Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại tài chính Hải Âu - Nguyễn Sĩ Tân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại tài chính Hải Âu - Nguyễn Sĩ Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bao_cao_ket_q.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại tài chính Hải Âu - Nguyễn Sĩ Tân
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu LỜI MỞ ĐẦU Bƣớc vào giai đoạn phát triển với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới và Trong cơ chế thị trƣờng nhƣ hiện nay đặc biệt là sau khi nƣớc ta gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) với sự cạnh tranh gay gắt về mọi mặt đòi hỏi các chủ thể kinh tế ngoài vốn tự có phải biết huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Các thông tin tài chính không chỉ là mối quan tâm của các nhà đầu tƣ mà còn là mối quan tâm của các chủ doanh nghiệp, nhà cung cấp, cơ quan nhà nƣớc Mỗi đối tƣợng lại quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp dƣới nhiều góc độ khác nhau, song họ đều hƣớng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán Nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu đó thì việc đi sâu tìm hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một cách hữu hiệu nhất. Nằm trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong bốn báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của tất cả các hoạt động có trong doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin nắm bắt đƣợc thực trạng tài chính của doanh nghiệp, xác định đƣợc nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép đánh giá đƣợc kết quả cũng nhƣ trình độ quản lý và sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm tận dụng tối đa thế mạnh và hạn chế những mặt còn yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của những nhiệm vụ trên, sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu em xin lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu”, để tiến hành phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 1
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài khoá luận của em đƣợc chia thành 3 chƣơng. Chƣơng 1: Lý luận chung về công tác lập và phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Nội dung phần này nhằm giới thiệu một cách cơ bản về báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đồng thời nêu lên những khái niệm. nội dung, vai trò, ý nghĩa của viêc lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chƣơng 2: Thực trạng công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty thƣơng mại tài chính Hải Âu. Bên cạnh việc khái quát về công ty, nội dung chính của phần này là đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ kinh doanh 2009. Chƣơng 3: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty thƣơng mại tài chính Hải Âu. Phần này là một số giải pháp của bản thân em sau khi đã đi sâu tìm hiểu thực tế công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu. Do còn hạn chế về trình độ và điều kiện thu thập tài liệu, nên bài khoá luận của em sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp chỉ bảo để bài khoá luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Thông qua bài viết em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo trực tiếp và tận tình của cô giáo Bùi Thị Chung đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 2
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGIỆP 1. LÝ LUẬN CHUNG. 1.1. Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp. Để hiểu đƣợc khái niệm tài chính doanh nghiệp trƣớc hết chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm tài chính, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về tài chính nhƣ: Quan điểm 1: Tài chính là phƣơng thức vận động độc lập tƣơng đối của tiền tệ với chức năng phƣơng tiện thanh toán, cất trữ, có đặc trƣng riêng trong lĩnh vực phân phối là tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau cho các mục đích tích luỹ và tiêu dùng khác nhau. Quan điểm 2: Tài chínhh là tổng thể ( hệ thống) những mối quan hệ kinh tế giữa các thực thể tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính. Tóm lại tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là phạm trù kinh tế khách quan gắn với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ. 1.1.2. Nội dung của tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tìm kiếm lựa chọn cơ hội kinh doanh và tổ chức huy động vốn. - Quản lý chi phí, lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Tổ chức phân phối lợi nhuận cho các chủ thể có liên quan và tái đầu tƣ. 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. 1.2.1.Khái niệm báo cáo tài chính . Là một nhà quản lý doanh nghiệp dƣới góc độ này hay góc độ khác không ai là không quan tâm đến báo cáo kế toán ( hay tổng hợp và cân đối là phƣơng pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tƣợng hạch toán trên những mặt bản chất và mối quan hệ vốn có của đối tƣợng hạch toán kế toán ). Không những quan tâm đơn thuần mà còn muốn nắm bắt, Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 3
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu hiểu biết thấu đáo những thông tin mà các báo cáo kế toán phản ánh để từ đó phục vụ cho việc ra quyết định của mình. Báo cáo kế toán một mặt là sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính với việc nó đã tổng hợp số liệu của các sổ kế toán theo các chỉ tiêu, mặt khác báo cáo kế toán là đối tƣợng nghiên cứu của các nhà quản lý vì trên cơ sở số liệu đó nhà quản lý tiến hành phân tích đánh giá tình hình tài chính, xác định đƣợc nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và đề ra các giải pháp hữu hiệu cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. Nhƣ vậy: BCTC là báo cáo tổng hợp từ số liệu các sổ sách kế toán theo chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình lƣu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất. 1.2.2. Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính. 1.2.2.1. Mục đích của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán trong một kỳ kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn cũng nhƣ tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, nhƣ vậy mục đích của báo cáo tài chính là: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. - Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán tƣơng lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành, hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ hiện tại và tƣơng lai, các cơ quan quản lý nhà nƣớc 1.2.2.2. Vai trò của báo cáo tài chính. Hoạt động tài chính doanh nghiệp là nội dung chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh và đƣợc thể hiện chủ yếu trên BCTC của doanh nghiệp. Đồng thời Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 4
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu BCTC cũng phản ánh một cách tổng quát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay các đối tƣợng sử dụng thông tin không chỉ bó hẹp trong phạm vi những nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nƣớc ( các cơ quan chủ quản, cơ quan thuế, cơ quan tài chính .) với mục đích kiểm tra, giám sát đơn vị mà các đối tƣợng sử dụng thông tin tài chính đã trở nên rộng rãi hơn vì vậy BCTC của doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với những ngƣời sử dụng nó. BCTC của doanh nghiệp không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đạt đƣợc trong hoàn cảnh đó. Bằng việc xem xét, phân tích BCTC, ngƣời sử dụng có thể đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp. - Đối với chủ doanh nghiệp : Mối quan tâm hàng đầu của họ là lợi nhuận và khả năng thanh toán nợ, bên cạnh đó các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhƣ tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với chi phí thấp nhất, đóng phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trƣờng, tuy nhiên một doanh nghiệp chỉ có thể đạt đƣợc những mục tiêu này khi đáp ứng đƣợc hai yêu cầu là: Kinh doanh có lợi nhuận và thanh toán đƣợc các khoản nợ. BCTC đã cung cấp các số liệu tổng hợp sau một kỳ hoạt động giúp cho họ trong việc phân tích, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, xác định nguyên nhân những mặt yếu kém còn tồn tại và những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Từ đó đề ra những quyết định quản lý kịp thời phù hợp cho sự phát triển của mình trong tƣơng lai. - Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nƣớc: BCTC cung cấp những thông tin trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình mà từng cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của DN . - Đối với cơ quan thuế: Kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các loại thuế, xác định một cách chính xác số thuế phải nộp, đã nộp, khấu trừ, miễn giảm của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 5
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu - Đối với cơ quan tài chính: Kiểm tra đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nƣớc. - Đối với các đối tƣợng khác bên ngoài doanh nghiệp nhƣ: Các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Mối quan tâm của họ hƣớng vào chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, vì vậy họ đặc biệt quan tâm chú ý đến số lƣợng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết đƣợc khả năng thanh toán nợ tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra họ còn quan tâm đến số lƣợng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bởi vì vốn chủ sở hữu là khoản bảo hiểm cho các khoản vay trong trƣờng hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Ngƣời cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì đó là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn. Các chủ đầu tƣ: Mối quan tâm của họ hƣớng vào các yếu tố nhƣ sự rủi ro đầu tƣ, thời gian hoàn vốn, mức sinh lời, khả năng thanh toán vốn vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, các tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp để từ đó họ ra quyết định thích hợp. Các nhà cung cấp: Các nhà cung cấp vật tƣ, thiết bị, hàng hóa, dịch vụ họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới đƣợc mua chịu, thanh toán chậm hay không Các khách hàng: BCTC cung cấp các thông tin mà từ đó họ có thể phân tích đƣợc khả năng tài chính của doanh nghiệp mà từ đó họ quyết định tiếp tục hay ngừng mua bán với doanh nghiệp. Ngoài ra các thông tin trên BCTC còn có tác dụng củng cố niềm tin và sức mạnh cũng nhƣ sự gắn bó của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thúc đẩy họ cố gắng trong công việc. 1.2.3. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính hệ thống báo cáo tài chính gồm các loại BCTC sau: - Báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ. - Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính năm bao gồm các báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN ) Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 6
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Bảng báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu số B02 – DN ) Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DN ) Bảng thuyết minh BCTC ( Mẫu số B09 – DN ) Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm hai dạng là dạng đầy đủ và dạng tóm lƣợc. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. - Bảng cân đối kế toán dạng đầy đủ (Mẫu số B01a - DN) - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh dạng đầy đủ (Mẫu số B02a - DN) - Báo cáo Lƣu chuyển tiền tệ dạng đầy đủ (Mẫu số B03a - DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính dạng đầy đủ (Mẫu số B09a - DN) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lƣợc. - Bảng cân đối kế toán dạng tóm lƣợc (Mẫu số B01b – DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng tóm lƣợc ( Mẫu số B02b – DN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ dạng tóm lƣợc (Mẫu số B03b – DN) - Thuyết minh BCTC dạng tóm lƣợc (Mẫu số B09b – DN) Báo cáo tài chính hợp nhất. Bảng cân đối kế toán hợp nhất ( Mẫu số B01 – DN/HN ) Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất (Mẫu số B02 – DN/HN ) Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất ( Mẫu số B03 – DN/HN ) Bảng thuyết minh BCTC hợp nhất ( Mẫu số B09 – DN/HN ) Báo cáo tài chính tổng hợp. Bảng cân đối kế toán tổng hợp ( Mẫu số B01 – DN ) Bảng báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp ( Mẫu số B02 – DN ) Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ tổng hợp ( Mẫu số B03 – DN ) Bảng thuyết minh BCTC tổng hợp ( Mẫu số B09 – DN ) - Báo cáo tài chính hợp nhất. Công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập BCTC hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập BCTC, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 7
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu - Báo cáo tài chính tổng hợp. Các đơn vị kinh tế cấp trên có các đơn vị kinh tế trực thuộc hay tổng công ty nhà nƣớc thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập BCTC tổng hợp. 1.2.4. Những nguyên tắc cơ bản khi lập BCTC. 1.2.4.1. Đối tƣợng áp dụng. Hệ thống BCTC năm đƣợc áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các nghành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ những quyết định chung và các quy định hƣớng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc lập và trình bày BCTC của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tƣơng tự đƣợc quy định bổ sung tại chuẩn mực kế toán số 22 trình bày và bổ sung BCTC của ngân hàng và tổ chức tài chính tƣơng tự và các văn bản quy định cụ thể việc lập và trình bày BCTC của các doanh nghiệp nghành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do BTC ban hành hoặc chấp thuận. 1.2.4.2. Yêu cầu lập và trình bày BCTC. Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu và quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày BCTC trung thực và hợp lý”. BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý, để đáp ứng đƣợc những yêu cầu này doanh nghiệp cần phải. - Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. - Trình bày khách quan, không thiên vị. - Tuân thủ nguyên tắc thận trọng. - trình bày đủ mọi khía cạnh trọng yếu. - BCTC phải đƣợc trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. 1.4.2.3. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC. Để đảm bảo yêu cầu đối với BCTC thì việc lập BCTC cần phải tuân thủ sáu nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “ trình bày BCTC”, ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/QĐ – BTC, ngày 30/12/2003 của bộ trƣởng bộ Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 8
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu tài chính, bao gồm: - Nguyên tắc hoạt động liên tục: BCTC phải đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thƣờng trong tƣơng lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng nhƣ buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp ( Giám đốc hoặc ngƣời đứng đầu doanh nghiệp ) cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể để dự đoán đƣợc tối thiểu trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán - Nguyên tắc cơ sở dồn tích : Doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo nguyên tắc này các giao dịch, sự kiện đƣợc ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán, BCTC của các kỳ kế toán có liên quan, các khoản chi phí đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo KQKD theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. - Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục Trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác.Trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện hay một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong trình bày. Việc thay đổi cách trình bày chỉ đƣợc thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ đƣợc duy trì lâu dài trong tƣơng lai, hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định của đoạn 30 trong chuẩn mực kế toán và giải trình lý do ảnh hƣởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC. - Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Để xác định một khoản mục hay một tập hợp của các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Từng khoản mục trọng yếu phải đƣợc trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà đƣợc tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Thông tin đƣợc coi là trọng yếu nếu không đƣợc trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác về thông tin đó dẫn đến có thể làm sai Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 9
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của khoản mục đƣợc đánh giá trong các tình huống cụ thể. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày BCTC của chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. - Nguyên tắc bù trừ: Bù trừ tài sản và nợ phải trả, khi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày BCTC, không đƣợc bù trừ tài sản công nợ mà phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC. + Bù trừ doanh thu, thu nhập và chi phí: Đƣợc bù trừ khi quy định tại một chuẩn mực kế toán khác hoặc một số giao dịch ngoài hoạt động thông thƣờng của doanh nghiệp thì đƣợc bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày các BCTC + Lãi, lỗ phát sinh trong việc thanh lý các TSCĐ và đầu tƣ dài hạn đƣợc trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản. + Các khoản lãi, lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tƣơng tự sẽ đƣợc hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ nhƣ các khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá , Lãi, lỗ phát sinh từ hoạt động mua, bán các công cụ tài chính với mục đích thƣơng mại. - Nguyên tắc có thể so sánh : Theo nguyên tắc này các báo cáo trong BCTC phải trình bày các số liệu để so sánh giữa các kỳ kế toán. Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán với nhau nên phải đƣợc trình bày tƣơng ứng với các thông số bằng số liệu trong BCTC của kỳ trƣớc. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều đó là cần thiết, giúp cho ngƣời sử dụng hiểu rõ BCTC của kỳ hiện tại. + Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong BCTC thì phải phân loại lại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại và phải trình bày tính chất, số liệu, lý do của việc phân loại lại, nếu không thể thực hiện đƣợc việc phân loại lại các số liệu tƣơng ứng mang tính chất so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ nguyên nhân và tình chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại số liệu đƣợc thực hiện. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 10
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu + Trƣờng hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính chất so sánh để so sánh với kỳ hiện tại thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính chất so sánh khi các thay đổi về chính sách kế toán đƣợc áp dụng cho kỳ trƣớc. 1.2.4.4. Trách nhiệm lập, kỳ lập, thời hạn nộp và nơi nhận BCTC. Theo quyết định số 15/2006 của bộ trƣởng Bộ Tài Chính thì trách nhiệm lập, kỳ lập, thời hạn nộp và nơi nhận BCTC đƣợc quy định nhƣ sau: - Trách nhiệm lập BCTC: Tất cả các doanh nghiệp thuộc các nghành nghề, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Các công ty, tổng công ty có đơn vị kinh tế trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán dựa trên BCTC của các đơn vị trực thuộc công ty, tổng công ty. + Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán còn phải lập BCTC giữa niêm độ dạng đầy đủ, các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập BCTC giữa niên độ thì có thể lập theo dạng đầy đủ hoặc tóm lƣợc. + Đối với tổng công ty nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc có các đơn vị kinh tế trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hay BCTC hợp nhất giữa niên độ. + Đối với công ty mẹ và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ ( đƣợc thực hiện bắt đầu từ năm 2008) và BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại nghị định số 129/2004/NĐ – CP ngày 31/05/2004 của chính phủ, ngoài ra còn phải lập BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 11 – hợp nhất kinh doanh. - Kỳ lập BCTC. + Kỳ lập BCTC năm: Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dƣơng lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng dƣơng lịch tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trƣờng hợp đặc biệt doanh nghiệp đƣợc phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm, dẫn đến việc lập BCTC cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng có thể ngắn hơn hay dài hơn 12 tháng nhƣng không vƣợt quá 15 tháng. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 11
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu + Kỳ lập BCTC giữa niên độ: Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính ( không bao gồm quý 4). + Kỳ lập BCTC khác: Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác nhƣ: Tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng , theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hay chủ sở hữu. - yêu cầu lập và trình bày BCTC. + Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại chuẩn mực số 21, trình bày BCTC gồm: Trung thực và hợp lý Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng và cung cấp đƣợc các thông tin đáng tin cậy. Tuân thủ nguyên tắc trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi chuẩn hóa sổ kế toán, BCTC phải đƣợc lập đúng nội dung, phƣơng pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, BCTC phải đƣợc ngƣời lập, kế toán trƣởng và ngƣời đại diện theo pháp luật của đơn vị ký và đóng dầu của đơn vị. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 12
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu - Thời hạn nộp BCTC. ( Bảng 1.1) Loại doanh nghiệp BCTC quý BCTC năm DNNN: Gồm Chậm nhất 30 ngày kể -Các doanh nghiệp hạch Chậm nhất 20 ngày kể từ từ ngày kết thúc năm tài toán độc lập và hạch toán ngày kết thúc quý chính phụ thuộc tổng công ty -Các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm Chậm nhất 90 ngày kể trong tổng công ty Chậm nhất 45 ngày kể từ từ ngày kết thúc năm tài -Các tổng công ty nhà nƣớc ngày kết thúc quý chính Các DN tƣ nhân, Chậm nhất 30 ngày kể từ Công ty hợp danh ngày kết thúc năm tài chính Các công ty TNHH, Chậm nhất 90 ngày kể Công ty cổ phần, từ ngày kết thúc năm tài DN có vốn đầu tƣ nƣớc chính ngoài và các loại hình DN khác - Nơi nhận BCTC: ( Bảng 1.2) Nơi nhận Doanh Kỳ lập Cơ quan Cơ Cơ quan Doanh Cơ quan nghiệp BCTC tài chính quan thống kê nghiệp đăng ký thuế cấp trên kinh doanh 1. DN nhà Quý, X x X x X nƣớc năm 2. DN có vốn đầu tƣ nƣớc Năm X x X x X ngoài 3. Các loại Năm x X x X DN khác Đối với DN nhà nƣớc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng phải lập và nộp BCTC cho sở tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, đối với doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài Chính. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 13
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc nhƣ: Ngân hàng thƣơng mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh hàng không, riêng công ty chứng khoán còn phải nộp BCTC cho ủy ban chứng khoán nhà nƣớc. Các doanh nghiệp phải gửi BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phƣơng. Đối với các tổng công ty nhà nƣớc còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài Chính. Doanh nghiệp nhà nƣớc có đơn vị kinh tế cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị kinh tế cấp trên. Đối với các doanh nghiệp khác có đơn vị kinh tế cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kinh tế cấp trên. - Công khai BCTC Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai BCTC năm trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.Để đảm bảo chất lƣợng thông tin cung cấp ra ngoài, các BCTC phải đƣợc xác định bởi một bộ phận kiểm toán độc lập. Điều này đƣợc quy định rõ trong điều 34 Luật kế toán . BCTC phải đƣợc lập và gửi kịp thời. Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc, có nhƣ vậy, các thông tin hữu ích mới đƣợc sử dụng tổng hợp, phân tích đánh giá kịp thời, quyết định kinh tế đƣợc đƣa ra đảm bảo tính thời sự, góp phần định hƣớng đúng đắn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, phát huy và khai thác kịp thời những tiềm năng, những cơ hội trong kinh doanh của doanh nghiệp. - Hình thức công khai BCTC: Phát hành ấn phẩm, Thông báo bằng văn bản, Niêm yết, Các hình thức khác theo quy định. - Nội dung công khai BCTC: Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, Kết quả hoạt động kinh doanh, Trích lập và sử dụng các quỹ, Thu nhập của ngƣời lao động 1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh và phƣơng pháp lập báo cáo KQKD. 1.3.1. Khái niệm, kết cấu và ý nghĩa của việc lập báo cáo kết quả kinh doanh. 1.3.1.1. Khái niệm. Báo cáo kết quả kinh doanh là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. BCKQKD của doanh nghiệp đƣợc chi tiết hóa theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ và các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc về các khoản thuế và các khoản khác phải nộp. Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục tiêu phản ánh các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 14
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định. 1.3.1.2. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Theo quyết định số 15/2006 của Bộ Trƣởng Bộ Tài Chính thì BCKQKD gồm 5 cột. - Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo. - Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tƣơng ứng. - Cột số 3: Số hiệu tƣơng ứng với các chỉ tiêu của báo cáo KQKD này đƣợc thể hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh BCTC. - Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm. - Cột số 5: Số liệu của năm trƣớc để so sánh. 1.3.1.3. Ý nghĩa của việc lập báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo KQKD phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động, phần này có những chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, chi phí khác cũng nhƣ toàn bộ các kết quả hoạt động của DN. Các đối tƣợng sử dụng báo cáo KQKD có thể là các DN, nhà nƣớc, cũng có thể là các đối tác kinh doanh, các nhà đầu tƣ tùy theo mức trách nhiệm và cần thiết của thông tin trên báo cáo KQKD. Các thông tin kế toán trên báo cáo KQKD có tính chất xác thực và có cơ sở, nếu xét riêng biệt về ý nghĩa của từng chỉ tiêu mang lại một thông tin mới có ý nghĩa chung và mang lại tính chất điển hình của doanh nghiệp. Có thể thấy đƣợc tầm quan trọng của các thông tin kế toán trên báo cáo KQKD là rất quan trọng và không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn có tính chất quyết định đối với nhà nƣớc, với các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vai trò của báo cáo KQKD của doanh nghiệp chỉ có thể đƣợc thực hiện nếu các thông tin trên BCTC là thực sự có cơ sở và đáng tin cậy. Chính vì vậy mà việc xác định quy mô và mức độ chính xác của các thông tin trên báo cáo KQKD là rất quan trọng làm căn cứ pháp lý để nhà nƣớc quản lý và xác định mức trách nhiệm đối với DN. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 15
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Bảng 1.3: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định của BTC. Kết cấu BCKQKD( B02-DN). Biểu 01. Đơn vị báo cáo: . Mẫu số B02- DN Địa chỉ: (Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính) Chỉ tiêu Mã thuyết Năm Năm số minh nay trƣớc 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung 10 VI.27 cấp dịch vụ( 10= 01-02) 4. Giá vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 20 VI.28 dịch vụ( 20= 10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 7. Chi phí tài chính 22 VI.30 - Trong đó: Chi phí l ãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản l ý doanh nghiệp 25 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 30 doanh{30= 20+(21-22)-(24+25 )} 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13.Lợi nhuận khác( 40= 31- 32) 40 14.Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 ( 50= 30+ 40) 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.32 17.Lợi nhuận sau thuế( 60= 50- 51-52) 60 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*) 70 Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 16
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu 1.3.2. Công tác chuẩn bị trƣớc khi lập báo cáo KQKD. Để đảm bảo kịp thời và chính xác của các chỉ tiêu trên báo cáo KQKD kế toán cần tiến hành các bƣớc công việc sau: Kế toán cần phải phản ánh tất cả các chứng từ kế toán hợp pháp vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết có liên quan, nếu cần hoàn chỉnh tiếp tục việc ghi sổ kế toán ( đây là khâu đầu trong việc kiểm soát thông tin kế toán là có thực, vì chứng từ kế toán là bằng chứng chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh). Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, kiểm tra định khoản. Cộng sổ kế toán các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để kiểm kê doanh thu, chi phí, xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Khóa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán trƣớc khi khóa sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ sách kế toán với số liệu thực tế. Kiểm kê, tính số dƣ các tài khoản. Ghi chép, hệ thống hóa các thông tin theo các tài khoản phản ánh các chỉ tiêu kế toán tài chính tổng hợp, chi tiết. Mở các sổ kế toán theo quy định đồng thời trƣởng phòng hƣớng dẫn, kiểm tra công tác lập của các kế toán viên. Tiến hành đối chiếu số dƣ của từng tài khoản thông qua việc rà soát phát sinh nợ, phát sinh có của các tài khoản. Cuối cùng là lập báo cáo KQKD. 1.3.3. Nguồn số liệu và phƣơng pháp lập. 1.3.3.1. Nguồn số liệu. - Báo cáo KQKD đƣợc lập dựa trên các nguồn số liệu sau: Căn cứ báo cáo KQKD của kỳ trƣớc. Căn cứ sổ kế toán tổng hợp và chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. 1.3.3.2. Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo KQKD năm. Việc lập và trình bày báo cáo KQKD của doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trƣởng BTC. - Cột 1: “ Chỉ tiêu ” Phản ánh các chỉ tiêu của bảng báo cáo KQKD. - Cột 2: “ Mã số ” Phản ánh mã số của các chỉ tiêu trong bảng, dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 17
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu - Cột 3: Số hiệu “ Thuyết minh ” phản ánh chỉ tiêu thuyết minh trên bảng thuyết minh BCTC. - Cột 4: “ Năm nay ” phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo. - Cột 5: “ Năm trƣớc ” số liệu để ghi vào cột 5 của báo cáo này đƣợc căn cứ vào số liệu ghi ở báo cáo KQKD cột 4 năm trƣớc theo những chỉ tiêu tƣơng ứng của báo cáo này. - Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “ Năm nay” nhƣ sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. ( Mã số 01) Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, thành phẩm, bất động sản trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu phản ánh vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của các tài khoản 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và tài khoản 512 – doanh thu bán hàng nội bộ. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu. ( Mã số 02) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế bên nợ các TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK 512 – doanh thu nội bộ, đối ứng với bên có của các TK 521 – chiết khấu thƣơng mại, TK 531 – hàng bán bị trả lại, TK532 – giảm giá hàng bán, TK 333 – thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc (TK 3332, TK 3333), trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. ( Mã số 10 ) Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu. 4. Giá vốn hàng bán. ( Mã số 11 ) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 632 – Giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo tƣơng ứng với bên nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh, trên sổ cái. Chỉ tiêu này phản ánh tổng số giá vốn bất động sản đầu tƣ, giá vốn của thành phẩm, hàng hoá đã bán, chi phí trực tiếp của khối lƣợng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác đƣợc tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn trong kỳ báo cáo. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 18
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. ( Mã số 20 ) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, dịch vụ, thành phẩm với giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính. ( Mã số 21 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng số doanh thu – thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp ) phát sinh trong kỳ báo cáo của DN. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên nợ của TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính, đối ứng với bên có của TK 911 – xác định kết quả kinh doanh, trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 7. Chi phí tài chính. ( Mã số 22 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí tài chính gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có TK 635 – Chi phí tài chính, đối ứng với bên nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh. - Chi phí lãi vay. ( Mã số 23 ): Phản ánh chi phí lãi vay phải trả đƣợc tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635 – chi phí tài chính. 8. Chi phí bán hàng. ( Mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng và phân bổ cho thành phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh có TK 641 – Chi phí bán hàng, đối ứng với bên nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh, trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. ( Mã số 25) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho thành phẩm, hàng hoá đã bán trong kỳ, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh có của TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, đối ứng với bên nợ TK911 – xác định KQKD trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 19
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. ( Mã số 30 ) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán trên cơ sở lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng doanh thu hoạt động tài chính, trừ đi chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và quản lý phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 20 + ( Mã số 21 – Mã số 22 ) – Mã số 24 – Mã số 25 11. Thu nhập khác. ( Mã số 31 ) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (sau khi đã trừ đi thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên nợ của TK 711 – thu nhập khác, đối ứng với bên có của TK 911 – xác định kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 12. Chi phí khác. ( Mã số 32 ) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh có của TK 811 – chi phí khác, đối ứng với bên nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh trong kỳ BC trên sổ cái. 13.Lợi nhuận khác. ( Mã số 40 ) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp), với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. ( Mã số 50 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trƣớc khi trừ đi thuế TNDN hiện hành từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành. ( Mã số 51 ) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ số phát sinh bên có của TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành, đối ứng với bên nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh trên sổ kế Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 20
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu toán chi tiết TK 8211 hoặc căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK 8211 đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo. Trƣờng hợp này số liệu đƣợc ghi bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( .) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại. ( Mã số 52 ) Phản ánh chi phí thuế thu nhập hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên có TK 8212 – chi phí thuế TNDN hoãn lại, đối ứng với bên nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh trên sổ kế toán chi tiết TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK 8212 – chi phí thuế TNDN hoãn lại đối ứng với bên có TK 911 – xác định kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo. Trong trƣờng hợp này số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc ghi bằng số âm, dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212. 17.Lợi nhuận sau thuế.( Mã số 60 ) Phản ánh tổng lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ đi thuế TNDN hiện hành. Mã số 60 = Mã số 51 – Mã số 52 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu. Chỉ tiêu này đƣợc hƣớng dẫn cách tính toán theo thông tƣ hƣớng dẫn chuẩn mực kế toán số 30 “Lãi cơ bản trên cổ phiếu”. 1.4. Nội dung và phƣơng pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. 1.4.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính. Phân tích Báo cáo KQKD là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu của kỳ phân tích với quá khứ. Thông qua phân tích báo cáo tài chính, ngƣời sử dụng thông tin có thể đánh giá khả năng tiềm tàng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ rủi ro trong tƣơng lai. 1.4.2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính Thông qua phân tích hoạt động tài chính có thể xem xét các số liệu tài chính hiện hành với quá khứ từ đó ngƣời sử dụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ rủi ro trong tƣơng lai hoặc triển vọng phát triển của DN. Do đó, Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 21
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu việc phân tích tình hình tài chính phải đạt đƣợc các mục tiêu sau: - Phân tích tài chính nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực các thông tin về tài chính giúp cho ngƣời sử dụng thông tin ( Nhƣ chủ doanh nghiệp, khách hàng, nhà đầu tƣ ) đƣa ra những quyết định đúng đắn trong tƣơng lai. - Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo về vốn, trình độ sử dụng vốn và tài sản hiện có. - Phân tích tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, cách thức huy động vốn, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính đòn bẩy kinh doanh với mục đích làm gia tăng lợi nhuận. 1.4.3. Vai trò của việc phân tích BCKQKD. Kết quả hoạt động SXKD là mục tiêu hoạt động của doanh nghịêp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của công ty trên trƣờng kinh doanh, có hoàn thành kế hoạch hay không đều phải xem xét đánh giá, phân tích tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến KQKD của công ty.Giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có đƣợc những thông tin cần thiết để đƣa ra những quyết định sửa chữa kịp thời nhằm đạt đƣợc mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành hoạt động KD. 1.4.4. Ý nghĩa của việc phân tích BCKQKD. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây là hoạt động tổng thể bao trùm tất cả mọi hoạt động có trong doanh nghiệp do đó tất cả các hoạt động SXKD đều có ảnh hƣởng đến tài chính của doanh nghiệp, ngƣợc lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy phân tích tình hình hoạt động SXKD tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tƣợng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Phân tích KQKD đối với các nhà đầu tƣ: Các nhà đầu tƣ là những ngƣời giao vốn của họ cho doanh nghiệp sử dụng và quản lý, đƣợc hƣởng lợi nhƣng cũng phải chịu rủi ro, đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị , các DN khác. Các đối tƣợng này quan tâm trực tiếp đến các tính toán về giá trị của doanh nghiệp, thu nhập Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 22
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu của các nhà đầu tƣ là tiền lời đƣợc chia và thặng dƣ giá trị của vốn, hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hƣởng của lợi nhuận của DN. Đối với nhà đầu tƣ tín dụng: Các nhà đầu tƣ tín dụng là những ngƣời cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD, khi cho vay họ phải biết chắc đƣợc khả năng hoàn trả tiền vay, thu nhập của họ và lãi xuất tiền vay. Do đó phân tích hoạt động tài chính đối với ngƣời cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên phân tích đối với các khoản cho vay ngắn hạn có những mặt khác nhau. Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của DN, nói khác đi là khả năng ứng phó ngay của doanh nghiệp khi nợ đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài hạn nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của DN mà việc hoàn trả vốn và lãi tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời mà kết quả hoạt động kinh doanh đem lại. Đối với những ngƣời hƣởng lƣơng trong DN: Ngƣời hƣởng lƣơng trong doanh nghiệp là ngƣời lao động trong DN, có nguồn thu nhập chính từ tiền lƣơng đƣợc trả, bên cạnh thu nhập từ tiền lƣơng một số lao động còn có một phần vốn góp nhất định trong DN. Vì vậy ngoài phần thu nhập từ tiền lƣơng đƣợc trả họ còn có tiền lời đƣợc chia cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc vào KQKD của DN. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy: Phân tích báo cáo KQKD của DN là công cụ hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của DN , tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan giúp cho từng đối tƣợng lựa chọn và đƣa ra đƣợc những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm, để khắc phục những yếu điểm còn tồn tại, đồng thời khai thác triệt để năng lực của DN nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả tài chính hơn nữa. 1.4.5. Nội dung và phƣơng pháp phân tích. 1.4.5.1. Nội dung phân tích. Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh một cách tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của DN trong một thời kỳ hoạt động. Trong Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 23
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý vĩ mô của nhà nƣớc nhƣ hiện nay các DN đều đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật trong KD, đối với mỗi DN tình hình hoạt động SXKD và tình hình tài chính của DN ngoài chủ DN quan tâm còn có các đối tƣợng khác quan tâm đến nhƣ: Các nhà đầu tƣ, nhà cung cấp, nhà cho vay, cơ quan nhà nƣớc . chính vì vậy mà việc thƣờng xuyên phân tích tình hình tài chính của DN và xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của DN để có thể xem xét đƣa ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lƣợng công tác quản lý kinh doanh là rất quan trọng. Từ những lý luận trên nội dung phân tích sẽ đánh giá đầy đủ và là bức tranh về tình hình hoạt động kinh doanh của DN. Việc phân tích báo cáo KQKD gồm những nội dung chính sau: Đánh giá khái quát tình hình hoạt động, Phân tích bảng báo cáo KQKD, Phân tích hiệu quả kinh doanh, Phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh, Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh. 1.4.5.2. Phƣơng pháp phân tích. Việc phân tích báo cáo KQKD thƣờng đƣợc tiến hành thông qua các phƣơng pháp và các hƣớng sau: - Phƣơng pháp phân tích ngang báo cáo tài chính: Là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động về cả số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính. - Phƣơng pháp phân tích dọc báo cáo tài chính: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính để rút ra kết luận. 1.4.5.3. Phƣơng pháp sử dụng trong phân tích báo cáo KQKD. 1.4.5.3.1. Phƣơng pháp chung. Phương pháp đánh giá kết quả kinh tế - Phƣơng pháp phân chia các đối tƣợng và kết quả kinh tế. Phƣơng pháp phân chia các hiện tƣợng và kết quả kinh tế theo yếu tố cầu thành. Phƣơng pháp phân chia các hiện tƣợng và kết quả kinh tế theo yếu tố địa điểm phát sinh. - Phƣơng pháp phân chia các hiện tƣợng và kết quả kinh tế theo yếu tố thời gian Phương pháp so sánh: Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 24
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu - Mục đích: Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc kết quả thực hiện của các mục tiêu do đơn vị đặt ra, muốn vậy cần phải so sánh số thực tế với số kế hoạch. Qua so sánh ngƣời ta biết nhịp điệu của các hiện tƣợng và các kết quả kinh tế thông qua việc so sánh kỳ này với kỳ trƣớc.Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị Muốn vậy cần phải so sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác có cùng một loại quy mô và so sánh kết quả của từng đơn vị với kết quả trung bình. - Điều kiện để tiến hành so sánh: Phải tồn tại ít nhất 2 đại lƣợng hoặc 2 chỉ tiêu so sánh. Các chỉ tiêu, đại lƣợng khi tiến hành so sánh với nhau phải có cùng một nội dung kinh tế, có cùng tiêu chuẩn biểu hiện. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố - Phƣơng pháp thay thế liên hoàn - Nội dung và trình tự áp dụng: Trƣớc hết phải biết đƣợc số lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích.Cần sắp xếp các nhân tố theo một trật tự nhất định, xác định nhân tố số lƣợng đứng trƣớc, nhân tố chất lƣợng đứng sau. Trƣờng hợp có nhiều nhân tố số lƣợng cùng ảnh hƣởng thì nhân tố chủ yếu đứng trƣớc, nhân tố thứ yếu đứng sau. Tiến hành thay thế lần lƣợt từng nhân tố theo trình tự nói trên. Nhân tố nào thay thế trƣớc sẽ đƣợc lấy giá trị thực tế của nó nhân tố nào chƣa đƣợc thay thế sẽ giữ nguyên ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Khi thay thế xong một nhân tố phải tính đƣợc kết quả cụ thể của từng lần thay thế đó, lấy kết quả của lần thay thế thực tế trƣớc sẽ tính đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đó. Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần, tổng hợp ảnh hƣởng của từng nhân tố phải bằng đối tƣợng cụ thể của phân tích. - Điều kiện áp dụng Phƣơng pháp thay thế liên hoàn chỉ áp dụng trong điều kiện là các nhân tố ảnh hƣởng có quan hệ tích số hoặc thƣơng số hoặc tống hợp cả tích lẫn thƣơng. Phương pháp số chênh lệch Là dạng đơn giản của phƣơng pháp thay thế liên hoàn, nó đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp nhân tố ảnh hƣởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích. Việc thay thế Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 25
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đƣợc thực hiện tƣơng tự thay thế liên hoàn. Nhân tố đứng trƣớc đƣợc thay thế trƣớc, nhân tố đứng sau đƣợc thay thế sau. Phương pháp cân đối Khác với phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng pháp chênh lệch thì phƣơng pháp cân đối sử dụng để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng số với chỉ tiêu phân tích. Để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố khi chúng có tổng số với chỉ tiêu phân tích. Để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố nào đó thì chỉ cần tình số chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch của nhân tố đó, không liên quan tới nhân tố khác. Phương pháp hồi quy tuyến tính Phƣơng pháp hồi quy là quan sát mối quan hệ giữa một tiêu thức kết quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân nhƣng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi quy là phƣơng pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. Bởi vậy, hai phƣơng pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thể gọi tắt là phƣơng pháp tƣơng quan Phương pháp tỷ lệ Phân tích tỉ lệ đƣợc áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của các đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phƣơng pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế tài chính đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó, cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán một số các tỷ lệ nhƣ sau: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu - Tỷ suất lợi nhuận trên nguyên giá tài sản cố định Phƣơng pháp phân tích báo cáo KQKD Sử dụng phƣơng pháp so sánh giữa kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch. So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu của 2 chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Số tuyệt đối đƣợc sử dụng để phản ánh quy mô của các hiện tƣợng, sự vật, hoạt động Bởi vậy, khi so Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 26
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu sánh bằng số tuyệt đối, ta sẽ biết đƣợc quy mô, mức biến động ( tăng, giảm, vƣợt, hụt ) của chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ với nhau. So sánh bằng số tƣơng đối: Là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng. Số tƣơng đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. So sánh bằng số tƣơng đối sẽ nắm đƣợc xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu. 1.5. Đánh giá tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh dùng để so sánh lợi nhuận thực hiện đƣợc với lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận của các năm trƣớc. Qua đó, thấy đƣợc lợi nhuận từ các hoạt động tăng và giảm nhƣ thế nào so với kế hoạch và so sánh với các năm trƣớc. Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện lợi nhuận doanh nghiệp đó đạt đƣợc mức kế hoạch đặt ra hay không và xu hƣớng phát triển so với các năm trƣớc nhƣ thế nào. Đồng thời, ta cũng phải xem xét tỷ trọng về lợi nhuận của từng đơn vị hoạt động trong tổng lợi nhuận chung của DN để có cái nhìn toàn diện hơn. 1.6. Phân tích một số tỷ suất tài chính. 1.6.1. Phân tích chỉ số hoạt động. - Vòng quay hàng tồn kho: Nhu cầu luân chuyển vốn của DN cũng bị ảnh hƣởng bởi độ dài thời gian của hàng hoá trong kho điều này có thể tính đƣợc thông qua cách tính hệ số vòng quay HTK, là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân đƣợc bán trong kỳ kế toán. Hệ số vòng quay HTK càng cao thì việc KD thƣờng đƣợc đánh giá tốt, ngoài ra đứng trên góc độ của vốn luân chuyển thì một DN có hệ số vòng quay HTK cao thì đầu tƣ sẽ thấp hơn cho HTK so với DN khác có cùng mức doanh thu nhƣng hệ số vòng quay HTK thấp. Ý nghĩa: Số lần tổng giá trị hàng hoá qua kho bình quân. Công thức: Giá vốn hàng bán Vòng quay HTK = HTK bình quân - Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt của DN. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 27
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Ý Nghĩa: vòng quay các khoản phải thu thể hiện bình quân cứ một đồng các khoản phải thu trong năm thì thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng cao cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, điều này là tốt vì DN không phải đầu tƣ nhiều vào các khoản phải thu. Công thức: Doanh thu thuần Vòng quay các khoản = phải thu Các khoản phải thu bình quân - Vòng quay vốn lưu động: (hiệu quả sử dụng vốn lƣu động), phản ánh trong kỳ vốn lƣu động quay đƣợc mấy vòng. Ý nghĩa: Cứ đầu tƣ bình quân một đồng vốn lƣu động trong kỳ tạo đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng cao càng tốt cho DN vì chỉ cần một lƣợng vốn lƣu động nhỏ cũng tạo ra một khoản doanh thu thuần cao cho DN. Tuy nhiên hệ số này quá cao chứng tỏ lƣợng vốn lƣu động trong kỳ mà DN đầu tƣ là thiếu ảnh hƣởng đến sản lƣợng tiêu thụ của doanh nghiệp. Công thức: Doanh thu thuần Vòng quay vốn lƣu động = Vốn lƣu động bình quân -Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Nhằm đo lƣờng việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả nhƣ thế nào. Hệ số này càng cao thì càng tốt cho DN vì chỉ cần môt lƣợng vốn cố định ít nhƣng đã mang lại cho DN lƣợng doanh thu thần lớn. Tuy nhiên hệ số này cao quá cũng không tốt vì điều đó chứng tỏ DN chƣa đầu tƣ đủ vào vốn cố định và trực tiếp ảnh hƣởng đến quy mô của DN. Công thức: Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng = vốn cố định Vốn cố định bình quân - Vòng quay tổng vốn: Chỉ tiêu này phản ánh vốn của DN trong một kỳ quay đƣợc mấy vòng, qua chỉ tiêu toàn bộ vốn ta có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của DN, doanh thu thuần đƣợc tạo ra từ tài sản mà DN đầu tƣ. Ý nghĩa: Cứ 1 đồng vốn bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 28
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Công thức: Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Tổng vốn bình quân 1.6.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí: Mục tiêu phân tích: - Cung cấp cho chủ doanh nghiệp tình hình sử dụng chi phí, tình hình lợi nhuận, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Cung cấp cho nhà đầu tƣ khả năng tạo ra doanh thu, khả năng sinh lời Chỉ tiêu phân tích - Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu đƣợc, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu đƣợc doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán. Tỷ suất giá vốn hàng bán Trị giá vốn hàng bán * 100% Trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Tỷ giá này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngƣợc lại - Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh để thu đƣợc 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng Tỷ suất chi phí bán hàng Chi phí bán hàng * 100% Trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh có hiệu quả và ngƣợc lại - Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết để thu đƣợc 100 đồng doanh thu thuần DN phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Tỷ suất chi phí quản lý Chi phí quản lý DN * 100% Trên doanh thu thuần Doanh thu thuần Cũng giống nhƣ 2 chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý và kinh doanh có hiệu quả. 1.6.3. Phân tích khả năng sinh lời (hiệu quả). - Phân tích khả năng sinh lời hoạt động: Phản ánh tình hình hiệu quả của quá trình hoạt động KD thể hiện lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 29
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Công thức: Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = trên doanh thu Doanh thu Ý nghĩa: Trong một đồng doanh thu thuần thu đƣợc trong kỳ mang lại cho DN bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Phân tích khả năng sinh lợi doanh thu: Sự kết hợp giữa hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu với hệ số quay vòng tài sản tạo ra chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng. Công thức: Lợi nhuận doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận = x trên vốn sử dụng Doanh thu thuần Tổng vốn sử dụng bình quân Ý nghĩa: Cho biết một dồng vốn sử dụng trong kỳ mang lại cho DN bao nhiêu đồng lợi nhuận. -Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định: Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định trong kỳ của DN. Công thức: Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = trên vốn cố định Vốn cố định bình quân Ý nghĩa: Cho biết một đồng vốn cố định đƣợc sử dụng trong kỳ mang lại cho DN bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động: Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong kỳ của DN. Công thức: Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = trên vốn lƣu động Vốn lƣu dộng bình quân Ý nghĩa : Cho biết một đồng vốn lƣu động đƣợc sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN. - Tỷ suất lợi nhuận trên nguyên giá TSCĐ: Phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ trong kỳ của DN. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 30
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Công thức: Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Ý nghĩa: Cho biết một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ đem lại cho DN bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Ý Nghĩa: Cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ đem lại cho DN bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 31
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁOCÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI TÀI CHÍNH HẢI ÂU. 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty thƣơng mại tài chính Hải Âu. Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI TÀI CHÍNH HẢI ÂU. Tên giao dịch tiếng anh: SEABIRD FINANCE – TRADING COMPANY LIMITED. Tên viết tắt: HAI AU SEABIRD. Địa chỉ trụ sở chính: Số 166 đƣờng Khƣơng Đình, Phƣờng Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội. Điện thoại: 09833336858 Fax: (84-4)5372814 Email: Seabird@fpt.vn Vốn điều lệ: 15.000.000.000 ( đồng ) Mã số thuế: 0101117660 Tài khoản: 10320321177010 tại ngân hàng Tecombank-CN Thăng Long. 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu. Công ty TMTC Hải Âu tiền thân là công ty TNHH Hải Âu đƣợc thành lập 26-03- 1991( Đến ngày 15-01-2001 đổi tên thành Công ty TMTC Hải Âu ). Hải Âu đƣợc biết đến nhƣ một nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực máy móc công trình. ( Trích lời giới thiệu của Giám Đốc công ty với công chúng ). Trải qua gần 20 năm tồn tại và phát triển Chúng tôi đã chứng kiến nhiều sự biến động của thị trƣờng nhƣng Hải Âu vẫn chứng tỏ sự trƣởng thành cả về chất và lƣợng, bằng chứng là: Kể từ khi thành lập năm 1991 chúng tôi có tất cả 9 thành viên với một kho chứa hàng duy nhất thì hiện nay chúng tôi có đã có tất cả hơn 100 nhân viên với gần 30 đại lý trải dài từ Bắc vào Nam với tổng diện tích kho hàng gần 20ha. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 32
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu 2.1.2.Thuận lợi khó khăn và những thành tích mà công ty đạt đƣợc. 2.1.2.1.Thuận lợi. Hiện nay công ty đang kinh doanh chủ yếu về các mặt hàng ô tô tải, máy xúc, máy kéo, xe lu đƣợc nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và hiện nay đã là doanh nghiệp dẫn đầu trong kinh doanh mặt hàng này, có đƣợc điều này là do có những thuận lợi nhƣ: Việt Nam là nƣớc đang phát triển vì vậy nhu cầu về xây dựng và vận chuyển là rất lớn. trong khi đó nghành công nghiệp sản xuất ô tô vận tải hạng nặng chƣa phát triển và nghành sản xuất các loại máy phục vụ cho hoạt động xây dựng chƣa phát triển, nhu cầu về vận chuyển ngày càng tăng mạnh. Bên cạnh đó không thể không kể đến sự đóng góp hết sức to lớn của ban lãnh đạo công ty với sự quản lý chuyên nghiệp và kiến thức sâu rộng. Công ty đã mở đƣợc rất nhiều chi nhánh tại rất nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc và điều này rất thuận tiện cho việc bán hàng và tiết kiệm chi phí vận chuyển, còn rất nhiều những thuận lợi khác mà công ty đang có. 2.1.2.2.Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi nhƣ vậy không thể không kể đến những khó khăn mà công ty gặp phải hiện nay. Những khó khăn mà công ty phải đối mặt nhƣ: Việt Nam đã gia nhập WTO vì vậy công ty đang dần phải cạnh tranh với các đối thủ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các doanh nghiệp này có trình độ kinh nghiệm và quản lý cao hơn, còn một khó khăn khác cũng không nhỏ phải kể đến đó là các thủ tục hành chính mà công ty gặp phải vì đa số ô tô và máy xúc với các thiết bị khác mà doanh nghiệp kinh doanh do doanh nghiệp tự nhập khẩu ở các nƣớc, chủ yếu là ở Trung Quốc phải nhập qua các cửa khẩu. và các thủ tục đăng kiểm làm cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian tốn kém chi phí. Bên cạnh sự thuận lợi vì công ty có rất nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành thì điều này cũng là một khó khăn cho công ty vì sẽ tốn rất nhiều chi phí cho bộ máy quản lý và sẽ tạo ra những kẽ hở trong việc quản lý các chi nhánh . 2.1.2.3.Các thành tích mà công ty đã đạt đƣợc. Công ty TMTC Hải Âu tiền thân là công ty TNHH Hải Âu đƣợc thành lập 26-03- 1991( Đến ngày 15-01-2001 đổi tên thành Công ty TMTC Hải Âu ). Hải Âu đƣợc biết đến nhƣ một nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực máy móc công trình. Trải qua gần 20 năm Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 33
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu tồn tại và phát triển công ty đã chứng kiến nhiều sự biến động của thị trƣờng nhƣng Hải Âu vẫn chứng tỏ sự trƣởng thành cả về chất và lƣợng, bằng chứng là: Kể từ khi thành lập năm 1991 có tất cả 9 thành viên với một kho chứa hàng duy nhất thì hiện nay chúng tôi có đã có tất cả hơn 100 nhân viên với trên 30 đại lý trải dài từ Bắc vào Nam. Tháng 8 năm 2009, có 26 đơn vị tham gia nhập khẩu máy xây dựng từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đơn vị dẫn đầu về lƣợng nhập khẩu máy xây dựng từ Trung Quốc là Công Ty Thƣơng Mại Tài Chính Hải Âu (34 chiếc). Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về DT và lợi nhuận mà công ty đạt đƣợc qua một số năm. Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Số tiền % Doanh thu bán hàng 796.984.750.009 778.014.213.715 18.970.536.294 2,4 Giá vốn hàng bán 728.016.625.349 730.904.621.096 (2,539,025,619) -0,35 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 7.451.740.002 (13.849.224.895) 21,300,964,897 153,8 Tổng tài sản 449.672.570.661 317.655.066.387 132.017.504.274 29,36 Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm qua ta thấy kết quả đạt đƣợc về doanh thu và lợi nhuận là rất lớn điều này có đƣợc là do sự cố gắng hết mình của ban lãnh đạo và các thành viên trong công ty. Cụ thể năm 2009 doanh thu của công ty tăng 18.970.536.294 đồng khoản tăng này thật sự là không nhỏ và tăng 2,4% so với năm 2008, trong khi doanh thu tăng mà giá vốn hàng bán năm 2009 lại giảm hơn so với năm 2008 là do năm 2009 doanh nghiệp đã nâng cao hiệu quả quản lý và cắt giảm đƣợc một số chi phí trong khâu vận chuyển hàng hóa. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế của công ty cũng rất lớn và tốc độ tăng lợi nhuận của công ty năm 2009 so với năm 2008 là rất cao cụ thể là năm 2009 lợi nhuận tăng so với năm 2008 là 21,300,964,897 đồng và tăng bằng 153,8%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn hết sức hiệu quả. Năm 2009 tổng tài sản của công ty tăng 132.017.504.274 đồng là do trong năm 2009 doanh nghiệp đã đầu tƣ mở rộng thêm một số chi nhánh tại các tỉnh thành phố. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 34
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu 2.1.2.4.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu. Công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và thƣơng mại nên không có khâu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, vì không có sản xuất nên không có quy trình công nghệ. Công ty duy trì hình thức bán lẻ tại các đại lý và các showroom triển lãm đồng thời có các nhân viên kỹ thuật bảo hành tận nơi. 2.1.2.5.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu theo mô hình trực tuyến chức năng. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo thông qua phó Giám đốc và tới các phòng ban chức năng và xuống các chi nhánh. Cụ thể mô hình quản lý của công ty nhƣ sau: Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý của công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu. Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí trong công ty. - Giám đốc có quyền hạn sau đây: a) Tổ chức thực hiện quyết định của hội đồng thành viên. b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, chiến lƣợc đầu tƣ của công ty. d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 35
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu đ) Bổ nhiệm, miễn nhiện các chức danh quản lý trong công ty. Ký hợp đồng nhân danh công ty,kiến nghị phƣơng án cơ cấu tổ chức công ty. Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên các cơ quan có thẩm quyền, Tuyển dụng lao động. - Phó giám đốc: điều hành mọi công việc do giám đốc ủy quyền khi giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc. Phó giám đốc ký thay giám đốc các lệnh xuất hàng, nhập hàng hoặc hóa đơn bán hàng. - Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng và các phàn nàn của khách hàng về dịch vụ bán hàng và các dịch vụ bảo hành, đồng thời kiểm soát các hoạt động của các chi nhánh. - Phòng thị trƣờng: Có nhiệm vụ khảo sát thị trƣờng về nhu cầu mua các sản phẩm của công ty và tƣ vấn cho ban giám đốc về nhu cầu về các sản phẩm tại các tỉnh thành trong cả nƣớc. - Phòng Xuất nhập khẩu: Đƣợc giao nhiệm vụ về nhập khẩu và các thủ tục nhập khẩu các hàng hóa công ty cần nhập. - Phßng tæ chøc hµnh chÝnh: Qu¶n lý nh©n sù nh»m sö dông hîp lý vµ cã hiÖu qu¶ lao ®éng trong C«ng ty. Thùc hiÖn c¸c chÕ ®é chÝnh s¸ch theo LuËt lao ®éng tiÒn l•¬ng. ChÞu tr¸ch nhiÖm vÒ nh÷ng ho¹t ®éng hµng ngµy cña v¨n phßng C«ng ty. X©y dùng c¸c néi quy, quy chÕ, tiªu chuÈn quy ®Þnh cña c«ng ty, tiªu chuÈn chøc danh, tiªu chuÈn cÊp bËc kû luËt, quy chÕ ph©n phèi tiªu biÓu, thu nhËp theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. -Phßng kÕ to¸n: Lµ phßng tham m•u, gióp viÖc cho Gi¸m ®èc c«ng ty, qu¶n lý vµ tæ chøc thùc hiÖn c«ng t¸c qu¶n lý vèn vµ tµi s¶n, h¹ch to¸n s¶n xuÊt kinh doanh. Tæ chøc c«ng t¸c, tæng hîp , xö lý vµ cung cÊp kÞp thêi, ®Çy ®ñ, chÝnh x¸c th«ng tin tµi chÝnh, kinh tÕ cho ban l·nh ®¹o c«ng ty. Tæng hîp, ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ ho¹t ®éng tæ chøc cña c«ng ty. §Ò xuÊt víi l·nh ®¹o c«ng ty biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ kinh tÕ cña c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc c«ng ty. Tæng hîp, ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ ho¹t ®éng tµi chÝnh cña c«ng ty. Tæ chøc thùc hiÖn kiÓm tra, ®«n ®èc c¸c ®¬n vÞ trùc thuéc c«ng ty trong viÖc Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 36
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu chÊp hµnh chÕ ®é chÝnh s¸ch cña nhµ n•íc vÒ quyÒn qu¶n lý tµi chÝnh theo quy chÕ qu¶n lý cña c«ng ty. -Các chi nhánh: Tổ chức quản lý có giám đốc điều hành và có kế toán kho và thủ quỹ, quản lý theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty. 2.1.2.6.Mô hình bộ máy kế toán của công ty. Sơ đồ 2.2: mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trƣởng Kế toán Kế toán Thủ Kế toán Kế toán quỹ ngân hàng thuế tổng tiền kiêm kế hợp lƣơng, vật tƣ, toán công nợ TSCĐ Theo sơ đồ trên: KÕ to¸n tr•ëng c«ng ty: Lµ ngƣời gióp viÖc cho Gi¸m ®èc c«ng ty tæ chøc chØ ®¹o toµn bé hÖ thèng kÕ to¸n, thèng kª tµi chÝnh trong c«ng ty, chÞu sù chØ ®¹o trùc tiÕp cña gi¸m ®èc c«ng ty vµ sù chØ ®¹o kiÓm tra vÒ mÆt chuyªn m«n cña c¸c c¬ quan qu¶n lý tµi chÝnh cña nhµ n•íc Nh©n viªn kÕ to¸n ng©n hµng, công nợ: Cã nhiÖm vô hµng th¸ng lËp nhu cÇu vèn, giao dÞch vay vèn víi ng©n hµng, më sæ s¸ch theo dâi tiÒn vay, tiÒn göi ng©n hµng, lËp b¸o c¸o, kiÓm tra chøng tõ ®Çu vµo, thanh to¸n víi ng•êi b¸n, ng•êi t¹m øng. Nh©n viªn kÕ to¸n tiền lƣơng, vËt t•,TSCĐ: Cã nhiÖm vô theo dâi nhËp xuÊt tån kho nguyªn liÖu, nhiªn liÖu, c«ng cô dông cô, vËt liÖu, phô tïng hµng th¸ng ®èi chiÕu víi thñ kho vÒ nhËp xuÊt tån c¸c lo¹i vËt t• trªn, lËp b¸o c¸o vÒ chi phÝ sö dông vËt t•, nguyªn liÖu so víi ®Þnh møc tiªu hao. Nh©n viªn thñ quü: Cã nhiÖm vô nhËp vµ xuÊt tiÒn phôc vô cho ho¹t ®éng SXKD. Nh©n viªn kÕ to¸n tæng hîp: ChÞu tr¸ch nhiÖm kÕ to¸n tæng hîp chi phÝ vµ tÝnh giá bán hàng hóa, tập hợp các số liệu vào các sổ sách cần thiết. Kế toán thuế có nhiệm vụ tập hợp hóa đơn mua vào bán ra hàng tháng và tổng Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 37
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu hợp số thuế phải nộp sau đó nộp thuế cho cơ quan thuế. 2.1.2.7.Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán sử dụng tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu. Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung và phân tán. Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định số 15/2006QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính. Công ty thực hiện hình thức kế toán Nhật ký chung nhƣng đƣợc thực hiện qua hệ thống máy vi tính đƣợc trang bị cho nhân viên kế toán. Ƣu điểm của kế toán máy là tất cả chƣơng trình và các nghiệp vụ đƣợc chạy trên máy vi tính. Rất tiện lợi và đem lại hiệu quả cao cho ngƣời sử dụng. Hiện nay tại công ty đang sử dụng phần mềm kế toán, fast accounting Phần mềm kế toán đã đƣợc lập để có thể chạy trên môi trƣờng windows và mang lợi ích và tiện dụng lớn cho ngƣời sử dụng. Phần mềm kế toán đƣợc cài đặt theo chế độ kế toán hiện hành và thực hiện ghi chép và kê khai thuế theo quy định của pháp luật. Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chung. Chứng từ gốc Sổ nhật ký Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán đặc biệt chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 38
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu : Nhập số liệu hàng ngày (Kế toán viên thực hiện) : Đối chiếu kiểm tra ( Kế toán thực hiện sau khi đã được in ra) : In sổ, báo cáo cuối quý, cuối năm (Máy thực hiện) Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán và trên bảng tính excel. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết ) và các sổ khác. Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ ( cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc kế toán tổng hợp thực hiện . 2.1.2.8. Sổ sách kế toán sử dụng. - Sổ chi tiết các tài khoản, sổ cái các tài khoản, sổ tổng hợp, bảng tổng hợp nhập, xuất hàng hóa, bảng kê hàng hóa .và các báo cáo theo quy định của nhà nƣớc. 2.1.2.9. Niên độ kế toán áp dụng, phƣơng pháp nộp thuế, tính giá hàng tồn kho và đơn vị tiền tệ sử dụng tại công ty thƣơng mại tài chính Hải Âu. Công ty áp dụng kỳ kế toán năm là 12 tháng: Tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 dƣơng lịch. Đơn vị nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Hạch toán HTK theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Đơn vị sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam. 2.2. Thực trạng lập báo cáo KQKD tại công ty Hải Âu. 2.2.1. Các bƣớc lập báo cáo kết quả kinh doanh. ( Sơ đồ 2.4) Kiểm soát chứng từ cập nhật Bút toán kết chuyển trung gian Thực hiện khoá sổ lần 1 Bảng kiểm kê tài sản và xử lý kiểm kê Lập bảng cân đối tài khoản lần 1 Khoá sổ và lập bảng cân đối số phát sinh sau kiểm kê Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 39
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu 2.2.2. Một số công việc chuẩn bị trƣớc khi lập báo cáo KQKD tại công ty Hải Âu. Các bƣớc tiến hành khi lập báo cáo KQKD tại công ty Hải Âu. 2.2.2.1. Kiểm soát chứng từ cập nhật. Cơ sở số liệu để lập BCKQKD kì này là BCKQKD đƣợc lập tại kỳ trƣớc và hệ thống sổ kể toán (sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản) của kỳ cần lập báo cáo. Một trong những yêu cầu đƣợc xem là quan trọng nhất phản ánh BCKQKD là tính chính xác, trung thực và khách quan. Vì thế trƣớc khi sử dụng thông tin trên hệ thống sổ kế toán để lập báo cáo KQKD công ty đã sử dụng các biện pháp cụ thể để kiểm soát thông tin trên hệ thống sổ kế toán. Việc này thƣờng đƣợc tiến hành vào cuối năm và bằng các nghiệp vụ ghi sổ kế toán có bằng chứng từ hay không, nghĩa là các nghiệp vụ phản ánh trong hệ thống sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết có chứng từ hay không.Trình tự đƣợc tiến hành nhƣ sau: - Sắp xếp chứng từ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh - Đối chiếu nội dung kinh tế, số tiền phát sinh từng chứng từ với nội dung kinh tế, số tiền phát sinh của nghiệp vụ đƣợc phản ánh trong nhật ký chung. - Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong nhật ký chung. - Đối chiếu số liệu giữa nhật ký chung với sổ cái tài khoản - Đối chiếu số liệu từ sổ chi tiết với bảng tổng hợp 2.2.2.2. Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian Vì các tài khoản trung gian thuộc loại 5,6,7,8,9 Không có số dƣ đầu kỳ và số dƣ cuối kỳ mà chỉ có số phát sinh trong kỳ nên kế toán tiến hành kết chuyển hết số phát sinh của các TK này trƣớc khi khoán sổ lần 1 2.2.2.3. Thực hiện khoá sổ kế toán lần 1 Sau khi thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ ghi sổ kế toán là có thực, đƣợc phản ánh đầy đủ, chính xác và kết thúc bút toán kết chuyển trung gian. Kế toán thực hiện bút toán khoá sổ lần 1 để xác định số phát sinh, sổ dƣ nợ, có của mỗi tài khoản đƣợc phản ánh, sổ cái. 2.2.2.4. Kiểm kê tài sản và sử lý kiểm kê Tại công ty Hải Âu việc kiểm kê thƣờng đƣợc tiến hành vào cuối năm. Ngoài ra, Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 40
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu tại công ty còn duy trì chế độ kiểm kê bất thƣờng nhằm mục đích tăng cƣờng công tác quản lý tình hình tài chính cũng nhƣ sản xuất kinh doanh của công ty. Kết thúc quá trình kiểm kê ban kiểm tra lập biên bản kiểm kê nhƣ sau: - Trƣờng hợp không thừa, thiếu hoặc thừa, thiếu tài sản nhƣng biên bản xử lý kiểm kê ghi rõ hạch toán vào kỳ báo cáo sau thì chấp nhận kết quả khoá sổ lần 1 và bảng cân đối sổ phát sinh lần 1 là kết quả chính thức. - Trƣờng hợp có thừa, thiếu hoặc không thừa, thiếu tài sản nhƣng biên bản xử lý kiểm kê ghi rõ hạch toán vào kỳ báo cáo sau thì kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh lại số liệu theo biên bản xử lý kiểm kê sau đó lập lại bảng cân đối tài khoản và khoá sổ chính thức. 2.2.2.5. Lập bảng cân đối tài khoản lần 1 - Căn cứ vào số dƣ đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dƣ cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ cái tài khoản kế toán lập bảng cân đối số phát sinh lần 1. - Việc lập báo cáo cân đối số phát sinh lần một nhằm mục đích: Kiểm tra các bút toán ghi trong hệ thống sổ kế toán có đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các tài khoản kế toán hoặc không. Để biết đƣợc điều này kế toán đã kiểm tra: + Kiểm tra tính cân đối giữa tổng dƣ nợ và dƣ có đầu kỳ, tổng số phát sinh nợ, phát sinh có, tổng dƣ nợ và tổng dƣ có cuối kỳ của các tài khoản thể hiện trên bảng cân đối số phát sinh. + Đối chiếu số Dƣ đầu kỳ (SDDK), số phát sinh (SPS), số dƣ cuối kỳ (SDCK) từng tài khoản phản ánh trên bảng cân đối số phát sinh với SDDK, PS, SDCK trên từng sổ cái. 2.2.2.6. Khoá sổ kế toán và lập bảng cân đối số phát sinh sau khi kiểm kê Bƣớc này chỉ đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp thừa hoặc thiếu tài sản mà biên bản kiểm kê ghi rõ hạch toán thừa hoặc thiếu tài sản vào kỳ báo cáo. Sau đây là số liệu kế toán năm 2009 của công ty Hải Âu. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 41
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu (Sơ đồ 2.5): Kết chuyển chi phí và thu nhập xác định KQKD tại công ty Hải Âu. TK 632 TK 911 TK 511 728.365.595.477 796.013.321.438 728.365.595.477 796.013.321.438 TK 641 TK 515 41.620.462 41.620.462 1.954.692.945 1.954.692.945 TK 642 29.458.356.081 29.458.356.081 TK 635 32.481.556.228 32.481.556.228 TK 811 695.971.038 TK 711 695.971.038 TK821 526.824.905 88.273.580 526.824.905 88.273.580 TK 421 7.363.466.422 7.363.466.422 798.494.839.288 798.494.839.288 Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 42
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.2: Sổ cái TK 511 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng Số hiệu: 511 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg Dg Nợ Có Số dƣ đầu năm HĐ 11/12 Doanh thu 1111 142.857.143 11/12 96 22 48319 bán hàng 112 545.454.546 KC doanh 31/12 116 18 911 796.984.750.009 thu Cộng PS 796.984.750.009 796.984.750.009 Số dƣ CN -Sổ này có 30 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 30 -Ngày mở sổ: Ngày 02/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 43
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.3: Sổ cái TK 515 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính Số hiệu: 515 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg dg Nợ Có Số dƣ ĐN Thu hoạt động liên doanh từ Báo 25/12 25/12 chi nhánh Hải 99 5 112 1.320.462.000 Có Âu miền Trung KC doanh thu 31/12 để xác định 116 12 911 1.954.692.945 KQKD Cộng PS 1.954.692.945 1.954.692.945 Số dƣ CN -Sổ này có 30 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 30 -Ngày mở sổ: Ngày 02/01/2009 Ngày 31tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 44
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.4: Sổ cái TK 632 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán Số hiệu: 632 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg Dg Nợ Có Số dƣ ĐN Tiền lắp đặt UNC 01/02 26/01 khung mui xe 04 5 1111 34.772.728 660 để bán HĐ Giá vốn hàng 11/12 11/12 106 20 156 678.412.000 48319 bán Kết chuyển 31/12 119 16 911 728.365.595.477 GVHB Cộng PS 728.365.595.477 728.365.595.477 Số dƣ CN -Sổ này có 30 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 30 -Ngày mở sổ: Ngày 02/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 45
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.5: Sổ cái TK 635 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí tài chính Số hiệu: 635 ( Trích sổ cái năm 2009) Ngày Nhật ký Chứng từ TK Số PS ghi Diễn giải chung ĐƢ sổ SH NT Trg Dg Nợ Có Số dƣ ĐN 10/1 Báo Trả tiền lãi ngân 10/12 108 9 112 1.586.360.000 2 nợ hàng HĐ Bank Kết chuyển chi 31/12 117 6 911 32.481.556.228 phí tài chính Cộng PS 32.481.556.228 32.481.556.228 Số dƣ CN -Sổ này có 40 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 40 -Ngày mở sổ: Ngày 04/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 46
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.6: Sổ cái TK 641 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí bán hàng Số hiệu: 641 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg dg Nợ Có Số dƣ đầu năm 12/8 PC 06 Bảo hành SP 58 12 111 6.472.000 KC chi phí 31/12 116 8 911 41.620.462 xác định KQ Cộng PS 41.620.462 41.620.462 Số dƣ cuối năm -Sổ này có 40 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 40 -Ngày mở sổ: Ngày 04/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 47
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.7: Sổ cái TK 642 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp Số hiệu: 642 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg Dg Nợ Có Số dƣ ĐN PC Tiền cƣớc viễn 10/02 10/02 03 8 1111 178.619 2633 thông 12/8 PC 06 Bảo hành SP 58 12 111 41.620.462 Thanh toán 334 262.400.000 31/12 BL 29/12 120 19 lƣơng T12 338 18.644.000 KC chi phí 31/12 119 06 911 29.458.356.081 xác định KQ Cộng PS 29.458.356.081 29.458.356.081 Số dƣ CN -Sổ này có 40 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 40 -Ngày mở sổ: Ngày 04/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 48
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.8: Sổ cái TK 711 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: thu nhập khác Số hiệu: 711 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg dg Nợ Có Số dƣ ĐN Cho thuê kho 06/08 PT 06/08 68 6 111 bãi 18.426.000 Thu thanh lý 10/09 PT 10/09 76 12 111 325.418.000 tài sản Kết chuyển 31/12 911 526.824.905 thu nhập Cộng PS 526.824.905 526.824.905 Số dƣ CN -Sổ này có 40 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 40 -Ngày mở sổ: Ngày 04/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 49
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.9: Sổ cái TK 811 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí khác Số hiệu: 811 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg dg Nợ Có Số dƣ đầu năm Chi phí vệ sinh 05/07 PC 05/07 59 18 111 16.432.000 công ty Chi tân trang 03/09 PC 03/09 75 14 111 28.482.361 TSCĐ thanh lý Kết chuyển chi 695.971.038 31/12 phí xác định 118 06 911 KQKD Cộng PS 695.971.038 695.971.038 Số dƣ CN -Sổ này có 40 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 40 -Ngày mở sổ: Ngày 04/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 50
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.10: Sổ cái TK 821 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí thuế thu nhập DN Số hiệu: 821 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg Dg Nợ Có Số dƣ ĐN Thuế TNDN phải 31/12 3334 1.862.935.001 nộp năm 2009 KC thuế TNDN 31/12 120 16 911 1.862.935.001 hiện hành Cộng PS 1.862.935.001 1.862.935.001 Số dƣ CN -Sổ này có 10 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 10 -Ngày mở sổ: Ngày 04/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 51
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.11: Sổ cái TK 911 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh Số hiệu: 911 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg dg Nợ Có Số dƣ ĐN Kết chuyển 511 796.013.321.438 31/12 doanh thu, 515 1.954.692.945 thu nhập 711 526.824.905 632 728.365.595.477 635 32.481.556.228 Kết chuyển 641 41.620.462 31/12 chi phí 642 29.458.356.081 811 695.971.038 821 88.273.580 Kết chuyển lãi 421 7.363.466.422 Cộng PS 798.494.839.288 798.494.839.288 Số dƣ CN -Sổ này có 40 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 40 -Ngày mở sổ: Ngày 04/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 52
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Biểu 2.12: Sổ cái TK 421 Công ty TNHH TMTC Hải Âu Mẫu số S03b – DN Số: 36A-Hoàng Cầu-Đống Đa-HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Lợi nhuận Chƣa phân phối Số hiệu: 421 ( Trích sổ cái năm 2009) Nhật ký Ngày Chứng từ TK Số PS Diễn giải chung ghi sổ ĐƢ SH NT Trg Dg Nợ Có Số dƣ ĐN 13.849.224.859 31/12 Kết chuyển lãi 120 08 911 7.363.466.422 Cộng PS 7.363.466.422 Số dƣ CN 6.485.758.473 -Sổ này có 20 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 20 -Ngày mở sổ: Ngày 04/01/2009 Ngày 31 tháng 12 Năm 2009 Thủ quỹ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty thương mại tài chính Hải Âu). Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 53
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu 2.3. Lập bảng báo cáo KQKD tại công ty Hải Âu. 2.3.1. Căn cứ lập báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 tại công ty Hải Âu - Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2008 - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 của năm 2009 2.3.2. Phƣơng pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 tại công ty Hải Âu “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số liệu ghi vào cột 3 “ thuyết minh ” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2009. - Số liệu ghi vào cột 5 “ năm trƣớc” của báo cáo kỳ này năm nay ( năm 2009) đƣợc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “ năm nay” của từng chỉ tiêu tƣơng ứng của báo cáo này năm trƣớc (năm 2008). - Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “ Năm nay” nhƣ sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 01) Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh từ việc bán các loại xe trong năm 2009, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2009 trên sổ cái với tổng giá trị bằng 796.984.750.009 đồng. Mã số 01 = 796.984.750.009 đồng 2. Các khoản giảm trừ doanh thu ( Mã số 02) Năm 2009 các khoản giảm trừ doanh thu là: 971.428.571 đồng, khoản giảm trừ doanh thu này là do trong năm 2009 có một số khách hàng là các DN mua hang của công ty với số lƣợng lớn và đƣợc công ty chiết khấu thƣơng mại, thể hiện trên bảng cân đối phát sinh các tài khoản của công ty năm 2009, TK521 – Chiết khấu thƣơng mại. Mã số 02 = 971.428.571 đồng 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 10) Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 Giá trị đạt đƣợc của công ty năm 2009 là: 796.013.321.438 đồng. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 54
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu 4. Giá vốn hàng bán ( Mã số 11) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK632 – GVHB trong kỳ báo cáo tƣơng ứng với bên nợ TK 911 – xác định KQKD trên sổ cái và trị giá vốn hàng bán của công ty năm 2009 là: 728.365.595.477 đồng. Mã số 11 = 728.365.595.477 đồng 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán. Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 Năm 2009 chỉ tiêu này có giá trị là: 67.647.725.961 đồng 6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên nợ của TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính, đối ứng với bên có của TK911 – xác định KQKD, trong kỳ báo cáo trên sổ cái, doanh thu tài chính của công ty là phần lãi do tiền gửi ở ngân hàng và do chênh lệch tỷ giá thanh toán, các khoản đầu tƣ tài chính trong năm 2009 doanh thu của hoạt động này là: 1.954.692.945 đồng Mã số 21 = 1.954.692.945 đồng 7. Chi phí tài chính ( Mã số 22) Chỉ tiêu này phản ánh chủ yếu là phần lãi vay phải trả phát sinh trong năm tại công ty. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK635 – chi phí tài chính và đối ứng với bên nợ TK911 – xác định KQKD, và còn phần lãi lỗ tỷ giá thanh toán. Năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 32.481.556.228 đồng Mã số 22 = 32.481.556.228 đồng - Chi phí lãi vay ( Mã số 23 ) Chỉ tiêu này phản ánh lãi vay phải trả đƣợc tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiết TK635 – chi phí tài chính. Mã 23 = 17.611.051.459 đồng Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 55
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu 8. Chi phí bán hàng ( Mã số 24) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng phát sinh bên Có của TK 641 “ Chi phí bán hàng” đối ứng với bên Nợ của TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái. Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 41.620.462 đồng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Mã số 25) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng phát sinh bên Có của TK 642“ Chi phí Quản lý doanh nghiệp”đối ứng với bên Nợ của TK 911“ Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái. Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 29.458.356.081 đồng 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 30) Là phần chênh lệch giữa các khoản thu với các khoản chi phí chủ yếu trong hoạt động của DN. Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 –Mã số 22) – Mã số 24 - Mã số 25 Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 7.620.886.135 đồng 11. Thu nhập khác ( Mã số 31) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tồng phát sinh bên Nợ của TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái. Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 526.824.905 đồng 12. Chi phí khác ( Mã số 32) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tồng phát sinh bên Có của TK 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái. Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 695.971.038 đồng 13. Lợi nhuận khác ( Mã số 40) Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: -169.146.133 đồng 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( Mã số 50) Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 56
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 7.451.740.002 đồng 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ( Mã số 51) Năm 2009, Công ty Hải Âu áp dụng mức thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% trên tồng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế Mã số 51 = Mã số 50 * 25% Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 88.273.580 đồng Tổng số thuế TNDN mà công ty phải nộp theo quy định của nhà nƣớc năm 2009 là 25% * 7.451.740.002 = 1.862.935.001, nhƣng do năm 2008 công ty bị lỗ trên 13 tỷ đồng vì vậy công ty đã kết chuyển một phần thuế TNDN âm từ năm 2008 sang và làm cho thuế TNDN năm 2009 chỉ là : 88.273.580 đồng. 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ( Mã số 52) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng sổ phát sinh bên Có của TK 8212 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”, đối ứng với bên Nợ của TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”, trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của TK 8212 đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo,( (Trƣờng hợp này sô liệu để ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212). Trong năm 2009 công ty không phát sinh chỉ tiêu này, giá trị của chỉ tiêu này bằng 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( Mã số 60) Mã số 60 = Mã số 50 – ( Mã số 51 + Mã số 52) Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 7.363.466.422 đồng 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( Mã số 70) Công ty chƣa cổ phần hoá nên chỉ tiêu này không phát sinh. 2.4.Thực tế tổ chức công tác phân tích Báo cáo KQKD tại công ty Hải Âu. 2.4.1.Ý nghĩa của việc phân tích kết quả kinh doanh tại công ty Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 57
- Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tài chính Hải Âu tồn tại và phát triển của công ty trên thƣơng trƣờng kinh doanh. Hoàn thành vƣợt mức kế hoạch hay không hoàn thành kế hoạch công ty đều phải xem xét, đánh giá, phân tích, nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty. Một kế hoạch kinh doanh cho dù khoa học, chặt chẽ đến đâu thì so với thực tế đang diễn ra thì đó vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm, sẽ có nhiều điều cần bổ xung hoàn thiện để lập cho kế hoạch cho những năm tiếp theo. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh còn giúp lãnh đạo công ty có đƣợc những thông tin cần thiết để đƣa ra những quyết định kịp thời nhằm đạt đƣợc mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành SXKD. 2.4.2. Các bƣớc thực hiện phân tích, đánh giá tình hình thực hiện tài chính trong năm 2009 của công ty. Để đánh giá tình hình tài chính của công ty kế toán căn cứ vào số liệu các chỉ tiêu đã lập năm 2009 trên báo cáo BCTC năm 2009 tiến hành các bƣớc sau: - Thu thập thông tin, các số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh doanh thu , chi phí, lợi nhuận thực hiện đƣợc với kế hoạch, qua đó đánh giá tổng quát tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận, chi phí có đạt mức kế hoạch đề ra hay không? - So sánh tỷ suất sinh lời thực hiện với kế hoạch - Phân tích nguyên nhân đã và đang ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực đến tình hình thực hiện kế hoạch. - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới cho ban lãnh đạo. Sinh viên: Nguyễn Sĩ Tân - Lớp QTL 201K 58