Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục tscđ hữu hình trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán Việt Anh-Chi nhánh Hải Phòng thực hiện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục tscđ hữu hình trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán Việt Anh-Chi nhánh Hải Phòng thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_kiem_toan_khoan_muc_tscd_huu_h.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục tscđ hữu hình trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán Việt Anh-Chi nhánh Hải Phòng thực hiện
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001:2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Bùi Thị Hồng Hạnh Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Thanh Thảo HẢI PHÒNG - 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Bùi Thị Hồng Hạnh Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Thanh Thảo HẢI PHÒNG - 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Bùi Thị Hồng Hạnh Mã SV: 1112401255 Lớp : QT1501K Ngành: Kế toán - Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hìnhtrong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh– chi nhánh Hải Phòng thực hiện.
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Người hướng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 27 tháng 04 năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 04 tháng 07 năm 2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Hiệu trưởng GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính 3 1.1 Khái quát về TSCĐ hữu hình 3 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm TSCĐ hữu hình 3 1.1.2 Phân loại TSCĐ hữu hình 4 1.1.3 Công tác quản lý TSCĐ hữu hình 5 1.1.3.1 Quản lý về mặt hiện vật 5 1.1.3.2 Quản lý về mặt giá trị 5 1.1.4 Tổ chức công tác kế toán TSCĐ hữu hình 10 1.1.4.1 Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán 10 1.1.4.2 Tài khoản sử dụng 10 1.1.4.3 Hạch toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ 11 1.2 Nội dung công tác kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính 12 1.2.1 Khái quát chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 12 1.2.1.1 Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính 12 1.2.1.2 Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính 13 1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình 14 1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình 14 1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình 15 1.2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình 15 1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 16 1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán 21 1.2.3.3 Kết thúc kiểm toán 30 1.3 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán sử dụng trong kiểm toán BCTC về Tài sản cố định 32 Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong Kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – Chi nhánh Hải Phòng thực hiện 35 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – chi nhánh Hải Phòng 35 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 35
- 2.1.1.1 Thông tin khái quát 35 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 35 2.1.2 Các loại hình dịch vụ công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh cung cấp cho khách hàng 37 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 40 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 41 2.1.5 Bộ máy kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh 42 2.2 Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong Kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – Chi nhánh Hải Phòng Thực hiện 43 2.2.1 Giới thiệu chung về khách hàng 43 2.2.1.1 Giới thiệu chung 43 2.2.1.2 Tổ chức công tác kế toán 44 2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 44 2.2.2.1Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 44 2.2.2.2 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán 44 2.2.2.3 Thu thập thông tin khách hàng 46 2.2.2.4 Phân tích sơ bộ BCTC 50 2.2.2.5 Đánh giá mức trọng yếu 50 2.2.2.6 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ doanh nghiệp 53 2.2.2.7 Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán 59 2.2.3 Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình tại Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối 64 2.2.3.1 Thực hiện các thủ tục kiểm soát 64 2.2.3.2 Thực hiện thủ tục chung 66 2.2.3.3 Thực hiện thủ tục phân tích 68 2.2.3.4 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 73 2.2.4 Kết thúc kiểm toán 81 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – Chi nhánh Hải Phòng 86 3.1 Đánh giá về thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – chi nhánh Hải Phòng thực hiện 86
- 3.1.1 Ưu điểm 87 3.1.3 Nhược điểm 89 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – Chi nhánh Hải Phòng thực hiện. 90 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện thủ tục phân tích 90 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp chọn mẫu khi kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình 92 3.2.3 Giải pháp tăng cường nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh 94 KẾT LUẬN 96
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường có định hướng như ngày nay, nhu cầu về sự minh bạch đối với các thông tin tài chính ngày càng trở nên quan trọng đối với các thông tin nhà nước, các nhà đầu tư, người lao động và đặc biệt là chủ sở hữu doanh nghiệp. Trước nhu cầu đó, ngành kiểm toán nói chung và các công ty kiểm toán nói riêng ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh thế. Trong số các dịch vụ của các công ty kiểm toán thì dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính luôn chiếm tỷ trọng lớn tạo được niềm tin cho người sử dụng thông qua thông tin trên BCTC. Để đạt được mục đích kiểm toán BCTC, các Kiểm toán viên cần phải xem xét kiểm tra tính riêng biệt các khoản mục trên BCTC để xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Tài sản cố định (TSCĐ) và khấu hao tài sản cố định là một bộ phận không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào và đồng thời là một bộ phận quan trọng của BCTC, chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó khoản mục này cũng chứa đựng nhiểu rủi ro kiểm toán. Mỗi sai sót đối với khoản mục này có thể gây ra những ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của doanh nghiệp. Vì vậy mà việc đưa ra kết luận kiểm toán về TSCĐ có ảnh hưởng lớn đến kết luận kiểm toán BCTC. Nhận thức được tính cấp thiết, sự quan trọng của TSCĐ trong mỗi DN và trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh - chi nhánh Hải Phòng nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Kiểm toán BCTC cùng với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn Ths. Trần Thị Thanh Thảo em đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp là: “Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – chi nhánh Hải Phòng thực hiện”. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong Kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – Chi nhánh Hải Phòng thực hiện Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – Chi Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 1
- Khóa luận tốt nghiệp nhánh Hải Phòng thực hiện Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận, do năng lực bản thân còn hạn chế cũng như chưa có nhiều kiến thức thực tế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô quan tâm, góp ý để em hoàn thiện bài khóa luận này. Hải Phòng, ngày 01 tháng 07 năm 2015 Sinh viên Bùi Thị Hồng Hạnh Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 2
- Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1 Khái quát về TSCĐ hữu hình 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm TSCĐ hữu hình 1.1.1.1 Khái niệm TSCĐ hữu hình Theo thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 một nguồn lực của doanh nghiệp được coi là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: Lợi ích kinh tế tài sản đó mang lại được biểu hiện ở viêc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ khi doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng một tài sản nào đó. - Nguyên giá tài sản cố định phải được xác định một cách đáng tin cậy: Tiêu chuẩn này yêu cầu một tài sản nào đó muốn được ghi nhận là tài sản cố định thì phải có cơ sở khách quan để xác định giá trị ban đầu của nó. - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm: Tiêu chuẩn này nhằm cụ thể hóa tiêu chuẩn thứ nhất của TSCĐ. Lợi ích kinh tế trong tương lai do việc sử dụng TSCĐ không phải là trong 1 năm tài chính mà ít nhất hai năm. - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành: Theo Điều 3 chương II thông tư 45/2013/TT-BTC thì tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình phải có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên (bắt đầu áp dụng cho năm tài chính 2013). TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của DN vì vậy việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hữu hình hay là một khoản chi phí SXKD trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN. 1.1.1.2 Đặc điểm TSCĐ Hữu hình Về mặt hiện vật: Tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. Về mặt giá trị: Tài sản cố định được biểu hiện dưới hai hình thái: - Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật TSCĐ. Một bộ phận giá trị tài sản cố định chuyển vào sản phẩm và bộ phận này sẽ chuyển hoá thành tiền khi bán được sản phẩm. - Khi tham gia vào quá trình SX, nhìn chung TSCĐ không bị thay đổi hình Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 3
- Khóa luận tốt nghiệp thái hiện vật nhưng tính năng công suất giảm dần tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng giảm đi. Bộ phận giá trị hao mòn đó chuyển vào giá trị sản phẩm mà nó SX ra và gọi là trích khấu hao cơ bản. TSCĐ là một hàng hoá như một hàng hoá thông thường khác, thông qua mua bán trao đổi, nó có thể chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác trên thị trường tư liệu SX. Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không đồng đều nên trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể bị hư hỏng từng bộ phận. 1.1.2 Phân loại TSCĐ hữu hình Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như phân theo quyền sở hữu, phân theo nguồn hình thành, phân theo hình thái biểu hiện, phân theo hình thái biểu hiện, Mỗi một cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán và quản lý TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất và được chia thành các nhóm sau: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tàu, cầu cảng. Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đườngkhông, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải, Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 4
- Khóa luận tốt nghiệp hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt. Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh ; súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. 1.1.3 Công tác quản lý TSCĐ hữu hình Tài sản cố định là cơ sở vật chất chủ yếu của doanh nghiệp, đặc biệt là TSCĐ hữu hình, giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạt động và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải tăng cường công tác quản lý TSCĐ nhằm đạt hiệu quả cao. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ, đặc biệt là TSCĐ hữu hình vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong công tác quản lý TSCĐ hữu hình, các doanh nghiệp cần theo dõi cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ hữu hình. 1.1.3.1 Quản lý về mặt hiện vật lý và bảo quản TSCĐ về mặt hiện vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc quản lý phải được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đối với các TSCĐ. TSCĐ phải luôn được đảm bảo đầy đủ về số lượng, tránh được những hỏng hóc, mất mát và có thể phát huy hết công suất hiện có trong quá trình sử dụng, khi TSCĐ bị hư hỏng phải phát hiện kịp thời được ngay và có những biện pháp khắc phục và sửa chữa một cách kịp thời. Muốn vậy, các đơn vị phải xây dựng được các nội quy quản lý và sử dụng TSCĐ một cách khoa học; phải xây dựng được các kế hoạch sử dụng, khấu hao và sửa chữa TSCĐ một cách phù hợp với thực tế sử dụng tài sản; phải xây dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc sử dụng tài sản. 1.1.3.2 Quản lý về mặt giá trị trọng đến các báo cáo tài chính, đến các thông tin liên quan đến các tài sản này. Về mặt giá trị, TSCĐ hữu hình phải được quản lý chặt chẽ về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Trong quá trình quản lý, đòi hỏi đơn vị phải dõi theo chặt chẽ tình hình tăng, giảm giá trị TSCĐ hữu hình khi sửa chữa, nâng cấp, tháo dỡ các chi tiết bộ phận, cải tiến, đánh giá lại TSCĐ hữu hình Nguyên giá TSCĐ hữu hình Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 5
- Khóa luận tốt nghiệp Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn hàng sử dụng. Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình: - TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). - TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. - Tài sản cố định hữu hình tăng do tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 6
- Khóa luận tốt nghiệp đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). - Tài sản cố định hữu hình tăng do đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng. - Tài sản cố định hữu hình tăng do được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhậnhoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. - Tài sản cố định hữu hình tăng do được cấp; được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử - Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luậtvà được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. * Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐ có thể bị thay đổi, khi đó phải căn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp chỉ thay đổi trong các trường hợp sau: - Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước; Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 7
- Khóa luận tốt nghiệp - Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ; - Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng; - Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra; - Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước; - Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán. Giá trị hao mòn và khấu hao tài sản cố định Giá trị khấu hao TSCĐ hữu hình phải được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản mang lại cho doanh nghiệp. số khấu hao của từng kì được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các bộ phận hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây hoặc tự chế các tài khoản khác. Lợi ích do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng các sử dụng các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác như sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà các doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ mang lại. do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau: - Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính. - Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo quản của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động được. - Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây chuyền công nghệ hay do sự thay đổi của nhu cầu thì trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 8
- Khóa luận tốt nghiệp sản đó sản xuất ra. Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định hữu hình do danh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó.vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với tài sản cùng loại. Có ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm: - Phương pháp khấu hao đường thẳng; - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (khấu hao nhanh); - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó. Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giá trị còn lại Giá trị còn lại: là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản đó. Do vậy, việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh được tất cả ba chỉ tiêu về giá trị của TSCĐ là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng trạng thái kỹ thuật của TSCĐ , số tiền còn lại Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 9
- Khóa luận tốt nghiệp cần tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao và là căn cứ để tăng cường đổi mới TSCĐ. 1.1.4 Tổ chức công tác kế toán TSCĐ hữu hình 1.1.4.1 Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán Về chứng từ sử dụng: tổ chức chứng từ kế toán là thiết kế khối lượng công tác hạch toán kế toán ban đầu trên hệ thống các văn bản chứng từ hợp lý, hợp pháp theo một quy trình luân chuyển chứng từ nhất định. Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán TSCĐ hữu hình bao gồm: - Hợp đồng mua bán TSCĐ. - Hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán. - Biên bản bàn giao TSCĐ . - Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ . - Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành. - Biên bản đánh giá lại TSCĐ. - Biên bản kiểm kê TSCĐ. - Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua tài sản. - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Về sổ sách: để theo dõi kịp thời và đầy đủ các thông tin về TSCĐ hữu hình, các doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống sổ sách như: - Thẻ tài sản cố định. - Sổ chi tiết TSCĐ theo từng bộ phận sử dụng và theo loại TSCĐ theo dõi. - Sổ cái các tài khoản 211,214. 1.1.4.2 Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình biến động TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp cần phải sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo nguyên giá. Tài khoản 211 được chi tiết đến các tài khoản cấp 2 sau: TK 2111: nhà cửa vật kiến trúc TK 2112: Máy móc thiết bị TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm TK 2118: TSCĐ khác Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 10
- Khóa luận tốt nghiệp Tài khoản 214 “Hao mòn tài sản cố định”: tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại tài sản của doanh nghiệp. Để phán ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình ta sử dụng tài khoản: 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình 1.1.4.3 Hạch toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ Sơ đồ 1.1 : sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình 111, 112 331, 341 211 - TSCĐ 811 Mua TSCĐNguyên Thanh lý,nhượng Giá trị 1332 giá bán TSCĐ còn lại Thuế GTGT 214 154, 155 Số đã hao mòn TSCĐ tự sản xuất2142212,2213 Số đã hao mòn 217 BĐSĐT chuyển thành TSCĐ Góp VLD, liên kết bằng TSCĐ 221 711811 Nhận lại vốn góp Chênh lệch giá Chênh lệch giá Đánh giá lại > Đánh giá lại > 241giá trị còn lại giá trị còn lại TSCĐ do XDCB Hoàn thành bàn giao 411 Nhận vốn góp bằng TSCĐ Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 11
- Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.2: hạch toán khấu hao TSCĐ 214 Hao mòn TSCĐ 211 154, 631, 642 Nguyên Thanh lý,nhượng Trích khấu hao TSCĐ giá bán TSCĐ 214 Giá trị Còn lại 217 632 Nguyên Thanh lý,nhượng Trích khấu hao giá bán TSCĐ BĐSĐT 632 Giá trị Còn lại 1.2 Nội dung công tác kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.2.1 Khái quát chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 1.2.1.1 Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính Hiện nay, khái niệm “ Kiểm toán báo cáo tài chính” vẫn có nhiều cách dùng và cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất thì kiểm toán báo cáo tài chính được hiểu như sau: Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập. (Trích giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính – Nhà xuất bản tài chính năm 2011) Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 12
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1.2 Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính Trong kiểm toán báo cáo tài chính, đối tượng kiểm toán là các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính: gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và Thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này chứa đựng những thông tin tài chính phản ánh kết quả, các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác để nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng, nhà đầu tư, cho người bán, người mua sử dụng báo cáo tài chính có thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, mục tiêu của kiểm toán BCTC là: - Giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. - Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Các mục tiêu kiểm toán cụ thể: - Xác minh tính có thật và có căn cứ hợp lý: KTV phải xác minh việc ghi chép và thông tin của kế toán có dựa trên các căn cứ hợp lý hay không, các nghiệp vụ phát sinh có thật sự xảy ra hay không. - Tính đầy đủ: KTV kiểm tra tất cả các nghiệp vụ, các sự kiện kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán có được ghi chép vào sổ và báo cáo kế toán không. - Sự đánh giá: KTV phải kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép vào sổ và báo cáo kế toán có được đánh giá chính xác về giá trị không. - Sự phân loại: KTV phải xác minh được tính hợp lý của sự phân loại các giao dịch đã được phản ánh vào hệ thống các tài khoản kế toán và hệ thống báo cáo kế toán. - Tính đúng kỳ: KTV phải xác minh và kiểm định lại các sự kiện, nghiệp vụ phát sinh trong kỳ được ghi chép và báo cáo đúng kỳ phát sinh hay không. - Cộng dồn và chuyển sổ: KTV phải kiểm tra xác minh xem các giao dich phát sinh có được kế toán theo dõi ghi chép liên tục không, việc cộng dồn và chuyển sổ có thực hiện đúng quy định không. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 13
- Khóa luận tốt nghiệp - Trình bày công khai: KTV phải kiểm tra các nghiệp vụ, các giao dịch có được ghi chép, báo cáo trên hệ thống sổ và báo cáo kế toán không, sổ và báo cáo kế toán có hợp thức và hợp pháp không. 1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình 1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình Phù hợp với mục đích chung của kiểm toán BCTC là xác nhận mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán; Mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐ là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Các thông tin tài chính có liên quan bao gồm, các thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, các khoản chi phí có liên quan đến TSCĐ như chi phí khấu hao trong chi phí sản xuất kinh doanh từ đó tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh được tổng hợp và trình bày trong các báo cáo tài chính hàng năm của đơn vị. Trên cơ sở mục đích kiểm toán TSCĐ hữu hình ta xác định các mục tiêu kiểm toán cụ thể như sau: Đối với các nghiệp vụ về TSCĐ hữu hình: - Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ hữu hình được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống. - Tính toán, đánh giá: đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo đúng các nguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn không có sai sót. - Đầy đủ: các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán. - Đúng đắn: các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp; các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán. - Đúng kỳ: các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo cơ sở dồn tích Đối với số dư các Tài khoản TSCĐ hữu hình: - Sự hiện hữu: tất cả các TSCĐ hữu hình được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên các báo cáo phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp; - Đánh giá: số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp; Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 14
- Khóa luận tốt nghiệp - Tính toán: Việc tính toán xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót; - Đầy đủ: toàn bộ TSCĐ được trình bày đầy đủ trên BCTC (không bị thiếu hoặc bị sót); - Đúng đắn: TSCĐ phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên các BCTC; - Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ các Sổ kế toán chi tiết sang các Sổ kế toán tổng hợp và Sổ Cái không có sai sót; - Báo cáo: các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên BCTC được xác định đúng theo các quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót. 1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu có liên quan đến TSCĐ hữu hình trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải dựa trên các thông tin và tài liệu sau: - Các nội quy, quy chế của nội bộ đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử dụng thanh lý nhượng bán tài sản cố định hữu hình. - Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa chữa TSCĐ hữu hình như: các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, các quyết định đầu tư - Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ như: Hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TCSĐ hữu hình, các chứng từ thanh toán có liên quan như: Phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ - Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tìa khoản có liên quan như: sổ chi tiết TSCĐ, Sổ cái và sổ tổng hợp các TK có liên quan. Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày trên báo cáo tài chính được kiểm toán. 1.2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình Để thực hiện cuộc Kiểm toán có hiệu quả thì cần phải xây dựng một quy trình kiểm toán cụ thể và phù hợp với mục tiêu đề ra. Thông thường một quy trình kiểm toán gồm 3 giai đoạn: - Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 15
- Khóa luận tốt nghiệp - Kết thúc kiểm toán 1.2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Để đảm bảo cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải được lập chomọi cuộc kiểm toán. Có ba lý do chính cho việc lập kế hoạch kiểm toán một cáchđúng đắn: giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, giúp giữchi phí kiểm toán ở mức hợp lý, và để tránh những bất đồng với khách hàng. Các công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các công việc cơ bản sau: Xem xét chấp nhận hợp đồng Trước khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán viên cần quyết địnhviệc chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục với các khách hàng cũ, nhận diệncác lý do kiểm toán của khách hàng, đạt được hợp đồng kiểm toán và bố trí nhânsự cho cuộc kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa công ty kiểm toánvà khách hàng về sự điều hành cuộc kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quantrong đó sẽ xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗibên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và phí kiểm toán. Sau khi xem xét và quyết định chấp nhận khách hàng công ty kiểm toán sẽlập hợp đồng và gửi cho khách hàng. Công ty lựa chọn các kiểm toán viên có kinhnghiệm, hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng và các trợ lý kiểmtoán để thành lập nhóm kiểm toán. Nhóm kiểm toán phải cam kết về tính độc lậpcủa kiểm toán viên trước khi tiến hành các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán. Thu thập thông tin khách hàng Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập nhữngthông tin chi tiết cần thiết ngay từ khi bắt đầu công việc kiểm toán. Trong quátrình kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn xem xét, đánh giá, cập nhật và bổ sungthêm các thông tin mới về khách hàng có liên quan đến cuộc kiểm toán. Hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng kiểm toán bao gồm những hiểubiết tổng quan về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động, tổ chức hoạt động của Doanhnghiệp Mức độ hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng không nhất thiếtphải như ban giám đốc của đơn vị được kiểm toán. Trước hết là việc thu thập thông tin, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Với kiểm toán TSCĐ hữu hình thì cần phải thu thập các chứng từ pháp lý, sổ sách Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 16
- Khóa luận tốt nghiệp như: biên bản góp vốn, biên bản bàn giao, giấy chứng nhận liên doanh liên kết, tuyên bố hợp nhất Việc thu thập các thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh của đơn vị làmột quá trình tích lũy liên tục, bao gồm việc thu thập, đánh giá và đối chiếuthông tin thu thập được với các bằng chứng kiểm toán ở tất cả các giai đoạn củaquá trình kiểm toán. Các thông tin đã thu thập ở giai đoạn lập kế hoạch vẫn phảitiếp tục cập nhật và bố sung thêm ở giai đoạn kế tiếp để kiểm toán viên hiểu biếtđầy đủ hơn về hoạt động của đơn vị. Thứ hai là việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc nắm rõ đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng rất quan trọng, điều này đảm bảo cho Kiểm toán viên có được cái nhìn đầy đủ về khách hàng từ xác định được trọng tâm của công việc đáp ứng cho yêu cầu công việc sau này. Một ví dụ là kiểm toán TSCĐ hữu hình trong công ty chuyên về than sẽ khác với một công ty kinh doanh khách sạn. trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 quy định: “ Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV thì có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc tới BCTC.” Thông thường các thông tin về khách hàng cần được thu thập cụ thể như sau: - Thu thập chứng từ pháp lý, sổ sách. - Xác định quy mô TSCĐ, nắm bắt cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định, cơ cấu vốn của doanh nghiệp và xu hướng phát triển của khách hàng. - Xem xét những khía cạnh đặc thù của khách hàng: ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất để tìm hiểu những sự kiện, nghiệp vụ có ảnh hưởng đến TSCĐ nói riêng và báo cáo tài chính nói chung. - Tham quan nhà xưởng, xác minh TSCĐ, phát hiện những vấn đề cần quan tâm: máy móc cũ, lạc hậu sản xuất trì trê, sản phẩm ứ đọng - Trao đổi với Ban giám đốc, kế toán trưởng hoặc kế toán TSCĐ và cán bộ nhân viên khác trong đơn vị về tính hình biến động TSCĐ trong công ty và việc sử dụng có hợp lý. - Tìm hiểu mục tiêu, chiến lược kinh doanh của khách hàng, các mục tiêu đó có liên quan gì đến biến động TSCĐ. - Tìm hiểu về môi trường kinh doanh các yếu tố bên ngoài tác động đến khác hàng: pháp luật, khoa học kỹ thuật - Trao đổi với KTV nội bộ (nếu có) về TSCĐ, trích khấu hao và xem xét Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 17
- Khóa luận tốt nghiệp BCKiT nội bộ. - KTV cần xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán, tìm hiểu những thông tin quan trọng như: chính sách tài chính, các sai phạm liên quan đến khoản mục TSCĐ năm trước Để sử dụng hiệu quả các hiểu biết về tình hình kinh doanh, kiểm toán viênphải đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng tổng thể từ những hiểu biết của mìnhđến báo cáo tài chính của đơn vị, cũng như sự phù hợp của các cơ sở dẫn liệu trong báo cáo tài chính so với những hiểu biết của kiểm toán viên về tình hìnhkinh doanh. Thực hiện thủ tục phân tích Sau khi đã thu nhập được thông tin cơ sở và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích được KTV áp dụng cho tất cả các cuộc Kiểm toán và nó được thực hiện trong tất cả các giai đoạn Kiểm toán. Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520: “ là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. Thủ tục phân tích trong giai đoạn này gồm hai loại cơ bản sau: - Phân tích ngang (Phân tích xu hướng): với khoản mục TSCĐ hữu hình KTV tiến hành so sánh số liệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời có thể so sánh số liệu của ngành với số liệu của khách hàng. - Phân tích dọc (phân tích qua các tỷ suất): là việc phân tích dựa trên việc tính ra các chỉ số liên quan và so sánh.với TSCĐ, KTV có thể sử dụng tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá được các rủi ro kiểm soát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ, từ đó đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, ước tính thời gian và xác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán số 02 nêu rõ: “KTV phải có đủ hiểu biết về HTKT và HTKSNB của khách hàng để lập kế hoạch và xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả. KTV phải sử dụng đến xét đoán chuyên môn để đánh giá về rủi ro Kiểm toán và xác định các thủ tục Kiểm toán nhằm các rủi ro này xuống một Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 18
- Khóa luận tốt nghiệp mức chấp nhận được”. Hệ thống kiểm soát nội bộ càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại, rủi ro kiểm soát cao khi hệ thống kiểm soát nội bộ kém hiệu quả. KTV cần quan tâm đến hệ thống KSNB trên hai phương diện: - Cách thiết kế: KSNB đối với khoản mục TSCĐ được tiến hành như thế nào? - Sự vận hành: KSNB đối với khoản mục TSCĐ được tiến hành ra sao? Để tiến hành khảo sát hệ thống KSNB của khách hàng, KTV tiến hành các công việc sau: - Phỏng vấn các nhân viên của Công ty. - Quan sát thực tế TSCĐ. - Kiểm tra chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ. - Lấy xác nhận bằng văn bản của bên thứ ba (nếu cần). - Quan sát các thủ tục KSNB đối với TSCĐ. - Thực hiện các thủ tục kiểm soát nếu cần. Sau khi tiến hành các bước công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: - Xác định các loại gian lận có thể có đối với khoản mục TSCĐ hữu hình. - Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót đó. Tùy vào mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá mà KTV có thể tiếp tục tiến hành các thử nghiệm kiểm soát hoặc các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý. Khi tiến hành thu thập thông tin khách hàng, KTV có thể đặt ra những câu hỏi về các vấn đề cần quan tâm như sau: - Có tiến hành kiểm kê định kỳ tài sản và đối chiếu với sổ kế toán. - Có thường xuyên đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp. - Khi tiến hành mua sắm TSCĐ có tiến hành lập kế hoạch và dự toán? - Chênh lệch giữa giá thực tế và dự toán có được phê duyệt đầy đủ? - Chính sách ghi nhận TSCĐ và việc trích khấu hao có hợp lý? Phương pháp tính khấu hao có phù hợp? - Khi tiến hành thanh lý nhượng bán TSCĐ có thành lập hội đồng gồm các thành viên theo quy định? - Công tác quản lý bảo quản TSCĐ có được thực hiện theo đúng quy định, nguyên tắc? Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm soát Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 19
- Khóa luận tốt nghiệp * Đánh giá trọng yếu: Định nghĩa trọng yếu theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “là thuật ngữ chỉ tầm quan trọng của thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC ” có nghĩa là “thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC ”. Điều đó cho thấy trách nhiệm của KTV là xác định xem các BCTC có chứa đựng các sai phạm trọng yếu hay không. Từ đó đưa ra kiến nghị thích hợp về BCTC với ban giám đốc. Việc tiến hành đánh giá mức trọng yếu có thể tiến hành khái quát như sau: Bước 1: ước lượng ban đầu về mức trọng yếu Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ Bước 3: Ước tính tổng sai phạm cho khoản mục TSCĐ Bước 4: Ước tính sai số kết hợp Bước 5: So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xét lại ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Ban đầu KTV ước tính về trọng yếu căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tài sản cho toàn bộ BCTC. Tiếp theo đó tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC. Thông qua các biện pháp kiểm toán, KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ và so sánh với mức có thể chấp nhận được đã xác định từ trước để từ đó đưa ra ý kiến của KTV. * Đánh giá rủi ro: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu”. Để đánh giá rủi ro kiểm toán có thể đánh giá ba loại rủi ro: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR). đây là 3 bộ phận cấu thành của rủi ro kiểm toán, căn cứ vào mối quan hệ được phản ánh trong mô hình sau: AR = IR * CR * DR Trong đó: AR: là rủi ro kiểm toán CR : là rủi ro kiểm soát DR : là rủi ro phát hiện IR : là rủi ro tiềm tàng Khi tiến hành kiểm toán TSCĐ hữu hình cần chú ý những rủi ro sau có thể xảy ra: Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 20
- Khóa luận tốt nghiệp - Liên quan đến nguyên giá TSCĐ hữu hình: có thể bị phản ánh sai lệch với thực tế. ghi nhận không đúng giá trị tài sản tăng giảm, kết chuyển nguồn không đúng. - Liên quan đến khấu hao TSCĐ hữu hình: phương pháp tính khấu hao không phù hợp, cách tính và phân bổ không hợp lý, không phù hợp với quy định hiện hành. - Liên quan đến sửa chữa nâng cấp TSCĐ hữu hình: nghiệp vụ sửa chữa có thể bị hiểu lầm về bản chất với nghiệp vụ nâng cấp và ngược lại. Do đó việc ghi nhận tăng TSCĐ hữu hình là không đúng. - Liên quan đến hoạt động thanh lý: xác định nhầm giá trị còn lại của tài sản mang thanh lý. Tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn tiếp tục trích khấu hao. - Đối với hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê không được phân loại đúng hình thức thuê cũng như tài sản cho thuê không được phân loại đúng như nội dung hợp đồng cho thuê. - Trên đây chỉ là một số sai sốt tiềm tang hay gặp phải khi kiểm toán TSCĐ hữu hình mà KTV cần phải lưu ý. Trong quá trình tiến hành kiểm toán, KTV sử dụng các biện pháp kỹ thuật kiểm toán để phát hiện những sai sót tiềm tàng và hạn chế tối đa rủi ro này. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nộidung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụngcho một cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể do các trưởng nhóm kiểmtoán lập và phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Đây là cơ sở để lập chươngtrình kiểm toán. Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toánchi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thểđược sắp xếp theo một trình tự nhất định. Chương trình kiểm toán phải được lậpcho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi củacác thủ tục kiểm toán cần thiết. Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổsung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc donhững kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán. Nội dung và nguyênnhân thay đổi kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán phải đượcghi rõ trong hồ sơ kiểm toán. 1.2.3.2 Thực hiện kiểm toán Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 21
- Khóa luận tốt nghiệp Đây là giai đoạn chủ yếu và quan trọng nhất trong cuộc kiểm toán. Thực chất của giai đoạn này là việc KTV áp dụng các phương pháp kỹ thuật và nghiệp vụ dã xác định trong chương trình kiểm toán để thu thập những thông tin tài liệu cần thiết làm cơ sở cho những nhận xét của mình trong báo cáo kiểm toán. Giai đoạn thực hiện kiểm toán gồm 2 bước: Bước 1: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “ Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB”. Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi hệ thống KSNB được đánh giá là có hiệu lực. khi đó thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB. KTV thực hiện thử nghiệm khảo sát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ hữu hình thông qua phương thức chủ yếu là quan sát việc quản lý sử dụng TSCĐ hữu hình tại đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan, kiểm tra chứng từ sổ sách, làm lại thủ tục kiểm soát TSCĐ của đơn vị. các nghiệp vụ TSCĐ phải được ghi sổ một cách đúng đắn. KTV phải kiểm tra được toàn bộ quá trình nêu trên để xem xét hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra, căn cứ vào mục tiêu kiểm toán và quá trình khảo sát nghiệp vụ chủ yếu, KTV cũng thực hiện các khảo sát kiểm toán, có thể khái quát các khảo sát phổ biến đối với TSCĐ hữu hình qua bảng sau: Bảng 1.1: Các khảo sát kiểm soát (Thử nghiệm kiểm soát) Mục tiêu kiểm soát Quy trình kiểm soát nội bộ Các khảo sát kiểm toán nội bộ chủ yếu phổ biến Tính hiệu lực - TSCĐ ghi trong sổ sách - Quan sát TSCĐ ở đơn vị hiện do doanh nghiệp quản và xem xét sự tách biệt lý sử dụng, tính độc lập bộ giữa các chức năng quản phận quản lý TSCĐ và việc lý và ghi sổ với bộ phận tách việt bộ phận này với bảo quản TSCĐ. bộ phận ghi sổ. - Kiểm tra chứng từ, sự - Sự có thật của công văn luân chuyển chứng từ và xin đề nghị mua TSCĐ dấu hiệu của KSNB công văn duyệt mua, hợp - Kiểm tra tính đầy đủ của đồng mua, biên bản bàn chứng từ có liên quan đến Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 22
- Khóa luận tốt nghiệp giao TSCĐ đưa vào sử TSCĐ . dụng và thẻ TSCĐ. - Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐ được hủy bỏ, tránh việc sử dụng lại. Tính đầy đủ Mỗi TSCĐ có một bộ hồ Kiểm tra tính đầy đủ của sơ, được ghi chép từ khi chứng từ có liên quan đến mua, nhận TSCĐ về đơn vị TSCĐ. cho tới khi nhượng bán thanh lý TSCĐ. Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên cơ sở chứng từ hợp lệ nêu trên. Quyền và nghĩa vụ TSCĐ thuộc sở hữu của Kết hợp giữa việc kiểm tra đơn vị được ghi chép vào vật chất ( kiểm kê TSCĐ) khoản mục TSCĐ, được với việc kiểm tra chứng từ, doanh nghiệp quản lý và sử hồ sơ pháp lý về quyền sở dụng. Những TSCĐ không hữu của tài sản. thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cân đối kế toán. Sự phê chuẩn Phê chuẩn các nghiệp vụ - Phỏng vấn những người tăng, giảm, trích khấu hao có liên quan TSCĐ được phân cấp đối - Kiểm tra dấu hiệu của sự với các nhà quản lý doanh phê chuẩn nghiệp. Sự chính xác - Tất cả các chứng từ liên - Xem xét dấu hiệu kiểm quan tới việc mua, thanh tra của hệ thống KSNB. lý TSCĐ ở đơn vị đều - Cộng lại một số chứng từ được phòng kế toán tập hợp phát sinh của TSCĐ. và tính toán đúng đắn. - Việc công sổ chi tiết và sổ Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 23
- Khóa luận tốt nghiệp tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy đủ. Tính kịp thời Việc ghi sổ và cộng sổ Kiểm tra tính đầy đủ và TSCĐ được thực hiện kịp kịp thời của việc ghi chép. thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo kế toán của DN. Phân lại và trình bày - Doanh nghiệp có quy định - Phỏng vấn những người về việc phân loại chi tiết có trách nhiệm để tìm hiểu TSCĐ phù hợp với yêu cầu quy định phân loại TSCĐ quản lý trong DN. - Các quy định về trình tự - Kiểm tra hệ thống tài ghi sổ các nghiệp vụ liên khoản và sự phân loại sổ quan đến TSCĐ từ sổ chi sách kế toán. tiết đến sổ tổng hợp. - Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB. Bước 2:Thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết Thủ tục phân tích Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết số dư, tình hình tăng giảm trong kỳ, KTV cần đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái, các bảng tổng hợp, chi tiết để đảm bảo khớp đúng với số liệu ghi trên sổ. Sau đó KTV cần thu thập lập ra một bảng phân tích trong đó liệt kê số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng giảm trong kỳ, để từ đó tính ra số dư cuối kỳ. Số dư đầu kỳ sẽ được kiểm tra thông qua việc đối chiếu với các tài liệu kiểm toán năm trước. đối với các tài sản tăng giảm trong năm, KTV sẽ thu thập thêm bằng chứng chi tiết về các khoản giảm này. Việc thực hiện thủ tục phân tích đối với TSCĐ thông thường cũng được thực hiện thông qua việc tính toán và phân tích một số tỷ suất tài chính sau: - Tỷ trọng giữa TSCĐ và tổng tài sản nhằm so sánh với số liệu chung của ngành, phát hiện ra các biến dộng bất thường cần được giải thích. - So sánh tỉ lệ tổng chi phí khấu hao TSCĐ so với tổng nguyên giá TSCĐ của năm nay so với các năm trước nhằm nhận định, tìm hiểu sai sót có thể có khi tiến hành tính số khấu hao tại kỳ kiểm toán. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 24
- Khóa luận tốt nghiệp - So sánh tỷ lệ khấu hao lũy kế với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước nhằm phát hiện khả năng khấu hao lũy kế của đơn vị phản ánh không chính xác. - So sánh tổng giá trị tài sản tăng giảm năm nay với năm trước xem có sự chênh lệch lớn, tìm ra nguyên nhân. - So sánh tỷ lệ tổng nguyên giá TSCĐ với giá trị tổng sản lượng của các năm trước để tìm kiếm các TSCĐ không sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã được thanh lý nhượng bán nhưng không ghi sổ. Thủ tục kiểm tra chi tiết Việc kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐ hữu hình chủ yếu tập trung vào những nghiệp vụ có nhiều nghi vấn như: giá trị nghiệp vụ lớn, so sánh số liệu không phù hợp với thực tế, thiếu các chứng từ liên quan. Mục tiêu của thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tài sản cố định là tìm ra những điểm bất hợp lý, sai số trong tính toán, hạch toán sai quy định Kiểm tra chi tiết tăng, giảm TSCĐ Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình kiểm toán TSCĐ. Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này có tác động và ảnh hưởng lâu dài đến các BCTC của đơn vị. Các sai phạm trong việc ghi chép nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ không những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCĐKT mà còn ảnh hưởng trọng yếu đến các BCTC khác như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ hữu hình được thực hiện phù hợp với các mục tiêu kiểm toán cụ thể như sau: Bảng 1.2: Thủ tục kiểm tra chi tiết tăng giảm Tài sản cố định Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm tra chi tiết Các vấn đề lưu ý - Đảm bảo cho các - So sánh tổng nguyên giá - KTV phải có hiểu biết nghiệp vụ tăng, TSCĐ tăng năm nay so với các đầy đủ, sâu sắc về hoạt giảm được phê năm trước. động sản xuất kinh chuẩn đúng đắn - Đánh giá tính hợp lý của các doanh và tình hình thực nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ với tế của doanh nghiệp. tình hình hoạt động thực tế của đơn vị (khả năng, công suất máy móc thiết bị điện có, nhu Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 25
- Khóa luận tốt nghiệp cầu máy móc thiết bị, mức độ cũ mới của máy móc thiết bị ) - Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua, bán của các TSCĐ tăng giảm trong kỳ - Đảm bảo cho các - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ - Các thử nghiệm này sẽ nghiệp vụ TSCĐ là và hợp pháp của các chứng từ được thực hiện ở quy có căn cứ hợp lý liên quan đến nghiệp vụ tăng, mô tương đối lớn khi hệ giảm TSCĐ ( hóa đơn mua, thống KSNB của đơn vị biên bản giao nhận TSCĐ, tài được đánh giá là yếu liệu quyết toán vốn đầu tư, ) (Rủi ro kiểm soát cao). - Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ, tài liệu với kiểm tra vật chất thực tế TSCĐ. - Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài liệu liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử - Đảm bảo sự đánh - Kiểm tra tính đúng đắn, phù - Phải nắm vững các giá đúng đắn, hợp hợp và nhất quán của các chính nguyên tắc, quy định về lý của nghiệp vụ sách xác định nguyên giá TSCĐ đánh giá TSCĐ. TSCĐ mà doanh nghiệp áp dụng. - Mức độ khảo sát phụ - Đối chiếu số liệu trên các thuộc vào việc đánh giá chứng từ pháp lý liên quan đến hệ thống KSNB. tăng, giảm TSCĐ ( hóa đơn, hợp đồng thuê TS, các chứng từ vận chuyển, lắp đặt, biên bản giao nhận ) - Tính toán lại nguyên giá TSCĐ trên cơ sở các chứng từ đã kiểm tra - Đảm bảo cho việc - Kiểm tra chính sách phân loại - Mục tiêu này thường phân loại và hạch và sơ đồ hạch toán TSCĐ của được kết hợp khi kiểm Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 26
- Khóa luận tốt nghiệp toán đúng đắn các doanh nghiệp, đảm bảo sự hợp toán tính đầy đủ và việc nghiệp vụ TSCĐ lý và phù hợp với các quy định tính toán, đánh giá hiện hành. TSCĐ - Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ để kiểm tra việc phân loại, xem xét bút toán ghi sổ và các sổ kế toán - Đảm bảo cho việc - Đối chiếu các chứng từ tăng, - Đây là một trong các hạch toán đầy đủ, giảm TSCĐ ( hóa đơn, biên bản mục tiêu quan trọng đúng kỳ các nghiệp giao nhận, ) với các sổ kế nhất của kiểm toán vụ TSCĐ toán chi tiết TSCĐ nhằm đảm TSCĐ bảo việc hạch toán không bị bỏ sót. - Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ, hoặc ghi nhận TSCĐ thành các khoản khác ( chi phí trả trước, chi phí XDCB ) - Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ tăng, giảm TSCĐ với ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ này ( đặc biệt đối với các nghiệp vụ phát sinh cuối các niên độ kế toán và đầu niên độ sau). - Đảm bảo sự cộng - Đối chiếu số liệu giữa các sổ dồn (tính toán tổng chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng hợp) đúng đắn các kê với nhau và với sổ cái tổng nghiệp vụ TSCĐ hợp. và đầu tư dài hạn - Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán TSCĐ với kết quả kiểm tra thực tế TSCĐ. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 27
- Khóa luận tốt nghiệp Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ thường kết hợp với quá trình kiểm tra chi tiết số dư của các khoản TSCĐ. Quy mô các khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ phụ thuộc vào tính trọng yếu, mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị mà KTV đã đánh giá, cũng như kinh nghiệm và kết quả kiểm toán các niên độ trước (nếu có). Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ: - Với số dư đầu kỳ: Nếu khoản mục TSCĐ hữu hình đã được kiểm toán năm trước hoặc đã khẳng định là chính xác thì không phải kiểm tra. Trong trường hợp ngược lại, KTV phải chia số dư đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐ và đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dư. - Với số dư cuối kỳ: dựa trên cơ sở số dư đầu kỳ và nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ của doanh nghiệp để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp. trong quá trình kiểm kê cần chọn mẫu một vài TSCĐ ở sổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trong thực tế. Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính, nghĩa là việc xác định chi phí phải trích hàng năm là một sự ước tính chứ không phải là chi phí thực tế phát sinh. Mức khấu hao phụ thuộc vào 2 nhân tố là nguyên giá và thời gian trích khấu hao. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540: “KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán một cách thích hợp về các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính. Trích KH TSCĐ là một trong những ước tính kế toán cần được kiểm tra”. Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán khấu hao là xem xét việc đánh giá, phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý và theo đúng quy định chưa? Để đáp ứng mục tiêu này, KTV cần xem xét phương pháp tính khấu hao và mức khấu hao đã trích để xác định xem: - Phương pháp và thời gian trích khấu hao có tuân thủ theo quy định hiện hành không? - Thời gian tính khấu hao đã đăng ký có được áp dụng nhất quán hay không? - Việc tính khấu hao có chính xác? Chương trình kiểm toán chi phí khấu hao có thể khái quát qua bảng sau: Bảng 1.3: thực hiện kiểm tra chi tiết với khấu hao TSCĐ Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 28
- Khóa luận tốt nghiệp Công việc Phương thức thực hiện 1. Kiểm tra lại các chính - xem xét các phương pháp sử dụng có phù hợp sách khấu hao mà đơn vị với các quy định hay không? đang áp dụng - Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có sự xét duyệt của cấp có thẩm quyền hay không? 2. Thu thập, xây dựng - So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm bảng phân tích tổng quát trước về khấu hao - So sánh tổng số khấu hao tăng giảm với số ghi trên sổ cái - So sánh tổng số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết và trên sổ cái. 3. Kiểm tra mức khâu - So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành với hao năm trước. So sánh số phát sinh có của TK214 với chi phí khấu hao ghi trên các TK chi phí. - Xem xét phương pháp tính khấu hao mà đơn vị đang sử dụng, tính nhất quán trong việc áp dụng phương pháp tính khấu hao. - Chú ý đến nghiệp vụ mà thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi. DN cần phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình trên cơ sở giá trị còn lại và thời gian còn lại. 4. Xem xét lại các văn bản mới nhất có liên quan đến việc điều chỉnh mức khấu hao. Qua đó xem xét lại việc áp dụng tỷ lệ và mức khấu hao cho phù hợp. Kiểm tra chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu Mục tiêu của việc kiểm tra này nhằm xác định các khoản chi phí nào sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ hoặc tính vào chi phí của niên độ. KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc ghi nhận chi phí thông qua việc xác định xem khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó hay không? Nếu phát hiện chi phí phát sinh không thoản mãn điều kiện này thì phải được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ bao gồm: các khoản chi Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 29
- Khóa luận tốt nghiệp phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo đối với TSCĐ. Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét đến hai loại hình sau: - Sửa chữa lớn nhằm cải tạo, nâng cấp nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ cho TSCĐ. Với loại hình này, phát sinh được vốn hóa tức là ghi tăng nguyên giá TSCĐ. - Sửa chữa lớn nhằm phục hồi năng lực hoạt động của TSCĐ. Chi phí này sẽ được hạch toán vào chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong loại chi phí này lại được chia thành hai loại nhỏ: Sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. KTV tiến hành xem xét việc tiến hành quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định. Kiểm tra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn thuần và chi phí sửa chữa nâng cấp TSCĐ. Cuối cùng có thể lập ra một bảng phân tích chi phí phát sinh hàng tháng rồi đối chiếu với số phát sinh năm trước. Bất cứ chênh lệch trọng yếu nào giữa các tháng trong 2 năm đều cần được làm rõ. 1.2.3.3 Kết thúc kiểm toán Sau khi công việc ở 2 giai đoạn trên được thực hiện cần thiết phải tổng hợp kết quả và phát hành báo cáo kiểm toán. Những nội dung chủ yếu ở giai đoạn này gồm: soát xét lại hồ sơ kiểm toán, soát xét những sự kiện phát sinh sau; đánh giá bằng chứng và tổng hợp kết quả kiểm toán; phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Soát xét lại hồ sơ kiểm toán Sau khi hoàn tất công việc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán thường soát xét lại toàn bộ giấy tờ làm việc mà các kiểm toán viên đã thực hiện. Công việc soát xét giấy tờ làm việc nhằm đảm bảo quá trình kiểm toán các phần hành, khoản mục được thực hiện theo đúng kế hoạch, chương trình kiểm toán và tuân thủ theo đúng Chuẩn mực kiểm toán. Từ đó, chứng minh các kết luận trong Báo cáo kiểm toán, mục tiêu kiểm toán đối với các khoản mục và phần hành được thoả mãn. Trường hợp, trong quá trình soát xét lại giấy tờ làm việc nếu trưởng nhóm kiểm toán phát hiện ra những sai sót trong các giấy tờ làm việc, một số vấn đề mới phát sinh có ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ thảo luận với các kiểm toán viên trong nhóm và yêu cầu các kiểm toán viên làm lại phần kiểm toán đó, thảo luận và bổ sung nhằm hoàn thiện. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 30
- Khóa luận tốt nghiệp trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến khi hoàn thành Báo cáo kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiêp, KTV có trách nhiệm xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC. Để thu thập các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ KTV có thể sử dụng các thủ tục sau: - Phỏng vấn Ban quản trị, trao đổi với Ban giám đốc khách hàng để xác định những sự kiện liên quan đến các TSCĐ hữu hình xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. - Xem xét lại các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC như biên bản họp Hội đồng đồng quản trị , họp Đại hội cổ đông, họp Ban giám đốc. - Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC. - Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC như biên bản kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng. - Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá là trọng yếu. - Xem xét những TSCĐ hữu hình không sử dụng và được bán sau ngày khóa sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách. Đánh giá bằng chứng và tổng hợp kết quản kiểm toán Việc đánh giá của KTV về sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào: - Tính chất nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của khoản mục TSCĐ hữu hình và các nghiệp vụ liên quan. - Hệ thống kế toán hệ thống KSNB và sự đáng giá về rủi ro kiểm soát đối vứi chu kì. - Kinh nghiệm của KTV về kiểm toán khoản mục của chu kì trong những lần kiểm toán trước. - Kết quá của các thủ tục kiểm toán, kể cả sai sót và gian lận đã được phát hiện. - Nguồn gốc và độ tin cậy của tài liệu thông tin. Sau khi đánh giá các bằng chứng đã thu thập được, KTV phải đưa ra ý kiến rằng các chỉ tiêu của khoản mục TSCĐ hữu hình trên BCTC có đảm bảo tính trung thực hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu không, các mục tiêu của kiểm toán có thỏa mãn không. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 31
- Khóa luận tốt nghiệp Phát hành BCKT và thư quản lý Việc phát hành BCKT và thư quản lý nhằm mục đích đảm bảo cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các CMKiT VN; các bằng chứng kiểm toán thích hợp đã được thu thập đầy đủ phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán của các phần hành, KTV đưa ra ý kiến xác nhận vê tính trung thực hợp lý của BCTC cũng như việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành trên BCKT. Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán đối với BCTC đã được kiểm toán có thể là một trong bố loại sau: ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến. Cùng với việc phát hành BCKT, KTV có thể phát hành thư quản lý để đưa ra các kiên nghị nhằm giúp đỡ khách hàng chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán xây dượng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Thư quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể, gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó. Sau khi cuộc kiêm toán kết thúc, KTV vẫn phải có trách nhiệm xem xét các sự kiện có thể xảy ra sau khi phát hàng BCKT đối vơi BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ hữu hình nói riêng. Khi KTV nhận thấy hoặc được doanh nghiệp thông báo rằng có sự kiện xảy ra sau ngày kí BCKT có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, thì KTV phải cân nhắc có nên sửa lai BCKT hay không. Trong trường hợp này KTV phải trao đổi với Ban giám đốc khách hàng và có biện pháp thích hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể. 1.3 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán sử dụng trong kiểm toán BCTC về Tài sản cố định Theo như Thông tư 214/2012 của bộ tài chính ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán mới. Bắt đầu áp dụng từ năm tài chính 2014 1. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1- Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1). 2. Chuẩn mực số 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 3. Chuẩn mực số 210- Hợp đồng kiểm toán. 4. Chuẩn mực số 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 32
- Khóa luận tốt nghiệp 5. Chuẩn mực số 230- Tài liệu, hồ sơ kiểm toán. 6. Chuẩn mực số 240- Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. 7. Chuẩn mực số 250- Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chính. 8. Chuẩn mực số 260- Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán. 9. Chuẩn mực số 265- Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. 10. Chuẩn mực số 300- Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính. 11. Chuẩn mực số 315- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị. 12. Chuẩn mực số 320- Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. 13. Chuẩn mực số 330- Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá. 14. Chuẩn mực số 402- Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài. 15. Chuẩn mực số 450- Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán. 16. Chuẩn mực số 500- Bằng chứng kiểm toán. 17. Chuẩn mực số 501- Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt. 18. Chuẩn mực số 505- Thông tin xác nhận từ bên ngoài. 19. Chuẩn mực số 510- Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu kì. 20. Chuẩn mực số 520- Thủ tục phân tích 21. Chuẩn mực số 530- Lấy mẫu kiểm toán. 22. Chuẩn mực số 540- Kiểm toán các ước tính kế toán (bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan). 23. Chuẩn mực số 550- Các bên liên quan. 24. Chuẩn mực số 560- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán. 25. Chuẩn mực số 570- Hoạt động liên tục. 26. Chuẩn mực số 580- Giải trình bằng văn bản. 27. Chuẩn mực số 600- Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn (kể cả công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên). Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 33
- Khóa luận tốt nghiệp 28. Chuẩn mực số 610- Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ. 29. Chuẩn mực số 620- Sử dụng công việc của chuyên gia. 30. Chuẩn mực số 700- Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. 31. Chuẩn mực số 705- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. 32. Chuẩn mực số 706- Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. 33. Chuẩn mực số 710- Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh. 34. Chuẩn mực số 720- Các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 35. Chuẩn mực số 800- Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt. 36. Chuẩn mực số 805- Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính. 37. Chuẩn mực số 810- Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 34
- Khóa luận tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong Kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – Chi nhánh Hải Phòng thực hiện 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – chi nhánh Hải Phòng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Thông tin khái quát Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh Trụ sở chính Hà Nội: Tần 9, tòa nhà AC, ngõ 78, Phố Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3 795 8705 Fax : (84-4) 3 795 8677 Chi nhánh Hải Phòng: Tầng 7, Tòa nhà Hải Quân, số 5, Đường Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Trang web chính thức: Điện thoại : (84-31) 3842 430 Fax :(84-31) 3842 433 Email : vaaco@hn.vnn.vn Mã số thuế : 0200511555-001 Tài khoản VND: 10923079384.010 Tại ngân hàng: Chi nhánh TECHCOMBANK Hải Phòng Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh là một thành viên của hiệp hội hành nghề kiểm toán việt nam VAPCA Chính sách hoạt động của VietAnh: Tuân thủ nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu; phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và các Quy định về kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam. 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh (gọi tắt là "VietAnh") được thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn SUP (được thành lập và hoạt động từ năm 2008) với Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Việt Nam VAAC (Được thành lập và hoạt động từ năm 2003). Tháng 10 năm 2013, Công ty TNHH Kiểm toán Apec đã sáp nhập vào Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh. Tiền thân của công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh là Công ty TNHH Kiểm Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 35
- Khóa luận tốt nghiệp toán và Kế toán Việt Nam (VAAC) Dưới đây là một số nét chính về quá trình hình thành và phát triển của công ty: Tháng 01/2003: VAAC (Công ty Kiểm toán đầu tiên ở Hải Phòng) được thành lập với cơ cấu nhỏ gọn bao gồm 5 thành viên với 01 phòng nghiệp vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Tháng 11/2004: VAAC mở rộng quy mô hoạt động và bổ nhiệm thêm 01 phó giám đốc Tháng 10/2006: VAAC tiếp tục mở rộng quy mô và phát triển thêm một phòng nghiệp vụ Kiểm toán xây dựng cơ bản và phòng tư vấn tài chính và đào tạo. Đồng thời Công ty cũng đã có đủ số lượng nhân viên có chứng chỉ thẩm định giá để cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp. Tháng 01/2007: Công ty chuyển trụ sở về Số 5 Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Tháng 10/2007: Thực hiện đăng ký kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Tháng 08/2009: Tiếp tục mở rộng quy mô Công ty và bổ nhiệm thêm 01 phó giám đốc. Sau 8 năm hoạt động VAAC không ngừng lớn mạnh về quy mô và chất lượng dịch vụ với mức tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm khoảng 50%. Dịch vụ của Công ty ngày càng đa dạng và đội ngũ nhân viên liên tục được bổ sung và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, VAAC đã được Thành phố Hải Phòng tặng bằng khen đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm toán trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong 05 năm từ 2003 -2007. Ông Tạ Văn Việt - Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty cũng được thành phố Hải Phòng tặng bằng khen đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm toán trên địa bàn thành phố trong 05 năm. Tháng 9/2010: Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn SUP và Công ty TNHH kiểm toán và Kế toán Việt Nam thực hiện sáp nhập để hình thành nên Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh (VAACO). Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn SUP được thành lập với 4 thành viên đều là các managers của Deloitte Việt Nam. Công ty tập trung vào 02 mảng dịch vụ đó là kiểm toán báo cáo tài chính và tư vấn & đào tạo. Tháng 05/2009: Vào shortlist các công ty kiểm toán được cung cấp dịch vụ Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 36
- Khóa luận tốt nghiệp kiểm toán cho các dự án do ADB tài trợ. Tháng 6/2010: Mở rộng quy mô hoạt động bằng việc thành lập thêm một bộ phận tư vấn kế toán và tư vấn thuế. Tuy mới đi vào hoạt động được 02 năm nhưng SUP đã khẳng định được vị thế của mình thông qua việc liên tiếp được bổ nhiệm cung cấp dịch vụ kiểm toán cho nhiều khách hàng lớn là các tổng công ty nhà nước như VINATABA cũng như các dự án lớn do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) tài trợ. Công ty đã cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ cũng như đào tạo về các chuyên đề kế toán, tài chính chuyên sâu cho nhiều tập đoàn lớn như: Prime Group, VINATABA, Tháng 10/2013 Công ty TNHH Kiểm toán Apec sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh. Sự sáp nhập này đã tạo ra một công ty Kiểm toán lớn mạnh về quy mô hoạt động, đa dạng về dịch vụ cung cấp và đông đảo về đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp ở nhiều lĩnh vực hoạt động. Mục tiêu của Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh là cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng bằng phương pháp làm việc chuyên nghiệp và sự hiểu biết sâu rộng về các ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động cũng như hành lang pháp lý của Việt Nam. Việt Anh trợ giúp khách hàng đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, phát huy mọi tiềm lực để tạo ra những giá trị vượt trội. 2.1.2 Các loại hình dịch vụ công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh cung cấp cho khách hàng Kiểm toán độc lập và các dịch vụ đảm bảo Công ty mang đến cho khách hàng những dịch vụ sau: Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên Kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước Soát xét và chuyển đổi báo cáo tài chính theo hệ thống Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán của Việt Nam sang Chuẩn mực kế toán Quốc tế Soát xét báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Tư vấn kiểm soát nội bộ Công ty cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác nhau về kiểm toán nội Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 37
- Khóa luận tốt nghiệp bộ và kiểm soát nội bộ như: Tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ Tư vấn thiết lập và phát triển bộ phận kiểm toán nội bộ Thực hiện hay kết hợp với kiểm toán viên nội bộ của doanh nghiệp để thực hiện các chức năng về kiểm toán nội bộ cho doanh nghiệp. Cung cấp các chương trình đào tạo và hướng dẫn thực hành về kiểm toán nội bộ cho các kiểm toán viên nội bộ của khách hàng, chia sẻ kinh nghiệm thực tế để các kiểm toán viên có thể nhanh chóng thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định, đánh giá và phát triển các chính sách và thủ tục kiểm soát cũng như môi trường thông tin. Các dịch vụ gia tăng khác như: Hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh Quản lý hợp đồng Soát xét hệ thống quản trị doanh nghiệp Kiểm tra tính tuân thủ. Tư vấn kế toán Công ty đang cung cấp những dịch vụ tư vấn kế toán cho DN như sau: Hướng dẫn lập và quản lý chứng từ kế toán Hướng dẫn và thực hiện ghi sổ sách kế toán Hướng dẫn lập báo cáo tài chính Tư vấn xây dựng hệ thống kế toán và tổ chức bộ máy kế toán thích hợp Tư vấn xây dựng hệ thống báo cáo quản trị thích hợp Tư vấn xây dựng phần mềm kế toán Cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu của khách hàng Tư vấn tài chính Dịch vụ của Công ty bao gồm: Tư vấn mua bán và hợp nhất doanh nghiệp Dịch vụ định giá doanh nghiệp Dịch vụ soát xét đặc biệt Soát xét cơ cấu vốn đầu tư trong doanh nghiệp Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp Tư vấn về hệ thống quản trị doanh nghiệp. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 38
- Khóa luận tốt nghiệp Tư vấn thuế Dịch vụ của Công ty bao gồm: Tư vấn về các luật thuế hiện hành, cũng như đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế Quản lý rủi ro về thuế Dịch vụ về đăng ký thuế Soát xét về thuế và nộp hồ sơ tuân thủ Dịch vụ kê khai thuế Soát xét tờ khai thuế do khách hàng tự lập Đánh giá các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng kinh tế hoặc các quyết định tài chính Đánh giá các ảnh hưởng của thuế đối với các xử lý kế toán Hỗ trợ quyết toán thuế Dịch vụ khiếu nại thuế, hoàn thuế đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế và tôn trọng pháp luật Nhà nước đã ban hành. Dịch vụ tư vấn thuế trọn gói. Dịch vụ định giá Công ty đã cung cấp các dịch vụ sau: Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Xác định giá trị tài sản góp vốn liên doanh, liên kết Định giá tài sản cho mục đích chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản. Phát triển nguồn nhân lực Công ty tập trung vào một số dịch vụ đào tạo về kế toán, và tài chính doanh nghiệp sau: Đào tạo và hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam và Quốc tế Đào tạo về các quy định hiện hành về thuế tại Việt Nam Hướng dẫn thực hành kế toán quản trị doanh nghiệp Hướng dẫn thực hành về quản lý tài chính doanh nghiệp Hướng dẫn thực hành về hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp và kiểm toán nội bộ. Đặc biệt Công ty có các khóa đào tạo chuyên sâu trong một số chuyên đề cụ thể như: hợp nhất báo cáo tài chính, phân tích lưu chuyển tiền tệ và quản lý dòng tiền, phân tích báo cáo tài chính, quản lý rủi ro tài chính, Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 39
- Khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh các dịch vụ đào tạo Công ty cũng trợ giúp khách hàng trong quá trình lập kế hoạch lao động và tuyển dụng lao động. Cụ thể, Công ty trợ giúp khách hàng Xây dựng kế hoạch lao động dựa trên kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng Xây dựng chính sách đãi ngộ lao động hợp lý để phát huy tối đa tiềm năng nhân viên Hỗ trợ khách hàng trong quá trình phỏng vấn và tuyển dụng lao động trong lĩnh vực tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 2.1: sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Hội đồng thành viên Ban tổng giám đốc Giám đốc kiểm toán Giám đốc Marketing Phòng Phòng Ban Phòng Phòng Phòng kiểm toán kiểm kiểm đào tạo tư vấn kế toán đ ộc lập và toán soát chất và tư kế toán và hành dịch vụ XDCB lượng vấn tài và tư chính đảm bảo chính vấn thuế tổng hợp Trong đó: - Phòng kiểm toán độc lập và dịch vụ đảm bảo: cung cấp các dịch vụ của kiểm toán độc lập như: Kiểm tra BCTC thường niên, kiểm toán BCTC cho mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế, soát xét và chuyển đổi BCTC theo hệ thống Chuẩn mực kết toán và Chế độ kế toán của Việt Nam sang Chuẩn mực kế toán Quốc tế - Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản: cung cấp dịch vụ kiểm toán trong xây dựng nhằm xác nhận đối với Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo NHTM về chất Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 40
- Khóa luận tốt nghiệp lượng và tiến độ tin cậy các thông tin về rủi ro và việc chấp hành Pháp luật của Nhà nước và các quy định của Ngân hàng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nội ngành từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến lúc kết thúc đưa công trình vào khai thác, sử dụng. - Ban kiểm soát chất lượng: là bộ phận sử dụng một hệ thống chính sách và biện pháp để nắm bắt và điều hành hoạt động kiểm toán đạt chuẩn mực chung, hỗ trợ các phòng kiểm toán nghiệp vụ trong công ty, đảm bảo cho kiểm toán viên của mình tuân thủ đúng các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành và các chuẩn mực chất lượng đã đặt ra, nhằm tạo ra những sản phẩm kiểm toán đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Kiểm soát chất lượng được thực hiện trong toàn bộ quá trình kiểm toán của một cuộc kiểm toán, do nhiều cấp độ kiểm toán tiến hành, với nhiều phương pháp kiểm soát khác nhau. - Phòng đào tạo và tư vấn tài chính: Cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập và các dịch vụ đảm bảo; tư vấn kiểm soát nội bộ; tư vấn kế toán cho các công ty khách hàng theo hợp đồng . - Phòng tư vấn kế toán và thuế: Cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán; tư vấn thuế theo hợp đồng hoặc theo hình thức hỏi đáp trong bảng tin về các quy định kế toán hiện hành được công ty cập nhật liên tục. - Phòng kế toán và hành chính tổng hợp: làm các công việc hành chính, kế toán trong công ty như liên hệ khách hàng, sắp xếp lịch đi kiểm toán, chuẩn bị phương tiện di chuyển cho các nhóm đi khách hàng, làm công tác kế toán tổng hợp 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Chuẩn mực và chế độ áp dụng Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy. Hình thức sổ sách kế toán: Nhật kí chung. Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), được lập dựa trên các nguyên tắc kế toán phù hợp với quy định của Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 41
- Khóa luận tốt nghiệp pháp lý có liên quan. Kì kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND) Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kì: Bình quân cả kì dự trữ. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đương thẳng 2.1.5 Bộ máy kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh Phòng kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh đứng đầu là trưởng phòng sau đó đến phó phòng và các trợ lý kiểm toán. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kiểm toán Trưởng phòng Phó phòng Trưởng nhóm Trợ lý kiểm toán Trưởng phòng là người chịu tránh nhiệm lập kế hoạch và điều hành hoạt động của phòng kiểm toán: - Khảo sát tình hình khách hàng và đưa ra mức phí kiểm toán. - Lập kế hoạch và phân công nhân lực. - Trực tiếp điều hành các hợp đồng kiểm toán có quy mô lớn, phúc tạp có tính rủi ro cao. - Rà soát báo cáo kiểm toán trước khi trình giám đốc kí duyệt. Phó phòng: Hỗ trợ trưởng phòng trong việc phân công nhân lực thực hiện hợp đồng kiểm toán và điều hành phòng kiểm toán. Trưởng nhóm: chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán, phân công và hướng dẫn các trợ lý thực hiện các hợp đồng kiểm toán. Trợ lý kiểm toán thực hiện công việc theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của trưởng nhóm. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 42
- Khóa luận tốt nghiệp 2.2 Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong Kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh – Chi nhánh Hải Phòng Thực hiện 2.2.1 Giới thiệu chung về khách hàng 2.2.1.1 Giới thiệu chung Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối được đổi tên từ Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối theo Quyết định số 355/QĐ-TĐDMVN ngày 20/8/2014 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, có tư cách pháp nhân không đầy đủ theo pháp luật Việt Nam. Giấy đăng ký kinh doanh đơn vị kinh tế trực thuộc (hạch toán kinh tế phụ thuộc) số 316934 ngày 06/8/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp. Chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 01/01/2006. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thay đổi lần thứ nhất ngày 17/11/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp. Theo Quyết định số 5151/QĐ-BCT ngày 07/10/2011 của Bộ Công thương về việc cổ phần hoá Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam, ngày 21/02/2012, Tập đoàn Dệt may Việt Nam có Quyết định số 67/QĐ-TĐDMVN về việc thành lập tổ giúp việc Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là 31/12/2011. Theo Quyết định số 4373/QĐ-BCT ngày 28/6/2013 của Bộ Công thương về việc xác định giá trị Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam thuộc Bộ Công thương để cổ phần hóa và Thông báo số 745/TĐDMVN-ĐM&PTDN ngày 14/8/2013 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam về việc thông báo giá trị doanh nghiệp, giá trị thực tế của Chi nhánh tại 31/12/2011 là 76.063.271.727 VND, trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 36.328.252.978 VND. Chi nhánh đã điều chỉnh theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp vào số liệu tại ngày 01/01/2012 và trích khấu hao tài sản cố định dựa trên nguyên giá đã đánh giá lại từ 01/01/2012. - Loại hình sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước - Sở hữu doanh nghiệp: Vốn đầu tư của chủ sở hữu của Trung tâm được hình thành từ nguồn vốn cấp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và vốn tài trợ ODA. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 43
- Khóa luận tốt nghiệp - Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Trụ sở chính của Chi nhánh: Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B, Xã Nghĩa Hiệp, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. 2.2.1.2 Tổ chức công tác kế toán - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND). - Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), được lập dựa trên các nguyên tắc kế toán phù hợp với quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. 2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.2.1Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Đây là công việc chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm toán được công ty Việt Anh thực hiện nhằm xác định có thể tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ hay thực hiện một hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới. Trên cơ sở đó KTV sẽ xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Hàng năm, Công ty Việt Anh đều tiến hành gửi thư chào đến tất cả các khách hàng để giới thiệu về những dịch vụ mà công ty cung cấp, đồng thời dựa vào đó để thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. Trước khi kí kết hợp đồng, KTV phải thu thập những thông tin chung nhất và khách hàng như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, cơ cấu bộ máy quản lý, chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Trung tâm Xử lý nước thải KCN Dệt may Phố Nốilà khách hàng cũ của công ty Việt Anh, năm 2014 là kiểm toán lần thứ 6 nên căn cứ vào hồ sơ kiểm toán năm trước cũng như tình hình kinh doanh của Trung tâm xử lý nước thải - KCN Dệt may Phố Nối, Công ty đánh giá rủi ro trung bình, chấp nhận hợp đồng kiểm toán và quyết định kí hợp đồng thực hiện kiểm toán BCTC cho năm 2014. 2.2.2.2 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán Đối với các cuộc kiểm toán, KTV cần đồng ý với khách hàng về những điều khoản trong hợp đồng trước khi tiến hành kiểm toán. Các điều khoản này được trình bày văn bản và được trao đổi với khách hàng. Hợp đồng kiểm toán được ký kết là thời điểm khởi đầu của cuộc kiểm toán, Công ty Việt Anh xem xét những Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 44
- Khóa luận tốt nghiệp yêu cầu của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và phân công lao động phù hợp cho cuộc kiểm toán. Số lượng, chất lượng của cuộc kiểm toán phụ thuộc vào độ phức tạp của công việc, quy mô của đơn vị khách hàng và yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Đoàn kiểm toán tại Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Trung tâm Xử lý nước thải KCN Dệt may Phố Nối này gồm 4 thành viên. Cuộc kiểm toán kết thúc năm sẽ được thực hiện trong 02 ngày, bắt đầu từ ngày 12/3/2015 đến hết ngày 13/3/2015 tại Văn phòng Chi nhánh. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH - Tên Ngày CNHP Người thực 19/02/ BTH Tên khách hàng: Chi nhánh Tập đoàn Dệt may hiện 14 Việt Nam - Trung tâm Xử lý nước thải KCN Dệt Người soát VHN may Phố Nối xét 1 Ngày kết thúc kỳ kế toán:31/12/2014 Người soát Nội dung: CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP xét 2 CỦA THÀNH VIÊN NHÓM KIỂM TOÁN Liên quan đến cuộc kiểm toán của Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Trung tâm Xử lý nước thải KCN Dệt may Phố Nốicho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2014, chúng tôi (những người ký tên dưới đây) cam kết rằng: 1. Chúng tôi đã đọc và nhất trí với kết luận tại Mẫu A270(soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV) 2. Chúng tôi đảm bảo tuân thủ các quy định về tính độc lập theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; 3. Chúng tôi cam kết rằng chúng tôi không có bất kỳ lợi ích tài chính trọng yếu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc nghĩa vụ nợ, quan hệ mật thiết nào gắn với đơn vị hoặc Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán; 4. Theo hiểu biết của chúng tôi, chúng tôi không nhận thấy bất cứ sự thỏa thuận kinh tế, dịch vụ chuyên môn cũng như sự liên kết nào trong quá khứ và hiện tại giữa chúng tôi và đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của chúng tôi. Thành viên nhóm Vị trí trong nhóm Chữ ký kiểm toán Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 45
- Khóa luận tốt nghiệp Vũ Hoài Nam Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán Bùi Thị Hường Chủ nhiệm kiểm toán/phó phòng KT Đỗ Thị Hiền Kiểm toán viên Nguyễn Văn Tùng Trợ lý kiểm toán viên 1 Bùi Thị Xuân Trợ lý kiểm toán viên 2 Hải Phòng ngày 20/2/2014 Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Trung tâm Xử lý nước thải KCN Dệt may Phố Nối 2.2.2.3 Thu thập thông tin khách hàng Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Sau khi đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, thiết lập và ký kết hợp đồng kiểm toán cũng như thành lập đoàn kiểm toán , KTV tiến hành thu thập thông tin khách hàng. Để thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng, KTV phải kết hợp quan sát hoạt động kinh doanh phỏng vấn ban quản lý và thu thập các văn bản pháp lý như giấy thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư, điều lệ công ty, các BCTC, BCKT, các hợp đồng, cam kết quan trọng, Tất cả các thông tin thu thập trên sẽ được thể hiện trên giấy làm việc có chỉ mục số A310 – Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động. Tên khách hàng: Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối được đổi tên từ Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối theo Quyết định số 355/QĐ- TĐDMVN ngày 20/8/2014 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, có tư cách pháp nhân không đầy đủ theo pháp luật Việt Nam. Giấy đăng ký kinh doanh đơn vị kinh tế trực thuộc (hạch toán kinh tế phụ thuộc) số 316934 ngày 06/8/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp. Chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 01/01/2006. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thay đổi lần thứ nhất ngày 17/11/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp Ngành nghề kinh doanh và xu hướng của ngành nghề: - Ngành nghề kinh doanh: Xử lý nước thải công nghiệp. - Thị trường và cạnh tranh: Trung tâm thực hiện cung cấp dịch vụ cho các Công ty trong KCN Dệt may Phố Nối. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 46
- Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm ngành kinh doanh: - Trung tâm ký kết hợp đồng xử lý nước thải. - Ngày 20 hàng tháng, bộ phận kỹ thuật đi đo lưu lượng nước đã xử lý của từng khách hàng.Căn cứ vào đó, Công ty viết hóa đơn, ghi nhận doanh thu và thu tiền Kì kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng: Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), được lập dựa trên các nguyên tắc kế toán phù hợp với quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Báo cáo tài chính kèm theo không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận chung tại các nước khác ngoài Việt Nam. Các yếu tố áp dụng: - Trung tâm là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, lãi (lỗ) hoạt động kinh doanh được kết chuyển toàn bộ về Tập đoàn Dệt may Việt Nam qua công nợ nội bộ và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam. - Dịch vụ xử lý nước thải không chịu thuế giá trị gia tăng. - Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam. - Các thông tin khác: Theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp ngày 22/4/2013 (thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 31/12/2011), tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng 836.268.308 VND trong đó giá trị còn lại của TSCĐ được đánh giá tăng 813.996.908 VND và chi phí trả trước dài hạn (thiết bị và công cụ dụng cụ phụ vụ cho quản lý văn phòng) tăng 22.271.400 VND. Trung tâm đã thực hiện điều chỉnh hồi tố vào BCTC năm 2012. Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 47
- Khóa luận tốt nghiệp Tóm tắt các chế độ kế toán áp dụng Các chính sách kế toán áp dụng đối với các giao dịch quan trọng (doanh thu, hàng tồn kho, giá vốn ) - Doanh thu Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận trên cơ sở hóa đơn đã phát hành và người mua đã chấp nhận thanh toán. Đối với dịch vụ đã cung cấp nhưng chưa phát hành hóa đơn thì Công ty chưa ghi nhận doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính là lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ. - Thuế Trung tâm là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, lãi (lỗ) hoạt động kinh doanh được kết chuyển toàn bộ về Tập đoàn Dệt may Việt Nam qua công nợ nội bộ và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Dịch vụ xử lý nước thải không chịu thuế giá trị gia tăng. Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam. (1) Các loại ước tính kế toán (nguồn dữ liệu, tính hợp lý của các khoản dự phòng phải thu, dự phòng HTK, khấu hao, .): - Tài sản cố định hữu hình và khấu hao Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được xác định theo giá gốc, ngoại trừ một số tài sản được đánh giá lại theo Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp ngày 22/4/2013. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hình thành từ mua sắm và xây dựng chuyển giao là toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, dựa trên nguyên giá tài sản cố định được đánh giá lại theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp ngày 22/4/2013 và thời gian hữu dụng ước tính trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Thời gian tính khấu hao cụ thể của các loại tài sản như sau: Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 48
- Khóa luận tốt nghiệp Loại tài sản cố định Năm khấu hao Nhà cửa, vật kiến trúc 05 - 25 Máy móc thiết bị 05 - 10 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 03 (2) Kế toán giá trị hợp lý các tài sản, các khoản nợ phải trả và các giao dịch ngoại tệ; kế toán các giao dịch bất thường - Chi phí phải trả Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiền phải trả cho các hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ. Chi phí phải trả là tiền cước điện thoại, internet được ước tính dựa trên số tiền ghi trên hóa đơn phát hành trong tháng 01/2014 và tiền lương tháng thứ 13 chưa chi. (3) Các chính sách kế toán khác - Chi phí đi vay Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh. - Hàng tồn kho Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, trường hợp giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì hàng tồn kho được xác định theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí ước tính để hoàn thành và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Chi phí tài chính Chi phí tài chính bao gồm lãi tiền vay và lãi chậm nộp bảo hiểm. Cụ thể: + Lãi tiền vay được ghi nhận theo thực tế phát sinh trên cơ sở số tiền vay và lãi suất vay từng kỳ thực tế. + Lãi chậm nộp bảo hiểm được ghi nhận theo thông báo của cơ quan bảo hiểm xã hội. - Các khoản chi phí khác Chi phí trả trước ngắn hạn là chi phí than hoạt tính được phân bổ dần vào kết Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 49
- Khóa luận tốt nghiệp quả hoạt động kinh doanh trong vòng 03 tháng kể từ khi phát sinh. Chi phí trả trước dài hạn là chi phí cải tạo mái tôn nhà điều hành được phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong vòng 24 tháng kể từ khi phát sinh và giá trị của các công cụ dụng cụ đã phân bổ hết được đánh giá lại theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp ngày 22/4/2013 sẽ được phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh khi Tập đoàn Dệt may Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính. - Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm được hình thành từ nguồn vốn cấp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và nguồn vốn tài trợ ODA. Chênh lệch đánh giá lại tài sản theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp ngày 22/4/2013 và Thông báo số 745/TĐDMVN-ĐM&PTDN ngày 14/8/2013 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam về việc thông báo giá trị doanh nghiệp theo Quyết định số 4373/QĐ-BCT ngày 28/6/2013 của Bộ Công thương được phản ánh trên chỉ tiêu vốn đầu tư của chủ sở hữu. Trung tâm kết chuyển toàn bộ số lỗ của năm 2013 sang phải thu dài hạn nội bộ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, số tiền là 13.276.791.263 VND. (4) Các quy định mới về kế toán, hoặc mới có hiệu lực (nếu có) - Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính và Quyết định số 1173/QĐ-BTC ngày 21/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. (5) Các thay đổi chính sách kế toán (nếu có): Không có 2.2.2.4 Phân tích sơ bộ BCTC Sau khi có được các giấy tờ cần thiết, KTV tiến hành phân tích sơ bộ đối với khoản mục TSCĐ nhằm xác định các thủ tục kiểm toán trọng tâm và khoanh vùng có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Qua kiểm tra, KTV nhận thấy TSCĐ hữu hình của công ty trong năm tăng 800.000.000 VNĐ, không phát sinh giảm TSCĐ.Trong kỳ có phát sinh các TSCĐ hữu hình đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng tại doanh nghiệp. Do công ty mẹ Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang trong quá trình cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, đánh giá lại tài sản nên có thể phát công ty chưa tính đúng khấu hao theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp. 2.2.2.5 Đánh giá mức trọng yếu Đánh giá mức trọng yếu là bước rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm Bùi Thị Hồng Hạnh - QT1501K 50