Bài giảng Chương 3: Lập kế hoạch tài chính dài hạn

ppt 57 trang huongle 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chương 3: Lập kế hoạch tài chính dài hạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_chuong_3_lap_ke_hoach_tai_chinh_dai_han.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chương 3: Lập kế hoạch tài chính dài hạn

  1. CHƯƠNG 3 LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DÀI HẠN
  2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Lập kế hoạch tài chính là gì? Các mô hình lập kế hoạch tài chính Tài trợ từ bên ngoài và tăng trưởng
  3. Lập kế hoạch tài chính là gì?
  4. Đặt vấn đề • Lập kế hoạch tài chính dài hạn: một phương tiện để tư duy một cách hệ thống về tương lai và dự đoán các vấn đề có thể xẩy ra. • Thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo cho sự thay đổi và tăng trưởng trong một công ty; giúp tránh được tình trạng kiệt quệ tài chính và phá sản trong tương lai. • Lập kế hoạch TC buộc công ty phải suy nghĩ về các mục tiêu. Tỷ lệ tăng trưởng là một mục tiêu quan trọng.
  5. Chính sách tài chính của công ty • Là tiền đề để xây dựng kế hoạch tài chính • Các yếu tố cơ bản bao gồm: – Khoản đầu tư cần thiết của công ty vào những tài sản mới. – Độ bẩy tài chính mà công ty lựa chọn sử dụng. – Lượng tiền mặt mà công ty cho rằng cần thiết và phù hợp để trả cho cổ đông. – Lượng thanh khoản và vốn lưu động cần thiết cho hoạt động hàng ngày.
  6. Tăng trưởng: một mục tiêu của quản trị tài chính – Tăng trưởng tự nó không phải là mục tiêu. – Mục tiêu của nhà quản trị tài chính: tối đa hóa giá trị thị trường của vốn CSH → Tăng trưởng là kết quả tự nhiên. – Tỷ lệ tăng trưởng được sử dụng phổ biến trong quá trình lập kế hoạch, là công cụ tiện dụng để tích hợp các khía cạnh của các chính sách tài trợ và đầu tư của một công ty. – Nếu coi tăng trưởng là tăng trưởng của MV của VCSH, thì mục tiêu tăng trưởng và tăng MV của vốn CSH trùng nhau.
  7. Các khía cạnh của lập KHTC – Xác định kỳ kế hoạch – Tổng hợp các đề xuất dự án từ các đơn vị thành một dự án lớn, từ đó xác định tổng mức đầu tư cần thiết (aggregation). – Dữ liệu đầu vào: dưới dạng những tổ hợp các giả định cho những biến số quan trọng, từ các đơn vị trong công ty (doanh số, thị phần, nhu cầu tài trợ ) • Tình huống xấu nhất • Tình huống bình thường • Tình huống tốt nhất
  8. Lập kế hoạch để đạt được điều gì? – Xem xét các mối tương tác: các mối liên hệ giữa các đề xuất đầu tư và những lựa chọn tài trợ. – Khai thác các lựa chọn: Xây dựng, phân tích, so sánh nhiều kịch bản khác nhau một cách nhất quán, đánh giá tác động của chúng lên cổ đông, từ đó đánh giá những phương án. – Nhận biết các sự cố có thể xẩy ra trong tương lai và hành động ứng phó. – Bảo đảm tính khả thi và nhất quán nội bộ: gắn kết nhiều mục tiêu và mục đích khác nhau; điều chỉnh các mục tiêu, thiết lập các ưu tiên.
  9. Các mô hình lập kế hoạch tài chính
  10. MÔ HÌNH LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ĐƠN GIẢN Tìm Dự báo Yêu cầu nguồn BCTC Yêu cầu doanh về tài tài trợ dự tính tài chính thu sản bên ngoài NHỮNG GiẢ ĐỊNH KINH TẾ (MỨC LÃI SUẤT; THUẾ SUẤT CỦA CÔNG TY)
  11. Dự báo doanh thu – Trong mô hình này, dự báo tăng trưởng doanh thu (thường có dạng %) sẽ là cơ sở ban đầu, dựa vào đó các thông số khác được tính toán. – Doanh thu phụ thuộc vào trạng thái trong tương lai, không chắc chắn, của nền kinh tế; khó dự báo chính xác. Cần có dự báo về kinh tế vĩ mô và ngành. – Cần tạo ra những kịch bản doanh thu khác nhau, từ đó xem xét tương tác giữa nhu cầu đầu tư và nhu cầu tài trợ tại mỗi mức doanh thu có thể.
  12. Báo cáo tài chính dự kiến – Là những mẫu BCTC dùng để tóm tắt những sự kiện khác nhau được dự kiến trong tương lai. – Ở mức tối thiểu, mô hình sẽ tạo ra các báo cáo dựa trên dự báo về những chỉ tiêu quan trọng, như là doanh thu. – Sử dụng dự báo doanh thu, mô hình lập kế hoạch tài chính sẽ cho ra báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
  13. Đòi hỏi về tài sản – Kế hoạch sẽ mô tả khoản chi tiêu vốn dự tính. – Bảng cân đối kế toán dự kiến: cho biết những thay đổi trong tổng tài sản cố định và vốn lưu động ròng → thực chất là dự toán vốn của công ty. – Đề xuất chi tiêu vốn trong các lĩnh vực khác nhau được tổng hợp lại, khớp với mức tăng tổng thể thể hiện trong kế hoạch dài hạn.
  14. Đòi hỏi về tài chính • Bản kế hoạch sẽ có một phần về các dàn xếp tài trợ cần thiết, trong đó thảo luận về chính sách cổ tức và chính sách nợ. • Nếu dự định huy động vốn, kế hoạch sẽ phải xem xét – Loại chứng khoán nào cần được phát hành để huy động vốn. – Phương pháp phát hành nào thích hợp nhất.
  15. Nguồn tài trợ bên ngoài (the plug) • Sau khi có ước tính về doanh thu và chi tiêu cần thiết cho tài sản, tổng lượng tài sản dự tính có thể lớn hơn tổng nợ và VCSH dự tính. (Bảng cân đối kế toán không còn cân đối nữa). • → Cần tài trợ mới, phải chọn một biến tài chính “plug”: xác định nguồn tài trợ bên ngoài để xử lý phần thiếu hụt (hoặc thặng dư) trong tài trợ, lập lại cân đối. • Ví dụ: vốn chủ sở hữu bên ngoài; cổ tức
  16. Những giả định kinh tế • Kế hoạch sẽ phải trình bầy rõ ràng các vấn đề của môi trường kinh tế tồn tại trong kỳ kế hoạch. • Giả định kinh tế quan trọng nhất: mức lãi suất và thuế suất của công ty.
  17. Luyện tập: Bảng 4.1 • Cho các BCTC dạng đơn giản gần đây nhất của công ty CC như sau: CÔNG TY CC - CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Báo cáo kết quả KD Bảng cân đối kế toán Doanh thu 1000$ Tài sản: 500$ Nợ: 250$ Chi phí 800 Vốn CSH: 250 Thu nhập ròng 200$ Tổng: 500$ Tổng: 500$ • Nếu không chú thích gì thêm, mặc định: – Tất cả các biến đều gắn trực tiếp với doanh thu. – Các mối quan hệ hiện tại đều là tối ưu.
  18. • Giả định: doanh thu tăng 20%, từ 1000$ lên 1200$ → chi phí cũng tăng 20%, lên 960$. • Tăng tất cả các khoản thêm 20% để có bảng CĐKT. Báo cáo kết quả kinh doanh dự tính Doanh thu 1200$ Chi phí 960 Thu nhập ròng 240 Bảng cân đối kế toán dự tính Tài sản 600$ (+100) Nợ 300$ (+50) Vốn CSH 300$ (+50) Tổng 600$ (+100) Tổng 600$ (+100)
  19. So khớp hai báo cáo • Nhận xét: thu nhập ròng là 240$ mà vốn chủ sở hữu chỉ tăng thêm 50$? – Vì công ty đã trả cổ tức 190$ (cổ tức là biến plug ) – Nếu không trả cổ tức, thu nhập giữ lại tăng thêm là 240$, VCSH trở thành: 250$ + 240$ = 490$. → phải trả bớt nợ để giữ cân đối . – Nợ + VCSH = 600$ = tổng tài sản → Nợ mới = 600$ - 490$ = 110$ → Nợ ban đầu là 250$, số nợ được thanh toán sẽ là: 250$ - 110$ = 140$
  20. Lựa chọn thứ 2: không trả cổ tức Bảng cân đối kế toán dự tính Tài sản 600$ ( +100) Nợ 110 $ (-140) Vốn CSH 490 (+ 240) Tổng 600$ (+100) Tổng 600$ (+100)
  21. Tương tác • Ví dụ cho thấy tương tác giữa tăng trưởng doanh thu và chính sách tài chính: – Khi DT ↑ → tổng tài sản cũng tăng để hỗ trợ (đầu tư thêm vào tài sản cố định và NWC). – Vì tài sản tăng → Tổng (nợ + vốn CSH) ↑. – Nợ và vốn CSH thay đổi như thế nào là phụ thuộc vào chính sách tài trợ và chính sách cổ tức của công ty. Tăng trưởng tài sản đòi hỏi công ty phải quyết định tài trợ bằng cách nào.
  22. • Công ty có thể lựa chọn – Trả cổ tức, giữ nguyên cơ cấu vốn 300/300 hoặc – Không trả cổ tức, thay đổi cơ cấu vốn (110/490). • Trong ví dụ trên, công ty không cần tới quỹ từ bên ngoài; điều này ít khi xẩy ra.
  23. Phương pháp “Phần trăm của doanh thu” • Trong mô hình trên đây: tất cả các khoản mục đều tăng với cùng tỷ lệ với doanh thu. • “Phần trăm của doanh thu” là phiên bản mở rộng của mô hình trên đây. • Khác: Ý tưởng cơ bản – Chia các tài khoản của báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán thành hai nhóm: một nhóm thay đổi theo doanh thu; nhóm còn lại thì không. – Với một mức DT dự báo, tính được mức tài trợ cần thiết để hỗ trợ mức doanh thu đó.
  24. Ví dụ • Báo cáo kết quả kinh doanh gần đây nhất của R.C Báo cáo kết quả kinh doanh – Công ty R.C Doanh thu 1000$ Chi phí 800 Thu nhập chịu thuế 200 Thuế (34%) 68 Thu nhập ròng 132 Cổ tức 44$ Thu nhập giữ lại tăng thêm 88$
  25. • Dự báo năm tới DT tăng 25% → 1250$. • Giả định chi phí vẫn = 80% doanh thu • → biên lợi nhuận (thu nhập ròng/DT) cũng không thay đổi, 165$/1250$ = 13,2% (= 132/1000).
  26. Báo cáo kết quả kinh doanh dự tính Doanh thu (Dự báo) 1250$ Chi phí (80% doanh thu) 1000 Thu nhập chịu thuế 250 Thuế (34%) 85 Thu nhập ròng 165 Tỷ suất lợi nhuận/DT = 132/1000 = 165/1250 = 13,2% (không thay đổi)
  27. • Dự báo tỷ lệ trả cổ tức và tỷ lệ tái đầu tư: – Tùy thuộc vào ban điều hành của công ty – Giả định giữ nguyên như năm trước: Cổ tức/thu nhập ròng = 44/132 = 33,33% → tỷ lệ thu nhập giữ lại, hay tỷ lệ tái đầu tư = 88/132 = 66,67% • Dự báo cổ tức trả cho cổ đông: 65 x 1/3 = 55$ • Dự báo bổ sung thu nhập giữ lại 165 x 2/3 = 110$ 165 $
  28. Bảng cân đối kế toán (gần đây nhất) TÀI SẢN NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU $ % của $ % của DT DT Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tiền mặt 160$ 16% Khoản phải trả 300$ 30% Khoản phải thu 440 44 Nợ ngân hàng 100 n/a Tồn kho 600 60 Tổng 400 n/a Tổng 1200 120 Nợ dài hạn 800 n/a Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu Máy móc, TB 1800 180 Cổ phiếu phổ 800 n/a ròng thông + thặng dư vốn Thu nhập giữ lại 1000 n/a Tổng 1800$ n/a Tổng tài sản 3000$ 300% Tổng nợ và VCSH 3000$ n/a
  29. Các giả định – Giả định một số khoản mục thay đổi trực tiếp theo doanh thu, được tính thành % của DT, giả định tỷ lệ này không đổi trong năm tới. – Một số khoản mục khác không thay đổi theo DT, “n/a”. – Tổng tài sản/doanh thu = hệ số thâm dụng vốn = 300%: muốn doanh thu tăng 1$, tổng tài sản phải tăng thêm 3$.
  30. – Bên nợ: giả định chỉ có khoản phải trả nhà cung cấp là thay đổi theo doanh thu. (Lý do?) – Những khoản nợ khác và vốn CSH không tự động thay đổi theo doanh thu mà phụ thuộc vào hành động quản trị. – Thu nhập giữ lại thay đổi theo doanh thu, nhưng tỷ lệ bao nhiêu là tùy thuộc vào dự tính về thu nhập ròng và cổ tức. – → ta có thể tính bảng CĐKT dự tính.
  31. Xây dựng bảng CĐKT dự tính • → ước tính các số liệu. Ví dụ: – Tài sản cố định ròng bằng 180% của DT; với DT dự tính là 1250, TSCĐ ròng = 1,8 x 1250 = 2250$, tăng 450$. • Chú ý: tài sản được dự tính tăng thêm 750$, trong khi, không có tài trợ bổ sung, nợ và VCSH sẽ chỉ tăng 185$. – Phần còn lại (750$ - 185$) = 565$ là vốn cần huy động bên ngoài = EFN
  32. Bảng cân đối kế toán dự tính (bản 1) TÀI SẢN NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU Năm Thay đổi Năm nay Thay đổi nay $ so năm ($) so năm trước trước Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tiền mặt 200$ 40$ Khoản phải trả 375$ 75$ Khoản phải thu 550 110 Nợ phải trả NH 100 0 Tồn kho 750 150 Tổng 475$ 75$ Tổng 1500 300$ Nợ dài hạn 800$ 0 Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu Máy móc, TB 2250 450 Cổ phiếu phổ thông 800$ 0 ròng + thặng dư vốn Thu nhập giữ lại 1110 110 Tổng 1910 110 Tổng tài sản 3750 750$ Tổng nợ và VCSH 3185 185 Tài trợ bên ngoài cần 565$ 565$ thiết
  33. Những giả định – Giả định công ty quyết định vay toàn bộ 565$, và phải lựa chọn một phần vay ngắn hạn và một phần là dài hạn. – TS ngắn hạn tăng 300$ trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng 75$ → có thể vay ngắn hạn 225$ dưới dạng vay ngân hàng. NWC giữ nguyên. – Nhu cầu tài trợ còn lại, 565$ - 225$ = 340$ được giải quyết bằng nợ dài hạn.
  34. Những lựa chọn của Công ty Y Vay ngắn hạn (300-75) = 225$ Vay dài hạn - Vay ngắn hạn 565 – 225$ = 340$ - Vay dài hạn Vay ngắn hạn - Phát hành cổ phiếu (100 + 225) = 325$ Nợ dài hạn 565$? 800 + 340 = 1140$ Không vay thêm, Doanh thu tăng 25% là không phát hành thêm không khả thi cổ phiếu
  35. Bảng cân đối kế toán dự tính (hoàn chỉnh) TÀI SẢN NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU Năm Thay đổi Năm Thay đổi nay $ so năm nay $ so năm trước trước T.sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tiền mặt 200$ 40$ Khoản phải trả 375$ 75$ Khoản phải thu 550 110 Nợ phải trả NH 325 225 Tồn kho 750 150 Tổng 700$ 300$ Tổng 1500 300$ Nợ dài hạn 1140$ 340$ Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu Máy móc, TB 2250 450 Cổ phiếu phổ 800$ 0 ròng thông + thặng dư vốn Thu nhập giữ lại 1110 110 Tổng 1910 110 Tổng tài sản 3750 750$ Tổng nợ và VCSH 3750$ 750$
  36. Kịch bản thứ hai – Trong nhiều trường hợp, giả định tài sản là một tỷ lệ % cố định của DT là không phù hợp. – Nếu bất kỳ sự tăng thêm nào trong doanh thu đều dẫn tới sự gia tăng tài sản cố định → có nghĩa là công suất đang được sử dụng tới100%. – Giả định Cty Y đang hoạt động 70% công suất. – DT hiện tại = 1000 = 0,7 x DT hết công suất. DT hết công suất = 1000/0,7 = 1429$ → DT có thể tăng từ 1000$ lên mức 1429$, vượt quá mức này mới cần thêm tài sản cố định.
  37. Tài trợ bên ngoài và tăng trưởng – Nếu các yếu tố khác không thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng (DT hoặc TS) càng cao, nhu cầu tài trợ bên ngoài càng cao. – Ở phần trên, ta coi tỷ lệ tăng trưởng là cho trước → xác định lượng tài trợ bên ngoài cần thiết. – Bây giờ, coi chính sách tài trợ là cho trước → xác định mối quan hệ giữa chính sách tài trợ đó và năng lực của công ty tài trợ những khoản đầu tư mới, nhờ đó có thể tăng trưởng. – Xem ví dụ 4.1 (tr. 98)
  38. Tài trợ từ bên ngoài và tăng trưởng – EFN và tăng trưởng có mối quan hệ rõ ràng. – Ở phần trước, ta coi tỷ lệ tăng trưởng là cho trước, ta phải xác định lượng EFN cần thiết để hỗ trợ mức tăng trưởng đó. – Bây giờ coi chính sách tài chính của công ty là cho trước, ta xem xét mối quan hệ giữa chính sách tài chính và năng lực của công ty để tài trợ đầu tư mới, do đó hỗ trợ tăng trưởng.
  39. Ví dụ: Công ty Hoffman – Các BCTC cho dưới dạng đơn giản: nợ ngắn hạn gộp với dài hạn; các khoản chi phí gộp lại. – Giả định: không khoản mục nợ ngắn hạn nào tăng theo doanh thu; Công ty không muốn bán cổ phiếu mới, → tài trợ bên ngoài sẽ phải đi vay. – Hệ số nợ/VCSH ban đầu = 250$/250$ = 1,0. – Dự báo doanh thu năm tới tăng 20%, lên 600$, tăng 100$ → các BCTC dự tính (bảng 4.7).
  40. Công ty Hoffman Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu 500 $ Chi phí 400 Thu nhập chịu thuế 100 Thuế (34%) 34 Thu nhập ròng 66 $ Cổ tức 22$ Bổ sung thu nhập giữ lại 44$ Bảng cân đối kế toán Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu $ % doanh thu $ % doanh thu TS lưu động 200$ 40% Tổng nợ 250$ n/a TS cố định 300 60% Vốn CSH 250 n/a ròng Tổng TS 500 100% Tổng nợ và 500 n/a VCSH
  41. Báo cáo tài chính dự tính - Công ty Hoffman Báo cáo kết quả kinh doanh dự tính Doanh thu 600 $ Chi phí 480 Thu nhập chịu thuế 120 Thuế (34%) 40,8 Thu nhập ròng 79,2 $ Cổ tức (p = 0,33) 26,4$ Bổ sung thu nhập giữ lại 52,8$ Bảng cân đối kế toán dự tính Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu $ % doanh thu $ % doanh thu TS lưu động 240$ 40% Tổng nợ 250$ n/a TS cố định 360 60% Vốn CSH 302,8 n/a ròng Tổng TS 600 100% Tổng nợ và 552,8 n/a (+100$) VCSH EFN 47,2$
  42. Cần Bổ sung TN EFN DT tăng 20% lượng tài giữ lại dự = 100 –52,8 sản mới kiến : 52,8$ 100$ = 47,2$ Cty cần 100$ mua tài sản mới (giả định công suất đã sử dụng hết). Thu nhập giữ lại dự tính là 52,8$ → EFN = 100$ - 52,8$ = 47,2$. Vì không phát hành thêm cổ phiếu nên toàn bộ nhu cầu 47,2$ sẽ được đáp ứng bằng vay nợ. + Tổng nợ mới = 250$ + 47,2$ = 297,2$ + Vốn CSH mới = 250$ + 52,8$ = 302,8$ + Hệ số nợ/vốn CSH = 297,2/302,8 = 0,98 (giảm nhẹ)
  43. TĂNG TRƯỞNG VÀ EFN DỰ TÍNH CÔNG TY HOFFMAN Tăng DT Nhu cầu tăng Bổ sung thu Nhu cầu tài trợ Nợ/VCSH dự tính thêm tài sản nhập giữ lại bên ngoài, dự kiến EFN 0% 0$ 44,0$ - 44,0 $ 0,70 5 25 46,2 - 21,2 0,77 10 50 48,4 1,6 0,84 15 75 50,6 24,4 0,91 20 100 52,8 47,2 0,98 25 125 55,0 70,0 1,05 Khảo sát với các tỷ lệ tăng trưởng khác nhau. Giả định: quỹ cần thêm sẽ đi vay; quỹ thặng dư sẽ được dùng để trả bớt nợ. Tăng trong tài sản cần thiết = 500$ x tỷ lệ tăng trưởng g Bổ sung thu nhập giữ lại = 44$ (1 + g)
  44. • Nhận xét – Công ty thừa hay thiếu tiền mặt phụ thuộc vào tăng trưởng (g). – Tại những mức g tương đối thấp: có thặng dư, nợ/vốn CSH giảm; g =10% trở lên: thiếu hụt quỹ. – g > 20% → nợ/vốn CSH >1,0 – Nhu cầu tài sản mới tăng nhanh hơn nhiều so với phần tăng thêm thu nhập giữ lại, tài trợ nội bộ bằng thu nhập giữ lại nhanh chóng biến mất. Có mối liên hệ trực tiếp giữa tăng trưởng và tài trợ bên ngoài.
  45. Tăng trưởng và nhu cầu tài trợ tương ứng của Công ty Hoffman 125 Tăng trong nhu cầu tài sản mới 100 75 EFN > 0 50 Bổ sung thu nhập 44 giữ lại dự tính EFN < 0 25 Nhu cầu tài sản và thu nhập lại giữ nhập thu và sản tài cầu Nhu 5 10 15 20 25 Tăng trưởng doanh thu dự tính (%)
  46. Tỷ lệ tăng trưởng nội bộ – Khái niệm: là tỷ lệ tăng trưởng tối đa có thể đạt được mà không cần tới tài trợ bên ngoài thuộc bất kỳ loại nào. – Đồ thị: tại giao điểm của hai đường, mức tăng tài sản cần thiết đúng bằng phần bổ sung thu nhập giữ lại; EFN = 0. ROA b Tỷ lệ tăng = trưởng nội tại 1− ROA b 0,132 (2 / 3) = = 9,65% 1− 0,132 (2 / 3)
  47. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững – Nếu công ty muốn tăng trưởng nhanh hơn mức 9,65%/năm, thì phải có tài trợ bên ngoài. – Tỷ lệ tăng trưởng bền vững: là tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà công ty có thể đạt được mà không cần tài trợ vốn CSH bên ngoài, đồng thời duy trì hệ số nợ/vốn CSH không thay đổi (không làm tăng đòn bẩy tài chính).
  48. • Công ty thường tránh phát hành thêm vốn chủ sở hữu, vì: – Chi phí cao – Cổ đông hiện hữu không muốn có thêm người cùng chia sẻ lợi nhuận. – Muốn duy trì tỷ lệ nợ/vốn CSH tối ưu. Tỷ lệ tăng trưởng ROE b = bền vững 1− ROE b 0,264 (2 / 3) = = 21,36% 1− 0,264 (2 / 3)
  49. • Giả sử Công ty Hoffman tăng trưởng đúng với tỷ lệ tăng trưởng bền vững 21,36%. – Tại mức tăng trưởng này, doanh thu tăng từ 500$ lên 606,8$. – Vì thu nhập giữ lại bổ sung là 53,4$ nên vốn chủ sở hữu sẽ tăng từ 250$ lên 303,4$. – EFN là 53,4$. Nếu công ty đi vay số tiền này thì tổng nợ sẽ là 303,4$; hệ số nợ/vốn CSH sẽ vẫn là 1,0.
  50. Ví dụ 1. Tăng trưởng bền vững Báo cáo thu nhập dự kiến - Công ty Hoffman Doanh thu (dự kiến) 606,8 Chi phí (80% của doanh thu) 485,4 Thu nhập chịu thuế 121,4 Thuế (34%) 41,3 Thu nhập ròng 80,1 Cổ tức 26,7 Bổ sung thu nhập giữ lại 53,4 Bảng cân đối kế toán dự kiến Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu $ % doanh thu $ % doanh thu TS lưu động 242,7$ 40% Tổng nợ 250$ n/a TS CĐ ròng 364,1 60 Vốn CSH 303,4 n/a Tổng TS 606,8 100% Nợ + VCSH 553,4 n/a EFN 53,4$
  51. Các yếu tố quyết định tăng trưởng – ROE có vai trò nổi bật đối với g bền vững. Bất kỳ yếu tố nào tác động tới ROE thì cũng tác động tới tăng trưởng. – Với bốn giá trị xác định của các yếu tố tác động tới ROE, chỉ có thể đạt được một tỷ lệ tăng trưởng xác định: g = ROE x b. – Nói cách khác: nếu công ty không muốn bán thêm cổ phiếu, và tỷ suất lợi nhuận ròng, chính sách cổ tức, chính sách tài chính và vòng quay tổng tài sản của công ty là cố định, thì chỉ có thể có một tỷ lệ tăng trưởng.
  52. ROE = BIÊN X VÒNG QUAY TỔNG X SỐ NHÂN VỐN CHỦ LỢI NHUẬN TÀI SẢN SỞ HỮU MP tăng, tăng Giảm p →Tăng b, khả năng tạo ra Biên Chính tăng VCSH nội bộ nguồn quỹ nội bộ lợi nhuận sách cổ → tăng trưởng → tăng trưởng tức bền vững. bền vững (↑) Tăng nợ/VCSH,→ Vòng Giảm nhu cầu tăng tăng tài trợ nợ → Chính thêm tài sản khi quay tăng tỷ lệ tăng sách tài doanh thu tăng → tổng tài trưởng bền vững chính tăng tỷ lệ tăng trưởng sản (↑) bền vững. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TĂNG TRƯỞNG
  53. Tính g bền vững – Lợi ích chủ yếu của lập kế hoạch tài chính là để đảm bảo tính nhất quán bên trong của các mục tiêu của công ty, và tỷ lệ tăng trưởng bền vững phản ánh được yếu tố này. – Công thức tính ROE trên đây là chính xác nếu tổng vốn CSH lấy theo bảng CĐKT cuối kỳ. Nếu là đầu kỳ, cần một công thức đơn giản hơn (g = ROE x b). – Có thể dùng bình quân vốn CSH đầu kỳ, cuối kỳ, với một công thức khác nữa.
  54. • Ví dụ: giả sử công ty có thu nhập ròng 20$, b = 0,6. Tài sản đầu kỳ là 100$; nợ/VCSH = 0,25, vốn CSH đầu kỳ là 80$. • Nếu sử dụng số liệu đầu kỳ ROE = 20$/80$ = 25%; g = 0,6 x 0,25 = 15% • Vốn CSH cuối kỳ là 80$ + 0,6x20$ = 92$ ROE = 20$/92$ = 21,74%; g = 0,6 x 0,2174/(1 – 0,6 x 0,2174) = 15%
  55. Ví dụ: • Cty S có hệ số nợ/VCSH = 0,5, PM = 3%, p = 40%, hệ số thâm dụng vốn = 1. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững là bao nhiêu? ROE = 0,03 x 1 x 1,5 = 4,5%; b = 1 – 0,4 = 0,6; g bền vững = 0,045 (0.60)/[1 – 0,045(0,60)] = 2,77%. • Nếu Cty muốn đạt tỷ lệ tăng trưởng bền vững 10%, thì PM sẽ phải tăng: 0,10 = PM(1,5)(0,6)/[1 – 0,045(0,6)] → PM = 0,1/0,99 = 10,1% • Để kế hoạch thành công, PM phải tăng mạnh, từ 3% lên 6%. Điều này có thể không khả thi.
  56. Luyện tập Báo cáo thu nhập Doanh thu 4250$ Chi phí 3875 Thu nhập chịu thuế 375 Thuế (34%) 127,5 Thu nhập ròng 247,5 Cổ tức 82,6 Bổ sung thu nhập giữ lại 164,9 Bảng cân đối kế toán Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn 500$ TS lưu động 900,0$ Nợ dài hạn 1800$ TS CĐ ròng 2200$ Vốn CSH 800$ Tổng TS 3100$ Nợ + VCSH 3100$
  57. • Tính EFN nếu doanh thu được dự báo sẽ tăng 10%. Giả định công ty hoạt động hết công suất và hệ số trả cổ tức không thay đổi. • Dựa vào thông tin trên, EFN là bao nhiêu nếu công suất sử dụng tài sản cố định ròng là 60%? 95%? • Nếu không sử dụng tài trợ bên ngoài, công ty có thể duy trì mức tăng trưởng bao nhiêu? Tỷ lệ tăng trưởng bền vững là bao nhiêu?