Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng - Vũ Thị Thu Hằng

pdf 96 trang huongle 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng - Vũ Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng - Vũ Thị Thu Hằng

  1. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1-Sự cần thiết của đề tài: Trong nền kinh đang ngày càng phát triển ngày nay, cơ hội kinh doanh là rất lớn đối với các doanh nghiệp. Để quản lý và theo dõi hiệu quả tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải làm tốt công tác hạch toán kế toán. Kế toán nguyên vật liệu là một trong những phần hành kế toán không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất bởi các lý do sau: Thứ nhất, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó quyết định chất lƣợng sản phẩm đầu ra. Thứ hai, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản xuất, vì thế nó mang tính trọng yếu. Mỗi sự biến động về chi phí nguyên vật liệu làm ảnh hƣởng đến sự biến động của giá thành sản phẩm. Vì thế sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là rất quan trọng. Thứ ba, nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp hết sức đa dạng, nhiều chủng loại do đó yêu cầu phải có điều kiện bảo quản thật tốt và thận trọng. Việc bảo quản tốt sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của công tác quản lý kinh doanh. Cũng giống nhƣ các doanh nghiệp khác, để hòa nhập với nền kinh tế thị trƣờng, Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng luôn chú trọng công tác hạch toán sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp và coi đó nhƣ một công cụ quản lý không thể thiếu đƣợc để quản lý vật tƣ nói riêng và quản lý sản xuất nói chung.Việc lập định mức đúng đắn nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất, giảm mức tiêu hao vật liệu, duy trì và bảo quản tốt các loại vật tƣ là việc làm quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung mà còn đối với Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng nói riêng. Vũ Thị Thu Hằng 1 QT1105K
  2. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Với ý nghĩa nhƣ vậy của nguyên vật liệu đối với các doanh nghiệp sản xuất, và qua một thời gian thực tập tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng, em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng” làm chuyên đề thực tập của mình. 2-Mục đích nghiên cứu của đề tài: Sự hỗ trợ của công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết bởi hạch toán kế toán là công cụ có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ hạn chế đƣợc những thất thoát lãng phí và là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện đại và tƣơng lai. 3-Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu cùng với sự nhận thức của bản thân trong quá trình học tập. Em mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng” 4-Phƣơng pháp nghiên cứu: Hạch toán kế toán là khoa học kinh tế, có đối tƣợng nghiên cứu cụ thể mà ở đây đối tƣợng nghiên cứu là kế toán nguyên vật liệu. Do vậy phƣơng pháp nghiên cứu trong bài Luận văn áp dụng là phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phƣơng pháp tìm hiểu thực tế tại Công ty. 5-Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phần mục lục, tài liệu tham khảo, khóa luận của em gồm 3 chƣơng: Vũ Thị Thu Hằng 2 QT1105K
  3. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp  Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp.  Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng.  Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng. Kết hợp với những kiến thức đã học cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo- Tiến sĩ Trần Văn Hợi và sự giúp đỡ của cán bộ Ban kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài viết của em đƣợc hoàn thiện hơn. Vũ Thị Thu Hằng 3 QT1105K
  4. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: 1.1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là phải có đối tƣợng lao động. Nguyên vật liệu là một đối tƣợng lao động đã đƣợc thể hiện dƣới dạng vật hóa nhƣ sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, bông trong doanh nghiệp dệt dƣới sự tác động của con ngƣời. Nguyên vật liệu chiếm một vị trí hết sức quan trọng bởi nó không chỉ là đối tƣợng lao động mà còn là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nguyên vật liệu là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó chiếm phần lớn chi phí đầu vào, ảnh hƣởng đến lợi nhuận, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nguyên vật liệu phải đƣợc quan tâm đúng mức và sử dụng có hiệu quả. Nguyên vật liệu đƣợc mua từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi loại nguyên vật liệu lại có những vai trò, công dụng khác nhau đối với từng sản phẩm, nên việc hạch toán nguyên vật liệu là vấn đề cần đƣợc ƣu tiên trong các doanh nghiệp. Hạch toán nguyên vật liệu từ chi tiết đến tổng hợp, từ khâu thu mua, bảo quản đến khâu tiêu thụ là rất cần thiết. Nếu thực hiện tốt việc hạch toán này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. 1.1.2 Khái niêm, đặc điểm nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: Theo chuẩn mực kế toán số 02, hàng tồn kho là những tài sản: Đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thƣờng. Vũ Thị Thu Hằng 4 QT1105K
  5. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang. Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thƣờng xuyên và trực tiếp vào quá trình sản phẩm, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của sản phẩm sản xuất. Nguyên vật liệu là đối tƣợng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mang những đặc điểm sau: - Tham gia vào một chu kỳ sản xuất. - Thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng. - Chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sản xuất ra. Thông thƣờng trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm, đúng mục đích và đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. 1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu: 1.1.3.1 Yêu cầu quản lý: Vấn đề sử dụng nguyên vật liệu hợp lý luôn là một vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp; vì vậy công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm tối thiểu hóa chi phí, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp mà vẫn đạt đƣợc những yêu cầu về chất lƣợng luôn luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Do đó để đảm bảo công tác hạch toán đƣợc chính xác đòi hỏi chúng ta phải quản lý tốt và chặt chẽ từ mọi khâu: từ khâu thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng. *Ở khâu thu mua: đòi hỏi phải quản lý tốt về mặt khối lƣợng, chất lƣợng, quy cách, chủng loại, kế hoạch thu mua theo đúng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặc biệt là giá mua và chi phí mua. Vũ Thị Thu Hằng 5 QT1105K
  6. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp *Ở khâu bảo quản: việc tổ chức kho tàng bến bãi phải thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu tránh hƣ hỏng, mất mát, hao hụt; đảm bảo an toàn chất lƣợng cho nguyên vật liệu. *Ở khâu dự trữ: đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định đƣợc mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo nguồn cung ứng, sản xuất không bị ngừng trệ. *Ở khâu sử dụng: đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả trên cơ sở định mức tiêu hao và dự toán chi phí có ý nghĩa trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy trong khâu này cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng nguyên vật liệu. Tóm lại, quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp luôn đƣợc các nhà lãnh đạo quan tâm. 1.1.3.2 Nhiệm vụ của hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: Trong suốt quá trình luân chuyển, việc giám sát chặt chẽ số lƣợng vật liệu mua vào, xuất dùng để đảm bảo cho chất lƣợng sản phẩm theo đúng yêu cầu về kỹ thuật, giá trị đã đề ra đòi hỏi cán bộ kế toán vật liệu phải thực hiện những nhiệm đó, đó là: - Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, nhập-xuất-tồn kho vật liệu, tình hình luân chuyển vật tƣ hàng hóa cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của vật liệu đã thu mua, nhập và xuất kho của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thu mua vật liệu về các mặt: số lƣợng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời chủng loại vật liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Áp dụng đúng đắn các phƣơng pháp và kỹ thuật hạch toán hàng tồn kho, mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép phản ánh, phân loại, tổng hợp số liệu về tình Vũ Thị Thu Hằng 6 QT1105K
  7. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp hình hiện có và sự biến động tăng giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức đánh giá, phân loại vật liệu, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, tính toán xác định chính xác số lƣợng giá trị vật liệu cho các đối tƣợng sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại hàng tồn kho theo đúng chế độ nhà nƣớc quy định, lập các báo cáo về vật liệu phục vụ cho công tác quản lý và lãnh đạo, tiến hành phân tích đánh giá vật liệu từng khâu nhằm đƣa ra đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý. 1.1.4 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu: Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh nên cần phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Mỗi loại có vai trò, công dụng, tính chất lý, hóa học và có mục đích rất khác nhau đối với quá trình chế tạo sản phẩm. Do vậy để quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán với từng thứ, loại vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Phân loại vật liệu là việc sắp xếp vật liệu có cùng một tiêu thức nào đó vào một loại. Đối với vật liệu căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, vật liệu đƣợc chia thành các loại sau: 1.1.4.1 Phân loại nguyên vật liệu: * Căn cứ vào vai trò, công dụng của nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu đƣợc chia thành: - Nguyên liệu, vật liệu chính là đối tƣợng cấu thành nên thực thể sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chính không giống nhau, nhƣ: sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí; bông trong các nhà máy sợi; gạch, ngói, xi măng trong xây dựng cơ bản; hạt giống, phân bón trong nông nghiệp - Nguyên liệu, vật liệu phụ là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ có thể làm tăng chất lƣợng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho Vũ Thị Thu Hằng 7 QT1105K
  8. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp các công cụ, dụng cụ hoạt động bình thƣờng nhƣ: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu nhờn. - Nhiên liệu là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lƣợng cho quá trình sản xuất sản phẩm, cho các phƣơng tiện máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt - Phụ tùng thay thế là các loại phụ tùng, chi tiết đƣợc sử dụng để thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị phƣơng tiện vận tải - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, thiết bị, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản. - Vật liệu khác: Là những loại vật liệu chƣa đƣợc xếp vào các loại trên, thƣờng là những vật liệu đƣợc loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định. Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu; là cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. *Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu đƣợc chia thành: - Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận góp vốn liên doanh, nhận biếu tặng - Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho. *Căn cứ vào mục đích sử dụng: Nguyên vật liệu đƣợc chia thành: - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh: + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xƣởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: Vũ Thị Thu Hằng 8 QT1105K
  9. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp + Nhƣợng bán. + Đem vốn góp liên doanh. + Đem biếu tặng. 1.1.4.2 Tính giá nguyên vật liệu: Tính giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị của nguyên vật liệu ở những thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định. Theo chuẩn mực kế toán 02-Hàng tồn kho thì vật liệu phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc giá gốc. - Nguyên tắc thận trọng. - Nguyên tắc nhất quán. - Sự hình thành trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu đƣợc phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.  Tính giá nguyên vật liệu nhập kho: Theo chuẩn mực kế toán số 02, hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc. Trƣờng hợp giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc thấp hơn giá gốc thì đƣợc tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc. * Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh có đƣợc hàng tồn kho ở thời điểm hiện tại. - Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không đƣợc hoàn lại; chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thƣơng mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất đƣợc loại trừ khỏi chi phí thu mua. - Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm: Những chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất nhƣ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm. Vũ Thị Thu Hằng 9 QT1105K
  10. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp - Chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. * Chi phí không đƣợc tính vào hàng tồn kho bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thƣờng. - Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng. Trên thực tế, nguyên vật liệu của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ các nguồn khác nhau nhƣ: mua ngoài, nhập kho tự sản xuất, nhập do thuê ngoài gia công chế biến, nhập do nhận vốn góp liên doanh, nhập do đƣợc cấp do đó mà giá thực tế nhập kho cũng khác nhau: *Nguyên vật liệu nhập do mua ngoài: Các Chi phí Các khoản Giá khoản thu mua giảm giá đƣợc mua thuế (chi phí hƣởng (chiết Giá thực ghi nhập vận khấu thƣơng tế nhập = + + - trên khẩu, chuyển, mại, chiết khấu kho hóa thuế bốc dỡ, thanh toán, đơn khác thuê giảm giá hàng (nếu có) kho) bán) Trong đó giá mua ghi trên hóa đơn đƣợc xác định nhƣ sau: + Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tƣợng nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu mua vào là giá mua thực tế không bao gồm thuế GTGT đầu vào. + Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tƣợng nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT thì giá trị nguyên vật liệu mua vào là tổng giá thanh toán phải trả cho ngƣời bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). *Nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công: Vũ Thị Thu Hằng 10 QT1105K
  11. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Giá Giá thực tế vật liệu thực tế = xuất gia công, chế + Chi phí gia công chế biến nhập biến kho *Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến: Giá thực Giá thực tế vật Chi phí vận Chi phí phải trả = + tế nhập liệu xuất thuê chuyển bốc + cho bên nhận = + kho ngoài gia công dỡ thuê kho gia công *Nguyên vật liệu nhận góp từ đơn vị khác: Giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn là giá do hội đồng liên doanh đánh giá và công nhận. *Nguyên vật liệu nhận viện trợ và tặng thưởng: Giá thực tế nguyên vật liệu là giá của hàng hóa cùng loại trên thị trƣờng tƣơng đƣơng do hội đồng giao nhận xác định. *Đối với phế liệu thu hồi: Giá thực tế của phế liệu thu hồi là giá đƣợc ƣớc tính có thể sử dụng đƣợc hay giá trị thu hồi tối thiểu.  Tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Do nguyên vật liệu của doanh nghiệp đƣợc nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, vào những khoảng thời gian khác nhau nên giá thực tế nhập kho cũng khác nhau. Vì vậy khi xuất kho phải tính toán, xác định đƣợc giá thực tế xuất kho cho các yêu cầu và đối tƣợng sử dụng khác nhau. Theo chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho, việc tính giá trị hàng tồn kho đƣợc áp dụng theo các phƣơng pháp khác nhau, tuy nhiên khi doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong một niên độ kế toán. Một số phƣơng pháp tính giá xuất kho chủ yếu: *Phương pháp giá đích danh Vũ Thị Thu Hằng 11 QT1105K
  12. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Theo phƣơng pháp này thì hàng tồn kho thuộc lô hàng nào thì lấy đúng đơn giá nhập thực tế của chính lô hàng đó để tính giá thực tế của hàng xuất kho. Giá trị của những lô hàng còn trong kho đƣợc tính theo số lƣợng thực tế của những lô hàng và đơn giá của chính những lô hàng đó và tổng hợp lại. Ưu điểm: Công tác tính giá đƣợc thực hiện kịp thời, thông qua đó kế toán có thể theo dõi đƣợc thời gian bảo quản riêng của từng loại vật liệu. Nhược điểm: Chi phí lớn cho việc xây dựng kho tàng để bảo quản NVL. *Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phƣơng pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho đƣợc tính dựa trên cơ sở số lƣợng thực xuất trong kỳ và đơn giá bình quân. Công thức tính: Số lƣợng thực tế xuất Giá bình quân một Giá thực tế xuất kho = X kho đơn vị sản phẩm Trong đó giá bình quân đơn vị đƣợc tính theo từng phƣơng pháp sau:  Giá bình quân đơn vị cả kỳ dự trữ (tháng, quý): Trị giá vật liệu tồn đầu Trị giá vật liệu nhập + Giá bình quân đơn vị cả kỳ trong kỳ = kỳ dự trữ Lƣợng vật liệu tồn đầu Lƣợng vật liệu nhập + kỳ trong kỳ Phƣơng pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu nhƣng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều. Ưu điểm: Giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Nhược điểm: Công việc tính giá NVL vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hƣởng đến tiến độ của các khâu kế toán, đồng thời phải tính cho từng loại nguyên vật liệu.  Giá bình quân đơn vị cuối kỳ trƣớc (đầu kỳ này): Trị giá thực tế vật liệu tồn cuối Giá bình = kỳ trƣớc (đầu kỳ này) quân đơn vị Số lƣợng vật liệu tồn cuối kỳ Vũ Thị Thu Hằng 12 QT1105K
  13. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp trƣớc (đầu kỳ này) Phƣơng pháp này có: Ưu điểm: đơn giản, giảm nhẹ khối lƣợng tính toán. Nhược điểm: Không chính xác nếu giá cả NVL trên thị trƣờng có sự biến động.  Giá bình quân đơn vị sau mỗi lần nhập: Trị giá thực tế vật liệu trƣớc và sau đợt nhập Giá bình quân = đơn vị Lƣợng thực tế vật liệu trƣớc và sau đợt nhập Phƣơng pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu và số lần nhập NVL mỗi loại ít. Ưu điểm: Theo dõi thƣờng xuyên, kịp thời, chính xác. Nhược điểm: Khối lƣợng công việc tính toán nhiều. *Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): Theo phƣơng pháp này thì lô hàng nào nhập trƣớc sẽ đƣợc xuất trƣớc và lấy đơn giá mua thực tế lần nhập đó để tính trị giá hàng xuất kho, số còn lại tính theo đơn giá của lần nhập tiếp theo. Trị giá tồn kho cuối kỳ đƣợc tính theo số lƣợng hàng tồn kho và đơn giá của những lô hàng nhập sau cùng. Ưu điểm: Kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời. Nhược điểm: Hạch toán chi tiết theo từng loại, từng kho mất thời gian công sức, chi phí kinh doanh không phản ánh kịp thời theo giá cả thị trƣờng NVL Phƣơng pháp này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, chủng loại NVL ít, số lƣợng nhập, xuất NVL ít, giá cả thị trƣờng ổn định *Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Theo phƣơng pháp này thì lô hàng nào nhập sau sẽ đƣợc xuất trƣớc. Căn cứ vào số lƣợng vật liệu tính ra giá trị thực tế xuất kho theo nguyên tắc tính theo đơn giá Vũ Thị Thu Hằng 13 QT1105K
  14. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp của lần nhập sau cùng đối với số lƣợng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại đƣợc tính theo đơn giá thực tế của lần nhập trƣớc đó. Ƣu điểm: Tính giá NVL xuất kho kịp thời, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc phản ánh kịp thời theo giá thị trƣờng của Ngân hàng. Nhƣợc điểm: Phải hạch toán chi tiết theo từng nguyên vật liệu, tốn công. 1.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại, nhóm, thứ nguyên vật liệu về số lƣợng và giá trị. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở sổ kế toán chi tiết và vận dụng phƣơng pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phù hợp để góp phần tăng cƣờng quản lý nguyên vật liệu. 1.2.1 Chứng từ sử dụng: Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán về vật liệu bao gồm: Phiếu nhập kho: Mẫu 01-VT. Phiếu xuất kho: Mẫu 02-VT. Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu 03-VT. Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ: Mẫu 04-VT. Biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu 05-VT. Bảng kê mua hàng: Mẫu 06-VT. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ: Mẫu 07-VT. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Mẫu 03PXK-3LL. Hóa đơn bán hàng thông thƣờng: Mẫu 02GTGT-3LL. Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, (sản phẩm, hàng hóa): Mẫu S10-DN. Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu S11-DN. Thẻ (Sổ) kho: Mẫu S12-DN. Vũ Thị Thu Hằng 14 QT1105K
  15. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Các chứng từ phải lập kịp thời, đúng mẫu quy định và đầy đủ các yếu tố nhằm đảm bảo tính pháp lý để ghi sổ kế toán. Ngƣời lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo việc ghi chép kế toán đƣợc lập kịp thời, đầy đủ. 1.2.2 Tổ chức công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Tổ chức tốt kế toán chi tiết vật liệu có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo quản vật liệu và công tác kiểm tra tình hình cung cấp, sử dụng vật liệu. Kế toán vật liệu vừa đƣợc thực hiện ở kho vừa đƣợc thực hiện ở phòng kế toán. Trong thực tế có 3 phƣơng pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 3 phƣơng pháp sau: 1.2.2.1 Phƣơng pháp ghi thẻ song song: Sổ kế Phiếu nhập kho Sổ Bảng toán Thẻ (Thẻ) tổng chi tiết hợp tổng kho NVL nhập, hợp xuất, tồn NVL Phiếu xuất kho Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra *Quy trình hạch toán: - Tại kho: Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu ghi số lƣợng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho, cuối tháng tính ra số tồn kho Vũ Thị Thu Hằng 15 QT1105K
  16. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp ghi vào thẻ kho. Thủ kho phải thƣờng xuyên đối chiếu số tồn trên thẻ kho và số thực tế có trong kho. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu tƣơng ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lƣợng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận đƣợc các chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu của thủ kho chuyển đến, kế toán phải có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác của các chứng từ này rồi ghi chép vào sổ (thẻ) có liên quan. Cuối tháng, kế toán cộng sổ (thẻ) tính ra tổng số nhập, xuất, tồn kho chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, rồi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho, lập báo cáo tổng hợp tình hình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu. *Điều kiện áp dụng: Cho những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tƣ, hàng hóa, khối lƣợng nhập, xuất không nhiều và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán không cao. *Nhận xét: -Ƣu điểm: Phƣơng pháp này đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra, đảm bảo độ tin cập cao, có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho kế toán quản trị. -Nhƣợc điểm: Khối lƣợng công việc ghi chép lớn, ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán. Vũ Thị Thu Hằng 16 QT1105K
  17. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2.2 Phƣơng pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển: Phiếu nhập kho Bảng kê nhập kho Sổ đối chiếu luân Sổ kế toán Thẻ kho chuyển tổng hợp Phiếu xuất kho Bảng kê xuất Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra *Quy trình hạch toán: - Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn giống nhƣ phƣơng pháp thẻ song song. - Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lƣợng và số tiền của từng loại nguyên vật liệu theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng loại nguyên vật liệu, mỗi loại chỉ ghi một dòng trong sổ. Sau đó tính ra số tồn kho cuối tháng và ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp. Vũ Thị Thu Hằng 17 QT1105K
  18. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp *Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, không có điều kiện ghi chép nhập, xuất hàng ngày. Phƣơng pháp này thƣờng ít áp dụng trong thực tế. *Nhận xét: -Ƣu điểm: Khối lƣợng ghi chép của kế toán đƣợc giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. -Nhƣợc điểm: Việc ghi sổ bị trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán do việc kiểm tra đối chiếu số lƣợng chỉ đƣợc tiến hành vào cuối tháng nên vẫn hạn chế trong kiểm tra. 1.2.2.3 Phƣơng pháp ghi sổ số dƣ: Phiếu nhập Phiếu giao nhận kho chứng từ nhập Sổ kế Thẻ kho Sổ số dƣ Bảng lũy kế nhập- toán tổng xuất-tồn hợp Phiếu xuất Phiếu giao nhận kho chứng từ xuất Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phƣơng pháp sổ số dƣ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra *Quy trình hạch toán: Vũ Thị Thu Hằng 18 QT1105K
  19. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp - Tại kho: Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho xong, thủ kho tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho phát sinh trong ngày, trong kỳ và phân loại theo từng nhóm chi tiết cho nguyên vật liệu theo quy định. Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ trong đó ghi số lƣợng, số hiệu chứng từ của từng nhóm nguyên vật liệu và giao cho phòng kế toán kèm theo phiếu nhập, xuất kho. Cuối tháng, thủ kho ghi số lƣợng vật liệu tồn kho theo từng danh mục vào sổ số dƣ. Sổ số dƣ đƣợc kế toán mở cho từng kho và ghi cả năm, cuối tháng kế toán giao cho thủ kho để ghi vào sổ, ghi xong thủ kho phải chuyển trả cho phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền cho vật liệu. - Tại phòng kế toán: Khi nhận đƣợc các chứng từ nhập, xuất kho của thủ kho, kế toán kiểm tra chứng từ, ghi giá hạch toán và tính thành tiền cho vật liệu. Tổng cộng số tiền trên chứng từ nhập, xuất kho theo từng nhóm nguyên vật liệu để ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, căn cứ vào phiếu này ghi vào bảng nhập-xuất-tồn. Bảng này mở cho từng kho, mỗi kho một tờ, ghi trên cơ sở chứng từ nhập-xuất. Cuối tháng tính ra số tồn kho trên bảng kê nhập-xuất-tồn. Số liệu tồn kho của từng nhóm vật liệu sử dụng để đối chiếu với sổ số dƣ và đối chiếu với kế toán tổng hợp theo từng nhóm. *Điều kiện áp dụng: Phƣơng pháp này sử dụng cho các doanh nghiệp dùng giá hạch toán để hạch toán vật liệu nhập-xuất-tồn kho. *Nhận xét: -Ƣu điểm: Hạn chế việc ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán, cho phép kiểm tra thƣờng xuyên công việc ghi chép ở kho, đảm bảo số liệu kế toán kịp thời, chính xác. -Nhƣợc điểm: Khi thực hiện phƣơng pháp này thì phức tạp hơn và phải nhiều bƣớc, nhiều thủ tục. 1.2.3 Tổ chức công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: Vũ Thị Thu Hằng 19 QT1105K
  20. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Theo chế độ hiện hành có hai phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho là: phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lƣợng, chủng loại vật tƣ, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. 1.2.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên là phƣơng pháp theo dõi việc nhập, xuất và tồn kho vật liệu một cách thƣờng xuyên trên sổ kế toán. Đây là phƣơng pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho vật liệu một cách thƣờng xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh loại hàng tồn kho. Vì thế giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc, số tồn kho thực tế phải hoàn toàn phù hợp với số hàng tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp ) và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn nhƣ máy móc, thiết bị; hàng có kỹ thuật, chất lƣợng cao. *Tài khoản sử dụng: .Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. .TK 151 “Hàng mua đang đi đƣờng”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại vật tƣ, hàng hóa mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đƣờng vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhƣng còn đang chờ kiểm nhận nhập kho. Vũ Thị Thu Hằng 20 QT1105K
  21. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác nhƣ: TK111, TK112, TK331 *Phƣơng pháp hạch toán: Phƣơng pháp hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên đƣợc thể hiện trên sơ đồ 1.4 Sơ đồ 1.4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NVL THEO PHƢƠNG PHÁP KÊ KHAI THƢỜNG XUYÊN TK111,112,331 TK 152 TK621,623,627,641,642,241 Nhập kho NVL mua ngoài Xuất kho NVL dùng cho SXKD, XDCB hoặc sửa chữa lớn TSCĐ Vũ Thị Thu Hằng 21 QT1105K
  22. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp TK 133 TK 154 Thuế GTGT (nếu có) Xuất kho NVL thuê ngoài gia công Chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp TK 133 TK111,112,331 TK 154 ( nếu có) NVL thuê ngoài gia công chế biến xong nhập kho Giảm giá NVL mua vào, trả lại NVL cho ngƣời bán, CKTM TK333 (3333,3332) Thuế nhập khẩu, TTĐB của NVL nhập khẩu phải nộp NSNN TK632 TK 333 (33312) NVL xuất bán Thuế GTGT NVL nhập khẩu nộp NSNN (nếu không đƣợc khấu trừ) TK 142,242 NVL dùng cho SXKD TK 411 phải phân bổ dần Đƣợc cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh liên kết bằng NVL TK222,223 NVL xuất kho để đầu tƣ vào công TK621,623,641,642,241 ty liên kết hoặc CSKD đồng kiểm soát NVL xuất dùng cho SXKD, XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ không sử dụng TK 632 hết nhập lại kho NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê thuộc hao hụt trong định mức TK 222,223 Tk 138 (1381) Thu hồi vốn góp vào công ty liên NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê kết, CSKD đồng kiểm soát bằng NVL chờ xử lý TK338 (3381) NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lỷ 1.2.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ là phƣơng pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tƣ, hàng hóa trên sổ kế Vũ Thị Thu Hằng 22 QT1105K
  23. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tƣ đã xuất dùng theo công thức: Trị giá Tổng trị giá Trị giá hàng hàng Trị giá hàng = + hàng nhập - tồn kho cuối xuất kho tồn kho đầu kỳ kho trong kỳ kỳ trong kỳ Theo phƣơng pháp này, mọi biến động của vật tƣ hàng hóa (nhập, xuất, tồn kho) không theo dõi phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tƣ, hàng hóa mua vào nhập kho trong kỳ đƣợc theo dõi phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng: TK611 “Mua hàng”. Công tác kiểm kê vật tƣ, hàng hóa đƣợc tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tƣ, hàng hóa tồn kho thực tế; trị giá vật tƣ hàng hóa xuất kho trong kỳ làm căn cứ để ghi sổ kế toán của TK611 “Mua hàng”. Áp dụng phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dƣ đầu kỳ và cuối kỳ kế toán, phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ) *Tài khoản sử dụng: . Tài khoản 611 “Mua hàng”:Tài khoản này sử dụng để phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu mua vào, nhập kho, hoặc sử dụng trong kỳ. .Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho chi tiết theo từng loại. . TK 151 “Hàng mua đang đi đƣờng. Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan nhƣ: TK111, TK112, TK133, TK331 *Phƣơng pháp hạch toán: Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp kê khai định kỳ đƣợc mô tả theo sơ đồ 1.5 Vũ Thị Thu Hằng 23 QT1105K
  24. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.5: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU THEO PHƢƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ TK 151,152 TK 611 TK 151,152 Kết chuyển giá trị NVL tồn Kết chuyển giá trị NVL tồn đầu kỳ cuối kỳ TK111,112,331 TK111,112,331 Mua NVL về nhập trong kỳ Giảm giá hàng mua hàng mua trả lại, CKTM TK 133 Thuế GTGT đầu vào (nếu có) TK 133 Thuế GTGT TK3333 (nếu có) Thuế nhập khẩu phải nộp NSNN TK 3332 TK 138, 334 Thuế TTĐB hàng nhập khẩu phải nộp NSNN Giá trị NVL thiếu hụt TK 33312 Thuế GTGT của hàng nhập khẩu TK 632 phải nộp NSNN (Nếu không đƣợc khấu trừ) Xuất bán TK 133 TK621,623,627,641,642,241 (Nếu đƣợc khấu trừ) Cuối kỳ xác định và kết chuyển TK 3381 Trị giá NVL xuất kho cho SXKD, NVL thừa khi kiểm kê XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ TK 412 TK 411 Chênh lệch giảm do đánh giá lại Nhận vốn góp liên doanh TK 128,222,311 NVL nhập từ các nguồn khác TK 412 Chênh lệch tăng do đánh giá lại Vũ Thị Thu Hằng 24 QT1105K
  25. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp 1.2.4 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng là khoản dự tính trƣớc để đƣa vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị ghi xuống thấp hơn so với giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tƣ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá trị thuần chính là số dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải đƣợc tính theo từng loại vật tƣ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải đƣợc tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Việc ƣớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập đƣợc tại thời điểm ƣớc tính. Ngoài ra khi ƣớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc phải xét đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Để hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc so với giá gốc của hàng tồn kho. Theo chế độ kế toán hiện hành, vào cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Trƣờng hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải đƣợc lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng đã đƣợc lập ở cuối kỳ kế toán năm trƣớc thì kế toán phản ánh số chênh lệch (bổ sung thêm) nhƣ sau: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Vũ Thị Thu Hằng 25 QT1105K
  26. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Trƣờng hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải đƣợc lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng đã đƣợc lập ở cuối kỳ kế toán năm trƣớc thì kế toán phản ánh số chênh lệch (hoàn nhập) nhƣ sau: Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có TK 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). 1.3.Đặc điểm kế toán nguyên vật liệu theo các hình thức kế toán. Để ghi chép, hệ thống hoá thông tin kế toán, doanh nghiệp phải sử dụng 1 hình thức kế toán nhất định, phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động SXKD của doanh nghiệp và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có. Hiện nay, các hình thức sổ sách đƣợc áp dụng là: Nhật ký - sổ cái, Nhật ký chung, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ, kế toán trên máy vi tính. 1.3.1 Hình thức Nhật ký - sổ cái. * Điều kiện áp dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp có số lƣợng nghiệp vụ diễn ra ít và sử dụng ít tài khoản, trình độ nhân viên kế toán không cao. * Sổ sách dùng để hạch toán tổng hợp NVL: Theo hình thức này kế toán chỉ mở một quyển sổ kế toán tồng hợp duy nhất: Sổ NK- SC. Sổ này gồm có 2 phần: - Phần nhật ký: Ghi chứng từ, diễn giải, ngày tháng ghi sổ, số tiền phát sinh. - Phần sổ cái: ghi thành nhiều cột, mỗi cột ghi sổ cái 1 tài khoản. * Trinh tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán kiểm tra tình hình hợp pháp của các nghiệp vụ, đồng thời ghi vào NK- SC theo nội dung nghiệp vụ. Cuối tháng tổng hợp và kiểm tra đối chiếu số liệu trên các tài khoản: Tổng số tiền phát sinh Tổng số tiền ở phần Tổng số tiền phát sinh nợ = = có của tất cả các tài Nhật ký của tất cả các tài khoản khoản Vũ Thị Thu Hằng 26 QT1105K
  27. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Ngoài ra kế toán còn ghi vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, sổ kế toán chi tiết vật liệu. Trình tự ghi sổ đƣợc biểu diễn qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc: - Hóa đơn - Phiếu nhập, xuất kho - Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Nhật ký - Sổ cái Bảng tổng hợp (Phần TK 152) chi tiết NVL Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.6: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký - Sổ cái * Ghi chú: : Ghi hàng ngày (định kỳ). : Ghi vào cuối tháng (hoặc định kỳ). : Đối chiếu, kiểm tra. 1.3.2 Hình thức Nhật ký chung. * Điều kiện áp dụng: Hình thức sổ NKC thƣờng áp dụng cho các doanh nghiệp có số lƣợng nghiệp vụ diễn ra không nhiều, sử dụng ít tài khoản. * Hình thức này gồm các loại sổ sau: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 152 - Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, bảng tổng hợp chi tiết NVL - Bảng phân bổ NVL * Trình tự ghi sổ: Vũ Thị Thu Hằng 27 QT1105K
  28. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Chứng từ gốc: Hóa đơn, phiếu nhập, phiếu xuất Bảng phân Sổ Nhật ký đặc Sổ Nhật ký Sổ (thẻ) kế toán bổ NVL biệt chung chi tiết VL Sổ cái TK 152 Bảng tổng hợp Bảng cân đối chi tiết tài khoản Báo cáo kế toán Sơ đồ 1.7: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung 1.3.3 Hình thức Nhật ký chứng từ. -Đặc điểm: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc phân loại và ghi vào bảng kê và Nhật ký chứng từ,cuối tháng tổng hợp số liệu từ Nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái tài khoản. -Ƣu điểm: Tập hợp số liệu vào các chứng từ,sổ theo quan hệ đối ứng của các tài khoản nên giảm nhẹ thao tác ghi chép,dễ đối chiếu, kiểm tra. -Nhƣợc điểm: Mẫu sổ phức tạp đòi hỏi nhân viên kế toán phải có chuyên môn vững vàng, không thuận tiện cho việc tin học hoá công tác kế toán. Vũ Thị Thu Hằng 28 QT1105K
  29. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp NKCT liên quan Chứng từ gốc và Thẻ kế toán chi số 1,2,5,10 các bảng phân bổ tiết vật liệu Bảng phân bổ số Bảng phân Bảng kê 4,5,6 bổ số 2 số 3 Bảng tổng Nhật ký chứng từ Sổ cái hợp chi tiết số 7 TK 152 Báo cáo kế toán Sơ đồ 1.8:: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ 1.3.4 Hình thức Chứng từ ghi sổ. -Đặc điểm: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc phân loại tổng hợp để lập Chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào sổ cái tài khoản. -Ƣu điểm: Kết cấu mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, dễ đối chiếu số liệu. -Nhƣợc điểm: ghi chép còn trùng lặp, khối lƣợng ghi chép nhiều. Chứng từ gốc Bảng phân bổ Chứng từ ghi sổ Sổ( thẻ) kế NVL toán chi tiết VL Sổ đăng ký Sổ cái CTGS TK 152 Bảng tổng Bảng cân đối TK hợp chi tiết VL Báo cáo kế toán Sơ đồ 1.9: Trình tự hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. 1.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính Vũ Thị Thu Hằng 29 QT1105K
  30. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Đặc trƣng cơ bản của kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán trên máy đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiện thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán. Nhƣng đƣợc in đầy đủ sổ kế toán và báo các tài chính theo quy định. Chứng từ SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM kế toán KẾ TOÁN -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết Bảng tổng hợp MÁY VI TÍNH -Báo cáo tài chính chứng từ kế toán -Báo cáo kế toán cùng loại quản trị Sơ đồ 1.10: Trình tự kế toán theo hình thức trên máy vi tính Vũ Thị Thu Hằng 30 QT1105K
  31. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG 2.1.Tổng quan về Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng đƣợc thành lập ngày 03/10/1959 trong thời kỳ cải tạo công thƣơng tƣ bản tƣ doanh từ cơ sở vật chất kỹ thuật của 7 nhà tƣ bản hợp doanh lại thành Công ty hợp doanh sửa chữa ô tô, ca nô Hải Phòng. Đến ngày 04/04/1966 theo Quyết định số 165/QĐ của UBND Thành phố Hải Phòng xếp hạng Xí nghiệp là hạng 4 Xí nghiệp cơ khí sửa chữa. Từ khi Xí nghiệp thành lập, Xí nghiệp luôn là một cơ sở sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND Thành phố Hải Phòng và Giám đốc Sở Giao thông Công chính. Trong quá trình cải tạo và xây dựng, Xí nghiệp không ngừng phát triển sản xuất, liên tục hoàn thành vƣợt mức kế hoạch Nhà nƣớc giao cho. Đến ngày 24/12/1980 theo QĐ 1010/QĐ TCCQ của UBND Thành phố đổi tên Xí nghiệp Cơ khí sửa chữa thành “ Xí nghiệp sữa chữa Ô tô Hải Phòng”. Để hoà nhập và thuận tiện đối với nền kinh tế mở, khuyến khích hợp tác đầu tƣ gọi vốn trong và ngoài nƣớc, ngày 12/11/1992 Xí nghiệp đổi tên là “Nhà máy Ô tô Hải Phòng”. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nƣớc, ngày 12/03/2004 tại Quyết định số 631/|QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng, Nhà máy Ô tô Hải Phòng đã chính thức chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng. Địa chỉ giao dịch: Số 274 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng. Vũ Thị Thu Hằng 31 QT1105K
  32. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng luôn hoàn thành mọi kế hoạch đặt ra, tổ chức lãnh đạo cán bộ công nhân viên nỗ lực thi đua sản xuất, không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, trình độ tổ chức quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật tƣ, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên. Kế thừa quá trình xây dựng và phát triển 50 năm qua công ty đã đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng chiến công Hạng II, III, Bằng khen của Thủ tƣớng Chính Phủ cùng với những bằng khen của UBND Thành phố, Chủ tịch phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam. 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ - Kinh doanh mua bán ô tô các loại. - Dịch vụ sửa chữa, bảo dƣỡng, bảo hành các loại xe ô tô. - Kinh doanh phụ tùng thiết bị ô tô Hàng năm Công ty đã tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và mục tiêu thành lập của Doanh nghiệp. Tổ chức đầu tƣ khai thác nguồn hàng để ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cƣờng điều kiện vẫt chất cho Công ty, xây dựng nền tảng cho Công ty ngày càng vững chắc. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng nghĩa là các phòng ban tham mƣu cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị – Tổng Giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình. Vũ Thị Thu Hằng 32 QT1105K
  33. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Bộ máy quản lý đƣợc tổ chức nhƣ sau: a. Lãnh đạo Công ty - Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, đƣa ra nhứng quyết định có ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong việc điều hành và quản lý Công ty để báo cáo lại với Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hàng năm của Công ty. - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty:Là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Uỷ ban nhân dân thành phố và tập thể cổ đông của Công ty về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân trực tiếp phụ trách, chấp hành Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đong về quản lý chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống của ngƣời lao động. b.Phòng ban chức năng * Phòng tổ chức – hành chính thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức về lao động, tiền lƣơng - Lập kế hoạch về lao động (đào tạo, tuyển dụng, tăng giảm lao động) - Lập kế hoạch về quỹ tiền lƣơng - Kiểm tra, phân tích đánh giá về tình hình sử dụng lao động, tình hình thực hiện công tác an toàn bảo hộ lao động Vũ Thị Thu Hằng 33 QT1105K
  34. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp - Hành chính quản trị phục vụ công tác quản trị toàn Công ty - Y tế bảo vệ sức khoẻ cho CBCNV - Bảo vệ chính trị, kinh tế của Công ty, nghiên cứu tổ chức thực hiện nội quy của Công ty. * Phòng kế toán - Quản lý tình hình tài chính của Công ty - Tổ chức hạch toán kế toán - Xác định giá thành sản phẩm -Phân tích đánh giá về khả năng tài chính của Công ty ( thanh toán các khoản phải thu, phải trả và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách) - Cung cấp thông tin về tài chính cho HĐQT và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán Công ty. c.Xí nghiệp thành phần(xí nghiệp Toyota):gồm 2 phòng kinh doanh và dịch vụ - Phòng kinh doanh: Nắm vững thị trƣờng marketing, tìm hiểu sở thích thị hiếu khách hàng, chịu trách nhiệm phân phối các loại xe của hãng Toyota. - Phòng dịch vụ: tiếp nhận dịch vụ sửa chữa xe, dịch bụ bảo hành, bảo dƣỡng định kỳ, đại tu máy, cung cấp phụ tùng chính hãng, sửa chữa và thay mới phụ tùng cho xe bị hƣ hỏng nặng, Vũ Thị Thu Hằng 34 QT1105K
  35. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Chủ tịch HĐQT-TGĐ Phó TGĐ Phòng TC-HC Phòng kế toán GĐ xí nghiệp Toyota Phó GĐ XN Toyota Phòng KD xe đã Cửa hàng Bảo vệ qua sử nội thất Phòng Phòng dụng kinh dịch vụ doanh Vũ Thị Thu Hằng 35 QT1105K
  36. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.4.1.Hình thức tổ chức công tác kê toán Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng đƣợc tổ chức theo hình thức tập trung. Chứng từ sau khi đƣợc thu thập, kiểm tra và xử lý sẽ đƣợc tổng hợp để ghi sổ, lập báo cáo kế toán của đơn vị mình. 2.1.4.2.Cơ cấu bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty gồm 5 ngƣời: 1 Kế toán trƣởng và 4 kế toán viên đƣợc tổ chức theo sơ đồ sau. KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế toán Kế toán vật liệu và Kế toán Tổng hợp, Thủ Quỹ TSCĐ Thu chi Giá thành Ghi chú: Chịu sự quản lý trực tiếp: Các bên có liên quan: - Kế toán trƣởng: là ngƣời đứng đầu bộ máy kế toán, ngƣời điều hành, giám sát mọi hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của Công ty. - Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm theo dõi chung và tổng hợp các số liệu kế toán của tất cả các phần hành. Chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán các khoản tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn,theo dõi chi tiết về tình hình nhập xuất Vũ Thị Thu Hằng 36 QT1105K
  37. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp từng loại vật tƣ để tập hợp chi phí sản xuất. Cuối cùng lập các báo cáo theo quy định và báo cáo quản trị khi có yêu cầu. - Kế toán thu chi: theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phát sinh hàng ngày. Chịu trách nhiệm về thanh toán kịp thời theo dõi các khoản công nợ đẩy mạnh công tác thanh toán thu hồi vốn. Cuối tháng, quý, năm tổng hợp và phân loại các báo cáo kế toán tổng hợp. - Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định: theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu và tăng giảm tài sản cố định, tính khấu hao tàu sản cố định từng tháng. - Thủ quỹ: là ngƣời thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt phát sinh hàng ngày, bảo quản và lập các báo cáo thu chi tiền mặt. 2.1.4.3.Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty -Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC. -Công ty đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn thi hành do Nhà nƣớc ban hành. Các báo cáo tài chính đƣợc lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. -Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kế thúc ngày 31/12 hàng năm. -Đơn vị tiền tệ hạch toán : VND- Việt Nam đồng. -Phƣơng pháp xác định giá nhập NVL, CCDC,TSCĐ : theo giá gốc. -Phƣơng pháp xác định giá NVL,CCDC xuất kho: nhập trƣớc – xuất sau. -Phƣơng pháp kê khai hàng tồn kho: kê khai thƣờng xuyên. -Phƣơng pháp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế. -Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng. Thời gian khấu hao đƣợc xác định phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC Vũ Thị Thu Hằng 37 QT1105K
  38. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. -Hệ thống tài khoản kế toán: Vận dụng hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số 47/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trƣởng bộ tài chính. 2.1.4.4.Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Công ty cổ phần Ô tô Hải Phòng sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tồng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”.Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ( Biểu số 03) Vũ Thị Thu Hằng 38 QT1105K
  39. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp kế toán Sổ, thẻ kế toán chứng từ cùng loại chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp Sổ cái chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra (1) Hàng ngày,căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ,kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dƣ của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Vũ Thị Thu Hằng 39 QT1105K
  40. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp (3) Sau khi đối chiếu khớp đúng , số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết( đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập Báo cáo Tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dƣ Nợ và Tổng số dƣ Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dƣ của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dƣ của từng tài khoản tƣơng ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 2.2 Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty: 2.2.1 Tổ chức công tác quản lý chung về nguyên vật liệu trong Công ty:  Phân loại nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tổ chức công tác kinh tế nguyên vật liệu là một trong những bộ phận chủ yếu của việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công tác kế toán về nguyên vật liệu thì trƣớc hết phải hiểu rõ đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty. Do đặc điểm của công ty là sửa chữa, bảo dƣỡng các loại xe ô tô nên vật tƣ của nhà máy chủ yếu là sơn, phụ tùng thay thế các loại ô tô Hàng tháng, Công ty phải sử dụng một khối lƣợng lớn nguyên vật liệu và gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại nguyên vật liệu đều có công dụng và tính năng khác nhau. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả thì Công ty phải hạch toán chi tiết từng loại nguyên vật liệu. Do đó, nguyên vật liệu của Công ty đƣợc chia thành ba loại sau: -Nguyên vật liệu phụ: Sơn, bột bả, que hàn, -Nhiên liệu: Xăng, dầu, mỡ, -Phụ tùng thay thế: Ca bô, tai xe, kính chắn gió, Kế toán nguyên vật liệu đƣợc chia thành ba tiểu khoản để tiện cho việc theo dõi và hạch toán. Vũ Thị Thu Hằng 40 QT1105K
  41. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Tài khoản 152.2: “Nguyên vật liệu phụ”. Tài khoản 152.3: “Nhiên liệu”. Tài khoản 152.4: “Phụ tùng thay thế”. Toàn bộ nguyên vật liệu đƣợc quản lý và tập trung tại kho của Công ty. Do nguyên vật liệu của Công ty đa dạng, phức tạp và có nhiều chủng loại nên kế toán nguyên vật liệu đã tổ chức thành danh điểm vật liệu để cho việc quản lý nguyên vật liệu đƣợc dễ dàng và thuận tiện. Sổ danh điểm vật liệu đƣợc lập theo mẫu: SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU Ký hiệu Tên nhãn hiệu ĐVT Đơn giá Nhóm Danh điểm Vật liệu phụ 152.2 Sơn trắng HP Kg 70.000 Nhiên liệu 152.3 Dầu máy Lít 69.000 Phụ tùng thay 152.4 Má phanh Bộ 2.500.000 thế  Công tác thu mua nguyên vật liệu: Việc thu mua nguyên vật do phòng vật tƣ thực hiện. Căn cứ vào kế hoạch sản suất của từng tháng, quý, năm để lên kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu. Sau đó nhân viên phòng vật tƣ tiến hành tìm nguồn mua nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu thu mua có thể do ngƣời bán chuyển đến nhƣng cũng có thể do Công ty tự lo khâu vận chuyển. Nguyên vật liệu ở Công ty đƣợc mua theo hai phƣơng thức: mua theo hợp đồng( với đối tác quen), mua trên thị trƣờng tự do.  Tình hình công tác quản lý Nguyên vật liệu + Tổ chức hệ thống kho tàng Theo tính chất và nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu, vật liệu ở công ty đƣợc tổ chức bảo quản ở 3 kho: - Kho 1: Bảo quản vật liệu phụ. Vũ Thị Thu Hằng 41 QT1105K
  42. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp - Kho 2: Bảo quản nhiên liệu. - Kho 3: Bảo quản phụ tùng thay thế. Ở mỗi kho, thủ kho đƣợc trang bị đầy đủ phƣơng tiện cân, đong, đo, đếm. + Tổ chức quản lý nguyên vật liệu: Ngƣời đứng đầu là trƣởng bộ phận phụ tùng, chịu trách nhiệm chính. Trƣởng bộ phận giao trách nhiệm cho các thủ kho. Các thủ kho chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản tốt vật tƣ. Bên cạnh đó, thủ kho còn phải cập nhật số liệu vào sổ sách về mặt số lƣợng, tình hình biến động của từng vật liệu, kiểm kê kho hàng, đồng thời có trách nhiệm phát hiện và báo cáo lên trƣởng bộ phận các trƣờng hợp vật liệu tồn đọng trong kho làm ứ đọng vốn, giảm khả năng thu hồi vốn sản xuất của công ty. Sau đó trƣởng bộ phận sẽ báo cáo lên phòng kế toán, lãnh đạo công ty để tìm hƣớng giải quyết.  Đánh giá nguyên vật liệu: + Tính giá nguyên vật liệu nhập kho. Do tính chất sản xuất kinh doanh của Công ty nên nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là mua ngoài. Trị giá Trị giá mua Chi phí vận chuyển, bốc NVL nhập = ghi trên hóa đơn + dỡ (nếu có) kho (có thuế GTGT) Khi thu mua nguyên vật liệu về nhập kho, kế toán căn cứ vào các chứng từ, định khoản: Nợ TK 152 Có TK 111, TK 112, TK 331, TK 311 Ví dụ1 : Ngày 15/7/2010, mua một số nguyên vật liệu phụ của Công ty vật tƣ Thƣơng mại theo Hóa đơn số 78. Giá ghi trên hóa đơn là: Que hàn 3 ly 500 kg x 20.000 = 10.000.000đ Vũ Thị Thu Hằng 42 QT1105K
  43. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Sơn trắng HP 100 kg x 70.000 = 7.000.000đ Tôn 1,2 ly 300 kg x 40.000 = 12.000.000đ Bột bả 250 kg x 20.000 = 5.000.000đ Tổng = 34.000.000đ Thuế GTGT = 10% Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Vậy giá thực tế nhập kho = 34.000.000đ + 3.400.000đ = 37.400.000đ Kế toán ghi: Nợ TK 152(2) : 34.000.000đ Nợ TK 133 : 3.400.000đ Có TK 111 :37.400.000đ Ví dụ 2: Ngày 7/7: Công ty ký hợp đồng mua nhiên liệu của Công ty xăng dầu theo hợp đồng số 96. Giá ghi trên hóa đơn số 96 là : Mỡ 50kg x 50.000đ = 2.500.000đ Xăng 200l x 19.000đ = 3.800.000đ Tổng 6.300.000đ Thuế GTGT 10% Công ty đã trả 500.000đ tiền mặt cho vận chuyển và chƣa thanh toán tiền hàng cho ngƣời bán. Vậy giá thực tế nhập = 6.300.000đ + 630.000đ + 500.000đ = 7.430.000đ Vũ Thị Thu Hằng 43 QT1105K
  44. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Kế toán định khoản: Nợ TK 152.3 : 6.300.000đ Nợ TK 133 : 630.000đ Có TK 111 : 500.000đ Có TK 331 : 7.430.000đ Ví dụ 3: Ngày 10/7/2010, Công ty mua một số phụ tùng thay thế của Công ty vật tƣ, giá ghi trên hóa đơn số 192 là Giảm sóc : 3.700.000đ Lọc gió : 2.900.000đ Lọc xăng : 4.000.000đ Tổng 10.600.000đ Thuế GTGT 10% Công ty chƣa thanh toán cho ngƣời bán Vậy giá thực tế nhập = 10.600.000đ + 1.060.000đ = 11.660.000đ Kế toán ghi: Nợ TK 152.4 : 10.600.000đ Nợ TK 133 : 1.060.000đ Có TK 331 : 11.660.000đ + Tính giá Nguyên vật liệu xuất kho Việc tính giá nguyên vật liệu xuất dùng đƣợc Công ty tính theo phƣơng pháp nhập sau – xuất trƣớc Theo phƣơng pháp này thì lô hàng nào nhập sau sẽ đƣợc xuất trƣớc. Căn cứ vào số lƣợng vật liệu tính ra giá trị thực tế xuất kho theo nguyên tắc tính theo đơn giá của lần nhập sau cùng đối với số lƣợng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại đƣợc tính theo đơn giá thực tế của lần nhập trƣớc đó. Ví dụ: -Tồn đầu kỳ của nhiên liệu: Mỡ : 10Kg x 48.500đ = 485.000đ Vũ Thị Thu Hằng 44 QT1105K
  45. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Xăng : 100l x 18.000đ = 1.800.000đ -Nhập trong kỳ của nhiên liệu: Mỡ : 50kg x 50.000đ = 2.500.000đ Xăng : 200l x 19.000đ = 3.800.000đ -Ngày 29/07/2010, xuất 2kg mỡ , 5l xăng cho bảo dƣỡng xe cho khách hàng. Nợ 621 :195.000đ Có 152.3( mỡ) :100.000đ Có 152.3(xăng) :95.000đ 2.2.2. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 2.2.2.1.Thủ tục nhập – xuất nguyên vật liệu  Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu Tất cả mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty liên quan đến việc nhập xuất nguyên vật liệu đều phải lập chứng từ kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng theo nội dung ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu đã đƣợc Nhà nƣớc ban hanh đồng thời phải đảm bảo những thủ tục đã đƣợc quy định. Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu, nhân viên tiếp liệu tại phòng vật tƣ trình danh sách nguyên vật liệu cần mua, báo giá cho trƣởng phòng và giám đốc duyệt, sau đó xuống phòng tài vụ xin tạm ứng tiền và trả tiền sau. Nguyên vật liệu sau khi đã mua về nhập kho thì tiến hành thủ tục kiểm tra và nhập kho, phiếu nhập kho do phòng kế hoạch vật tƣ lập thành 3 liên. Liên 1: Lƣu tại phòng vật tƣ. Liên 2: Giao cho ngƣời giao hàng. Liên 3: Thủ kho dùng ghi thẻ kho rồi chuyển cho phòng kế toán vào sổ.  Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu Căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm, phòng kỹ thuật kiểm tra xác định mức độ sửa chữa, mức độ tiêu hao nguyên vật liệu và ký sổ định mức cấp nguyên Vũ Thị Thu Hằng 45 QT1105K
  46. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp vật liệu. Dựa vào định mức đã duyệt ở sổ cấp nguyên vật liệu, bộ phận viết phiếu vật tƣ viết phiếu xuất kho thành 2 liên. Liên 1 : Lƣu tại phòng vật tƣ. Liên 2 : Giao cho thủ kho để vào thẻ kho, rồi chuyển cho kế toán để vào sổ. Ngƣời nhận vật tƣ mang cả 2 liên xuống kho để thủ kho xuất nguyên vật liệu ghi trên phiếu xuất kho đƣợc duyệt. Từ các phiếu xuất kho, thủ kho vào thẻ kho để theo dõi mặt số lƣợng của nguyên vật liệu xuất kho. Mỗi thẻ kho đƣợc mở cho từng loại nguyên vật liệu. 2.2.2.2 Phƣơng pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp ghi thẻ song song. Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty đƣợc mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phƣơng pháp chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Sổ Bảng Sổ kế Phiếu nhập kho toán Thẻ (Thẻ) tổng tổng kho chi tiết hợp NVL nhập, hợp xuất, tồn NVL Phiếu xuất kho * Tại kho: Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu ghi số lƣợng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho, cuối tháng tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho. Hàng ngày sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán .*Đối với loại nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu riêng của từng đơn hàng thì không ghi thẻ kho. *Tại phòng kế toán: Vũ Thị Thu Hằng 46 QT1105K
  47. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Tại phòng kế toán, kế toán phải theo dõi tình hình nhập-xuất nguyên vật liệu theo cả chỉ tiêu số lƣợng và chỉ tiêu giá trị. Sau khi kiểm tra các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán, khi đã đủ điều kiện, kế toán viên ký tên và trình lãnh đạo ký. Lãnh đạo phòng kiểm tra lại lần nữa khi đã đủ điều kiện thì ký tên. Khi đã đầy đủ dữ liệu và số liệu, kế toán vào các sổ sách chứng từ liên quan: sổ chi tiết nguyên vật liệu. Cuối tháng, kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, rồi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho, lập báo cáo tổng hợp tình hình nhập- xuất-tồn nguyên vật liệu. Ví dụ 1: Ngày 01/07/2010, mua dầu và hóa chất của CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM, chƣa thanh toán . - Khi nguyên vật liệu về tới Công ty, căn cứ vào hóa đơn số 0001720 ( Biểu 1), phòng kế hoạch vật tƣ tiến hành kiểm tra và viết phiếu nhập kho số 862 (Biểu 2) - Ngày 03/07/2010, xuất dầu máy cho xe theo lệnh xuất vật tƣ số 1034( Biểu 3) - Căn cứ vào lệnh xuất vật tƣ kế toán tiến hành viết phiếu xuất 1034 ( Biểu 4) Ví dụ 2: Ngày 10/7/2010, mua phụ tùng thay thế của CÔNG TY CP Ô TÔ TRỰC TUYẾN VIỆT NAM, đã thanh toán bằng chuyển khoản. - Khi nguyên vật liệu về tới Công ty, theo Hóa đơn số 0066029( Biểu 5), phòng kế hoạch vật tƣ tiến hành kiểm nhập và viết phiếu nhập kho 983 (Biểu 6) - Ngày 11/7/2010, xuất phụ tùng sửa chữa xe theo lệnh xuất vật tƣ số 1412 (Biểu 7) - Kế toán tiến hành viết phiếu xuất kho số 1412 (Biểu 8) căn cứ vào lệnh xuất vật tƣ. Ví dụ 3: Ngày 28/07/2010 mua vật liệu phụ của Công ty Cổ phần Ô tô ASC, chƣa thanh toán. - Căn cứ vào HĐGTGT số 16445( Biểu 9), kế toán viết phiếu nhập kho số 1263 ( Biểu 10) Vũ Thị Thu Hằng 47 QT1105K
  48. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp - Ngày 30/07/2010, xuất vật liệu phụ phục vụ sửa chữa xe theo lệnh xuất vật tƣ số 1764 ( Biểu 11) - Căn cứ vào lệnh xuất vật tƣ kế toán tiến hành viết phiếu xuất số 1764 rồi chuyển lại cho thủ kho để xuất vật tƣ theo yêu cầu( Biểu 12). * Từ các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành vào các thẻ kho: Thẻ kho cho dầu máy SG( Biểu 13), Thẻ kho cho Trần xe( Biểu 14), Thẻ kho cho Sơn lót 2KLE2004 ( Biểu 15), * Kế toán tiến hành nhập số liệu vào Sổ chi tiết TK 152 ( Chi tiết cho nhiên liệu - Biểu 16, phụ tùng thay thế – Biểu 17, vật liệu phụ – Biểu 18), Bảng tổng hợp chi tiết Vật liệu – Biểu 19. Vũ Thị Thu Hằng 48 QT1105K
  49. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 1 CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM TOYOTA MOTOR VIETNAM CO., LTD. Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Mã số thuế/ Tax code Phuc Thang Ward, Phuc Yen Town, Vinh Phuc Province 2500150335 Tel: (0211) 3868 100 Fax: (0211) 3868 117 HÓA ĐƠN GTGT Mẫu số( From): 01 GTKT- 3LL- 02 Xê ri( Series) : AA/2010T Ret No: VAT10/1720 VAT Invoice Số ( No) : 0001720 Liên (Copy) 2: Khách hàng( For Customer) Ngày( Date): 01/07/2010 Tên khách hàng( Customer name): Xí nghiệp TOYOTA Hải Phòng (THP) Địa chỉ ( Address) : 274 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng Hình thức TT( Terms of payment): Mã số thuế( Tax code):0200581023-001 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá Thành tiền No. Discription Unit Qty Price Payment 1. Dầu máy SG Lít 240 58.900 14.136.000 2. Dầu máy SM Lít 2000 57.500 115.000.000 Cộng tiền hàng/Total sales amount: 129.136.000 Thuế suất thuế GTGT/VAT rate(%) 10 Tiền thuế/VAT amount: 12.913.600 Tổng cộng tiền thanh toán/ Grand total sales included tax: 142.049.600 Số tiền viết bằng chữ/ in word: Một trăm bốn hai triệu không trăm bốn mƣơi chín nghìn sáu trăm đồng. Ngƣời mua Ngƣời viết hóa đơn Ngƣời kiểm tra Ngƣời duyệt Buyer Prepared by Checked by Approved by (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Vũ Thị Thu Hằng 49 QT1105K
  50. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2: PHIẾU NHẬP KHO Ngày 01 tháng 7 năm 2010 Số: 862 Họ tên ngƣời giao hàng: Toyota Motor Việt Nam SỐ ĐƠN HÀNG Số: Nợ: B 80604 Theo hóa đơn số: VAT10/1720 Có: Nhập tại kho: Phòng Vật tƣ – Toyota Hải Phòng STT Mã Vật tƣ Tên Vật tƣ ĐV Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1 0888082700 Dầu máy SG Lít 240 58.900 14.136.000 2 0888083209 Dầu máy SM Lít 2000 57.500 115.000.000 3 4 5 6 Tổng cộng 129.136.000 Phụ trách cung tiêu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị Vũ Thị Thu Hằng 50 QT1105K
  51. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 3: Xí nghiệp Toyota Hải Phòng 274 Lạch Tray- Q.Ngô Quyền-HP TOYOTA Điện thoại: 031 3854 560 Fax: 031 38470392 MST: 0200 581023 001 Dịch vụ hoàn hảo LỆNH XUẤT VẬT TƢ Số phiếu: S31010101034 Ngày tạo: 03/07/2010 Bản tổng hợp(1) Biển số : 16H- 8956 Cố vấn dịch vụ: Đỗ Hoàng Tùng Loại sửa chữa: Sửa chữa chung Họ và tên KH: Cty TNHH TM Kiểu xe: CAMRY Mã kiểu xe: MCV30L- Hoàng Sơn JEAEKU Số khung: 9010145 Số máy: Số Km: 233256 Mã màu: Silver metallic Ngày giao xe: STT Mã PT/VT Tên PT/ VT SL ĐV 1. 0888082700 Dầu máy SG 6 Lít CỐ VẤN DỊCH VỤ QUẢN ĐỐC TRƢỞNG PHÕNG DỊCH VỤ Vũ Thị Thu Hằng 51 QT1105K
  52. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 4: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 7 năm 2010 Số :1034 Cố vấn dịch vụ : Đỗ Hoàng Tùng BIỂN SỐ XE 16H- 8956 Số lệnh sửa chữa: S3101010314080 Xuất tại kho: Bộ phận phụ tùng – Toyota Hải Phòng STT Mã PT Tên phụ ĐV SL Đơn giá Thành tiền tùng 1 0888082700 Dầu máy SG Lít 6 58.900 353.400 2 3 4 5 Cộng 353.400 Nhân viên phòng phụ tùng Ngƣời nhận Vũ Thị Thu Hằng 52 QT1105K
  53. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 5: HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT– 3LL VX/2010B GIÁ TRỊ GIA TĂNG 0066029 Liên 2:( Giao khách hàng ) Ngày 10 tháng 07 năm 2010 Đơn vị bán hàng : CTY CP Ô TÔ TRỰC TUYẾN VIỆT NAM Địa chỉ:Số 27-Ngách 77/5- Phố Bùi Xƣơng Trạch- P.Khƣơng Đình- Q.Thanh Xuân- HN Tài khoản : . Điện thoại: MS: 0 1 0 2 3 5 5 0 0 1 Họ tên ngƣời mua hàng: Tên đơn vị: Xí nghiệp Toyota Hải Phòng Địa chỉ : Số 274- Lạch Tray - Ngô Quyền- Hải Phòng Số tài khoản Hình thức thanh toán: CK MS: 0 2 0 0 5 8 1 0 2 3 STT Tên hàng hóa,dịch vụ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1. Thƣớc lái C 01 20.947.000 20.947.000 2. Tapbi cửa trƣớc C 01 13.532.000 13.532.000 3. Kính cửa trƣớc C 01 8.363.000 8.363.000 4. Trần xe C 01 27.510.000 27.510.000 5. Túi khí sƣờn bên lái C 01 14.210.000 14.210.000 Cộng tiền hàng: 84.562.000 Thuế suất thuế GTGT: .10% Tiền thuế GTGT: 8.456.200 Tổng cộng tiền thanh toán: 93.018.200 Số tiền viết bằng chữ: chín mƣơi tám triệu, sáu trăm bốn mƣơi nghìn ba trăm đồng Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Vũ Thị Thu Hằng 53 QT1105K
  54. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 6: PHIẾU NHẬP KHO Ngày 10 tháng 7 năm 2010 Số: 983 Họ tên ngƣời giao hàng: CTY CP Ô TÔ TRỰC TUYẾN VN SỐ ĐƠN HÀNG Số: Nợ: B 61306 Theo hóa đơn số: HĐGTGT 66029 Có: Nhập tại kho: Phòng Vật tƣ – Toyota Hải Phòng STT Mã PT/VT Tên PT/VT ĐV Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1. 0411116241 Thƣớc lái C 01 20.947.000 20.947.000 2. 0415231090 Tapbi cửa trƣớc C 01 13.532.000 13.532.000 3. 0442127050 Kính cửa trƣớc C 01 8.363.000 8.363.000 4. 0444535110 Trần xe C 01 27.510.000 27.510.000 5. 0446512592 Túi khí sƣờn bên C 01 14.210.000 14.210.000 lái Tổng cộng 84.562.000 Phụ trách cung tiêu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị Vũ Thị Thu Hằng 54 QT1105K
  55. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 7: Xí nghiệp Toyota Hải Phòng 274 Lạch Tray- Q.Ngô Quyền-HP TOYOTA Điện thoại: 031 3854 560 Fax: 031 38470392 MST: 0200 581023 001 Dịch vụ hoàn hảo LỆNH XUẤT VẬT TƢ Số phiếu: S31010101412 Ngày tạo: 11/07/2010 Bản tổng hợp(1) Biển số : 31F-1943 Cố vấn dịch vụ: Nguyễn Công Dũng Loại sửa chữa: Sửa chữa chung Họ và tên KH: Cty TNHH TM Kiểu xe: FORTUNER Mã kiểu xe: Hoàng Sơn Số khung: 4010024 Số máy: Số Km: 16000KM Mã màu: (8K0) Xanh Ngày giao xe: STT Mã PT/VT Tên PT/ VT SL ĐV 1. 0444535110 Trần xe 01 Chiếc 2. 0446512592 Túi khí sƣờn xe bên lái 01 Chiếc CỐ VẤN DỊCH VỤ QUẢN ĐỐC TRƢỞNG PHÕNG DỊCH VỤ Vũ Thị Thu Hằng 55 QT1105K
  56. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 8: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 11 tháng 7 năm 2010 Số : 1412 Cố vấn dịch vụ : Nguyễn Công Dũng BIỂN SỐ XE 31F-1943 Số lệnh sửa chữa: S31010101412 Xuất tại kho: Bộ phận phụ tùng – Toyota Hải Phòng STT Mã PT/VT Tên PT/VT ĐV SL Đơn giá Thành tiền 1 0444535110 Trần xe Chiếc 01 27.510.000 27.510.000 2 0446512592 Túi khí sƣờn Chiếc 01 14.210.000 14.210.000 xe bên lái 3 4 5 Cộng 41.720.000 Nhân viên phòng phụ tùng Ngƣời nhận Vũ Thị Thu Hằng 56 QT1105K
  57. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 9: HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT– 3LL ES/2010B GIÁ TRỊ GIA TĂNG 0016445 Liên 2:( Giao khách hàng ) Ngày 28 tháng 07 năm 2010 Đơn vị bán hàng : CTY CP Ô TÔ ASC Địa chỉ:425 – Trần Khát Trân – P.Thanh Nhàn – HBT – Hà Nội Tài khoản : . Điện thoại: 04 6227007 MS: 0 1 0 1 8 1 5 0 3 0 Họ tên ngƣời mua hàng: Tên đơn vị: Xí nghiệp Toyota Hải Phòng Địa chỉ : Số 274- Lạch Tray - Ngô Quyền- Hải Phòng Số tài khoản Hình thức thanh toán:CK MS: 0 2 0 0 5 8 1 0 2 3 STT Tên hàng hóa,dịch vụ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1. Sơn lót 2KLE 2004 Lít 24 355.350 8.048.400 2. Chất kích hoạt 256S Lít 12 448.970 5.387.640 3. Vecni sơn nền XB 165 Lít 04 443.270 1.773.080 4. Dung dịch tẩy rửa Bình 12 97.000 1.164.000 phanh 08880 Cộng tiền hàng: 16.373.120 Thuế suất thuế GTGT: .10% Tiền thuế GTGT: 1.637.312 Tổng cộng tiền thanh toán: 18.010.432 Số tiền viết bằng chữ: Mƣời chín triệu chín trăm sáu mƣơi nghìn tám trăm hai mƣơi đồng Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Vũ Thị Thu Hằng 57 QT1105K
  58. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 10: PHIẾU NHẬP KHO Ngày28 tháng 7 năm 2010 Số : 1263 Họ tên ngƣời giao hàng: CTY CP Ô TÔ ASC SỐ ĐƠN HÀNG Số: Nợ: B 61574 Theo hóa đơn số: HĐGTGT 16445 Có: Nhập tại kho: Phòng Vật tƣ – Toyota Hải Phòng STT Mã PT/VT Tên PT/VT ĐV Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1. 0461256335 Sơn lót 2KLE 2004 Lít 24 335.350 8.048.400 2. 0462351698 Chất kích hoạt 256S Lít 12 448.970 5.387.640 3. 0465698793 Vecni sơn nền XB 165 Lít 04 443.270 1.773.080 4. 0465897821 Dung dịch tẩy rửa phanh Bình 12 97.000 1.164.000 08880 Tổng 18.146.200 Phụ trách cung tiêu Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị Vũ Thị Thu Hằng 58 QT1105K
  59. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 11: Xí nghiệp Toyota Hải Phòng 274 Lạch Tray- Q.Ngô Quyền-HP TOYOTA Điện thoại: 031 3854 560 Fax: 031 38470392 MST: 0200 581023 001 Dịch vụ hoàn hảo LỆNH XUẤT VẬT TƢ Số phiếu: S31010101764 Ngày tạo: 30/07/2010 Bản tổng hợp(1) Biển số : 16M-9509 Cố vấn dịch vụ: Nguyễn Công Dũng Loại sửa chữa: Sửa chữa chung Họ và tên KH: Cty TNHH TM Kiểu xe: OTHER Mã kiểu xe: KD212L- Hoàng Sơn JEMDYU Số khung: 9002960 Số máy: Số Km: 91000KM Mã màu: (6Q7) Ngày giao xe: STT Mã PT/VT Tên PT/ VT SL ĐV 1. 0461256335 Sơn lót 2KLE 2004 10 Lít 2. 0465698793 Vecni sơn nền 165 02 Lít 3. 0465897821 Dung dịch tẩy rửa phanh 01 Bình 08880 CỐ VẤN DỊCH VỤ QUẢN ĐỐC TRƢỞNG PHÕNG DỊCH VỤ Vũ Thị Thu Hằng 59 QT1105K
  60. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 12: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 30 tháng 7 năm 2010 Số: 1764 Cố vấn dịch vụ : Nguyễn Công Dũng BIỂN SỐ XE 16M-9509 Số lệnh sửa chữa: S31010101764 Xuất tại kho: Bộ phận phụ tùng – Toyota Hải Phòng STT Mã PT/VT Tên PT/VT ĐV SL Đơn giá Thành tiền 1 0461256335 Sơn lót Lít 10 335.350 3.353.500 2KLE2004 2 0465698793 Vecni sơn nền Lít 02 443.270 886.540 XB165 3 0465897821 Dung dịch tẩy Bình 01 97.000 97.000 rửa phanh 08880 Cộng 4.337.040 Nhân viên phòng phụ tùng Ngƣời nhận Vũ Thị Thu Hằng 60 QT1105K
  61. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 13: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S12 – DN 274 – Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) TRÍCH – THẺ KHO Từ ngày 01/7/2010 đến ngày 31/7/2010 - Tên vật tƣ : Dầu máy SG - Đơn vị tính : Lít - Mã số : 0888082700 Số Ngày, Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày Số lƣợng Ký xác TT tháng Nhập Xuất Nhập, Nhập Xuất Tồn nhận của Xuất kế toán A B C D E F 1 2 3 G Tồn đầu tháng 7 60 1 01/07 862 Công ty ô tô Toyota Việt Nam 01/07 240 300 2 03/07 1034 Xe 8956 03/07 6 294 Cộng cuối kỳ x x Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Vũ Thị Thu Hằng 61 QT1105K
  62. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 14: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S12 – DN 274 – Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) TRÍCH – THẺ KHO Từ ngày 01/7/2010 đến ngày 31/7/2010 - Tên vật tƣ : Trần xe - Đơn vị tính : Chiếc - Mã số : 0444535110 Số Ngày, Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày Số lƣợng Ký xác TT tháng Nhập Xuất Nhập, Nhập Xuất Tồn nhận của Xuất kế toán A B C D E F 1 2 3 G Tồn đầu tháng 7 02 . 05 10/7 983 Công ty CP ô tô Trực tuyến 10/7 01 01 VN 06 11/7 1412 Xe 31F - 1943 11/7 01 0 Cộng cuối kỳ x x Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Vũ Thị Thu Hằng 62 QT1105K
  63. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 15: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S12 – DN 274 – Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) TRÍCH – THẺ KHO Từ ngày 01/7/2010 đến ngày 31/7/2010 - Tên vật tƣ : Sơn lót 2KLE2004 - Đơn vị tính : Lít - Mã số : 0461256335 Số Ngày, Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày Số lƣợng Ký xác TT tháng Nhập Xuất Nhập, Nhập Xuất Tồn nhận của Xuất kế toán A B C D E F 1 2 3 G Tồn đầu tháng 7 10 20 28/7 1263 Công ty CP ô tô ASC 28/7 24 24 21 30/7 1764 Xe 16M - 9509 30/7 10 14 Cộng cuối kỳ x x Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Vũ Thị Thu Hằng 63 QT1105K
  64. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 16: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S10 – DN 274 – Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) TRÍCH - SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ( SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Từ ngày 01/7/2010 đến ngày 31/7/2010 Tài khoản: 152.3 Tên, quy cách nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa): Nhiên liệu Đơn vị tính: Lít Chứng từ Diễn giải TK đối Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú ứng Số hiệu Ngày Số Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số Thành tiền tháng lƣợng lƣợng A B C D 1 2 3=1x2 4 5=1x4 6 7=1x6 8 Tồn đầu kỳ 76.000.000 PN862 01/7 Dầu máy SG 331 58.900 240 14.136.000 90.136.000 Dầu máy SM 331 57.500 2000 115.000.000 205.136.000 PX 1034 03/07 Xuất dầu máy SG 621 58.900 6 353.400 204.782.600 cho xe 8956 . . . . . Cộng 774.816.000 830.464.000 20.352.000 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc Vũ Thị Thu Hằng 64 QT1105K
  65. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 17: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S10 – DN 274 – Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) TRÍCH - SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ( SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Từ ngày 01/7/2010 đến ngày 31/7/2010 Tài khoản: 152.4 Tên, quy cách nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa): Phụ tùng thay thế Đơn vị tính: Chiếc Chứng từ Diễn giải TK đối Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú ứng Số hiệu Ngày Số Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số Thành tiền tháng lƣợng lƣợng A B C D 1 2 3=1x2 4 5=1x4 6 7=1x6 8 Tồn đầu kỳ 150.756.300 PN983 10/3 Thƣớc lái 112 20.947.000 01 20.947.000 Tapbi cửa trƣớc 112 13.532.000 01 13.532.000 Kính cửa trƣớc 112 8.363.000 01 8.363.000 Trần xe 112 27.510.000 01 27.510.000 Túi khí sƣờn bên lái 112 14.210.000 01 14.210.000 Vũ Thị Thu Hằng 65 QT1105K
  66. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp PX 1412 11/3 Trần xe 621 01 27.510.000 Túi khí sƣờn bên lái 621 01 14.210.000 . Cộng 1.645.890.000 1.315.932.000 480.714.300 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc Vũ Thị Thu Hằng 66 QT1105K
  67. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 18: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S10 – DN 274 – Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) TRÍCH - SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ( SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Từ ngày 01/7/2010 đến ngày 31/7/2010 Tài khoản: 152.2 Tên, quy cách nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa): Vật liệu phụ Đơn vị tính: Lít, bình Chứng từ Diễn giải TK Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú đối ứng Số hiệu Ngày Số Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số Thành tiền tháng lƣợng lƣợng A B C D 1 2 3=1x2 4 5=1x4 6 7=1x6 8 Tồn đầu kỳ 63.500.000 PN1263 28/7 Sơn lót 2KLE2004 331 335.350 24 8.048.400 Chất kích hoạt 256S 331 448.970 12 5.387.640 Vecni sơn nền XB165 331 443.270 04 1.773.080 Dung dịch tẩy rửa 331 97.000 12 1.164.000 Vũ Thị Thu Hằng 67 QT1105K
  68. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp phanh 08880 PX 1764 30/7 Sơn lót 2KLE2004 621 335.350 10 3.353.500 Vecni sơn nền XB165 621 443.270 02 886.540 Dung dịch tẩy rửa 621 97.000 01 97.000 phanh 08880 . Cộng 564.235.600 594.369.000 33.366.600 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Vũ Thị Thu Hằng 68 QT1105K
  69. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 19: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S11 – DN 274 – Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng ( Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Tài khoản: 152 Tháng 7 năm 2010 Số tiền STT Tên vật tƣ Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ A B 1 2 3 4 1. Nhiên liệu 76.000.000 774.816.000 830.464.000 20.352.000 2. Phụ tùng thay thế 150.756.300 1.645.890.000 1.315.932.000 480.714.300 3. Vật liệu phụ 63.500.000 564.235.600 594.369.000 35.366.600 Cộng 290.256.300 2.984.941.600 2.740.765.000 536.432.900 Vũ Thị Thu Hằng 69 QT1105K
  70. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3 Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty: Căn cứ vào tình hình thực tế nguyên vật liệu, Công ty đang áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu. 2.2.3.1 Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT 2.2.3.2 Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, Công ty sử dụng tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. TK 331: Phải trả ngƣời bán. Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng các tài khoản có liên quan để hạch toán: TK111, TK112, TK141, TK621 2.2.3.3 Quy trình hạch toán: Quy trình hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty đƣợc mô tả theo sơ đồ sau: Vũ Thị Thu Hằng 70 QT1105K
  71. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Chứng từ gốc - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Hóa đơn GTGT - Các chứng từ khác Sổ chi tiết TK 152, TK 331 Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết TK Sổ cái TK 152, 152, TK 331 TK 331, Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Vũ Thị Thu Hằng 71 QT1105K
  72. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Ví dụ: Hàng ngày căn cứ vào các HĐGTGT, phiếu nhập, phiếu xuất kho (Ví dụ 1,2,3 trong mục 2.2.2.2) kế toán vào các chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK 152, TK 331. - Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở các chứng từ ghi sổ kế toán vào Sổ cái TK 152, TK 331, bảng tổng hợp chi tiết TK 152, TK 331. Vũ Thị Thu Hằng 72 QT1105K
  73. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 20: Đơn vị: Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng Mẫu số S31- DN TRÍCH SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI BÁN TK: 331- TVN Đối tƣợng: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam Tháng 7 năm 2010 Ngày Chứng từ Diễn giải TK Thời Số phát sinh Số dƣ tháng Số hiệu Ngày đối hạn Nợ Có Nợ Có ghi sổ tháng ứng đƣợc chiết khấu Số dƣ đầu kỳ 65.126.324 PS trong kỳ 01/7 HĐGTGT 01/7 Mua phụ tùng, chƣa 152 129.136.000 194.262.324 001720 thanh toán 133 12.913.600 207.175.924 10/7 UNC 312 10/7 Thanh toán tiền mua 112 142.049.600 phụ tùng ngày 1/7 bằng CK Cộng số phát sinh 2.185.662.449 2.120.536.125 Dƣ cuối kỳ 0 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Vũ Thị Thu Hằng 73 QT1105K
  74. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 21: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S02a-DN Số 274- Lạch Tray- NQ- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 03/07 Ngày 01 tháng 07 năm 2010 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Mua dầu máy chƣa 152 331 129.136.000 thanh toán. 133 331 12.913.600 Cộng 142.049.600 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 22: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S02a-DN Số 274- Lạch Tray- NQ- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 08/07 Ngày 03 tháng 07 năm 2010 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất nhiên liệu sửa 621 152 353.400 chữa xe Cộng 353.400 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Thu Hằng 74 QT1105K
  75. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 23: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S02a-DN Số 274- Lạch Tray- NQ- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 15/07 Ngày10 tháng 07 năm 2010 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Mua phụ tùng thay thế 152 112 84.562.000 đã thanh toán bằng 133 112 8.456.200 chuyển khoản Cộng 93.018.200 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 24: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S02a-DN Số 274- Lạch Tray- NQ- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 19/07 Ngày11 tháng 07 năm 2010 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất phụ tùng sửa chữa 621 152 41.720.000 xe Cộng 41.720.000 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Thu Hằng 75 QT1105K
  76. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 25: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S02a-DN Số 274- Lạch Tray- NQ- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 34/07 Ngày28 tháng 07 năm 2010 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Mua vật liệu phụ chƣa 152 331 16.343.120 thanh toán 133 331 1.637.312 Cộng 18.010.432 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Biểu 26: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S02a-DN Số 274- Lạch Tray- NQ- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 37/07 Ngày 30 tháng 07 năm 2010 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất phụ tùng sửa chữa 621 152 4.337.040 xe Cộng 4.337.040 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Vũ Thị Thu Hằng 76 QT1105K
  77. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Biểu 27: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số S02c1-DN Số 274- Lạch Tray- NQ- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) TRÍCH - SỔ CÁI Tháng 7 năm 2010 Tên tài khoản: Nguyên liệu, vật liệu Số hiệu: 152 Ngày Chứng từ ghi Diễn giải SHTK Số tiền tháng sổ Đối ghi sổ Số Ngày ứng Nợ Có hiệu tháng - Số dƣ đầu kỳ 290.256.300 -Phát sinh trong kỳ 31/07 03/07 01/07 Mua dầu máy chƣa 331 129.136.000 thanh toán 31/07 15/07 10/07 Mua phụ tùng thay thế 112 84.562.000 đã thanh toán bằng CK 31/07 34/07 28/07 Mua vật liệu phụ chƣa 331 16.343.120 thanh toán . 31/07 08/07 03/07 Xuất nhiên liệu 621 353.400 31/07 19/07 11/07 Xuất phụ tùng 621 41.720.000 31/07 37/07 30/07 Xuất VL phụ 621 4.337.040 - Cộng phát sinh 2.984.941.600 2.740.765.000 - Số dƣ cuối kỳ 536.432.900 Ngày tháng .năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Vũ Thị Thu Hằng 77 QT1105K
  78. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp 2.2.4. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại Công ty Định kỳ vào ngày 02 tháng 01 hàng năm, Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng tiến hành kiểm kê hàng tồn kho và các tài sản khác. Mục đích của việc kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho là để xác định số lƣợng, chất lƣợng, trị giá nguyên vật liệu còn tồn kho; từ đó phát hiện số chênh lệch giữa sổ sách với thực tế để có biện pháp bảo vệ tài sản và chấn chỉnh công tác quản lý nguyên vật liệu cũng nhƣ tài sản của doanh nghiệp. Trƣớc mỗi lần tiến hành kiểm kê, thủ kho phải hoàn tất thẻ kho để thuận tiện cho công tác kiểm kê, đồng thời các sổ sách nguyên vật liệu tại phòng kế toán cũng phải khóa sổ để thuận tiện cho công tác đối chiếu. Thông qua việc cân, đo, đong, đếm , xác định số nguyên vật liệu còn trong kho so với sổ sách, Hội đồng kiểm kê lập biên bản kiểm kê vật tƣ. Căn cứ vào kết quả kiểm kê, Giám đốc công ty cùng với ban lãnh đạo và hội đồng kiểm kê sẽ đƣa ra những quyết định hợp lý trong công tác nguyên vật liệu tại Công ty. Hiện nay công tác tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty luôn đạt hiệu quả cao, không xảy ra tình trạng mất mát, hao hụt. Ví dụ: Theo kết quả kiểm kê nguyên vật liệu ngày 02/01/2009, Hội đồng kiểm kê lập biên bản kiểm kê vật tƣ tại kho của Công ty (Biểu 28). Vũ Thị Thu Hằng 78 QT1105K
  79. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ HẢI PHÕNG Mẫu số 05- VT Số 274- Lạch Tray- NQ- HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƢ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA - Thời điểm kiểm kê: 07 giờ 30 ngày 02 tháng 01 năm 2011 - Ban kiểm kê gồm: Ông : Nguyễn Văn Hƣng Chức vụ: Phụ trách phòng KH – VT Đại diện bộ phận vật tƣ- Trƣởng ban Bà: Nguyễn Phƣơng Thảo Chức vụ: Cán bộ tiếp liệu Đại diện bộ phận vật tƣ - Ủy viên Bà: Nguyễn Thị Duyên Chức vụ: Thủ kho Đại diện bộ phận vật tƣ - Ủy viên Bà: Mai Thị Hằng Chức vụ: Kế toán NVL Đại diện bộ phận vật tƣ - Ủy viên - Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dƣới đây: STT Tên nhãn Mã số Đơn Đơn giá Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất hiệu, quy vị Thừa Thiếu Còn Kém Mất cách vật tƣ, tính Số Thành tiền Số Thành tiền Số Thành Số Thành tốt phẩm phẩm dụng cụ lƣợng lƣợng lƣợng tiền lƣợng tiền 100% chất chất A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Lọc dầu 0411116241 Chiếc 240.217 10 2.402.170 10 2.402.170 x 2 Vòng bi 0415231090 Chiếc 648.700 12 7.784.400 12 7.784.400 x 3 Má phanh 0437160060 Chiếc 1.431.700 15 21.475.500 15 21.475.500 x 4 Lọc gió 0444535110 Chiếc 422.300 8 3.378.400 8 3.378.400 x 5 Bugi 0446512240 Chiếc 216.500 20 4.330.000 20 4.330.000 x . Ngày tháng năm Giám đốc Kế toán trƣởng Thủ kho Trƣởng ban kiểm kê Vũ Thị Thu Hằng 79 QT1105K
  80. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phƣơng hƣớng hoàn thiện: Công tác hạch toán nguyên vật liệu có thể nói đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên cả phƣơng diện trực tiếp và gián tiếp. Yếu tố nguyên vật liệu tại Công ty chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong toàn bộ chi phí, do vậy tổ chức tốt công tác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Do xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty là sửa chữa các loại ô tô nên việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm là không thể thiếu đƣợc. Hơn nữa nguyên vật liệu phục vụ cho việc sửa chữa rất đa dạng và phong phú về chủng loại nên việc quản lý nguyên vật liệu rất phức tạp vì vậy yêu cầu hoàn thiện công tác hạch toán trong đó có kế toán nguyên vật liệu là một tất yếu nhằm giúp cho công tác quản lý ngày càng có hiệu quả hơn. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần ô tô Hải Phòng, với kiến thức còn hạn chế của mình, em xin có một vài nhận xét nhƣ sau: 3.1.1.Ưu điểm Các phòng ban phân xƣởng trong Công ty phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán, đảm bảo công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán nguyên vật liệu nói riêng tiến hành trôi chảy nhịp nhàng, góp phần quản lý tốt nguyên vật liệu, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. * Phòng vật tư: là nơi trực tiếp tổ chức việc thu mua nguyên vật liệu nhập kho đã có nhiều cố gắng. Quan hệ mua bán với nhà cung cấp nguyên vật liệu mang tính Vũ Thị Thu Hằng 80 QT1105K
  81. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp chất ổn định, lâu dài, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lƣợng và tiêu chuẩn kỹ thuật cao. + Việc quản lý các chứng từ, hóa đơn thu mua hợp lý, thuận tiện. + Công tác bảo quản nguyên vật liệu đƣợc sắp xếp khá hệ thống và hợp lý, dễ thấy, dễ lấy. + Hầu hết nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của Công ty là dễ bảo quản, ít hao hụt, một số loại nguyên vật liệu dễ bị hao hụt thì lƣợng cung cấp cho sản xuất đều đƣợc mua kịp thời cung ứng luôn cho sản xuất nên lƣợng dự trữ thƣờng xuyên trong kho thấp. * Về tổ chức bộ máy kế toán Cơ cấu bộ máy kế toán ở Công ty tinh giảm, gọn nhẹ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm. Cán bộ kế toán nhiệt tình, yêu nghề, tiếp thu kịp thời với chế độ kế toán mới và vận dụng linh hoạt, tác phong làm việc khoa học, có tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ giúp đỡ nhau trong công việc. Công tác kế toán đƣợc chuyên môn hóa từng phần hành khuyến khích đƣợc nhân viên phát huy hết năng lực và trách nhiệm của mình trong công việc. Việc theo dõi hạch toán nguyên vật liệu chính xác, kịp thời phản ánh đầy đủ tình hình nhập- xuất- tồn kho nguyên vật liệu về mặt số lƣợng, giá trị của từng nhóm, từng loại nguyên vật liệu. * Về hệ thống sổ kế toán. Công ty sử dụng hệ thống sổ kế toán Chứng từ ghi sổ theo hệ thống tài khoản thống nhất, hình thức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc xử lý các thông tin kế toán phù hợp với trình độ năng lực và điều kiện trang thiết bị Vũ Thị Thu Hằng 81 QT1105K
  82. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp tính toán cũng nhƣ yêu cầu quản lý của Công ty. Việc kiểm soát thông tin đảm bảo yêu cầu dễ tìm, dễ lấy. Vận dụng linh hoạt chế độ sổ sách kế toán. * Về việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu. + Ở khâu sử dụng: Mọi nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu đều đƣợc đƣa qua phòng vật tƣ để xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các nhu cầu sản xuất nhằm tránh tình trạng lãng phí và quản lý tốt nguyên vật liệu trong khâu sản xuất. + Thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu: Công ty thực hiện đầy đủ thủ tục nhập, xuất kho. Phòng kế toán và thủ kho kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong công tác luân chuyển chứng từ để đảm bảo việc nhập, xuất ghi chép phản ánh đầy đủ yếu tố trên các chứng từ theo trình tự hợp lý. + Về mặt phân loại nguyên vật liệu: Công ty đã dựa vào vai trò và công dụng của nguyên vật liệu để phân thành 4 loại: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và phụ tùng thay thế. Công ty xây dựng đƣợc sổ danh điểm vật liệu nên công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu đƣợc thuận lợi và quản lý đƣợc nguyên vật liệu. + Việc tổ chức, kiểm tra chất lƣợng vật liệu Nguyên vật liệu khi về tới Công ty không đƣợc nhập kho luôn mà phải qua sự kiểm tra chất lƣợng của phòng KCS, phòng KSC chịu trách nhiệm kiểm nghiệm về mặt số lƣợng, chất lƣợng thông số kỹ thuật, chủng loại quy cách. Nếu kiểm tra thấy chất lƣợng không đảm bảo sẽ yêu cầu nhân viên cung ứng đổi lại. Sau khi kiểm tra xong lập biên bản kiểm nghiệm vật tƣ và đóng dấu vào hóa đơn mua hàng. Vì thế chất lƣợng của vật tƣ luôn đƣợc bảo đảm, từ đó khi đem vào sử dụng sẽ tránh đƣợc Vũ Thị Thu Hằng 82 QT1105K
  83. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp vật tƣ hƣ hỏng gây gián đoạn trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lƣợng đầu ra và nhằm giảm chi phí giá thành. Trong công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán nguyên vật liệu nói riêng ở Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng là tính hiệu quả và chính xác cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban có liên quan. Thể hiện ở chỗ: Trƣớc hết trong phân công lao động kế toán với khối lƣợng công việc nhiều, kế toán nguyên vật liệu( hạch toán tình hình biến động nguyên vật liệu nhiều loại) đƣợc thực hiện bởi một số ít lao động kế toán. Đồng thời do nỗ lực của kế toán cúng nhƣ sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban liên quan trong quá trình kiểm tra đối chiếu số liệu, kế toán luôn phản ánh đƣợc tính kịp thời, chính xác cho nên có thể nói việc tổ chức chứng từ ban đầu cùng quá trình hạch toán chi tiết rất cụ thể giúp cho hoạt động quản lý cúng nhƣ hạch toán tổng hợp đạt kết quả. Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty rất khoa học và đáp ứng yêu cầu hạch toán, đảm bảo hàng quý nộp báo cáo quyết toán cho cấp trên. Tuy nhiên bên cạnh những ƣu điểm trên còn một số nhƣợc điểm nhất định trong quá trình hạch toán nguyên vật liệu cần đƣợc khắc phục để hoàn thiện hơn nữa trong công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty. 3.1.2. Nhược điểm Thứ nhất là việc luân chuyển chứng từ. Việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng kế hoạch vật tƣ, thủ kho, phòng kế toán diễn ra thƣờng xuyên. Tuy nhiên giữa các bộ phận, phòng ban này không có biên bản giao nhận, rất dễ xảy ra tình trạng mất mát chứng từ. Khi bị mất chứng từ thì không biết quy trách nhiệm cho ai để xử lý, làm cho cán bộ công nhân viên nơi lỏng việc quản lý chứng từ. Thứ hai là việc dự phòng nguyên vật liệu. Vũ Thị Thu Hằng 83 QT1105K
  84. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm sản phẩm của Công ty là khai thác vận dụng sửa chữa đƣợc nhiều xe cho nên kết quả sản xuất là làm thế nào để phục vụ khách hàng có hiệu quả cao, thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến sửa chữa. Do vậy Công ty luôn phải có nguyên vật liệu dự trữ để kịp thời sửa chữa ngay cho khách hàng. Bên cạnh đó không loại trừ sự biến động giá của một số nguyên vật liệu trên thị trƣờng. Theo nguyên tắc thận trọng trong kế toán là hợp lý và cần thiết do vậy Công ty cần có kế hoạch lập dự phòng để tránh rủi ro, tổn thất. Thứ ba là về công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu: +Do Công ty chỉ có một kho để lƣu trữ và bảo quản nguyên vật liệu nên chƣa xây dựng đƣợc hệ thống kho đủ tiêu chuẩn để sắp xếp riêng biệt các loại nguyên vật liệu. +Công ty vẫn chƣa xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu thƣờng dùng để đảm bảo cho hoạt động sửa chữa không bị ngừng trệ. Thứ tƣ là việc không sử dụng TK 151 – Hàng mua đang đi đƣờng. Hiện nay Công ty sử dụng TK152 để phản ánh cho tất cả các nguyên vật liệu, nên cần mở thêm TK151 “Hàng mua đang đi đƣờng” để theo dõi các nguyên vật liệu thuộc quyền sở hữu của Công ty nhƣng chƣa về đến Công ty hoặc đã về nhƣng chờ nhập kho. Thứ năm là chƣa đƣa phần mềm kế toán vào sử dụng. Kế toán làm trên máy nhƣng không sử dụng phần mềm kế toán, mất khá nhiều thời gian, đôi khi có sự sai lệch, nhầm lẫn về số liệu. Vũ Thị Thu Hằng 84 QT1105K
  85. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu. Để tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, đƣa Công ty Cổ phần Ô tô Hải Phòng ngày càng phát triển đi lên đòi hỏi các nhà quản lý phải không ngừng đi sâu vào tìm hiểu, phát huy những điểm mạnh của doanh nghiệp và khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Chỉ có dựa trên những thông tin trung thực, chính xác của kế toán mới giúp cho các nhà quản trị có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn, hữu hiệu nhất. Do đó việc nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng cần phải tuân thủ những yêu cầu sau: -Hoàn thiện công tác kế toán trƣớc hết phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống kế toán ban hành bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng, nhƣng đƣợc quyền vận dụng trong một phạm vi nhất định phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất. -Các biện pháp hoàn thiện phải đƣợc xây dựng trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán hiện hành. Tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị kinh tế đƣợc phép vận dụng và cải tiến cho phù hợp với tình hình quản lý tại đơn vị mình, không bắt buộc phải dập khuôn theo chế độ, nhƣng trong khuôn khổ nhất định vẫn phải tôn trọng chế độ hiện hành về quản lý tài chính của Nhà nƣớc. -Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp. Do vậy các thông tin về kế toán đƣa ra phải chính xác, kịp thời, phù hợp yêu cầu; giúp cho các nhà quản trị đƣa ra đƣợc các quyết định đúng đắn, đạt kết quả tối ƣu. Đây là yêu cầu không thể thiếu trong công tác kế toán. -Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nhƣng phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp (đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ của các kế toán viên, tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp ) phải đạt đƣợc mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Vũ Thị Thu Hằng 85 QT1105K
  86. Trường ĐHDLHP Khóa luận tốt nghiệp Qua quá trình thực tập tại Công ty, tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cũng nhƣ tổ chức công tác kế toán, em có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhƣ sau: Ý kiến 1: Lập biên bản giao nhận chứng từ Công ty nên lập biên bản giao nhận chứng từ giữa thủ kho và kế toán nguyên vật liệu để đảm bảo cho khâu luân chuyển chứng từ đƣợc chặt chẽ hơn và theo dõi đƣợc số lƣợng chứng từ, số liệu chứng từ trong một khoảng thời gian nhất định. Mẫu biên bản nhƣ sau: Biểu 3.1: BIÊN BẢN GIAO NHẬN CHỨNG TỪ Tại ngày đến ngày Tại kho . Chứng từ Nơi nhận STT Nội dung chứng từ Ngƣời nhận Ký tên Ngày Số chứng từ Ví dụ 1: Về tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu trong tháng 7 năm 2010 tại kho của Công ty ở mục 2.2.2 nhƣ sau: Khi nhập- xuất kho nguyên vật liệu thủ kho tiến hành viết phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, đồng thời chuyển cho phòng kế toán khi giao các chứng từ này cho kế toán nguyên vật liệu, kế toán viên phải ký vào biên bản giao nhận chứng từ theo biểu 3.2. Vũ Thị Thu Hằng 86 QT1105K