Bài giảng Kế toán hành chính sự nghiệp - Chương 8: Báo cáo tài chính

ppt 20 trang huongle 7220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế toán hành chính sự nghiệp - Chương 8: Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_chuong_8_bao_cao_tai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kế toán hành chính sự nghiệp - Chương 8: Báo cáo tài chính

  1. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.1. Khái niệm, ý nghĩa báo cáo tài chính 8.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành HĐ của đơn vị - Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo
  2. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.1. Khái niệm, ý nghĩa báo cáo tài chính 8.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính - Hệ thống chỉ tiêu BCTC, báo cáo quyết toán NS phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục NSNN, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Nếu có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với BCTC kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh BCTC - Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong BCTC, báo cáo quyết toán NS phải được thực hiện thống nhất - Số liệu trên BCTC, báo cáo quyết toán NS phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán
  3. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.1.2. Ý nghĩa báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính tồng hợp và trình bày một cách tổng hợp tình hính tài sản, tình hình cấp phát tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, kinh phí viện trợ, tài trợ và tính hình sử dụng từng loại kinh phí. Ngoài ra các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh còn phải tổng hợp tình hình thu chi và kết quả từng loại hoạt động SXKD trong kỳ kế toán - Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính cần thiết cho việc kiểm tra kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản của Nhà nước, tổng hợp, phân tích, đánh giá các hoạt động của mỗi đơn vị nói riêng và toán xã hội nói chung giúp cho Chính phủ có cơ sở khai thác các khoản thu điều chình các khoản chi một cách hợp lý, đồng thới phân tích được xu hướng phát triển từ đó định ra chiến lược phát triển và biện pháp quản lý tài chính của đơn vị
  4. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.1.2. Ý nghĩa báo cáo tài chính * Nội dung báo cáo - Bảng cân đối tài khoản mẫu số B01 - Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu số B02/CT-H) - Báo cáo tình hình sử dụng số kinh phí quyết toán năm trước chuyển sang (MS B08- H) - Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ (Mẫu số B03-H) - Báo cáo kết quả HĐ sự nghiệp có thu (Mẫu số B04-H) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B05-H)
  5. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.1.2. Ý nghĩa báo cáo tài chính * Công việc chuẩn bị trước khi lập - Kiểm tra việc ghi sổ kế toán, đảm bảo số liệu trên sổ kế toán phản ánh đầy đủ chính xác, trung thực đúng với thực tế của hoạt động đơn vị - Hoàn tất việc ghi sổ kế toán thực hiện ghi chuyển số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan khoá sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa số liệu ở sổ chi tiết với số liệu ở sổ TH - Thực hiện kiểm kê tài sản theo chế độ quy định, điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán phù hợp với số liệu kết quả kiểm kê, đảm bảo phản ánh trung thực số tài sản hiện có - Chuẩn bị đầu đủ mẫu biểu các bảng, BCTC cần thiết cho việc lập các báo cáo tài chính theo quy định
  6. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.2. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi BCTC 8.2.1. Đối tượng áp dụng Tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp thụ hưởng ngân quỹ Nhà nước, các tổ chức điều hành chương trình dự án, các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các đơn vị hành chính sự nghiệp gán thu bù chi, sự nghiệp kinh tế đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng quy định của chế 8.2độ.2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp BCTC a) Trách nhiệm của đơn vị kế toán - Các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004. Danh mục, mẫu và phương pháp lập báo cáo tài chính quý, năm của đơn vị kế toán trực thuộc (cấp II, III) do đơn vị kế toán cấp trên (cấp I) quy định.
  7. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.2.2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp BCTC a) Trách nhiệm của đơn vị kế toán - Các đơn vị kế toán cấp dưới phải lập, nộp BCTC, năm và nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan Tài chính, cơ quan Thống kê đồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu. - Các đơn vị kế toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp dưới và lập BCTC tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm của các đơn vị kế toán cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc b) Trách nhiệm của cơ quan Tài chính, kho bạc - Các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế và các đơn vị khác có liên quan, có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác số liệu về kinh phí và sử dụng kinh phí, quản lý và sử dụng tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến tình hình thu, chi NSNN, các hoạt động nghiệp vụ của đv HCSN
  8. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.2.3. Yêu cầu lập và trình bày BCTC, báo cáo quyết toán NS - Việc lập BCTC, báo cáo quyết toán NS phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu, chi và sử dụng các NKP của đơn vị. - Việc lập BCTC, báo cáo quyết toán NS phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán, phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo. - BCTC, báo cáo quyết toán NS phải được người lập, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu trước khi nộp hoặc công khai
  9. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8.2.4. Kỳ hạn lập báo cáo tài chính - BCTC của các đơn vị HCSN, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm . - BCTC của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập vào cuối kỳ kế toán năm - Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập BCTC tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động 8.2.5. Kỳ hạn lập báo cáo quyết toán ngân sách - Báo cáo quyết toán NS lập theo năm tài chính kỳ kế toán năm, sau khi đã được chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo qui định của pháp luật.
  10. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6. Thời hạn nộp BCTC, báo cáo quyết toán NS 6.1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính a- Đối với BCTC quý - Đơn vị kế toán cấp III nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp II và cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý; - Đơn vị kế toán cấp II nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp I hoặc cho cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 20 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý; - Đơn vị kế toán cấp I nộp BCTC cho cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 25 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý
  11. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH b- Đối với BCTC năm - Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN + Đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương nộp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kê đồng cấp chậm nhất vào cuối ngày 01 tháng 10 năm sau, thời hạn nộp báo cáo của đơn vị cấp II, cấp III do đơn vị cấp I quy định + Đơn vị, dự toán cấp I của ngân sách địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định, của đơn vị cấp II và cấp III do đơn vị cấp I quy định - Đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN thời hạn nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan cấp trên và cơ quan Tài chính, Thống kê đồng cấp chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  12. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6.2. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán NS - Thời hạn nộp báo cáo quyết toán NS năm của đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương nộp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kế đồng cấp chậm nhất vào cuối ngày 01 tháng 10 năm sau; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị cấp I qui định cụ thể. - Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp I của ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định cụ thể; Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của ĐV dự toán cấp II, cấp III do ĐV cấp I quy định.
  13. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH III. Nội dung và phương pháp lập báo cáo 1. Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01- H) 1.1. Khái niệm, ý nghĩa bảng cân đối tài khoản - Bảng cân đối tài khoản là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát số hiện có Đk, tăng, giảm trong kỳ và số Ck về kinh phí và sử dụng kinh phí, tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản, kết quả hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD của đơn vị HCSN từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Theo quy định hiện hành thì đơn vị HCSN phải lập BCTC vào cuối quý, cuối năm. Đơn vị có thể lập báo cáo này theo tháng theo yêu cầu quản lý của đv - Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản còn là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ cái hoặc Nhật ký - sổ cái, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên các BCTC khác
  14. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2. Kết cấu của Bảng cân đối tài khoản Mã chương Ban hành theo QĐ số: Đơn vị báo cáo 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/3/2006 Mã đơn vị SDNS: của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Quý năm Đơn vị tính Số PS trong kỳ Số dư CK Số dư ĐK Lũy kế đầu TT Tên tài khoản Kỳ này năm Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có A B 1 2 3 4 5 6 7 8 A- Các TK trong bảng Tổng cộng B- Các TK ngoài bảng Tổng cộng
  15. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.3. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân CĐTK - Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1, 2 ghi số dư đầu kỳ), tại thời điểm cuối kỳ (Cột 7, 8 số dư cuối kỳ), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”. - Cột A, B - Ghi số hiệu tài khoản và tên tài khoản của tất cả các tài khoản cấp I mà đơn vị đang sử dụng và một số tài khoản cấp II cần phân tích, trong đó phần A là các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản, phần B là các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản. - Cột 1, 2 - Số dư đầu kỳ: phản ánh số dư đầu kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư cuối kỳ của Bảng cân đối tài khoản kỳ trước hoặc số dư đầu kỳ của các tài khoản trên Sổ cái hoặc Sổ Nhật ký- SC
  16. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2. Kết cấu của Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối tài khoản được chia ra các cột: - Số hiệu tài khoản; - Tên tài khoản kế toán; - Số dư đầu kỳ (Nợ, Có); - Số phát sinh kỳ này (Nợ, Có); - Số phát sinh lũy kế từ đầu năm (Nợ, Có); - Số dư cuối kỳ (Nợ, Có) 1.3. Cơ sở để lập Bảng cân đối tài khoản - Nguồn số liệu để lập Bảng cân đối tài khoản là số liệu dòng khóa sổ trên sổ cái hoặc Nhật ký - sổ cái và các sổ kế toán chi tiết tài khoản - Bảng cân đối tài khoản kỳ trước - Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ và khóa sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu giữa các số liệu có liên quan.
  17. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.4. Nội dung và phương pháp lập Bảng CĐTK - Cột 3, 4, 5, 6: phản ánh số phát sinh. + Cột 3, 4 “Số phát sinh kỳ này”: phản ánh tổng số PS Nợ và tổng số PS Có trong kỳ báo cáo của các tài khoản. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh trong kỳ” của từng tài khoản trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. + Cột 5, 6 “Số phát sinh lũy kế từ đầu năm”: phản ánh tổng số PS Nợ và tổng số PS Có của các tài khoản tính từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào căn cứ vào dòng cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm tới cuối kỳ báo cáo của các tài khoản trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái hoặc được tính bằng cách: Cột 5 kỳ BC này = Cột 5 kỳ BC trước + Cột 3 kỳ BC này. Cột 6 kỳ BC này = Cột 6 kỳ BC trước + Cột 4 kỳ BC này
  18. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.4. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản Chú ý: Đối với báo cáo quý I hàng năm thì + Cột 3 = Cột 5; Cột 4 = Cột 6 -Cột 7, 8 “Số dư cuối kỳ”: phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối kỳ của kỳ báo cáo của các tài khoản trên sổ cái hoặc Nhật ký - sổ cái được tính căn cứ vào các cột số dư đầu kỳ (Cột 1, 2) cộng (+) số phát sinh trong kỳ (Cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản kỳ này. Số liệu ở cột 7 và cột 8 được dùng để lập Bảng cân đối TK kỳTổngsau số dư nợ ĐK = Tổng số dư có ĐK của của tất cả các TK tất cả các TK Tổng số ps nợ trong kỳ Tổng số ps có trong kỳ của tất cả các Tk = của tất cả các Tk Tổng số dư nợ ck = Tổng số dư có ck của của tất cả các Tk tất cả các Tk.
  19. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2. Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán KP 2.1 Bảng tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán * Cở sở lập - Căn cứ vào báo cáo B02-H của đơn vị - Căn cứ vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp TK 661,662,635,241 * Phương pháp lập
  20. Chương 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2. Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán KP 2.1 Bảng tổng hợp kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán Ngân sách Nhà nước Nguồn Mã Tổng L K N M TM Nội dung chi NSN Phí, khác số số Tổng Viện N lệ phí số trợ giao để lại A B C D E G H 1 2 3 4 5 6 A- Chi hoạt động 1. Chi TX 2. Chi không TX Tổng cộng