Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoa.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Lê Phƣơng Thảo Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Văn Hồng Ngọc HẢI PHÒNG - 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Lê Phƣơng Thảo Giảng viên hƣớng dẫn : ThS Văn Hồng Ngọc HẢI PHÕNG – 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo Mã SV: 1112401104 Lớp: QT1506K Ngành: Kế toán - kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và yêu vầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). -Trình bày các cơ sở lý luận về công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng tổ chức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành - Đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Số liệu kế toán tại Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành năm 2014. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. - Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành - Địa chỉ: số 3/46 Lạch Tray – Ngô Quyền - Hải Phòng.
- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Văn Hồng Ngọc. Học hàm, học vị: Thạc sĩ. Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng. Nội dung hƣớng dẫn: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: . Cơ quan công tác: Nộ dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 25 tháng 04 năm 2015. Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 06 tháng 07 năm 2015. Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Ngƣời hƣớng dẫn Hải Phòng, ngày . tháng năm 2015 Hiệu trưởng GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: -Có tinh thần và thái độ nghiêm túc trong quá trình làm tốt nghiệp -Hoàn thành đúng thời gian quy định 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): Khóa luận có kết cấu khoa học và hợp lý, đƣợc chia thành 3 chƣơng : - Chƣơng 1 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp. Tác giả đã thu thập, tổng hợp và khái quát những vấn đề lí luận chung liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài một cách rõ ràng, chi tiết và khoa học. - Chƣơng 2 : Thực trạng tổ chức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành. Tác giả trình bày tƣơng đối khoa học về tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại đơn vị theo hình thức Nhật Kí Chung. Bảng lƣơng, bảng chấm công, các ví dụ số liệu minh họa tháng 9 năm 2014 đều đƣợc dẫn dắt từ chứng từ cho đến sổ sách tƣơng đối logic và hợp lý. - Chƣơng 3 : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành : tác giả đã đƣa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán theo đề tài nghiên cứu. Các ý kiến đƣa ra đều có cơ sở khoa học, và hợp lý. 2. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Bằng số Bằng chữ Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3 1.1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm của tiền lƣơng 3 1.1.1.1 Khái niệm 3 1.1.1.2 Bản chất 3 1.1.1.3 Đặc điểm 3 1.1.2 Vai trò, chức năng và ý nghĩa của tiền lƣơng 4 1.1.2.1 Vai trò của tiền lương 4 1.1.2.2 Chức năng của tiền lương 4 1.1.2.3 Ý nghĩa của tiền lương 5 1.1.2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 5 1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. 6 1.2.1 Trả lƣơng theo thời gian 6 1.2.1.1 Tiền lương thời gian giản đơn 6 1.2.1.2 Tiền lương công nhật 7 1.2.1.3 Tiền lương thời gian có thưởng 7 1.2.1.4 Ưu điểm và nhược điểm 7 1.2.2 Trả lƣơng theo sản phẩm 8 1.2.2.1 Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp 8 1.2.2.2 Tiền lương trả theo sản phẩm gián tiếp 8 1.2.2.3 Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng 9 1.2.2.4 Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến 9 1.2.2.5 Tiền lương khoán 9 1.2.2.6 Tiền lương sản phẩm tập thể 10 1.2.2.7 Ưu điểm và nhược điểm 10 1.2.3 Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lƣơng 11 1.2.3.1 Phân loại lao động hợp lý 11 1.2.3.2 Phân loại tiền lương một cách phù hợp 11 1.3. QUỸ TIỀN LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 12 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 1.4. CÁC KHOẢN TRÍCH BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 13 1.4.1 Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) 13 1.4.2 Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) 13 1.4.3 Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 14 1.4.4 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 14 1.5. HẠCH TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG 15 1.5.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lƣơng 15 1.5.2 Hạch toán chi tiết tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại doanh nghiệp 15 1.5.2.1 Hạch toán số lượng lao động 15 1.5.2.2 Hạch toán thời gian lao động 16 1.5.2.3 Hạch toán kết quả lao động 16 1.5.2.4 Hạch toán thanh toán lương với người lao động 16 1.5.3 Hạch toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 17 1.5.3.1 Chứng từ, tài khoản sử dụng: 17 1.5.3.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 19 1.6. HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN 24 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH. 29 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH 29 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 30 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành 30 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành 31 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành 31 2.1.4.2 Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành 32 2.1.4.3 Các chính sách kế toán tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành 33 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH. 34 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.1 Đặc điểm về lao động của công ty 34 2.2.2 Thực trạng kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành 34 2.2.2.1 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng: 34 2.2.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ 36 2.2.2.3 Kế toán tiền lương phải trả tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành 36 2.2.4.2. Kế toán các khoản trích theo lương 46 2.2.4.3 Thuế thu nhập cá nhân 48 2.2.4.4 Cách thức thanh toán BHXH cho người lao động 49 2.2.4.5 Hình thức thanh toán lƣơng 57 2.2.4.6. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 59 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH 63 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH 63 3.1.1. Ƣu điểm 65 3.1.2. Hạn chế 67 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH 68 3.2.1. Thêm kế toán viên 68 3.2.2. Áp dụng phƣơng thức trả lƣơng bằng tiền gửi ngân hàng 68 3.2.3. Quy định rõ ràng về công tác kiểm tra kiểm soát các chứng từ. 68 3.2.4. Quy chế trả lƣơng 69 3.2.5. Áp dụng phần mềm kế toán máy 69 3.2.6 . Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán của công ty 71 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nƣớc ta đang chuyển mình cho những bƣớc phát triển mới, cùng với sự phát triển đó, nhân tố con ngƣời đƣợc đặt lên hàng đầu. Việc tận dụng hiệu quả khả năng lao động của con ngƣời là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải quan tâm. Lao động có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nƣớc. Trong nền kinh tế thị trƣờng, tiền lƣơng có một ý nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt kinh tế cũng nhƣ mặt xã hội. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì tiền lƣơng là sự cụ thể hoá của quá trình phân phối vật chất do ngƣời lao động làm ra. Do đó việc xây dựng hệ thống trả lƣơng phù hợp để tiền lƣơng thực sự phát huy đƣợc vai trò khuyến khích vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động là hết sức cần thiết, quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng. Tiền lƣơng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngƣời lao động. Nó đảm bảo cho cuộc sống của ngƣời lao động đƣợc ổn định và có xu hƣớng nâng cao. Mặt khác tiền lƣơng đối với các doanh nghiệp là một khoản chi phí. Nhƣ vậy ta thấy tính hai mặt của tiền lƣơng. Ngƣời lao động thì muốn thu nhập cao hơn nhằm phục vụ cho cuộc sống của bản thân và gia đình đƣợc tốt hơn. Còn doanh nghiệp lại muốn tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm và tăng chỉ tiêu lợi nhuận. Ngoài tiền lƣơng, để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài của ngƣời lao động, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Vì vậy công tác quản lí tiền lƣơng tốt sẽ góp phần nâng cao công tác quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động, thu hút nguồn lao động có tay nghề cao, đời sống lao động đƣợc cải thiện kịp với xu hƣớng phát triển của xã hội, bên cạnh đó doanh nghiệp vẫn đảm bảo đƣợc chi phí tiền lƣơng là hợp lí và hiệu quả. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lƣơng, vì vậy em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 1
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành. Do trình độ và thời gian có hạn nên trong bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế vì vậy em mong đƣợc sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn quý công ty và Ths Văn Hồng Ngọc đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận này. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 2
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 .1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm của tiền lƣơng 1.1.1.1 Khái niệm Tiền lƣơng là giá cả sức lao động đƣợc hình thành theo thỏa thuận giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phù hợp với các quan hệ và các quy luật trong nền kinh tế thị trƣờng. Nói cách khác, tiền lƣơng là số tiền mà ngƣời lao động nhận đƣợc từ ngƣời sử dụng lao động thanh toán tƣơng đƣơng với số lƣợng và chất lƣợng lao động mà họ đã tiêu hao để tạo ra của cải vật chất hoặc có giá trị có ích khác. Tiền lƣơng còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động kích thích và tạo mối quan tâm của ngƣời lao động đến kết quả công việc của họ. Hay tiền lƣơng chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. 1.1.1.2 Bản chất Tiền lƣơng là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho ngƣời lao động tƣơng ứng với thời gian chất lƣợng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Nhƣ vậy tiền lƣơng thực chất là khoản trù lao mà doanh nghiệp trả cho ngƣời lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lƣơng có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. 1.1.1.3 Đặc điểm - Tiền lƣơng là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ứng trƣớc và là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm. - Trong quá trình lao động, sức lao động của con ngƣời bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm việc của con ngƣời thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Do đó tiền lƣơng là một Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 3
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của ngƣời lao động. - Đối với các nhà quản lý thì tiền lƣơng là một trong những công cụ để quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc trả lƣơng cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát ngƣời lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lƣơng bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Nhƣ vậy, ngƣời sử dụng lao động sẽ quản lý một cách chặt chẽ về số lƣợng và chất lƣợng lao động của mình để trả công xứng đáng. 1.1.2 Vai trò, chức năng và ý nghĩa của tiền lƣơng 1.1.2.1 Vai trò của tiền lương Tiền lƣơng có vai trò rất to lớn nó làm thoả mãn nhu cầu của ngƣời lao động. Vì tiền lƣơng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngƣời lao động, ngƣời lao động đi làm cốt là để cho doanh nghiệp trả thù lao cho họ bằng tiền lƣơng để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ. Đồng thời đó cũng là khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra trả cho ngƣời lao động vì họ đã làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Tiền lƣơng có vai trò nhƣ một nhịp cầu nối giữa ngƣời sử dụng lao động với ngƣời lao động. Nếu tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động không hợp lý sẽ làm cho ngƣòi lao động không đảm bảo ngày công và kỉ luật lao động cũng nhƣ chất lƣợng lao động. Lúc đó doanh nghiệp sẽ không đạt đƣợc mức tiết kiệm chi phí lao động cũng nhƣ lợi nhuận cần có đƣợc để doanh nghiệp tồn tại lúc này cả hai bên đều không có lợi. Vì vậy việc trả lƣơng cho ngƣời lao động cần phải tính toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi đồng thời kích thích ngƣời lao động tự giác và hăng say lao động. Tiền lƣơng duy trì thúc đẩy và tái sản xuất sức lao động. Trong mỗi doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại, duy trì hay phát triền thì tiền lƣơng cũng là vấn đề đáng đƣợc quan tâm. 1.1.2.2 Chức năng của tiền lương - Chức năng tái sản xuất sức lao động: quá trình tái sản xuất sức lao động đƣợc thực hiện qua việc trả công cho ngƣời lao động thông qua tiền lƣơng. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 4
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Chức năng đòn bẩy kinh tế: ở một mức độ nhất định thì tiền lƣơng là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị và uy tín của ngƣời lao động trong gia đình, tại doanh nghiệp cũng nhƣ ngoài xã hội. Do đó cần thực hiện đánh giá đúng năng lực và công lao động của ngƣời lao động với sự phát triển của doanh nghiệp để tiền lƣơng trở thành công cụ quản lí và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. - Chức năng điều tiết lao động: nhà nƣớc thông qua hệ thống thang bảng lƣơng, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điểu tiết lao động - Chức năng công cụ quản lí nhà nƣớc: Bộ luật lao động ra đời để bảo vệ quyền lời ngƣời lao động và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động đƣợc hài hòa, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của ngƣời lao động. 1.1.2.3 Ý nghĩa của tiền lương Tiền lƣơng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngƣời lao động. Ngoài ra ngƣời lao động còn đƣợc hƣởng một số nguồn thu nhập khác nhƣ: Trợ cấp BHXH, tiền thƣởng, tiền ăn ca Chi phí tiền lƣơng là một phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cở sở đó tính đúng thù lao lao động, thanh toán kịp thời tiền lƣơng và các khoản liên quan từ đó kích thích ngƣời lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lƣợng lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiện chi phí về lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động. 1.1.2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương - Nhóm nhân tố thuộc thị trƣờng lao động : Cung - Cầu lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến tiền lƣơng.Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lƣơng có xu thế giảm và ngƣợc lại. Còn khi cung về lao động bằng cầu về lao động thì thị trƣờng lao động đạt tới sự cân bằng. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 5
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Nhóm nhân tố thuộc môi trƣờng doanh nghiệp : Các chính sách của doanh nghiệp : lƣơng, phụ cấp, giá thành phù hợp sẽ nâng cao năng suất lao động trực tiếp tăng thu nhập cho DN. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hƣởng mạnh tới tiền lƣơng.Với doanh nghiệp có vốn lớn thì khả năng chi trả cho ngƣời lao động sẽ dễ dàng. Còn ngƣợc lại nếu khả năng tài chính không vững thì tiền lƣơng của ngƣời lao động sẽ rất bấp bênh. - Nhóm nhân tố thuộc bản thân ngƣời lao động : Trình độ lao động, thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc , mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, tính trách nhiệm, sức khỏe đều ảnh hƣớng đến mức lƣơng ngƣời lao động. - Nhóm nhân tố giá trị công việc : Công việc có sức hấp dẫn cao thu hút nhiều lao động thì doanh nghiệp sẽ không đứng trên áp lực tăng lƣơng. Còn những công việc kém hấp dẫn hoặc đòi hỏi cao hơn thì cần tăng lƣơng mới thu hút đƣợc ngƣời lao động. 1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1.2.1 Trả lƣơng theo thời gian Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động tính theo thời gian làm việc thực tế, cấp bậc hoặc chức danh và thang lƣơng theo quy định. Hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng cho nhân viên văn phòng nhƣ hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ - kế toán 1.2.1.1 Tiền lương thời gian giản đơn Là hình thức lƣơng thời gian và đơn giá tiền lƣơng cố định. Tiền lƣơng thời gian giản đơn bao gồm: - Tiền lương tháng: Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động theo thang bậc lƣơng quy định gồm tiền lƣơng cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Lƣơng tháng thƣờng đƣợc áp dụng trả lƣơng nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Lương tháng = Lương tối thiểu × ( Hệ số lương + tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định ) Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 6
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Tiền lương ngày: Đƣợc tính bằng cách lấy lƣơng tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ. Lƣơng ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả CNV, tính trả lƣơng cho CNV trong những ngày hội họp, học tập, trả lƣơng theo hợp đồng. Mức lương tháng Lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng theo quy định - Tiền lương giờ: Đƣợc tính bằng cách lấy lƣơng ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lƣơng giờ thƣờng làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Tiền lương ngày Lương giờ = Số giờ làm việc theo quy định 1.2.1.2 Tiền lương công nhật Là tiền lƣơng tính theo ngày làm việc và mức tiền lƣơng ngày trả cho ngƣời lao động tạm thời chƣa xếp vào thang, bậc lƣơng. Mức tiền lƣơng công nhật do ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động thỏa thuận với nhau. 1.2.1.3 Tiền lương thời gian có thưởng Là hình thức tiền lƣơng thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền thƣởng. Tiền thƣởng là khoản tiền có tính chất thƣờng xuyên đƣợc tính vào chi phí kinh doanh nhƣ: thƣởng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, phát minh sáng kiến và các khoản tiền khác có tính chất thƣờng xuyên. 1.2.1.4 Ưu điểm và nhược điểm - Ưu điểm: trả công theo thời gian có ƣu điểm là dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho cả ngƣời quản lý và công nhân có thế tính toán tiền công một cách dễ dàng, phản ánh đƣợc trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của từng ngƣời lao động làm cho thu nhập của họ có tính ổn định hơn. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 7
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Nhược điểm: tiền công mà ngƣời lao động nhận đƣợc chƣa gắn với kết quả lao động mà họ tạo ra, do đó chƣa kích thích ngƣời lao động nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. 1.2.2 Trả lƣơng theo sản phẩm Hình thức lƣơng theo sản phẩm là tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động đƣợc tính theo số lƣợng, chất lƣợng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lƣợng công việc đã làm xong đƣợc nghiệm thu. Để tiến hành trả lƣơng theo sản phẩm cần phải xây dựng đƣợc định mức lao động, đơn giá lƣơng hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm trả, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. Đơn giá tiền lương Tiền lương sản Số lượng, khối lượng = × sản phẩm phẩm công việc hoàn thành hay công việc 1.2.2.1 Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp Là hình thức tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động đƣợc tính theo số lƣợng sản lƣợng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lƣơng sản phẩm. Đây là hình thức đƣợc các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lƣơng phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm. Số lượng (khối Lương sản phẩm Đơn giá tiền lương = lượng) công việc sản × trực tiếp sản phẩm phẩm hoàn thành 1.2.2.2 Tiền lương trả theo sản phẩm gián tiếp Tiền lương được Tiền lương được lĩnh tỷ lệ tiền lương của bộ = lĩnh của bộ phận × trong tháng phận gián tiếp trực tiếp sản xuất Đƣợc áp dụng để trả lƣơng cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất nhƣ: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 8
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG phẩm, bảo dƣỡng máy móc thiết bị. Trong trƣờng hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lƣơng cho lao động phục vụ sản xuất. Nó có tác dụng làm cho ngƣời phục vụ sản xuất quan tâm tới kết quả hoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích của bản thân họ. 1.2.2.3 Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng Là kết hợp trả lƣơng theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thƣởng trong sản xuất ( thƣởng tiết kiệm vật tƣ, thƣởng tăng năng suất lao động, năng cao chất lƣợng sản phẩm ). Cách tính lƣơng này có tác dụng kích thích ngƣời lao động không phải chỉ quan tâm đến số lƣợng sản phẩm làm ra mà còn quan tâm nâng cao năng suất sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu. 1.2.2.4 Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến Theo hình thức này tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động gồm tiền lƣơng tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lƣơng tính theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ vƣợt định mức lao động của họ. Hình thức này nên áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động. Tiền lương sản phẩm lũy Lương sản phẩm Thưởng vượt = + tiến của mỗi công nhân trực tiếp định mức Trong đó : Thưởng vượt Tỷ lệ thưởng vượt Số sản phẩm = × định mức định mức vượt định mức 1.2.2.5 Tiền lương khoán Hình thức trả lƣơng khoán là hình thức trả lƣơng theo hợp đồng giao khoán. Có 3 phƣơng pháp khoán: Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 9
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Khoán quỹ lƣơng: phƣơng pháp này áp dụng cho trƣờng hợp không thể định mức cho từng bộ phận cụ thể. Ngƣời lao động biết trƣớc đƣợc số tiền mình nhận đƣợc và thời gian hoàn thành công việc đƣợc giao. - Khoán thu nhập: doanh nghiệp thực hiện khoán thu nhập cho ngƣời lao động, điều này có nghĩa là thu nhập mà doanh nghiệp phải trả cho ngƣời lao động là một bộ phận nằm trong tổng thu nhập chung của doanh nghiệp. - Khoán công việc: theo hình thức này, tiền lƣơng sẽ đƣợc tính cho mỗi công việc hoặc khối lƣợng sản phẩm hoàn thành. 1.2.2.6 Tiền lương sản phẩm tập thể Chế độ trả lƣơng này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân cũng thực hiện nhƣ lắp ráp thiết bị sản xuất ở bộ phận làm việc theo dây chuyền, công tác xếp dỡ ở cảng . Tiền lƣơng của cả tổ, nhóm đƣợc tính theo công thức: Tiền lương sản Đơn giá lương theo Mức sản lượng = × phẩm của cả tổ sản phẩm tập thể của cả tổ Việc chia lƣơng có thể áp dụng hai phƣơng pháp dùng hệ số điều chỉnh hoặc dùng hệ số giờ 1.2.2.7 Ưu điểm và nhược điểm - Ưu điểm: + Quán triệt tốt nguyên tắc trả lƣơng theo lao động vì tiền lƣơng mà ngƣời lao động nhận đƣợc phụ thuộc vào số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm mà họ hoàn thành. Điều này có tác dụng làm tăng năng suất lao động. + Trả lƣơng theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích ngƣời lao động nâng cao trình độ lao động, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo để nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động. + Trả lƣơng theo sản phẩm góp phần vào việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong làm việ của ngƣời lao động. - Nhược điểm: Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 10
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG + Do trả công theo sản phẩm nên ngƣời lao động dễ dàng chạy theo số lƣợng, bỏ qua chất lƣợng, vi phạm quy trình kỹ thuật, sử dụng thiết bị quá mức. + Tính toán phức tạp, đòi hỏi phải theo dõi chính xác kết quả lao động của công nhân viên. 1.2.3 Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lƣơng Để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý, đòi hỏi hạch toán lao động và tiền lƣơng phải quán triệt các nguyên tắc: 1.2.3.1 Phân loại lao động hợp lý - Phân loại theo thời gian lao động Theo thời gian lao động có thể chia tổng số lao động của doanh nghiệp thành 2 loại: lao động thƣờng xuyên trong danh sách (gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn) và lao động tạm thời, mang tính thời vụ. - Phân loại lao động theo chức năng và nhiệm vụ của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách này, lao động trong doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại: + Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến + Lao động thực hiện chức năng bán hàng + Lao động thực hiện chức năng quản lý - Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, lao động của doanh nghiệp đƣợc chia thành 2 loại sau: + Lao động trực tiếp sản xuất: đây là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. + Lao động gián tiếp sản xuất: đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3.2 Phân loại tiền lương một cách phù hợp Mỗi tiêu thức khác nhau lại có những loại tiền lƣơng khác nhau. Vì vậy phải lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân loại tiền lƣơng một cách hợp lý. - Phân loại tiền lƣơng theo cách thức trả lƣơng: lƣơng sản phẩm, lƣơng thời gian. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 11
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Phân loại tiền lƣơng theo đối tƣợng trả lƣơng: lƣơng trực tiếp, lƣơng gián tiếp. - Phân loại theo chức năng tiền lƣơng: lƣơng sản xuất, lƣơng bán hàng, lƣơng quản lý 1.3. QUỸ TIỀN LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP Quỹ tiền lƣơng của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lƣơng trả cho số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lƣơng. Quỹ tiền lƣơng của doanh nghiệp gồm: - Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động trong thời gian làm việc thực tế và các khoản phụ cấp thƣờng xuyên nhƣ phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu vực . - Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do những nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép. - Các khoản phụ cấp thƣờng xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lƣu động, phụ cấp cho những ngƣời làm công tác khoa học- kỹ thuật có tài năng. - Về phƣơng diện hạch toán kế toán, quỹ lƣơng của doanh nghiệp đƣợc chia thành 2 loại : tiền lƣơng chính, tiền lƣơng phụ. + Tiền lƣơng chính: Là tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính: gồm tiền lƣơng cấp bậc, các khoản phụ cấp. + Tiền lƣơng phụ: Là tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian ngƣời lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết, ngừng sản xuất đƣợc hƣởng lƣơng theo chế độ. Trong công tác hạch toán kế toán tiền lƣơng chính của công nhân sản xuất đƣợc hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lƣơng phụ của công nhân sản xuất đƣợc hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 12
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 1.4. CÁC KHOẢN TRÍCH BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ TRONG DOANH NGHIỆP Bảng 1.1 Tỷ lệ các khoản trích theo lƣơng áp dụng giai đoạn từ 2014-2015 Các khoản Đối tƣợng trích DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) trích 1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) 18 8 26 2. Bảo hiểm y tế (BHYT) 3 1,5 4,5 3. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 1 1 2 4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2 2 Cộng (%) 24 10,5 34,5 1.4.1 Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) Quỹ BHXH đƣợc hình thành từ việc lập theo tỷ lệ quy định trên tổng lƣơng cơ bản và phụ cấp có tính chất lƣơng của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng, và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong đó doanh nghiệp chịu 18% và 8% do ngƣời lao động đóng góp. Quỹ BHXH đƣợc xây dựng theo quy định của Nhà nƣớc, do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý. Quỹ đƣợc thiết lập để tạo ra nguồn kinh phí trợ cấp cho ngƣời lao động, chi tiêu cho các trƣờng hợp ngƣời lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hƣu trí 1.4.2 Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) Quỹ BHYT đƣợc hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lƣơng phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lƣơng thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tƣợng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lƣơng của ngƣời lao động. Quỹ BHYT đƣợc trích lập để tài trợ cho ngƣời lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 13
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT đƣợc nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho ngƣời lao động thông qua mạng lƣới y tế. 1.4.3 Kinh phí công đoàn (KPCĐ) Kinh phí công đoàn là khoản tiền đƣợc trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹ lƣơng thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngƣời lao động đồng thời duy trì hoạt của công đoàn tại doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lƣơng thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tƣợng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích đƣợc một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn đƣợc trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động. 1.4.4 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng góp nhằm chi trả cho ngƣời lao động trong trƣờng hợp ngƣời lao động thất nghiệp trong một thời gian nhất định để họ an tâm tìm công việc ổn định cuộc sống. Hàng tháng, doanh nghiệp đóng cho ngƣời lao động và trích từ tiền lƣơng tháng của ngƣời lao động để đóng vào quỹ BHTN với tỉ lệ đóng là 2%. Trong đó doanh nghiệp đóng 1% và ngƣời lao động đóng 1% tiền lƣơng tháng. Ngƣời đóng BHTN nếu bị thất nghiệp sẽ đƣợc hỗ trợ học nghề, trợ cấp hàng tháng, tƣ vấn giới thiệu việc làm, đƣợc hƣởng BHYT theo quy định Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 14
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 1.5. HẠCH TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG 1.5.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lƣơng Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, tiền lƣơng có hiệu quả, kế toán lao động, tiền lƣơng trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lƣợng, chất lƣợng, thời gian và kết quả lao động.Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền lƣơng và các khoản liên quan khác cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lƣơng, tình hình sử dụng quỹ tiền lƣơng - Hƣớng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lƣơng. Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lƣơng đúng chế độ, đúng phƣơng pháp. - Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tƣợng chi phí tiền lƣơng, các khoản theo lƣơng vào chi phi sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lƣơng, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp. - Lƣu trữ và quản lý các sổ sách kế toán tiền lƣơng theo đúng quy định của chế độ kế toán. 1.5.2 Hạch toán chi tiết tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại doanh nghiệp 1.5.2.1 Hạch toán số lượng lao động Để quản lý lao động về mặt số lƣợng, doanh nghiệp lập sổ danh sách lao động. sổ này do phòng hành chính lập nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 15
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng ngƣời lao động) để quản lý nhân sự cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động. 1.5.2.2 Hạch toán thời gian lao động Hạch toán thời gian lao động là công việc đảm bảo ghi chép kịp thời chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế nhƣ ngày nghỉ việc, ngừng việc của từng ngƣời lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp. Trên cơ sở này để tính lƣơng phải trả cho từng ngƣời. Bảng chấm công là chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong các doanh nghiệp. Danh sách ngƣời lao động ghi trong sổ sách lao động của từng bộ phận đƣợc ghi trong bảng chấm công, số liệu của chúng phải khớp nhau. Cuối tháng, các bảng chấm công đƣợc chuyển cho phòng kế toán tiền lƣơng để tiến hành tính lƣơng. 1.5.2.3 Hạch toán kết quả lao động Hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất. Công việc tiến hành là ghi chép chính xác kịp thời số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm hoặc khối lƣợng công việc hoàn thành của từng cá nhân, tập thể làm căn cứ tính lƣơng và trả lƣơng chính xác. Tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, ngƣời ta sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động. 1.5.2.4 Hạch toán thanh toán lương với người lao động Hạch toán thanh toán lƣơng với ngƣời lao động dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian lao động, kết quả lao động và kế toán tiền lƣơng tiến hành tính lƣơng sau khi đã kiểm tra các chứng từ trên. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 16
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Công việc tính lƣơng, thƣởng và các khoản khác phải trả cho ngƣời lao động theo hình thức trả lƣơng đang áp dụng tại doanh nghiệp. Bảng thanh toán tiền lƣơng là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lƣơng, phụ cấp cho ngƣời lao động theo hình thức trả lƣơng đang áp dụng tại doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, kế toán viết phiếu chi và thanh toán lƣơng cho từng bộ phận. Đối với lao động nghỉ phép vẫn đƣợc hƣởng lƣơng thì phần lƣơng này cũng đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần tiến hành trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép của công nhân vào chi phí của từng kỳ hạch toán. Nhƣ vậy sẽ không làm cho giá thành sản phẩm bị biến đổi đột ngột. 1.5.3 Hạch toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 1.5.3.1 Chứng từ, tài khoản sử dụng: Chứng từ - Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL) - Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu số 01b-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lƣơng (Mẫu số 02- LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thƣởng (Mẫu số 03-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu số 06-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu số 07-LĐTL) - Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL) - Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán (Mẫu số 09-LĐTL) - Bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng (Mẫu số 10-LĐTL) - Bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH (Mẫu số 11-LĐTL) Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 334 – Phải trả ngƣời lao động - Tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác liên quan trong quá trình hạch toán nhƣ TK 111, 112, 138, 141, 335 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 17
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Tài khoản 334- Phải trả người lao động TK 334 phản ánh các khoản phải trả ngƣời lao động và tình hình thanh toán các khoản đó ( gồm: tiền lƣơng, tiền thƣởng, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của ngƣời lao động). Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334 Nợ TK 334 Có - Các khoản tiền lƣơng, tiền công, tiền - Số dƣ đầu kì thƣởng BHXH và các khoản đã trả, đã - Các khoản tiền lƣơng, tiền công, thanh toán, đã ứng trƣớc cho ngƣời lao tiền thƣởng và các khoản phải trả động. cho ngƣời lao động. - Các khoản khấu trừ vào tiền lƣơng, tiền - BHXH phải trả cho ngƣời lao công của ngƣời lao động. động Dƣ nợ (nếu có) : tiền lƣơng trả thừa cho Dƣ có : tiền lƣơng, tiền công và các ngƣời lao động khoản còn phải trả ngƣời lao động Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lƣơng TK 338 có các tài khoản cấp 2 thƣờng sử dụng liên quan đến tiền lƣơng: 3383 – Bảo hiểm xã hội. 3384 – Bảo hiểm y tế 3382 – Kinh phí công đoàn. 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 18
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Kết cấu và nội dung phản ánh TK 338 (liên quan về tiền lương) Nợ TK 338 Có - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản - Số dƣ đầu kì lý - Trích BHXH, BHYT, BHTN, - Các khoản đã chi về kinh phí công KPCĐ theo tỷ lệ quy định. đoàn. - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ - BHXH phải trả ngƣời lao động. vƣợt chi đƣợc cấp bù. - Số BHXH đã chi trả CNV khi đƣợc cơ quan bảo hiểm thanh toán. Dƣ nợ (nếu có) Dƣ có - Số trả thừa, nộp thừa - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã - BHXH, KPCĐ vƣợt chi nhƣng chƣa trích nhƣng chƣa nộp cho cơ quan đƣợc cấp lại. quản lý. 1.5.3.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương a, Kế toán tổng hợp tiền lương 1)Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231) Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271) Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341, 3348). 2) Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên: - Khi xác định số tiền thƣởng trả công nhân viên từ quỹ khen thƣởng, ghi: Nợ TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341). Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 19
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Khi xuất quỹ chi trả tiền thƣởng, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341) Có các TK 111, 112,. . . 3) Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341). 4) Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên: Nợ các TK 623, 627, 641, 642 Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (DN có trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép) Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341). 5) Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập người lao động của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý, tiền thuế thu nhập cá nhân. . . ghi: Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341, 3348) Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 - Phải thu khác. Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc (3335). 6) Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112,. . . 7) Trường hợp cuối tháng người lao động đi công tác chưa lĩnh lương : Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341, 3348) Có TK 3388 8) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá: Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 20
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT tính theo phƣơng pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chƣa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341, 3348) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chƣa có thuế GTGT). Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) - Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT tính theo phƣơng pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341, 3348) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá thanh toán). 9) Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp: - Khi xác định đƣợc số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và ngƣời lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341, 3348). - Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và ngƣời lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 21
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Sơ đồ 1.1. Hạch toán các khoản phải trả công nhân viên b, Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương 1) Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389). Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 22
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2) Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trừ vào lương của công nhân viên, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác 3) Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có các TK 111, 112,. . . 4) Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản. . ., ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động. 5) Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382) Có các TK 111, 112,. . . 6) Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 23
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lƣơng 1.6. HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc áp dụng hình thức sổ kế toán là hoàn toàn khác nhau có thể áp dụng một trong bốn hình thức sau: + Nhật Ký Chung: Là hình thức kế toán đơn giản số lƣợng sổ sách gồm: Sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết. Đặc trƣng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 24
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Chứng từ kế toán Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ chi tiết Sổ cái TK Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối TK Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu Sơ đồ 1.3: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung + Nhật Ký Sổ Cái: Là hình thức kế toán trực tiếp, đơn giản bởi đặc trƣng về số lƣợng sổ, loại sổ, kết cấu sổ, các loại sổ cũng nhƣ hình thức Nhật Ký Chung. Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán này là: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 25
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp Sổ kế toán chi tiết chứng từ gốc cùng loại Sổ quỹ Bảng tổng hợp Nhật ký Sổ cái chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu Sơ đồ 1.4: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái + Nhật Ký Chứng Từ: Hình thức này có đặc trƣng riêng về số lƣợng và loại sổ. Trong hình thức Nhật Ký Chứng Từ có 10 Nhật Ký Chứng Từ, đƣợc đánh số từ Nhật Ký Chứng Từ số 1-10. Hình thức kế toán này nó tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài khoản đối ứng Nợ. Nhật Ký Chứng Từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế và kết hợp việc hạch Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 26
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Chứng từ kế toán Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi (1-11) (1-10) tiết Bảng tổng hợp chi Sổ cái tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu Sơ đồ 1.5: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 27
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG + Chứng từ ghi sổ: Là hình thức kế toán tách việc ghi NKC với việc ghi Sổ Cái thành 2 bƣớc công việc độc lập, kế thừa để tiện cho phân công lao động kế toán, khắc phục những bạn chế của hình thức Nhật Ký Sổ Cái. Đặc trƣng cơ bản là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng Từ Ghi Sổ. Chứng từ này do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ kế toán Sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ đăng ký chứng từ Chứng từ ghi sổ (theo ghi sổ phần hành) Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu Sơ đồ 1.6: Tổ chức hạch toán theo hình thức Chứng từ – ghi sổ Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 28
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH. 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty : Công ty TNHH âm nhạc Việt Thành Loại hình doanh nghiệp : Thƣơng mại và dịch vụ Vốn điều lệ : 2.000.000.000 VNĐ đồng Trụ sở chính : 3/46 Lạch Tray, Ngô Quyền ,Hải Phòng Điện thoại : 0313 853 004 Fax : 0313 853 004 Mã số thuế : 0200659858 Email :Vietthanhphamtuyen@gmail.com Website : Số tài khoản : 1783744983-Ngân hàng ACB Lạch Tray HP Công ty TNHH Âm nhạc Việt Thành thành lập ngày 15 tháng 2 năm 2006 với tiền thân là Cửa hàng âm thanh nhạc cụ Phạm Tuyên có quá trình kinh doanh làm dịch vụ hơn 10 năm trong thƣơng trƣờng. Công ty từng có mặt trong các sự kiện lớn nhỏ của toàn phố Hải Phòng, tổ chức sự kiện từ Hà Giang, Sơn La tới Móng Cái và vào tận các tỉnh Miền Trung, công ty đã ngày càng vƣơn xa hoạt động trong phạm vi ngày càng rộng lớn,thành công đó đã làm nên một thƣơng hiệu mạnh mẽ, trẻ trung cho Công ty TNHH Âm nhạc Việt Thành. Trong 5 năm qua với sự nỗ lực không ngừng nghỉ và sự điều hành sâu sát của Giám đốc Phạm Tuyên, khẳng định công ty sẽ còn tiến xa cùng đội ngũ 35 cán bộ công nhân viên của mình, tiếp tục gắn bó với Hội Doanh Nghiệp Trẻ Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 29
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG thành phố Hải Phòng, thực hiện tốt với các nghĩa vụ tài trợ, xóa đói giảm nghèo tiến lên cùng sự đổi mới mạnh mẽ của Đất Nƣớc. 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh - Cung cấp các thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ khí cụ của các hãng nổi tiếng nhƣ: Yamaha, Harman (JBL), TOA, Shure. - Tổ chức sự kiện cho các đơn vị có nhu cầu. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Về công tác tổ chức quản lý công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành cũng đã nghiên cứu lập các phòng ban chuyên trách đƣợc bố trí hợp lý, logic khoa học tạo điều kiện cho công ty quản lý chặt chẽ các mặt kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả lao động, chất lƣợng tổ chức sự kiện, đảm bảo cạnh tranh trên thị trƣờng, đem lại hiệu quả cao cho công ty. Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lí của của công ty Mỗi phòng ban sẽ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, công việc thuộc phòng nào phòng đó quản lí và thực hiện. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 30
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG * Bộ phận lãnh đạo: (Giám đốc và phó giám đốc) là những ngƣời đƣa ra định hƣớng chiến lựợc kinh doanh của toàn thể công ty và là ngƣời có tính quyết định. Giải quyết công việc đúng với chức năng và thẩm quyền của mình * Phòng kinh doanh : là bộ phận khá quan trọng, là sức sống nòng cốt cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh luôn phải phấn đấu cố gắng để mang về cho công ty nhiều đơn đặt hàng, mở rộng phạm vi kinh doanh và mang về phần lợi nhuận doanh thu cao nhất. * Phòng kế toán: là một bộ phận quan trọng của bất kì công ty nào, nhiệm vụ theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty, thu và chi theo quý năm ra sao, việc tính thuế thu nhập và đóng thuế cho nhà nƣớc cũng nhƣ lƣơng của tất cả các nhân viên hàng tháng. * Phòng thiết kế: bộ phận này thực hiện thiết kế các yêu cầu về phông bạt sân khấu, hội trƣờng phục vụ cho hợp đồng tổ chức sự kiện bộ phận này làm tốt thì hiệu quả dịch vụ sẽ đƣợc đánh giá cao và uy tín thƣơng hiệu của công ty sẽ đƣợc đánh giá cao và nhiều nguời biết đến. * Phòng Kĩ thuật và thi công: là phần thực hiện, triển khai những gì mà bộ phận thiết kế đƣa ra, công việc của họ cũng rất quan trọng trong việc nâng cao uy tín cho công ty. 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành Tổ chức bộ máy kế toán Công Ty theo hình thức tập chung chuyên sâu mỗi ngƣời trong phòng kế toán đƣợc phân công phụ trách một công việc nhất định do vậy công tác kế toán tại Công Ty là tƣơng đối hoàn chỉnh hoạt động không bị chồng chéo lên nhau. Cơ cấu phòng kế toán tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành đƣợc thể hiện qua sơ đồ 2.2. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 31
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty * Kế toán trưởng: là ngƣời đứng đầu bộ máy kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm giám sát tình hình diễn biến về mặt tài chính của công ty. Chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề có liên quan đến tài chính của công ty, chỉ đạo công tác hạch toán của các nhân viên, lập kế hoạch tài chính dự trù ngân sách, lập báo cáo tài chính và làm các nhiệm vụ liên quan đến ngân hàng và đóng thuế nhà nƣớc. * Kế toán tổng hợp: hạch toán doanh thu chi phí, hàng hóa ,tiền vốn, đối chiếu và hạch toán công nợ, thu tiền khách hàng, cập nhật phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh vào hệ thống sổ sách kế toán, thƣờng xuyên đối chiếu và sửa sai sót kịp thời phù hợp với chế độ kế toán và pháp luật hiện hành. * Thủ Quỹ: Cập nhật đầy đủ,chính xác, kịp thời Thu-Chi-Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ-báo cáo khi cần cho BGĐ, KTT. Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lí quỹ tiền mặt. 2.1.4.2 Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi nghiệp phát sinh vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ vào Nhật ký chung ghi vào Sổ cái các tài khoản liên quan. Đối với các TK có mở sổ, thẻ chi tiết thì sau khi ghi sổ Nhật ký chung phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan, cuối tháng hoặc cuối kỳ cộng sổ hoặc thẻ chi tiết để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết của từng TK. Căn cứ vào Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập bảng cân đối tài khoản và Báo cáo tài chính. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 32
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chung 2.1.4.3 Các chính sách kế toán tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành - Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung - Áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định sô 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng (VND) - Phƣơng pháp tính thuế GTGT: phƣơng pháp khấu trừ. - Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho: Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên - Phƣơng pháp xuất kho: Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc. - Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: Phƣơng pháp khấu hao đều. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 33
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH. 2.2.1 Đặc điểm về lao động của công ty Hiện nay, số cán bộ công nhân viên hoạt động trong cả 2 lĩnh vực có 35 ngƣời Cơ cấu lao động của toàn công ty đƣợc phân loại nhƣ sau: Tính chất Giới tính Độ tuổi Trình độ Tổng công việc Chỉ số Đại tiêu lao 18 - 31 - học Cao Trung Phổ Trực Gián Nam Nữ >45 động 30 45 trở đẳng cấp thông tiếp tiếp lên Số 35 27 8 23 10 2 14 8 2 11 21 14 ngƣời Tỷ trọng 100% 77% 23% 65% 29% 6% 40% 22% 6% 32% 60% 40% (%) Phƣơng châm của công ty là trẻ hóa đội ngũ lao động, với mục tiêu đào tạo các các bộ nhân viên có kinh nghiệm, sáng tạo, nhiệt huyết, yêu nghề và có kiến thức chuyên môn vững vàng.Trong số cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ đại học chiếm 40%, trình độ cao đẳng chiếm 22%, trung cấp 6%, còn lại là công nhân tốt nghiệp THPT bên phòng kĩ thuật và thi công tổ chức sự kiện chiếm 32%. 2.2.2 Thực trạng kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH âm nhạc Việt Thành 2.2.2.1 Chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng: Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 34
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lƣơng (Mẫu số 02- LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thƣởng (Mẫu số 03-LĐTL) - Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL) - Bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH (Mẫu số 11-LĐTL) - Hợp đồng lao động - Phiếu chi, giấy báo nợ Sổ sách : Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 334 và 338 Tài khoản sử dụng: - TK 334 - Phải trả người lao động: Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho ngƣời lao động của doanh nghiệp về tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng, bảo hiểm xã hội, và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của ngƣời lao động. Tài khoản này đƣợc sử dụng để theo dõi quỹ lƣơng và phản ánh số quỹ lƣơng hiện có của công ty, số phải trả cán bộ công nhân viên và số đã trả cán bộ công nhân viên. - TK338 ( 3382, 3383, 3384, 3389) - Phải trả phải nộp khác: Tài khoản này đƣợc sử dụng để theo dõi các khoản trích, nộp và các khoản khấu trừ qua lƣơng cán bộ công nhân viên về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn của công ty. Tài khoản này phản ánh số đã trích tính vào chi phí, số đã khấu trừ qua lƣơng Cán bộ công nhân viên và số đã nộp cho các cơ quan quản lý. - TK 1111 - Tiền mặt: Tài khoản này đƣợc dùng để chi trả, thanh toán tiền lƣơng cho Cán bộ công nhân viên. Hiện nay công ty chỉ có một hình thức thanh toán lƣơng là thanh toán lƣơng bằng tiền mặt. - TK 622, 627,641,642, và một số TK khác: + TK 622 – chi phí nhân công TT + TK 627 – Chi phí sản xuất chung Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 35
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG + TK 641 - Chi phí bán hàng + TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.2.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ Cuối mỗi tháng các phòng ban, tổ, đội nghiệp vụ chấm công và gửi bảng chấm công về phòng kế toán. Kế toán tổng hợp căn cứ bảng chấm công, hệ số cấp bậc lƣơng và quỹ lƣơng đƣợc duyệt để lập bảng thanh toán tiền lƣơng của từng phòng ban rồi đƣa lên ban giám đốc ký. Tại phòng kế toán, sau khi kế toán trƣởng kiểm tra và ký bảng thanh toán lƣơng sẽ chuyển bảng thanh toán lƣơng cho thủ quỹ để thủ quỹ phát lƣơng cho từng phòng, tổ, đội. Sau đó bảng thanh toán lƣơng đƣợc chuyển cho kế toán tổng hợp để làm chứng từ hạch toán. Phòng kế toán Giám đốc ký tính lƣơng, lập duyệt bảng thanh toán lƣơng. Kế toán trƣởng kiểm tra Bảng chấm công Lƣu chứng từ Kế toán Thủ quỹ chi tiền Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành 2.2.2.3 Kế toán tiền lương phải trả tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành * Hình thức trả lương: Tại công ty áp dụng hình thức trả lƣơng theo thời gian. Ngoài tiền lƣơng, ngƣời lao động còn đƣợc hƣởng các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 36
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp các khoản này cũng góp phần trợ giúp ngƣời lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trƣờng hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động. Nguồn quỹ này đƣợc hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lƣơng cơ bản và các khoản khoản phụ cấp trong tháng. Đây là hình thức trả lƣơng căn cứ vào thời gian lao động, lƣơng cấp bậc để tính lƣơng cho công nhân viên. Lƣơng tháng = Mức lƣơng + phụ cấp/26 x Ngày công thực tế làm việc Lƣơng thực lĩnh = Lƣơng tháng – các khoản khấu trừ lƣơng Theo cách này lƣơng tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau. Vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24, 26, 27 ngày. Số ngày công chuẩn phụ thuộc vào từng bộ phận: ví dụ bộ phận phòng tài chính kế toán đƣợc nghỉ CN, bộ phận thi công thì chỉ đƣợc nghỉ 2 ngày trong tháng Với hình thức trả lƣơng này ngƣời lao động nên cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hƣởng nhất, điều này có thể ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ. Các khoản phụ cấp tại công ty: - Phụ cấp chức vụ: áp dụng cho những cán bộ quản lý cấp cao trong công ty nhằm động viên khuyến khích tinh thần trách nhiệm của họ với quyền hạn và chức năng của mình. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 37
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Phụ cấp chức vụ = Hệ số PCCV * mức lƣơng tối thiểu Biểu quy định hệ số PCCV Chức vụ Hệ số phụ cấp chức vụ Giám đốc 0,4 Phó giám đốc 0,3 Trƣởng phòng 0,2 Kế toán trƣởng 0,2 Giám sát thi công 0,1 - Phụ cấp ăn trƣa: là khoản tiền công ty hỗ trợ thêm cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo sức khỏe và giảm bớt chi phí cho họ. Phụ cấp ăn trƣa = số ngày đi làm thực tế x 20.000đ - Phụ cấp đi lại: mỗi cán bộ nhân viên trong công ty đƣợc hỗ trợ tiền xăng xe đi lại hàng tháng là 200.000đ - Phụ cấp điện thoại: Những cán bộ nhân viên làm ở vị trí phải giao dịch, liên lạc nhiều sẽ đƣợc công ty phụ cấp thêm tiền điện thoại, cụ thể: Chức vụ Tiền phụ cấp điện thoại Giám đốc 300.000đ Phó giám đốc 250.000đ Trƣởng phòng kinh doanh 300.000đ Nhân viên kinh doanh 200.000đ Giám sát thi công 250.000đ * Nguyên tắc trả lương - Ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn. - Việc chi trả lƣơng ở công ty do thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ: “Bảng Thanh Toán Tiền Lƣơng”, “Bảng Thanh Toán BHXH” để chi trả lƣơng và các khoản khác cho công nhân viên. Công nhân viên khi nhận tiền Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 38
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG phải ký tên vào bảng thanh toán tiền lƣơng. Nếu trong một tháng mà công nhân viên chƣa nhận lƣơng thì thủ quỹ lập danh sách chuyển họ tên, số tiền của công nhân viên đó từ bảng thanh toán tiền lƣơng sang bảng kê thanh toán với công nhân viên chƣa nhận lƣơng. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 39
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.1. Bảng chấm công bộ phận thi công tháng 9 năm 2014 công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Tên đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Mẫu số 01a-LĐLT Địa chỉ : 3/46 Lạch Tray –Ngô Quyền-Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: văn phòng và bán hàng Tháng 9 năm 2014 Ngày trong tháng Cộng STT Họ và tên Chức vụ 1 2 3 4 5 6 7 . 24 25 26 27 28 29 30 1 Nguyễn Phạm Tuyên GĐ x NL x x x x CN x x x x CN x x 26 2 Phạm Thị Lý PGĐ x NL x x x x CN x x x x CN x x 26 3 Ngô Thị Lan KTT x NL x x x x CN . x 0 x x CN x x 25 4 Phạm Thị Duyên KTV x NL 0 0 0 0 CN x x x x CN x x 22 5 Phùng Thị Trang Thủ quỹ x NL x x x x CN x x x x CN x x 26 6 Đào Thị Tuyết TP TK x NL x x x x CN x x x x CN x x 26 7 Vũ Văn Minh Thết kế x NL x x x x CN x 0 x x CN x x 25 8 Bùi Hồng Hạnh TPKD x NL x x x x CN x x x x CN x x 26 9 Nguyễn Tiến Đạt NV KD x NL x x x x CN x x 0 x CN x x 25 10 Phạm Văn Đại TP KT x NL x x x x CN x x x x CN x x 26 11 Đinh Việt Hùng NVBH x NL x x x x x x x x x 0 x x 27 12 Nguyễn Thị Loan NVBH x NL x x x x x x x x x x x x 28 Tổng cộng 308 Ngày 30 tháng 9 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 40
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Tên đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Mẫu số 01a-LĐLT Địa chỉ : 3/46 Lạch Tray –Ngô Quyền-Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: thi công Tháng 9 năm 2014 Ngày trong tháng Cộng STT Họ và tên Chức vụ 1 2 3 4 5 6 7 . 24 25 26 27 28 29 30 1 Phạm Bá Quân GSTC x NL X x X x x 0 x x x x x 26 2 Lê Hoài Nam GSTC x NL X x X x x . x 0 x x 0 x x 26 3 Phạm Việt Lân CN x NL X x X 0 x x x x x x x x 27 21 Đặng Văn Quân CN x NL X x X x x x x x x 0 x x 27 22 Trần Tuấn Kiên CN x NL X x X x x x x x x x x x 28 23 Mai Văn Đức CN x NL X 0 X x x x 0 x x x x x 26 Tổng cộng 613 Ngày 30 tháng 9 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 41
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.2. Bảng thanh toán lƣơng bộ phận văn phòng tháng 9/2014 công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Tên đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Mẫu số 02-LĐLT Địa chỉ : Số 3/46 Lạch Tray- Ngô Quyền –Hải Phòng (Ban hàntheo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Bộ phận: Văn phòng và bán hàng Tháng 09 năm 2014 Lƣơng thời gian Phụ cấp Các khoản khấu trừ lƣơng Chức Lƣơng tối Tiền Tổng TT Họ và tên HSL Số Điện BHXH BHYT BHTN Thực lĩnh vụ thiểu Số tiền Chức vụ Ăn trƣa Đi lại thƣởng lƣơng Cộng công thoại 8% 1,5% 1% Nguyễn 1 Phạm GĐ 26 Tuyên 4.65 1,150,000 5,347,500 460,000 520,000 200,000 300,000 500,000 7,327,500 464,600 87,113 58,075 609,788 6,717,713 Phạm Thị 2 PGĐ 26 Lý 4.32 1,150,000 4,968,000 345,000 520,000 200,000 250,000 350,000 6,633,000 425,040 79,695 53,130 557,865 6,075,135 Ngô Thị 3 KTT 25 Lan 4.65 1,150,000 5,141,827 230,000 500,000 200,000 300,000 6,371,827 429,746 80,577 53,718 564,042 5,807,785 Phạm Thị 4 KTV 22 Duyên 3.66 1,150,000 3,561,462 440,000 200,000 200,000 4,401,462 284,917 53,422 35,615 373,953 4,027,508 Phùng Thị Thủ 5 26 Trang quỹ 2.34 1,150,000 2,691,000 520,000 200,000 200,000 3,611,000 215,280 40,365 26,910 282,555 3,328,445 Đào Thị 6 TP TK 26 Tuyết 3.48 1,150,000 4,002,000 230,000 520,000 200,000 300,000 5,252,000 338,560 63,480 42,320 444,360 4,807,640 Vũ Văn 7 Thết kế 25 Minh 3.00 1,150,000 3,317,308 500,000 200,000 200,000 4,217,308 265,385 49,760 33,173 348,317 3,868,990 Bùi Hồng 8 TPKD 26 Hạnh 3.66 1,150,000 4,209,000 230,000 520,000 200,000 300,000 300,000 5,759,000 355,120 66,585 44,390 466,095 5,292,905 Nguyễn NV 9 25 Tiến Đạt KD 3.33 1,150,000 3,682,212 500,000 200,000 200,000 200,000 4,782,212 294,577 55,233 36,822 386,632 4,395,579 Phạm Văn 10 TP KT 26 Đại 3.66 1,150,000 4,209,000 230,000 520,000 200,000 300,000 5,459,000 355,120 66,585 44,390 466,095 4,992,905 Đinh Việt 11 NVBH 27 Hùng 2.41 1,150,000 2,878,096 540,000 200,000 100,000 3,718,096 230,248 43,171 28,781 302,200 3,415,896 Nguyễn Thị 12 NVBH 28 Loan 2.41 1,150,000 2,984,692 560,000 200,000 100,000 3,844,692 238,775 44,770 29,847 313,393 3,531,300 Tổng 46,992,096 1,725,000 6,160,000 2,400,000 1,050,000 3,050,000 61,377,096 3,897,368 730,756 487,171 5,115,295 56,261,801 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 42
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.2. Bảng thanh toán lƣơng bộ phận thi công tháng 9/2014 công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Tên đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Mẫu số 02-LĐLT Địa chỉ : Số 3/46 Lạch Tray- Ngô Quyền –Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Bộ phận: Thi công Tháng 09 năm 2014 Lƣơng thời gian Phụ cấp Các khoản khấu trừ lƣơng Chức Lƣơng tối Tiền TT Họ và tên HSL Tổng lƣơng Thực lĩnh vụ thiểu Số Chức Điện thƣởng BHXH BHYT BHTN Số tiền Ăn trƣa Đi lại Cộng công vụ thoại 8% 1,5% 1% Phạm Bá 1 GSTC 26 Quân 3.66 1,150,000 3,908,357 115,000 520,000 200,000 250,000 250,000 5,243,357 321,869 60,350 40,234 422,453 4,820,905 2 Lê Hoài Nam GSTC 26 3.66 1,150,000 3,908,357 115,000 520,000 200,000 250,000 250,000 5,243,357 321,869 60,350 40,234 422,453 4,820,905 Phạm Việt 3 CN 27 Lân 3,000,000 2,892,857 540,000 200,000 100,000 3,732,857 231,429 43,393 28,929 303,750 3,429,107 Đặng Văn 21 CN 27 Quân 3,000,000 2,892,857 540,000 200,000 100,000 3,732,857 231,429 43,393 28,929 303,750 3,429,107 Trần Tuấn 22 CN 28 Kiên 3,000,000 3,000,000 560,000 200,000 100,000 3,860,000 240,000 45,000 30,000 315,000 3,545,000 23 Mai Văn Đức CN 26 3,000,000 2,785,714 520,000 200,000 100,000 3,605,714 222,857 41,786 27,857 292,500 3,313,214 Tổng 60,107,143 230,000 12,260,000 4,600,000 500,000 2,600,000 80,297,143 4,826,971 905,057 603,371 6,335,400 73,961,743 Ngày 30 tháng 9 năm 2014 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 43
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Ví dụ 1: cách tính tiền lƣơng phải trả cho kế toán trƣởng Ngô Thị Lan Một tháng kế toán đƣợc nghỉ các ngày chủ nhật vậy nên công ty lấy số ngày công chuẩn là 26 ngày. - Mức lƣơng tối thiểu theo quy định: 1.150.000đ - Số công thực tế: 25 ngày - Hệ số lƣơng: 4,65 - Hệ số chức vụ: 0,2 - Phụ cấp ăn trƣa = 25 x 20.000đ/ngày = 500.000đ - Phụ cấp đi lại: 200.000đ - Tiền thƣởng 2/9 = 300.000đ Từ đó ta có thể tính: Mức lƣơng = [(1.150.000 x 4,65) x 25] / 26 = 5.141.827 Phụ cấp chức vụ = 0,2 x 1.150.000 = 230.000 Tổng lƣơng = 5.141.827 + 230.000 + 500.000 + 200.000 + 300.000 = 6.371.827 Ví dụ 2: Cách tính tiền lƣơng phải trả cho công nhân Phạm Việt Lân Công nhân Phạm Việt Lân thuộc nhóm lao động phổ thông, mức lƣơng cơ bản thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng, vì vậy công ty trả lƣơng cơ bản là 3.000.000đ. - Số ngày công đi làm thực tế: 27 - Phụ cấp ăn trƣa = 27 x 20.000 = 540.000 - Phụ cấp đi lại: 200.000 - Tiền thƣởng 2/9 = 100.000 Từ đó ta có thể tính: Mức lƣơng = (3.000.000 x 27)/28 = 2.892.857 Tổng lƣơng = 2.892.857 + 540.000 + 200.000 + 100.000 = 3.732.857 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 44
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG Tháng 09 năm 2014 Số Các khoản khấu trừ STT Bộ phận Tiền lƣơng Phụ cấp Thƣởng Tổng lƣơng Thực lĩnh CNV BHXH BHYT BHTN Cộng 1 10 Văn phòng 41,129,308 9,835,000 2,850,000 53,814,308 3,428,345 642,815 428,543 4,499,703 49,314,605 2 2 Bán hàng 5,862,788 1,500,000 200,000 7,562,788 469,023 87,942 58,628 615,593 6,947,195 3 2 Giám sát thi công 7,816,714 2,170,000 500,000 10,486,714 462,857 86,786 57,857 607,500 9,879,214 4 21 Trực tiếp thi công 52,290,429 15,420,000 2,100,000 69,810,429 4,364,114 818,271 545,514 5,727,899 64,082,530 Cộng 35 107,099,239 28,925,000 5,650,000 141,674,239 8,724,339 1,635,814 1,090,542 11,450,695 130,223,544 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 45
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.4.2. Kế toán các khoản trích theo lương Bên cạnh phần đóng góp của nhân viên thì công ty cũng đóng góp vào các quỹ này theo quy định của Nhà nƣớc. Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, đƣợc hình thành 1 phần do ngƣời lao động đóng góp và 1 phần do ngƣời sử dụng lao động đóng góp đƣợc công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành áp dụng theo tỷ lệ: Biểu 2.4 Tỷ lệ các khoản trích theo lƣơng năm 2014 tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Nội dung BHXH BHYT BHTN Tổng Doanh nghiệp 18% 3% 1% 22% Ngƣời LĐ 8% 1.5% 1% 10.5% Tổng 26% 4.5% 2% 32.5% (Theo Luật BHXH,BHYT,BHTN) a) Bảo hiểm xã hội: - Quỹ BHXH đƣợc dùng để chi trả cho ngƣời lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Công ty áp dụng mức trích theo tỷ lệ 26% trên tổng mức lƣơng cơ bản và phụ cấp chức vụ của công ty. Trong đó 18% tính vào chi phí sản xuất và 8% khấu trừ trực tiếp trên lƣơng của ngƣời lao động. Quỹ BHXH = (Lương cơ bản + phụ cấp chức vụ) x 26% Ví dụ 3: Tính BHXH của kế toán trƣởng Ngô Thị Lan - Lƣơng cơ bản = [(1.150.000 x 4,65) x 25] /26 = 5.141.827đ - Phụ cấp chức vụ = 1.150.000 x 0,2 = 230.000đ Tổng số tiền nộp cho cơ quan bảo hiểm = (5.141.827 + 230.000) x 26% = 5.371.827 x 26% = 1.396.675đ Trong đó: - Công ty nộp: 5.371.827 x 18% = 966.929đ - Trừ vào lƣơng của KTT: 5.371.827 x 8% = 429.746đ Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 46
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG b) Bảo hiểm y tế: Quỹ BHYT đƣợc dùng để chi trả tiền khám bệnh, thuốc men cho ngƣời lao động có tham gia bảo hiểm bị ốm. Theo nhƣ quy định của công ty thì BHYT đƣợc trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng mức lƣơng cơ bản và phụ cấp trách nhiệm, trong đó trích 3% tính vào chi phí của công ty, còn lại 1,5% khấu trừ vào lƣơng của công nhân viên. Công ty mua thẻ bảo hiểm y tế năm cho công nhân mức lƣơng quy định sẵn trong hợp đồng lao động. Quỹ BHYT = (Lương cơ bản + phụ cấp chức vụ) x 4,5% Ví dụ 4: Tính BHYT của kế toán trƣởng Ngô Thị Lan Tổng số tiền nộp cho cơ quan bảo hiểm = (5.141.827 + 230.000) x 4,5% = 5.371.827 x 4,5% = 241.732đ Trong đó: - Công ty nộp: 5.371.827 x 3% = 161.155đ - Trừ vào lƣơng của KTT: 5.371.827 x 1,5% = 80.577đ c) Bảo hiểm thất nghiệp: Là loại hình phúc lợi tạm thời dành cho những ngƣời bị nghỉ việc ngoài ý muốn, giúp cho ngƣời lao động có thời gian tìm việc khác hoặc tái đào tạo nghề. Công ty áp dụng mức trích theo tỷ lệ 2%, trong đó 1% tính vào chi phí của công ty, 1% khấu trừ vào lƣơng của công nhân viên. Quỹ BHTN = (Lương cơ bản + phụ cấp chức vụ) x 2% Ví dụ 5: Tính BHTN của kế toán trƣởng Ngô Thị Lan Tổng số tiền nộp cho cơ quan bảo hiểm = (5.141.827 + 230.000) x 2% = 5.371.827 x 2% = 107.436đ Trong đó: - Công ty nộp: 5.371.827 x 1% = 53.718đ - Trừ vào lƣơng của KTT: 5.371.827 x 1% = 53.718đ d, Kinh phí công đoàn Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động. Kinh phí công đoàn đƣợc hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí kinh doanh của công Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 47
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG ty hàng tháng theo tỷ lệ là 2% trên tổng số lƣơng thực tế trả cho công nhân viên trong kỳ. Quỹ KPCD = Tổng lương thực tế của người lao động x 2% Trong đó: Tổng lương thực tế = Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp + Thưởng Ví dụ 6: Tiền lƣơng thực tế của kế toán trƣởng Ngô Thị Lan = 5.141.827 + (230.000 + 500.000 + 200.000) + 300.000 = 6.371.827đ Số kinh phí công đoàn mà công ty phải trích tính vào chi phí là: 6.371.827 x 2% = 127.437đ 2.2.4.3 Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà ngƣời có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lƣơng hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nƣớc. Là loại thuế trực thu thu trực tiếp trên thu nhập nhận đƣợc của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định thƣờng là từng năm hoặc từng lần phát sinh. Là thuế trực thu cho nên ngƣời chịu thuế cũng là ngƣời nộp thuế, không thể chuyển gánh nặng thuế cho chủ thể khác. Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cƣ trú có thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc cá nhân không cƣ trú có thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam. Công thức tính thuế TNCN cụ thể nhƣ sau : Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất Trong đó: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ thuế Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – các khoản đƣợc miễn thuế Tổng thu nhập là tổng các khoản thu nhập bao gồm tiền lƣơng, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lƣơng, tiền công bao gồm cả các khoản phụ cấp trợ cấp nhƣ : thu nhập từ tiền lƣơng, thu từ kinh doanh, thu nhập từ quà tặng, thừa kế, chuyển nhƣợng, trúng thƣởng . - Các khoản đƣợc miễn thuế bao gồm : + Tiền ăn trƣa, tiền ăn giữa ca không vƣợt quá 680 000/tháng + Tiện phụ cấp xăng xe, đi lại, điện thoại không vƣợt quá quy định của nhà nƣớc Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 48
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG + Tiền làm thêm giờ vào ngày lễ, làm việc ban đêm đƣợc trả cao hơn so với ngày thƣờng - Các khoản giảm trừ bao gồm + Giảm trừ gia cảnh : Đối với ngƣời nộp thuế là 9 triệu đồng/ năm, 108 triệu đồng / năm. Đối với ngƣời phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/ năm ( Phải đăng kí ngƣời phụ thuộc giảm trừ gia cảnh) + Các khoản bảo hiểm bắt buộc : theo tỉ lệ năm 2014 nhƣ sau : BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%). + Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học. Thuế suất Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất 1 Đến 5 triệu đồng 5 % 2 5 - 10 triệu đồng 10% 3 10 -18 triệu đồng 15% 4 18 - 32 triệu đồng 20% 5 32- 52 triệu đồng 25% 6 52- 80 triệu đồng 30% 7 Trên 80 triệu đồng 35% Căn cứ vào phần quy định này công ty không có ai phải nộp thuế TNCN 2.2.4.4 Cách thức thanh toán BHXH cho người lao động Điều kiện để ngƣời lao động đƣợc hƣởng trợ cấp BHXH là họ phải tham gia đóng BHXH theo đúng quy định. Sau đó, nếu bị ốm, thai sản, tai nạn phải có giấy chứng nhận khám chữa bệnh của cơ sở y tế có thẩm quyền, nơi công ty đăng ký khám chữa bệnh cho công nhân viên giấy nghỉ hƣởng BHXH, giấy chứng nhận nghỉ ốm hƣởng BHXH có chữ ký của bác sỹ, có xác nhận của bệnh viện thì mới đƣợc hƣởng chế độ BHXH. Các giấy tờ này ngƣời lao động phải gửi cho ngƣời phụ trách đội hoặc bộ phận phụ trách mình. Ngƣời phụ trách tại đội hoặc ngƣời phụ trách các bộ phận có trách nhiệm chuyển lên phòng tài chính kế toán. Kế toán tiền lƣơng sẽ kiểm Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 49
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ. Khi hợp lệ thì tiến hành tính tiền trợ cấp bảo hiểm vào mặt sau của phiếu nghỉ hƣởng bảo hiểm do cơ sở y tế xác nhận. Tùy thuộc vào số ngƣời phải thanh toán trợ cấp bảo hiểm, kế toán tiền lƣơng lập bảng thanh toán bảo hiểm của toàn công ty. Cuối tháng, sau khi đã tính đƣợc số ngày nghỉ và số tiền đƣợc trợ cấp cho từng ngƣời trong công ty, kế toán tiền lƣơng chuyển cho kế toán trƣởng của công ty kiểm tra và ký duyệt. Cuối tháng kế toán lên số liệu tổng hợp và gửi kèm các chứng từ, tài liệu có liên quan lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp trên, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra và ký duyệt. Ví dụ: Trong tháng 9/2014 nhân viên Phạm Thị Duyên nghỉ 4 ngày(từ ngày 3/9 đến 6/9) do tai nạn giao thông. Mức lƣơng cơ bản là 3 561 462 đồng, theo luật bảo hiểm chị đƣợc hƣởng 75% mức tiền lƣơng cơ bản trong 4 ngày nghỉ việc: 3 561 462/26 × 75% × 4 ngày = 410 938 đồng Kế toán căn cứ vào giấy chứng nhận nghỉ ốm và phiếu nghỉ hƣởng BHXH của cơ quan y tế để lập phiếu thanh toán trợ cấp BHXH. Khi có đầy đủ chứng từ ngƣời phụ trách nộp lên phòng kế toán để kế toán lập phiếu thanh toán trợ cấp BHXH Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 50
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.5 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hƣởng BHXH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP Mẫu số: C65-HD Sổ khám bệnh/BA : 16 (Ban hành theo QĐ số: 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ trƣởng BTC) GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM HƢỞNG BHXH Quyển số: 79 Số: 4990 Họ và tên : Phạm Thị Duyên Ngày /tháng/ năm sinh : 02/08/1978 Đơn vị : Phòng TC- KT Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Lý do nghỉ việc: Tai nạn giao thông Số ngày cho nghỉ: 4 ngày (Từ ngày 03/09/ 2014 đến hết ngày 06/09/2014) XÁC NHẬN CỦA PHỤ TRÁCH ĐƠN VỊ Ngày 3 tháng 09 năm 2014 Số ngày thực nghỉ 04 ngày Bác sĩ khám chữa bệnh (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 51
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.6 Phiếu nghỉ hƣởng BHXH Đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Bộ phận : Phòng Tài chính kế toán CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NGHỈ HƢỞNG BHXH Số :301 Họ và tên : Phạm Thị Duyên Số ngày cho nghỉ Xác nhận Tên cơ Ngày Số ngày Tên phụ quan y tháng Lý do thực bệnh Từ Đến trách tế KCB Số ngày nghỉ ngày ngày bệnh viện Bệnh viện hữu 3/9 Tai nạn Tai nạn 04 3/9 6/9 04 nghị Việt Tiệp Ngày 3 tháng 09 năm 2014 Cán bộ cơ quan bảo hiểm Phụ trách BHXH tại đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 52
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.7 Phiếu thanh toán trợ cấp Bảo hiểm xã hội CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI Họ và tên : Phạm Thị Duyên Tuổi : 36 Nghề nghiệp, chức vụ : Kế Toán Đơn vị công tác : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Thời gian đóng BHXH : 4 năm 3 tháng. Tiền lƣơng đóng BHXH trƣớc khi nghỉ : 3 561 462 đồng Số ngày nghỉ : 04 ngày Trợ cấp : Mức 75% 3 561 462 /26 × 75% × 4 ngày = 410 938 đồng Số tiền nhận : (Bằng chữ :Bốn trăm mười ngàn chín trăm ba tám đồng ) Ngày 1 tháng 10 năm 2014 Ngƣời lập phiếu Giám đốc ( Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 53
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Cuối tháng, các giấy tờ và chứng từ liên quan BHXH đƣợc tập hợp để tính các khoản BHXH trợ cấp cho ngƣời lao động và đƣợc phản ánh vào Bảng tổng hợp thanh toán BHXH. Sau khi kế toán trƣởng và giám đốc ký duyệt bảng tổng hợp thanh toán BHXH, kế toán lập phiếu chi tiền thanh toán BHXH cho ngƣời lao động và tiến hành thanh toán vào tháng kế tiếp. Số liệu trên bảng tổng hợp thanh toán BHXH là căn cứ để kế toán vào sổ nhật ký chung. Biểu 2.8 Bảng tổng hợp thanh toán bảo hiểm xã hội tháng 9 năm 2014 CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 3/46 Lạch Tray Ngô Quyền Hải Phòng Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 9 năm 2014 Đơn vị tính : đồng T Chế % Mức lƣơng Ký Họ và tên Số ngày Số tiền T độ hƣởng cơ bản nhận 1 Phạm Thị Duyên Ốm 04 75% 3 561 462 410 938 Cộng 04 3 561 462 410 938 Số tiền bằng chữ : Bốn trăm mười ngàn chín trăm ba mươi tám đồng Ngày 30 tháng 9 năm 2014 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 54
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Cuối tháng kế toán tiền lƣơng tập hợp số liệu trên Bảng thanh toán tiền lƣơng các bộ phận của công ty. Đây là cơ sở để chi trả thanh toán tiền lƣơng cho ngƣời lao động, tổng hợp phân bổ, trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN Số tiền bảo hiểm của công ty do cơ quan Bảo hiểm Phƣờng Lạch Tray quản lý. Biểu 2.9 Giấy báo nợ của ngân hàng nộp tiền bảo hiểm tháng 8 năm 2014 Ngan Hang A Chau Ma GDV: BTQĐC Chi nhánh : ACB Lạch Tray Ma KH: 27889 GIAY BAO NO So GD: 221 Ngay 05/9/2014 Kinh gui: Cong Ty TNHH Am Nhac Viet Thanh Hom nay chung toi xin bao da ghi No tai khoan cua quy khach voi noi dung sau : So tai khoan ghi No : 1783744983 So tien bang so : 49.442.627 So tien bang chu: Bốn mƣơi chín triệu bốn trăm bốn hai ngàn sáu trăm hai bảy Noi dung : Nop tien bao hiem thang 8/2014 cho co quan Bao hiem phuong Lach Tray Giao dich vien Kiem soat Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 55
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.11 Bảng phân bổ tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội tháng 9 năm 2014 Tên đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Mẫu số 11-LĐTL Địa chỉ : 3/46 Lạch Tray-Ngô Quyền- Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 9 năm 2014 Ghi có TK TK 334- Phải trả ngƣời lao động TK 338- phải trả phải nộp khác TK 335- chi Tổng STT Các khoản BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng có Lƣơng Cộng có Tk 334 phí cộng Ghi nợ TK khác (3383) (3384) (3389) (3382) TK 338 phải trả TK 622- Chi phí Nhân công trực 52,290,429 16,520,000 69,810,429 9,412,277 1,568,713 522,904 1, 396,209 12,900,103 56,910,326 tiếp TK 627- Chi phí 8, 046 ,714 3,440,000 10,486,714 1,448,408 241,401 80,467 209,734 1,980,010 8,506,704 sản xuất chung TK 641 – Chi phí nhân viên bán 5,862,788 1,700,000 7,562,788 1,055,302 175,884 58,628 151,256 1, 441,070 6,121,718 hàng TK 642 – Chi phí 53,814,308 QLDN 42,854,308 10,960,000 7,713,775 1,285,629 428,543 1,076,286 10,504,233 43,310,075 TK 334 – Phải trả 8,724,339 1,635,814 1,090,542 11,450,695 ngƣời lao động Tổng cộng 109,054,239 32,627,000 141,674,239 28,354,101 4,907,441 2,181,084 2,833,485 38,276,111 103,398,128 Ngày 30 tháng 9 năm 2014 Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu) Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 56
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.4.5 Hình thức thanh toán lƣơng Để thanh toán lƣơng cho ngƣời lao động, kế toán căn cứ vào bảng tính lƣơng các bộ phận của công ty, sau đó viết phiếu chi thanh toán tiền lƣơng cho toàn thể công ty Tiền lƣơng tháng của ngƣời lao động đƣợc trả 1 lần vào ngày 5 của tháng kế tiếp. Nếu ngày 5 trùng vào ngày nghỉ thì việc trả lƣơng sẽ đƣợc thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo sau đó. Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành trả lƣơng cho ngƣời lao động bằng tiền mặt. Dƣới đây là ví dụ về phiếu chi tiền lƣơng tháng 8/2014 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 57
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.3 Phiếu chi tiền lƣơng tháng 9/2014 Đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Mẫu số 02 – TT Địa chỉ : 3/46 Lạch Tray- Ngô Quyền- Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) PHIẾU CHI Ngày 05 tháng 9 năm 2014 Số 1201 Nợ : TK 334 124 891 889 Có : TK 111 124 891 889 Họ và tên ngƣời nhận tiền : Công nhân viên Địa chỉ : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Lý do chi : Thanh toán tiền lƣơng tháng 9 cho công nhân viên Số tiền : 124 891 889 (Viết bằng chữ) : Một trăm hai tƣ triệu.tám trăm chín mốt ngàn tám trăm tám chín Kèm theo : 02 chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trƣởng Ngƣời nhận Ngƣời lập Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): Số tiền quy đổi: Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 58
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 2.2.4.6. Kế toán tổng hợp tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán nhƣ bảng thanh toán tiền lƣơng, bảng chấm công,bảng kê các khoản trích theo lƣơng để ghi vào sổ nhật kí chung và sổ cái.Cuối tháng tính ra số tiền lƣơng phải trả cho cán bộ CNV. Căn cứ vào số liệu trên sổ Cái để lập bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính.Sau đó kế toán vào lần lƣợt các sổ cái TK 334, 338. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền lƣơng - Ngày 5/9 thanh toán tiền lƣơng tháng 8/2014 cho công nhân viên Nợ TK 334 : 124 891 889 Có TK 111 : 124 891 889 - Ngày 05/9 Nộp các khoản trích tháng 8 cho cơ quan cấp trên bằng TGNH Nợ TK 338: 49 442 627 Có TK 112 : 49 442 627 - Ngày 30/9 Tính lƣơng phải trả cho công nhân viên tháng 9/2014 Nợ TK 622 : 69 810 429 Nợ TK 627 : 10 486 714 Nợ TK 641: 7 562 788 Nợ TK 642 : 53 814 308 Có TK 334 : 141 674 239 - Ngày 30/ 9 Tính các khoản trích trừ vào CP Nợ TK 622 : 12 900 103 Nợ TK 627 : 1 980 010 Nợ TK 641 : 1 441 070 Nợ TK 642 : 10 504 233 Có TK 338 : 26 825 421 - Ngày 30/9 Tính các khoản trích trừ vào lƣơng Nợ TK 334 : 11 450 695 Có TK 338 : 11 450 695 Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 59
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.12 Trích sổ Nhật ký chung tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Mẫu số S03a – DN Địa chỉ : 3/46 Lạch Tray Ngô Quyền Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2014 Đơn vị tính : đồng Chứng từ TK Số phát sinh NT Ngày Diễn giải đối ghi sổ Số hiệu Nợ Có tháng ứng PC Thanh toán tiền lƣơng 334 124,891,889 5/9 5/9 tháng 8/2014 cho công 111 1205 nhân viên 124,891,889 GBN Nộp các khoản trích 338 49,442,627 5/9 5/9 tháng 8 cho cơ quan cấp 112 221 trên bằng TGNH 49,442,627 622 69,810,429 627 BTHL 10,486,714 30/9 30/9 Tính lƣơng tháng 9/2014 641 9 7,562,788 642 334 53,814,308 141,674,239 622 12,900,103 627 1,980,010 Các khoản trích tính vào 641 1,441,070 30/9 BPBL9 30/9 CP tháng 9/2014 642 10,504,233 338 26,825,421 Các khoản trích KT vào 30/9 BPBL9 30/9 11,450,695 11,450,695 lƣơng tháng 9/2014 31/12 Tổng cộng 246,771,612,090 246,771,612,090 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 60
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.13 Trích sổ cái TK 334 tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Mẫu số S03b – DN Địa chỉ : 3/46 Lạch Tray –Ngô Quyền –Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm 2014 Tên tài khoản : Phải trả ngƣời lao động Số hiệu: 334 Đơn vị tính: đồng Ngày Chứng từ TK Số tiền tháng Số Ngày Diễn giải Đối Nợ Có ghi sổ hiệu tháng ứng Số dƣ đầu kỳ 1 424 204 390 PC Thanh toán BHXH 5/9 5/9 111 124, 891,889 1205 tháng 8/2014 cho NLĐ 69,810,429 622 10,486,714 BTHL Tính lƣơng tháng 627 30/9 30/9 9 9/2014 641 7,562,788 642 53,814,308 BPBL Các khoản trích KT vào 30/9 30/9 338 11,450,695 11,450,695 9 lƣơng tháng 9/2014 . Cộng số phát sinh 3 ,552,678,210 3,433,188,100 Số dƣ cuối kỳ 1,304,714,280 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 61
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Biểu 2.14 Trích sổ cái TK 338 tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Đơn vị : Công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành Mẫu số S03b – DN Địa chỉ : 3/46 Lạch Tray- Ngỗ Quyền- Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm 2014 Tên tài khoản : Phải trả phải nộp khác Số hiệu: 338 Đơn vị tính: đồng Ngày Chứng từ TK Số tiền tháng Số Ngày Diễn giải Đối Nợ Có ghi sổ hiệu tháng ứng Số dƣ đầu kỳ 510,061,129 Nộp các khoản trích GBN 5/9 5/9 theo lƣơng tháng 49,442,627 221 112 8/2014 . 622 12,900,103 627 1,980,010 BPBL Các khoản trích tính 30/9 30/9 641 1, 441,070 T9 vào CP tháng 9/2014 642 10,504,233 BPBL Các khoản trích KT 30/9 30/9 vào lƣơng tháng 334 11,450,695 T9 9/2014 Cộng số phát sinh 3,880,010,119 3,920,445,670 Số dƣ cuối kỳ 550,496,680 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 62
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH Tiền lƣơng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để thu hút ngƣời lao động. Đồng thời tiền lƣơng cũng là một bộ phận cấu thành lên giá trị của sản phẩm vì vậy việc quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ lƣơng và trả lƣơng cho ngƣời lao động một cách xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Hạch toán tiền lƣơng là một hệ thống thông tin kiểm tra các hoạt động của tài sản và các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối trao đổi và tiêu dùng. Kế toán tiền lƣơng là một bộ phận cấu thành của kế toán nói chung nó đƣợc tách ra do nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Kế toán tiền lƣơng ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng vì tiền lƣơng là gian đoạn hạch toán gắn liền với lợi ích kinh tế của ngƣời lao động và tổ chức kinh tế. Phƣơng pháp hạch toán chỉ đƣợcgiải quyết khi nó xuất phát từ ngƣời lao động và tổ chức kinh tế. Không những Công Ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành mà bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trƣờng đều phải quán triệt các nguyên tắc trên và phải nhận thức rõ tầm quan trọng của lao động. Luôn luôn phải đảm bảo công bằng cho việc trả lƣơng. Trả lƣơng phải hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu trả lƣơng không xứng đáng với sức lao động mà ngƣời lao động bỏ ra sẽ làm cho họ chán nản, không tích cực làm việc. Từ đó làm cho công ty sẽ mất lao động gây ảnh hƣởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Nếu công ty trả lƣơng xứng đáng với sức lao động của họ công ty sẽ thu hút đƣợc những ngƣời lao động tài năng, giàu kinh nghiệp, đồng thời khởi dậy đƣợc Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 63
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG khả năng tiềm ẩn tính sáng tạo của ngƣời lao động. Tiết kiệm đƣợc chi phí lao động. Tăng giá trị sản lƣợng thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh. Để công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của ngƣời lao động thực sự phát huy đƣợc vai trò của nó và là công cụ hữu hiệu của công tác quản lý thì vấn đề đặt ra cho những cán bộ làm công tác kế toán lao động tiền lƣơng và các nhà quản lý, doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu các chế độ chính sách của đảng và nhà nƣớc về công tác tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng để áp dụng vào công ty mình một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công đồng thời phải luôn luôn cải tiến để nâng cao công tác quản lý lƣơng, và các khoản trích theo lƣơng. Thƣờng xuyên kiểm tra xem xét rút ra những hình thức và phƣơng pháp trả lƣơng khoa học, đúng, công bằng với ngƣời lao động mức độ phức tạp và trách nhiệm công việc của từng ngƣời để làm sao đồng lƣơng phải thực sự là thƣớc đo giá trị lao động. Khuyến khích đƣợc lao động hăng say yêu quý công việc bảo vệ công ty với trách nhiệm cao. Cùng với việc nâng cao chất lƣợng lao động công ty phải có lƣợc lƣơng lao động với một cơ cấu hợp lý có trình độ cao phải đƣợc qua đào tạo, có sức khoẻ và bố trí lao động phù hợp với khả năng để họ phát huy, tạo thuận lợi cho việc hoàn thành kế hoạch đồng thời công ty phải quản lý và sử dụng tốt thời gian lao động nhằm nâng cao thu nhập cho công ty. Cùng với lao động kỹ thuật và công nghệ hiện nay đang phát triển với tốc độ cao do đó công ty phải không ngừng nâng cao hoàn thiện trang thiết bị tài sản cố định của công ty để phát huy khả năng lao động nhằm năng cao thu nhập cho công ty và cải thiện đời sống cho ngƣời lao động thông qua số tiền lƣơng mà họ đƣợc hƣởng. Qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành, dựa trên những lý luận cơ bản về hạch toán kế toán đã đƣợc học tại nhà trƣờng và những hiểu biết của bản thân, em xin đƣa ra một số nhận xét về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lƣơng nói riêng tại công ty nhƣ sau: Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 64
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng tài chính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty. Tổ chức công tác kế toán ở công ty là phù hợp với quy mô và đặc điểm của hình thức sản xuất. Bộ máy kế toán rất gọn nhẹ với việc phân công lao động cụ thể, trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng cán bộ kế toán. Mọi phần hành của công tác kế toán đều có ngƣời theo dõi, thực hiện đầy đủ đúng nội quy. Hình thức tổ chức này khá phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty, kế toán trƣởng là ngƣời có quyền quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc công ty, hỗ trợ cho kế toán trƣởng còn có kế toán tổng hợp và thủ qũy góp phần tiết kiệm thời gian trong việc ra quyết định tài chính trong hoạt động kế toán nói chung và kế toán thanh toán với ngƣời mua và ngƣời cung cấp của công ty nói riêng mà vẫn đảm bảo tính khách quan. 3.1.1. Ƣu điểm - Hình thức kế toán phù hợp Bộ máy gọn nhẹ, thu thập các thông tin tổng hợp một cách nhanh chóng. Quan hệ chỉ đạo trong toàn đơn vị thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hoá nghiệp vụ. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty là phù hợp với quy mô và đặc điểm của hình thức sản xuất. Công ty đã lập, luân chuyển và lƣu giữ chứng từ thực hiện theo đúng chế độ kế toán quy định nhằm phục vụ công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống tài khoản đƣợc vận dụng một cách khoa học, thể hiện ở việc chi tiết các tài khoản đến tài khoản cấp 2, cấp 3 theo từng hạng mục rất thuận tiện cho công ty trong việc tính toán và theo dõi chi phí. Hệ thống sổ kế toán đƣợc mở đúng chế độ quy định và tƣơng đối hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của Công ty và các bên liên quan. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 65
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG - Thực hiện quy chế tiền lương đúng quy định Nhà nước: Sổ sách kế toán phản ánh chính xác, trung thực công tác tính toán và thanh toán các khoản phải trả công nhân viên. Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng đã sử dụng đầy đủ hệ thống chứng từ, sổ sách, bảng biểu trong công tác hạch toán hàng ngày và cuối tháng theo đúng mẫu biểu qui định của Bộ tài chính. - Công ty đã áp dụng đúng những quy định của Nhà nƣớc về chính sách tiền lƣơng cho ngƣời lao động, khuyến khích ngƣời lao động đi làm đầy đủ trong tháng để có mức tiền lƣơng cao. - Cách trả lƣơng không những phản ánh trình độ của ngƣời lao động qua lƣơng cơ bản mà còn phản ánh đƣợc tính chất công việc mà ngƣời đó đảm nhận qua tiền lƣơng chức danh (chức vụ) và phản ánh đƣợc hiệu quả làm việc của từng ngƣời thông qua xếp hạng. - Công tác hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng đƣợc Công ty theo dõi thực hiện một cách thƣờng xuyên liên tục, có hệ thống, đảm bảo tính chính xác cao theo đúng nguyên tắc chế độ. Chính vì vậy mà Công ty luôn nắm bắt và quản lí chặt chẽ đƣợc tình hình biến động của quỹ lƣơng, quỹ BHXH, BHYT, BHTN từ đó có các biện pháp hữu hiệu để hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở tiết kiệm tối đa mức chi phí bỏ ra nhằm nâng cao mức thu nhập cho công nhân. Trên thực tế ở phòng kế toán đã có sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa các nhân viên trong phòng trong việc theo dõi phản ánh và phân bổ tiền lƣơng. - Việc chi trả tiền lƣơng và thực hiện trích các khoản theo lƣơng đúng quy định hiện hành của Nhà nƣớc, đảm bảo quyền lợi trực tiếp của ngƣời lao động. - Đội ngũ kế toán năng động, nhiệt tình trong công việc Đội ngũ kế toán tại công ty phần lớn là những ngƣời trẻ tuổi, có năng lực chuyên môn, năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, luôn chấp hành tốt quy định tại công ty. Bên cạnh đó những kế toán trẻ luôn biết học hỏi kế toán trƣởng Ngô Thị Lan là ngƣời có kinh nghiệm lâu năm, thƣờng xuyên chỉ bảo tận tình cách làm việc sao cho hợp lý, nhanh và chính xác nhất. Công việc khá lớn Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 66
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG nhƣng từng thành viên trong phòng Tài chính – kế toán phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với nhau nên công việc đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trong việc tính và thanh toán tiền lƣơng cho cán bộ công nhân viên và toàn thể công nhân trực tiếp lao động cụ thể, chính xác, đáp ứng đƣợc nhu cầu của toàn thể ngƣời lao động trong công ty. 3.1.2. Hạn chế - Về nhân viên Số lƣợng nhân viên kế toán còn hạn chế nên mỗi ngƣời phải làm nhiều phần việc khác nhau đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ cao, giàu kinh nghiệm. - Công ty chưa áp dụng hình thức thanh toán lương mới phù hợp Hiện nay công ty vẫn trả tiền lƣơng hàng tháng cho ngƣời lao động theo hình thức thanh toán tiền mặt trao tận tay. Hàng tháng, kế toán phải đến ngân hàng rút tiền trả cho ngƣời lao động, ngƣời lao động đến trực tiếp nhận tại phòng kế toán hoặc thông qua trƣởng các bộ phận. Với số tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động hàng tháng nhƣ vậy có nhiều phiền phức nhƣ độ an toàn không cao, cồng kềnh trong quá trình luân chuyển, dễ nhầm lẫn - Công ty chưa áp dụng phần mềm kế toán máy Hiện nay kế toán tại công ty TNHH Âm Nhạc Việt Thành vẫn chỉ sử dụng bảng tính Excel để tính toán số liệu nên việc hạch toán khá mất thời gian trong khi khối lƣợng công việc lại nhiều. Dù các kế toán đã quen với công việc của mình, nhƣng khi Công ty có nhiều hợp đồng dịch vụ hoặc đến kỳ nộp báo cáo tài chính, báo cáo thuế thì họ trở nên rất bận rộn và hầu nhƣ phải hoàn thành công việc vội vàng nên việc tính toán có thể nhầm lẫn, sai sót. Chính vì vậy việc áp dụng phần mềm kế toán là cần thiết đối với công ty, vừa giảm bớt khối lƣợng công việc và áp lực cho kế toán của công ty, tính chính xác cao hơn lại dễ dàng đạt hiệu quả trong công tác quản lý cho các nhà quản trị. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 67
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC VIỆT THÀNH Việc kích thích sự cần cù sáng tạo của ngƣời lao động là một yếu tố không nhỏ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tiền lƣơng là một đòn bẩy kinh tế khuyến khích và tạo mối quan tâm của ngƣời lao động tới công việc của họ. Với những mặt hạn chế ít ỏi trong công tác hạch toán tiền lƣơng của công ty, e xin mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa về phƣơng pháp tính lƣơng, trả lƣơng và hạch toán kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 3.2.1. Thêm kế toán viên Công ty cần thêm kế toán viên để đảm nhiệm bớt phần công việc cho kế toán tổng hợp, kế toán thực hiện làm mảng riêng biệt sẽ tăng tính đúng đắn trong công việc và đem lại hiệu quả cao hơn nhanh hơn, nhất là vào cuối tháng. Giảm áp lực công việc cho kế toán trƣởng và kế toán tổng hợp. 3.2.2. Áp dụng phƣơng thức trả lƣơng bằng tiền gửi ngân hàng Công ty nên tiến hành làm thẻ ATM cho mỗi nhân viên của mình và tiến hành trả lƣơng bằng tiền gửi mỗi tháng. Việc trả lƣơng bằng tài khoản sẽ giảm bớt sự lƣu thông tiền mặt, tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển, tiện dụng cho cả doanh nghiệp và ngƣời lao động. Công nhân viên có thể rút tiền ở bất cứ nơi nào mà không cần đến công ty. Công ty cắt trả lƣơng cho công nhân viên vào tài khoản cá nhân của mỗi ngƣời, nhƣ vậy vừa giảm bớt đƣợc công việc cho nhân viên kế toán, vừa giảm bớt việc sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp. Để tạo thuận lợi nhất cho ngƣời lao động, công ty có thể đề xuất phía ngân hàng đối tác lắp đặt máy rút tiền tự động ngay tại công ty, điều đó thể hiện sự quan tâm của công ty đến lợi ích của ngƣời lao động, đồng thời cũng thực hiện tốt theo chính sách thanh toán lƣơng qua thẻ của Nhà nƣớc. 3.2.3. Quy định rõ ràng về công tác kiểm tra kiểm soát các chứng từ. Để đảm bảo tính chính xác của các số liệu trong kì, công ty nên quy định rõ ràng quy trình kiểm tra kiểm soát chứng từ qua hai kế toán viên khác nhau trƣớc khi nhập liệu vào phần hành liên quan trong phần mềm. Sinh viên: Lê Phƣơng Thảo – QT1506K 68