Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ - Phạm Thị Lan Anh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ - Phạm Thị Lan Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_nguyen_lieu_va.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ - Phạm Thị Lan Anh
- Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Kế toán luôn gắn liền với nền sản xuất xã hội, nó là một công cụ không thể thiếu được trong công việc điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ (CCDC) thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó việc hạch toán nguyên vật liệu luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đúng sẽ giúp cho doanh nghiệp cung cấp vật liệu, công cụ dụng cụ một cách kịp thời, đầy đủ, đồng thời kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ tiêu hao vật liệu, đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tiết kiệm có hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Với kiến thức được trang bị trong thời gian học tập tại trường cùng với sự nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ" để viết khoá luận tốt nghiệp. Nội dung chính của bài khoá luận được trình bày gồm ba phần: - Chương I: Một số lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. - Chương II: Thực tế tổ chức công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng- Xí nghiệp xây dựng số 4. - Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty. Do thời gian có hạn và còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài khoá luận của em còn những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức. Em mong được sự góp ý của thầy cô và các anh chi kế toán ở Công ty cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng - Xí nghiệp xây dựng số 4 để khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp! Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 1
- Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Những vấn đề chung về nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp: 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ. 1.1.1.1. Khái niệm: Theo chuẩn mực kế toán số 02 thì hàng tồn kho là những tài sản: - Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ Nguyên vật liệu là: một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản xuất sản phẩm. Công cụ dụng cụ là: một bộ phận của hàng tồn kho, là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với Tài sản cố định. Vì vậy công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. 1.1.1.2. Đặc điểm: Đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu: Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 2
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyên vật liệu là đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mang những đặc điểm sau: - Tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu, vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ, một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về nguyên liệu chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và đúng kế hoạch nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của công cụ dụng cụ: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ. - Khi tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị bị hao mòn dần được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Công cụ dụng cụ thường có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn được quản lý và hạch toán như tài sản lưu động. 1.1.2. Vị trí, vai trò của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ trong sản xuất kinh doanh: Nguyên liệu vật liệu - Công cụ dụng cụ chiếm vị trí hết sức quan trọng bởi nó là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là đối tượng không thể thiếu, nó giữ vay trò quyết định trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất sản phẩm và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của giá thành. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 3
- Khoá luận tốt nghiệp Do vậy tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong các doanh nghiệp nói chung. 1.1.3. Yêu cầu của công tác quản lý NVL - CCDC trong doanh nghiệp. Bất cứ một nền kinh tế nào cũng chịu sự tác động của hai quy luật: Quy luật khan hiếm tài nguyên và quy luật nhu cầu không ngừng tăng lên, từ hai quy luật đó dẫn đến sự tồn tại của quy luật sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong nền kinh tế sx sản xuất hàng hoá việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu là một yêu cầu tối ưu hoá quá trình sử dụng nguyên vật liệu nhằm đạt được những hiệu quả kinh tế cao nhất. Thực chất của nó là sử dụng đúng công dụng, mục đích, đảm bảo đúng định mức tiêu hao vật liệu cho từng chi tiết, sản phẩm tránh mất mát, hao hụt, giảm tới mức thấp nhất phế liệu, phế phẩm đồng thời tổ chức công tác tận thu phế liệu. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt từ khâu thu mua, bảo quản sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Ở khâu thu mua: Quá trình thu mua phải đáp ứng đủ số lượng, đúng chủng loại phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, giảm thiểu hao hụt và tìm nguồn thu mua phù hợp. Đồng thời phải quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí vật liệu một cách tối đa. Ở khâu bảo quản: Doanh nghiệp cần phải xác định mức dự trữ tối đa, dự trữ tối thiểu để cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị ngưng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. Ở khâu sử dụng: Doanh nghiệp cần phải sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đúng mục đích, thông dụng, tiết kiệm, hạ thấp mức tiêu hao, không ngừng tìm kiếm vật liệu mới thay thế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất vì những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép ta luôn có những vật liệu mới thay thế, có tính năng ưu việt hơn so với những vật liệu cũ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 4
- Khoá luận tốt nghiệp kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập và tích luỹ cho doanh nghiệp. Vì vậy, tình hình xuất dùng và sử dụng NVL - CCDC trong sản xuất kinh doanh cần phải được phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời. 1.1.4. Nhiệm vụ, thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ kế toán liên quan. 1.1.4.1. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Để phát huy vai trò, chức năng của kế toán trong công tác quản lý, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau: - Phản ánh chính xác kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian cung cấp. - Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật tư, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật tư sai mục đích, lãng phí. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật tư, phát hiện kịp thời các loại ứ đọng kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng hạn chế các thiệt hại - Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật liệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua dự trữ sử dụng vật liệu. 1.1.4.2. Thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ kế toán liên quan: - Thủ tục nhập kho: Căn cứ vào giấy báo nhận hàng, nếu xét thấy cần thiết khi hàng về đến nơi, có thể lập ban kiểm nhận vật tư thu mua cả về số lượng, chất lượng, quy cách. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 5
- Khoá luận tốt nghiệp Ban kiểm nhận căn cứ vào kết quả thực tế ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư. Sau đó, bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho vật tư trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận rồi giao cho thủ kho. Thủ kho sẽ ghi số vật liệu thực nhập vào phiếu nhập và thẻ kho rồi chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ. Trường hợp phát hiện thiếu, thừa, sai quy cách phẩm chất, thủ kho phải báo cáo cho cán bộ cung ứng biết và từng người giao lập biên bản. - Thủ tục xuất kho: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các bộ phận sản xuất viết phiếu xin lãnh vật tư. Căn cứ vào phiếu xin lãnh vật tư kế toán viết phiếu xuất kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ tục xuất vật tư và ghi vào phiếu xuất, số thực xuất ghi vào thẻ kho. Sau khi ghi xong vào thẻ kho, thủ kho chuyển chứng từ cho phòng kế toán để ghi sổ. - Các chứng từ kế toán có liên quan: Chứng từ kế toán sử dụng được quy định theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các quyết định khác có liên quan bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 08 - VT) - Hoá đơn bán hàng - Hoá đơn GTGT Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, kế toán có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: - Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu số 04 - VT) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu số 05 - VT) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 6
- Khoá luận tốt nghiệp - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07 - VT) 1.1.5. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: 1.1.5.1. Phân loại nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ: o Phân loại nguyên liệu, vật liệu. Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có công dụng khác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi loại có vai trò, công dụng, tính chất lý, hoá học khác nhau đối với quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Do vậy để thống nhất trong công tác quản lý nguyên vật liệu, kế toán tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức sau: Căn cứ vào vai trò, công dụng của nguyên vật liệu: nguyên vật liệu được chia thành: - Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng cấu thành nên thực thể sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chính không giống nhau. - Nguyên liệu, vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ có thể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công cụ, dụng cụ hoạt độngk bình thường. - Nhiên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệy lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Phụ tùng thay thế: là những loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn. - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản:gồm những loại vật liêuj, thiết bị, công cụ, vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản. Cách phân loại này là cơ sở để xác định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Căn cứ vào mục đích sử dụng: nguyên vật liệu được chia thành: + Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 7
- Khoá luận tốt nghiệp - Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận giao bán hang, bộ phận quản lý doanh nghiệp. + Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: - Nhượng bán - Đem góp vốn liên doanh - Đem biếu tặng Căn cứ vào nguồn hình thành: nguyên vật liệu đuợc chia thành: - Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh, nhận biếu tặng. - Nguyên vật liệu tự chế: do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho. o Phân loại công cụ dụng cụ: Đối với công cụ dụng cụ được chia thành 3 loại sau: - Công cụ dụng cụ - Bao bì, luân chuyển - Đồ dùng cho thuê Theo quy định hiện hành những tư liệu lao động sau không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là công cụ dụng cụ: - Các loại bao bì dùng để đựng vật liệu hàng hoá trong quá trình thu mua và bảo quản tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. - Những dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành , sứ - Quần áo giày dép chuyên dụng để làm việc - Các lán trại tạm thời, giàn giáo dụng cụ trong ngành xây dựng cơ bản - Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 8
- Khoá luận tốt nghiệp 1.1.5.2. Đánh giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: o Các nguyên tắc chi phối đến đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là dùng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Có 3 nguyên tắc chi phối đến việc đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : - Nguyên tắc giá gốc ( còn gọi là giá phí, giá thành, giá lịch sử) : Tất cả các loại tài sản và hàng tồn kho ở doanh nghiệp được phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo tài chính được ghi chép theo giá gốc. Giá gốc bao gồm tất cả các chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản và sẵn sàng đưa vào sử dụng. - Nguyên tắc nhất quán : Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp kế toán thống nhất trong suốt niên độ kế toán. - Nguyên tắc thận trọng : Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ánh đúng giá trị tài sản, các nghiệp vụ làm tăng doanh thu và tăng vốn chỉ được ghi khi có chứng cứ chắc chắn ( có chứng từ), chi phí và các khoản làm giảm doanh thu, vốn chủ sở hữu phải được ghi chép ngay dù chưa có chứng từ chắc chắn. Trên bảng cân đối kế toán, hàng tồn kho phải được phản ánh theo giá trị có thể thực hiện được của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giảm do vật liệu, công cụ bị hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất thì đơn vị phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. o Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá vốn thực tế. Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho : Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho được xác định như sau: Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 9
- Khoá luận tốt nghiệp * Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài: Giá gốc Giá Các loại Chi phí có NL, VL và mua thuế liên quan Các khoản chiết khấu thương mại CCDC = ghi trên + không + trực tiếp đến - và giảm giá hàng mua do hàng mua mua ngoài hoá được việc mua không đúng qui cách, phẩm chất nhập kho đơn hoàn loại hàng Trong đó: - Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho bãi, tiền phạt, chi phí mở L/C và các chi phí dịch vụ ngân hàng cho các thương vụ mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ các nguồn nhập khẩu hay trong nước. - Giá mua được xác định theo 2 trường hợp: Đối với cơ sở SXKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá NVL, CCDC mua vào là giá mua thực tế không bao gồm thuế GTGT đầu vào. Đối với cơ sở SXKD không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở SXKD không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trị vật liệu mua vào là tổng giá thanh toán phải trả cho người bán( bao gồm thuế GTGT đầu vào). * Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do doanh nghiệp tự gia công chế biến: Giá thực tế NVL nhập Giá trị NVL xuất kho Chi phí tự gia = + kho tự gia công chế biến công chế biến * Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công, chế biến: Giá gốc NVL, Giá gốc NL, VL và CCDC nhập Tiền thuê = CCDC xuất + + Chi phí vận chuyển bốc dỡ kho thuê ngoài gia công chế biến kho Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 10
- Khoá luận tốt nghiệp * Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhận từ vốn góp liên doanh: Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho là giá do Hội đồng định giá đánh giá lại và được chấp nhận. * Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được biếu tặng: Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho là giá thực tế được xác định theo thời giá trên thị trường. Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: Tuỳ theo hoạt động của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của nhà quản lý cán bộ kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: * Phƣơng pháp giá bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ được tính theo công thức: Số lượng NVL, Giá thực tế NVL, CCDC xuất dùng = CCDC xuất x Giá đơn vị bình quân dùng Trong đó giá đơn vị bình quân có thể được tính theo một trong hai cách sau: Cách 1: Giá thực tế NVL, CCDC tồn + nhập kho trong kỳ Giá đơn vị bình = quân cả kỳ dự trữ Số lượng thực tế NVL, CCDC tồn + nhập kho trong kỳ Cách 2: Giá đơn vị bình Giá thực tế NVL, CCDC trước + sau từng đợt nhập quân sau mỗi lần = nhập Số lượng thực tế NVL, CCDC trước + sau từng đợt nhập Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm. Nhược điểm: theo phương pháp này chỉ đến cuối kỳ mới xác định được đơn giá bình quân gia quyền vì vậy ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán. Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có tính ổn định về giá cả vật tư, hàng hóa khi nhập kho. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 11
- Khoá luận tốt nghiệp * Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO): Theo phương pháp này thì số hàng nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của hàng mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế hàng xuất do vậy giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng. Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều, phương pháp này cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời. Nhược điểm: Phương pháp này làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những chi phí hiện tại, vì doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của vật tư, hàng hoá đã được mua từ cách đó rất lâu. * Phƣơng pháp nhập sau xuất trƣớc(LIFO) Phương pháp này, số hàng nào nhập sau thì xuất trước và trị giá hàng xuất kho tính theo giá thực tế của những lô hàng mới nhập hiện có trong kho. Trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng hàng tồn kho và đơn giá của những lô hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp đơn giá thực tế vật liệu nhập kho trong từng lần tăng dần, đảm bảo thu hồi vốn nhanh và tồn kho ít. Nhược điểm: Chất lượng của công tác tính giá phụ thuộc và sự ổn định của giá cả vật liệu. Trong trường hợp giá cả của vật liệu biến động mạnh vì việc xuất theo phương pháp này sẽ mất tính chính xác và sẽ gây bất hợp lý. * Phƣơng pháp thực tế đích danh. Giá trị thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho tính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập. Áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có giá trị lớn và có thể nhận diện được. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 12
- Khoá luận tốt nghiệp Ưu điểm: công tác tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá vật liệu, dụng cụ xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL- CCDC. - Đây là phương pháp có thể coi là lý tưởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán. Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Nhược điểm: áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ có thể áp dụng được khi hàng tồn kho có thể phân biệt, chia tách ra thành từng loại, từng thứ riêng lẻ. o Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng theo giá hạch toán: Giá hạch toán là giá quy định thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và được sử dụng ổn định trong một thời gian dài, giá hạch toán của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có thể là giá mua thực tế, giá kế hoạch, giá bán buôn, Giá hạch toán được sử dụng để hạch toán chi tiết hang ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, làm giảm nhẹ công tác tính toán và tăng cường công tác kiểm tra của kế toán trong khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản khi sử dụng giá hạch toán để hạch toán chi tiết hang ngày thì cuối kỳ phải tính chuyển giá hạch toán thành giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế thông qua hệ số giá: Giá thực tế NVL, CCDC Giá thực tế NVL, CCDC nhập kho + Hệ số chênh lệch tồn kho đầu kỳ trong kỳ = giá Giá hạch toán NVL, Giá hạch toán NVL, CCDC nhập kho + CCDC tồn kho đầu kỳ trong kỳ Giá hạch toán NVL, Giá thực tế NVL, CCDC xuất kho = x Hệ số chênh lệch giá CCDC xuất kho Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 13
- Khoá luận tốt nghiệp Hệ số giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có thể tính theo từng nhóm hay từng thứ vật liệu và việc áp dụng phương pháp tính toán cần phải nhất quán trong các niên độ kế toán. - Ưu điểm: phản ánh kịp thời biến động của giá trị các loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm nhẹ công tác tính toán đặc biệt đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu. - Nhược điểm: việc sử dụng giá hạch toán để phản ánh vật liệu chỉ được dùng trong hạch toán chi tiết vật liệu và chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hạch toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp: 1.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn vận dụng một trong các phương pháp sau: 1. Phƣơng pháp thẻ song song: Nội dung của phương pháp ghi thẻ song song: - Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về mặt số lượng. Thẻ kho do phòng kế toán lập và lập cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Sau ghi đã ghi đầy đủ các yếu tố của phần: tên, nhãn hiệu, quy cách, danh điểm, định mức dự trữ kế toán giao cho thủ kho. Thẻ kho phải được sắp xếp theo từng loại, từng nhóm và từng thứ tự để tiện cho việc quản lý. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của từng chứng từ rồi thực hiện việc nhập, xuất và ghi số thực nhập, thực xuất vào chứng từ. Cuối ngày phân loại chứng từ rồi tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho, lập phiếu giao nhận chứng từ và luân chuyển cho phòng kế toán. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 14
- Khoá luận tốt nghiệp - Tại phòng kế toán: Kế toán NVL- CCDC sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Sổ chi tiết được mở cho từng loại nguyên vật liệu. Khi nhận được các chứng từ nhập- xuất nguyên vật liệu do thủ kho gửi đến, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ sau đó kế toán phân loại chứng từ và ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu tính ra số tồn kho cuối ngày. Cuối tháng, kế toán và thủ kho tiến hành đối chiếu số liệu trên thẻ kho vơi8s sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Ngoài ra kế toán chi tiết còn phải lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn để đối chiếu với kế toán tổng hợp. - Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra, đối chiếu với số liệu và phát hiện sai sót. Đồng thời đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin kế toán. - Nhược điểm : Ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu, số lượng. Mặt khác, việc kiểm tra đối chiếu thường tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế chức năng của kế toán. - Phạm vi áp dụng: Đối với doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khối lượng nghiệp vụ xuất ít, không thường xuyên, trình độ kế toán hạn chế. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song Phiếu nhập Bảng tổng hợp Thẻ kho Sổ chi tiết nhập, xuất, tồn NVL, CCDC NVL, CCDC Phiếu xuất Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 15
- Khoá luận tốt nghiệp 2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: - Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho cho từng danh điểm vật tư và ghi theo chỉ tiêu số lượng tương tự như phương pháp ghi thẻ song song. - Tại phòng kế toán: kế toán NVL sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép phản ánh tổng hợp số NVL luân chuyển trong tháng và số tồn kho cuối tháng của chỉ tiêu số lượng và số tiền. Sổ đối chiếu luân chuyển được mở và được dùng cho cả năm, mỗi thứ NVL được ghi một dòng trong sổ và ghi một lần vào cuối tháng. Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lập bảng kê nhập vật liệu, bảng kê xuất vật liệu, và dựa vào bảng kê này để ghi theo số lượng và giá trị vào sổ đối chiếu luân chuyển. Dòng cộng cuối kỳ của sổ đối chiếu luân chuyển được đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu (Sổ Cái) -Ưu điểm: khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối kỳ. - Nhược điểm: phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán. - Phạm vi áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại NVL ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày; phương pháp này thường ít áp dụng trong thực tế. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 16
- Khoá luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Chứng từ Bảng kê nhập nhập NVL NVL Thẻ kho Sổ đối chiếu Kế toán tổng luân chuyển hợp NVL Chứng từ Bảng kê xuất xuất NVL NVL Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 3. Phương pháp sổ số dư: - Tại kho: Thủ kho vẫn mở thẻ kho để theo dõi tình hình biến động của từng danh điểm vật tư theo chỉ tiêu số lượng (tương tự như phương pháp ghi thẻ song song). Cuối tháng, thủ kho căn cứ vào số lượng tồn trên từng thẻ kho ghi vào sổ số dư cột số lượng, mỗi một danh điểm vật tư được ghi một dòng trên sổ số dư. Sau đó gửi sổ số dư về phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho vào thẻ kho, ký xác nhận vào thẻ kho, sau đó mang chứng từ nhập - xuất về phòng phân loại chứng từ để vào sổ giao nhận chứng từ nhập, sổ giao nhận chứng từ xuất. Cuối tháng căn cứ vào sổ giao nhận chứng từ nhập - xuất để vào bảng tổng hợp luỹ kế nhập - xuất - tồn kho. cột giá trị trên bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn kho trên sổ số dư cho từng nhóm từng kho vật liệu tương ứng. - Ưu điểm: tránh được việc ghi chép trùng lặp về chỉ tiêu số lượng và dãn đều công việc ghi sổ trong kỳ, nên không bị dồn vào cuối kỳ. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 17
- Khoá luận tốt nghiệp - Nhược điểm: việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán phức tạp hơn. Ngoài ra, kế toán muốn biết được lượng tồn của từng danh điểm vật tư ở từng thời điểm khác nhau bắt buộc phải xuống kho xem thẻ kho mới xác định được. - Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL và đồng thời số lượng chứng từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp sổ số dư. Chứng từ Phiếu giao nhận chứng từ nhập VL nhập VL Bảng luỹ kế Bảng tổng Thẻ kho Sổ số dư N-X-T kho hợp N-X-T VL kho VL Phiếu giao Kế toán tổng Chứng nhận chứng từ hợp từ xuất xuất VL VL Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp: 1.2.2.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng kê khai thƣờng xuyên o Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên: Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 18
- Khoá luận tốt nghiệp - Định nghĩa: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh, ghi chép thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình Nhập- Xuất- Tồn kho các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp dựa trên các chứng từ nhập, xuất. Theo phương pháp này, các tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của các loại hàng tồn kho. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào. - Ưu điểm: theo dõi được thường xuyên, liên tục tình hình Nhập- Xuất- Tồn theo các chứng từ nên việc xác định giá vốn của nguyên vật liệu được chính xác. - Nhược điểm: đối với nguyên vật liệu cồng kềnh, điều kiện cân, đo, đong , đếm không được chính xác thì giá trị sản xuất theo chứng từ kế toán nhiều khi xa rời với giá vốn thực tế làm cho công việc kế toán vốn nhiều công sức, phức tạp, phải điều chỉnh giữa số liệu kiểm kê và số liệu tính toán. o Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên: Tài khoản sử dụng: * Tài khoản 152: Nguyên liệu - vật liệu - Tài khoản này được dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại nhóm, tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán. - Kết cấu của tài khoản 152: + Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá trị thực tế của nguyên vật liệu trong kỳ (mua ngoài, nguyên vật liệu tự gia công chế biến, nhận vốn góp, phát hiện thừa, đánh giá tăng ) + Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong kỳ theo giá thực tế (xuất dùng, xuất bản, đánh giá giảm phát hiện thiếu, ) + Dư Nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 19
- Khoá luận tốt nghiệp * Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ - Giống như TK 152, TK 153 cũng được theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của các loại công cụ dụng cụ. - Kết cấu TK 153: + Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá trị thực tế của công cụ dụng cụ trong kỳ (mua ngoài, phát hiện thừa ) + Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị thực tế của công cụ dụng cụ trong kỳ (xuất dùng, xuất bán, phát hiện thiếu ) + Dư Nợ: Giá thực tế công cụ dụng cụ tồn kho * Tài khoản 151: Hàng mua đang đi đường - Tài khoản này dùng theo dõi các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số gửi kho người bán) - Kết cấu TK 151: + Bên Nợ: phản ánh giá trị hàng đi đường tăng + Bên Có: phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng. + Dư Có: Giá trị hàng đi đường (đầu và cuối kỳ) Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 133, 111, 112, 331, Quy trình hạch toán: Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 20
- Khoá luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 331,111, 112,141,311, TK152,153 TK 621 Xuất để chế tạo sản phẩm Tăng do mua ngoài TK 627,641,642 TK 1331 Thuế VAT được Xuất phục vụ cho sản xuất khấu trừ bán hàng, quản lý TK151 TK 128,222 Hàng đi đường kỳ trước về Xuất góp vốn liên doanh nhập kho TK411 TK 154 Nhận cấp phát Xuất vật liệu gia công vốn góp liên doanh chế biến TK 632,3881 TK 1381,632 Thừa phát hiện khi kiểm kê Thiếu phát hiện khi kiểm kê TK 128,222 TK 412 Nhận lại vốn góp liên doanh Đánh giá giảm Đánh giá tăng TK 711 TK 111, 112, 331 Được biếu tặng, viện trợ Giảm giá, trả lại VL cho người bán Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 21
- Khoá luận tốt nghiệp 1.2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. o Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ: - Định nghĩa: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp. Từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho trong kỳ theo công thức Số lượng hàng Số lượng hàng Số lượng hàng Số lượng hàng = + - xuất tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hoá nhập kho, xuất kho không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà được theo dõi trên một tài khoản riêng là Tài khoản 611 “mua hàng’. Công tác kiểm kê vật tư, hàng hoá sẽ được tiến hành vào cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị hàng tồn kho thực tế làm căn cứ ghi sổ kế toán của các tài khoản hàng tồn kho, đồng thời căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho để xác đinhkj giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho trong kỳ làm căn cứ để ghi sổ kế toán Tài khoản 611 - Ưu điểm: việc ghi chép đơn giản, gọn nhẹ do không phải đối chiếu giữa số liệu kế toán và số lượng kiểm kê mà số liệu kế toán luôn khớp với thực tế. - Nhược điểm: trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuất dùng( hoặc xuất bán) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 22
- Khoá luận tốt nghiệp o Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Tài khoản sử dụng: * Tài khoản 611: Mua hàng + Bên Nợ: phản ánh giá thựctế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Bên Có: phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng, thiếu hụt và tồn kho cuối kỳ. Tài khoản 611(1) cuối kỳ không có số dư và thường được mở chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ * Tài khoản 151: Hàng mua đang đi đường + Bên Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ + Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ + Dư Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường * Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu: + Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (kết chuyển từ TK 611 sang) + Bên Có: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (kết chuyển từ TK 611 sang) + Dư Nợ: Giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ * Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ + Bên Nợ: Giá thực tế công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ + Bên Có: Kết chuyển giá thực tế công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ + Dư Nợ: Giá thực tế công cụ dụng cụ tồn kho Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như TK 133,331,111,112, Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 23
- Khoá luận tốt nghiệp Quy trình hạch toán: Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụtheo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK 151,152,153 TK 611 TK 151,152,153 K/c NVL đ i đường và tồn kho K/c NVL đi đường và tồn kho đầu kỳ cuối kỳ TK 111, 112, 331, TK 111, 112, 331, Gtt NVL tăng trong kỳ Trả NVL cho người bán hoặc CKTM TK 133 TK 133 TK 621, 627, 641, 642 Giá trị NVL đã sử dụng trong kỳ 1.2.3. Hình thức tổ chức sổ kế toán: Theo QĐ số 15/2006/ QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/ 2006, các Doanh nghiệp sử dụng một trong năm hình thức kế toán sau: 1. Hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cái; - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 24
- Khoá luận tốt nghiệp 2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 25
- Khoá luận tốt nghiệp 4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Chứng từ - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ Cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 26
- Khoá luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Chøng tõ kÕ to¸n vµ c¸c b¶ng ph©n bæ B¶ng NhËt ký Sæ, thÎ kÕ to¸n chi kª chøng tõ tiÕt Sổ cái B¶ng tæng hîp chi tiÕt B¸o c¸o tµI chÝnh Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi hàng tháng : Đối chiếu, kiểm tra. 5. Hình thức kế toán trên máy vi tính. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định . Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 27
- Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƢ HẢI PHÒNG – XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 4. 2.1. Đặc điểm chung ở công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đầu tƣ Hải Phòng. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. - Tên công ty: Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng- XN Xây dựng số 4 Haiphong Construction and Development Investment joint stock corporation (CDI). - Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần: - Ngành nghề kinh doanh :- Nhận thầu Xây dựng - kinh doanh xây dựng - Trụ sở chính: Số 5- đường Lạch Tray – Ngô Quyền- Hải Phòng. Diện thoại: (84 -31) 3947030- 3832156 /Fax: (84- 31) 3846963 - Email: CDI -5Lachtray@hn.vnn.vn - Số tài khoản: 321.10.00.000294 tại Ngân Hàng đầu tư và PT Hải Phòng - Mã số thuế: 02001553397. Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư Hải phòng (gọi tắt là CDI) trước đây là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1992. Nay chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Quyết định số 408/QĐ- UB ngày 10/ 03/ 2005 của UBND thành phố Hải Phòng và hoạt động theo đăng ký kinh doanh số 0203001346 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp ngày 01/ 04/ 2005. Công ty cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc UBND thành phố Hải Phòng. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 28
- Khoá luận tốt nghiệp Quá trình hoạt động vừa qua, công ty CDI đã tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của thành phố Hải Phòng thông qua hàng trăm công trình đã được xây dựng và hàng chục dự án đầu tư phát triển nhà ở và đô thị. Trong đó, có nhiều công trình phẩm đã được tặng thưởng Huy chương vàng chất lượng cao của ngành xây dựng Việt Nam. Với những đóng góp của mình, công ty CDI đã được chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam phong tặng Huân chương Lao động hạng III- năm 1996. Ngày nay với đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, công ty CDI luôn hướng tới nhu cầu thị trường với mục tiêu: Năng suất, chất lượng và hiệu 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm: Công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng cơ sở Trang trí nội thất công trình Dịch vụ tư vấn thiết kế Dịch vụ mua bán nhà ở 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn, thành tích đạt đƣợc phƣơng hƣớng phát triển. 2.1.3.1. Những thuận lợi của công ty Công ty CP Xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng là một nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp và là nhà thầu đầu tư có uy tín trên thị trường Hải Phòng cũng như trên cả nước với đội ngũ cán bộ công nhân viên, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp, năng động có tinh thần và ý thức trách nhiệm trong công việc. Là một doanh nghiệp được ra đời từ sớm, tạo được uy tín nhờ chất lượng công trình cũng như chất lượng dịch vụ nên công ty sớm khẳng dịnh được thương hiệu của mình và không ngừng mở rộng thị trường sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ bởi các sản phẩm chất lượng cao. Luôn nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của thành phố, cơ quan khác đã giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường và tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 29
- Khoá luận tốt nghiệp vụ của mình tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố và của đất nước. 2.1.3.2 Những khó khăn của công ty Khó khăn của công ty là thiếu vốn để đầu tư khi tham gia đấu thầu những công trình yêu cầu vốn lớn. Vấn đề này dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại cũng là vấn đề khó khăn trong việc ra quyết định áp dụng những trang thiết bị phù hợp với nhu cầu và nguồn vốn của công ty. 2.1.3.3. Những thành tích Công ty đã đạt được Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình trong đó có nhiều công trình sản phẩm đã được tặng thưởng huy chương vàng chất lượng cao của ngành xây dựng Việt Nam. Tiêu biểu như : Công trình XD trụ sở UBND thành phố Hải Phòng, công trình XD nhà điều hành công ty May Hai Hải Phòng, công trình xây dựng Showroom Toyota Hải Phòng, công trình Khu đô thị Cựu Viên, công trình Khu nhà ở Trần Nguyên Hãn Hải Phòng Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam phong tặng Huân chương lao động hạng III năm 1996, Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng năm 1995 công trình “Trụ sở Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh”, Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam năm 2000 Công trình “ Trụ sở Bảo hiểm xã hội Hải Phòng ”, Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam năm 2002 công trình Khu nhà ở Cát Bi Hải Phòng, Huy chương vàng hội chợ triển lãm bất động sản năm 2004 mẫu Chung cư cao tầng. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng-Xí nghiệp Xây dựng số 4 theo sơ đồ 2.1 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 30
- Khoá luận tốt nghiệp HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƢỞNG Phßng BQL Phßng Phßng Phßng hµnh c«ng kinh tæ KẾ chÝnh tr×nh tÕ - kt chøc TOÁN Xn xN x©y XN XN XÂY XN XÂY XN XÂY x©y dùng XÂY DỰNG DỰNG DỰNG dùng sè 2 DỰNG SỐ 4 SỐ 5 TRANG SÔ3 TRÍ NỘI sè 1 THẤT Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức công ty CP xây dựng & Phát triển đầu tư Hải Phòng - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 31
- Khoá luận tốt nghiệp - Tổng giám đốc ( Kiêm chủ tịch hội đồng quản trị) : Là người đại diện cho công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty, là người nắm quyền hành cao nhất trong công ty, có quyền ra quyết định về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phó Tổng giám đốc : Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về những công việc được giao nhiệm vụ, giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động hàng ngày. - Phòng hành chính : Trực tiếp quản lý tài sản của công ty, mua sắm trang thiết bị văn phòng, quản lý chi phí hành chính và con dấu của Công ty. - Ban quản lý công trình : Tổ chức quản lý dự án của Công ty, tham gia thẩm định kinh tế, kỹ thuật thanh quyết toán công trình do Công ty đầu tư. - Phòng kinh tế - kỹ thuật : Lập kế hoạch SXKD hàng năm, nghiên cứu thị trường, giải quyết thủ tục đầu tư, giao dịch hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế. Đảm nhận công tác sáng kiến kỹ thuật, cải tiến quản lý doanh nghiệp. - Phòng kế toán : Thực hiện công tác nghiệp vụ hạch toán kế toán tài chính của doanh nghiệp, tổ chức khai thác nguồn vốn, quản lý lưu trữ hồ sơ kế toán chứng từ sổ sách, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tài chính - kế toán, kiểm tra giám sát thực hiện chế độ, chính sách và các quy định của Nhà nước với các đơn vị thành viên. - Phòng tổ chức : Thực hiện công tác nghiệp vụ quản lý nhân sự, lao động. Tổ chức tuyển dụng lao động theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty và sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc. Tổ chức lực lượng bảo vệ công ty đảm bảo trật tự an ninh đối với tài sản của doanh nghiệp. 2.1.5. Đặc điểm Tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển đầu tƣ HP- Xí nghiệp Xây dựng Số 4. 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 32
- Khoá luận tốt nghiệp Công tác kế toán do phòng kế toán đảm nhận, các nhân viên trong phòng có trách nhiệm thực hiện công tác nghiệp vụ hạch toán kế toán tài chính, lập báo cáo kế toán phân tích thông tin đề xuất phương án. KÕ to¸n tr•ëng KÕ to¸n KÕ to¸n KÕ to¸n Thñ Tsc®, Tæng C«ng nî quü TiÒn hîp l•¬ng Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán công ty CP XD & Phát triển đầu tư Hải Phòng Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung bao gồm 1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Với mô hình quản lý tập trung này tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc Công ty với toàn bộ hoạt động SXKD của Công ty. *) Kế toán trưởng Là người phụ trách công tác kế toán cho công ty, tham mưu cho giám đốc đề xuất các biện pháp tài chính hiệu quả. Bên cạnh đó kế toán trưởng phải theo dõi các nghĩa vụ với nhà nước và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về số liệu kế toán của công ty. *) Kế toán công nợ Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 33
- Khoá luận tốt nghiệp Theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả và tình hình thanh toán khoản phải thu của người nhận thầu về khối lượng xây dựng đã hoàn thành, thanh toán các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp *) Kế toán TSCĐ và tiền lương Phụ trách công việc tính lương cho cán bộ công nhân vên trong công ty, trích các khoản theo quy định đối với từng các bộ công nhân viên. Theo dõi TSCĐ của công ty, trích khấu hao và xác định giá trị còn lại của từng tài sản. *) Kế toán tổng hợp Bao quát tất cả các số liệu về giá thành, tiền mặt, NVL, doanh thu để có thể cung cấp các số liệu cho kế toán trưởng chính xác và kịp thời. *) Thủ quỹ Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu chi, giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng và lập báo cáo quỹ tiền mặt theo quy định. 2.1.5.2 .Hình thức kế toán. Công ty hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Phiếu nhập, xuất. Bảng kê nhập, xuất vật tƣ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức NKCT Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 34
- Khoá luận tốt nghiệp Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi hàng tháng : Đối chiếu, kiểm tra. 2.2. Thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tƣ Hải Phòng- Xí nghiệp xây dựng số 4. 2.2.1. Khái quát chung về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng – Xí nghiệp xây dựng số 4 hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp công trình nên những vật liệu được sử dụng trong sản xuất có các đặc thù riêng. Để xây dựng các công trình lớn cần phải sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu, phong phú về chủng loại, đa dạng về chất lượng. Có các loại vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như : xi măng, xi măng trắng Hải Phòng, xi măng Hoàng Thạch, , thép bao gồm thép trong nước, thép nhập khẩu với thép tròn, thép tấm, thép gai các loại gạch Có những loại vật liệu là sản phẩm của ngành nông nghiệp như: gỗ, tre, nứa, để làm giàn giáo, cốt pha và các loại vật liệu khác. Khối lượng các loại vật liệu sử dụng rất khác nhau, có những loại vật liệu cần khối lượng lớn như: xi măng, cát, gạch, thép, có những loại sử dụng ít như: đinh, ốc, các loại công cụ dụng cụ trong xí nghiệp gồm: găng tay, máy hàn Hầu hết các loại vật liệu sử dụng đều trực tiếp cấu thành nên thực thể công trình. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí xây dựng. Qua đó thấy được vai trò quan trọng của nguyên vật liệu trong công nghiệp xây dựng. 2.2.1.1. Ph©n lo¹i nguyªn vËt liÖu, c«ng cô dông cô: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu của kế toán quản trị như sau: Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm như: Sắt, thép, Inox Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 35
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyên vật liệu phụ: là đối tượng lao động không cấu thành lên thực thể sản phẩm nhưng nó làm cho sản phảm bền đẹp hơn cả về chất lượng lẫn hình thức, phục vụ cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật như: dầu, mỡ, sơn Công cụ dụng cụ: là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy dịnh đối với TSCĐ như: mặt nạ hàn, các đà giáo, vác khuôn Nhiên liệu: đó là vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất như: Xăng, dầu, chất đốt, than, gas Phụ tùng thay thế: là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vật tải, Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm những vật liệu, thiết bị, công cụ, khí cụ, vật liệu kết cấu dùng cho công tác Xây dựng cơ bản. VËt liÖu kh¸c: Lµ nh÷ng vËt liÖu ch•a ®•îc xÕp vµo c¸c lo¹i kÓ trªn th•êng lµ vËt liÖu ®•îc lo¹i ra tõ qu¸ tr×nh s¶n xuÊt hoÆc phÕ liÖu thu håi tõ viÖc thanh lý TSC§. 2.2.1.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Nguyªn vËt liÖu tham gia vµo giai ®o¹n ®Çu qu¸ tr×nh s¶n xuÊt kinh doanh ®Ó h×nh thµnh nªn s¶n phÈm míi. Chóng rÊt ®a d¹ng, phong phó vÒ chñng lo¹i, phøc t¹p vÒ kü thuËt. Trong mçi qu¸ tr×nh s¶n xuÊt vËt liÖu kh«ng ngõng chuyÓn ho¸, biÕn ®æi vÒ mÆt gi¸ trÞ. -VÒ mÆt hiÖn vËt: Nã chØ tham gia vµo mét chu kú s¶n xuÊt vµ ®•îc tiªu dïng toµn bé kh«ng gi÷ nguyªn h×nh th¸i vËt chÊt ban ®Çu. -VÒ mÆt gi¸ trÞ: Gi¸ trÞ cña nã ®•îc chuyÓn dÞch toµn bé mét lÇn vµo gi¸ trÞ s¶n phÈm míi t¹o ra. Nguyªn vËt liÖu lµ nh÷ng s¶n phÈm vËt chÊt tån t¹i ®•îc d•íi nhiÒu tr¹ng th¸i kh¸c nhau, phøc t¹p vÒ ®Æc tÝnh lý ho¸ häc nªn dÔ dµng bÞ t¸c ®éng cña thêi tiÕt, khÝ hËu m«i tr•êng xung quanh. Trong doanh nghiÖp s¶n xuÊt nguyªn vËt liÖu chiÕm tû träng ®¸ng kÓ trong tæng sè tµi s¶n l•u ®éng vµ trong tæng sè chi phÝ s¶n xuÊt ®Ó t¹o ra s¶n phÈm. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 36
- Khoá luận tốt nghiệp §¸nh gi¸ nguyªn vËt liÖu, c«ng cô dông cô lµ dïng th•íc ®o tiÒn tÖ biÓu hiÖn gi¸ trÞ cña nguyªn vËt liÖu theo nh÷ng tiªu thøc nhÊt ®Þnh b¶o ®¶m yªu cÇu ch©n thùc thèng nhÊt. §¸nh gi¸ nguyªn vËt liÖu, c«ng cô dông cô nhËp kho: Hiện nay, c«ng ty Cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng nguyªn vËt liÖu nhËp kho chñ yÕu mua trong n•íc. Nguyªn vËt liÖu mua tõ nhiÒu nguån kh¸c nhau, vµo c¸c thêi ®iÓm kh¸c nhau nªn gi¸ mua, chi phÝ mua còng kh¸c nhau. Tại công ty đánh giá NVL, CCDC nhập kho theo phương pháp giá vốn thực tế. Gi¸ thùc tÕ Gi¸ mua Chi phÝ thu C¸c lo¹i thuÕ C¸c kho¶n vËt liÖu theo ho¸ mua thùc tÕ kh«ng ®•îc gi¶m gi¸ mua ngoµi = ®¬n (ch•a + + hoµn l¹i (nÕu - chiÕt khÊu nhËp kho thuÕ cã) (nÕu cã) GTGT) Ví dụ: Ngày 30/05/2009 công ty mua 48 tấn Xi măng ( giá mua chưa thuế GTGT 10%) 790.200đ/tấn . Chi phí vận chuyển vật liệu trên thực tế phát sinh là: 36.800/tấn .( Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Trị giá vật liệu nhập kho : 48 x 790.200 + 48 x 37.420 = 39.725.760 Vậy trị giá xi măng nhập kho là: 39.725.760𠧸nh gi¸ nguyªn vËt liÖu c«ng cô dông cô xuÊt kho: Gi¸ thùc tÕ vËt liÖu xuÊt dïng cho thi c«ng ®•îc tÝnh theo ph•¬ng ph¸p nhËp tr•íc xuÊt tr•íc ( fifo). Theo phương pháp này Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ nào nhập trước sẽ được xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau, xuất nguyên vật liệu, công cụ của lần nhập nào thì lấy đơn giá của lần nhập đó . Phương pháp này giúp công tác hạch toán thống nhất theo trình tự thời gian, phù hợp với hình thức ghi sổ và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, cho phép kế toán tính giá nguyên vật liệu, công cụ xuất kho một cách kịp thời, chính xác. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 37
- Khoá luận tốt nghiệp VÝ dô : Theo ®¬n gi¸ vËt t• xi m¨ng H¶i Phßng ë chøng tõ xuÊt kho sè 109 ngµy 26/ 06/2009. XuÊt cho TrÇn Minh L©m thi c«ng x©y dùng c«ng tr×nh, yªu cÇu sè l•îng xuÊt lµ: 40.000kg. Theo chøng tõ nhập kho 86 ngµy 18/ 06/2009 xi m¨ng H¶i Phßng ®•îc nhËp theo gi¸ 828,57®/kg. Tồn đầu kỳ : 30.000kg; đơn giá 827,62đ/kg. VËy thùc tÕ xuÊt kho xi m¨ng H¶i Phßng ®•îc tÝnh nh• sau: 30.000kg x 827,62 = 24.828.600 10.000kg x 828,57 = 8.285.700 (VËy trị giá xuÊt kho lµ: 33.114.300®) T¹i c«ng ty vËt liÖu xuÊt kho chñ yÕu lµ dïng cho thi c«ng c¸c c«ng tr×nh. Nguyªn vËt liÖu cña c«ng ty gåm nhiÒu chñng lo¹i, viÖc xuÊt dïng diÔn ra th•êng xuyªn trong ngµnh cho tõng bé phËn sö dông lµ c¸c ®éi c«ng tr×nh. ViÖc xuÊt vËt liÖu ®•îc c¨n cø vµo nhu cÇu thi c«ng vµ ®Þnh møc tiªu hao nguyªn vËt liÖu trªn c¬ së c¸c ®¬n ®Æt hµng ®ang ®•îc ký kÕt. Sau khi cã lÖnh s¶n xuÊt cña gi¸m ®èc, phßng kÕ ho¹ch tæ chøc thùc hiÖn tiÕn ®é s¶n xuÊt, theo dâi s¸t sao tiÕn ®é thi c«ng c¸c c«ng t¸c c«ng tr×nh vµ tiÕn ®é thùc hiÖn c¸c hîp ®ång. Sau khi ®èi chiÕu khèi l•îng nguyªn vËt liÖu trªn phiÕu xuÊt kho t¹i cét sè l•îng yªu cÇu ®èi víi khèi l•îng nguyªn vËt liÖu thùc tÕ cã trong kho, thñ kho sÏ ghi vµo phiÕu xuÊt kho ë cét sè l•îng xuÊt vµ ký x¸c nhËn. Sau ®ã thñ kho tiÕn hµnh xuÊt kho nguyªn vËt liÖu. 2.2.2. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tƣ Hải phòng: 2.2.2.1. Tæ chøc chøng tõ nhËp kho C¸c mÉu chøng tõ th•êng dïng: Ho¸ ®¬n GTGT. PhiÕu nhËp kho Biªn b¶n kiÓm nghiÖm vật tư, hàng hoá. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 38
- Khoá luận tốt nghiệp T¹i c«ng ty cæ phÇn Xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng vËt liÖu chñ yÕu do mua ngoµi. C¨n cø vµo giÊy b¸o nhËn hµng, nÕu xÐt thÊy cÇn thiÕt, khi hµng vÒ ®Õn n¬i, cã thÓ lËp ban kiÓm nghiÖm nhËn vËt liÖu thu mua c¶ vÒ sè lîng, chÊt lîng, quy c¸ch Ban kiÓm nghiÖm c¨n cø vµo kÕt qu¶ thùc tÕ ghi vµo “biªn b¶n kiÓm nhËn vËt t”. Sau ®ã bé phËn cung øng sÏ lËp “phiÕu nhËp kho” vËt t trªn c¬ së hãa ®¬n, giÊy b¸o nhËn hµng vµ biªn b¶n kiÓm nhËn råi giao cho phßng kinh doanh kÝ phiÕu nhËp kho råi chuyÓn cho thñ kho. Thñ kho sÏ ghi sè vËt liÖu thùc nhËp vµo phiÕu råi chuyÓn cho phßng kÕ to¸n lµm c¨n cø ghi sæ. Tr•êng hîp ph¸t hiÖn thõa thiÕu, sai quy c¸ch, thñ kho ph¶i b¸o l¹i cho bé phËn cung øng biÕt vµ cïng ng•êi giao lËp biªn b¶n. NÕu thÊy sè vËt t• nhËn ®óng theo néi dung hîp ®ång mua b¸n vµ ho¸ ®¬n th× thñ kho ký vµo sæ c¸i chøng minh sè vËt liÖu ®· nhËp, ho¸ ®¬n chuyÓn lªn phßng kÕ to¸n, kÕ to¸n kiÓm tra chøng tõ ®Ó viÕt phiÕu nhËp kho, lËp thµnh 3 liªn: Liªn 1: L•u l¹i quyÓn gèc Liªn 2: Giao cho ng•êi giao hµng Liªn 3: L•u chuyÓn ®Ó ghi thÎ kho vµ sæ kÕ to¸n. Sau ®ã kÕ to¸n ghi sæ vµ ®•a chøng tõ vµo chÕ ®é b¶o qu¶n. Ví dụ 1: Ngµy 18 th¸ng 06 Lương Hoàng Hải mua 54,4 tấn xi măng PCB 30 của công ty cổ phần Hải Đằng . -Khi mua vËt liÖu c«ng ty nhËn ®•îc ho¸ ®¬n Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 39
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.1 Ho¸ ®¬n MÉu sè: 01 GTKT-3LL Gi¸ trÞ gia t¨ng VT/2009B Liªn 2: Giao kh¸ch hµng 0052724 Ngµy 18 th¸ng 06 n¨m 2009 §¬n vÞ b¸n hµng: Công ty Cổ phần Hải Đằng §Þa chØ: 52- Lª Lai Sè tµi kho¶n: §iÖn tho¹i: 031.3781705 MST: Hä tªn ng•êi mua hµng: Lƣơng Hoàng Hải . Tªn d¬n vÞ: C«ng ty cæ phÇn Xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng. §Þa chØ : Số 5- Lạch Tray- Ngô Quyền- Hải Phòng Sè tµi kho¶n: 321.10.00.000294 H×nh thøc thanh to¸n : TiÒn mÆt MS: 2400327469 §¬n vÞ STT Tªn hµng ho¸ , dÞch vô Sè l•îng §¬n gi¸ Thµnh tiÒn tÝnh A B C 1 2 3= 1 x 2 1 Xi măng PCB 30 Tấn 54,4 790.476 43.001.894 2 Vận chuyển XM PCB 30 Tấn 54,4 38.095,2 2.072.378 Céng tiÒn hµng: 45.074.272 ThuÕ suÊt GTGT: 5% TiÒn thuÕ GTGT : 2.253.728 Tæng céng tiÒn thanh to¸n: 47.328.000 Sè tiÒn viÕt b»ng ch÷: (Bốn mươi bẩy triệu ba trăm hai tám ngàn đồng chẵn) Ng•êi mua hµng Ng•êi b¸n hµng Thñ tr•ëng ®¬n vÞ (Ký, ghi hä tªn) (Ký, ghi hä tªn) (Ký, ®ãng dÊu, ghi hä tªn ) Lương Hoàng Hải Gi¸p V¨n HiÒn Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 40
- Khoá luận tốt nghiệp Căn cứ vào Hoá đơn số 0052724 thủ kho xác định đơn giá, số lượng và lập phiếu nhập kho: Biểu số 2.2 §¬n vÞ: C«ng ty CP Xây dựng và PTĐT Hải Phòng Bé phËn: PhiÕu nhËp kho Ngµy18 th¸ng 06 n¨m 2009 Sè: 86 Nî: TK 152 Cã: TK 331 Hä tªn ng•êi giao hµng: Lương Hoàng Hải . §Þa chØ: C«ng ty cæ phÇn Xây dựng và phát triển đầu tư Hải phòng -Theo ho¸ ®¬n sè: 0052724 Ngµy 18 / 06 / 2009 cña c«ng ty CP Hải Đằng -NhËp t¹i kho: VËt liÖu. Sè l•îng Tªn quy c¸ch s¶n phÈm §¬n vÞ STT Thùc §¬n gi¸ Thµnh tiÒn hµng hãa tÝnh Yªu cÇu nhËp 1 Xi măng PCB30 Tấn 54,4 54,4 790.476 43.001.894 2 V/c XM PCB30 Tấn 54,4 54,4 38.095,2 2.072.378 Céng 45.074.272 NhËp, ngµy18 th¸ng 06 n¨m 2009 Ng•êi giao hµng KÕ to¸n tr•ëng Thñ kho Thñ tr•ëng ®¬n vÞ (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (ký,hä tªn) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 41
- Khoá luận tốt nghiệp Ví dụ2: Ngµy 20/06/2009 Vò Ph•¬ng Liªn mua nguyªn vËt liÖu cña c«ng ty Cæ phÇn Thép và vật tư Hải Phòng Khi mua hµng kÕ to¸n sÏ nhËn ®•îc ho¸ ®¬n. Biểu số 2.3 Ho¸ ®¬n MÉu sè:01GTKT-3LL Gi¸ trÞ gia t¨ng PE/2009B Liªn 2: Giao kh¸ch hµng 0044728 Ngµy 20 th¸ng 06 n¨m 2009 §¬n vÞ b¸n hµng : CTCP Thép và vật tư Hải Phòng §Þa chØ: Km 92 đường 5 mới – H¶i Phßng Sè tµi kho¶n: 2046852712 §iÖn tho¹i: MST: 2400.300.058 Hä tªn ng•êi mua hµng: Vò Ph•¬ng Liªn Tªn d¬n vÞ: C«ng ty cæ phÇn xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng. §Þa chØ: Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền- Hải Phòng. Sè tµi kho¶n: 321.10.00.000294 H×nh thøc thanh to¸n : TiÒn MÆt. MS: 2400327469 §¬n vÞ STT Tªn hµng ho¸ , dÞch vô Sè l•îng §¬n gi¸ Thµnh tiÒn tÝnh A B C 1 2 3= 1 x 2 1 ThÐp 6 + 8 kg 590 7.300 4.307.000 2 ThÐp 10 + 16 kg 7.565 7.900 59.763.500 Céng tiÒn hµng: 64.070.500 ThuÕ suÊt GTGT: 5% TiÒn thuÕ GTGT : 3.203.525 Tæng céng tiÒn thanh to¸n: 67.274.025 Sè tiÒn viÕt b»ng ch÷: (s¸u m•¬i b¶y triÖu, hai tr¨m b¶y m•¬i t• ngh×n, kh«ng tr¨m hai m•¬i n¨m ®ång). Ng•êi mua hµng Ng•êi b¸n hµng Thñ tr•ëng ®¬n vÞ (Ký, ghi hä tªn) (Ký, ®ãng dÊu, ghi hä tªn ) (ký, ®ãng dÊu hä tªn) Vò Ph•¬ng Liªn Lan Gi¸m ®èc Hà Việt Sơn Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 42
- Khoá luận tốt nghiệp Khi hµng vÒ tíi kho, nh©n viªn thñ kho vµ kÕ to¸n tiÕn hµnh lËp biªn b¶n kiÓm tra. Biểu số 2.4 Công ty Cổ Phần Xây dựng và Mẫu số: 03- VT Phát triển đầu tư Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƢ Ngày 20 tháng 06 năm 2009 C¨n cø vµo Sè hãa ®¬n 0044728 ngµy 20 th¸ng 06 n¨m 2009 cña c«ng ty C«ng ty cæ phÇn XD & PTĐT Hải Phòng giao theo hîp ®ång sè 230/H§KT ngµy 10 th¸ng 06 n¨m 2009. Ban kiÓm nghiÖm gåm: ¤ng : NguyÔn ViÖt Dòng: §¹i diÖn phßng c«ng tiªu-Tr•ëng ban ¤ng :TrÇn v¨n Hµ :§¹i diÖn phßng kü thuËt-Uû viªn Bµ :NguyÔn ThÞ Chuyªn :§¹i diÖn thñ kho-Uû viªn §· kiÓm nghiÖm c¸c lo¹i vËt t• sau ®©y: Sè l•îng Kh«ng §¬n vÞ Tªn nh·n hiÖu vËt §óng quy ®óng quy TT tÝnh Theo chøng liÖu c¸ch phÈm c¸ch phÈm (kg) tõ chÊt chÊt 1 ThÐp 6+ 8 kg 590 590 0 2 ThÐp 10+ 16 kg 7.565 7.565 0 C¨n cø vµo hãa ®¬n vµ biªn b¶n kiÓm nghiÖm vËt t• sè hµng thùc tÕ ®· vÒ, phßng kü thuËt vËt t• viÕt phiÕu nhËp kho ngµy 20/06/2009-Sè Hoá đơn 0044728.Thñ kho x¸c ®Þnh sè l•îng vµ ®¬n gi¸ tiÕn hµnh nhËp kho . Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 43
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.5 §¬n vÞ:Công ty CPXD &PTĐT HP Địa chỉ: Số 5- Lạch Tray- Ngô Quyền PhiÕu nhËp kho Ngµy 20 th¸ng 06 n¨m 2009 Sè: 87 Nî: TK 152 Cã: TK 111 Hä tªn ng•êi giao hµng: Vò Ph•¬ng Liªn . §Þa chØ :C«ng ty cæ phÇn Xây dựng và PTĐT Hải Phòng -Theo ho¸ ®¬n sè 0044728 Ngµy 20 / 06 / 2009 cña c«ng ty CP Thép và vật tư Hải phòng. -NhËp t¹i kho: VËt liÖu. Tªn quy c¸ch Sè l•îng §¬n vÞ STT s¶n phÈm hµng §¬n gi¸ Thµnh tiÒn tÝnh Yªu cÇu Thùc nhËp hãa 1 ThÐp 6+ 8 Kg 590 590 7.300 4.307.000 2 ThÐp 10 + 16 Kg 7.565 7.565 7.900 59.763.500 Céng 64.070.500 NhËp, ngµy 20 th¸ng 06 n¨m 2009 Ng•êi giao hµng KÕ to¸n tr•ëng Thñ kho Thñ tr•ëng ®¬n vÞ (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (ký) (ký, hä tªn) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 44
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.6 §¬n vÞ: Công ty CPXD& PTĐTHP QuyÓn sè §Þa chØ: Số 5- Lạch Tray- Ngô Quyền Sè: 224 phiÕu chi Ngµy 20 th¸ng 06 n¨m 2009 Nî TK: 152-133 Cã TK :111 Hä tªn ng•êi nhËn tiÒn: Vò Ph•¬ng Liªn §Þa chØ: Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng Lý do chi: Mua nguyªn vËt liÖu Sè tiÒn: 67.274.025 (viÕt b»ng ch÷) : S¸u m•¬i b¶y triÖu hai tr¨m b¶y m•¬i t• ngh×n kh«ng tr¨m hai m•¬i l¨m ®ång. KÌm theo: 03 chøng tõ gèc Ho¸ ®¬n, Biªn b¶n kiÓm nghiÖm vËt t•, PhiÕu nhËp kho. §· nhËn ®ñ sè tiÒn (viÕt b»ng ch÷): S¸u m•¬i b¶y triÖu, hai tr¨m b¶y m•¬i tư ngh×n ,kh«ng tr¨m hai m•¬i n¨m ®ång. Ngµy 20 th¸ng 06 n¨m 2009 Gi¸m ®èc KÕ to¸n tr•ëng Ng•êi lËp phiÕu Thñ quü Ng•êi nhËn tiÒn (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 45
- Khoá luận tốt nghiệp Ví dụ: Ngày 21/06/2009 công ty mua 10 bộ mặt nạ hàn của công ty CPXD Nam Hải An (giá mua chưa thuế GTGT 10%): 750.000đ/bộ. Khi mua hµng kÕ to¸n sÏ nhËn ®•îc ho¸ ®¬n. Biểu số 2.7 Ho¸ ®¬n MÉu sè:01GTKT-3LL Gi¸ trÞ gia t¨ng BG/2009B Liªn 2: Giao kh¸ch hµng 0025628 Ngµy 21 th¸ng 06 n¨m 2009 §¬n vÞ b¸n hµng : Công ty CPXD Nam Hải An §Þa chØ: 31- Trần Thành Ngọ- Kiến An – H¶i Phßng Sè tµi kho¶n: 2046587712 §iÖn tho¹i: MST: 2427.300.058 Hä tªn ng•êi mua hµng: Vò Ph•¬ng Liªn Tªn d¬n vÞ: C«ng ty cæ phÇn xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng. §Þa chØ: Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền- Hải Phòng. Sè tµi kho¶n: 321.10.00.000294 H×nh thøc thanh to¸n : TiÒn MÆt. MS: 2400327469 §¬n vÞ STT Tªn hµng ho¸ , dÞch vô Sè l•îng §¬n gi¸ Thµnh tiÒn tÝnh A B C 1 2 3= 1 x 2 1 Mặt nạ hàn Bộ 10 750.000 7.500.000 Céng tiÒn hµng: 7.500.000 ThuÕ suÊt GTGT: 10% TiÒn thuÕ GTGT : 750.000 Tæng céng tiÒn thanh to¸n: 8.250.000 Sè tiÒn viÕt b»ng ch÷: ( Tám triệu hai trăm năm mươi ngàn ®ång). Ng•êi mua hµng Ng•êi b¸n hµng Thñ tr•ëng ®¬n vÞ (Ký, ghi hä tªn) (Ký, ®ãng dÊu, ghi hä tªn ) (ký, ®ãng dÊu hä tªn) Vò Ph•¬ng Liªn Hùng Gi¸m ®èc Hà Việt Sơn Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 46
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.8 §¬n vÞ: Công ty CPXD& PTĐT HP Bộ phận: PhiÕu nhËp kho Ngµy 21 th¸ng 06 n¨m 2009 Sè: 92 Nî: TK 152 Cã: TK 111 Hä tªn ng•êi giao hµng: Vò Ph•¬ng Liªn . §Þa chØ :C«ng ty cæ phÇn Xây dựng và PTĐT Hải Phòng -Theo ho¸ ®¬n sè 0025628 Ngµy 21 th¸ng 06 n¨m 2009 cña c«ng ty CPXD Nam Hải An. -NhËp t¹i kho: công cụ dụng cụ. Tªn quy c¸ch Sè l•îng §¬n vÞ STT s¶n phÈm hµng §¬n gi¸ Thµnh tiÒn tÝnh Yªu cÇu Thùc nhËp hãa 1 Mặt nạ hàn bộ 10 10 750.000 7.500.000 Céng 7.500.000 NhËp, ngµy 21 th¸ng 06 n¨m 2009 Ng•êi giao hµng KÕ to¸n tr•ëng Thñ kho Thñ tr•ëng ®¬n vÞ (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (ký) (ký, hä tªn) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 47
- Khoá luận tốt nghiệp 2.2.2.2. Tæ chøc chøng tõ xuÊt kho nguyªn vËt liÖu, c«ng cô dông cô: C¸c lo¹i chøng tõ sö dông: lµ c¸c chøng tõ gèc ph¶n ¸nh môc ®Ých xuÊt kho bao gåm: Phiếu xin lĩnh vật tư. PhiÕu xuÊt kho. PhiÕu xuÊt vËt t• theo h¹n møc . VËt liÖu trong doanh nghiÖp gi¶m chñ yÕu do xuÊt sö dông cho s¶n xuÊt kinh doanh, phÇn cßn l¹i cã thÓ xuÊt gãp vèn liªn doanh C¨n cø vµo phiÕu lÜnh vËt t• theo ®Þnh møc (®èi víi nh÷ng tr•êng hîp vËt liÖu sö dông th•êng xuyªn æn ®Þnh) vµ phiÕu lÜnh vËt t• kh«ng ®Þnh møc (®èi víi nh÷ng vËt t• kh«ng sö dông th•êng xuyªn) phßng kÕ ho¹ch c¨n cø vµo kÕ ho¹ch s¶n xuÊt vµ ®Þnh møc sö dông nguyªn vËt liÖu. §ång thêi giao cho c¸c ph©n x•ëng khi xuÊt kho, thñ kho ph¶i c¨n cø vµo c¸c lo¹i phiÕu lÜnh vËt t• (trªn phiÕu lÜnh vËt t• cã ghi râ ®¬n vÞ sö dông, tªn vËt liÖu, sè l•¬ng lÜnh vµ cã ®Çy ®ñ ch÷ ký cña ng•êi cã tr¸ch nhiÖm) vµ cïng víi ng•êi nhËn vËt t• ph¶i kiÓm tra vµ ký x¸c nhËn. Hµng ngµy ph©n x•ëng lªn kÕ ho¹ch lÜnh vËt t• ®•îc xÐt duyÖt cña phßng kÕ ho¹ch s¶n xuÊt kinh doanh sau ®ã c¨n cø vµo kÕ ho¹ch lÜnh vËt t•, kÕ to¸n sÏ viÕt phiÕu xuÊt kho cho ng•êi lÜnh vËt t• xuèng lÜnh. Thñ kho c¨n cø vµo phiÕu xuÊt kho vµ thùc lÜnh ghi sè l•îng vËt t• thùc lÜnh vµo thÎ kho. PhiÕu xuÊt kho ®•îc lËp thµnh ba liªn. Liªn 1: Phßng kÕ to¸n l•u. Liªn 2: Thñ kho sö dông ®Ó ghi. Liªn 3: Giao cho ng•êi lÜnh vËt t•. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 48
- Khoá luận tốt nghiệp VÝ dô: Ngµy 25/ 06 /2009 TrÇn M¹nh Dòng xuÊt 590kg ThÐp 6 + 8 và 7.565kg ThÐp 10+ 16 cho c«ng tr•êng phôc vô c«ng tr×nh §µi T•ëng NiÖm.Cô thÓ xuÊt nh• sau: ThÐp 6 + 8: 590kg x 7.300đ/ kg = 4.307.000đ ThÐp 10+ 16: 7.565kg x 7.900đ/ kg = 59.763.500đ Biểu số 2.9 Công ty Cổ phần xây dựng và PTĐT Hải Phòng MÉu sè 02-VT PhiÕu xuÊt kho Ngµy 20 th¸ng 06 n¨m 2009 Sè: 108 Nî: TK621 Cã :TK152 -Hä tªn ng•êi nhËn hµng: TrÇn M¹nh Dòng. §Þa chØ: C«ng ty cæ phÇn xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng -Lý do xuÊt kho: XuÊt phôc vô cho CT §µi T•ëng NiÖm. -XuÊt t¹i kho: VËt liÖu. Tªn, nh·n hiÖu, §¬n Sè l•îng Sè M· quy c¸ch, phÈm vÞ Yªu Thùc §¬n gi¸ Thµnh tiÒn TT sè chÊt vËt t• tÝnh cÇu xuÊt 1 ThÐp 6+ 8 kg 590 590 7.300 4.307.000 2 ThÐp 10+ 16 kg 7.565 7.565 7.900 59.763.500 Céng 64.070.500 Tæng sè tiÒn (ViÕt b»ng ch÷): ( Sáu mươi tư triệu không trăm bảy mươi ngàn năm đồng chẵn) XuÊt, ngµy 20 th¸ng 06 n¨m 2009 Thñ tr•ëng ®¬n vÞ KÕ to¸n tr•ëng Thñ kho Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 49
- Khoá luận tốt nghiệp Ví dụ : Ngày 26/06/2009 xuất 40.000kg xi măng PCB 30 cho Trần Minh Lâm thi công xây dựng khu trung cư Bắc Sơn. Cụ thể xuất như sau: 30.000 kg x 827,62đ/kg = 24.828.600đ 10.000 kg x 828,57đ/kg = 8.285.700đ Trị giá xuất = 33.114.300đ Biểu số 2.10 Công ty Cổ phần xây dựng và PTĐT Hải Phòng MÉu sè 02-VT PhiÕu xuÊt kho Ngµy 26 th¸ng 06 n¨m 2009 Sè: 109 Nî: TK621 Cã :TK152 -Hä tªn ng•êi nhËn hµng: TrÇn Minh Lâm. §Þa chØ: C«ng ty cæ phÇn xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng -Lý do xuÊt kho: XuÊt phôc vô cho khu trung cư Bắc Sơn- Kiến An. -XuÊt t¹i kho: VËt liÖu. Tªn, nh·n hiÖu, §¬n Sè l•îng Sè M· quy c¸ch, phÈm vÞ Yªu Thùc §¬n gi¸ Thµnh tiÒn TT sè chÊt vËt t• tÝnh cÇu xuÊt 1 Xi măng PCB 30 kg 40.000 40.000 33.114.300 Céng 33.114.300 Tæng sè tiÒn (ViÕt b»ng ch÷):( Ba mươi ba triệu một trăm mười bốn ngàn ba trăm đồng chẵn. ) XuÊt, ngµy 26 th¸ng 06 n¨m 2009 Thñ tr•ëng ®¬n vÞ KÕ to¸n tr•ëng Thñ kho Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 50
- Khoá luận tốt nghiệp Ví dụ: Ngày 28/06/2009 xuất 11 bộ mặt nạ hàn phục vụ thi công công trình nâng cấp, tu sửa cầu Nguyệt Áng- Kiến An- Hải Phòng. Tồn đầu kỳ : 6 bộ; Đơn giá: 745.200đ/ bộ. Cụ thể xuất như sau: 6 bộ x 745.200đ/ bộ = 4.471.200đ 5 bộ x 750.000đ/ bộ = 3.750.000đ Vậy trị giá xuất kho 11 bộ = 8.221.200đ Biểu số 2.11 Công ty Cổ phần xây dựng và PTĐT Hải Phòng MÉu sè 02-VT PhiÕu xuÊt kho Ngµy 28 th¸ng 06 n¨m 2009 Sè: 110 Nî: TK621 Cã :TK153 -Hä tªn ng•êi nhËn hµng: Lương Hoàng Hải. §Þa chØ: C«ng ty cæ phÇn xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng -Lý do xuÊt kho: XuÊt phôc vô thi công nâng cấp cầu Nguyệt Áng. -XuÊt t¹i kho: Công cụ dụng cụ. Tªn, nh·n hiÖu, §¬n Sè l•îng Sè M· quy c¸ch, phÈm vÞ Yªu Thùc §¬n gi¸ Thµnh tiÒn TT sè chÊt vËt t• tÝnh cÇu xuÊt 1 Mặt nạ hàn Bộ 11 11 8.221.200 Céng 8.221.200 Tæng sè tiÒn (ViÕt b»ng ch÷):( Tám triệu hai trăm hai mốt ngàn hai trăm đồng chẵn. ) XuÊt, ngµy 28 th¸ng 06 n¨m 2009 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 51
- Khoá luận tốt nghiệp 2.2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Kế toán chi tiết ở công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng sử dụng theo ph•¬ng ph¸p thÎ song song ®Ó qu¶n lý t×nh h×nh biÕn ®éng nguyªn vËt liÖu. ThÎ kho Chøng tõ Chøng tõ nhËp xuÊt Sæ kÕ to¸n chi tiÕt B¶ng kª tæng hîp N-X-T Ghi chó: :Ghi hµng th¸ng :Ghi cuèi th¸ng :§èi chiÕu kiÓm tra Sơ đồ 2.4: Quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần xây dựng và PTĐT Hải Phòng. T¹i kho: Thñ kho dïng thÎ kho ®Ó ph¶n ¸nh t×nh h×nh nhËp, xuÊt , tån vËt liÖu, dông cô vÒ mÆt sè l•îng. Mçi chøng tõ nhËp, xuÊt vËt t• ®•îc ghi mét dßng vµo thÎ kho. Cuèi th¸ng, thñ kho ph¶i tiÕn hµnh tæng céng sè nhËp, xuÊt, tÝnh ra hµng tån kho vÒ mÆt l•îng tõng vËt t•. Tại phßng kÕ to¸n: KÕ to¸n vËt t• më thÎ kÕ to¸n chi tiÕt vËt t• cho tõng vËt t• t•¬ng øng víi thÎ kho më ë kho. ThÎ nµy cã néi dung t•¬ng tù thÎ kho, Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 52
- Khoá luận tốt nghiệp chØ kh¸c lµ theo dâi c¶ vÒ mÆt gi¸ trÞ. Hµng ngµy, hoÆc ®Þnh kú, khi nhËn ®•îc c¸c chøng tõ nhËp, xuÊt kho do thñ kho chuyÓn tíi, nh©n viªn kÕ to¸n vËt t• ph¶i kiÓm tra, ®èi chiÕu vµ ghi ®¬n gi¸ h¹ch to¸n vµo thÎ kÕ to¸n chi tiÕt vµ tÝnh ra sè tiÒn. Sau ®ã, lÇn l•ît ghi c¸c nghiÖp vô nhËp, xuÊt vµo c¸c thÎ kÕ to¸n chi tiÕt vËt t• cã liªn quan. Cuèi th¸ng tiÕn hµnh céng thÎ vµ ®èi chiÕu víi thÎ kho. §Ó thùc hiÖn ®èi chiÕu gi÷a kÕ to¸n tæng hîp vµ kÕ to¸n chi tiÕt, kÕ to¸n ph¶i c¨n cø vµo c¸c thÎ kÕ to¸n chi tiÕt ®Ó lËp b¶ng tæng hîp nhËp, xuÊt, tån kho vÒ mÆt gi¸ trÞ cña tõng lo¹i vËt t•. Sè liÖu cña b¶ng nµy ®•îc ®èi chiÕu víi sè liÖu cña phÇn kÕ to¸n tæng hîp. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 53
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.12 §¬n vÞ: CTCP XD& PTĐT HẢI PHÒNG MÉu sè: S12-DN Địa chỉ : Số 5- Lạch Tray – Ngô Quyền (Ban hµnh theo Q§ sè:15/2006/QĐ-BTC Ngµy 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) ThÎ kho Ngµy lËp thÎ: 01/ 06/2009 Tê sè: 104 - Tªn nh·n hiÖu, quy c¸ch vËt t•: Xi măng PCB 30 - §¬n vÞ tÝnh: Kg - M· sè: Ngày Chøng tõ Sè l•îng Ký x¸c Ngµy tháng nhËn STT DiÔn gi¶i nhËp, chứng Nhập Xuất NhËp XuÊt Tån cña kÕ xuÊt từ to¸n Số dƣ đầu kỳ: 30.000 1 Nhập Nvl của 18/06 PN 86 CTCP Hải 54.400 Đằng 2 Xuất nguyên vật liệu thi công 26/06 PX 109 40.000 khu Trung cư Bắc Sơn Cộng PS 54.400 40.000 Số dƣ cuối kỳ 44.400 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 54
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.13 §¬n vÞ: CTCP XD& PTĐT HẢI PHÒNG MÉu sè: S12-DN Địa chỉ : Số 5- Lạch Tray – Ngô Quyền (Ban hµnh theo Q§ sè:15/2006/QĐ-BTC Ngµy 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) ThÎ kho Ngµy lËp thÎ: 01/ 06/2009 Tê sè: 109 - Tªn nh·n hiÖu, quy c¸ch dụng cụ: Mặt nạ hàn - §¬n vÞ tÝnh: bộ - M· sè: MH Ngày Chøng tõ Sè l•îng Ký x¸c Ngµy tháng nhËn STT DiÔn gi¶i nhËp, chứng Nhập Xuất NhËp XuÊt Tån cña kÕ xuÊt từ to¸n Số dƣ đầu kỳ: 6 1 Nhập Nvl của 21/06 PN 92 CTCPXD Nam 10 Hải An 2 Xuất nguyên vật liệu thi công 28/06 PX 110 11 nâng cấp cầu Nguyệt Áng Cộng PS 10 11 Số dƣ cuối kỳ 5 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 55
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.14 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Mẫu số S10-DN Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ( SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Tháng 6 /2009 Tên, quy cách vật liệu, dụng cụ( sản phẩm, hàng hoá): Xi măng PCB 30 Mã Số vật liệu, công cụ (Sản phẩm, hàng hoá): PCB Đơn vị tính: Kg Chứng từ TK Đơn Nhập Xuất Tồn Diễn giải ĐƢ giá SH NT Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số dƣ đầu kỳ: 827,62 30.000 24.828.600 PN 86 18/06 Mua NVL của CTCP Hải Đằng 331 828,57 54.400 45.074.272 PX109 26/06 Xuất NVL cho trung cư Bắc Sơn 621 40.000 33.114.300 . Cộng Phát sinh Tháng 54.400 45.074.272 40.000 33.114.300 Số dƣ cuối kỳ: 44.400 36.788.572 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 56
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.15 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Mẫu số S10-DN Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ( SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Tháng 6 năm 2009 Tên, quy cách vật liệu, dụng cụ( sản phẩm, hàng hoá): Mặt nạ hàn Mã Số vật liệu, công cụ( sản phẩm, hàng hoá): MH Đơn vị tính: bộ Chứng từ Nhập Xuất Tồn Đơn giá Diễn giải TKĐƢ Số SH NT Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền lƣợng Thành tiền Số dƣ đầu kỳ: 6 4.471.200_ PN 92 20/06 Mua 10 bộ của CTCPXD NHA 111 750.000 10 7.500.000 Xuất 11bộ phục vụ thi công PX 116 25/06 nâng cấp cầu Nguyệt Áng 621 11 8.221.200 Cộng Phát sinh Tháng 10 7.500.000 11 8.221.200 Số dƣ cuối kỳ: _5 3.750.000 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 57
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu 2.16 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 06 năm 2009 Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng STT Tên vật tƣ SL TT SL TT SL TT SL TT 6 Xi măng PCB30 30.000 24.828.600 54.400 45.074.272 40.000 33.114.300 44.400 36.788.572 7 Thép ø 6 + ø8 _ 590 4.307.000 - 590 4.307.000 8 Thép ø 10 + ø16 _ 7.565 59.763.500 - 7.565 59.763.500 . . . . . Tổng cộng 13.979.456.892 1.304.527.619 1.152.440.000 14.131.544.510 Ngày 30 tháng 06 năm 2009 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 58
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu 2.17 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 06 năm 2009 Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng STT Tên vật tƣ SL TT SL TT SL TT SL TT . . . 3 Mặt nạ hàn 6 4.471.200 10 7.500.000 11 8.221.200 5 3.750.000 . . . . . . Tổng cộng 1.785.921.200 162.629.000 128.704.128 1.819.846.072 Ngày 30 tháng 06 năm 2009 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 59
- Khoá luận tốt nghiệp 2.3. KÕ to¸n tæng hîp nguyên vËt liÖu, c«ng cô dông cô tại công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển Đầu tƣ Hải Phòng: Hiện nay, công ty đang áp dụng kế toán tổng hợp nguyên vật liệu công cụ dụng cụ theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Việc xác định giá vốn thực tế của vật tư, hàng hoá được tính căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho theo phương pháp Nhập trước - xuất trước (FIFO). 2.3.1. Tµi kho¶n, sổ sách sö dông: 2.3.1.1: Tài khoản sử dụng: Nguyªn vËt liÖu liªn quan ®Õn nhiÒu ho¹t ®éng trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt kinh doanh, do ®ã bªn c¹nh tµi kho¶n ph¶n ¸nh nguyªn vËt liÖu, kÕ to¸n nguyªn vËt liÖu sö dông rÊt nhiÒu tµi kho¶n ë c¸c phÇn hµnh kh¸c nhau : - TK 152: trong ®ã cã 6 tµi kho¶n cÊp 2 TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính TK 1522: Vật liệu phụ TK 1523: Nhiên liệu TK 1524: Phụ tùng TK 1526: Thiết bị XDCB TK 1528: Vật liệu khác - TK 153: Công cụ dụng cụ - TK 621: ph¶n ¸nh chi phÝ nguyªn vËt liÖu sö dông trùc tiÕp cho s¶n xuÊt. - TK 642: Ph¶n ¸nh c¸c chi phÝ qu¶n lý chung cña doanh nghiÖp. - Ngoµi ra cßn c¸c TK 111; TK 112; TK 141; TK 133; TK 331 2.3.1.2. Sổ sách sử dụng: - Sổ chi tiết TK 152,153 - Sổ cái TK 152, 153 2.3.2. Quy trình hạch toán: Quy hạch toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng- Xí nghiệp xây dựng số 4 theo sơ đồ 2.5: Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 60
- Khoá luận tốt nghiệp Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Bảng kê phiếu nhập, Báo cáo chi tiết vật tƣ xuất kho Bảng kê số 3 NKCT số 1,2,5,7 Sổ chi tiết TK 152,153 Sổ cái TK Hàng Tổng hợp chi tiết, Báo tồn kho cáo tổng hợp N- X- T BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.5: Sơ đồ quy trình hạch toán hàng tồn kho tại công ty CP XD & Phát triển đầu tư HP - Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc(Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, )lập bảng kê phiếu nhập, bảng kê phiếu xuất và các chứng từ có liên quan. - Từ bảng kê phiếu nhập, kế toán vào sổ chi tiết các tài khoản liên quan, Bảng kê số 3 và nhật ký chứng từ 1,2,5,7 - Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các NKCT ghi sổ cái hàng tồn kho. - Cuối quý, tổng hợp số liệu từ NKCT và Sổ cái tài khoản vào Báo cáo tài chính. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 61
- Khoá luận tốt nghiệp 2.3.3. Kế toán tổng hợp Nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển Đầu tư Hải Phòng sö dông ph•¬ng ph¸p kª khai th•êng xuyªn ®Ó h¹ch to¸n vËt liÖu nãi riªng vµ c¸c lo¹i hµng tån kho nãi chung. 2.3.3.1. Tr•êng hîp mua ngoµi ch•a thanh to¸n: §Þnh kho¶n: Nî TK 152, 153: Gi¸ trÞ NVL, CCDC thùc nhËp Nî TK 1331 : ThuÕ GTGT ®Çu vµo Cã TK 331 : Tæng gi¸ thanh to¸n §©y lµ nghiÖp vô th•êng xuyªn ph¸t sinh trong giai ®o¹n cung cÊp cña c«ng ty. §Ó kÕ to¸n nghiÖp vô nµy c«ng ty dïng sæ chi tiÕt thanh to¸n víi ng•êi b¸n tµi kho¶n 331 vµ NhËt ký chøng tõ sè 5. NKCT sè 5 ®•îc më ®Ó tæng hîp t×nh h×nh thanh to¸n vµ c«ng nî víi ng•êi cung cÊp vËt t•, hµng ho¸. Mçi nhµ cung cÊp ®•îc ghi mét dßng trªn NKCT sè 5. Cuèi th¸ng, kÕ to¸n kho¸ sæ NKCT sè 5, x¸c ®Þnh tæng sè ph¸t sinh cã TK 331 ®èi øng TK 152 vµ lÊy sè liÖu tæng céng nµy ®Ó ghi sæ c¸i TK 152. Ví dụ: Từ bảng kê nhập vật tư (biểu số 2.18). Kế toán lập Nhật ký chứng từ số 5 (biểu số 2.19) và Nhật ký chứng từ số 1 (biểu số 2.20). Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 62
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu 2.18 Đơn vị: Công ty CPXD và PTĐTHP BẢNG KÊ NHẬP VẬT TƢ Số 5 Lạch Tray- Ngô Quyền- HP Ngày tháng 6 năm 2009 ST Chứng từ Số hóa đơn Ghi nợ TK Ghi có các TK Tên vật tƣ Đơn vị bán ĐVT SL T SP NT SP NT 152 153 133 111 331 . 6 Xi măng PCB30 Công ty 86 18/6 0052724 18/6 kg 54.400 45.074.272 2.253.728 47.328.000 CP Hải Đằng 7 ThÐp 6+ 8 Công ty 87 20/6 0044728 20/6 kg 590 4.307.000 215.350 4.522.350 CP thép và vật tư HP ThÐp 10+ 12 Công ty kg 7.565 59.763.500 2.988.175 62.751.675 CP thép và vật tư HP . 11 Mặt nạ hàn CTCPXD 92 21/6 0025628 21/6 bộ 10 7.500.000 750.000 8.250.000 Nam Hải An . . Cộng 692.687.400 82.646.000 36.098.500 455.806.300 355.625.600 Kế toán Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 63
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.19 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP Mẫu số S04a5-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 Ghi có TK: 331- Phải trả cho người bán Tháng 6 năm 2009 Ghi có TK 331, Ghi nợ các TK Số dƣ đầu tháng Theo dõi thanh toán STT Tên đơn vị Số dƣ cuối tháng Cộng có TK Cộng nợ Nợ Có TK 1521 TK 133 . TK 111 . Nợ Có 331 TK 331 Công ty CP 78.095.200 45.074.272 2.253.728 47.328.000 125.423.200 1 Hải Đằng CTCP Thép và 92.506.200 87.052.100 4.352.605 91.404.705 26.752.200 26.752.200 157.158.705 2 vật tư HP Công ty CPXD 156.087.512 85.147.000 4.255.350 163.891.887 58.500.000 78.500.000 108.780.000 3 Nam Hải An Cộng 336.688.912 319.527.100 23.214.288 355.625.600 85.252.200 105.275.395 654.039.117 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 64
- Khoá luận tốt nghiệp 2.3.3.2. Tr•êng hîp mua b»ng tiÒn mÆt: §Þnh kho¶n: Nî TK152, 153 : Gi¸ trÞ NVL, CCDC thùc tÕ nhËp Nî TK 1331 : ThuÕ GTGT ®Çu vµo Cã TK 111 : Tæng gi¸ thanh to¸n - NghiÖp vô mua hµng b»ng tiÒn mÆt x¶y ra víi tÇn xuÊt lín, chñ yÕu lµ thanh to¸n víi c¸c nhµ cung cÊp th•êng xuyên. §Þnh kú, 2 ®Õn 5 ngµy kÕ to¸n tiÒn mÆt tËp hîp c¸c chøng tõ (ho¸ ®¬n GTGT, phiÕu nhËp kho, phiÕu chi ) ®Ó ghi vµo NhËt ký chøng tõ sè 1. Cuèi th¸ng kÕ to¸n tiÒn mÆt tÝnh ra tæng sè tiÒn thanh to¸n ®Ó vµo sæ c¸i vµ x¸c ®Þnh tæng sè ph¸t sinh cã TK 111 ®èi øng víi TK 152,153 vµ ghi vµo sæ c¸i tµi kho¶n 152,153. Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 65
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số: 2.20 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi có Tài khoản 111-tiền mặt Tháng 06 năm 2009 Cộng Có STT Ngày Nợ133 Nợ 141 Nợ 152 Nợ 153 Nợ 334 Nợ 6428 TK111 1 02/06/2009 108.025.600 108.025.600 2 03/06/2009 870.192 380.000.000 27.515.808 395.786.000 3 07/06/2009 2.560.000 201.064.200 75.146.000 278.770.200 4 17/06/2009 825.732 105.002.987 9.250.000 113.332.519 5 20/06/2009 3.203.525 64.070.500 67.274.025 6 21/06/2009 750.000 7.500.000 8.250.000 7 27/06/2009 20.116.800 20.116.800 . Cộng 5.972.599 487.562.987 373.160.300 82.646.000 20.116.800 36.765.808 994.555.144 KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN GHI SỔ TỔNG HỢP TRƯỞNG (Ký, họ tên) ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 66
- Khoá luận tốt nghiệp 2.3.3.2. Tr•êng hîp mua b»ng tiÒn gửi Ngân hàng §Þnh kho¶n: Nî TK: 152, 153 Nî TK: 1331 Cã TK: 112 NghiÖp vô mua hµng b»ng tiÒn göi ng©n hµng rÊt Ýt ph¸t sinh. ĐÞnh kú 2 ngµy, kÕ to¸n tËp hîp c¸c chøng tõ ®Ó ghi vµo NKCT sè 2. Cuèi th¸ng kÕ to¸n x¸c ®Þnh tæng sè ph¸t sinh bªn cã TK 112 ®èi øng víi TK 152 ®Ó ghi vµo sæ c¸i TK 152 2.3.3.2. Tr•êng hîp mua b»ng tiÒn tạm ứng §Þnh kho¶n: Nî TK: 152, 153 Nî TK: 1331 Cã TK: 141 Tr•êng hîp mua ngoµi thanh to¸n b»ng t¹m øng còng t•¬ng tù nh• mua ngoµi thanh to¸n b»ng tiÒn göi ng©n hµng hay tiÒn mÆt. Khi t¹m øng cho nh©n viªn ®i mua hµng, c¨n cø vµo giÊy ®Ò nghÞ t¹m øng, phiÕu chi tiÒn, b¸o c¸o quü kÕ to¸n ghi sæ chi tiÕt TK 141. Sæ chi tiÕt nµy ®•îc më cho tõng n¨m vµ mçi ®èi t•îng t¹m øng ®•îc ph¶n ¸nh trªn mét trang, mçi nghiÖp vô t¹m øng ®•îc ph¶n ¸nh trªn mét dßng. 2.3.4. Kế toán tổng hợp Xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Nguyªn vËt liÖu cña c«ng ty ®•îc xuÊt ®Ó s¶n xuÊt s¶n phÈm lµ chñ yÕu. Ngoµi ra, nguyªn vËt liÖu cßn ®îc xuÊt ®Ó phôc vô c«ng t¸c qu¶n lý C¸c chøng tõ xuÊt kho ®•îc ph©n lo¹i theo tõng ®¬n ®Æt hµng. Khi nhËn ®•îc c¸c phiÕu xuÊt kho, kÕ to¸n tiÕn hµnh kiÓm tra vµ ®Þnh kho¶n ngay trªn phiÕu xuÊt. KÕ to¸n ph¶n ¸nh trÞ gi¸ thùc tÕ vËt liÖu xuÊt kho vµo bªn cã TK152, ®èi øng víi bªn nî TK 621, 642 TrÞ gi¸ nguyªn vËt liÖu xuÊt kho ®•îc tÝnh theo ph•¬ng ph¸p Nhập trước xuất trước (FIFO). KÕ to¸n c¨n cø vµo c¸c phiÕu xuÊt kho ®Ó ghi vµo nhËt ký chøng tõ, tõ ®ã vµo sæ c¸i TK 152, 621, 627 Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 67
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số: 2.21 Đơn vị: Công ty CPXD & PTĐT HP BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƢ Số 5 - Lạch Tray – Ngô Quyền Ngày tháng 6 năm 2009 Chứng từ Đơn vị Ghi Nợ TK Ghi có TK Tên vật tƣ Số lƣợng Đơn giá SP NT tính TK 152 TK 153 TK 621 TK 642 1 20/6 ThÐp 6+ 8 kg 590 7.300 4.307.000 4.307.000 ThÐp 10+ 16 kg 7.565 7.900 59.763.500 59.763.500 2 3 26/6 Xi măng PCB 30 kg 40.000 33.114.300 33.114.300 4 . 5 28/6 Mặt nạ hàn bộ 11 8.221.200 8.221.200 6 . Cộng 360.778.928 57.500.000 332.670.500 85.608.428 Kế toán Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 68
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.22 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh toàn doanh nghiệp STT TK ghi có Tổng cộng cp TK ghi nợ . 152 153 . . . . 6 222 308.897.000 - 308.897.000 7 621 360.778.928 57.500.000 418.278.928 8 642 . 84.160.500 1.447.928 107.825.00 Cộng A 753.836.428 58.947.928 812.784.356 11 241 398.603.572 69.756.200 468.359.772 Cộng B 398.603.572 69.756.200 468.359.772 Tổng (A+B) 1.152.440.000 128.704.128 2.642.895.700 Đã ghi sổ ngày tháng.06 năm 2009 KẾ TOÁN GHI SỔ KT TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG ( Ký, họ tên) ( Ký , họ tên) ( Ký , họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 69
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.23 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP BẢNG KÊ SỐ 3- TK 152, 153 Tính giá thành thực tế Nguyên liệu, vật liệu và Công cụ dụng cụ (Tk 152, 153) Tháng 06 năm 2009 STT Chỉ tiêu TK 152 TK 153 1 I. Số dƣ đầu tháng 13.979.456.892 1.785.921.200 2 II. Số phát sinh trong tháng - - 3 Từ NKCT số 1(ghi có TK 111) 373.160.300 82.646.000 4 Từ NKCT số 2(ghi có TK 112) - 5 Từ NKCT số 5(ghi có TK 331) 355.625.600 - 6 Từ NKCT số 6(ghi có TK 151) - - 7 Từ NKCT số 7(ghi có TK 152) 1.152.440.000 128.704.128 8 Từ NKCT khác ( NKCT số 10)- ghi có TK411 268.862.719 80.283.000 9 III. Cộng số dư đầu tháng và PS trong tháng 14.977.105.510 2.077.554.328 10 IV. Hệ số chênh lệch 11 V. Xuất dùng trong tháng 1.152.440.000 128.704.128 12 VI. Tồn kho cuối tháng 13.824.665.510 1.820.146.072 Lập ngày tháng 6 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng (Ký , họ tên) (ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 70
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.24 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP Mẫu số S05-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC Số dƣ đầu năm ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 12.929.177.189 TK đối ứng Tháng 01 Tháng Tháng 05 Tháng 06 Tháng12 Cộng 111 582.056.000 508.712.315 373.160.300 5.816.078.750 112 108.921.250 54.524.022 _ 1.005.678.210 141 12.562.200 157.219.000 _ 769.887.055 331 301.520.000 358.104.260 355.625.600 2.876.025.400 411 125.600.000 268.862.719 425.887.251 412 _ Cộng PS Nợ 1.266.979.106 1.078.559.597 997.648.619 15.530.651.427 Cộng PS Có 1.196.345.000 98.914.000 1.152.440.000 12.571.831.355 Dƣ nợ cuối 12.999.811.295 13.979.456.892 13.824.665.510 16.087.997.261 Dƣ có cuối Ngày Tháng 6 năm2009. KẾ TOÁN Người ghi sổ TRƯỞNG GIÁM ĐỐC ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 71
- Khoá luận tốt nghiệp Biểu số 2.25 CÔNG TY CPXD VÀ PT ĐẦU TƢ HẢI PHÕNG Số 5- Lạch Tray - Ngô Quyền - HP Mẫu số S05-DN (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC Số dƣ đầu năm ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Nợ Có SỔ CÁI TÀI KHOẢN 153 1.608.275.200 TK đối ứng Tháng 01 Tháng Tháng 05 Tháng 06 Tháng12 Cộng 111 101.128.400 25.029.400 82.646.000 324.871.254 112 21.427.800 15.600.000 - 100.567.810 141 2.725.800 - 52.887.055 331 32.258.000 53.457.400 - 525.036.005 411 85.648.000 24.078.000 80.283.000 378.056.240 412 - Cộng PS Nợ 242.245.200 118.164.800 162.929.000 1.439.043.764 Cộng PS Có 90.850.000 104.914.000 128.704.128 712.041.825 Dƣ nợ cuối 1.759.670.400 1.785.921.200 1.820.146.072 2.135.277.139 Dƣ có cuối Ngày Tháng 6 năm2009. KẾ TOÁN Người ghi sổ TRƯỞNG GIÁM ĐỐC ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Sinh viên: Phạm Thị Lan Anh- Lớp: QT1004K 72
- Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƢ HẢI PHÒNG – XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 4 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Cổ phần XD và PTĐT Hải Phòng – Xí nghiệp xây dựng số 4 : Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng – Xí nghiệp xây dựng số 4 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với sản phẩm chủ yếu là các công trình sản xuất dân dụng có qui mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài và mang tính cố định. Do đó, công tác quản lý giám sát thi công là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình cũng như mỹ quan của sản phẩm. Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng của Xí nghiệp đang ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu về lĩnh vực xây dựng trong nền kinh tế hiện nay. Bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức phù hợp với trình độ và khả năng chuyên môn của từng người. Nhìn chung, công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cơ bản đã đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán mới ban hành với hệ thống sổ sách kế toán tương đối đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng – Xí nghiệp xây dựng số 4, được tìm hiểu công tác hạch toán kế toán ở công ty và đi sâu vào nghiên cứu công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ em thấy Xí nghiệp đã phát huy được nhiều mặt mạnh mẽ và thể hiện được những ưu điểm sau: Sinh viên : Phạm Thị Lan Anh - Lớp: QT1004K 73
- Khoá luận tốt nghiệp 3.1.2. Ƣu điểm : Về tổ chức bộ máy kế toán xí nghiệp Hiện nay, Công ty cổ phần xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng – Xí nghiệp xây dựng số 4 áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Sự thống nhất trong tổ chức bộ máy kế toán giúp cho kế toán trưởng Công ty nắm bắt được công việc của các kế toán viên và các kế toán đơn vị trực thuộc một cách kịp thời. Với 6 nhân viên kế toán, hệ thống kế toán của Xí nghiệp xây dựng số 4 được tổ chức một cách gọn nhẹ và tương đối hoàn chỉnh, công tác kế toán gần như được chuyên môn hoá cao. Các phần hành kế toán được phân công rõ ràng cho từng kế toán viên, có sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các phần hành kế toán với nhau đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp ghi chép. Do đó, sổ sách kế toán dễ kiểm tra, đối chiếu, kịp thời phát hiện sai sót và sửa chữa. Đội ngũ kế toán viên năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm. Đây là một lợi thế của xí nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán và công tác quản lý kinh tế của toàn xí nghiệp. Về tổ chức chứng từ, tài khoản sử dụng, sổ sách kế toán áp dụng - Hệ thống chứng từ: Chứng từ được tổ chức hợp lệ, đầy đủ theo chế độ của Bộ Tài chính ban hành. Việc tập hợp chứng từ ở các đội sau đó chuyển về phòng kế toán xí nghiệp theo định kỳ hàng tháng phù hợp với đặc điểm xây lắp. Công tác tập hợp, kiểm tra, lưu trữ chứng từ được dễ dàng, nhanh chóng, việc quản lý chứng từ rất chặt chẽ giúp cho lãnh đạo xí nghiệp quản lý tình hình tài chính, trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu luân chuyển chứng từ được rõ ràng, cụ thể. - Tài khoản sử dụng: Hệ thống Tài khoản của công ty phù hợp với quy định của Bộ Tài chính ban hành. Đồng thời xí nghiệp cũng cập nhật và vận dụng kịp thời những thay Sinh viên : Phạm Thị Lan Anh - Lớp: QT1004K 74
- Khoá luận tốt nghiệp đổi trong hệ thống Tài khoản theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, việc mở chi tiết các Tài khoản phục vụ có hiệu quả trong việc hạch toán từng công trình, hạng mục công trình. VD: Xí nghiệp sử dụng TK 141(3) chi tiết cho các đội thi công để theo dõi tình hình tạm ứng và hoàn ứng, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm bộ máy kế toán của xí nghiệp. - Sổ sách kế toán Các loại sổ được áp dụng theo mẫu chung tạo thành sự thống nhất trong sổ kế toán. Số liệu phản ánh trong các sổ kế toán được minh chứng bằng hệ thống chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo nguyên tắc khách quan. Ngoài hệ thống sổ theo quy định Nhật ký – Chứng từ , sổ chi tiết, sổ cái xí nghiệp còn có một số sổ phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp cũng như quản lý những đối tượng kế toán phức tạp như: Sổ theo dõi luân chuyển hàng nội bộ giữa các kho; Sổ theo dõi hàng tồn kho theo từng loại vật tư- công cụ mua, từng loại giá mua . Về phương pháp tính giá NVL, CCDC Hiện nay, xí nghiệp đang áp dụng phương pháp tính giá Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp Nhập trước xuất trước ( phương pháp FIFO ). Đây là phương pháp tỏ ra hiệu quả nhất so với các phương pháp tính giá NVL- CCDC xuất kho trong điều kiện sản xuất của Công ty. Nhất là khi giá cả vật liệu, công cụ có xu hướng tăng thì áp dụng phương pháp này công ty có mức lãi nhiều hơn so với các phương pháp khác. Về tổ chức công tác kế toán NVL, CCDC Để tiến hành hạch toán tổng hợp NVL, CCDC xí nghiệp đã lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp theo dõi phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu công cụ trên sổ kế toán, do đó góp phần thuận lợi cho công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Về công tác tổ chức quản lý và sử dụng NVL, CCDC Sinh viên : Phạm Thị Lan Anh - Lớp: QT1004K 75
- Khoá luận tốt nghiệp - Ở khâu thu mua: xí nghiệp đã tổ chức được đội ngũ cán bộ chuyên thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Mỗi người được phân công một số loại vật tư, công cụ nhất định nào đó. Do đó, việc quản lý chứng từ, hoá đơn về thu mua cũng rất hợp lý, thuận tiện đồng thời cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất đúng tiến độ, kế hoạch. - Ở khâu dự trữ, bảo quản: xí nghiệp đã xác định lượng vật tư dự trữ nhằm vừa đảm bảo cho sản xuất, vừa không gây ứ đọng vốn kinh doanh. Hệ thống kho tàng được bố trí đầy đủ các phương án bảo vệ nghiêm ngặt khắc phục được tình trạng thất thoát NVL, CCDC. - Ở khâu sử dụng: Nhu cầu sử dụng NVL, CCDC ở các đội đều được phòng kế toán vật tư kiểm tra, xét duyệt trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất. 3.1.3. Những tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, trong việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của xí nghiệp cũng không tránh khỏi những nhược điểm mà nếu được khắc phục và hoàn thiện, thì sẽ góp phần làm cho công tác kế toán nói chung và kế toán NVL, CCDC nói riêng được tốt hơn. Việc cập nhật chứng từ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các Công ty xây dựng thường có địa bàn thi công ở các tỉnh, thành, địa phương trong cả nước với nhiều công trình, hạng mục công trình lớn nhỏ khác nhau. Do vậy, việc cập nhật chứng từ không kịp thời, gây không ít khó khăn cho phòng kế toán. Hiện tại, Công ty CPXD và PTĐT Hải Phòng – Xí nghiệp xây dựng số 4 đang thi công xây dựng công trình khu trung cư Bắc Sơn, các hạng mục công trình thuộc dự án Nam Đình Vũ cho nên các chứng từ ban đầu như phiếu nhập, phiếu xuất vật tư nộp phòng kế toán không đúng thời gian quy định. Thường thì công trình thi công được 2 – 3 tháng mà vẫn chưa có chi phí tập hợp, Sinh viên : Phạm Thị Lan Anh - Lớp: QT1004K 76
- Khoá luận tốt nghiệp dồn cả mấy tháng vào một kỳ. Với việc tập hợp chi phí như vậy, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự chính xác, kịp thời các số liệu trên báo cáo Tài chính của Công ty. Đồng thời công việc kế toán sẽ dồn vào cuối kỳ, gây không ít khó khăn cho phòng kế toán. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Hàng tồn kho nói chung và NVL, CCDC nói riêng là những tài sản lưu động thường có biến động theo thời gian. Đối với xí nghiệp, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chủ yếu được mua ngoài và có trường hợp phải nhập ngoại. Do đó, giá cả ngày càng không ổn định nhất là vào năm 2009 khi nền kinh tế nước ta đang bị suy thoái. Hiện nay, xí nghiệp không tổ chức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tức là chưa đề cập đến những rủi ro có thể xảy ra do sụt giá của hàng tồn kho. Đặc biệt trong tình hình thế giới có nhiều bất ổn vì tình hình kinh tế, chính trị, chiến tranh gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước, biểu hiện là giá cả các mặt hàng tăng, đặc biệt là các loại hàng hoá trong lĩnh vực xây dựng như giá xăng, dầu, thép tăng làm cho chi phí sản xuất tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Ví dụ như vào 3/2009 do trong nước không có đủ phôi thép cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thép nên phải nhập từ nước ngoài, dẫn đến giá cả thép tăng cao nhanh chóng làm cho chi phí xây dựng công trình vượt định mức đề ra kéo theo giá cả công trình tăng kiến cho không ít đơn vị chủ đầu tư không khỏi lo lắng. Việc phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Khối lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong xí nghiệp là rất lớn bao gồm nhiều loại. Mỗi loại đều có những tính chất, công dụng quy cách khác nhau. Do đó, việc phân loại vật liệu công cụ một cách có khoa học là rất cần thiết. Tuy nhiên, công việc này trong xí nghiệp chưa đạt được những hiệu quả như yêu cầu. Sinh viên : Phạm Thị Lan Anh - Lớp: QT1004K 77
- Khoá luận tốt nghiệp Do xí nghiệp chưa lập sổ danh điểm vật tư để sắp xếp các loại vật liệu, công cụ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý. 3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ tại công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đầu tƣ Hải Phòng. 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Trải qua quá trình phát triển và đổi mới sâu sắc theo cơ chế thị trường hơn thập kỷ qua, kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế tài chính. Trong đó hạch toán kế toán góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng quản lý Tài chính quốc gia và quản trị doanh nghiệp. Việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Cũng như nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với đặc điểm chi phí NVL, CCDC chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cũng như giá thành sản phẩm xây dựng công trình. Vì vậy mà việc nghiên cứu, đưa ra các biện pháp để hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC là vô cùng cần thiết và việc hoàn thiện này phải tuân theo những yêu cầu sau: - Hoàn thiện công tác kế toán trước hết phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống kế toán ban hành bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng, nhưng được quyền vận dụng trong một phạm vi nhất định phù hợp với đặc điểm của doanh nghịêp để mang lại hiệu quả cao nhất. - Các biện pháp hoàn thiện phải được xây dựng trên cơ sơ tôn trọng cơ chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán hiện hành. Tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị kinh tế được phép vận dụng và cải tiến cho phù hợp với tình hình quản lý Sinh viên : Phạm Thị Lan Anh - Lớp: QT1004K 78
- Khoá luận tốt nghiệp tại đơn vị mình, không bắt buộc phải dập khuôn theo chế độ, nhưng trong khuôn khổ nhất định vẫn phải tôn trọng chế độ hiện hành về quản lý tài chính của nhà nước. - Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp. Do vậy các thông tin kế toán đưa ra phải chính xác kịp thời phù hợp yêu cầu, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn, đạt kết quả tối ưu, đây là yêu cầu không thể thiếu trong công tác kế toán. - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo hài hoà mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận đạt được mục tiêu tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. 3.2.2. Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Xí nghiệp. Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp, tìm hiểu về quá trình hính thành và phát triển của công ty cũng như tổ chức công tác kế toán em có một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán NVL, CCDC tại xí nghiệp. Dưới đây là một số biện pháp em xin đề xuất: Biện pháp1. Qui định thời gian luân chuyển chứng từ. Hiện tại Xí nghiệp có một số công trình chứng từ ban đầu như: phiếu nhập, phiếu xuất vật tư nộp về phòng chậm, không đúng thời gian qui định dẫn đến việc công trình đã thi công xong một hai tháng mà vẫn chưa có chi phí tập hợp và đến tháng sau lại tập hợp dồn cả mấy tháng vào một kỳ. Khi xem biểu tập hợp chi phí sản xuất sẽ thấy không được hợp lý và nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự chính xác kịp thời các số liệu trên báo cáo tài chính của Xí nghiệp. Xí nghiệp nên đưa ra quy chế với công trình thi công ở xa và có các biện pháp như: Nếu đội xây dựng không có lý do chính đáng mà không tập hợp được chi phí về Xí nghiệp thì Xí nghiệp có thể phạt hành chính theo thời gian nộp chậm để nhắc nhở các đội thực hiện tốt việc tập hợp chi phí NVL. Sinh viên : Phạm Thị Lan Anh - Lớp: QT1004K 79