Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà-Bộ Quốc Phòng

pdf 80 trang huongle 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà-Bộ Quốc Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_to_chuc_lap_va_phan_tich_bang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà-Bộ Quốc Phòng

  1. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng LỜI MỞ ĐẦU Trên thương trường, nhà doanh nghiệp cần phải biết mình là ai? Kinh doanh như thế nào? Triển vọng ra sao? Đặc biệt trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh, thực hiện cơ chế kinh tế “mở” và hội nhập, vấn đề này càng trở nên cần thiết. Mục đích cuối cùng của các đơn vị làm ăn kinh tế đều là lợi nhuận. Một doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao cần cố gắng tăng doanh thu bằng cách tăng sản lượng sản phẩm bán ra không những trong thị trường nội địa mà cả thị trường nước ngoài và giảm thiểu chi phí nhưng vẫn không làm giảm chất lượng sản phẩm. Đặc biệt trong ngành đóng tàu, một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng. Bởi vậy, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính, thấy rõ mặt mạnh và những tồn tại của doanh nghiệp; tìm nguyên nhân và đưa ra các quyết định hợp lý trong kinh doanh được các chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nhận thấy được vị trí và tầm quan trọng đó, trong thời gian tìm hiểu tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài viết được chia thành 3 chương chính như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán trong các doanh nghiệp Chương 2: Thực tế công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng. Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng. Bài khoá luận của em được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo cùng các bác trong công ty, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Thạc sĩ Hoà Thị Thanh Hương. Tuy nhiên do còn hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 1
  2. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính và sự cần thiết của báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính(BCTC) BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nó là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Sự cần thiết của báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế. Xét trên tầm vi mô, nếu không thiết lập hệ thống BCTC thì khi phân tích tình hình tài chính kế toán hoặc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, các nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng sẽ không có cơ sở để biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp khiến họ khó có thể đưa ra các quyết định hợp tác kinh doanh và nếu có thì các quyết định sẽ có mức rủi ro cao. Xét trên tầm vĩ mô, Nhà nước sẽ không thể quản lý được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các ngành khi không có hệ thống BCTC. Bởi vì mỗi chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều các nghiệp vụ kinh tế và còn rất nhiều các hoá đơn, chứng từ, Việc kiểm tra khối lượng các hoá đơn, chứng từ đó là rất khó khăn, tốn kém và độ chính xác không cao. Vì vậy, Nhà nước phải dựa vào hệ thống BCTC để quản lý và điều tiết nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Do đó, hệ thống BCTC là rất cần thiết đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 2
  3. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 1.1.2 Mục đích, vai trò của báo cáo tài chính 1.1.2.1 Mục đích của báo cáo tài chính BCTC của doanh nghiệp được lập ra với các mục đích sau: Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. 1.1.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính BCTC là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, như các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và đầu tư tiềm năng, các chủ nợ, nhà quản lý, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng khác có liên quan. Sau đây chúng ta sẽ xem xét vai trò của BCTC thông qua một số đối tượng chủ yếu: - Đối với Nhà nước, BCTC cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản phải nộp của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Các nhà quản lý thường cạnh tranh với nhau để tìm kiếm nguồn vốn, và cố gắng thuyết phục với các nhà đầu tư và các chủ nợ rằng họ sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất. Để thực hiện được điều này, các nhà quản lý phải công bố công khai các thông tin trên BCTC định kỳ về hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà quản lý còn sử dụng BCTC để tiến hành quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. - Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ: Nhìn chung các nhà đầu tư và các chủ nợ đòi hỏi BCTC vì hai lý do: họ cần các thông tin tài chính để giám sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết, và cần các thông tin tài chính để thực hiện các quyết định đầu tư và cho vay của mình. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 3
  4. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng - Đối với các kiểm toán viên độc lập: Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do để lo lắng rằng các nhà quản lý có thể bóp méo các BCTC do họ cung cấp nhằm mục đích kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền ra thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm toán BCTC, các nhà quản lý đương nhiên phải chấp thuận vì họ cần vốn. Như vậy, BCTC đóng vai trò như là đối tượng của kiểm toán độc lập. 1.1.3 Đối tượng áp dụng Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc lập và trình bày BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự được quy định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự” và các văn bản quy định cụ thể. Việc lập và trình bày BCTC của các doanh nghiệp, ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. Công ty mẹ và tập đoàn lập BCTC hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập BCTC tổng hợp theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Hệ thống BCTC giữa niên độ (BCTC quý) được áp dụng cho các DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác tự nguyện lập BCTC giữa niên độ. 1.1.4 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày BCTC”, gồm: - Trung thực và hợp lý; - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 4
  5. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; + Trình bày khách quan không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. BCTC phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. 1.1.5 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ sáu nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày BCTC”: 1.1.5.1 Hoạt động liên tục BCTC phải được lập độc lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục và ít nhất vẫn còn hoạt động bình thường trong tương lai gần. Khi đó BCTC được lập trên cơ sở giá gốc mà không quan tâm đến giá thị trường. 1.1.5.2 Cơ sở dồn tích Các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến doanh nghiệp phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ, không cần quan tâm đến việc đã thu hay đã chi tiền hay chưa. BCTC phải được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 1.1.5.3 Nhất quán Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: - Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hay khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện - Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 5
  6. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 1.1.5.4 Trọng yếu và tập hợp Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hay chức năng. 1.1.5.5 Bù trừ: đòi hỏi - Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hay cho phép bù trừ. - Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí khác được bù trừ khi: + Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác. + Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày BCTC, ví dụ như: hoạt động kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh ngoại tệ. Đối với các khoản mục được phép bù trừ, trên BCTC chỉ trình bày số lãi hay lỗ thuần (sau khi bù trừ). 1.1.5.6 Có thể so sánh Các thông tin bằng số liệu trong BCTC phải được trình bày tương ứng giữa các kỳ (kể cả các thông tin diễn giải bằng lời cần thiết). 1.1.6 Hệ thống báo cáo tài chính (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.) 1.1.6.1 Hệ thống báo cáo tài chính gồm: a) BCTC năm và BCTC giữa niên độ BCTC năm gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) Mẫu số B02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DN - Bản thuyết minh BCTC Mẫu số B09 - DN BCTC giữa niên độ gồm giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên độ dạng tóm lược. + BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) Mẫu số B01a - DN - Báo cáo kết quả HĐKD (dạng đầy đủ) Mẫu số B02a - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng đầy đủ) Mẫu số B03a - DN - Bản thuyết minh BCTC (dạng đầy đủ) Mẫu số B09a - DN Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 6
  7. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng + BCTC giữa niên độ dạng tóm lược gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) Mẫu số B 01b - DN - Báo cáo kết quả HĐKD (dạng tóm lược) Mẫu số B 02b - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng tóm lược) Mẫu số B 03b - DN - Bản thuyết minh BCTC (dạng tóm lược) Mẫu số B 09b - DN b) BCTC hợp nhất và BCTC tổng hợp BCTC hợp nhất gồm: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 - DN/HN - Báo cáo kết quả HĐKD hợp nhất Mẫu số B 02 - DN/HN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 - DN/HN - Bản thuyết minh BCTC hợp nhất Mẫu số B 09 - DN/HN BCTC tổng hợp gồm: - Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B 01 - DN - Báo cáo kết quả HĐKD tổng hợp Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh BCTC tổng hợp Mẫu số B 09 - DN 1.1.6.2 Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính (1) Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập BCTC năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, Tổng công ty. (2) Đối với DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập BCTC giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Đối với Tổng công ty Nhà nước và DNNN có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ (*). (3) Công ty mẹ và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ (*) và BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập BCTC Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 7
  8. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”. (*) Việc lập BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện từ năm 2008. 1.1.6.3 Kỳ lập báo cáo tài chính a) Kỳ lập BCTC năm Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTC cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được quá 15 tháng. b) Kỳ lập BCTC giữa niên độ Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV). 1.1.6.4 Thời hạn nộp báo cáo tài chính a) Đối với doanh nghiệp nhà nước Thời hạn nộp BCTC quý: - Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày; - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước nộp BCTC quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. Thời hạn nộp BCTC năm: - Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định. b) Đối với các doanh nghiệp khác - Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày. - Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 8
  9. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 1.1.6.5 Nơi nộp báo cáo tài chính Nơi nhận báo cáo Kỳ Các loại Cơ quan lập Doanh nghiệp Cơ quan Cơ quan Cơ quan DN cấp đăng ký báo (4) tài chính thuế (2) thống kê trên (3) kinh cáo doanh Quý, 1. Doanh nghiệp Nhà nước x (1) x x x x năm 2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước Năm x x x x x ngoài 3. Các loại hình doanh nghiệp khác Năm x x x x (1) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp BCTC cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp). - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng). Riêng công ty kinh doanh chứng khoán còn phải nộp BCTC cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. (2) Các doanh nghiệp phải gửi BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục thuế). (3) DNNN có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên. Đối với doanh nghiệp khác có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên. (4) Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC thì phải kiểm toán trước khi nộp BCTC theo quy định. BCTC của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào BCTC khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 9
  10. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 1.2 Bảng cân đối kế toán và phƣơng pháp lập bảng cân đối kế toán (BCĐKT) 1.2.1 Bảng cân đối kế toán và kết cấu của bảng cân đối kế toán 1.2.1.1 Khái niệm bảng cân đối kế toán BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có, nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 1.2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày BCTC” khi lập và trình bày BCĐKT phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC. Ngoài ra, trên BCĐKT, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn; + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn. b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn; + Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 10
  11. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 1.2.1.3 Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán BCĐKT có thể kết cấu theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. Nhưng dù kết cấu nào thì BCĐKT được chia làm hai phần: phần Tài sản và phần Nguồn vốn. Ở mỗi phần của BCĐKT đều có năm cột theo trình tự: “Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”; “Mã số”; “Thuyết minh”; “Số cuối năm”; “Số đầu năm”. Ngoài phần kết cấu chính, BCĐKT còn có phần chỉ tiêu ngoài BCĐKT. Biểu 1.1: Mẫu Bảng cân đối kế toán Đơn vị báo cáo: . Mẫu số B 01 - DN Địa chỉ: . Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm Đơn vị tính: Số Số Mã Thuyết TÀI SẢN cuối đầu số minh năm năm 1 2 3 4 5 A. TÀI SẢN NGẤN HẠN 100 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 1. Tiền 111 V.01 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 ( ) ( ) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 ( ) ( ) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 V.04 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 ( ) ( ) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 11
  12. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 ( ) ( ) II. Tài sản cố định 220 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 - Nguyên giá 222 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 ( ) ( ) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 ( ) ( ) 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 ( ) ( ) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 III. Bất động sản đầu tƣ 240 V.12 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 ( ) ( ) IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 ( ) ( ) V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 12
  13. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 2. Phải trả người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 ( ) ( ) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7.Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 13
  14. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 Lập, ngày tháng năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 1.2.2 Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán (B01-DN) 1.2.2.1 Cơ sở số liệu lập bảng cân đối kế toán - Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh, sổ cái các tài khoản - Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết - Căn cứ vào BCĐKT năm trước 1.2.2.2 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán năm - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán. - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước. - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được lấy từ số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong BCĐKT để ghi. Tuy nhiên có một số khoản đặc biệt cần lưu ý khi lập BCĐKT: (1) Các khoản dự phòng (TK 129, 139, 159, 229) và hao mòn tài sản cố định (TK 214) ghi âm (ghi số tiền trong ngoặc đơn). (2) Các chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản (TK 412), chênh lệch tỷ giá (TK 413), lợi nhuận chưa phân phối (TK 421): nếu các tài khoản đã nêu có số dư Có thì ghi bình thường, còn có số dư Nợ thì phải ghi âm bên nguồn vốn. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 14
  15. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng (3) Khoản “Phải thu khách hàng” và “Người mua ứng trước tiền”; “Phải trả người bán” và “trả trước cho người bán”; “Phải thu khác” và “Phải trả, phải nộp khác” không được bù trừ khi lập BCĐKT mà phải dựa vào các sổ chi tiết để phản ánh vào từng chỉ tiêu phù hợp với quy định. Phƣơng pháp lập các chỉ tiêu của BCĐKT Phần: TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150. I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112. 1. Tiền (Mã số 111) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 111, TK 112 và TK 113 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121, gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 121 và 128 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”. 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. III. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130) Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 15
  16. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 1. Phải thu khách hàng (Mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 131 mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 331 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác”. 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 337 trên Sổ Cái. 5. Các khoản phải thu khác (Mã số 135) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK: TK 1385, TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. IV. Hàng tồn kho (Mã số 140)p Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 1. Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”, Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, Tài khoản 155 “Thành phẩm”, Tài khoản 156 “Hàng hoá”, Tài khoản 157 “Hàng gửi bán” và Tài khoản 158 “Hàng hoá kho bảo thuế” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 16
  17. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước” là số dư Nợ của Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ của Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước ( Mã số 154) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải thu Nhà nước” căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 4. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ các Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, Tài khoản 141 “Tạm ứng”, Tài khoản 144 “ Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ SỐ 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 I. Các khoản phải thu dài hạn (Mã 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219 1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên Sổ kế toán chi tiết TK 136. 3. Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ TK 1368 “ Phải thu nội bộ khác” trên Sổ kế toán chi tiết TK 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 17
  18. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 4. Phải thu dài hạn khác (Mã số 218) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các TK 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ chi tiết các TK 1388, 331, 338. 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139. II. Tài sản cố định (Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221) Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 1.1 Nguyên giá (Mã số 222): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 1.2 Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223): Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 2141 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2141. 2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224) Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226. 2.1 Nguyên giá (Mã số 225): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2.2 Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 226): Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm duới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 2142 “Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2142. 3. Tài sản cố định vô hình (Mã số 227) Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229. 3.1 Nguyên giá (Mã số 228): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 18
  19. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 3.2 Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229): Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2143. 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240) Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242 1.1 Nguyên giá (Mã số 241): Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư”, trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 1.2 Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã sô 242): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có TK 2147 trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147. IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259 1. Đầu tư vào công ty con (Mã số 251) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty con” là số dư Nợ của Tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ các TK 222 “Vốn góp liên doanh”, TK 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”, trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu n là số dư Nợ Tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác”, trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Có của TK 229 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260) Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268 Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 19
  20. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn”, trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ TK 244 và các tài khoản khác có liên quan trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270): Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 Phần: NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (MÃ SỐ 300) Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330 I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320. 1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” và Tài khoản 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2. Phải trả cho người bán (Mã số 312) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331. 3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” trên Số kế toán chi tiết TK 3387. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết Tk 333. 5. Phải trả người lao động (Mã số 315) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của Tài khoản 334 “Phải trả người lao động” trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 334. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 20
  21. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 6. Chi phí phải trả (Mã số 316) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí phải trả” căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 7. Phải trả nội bộ (Mã số 317) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả nội bộ” là số dư Có chi tiết của Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên Sổ chi tiết TK 336 (chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn). 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của các TK 338, TK 138 trên Sổ kế toán chi tiết của các TK: 338, 138 (Không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn). 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn). II. Nợ dài hạn (Mã số 330) Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337. 1. Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 331, mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn. 2. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Có TK 336 “Phải thu nội bộ” trên Sổ kế toán chi tiết TK 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn). 3. Phải trả dài hạn khác (Mã số 333) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết của Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” và Tài khoản 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái tài khoản 344 và số kế toán chi tiết TK 338. 4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 21
  22. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có các TK: Tài khoản 341 “Vay dài hạn”, Tài khoản 342 “Nợ dài hạn”, và kết quả tìm được của số dư Có TK 3431 trừ (-) dư Nợ TK 3432 cộng (+) dư Có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343. 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 7. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 337) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400 = MÃ SỐ 410 + MÃ SỐ 430) I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số419 + Mã số 420 + Mã số 421. 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” là số dư Có của Tài khoản 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên Sổ kế toán chi tiết TK 4111. 2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thặng dư vốn cổ phần” là số dư Có của TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn khác của chủ sở hữu” là số dư Có Tài khoản 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Và căn cứ vào số dư Nợ của TK 419 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 22
  23. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp TK 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp TK 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 7. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ đầu tư phát triển” là số dư Có của Tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 8. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng tài chính” là số dư Có của Tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có Tài khoản 418 “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430) Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi (Mã số 431) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của Tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 2. Nguồn kinh phí (Mã số 432) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa số dư Có của TK 461 với số dư Nợ TK 161 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. Trường hợp số dư Nợ TK Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 23
  24. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 161 lớn hơn số dư Có TK 461 thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Mã số 433) Sổ liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440) Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 1.3 Phân tích bảng cân đối kế toán 1.3.1 Sự cần thiết và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán 1.3.1.1 Sự cần thiết phải phân tích bảng cân đối kế toán - Phân tích BCĐKT là dùng các kỹ thuật phân tích để biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCĐKT, dùng số liệu để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. - Phân tích BCĐKT cung cấp thông tin về các nguồn vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản hiện có giúp cho chủ doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong công tác tài chính để có những biện pháp thích hợp cho quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. - Biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong BCĐKT. - Nắm rõ cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản. - Cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể đưa ra quyết định về đầu tư, tín dụng hay các quyết định có liên quan đến doanh nghiệp. 1.3.1.2 Phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán Khi phân tích BCĐKT thường sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp cân đối. a) Phương pháp so sánh: Dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này có 3 kỹ thuật so sánh chủ yếu: + So sánh tuyệt đối: là mức độ biến động [vượt (+) hay hụt (-)] của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. + So sánh tương đối: là tỷ lệ % của mức độ biến động giữa hai kỳ, kỳ phân tích so với kỳ gốc. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 24
  25. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng + So sánh kết cấu: là tỷ trọng của một chỉ tiêu kinh tế trong tổng thể các chỉ tiêu cần so sánh. b) Phương pháp cân đối Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Qua việc so sánh này, các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ kinh doanh cụ thể để đánh giá tính hợp lý của sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng như biến động về tổng giá trị tài sản và nguồn vốn. Ngoài ra còn sử dụng thêm các phương pháp như: thay thế liên hoàn, chênh lệch và nhiều khi do đòi hỏi của quá trình phân tích yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Qua đó, các nhà quản trị mới đưa ra được các quá trình đúng đắn, hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2 Nội dung của phân tích bảng cân đối kế toán 1.3.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên bảng cân đối kế toán Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về sơ bộ bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính cần tiến hành: + Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản: thực hiện việc so sánh sự biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm. Đồng thời còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ (Biểu1.1). + Phân tích cơ cấu và tình hình biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm (Biểu 1.2). + Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, khi phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Nợ phải trả Hệ số nợ so với tài sản = Tài sản Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 25
  26. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 1.1 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN Chênh lệch Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Số Tỷ lệ Số đầu Số cuối tiền (đ) (%) năm năm A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản TĐ tiền II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn III. Các khoả phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản ĐTTCdài hạn V. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản Biểu 1.2 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN Chênh lệch Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Số Số đầu Số cuối Tỷ lệ (%) tiền (đ) năm năm A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả Tài sản Hệ số tài sản so với VCSH = VCSH Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 26
  27. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 1.3.2.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp a) Phân tích tình hình thanh toán. Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dư thừa doanh nghiệp bị chiếm dụng. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp sẽ giảm bớt vốn. Biểu 1.3 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN Đơn vị tính: đồng Chênh lệch CÁC KHOẢN PHẢI THU Năm trƣớc Năm nay Số tiền % 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước người bán 3. Phải thu nội bộ 4. Phải thu khác 5. Tạm ứng 6. Chi phí trả trước 7. Chi phí chờ kết chuyển 8. Tài sản thiếu chờ xử lý 9. Thế chấp, ký cược 10. Dự phòng phải thu khó đòi CỘNG CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 1. Nợ dài hạn đến hạn trả 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả trước 4. Thuế và các khoản phải nộp 5. Phải trả CNV 6. Phải trả nội bộ 7. Các khoản phải trả khác 8. Chi phí phải trả 9. Tài sản thừa chờ xử lý 10. Vay ngắn hạn CỘNG Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 27
  28. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng b) Phân tích khả năng thanh toán Để phân tích ta xét các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh Tài sản ngắn hạn = toán nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Tiền, các khoản tương đương tiền, Hệ số khả năng thanh đầu tư tài chính ngắn hạn toán nhanh = Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh Tổng tài sản hiện có = toán hiện hành Tổng nợ phải trả 1.3.2.3 Phân tích khả năng sinh lời Phản ánh tổng hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Phân tích thông qua một số chỉ tiêu sau: Lợi nhuận (EBIT) Lợi nhuận / Tổng vốn = Tổng vốn Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. LNST Lợi nhuận / VCSH = VCSH Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 28
  29. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng CHƢƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY HỒNG HÀ-BỘ QUỐC PHÒNG 2.1 Tổng quan về công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng. Tên doanh nghiệp : Công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Tên giao dịch tiếng anh : Hong Ha Shipbuilding Company Tên viết tắt : HSC Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp Nhà nước Địa chỉ : Km 17- xã Lê Thiện - huyện An Dương - TP Hải Phòng. Điện thoại : 0313 850 652 - 0313 850 651 Fax : 0313 850 549 Mã số thuế : 0200290105 Tài khoản : 2511100027005 tại NH TMCP Quân đội - Hải Phòng. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. Năm 1996, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra quyết định số 471/QĐ – BQP ngày 17/04/1996 sát nhập Xí nghiệp A173 và Xí nghiệp vận tải Hồng Hà thành công ty Hồng Hà trực thuộc Tổng cục Hậu cần với nhiệm vụ chính là đóng mới và sửa chữa phương tiện tàu thuỷ. Ngày 03/04/1997 Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra quyết định số 512QĐ - BQP giải thể Xí nghiệp vận tải, như vậy chỉ còn Xí nghiệp A173 trực thuộc công ty Hồng Hà. 2.1.2 Chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty Hồng Hà Hiện nay ngành nghề kinh doanh của công ty Hồng Hà là: Đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ phục vụ các thành phần kinh tế 2.1.3 Thuận lợi, khó khăn và thành tích công ty Hồng Hà đã đạt được. a, Thuận lợi: Công ty Hồng Hà là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm về đóng mới, sửa chữa các phương tiện tàu thuỷ, với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật trình độ cao, giàu kinh nghiệm thực tế với máy móc thiết bị hiện đại được trang bị đầy đủ. Mọi người đều có tinh thần đoàn kết và học hỏi rất cao, những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm thường chỉ bảo và giúp đỡ những người mới, chưa có kinh nghiệm. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 29
  30. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Trong quá trình phát triển công ty không những đã tự khẳng định được sự tồn tại của mình trong cơ chế thị trường mà đã và đang có những bước phát triển vững chắc trên mọi mặt hoạt động của công ty. Công ty đã gây dựng được chữ tín đối với khách hàng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. b, Khó khăn: Như chúng ta đã biết thì hiện nay thế giới đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, giá cả leo thang và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Chính vì vậy làm cho chi phí sản xuất ngày càng tăng gây không ít khó khăn cho công ty trong vấn đề cạnh tranh với đơn vị bạn, và việc tìm kiếm các hợp đồng kinh tế cũng là một vấn đề đòi hỏi công ty phải quan tâm. c, Thành tích đạt được trong những năm qua: Năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính lớn của cả thế giới. Rất nhiều doanh nghiệp điêu đứng, rơi vào tình trạng buộc phải phá sản. Để duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp là điều khó khăn, nhưng để đưa doanh nghiệp đi lên, điều khiển doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong thời kỳ này là điều mà đa số các doanh nghiệp không dám nghĩ tới. Trong năm qua với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, công ty Hồng Hà đã đạt được những thành tích đáng kể. Cụ thể như sau: Biểu 2.1 Một số kết quả kinh doanh trong hai năm gần đây của công ty Hồng Hà Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng 395.758.858.633 533.599.701.150 +137.840.842.517 +25,83 Tổng lợi nhuận trước thuế 14.423.390.483 14.082.597.607 (340.792.876) (2,42) Lương bình quân đầu người 2.850.000 3.231.000 +381.000 +11,8 Vốn sản xuất 713.877.835.099 768.856.932.801 +54.979.097.702 +7,70 Nộp ngân sách 4.038.549.335 3.940.467.290 (98.082.045) (2,42) (Nguồn tài liệu: trích báo cáo tài chính năm 2008 của công ty Hồng Hà)) Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm qua ta thấy rằng, mặc dù kết quả không được cao thậm chí tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp trong năm 2008 còn bị giảm so với năm 2007 nhưng nó cũng nói lên sự cố gắng nỗ lực của công ty trong thời kỳ khó khăn. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 30
  31. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Doanh thu năm 2008 tăng 137.840.842.517 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 25,83% so với năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm 340.792.876 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 2,42 % so với năm 2007. Điều này chứng tỏ giá vốn hàng bán và chi phí của doanh nghiệp trong năm 2008 đã tăng lên so với năm 2007. Từ kết quả đó ta thấy rằng, mặc dù lợi nhuận của công ty không được cao, nhưng công ty vẫn duy trì hoạt động ở mức lãi có thể, điều này nói lên sự cố gắng của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương bình quân đầu người tại công ty năm 2008 là 3.231.000 đồng tăng 381.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 11,8% so với năm 2007. Chứng tỏ công ty luôn quan tâm đến người lao động, luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để nâng cao khoản chi trả bù đắp công sức cho người lao động. 2.1.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hồng Hà Hình thức tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hồng Hà theo mô hình trực tuyến chức năng: Giám đốc trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của công ty thông qua các phòng ban chức năng. Cụ thể mô hình bộ máy tổ chức quản lý công ty như sau: Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của công ty GĐ công ty PGĐ kỹ thuật PGĐ chính trị Phòng Ban Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kỹ KCS TC KD tài Hành Chính thuật KH chính chính trị PX PX PX PX PX gia công điện cơ khí trang trí sx khí CN & chế tạo vỏ máy composite Các đội sx trực tiếp Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 31
  32. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của công ty thông qua các phó giám đốc và các phòng ban. Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật, chất lượng tiến độ thi công, chịu trách nhiệm với giám đốc. Phó giám đốc chính trị: phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị, công tác nội chính. Phòng tổ chức - kế hoạch: - Lập kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chi tiết mỗi công đoạn cho từng phòng, ban, phân xưởng. - Tổ chức mạng lưới thống kê theo dõi ngày công, giờ công đối với từng sản phẩm. - Tổ chức phân công giám sát lao động, ký kết các hợp đồng về lao động, huấn luyện nghiệp vụ và tổ chức thi nâng bậc thợ - Ấn định tiến độ thời gian hoàn thành kế hoạch - Đôn đốc, chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch - Tổng hợp những vấn đề phát sinh và tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị báo cáo giám đốc. Tóm lại: Phòng tổ chức kế hoạch là cơ quan trung tâm tổ chức điều hành sản xuất, tham mưu cho lãnh đạo và chỉ huy về mọi lĩnh vực diễn biến của công ty để thúc đẩy sản xuất phát triển. Phòng kỹ thuật công nghệ: - Lập kế hoạch triển khai các bước công nghệ - Lập bản vẽ thi công, bản vẽ công nghệ dựa trên bản vẽ thiết kế. - Phóng dạng đường hình. - Lập phiếu công nghệ và định mức vật tư - Chỉ đạo các phân xưởng, tổ đội thi công thực hiện đúng quy trình, phiếu công nghệ đã được chủ nhiệm công trình phê duyệt. - Chỉ đạo quản lý chất lượng công nghệ kỹ thuật sản phẩm, báo KCS kiểm tra và nghiệm thu nội bộ, các bước công nghệ phải đồng bộ và theo tiến độ đã lập được chủ dự án chấp nhận Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 32
  33. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng - Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ hoàn công của từng sản phẩm. Phòng kinh doanh: - Căn cứ vào phiếu công nghệ và định mức vật tư để lập kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. - Lập kế hoạch chi tiết cung ứng vật tư theo tiến độ thi công. - Lập giá thành và thanh quyết toán sản phẩm khi hoàn thành. - Điều hành mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán từ tiếp thị sản phẩm, quản lý thị trường, đấu thầu, xuất nhập khẩu và tìm đầu vào và đầu ra cho sản xuất. - Quản lý phương tiện vận tải, phương tiện bốc xếp dụng cụ khí tài, kỹ thuật. Phòng tài chính: - Lên kế hoạch cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch và tiến độ thi công - Theo dõi, kiểm tra hoạt động cung ứng, mua bán và thanh quyết toán trong nội bộ và khách hàng. - Hạch toán và tổng hợp số liệu tài chính phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty báo cáo giám đốc - Tất cả các nghiệp vụ trên được thực hiện chính xác, có hệ thống theo nguyên tắc tài chính và các quy định hiện hành của Nhà nước. Phòng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm: - Lập kế hoạch kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý công nghệ, công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Kiểm tra độ chính xác và phù hợp về kỹ thuật của bản vẽ chi tiết, phiếu công nghệ, phóng dạng, hạ liệu - Kiểm tra giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, các bước công nghệ, chuyển bước công nghệ và toàn bộ sản phẩm. - Làm mọi thủ tục, lập hồ sơ kỹ thuật xuất xưởng và trình đăng kiểm để cấp sổ đăng kiểm cho tàu hoạt động. - KCS hoạt động độc lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn và nghiệp vụ của Đăng kiểm Việt Nam Phòng hành chính: - Quản lý về mặt hành chính, hậu cần, đời sống và các điều kiện ăn ở, bảo vệ sức khoẻ người lao động Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 33
  34. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng - Kiểm tra đôn đốc công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, công tác an ninh trật tự trong đơn vị. Phòng chính trị: - Đảm bảo đời sống tinh thần cho cán bộ chiến sĩ, CNV, kiểm tra toàn bộ công tác Đảng, công tác chính trị trong đơn vị. - Tuyên truyền các quy chế, quy định của cấp trên và giám đốc công ty. Các phân xƣởng: - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về tiến độ, phân công lao động và phương thức sản xuất của phòng kế hoạch lao động - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về kỹ thuật, công nghệ của phòng kỹ thuật - Chịu sự giám sát, kiểm tra và quản lý về chất lượng sản phẩm của ban KCS. Phân xưởng vỏ tàu: Gia công chế tạo và lắp ráp toàn bộ phần vỏ tàu gồm: Thân tàu, Ka bin, các cấu kiện phục vụ cho lắp đặt các thiết bị cơ khí, máy. Phân xưởng cơ khí: Gia công lắp đặt các chi tiết cấu kiện cơ khí như: Thiết bị mặt boong, thiết bị cơ khí buồng máy, hệ lái, hệ trục chân vịt, hệ cửa Phân xưởng động lực-điện: Gia công các chi tiết và lắp đặt hệ thống động lực, hệ van, hệ ống và các thiết bị phụ trợ cho hệ thống động lực. Gia công lắp đặt các thiết bị điện toàn tàu, hệ thống VTĐ hàng hải. Phân xưởng trang trí – Composite: Sơn bảo quản toàn bộ vỏ tàu, gia công và đóng lắp phần nội thất, các thiết bị vệ sinh, các thiết bị phục vụ sinh hoạt. Gia công các chi tiết cấu kiện cơ khí bằng vật liệu Composite, đóng xuồng Composite. Phân xưởng sản xuất khí công nghiệp: Sản xuất khí Ô-xy công nghiệp. 2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty Hồng Hà. 2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán. Phù hợp với quy mô sản xuất của công ty Hồng Hà, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung như sơ đồ sau: Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 34
  35. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán tại công ty Hồng Hà Kế toán trưởng Thủ KT KT KT KT KT KT quỹ V.Tư thanh tiền đầu tư CFGT TM thuế toán, lương TSCĐ, TGNH Vtư Vtư Theo mô hình trên chức năng, nhiệm vụ của từng người như sau: Kế toán trưởng: Chỉ đạo tổ chức các phần hành kế toán, tham vấn cho giám đốc để có thể đưa ra các quyết định hợp lý. Cuối kỳ kế toán, kế toán trưởng tập hợp số liệu từ các bộ phận, lập báo cáo tài chính, xác định kết quả, phân phối các quỹ tài chính (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận chưa phân phối). Thủ quỹ: Xuất, nhập quỹ tiền mặt theo phiếu chi, phiếu thu. Kế toán vật tư, thuế: Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư của một kho trong công ty. Theo dõi các khoản thuế, tính, lập và nộp các tờ khai thuế. Kế toán thanh toán, vật tư: Theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp, thanh toán nội bộ. Theo dõi tình hình xuất, nhập vật tư của một kho trong công ty. Cuối kỳ tổng hợp tình hình xuất nhập vật tư ở cả ba kho. Kế toán tiền lương: Làm lương khối cơ quan, các khoản bảo hiểm, thanh toán các chế độ đi công tác, nghỉ phép, theo dõi chế độ quản lý ăn ca . Kế toán tài sản cố định, vật tư: Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định. Theo dõi tình hình xuất, nhập vật tư của một kho. Kế toán chi phí giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp các loại chi phí sản xuất, tính giá thành các sản phẩm do công ty sản xuất. Phụ trách phần bán hàng, theo dõi và tính toán doanh thu. Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình thu, chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 35
  36. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 2.1.5.2 Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty Hồng Hà Phù hợp với quy mô và trình độ của nhân viên kế toán, công ty đã sử dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” - một hình thức kế toán đơn giản, dễ làm và phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty. Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại công ty Hồng Hà Chứng từ gốc Bảng kê chi tiết Sổ chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký Bảng tổng hợp Sổ cái chứng từ ghi sổ chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 36
  37. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Theo hình thức này, hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập bảng kê chi tiết. Căn cứ vào bảng kê chi tiết để ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ kế toán chi tiết có liên quan. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản. Cuối năm căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh (bảng CĐSPS). Sau khi đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với bảng CĐSPS, số liệu trong sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết), căn cứ vào bảng CĐSPS và bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập báo cáo tài chính. Các chính sách kế toán của công ty Hồng Hà: - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam - Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Theo đồng Việt Nam - Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: Theo tỷ giá do ngân hàng thông báo. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc - Kế toán hàng tồn kho: công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá xuất dùng: tính giá xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. - Kế toán thuế: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá - Phương pháp khấu hao: khấu hao theo phương pháp đường thẳng 2.2 Thực tế lập và phân tích BCĐKT tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 2.2.1 Thực tế lập BCĐKT tại công ty Hồng Hà 2.2.1.1 Căn cứ lập BCĐKT tại công ty Hồng Hà BCĐKT tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 được lập dựa trên: - Số dư các TK loại I, II, III, IV trên sổ cái và sổ chi tiết năm 2008 - Bảng cân đối số phát sinh năm 2008 có liên quan đến các chỉ tiêu trên BCĐKT - BCĐKT năm 2007 - Một số tài liệu có liên quan. 2.2.1.2 Quy trình lập BCĐKT tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Các bước tiến hành lập BCĐKT tại công ty Hồng Hà gồm 6 bước sau: Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 37
  38. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Sơ đồ 2.4 Quy trình lập BCĐKT tại công ty Hồng Hà Kiểm tra các Khoá sổ KT Các bút toán NVKTPS chính thức kết chuyển Kiểm tra Lập bảng cân Lập bảng cân BCĐKT đối kế toán đối SPS Sau đây là trình tự cụ thể các bước lập BCĐKT Bước 1: Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ Định kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nghĩa là các nghiệp vụ kế toán được kế toán vào sổ sách có chứng từ hay không. Nếu có sai sót, kế toán của công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời. Các bước kiểm tra như sau: 1. Sắp xếp bảng kê chi tiết theo trình tự thời gian và theo số hiệu tài khoản tăng dần; 2. Sắp xếp bộ chứng từ kế toán theo số hiệu tài khoản mà nội dung chứng từ phản ánh sau đó sắp theo số chứng từ; 3. Kiểm tra đối chiếu chứng từ với các nghiệp vụ được phản ánh vào bảng kê chi tiết: + Đối chiếu số lượng chứng từ với số lượng các nghiệp vụ được phản ánh vào bảng kê chi tiết. + Đối chiếu nội dung kinh tế từng chứng từ với nội dung kinh tế từng nghiệp vụ được phản ánh trong bảng kê chi tiết. + Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong bảng kê chi tiết. + Kiểm soát sự phù hợp về số tiền theo từng chứng từ và số tiền từng nghiệp vụ được phản ánh trong bảng kê chi tiết. + Kiểm soát ngày chứng từ trên chứng từ kế toán và ngày chứng từ trên bảng kê chi tiết. Ví dụ: Để kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày 12/12/2008, kế toán tiến hành đối chiếu phiếu chi của công ty với bảng kê chi tiết tháng 12 – Ghi có TK 111 về số chứng từ, ngày tháng, nội dung kinh tế, số tiền phát sinh Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 38
  39. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng - Kế toán thực hiện các bước sau: Tiến hành sắp xếp bảng kê chi tiết, sau đó chọn bảng kê chi tiết tháng 12 – Ghi có TK 111. Kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên phiếu chi (Biểu 2.2) với số liệu trên bảng kê chi tiết tháng 12 – Ghi có Tài khoản 111 (Biểu 2.3). Khi kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà có sai sót thì kế toán tiến hành điều chỉnh số liệu. + Nếu số tiền của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh bị ghi tăng thì ta điều chỉnh giảm bằng cách ghi ngược lại. + Nếu số tiền của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh bị ghi giảm thì ta điều chỉnh tăng bằng cách ghi thêm vào . Biểu 2.2 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số 02 - TT Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU CHI Quyển số: Ngày 12 tháng 12 năm 2008 Số: C0568 Nợ: 133, 6428 Có: 111 Họ và tên người nhận tiền: Phạm Minh Tuấn Địa chỉ: Phòng kinh doanh Lý do chi: Chi tiếp khách Số tiền: 1.750.000 (viết bằng chữ): Một triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./. Kèm theo: 01 chứng từ gốc: HĐGTGT53080 Giám đốc Kế toán trƣởng Thủ quỹ Ngƣời lập phiếu Ngƣời nhận Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): . + Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý): +Số tiền quy đổi: (Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 39
  40. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 2.3 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng BẢNG KÊ CHI TIẾT THÁNG 12 NĂM 2008 Ghi có Tài khoản 111 Ghi các tài khoản nợ Ngày Số CT Diễn giải Tiền trong CT 211 642 133 152 334 141 . 01 C0561 Mua TSCĐ phục vụ QLDN 16.500.000 15.000.000 1.500.000 12 C0567 Mua vật tư nhập kho 12.650.000 1.150.000 11.500.000 12 C0568 Chi tiếp khách phòng KD 1.750.000 1.590.909 159.091 12 C0570 Chi tiếp khách phòng CTrị 3.340.000 3.340.000 12 C0571 Chi tiếp khách phòng GĐ 9.150.000 9.150.000 13 C0572 Chi ứng tiền mua TP ăn ca 50.000.000 50.000.000 13 C0573 Chi ứng tiền Ng.Văn Sửu 800.000 800.000 Cộng 4.784.791.801 15.000.000 98.777.120 205.546.899 331.189.660 3.134.278.122 138.000.000 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 40
  41. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Bước 2: Khoá sổ kế toán Khoá sổ kế toán là việc tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có trong kỳ của các tài khoản kế toán, đồng thời tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản có số dư cuối kỳ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái. Biểu 2.4 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số S02a - DN Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 187 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Số hiệu tài khoản Nội dung Số tiền Ghi chú Nợ Có Mua TSCĐ cho QLDN 211 111 15.000.000 Chi tiếp khách 642 111 98.777.120 Thuế GTGT đầu vào 133 111 205.546.899 Mua vật tư nhập kho 152 111 331.189.660 Thanh toán TL T11 334 111 3.134.278.122 Ứng tiền 141 111 138.000.000 Cộng: 4.784.791.801 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 41
  42. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 2.5 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số S02c1 - DN Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Năm: 2008 Tên tài khoản: Tiền mặt Số hiệu: 111 Ngày, Chứng từ ghi sổ Số hiệu Số tiền Ghi tháng Số Ngày, Diễn giải TK đối Nợ Có chú ghi sổ hiệu tháng ứng Số dƣ đầu năm: 25.697.238 31/12 187 31/12 Mua TSCĐ cho QLDN 211 15.000.000 31/12 187 31/12 Chi tiếp khách 642 98.777.120 31/12 187 31/12 Thuế VAT đầu vào 133 205.546.899 31/12 187 31/12 Mua VT nhập kho 152 331.189.660 31/12 187 31/12 Thanh toán TL T11 334 3.134.278.122 31/12 188 31/12 Rút TGNH nhập quỹ TM 112 1.500.000.000 Cộng phát sinh tháng 12 2.305.144.780 4.784.791.801 Cộng phát sinh luỹ kế 83.838.956.905 81.910.505.409 Số dƣ cuối năm: 1.954.148.734 - Sổ này có . Trang, đánh số từ trang số 01 đến trang . - Ngày mở sổ: 01/01/2008 Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc Đặng Thị Tứ Nguyễn Văn Cường (Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 42
  43. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 2.6 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số S02c1 - DN Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) Năm: 2008 Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng Số hiệu: 112 Chứng từ ghi Ngày, Số hiệu Số tiền sổ Ghi tháng Diễn giải TK đối Số Ngày, chú ghi sổ ứng Nợ Có hiệu tháng Số dƣ đầu năm: 16.364.208.846 31/12 189 31/12 Rút TGNH nhập quỹ TM 111 1.500.000.000 31/12 189 31/12 Mua VT nhập kho 152 17.445.676.880 31/12 189 31/12 Thuế GTGT đầu vào 133 1.453.675.186 31/12 189 31/12 Nộp BH cho CBCNV T11 338 188.056.687 31/12 193 31/12 Bán sản phẩm 511 28.466.641.763 31/12 193 31/12 Thuế GTGT đầu ra 333 1.381.835.319 31/12 193 31/12 Lãi TGNH 515 359.992.688 Cộng phát sinh tháng12 31.445.665.099 30.112.346.200 Cộng luỹ kế phát sinh 766.145.142.212 765.032.823.826 Số dƣ cuối năm: 17.476.527.232 - Sổ này có . Trang, đánh số từ trang số 01 đến trang . - Ngày mở sổ: 01/01/2008 Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 43
  44. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 2.7 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số S02c1 - DN Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) Năm: 2008 Tên tài khoản: Phải thu của khách hàng Số hiệu: 131 Ngày, Chứng từ ghi sổ Số hiệu Số tiền Ghi tháng Số Ngày, Diễn giải TK đối Nợ Có chú ghi sổ hiệu tháng ứng Số dƣ đầu năm 69.247.783.252 . 31/12 200 31/12 DT bán sản phẩm 511 35.564.236.450 31/12 200 31/12 3331 Thuế VAT đầu ra 3.556.423.645 . Cộng phát sinh tháng12 45.494.150.031 46.940.575.617 Cộng luỹ kế phát sinh 545.929.800.376 563.286.907.404 Số dƣ cuối năm: 86.604.890.280 - Sổ này có . Trang, đánh số từ trang số 01 đến trang . - Ngày mở sổ: 01/01/2008 Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 44
  45. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 2.8 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số S02c1 - DN Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ) Năm: 2008 Tên tài khoản: Phải trả người bán Số hiệu: 331 Ngày, Chứng từ ghi sổ Số hiệu Số tiền Ghi tháng Số Ngày, Diễn giải TK đối Nợ Có chú ghi sổ hiệu tháng ứng Số dƣ đầu năm 12.516.253.915 . 31/12 199 31/12 Mua VT chưa trả tiền 152 10.989.772.304 133 Thuế VAT đầu vào 9.880.171.453 31/12 203 31/12 Ứng trước tiền mua VT 112 8.502.667.180 . Cộng phát sinh tháng12 43.019.488.344 39.120.660.102 Cộng luỹ kế phát sinh 516.233.860.132 476.264.233.430 Số dƣ cuối năm: 27.453.372.786 - Sổ này có . Trang, đánh số từ trang số 01 đến trang . - Ngày mở sổ: 01/01/2008 Ngày tháng năm Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 45
  46. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 2.9 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số 02 - TT Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN VỚI NGƢỜI MUA (NGƢỜI BÁN) Tài khoản: Phải thu của khách hàng Số hiệu: 131 Năm: 2008 SDDK SPS trong kỳ SDCK STT Tên khách hàng Nợ Có Nợ Có Nợ Có . . . . . . . 9 Lữ đoàn 649 - Cục Vận tải - TCHC 5.501.167.985 3.971.258.104 5.768.443.900 7.298.353.781 10 Cục Cảnh sát biển - Hải Phòng 12.621.750.582 17.121.043.288 11.403.773.166 18.339.020.702 11 Tiểu đoàn 2 - Cục Vận tải 205.778.512 802.716.545 518.780.110 489.714.947 12 Tiểu đoàn 209 2.115.223.770 230.445.598 309.587.055 2.194.365.227 13 Công ty đóng tàu Bến Kiền 503.971.880 1.002.309.560 932.508.776 573.772.664 14 Công ty TNHH An Thảo 3.098.807.550 302.111.213 517.201.787 3.313.898.124 15 Sư đoàn 301 1.097.090.911 567.342.890 545.302.112 1.175.050.133 . . . . . . . Cộng 162.252.122.842 231.499.906.094 545.929.800.376 563.286.907.404 137.069.293.520 223.674.183.800 (Nguồn: Trích số kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 46
  47. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 2.10 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số 02 - TT Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN VỚI NGƢỜI MUA (NGƢỜI BÁN) Tài khoản: Phải trả người bán Số hiệu: 331 Năm: 2008 SDDK SPS trong kỳ SDCK STT Tên khách hàng Nợ Có Nợ Có Nợ Có . . . . . . . 11 Cty CP cơ khí chính xác VINASHIN 1.300.167.884 2.990.178.200 2.778.505.900 1.088.495.584 12 Cty CP Sơn Hải Phòng 1.321.556.780 121.043.288 205.773.189 1.236.826.879 13 Cty CP máy và TB thuỷ lực MHY 2.148.941.987 143.692.500 254.216.987 2.259.466.474 14 Cty khí công nghiệp 1.288.003.387 533.003.387 533.003.387 1.288.003.387 15 Cty CP máy HSC 1.242.918.749 850.000.000 1.002.684.375 1.395.603.124 16 Cty sơn Jontun 2.506.742.130 1.702.365.112 1.315.781.905 2.893.325.337 Cộng 46.714.234.658 59.230.488.573 516.233.860.132 476.264.233.430 72.868.450.085 45.415.077.299 (Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 47
  48. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Bước 3: Thực hiện các bút toán kết chuyển Kế toán phải thực hiện bút toán kết chuyển trung gian để lập bảng cân đối tài khoản. Ta có sơ đồ kết chuyển như sau: Sơ đồ 2.5 Sơ đồ kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định KQKD 632 911 511 473.462.985.331 533.599.701.150 635 515 8.285.826.120 4.319.912.250 641 711 13.781.542.381 1.150.008.330 642 29.126.180.138 811 339.990.297 821 3.940.467.290 421 10.132.630.173 539.069.621.730 539.069.621.730 Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 48
  49. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Bước 4: Lập bảng cân đối số phát sinh Trước khi lập BCĐKT, công ty tiến hành lập bảng CĐSPS - là bảng CĐSPS của tất cả các tài khoản sử dụng trong hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp. Bảng được lập nhằm mục đích kiểm tra tính cân đối giữa tổng số dư nợ và dư có cuối kỳ của các tài khoản, đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ. Sau khi khoá sổ cái các tài khoản, đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết thấy khớp đúng, kế toán tiến hành lập bảng CĐSPS. Bảng CĐSPS được lập dựa trên sổ cái và bảng CĐSPS kỳ trước. - Cột 1, 2 là “Mã tài khoản” và “Tên tài khoản” của tất cả các tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng. - Cột 3, 4 - Số dư đầu kỳ: Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu kỳ trên sổ cái hoặc căn cứ vào cột Số dư cuối kỳ của bảng CĐSPS kỳ trước. - Cột 5, 6 - Số phát sinh trong kỳ: Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào dòng Cộng luỹ kế phát sinh của từng tài khoản tương ứng trên sổ cái. - Cột 7, 8 - Luỹ kế từ đầu năm: Vì đây là bảng CĐSPS của cả năm nên số liệu trong cột 7, 8 bằng số liệu trong cột 5, 6 tương ứng. - Cột 9, 10 - Số dư cuối kỳ: Số liệu để ghi vào phần này căn cứ vào dòng Số dư cuối kỳ trên sổ cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ trên bảng CĐSPS kỳ này. Sau khi ghi đầy đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện cộng bảng CĐSPS. Số liệu trong bảng CĐSPS phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc: Tổng số dư Nợ đầu kỳ = Tổng số dư Có đầu kỳ Tổng số phát sinh bên Nợ = Tổng số phát sinh bên Có Tổng số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ. Lập xong bảng CĐSPS kế toán hành so sánh đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Nếu dòng tổng cộng trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ trùng với tổng số phát sinh trong kỳ trong bảng CĐSPS thì bảng CĐSPS được lập chính xác. Ví dụ: Căn cứ vào sổ cái TK 111 (biểu số 2.4) ta có Số dư đầu kỳ bên Nợ là 25.697.238; Phát sinh trong kỳ bên Nợ: 83.838.956.905, bên Có: 81.910.505.409; Luỹ kế phát sinh bên Nợ: 83.838.956.905, bên Có: 81.910.505.409; Số dư cuối kỳ bên Nợ: 1.954.148.734. (Các chỉ tiêu khác được lập tương tự) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 49
  50. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 2.11 TỔNG CỤC CNQP BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH CÔNG TY HỒNG HÀ Từ 01/01/08 đến 31/12/08 Dƣ đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Dƣ cuối kỳ Mã Tên TK TK NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ 111 Tiền mặt 25.697.238 - 83.838.956.905 81.910.505.409 83.838.956.905 81.910.505.409 1.954.148.734 - 112 Tiền gửi ngân hàng 16.364.208.846 - 766.145.142.212 765.032.823.826 766.145.142.212 765.032.823.826 17.476.527.232 - 131 Phải thu khách hàng - 69.247.783.252 545.929.800.376 563.286.907.404 545.929.800.376 563.286.907.404 - 86.604.890.280 133 Thuế GTGT được khấu trừ - - 20.491.284.836 18.517.403.756 20.491.284.836 18.517.403.756 1.973.881.080 - 138 Phải thu khác - - 7.105.800 7.105.800 7.105.800 7.105.800 - 139 Dự phòng phải thu khó đòi - 299.242.672 7.019.767.758 7.091.569.442 7.019.767.758 7.091.569.442 - 371.044.356 141 Tạm ứng 3.803.597.416 - 23.125.968.980 20.666.913.652 23.125.968.980 20.666.913.652 6.262.652.744 - 142 Chi phí trả trước - - 1.203.225.584 1.203.225.584 1.203.225.584 1.203.225.584 - 152 Nguyên liệu, vật liệu 123.703.814.268 - 443.981.288.152 396.713.107.457 443.981.288.152 396.713.107.457 170.971.994.963 - 153 Công cụ, dụng cụ 325.499.672 - 3.399.741.041 3.167.521.543 3.399.741.041 3.167.521.543 557.719.170 - 154 Chi phí SXKD dở dang 90.744.450.891 - 462.276.062.396 471.063.402.875 462.276.062.396 471.063.402.875 81.957.110.412 - 161 Chi phí ngoài giá thành 426.430.075 - 1.392.091.599 1.044.919.289 1.392.091.599 1.044.919.289 773.602.385 - 211 Tài sản cố định hữu hình 271.763.645.155 - 41.688.871.175 - 41.688.871.175 - 313.452.516.330 - 213 Tài sản cố định vô hình 1.173.911.072 - 819.705.581 - 819.705.581 - 1.993.616.653 - 214 Hao mòn tài sản cố định - 52.475.376.400 - 11.937.796.450 - 11.937.796.450 - 64.413.172.850 228 Đầu tư dài hạn khác 13.460.220.000 - 2.357.680.000 135.000.000 2.357.680.000 135.000.000 15.682.900.000 - 241 Chi phí XDCB dở dang 18.840.257.902 - 20.749.483.328 38.991.421.458 20.749.483.328 38.991.421.458 598.319.772 - Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 50
  51. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Mã Dƣ đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Dƣ cuối kỳ Tên TK TK NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ 242 Chi phí trả trước dài hạn 320.000.000 - 1.563.621.191 1.101.810.596 1.563.621.191 1.101.810.596 781.810.595 - 311 Vay ngắn hạn - 143.689.378.732 357.700.559.768 324.605.942.071 357.700.559.768 324.605.942.071 - 110.594.761.035 331 Phải trả người bán - 12.516.253.915 516.233.860.132 476.264.233.430 516.233.860.132 476.264.233.430 27.453.372.786 - 333 Thuế và các khoản PN NN - 592.973.123 26.889.094.091 28.582.023.831 26.889.094.091 28.582.023.831 - 2.285.902.863 334 Phải trả người lao động - 1.675.299.418 39.811.959.928 38.235.478.916 39.811.959.928 38.235.478.916 - 98.818.406 338 Phải trả khác 4.843.920.947 - 46.518.051.785 78.010.519.303 46.518.051.785 78.010.519.303 - 26.648.546.571 351 Quỹ DPTC mất việc làm - 648.422.725 72.543.600 530.000.000 72.543.600 530.000.000 - 1.105.879.125 352 Dự phòng phải trả - 781.804.481 458.198.303 7.711.526.000 458.198.303 7.711.526.000 - 8.035.132.178 411 Vốn kinh doanh - 192.513.205.168 7.366.000.000 45.646.539.207 7.366.000.000 45.646.539.207 - 230.793.744.375 413 Chênh lệch tỷ giá - 254.773.499 4.676.904.984 4.422.131.485 4.676.904.984 4.422.131.485 - - 414 Quỹ đầu tư phát triển - 1.767.075.848 - - - - - 1.767.075.848 415 Quỹ dự phòng tài chính - 5.068.213.712 - 1.282.003.000 - 1.282.003.000 - 6.350.216.712 418 Quỹ khác thuộc VCSH - 238.538.400 191.024.818 192.689.000 191.024.818 192.689.000 - 240.202.582 421 Lợi nhuận chưa phân phối - - 10.132.630.173 10.132.630.173 10.132.630.173 10.132.630.173 - - 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi - 1.412.550.624 5.535.297.082 7.092.142.987 5.535.297.082 7.092.142.987 - 2.969.396.529 441 Vốn đầu tư XDCB - 62.108.374.694 34.641.538.000 71.578.460.240 34.641.538.000 71.578.460.240 - 99.045.296.934 461 Kinh phí sự nghiệp - 456.430.075 1.005.756.929 1.083.576.144 1.005.756.929 1.083.576.144 - 534.249.290 466 Nguồn KP đã HT TSCĐ - 49.956.743 18.113.821 - 18.113.821 - - 31.842.922 511 Doanh thu bán hàng - - 533.599.701.150 533.599.701.150 533.599.701.150 533.599.701.150 - - 515 Doanh thu hoạt động TC - - 4.319.912.250 4.319.912.250 4.319.912.250 4.319.912.250 - - Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 51
  52. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Mã Dƣ đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Dƣ cuối kỳ Tên TK TK NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ 621 Chi phí nguyên vật liệu - - 399.189.347.243 399.189.347.243 399.189.347.243 399.189.347.243 - - 622 Chi phí nhân công trực tiếp - - 28.561.106.582 28.561.106.582 28.561.106.582 28.561.106.582 - - 627 Chi phí sản xuất chung - - 43.064.489.137 43.064.489.137 43.064.489.137 43.064.489.137 - - 632 Giá vốn hàng bán - - 473.462.985.331 473.462.985.331 473.462.985.331 473.462.985.331 - - 635 Chi phí tài chính - - 8.285.826.120 8.285.826.120 8.285.826.120 8.285.826.120 - - 641 Chi phí bán hàng - - 13.781.542.381 13.781.542.381 13.781.542.381 13.781.542.381 - - 642 Chi phí quản lý - - 29.126.180.138 29.126.180.138 29.126.180.138 29.126.180.138 - - 711 Thu nhập khác - - 1.150.008.330 1.150.008.330 1.150.008.330 1.150.008.330 - - 811 Chi phí khác - - 339.990.297 339.990.297 339.990.297 339.990.297 - - 821 Thuế thu nhập DN - - 3.940.467.290 3.940.467.290 3.940.467.290 3.940.467.290 - - 911 Xác định kết quả - - 539.069.621.730 539.069.621.730 539.069.621.730 539.069.621.730 - - Tổng cộng: 545.795.653.481 545.795.653.481 5.555.132.508.307 5.555.132.508.307 5.555.132.508.307 5.555.132.508.307 641.836.997.212 641.836.997.212 Ngày 30 tháng 01 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Nguồn: Trích sổ kế toán năm 2008 của công ty Hồng Hà) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 52
  53. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Bước 5: Lập BCĐKT Việc lập BCĐKT được dựa trên cơ sở BCĐKT năm 2007, bảng cân đối số phát sinh năm 2008 và bảng tổng hợp chi tiết. Các chỉ tiêu trên BCĐKT được xác định như sau: - Cột số “Đầu kỳ” căn cứ vào số liệu của cột số “Cuối kỳ” trên BCĐKT năm 2007. - Cột số “Cuối kỳ” được lập bằng cách lấy số dư cuối kỳ bên Nợ hoặc bên Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết của các tài khoản có liên quan. Lập các chỉ tiêu: Phần: TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150. Số tiền là 500.760.942.301 đồng I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) Mã số 110 = Mã số 111 (Tiền) với số tiền là 19.430.675.966 đồng Trong đó: Tiền (Mã số 111) - Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng” trên bảng cân đối số phát sinh với tổng số tiền là 19.430.675.966 đồng. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Công ty không có phát sinh mục này III. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130) Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 135 + Mã số 139. Số tiền là 217.049.217.966 đồng. Trong đó: Phải thu khách hàng (Mã 131) - số liệu được lấy từ số dư Nợ TK 131 trên bảng tổng hợp chi tiết. Số tiền là 137.069.293.520 đồng. Trả trước cho người bán (Mã 132) - số liệu được lấy từ số dư Nợ TK 331 trên bảng tổng hợp chi tiết. Số tiền là 72.868.450.085 đồng. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 53
  54. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Các khoản phải thu khác (Mã 135) - số liệu được lấy từ số dư Nợ TK 338 trên bảng tổng hợp chi tiết. Số tiền là 7.482.518.717 đồng. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (Mã 139) - số liệu được lấy từ số dư Có TK 139 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 371.044.356 đồng. IV. Hàng tồn kho (Mã số 140) Mã số 140 = Mã số 141. Số tiền là 253.486.824.545 đồng. Trong đó: Hàng hoá tồn kho (Mã 141) - số liệu được lấy từ số dư Nợ của các tài khoản 152, 153, 154 trên bảng cân đối số phát sinh với tổng số tiền là 253.486.824.545 đồng. V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 Trong đó: Thuế GTGT được khấu trừ (Mã 152) - số liệu được lấy từ số dư Nợ TK 133 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 1.973.881.080 đồng. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước (Mã 154) - số liệu được lấy từ số dư Nợ TK 333 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 2.557.690.000 đồng. Tài sản ngắn hạn khác (Mã 158) - số liệu được lấy từ số dư Nợ TK 141 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền 6.262.652.744 đồng. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ SỐ 200) Mã số 200 = Mã số 220 + Mã số 250 + Mã số 260. Số tiền là 268.095.990.500 đồng. I. Các khoản phải thu dài hạn (Mã 210) Trong năm công ty không phát sinh mục này. II. Tài sản cố định (Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 227 + Mã số 230. Số tiền là 251.631.279.905 đồng. Trong đó: Tài sản cố định hữu hình Mã 221 = Mã 222 + Mã 223. Số tiền là 250.254.555.201 đồng. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 54
  55. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng + Nguyên giá (Mã số 222) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 211 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 313.452.516.330 đồng. + Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2141. Số tiền là 63.197.961129 đồng. Tài sản cố định vô hình Mã 227=Mã 228+Mã 229. Số tiền 778.404.932 đồng. + Nguyên giá (Mã số 228) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 213 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 1.993.616.653 đồng. + Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã 229) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2143 trên sổ chi tiết TK 2143, số tiền: 1.215.211.721 đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230) - số liệu được lấy từ số dư Nợ của TK 241 trên bảng cân đối số phát sinh, số tiền: 598.319.772 đồng. III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240) Công ty không phát sinh chỉ tiêu này. IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 259 (đầu tư dài hạn khác) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư dài hạn khác” là số dư Nợ TK 228 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 15.682.900.000 đồng. V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260) Mã số 260 = Mã số 261 (Chi phí trả trước dài hạn) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” được căn cứ vào số dư Nợ TK 242 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền: 781.810.595 đồng. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270) Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 = 768.856.932.801 đồng. Phần: NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (MÃ SỐ 300) Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330. Số tiền: 427.898.509.994 đồng. I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 55
  56. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 319 + Mã số 320. Số tiền: 426.792.630.869 đồng. Trong đó: Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 311 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 110.594.761.035 đồng. Phải trả cho người bán (Mã số 312) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả cho người bán” là tổng số dư Có của TK 331 trên bảng tổng hợp chi tiết, số tiền là 45.415.077.299 đồng. Người mua trả tiền trước (Mã số 313) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 131 trên bảng tổng hợp chi tiết, số tiền: 223.674.183.800 đồng. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 333 trên BCĐSPS, số tiền: 4.843.592.863 đồng. Phải trả người lao động (Mã số 315) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 334 trên BCĐSPS với số tiền: 98.818.406 đồng. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 338 trên bảng tổng hợp chi tiết với số tiền là 34.131.065.288 đồng. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 352 trên BCĐSPS, số tiền: 8.035.132.178 đồng. II. Nợ dài hạn (Mã số 330) Mã số 330 = Mã số 336 (Dự phòng trợ cấp mất việc làm) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” là số dư Có của Tài khoản 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 1.105.879.125 đồng. B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400) Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430 Sổ tiền là 340.958.422.807 đồng. I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số419 + Mã số 421. Số tiền là 338.196.536.451 đồng. Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 56
  57. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Trong đó: Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” là số dư Có của TK 411 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 230.793.744.375 đồng. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ đầu tư phát triển” là số dư Có của TK 414 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 1.767.075.848 đồng. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 415 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền: 6.350.216.712 đồng. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 418 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 240.202.582 đồng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 441 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 99.045.296.934 đồng. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430) Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433 Số tiền là 2.761.886.356 đồng. Trong đó: Quỹ khen thưởng phúc lợi (Mã số 431) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên bảng cân đối số phát sinh với số tiền là 2.969.396.529 đồng. Nguồn kinh phí (Mã số 432) - số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa số dư Có của Tài khoản 461 với số dư Nợ tài khoản 161 trên bảng cân đối số phát sinh. Trường hợp này số dư Nợ TK 161 lớn hơn số dư Có TK 461 nên chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Số tiền là 239.353.095 đồng Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Mã số 433) - sổ liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 466 trên bảng cân đối số phát sinh. Số tiền là 31.842.922 đồng. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440) Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 = 768.856.932.801 đồng Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 57
  58. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng Biểu 2.12 Đơn vị: CÔNG TY HỒNG HÀ Mẫu số B01 - DN Địa chỉ: Xã Lê Thiện - An Dương - Hải Phòng Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị tính: Đồng MÃ Thuyết TT CHỈ TIÊU SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU KỲ SỐ minh TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) 100 500.760.942.301 460.795.177.370 I Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 19.430.675.966 16.389.906.084 1. Tiền 111 V.01 19.430.675.966 16.389.906.084 2. Các khoản tương đương tiền 112 - - II Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 V.02 - - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 - - III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 217.049.217.966 221.113.265.328 1. Phải thu khách hàng 131 137.069.293.520 162.252.122.842 2. Trả trước cho người bán 132 72.868.450.085 46.714.234.658 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐ x.dựng 134 - - 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 7.482.518.717 12.446.150.500 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (371.044.356) (299.242.672) IV Hàng tồn kho 140 253.486.824.545 214.773.764.830 1. Hàng hoá tồn kho 141 V.04 253.486.824.545 214.773.764.830 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 - - V Tài sản ngắn hạn khác 150 10.794.223.824 8.518.241.128 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1.973.881.080 - 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 2.557.690.000 4.714.643.712 Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 58
  59. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 6.262.652.744 3.803.597.416 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200 268.095.990.500 253.082.657.729 I Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 - - 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 V.06 - - 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 - - 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 - - II Tài sản cố định 220 251.631.279.905 239.302.437.729 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 250.254.555.201 220.434.282.768 - Nguyên giá 222 313.452.516.330 271.763.645.155 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (63.197.961.129) (51.329.362.387) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - - - Nguyên giá 225 - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 - - 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 778.404.932 27.897.059 - Nguyên giá 228 1.993.616.653 1.173.911.072 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (1.215.211.721) (1.146.014.013) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 598.319.772 18.840.257.902 III Bất động sản đầu tƣ 240 V.12 - - - Nguyên giá 241 - - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 241 - - IV Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 15.682.900.000 13.460.220.000 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết 252 - - 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 15.682.900.000 13.460.220.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 - - Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 59
  60. Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc Phòng V Tài sản dài hạn khác 260 781.810.595 320.000.000 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 781.810.595 320.000.000 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 768.856.932.801 713.877.835.099 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 427.898.509.994 450.435.146.411 I Nợ ngắn hạn 310 426.792.630.869 449.786.723.686 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 110.594.761.035 143.689.378.732 2. Phải trả người bán 312 45.415.077.299 59.230.488.573 3. Người mua trả tiền trước 313 223.674.183.800 231.499.906.094 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 4.843.592.863 5.307.616.835 5. Phải trả công nhân viên 315 98.818.406 1.675.299.418 6. Chi phí phải trả 316 V.17 - - 7. Phải trả nội bộ 317 - - 8. Phải trả theo tiến độ HĐ xây dựng 318 - - 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 34.131.065.288 7.602.229.553 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 8.035.132.178 781.804.481 II Nợ dài hạn 330 1.105.879.125 648.422.725 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 - - 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 - - 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 1.105.879.125 648.422.725 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 340.958.422.807 263.442.688.688 I Vốn chủ sở hữu 410 V.22 338.196.536.451 261.950.181.321 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 230.793.744.375 192.513.205.168 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - Sinh viên: Văn Hồng Ngọc – QT 902K 60