Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong

pdf 95 trang huongle 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_to_chuc_ke_toan_nguyen_vat_lie.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong

  1. Khóa luận tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Trịnh Thị Lan Anh Giảng viên hƣớng dẫn: PGS, TS Thịnh Văn Vinh HẢI PHÕNG – 2011 Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Sinh viên : Trịnh Thị Lan Anh Giảng viên hƣớng dẫn : PGS, TS Thịnh Văn Vinh HẢI PHÕNG - 2011 Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh Mã SV: 110161 Lớp: QT 1103 K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (Về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Khái quát hóa đƣợc vấn đề lý luận cơ bản về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. - Phản ánh đƣợc thực trạng công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. - Đánh giá đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. - 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Sử dụng số liệu kế toán của công ty năm 2010 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty Cổ Phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Thịnh Văn Vinh Học hàm, học vị: PGS, Tiến sỹ Cơ quan công tác: Trường Học viện tài chính Nội dung hƣớng dẫn: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 11 tháng 04 năm 2011 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 16 tháng 07 năm 2011 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn PGS, TS Thịnh Văn Vinh Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia phải đƣợc tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, nhằm tạo ra sự ổn định của môi trƣờng kinh tế. Tổng thể các nội dung và giải pháp tiền tệ, tài chính, không chỉ có nhiệm vụ khai thác nguồn lực tài chính, tăng Thu nhập, tăng trƣởng kinh tế, mà còn phải quản lý và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nƣớc ta là thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), để có sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp nƣớc ngoài mà phải cạnh tranh ngay cả với các doanh nghiệp trong nƣớc. Để thực hiện đƣợc điều đó, mỗi doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, cải tến cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tƣ cho việc áp dụng cho tiến bộ khoa học công nghệ và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên. Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là đạt mức lợi nhuận tối đa với mức chi phí tối thiểu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tiết kiệm chi phí sản xuất luôn đƣợc coi là một trong những chìa khóa của sự tăng trƣởng và phát triển. Để làm đƣợc điều này các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến yếu tố đầu vào, trong đó chi phí nguyên vật liệu là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của hàng tồn kho, nó phản ánh tình hình sản xuất của doanh nghiệp có đƣợc tiến hành bình thƣờng không, kế hoạch thu mua và dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp có hợp lý không. Bên cạnh đó sự biến động của nguyên vật liệu ảnh hƣởng tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp, điều này thể hiện ở chỗ nguyên vật liệu là đối tƣợng cấu thành nên thực thể sản phẩm cho nên tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thành lập năm 1960 Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền Phong sau này chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Ngành nghề Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp kinh doanh chính là sản xuất nhựa dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm của Công ty đa dạng và phong phú về chủng loại và kích cỡ do đó nguyên vật liệu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính những đặc điểm trên đã khiến cho công tác quản lý và phản ánh tình hình biến động nguyên vật liệu tại Công ty gặp một số khó khăn. Trong quá trình hạch toán kế toán, Công ty luôn tìm mọi biện pháp cải tiến, đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những khó khăn vƣớng mắc đòi hỏi tìm ra biện pháp hoàn thiện. 2. Mục đích nghiên cứu. Xuất phát từ nhận thức trên sau một thời gian thực tập tại phòng tài chính kế toán của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong em nhận thấy tầm quan trọng to lớn của nguyên vật liệu đối với sản xuất cũng nhƣ ý nghĩa của việc thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đƣợc sự hƣớng dẫn của thầy giáo -PGS, Tiến sĩ Thịnh Văn Vinh và các cán bộ của phòng kế toán Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong em mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong”.Cho luận văn tốt nghiệp của mình.Với mục đích: - Nghiên cứu làm rõ lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung. - Nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Đồng thời vận dụng lý luận học tại trƣờng kết hợp với thực tế công tác kế toán tại Công ty mong tìm ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty. 3. Đối tƣợng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu: Lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp nói chung. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu trong phạm vi Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng với cách phân tích từ lý luận đến thực tiễn kết hợp với quan sát, so sánh từ đó tổng hợp, cân đối rút ra nhận xét, kết luận về đối tƣợng nghiên cứu. 5. Nội dung kết cấu. Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu luận văn của em đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chương 1: Lý luận chung về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, song do thời gian có hạn và còn hạn chế về mặt lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế nên bài khoá luận của em còn những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức. Em mong đƣợc sự góp ý của thầy cô và các cô bác, anh chị kế toán ở Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong để em sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện bài khóa luận này và nâng cao kiến thức cho bản thân em nhằm phục vụ tốt cho quá trình công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp! Sinh viên thực hiện. Trịnh Thị Lan Anh Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu. 1.1.1.1. Khái niệm: Theo chuẩn mực kế toán số 02 thì hàng tồn kho là những tài sản: - Đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thƣờng - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang - Nguyên vật liệu để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Nguyên vật liệu là: một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thƣờng xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của sản xuất sản phẩm. 1.1.1.2. Đặc điểm: Nguyên vật liệu là đối tƣợng Lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mang những đặc điểm sau: - Tham gia vào một Chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu và giá trị đƣợc chuyển toàn bộ, một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Thông thƣờng trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về nguyên liệu chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và đúng kế hoạch nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Nguyên liệu vật liệu chiếm vị trí hết sức quan trọng bởi nó là đối tƣợng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu là đối tƣợng không thể thiếu, nó giữ vay trò quyết định trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất sản phẩm và có ảnh hƣởng không nhỏ tới sự biến động của giá thành. Do vậy tăng cƣờng công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệu hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong các doanh nghiệp nói chung. 1.1.3. Yêu cầu của công tác quản lý NVL trong doanh nghiệp. Bất cứ một nền kinh tế nào cũng chịu sự tác động của hai quy luật: Quy luật khan hiếm tài nguyên và quy luật nhu cầu không ngừng tăng lên, từ hai quy luật đó dẫn đến sự tồn tại của quy luật sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nguyên vật liệu. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu là một yêu cầu tối ƣu hoá quá trình sử dụng nguyên vật liệu nhằm đạt đƣợc những hiệu quả kinh tế cao nhất. Thực chất của nó là sử dụng đúng công dụng, mục đích, đảm bảo đúng định mức tiêu hao vật liệu cho từng chi tiết, sản phẩm tránh mất mát, hao hụt, giảm tới mức thấp nhất phế liệu, phế phẩm đồng thời tổ chức công tác tận thu phế liệu. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt từ khâu thu mua, bảo quản sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu. Ở khâu thu mua: Quá trình thu mua phải đáp ứng đủ số lƣợng, đúng chủng loại phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, giảm thiểu hao hụt và tìm nguồn thu mua phù hợp. Đồng thời phải quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí vật liệu một cách tối đa. Ở khâu bảo quản: Doanh nghiệp cần phải xác định mức dự trữ tối đa, dự trữ tối thiểu để cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị ngƣng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. Ở khâu sử dụng: Doanh nghiệp cần phải sử dụng nguyên vật liệu đúng mục đích, thông dụng, tiết kiệm, hạ thấp mức tiêu hao, không ngừng tìm kiếm vật liệu mới thay thế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất vì Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép ta luôn có những vật liệu mới thay thế, có tính năng ƣu việt hơn so với những vật liệu cũ nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng tốt. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập và tích luỹ cho doanh nghiệp. Vì vậy tình hình xuất dùng và sử dụng NVL trong sản xuất kinh doanh cần phải đƣợc phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời. 1.1.4. Nhiệm vụ, thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ kế toán liên quan. 1.1.4.1. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu: Để phát huy vai trò, chức năng của kế toán trong công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau: - Phản ánh chính xác kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp nguyên vật liệu trên các mặt: số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại và thời gian cung cấp. - Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tƣợng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật tƣ, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trƣờng hợp sử dụng vật tƣ sai mục đích, lãng phí. - Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật tƣ, phát hiện kịp thời các loại ứ đọng kém phẩm chất, chƣa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng hạn chế các thiệt hại - Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật liệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua dự trữ sử dụng vật liệu. 1.1.4.2. Thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ kế toán liên quan: - Thủ tục nhập kho: Căn cứ vào giấy báo nhận hàng, nếu xét thấy cần thiết khi hàng về đến nơi, có thể lập ban kiểm nhận vật tƣ thu mua cả về số lƣợng, chất lƣợng, quy Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp cách. Ban kiểm nhận căn cứ vào kết quả thực tế ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tƣ. Sau đó, bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho vật tƣ trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận rồi giao cho thủ kho. Thủ kho sẽ ghi số vật liệu thực nhập vào phiếu nhập và thẻ kho rồi chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ. Trƣờng hợp phát hiện thiếu, thừa, sai quy cách phẩm chất, thủ kho phải báo cáo cho cán bộ cung ứng biết và từng ngƣời giao lập biên bản. - Thủ tục xuất kho: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các bộ phận sản xuất viết phiếu xin lãnh vật tƣ. Căn cứ vào phiếu xin lãnh vật tƣ kế toán viết phiếu xuất kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ tục xuất vật tƣ và ghi vào phiếu xuất, số thực xuất ghi vào thẻ kho. Sau khi ghi xong vào thẻ kho, thủ kho chuyển chứng từ cho phòng kế toán để ghi sổ. - Các chứng từ kế toán có liên quan: Chứng từ kế toán sử dụng đƣợc quy định theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trƣởng Bộ tài chính và các quyết định khác có liên quan bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT) - Biên bản kiểm kê vật tƣ, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 08 - VT) - Hoá đơn bán hàng - Hoá đơn GTGT Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nƣớc, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, kế toán có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hƣớng dẫn nhƣ: - Phiếu xuất vật tƣ theo hạn mức (Mẫu số 04 - VT) - Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ (Mẫu số 05 - VT) - Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07 - VT) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.5. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu : 1.1.5.1. Phân loại nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có công dụng khác nhau, đƣợc sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi loại có vai trò, công dụng, tính chất lý, hoá học khác nhau đối với quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Do vậy để thống nhất trong công tác quản lý nguyên vật liệu, kế toán tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức sau:  Căn cứ vào vai trò, công dụng của nguyên vật liệu: nguyên vật liệu đƣợc chia thành: - Nguyên vật liệu chính: là đối tƣợng cấu thành nên thực thể sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chính không giống nhau. - Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ có thể làm tăng chất lƣợng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công cụ, dụng cụ hoạt động bình thƣờng. - Nhiên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lƣợng trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Phụ tùng thay thế: là những loại phụ tùng, chi tiết đƣợc sử dụng để thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải truyền dẫn. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: gồm những loại vật liệu, thiết bị, công cụ, vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản. Cách phân loại này là cơ sở để xác định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.  Căn cứ vào mục đích sử dụng: nguyên vật liệu đƣợc chia thành: + Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. - Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xƣởng, dùng cho bộ phận giao bán hang, bộ phận quản lý doanh nghiệp. + Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: - Nhƣợng bán Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp - Đem góp vốn liên doanh - Đem biếu tặng  Căn cứ vào nguồn hình thành: nguyên vật liệu đuợc chia thành: - Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh, nhận biếu tặng. - Nguyên vật liệu tự chế: do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho. 1.1.5.2. Đánh giá nguyên vật liệu: o Các nguyên tắc chi phối đến đánh giá nguyên vật liệu : Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thƣớc đo tiền tệ biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Có 3 nguyên tắc chi phối đến việc đánh giá nguyên vật liệu: - Nguyên tắc giá gốc (còn gọi là giá phí, giá thành, giá lịch sử) : Tất cả các loại tài sản và hàng tồn kho ở doanh nghiệp đƣợc phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo tài chính đƣợc ghi chép theo giá gốc. Giá gốc bao gồm tất cả các chi phí bình thƣờng và hợp lý mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản và sẵn sàng đƣa vào sử dụng. - Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng phƣơng pháp kế toán thống nhất trong suốt niên độ kế toán. - Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ánh đúng giá trị tài sản, các nghiệp vụ làm tăng doanh thu và tăng vốn chỉ đƣợc ghi khi có chứng cứ chắc chắn (có chứng từ), chi phí và các khoản làm giảm doanh thu, vốn chủ sở hữu phải đƣợc ghi chép ngay dù chƣa có chứng từ chắc chắn. Trên bảng cân đối kế toán, hàng tồn kho phải đƣợc phản ánh theo giá trị có thể thực hiện đƣợc của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giảm do vật liệu bị hƣ hỏng, kém hoặc mất phẩm chất thì đơn vị phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp o Đánh giá nguyên vật liệu giá vốn thực tế.  Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho : Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho đƣợc xác định nhƣ sau: * Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Giá gốc Các loại Chi phí có Các khoản chiết khấu NVL Giá mua thuế liên quan thƣơng mại và giảm mua = ghi trên + không + trực tiếp - giá hàng mua do hàng ngoài hoá đơn đƣợc hoàn đến việc mua không đúng qui nhập kho loại mua hàng cách, phẩm chất Trong đó: - Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho bãi, tiền phạt, chi phí mở L/C và các chi phí dịch vụ ngân hàng cho các thƣơng vụ mua nguyên vật liệu từ các nguồn nhập khẩu hay trong nƣớc. - Giá mua đƣợc xác định theo 2 trƣờng hợp: Đối với cơ sở SXKD thuộc đối tƣợng nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thì giá NVL mua vào là giá mua thực tế không bao gồm thuế GTGT đầu vào. Đối với cơ sở SXKD không thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp và cơ sở SXKD không thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT thì giá trị vật liệu mua vào là tổng giá thanh toán phải trả cho ngƣời bán( bao gồm thuế GTGT đầu vào). * Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến: Giá trị thực tế NVL Giá trị NVL xuất kho Chi phí tự gia = + nhập kho tự gia công chế biến công chế biến * Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến: Chi phí vận Giá gốc NVL nhập kho Giá gốc NVL Tiền thuê = + + chuyển bốc thuê ngoài gia công xuất kho chế biến dỡ Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp * Đối với nguyên vật liệu nhận từ vốn góp liên doanh: Giá thực tế của nguyên vật liệu là giá do Hội đồng định giá đánh giá lại và đƣợc chấp nhận. * Đối với nguyên vật liệu đƣợc biếu tặng: Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá thực tế đƣợc xác định theo thời giá trên thị trƣờng.  Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: Tuỳ theo hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ yêu cầu của nhà quản lý cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong các phƣơng pháp sau: * Phƣơng pháp giá bình quân gia quyền: Theo phƣơng pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ đƣợc tính theo công thức: Số lƣợng NVL, Giá thực tế NVL xuất dùng = X Giá đơn vị bình quân xuất dùng Trong đó giá đơn vị bình quân có thể đƣợc tính theo một trong hai cách sau: Cách 1: Giá đơn vị bình Giá thực tế NVL tồn + nhập kho trong kỳ = quân cả kỳ dự trữ Số lƣợng thực tế NVL tồn + nhập kho trong kỳ Cách 2: Giá đơn vị bình quân Giá thực tế NVL trƣớc + sau từng đợt nhập = sau mỗi lần nhập Số lƣợng thực tế NVL trƣớc + sau từng đợt nhập Ưu điểm: Phƣơng pháp này đơn giản, dễ làm. Nhược điểm: theo phƣơng pháp này chỉ đến cuối kỳ mới xác định đƣợc đơn giá bình quân gia quyền vì vậy ảnh hƣởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp có tính ổn định về giá cả vật tƣ, hàng hóa khi nhập kho. Điều kiện áp dụng: thƣờng áp dụng đối với doanh có tính ổn định về giá cả vật tƣ hàng hóa khi nhập kho. * Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO): Theo phƣơng pháp này thì số hàng nào nhập trƣớc thì xuất trƣớc, xuất hết số nhập trƣớc mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Cơ sở của phƣơng pháp này là giá thực tế của hàng mua trƣớc sẽ đƣợc dùng làm giá để Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp tính giá thực tế hàng xuất do vậy giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng. Ưu điểm: Phƣơng pháp này thích hợp trong trƣờng hợp giá cả ổn định hoặc có xu hƣớng giảm, thƣờng đƣợc áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tƣ, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều, phƣơng pháp này cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời. Nhược điểm: Phƣơng pháp này làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những chi phí hiện tại, vì doanh thu hiện tại đƣợc tạo ra bởi giá trị của vật tƣ, hàng hoá đã đƣợc mua từ cách đó rất lâu. * Phƣơng pháp nhập sau xuất trƣớc(LIFO) Phƣơng pháp này, số hàng nào nhập sau thì xuất trƣớc và trị giá hàng xuất kho tính theo giá thực tế của những lô hàng mới nhập hiện có trong kho. Trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ đƣợc tính theo số lƣợng hàng tồn kho và đơn giá của những lô hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Ưu điểm: Phƣơng pháp này thích hợp trong trƣờng hợp đơn giá thực tế vật liệu nhập kho trong từng lần tăng dần, đảm bảo thu hồi vốn nhanh và tồn kho ít. Nhược điểm: Chất lƣợng của công tác tính giá phụ thuộc và sự ổn định của giá cả vật liệu. Trong trƣờng hợp giá cả của vật liệu biến động mạnh vì việc xuất theo phƣơng pháp này sẽ mất tính chính xác và sẽ gây bất hợp lý. * Phƣơng pháp thực tế đích danh. Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho tính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập. Áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ nguyên vật liệu có giá trị lớn và có thể nhận diện đƣợc. Ưu điểm: công tác tính giá nguyên vật liệu đƣợc thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá vật liệu, dụng cụ xuất kho, kế toán có thể theo dõi đƣợc thời hạn bảo quản của từng lô NVL. - Đây là phƣơng pháp có thể coi là lý tƣởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán. Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Nhược điểm: áp dụng phƣơng pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ có thể áp dụng đƣợc khi hàng tồn kho có thể phân biệt, chia tách ra thành từng loại, Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp từng thứ riêng lẻ. o Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán: Giá hạch toán là giá quy định thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và đƣợc sử dụng ổn định trong một thời gian dài, giá hạch toán của nguyên vật liệu có thể là giá mua thực tế, giá kế hoạch, giá bán buôn Giá hạch toán đƣợc sử dụng để hạch toán chi tiết hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu làm giảm nhẹ công tác tính toán và tăng cƣờng công tác kiểm tra của kế toán trong khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản khi sử dụng giá hạch toán để hạch toán chi tiết hang ngày thì cuối kỳ phải tính chuyển giá hạch toán thành giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế thông qua hệ số giá: Giá thực tế NVL tồn Giá thực tế NVL nhập kho + Hệ số chênh kho đầu kỳ trong kỳ = lệch giá Giá hạch toán NVL tồn Giá hạch toán NVL nhập kho + kho đầu kỳ trong kỳ Ơ Giá hạch toán Hệ số chênh lệch Giá thực tế NVL xuất kho = x NVL xuất kho giá Hệ số giá nguyên vật liệu có thể tính theo từng nhóm hay từng thứ vật liệu và việc áp dụng phƣơng pháp tính toán cần phải nhất quán trong các niên độ kế toán. Ưu điểm: phản ánh kịp thời biến động của giá trị các loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm nhẹ công tác tính toán đặc biệt đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu. Nhược điểm: việc sử dụng giá hạch toán để phản ánh vật liệu chỉ đƣợc dùng trong hạch toán chi tiết vật liệu và chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hạch toán hang tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Điều kiện áp dụng: thƣờng áp dụng trong doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu, giá cả biến động và việc nhập kho diễn ra thƣờng xuyên. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp 1.2. Hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: 1.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn vận dụng một trong các phƣơng pháp sau: 1. Phƣơng pháp thẻ song song: Nội dung của phƣơng pháp ghi thẻ song song: Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu về mặt số lƣợng. Thẻ kho do phòng kế toán lập và lập cho từng loại nguyên vật liệu. Sau ghi đã ghi đầy đủ các yếu tố của phần: tên, nhãn hiệu, quy cách, danh điểm, định mức dự trữ kế toán giao cho thủ kho. Thẻ kho phải đƣợc sắp xếp theo từng loại, từng nhóm và từng thứ tự để tiện cho việc quản lý. Hàng ngày, khi nhận đƣợc các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của từng chứng từ rồi thực hiện việc nhập, xuất và ghi số thực nhập, thực xuất vào chứng từ. Cuối ngày phân loại chứng từ rồi tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho, lập phiếu giao nhận chứng từ và luân chuyển cho phòng kế toán. Tại phòng kế toán: Kế toán NVL sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về mặt số lƣợng lẫn giá trị. Sổ chi tiết đƣợc mở cho từng loại nguyên vật liệu. Khi nhận đƣợc các chứng từ nhập- xuất nguyên vật liệu do thủ kho gửi đến, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ sau đó kế toán phân loại chứng từ và ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu tính ra số tồn kho cuối ngày. Cuối tháng, kế toán và thủ kho tiến hành đối chiếu số liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết nguyên vật liệu. Ngoài ra kế toán chi tiết còn phải lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn để đối chiếu với kế toán tổng hợp. Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra, đối chiếu với số liệu và phát hiện sai sót. Đồng thời đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin kế toán. Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu, số lƣợng. Mặt khác, việc kiểm tra đối chiếu thƣờng tiến hành vào cuối tháng do Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 20
  21. Khóa luận tốt nghiệp vậy hạn chế chức năng của kế toán. Phạm vi áp dụng: Đối với doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, khối lƣợng nghiệp vụ xuất ít, không thƣờng xuyên, trình độ kế toán hạn chế. Sơ đồ1.1. Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Phiếu nhập Thẻ kho Sổ chi tiết Bảng tổng hợp NVL nhập, xuất, tồn NVL Phiếu xuất Ghi chú Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng 2. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho cho từng danh điểm vật tƣ và ghi theo chỉ tiêu số lƣợng tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp ghi thẻ song song. Tại phòng kế toán: kế toán NVL sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép phản ánh tổng hợp số NVL luân chuyển trong tháng và số tồn kho cuối tháng của chỉ tiêu số lƣợng và số tiền. Sổ đối chiếu luân chuyển đƣợc mở và đƣợc dùng cho cả năm, mỗi thứ NVL đƣợc ghi một dòng trong sổ và ghi một lần vào cuối tháng. Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lập bảng kê nhập vật liệu, bảng kê xuất vật liệu, và dựa vào bảng kê này để ghi theo số lƣợng và giá trị vào sổ đối chiếu luân chuyển. Dòng cộng cuối kỳ của sổ đối chiếu luân chuyển đƣợc đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu (Sổ Cái) Ưu điểm: khối lƣợng ghi chép của kế toán đƣợc giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối kỳ. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 21
  22. Khóa luận tốt nghiệp Nhược điểm: phƣơng pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu số lƣợng; việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ đƣợc tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán. Phạm vi áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại NVL ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày phƣơng pháp này thƣờng ít áp dụng trong thực tế. Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Chứng từ nhập Bảng kê nhập NVL NVL Thẻ kho Sổ đối chiếu luân Kế toán tổng hợp chuyển NVL Chứng từ xuất Bảng kê xuất NVL NVL Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 3. Phương pháp sổ số dư: Tại kho: Thủ kho vẫn mở thẻ kho để theo dõi tình hình biến động của từng danh điểm vật tƣ theo chỉ tiêu số lƣợng (tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp ghi thẻ song song). Cuối tháng thủ kho căn cứ vào số lƣợng tồn trên từng thẻ kho ghi vào sổ số dƣ cột số lƣợng, mỗi một danh điểm vật tƣ đƣợc ghi một dòng trên sổ số dƣ. Sau đó gửi sổ số dƣ về phòng kế toán. Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho vào thẻ kho, ký xác nhận vào thẻ kho, sau đó mang chứng từ nhập - xuất về phòng phân loại chứng từ để vào sổ giao nhận chứng từ nhập, sổ giao nhận chứng từ xuất. Cuối tháng căn cứ vào sổ giao nhận chứng từ nhập - xuất để vào bảng tổng hợp luỹ kế nhập - xuất - tồn kho. cột giá trị trên bảng luỹ kế nhập - Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 22
  23. Khóa luận tốt nghiệp xuất - tồn kho trên sổ số dƣ cho từng nhóm từng kho vật liệu tƣơng ứng. Ưu điểm: tránh đƣợc việc ghi chép trùng lặp về chỉ tiêu số lƣợng và dãn đều công việc ghi sổ trong kỳ, nên không bị dồn vào cuối kỳ. Nhược điểm: việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán phức tạp hơn. Ngoài ra, kế toán muốn biết đƣợc lƣợng tồn của từng danh điểm vật tƣ ở từng thời điểm khác nhau bắt buộc phải xuống kho xem thẻ kho mới xác định đƣợc. Điều kiện áp dụng: phƣơng pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL và đồng thời số lƣợng chứng từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều. Chứng từ Phiếu giao nhận nhập VL chứng từ nhập VL Thẻ kho Sổ số dƣ Bảng lũy kế Bảng tổng hợp N-X-T kho VL N-X-T kho VL Chứng từ Phiếu giao nhận Kế toán tổng hợp xuất VL chứng từ xuất VL Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư 1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: 1.2.2.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng kê khai thƣờng xuyên o Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên: Định nghĩa: Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên là phƣơng pháp phản ánh, ghi chép thƣờng xuyên, liên tục có hệ thống tình hình Nhập- Xuất- Tồn kho các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp dựa trên các chứng từ nhập, xuất. Theo phƣơng pháp này, các tài khoản hàng tồn kho đƣợc dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 23
  24. Khóa luận tốt nghiệp tăng, giảm của các loại hàng tồn kho. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho có thể đƣợc xác định ở bất kỳ thời điểm nào. Ƣu điểm: theo dõi đƣợc thƣờng xuyên, liên tục tình hình Nhập- Xuất- Tồn theo các chứng từ nên việc xác định giá vốn của nguyên vật liệu đƣợc chính xác. Nhƣợc điểm: đối với nguyên vật liệu cồng kềnh, điều kiện cân, đo, đong , đếm không đƣợc chính xác thì giá trị sản xuất theo chứng từ kế toán nhiều khi xa rời với giá vốn thực tế làm cho công việc kế toán vốn nhiều công sức, phức tạp, phải điều chỉnh giữa số liệu kiểm kê và số liệu tính toán. o Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:  Tài khoản sử dụng: * Tài khoản 152: Nguyên vật liệu - Tài khoản này đƣợc dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại nhóm, tuỳ theo yêu cầu quản lý và phƣơng tiện tính toán. - Kết cấu của tài khoản 152: + Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá trị thực tế của nguyên vật liệu trong kỳ (mua ngoài, nguyên vật liệu tự gia công chế biến, nhận vốn góp, phát hiện thừa, đánh giá tăng ) + Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong kỳ theo giá thực tế (xuất dùng, xuất bản, đánh giá giảm phát hiện thiếu, ) + Dƣ Nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho * Tài khoản 151: Hàng mua đang đi đƣờng - Tài khoản này dùng theo dõi các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhƣng cuối tháng chƣa về nhập kho (kể cả số gửi kho ngƣời bán) - Kết cấu TK 151: + Bên Nợ: phản ánh giá trị hàng đi đƣờng tăng + Bên Có: phản ánh giá trị hàng đi đƣờng kỳ trƣớc đã nhập kho hay Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 24
  25. Khóa luận tốt nghiệp chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng. + Dƣ Có: Giá trị hàng đi đƣờng (đầu và cuối kỳ) Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác nhƣ TK 133, 111, 112, 331,  Quy trình hạch toán: TK 331,111, 112,141,311, TK152 TK 621 Xuất để chế tạo sản phẩm Tăng do mua ngoài TK 627,641,642 TK 1331 Thuế VAT đƣợc Xuất phục vụ cho sản xuất khấu trừ bán hàng, quản lý TK151 TK 128,222 Hàng đi đƣờng kỳ trƣớc về Xuất góp vốn liên doanh nhập kho TK411 TK 154 Nhận cấp phát Xuất vật liệu gia công vốn góp liên doanh chế biến TK 632,3881 TK 1381,632 Thừa phát hiện khi kiểm kê Thiếu phát hiện khi kiểm kê TK 128,222 TK 412 Nhận lại vốn góp liên doanh Đánh giá giảm Đánh giá tăng TK 711 TK 111, 112, 331 Đƣợc biếu tặng, viện trợ Giảm giá, trả lại VL Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 25
  26. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ o Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ: - Định nghĩa: Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ là phƣơng pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tƣ, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp. Từ đó tính ra giá trị vật tƣ, hàng hoá xuất kho trong kỳ theo công thức Số lƣợng hàng Số lƣợng hàng Số lƣợng hàng Số lƣợng hàng = + - xuất tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tƣ, hàng hoá nhập kho, xuất kho không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà đƣợc theo dõi trên một tài khoản riêng là Tài khoản 611 “mua hàng’. Công tác kiểm kê vật tƣ, hàng hoá sẽ đƣợc tiến hành vào cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị hàng tồn kho thực tế làm căn cứ ghi sổ kế toán của các tài khoản hàng tồn kho, đồng thời căn cứ vào giá trị vật tƣ, hàng hoá tồn kho để xác định giá trị vật tƣ, hàng hoá xuất kho trong kỳ làm căn cứ để ghi sổ kế toán Tài khoản 611 - Ƣu điểm: việc ghi chép đơn giản, gọn nhẹ do không phải đối chiếu giữa số liệu kế toán và số lƣợng kiểm kê mà số liệu kế toán luôn khớp với thực tế. - Nhƣợc điểm: trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuất dùng( hoặc xuất bán) o Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ:  Tài khoản sử dụng: * Tài khoản 611: Mua hàng + Bên Nợ: phản ánh giá thựctế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Bên Có: phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng, thiếu hụt và tồn kho cuối kỳ. Tài khoản 611(1) cuối kỳ không có số dƣ và thƣờng đƣợc mở chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ * Tài khoản 151: Hàng mua đang đi đƣờng + Bên Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đƣờng cuối kỳ Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 26
  27. Khóa luận tốt nghiệp + Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đƣờng cuối kỳ + Dƣ Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đƣờng * Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu: + Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (kết chuyển từ TK 611 sang) + Bên Có: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (kết chuyển từ TK 611 sang) + Dƣ Nợ: Giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan nhƣ TK 133,331,111,112,  Quy trình hạch toán: TK 151,152 TK 611 TK 151,152 K/c NVL đi đƣờng và tồn đầu kỳ K/c NVL đi đƣờng và tồn kho cuối kỳ TK 111, 112, 331, TK 111, 112, 331, Gtt NVL tăng trong kỳ Trả NVL cho ngƣời bán hoặc CKTM TK 133 TK 133 TK 621, 627, 641, 642 Giá trị NVL đã sử dụng trong kỳ Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.2.3. Hình thức tổ chức sổ kế toán: Theo QĐ số 15/2006/ QĐ- BTC của Bộ trƣởng Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/ 2006, các Doanh nghiệp sử dụng một trong năm hình thức kế toán sau: 1. Hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 27
  28. Khóa luận tốt nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung - Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ đƣợc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải đƣợc kế toán trƣởng duyệt trƣớc khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 28
  29. Khóa luận tốt nghiệp - Sổ Cái . - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ Đặc trƣng cơ bản của hình thức Nhật ký - Chứng từ - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ, Bảng kê - Sổ Cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Chøng tõ kÕ to¸n vµ c¸c b¶ng ph©n bæ B¶ng NhËt ký Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt kª chøng tõ Sổ cái B¶ng tæng hîp chi tiÕt B¸o c¸o tµI chÝnh Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 29
  30. Khóa luận tốt nghiệp Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi hàng tháng : Đối chiếu, kiểm tra. 5. Hình thức kế toán trên máy vi tính: Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhƣng phải in đƣợc đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 30
  31. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 2.1.Đặc điểm chung ở công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. - Tên công ty: Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. TIEN PHONG PLASTIC JOINT STOCK COMPANY (TIFOPLAST) - Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần - Trụ sở chính: Số 2, An Đà, phƣờng Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - Điện thoại : (84-31) 852073 Fax: (84-31) 640133 - Ngành nghề kinh doanh : + Sản xuất nhựa + Xây dựng Ngày 19/05/1960 nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của Bác Hồ kính yêu, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu: chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đó, tập thể CBCNV nhà máy đã luôn nỗ lực hết mình, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đƣa nhà máy từng bƣớc phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty trong cơ chế thị trƣờng, ngày 29/04/1993 Bộ Công nghiệp nhẹ( nay là Bộ Công Nghiệp) ban hành Quyết định số 386/CN/TCLD về việc đổi tên Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong thanh Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo đó, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành của một doanh nghiệp nhà nƣớc, thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam, đƣợc phép kinh doanh, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 31
  32. Khóa luận tốt nghiệp hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, Công ty đã táo bạo từ bỏ hẳn mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhƣng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC. Với những bƣớc đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trƣờng bằng uy tín về chất lƣợng cũng nhƣ tính cạnh trạnh về giá bán. Ngày 17/08/2004, Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp đã ban hành Quyết định số 80/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong thành Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Thực hiện chuyển đổi theo mô hình công ty cổ phần, Công ty đã tiến hành đánh giá lại tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại lao động dôi dƣ, hợp lý hóa sản xuất đem lại những thay đổi về chất, tạo ra động lực mới cho phát triển nhanh và vững chắc trong tƣơng lai. 2.1.2 Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm ; - Nhóm các sản phẩm ống nhựa U.PVC - Nhóm sản phẩm ống nhựa HDPE - Nhóm sản phẩm ống nhựa PPR - Nhóm sản phẩm phụ tùng U.PVC, HDPE, PPR và các sản phẩm khác. 2.1.3 Thuận lợi, khó khăn và những thành tích phƣơng hƣớng phát triển. 2.1.3.1 Những thuận lợi của Công ty - Thƣơng hiệu Nhựa Tiền Phong đã và đang khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng, đƣợc ngƣời tiêu dùng đánh giá cao về chất lƣợng, giá cả, mẫu mã. Các sản phẩm của công ty đều đƣợc sản xuất và kiểm tra chặt chẽ ,đảm bảo chất lƣợng cao nhất, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng trong nƣớc và quốc tế. - Công ty có chiến lƣợc đầu tƣ đúng đắn, đầu tƣ có trọng tâm và đảm bảo các thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ. Chính vì vậy, các sản phẩm của Công ty có chất lƣợng cao và ổn định, giảm tỷ lệ phế liệu và hao hụt trong quá trình sản xuất. Đồng thời với năng lực sản xuất hiện đại, Công ty có thể đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu tăng sản lƣợng trong tƣơng lai. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 32
  33. Khóa luận tốt nghiệp - Tình hình tài chính lành mạnh giúp Công ty chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dự trữ nguyên vật liệu, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại. - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, gắn bó lâu lài với Công ty. 2.1.3.2 Những khó khăn của Công ty - Nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và phần lớn nguyên liệu của Công ty đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài nên việc biến động giá cả và các nguyên liệu trên thị trƣờng thế giới sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của Công ty. - Công ty vẫn chƣa khai thác hết tiềm năng thị trƣờng trong nƣớc và các nƣớc lân cận. - Mặt bằng sản xuất chƣa đủ lớn so với nhu cầu của Công ty nên gây khó khăn cho quá trình bố trí các công đoạn sản xuất cũng nhƣ dự trữ nguyên liệu, sản phẩm. 2.1.3.3 Những thành tích đạt được. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng toàn diện TQM và đạt tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng theo hệ thông quản lý chất lƣợng ISO 9001: 2000. Với phƣơng châm: “ Chất lƣợng là trên hết – Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời tiêu dùng”, Công ty đã và đang đạt đƣợc kết quả kinh doanh khả quan và giành đƣợc nhiều danh hiệu cao quý: Huân chƣơng độc lập hạng ba năm 2010 Huân chƣơng lao động hạng nhất năm 2000 Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới giai đoạn 1994- 2005 Cờ thi đua của Chính phủ, của Bộ Công nghiệp,Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND thành phố Hải Phòng Cùng rất nhiều bằng khen và cúp trong những năm qua. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 33
  34. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong theo sơ đồ 2.1 Sơ đồ: 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh - Lớp: QT 1103K 34
  35. Khóa luận tốt nghiệp Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên qun đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 05 thành viên. Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 5 năm, thành viên của Hội đồng quản trị có thể đƣợc bầu lại. Ban kiểm soát : Ban kiểm soát là cơ quan giám sát của Đại hội cổ đông, có quyền kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán, ban kiểm soát có nhiệm kỳ 5 năm, thành viên ban có thể đƣợc bầu lại. Ban điều hành : Ban điều hành Công ty gồm: Giám đốc, một Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 1 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, Kế toán trƣởng. Giám đốc là ngƣời điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, là đại diện theo pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ đƣợc giao Phòng kế hoạch tài chính : Thực hiện công tác nghiệp vụ hạch toán kế toán tài chính của doanh nghiệp, tổ chức khai thác nguồn vốn, quản lý lƣu trữ hồ sơ kế toán chứng từ sổ sách, hƣớng dẫn nghiệp vụ quản lý tài chính - kế toán, kiểm tra giám sát thực hiện chế độ, chính sách và các quy định của Nhà nƣớc với các đơn vị thành viên. Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ khai thác nguồn hàng, tham mƣu ký kết hợp đồng tổ chức giao nhận thực hiện hợp đồng, xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê, doanh thu hàng hóa, thực hiện các yêu cầu quản lý do cấp trên quy định. Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hợp đồng đã ký, phối hợp với phòng kế toán theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng thánh, quý, năm. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 35
  36. Khóa luận tốt nghiệp Phòng hành chính quản trị y tế : Là một bộ máy làm việc của Công ty thực hiện các chức năng chủ yếu: công tác hành chính - văn thƣ lƣu trữ, công tác y tế - chăm sóc sức khỏe, công tác bảo vệ môi trƣờng, tham mƣu và thực hiện công tác đời sống ở Công ty, một số công tác khác nhƣ tuyên truyền quảng cáo, thi đua khen thƣởng. Phòng tổ chức lao động : Tham mƣu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy của Công ty, đề xuất các nội dung theo lĩnh vực đƣợc phân công. Đào tạo cán bộ cho nhu cầu hiện tại và chiến lƣợc. Xây dựng kế hoạch tiền lƣơng ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng định mức lao động tiền lƣơng. Công tác bảo hiểm xã hội hƣu trí và một số công tác khác. Phòng nghiên cứu thiết kế : Đề xuất với lãnh đạo Công ty các dự án nghiên cứu sản phẩm và công nghệ mới, thông báo cho các đơn vị liên quan về các phƣơng án sản xuất kinh doanh mặt hàng mới, biến động trong quá trình sản xuất, biện pháp khắc phục ngăn ngừa cần thiết. Phòng kiến thiết cơ bản : Tƣ vấn cho Tổng giám đốc trong việc đầu tƣ xây dựng cơ bản lựa chọn đấu thầu xây dựng. Quản lý các hạng mục công trình hiện có của Công ty. Đề xuất và chỉ đạo thực hiện giải pháp kỹ thuật các công trình mở rộng nhà xƣởng sản xuất và các cơ sơ hạ tầng. Phòng quản lý chất lƣợng : Giúp Tổng giám đốc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn sản xuất. Thông báo kết quả kiểm tra những sản phẩm không đạt cho các đơn vị có liên quan lập bảng mẫu thử Phòng kỹ thuật sản xuất : Tƣ vấn cho Tổng giám đốc trong công việc đầu tƣ đổi mới trang thiết bị công nghệ. Đề xuất chỉ đạo biện pháp kỹ thuật các công trình mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm. Xây dựng quản lý các quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm . Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 36
  37. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty. 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công tác kế toán do một bộ phận đảm nhận gọi là phòng kế toán tài chính, các nhân viên trong phòng có trách nhiệm thực hiện công tác nghiệp vụ hạch toán kế toán tài chính, lập báo cáo kế toán phân tích thông tin đề xuất phƣơng án. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán : KẾ TOÁN TRƢỞNG PHÓ PHÕNG KẾ TOÁN KẾ KẾ KẾ KẾ KẾ TOÁN THỦ TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN HÀNG QUỸ NGÂN THANH TIÊU TSCĐ, TỒN HÀNG TOÁN THỤ LƢƠNG KHO NHÂN VIÊN THỐNG KÊ CÁC PHÂN XƢỞNG Sơ đồ 2.2 :sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của công ty Chức năng nhiệm vụ của từng ngƣời : Kế toán trƣởng: đứng đầu bộ máy kế toán ,của công ty có chức năng giám sát mọi hoạt động của phòng kế toán, là ngƣời chịu trách nhiệm giải trình thực tế các báo cáo tài chính với các chức năng, tƣ vấn cho Giám đốc để vận hành việc sản xuất kinh doanh và vạch ra kế hoạch, dự án hoạt động trong tƣơng lai đồng thời thay mặt giám đốc tổ chức công tác hạch toán tại công ty. Phó phòng kế toán: là ngƣời tham mƣu giúp kế toán trƣởng giải trình báo cáo tài chính với ban giám đốc, thay mặt kế toán trƣởng giám sát mọi hoạt động của phòng kế toán,đồng thời là kế toán tổng hợp. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 37
  38. Khóa luận tốt nghiệp Kế toán ngân hàng : theo dõi các hoạt đông giao dịch liên quan tới ngân hàng Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản phải thu phải trả và tình hình thanh toán khoản phải thu của khách hàng, thanh toán các khoản phải trả nhà cung cấp. Kế toán hàng tồn kho: là ngƣời theo dõi tinh hình nhập xuất tồn hàng tồn kho của công ty. Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý và nhập, xuất tiền mặt phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt và báo cáo với kế toán trƣởng về tình hình nhập, xuất tiền mặt trong ngày Kế toán tiêu thụ: là ngƣời theo dõi các hoạt động về tiêu thụ sản phảm của công ty. Kế toán TSCĐ, lƣơng: phụ trách công việc tính lƣơng cho cán bộ công nhân vên trong công ty, trích các khoản theo quy định đối với từng các bộ công nhân viên. Theo dõi TSCĐ của công ty, trích khấu hao và xác định giá trị còn lại của từng tài sản 2.1.5.2 .Hình thức kế toán. Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập trung tại phòng Tài chính kế toán. Các phân xƣởng trong Công ty đều bố trí nhân viên kinh tế của phân xƣởng để thu thập số liệu, tài liệu, tập hợp chứng từ về phòng kế toán tài chính. Để phát huy vai trò củ bộ máy kế toán,Công ty áp dụng hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 38
  39. Khóa luận tốt nghiệp Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi hàng tháng : Đối chiếu, kiểm tra. 2.1.5.3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Hiện nay Công ty thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính ban hành. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm báo cáo. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là: Việt Nam đồng Nguyên tắc và phƣơng pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: hạch toán ngoại tệ theo đúng tỷ lệ giao dịch thực hiện. Đối với số dƣ cuối kỳ đánh giá ngoại tệ theo giao dịch liên ngân hàng tại thời điểm 31/12. Nguyên tắc kế toán TSCĐ: Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và hao mòn lũy kế, tính khấu hao theoo phƣơng pháp đƣờng thẳng với tỷ lệ khấu Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 39
  40. Khóa luận tốt nghiệp hao thep QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho. - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : xác định theo giá gốc. - Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thƣờng xuyên. Phƣơng pháp kế toán chi tiết NVL: .thẻ song song Phƣơng pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho : bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. 2.2.1. Khái quát chung về nguyên vật liệu tại công ty: Trong công tác hạch toán Công ty có sử dụng tài khoản cấp 2 để phản ánh từng loại vật liệu theo dõi nhƣ : 1521( nguyên vật liệu chính),1522( nguyên vật liệu phụ), 1523 Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất theo hƣớng dẫn của hệ thống kế toán mới ban hành, nguyên vật liệu của Công ty bao gồm : nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật kiến thiết cơ bản, kim loại đen màu, phế liệu thanh lý. - Nguyên vật liệu chính gồm : hạt PEHD đen, bột PVC, hạt PVC-LOTUS, hạt PVC ống cứng - Nguyên vật liệu phụ gồm : phụ liệu PVC nong hàn, phụ liệu PVC ống cứng - Nhiên liệu : xăng, dầu . - Phụ tùng thay thế : máy 63T, máy AT, dây Cuaroa 2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu Nguyên vật liệu tham gia vào giai đoạn đầu quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới. Chúng rất đa dạng, phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật. Trong mỗi quá trình sản xuất nguyên vật liệu không ngừng chuyển hóa , biển đổi về mặt giá trị. Về mặt hiện vật : nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và đƣợc tiêu dùng toàn bộ không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 40
  41. Khóa luận tốt nghiệp Về mặt giá trị : giá trị của nó đƣợc chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra. Nguyên vật liệu là những sản phẩm vật chất tồn tại đƣợc dƣới nhiều trạng thái khác nhau, phức tạp về đặc tính lý hóa học nên dễ dàng bị tác động của thời tiết, khí hậu môi trƣờng xung quanh. Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số tài sản lƣu động và trong tổng số chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm. Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thƣớc đo tiền tệ biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những tiêu thức nhất định bảo đảm yêu cầu chân thực thống nhất Hiện nay, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong, nguyên vật liệu nhập kho cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Nguyên vật liệu mua từ nhiều nguồn khác nhau vào các thời điểm khác nhau nên giá mua, chi phí thu mua cũng khác nhau. 2.2.2.1 Giá thực tế của vật liệu nhập kho. Vận dụng lý luận và thực tế của Công ty, kế toán NVL đánh giá NVL nhập kho theo phƣơng pháp giá vốn thực tế. Giá mua Giá thực tế Chi Các loại Các khoản mua phí thuế giảm giá NVL mua theo( . ngoài nhập = + thu + không _- chiết chƣa kho mua đƣợc khấu( nếu thuế) thực hoàn lại có) hóa tế (nếu có) đơn 2.2.2.2 Giá thực tế của vật liệu xuất kho. Để tính giá nguyên vật liệu xuất kho, Công ty áp dụng phƣơng pháp “ Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ” và kỳ đƣợc tính theo tháng. Phƣơng pháp này đƣợc Công ty áp dụng thống nhất trong suốt niên độ kế toán. Theo phƣơng pháp này, giá thực tế hàng xuất kho đƣợc tính theo trị giá bình quân: Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 41
  42. Khóa luận tốt nghiệp Trị giá thực Trị giá thực tế tế NVL nhập Số tồn đầu kỳ + trong kỳ lƣợng Trị giá vốn NVL tực tế NVL =  xuất tồn kho trong Số lƣợng NVL Số lƣợng NVL kỳ tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Trị giá vốn thực Số lƣợng NVL Đơn giá bình tế NVL xuất = tồn kho  quân kho Ví dụ: Tình hình thực tế việc tính ra giá thực tế theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả lỳ dự trữ của Công ty về vật tƣ nhƣ sau: Đơn giá xuất kho của Hạt PP tại thánh 12 năm 2010, đơn vị tính Kg - Tồn đầu kỳ : 10,000 kg với trị giá là 330,000,000 ( đ) - Nhập trong kỳ : 10,000 kg với trị giá 370,000,000 ( đ) - Xuất trong kỳ là : 8,200 kg Giá đơn vị bình Giá thực tế NVL tồn + nhập kho trong kỳ = quân cả kỳ dự trữ Số lƣợng thực tế NVL tồn + nhập kho trong kỳ 330,000,000 + 370,000,000 Đơn giá bình = = 35,000 Đ/kg quân GQ 10,000 + 10,000 Trị giá vốn thực tế xuất kho tháng 12/ 2010 của Hạt PP : = khối lƣợng xuất  đơn giá xuất = 8,200  35,000 = 287,000,000 Đ Trị giá vốn thực tế tồn kho cuối kỳ : = khối lƣợng tồn cuối kỳ  đơn giá bình quân = ( 10,000 + 10,000 – 8,200) 35,000 = 413,000,000 Đ Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 42
  43. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3. Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật kiệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. 2.2.3.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu: Theo chế độ kế toán hiện hành thì tất cả các loại vật liệu về đến Công ty đều phải tiến hành kiểm nhận và tiến hành nhập kho. Khi vật liệu về đến Công ty sẽ đƣợc kiểm tra căn cứ vào hóa đơn GTGT, đối chiếu với hợp đồng ký kết về số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng từng loại vật liệu để lập ban kiểm nghiệm vật tƣ, hành hóa.Căn cứ vào hóa đơn GTGT và biên bản nghiệm thu vật tƣ hàng hóa bộ phận kinh doanh xem xét tính hợp lý rồi cho nhập kho số vật liệu đó đồng thời lập ba liên phiếu nhập kho. Một liên giao cho thủ kho, một liên giao cho ngƣời mua vật tƣ, một liên chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ sau khi ký nhận. Ngƣời lập phiếu nhập kho phải đánh số hiệu phiếu nhập kho và ngày tháng năm lập phiếu, họ tên ngƣời nhập, số hóa đơn, tên kho.Thủ kho tiến hành kiểm tra số lƣợng và chất lƣợng chi vào cột thực nhập rồi ký nhận, sau đó vào thẻ kho. Ví dụ 1: Ngày 5/12/2010 Nguyễn Đình Cường mua 500 kg Hạt PP bằng tiền mặt của Công ty TNHH Cường Thịnh với trị giá mua chưa thuế GTGT 10% là 15,000,000Đ. Khi mua nguyên vật liệu Công ty nhận đƣợc hóa đơn GTGT Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 43
  44. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.1 Hóa đơn GTGT số 0023455 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG VT/2010B Liên 2 : Giao cho khách hàng 0023455 Ngày 02 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH CƢỜNG THỊNH Địa chỉ: 32 Lƣơng Khánh Thiện-Ngô Quyền- HP Số tài khoản: 28388239- Ngân hàng Á Châu-CN HP Điện thoại: MST : 0200552449 Họ tên ngƣời mua hàng : Nguyễn Đình Cƣờng Tên đơn vị : CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TP Địa chỉ: Số 2 An Đà - Ngô Quyền - Hải Phòng Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 02001637782 Đơn vị Số STT Tên hàng hóa, dịch vụ tính lƣợng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Hạt PP Kg 500 30,000 15,000,000 Cộng tiền hàng: 15,000,000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1,500,000 Tổng cộng tiền thanh toán: 16,500,000 Số tiền viết bằng chữ : Mƣời sáu triệu năm trăm ngàn đồng chẵn Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Khi hàng về tới kho, nhân viên thủ kho và kế toán tiến hành lập biên bản kiểm tra Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 44
  45. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.2 Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ Mẫu số: 03- VT CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐBTC Số 2 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƢ Ngày 02 tháng 12 năm 2010 Căn cứ vào số hóa đơn 0023455 ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Công ty TNHH Cƣờng Thịnh giao. Ban kiểm nghiệm gồm: Ông : Nguyễn Việt Hoàn phòng kinh doanh – trƣởng ban Ông : Bùi Minh Công :đại diện phòng kỹ thuật - ủy viên Bà : Lê Lan : đại diện thủ kho - ủy viên Đã kiểm nghiệm các loại vật tƣ sau đây: Số lƣợng Không Đơn vị Đúng quy đúng quy STT Tên nhãn hiệu vật liệu tính Theo chứng cách phẩm cách phẩm (kg) từ chất chất 1 Hạt PP Kg 500 500 0 . Ngày 02 tháng 12 năm 2010 Giám đốc Kế toán trƣởng Thủ kho Trƣởng ban kiểm kê (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Căn cứ vào hóa đơn 0023455 và biên bản kiểm nghiệm vật tƣ số hàng hóa thực tế đã về. Thủ kho xác nhận số lƣợng và đơn giá tiến hành nhập kho Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 45
  46. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.3.Phiếu nhập kho số 2896 CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Số 2 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng Mẫu số 01- VT PHIẾU NHẬP KHO Ngày 02 tháng 12 năm 2010 Số: 2896 Nợ: TK 152 Có : TK 111 Họ và tên ngƣời giao hàng: Nguyễn Đình Cƣờng Địa chỉ: Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Nhập tại kho: Vật tƣ Số lƣợng Tên quy cách sản Đơn vị STT Thực Đơn giá Thành tiền phẩm hàng hóa tính Yêu cầu nhập 1 Hạt PP Kg 500 500 30,000 15,000,000 Cộng 500 500 15,000,000 Số tiền viết bằng chữ: Mƣời lăm triệu đồng chẵn. Nhập, ngày 02 tháng 12 năm 2010 Ngƣời giao hàng Kế toán trƣởng Thủ kho Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Do thanh toán bằng tiền mặt nên có phiếu chi Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 46
  47. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.4 Phiếu chi số 3412 CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Mẫu số:02-TT Số 2 An Đà,Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐBTC (Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng-BTC) PHIỀU CHI Số : 3412 Ngày02 tháng 12 năm 2010 Nợ :152 : 15,000,000 Nợ : 133 : 1,500,000 Có: 111 : 16,500,000 Họ và tên ngƣời nhận tiền : Nguyễn Đình Cƣờng Địa chỉ : Phòng kinh doanh Lý do chi : mua nguyên vật liệu Số tiền : 16,500,000đồng Số tiền viết bằng chữ : Mƣời sáu triệu năm trăm ngàn đồng chẵn Kèm theo : chứng từ gốc Ngày 02 tháng 12 năm 2010 Giám Kế toán Ngƣời lập Ngƣời đốc trƣởng Thủ quỹ phiếu nhận tiền (ký,họ tên,đóng dấu) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) Đã nhận đủ số tiền : mƣời sáu triệu năm trăm ngàn đồng chẵn Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 47
  48. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.3.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu: Các loại chứng từ sử dụng là các chứng từ gốc phản ánh mục đích xuất kho bao gồm : Phiếu xin lĩnh vật tƣ Phiếu xuất kho Phiếu xuất vật tƣ theo hạn mức Vật liệu đƣợc xuất kho cho các phân xƣởng sản xuất. Căn cứ vào số lƣợng vật tƣ yêu cầu tính toán theo định mức dử dụng của cán bộ kỹ thuật, kế toán nguyên vật liệu lập phiếu xuất kho thành ba liên. - Một liên giao cho thủ kho là căn cứ lƣu thẻ kho - Một liên giữ lại để là căn cứ lƣu phòng kế toán - Một liên thống kê phân xƣởng mang về cùng với số nguyên vật liệu đƣợc cấp. Ngƣời lập phiếu xuất kho ghi rõ số, ngày tháng năm của phiếu xuất kho và mục đích sử dụng Ví dụ: Ngày 19 tháng 12 năm 2010 xuất kho 500kg hạt PP cho phân xưởng sản xuất 1 để sản xuất sản phẩm. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 48
  49. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.5 Phiếu đề nghị lĩnh vật tƣ CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 2 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tiền Phong, ngày 19 tháng 12 năm 2010 PHIẾU ĐỀ NGHỊ LĨNH VẬT TƢ Đơn vị đề nghị : phân xƣởng 1 Lý do lĩnh : dùng phục vụ sản xuất sản phẩm STT Tên vật tƣ ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền Xin lĩnh Thực lĩnh 1 HẠT PP Kg 500 Ngƣời viết phiếu Thủ kho Ngƣời nhận TP kỹ thuật TP kinh doanh (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Kế toán xem xét phiếu đề nghị lĩnh vật tƣ của Phân xƣởng 1, sau khi đơn đã đƣợc lãnh đạo ký duyệt thì kế toán vật tƣ tiến hành là thủ tục xuất kho nguyên vật liệu thông qua phiếu xuất kho. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 49
  50. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.6 Phiếu xuất kho số 2556 CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Số 2 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng Mẫu số: 02-VT PHIẾU XUẤT KHO Ngày 19 tháng 12 năm 2010 Số: 2556 Nợ: TK621 Có :TK152(1) -Họ tên ngƣời nhận hàng: Ngô Quang Hải - Lý do xuất kho : xuất để sản xuất sản phẩm - Xuất tại kho : vật tƣ Tên nhãn Số lƣợng Đơn hiệu,quy cách, Thành STT Mã số vị Đơn giá phẩm chất vật Yêu cầu Thực xuất tiền tính tƣ 1 Hạt PP HPP Kg 500 500 Cộng 500 500 Tổng số tiền ( viết bằng chữ: Xuất, ngày 19 tháng 12 năm 2010 Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 50
  51. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.4.Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong. Nguyên vật liệu của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm đòi hỏi phải phản ánh theo dõi chặt chẽ tình hình nhập – xuất – tồn của tong loại nguyên vật liệu cả về số lƣợng và giá trị. Vật liệu ở Công ty rất đa dạng, các nghiệp vụ nhập, xuất diễn ra hàng ngày, do đó nhiệm vụ của kế toán chi tiết nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Kế toán chi tiết ở công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong đã lựa chọn theo phƣơng pháp thẻ song song để quản lý tình hình biến động nguyên vật liệu ThÎ kho Chøng tõ Chøng tõ nhËp xuÊt Sæ kÕ to¸n chi tiÕt B¶ng kª tæng hîp N-X-T Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Ghi cuối tháng :Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 2.4: Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Tại kho:Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu , dụng cụ về mặt số lƣợng. Mỗi chứng từ nhập, xuất vật tƣ đƣợc ghi một dòng vào thẻ kho. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra hàng tồn kho về mặt lƣợng từng vật tƣ. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 51
  52. Khóa luận tốt nghiệp Tại phòng kế toán: Kế toán vật tƣ mở thẻ kế toán chi tiết vật tƣ cho từng vật tƣ tƣơng ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ này có nội dung tƣơng tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi về mặt giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận đƣợc các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật tƣ phải kiểm tra , đối chiếu và ghi đơn giá hạch toán vào thẻ kế toán chi tiết và tính ra số tiền. Sau đó, lần lƣợt ghi các nghiệp vụ nhập xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tƣ có liên quan. Cuối tháng tiến hành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho. Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ váo các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật tƣ. Số liệu của bảng này đƣợc đối chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp. Ví dụ: Thẻ kho của Hạt PP Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 52
  53. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.7 Thẻ kho CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG MÉu sè: S12-DN Số2, An Đà ,Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hµnh theo Q§ sè:15/2006/QĐ-BTC Ngµy 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ:01/12/2010 Tờ số: 305 - Tên nhãn hiệu, quy cách vật tƣ: Hạt PP - Đơn vị tính: Kg - Mã số: HPP Ngày Chứng từ Số lƣợng Ký xác Ngày tháng nhận STT Diễn giải nhập, chứng Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn của kế xuất từ toán Số dƣ đầu kỳ: 10.000 1 PN Mua của Công 01/12 01/12 1,000 11,000 2895 ty Hoa Lan 2 Mua của CT PN 02/12 TNHH Cƣờng 02/12 500 . 11,500 2896 Thịnh 9 PX Xuất cho sản 09/12 09/12 1,420 15,580 2543 xuất sản phẩm. . . 31 PX Xuất cho sản 31/12 31/12 1,250 11,800 2670 xuất sản phẩm Cộng PS 10,000 8,200 Số dƣ cuối kỳ 11,800 Ngày tháng năm 2010 Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký , họ tên, đóng dấu Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 53
  54. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.8 Sổ chi tiết vật liệu CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Mẫu số S10-DN Số 2- An Đà - Ngô Quyền – HP (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ( SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Tháng 12 /2010 Tên, quy cách vật liệu, dụng cụ( sản phẩm, hàng hoá): Hạt PP Mã Số vật liệu, công cụ (Sản phẩm, hàng hoá): HPP Đơn vị tính: Kg Chứng từ TK Đơn Nhập Xuất Tồn Diễn giải ĐƢ giá SH NT Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số dƣ đầu kỳ: 33,000 10.000 330,000,000 PN 2895 01/12 Nhập kho nguyên vật liệu 112 35,000 1,000 35,000,000 11,000 365,000,000 . . PX 2543 9/12 Xuất kho cho sản xuất sản phẩm 621 1,420 15,580 PX 2556 19/12 Xuất cho sản xuất sản phẩm 621 500 13,450 . . Cộng phát sinh tháng 10.000 370,000,000 8,200 287,000,000 Số dƣ cuối kỳ: 35,000 11,800 413,000,000 Ngƣời ghi sổ Ngày tháng năm 2010 (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký , họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 54
  55. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.9 Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn Mẫu số S11-DN CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (Ban hành theo QDD15/2006/QĐ-BTC Số 2 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng. Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP NHẬP -XUẤT- TỒN Tháng 12 năm 2010 Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Số Mã số Mặt hàng Đvt Số lƣợng Giá trị Số lƣợng Giá trị Số lƣợng Giá trị lƣợng Giá trị 1BPS Bột PVC S Kg 450,000 810,000,000 450,000 900,000,000 500,000 950,000,000 400,000 760,000,000 Bột trộn chống 1BPCC cháy Kg 1,205 23,730,000 1,205 23,730,000 1HPOM Nhựa ACETAT Kg 10,000 238,636,300 10,000 238,636,300 HPP Hạt PP Kg 10.000 330,000,000 10.000 370,000,000 8,200 287,000,000 11,800 413,000,000 . . . . 1AT Axit Stearic Kg 16,000 430,520,000 8,000 215,260,000 8,000 215,260,000 1OXK Oxit kẽm 98% Kg 475 14,500,000 25 764,000 450 13,736,000 1XTM Xúc tiến M Kg 150 7,500,000 50 2,750,000 100 5,125,000 100 5,125,000 . . . . Cộng 2,550,520,000 3,450,567,000 4,860,880,470 1,140,206,530 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT1103K 55
  56. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Hiện nay, công ty đang áp dụng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phƣơng pháp Kê khai thƣờng xuyên. Việc xác định giá vốn thực tế của vật tƣ, hàng hoá đƣợc tính căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. 2.3.1.Tài khoản và sổ sách sử dụng: 2.3.1.1: Tài khoản sử dụng: Nguyên vật liệu liên đế nhiều hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh, do đó bên cạnh tài khoản phản ánh nguyên vật liệu, kế toán nguyên vật liệu sử dụng rất nhiều tài khoản ở cá phân hành khác nhau: - TK 152: trong đó có 6 tài khoản cấp 2 TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính TK 1522: Vật liệu phụ TK 1523: Nhiên liệu TK 1524: Phụ tùng TK 1526: Thiết bị XDCB TK 1528: Vật liệu khác Và cố kết cấu: Bên Nợ : trị giá nguyên vật liệu nhập kho và tăng lên do các nguyên nhân khác. Bên Có :Trị giá nguyên vật liệu xuất kho và giảm do các nguyên nhân khác. Dƣ Nợ : trị giá nguyên vật liệu tồn kho. - TK 621: phản ánh chi phí nguên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. - TK 627 : phản ánh chi phí nguyên vật liệu sử dugnj cho sản xuất chung. - Ngoài ra còn các TK 111, TK 112, TK 141, TK 133, TK 331, 2.3.1.2. Sổ sách sử dụng - Sổ chi tiết TK 152 - Sổ cái TK 152 Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 56
  57. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.2. Quy trình hạch toán: Quy hạch toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong theo sơ đồ 2.5: Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Bảng kê phiếu nhập, Báo cáo chi tiết vật tƣ xuất kho Bảng kê số 3 NKCT số 1,2,5,7 Sổ chi tiết TK 152 Sổ cái TK 152 Tổng hợp chi tiết, Báo cáo tổng hợp N- X- T BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.5: Sơ đồ quy trình hạch toán hàng tồn kho tại công ty CP Nhựa TNTP Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra - Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc(Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, )lập bảng kê phiếu nhập, bảng kê phiếu xuất và các chứng từ có liên quan. - Từ bảng kê phiếu nhập, kế toán vào sổ chi tiết các tài khoản liên quan, Bảng kê số 3 và nhật ký chứng từ 1,2,5,7 - Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các NKCT ghi sổ cái hàng tồn kho. - Cuối quý, tổng hợp số liệu từ NKCT và Sổ cái tài khoản vào Báo cáo tài chính. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 57
  58. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3. Kế toán tổng hợp Nhập nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của Công ty hầu hết là mua ngoài từ các công ty, xí nghiệp các bạn hàng quen. Đối với những vật tƣ mua lẻ, có giá trị nhỏ có thể thanh toán ngay bằng tiền mặt. Với những vật tƣ có giá trị lớn không tể thanh toán ngay đƣợc thì kế toán phản ánh theo dõi công nợ phải trả nhà cung cấp vật tƣ đến khi có đủ điều kiện thanh toán thì Công ty dùng hình thức chuyển khoản bằng tiền gửi ngân hàng để thanh toán công nợ. Cụ thể hạch toán nguyên vật liệu nhập kho đƣợc thực hiện nhƣ sau: 2.3.3.1. Trường hợp mua ngoài chưa thanh toán: Đây là nghiệp vụ thƣờng xuyên phát sinh trong giai đoạn cung cấp nguyên vật liệu của công ty. Kế toán nguyên vật liệu sẽ căn cứ vào HĐ GTGT và phiếu nhập kho( đối với vật tƣ nhập kho) hoặc sổ theo dõi vật tƣ( đối với vật tƣ xuất thẳng) định khoản: Nợ TK 152 : Giá trị nguyên vật liệu thực nhập Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào Có TK 331 : Tổng giá thanh toán Nợ TK 621 : Giá trị nguyên vật liệu xuất thẳng Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào Có TK 331 : Tổng giá thanh toán Để kế toán nghiệp vụ này công ty dùng sổ chi tiết thanh toán với ngƣời ngƣời bán tài khoản 331 và nhật ký chứng từ số 5. NKCT số 5 mở để tổng hợp tình hình thanh toán và công nợ với ngƣời cung cấp vật tƣ, hàng hóa. Mỗi nhà cung cấp đƣợc ghi một dòng trên NKCT số 5. Cuối tháng, kế toán khóa sổ NKCT số 5, xác định tổng phát sinh có TK 331 đối ứng TK 152 và lấy số liệu tổng cộng này để ghi vào sổ cái TK 152. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 58
  59. Khóa luận tốt nghiệp Ví dụ : Ngày 10/12 mua 1000kg hạt PP nhập kho của Công ty Cổ phần Bắc Hải Dương chưa thanh toán với giá mua chưa thuế GTGT 10% là 36,000,000đ. Theo hóa đơn GTGT số 002458. Căn cứ vào HĐ GTGT, phiếu nhập kho kế toán thanh toán ghi định khoản: Nợ TK 152: 36,000,000 Nợ TK 133 : 3,600,000 Có TK 331 : 39,600,000 Sau đó kế toán thanh toán ghi vào sổ chi tiết ngƣời bán và NKCT số 5. Cuối tháng kế toán khóa sổ NKCT số 5 và chuyển cho kế toán tổng hợp để lấy tổng cộng phát sinh có TK 152 ghi vào Sổ cái TK 152. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 59
  60. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.10 Hóa đơn GTGT số 002458 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG VT/2010B Liên 2 : Giao cho khách hàng 002458 Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Bắc Hải Dƣơng Địa chỉ: 93 Bình Minh -Ngô Quyền- Hải Dƣơng Số tài khoản: 25637890- Ngân hàng Á Châu -CN HD Điện thoại: MST : 02003409567 Họ tên ngƣời mua hàng : Nguyễn Đình Cƣờng Tên đơn vị : CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TP Địa chỉ: Số 2 An Đà – Ngô Quyền – Hải Phòng Số tài khoản: Hình thức thanh toán: MST: 02001637782 Đơn vị Số STT Tên hàng hóa, dịch vụ tính lƣợng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Hạt PP Kg 1000 36,000 36,000,000 Cộng tiền hàng: 36,000,000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 3,600,000 Tổng cộng tiền thanh toán: 39,600,000 Số tiền viết bằng chữ : Ba mƣơi chín triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 1Do mua hàng chƣa thanh toán nên có sổ chi tiết ngƣời bán. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 60
  61. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.11 Sổ chi tiết ngƣời bán CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Mẫu số S31 – DN Số 2 An Đà, Ngô Quyền,Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƢỜI BÁN Tài khoản : 331. Đối tƣợng : Công ty Cổ phần Bắc Hải Dƣơng Tháng 12 năm 2010 Chứng từ Số phát sinh Số dƣ Ngày TK đối Thời hạn hƣởng ghi sổ Số hiệu Ngày,tháng Diễn giải ứng chiết khấu Nợ Có Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 165,500,000 Số phát sinh HĐ GTGT 152 45,000,000 01/12 2105 01/12 Mua hạt nhựa dẻo 133 4,500,000 215,000,000 . . 05/12 UNC 12 05/12 Trả nợ ngƣời bán 112 185,000,000 125,000,000 HĐ GTGT 152 36,000,000 10/12 2458 10/12 Mua hạt nhựa PP 133 3,600,000 258,000,000 . . 25/12 UNC 38 25/12 Trả nợ ngƣời bán 112 145,000,000 134,000,000 . . Cộng phát sinh 465,000,000 514,500,000 Số dƣ cuối kỳ 215,000,000 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tiếp theo ta có bảng kê nhập vật tƣ để theo dõi tình hình nhập vật tƣ đồng thời theo dõi đƣợc tình hình thanh toán công nợ của Công ty. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 61
  62. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.12 Bảng kê nhập vật tƣ CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG BẢNG KÊ NHẬP VẬT TƢ Số 2 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng Ngày 31. tháng 12 năm 2010 Chứng từ Số hóa đơn Ghi nợ TK Ghi có các TK ST Tên vật tƣ Đơn vị bán ĐVT SL T SP NT SP NT 152 133 111 112 331 1 PN 1/12 0034521 1/12 Hạt nhựa dẻo Công ty TNHH Kg 125 3,250,000 325,000 3,575,000 2890 trong Hoàng Hải . 5 Hạt PP Công ty TNHH PN 2/12 0023455 2/12 Cƣờng Thịnh Kg 500 15,000,000 1,500,000 16,500,000 2896 10 Hạt pp Công ty CP Bắc PN 10/12 0023675 10/12 Hải Dƣơng Kg 1,000 36,000,000 3,600,000 39,600,000 2901 . 30 PN 30/12 0056234 30/12 Phoi đồng Công ty Cổ phần Kg 2920 vật liệu điện Đức 500 20,000,000 2,000,000 22,000,000 Tiến Cộng 3,450,567,000 345,056,700 93,560,000 2,345,678,000 1,356,385,700 Ngƣời lập Kế toán trƣởng (Ký họ tên) ( Ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 62
  63. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.13 Nhật ký chứng từ số 5 CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Số 2- An Đà- Ngô Quyền – HP Mẫu số S04a5-DN \ (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 Ghi có TK: 331- Phải trả cho ngƣời bán Tháng 12 năm 2010 Số dƣ đầu tháng STT Tên đơn vị Ghi có TK 331, Ghi nợ các TK Theo dõi thanh toán Số dƣ cuối tháng Cộng có TK Cộng nợ Nợ Có TK 152 TK 133 . TK 112 . Nợ Có 331 TK 331 Công ty TNHH 120,345,000 136,000,000 13,600,000 139,600,000 120,000,000 160,000,000 109,945,000 3 Cƣờng Thịnh Công ty Cổ phần vật liệu 230,567,800 120,000,000 12,000,000 . 230,890,000 15,000,000 190,500,000 270,957,800 4 điện Đức Tiến Công ty Cổ phần Bắc Hải 165,500,000 450,000,000 45,000,000 . 514,500,000 465,000,000 465,000,000 215,000,000 5 Dƣơng . . Cộng 671,980,000 1,233,077,910 123,307,790 . 1,890,679,000 790,345,000 2,060,700,000 501,959,000 Ngƣời ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trƣởng ( Ký,họ tên ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 63
  64. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3.2.Trường hợp mua bằng tiền mặt: - Việc dùng tiền mặt để mua nguyên vật liệu và thanh toán chi phí vận chuyển cũng thƣờng xuyên xảy ra trong doanh nghiệp. - Khi phát sinh nghiệp vụ mua nguyên vật liệu trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt, thủ quỹ thực hiện các nghiệp vụ chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, ghi sổ quỹ hàng ngày lập báo cáo quỹ chuyển cho phòng kế toán kèn theo tất cả các chứng từ chi làm cơ sở ghi vào sổ kế toán. - Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào HĐ GTGT cƣớc vận chuyển và phiếu nhập kho để ghi vào sổ chi tiết vật liệu. - Kế toán thanh toán căn cứ vào HĐ GTGT , phiếu chi, phiếu nhập kho để ghi định khoản : Nợ TK 152 : Giá trị NVL, CCDC thực tế nhập Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào Có TK 111: Tổng giá thanh toán - Sau dó kế toán thanh toán sẽ ghi NKCT số 1“ ghi có TK 111’’. Cuối tháng kế thanh toán khóa sổ NKCT số 1 sau dó chuyển cho kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp sẽ lấy tổng cộng phát sinh có TK 111 đối ứng phát sinh nợ TK 152, để ghi vào sổ cái TK 152. Căn cứ vào HĐ GTGT, phiếu chi, phiếu nhập kho kế toán thanh toán ghi vào cột“ ghi có TK 111, ghi nợ các TK khác’’, cột “ cộng có TK 111 ’’đƣợc cộng theo từng dòng sau đó cộng tất cả các dòng thì đƣợc “tổng cộng có của TK111’’ từng tháng. Ví dụ: Mua hàng thanh toán bằng tiền mặt ngày 2/12 theo HĐ GTGT và phiếu chi( Biểu 2.1 và biểu 2.4) Kế toán thanh toán căn cứ vào HĐ GTGT và lập phiếu chi theo định khoản Nợ TK 152: 15,000,000 Nợ TK 133: 1,500,000 Có TK 111: 16,500,000 Sau đó căn cứ vào HĐ GTGT, phiếu chi, phiếu nhập kho kế toán ghi vào NKCT số1. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 64
  65. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.14 Nhật ký chứng từ số 1 CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Số 2- An Đà – Ngô Quyền – HP Mẫu số S04a1-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi có Tài khoản 111-tiền mặt Tháng 12 năm 2010 STT Ngày Nợ 112 Nợ 133 . Nợ 152 Nợ 6428 Cộng Có TK111 1 1/12/2010 50,000,000 150,050,000 2 2/12/2010 1,500,000 15,000,000 . 19,000,000 68,000,000 . 6 6/12/2010 150,000,000 8,900,000 19,000,000 20,000,000 209,000,000 24 24/12/2010 . 450,000 18,980,000 . 15,900,000 46,370,000 . 31 31/12/2010 90,000,000 9,000,000 15,980,000 245,000,000 Cộng 350,000,000 78,900,000 85,054,545 150,980,000 1,234,980,000 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 65
  66. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3.3 Trường hợp mua bằng tiền gửi ngân hàng: Ngày nay khi việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng trở nên phổ biến và thuận lợi cũng nhƣ an toàn cho việc thanh toán tiền hàng, Công ty áp dụng việc thanh toán tiền hàng thông qua chuyển khoản trực tiếp. Việc thanh toán bằng tiền giử ngân hành chỉ áp dụng đối với các lô hàng có giá trị lớn( từ hai mƣơi triệu trở lên). Kế toán ngân hành căn cứ vào HĐ GTGT, phiếu nhập kho, Ủy nhiệm chi (UNC) và Giấy báo nợ ( GBN) của ngân hàng ghi định khoản: Nợ TK 152: Giá trị nguyên vật liệu nhập kho Nợ Tk 133: thuế GTGT đầu vào Có TK 112 : tổng giá thanh toán. Sau đó ghi vào NKCT số 2 “ ghi có Tk 112” Cuối tháng khóa sổ NKCT số 2 sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp sẽ lấy tổng cộng số phát sinh có TK 112 đối ứng với Nợ TK 152 để ghi vào sổ cái TK 152. Ví dụ. Ngày 20/12/2010 mua 2000kg Hạt PP của Công ty TNHH Cường Thịnh thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng với giá trị chưa thuế GTGT là 76,000,000 Có Hóa đơn GTGT Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 66
  67. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.15 Hóa đơn GTGT số 0023700 HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG VT/2010B Liên 2 : Giao cho khách hàng 0023700 Ngày 20 tháng 12 năm 2010 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH CƢỜNG THỊNH Địa chỉ: 32 Lƣơng Khánh Thiện-Ngô Quyền- HP Số tài khoản: 28388239- Ngân hàng TM Á Châu-CN HP Điện thoại: MST : 0200552449 Họ tên ngƣời mua hàng : Nguyễn Đình Cƣờng Tên đơn vị : CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TP Địa chỉ: Số 2 An Đà – Ngô Quyền – Hải Phòng Số tài khoản: 28954578 Hình thức thanh toán: tiền gửi ngân hàng MST: 02001637782 Đơn vị Số STT Tên hàng hóa, dịch vụ tính lƣợng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Hạt PP Kg 2000 38,000 76,000,000 Cộng tiền hàng: 76,000,000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 7,600,000 Tổng cộng tiền thanh toán: 83,600,000 Số tiền viết bằng chữ : Tám mƣơi ba triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn. Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 67
  68. Khóa luận tốt nghiệp Khi nhận đƣợc HĐ GTGT kế toán ngân hàng viết Ủy nhiệm chi đồng thời là Giấy báo nợ của ngân hàng. Biểu 2.16 Ủy nhiệm chi số 35 ỦY NHIỆM CHI Số 35/12 CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN TIỀN, THƢ, ĐIỆN Lập ngày 20/12/2010 Tên đơn vị trả tiền: Công ty Cp Nhựa thiếu niên Tiền Phong PHẦN DO NH GHI Số tài khoản: 28954578 TÀI KHOẢN NỢ Tại ngân hàng: Cổ phần Quân đội .Tỉnh, TP: Hải Phòng Tên đơn vị nhận tiền : Công ty TNHH Cƣờng Thịnh TÀI KHOẢN CÓ Số tài khoản: 28388239 Taị ngân hàng : TM Á Châu . Tỉnh , TP : Hải Phòng Số tiền bằng chữ : Tám mƣơi ba triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn SỐ TIỀN BẰNG SỐ 83,600,000 Nội dung thanh toán: Công ty trả tiền mua nguyên vật liệu( hạt PP) theo Hóa đơn GTGT số0023700 Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B Kế toán Chủ tài khoản Ghi sổ ngày Ghi sổ ngày Kế toán Trƣởng phòng kế toán Kế toán Trƣởng phòng kế toán Căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán ngân hàng định khoản: Nợ Tk 152 : 76,000,000 Nợ TK 133 : 7,600,000 Có TK 112 : 83,600,000 Sau đó ghi vào NKCT số 2.Cuối tháng kế toán ngân hàng khóa sổ NKCT số 2 và chuyển cho kế toán tổng hợp. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 68
  69. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.17 Nhật ký chứng từ số 2 CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Mẫu số S04a2-DN Số 2 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng (B an hành theo QĐ số15/2006/QĐ -BTC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Tháng 12 năm 2010 Cộng có TK Chứng từ Ghi có TK 112, Ghi nợ các TK khác STT Diễn giải 112 Số hiệu Ngày tháng 111 133 152 331 . 5 UNC 12 05/12 Trả nợ ngƣời bán 185,000,000 . 678,090,000 Rút TGNH nhâp 6 UNC 13 06/12 quỹ 50,000,000 450,000,000 . Mua nguyên vật 20 UNC 35 20/12 liệu 7,600,000 76,000,000 . 345,000,000 . 25 UNC 38 25/12 Trả nợ ngƣời bán 145,000,000 567,123,000 . Cộng 450,000,000 213,243,455 2,132,434,545 790,345,000 . 3,789,500,000 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 69
  70. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3.4. Trường hợp mua bằng tiền tạm ứng: Định khoản: Nợ TK 152: trị giá nguyên vật liệu nhập kho Nợ TK 133 : thuế GTGT đầu vào Có TK 141 : tổng giá thanh toán Trƣờng hợp mua ngoài thanh toán bằng tạm ứng cũng tƣơng tự nhƣ mua ngoài thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng hay tiền mặt.Khi tạm ứng cho nhân viên đi mua ngoài, căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi tiền, báo cáo quỹ. Kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 141. Sổ chi tiết này đƣợc mở cho từng năm và mỗi đối tƣợng tạm ứng đƣợc phản ánh trên một trang, mỗi nghiệp vụ tạm ứng đƣợc phản ánh trên 1 dòng. 2.3.4.Kế toán tổng hợp Xuất nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của công ty đƣợc xuất để sản xuất sản phẩm là chủ yếu. Ngoài ra nguyên vật liệu còn đƣợc xuất để phục vụ công tác quản lý. Các chứng từ xuất kho đƣợc phân loại theo từng đơn vị đặt hàng. Để theo dõi chi phí cho từng bộ phận với nhu cầu khác nhau (sản xuất trực tiếp, sản xuất chung) kế toán sử dụng các tài khoản chi phí để phản ánh, thông thƣờng nguyên vật liệu xuất : - Trực tiếp cho sản xuất sản phẩm đƣợc tập hợp vào Tài khoản 621. - Nếu cho sản xuất chung của phân xƣởng đƣợc tập hợp vào Tài khoản 627. - Ngoài ra còn phục vụ công tác bán hàng (tài khoản 641), công tác quản lý doanh nghiệp (tài khoản 642) Quy trình hạch toán: Cuối tháng dựa trên Bảng kê xuất vật tƣ, kế toán nguyên vật liệu sẽ tính đƣợc trị giá vật liệu thực tế xuất dùng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty sau đó kế toán sẽ định khoản và ghi vào sổ số tiền chi phí vật liệu xuất dùng chuẩn bị cho việc lập bảng phân bổ nguyên vật liệu. Bảng phân bổ nguyên vật liệu phản ánh giá trị thực tế của vật liệu đƣợc phân bổ vào các đối tƣợng sử dụng. Các hàng ngang phản ánh đối tƣợng sử dụng vật liệu, các cột dọc phản Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 70
  71. Khóa luận tốt nghiệp ánh trị giá vật liệu xuất dùng theo thực tế. - Căn cứ vào phiếu xuất kho đã đƣợc phân loại theo từng đối tƣợng sử dụng đối chiếu với báo cáo sử dụng vật tƣ tại các phân xƣởng đƣa lên để lấy số liệu thực sử dụng, số liệu này đƣợc ghi vào TK 621, 627, 641, 642 từ đó ghi vào Nhật ký chứng từ số 7. - Nhật ký chứng từ số 7 phản ánh toàn bộ số phát sinh có của các tài khoản có liên quan tới chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, các chứng từ khác có liên quan kế toán ghi vào NKCT số 7. Lập bảng kê số 3 phải căn cứ vào: NKCT số 1: phần ghi có cho TK 111 Nợ TK 152 NKCT số 2: phần ghi có cho TK 112 Nợ TK 152 NKCT số 5: phần ghi có cho TK 331 Nợ TK 152 Căn cứ vào NKCT số 7. Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 71
  72. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.18 Bảng phân bổ nguyên vật liệu Mẫu số 07-VT CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC Số 2 An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 12 năm 2010 Ghi có các TK STT Đối tƣợng sử dụng TK 152 1 2 3 1 TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4,390,447,470 Phân xƣởng 1 1,346,876,900 Phân xƣởng 2 923,450,100 Phân xƣởng 3 869,302,200 Phân xƣởng 4 568,120,450 Phân xƣởng 5 682,697,820 2 TK 627- Chi phí sản xuất chung 190,750,000 Phân xƣởng 1 62,796,000 Phân xƣởng 2 34,903,500 Phân xƣởng 3 40,230,400 Phân xƣởng 4 42,010,300 Phân xƣởng 5 10,809,800 3 TK 641- Chi phí bán hàng 183,560,000 4 TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp 96,123,000 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 72
  73. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số: 2.19 Bảng kê xuất vật tƣ CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Số 2 – An Đà- Ngô Quyền – Hải Phòng BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƢ Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Chứng từ Đơn vị Số Ghi có TK Ghi nợ TK Tên vật tƣ Đơn giá SP NT tính lƣợng TK 152 TK 621 TK 627 TK 641 TK 642 1 1/12 Bột PVC Kg 3,450 20,000 69,000,000 69,000,000 . 4 9/12 Hạt PP Kg 1,420 35,000 49,700,000 49,700,000 . 9 19/12 Phoi đồng Kg 4,500 40,000 180,000,000 180,000,000 . 10 20/12 Nhựa dẻo Kg 150 25,000 3,750,000 3,750,000 . . Cộng 4,860,880,470 4,390,447,470 190,750,000 183,560,000 96,123,000 Kế toán Thủ trƣởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 73
  74. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.20 Nhật ký chứng từ số 7 CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Mẫu số S04a7-DN Số 2- An Đà - Ngô Quyền – Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh toàn doanh nghiệp STT TK ghi có TK ghi nợ . 152 NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT Số 5 Tổng cộng cp . . . . 621 . 4,390,447,470 4,390,447,470 627 . 190,750,000 190,750,000 641 . 183,560,000 183.560,000 642 96,123,000 150,980,000 96,123,000 Cộng A 4,860,880,470 4,860,880,470 152 85,054,545 2,132,434,525 1,233,077,910 3,450,567,000 111 450,000,000 579,520,000 112 350,000,000 540,050,000 Cộng B 1,234,980,000 3,789,500,000 1,890,679,000 6,341,510,000 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 74
  75. Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.21 Bảng kê số 3 CÔNG TY CP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Mẫu số S04b3-DN Số 2, An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KÊ SỐ 3 Tháng 12 năm 2010 STT Chỉ tiêu TK 152 1 Số đầu kỳ 2,550,520,000 2 Số phát sinh trong kỳ 3,450,567,000 3 NKCT số 1( ghi có TK 111) 85,054,545 4 NKCT số 2( ghi có TK 112) 2,132,434,545 5 NKCT sô 5(ghi có TK 331) 1,233,077,910 6 NKCT số 6(ghi có TK 151) . 7 NKCT số 7( ghi có Tk 152) 8 NKCT số 10( ghi ó TK 141) . 9 Cộng số dƣ và phát sinh 6,001,087,000 10 Xuất dùng trong kỳ 4,860,880,470 11 Số dƣ cuối kỳ 1,140,206,530 Ngày tháng năm 2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 75
  76. Khóa luận tốt nghiệp Biểu 2.22`Sổ cái TK 152 CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Số 2 An Đà - Ngô Quyền – Hải Phòng Mẫu số S05-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Số dƣ đầu năm Nợ Có SỔ CÁI 127,836,391 Tài khoản 152 TK đối ứng Tháng 01 Tháng 02 Tháng 11 Tháng 12 Cộng NKCT số 1(111) 34,980,500 56,458,900 78,950,000 85,054,545 916,250,000 NKCT số 2( 112) 179,880,000 123,789,000 340,500,000 2,132,434,545 5,234,560,000 . NKCT số 5(331) 689,170,450 534,120,000 490,034,690 1,233,077,910 4,345,786,000 . . . . Cộng PS Nợ 987,340,450 895,800,000 1,968,750,000 3,450,567,000 8,678,034,000 Cộng PS Có 478,120,300 560,500,000 675,345,000 4,860,880,470 7,665,663,861 Dƣ nợ cuối 637,056,541 972,356,541 2,550,520,000 1,140,206,530 1,140,206,530 Ngày Tháng 12năm2010 Ngƣời ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) . Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 76
  77. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ Phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong : Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm nhựa dân dụng có kích thƣớc, hình dạng rất đa dạng. Do đó, công tác quản lý là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu vì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng công trình cũng nhƣ hình thức của sản phẩm. Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng của Công ty đang ngày càng đƣợc củng cố và hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay. Bộ máy kế toán của Công ty đƣợc tổ chức phù hợp với trình độ và khả năng chuyên môn của từng ngƣời. Nhìn chung, công tác kế toán nguyên vật liệu cơ bản đã đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán mới ban hành với hệ thống sổ sách kế toán tƣơng đối đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, đƣợc tìm hiểu công tác hạch toán kế toán ở công ty và đi sâu vào nghiên cứu công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu em thấy Công ty đã phát huy đƣợc nhiều mặt mạnh mẽ và thể hiện đƣợc những ƣu điểm sau: 3.1.1. Ƣu điểm : Về tổ chức bộ máy kế toán Công ty. Hiện nay, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Sự thống nhất trong tổ chức bộ máy kế toán giúp cho kế toán trƣởng Công ty nắm bắt đƣợc công việc của các kế toán viên và các kế toán đơn vị trực thuộc một cách kịp thời. Với đội ngũ nhân viên kế toán, hệ thống kế toán của Công ty đƣợc tổ chức một cách gọn nhẹ và tƣơng đối hoàn chỉnh, công tác kế toán gần nhƣ đƣợc chuyên môn hoá cao. Các phần hành kế Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 77
  78. Khóa luận tốt nghiệp toán đƣzợc phân công rõ ràng cho từng kế toán viên, có sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các phần hành kế toán với nhau đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phƣơng pháp ghi chép. Do đó, sổ sách kế toán dễ kiểm tra, đối chiếu, kịp thời phát hiện sai sót và sửa chữa. Đội ngũ kế toán viên năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm. Đây là một lợi thế của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán và công tác quản lý kinh tế của toàn xí nghiệp. Về tổ chức chứng từ, tài khoản sử dụng, sổ sách kế toán áp dụng. - Hệ thống chứng từ: Chứng từ đƣợc tổ chức hợp lệ, đầy đủ theo chế độ của Bộ Tài chính ban hành. Việc tập hợp chứng từ ở các phân xƣởng chuyển về phòng kế toán xí nghiệp theo định kỳ hàng tháng phù hợp với đặc điểm sản xuất. Công tác tập hợp, kiểm tra, lƣu trữ chứng từ đƣợc dễ dàng, nhanh chóng, việc quản lý chứng từ rất chặt chẽ giúp cho lãnh đạo Công ty quản lý tình hình tài chính, trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu luân chuyển chứng từ đƣợc rõ ràng, cụ thể: - Tài khoản sử dụng: Hệ thống Tài khoản của công ty phù hợp với quy định của Bộ Tài chính ban hành. Đồng thời Công ty cũng cập nhật và vận dụng kịp thời những thay đổi trong hệ thống Tài khoản theo các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, việc mở chi tiết các Tài khoản phục vụ có hiệu quả trong việc hạch toán - Sổ sách kế toán Các loại sổ đƣợc áp dụng theo mẫu chung tạo thành sự thống nhất trong sổ kế toán. Số liệu phản ánh trong các sổ kế toán đƣợc minh chứng bằng hệ thống chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo nguyên tắc khách quan. Ngoài hệ thống sổ theo quy định Nhật ký – Chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái Công ty còn có một số sổ phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ quản lý những đối tƣợng kế toán phức tạp nhƣ: Sổ theo dõi luân chuyển hàng nội bộ giữa các kho; Sổ theo dõi hàng tồn kho theo từng loại vật tƣ- công cụ mua, từng loại giá mua . Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 78
  79. Khóa luận tốt nghiệp - Về phương pháp tính giá NVL Hiện nay, Công ty đang áp dụng phƣơng pháp tính giá Nguyên vật liệu xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Đây là phƣơng pháp tỏ ra hiệu quả nhất so với các phƣơng pháp tính giá NVL xuất kho trong điều kiện sản xuất của Công ty. Nhất là khi giá cả vật liệu có xu hƣớng tăng thì áp dụng phƣơng pháp này công ty có mức lãi nhiều hơn so với các phƣơng pháp khác. - Về tổ chức công tác kế toán NVL Để tiến hành hạch toán tổng hợp NVL Công ty đã lựa chọn phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Đây là phƣơng pháp theo dõi phản ánh thƣờng xuyên, liên tục có hệ thống về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên sổ kế toán, do đó góp phần thuận lợi cho công tác hạch toán nguyên vật liệu. Kế toán chi tiết vật liệu tại Công ty theo phƣơng pháp Thẻ song song là khoa học, hợp lý, giúp cho kế toán tổng hợp theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên thuận lợi và chính xác. Đồng thời giúp tập hợp chi phí đƣợc chi tiết là cơ sở hạch toán giá thành. Theo dõi chi tiết từng kho tiết kiệm thời gian ghi chép, khối lƣợng ghi chép chứng từ sổ sách rõ ràng, thuận tiện kiểm tra và đối chiếu giữa thủ kho với kế toán vật tƣ và các phần hành kế toán khác. - Về công tác tổ chức quản lý và sử dụng NVL. - Ở khâu thu mua: Công ty đã tổ chức đƣợc đội ngũ cán bộ chuyên thu mua nguyên vật liệu. Mỗi ngƣời đƣợc phân công một số loại vật tƣ nhất định nào đó. Do đó, việc quản lý chứng từ, hoá đơn về thu mua cũng rất hợp lý, thuận tiện đồng thời cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất đúng kế hoạch. - Ở khâu dự trữ, bảo quản: công ty đã xác định lƣợng vật tƣ dự trữ nhằm vừa đảm bảo cho sản xuất, vừa không gây ứ đọng vốn kinh doanh. Hệ thống kho tàng đƣợc bố trí đầy đủ các phƣơng án bảo vệ nghiêm ngặt khắc phục đƣợc tình trạng thất thoát NVL. - Ở khâu sử dụng: Nhu cầu sử dụng NVL ở các phân xƣởng đều đƣợc phòng kế toán vật tƣ kiểm tra, xét duyệt trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất. Có thể thấy tổ chức kế toán nguyên vật liệu củ Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Sinh viên: Trịnh Thị Lan Anh – Lớp: QT 1103K 79