Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH AN HẢI

pdf 119 trang huongle 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH AN HẢI", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH AN HẢI

  1. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Trong nền kinh tế thị trƣờng khi mà các doanh nghiệp thực hiện yêu cầu hạch toán kinh doanh, tự làm và tự chịu trách nhiệm về kết quả đạt đƣợc, để tồn tại và phát triển đƣợc buộc họ phải không ngừng cố gắng phát huy năng lực để tìm ra các nguồn bù đắp đƣợc chi phí bỏ ra mà vẫn có lãi. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì biện pháp đầu tiên và quyết định đó là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kịp thời chính xác thông tin về giá thành sản phẩm cho nhà quản trị doanh nghiệp, giúp họ đƣa ra quyết định sản xuất kinh doanh hợp lý và có hiệu quả. Bên cạnh đó các quy luật kinh tế nhƣ quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh đang tác động mạnh mẽ vào các doanh nghiệp. Vì thế tiết kiệm chi phí đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hạ đƣợc giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận để mở rộng sản xuất và tăng nhanh vòng quay của vốn. Do đó công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp là rất quan trọng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH AN HẢI nói riêng, trong thời gian thực tập tại công ty em đã đi sâu tìm hiểu sâu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH AN HẢI” làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu để làm rõ những nhận thức chung về tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. - Làm rõ thực trạng về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 1
  2. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thành sản phẩm tại công ty TNHH AN HẢI. - Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. . Đối tƣợng nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH An Hải. . Phạm vi nghiên cứu - Về không gian : Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty TNHH An Hải - Về thời gian : Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 11/04/2011 đến 05/07/2011 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. . Phƣơng pháp chung : bao gồm các phƣơng pháp kế toán (phƣơng pháp chứng từ, phƣơng pháp tài khoản, phƣơng pháp tính giá, phƣơng pháp tổng hợp cân đối), các phƣơng pháp phân tích kinh doanh (phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp liên hệ), phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa thành tựu đã đạt đƣợc . . Phƣơng pháp kỹ thuật trình bày: kết hợp giữa mô tả với phân tích, giữa luận giải với bảng biểu, sơ đồ. 5. Kết cấu khoá luận. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận tốt nghiệp gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH AN HẢI. Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH AN HẢI. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 2
  3. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 .Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất (CPSX). Trong một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ muốn sản xuất kinh doanh cần phải bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí này là điều kiện vật chất tiền đề bắt buộc để các dự án xây dựng trở thành hiện thực. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sản xuất cần phải có các yếu tố đầu vào cơ bản đó là: + Tƣ liệu lao động: nhà xƣởng, máy móc, thiết bị và những tài sản cố định khác + Đối tƣợng lao động: Nguyên vật liệu, nhiên liệu + Sức lao động: Sức lao động của con ngƣời + Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi bằng tiền khác Để có đƣợc các yếu tố đầu vào nói trên doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định và ngƣời ta quan niệm đó là chi phí sản xuất. Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động SX trong thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Tức CPSX đƣợc biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí doanh nghiệp tiêu dùng trong một thời kỳ. Nhƣ vậy, chi phí là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tƣợng tính giá thành. Nên kế toán phải tổng hợp các thành phần chi phí cấu tạo nên sản phẩm từ NVL, con ngƣời và khấu hao TSCĐ phát sinh trong quá trình SX sản phẩm . Các chi phí mà DN chi ra cấu thành nên lƣợng giá trị của sản phẩm bao gồm 3 bộ phận: G = C + V + M Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 3
  4. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trong đó: G: Lƣợng giá trị sản phẩm lao vụ, dịch vụ. C: Hao phí lao động sống V: Hao phí lao động vật hóa. M: Giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra SP Nhƣ vậy, về mặt lƣợng chi phí sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Khối lƣợng lao động và tƣ liệu sản xuất đã bỏ ra trong quá trình sản xuất ở một thời kỳ nhất định. - Giá trị tƣ liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lƣơng của một đơn vị đã hao phí. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây dựng phát sinh thƣờng xuyên, liên tục trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy, để phục vụ cho quản lý và hạch toán CPSX phải đƣợc tính toán, tập hợp theo từng thời kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Trong đội xây dựng, CPSX gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với cùng loại cũng khác nhau. Về việc quản lý CPSX không chỉ căn cứ vào số liệu tổng số CPSX mà phải theo dõi, dựa vào số liệu của từng loại chi phí. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng luôn luôn biến động, việc đánh giá chính xác CPSX chẳng những là một yếu tố khách quan mà còn là một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động SXKD và kinh doanh phải có lãi và bảo toàn đƣợc vốn. 1.2 .Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm xây lắp. Đã là doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh thì bao giờ cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận. Và về căn bản, lâu dài thì các doanh nghiệp vẫn tiến hành tạo ra sản phẩm đảm bảo yêu cầu, phù hợp với ngƣời tiêu dùng nhƣng giá thành lại ở mức thấp nhất. Đây vẫn đƣợc coi là cách thức có tính nghệ thuật cao vì rằng giá thành hạ so với sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng doanh nghiệp sẽ linh hoạt hơn trong việc định giá cho sản phẩm đồng thời có cơ hội tiếp cận gần hơn với ngƣời tiêu dùng. Kết quả là doanh số tăng và thị phần cũng mở rộng. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 4
  5. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Qua đó doanh nghiệp mới tạo đƣợc nền tảng vững chắc cho sự phát triển của mình Vậy “ giá thành sản phẩm ” là gì? - Giá thành sản phẩm hoặc lao vụ là biểu hiện bằng tiền của CPSX tính cho một khối lƣợng SP hoặc công việc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành là chỉ tiêu chất lƣợng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cũng nhƣ đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tƣ tiền vốn trong quá trình sản xuất lao động, năng suất chất lƣợng sản phẩm, giảm CPSX và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của SXKD. Trong xây lắp Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của hao phí về vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công( MTC) và các phí tổn khác để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp. Trong đó, sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giai đoạn công việc có thiết kế và tính dự toán, có thể là Công trình, Hạng mục công trình hoàn thành. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (chi phí trong kỳ, kỳ trƣớc chuyển sang ) và các chi phí tính trƣớc có liên quan đến khối lƣợng xây dựng đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo lên giá thành sản phẩm xây lắp. Nói cách khác, giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhƣng có liên quan đến khối lƣợng xây lắp đã hoàn thành trong kỳ. Nhƣ vậy, trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình xây dựng phải đƣợc bồi hoàn để tái xây dựng của doanh nghiệp. CPSX đƣa vào giá thành sản phẩm phải phán ánh đƣợc giá trị thực của các tƣ liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Vì vậy, khi tính giá thành sản phẩm không hạch toán kế toán chi phí thời kỳ vào giá thành sản phẩm (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ) và các chi phí khác nhƣ chi phí bất thƣờng, chi phí tài chính. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 5
  6. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Giá thành là một trong các chỉ tiêu kinh tế, chất lƣợng tổng hợp quan trọng nhất, bao quát mọi kết quả hoạt động SX của doanh nghiệp xây dựng. Việc áp dụng quy trình công nghệ mới – hiện đại, hoàn thiện kỹ thuật thi công , sử dụng tiết kiệm NVL sử dụng hợp lý nhân công đều nhằm mục tiêu hạ giá thành đơn vị sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động SX. 1.3. Phân loại chi phí sản xuất (CPSX). Trong doanh nghiệp xây dựng các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều khoản có tính chất, nội dung kinh tế, công dụng khác nhau. Do vậy để quản lý chặt chẽ và giám sát việc thực hiện sử dụng tiết kiệm, hợp lý chi phí đồng thời làm tốt công tác kế toán, kế toán cần phải tiến hành phân loại chi phí theo những chuẩn mực nhất định. Trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất, căn cứ vào nội dung của chi phí phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tƣợng có liên quan. Ngƣời ta có thể đứng trên các góc độ quản lý khác nhau nhƣ góc độ chi phí tài chính, góc độ kế toán, góc độ chủ đầu tƣ, phân tích để phân loại chi phí. Bên cạnh đó, việc phân loại còn giúp cho doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Việc phân loại chi phí đƣợc tiến hành dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu cụ thể của từng loại doanh nghiệp. Mỗi cách phân loại đều có công dụng nhất định đối với công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí. Dƣới đây là một số cách phân loại CPSX đƣợc sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng để phục vụ cho chỉ đạo kinh doanh hàng ngày và hoạch định các chính sách đầu tƣ cho tƣơng lai: 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này CPSX phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế đƣợc sắp xếp chung vào một yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra cái gì. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí chúng ta giữ nguyên đƣợc tính nguyên vẹn của từng yếu tố cũng nhƣ từng khoản mục chi phí theo mỗi yếu tố, không kể nó đƣợc phát sinh từ đâu, có quan hệ nhƣ thế nào đến quá trình sản xuất. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 6
  7. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Đối với doanh nghiệp xây dựng, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đều đƣợc chia thành các yếu tố: - Chi phí NVL: Bao gồm NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, thiết bị xây dựng cơ bản nhƣ: Xi măng, sắt, thép ., công cụ , dụng cụ mà doanh nghiệp sử dụng. - Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN trên tiền lƣơng và các khoản phải trả cho ngƣời lao động. - Chi phí khấu hao tài sản cố đinh: Là toàn bộ số tiền phải trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài nhƣ chi phí điện nƣớc, điện thoại - Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ số chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố kể trên. Phân loại CPSX theo yếu tố nhƣ trên giúp cho việc xây dựng và lập dự toán CPSX cũng nhƣ lập kế hoạch cung ứng vật tƣ, kế hoạch quỹ tiền lƣơng, tính toán nhu cầu vốn lƣu động định mức. Đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá đƣợc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch và tài chính. Ngoài ra, phân loại chi phí theo yếu tố còn cho phép cơ quan quản lý cấp trên kiểm tra CPSX của doanh nghiệp, hao phí vật chất và thu nhập quốc dân 1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí. Theo cách phân loại này CPSX đƣợc phân loại dựa vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, đồng thời giúp cho ngƣời làm kế toán dễ dàng tiến hành hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Theo cách này, chi phí sản xuất đƣợc chia thành 3 khoản mục chính: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC. Nhƣng do đặc thù của ngành xây dựng và sản phẩm xây dựng có chi phí máy thi công lớn, phức tạp nên CPSX sản phẩm xây dựng đƣợc chia thành 4 khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. Khoản mục này không bao gồm những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất chung và các hoạt động Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 7
  8. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp ngoài sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lƣơng phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất xây dựng kể cả công nhân của doanh nghiệp và nhân công thuê ngoài. - Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí liên quan đến việc sử dụng MTC trực tiếp cho việc SXSP xây dựng bao gồm: Chi phí khấu hao MTC, tiền thuê MTC, tiền lƣơng trả cho nhân viên điều khiển MTC, chi phí nhiên liệu, động lực, dầu mỡ dùng cho MTC và chi phí sửa chữa máy thi công - Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh khác ngoài các khoản chi phí phát sinh ở tổ, đội, công trƣờng xây dựng ngoài hai khoản mục trực tiếp nói trên bao gồm: Lƣơng nhân viên quản lý đội, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và tiền ăn ca của công nhân viên toàn đội xây dựng; vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho các đội xây dựng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội xây dựng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác dùng chung cho đội xây dựng.  Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của CPSX, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tƣợng gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc đánh giá giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. 1.3.3. Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lƣợng hoạt động. Để thuận tiện cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí SX đƣợc phân loại theo quan hệ với khối lƣợng công việc hoàn thành.Theo cách phân loại này CPSX đƣợc phân thành: - Chi phí khả biến ( biến phí ): Là các chi phí thay đổi về tổng, tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lƣợng hoạt động có thể là sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động . VD: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 8
  9. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Chi phí bất biến (định phí): Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lƣợng hoạt động thực hiện gồm các loại định phí sau: + Định phí tuyệt đối: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lƣợng hoạt động còn chi phí trung bình của một khối lƣợng hoạt động thì giảm đi. VD: Tiền lƣơng trả theo thời gian, + Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng vì chúng thƣờng liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp. Định phí bắt buộc có 2 đặc điểm sau:  Bản chất sử dụng lâu dài.  Không thể giảm bớt đến số không trong một thời gian ngắn + Định phí tương đối: (định phí cấp bậc). Trƣờng hợp trữ lƣợng (khả năng) của các yếu tố sản xuất tiềm tàng đã khai thác hết, muốn tăng đƣợc khối lƣợng hoạt động cần bổ xung, đầu tƣ các khả năng sản xuất tiềm tàng mới. Trƣờng hợp này sẽ xuất hiện chi phí bất biến cấp bậc. + Định phí tùy ý: Là các định phí có thể đƣợc thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch của các định phí này là ngắn hạn, thông thƣờng là một năm. Các chi phí này có thể đƣợc cắt giảm trong trƣờng hợp đặc biệt cần thiết. VD: Chi phí quảng cáo. Chi phí đào tạo nhân viên . - Chi phí tổng hợp: Là chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố định phí và biến phí. VD: Chi phí điện thoại, Fax, .  Mục đích của cách phân loại này là Để thiết kế và xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí với khối lƣợng. Đồng thời xác định xu hƣớng tác động lên chi phí. Nếu là biến phí tác động thì để tiết kiệm tổng biến phí và biến phí đơn vị. Còn đối với định phí nhằm nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất kinh doanh bằng cách tăng khối lƣợng hoạt động vì đặc điểm của tổng định phí là không thay đổi. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 9
  10. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Mặt khác, Phân loại theo cách này để xem xét xác định điểm hòa vốn, xem xét các quyết định trong sản xuất kinh doanh. 1.3.4. Phân loại theo phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đƣợc chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí trực tiếp: Là chi phí chỉ liên quan trực tiếp đến việc SX một Công trình, Hạng mục công trình nên hoàn toàn có thể hạch toán quy nạp trực tiếp cho từng Công trình, Hạng mục công trình. - Chi phí gián tiếp: Là chi phí liên quan đến nhiều Công trình, Hạng mục công trình khác nhau nên phải tập hợp quy nạp cho từng đối tƣợng bằng phƣơng pháp phân bổ gián tiếp. Cách phân loại này có ý nghĩa thuần túy đối với kỹ thuật hạch toán. Trƣờng hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phƣơng pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp mức độ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tƣợng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu thức phân bổ chi phí. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí  Tóm lại: Mỗi cách phân loại chi phí có một ý nghĩa riêng phục vụ cho yêu cầu quản lý và từng đối tƣợng cung cấp thông tin cụ thể nhƣng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ CPSX phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. 1.4 . Phân loại giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình vật, kiến trúc có giá trị lớn và thời gian sản xuất kéo dài doanh nghiệp hình thành nên chỉ tiêu tính giá thành khác nhau.Mặt khác để quản lý tốt giá thành cho từng loại sản phẩm thì cần thiết phải phân loại giá thành sản phẩm. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 10
  11. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.4.1. Phân loại giá thành theo thời điểm tính giá thành. Giá thành sản phẩm chia thành 3 loại: - Giá thành dự toán(Zdt) :Giá thành dự toán là chỉ tiêu giá thành đƣợc xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã đƣợc duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nƣớc quy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phân tích định mức. Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, tham gia thi công dài, mang tính đơn chiếc, do đó mỗi công trình, hạng mục công trình đều có giá trị dự toán riêng, đƣợc xác định bằng công thức: Giá thành dự toán = Giá trị dự toán sản - Lợi nhuận sản phẩm xây lắp phẩm xây lắp định mức Trong đó: - Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp là giá thanh toán cho khối lƣợng công tác xây lắp hoàn thành theo dự toán, nó đƣợc xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công, định mức và đơn giá do nhà nƣớc quy định cho từng khu vực thi công và phần tích luỹ theo định mức. - Lợi nhuận định mức trong XDCB đƣợc Nhà nƣớc quy định trong từng thời kỳ. - Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây dựng trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức đơn giá áp dụng trong đơn vị. Mối liên hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán là: Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán (Nguồn: PGS.TS. Đặng Thị Loan. 2004. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp) Căn cứ vào giá thành dự toán và căn cứ vào điều kiện cụ thể, năng lực thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết để thi công công trình trong một kỳ kế hoạch.Việc xác định giá thành kế Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 11
  12. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp hoạch không chỉ giúp cho DN tính đúng CPSX phát sinh trong giai đoạn kế hoạch mà còn tạo điều kiện cho DN triển khai các kế hoạch, biện pháp tổ chức kỹ thuật để tổng CPSX thực tế không vƣợt quá tổng CPSX dự kiến theo kế hoạch. Nhƣ vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các doanh nghiệp xây lắp tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế:Là toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lƣợng xây dựng mà đơn vị đã nhận thầu, giá thành thực tế đƣợc xác định theo số liệu kế toán. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán đƣợc sau khi kết thúc quá trình sản xuất và đƣợc tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật - tổ chức và công nghệ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nƣớc cũng nhƣ với các đối tác liên doanh liên kết. 1.4.2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí. Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm đƣợc chia thành 2 loại: - Giá thành sản xuất : là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm các chi phí nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm đƣợc sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho, công việc lao vụ đã hoàn thành hoặc chuyển thẳng cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ đƣợc tính toán khi sản phẩm đƣợc xác định là tiêu thụ, đồng thời nó là căn cứ để xác định lợi nhuận trƣớc Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 12
  13. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp thuế của doanh nghiệp, lãi thực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá thành Chi phí Chi phí Giá thành SX toàn bộ SP = + quản lý + tiêu thụ của sản phẩm tiêu thụ DN sản phẩm 1.5. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng là 2 mặt biểu hiện khác nhau của quá trình sản xuất đồng thời chúng có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau Đây là hai mặt thống nhất trong một quá trình nên chúng giống nhau về mặt chất nhƣng khác nhau về mặt lƣợng. Chúng giống nhau bởi đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và cùng phục vụ công tác quản lý, phân tích kiểm tra chi phí giá thành và đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà DN đã chi ra trong quá trình SXKD và chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên chúng cũng có những đặc điểm khác nhau nhƣ: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời điểm phát sinh chi phí, còn giá thành luôn gắn với sản phẩm, công việc lao vụ dịch vụ hoàn thành. - Một đối tƣợng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tƣợng tính giá thành. - Chi phí sản xuất sản phẩm xây dựng phản ánh mặt hao phí xây dựng, còn giá thành sản phẩm phản ánh kết quả của quá trình sản xuất. - Trong giá thành bao gồm cả sản phẩm chi phí đã phát sinh thực tế của kỳ trƣớc và một phần chi phí sẽ phát sinh của kỳ sau nhƣng đã đƣợc ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả). Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trƣớc chuyển sang và loại trừ phần chi phí cho những sản phẩm chƣa hoàn thành. Còn chi phí sản xuất chỉ bao gồm những chi phí thực tế bỏ ra trong kỳ, bất kể chi phí đó có đƣợc tính vào giá thành hay không.Nhƣ vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về mặt lƣợng. Z = Dđk + C - Dck Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm. Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 13
  14. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Vậy chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Vì thế sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.Trong nền kinh tế thị trƣờng khi mà các doanh nghiệp phải tự lo liệu và tự chịu trách nhiệm về các kết quả của mình thì việc tính đúng, tính đủ mọi khoản chi phí sản xuất để xác định giá thành luôn đƣợc các doanh nghiệp coi trọng. 1.6. Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm. 1.6.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo đó phạm vi và giới hạn này có thể có địa điểm phát sinh chi phí nhƣ phân xƣởng, tổ đội sản xuất; có thể là nơi chịu chi phí nhƣ sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng Việc lựa chọn đối tƣợng tập hợp CPSX ở từng doanh nghiệp có sự khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình tổ chức kinh doanh , yêu cầu và trình độ quản lý, cũng nhƣ quy trình công nghệ SXSP của doanh nghiệp. Mặt khác, sản phẩm xây dựng có quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản phẩm đơn chiếc, thời gian thi công dài nên tuỳ thuộc vào công việc cụ thể và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà có đối tƣợng hạch toán kế toán chi phí khác nhau. Đối tƣợng tập hợp chi phí có thể là: - Công trình - Hạng mục công trình - Đơn đặt hàng - Từng giai đoạn công việc cụ thể Việc xác định đối tƣợng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đối tƣợng hạch toán , tập hợp chính xác các khoản chi phí phát sinh phù hợp với đặc điểm tổ chức và SXKD của doanh nghiệp mới giúp cho tổ chức tốt công tác kế toán chi phí. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 14
  15. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.6.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. Đối tƣợng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành cần phải đƣợc tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tƣợng tính giá thành là xác định đối tƣợng mà hao phí vật chất đƣợc doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đƣợc kết tinh trong đó nhằm định lƣợng hao phí cần đƣợc bù đắp cũng nhƣ tính toán đƣợc kết quả kinh doanh. Trong xây lắp, do tổ chức SX mang đặc điểm đơn chiếc , mỗi SP xây dựng đều có dự toán , thiết kế riêng nên đối tƣợng tính giá thành sản phẩm xây lắp là Công trình, Hạng mục công trình đã hoàn thành. Để xác định đúng đắn đối tƣợng tính giá thành sản phẩm kế toán cần phải căn cứ vào: + Đặc điểm tổ chức SX và cơ cấu tổ chức SX của doanh nghiệp. + Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. + Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm. + Trình độ quản lý. + Các yêu cầu chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Việc xác định đúng đắn đối tƣợng tính giá thành sản phẩm sẽ là căn cứ để kế toán mở các sổ chi tiết, bảng tính giá thành sản phẩm theo từng đối tƣợng quản lý là căn cứ để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp. 1.6.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp. Đó là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công tác tính giá thành cho đối tƣợng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức SXKD, chu kỳ SXKD, yêu cầu trình độ quản lý của nhân viên tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tƣợng tính giá thích hợp sẽ giúp cho kế toán tổ chức việc tính giá thành đựơc khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số lệu thông tin về tính giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ kịp thời, trung thực phát huy đƣợc vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoach giá thành sản Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 15
  16. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp phẩm của kế toán. Mỗi đối tƣợng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức, chu kỳ SXKD của chúng để xác định thích hợp. Trƣờng hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ và liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm cuối tháng. Còn nếu chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm kết thúc chu kỳ SXSP. Để xác định kỳ tính giá thành sản phẩm thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ SXSP. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành XDCB mà kỳ tính giá thành có thể đƣợc xác định nhƣ sau : - Đối với các sản phẩm đƣợc SX liên tục, cung cấp cho những đối tƣợng khác nhau liên tục, chu kỳ SX ngắn nhƣ gạch, ngói thì kỳ tính giá thành sản phẩm là một tháng. - Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian sản xuất thi công dài, công việc đƣợc coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành sản phẩm. - Đối với Công trình, Hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài thì chỉ khi nào có một bộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng đƣợc nghiệm thu, bàn giao, thanh toán thì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó. - Đối với những công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra đƣợc từng bộ phận công trình nhỏ đƣa vào sử dụng thì khi từng bộ phận xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ đƣợc bàn giao thành toán thì DNXL tính giá thành thực tế cho khối lƣợng bàn giao. 1.7. Phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất. 1.7.1. Phương pháp trực tiếp: Áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tƣợng kế toán tập hợp CPSX đã xác định và công tác hạch toán ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí vào từng đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 16
  17. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.7.2 .Phương pháp phân bổ gián tiếp: Áp dụng khi một loại CPSX có liên quan đến nhiều đối tƣợng kế toán tập hợp CPSX mà không thể trực tiếp tập hợp cho một đối tƣợng đƣợc. Trong trƣờng hợp này các DN phải lựa chọn tiêu chuẩn (tiêu thức ) hợp lý để phân bổ CP cho các đối tƣợng liên quan theo công thức: Ci = (C/T) × ti Trong đó: Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tƣợng i C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh đã tập hợp cần phân bổ T : Tổng đại lƣợng tiêu chuẩn dùng để phân bổ ti : Đại lƣợng của tiêu chẩn để phân bổ. Tuỳ vào từng trƣờng hợp cụ thể mà các doanh nghiệp tiến hành lựa chon đại lƣợng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ sao cho hợp lý. Tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ là cơ sở đảm bảo độ tin cậy của thông tin đƣợc cung cấp. 1.8. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp là một phƣơng pháp hoặc hệ thống phƣơng pháp sử dụng số liệu từ phần tập hợp CPSX và các tài liệu liên quan để tính giá thành sản phẩm , giá thành đơn vị sản phẩm hay lao vụ đã hoàn thành theo đối tƣợng tính giá đã xác định. Nó mang tính kỹ thuật tính toán thuần tuý. Có nhiều phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tính giá thành. Tuỳ theo đặc điểm tập hợp CP, quy trình công nghệ SX và đối tƣợng tính giá thành đã xác định mà sử dụng phƣơng pháp tính giá thànhcho phù hợp. Trong DNXL thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau : 1.8.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp). Phƣơng pháp này áp dụng đối với DN có đối tƣợng tính giá thành phù hợp với đối tƣợng tập hợp CPSX , kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Phƣơng pháp tính giá thành giản đơn là phƣơng pháp sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công đơn chiếc có đối tƣợng tập hợp CPSX phù hợp với đối tƣợng tính giá thành . Bên cạnh đó phƣơng Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 17
  18. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu để tính giá thành trong mỗi kỳ báo cáo, cách tính giản đơn dễ thực hiện. Theo phƣơng pháp này tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một Công trình, Hạng mục công trình từ khi khởi công tới khi Công trình, Hạng mục công trình hoàn thành chính là giá thành thực tế của Công trình, Hạng mục công trình. Trong trƣờng hợp công trình đó chƣa hoàn thành toàn bộ mà có khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao thì giá thành thực tếcủa khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao đƣợc tính theo công thức sau: ZTT của khối lƣợng xây Chi phí thực tế CP thực tế phát _ Chi phí thực tế = + lắp hoàn thành bàn giao dở dang ĐK sinh trong kỳ dở dang CK Nếu các công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhƣng thi công trên một địa bàn do một ngƣời đảm nhận mà không có điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các chi phí khác nhau cho từng Công trình, Hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã tập hợp trên toàn bộ công trình đều phải phân bổ cho từng công trình, Hạng mục công trình . 1.8.2. Phương pháp tổng cộng chi phí. Đối với các CT, HMCT phải qua nhiều giai đoạn thi công thì giá thành thực tế của Công trình, Hạng mục công trình đƣợc tính nhƣ sau: ZttCT, HMCT = C1 + C2 + C3 + .+ Cn + Dđk - Dck Trong đó + Z: Giá thành thực tế của toàn bộ Công trình, Hạng mục công trình. + C1,C2, ,Cn: Chi phí xây dựng, thi công công trình ở từng giai đoạn + Dđk, Dck: Chi phí thực tế phát sinh dở dang đầu kỳ, dở dang cuối kỳ. 1.8.3.Phương pháp đơn đặt hàng Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp doanh nghiệp nhận thầu các công trình theo đơn đặt hàng, khi đó đối tƣợng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tƣợng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Chu kỳ sản xuất của mỗi đơn đặt hàng thƣờng dài, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành. Kỳ tính Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 18
  19. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phƣơng pháp này, kế toán giá thành mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh đƣợc tập hợp lại theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp đƣợc cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Trong trƣờng hợp nếu đơn đặt hàng chƣa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp đƣợc đến thời điểm đó của từng đơn đặt hàng sẽ là chi phí của khối lƣợng xây lắp dở dang. 1.8.4. Phương pháp định mức. Mục đích của phƣơng pháp này là kịp thời vạch ra các CPSX thoát ly ngoài định mức nhằm tăng cƣờng công tác phân tích kiểm tra các số liệu kế toán và đơn giản hoá thủ tục tính toán. Nội dung của phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau : Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành kết hợp với dự toán chi phí đƣợc duyệt , kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức. So sánh chi phí thực tế phát sinh cộng với định mức để xác định số chênh lệch so với định mức và các nguyên nhân gây ra chênh lệch đó. Chênh lệch đó đƣợc gọi là chênh lệch thoát ly định mức, việc xác định số chênh lệch đó do thoát ly định mức đƣợc tiến hành theo các phƣơng pháp khác nhau, tùy thuộc vào từng khoản mục chi phí. Tập hợp thƣờng xuyên và phân tích các chênh lệch đó để kịp thời đề ra biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở tính giá thành định mức , số chênh lệch do thay đổi định mức , số chênh lệch sao với định mức , kế toán tiến hành xác định gí thành thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức sau : Giáthành thực Giá thành định Chênh lệch Thay đổi = ± ± tế của SP mức của SP định mức định mức Trong đó: Chênh lệch thoát Chi phí thực tế theo Chi phí định mức ly định mức = từng khoản mục _ theo từng khoản mục Phƣơng pháp này rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp. Tuy nhiên , Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 19
  20. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp để phƣơng pháp này thực sự phát huy đƣợc tác dụng , kế toán cần tổ chức đƣợc hệ thống định mức tƣơng đối chính xác và cụ thể , công tác hạch toán kế toán ban đầu cần phải chính xác và chặt chẽ. 1.8.5. Phương pháp hệ số. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ thu đƣợc nhiều loại sản phẩm khác nhau (với cùng lƣợng NVL trực tiếp bỏ vào từ đầu), các sản phẩm này có thể quy đổi về sản phẩm gốc và chi phí không tập hợp riêng đƣợc cho từng loại sản phẩm. Trƣờng hợp này đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Ngoài ra khi áp dụng phƣơng pháp này phải xác định đƣợc hệ số tính giá tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Để tính giá thành cho từng loại sản phẩm, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy tất cả các loại sản phẩm khác nhau về sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu chuẩn). Hệ số quy đổi đƣợc xây dựng dựa trên đặc điểm kinh tế hoặc tính chất của sản phẩm, trong đó sản phẩm có đặc trƣng tiêu biểu mang hệ số 1. Sau đó áp dụng công thức tính giá thành đơn vị cho sản phẩm gốc. Cuối cùng, căn cứ vào hệ số quy đổi và giá thành đơn vị chuẩn ở trên để tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm cụ thể. Tổng số sản Số lượng từng loại Hệ số quy đổi phẩm gốc = ∑ ( sản phẩm hoàn × ) của từng loại hoàn thành thành Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = sản phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi của từng của từng loại sản = sản phẩm gốc × loại phẩm 1.8.6. Phương pháp tỷ lệ. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 20
  21. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một phân xƣởng hay trên cùng một quy trình công nghệ thu đƣợc nhiều loại sản phẩm chính có quy cách khác nhau. Tiêu thức chọn trong phƣơng pháp tỷ lệ có thể là giá bán, giá thành kế hoạch, chi phí định mức. Thực hiện tính giá thành theo phƣơng pháp tỷ lệ kế toán cần phải tiến hành các bƣớc sau: Bƣớc 1: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Bƣớc 2: Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm Bƣớc 3: Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm sản phẩm Tỷ lệ tính giá thành Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm = cho sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm Bƣớc 4: Tính tổng giá thành thực tế của sản phẩm quy cách i Tổng giá thành thực tế Tổng giá thành kế của sản phẩm i hoàn = Tỷ lệ x hoạch của sản phẩm i thành trong kỳ Bƣớc 5: Tính giá thành đơn vị sản phẩm i Tổng giá thành thực tế sản phẩm i Z đơn vị sản phẩm thứ i = Số lƣợng sản phẩm i hoàn thành Trong thực tiễn , công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây lắp có thể sử dụng kết hợp các phƣơng pháp trên với nhau tuỳ theo từng đặc điểm và điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có sự lựa chọn một phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong doanh nghiệp xây lắp có thể áp dụng một số phƣơng pháp tính Z nhƣ: Phƣơng pháp tính giá thành hệ số, tỷ lệ, .Nhƣng các phƣơng pháp này đều phức tạp và khó khăn khi tính toán nên ít đƣợc áp dụng. 1.9. Đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD) cuối kỳ. Sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp có thể là Công trình, Hạng mục công trình dở dang chƣa hoàn thành, khối lƣơng xây lắp thi công dở dang bất kỳ chƣa đƣợc bên chủ đầu tƣ nghiệm thu, thanh toán.Đánh giá sản Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 21
  22. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp phẩm dở dang là tính toán, xác định phần CPSX cho khối lƣợng làm dở dang cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định. Để đánh giá SPDD một cách chính xác trƣớc hết cần phải kiểm kê khối lƣợng xây dựng hoàn thành trong kỳ đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành theo quy ƣớc ở từng giai đoạn thi công để xác định SPDD, phát hiện những tổn thất trong quá trình thi công. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là kết cấu phức tạp, việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn. Vì vậy, khi đánh giá SPDD kế toán cần kết hợp chặt chẽ với các bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động. Để xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm xây lắp dở dang một cách chính xác trên cơ sở kết quả kiểm kê làm dở đã tổng hợp đƣợc kế toán tiến hành đánh giá SPDD. Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của từng sản phẩm xây lắp, định kỳ (tháng, quý, năm), doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lƣợng công việc hoàn thành trong kỳ hay đang dở dang. Phƣơng pháp đánh giá SPDD trong xây lắp phụ thuộc vào phƣơng thức thanh toán khối lƣợng xây lắp giữa hai bên nhận thầu và bên giao thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành giá trị sản SPDD là tổng chi phí phát sinh công trình đến cuối tháng đó. Nếu quy định giá trị hoàn thành sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì SPDD là giá trị khối lƣợng xây lắp chƣa đạt( giá trị mang tính dự toán).  Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán: Theo phƣơng pháp này chi phí dự toán của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ xác đình theo công thức sau: Chi phí thực tế Chi phí thực tế của Chi phí Chi phí theo của khối lƣợng khối lƣợng xây lắp thực tế của xây lắp DDĐK + thực hiện trong kỳ dự toán của KL xây khối lƣợng lắp DDCK × xây lắp = CP dự toán của khối CP theo dự toán DDCK lƣợng XL hoàn thành của khối lƣợng bàn giao trong kỳ + xây lắp DDCK Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 22
  23. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp  Phương pháp đánh giá SPDD theo tỷ lệ thành phẩm hoàn thành tương đương. + Phƣơng pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá SPDD của công tác xây lắp, lắp đặt máy móc thiết bị. + Theo phƣơng pháp này chi phí thực tế của khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ đƣợc xác định nhƣ sau: Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của Chi phí CP dự toán khối lƣợng xây lắp khối lƣợng xây lắp th ực tế khối lƣợng DDĐK + thực hiện trong kỳ xây lắp c ủa KL xây lắp DDCK đã DDCK = × tính theo SL Chi phí của khối lƣợng CP dự toán KL xây lắp hoàn thành xây lắp hoàn thành bàn + DDCK đã tính theo SL tƣơng đƣơng giao trong kỳ theo dự hoàn thành tƣơng đƣơng toán  Phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phƣơng pháp nguyên vật liệu trực tiếp chỉ nên áp dụng cho các ngành sản xuất sản phẩm mà chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ lớn. Theo phƣơng pháp này kế toán chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn các chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Công thức tính: Ddk + CNVL Dck = x Qd Q + Q ht d Trong đó: Ddk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Dck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ CNVL : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Qht : Khối lƣợng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Qd : Khối lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ - Ƣu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, xác định chi phí dở dang cuối kỳ đƣợc Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 23
  24. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành nhanh chóng. - Nhƣợc điểm: Kết quả đánh giá sản phẩm dở dang có độ chính xác không cao vì trong sản phẩm làm dở chỉ tính toán một khoản mục. 1.10. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.10.1. Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với DN kế toán hàng tồn kho (HTK) theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.10.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): bao gồm các khoản chi phí: “nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu” dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm dể lắp ráp gia công tiếp thành phẩm thì cũng đƣợc hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp. CPNVLTT là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CPSX xây lắp (khoảng từ 70% - 80% ) bao gồm toàn bộ vật liệu chính (gạch cát, xi măng ) vật liệu phụ ( đinh , vít ,gỗ ) các cấu kiện ( bê tông ,sắt , thép ) các bộ phận rời lẻ và các vật liệu khác dùng cho việc xây dựng , lắp đặt các CT trừ vật liệu dùng cho MTC. Căn cứ vào chứng từ xuất kho để tính giá trị thực tế vật liệu xuất dùng và căn cứ vào đối tƣợng tập hợp CPSX đã đƣợc xác định để tập hợp chi phí NVLTT. Để phản ánh các khoản chi phí NVL xuất dùng trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.Kết cấu tài khoản này nhƣ sau: - Bên nợ: Trị giá vốn nguyên liệu,vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất,chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. - Bên có: + Trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng - Tài khoản 621 không có số dƣ đầu kỳ và số dƣ cuối kỳ. Trình tự kế toán theo sơ đồ sau: Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 24
  25. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật liệu không dùng hết nhập lại kho TK 152 TK 621 TK 154 Trị giá NVL xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất sp Kết chuyển CPNVLTT TK 111,112,331 Trị giá NVL mua sử dụng ngay cho sản xuất TK 632 TK 133 Thuế GTGT đ Chi phí NVL vượt mức bình thƣờng ược khấu trừ 1.10.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công phải trả là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ dịch vụ bao gồm lƣơng chính, lƣơng phụ, các khoản phụ cấp Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định so với tiền lƣơng công nhân sản xuất. CPNCTT thƣờng đƣợc tính trực tiếp vào đối tƣợng chị chi phí có liên quan. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí thì sử dụng phƣơng pháp phân bổ gián tiếp để tính toán số chi phí phân bổ cho từng đối tƣợng chịu chi phí. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là chi phí tiền công định mức hoặc giờ công định mức. Để theo dõi chi phí NCTTSX kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp sản xuất”. Tài khoản này mở chi tiết cho từng đối tƣợng.Kết cấu sơ bản Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 25
  26. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp tài khoản này nhƣ sau: - Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lƣơng, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lƣơng, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ. - Bên có: + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng vào TK 632 “giá vốn hàng bán” - TK 622 không có số dƣ cuối kỳ Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp thể hiên qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Kết chuyển chi phí NCTT Tiền lƣơng và phụ cấp CNTT sản xuất TK 335 TK 632 L ƣơng phép Trích trƣớc th ực tế lƣơng nghỉ phép Chi phí NCTT vƣợt mức TK 338 bình thƣờng Các khoản trích theo lƣơng theo tỷ lệ quy định 1.10.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng MTC để tập hợp phân bổ chi phí sử dụng MTC phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp.  Trong trƣờng hợp DN xây lắp thực thiện xây lắp công trình theo phƣơng thức vừa thủ công vừa hỗn hợp vừa kết hợp bằng máy thì chi phí sử dụng MTC đƣợc hạch toán vào TK623. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 26
  27. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - TK623 có 6 tài khoản cấp 2 : TK6231: Chi phí nhân công – Bao gồn lƣơng chính, lƣơng phụ và các khoản phụ cấp của công nhân điều khiển máy, tài khoản này không phản ánh các khoản trích theo lƣơng trên lƣơng phải trả của công nhân sử dụng máy thi công, mà các khoản trích theo lƣơng này đƣợc hạch toán vào tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung. TK6232: Chi phí vật liêu – Bao gồm chi phí NVL, vật liệu phục vụ MTC. TK6233: Chi phí dụng cụ sản xuất – Bao gồm chi phí về dụng cụ. TK6234: Chi phí khấu hao máy thi công – Dùng phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp CT, HMCT. TK6237: Chi phí dịch vụ thuê ngoài – phản ánh dịch vụ mua ngoài nhƣ thuê ngoài sửa chữa MTC, bảo hiểm MTC, chi phí điện nƣớc, tiền thuê TSCĐ, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ, TK6238: Chi phí bằng tiền khác – Phản ánh các chi phi bằng tiền hục vụ cho hoạt động của MTC.  Trƣờng hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng TK623 mà các CPXL hạch toán trực tiếp vào các TK 621, 622, 627. Trình tự kế toán chi phí sử dụng MTC. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 27
  28. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí MTC TK334 TK623 TK154 Tiền công phải trả cho Công nhân điều khiển MTC Chi phí sử dụng MTC TK133 Tính cho từng CT, HMCT TK152, TK153, TK141, TK111 Vật liệu, CC, DC xuất kho Hoặc mua ngoài sử dụng TK214 MTC Chi phí khấu hao MTC TK142, TK242, 335 Phân bổ dần chi phí trả trƣớc Chi phí phải trả TK111, TK112, TK331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác TK133 Thuế GTGT Chi phí sử dụng MTC đƣợc phân bổ cho từng CT theo tiêu thức phù hợp trong doanh nghiệp: Theo thời gian sử dụng, theo chi phí NVLTT, 1.10.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí SXC là các chi phí sản xuất của đội, phân xƣởng sản xuất gồm: Lƣơng nhân viên quản lý, các khoản trích theo lƣơng theo quy định của công nhân viên quản lý; CNTT , chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xƣởng, đội ; chi phí vật liệu, chi phí CCDC và các chi phí khác phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty, . Hay nói một cách khác chi phí SXC là những chi phí cần thiết còn lại để thực hiện thi công các công trình sau chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung cố định đƣợc phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản xuất dựa trên công suất bình thƣờng của máy móc sản xuất. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 28
  29. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thƣờng thì chi phí sản xuất cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Trƣờng hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thƣờng, phần chi phí chung không đƣợc phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí sản xuất chung biển đổi đƣợc phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế. Tiêu thức phân bổ có thể theo chi phí sản xuất chung, chi phí công nhân trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tổng chi phí SXC cần Mức chi phí SXC phân bổ phân bổ cho từng Tổng tiêu thức phân = × đối tƣợng Tổng tiêu thức phân bổ bổ cho từng đối cho các đối tƣợng tƣợng Để theo dõi chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627- chi phí sản xuất chung, Tài khoản này đƣợc mở chi tiết cho từng đối tƣợng.Kết cấu TK: Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có) + Chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ, kết chuyển chi phí cho các đối tƣợng chịu chi phí. + Chi phí sản xuất chung không đƣợc phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. TK 627 không có số dƣ cuối kỳ và đƣợc mở 6 tài khoản cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí. TK 6271: Chi phí nhân viên phân xƣởng ; TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất ; TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài ; TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 29
  30. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung TK334 ,TK338 TK 627 Chi phí nhân viên quản lý TK154 phân xƣởng TK152, 153 Kết chuyển CPSXC Chi phí vật liệu, dụng cụ TK214 TK632 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất sản phẩm CPSXC cố định không đƣợc tính vào Zsp mà tính vào giá vốn hàng TK111, 112, 331 bán Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác TK133 Thuế GTGT 1.10.1.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất chung doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối kỳ các chi phí sản xuất đƣợc tập hợp vào TK 621, TK 622, TK 627 sẽ đƣợc kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ. TK 154 đƣợc mở chi tiết theo từng đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tƣợng tính giá thành. Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo sơ đồ sau: Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 30
  31. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên trong doanh nghiệp sản xuất TK154 TK621 TK155 Giá thành sản phẩm Cuối kỳ KC chi phí xây lắp hoàn thành NVL trực tiếp chƣa bàn giao TK622 Cuối kỳ, KC TK157 Chi phí NCTT Zthực tế của sản phẩm trong kỳ gửi đi bán TK623 Cuối kỳ kết chuyển Chi phí sửdụng MTC TK632 TK627 Cuối kỳ, KC, phân bổ Zthực tế của SP Chi phí SXC trong kỳ bán ngay Chi phí sản xuất chung cố định Không đƣợc phân bổ vào giá thành 1.10.2. Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với DN kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Theo phƣơng pháp này, cuối kỳ, CPSX tập hợp trên các tài khoản TK621, TK622, TK623, TK627 không kết chuyển sang TK154 mà kết chuyển sang TK631 “ giá thành sản xuất”. Từ đó tổng hợp CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ. Đối với doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp KKĐK thì cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê, đánh giá, xác định giá trị vật tƣ tồn kho cuối kỳ để xác định đƣợc trị giá NVL xuất dùng trong kỳ. Khi đó, các tài khoản tồn kho TK152, TK153, TK154 chỉ phản ánh giá trị NVL, sản phẩm, hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ. Trên các tài khoản này không phản ánh trực tiếp các nghiệp vụ nhập – xuất SP, VL. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 31
  32. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sau khi kiểm kê xác định đƣợc giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ, kế toán tiến hành trính giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ. Gia trị VL Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị NVL mất, xuất dùng NVL tồn NVL mua NVL tồn hao hụt (nếu xác trong kỳ = đầu kỳ + trong kỳ cuối kỳ - định đƣợc) - Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán chi phí theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Kết chuyển chi phí SXKD cuối kỳ TK154 TK631 Kết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ TK611,138 Các khoản CP TK611 TK621 không tính vào Zsp Chi phí NVLTT phát Cuối kỳ KC sinh trong kỳ CPNVLTT TK632 TK622 Cuối kỳ KC Zsp hoàn thành TK627 CPNCLTT trong kỳ Kết chuyển chi phí SXC TK632 Chi phí SXC cố định không tính vào ZSP 1.11. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán. Trong các loại hình DN, do quy mô lớn nhỏ khác nhau nên hình thức kế toán tại các DN cũng khác nhau.Sổ kế toán dùng để ghi chép , hệ thống và lƣu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế ,tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến Doanh nghiệp. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 32
  33. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.11.1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung . Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ NKC, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ NKC để ghi vào Sổ Cái TK621, TK622, TK623, TK627, TK154. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ NKC, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. SƠ ĐỒ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung. Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết các TK621, 622, 623, 627, 154 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Bảng tính giá thành sản phẩm SỔ CÁI TK621, 622, 623, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. 1.11.2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - sổ cái. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái . Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra và đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 33
  34. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp trƣớc hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) đƣợc ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán đƣợc lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập, ) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, đƣợc dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ NK- SC và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trƣớc và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dƣ đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dƣ cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên NK - SC SƠ ĐỒ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán NHẬT KÝ - SỔ CÁI. Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết các TK621, 622, 623, Bảng tổng hợp chứng từ kế 627, 154 toán cùng loại Bảng tính giá NHẬT KÝ – SỔ CÁI thành sản phẩm BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 34
  35. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.11.3. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ . - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã đƣợc kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ số 7 hoặc Bảng kê số 4 , sổ chi phí xây lắp của các tài khoản: TK621, TK622, TK623, TK627, TK154 và thẻ tính giá thành các CT, HMCT xây lắp. - Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trƣớc hết đƣợc tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các NK- CT, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các NK- CT ghi trực tiếp vào SC. SƠ ĐỒ 1.9 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁNNHẬT KÝ - CHỨNG TỪ Nhậ t ký chứng từ số Chứng từ gốc 1,2,5 Bảng phân bổ NVL,CCDC Sổ chi phí sản Bảng kê số 4,5,6 Bảng phân bổ tìên lƣơng, xuất BHXH Bảng phân bổ khấu hao Nhậ t ký chứng từ số Bảng tính giá 7 thành sản xuất Sổ cái TK 621,622,623,627,154 Ghi chú: Ghi hàng ngày Báo cáo tài chính Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 35
  36. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.11.4.Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra. đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào Sổ Cái TK621, 622, 623, 627. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập CTGS đƣợc dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký CTGS, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dƣ của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. SƠ ĐỒ 1.10 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ kế toán Sổ,thẻ kế toán CP TK 621,622,623, 627,154 Chứng từ ghi sổ Sổ đăng Bảng tính giá ký thành chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 621,622,623,627,154 Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 36
  37. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 1.11.5. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính: - Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có để nhập dữ liệu vào máy trích theo các bảng biểu đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm. - Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (SC hoặc NK- SC ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng hoặc bất kỳ một thời điểm nào cần thiết, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ. Ngƣời làm kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã đƣợc in ra giấy. - Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đƣợc in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 37
  38. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp SƠ ĐỒ 1.11 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH CH ỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM - Sổ tổng hợp KẾ TOÁN - Sổ chi tiết - Thẻ giá thành BẢ NG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG - Báo cáo tài chính MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán quản trị LOẠI Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 38
  39. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH AN HẢI 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH An Hải. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH An Hải. Tên công ty : Công ty TNHH AN HẢI Tên tiếng anh : ANHAI Company Limited Tên viết tắt : AN HAI CO.,Ltd Trụ sở chính : Số 2 – Vũ Văn Dũng – Quang Trung - Hải Dƣơng Địa chỉ nhà máy : Km 42 + 800 quốc lộ 5 – Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dƣơng Tell : 03203.783601 Fax : 0320.3783586 Website : anhai.vn Vốn điều lệ : 20.000.000.000 đồng Giám đốc : Ông Nguyễn Tất Hải Tài khoản giao dịch : 0341001680885 Ngân hàng giao dịch : Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hải Dƣơng. Đăng ký thuế công ty TNHH AN HẢI số 0800375801 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 04 năm 2007 - Đăng ký lại lần thứ 1 ngày 12 tháng 02 năm 2009 - Đăng ký lần thay đổi thứ 4 ngày 07 tháng 05 năm 2010 An Hải đƣợc thành lập năm 1994 với hình thức hoạt động là Doanh nghiệp tƣ nhân tại Biên Hòa, Đồng Nai .Trải qua hơn 16 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng DNTN An Hải đã phát triển không ngừng và khẳng định đƣợc quy mô của mình trong lĩnh vực xây dựng của cả nƣớc, đặc biệt là Xây dựng dân dụng và Thiết kế, thi công nhà thép tiền chế. Điều này đã đƣợc khẳng định bằng những công trình mà An Hải đã và đang đảm nhận thi công trong hơn Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 39
  40. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp mƣời năm qua. Với phƣơng châm chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thi công của Công ty là lấy chất lƣợng công trình làm mục tiêu phấn đấu và động lực cho sự tồn tại và phát triển của mình. Hơn mƣời sáu năm xây dựng và trƣởng thành An hải đã từng bƣớc phát triển lớn mạnh không ngừng với rất nhiều công trình lớn nhỏ. Đến năm 2007 nắm bắt đƣợc thị trƣờng xây dựng trong nƣớc đang phát triển mạnh mẽ, nhất là tại các khu công nghiệp lớn, qua quá trình khảo sát và làm việc Ông Hải đã mạnh dạn thành lập công ty TNHH AN HẢI tại Thành phố Hải Dƣơng đây là một trung tâm công nghiệp Thƣơng mại và dịch vụ thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là nơi thu hút rất nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong 3 năm STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng doanh thu 18.017.170.510 8.763.022.091 16.985.625.509 2 Doanh thu thuần 18.017.170.510 8.763.022.091 16.985.625.509 3 Giá vốn hàng bán 17.294.558.465 7.895.071.377 16.207.948.817 4 Lợi nhuận gộp 722.612.045 867.950.714 777.676.690 5 Lợi nhuận trƣớc thuế (181.426.416) 175.260.442 336.009.608 6 Thu nhập bình quân 1.558.312 1.705.462 1.755.890 1LĐ/tháng 7 Thuế và các khoản - 31.045.577 73.922.114 nộp NSNN 8 Vốn kinh doanh bình 7.852.434.411 13.981.706.790 25.689.017.864 quân 2.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty. Thuận lợi - Chính bản thân công ty cũng đã tạo cho mình những thuận lợi nhất định nhƣ: Công ty đã thành lập từ rất sớm và có một thời gian phát triển bền vững Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 40
  41. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp trong lĩnh vực hoạt động của mình, đã tự tạo ra vị thế kinh doanh vững chắc và uy tín cao trên thị trƣờng; qua thời gian hoạt động lâu dài công ty đã có những khách hàng, đối tác quen thuộc, hơn nữa công ty luôn giữ vững uy tín trên thị trƣờng, đảm bảo các công trình thi công luôn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lƣợng, an toàn mà đúng thời gian thi công. Vì vậy công ty luôn có thêm những khách hàng mới và uy tín luôn đƣợc nâng cao. - Do xu hƣớng kinh tế Việt nam đang phát triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng lớn, đây là thuận lợi cho công ty trong việc kinh doanh. - Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp học hỏi khoa học kỹ thuật hiện đại của các nƣớc trên thế giới trong thi công, đó là dần thay thế sức lao động thủ công của con ngƣời trong xây dựng bằng máy móc, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn lao động cao hơn cho con ngƣời mà còn tạo ra hiệu quả sản xuất cao. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi mà công ty có đƣợc thì công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn: - Công ty TNHH là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, nhận thầu các công trình nên khối lƣợng vốn bỏ ra để thực hiện công trình là rất lớn mà chỉ đƣợc ứng trƣớc một số vốn nhất định, chỉ khi nào công trình hoàn thành và đƣợc nghiêm thu thì mới thu hồi đƣợc vốn, do đó vốn đọng lại tại các công trình là rất lớn làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề vốn để thi công. - Công ty kinh doanh trong ngành xây dựng, mà các công trình thƣờng xây dựng trong thời gian dài, còn giá cả nguyên vật liệu đầu vào thì liên tục thay đổi hầu nhƣ đều theo chiều hƣớng tăng gây nhiều kho khăn cho công ty, vì khi nhận thầu thì nguyên vật liệu ở một giá mà khi thi công giá đã thay đổi rất nhiều. 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ tại công ty TNHH An Hải. 2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh. Trong những năm gần đây, ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH An Hải Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 41
  42. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng : - Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp - Xây dựng các công trình giao thông - Xây dựng các công trình phòng cháy chữa cháy - San lấp mặt bằng công trình - Sản xuất kết cấu thép và gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí - Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn (cống ly tâm và cọc ly tâm). - Tƣ vấn đầu tƣ (không bao gồm tƣ vấn pháp luật) - Xây lắp đƣờng dây và trạm điện thế 35kv - Kinh doanh mua bán tấm lợp màu - Mục tiêu: Trở thành công ty bền vững trong lĩnh vực xây dựng và nhà thép tiền chế 2.1.3.2. Đặc điểm sản phẩm. - Sản phẩm chính của công ty là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài, Do đó việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thƣớc đo, đồng thời để giảm rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. - Sản phẩm của công ty đƣợc tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tƣ (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. - Sản phẩm của công ty luôn cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất ( nhƣ máy móc, thiết bị thi công, ngƣời lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. - Sản phẩm của công ty từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đƣa vào sử dụng thƣờng là thời gian kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của công trình. Quá trình thi công đƣợc chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 42
  43. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp công việc thƣờng diễn ra ngoài trời và chịu nhiều tác động của các nhân tố thời tiết nhƣ nắng, mƣa, bão, lụt Vì vậy nên dễ mất mát, hƣ hỏng - Một số công trình tiêu biểu nhất mà công ty đã thực hiện trong thời gian vừa qua: . Công ty TNHH may Phonix . Công ty Oriental sport Việt Nam . Công ty Evergreen . Công ty Ngân Vƣợng . Công ty TNHH may mặc Trần Đại . Công ty TNHH thực phẩm Liway Hà Nội . Công ty Chiachen . Các dự án phía Nam 2.1.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có quy mô lớn, thời gian thi công dài, tƣơng đối phức tạp, không ổn định có tính lƣu thông cao. Với nét riêng đó đòi hỏi công tác quản lý chỉ đạo thi công công việc cũng mang sắc thái riêng và đƣợc khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1 . Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty TNHH AN HẢI Khảo sát Thiết kế Lập dự án Bàn giao Thi công thanh toán 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH An Hải Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay cũng nhƣ nhiều công ty khác, công ty TNHH AN HẢI cũng đƣợc quyền chủ động quyết định bộ máy quản lý trong nội bộ cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp để hoạt động có Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 43
  44. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp hiệu quả. Với bộ máy tổ chức kiểu trực tuyến chức năng, toàn bộ hoạt động của công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của giám đốc cùng với sự hỗ trợ của các phó giám đốc, cùng các phòng ban trực thuộc quản lý. Điều đó đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức công ty TNHH An Hải Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ tài chính Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng HC- Kinh Kế kỹ thiết NS Doanh toán thuật kế Nhà máy Xƣởng tạo Xƣởng kết Xƣởng kết Xƣởng làm phôi cấu I cấu II sạch, sơn Chỉ huy trƣởng Đội làm sắt Đội cốt pha Đội bê tông Đội nề Đội vận tải *Ban giám đốc: - Giám đốc có thẩm quyền cao nhất công ty chỉ huy và chịu trách nhiệm lãnh đạo. - Đề ra các phƣơng án sản xuất kinh doanh Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 44
  45. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Tổ chức thực hiện các phƣơng án đƣợc đề ra. - Kiểm tra việc thực hiện các phƣơng án, đƣa ra những biện pháp khắc phục khi cần thiết. *Phó giám đốc: - Chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng hành chính, trung tâm dịch vụ tổng hợp, công tác xây dựng cơ bản(nếu có) - Thay mặt giám đốc trong công tác tìm kiếm khách hàng, phụ trách trực tiếp phòng thị trƣờng. - Thay mặt giám đốc giải quyết công việc đƣợc ủy quyền khi giám đốc đi vắng. - Các phó giám đốc quản lý chặt chẽ các an toàn lao động và xử lý các văn thƣ nghị định. Các phòng ban có chức năng tham mƣu và giúp việc cho các phó giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của phó giám đốc. Công ty hiện có 5 phòng ban với các chức năng nhiệm vụ sau: - Phòng kỹ thuật có chức năng hoạch định chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia giám sát các hoạt động đầu tƣ về máy móc, thiết bị của công ty và các công trình đầu tƣ thi công - Phòng thiết kế có chức năng thiết kế những mẫu công trình xây dựng phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tƣ - Phòng HC-NS có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực con ngƣời trong nhà máy, thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với cán bộ công nhân viên đảm bảo quyền lợi cho công nhân. - Sắp xếp thay đổi nhân lực sao cho phù hợp với tay nghề và sức khỏe của từng ngƣời. Trưởng phòng hành chính-nhân sự Là ngƣời trực tiếp tham mƣu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý Công ty. Đề xuất đào tạo cán bộ trƣớc mắt và lâu dài. Quản lý theo dõi và giao nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng, kiểm tra việc Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 45
  46. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp xây dựng kế hoạch tiền lƣơng an toàn lao động, nâng cấp cho cán bộ công nhân viên. Xây dựng kế hoạch nhân lực đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho công ty phục vụ cho việc xây dựng và duy trì các hệ thống chất lƣợng lao động - Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh của công ty có nhiệm vụ trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty và phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tổ chức của Nhà nƣớc. Trưởng phòng kinh doanh: - Tham mƣu cho giám đốc trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về vai trò, nhiệm vụ đƣợc giao, trực tiếp điều hành quản lý phòng. - Đề ra nhiệm vụ cho từng cán bộ nhân viên trong phòng. - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kinh doanh và báo cáo trực tiếp cho giám đốc. - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý, tháng cho các đơn vị trong công ty. - Tìm kiếm đối tác và nguồn khách hàng mới cho công ty. - Tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng, và mở rộng thị trƣờng - Đề ra chiến lƣợc thích ứng cho từng thời kỳ và dự báo tình hình giá cả lên, xuống của thị trƣờng qua từng năm. - Thiết lập mối quan hệ bạn hàng trong và ngoài nƣớc. Tìm hiểu nắm bắt thị trƣờng hàng hoá trong nƣớc và nƣớc ngoài. - Soạn thảo và thực hiện các văn bản liên quan tới việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 46
  47. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp - Phòng kế toán: - Phòng kế toán có nhiệm vụ lập ghi chép và phân loại sắp xếp các chứng từ kế toán, các hợp đồng kinh tế. - Lập kế hoạch vay vốn và thực hiện các phƣơng án vay vốn Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất và kinh doanh của công ty. - Ghi chép và cập nhật sổ sách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời chính xác , lập báo cáo tài chính theo chế độ quản lý tài chính của Bộ tài chính ban hành và theo quy định của Công ty theo định kỳ. - Đảm bảo lƣu trữ chứng từ của Công ty theo quy định của Bộ tài chính và cơ quan thuế. - Lập kế hoạch tài chính hàng tuần, tháng, quý, năm báo cáo ban giám đốc, hội đồng quản trị và cơ quan chức năng. - Hƣớng dẫn các bộ phận lập chứng từ theo đúng quy định của Công ty và theo hệ thống kế toán hiện hành. - Kết hợp phòng kinh doanh đối chiếu và thu hồi công nợ đúng hạn. 2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH An Hải.  Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ, có hiệu quả đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác công ty đã lựa chọn mô hình kế toán tập trung. Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trƣởng cũng nhƣ sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty đối với hoạt động kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 47
  48. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.3 : Bộ máy kế toán của công ty TNHH AN HẢI. Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp Kế toán viên Thủ quỹ Kế toán trưởng : - Kế toán trƣởng là ngƣời giúp giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán, nắm bắt thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp. Quản lý phân công cụ thể chức năng nhiệm vụ cho từng cán bộ nhân viên trong phòng phù hợp năng lực và trình độ chuyên môn của từng ngƣời. - Chịu sự kiểm tra giám sát về mặt nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán của cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc. - Kiểm soát toàn bộ các chứng từ sổ sách liên quan phát sinh đến tài chính của Công ty. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ghi chép hệ thống sổ sách chứng từ kế toán theo đúng quy định của Nhà nƣớc. - Cuối kỳ kế toán trƣởng tập hợp số liệu từ các phòng ban, lập báo cáo tài chính, xác định kết quả và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. Kế toán tổng hợp ; - Giúp kế toán trƣởng kiểm soát cập nhật hạch toán số liệu thông qua các chứng từ ghi chép ban đầu hợp pháp vào sổ sách kế toán có liên quan kịp thời phải đảm bảo độ chính xác để báo cáo với kế toán trƣởng. - Tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phát hiện kịp thời những sai sót vi phạm về nguyên tắc, nghiệp vụ quản lý KTTC - Căn cứ vào chứng từ thanh toán đã đƣợc Chủ tịch điều hành duyệt và kế toán trƣởng kiểm soát, lập phiếu thu và phiếu chi theo quy định sau đó chuyển Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 48
  49. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp cho thủ quỹ thực hiện. - Lập phiếu nhập, xuất hàng hóa theo lệnh của chủ tịch điều hành.Lập biên bản công nợ cho khách hàng. Chủ động liên hệ với khách hàng thu hồi công nợ. - Theo dõi công tác thuế, lập bảng kê khai thuế hàng tháng. Quản lý hóa đơn, viết hóa đơn bán hàng. - Giúp kế toán trƣởng hƣớng dẫn các phòng ban ghi chép các nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo chính xác đúng mẫu biểu quy định. Kế toán viên: - Chịu trách nhiệm phụ trách kế toán chi tiết: hàng ngày cập nhật chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh, phản ánh tình hình hiện có và các biến động trong kỳ của các nghiệp vụ kế toán - Hỗ trợ kế toán tổng hợp để hoàn thiện chứng từ đầu vào, đầu ra và các nghiệp vụ kế toán trong phòng kế toán Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý và nhập, xuất tiền mặt phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt.  Chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Công ty TNHH An Hải áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 48/ QĐ - BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trƣởng bộ tài chính - Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 - Đơn vị tiền tệ: VNĐ - Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên - Phƣơng pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. - Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đƣờng thẳng - Phƣơng pháp tính thuế GTGT: Phƣơng pháp khấu trừ Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 49
  50. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp  Hình thức kế toán Công ty áp dụng theo hình thức nhật ký chung. Hệ thống sổ sách sử dụng bao gồm : Sổ nhật ký chung Sổ cái các tài khoản( theo hình thứ nhật ký chung) Sổ thẻ kế toán chi tiết : sử dụng nhiều loại sổ, thẻ kế toán chi tiết khác nhau. Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung của công ty. Chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật kí chung Sổ chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kì (cuối tháng, cuối quý) Đối chiếu , kiểm tra Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 50
  51. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 2.5 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật Ký Chung. Phiếu xuất kho, phiếu chi, bảng tính và phân bổ khấu hao Sổ, thẻ kế toán chi tiết các TK1541,1542,1543 Bảng tính giá thành SỔ NHẬT KÝ CHUNG sản phẩm SỔ CÁI TK 154 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tất cả các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian ghi nhận chứng từ hoặc trình tự thời gian phát sinh nghiệp vụ. sau đó định kỳ cuối tháng căn cứ vào nhật ký chung để ghi sổ cái các tài khoản liên quan. Đối với những nghiệp vụ cần theo dõi chi tiết kế toán mở sổ chi tiết định kỳ căn cứ sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết. 2.2.Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH AN HẢI. 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất. Ở công ty TNHH An Hải, CPSX đƣợc tập hợp theo từng CT, HMCT, khối lƣợng xây lắp hoàn thành.Do vậy phƣơng pháp tập hợp CPSX sản phẩm xây lắp của công ty là phƣơng pháp trực tiếp và phƣơng pháp phân bổ gián tiếp đối với CPSX có liên quan nhiều đến các đối tƣợng tập hợp chi phí.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để hoàn thành công trình hay HMCT thì Công ty đã phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau nhƣ: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thi công, chi phí khấu hao tài sản cố định, Tuy nhiên, căn cứ vào Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 51
  52. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất sản phẩm của công ty, căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm , toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CPNVLTT là những chi phí nguyên vật liệu có liên quan trực tiếp đến đối tƣợng chịu chi phí, nó tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trƣng vật lý cho sản phẩm, thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong khối lƣợng xây lắp nhƣ: sắt, thép, gạch, gỗ, xi măng, cát, đá, sỏi, tấm xi măng đúc sẵn, cốp pha, đà giáo Chi phí nhân công trực tiếp: CPNCTT bao gồm tiền lƣơng, tiền công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp tham gia thi công công trình.Tại Công ty An Hải CPNCTT là chi phí tiền lƣơng của công nhân trực tiếp tham gia thi công công trình và áp dụng hình thức trả lƣơng khoán đối với công nhân trực tiếp thi công công trình. Chi phí sản xuất chung:CPSXC là tất cả các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất nhƣng chƣa đƣợc xếp vào hai loại chi phí kể trên. Tại Công ty TNHH AN HẢI CPSXC bao gồm : chi phí NVL, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nhân viên quản lý phân xƣởng, chi phí máy thi công. Ở công ty TNHH An Hải không sử dụng tài khoản chi phí MTC mà đƣợc tập hợp vào chi phí sản xuất chung (chi tiết cho từng CT, HMCT) . Việc phân loại chi phí theo khoản mục chi phí của Công ty rất thuận lợi cho công tác tính giá thành theo khoản mục chi phí và việc quản lý chi phí. Nhà quản lý sẽ căn cứ vào từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ để xem tỷ trọng của từng khoản mục chi phí chiếm bao nhiêu % trong tổng chi phí và định mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong mỗi loại sản phẩm là tăng hay giảm so với thực tế. Từ đó, xác định đƣợc phƣơng hƣớng hợp lý và có các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2.2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Để phù hợp với đặc điểm của ngành XDCB, của sản phẩm xây lắp cũng Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 52
  53. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp nhƣ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty thì đối tƣợng tập hợp CPSX mà công ty xác định đó là từng đơn hàng. Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí là cơ sở để tính toán giá thành của các công trình, HMCT. Từ đó xác định đƣợc kết quả kinh doanh ở từng công trình. Mỗi một công trình, hạng mục công trình đều đƣợc mở sổ theo dõi chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao theo từng khoản mục, chi phí phát sinh tại công trình nào thì đƣợc tập hợp cho công trình đó. 2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Công ty xác định đối tƣợng tính giá thành là các Công trình, HMCT đã hoàn thành bàn giao. 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Đó là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công tác tính giá thành cho đối tƣợng tính giá thành (SPXD). Xác định kỳ tính Z phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức SXKD, chu kỳ SXKD, yêu cầu trình độ quản lý của nhân viên tính Z. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất - tính đặc thù của sản phẩm nên công ty xác định kỳ tính giá thành là quý. Xuất phát từ đối tƣợng tính giá thành trong các đơn vị xây lắp là công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao cho chủ đầu tƣ. Công ty đã áp dụng phƣơng pháp đơn đặt hàng để xác định giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình. 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH An Hải. Trong phần này em xin trích dẫn số liệu của “Công trình Changxin” để trình bày quá trình tập hợp CPSX và tính Z sp tại công ty TNHH An Hải. 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  Hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí NVLTT * Tài khoản sử dụng: Do công ty áp dụng quy định 48 của chế độ kế toán doanh nghiệp nên việc tập hợp các chi phí sản xuất đều đƣợc kết chuyển thẳng sang tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 53
  54. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Để hạch toán chi phí NVLTT công ty mở tài khoản chi tiết TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Kết cấu TK 1541: Bên nợ: Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, thi công công trình. Bên có: + Trị giá vốn nguyên liệu vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. + Kết chuyển tính giá thành sản phẩm Số dƣ bên nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ * Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng: Hoá đơn giá trị gia tăng, Hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao, Phiếu chi, giấy báo nợ, Nhật ký chung, Sổ Cái 154, sổ chi phí sản xuất kinh doanh 1541.  Nội dung hạch toán chi phí NVLTT Chi phí NVLTT là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm.Vì vậy việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính xác, hợp lý, trung thực, là hết sức quan trọng, giúp công ty xác định chi phí bỏ ra, tránh lãng phí, mất mát, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. NVL của công trình gồm nhiều loại, chủ yếu mua theo giá thị trƣờng. Điều này là tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng nhƣng lại gây nhiều khó khăn cho công tác hạch toán khoản mục chi phí NVL do thời gian xây dựng thƣờng kéo dài nên có nhiều biến động về giá cả theo biến động thị trƣờng. Căn cứ vào dự toán khối lƣợng xây lắp và định mức tiêu hao vật tƣ, các đội tiến hành tách chi phí vật tƣ, lập bảng kế hoạch mua vật tƣ, trình lên giám đốc duyệt rồi tiến hành mua vật tƣ phục vụ cho quá trình thi công đúng với yêu cầu và tiến độ thi công. Trƣờng hợp đội thi công đi mua : căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng do các đội gửi lên giám đốc, giám đốc duyệt tạm ứng cho các đội. Trên đó kế toán tiến hành lập phiếu chi. Phiếu chi lập thành 3 liên:Liên 1- lƣu , Liên 2 - ngƣời xin tạm ứng giữ, Liên 3 - chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ chi tiền mặt và ghi vào sổ quỹ. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 54
  55. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng hợp công ty đi mua : Sau khi ký hợp đồng, đến thời hạn các đội cử ngƣời đi lĩnh vật tƣ về công trƣờng, ngƣời bán và nhân viên của đội lập biên bản giao nhận hàng hoá. Căn cứ vào hoá đơn và biên bản giao nhận hàng hoá công ty có trách nhiệm thanh toán tiền cho ngƣời bán. Nguyên vật liệu mua về không qua kho mà đƣợc chuyển trực tiếp tới chân các công trình, do các đội trực tiếp quản lý. Trên hoá đơn bán hàng kế toán công ty tiến hành vào sổ theo dõi công nợ phải trả ngƣời bán hoặc chi trả tiền trực tiếp cho nhà cung cấp, hoặc trả cho ngân hàng CPNVLTT đƣợc tập hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng sử dụng (là các CT, HMCT), theo giá thực tế của từng vật liệu xuất dùng (Giá ghi trên hoá đơn không tính thuê). Cụ thể: Quy trình tập hợp CPNVL phát sinh ở công trình “Xây dựng công trình Changxin” nhƣ sau: . Ngày 12/12/2010 mua 25 tấn xi măng bao xuất thẳng cho công trình Changxin, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Bên bán giao hoá đơn giá trị gia tăng (biểu số 2.1) Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 55
  56. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.1 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG PB/2010B Liên 2: Giao cho khách hàng 0020899 Ngày12 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp tƣ nhân ĐẠT HOÀNG ANH Địa chỉ: Gia Xuân- Gia Viễn –Ninh Bình Số tài khoản: MST: 2700545884 Điện thoại: Họ tên ngƣời mua hàng: Bùi Văn Hƣng Tên đơn vị: Công ty TNHH AN HẢI Số tài khoản:0341001680885 Hình thức thanh toán: TG MS: 0800375801 Đơn vị Số STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn giá Thành tiền tính lƣợng A B C 1 2 3=1x2 1, Xi măng bao tấn 25 821.145 20.528.625 Cộng tiền hàng: 20.528.625 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.052.863 Tổng cộng thanh toán: 22.581.488 Số tiền viết bằng chữ: Hai hai triệu năm trăm tám mươi mốt nghìn bốn trăm tám tám đồng. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký tên, đóng dấu) Bùi Văn Hƣng Bùi Thứ Thành Giám đốc Nguyễn Tất Hải (Nguồn dữ liệu: phòng kế toán công ty TNHH An Hải) Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 56
  57. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp . Khi vật liệu đến chân công trình, cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra chất lƣợng và số lƣợng vật liệu rồi lập biên bản bàn giao vật tƣ (biểu số 2.2) Biểu số 2.2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG Hôm nay, ngày 12 tháng 12 năm 2010 . Tại công trình Changxin Chúng tôi gồm có: ĐẠI DIỆN BÊN GIAO HÀNG: Doanh nghiệp tƣ nhân Đạt Hoàng Anh 1. Ông (Bà) : Nguyễn Văn Tuyên - Nhân viên kinh doanh ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN HÀNG: Công ty TNHH An Hải 1. Ông (Bà): Phạm Ngọc Thắng - Cán bộ kỹ thuật Đã cùng nhau giao nhận và kiểm tra số hàng sau: STT Tên vật tƣ Đơn vị tính Số lƣợng Ghi chú 1 Xi măng tấn 25 Hai bên giao nhận đủ số lƣợng hàng trên đạt chất lƣợng. Vậy chúng tôi lập biên bản để làm cơ sở thanh toán. Biên bản giao nhận đƣợc lập thành 02 bản , mỗi bên giữ một bản có giá trị nhƣ nhau. BÊN GIAO HÀNG BÊN NHẬN HÀNG (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Văn Tuyên Phạm Ngọc Thắng (Nguồn dữ liệu: phòng kế toán công ty TNHH An Hải) Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 57
  58. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Để thanh toán cho ngƣời bán, kế toán viết uỷ nhiệm chi (biểu số 2.3) Biểu số 2.3 UỶ NHIỆM CHI - PAYMENT ORDER Ngày (Date): 12/12/2010 ĐỀ NGHỊ GHI NỢ TÀI KHOẢN (Please debit acount): SỐ TIỀN (With acount): PhÍ NH (Bank charges) Số TK (AC/No): 0341001680885 BẰNG SỐ (In figure) :22.581.488 VND Phí trong: Tên TK(AC/name): Công ty TNHH An Hải BẰNG CHỮ (In word) : Hai hai triệu năm trăm Phí ngoài: Địa Chỉ (Address): tám mƣơi mốt nghìn bốn trăm tám tám đồng Tại NH (With Bank): Ngân hàng Vietcombank NỘI DUNG ( Details of Payment) : Trả tiền mua xi măng bao & GHI CÓ TÀI KHOẢN (& Credit acount): Số TK (AC/No): 00761101680031 KẾ TOÁN TRƢỞNG KÝ CHỦ TẦI KHOẢN KÝ, ĐÓNG DẤU Tên TK(AC/name): Doanh nghiệp tƣ nhân Đạt Hoàng Anh Chief acountant Acc. Holder and Stamp Địa Chỉ (Address): Tại NH (With Bank):TechComBank DÀNH CHO NGÂN HÀNG (For Bank’s use only) MÃ VAT: Thanh toán viên Kiểm soát Giám đốc ((Nguồn dữ liệu: phòng kế toán công ty TNHH An Hải) Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 58
  59. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Sau khi thanh toán bằng chuyển khoản thì ngân hàng sẽ gửi giấy báo nợ cho công ty (biểu số 2.4) Biểu số 2.4 Ngân hàng Vietcombank GIẤY BÁO NỢ Chi nhánh : Vietcombank Hải Dƣơng Ngày 12/12/2010 Mã dịch vụ: NGUYỄN THỊ TÂM Mã KH: 44048 Số GD: 13 Kính gửi: Công ty TNHH An Hải Mã số thuế: 0800375801 Hôm nay chúng tôi xin báo đã ghi Nợ tài khoản của quý khách hàng với nội dung nhƣ sau: Số tài khoản ghi Nợ: 0341001680885 Số tiền bằng số: 22.581.488 Số tiền bằng chữ: HAI HAI TRIỆU NĂM TRĂM TÁM MƢƠI MỐT NGHÌN BỐN TRĂM TÁM TÁM ĐỒNG. Nội dung : Thanh toán tiền mua xi măng cho CT Changxin của công ty TNHH An Hải. Giao dịch viên Kiểm soát (Nguồn dữ liệu: phòng kế toán công ty TNHH An Hải) Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 59
  60. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Kế toán sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp , hợp lệ của HĐGTGT, Sau đó kế toán tiến hành vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 154, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Biểu số 2.5 Đơn vị: CÔNG TY TNHH AN HẢI Mẫu số:S03a-DNN Địa chỉ: Số 2 Vũ Văn Dũng,phƣờng Quang (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Trung,Hải Dƣơng Ngày 14/9/2006 của bộ trƣởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Đơn vị tính: đồng NT Chứng từ SH Số phát sinh Diễn giải GS SH NT TK Nợ Có Số trang trƣớc chuyển sang HĐ Mua xi măng cho 12/12 12/12 154 20.528.625 0020899 công trƣờng 133 2.052.863 112 22.581.488 15/12 PC 15 15/12 Mua cát xây cấp tại 154 5.061.800 công trƣờng 133 506.200 111 5.568.000 HĐ Mua xi măng, thép 17/12 17/12 154 854.901.208 0025109 cho CT 133 42.745.060 331 897.646.268 21/12 HĐ 21/12 Mua cát bê tông, cát 154 15.328.637 0036304 xây 133 1.532.864 112 16.861.101 22/12 HĐ 22/12 Mua đá bây, đá 4x6, 154 43.022.726 0036305 đá 1x2 cho CT 133 2.151.136 331 45.173.862 Cộng phát sinh 122.353.046.531 122.353.046.531 - Sổ này có . trang, đánh số từ trang số đến trang số - Ngày mở sổ : 01/01/2010 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký tên, đóng dấu) Nguyễn thị Tâm Nguyễn Tất Hải (Nguồn dữ liệu: phòng kế toán công ty TNHH An Hải) Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 60
  61. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.6 Đơn vị: CÔNG TY TNHH AN HẢI Mẫu số S03b-DN Địa chỉ: Số 2 Vũ Văn Dũng,Phƣờng Quang (Ban hành theo QĐ số 14/2006/QĐ-BTC Trung, Hải Dƣơng Ngày 14/09/2006 của bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Năm: 2010 Tên tài khoản: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 NT Chứng từ SHTK Số tiền Diễn giải GS SH NT ĐƢ Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 4.284.478.293 HĐ Mua xi măng 12/12 00208 12/12 cho công 112 20.528.625 99 trƣờng Mua cát xâycấp 15/12 PC 15 15/12 tại công trình 111 5.061.800 Mua gạch A-2 16/12 PC 16 16/12 111 17.333.333 lỗ HĐ Mua xi măng, 17/12 00251 17/12 thép cho CT 331 854.901.208 09 21/12 HĐ 21/12 Mua cát bê 112 15.328.637 00363 tông, cát xây 04 Cộng phát sinh 17.082.495.671 16.207.948.817 Số dƣ cuối kỳ 5.159.025.153 - Sổ này có trang, đánh số từ trang đến trang - Ngày mở sổ: 01/01/2010 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký tên, đóng dấu) Nguyễn thị Tâm Nguyễn Tất Hải (Nguồn dữ liệu: phòng kế toán công ty TNHH An Hải) Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 61
  62. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.7 Công ty TNHH An Hải Mẫu số S18 -DNN Số 2, Vũ Văn Dũng, Quang Trung, Hải Dƣơng (Ban hành theo QĐ số:48/2006/QĐBTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: 1541 Tên sản phẩm: Công trình Changxin – Ninh Bình Chứng từ Diễn giải SH Tổng Ghi nợ TK 1541- Chi phí sản xuất kinh TK tiền doanh dở dang Số hiệu Ngày đối TK 111 TK112 TK331 tháng ứng Số dƣ đầu kỳ (Quý IV) 3.135.901.568 HĐ 12/12 Mua xi măng cho công trƣờng 112 20.528.625 20.528.625 0020899 PC 15 15/12 Mua cát xây cấp tại công trình 111 5.061.800 5.061.800 HĐ Mua xi măng, thép cho CT 331 854.901.208 854.901.208 17/12 0025109 HĐ 21/12 Mua cát bê tông, cát xây 112 15.328.637 15.328.637 0036304 Cộng phát sinh ( quý IV) 2.390.375.675 Số dƣ cuối kỳ Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 62
  63. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.  Hệ thống chứng từ , tài khoản và sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí NCTT * Tài khoản sử dụng: Công ty mở tài khoản chi tiết TK 1542: chi phí nhân công trực tiếp để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. * Kết cấu TK 1542: Bên nợ: chi phí nhân công trực tiếp tham gia thi công công trình. Bên có: Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành công trình. * Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng: Hợp đồng lao động, hợp đồng giao khoán việc, biên bản thanh lý hợp đồng lao động và giao khoán việc, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lƣơng, Nhật ký chung, sổ cái TK154, sổ chi phí sản xuất kinh doanh 1542.  Nội dung hạch toán chi phí NCTT Là một công ty có quy mô nhỏ nên công nhân trực tiếp xây lắp không có trong biên chế của công ty, công ty ký hợp đồng dài hạn với các đội trƣởng, công nhân lành nghề còn lao động phổ thông thì thuê tại địa phƣơng nơi thi công công trình để tiết kiệm đƣợc chi phí và thuận tiện trong việc điều động các đội thi công từ công trình này sang công trình khác. Tiền lƣơng đƣợc tính cho công nhân trực tiếp xây lắp tại Công ty là lƣơng khoán. Hàng ngày, đội trƣởng các đội xây dựng chỉ đạo công nhân sản xuất và thực hiện theo dõi, chấm công cho công nhân trong một đội đang thi công một công trình, hạng mục công trình nào đó vào Bảng chấm công. Cuối tháng, đội trƣởng, cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công có trách nhiệm nghiệm thu và tính toán khối lƣợng công việc hoàn thành, từ đó tính ra tổng số lƣơng đƣợc hƣởng của đội bằng cách lấy khối lƣợng công việc hoàn thành nhân với đơn giá khoán. Căn cứ vào Bảng chấm công và Hợp đồng làm khoán gửi về Phòng kế toán, kế toán tiền lƣơng tính ra đơn giá một công và lập Bảng tính lƣơng cho đội sản xuất trong tháng đó. Sau đó lập Bảng tổng hợp lƣơng phải trả công nhân trực tiếp xây lắp trong Công ty. Tiền lƣơng của công nhân xây lắp Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 63
  64. Trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp đang thực hiện thi công công trình nào thì đƣợc hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp của công trình đó. Sau khi hoàn tất việc tính lƣơng kế toán ghi vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 1542, Sổ cái TK 154 Công ty áp dụng hình thức trả lƣơng khoán đối với công nhân trực tiếp thi công công trình. Lƣơng khoán= Số công x số tiền 1 ngày công khoán Trong đó: Giá trị khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao trong Giá một tháng (phần công việc hoàn thành đƣợc nghiệm thu) công khoán = Tổng số công thực hiện Ngoài ra công ty có lƣơng thêm giờ, đơn giá 1 giờ công làm thêm theo quy định của công ty Ví dụ: Dựa vào bảng chấm công (biểu số 2.7), Ông Nguyễn Tất Châu có số công tháng 12 là 30 ngày, số tiền 1 ngày công là 150.000 đồng (Hợp đồng lao động )  Lƣơng khoán =30 x 150.000 = 4.500.000 Theo bảng thanh toán tiền làm thêm giờ cho bộ phận thuê ngoài. Lƣơng làm thêm giờ: 1 giờ làm thêm là 18.750(đ), số giờ làm thêm là: 23 giờ. Vậy tiền làm thêm giờ= tiền 1 giờ làm thêm x số giờ làm thêm = 18.750 x 23=431.250 (đồng) Cụ thể: Quy trình hạch toán CPNCTT phát sinh ở công trình “Xây dựng công trình Changxin” nhƣ sau: - Giám đốc và các cán bộ kỹ thuật làm Hợp đồng lao động với ngƣời lao động, sau đó căn cứ vào khối lƣợng công việc phải thi công trong tháng công ty sẽ tiến hành làm Hợp đồng giao khoán việc với ngƣời lao động. Sinh viên: Đinh Thị Thơm - Lớp: QT1104K 64