Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bạch Đằng9 - Nguyễn Thị Kim Thoa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bạch Đằng9 - Nguyễn Thị Kim Thoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_ti.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bạch Đằng9 - Nguyễn Thị Kim Thoa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Thụ HẢI PHÒNG – 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Thụ HẢI PHÒNG – 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG . NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa Mã sinh viên: 1112401440 Lớp: QT1502K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Phản ánh đƣợc thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 - Đƣa ra những nhận xét vềkế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9, từ đó đƣa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho Công ty. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán - Sử dụng số liệu năm 2014. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9
- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Văn Thụ Học hàm, học vị: Thạc sỹ Cơ quan công tác Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9. Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 27 tháng 04 năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 04 tháng 7 năm 2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Ngƣời hƣớng dẫn Nguyễn Thị Kim Thoa Ths. Nguyễn Văn Thụ Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập tại Trƣờng đại học Dân lập Hải Phòng, đƣợc sự dạy dỗ tận tình của các thầy các cô trong khoa quản trị kinh doanh, em đã tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tự tin bƣớc trên con đƣờng mình chọn, em rất biết ơn các thầy cô vì những điều thầy cô làm cho chúng em. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ. nếu nhƣ không có sự giúp đỡ và lời động viên chân thành của mọi ngƣời, có lẽ em đã không hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Thụ - ngƣời đã hƣớng dẫn, giúp em chỉnh sửa và góp ý để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Tiếp đến em xin cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 đặc biệt là bà Trịnh Nữ Hà Trâm - kế toán trƣởng của Công ty. Tôi xin cảm ơn bạn bè những ngƣời luôn sát cánh bên tôi trên con đƣờng tích lũy kiến thức quý báu của ngày hôm nay. Và sau cùng, con xin cảm ơn gia đình, một chỗ dựa vững chắc về tinh thần trong suốt hành trình vào đời của con.
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3 1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3 1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3 1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp 4 1.1.3. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4 1.1.3.1. Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 4 1.1.3.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 7 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 10 1.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 11 1.2.1. Đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11 1.2.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 12 1.2.3. Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang 12 1.2.4. Phƣơng pháp tính giá thành 13 1.3. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 16 1.3.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp hach toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 16 1.3.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 1.3.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 17 1.3.1.3. Chi phí sử dụng máy thi công 18 1.3.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 21 1.3.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm 23
- 1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ 24 1.3.3. Hạch toán các khoản thiệt hại trong doanh nghiệp xây lắp 25 1.3.3.1. Thiệt hại do sản xuất sản phẩm hỏng 25 1.3.3.2. Thiệt hại ngừng sản xuất 27 1.3.4. Hạch toán các khoản chi phí, các khoản thu về thanh lý máy móc thiết bị trong doanh nghiệp xây lắp 28 1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán vào công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 29 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÉ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 30 2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 31 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 32 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 34 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 35 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 35 2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bạch Đằng 9 36 2.1.4.3. Tổ chức hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán 37 2.1.4.4. Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán 38 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 38 2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất 38 2.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất 38 2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bạch Đằng 9 39 2.2.1.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 40
- 2.2.1.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 46 2.2.1.5. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 55 2.2.1.6. Kế toán chi phí sản xuất chung 66 2.2.2. Kế toán dánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 79 2.2.3. Kế toán giá thành sản phẩm 82 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 87 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 87 3.1.1 Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Đầu tƣ và xây dựng Bạch Đẳng 9 87 3.1.1.1 Những ưu điểm 87 3.1.1.2. Nhược điểm 88 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 trong điều kiện hiện nay. 90 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 90 3.2.2. Yêu cầu và phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 92 3.2.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 93 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở nƣớc ta nói riêng ngày càng phát triển. Do đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm mà doanh nghiệp làm ra ngoài đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, cạnh tranh đƣợc về chất lƣợng thì cần phải có khả năng cạnh tranh về giá nhằm tạo ra lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, ngành xây dựng cơ bản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với đặc trƣng của ngành xây dựng cơ bản là vốn đầu tƣ lớn, thời gian thi công dài, trong khi nguồn lực bị giới hạn. Vậy nên, vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả, đồng thời khắc phục đƣợc tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để đạt đƣợc điều đó, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đƣợc xem là công cụ hữu hiệu và đắc lực trong việc cung cấp các thông tin phục vụ cho quản lý đặc biệt là các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất đƣợc tập hợp đầy đủ, hợp lý kết hợp với việc tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa các mối quan hệ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ. Xuất phát từ những vấn đề trên, sớm nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong khuôn khổ của bài khóa luận tốt nghiệp, ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận, em xin trình bày ba phần chính sau: Chƣơng I: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Chƣơng II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 1
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Chƣơng III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9. Khóa luận của em đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ, quan tâm tận tình, chu đáo của giảng viên hƣớng dẫn – Th.S. Nguyễn Văn Thụ cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của công ty. Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, xong do hạn chế về mặt thời gian cũng nhƣ sự nhận thức và trình độ nên chắc chắn khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong đƣợc tiếp thu những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cô để có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công tác kế toán sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Kim Thoa Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 2
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng CHƢƠNG I: CƠ SỞLÝ LUẬNCHUNG VỀ CÔNG TÁCKẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Để đứng vững trong môi trƣờng kinh doanh thời kỳ đổi mới nhƣ hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt để khẳng định vị trí cho mình. Một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi vừa là cơ hội vừa là mối đe doạ cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững thì phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ đầu tƣ vốn, xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm. Muốn làm đƣợc điều đó doanh nghiệp cần phải luôn quan tâm đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bởi vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vây, việc tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý chi phí, giá thành sản phẩm, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các đội sản xuất nói riêng. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành cung cấp, nhà quản lý sẽ biết đƣợc chi phí và giá thành thực tế của từng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Thông qua đó, nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tƣ, tiền vốn có hiệu quả hay không, để có thể đề ra các quyết định quản trị doanh nghiệp sao cho hiệu quả giúp hạ thấp giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp tự tin đứng vững trên thị trƣờng với nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Vì vậy, khi doanh nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành, xác định đúng lƣợng giá trị của các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 3
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng 1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất sản xuất độc lập nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, cụ thể: Thứ nhất: Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế, kết cấu, địa điểm xây dựng khác nhau. Vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể. Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thi công xây lắp cũng đƣợc tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt. Thứ hai: Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lƣợng công trình lớn, do đó việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp cần phải lập dự toán. Do thời gian thi công tƣơng đối dài nên kỳ tính giá thành thƣờng đƣợc xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ƣớc. Thứ ba: Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tƣơng đối lâu dài, nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thƣờng khó sữa chữa phải phá đi làm lại. Do đó, trong quá trình thi công cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát chất lƣợng công trình. Thứ tƣ: Sản phẩm xây dựng cơ bản đƣợc sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Khi một công trình hoàn thành thì các yếu tố vật chất cũng nhƣ con ngƣời phải chuyển đến thi công ở một công trình khác, do đó sẽ phát sinh các chi phí nhƣ điều động công nhân, máy móc thi công. Thứ năm: Sản xuất XDCB thƣờng diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của điều kiện môi trƣờng, thời tiết. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tƣ, chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ. 1.1.3. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.3.1. Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Khái niệm Dƣới nhiều phƣơng diện khác nhau thì có những cách hiểu khác nhau về chi phí, nhƣng chung quy lại ta có thể hiểu: “ Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 4
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”. Xét trong doanh nghiệp xây lắp thì chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra trong một kỳ kinh doanh nhất định để thực hiện công tác xây lắp, nhằm tạo ra các loại sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng nhƣ theo hợp đồng giao thầu đã ký kết. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Trên nhiều phƣơng diện nhìn nhận khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí sản xuất cũng đƣợc phân loại theo các cách khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc quản lý và hạch toán. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế ban đầu (theo yếu tố chi phí) Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí sản xuất mang một nội dung kinh tế riêng, ngoài ra không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí nhƣ thế nào, và các yếu tố đó là: Chi phí nguyên vật liệu; Chi phí nhân công; Chi phí công cụ dụng cụ; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí bằng tiền khác. - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ), nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật tƣ, thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. - Yếu tố chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ số tiền lƣơng phải trả và các khoản phải trả khác cho ngƣời lao động. - Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho các loại dịch vụ mua ngoài nhƣ: tiền điện, tiền nƣớc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố chi phí ở trên. Theo cách này, doanh nghiệp xác định đƣợc kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính đồng thời phục vụ cho nhu cầu của công tác quản trị trong doanh nghiệp, làm cơ sở để lập mức dự toán cho kỳ sau. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 5
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí (theo công dụng kinh tế) Theo cách phân loại này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp gồm các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm tất cả chi phí vật liệu trực tiếp sử dụng cho thi công xây lắp, nhƣ vật liệu chính (gạch, gỗ, cát đá, xi măng, ); vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu, giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc. - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng; khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, lƣơng của nhân viên thu mua, bốc dỡ, vận chuyển,bảo quản vật liệu trƣớc khi đến kho công trƣờng, lƣơng công nhân sản xuất phụ, nhân viên quản lý, công nhân điều khiển sử dụng máy thi công, những ngƣời làm công tác bảo quản công trƣờng. - Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ các chi phí vật liệu, nhân công các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ cho công trình xây lắp. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trình xây dựng bao gồm tất cả các chi phí sản xuất khác ngoài 3 khoản mục chi phí trên. Phân loại theo mô hình ứng xử của chi phí (theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành) Theo cách này, chi phí đƣợc phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi, và chi phí đƣợc phân thành 3 loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. - Định phí (Chi phí bất biến): Là các chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lƣợng sản phẩm sản xuất trong kỳ. - Biến phí (Chi phí khả biến): Là các chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lƣợng sản xuất trong kỳ. - Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí bao gồm cả hai yếu tố trên. Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 6
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đƣợc phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí trực tiếp : Là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất và tạo ra một công trình, một hạng mục công trình. - Chi phí gián tiếp : là chi phí liên quan đến nhiều đối tƣợng chịu chi phí mà không thể dựa vào chứng từ để tính trực tiếp cho từng đối tƣợng, những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tƣợng liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phƣơng pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tƣợng liên quan một cách chính xác và hợp lý. Ngoài ra còn có các cách phân loại khác nhƣ:theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả, theo khả năng kiểm soát chi phí, .Tùy thuộc vào các yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với quy trình công nghệ để có thể phân loại theo các cách khác nhau. 1.1.3.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm Khái niệm giá thành sản phẩm trong xây lắp Giá thành sản xuất sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lƣợng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi cho sản xuất liên quan đến khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lƣợng xây lắp đã hoàn thành. Đối với doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản phẩm lại mang tính cá biệt, mỗi công trình, hạng mục công tình hay khối lƣợng xây lắp sau khi hoàn thành đều có giá thành riêng. Phân loại giá thành trong xây lắp Có nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm. tùy theo tiêu chí lựa chọn mà giá thành sản phẩm có thể đƣợc phân loại nhƣ sau: Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành - Giá thành dự toán (ZDT): Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 7
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Là tổng hợp chi phí dự toán để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán đƣợc xác định trên cơ sở các định mức kinh tế và đơn giá chi phí do nhà nƣớc quy định áp dụng cho từng vùng, lãnh thổ, từng địa phƣơng Giá thành dự toán Giá trị dự toán - Lãi định mức sản phẩm xây lắp = sản phẩm xây lắp - Trong đó: Lãi định mức trong XDCB đƣợc Nhà nƣớc quy- định trong từng thời kỳ. Giá trị dự toán xây lắp đƣợc xác định dựa vào định mức giá của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả thị trƣờng. - Giá thành kế hoạch (ZKH): Đƣợc xác định trƣớc khi bƣớc vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trƣớc và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này đƣợc xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể, năng lực thực tế của từng doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Giá thành kế hoạch sản Giá thành dự toán Mức hạ giá thành = - phẩm xây lắp sản phẩm xây lắp dự toán Giá thành kế hoạch cho phép ta xem xét và thấy đƣợc chính xác những chi phí phát sinh trong từng giai đoạn cũng nhƣ hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật hạ giá thành dự toán. - Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành, bàn giao KLXL mà doanh nghiệp đã thực hiện. Giá thành thực tế chỉ đƣợc xác định khi công trình, HMCT đã hoàn thành, bao gồm các chi phí theo định mức, vƣợt định mức và không định mức nhƣ các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng phí về vật tƣ, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lý của doanh nghiệp đƣợc phép tính vào giá thành. Giá thành này đƣợc tính trên cơ sở số liệu do kế toán tập hợp đƣợc về CPSX thực tế phát sinh cho KLXL thực hiện trong kỳ. Giá thành thực tế biểu hiện chất lƣợng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định đƣợc nguyên nhân vƣợt định mức chi phí trong kỳ kế hoạch, từ đó có hƣớng điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 8
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng So sánh các loại giá thành trên, ta có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng sản xuất thi công công trình, chất lƣợng công tác quản lý chi phí, quản lý giá thành của doanh nghiệp xây lắp, về nguyên tắc phải đảm bảo: Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí - Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đối với các đơn vị xây lắp, giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung tính cho công trình, hạng mục công trình hoặc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp ở các doanh nghiệp xây lắp. Giá thành của Chi phí sản Chi phí dở = + Chi phí phát phẩm dở dang - sản phẩm xây lắp sinh trong kỳ dang cuối kỳ đầu kỳ - Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ đƣợc tính nhƣ sau: Giá thành Giá thành sản Chi phí quản lý Chi phí bán toàn bộ của = xuất của sản + doanh nghiệp + hàng phân bổ sản phẩm phẩm đã tiêu phân bổ cho sản cho sản phẩm tiêu thụ thụ phẩm tiêu thụ tiêu thụ Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết đƣợc kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, những hạn chế khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu. 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai giai đoạn liên hoàn kế tiếp nhau của một quá trình, chúng đều bao hàm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm nhƣng lại khác nhau về thời kỳ, phạm vi và giới hạn, cụ thể: Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 9
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng CPSX luôn gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm luôn gắn liền với một loại sản phẩm (công trình, hạng mục công trình). CPSX chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ này, còn giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần của chi phí kỳ trƣớc (chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ). Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đƣợc thể hiện qua sơ đồ: CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Giá thành sản xuất sản phẩm Chi phí CPSX dở thiệt hại dang cuối kỳ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm CPSX và giá thành sản phẩm giống nhau về chất vì đều cùng bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Nhƣng chúng khác nhau về mặt lƣợng. Khi nói đến CPSX là giới hạn chúng cho một thời kỳ nhất định, không phân biệt công trình đã hoàn thành hay chƣa. Còn giá thành sản phẩm gắn với khối lƣợng xây lắp hoàn thành đƣợc nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Ngoài ra, giá thành sản phẩm còn mang tính chất chủ quan. Việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm còn tuỳ thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng nhƣ quy định của chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành. 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Để đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp nhƣ sau: - Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tƣ, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 10
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hƣ hỏng trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. - Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lƣợng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lƣợng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định. - Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. 1.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.2.1. Đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất Khi xác định đối tƣợng kế toán CPSX trƣớc hết các nhà quản trị phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức SXKD, quản lý SXKD, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng. Mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai đoạn công việc. Tuy nhiên trên thực tế các đơn vị xây lắp thƣờng hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm: Đối tƣợng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính đƣợc giá thành và giá thành đơn vị. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 11
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Xác định đối tƣợng tính giá thành cũng là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tƣợng tính giá thành cho thích hợp. Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tƣợng tính giá thành thƣờng phù hợp với đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất, có thể là: các công trình, HMCT, KLXL hoàn thành bàn giao hoặc hoàn thành quy ƣớc, tuỳ thuộc vào phƣơng thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tƣ. 1.2.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp Thông thƣờng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện theo 2 phƣơng pháp chủ yếu: Phƣơng pháp tập hợp trực tiếp: Phƣơng pháp này áp dụng trong trƣờng hợp các chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Phƣơng pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo từng đối tƣợng. Phƣơng pháp tập hợp phân bổ gián tiếp: Theo phƣơng pháp này chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất sẽ đƣợc theo dõi chung, cuối kỳ mới tiến hành phân bổ theo tiêu tức phù hợp. C - Xác định hệ số phân bổ: H = T - Xác định mức phân bổ chi phí cho từng đối tƣợng. Ci = H x Ti Trong đó: H : là hệ số phân bổ C : là tổng chi phí cần phân bổ T : là tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ Ci: phần chi phí phân bổ cho đối tƣợng i. Ti: tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tƣợng i. Tính chính xác của phƣơng pháp này phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ, do đó kế toán phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất, trình độ, yêu cầu quản lý và đặc điểm chi phí để lựa chọn. 1.2.3. Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang Căn cứ vào phƣơng thức giao nhận thầu giữa chủ đầu tƣ và đơn vị xây lắp, có các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang nhƣ sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 12
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng - Trƣờng hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ, tổng cộng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến thời điểm xác định chính là chi phí sản xuất dở dang thực tế. - Trƣờng hợp bàn giao thanh toán theo định kỳ khối lƣợng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lƣợng dở dang cuối kỳ nhƣ sau: Giá thành dự toán của Khối lượng Đơn giá Tỷ lệ hoàn × từng khối lượng dở = dở dang dự toán × thành dang Chi phí thực CP thực tế DD đầu kỳ + CP thực tế PS trong kỳ ZDT của tế của KL = × KL DD dở dang ZDTKLXL hoàn thành ZDT của các KL dở cuối kỳ + cuối kỳ bàn giao trong kỳ dang cuối kỳ 1.2.4. Phƣơng pháp tính giá thành Các phƣơng pháp tính giá thành chủ yếu thƣờng đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp gồm: Phƣơng pháp trực tiếp Phƣơng pháp này là phƣơng pháp tính giá thành đƣợc sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, thƣờng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp đối tƣợng hạch toán chi phí chính là đối tƣợng tính giá thành. Theo phƣơng pháp này, giá thành sản phẩm đƣợc tính nhƣ sau: Z=Dđk +C-Dck Trong đó: Z: Giá thành các giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, HMCT hoàn thành. Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ C:Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Dck :Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Trong trƣờng hợp, chi phí sản xuất tập hợp theo công trình hoặc cả công trình nhƣng giá thành thực tế lại phải tính riêng cho từng HMCT. Kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm hoặc hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng HMCT để tính giá thành thực tế cho HMCT đó. Nếu các HMCT có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhƣng cùng thi công trên một địa điểm do một công trình sản xuất đảm nhận nhƣng không có Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 13
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng HMCT thì từng loại chi phí đã đƣợc tập hợp trên toàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng HMCT. Khi đó giá thành thực tế của từng HMCT sẽ là: Z =Gdti × H Trong đó: H:Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế. ∑C x 100 % H = ∑Gdt ∑C: Tổng chi phí thực tế của các công trình, hạng mục công trình ∑Gdt: Tổng dự toán của tất cả các công trình ∑Gdti: Giá trị dự toán của từng hạng mục công trình Phƣơng pháp tổng cộng chi phí. Phƣơng pháp này áp dụng đối với các đơn vị xây lắp mà quá trình xây dựng đƣợc tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc. Giá thành sản phẩm xây lắp đƣợc xác định bằng cách cộng tất cả chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình. Z = Dđk + (C1 + C2 + + Cn) – Dck Trong đó : Z : Là giá thành sản phẩm xây lắp C1 Cn : Là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất kinh doanh hay từng giai đoạn công việc. Phƣơng pháp giá thành này tƣơng đƣơng đối dễ dàng, chính xác. Với phƣơng pháp này yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh các chi phí trực tiếp đƣợc phân bổ ngay, các chi phí gián tiếp (chi phí chung) phải đƣợc phân bổ theo tiêu thức nhất định. Phƣơng pháp tính giá thành theo định mức Phƣơng pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí sản xuất và phát sinh vƣợt quá định mức, từ đó tăng cƣờng phân tích và kiểm tra kế hoạch giá thành. Nội dung của phƣơng pháp này cụ thể nhƣ sau: - Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí đƣợc duyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức. - Tổ chức hạch toán riêng biệt số CPSX xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số CPSX xây lắp chênh lệch thoát ly định mức, thƣờng xuyên thực hiện phân tích những chênh lệch này để kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 14
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng - So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch. Tập hợp thƣờng xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi địnhmức, kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức, kế toán tiến hành xác định giá thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức. Giá thành thực tế Giá thành định Chênh lệch do Chênh lệch cúa sản phẩm mức của sản thay đổi định do thoát ly = ± xây lắp phẩm xây lắp mức định mức Trong đó: Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức cũ – Định mức mới Chênh lệch do thoát Chi phí thực tế (theo Chi phí định mức ly định mức = tùng khoản mục) - (theo từng khoản mục) Phƣơng pháp này rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp, tuy nhiên để phƣơng pháp này thực sự phát huy tác dụng, kế toán cần tổ chức đƣợc hệ thống định mức tƣơng đối chính xác và cụ thể, công tác hạch toán ban đầu cần chính xác và chặt chẽ. Phƣơng pháp theo đơn đặt hàng Phƣơng pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp với bên giao thầu hợp đồng thi công nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng công việc. Toàn bộ chi phí phát sinh cho từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công xây dựng đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó . Z đđh Zi = x Zdti Zdt Trong đó: Zi: Giá thành sản xuất thực tế HMCT. Zđđh: Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành. Zdt: Giá thành dự toán của HMCT thuộc đơn đặt hàng. Zdti: Giá thành dự toán của từng hạng mục công trình. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 15
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng 1.3. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 1.3.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tổ chức tập hợp theo phƣơng pháp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo giá trị thực tế. - Chi phí nguyên, vật liệu có liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí thì phải phân bổ cho từng đối tƣợng theo tiêu thức hợp lý nhƣ số lần sử dụng, khối lƣợng xây lắp hoàn thành, - Khi công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, phải tiến hành kiểm kê số nguyên, vật liệu chƣa sử dụng hết ở các công trƣờng, bộ phận sản xuất để tính số thực tế sử dụng cho công trình, đồng thời hạch toán đúng đắn số phế liệu thu hồi đƣợc (nếu có) theo từng đối tƣợng công trình. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 và các tài khoản liên quan nhƣ TK 111, 112, 1388, 331, 133, 152, 141, Chứng từ sử dụng: Hợp đồng kinh tế; Hóa đơn bán hàng; Hóa đơn giá trị gia tăng; Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Giấy đề nghị tạm ứng; Phiếu chi, Phiếu yêu cầu vật tƣ, Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 16
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Phƣơng pháp hạch toán: Đƣợc thể hiện thông qua sơ đồ sau: TK 152 TK 621 TK 152 Xuất kho NVL sử dụng cho NVL xuất dùng không hết thi công nhập lại kho TK 111, 112, 331 TK 154 Mua vật liệu xuất dùng ngay không nhập kho Cuối kỳ kết chuyển TK 133 Chi phí NVL TT Thuế GTGT TK 632 (Nếu có) TK 111,112 TK 141 Chi phí NVLTT Tạm ứng khoán Thanh toán TƢ vƣợt định mức nội bộ khoán nội bộ Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp 1.3.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp xây lắp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp nhƣ tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp lƣơng, không phân biệt lao động trong danh sách quản lý của doanh nghiệp hay lao động thuê ngoài. Quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cần đảm bảo: - Tiền lƣơng, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Trong trƣờng hợp chi phí nhân công có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình mà không thể hạch toán riêng cho từng đối tƣợng đƣợc, thì kế toán phải phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tƣợng theo tiêu thức phù hợp nhƣ tiền lƣơng định mức hay giờ công định mức. - Các khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của công nhân trực tiếp xây lắp đƣợc tính vào chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 17
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Tài khoản sử dụng:Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 và một số tài khoản liên quan khác nhƣ TK 334, 338, 111, 112, Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công; Bảng thanh toán lƣơng; Hợp đồng giao khoán; Phiếu xác nhận khối lƣợng sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành, . Phƣơng pháp hạch toán: Đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lƣơng phải trả cho CN Cuối kỳ kết chuyển trực tiếp thi công CP NCTT TK 111 Tiền công trả cho NC thuê ngoài TK 632 TK 111, 112 TK 141 CP NCTT vƣợt trên TƢ khoán nội bộ Thanh toán TƢ mức bình thƣờng khoán nội bộ Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 1.3.1.3. Chi phí sử dụng máy thi công Máy thi công là các loại xe máy chạy bằng động lực (điện, xăng dầu, khí nén ) đƣợc sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình nhƣ: Máy trộn bê tông, cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, máy đóng cọc, ôtô vận chuyển đất đá ở công trƣờng Các loại phƣơng tiện thi công này doanh nghiệp có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài. Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công. Đối với doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phƣơng thức thi công hỗn hợp tức vừa thực hiện thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy thì trong giá thành sản phẩm xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công – TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”. - TK 623 có 6 tài khoản cấp 2 : + TK 6231: Chi phí nhân công. + TK 6232: Chi phí vật liêu + TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 18
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng + TK 6237: Chi phí dịch vụ thuê ngoài + TK 6238: Chi phí bằng tiền khác Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các khoản chi phí khác có liên quan đến quá trình sử dụng máy cho các công trình xây lắp. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công, các hình thức tổ chức máy thi công nhƣ sau: - Trƣờng hợp doanh nghiệp có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức hạch toán riêng thì tất cả chi phí tại đội máy thi công đƣợc tập hợp vào các khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Sau đó, các khoản mục này đƣợc kết chuyển để tính giá thành cho một ca máy thực hiện và cung cấp cho các đối tƣợng xây lắp. Quan hệ giữa máy thi công với đơn vị xây lắp có thể thực hiện theo phƣơng thức cung cấp lao vụ máy hay có thể thực hiện theo phƣơng thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ. - Trƣờng hợp doanh nghiệp không có tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhƣng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công và thực hiện phƣơng thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy thì các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công đƣợc tính vào khoản mục chi phí máy thi công. Sau đó tính phân bổ chi phí sử dụng máy thi công thực tế cho từng công trình, hạng mục công trình. - Trƣờng hợp doanh nghiệp thuê một số ca máy hoạt động nhất định: Hai bên đi thuê và cho thuê sẽ tiến hành thanh toán trên cơ sở số ca máy hoạt động thực tế và theo đơn giá đã thỏa thuận. Bên cho thuê sẽ thực hiện mọi chi phí trong quá trình máy thi công hoạt động. Nhà thầu chi trả tiền thuê số ca máy hoạt động thực tế mà thôi. Tài khoản sử dụng: Để tạp hợp chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK 623 và một số tài khoản liên quan khác nhƣ TK 111, 112, 214, 338, 334, . Chứng từ sử dụng: Nhật trình xe máy; Phiếu theo dõi hoạt động xe máy thi công; Phiếu xuất kho; Phiếu chi; Hóa đơn GTGT; Hóa đơn mua hàng; Bảng chấm công, Bảng thanh toán lƣơng; Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 19
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Phƣơng pháp hạch toán: - Trƣờng hợp 1: Nếu doanh nghiệp tổ chức các đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng và cung cấp lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận. Toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến đội máy thi công đƣợc tập hợp riêng trên các TK 621, TK 622, TK 627. Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành ca máy. TK 111, 112, 152, 153 TK 621 TK 154 TK 623 CP NVL trực tiếp Kết chuyển CP NVL Giá thành lao vụ trực tiếp của đội MTC TK 334 TK 622 CP nhân công trực tiếp Kết chuyển CPNCTT TK111, 112, 331, 214 TK 627 CP sản xuất chung K/C CP SXC Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí máy thi công, trƣờng hợp tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công -Trƣờng hợp 2: Trƣờng hợp doanh nghiệp có đội máy thi công riêng nhƣng không tổ chức hạch toán riêng. Trƣờng hợp này các chi phí có liên quan đến máy thi công đƣợc tập hợp riêng, cuối kỳ phân bổ hoặc kết chuyển theo từng đối tƣợng (công trình, HMCT) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 20
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng TK 152, 153 TK 623 TK 154 Chi phí NVL, CCDC Cuối kỳ K/C CP SDMTC TK 334,111 Chi phí nhân công SDMTC TK 214 TK 632 Chi phí KH máy móc, thiết bị CP SDMTC vƣợt định mức TK 111,112,331 TK 133 Thuế GTGT Chi phí DVMN, chi phí bằng tiền khác TK 111, 112 TK 141 TƢ khoán nội bộ Thanh toán TƢ khoán nội bộ Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng MTC trong trƣờng hợp có đội máy thi công riêng nhƣng không tổ chức hạch toán riêng - Trƣờng hợp 3: Thuê ngoài máy thi công TK 331, 111, 112 TK 623 TK 154 Chi phí thuê ngoài MTC K/C CP sử dụng MTC TK 133 Thuế VAT (nếu có) Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán chi phí máy thi công trƣờng hợp thuê ngoài 1.3.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho sản xuất của đội, công trình xây dựng nhƣng không đƣợc tính trực tiếp cho từng đối tƣợng cụ thể. Chi phí sản xuất chung trong từng đội xây lắp bao gồm lƣơng nhân viên quản lý đội,các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tổng số lƣơng của nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội ,chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 21
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Chi phí sản xuất chung đƣợc tổ chức tập hợp theo từng tổ, đội sản xuất và quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn đƣợc tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Các khoản chi phí sản xuất chung thƣờng đƣợc tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội ) cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho các đối tƣợng chịu chi phí theo tiêu thức thích hợp. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 và các tài khoản khác liên quan nhƣ TK 111, 112, 331, 214, 334, 338, 1388, - Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2: + TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xƣởng + TK 6272 – Chi phí vật liệu + TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định + TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác Chứng từ hạch toán: Phiếu xuất kho; Hóa đơn mua hàng; Hóa đơn GTGT; Bảng chấm công; Bảng thanh toán lƣơng; Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ; Bảng phân bổ tiền lƣơng và phân bổ BHXH của công nhân sử dụng máy thi công; Phiếu chi Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 22
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Phƣơng pháp hạch toán: đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau TK 334,338 TK 627 TK 154 Tiền lƣơng,và các khoản trích Cuối kỳ KC chi phí SXC TK 142, 242, 335 CP phân bổ dần, Trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, CP sửa chữa bảo hành CT TK 632 TK 214 K/c chi phí SXC vƣKhợất u hao TSCĐ định mức TK 111,112,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền TK 1331 Thuế GTGT (nếu có) TK 152,153 Chi phí CCDC,NVL TK 111, 112 TK 141 TƢ khoán nội bộ Thanh toán TƢ khoán nội bộ Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung 1.3.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Sau khi tiến hành tập hợp và phân bổ các loại chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp xây lắp, CPSX thƣờng đƣợc tiến hành tập hợp vào cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoặc sau khi công trình đƣợc hoàn thành toàn bộ. Giá thành công trình, HMCT bao gồm toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 23
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng cho các đối tƣợng tập hợp chi phí đã đƣợc xác định.Việc tổng hợp CPSX phải đƣợc thực hiện theo từng công trình, HMCT theo các khoản mục chi phí đã quy định. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí SXKD, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp, kế toán sử dụng Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Chứng từ hạch toán: Bảng tính giá thành, bảng tổng hợp chi phí xây lắp . Phƣơng pháp hạch toán: đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: TK 621 TK154 TK 155 Kết chuyển CP NVLTT Sản phẩm hoàn thành chờ bàn giao TK 622 Kết chuyển CPNCTT TK 632 TK 623 Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp Kết chuyển chi phí xác định tiêu thụ cuối kỳ sử dụng MTC TK627 Kết chuyển chi phí SXC Sơ đồ 1.8:Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Theo phƣơng pháp này, cuối kỳ các khoản chi phí sản xuất đƣợc tập hợp vào TK 631 “Giá thành sản phẩm” rồi từ đó tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Nội dung và kết cấu của TK này nhƣ sau: Bên Nợ: Phản ánh Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ đƣợc kết chuyển từ TK 154 sang, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ. Bên Có: Phản ánh Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chuyển sang TK 154, tổng giá thành KLXL thực tế của công tình, HMCT hoàn thành trong kỳ. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 24
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng TK này cuối kỳ không có số dƣ. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. TK 154 TK 631-Giá thành sản xuất TK 154 Đầu kỳ K/c giá trị DDĐK Cuối kỳ K/c giá trị DDCK TK 611. TK 621 TK 632 Giá trị NVL K/c Chi phí NVLTT Giá thành thực tế sản phẩm xuất dùng xây lắp hoàn thành trong kỳ TK622 K/c Chi phí NCTT TK 623 Giá trị NVL K/c chi phí SDMTC xuất dùng TK627 Giá Trị NVL Kết chuyển chi phí SXC xuất dùng Sơ đồ 1.9: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.3.3. Hạch toán các khoản thiệt hại trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.3.1. Thiệt hại do sản xuất sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lƣợng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lƣợng, cách thức lắp ráp. Nguyên nhân gây ra sản xuất sản phẩm hỏng: + Do điều kiện khách quan: sự tác động của điều kiện tự nhiên nhƣ thời tiết xấu, thiên tai, hỏa hoạn. + Do lỗi của bên giao thầu (bên A), nhƣ tự ý thay đổi thiếu kế hay một bộ phận thiết kế nào đó của công trình. + Do lỗi của bên nhận thầu (bên B) nhƣ tổ chức sản xuất không hợp lí, trình độ tay nghề non kém, chất lƣợng nguyên vật liệu không đƣợc đảm bảo, không quản lý thi công chặt chẽ Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 25
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Phân loại sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng đƣợc chia làm 2 loại: sản phẩm hỏng sửa chữa đƣợc và sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc. + Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa đƣợc là sản phẩm có thể sửa chữa đƣợc về mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế. + Sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc là sản phẩm không thể sửa chữa đƣợc về mặt kỹ thuật hoặc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế. Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được: Tùy sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức mà chi phí sửa chữa đƣợc hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất phù hợp với nội dung từng khoản chi phí sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Phương pháp hạch toán sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được 1. Hạch toán giá trị sản phẩm hỏng: Nợ TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng (Phần đã thực hiện cần sửa chữa lại) Có TK 154: Giá trị sản phẩm hỏng 2. Các chi phí phát sinh thêm trong quá trình sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 621: (chi tiết sản phẩm hỏng): Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152: Nợ TK 622: (chi tiết sản phẩm hỏng): Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334: Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 152, 334, 214, 111 Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung Có TK 152, 334, 214, 111 3. Khi sửa chữa xong kết chuyển chi phí sửa chữa vào tài khoản 154 Nợ TK 154: (chi tiết sửa chữa sản phẩm hỏng) Có TK 621, 622, 623, 627 4. Cuối kỳ xử lý thiệt hại Nợ TK 152, 111, 112: Phần phế liệu thu hồi Nợ TK 154: Phần đƣợc tính vào giá thành sản phẩm Nợ TK 811: Phần đƣợc tính vào chi phí khác Nợ TK 138 (1388): Phần bồi thƣờng phải thu Nợ TK 334: Phần đƣợc tính trừ vào lƣơng công nhân viên Có TK 1381: (Chi tiết sản phẩm hỏng) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 26
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Phương pháp hạch toán sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: 1. Hạch toán giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa đƣợc: Nợ TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa đƣợc Có TK 154: Giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa đƣợc 2. Xử lý thiệt hại: Nợ TK 1388: số phải thu về các khoản bồi thƣờng. Nợ TK 152: Giá trị phế liệu, vật liệu thu hồi nếu có. Nợ TK 334: khoản bồi thƣờng do lỗi ngƣời lao động trừ vào lƣơng. Nợ TK 811: khoản thiệt hại sản phẩm hỏng không thể sửa chữa đƣợc tính vào chi phí khác. Có TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa đƣợc. 1.3.3.2. Thiệt hại ngừng sản xuất Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, hỏa hoạn, thiếu nguyên vật liệu .) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động nhƣ tiền công lao động, khấu hao TSCĐ chi phí bảo dƣỡng đó đƣợc coi là những thiệt hại khi ngừng sản xuất. Thiệt hại ngừng sản xuất đƣợc chia làm 2 loại: theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bất thƣờng. - Đối với ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến: TK 334, 338, 214 TK 335 TK 621, 622, 623, 627 CP ngừng SX thực tế PS Trích trƣớc CP ngừng SX theo kế hoạch Trích bổ sung số trích trƣớc nhỏ hơn số thực tế PS Hoàn nhập số trích trƣớc lớn hơn số thực tế phát sinh Sơ đồ 1.10: Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến - Đối với ngừng sản xuất bất thƣờng: Khi có ngừng sản xuất bất thƣờng, chi phí phát sinh đƣợc kế toán tập hợp vào TK 142, 242, 138 Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 27
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng - Trƣờng hợp bắt bồi thƣờng: TK 334, 338, 214 TK 1388 TK 111, 112 Tập hợp chi phí PS trong Giá trị bồi thƣờng thời gian ngƣng sản xuất - Trƣờng hợp không bắt bồi thƣờng phân bổ dần vào chi phí: TK 334, 338, 214 TK 142, 242 TK 811, 415 Tập hợp chi phí PS trong Giá trị thiệt hại trong thời thời gian ngƣng sản xuất gian ngừng sản xuất Sơ đồ 1.11: Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất bất thƣờng 1.3.4. Hạch toán các khoản chi phí, các khoản thu về thanh lý máy móc thiết bị trong doanh nghiệp xây lắp Máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và TSCĐ này đã trích khấu hao hết trong thời gianthi công công trình. Khi thanh lý kế toán phản ánh các bút toán nhƣ sau: + Bút toán 1: Phản ánh số thu về thanh lý máy móc, thiết bị thi công, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,. . . tổng giá trị thanh lý Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp (33311) Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Giá bán chƣa có thuế GTGT). (làm giảm giá thành công trình) + Bút toán 2: Phản ánh chi phí thanh lý máy móc, thiết bị (nếu có), ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (làm tăng giá thành công trình) Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ (33311) Có các TK 111, 112 .tổng giá thanh toán + Bút toán 3: Ghi giảm TSCĐ đã khấu hao hết là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng đã thanh lý, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Có TK 211 - TSCĐ hữu hình. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 28
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng 1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán vào công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Theo chế độ kế toán hiện hành quy định mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng thống nhất một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán sau: - Hình thức Nhật ký- sổ cái - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật ký chứng từ - Hình thức phần mềm Kế toán máy Để có cơ sở lý luận cho thực trạng áp dụng hình thức “Nhật ký chung” tại Công ty CP Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9, em chỉ xin trình bày về đặc điểm sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo hình thức hình thức “Nhật ký chung” Sổ kế toán chi tiết Ngoài các loại sổ chi tiết phục vụ cho các phần hành khác, phần hành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mở các sổ kế toán chi tiết sau: _ Sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 623, 627,154 Sổ kế toán tổng hợp Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: _ Nhật ký chung _ Sổ cái các tài khoản liên quan( 621, 622, 623, 627 ,154) Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơn vị áp dụng hình thức Nhật ký chung đƣợc khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo hình thức Nhật ký chung. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 29
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chó: Ghi hàng ngày: Ghi cuối kỳ: Quan hệ đối chiếu: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc làm căn cứ ghi sổ. Đầu tiên kế Quan hÖ ®èi chiÕu: toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản cho phù hợp. Cuối kỳ căn c ứ vào sổ kế toán chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết, kế toán căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết lập các báo cáo tài chính. Quan hÖ ®èi chiÕu: Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 30
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÉ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 tiền thân là Công ty BạchĐằng 9 đƣợc thành lập theo quyết định số 1694/QĐ-BXD ngày 19/12/2003 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng. Sau đó Công ty Bạch Đằng 9 đƣợc đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 và hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh số 0203000698 ngày 02/02/2004 do Sở kế hoạch Đầu tƣ Thành phố Hải Phòng cấp. Hiện nay công ty là công ty liên kết của Tổng Công ty Xây Dựng Bạch Đằng TMC. Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 Tên giao dịch quốc tế: Bach Dang Investment and construction joint stocks company No.9 Tên viết tắt: ICC BĐ9 Địa chỉ: Thôn Song Mai, Xã An Hồng, Huyện An Dƣơng, Thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 0313.749.950 Fax: 0313.850.539 Website: www.bachdang9.com.vn Email: bachdangcc9@gmail.com Mã số thuế: 0200576143 Ngƣời Đại diện: Ông Dƣơng Mạnh Hà Trong quá trình trƣởng thành và phát triển, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Bạch Đằng 9 đã tích luỹ đƣợc rất nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, xây lắp cũng nhƣ trong điều hành công ty. Đến nay Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Bạch Đằng 9 có một đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao đƣợc tuyển chọn kỹ, luôn tiếp thu những công nghệ tiên tiến cùng với sự năng động tiếp xúc với thị trƣờng mới, Công ty đã ký đƣợc nhiều Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 31
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng hợp đồng xây dựng công nhiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật Vừa và lớn trong phạm vi cả nƣớc góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tích luỹ của đơn vị. Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Bạch Đằng 9 nằm trong 5 đơn vị tiêu biểu đón nhận nhận Cờ Thi đua Xuất sắc của Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng. Công ty có quyền tự hào khi chứng minh sự tồn tại vững vàng của mình trong “cơn bão” tài chính toàn cầu, đánh dấu một bƣớc tiến đáng kể trên con đƣờng vƣơn ra hội nhập với kinh tế nƣớc nhà và toàn thế giới. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng có quy mô vừa và nhỏ. - Tƣ vấn và quản lí dự án Với số vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng - Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng - Tổng số cổ phần: 100.000 Danh sách cổ đông chính tại ngày 31/12/2014 nhƣ sau: Số cổ phiếu Giá trị vốn góp Tỷ lệ STT Cổ đông (Cổ phiếu) (VNĐ) (%) Tổng Công ty Xây dựng 1 10.000 1.000.000.000 10 Bạch Đằng Công ty Cổ phần Bạch 2 42.106 4.210.600.000 42,106 Đằng 10 3 Cổ đông khác 47.894 4.789.400.000 47,894 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 là một công ty mang đặc thù của ngành xây dựng cơ bản nên quá trình sản xuất mang tính liên tục đa dạng, kéo dài và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm thi công khác nhau. Do đó quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là quá trình liên tục khép kín từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn hoàn thiện và bàn giao công trình. Các giai đoạn thực hiện công trình xây dựng của công ty đƣợc tiến hành tuần tự theo các bƣớc sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 32
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng + Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp (Chỉ định thầu). + Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tƣ công trình (Bên A). + Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã đƣợc ký kết, công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra công trình hay hạng mục công trình. + Khoan sụt, khảo sát địa hình, địa chất để lấy mặt bằng thi công. + Tổ chức lao động, bố trí máy móc thi công, cung cấp vật tƣ. + Xây dựng, lắp ráp hoàn thiện công trình. + Công trình đƣợc hoàn thành dƣới sự giám sát của tƣ vấn giám sát, chủ đầu tƣ công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công. + Bàn giao công trình hoàn thành và quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tƣ. Quy trình công nghệ xây lắp Lập kế hoạch Mua vật tư, tổ Nhận thầu thi công chức CN Nghiệm thu, bàn Tổ chức thi giao công trình công Công ty là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, mở tài khoản tại Ngân hàng và có con dấu riêng để hoạt động. Giám đốc Công ty tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật: về các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của Công ty; về việc sử dụng các Giấy phép, Giấy chứng nhận, các giấy tờ khác và con dấu của Công ty trong giao dịch; về việc góp vốn cổ phần quản lý, sử dụng và theo dõi vốn, tài sản của Công ty. Công ty có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết quả kinh doanh và cam kết của mình với ngƣời lao động, với các khách hàng của mình. Công ty kinh doanh với mục tiêu: Không ngừng phát triển các hoạt động xây lắp, thi công nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống của ngƣời lao động; đảm bảo lợi ích của Công ty và làm tròn nghĩa vụ Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 33
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng với Nhà nƣớc theo Luật định, thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhà nƣớc và của địa phƣơng; góp phần tạo ra sản phẩm cho xã hội và thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội khác. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ Phòng kế Phòng tài chức hành hoạch - kỹ chính kế chính thuật toán Đội thi công Qua sơ đồ trên ta có một vài nhận xét nhƣ sau: Bộ máy quản lý của công ty có kết cấu rất chặt chẽ, các phòng ban hoạt động nhịp nhàng ăn ý với nhau, cùng hỗ trợ cho nhau hoạt động và cùng hƣớng tới mục đích cuối cùng là Công ty phát triển ngày càng tốt hơn, sau đây là nhiệm vụ của từng phòng ban: Hội đồng quản trị: Giám sát, chỉ đạo Ban Giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Ban giám đốc: Quản lý chung về mọi mặt hoạt động của Công ty, làm nhiệm vụ giám sát điều hành tất cả các phòng ban hoạt động có hiệu quả và góp phần làm phát triển công ty, đƣa công ty ngày càng đi lên. Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách quản lý thay giám đốc về mặt quân số nhân viên trong công ty, tình hình biến đổi lao động, tình hình sử dụng lao động và các chế độ khác liên quan đến nhân viên toàn công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 34
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Phòng kế hoạch kỹ thuật: Làm công tác kế hoạch về sản xuất, xây dựng, chi phí cho công ty, giúp việc sản xuất, xây dựngdễ dàng và thuận lợi hơn. Phòng kế toán tài chính: Có thể nói là phòng ban có nhiệm vụ quan trọng nhất trong doanh nghiệp, phòng này có chức năng hạch toán tất cả các số liệu có liên quan đến việc kinh doanh và phát triển của công ty, kinh nghiệm và cách tính toán chính xác của phòng kế toán sẽ là cơ sở để tính toán các khoản trong công ty: Chi phí, lơị nhuận, doanh thu Đội thi công: thi công các công trình theo kế hoạch đƣợc giao, đảm báo đúng, đủ về số lƣơng, chất lƣợng và thời gian, phân công công việc tới các tổ sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch thi công đƣợc giao, cân đối thiết bị, NVL để tạo nhiều công trình có chất lƣợng tốt, uy tín. Báo cáo ngƣời quản lý trực tiếp khi có vấn đề xảy ra trong quá trình thi công. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán có quan hệ mật thiết với tình hình tổ chức công tác kế toán trong công ty. Xuất phát từ yêu cầu tổ chức sản xuất yêu cầu quản lý và trình độ quản lý Công ty tổ chức bộ máy kế toán hoạt động theo hình thức: Kế toán tập trung.Tức là toàn bộ công tác kế toán của Công ty đƣợc tiến hành tập trung tại một phòng ban chuyên môn là phòng kế toán trung tâm. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Kế toán trƣởng Kế toán chi phí Kế toán Kế toán Kế toán sản xuất thanh Thủ quỹ đội tổng hợp và tình giá toán thành sản phẩm Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 35
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Nhiệm vụ của từng kế toán: * Kế toán trƣởng: Giúp giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác kế toán thống kê kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty. Đồng thời còn làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của nhà nƣớc. - Báo cáo trƣớc đại hội CNVC về kết quả hoạt động tài chính . - Báo cáo phân tích kết quả hạch toán theo từng thời điểm trƣớc cán bộ chủ chốt. * Kế toán tổng hợp: - Tổng hợp các nghiệp vụ kế toán trong phòng tài vụ của công ty. - Báo cáo cho trƣởng phòng ghi nhận kết quả công việc phụ trách và những vƣớng mắc liên quan nghiệp vụ- kiến nghị đề xuất những biện pháp kịp thời để hoàn thiện nhiệm vụ đã phân công kể cả đột xuất. - Lập báo cáo kế toán định kỳ. * Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Theo dõi tập hợp các chi phí sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm * Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chi tiền mặt khi có quyết định của ban lãnh đạo và thu tiền vốn vay của các đơn vị, theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác tình hình tăng giảm và số tiền còn tồn kho tại quỹ. * Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán liên quan đến tiền mặt hoặc các giao dịch với ngân hàng, quản lý, cấp phát hóa đơn cho công ty. * Kế toán đội: Theo dõi, tập hợp các khoản phát sinh tại đội thi công. 2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 Hiện nay, Công ty CP Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và các thông tƣ hƣớng dẫn, sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từngày01/01đến ngày 31/12 cùng năm. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 36
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Để đảm bảo theo dõi và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, chính xác, Công ty áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên đối với kế toán tổng hợp hàng tồn kho, trị giá vốn thực tế vật tƣ xuất kho đƣợc tính theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc. Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phƣơng pháp ghi thẻ song song. Công ty thực hiện tính và nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Khấu hao Tài sản cố định của công ty đƣợc tính theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Đơn vị tiền tệ đƣợc áp dụng để ghi chép là VNĐ. Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung Sau đây là trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung: Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối kỳ: Quan hệ đối chiếu: 2.1.4.3. Tổ chức hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán Hiện nay, Công ty CP Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 sử dụng hệ thống tài kho ản và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ -BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và các thông tƣ hƣớng dẫn, sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Quan hÖ ®èi chiÕu: Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 37
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Hệ thống tài khoản của công ty bao gồm các tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2, các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định hện hành. Chứng từ kế toán: Đối với phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, chứng từ dùng làm căn cứ để ghi số kế toán là: + Hóa đơn thuế giá trị gia tăng + Bảng kê (Bảng kê vật tƣ, dịch vụ mua ngoài ) + Bảng phân bổ (Bảng phân bổ chi phí SXC, phân bổ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng) + Bảng chấm công + Bảng thanh toán lƣơng 2.1.4.4. Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán Báo cáo tài chính đƣợc lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của năm đƣợc lập và nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chậm nhất là 31/03 của năm sau. Các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 do Kế toán trƣởng lập, ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và đóng dấu. Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm: 1. Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN 2. Bảng Cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DN 3. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN 4. Báo cáo Lƣu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DN 5. Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN 6. Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN - Mẫu 03/TNDN 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất 2.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất Việc quản lý chi phí sản xuất không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí. Dƣới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 38
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng khác nhau thì chi phí sản xuất cũng đƣợc phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán. Theo quy định hiện hành, giá thành công trình, HMCT bao gồm các khoản mục chi phí sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lƣợng xây lắp (không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung). - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lƣơng, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lƣơng trả cho công nhân trực tiếp xây lắp. - Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lƣợng xây lắp bằng máy. - Chi phí sản xuất chung: phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trƣờng xây dựng bao gồm: lƣơng nhân viên quản lý đội, công trƣờng, các khoản trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lƣơng của nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội xây lắp. 2.2.1.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 Đối tƣợng tập hợp CPSX Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty đƣợc xác định là từng công trình hay hạng mục công trình. Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công cho tới khi hoàn thành bàn giao đều đƣợc theo dõi chi tiết trên Sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất thực tế cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất Tại công ty, chi phi nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp đƣợc tiến hành tập hợp riêng cho từng công trình hay HMCT còn chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung đƣợc tập hợp chung và tiến hành phân bổ gián tiếp vào cuối kỳ theo giá trị khối lƣợng xây lắp dự toán. Do phạm vi hoạt động của Công ty rộng, thi công nhiều công trình, HMCT, phƣơng pháp kế toán tập hợp CPSX cho từng công trình là giống nhau nên để đảm bảo tính khái quát, trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp này em xin lấy số liệu của Công trình “Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01” để minh hoạ. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 39
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng 2.2.1.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí vật liệu trong xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn từ 60 - 70% giá trị dự toán do đó việc hạch toán khoản mục này là hết sức quan trọng cần phải quản lý tốt từ khâu thu mua, bảo quản và khi đƣa ra sử dụng. Việc chất lƣợng công trình có đảm bảo hay không là do vật liệu có đảm bảo đúng chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng hay không. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong xây lắp của công ty bao gồm: - Vật liệu chính nhƣ: Xi măng, cát, sỏi, sắt, thép, gạch, đá, - Vật liệu phụ và vật liệu khác: Đinh, dây buộc, cọc, - Nhiên liệu: Củi, xăng, dầu chạy máy, Do địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công công trình, vì vậy mà công ty tiến hành tổ chức kho tại địa bàn thi công công trình nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển và tiết kiệm chi phí. Còn khi, công ty cấp nguyên vật liệu cho đội thi công thì công ty mua và chuyển thẳng cho công trƣờng. Tại công trƣờng thi công công trình căn cứ vào tiến độ thi công của công trình để khảo sát giá, lựa chọn nhà cung ứng vật tƣ cho công trình theo tiến độ thi công. Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho; Phiếu nhập kho; Phiếu yêu cầu vật tƣ; Giấy đề nghị tạm ứng; Phiếu chi; Ủy nhiệm chi; Hóa đơn giá trị gia tăng; Hóa đơn bán hàng; Hợp đồng kinh tế; Biên bản giao nhận vật tƣ. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK 621 đƣợc mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. TK 6211- Công trình “Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01” TK 6212 – Công trình “Khu nhà ở Đập Minh Đức” . Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 40
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Quy trình và phƣơng pháp hạch toán Sơ đồ 2.1: Quy trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bảng kê chứng từ, Sổ chi phí sản xuất kinh HĐGTGT doanh TK 621 Sổ nhật ký chung Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 Sổ cái Tài khoản 621 Bảng tính giá thành Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Đối chiếu kiểm tra Báo cáo tài chính : Ghi cuối kỳ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Ngày 30/07/2014, mua vật tƣ của DNTN Duy Linh chƣa thanh toán, xuất thẳng cho công trình “Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01” để thi công, số tiền là 140.171.460 đồng (chƣa có VAT). Kế toán ghi vào sổ theo định khoản: Nợ TK 621: 140.171.460 Nợ TK 133: 14.017.146 Có TK 331: 154.188.606 Từ bút toán trên, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 621 – theo dõi Công trình “Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01” (Biểu số 2.2); đồng thời ghi vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.3). Từ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái TK 621 (Biểu số 2.4); TK133, TK 331. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 41
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu số 2.1: Hóa đơn mua vật tƣ HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT – 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNGKí hiệu hóa đơn: AK/14P Liên 2: Giao khách hàng Số hóa đơn:0008634 Ngày 30 tháng 07 năm 2014 Đơn vị bán hàng: DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN DUY LINH Địa chỉ: Thôn Kiến Phong - Đồng Thái - An Dƣơng -Hải Phòng Số tài khoản: Điện thoại: MST: 0200793733 Họ tên ngƣời mua hàng: Lê Văn Phi Tên đơn vị:CÔNG TY CP ĐẦU TƢ & XD BẠCH ĐẰNG 9 Địa chỉ: Thôn Song Mai – Xã An Hồng – Huyện An Dƣơng – TP.Hải Phòng Mã số thuế: 0200576143 Hình thức thanh toán: Số tài khoản: Số ĐV Số Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn giá Thành tiền TT tính lƣợng A B C 1 2 3 =2*1 1 Thép cuộn phi 8 kg 2.074 15.574 32.300.476 2 Thép cây phi 10 kg 416 15.574 6.478.784 3 Thép cây phi 18 kg 6.552 15.475 101.392.200 * * * * * Cộng tiền hàng: 140.171.460 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 14.017.146 Tổng cộng tiền thanh toán 154.188.606 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm năm mươi tư triệu, một trăm tám mươi tám nghìn, sáu trăm linh sáu đồng chẵn. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 42
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu số 2.2 CÔNG TY CP ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 621 (6211) Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 30/09/2014 Số hiệu: 6211 “Công trình Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01” Đơn vị tính: đồng Ghi nợ TK 621 TK Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Tổng tiền Chia ra ĐƢ Gạch chỉ Cát Xi măng Thép HĐ0008634 30/07/2014 Mua vật liệu phục vụ thi công 331 140.171.460 140.171.460 HĐ1352752 31/07/2014 Mua gạch 2 lỗ A1 phục vụ thi công 331 63.400,000 63.400.000 PC589/14 20/08/2014 Mua cát vàng phục vụ thi công 111 10.200.000 10.200.000 Mua xi măng chinfon PC 30 phục BN321 21/08/2014 112 17.318.182 17.318.182 vụ thi công . Cộng phát sinh quý III 1.682.422.952 108.256.483 104.335.276 408.363.200 536.325.256 Ngày 30 tháng 09 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 43
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu số 2.3: Sổ nhật ký chung CÔNG TY CP ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý III năm 2014 Đơn vị tính: đồng SH NT Chứng từ Số phát sinh TK ghi Diễn giải đối sổ SH NT Nợ Có ứng A B C D H 1 2 621 140.171.460 HĐ Mua vật tƣ xuất thẳng 30/7 30/7 133 14.017.146 0008643 cho công trình 331 154.188.606 Xuất kho vật liệu phục 621 32.300.476 31/7 PX70/TC 31/7 vụ công trình TC - 01 152 32.300.476 621 63.400.000 HĐ Mua gạch 2 lỗ A1 31/7 31/7 133 6.340.000 1352752 phục vụ thi công 331 69.740.000 621 10.200.000 Mua cát vàng phục vụ 20/8 PC589/14 20/8 133 1.020.000 thi công 111 11.220.000 Trả tiền mua đá hộc 331 111.303.500 27/8 GBN1134 27/8 cho công ty Phong 112 111.303.500 Cảnh . Cộng SPS 268.379.425.295 268.379.425.295 Ngày 15 tháng 10 năm 2014 Ngƣời lập phiếu KT trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 44
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu số 2.4: Sổ cái TK 621 CÔNG TY CP ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 SỔ CÁI Tên TK: Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu: 621 Từ ngày 01/07/2014 đến 30/09/2014 Đơn vị tính: Đồng SH NT Chứng từ Số tiền TK ghi Diễn giải đối sổ SH NT Nợ Có ứng A B C D H 1 2 HĐ Mua NVL xuất thẳng cho 30/7 30/7 331 140.171.460 0008634 công trình TC - 01 Xuất kho vật tƣ phục vụ 31/7 PX70/TC 31/7 152 32.300.476 công trình TC - 01 . 15/8 PX74/TC 15/8 Xuất U sắt 4x10cm 152 1.260.000 Mua cát vàng phục vụ thi 20/8 PC589/14 20/8 111 10.200.000 công Kết chuyển chi phí NVLTT 30/9 PKT43/14 30/9 154 2.988.328.155 quý III Công SPS quý III 2.988.328.155 2.988.328.155 Ngày 15 tháng 10 năm 2014 Ngƣời lập phiếu KT trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 45
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng 2.2.1.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Với đặc thù là doanh nghiệp xây lắp nên điều kiện thi công là sự kết hợp giữa máy móc với lao động thủ công nên chi phí nhân công cũng là một trong những khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng tƣơng đối lớn trong tổng giá thành sản phẩm xây lắp. Việc hạch toán đầy đủ chi phí nhân công có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chi phí sản xuất. Hiện nay, tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9, số lao động trong biên chế chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu để thực hiện những công việc quản lý kỹ thuật, giám sát Còn lại số lao động trực tiếp là lao động thuê ngoài. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty là số tiền phải trả cho lao động thuê ngoài trực tiếp tham gia xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Nó không bao gồm khoản tiền lƣơng phải trả cho công nhân điều khiển máy và nhân viên quản lý đội. Hình thức trả lƣơng cho toàn bộ lao động trực tiếp thuê ngoài của công ty dựa vào hình thức lƣơng khoán. Dựa vào khối lƣợng công việc đƣợc giao khoán cho từng tổ, đội, đội trƣởng tổ công nhân nhận khoán đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện phần việc đƣợc giao, bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân và ghi vào bảng chấm công để làm căn cứ tính tiền lƣơng khoán cho công nhân trong tổ. Theo phƣơng thức này tiền lƣơng của một công nhân xây lắp đƣợc tính theo công thức sau: Tiền lương của một Số ngày làm việc thực tế công nhân trực tiếp xây = trong tháng một công x Đơn giá công lắp nhân Trong đó: - Số ngày làm việc thực tế trong tháng đƣợc lấy trên bảng chấm công. - Đơn giá công đƣợc xác định dựa trên thỏa thuận giữa ngƣời nhận khoán và ngƣời lao động. Chứng từ sử dụng: Hợp đồng lao động, Hợp đồng giao khoán, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lƣơng, Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng, Bảng phân bổ lƣơng, Giấy tạm ứng, Phiếu chi Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 46
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Tài khoản sử dụng:Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”. Toàn bộ chi phí nhân công đƣợc tập hợp vào bên Nợ tài khoản 622. Tài khoản này đƣợc mở chi tiết cho từng công trình, HMCT nhƣ sau: TK 6221- Công trình “Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01” TK 6222 – Công trình “Khu nhà Đập Minh Đức” Quy trình hạch toán: Sơ đồ 2.2: Quy trình tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Bảng chấm công,bảng Sổ chi phí sản xuất kinh thanh toán lương doanh TK 622 Sổ nhật ký chung Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 Sổ cái Tài khoản 622 Bảng tính giá thành Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Đối chiếu kiểm tra : Ghi vào cuối kỳ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Ví dụ về chi phí nhân công trực tiếp tháng 9/2014 của công trình Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01. Cuối tháng, kế toán đội gửi về công ty bộ chứng từ: Hợp đồng giao khoán (biểu 2.5), bảng chấm công (biểu 2.7), bảng chia lƣơng (biểu 2.8), căn cứ vào Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 47
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng các chứng từ trên, kế toán công ty kiểm tra bộ chứng từ chứng từ và ghi vào sổ chi tiết tài khoản 622 theo dõi cho công trình “Nƣớc sạch Tràng cát – TC 01” (biểu 2.10) theo định khoản sau: Nợ TK 622: 230.750.000 Có TK 334: 230.750.000 Tiếp đó, từ số liệu trên bảng thanh toán lƣơng, kế toán lập bảng tổng hợp tiền lƣơng tháng 9 năm 2014 cho toàn công ty (Biểu 2.9). Từ bảng tổng hợp tiền lƣơng toàn công ty kế toán ghi vào Nhật ký chung (biểu 2.11), đồng thời Từ Nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái tài khoản 622 (biểu 2.12), tài khoản 334. Cuối kỳ, căn cứ vào sổ Cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh, từ sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết phục vụ cho tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Biểu số 2.5: Hợp Đồng giao khoán CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN NHÂN CÔNG - Căn cứ Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 - Căn cứ nhu cầu sử dụng nhân lực thi công tại công trình - Căn cứ năng lực của tổ công nhân. Hôm nay, ngày 01 tháng 09 năm 2014, tại trụ sở BCH công trƣờng “ Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01”, chúng tôi gồm các bên nhƣ sau: I.BÊN GIAO KHOÁN: Công ty CP Đầu tƣ và Xây dựng Bạch Đằng 9 Đại diện Ông: Dƣơng Mạnh Hà Chức vụ: Giám đốc Điện thoại: II.BÊN NHÂN KHOÁN: Tổ công nhân Nguyễn Xuân Thành Đại diện Ông: Nguyễn Xuân Thành Chức vụ: Tổ trƣởng Nghề nghiệp: CÁC BÊN THỎA THUẬN VÀ NHẤT TRÍ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN VỚI NỘI DUNG NHƢ SAU: Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 48
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Điều 1: Công việc, khối lƣợng, đơn giá và giá trị hợp đồng - Ban chỉ huy công trƣờng có nhu cầu và Tổ nhân công cam kết có đủ khả năng, kinh nghiệm để nhận thi công các hạng mục xây dựng theo hình thức: Khoán gọn một số hạng mục (có bảng kê khối lƣợng công việc và đơn giá kèm theo) - Đơn giá thanh toán theo biên bản giao khoán khối lƣợng công việc. - Tổng giá trị hợp đồng: Theo thực tế. Điều 2: Chất lƣợng công việc và các nhu cầu năng lực, kỹ thuật. . Điều 3: Thời gian và tiến độ thực hiện - Thời gian thực hiện từ ngày 01 tháng 09 năm 2014 đến ngày 30 tháng 09 năm 2014. - Tiến độ thực hiện: Bên thuê sẽ chủ động điều phối tiến độ thi công chung toàn công trƣờng để tổ nhân công phát huy hết năng lực. Điều 4: Thanh toán hợp đồng - Hình thức thanh toán: Tiền mặt - Thời hạn thanh toán: Trong quá trình thi công bên nhận khoán sẽ đƣợc thanh toán theo tiến độ kế hoạch thi công, hàng tháng bên giao khoán sẽ tiến hành nghiệm thu khối lƣợng đã thi công để thanh toán cho bên nhận khoán. Điều 5: Trách nhiệm của mỗi bên . Điều 6: Những thỏa thuận khác . BÊN GIAO KHOÁN BÊN NHẬN KHOÁN Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 49
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu số 2.6 Bảng kê khối lƣợng công việc giao khoán Công trình “Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01” Đơn vị tính: đồng Thời gian Đơn vị Khối TT Nội dung công việc Đơn giá Bắt Kết Thành tiền tính lƣợng đầu thúc 1 Khoan ống dẫn nƣớc m3 8.000 1.000 1/9 30/9 8.000.000 2 Đổ bê tông mái đập m3 60.000 100 1/9 30/9 6.000.000 3 Lát đá khung dầm kè m3 70.000 100 1/9 30/9 7.000.000 Cộng 230.750.000 Đại diện bên giao khoán Đại diện bên nhận khoán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu Số 2.7 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 Đội xây dựng số1 Công nhân trực tiếp sản xuất 09 năm 2014 ST Cấp T bậc 01 02 03 29 30 1 Nguyễn Tuấn Cƣờng ĐP x x x x x 23 2 Nguyễn Xuân Thành ĐT x x x x x 22,5 3 Phạm Thế Anh CN x o x x x 23 4 Đặng Văn Hà CN x x x x o 24,5 5 Ân Thanh Tú CN x o x x x 24 . . . Ngày 30 tháng 09 năm 2014 Phụ trách đội Ngƣời chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 50
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu 2.8 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 Đội xây dựng số 1 BẢNG CHIA LƢƠNG Công trình: “Nƣớc sạch Tràng Cát – TC 01” Tổ: Nguyễn Xuân Thành Thời gian: Tháng 9 năm 2014 ST TỔNG SỐ TIỀN LƢƠNG THÀNH HỌ TÊN KÝ NHẬN T CÔNG 1 NGÀY TIỀN 1 Nguyễn Tuấn Cƣờng 23 180.000 4.140.000 2 Nguyễn Xuân Thành 22,5 190.000 4.275.000 3 Phạm Thế Anh 23 165.000 3.795.000 4 Đặng Văn Hà 24.5 165.000 4.042.500 5 Ân Thanh Tú 24 160.000 3.840.000 Tổng tiền lƣơng của tổ: 230.750.000đ Bằng chữ: Hai trăm ba mươi triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./. Ngƣời lập Đội trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ số liệu trên bảng thanh toán lƣơng cho CNTT, công nhân vận hành máy và quản lý đội, quản lý doanh nghiệp, kế toán lập bảng tổng hợp tiền lƣơng tháng 9 năm 2014 cho toàn công ty (Biểu 2.9). Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 51
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu 2.9: Trích bảng tổng hợp tiền lƣơng toàn công ty CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG TOÀN CÔNG TY Tháng 9 năm 2014 Ghi có TK TK 338 TK 334 Tính vào chi phí Ghi Nợ TK BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng 18% 3% 1% 2% TK 622 570.360.000 CT Nƣớc sạch Tràng Cát 230.750.000 CT Khu nhà ở Đập Minh Đức 96.785.000 . . TK 623 51.280.000 TK 627 61.630.500 7.493.490 1.248.915 416.305 832.610 9.991.320 TK 642 73.750.000 9.135.000 1.522.500 507.500 1.015.000 14.180.000 Cộng 757.020.500 16.628.490 2.771.415 923.805 1.847.610 24.171.320 Ngày 30 tháng 09 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc Căn cứ vào bảng tổng hợp lƣơng toàn công ty tháng 9 (Biểu 2.9), kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung (Biểu 2.11), từ nhật ký chung tiến hành ghi sổ cái TK 622 (Biểu 2.12) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 52
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu 2.10 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 6221 Tên công trình: “Nƣớc sạch Tràng Cát - TC 01” Quý III năm 2014 Đơn vị tính: đồng Ngày TK Số tiền Số hiệu Diễn giải tháng ĐƢ Nợ Có BL07/14 31/07 Chi phí lƣơng công nhân tháng 7 334 94.080.000 BL08/14 31/08 Chi phí lƣơng công nhân tháng 8 334 120.580.000 BL09/14 30/09 Chi phí lƣơng công nhân tháng 9 334 230.750.000 K/C 30/09 Kết CP NCTT quý III 154 445.410.000 Cộng SPS quý III 445.410.000 445.410.000 Ngày 30 tháng 09 năm 2014 tên) ) ) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 53
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu số 2.11: Sổ nhật ký chung CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý III năm 2014 Đơn vị tính: đồng SH NT Chứng từ Số phát sinh TK ghi Diễn giải đối sổ SH NT Nợ Có ứng A B C D H 1 2 621 63.400.000 HĐ Mua gạch 2 lỗ A1 31/7 31/7 133 6.340.000 1352752 phục vụ thi công 331 69.740.000 621 10.200.000 Mua cát vàng phục 20/8 PC589/14 20/8 133 1.020.000 vụ thi công 111 11.220.000 . 622 570.360.000 623 51.280.000 Chi phí lƣơng công 30/9 BTHL09 30/9 627 61.630.500 nhân tháng 9 642 73.750.000 334 757.020.500 627 9.991.320 BHXH, 642 14.180.000 30/9 BTHL09 30/9 BHYT, BHTN, 334 5.854.953 KPCĐ 338 30.017.273 . Cộng SPS 268.379.425.295 268.379.425.295 Ngày 15 tháng 10 năm 2014 Ngƣời lập phiếu KT trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 54
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu 2.12 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 : Chi phí NCTT Số hiệu tài khoản: 622 Quý III năm 2014 Đơn vị tính: Đồng Ngày TK Số tiền Số hiệu Diễn giải tháng ĐƢ Nợ Có BTHL07 31/07 Chi phí lƣơng công nhân tháng 7 334 304.200.000 BTHL08 31/08 Chi phí lƣơng công nhân tháng 8 334 274.080.000 BTHL09 30/09 Chi phí lƣơng công nhân tháng 9 334 570.360.000 PKT43 30/09 Kết CP NCTT 154 1.148.640.000 Cộng phát sinh 1.148.640.000 1.148.640.000 Ngày 15 tháng 10 năm 2014 ( ) ) ) 2.2.1.5. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các khoản chi phí khác có liên quan đến quá trình sử dụng máy cho các công trình xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công là loại chi phí đặc thù chỉ có trong doanh nghiệp xây lắp. Do khối lƣợng công việc diễn ra trên quy mô lớn nên việc sử dụng máy thi công là một yếu tố rất quan trọng để tăng năng suất lao động và đảm bảo tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm và giữ vững chất lƣợng công trình. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất thi công, công ty đã giao việc quản lý máy thi công cho từng đội thi công quản lý các máy nhƣ: Máy lu, Máy là mặt bê tông, Máy khoan bê tông, Máy khoan đá, Máy đầm cóc, Máy xúc lật nhỏ, Máy trộn bê tông Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 55
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ đƣợc tập hợp chung cho toàn công ty, cuối kỳ mới tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Hiện tại, Công trình Nƣớc sạch Tràng Cát ngoài việc sử dụng những máy móc thiết bị hiện có tại công trƣờng còn phải điều động từ các công trƣờng thi công khác các máy móc, thiết bị nhƣ: Máy xúc đào bánh xích Shu Mo, Máy ủi Komasu, Máy lu Trung Quốc, Máy trộn bê tông 20m3/h, Xe FAW 16L- 7132, Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công; Bảng thanh toán lƣơng; Bảng tính và phân bổ khấu hao; Bảng kê chứng từ; Bảng Tổng hợp thanh toán lƣơng; Bảng phân bổ lƣơng; Hóa đơn giá trị gia tăng. Tài khoản sử dụng:Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng tài khoản 623- “Chi phí sử dụng máy thi công”.Tài khoản 623 có các tài khoản cấp 2: + TK 6231 – Chi phí nhân công + TK 6232 – Chi phí vật liệu + TK 6233 – Chi phí dụng cụ + TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công + TK 6237 – Chi phí dịch vụ thuê ngoài + TK 6238 – Chi phí bằng tiền khác Quy trình hạch toán: Quá trình tập hợp chi phí MTC đƣợc diễn ra nhƣ sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 56
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Sơ đồ 2.3: Quy trình tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Bảng kê chứng từ, Sổ chi phí sản xuất kinh HĐGTGT doanh TK 623 Sổ chi phí sản xuất kinh Sổ nhật ký chung doanh TK 154 Sổ cái Tài khoản 623 Bảng tính giá thành Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Đối chiếu kiểm tra : Ghi cuối kỳ Báo cáo tài chính Định kỳ hàng tháng, kế toán đội gửi các chứng từ từ các đội thi công lên phòng kế toán của công ty. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, tiến hành ghi vào các sổ có liên quan: Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết, Sổ cái TK 623. Tiền lƣơng công nhân lái máy: Tƣơng tự nhƣ quy trình luân chuyển và hạch toán chi phí lƣơng công nhân trực tiếp. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán lƣơng, Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng, Bảng phân bổ lƣơng của công nhân trong tổ lái xe, lái máy do đội thi công đƣa lên. Kế toán tại công ty hạch toán, ghi có cho TK 334. *Tiền lƣơng phải trả cho công nhân điều khiển máy đƣợc xác định nhƣ sau: Tiền Mức lương khoán Số ngày lương làm việc Các khoản phải trả = x + trong phụ cấp trong Số ngày theo quy định tháng tháng Các khoản phụ cấp bao gồm: - Phụ cấp tiền ăn ca + đi lại : 650.000 - Phụ cấp trách nhiệm (Nếu có) Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 57
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng - Chi phí sữa chữa máy thi công: Việc sữa chữa máy thi công có thể do công ty điều động ngƣời từ phòng kỹ thuật cơ giới tới sữa chữa vì vậy mà chi phí sữa chữa máy thi công dựa trên bảng kê vật tƣ xuất dùng cho việc sữa chữa. Hoặc việc sữa chữa máy thi công sử dụng dịch vụ bên ngoài, nhƣ vậy kế toán sẽ căn cứ vào hóa đơn GTGT để ghi tăng chi phí cho công trình, hạng mục công trình. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Tổng hợp tiền lƣơng tháng 9/2014 của công nhân điều khiển máy thi công, kế toán lập bảng thanh toán lƣơng (Biểu 2.13) , từ bảng thanh toán lƣơng kế toán lập bảng tính và phân bổ tiền lƣơng (Biểu 2.9). Từ bảng tính và phân bổ tiền lƣơng, kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 623 (Biểu 2.15) đồng thời kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.16) Từ sổ nhật ký chung, kế toán tiến hành ghi sổ cái tài khoản 623 (Biểu 2.17) và các TK có liên quan. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 58
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng Biểu số 2.13: Bảng thanh toán lƣơng công nhân điều khiển máy CÔNG TY CP ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 9 BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG CÔNG NHÂN ĐIỀU KHIỂN MÁY Tháng 09/2014 Phụ cấp Lƣơng Số Lƣơng thời Lƣơng Ký TT Họ và tên CV Trách Tiền ăn Thực lĩnh khoán công gian thực tế nhận nhiệm đi lại A B C 1 2 3=1*2/26 4 5 6=3+4+5 7 1 Nguyễn Văn Thành ĐKM 5.160.000 26 5.160.000 650.000 5.810.000 5.810.000 2 Nguyễn Hữu Đại ĐKM 5.160.000 25 4.961.500 650.000 5.611.500 5.611.500 3 Phạm Quang Hƣơng ĐKM 4.875.000 24 4.500.000 650.000 5.150.000 5.150.000 4 Vũ Thế Anh ĐKM 4.875.000 25,5 4.781.250 650.000 5.431.250 5.431.250 5 Nguyễn Văn Đức ĐKM 4.665.000 24,5 4.396.000 650.000 5.046.000 5.046.000 Cộng 48.180.000 46.080.000 5.200.000 51.280.000 51.280.000 Ng ày 30 tháng 09 năm 2014 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 59
- Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng - Trích khấu bao tài sản cố định: Công ty trích khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành tính khấu hao máy thi công theo công thức: Nguyên giá TSCĐ Mức trích khấu hao = bình quân năm Số năm sử dụng Mức khấu hao bình quân năm Mức khấu hao bình quân = tháng 12 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Ví dụ: Ngày 30 tháng 09 năm 2014 tính khấu hao máy thi công tháng 9, tổng số trích là 31.428.428 đồng. Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 623 31.428.428 Nợ TK 642 15.616.667 Có TK 214 47.045.095 Từ bảng tính và phân bổ khấu hao (Biểu 2.14), kế toán ghi vào sổ nhật ký chung (biểu số 2.16) theo định khoản và sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 623 (biểu số 2.15). Từ sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 623 (Biểu số 2.17) và các TK có liên quan. Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa – Lớp QT1502K 60