Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel - Nguyễn Thị Thúy

pdf 92 trang huongle 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel - Nguyễn Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_va_phan_tich_bckq_kd_tai_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel - Nguyễn Thị Thúy

  1. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN SV:Nguyễn Thị Thúy 1 Lớp:QT1105k
  2. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Sinh viên : Nguyễn Thị Thúy Giảng viên hƣớng dẫn: T.S Lê Văn Liên HẢI PHÕNG - 2011 SV:Nguyễn Thị Thúy 2 Lớp:QT1105k
  3. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCKQ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIETTEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN SV:Nguyễn Thị Thúy 3 Lớp:QT1105k
  4. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Sinh viên : Nguyễn Thị Thúy Giảng viên hƣớng dẫn: T.S Lê Văn Liên HẢI PHÕNG - 2011 SV:Nguyễn Thị Thúy 4 Lớp:QT1105k
  5. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP SV:Nguyễn Thị Thúy 5 Lớp:QT1105k
  6. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy . Mã SV: 111097 Lớp: QT1105K . Ngành: Kế toán- Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ kinh doanh tại công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). SV:Nguyễn Thị Thúy 6 Lớp:QT1105k
  7. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel - Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp - Phản ánh đƣợc thực trạng công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ viettel - Đánh giá đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm của công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ viettel 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Số liệu năm 2009 của Công ty Cổ phần Công nghệ viettel - Số liệu năm 2010 của Công ty Cổ phần Công nghệ viettel 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel SV:Nguyễn Thị Thúy 7 Lớp:QT1105k
  8. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên:.Lê văn Liên Học hàm, học vị: Tiến Sĩ Cơ quan công tác: khoa Quốc tế- Đại học Quốc gia Hà Nội Nội dung hƣớng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: SV:Nguyễn Thị Thúy 8 Lớp:QT1105k
  9. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 11 tháng 04 năm 2011 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 16 tháng 07 năm 2011 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: SV:Nguyễn Thị Thúy 9 Lớp:QT1105k
  10. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Cán bộ hƣớng dẫn (họ tên và chữ ký) SV:Nguyễn Thị Thúy 10 Lớp:QT1105k
  11. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel LỜI MỞ ĐẦU 14 CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCTC CỦA DOANH NGHIỆP 17 I.1 Khái quát chung về hệ thống BCTC của doanh nghiệp 17 I.1.1 Khái niệm chung về BCTC của Doanh nghiệp 17 I.1.2 Mục đích và vai trò của BCTC 17 I.1.3 Hệ thống BCTC của doanh nghiệp 18 I.1.3.1 Báo cáo tài chính năm và giữa niên độ 18 I.1.3.2 Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp 19 I.1.4 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính: 19 I.1.5 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính 21 I.1.6 Trách nhiệm lập, thời kỳ lập, thời hạn nộp và nơi nhận BCTC 26 I.1.6.1 Trách nhiệm lập BCTC 26 I.1.6.2 Kỳ lập BCTC 26 I.1.6.3 Thời hạn nộp BCTC 27 I.1.6.4 Nơi nhận BCTC 27 I.2 Báo cáo kết quả kinh doanh và phƣơng pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh 28 I.2.1 Khái niệm và kết cấu của BCKQ kinh doanh 28 I.2.1.1 Khái niệm: 28 SV:Nguyễn Thị Thúy 11 Lớp:QT1105k
  12. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel I.2.1.2 Kết cấu: 28 I.2.2 Nguốn số liệu và phƣơng pháp lập BCKQ kinh doanh 29 I.2.2.1 Nguồn số liệu 29 I.2.2.2 Nội dung và phƣơng pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29 I.3 Nội dung và phƣơng pháp phân tích BCKQ hoạt động kinh doanh 33 I.3.1 Khái niệm phân tích BCTC 33 I.3.2 Ý nghĩa và các mục tiêu của phân tích BCTC 33 I.3.3 Nội dung và phƣơng pháp phân tích BCTC 35 I.3.3.1 Phƣơng pháp phân tích 36 I.3.1 Phƣơng pháp phân tích BCKQ hoạt dộng kinh doanh 39 I.3.1.1 Phân tích chung kết quả kinh doanh 39 I.3.1.2 Đánh giá tình hình doanh nghiệp thông qua các chỉ số 40 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCKQ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIETTEL 44 II.1 Giới thiệu khái quát công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel 44 II.1.1 Sự hình thành và phát triển Công ty CP Công Nghệ Viettel 44 II.1.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty CP Công Nghệ Viettel 49 II.2 Thực trạng công tác lập BCKQ hoạt động kinh doanh tại công ty 57 II.2.1 Một số công việc chuẩn bị trƣớc khi lập BCKQ hoạt động kinh doanh tại công ty 59 II.2.2 Công tác lập báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel 63 II.2.2.1 Căn cứ lập BCKQ hoạt động kinh doanh năm 2010 63 SV:Nguyễn Thị Thúy 12 Lớp:QT1105k
  13. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel II.2.2.2 Nội dung và phƣơng pháp lập BCKQ hoạt đông kinh doanh . 63 II.2.3 Công tác phân tích BCKQ kinh doanh tại công ty 66 CHƢƠNG III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIETTEL 76 III.1 Nhận xét đánh giá chung về công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel. 76 III.1.1 Một số nhận xét về Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel. 76 III.1.2 Thực trạng công tác kế toán tại Công ty: 77 III.2 Đánh giá thực trạng lập và phân tích báo cáo KQKD tại Công ty 79 III.2.1 Đánh giá về việc lập Báo cáo Kết quả kinh doanh 79 III.2.2 Đánh giá về việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 79 III.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty 79 III.4 Nội dung hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQKD 80 III.4.1 Về công tác kế toán: 80 III.4.2 Hoàn thiện công tác lập báo cáo KQKD 81 III.4.3 Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo KQKD 82 KẾT LUẬN 90 SV:Nguyễn Thị Thúy 13 Lớp:QT1105k
  14. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel LỜI MỞ ĐẦU Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố nhƣ môi trƣờng kinh doanh, trình độ quản lý của các doanh nghiệp đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Vì vậy, có thể nói quản lý tài chính là chức năng có tầm quan trọng số một trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, điều chỉnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tăng trƣởng kinh tế còn chậm thì quản lý tài chính là một vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi nó đƣợc quản lý tốt về mặt tài chính. Chính vì tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính nhƣ vậy nên chức năng quản lý tài chính thƣờng thuộc về các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp nhƣ Phó tổng Giám đốc hoặc Giám đốc tài chính. Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chức năng này thuộc về Phó giám đốc phụ trách tài chính hoặc kế toán trƣởng. Nhà quản lý tài chính chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và thƣờng đƣa ra các quyết định tài chính trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thƣờng ngày do các nhân viên cấp thấp hơn phụ trách. Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp: đó là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh đƣợc căng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm đƣợc thị phần tối đa trên thƣơng trƣờng, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trƣởng thu nhập một cách vững chắc. Trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn còn xem nhẹ việc phân tích tài chính. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc đƣa ra quyết định phù hợp với sự biến động của thị trƣờng, hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao, đồng thời việc khai thác các nguồn vốn vẫn còn chậm trễ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để đứng vững đƣợc trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp phải nghiên cứu và áp dụng những SV:Nguyễn Thị Thúy 14 Lớp:QT1105k
  15. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel phƣơng pháp, chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp, mang lại những thông tin tài chính chính xác, bổ ích. Trong quá trình hạch toán lập báo cáo kết quả kinh doanh là giai đoạn cuối cùng hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp. Việc ghi chép chính xác các nghiệp vụ kinh tế này có ảnh hƣởng lớn đến tình hình thực hiện tài chính doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đƣợc cái nhìn toàn diện đúng đắn về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, qua một thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng và thực tập tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel, em nhận thấy: “việc lập và phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp”. Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel” cho luận văn của mình. Luận văn của em gồm có 3 chƣơng: Chương I: Lý luận chung về công tác lập và phân tích BCTC của Doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác Lập và phân tích BCKQ hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel. Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Lập và phân tích BCKQ hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel. Mặc dù, đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của TS. Lê Văn Liên cùng các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán nhƣng do trình độ nghiệp vụ, hiểu biết của em còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô tạo điều kiện để em hoàn thành tốt bài khoá luận của em. Em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Liên và các thầy cô, các anh chị trong Phòng Tài chính và Ban lãnh đạo Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian qua để em hoàn thành tốt bài khóa luận này. SV:Nguyễn Thị Thúy 15 Lớp:QT1105k
  16. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên Nguyễn Thị Thúy SV:Nguyễn Thị Thúy 16 Lớp:QT1105k
  17. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCTC CỦA DOANH NGHIỆP I.1 Khái quát chung về hệ thống BCTC của doanh nghiệp I.1.1 Khái niệm chung về BCTC của Doanh nghiệp Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp, nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các nhà đầu tƣ hiện tại và đầu tƣ tiềm năng, các chủ nợ, nhà quản lý, kiểm toán viên độc lập và các đối tƣợng khác có liên quan. Thông qua hệ thống báo cáo tài chính, chúng ta có thể nắm đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Để hiểu rõ và đánh giá các chỉ tiêu cũng nhƣ việc phát hiện tính bất cập trong các báo cáo tài chính đòi hỏi ngƣời đọc báo cáo cần phải qua thực tiễn công việc lập Báo cáo tài chính chí ít cũng phải đƣợc nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực tài chính kế toán. Yêu cầu cơ bản đối với một nhà quản lý kinh tế hay một nhà đầu tƣ, một đối tác kinh tế, là phải hiểu đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính. Dù là ngƣời trực tiếp tham gia lập báo cáo tài chính hay sử dụng báo cáo tài chính thì việc nghiên cứu cách lập và trình bày Báo cáo tài chính là rất cần thiết. I.1.2 Mục đích và vai trò của BCTC Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nƣớc và nhu cầu hữu ích của những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải đƣa ra những thông tin của một doanh nghiệp về: . Tài sản . Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu . DT, TN khác, CP kinh doanh & CP khác SV:Nguyễn Thị Thúy 17 Lớp:QT1105k
  18. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel . Lãi, Lỗ và phân chia kết quả kinh doanh . Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc . Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán . Các luồng tiền I.1.3 Hệ thống BCTC của doanh nghiệp Hệ thống Báo cáo tài chính gồm : I.1.3.1 Báo cáo tài chính năm và giữa niên độ  Báo cáo tài chính năm: Báo cáo tài chính năm gồm: . Bảng cân đối kế toán Mẫu sổ B 01-DN . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu sổ B 02-DN . Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Mẫu sổ B 03-DN . Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu sổ B 09-DN  Báo cáo tài chính giữa niên độ Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính dạng tóm lược. 1) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: . Bảng cân đối kế toán giữa niên độ(dạng đầy đủ): Mẫu sổ B 01a-DN . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ: Mẫu sổ B02 a-DN . Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giữa niên độ : Mẫu sổ B 03a-DN . Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu sổ B 09a-DM 2) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lƣợc gồm: . Bảng cân đối kế toán giữa niên độ(dạng tóm lƣợc) : Mẫu sổ B 01b-DN SV:Nguyễn Thị Thúy 18 Lớp:QT1105k
  19. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ: Mẫu sổ B02 b-DN . Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ giữa niên độ: Mẫu sổ B 03b-DN . Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc : Mẫu sổ B 09b-DM I.1.3.2 Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp  Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lâp báo cáo tài chính. Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo: . Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu sổ B 01-DN/HN . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu sổ B 02-DN/HN . Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu sổ B 03-DN/HN . Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu sổ B 09-DN/HN  Báo cáo tài chính tổng hợp: Hệ thông báo cáo tài chính tổng hợp gồm 4 biểu mẫu báo cáo: . Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu sổ B 01-DN . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tông hợp Mẫu sổ B 02-DN . Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu sổ B 03-DN . Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp Mẫu sổ B 09-DN I.1.4 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính: Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại chuẩn mực kế toán số 21-“trình bày báo cáo tài chính “, gồm: Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu SV:Nguyễn Thị Thúy 19 Lớp:QT1105k
  20. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải đƣợc lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính đƣợc lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính đƣợc coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hƣớng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính. Trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không đƣợc coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng nhƣ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải: 1. Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định trong đoạn 12; 2. Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh đƣợc và dễ hiểu; 3. Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho ngƣời sử dụng hiểu đƣợc tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách kế toán Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Trƣờng hợp chƣa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phƣơng SV:Nguyễn Thị Thúy 20 Lớp:QT1105k
  21. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp đƣợc các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng; 2. Đáng tin cậy, khi: - Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; - Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; - Trình bày khách quan, không thiên vị; - Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; - Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. 3. Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phƣơng pháp kế toán cụ thể đƣợc doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính. 4. Trong trƣờng hợp không có chuẩn mực kế toán hƣớng dẫn riêng, khi xây dựng các phƣơng pháp kế toán cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét: 5. Những yêu cầu và hƣớng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến những vấn đề tƣơng tự và có liên quan; 6. Những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí đƣợc quy định trong chuẩn mực chung; 7. Những quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh chỉ đƣợc chấp thuận khi những qui định này phù hợp với các điểm (a) và (b) của đoạn này. I.1.5 Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ 06 nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 nhƣ sau: SV:Nguyễn Thị Thúy 21 Lớp:QT1105k
  22. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel 1. Hoạt động liên tục: Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thƣờng trong tƣơng lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng nhƣ buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) doanh nghiệp biết đƣợc có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần đƣợc nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không đƣợc lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần đƣợc nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không đƣợc coi là đang hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán đƣợc tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. 2. Cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện đƣợc ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí đƣợc ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. 3. Nhất quán: SV:Nguyễn Thị Thúy 22 Lớp:QT1105k
  23. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: a) Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc b) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác khi mua sắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày báo cáo tài chính. Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ đƣợc thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ đƣợc duy trì lâu dài trong tƣơng lai hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới đƣợc xác định rõ ràng. Khi có thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại lại các thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định của đoạn 30 và phải giải trình lý do và ảnh hƣởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. 4. Trọng yếu: Từng khoản mục trọng yếu phải đƣợc trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà đƣợc tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin đƣợc coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hƣởng đến quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục đƣợc đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không đƣợc trình bày riêng biệt. Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu. Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng đƣợc tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của khoản mục là rất lớn. Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải đƣợc trình bày một cách riêng rẽ. SV:Nguyễn Thị Thúy 23 Lớp:QT1105k
  24. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Nếu một khoản mục không mang tính trọng yếu, thì nó đƣợc tập hợp với các khoản đầu mục khác có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có những khoản mục không đƣợc coi là trọng yếu để có thể đƣợc trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhƣng lại đƣợc coi là trọng yếu để phải trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. 5. Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không đƣợc bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ đƣợc bù trừ khi: a) Đƣợc quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc b) Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tƣơng tự và không có tính trọng yếu. Các khoản này cần đƣợc tập hợp lại với nhau phù hợp với quy định của đoạn 21. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải đƣợc báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trƣờng hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép ngƣời sử dụng hiểu đƣợc các giao dịch hoặc sự kiện đƣợc thực hiện và dự tính đƣợc các luồng tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải đƣợc đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu đƣợc, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh thông thƣờng, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhƣng có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh SV:Nguyễn Thị Thúy 24 Lớp:QT1105k
  25. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel thu. Kết quả của các giao dịch này sẽ đƣợc trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tƣơng ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn nhƣ : a) Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn, đƣợc trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản; b) Các khoản chi phí đƣợc hoàn lại theo thoả thuận hợp đồng với bên thứ ba (ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) đƣợc trình bày theo giá trị thuần sau khi đã khấu trừ đi khoản đƣợc hoàn trả tƣơng ứng; Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tƣơng tự sẽ đƣợc hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thƣơng mại. Tuy nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần đƣợc trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải đƣợc trình bày riêng biệt theo qui định của Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”. 6. Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải đƣợc trình bày tƣơng ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trƣớc. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những ngƣời sử dụng hiểu rõ đƣợc báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện đƣợc) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện đƣợc việc phân loại lại các số liệu tƣơng ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu đƣợc thực hiện. SV:Nguyễn Thị Thúy 25 Lớp:QT1105k
  26. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Trƣờng hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, nhƣ trƣờng hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trƣớc đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh, thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh. Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán" đƣa ra quy định về các điều chỉnh cần thực hiện đối với các thông tin mang tính so sánh trong trƣờng hợp các thay đổi về chính sách kế toán đƣợc áp dụng cho các kỳ trƣớc. I.1.6 Trách nhiệm lập, thời kỳ lập, thời hạn nộp và nơi nhận BCTC I.1.6.1 Trách nhiệm lập BCTC Giám đốc (hoặc ngƣời đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính. Ngoài báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể lập báo cáo quản lý trong đó mô tả và diễn giải những đặc điểm chính về tình hình kinh doanh và tài chính, cũng nhƣ những sự kiện không chắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối phó nếu ban giám đốc xét thấy chúng hữu ích cho những ngƣời sử dụng trong quá trình ra các quyết định kinh tế. I.1.6.2 Kỳ lập BCTC  Kỳ lập báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dƣơng lịch hoạc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trƣờng hợp đặc biệt, doanh nghiệp đƣợc phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoạc dài hơn 12 tháng nhƣng không vƣợt quá 15 tháng.  Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ: Là mỗi quý của năm tài chính không bao gồm quý IV SV:Nguyễn Thị Thúy 26 Lớp:QT1105k
  27. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel  Kỳ lập báo cáo tài chính khác: Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác nhƣ: tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng I.1.6.3 Thời hạn nộp BCTC Đối với doanh nghiệp Nhà nước: 1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý . Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đối với tổng công ty Nhà nƣớc chậm nhất là 45 ngày. . Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty Nhà nƣớc nộp báo cáo tài chính quý cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định. 2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: . Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với tổng công ty Nhà nƣớc chậm nhất là 90 ngày. . Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty nhà nƣớc nộp báo cáo tài chính quý cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định. Đối với các loại doanh nghiệp khác: . Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tƣ nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày. . Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định. I.1.6.4 Nơi nhận BCTC SV:Nguyễn Thị Thúy 27 Lớp:QT1105k
  28. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Nơi nhận Bc Các loại doanh kỳ lập Cơ quan Cơ quan Cơ quan DN cấp Cơ quan nghiệp BC TC thuế TK trên ĐKKD DN Nhà nƣớc Quý,năm x x x X x DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Năm x x x X x Các loại DN khác Năm x x X x I.2 Báo cáo kết quả kinh doanh và phƣơng pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh I.2.1 Khái niệm và kết cấu của BCKQ kinh doanh I.2.1.1 Khái niệm: Là Báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả kinh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác. I.2.1.2 Kết cấu: *Báo cáo kết quả kinh doanh gồm có 3 phần:  Phần 1: Lãi –Lỗ Phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động (lãi hoạc lỗ). Các chi tiêu phần này liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động tài chính và các nghiệp vụ bất thƣờng để xác định kết quả của từng loại hoạt động cũng nhƣ toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các chỉ tiêu đều đƣợc trình bày theo 5 cột: . Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo . Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tƣơng ứng . Cột số 3: Số hiệu tƣơng ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này đƣợc thể hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính; . Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm . Cột số 5: Số liệu của năm trƣớc(để so sánh) SV:Nguyễn Thị Thúy 28 Lớp:QT1105k
  29. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel  Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc Phần này phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nƣớc và các khoản thuế, bảo hiểm xã hôi, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đƣợc theo dõi chi tiết riêng thành số con phải nộp kỳ trƣớc, số còn phải nộp vào cuối kỳ này.  Phần 3:Thuế GTGT đƣợc khấu trừ, đƣợc hoàn lại, đƣợc miễn giảm. I.2.2 Nguốn số liệu và phương pháp lập BCKQ kinh doanh I.2.2.1 Nguồn số liệu . Căn cứ vào báo các kết quả kinh doanh kỳ trƣớc . Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 I.2.2.2 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mã số ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoạc báo cáo tài chính hợp nhất Số hiệu ghi vào cột 3”thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm. Số liệu ghi vào cột 5 “năm trƣớc” của báo cáo kỳ này năm nay đƣợc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4”năm nay” của từng chỉ tiêu tƣơng ứng của báo cáo này năm trƣớc. *Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “năm nay” như sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 01): Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phảm, bất động sản đầu tƣ và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 511”doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512” doanh thu bán hàng nội bộ’ trong năm báo cáo trên sổ cái hoạc nhật ký-sổ cái. SV:Nguyễn Thị Thúy 29 Lớp:QT1105k
  30. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (mã số 02) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản đƣợc ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phƣơng pháp trực tiếp phải nộp tƣơng ứng với số doanh thu đƣợc xác định trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên nợ TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”, đối ứng với bên có các TK 521” chiết khấu thƣơng mại”, TK 531” Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”, TK 333 “thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc” trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoạc Nhật ký-sổ cái. 3. Doanh thu thuần (mã số 10): Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã trừ thuế: mã số 10=mã số 01- mã số 02. 4. Giá vốn hàng bán (mã số 11): Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tƣ, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lƣợng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác đƣợc tính vào giá vốn hoạc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có TK 632"giá vốn hàng bán" trong kỳ báo cáo đối ứng với bên nợ của TK 911”xác định kết quả kinh doanh” trên sổ cái hoạc nhật ký – sổ cái. 5. Lợi nhuận gộp (mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20=mã số 10-mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21): SV:Nguyễn Thị Thúy 30 Lớp:QT1105k
  31. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (tổng doanh thu trừ thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động khác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phát sinh nợ TK 515”doanh thu từ hoạt động tài chính”. 7. Chi phí tài chính (mã số 22): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm: tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phát sinh có TK 635”chi phí tài chinh”. Chi phí lãi vay (mã số 23) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả đƣợc tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635. 8. Chi phí bán hàng (mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, dịch vụ, thành phẩm đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh có TK 641"chi phí bán hàng" và đối ứng bên Nợ của TK 911” xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ cái hoạc Nhật ký –Sổ cái. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (mã số 25): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh có TK 642"chi phí quản lý doanh nghiệp", đối ứng bên nợ của TK 911” xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên Sổ cái hoạc Nhật ký –Sổ cái. SV:Nguyễn Thị Thúy 31 Lớp:QT1105k
  32. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel 10. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (mã số 30): Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán nhƣ sau: Mã số 30= mã số 20+mã số 21-mã số 22- mã số 24- mã số 25 11. Thu nhập khác (mã số 31): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT đã nộp theo phƣơng pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phát sinh nợ TK 711"thu nhập khác”đối ứng với bên có của TK 911”xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoạc nhật ký-sổ cái. 12. Chi phí khác (mã số 32): Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phát sinh có TK 811"chi phí khác” đối ứng bên Nợ của TK 911”xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoạc nhật ký-sổ cái. 13. Lợi nhuận khác (mã số 40): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí của hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Mã số 40=mã số 31- mã số 32 14. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế (mã số 50): Mã số 50=mã số30+ mã số40 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (mã số 51): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh có Tài khoản 8211”chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng bên nợ TK 911 trên sổ chi tiết TK8211. 16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại (mã số 52) SV:Nguyễn Thị Thúy 32 Lớp:QT1105k
  33. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào tổng số phát sinh bên có TK 8212”chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng bên nợ TK 911 trên sổ chi tiết TK8211 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 60): Mã số 60= Mã số50- Mã số 51 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (mã số 70): Chỉ tiêu đƣợc hƣớng dẫn cách tính toán theo thông tƣ hƣớng dẫn chuẩn mực kế toán 30. I.3 Nội dung và phƣơng pháp phân tích BCKQ hoạt động kinh doanh I.3.1 Khái niệm phân tích BCTC Phân tích TC nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế nhƣ thế nào, những mục tiêu đặt ra đƣợc thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. I.3.2 Ý nghĩa và các mục tiêu của phân tích BCTC Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục tiêu chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính -Đối với chủ DN và các nhà quản trị DN: mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển DN. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác nhƣ tạo công ăn việc làm nâng cao chất lƣợng sản phẩm. SV:Nguyễn Thị Thúy 33 Lớp:QT1105k
  34. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel -Đối với các chủ ngân hàng, những ngƣời cho vay, mối quan tâm của họ chủ yếu hƣớng vào khả năng trả nợ của DN. Vì vậy, quan tâm đến báo cáo tài chính của DN họ đặc biệt chú ý đến số lƣợng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lƣợng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ đƣợc thanh toán khi đến hạn. -Đối với các nhà đầu tƣ, sự quan tâm của họ hƣớng vào các yếu tố nhƣ rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trƣởng, khả năng thanh toán vốn v v Vì vậy họ để ý đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tƣơng lai . -Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp sắp tới có đƣợc mua hàng chịu hay không. Vì vậy họ phải biết đƣợc khả năng thanh toán của DN hiện tại và sắp tới. -Đối với cơ quan quản lý chức năng của nhà nƣớc, các cổ đông, ngƣời lao động v v .mối quan tâm cũng giống nhƣ các đối tƣợng kể trên ở góc độ này hay góc độ khác. Nói tóm lại có 2 mục đích trung gian trong phân tích báo cáo tài chính: Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để” hiểu đƣợc các con số” hoặc để”nắm chắc các con số “, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính nhƣ là một phƣơng tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Nhƣ vậy, ngƣời ta có thể đƣa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. Thứ hai, do sự định hƣớng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đƣa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tƣơng lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tƣơng tự đều nhằm hƣớng vào tƣơng lai. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp. SV:Nguyễn Thị Thúy 34 Lớp:QT1105k
  35. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel I.3.3 Nội dung và phương pháp phân tích BCTC  Phân tích trên từng báo cáo tài chính Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: 1. Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tƣơng đối. 2. So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. 3. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tƣợng sử dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu kinh tế-Tài chính. Trên cơ sỡ đó, có các giải pháp cụ thể đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững.  Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là nội dung căn bản của phân tích báo cáo tài chính, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà nội dung bao gồm những vấn đề sau: 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. 3. Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. SV:Nguyễn Thị Thúy 35 Lớp:QT1105k
  36. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel 5. Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp 6. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7. Phân tích giá trị doanh nghiệp I.3.3.1 Phương pháp phân tích Phƣơng pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tài chính doanh nghiệp. Ngƣời ta sử dụng rất nhiều các phƣơng pháp phân tích tài chính khác nhau nhƣng trên thực tế hiện nay thì có 3 phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tỷ lệ và phƣơng pháp Dupont.  Phƣơng pháp so sánh: Đây là phƣơng pháp sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Phƣơng pháp này dùng để xây dựng xu hƣớng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu phát triển. -So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy đƣợc xu hƣớng thay đổi của tình hình tài chính doanh nghiệp đƣợc cải thiện hay xấu đi nhƣ thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. -So sánh giữa số thực hiện so với kế hoạch để thấy đƣợc mức phấn đấu của doanh nghiệp. -So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức bình quân nghành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hay xấu, đƣợc hay chƣa đƣợc so với doanh nghiệp cùng nghành. -So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng tổng số ở mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tƣơng đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh. SV:Nguyễn Thị Thúy 36 Lớp:QT1105k
  37. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel -So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. *Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau: Điều kiện 1: phải xác định rõ gốc so sánh và kỳ phân tích Điều kiện 2: các chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánh đƣợc với nhau. Muốn vậy chúng ta phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, phƣơng pháp tính toán và thời gian tính toán. Đây là phƣơng pháp đơn giản, dễ tính toán, dễ thực hiện. Sử dụng phƣơng pháp này giúp cho các nhà phân tích đánh giá đƣợc vị thế của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, xem xét việc thực hiện kế hoạch đã đề ra thông qua đó nhà quản lý đƣa ra đƣợc kế hoạch chiến lƣợc hoạt động cho thời gian tới. Tuy nhiên kết quả thu đƣợc khi sử dụng phƣơng pháp này chƣa phản ánh một cách tổng quát nhất thực trạng trong tài chính của doanh nghiệp. Do vậy khi tiến hành phân tích tài chính các nhà phân tích thƣờng sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp.  Phương pháp tỷ lệ: Phƣơng pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ tài chính trong quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp này yêu cầu cần xác định đƣợc ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sỡ so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng và bổ sung càng hoàn thiện hơn vì: -Nguồn thông tin tài chính và kế toán đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sỡ để hình thành những tham chiếu đáng tin cậy nhằm đánh giá những tỷ lệ của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. -Phƣơng pháp này giúp các nhà phân tích có khai thác hiệu quả những số liệu và phân tích các hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuổi thời gian liên tục hoạc theo SV:Nguyễn Thị Thúy 37 Lớp:QT1105k
  38. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel từng giai đoạn. Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu thƣờng đƣợc phân chia thành 4 nhóm chính: . Tỷ số khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. . Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoạc cơ cấu vốn: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng nhƣ khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. . Tỷ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trƣng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. . Tỷ số về khả năng sinh lời: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất-kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp. Tùy theo mục tiêu phân tích tài chính mà phân tích chú trọng nhiều hơn đến nhóm tỷ số này đến nhóm tỷ số khác. Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trƣờng hợp các tỷ số đƣợc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích. Việc phân tích các số liệu sẽ có ý nghĩa hơn nếu sử dụng số liệu trong các báo cáo tài chính để minh họa bản chất, cách tính toán và ý nghĩa các con số. Vì lẽ đó các số liệu đƣợc cung cấp trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.  Phƣơng pháp Dupont Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phân tích tài chính Dupont. Với phƣơng pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết đƣợc các nguyên nhân dẫn đến các hiện tƣợng tốt, xấu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của phƣơng pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp nhƣ thu nhập trên tài sản(ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu(ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hƣởng các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. SV:Nguyễn Thị Thúy 38 Lớp:QT1105k
  39. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel I.3.1 Phương pháp phân tích BCKQ hoạt dộng kinh doanh I.3.1.1 Phân tích chung kết quả kinh doanh Phân tích chung kết quả kinh doanh nhằm đánh giá tổng quát tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trƣớc khi phân tích cần chú ý kiểm tra chỉnh lý số liệu khi phân tích và vận dụng giá cả khi tính doanh thu và các chỉ tiêu khác. Ngƣời ta có thể dùng các chỉ tiêu hiện vật hoạc giá trị để đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm về mặt khối lƣợng, áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thƣơng mại kinh doanh những mặt hàng có khối lƣợng lớn. Các chỉ tiêu giá trị đƣợc sử dụng rộng rãi trong mọi trƣờng hợp vì khối lƣợng hàng hóa tiêu thụ, khối lƣợng công việc dịch vụ cung cấp đƣợc biểu hiện bằng giá trị còn lại gọi là doanh thu bán hàng. Nếu gọi M là doanh thu bán hàng Ta có: M=∑p*q ; M0 = ∑p0*q0 ; M1=∑p1*q1 Trong đó: p là giá bán q là số lƣợng hàng hóa bán ra a)Sử dụng phương pháp so sánh khi phân tích: Dùng phƣơng pháp so sánh ta xác định đƣợc mức chênh lệch trong doanh thu và % thực hiện doanh thu (hoạc chỉ số thực hiện) và đánh giá sự biến động của nó. b)Phân tích theo các bộ phận cấu thành: Hoạt động kinh doanh là hoạt động chính của doanh nghiệp gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh cũng bao gồm các khoản thu từ nhiều nguồn nhƣ: -Từ các lĩnh vực hoạt động nhƣ hoạt dộng xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu, hoạt động kinh doanh nội địa và kinh doanh dịch vụ, hoạt động tài chính. SV:Nguyễn Thị Thúy 39 Lớp:QT1105k
  40. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel -Từ các phƣơng thức khác nhau nhƣ bán buôn, bán lẻ với các hình thƣc chuyển giao nhƣ chuyển giao thẳng, chuyển giao qua kho, qua cửa hàng, đại lý, siêu thị. Trong kinh doanh nhập khẩu có các phƣơng thức: tự doanh, XNK ủy thác, gia công, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, đại lý phân phối. -Từ các bộ phận kinh doanh khác nhau nhƣ từ các cửa hàng, siêu thị, đại lý, các chi nhánh, các xí nghiệp trực thuộc hoạc từ các phòng kinh doanh. Khi phân tích cần lƣu ý: -Xác định khối lƣợng, Giá trị và tỷ trọng của từng loại và sự chênh lệch qua các kỳ. -Đánh giá sự biến động các chỉ tiêu trên và tìm nguyên nhân của sự biến động đó -Đƣa ra các giải pháp để tăng doanh thu cho từng loại và doanh thu chung của doanh nghiệp. I.3.1.2 Đánh giá tình hình doanh nghiệp thông qua các chỉ số  Các chỉ số về hoạt động: Các chỉ số này dùng để đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dƣới các tài sản khác nhau. a)Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh đƣợc đánh giá càng tôt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tƣ cho hàng tồn kho thấp nhƣng vẫn đạt đƣợc doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho đƣợc xác định theo công thức: Số vòng quay hàng tồn Giá vốn hàng bán = kho Hàng tồn kho bình quân SV:Nguyễn Thị Thúy 40 Lớp:QT1105k
  41. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel b)Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày trong kỳ Số ngày của = 1 vòng quay HTK Số vòng quay HTK Quy ƣớc: 1 năm 360 ngày, 1 quý 90 ngày c)Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và đƣợc xác định theo công thức: Doanh thu (thuần) Vòng quay các khoản = phải thu Số dƣ bình quân các khoản phải thu Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt, vì doanh nghiệp không phải đầu tƣ nhiều vào các khoản phải thu. d)Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu đƣợc các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ, và ngƣợc lại. Kỳ thu tiền trung bình đƣơc xác định theo công thức: Số dƣ bình quân 360 các khoản phải thu Kỳ thu tiền = = x 360 trung bình Vòng quay các khoản phải Doanh thu thuần thu Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trƣờng hợp chƣa thể kết luận chắc chắn, mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp nhƣ: mục tiêu mở rộng thị trƣờng, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. e)Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lƣu động phản ánh trong kỳ vốn lƣu động quay đƣợc mấy vòng. SV:Nguyễn Thị Thúy 41 Lớp:QT1105k
  42. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Công thức xác định nhƣ sau: Doanh thu thuần Vòng quay = vốn lƣu động Vốn lƣu động bình quân h)Hiệu suất sử dụng vốn cố định Tỷ số này nhằm đo lƣờng việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả nhƣ thế nào. Tỷ số này cho ta biết khi đầu tƣ 1 đồng vốn cố định thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng = vốn cố định Vốn cố định bình quân i)Vòng quay toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay đƣợc bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn ta có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tƣ. Doanh thu thuần Vòng quay vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân  Các chỉ tiêu sinh lời Các chỉ tiêu sinh lời luôn đƣợc nhà quản trị quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đƣa ra các quyết định tài chính trong tƣơng lai. a)Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. Về lợi nhuận có 2 chỉ tiêu mà quản trị tài chính quan tâm là lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế. Do vậy, tƣơng ứng sẽ có 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: SV:Nguyễn Thị Thúy 42 Lớp:QT1105k
  43. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Tỷ suất lợi nhuận trƣớc Lợi nhuận trƣớc thuế = x 100 thuế trên doanh thu Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận sau Lợi nhuận sau thuế = x 100 thuế trên doanh thu Doanh thu thuần b)Tỷ suất sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Tỷ suất sinh lời của Lợi nhuậntrƣớc thuế và lãi vay = x 100 tài sản Giá trị tài sản bình quân Tỷ suất này cho thấy khi ta đƣa bình quân một đồng giá trị tài sản vào sử dụng sẽ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. c)Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Đây là chỉ tiêu đo lƣờng mức sinh lợi của đồng vốn. Cũng nhƣ chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, ngƣời ta thƣờng tính riêng rẽ mối quan hệ giữa lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trƣớc Lợi nhuận trƣớc thuế = x 100 thuế vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Tỷ suất lợi nhuận sau Lợi nhuận sau thuế = x 100 thuế vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Tỷ lệ này cho ta biết đƣợc khi sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu lợi nhuận trƣớc thuế hay lợi nhuận sau thuế. d)Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu Chỉ tiêu này đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp. Công thức xác định chỉ tiêu này nhƣ sau: Tỷ suất lợi nhuận vốn Lợi nhuận sau thuế = x 100 chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Sau đây em xin trình bày thực trạng công tác kế toán tai Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel. SV:Nguyễn Thị Thúy 43 Lớp:QT1105k
  44. Đơn vị: Đồng Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCKQ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIETTEL II.1 Giới thiệu khái quát công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel II.1.1 Sự hình thành và phát triển Công ty CP Công Nghệ Viettel Ngày 20/6/2007, Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội ra quyết định số 1298/QD-TCTVTQD thành lập Trung tâm công nghệ Viettel - tiền thân của Công ty cổ phần công nghệ Viettel. Trung tâm công nghệ Viettel chính thức đi vào hoạt động, hạch toán báo sổ từ ngày 1/9/2007. Ngày 18/4/2008, Công ty cổ phần công nghệ Viettel ra đời, đăng ký kinh doanh số: 0103023792 do Sở kế hoạch đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp, sửa đổi lần 1 ngày 04 tháng 9 năm 2008. Thông tin về Công ty Cổ phần Công nghệ Viettel Tên giao dịch: VIETTEL TECHNOLOGIES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VIETTEL TECHNOLOGIES.,JSC Loại hình: Công ty Cổ Phần Địa chỉ: K2 Phạm Hùng, Cầu giấy, Hà Nội Nghàn nghề: Dịch vụ cố định-di động-internet Giám Đốc: Nguyễn Đình Chiến Sản phẩm: Viễn Thông Mã số thuế: 0102725460 Sau đây là tình hình tài chính của công ty qua các năm: SV:Nguyễn Thị Thúy 44 Lớp:QT1105k
  45. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Chênh lệch năm 2009&2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tuyệt Tƣơng đối đối 1.Tổng Doanh thu 85,946,996,344 332,054,275,165 414,567,442,897 82,513,167,732 24.8% 2.Tổng chi phí 57,957,355,455 256,568,196,891 405,682,643,402 149,114,446,511 58.1% - 3.Lợi nhuận 27,989,640,889 75,486,078,274 8,884,799,495 -66,601,278,779 88.2% - 4.Cp thuế TNDN 6,396,697,366 13,195,594,292 1,968,467,369 -11,227,126,923 85.1% 5.Lợi nhuận sau - thuế 21,592,943,523 62,290,483,982 6,916,332,126 -55,374,151,856 88.9% Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy công ty đã có bƣớc phát triển qua các năm, đặc biệt năm 2009 là bƣớc phát triển đột phá. Năm 2010 có tăng nhƣng chậm hơn so với năm 2009. Cụ thể : Lợi nhuận sau thuế của năm 2010 so với năm 2009 giảm 55,3 tỷ tƣơng ứng với tốc độ giảm 88.9%. Tốc độ giảm đó là do ảnh hƣởng của các nhân tố sau: Tổng doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009: 82,5 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng 24.8% . Bên cạnh đó, chi phí năm 2010 tăng so với năm 2009: 149,1 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng 58.1% . Ta thấy, tốc độ tăng của các chỉ tiêu không đồng đều: lợi nhuận sau thuế giảm đi 88.9%. Trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu là: 82,5%. Nhƣ vậy, nguyên nhân cơ bản dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm là doanh nghiệp đã không tiết kiệm đƣợc chi phí. Năm 2009 lợi nhuận sau thuế cao nhất trong 3 năm, làm đƣợc điều này là do: năm 2009 công ty có rất nhiều dự án không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy tuy lợi nhuận trƣớc thuế cao nhƣng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2010 là năm có doanh thu cao nhƣng lợi nhuận sau thuế thấp nhất là do: năm 2010 có nhiều dự án chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng chi phí để hoàn thành các dự án rất cao nên lợi nhuận thu về ít.  Nghành nghề kinh doanh SV:Nguyễn Thị Thúy 45 Lớp:QT1105k
  46. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel 1. Cung cấp dịch vụ tƣ vấn, giải pháp công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin; 2. Cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và giá trị gia tăng; 3. Nghiên cứu chế tạo, sản xuất, chuyển giao công nghệ các sản phẩm điện, điện tử, viễn thông; 4. Bảo hành, bảo trì các thiết bị điện tử, viễn thông tin học; 5. Mua bán, xuất nhập khẩu các thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; 6. Đầu tƣ, xây dựng kinh doanh hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 7. Kinh doanh hệ thống điện tử điều khiển các khu công nghiệp và khu công nghệ cao; 8. Dịch vụ môi giới bất động sản; 9. Kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng, tăng thêm trên hạ tầng mạng viễn thông; 10. Mua bán, xuất nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc, hệ thống, chuyển giao công nghệ liên quan tới lĩnh vực môi trƣờng; 11. Cho thuê các thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.  Vốn điều lệ 1. Vốn điều lệ: 320.000.00.000 đồng (Ba trăm hai mƣơi tỷ đồng./.) 2. Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng 3. Số cổ phần đã đăng ký mua: 22.400.000 4. Ngƣời đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đình Chiến  Danh sách cổ đông sáng lập STT Tên cổ đông sáng lập Số cổ phần Giá trị (đồng) 1. Tổng công ty viễn thông quân 8.960.000 89.600.000.000 đội 2. Công ty cổ phần đầu tƣ tài chính 10.240.000 102.400.000.000 viễn thông Việt Nam SV:Nguyễn Thị Thúy 46 Lớp:QT1105k
  47. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel STT Tên cổ đông sáng lập Số cổ phần Giá trị (đồng) 3. Công ty cổ phần công nghệ viễn 3.200.000 32.000.000.000 thông Việt Nhất  Cơ cấu tổ chức bộ máy Công Ty Công Nghệ Viettel Sơ đồ 1: SV:Nguyễn Thị Thúy 47 Lớp:QT1105k
  48. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel BANGIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Văn VP tài tổ kinh đầu tƣ xuất phòng Phía chính chức doanh nhập Nam KT lao khẩu động Trung Trung tâm Trung Trung tâm Trung tâm tƣ phát triển tâm đầu nghiên cứu tâm vấn và tối và cung tƣ và kinh và phát thƣơng ƣu mạng cấp dịch vụ doanh triển R&D mại và viễn phần mềm dịch vụ viễn thông viễn thông thông C.N cao Ban Giám Đốc: 1. Tổng Giám đốc : Đồng chí Nguyễn Đình Chiến 2. Phó giám đốc : Đồng chí Nguyễn Quốc Hùng 3. Phó giám đốc : Đồng chí Nguyễn Đình Công Các phòng ban của công ty: SV:Nguyễn Thị Thúy 48 Lớp:QT1105k
  49. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel a. Khối sản xuất, kinh doanh gồm có : 1. . 2. 3. 4. &D 5. Trung tâm thƣơ 6. Trung tâm Dịch vụ Truyền hình hội nghị b. Khối cơ quan: 1. 2. 3. Phòng kinh doanh 4. 5. 6. II.1.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty CP Công Nghệ Viettel Phòng TCKT hiện nay có 12 dồng chí, trong đó gồm 1 đồng chí kế toán trƣởng và 11 đồng chí nhân viên: Trưởng phòng:Đ/c Trịnh Quốc Đạt (Kế toán trƣởng) Ban kế toán: . Đ/c Nguyễn Thị Phƣơng Thảo . Đ/c Nguyễn Thị Hiên . Đ/c Trần Quang Cảnh . Đ/c Nguyễn Lan Anh . Đ/c Phạm Xuân Thủy . Đ/c Hoàng Việt Hà . Đ/c Nguyễn Thị Thu Hƣờng SV:Nguyễn Thị Thúy 49 Lớp:QT1105k
  50. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel . Đ/c Hoàng Thị KimThoa  Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2. SV:Nguyễn Thị Thúy 50 Lớp:QT1105k
  51. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel KẾ TOÁN TRƢỞNG Đ/c Đ/c Đ/c Đ/c Lan Đ/c Đ/c Đ/c Đ/c Hiên Thảo Hƣờng Anh Việt Hà Thủy Cảnh Thảo Quỹ , Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Tổng tổng TTTHHN TT phần TT Tích TT R&D TT tối ƣu Văn hợp hợp , kế toán mềm và hợp và và KT và TSCĐ Phòng chung thuế VT cho KT lƣơng Ngân phí nam VP hàng SV:Nguyễn Thị Thúy 51 Lớp:QT1105k
  52. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel  Kỳ kế toán Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. Năm 2008 là năm đầu tiên Công ty vào hoạt động, niên độ kế toán đầu tiên của Công ty đƣợc tính bắt đầu từ ngày đăng ký kinh doanh, ngày 18 tháng 4 năm 2008, và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2008, gồm 8 tháng 12 ngày.  Một số chính sách chủ yếu công ty áp dụng Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán qui định tại Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Đơn vị tiền tệ:  Số liệu kế toán đƣợc trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành có liên quan khác tại Việt Nam.  Các nghiệp vụ kế toán phát sinh bằng ngoại tệ đƣợc ghi nhận nhƣ sau: . Thu ngoại tệ: Ghi nhận, qui đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế của HT liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh. . Chi ngoại tệ: Ghi nhận, qui đổi ra VNĐ theo tỷ giá bình quân liên hoàn. Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp dùng để ghi sổ kế toán tổng hợp là những chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tông hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ ĐKCTGS và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ đƣợc đánh số liên tục trong từng tháng SV:Nguyễn Thị Thúy 52 Lớp:QT1105k
  53. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel hoặc cả năm có chứng từ kế toán đính kèm, phải đƣợc kế toán trƣởng duyệt trƣớc khi ghi sổ kế toán. Quy trinh luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ: SV:Nguyễn Thị Thúy 53 Lớp:QT1105k
  54. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Chứng tử gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp CT CTGS Sổ Sổ,thẻ kế toán chi cùng loại ĐKCTGS tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng CĐKT Báo Cáo TC SV:Nguyễn Thị Thúy 54 Lớp:QT1105k
  55. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ và đƣợc thực hiện trên phần mềm kế toán máy IT SOFT ERP TSCĐ và phƣơng pháp khấu hao:  Áp dụng Quyết định 203/2003/QĐ-BTC ngày 31/12/2003 của Bộ tài chính.  Tài sản cố định hữu hình đƣợc trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.  Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đƣa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.  Tài sản cố định hữu hình đƣợc khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính. Phần mềm kế toán sử dụng: IT SOFT ERP Giao diện phần mềm: SV:Nguyễn Thị Thúy 55 Lớp:QT1105k
  56. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel SV:Nguyễn Thị Thúy 56 Lớp:QT1105k
  57. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel II.2 Thực trạng công tác lập BCKQ hoạt động kinh doanh tại công ty Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Công Nghệ Viettel nói chung và báo cáo Kết quả họat động kinh doanh của công ty Cổ Phần Công nghệ viettel nói riêng đều đƣợc lập theo năm. Trình tự lập báo cáo cáo kết quả kinh doanh tại công ty: SV:Nguyễn Thị Thúy 57 Lớp:QT1105k
  58. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel KIỂM SOÁT CHỨNG TỪ CẬP NHẬT BÚT TOÁN KẾT CHUYỂN TRUNG GIAN THỰC HIỆN KHÓA SỔ KẾ TOÁN LẦN 1 LẬP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN LẦN 1 KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN KHÓA SỔ VÀ LẬP BCDTK SAU KIỂM KÊ LẬP BÁO CÁO KQHĐ KINH DOANH SV:Nguyễn Thị Thúy 58 Lớp:QT1105k
  59. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel II.2.1 Một số công việc chuẩn bị trước khi lập BCKQ hoạt động kinh doanh tại công ty Tổ chức lập báo cáo tài chính nói chung, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng tại công ty Cổ phần Công Nghệ viettel đƣợc tiến hành qua các bƣớc công việc sau: 1. Kiểm soát các chứng từ cập nhật Cơ sở dữ liệu để lập báo cáo kết quả kinh doanh kỳ này là báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trƣớc và hệ thống sổ kế toán (sổ tổng hợp và sổ chi tiết các TK) của kỳ kế toán cần lập báo cáo. Một trong những yêu cầu đƣợc xem xét là quan trọng nhất của thông tin phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh là tính trung thực, chính xác và khách quan. Để đáp ứng yêu cầu đó thì cơ sở dữ liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng phải chính xác, trung thực, khách quan. Vì thế trƣớc khi sử dụng thông tin trên hệ thống sổ kế toán để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty đã thực hiện các nghiệp vụ biện pháp cụ thể để kiểm tra tính chính xác, trung thực, khách quan của các thông tin trên hệ thống sổ kế toán. Việc này thƣờng đƣợc tiến hành vào cuối năm và bằng cách kiểm soát các nghiệp vụ ghi sổ sách kế toán có tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết có chứng từ hay không. Trình tự kiểm soát đƣợc tiến hành nhƣ sau: . Sắp xếp các chứng từ kế toán theo trật tự thời gian phát sinh . Đối chiếu nội dung kinh tế, số tiền phát sinh từng chứng từ với nội dung kinh tế, số tiền của từng nghiệp vụ đƣợc phản ánh trong chứng từ ghi sổ. . Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết 2. Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian Vì các tài khoản trung gian thuộc nhóm 5, 6, 7, 8, 9 không có số dƣ đầu kỳ và số dƣ cuối kỳ mà chỉ có số phát sinh trong kỳ nên kế toán tiến hành kết chuyển số phát sinh của các tài khoản này trƣớc khi khóa sổ. 3. Thực hiện khóa sổ lần 1 SV:Nguyễn Thị Thúy 59 Lớp:QT1105k
  60. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Sau khi thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ ghi sổ kế toán là có thực đƣợc phản ánh đầy đủ, chính xác và kết thúc bút toán kết chuyển trung gian. Kế toán thực hiện các bút toán khóa sổ kế toán lần 1 để xác định số phát sinh, số dƣ nợ, có của mỗi khoản đƣợc phản ánh trên sổ kế toán. 4. Lập bảng cân đối tài khoản lần 1 Căn cứ vào số dƣ đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dƣ cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ kế toán (sổ cái tài khoản), kế toán lập bảng cân đối tài khoản lần 1. Việc lập bảng cân đối tài khoản lần 1 nhằm mục đích: Kiểm tra các bút toán ghi trong hệ thống sổ kế toán có đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các tài khoản kế toán hay không. Để hiểu đƣợc điều này kế toán đã kiểm tra: . Kiểm tra tính cân đối giữa tổng số dƣ nợ và có trong kỳ, tổng số dƣ nợ và có cuối kỳ của các tài khoản thể hiện trên bảng cân đối kế toán. . Đối chiếu số dƣ đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dƣ cuối kỳ của từng tài khoản phản ánh trên bảng cân đối tài khoản với SDDK, SPS, SDCK trên từng sổ cái tài khoản tƣơng ứng. . Kiểm tra sự phù hợp số liệu giữa sổ cái tài khoản với sổ chi tiết tài khoản đối chiếu SDDK, SPS, SDCK trên bảng cân đối với bảng tổng hợp chi tiết tài khoản. 5. Kiểm kê tài sản và xử lý kiểm kê Để thông tin kế toán phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, một công tác không thể thiếu đƣợc trong tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức lập báo cáo tài chính nói riêng là kiểm kê tài sản và lập biên bản xử lý kiểm kê. Tại công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel, việc kiểm kê đƣợc thực hiện vào cuối năm. Ngoài ra, công ty còn duy trì chế độ kiểm kê bất thƣờng nhằm mục đích tăng cƣờng công tác quản lý tình hình tài chính cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết thúc quá trình kiểm kê, ban kiểm kê lập biên bản SV:Nguyễn Thị Thúy 60 Lớp:QT1105k
  61. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel gửi về phòng kế toán. Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán xử lý kiểm kê nhƣ sau: -Trƣờng hợp không thừa, thiếu tài sản hoạc thừa tài sản, thiếu tài sản nhƣng biên bản xử lý kiểm kê ghi rõ hạch toán vào kỳ báo cáo sau thì chấp nhận kết quả khóa sổ tạm thời và bảng cân đối tài khoản tạm thời đã lập là kết quả chính thức. -Trƣờng hợp, có thừa thiếu tài sản nhƣng biên bản xử lý kiểm kê ghi rõ hạch toán thừa, thiếu tài sản vào kỳ báo cáo, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh lại số liệu theo biên bản xử lý kiểm kê sau đó lập lại bảng cân đối tài khoản và khóa sổ kế toán chính thức. 6. Khóa sổ kế toán và lập bảng cân đối tài khoản sau khi kiểm kê Bƣớc này chỉ đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp thừa, thiếu tài sản mà biên bản xử lý kiểm kê tài sản ghi rõ hạch toán thừa hoặc thiếu tài sản vào kỳ báo cáo. Sau đây là số liệu năm 2010 của công ty CP Công Nghệ Viettel để minh họa cho các khâu chuẩn bị lập báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty. *Kế toán tổng hợp chi phí, doanh thu xác định kết quả kinh doanh của công ty CP Công Nghệ Viettel năm 2010 SV:Nguyễn Thị Thúy 61 Lớp:QT1105k
  62. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel *Thực hiện bút toán kết chuyển lần 1 . Trích sổ cái TK 511 năm 2010 (biểu 1) . Trích sổ cái TK 515 năm 2010 (biểu 2) . Trích sổ cái TK 632 năm 2010 (biểu 3) . Trích sổ cái TK 635 năm 2010 (biểu 4) . Trích sổ cái TK 641 năm 2010 (biểu 5) . Trích sổ cái TK 642 năm 2010 (biểu 6) . Trích sổ cái TK 711 năm 2010 (biểu 7) . Trích sổ cái TK 811 năm 2010 (biểu 8) . Trích sổ cái TK 821 năm 2010 (biểu 9) . Trích sổ cái TK 911 năm 2010 (biểu 10) . Trích sổ cái TK 421 năm 2010 (biểu 11) SV:Nguyễn Thị Thúy 62 Lớp:QT1105k
  63. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel II.2.2 Công tác lập báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Công việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo một trình tự nhất định. Để minh họa trình tự này, trong khóa luận, em xin đƣợc lấy công tác lập báo cáo tài chính này cho năm tài chính kết thúc 31.12.2010 II.2.2.1 Căn cứ lập BCKQ hoạt động kinh doanh năm 2010 . Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 . Sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 II.2.2.2 Nội dung và phương pháp lập BCKQ hoạt đông kinh doanh Phản ánh kết quả kinh doanh của công ty bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác. Phần I chúng ta đã tìm hiểu khái quát chung nội dung và phƣơng pháp lập BCKQ hoạt động kinh doanh, ở chƣơng này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể “nội dung của từng chỉ tiêu ghi vào cột 4”năm nay” nhƣ sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 01): Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu của các công trình, hạng mục công trình xây dựng Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 399,892,213,475 2. Doanh thu thuần (mã số 10): Mã số 10=mã số 01- mã số 02 Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 399,892,213,475 3. Giá vốn hàng bán (mã số 11): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí của các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đã đƣợc quyết toán. SV:Nguyễn Thị Thúy 63 Lớp:QT1105k
  64. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 352,948,400,280 4. Lợi nhuận gộp (mã số 20): Mã số 20=mã số 10-mã số 11 Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 46,943,813,195 5. Doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21): Chỉ tiêu này phản ánh tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng phát sinh tại công ty. Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 7,934,546,557 6. Chi phí tài chính (mã số 22): Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 9,086,005,874 7. Chi phí bán hàng (mã số 24): Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là -2,157,285,897 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp (mã số 25): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh ở công ty nhƣ: tiền điện, tiền nƣớc, tiền internet, tiền tiếp khách phục vụ cho hoạt động của công ty Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 41,616,310,562 9. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (mã số 30): Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo Mã số 30= mã số 20+mã số 21-mã số 22- mã số 24- mã số 25 Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 6,333,329,213 10. Thu nhập khác (mã số 31): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. SV:Nguyễn Thị Thúy 64 Lớp:QT1105k
  65. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 6,740,682,865 11. Chi phí khác (mã số 32): Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí phát sinh trong kỳ của công ty. Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 4,189,212,583 12. Lợi nhuận khác (mã số 40): Mã số 40=mã số 31- mã số 32 Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 2,551,470,282 13. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế (mã số 50): Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp số lợi nhuận kế toán thực hiện đƣợc tại công ty trƣớc khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Mã số 50=mã số30+ mã số40 Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 8,884,799,495 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (mã số 51): Chỉ tiêu này phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh tại công ty. Mã số 51=(mã số 50-DT các dự án không chịu thuế TNDN) x 25% Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 1,968,467,369 15. Lợi nhuận sau thuế thu hập doanh nghiệp (mã số 60): Mã số 60= Mã số50- Mã số 51 Trong quý IV năm 2010 chỉ tiêu này là 6,916,332,126. 16. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (mã số 70): Chỉ tiêu này năm 2010 là:1,374 Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 (biểu 12) tại công ty. SV:Nguyễn Thị Thúy 65 Lớp:QT1105k
  66. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel II.2.3 Công tác phân tích BCKQ kinh doanh tại công ty Tại công ty CP Công Nghệ Viettel đã tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh thông qua việc phân tích tình hình thực hiện tài chính của doanh nghiệp. *Ý nghĩa của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty -Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của công ty trên thƣơng trƣờng kinh doanh. Hoàn thành vƣợt mức kế hoạch hay không hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đều phải xem xét đánh giá, nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp hoạc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. -Một kế hoạch kinh doanh cho dù chặt chẽ nhƣ thế nào chăng nữa với thực tế đã và đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, sẽ có nhiều điều cần bổ sung và hoàn thiện để lập kế hoạch cho năm tiếp theo. -Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn giúp cho lãnh đạo công ty có đƣợc những thông tin cần thiết để đƣa ra những quyết định sữa chữa, điều hành kịp thời nhằm đạt đƣợc mục tiêu mong muốn trong qua trình điều hành sản xuất kinh doanh. -Đồng thời phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng cho các doanh nghiệp nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh cũng nhƣ hạn chế trong doanh nghiệp *Các bước thực hiện phân tích, đánh giá thực hiện tài chính -Thu thập thông tin, số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -So sánh doanh thu, lợi nhuận thực hiện đƣợc với kế hoạch, qua đó đánh giá tổng quát tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận có đạt đƣợc mức kế hoạch đề ra hay không. -So sánh các tỷ suất sinh lợi giữa thực hiện với kế hoạch SV:Nguyễn Thị Thúy 66 Lớp:QT1105k
  67. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel -Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực tình hình thực hiện kế hoạch. -Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới của công ty cho lãnh đạo và bộ phận quản lý. *Sau đây là tình hình phân tích tài chính của công ty năm 2010. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn: SV:Nguyễn Thị Thúy 67 Lớp:QT1105k
  68. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Hệ số nợ trên Nợ phải trả 152,670,400,245 179,667,274,337 = x 100 x 100 = 55% x 100 = 69.65% Tổng TS Tổng TS 275,605,071,486 257,943,562,693 Hệ số nợ trên Nợ phải trả 152,670,400,245 179,667,274,337 = x 100 = 1.24 = 2.29 Vốn CSH Vốn CSH 122,934,671,241 78,276,288,356 Hệ số VCSH Vốn CSH 122,934,671,241 78,276,288,356 = x 100 x 100 = 45% x 100 = 30.35% Trên Tổng TS Tổng TS 275,605,071,486 257,943,562,693 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn 250% 2.29 200% 150% 1.24 Hệ số nợ/Tổng TS Hệ số nợ/Vốn CSH 100% 55% 69.65% 45% 30.35% Vốn CSH/ Tổng TS 50% 0% Năm 2009 Năm 2010 SV:Nguyễn Thị Thúy 68 Lớp:QT1105k
  69. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Nhóm chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và quy mô tài chính của công ty. Theo đó, cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2010 thay đổi đáng kể, với giá trị vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản giảm 15.35%, từ 45% xuống còn 30.35%. Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu trong cơ cấu tài sản công ty là hợp lý bởi quy mô kinh doanh của công ty đang đƣợc mở rộng, giá trị nợ tăng. Năm 2010 vốn chủ sỡ hữu giảm từ 122 tỷ →78 tỷ tƣơng đƣơng 66 tỷ. Giá trị này đƣợc tạo lập bởi 65.3 tỷ đồng lợi nhuận chƣa phân phối của năm 2009; 51.9 tỷ đồng từ vốn góp của các cổ đông cùng với lợi nhuận sau thuế 6.9 tỷ đƣợc hình thành trong giai đoạn này. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm tƣơng ứng với sự gia tăng của hệ số nợ trên tổng tài sản 69.65 %. Tỷ lệ này xuất phát từ nguyên nhân sau: phải trả ngƣời bán và ngƣời mua trả tiền trƣớc chiếm tỷ lệ 49.95% trong tổng nợ ngắn hạn ( năm 2009 là 59.72% giảm xuống 9.77%). Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy rằng phải trả ngƣời bán năm 2010 là 83 tỷ tăng 27 tỷ so với năm 2009 và chiếm tỷ lệ 1.5%→ điều này có thể giải thích rằng công ty tăng cƣờng mua hàng đầu năm để chuẩn bị cho những hợp đồng cuối năm. Ngoài ra, việc tăng các khoản phải trả cũng cho thấy công ty đang đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp . Đây là cách huy động vốn khá hiệu quả bằng uy tiến của công ty do tiết kiệm đƣợc chi phí lãi vay so với việc huy động vốn bằng đi vay. Hiện nay, tuy tài sản ngắn hạn của công ty vẫn đáp ứng đƣợc các khoản nợ ngắn hạn( hệ số thanh toán >1) nhƣng cũng cần theo dõi và sắp xếp kế hoạch trả nợ đúng hạn để giữ vững uy tiến với nhà cung cấp. Giá trị nợ năm 2010 gấp 2.29 lần giá trị vốn chủ sỡ hữu nhƣng do hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1 nên tài sản ngắn hạn của công ty vẫn đảm bảo đƣợc khả năng chi trả nợ. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả vốn chiếm dụng và khai thác tốt lợi thế về chi phí. Nếu so sánh với công ty cùng nghành CMC thì mức độ tự chủ về tài chính của công ty vẫn cao hơn. Một đồng tài sản của công ty đƣợc tài trợ bởi 0.3035 đồng vốn chủ sở hữu và 0.6965 đồng nợ trong khi đó con số này của CMC tƣơng ứng là 0.28 đồng và 0.72 đồng. Ta thấy rằng cơ cấu vốn của công ty tiến dần tới cơ cấu vốn bình quân của các doanh nghiệp đặc trƣng trong nghành. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: SV:Nguyễn Thị Thúy 69 Lớp:QT1105k
  70. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Chỉ tiêu khả năng sinh lời Năm 2009 Năm 2010 Tỷ suất LNST LNST 62,290,483,982 6,916,332,126 = = 0.189 = 0.017 trên DT thuần DT thuần 328,603,518,039 399,892,213,475 LNST trên LNST 62,290,483,982 6,916,332,126 = = 0.5 = 0.09 VCSH Vốn CSH 122,934,671,241 78,276,288,356 LNST trên LNST 62,290,483,982 6,916,332,126 = 0.22 = 0.03 Tổng TS Tổng TS 275,605,071,486 257,943,562,693 Ebitda trên Ebitda 75,486,078,274 8,884,799,495 = = 0.23 = 0.021 DT thuần DT thuần 328,603,518,039 399,892,213,475 Chỉ tiêu khả năng sinh lời 0.5 0.5 0.4 0.3 0.189 0.22 0.23 0.2 0.09 0.1 Năm 2009 0.017 0.03 0.021 0 Năm 2010 Tỷ suất lợiTỷ suất lợiTỷ suất lợi Ebitda nhuận ST nhuận ST nhuận ST trên DT trên DT trên vốn trên tổng thuần CSH TS SV:Nguyễn Thị Thúy 70 Lớp:QT1105k
  71. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel So với năm 2009, doanh thu năm 2010 tăng 71.2 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 17.8%. Tuy nhiên, giá vốn trong giai đoạn này chiếm phần lớn trên doanh thu 88% trong khi đó cùng kỳ năm ngoái tỷ lệ này chỉ chiếm 68% nên lợi nhuận gộp của năm 2010 chỉ đạt 46.9 tỷ đồng giảm 56.1 tỷ tƣơng ứng 54.5% so với năm 2009. Điều này góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 55.3 tỷ tƣơng đƣơng 88.9 % so với năm 2009. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 0.017 đồng lợi nhuận sau thuế và giảm 0.172 đồng so với cùng kỳ năm 2009. Sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế cùng với sự giảm suốt của tài sản và vốn chủ sở hữu dẫn đến các chỉ tiêu tài chính khác về khả năng sinh lời của công ty cũng giảm so với năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do: hàng tồn kho năm 2010 giảm 6 lần so với năm 2009 →doanh thu thay đổi nhiều (tăng 99 tỷ). Điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty tăng, tốc độ chuyển đổi tài sản, hàng tồn kho thành doanh thu cao. Ngoài ra, do năm 2010 chịu tác động của lạm phát do đó các chi phí để sử dụng cao hơn dự tính→giá vốn hàng bán cao. Tỷ lệ giá vốn trong doanh thu: Giá vốn Tỷ lệ giá vốn = x 100 trong doanh thu Doanh thu Chứng từ sử dụng: -Bảng tổng hợp tài khoản theo điều kiện lọc TK 511 năm 2009 (biểu 13) -Bảng tổng hợp tài khoản theo điều kiện lọc TK 511 năm 2010 (biểu 14) SV:Nguyễn Thị Thúy 71 Lớp:QT1105k
  72. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Chỉ tiêu tỷ lệ giá vốn trong doanh thu Năm 2009 Năm 2010 28,279,442,379 Trung tâm Đo kiểm x 100 = 74% 0% 38,215,462,674 38,716,903,914 96,455,780,682 Trung tâm R&D x 100 = 83% x 100 = 100% 46,646,872,186 96,455,780,682 Trung tâm tích hợp(TT TM & 36,979,641,377 63,258,767,648 x 100 = 90% x 100 = 97% viễn thông CN cao) 41,088,490,419 65,215,224,379 39,264,030,355 Trung tâm phần mềm 0% x 100 = 103% 38,120,417,820 70,402,359,022 116,524,446,128 Phòng DV truyền hình hội nghị x 100 = 68% x 100 = 70% 103,532,880,915 166,463,494,468 23,005,156,451 12,631,825,414 Trung tâm Tối ƣu x 100 = 24% x 100 = 38% 95,854,818,545 33,241,645,826 126,608,096 Văn phòng phía nam 0% x 100 = 32% 395,650,300 SV:Nguyễn Thị Thúy 72 Lớp:QT1105k
  73. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Tỷ lệ giá vốn trong doanh thu Văn phòng phía nam 0% 32% Trung tâm tối ưu 24% 38% 70% Trung tâm THHN 68% Năm 2010 Trung tâm phần mềm 0% 103% Năm 2009 97% Trung tâm tích hợp 90% 100% Trung tâm R&D 83% Trung tâm đo kiểm 0% 74% 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 Thực tế cho thấy, trung tâm R&D và Trung tâm tích hợp có tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu cao nhất (trên 95%). Do các sản phẩm của 2 trung tâm này chủ yếu là đạt hàng sản xuất và cung cấp lại cho khách hàng nên chênh lệch giá không cao, làm cho tỷ suất sinh lời của 2 trung tâm rất thấp với 3,4% của trung tâm tích hợp và 0,2% của trung tâm R&D. Do đó, góp phần làm giảm tỷ suất sinh lời (hay lợi nhuận gộp biên= LN gộp/ DT thuần) của Công ty từ 31,4% năm 2009 xuống còn 11,5% năm 2010. Hơn nữa, do phải đặt hàng sản xuất sản phẩm hoạc ủy thác nhập khẩu nên chi phí phát sinh chủ yếu là ở 2 trung tâm: tích hợp và R&D với các chi phí liên quan đến đơn hàng sản xuất Homephon và cung cấp hệ thống Vsat-System. Điều này cũng đặt ra vấn đề về quản lý chi phí theo định mức. Hiện nay, Phòng Tài Chính Kế toán đang từng bƣớc nghiên cứu và kết hợp với các Trung tâm để xây dựng định mức chi phí cho các khoản chi thƣờng xuyên nhằm quản lý chi phí hiệu quả hơn. Ngoài ra, đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận sau thuế là 2 trung tâm : Truyền hình hội nghị và Tối ƣu với 94%. Mặc dù doanh thu từ 2 trung tâm này chỉ chiếm 49% nhƣng đây lại là 2 trung tâm có tỷ suất sinh lời cao (trung tâm tối ƣu: 62% và Truyền hình hội nghị là 30%) do khách hàng chủ yếu trong giai đoạn này là các khách hàng trong nội bộ Tập Đoàn nhƣ Viettel Telecom, Viettel SV:Nguyễn Thị Thúy 73 Lớp:QT1105k
  74. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Global, Tổng Công ty Viễn thông Quân Đội, nên chi phí bỏ ra không lớn mà có thể bán giá ƣu đãi hơn. Doanh thu theo từng đơn vị qua các thời kỳ Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TT Đo Kiểm 5.7 38.2 0.0 TT R&D 0 46.6 96.4 TT Tích Hợp 9.2 41 65.2 TT phần mềm 2.8 3.2 38.1 DV truyền hình 11.4 103.5 166.4 TT Tối ƣu 52.9 95.8 33.2 Văn Phòng phía nam 0 0 0.4 Doanh thu theo từng dơn vị qua từng năm 180 166.4 160 140 120 96.4 103.5 95.8 100 Năm 2008 80 65.2 52.9 Năm 2009 60 38.2 46.6 41 38.1 Năm 2010 40 33.2 20 5.7 9.2 3.2 11.4 0 0 2.8 0 0 0.4 0 TT Đo TT R&D TT Tích TT phần DV TT Tối Văn Kiểm Hợp mềm truyền ưu Phòng hình phía nam Trong năm 2010 doanh thu đƣợc tạo nên bởi 3 trung tâm: R&D, tích hợp và Dv truyền hình hội nghị trong đó doanh thu của trung tâm DV truyền hình hội nghị lớn nhất đạt 166.4 tỷ đồng chiếm 41,6% tổng doanh thu của Công ty, tiếp đến là trung tâm R&D đạt 96.4 tỷ đồng đóng góp 24,1% vào tổng doanh thu của Công ty với 65.2 tỷ đồng doanh thu trung tâm tích hợp cũng đóng góp 16,3% vào doanh thu của Công ty. Nếu nhƣ năm 2009, doanh thu trung tâm tối ƣu chiếm tỷ trọng khá cao với 29% tƣơng đƣơng với 95.8 tỷ đồng thì trong năm 2010, doanh thu của trung tâm này chỉ đạt 33.2 tỷ đồng chiếm 8,3% tổng doanh thu của toàn SV:Nguyễn Thị Thúy 74 Lớp:QT1105k
  75. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Công ty. Sở dĩ, năm 2010 có doanh cao vì năm 2010 nhận đƣợc tiền thanh toán cho hợp đồng cung cấp 250 000 Homephon của Viettel Telecom trị giá 46,3 tỷ đồng và 15,1 tỷ đồng từ dự án Vsat-Star Telecom, vào cuối năm trung tâm DV truyền hình hội nghị đã nghiệm thu và bàn giao dịch vụ truyền hình tới tuyến huyện và Bộ Công an, trung tâm Tối ƣu hoàn thành giai đoạn 2 dịch vụ tối ƣu 2G. Nhìn chung, doanh thu năm 2010 của Công ty chủ yếu từ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nội bộ Tập đoàn với 68% tổng doanh thu. Nhƣ vậy, thị trƣờng bên ngoài Tập đoàn vẫn sẽ là thị trƣờng tiềm năng để Công ty mở rộng phát triển. Ta thấy rằng, qua các năm chế độ kế toán mà Công ty áp dụng không thay đổi do đó không ảnh hƣởng tới báo cáo kết quả kinh doanh trong Công ty. Dƣới đây là biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh thu của Công ty trong năm 2010: Tỷ trọng doanh thu năm 2010 8.3% 0.1% 24.1% TT R&D TT Tích Hợp TT phần mềm DV truyền hình 41.6% TT Tối ưu 16.3% Văn Phòng phía nam 9.5% Phần trên em đã trình bày Công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công nghệ Viettel. Phần III, em xin mạnh dạn đƣa ra một số nhận xét và ý kiện cá nhân nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng Công ty. SV:Nguyễn Thị Thúy 75 Lớp:QT1105k
  76. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel CHƢƠNG III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIETTEL III.1Nhận xét đánh giá chung về công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel. III.1.1 Một số nhận xét về Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel. Từ khi ra đời cho đến nay Công ty CP Công Nghệ Viettel luôn đóng vai trò quan trọng. Công ty đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi trong cơ chế thị trƣờng. Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh đa dạng, liên quan đến hoạt động sản xuất, thƣơng mại, hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ điện tử viễn thông, công nghệ thông tin nên công tác kế toán khá đa dạng và phức tạp. Đặc điểm đó đòi hỏi các kế toán viên phải có khả năng chuyên môn sâu, hiểu biết rộng về qui trình sản xuất trong lĩnh vực bƣu chính viễn thông, công nghệ thông tin, từ đó hiểu đuợc tính chất, đặc điểm chi phí, doanh thu, chứng từ kế toán kiên quan. Với đặc thù công việc, yêu cầu của Công ty Cổ phần Công nghệ Viettel mỗi cán bộ kế toán tài chình đƣợc đòi hỏi phải chịu đƣợc áp lực công việc cao, biết làm việc khoa học và sáng tạo, tinh thần làm việc quyết liệt, đồng thời luôn có tinh thần hợp tác thân thiện, sẵn sàng trợ giúp nhau xử lý đƣợc khối lƣợng công việc lớn, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, hƣớng dẫn các nhân viên tổng hợp thanh toán tại các trung tâm. Thành tích cơ bản công ty đạt đƣợc: Là một công ty có nòng cốt là cán bộ kỹ thuật, hoạt động trong lĩnh vực Công Nghệ nhƣng Phòng Tài Chính Kế Toán SV:Nguyễn Thị Thúy 76 Lớp:QT1105k
  77. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel vẫn luôn duy trì là đơn vị mạnh, có nhiều đóng góp cho Công Ty từ những ngày đầu thành lập cho tới nay. Vì thế mà công ty đạt đƣợc những thành tựu đáng kể: TẠI VIỆT NAM . Số 1 về dịch vụ di động . Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang . Số 1 về mạng lƣới phân phối . Số 1 về đột phá kỹ thuật:thu-phát trên 1 sợi quang . Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng TRONG KHU VỰC . Là trong những doanh nghiệp Viễn Thông Việt Nam đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài . Là mạng di động đƣợc ƣa chuộng tại Campuchia TRÊN THẾ GIỚI: . Nằm trong 100 thƣơng hiệu Viễn Thông lớn nhất thế giới . Nhà cung cấp thị trƣờng của năm tại thị trƣờng mới nổi trong hệ thống giải thƣởng Forst&Sullivan Asia Pcific ICT Awards 2000 III.1.2 Thực trạng công tác kế toán tại Công ty: Mặc dù thời gian thực tập tại công ty không dài nhƣng đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là phòng kế toán, em đã có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thực tế với công tác tổ chức kế toán nói chung và công tác lập và phân tích báo cóa kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng, tạo điều kiện cho em làm quen và nghiên cứu thực tiễn, củng cố kiến thức đã học ở trƣờng. Dƣới góc độ của một sinh viên đi tìm hiểu thực tế em nhận thấy công tác tổ chức kế toán tại Công ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel có những ƣu điểm sau:  Về hệ thống tài khoản và hình thức kế toán áp dụng SV:Nguyễn Thị Thúy 77 Lớp:QT1105k
  78. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán áp dụng tại công ty đảm bảo đầy đủ, hợp lý, hợp lệ phù hợp với chế độ kế toán đƣợc quy định của Bộ tài chính. Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô, loại hình, đặc điểm của công ty. Đối với hệ thống sổ chi tiết, đƣợc lập trên cở sở các nhu cầu về quản lý của công ty đã đảm bảo quan hệ đối chiếu với sổ tổng hợp, cung cấp những thông tin chi tiết cần thiết cho quản lý. Nhìn chung, các sổ sách công ty đang sử dụng đã đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý đặt ra, đảm bảo đƣợc sự thống nhất về phạm vi và phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu kế toán và các bộ phận có liên quan.  Về tổ chức quản lý Các bộ phận quản lý và sản xuất đƣợc tổ chức mang tính chuyên môn hoá cao, từng phòng ban chức năng và bộ phận sản xuất đã đi sâu vào thực hiện nhiệm vụ của mình Mô hình quản lý theo trực tuyến chức năng lại càng giúp cho công ty phát huy đƣợc khả năng sẵn có của bản thân và khắc phục đƣợc nhƣợc điểm tồn tại.  Về tổ chức bộ máy kế toán và nguồn nhân lực Doanh nghiệp lựa chọn mô hình tổ chức kế toán là tập trung, phù hợp với yêu cầu quản lý. Mặc dù khối lƣợng công việc khá lớn, nhƣng công việc luôn đƣợc phân công rõ ràng, quy trách nhiệm cho từng ngƣời. Các nhân viên phòng kế toán đều có trình độ cao đẳng, đại học, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm dày dạn. Vì vậy mà công việc luôn hoàn thành tốt và hiệu quả. Mỗi một nhân viên kế toán đều đƣợc giao các công việc cụ thể và luôn có trách nhiệm với công việc của mình. Cùng với các nhân viên của phòng kế toán thì các nhân viên của các bộ phận khác cũng góp phần rất lớn vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.  Về chứng từ SV:Nguyễn Thị Thúy 78 Lớp:QT1105k
  79. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài Chính. Cơ bản quy trình luân chuyển chứng từ là phù hợp với chế độ lƣu trữ chứng từ. Các chứng từ đƣợc lập và bảo quản theo quy định. III.2 Đánh giá thực trạng lập và phân tích báo cáo KQKD tại Công ty III.2.1 Đánh giá về việc lập Báo cáo Kết quả kinh doanh Hiện tại, Công ty áp dụng Chế độ kế toán qui định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Về cơ bản công ty đã có những thay đổi để phù hợp với chế độ kế toán mới . Tuy nhiên, qúa trình lập và phân tích báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng tại công ty còn tồn tại vƣớng mắc sau: Kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty đƣợc lập chƣa đúng mẫu biểu B02-DN đƣợc ban hành theo quyết định số 15/2006/QD-BTC ngày 20/3/2006. III.2.2 Đánh giá về việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Tại công ty CP Công Nghệ Viettel việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở việc đánh giá, so sánh thực tế đạt đƣợc với kế hoạch đề ra nhƣng cũng chƣa thƣờng xuyên và liên tục. Điều này làm giảm hiệu quả trong công việc quản lý tài chính cũng nhƣ quá trình điều hành và sản xuất kinh doanh tại công ty. Thêm vào đó hệ thống báo cáo quản trị của doanh nghiệp không đƣợc chú trọng, vì khi có nhu cầu về thông tin lãnh đạo công ty chƣa có ý kiến chỉ đạo việc lập các báo cáo kế toán quản trị. III.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Khi nền kinh tế đã phát triển, các mối quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Điều đó, đòi hỏi việc thu thập và xử lý thông tin ngày càng nâng cao về số lƣợng và chất SV:Nguyễn Thị Thúy 79 Lớp:QT1105k
  80. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQ KD tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Viettel lƣợng. Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc việc nâng cao hiệu quả, chất lƣợng quản lý kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng. Mặt khác: -Do tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn luôn có sự biến đổi, các thông tin, dữ liệu tài chính không bị giới hạn mà có thêm dữ liệu kinh tế và thị trƣờng chứng khoán. -Sự thay đổi và các ràng buộc của chính sách tín dụng, lạm phát, biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái càng làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên mất ổn định. -Luật kế toán đã đƣợc Quốc hội thông qua -Các chuẩn mực kế toán ra đời và ngày càng hoàn chỉnh -Thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại, sự thâm nhập của máy tính, phần mềm kế toán giúp việc sử dụng dễ dàng các phƣơng tiện phức tạp tính toán tài chính đƣợc nhanh chóng. -Về việc phân tích báo cáo tài chính còn một số báo cáo chƣa đƣợc chú trọng , Vì thế, việc hoàn thiện tổ chức lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng là một vấn thực sự cần thiết. Tuy nhiên, việc hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm họat động kinh doanh của công ty, phải phù hợp với chế độ kế toán và cơ chế quản lý của Nhà nƣớc đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm. III.4 Nội dung hoàn thiện công tác lập và phân tích BCKQKD III.4.1 Về công tác kế toán:  Kiến nghị về việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Để phục vụ cho việc ghi nhận giá xuất kho vật tƣ đƣợc thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn Công ty không chỉ dừng lại ở việc chi tiết các tài khoản vật tƣ theo từng dự án, hợp đồng mà nên đặt mã vật tƣ chi tiết hơn đến các đợt nhận hàng. Có nhƣ vậy, việc tính giá vật tƣ mới thực sự nhanh chóng và chính xác, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. SV:Nguyễn Thị Thúy 80 Lớp:QT1105k