Lân (Quảng Ninh)- bến đầu tiên của cảng lớn nước sâu được xây dựng trên vịnh Cái Lân, cận kề với di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận: Vịnh Hạ Long. Bến có chiều dài 166m, rộng 16m, cao trình bến +5m, cao trình đáy bến 9m, được thiết kế cho tàu có trọng tải 10.000 tấn vào làm hàng, với tải trọng cho phép trên mặt cầu là 4 tấn/m2 và đoàn ôtô H30 cùng với đoàn tàu hỏa T24. Tiếp giáp với mặt bến là 10.000m2 bãi trải nhựa đường với bề rộng là 55m, 10.000m2 bãi dự phòng được bồi đấp đồi đầm lên. Trong khu vực bến còn có 2 kho có mái che với tổng diện tích 2.500m2. Toàn bộ bến được bao quanh bằng hàng rào xây và lưới B40 có hệ thống chiếu sáng bảo vệ. Khu nước đậu tàu rộng 60m, dài 220m, nạo vét với cao trình -9m, vùng quay tàu có đường kính 220m, cao trình đáy -7,2m. Luồng nước cửa Lục vào bến dài 3km, được nạo vét đến cao trình đáy luồng -6,8m, bề rộng luồng 80m. Luồng tàu được đặt hệ thống phao tiêu báo hiệu Nhà nước có dự án xây dựng đường cao tốc nối liền thủ đô Hà Nội với cảng Cái Lân từ nay đến năm 2.000 bằng cách cải tạo và nâng cấp đường 18 song song với đường cao tốc là hệ thống đường sắt. Nằm trong cụm cảng Đông Bắc gồm cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh, cảng Cái Lân sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của khu tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. 16
  59.  Di sản Việt Nam và thế giới *Di sản quốc gia Việt Nam: Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553km² bao gồm 1969 hòn đảo. Các đảo trong vùng vịnh Hạ Long được quy hoạch là khu bảo tồn các di tích văn hoá-lịch sử và cảnh quan quốc gia, theo Quyết định Số 313/VH-VP của Bộ Văn hoá-Thông tin Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1962 (ADB 1999). Các đảo này cũng có trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định Số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ). Năm 1995, vịnh Hạ Long, cùng với đảo Cát Bà, được Phân viện Hải dương học Hải Phòng đề nghị đưa vào danh sách hệ thống các khu bảo tồn biển. Năm 1999, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB 1999) đề xuất thành lập một khu bảo vệ có tên là Khu cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long rộng 155.300 ha, tuy hiện nay vẫn chưa thực hiện được. * Di sản thế giới lần 1: giá trị thẩm mỹ Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng hồ sơ về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và chuyển đến UNESCO để xem xét. Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới. Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ (tiêu chí vii), theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới. * Di sản thế giới lần 2: giá trị địa chất địa mạo 17
  60. Tháng 9 năm 1998, theo đề nghị của Ban quản lý vịnh Hạ Long và IUCN, Giáo sư Tony Waltham, chuyên gia địa chất học trường Đại học Trent Nottingham đã tiến hành nghiên cứu địa chất vùng đá vôi carxtơ vịnh Hạ Long. Giáo sư đã gửi bản báo cáo về giá trị địa chất vịnh Hạ Long tới UNESCO tại Paris, Văn phòng IUCN tại Thụy Sĩ và Hà Nội, đồng gửi Ban quản lý vịnh Hạ Long. Ngày 25 tháng 2 năm 1999, sau khi nhận được báo cáo của giáo sư Tony Waltham, UNESCO đã gửi thư tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Ban quản lý vịnh Hạ Long yêu cầu xúc tiến việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận về giá trị địa chất, địa mạo vùng đá vôi vịnh Hạ Long. Tới tháng 7 năm 1999, hồ sơ trình Hội đồng Di sản Thế giới để công nhận vịnh Hạ Long về giá trị địa chất hoàn tất và được gửi đến Trung tâm Di sản thế giới tại Paris. Tháng 12 năm 1999 tại hội nghị lần thứ 23 Hội đồng Di sản Thế giới họp tại thành phố Marrakech của Maroc, Hội đồng Di sản Thế giới đã đưa việc thẩm định hồ sơ để công nhận giá trị địa chất vịnh Hạ Long vào năm 2000. Tháng 3 năm 2000 Giáo sư Erery Hamilton Smith, chuyên gia của tổ chức IUCN được cử đến Hạ Long để thẩm định. Tháng 7 năm 2000, kỳ họp giữa năm của Trung tâm Di sản thế giới tại Paris đã chính thức đề nghị Ủy ban Di sản Thế giới công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới bởi giá trị toàn cầu về địa chất địa mạo, theo tiêu chuẩn viii của UNESCO "là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử trái đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn". Ngày 2 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh Hạ Long, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất địa mạo. * Đề cử di sản thế giới lần thứ 3 Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh. 3- Núi Yên Tử 18