Bài giảng Thú ý cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thú ý cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_thu_y_co_ban.pdf
Nội dung text: Bài giảng Thú ý cơ bản
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chương I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y Mục đích, nội dung của chương1: Chương một là chương mỡ đầu, bao gồm những khái niệm nội dung cơ bản của chuyên ngành thú y. Trong chương này cần nắm được các nội dung chính sau: -Khái niệm về bệnh Cần nắm được một số quan niệm về bệnh tật, trên cơ sở đó biết được thế nào là bệnh, định nghĩa khoa học nhất về bệnh, từ đó nhận thức được lúc nào thì bệnh xẩy ra. Từ đó chúng ta có hướng chỉ đạo chăm sóc các đối tượng vật nuôi, có hiệu quả kinh tế. -Nguyên nhân gây gây bệnh Nắm được các nguyên nhân gây bệnh (các yếu tố tác động lên cơ thể), phân biệt được các nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài. Điều kiện để các yếu tố tác động lên cơ thể. -Chẩn đoán, khái niệm về chẩn đoán, các phương pháp chẩn đoán được ứng dụng hiện nay, nhằm phát hiện nguyên nhân chính xác để có biện pháp phòng trừ bệnh được hiệu quả hơn. -Ngoài các khái niệm trên sinh viên, ngoài ngành chuyên môn chăn nuôi thú y, cần nhận thức rõ được vai trò nhiệm vụ của ngành thú y, trong ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm và trong công tác góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thông qua một số khái niệm được giới thiệu sinh viên càng hiểu thêm các từ ngữ trong thú y, mà trong môi trường công tác họ thường gặp phải. Nhất là đối sinh viên ngành Nông học, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Kinh tế nông nghiệp. Các khái niệm đó giúp họ hiểu thêm về lỉnh vực chuyên ngành Thú y, thuận tiện cho công việc sau này. Nhiệm vụ của ngành thú y còn rất nặng nề, các yếu tố bệnh tật luôn luôn tác động đe dọa sức khỏe vật nuôi, mối đe dọa đó còn nguy hiểm đến tính mạng con người.Bệnh dịch mới và bệnh tái phát sinh là những vấn đề chung của thời đại mà ngành thú y phải luôn nâng cao cảnh giác để tích cực phòng chống bệnh cho các loại vật nuôi, cũng như bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người, như lời của Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nga,I.P.Pavlov “ Bác sĩ người là chữa bệnh cho con người, bác sĩ thú y chữa bệnh cho nhân loại” 1. Bệnh là gì? Khái niệm về bệnh người ta cũng đã biết từ lâu, song mỗi một giai đoạn phát triển của nhân loại quan niệm về bệnh cũng khác nhau. Đặc biệt hơn quan niệm về bệnh theo từng giai đoạn phát triển của các ngành khoa học. Hiểu được về bệnh một cách đúng đắn giúp cho có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời. Một số quan niệm cho rằng, bệnh là sự đau đớn, hay là một cảm giác bất thường. Ví dụ : Rối loạn tuyến nội tiết, đâu có cảm giác đau đớn, nhưng đó là một bệnh lý, rối loạn cơ quan tạo máu đâu có cảm giác đau song đây là một bệnh khá hiểm nghèo. Ngược lại hàng loạt quá Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 3
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản trình sinh lý kèm theo đau đớn nhưng lại không phải là bệnh. Ví dụ: Sinh đẻ, cưa sừng nhổ răng Do vậy, theo học thuyết của Selie, khái niệm về bệnh là một giới hạn của khả năng đáp ứng của cơ thể, một khi vượt khỏi giới hạn đáp ứng đó thì sinh ra bệnh. Trên cơ sở đó Selie định nghĩa về bệnh như sau: " Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do yếu tố của các tác nhân gây bệnh. Là quá trình đấu tranh giữa hiện tượng tổn thương và hiện tượng phòng vệ, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện ngoại cảnh, làm cho khả năng lao động và thích nghi bị giảm". Quan niệm này tuy chưa hoàn chỉnh,nhưng giúp chúng ta hiểu được một cách cơ bản, để có biện pháp thích ứng trong công tác phồng chống bệnh. 2. Nguyên nhân bệnh học ( căn nguyên bệnh) Là một lỉnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về các nguyên nhân gây bệnh, và điều kiện phát sinh ra bệnh. I.V. Pavlov nói: " Vấn đề phát hiện ra những nguyên nhân gây bệnh là vấn đề cơ bản của y học và chỉ khi nào biết rõ nguyên nhân gây bệnh mới điều trị chính xác được. Hơn nữa mới ngăn ngừa chúng đột nhập vào cơ thể và điều này là quan trọng bậc nhất". Nguyên nhân bệnh là c ác yếu tố tác động lên cơ thể gây nên bệnh, là kết quả tác động của nguyên nhân. Ví dụ: Nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm là vi trùng gây bệnh, như sự xuất hiện của vi khuẩn nhiệt thán ( nguyên nhân) gây nên bệnh nhiệt thán(kết quả). Trong một số trường hợp bệnh sinh ra không phải do một yếu tố nguyên nhân và là do nhiều yếu tố khác nhau cùng tác động gây nên, nhưng cũng mang tính đặc trưng riêng biệt của nó. Thực tế cho thấy rằng, không có kết quả nào mà lại không có nguyên nhân và không có nguyên nhân nào lại không có kết quả. Đúng như ông cha ta ngày xưa có câu ngạn ngữ: Không có lửa thì làm sao có khói. Để tiện phân biệtcác yếu tố nguyên nhân, thú y học chia ra mấy nhóm nguyên nhân sau đây: * Nguyên nhân bên trong: bao gồm yếu tố di truyền và thể tạng. Yếu tố di truyền :Trong bệnh lý, nguyên nhân di truyền là yếu tố di truyền bệnh từ đời này di truyền sang đời khác thông qua thông tin di truyền là bộ nhiễm sắc thể, theo qui luật di truyền, và theo qui tắc dị thường ( anomalous). Di truyền dị thường (anomalous) : là những thay đổi về bệnh lý mà được bảo tồn trong nhiễm sắc thể Chromaxoma) được truyền lại cho thế hệ sau thông qua tế bào sinh dục. Thông tin mật mã di truyền nằm trong nhân tế bào ( Chromasoma), mỗi một Chromasoma chứa khoảng 5000ADN, tương đương với 200.000 nucleotid. Bộ nhiễm sắc thể tế bào cơ thể là 2n, đối với các loài khác nhau thì chúng khác nhau: Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 4
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Số lượng NST của một số loài vật Loài vật Số lượng (2n) Loài vật Số lượng NST(2n) Bò, dê, cừu 60 Thỏ 44 Ngựa 66 ngổng 78 Chó 78 Vịt 80 Lợn 40 Cáo 28 Tế bào sinh dục có số lượng nhiểm sắc thể là 1n, mỗi một NST truyền lại cho thế hệ nhiều hay một nhóm các dấu hiệu di truyền- được gọi là Gen. Nếu như một trong hai tế bào sinh dục mang một gen mang bệnh thì bệnh đó được truyền cho thế hệ con cái đời sau. Sự biệt hóa NST về số lượng hay chất lượng người ta gọi là Anomalous. Trong các bệnh di truyền NST thường gặp một số trường hợp sau: - Monochromasoma: Trong giai đoạn phân chia tế bào sinh dục (Meiose), hợp tử tạo thành chỉ có 1n NST. -Trisoma : sinh quái thai Trong bệnh lý di truyền có nhiều trường hợp sinh ra bệnh không phải do yếu tố gen mà còn do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động dẫn tới bệnh lý di truyền cho thế hệ sau- trường hợp này người ta gọi là "hiệu ứng bà mẹ." Hiệu ứng bà mẹ (mother's effects) - trong thời kỳ mang thai do các yếu tố môi trường tác đông như sau: + Yếu tố dinh dưỡng: thức ăn thiếu một trong nhiều chất như Iod, vitamin A, D đều dẫn tới tình trạng bệnh lý thai nhi. + Hypocxia : Trong quá trình mang thai trong môi trường không khí thiếu dưỡng khí, sinh ra một số bệnh lý như hở môi hàm ếch + Tác động của virut: nhiễm LMLM ( virut LMLM) DT (dịch tã) trong thời kỳ mang thai thì sinh con thiếu hụt chân tay hoặc thừa nhiều ngón +Tác động hóa học: Trong thời kỳ mang thai nếu con mẹ nhiễm phải một số chất độc như kim loại nặng Thủy ngân, chì, selen thì sinh ra nhiều hiện tượng quái thai. Do vậy trong chăn nuôi thú y muốn tránh khỏi những bệnh về di truyền thì công tác chọn giống vô cùng quan trọng. Chọn giống trong chăn nuôi phải thông qua lý lịc ông bà bố mẹ rõ ràng. Yếu tố thể tạng: Thể tạng là tập hợp các tính di truyền mà được thể hiện ra bên ngoài thông qua kiểu hình, mà chịu sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài. Thể tạng là tập hợp các đặc điểm về sinh lý giaỉ phẫu của cơ thể con vật mang tính di truyền, mà được thể hiện tính thích nghi trong quá trình sống, luôn chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 5
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Các yếu tố gây bệnh lên cơ thể con vật chịu ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thể tạng- được gọi là cơ địa của từng cá thể. Trong chăn nuôi để phát huy tính di truyền của con vật thì không thể bỏ qua yếu tố thích nghi môi trường- tính đáp ứng. Bởi vậy, khi chọn giống cao sản nhập nội cần quan tâm đến các yếu tố môi trường bên ngoài như điều kiện khí hậu, chuồng trại, thức ăn nươc uống để nâng cao hiệu quả chăn nuôi hạn chế được bệnh tật. * Yếu tố gây bệnh bên ngoài: -Yếu tố vật lý: tác động của nhiệt độ cao thấp ( say nắng cảm nóng cảm lạnh), dòng điện từ trường âm thanh, phóng xạ đều gây nên các tổn thương cục bộ hay toàn thân sinh ra -Yếu tố cơ học : Tác động của các yếu tố cơ học lên cơ thể gây chấn thương chèn ép ví dụ: va đập gảy ngã. -Yếu tố hóa hoc: Tác động của các chất hóa học lên cơ thể gây tổn thương, thay đổi thành phần cấu trúc của tế bào. Tác dụng của các chất hóa học phụ thuộc vào nồng độ tính chất của các chất. Có những chất độc với nồng độ thấp không những gây nên tổn thương cục bộ mà còn tổn thương toàn thân và có thể dẫn đến chết. Trong nông nghiệp việc sử dụng các chất thuốc bảo vệ thực vật dẫn gây ngộ độc cho các loại vật nuôi. Trong chăn nuôi, việc lên khẩu phần thức ăn cần chú ý độ sạch về các chất độc từ nấm tiết ra, nhiễm các chất thuốc trừ sâu - Yếu tố vi sinh vật: Đây là nhóm yếu tố tác động nguy hiểm nhất gây nên những bệnh hiểm ngèo, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi lớn nhất. Yếu tố VSV bao gồm : + Tác động của vi khuẩn + Tác động của virut + tác động của KST + Tác động của nấm 3. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng là các dấu hiệu bệnh lý được thể hiện ra bên ngoài mà bằng các giác quan con người có thể nhìn thấy được, sờ thấy được, nắn được, nghe được, ngửi được. Mỗi một bệnh có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, nhưng nó cũng có nhiều triệu chứng lâm sàng chung. Ví dụ : Triệu chứng viêm của bất kỳ một bệnh nào một tác động nào gây viêm đều có chung triệu chứng là : Sưng, nóng đỏ , đau. Trong thú y người ta dựa vào triệu chứng lâm sàng để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 6
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Có nhiều bệnh cùng chung một số triệu chứng lâm sàng, hay có những bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên mà người ta chưa xác định nguyên nhân nào là thứ yếu nguyên nhân nào là chủ yếu, thì được gọi là Hội chứng lâm sàng. Ví dụ: hội chứng tiêu chảy. đây là triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh như: Ngộ độc thức ăn, dịch tả, viêm ruột ; Hội chứng đốm đỏ lỡ loét ở cá: Đây là triệu chứng lâm sàng thể hiện ra bên ngoài của cá chép, trắm có những đốm đỏ sau đó sinh ra lở loét. Hội chứng này cho đến bây giờ người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân nào là cơ bản. Tùy theo quan điểm của từng nhà khoa học. Nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân như: Nhiễm khuẫn Vibrio, do virut, do ảnh hưởng của yếu tố môi trường, do tác động cơ học Trong bệnh học thú y, triệu chứng lâm sàng ở mức độ nặng nhẹ, nó được thể hiện tính chất và mức độ của bệnh. Trong quá trình tiến triển của bệnh, để triệu chứng thể hiện ra bên ngoài rõ nét, thì bệnh diễn biến qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi là một khâu của bệnh. Các khâu xẩy ra thường kế tiếp nhau, khâu sau tác động lên khâu trước và ngựợc lại. Khâu trước là nguyên nhân của khâu sau, khâu sau là kết quả của khâu trước, cứ như vậy làm cho quá trình bệnh lý trở nên phức tập hơn. Quá trình này được gọi là vòng xoắn bệnh lý. Ví dụ: Bệnh đóng dấu lợn mãn tính, Vi khuẩn gây bệnh tác dụng gây nên viêm nội tâm mạc, viêm nội tâm mạc gây sùi loét van tim, sùi loét van tim ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn máu, gây cơ thể thiếu oxy, cơ thể thiếu oxy dẫn đến sức đề kháng kem, sức đề kháng kem tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và cứ như vậy làm cho tình trạng bệnh càng nặng nề thêm. - Phản ứng bệnh lý: Là phản ứng của mô bòa tổ chức cơ quan nào đó của cơ thể với tác nhân gây bệnh vượt ra ngoài giới hạn. . Ví dụ: Khi bị lạnh, cơ thể giảm thải nhiệt tăng quá trình sản nhiệt. Đó là phản ứng sinh lý. Nhưng tác động của lạnh kéo dài, gây nên rối loạn trung khu điều tiết nhiệt nên sinh ra sốt. Như ngộ độc thức ăn nhẹ gây nên phản ứng nôn, đây là sinh lý nhưng mức độ tác động của độc tố cao vượt quá ngưỡng thì gây nên triệu chứng bệnh là nôn mữa -Quá trình bệnh, là một phức hợp gồm nhiều phản ứng bệnh lý. -Trạng thái bệnh, Là quá trình bệnh chuyển biến chậm, kéo dài thành cố tật. Ví dụ liệt chi là trạng thái bệnh lý. Triệu chứng lâm sàng bệnh được thể hiện muôn màu muôn vẻ, như thân nhiệt cao,tần số nhịp tim thay đổi, lượng nước tiểu nhiều ít, màu sắc nước tiểu thay đổi Nắm được triệu chứng lâm sàng bệnh có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác phòng chống bệnh. Triệu chứng lâm sàng có thể chia ra triệu chứng khách quan và triệu chứng chủ quan. Đứng về mặt lâm sàng thì triệu chứng được chia ra mấy loại sau: + Triệu chứng thường xuyên và không thường xuyên +Triệu chứng quan trọng và không quan trọng + Triệu chứng đặc biệt, triệu chứng phổ biến. Theo vị trí xuất hiện triệu chứng xuất hiện trên cơ thể mà chia ra triệu chứng toàn thân và triệu chứng cục bộ. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 7
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 4.Chẩn đoán bệnh Theo nghĩa từ cổ Hylạp, chẩn đoán- Diagnos: có nghĩa là sự hiểu biết. Chẩn đoán bệnh là sử dụng các phương pháp, phương tiện để tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp cho công tác điều trị bệnh được kết quả cao. Trong thú y học, và y học chẩn đoán bệnh có một ý nghĩa vô cùng to lớn, là một bước quan trọng, nhằm xác định nguyên nhân nào là cơ bản nguyên nhân nào là thứ yếu, trên cơ sở đó đưa ra liệu trình điều trị bệnh thích hợp. Chẩn đoán bệnh là một khoa học, đòi hỏi người bác sỹ phải có kiến thức sâu rộng không những trong chuyên môn y học mà còn nắm chắc các kiến thức về vật lý hóa học Ngày nay với trình độ khoa học phát triển với các phương tiện máy móc kỷ thuật hiện đại đã giúp cho công tác chẩn đoán bệnh ngày càng được chính xác. Chẩn đoán bệnh đúng thì điều trị bệnh đúng, chẩn đoán sai đưa ra phương pháp điều trị sai, không hiệu quả. Trong thú y, cũng như trong y học có nhiều phương pháp chẩn đoán được sử dụng khác nhau và được chia ra mấy phương pháp chính sau: - Chẩn đoán lâm sàng : Là phương pháp chẩn đoán dựạ vào các triệu chứng lâm sàng để phán đoán nguyên nhân bệnh. Đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản, nhưng độ chính xác không cao. -Chẩn đoán phi lâm sàn, hay còn gọi là chẩn đoán cận lâm sàng- chẩn đoán phòng thí nghiệm. Là phương pháp dựa vào các phương tiện máy móc kỹ thuật để tìm nguyên nhân bệnh. Ví dụ như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm Dựa và các tính chất và sự biến đổi của các thể chất đó mà tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhưng khá tón kém về công sức và tiền bạc. -Chẩn đoán hình ảnh- là phương pháp dự vào sự biến đổi về đại thể và vi thể mô bào tổ chức cơ quan để tìm ra nguyên nhân bệnh. Ví dụ : phương pháp chụp X.quang, nội soi, siêu âm, chụp cắt lớp citiscaner, chụp cộng hưởng từ-MRI. Với công nghệ sinh học phân tử phát triển hiện nay đang được sử dụng như chẩn đoán bệnh bằng phương pháp PCR, Elisa, HI, HA -Điều trị để chẩn đoán- Trong thực tế có rất nhiều bệnh đã sử dụng nhiều phương pháp nhưng vẫ không tìm ra nguyên nhân chính của bệnh, nên người ta dựa vào triệu chứng và các dấu hiệu bệnh đề tiến hành điều trị. Đây là phương pháp mà trong thú y được sử dụng khá phổ biến. * Tiên lượng bệnh- Là phán đoán sự tiến triển của bệnh, giúp cho công tác điều trị có mục đích và hiệu quả. Trong thú y tiên lượng bệnh là một bước vô cùng quan trọng. Sau khi chẩn đoán bệnh người bác sỹ thú y cần tiên lượng được hiệu quả điều trị của ca bệnh. Tiên lượng bệnh trong thú y phải mang đầy đủ ý nghĩa về kinh tế. Ví dụ: một con bò cày kéo bị gảy chân, người điều trị bệnh cho bò phải biết được tính toán hiệu quả kinh tế, sau khi điều trị bệnh bò đó có khả năng cày kéo trở lại tốt không, và tính toán hiệu quả giết thịt vào lúc bò gảy chân, hay điều trị bệnh xong mới giết thịt Trong y học tiên lượng mang đầy đủ đạo đức của người thầy thuốc, đạo đức nhân bản con người, để làm yên lòngngười bệnh và người nhà bênh nhân. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 8
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Trong thú y một tiên lượng đúng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia chủ và cho cơ sở chăn nuôi. Là sử dụng các biện pháp để ngăn ngừa và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, và ngăn chặn sự lây lan bệnh từ động vật sang người và ngược lại. Trong thú y, phòng bệnh là cơ bản, trị bệnh là thứ yếu. * Phòng bệnh Phòng bệnh chung là một hệ thống phương pháp nhằm hướng tới bảo vệ sức khỏe của vật nuôi trước nguy cơ tấn công của các yếu tố gây bệnh. Phòng bệnh là nâng cao sức khỏe , sức đề kháng của con vật, có sức chống đỡ với bệnh tật cao, nâng cao khả năng trao đổi chất ở mức độ tối đa nhằm tạo ra sản phẩm vật nuôi ở mức độ cao nhất. Phòng bệnh riêng biệt, là các biện pháp riêng để phòng chống lại một hay nhiều bệnh nào đó. Ví dụ Phòng bệnh khó tiêu của bê nghé, bệnh viêm phổi, phải tạo điều kiện khí hậu chuồng nuôi tốt đông ấm hè thoáng, phòng bệnh còi xương cần phải bổ sung thêm vitamin D, khoáng chất Ca, P. Phòng bệnh bướu cổ phải bổ sung Iod Đặc biệt trong thú y để phòng trừ một số bệnh truyền nhiễm thì việc vệ sinh môi trường và tiêm phòng vacxin là vô cùng quan trọng. Phòng bệnh là phải tiến hành đồng đều diện rộng, mang tính xã hội mới đem lại hiệu quả cao. * Trị bệnh Là sử dụng các biện pháp và các hóa chất để loại bỏ nguyên nhân bệnh. Điều trị bệnh cũng tuân thủ theo nguyên tắc: Nâng cao sức khỏe con vật + Điều trị lâm sàng + Điều trị nguyên nhân. Điều trị nâng cao sức khỏe của con vật, đây là bước đầu tiên, trong thú y công tác chăm sóc vật nuôi bị bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết : ví dụ như khâu quét dọn vệ sinh chường trại, che chắn về mùa Đông thoáng về mùa hè, thức ăn nước uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các cơ chất cần thiết. Trong thú y để nâng cao khả năng ăn vào của con vật mang bệnh thường sử dụng các loại vitamin, như B.complex. A.D.E. complex. Điều trị lâm sàng, trước hết phải sử dụng các chất và biện pháp để loại bỏ các triệu chứng lâm sàng bất lợi. Ví dụ: tiêu chảy phải sử dụng các chất hạn chế tiêu chảy, cung cấp nước và các chất điện giải; Táo bón sử dụng thuốc chống táo bón, sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt Nếu không kịp thời điều trị cắt đứt các triệu chứng lâm sàng bất lợi thì bệnh có thể xẩy ra xu hướng phức tạp, nặng nề hơn. Hiện nay trong chăn nuôi, để hạn chế khả năng mắc bệnh của vật nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi, thì việc phối hợp khẩu phần thức ăn hợp lý và bổ sung các chất muối khoáng và vi tamin là vô cùng cần thiết. Tưng bước cải tạo hệ thống chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh, không những phòng chống bệnh tật cho vật nuôi mà còn tránh ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong nuôi trồng thủy sản, muốn phòng chống bệnh cho tôm cá trước hết phải bảo vệ nguồn nước. Chính vì vậy mà người ta có câu :" nuôi nước trước nuôi tôm, cá sau". Mỗi một loại bệnh, có tính chất riêng của nó, nhưng tính chung của các loại bệnh tật là suy giảm sức đề kháng của cơ thể, rối loạn các chức năng hoạt động của cơ thể. Dẫn tới khả năng làm việc kém ( trâu bò cày kéo giảm), giảm năng xuất sản xuất (thịt trứng sữa ) của các đối tượng vật nuôi, nguy cơ chết. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 9
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chính vì vậy, các loại bệnh khác nhau đều có một nguyên tắc chung về phòng trị bệnh. Nguyên tắc đó là: -Nâng cao sức khỏe con vật Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản đầu tiên của các nhà chăn nuôi cũng như thú y. Nó bao gồm nhiều vấn đề như: vệ sinh chuồng trại, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi đảm bảo thoáng khí, tránh gió lùa. Thực hiện” Đông ấm hè thoáng.” Về thức ăn, phải cung cấp đầy đủ các loại thức ăn về số lượng cũng như chất lượng. Hiện nay, các nhà chăn nuôi không chỉ dừng lại cân đối các chất dinh dưỡng (protein, lipit, gluxit), khoáng vi ta min, mà họ đã cân đối tới mức định lượng các A.axit amin thiết yếu. Cân đối thức ăn theo hướng chăn nuôi, từng giai đoạn, và đặc biệt hơn là thức ăn trong thời kỳ bị bệnh. -Điều trị về lâm sàng Một khi con vật bị bệnh không phải lúc nào ta cũng phát hiện được nguyên nhân gây bệnh cho nó. Mà chỉ phát hiện được triệu chứng lâm sàng thể hiện ra bên ngoài. Người bác sĩ thú y cần phải biết lúc nào cần sử dụng các biện phpá để loại bỏ các triệu chứng lâm sàng, có lợi cho sức khỏe con vật. Ví dụ: Khi con vật bị bệnh ỉa chảy, ta chưa có thể kết luận chắc chắn rằng bệnh đó do vi khuẩn hay virut, hay ngộ độc Nhưng nếu để ỉa chảy kéo dài cơ thể sẻ mất nhiều nước, rối loạn chất điện giải, dẫn tới trụy tim mạch, nguy cơ con vật kiệt sức và chết. Chết lúc này không phải do nguyên nhân nào đó, mà chủ yếu là do mất nước.Chính vì vậy, cần phải bổ sung một lượng nước và chất điện giả cho cơ thể. Hoặc thân nhiệt con vật tăng giảm, thì ta phải dùng các thuốc, hạ hay nâng nhiệt, con vật co dật hay bại liệt, ta phải dùng thuốc ức chế hay hưng phấn thần kinh- Đó là giải pháp điều trị lâm sàng mà ta cần phải tiến hành ngay. -Điều trị nguyên nhân Sau khi điều trị lâm sàng, kết hợp với điều trị nguyên nhân. Trong thực tế bệnh của các loại vật nuôi, dù là bệnh do vi khuẩn vi rut đều dẫn tới viêm và viêm là có khả năng có mặt của các loại vi khuẩn, do vậy, buộc phải dùng kháng sinh, và các thuốc kháng sinh. Từ đó ta có công thức điều trị bệnh đó là: Nâng cao sức khỏe + Điều trị lâm sàng +Điều trị nguyên nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thomas Carlyle Jones, (1983), Veterinary pathology 2.Daniel. K. Kusewitt, (2001) Veterinary pathology, volume 38, p.20-23 3.Vũ Công Hòe, (2002), Giải phẩu bệnh học, NXB yhọc, Hà Nội 4.Sử An Ninh, (2004) Tồn dư kháng sinh và sức khỏe cộng đồng. Khoa học kỷ thuật thú y, 2. 74-82 D.Herenda, (1994) Cẩm nang kiểm tra thịt tại lò mổ. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 10
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BộNN& PTNT, (2003), Công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 5.Phạm Văn Tý, 2001), Miễn dịch học, NXB Hà nội 6.Nguyễn Chính, (1993), Kỷ thuật sản xuất tôm giống và cá nước lợ. 7.Cao Xuân Ngọc, (1997), Giải phẩu bệnh đại cương. NXB, nông nghiệp. 8.Lê Thanh Hòa (2004), nguyên lý ứng dụng RT-PCR; PCR, và dồng hóa sản phẩmNguyễn Vỉnh Phước (chủ biên), Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh, !1978), Giáo trình bẹnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9.Phạm Hồng Sơn (chủ biên), Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang Trung, (2002), Giáo trình vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phạm Hồng Sơn, (2006), Giáo trình vi sinh vật (phần đại cương), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11.Viện hàn Lâm Liên Xô (cũ), (1976), bách khoa toàn thư thú y, tập 1-6. (tiếng Nga) 12.I.F. Ivanov, (1976) Tế bào tổ chức phôi thai, NXB Bông lúa ,Moskva (Tiếng Nga) 13.M.B.Plachotina, (1966) Phẩu thuật thú y, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 14. I.P.Plochin, (1971), Chẩn đoán lâm sàng học, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 15.I.E. Mozgov, (1974), Dược lý hoc, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 16.F.P. Trynus, (1976), Sổ tay tra cứu dược, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) MỤC LỤC Chương I. 3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y 3 Mục đích, nội dung của chương1: 3 1. Bệnh là gì? 3 2. Nguyên nhân bệnh học ( căn nguyên bệnh) 4 3. Triệu chứng lâm sàng 6 4.Chẩn đoán bệnh 8 Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 11
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chương II. CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ Nội dung chính của chương hai Cơ thể vật nuôi thường xuyên bị tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong, nhưng chúng có những phản ứng trả lời lại các kích thích đó, nhằm thiết lập một cân bằng mới để cho cơ thể ổn định. Trong chương này cần nắm được các nội dung chính sau: - Phòng tuyến bảo vệ cơ giới vật lý hóa học sinh vật học của cơ thể. Trên cơ sở đó trong công tác chăn nuôi cần sử dụng các biện pháp để bảo toàn cơ thể, tránh những tổn thương không đáng có có thể xẩy ra. Như thường xuyên tắm chảy cho vật nuôi, nâng cao quá trình trao đổi và điều tiết bảo vệ gia trước nguy cơ tấn công của các yếu tố gây bệnh. Đó là yếu tố tác động cơ học (chuồng trại thoáng mát, nền chuồng tránh quá trơn con vật dề bị trượt ngã, thành chuồng không nên để các vật liệu dễ xây xướt da, các công cụ sản xuất như dây cày kéo không để gia súc bị tổn thương ) Thức ăn nước uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, và chất lượng làm nguy hại tới màng niêm mạc các bào quan bên trong. -Cơ thể trả lợi lại các kích thích bằng các phản ứng đặc hiệu tùy theo mức độ tác dụng của các yếu tố tấn công vào cơ thể. Như phản ứng viêm. Cần nắm được bản chất củaphản ứng viêm, trên cơ sở đó người thầy thuốc trân trọng phản ứng đó và có thái độ xử lý đúng mức. Nhằm nâng cao sức đề kháng của con vật, hạn chế đến mức tối đa có thể hạn chế được sử dụng các hóa chất để điều trị. -Phản ứng Stress, cũng là một phản ứn tự vệ của cơ thể. Biết ứng dụng vào thực tiển chăn nuôi thú y, như vị trí xây chuồng trại,âm thanh ánh sáng kích thích trực tiếp đến con vật từ đó cũng sinh ra bệnh tật -Miễn dịch, ý nghĩa của phản ứng miễn dịch, ứng dụng của phản ứng, cụ thểcông tác tiêm phòng cho vật nuôi 1. Khái niệm chung Cỏ thể con người và động vật luôn phải đối mặt với các tác nhân gây bệnh, nhất là các tác nhân gây bệnh vi sinh vật. Nhiều loài vi sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển trong cơ thể, cản trở hoặc làm ngừng chức năng của các cơ quan, dẫn đến bệnh tật. Mỗi hạt bụi rơi vào da cũng mang theo hàng ngàn ví sinh vật. Sinh vật vào cơ thể vật nuôi qua nhiều con đường như thức ăn, nước uống, lẫn vào không khí khi chúng hít thở. Nhưng vì sao cơ thể không bị nhiễm bệnh? Vì sao ví sinh vật không gây nhiễm trùng bệnh? Bởi vì cơ thể đã biết tự bảo vệ mình bằng hàng loạt các cơ chế thích ứng rất phức tạp và khá hoàn hảo. Tập hợp tất cả các hệ thống bảo vệ các phản ứng bảo vệ được gọi là hệ thống miễn dịch. Sự bảo vệ của cơ thể thông qua nhiều phản ứng, mà các tế bào nằm rải rác khắp cơ thể để tham gia cơ chế bảo vệ. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 12
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 2. Phòng tuyến bảo vệ .- Hàng rào cơ giới-vật lý hóa học Đây là phòng tuyến đầu tiên ngăn chặn các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập vaò cơ thể là hàng rào vật lý, hóa học, víinh vật, được gọi là phòng tuyến bảo vệ không đặc hiệu. Da không nhữn là bức thành cơ giới đối với sự xâm nhập của vi khuẩn, mà da có khả năng tiết ra một số cơ chất tiêu diệt vi khuẩn. Da có nhiều chức năng: -Đảm bảo sự liên hệ của cơ thể với bên ngoài -Giữ cho cơ quan bộ phận bên trong trước các tác động bên ngoài -Tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt -Tham gia hô hấp, bài tiết -Tham gia quá trình ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn -Da có khả năng sinh miễn dịch đặc hiệu Da: gồm hai phần chính. Lớp ngoài cùng mỏng còn gọi là biểu bì, chứa các tế bào biểu mô, lớp trong là bì chứa các tế bào mô liên kết. Các tế bào biểu mô sắp xếp ken chặt tạo thành hàng rào ngăn chắnự xâm nhập của vi khuẩn. Trên mặt biểu bì có lớp hóa sừng -keratin không tan trong nước không cho nước thấm qua. Chính vì vậy mà vi sinh vật không phân giải được keratin và không theo nước xâm nhập vào cơ thể đrr gây bệnh. -Niêm mạc: khác với da bao phủ mặt ngoài, niêm mạc bao phủ mặt trong của nhiều cơ quan nội quan, như ống tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu. Niêm mạc được cấu tạo lớp biểu mô bề mặt và lớp mô liên kết kế theo. Chất nhầy do tế bào biểu mô tiết ra là cái bẩy bắt giữ vsv không cho chúng xâm nhập vào bên trong. Đường hô hấp niêm mạc và hệ thống nhung mao luôn giao động với bước sóng 20microm theo một hướng để hất các vật lạ và vsv gây bệnh ra ngoài. Với các phản ứng như hắt hơi, ho cũng là phản xạ đẩy vật lạ và vsv gây bệnh ra ngoài. Tế bào niêm mạc là tế bào sống nên một số virut gây bệnh có thể sống và nhân lênđược, đặc biệt như virrut cúm. -Dịch thể: Một số mô của cơ thể tiết ra dịch thể rữa trôi các chất bám và các vsv gây bệnh. Ví dụ vsv không thể bám lâu vào xoang miệng vì bị nước bọt rữa trôi, nước tiểu về mặt cơ bản là vô trùng cũng cuốn trôi các vsv bám trên đường tiết niệu -Dịch mật kìm hảm sự phát triển chủa nhiều vi khuẩn -Gan lách thận là một khí quan đắc lực chống sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh -Hệ lâm ba: Bao gồm các cơ quan miễn dịch trung ương, mầm bệnh sau khi xâm nhập qua da thì gặp hạch lâm ba, là một phòng tuyến bảo vệ cơ thể. Hàng rào VSV. Vi sinh vật cộng sinh: Mặc dù bề mặt của cơ thể được bảo vệ song một số vi khuẩn vẩn xâm nhập vào cơ thể và sống trên đó. một số sống trong cơ thể chúng không gay hại cơ thể mà còn tham gia bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Ở cơ thể động vật trung bình, tổng các tế bào cơ thể khoảng 1013, thì sô tế bào vsv sống cộng sinh lên tới 1014 tế bào. Khu hệ vsv sống cộng sinh tiết ra chất biotin, riboflavin, vitamin cung cấp cho cơ thể. Trong thú y, cũng như trong y học khi nuôi những động vật vô trùng (Germ-free animal) luôn phải cung cấp vitamin K vì trong đường tiêu hó không có vsv để tổng hợp vitamin này. Khu hệ vsv sống trong cơ thể tạo thành một hệ cân bằng. Nếu trạng thái cân bằng này bị phá vỡ thì vi sinh vật có thể gây bệnh cho cơ thể. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 13
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Trong thực tế việc sử dụng kháng sinh không hợp lý không những không tiêu diệt vi khuẩn có hại mà kháng sinh tiêu diệt vsv có lợi do vậy khả năng mắc bệnh của cơ thể lên cao. -Hóa học: các vsv lọt qua hàng rào vật lý thì lại vấp phải hàng rào hóa học. Dịch tiết của cơ thể dùng để rửa các mô, máu và dịch lympho đều chứa các nhân tố hóa học có khả năngg ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Đô axit: pH ngăn cản sự sinh trưởng của vi khuẩn. tuyến mỡ tiết ra chất nhầy giữ cho do và long không bị khôcứng.VSV phân giải lipit thành axit béo làm tăng độ axit cũng ngăn trở và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Dịch vị dạ dày, chứa HCL ngoài việc hoạt hóa enzym còn có tác dụng ngăn trở vi sinh vật gây hại cho cơ thể - Inteferon: là một nhóm glycoprotein cảm ứng do các tế bào cơ hể sinh ra để đáp ứng lại sự nhiễm virut và vi khuẩn khác, không cho chúng nhân lên trong tế bào chủ. Ngoài vai trò bảo vệ, Inteferon có tác dụng như một chất điều hòa mạng lưới bảo vệ chống lại nhiểm trùng và nhân lên của các tế bào ác tính. Do tầm quan trọng của inteferon trong việc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và tế bào ung thư, trong thực tế chúng được sản xuất bằng con đường hóa học thành những thuốc chữa bệnh. Hiện nay bằng công nghệ di truyền, sinh học phân tử người ta đã gép gen mã hóa tổng hợp inteferon vào nhiễm sắc thể của E.coli, sau đó nhân lên trong nồi lên men. Bằng cachs này người ta thu được số lượng lớn inteferon giá thành lại hạ. - Bổ thể: ngoài inteferon, trong máu còn chứa một glycoprotein khác đống vai trò trong việc loại trừ vi khuẩn, đó là bổ thể. Hoạt động của bổ thể gây tổn thương thành tế bào sau đó làm tan tế bào vi khuẩn, đồng thời tăng cường hiện tượng thực bào. 3. Viêm Viêm là một tập hợp những quá trình phản ứng của cơ thể để chống lại các xâm nhập, biểu hiện chủ yếu có tính chất cục bộ. -Ý nghĩa của viêm: +Viêm là những quá trình rối loạn tạm thời để đạt đến một thăng bằng mới, nói chung là có lợi:, sau một nhiểm khuẩn nhẹ, cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn một cách hữu hiệu hơn. Trong thú y cũng như y học tiêm chủng là một cách gây viêm nhẹ, để sau đó cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại vi khuẩn đó gây bệnh. + Viêm có thể đưa đến phản ứng quá mức tùy theo từng cơ địa, mà trong một số trường hợp sinh bệnh nặng có thể dẫn tới chết. + Viêm liên quan đến miễn dịch, nhất là trong những phản ứng viêm kéo dài. Tóm lại, về phương diện sinh học, cần đánh giá viêm một cách toàn diện qua những quá trình liên tục có sự điều hòa chung của cơ thể, nếu sự điều hòa này tốt viêm sẻ loại trừ vật lạ dù nội tại hay ngoại lai và đưa đến một sự ổn định nói chung là có lợi cho cơ thể. -Các hiện tượng của viêm (các giai đoạn của viêm) Để dễ hiểu người ta phân chia viêm ra bốn hiện tượng hay còn gọi là bốn giai đoạn của viêm. +Giai đoạn hóa sinh: sau khi có sự xâm phạm do vật lý, hóa học, hoặc do vi khuẩn virut vào cơ thể, thì tại điểm đó sẻ toan hóa nguyên phát, pH giảm 6,8-6,0. do các tế bào bị tổn thương hồng cầu mang oxy tới bị thiếu hụt, tăng lượng khí CO2. Sau hiện tượng toan hóa nguyên phát dẫn đến toan hóa thứ phát. Toan hóa thứ phát liên quan tới vai trò của các enzym. Các tế bào bị tổn thương túi lysosom bị vở giải phóng enzym thủy phân, tiêu hóa các protein, lipid, gluxit, đặc biệt các peptit gây giản mạch tăng tính thấm của thành mặch. Gọi là Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 14
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản chất trung gian hoạt mạch. Các chất trung gian hoạt mạch dó là Histamin, serotonin, kinin. Các chất trung gian hoạt mạch gây kích thích thần kinh co mạch, co thắt các tiểu mạch, sau đó sinh ra mệt mỏi rồi dẫn tới tê liệt + Giai đoạn huyết quản- huyết: Bao gồm các hiện tượng : xung huyết động mạch, tỉnh mạch, rỉ viêm và phù, thâm nhiễm bạch cầu đa nhân, bạch cầu hóa ứng động, xuất hiện hiện tượng thực bào. +Giai đoạn tế bào và mô: kế tiềp giai đoạn huyết quản là giai đoạn tế bào và mô, với tế bào bạch cầu đơn nhân được huy động để thay thế bạch cầu đa nhân. Hiện tượng tế bào và mô phụ thuộc vào: Sự mất nhiều chất hay ít Tác nhân của viêm mạnh hay yếu Đặc điểm của vị trí tổn thương của viêm Tình trạng cơ thể, miễn dịch bình thường hay quá mẫn. Cơ thể động viên ba loại tế bào cơ bản: hệ lympho-đơn bào, hệ liên kết, hệ biểu mô. Trong mỗi hệ tế bào đều có hiện tượng tăng sinh, thay hình tùy theo những đặc tính riêng. Hệ lympho- đơn bào được sinh ra từ tủy xương sau đó được phân chia thành 3 dòng: Dòng bạch cầu đơn nhân: đi vào nhiều phủ tạng rồi được biệt hóa thành những loại mô bào, ở gan thành những tế bào Kupffer, ở lách thành những tế bào liên võng mô bào, ở dưới da thành những mô bào. Dòng tế bào tiền lympho bào T: các tế bào tiền lympho T đi qua tuyến ức để trở thành lympho T và khi gặp các tế bào khác ở gan, thân được coi như là những kháng nguyên của bản thân cơ thể, lympho T có trí nhớ miễn dịc, đời sống dài tới vài năm. Chúng bảo vệ cơ thể, có khả năng hồi ký khi gặp một kháng nguyên lạ, chúng sẻ nhận dạng và tiêu diệt kháng nguyên đó. Dòng tiền lympho-B: Tiền lymôph-B đi qua túi fabricus trở thành lympho-B. Khi gặp các kháng nguyên chúng cũng có trí nhớ miễn dịch. - Giai đoạn hàn gắn hoặc hủy hoại: Quá trình hàn gắn: Nếu ổ viêm được dọn sạch mau chóng do các bạch cầu đa nhân đại thực bào dịch rỉ viêm và phù rút dần, các đường huyết quản thông suốt, vùng ổ viêm đi vào giai đoạn hàn gắn. Các tế bào xơ được tái tạo lại dần và các tế bào được sắp xếp cấu trúc lại như cũ. Các huết quản sẻ thoái hóa, thường là sự tiêu tưới máu cho vùng sẹo kém hơn trước. Nếu hoại tử và mất nhiều chất xơ, xơ hóa rộng, ảnh hưởng đến chức năng phủ tạng. -Quá trình hủy hoại: Nếu các kích thích viêm không giảm, lượng chất độc tăng, tế bào mô sẻ hủy hoại, quá trình viêm sẻ tiếp diễn từ cấp tính chuyển sang mãn tính. Có thể sự hàn gắn từng phần, nhưng sự hủy hoại chưa chấm dứt, lúc thì rầm rộ lúc thì âm ỉ. Viêm càng kéo dài quá trình tu sửa vết thương càng khó khăn và phứ tạp, dù khỏi cũng tổn thương nặng về chức năng. Viêm mạn tính có thể đưa đến tử vong trong những đợt hồi cấp, sức chống đở của cơ thể kém. - Phân loại viêm Có rất nhiều cách phân loại viêmn nhưng cơ bản có hai cách sau: Theo tiến triển của viêm Theo các thể giải phẫu bệnh Theo tiến triển của viêm được phân ra mấy loại viêm sau: Viêm cấp Viêm bán cấp Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 15
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Viêm mạn tính Theo các thể của giả phẫu bệnh Viêm huyết quản rỉ ướt Viêm thanh dịch Viêm tơ huyết Viêm sinh huyết khối Viêm mủ Apxe Viêm hoại thư Viêm hạt Các yếu tố làm thay đổi chất lượng đáp ứng viêm: Có rất nhiều yếu tố địa phương và toàn thân ảnh hưởng đến quá trình viêm. Sau đây là một số yếu tố quan trọng nhất: Tác động toàn thân: Dinh dưỡng, cần phải cung cấp đầy đủ cho cơ thể trong quá trình viêm thức ăn chứa nhiều thành phần các chất như protein, đặc biệt là các axit amin như methionin, cystin, vitamin, cần thiết nhất là vitamin C. Một khi thiếu các chất này thì không thể tái tạo collagen bình thường được. Thức ăn chứa kẻm có nhiều trong hoa củ quả làm tăng hoạt động của enzym như methalloenzym, ADN, ARN polymeraza giúp cho việc hàn gắn vết thương nhanh chóng. Các xáo trộn về huyết học: Nếu như trong tuần hoàn máu sự thiếu hụt về số lượng cũng như chất lượng bạch cầu trung tính, quá trình viêm bị kéo dài quá trình tu sữa vết thương chậm lại. Sự hình thành một số cơ chất: Trong quá trình viêm sự hình thành một số cơ chất protein được gọi là lipocortin. Lipocortin ức chế hoạt hóa của enzym phôphlipaza. Mà hoạt động của phopholipaza tăng quá trình chuyển hóa phopholipit thành axit arachidonic. Đây là một chất tham gia quá trình viêm, tăng cường chuyển hóa nếu thiếu, dẫn tới quá trình viêm kéo dài. -Tác động cục bộ: Các yếu tố nội tại nơi viêm ảnh hưởng rấ lớn đến quá trình viêm. Như: quá trình nhiễm khuẩn là nguyên nhân cục bộ làm kéo dài quá trình viêm, ngăn cản quá trình hàn gắn vết thương. Việc cung cấp đầy đủ máu cho vùng bị viêm là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình viêm kết thúc nhanh. Xuất hiện các dị vật khu vực viêm, như chỉ khâu bụi bẩn xâm phạm thêm vào vùng viêm, đều cản trở quá trình tu sữa vết thương. -Triệu chứng lâm sàng đặc trung của viêm: Bất kỳ một loại viêm nào đều thể hiện bốn triệu chứng lâm sàng đặc trưng sau đây: -Sưng : Do tổ chức viêm có hiện tượng tăng về tuần hoàn máu nên tổ chức đó có hiện tượng tăng về khói lượng nên có hiện tượng sưng. -Đỏ: Tuần hoàn máu tới khu vực viêm chậm lạ để tăng quá trình trao đổi chất tại nơi đây, gây hiện tượng ứ máu, nên có hiện tượng đỏ ở nơi viêm. -Nóng: Quá trình trao đổi chất nơi viêm tăng,là quá trình hóa năng biến thành nhiết năng nên tại nơi viêm nhiệt độ tăng cao hơn nơi khác không viêm. -Đau: o qua strình trao đổi chất tại khu vực viêm không hoàn toàn, nên sinh ra một số sản phẩm trung gian, mặt khác do hiện tượng sưng nên chèn ép đầu mut dây thần kinh cảm giác nên sinh ra đau. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 16
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Kết luận: Viêm là một quá trình sinh học hết sức phứ tạp bao gồm nhiều hiện tượng sinh hóa, vật lý liên quan chặt chẽ với nhau. Viêm là một quá trình liên tục, nếu xem xét tách rời các hiện tượng thì hình như có những rối loạn có hại, nhưng về mặt tổng thể viêm phải được đánh giá hâụa quả thế nào đối với cơ thể. Vì vậy người thầy thuốc phải hiểu được các qui luật của viêm để có sơ sở tạo điều kiện nhanh chống thiết lập sự cân bằng mới hạn chế được bệnh tật. 4.Phản ứng stress Stress -từ tiếng Anh có nghĩa là sự căng thẳng. Là trạng thái đặc biệt của cơ thể trả lời lại các kích thích từ bên ngoài, và có sự thay đổi về hình thái ở cơ quan nhất là ở cơ quan nội tiết- là một hội chứng đáp ứng tổng thể. Trong các giai đoạn của phản ứng stress ông Selia chia ra 3 giai đoạn, và mỗi một giai đoạn có mối liên hệ khăng khít với nhau. (Giai đoạn căng thẳng, giai đoạn bền vững và giai đoạn thoái. Các tác nhân gây stress được gọi là kích thích stresor. Nếu kích thích đó kéo dài nhr hưởng rất lớn đến hoạt động của vỏ bán cầu đại não. Quá trình chỉ đạo trả lời lại các kích thích stresor là hoạt động của miền võ tuyến thượng thận. Nếu như kích thích qu á mạnh và kéo dài thì khả năng đáp ứng của miền võ tuyến thượng thận tiết ra hôcmn ACTH ít, dẫn tới sự rối loạn cục bộ, không ít trường hợp trụy tim mạch dẫn tới chết. Trong chăn nuôi thú y để tránh các kích thích stresor không có lợi, như âm thanh ánh sáng làm cho con vật luôn ở trạng thái căng thẳng, ức chế đến quá trình trao đổi chất, sinh trưởng kém, sinh ra nhiều bệnh tật. Do vậy khi thiết kế chuông trại cho các đối tượng vật nuôi phải đảm bảo tránh các kích thích không cần thiết như xa đường quốc lộ, sơn các màu mới lạ không cần thiết, hạn chế người lạ ra vào khu nuôi, chính tất cả đó cũng tránh các kích thích stress. Trong qua strình vận chuyển gia súc, để tránh các stress người ta cần tiêm những thuốc an thần, để hạn chế khả năng tiếp nhận các kích thích, gây nên các phản ứng stress. 5.Phản ứng miễn dịch-MD MD-immunity là trạng thái là trạng thái bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh(các vi sinh vật và độc tố của chúng các phân tử lạ ) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch học đã trở thành một khoa học phát triển ở đỉnh cao và chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học, y học và thú y học. Kể từ khi có phát kiến đầu tiên của L. Pasteur về vacxin, lịch sử miễn dịch đã được dệt nên bởi những phát minh to lớn mang dấu ấn thời đại, thúc đẩy phát triển nhanh chóng của nhiều lỉnh vực sinh học và y học. Miễn dịch là khả năng không mắc một hay nhiều bệnh của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh do víinh vật, độc tố của chúng và các vật lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Chất sinh miễn dịch- Immunogen: là chất đưa vào cơ thể động vật ở điều kiện thích hợp có khả năng đáp ứng miễn dịch, còn gọi là kháng nguyên- antigen là chất có khả năng liên kết với kháng thể hoặc các thụ thể đặc hiệu của tế bào limpho. Các điều kiện cơ bản của chất kháng nguyên- Antigen: - Tính lạ: trước hết chất đó là có tính lạ đối với cơ thể, chất càng lạ tính kháng nguyên càng cao. Đa số kháng nguyên là chất cao phân tử bình thường không có sẳn trong cơ thể nên chúng luôn là chất lạ. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 17
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Trọng lượng phân tử đủ lớn: Kháng nguyên có trọng lượng phân tử tư 10.000dalton (đơn vị đo trọng lượng tương đương với trọng lượng nguyên tử Hydro), nếu nhỏ hơn 10.000dalton là chất không mang tính kháng nguyên, như: penixilin, progesteron, aspirin -Cấu trúc phan tử phức tạp: Một chất sinh miễn dịch là chất phải có cấu trúc phân tử phức tạp. Chất có cấu trúc phân tử càng phức tạp thì sinh miễn dịch càng cao. Ví dụ: Polylizin là một polyme có trọng lượng phân tử 30.000dalton nhưng không gây đpá ứng miễn dịch vì nó có cấu trúc đơn giản, trong khi đó một hapten tuy có trọng lượng phân tử nhỏ nhưng một khi gắn với một protein thì lại trở thành chất sinh miễn dịch cao. Kháng thể- antibody Kháng thể là các globulin có trong huyết thanh của động vật có khả năng liên kết với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Kháng thể theo định nghĩa trên đây được gọi là kháng thể miễn dịch- immunoglubin, Ig, hay kháng thể đặc hiệu.Kháng thể có thể tìm thấy trong các thể dịch khác của cơ thể như sữa, nước tiểu. Những kháng thể có sẳn trong từ trước khi có sự tiếp xúc với kháng nguyên được gọi là kháng thể không đặc hiệu Trong chăn nuôi sữa đầu của con mẹ có chứa một hàm lượng cao kháng thể không đặc hiệu, mà trong 24 giờ đầu gâmm globulin hấp thụ trực tiếp vào thành ruột của con con đi thẳng vào máu tham trở thành chất kháng thể đầu đời chóng lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy trong chăn nuôi việc cho con con sau khi sinh đặc biệt là 24 giờ đầu cho bú sữa non của con mẹ là việc làm hết sức cần thiết để cung cấp cho con con kháng thể chống lại các yếu tố gây bệnh vsv tấn công vào cơ thể con con. Bản chất của khấng thể: -Trong huyết thanh của người và động vật có vú chứa albumin, α,β,γ globulin thì γ globulin là kháng thể. Do vậy bản chất của kháng thể là protein. Hoạt tính của kháng thể phụ thuộc vào môi trường pH, các muối sulphat, Na, cồn có thể làm kết tủa kháng thể nhưng không làm mất tính chất của kháng thể. Hai đặc tính sinh học của kháng thể là khả năng phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên và biểu hiện như một kháng nguyên nên người ta gọi là kháng kháng thể. Có thể tạo kháng thể chống lại từng loại Ig, hoặc chống lại từng phần của cấu trúc phân tử Ig. Miễn dịch, tùy theo tính chất và sản sinh ra miễn dịch mà người ta chia ra làm hai loại: -Miễn dịch đặc hiệu chủ động. Việc cơ thể sản sinh ra khấng thể đặc hiệu hoặc tế bào T, sau khi bị cảm nhiễm hoặc tiếp nhận một cách nhân tạo mầm bệnh được gọi là miễn dịch chủ động -Miễn dịch thụ động Miễn dịch thụ động hay còn gọi là miễn dịch vay mượn, là trạng thái cơ thể đề kháng nhất thời với mầm bệnh sau khi được đưa vào cơ thể huyết thanh hoặc máu, chứa kháng thể miễn dịch, hoặc nhờ tiếp kháng thể bằng con đường khác, như con bú tiếp nhận qua sữa mẹ. Trong thú y để nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của vật nuôi, việc cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là protein, khoáng chất và vitamin là việc nâng cao sức đề kháng của con vật nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh tật. Việc tiêm phòng vacxin để tạo kháng thể miễn dịch với bệnh đó là việc làm không thể thiếu được trong thú y. Hiện nay dịch LMLM, dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát mạnh, ngoài việc nâng cao sức khỏe con vật vệ sinh môi trường thì việc tuyên truyền công tác tiêm phòng vacxin cho vật nuôi là một việc làm bắt buộc có tính pháp luật. Không những bảo vệ sức khỏe nâng cao hiệu quả chăn nuôi mà còn góp phần không nhỏ tới việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.trách nhiệm của mọi người dân, tổ chức. Đặc biệt là sinh viên cán bộ đang công tác học tập có liên quan đến ngành nông nghiệp. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 18
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 6.MỘT SỐ ỨNG DỤNG THỰC TIỂN CỦA MIỄN DỊCH 6.1.Các phản ứng kháng nguyên -kháng thể Kháng thể phản ứng đặc hiệu với KN sinh ra nó. Kháng thể có trong huyết thanh nên những nghiên cứu invitro về mối tương tác giữa KN-KT có sử dụng huyết thanh được gọi là phản ứng huyết thanh. Sự kết hợp giữa KN và kháng thể không phải là sự kết hợp đồng hóa trị nên sự gắn kết giưaz chúng xảy ra thường yếu. Tuy nhiên do cùng một lúc có nhiều mối liên kết nên lực liên kết sẻ mạnh hơn. Các lực đó bao gồm: - Lực liên kết Hydrro -Lực liên kết tỉnh điện -Lực liên kết Van der Waals -Lực kỵ nước Phản ứng này được sử dụng rộng rải trong chẩn đoán một số bệnh truyền lây. Nó có tính tính xác cao, ít tốn kém, dể sử dụng ở mọi địa bàn. Vì kháng thể và kháng nguyên thông qua phản ứng mắt thường không thể nhìn thấy được, nên phản ứng này muốn xác định được thông qua phản ứng kết tủa. 6.2. Phản ứng kết tủa Khi cho kháng thể đặc hiệu phản ứng với kháng nguyên hòa tan ở liều lượng chuẩn thì xuất hiện kết tủa có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phản ứng này được dùng để phát hiện kháng nguyên, khi đã có sẳn kháng thể 6.3.Phản ứng ngưng kết Ở phản ứng kết tủa đòi hỏi kháng nguyên hòa tan, còn phản ứng ngưng kết gọi là phản ứng cần các kháng nguyên hửu hình. Phản ứng này ứng dụng để định lượng hàm lượng kháng thể có trong huyết thanh, để xác định khả năng miễn dịch của từng cá thể. 6.4. Phản ứng kết hợp bổ thể Bao gồm các thành phần kháng nguyên + kháng thể + bổ thể , phản ứng này được ứng dụng để chẩn đoán một số bệnh truyền nhiễm. 6.5.Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang Kỹ thuật này dựa trên tính chất của thuốc nhuôm khi được kích thích bở bức xạ có bước sóng đặc biệt sẻ phát sáng. Kháng thể được gắn với chất thuốc nhuộn phát huỳnh quang màu vàng lục, hay đỏ da cam. Kỷ thuật này được ứng dụng để chẩn đoán bệnh truyền lây. 6.6. Kỹ thuật chất hấp thụ miễn dịch enzym (Elisa- Enzyme -linked Immunosorbent Asay). 6.7.Vacxin Vacxin là chế phẩm kháng nguyên gây trạng thái miễn dịch mà không gây bệnh. Vacxin dùng để kích thích đáp ứng miễn dịch nguyên phát làm tăng số lượng tế bào ghi nhớ tăng đáp ứng miễn dịch nhớ khi chúng tiếp xúc với kháng nguyên gây bệnh. Hiện nay, trong y học chương trình tiêm chủng mỡ rộng đã làm giảm đáng kể bệnh truyền nhiễm và làm tăng sức khỏe cộng đồng. Việc tiêm phòng vacxin trong thú y tiến tới như là một luật định nhằm ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm cho gia súc, gia cầm mà còn ngăn chặn được sự lây lan bệnh từ động vật sang người. Ví dụ: hiện nay dịch LMLM và cúm gia cầm không những mối đe dọa về sức khỏe con vật thiệt hại kinh tế mà là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Vacxin có thể chứa kháng nguyên sản xuất từ tế bào vô hoạt, đồng thời có thể sử dụng các chủng đã được giảm hoạt lực, không còn có khả năng gây bệnh nữa. Sau đây là một số loại vacxin. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 19
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Một số loại vacxin được sử dụng rộng rãi trong y học cũng như thú y Loại vacxin Virut sống đã được làm yếu Đậu mùa Nt Viêm gan B Virut sống làm yếu Sởi Nt Quai bị Nt Bại liệt (polio) -sabin Nt Bại liệt (polio)- Salk Virut bất hoạt Cúm Nt Dại Nt Vacxin kháng bệnh vi khuẩn Bạch hầu Giải độc tố Uốn ván Nt Ho gà Dịch chiết mô bào Viêm màng não Từ nhiều chủng Nhiễm Trùng (Hib) Từ Haemophilus influenza typ 4 tiếp hợp với vi khuẩn bặch hầu Tả Vibrrio cholera chết Dịch hạch Yersinia pestis chết Thương hàn Samonella typhi chết Viêm phổi liên cầu Từ 23 chủng Streptôcoccus pneumoniae LMLM Chỉ dùng trong thú y THT DDL H5N1 Đa số các vãcxin trên được dùng trong y học, chủ yếu là các loại được dùng cho trẻ em trong chương trình thanh toán 6 bệnh, Một số dùng cho người lớn sử dụng với mục đích đặc biệt. Người đi du lịch người đi công tác được tiêm vacxin để được đảm bảo an toàn cho bản thân và nhân dân nơi họ đến. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 20
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 7. Qui trình tiêm phòng vacxin cho lợn Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần an toàn dịch bệnh trong địa phương, tạo ra nguồn thực phẩm thịt lợn sạch, thì công tác tiêm phòng vacxin cho đàn lợn nái và lợn con là một việc làm không thể thiếu được trong chăn nuôi lợn. Tiêm phòng muốn đạt hiệu quả cao, cần phải tiêm đúng theo qui trình, đúng loại vacxin, tiêm đạt tỷ lệ bảo hộ. -Qui trình tiêm phòngcho lợn nái: Trước phối giống 15 ngày: +Tiêm vacxin dịch tả lần 1 +Tiêm vacxin phó thương hàn lần 1 Trước 10 ngày: +Tiêm vacxin THT lần 1 +Tiêm vacxin đóng dấu lợn lần1 Sau khi phối giống 80 ngày (trước khi đẻ 1 tháng), tiêm vacxin PTH lần 2 Sau khi đẻ + 40 ngày tiêm vacxin PTH lần 3 +45 ngày tiêm vacxin dịch tả lần 2 + Tiêm vacxin THT và đóng dấu lần 2 Trường hợp trước khi phối giống chưa kịp tiêm phòng thì áp dụng qui trình sau: Sau khi phối giống: +40 ngày, tiêm vacxin PTH lần 1 +45 ngày tiêm vacxin dịch tả lần 1 50 ngày tiêm vacxin THT và đóng dấu lần 1 Sau khi đẻ: + 30 ngày, tiêm vacxin PTH lần 2 +40 ngày Tiêm vacxin THT và DDL lần 2 +45 ngày Vacxin dịch tả lần 2. Qui trình tiêm vacxin cho lợn con và lợn thịt: -Lợn con 21 ngày tuổi tiêm phòng vacxin PTH lần1 -Lợn con 30 ngày tuổi tiêm phòng vacxin PTH lần 2 -Lợn con 40 ngày tuổi tiêm phòng vacxin THT Đ DL lần 2 -Lợn con 45 ngày tuổi tiêm phòng vacxin DT lần1 -Lợn con 58 ngày tuổi tiêm phòng vacxin PTH lần3 -Lợn 70 ngày tuổi tiêm phòng vacxin THT &DDL lần 2 -Lợn 70 ngày tuổi tiêm phòng vacxin Dịch tả lần 2 Hiện tượng quá mẫn Hiện tượng quá mẫn- hypersensitivity: là tổn thương bệnh lý khi có đáp ứng miễn dịch, tức là khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên lần thứ 2. Tức là một khi có chất lạ (kháng nguyên) xâm nhập vào cơ thể, cơ thể mẫn cảm phản ứng kịp thời bằng biện pháp phá hủy, gây rối loạn hoạt động của cơ thể. Theo Gell và Combs đã chia quá mẫn ra làm bốn loại Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 21
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Bốn loại quá mẫn theo Gell và Combs Loại phản ứng Thời gian xuất hiện lâm sàng Ví dụ Tip I -quá phản vệ dưới 30 phút Sốc phản vệ do tiêm thuốc, do nộc côn trùng cắn Tip II (quá mẫn gây độc tế 5-12 giờ Truyền nhóm máu và Rh tế bào, phụ thuộc chất không phùhợp kháng thể) TipIII ( phức hợp miễn 3-8 giờ Bệnh về huyết thanh phản dịch) ứng Arthus TipIV(quá mẫn trung gian Loại bỏ mô ghép. Tiếp xúc tế bào hay quá mẫn muộn) với da Bản chất của hiện tượng quá mẫn tip I thường gặp như các dị nguyên vào cơ thể qua con đường tiêu hóa, gây các triệu chứng như nôn mửa, ỉa chảy, nổi mề đay Trong các trường hợp này có thể dùng chất chôngdị ứng antihistamin cho kết quả. Nếu dị ứng tác động đến đường hô hấp gây ho, hen thở dốc và khò khè, thì chất trung gian này gây co thắt đường hô hấp dưới không phải là Histamin mà là SRS-A. Do vậy trong thực tế antihistamin không dùng để chữa hen, mà dùng ephiephrin, aminophylin hay Teophylin. Các chất hóa học trung gian được giải phóng khi hoạt hóa tế bào Mast Chất trung gian Cấu trúc Chức năng Histamin (có sẳn) Beta- imidazol-etylamin Tăng tính thấm thành mặch, gây co thắt cơ tim Serotonin (có sẳn) 5- hydroxytriptamin Tăng tính thấm thành mạch EFFC-A* (có sẳn) tetrapeptitAxit Hấp dẫn bặch càu ưa axit Heparin proteoprocan Kìm hảm động mạch SRS-A tổng hợp mới Sisteinpeptit Co thắt khí quản, tăng tính thấm thành mặch PAF tổng hợp mới Phức hợp leukotrien lipit Ngưng kết tiểu cầu, giải phóng histamin Ghi chú: * EFC-A: yếu tố hướng bặch cầu ưa axit phản vệ ( Eozinophil chemotactic factor of ânphylaxis). RSS-A: Chất phản ứng chậm của phản vệ (Slow reacting subtance of ânphylaxis). PAF: Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu ( Platelet activiting factor). Quá mẫn gây độc tế bào tip II, thường xảy ra khi truyền máu. Ở người máu được chia ra làm 4 nhóm máu A,B,AB và O. Ở động vật máu nống cũng tương tự nhưng phản ứng độc tế bào thường ít gặp hơn, vì máu được chia thành hệ nhóm máu. Vào năm 1930 người ta còn phát hiện các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu có một nhân tố, nhân tố đó cũng được tìm thấy trong máu khỉ nên người ta gọi là Factor Rh. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 22
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Khi bố là Rh+ và mẹ là Rh- thì 50% đúa trẻ ra đời là Rh+. Khi màng nhau bị rách, hồng cầu Rh+ của bào thai sẻ vào tuần hoàn máu mẹ kích thích tạo kháng thể IgG. Nếu bào thai lần mang thai sau là Rh+ thì kháng thể Rh sẻ lọt qua nhau thai và phá hủy hồng cầu thai. May thay điều này ở việt nam ta đa số hồng cầu phụ nữ đều là Rh+. Phản ứng quá mẫn trong gian bào tipIV: Phản ứng này gắn liền với đáp ứng miễn dịch. Ứng dụng phản ứng này trong y học và thú y dùng để chẩn đoán bệnh Sẩy thai truyền nhiễmBrucelulosis và bệnh lao ( Tuberculosis). Phả\n ứng này được thực hiện trên da, được gọi là phản ứng Tuberculin. 8.Bệnh tự miễn Khái niệm bệnh tự miễn được dùng khi hệ thống miễn dịch hoạt động đáp ứng với kháng nguyên của bản thân và gây tổn thương cho chính cơ quan của bản thân. Đây là bệnh do sự lắng động phức hợp miễn dịch, thường xẩy ra ở đáy cầu thận. Những bệnh tự miễn sinh ra sẻ làm rối loạn hàng loạt cơ quan bộ phận mà điều trị bệnh khó có kết quả. Ví dụ: Bệnh nhược cơ năng làm cho cơ bị yếu; Bệnh viêm khớp dạng thấp bệnh này khá phổ biến ở người, nó làm sưng phồng khớp xương cũng như làm tổn thương về xương sụn, gây khó khăn cho cử động hàng ngày. Viêm mãn tính tích tụ lâu ngày sẻ hủy hoại xương khớp. Tài liệu tham khảo: 1. Thomas Carlyle Jones, (1983), Veterinary pathology 2.Daniel. K. Kusewitt, (2001) Veterinary pathology, volume 38, p.20-23 3.Vũ Công Hòe, (2002), Giải phẩu bệnh học, NXB yhọc, Hà Nội 4.Sử An Ninh, (2004) Tồn dư kháng sinh và sức khỏe cộng đồng. Khoa học kỷ thuật thú y, 2. 74-82 D.Herenda, (1994) Cẩm nang kiểm tra thịt tại lò mổ. BộNN& PTNT, (2003), Công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 5.Phạm Văn Tý, 2001), Miễn dịch học, NXB Hà nội 6.Nguyễn Chính, (1993), Kỷ thuật sản xuất tôm giống và cá nước lợ. 7.Cao Xuân Ngọc, (1997), Giải phẩu bệnh đại cương. NXB, nông nghiệp. 8.Lê Thanh Hòa (2004), nguyên lý ứng dụng RT-PCR; PCR, và dồng hóa sản phẩmNguyễn Vỉnh Phước (chủ biên), Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh, !1978), Giáo trình bẹnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9.Phạm Hồng Sơn (chủ biên), Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang Trung, (2002), Giáo trình vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phạm Hồng Sơn, (2006), Giáo trình vi sinh vật (phần đại cương), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11.Viện hàn Lâm Liên Xô (cũ), (1976), bách khoa toàn thư thú y, tập 1-6. (tiếng Nga) 12.I.F. Ivanov, (1976) Tế bào tổ chức phôi thai, NXB Bông lúa ,Moskva (Tiếng Nga) 13.M.B.Plachotina, (1966) Phẩu thuật thú y, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 14. I.P.Plochin, (1971), Chẩn đoán lâm sàng học, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 15.I.E. Mozgov, (1974), Dược lý hoc, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 16.F.P. Trynus, (1976), Sổ tay tra cứu dược, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 23
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản MỤC LỤC Chương hai 12 CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ 12 6.MỘT SỐ ỨNG DỤNG THỰC TIỂN CỦA MIỄN DỊCH 19 Một số loại vacxin được sử dụng rộng rãi trong y học cũng như thú y 20 8.Bệnh tự miễn 23 Tài liệu tham khảo: 23 Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 24
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chương III. THUỐC VÀ CÁC HÓA DƯỢC THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y Nội dung chính của chương: Thuốc và các hóa dược sử dụng trong thú y là một trong những nội dung quan trọng trong thú y. Trong chương này bao gồm các nội dung chính sau: - Những hiểu biết về thuốc -Tác dụng của thuốc -Phân loại nhóm thuốc -Cách sử dụng của thuốc -Các con đường đưa thuốc vào cơ thể -Những mặt tồn tại khi sử dụng thuốc -Tìm kiếm một số bài thuốc nam trong nhân gian để sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh tế, tránh những tồn dư hóa chất trong sản phẩm, thịt trứng sữa có hại cho sức khỏe cộng đồng. 1. Đại cương chung về thuốc- Khoa học dược lý- thuốc Pharmakon- từ tiếng Hy lạp cổ đại có nghĩa là thuốc- là một khoa học nghiên cứu bào chế, tác dụng, cách sử dụng của thuốc. Thực tế các thuốc được dùng trong thú y đã mang lại không ít hiệu quả chăn nuôi, góp phần hạn chế bệnh tật nâng cao sức khỏe, góp phần cải tạo môi trường. Nói chung tất cả các thuốc và hóa dược dùng trong thú y đều là những chất độc, một khi cá tác dụng là sử dụng đúng liều lượng đúng thời gian và đúng mục đích.Nếu sử dụng không đúng sẻ mang lại những kết quả xấu khôn lường. Do tính chất đọc hại của thuốc mà người ta chia thuốc ra làm 2 bảng: Độc bảng A: Những thuốc nằm trong bảng này có tính độc lực cao, bảo quản cẩn thận, liều lượng khi dùng nhóm thuốc này phải hết sức chú ý. Độc bảng B: Là những thuốc tác dụng mạnh, bảo quản cẩn thận tránh trộn lẫn với nhau sinh ra các tác dụng phụ mất tác dụng của thuốc. Do mỗi một thuốc có nhiều tác dụng khác nhau tính chất tác dụng khác nhau,nên sử dụng thuốc cần chú y những vấn đề sau: -Tên thuốc phải có rõ ràng (Tên tiếng việt, tiếng latinh, hoặc tiếng anh, cần thiết có công thức cấu tạo hóa học.) Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc khác nhau có nhiều tên khác nhau, nhưng chỉ có hai tên chính tren thuốc như sau: Tên thương phẩm- là tên thuốc có giái trị quảng cáo, làm cho người tiêu dùng dễ nhớ dễ nhận biết mang tính kích thích cho người tiêu dùng; Tên thuốc, phải là tên khoa học bằng tiến Anh, tiếng Latinh, có thể có cả công thức cấu tạo của thuốc đó. -Chỉ dẫn tác dụng của thuốc, cách bảo quản cách sử dụng, liều lượng, và các tác dụng phụ của thuốc. -Chỉ rõ các biến chứng có thể ó khi sử dụng thuốc và cách phòng tránh -Các chống chỉ định của thuốc. -Phối hợp sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để nâng cao hiệu quả tác dụng của thuốc. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 25
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản 2.Phân loại thuốc Thuốc tùy theo tác dụng và tính chất của thuốc mà người ta chia ra nhiều nhóm thuốc khác nhau. Trong quan niệm của người dân thuốc chia ra hai nhóm đó là thuốc tây và Đông dược. Thuốc tây là do thói quen từ lâu của con người Việt Nam, là những thuốc xuất xứ từ "Bên Tây" . Do những năm tháng nước ta dưới sự đo hộ của Pháp Quốc, nên những thuốc nhập từ pháp vào đều được gọi là thuốc Tây, nhưng thực tế đây là những thuốc được bào chế tổng hợp bằng con đường hóa học. Còn thuốc "Bắc" là những thuốc từ trung quốc có nguồn gốc là thảo mộc, thuốc nam là những thuốc thảo mộc do người Việt. Trên đây là những quan niệm do thói quen chứ không đúng theo cách phân loại của thuốc. Phần sau chúng tôi giới thiệu một số tính chất và bài thuốc Đông dược được rõ hơn. Theo tính chất tác dụng của thuốc, thuốc được chia ra làm mấy nhóm chính sau đây: 2.1. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương Là tất cả những thuốc và hóa chất khi vào cơ thể tác dụng trực tiếp hay gián tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Trong nhóm thuốc này người ta chia ra hai nhóm : - thuốc ức chế và hưng phấn thần kinh. Những thuốc gây ức chế thần kinh là những thuốc nằm trong nhóm thuốc gây mê(narcose)- hay thuốc gây giấc ngủ nhân tạo. Trong thú y được sử dụng để gây mê trong phẩu thuật, trong vận chuyển gia súc tránh các tác nhânkích thích stress. Những thuốc gây hưng phấn thần kinh-là những thuốc gây những kích thích hưng phần nhiều hay ít đến hệ thần kinh trung ương. Làm cho khả năng hồi phục lại sau khi bị mệt mỏi như Strichin, caffein, Camphora, Korazol Tất cả những thuốc tác dụng lên hệ thần kinh, hưng phấn hay ức chế đều là những thuốc gây nghiện cho cơ thể. Một số thuốc trong nhóm này: Axit barbitura, Thiopental, Hecxenalum, Phenobarbitalum, Chuoralum hydratum Chloroformium, Ethel, Phthorothanum Thuốc gây tê: -là những thuốc ức chế quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Trong thú y và y học thuốc được sử dụng như những chất gây tê trong phẩu thuất , phong bế thần kinh, giảm đau Ví dụ: Aminazin,Triftazinum, Kalibromat Thuốc chóng co dật: Dipheninum, hecxamidium, Morphini hyđrochlỏium Thuốc hạ nhiệt: cơ chế tác dụng hạ nhiệt của nhóm thuốc này được giải thích khác nhau nhưng chung qui là là những thuốc tác dụng lên trung khu điều hòa thân nhiệt. Tất cả các thuốc này đều nằm trong nhóm thuốc Axit Salicilic, ngoài tác dụng hạ nhiệt thuốc này còn có tác dụng kìm khuẩn nên nó được dùng như là những thuốc chống viêm diệt khuẩn. Như: Paracetamol, pirazol, Antipirin, analgin 2.2. Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh-Antibiotic- là những chất được bào chế từ những vsv, động vật thực vật có khả năng diệt khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể động vật. Ngày nay, kháng sinh như một cứu cánh để chống lại sự nhiễm trùng, hay nói cách khác là những thuốc dùng để phòng và điều trị các bệnh truyền lây, kích thích sinh trưởng vật nuôi. Thuốc kháng sinh có những mặt lợi sau đây: -Cơ chế tác dụng đặc biệt -Phổ tác dụng của nó rộng, có khả năng trung hòa độc tố -Hiệu quả sử dụng ở liều thấp Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 26
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Dễ bảo quản -Hiệu quả tác dụng điều trị rõ ràng -Độc lực của thuốc thấp nên trong điều trị có thể dùng liều cao tấn công ngay từ đầu. Liều điều trị và liều gây độc cách nhau rất xa. -Sử dụng ở liều thấp kích thích tăng trưởng của cơ thể, nên có thể dùng như là một thuốc phòng và kích thích tăng trọng. Những mặt hạn chế của thuốc kháng sinh -Sử dụng liều thấp sẻ dẫn tới tính quen thuốc và nhờn thuốc, do vậy hiệu quả điều trị không cao. -Đối với gia súc non khi sử dụng kháng sinh nhiều dẫn tới còi cọc chậm lớn và có thể gây nên những biến chứng khó lường. -Trong thú y sử dụng kháng sinh bừa bải gây nên hiện tượng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm như thịt trứng sữa, sự tồn dư kháng sinh này gây bất lợi cho con người. Người sử dụng sản phẩm có tồn dư kháng sinh, sẻ khó điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, và nặng hơn có thể gây ưng thư. -Kháng sinh có nhiều loại và mỗi loại có tác dụng diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn khác nhau. (KS trị bệnh vi khuẩn Gram+, Ks trị bệnh vi khuẩn Gram-; Để hạn chế nhược điểm này hiện nay người ta đã phối hợp nhiều kháng sinh với nhau, gọi là kháng sinh tổng hợp điều trị được nhiều nhóm vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Phân loại kháng sinh Kháng sinh có thể phân loại theo nhiều cách: theo nguồn gốc, theo tính chất chữa bệnh, theo hiệu quả tác động, theo cơ chế tác động, theo bản chất của thuốc. Theo nguồn gốc: -Có thể là kháng sinh lấy từ nguồn gốc vi sinh vât -Kháng sinh sản xuất theo con đường tổng hợp -Kháng sinh bán tổng hợp Các loại vi sinh vật khác nhau đều sản sinh ra các loại kháng sinh khác nhau Theo tính chất chữa bệnh: -Nhóm kháng sinh thông dụng, như penicillin, streptomycin,Ampicilin -Nhóm kháng sinh không thông dụng Theo cơ chế tác động: Theo cách này kháng sinh được chia ra làm bốn nhóm chính -Kháng sinh kìm hảm tổng hợp vách tế bào vi khuẩn -Kháng sinh làm tăng thẩm thấu màng tế bào -Kháng sinh kìm hảm tổng hợp protein -Kháng sinh tác động lên di truyền, Là những chất có tính chất ái lực cao đối với ADN, ngăn cách quá trình chia đôi của hai sợi xoắn kép, phong tỏa hệ thống enzym của vi khuẩn. Phân loại theo họ: Tùy theo bản chất hóa học của các chất kháng sinh mà được chia ra các họ. Hiện nay, quan điểm này được coi như hoàn chỉnh nhất. -Họ aminosid (streptomycin, kanamycin,gentamycin ) -Họ Tetracyclin (Teracyclin, oxyteracylin, domycilin ) Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 27
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Nhóm Chloraphenicol- Đây là nhóm thuốc cầm dùng trong thú y, thủy sản nhưng vẫn được dùng trong nhâny. -Các Sunfamid -CácNitrofuran -Họ beta-lactam (penicillin,ampicilin ) -Các dẫn xuất của axid Izonicotic Những nguy cơ của việc tồn dư kháng sinh tới sức khỏe cộng đồng Do việc sử dụng kháng sính rộng rãi, để điều trị bệnh và làm phụ gia cho thức ăn gia súc, không thể không tìm thấy tồn dư kháng sinh ở thực phẩm có nguồn gốc động vật. Những nguy cơ độc hại này có thể chia thành 4 nhóm sau: * Nguy cơ về độc tố, hầu hết các kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi đều được dùng cho con người. Những kháng sinh phản ứng hóa học như Bazơ(chloraphenicol, Erytromyxin, Tylosin ) có thể tích lủy ở mô nhiều hơn huyết tương. Đây là vì ion bị giử lại do sự khac nhau về pH máu và mô bào. Có thể độc tố trực tiếp của kháng ssinh hay các chất chuyển tiếp của chúng ở sản phẩm thịt, trứng, sữa, độc tố này sinh ra các đột biến về gen, gây quái thai, ung thư *nguy cơ về vi sinh: Hệ quả quan trọng nhất là việc dùng kháng sinh ở động vật làm phát triển tính đa kháng thuốc của víinh vật. Sự phá vở khu hệ vi sinh vật ở ruột, dạ dày ở người do ăn phải sản phẩm có tồn dư kháng sinh đã tăng lên khá nhiều (walton,1983). *Nguy cơ miễn dịch bệnh lý: Việc sử dụng sản phẩm thịt có tồn dư kháng sinh đã gây nên các phản ứng dị ứng. * Nguy cơ về môi trường: Nguồn kháng sinh sau khi sử dụng cũng phần lớn được thải ra theo phân nước tiểu vào môi trường. Đặc biệt là chăn nuôi tập trung ở trang trại.Người ta ghi nhận rằng vi khuẩn gây bệnh sẻ kháng với kháng sinh tờn dư trong phân với một thời gian dài(Jones,1980), và kiểu kháng thuốc này không thay đổi ít nhất là 7 tuần. Tóm lại: Sự có mặt của kháng sinh và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con gnười đã được xác định và có nhiều công trình nghiên cứu. Chính vì vậy với xu thế hiện nay việc sử dụng kháng sinh cũng cần hạn chế để tạo ra thực phẩm sạch an toàn cho người tiêu dùng. Trong thú y phải tuân thủ nguyên tác phòng bệnh hơn trị bệnh. Một số thuốc kháng sinh thường dùng trong thú y: Coli-flox tên khoa học: Norfloxacin là một kháng sinh tổng hợp có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn Gram+ và Gram- gây bệnh cho gia súc và gi cầm. Thuốc được dùng có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh coli dung huyết,phân trắng lợn con, phó thương hàn, bặch lj tụ huyết trùng, viêm đường tiết niệu. Chế phẩm Coli-flox đã được phát triển thêm dạng cho ướng đặc trị hội chứng tiêu chảy, các bệnh viêm ruột ở gia cầm. Thuốc cho hiệu quả điều trị cao, tiện sử dụng, đặc biệt kích thích tiêu hóa, không gây táo bón cho vật nuôi. Doxycolison-F: Làmột chất kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin thế hệ mới, phổ rộng là Colistin. Khả năng diệt khuẩn ở nồng độ thấp dễ dung nạp thuốc, tránh được hiện tượng kháng thuốc. Lincoseptin: Được coi là kháng sinh tốt thay thế cho penicilin, có tác dụng tiêu diệt trên nhiều chủng tụ cầu, liên cầu, các trực khuẩn Gram+ và Mycoplasma, nó hấp thu tốt vào các tổ chức mô nhất là mô xương, sự đề kháng của vi khuẩn xuất hiện chậm. Thuốc đặc trị hội chứng tiêu chảy, viêm ruột phân trắng lợn con, phó thương hàn, viêm phổi viêm phế quản phổi Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 28
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Supermotic: Là một kháng sinh tổng hợp bao gồm 3 loại kháng sinh: Doxycyclin, Dexamethazol, Tylosin, tiamulin. Là một kháng sinh có phổ tác dụng mạnh bao trùm tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Kháng sinh này có khả năng thấm sâu và đạt nồng độ cao trong máu cũng như trong các tổ chức, thời gian tác dụng kéo dài do đó thích hợp với điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa tiết niệu sinh dục Kânmulin: Thành phần gồm có: Tiamulin hydrosulphat, kânmycin sulphat. Sự kết hợp hai kháng sinh tạo cho chế phẩm Kânmulin có khả năng tiêu diệt được nhiều mầm bệnh gây ra ở gia súc, gia cầm, đặc trị là bệnh viêm ruột gây xuất huyết, bệnh nhiễm trùng máu. Tylosin: Là một kháng sinh nhóm macrolid, có tác dụng trên nhiều trực khuẩn Gram+ vibrio coli, trực khuẩn gây thối loét da thịt. Nhờ có sự kết hợp hai loại kháng sinh Tylosin và Doxycyclin đặc hiệu mà hợp đồng tác dụng, cộng với kỷ thuật bào chế khác biệt giúp cho các thành phần hợp chất hấp thu nhanh, tác dụng tốt hiệu quả điều trị cao. Kháng sinh được dùng với các liều lượng tiêu chuẩn như : UI, đơn vị quốc tế, mg miligram, ml/kg thể trọng cơ thể. 2.3.Nhóm thuốc đông dược -hay còn gọi là thuốc nam Nước ta có rất nhiều cây thuốc, ông cha ta đã biết dùng để chữa bệnh không những cho con người mà còn cho các loại vật nuôi. Thuốc nam vô cùng tiện lợi, giái thành rẻ dễ kiếm, mà không gây đọc hại cho cơ thể. Thuốc nam có nguồn gốc thực vật như: rễ, thân lá, hoa củ quả, hạt. Thuốc có nguồn gốc động vật như: rắn, rết, tắc kè ve sầu Thuốc có nguồn gốc động vật như: khoáng vật vôi phèn Thuốc nam có những tính chất sau: Lương mát, hàn( lạnh), ôn(ấm) nhiệt(nống) Thuốc hàn và mát dùng để chữa chứng nhiệt như cây sài đất, kim ngân Thuốc ôn, nhiệt là thuốc nống dùng để chữa chứng cảm lạnh như quế, hồi, gầng Thuốc nam có năm vị chính- gọi là ngũ vị: Cay, đắng, chua, ngọt, mặn. Vị cay giải cảm, vị ngọt bổ dưỡng, điều hòa, vị đắng thanh nhiệt giải độc. Vị mặn thông đờm làm tan khối cứng, vị chua có tác dụng thu liễm(giữ lai). Ngoài ra còn có vị đạm nhạt -không có vị rõ ràng có tác dụng lợi tiểu. Nguyên tắc sử dụng thuốc nam: Phải biết đúng cây vị thuốc, và biết sắp xếp thành bài thuốc. Trong y học dân tộc người ta gọi là nguyên tắc" Quân, thần, tá, sứ". Quân: là vị thuốc chính chữa bệnh. Thần: là vị thuốc giúp cho hiệu lưc của vị thuốc chính tác dụng tốt hơn. Tá: là vị thuốc hạn chế tác dụng phụ của vị thuốc chính, và thần. Sứ: là vị thuốc dẫn các các vị thuốc trên đi vào kinh, tức là đi vào con đường tác dụng của nó. Việc sử dụng nhiều vị thuốc trong một bài thuốc không những có tác dụng chữa bệnh cao, mà tính an toàn về thuốc được tốt hơn. Về thành phần hóa học của cây thuốc nam người ta cũng đã tách chiết ra những nhóm chất chính như sau: Nhóm alcaloid, người ta gọi là kiềm thực vật, nhóm glucozid, nhóm Saponin, nhóm tinh dầu thơm, nhóm chất tanin. Và đặc biệt là nhóm cây thuốc có chứa Phitoxit- còn gọi là kháng sinh thực vật. Kháng sinh thực vật có nhiều ưu điểm hơn loại kháng sinh tổng hợp. Vì kháng sinh thực vật không gây tính quen nhờn thuốc, không để lại di chứng khác . không để lại tồn dư kháng sinh có hại cho người tiêu dùng. Ngoài những ưu điểm trên của thuốc nam, thì có một số nhược điểm như: Mất thời gian thu hái, thời gia tác dụng kéo dài, nên thời gian điều trị bệnh không được như mong muốn. Để Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 29
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản khắc phục những nhược điểm trên, Đông y học người ta đã bào chế tách chiết ra những cơ chất, tiện lợi cho người tiêu dùng hiệu quả cao trong điều trị. Đây cũng là một hướng đi cúa ngành Đông dược thú y, nhằm tạo ra những sản phẩm thuốc có chất lượng cao, hiệu quả điều trị tốt. Một số bài thuốc nam thông dụng: - Thuốc giải cảm: Lá tía tô chữa cảm , chống nôn. Lá sả chữa chướng hơi, tăng cường tiêu hóa. -Thuốc chống nôn: Cây bán hạ (họ củ ráy) thân rể phình to thành củ, chống nôn, chữa ho. Gầng chữa chứng đau bụng khó tiêu. -Thuốc nhuận tràng: Hạt cây ba đậu họthầu dầu. Chữa táo bón, khó thở: 10-20 gam cho bò, 1-2 gam cho lợn, sao đen cháy sắc lấy nước cho uống. Chú ý gia súc có chữa không được dùng, nếu bị ngộ độc thì cho con vật uống nước đậu xanh. Cây võ đại: Họ trúc đào làm cảnh ở các đình chùa, cây cao. Dùng võ cây chữa táo bón. -Chữa tiêu chảy: Các cây thuốc có vị đắng chứa hàm lượng chất tanin cao, làm se niêm mạc ruột, ngăn trở quá trình tiết nước của tế bào ruột. Như: lá, búp ổi non, lá sim non, lá cây mui. Chống nhiễm trùng: Thuốc rữa vết thương, sát trùng vết thương:Lá trầu 100g + phèn chua 20g + nước 1l. Lá trầu dã nhỏ, đun sôi trong nước, sau đó cho phèn chua vào, lọc lấy nước để rữa vết thương do xây xát, trợt ngã trâu bò do húc nhau có vết thương. -Cầm máu: Cỏ nhọ nồi 100g + lá trắc bá diệp 100g + lá thân cây ngãi cứu 100g. Tất cả đem sao cháy giả thành than, đắp lên vết thương cầm máu. Nếu vết thương chảy máu liên tục có thể dùng: hạt cau khô 100g + lá trầu 100g + mốc cây cau100g tất cả đem giả nhỏ trộn với bồ hóng bếp. Rắc lên vết thương cầm máu. -Bong gân hay chạm xương: Con vật do lao tác mạnh hay bị sập ngã, bong gân (loại trừ gảy xương, trật khớp). Lá si + lá ngải cứu + lá cúc tần tỷ lệ như nhau dả nhỏ rồi cho thêm một ít dấm ăn, đun nóng lên rồi để nguội đắp vào chổ bong gân. -Trị rắn độc cắn: Khi gia súc bị rắn độc cắn, buộc trên vết thương 3-5 cm để hạn chế nộc rắn độc la tỏa. Lấy một sợi long đuôi bò kéo qua lại chổ vết thương do rằn cắn, để lấy răng phụ của rắn và mỡ rộng vết thương, nặn máu. Sau đó dùng: Hạt đậu lào cắt đốt dán chặt vào vết thương. Tiếp theo dùng một trong cây thuốc sau: Cây xương cá, lá bong vang, lá sòi, lá sắn dây tất cả trộn với nhau cho con vật bị rắn cắn ăn và đập nát đắp lên vết thương. (Bài thuốc của đồng bào dân tộc Vỉnh Phú). Nước ta là một nước nhiệt đới, thiên nhiên ban tặng cho một thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Là một trong những quốc gia có tiềm năng về cây thuốc thực vật. Đông y dược ngày nay đã và đang phát triển trồng và thu hái tạo ra một nguồn dược liệu khá dòi dào. Thú y cũng đang tận dụng một số bài thuốc nam để chữa bệnh. Nhất là bệnh tiêu chảy của gia súc non. Mỗi một chúng ta cần tìm hiểu học hỏi trong nhân gian để hiểu biết thêm nhiều bài thuốc quí hiếm, tạo nên kho tàng đông y dược Việt Nam dồi dào hơn. 2.4. Thuốc sát trùng Đây là một nhóm thuốc trong thú y cũng như y học được sử dụng rộng rãi, thường xuyên. Là nhóm thuốc dùng để tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn virut, tiêu diệt côn trùng. Thuốc được dùng để vô trùng vết thương, tẩy uế chuồng trại, ao đầm nuôi trồng thủy sản. Đây là nhóm thuốc vô cùng độc, thường dùng ở nồng độ thấp1-3 %. Trong nuôi trồng thủy sản dùng để tẩy uế ao đầm nuôi, diệt nấm kí sinh thường được dùng với nồng độ 1-5 ppm. Nhóm thuốc này thường được chia ra mấy nhóm sau: - Các axit, kiềm, muối vô cơ - Các hợp chất hửu cơ như phenol, krezol phormaldehyd Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 30
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản - Nhóm thuốc các chất tiêu diệt vi khuẩn thông qua cơ chế sinh học, quá trình trao đổi chất của vsv gây bệnh. Bao gồm: sulphanilamit, Nitrophuran 2.5. Nhóm thuốc trợ sức tăng cường trao đổi chất Là một nhóm thuốc được sử dụng nhiều, nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất nâng cao sức khỏe con vật. Nhóm thuốc mà trong các ca điều trị không thể thiếu được. -Nhóm Vitamin Là một nhóm thuốc được sử dụng như những chất phòng và trị bệnh cho các đối tượng vật nuôi. Trong phối hợp khẩu phần thức ăn. việc bổ sung một lượng vi tamin vào khẩu phần là không thể thiếu được. Vitamin được chia ra hai nhóm chính, nhóm vi tamin hòa tan trong nước và nhóm vitamin hòa tan trong dầu. * Nhóm vi tamin hòa tan trong nước: bao gồm vitamin nhóm B (B1; B2, B6, B12, vitamin H, VitaminPp, và vitamin C.,K). Là nhóm vitamin tăng cường quá trình oxy hóa khử thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Tăng cường quá trình giải độc. Nhất là vitamin C được sử dụng trong điều trị là một loại thuốc tăng cường giải độc, tăng sức đề kháng của con vật. Trong thú y cũng như trong y học để tiện cho người sử dụng người ta phối chế các loại vitamin nhóm B với nhau gọi là B.complex. Vitamin nhóm B( nhóm vitamin hòa tan trong nước) có nhiều trong hoa quả, rau. Một số loại động vật như bò, chúng có khả năng tổng hợp được nhóm vitamin B tại dạ cỏ, nên sự thiếu hụt vitamin nhóm B đối với bò, loài nhai lại ít gặp hơn. Sự thiếu hụt vitamin trong khẩu phần thức ăn của vật nuôi thường dẫn tới các bệnh hiểm ngèo. Ví dụ: thiếu B1 cơ thể mắc chứng bệnh Beri-Beri, bại liệt. Thiếu C,sức đề kháng kém hay chảy máu chân răng, và các cơ quan nội quan, vitamin làm cho thành mạch máu rắn chắc. Vitamin C tăng cường giải độc. Đặc biệt là trong các ổ viêm do quá trình trao đổi chất ở khu vực viêm xẩy ra mạnh tạo ra một số chất trung gian, ngăn trở kéo dài quá trình viêm và lành sẹo. Do vậy việc dùng vitamin C trong các trường hợp viêm là không thể thiếu được *Nhóm vitamin hòa tan trong dầu mỡ. Bao gồm các vi tamin A,D,E Nhóm vi tamin có nhiều trong sản phẩm động vật như gan dầu mỡ cá, trứng sữa. Vitamin A trong sản phẩm thực vật có tiền vitamin A -Karoten, có nhiều trong các hoa củ quả có màu đỏ. Vitamin A, là vi tamin sinh trưởng, thiếu vi tamin A gia súc còi cọc chậm lớn, long da không bóng mượt. Nhất là đối với gia súc sinh sản thì nhu cầu vi tamin A càng lớn (Đực giống, nái mang thai). Vitamin D- là vitamin làm xúc tác cho quá trình hấp thụ canxi và photpho. Thiếu vi taminD cơ thể gia súc non phát triển còi cọc, chậm lớn dị hình về bộ xương, gia súc già thì mắc bệnh loảng xương mềm xương. Đối với gia súc non trong giai đoạn sinh trưởng việc bổ sung một lượng vitamin D trong khẩu phần ăn là vô cùng quan trọng. Trong tự nhiên, trong các sản phẩm thực vật như rơm cỏ khô có chứa nhiều vitaminD, khi vào cơ thể chúng được tích dự trử ở dưới da ở dạng tiền vitminD, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời,tia tủư ngoại, tiền vitamin D sẻ chuyển thành VitaminD. VitaminE- Người ta còn gọi là vitamin sinh dục. Đây là một vitamin tăng cường khả năng tạo tinh trùng ở tinh nang, và kích thích quá trình trứng chín và rụng. Ngời ra vitamin E còn giúp cho bộ long da bóng mượt, cơ thể cường tráng. Vitamin E có nhiều trong các hạt nẩy mầm, như giá, đổ. Trong chăn nuôi đực giống việc bổ sung vitamin E là vô cùng cần thiết. Thực tế người ta phải ủ thóc nẩy mầm rồi nghiền bột cho đực giống ăn. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 31
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Trong thú y, nhóm vitamin hòa tan trong dầu mỡ, được xem như là một thứ thuốc tăng cường sức khỏe cho con vật và được dùng rộng rãi trong các ca điều trị bệnh, hoặc bổ dưỡng cho con vật sau khi bị bệnh, chống béo, hồi phục cơ thể nhanh. Để tiện sử dụng các công ty thuốc thú y, người ta phối trộn 3 loại vitamin này với nhau, gọi là ADE. Complex. -Nhóm hormon Hormon là- sản phẩm của các tuyến nội tiết , tiết ra đi thẳng vào máu không thông qua hệ thống ống dẫn đến cơ quan cần tác động. Trong y học, và thú y học bằng con đường tổng hợp hóa học mà người ta tổng hợp nên thuốc có tác dụng như những hormon tự nhiên. Nhóm thuốc này sử dụng khá rộng rải, nhằm điều trị bệnh, tăng cường quá trình trao đổi chất, tạo năng xuất cao trong chăn nuôi. Những thành tựu của công nghệ hóa học, ngày nay trong thú y và y học xuất hiện nhiều loại hocmon được sử dụng vào nhiều lỉnh vực và mục đích khác nhau. Ví dụ: Chất hormon Oestrogen, là hôcmon không những có trong cơ thể con cái, mà người ta còn tìm thấy cả trong cơ quan sinh dục con đực, và còn tìm thấy các hợp chất có cấu tạo tương tự như Oestrogen như trong khoai tây, mạch nha Hocmon tác dụng lên nhiều quá trình hoạt động sống của cơ thể, như Adrenalin, Serotonin, angiotenzin, histamin. Bởi vậy trong thực tế có thể bổ sung rất nhiều chất có tác dụng tương tự như hocmon. Bằng con đường hóa học, sinh tiết, chiết xuất chia hocmon ra làm bốn nhóm chính sau: * Nhóm 1: Chất tiết từ các tuyến tế bào nội tiết như: insulin, adrenalin Oestron. Những sản phẩm này chứa một hàm lượng lớn hocmon tinh chất * Nhóm2: Chế phẩm thực vật: * Nhóm 3: Các hocmon bằng con đường tinh chiết. * Nhóm4: Các hocmon tổng hợp bằng con đường hóa học Thực tế, những nghiên cứu sử dụng hocmon có một ý nghĩa thực tiển vô cùng to lớn. Trong công nghệ sinh học hiện nay hướng sử dụng các chế phâme hocmon tăng năng suất chăn nuôi đã và đang thực hiện có kết quả. Bên cạnh những thành tựu đáng kể thì việc lạm dụng các chế phẩm hocmon trong chăn nuôi vẫn còn một số tồn tại. Những chế phẩm sử dụng thêm để theo ý muốn của con người, khi các chế phẩm hocmon vào cơ thể động vật có những biến đổi khác thường có khi gây nên những bệnh khá trầm trọng. Ví dụ: khi thiểu năng tuyến giáp cơ thể tăng cường tích nước ở dưới da, nhược năng hoạt động thần kinh trung ương, khả năng làm việc của cơ thể yếu kém. Nặnghơn đó là bệnh Bazedo. Ngược lại một khi ưu năng tuyến giáp, hoạt động thần kinh giao cảm tăng cường, dẫn tới rối loạn hàng loạt bệnh lý khác. Trong một số trường hợp thừa hàm lượng hocmon gây những biến đổi của cơ thể. Ví dụ : thừa hocmon sinh dục nử ở những con gia súc non đang trưởng thành thì dẫn tới mất các dấu hiệu về sinh dục,tăng cường quá trình phát triển của cơ thể. Theo những nghiên cứu mới nhất, hcác nhà nghiên cứu cho rằng một số hocmon có thể kìm hảm sự phát triển của các khối u. Thú y họcvà y học hocmon được sử dụng như những thuốc để điều trị những thiếu hụt về chức năng nào đó của cơ thể. Một số hocmon thường dùng: -Oestrogen: là hocmon của tuyến sinh dục con cái, do noản nang tiết ra, có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa đường, protein và purin, tăng cường quá trình trao đổi chất ở Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 32
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản xương, thúc đẩy vòng chuyển hóa axit axetic. Chính vì vậy mà kích thích quá trình trứng chín. Trong chăn nuôi đểtạo cho các con vật động dục hàng loạt người ta tiêm bổ sung thêm Oestrogen để kích thích quá trình trứng chín và động dục. Trong sinh sản cá nhân tạo, để cho các chép, trắm,mè đẻ theo ý muốn cũng tiêm bổ sung chế phẩm Oestrogen. Về độc lực của oestrogen cũng rất cao. Có thể gây xuất huyết tử cung. Adrenalin : Đây là hocmon của miền võ tuyến thượng thận. Bằng con đường hóa học người ta đã bào chế được adrenalin, mà tính chất tác dụng như adrenalin chiết xuất. Tác dụng của adrenalin, co mạch ngoại vi, tăng cường tuần hoàn, tăng hoạt động của tim. 3. Những con đường đưa thuốc vào cơ thể Tác dụng điều trị của thuốc phụ thuộc một phần lớn là con đường đưa thuốc vào cơ thể. Có rất nhiều con đường đưa thuốc vào cơ thể, mỗi một con đường đưa thuốc đều có những thuận lợi và đều có những bất lợi. Có những dạng thuốc có nhiều cách đưa vào cơ thể , nhưng cũng có loại thuốc duy nhất chỉ có và chỉ một con đường đưa thuốc vào cơ thể mà thôi. Hấp thụ và thẩm thấu thuốc vào cơ thể, là thuốc thẩm thấu qua màng tế bào tổ chức mô, xâm nhập vào máu, và hạch lâm ba. Đây là một quá trinh sinh lý bình thường thẩm thấu các chất , khả năng thẩm thấu hập thụ phụ thuộc vào phòng tuyến bảo vệ của mô bào. Chính vì vậy mà có nhiều con đường đưa thuốc vào cơ thể. - Đường đưa thuốc qua ống tiêu hóa- đường uống Đây là con đường đưa thuốc đơn giản và hiệu quả nhất. Thuốc đưa vào cơ thể thông qua đường miệng, có thể là thuốc ở dạng dung dịch, dạng viên, dạng con nhộng, hay bột. Là những thuốc dễ hòa tan thành dung dịch, khi vào tới dạ dày và ruột dễ bị các men tiêu hóa phân giải nên tác dụng của thuốc có phần bị hạn chế. Khi cho gia súc uống thuốc cần uống với nước, tránh uống cùng với một số cơ chất khác làm mất tác dụng của thuốc. - Đường tiêm dưới da- injectio subcutanea: Con đường này lượng thuốc đưa vào ít, thuốc dạng dung dịch, sau khi vào tổ chức liên kết thuốc dễ dàng hấp thụ vào máu. Tác dụng của thuốc chỉ sau 5-15 phút. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để tiêm phòng vacxin, và một ssô thuốc mà liều lượng thấp. -Đường tiêm bắp- injectio intramuscularis, con đường đưa thuốc này tác dụng của thuốc nhanh hơn so với phương pháp tiêm dưới da. Nhưng nếu tiêm với một liều lượng lớn dễ bị xẩy ra apxe. Đường ngửi- Con đường này chủ yếu là những thuốc dạng hơi, thuốc dể dàng thấm qua niêm mạc, đến tận các phế nang . Trong một số trường hợp thuốc dạng nước có thể tiêm thẳng vào phổi. -Tiêm tỉnh mạch, với những thuốc có tính hòa tan cao. Thuốc tác dụng nhanh, đưa vào cơ thể một khối lượng lớn. Trong thú y và y học con đường này chủ yếu là truyền các dung dịch ưu, đẳng trương bù nước và các chất điện giải. - Phương pháp phun - chủ yếu được sử dụng để tiêu độc, và trị bệnh KST ngoài da của vật nuôi. Một số dạng thuốc và con đường đưa thuốc vào cơ thể Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 33
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Stt dạng thuốc bào chế Con đường đưa thuốc vào Ví dụ tên thuốc cơ thể 1 Dạng viên, con nhộng Uống , nhét trực tràng Parasetamol, tetracyclin ( tablets, capsul) Amocxilin, becberin 2 Dung dịch ( solution) Tiêm dưới da, vào cơ, tỉnh Tyloxin, penstep, mặch gentatylo, dung dịch sinh lý, đường, vacxin 3 Mỡ ( pasta) Bôi ngoài da Mỡ, chloratetracyclin, mỡ vazelin 4 Bột ( Crístall) Hòa thành dung dịch cho Đường, penicilin, uống hoặc tiêm streptomycin TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tài liệu tham khảo: 1. Thomas Carlyle Jones, (1983), Veterinary pathology 2.Daniel. K. Kusewitt, (2001) Veterinary pathology, volume 38, p.20-23 3.Vũ Công Hòe, (2002), Giải phẩu bệnh học, NXB yhọc, Hà Nội 4.Sử An Ninh, (2004) Tồn dư kháng sinh và sức khỏe cộng đồng. Khoa học kỷ thuật thú y, 2. 74-82 D.Herenda, (1994) Cẩm nang kiểm tra thịt tại lò mổ. BộNN& PTNT, (2003), Công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 5.Phạm Văn Tý, 2001), Miễn dịch học, NXB Hà nội 6.Nguyễn Chính, (1993), Kỷ thuật sản xuất tôm giống và cá nước lợ. 7.Cao Xuân Ngọc, (1997), Giải phẩu bệnh đại cương. NXB, nông nghiệp. 8.Lê Thanh Hòa (2004), nguyên lý ứng dụng RT-PCR; PCR, và dồng hóa sản phẩmNguyễn Vỉnh Phước (chủ biên), Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh, !1978), Giáo trình bẹnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9.Phạm Hồng Sơn (chủ biên), Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang Trung, (2002), Giáo trình vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phạm Hồng Sơn, (2006), Giáo trình vi sinh vật (phần đại cương), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11.Viện hàn Lâm Liên Xô (cũ), (1976), bách khoa toàn thư thú y, tập 1-6. (tiếng Nga) 12.I.F. Ivanov, (1976) Tế bào tổ chức phôi thai, NXB Bông lúa ,Moskva (Tiếng Nga) 13.M.B.Plachotina, (1966) Phẩu thuật thú y, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 14. I.P.Plochin, (1971), Chẩn đoán lâm sàng học, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 15.I.E. Mozgov, (1974), Dược lý hoc, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 16.F.P. Trynus, (1976), Sổ tay tra cứu dược, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 34
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản MỤC LỤC Trang Chương III. 25 THUỐC VÀ CÁC HÓA DƯỢC THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y 25 1. Đại cương chung về thuốc- Khoa học dược lý- thuốc 25 2.Phân loại thuốc 26 2.1. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương 26 2.2. Thuốc kháng sinh: 26 Phân loại kháng sinh 27 2.3.Nhóm thuốc đông dược -hay còn gọi là thuốc nam 29 2.4. Thuốc sát trùng 30 2.5. Nhóm thuốc trợ sức tăng cường trao đổi chất 31 3. Những con đường đưa thuốc vào cơ thể 33 Tài liệu tham khảo: 34 Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 35
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chương IV. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH Nội dung chính của chương 4: Cơ thể động vật thường xuyên đối mặt với các tác nhân gây bệnh từ bên trong và bên ngoài. Thông thường cơ thể không nhất thiết mắc một bệnh này hay một bệnh khác có tính chất riêng biệt. Trong thú y cũng như y học việc phân ra từng nhóm bệnh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm: - Dễ dàng chẩn đoán bệnh - Có phương pháp điều trị đúng - Có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời và đúng phương pháp. Thực tế trong thú y các bệnh của các đối tượng vật nuôi, được chia ra mấy nhóm chinh sau: * Bệnh truyền lây * Bệnh ký sinh trùng * Bệnh không lây truyền, hay còn gọi là bệnh nội ngoại khoa * Bệnh sản khoa * Một số khái niệm chung, và một số bệnh trong nuôi trồng thủy sản 1. Bệnh truyền lây 1.1. Định nghĩa Bệnh truyền lây là những bệnh do virut, hay vi khuẩn gây nên, nó có thể truyền lây từ con này sang con khác, từ loài vật này sang loài vật khác. Tính chất lây lan mạnh gây nên những ổ dịch lớn có tính chất địa phương, quốc gia, vùng khu vực, châu lục và mang tính toàn cầu. Bệnh truyền lây là nhóm bệnh nguy hiễm và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nhiệm vụ của khoa học nghiên cứu về bệnh truyền lây, là nghiên cứu những qui luật, thuộc về đặc tính bệnh, đặc tính mầm bệnh, quan hệ mầm bệnh với động vật cảm nhiễm, tính thôngá nhất giữa cơ thể với ngoại cảnh, các hiện tượng bệnh lý, điều kiện phát sinh, tiến triển và ngừng tắt của dịch. Từ những nhận thức đó con người đề ra các biện pháp tích cực phòng chống bệnh có hiệu quả nâng cao năng suất chăn nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch không nhiễm bệnh, góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 1.2. Tính chất của bệnh -Nguyên nhân gây bệnh truyền lây- mầm bệnh một mầm bệnh là một VSV đống vai trò quan trọng , và không thể thiếu được, và là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh truyền lây. Bệnh truyền lây do: * Vi khuẩn: Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật lớn nhất có đặc điểm chung là nhân nguyên thủy, tức là chưa có màng nhân, cơ thể đơn bào phân chia bằng phương pháp trực phân. Vi khuẩn là những vi sinh vật được cấu tạo hoàn chỉnh của một tế bào. Bao gồm màng tế bào, nguyên sinh chất và nhân, một số vi khuẩn trong quá trình sống và tồn tại chúng hình Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 36
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản thành lớp vỏ bên ngoài để bảo vệ chúng trước các tác nhân kích thích bên ngoài tác động lên chúng. Vi khuẩn sống và tồn tại trong đất trong nước trong không khí, và ngay cả trong cơ thể động vật. Có nhiều vi khuẩn tồn tại trong đất đến vài trăm năm, như vi khuẩn nhiệt thán (Bacilus anthracis) *Virut- Virus, về mặt lý hóa virut là nucleotit, có thể là một ADN, hoặc ARN, các vi rút gây bệnh cho loài động vật chủ yếu là ARN, còn virut gây bệnh cho thực vật chủ yếu là ADN. Do cấu tạo đơn giản nên vi rut chỉ và chỉ sống tồn tại trong tế bào đang sống. Một khi ra môi trường bên ngoài khả năng tồn tại của virut không lâu. * Nấm, là thực thể đa bào sinh sản bằng cách đâm chồi, có thể tồn tại trong cơ thể động thực vật, và môi trường bên ngoài. Khả năng gây bệnh của nấm cũng khá nguy hiểm. 1.3. Điều kiện gây bệnh VSV sống trong môi trường và trong cơ thể của động vật nhưng không phải lúc nào chúng cũng gây bệnh, mà phải có một số điều kiện sau đây: *Có động vật cảm nhiễm, Mỗi một loài vi khuẩn hay vi rut thì gây bệnh cho một hay nhiều loài nào đó mà thôi. Ví dụ, vi khuẩn Leptospira gây bệnh xoắn khuẩn, hay còn gọi là bệnh lợn nghệ ở lợn. Vi khuẩn Brucella, gây bệnh sẩy thai truyền nhiễm chủ yếu là động vật nhai lại, như dê, cừu. Virut LMLM chỉ gây bệnh lở mồm long móng cho loại động vật móng chẳn * Con đường gây bệnh: Đa số bệnh truyền nhiễm lây lan chủ yếu thông qua con đường thức ăn nước uống tiếp xúc, nhưng một số bệnh phải thông qua con đường gây bệnh nhất định nào đó mà thôi. Vídụ: Bệnh uốn ván- Clostridium tetanus, con đường xâm nhầp chủ yếu thông qua vết thương, bệnh dại do virut dại gây nên chủ yếu thông qua vết cắn từ động vật mang trùng * Số lượng và độc lực của vi khuẩn virut * Sau khi mắc bệnh truyền lây, nếu khỏi bệnh thì cơ thể đó có khả năng miễn dịch với bệnh đó. Ứng dụng vấn đề này trong thú y, cũng như y học, người ta tiêm phòng vác xin để tạo miễn dịch cho con vật. Thú y, việc tiêm phòng vacxin cho các loài vật nuôi là việc làm vô cùng cần thiết để phòng chống bệnh truyền nhiễm. Với y tế cộng đồng, việc tiêm chủng mỡ rộng, tiến tới nước ta thanh toán 6 bệnh cho trẻ em (ho gà, uốn ván, bại liệt, đậu )là một công việc đã và đang triển khai, yêu cầu bà mẹ mang thai, và trẻ em sơ sinh đến 6 tháng tuổi tích cự hưởng ứng phong trào tiêm chủng. * Sức đề kháng của cơ thể: Một khi đầy đủ các yếu tố gây bệnh trên đã có, nhưng khả năng mắc bệnh phụ thuộc rất lớn vào sức đề kháng của cơ thể. Một cơ thể khỏe mạnh là cơ thể đầy đủ hệ thống miễn dịch không bị tổn thương, sức khỏe cao để chống đỡ với bệnh tật. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe vật nuôi nâng cao sức đề kháng của vật nuôi là việc làm không thể thiếu được đối với người làm công tác thú y. 1.4. Tác động của vi khuẩn vi rut lên cơ thể động vật Quá trình truyền lây là một quá trình xâm nhập độc tố của vi khuẩn vào cơ thể động vật, cơ thể nhiễm độc- intocxination. Độc tố của vi khuẩn có hai loại (tocxin): -Loại độc tố do quá trình sống của vi khuẩn tiết ra ngoài,người ta gọi là ngoại độc tố (Exotocxin). Ví dụ: độc tố uốn ván,độc tố của vi khuẩn Butulizm và một số độc tố của nhóm vi khuẩn kị khí, các độc tố của bọn này tác động lên nhiều cơ quan tổ chức của cơ thể. Trả lời lại kích thích của loại độc tố này cơ thể sản sinh ra kháng độc tố (Antitocxin) Loại ngoại độc tố này không có khả năng chịu nhiệt, với nhiệt độ 600C sau 20 phút thì độc tố hoàn toàn bị phân hủy. Đây là loại độc tố có bản chất protein, do vậy rất dễ bị phân hủy bởi các enzym. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 37
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Dưới tác dụng của Phormalin và nhiệt độc tố này chuyển hành kháng độc tố. Ứng dụng vấn đề này người ta đã bào chế vacxin -Loại độc tố mà liên quan chặt chẻ với tế bào vi khuẩn, một khi tế bào đó phân hủy thì có xuất hiện độc tố độc tố này gọi là nội độc tố (intotocxin). Loại độc tố này, tính độc lực thấp hơn, so với ngoại độc tố thì loại độc tố này có tác dụng lên cơ thể yếu hơn. Nội độc tố có khả năng chịu nhiệt. Với nhiệt độ 80-1000C có thể bảo tồn trong hàng giờ, không chịu tác động của các enzym phân giải protein, bởi vậy đa số chúng thuộc nhóm photpholipid, polychacarit-polypeptit. Trả lời lại tác động của độc tố này cơ thể sản sinh ra các chất như: Bactelizin, agglutin, opxin. Hiện nay,người ta xem độc tố vi khuẩn như là những " enzym độc", có khả năng ngăn cản các quá trình trao đổi chất và quá trình sống của mô bào tổ chức cơ thể. Còn độc lực của virut là những cơ chất bền với nhiệt, trung hòa với huyết thanh miễn dịch. Chúng làm rối loạn quá trình trao đổi chất, làm thây đổi nồng độ của adrenalin và axit ascobinic (vitaminC). Độc lực của vi khuẩn là khả năng sinh ra độc tố, khả năng đó được gọi là khả năng tấn công (aggresion). Chất tấn công hay khả năng tấn công của mỗi loạivi khuẩn khác nhau thì khác nhau. Chất Aggresion này hoàn toàn không độc hại với bản thân chúng. Môi trường hoạt động và thành phần hóa học của aggresion cần tiếp tục được làm sáng tỏ. Để chống lại sự tấn công của aggresion cơ thể sản sinh ra chất gọi là chất phản kháng (anti- aggresion) 1.5. Một số nét khác biệt của bệnh lây truyền Bệnh truyền lây có một số tính chất riêng khác biệt với các bệnh không lây truyền như sau: -Bệnh gây nên do một laọi ví sinh vật được xác định rõ ràng -Cơ thể mắc bệnh, cũng là nguồn bệnh, mầm bệnh từ được thải ra từ con vật mắc bệnh tới con vật khỏe mạnh -Cơ thể sau khi mắc bệnh thì có khả năng miễn dịch (khả năng không mắc lại) với bệnh đó -Bệnh truyền lây phát sinh có tính chất chu kỳ về thời gian nhất định- đó là thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ ủ bệnh là thời gian mà được tính từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến thời điểm mà triệu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh xuất hiện. Mỗi một bệnh đều có thời kỳ ủ bệnh khác nhau. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như độc lực của vi khuẩn, sức đề kháng của cơ thể Ví dụ: thời kỳ ủ bệnh của bệnh lao là vài tháng, bệnh uốn ván 1-3 tuần Trong thời gian ủ bệnh vi khuẩn trong cơ thể không ngừng được nhân lên và độc tố cũng được sản sinh ra nhiều hơn. -Trong thời gian vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, cơ thể có những phản ứng đặc hiệu để chống lại sự xâm nhập đó, nên bệnh có thể không xẩy ra. -Quá trình khỏi bệnh truyền lây không hoàn toàn là cơ thể vẩn mang trùng, có kả năng gieo mầmbệnh ra môi trường bên ngoài, và có thể đén một lúc nào đó sức đề kháng của cơ thể yếu bệnh lại tái xuất hiện. 1.6.Một số biện pháp phòng trừ bệnh truyền lây 1.6.1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống bệnh truyền lây Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 38
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Nguyên lý chung là vận dụng kiến thức về 3 yếu tố của bệnh truyền lây. Đó là: -Nguồn bệnh -Yếu tố trung gian -Động vật cảm nhiễm. Thiếu một trong ba khâu đó thì bệnh không xẩy ra. Công tác tiến hành đó là cắt đứt mối liên hệ của 3 khâu đó thì bệnh không xẩy ra. Đối với mầm bệnh, khi chưa có dịch xẩy ra các chủ chăn nuôi cần phải chấp hành đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về luật thú y, các nghị định pháp lệnh thú y về phòng chống bệnh truyền lây. Cá nhân tổ chức phải đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch, chính phủ có chủ trương thanh toán, khống chế một số bệnh nguy hiểm của động vật. Nhằm đảm bảo hiệu quả khống chế đề phòng các bệnh từ động vật lây sang người. Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang chuẩn bị gia nhập tổ chức WTO, thì việc phòng chống bệnh truyền lây là một trong các tiêu chí quan trọng trong đàm phán với các quốc gia trong khối và trong khu vực. Đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh về sản phẩm động vật xuất nhập của nước ta. Khi có dịch xẩy ra, thì cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phồng chống dịch của quốc gia. Các điều lệ phòng chống dịch đã được qui định trong điều lệ phòng chống dịch cho động vật trước đây, cũng như pháp lệnh hiện nay. 1.6.2. Đối với nguồn bệnh * Đối với vật mang trùng -Phát hiện sớm chủ động tích cực Phải có kế hoặch định kì kiểm tra chẩn đoán, để phát hiện các lòa động vật mang trùng, nguồn trùng gây bệnh. Có thể tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán VSV, huyết thanh học, PCR -Cách ly triệt để những con vật mang trùng Cần nuôi cách ly những con vật có phản ứng dương tính với một ssó bệnh như: bệnh lao, bệnh sẩy tai truyền nhiễm, bệnh tỵ thư Nếu số lượng dộng vật mang trùngít thì có thể tiêu hủy. Hiện nay trong thú y đối với bệnh LEPTO ở đực giống cần tiến hành xét nghiệm định kỳ. Những con vật mang trùng không được khai thác, nuôi cáh ly điều trị theo qui trình và giết thịt cấm tuyệt đối không được khai tác tinh. Đối với lợn nái cũng không được cho thụ tinh. Từng hộ gia đình và mọi người dan không đựoc mỗ giết thịt những động vật mang trùng -Điều trị dự phòng con vật mang trùng Nhất là đối với những động vật quí hiếm đắt tiền 1.6.3. Các biện pháp đối với ổ dịch -Phát hiện sớm, khai báo kịp thời -Cách ly kịp thời -Điều trị triệt để -Phải điều tra phát hiện những động vật nghi mang trùng -Xử lý tình huống dịch bệnh động vật -Công bố dịch, tùy theo tính chất và chức năng của từng cơ quan, người có trắch nhiệm mà công bố dịch -Các cấp chính quyền phối hợp với lực lượng thú y chỉ đạo công tác chống dịch triệt để. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 39
- Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Trong từng vùng có nguy cơ dịch bệnh uy hiếp phải thực hiện hạn chế lưu thông động vật. Các cơ quan tổ chức kiểm dịch triệt để nguồn động vật xuất xứ đi qua khu vực của địa phương mình quản lý. -Thực hiện tiêu độc triệt để bằng các hóa chất như: Vôi, xút, nước tro, axit, các hợp chất tiệt trùng có chứa Clo, thủy ngân, crezol. -Tiêu độc định kỳ các khu giết mổ -Tiêu diệt các động vật trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi, ve bét vệ sinh môi trường. -Tăng cường sức đề kháng bệnh của các đối tượng vật nuôi, thức ăn chế độ nuôi dưỡng qui trình nuôi khép kín - Tăng cường công tác tiêm phòng Đối với bệnh truyền lây luôn nhớ rằng công tác phòng là chủ yếu, hạn chế đến mức tối đa có thể hạn chế được dịch xẩy ra. Việc điều trị bệnh lây truyền là một việc làm không hiệu quả. Trong tình hình chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ như hiện nay của nước ta, công tác tuyên truyền vận động phòng chống dịch bệnh truyền lây cần phải được tiến hành thường xuyên. Khi điều trị bệnh trong các nộng hộ cần tiến hành triệt để không thể để mầm bệnh lây lan thiệt hại cho các nông hộ khác. Dịch cúm gia cầm ở nước ta hiện nay đã tạm ổn song không có nghĩa là dịch bệnh đã được thanh toán, mà yêu cầu các tổ chức, mọi người dân phải ý thức đựoc nguy cơ dịch sẻ xẩy ra. -Thực hiện đầy đủ pháp lện thú y được công bố ngày 12/5/2004 là : + Đảm bảo vệ sinh thú y đối với chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, nước sử dụng trong chăn nuôi. +Chăm sóc sức khỏe vật nuôi bằng các biện pháp như nâng cao sức khỏe, tiêm phòng bắt buộc +Xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch, chương trình khống chế và thanh toán bệnh. +Xử lý dịch bệnh động vật, khai báo dịch bệnh, chẩn đoán, xác định bệnh,áp dụng một số biện pháp khống chế dịch Nghị định 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều pháp lệnh thú y 2004 trong đó các Qui định phòng chống dịch bao gồm: + Điều kiện vệ sinh thú y với cơ sở chăn nuôi, hộ gia đình +Qui định đối với thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi, trong mua bán sử dụng sản phẩm động vật. +Xây dựng và quản lý vùng an toàn dịch bệnh + Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, và các cấp quản lý nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh. 2. Bệnh kí sinh trùng- Parasitos 2.1. Định nghĩa về bệnh kí sinh trùng: KST là những sinh vật sống bám vào bên ngoài, hay bên trong cơ thể, để cướp chất dinh dưỡng và tiết độc tố gây bệnh cho cơ thể kí chủ. KST được phân ra hai nhóm, kst thực vật ( Phito-paraside), kst động vật (Zoo-paraside). Kí sinh trùng là một loài sinh vật sống bám vào một loài vật khác. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 40