Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hải Long - Phạm Thị Hải

pdf 92 trang huongle 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hải Long - Phạm Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hải Long - Phạm Thị Hải

  1. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2 1.1 . Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 2 1.1.1. Khái niệm đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 2 1.1.2. Vai trò của nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: 2 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: 4 1.2.1.Phân loại nguyên vật liệu: 4 1.2.1.1.Theo công dụng của nguyên vật liệu: 4 1.2.1.2.Theo quyền sở hữu: 6 1.2.1.3.Theo nguồn hình thành: 6 1.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu: 6 1.2.2.1.Đánh giá vật liệu theo giá thực tế: 7 1.2.2.2. Đánh giá NVL theo giá hạch toán: 10 1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 11 1.3.1.Chứng từ hạch toán kế toán nguyên vật liệu: 11 1.3.1.1. Tổ chức chứng từ kế toán nhập kho vật liệu và hạch toán ban đầu: 12 1.3.1.2. Tổ chức chứng từ kế toán xuất kho vật liệu và hạch toán ban đầu: . 13 1.3.2.Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: 13 1.3.2.1.Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song: 13 1.3.2.2.Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: 15 1.3.2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư: 16 1.4.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: 17 1.4.1. Kế Toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên. 18 1.4.1.1.Tài khoản sử dụng: 18 1.4.1.2. Phương pháp kế toán. 19 1.4.2. Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu theo pp kiểm kê định kỳ: 27 1.4.2.1. Tài khoản sử dụng: 27 1.4.2.2.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu. 27 1.5. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 30 1.5.1.Khái niệm: 30
  2. 1.5.2.Điều kiện áp dụng: 30 1.5.3.Phương pháp xác định mức dự phòng và hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 30 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HẢI LONG 31 2.1.Tổng quan về công ty TNHH Hải Long: 31 2.1.1.Khái quát chung về công ty TNHH Hải Long: 31 2.1.2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động 32 2.1.2.1.Thuận lợi: 32 2.1.2.2.Khó khăn: 33 2.1.3.Những thành tích cơ bản mà công ty đạt được trong những năm qua: 33 2.1.4.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hải Long: 35 2.1.5. Đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy kế toán và hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty TNHH Hải Long: 36 2.1.5.1.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Hải Long: 37 2.1.5.2.Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty TNHH Hải Long: 38 2.2.Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hải Long: 40 2.2.1.Đặc điểm nguyên vật liệu và quản lý nguyên vật liệu tại công ty: 40 2.2.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu: 41 2.2.2.1.Phân loại nguyên vật liệu: 41 2.2.2.2.Tính giá nguyên vật liệu: 41 2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 54 2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: 63 2.4.1.Tài khoản sử dụng : 63 2.4.2.Sổ sách sử dụng : 63 2.5.Hạch toán nghiệp vụ kiểm kê nguyên vật liệu: 70 CHƢƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HẢI LONG 72 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý sử dụng và công tác kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp: 72 3.2. Nhận xét và đánh giá khái quát công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hải Long: 73 3.2.1.Ưu điểm: 74 3.2.2.Nhược điểm: 76
  3. 3.3. Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hải Long: 78 3.3.1. Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ: 78 3.3.2. Khâu thu mua, quản lý và sử dụng nguyên vật liệu: 79 3.3.3.Hoàn thiện công tác hạch toán phế liệu thu hồi: 81 3.3.4.Hoàn thiện việc lập danh điểm vật tư: 81 3.3.5.Sớm xây dựng hệ thống định mức nguyên vật liệu, xác định mức dự trữ tối thiểu và tối đa cho từng loại nguyên vật liệu: 83 3.3.6. Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp: 84 3.3.7. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu: 86 3.3.8.Áp dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng: 86 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, trong những năm vừa qua kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến khởi sắc. Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật. Để có thể khẳng định chỗ đứng của mình thì bất kể doanh nghiệp nào cũng cần phải có những chính sách, đường lối cũng như các công cụ quản lý đắc lực. Sự hỗ trợ của công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết,là công cụ có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là tư liệu lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm, đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và chất lượng sản phẩm. Thực hiện tốt công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ hạn chế được những thất thoát lãng phí và là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, trên cơ sở đã dược học ở nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hải Long, em đã đi sâu tìm hiểu về phần hành kế toán nguyên vật liệu và chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hải Long” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận của em gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hải Long. Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Hải Long. Do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 1
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 . Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Khái niệm đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất a.Khái niệm: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và được thể hiện dưới dạng vật hoá như: sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giầy, vải trong doanh nghiệp may mặc, Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. b. Đặc điểm: Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Về mặt giá trị, do chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nên giá trị của vật liệu sẽ được tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đặc điểm này mà nguyên vật liệu được xếp vào loại tài sản lưu động trong doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: a. Vai trò: Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm sản xuất Các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu để từ đó có kế hoạch bổ sung, dự trữ kịp thời cho kịp quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm cũng như các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Nguồn nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng, quy cách, chủng loại, đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất được liên tục và ngăn ngừa các hiện tượng hao hụt, mất mát, lãng phí vật liệu ở tất cả các khâu của quá Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 2
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP trình sản xuất. Qua đó, giảm được mức tiêu hao vật liệu, giảm chi phí nguyên vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra không những có chất lượng cao mà giá thành hạ sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh. b. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh có lãi là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng tới. Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ cho sản xuất thường xuyên biến động. Do vậy, các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ quá trình thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả. ở khâu thu mua đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như việc thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt; đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý với vật liệu. Trong khâu sử dụng, đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm. ở khâu dự trữ, doanh nghiệp phải xác định được định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường không ngưng trệ, gián đoạn do việc cung ứng nguyên vật liệu hoặc gây ra tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. Để thuận tiện cho công tác quản lý nguyên vật liệu thì trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh mã số cho nguyên vật liệu. Hệ thống này phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của nguyên vật liệu. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 3
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: 1.2.1.Phân loại nguyên vật liệu: Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu gồm nhiều loại, rất phong phú, đa dạng có tính năng lý, hoá khác nhau, có công dụng và mục đích sử dụng khác nhau, đồng thời chúng cũng được bảo quản ở nhiều kho bãi và được sử dụng ở các bộ phận khác nhau. Do vậy, yêu cầu đặt ra với người quản lý là phải nắm bắt được tình hình biến động từng loại nguyên vật liệu trong đơn vị. Muốn vậy, người quản lý cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp nguyên vật liệu theo từng loại, từng nhóm theo một tiêu thức nhất định. Tuỳ theo loại hình sản xuất của từng ngành, nội dung kinh tế và vai trò công dụng của nguyên vật liệu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh mà nguyên vật liệu được phân chia khác nhau. 1.2.1.1.Theo công dụng của nguyên vật liệu: Trong thực tế công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, tiêu thức dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là theo công dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo tiêu thức này, nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp được phân ra các loại sau đây:  Nguyên vật liệu chính ( bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài ): là các loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ là thành phần chủ yếu cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm như gạo, Malt trong doanh nghiệp sản xuất bia, cây con, con giống trong doanh nghiệp trồng trọt và chăn nuôi  Bán thành phẩm mua ngoài là những chi tiết, bộ phận sản phẩm do đơn vị khác sản xuất ra doanh nghiệp mua về để lắp ráp hoặc gia công tạo ra sản phẩm. Ví dụ doanh nghiệp sản xuất xe đạp mua săm, lốp, xích lắp ráp thành xe đạp.  Vật liệu phụ: là những thứ vật liệu khi tham gia vào sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng phụ như làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm, ví dụ: thuốc nhuộm, tẩy trong doanh nghiệp dệt, sơn trong doanh nghiệp sản xuất xe đạp, vécni trong doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ; thuốc trừ sâu, thuốc thú y, chất kích thích sự tăng trưởng trong doanh nghiệp trồng trọt và chăn nuôi hoặc để đảm bảo cho điều kiện lao động được tiến Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 4
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP hành bình thường như: xà phòng, giẻ lau hoặc dùng để bảo quản tư liệu lao động: giẻ lau, dầu mỡ, thuốc chống ẩm, rỉ  Nhiên liệu: là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Về thực chất nhiên liệu tham gia vào sản xuất cũng chỉ được coi là loại vật liệu phụ nhưng do tính chất lý hoá và tác dụng của nó nên cần quản lý và hạch toán riêng. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn như than, củi, thể lỏng như xăng dầu, ở thể khí như hơi đốt  Phụ tùng thay thế: là những chi tiết, phụ tùng, máy móc mà doanh nghiệp mua về phục vụ cho việc thay thế các bộ phận của phương tiện vận tải, máy móc thiết bị như vòng bi, vòng đệm, xăm lốp  Thiết bị XDCB và vật kết cấu: cả hai loại thiết bị này đều là cơ sở chủ yếu hình thành nên sản phẩm xây lắp nhưng chúng khác với vật liệu xây dựng nên được xếp vào loại riêng. Thiết bị XDCB: là những thiết bị, được sử dụng cho công việc XDCB ( bao gồm cả thiết bị cần lắp và không cần lẵp ) như thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió, thiết bị truyền hơi ấm, hệ thống thu lôi Vật kết cấu: là những bộ phận của sản phẩm xây dựng tự sản xuất hoặc mua của doanh nghiệp khác để lắp vào công trình xây dựng như vật kết cấu bê tông đúc sẵn, vật kết cấu bằng kim loại đúc sẵn  Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu như vật liệu đặc chủng, các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, vật liệu thu nhặt được, phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ. Việc phân loại như trên có ưu điểm là giúp người quản lí thấy rõ vai trò và tác dụng của từng loại vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó đề ra quyết định để quản lý và hạch toán từng loại nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng Nguyên vật liệu. Tuy nhiên cũng còn nhược điểm: nhiều khi khó phân loại rõ ràng bởi có những lúc Nguyên vật liệu chính lại được thực hiện như một Nguyên vật liệu phụ. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 5
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.1.2.Theo quyền sở hữu: - Nguyên vật liệu tự có: bao gồm tất cả các nguyên vật liệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp - Vật liệu nhận gia công, chế biến hay giữ hộ. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có thể theo dõi, nắm bắt tình hình hiện có của nguyên vật liệu để từ đó lên kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.3.Theo nguồn hình thành: - Vật liệu mua ngoài: là những vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp mua ngoài thị trường. - Vật liệu tự sản xuất: là những vật liệu do doanh nghiệp tự chế biến hoặc thuê ngoài chế biến. - Vật liệu nhận góp vốn liên doanh, liên kết hoặc được biếu tặng, cấp phát. Cách phân loại này tạo tiền đề cho quản lý và sử dụng riêng từng loại nguyên vật liệu, từng nguồn nhập khác nhau. Trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả sử dụng vật liệu đồng thời giúp tính giá nguyên vật liệu được chính xác. 1.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu: Đánh giá nguyên liệu , vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của hiện vật theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực và chính xác.Có như vậy mới đảm bảo quản lý chặt chẽ và có hiệu quả . Với nguyên tắc vật liệu là tài sản lưu động phải đánh giá giá trị thực của nó . Tức là giá trị phản ánh trên sổ sách kế toán và các báo cáo kế toán tổng hợp phải nêu giá trị thực tế. Song do vật liệu có nhiều biến động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác kế toán vật liệu phải phản ánh kịp thời hàng ngày tình hình biến động và số hiện có của vật liệu nên trong công tác kế toán vật liệu còn có thể được định giá theo giá hạch toán nhưng cuối tháng phải được tổng hợp và ghi sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo giá thực tế. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 6
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2.1.Đánh giá vật liệu theo giá thực tế: a. Tính giá nhập  Đối với vật liệu mua ngoài là : giá thực tế là giá mua ghi trên hoá đơn các loại thuế không được hoàn lại cộng với các chi phí thu mua thực tế. Chi phí thu mua thực tế bao gồm : chi phí vận chuyển bốc xếp, phân loại bảo quản , , vật liệu từ nơi mua đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua chi phí của bộ phận thu mua độc lập và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có ).Các khoản chiết khấu thương mại giảm giá hàng mua được trừ khỏi giá mua. - Trường hợp doanh nghiệp thu mua vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của vật liệu mua vào phán ánh theo giá chưa có thuế . Thuế GTGT của hàng hoá mua vào, thuế GTGT của dịch vụ vận chuyển bốc xếp , bảo quản, chi phí gia công được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ’’( TK133) - Trường hợp doanh nghiệp mua vật liệu dùng sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá trị vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ( nếu có). - Đối với vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Chi phí thu mua cũng được xác định trên cơ sở phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp lựa chọn. + Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công, chế biến: giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá thực tế của nguyên vật liệu xuất gia công chế biến cộng với chi phí gia công chế biến. + Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá thực tế của nguyên vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ đến nơi nhận thuê gia công và từ nơi Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 7
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đó về doanh nghiệp cộng với chi phí phải trả cho người nhận gia công. Riêng chi phí phải trả cho người nhận gia công được xác định như sau:  Nguyên vật liệu gia công chế biến thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì chi phí gia công không bao gồm thuế GTGT đầu vào.  Nguyên vật liệu gia công chế biến thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì chi phí gia công là tổng số tiền phải thanh toán cho bên nhận gia công chế biến ( bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).  Đối với nguyên vật liệu nhận từ đơn vị khác góp vốn liên doanh, góp cổ phần: giá thực tế là giá do các bên tham gia góp vốn đánh giá. b. Tính giá xuất: - Trong tình hình đổi mới hiện nay việc đánh giá vật liệu theo giá thực tế là vô cùng quan trọng. Đó chính là cơ sở số liệu để phản ánh một giá trị thực của tài sản dự trữ sau khi đã trừ khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( cho các loại vậtliệu ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán). - Để tính toán phân bổ chính xác chi phí thực tế về vật liệu đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh trong trường hợp kế toán doanh nghiệp chỉ sử dụng giá trị thực tế của vật liệu, kế toán sử dụng một trong các phương pháp sau để tính giá trị thực tế của vật liệu xuất kho. + Phương pháp xác định đơn giá bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị thực tế của vật liệu xuất kho trong kỳ được tính theo công thức sau: Giá thực tế Số lượng Đơn giá bình quân nguyên vật liệu = nguyên vật liệu x nguyên vật liệu xuất kho xuất kho xuất kho Trong đó đơn giá bình quân nguyên vật liệu xuất kho được xác định : Đơn giá bình quân Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ = NVL xuất kho Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 8
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khi tính giá đơn vị bình quân có thể sử dụng dưới dạng sau :  Giá bình quân cả kỳ dự trữ : Giá này được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán nên có thể ảnh hưởng đến công tác quyết toán nhưng cách tính thì đơn giản ít tốn kém.  Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước: Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ này sẽ được tính theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán, nhưng mức độ chính xác không cao vì không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này.  Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập : Giá này được xác định ngay sau mỗi lần nhập nguyên vật liệu Phương pháp này vừa đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán , vừa phản ánh được tính biến động của giá cả. Tuy nhiên khối lượng công việc quá lớn , tốn nhiều công sức. + Phương pháp xác định theo giá trị tồn đầu kỳ trên cơ sở giá mua thực tế cuối kỳ . Theo phương pháp này trị giá thực tế xuất kho được xác định: Trị giá thực tế Trị giá thực tế Trị giá thực tế Trị giá thực tế NVL = NVL + NVL - NVL Xuất kho tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn kho cuối kỳ Trong đó , giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ được tính: Trị giá thực tế Số lượng Trị giá thực tế NVL = NVL x NVL tồn kho cuối kỳ tồn kho cuối kỳ nhập kho lúc cuối kỳ Phương pháp này đơn giản nhanh chóng nhưng mức độ chính xác không cao, không phản ánh được sự biến động của giá cả. + Phương pháp nhập trước xuất trước (phương pháp FIFO): Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, số lần nhập xuất ít, thường áp dụng trong trường hợp giảm phát. Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho từng lần nhập và giả thiết hàng nào nhập kho trước thì xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kì là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kì. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất ra tính ra giá thực tế xuất Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 9
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP kho theo nguyên tắc tính theo giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần trước . Số còn lại ( Tổng số xuất kho - số lượng thuộc lần nhập trước) được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau. Ưu điểm: đảm bảo tính chính xác, hợp lí, được tiến hành thường xuyên. Nhược điểm: đòi hỏi phải tính theo từng danh điểm vật tư nên tốn nhiều công sức. + Phương pháp tính theo đơn giá nhập sau xuất trước (phương pháp LIFO): Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, số lần nhập xuất ít, thường áp dụng trong trường hợp lạm phát. Theo phương pháp này, ta cũng phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập, giả thiết hàng nào nhập sau thì xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Khi xuất kho sẽ căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế tồn kho lần cuối. Giá thực tế cuả vật liệu tồn kho cuối kỳ chính lại là giá thực tế vật liệu tính theo đơn giá của lần nhập đầu kỳ. Ưu điểm: đảm bảo tính chính xác, hợp lí, được tiến hành thường xuyên. Nhược điểm: đòi hỏi phải tính theo từng danh điểm vật tư nên tốn nhiều công sức. + Phương pháp giá thực tế đích danh: Phương pháp này được sử dụng đối với các loại hàng có giá trị cao và có tính tách biệt, có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho. Theo phương pháp này , hàng được xác định giá trị theo chiếc hay từng lô và được giữ nguyên giá từ lúc nhập vào đến lúc xuất ra, khi xuất hàng nào sẽ xác định giá trị thực tế của hàng đó. Ưu điểm: đảm bảo tính chính xác, hợp lý cao, theo dõi được thời gian bảo quản vật tư. Nhược điểm: đòi hỏi công tác bảo quản vật tư phải tiến hành tỉ mỉ, không được để lẫn từng lô hàng. 1.2.2.2. Đánh giá NVL theo giá hạch toán: Đối với doanh nghiệp có chủng loại vật tư lớn , giá cả biến động nhiều , việc nhập - xuất vật liệu diễn ra thường xuyên hàng ngày thì việc hạch toán theo giá thực tế trở lên phức tạp, tốn nhiều công sức và có khi không thể thực hiện được. Do đó việc hạch toán chi tiết hàng ngày của kế toán vật liệu nên sử dụng giá hạch toán. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 10
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giá hạch toán vật liệu là giá quy định thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và được sử dụng ổn định trong một thời gian dài . Giá hạch toán của vật liệu có thể là giá mua vào của vật liệu đã được xây dựng. Hàng ngày , kế toán phản ánh tình hình nhập - xuất vật liệu theo giá hạch toán . Cuối kỳ hạch toán, kế toán tổng hợp giá thực tế của vật liệu luân chuyển trong kỳ và tính đổi giá hạch toán vật liệu về giá thực tế . Việc tính đổi này được thực hiện dựa trên cơ sở hệ số giá vật liệu. Hệ số giá nguyên vật liệu là hệ số chênh lệch giữa giá thực tế của vật liệu so với giá hạch toán của vật liệu . Hệ số giá vật liệu được xác định : Hệ số Giá thực tế NVL tồn kho trong kỳ + Giá thực tế NVL nhập kho trong kỳ = giá Giá hạch toán NVL tồn kho đầu kỳ + Giá hạch toán NVL nhập kho trong kỳ Giá thực tế Giá hạch toán NVL = NVL x Hệ số giá của NVL xuất kho trong kỳ xuất kho trong kỳ Việc hạch toán theo hai quá trình : hạch toán và thực tế đảm bảo tính kịp thời của công tác kế toán, từ đó tăng cường công tác quản lý vật liệu, dụng cụ. Mặt khác , việc hạch toán theo 2 đơn giá giảm bớt khối lượng tính toán cho kế toán vật liệu. 1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 1.3.1.Chứng từ hạch toán kế toán nguyên vật liệu: - Mọi hiện tượng kinh tế xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập -xuất vật liệu, đều phải được lập chứng từ kế toán một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác theo đúng chế độ quy định ghi chép ban đầu về vật tư . Mỗi bản chứng từ cần chứa đựng tất cả các chỉ tiêu đặc trưng cho nghiệp vụ, về thời gian và địa điểm xảy ra nghiệp vụ cũng như người chịu trách nhiệm về nghiệp vụ và người lập bản chứng từ. - Hệ thống chứng từ kế toán phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình nhập xuất là cơ sở để tiến hành ghi chép trên thẻ kho và trên sổ kế toán. Để kiểm tra, giám sát tình hình biến động về số lượng của từng thứ vật liệu. Thực hiện Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 11
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP quản lý vật liệu có hiệu quả , phục vụ nhu cầu về vật liệu, phục vụ đầy đủ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chứng từ kế toán nhập - xuất vật liệu thường bao gồm : + Hoá đơn GTGT + Phiếu nhập kho . Mẫu số 01-VT + Phiếu xuất kho . Mẫu số 02- VT + Biên bản kiểm nghiệm vật tư . Mẫu Số 03-VT + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ . Mẫu số 04-VT + Biên bản kiểm kê vật tư . Mẫu số 05- VT + Bảng kê mua hàng . Mẫu số 06-VT + Bảng phân bổ nguyên vật liệu. Mẫu số 07-VT Việc lập các chứng từ kế toán về nhập - xuất vật liệu phải được thực hiện đúng các quy định về biểu mẫu, phương pháp ghi chép trách nhiệm ghi chép số liệu cần thiết , phải tuân theo trình tự luân chuyển chứng từ . 1.3.1.1. Tổ chức chứng từ kế toán nhập kho vật liệu và hạch toán ban đầu: - Sử dụng phiếu nhập kho dựa trên mẫu số 01-VT của Bộ Tài chính phát hành, áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp cổ phần, nhận liên doanh hoặc vật tư phát hiện thừa trong kiểm kê. Khi lập phải ghi rõ số phiếu nhập, ngày, tháng, năm nhập, họ tên người nhập vật tư, sản phẩm hàng hoá, số hoá đơn. - Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho: Bước 1: Người giao hàng (có thể là nhân viên phụ trách thu mua, nhân viên sản xuất của DN hoặc người bán) đề nghị giao hàng nhập kho. Bước 2: Ban kiểm nhận lập biên bản nhận cho nhập kho vật tư, hàng hóa, sản phẩm. Ban kiểm nhận bao gồm thủ kho, kế toán vật tư, cán bộ phụ trách bộ phận, người đề nghị giao hàng. Bước 3: Kế toán vật tư hoặc phụ trách bộ phận sẽ tiến hành lập Phiếu nhập kho theo hóa đơn mua hàng, phiếu giao nhận sản phẩm với ban kiểm nhận. Bước 4: Người lập phiếu, người giao hàng và phụ trách bộ phận ký vào Phiếu nhập kho. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 12
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bước 5: Chuyển Phiếu nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng, ghi sổ và ký Phiếu nhập kho. Bước 6: Chuyển Phiếu nhập kho cho kế toán vật tư để ghi sổ kế toán. Bước 7: Kế toán vật tư tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập. 1.3.1.2. Tổ chức chứng từ kế toán xuất kho vật liệu và hạch toán ban đầu: - Sử dụng phiếu xuất kho dựa trên mẫu số 02-VT của Bộ Tài chính phát hành. Khi xuất kho, phải căn cứ vào các nguyên nhân xuất thông qua các chứng từ nguồn bao gồm: Lệnh xuất kho, phiếu xin lĩnh vật tư, hóa đơn bán hàng - Quy trình luân chuyển Phiếu xuất kho: Bước 1: Người có nhu cầu về vật tư, sản phẩm, hàng hóa lập giấy xin xuất hoặc ra lệnh xuất đối với vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Bước 2: Chuyển cho chủ doanh nghiệp (Giám đốc) hoặc phụ trách đơn vị duyệt lệnh xuất. Bước 3: Phụ trách bộ phận hoặc kế toán vật tư căn cứ vào đề nghị xuất hoặc lệnh xuất tiến hành lập Phiếu xuất kho. Bước 4: Chuyển Phiếu xuất kho cho thủ kho tiến hành xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa; sau đó, ký vào Phiếu xuất kho rồi giao chứng từ lại cho kế toán vật tư. Bước 5: Khi nhận Phiếu xuất kho, chuyển cho Kế toán trưởng ký duyệt chứng từ rồi ghi sổ kế toán. Bước 6: Trình Phiếu xuất kho cho thủ trưởng (Giám đốc) ký duyệt chứng từ, thường là trình ký theo định kỳ, vì chứng từ đã được duyệt xuất ngay từ đầu, nên thủ trưởng chỉ kiểm tra lại và ký duyệt. Bước 7: Kế toán vật tư sẽ tiến hành bảo quản và lưu giữ chứng từ. 1.3.2.Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: 1.3.2.1.Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song:  Tại kho: Phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm nguyên vật liệu về mặt lượng. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 13
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập xuất vật tư (PNK, PXK) thủ kho thực hiện việc nhập – xuất kho và ghi số lượng vật tư thực nhập, thực xuất vào PNK, PXK và thẻ kho. - Mỗi chứng từ được ghi vào một dòng trên thẻ kho. Thẻ kho được mở theo từng danh điểm vật tư. - Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho phải tập hợp chứng từ nhập xuất vật tư và giao cho kế toán. - Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành cộng tổng số lượng vật tư nhập – xuất trong tháng, từ đó tính ra lượng vật tư tồn cuối tháng theo từng danh điểm vật tư.  Tại phòng kế toán: phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm nguyên vật liệu cả về mặt lượng và giá trị. - Kế toán vật tư mở thẻ (sổ) kế toán chi tiết vật tư theo từng danh điểm vật tư tương ứng đã ghi ở thẻ kho. - Hằng ngày hoặc định kì, khi nhận được các chứng từ nhập – xuất vật tư do thủ kho chuyển tới, kế toán vật tư phải kiểm tra, ghi đơn giá và tính ra thành tiền cho từng chứng từ nhập – xuất vật tư. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập – xuất vật tư vào thẻ (sổ) kế toán chi tiết vật tư theo từng danh điểm vật tư.  Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Phiếu nhập kho Bảng tổng hợp Sổ kế toán Thẻ kho Sổ chi tiết nhập xuất tồn tổng hợp NVL Phiếu xuất kho Ghi chú: Ghi hằng ngày ( định kỳ) Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 14
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm vật tư một cách chính xác, nhanh chóng. Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, làm tăng khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian. Điều kiện vận dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán máy và các doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng tay trong điều kiện doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế. 1.3.2.2.Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:  Tại kho: Tương tự phương pháp thẻ song song  Tại phòng kế toán: - Kế toán vật tư mở sổ “đối chiếu luân chuyển” để phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư cả về mặt số lượng và giá trị. Sổ này được ghi mỗi tháng một lần vào ngày cuối tháng trên cơ sở các bảng kê nhập, bảng kê xuất vật tư. - Mỗi danh điểm vật tư được ghi vào một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. - Cuối tháng, tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho về mặt số lượng.  Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập kho Bảng kê nhập Sổ đối chiếu Thẻ kho Sổ kế toán luân chuyển tổng hợp Phiếu xuất kho Bảng kê xuất Ghi chú: Ghi hằng ngày ( định kỳ) Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 15
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ưu điểm: Tiết kiệm công tác lập sổ kế toán so với phương pháp thẻ song song, giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán, tránh việc ghi chép trùng lặp. Nhược điểm: Khó kiểm tra, đối chiếu, khó phát hiện sai sót và dồn công việc vào cuối kỳ nên hạn chế chức năng kiểm tra thường xuyên, liên tục, hơn nữa làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác. Điều kiện vận dụng: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật tư nhưng số lượng chứng từ nhập xuất không nhiều, không có điều kiện bố trí riêng từng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu để theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày. 1.3.2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư:  Tại kho: ngoài các công việc như phương pháp thẻ song song, thủ kho còn phải làm các công việc sau: - Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải lập phiếu giao nhận chứng từ theo từng danh điểm vật tư hoặc từng nhóm vật tư và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập – xuất vật tư. - Cuối tháng, căn cứ vào thẻ kho, thủ kho ghi số lượng vật tư tồn kho theo từng danh điểm vật tư vào sổ số dư. Mỗi danh điểm vật tư được ghi vào một dòng trên sổ số dư. Sổ này được kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm, trước ngày cuối tháng kế toán giao cho thủ kho để ghi sổ. Ghi xong phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính ra thành tiền.  Tại phòng kế toán: - Định kỳ, nhân viên kế toán phải xuống kho để kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho và ký xác nhận số lượng tồn tại từng thời điểm trên thẻ kho. - Định kỳ, sau khi nhận được các chứng từ nhập – xuất vật tư do thủ kho chuyển đến, tính ra thành tiền trên từng chứng từ và ghi vào phiếu giao nhận chứng từ tương ứng. - Cuối tháng, cộng tổng số tiền trên các phiếu giao nhận chứng từ để ghi vào một dòng trên bảng luỹ kế nhập – xuất – tồn vật tư. Sau đó cộng tổng số tiền nhập – xuất trên bảng luỹ kế để tính ra số dư cuối tháng của từng danh điểm vật tư. Số dư này được dùng để đối chiếu với số dư trên sổ số dư. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 16
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư Phiếu nhập kho Phiếu giao nhận chứng từ nhập Thẻ kho Sổ số dư Bảng luỹ kế nhập- xuất-tồn vật tư Sổ kế toán tổng hợp Phiếu xuất kho Phiếu giao nhận chứng từ xuất Ghi chú: Ghi hằng ngày ( định kỳ) Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Ưu điểm: Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp và dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ nên không bị dồn công việc vào cuối kỳ. Nhược điểm: Sử dụng phương pháp này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót. Điều kiện vận dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật tư và số lần nhập xuất của mỗi loại nhiều, đồng thời nhân viên kế toán và thủ kho của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao. 1.4.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là tài sản lưu động , thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp,việc mở tài khoản tổng hợp,ghi chép sổ kế toán và xác định giá trị hàng tồn kho, giá trị hàng bán ra hoặc xuất dùng vào doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. Phưong pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập-xuất-tồn kho các loại vật liệu,thành phẩm, trên các tài khoản và sỗ kế toán tổng hợp khi có các chứng từ nhập-xuất hàng tồn kho. Như vậy, việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng được căn cứ vào các chứng từ xuất kho Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 17
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP sau khi đã tập hợp, phân loại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán. Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho là phương pháp không theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập-xuất hàng tồn kho trên các tài khoản hành tồn kho mà chỉ theo dõi, phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối tháng căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng trên tài khoản kế toán tổng hợp không căn cứ vào chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ, nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính. Chính vì vậy, trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng có nhu cầu khác nhau. Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ. 1.4.1. Kế Toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.4.1.1.Tài khoản sử dụng: TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (NVL). TK152 Số dư: XX +Giá gốc của nguyên vật liệu nhập kho + Giá trị nguyên vật liệu xuất kho để mua ngoài, tự gia công chế biến, nhận sử dụng cho sản xuất kinh doan, thuê góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn ngoài gia công , góp vốn liên doanh khá. hoặc nhượng bán. + Giá gốc của nguyên vật liệu thừa phát + Giá trị nguyên vật liệu thiếu hụt hiện khi kiểm kê. phát hiện khi kiểm kê. + Kết chuyển giá trị nguyên liệu, vật liệu + Kết chuyển giá trị của nguyên liệu, tồn kho cuối kỳ ( doanh nghiệp thực hiện vật liệu tồn kho đầu kỳ ( doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp thực hiện kế toán tồn kho theo phương kiểm kê định kỳ). pháp kiểm kê định kỳ ) Dư : Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. TK 152 được mở thành các tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 để kế toán chi tiết theo từng loại vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 18
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TK 1521: Nguyên liệu vật liệu chính. TK1522: Nguyên liệu vật liệu phụ. TK1523: Nhiên liệu. TK1524: Phụ tùng thay thế . TK158: Vật liệu khác. TK 151 - Hàng mua đang đi đường : Tài khoản này dùng để phản ánh các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập kho của doanh nghiệp, còn đang trên đường vận chuyển , ở bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng chưa làm thủ tục nhập kho( chờ kiểm kê). Kết cấu của TK 151- Hàng mua đang đi đường TK151 Dư: XX + Trị giá của vật tư đang đi trên đường. +Giá trị vật tư, hàng hoá đang đi đường + Kết chuyển trị giá thực tế hàng đang đi đã nhập kho hoặc chuyển giao cho các đường lúc cuối kỳ (theo phương pháp đối tượng sử dụng hay khách hàng. kiểm kê định kỳ) + Kết chuyển trị giá thực tế hàng đang Dư cuối : đi đường lúc đầu kỳ (theo phương pháp Giá trị hàng đang đi đường lúc đầu kỳ kiểm kê định kỳ). ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ). 1.4.1.2. Phương pháp kế toán. * Kế toán tăng: a) Tăng do mua  Nếu là mua hàng trong nước  Khi mua nguyên liệu vật liệu về nhập kho căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho: ( hàng và hoá đơn cùng về ) + Đối với nguyên liêụ, vật liệu chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ ghi: Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 19
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nợ TK 133: Thuế GIGT được khấu trừ ( TK1331) Có các TK 111, 112, 141, 331 (Tổng giá thanh toán) + Đối với vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc các hoạt động phúc lợi, dự án,ghi: Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Có TK 111,112,141,331 ( Tổng giá thanh toán ).  Nếu hàng mua thanh toán tiền sớm thì được hưởng chiết khấu thanh toán ( chiết khấu thanh toán là số tiền người bán thưởng cho người mua) tính vào doanh thu hoạt động tài chính . Nợ TK 331: Phải trả người bán Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 1388: mới thoả thuận chưa thanh toán Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính.  Trường hợp hàng mua về nhưng chưa có hoá đơn, kế toán lưu phiếu nhập kho vào tệp hồ sơ “hàng chưa có hoá đơn”. Nếu trong tháng hoá đơn về thì ghi sổ bình thường. Nếu cuối tháng hoá đơn vẫn chưa về, kế toán sẽ ghi giá trị vật liệu, nhập kho theo giá tạm tính: Nợ TK 152 - ghi theo giá tạm tính Có TK 331- Phải trả người bán. Khi nhận hoá đơn, tiến hành điều chỉnh giá tạm tính theo giá ghi trên hoá đơn. + Nếu giá ghi trên hoá đơn lớn hơn giá tạm tính : kế toán ghi bổ sung: Nợ TK 152: Phần chênh lệch thiếu Nợ TK 133: VAT đầu vào theo hoá đơn Có TK 331 + Nếu giá ghi trên hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính: Nợ TK 152: Ghi âm số chênh lệch thừa Nợ TK 133: VAT đầu vào theo hoá đơn Có TK 331  Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hoá đơn mua hàng nhưng nguyên Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 20
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP liệu, vật liệu còn đang đi đường thì kế toán lưu đơn vào một tập hồ sơ riêng “ Hàng mua đang đi đường ” khi về kho sẽ ghi sổ: + Nếu hàng về nhập kho ngay trong tháng: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331,141 + Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho : Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331,141 + Sang tháng hàng về nhập kho : Nợ TK152 Có TK151 Các chi phí thu mua bốc xếp , vận chuyển, nguyên vật liệu từ nơi mua đến doanh nghhiệp, trường hợp nguyên liệu , vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT và tính theo phương pháp khấu trừ ghi: Nợ TK152: Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 133: Có TK 111,112,141,331  Nguyên liệu, vật liệu mua về không đúng chất lượng, qui cách phẩm chất theo hợp đồng đã ký kết phải trả lại cho người bán hoặc người bán giảm giá khi xuất kho trả lại hoặc giảm giá, ghi: Nợ TK331, 111, 112, 1388: ( Tổng giá thanh toán ) Có TK152: Nguyên liệu vật liệu. Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ . b) Tăng do phát hiện thừa: Nếu thừa so với hoá đơn. Có 2 cách ghi : + Cách 1: ghi theo số thực nhập. Nợ TK152: hàng kiểm thực tế chưa có VAT Nợ TK 133: VAT đầu vào theo hoá đơn Có TK331: Tổng số tiền thanh toán. Có TK 3381: số hàng thừa chưa có VAT Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 21
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Xử lý giá trị thừa : - Nếu trả lại số thừa cho người bán: Nợ TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết. Có TK 152: Nguyên vật liệu thừa - Nếu mua lại số hàng thừa viết hoá đơn: Nợ TK 3381: Nợ TK133 Có TK111,112,331,141 - Nếu thừa không rõ nguyên nhân, ghi tăng thu nhập: Nợ TK 3381: Có TK 711 + Cách 2: Số tiền thừa giữ hộ người bán ghi theo số hoá đơn Nợ TK 152 Nợ TK133. Có TK 111,112,141,331 Đồng thời kế toán ghi Nợ TK 002 số hàng thừa. Xử lý giá trị thừa : - Nếu trả lại cho người bán: ghi có TK 002 số hàng thừa - Nếu mua lại số thừa: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 331, 111, 112 Đồng thời ghi có TK 002 - Nếu thừa không rõ nguyên nhân: Nợ TK 152 Có TK 711 Đồng thời ghi có TK 002 c) Nguyên liệu, vật liệu, nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến: + Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công chế biến ghi : Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 152: nguyên vật liệu Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 22
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công chế biến ghi : Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112,331,141 - Khi nhập kho số nguyên liệu thuê ngoài gia công chế biến xong : Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Có TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.  Nguyên liệu, vật liệu nhập kho tự chế: - Khi xuất kho vật liệu tự chế : Nợ TK 154: Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK152: Nguyên vật liệu - Chi phí gia công thực tế phát sinh: Nợ TK 154 Có TK 111, 112, 334 - Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu đã tự chế ghi: Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. d) Tăng do nhận vốn góp . - Nhận vốn góp : Nợ TK152: Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. - Nhận lại vốn góp: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Có TK 128: Đầu tư khác . Có TK 221, 222, 223, 228 e) Tăng do đánh giá lại tài sản : Nợ TK152: Nguyên vật liệu. Có TK412 : Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 23
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP f) Do được tặng : Nợ TK 152: Nguyên vật liệu. Có TK 711:Thu nhập khác ( chi tiết theo hoạt động). g) Tăng do mua hàng nhập khẩu. - Nếu thanh toán ngay bằng tiền: Nợ TK 152: Giá nhập khẩu theo tỉ giá giao dịch Nợ (Có) TK 635 (515): Lỗ hoặc lãi tỉ giá Có TK 1112, 1122: Giá mua theo tỉ giá xuất ngoại tệ. - Nếu chưa thanh toán: Nợ TK 152: Giá nhập khẩu theo tỉ giá giao dịch Có TK 331: Giá phải trả theo tỉ giá giao dịch. + Phản ánh thuế nhập khẩu phải nộp tính vào giá thực tế nguyên vật liệu: Nợ TK 152 Có TK 3333 + Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có): giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bằng giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu Nợ TK 152 Có TK 333 + Phản ánh thuế GTGT: Giá tính thuế GTGT = giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt Nợ TK 133 Có TK 3331 Trong các hình thức kế toán, kế toán tổng hợp nhập vật liệu thực hiện trên nhiều sổ sách kế toán liên quan tuỳ vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. *Kế toán giảm: Nguyên liệu vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất giảm chủ yếu do xuất dùng cho xuất dùng nhu cầu sản xuất sản phẩm, phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các bộ phận sản xuất quản lý doanh nghiệp Kế toán phải phản ánh kịp thời tình hình xuất vật liệu, tính chính xác giá thực tế xuất dùng theo phương pháp tính đã đăng ký và tính phân bổ đúng đắn vào đúng đối tượng. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 24
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP a) Căn cứ vào thực tế xuất kho : + Căn cứ vào thực tế xuất kho: Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641: dùng cho phục vụ bán hàng. Nợ TK 642: dùng quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 241 : dùng cho sửa chữa lớn TSCĐ, cho XDCB Có TK152: Nếu là nguyên liệu, vật liệu(chi tiết các TK). b) Xuất kho cho gia công chế biến : Nợ TK 154:( chi tiết tự gia công hoặc thuê ngoài). Có TK 152 c) Góp vốn liên doanh. Nợ TK 128 : Đầu tư khác. Nợ TK222: Góp vốn liên doanh. Có TK152 d) Cho vay tạm thời không tính lãi Nợ TK 1388, 1368: (Tạm thời) Có TK 152 : giá thực tế. e) Xuất bán : Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 152 f) Kiểm kê: Căn cứ vào biên bản kiểm kê phát hiện thiếu Nợ TK1381: Tài sản thiếu ngoài định mức chờ xử lý Nợ TK1388, 111, 334: Phần thiếu quy ngay được trách nhiệm Nợ TK 632: Tài sản thiếu trong định mức CóTK 152 Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 25
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ1.4: Sơ đồ thể hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên: TK 111,112,331 TK 152 TK 621,627,641,642,241 Nhập kho NVL mua ngoài Xuất kho NVL dùng cho TK 133 SXKD, XDCB hoặc SCL. TK 154 Thuế GTGT (nếu có) Xuất kho NVL thuê ngoài Chi phí thu mua, gia công vận chuyển, bốc xếp TK 111,112,331, TK 154 Giảm giá NVL mua vào, NVL thuê ngoài gia công, trả lại NVL , CKTM chế biến xong nhập kho TK 133 TK 333(33312,3332, 3333) Thuế GTGT (nếu có) Thuế GTGT, thuế NK, TTĐB phải nộp của NVL nhập khẩu TK 632 TK 411 NVL xuất bán Được cấp hoặc nhận vốn góp TK 142, 242 liên doanh, liên kết bằng NVL NVL dùng cho sản xuất TK 621,623,627,641,642,241 phân bổ dần NVL xuất dùng TK 222,223 không sử dụng hết, nhập lại kho NVL xuất kho để đầu tư vào TK 222,223 công ty liên kết Thu hồi vốn góp vào công ty TK 632 liên kết bằng NVL NVL phát hiện thiếu khi kiểm TK 338 (3381) kê thuộc hao hụt định mức NVL phát hiện thừa khi kiểm kê TK 138 (1381) chờ xử lý NVL thiếu khi kiểm kê chờ xử lý Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 26
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.4.2. Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu theo pp kiểm kê định kỳ: 1.4.2.1. Tài khoản sử dụng: Đối với các doanh nghiệp sản xuất áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ cho việc hạch toán hàng tồn kho thì TK 152(151) dùng để kết chuyển giá trị thực tế của vật liệu và hàng mua đang đi đường lúc đầu kỳ và cuối kỳ vào TK 611- Mua hàng. TK 611 dùng để phản ánh giá trị thực tế của số vật tư, hàng hoá mua vào xuất dùng trong kỳ. Kết cấu của TK611: TK611- Mua hàng -Kết chuyển trị giá thực tế hàng hoá, - Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá kiểm vật tư tồn đầu kỳ. kê lúc cuối kỳ. - Giá trị thực tế, vật tư hàng hoá nhập - Trị giá vật tư, hàng hoá xuất trong kỳ. trong kỳ - Trị giá thực tế hàng hoá vật tư đã gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ. - Chiết khấu hàng mua, giảm giá , hàng trả lại. Tài khoản này không có số dư . Ngoài ra, kế toán cũng sử dụng các tài khoản có liên quan khác như phương pháp kê khai thường xuyên. 1.4.2.2.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu. a/ Kết chuyển trị giá thực tế NLVL tồn kho đầu kỳ , Nợ TK 611(6111). Có TK152,151. b/ Trong kỳ nhập kho . Nợ TK 611(6111) Có TK111,112,141,331 - Chiết khấu mua hàng được hưởng : Nợ TK 331: Có TK611. - Giảm giá hàng mua, hàng bị trả lại: Nợ TK111,112,331. Có TK611. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 27
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP c/ Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê vật liệu, kế toán xác định giá trị thực tế xuất dùng trong kỳ như sau: Trị giá thực tế Trị giá Trị giá thực tế Trị giá thực tế NVL = thực tế VL + NVL - NLVL xuất dùng tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn kho cuối kỳ. Để xác định được giá trị thực tế của số liệu xuất dùng cho từng đối tượng, từng nhu cầu sản xuất sản phẩm, mất mát, hao hụt kế toán phải kết hợp với số liệu hạch toán chi tiết mới có thể xác định được do kế toán tổng hợp không theo dõi ghi tình hình xuất dùng liên tục trên cơ sở các chứng từ xuất. Các nghiệp vụ lúc cuối kỳ được ghi sổ như sau: - Kết chuyển giá trị thực tế vật liệu, tồn kho : Nợ TK 152. Có TK 611. - Trị giá thực tế vật liệu, dụng cụ xuất trong kỳ: Nợ TK 631( xuất cho sản xuất kinh doanh ). Nợ TK 632( xuất bán). Có TK611- Mua hàng. - Trị giá thực tế vật liệu thiếu hụt, mất mát: căn cứ vào biên bản quyết định xử lý: Nợ TK 138(1381): Tài sản thiếu chờ xử lý. Nợ TK111,334 Có TK611 Quá trình hạch toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu có thể tổng quát theo sơ đồ sau: Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 28
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.5: Theo phương pháp kiểm kê định kỳ : TK152 TK611 Kết chuyển trị giá NVL tồn đầu kỳ TK111,112,331, TK111,112,331, Mua NVL nhập kho trong kỳ Giảm giá hàng mua, TK 133 hàng trả lại, CKTM Thuế GTGT đầu vào TK 133 (nếu có) Thuế GTGT (nếu có) TK 333(33312,3332, 3333) TK 138, 334 Thuế GTGT, NK, TTĐB phải nộp Giá trị NVL thiếu hụt của NVL nhập khẩu TK 3381 TK621,623,627,641,642,241 Cuối kỳ xác định và kết chuyển NVL thừa khi kiểm kê NVL xuất kho TK 411 TK 151, 152 Nhận góp vốn liên doanh Kết chuyển NVL tồn kho cuối kỳ TK 128,222, 311 Nhập NVL từ các nguồn khác Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 29
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.5. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 1.5.1.Khái niệm: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc trích lập trước một khoản tiền vào chi phí do có sự chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm nhằm tạo nguồn tài chính bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra cho kỳ kế toán sau do nguyên nhân giảm giá nguyên vật liệu. 1.5.2.Điều kiện áp dụng: - Phải có đầy đủ tài liệu, chứng từ chứng minh giá vốn của nguyên vật liệu tại thời điểm lập dự phòng cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng trên thị trường. - Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. - Là nguyên vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tồn kho tại thời điểm lập dự phòng. 1.5.3.Phương pháp xác định mức dự phòng và hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức dự phòng Số lượng tồn Giá trị vật liệu Giá trị thuần có phải trích cho = x - kho vật liệu trên sổ kế toán thể thực hiện được năm kế hoạch Kế toán ghi bút toán lập dự phòng: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho Sang năm sau, nếu số dự phòng mới lớn hơn số đã lập, kế toán trích lập thêm phần chênh lệch : Nợ TK 632 Số dự phòng Có TK 159 bổ sung Trường hợp số dự phòng mới nhỏ hơn số đã lập, kế toán phải hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 159 Số chênh lệch Có TK 632 nhỏ hơn Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 30
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HẢI LONG 2.1.Tổng quan về công ty TNHH Hải Long: 2.1.1.Khái quát chung về công ty TNHH Hải Long: Công ty TNHH Hải Long được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định thành lập số 74/QĐ-UB ngày 07/12/1992. Có giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp đổi lần thứ 11 vào ngày 25/10/2010. Công ty TNHH Hải Long là doanh nghiệp do các thành viên tự nguyện góp vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Công ty có tư cách pháp nhân và địa vị pháp lý, được nhà nước bảo đảm theo điều 4 luật doanh nghiệp. Các thành viên trong công ty đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, được hưởng lợi nhuận và chịu lỗ và gánh vác các nghĩa vụ tài sản khác của công ty theo tỷ lệ vốn góp của mình. - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Hải Long - Tên giao dịch: ROBIKA HAI PHONG - Địa chỉ trụ sở chính: 121/123 ngõ 109 đường Trường Chinh – phường Lãm Hà – quận Kiến An – Hải Phòng - Điện thoại:031. 3876449/ 3878343 - Fax: 031. 3878557 - Email: hailongrobikahp@vnn.vn Hailongrobikahp@gmail.com - Website: www.hailongrobika.com www.baobihailong.vn - Mã số thuế: 0200135942 Các chi nhánh của công ty: - Chi nhánh Hà Nội: 16/168 phố Hào Nam – Hà Nội - Chi nhánh Quảng Ninh: 85 Trần Phú – thành phố Móng Cái – Quảng Ninh - Văn phòng đại diện tp.Hồ Chí Minh: 188 Phan Văn Hân – Quận Bình Thạnh - Xí nghiệp tập thể cổ phần Hải Long: khu I Thị Cầu – thị xã Bắc Ninh – Bắc Ninh Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 31
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Nhà máy giấy và bao bì: khu công nghiệp Vĩnh Niệm, đường Nguyễn Sơn Hà – Lê Chân – HP - Xưởng Nam Triệu: số 10 đường Ngô Quyền – HP - Xưởng nước mắm: 134 Lê Lai – HP  Ngành nghề kinh doanh: - Kinh doanh, chế biến nông hải sản, thực phẩm tiêu dùng. - Sản xuất bột Agar, bột Jelly từ rong biển. - Sản xuất giấy Kraft và bao bì giấy. - Chế tạo cơ khí chính xác. - Khai thác, chế biến nhựa thông.  Chính sách chất lượng của công ty: - Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm tốt nhất, thời gian giao hàng chính xác và dịch vụ hoàn hảo. - Coi trọng mối quan hệ song song giữa “Chất lượng – Giá cả và Tiến độ”, luôn tìm giải pháp tối ưu nhất để thực hiện ba vấn đề này trong cùng một thời điểm cho khách hàng. - Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là mục tiêu hàng đầu của công ty. Với phòng KCS có đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện kiểm nghiệm tiên tiến và đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong nghề có đủ khả năng quản lý tốt các chỉ tiêu chất lượng của tất cả các sản phẩm do công ty sản xuất. - Tất cả các sản phẩm đều công bố tiêu chuẩn chất lượng, đã được Sở Y tế và chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố Hải Phòng tiếp nhận. Các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu chất lượng cao, ổn định và an toàn vệ sinh thực phẩm. 2.1.2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động 2.1.2.1.Thuận lợi: Công ty TNHH Hải Long có thời gian thành lập được hơn 10 năm, được sự quan tâm của ban ngành thành phố, sự đầu tư thích đáng, kịp thời của lãnh đạo công ty cũng như sự nhiệt tình của đội ngũ lao động có tay nghề cao. Công ty đã tạo dựng Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 32
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP được một mạng lưới các chi nhánh và nhà máy sản xuất và cung cấp những sản phẩm chất lượng, đảm bảo uy tín và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường thành phố, các tỉnh thành lân cận và có những mặt hàng được cung cấp trên khắp cả nước. 2.1.2.2.Khó khăn: - Về mặt nhu cầu thị trường: do nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nước ngoài có vốn lớn, đầu tư nhiều về chất lượng cũng như hình thức mẫu mã sản phẩm, nên người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm bắt mắt nên nhu cầu về sản phẩm của công ty có giảm sút, mặt khác do công nghệ sản xuất và những yêu cầu về kỹ thuật chất lượng nên giá thành còn cao so với mặt bằng chung. - Về vốn: là một doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư vào không nhiều nên việc đầu tư mua sắm các dây chuyền sản xuất hiện đại với năng suất và chất lượng cao vẫn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất. - Ngoài ra, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành cả trong và ngoài nước ngày càng gay gắt cũng là trở ngại cho công ty. 2.1.3.Những thành tích cơ bản mà công ty đạt được trong những năm qua: Hiện nay công ty đã dần khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình với các bạn hàng ở thành phố, trong cả nước và nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang một số nước lớn.Kết quả đạt được trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 như sau:  Về nhân lực: - Quản lý: 20 người, trong đó 12 người trình độ đại học, 3 người trình độ cao đẳng. - Số lao động: 145 công nhân với trình độ tay nghề cao - Thu nhập bình quân: 3.250.000đ/người/tháng.  Về biến động tài sản và nguồn vốn tại công ty (ĐVT: đồng) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 33
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tài sản A. Tài sản ngắn hạn 47.869.195.329 52.802.683.822 69.120.069.237 B. Tài sản dài hạn 22.136.964.085 22.548.433.975 21.937.561.753 Tổng tài sản 70.006.159.414 75.351.117.797 91.057.630.990 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 46.148.255.918 49.574.414.376 62.297.756.039 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 23.857.903.496 25.776.703.420 28.759.874.949 Tổng cộng nguồn vốn 70.006.159.414 75.351.117.797 91.057.630.990 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của nhà máy trong 3 năm 2009, 2010, 2011 Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận xét như sau: Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của công ty đã được tăng cường, quy mô và năng lực sản xuất đã được mở rộng, sự gia tăng này sẽ tạo ra nguồn lợi tức trong dài hạn cho công ty.  Về sự biến động doanh thu (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu thuần 61.864.730.545 70.871.455.755 80.593.683.715 Lợi nhuận sau thuế 2.067.635.896 2.272.742.157 2.237.378.646 Qua bảng trên ta thấy : - Doanh thu của công ty ngày càng tăng, cụ thể :  năm 2010 tăng 9.006.725.210 đồng tương đương 14,56%  năm 2011 tăng 9.722.227.960 đồng tương đương 13,72% Đây là dấu hiệu cho thấy mức độ tăng trưởng kinh tế của công ty là khá cao. Công ty không ngừng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh, các sản phẩm của công ty được tiêu thụ nhiều hơn, đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững, đưa doanh thu của công ty ngày càng cao. - Lợi nhuận của công ty đạt được tăng 205.106.261 đồng, tương đương tăng 9,92% năm 2010 so với năm 2009 thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 34
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP công ty. Riêng năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty so với năm 2010 có giảm 35.363.511 đồng tương đương giảm 1,56%, nguyên do là năm vừa rồi ngân hàng nhà nước tăng mức lãi suất cho vay là 19%/năm có lúc lên tới 22%/năm làm cho chi phí lãi vay của công ty tăng gần gấp đôi, do đó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên mức giảm lợi nhuận này không nhiều, chứng tỏ nếu trong năm nay, lạm phát không tăng nhiều, xuất hiện nhiều tín hiệu có thể giảm mức lãi suất và nếu ngân hàng quyết định điều chỉnh giảm thì lợi nhuận của công ty sẽ lại tăng. 2.1.4.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hải Long: Ban bảo vệ Phòng kinh doanh Phó giám đốc Phòng tổ chức - Khối phòng ban kinh doanh hành chính Phòng kế toán Các chi nhánh Giám đốc trực thuộc Xưởng sản xuất giấy và bao bì Phó giám đốc Khối phân Xưởng nước sản xuất xưởng mắm Xưởng chế biến thực phẩm Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà máy giấy và bao bì Hải Long Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 35
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Qua sơ đồ ta thấy chức năng các phòng ban như sau: - Giám đốc: là người đại diện pháp lý trước pháp luật đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đối với cán bộ công nhân viên công ty, tổ chức lãnh đạo chung toàn công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành các phòng ban, các chi nhánh trực thuộc phục vụ việc kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc sản xuất: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành các phân xưởng sản xuất. - Phòng kế toán: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính kế toán, tổ chức quản lý các nguồn vốn, hạch toán kế toán đúng chế độ, đảm bảo vốn để đơn vị hoạt động liên tục và có hiệu quả, chỉ đạo công tác kế toán tại công ty, xác định tài sản, vật tư, tiền vốn và kết quả kinh doanh. Lưu trữ hồ sơ và các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế của công ty, tính toán và trích lập đầy đủ, đúng hạn các khoản nộp ngân sách Nhà nước. - Phòng kinh doanh: Khảo sát nhu cầu thị trường, thường xuyên làm việc với các cơ sở, đại lý phân phối sản phẩm, cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng có nhu cầu. Đồng thời đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch cần thực hiện trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm. - Phòng tổ chức hành chính: quản lí nguồn nhân lực cũng như quan tâm chăm lo đời sống người lao động được ổn định. 2.1.5. Đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy kế toán và hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty TNHH Hải Long: Công tác kế toán do một bộ phận chuyên trách đảm nhận gọi là phòng kế toán. Trong phòng kế toán trưởng quản lý và điều hành trực tiếp các kế toán viên. Các nhân viên kế toán có trách nhiệm hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp, làm báo cáo kế toán đồng thời phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán tại nhà máy. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 36
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.5.1.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Hải Long: Bộ máy kế toán của công ty đƣợc tổ chức theo mô hình tập trung Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tại các Kế toán bán Kế toán công phân xưởng và Thủ quỹ hàng nợ chi nhánh Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Hải Long Trong đó:  Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán chung cho công ty, tổ chức hạch toán, xác định hình thức kế toán áp dụng cho đơn vị, cung cấp thông tin kinh tế giúp lãnh đạo công ty về công tác chuyên môn, kiểm tra tài chính. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn theo dõi các phần hành sau: theo dõi ngân sách, nhà cung cấp, các khoản phải thu, theo dõi TSCĐ, kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất của đơn vị, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính, lập tờ khai thuế, tổ chức sử dụng và huy động vốn có hiệu quả nhất.  Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm phụ trách bao quát tất cả các số liệu tiền lương, TSCĐ, nguyên vật liệu, giá thành, tiền mặt, TGNH và các khoản công nợ để có thể cung cấp một cách chính xác bất cứ lúc nào cho kế toán trưởng hay cho giám đốc hoặc phó giám đốc.  Kế toán bán hàng: theo dõi các hóa đơn chứng từ phục vụ việc bán hàng của công ty. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 37
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  Kế toán tại các phân xưởng và chi nhánh: theo dõi các chứng từ liên quan đến nhập, xuất nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm tại phân xưởng hoặc chi nhánh mình phụ trách.  Kế toán công nợ: Chuyên theo dõi các chứng từ liên quan đến các khoản phải thu, phải trả.  Thủ quỹ: Có trách nhiệm thu, chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu và các chứng từ chi, giấy tạm chi lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt theo quy định. 2.1.5.2.Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty TNHH Hải Long: Để đáp ứng nhu cầu quản lý, đồng thời căn cứ vào quy mô, đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, hình thức được công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Chế độ kế toán công ty áp dụng là chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC.  Hệ thống tài khoản hiện nay công ty đang sử dụng là hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành.  Niên độ kế toán: Từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm N.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ)  Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam  Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ của nhà máy bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Khấu hao TSCĐ tính theo phương pháp đường thẳng.  Phương pháp thuế áp dụng: phương pháp khấu trừ.  Phương pháp ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền Chu trình kế toán được tổ chức chặt chẽ theo bốn bước sau: - Kiểm tra chứng từ: Xác minh chứng từ về tính hợp pháp, hợp lệ, trung thực, đúng chế độ kế toán. - Hoàn chỉnh chứng từ: Ghi chép nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh như số tiền, số thực xuất tổng hợp số liệu, lập và định khoản kế toán. - Luân chuyển chứng từ: Tùy theo tính chất nội dung cả từng loại chứng từ Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 38
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP luân chuyển vào các bộ phận được quy định để làm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết kịp thời, chính xác. - Lưu trữ chứng từ: Bộ phận kế toán có trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ đầy đủ có hệ thống và khoa học theo đúng quy định. Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được ghi chép theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản vào sổ Nhật ký chung, sau đó từ sổ Nhật ký chung vào sổ cái tài khoản, từ sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết lập báo cáo kế toán. Chứng từ kế toán Sổ nhật kí chung Sổ, thẻ chi tiết Sổ cái các tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự hạch toán kế toán tại công ty TNHH Hải Long Ghi chú: Ghi hằng ngày ( định kỳ) Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 39
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trình tự ghi sổ kế toán như sau: 1. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc ghi vào sổ nhật ký chung, sổ thẻ kế toán chi tiết. 2. Từ 3 đến 5 ngày, từ nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết ghi vào sổ cái các tài khoản. 3. Tổng hợp các tài khoản chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết. 4. Đối chiếu, kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo. 5. Lập báo cáo tài chính: - Bảng cân đối tài khoản - Bảng cân đối kế toán - Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 2.2.Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Hải Long: 2.2.1.Đặc điểm nguyên vật liệu và quản lý nguyên vật liệu tại công ty: Công ty TNHH Hải Long là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đa ngành nghề, trong đó, hai ngành sản xuất chủ lực là thực phẩm và giấy bao bì. Nguyên vật liệu chính mà công ty sử dụng chiếm 70%-75% trong tổng giá thành sản phẩm, chỉ cần có sự biến động nhỏ về nguyên vật liệu cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nhiều nguyên vật liệu của công ty là hàng thực phẩm có tính chất lý, hoá khác nhau, thời gian sử dụng ngắn, mang tính thời vụ, phụ thuộc lớn vào điều kiện môi trường, điều kiện bảo quản. Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu là biện pháp tích cực nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đẩm bảo chất lượng sản phẩm. Song để làm được điều đó thì công ty phải có kế hoạch, có phương pháp quản lý nguyên vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. - Ở khâu thu mua: Do sản xuất nhiều loại sản phẩm có nhu cầu vật tư lớn, đa dạng về chủng loại và đòi hỏi cao về chất lượng nên tất cả vật liệu của công ty đều được mua theo kế hoạch. Vật liệu trước khi nhập về kho đều được kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại. - Ở khâu dự trữ, bảo quản: công ty xây dựng hệ thống kho bảo quản với hệ thống thiết bị bảo quản tương đối đầy đủ, nhằm đảm bảo chất lượng nguyên Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 40
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP vật liệu một cách tốt nhất có thể. Các loại vật liệu đều được xây dựng định mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo quá trình sản xuất vừa được tiến hành liên tục vừa tránh tình trạng mua nhiều dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. 2.2.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu: 2.2.2.1.Phân loại nguyên vật liệu: Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng công ty mà có cách phân loại khác nhau. Công ty TNHH Hải Long có lượng nguyên vật liệu nhập khẩu không nhiều nên nguyên vật liệu không phân theo nguồn nhập mà chủ yếu được phân theo công dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. - Nguyên vật liệu chính: là các loại vật liệu chủ yếu hình thành nên sản phẩm như rau câu, bột bánh bao, gạo nếp, bột mì, đỗ xanh . - Nguyên vật liệu phụ: là những loại nguyên vật liệu tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng có tác dụng nâng cao hình thức, chất lượng sản phẩm như: đường, hương liệu, màu thực phẩm, bột KonJac - Nhiên liệu: bao gồm than, cồn, điện - Phế liệu: như bao dứa, giấy vụn 2.2.2.2.Tính giá nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu tại công ty được tính theo nguyên tắc giá thực tế. *Đối với nguyên vật liệu nhập kho: nguyên vật liệu ở công ty chủ yếu là mua ngoài, một phần là nhập khẩu. Giá thực tế bao gồm: Giá mua thực tế Giá ghi trên hoá Chi phí mua Chiết khấu thực tế đơn(bao gồm thực tế (chi phí thương mại. NVL = thuế nhập khẩu, + vận chuyển, - giảm giá mua thuế tiêu thụ đặc bốc dỡ, tiền (nếu có) ngoài biệt nhưng không thuê kho bãi ) gồm thuế VAT) Ví dụ 2.1: Ngày 12/12/2011, công ty mua của công ty TNHH thương mại XNK Hoàng Hiệp 50.000kg gạo tẻ, đơn giá chưa có thuế là 9.720đ/kg, đơn giá này đã bao gồm phí vận chuyển. Giá thực tế của gạo tẻ nhập kho là: 50.000 x 9.720 = 486.000.000 đồng. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 41
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ví dụ 2.2: Ngày 26/12/2011, công ty mua 16.000 kg rau câu của bà Huỳnh Thị Hoa, đơn giá chưa có thuế là 14.750đ/kg, chi phí vận chuyển về đến kho là 4.000.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT). Giá thực tế của rau câu nhập kho là: 16.000 x 14.750 + 4.000.000 = 240.000.000 đồng. Ví dụ 2.3: Ngày 09/12/2011, công ty nhập khẩu từ Trung Quốc 2.000kg bột KonJac (Portieu late flour), đơn giá CIF là 245.000đ/kg, thuế nhập khẩu 10%, phí vận chuyển về đến kho là 570.000 đồng. Giá thực tế của bột KonJac nhập kho là: 2.000 x 245.000 + (2.000 x 245.000) x 10% + 570.000 = 539.570.000 đồng. Đối với nguyên vật liệu nhập kho: Trình tự hạch toán quá trình thu mua và nhập kho nguyên vật liệu tại Công ty : - Căn cứ vào nhu cầu của sản xuất , phòng kinh doanh công ty lên kế hoạch với các nhà cung cấp , chọn giá tốt nhất và tiến hành ký hợp đồng . - Căn cứ vào hợp đồng đã ký , nhà cung cấp chuyển hàng . - Thủ kho kiểm tra lại rồi tiến hành nhập hàng. Ví dụ 2.4: Ngày 16/12/2011, công ty tiến hành mua 5.950 m2, đơn giá 6.200 đồng/m2 sóng Carton 3 lớp, thuế GTGT 10% theo hoá đơn GTGT số 1258 của công ty TNHH bao bì quốc tế B&B, công ty đã thanh toán bằng ngay bằng tiền mặt. - Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 1258 (Biểu số 2.1), kế toán lập Phiếu chi số 195 (Biểu số 2.2), sau đó thủ kho làm thủ tục nhập kho và lập Phiếu nhập kho số 498 (Biểu số 2.3). Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 42
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.1 : Hoá đơn GTGT số 1258 lập ngày 16/12/2011 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT3/001 Liên 2: Giao khách hàng Ký hiệu: AA/11P Số: 0001258 Ngày 16 tháng 12 năm 2011 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH BAO BÌ QUỐC TẾ B&B Địa chỉ: 135/28 Trường Chinh - Phường Lãm Hà - Quận Kiến An - Hải Phòng Mã số thuế: 0201133899 Điện thoại: 031. 3 545198 Số tài khoản: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Hải Long Địa chỉ: 109 Trường Chinh – Kiến An – Hải Phòng Số tài khoản: Hình thức thanh toán:Tiền mặt Mã số thuế 0 2 0 0 1 3 5 9 4 2 Đơn vị STT Tên hàng hóa, dịch vụ Số lượng Đơn giá Thành tiền tính 1 2 3 4 5 6 = 4x5 1. Sóng carton 3 lớp m2 5.950 6.200 36.890.000 Cộng tiền hàng: 36.890.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 3.689.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 40.579.000 Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi triệu năm trăm bảy mươi chín nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) In tại công ty TNHH In & Quảng cáo Hợp Thành – MST: 0200584458 Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 43
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.2: Phiếu chi số 195 Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG PHIẾU CHI Mẫu số 02-TT Địa chỉ:109 Trường Chinh – Kiến An – HP (TheoQĐ số 48/2006/QĐ- BTC Số: PC 195 Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) Ngày 16 tháng 12 năm 2011 NỢ: 152,133 CÓ: 111 Họ, tên ngƣời nhận tiền: Công ty TNHH Bao bì quốc tế B&B( Đại diện: anh Đào Huy Hùng) Địa chỉ: 135/28 Trường Chinh – Kiến An – Hải Phòng Lý do chi: Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu Số tiền: 40.579.000đ Viết bằng chữ: Bốn mươi triệu năm trăm bảy mươi chín nghìn đồng chẵn. Kèm theo: Hoá đơn GTGT số 1258 Ngày 16 tháng 12 năm 2011 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập Người nhận tiền Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) Vũ Hữu Thiệm Nguyễn Thanh Trà Nguyễn Thị Nga Đào Huy Hùng Dung Thị Hòa Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc đá quý): + Số tiền quy đổi: Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 44
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.3: Phiếu nhập kho số 498 Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số: 01 – VT Địa chỉ: 109 Trường Chinh – Kiến An - HP Theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC Ngày 16 tháng 12 năm 2011 NỢ: 152 Số: PNK 498 CÓ: 111 Họ tên người giao hàng: Công ty TNHH bao bì quốc tế B&B Theo HĐ GTGT số 1258 ngày 16 tháng 12 năm 2011 Lý do nhập kho: nhập kho sóng carton 3 lớp Nhập tại kho: Công ty TNHH Hải Long Tên, nhãn hiệu, quy cách, Số lượng Đơn STT phẩm chất vật tư, dụng cụ, Mã số Đvt Thành tiền Yêu cầu Thực nhập giá sản phẩm, hàng hoá A B C D 1 2 3 4 1 Sóng Carton 3 lớp S3L m2 5.950 6.200 36.890.000 Cộng 5.950 36.890.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba mươi sáu triệu tám trăm chín mươi nghìn đồng chẵn. Ngƣời lập phiếu Ngƣời giao hàng Thủ kho Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) Phạm Thu Trà Nguyễn Trung Kiên Trần Văn Lâm Vũ Hữu Thiệm Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 45
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong trường hợp thừa, thiếu, mất phẩm chất, không đúng quy cách đã ghi trên chứng từ thì phải báo lại cho phòng kinh doanh biết đồng thời cùng người giao hàng lập biên bản để kế toán có chứng từ ghi sổ. Phiếu nhập kho sau khi có đầy đủ các chữ kí thì thủ kho phải gửi 1 liên kèm theo biên bản thừa, thiếu (nếu có) về phòng kinh doanh , 1liên thủ kho ghi vào thẻ kho số thực nhập sau đó chuyển lên cho kế toán vật tư, 1 liên có chứng từ gốc (hoá đơn bán hàng) gửi về phòng kế toán làm căn cứ thanh toán cho người bán. *Đối với nguyên vật liệu xuất kho: giá thực tế xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này được tính cho từng loại vật tư cụ thể. Ví dụ 2.5: Trong tháng 12 năm 2011, công ty tính giá trị xuất kho của rau câu như sau: Số lượng tồn đầu kỳ là 96.950kg, đơn giá 11.644,465 đ/kg, trị giá rau câu tồn đầu kỳ là: 1.128.930.882 đồng. Số lượng nhập trong kỳ là 16.000kg, đơn giá 15.000đ/kg, trị giá rau câu nhập trong kỳ là: 240.000.000 đồng. Đơn giá xuất kho rau câu trong kỳ là: 1.128.930.882 + 240.000.000 = 12.119,795 hay xấp xỉ 12.120 đồng 96.950 + 16.000 Ví dụ 2.6: Trong tháng 12 năm 2011, công ty tính giá trị xuất kho của giấy Krapt trắng như sau: Số lượng tồn đầu kỳ là 8.142kg, đơn giá 13.000đ/kg, trị giá giấy tồn đầu kỳ là 105.846.000 đồng. Số lượng nhập trong kỳ là 1.123kg, đơn giá 13.000đ/kg, trị giá nhập giấy trong kỳ là 14.599.000 đồng. Đơn giá xuất kho giấy Krapt trắng trong kỳ là: 105.846.000 + 14.599.000 = 13.000 đồng 8.142 1.123 Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 46
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ví dụ 2.7: Tình hình nhập – xuất – tồn thùng Agar của công ty trong tháng 12 năm 2011 như sau: II. Tồn đầu tháng: 92.663 cái, đơn giá: 5.662 đồng/cái III. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau: 1. Nhập kho trong tháng: - Ngày 19/12: nhập kho 2.030 cái, đơn giá: 6.250 đồng/cái - Ngày 25/12: nhập kho 1.540 cái, đơn giá: 6.250 đồng/cái - Ngày 29/12: nhập kho 1.040 cái, đơn giá: 8.000 đồng/cái 2. Xuất kho trong tháng: - Ngày 03/12: xuất kho 587 cái - Ngày 08/12: xuất kho 100 cái - Ngày 12/12: xuất kho 368 cái - Ngày 24/12: xuất kho 354 cái Vậy ta có, đơn giá bình quân xuất kho của thùng Agar là: 92.663 x 5.662 + 2.030 x 6.250 + 1.540 x 6250 + 1.040 x 8.000 5.708,577 = 92.663 + 2.030 + 1.540+ 1.040 xấp xỉ 5.709 đồng Đối với nguyên vật liệu xuất kho: Căn cứ vào nhu cầu sản xuất , phòng kinh doanh sẽ làm phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên và có chữ ký của:người lập phiếu, người nhận hàng, thủ kho, kế toán trưởng, giám đốc. Một liên giữ lại ở phòng kinh doanh, một liên giao cho người nhận vật liệu, một liên do thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó gửi cho phòng kế toán làm căn cứ để tính giá vật liệu xuất kho và ghi vào sổ kế toán. Công ty chưa xây dựng định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm do vậy không tính được định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong tháng để so sánh với số nguyên vật liệu sử dụng thực tế . Do công ty áp dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ cho nguyên vật liệu xuất kho nên giá trị của nguyên vật liệu xuất kho sẽ không được ghi vào phiếu xuất kho. Đến cuối tháng giá trị nguyên vật liệu xuất kho mới tính được và ghi vào sổ chi tiết xuất vật tư và bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn. Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 47
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ví dụ 2.8: Ngày 15/12, căn cứ phiếu yêu cầu cấp vật tư ngày 14/12 (Biểu số 2.4), thủ kho tiến hành ghi phiếu xuất kho số 632 (Biểu số 2.5), và xuất vật tư phục vụ sản xuất giấy Kraft 5 lớp. Biểu số 2.4: Phiếu yêu cầu cấp vật tư cho sản xuất Công ty TNHH Hải Long Phiếu yêu cầu cấp vật tƣ cho sản xuất Ngày 14 tháng 12 năm 2011 Bộ phận sử dụng: Xưởng sản xuất giấy Kraft 5 lớp Đơn vị: nhà máy giấy và bao bì Lý do xuất: Sản xuất sản phẩm TT Tên vật tư ĐVT Mã số Số lượng thực nhập Ghi chú 1. Giấy Kraft trắng Kg KRT 5.894 2. Giấy Kraft liner Kg GKL 4.247 3. Sóng Carton 5 lớp m2 S5L 57.018 4. Than Kg TH 3.536 5. Bột trợ lọc Kg BL 980 6. Hoá chất nhập khẩu Kg HCN 491 7. Giấy mặt Kg GM 7.478 Ngày 14 tháng 12 năm 2011 Phòng kinh doanh Phụ trách bộ phận sử dụng Thủ kho Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 48
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.5: Phiếu xuất kho số 632 Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số: 02 - VT Địa chỉ: 109 Trường Chinh – Kiến An - HP Theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của PHIẾU XUẤT KHO Bộ trưởng BTC Ngày 15 tháng 12 năm 2011 NỢ: 621 Số: PXK 632 CÓ: 152 Họ tên người nhận hàng: Mai Văn Trọng - theo Phiếu yêu cầu cấp vật tư cho sản xuất Lý do xuất kho: xuất sản xuất Xuất tại kho: công ty TNHH Hải Long Tên, nhãn hiệu, quy cách, Số lượng STT phẩm chất vật tư, dụng cụ, Mã số Đvt Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất sản phẩm, hàng hoá A B C D 1 2 3 4 1. Giấy Kraft trắng KRT Kg 5.894 13.000 76.622.000 2. Giấy Kraft liner GKL Kg 4.247 13.532 57.470.404 3. Sóng Carton 5 lớp S5L m2 57.018 9.575 545.947.350 4. Than TH Kg 3.536 744 2.630.784 5. Bột trợ lọc BL Kg 980 5.370 5.262.600 6. Hoá chất nhập khẩu HCN Kg 491 10.706 5.256.646 7. Giấy mặt GM Kg 7.478 10.203 76.298.034 Cộng 769.487.818 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bảy trăm sáu chín triệu bốn trăm tám bảy nghìn tám trăm mười tám đồng chẵn. Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận hàng Thủ kho Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) Phạm Thu Trà Mai Văn Trọng Trần Văn Lâm Vũ Hữu Thiệm Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 49
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngoài trường hợp xuất kho vật tư cho sản xuất sản phẩm là chính, công ty còn bán nguyên vật liệu ra ngoài. Các trường hợp xuất nguyên vật liệu để tham gia liên doanh hoặc góp vốn thì hầu như không được áp dụng tại công ty. Ví dụ 2.9: Ngày 12/12/2011, công ty xuất bán 45.000kg gạo tẻ cho công ty TNHH lương thực Thuận Thành, đơn giá bán 9.800đ/kg theo hoá đơn GTGT số 1165, đơn giá xuất kho 9.311đ/kg. - Căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa 2 bên, phòng kinh doanh lập hoá đơn GTGT số 1165 (Biểu số 2.6), thủ quỹ lập phiếu thu số 205 (Biểu số 2.7), đồng thời thủ kho lập phiếu xuất kho số 628 (Biểu số 2.8). Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 50
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.6: Hoá đơn GTGT số 1165. HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT3/001 Liên 2: Giao khách hàng Ký hiệu: AA/11P Số: 0001165 Ngày12 tháng 12năm2011 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Địa chỉ: số 409 Trường Chinh – Kiến An – Hải Phòng Mã số thuế: 0200135942 Điện thoại: 031. 3876449 Số tài khoản: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH lương thực Thuận Thành Địa chỉ: 130 đường Thiên Lôi – Vĩnh Niệm – Lê Chân – Hải Phòng Số tài khoản: Hình thức thanh toán:Tiền mặt Mã số thuế 0 2 0 2 0 0 6 6 4 4 Đơn vị STT Tên hàng hóa, dịch vụ Số lượng Đơn giá Thành tiền tính 1 2 3 4 5 6 = 4x5 1. Gạo tẻ kg 5.000 9.800 49.000.000 Cộng tiền hàng: 49.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 4.900.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 53.900.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi ba triệu chín trăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) In tại công ty cổ phần tin học và công nghệ hàng hải MST: 0200421485 Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 51
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.7: Phiếu thu số 205 Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG PHIẾU THU Mẫu số 01-TT Địa chỉ:109 Trường Chinh – Kiến An - HP (TheoQĐ số 48/2006/QĐ- BTC Số: PT 205 Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) Ngày 12 tháng 12 năm 2011 NỢ: 111 CÓ: 511, 3331 Họ, tên ngƣời nộp tiền: Vũ Thị Thanh Địa chỉ: Công ty TNHH lương thực Thuận Thành Lý do thu: Thu tiền xuất bán gạo tẻ theo hóa đơn GTGT số 1165 Số tiền: 53.900.000đ Viết bằng chữ: Năm mươi ba triệu chín trăm nghìn đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ kế toán Ngày 12 tháng 12 năm 2011 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập Người nộp tiền Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) Vũ Hữu Thiệm Nguyễn Thanh Trà Nguyễn Thị Nga Vũ Thị Thanh Dung Thị Hòa Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc đá quý): + Số tiền quy đổi: Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 52
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.8: Phiếu xuất kho số 628 Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số: 02 - VT Địa chỉ: 109 Trường Chinh – Kiến An - HP Theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC Ngày 12 tháng 12 năm 2011 NỢ: 632 Số: PXK 628 CÓ: 152 Họ tên người nhận hàng: Dương Thu Thùy Theo HĐ GTGT số 1165 ngày 12 tháng 12 năm 2011 Lý do xuất kho: xuất bán gạo tẻ cho công ty TNHH lương thực Thuận Thành Xuất tại kho: công ty TNHH Hải Long Tên, nhãn hiệu, quy cách, Số lượng Mã STT phẩm chất vật tư, dụng cụ, ĐVT Đơn giá Thành tiền số Yêu cầu Thực xuất sản phẩm, hàng hoá A B C D 1 2 3 4 1 Gạo tẻ GT kg 5.000 9.311 46.555.000 Cộng 5.000 46.555.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): bốn mươi sáu triệu năm trăm lăm năm nghìn đồng chẵn. Số chứng từ kèm theo: Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận hàng Thủ kho Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) Phạm Thu Trà Dương Thu Thùy Trần Văn Lâm Vũ Hữu Thiệm Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 53
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty được tiến hành đồng thời tại bộ phận kế toán và bộ phận kho. Phương pháp hạch toán chi tiết công ty sử dụng là phương pháp thẻ song song,phương pháp này đơn giản cho việc ghi chép và thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết hoặc vào cuối kỳ. - Tại kho: khi phát sinh các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu, thủ kho căn cứ vào các nghiệp vụ này để ghi vào thẻ kho hàng ngày số thực nhập và thực xuất, Thẻ kho được lập để theo dõi tình hình nhập – xuất - tồn của nguyên vật liệu về mặt số lượng. Mỗi thẻ kho được mở cho một loại nguyên vật liệu, mỗi chứng từ được ghi vào một dòng. Cuối tháng, thủ kho cộng thẻ kho đối chiếu với sổ chi tiết kế toán về mặt số lượng. - Tại phòng kế toán: Mở sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu để theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho cả về số lượng và giá trị, mỗi trang sổ được theo dõi cho từng loại vật tư. Cuối tháng cộng sổ kế toán chi tiết để đối chiếu với thẻ kho về mặt số lượng hiện và để lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn. Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song Phiếu nhập kho Bảng tổng hợp Sổ kế toán Thẻ kho Sổ chi tiết nhập xuất tồn tổng hợp NVL Phiếu xuất kho Ghi chú: Ghi hằng ngày ( định kỳ) Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 54
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ví dụ 2.10: (Tiếp ví dụ 2.4 và 2.9) - Ngày 12/12/2012 Căn cứ Phiếu xuất kho số 628 (Biểu số 2.8), kế toán tiến hành ghi vào thẻ kho (Biểu số 2.9). Căn cứ Phiếu xuất kho số 628 (Biểu số 2.8), kế toán ghi sổ chi tiết vật liệu gạo tẻ (Biểu số 2.10). - Ngày 16/12/2012 Căn cứ Phiếu nhập kho số 498 (Biểu số 2.3), kế toán tiến hành ghi vào thẻ kho (Biểu số 2.11). Căn cứ Phiếu nhập kho số 498 (Biểu số 2.3), kế toán ghi sổ chi tiết vật liệu sóng Carton 3 lớp (Biểu số 2.12). - Cuối tháng, từ Sổ chi tiết kế toán vào Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu (Biểu số 2.13). Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 55
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.9: Thẻ kho gạo tẻ tháng 12/ 2011 Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số S09 - DNN Địa chỉ: 109 Trường Chinh – Kiến An – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: 02/12/2011 Tờ số - Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Gạo tẻ - Đơn vị tính: kg - Kí hiệu: GT Số hiệu Ký Số lượng chứng từ Ngày xác Số Ngày Diễn giải nhập nhận TT Tháng Nhập Xuất xuất Nhập Xuất Tồn của kế toán A B C D E F 1 2 3 G 1. 02/12 Tồn đầu kỳ 272.250 Xuất bán cho 2. 02/12 PXK584 40.000 232.250 Thuận Thành Mua nhập kho của Hoàng 3. 03/12 PNK435 50.000 282.250 Hiệp chưa thanh toán Xuất bán cho 4. 12/12 PXK628 5.000 277.250 Thuận Thành Cộng cuối kỳ 50.000 45.000 277.250 - Sổ này có 1 trang - Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 56
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.10 : Sổ chi tiết vật liệu gạo tẻ tháng 12/2012. CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số S07-DNN 109 Trường Chinh – Kiến An - HP Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC Tài khoản: 152 Tháng 12 năm 2011 Tên quy cách NVL: Gạo tẻ Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Nhập Xuất Tồn TK Đơn Diễn giải Số Số Số hiệu Ngày tháng ĐƯ giá Thành tiền Thành tiền Số lượng Thành tiền lượng lượng Số dƣ đầu kỳ 9.235 272.250 2.514.358.000 Số phát sinh PXK584 02/12/2011 Xuất bán cho Thuận Thành 131 9.311 40.000 372.440.000 232.250 2.141.918.000 Mua nhập kho của Hoàng PNK492 03/12/2011 112 9.720 50.000 486.000.000 282.250 2.627.918.000 Hiệp trả bằng chuyển khoản PXK628 12/12/2011 Xuất bán cho Thuận Thành 111 9.311 5.000 46.555.000 277.250 2.581.363.000 Cộng tháng 50.000 486.000.000 45.000 418.995.000 277.250 2.581.363.000 Ngƣời ghi sổ Kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2011 (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký. họ tên. đóng dấu) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 57
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.11: Thẻ kho sóng Carton 3 lớp tháng 12/2011 Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số S09 - DNN Địa chỉ: 109 Trường Chinh – Kiến An – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/12/2011 Tờ số - Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Sóng Carton 3 lớp - Đơn vị tính: m2 - Kí hiệu: S3L Số hiệu Ký xác Ngày Số lượng Số Ngày chứng từ nhận Diễn giải nhập TT Tháng của kế Nhập Xuất xuất Nhập Xuất Tồn toán A B C D E F 1 2 3 G 1. 01/12 Tồn đầu kỳ 19.962 Nhập kho trả 2. 01/12 PNK463 1.400 21.362 bằng tiên mặt Xuất kho sản 3. 15/12 PXK633 3.200 18.162 xuất Nhập kho trả 4. 16/12 PNK498 5.950 24.112 bằng tiên mặt Xuất kho sản 5. 21/12 PXK684 5.650 18.462 xuất Cộng cuối kỳ 7.350 8.850 18.462 - Sổ này có 1 trang - Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 58
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.12: Sổ chi tiết vật liệu sóng Carton 3 lớp tháng 12/2012. CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số S07-DNN 109 Trường Chinh – Kiến An - HP Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC Tài khoản: 152 Tháng 12 năm 2011 Tên quy cách NVL: Sóng Carton 3 lớp Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Nhập Xuất Tồn Diễn giải TKĐƯ Đơn giá Số Số Số Số hiệu Ngày tháng Thành tiền Thành tiền Thành tiền lượng lượng lượng Số dƣ đầu kỳ 6.200 19.962 123.764.400 Số phát sinh PNK 463 01/12/2011 Nhập kho trả bằng tiền mặt 111 6.300 1.400 8.820.000 21.362 132.584.400 PXK 633 15/12/2011 Xuất kho phục vụ sản xuất 621 6.205 3.200 18.162 112.728.400 19.856.000 PNK 498 16/12/2011 Nhập kho trả bằng tiền mặt 111 6.200 5.950 36.890.000 24.112 149.618.400 PXK 684 21/12/2011 Xuất kho phục vụ sản xuất 621 6.205 5.650 35.058.250 18.462 114.560.150 Cộng tháng 7.350 45.710.000 8.850 54.914.250 18.462 114.560.150 Ngƣời ghi sổ Kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2011 (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký. họ tên. đóng dấu) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 59
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.13: Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu tháng 12/2011. Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số S08 - DNN Địa chỉ:109 Trường Chinh – Kiến An - HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU Tài khoản: 152 Tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Tên. quy cách vật liệu. dụng cụ. sản Số tiền STT phẩm hàng hoá Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ A B 1 2 3 4 1 Rau câu 1.128.930.882 1.240.000.000 552.068.797 1.816.862.085 2 Hoá chất 2.516.606.748 - 350.096.906 2.166.509.842 3 Túi agar, túi thạch . 1.436.692.599 - 52.938.270 1.383.754.329 4 Thùng agar 524.696.867 30.632.500 8.043.981 547.285.386 5 Than 1.403.380.969 - 120.757.896 1.282.623.073 6 Gạo sản xuất 233.372.623 - 12.714.870 220.657.753 7 Tấm gạo 2.797.094.606 - 674.000.000 2.123.094.606 8 Đường 4.509.059.188 - - 4.509.059.188 9 Túi chả 219.719.410 119.784.600 16.230.500 323.273.510 10 Thùng chả 173.443.325 - 9.472.260 163.971.065 11 Tem 3.151.043 - 1.132.160 2.018.883 12 Cồn 24.572.500 - - 24.572.500 Cộng chuyển sang trang sau 14.970.720.760 1.390.417.100 1.797.455.640 14.563.682.220 Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 60
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên. quy cách vật liệu. dụng cụ. sản Số tiền STT phẩm hàng hoá Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Cộng chuyển từ trang trƣớc sang 14.970.720.760 1.390.417.100 1.797.455.640 14.563.682.220 13 Giấy vụn 2.035.325.115 1.544.887.000 933.405.349 2.646.806.766 14 Bột bánh bao 169.888.621 145.681.818 3.846.704 311.723.735 15 Gạo nếp 17.844.000 125.727.080 63.396.000 80.175.080 16 Đỗ xanh 36.350.437 40.000.000 47.539.472 28.810.965 17 Màng ngoài agar 342.677.176 - 11.962.000 330.715.176 18 Chất giữ màu, hương liệu, màu thực phẩm 124.742.227 62.298.702 18.691.250 168.349.679 19 Cốc, thìa, hộp thực phẩm 352.273.054 - 11.024.475 341.248.579 20 Bột trợ lọc 140.831.780 36.000.000 89.829.360 87.002.420 21 Mực in 153.306.195 16.080.000 9.569.560 159.816.635 22 Sóng Carton 3 lớp 123.764.400 45.710.000 54.914.250 114.560.150 23 Sóng Carton 5 lớp 1.094.681.795 - 545.947.350 548.734.445 24 Bột KonJac (Portieu late flour) 1.279.419.265 539.570.744 66.081.526 1.752.908.483 25 Gạo tẻ 2.514.358.000 486.000.000 418.995.000 2.581.363.000 26 Bột khoai môn 257.480.000 - - 257.480.000 27 Ngô hạt 553.464.100 - - 553.464.100 28 Rong biển 1.101.971.945 17.727.275 42.600.000 1.077.099.220 29 Giấy mặt 142.756.508 - 76.298.034 66.458.474 30 Giấy Kraft liner 923.289.362 - 57.470.404 865.818.958 Cộng chuyển sang trang sau 26.335.144.740 4.450.099.719 4.249.026.374 26.536.218.085 Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 61
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên. quy cách vật liệu. dụng cụ. sản Số tiền STT phẩm hàng hoá Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Cộng chuyển từ trang trƣớc sang 26.335.144.740 4.450.099.719 4.249.026.374 26.536.218.085 31 Đường vàng Lam Sơn 30.707.160 - - 30.707.160 32 Giấy Kraft trắng 105.846.000 14.599.000 76.622.000 43.823.000 33 Phèn chua Al 2 so4 3 265.701.730 - - 265.701.730 34 Bột mỳ 623.002.500 - - 623.002.500 35 Đường trắng 2.818.953.007 - - 2.818.953.007 36 Bột gạo (hồ dán giấy) 202.500.000 - - 202.500.000 37 Than cục 320.000.000 - - 320.000.000 38 Dầu Oliu Cái Lân 102.960.000 - - 102.960.000 39 Đường tinh luyện túi 01kg 202.080.000 - - 202.080.000 40 Đường kính trắng RS 333 túi 01kg 932.701.220 - - 932.701.220 41 Đường Tinh luyệnRE2 332.846.863 - - 332.846.863 42 Đường kính Trắng KONTUM 217.663.620 - - 217.663.620 Cộng 32.490.106.840 4.464.698.719 4.325.648.374 32.629.157.185 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán Giám đốc (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký. họ tên. đóng dấu) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 62
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: - Công ty TNHH Hải Long có số lượng vật tư tương đối lớn, nhiều chủng loại khác nhau nên công ty chọn phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu nhằm cung cấp thông tin về tình hình nhập – xuất – tồn kho vật liệu một cách chính xác và kịp thời cho quản lý. - Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 2.4.1.Tài khoản sử dụng : - Tài khoản 152: nguyên vật liệu + Tài khoản 1521:nguyên vật liệu chính + Tài khoản 1522: nguyên vật liệu phụ + Tài khoản 1523: nhiên liệu + Tài khoản 1528 : nguyên vật liệu khác - Tài khoản 111: Tiền mặt - Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng - Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ - Tài khoản 331: Phải trả cho người bán( chi tiết cho từng đối tượng) - Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( chi tiết cho từng bộ phận) - Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán 2.4.2.Sổ sách sử dụng : - Sổ chi tiết nguyên vật liệu - Sổ cái TK 152 - Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu . Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 63
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hóa đơn GTGT, PNK, Sổ chi tiết TK 152,153 PXK Nhật kí chung Sổ cái TK 152, 153 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán NVL, CCDC Ghi chú: Ghi hàng ngày (định kì) Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng, cuối năm Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 64
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ví dụ 2.11 : (Tiếp theo các ví dụ trên) - Ngày 12/12/2011 Căn cứ vào phiếu xuất kho số 628 (Biểu số 2.8) kế toán ghi chép nghiệp vụ vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.15). Căn cứ vào phiếu thu số 205 (Biểu số 2.7), kế toán ghi chép nghiệp vụ vào sổ quỹ tiền mặt (Biểu số 2.14) và sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.15). - Ngày 16/12/2011 Căn cứ vào phiếu nhập kho số 498 (Biểu số 2.3) kế toán ghi chép nghiệp vụ vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.15). Căn cứ vào phiếu chi số 195 (Biểu số 2.2), kế toán ghi chép nghiệp vụ vào sổ quỹ tiền mặt (Biểu số 2.14) và sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.15). - Từ sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.15), kế toán vào sổ : Sổ cái TK 152 (Biểu số 2.16) Sổ cái TK 111 (Biểu số 2.17) Sổ cái TK 632 Sổ cái TK 133 Sổ cái TK 511 Sổ cái TK 3331 Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 65
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biếu số 2.14 : Sổ quỹ tiền mặt năm 2011. Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số: S05a – DNN Địa chỉ:109 Trường Chinh – Kiến An - HP Theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của SỔ QUỸ TIỀN MẶT Bộ trưởng BTC Năm 2011 Loại TK: Tiền mặt tại quỹ Số hiệu: 111 Đơn vị tính: Đồng Ngày Số phiếu Diễn giải Số tiền tháng Thu Chi THU CHI TỒN Dƣ đầu năm 464.812.917 . 04/12/11 PC 187 Chi tạm ứng tiền đi công tác 2.000.000 f 385.392.490 06/12 PT 196 Thu tiền hàng công ty Khánh 19.019.000 404.411.490 Phượng 07/12 PC 188 Thanh toán tiền phí cho công ty 2.020.000 402.391.490 Hữu Phong 08/12 PC 189 Thanh toán tiền gia công cho 17.600.000 382.855.490 HTX Nam Triệu 09/12 PT 197 Thu tiền hàng công ty 16.830.000 399.685.490 thực phẩm Tân Việt Sin 09/12 PT 198 Thu tiền hàng công ty Kiệt 18.480.000 418.165.490 Thông . 12/12 PT 205 Thu tiền bán gạo tẻ cho 53.900.000 506.644.090 công ty Thuận Thành . 16/12 PC 195 Thanh toán tiền mua sóng 40.579.000 466.065.090 Carton 3 lớp cho công ty B&B Cộng 6.855.414.926 7.112.371.554 207.856.289 Ngày 31tháng 12 năm 2011 Thủ quỹ Giám đốc (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 66
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.15: Sổ Nhật ký chung năm 2011. Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số S03a-DNN Địa chỉ: 109 Trường Chinh – Kiến An - HP Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC NHẬT KÝ CHUNG ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC Năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ Đã STT Số Số tiền PS tháng Số hiệu Ngày Diễn giải ghi sổ dòng hiệu NỢ CÓ ghi sổ tháng cái TKĐƢ . . . Xuất bán gạo tẻ cho 12/12 PT 205 12/12/11 Thuận Thành trả bằng x 111 53.900.000 tiền mặt 511 49.000.000 3331 4.900.000 Xuất gạo tẻ cho Thuận 12/12 PXK 628 12/12/11 x 632 46.555.000 Thành 152 46.555.000 . 15/12 15/12/11 Xuất NVL phục vụ sx PXK 632 x 621 769.487.818 giấy Kraft 5 lớp 152 769.487.818 16/12 PC 195, 16/12/11 Thanh toán tiền mua x 152 36.890.000 PNK 498 sóng Carton 3 lớp 133 3.689.000 111 40.579.000 . Cộng lũy kế 79.362.893.540 79.362.893.540 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Kế toán Giám đốc (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 67
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.16: Sổ cái TK 152 năm 2011. Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số S03b-DNN Địa chỉ: 109 Trường Chinh – Kiến An - HP Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của SỔ CÁI Bộ trưởng BTC Tên tài khoản: Nguyên vật liệu Số hiệu: 152 Năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ TK Số tiền Ngày Số Ngày Diễn giải đối tháng NỢ CÓ hiệu tháng ứng Dƣ đầu kỳ 21.252.366.795 . . PNK Nhập kho sóng Carton 3 lớp trả 02/12 02/12/11 111 8.820.000 463 bằng tiền mặt PNK Nhập kho gạo tẻ của Hoàng 03/12 12/12/11 112 486.000.000 492 Hiệp đã trả bằng chuyển khoản . . PXK Xuất gạo tẻ bán cho Thuận 12/12 12/12/11 632 46.555.000 628 Thành . . PXK Xuất NVL phục vụ sản xuất 15/12 15/12/11 621 769.487.818 632 giấy Kraft 5 lớp 19.840.000 PXK Xuất kho sóng Carton 3 lớp 15/12 15/12/11 621 633 phục vụ sản xuất PNK Nhập kho sóng Carton 3 lớp 16/12 16/12/11 111 36.890.000 498 trả bằng tiền mặt Cộng số phát sinh 21.439.986.430 10.063.196.040 Số dƣ cuối kỳ 32.629.157.185 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Kế toán Giám đốc (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 68
  72. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu số 2.17: Sổ cái TK 111 năm 2011. Đơn vị: CÔNG TY TNHH HẢI LONG Mẫu số S03b-DNN Địa chỉ: 109 Trường Chinh – Kiến An - HP Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của SỔ CÁI Bộ trưởng BTC Tên tài khoản: Tiền mặt Số hiệu: 111 Năm 2011 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số tiền Ngày TK đối Số Ngày Diễn giải tháng ứng NỢ CÓ hiệu tháng Dƣ đầu kỳ 464.812.917 . . 04/12 PC 187 04/12/11 Chi tạm ứng tiền đi công tác 141 2.000.000 . . 511, Thu tiền bán gạo tẻ cho 12/12 PT 205 12/12/11 53.900.000 công ty Thuận Thành 3331 . . PC Thanh toán tiền mua sóng 16/12 16/12/11 152, 133 40.579.000 195 Carton 3 lớp cho công ty B&B Cộng số phát sinh 6.855.414.926 7.112.371.554 Số dƣ cuối kỳ 207.856.289 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Kế toán Giám đốc (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Hải – Lớp QT 1201K Trang 69