Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH nội thất thủy Sejin-Vinashin - Nguyễn Thị Thanh Nhàn

pdf 99 trang huongle 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH nội thất thủy Sejin-Vinashin - Nguyễn Thị Thanh Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH nội thất thủy Sejin-Vinashin - Nguyễn Thị Thanh Nhàn

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Nhàn Giảng viên hƣớng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Mai Linh HẢI PHÒNG - 2011 Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 1
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THỦY SEJIN - VINASHIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Nhàn Giảng viên hƣớng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Mai Linh HẢI PHÒNG - 2011 Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 2
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Mã SV: 110476 Lớp: QT1105K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nội thất thủy Sejin-vinashin. Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 3
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1.Nội dung và các yêu cầu cần phải giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ) -Khái quát hóa đƣợc những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu -Phản ánh đƣợc thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nội thất thủy Sejin-vinashin -Đánh giá đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nội thất thủy Sejin-vinashin, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp hoàn thiện. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Sử dụng số liệu năm 2010 3.Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn nội thất thủy Sejin-vinashin Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 4
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Linh Học hàm, học vị: Thạc sỹ Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nội thất thủy Sejin-vinashin. Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: . Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày tháng năm 2011. Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày tháng năm 2011. Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Nhàn Th.s Nguyễn Thị Mai Linh Hải Phòng, ngày .tháng .năm 2011 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 5
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất, yếu tố quan trọng đầu tiên để tiến hành sản xuất là yếu tố đầu vào trong đó quan trọng hơn cả là vật tƣ mà cụ thể hơn là nguyên vật liệu. Do đó, để quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả và chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra không ngừng đƣợc nâng cao, mỗi doanh nghiệp sản xuất đều phải quản lý và hạch toán nguyên vật liệu sao cho đảm bảo tốt từ khâu mua sắm, vận chuyển đến bảo quản, sử dụng và dự trữ chúng . Bởi vì nếu doanh nghiệp mua sắm và bảo quản tốt nguyên vật liệu thì trƣớc hết sẽ giúp quá trình sản xuất đƣợc thực hiện liên tục, không bị gián đoạn do thiếu vật tƣ cần thiết hoặc do vật tƣ không đảm bảo chất lƣợng. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải hạch toán nguyên vật liệu bằng thƣớc đo tiền tệ để từ đó đánh giá đƣợc hiệu quả kinh doanh của nguyên vật liệu qua mỗi kỳ. Vì có tính giá, có hạch toán chi tiết và tổng hợp nguyên vật liệu thì kế toán mới tính toán và xác định đƣợc toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc tiêu thụ từng loại nguyên vật liệu. Trên cơ sở này, đội ngũ kế toán và ban giám đốc sẽ có những đánh giá chính xác và biện pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại doanh nghiệp mình. 1.1.2.Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu Theo chuẩn mực kế toán số 02, hàng tồn kho là những tài sản: - Đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thƣờng. - Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ Nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thƣờng xuyên và trực tiếp vào Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 6
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của sản phẩm đƣợc sản xuất. Nguyên vật liệu là những đối tƣợng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đặc điểm của nguyên vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó, nguyên vật liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. Về mặt giá trị, do chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định nên khi tham gia vào sản xuất, giá trị của nguyên vật liệu sẽ đƣợc tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do đặc điểm này, nguyên vật liệu đƣợc xếp vào tài sản lƣu động của doanh nghiệp. Đồng thời, nguyên vật liệu là một yếu tố chi phí: chi phí nguyên liệu, vật liệu tạo nên thực thể sản phẩm hoàn thành. Xét về góc độ giá trị, nó cấu thành giá thành sản phẩm và giá vốn của hàng xuất bán. 1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp 1.1.3.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu đƣợc của quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dữ trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để thuận lợi trong công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, trƣớc hết các doanh nghiệp phải xác định đƣợc hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho nguyên vật liệu. Hệ thống danh điểm và sổ danh điểm của nguyên vật liệu phải rõ ràng, chính xác tƣơng ứng với quy cách, chủng loại nguyên vật liệu. Trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu luôn đƣợc dự trữ ở một mức nhất định, hợp lý, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục. Do vậy, các doanh nghiệp phải xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyên vật liệu, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại nguyên vật liệu nào đó. Định mức tồn kho của nguyên vật liệu còn là cơ sở để xác định kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 7
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Để bảo quản tốt nguyên vật liệu dự trữ, giảm thiểu hƣ hao, mất mát, các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và các nhiệm vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí, kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tƣ. 1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu Để góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý nguyên vật liệu, kế toán nguyên vật liệu cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: (1) Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp nguyên vật liệu trên các mặt: số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp. (2) Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tƣợng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trƣờng hợp sử dụng nguyên vật liệu sai mục đích, lãng phí. (3) Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ nguyên vật liệu, phát hiện kịp thời các loại nguyên vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chƣa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại. (4) Thực hiện việc kiểm kê nguyên vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về nguyên vật liệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dữ trữ, sử dụng nguyên vật liệu. 1.1.4. Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm, do đó, việc đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì: - Cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và chính xác nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu có chất lƣợng tốt là điều kiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động. Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 8
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Đảm bảo cung ứng, sử dụng tiết kiệm, dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu còn ảnh hƣởng tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy cho doanh nghiệp. Nhƣ vậy, doanh nghiệp tổ chức cung cấp nguyên vật liệu một cách hợp lý, đảm bảo đủ số lƣợng, đồng bộ, đúng phẩm chất và đúng thời gian sẽ là điều kiện chủ yếu để có thể hoàn thành kế hoạch và vƣợt mức kế hoạch sản xuất. 1.1.5. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu 1.1.5.1. Phân loại nguyên vật liệu Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có công dụng khác nhau, đƣợc sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, có thể đƣợc bảo quản, dự trữ trên nhiều địa bàn khác nhau. Do vậy, để thống nhất công tác quản lý nguyên vật liệu giữa các bộ phận có liên quan, phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình cung cấp, sử dụng nguyên vật liệu cần phải có cách phân loại phù hợp, thích ứng. * Nếu căn cứ vào công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu thì nguyên vật liệu được chia thành các loại: - Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản thân của sản phẩm. - Nguyên vật liệu phụ: bao gồm các loại nguyên vật liệu đƣợc sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại nguyên vật liệu phục vụ cho công việc lao động của công nhân. - Nhiên liệu: bao gồm các loại nguyên vật liệu đƣợc dùng để tạo ra năng lƣợng phục vụ cho sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất (nấu, luyện, sấy ủi, hấp ) - Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại nguyên vật liệu đƣợc sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa các loại tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn. - Các loại nguyên vật liệu khác: bao gồm các loại nguyên vật liệu không thuộc những loại nguyên vật liệu đã nêu trên nhƣ bao bì đóng gói sản phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất và thanh lý tài sản. Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 9
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP * Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu thì nguyên vật liệu được phân thành 3 loại như sau: -Nguyên vật liệu mua ngoài. -Nguyên vật liệu tự sản xuất. -Nguyên vật liệu có từ nguồn khác (đƣợc cấp, nhận vốn góp ) Để phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chặt chẽ và thống nhất các loại nguyên vật liệu ở các bộ phận khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho yêu cầu xử lý thông tin trên máy tính thì việc lập bảng (sổ) danh điểm nguyên vật liệu là hết sức cần thiết. Trên cơ sở phân loại nguyên vật liệu theo công dụng nêu trên, tiến hành xác lập danh điểm theo loại, nhóm, thứ nguyên vật liệu. Cần phải quy định thống nhất tên gọi, ký hiệu, mã hiệu quy cách, đơn vị và giá hạch toán của từng thứ nguyên vật liệu. 1.1.5.2. Tính giá nguyên vật liệu Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thƣớc đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định. * Tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Theo chuẩn mực kế toán số 02: "Hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc. Trƣờng hợp giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc". Trong đó: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ƣớc tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thƣờng trừ (-) chi phí ƣớc tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Cụ thể: - Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không đƣợc hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thƣơng mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất đƣợc trừ khỏi chi phí mua. - Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất nhƣ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 10
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. - Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí thu mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Chi phí không đƣợc tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thƣờng. - Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng. - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Trên thực tế, nguyên vật liệu có thể đƣợc nhập từ nhiều nguồn khác nhau, do đó, tùy theo nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu đƣợc xác định nhƣ sau: - Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Giá nhập Giá mua ghi Chi phí thu mua Khoản giảm giá = + - kho trên hóa đơn thực tế đƣợc hƣởng Nếu nguyên vật liệu mua từ nƣớc ngoài thì thuế nhập khẩu đƣợc tính vào giá nhập kho. Khoản thuế GTGT phải nộp khi mua nguyên vật liệu cũng đƣợc tính vào giá nhập nếu doanh nghiệp không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. - Đối với nguyên vật liệu tự sản xuất: giá nhập kho là giá thành thực tế sản xuất nguyên vật liệu. - Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài chế biến: Chi phí vận chuyển, Giá nhập Giá xuất nguyên vật Tiền thuê = + + bốc dỡ nguyên vật kho liệu đem chế biến chế biến liệu đi và về - Đối với nguyên vật liệu được cấp: Giá do đơn vị cấp Chi phí vận Giá nhập kho = + thông báo chuyển, bốc dỡ - Đối với nguyên vật liệu nhận vốn góp: giá nhập kho là giá do hội đồng định giá xác định (đƣợc sự chấp nhận của các bên có liên quan) Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 11
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng: giá nhập kho là giá thực tế đƣợc xác định theo thời giá trên thị trƣờng. *Tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho Nguyên vật liệu đƣợc nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Do đó, khi xuất kho nguyên vật liệu, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện phƣơng tiện trang bị phƣơng tiện kỹ thuật tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn một trong bốn phƣơng pháp để xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. Theo chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho, việc tính giá trị hàng tồn kho đƣợc áp dụng theo một trong bốn phƣơng pháp sau: phƣơng pháp tính theo giá đích danh; phƣơng pháp bình quân gia quyền; phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc; phƣơng pháp nhập sau, xuất trƣớc. Khi xuất kho kế toán tính toán, xác định giá trị thực tế xuất kho theo đúng phƣơng pháp đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. *Phương pháp tính theo giá đích danh Theo phƣơng pháp này, khi xuất kho nguyên vật liệu thì căn cứ vào số lƣợng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít và nhận diện từng lô hàng. Phƣơng pháp này có ƣu điểm: Xác định đƣợc chính xác giá vật tƣ xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại. Nhƣng trong trƣờng hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thƣờng xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp. *Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phƣơng pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho đƣợc tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tƣơng tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho đƣợc mua sắm hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể đƣợc tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho đƣợc tính căn cứ vào số lƣợng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền theo công thức: Trị giá vốn thực tế nguyên Số lƣợng nguyên vật Đơn giá bình quân = x vật liệu xuất kho liệu xuất kho gia quyền Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 12
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn giá Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá vốn thực tế nhập trong kỳ = bình quân Số lƣợng tồn đầu kỳ + Số lƣợng nhập trong kỳ - Đơn giá bình quân thƣờng đƣợc tính cho từng thứ nguyên vật liệu. - Đơn giá bình quân có thể xác định cho cả kỳ đƣợc gọi là đơn giá bình quân cả kỳ hay đơn giá bình quân cố định. Theo cách tính này, khối lƣợng tính toán giảm nhƣng chỉ tính đƣợc trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu vào thời điểm cuối kỳ nên không thể cung cấp thông tin kịp thời. - Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập đƣợc gọi là đơn giá bình quân liên hoàn hay đơn giá bình quân di dộng. Theo cách tính này, hàng ngày cung cấp thông tin đƣợc kịp thời nhƣng khối lƣợng công việc tính toán sẽ nhiều hơn nên phƣơng pháp này rất thích hợp đối với những doanh nghiệp làm kế toán máy. *Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đƣợc mua trƣớc hoặc sản xuất trƣớc thì đƣợc xuất trƣớc, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Vậy theo phƣơng pháp này, số nguyên vật liệu nào nhập trƣớc sẽ xuất trƣớc và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ đƣợc tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. Phƣơng pháp này thích hợp trong trƣờng hợp giá cả ổn định hoặc có xu hƣớng giảm. *Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Phƣơng pháp nhập sau, xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đƣợc mua sau hoặc sản xuất sau thì đƣợc xuất trƣớc, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất trƣớc đó. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Vậy theo phƣơng pháp này, số nguyên vật liệu nhập sau sẽ đƣợc xuất trƣớc, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ đƣợc Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 13
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. Phƣơng pháp này thích hợp trong trƣờng hợp lạm phát. 1.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.2. 1.Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Nguyên vật liệu là một trong những đối tƣợng kế toán cần phải tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả số lƣợng, không chỉ theo từng kho mà phải chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ nguyên vật liệu. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc theo dõi, ghi chép sự biến động nhập xuất tồn kho của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tƣ. Hiện nay, tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, tùy theo trình độ của nhân viên kế toán và thủ kho, để tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phƣơng pháp: Thẻ song song, Sổ đối chiếu luân chuyển và Sổ số dƣ. 1.2.1.1. Phương pháp thẻ song song Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phƣơng pháp thẻ song song đƣợc mô tả theo sơ đồ 1.1 nhƣ sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo pp thẻ song song Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ kế toán Bảng tổng Sổ kế toán Th ẻ quầy chi tiết hợp NXT tổng hợp Phiếu xuất kho Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 14
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu về mặt số lƣợng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ kho đƣợc mở cho từng danh điểm vật liệu. Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng công số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lƣợng theo từng danh điểm vật liệu. - Tại phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu mở thẻ (sổ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu cho từng danh điểm vật liệu tƣơng ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ (sổ) này có nội dung tƣơng tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận đƣợc các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra, đối chiếu và ghi đơn giá hạch toán vào thẻ (sổ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu và tính ra số tiền. Cuối tháng, tiến hành cộng thẻ (sổ) kế toán chi tiết và đối chiếu với thẻ kho. Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, kế toán phải căn cứ vào thẻ (sổ) kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho của từng loại nguyên vật liệu. Số liệu của bảng này đƣợc đối chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp. - Phƣơng pháp thẻ song song có ƣu điểm là ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu. Nhƣng có nhƣợc điểm là việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chi tiêu số lƣợng, khối lƣợng ghi chép còn nhiều. 1.2.1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển đƣợc miêu tả qua sơ đồ 1.2, nhƣ sau: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 15
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo PP sổ đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập kho Bảng kê nhập NVL Thẻ kho Sổ đối chiếu Sổ kế toán Thẻ quầy luân chuyển tổng hợp Phiếu xuất kho Bảng kê xuất NVL Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu - Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu giống nhƣ phƣơng pháp thẻ song song. - Tại phòng kế toán: kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lƣợng và số tiền của từng thứ (danh điểm) nguyên vật liệu theo từng kho. Số này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng thứ nguyên vật liệu, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng, đối chiếu số lƣợng nguyên vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp. - Phƣơng pháp sổ đối chuyển luân chuyển có ƣu điểm là khối lƣợng ghi chép của kế toán đƣợc giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng nhƣng có nhƣợc điểm là ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chi tiêu số lƣợng; việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành đƣợc vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán. Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 16
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.1.3. Phương pháp sổ số dư Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phƣơng pháp sổ số dƣ đƣợc mô tả qua sơ đồ 1.3 nhƣ sau: Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư Phiếu giao nhận Phiếu nhập kho chứng từ nhập Thẻ kho Bảng Sổ kế toán Sổ số dƣ Thẻ quầy lũy kế tổng hợp NXT Phiếu giao nhận Phiếu xuất kho chứng từ xuất Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu - Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép nhƣ hai phƣơng pháp trên. Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng nguyên vật liệu quy định. Sau đó, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu. Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lƣợng nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm nguyên vật liệu vào sổ số dƣ. Sổ số dƣ đƣợc kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm, trƣớc ngày kế toán giao cho thủ kho để ghi vào sổ. Ghi xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền. - Tại phòng kế toán: Định kỳ, nhân viên kế toán phải xuống kho để hƣớng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 17
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP đƣợc chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ (giá hạch toán) tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Đồng thời, ghi số tiền vừa tình đƣợc của từng nhóm nguyên vật liệu (nhập riêng, xuất riêng) vào bảng lũy kế nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Bảng này đƣợc mở cho từng kho, mỗi kho một tờ đƣợc ghi trên cơ sở các phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu. Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng dựa vào số dƣ đầu tháng để tính ra số dƣ cuối tháng của từng nhóm nguyên vật liệu. Số dƣ này đƣợc dùng để đối chiếu với cột “số tiền” trên sổ số dƣ. - Phƣơng pháp sổ số dƣ có ƣu điểm là hạn chế việc ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, cho phép kiểm tra thƣờng xuyên công việc ghi chép ở kho, đảm bảo số liệu kế toán đƣợc chính xác và kịp thời. Nhƣng phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là là không biết đƣợc sự biến động của từng thứ nguyên vật liệu, việc kiểm tra, phát hiện sai sót, nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán rất phức tạp. 1.2.2. Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu phải đƣợc tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ theo chế độ chứng từ kế toán quy định đƣợc ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính. Các chứng từ về kế toán nguyên vật liệu đã ban hành bao gồm: - Phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT - Phiếu xuất kho Mẫu số 02-VT - Biên bản kiểm nghiệm Mẫu số 03-VT - Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ Mẫu số 04-VT - Biển bản kiểm kê vật tƣ Mẫu số 05-VT - Hoá đơn GTGT (bên bán lập) Mẫu số 01GTKT-3LL - Hoá đơn thông thƣờng (bên bán lập) Mẫu số 02GTTT-3LL - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Mẫu số 03PXK-3LL - Biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 05-VT) - Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT) - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ - Các chứng từ khác có liên quan nhƣ : Hóa đơn GTGT, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy báo nợ, Ủy nhiệm chi, Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 18
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong đó có Biên bản kiểm nghiệm và Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ là các chứng từ hƣớng dẫn còn lại là các chứng từ bắt buộc. 1.2.2.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên là phƣơng pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thƣờng xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Phƣơng pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Theo phƣơng pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định đƣợc lƣợng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Với những tiện ích nhƣ trên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tƣ, hàng hóa có giá trị thấp, thƣờng xuyên xuất dùng, xuất bán thì việc áp dụng phƣơng pháp này sẽ tốn rất nhiều công sức. Tài khoản sử dụng *TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 152: Bên Nợ: +Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác. + Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên Có: + Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đƣa đi góp vốn. + Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại ngƣời bán hoặc đƣợc giảm giá ngƣời mua. + Chiết khấu thƣơng mại nguyên liệu, vật liệu khi mua đƣợc hƣởng. + Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm tra. Số dƣ bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 19
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP *TK 151 “Hàng mua đang đi đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tƣ mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đƣờng vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhƣng đang chờ kiệm nhận nhập kho. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 151: Bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tƣ đã mua đang đi đƣờng. Bên Có: Trị giá hàng hóa, vật tƣ đã mua đang đi đƣờng đã nhập về kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng. Số dƣ bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tƣ đã mua nhƣng còn đang đi đƣờng (chƣa nhập về kho đơn vị) Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác nhƣ TK 133, TK 331, TK 111, TK 112, Phương pháp hạch toán. Theo phƣơng pháp này, sự biến động của nguyên vật liệu đƣợc tổng hợp thông qua sơ đồ 1.5 nhƣ sau: Sơ đồ 1.5: Phương pháp kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 20
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 21
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ là phƣơng pháp không theo dõi một cách thƣờng xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tƣ, hàng hóa, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lƣợng tồn kho thực tế. Từ đó, xác định lƣợng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ theo công thức: Giá trị vật liệu xuất Giá trị vật liệu Tổng giá trị vật liệu Giá trị vật liệu = + - dùng trong kỳ tồn kho đầu kỳ tăng thêm trong kỳ tồn kho cuối kỳ Độ chính xác của phƣơng pháp này không cao mặc dù tiết kiệm đƣợc công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh những chủng loại hàng hóa, vật tƣ khác nhau, giá trị thấp, thƣờng xuyên xuất dùng, xuất bán. Tài khoản sử dụng *TK 611 “Mua hàng”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa mua vào, nhập kho hoặc đƣa vào sử dụng trong kỳ. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 611: Bên Nợ: +Kết chuyển giá gốc hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê). + Giá gốc hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, mua vào trong kỳ; hàng hóa đã bán bị trả lại, Bên Có: + Kết chuyển giá gốc hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê) + Giá gốc hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hóa xuất bán (chƣa đƣợc xác định là đã bán trong kỳ). + Giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa mua vào trả lại cho ngƣời bán, hoặc đƣợc giảm giá. TK 611 không có số dƣ cuối kỳ và có hai tài khoản cấp hai: + TK 6111 “Mua nguyên liệu, vật liệu” Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 22
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + TK 6112 “Mua hàng hóa”. *TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: dùng để phản ánh thực tế nguyên, vật liệu tồn kho, chi tiết theo từng loại. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 152: Bên Nợ: Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ. Số dƣ bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 tài khoản cấp 2: -TK 1521 - Nguyên vật liệu chính -TK 1522 - Vật liệu phụ -TK 1523 - Nhiên liệu -TK 1524 - Phụ tùng thay thế -TK 1528 - Vật liệu khác *TK 151 “ Hàng mua đang đi đường” Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 151: Bên Nợ: Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tƣ đã mua đang đi đƣờng cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển giá trị thực tế của hàng hóa, vật tƣ đã mua đang đi đƣờng đầu kỳ. Số dƣ bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tƣ đã mua nhƣng còn đang đi đƣờng (chƣa nhập về kho đơn vị). Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác nhƣ TK 133, TK 331, TK 111, TK 112, Phương pháp hạch toán. Theo phƣơng pháp này, sự biến động của nguyên vật liệu đƣợc tổng hợp thông qua sơ đồ 1.6 nhƣ sau: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 23
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.6: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 24
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.4. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc quy định trong chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho nhƣ sau: Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Việc ƣớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập đƣợc tại thời điểm ƣớc tính. Việc ƣớc tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này đƣợc xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ƣớc tính. Ngoài ra, khi ƣớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Nguyên liệu, vật liệu, và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không đƣợc đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ đƣợc bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đƣợc đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của chúng. Để hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”: tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc so với giá gốc của hàng tồn kho. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 159: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 25
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dƣ bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Theo thông tƣ 228/2009 về dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo phƣơng pháp sau: - Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Lƣợng vật tƣ hàng Mức dự phòng Giá gốc hàng Giá trị thuần có thể hóa thực tế tồn kho giảm giá vật tƣ = x tồn kho theo - thực hiện đƣợc của tại thời điểm lập hàng hóa sổ kế toán hàng tồn kho báo cáo tài chính - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dƣ khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dƣ khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp đƣợc trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ. Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dƣ khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán. Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 26
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 27
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THỦY SEJIN-VINASHIN 2.1. Khái quát về công ty TNHH Nội thất thủy Sejin-vinashin 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển - Tên công ty: Công ty TNHH Nội thất thuỷ Sejin-vinashin. - Tên giao dịch: Sejinvina - Là một liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin và Công ty Công nghệ kỹ thuật Sejin Hàn Quốc. - Ngày thành lập : Ngày 09 tháng 7 năm 2003 - Giấy Phép Đầu tƣ: Số 2338/ GPĐT đƣợc cấp bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ngày 09 tháng 7 năm 2003. - Tổng vốn đầu tƣ : 9,250,000 USD - Ngƣời đại diện : Ông Mai Văn Hòa/ Tổng Giám đốc - Địa chỉ : Khu Công nghiệp tàu thuỷ An Hồng-An Dƣơng-Hải Phòng - Tel: +84 31 618378 Fax: +84 31 594015/ 618379 Email: sejinvina@vnn.vn http:// www.sejinvina.com.vn Sejinvina là công ty đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên sản xuất tấm tƣờng, tấm trần, hệ cửa ngăn cháy bằng thép và buồng vệ sinh đồng bộ chuyên lắp cho tàu thuỷ. Kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2004 đến nay, Sejinvina đã cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho hơn 20 dự án với hàng loạt tàu 3,000 và 6,500 tấn. Trong đó phải kể đến dự án tàu 15,000 và 13,500 tấn là những dự án lớn nhất mà Sejinvina đã thực thi. Đó là những con tàu đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt và Chứng chỉ của các Tổ chức Đăng kiểm Quốc tế. Vào đầu năm 2005 Sejinvina trở thành nhà phân phối tại Việt Nam của ROCKWOOL A/S INTERNATIONAL - một tập đoàn sản xuất vật liệu cách nhiệt hàng đầu thế giới. Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 28
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ chủ yếu. - Lĩnh vực kinh doanh : cung cấp trọn bộ gói sản phẩm nội thất cho ngành đóng tàu và xây dựng - Sản phẩm: + Tấm tƣờng (BM25, BM50, BM50C, BM50S) +Tấm trần (CC25, CC75) +Hệ cửa ngăn cháy (D/A-38, D/A-48, D/B 38 and D/B 38 Z) và buồng vệ sinh đồng bộ. +Vách ngăn cách âm cho tàu thuỷ và văn phòng. +Nội thất gỗ và kim loại - Dịch vụ +Tƣ vấn, thiết kế và lắp đặt. +Phân phối các sản phẩm cách nhiệt cho ROCKWOOL A/S INTERNATIONAL tại Việt Nam. - Để bảo đảm các sản phẩm luôn đạt chất lƣợng cao Sejinvina áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2000 và đã đƣợc cấp Chứng chỉ bởi Global U.K.A.S vào tháng 8 năm 2006. - Công suất của Sejinvina : +Tấm tƣờng: 100,000m2/ năm +Tấm trần: 60,000m2/năm +Hệ cửa ngăn cháy: 2,400 bộ/ năm +Buồng vệ sinh đồng bộ: 1,500 bộ/năm +Các sản phẩm khác: theo yêu cầu Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 29
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Bộ máy quản lý của công ty đƣợc tổ chức quản lý trực tuyến - chức năng, có nghĩa là Tổng giám đốc trực tiếp xem xét quản lý tất cả các phòng ban công ty, bên cạnh đó thông qua các Phó tổng giám đốc để giám sát tình hình hoạt động của công ty. Sơ đồ 2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ NHẤT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ HAI PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG XƢỞNG PHÒNGPHÒNG TỔ CHỨC TÀI CHÍNH KINH KỸ THUẬT SẢN KCS HÀNH CHÍNH KẾ TOÁN DOANH SẢN XUẤT XUẤT CÁC TỔ SẢN XUẤT KHO: -VẬT TƢ -THÀNH PHẨM Chức năng từng phòng ban :  Phòng tổ chức – nhân sự : - Tổ chức quản lý nhân sự toàn công ty xây dựng các công trình thi đua, khen thƣởng và đề bạt khen thƣởng thay đổi nhân sự ở các bộ phận phòng ban. - Xây dựng bảng chấm công và phƣơng pháp trả lƣơng, tổ chức đào tạo, huấn huyện tuyển chọn nhân sự toàn Công ty. Xây dựng các bảng nội quy, đề ra các chính sách về nhân sự.  Phòng kế toán - tài chính: - Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính tháng, quí, năm. - Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán cũng nhƣ kế hoạch báo cáo định kỳ. Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 30
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn, thay mặt giám đốc giám định với ngân hàng về mặt tài chính.  Phòng kỹ thuật : - Đề xuất các giải pháp công nghệ tham gia sản xuất sản phẩm - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, nghiên cứu thiết kế sản phẩm. - Tƣ vấn hƣớng dẫn thao tác vận hành máy móc, dây chuyền.  Phòng kinh doanh : - Tham mƣu cho Giám đốc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, các chƣơng trình phát triển dài hơn, trung hạn, ngắn hơn. - Xây dựng và tổng hợp các kế hoạch hàng tháng, giúp các đơn vị cơ sở trong việc triển khai, quyết toán và phân tích các hoạt động kinh doanh.  Xưởng sản xuất: - Điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất điều phối và quản lý nhân sự trong phạm vi đơn vị quản lý, đề xuất khen thƣởng, kỷ luật nhân viên của đơn vị. - Cùng với các phòng ban chức năng tham gia kế hoạch Công ty.  Phòng kiểm định chất lượng (Phòng KSC): Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Giám sát quy trình sản xuất theo đúng qui định và chỉ tiêu sản phẩm và kiểm định chất lƣợng đạt yêu cầu. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán * Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế toán của công ty đƣợc tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Do áp dụng kế toán máy nên bộ máy tổ chức công tác kế toán đƣợc giảm nhẹ và hiệu quả. Số lƣợng nhân viên trong phòng là 04 ngƣời, đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và hoạt động theo sơ đồ dƣới đây Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 31
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tài sản, thuế, Kế toán vật tƣ, chi phí theo dõi công nợ, các ngân hàng, quỹ sản xuất và tính giá khoản thu thành sản phẩm Trách nhiệm và quyền hạn các vị trí tại phòng Tài chính – Kế toán  Kế toán trưởng - Quyền hạn: Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ Kế toán, phân công và chỉ đạo tất cả các nhân viên về công việc kế toán thống kê. Có quyền ký duyệt các báo cáo tài chính, thống kê và các tài liệu báo cáo có liên quan. - Trách nhiệm : Chịu trách nhiệm trƣớc BGĐ về công tác tài chính kế toán. Tham mƣu cho BGĐ xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn và chiên lƣợc lâu dài và về công tác quản lý vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh  Kế toán tổng hợp - Quyền hạn : Giúp lãnh đạo phòng dự thảo các văn bản về công tác tài chính - kế toán đƣợc ban hành trong Công ty. Tham mƣu nghiệp vụ kế toán cho Kế toán trƣởng và kiến nghị xử lý những trƣờng hợp vi phạm chế độ kế toán. - Trách nhiệm: Tổ chức chi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về các loại vốn, các loại quỹ của doanh nghiệp. Xác định các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nƣớc, với ngân hàng, khách hàng và nội bộ Công ty  Kế toán thanh toán, theo dõi công nợ và các khoản thu - Quyền hạn: Lập phiếu thu, chi cho những khoản tiền đƣợc duyệt. Chỉ giao tạm ứng mới cho CBCNV khi đã thanh toán hết số tạm ứng cũ. Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 32
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Trách nhiệm: Theo dõi việc thực hiện và thanh lý hợp đồng của các khách hàng và nhà cung cấp. Nhắc, báo nợ các hợp đồng bán hàng cho bộ phận thị trƣờng . Phản ánh kịp thời các khoản thu chi bằng tiền mặt. Thực hiện việc kiểm tra đối chiếu số liệu thƣờng xuyên với thủ quỹ để bảo đảm giám sát chặt chẽ luồng tiền. Kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản tính lƣơng cho cán bộ công nhân viên  Kế toán vật tư hàng hoá và tính giá thành sản phẩm - Quyền hạn: Nhận bản dự trù vật tƣ của phòng Kỹ thuật sản xuất kiểm tra giám sát và có quyền từ chối nếu so với định mức không đúng theo quy định. - Trách nhiệm : Theo dõi tình hình nhập xuất hàng tồn kho, tập hợp phân tích thông tin số liệu hàng tồn kho.  Kế toán tài sản, thuế, ngân hàng, quỹ - Quyền hạn: Ngăn chặn những luồng tiền không rõ nguồn gốc. Không làm thủ tục chuyển khoản cho những hồ sơ không hợp lệ, nguồn gốc, thiếu chi tiết. - Trách nhiệm: Theo dõi ghi chép kiểm tra chặt chẽ nhằm bảo đảm việc quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Phản ánh tình hình thuế và nộp thuế của các sắc thuế mà Công ty sử dụng. 2.1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ tại công ty. Hệ thống chứng từ kế toán của công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính. 2.1.4.3. Tổ chức hệ thống tài khoản tại công ty Hệ thống tài khoản kế toán của công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính. 2.1.4.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty. Công ty áp dụng hình thức Kế toán máy, mẫu sổ sách theo hình thức Nhật ký chung Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 33
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.1.3 : Quy trình hạch toán theo hình thức Kế toán máy CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN PHẦN MỀM -Sổ tổng hợp KẾ TOÁN -Sổ chi tiết Weekend Accounting BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ - Báo cáo tài chính TOÁN CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán quản trị CÙNG LOẠI Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra In sổ, báo cáo cuối tháng *Giới thiệu về phần mềm kế toán Weekend Accounting Công ty Sejinvina áp dụng hình thức kế toán máy từ năm 2005. Phần mềm kế toán mà Sejinvina sử dụng là phần mềm Weekend Accounting. Đây là một phần mềm đƣợc thiết kế riêng để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc trƣng của công ty. Bên cạnh việc thỏa mãn các tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán theo quy định tại thông tƣ 103/2005/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2005, phần mềm Weekend Accounting còn có những ƣu điểm nổi bật nhƣ: -Phần mềm kế toán song ngữ Anh Việt, dễ học, dễ sử dụng, giao diện nổi bật. -Phần mềm chia thành các modul tƣơng ứng các phân hệ kế toán rõ ràng, rất tiện lợi cho doanh nghiệp chia,phân quyền, giao việc cho từng kế toán với từng nhiệm vụ. -Phần mềm sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server, dữ liệu đƣợc bảo mật tuyệt đối theo hệ thống phân quyền của hệ điều -Phần mềm có khả năng lƣu trữ dữ liệu lớn, tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh -Chức năng Tổng hợp – Chi tiết (Drill – Down) Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 34
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP -Phần mềm Kế toán sản xuất: Tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm theo nhiều phƣơng pháp tính giá thành và từng công đoạn khác nhau. Hỗ trợ quản lý vật tƣ với số lƣợng lớn. -Hệ thống Kế toán tức thời: Cho phép ngƣời dùng có thể xem các báo cáo tại bất cứ thời điểm nào mà không cần qua các bƣớc tổng hợp số liệu trung gian. -Phần mềm Kế toán quản trị: Công cụ trợ giúp các nhà quản lý phân tích và đƣa ra các quyết định kinh doanh kịp thời, hiệu quả. Quản lý nhiều cấp, nhiều chiều, xem xét thông tin trên nhiều giác độ . -Tính Toàn diện: Tuân thủ các quy định về chế độ kế toán. Có đầy đủ các phân hệ kế toán phù hợp với các phần hành kế toán trong doanh nghiệp. Chạy trên mạng nhiều ngƣời dùng, bảo mật và phân quyền chi tiết từng chức năng. -Hệ thống mở: Mềm dẻo, linh hoạt Khái quát về cách sử dụng phần mềm Khởi động Weekend Accouting : Kích đúp vào biểu tƣợng Weekend trên màn hình desktop. . Sejinvina thực hiện việc phân quyền trong hạch toán. Theo đó, mỗi kế toán viên sẽ làm việc với một tài khoản riêng với một hoặc một số những phần hành cố định đƣợc phụ trách. Phần mềm đƣợc thiết kế với 7 phân hệ : tiền, hàng hóa, công trình, giá thành, tài sản, tổng hợp, và hệ thống. (Hình 1.1 và Hình 1.2). Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 35
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hình 1.1 Hình 1.2 2.1.4.5.Hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN) Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 36
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nội thất thủy Sejin-vinashin. 2.2.1 Đặc điểm công tác quản lý và phân loại nguyên vật liệu tại công ty Sejinvina 2.2.1.1. Đặc điểm công tác quản lý Là công ty sản xuất nên Sejinvina sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu với số lƣợng lớn và thƣờng xuyên. Chi phí nguyên vật liệu chiếm 60%-70% trong giá thành sản phẩm. Mặt khác, vật liệu có tính chất dễ bị ảnh hƣởng bởi thời tiết nếu không đƣợc bảo quản cẩn thận và dễ bị hao hụt trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Quản lý vật liệu là khâu quan trọng đầu tiên để đảm bảo cho quá trình sản xuất, việc quản lý nguyên vật liệu ở đây không chỉ về mặt số lƣợng mà phải quản lý cả về chất lƣợng nhằm đảm bảo cho nguyên vật liệu không bị biến chất, giảm giá trị sử dụng. * Khâu thu mua của công ty: công ty có bộ phận chuyên công tác thu mua, vận chuyển, bốc dỡ. Các bạn hàng, nhà cung ứng khá uy tín nên công tác thu mua và dự trữ nguyên vật liệu ít bị ngƣng trệ * Khâu bảo quản dự trữ: hiện nay tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty đã đƣợc chú trọng và quan tâm với cách tổ chức, sắp xếp gồm có 2 kho: kho vật tƣ và kho thành phẩm. Việc sắp xếp trong từng kho cũng đƣợc thực hiện khá hợp lý, thuận tiện cho quá trình sản xuất. * Khâu sử dụng: công ty căn cứ vào định mức nguyên vật liệu, và kế hoạch tiêu thụ để chủ động có kế hoạch mua vật tƣ nên lƣợng tồn kho rất ít, giảm chi phí lƣu kho, vốn không ứ đọng, giá thành sản phẩm sẽ hạ bớt phần nào. Công tác quản lý nguyên liệu, vật liệu đƣợc thực hiện ở phòng Kỹ thuật sản xuất, phòng KCS, thủ kho và phòng kế toán. * Phòng kỹ thuật sản xuất: có trách nhiệm quản lý, lập kế hoạch thu mua, nhập, xuất nguyên vật liệu trong tháng, tìm hiểu lựa chọn các nguồn cung cấp tốt nhất, có lợi nhất. Định kỳ tiến hành kiểm kê, tham mƣu cho giám đốc về các loại Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 37
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP nguyên vật liệu cần nhập, các loại nguyên vật liệu còn tồn đọng nhiều, và các biện pháp giải quyết hợp lý tránh tình trạng cung ứng vật liệu không đủ cho sản xuất hoặc để tồn đọng quá nhiều gây lãng phí, giảm chất lƣợng nguyên vật liệu. * Thủ kho: là ngƣời có trách nhiệm nhập xuất nguyên vật liệu theo phiếu nhập, phiếu xuất, thực hiện đầy đủ thủ tục công ty quy định, tổ chức sắp xếp bảo quản nguyên vật liệu. Hàng ngày tiến hành ghi chép vào thẻ kho, cuối tháng đối chiếu số liệu với kế toán vật tƣ, đồng thời kết hợp với các cán bộ chuyên môn tiến hành kiểm kê vật liệu thừa thiếu trong tháng. * Kế toán vật tƣ: là ngƣời chuyên theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, đồng thời hạch toán nguyên vật liệu, cuối kỳ đối chiếu số liệu với thủ kho. 2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu Nguyên vật liệu tại công ty Sejinvina rất đa dạng về chủng loại, kích cỡ và đƣợc chia thành các loại nhƣ sau: - Nguyên vật liệu chính: Đây là đối tƣợng chính cấu thành nên sản phẩm tấm tƣờng, tấm trần, cửa, buồng vệ sinh đồng bộ. Đó là các loại thép (thép cuộn, thép lập lá, thép lá, thép hộp), tôn cuộn mạ HK, sợi khoáng. - Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng cùng với nguyên vật liệu chính để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh đó. Đó là: đinh ghim, keo, sơn & dung môi, vít, bulông, ê cu, long đen, các loại phụ kiện cửa, phụ kiện trần, vật tƣ hàn và vật tƣ đóng gói. - Nhiên liệu: là vật liệu phụ dùng để cung cấp nhiệt năng cho quá trình sản xuất nhƣ xăng, dầu phục vụ cho các loại dây chuyển, máy móc và xe ô tô. - Phụ tùng chi tiết máy: là nguyên vật liệu dƣới dạng các chi tiết thiết bị của máy móc, nằm trong dây truyền sản xuất của công ty. Nhƣ vòng bi, xéc măng, van bích, ê cu, bu lông . - Vật tƣ thu hồi: là các loại nguyên vật liệu đã qua sử dụng, nhƣng đã cũ hoặc hết thời gian sử dụng, cũng có thể là bị thay thế do thay đổi dây chuyền sản xuất, những loại nguyên vật liệu này vẫn có thể dùng lại, hoặc có thể bán ra ngoài. Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 38
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu * Nguyên vật liệu nhập kho Các loại nguyên vật liệu sử dụng sản xuất trong công ty đều là các nguyên vật liệu mua ngoài, cán bộ phòng vật tƣ mua về và nhập kho. Công ty tổ chức kê khai thuế VAT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế nên giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho đƣợc tính nhƣ sau: Trị giá thực tế Giá mua ghi trên Chi phí thu mua Nguyên vật = HDGTGT + thực tế phát sinh liệu nhập kho (chƣa bao gồm VAT) Ví dụ 1: Theo HĐGTGT 0048902 (Biểu 2.2.1), Sejinvina nhập kho thép lá inox SUS 304 0.8tx1219x2438 của công ty cổ phần quốc tế CNM, số lƣợng 567 kg, đơn giá 65.455đ/kg, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, hình thức thanh toán chuyển khoản. Hàng đƣợc bên bán vận chuyển thẳng tới và giao tại kho Sejinvina. Tuy nhiên phát sinh chi phí cắt thép trƣớc khi nhập kho, số tiền 1.003.130 đồng. Chi phí này đƣợc hạch toán vào giá thực tế nhập kho của lƣợng thép trên Trị giá thực tế nhập = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí phát sinh kho thép lá inox = Số lƣợng * Đơn giá + Chi phí phát sinh = 567kg * 65.455 đồng/kg + 1.003.130 đồng = 38.115.831 đồng. *Nguyên vật liệu xuất kho Do đặc điểm sản xuất, công ty Sejinvina lựa chọn phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Theo phƣơng pháp này, căn cứ vào giá trị thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ, kế toán xác định đơn giá bình quân của một đơn vị vật liệu. Căn cứ vào lƣợng vật liệu xuất trong kỳ và đơn giá bình quân để xác định giá trị thực tế của vật liệu xuất trong kỳ. Công thức tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ nhƣ sau: Trị giá thực tế Giá đơn vị bình = Số lƣợng * xuất kho quân cả kỳ dự trữ Giá đơn vị = GTTT vật tƣ, hàng hóa tồn + GTTT vật tƣ, hàng hóa Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 39
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP bình quân cả đầu kỳ nhập trong kỳ kỳ dự trữ SL vật tƣ, hàng hóa SL vật tƣ, hàng hóa nhập + tồn đầu kỳ trong kỳ Ví dụ 2: Tháng 12/2010, tình hình thép lá inox SUS 304 0.8tx1219x2438 nhƣ sau: I. Tồn đầu kỳ: 215 kg, trị giá: 18.614.263 II. Trong tháng phát sinh những nghiệp vụ sau: 1. Ngày 04/12, nhập 567 kg thép, đơn giá chƣa thuế: 65.455 đồng/kg và từ đó đến cuối tháng không nhập thêm. 2. Ngày 07/12, xuất 151 kg thép cho tổ Cửa 2 3. Ngày 07/12, xuất 0,5 kg thép cho tổ Cửa 1 4. Ngày 09/12, xuất 54 kg thép cho tổ Cửa 2 5. Ngày 15/12, xuất 38 kg thép cho tổ Cửa 2 6. Ngày 18/12, xuất 2 kg thép cho tổ Cửa 2 7. Ngày 21/12, xuất 8 kg thép cho tổ Cửa 1 8. Ngày 21/12, xuất 3kg thép cho tổ Cửa 2 Ta có đơn giá bình quân xuất kho thép lá inox là: 18.614.263 + 567 * 65.455 = = 72.545 đồng/kg 215+ 567 Trị giá thép lá xuất kho tháng 12: - Ngày 07/12 (tổ Cửa 2): 151 * 72.545 = 10.954.295 - Ngày 07/12 (tổ Cửa 1): 0,5 * 72.545 = 36.273 - Ngày 09/12: 54 * 72.545 = 3.917.430 - Ngày 15/12: 38 * 72.545 = 2.756.710 - Ngày 18/12: 2 * 72.545 = 145.090 - Ngày 21/12 (tổ Cửa 1): 8 * 72.545 = 580.360 - Ngày 21/12 (tổ Cửa 2): 3 * 72.545 = 217.635 2.2.3.Thủ tục nhập - xuất nguyên vật liệu 2.2.3.1.Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu - Các bƣớc nhập kho vật tƣ: Bƣớc thứ nhất: Vật tƣ hàng hóa đƣợc chuyển về nhà máy Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 40
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bƣớc thứ hai: Bộ phận vật tƣ, hàng hóa gửi yêu cầu kiểm tra chất lƣợng cho phòng KCS Bƣớc thứ ba: Phòng chất lƣợng kiểm tra chất lƣợng vật tƣ hàng hóa Bƣớc thứ tƣ: Bộ phận mua vật tƣ, hàng hóa làm thủ tục nhập kho Quy trình nhập vật tƣ hàng hóa đƣợc thể hiện theo Sơ đồ 2.2.1 nhƣ sau: Sơ đồ 2.2.1: Quy trình nhập kho vật tư hàng hóa Nhà cung cấp Trả về hoặc khiếu nại Vật tƣ chuyển về công ty Ban nghiệm thu (KCS) Không đạt Làm thủ tục nh ập kho - Nghiệm thu vật tƣ Thành phần nghiệm thu + Cán bộ vật tƣ chịu trách nhiệm về lô vật tƣ đó + Đại diện phòng chất lƣợng + Thủ kho Biên bản nghiệm thu chất lƣợng đƣợc lập thành 3 bản (do phòng KCS phát hành) + Bộ phận vật tƣ: 1 bản + Phòng KCS: 1 bản + Phòng Tài chính-kế toán: 1 bản Căn cứ vào kết quả nghiệm thu theo phƣơng pháp cân, đo, đong, đếm hoặc bằng cảm quan để quyết định. Trong trƣờng hợp nghi ngờ về chất lƣợng của vật tƣ, phòng chất lƣợng sẽ lấy mẫu xét nghiệm thành phần hóa học của vật tƣ + Trƣờng hợp thứ nhất: Đối với những vật tƣ không đáp ứng yêu cầu (chất lƣợng, kích cỡ, màu sắc, tính năng sử dụng) sẽ trả về và yêu cầu nhà cung cấp đổi Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 41
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP lại vật tƣ hàng hóa đạt chất lƣợng thay thế. Cán bộ vật tƣ mua hàng sẽ chịu trách nhiệm khiếu nại về lô hàng mình đã nhập. + Trƣờng hợp thứ hai: Vật tƣ đạt yêu cầu tiến hành làm thủ tục nhập kho Trong thời gian vật tƣ chuyển về công ty, xƣởng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ nhân lực, phƣơng tiện bốc xếp để phục vụ cho công tác nghiệm thu và nhập kho. - Căn cứ vào hóa đơn thƣơng mại hoặc phiếu xuất kho (của bên bán) và biên bản nghiệm thu chất lƣợng (đã đạt yêu cầu) thì bộ phận vật tƣ tiến hành viết phiếu nhập kho (theo mẫu số 02-VT QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính). Phiếu nhập kho phải chính xác, thống nhất, đầy đủ nội dung và đƣợc lập sau khi có đủ thủ tục pháp lý về chứng từ hồ sơ tài liệu theo quy định mua hàng của công ty. Phiếu ghi phải thống nhất tên hàng, đơn vị, mã số và phải có đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan. Phiếu nhập vật tƣ đƣợc lập thành 3 bản (đặt giấy than viết 1 lần) + Bộ phận vật tƣ: 1 bản + Cán bộ mua hàng: 1 bản (để thanh toán) + Phòng Tài chính-kế toán: 1 bản (kế toán vật tƣ lƣu) và đƣợc dùng làm căn cứ định khoản vào phần mềm kế toán. 2.2.3.2.Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu Khi công ty ký một hợp đồng sản xuất và cung cấp sản phẩm theo một dự án hoặc đơn hàng, căn cứ vào Bảng kê chi tiết hàng hóa đi kèm hợp đồng, phòng Kỹ thuật - sản xuất tiến hành thiết kế sản phẩm theo đúng hợp đồng. Từ đây, phòng Kỹ thuật - sản xuất sẽ tiến hành bóc tách nguyên vật liệu và xây dựng bản dự thảo tiến độ sản xuất sản phẩm phục vụ cho dự án (đơn hàng) bằng các lệnh sản xuất và định mức nguyên vật liệu cho mỗi đơn vị sản phẩm. Sau khi đƣợc Tổng giám đốc ký duyệt, đây sẽ là các lệnh sản xuất chính thức. Lệnh sản xuất đƣợc lập thành 05 bản và sẽ đƣợc chuyển cho các bộ phận liên quan, gồm: Phòng Tài chính-kế toán, Xƣởng sản xuất, Phòng kiểm định chất lƣợng (KCS) và bộ phận Vật tƣ. Xƣởng sản xuất sau đó sẽ làm giấy đề nghị lĩnh vật tƣ theo lệnh sản xuất của phòng Kỹ thuật - sản xuấtvà chuyển sang phòng Tài Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 42
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chính-kế toán (Kế toán vật tƣ) để viết lệnh xuất kho vật tƣ (chỉ phản ánh vật tƣ về mặt số lƣợng). Lệnh xuất kho vật tƣ này đƣợc lập thành 03 bản: 1 bản lƣu ở phòng TC-KT, 1 bản lƣu tại bộ hồ sơ của dự án (đơn hàng), 1 bản lƣu tại xƣởng sản xuất. Lệnh xuất kho vật tƣ này là một phƣơng tiện quản lý nội bộ phục vụ cho quy trình cấp phát vật tƣ tại Sejinvina. Lệnh xuất kho vật tƣ do phòng Tài chính-kế toán lập tiếp đến đƣợc chuyển xuống kho vật tƣ. Đến đây, kho vật tƣ căn cứ theo lệnh xuất kho vật tƣ nhận đƣợc, sẽ tiến hành cấp phát vật tƣ cho các tổ sản xuất. Trong suốt quá trình triển khai dự án (đơn hàng), bộ phận vật tƣ sẽ cân đối số lƣợng vật tƣ để cung cấp kịp thời cho sản xuất. Kho vật tƣ cấp phát vật tƣ cho các tổ sản xuất có trách nhiệm bảo quản các vật tƣ từ khi lĩnh cho đến khi giao thành phẩm. Trong trƣờng hợp, vật tƣ không đủ chất lƣợng nhƣ yêu cầu, tổ sản xuất có quyền trả lại thủ kho. Thủ kho có trách nhiệm mời bộ phận KCS xuống kiểm tra, xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Quy trình cấp phát vật tƣ đƣợc mô hình hóa theo sơ đồ 2.2.2 nhƣ sau: Sơ đồ 2.2.2. Sơ đồ quy trình cấp phát vật tư Phòng Lệnh sản xuất & KT-SX Bản định mức NVL Phiếu đề nghị Phòng lĩnh vật tư Xƣởng Phòng Bộ phận TC - KT sản xuất KCS vật tƣ Lệnh xuất kho vật tư Kho Tổ vật tƣ sản xuất 2.2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Sejinvina Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là việc phản ánh một cách tổng quát tình hình nhập, xuât nguyên vật liệu thông qua các tài khoản kế toán. Để phục vụ cho Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 43
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP công tác hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công ty .sử dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Theo phƣơng pháp này, tình hình biến động nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu tại công ty đƣợc ghi chép, phản ánh một cách thƣờng xuyên liên tục. Vì vậy, giá trị nguyên vật liệu của công ty trên sổ kế toán có thể đƣợc xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán. 2.2.4.1.Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho 2.2.4.2.Tài khoản sử dụng: - TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu - TK liên quan: TK111, TK331, TK 133, TK621, TK 627 2.2.4.3. Quy trình hạch toán Hàng ngày, sau khi nhận đƣợc chứng từ do thủ kho chuyển đến, kế toán kiểm tra lại chứng từ, xác định giá trị và hoàn chỉnh chứng từ. Kế toán sử dụng các chứng từ ở trên để định khoản vào phần mềm. Sơ đồ 2.2.3: Quy trình hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức kế toán máy CHỨNG TỪ KẾ TOÁN: BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHẦN MỀM -Hóa đơ n GTGT -Biên bản kiểm định KẾ TOÁN chất lƣợ ng Weekend -Phiếu nhập kho (viết tay) Accounting -Lệnh sả n xuất & SỔ KẾ TOÁN Bản định mức NVL -Sổ Nhật ký chung -Sổ cái TK152, 621,331 -Phiếu đ ề nghị lĩnh vật tƣ MÁY VI TÍNH -Lệnh xuất kho vật tƣ -Bảng TH nhập-xuất-tồn -Sổ chi tiết nguyên vật liệu Nhập số liệu hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra In sổ, báo cáo cuối tháng Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 44
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ví dụ 3: - Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0048902 (Biểu 2.2.1), phòng Chất lƣợng lập biên bản kiểm nghiệm vật tƣ (Biểu 2.2.2), sau khi kiểm nghiệm xong, thủ kho làm thủ tục nhập kho. Kế toán vật tƣ sau khi định khoản nghiệp vụ nhập kho vào phần mềm sẽ in ra Phiếu nhập kho 0120/12 (Biểu 2.2.3). Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 45
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG QV/2010B Liên 2: Giao khách hàng 0048902 Ngày 13 tháng 12 năm 2010 Ngƣời bán hàng: Công ty Cổ Phần Quốc tế CNM Địa chỉ: P309A, tòa nhà TD Business centre Lô 20A, đƣờng Lê Hồng Phong, P. Đông Khê, Q.Ngô Quyền, Hải Phòng Số tài khoản: Điện thoại: MS: 0 2 0 1 1 2 2 7 8 4 Họ tên ngƣời mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Nội thất thủy Sejin-Vinashin Địa chỉ: Khu CNTT An Hồng - An Dƣơng - Hải Phòng Số tài khoản: . Hình thức thanh toán: CK MS: 0 2 0 0 5 6 1 8 2 0 Đơn STT Tên hàng hóa, dịch vụ vị Số lƣợng Đơn giá Thành tiền tính A B C 1 2 3=2 x1 1 Thép lá inox 304/20 (1,5x1250) kg 470 62.727 29.481.690 2 Thép lá inox 304/20 (0,8x1000) kg 567 65.454,5 37.112.705 Cộng tiền hàng: 66.594.395 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 6.659.435 Tổng cộng tiền thanh toán: 73.253.830 Số tiền viết bằng chữ: Bảy mƣơi ba triệu hai trăm năm mƣơi ba nghìn tám trăm ba mƣơi nghìn đồng chẵn Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) Biểu 2.2.1. Hóa đơn Giá tr ị gia tăng s ố 0048902 Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 46
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2.2. Biên bản kiểm định chất lượng vật tư nhập kho CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THUỶ SEJIN VINASHIN BM – KTCL- 03 SEJIN - VINASHIN Marine accommodation CO., LTD KCN An Hồng, An Dương, Hải Phòng; Tell 031.618378 KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG VẬT TƢ NHẬP (RAW MATERIAL INSPECTION REPORT) Yêu cầu nhập hàng/ Purchasing Request: Phục vụ sản xuất Đơn vị gửi phiếu yêu cầu kiểm tra: Phòng kinh doanh Inspection Request by Deparment Thời gian kiểm tra/ Inspecting time: 15 giờ 00 phút, ngày 4 tháng 12 năm 2010. Địa điểm/ At: Tại kho vật tƣ Công ty. I – THÀNH PHẦN/ PARTICIPANTS: 1- Ông Vũ Hoành Kiên Phòng Chất lƣợng 2- Ông Đặng Hữu Đông Phòng Kinh doanh II - NỘI DUNG KIỂM TRA/ CONTENTS: DIỄN GIẢI/ DESCRIPTION HÌNH THỨC GHI CHỨNG STT KIỂM TRA CHÚ TÊN VẬT TƢ QUY CÁCH ĐVT SỐ NHẬN CHẤT No LƢỢNG LƢỢNG SPECIFICATION Q’ty INSPECTING Materials UNIT CERTIFICATE REMARK (TxWxCOIL) METHOD Đo - Kiểm 1 Thép lá inox 1,5t 1250x2600 kg 470 Measuring Đo - Kiểm 2 Thép lá inox 0,8t 1001x2200 kg 112 Measuring Đo - Kiểm 3 Thép lá inox 0,8t 1001x2000 kg 455 Measuring III - KẾT LUẬN/ CONCLUSION: Vật tƣ đúng quy cách và đạt yêu cầu chất lƣợng Hải phòng, ngày 04 tháng 12 năm 2010 PHÒNG KINH DOANH PHÒNG CHẤT LƢỢNG SALES. DEPT (MATERIAL SECTION) (QA-QC DEPT) Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 47
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kế toán vật tƣ tiến hành định khoản nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu vào phần mềm theo trình tự sau: - Sau khi mở phần mềm kế toán Weekend Accounting, kế toán chọn phân hệ [Hàng hóa], chọn [Phiếu nhập] (Hình 2.2.1) Hình 2.2.1 - Kế toán chọn chức năng [Thêm] trên thanh công cụ hoặc ấn F2 để tạo phiếu nhập kho vật tƣ mới - Tại giao diện phiếu nhập kho mới, kế toán nhập các nội dung: + Ngày : 04/12/2010 +Số chứng từ: 0120/12 (phần mềm tự động điền) + Đối tƣợng : CNMQTE (đƣợc khai báo ban đầu cho Công ty CP quốc tế CNM) +Diễn giải: Nhập thép lá Inox theo HĐ 48902 (13/12/2010) + Mã nhập xuất: 331 + Tài khoản có: 3312 + Tại cột vật tƣ, kế toán chọn mã 1TI0003, Kho công ty (KCT), nhập Số lƣợng (theo Phiếu nhập 0120/12) và Đơn giá chƣa thuế trên HĐ GTGT 48902 của Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 48
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thép lá inox SUS 1,5tx1219x2438. Tƣơng tự nhập nội dung cho Thép lá inox SUS 0,8tx1219x2438. +Thuế GTGT (%): 10%, TK nợ VAT: 1331, TK có: 3312 + Ngày hóa đơn: 13/12/2010, Số: 48902. Kết thúc, kế toán chọn [Chấp nhận] để lƣu nghiệp vụ. Giao diện nghiệp vụ khi kết thúc nhƣ sau. (Hình 2.2.2 và hình 2.2.3) Kế toán in Phiếu nhập kho 0120/12 (Biểu 2.2.3), bằng cách ấn lệnh [In phiếu] tại giao diện Hình 2.2.3. PHIEU NHAP KHO Hình 2.2.2 Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 49
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hình 2.2.3 Biểu 2.2.3. Phiếu nhập kho số 0120/12 Đơn vị: CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THỦY SEJINVINASHIN Mẫu số: 01-VT Địa chỉ: KCN An Hồng-An Dƣơng-Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Số: 0120/12 PHIẾU NHẬP KHO Nợ: 1521 66.594.391 Ngày 04 tháng 12 năm 2010 1331 6.659.439 Có: 3312 73.253.830 - Họ và tên ngƣời giao hàng: Trần Quốc Vinh - Theo PXK ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Công ty Cổ phần quốc tế CNM - Nhập tại kho: SEJINVINA Tên nhãn hiệu quy cách, Đơn Số lƣợng STT phẩm chất vật tƣ, dụng cụ Mã số vị Theo Thực Đơn giá Thành tiền sản phẩm hàng hoá tính chứng từ nhập A B C D 1 2 3 4 1 Thép lá inox SUS 304 1TI0003 kg 470 470 62.727 29.481.690 1,5tx1219x2438 2 Thép lá inox SUS 304 1TI0001 kg 567 567 65.455 37.112.701 0,8tx1219x2438 Cộng 66.594.391 - Tống số tiền (bằng chữ): Sáu mươi sáu triệu năm trăm chín mươi tư nghìn ba trăm chín mươi mốt nghìn đồng chẵn - Số chứng từ gốc kèm theo: HĐGTGT 48902 Nhập, Ngày 4 tháng 12 năm 2010 Giám đốc Phụ trách cung tiêu Kế toán trƣởng Ngƣời giao hàng Thủ kho Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 50
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ví dụ 5: Căn cứ vào Lệnh xuất kho vật tƣ số 0588/12 và phiếu đề nghị lĩnh vật tƣ đi kèm, Kế toán vật tƣ tiến hành địnhkhoản nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu vào phần mềm. Lệnh xuất kho vật tƣ này là một tài liệu lƣu hành nội bộ nhƣ một phƣơng tiện phục vụ cho quy trình cấp phát vật tƣ của đơn vị và không phải là một chứng từ kế toán. Phiếu lệnh này có vai trò nhƣ một văn bản làm căn cứ ghi nhận nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu về mặt số lƣợng cho cả bộ phận kế toán vật tƣ và ở kho Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 51
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỆNH SẢN XUẤT Production Request DATE PROJECTION No. PROJECTION NAME SHIPYARD ESTIMATED BY P.R No ORDER No. DEPT. (Phòng) (Ngày thực hiện) (Dự án số) (Tên dự án) (Đóng tàu) (Ngƣời tính) 06 26/11/2010 38/10/BĐ-SJVN 6500T-BẠCH ĐẰNG BẠCH ĐẰNG KTSX STT Danh mục Kiểu dáng Thông số kỹ thuật Số lƣợng Đơn vị Ngày hoàn thành Ghi chú NO. DESCRIPTION MODEL SPECIFICATION Q’TY UNIT FINISH TIME REMARK 1 Cửa ngăn cháy D/B38B 690x1590 2 Bộ ./ ./2010 Sơn màu H120BH23-01 D/B38 (SUS) 600x1670 1 Bộ D/W40 (SUS) 600x1650 4 Bộ Cửa trƣợt 710x1760 2 Bộ ESTIMATED CHECKED BY APPROVED BY RECEIVED BY (Nơi nhận) (Ngƣời tính) (Kiểm tra) (Duyệt) t ấ SALES WORKSHOP QC DEPT ACCOUNTING n xu n c ả DEPARTMENT (Xƣởng sản xuất) (Phòng chất lƣợng) DEPT ố S - t ậ (Phòng Kinh doanh) (Phòng Kế toán) thu PRODUCTION DEP ỹ - Ban đ Giám Tạ thị Nhạn Phòng k BOARD OF OF MANAGER BOARD Trịnh Thu Hiền Vũ Ngọc Tùng Phạm Công Học TECHNICAL Biểu 2.2.4. Lệnh sản xuất số 06, DA 38/10/BĐ-SJVN Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 52
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THỦY SEJINVINASHIN SEJIN-VINASHIN Marine accommodation CO.,LTDố KCN An Hồng-An Dƣơng-Hải Phòng PHIẾU ĐỀ NGHỊ LĨNH VẬT TƢ Ngày 6 tháng 12 năm 2010 - Họ và tên ngƣời lĩnh: Phan Thế Anh. Tổ sản xuất: Cửa 2 - Theo LSX số 06 ngày 26 tháng 11 năm 2010 của DA 38/10/BĐ-SJVN SỐ LƢỢNG Đơn vị TT Tên Vật tƣ Mã số Theo Thực Ghi chú tính LSX xuất A B C D 1 2 3 1 Vít đầu đầu chìm 1VI0009 cái 217 M5x15 inox 2 Thép lá inox SUS 304 1TI0001 kg 151 0,8tx1219x2438 3 Cụm bản lề inox 1CU0035 bộ 12 Hải Phòng, ngày 6 tháng 12 năm 2010 Xƣởng sản xuất Ngƣời nhận hàng Thủ kho Ngƣời lập phiếu Biểu 2.2.5. Phiếu đề nghị lĩnh vật tư thuộc LSX06, DA 38/10/BĐ Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 53
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trình tự định khoản nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu vào phần mềm nhƣ sau: - Sau khi mở phần mềm kế toán Weekend Accounting, kế toán vào phân hệ [Công trình], chọn [Xuất nguyên vật liệu] (Hình 2.2.4) Hình 2.2.4 - Kế toán chọn chức năng [Thêm] trên thanh công cụ hoặc ấn F2 để tạo phiếu xuất kho vật tƣ mới - Tại giao diện của Phiếu xuất kho mới, kế toán nhập các thông tin nhƣ sau: + Ngày 07/12/2010 + Số chứng từ: 0588/12 (phần mềm tự động điền) + Đối tƣợng: ANHPT (Đƣợc khai báo ban đầu cho Phạm Thế Anh - Tổ Cửa 2) + Diễn giải: LSX06, DA 38/10/BĐ (26/11/2010) (Vật tƣ sản xuất 02 bộ cửa D/B15, 01 bộ cửa D/B15(SUS), 4 bộ cửa D/W40 (SUS) ) + Mã nhập xuất: 621 + Tài khoản nợ: 6211 - Kế toán căn cứ vào nội dung trên Phiếu nhập kho để nhập số liệu vào giao diện, bao gồm: Mã vật tƣ và Số lƣợng thực xuất. Tại cột Tài khoản Có, kế toán chọn 1521 và chọn kho: KCT (kho công ty). Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 54
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Số tiền tại cột Đơn giá và Thành tiền sẽ được phần mềm tạm thời hiện thị số liệu theo phương pháp Bình quân liên hoàn. - Kết thúc, kế toán ấn [Chấp nhận] để lƣu nghiệp vụ. Giao diện nghiệp vụ khi kết thúc nhƣ sau. Hình 2.2.5 và Hình 2.2.6. Tại giao diện của Hình 2.2.6, kế toán ấn lệnh [In phiếu] để in phiếu xuất kho PX 0588/12 (Biểu 2.2.4). - Các phiếu xuất kho vật tư chỉ được kế toán vật tư in ra từ phần mềm vào cuối mỗi kỳ để đảm bảo giá trị vật tư xuất kho theo đúng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Cụ thể như sau: đến cuối tháng, sau khi đã nhập đầy đủ các nghiệp vụ nhập, xuất kho phát sinh trong kỳ, kế toán thực hiện thao tác xác định Đơn giá xuất kho nguyên vật liệu cho các vật liệu, phần mềm sẽ tính ra đơn giá xuất kho nguyên vật liệu trong kỳ và chạy ngược số liệu vào các nghiệp vụ xuất kho trong tháng. Và cũng đến cuối tháng, sau thao tác đó, kế toán vật tư sẽ tiến hành in các phiếu xuất kho từ phần mềm để hoàn chỉnh chứng từ. PHIEU XUAT KHO Hình 2.2.5 Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 55
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hình 2.2.6 - Kế toán thực hiện thao tác xác định Giá xuất kho bình quân gia quyền cho Nguyên vật liệu xuất kho trong tháng nhƣ sau: Tại giao diện của phân hệ [Công trình], kế toán chọn [Tính giá vốn]. Tại hộp thoại Tính giá vốn hàng xuất, kế toán nhập thời gian của kỳ cần tính, chọn Kho KCT (kho công ty), chọn mã Vật tƣ cần tính. Kết thúc, chọn [Chấp nhận]. Hình 2.2.7 Hình 2.2.7 Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 56
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2.6. Phiếu xuất kho số 0588/12 Đơn vị: CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THỦY SEJINVINASHIN Mẫu số: 02-VT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Địa chỉ: KCN An Hồng-An Dƣơng-Hải Phòng Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Số: 0588/12 PHIẾU XUẤT KHO Nợ: 6211 13.784.495 Ngày 07 tháng 12 năm 2010 Có: 1521 13.784.495 - Họ và tên ngƣời nhận hàng: Phan Thế Anh - Địa chỉ (Bộ phận): Cửa 2 - Lý do xuất kho: LSX06, DA38/10/BĐ (26/11/2010) (Vật tƣ sản xuất 02 bộ cửa D/B15, 01 bộ cửa D/B15(SUS), 4 bộ cửa D/W40 (SUS) - Xuất tại kho: Kho công ty Tên Nhãn hiệu quy cách, Đơn Số lƣợng STT phẩm chất vật tƣ, dụng cụ Mã số vị Yêu Thực Đơn giá Thành tiền sản phẩm hàng hoá tính cầu xuất A B C D 1 2 3 4 1 Vít đầu đầu chìm 1VI0009 cái 217 600 130.200 M5x15 inox 2 Thép lá inox SUS 304 1TI0001 kg 151 72.545 10.954.295 0,8tx1219x2438 3 Cụm bản lề inox 1CU0035 bộ 12 225.000 2.700.000 Cộng 13.784.495 - Tống số tiền (bằng chữ): Mười ba triệu bẩy trăm tám mươi tư nghìn bốn trăm chín mươi lăm đồng chẵn - Số chứng từ gốc kèm theo: Xuất, Ngày 7 tháng 12 năm 2010 Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận hàng Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT 1105K 57
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Cách xem và in ấn sổ sách kế toán trên phần mềm Weekend Accounting Để xem các sổ sách kế toán và các báo cáo vật tƣ, kế toán thực hiện nhƣ sau: - Tại giao diện phân hệ [Hàng hóa], kế toán chọn [Báo cáo vật tƣ hàng hóa], hoặc chọn chức năng [Báo cáo] / [Báo cáovật tƣ hàng hóa] trên thanh công cụ. Hình 2.2.8 Hình 2.2.8 - Để xem sổ chi tiết vật liệu của Thép lá inox SUS 0,8tx1219x2483 (Biểu 2.2.13) , kế toán chọn [Sổ chi tiết vật liệu (Sản phẩm, hàng hóa)] trên danh mục xuất hiện. Hộp thoại Điều kiện lọc xuất hiện, kế toán chọn kho KCT (kho công ty), nhập mã vật tƣ 1TI0001, nhập thời gian muốn xem và chọn [Chấp nhận] (Hình 2.2.9) SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 58
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hình 2.2.9 Kế toán thao tác tƣơng tự để xem các báo cáo vật tƣ khác, bao gồm: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn (Biểu 2.2.10), Báo cáo tồn kho, Tổng hợp Nhập kho, Tổng hợp Xuất kho . - Để xem sổ Nhật ký chung (Biểu 2.2.7) và sổ cái Tài khoản 152 (Biểu 2.2.8) cũng nhƣ các sổ cái khác có liên quan, kế toán thực hiện nhƣ sau: Tại giao diện của phân hệ [Hàng hóa], kế toán chọn [Sổ sách kế toán]. Hình 2.2.10 Hình 2.2.10 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 59
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Để xem sổ cái tài khoản 152, kế toán chọn [Sổ cái tài khoản] trên danh mục xuất hiện. Hộp thoại Điều kiện lọc xuất hiện, kế toán chọn tài khoản 1521(Nguyên vật liệu chính), nhập khoảng thời gian hiện thị và chọn [Chấp nhận]. Hình 2.2.11 Hình 2.2.11 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 60
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2.7. Trích Nhật ký chung tháng 12 CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TÀU THỦY SEJIN VINASHIN KCN AN HỒNG - AN DƢƠNG - HẢI PHÕNG SỔ NHẬT KÝ CHUNG TỪ NGÀY 01/12/2010 ĐẾN NGÀY 31/12/2010 Mã Ngày Số Diễn giải Tài khoản PS Nợ PS có BC 1/12/2010 136 TT tiền mua hàng theo BG 08-10/HB (25/11/2010) - - Tiền Việt Nam tại vcb 1121VCB 2 127 840 - - Phải thu của khách hàng trong nƣớc 1311 2 127 840 PN 1/12/2010 0119/12 Nhập vật tƣ phụ cac loại theo HĐ 71235(18/12/2010) - - Nguyên liệu chính 1521 3 800 000 - - Công cụ, dụng cụ 153 938 000 - - Phải trả cho ngƣời bán VND 3312 4 738 000 PT 2/12/2010 98 Rút tiền nhập quỹ - - Tiền mặt 1111 10 000 000 - - Tiền Việt Nam tại vcb 1121VCB 10 000 000 CP 4/12/2010 110 CP vận chuyển hàng Inox đi cắt theo PN 120/12(04/12/2010) theo HĐ 44221(18/12/2010) - - Nguyên liệu chính 1521 1 800 000 - - Thuế VAT đƣợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ 1331 180 000 - - Phải trả, phải nộp khác 3388 1 980 000 PN 4/12/2010 0120/12 Nhập thép lá Inox theo HĐ 48902(13/12/2010) - - Nguyên liệu chính 1521 66 594 391 - - Thuế VAT đƣợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ 1331 6 659 439 - - Phải trả cho ngƣời bán VND 3312 73 253 830 LXK, PGH 02/12-2010/HL(03/12/2010) xuất vt theo Công văn vay 1285/CV-DTHL - DA(02/12/2010) do PX 4/12/2010 02122010HL TGĐ duyệt - - Phải thu tiền nguyên vật liệu 13885 42 423 914 - - Nguyên liệu chính 1521 42 423 914 PX 4/12/2010 0584A/12 Xuất VT theo DT bổ sung(30/11/2010) của DA 38/10/BĐ SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 61
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Mã Ngày Số Diễn giải Tài khoản PS Nợ PS có - - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp _SX 6211 2 818 366 - - Nguyên liệu chính 1521 2 818 366 PN 7/12/2010 0123/12 Nhập kính 10 ly của NM kính kiến an theo HĐ 35786(31/12/2010) - - Nguyên liệu chính 1521 583 200 - - Thuế VAT đƣợc khấu trừ của hàng hoá dịch vụ 1331 58 320 - - Phải trả, phải nộp khác 3388 641 520 LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa D/B15, 01 bộ cửa D/B15(SUS), 4 bộ cửa PX 7/12/2010 0588/12 D/W40(SUS) - - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp _SX 6211 13 784 495 - - Nguyên liệu chính 1521 13 784 495 PC 27/12/2010 413 TT nốt tiền mua hàng theo HĐ 48902(13/12/2010) - - Phải trả cho ngƣời bán VND 3312 253 830 - - Tiền mặt 1111 253 830 PK 27/12/2010 12021 Vay ngắn hạn VNĐ(610tr) tt tiền mua vt phục vụ sx HĐồng vay 11-10(27/12/2010) - - Phải trả cho ngƣời bán VND 3312 610 000 000 - - Vay ngắn hạn tiền mặt 3111 610 000 000 PX 31/12/2010 0641/12 Xuất vt theo bảng TH lĩnh vt phụ T12/2010 - - Chi phí vật liệu - cần phân bổ 62722 345 249 - - Nguyên liệu chính 1521 345 249 PK 31/12/2010 12069 K/c Cp nguyên vật liệu trực tiếp T12/2010 - - Chi phí SXKD dở dang XSX 1541 504 205 609 - - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp _SX 6211 504 205 609 . - - Tổng cộng 172 482 492 324 172 482 492 324 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – QT1105K 62
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2.8. Trích Sổ cái tài khoản 152 CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TÀU THỦY SEJIN VINASHIN KCN AN HỒNG - AN DƢƠNG - HẢI PHÕNG SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 TỪ NGÀY 01/12/2010 ĐẾN NGÀY 31/12/2010 Mã Ngày Số Diễn giải TK ĐỨ PS Nợ PS Có - - Số dƣ đầu kỳ 7 776 906 835 PN 1/12/2010 0117/12 Nhập đinh ghim phi 3x40 của DN Hùng Thanh theo HĐ 24247(07/12/2010) 3312 6 050 000 PN 1/12/2010 0118/12 Nhập vật tƣ phụ cac loại theo HĐ 71235(18/12/2010) 3312 4 762 000 PN 1/12/2010 0119/12 Nhập vật tƣ phụ cac loại theo HĐ 71235(18/12/2010) 3312 3 800 000 PX 1/12/2010 04/1010/BĐ LXK04/10-10/BĐ, PGH 04.1/10-10/BĐ(01/12/2010) theo HĐ 10-10/BĐ(10/11/2010) 1555 2 585 204 PX 3/12/2010 10-10/SMC LXK, PGH 10-10/SMC-SJVN(03/12/2010) xuất VT theo HĐ 10-10/SMC(27/10/2010) (DA 40/10/SMC) 1555 814 297 PN 4/12/2010 0120/12 Nhập thép lá Inox theo HĐ 48902(13/12/2010) 3312 66 594 391 CP 4/12/2010 110 CP vận chuyển hàng Inox đi cắt theo PN 120/12(04/12/2010) theo HĐ 44221(18/12/2010) 3388 1 800 000 PX 4/12/2010 02122010HL LXK, PGH 02/12-2010/HL(03/12/2010) xuất vt theo Công văn vay 1285/CV-DTHL - DA(02/12/2010) do TGĐ duyệt 13885 42 423 914 PX 4/12/2010 0584A/12 Xuất VT theo DT bổ sung(30/11/2010) của DA 38/10/BĐ 6211 2 818 366 LSX02.04.06.09, DA 38/10/BĐ(15.26./11, 02/12/2010) ( VT SX 47 cửa B15, 02 Z, 6 cửa A0, 03 cửa A60, 1 cửa B15(SUS), PX 4/12/2010 0585/12 8 cửa VS) 6211 12 900 786 PN 7/12/2010 0121/12 Nhập cụm bản lề và hanger set của DN Hùng Thanh theo HĐ 24247(07/12/2010) 3312 9 459 000 PN 7/12/2010 0123/12 Nhập kính 10 ly của NM kính kiến an theo HĐ 35786(31/12/2010) 3388 583 200 PX 7/12/2010 0588/12 LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa D/B15, 01 bộ cửa D/B15(SUS), 4 bộ cửa D/W40(SUS) 6211 13 784 495 PN 30/12/2010 0132/12 Nhập thép EGI 0.6tx609.5 theo BG 12/2010(30/12/2010) HĐ 78869(30/12/2010) 3312 188 650 800 PX 31/12/2010 0641/12 Xuất vt theo bảng TH lĩnh vt phụ T12/2010 62722 345 249 PX 31/12/2010 0645/12 Xuất hủy những vtƣ báo hỏng năm 2010 6321 24 359 019 - - Cộng phát sinh trong kỳ 430 772 211 750 549 987 - - Số dƣ cuối kỳ 7 457 129 059 63 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2.9. Sổ cái tài khoản 621 CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TÀU THỦY SEJIN VINASHIN KCN AN HỒNG - AN DƢƠNG - HẢI PHÕNG SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 TỪ NGÀY 01/12/2010 ĐẾN NGÀY 31/12/2010 Tk Mã Ngày Số Diễn giải PS Nợ PS Có Du - - Số dƣ đầu kỳ PX 02/12/2010 0577/12 Xuất vt theo TB bổ sung tấm tƣờng DA 40/10/SMC(01/12/2010) làm thêm BM50(1222/1222): 2.94m2 1521 63 203 PX 02/12/2010 0578/12 Xuất vt theo TB bổ sung tấm tƣờng DA 40/10/SMC(01/12/2010) làm thêm BM50(1222/1222): 2.94m2 1521 565 656 PX 02/12/2010 0579/12 LSX09, DA38/10/BĐ(02/12/2010) (Vt sx cửa buồng vệ sinh(500x1400): 4 bộ, (550x1400): 4 bộ) 1521 11 238 580 PX 02/12/2010 0581/12 LSX09, DA38/10/BĐ(02/12/2010) (VT sx cửa buồng vệ sinh(500x1400): 4 bộ, (550x1400): 4 bộ) 1521 344 307 PX 02/12/2010 0583/12 LSX09, DA38/10/BĐ(02/12/2010) (VT sx cửa buồng vệ sinh(500x1400): 4 bộ, (550x1400): 4 bộ) 1521 69 406 PX 02/12/2010 0584/12 LSX09, DA38/10/BĐ(02/12/2010) (VT ĐG cửa buồng vệ sinh(500x1400): 4 bộ, (550x1400): 4 bộ) 1521 76 440 PX 04/12/2010 0584A/12 Xuất VT theo DT bổ sung(30/11/2010) của DA 38/10/BĐ 1521 2 818 366 LSX02.04.06.09, DA 38/10/BĐ(15.26./11, 02/12/2010) ( VT SX 47 cửa B15, 02 Z, 6 cửa A0, 03 cửa PX 04/12/2010 0585/12 1521 12 900 786 A60, 1 cửa B15(SUS), 8 cửa VS) LSX09, DA38/10/BĐ(02/12/2010) (VT SX cửa buồng vệ sinh(500x1400): 4 bộ, (550x1400): 4 bộ) theo PX 07/12/2010 0586/12 1521 6 716 336 TB PKT cho toàn lệnh PX 07/12/2010 0587/12 LSX04, DA 38/10/BĐ(15/11/2010) (VT sx 45 bộ cửa D/B38B) 1521 473 600 LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa D/B15, 01 bộ cửa D/B15(SUS), 4 bộ cửa PX 07/12/2010 0588/12 1521 13 784 495 D/W40(SUS) LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa D/B15, 01 bộ cửa D/B15(SUS), 4 bộ cửa PX 07/12/2010 0588A/12 1521 296 000 D/W40(SUS), cửa trƣợt: 2 bộ) PX 07/12/2010 0589/12 LSX08, DA 38/10/BĐ(30/11/2010) (VT sx 01 bộ cửa D/A38(600x1720)) 1521 55 473 PX 09/12/2010 0600/12 LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa trƣợt(710x1760)) 1521 360 909 PX 09/12/2010 0601/12 LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa trƣợt(710x1760)) 1521 70 000 LSX06, DA 25/09/TKV(08/12/2010)(VT sx BM25172.72m2, BM25(SUS): 162.91m2, BM50(SUS): PX 09/12/2010 0602/12 1521 222 387 307 36.49m2, BM50: 70.79m2) 64 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PK 31/12/2010 12069 K/c Cp nguyên vật liệu trực tiếp T12/2010 1541 504 205 609 - - Cộng phát sinh trong kỳ 2 828 894 635 2 828 894 635 - - Số dƣ cuối kỳ Biểu 2.2.10. Trích Bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu tháng 12 CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TÀU THỦY SEJIN VINASHIN KCN AN HỒNG - AN DƢƠNG - HẢI PHÕNG BẢNG TỔNG HỢP NHẬP-XUẤT-TỒN TỪ NGÀY 01/12/2010 ĐẾN NGÀY 31/12/2010 SL SL Mã VT Tên Vật tƣ ĐVT Tồn đầu Dƣ đầu Tiền nhập Tiền Xuất Tồn cuối Dƣ cuối Nhập Xuất 1BU Bu long, e cu, long đen 12 285 531 2 400 000 1 950 942 12 734 589 1BU0023 Bulông inox đầu lồi M5x30 Cái 585 468 000 2 000 2 000 000 1 690 1 613 950 895 854 050 1BU0024 Đệm cao su nhựa 25x25x10 Cái 3 428 5 419 100 3 428 5 419 100 1BU0025 Đệm cao su nhựa 50x25x15 Cái 2 000 3 600 000 2 000 3 600 000 1BU0028 Êcu M8 mạ cái 3 000 900 000 24 7 200 2 976 892 800 1BU0029 Bulông + Êcu + Long Đen M16x60 Inox bộ 20 400 000 10 200 000 10 200 000 1CU Phụ kiện cửa 587 704 876 21 579 700 53 438 189 555 846 387 1CU0003 Gioăng đệm cửa 3tx15 - Cao su xốp m 4 847 43 860 397 48 434 400 4 799 43 425 997 1CU0035 Cụm bản lề Inox bộ 20 4 500 000 12 2 700 000 8 1 800 000 1PT Phụ kiện trần 48 278 292 11 059 000 8 833 890 50 503 402 1PT0001 Thanh ren M8 loại 1m thanh 3 840 35 633 505 181 1 679 680 3 659 33 953 825 1PT0002 Bộ móc treo cái 307 1 217 846 1 102 4 959 000 325 1 424 800 1 084 4 752 046 1PT0003 Đinh rút inox phi 3 cái 7 000 5 600 000 6 740 5 392 000 260 208 000 1TI Thép lá inox 37 954 243 68 394 391 38 771 879 67 576 755 1TI0001 Thép lá inox SUS 304 0.8tx1219x2438 kg 215 18 614 263 567 38 115 831 257 18 607 793 526 38 122 301 1TI0002 Thép lá inox 2.0tx1000x2000 kg 333 19 339 980 333 19 339 980 1TI0003 Thép lá inox 1.5tx1219x2438 kg 470 30 278 560 313 20 164 086 157 10 114 474 65 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1VI Vít 10 344 587 2 000 000 1 105 550 11 239 037 1VI0001 Vít tự ren M4x20 mạ cái 39 164 4 111 408 4 074 427 770 35 090 3 683 638 1VI0003 Vít tự ren đầu lục lăng M5x20 mạ cái 15 070 4 694 287 15 070 4 694 287 1VI0009 Vít đầu chìm M5x15 inox cái 1 500 900 000 797 478 200 703 421 800 1VI0013 Vít tự ren M5x30 Cái 5 3 000 5 3 000 1VI0014 Vít M4x30 + sâu nở bộ 600 156 000 600 156 000 1VI0015 Vít Inox M4x8 cái 90 40 500 90 40 500 1VI0016 Vít M5x10 mạ Cái 1 288 140 392 620 67 580 668 72 812 1VI0017 Vít M8x20 Inox Cái 20 44 000 500 1 100 000 60 132 000 460 1 012 000 1VI0018 Vít M4x50 Inox Cái 50 75 000 50 75 000 1VI0019 Vít M5x10 INOX Cái 2 160 1 080 000 2 160 1 080 000 Tổng cộng 7 776 906 835 430 772 211 750 549 987 7 457 129 059 66 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 67 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.5. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Sejinvina Quá trình nhập xuất tại công ty diễn ra thƣờng xuyên nên công ty đã lựa chọn hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phƣơng pháp thẻ song song. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu đƣợc thực hiện song song giữa kho và phòng kế toán trong việc quản lý nguyên vật liệu. Theo phƣơng pháp này, sự biến động của vật tƣ đƣợc phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ đồng thời cũng dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát sự biến động của chúng. Cụ thể nhƣ sau: - Ở kho: Việc theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho do thủ kho tiến hành trên thẻ kho. Mỗi thẻ kho theo dõi một loại nguyên vật liệu và đƣợc mở từng tháng. Đầu tháng, thủ kho ghi số lƣợng tồn đầu kỳ căn cứ vào lƣợng tồn cuối tháng trƣớc. Hàng ngày, căn cứ vào các lƣợng chứng từ nhập, xuất, tồn kho đƣợc tập hợp cho từng loại vật liệu thủ kho sẽ tiến hành ghi vào thẻ kho về mặt số lƣợng, mỗi nghiệp vụ ghi một dòng trên thẻ kho, cuối ngày tính ra lƣợng tồn kho trong ngày. Cuối tháng, thủ kho cộng tổng số lƣợng nhập, xuất, tồn trong tháng của từng thứ nguyên vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán chi tiết vật liệu do kế toán vật tƣ lập. - Tại Phòng kế toán: Sau khi đã hoàn thiện việc nhập các nghiệp vụ xuất kho và nhập kho vật tƣ phát sinh trong kỳ cũng nhƣ thực hiện thao tác xác định đơn giá xuất kho nguyên vật liệu vào cuối kỳ, kế toán vật tƣ sẽ in ấn và hoàn thiện chứng từ cũng nhƣ các sổ chi tiết nguyên vật liệu. Đây là cơ sở để đối chiếu với số liệu ghi chép của thủ kho để đảm bảo tình hình nhập xuất tồn vật tƣ trong kỳ đƣợc quản lý chặt chẽ và chính xác. Ví dụ 6: Tại kho, thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho 0120/12 và Lệnh xuất kho 0588/12 (đã có chữ ký của Kế toán trƣởng) để tiến hành nhập xuất nguyên vật liệu, đồng thời ghi chép vào thẻ kho (Biểu 2.2.12). Cuối kỳ, trƣớc khi đƣợc khóa, thẻ kho sẽ đƣợc đối chiếu số liệu với sổ chi tiết nguyên vật liệu từ phần mềm, của kế toán vật tƣ. (Biểu 2.2.13) 68 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TÀU THỦY SEJIN VINASHIN KCN AN HỒNG - AN DƢƠNG - HẢI PHÕNG THẺ KHO Tháng 12 năm 2010 Ngày mở thẻ: 01/12/2010 - Tên vật liệu, dụng cụ (sản phẩm): Thép lá inox SUS 304 0.8tx1219x2438 - Đơn vị tính: kg - Mã số: 1TI0001 Chứng từ Số lƣợng Kế toán Ngày Số phiếu Diễn giải xác Nhập Xuất Tồn tháng PN PX nhận 1 2 3 4 5 6 7 8 - - Tồn đầu kỳ 215 12/04/2010 0120/12 Nhập kho theo HĐ 48902(13/12/2010) 567 782 LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa D/B15, 01 bộ cửa D/B15(SUS), 4 bộ cửa 12/07/2010 0588/12 151 631 D/W40(SUS) 12/07/2010 0589/12 LSX08, DA 38/10/BĐ(30/11/2010) (VT sx 01 bộ cửa D/A38(600x1720)) 0,5 630,5 12/09/2010 0598/12 LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa trƣợt(710x1760)) 54 576,5 15/12/2010 0616/12 LSX01, DA 41/10/HL(15/12/2010)(Vt sx sửa chữa cửa trƣợt(947x2063)) 38 538,5 LSX02, DA 41/10/HL(16/12/2010) (VT sx 04 bộ cửa BD 2 cánh (1200x1700): 1 bộ, (900x1700): 18/12/2010 0619/12 2 536,5 1 bộ, (700x1700): 2 bộ) 21/12/2010 0631/12 LSX01, DA 42/10/Visal(20/12/2010) (VT sx 03 cửa D/B38B) 8 528,5 21/12/2010 0632/12 LSX01, DA 42/10/Visal(20/12/2010) (VT sx 01 cửa D/A48) 3 525,5 - - Cộng cuối tháng 567 256,5 Tồn cuối tháng 525,5 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc Biểu 2.2.11. Thẻ kho thép lá inox 69 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2.12. Sổ chi tiết thép lá inox CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THUỶ SEJIN-VINASHIN KCN AN HỒNG-AN DƢƠNG-HẢI PHÕNG SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Từ ngày 1/12/2010 đến ngày 31/12/2010 Tài khoản: 152 Tên kho: Kho công ty Tên vật liệu, dụng cụ (sản phẩm): Thép lá inox SUS 304 0.8tx1219x2438 Đơn vị tính:kg Chứng từ Nhập Xuất Tồn Ngày Diễn giải TKDU Đơn giá Số hiệu SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thành tiền tháng Số dƣ đầu kỳ 215 18 614 263 0120/12 4/12/2010 Nhập thép lá Inox theo HĐ 48902 3312 65 455 567 37 112 701 782 55 726 964 110 04/12/2010 CP vận chuyển hàng Inox đi cắt theo PN 120/12 (4/12/2010) theo HĐ 44221 3388 1 003 130 782 56 730 094 LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa D/B15, 01 bộ cửa D/B15(SUS), 4 bộ 0588/12 07/12/2010 6211 72 545 151 10 954 295 631 45 775 799 cửa D/W40(SUS) 0589/12 07/12/2010 LSX08, DA 38/10/BĐ(30/11/2010) (VT sx 01 bộ cửa D/A38(600x1720)) 6211 72 545 0.5 36 273 630.5 45 739 526 0598/12 09/12/2010 LSX06, DA 38/10/BĐ(26/11/2010) (VT sx 02 bộ cửa trƣợt(710x1760)) 6211 72 545 54 3 917 430 576.5 41 822 096 0616/12 15/12/2010 LSX01, DA 41/10/HL(15/12/2010)(Vt sx sửa chữa cửa trƣợt(947x2063)) 6211 72 545 38 2 756 710 538.5 39 065 386 LSX02, DA 41/10/HL(16/12/2010) (VT sx 04 bộ cửa BD 2 cánh (1200x1700): 1 bộ, 0619/12 18/12/2010 6211 72 545 2 145 090 536.5 38 920 296 (900x1700): 1 bộ, (700x1700): 2 bộ) 0631/12 21/12/2010 LSX01, DA 42/10/Visal(20/12/2010) (VT sx 03 cửa D/B38B) 6211 72 545 8 580 360 528.5 38 339 936 0632/12 21/12/2010 LSX01, DA 42/10/Visal(20/12/2010) (VT sx 01 cửa D/A48) 6211 72 545 3 217 635 525.5 38 122 301 Cộng 567 38 115 831 256.5 18,607,793 525.5 38 122 301 Số dƣ cuối kỳ 525.5 38 122 301 70 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quá trình thanh toán tiền mua vật tƣ theo hóa đơn GTGT48902 (13/12/2010) cho Công ty CP Quốc tế CNM: - Ngày 3/12/2010, Sejinvina tạm ứng 35.000.000 đồng (Ủy nhiệm chi biểu 2.2.14) tiền mua thép cho công ty CP QT CNM bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản tại VCB Hải Phòng. GBN 183.2. - Ngày 27/12/2010, Sejinvina vay ngắn hạn ngân hàng Vietcombank Hải Phòng 610.000.000 đồng (Hợp đồng vay 11-10), để thanh toán tiền mua vật tƣ cho một số nhà cung cấp. Trong đó, thanh toán cho công ty CP QT CNM số tiền 38.000.000 đồng. Phiếu kế toán số: 12021 (Biểu 2.2.15) - Ngày 27/12/2010, Sejinvina thanh toán nốt tiền hàng theo hóa đơn GTGT 48902 cho CNM bằng tiền mặt. Phiếu chi số 413 (Biểu 2.2.16), Số tiền: 253.830 đồng. Biểu 2.2.13.Ủy nhiệm chi ỦY NHIỆM CHI – PAYMENT ORDER Ngày (date): GHI NỢ TÀI KHOẢN (please debit account) SỐ TIỀN (With amout) PHÍ NH (Bank charges) SỐ TK (A/C no.): 0031000088210 BẰNG SỐ (In figures): 35,000,000 VNĐ Phí trong TÊN TK (A/C name): Công ty TNHH nội thất thủy Including Sejin-vinashin BẰNG CHỮ (In Ba mƣơi lăm triệu ĐỊA CHỈ (Address): An Hồng, An Dương, Hải Phòng words): Phí ngoài đồng chẵn./. Excluding TẠI NH (With bank): Ngoại thương Hải Phòng & GHI CÓ TÀI KHOẢN(& Credit account) NỘI DUNG (Details of Payment): T/ứng 1 phần tiền mua hàng SỐ TK (A/C no.): 012704066666686 TÊN TK (A/C name): Cty CP Quốc Tế CNM ĐỊA CHỈ (Address): KẾ TOÁN TRƢỞNG CHỦ TÀI KHOẢN KÝ VÀ ĐÓNG DẤU CHIEF ACCOUNTANT Acc Holder & Stamp TẠI NH (With bank): TMCP Quốc Tế - CN Hồng Bàng, Hải Phòng PHẦN DÀNH CHO NGÂN HÀNG (For bank’s use only) MÃ VAT: Thanh toán viên Kiểm soát Giám đốc 71 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  72. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2.14. Phiếu kế toán 12021 CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THỦY SEJIN-VINASHIN Mẫu số: 04-TT KCN An Hồng - An Dƣơng - Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU KẾ TOÁN Số: 12021 Ngày 27 tháng 12 năm 2010 Họ và tên: NH ngoại thƣơng HP Địa chỉ: 10 Hoàng Diệu, Hải Phòng Chi tiết phát sinh thể hiện dƣới bảng sau: Tài khoản Nội dung PS Nợ PS Có 3312 Vay ngắn hạn VNĐ (610tr) tt tiền mua vt phục 235 000 000 vụ sx HĐồng vay 11-10 (27/12/2010) 3312 Vay ngắn hạn VNĐ (610tr) tt tiền mua vt phục 38 000 000 vụ sx HĐồng vay 11-10 (27/12/2010) 3312 Vay ngắn hạn VNĐ (610tr) tt tiền mua vt phục 157 000 000 vụ sx HĐồng vay 11-10 (27/12/2010) 3312 Vay ngắn hạn VNĐ (610tr) tt tiền mua vt phục 180 000 000 vụ sx HĐồng vay 11-10 (27/12/2010) 3111 Vay ngắn hạn VNĐ (610tr) tt tiền mua vt phục 610 000 000 vụ sx HĐồng vay 11-10 (27/12/2010) Tổng cộng 610 000 000 610 000 000 Kèm theo: chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời lập phiếu (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 72 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  73. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Biểu 2.2.15. Phiếu chi số 413 Đơn vị: CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THỦY SEJIN -VINASHIN Mẫu số: 02-TT Địa chỉ: KCN An Hồng - An Dƣơng - Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số: Ngày 27 tháng 12 năm 2010 Số: 413 Nợ: 3312 253 830 Có: 1111 253 830 Họ tên ngƣời nhận tiền: CÔNG TY CP QUỐC TẾ CNM Địa chỉ: P509A TD Plaza Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, HP Lý do chi: TT nốt tiền mua hàng theo HĐ 48902 (13/12/2010) Số tiền: 253 830 VNĐ (viết bằng chữ) Hai trăm năm mươi ba ngàn tám trăm ba mươi đồng chẵn Kèm theo: Chứng từ gốc: Ngày 27 tháng 12 năm 2010 Giám đốc Kế toán trƣởng Thủ quỹ Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): +Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): +Số tiền quy đổi: 73 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  74. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TÀU THỦY SEJIN VINASHIN KCN AN HỒNG - AN DƢƠNG - HẢI PHÕNG SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI BÁN Từ ngày 1/12/2010 đến 31/12/2010 Đối tƣợng: CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ CNM Mã: CNMQTE Số phát sinh Số dƣ Thời hạn đƣợc Mã Ngày Số Diễn giải TK ĐƢ chiết khấu Nợ Có Nợ Có - - Dƣ đầu kỳ BN 03/12/2010 138.2 T/ứng 1 phần tiền mua thép lá Inox 1121VCB 35 000 000 PN 04/12/2010 0120/12 Nhập thép lá Inox theo HĐ 48902(13/12/2010) 1331 6 659 439 PN 04/12/2010 0120/12 Nhập thép lá Inox theo HĐ 48902(13/12/2010) 1521 66 594 391 PC 27/12/2010 413 TT nốt tiền mua hàng theo HĐ 48902(13/12/2010) 1111 253 830 Vay ngắn hạn VNĐ(610tr) tt tiền mua vt phục vụ sx PK 27/12/2010 12021 3111 38 000 000 HĐồng vay 11-10(27/12/2010) - - Phát sinh trong kỳ 73 253 830 73 253 830 - - Dƣ cuối kỳ Biểu 2.2.16. Sổ chi tiết thanh toán với người bán. Đối tượng Công ty CP quốc tế CNM 74 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  75. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT THỦY SEJIN - VINASHIN 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nội thất thủy Sejin-vinashin 3.1.1 Ƣu điểm Trải qua thời gian tồn tại và phát triển, công ty đã thƣờng xuyên đổi mới phƣơng thức quản lý, đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng quy mô sản xuất chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng. Việc xây dựng đƣợc cơ cấu quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình đã phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc của công ty Sejinvina - Về tổ chức sản xuất kinh doanh: Với vị thế là công ty đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng nội thất thủy, sau 8 năm chính thức đi vào sản xuất, Sejinvina đã hoàn thiện đƣợc tổ chức sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động sản xuất đƣợc Sejinvina tổ chức theo hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2000 và đã đƣợc cấp chứng chỉ bởi Global U.K.A.S vào tháng 8 năm 2006. Thêm vào đó, hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại và đƣợc trang bị đồng bộ, nguồn nguyên vật liệu đầu vào đƣợc kiểm định chất lƣợng kĩ lƣỡng. Có thể nói công tác tổ chức sản xuất tại Sejinvina là hợp lý và hiệu quả. Đây là yếu tố quyết định để tất cả sản phẩm của Sejinvina đều đạt chứng chỉ về chất lƣợng của các tổ chức đăng kiểm Quốc tế uy tín nhƣ: DNV(MED), NK, GL, ABS và đăng kiểm Việt Nam. Bên cạnh phục vụ thị trƣờng trong nƣớc, Sejinvina còn sản xuất theo các đơn đặt hàng xuất khẩu đi các nƣớc nhƣ Bangladesh, Đan Mạch, Hàn Quốc 75 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  76. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Về tổ chức bộ máy quản lý: Với hình thức quản lý trực tuyến - chức năng, bộ máy quản lý tổ chức của Sejinvina gọn nhẹ, thống nhất. Bên dƣới ban lãnh đạo, các phòng ban đƣợc xây dựng hợp lý, trực tiếp phụ trách các vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ của mình, đồng thời các phân xƣởng bố trí thực hiện nhiệm vụ sản xuất từ công ty đƣa xuống đảm bảo số lƣợng đƣợc giao. - Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty TNHH Nội thất thủy Sejin-vinashin hiện có bộ máy kế toán tổ chức tƣơng đối gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, thực hiện theo đúng chế độ hiện hành, phù hợp với quy mô của công ty. Với mô hình kế toán tập trung và áp dụng hình thức kế toán máy, bộ máy kế toán đã phát huy hiệu quả của mình trong việc tăng cƣờng hạch toán phục vụ cho quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu. Trong phòng Tài chính - Kế toán, các nhân viên kế toán có trình độ tay nghề phù hợp, nhiệt tình với công việc đã tạo điều kiện tốt cho công tác hạch toán. Trong công tác kế toán có sự phân công phân nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ với từng phần hành kế toán một cách hợp lý. Các nhân viên kế toán phải chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc kế toán trƣởng về phần hành của mình đảm bảo cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng kịp thời cho đối tƣợng sử dụng. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, tập thể cán bộ phòng Tài chính - Kế toán không ngừng trau dồi trình độ nghiệp vụ của mình, trở thành công cụ đắc lực trong công tác hạch toán của công ty. Phòng Tài chính – Kế toán đã thực hiện tốt các công việc của mình từ việc thu nhận, xử lý, nhập dữ liệu và công tác kết chuyển cuối tháng, tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh. Việc sử dụng các chứng từ cũng nhƣ trình tự luân chuyển chứng từ thực hiện theo đúng quy định của Bộ tài chính ban hành. 76 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K
  77. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sejinvina đã thực hiện đúng các chế độ hạch toán kinh tế, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc đầy đủ. - Về hình thức kế toán, chứng từ, sổ sách: Hình thức kế toán công ty áp dụng là hình thức kế toán máy. Đây là hình thức kế toán với nhiều ƣu điểm về tính chính xác, tiết kiệm, khoa học và hiệu quả. Đặc biệt phần mềm kế toán công ty sử dụng là một phần mềm đƣợc thiết kế chuyên biệt để phù hợp với đặc điểm sản xuất và hạch toán kế toán của công ty. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ, đây là phƣơng pháp đang đƣợc sử dụng phổ biến ở nƣớc ta. Công ty vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính. Hệ thống chứng từ đƣợc lập, kiểm tra, luân chuyển phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, hiệu quả. Hiện nay, công ty thực hiện việc lập báo cáo kết quả kinh doanh một năm một lần, song hàng tháng công ty vẫn thực hiện xác định kết quả kinh doanh cho tháng đó và lập báo cáo quản trị để gửi lên ban lãnh đạo công ty để kịp thời theo dõi, đánh giá và có những biện pháp hữu hiệu nhất để có thể tăng doanh thu trong năm tới. Đây là việc làm tốt công ty cần phát huy và thực hiện thƣờng xuyên. - Về công tác kế toán nguyên vật liệu: Góp phần làm nên vị trí quan trọng của phòng Tài chính – Kế toán hôm nay phải kể đến bộ phận kế toán nguyên vật liệu đã phản ánh chặt chẽ, toàn diện tài sản, tiền vốn của công ty, cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý, phân tích lập kế hoạch và công tác lãnh đạo. Việc hạch toán nguyên vật liệu đƣợc doanh nghiệp thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho. Công ty áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán nguyên vật liệu, phƣơng pháp này có nhiều ƣu điểm vì hàng tồn kho, đặc biệt là nguyên vật liệu luôn đƣợc theo dõi, kiểm tra thƣờng xuyên, liên tục, kịp thời, phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sản 77 SV: Nguyễn Thị Thanh Nhàn QT1105K