Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn

pdf 100 trang huongle 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bao_cao_ket_q.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn

  1. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam vô cùng mạnh mẽ. Đặc biệt là sự kiện tháng 11/2006, Việt Nam ra nhập WTO đã đƣa nƣớc ta hội nhập toàn diện, sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều đó sẽ mang lại những thuận lợi cũng nhƣ không ít những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp và liệu rằng các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh đƣợc với doanh nghiệp nƣớc ngoài, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng hay không? Hay sẽ bị phá sản? Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lí kinh tế của doanh nghiệp là cần phải năng động và sáng tạo hơn, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất, tạo khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng để đƣa doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên. Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài chủ doanh nghiệp còn có các đối tƣợng khác quan tâm nhƣ các nhà đầu tƣ, các nhà cung cấp, các nhà cho vay Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải thƣờng xuyên phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để đƣa ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lƣợng, công tác quản lí kinh doanh. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá đầy đủ nhất và là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính doanh nghiệp. Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn là một đơn vị kinh doanh không ngừng phát triển, tình hình tài chính tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, trƣớc những thử thách trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lí của vĩ mô của Nhà nƣớc, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lí, nhất là quản lí tài chính trong doanh nghiệp. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác phân tích tình hình tài chính, sau khi đi sâu vào tìm hiểu thực tế về công tác này tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn, em đã chọn và nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn”. Với mong muốn tìm hiểu thực tế nhằm nâng cao vốn kiến thức cho bản thân và đóng góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 1
  2. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Một số lý luận chung về tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn. Chƣơng 3: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn. Do hạn chế về thời gian, với vốn kiến thức và khả năng còn nhiều hạn chế nên khoá luận tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy cô giáo chỉ bảo, bổ sung để khoá luận của em thêm phần hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đào Thị Huyền Trang Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 2
  3. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính Sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thƣờng phải tiến hành lập báo cáo tài chính để tổng hợp đánh giá một cách khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ của đơn vị. Trên cơ sở các số liệu đó tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính, xác định nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. Nhƣ vậy, báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp từ số liệu các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình lƣu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất. 1.1.2. Mục đích, vai trò của báo cáo tài chính 1.1.2.1. Mục đích của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán trong một kỳ kế toán, phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn cũng nhƣ tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Nhƣ vậy mục đích của báo cáo tài chính là: - Tổng hợp và trình bày một cách khái quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán. Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ hoạt Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 3
  4. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn động đã qua và những dự đoán cho tƣơng lai.Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ vào doanh nghiệp của các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, các chủ nợ hiện tại và tƣơng lai của doanh nghiệp. + Thông tin tình hình tài chính doanh nghiệp: Tình hình tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát, của cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán, khả năng thích ứng cho phù hợp với môi trƣờng kinh doanh. Nhờ thông tin về các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và năng lực doanh nghiệp trong quá khứ đã tác động đến nguồn lực kinh tế này mà có thể dự đoán nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể tạo ra các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền trong tƣơng lai. + Thông tin về cơ cấu tài chính: Có tác dụng lớn dự đoán nhu cầu đi vay, phƣơng thức phân phối lợi nhuận, tiền lƣu chuyển cũng là mối quan tâm của doanh nghiệp và cũng là thông tin cần thiết đề dự đoán khả năng huy động các nguồn tài chính của doanh nghiệp. + Thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là thông tin về tính sinh lời, thông tin về tình hình biến động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho đối tƣợng sử dụng đánh giá những thay đổi tiềm tàng của các nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tƣơng lai, để dự đoán khả năng tạo ra các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng. + Thông tin về sự biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp: Những thông tin này trên báo cáo tài chính rất hữu ích trong việc đánh giá các hoạt động đầu tƣ, tài trợ và kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 1.1.2.2. Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp nhƣ các cơ quan Quản lý Nhà nƣớc, các nhà đầu tƣ hiện tại và đầu tƣ tiềm tàng, kiểm toán viên độc lập và các đối tƣợng khác liên quan. Nhờ các thông tin này mà các đối tƣợng sử dụng có thể đánh giá chính xác hơn về năng lực của doanh nghiệp: Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 4
  5. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu kinh tế dƣới dạng tổng hợp sau một kỳ hoạt động, giúp cho họ trong việc phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, xác định nguyên nhân tồn tại và những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp với sự phát triển của mình trong tƣơng lai. - Đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nƣớc: Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình mà từng cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách, chế độ quản lý – tài chính của doanh nghiệp nhƣ: + Cơ quan thuế: Kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các loại thuế, xác định số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế đƣợc khấu trừ, miễn giảm của doanh nghiệp + Cơ quan tài chính: Kiểm tra đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, kiểm tra việc chấp nhận các chính sách quản lý nói chung và chính sách quản lý vốn nói riêng - Đối với đối tƣợng sử dụng khác nhƣ: + Các chủ đầu tƣ: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về những khả năng hoặc những rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp có liên quan tới việc đầu tƣ của họ, từ đó đƣa ra quyết định tiếp tục hay ngừng đầu tƣ vào thời điểm nào, đối với lĩnh vực nào. + Các chủ nợ: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó chủ nợ đƣa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc cho vay đối với các doanh nghiệp. + Các khách hàng: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin mà từ đó họ có thể phân tích đƣợc khả năng cung cấp của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc mua bán với doanh nghiệp. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 5
  6. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Ngoài ra, các thông tin trên báo cáo còn có tác dụng củng cố niềm tin và sức mạnh cho các công nhân viên của doanh nghiệp để họ nhiệt tình, hăng say trong lao động. 1.1.3. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính hệ thống báo cáo tài chính gồm: - Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ - Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp. 1.1.3.1. Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ a. Báo cáo tài chính năm gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 -DN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN) b. Báo cáo tài chính giữa niên độ Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lƣợc * Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ dạng đầy đủ (Mẫu số B01a -DN) - Báo cáo kết quả HĐKD giữa niên độ dạng đầy đủ (Mẫu số B02a-DN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giữa niên độ dạng đầy đủ (Mẫu số B03a-DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a-DN) * Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lƣợc, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ dạng tóm lƣợc (Mẫu số B01b-DN) - Báo cáo kết quả HĐKD giữa niên độ dạng tóm lƣợc (Mẫu số B02b- DN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền giữa niên độ dạng tóm lƣợc (Mẫu số B03b-DN) - Bản thuyết minh BC tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a-DN) Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 6
  7. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 1.1.3.2.Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp * Báo cáo tài chính hợp nhất, gồm: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Mẫu số B0- DN/HN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (Mẫu số B02-DN/HN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất (Mẫu số B03-DN/HN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (Mẫu số B09-DN/HN) * Báo cáo tài chính tổng hợp, gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B02-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) 1.1.4. Yêu cầu báo cáo tài chính Để đạt đƣợc mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tƣợng sử dụng với những mục đích khác nhau khi đƣa ra các quyết định kịp thời thì báo cáo tài chính phải đảm bảo những yêu cầu nhất định. Theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 thì báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, doanh nghiệp phải: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. + Trình bày khách quan không thiên vị. + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng. + Trình bày đầy đủ mọi khía cạnh trọng yếu. - Báo cáo tài chính phải đƣợc trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 7
  8. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 1.1.5. Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính Để đảm bảo những yêu cầu đối với báo cáo tài chính thì việc lập hệ thống báo cáo tài chính cần phải tuân thủ 06 nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” nhƣ sau: - Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thƣờng trong tƣơng lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng nhƣ buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (ngƣời đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán đƣợc tối thiểu trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. - Nguyên tắc hoạt động dồn tích: Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ thông tin liên quan đến luồng tiền. Theo nguyên tắc này, các giao dịch và sự kiện đƣợc ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí đƣợc ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. - Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toán khác, trừ khi: + Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện. + Một chuẩn mực kế toán khác thay đổi trong việc trình bày. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 8
  9. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. - Nguyên tắc bù trừ + Bù trừ tài sản và nợ phải trả: Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày báo cáo tài chính không đƣợc bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên báo cáo tài chính. + Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí: Đƣợc bù trừ khi quy định tại một chuẩn mực kế toán khác, hoặc một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp thì đƣợc bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính. - Nguyên tắc so sánh Theo nguyên tắc này, các báo cáo tài chính phải trình bày các số liệu để so sánh giữa các kỳ kế toán. 1.1.6. Trách nhiệm lập, kỳ lập, thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo tài chính. Theo quyết định số 15/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính thì trách nhiệm lập, kỳ lập, thời hạn và nơi nhận báo cáo tài chính đƣợc quy định nhƣ sau: 1.1.6.1. Trách nhiệm lập báo cáo tài chính Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đề phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của Công ty, Tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 9
  10. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn tổng hợp hoặc phải lập báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của đơn vị kế toán trực thuộc Công ty, Tổng công ty. - Đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì đƣợc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lƣợc. Đối với Tổng công ty Nhà nƣớc và doanh nghiệp Nhà nƣớc có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc lập báo cáo tài chính giữa niên độ (Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đƣợc thực hiện bắt đầu từ năm 2008). - Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (đƣợc thực hiện bắt đầu từ năm 2008) và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”. 1.1.6.2. Kỳ lập báo cáo tài chính 1.1.6.2.1. Kỳ lập báo cáo tài chính năm Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dƣơng lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trƣờng hợp đặc biệt, doanh nghiệp đƣợc phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhƣng không vƣợt quá 15 tháng. 1.1.6.2.2. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (Không bao gồm quý IV) 1.1.6.2.3. Kỳ lập báo cáo tài chính khác Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác nhau (nhƣ tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng ) theo yêu cầu của pháp luật, của Công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 10
  11. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Đơn vị kế toán bị chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hợp đồng, phá sản. 1.1.6.3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính 1.1.6.3.1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước - Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý + Đơn vị phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty Nhà nƣớc nộp báo cáo tài chính quý cho Tổng công ty theo thời hạn Tổng công ty quy định. 1.1.6.3.2 Đối với các loại hình doanh nghiệp khác - Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày. - Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. Nơi nhận báo cáo Các loại doanh nghiệp Cơ Cơ quan Kỳ lập DN Cơ quan Cơ quan quan đăng ký (4) báo cáo cấp tài chính thuế (2) thống kinh trên (3) kê doanh 1. Doanh nghiệp Nhà nƣớc Quý,năm X(1) X X X X 2. Doanh nghiệp có vốn Năm X X X X X đầu tƣ nƣớc ngoài 3. Các doanh nghiệp khác Năm X X X X Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 11
  12. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 1.1.6.4. Nơi nhận báo cáo tài chính (1) Đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phải lập và nộp báo cáo tài chính do Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc Trung ƣơng còn phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ tài chính (Cục tài chính doanh nghiệp). - Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc nhƣ: Ngân hàng thƣơng mại, công ty sổ xố kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ tài chính (Vụ tài chính ngân hàng). Riêng công ty kinh doanh chứng khoán còn phải nộp báo cáo tài chính cho Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc. (2) Các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phƣơng. Đối với các Tổng công ty nhà nƣớc còn phải nộp báo cáo tài chính cho Bộ tài chính (Tổng cục thuế). (3) DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên. Đối với doanh nghiệp khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị cấp trên theo đơn vị kế toán cấp trên. (4) Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trƣớc khi nộp báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã đƣợc kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc và DN cấp trên. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 12
  13. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 1.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHƢƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.2.1. Khái niệm và kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.1.1. Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho nhiều đối tƣợng sử dụng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. 1.2.1.2. Kết cấu Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có kết cấu gồm 5 cột: - Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo. - Cột 2: Mã số của các chỉ tiêu tƣơng ứng - Cột 3: Số hiệu tƣơng ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này đƣợc thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. - Cột 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm. - Cột 5: Số liệu của năm trƣớc (để so sánh) Sau đây là mẫu biểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 13
  14. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Đơn vị báo cáo: Mẫu số B02-DN Điạ chỉ: . ( Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm: Đơn vị tính: Thuyết Năm Năm Chỉ tiêu Mã số minh nay trƣớc 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 dịch vụ (10 = 01 – 02) 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 20 dịch vụ (20 = 10 – 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 ( 30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25) 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32 ) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Hải Phòng,ngày .tháng .năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 14
  15. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 1.2.2. Công tác chuẩn bị trƣớc khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Để đảm bảo tính kịp thời và chính xác của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, kế toán cần tiến hành các bƣớc công việc sau: - Kiểm soát các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã cập nhật vào sổ kế toán chƣa, nếu cần hoàn chỉnh tiếp tục việc ghi sổ kế toán (đây là khâu đầu trong việc kiểm soát thông tin kế toán là có thực, vì chứng từ kế toán là bằng chứng chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh). - Cộng sổ kế toán các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. - Khoá sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. - Đối chiếu sự phù hợp về số liệu kế toán giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết. Nếu thấy chƣa phù hợp phải thực hiện điều chỉnh lại số liệu theo nguyên tắc sửa sổ. - Kiểm kê và lập biên bản xử lý kiểm kê, thực hiện điều chỉnh số liệu trên hệ thống sổ kế toán trên cơ sở biên bản xử lý kiểm kê. - Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.3. Nguồn số liệu và phƣơng pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.3.1. Nguồn số liệu - Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trƣớc. - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. 1.2.3.2. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số liệu ghi vào cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 15
  16. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Số liệu ghi vào cột 5 “ Năm trƣớc” của báo cáo kỳ này năm nay đƣợc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tƣơng ứng của báo cáo này năm trƣớc. - Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Năm nay” nhƣ sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tƣ và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế phát sinh bên Có của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản đƣợc giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp phải nộp tƣơng ứng với số daonh thu đƣợc xác định trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này và luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” đối ứng với bên Có của TK 521 “Chiết khấu thƣơng mại”, TK 531”Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”, TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc” (TK 3331, TK 3332, TK 3333) trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3. Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, BĐS đầu tƣ và cung cấp dich vụ đã trừ các khoản giảm trừ (Chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phƣơng pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 16
  17. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11) Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, BĐS đầu tƣ, giá thành sản xuất của sản phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác đƣợc tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” đối ứng với bên Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm. BĐS đầu tƣ và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 6. Doanh thu về hoạt động tài chính (Mã số 21) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu Trừ (-) Thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động khác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc trên Nhật ký - Sổ cái. 7. Chi phí tài chính (Mã số 22) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động kinh doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí hoạt động tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. - Trong đó: Chi phí lãi vay (Mã số 23) chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả đƣợc tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào sổ chi tiết TK 635. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 17
  18. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 8. Chi phí bán hàng (Mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hoá, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu đƣợc ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 641 “Chi phí bán hàng” đối ứng với bên Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 642 đối ứng với bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – (Mã số 24 + Mã số 25) 11. Thu nhập khác (Mã số 31) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (Sau khi trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phƣơng pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 12. Chi phí khác (Mã số 32) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Số cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 18
  19. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 13. Lợi nhuận khác (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (Sau khi trừ đi thuế GTGT phải nộp tính theo phƣơng pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trƣớc khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc làm căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, trƣờng hợp này số liệu đƣợc ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi và chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8212 hoặc căn cứ vào số liệu đƣợc ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dƣới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212. 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 19
  20. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động doanh nghiệp. Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70) Chỉ tiêu này đƣợc hƣớng dẫn cách tính toán theo thông tƣ hƣớng dẫn Chuẩn mực kế toán số 30 “Lãi cơ bản trên cổ phiếu”. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 20
  21. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 1.3/ NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.3.1. Mục đích và ý nghĩa, chức năng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.3.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua phân tích báo cáo tài chính, ngƣời sử dụng thông tin có thể đánh giá khả năng tiềm tàng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro tƣơng lai. Hay nói cách khác Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp đƣợc phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm đƣợc, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. 1.3.1.2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hƣởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngƣợc lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thƣờng xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 21
  22. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng nhƣ: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nƣớc, xem xét việc cho vay vốn 1.3.1.3. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Phân tích tài chính có thể đƣợc hiểu nhƣ quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tƣơng lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tƣợng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu: - Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Định hƣớng các quyết định của ban giám đốc nhƣ: quyết định đầu tƣ, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần, - Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tƣ, phần ngân sách tiền mặt, - Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý Đối với đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng nhƣ quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh. Đối với nhà chủ nợ (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp): mối quan tâm của họ hƣớng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng nhƣ quan tâm đến lƣợng vốn chủ Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 22
  23. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ đƣợc hay không trƣớc khi quyết định cho vay hay bán chịu sản phẩm cho đơn vị. Đối với nhà đầu tƣ trong tƣơng lai: Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lƣợng vốn đầu tƣ, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trƣởng của doanh nghiệp. Do đó họ thƣờng phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tƣ vào đơn vị hay không, đầu tƣ dƣới hình thức nào và đầu tƣ vào lĩnh vực nào. Đối với cơ quan chức năng: Nhƣ cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nƣớc, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê, Vì vậy, thông qua phân tích hoạt động tài chình có thể xem xét các số liệu tài chính hiện hành với quá khứ từ đó ngƣời sử dụng thông tin đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ rủi ro trong tƣơng lai hoặc triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý. 1.3.1.4. Chức năng của phân tích báo cáo tài chính 1.3.1.4.1. Chức năng đánh giá Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Chức năng đánh giá của tài chính doanh nghiệp đó là làm rõ những vấn đề sau: + Các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh đã diễn ra nhƣ thế nào? Nó tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hƣởng của những yếu tố nào? Có gần với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Có phù hợp với cơ chế chính sách và pháp luật hay không? Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 23
  24. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn + Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn hoạt động, các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra nhƣ thế nào, tác động ra sao đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp 1.3.1.4.2. Chức năng dự đoán Các doanh nghiệp cho dù đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thì các hoạt động cũng đều hƣớng tới mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đƣợc hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng nhƣ diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nƣớc, ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tƣơng lai. Chức năng dự đoán tài chính doanh nghiệp là dự đoán sự biến động của các yếu tố đó để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng đƣợc mục tiêu mong muốn của những đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai. 1.3.1.4.3. Chức năng điều chỉnh Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính dƣới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau rất đa dạng, phong phú, và phức tạp, chịu ảnh hƣởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính đó sẽ là bình thƣờng nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống đều diễn ra bình thƣờng và đó là sự kết hợp hài hoà các mối quan hệ. Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh, bản thân doanh nghiệp cũng nhƣ các đối tƣợng quan tâm không thể kiểm soát và chi phối toàn bộ. Vì vậy, để kết hợp hài hoà các mối quan hệ, doanh nghiệp, các đối tƣợng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh. Muốn vậy, cần nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hƣớng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 24
  25. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Chức năng điều chỉnh của phân tích tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp và các đối tƣợng quan tâm nhận thức đƣợc điều này. 1.3.2. Nội dung và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính 1.3.2.1. Nội dung phân tích báo cáo tài chính Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp đều đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật trong kinh doanh. Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài chủ doanh nghiệp còn có đối tƣợng khác quan tâm nhƣ các nhà đầu tƣ, nhà cung cấp, các nhà cho vay Chính vì vậy mà việc thƣờng xuyên phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp để đƣa ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lƣợng, công tác quản lý kinh doanh. Từ lý luận trên, nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá đầy đủ nhất và là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính doanh nghiệp Việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp - Phân tích việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân tích Bảng cân đối kế toán. - Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. - Phân tích Bản thuyết minh báo cáo tài chính. - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán. - Phân tích hiệu quả kinh doanh. - Phân tích khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh. - Phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh. 1.3.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Để nắm bắt đƣợc đầy đủ thực trạng tài chính cũng nhƣ tình hình sử dụng hiệu quả và khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 25
  26. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 1.3.2.2.1 Phân tích theo chiều ngang Là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính. Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lƣợng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào đó có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. Sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tƣơng đối: Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Số tƣơng đối: T = Y1/Y0 * 100% 1.3.2.2.2 Phân tích xu hướng Xem xét xu hƣớng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hƣớng tốt đẹp. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho ngƣời quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tƣ. 1.3.2.2.3 Phân tích theo chiều dọc (phân tích theo qui mô chung) Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính để rút ra kết luận. Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo đƣợc thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục đƣợc chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chi tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đƣa về một điều kiện so sánh, Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 26
  27. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn dễ dàng thấy đƣợc kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm nhƣ thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.3.2.2.4 Phân tích các chỉ số chủ yếu. Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hƣớng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu đƣợc sử dụng phân tích tài chính - Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính. - Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời. 1.3.2.2.5. Phương pháp liên hệ - cân đối Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý đến những mối quan hệ, tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ, thuyết minh sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích. 1.3.3. Phƣơng pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 1.3.3.1. Phương pháp chung 1.3.3.1.1. Phương pháp đánh giá kết quả kinh tế a. Phƣơng pháp phân chia các đối tƣợng và kết quả kinh tế. - Phƣơng pháp phân chia các đối tƣợng và KQ kinh tế theo yếu tố cấu thành - Phƣơng pháp phân chia các đối tƣợng và kết quả kinh tế theo địa điểm phát sinh. - Phƣơng pháp phân chia các đối tƣợng và kết quả kinh tế theo thời gian. b. Phƣơng pháp so sánh * Mục đích - Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc kết quả thực hiện của các mục tiêu do đơn vị đặt ra, muốn vậy cần phải so sánh số thực tế và số kế hoạch. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 27
  28. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc nhịp điệu phát triển của các hiện tƣợng và các kết quả kinh tế thông qua việc so sánh kỳ này với kỳ trƣớc. - Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị. Muốn vậy cần phải so sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác có cùng một loại quy mô và so sánh kết quả của từng đơn vị với kết quả trung bình. * Điều kiện để tiến hành so sánh - Phải tồn tại ít nhất hai đại lƣợng hoặc hai chỉ tiêu. - Các chỉ tiêu, đại lƣợng khi tiến hành so sánh với nhau phải có cùng nội dung kinh tế, có cùng tiêu chuẩn biểu hiện. 1.3.3.1.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố a. Phƣơng pháp thay thế liên hoàn * Nội dung và trình tự của phƣơng pháp thay thế liên hoàn: - Trƣớc hết phải biết đƣợc số lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích. - Cần sắp xếp các nhân tố theo một trật tự nhất định, xác định nhân tố số lƣợng đứng trƣớc, nhân tố chất lƣợng đứng sau. Trƣờng hợp có nhiều nhân tố số lƣợng cùng chịu ảnh hƣởng thì nhân tố chủ yếu đứng trƣớc, nhân tố thứ yếu đứng sau. - Tiến hành thay thế lần lƣợt từng nhân tố theo trình tự nói trên. Nhân tố nào thay thế trƣớc sẽ đƣợc lấy giá trị thực tế của nó còn nhân tố nào chƣa đƣợc thay thế sẽ giữ nguyên ở kỳ gốc hay kỳ kế hoạch. Khi thay thế xong một nhân tố phải tính đƣợc kết quả cụ thể của từng lần thay đó, lấy kết quả của từng lần thay thực tế trƣớc sẽ tính đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đó. - Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần thay thế, tổng hợp ảnh hƣởng của từng nhân tố phải bằng đối tƣợng cụ thể phân tích. * Điều kiện áp dụng; - Phƣơng pháp thay thế liên hoàn chỉ áp dụng trong điều kiện các nhân tố ảnh hƣởng có quan hệ tích số hoặc thƣơng số hoặc kết hợp cả tích số và thƣơng số. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 28
  29. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn b. Phƣơng pháp số chênh lệch Là một dạng đơn giản của phƣơng pháp thay thế liên hoàn, nó đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp các nhân tố ảnh hƣởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích. Việc thay thế để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ thay thế liên hoàn. Nhân tố đứng trƣớc đƣợc thay thế trƣớc, nhân tố đứng sau đƣợc thay thế sau. c. Phƣơng pháp cân đối Khác với phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng pháp số chênh lệch thì phƣơng pháp số cân đối đƣợc sử dụng để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng số với chỉ tiêu phân tích. Để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố nào đó thì cần tính số chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch của nhân tố đó, không liên quan tới nhân tố khác. d. Phƣơng pháp quy hồi và tƣơng quan Phƣơng pháp tƣơng quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một hoặc nhiều nguyên nhân nhƣng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi quy là một phƣơng pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. Bởi vậy, hai phƣơng pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thể gọi tắt là phƣơng pháp tƣơng quan. 1.3.3.1.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ đƣợc áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phƣơng pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán một số tỷ lệ nhƣ: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 29
  30. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Tỷ suất lợi nhuận trên nguyên giá tài sản cố định Nhƣ vậy, phƣơng pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. Chúng ta sử dụng kết hợp hoặc sử dụng thêm một số phƣơng pháp bổ trợ khác nhƣ: Phƣơng pháp liên hệ, phƣơng pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ƣu điểm của chúng ta để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất. 1.3.3.2. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dùng để so sánh lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận của các năm trƣớc. Qua đó, thấy đƣợc lợi nhuận từ các hoạt động tăng giảm nhƣ thế nào so với kế hoạch và so với các năm trƣớc. Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp có đạt đƣợc mức kế hoạch đặt ra hay không và xu hƣớng phát triển so với các năm trƣớc nhƣ thế nào. Đồng thời, ta cũng phải xem xét tỷ trọng về lợi nhuận của từng hoạt động trong tổng lợi nhuận chung của doanh nghiệp để có cái nhìn toàn diện hơn. 1.3.3.3. Phân tích một số tỷ suất tài chính 1.3.3.3.1 Phân tích chỉ số hoạt động - Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân - Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân - Vòng quay vốn lƣu động (Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động): Cho biết Cứ 100 đồng vốn lƣu động bỏ ra trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần Doanh thu thuần Vòng quay vốn lƣu động = Vốn lƣu động bình quân Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 30
  31. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Vòng quay vốn cố định (Hiệu quả sử dụng vốn cố định): Cho biết Cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân - Vòng quay toàn bộ vốn Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = Tổng vốn bình quân 1.3.3.3.2 Phân tích khả năng sinh lời - Phân tích khả năng sinh lời hoạt động: Cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thu đƣợc trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu lợi nhuận. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần - Phân tích khả năng sinh lợi đầu tƣ: Cho biết cứ 100 đồng vốn đƣợc sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = x sử dụng Doanh thu thuần Tổng vốn sử dụng bình quân - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định: Cho biết cứ 100 đồng vốn cố định đƣợc sử dụng trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Vốn cố định bình quân - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động: Cho biết cứ 100 đồng vốn lƣu động đƣợc sử dụng trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận vốn lƣu động = Nguyên giá TSCĐ Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 31
  32. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Tỷ suất lợi nhuận trên nguyên giá TSCĐ: Cho biết cứ 100 đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên nguyên giá TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Phân tích khả năng sinh lời tài chính (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu): Cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng trong kỳ đem lại cho DN bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 32
  33. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NAM SƠN 2.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NAM SƠN. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần cơ khí Nam sơn Trụ sở chính: xã Phƣơng Nam - Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh. Loại hình công ty: Công ty cổ phần. Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng. Mã số thuế: 5700549919 Điện thoại: 0333.668114 Fax: 0333.668117 Tài khoản ngân hàng: 44310000002253 tại Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Nam, Quảng Ninh. 2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu vào ngày 18 tháng 5 năm 2005, đăng kí thay đổi lần thứ 4 vào ngày 14 tháng 5 năm 2009 (giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2203000415). Trải qua 5 năm hoạt động với không ít những khó khăn và thách thức nhƣng Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn luôn là một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Chỉ với số vốn điều lệ ban đầu là 3.000.000.000 đồng khi mới thành lập, dƣới sự lãnh đạo sáng suốt và sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã lấy đƣợc lòng tin của các nhà đầu tƣ và nâng số vốn điều lệ của công ty lên là 5.000.000.000 đồng. Ông Đỗ Quốc Trị - giám đốc công ty , nhiều năm liền đƣợc tặng bằng khen Chiến sĩ thi đua. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 33
  34. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Không những vậy, công ty cũng là một trong các doanh nghiệp xuất sắc trong công tác từ thiện. Với suy nghĩ “Trẻ em là tƣơng lai của đất nƣớc”, mỗi năm công ty đã trích một phần không nhỏ lợi nhuận của mình để giúp đỡ các cháu mồ côi không nơi nƣơng tựa và các cháu trẻ em khuyết tật. 2.3.1 Ngành nghề kinh doanh: - Đúc các sản phẩm, thiết bị bằng thép, gang chịu lực, can thép. - Chế tạo, thiết bị dây truyền sản xuất xi măng, quạt gió công nghiệp. - Sản xuất các tủ điện, sửa chữa phục hồi động cơ điện. - Lắp đặt thiết bị kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp. - Xây lắp xây dựng đƣờng dây và trạm biến áp đến 35 KV. - Sản xuất phụ tùng cấu kiện kim loại, phụ kiện tiêu chuẩn. - Sửa chữa ô tô và thiết bị cơ giới. - Sản xuất dụng cụ cầm tay. - Dịch vụ xuất nhập khẩu khoáng sản, thiết bị máy móc cho sản xuất xi măng và vật tƣ kim khí. 2.3.1 Những thuận lợi, khó khăn và thành tựu công ty đạt đƣợc.  Thuận lợi: Trong quá trình xây dựng và trƣởng thành cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn đƣợc sự chỉ đạo quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và sự giúp đỡ của các Ban nghành Tỉnh Quảng Ninh. Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành chính sách đổi mới, hội nhập và cải cách hành chính tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh hơn, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, đây là cơ hội để Công ty hội nhập với quốc tế, tiếp xúc với máy móc thiết bị hiện đại, môi trƣờng làm việc hiệu quả và các nhà đầu tƣ tiềm năng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đào tạo về chuyên môn, rèn luyện trƣởng thành trong quá trình hoạt động của Công ty, số đông cán bộ trẻ, luôn năng động và sáng tạo, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao là những yếu tố thuận lợi cơ bản của Công ty trong công tác sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 34
  35. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn  Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng gặp không ít những khó khăn và thử thách. Thị trƣờng thế giới luôn biến động và giá xăng dầu tăng cao đã tác động tăng giá sản phẩm và nguyên vật liệu nhƣ: sắt, thép tăng đột biến, xi măng và vật liệu xây dựng tăng cao đã tác động đến năng lực sản xuất của Doanh nghiệp. Việt Nam là một thành viên trong tổ chức thƣơng mại thế giới cũng là thách thức đối với doanh nghiệp. Công ty không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài luôn có ƣu thế về vốn và khoa học kĩ thuật cũng nhƣ trình độ quản lí. Đời sống của cán bộ công nhân viên gặp khó khăn do giá cả tiêu dùng tăng cao.  Tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập bình quân những năm gần đây của Công ty: Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 35
  36. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Bảng 1.3 – Tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập bình quân ST Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 T 08-07 09-08 312.1% 1 Tæng doanh thu 4.449.204.788 13.886.058.064 17.211.691.648 123.95% 4.314.641.631 12.792.143.805 15.462.391.691 296.48% 120.87% 2 Tæng chi phÝ Tæng lîi nhuËn 3 134.563.157 1.093.914.259 1.931.299.957 812.94% 176.55% kinh doanh Tæng sè 4 85 125 145 147.06% 116.00% lao ®éng Thu nhËp b×nh 114.29% 108.33% 5 2.100.000 2.400.000 2.600.000 qu©n Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua ta thấy các chỉ tiêu nhìn chung đêu tăng. Nó thể hiện sự cố gắng nỗ lực của công ty trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007, doanh thu bán hàng tăng lên tới 13.886.058.064 đồng tƣơng ứng với 312,10%. Năm 2009, doanh thu bán hàng vẫn tăng tuy có phần chậm hơn so với năm trƣớc. Có đƣợc điều này là do Công ty đã mở rộng sản xuất, đầu tƣ mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời tuyển dụng thêm lao động, tạo điều kiện giúp đỡ công nhân viên học tập và nâng cao tay nghề. Doanh thu tăng dẫn đến lợi Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 36
  37. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn nhuận, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng tăng, góp phần ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên công ty trong tình trạng tỷ lệ lạm phát của nƣớc ta tăng cao. Trên đà này công ty chắc chắn sẽ có những thành tựu to lớn hơn trong tƣơng lai. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty. 2.1.4.1.Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn do Giám đốc (kiêm chủ tịch hội đồng quản trị) điều hành hoạt động chung của công ty. Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch, theo dõi sự biến động của giá cả, thông báo kết quả tình hình và tiến độ kế hoạch, nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng. Phòng Dự án - Kỹ thuật có trách nhiệm liên hệ tìm các hợp đồng, tìm các thông tin về đấu thầu, triển khai hồ sơ dự thầu và trực tiếp tham gia đấu thầu . Phòng Tài chính - Kế toán làm nhiệm vụ cung cấp tài chính cho nhà thầu và làm thủ tục bảo lãnh để tham gia đấu thầu. Phòng Tổ chức – Hành chính cung cấp về lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động cho công nhân. 2.1.4.2.Mô hình tổ chức bộ máy quản lý. Là một doanh nghiệp kinh doanh nên cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty tƣơng đối hợp lý và gọn nhẹ. Công ty vận dụng theo mô hình trực tuyến chức năng, trong đó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. Phó Giám đốc và các phòng ban có nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc trong công tác chuyên môn của mình, bên cạnh đó hƣớng dẫn các đơn vị phân xƣởng thực hiện, bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần giúp Công ty hoạt động hiệu quả hơn. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty đƣợc mô tả bằng sơ đồ 1.1 Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 37
  38. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ( CHỦ TỊCH HĐQT) PHÓ GIÁM ĐỐC PHßNG Phßng Phßng Phßng Phßng KINH dù ¸n vËt t• tµi tæ chøc DOANH küthuËt thiÕt bÞ chÝnh hµnh kÕ to¸n chÝnh Ph©n Tæ gia XÝ Ph©nnghiÖp Tæ ®iÖn x•ëng ®óc Tæ c¬ khÝ c«ng l¾p x•ëngx©y dùng l¾p n•íc ®Æt 26m¸y - 3 Sơ đồ 1.1 - Tổ chức bộ máy quản lí Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Giám đốc (kiêm chủ tịch hội đồng quản trị): là ngƣời lãnh đạo cao nhất trong công ty, là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc và trƣớc pháp luật về quản lý con ngƣời, tài sản và tổ chức sản xuất kinh doanh. Quyết định của Giám đốc là cao nhất, các đơn vị có trách nhiệm thực hiện và báo cáo kết quả. - Phó Giám đốc: là ngƣời tham mƣu và thay mặt Giám đốc lãnh đạo Công ty lúc Giám đốc vắng mặt. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 38
  39. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Phòng Tổ chức – Hành chính: quản lý nguồn nhân lực, soạn thảo các văn bản về đối nội, đối ngoại, kiểm soát các giấy tờ lƣu chuyển trong Công ty. Cung cấp các thiết bị văn phòng, xây dựng hệ thống thông tin, chịu trách nhiệm các vấn đề hành chính, đối nội, đối ngoại. - Phòng Tài chính - Kế toán: quản lý hạch toán kinh doanh và quản lý tài chính, lập và theo dõi kế hoạch tài chính, phân tích hoạt động, quản lý vốn, thanh toán các khoản với Nhà nƣớc, thực hiện đúng chế độ kế toán. - Phòng Dự án - Kỹ thuật: nắm bắt thông tin về các công trình để tham gia đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu, kiểm tra, chỉ đạo công tác kỹ thuật thi công, giám sát và nghiệm thu công trình. - Phòng Vật tƣ thiết bị: là phòng nghiệp vụ tham mƣu giúp Giám đốc quản lý định mức nguyên liệu, vật tƣ cho các công trình xây dựng. - Phòng kinh doanh: lập kế hoạch, xác lập cơ cấu mặt hàng và dự báo yêu cầu mua dự trữ. - Các phân xƣởng và các tổ của Công ty: thực hiện chức năng sản xuất mặt hàng và chịu trách nhiệm về phần việc mình đƣợc giao. 2.1.5.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty. 2.1.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn là một đơn vị hạch toán độc lập. Mọi hoạt động cuả công ty đều đặt dƣới sự điều hành của ban giám đốc nên bộ máy kế toán của công ty đƣợc tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty đƣợc mô tả bằng sơ đồ 1.2 Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 39
  40. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Kế toán trƣởng Thủ quỹ. Kế toán Kế toán vật Kế toán Kế toán tiền tƣ,tiêu thụ, tập hợp tổng hợp, lƣơng, kế toán chi phí, thuế, tiền công nợ TSCĐ tính giá mặt,tiền thành gửi Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán cuả công ty Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn bao gồm 6 ngƣời đƣợc phân rõ nhiệm vụ và chức năng nhƣ sau: - Kế toán trƣởng: là ngƣời trực tiếp quản lí và chỉ đạo chung mọi mặt của công tác quản lí tài chính - kế toán, hàng quý có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính. - Kế toán thủ quỹ: quản lý tiền mặt tại quỹ. - Kế toán tiền lƣơng, công nợ: theo dõi và tính lƣơng, theo dõi sổ chi tiết công nợ. - Kế toán vật tƣ, tiêu thụ, kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình vật tƣ, kiểm kê hàng hoá nhập, xuất, tồn. Đồng thời, theo dõi biến động tăng, giảm tài sản cố định, tính và phân bổ khấu hao. - Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành: tập hợp các chi phí phát sinh, tính giá thành. - Kế toán tổng hợp, thuế, tiền mặt, tiền gửi: giúp kế toán trƣởng theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp các nghiệp vụ, báo cáo thuế, chịu trách nhiệm các nghiệp vụ liên quan tới tiền mặt, tiền gửi. 2.1.5.2 Hình thức kế toán Để phù hợp với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh và thuận tiện cho công tác quản lí, công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật kí - chứng từ. Hình thức kế toán này kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 40
  41. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Đồng thời kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Hình thức kế toán nhật kí chứng từ bao gồm các loại sổ sau: - Nhật kí chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan đã đƣợc kiểm tra, đối chiếu: bảng kê bán lẻ hàng hóa, bảng kê thuế GTGT đầu ra, đầu vào kế toán vào sổ quỹ tiền mặt, bảng kê, nhật kí chứng từ, sổ thẻ kế toán chi tiết. Đối chiếu số liệu tổng cộng của nhật kí chứng từ để vào sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu của sổ cái, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán của công ty đƣợc mô tả bằng sơ đồ 1.3 Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê NHẬT KÍ - CHỨNG Sổ, thẻ kế toán chi TỪ tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 41
  42. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối năm Đối chiếu, kiểm tra 2.1.5.3. Tổ chức hệ thống tài khoản và hệ thống báo cáo kế toán: Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn có kỳ kế toán là năm bắt đầu tính và 1/1 đến 31/12 của năm. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC. Công ty hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn của hàng hóa, kê khai và nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ. Đơn vị tính giá hàng xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Công ty cũng áp dụng phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng để tính giá trị khấu hao của TSCĐ. Hệ thống báo cáo kế toán bao gồm: - Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B01 - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( mẫu số B02 – DN) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ( mẫu số B03 – DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu số B09 – DN) 2.2. THỰC TẾ TỔ CHỨC VÀ LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NAM SƠN Trình tự lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty: Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 42
  43. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ KIỂM KÊ KHOÁ SỔ VÀ LẬP BCĐPS SAU KIỂM KÊ LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KD 2.2.1. Một số công tác chuẩn bị trƣớc khi lập báo cáo KQHĐKD tại công ty Tổ chức lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn đƣợc tiến hành thông qua các bƣớc công việc sau: 2.2.1.1. Kiểm soát chứng từ cập nhật Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại kỳ trƣớc và hệ thống sổ kế toán (sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản) của kỳ kế toán cần lập báo cáo. Một trong những yêu cầu đƣợc xem là quan trọng nhất của thông tin phản ánh trên báo cáo hoạt động kinh doanh là tính chính xác, trung thực và khách quan. Để đáp ứng nhu cầu đó thì cơ sở dữ liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng phải chính xác, trung thực và khách quan. Vì thế trƣớc khi sử dụng thông tin trên hệ thống sổ sách kế toán để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, công ty đã thực hiện các nghiệp vụ biện pháp cụ thể để kiểm soát thông tin trên sổ kế toán, việc này thƣờng đƣợc tiến hành vào cuối năm và bằng cách kiểm soát các nghiệp vụ ghi sổ kế toán có bằng chứng hay không, nghĩa là các nghiệp vụ đƣợc phản ánh trong hệ thống sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết có chứng từ hay không. Trình tự kiểm soát đƣợc tiến hành nhƣ sau: - Sắp xếp chứng từ kế toán theo trật tự thời gian phát sinh. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 43
  44. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Đối chiếu nội dung kinh tế, số tiền phát sinh từng chứng từ với nội dung kinh tế, số tiền của từng nhiệp vụ đƣợc phản ánh trong nhật kí chứng từ. - Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong nhật kí chứng từ. - Đối chiếu số liệu giữa nhật kí chứng từ và sổ cái các tài khoản. - Đối chiếu giữa sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết. 2.2.1.2 Kiểm kê tài sản và xử lí kiểm kê Để thông tin kế toán phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, một công tác không thể thiếu đƣợc trong tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức lập báo cáo tài chính nói riêng là kiểm kê tài sản và lập biên bản xử lí kiểm kê. Tại công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn việc kiểm kê đƣợc thực hiện vào cuối năm. Ngoài ra, tại công ty còn duy trì chế độ kiểm kê bất thƣờng nhằm mục đích tăng cƣờng công tác quản lí tình hình tài chính cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kết thúc quá trình kiểm kê, ban kiểm tra lập biên bản kiểm kê gửi về phòng kế toán. Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán xử lý nhƣ sau: - Trƣờng hợp có thừa thiếu tài sản nhƣng biên bản xử lí kiểm kê ghi rõ hạch toán vào kỳ báo cáo sau thì chấp nhận kết quả khóa sổ tạm thời và bảng cân đối phát sinh tạm thời. - Trƣờng hợp có thừa thiếu tài sản nhƣng biên bản xử lí kiêm kê ghi rõ hạch toán thừa, thiếu tài sản vào kì báo cáo, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh lại bút toán. 2.2.1.3. Khoá sổ kế toán và lập bảng cân đối phát sinh sau kiểm kê Sau khi kiểm kê tài sản và xử lí kiểm kê, kế toán tiến hành khoá sổ kế toán và lập bảng cân đối số phát sinh sau kiểm kê. Căn cứ để lập bảng cân đối số phát sinh là số dƣ đầu kì, số phát sinh trong kì và số dƣ cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ kế toán (sổ cái các tài khoản). Sau đây là số liệu kế toán năm 2009 của công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn minh hoạ cho các bƣớc trong khâu chuẩn bị lập báo cáo kết quả kinh doanh tại Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 44
  45. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn công ty. Kết quả kết chuyển số phát sinh của TK đầu 5 đến đầu 9 trong năm 2009 nhƣ sau: Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 45
  46. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn C«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ Nam S¬n Mẫu số S05-DN PhƯ¬ng Nam - U«ng BÝ - Qu¶ng Ninh (Ban hành theo Q Đ s ố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tµi kho¶n: 511 (Doanh thu b¸n hµng) Sè ®Çu n¨m N¨m 2009 Nî Cã Đơn vị tính: đồng Ghi cã c¸c TK, STT §èi øng nî víi Th¸ng 1 Th¸ng 2 Th¸ng 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6 Th¸ng 7 Th¸ng 8 Th¸ng 9 Th¸ng 10 Th¸ng 11 Th¸ng 12 Céng tæng TK nµy 1 911 51,127,481 1,443,315,726 110,762,067 3,565,902,863 20,348,000 4,543,350,274 240,051,636 92,070,982 774,978,081 642,352,983 1,685,596,553 4,030,565,331 17,200,421,977 - - - - - - Céng sè PS nî 51,127,481 1,443,315,726 110,762,067 3,565,902,863 20,348,000 4,543,350,274 240,051,636 92,070,982 774,978,081 642,352,983 1,685,596,553 4,030,565,331 17,200,421,977 Tæng sè PS cã 51,127,481 1,443,315,726 110,762,067 3,565,902,863 20,348,000 4,543,350,274 240,051,636 92,070,982 774,978,081 642,352,983 1,685,596,553 4,030,565,331 17,200,421,977 D cuèi kú: Nî - - - - - - - - - - - - - Cã Ngµy th¸ng n¨m 2009 Ngƣêi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m ®èc c«ng ty Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 46
  47. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn C«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ Nam S¬n Mẫu số S05-DN PhƯ¬ng Nam - U«ng BÝ - Qu¶ng Ninh (Ban hành theo Q Đ s ố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tµi kho¶n: 515 (Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh) Sè ®Çu n¨m N¨m 2009 Nî Cã Đơn vị tính: đồng Ghi cã c¸c TK, STT §èi øng nî víi Th¸ng 1 Th¸ng 2 Th¸ng 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6 Th¸ng 7 Th¸ng 8 Th¸ng 9 Th¸ng 10 Th¸ng 11 Th¸ng 12 Céng tæng TK nµy 1 911 630,520 151,616 1,535,918 799,049 1,724,053 3,542,214 591,935 395,389 541,843 669,455 687,679 11,269,671 2 - 3 - 4 - 5 - - - Céng sè PS nî - 630,520 151,616 1,535,918 799,049 1,724,053 3,542,214 591,935 395,389 541,843 669,455 687,679 11,269,671 Tæng sè PS cã - 630,520 151,616 1,535,918 799,049 1,724,053 3,542,214 591,935 395,389 541,843 669,455 687,679 11,269,671 D cuèi kú: Nî - - - - - - - - - - - - - Cã Ngµy th¸ng n¨m 2009 Ngưêi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m ®èc c«ng ty Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 47
  48. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn C«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ Nam S¬n Mẫu số S05-DN PhƯ¬ng Nam - U«ng BÝ - Qu¶ng Ninh (Ban hành theo Q Đ s ố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) Sæ c¸i Tµi kho¶n: 632 (GÝa vèn b¸n hµng) Sè ®Çu n¨m Nî Cã Đơn vị tính: đồng Ghi cã c¸c TK, STT §èi øng nî víi Th¸ng 1 Th¸ng 2 Th¸ng 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6 Th¸ng 7 Th¸ng 8 Th¸ng 9 Th¸ng 10 Th¸ng 11 Th¸ng 12 Céng tæng TK nµy 1 155D 93,186,300 167,576,563 260,762,863 2 155LM 1,102,216,725 6,470,303,206 588,215,003 4,857,488,437 13,018,223,371 3 - 4 - 5 - - - - Céng sè PS nî - - 1,102,216,725 - - 6,563,489,506 - - 588,215,003 - - 5,025,065,000 13,278,986,234 Tæng sè PS cã - - 1,102,216,725 - - 6,563,489,506 - - 588,215,003 - - 5,025,065,000 13,278,986,234 D cuèi kú: Nî - - - - - - - - - - - - - Cã Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 48
  49. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn C«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ Nam S¬n Mẫu số S05-DN PhƯ¬ng Nam - U«ng BÝ - Qu¶ng Ninh (Ban hành theo Q Đ s ố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tµi kho¶n: 642 (Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp) Sè ®Çu n¨m N¨m 2009 Nî Cã Đơn vị tính: đồng Ghi cã c¸c TK, STT §èi øng nî víi Th¸ng 1 Th¸ng 2 Th¸ng 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6 Th¸ng 7 Th¸ng 8 Th¸ng 9 Th¸ng 10 Th¸ng 11 Th¸ng 12 Céng tæng TK nµy 1 111 28,023,432 11,648,759 35,722,732 7,122,036 24,637,799 27,247,650 21,355,926 23,839,438 39,335,996 10,935,741 24,412,043 38,727,414 293,008,966 2 152 800,000 15,361,500 15,800,000 242,000 293,100 34,140,208 6,900,588 8,523,557 24,307,828 106,368,781 3 153 3,696,261 5,003,372 3,773,286 5,481,062 4,270,562 4,144,562 3,654,974 3,638,307 3,346,641 3,647,474 3,397,476 3,397,474 47,451,451 4 214 67,910,213 69,825,192 58,116,759 59,174,014 255,026,178 5 334 65,709,929 180,238,933 6,000,000 94,477,333 170,136,159 8,000,000 73,920,809 74,250,457 77,663,756 92,202,100 183,314,129 1,025,913,605 6 338.3 11,500,000 11,500,000 11,500,000 19,921,071 54,421,071 7 338.2 13,691,600 13,691,600 8 338.8 - 9 333.8 1,500,000 1,500,000 - Céng sè PS nî 34,019,693 82,362,060 299,145,164 33,964,598 123,385,694 298,653,563 33,252,900 113,191,654 209,190,061 99,147,559 207,630,261 263,438,445 1,797,381,652 Tæng sè PS cã 34,019,693 82,362,060 299,145,164 33,964,598 123,385,694 298,653,563 33,252,900 113,191,654 209,190,061 99,147,559 207,630,261 263,438,445 1,797,381,652 D cuèi kú: Nî - - - - - - - - - - - - - Cã Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 49
  50. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn C«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ Nam S¬n Mẫu số S05-DN PhƯ¬ng Nam - U«ng BÝ - Qu¶ng Ninh (Ban hành theo Q Đ s ố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tµi kho¶n: 635 (Chi phÝ tµi chÝnh) Sè ®Çu n¨m N¨m 2009 Nî Cã Đơn vị tính: đồng Ghi cã c¸c TK, STT §èi øng nî víi Th¸ng 1 Th¸ng 2 Th¸ng 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6 Th¸ng 7 Th¸ng 8 Th¸ng 9 Th¸ng 10 Th¸ng 11 Th¸ng 12 Céng tæng TK nµy 1 112.01 14,061,714 8,517,043 11,223,255 9,518,441 6,412,889 11,193,380 14,922,917 11,962,673 15,895,029 24,261,119 29,103,256 46,560,333 203,632,049 2 112.02 - 3 338.8 - 4 331 391,756 391,756 5 - - - Céng sè PS nî 14,061,714 8,908,799 11,223,255 9,518,441 6,412,889 11,193,380 14,922,917 11,962,673 15,895,029 24,261,119 29,103,256 46,560,333 204,023,805 Tæng sè PS cã 14,061,714 8,908,799 11,223,255 9,518,441 6,412,889 11,193,380 14,922,917 11,962,673 15,895,029 24,261,119 29,103,256 46,560,333 204,023,805 D cuèi kú: Nî - - - - - - - - - - - - - Cã Ngµy th¸ng n¨m 2009 Ngưêi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m ®èc c«ng ty Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 50
  51. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn C«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ Nam S¬n Mẫu số S05-DN PhƯ¬ng Nam - U«ng BÝ - Qu¶ng Ninh (Ban hành theo Q Đ s ố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tµi kho¶n: 821.1 (Chi phÝ thuÕ thu nhËp hiÖn hµnh) Sè ®Çu n¨m N¨m 2009 Nî Cã Đơn vị tính: đồng Ghi cã c¸c TK, STT §èi øng nî víi Th¸ng 1 Th¸ng 2 Th¸ng 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6 Th¸ng 7 Th¸ng 8 Th¸ng 9 Th¸ng 10 Th¸ng 11 Th¸ng 12 Céng tæng TK nµy 1 911 - 2 333.4 9,458,750 190,232,365 21,875,000 116,411,377 337,977,492 - - - - - Céng sè PS nî - - 9,458,750 - - 190,232,365 - - 21,875,000 - - 116,411,377 337,977,492 Tæng sè PS cã - - 9,458,750 - - 190,232,365 - - 21,875,000 - - 116,411,377 337,977,492 D cuèi kú: Nî - - - - - - - - - - - - - Cã Ngµy th¸ng n¨m 2009 Ngưêi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m ®èc c«ng ty Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 51
  52. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn C«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ Nam S¬n Mẫu số S05-DN PhƯ¬ng Nam - U«ng BÝ - Qu¶ng Ninh (Ban hành theo Q Đ s ố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tµi kho¶n: 911 (X¸c ®Þnh kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh) Sè ®Çu n¨m N¨m 2009 Nî Cã Đơn vị tính: đồng Ghi cã c¸c TK, STT §èi øng nî víi Th¸ng 1 Th¸ng 2 Th¸ng 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6 Th¸ng 7 Th¸ng 8 Th¸ng 9 Th¸ng 10 Th¸ng 11 Th¸ng 12 Céng tæng TK nµy 1 632 1,102,216,725 6,563,489,506 588,215,003 5,025,065,000 13,278,986,234 2 642 415,526,917 456,003,855 355,634,615 570,216,265 1,797,381,652 3 635 34,193,768 27,124,710 42,780,619 99,924,708 204,023,805 4 821.1 9,458,750 190,232,365 21,875,000 116,411,377 337,977,492 5 421.2 44,591,250 896,809,721 103,125,000 548,796,494 1,593,322,465 - - Céng sè PS nî - - 1,605,987,410 - - 8,133,660,157 - - 1,111,630,237 - - 6,360,413,844 17,211,691,648 Tæng sè PS cã - - 1,605,987,410 - - 8,133,660,157 - - 1,111,630,237 - - 6,360,413,844 17,211,691,648 D cuèi kú: Nî - - - - - - - - - - - - - Cã Ngµy th¸ng n¨m 2009 Ngưêi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m ®èc c«ng ty Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 52
  53. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NAM SƠN Mẫu số S04a10-DN PHƢƠNG NAM -UÔNG BÍ - QUẢNG NINH (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03.2006 của Bộ trƣởng BTC) NHẬT KÍ CHỨNG TỪ SỐ 10 TK 421.2 - Lợi nhuận chƣa phân phối Quý IV/2009 Ghi Nợ TK 421,Ghi Có các TK Ghi Có TK 421, Ghi Nợ các TK STT Diễn giải Số dƣ Có đầu kì Cộng Nợ TK 911 111 421 911 333.4 Cộng Có TK 421 Dƣ Có cuôi kì 1 Tháng 10/09 1.156.742.206 - 1.156.742.206 2 Tháng 11/09 1.156.742.206 - 1.156.742.206 3 Tháng 12/09 1.156.742.206 - 548.796.494 548.796.494 1.705.538.700 - Cộng - - - 548.796.494 548.796.494 Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 53
  54. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn C«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ Nam S¬n Mẫu số S05-DN PhƯ¬ng Nam - U«ng BÝ - Qu¶ng Ninh (Ban hành theo Q Đ s ố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tµi kho¶n: 421.2 (Lîi nhuËn ch•a ph©n phèi) Sè ®Çu n¨m N¨m 2009 Nî Cã 96,275,600 Đơn vị tính: đồng Ghi cã c¸c TK, Th¸ng STT §èi øng nî víi Th¸ng 1 Th¸ng 2 Th¸ng 3 Th¸ng 5 Th¸ng 6 Th¸ng 7 Th¸ng 8 Th¸ng 9 Th¸ng 10 Th¸ng 11 Th¸ng 12 Céng tæng 4 TK nµy 1 911 - 2 338.8 112,188,362 44,591,250 156,779,612 3 111 35,442,822 35,442,822 4 - 5 - - - Céng sè PS nî 147,631,184 - 44,591,250 - - - - - - - - 192,222,434 Tæng sè PS cã 51,355,584 44,591,250 156,807,485 896,809,721 103,125,000 548,796,494 1,801,485,534 D cuèi kú: Nî Cã - - - 156,807,485 1,053,617,206 1,053,617,206 1,053,617,206 1,156,742,206 1,156,742,206 1,156,742,206 1,705,538,700 1,705,538,700 Ngµy th¸ng n¨m 2009 Ngưêi ghi sæ KÕ to¸n tr•ëng Gi¸m ®èc c«ng ty Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 54
  55. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn C ÔNG TY C Ổ PH ẦN C Ơ KH Í NAM S ƠN Mẫu số B02-DN PH Ƣ ƠNG NAM - U ÔNG B Í - QU ẢNG NINH ( Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm: 2008 Đơn vị tính: đồng Mã Thuyết Năm Chỉ tiêu Năm trƣớc số minh nay 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp 01 VI.25 13.686.307.556 4.447.548.174 dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 20.075.352 3. Doanh thu thuần về bán hàng và 10 13.666.232.204 4.447.548.174 cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 11.262.672.900 3.602.193.896 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20 2.403.559.304 845.354.278 cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 49.408.584 1.656.614 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 132.578.008 42.997.707 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 132.578.008 42.997.707 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.266.772.920 669.450.028 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( 30 = 20 + (21 – 22) – 30 1.053.616.960 134.563.157 (24 + 25) 11. Thu nhập khác 31 170.417.276 12. Chi phí khác 32 130.119.977 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32 ) 40 40.297.299 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc 50 1.093.914.259 134.563.157 thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 306.295.993 37.677.684 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 787.618.266 96.885.473 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Quảng Ninh,ngày15tháng01.năm2008 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 55
  56. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 2.2.2. Phƣơng pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn 632 911 511 13.278.986.234 17.200.421.977 13.278.986.234 17.200.421.977 642 515 1.797.381.652 11.269.671 1.797.381.652 11.269.671 635 204.023.805 204.023.805 821 337.977.492 337.977.492 421 96.275.600 1.593.322.465 192.222.434 1.801.485.534 1.705.538.700 Sơ đồ 2.2: Tập hợp chi phí, xác định doanh thu và xác định kết qủa kinh doanh năm 2009 Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 56
  57. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Căn cứ lập báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 là: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008. - Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kì dùng cho tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Sau đây là Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009: Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 57
  58. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NAM SƠN Mẫu số B02-DN PHƢƠNG NAM – UÔNG BÍ – QUẢNG NINH ( Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm: 2009 Đơn vị tính: đồng Mã Thuyết Năm Chỉ tiêu Năm trƣớc số minh nay 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung 01 VI.25 17.200.421.977 13.686.307.556 cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 20.075.352 3. Doanh thu thuần về bán hàng 10 17.200.421.977 13.666.232.204 và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 13.278.986.234 11.262.672.900 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20 3.921.435.743 2.403.559.304 cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 11.269.671 49.408.584 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 204.023.805 132.578.008 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 204.023.805 132.578.008 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.797.381.652 1.266.772.920 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( 30 = 20 + (21 – 22) – 30 1.931.299.957 1.053.616.960 (24 + 25) 11. Thu nhập khác 31 170.417.276 12. Chi phí khác 32 130.119.977 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32 ) 40 40.297.299 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc 50 1.931.299.957 1.093.914.259 thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 337.977.492 306.295.993 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 1.593.322.465 787.618.266 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Quảng Ninh,ngày15.tháng01.năm2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 58
  59. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số liệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh’ của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm. - Số liệu ghi ở cột 5 “Năm trƣớc” của báo cáo kỳ này năm nay đƣợc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tƣơng ứng của báo cáo này năm trƣớc. - Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu ở cột 4 năm nay nhƣ sau: (1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tƣ và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế phát sinh bên Có của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong năm báo cáo trên Sổ Cái. Năm 2009 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511) của Công ty là: 17.200.421.977 đồng (2) Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản đƣợc giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp phải nộp tƣơng ứng với số doanh thu đƣợc xác định trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” đối ứng với bên Có của TK 521 “Chiết khấu thƣơng mại”, TK 531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”, TK 333 Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 59
  60. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn “Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nƣớc” (TK 3331, TK 3332, TK 3333) trong năm báo cáo trên Sổ cái. Trong năm 2009, không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. (3) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 10) Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2009 là: 17.200.421.977-0=17.200.421.977 đồng (4) Giá vốn hàng bán ( Mã số 11) Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, chi phí trực tiếp của khối lƣợng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác đƣợc tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi chỉ tiêu này là Luỹ kế số phát sinh bên Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” đối ứng bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong năm báo cáo trên Sổ cái. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2009 là: 13.278.986.234 đồng. (5) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2009 là: 17.200.421.977 – 13.278.986.234 = 3.921.435.743 đồng (6) Doanh thu hoạt động tài chính ( Mã số 21) Chỉ tiêu này phản ánh chủ yếu số tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng phát sinh tại Công ty. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng với bên Có TK 911 trên Sổ cái. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2009 của Công ty là: 11.269.671 đồng. (7) Chi phí hoạt động tài chính ( Mã số 22) Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 60
  61. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Chỉ tiêu này phản ánh chủ yếu tiền lãi vay phải trả phát sinh tại Công ty. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên Sổ cái. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2009 của Công ty là: 204.023.805 đồng. (8) Chi phí bán hàng ( Mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu đƣợc ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tk 641 “Chi phí bán hàng” đối ứng với bên Nợ TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ cái. Do đặc thù của công ty là xây lắp, thi công các công trình, hạng mục công trình nên khi hoàn thành đƣợc nghiệm thu thì bàn giao ngay nên không phát sinh bất kì khoản chi phí bán hàng nào. (9) Chi phí quản lí doanh nghiệp ( Mã số 25) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 642 “Chi phí quản lí doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ cái. Trong năm 2009 giá trị của chỉ tiêu này là: 1.797.381.652 đồng. (10) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 30) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng với doanh thu hoạt động tài chính trừ đi chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 24 – Mã số 25 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2009 là: 3.921.435.743+11.269.671- 204.023.805 –0 – 1.797.381.652 =1.931.299.957đồng (11) Thu nhập khác (Mã số 31) Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 61
  62. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (Sau khi đã trừ đi thuế GTGT phải nộp tính theo phƣơng pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh Nợ TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ cái. Trong năm 2009, không phát sinh thu nhập khác. (12) Chi phí khác ( Mã số 32) Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 “Chi phí khác” đối ứng bên Nợ TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ cái. Trong năm báo cáo chỉ tiêu này không phát sinh. (13) Lợi nhuận khác (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ đi thuế GTGT phải nộp tính theo phƣơng pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32. Chỉ tiêu này không phát sinh trong năm 2009. (14) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trƣớc khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2009 là: 1.931.299.957 + 0 = 1.931.299.957 đồng (15) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ( Mã số 51) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 62
  63. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc làm căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo. Gía trị của chỉ tiêu này trong năm 2009 là: 337.977.492 đồng. (16) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ( Mã số 52) Chỉ tiêu này trong năm 2009 không phát sinh nên có giá trị bằng 0. (17) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( Mã số 60) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52) Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2009 là: 1.931.299.957 – ( 337.977.492 + 0) = 1.593.322.465 đồng. (18) Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( Mã số 70) Chỉ tiêu này đƣợc hƣớng dẫn cách tính toán theo thông tƣ chuẩn mực kế toán số 30 “Lãi cơ bản trên cổ phiếu” 2.3 THỰC HIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NAM SƠN. 2.3.1 Ý nghĩa của việc phân tích kết quả kinh doanh của Công ty - Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kì, từng giai đoạn. Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của Công ty trên thƣơng trƣờng kinh doanh. Hoàn thành vƣợt mức kế hoạch hay không hoàn thành kế hoạch công ty đều phải xem xét, đánh giá, phân tích nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 63
  64. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn - Một số kế hoạch kinh doanh cho dù là khoa học và chặt chẽ nhƣng so với thực tế đã, đang và sẽ diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tế kiểm nghiệm sẽ có nhiều điều cần bổ sung hoàn thiện để lập kế hoạch cho năm tiếp theo. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh còn giúp lãnh đạo Công ty có đƣợc những thông tin cần thiết để đƣa ra những quyết định sửa chữa, điều hành kịp thời nhằm đạt đƣợc những mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy Công ty rất chú trọng công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.3.2. Các bƣớc thực hiện phân tích, đánh giá tình hình thực hiện tài chính trong năm 2009 của Công ty - Thu thập các thông tin, số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh doanh thu, lợi nhuận thực hiện đƣợc với kế hoạch hoặc với năm trƣớc, qua đó đánh giá tổng quát tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận có đạt mức kế hoạch, hay năm trƣớc không? - So sánh các tỷ suất sinh lợi giữa thực hiện với kế hoạch hoặc với năm trƣớc. - Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến tình hình tài chính của năm trƣớc hoặc kế hoạch đã đề ra. - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới của Công ty cho ban lãnh đạo và bộ phận quản lí. Sau đây là bảng phân tích tình hình tài chính năm 2009 của Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn: Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 64
  65. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN NĂM 2009 SO VỚI NĂM 2008 CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008-2009 Số tƣơng 1 2 5 6 Số tuyệt đối đối (%) 1. Doanh thu thuần (DT) đồng 13.666.232.204 17.200.421.977 3.534.189.773 25.86 2. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế (LN) đồng 1.093.914.259 1.931.299.957 837.385.698 76,55 3. Tổng vốn kinh doanh (T) đồng 54.312.819.519 18.714.024.450 (35.598.795.069) (65,54) 4. Vốn CSH ( C ) đồng 3.254.575.600 6.510.838.700 3.256.263.100 100,05 5. Nguyên giá TSCĐ (NG) đồng 4.889.460.581 9.759.161.603 4.869.701.022 99,60 6. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (LN/DT) x 100% % 8,00 11,23 3,22 7. Tỷ suất doanh lợi tổng vốn (LN/T) x 100% % 2,01 10,32 8,31 8. Tỷ suất doanh lợi trên vốn CSH (LN/C) x 100% % 33,61 29,66 (3,95) 9. Tỷ suất doanh lợi trên NG TSCĐ (LN/NG) x 100% % 22,37 19,79 (2,58) Qua bảng phân tích trên chúng ta thấy: - Doanh thu năm 2009 tăng so với doanh thu năm 2008 là: 3.534.189.773 đồng tƣơng ứng với 25,86% so với năm 2008. Lợi nhuận của Công ty trong năm 2009 đạt: 1.931.299.957 đồng tăng so với năm 2008 là: 837.385.698 đồng tƣơng ứng với tăng 76,55%. Nguyên nhân của việc tăng cao của lợi nhuận đó là do chi Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 65
  66. Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí Nam Sơn phí thực tế phát sinh trong năm 2009 giảm. Đây là ƣu điểm của công ty trong công tác quản lí chi phí đã tiết kiệm đƣợc nguyên vật liệu trực tiếp khi thi công các công trình, hạng mục công trình mà vẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Đồng thời doanh nghiệp tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng nên đã nhận đƣợc nhiều hợp đồng có giá trị cao nhƣ lắp đặt dây chuyền sản xuất xi măng tại công ty xi măng Lam Thạch. - Tổng số vốn kinh doanh của Công ty năm 2009 giảm so với năm 2008 là: 35.598.795.069 đồng tƣơng ứng với giảm 65,54% . Nhƣng do lợi nhuận tăng cao do đó tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn vẫn tăng 8,31%. Tuy tổng vốn giảm do giảm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, nhƣng điều giảm này là một điều đáng mừng của Công ty do Công ty làm ăn có hiệu quả nên đã giảm bớt đƣợc gánh nặng nợ nần trong năm 2009. Điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ ra sử dụng sẽ cho 10,32 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ trong năm 2009 tuy thị trƣờng có nhiều biến động giá cả tăng cao nhƣng với chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn Công ty vẫn đạt đƣợc hiệu quả cao trong kinh doanh. - Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 3.256.263.100 đồng tức tăng 100,05%. Nhƣng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Điều này đã làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm 3,95%. Qua đó doanh nghiệp nên cân nhắc việc bỏ vốn ra đầu tƣ trong năm tới. - Nguyên giá tài sản cố định năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 4.869.701.022 đồng tƣơng ứng với tăng 99,60%. Sự tăng nguyên giá tài sản cố định năm 2009 là do, năm 2009 Công ty đã mua lò ủ kim loại, thi công mở rộng xƣởng cơ khí. TSCĐ đƣợc đầu tƣ tăng cao, lãi suất tiền vay tăng mạnh làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty, do đầu tƣ xây mua sắm TSCĐ một phần lớn là đầu tƣ từ vốn vay nên 100 đồng TSCĐ chỉ cho 19,79 đồng lợi nhuận. Có đƣợc điều này là do sự cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên Công ty. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang – QT1004K 66