Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc

pdf 100 trang huongle 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tai_san_co_dinh_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên : Lê Thị Thu Thủy Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Hoàng Thị Ngà HẢI PHÒNG - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Sinh viên : Lê Thị Thu Thủy Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Hoàng Thị Ngà HẢI PHÒNG - 2012
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Lê Thị Thu Thủy Mã SV: 120396 Lớp: QT 1202K Ngành: Kế toán – kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp * Về lý luận: với nội dung đã chọn, em hy vọng bài khóa luận có thể góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề sau: - Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Khái quát và phân tích các chuẩn mực kế toán liên quan về tài sản cố định. * Về thực tiễn: - Trên cơ sở khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá, chỉ rõ những ƣu điểm cần phát huy và những hạn chế cần nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. Đồng thời chỉ rõ những điều kiện cần thiết phải thực hiện từ phía Nhà nƣớc và các cơ quan chủ quản cũng nhƣ bản thân Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc để tăng tính khả thi cho các giải pháp hoàn thiện. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Các chứng từ liên quan đến tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy. - Bảng tổng hợp và phân bổ khấu hao tài sản cố định. - Sổ sách kế toán liên quan đến việc hạch toán tài sản cố định. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. Số 157 – Hạ Lý – Hồng Bàng – Hải Phòng
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Hoàng Thị Ngà Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Khóa luận tốt nghiệp Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 02 tháng 04 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 07 tháng 07 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Ngà
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP. 4 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TSCĐ. 4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ. 4 1.1.2. Phân loại, đánh giá TSCĐ 5 1.1.2.1. Phân loại TSCĐ. 5 1.1.2.2. Đánh giá TSCĐ. 8 1.1.3. Yêu cầu quản lý TSCĐ. 13 1.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP. 14 1.2.1. Nguyên tắc quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. 14 1.2.1.1. Nguyên tắc quản lý TSCĐ. 14 1.2.1.2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. 14 1.2.2. Quy trình kế toán. 14 1.2.3. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. 24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC 26 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC. 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ. 27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Tam Bạc. 28 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. 32 2.1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán. 32 2.1.4.2. Chế độ kế toán và hình thức kế toán tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. 35
  8. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC. 37 2.2.1. Phân loại, đánh giá tài sản cố định 37 2.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty. 39 2.2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ tại công ty. 39 2.2.3.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ. 39 2.2.3.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ. 54 2.2.3.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định. 72 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC 77 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC. 77 3.1.1. Ƣu điểm 77 3.1.2. Hạn chế. 78 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC. 79 3.2.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại công ty. 79 3.2.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ. 79 3.2.1.2. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ. 80 3.2.2. Tăng cƣờng quản lý có hiệu quả TSCĐ 81 3.2.2.1. Đầu tƣ mới tài sản cố định. 81 3.2.2.2. Tăng cƣờng đổi mới công nghệ quản lý, đẩy mạnh việc sửa chữa, bảo dƣỡng máy móc thiết bị. 81 3.2.2.3. Việc theo dõi hao mòn và phƣơng pháp tính khấu hao. 82 3.2.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong công ty. 83 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ. 84 KẾT LUẬN 88
  9. Danh mục chữ viết tắt TSCĐ Tài sản cố định HMLK Hao mòn lũy kế GTCL Giá trị còn lại Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn Danh mục tài liệu tham khảo 1. Đoàn Xuân Tiên (2007), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Học viện Tài chính, Nxb Tài chính. 2. GS-TS. Ngô Thế Chi, TS. Trƣơng Thị Thủy (2006), Kế toán tài chính, Học viện Tài chính, Nxb Tài chính. 3. PGS-TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Trƣơng Thị Thủy (2003), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nxb Thống kê Hà Nội. 4. TS. Nguyễn Phú Giang (2010), Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, Nxb Tài chính
  10. Danh mục biểu, sơ đồ SƠ ĐỒ 1.1. QUY TRÌNH HẠCH TOÁN 16 Sơ đồ 1.2. Quy trình hạch toán tăng TSCĐ 20 Sơ đồ 1.3. Quy trình hạch toán giảm TSCĐ 21 Sơ đồ 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký – chứng từ 36 Sơ đồ 2.2. Mô hình bộ máy kế toán 33 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Tam Bạc 29 BIỂU SỐ 2.1. 42 BIỂU SỐ 2.2 43 BIỂU SỐ 2.3 44 BIỂU SỐ 2.4 45 BIỂU SỐ 2.5 46 BIỂU SỐ 2.6 47 BIỂU SỐ 2.7 48 BIỂU SỐ 2.8 49 BIỂU SỐ 2.9 51 BIỂU SỐ 2.10 52 BIỂU SỐ 2.11 53 BIỂU SỐ 2.12 55 BIỂU SỐ 2.13 56 BIỂU SỐ 2.14 57 BIỂU SỐ 2.15 60 BIỂU SỐ 2.16 61 BIỂU SỐ 2.17 62 BIỂU SỐ 2.18 63 BIỂU SỐ 2.19 64 BIỂU SỐ 2.20 65 BIỂU SỐ 2.21 66 BIỂU SỐ 2.22 67
  11. BIỂU SỐ 2.23 69 BIỂU SỐ 2.24 70 BIỂU SỐ 2.25 71 BIỂU SỐ 2.26 73 BIỂU SỐ 2.27 75 BIỂU SỐ 2.28 76 BIỂU SỐ 3.1 85 BIỂU SỐ 3.2. 86
  12. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nguyên cứu. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ khí, tự động hóa quá trình sản xuất, đổi mới, cải tiến và hoàn thiện TSCĐ. TSCĐ là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh. TSCĐ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và góp phần tạo nên cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh tế. Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ thể hiện năng lực, trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhƣ thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất. Nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nƣớc nói chung. Đứng trên góc độ kế toán thì việc phản ánh đầy đủ, tính khấu hao và quản lý chặt chẽ TSCĐ là một tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nó khẳng định vai trò, vị trí của doanh nghiệp trƣớc nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Với tầm quan trọng của TSCĐ, cũng nhƣ của công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này song còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc làm sáng tỏ. Sau một thời gian tìm hiểu và nắm bắt tình hình thực tế tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc, trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu về công tác kế toán TSCĐ tại công ty, em đã nhận thấy một số bất cập chƣa đƣợc giải quyết. Vậy nên em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc” làm nội dung cho bài khóa luận của em. 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp, đồng thời qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc quý 4 năm 2011 từ đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu trong bài khóa luận là tình hình biến động (tăng, giảm) và khấu hao TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu tình hình biến động (tăng, giảm) và khấu hao TSCĐ trong quý 4 năm 2011 tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 4.1. Ý nghĩa khoa học. Bài khóa luận này góp phần: - Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tăng, giảm và khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn. - Trên cơ sở khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá, chỉ rõ những ƣu điểm cần phát huy và những hạn chế cần nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. Đồng thời chỉ rõ những điều kiện cần thiết phải thực hiện từ phía Nhà nƣớc và các cơ quan chủ quản cũng nhƣ bản thân Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc để tăng tính khả thi cho các giải pháp hoàn thiện. 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K 5. Kết cấu của khóa luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài khóa luận đƣợc chia làm ba chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Chƣơng 2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. Chƣơng 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TSCĐ. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ. * Khái niệm. Trong các doanh nghiệp, TSCĐ là những tƣ liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ của chuẩn mực kế toán và chế độ tài chính – kế toán hiện hành của Nhà nƣớc. Theo quyết định hiện hành, tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ là từ 10.000.000 VNĐ trở lên, tiêu chuẩn thời gian sử dụng là trên một năm. * Đặc điểm: Khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghệp, TSCĐ có các đặc điểm chủ yếu sau: - Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau (nếu là TSCĐ hữu hình thì vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hƣ hỏng phải loại bỏ). - Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần song giá trị của nó lại đƣợc chuyển dịch thành từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, những tƣ liệu lao động sau đây nếu có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ vẫn đƣợc hạch toán là CCDC: + Đà giáo, ván khuôn, CCDC gá lắp chuyên dùng cho công tác xây lắp; + Các loại bao bì bán kèm hàng hóa có tính giá riêng và có trừ dần trị giá trong quá trình dự trữ, bảo quản; + Dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ; + Phƣơng tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K + Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc. 1.1.2. Phân loại, đánh giá TSCĐ. 1.1.2.1. Phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm có đặc tính giống nhau theo tiêu chuẩn nhất định. Mục đích của việc phân loại nhằm phục vụ cho việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học, hợp lý. Trong doanh nghiệp, TSCĐ có nhiều loại, mỗi loại có hình thái khác nhau, đặc trƣng kỹ thuật khác nhau, thời hạn khác nhau, công dụng và lĩnh vực hoạt động khác nhau Do đó cũng có nhiều cách khác nhau để phân loại TSCĐ. Sau đây là một số cách phân loại TSCĐ chủ yếu: * Theo hình thái biểu hiện và đặc trƣng kỹ thuật: - TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Theo đặc trƣng kỹ thuật, TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp gồm: + Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm các công trình xây dựng cơ bản nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, cầu cống phục vụ sản xuất kinh doanh. + Máy móc thiết bị: gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh. + Thiết bị phƣơng tiện vận tải truyền dẫn: là các phƣơng tiện dùng để vận chuyển nhƣ các loại đầu máy, đƣờng ống và các phƣơng tiện khác (ô tô, máy kéo, xe tải ) + Thiết bị dụng cụ cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý nhƣ dụng cụ đo lƣờng, máy tính, máy điều hòa. + Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (cà phê, chè, cao su ), súc vật làm việc (voi, bò, trâu cày kéo ) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản ). 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K +TSCĐ hữu hình khác: gồm những TSCĐ mà chƣa đƣợc quy định phản ánh vào các loại nói trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật ). - TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhƣng xác định đƣợc giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Theo đặc trƣng kỹ thuật, TSCĐ vô hình của doanh nghiệp gồm: + Quyền sử dụng đất: là giá trị đất, mặt nƣớc, mặt biển đƣợc hình thành do bỏ chi phí ra mua, đền bù san lắp, cải tạo nhằm mục đích có đƣợc mặt bằng sản xuất kinh doanh. + Quyền phát hành: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có quyền phát hành. + Bản quyền, bằng sáng chế: là các chi phí doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử đƣợc Nhà nƣớc cấp bằng sáng chế hoặc doanh nghiệp mua lại bản quyền bằng sáng chế, bản quyền tác giả (bản quyền tác giả là chi phí tiền thù lao cho tác giả và đƣợc Nhà nƣớc công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán các tác phẩm của mình). + Nhãn hiệu hàng hóa: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa. + Phần mềm máy vi tính: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính. + Giấy phép và giấy phép nhƣợng quyền: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có giấy phép và giấy phép nhƣợng quyền thực hiện công việc đó nhƣ giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất một loại sản phẩm mới + TSCĐ vô hình khác: là những TSCĐ vô hình khác chƣa đƣợc phản ánh ở các loại trên nhƣ quyền sử dụng hợp đồng, quyền thuê nhà 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phƣơng pháp khấu hao phù hợp với từng loại, từng nhóm TSCĐ. Nó còn giúp cho nhà quản lý có cách nhìn tổng thể về cơ cấu đầu tƣ của doanh nghiệp. Từ đó đƣa ra quyết định đầu tƣ, điều chính phƣơng hƣớng đầu tƣ phù hợp. Đồng thời đề ra biện pháp quản lý và tính toán khấu hao TSCĐ khoa học, hợp lý. * Theo quyền sở hữu: theo tiêu thức này, TSCĐ đƣợc phân thành - TSCĐ tự có: là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ việc mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay dài hạn, nhận góp vốn liên doanh, đƣợc biếu tặng, đƣợc điều chuyển từ đơn vị khác đến Loại TSCĐ này chiếm tỷ trọng lớn, có vị trí quan trọng trong các tài sản của doanh nghiệp và đƣợc phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. - TSCĐ đi thuê: là những tài sản doanh nghiệp đi thuê của đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tùy theo điều khoản hợp đồng thuê, TSCĐ đi thuê đƣợc chia thành hai loại: + TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ đi thuê mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Đặc điểm cơ bản của TSCĐ thuê tài chính là bên thuê có quyền sử dụng, kiểm soát lâu dài, đồng thời bên thuê nhận đƣợc hầu hết lợi ích và rủi ro từ việc sử dụng tài sản. Do vậy, TSCĐ thuê tài chính cần đƣợc quản lý nhƣ những TSCĐ của doanh nghiệp. Về phƣơng diện kế toán, TSCĐ thuê tài chính đƣợc ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. + TSCĐ thuê hoạt động: là những TSCĐ thuê không thỏa mãn bất cứ điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ đƣợc quản lý, sử dụng trong thời hạn hợp đồng và hoàn trả cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng. 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu giúp cho việc quản lý và tổ chức hạch toán phù hợp theo từng loại TSCĐ, góp phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả TSCĐ ở doanh nghiệp. * Theo mục đích và tình hình sử dụng: - Căn cứ vào mục đích sử dụng TSCĐ: theo tiêu thức này, TSCĐ trong doanh nghiệp đƣợc chia thành: TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh; TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ Nhà nƣớc. - Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ: theo tiêu thức này, TSCĐ đƣợc chia thành: TSCĐ chƣa sử dụng; TSCĐ đang sử dụng; TSCĐ chờ xử lý. Tùy theo yêu cầu quản lý TSCĐ của từng doanh nghiệp để doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân loại phù hợp và có thể phân loại TSCĐ chi tiết hơn nữa. 1.1.2.2. Đánh giá TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phƣơng pháp tính giá để xác định trị giá của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo nguyên tắc chung. Do đặc điểm vận động về mặt giá trị của TSCĐ nên đánh giá TSCĐ bao gồm các nội dung sau ứng với quá trình hình thành và sử dụng TSCĐ. * Đánh giá TSCĐ theo giá trị ban đầu. Trị giá ban đầu (nguyên giá) của TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đƣợc TSCĐ đó hoặc giá trị hợp lý của nó ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Nguyên giá TSCĐ hữu hình: + TSCĐ hữu hình do mua sắm trực tiếp: Nguyên giá bao gồm giá mua (trừ các khoản đƣợc chiết khấu thƣơng mại, giảm giá), các khoản thuế (trừ các khoản thuế đƣợc hoàn lại) và các chi phí liên quan đến việc đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. + TSCĐ hữu hình mua chậm trả, trả góp: Nguyên giá đƣợc xác định theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua chậm trả, trả góp và giá mua trả tiền ngay (gọi là lãi chậm trả) đƣợc hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, hoặc theo quyết định khác của chuẩn mực kế toán liên quan. + TSCĐ hữu hình do đầu tƣ xây dựng cơ bản theo phƣơng thức giao thầu: Nguyên giá là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy chế quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản hiện hành (giá quyết toán, bàn giao công trình hoàn thành), các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trƣớc bạ (nếu có). + TSCĐ hữu hình do xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng chi phí lắp đặt, chạy thử. Trƣờng hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng chi phí trực tiếp liên quan đến việc đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. + TSCĐ hữu hình mua dƣới hình thức trao đổi: Trao đổi lấy một TSCĐ hữu hình không tƣơng tự hoặc tài sản khác: Nguyên giá đƣợc xác định theo trị giá hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (đã có sự điều chỉnh các khoản tiền trả thêm hoặc thu về). Trao đổi lấy một TSCĐ hữu hình tƣơng tự (công dụng tƣơng tự, cùng lĩnh vực kinh doanh, có giá trị tƣơng đƣơng): Nguyên giá TSCĐ nhận về đƣợc xác định bằng GTCL của TSCĐ đem trao đổi. + TSCĐ hữu hình đƣợc cấp, đƣợc điều chuyển đến: 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đƣợc cấp, đƣợc điều chuyển đến bao gồm GTCL trên sổ kế toán của TSCĐ ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trƣớc bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Riêng TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá của nó căn cứ vào nguyên giá trong bộ hồ sơ của tài sản đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không ghi tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. + TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, đƣợc tài trợ, biếu, tặng : Nguyên giá là trị giá theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí mà bên nhận phải trả tính đến thời điểm đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nhƣ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trƣớc bạ (nếu có) - Nguyên giá TSCĐ vô hình: Nguyên giá TSCĐ vô hình đƣợc xác định trong các trƣờng hợp mua sắm, trao đổi, đƣợc tài trợ, đƣợc cấp, đƣợc biếu tặng đều tƣơng tự nhƣ xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên, có một số trƣờng hợp đặc thù sau: + Nguyên giá TSCĐ vô hình mua từ việc sáp nhập doanh nghiệp là giá hợp lý của tài sản đó vào ngày mua, ngày sáp nhập doanh nghiệp, giá trị hợp lý có thể là: giá niêm yết tại thị trƣờng hoạt động, giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ tƣơng tự. + Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất có thời hạn là số tiền doanh nghiệp phải trả khi nhận nhƣợng quyền sử dụng đất có thời hạn của ngƣời khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp liên doanh. Trƣờng hợp mua quyền 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K sử dụng đất cùng với nhà cửa, vật ghi nhận trên đất thì phải xác định ghi nhận riêng biệt TSCĐ hữu hình và vô hình. + TSCĐ đƣợc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Giai đoạn nghiên cứu: chi phí phát sinh trong giai đoạn này tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Giai đoạn triển khai: Nguyên giá của TSCĐ đƣợc ghi nhận là toàn bộ chi phí bình thƣờng, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng đƣợc định nghĩa và tiêu chuẩn TSCĐ vô hình cho đến khi TSCĐ vô hình đƣợc đƣa vào sử dụng, bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí khác. Các chi phí không liên quan trực tiếp không đƣợc tính vào nguyên giá TSCĐ. - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính đƣợc xác định theo giá thấp hơn trong hai loại giá: + Giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. + Trị giá hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản. Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính đƣợc tính vào nguyên giá của tài sản thuê, nhƣ: chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng thuê, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử mà bên thuê phải chi ra. * Đánh giá trong quá trình nắm giữ, sử dụng. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và giá trị sử dụng, doanh nghiệp cần theo dõi TSCĐ theo các chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị hao mòn, GTCL và những chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu. 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Nguyên giá TSCĐ sau ghi nhận ban đầu: Nguyên giá TSCĐ đƣợc theo dõi trên sổ kế toán một cách ổn định nếu không có quy định khác. - Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu: Trong quá trình sử dụng, nếu phát sinh các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ nhƣ: chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng, nâng cấp thì các chi phí này đƣợc xử lý nhƣ sau: + Ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu chúng đƣợc xác định một cách đáng tin cậy và chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai do sử dụng tài sản đó, nhƣ: tăng thời gian sử dụng, tăng công suất, tăng đáng kể chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra, giảm chi phí hoạt động tài sản. + Các chi phí khác không làm tăng lợi ích kinh tế tƣơng lai của TSCĐ thì không đƣợc ghi tăng nguyên giá mà tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - GTCL của TSCĐ: GTCL của TSCĐ đƣợc xác định theo công thức: GTCL của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - HMLK của TSCĐ Trong đó: nguyên giá TSCĐ đƣợc lấy theo sổ kế toán sau khi đã tính đến các chi phí phát sinh ghi nhận ban đầu. Trong quá trình sử dụng TSCĐ, trị giá HMLK ngày càng tăng lên và GTCL đƣợc phản ánh trên sổ kế toán và trên báo cáo tài chính ngày càng giảm đi. Điều đó phản ánh rõ trị giá của TSCĐ chuyển dịch dần dần, từng phần vào trị giá sản phẩm đƣợc sản xuất ra. - Đánh giá lại TSCĐ: Đối với những TSCĐ có thời gian sử dụng dài, trong quá trình sử dụng do nhiều nguyên nhân làm nguyên giá và GTCL của TSCĐ trên tài liệu kế toán 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K không phù hợp với trị giá thị trƣờng của TSCĐ. Điều đó làm giảm chất lƣợng thông tin kế toán. Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lại TSCĐ. Đánh giá lại TSCĐ phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc và chỉ đánh giá lại TSCĐ trong các trƣờng hợp sau: + Nhà nƣớc có quyết định đánh giá lại TSCĐ; + Doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa; + Chia, tách, giải thể doanh nghiệp; + Góp vốn liên doanh Khi đánh giá lại TSCĐ phải xác định lại cả chỉ tiêu nguyên giá và GTCL của TSCĐ. Thông thƣờng, GTCL của TSCĐ sau khi đánh giá lại đƣợc điều chỉnh theo công thức: Nguyên giá của TSCĐ sau Giá trị còn lại của Giá trị còn lại của = khi đánh giá lại TSCĐ sau khi đánh TSCĐ trƣớc khi đánh Nguyên giá của TSCĐ giá lại giá lại trƣớc khi đánh giá lại 1.1.3. Yêu cầu quản lý TSCĐ. Với những đặc điểm của TSCĐ thì yêu cầu đặt ra đối với quản lý TSCĐ là phải thƣờng xuyên theo dõi, nắm chắc đƣợc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lƣợng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ, sử dụng đầy đủ và hợp lý công suất TSCĐ, luôn luôn phát hiện để thay thế những TSCĐ không hoạt động đƣợc, hoạt động kém so với TSCĐ hiện đại. 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K 1.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP. 1.2.1. Nguyên tắc quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. 1.2.1.1. Nguyên tắc quản lý TSCĐ. - Phải lập hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ liên quan khác. - Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đối tƣợng ghi sổ TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và đơn vị sử dụng. - TSCĐ phải đƣợc quản lý theo nguyên giá, số HMLK và GTCL trên sổ kế toán. - Định kỳ vào cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trƣờng hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải đƣợc lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. 1.2.1.2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. - Ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, kịp thời số lƣợng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm, di chuyển và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng nhƣ tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tƣ, bảo quản và sử dụng các đối tƣợng đó. - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. - Tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết; tổ chức phân tích tình hình bảo quản, sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. 1.2.2. Quy trình kế toán. Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành có các hình thức kế toán sau: 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính. Trong mỗi hình thức, sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lƣợng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phƣơng pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán để lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải thuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phƣơng pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Trƣờng hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ thì quy trình kế toán tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đƣợc mô tả theo sơ đồ số 1.1 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K SƠ ĐỒ 1.1. QUY TRÌNH HẠCH TOÁN Biên bản giao nhận TSCĐ, HĐ GTGT, bảng trích khấu hao TSCĐ Nhật ký chứng từ Sổ TSCĐ số 7, số 9, Sổ cái TK 211, 212, 213, 214, BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc ghi định kỳ: Quan hệ đối chiếu: * Chứng từ sử dụng: - Biến động tăng TSCĐ: đối với các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ thì cần sử dụng các chứng từ sau: Dựa vào tình hình thực tế, các cấp có thẩm quyền sẽ ra các “Quyết định mua hoặc xây dựng” để mua hoặc xây dựng mới TSCĐ. Bên bán sẽ xuất “Hóa đơn bán hàng” (nếu mua) hoặc nếu là xây dựng, sẽ có “Biên bản nghiệm thu công trình” do bên đƣợc thuê lập. Sau khi mua hoặc xây dựng xong, hai bên sẽ cùng ký vào “Biên bản giao nhận TSCĐ” và giao cho phòng kế toán lƣu giữ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán. - Biến động giảm TSCĐ: đối với các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ thì cần sử dụng các chứng từ sau: khi phát sinh việc thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ, các bên liên quan sẽ lập “Biên bản khảo sát TSCĐ xin thanh lý (hoặc nhƣợng bán)” 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K để từ đó làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền ra “Quyết định thanh lý (nhƣợng bán) TSCĐ” và thành lập Hội đồng thanh lý (nhƣợng bán) TSCĐ. Hội đồng thanh lý (nhƣợng bán) TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý (nhƣợng bán) TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý (nhƣợng bán) TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản đƣợc lập thành hai bản, một bản chuyển giao cho phòng kế toán để ghi sổ theo dõi, một bản giao cho đơn vị quản lý, sử dụng TSCĐ. Căn cứ vào Biên bản thanh lý (nhƣợng bán) TSCĐ và “Hóa đơn bán hàng” (nếu nhƣợng bán), cùng các chứng từ liên quan nhƣ “Phiếu thu” hoặc “Giấy báo có” (nếu thu bằng tiền) kế toán sẽ ghi sổ theo dõi. - Khấu hao: Căn cứ tình hình tăng, giảm TSCĐ trong tháng, kế toán lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao”, từ đó làm căn cứ để ghi vào sổ kế toán. * Sổ kế toán sử dụng: - Kế toán tổng hợp: + Kế toán tăng TSCĐ: từ các chứng từ trên, kế toán TSCĐ ghi vào: Nhật ký chứng từ số 1: Nợ TK 211, 213; Có TK 111 Nhật ký chứng từ số 2: Nợ TK 211, 213; Có TK 112 Nhật ký chứng từ số 4: Nợ TK 212; Có TK 315, 342 Nhật ký chứng từ số 5: Nợ TK 211, 212, 213; Có TK 111, 112, 315, 342, 331 Sau đó lấy số liệu từ cột “Cộng có TK” trên các Nhật ký chứng từ này để ghi vào cột “Số phát sinh” trên sổ cái TK 211, 212, 213. + Kế toán giảm TSCĐ: từ các chứng từ trên, kế toán TSCĐ ghi vào Nhật ký chứng từ số 9: Ghi có TK 211, 212, 213; ghi Nợ các TK có liên quan. Sau đó lấy số liệu trên cột “Cộng có TK 211 (212, 213)” ghi vào cột “Tổng phát sinh có” trên sổ cái TK 211 (212, 213). 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K + Khấu hao TSCĐ: sử dụng các chứng từ trên, kế toán TSCĐ ghi: Nhật ký chứng từ số 7: Nợ TK 627, 641, 642 ; ghi Có TK 214 Nhật ký chứng từ số 9: Nợ TK 214; Có TK 211, 212, 213 Sau đó lấy số liệu trên cột công nợ TK 214 ghi vào cột số phát sinh hàng tháng trên sổ cái TK 214 - Kế toán chi tiết.: + Kế toán tăng TSCĐ: căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán TSCĐ lập “Thẻ TSCĐ” để theo dõi chi tiết từng TSCĐ và ghi vào “Sổ TSCĐ”. Đồng thời, tại nơi trực tiếp quản lý, sử dụng TSCĐ, TSCĐ đƣợc theo dõi trên “Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC ở nơi sử dụng” để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê tài sản định kỳ. + Kế toán giảm TSCĐ: khi TSCĐ giảm, kế toán TSCĐ ghi vào 2 dòng cuối trên Thẻ TSCĐ về ngày tháng và lý do giảm TSCĐ và ghi vào cột “ghi giảm TSCĐ” trên “Sổ TSCĐ”. Đồng thời, tại nơi quản lý và sử dụng TSCĐ, ghi vào phần “ghi giảm TSCĐ và CCDC” trên “Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng”. + Khấu hao: Khấu hao đƣợc kế toán TSCĐ ghi theo từng năm vào cột “giá trị hao mòn TSCĐ” trên “Thẻ TSCĐ” và cột “khấu hao TSCĐ” trên “Sổ TSCĐ”. Không theo dõi khấu hao trên “Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng”. * Kiểm tra, đối chiếu số liệu cuối kỳ. Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các sổ Nhật ký – chứng từ có liên quan, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các sổ này với các Thẻ TSCĐ; Sổ TSCĐ; Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng; Bảng phân bổ và khấu hao TSCĐ. Lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – chứng từ liên quan ghi trực tiếp vào Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214. 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Số liệu tổng cộng trên các sổ, thẻ chi tiết vào cuối tháng đƣợc dùng để lập các “Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản” để đối chiếu với Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết đƣợc dùng để lập các báo cáo tài chính. 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K * Sơ đồ kế toán: - Kế toán tăng TSCĐ: Sơ đồ 1.2. Quy trình hạch toán tăng TSCĐ TK 111,112,341 TK 211,213 Thanh toán ngay Nguyên TK 133 Giá Tài TK 331 Sản Cố Định TK 411 Tăng Nhận cấp phát, nhận vốn góp Trong Kỳ TK 414,431,441 Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu TK 222,223,412,711, Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn đầu tư, Đánh giá tăng, nhận biếu tặng ) 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Kế toán giảm TSCĐ: Sơ đồ 1.3. Quy trình hạch toán giảm TSCĐ TK 211,213 TK 214 Giá trị HMLK của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TK 811 GTCL chưa thu hồi (nếu có) của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TK 334,338,152,214 Các chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán tự làm Giá dịch vụ thuê ngoài TK 111,112,331 (chưa thuế GTGT) TK 1331 Thuế GTGT đầu vào TK 711 TK 111,112,152,131 Giá nhượng bán, thanh lý TSCĐ (không thuế) Và các khoản thu hồi khác từ thanh lý TK 33311 Thuế GTGT đầu ra phải nộp Do nhượng bán, thanh lý (nếu có) 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K * Đặc trƣng của các hình thức kế toán khác trong doanh nghiệp. Trƣờng hợp doanh nghiệp áp dụng các hình thức kế toán khác, nhƣ: Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký – sổ cái thì quy trình tăng, giảm và khấu hao có các đặc điểm cơ bản sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung: đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Với hình thức kế toán này, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Đồng thời, tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong tháng đều đƣợc phản ánh đầy đủ vào “Sổ Nhật ký chung”. Căn cứ vào số liệu trên “Sổ nhật ký chung” để ghi vào “Sổ cái” các tài khoản liên quan theo từng nghiệp vụ. - Hình thức Nhật ký – Sổ cái: đặc trƣng của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái. Căn cứ để ghi vào Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi vào sổ “Nhật ký – sổ cái”. Mỗi chứng từ gốc đƣợc ghi trên một dòng và đồng thời ở cả hai phần “nhật ký” và “sổ cái” trên sổ này. Sau khi ghi trên sổ nhật ký – sổ cái, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết các tài khoản liên quan. 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: đặc trƣng của hình thức kế toán này là: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ đƣợc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải đƣợc kế toán trƣởng duyệt trƣớc khi ghi sổ kế toán. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ”. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào “Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ”, sau đó đƣợc dùng để ghi vào “Sổ cái”. Các chứng từ kế toán liên quan sau khi làm căn cứ để lập Chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Hình thức kế toán trên máy vi tính: đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kế hợp các hình thức kế toán quy định ở trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhƣng phải in đƣợc đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nƣớc. Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhƣng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K 1.2.3. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. Tùy theo quy mô và đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp mà tổ chức bộ máy kế toán đƣợc thực hiện theo các hình thức sau: - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức tổ chức mà toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp đƣợc tiến hành tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp. Ở các đơn vị trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hƣớng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán. Ƣu điểm của hình thức này là tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phƣơng tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, bộ máy kế toán ít nhân viên nhƣng đảm bảo đƣợc việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Hình thức tổ chức kế toán phân tán là hình thức tổ chức mà công tác kế toán không những đƣợc tiến hành ở phòng kế toán doanh nghiệp mà còn đƣợc tiến hành ở các đơn vị trực thuộc nhƣ phân xƣởng hay đơn vị sản xuất trực thuộc doanh nghiệp. Công việc kế toán ở các đơn vị trực thuộc do bộ máy kế toán ở nơi đó đảm nhận từ công việc kế toán ban đầu, kiểm tra xử lý chứng từ đến kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp một số hoặc tất cả các phần hành kế toán và lập báo cáo kế toán trong phạm vi của bộ phận theo quy định của kế toán trƣởng. Phòng kế toán của doanh nghiệp thực hiện tổng hợp số liệu từ báo cáo ở các bộ phận gửi về, phản ánh các nghiệp vụ có tính chất chung toàn doanh nghiệp, lập báo cáo theo quy định của Nhà nƣớc, đồng thời thực hiện việc hƣớng dẫn kiểm tra công tác kế toán của các bộ phận. 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Hình thức kế toán này đƣợc vận dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy mô lớn – liên hợp sản xuất kinh doanh. - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán là hình thức tổ chức bộ máy kết hợp hai hình thức tổ chức trên, bộ máy tổ chức theo hình thức này gồm phòng kế toán trung tâm của doanh nghiệp và các bộ phận kế toán hay nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc. Phòng kế toán trung tâm thực hiện các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến toàn doanh nghiệp và các bộ phận khác không tổ chức kế toán, đồng thời thực hiện tổng hợp các tài liệu kế toán từ các bộ phận khác có tổ chức kế toán gửi đến, lập báo cáo chung toàn đơn vị, hƣớng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, kiểm tra kế toán toàn đơn vị. Các bộ phận kế toán ở các bộ phận khác thực hiện công tác kế toán tƣơng đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó theo sự phân công của phòng kế toán trung tâm. Các nhân viên kế toán ở các bộ phận có nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán này thƣờng phù hợp với những đơn vị có quy mô lớn nhƣng các bộ phận phụ thuộc có sự phân cấp quản lý khác nhau thực hiện công tác quản lý theo sự phân công đó. Tóm lại, để thực hiện đầy đủ chức năng của mình, bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải đƣợc tổ chức khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa, đảm báo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của kế toán trƣởng, đồng thời cũng phải phù hợp với việc tổ chức sản xuất kinh doanh cũng nhƣ trình độ quản lý của doanh nghiệp. 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. * Tên, quy mô, địa chỉ công ty. Tên công ty: Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc Tên tiếng Anh: TAM BAC SHIPYARD. Địa chỉ: Số 157 Hạ Lý - Hồng Bàng - Hải Phòng. Số điện thoại : 0313 ( 842898 – 842778 – 842775 – 820534 ). Fax : 031 – 892898 Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp hạng II. Doanh nghiệp Nhà nƣớc. Vốn điều lệ : 106.695.420.709 (VND). Ngành nghề kinh doanh chủ yếu (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108162 ngày 07/7/1993 và bổ xung lần thứ I ngày 02/6/2005 do Trọng tài kinh tế Hải Phòng và Sở kế hoạch - Đầu tƣ thành phố Hải Phòng cấp): - Đóng mới và sửa chữa tàu biển, tàu sông, tàu chuyên dụng, sà lan. - Sản xuất phụ kiện cho đóng mới và sửa chữa tàu xuất khẩu. - Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép cho xây dựng (dầm cầu thép, xà, thanh giằng, cột angten truyền hình, khung bằng thép nhƣ khung nhà, kho ). * Quá trình hình thành và phát triển của công ty : Ngày 30/10/1955 đánh dấu sự ra đời của công ty. Sau khi miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng, yêu cầu về phƣơng tiện giao thông vận tải rất cấp bách. Nhìn lại phƣơng tiện vận tải mà ta tiếp thu đƣợc của giặc Pháp nhƣ tàu lai, tàu kéo, sà lan thì không một phƣơng tiện nào có thể 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K sử dụng đƣợc. Trƣớc những khó khăn và yêu cầu cấp bách trên, Bộ GTVT quyết định thành lập 4 xƣởng đóng tàu tại Hải Phòng lấy tên là xƣởng 1, xƣởng 2, xƣởng 3, xƣởng 4. Trong đó có xƣởng Sacric là xƣởng đóng tàu Ba (tên cũ của công ty). Đến tháng 2 năm 1977, Bộ GTVT quyết định đổi tên xƣởng đóng tàu Ba thành nhà máy đóng tàu Tam Bạc. - Từ năm 1977 đến 1984 nhà máy thuộc cục cơ khí Bộ GTVT. - Từ năm 1985 đến 1992 nhà máy đóng tàu Tam Bạc thuộc liên hiệp các xí nghiệp cơ khí đóng tàu. - Từ năm 1993 đến 1995 nhà máy thuộc liên hiệp khoa học sản xuất đóng tàu – Bộ Giao thông vận tải. - Từ năm 1996 đến nay Nhà máy thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). - Từ tháng 5 năm 2008 đến nay, Nhà máy đóng tàu Tam Bạc chính thức chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần và đổi tên thành “Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc” – là công ty con của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ. - Đóng mới và sửa chữa tàu biển, tàu sông. - Sản xuất phụ kiện cho đóng mới và sửa chữa tàu biển, tàu sông. - Cán thép từ thép phế liệu. - Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép cho xây dựng . 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Tam Bạc. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Tam Bạc đƣợc mô tả qua sơ đồ số 2.1. 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Tam Bạc Ban giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng KCS điều kỹ kế vật tƣ tổng tài tin học tiền bảo vệ độ sản thuật hoạch hợp chính lƣơng xuất kế toán Phân xƣởng vỏ Phân xƣởng cơ khí Phân xƣởng máy Phân xƣởng cơ điện quan hệ trực tuyến quan hệ chức năng 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K * Bộ máy lãnh đạo cùa Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. - Giám đốc Vũ Quốc Hùng : là ngƣời đại diện cho Nhà nƣớc và công nhân viên chức quản lý Công ty, Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ban hành. Giám đốc có nhiệm vụ đảm bảo tổ chức và hoạt động của đại hội công nhân viên chức, Đảng ủy, Công đoàn, Thanh niên, ban thanh tra công nhân. Phải định kỳ thông báo tình hình hoạt động của công ty với Đảng ủy và hội đồng Công ty. - Phó giám đốc Vũ Đình Nhƣơng : là ngƣời giúp việc cho Giám đốc và thực hiện những nhiệm vụ do Giám đốc ủy quyền. * Bộ máy tham mƣu của công ty. - Phòng KCS: là bộ phận kiểm tra chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra và nghiệm thu các thông số kỹ thuật và chất lƣợng sản phẩm hoàn thành. - Phòng điều độ sản xuất : viết phiếu giao việc cho cá nhân, tổ sản xuất của các phân xƣởng trong toàn công ty, theo dõi tiến độ sản xuất và lập phƣơng án tiến độ thi công của một con tàu khi vào công ty. - Phòng kỹ thuật : quản lý và triển khai các bản vẽ kỹ thuật, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, vật tƣ, lao động. Triển khai các bƣớc công nghệ kỹ thuật, giám sát chất lƣợng kỹ thuật. - Phòng kế hoạch : theo dõi điều độ kế hoạch sản xuất của các đội thực hiện công tác quản lý đầu tƣ, tổng hợp số liệu báo cáo về sản xuất của công ty, cùng giám đốc ký kết các hợp đồng với khách hàng. - Phòng vật tƣ : Quản lý mua sắm, cấp phát vật tƣ theo định mức kỹ thuật. Tham mƣu cho giám đốc những vật tƣ chậm luân chuyển, sử dụng hỗ trợ quay vòng vốn, duyệt phiếu lĩnh vật tƣ cho từng đơn vị cho sản phẩm, báo cáo lƣợng vật tƣ tiêu hao cho từng sản phẩm. 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Phòng tổng hợp : nắm chế độ chính sách điều động, tuyển chọn nguồn lực, quản lý hồ sơ của toàn bộ nhân viên trong Công ty, đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên, lập lý lịch công tác, tham mƣu cho Giám đốc để điều động lao động cho hợp lý, theo dõi lao động khối gián tiếp, bảo hộ lao động, BHXH, BHYT, BHTN. Tổ chức thực hiện và quản lý công tác hành chính văn thƣ đánh máy, lƣu trữ hồ sơ tiếp khách, trực tổng đài điện thoại, tuyên truyền trang trí khánh tiết, bảo vệ con dấu của Công ty. - Phòng Tài chính kế toán : có chức năng quản lý vốn, giám sát sự vận động của vốn trong quá trình sản xuất, việc sử dụng vốn có mục đích và kết quả thu thập của công ty. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê theo pháp lệnh kế toán do Nhà nƣớc quy định, nắm bắt và xử lý những thông tin kinh tế phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng các quy đinh, chế độ của Nhà nƣớc. Hƣớng dẫn công tác mở sổ sách đầy đủ và các biểu báo theo dõi phân tích hoạt động sản xuất đúng pháp lệnh thống kê kế toán. Thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến ngƣời lao động, theo dõi lao động, an toàn lao động, bảo hộ lao động, lập kế hoạch quỹ lƣơng, tham mƣu cho Giám đốc về tình hình sử dụng và quản lý quỹ lƣơng, nâng bậc lƣơng, các chế độ bảo hộ lao động, theo dõi thi đua khen thƣởng. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, định mức ngày giờ công cho từng sản phẩm đóng mới và sửa chữa, quản lý máy móc thiết bị, thiết kế theo dõi mạng lƣới điện, xây dựng giá bán với khách hàng. Những định mức trên đều phải trình giám đốc, phó giám đốc kỹ thuật duyệt. - Phòng tin học : phô tô các tài liệu cho giám đốc, phó giám đốc và toàn bộ các phòng ban trong công ty, soạn thỏa văn bản cho giám đốc và các phòng ban lƣu trữ các tài liệu vào công ty. - Phòng tiền lƣơng : nắm chế độ chính sách điều động, tuyển chọn nhân lực, quản lý hồ sơ của toàn bộ nhân viên chính của công ty, theo dõi 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K chấm công, làm lƣơng, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên, lập lý lịch công tác, tham mƣu với giám đốc điều động lao động cho hợp lý, theo dõi lao động khối gián tiếp, bảo hộ lao động, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Tổ chức chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong công ty, cấp giấy nghỉ ốm, làm hồ sơ sức khỏe cho những ngƣời đến tuổi về hƣu, tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên. - Phòng bảo vệ : thực hiện công tác bảo vệ tài sản, trật tự an toàn công ty, từ các kho hàng, phân xƣởng, phòng ban, giữ gìn trật tự, an ninh quốc phòng, công tác phòng chống cháy nổ, công tác quân sự tự vệ, phục vụ cho công tác hạ thủy cho con tàu nhƣ : căn kẻ tời toạc đà đƣa vào ụ để sửa chữa, kê tàu bơm nƣớc và vệ sinh âu đà cho công nhân các đội khác làm tiếp, xác định vị trí neo tàu vào sửa chữa. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. 2.1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Theo mô hình này, toàn công ty tổ chức một phòng kế toán làm nhiệm vụ tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, kinh tế, kiểm tra công tác kế toán toàn công ty. 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Sơ đồ 2.2. Mô hình bộ máy kế toán Kế toán trƣởng Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp) Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ viên viên viên công ty * Kế toán trƣởng: là ngƣời đứng đầu phóng tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị, các cổ đông, giám đốc công ty, các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về những thông tin kế toán cung cấp, có trách nhiêm tổ chức điều hành công tác kế toán trong công ty, đôn đốc, giám sát, hƣỡng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán tiến hành. * Phó phòng kế toán: - Kiểm tra số liệu chi tiết, lập báo cáo tài chính tổng hợp, kiểm kê theo quy định và mục tiêu của phòng đề ra. - Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ quá trình trong lĩnh vực kinh doanh, xây dựng bao gồm: doanh thu, chu phí, công nợ khách hàng. - Chịu trách nhiệm theo dõi nguồn vốn của công ty. - Chịu trách nhiệm bảo quản các thiết bị văn phòng, công vụ trong quá trình làm việc. Bảo quản, lƣu trữ, phân loại hồ sơ, chứng từ thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu luật định và quy trình kiểm soát hồ sơ. - Có trách nhiệm khác do kế toán trƣởng phân công. - Có quyền ký thay kế toán trƣởng ngoài nhiệm vụ đƣợc phân công khi kế toán trƣởng đi vắng. 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K * Kế toán thuế, kế toán vốn bằng tiền, kế toán các khoản đầu tƣ xây dựng cơ bản. - Kế toán thuế: + Làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh; hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra, đầu vào của công ty, đóng chứng từ báo cáo thuế của công ty. + Lập tờ khai thuế. - Kế toán vốn bằng tiền: + Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh về tiền mặt, tiền gửi. Lập phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. + Kiểm tra thƣờng xuyên tình hình thực hiện chế độ sử dụng và quản lý vốn bằng tiền, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng. Phát hiện và ngăn ngừa các hiện tƣợng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong doanh nghiệp. + Cùng thủ quỹ lập biên bản kiểm kê tiền mặt hàng tuần. + Mở sổ theo dõi các tài khoản vốn bằng tiền theo quy định. + Chịu trách nhiệm quản lý công nợ, tạm ứng nội bộ công ty. * Kế toán vật tƣ, kế toán TSCĐ: có trách nhiệm quản lý, thống kê, theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao TSCĐ, tình hình vật tƣ nhập, xuất, tồn. Kiểm tra đối chiếu từng chủng loại vật tƣ, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện mức tiêu hao nguyên vật liệu. Hàng tháng tiến hành ghi sổ kế toán. * Kế toán tiền lƣơng: làm nhiệm vụ hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho ngƣời lao động trên cơ sở quyết định của Nhà nƣớc và của đơn vị. * Thủ quỹ công ty: 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Chịu trách nhiệm thu tiền mặt hoặc các chứng khoán có giá trị (công trái, cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bạc, đá quý ) và chi tiền theo chứng từ thu, chi hợp lệ đã đƣợc phê duyệt. - Hàng ngày kiểm kê số tồn quỹ thực tế, đối chiếu sổ quỹ tiền mặt với tài khoản tiền mặt của kế toán thanh toán. 2.1.4.2. Chế độ kế toán và hình thức kế toán tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc. - Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc hiện đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng bộ Tài chính; đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi thông tƣ 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính. - Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thƣờng xuyên. - Phƣơng pháp tính giá xuất kho: thực tế đích danh. - Phƣơng pháp tính thuế GTGT: phƣơng pháp khấu trừ. - Kỳ kế toán: bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 năm báo cáo. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký – Chứng từ. - Phƣơng pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao đƣờng thẳng. 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Sơ đồ 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký – chứng từ. Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký - chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu, kiểm tra - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã đƣợc kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết liên quan. - Chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kế toán TSCĐ gồm: + Các quyết định có liên quan đến sự biến động (tăng, giảm) của TSCĐ; + Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; + Hóa đơn GTGT; + Bảng phân bổ khấu hao. - Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trƣớc hết đƣợc tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký – chứng từ có liên quan. 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Đối với các Nhật ký – chứng từ đƣợc ghi căn cứ vào Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của Bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – chứng từ. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các báo cáo tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký–chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết đƣợc dùng để lập báo cáo tài chính. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC. 2.2.1. Phân loại, đánh giá tài sản cố định. * Phân loại TSCĐ. Tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc, nhìn chung TSCĐ rất đa dạng về số lƣợng, chủng loại và chất lƣợng. Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả thì công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo những chỉ tiêu sau: - Theo nguồn hình thành: TSCĐ của công ty chủ yếu đƣợc hình thành từ hai nguồn: TSCĐ hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc: 17.233.709.172 VNĐ TSCĐ hình thành từ nguồn vốn khác: 5.942.899.506 VNĐ Tổng: 23.176.608.678 VNĐ Cách phân loại này giúp công ty biết đƣợc TSCĐ đƣợc hình thành từ nguồn nào, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng vốn cố định. Từ đó công ty sẽ có phƣơng hƣớng sử dụng vốn, khấu hao TSCĐ một cách hiệu quả, hợp lý. - Phân loại theo đặc trƣng kỹ thuật: TSCĐ của công ty bao gồm hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Công ty không có tài sản thuê tài chính. 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Hai loại tài sản này đƣợc kế toán theo dõi trên các tài khoản 211, 213, phần hao mòn giá trị TSCĐ đƣợc theo dõi trên tài khoản tƣơng ứng 2141, 2143. + Nhà cửa phục vụ sản xuất: 7.467.047.216 VNĐ + Máy móc thiết bị: 3.228.319.735 VNĐ + Phƣơng tiện vận tải: 1.082.968.835 VNĐ + Vật kiến trúc: 11. 263.768.941 VNĐ + Thiết bị văn phòng: 134.504.951 VNĐ Tổng: 23.176.608.678 VNĐ Qua số liệu trên cho thấy TSCĐ của công ty có số giá trị lớn, cách phân loại rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc thống kê, quản lý TSCĐ. * Đánh giá TSCĐ. - Đánh giá TSCĐ theo nguyên tắc giá gốc. - Phƣơng pháp đánh giá: + Trƣờng hợp tăng; TSCĐ của công ty chủ yếu tăng do mua sắm trong nƣớc. Nguyên giá của TSCĐ đƣợc xác định bằng công thức: Nguyên giá = Giá mua thực tế của TSCĐ + Chi phí vận chuyển, lắp TSCĐ (không bao gồm thuế GTGT) đặt, chạy thử (nếu có) Ngoài ra, có một số TSCĐ tăng do đƣợc cấp: Nguyên giá TSCĐ là GTCL trên sổ sách kế toán của đơn vị cấp. + Trƣờng hợp khấu hao: Công ty thực hiện trích khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng, căn cứ trên thời gian sử dụng ƣớc tính của TSCĐ, phù hợp với Thông tƣ số 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 1//1/2010. 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Đánh giá theo giá trị còn lại: tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc, giá trị còn lại của TSCĐ đƣợc xác định nhƣ sau: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế TSCĐ 2.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty. - Để theo dõi chi tiết công ty mở sổ theo dõi TSCĐ toàn công ty. - Khi có TSCĐ tăng (tất cả các TSCĐ mua, trang thiết bị mới) Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc thành lập ban bàn giao nghiệm thu. Ban này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện đơn vị giao TSCĐ lập “biên bản giao nhận”. Biên bản này lập cho từng đối tƣợng TSCĐ. Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, bàn giao kỹ thuật, giấy vận chuyển, bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại các chứng từ này làm căn cứ hạch toán chi tiết TSCĐ. Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết từng đối tƣợng TSCĐ. Tất cả các TSCĐ mua, trang thiết bị mới đều đƣợc kế toán lập “Thẻ TSCĐ”, ghi vào “Sổ TSCĐ” và tại nơi sử dụng, các tài sản này đƣợc theo dõi trên “Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng”. - Khi TSCĐ giảm, kế toán chi tiết phải căn cứ vào biên bản thanh lý, nhƣợng bán, quyết định đƣợc lập có quyết định của hội đồng công ty để ghi vào phần giảm trên thẻ TSCĐ, ghi giảm trên sổ TSCĐ. - Cuối tháng, sau khi tính khấu hao cho từng TSCĐ, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và ghi vào các sổ tổng hợp. 2.2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ tại công ty. 2.2.3.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ. - Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ do mua sắm. 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Ví dụ: Ngày 25 tháng 11 năm 2011 mua một ô tô 4 chỗ nhãn hiệu TOYOTA Vios E màu bạc, giá mua 552.000.000 đồng (đã bao gồm VAT), công ty thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Thuế suất thuế GTGT 10%. Đƣa vào sử dụng từ ngày 1 tháng 12 năm 2011. Trong đó + Giá mua: 501.820.000 VNĐ + Thuế trƣớc bạ 15% : 82.800.000 VNĐ + Phí đăng ký: 1.000.000 VNĐ + Phí đăng kiểm: 260.000 VNĐ + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 năm: 379.500 VNĐ + Bảo hiểm vật chất 1 năm 2,02%: 11.150.400 VNĐ Nguyên giá xe TOYOTA VIOS E = 597.409.900 VNĐ Giá xe(thuế VAT 10%), chi phí khác= 647.591.900 VNĐ + Tỷ lệ trích khấu hao là 14% một năm Khấu hao 1 năm = 597.409.900 × 14% = 83.637.386 (VNĐ) Số khấu hao trích tháng 12/2011 = 83.637.386 = 6.969.782 (VNĐ) 12 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Chứng từ sử dụng: + Khi Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc mua xe tại đại lý TOYOTA, bên công ty TOYOTA sẽ xuất “Hóa đơn giá trị gia tăng” (biểu số 2.1); + Công ty nộp khoản phí đăng ký xe, và đƣợc nhận “Biên lai thu tiền phí, lệ phí” (biểu số 2.2); + Kế toán công ty ghi “Ủy nhiệm chi” (biểu số 2.3) để thanh toán tiền mua ô tô; + Tại thời điểm bàn giao ô tô, công ty TOYOTA xuất trình “Phiếu kiểm tra chất lƣợng xuất xƣởng” (biểu số 2.4) và hai bên cùng ký vào “Biên bản giao nhận TSCĐ” (biểu số 2.5); + Khi ngân hàng thông báo đã chuyển tiền cho công ty TOYOTA để thanh toán tiền mua xe, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc sẽ nhận đƣợc “Giấy báo nợ” của ngân hàng (biểu số 2.6). - Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán TSCĐ ghi vào “Thẻ TSCĐ” (biểu số 2.7) và “Sổ TSCĐ” (biểu sổ 2.8); + Khi TSCĐ đƣợc bàn giao đến bộ phận sử dụng, tại bộ phận sử dụng, TSCĐ mới đƣợc ghi và theo dõi trên “Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng” (biểu số 2.9); + Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, Ủy nhiệm chi, Giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán ghi vào sổ “Nhật ký – chứng từ số 2” (biểu số 2.10). + Lấy số liệu trên sổ Nhật ký – chứng từ số 2 để phản ánh vào “Sổ cái tài khoản 211” (biểu số 2.11) - Cuối kỳ kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính. 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.1. CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM TOYOTA MOTOR VIETRNAM CO.LTD. Phƣờng Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Phuc Thang Ward, Phuc Yen Town, Vinh Phuc Province Điện thoại: (0211) 3868 100 Fax: (0211) 3868 117 Mã số thuế (Tax code) 2500150335 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số(Form):01GTKT3 DÙNG CHO XE Ô TÔ Ký hiệu : AA/11P RefNo: 11/0018637 VAT Invoice Số (No) : 0018673 Liên(Copy) 3:Lƣu bán hàng (Sale) Ngày (Date) : 25/11/2011 Tên ngƣời mua(Customer name): 31010-Xí nghiệp TOYOTA Hải Phòng.THP Địa chỉ (Address): 264 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng Hình thức TT (Form of payment): Chuyển khoản. Mã số thuế (Tax code): 0200581023-001 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Số lƣợng(Chiếc) Đơn giá Thành tiền (No) (Descripsion) (Quantity) (Unit price) (Amount) 1 TOYOTA VIOS NCP93L- 1 501.820.000 501.820.000 BEMRKU (VIOS E) Sốkhung(Frame no)7B9516836 Số máy(Engine no)Y441982 Màu(color code) :Bạc(1D4) Cộng tiền hàng (Total sales amount): 501.820.000 Thuế suất thuế GTGT (VAT rate): 10% Tiền thuế GTGT (VAT amount) 50.182.000 Tổng cộng tiền thanh toán : 552.002.000 Số tiền viết bằng chữ (in word): Năm trăm năm mƣơi hai triệu không trăm linh hai nghìn đồng chẵn Ngƣời mua hàng Ngƣời viết hóa đơn Ngƣời kiểm tra Ngƣời duyệt (Buyer) (Prepared by) (Checked by) (Approval) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) TRƢƠNG THỊ LIÊN TRỊNH THỊ HƢỜNG PHÒNG LOGISTICS PHÒNG TÀI C HÍNH 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.2 TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số 01-05/BLP CHI CỤC THUẾ HẢI PHÒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN LAI THU TIỀN PHÍ , LỆ PHÍ (Liên 2: Giao cho ngƣời nộp tiền) Số 095548 Tên đơn vị hoặc ngƣời nộp tiền: Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc Địa chỉ: 157 Hạ Lý - Hồng Bàng - HP Lý do nộp (ghi tên loại phí, lệ phí): Lệ phí đăng ký xe TOYOTA Vios E Bạc Số tiền: 1.000.000 VNĐ (Viết bằng chữ): Một triệu đồng chẵn Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Ngày 26 tháng 11 năm 2011 Ngƣời thu tiền (Ký, ghi rõ họ tên) 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.3 Ngân Hàng Công Thƣơng Việt Nam VietinBank ỦY NHIỆM CHI Payment Order Số No: 0021 Ngày Date: 26/11/2011 Liên 2 Copy 2 Tên đơn vị trả tiền Payment: Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc Số tiền bằng số Tài khoản nợ Debit A/C: 711A48727825 Amount in figures Tại ngân hàng With Bank: Ngân hàng VietinBank 647.591.900 VND Số tiền bằng chữ Amount in word: Sáu trăm bốn mƣơi bảy triệu năm trăm chín mốt nghìn chín trăm đồng Tên đơn vị nhận tiền Receiver: Công ty TOYOTA Hải Phòng Tài khoản nợ Debit A/C: 0011001914636 Tại ngân hàng With Bank: VietComBank Nội dung Remark: Thanh toán tiền mua xe TOYOTA Vios E theo HĐ 18673 Đơn vị trả tiền Payer Ngày hạch toán Accounting date Kế toán Accountant Chủ tài khoản A/C holder Giao dịch viên Teller Kiểm soát viên Supervisor 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc * * * PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG XUẤT XƢỞNG DÙNG CHO XE CƠ GIỚI Số: V1B14394 Căn cứ Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại số 400/VAQ07-01/07 ngày 26 tháng 6 năm 2011 của Cục ĐKVN; Căn cứ kết quả tự kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp ráp; Cơ sở sản xuất: Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam đảm bảo rằng: Sản phẩm: Ô tô con Số loại: Vios NCP93L- BEMRKU Nhãn hiệu: TOYOTA Màu sơn: Bạc Loại hình lắp ráp: CKD Đóng tại: Việt Nam Số khung: RL4B1923 7B9516836 Đóng tại: Nƣớc ngoài Số động cơ: INZ Y441982 Thể tích làm việc của động cơ:1497cm3 Trọng lƣợng bản thân: 1055 Kg Số ngƣời cho phép chở: 5 Tải trọng: (kể cả ngƣời lái) Trọng lƣợng toàn bộ: 1495 Kg do cơ sở chúng tôi sản xuất hoàn toàn phù hợp với sản phẩm mẫu đã đƣợc chứng nhận chất lƣợng và thỏa mãn các tiêu chuẩn hiện hành về chất lƣợng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng đối với xe cơ giới. Ghi chú: Phiếu này sử dụng để cấp cho xe nhãn hiệu TOYOTA, số loại VIOS do Công ty oto TOYOTA Việt Nam sản xuất, lắp ráp Ngày 26 tháng 11 năm 2011 Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) TRƢỞNG PHÒNG-PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NGUYỄN ĐỨC THÁI Phiếu này do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.5 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số 01 – TSCĐ 157 Hạ Lý - Hồng Bàng – HP Số 02 BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 28 tháng 11 năm 2011 TK Nợ TK Có Số tiền 211 111 501.820.000 133 111 50.182.000 Tổng cộng 552.002.000 Căn cứ vào QĐ số 50/CVTB ngày 25 tháng 11 năm 2011 của công ty CP CNTT Tam Bạc về việc bàn giao TSCĐ: 01 chiếc ô tô 4 chỗ hiệu Toyota Vios E màu bạc. Ban giao nhận gồm: - Đại diện bên giao TSCĐ: Ông (bà): Phạm Văn Chuân Chức vụ: Trƣởng phòng bán hàng - Đại diện bên nhận TSCĐ: Ông (bà): Lê Thùy Linh Chức vụ: Phó giám đốc Ông (bà): Bùi Văn Cƣờng Chức vụ: Tổ trƣởng tổ bảo vệ Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty CP CNTT Tam Bạc. Xác nhận về việc giao nhận nhƣ sau: S Tên, ký Năm SH Nƣớc Năm Công Tính nguyên giá TSCĐ T hiệu đƣa TSCĐ SX SX suất T TSCĐ vào SD Giá xe Chi phí khác Tổng Việt 1 ViosE 00024 2011 2011 4 chỗ 552.002.000 95.589.900 647.591.900 Nam Đại diện bên nhận TSCĐ Đại diện bên giao TSCĐ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.6 VIETINBANK GIẤY BÁO NỢ Gio in: 4:50:11PM Ngày 30 tháng 11 năm 2011 Số 21 ĐÃ HẠCH TOÁN Ngƣời trả tiền: CT CPCN TAU THUY TAM BAC Số tài khoản: 711A48727825 Địa chỉ: NGAN HANG CONG THUONG VIET NAM Ngƣời hƣởng: CONG TY TOYOTA HAI PHONG Số tài khoản: 0011001914636 Địa chỉ: NGAN HANG VIETCOMBANK HAI PHONG Số CMT: Địa chỉ: 274 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng Số tiền: 647.591.900 VND Bằng chữ: Sáu trăm bốn mƣơi bảy triệu năm trăm chín mốt nghìn chín trăm đồng Nội dung/ REF: Thanh toán tiền mua oto TOYOTA Vios E GIAO DICH VIEN LIEN 2 PHONG NGHIEP VU 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.7 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số:54 Ngày 28 tháng 11 năm 2011 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 25tháng 11 năm 2011 - Tên hàng hóa : Ô tô TOYOTA - Nƣớc sản xuất : Việt Nam - Bộ phận sử dụng : Giám đốc - Năm sản xuất : 2011 - Năm đƣa vào sử dụng : 2011 SH Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ chứng Ngày Giá trị hao Diễn giải Nguyên giá Năm Cộng dồn từ tháng mòn BB02 28/11 Mua xe ô tô 597.409.900 2011 6.969.782 6.969.782 Toyota Vios E bạc Cộng 597.409.900 6.969.782 6.969.782 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ngày .tháng năm Lý do giảm: Ng•êi lËp KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m ®èc (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.8 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S21 – DN 157 Hạ Lý – Hồng Bàng – Hải Phòng QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 Bộ trƣởng BTC SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2011 Loại tài sản: ô tô Toyota Vios E Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Giảm TSCĐ KH Khấu hao đã Chứng từ Tên, Nƣớc Tháng tính Lý do STT Ngày đặc Số hiệu Nguyên giá Số hiệu sản đƣa vào đến giảm tháng điểm, TSCĐ TSCĐ xuất sử dụng khi TSCĐ kí hệu Tỷ lệ Mức KH SH NT ghi giảm Việt 1 BB02 28/11 ViosE 12/2011 2113_24 597.409.900 14% 6.969.782 Nam Cộng 597.409.900 6.969.782 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.9 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S2 – DN 157 Hạ Lý - Hồng Bàng - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG Năm 2011 Tên đơn vị: Phòng Giám đốc Ghi tăng tài sản cố định và công cụ dụng cụ Ghi giảm tài sản cố định và công cụ dụng cụ Chứng từ Tên, nhãn Chứng từ hiệu, quy cách Đơn Số Đơn giá Số tiền Lý do Số Số tiền Ghi Số hiệu Ngày TSCĐ và vị tính lƣợng Số hiệu Ngày lƣợng chú tháng CCDC tháng A B C D 1 2 3=1×2 E G H 4 5 I ViosE Chiếc 01 597.409.900 597.409.900 BB02 28/11 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.10 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S04a2 – DN 157 Hạ Lý - Hồng Bàng - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 Ghi Có Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng. ĐVT: VNĐ Tháng 11 năm 2011 Cộng có TK Chứng từ Ghi có tài khoản 112, ghi nợ các tài khoản Số 112 Diễn giải TT Ngày Số hiệu 133 152 331 211 tháng . Thanh toán tiền mua phụ 03 UNC17 3/11 5.000.000 50.000.000 55.000.000 kiện tàu HB11, SLLASH 08 UNC20 15/11 Trả tiền CTy Việt Chính 29.510.000 29.510.000 HĐ18673 25/11 Thanh toán tiền mua oto 09 UNC21 26/11 50.182.000 597.409.900 647.591.900 TOYOTA Vios E bạc GBN21 30/11 Cộng 58.230.000 485.625.600 98.793.000 597.409.900 2.458.057.500 Ngày 30 tháng 11 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.11 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S05 – DN 157 Hạ Lý - Hồng Bàng - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản 211 – Tài sản cố định Số dƣ đầu năm Nợ Có 10.075.951.167 Ghi có các TK đối ứng Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng nợ với TK này 112 597.409.900 60.537.899.100 . Cộng 11.841.402.000 597.409.900 - 68.739.247.153. SPS Nợ Tổng 10.231.082.600 - 151.235.991 70.134.829.711 SPS Có Số dƣ Nợ 8.234.194.700 8.831.604.600 8.680.368.609 8.680.368.609 cuối tháng Có Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K 2.2.3.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ. Hiện nay ở công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc, hầu hết TSCĐ giảm là do thanh lý. Để thanh lý một TSCĐ, công ty tiến hành khảo sát, đƣa ra biên bản họp, từ đó đƣa ra quyết định. Ví dụ : Ngày 26 tháng 12 năm 2011, công ty thanh lý một số TSCĐ. - Chứng từ : xét theo tình hình thực tế của TSCĐ tại nơi quản lý và sử dụng, khi TSCĐ hỏng, không sửa chữa đƣợc, không vận hành đúng công suất, không còn đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất của công ty : + Bộ phận sử dụng sẽ lập “Giấy đề nghị thanh lý TSCĐ” (biểu số 2.12), kèm theo là “Biên bản khảo sát tài sản xin thanh lý” (biểu số 2.13). + Từ đề nghị trên, ban lãnh đạo công ty sẽ xem xét và ra “Quyết định” thanh lý (biểu số 2.14). - Căn cứ vào các chứng từ trên: + Kế toán ghi giảm trên Thẻ TSCĐ” (biểu số 2.15; 2.16; 2.17; 2.18); + Ghi giảm trên “Sổ TSCĐ” (biểu số 2.19; 2.20; 2.21; 2.22); + Tại nơi quản lý, sử dụng, ghi giảm trên “Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng” (biểu số 2.23; 2.24) + Căn cứ vào Quyết định thanh lý, kế toán ghi “Nhật ký chứng từ số 9” (biểu số 2.25). + Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 9, kế toán ghi “Sổ cái tài khoản 211” (theo biểu số 2.11). 54
  65. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.12 CÔNG TY CỔ PHẦN CNTT TAM BẠC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 157 – Hạ Lý – Hồng Bàng – Hải Phòng ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC Hải phòng, ngày 2 tháng 12 năm 2011 GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH LÝ TÀI SẢN Kính gửi: - Ban lãnh đạo công ty - Phòng Tài chính – Kế toán Căn cứ vào tình trạng hƣ hỏng, không thể sửa chữa, khắc phục đƣợc của một số máy móc thiết bị tại hai phân xƣởng máy là: phân xƣởng máy 1 và phân xƣởng máy 2, quản đốc phân xƣởng kính đề nghị Ban lãnh đạo công ty và Phòng Tài chính – Kế toán xem xét cho thanh lý các tài sản sau: Danh mục tài sản đề nghị thanh lý: Năm Hình Nguyên Bộ Hiện trạng Số đƣa thức Tên tài sản giá phận sử tài sản TT vào sử đề nghị dụng dụng Máy ép gió Hỏng, 44KW chạy 1 26.000.000 T1/03 PXM1 không sửa Thanh lý điện+chai gió chữa đƣợc 200 lít Búa máy 400kg Hỏng, 2 (đe+búa+ 11.700.000 T1/03 PXM2 không sửa Thanh lý +mô tơ+tủ chữa đƣợc điện) Máy phun cát(máy nén Hỏng, 3 khí+chai 55.025.991 T6/06 PXM1 không sửa Thanh lý gió+bình chữa đƣợc phun cát) Máy phun Hỏng, 4 sơn+mô tơ+ 58.510.000 T11/05 PXM2 không sửa Thanh lý bình gió chữa đƣợc Ngƣời đề nghị Kế toán Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 55
  66. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 03 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KHẢO SÁT TÀI SẢN XIN THANH LÝ Hôm nay, ngày 4 tháng 12 năm 2011, tại công ty cổ phần CNTT Tam Bạc, chúng tôi gồm có: 1. Ông (bà): Nguyễn Thị Hƣơng Phó phòng kế hoạch – vật tƣ 2. Ông (bà): Đặng Thị Nghinh NV phòng kế hoạch – vật tƣ 3. Ông (bà): Trịnh Thị Vân Thủ kho 4. Ông (bà): Phan Tƣờng Vân Thủ kho 5. Ông (bà): Phạm Thị Quyên Trƣởng phòng TCKT 6. Ông (bà): Nguyễn Thị Mai Hƣơng NV phòng TCKT 7. Ông (bà): Hồ Trung Kiên Phó phòng kỹ thuật - KCS 8. Ông (bà): Bùi Mạnh Hà Trƣởng phòng ĐĐSX Chúng tôi đã xem tình trạng cụ thể các TSCĐ sau Sổ sách S Năm Đơn T Tên TSCĐ Kiểu sử vị Ghi chú KH lũy kế Giá trị còn lại T dụng tính SL Nguyên giá đến 30/11/11 đến 30/11/11 Máy ép gió 44KW chạy Hỏng, 1 T1/03 Cái 1 26.000.000 23.183.333 2.816.667 điện+chai PXM1 gió 200 lít Búa máy 400kg Hỏng: 2 (đe+búa+ T1/03 Cái 1 11.700.000 10.432.500 1.267.500 PXM2 +mô tơ+tủ điện) Máy phun cát(máy nén PBM Hỏng:P 3 khí+chai T6/06 Cái 1 55.025.991 33.626.994 21.398.997 2452 XM1 gió+bình phun cát) Máy phun T11/0 Hỏng, 4 sơn+mô tơ+ PR 63 Cái 1 58.510.000 44.491.979 14.018.021 5 PXM2 bình gió Các thiết bị trên đều đã hỏng, không thể sửa chữa và thay thế đƣợc, không còn giá trị sử dụng trong sản xuất. Vậy đề nghị Hội đồng thanh lý của Công ty cho thanh lý để giải phóng mặt bằng phục vụ sản xuất. P.KCS P.TCKT P.ĐIỀU ĐỘ SX P.VT DUYỆT 56
  67. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.14 TỔNG CÔNG TY CNTT TAM BẠC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN CNTT TAM BẠC ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC HẢI PHÒNG Số 143/ĐTTB Hải phòng, ngày 26 tháng 12 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH Duyệt cho thanh lý công cụ dụng cụ, thiết bị thuộc tài sản Công ty cổ phần CNTT Tam Bạc Căn cứ luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần CNTT Tam Bạc ngày 27/3/2011; Căn cứ Quyết định số 94/QH – HĐQT ngày 02/01/2011 của Chủ tịch hội đồng quản trị về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của Công ty cổ phần CNTT Tam Bạc; Căn cứ quyết định số 15/QĐ – TCTB ngày 28/4/2010 của Giám đốc công ty cổ phần CNTT Tam Bạc về việc thành lập hội đồng thanh lý tài sản; Căn cứ biên bản họp của hội đồng thanh lý của công ty cổ phần CNTT Tam Bạc ngày 25/12/2011 về việc đánh giá tình trạng các công cụ dụng cụ, thiết bị cần thanh lý; Căn cứ quy định của Nhà nƣớc về việc tổ chức thanh lý tại doanh nghiệp. 57
  68. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Duyệt cho thanh lý các tài sản cố định không phù hợp và không còn giá trị sử dụng trong sản xuất kinh doanh (có bảng phụ lục kèm theo). Điều 2: Hội đồng thanh lý của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc tổ chức tiến hành thanh lý các hạng mục tài sản theo bảng phụ lục, đảm bảo theo đúng trình tự và luật định. Điều 3: Các ông (bà) có tên trong Hội đồng thanh lý của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc và thủ trƣởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Giám đốc Nơi nhận: - Nhƣ điều 3 - Lƣu BGĐ để báo cáo 58
  69. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K PHỤ LỤC 01 Danh mục các tài sản cố định đƣợc thanh lý Kèm theo quyết định số: 143/ĐTTB ngày 26 tháng 12 năm 2011 Sổ sách S Năm Đơn Ghi T Tên TSCĐ Kiểu sử vị KH lũy kế Giá trị còn S Nguyên chú T dụng tính đến lại đến L giá 30/11/11 30/11/11 Máy ép gió Hỏng, 44KW T1/0 PXM1 1 chạy Cái 1 26.000.000 23.183.333 2.816.667 3 quản điện+chai lý gió 200 lít Máy búa Hỏng: 400kg T1/0 PXM2 2 (đe+búa+ Cái 1 11.700.000 10.432.500 1.267.500 3 quản +mô tơ+tủ lý điện) Máy phun cát(máy Hỏng: nén PBM T6/0 PXM1 3 Cái 1 55.025.991 33.626.994 21.398.997 khí+chai 2452 6 quản gió+bình lý phun cát) Máy phun Hỏng, sơn+mô PR T11/ PXM2 4 Cái 1 58.510.000 44.491.979 14.018.021 tơ+ bình 63 05 quản gió lý 59
  70. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.15 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số:31 Ngày 1 tháng 1 năm 2003 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 1 tháng 1 năm 2003 - Tên hàng hóa : Máy ép gió 44KW chạy điện - Nƣớc sản xuất : Việt Nam - Bộ phận sử dụng : Phân xƣởng máy 1 - Năm sản xuất : 1999 - Năm đƣa vào sử dụng : 2003 SH Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ chứng Ngày Giá trị hao Diễn giải Nguyên giá Năm Cộng dồn từ tháng mòn BB01 1/1/0 Máy ép gió 26.000.000 2003 2.600.000 2.600.000 3 44KW chạy điện 2010 2.600.000 20.800.000 2011 2.383.333 23.183.333 Cộng 26.000.000 23.183.333 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: QĐ143 ngày 26 tháng 12 năm 2011 Lý do giảm: Hỏng, không sửa chữa đƣợc. Ngày 26 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 60
  71. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.16 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 32 Ngày 1 tháng 1 năm 2003 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 1 tháng 1 năm 2003 - Tên hàng hóa : Búa máy 400kg - Nƣớc sản xuất : Việt Nam - Bộ phận sử dụng : Phân xƣởng máy 2 - Năm sản xuất : 2000 - Năm đƣa vào sử dụng : 2003 SH Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ chứng Ngày Giá trị hao Diễn giải Nguyên giá Năm Cộng dồn từ tháng mòn BB02 1/1/0 Búa máy 400kg 11.700.000 2003 1.170.000 1.170.000 3 2010 1.170.000 9.360.000 2011 1.072.500 10.432.500 Cộng 11.700.000 10.432.500 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: QĐ143 ngày 26 tháng 12 năm 2011 Lý do giảm: Hỏng, không sửa chữa đƣợc Ngày 26 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 61
  72. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.17 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 38 Ngày 29 tháng 5 năm 2006 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 29 tháng 5 năm 2006 - Tên hàng hóa : Máy phun cát - Nƣớc sản xuất : Việt Nam - Bộ phận sử dụng : Phân xƣởng máy 1 - Năm sản xuất : 2001 - Năm đƣa vào sử dụng : 2006 SH Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ chứng Ngày Giá trị hao Diễn giải Nguyên giá Năm Cộng dồn từ tháng mòn BB04 29/5/ Máy phun cát 55.025.991 2006 3.566.499 3.566.499 06 2007 6.113.999 9.680.498 2010 6.113.999 28.022.495 2011 5.604.499 33.626.994 Cộng 55.025.991 33.626.994 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: QĐ143 ngày 26 tháng 12 năm 2011 Lý do giảm: Hỏng, không sửa chữa đƣợc Ngày 26 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 62
  73. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.18 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 35 Ngày 1 tháng 11 năm 2005 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 1 tháng 11 năm 2005 - Tên hàng hóa : Máy phun sơn - Nƣớc sản xuất : Việt Nam - Bộ phận sử dụng : Phân xƣởng máy 2 - Năm sản xuất : 2000 - Năm đƣa vào sử dụng : 2005 SH Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ chứng Ngày Giá trị hao Diễn giải Nguyên giá Năm Cộng dồn từ tháng mòn B01 1/11/ Máy phun sơn 58.510.000 2005 1.218.958 1.218.958 05 2006 7.313.750 8.532.708 2010 7.313.750 37.787.708 2011 6.704.271 44.491.979 Cộng 58.510.000 44.491.979 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: QĐ143 ngày 26 tháng 12 năm 2011 Lý do giảm: Hỏng, không sửa chữa đƣợc Ngày 26 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 63
  74. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.19 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S21 – DN 157 Hạ Lý – Hồng Bàng – Hải Phòng QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 Bộ trƣởng BTC SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2011 Loại tài sản: Máy ép gió 44KW chạy điện Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Giảm TSCĐ S Tên, Tháng Khấu hao Chứng từ Nƣớc KH đã tính Lý do T Số Ngày đặc đƣa Số hiệu Nguyên giá sản đến khi ghi giảm T hiệu tháng điểm, kí vào sử TSCĐ TSCĐ Tỷ xuất giảm TSCĐ hệu dụng lệ Mức KH SH NT (%) BB 1/1/0 Việt QĐ 26/12/ Hỏng 1 MEG44 1/03 2112_106 26.000.000 10 2.383.333 23.183.333 01 3 Nam 143 11 Cộng 26.000.000 2.383.333 23.183.333 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 64
  75. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.20 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S21 – DN 157 Hạ Lý – Hồng Bàng – Hải Phòng QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 Bộ trƣởng BTC SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2011 Loại tài sản: Búa máy 400kg Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Giảm TSCĐ S Tên, Tháng Khấu hao Chứng từ Nƣớc KH đã tính Lý do T Số Ngày đặc đƣa Số hiệu Nguyên giá sản đến khi ghi giảm T hiệu tháng điểm, kí vào sử TSCĐ TSCĐ Tỷ xuất giảm TSCĐ hệu dụng lệ Mức KH SH NT (%) BB 1/1/0 Việt QĐ 26/12/ Hỏng 1 BM400 1/03 2112_107 11.700.000 10 1.072.500 10.432.500 02 3 Nam 143 11 Cộng 11.700.000 1.072.500 10.432.500 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 65
  76. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.21 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S21 – DN 157 Hạ Lý – Hồng Bàng – Hải Phòng QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 Bộ trƣởng BTC SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2011 Loại tài sản: Máy phun cát Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Giảm TSCĐ Tên, S Ngà Tháng đặc Nƣớc Khấu hao KH đã tính Chứng từ Lý do T Số y đƣa Số hiệu Nguyên giá điểm, sản đến khi ghi giảm T hiệu thán vào sử TSCĐ TSCĐ kí xuất Tỷ lệ giảm TSCĐ g dụng Mức KH SH NT hệu 29/ QĐ 26/12/ Hỏng BB Việt 1 5/0 MPC 6/05 2112_113 55.025.991 11% 5.604.499 33.626.994 143 11 04 Nam 6 Cộng 55.025.991 5.604.499 33.626.994 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 66
  77. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.22 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S21 – DN 157 Hạ Lý – Hồng Bàng – Hải Phòng QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/3/2006 Bộ trƣởng BTC SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2011 Loại tài sản: Máy phun sơn Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Giảm TSCĐ S Tên, Tháng Khấu hao Chứng từ Nƣớc KH đã tính Lý do T Số Ngày đặc đƣa Số hiệu Nguyên giá sản đến khi ghi giảm T hiệu tháng điểm, kí vào sử TSCĐ TSCĐ Tỷ xuất giảm TSCĐ hệu dụng lệ Mức KH SH NT (%) BB 1/11/ Việt QĐ 26/12/ Hỏng 1 MPS 11/05 2112_112 58.510.000 12.5 6.704.271 44.491.979 01 05 Nam 143 11 Cộng 58.510.000 6.704.271 44.491.979 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 67
  78. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K 68
  79. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.23 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S2 – DN 157 Hạ Lý - Hồng Bàng - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG Năm 2011 Tên đơn vị: Phân xƣởng máy 1 Ghi tăng tài sản cố định và công cụ dụng cụ Ghi giảm tài sản cố định và công cụ dụng cụ Chứng từ Tên, nhãn Chứng từ hiệu, quy cách Đơn Số Đơn giá Số tiền Lý do Số Số tiền Ghi Số hiệu Ngày TSCĐ và vị lƣợng Số hiệu Ngày lƣợng chú tháng CCDC tính tháng A B C D 1 2 3=1×2 E G H 4 5 I Máy ép Cái 01 26.000.000 26.000.000 QĐ143 26/12/11 Hỏng 01 26.000.000 gió BB01 1/1/03 44KW (MEG44) Máy Cái 01 55.025.991 55.025.991 QĐ143 26/12/11 Hỏng 01 55.025.991 BB04 29/5/06 phun cát (MPC) Ngày 32 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 69
  80. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.24 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S2 – DN 157 Hạ Lý - Hồng Bàng - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG Năm 2011 Tên đơn vị: Phân xƣởng máy 2 Ghi tăng tài sản cố định và công cụ dụng cụ Ghi giảm tài sản cố định và công cụ dụng cụ Chứng từ Tên, nhãn Chứng từ hiệu, quy cách Đơn Số Đơn giá Số tiền Lý do Số Số tiền Ghi Số hiệu Ngày TSCĐ và vị lƣợng Số hiệu Ngày lƣợng chú tháng CCDC tính tháng A B C D 1 2 3=1×2 E G H 4 5 I Búa máy Cái 01 11.700.000 11.700.000 QĐ143 26/12/11 Hỏng 01 11.700.000 BB02 1/1/03 400kg (BM400) Máy Cái 01 58.510.000 58.510.000 QĐ143 26/12/11 Hỏng 01 58.510.000 BB01 1/11/05 phun sơn (MPS) Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 70
  81. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.25 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S04a9 – DN 157 Hạ Lý - Hồng Bàng - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9 Ghi có TK 211 – TSCĐ hữu hình Ghi có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính Ghi có TK 213 – TSCĐ vô hình Tháng 12 năm 2011 ST Chứng từ Ghi có TK 211, Ghi nợ các TK Cộng có T Số Ngày Diễn 214 41 811 22 TK 211 hiệu tháng giải 1 2 1 QĐ14 26/1 Giảm 3 2 TSCĐ BB03 26/1 không 2 dùng trong SXK D - Máy ép gió 44KW 23.183.333 2.816.667 26.000.000 chạy điện - Búa máy 10.432.500 1.267.500 11.700.000 400kg - Máy 21.398.99 phun 33.626.994 55.025.991 7 cát - Máy 14.018.02 phun 44.491.979 58.510.000 1 sơn Cộng 111.734.80 39.501.18 151.235.99 - - 6 5 1 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Kế toán Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 71
  82. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K 2.2.3.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần về giá trị và giá trị sử dụng, nên doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc áp dụng phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng dựa trên thời gian ƣớc tính của tài sản, phù hợp với tỷ lệ khấu hao theo quy định của Nhà nƣớc. Ví dụ: Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 11/2011; căn cứ tình hình tăng, giảm TSCĐ trong tháng 12/2011, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 12/2011 (biểu số 2.26). Từ Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 12/2011, kế toán phản ánh vào: - Nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 2.27) - Nhật ký chứng từ số 9 (biểu số 2.25) - Sổ cái tài khoản 214 (biểu số 2.28) 72
  83. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.26 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S05 – DN 157 Hạ Lý - Hồng Bàng – HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 12 năm 2011 Nơi sử dụng Tỷ lệ TK 627 TK 642 Số Toàn DN Chỉ tiêu khấu TT hao Nguyên giá Số KH PX1 PX2 I Số KH trích tháng 23.862.025.513 3.649.286.776 1.835.766.800 1.722.547.656 90.972.320 trƣớc II Số KH TSCĐ 597.409.900 6.969.782 6.969.782 tăng trong tháng - oto TOYOTA 14% 597.409.900 6.969.782 6.969.782 Vios E bạc III Số KH TSCĐ 151.235.991 111.734.806 56.810.327 54.924.479 giảm trong tháng 73
  84. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K Máy ép gió 44KW chạy 10% 26.000.000 23.183.333 23.183.333 điện+chai gió 200 lít Máy búa 400kg (đe+búa+ 10% 11.700.000 10.432.500 10.432.500 +mô tơ+tủ điện) Máy phun cát(máy nén 9 năm 55.025.991 33.626.994 33.626.994 khí+chai gió+bình phun cát) Máy phun sơn+mô 8 năm 58.510.000 44.491.979 44.491.979 tơ+ bình gió IV Số KH trích tháng 24.308.199.422 3.544.521.752 1.778.956.473 1.667.623.177 97.942.102 này Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Kế toán Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 74
  85. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.27 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S05 – DN 157 Hạ Lý - Hồng Bàng – HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. Tháng 12 năm 2011 Các TK ghi Nợ TK TK 627 TK 641 TK 642 TK Số TT Các TK ghi Có 8 214 3.446.579.650 97.942.102 Cộng 3.446.579.650 97.942.102 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Kế toán Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 75
  86. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K BIỂU SỐ 2.28 Công ty CP CNTT Tam Bạc Mẫu số S04a9 – DN 157 Hạ Lý - Hồng Bàng - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định Số dƣ đầu năm Nợ Có 2.415.787.033 Ghi có các TK đối ứng Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng nợ với TK này - 211 111.734.806 18.365.829.720 Cộng - - 111.734.806 23.806.518.232 SPS Nợ Tổng 98.937.228 102.527.155 3.544.521.752 28.472.804.921 SPS Có Số dƣ Nợ cuối tháng Có 3.546.759.621 3.649.286.776 7.082.073.722 7.082.073.722 Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 76
  87. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC. 3.1.1. Ƣu điểm. Trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc đã không ngừng cải thiện công tác kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nhờ sự cố gắng này mà việc quản lý, sử dụng TSCĐ đã đƣợc cải thiện đáng kể, năng suất lao động đã đƣợc tăng lên, khả năng cung ứng sản phẩm cho khách hàng cũng tăng theo, đó cũng là tiền đề tạo điều kiện cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Có đƣợc những ƣu điểm trên là do: - Thứ nhất: Về bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của công ty tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên. Công ty cũng phân công rõ chức năng và nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ nhân viên trong từng phòng ban. - Thứ hai: Về hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán. Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng đầy đủ, chi tiết, cụ thể và rõ ràng, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Công ty đã xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp một cách đầy đủ và hợp lý. Theo dõi ghi chép kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đáp ứng yêu thông tin đối với yêu cầu quản lý của công ty. Đặc biệt phòng kế toán đã đƣợc trang bị máy vi tính giúp cho việc lƣu trữ và quản lý dữ liệu kế toán đƣợc thuận tiện hơn. Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty sử dụng đúng theo quy định hiện hành. 77
  88. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Thứ ba: Về hình thức kế toán. Công ty áp dụng hình thức “Nhật ký – chứng từ”, hình thức này rất phù hợp với quy mô của công ty và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán. - Thứ tƣ: Về công tác quản lý TSCĐ. Công tác quản lý TSCĐ là công tác rất phức tạp và khó khăn, mặc dù vậy công ty vẫn thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc, do đó không để xảy ra hiện tƣợng mất và thất thoát tài sản. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán. Đây là thành tích không chỉ riêng của phòng kế toán mà còn có sự đóng góp của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong việc giữ gìn và bảo quản tài sản của công ty. - Thứ năm: Về công tác kỹ thuật. Công ty luôn có một đội ngũ thợ kỹ thuật có tay nghề cao, đảm bảo đúng những thông số kỹ thuật mà bạn hàng yêu cầu. Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng, mẫu mã của sản phẩm. Việc sử dụng TSCĐ một cách hợp lý đã mang lại tình hình kinh tế cao cho công ty. Việc sử dụng TSCĐ tốt đã giúp công ty tiết kiệm đƣợc một lƣợng chi phí sửa chữa đáng kể. Vì vậy nó cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Nhiều máy móc thiết bị hiện đại cũng tiết kiệm đƣợc một nguồn nhân lực lớn. 3.1.2. Hạn chế. Với quy mô hiện nay của công ty, cơ cấu tổ chức quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng đã đi vào nề nếp, hoạt động hiệu quả và hợp lý. Song bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công ty vẫn còn những vấn đề tồn tại trong hạch toán, quản lý và sử dụng TSCĐ cần đƣợc khắc phục. Một là: Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất cho việc tổ chức công tác kế toán trong công ty khá hiện đại với dàn máy tính phục vụ cho việc quản lý, lƣu trữ, nhƣng công tác kế toán vẫn đƣợc thực hiện thủ công với sự hỗ trợ của máy 78
  89. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K tính mà chƣa áp dụng kế toán máy để nâng cao khả năng cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý và tiết kiệm sức lao động cho cán bộ, nhân viên kế toán. Hai là: Hiện nay, công ty đang sử dụng chế độ khấu hao theo đƣờng thẳng. Đây là phƣơng pháp khấu hao đơn giản và đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, phƣơng pháp này sẽ làm chậm thời gian thu hồi vốn, chi phí khấu hao tính cho các thời điểm là không phù hợp. TSCĐ tại công ty có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau nên công dụng của TSCĐ cũng nhƣ cách thức phát huy tác dụng của TSCĐ trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng khác nhau. Vì vậy, phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng (cố định mức khấu hao theo thời gian) có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động nhƣng việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuât, nên đã hạn chế việc đầu tƣ trang thiết bị, TSCĐ mới của doanh nghiệp. 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY TAM BẠC. 3.2.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại công ty. 3.2.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ. Hiện nay, công tác kế toán luôn đƣợc chú trọng ở tất cả các doanh nghiệp vì tầm quan trọng của nó. Nhiệm vụ kế toán là ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhằm cung cấp thông tin cho các đối tƣợng trong và ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý, các thông tin này giúp cho họ có những cơ sở để đƣa ra những quyết định kinh tế phù hợp với các nhà đầu tƣ, các thông tin này là cơ sở để ra các quyết định đầu tƣ đúng đắn. Việc hạch toán và quản lý TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Trong điều kiện ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng hiện nay, 79
  90. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K kế toán là công cụ hữu hiệu để công ty có thể giám sát có hiệu quả tình hình tài sản của mình, từ đó có hƣớng đầu tƣ và phƣơng pháp quản lý thích hợp để tạo nên sức mạnh nội lực. Việc hạch toán và quản lý TSCĐ hiện nay tại công ty cần đƣợc hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu trên. 3.2.1.2. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ. - Tiếp tục thực hiện quy chế quản lý tài chính kế toán về sử dụng TSCĐ. - Công tác lập kế hoạch khấu hao cần phải đƣợc tính toán chính xác và chặt chẽ hơn, tránh việc thu hồi không đủ vốn đầu tƣ ban đầu. - Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thƣờng xuyên và chính xác. Hiện nay, do khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho các TSCĐ không tránh khỏi sự hao mòn vô hình. Đồng thời, với một cơ chế kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, giá cả thƣờng xuyên biến động, làm cho việc phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán bị sai lệch đi so với giá trị thực tế (nhất là hiện nay công ty vẫn còn một số máy móc thiết bị đã đƣợc đầu tƣ từ lâu). Việc thƣờng xuyên đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi vốn nhanh và bảo toàn vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoặc có những biện pháp xử lý những TSCĐ đã bị mất giá nghiêm trọng, chống thất thoát vốn. - Hiện nay, công tác kế toán của công ty đã đƣợc vi tính hóa, giảm thiểu khối lƣợng công việc phải thực hiện bằng tay, song đối với một công ty lớn nhƣ Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Tam Bạc thì công ty nên áp dụng phần mềm kế toán máy để công việc hạch toán đƣợc dễ dàng, thuận tiện hơn. Những giải pháp này giúp cho công ty: - Phản ánh chính xác tình hình TSCĐ, tạo điều kiện cho việc đánh giá năng lực sản xuất thực của các TSCĐ hiện có, từ đó có những quyết định đầu tƣ đổi mới TSCĐ một cách đúng đắn và nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng TSCĐ. 80
  91. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Thu Thủy-120396 QT1202K - Từ những số liệu chính xác trong sổ sách kế toán, công ty có thể tính toán các chỉ tiêu, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty, từ đó đƣa ra những giải pháp tốt nhất. 3.2.2. Tăng cƣờng quản lý có hiệu quả TSCĐ. 3.2.2.1. Đầu tư mới tài sản cố định. Những thách thức của thị trƣờng đòi hỏi công ty phải luôn đầu tƣ đổi mới trang thiết bị. Có nhƣ vậy, công ty mới có khả năng nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, việc đầu tƣ TSCĐ là quá trình đầu tƣ dài hạn, không thể đem lại hiệu quả ngay tức thì, công ty phải căn cứ vào tình hình hiện tại, cũng nhƣ khả năng vốn để lựa chọn việc đầu tƣ TSCĐ cho thích hợp. 3.2.2.2. Tăng cường đổi mới công nghệ quản lý, đẩy mạnh việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Việc tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng, bảo quản, đổi mới công nghệ TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc liên tục, năng suất lao động sẽ đƣợc nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm giảm và nhƣ vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh trên thị trƣờng. Mặc dù máy móc thiết bị của công ty đã đổi mới rất nhiều nhƣng cho đến nay vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới toàn bộ công nghệ. Vì vậy, để máy móc thiết bị mới đầu tƣ mang lại hiệu quả thì công ty phải mua sắm đồng bộ, tức là đầu tƣ đổi mới cả dây chuyền sản xuất trong cùng thời gian. Công ty cần phải không ngừng thực hiện việc chuyển giao công nghệ để cải tiến công nghệ, đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại của nƣớc ngoài. Có nhƣ vậy, các TSCĐ mới phát huy tác dụng nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao. Công ty nên có những cuộc hội thảo bàn về vấn đề sử dụng hiệu quả TSCĐ để có thể thu thập đƣợc những sáng kiến của cán bộ công nhân viên trong 81