Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng - Phạm Thị Ánh Phượng

pdf 94 trang huongle 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng - Phạm Thị Ánh Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_tien_luong_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng - Phạm Thị Ánh Phượng

  1. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà LỜI MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế một cách bền vững là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó mỗi doanh nghiệp là một tế bào góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO với một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là một thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong tình trạng nền kinh tế có nhiều biến động và lạm phát cao như hiện nay thì khả năng phải tự gánh chịu những tổn thất do hoạt động không có hiệu quả là rất lớn. Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế về vốn và khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý. Làm thế nào để có thể tồn tại và phát triển được với các doanh nghiệp khác trong nước và nước ngoài? Đây luôn là nỗi băn khoăn rất lớn đối với các nhà quản lý, một doanh nghiệp được coi là phát triển khi lao động có năng xuất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Như vậy, nhìn từ góc độ “ Những vấn đề cơ bản trong sản xuất ” thì lao động là một trong những yếu tố quan trọng. Trong quá trình lao động người công nhân đã hao tốn một lượng sức lao động nhất định, do đó muốn quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục thì người công nhân phải được tái sản xuất sức lao động. Trên cơ sở tính toán giữa sức lao động mà người công nhân bỏ ra với lượng sản phẩm tạo ra cũng như doanh thu thu về từ những sản phẩm đó, doanh nghiệp trích ra một phần để trả cho người lao động đó chính là tiền công của người công nhân (tiền lương). Là một doanh nghiệp Nhà nước, nên đối với Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời nhằm nâng cao đời sống, tạo niềm tin, khuyến khích người lao động hăng say làm việc là một việc rất cần thiết luôn được đặt ra hàng đầu. Nhận thức được vấn đề trên, em đã chọn đề tài Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 1
  2. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng”. Nội dung của khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương : Chƣơng I: Lý luận chung về kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp. Chƣơng II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng. Chƣơng III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng. Trong thời gian làm khoá luận tại công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú phòng kế toán, ban lãnh đạo công ty và sự hướng dẫn, chỉ dạy của tiến sĩ Nghiêm Thị Thà em đã có cơ hội được tiếp xúc tìm hiểu công tác kế toán tại công ty, đối chiếu với những lý luận được trang bị trên ghế nhà trường từ đó đúc kết được những kiến thức và kinh nghiệm quý báu thể hiện trong bản khoá luận sau đây. Do thời gian và trình độ có hạn nên khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến nhận xét và đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khoá luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 30 tháng 06 năm 2010 Sinh viên Phạm Thị Ánh Phƣợng Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 2
  3. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề chung về tiền lƣơng. 1.1.1 Tiền lƣơng. a) Khái niệm: Quá trình sản xuất là sự kết hợp đồng thời quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc con người, sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Ở Việt Nam trước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiền lương được hiểu là một phần thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, tiền lương được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Nhà nước định hướng cơ bản cho chính sách lương mới bằng một hệ thống áp dụng cho mỗi người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế quốc dân và Nhà nước công nhận sự hoạt động của thị trường sức lao động. Quan niệm hiện nay của Nhà nước về tiền lương như sau: “Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng sức lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu, giá cả thị trường và Pháp luật hiện hành của Nhà nước.”  Tiền lương danh nghĩa: là thu nhập bằng tiền mà người lao động nhận Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 3
  4. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà được sau khi làm việc.  Tiền lương thực tế: là khối lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua sắm được bằng tiền lương danh nghĩa.  Tiền lương tối thiểu: được xem là “cái ngưỡng” cuối cùng để từ đó xây dựng các mức lương khác nhau tạo thành hệ thống tiền lương thống nhất chung cho cả nước. Theo luật pháp Việt Nam thì tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất để trả công cho một người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động theo từng thời kỳ. b) Bản chất của tiền lƣơng: Về mặt kinh tế: Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, do đó tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Mặt khác trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Ngoài ra tiền lương còn là đòn bảy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng xuất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả lao động của họ. Về mặt xã hội: Tiền lương là khoản thu nhập của người lao động để bù đắp các nhu cầu tối thiểu của người lao động ở một thời điểm kinh tế xã hội nhất định. Khoản tiền đó phải được thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động có tính đến mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trong đó mức lương tối thiểu và khoản lương trả cho người lao động phải đủ để tái sản xuất sức lao động cho người lao động và một phần cho gia đình họ cũng như bảo hiểm lúc hết tuổi lao động. c) Chức năng của tiền lƣơng: Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và bao gồm các chức năng sau:  Tiền lương là công cụ để thực hiện các chức năng phân phối thu nhập Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 4
  5. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà quốc dân, các chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao động.  Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc trao đổi tiền tệ do thu nhập mang lại với các vận dụng sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình của họ.  Kích thích con người tham gia lao động bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng của thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động. Do đó nó là công cụ quan trọng của quản lý. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động hăng hái lao động và sáng tạo coi như là một công cụ tạo động lực trong sản xuất kinh doanh. d) Đặc điểm của tiền lƣơng:  Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ứng trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm.  Trong quá trình lao động sức lao động của con người bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm việc của con người thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Do đó tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của người lao động.  Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là một trong những công cụ để quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Như vậy người sử dụng sức lao động quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng. 1.1.2 Các hình thức tiền lƣơng, quỹ tiền lƣơng. 1.1.2.1 Các hình thức tiền lƣơng: Hiện nay ở nước ta việc tính trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu: hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 5
  6. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà a) Hình thức tiền lƣơng theo thời gian: Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định. Hình thức này thường được áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính hoặc những người làm công tác quản lý lao động gián tiếp tại các doanh nghiệp. Hình thức trả lương theo thời gian cũng được áp dụng cho các đối tượng lao động mà kết quả không thể xác định bằng sản phẩm cụ thể. Đây là hình thức tiền lương được tính theo thời gian lao động, cấp bậc kỹ thuật, chức vụ và tháng lương của người lao động. Tiền lƣơng theo thời gian = Thời gian làm việc x Đơn giá tiền lƣơng theo thời gian Tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp, việc tính trả lương theo thời gian có thể tiến hành trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng.  Trả lương theo thời gian giản đơn: Lương theo thời gian giản đơn bao gồm:  Lương tháng: đã được quy định cho từng bậc lương trong tháng lương thường áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế. Mức lƣơng tháng = Mức lƣơng x Hệ số lƣơng x Tổng hệ số các cơ bản khoản phụ cấp  Lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc. Lương tuần thường được áp dụng cho các đối tượng lao động có thời gian ổn định mang tính thời vụ. Tiền lƣơng tháng x 12 tháng Mức lƣơng tuần = 52 tuần  Lương ngày: căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lương của một ngày để tính trả lương, áp dụng trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp hoặc làm nhiệm vụ khác, người lao động theo hợp Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 6
  7. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà đồng ngắn hạn. Tiền lƣơng tháng Mức lƣơng ngày = Số ngày làm việc quy định tháng  Lương giờ: căn cứ vào mức lương ngày chia cho 8 giờ và số giờ làm việc thực tế. Lương giờ thường được áp dụng trả lương cho từng trường hợp ngừng việc hoặc trả lương làm thêm. Tiền lƣơng ngày Mức lƣơng giờ = Số giờ làm việc trong ngày  Trả lương theo thời gian có thưởng: Thực chất của hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn với tiền thưởng khi đảm bảo và vượt các chỉ tiêu đã quy định như: tiết kiệm thời gian lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng xuất lao động, hay đảm bảo giờ công ngày công Tiền lƣơng theo thời gian = Tiền lƣơng theo thời + Tiền thƣởng có có thƣởng gian giản đơn tính chất lƣơng  Ưu nhược điểm của hình thức tiền lương theo thời gian: dễ làm, dễ tính toán nhưng chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động vì hình thức này chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động. Vì vậy để khắc phục bớt những hạn chế này ngoài việc tổ chức theo dõi ghi chép đầy đủ thời gian làm việc của công nhân viên, doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra tiến độ làm việc và chất lượng công việc và công nhân viên kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý. b) Hình thức tiền lƣơng theo sản phẩm: Theo hình thức này tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào kết quả lao động, số lượng, chất lượng sản phẩm công việc, lao vụ đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, công việc và lao vụ đó. Tiền lƣơng sản phẩm = Khối lƣợng (số lƣợng) sản phẩm, công việc hoàn thành, đủ tiêu chuẩn chất lƣợng x Đơn giá tiền lƣơng sản phẩm. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 7
  8. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Tuỳ theo mối quan hệ giữa người lao động với kết quả lao động, tuỳ theo yêu cầu quản lý về nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng nhanh sản phẩm và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể thực hiện theo các hình thức tiền lương sản phẩm như sau:  Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất ra và đơn giá của mỗi đơn vị sản phẩm không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là hao hụt hay vượt mức quy định. Tiền lƣơng phải trả = Sản lƣợng thực tế x Đơn giá tiền lƣơng  Tiền lương sản phẩm gián tiếp: Đây là tiền lương trả cho công nhân viên phụ cùng tham gia sản xuất với công nhân viên chính đã hưởng lương theo sản phẩm, được xác định căn cứ vào hệ số giữa mức lương sản phẩm đã sản xuất ra. Tuy nhiên cách trả lương này có hạn chế: do phụ thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính nên việc trả lương chưa được chính xác, chưa thực sự đảm bảo đúng hao phí lao động mà công nhân phụ đã bỏ ra.  Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng: Đây là sự kết hợp tiền lương sản phẩm trực tiếp với tiền thưởng khi người lao động hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu quy định như tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm  Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: Tiền lương trả cho công nhân viên căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất ra theo hai loại đơn giá khác nhau: Đơn giá cố định đối với số sản phẩm trong mức quy định và đơn giá luỹ tiến đối với số sản phẩm vượt định mức. Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích nâng cao năng xuất lao động nên nó thường được áp dụng ở những khâu trọng yếu mà việc tăng năng xuất lao động có tác dụng thúc đẩy tăng năng xuất ở những khâu khác nhau trong thời điểm chiến dịch kinh doanh để giải quyết kịp thời hạn quy định Tuy nhiên cách trả lương này dễ dẫn đến khả năng tốc độ tăng của tiền lương bình Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 8
  9. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà quân nhanh hơn tốc độ tăng của năng xuất lao động. Vì vậy khi sản xuất đã ổn định, các điều kiện nêu trên không còn cần thiết thì chuyển sang hình thức tiền lương bình thường.  Tiền lương khoán: Theo hình thức này người lao động sẽ nhận được một khoản tiền nhất định sau khi hoàn thành xong khối lượng công việc được giao theo đúng thời gian, chất lượng quy định đối với loại công việc này. Có 3 phương pháp khoán: Khoán công việc, khoán quỹ lương và khoán thu nhập.  Khoán công việc: Theo hình thức này, doanh nghiệp quy định mức tiền lương cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Người lao động căn cứ vào mức lương này có thể tính được tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành. Tiền lƣơng khoán = Mức lƣơng quy định cho x Khối lƣợng công việc công việc từng công việc đã hoàn thành Cách trả lương này áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ hàng, sửa chữa nhà cửa  Khoán quỹ lương: Theo hình thức này người lao động biết trước số tiền lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc và thời gian hoàn thành công việc được giao. Căn cứ vào khối lượng từng công việc hoặc khối lượng sản phẩm và thời gian cần thiết để hoàn thành mà doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Trả lương theo cách khoán quỹ lương áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng bộ phận công việc hoặc những công việc mà xét ra giao khoán từng công việc chi tiết thì không có lợi về mặt kinh tế, thường là những công việc cần hoàn thành đúng thời hạn. Trả lương theo cách này tạo cho người lao động có sự chủ động trong việc sắp xếp tiến hành công việc của mình từ đó tranh thủ thời gian hoàn thành công việc được giao. Còn đối với người giao khoán thì yên tâm về thời gian hoàn thành. Nhược điểm cho phương pháp trả lương này là dễ gây ra hiện tượng làm Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 9
  10. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà bừa, làm ẩu, không đảm bảo chất lượng do muốn đảm bảo thời gian kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm trước khi giao nhận phải được coi trọng, thực hiện chặt chẽ.  Khoán thu nhập: Doanh nghiệp thực hiện khoán thu nhập cho người lao động, điều này có nghĩa là thu nhập mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động là một bộ phận nằm trong tổng thu nhập chung của doanh nghiiệp. Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương này, tiền lương phải trả cho người lao động không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mà là một nội dung phân phối thu nhập của doanh nghiệp. Thông qua Đại hội công nhân viên, doanh nghiệp thoả thuận trước tỉ lệ thu nhập dùng để trả lương cho người lao động. Vì vậy, tiền lương của người lao động phụ thuộc vào thu nhập thực tế của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, thời gian và kết quả của từng người lao động chỉ là căn cứ phân chia tổng quỹ lương cho từng người lao động. Hình thức trả lương này buộc người lao động không chỉ quan tâm đến kết quả lao động của bản thân mình mà phải quan tâm đến kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy nó phát huy được sức mạnh tập thể trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên người lao động chỉ yên tâm với hình thức trả lương này khi họ có thẩm quyền trong việc kiểm tra kết quả tài chính của doanh nghiệp, cho nên hình thức trả lương này thường thích ứng nhất với các doanh nghiệp cổ phần mà cổ đông chủ yếu là công nhân viên của doanh nghiệp.  Ưu nhược điểm của hình thức tiền lương tính theo sản phẩm: Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động làm cho người lao động quan tâm đến số lượng và chất lượng lao động của mình. Đồng thời, tiền lương tính theo sản phẩm phát huy đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất phát triển thúc đẩy tăng năng xuất lao động, tăng sản phẩm tạo ra cho xã hội. Nhược điểm: Tính toán phức tạp đòi hỏi phải theo dõi chính xác kết quả lao động của công nhân viên. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 10
  11. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Nhìn chung ở các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên mục tiêu hàng đầu nên việc tiết kiệm được chi phí lương là một nhiệm vụ quan trọng, trong đó cách thức trả lương được lựa chọn sau khi nghiên cứu thực tế các loại công việc trong doanh nghiệp là biện pháp cơ bản, có hiệu quả cao để tiết kiệm khoản chi phí này. Thông thường ở một doanh nghiệp thì các phần việc phát sinh đa dạng với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy các hình thức trả lương được các doanh nghiệp áp dụng linh hoạt, phù hợp trong mỗi trường hợp, hoàn cảnh cụ thể để có tính kinh tế cao nhất. 1.1.2.2 Quỹ tiền lƣơng. Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các loại lao động mà doanh nghiệp quản lý, sử dụng kể cả trong và ngoài doanh nghiệp. Theo nghị định số 235/HĐBT ngày 19/09/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), quỹ tiền lương gồm các khoản sau: Tiền lương hàng tháng, ngày theo hệ số thang bảng lương Nhà nước. Tiền lương trả theo sản phẩm. Tiền công nhật cho lao động ngoài biên chế. Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng trong quy định. Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do thiết bị máy móc ngừng hoạt động vì nguyên nhân khách quan. Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hoặc đi làm nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội. Tiền lương trả cho người lao động nghỉ phép định kỳ, nghỉ phép theo chế độ của Nhà nước. Tiền lương trả cho người đi học nhưng vẫn thuộc biên chế. Các loại tiền thưởng thường xuyên. Các phụ cấp theo chế độ quy định và các khoản phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương. Cần lưu ý là quỹ lương không bao gồm các khoản tiền thưởng không thường xuyên như thưởng phát minh sáng kiến Các khoản trợ cấp không Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 11
  12. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà thường xuyên như trợ cấp khó khăn đột xuất công tác phí, học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên hoặc bảo hộ lao động. Về phương diện hạch toán, tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm thêm giờ ). Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên được nghỉ theo đúng chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, đi họp, nghỉ vì ngừng sản xuất ). Ngoài ra tiền lương trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định cũng được xếp vào lương phụ. Việc phân chia tiền lương thành lương chính và lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình làm ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Quản lý chi tiêu quỹ tiền lương phải trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ lương vừa đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 1.1.3 Phụ cấp, tiền thƣởng và các khoản trích theo lƣơng. 1.1.3.1 Phụ cấp: Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung cho lương chức vụ, cấp bậc, cấp hàm khi điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có yếu tố không ổn định. Phụ cấp lương có vai trò bù đắp hao phí lao động cho người lao động mà Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 12
  13. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà tiền lương cấp bậc, chức vụ, chuyên môn nghiệp vụ chưa đầy đủ. Chế độ phụ cấp lương đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, công tác của bản thân người lao động và tập thể. Phụ cấp lương có thể biểu hiện dưới dạng vô hình hoặc hữu hình. Các khoản phụ cấp lương như: Phụ cấp khu vực Phụ cấp trách nhiệm công việc Phụ cấp nguy hiểm độc hại Phụ cấp tiền ăn ca Phụ cấp có điều kiện Phụ cấp lao động 1.1.3.2 Tiền thƣởng Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm khuyến khích người lao động khi họ hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tiền thưởng gồm 2 loại tiền thưởng: thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ.  Thưởng thường xuyên: được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và bản chất là một phần tiền lương của người lao động cho từng cá nhân đặc biệt. Một số hình thức thưởng thường xuyên như: thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm  Thưởng định kỳ: nguồn chi từ thưởng định kỳ lấy từ quỹ khen thưởng và phúc lợi, thưởng định kỳ nhằm bổ sung thu nhập cho người lao động, khuyến khích người lao động gắn bó với công việc Thông thường có các hình thức thưởng định kỳ như: thưởng thi đua vào dịp cuối năm, thưởng sáng kiến hay chế tạo sản phẩm mới 1.1.3.3 Các khoản trích theo lƣơng a) Quỹ bảo hiểm xã hội(BHXH): Theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo vệ của xã hội các thành viên của mình, thông qua một loạt các biện pháp cộng cộng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế - xã hội do bị Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 13
  14. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà mất hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, bệnh tật, chết Về đối tượng, trước kia BHXH chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, theo Nghị định số 45/CP chính sách BHXH được áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế, với tất cả các thành viên trong xã hội và cho mọi người có thu nhập cao hoặc có điều kiện tham gia BHXH để được hưởng trợ cấp BHXH cao hơn. Đồng thời chế độ BHXH còn quy định nghĩa vụ đóng góp cho những người được hưởng chế độ ưu đãi. Theo nghị định số 43/CP ngày 22/06/1993 quy định tạm thời chế độ BHXH của Chính phủ, quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và một phần hỗ trợ của Nhà nước. Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH phải thống nhất theo chế độ của Nhà nước và theo nguyên tắc hạch toán độc lập. Theo công ước về BHXH lao động quốc tế, BHXH bao gồm: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp mất người nuôi sống. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện BHXH các khoản sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu chí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định hiện hành: Hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ quy định là 22%. Trong đó: 16% thuộc trách nhiệm đóng góp của doanh nghiệp bằng cách trừ vào chi phí. 6% thuộc trách nhiệm đóng góp của người lao động bằng cách trừ lương. Quỹ BHXH dùng để tạo ra nguồn vốn tài trợ cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản và tổng hợp chỉ tiêu để quyết toán với cơ quan chuyên trách. b) Quỹ bảo hiểm y tế(BHYT): Bảo hiểm y tế thực chất là trợ cấp về y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằm giúp họ một phần nào đó tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc thang. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 14
  15. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Về đối tượng, BHYT áp dụng cho những người tham gia đóng BHYT thông qua việc mua thẻ bảo hiểm trong đó chủ yếu là người lao động. Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành thì quỹ BHYT được hình thành từ 2 nguồn: 1,5% tiền lương cơ bản do người lao động đóng bằng cách trừ vào lương. 3% quỹ tiền lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất do người sử dụng lao động chịu. Doanh nghiệp phải nộp 100% quỹ BHYT cho cơ quan quản lý quỹ. c) Kinh phí công đoàn(KPCĐ): Công đoàn là một tổ chức đoàn thể đại diện cho người lao động, nói lên tiếng nói chung của người lao động, đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đồng thời công đoàn cũng là người trực tiếp hướng dẫn thái độ của người lao động với công việc, với người sử dụng lao động. KPCĐ được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng, theo tỷ lệ 2% trên tổng số lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Trong đó doanh nghiệp phải nộp 50% kinh phí công đoàn thu được lên công đoàn cấp trên, còn lại 50% để lại chi tiêu tại công đoàn cơ sở. d) Bảo hiểm thất nghiệp(BHTN): BHTN là một loại hình phúc lợi tạm thời dành cho những người bị cho nghỉ việc ngoài ý muốn. Nó giúp người lao động có thời gian tìm việc khác hoặc tái đào tạo để chuyển ngành nghề. Loại hình bảo hiểm này còn giúp cho người thất nghiệp duy trì được tâm lý ổn định và cảm giác an toàn trong cuộc sống. Đối tượng áp dụng: BHTN áp dụng bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động: Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng. Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 15
  16. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà xã hội khác, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho từ mười lao động trở lên. Theo quy định hiện hành: Hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHTN theo tỷ lệ quy định là 2%. Trong đó: 1% thuộc trách nhiệm đóng góp của doanh nghiệp bằng cách trừ vào chi phí. 1% thuộc trách nhiệm đóng góp của người lao động bằng cách trừ lương. Tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được xem là một phương tiện hữu hiệu để kích thích người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng xuất lao động góp phần thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 Tổ chức kế toán quản trị tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp. Mục đích hạch toán lao động trong doanh nghiệp ngoài việc giúp cho công tác quản lý lao động còn là đảm bảo tính lương chính xác cho từng người lao động. 1.2.1 Hạch toán số lƣợng lao động. Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng “Sổ sách theo dõi lao động của doanh nghiệp” thường do phòng lao động theo dõi. Sổ này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật) của công nhân viên. Phòng lao động có thể lập sổ chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. 1.2.2 Hạch toán thời gian lao động. Hạch toán thời gian lao động là công việc đảm bảo ghi chép kịp thời chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế trong ngày như nghỉ việc, ngừng việc của từng người lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 16
  17. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà trong doanh nghiệp. Trên cơ sở này để tính lương phải trả cho từng người. Bảng chấm công là chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong các doanh nghiệp. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc trong tháng thực tế và vắng mặt của cán bộ công nhân viên trong tổ, đội, phòng, ban Bảng chấm công phải lập riêng cho từng tổ sản xuất, từng phòng ban và dùng trong một tháng. Danh sách người lao động ghi trong sổ sách lao động của từng bộ phận được ghi trong bảng chấm công, số liệu của chúng phải khớp nhau. Tổ trưởng tổ sản xuất hoặc trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công căn cứ vào số lao động có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc ở đơn vị mình. Trong bảng chấm công những ngày nghỉ theo quy định như ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật đều phải được ghi rõ ràng. Bảng chấm công phải để lại một địa điểm công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng tổ trưởng, trưởng phòng tập hợp tình hình sử dụng lao động cung cấp cho kế toán phụ trách. Nhân viên kế toán kiểm tra và xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công, sau đó tiến hành tập hợp số liệu báo cáo tổng hợp lên phòng lao động tiền lương. Cuối tháng, các bảng chấm công được chuyển cho phòng kế toán tiền lương để tiến hành tính lương. Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động thì phải có phiếu nghỉ ốm do bệnh viện, cơ sở y tế cấp và xác nhận. Còn đối với các trường hợp ngừng việc xảy ra trong ngày do bất cứ nguyên nhân gì đều phải được phản ánh vào biên bản ngừng việc, trong đó nêu rõ nguyên nhân ngừng việc và người chịu trách nhiệm, để làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra. Những chứng từ này được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ tính trợ cấp, BHXH sau khi đã được tổ trưởng ghi vào bảng chấm công những ký hiệu quy định. 1.2.3 Hạch toán kết quả lao động. Hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất. Công việc tiến hành là ghi chép chính xác kịp thời số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân, tập thể làm căn cứ tính Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 17
  18. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà lương và trả lương chính xác. Tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, người ta sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động. Các chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạch toán kết quả lao động và phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán  Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành là chứng cứ xác nhận số sản phẩm (công việc) hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động. Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt. Phiếu được chuyển cho kế toán tiền lương để tính lương áp dụng trong hình thức trả lương theo sản phẩm.  Hợp đồng giao khoán công việc là chứng từ giao khoán ban đầu đối với trường hợp giao khoán công việc. Đó là bản kí kết giữa người giao khoán và người nhận giao khoán với khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Chứng từ này là cơ sở thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. Trường hợp khi nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì cán bộ kiểm tra chất lượng cùng với người phụ trách bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý. Số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu được ghi vào chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh nghiệp sử dụng và sau khi đã ký duyệt nó được chuyển về phòng kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân thực hiện. 1.2.4 Tính tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. Cuối tháng trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gian lao động và kết quả lao động cũng như những chế độ, chính sách về lao động, tiền lương, BHXH mà Nhà nước ban hành, kế toán tiến hành tính lương và trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, cho từng cán bộ công nhân viên. Sau khi có kết quả tính toán tiền lương phải trả cho từng người được tổng hợp cho từng bộ phận và phản ánh vào bảng thanh toán tiền lương lập chung cho cả công ty. Trường hợp công nhân viên được hưởng trợ cấp BHXH thì căn cứ vào số Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 18
  19. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà ngày thực tế nghỉ việc được hưởng trợ cấp BHXH phản ánh trên các chứng từ hạch toán lao động liên quan như: Phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên bản điều tra tai nạn lao động, kết hợp với bảng trợ cấp BHXH để tính toán lập bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán BHXH được lập cho từng bộ phận sử dụng lao động hoặc cho toàn doanh nghiệp căn cứ vào kết quả tính trợ cấp BHXH cho từng người. Trên cơ sở các chế độ về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Nhà nước ban hành, các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành mình phải tổ chức tốt lao động nhằm nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tính toán, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT đúng chính sách chế độ. Sử dụng tốt kinh phí công đoàn nhằm khuyến khích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ góp phần thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các khoản phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN hàng tháng, hàng quý, doanh nghiệp có thể lập uỷ nhiệm chi để chuyển tiền hoặc chi tiền mặt để nộp cho cơ quan quản lý theo quy định của Nhà nước và Pháp luật. Tiền lương của công ty thông thường trả làm hai kỳ trong tháng. Kỳ 1 tạm ứng lương cho người lao động, kỳ 2 trả hết số lương còn lại cho người lao động sau khi trừ đi các khoản khấu trừ vào lương như: BHXH, BHYT và các khoản khác. Đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm theo chế độ quy định thì công nhân trong quá trình nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủ như thời gian đi làm. Tiền lương nghỉ phép phải được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một cách hợp lý vì nó có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp không bố trí được cho công nhân viên nghỉ phép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước cho phù hợp với số thực tế chi phí tiến lương vào chi phí sản xuất. Trích trước lương nghỉ phép chỉ được thực hiện với công nhân trực tiếp sản xuất. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 19
  20. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Số trích trƣớc theo kế Số tiền lƣơng chính tỷ lệ trích trƣớc theo hoạch TLNP của = phải trả cho CNSX x kế hoạch TLNP CNSX trong tháng trong tháng của CNSX Số tiền lƣơng nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân nghỉ phép trong năm Tỷ lệ trích trƣớc = x 100% Tổng số tiền lƣơng theo kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm 1.3 Tổ chức kế toán tài chính tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp. 1.3.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. Trong một doanh nghiệp, để công tác kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và trở thành một công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệp thì nhiệm vụ của bất kỳ công tác kế toán nào đều phải dựa trên đặc điểm, vai trò của đối tượng được kế toán. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài quy luật này. Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian lao động, chất lượng và kết quả lao động mặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm, hay chi phí của hoạt động. Vì vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:  Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác,đầy đủ kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiến lương, tiền thưởng các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động. Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và việc sử dụng các quỹ này.  Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiến lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 20
  21. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương đúng chế độ.  Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương, đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.3.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng. 1.3.2.1 Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công. Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán tiền thưởng. Giấy đi đường. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Bảng thanh toán tiền thuê ngoài. Hợp đồng giao khoán. Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Các phiếu chi, chứng từ, tài liệu khác có liên quan. Các chứng từ trên có thể làm căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi sổ kế toán. 1.3.2.2 Tài khoản sử dụng. Để phản ánh tình hình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu như: Tài khoản 334: Phải trả người lao động 338: Phải trả, phải nộp khác 335: Chi phí phải trả Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 21
  22. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Tài khoản 641: Chi phí bán hàng 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp 111: Tiền mặt 112: Tiền gửi ngân hàng a) Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334:  Bên Nợ: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động. Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.  Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.  Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ của tài khoản 334 rất cá biệt phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.  Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp II: Tài khoản 3341: Phải trả công nhân viên. Tài khoản 3342: Phải trả người lao động khác b) Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị cơ sở. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 22
  23. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 338:  Bên Nợ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải trả cho công nhân viên. Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.  Bên Có: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương của công nhân viên. Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù. Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán.  Số dư bên Có: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết.  Số dư bên Nợ: Phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.  Tài khoản 338 có 4 tài khoản cấp II liên quan đến tiền công, tiền lương: Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn Tài khoản 3383: Bảo hiểm xã hội Tài khoản 3384: Bảo hiểm y tế Tài khoản 3389: Bảo hiểm thất nghiệp. c) Tài khoản 335: Chi phí phải trả Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh như: chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây phát sinh đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 23
  24. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 335:  Bên Nợ: Chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả. Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.  Bên Có: Chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh.  Số dư bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. 1.3.3 Trình tự kế toán, sổ kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 1.3.3.1 Trình tự kế toán. a) Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên.  Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 (6271): Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 (6411): Chi phí bán hàng Nợ TK 642 (6421): Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Phải trả người lao động (3341, 3348).  Tiền thưởng trả cho công nhân viên: Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 431 (4311): Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 334 (3341): Phải trả công nhân viên. Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng: Nợ TK 334 (3341): Phải trả công nhân viên Có TK 111,112,  Tính tiền BHXH phải trả cho công nhân viên: Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 24
  25. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Nợ TK 338 (3383): Phải trả, phải nộp khác Có TK 334 (3341): Phải trả công nhân viên.  Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên: Nợ TK 627, 641, 642 Nợ TK 335: Chi phí phải trả (Doanh nghiệp có trích trước tiền lương nghỉ phép) Có TK 334 (3341): Phải trả công nhân viên.  Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên như: tạm ứng, BHXH, BHYT, BHTN, tiền thu về bồi thường tài sản thiếu: Nợ TK 334: Phải trả người lao động Có TK 141: Tạm ứng Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội Có TK 3384: Bảo hiểm y tế Có TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp Có TK 138: Phải thu khác  Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên phải nộp Nhà nước: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 333 (3335): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước  Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 111, 112, b) Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác.  Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389): Phải trả, phải nộp khác  Tính số tiền BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của công nhân viên: Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 25
  26. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 338 (3383, 3384, 3389): Phải trả, phải nộp khác  Nộp BHXH, KPCĐ, BHTN cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ BHYT cho công nhân viên: Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112  Tính BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản, Nợ TK 338 (3383): Phải trả, phải nộp khác Có TK 334: Phải trả công nhân viên  Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị: Nợ TK 338 (3382): Phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112,  Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác c) Tài khoản 335: Chi phí phải trả Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước) Nợ TK 335: Chi phí phải trả (Số đã trích trước) Có TK 334: Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả) Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước) Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 26
  27. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà 1.3.3.2 Sổ kế toán tiền lƣơng. Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào yêu cầu, trình độ, điều kiện cụ thể của đơn vị có thể lựa chọn một trong năm hình thức ghi sổ kế toán sau:  Hình thức kế toán Nhật ký chung Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Sổ Nhật ký Sổ chi tiết tài khoản 334, 338 đặc biệt Sổ Nhật Ký Chung Bảng tổng hợp Sổ Cái TK 334, 338, tài khoản Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 27
  28. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà  Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Sổ chi tiết TK Bảng kê Nhật ký chứng từ 334, 338 Bảng tổng hợp Sổ cái TK 334, 338 TK 334, 338 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng, định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 28
  29. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà  Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng tổng hợp chứng Sổ chi tiết TK từ kế toán cùng loại 334, 338 Sổ đăng ký chứng Chứng từ ghi sổ từ ghi sổ Sổ cái TK 334, 338 Bảng tổng hợp các tài khoản Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng, định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 29
  30. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà  Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương Bảng tổng hợp Sổ chi tiết TK chứng từ gốc 334, 338 Bảng tổng hợp Nhật ký - Sổ cái các tài khoản Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng, định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:  Hình thức kế toán máy: Bảng chấm công, Sổ kế toán,Sổ chi Bảng thanh toán tiết, Bảng tổng hợp lương PHẦN MỀM các tài khoản KẾ TOÁN Bảng tổng hợp BÁO CÁO TÀI chứng từ cùng loại CHÍNH MÁY VI TÍNH Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 30
  31. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG 2.1 Đặc điểm chung về công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng 2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Được thành lập ngày 8/8/1985 với tên là Công ty kinh doanh dịch vụ thuỷ sản Hải Phòng. Công ty trực thuộc sở thuỷ sản thành phố Hải Phòng, được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là thu mua thuỷ hải sản từ vùng biển Hải Phòng và các vùng lân cận sau đó chế biến và mang đi xuất khẩu. Ban đầu khi mới thành lập, từ sự tiếp nhận trụ sở tại số 24 Võ Thị Sáu và cửa hàng dịch vụ Cửa Cấm tại Cảng Cửa Cấm thành phố Hải Phòng với đội ngũ công nhân còn sơ khai công ty đã dần dần phát triển.Đến tháng 2/1995 ban giám đốc của công ty đã quyết định mở rộng lĩnh vực kinh doanh thành lập nhà hàng Vũ Minh tại số 84 Quang Trung và nhà hàng Thuỷ Sản Tổng Hợp tại số 20 Lý Tự Trọng. Nhiệm vụ của công ty lúc này là thu mua thuỷ hải sản, chế biến cung cấp cho hai nhà hàng kinh doanh và đồng thời xuất ra nước ngoài. Năm 1999 Công ty thuê cơ sở tại Cát Bà để tiến hành nuôi cá trong lồng bè. Cơ sở tại đây có trách nhiệm nuôi trồng các loại hải sản nước ngọt như tôm sú, cá mè, cá chép, cá quả,cá chim trắng để giao cho các nhà hàng, khách sạn. Hằng năm cơ sở thu về cho công ty hàng trăm triệu đồng. 06/07/2004 Sở thuỷ sản thành phố Hải Phòng quyết định sát nhập Công ty kinh doanh dịch vụ thuỷ sản Hải Phòng với xí nghiệp đánh cá Hải Phòng sau đó đổi tên thành công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng đặt tại địa chỉ số 13 Võ Thị Sáu quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. Giấy phép đăng kí kinh doanh số 126583 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 29/08/2004. 08/2005 Công ty ra quyết định số 247/QĐ-2005 về việc mua mảnh đất Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 31
  32. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà rộng 5000 m2 tại huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng để lập trại nuôi tôm giống. Tại đây công ty cho nghiên cứu và ươm giống các loại tôm như: tôm sú nước ngọt, tôm càng xanh và các giống tôm khác. 12/2008 sở thuỷ sản thành phố Hải Phòng ra quyết định số 327/QĐ/TCCB-LĐ về việc cổ phần hoá công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng theo quy định của chính phủ. Công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần trong đó Nhà nước chiếm 51% tổng số vốn và đổi tên thành Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng. 4/2009 Công ty tiến hành sửa chữa khu văn phòng do đó công ty tạm thời chuyển về số 103 đường Ngô Quyền phường Máy Chai quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. Trải qua 19 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng đã trải qua bao thăng trầm thay đổi nhưng tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã luôn đoàn kết chủ động sáng tạo khắc phục những khó khăn, cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất đưa công ty đi lên trở thành một công ty thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. * Ngành nghề sản xuất của công ty hiện nay là: - Bán các loại tôm giống, cá nước ngọt. - Xuất nhập khẩu và bán các loại sứa đông lạnh,cá lục nguyên con, mực cỡ lớn - Kinh doanh nhà hàng - * Vốn kinh doanh của công ty: Vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ 4 nguồn chính: vốn ngân sách do Nhà nước cấp, vốn tự bổ sung, vốn đi vay và vốn từ nguồn vốn khác. Nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng tại thời điểm 2/2009 (giai đoạn cổ phần của công ty) như sau: Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 32
  33. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Tổng số: 14.224.616.040 Trong đó: - Vốn ngân sách cấp: 10.000.000.000 - Các quỹ: 189.084.000 - Vốn khác: 2.241.315.728 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 1.794.216.314 * Tình hình lao động: Tổng số lao động trong danh sách là 106 người trong đó có 27 người trình độ đại học, 12 người tốt nghiệp cao đẳng, 19 người học xong trung cấp. Đội ngũ công nhân của công ty có kinh nghiệm lâu năm, đoàn kết cùng góp sức đưa công ty phát triển đi lên. *Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc: Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hàng quý, hàng năm công ty thực hiện nộp thuế đủ và đúng kỳ hạn, thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Công ty được Cục thuế thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 16/02/2008 (cấp lại). Mã số thuế: 0200871124. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 33
  34. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Sơ đồ2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng Hội đồng quản trị Ban Chủ tịch Kiểm Hội đồng quản trị (kiêm Tổng Giám đốc) Soát Giám đốc Giám đốc (tại cửa hàng (tại cửa hàng Vũ Thuỷ sản tổng Minh) hợp) Phụ trách Phụ trách Phụ trách Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng hành kế hành kế hành kế chính toán chính toán chính toán  Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. * Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. b) Kiến nghị loại cổ phần và số cổ phần được quyền chào bán của từng Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 34
  35. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà loại. Quyết định giá chào bán cổ phần mới, huy động thêm vốn theo hình thức khác. c) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Điều lệ công ty. d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. e) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát, chỉ đạo giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. g) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. h) Duyệt chương trinh, nội dung phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông. Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội đồng cổ đông. i) Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. k) Kiến nghị việc tổ chức lại giải thể hoặc phá sản công ty.  Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty có nhiệm vụ quản lý toàn bộ mọi hoạt động của công ty, soạn thảo công bố chính sách, chiến lược, chịu trách nhiệm cao nhất đối với chất lượng sản phẩm, phân công trách nhiệm quyền hạn cho các cán bộ lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên, sắp xếp, bố trí cán bộ, tổ chức sản xuất theo yêu cầu của hệ thống chất lượng. Tổ chức chỉ đạo, phê duyệt các báo cáo, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, chủ tịch hội đồng quản trị còn có trách nhiệm lập chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị. Tổ chức việc thông qua quyết định và giám sát quá trình thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. Chủ toạ họp Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 35
  36. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Đại hội đồng cổ đông.  Giám đốc các chi nhánh: Giám đốc các chi nhánh quản lý toàn bộ mọi hoạt động của chi nhánh, soạn thảo chính sách chiến lược đối với chất lượng sản phẩm của chi nhánh mình. Sắp xếp, bố trí cán bộ, tổ chức sản xuất, chỉ đạo phê duyệt các báo cáo, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Báo cáo lên cấp trên tình hình hoạt động của chi nhánh, các thông tin cần thiết, các hợp đồng với giá trị lớn và chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi tổn thất của chi nhánh.  Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc giải quyết công việc được uỷ quyền khi giám đốc đi vắng sau đó báo cáo lại.  Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.  Phòng hành chính: Quản lý công tác hành chính, văn thư, bảo mật, thông tin liên lạc, đánh máy, in văn bản, quản lý xe chỉ huy, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên. Hàng ngày báo cáo lên giám đốc các vấn đề cần xin ý kiến và quyết định.  Phòng tài chính kế toán: Quản lý công tác tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thức tiền tệ, mua sắm thiết bị, vật tư, tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả hoạt Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 36
  37. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà động kinh doanh của công ty, báo cáo quyết toán tài chính quý, năm trình giám đốc phê duyệt và báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan. Quản lý công tác tổ chức lao động, thực hiện chi trả các khoản lương, BHXH và các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên, quản lý công tác an toàn lao động, công tác huấn luyện khảo thi nâng bậc, nâng lương 2.1.3 Cơ cấu bộ máy sản xuất: * Công ty dịch vụ Cửa Cấm Hải Phòng: Địa chỉ: Cảng Cửa Cấm - Hải Phòng. * Kho đông lạnh: Địa chỉ: Máy Chai – Ngô quyền - Hải Phòng. * Nhà hàng Vũ Minh: Địa chỉ: 84 Quang Trung – Hồng Bàng - Hải Phòng. * Nhà hàng Thuỷ sản tổng hợp: Địa chỉ: 20 Lý Tự Trọng - Hồng Bàng - Hải Phòng. * Trại nuôi tôm giống: Địa chỉ: Tiên Lãng - Hải Phòng. * Khu nuôi cá lồng bè: Địa chỉ: Cát Bà - Hải Phòng. 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty: 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: - Tổ chức mọi công việc kế toán để thực hiện đầy đủ có chất lượng các nội dung trong công việc kế toán của công ty. - Hướng dẫn đôn đốc kiểm tra thực hiện đầy đủ kịp thời chứng từ kế toán của công ty. - Ngoài ra, bộ máy kế toán còn phân công kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu theo đúng quy định. - Bộ máy kế toán của công ty gồm 13 người: đứng đầu là kế toán trưởng tại văn phòng công ty, bên dưới là kế toán trưởng tại các chi nhánh và các kế toán viên. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 37
  38. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng. Kế toán trƣởng Kế toán trƣởng Kế toán trƣởng (tại chi nhánh) (tại chi nhánh) Kế Kế Kế Kế Kế Kế toán toán toán toán toán toán viên viên viên viên viên viên  Kế toán trƣởng: (trƣởng phòng tài chính kế toán) Điều hành bộ máy kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế toán tài chính của đơn vị, có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán tại các chi nhánh và văn phòng, duyệt các chứng từ mua bán, chứng từ thu chi phát sinh.  Kế toán trƣởng tại chi nhánh công ty: Điều hành bộ máy kế toán tại các chi nhánh, chịu trách nhiệm trước giám đốc và kế toán trưởng tại văn phòng công ty, có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác kế toán tại chi nhánh mình, duyệt các chứng từ mua bán, chứng từ thu chi phát sinh trong quyền hạn, báo cáo và nộp các hoá đơn lên tổng công ty để phục vụ cho việc tổng hợp.  Kế toán viên: Theo dõi, phản ánh chính xác, kịp thời số liệu, tình hình biến động của các nghiệp vụ kế toán phát sinh như: tiền mặt, tài sản cố định, nguyên vật liệu, tiền lương. Báo cáo đầy đủ kịp thời các vấn đề nẩy sinh trong quá trình kế toán để Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 38
  39. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà kế toán trưởng quyết định. -Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền của doanh nghiệp, khoá sổ kế toán tiền mặt mỗi ngày để có số liệu đối chiếu với thủ quỹ. Kiểm tra chứng từ đầu vào, thanh toán với người bán, người tạm ứng. - Kế toán vật tư, thủ kho: Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư của một kho trong công ty - Kế toán tiền lương: Làm lương khối cơ quan, các khoản bảo hiểm, thanh toán các chế độ đi công tác, nghỉ phép, theo dõi chế độ quản lý ăn ca . - Kế toán chi phí giá thành: Phụ trách phần bán hàng, theo dõi và tính toán doanh thu.  Thủ quỹ: Có nhiệm vụ cấp phát tiền cân đối quỹ. Thường xuyên kiểm tra, bảo quản két tiền của công ty. Giữ và chịu trách nhiệm đóng dấu vào các văn bản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 39
  40. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà 2.1.4.2 Hình thức kế toán: Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Sổ chi tiết tài Sổ Nhật ký khoản 334, 338 đặc biệt Sổ Nhật Ký Chung Bảng tổng hợp Sổ Cái TK 334, 338, tài khoản Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký c1hung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ chi tíêt có liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán trưởng cộng số liệu trên sổ cái rồi lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 40
  41. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà 2.2 Thực trạng công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng. 2.2.1 Kế toán lao động Công ty đã đảm bảo đủ việc làm cho người lao động, các công việc giao cho người lao động trên cơ sở kế hoạch có định mức, có điều kiện và khả năng hoàn thành. Do vậy trong những năm qua công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch và các chỉ tiêu đề ra. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng và kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản nên cần nhiều lao động hay trong quá trình hoạt động có một số công nhân xin thôi việc nên thường xuyên phải tuyển dụng mới lao động. Biểu: Cơ cấu lao động (Tính đến thời điểm ngày 31/12/2009). Chỉ tiêu Giới tính Độ tuổi Trình độ công việc Nam Nữ 18 - 30 >30 ĐH CĐ TC PT BH QL Số người 55 51 72 34 27 12 19 48 80 26 Tỉ trọng 51,9 48,1 67,9 32,1 25,5 11,3 17,9 45,3 75,5 24,5 (%)  Cơ cấu về giới: Tỷ lệ nam và nữ trong công ty nhìn chung là ngang bằng nhau. Trong đó nam có 55 lao động chiếm 51,9 % và nữ có 51 lao động chiếm 48,1 %, tỷ lệ này là phù hợp đối với công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng. Là một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu ở hai lĩnh vực dịch vụ nhà hàng và xuất nhập khẩu thuỷ sản nên công ty cần có một đội ngũ công nhân vừa chăm chỉ, khéo léo vừa khoẻ mạnh, nhiệt tình. Do đó lao động nam chủ yếu làm tại kho lạnh, trại nuôi tôm giống Tiên Lãng và khu nuôi cá lồng bè Cát Bà; còn lao động nữ phục vụ tại văn phòng tổng công ty, nhà hàng Vũ Minh và nhà hàng thuỷ sản tổng hợp. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng ban giám đốc công ty Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 41
  42. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà đã quản lý hiệu quả công tác tuyển và sử dụng nhân công sao cho công việc được thuận lợi mà lại tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.  Cơ cấu về độ tuổi. Người lao động trong độ tuổi từ 18 đến 30 là chủ yếu, có 72 lao động chiếm 67,9 %. Đây là lao động có sức khoẻ tốt, khả năng tiếp thu nhanh và linh hoạt trong công việc. Tuy nhiên đa số lao động nữ trong độ tuổi lập gia đình nên có bất lợi về khoảng thời gian nghỉ lập gia đình và sinh con, khoảng thời gian này có thể gây biến động trong sản xuất, vì vậy để việc kinh doanh không bị gián đoạn thì doanh nghiệp cần có kế hoạch tổ chức lao động thật tốt. Lao động trong độ tuổi từ 30 đến 50 có 34 lao động chiếm tỷ lệ nhỏ là 32,1 %. Đây là lực lượng lao động ổn định nhất, sức lao động dẻo dai và nhiều kinh nghiệm thường được phân công trong công việc quản lý.  Cơ cấu về trình độ. Trình độ lao động trong công ty nói chung là không cao nhưng phù hợp với doanh nghiệp. Lao động tốt nghiệp đại học có 27 người chiếm 25,5 %; lao động trình độ cao đẳng có 12 người chiếm 11,3 % số lao động này chủ yếu làm công việc văn phòng, quản lý như giám đốc, kế toán , trưởng phòng, phụ trách lao động trình độ trung cấp có 19 người chiếm 17,9 %; lao động học xong phổ thông có 48 người chiếm 45,3 % chủ yếu là công nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh của công ty.  Cơ cấu theo tính chất công việc. Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng tập trung hạch toán nhân công theo hai tiêu thức là bán hàng và quản lý, do đó không có chi phí nhân công trực tiếp. Qua bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy cứ 4 nhân viên bán hàng tương ứng với 1 nhân viên quản lý, tỷ lệ đó là thích hợp để công việc kinh doanh được thuận lợi mà bộ máy quản lý của công ty cũng không cồng kềnh tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 42
  43. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà 2.2.2 Kế toán lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 2.2.2.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ của kế toán tiền lƣơng. Thẻ chấm công Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Bảng tổng hợp và Bảng tính các khoản phân bổ tiền lương trích theo lương Nhật ký chung Sổ cái TK 334, 338, 641, 642 Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.2.2.2 Kế toán tiền lƣơng tại công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng. a) Phƣơng pháp xây dựng quỹ lƣơng: Hiện nay, quỹ tiền lương của công ty bao gồm:  Lương cơ bản: Mức lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên được quy định riêng cho từng người tuỳ thuộc vào năng lực làm việc và thời gian mà người lao động đã gắn bó với công ty. Hiện tại mức lương cơ bản thấp nhất của công nhân viên Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 43
  44. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà công ty là 1.000.000 đ/tháng. Tại thời điểm tháng 12/2009 mức lương cơ bản trung bình của công nhân viên công ty là 2.230.882 đ/tháng. Để khuyến khích người lao động ở lại làm việc với công ty thì doanh nghiệp tiến hành tăng lương cơ bản cho người lao động mỗi 6 tháng một lần. Cụ thể là cứ 6 tháng phụ trách của chi nhánh công ty sẽ lập danh sách nhân viên xét duyệt tăng lương rồi gửi lên tổng công ty. Sau đó tổng công ty sẽ quyết định tăng lương cho những cán bộ công nhân viên gắn bó và nỗ lực trong công việc, mức tăng lương là 10 % lương cơ bản. Ví dụ1: Lương cơ bản của ông Phạm Đình Tiến tại thời điểm 30/05/2009 là 1.500.000đ/ tháng. Nếu giám đốc cửa hàng thuỷ sản Vũ Minh nhận thấy nhân viên Phạm Đình Tiến có nỗ lực trong công việc và đề xuất với tổng công ty tăng lương. Ban giám đốc công ty ký giấy chấp thuận tăng lên 10 % lương cơ bản thì vào tháng 06/2009 mức lương cơ bản của ông Phạm Đình Tiến sẽ là: 1.500.000 + 1.500.000 x 10 % = 1.650.000 (đồng).  Phụ cấp: Gồm phụ cấp trách nhiệm áp dụng cho các nhân viên quản lý. Tuỳ thuộc vào chức vụ cũng như mức độ trách nhiệm của từng nhân viên mà mức phụ cấp dao động từ 200.000 đến 500.000 đ/ tháng.  Tiền thưởng: Tiền thưởng thường xuyên: Theo quy định của công ty thì cán bộ công nhân viên đi làm đủ các ngày theo quy định, không nghỉ tự do sẽ nhận được tiền khuyến khích là 100.000 đ/ tháng. Nếu lao động nghỉ 01 ngày làm việc thì sẽ không nhận được phần tiền thưởng này nữa. Đây là một hình thức thưởng thường xuyên cho người lao động để khuyến khích họ gắn bó với công việc hơn. Tiền thưởng định kỳ: ngoài việc thưởng thường xuyên như trên thì doanh nghiệp có các khoản thưởng định kỳ cho người lao động vào ngày 01/05, ngày tết dương lịch hay việc phát tháng lương thứ 13 cho người lao động. Phần tiền thưởng này được lấy từ quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 44
  45. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà b) Nguyên tắc tính lƣơng. Tại công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho toàn bộ cán bộ công nhân viên. Tiền lương thực lĩnh trong tháng của công nhân viên được tính theo công thức sau: Tiền lƣơng = Tiền lƣơng + Tiền thƣởng + Phụ cấp - Các khoản khấu thực lĩnh cơ bản trừ vào lƣơng  Lương cơ bản được hưởng: Lương của người lao động được tính dựa vào mức lương cơ bản, ngày công thực tế của người lao động trong tháng và ngày công theo quy định của công ty. Lương cơ bản được hưởng của công nhân viên được tính theo công thức sau: Mức lƣơng cơ bản Số ngày công Lƣơng cơ bản = x thực tế đƣợc hƣởng Số ngày công theo quy định  Ngày công theo quy định của công ty được hiểu như sau: Đối với công nhân viên tại văn phòng tổng công ty, kho lạnh, trại nuôi tôm giống Tiên Lãng và khu nuôi cá lồng bè Cát Bà thì trong một tháng người lao động được nghỉ tất cả các ngày chủ nhật, các ngày lễ theo quy định của Nhà nước. Đối với công nhân viên tại cửa hàng thuỷ sản Vũ Minh, cửa hàng thuỷ sản Tổng hợp thì cán bộ công nhân viên được phân công thay phiên nhau nghỉ 01 ngày bất kỳ trong tuần nhưng không phải ngày chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của Nhà nước sẽ được sắp xếp nghỉ bù vào ngày khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Ví dụ 1: Tính tiền lương cho bà Đỗ Thị Oanh là trưởng phòng kế toán tại văn phòng tổng công ty với các thông tin sau: - Ngày công theo quy định của công ty trong tháng 12/2009 là 27 ngày. - Ngày công thực tế của Đỗ Thị Oanh trong tháng 12/2009 là 27 ngày. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 45
  46. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà - Mức lương cơ bản của bà là 3.500.000 đ - Phụ cấp trách nhiệm 300.000 đ Vậy ta tính được lương của bà Đỗ Thị Oanh trong tháng 12/2009 như sau: - Lương cơ bản: 3.500.000 - Tiền thưởng: 100.000 - Phụ cấp: 300.000 - Phần khấu trừ vào lương: 3.500.000 x 8 % = 280.000 Vậy tiền lương thực lĩnh của bà Đỗ Thị Oanh là : 3.500.000 + 100.000 + 300.000 – 280.000 = 3.620.000 (đồng). Ví dụ 2: Tính tiền lương cho ông Phạm Đình Tiến là nhân viên phục vụ tại cửa hàng thuỷ sản Vũ Minh với các thông tin sau: - Ngày công theo quy định của công ty trong tháng 12/2009 là 27 ngày. - Ngày công thực tế của Phạm Đình Tiến trong tháng 12/2009 là 23 ngày. - Mức lương cơ bản của ông là: 1.650.000 đ Vậy ta tính được lương của ông Phạm Đình Tiến trong tháng 12/2009 như sau: - Lương cơ bản: 1.650.000 x 23/27 = 1.405.500 - Tiền thưởng: 0 - Phần khấu trừ vào lương: 1.405.500 x 8 % = 112.440 Vậy tiền lương thực lĩnh của ông Phạm Đình Tiến là: 1.405.500 - 112.440 = 1.293.060 (đồng). Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 46
  47. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: văn phòng ST Họ và tên Chứ Ngày trong tháng Tổng T c vụ số công 1 2 3 4 5 CN 7 8 9 10 11 12 CN 14 15 16 17 18 19 CN 21 22 23 24 25 26 CN 28 29 30 31 1 Lê Bá Thuỷ GĐ X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 2 Nguyễn Văn Chuyền NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 3 Bùi Đức Cương TBKS X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 4 Đỗ Trung Duyên P. GĐ X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 5 Bùi Chính Văn NVKS X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 6 Đỗ Thị Oanh TPKT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 7 NguyễnThu Hiền KT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 8 Trần Thị Huệ TQ X X X X X X X X X X X X X X Cô Cô X X X X X X X X X X X 25 9 Phạm Công BV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 31 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 47
  48. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Văn phòng STT Họ và tên C vụ Lương HĐ Sc Lương cơ Thưởng Phụ cấp Tổng thu Các khoản Còn lĩnh Ký nhận bản nhập giảm trừ 1 2 3 4 5 6 = 4x5/26 7 8 9 = 6+7+8 10 = 6x8% 11=9-10 14 1 Lê Bá Thuỷ GĐ 5.500.000 27 5.500.000 100.000 500.000 6.100.000 440.000 5.660.000 2 NguyễnVănChuyền NV 2.500.000 26 2.500.000 2.500.000 2.500.000 3 Bùi Đức Cương TB 3.000.000 27 3.000.000 100.000 200.000 3.300.000 240.000 3.060.000 KS 4 Đỗ Trung Duyên PGĐ 4.000.000 27 4.000.000 100.000 500.000 4.600.000 320.000 4.280.000 5 Bùi Chính Văn BKS 3.000.000 27 3.000.000 100.000 3.100.000 240.000 2.860.000 6 Đỗ Thị Oanh TPKT 3.500.000 27 3.500.000 100.000 300.000 3.900.000 280.000 3.620.000 7 NguyễnThu Hiền KT 2.000.000 27 2.000.000 100.000 2.100.000 160.000 1.940.000 8 Trần Thị Huệ TQ 2.000.000 25 2.000.000 2.000.000 160.000 1.840.000 9 Phạm Công BV 1.500.000 31 1.500.000 100.000 1.600.000 120.000 1.480.000 Cộng 27.000.000 27.000.000 700.000 1.500.000 29.200.000 1.960.000 27.240.000 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 48
  49. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG TÍNH CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Văn phòng STT Họ và tên Chức Lương cơ Các khoản giảm trừ lương Trích theo lương tính vào CPSX vụ bản BHXH BHYT KPCĐ Cộng BHXH BHYT Cộng 1 2 3 4 5=4x5% 6=4x1% 7=4x2% 8=5+6+7 9=4x15% 10=4x2% 11=9+10 1 Lê Bá Thuỷ GĐ 5.500.000 275.000 55.000 110.000 440.000 825.000 110.000 935.000 2 NguyễnVănChuyền NV 2.500.000 3 Bùi Đức Cương TB 3.000.000 150.000 30.000 60.000 240.000 450.000 60.000 510.000 KS 4 Đỗ Trung Duyên PGĐ 4.000.000 200.000 40.000 80.000 320.000 600.000 80.000 680.000 5 Bùi Chính Văn BKS 3.000.000 150.000 30.000 60.000 240.000 450.000 60.000 510.000 6 Đỗ Thị Oanh TPKT 3.500.000 175.000 35.000 70.000 280.000 525.000 70.000 595.000 7 NguyễnThu Hiền KT 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 8 Trần Thị Huệ TQ 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 9 Phạm Công BV 1.500.000 75.000 15.000 30.000 120.000 225.000 30.000 255.000 Cộng 27.000.000 1.225.000 270.000 540.000 2.160.000 4.050.000 540.000 4.590.000 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 49
  50. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Kho lạnh Tổng Chức Ngày trong tháng STT Họ và tên số vụ 1 2 3 4 5 CN 7 8 9 10 11 12 CN 14 15 16 17 18 19 CN 21 22 23 24 25 26 CN 28 29 30 31 công 1 Đặng Hồng Nguyệt KT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 25 2 Phạm Lê Trang KT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 3 Như Thị Bưởi NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 4 Bùi Văn Chung NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 5 Trần Thu Hằng NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 6 Võ Hoàng Lan NV Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 7 Bùi Mạnh Hùng NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 8 Nguyễn Văn Trọng NV X X X X X X X X X X X X X X Cô Cô X X X X X X X X X X X 25 9 Phúc Thị Phương NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 10 Nguyễn Văn Tường NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 11 Phạm Tiến Thành NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 12 Vũ Ngọc Thịnh NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 13 Phạm Tất Thìn NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 14 Nguyễn Văn Công NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 50
  51. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Kho lạnh Lương cơ Tổng thu Các khoản STT Họ và tên C vụ Lương HĐ Sc Thưởng Phụ cấp Còn lĩnh Ký nhận bản nhập giảm trừ 1 2 3 4 5 6 = 4x5/26 7 8 9 = 6+7+8 10 = 6x8% 11=9-10 14 1 Đặng Hồng Nguyệt KT 2.500.000 25 2.314.800 200.000 2.514.800 185.184 2.329.616 2 Phạm Lê Trang KT 2.000.000 27 2.000.000 100.000 2.100.000 160.000 1.940.000 3 Như Thị Bưởi NV 2.020.000 27 2.020.000 100.000 2.120.000 161.600 1.958.400 4 Bùi Văn Chung NV 2.020.000 27 2.020.000 100.000 2.120.000 161.600 1.958.400 5 Trần Thu Hằng NV 2.000.000 26 2.000.000 2.000.000 160.000 1.840.000 6 Võ Hoàng Lan NV 2.040.000 7 Bùi Mạnh Hùng NV 2.050.000 27 2.050.000 100.000 2.150.000 164.000 1.986.000 8 Nguyễn Văn Trọng NV 2.000.000 25 1.851.900 1.851.900 148.152 1.703.748 9 Phúc Thị Phương NV 1.850.000 27 1.850.000 100.000 1.950.000 148.000 1.802.000 10 Nguyễn Văn Tường NV 1.500.000 27 1.500.000 100.000 1.600.000 120.000 1.480.000 11 Phạm Tiến Thành NV 2.500.000 27 2.500.000 100.000 2.600.000 200.000 2.400.000 12 Vũ Ngọc Thịnh NV 1.200.000 27 1.200.000 100.000 1.300.000 96.000 1.204.000 13 Phạm Tất Thìn NV 2.460.000 27 2.460.000 100.000 2.560.000 196.800 2.363.200 14 Nguyễn Văn Công NV 2.600.000 27 2.600.000 100.000 2.700.000 208.000 2.492.000 Cộng 28.740.000 26.366.700 1.000.000 200.000 27.566.700 2.109.336 25.457.364 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 51
  52. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG TÍNH CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Kho lạnh STT Họ và tên Chức Lương cơ Các khoản giảm trừ lương Trích theo lương tính vào CPSX vụ bản BHXH BHYT KPCĐ Cộng BHXH BHYT Cộng 1 2 3 4 5=4x5% 6=4x1% 7=4x2% 8=5+6+7 9=4x15% 10=4x2% 11=9+10 1 Đặng Hồng Nguyệt KT 2.314.800 115.740 23.148 46.296 185.184 347.220 46.296 393.516 2 Phạm Lê Trang KT 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 3 Như Thị Bưởi NV 2.020.000 101.000 20.200 40.400 161.600 303.000 40.400 343.400 4 Bùi Văn Chung NV 2.020.000 101.000 20.200 40.400 161.600 303.000 40.400 343.400 5 Trần Thu Hằng NV 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 6 Võ Hoàng Lan NV 7 Bùi Mạnh Hùng NV 2.050.000 102.500 20.500 41.000 164.000 307.500 41.000 348.500 8 Nguyễn Văn Trọng NV 1.851.900 92.595 18.519 37.038 148.152 277.785 37.038 314.823 9 Phúc Thị Phương NV 1.850.000 92.500 18.500 37.000 148.000 277.500 37.000 314.500 10 Nguyễn Văn Tường NV 1.500.000 75.000 15.000 30.000 120.000 225.000 30.000 255.000 11 Phạm Tiến Thành NV 2.500.000 125.000 25.000 50.000 200.000 375.000 50.000 425.000 12 Vũ Ngọc Thịnh NV 1.200.000 60.000 12.000 24.000 96.000 180.000 24.000 204.000 13 Phạm Tất Thìn NV 2.460.000 123.000 24.600 49.200 196.800 369.000 49.200 418.200 14 Nguyễn Văn Công NV 2.600.000 130.000 26.000 52.000 208.000 390.000 52.000 442.000 Cộng 26.366.700 1.318.335 263.667 527.334 2.109.336 3.955.005 527.334 4.482.339 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 52
  53. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Tam Bạc STT Họ và tên Chứ Ngày trong tháng Tổng c vụ số 1 2 3 4 5 CN 7 8 9 10 11 12 CN 14 15 16 17 18 19 CN 21 22 23 24 25 26 CN 28 29 30 31 công 1 Vũ Hoàng Minh GĐ X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 2 Phạm Thị Sao KT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 3 Lê Hồng Thu KT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 4 Bùi Chính Nghĩa QL X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 5 Phạm Thị Lan QL X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 6 Trần Bá Hùng NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 7 Nguyễn Thị Hằng NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 16 Phi Hồng Nhung NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 17 Văn Hồng Nhi NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 18 Bùi Nguyễn Nha NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 19 Phạm Đình Tiến NV X X X X X X X X X X X X Ô Ô Ô Ô X X X X X X X X X X X 23 20 Phạm Thị Thuý NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 21 Nguyễn Lan NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 22 Phạm Lan Anh NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 23 Vũ Hoài Nam NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 24 Hoàng Thị Ánh NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 25 Lê Văn Bửu NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 53
  54. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Tam Bạc Lương cơ Tổng thu Các khoản STT Họ và tên C vụ Lương HĐ Sc Thưởng Phụ cấp Còn lĩnh Ký nhận bản nhập giảm trừ 1 2 3 4 5 6 = 4x5/26 7 8 9 = 6+7+8 10 = 6x8% 11=9-10 14 1 Vũ Hoàng Minh GĐ 4.500.000 27 4.500.000 100.000 500.000 5.100.000 360.000 4.740.000 2 Phạm Thị Sao KT 3.000.000 27 3.000.000 100.000 200.000 3.300.000 240.000 3.060.000 3 Lê Hồng Thu KT 2.500.000 27 2.500.000 100.000 2.600.000 200.000 2.400.000 4 Bùi Chính Nghĩa QL 2.500.000 27 2.500.000 100.000 200.000 2.800.000 200.000 2.600.000 5 Phạm Thị Lan QL 2.500.000 26 2.500.000 2.500.000 200.000 2.300.000 6 Trần Bá Hùng NV 2.000.000 27 2.000.000 100.000 2.100.000 160.000 1.940.000 7 Nguyễn Thị Hằng NV 2.000.000 27 2.000.000 100.000 2.100.000 160.000 1.940.000 16 Phi Hồng Nhung NV 2.500.000 27 2.500.000 100.000 2.600.000 200.000 2.400.000 17 Văn Hồng Nhi NV 2.200.000 27 2.200.000 100.000 2.300.000 176.000 2.124.000 18 Bùi Nguyễn Nha NV 2.200.000 27 2.200.000 100.000 2.300.000 176.000 2.124.000 19 Phạm Đình Tiến NV 1.650.000 23 1.405.500 1.405.500 112.440 1.293.060 20 Phạm Thị Thuý NV 2.400.000 27 2.400.000 100.000 2.500.000 192.000 2.308.000 21 Nguyễn Lan NV 2.200.000 27 2.200.000 100.000 2.300.000 176.000 2.124.000 22 Phạm Lan Anh NV 1.800.000 27 1.800.000 100.000 1.900.000 144.000 1.756.000 23 Vũ Hoài Nam NV 2.000.000 27 2.000.000 100.000 2.100.000 160.000 1.940.000 24 Hoàng Thị Ánh NV 2.600.000 27 2.600.000 100.000 2.700.000 208.000 2.492.000 25 Lê Văn Bửu NV 2.000.000 27 2.000.000 100.000 2.100.000 160.000 1.940.000 Cộng 58.800.000 58.146.800 2.000.000 900.000 61.046.800 4.651.744 56.395.056 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 54
  55. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG TÍNH CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Tam Bạc STT Họ và tên Chức Lương cơ Các khoản giảm trừ lương Trích theo lương tính vào CPSX vụ bản BHXH BHYT KPCĐ Cộng BHXH BHYT Cộng 1 2 3 4 5=4x5% 6=4x1% 7=4x2% 8=5+6+7 9=4x15% 10=4x2% 11=9+10 1 Vũ Hoàng Minh GĐ 4.500.000 225.000 45.000 90.000 360.000 675.000 90.000 765.000 2 Phạm Thị Sao KT 3.000.000 150.000 30.000 60.000 240.000 450.000 60.000 510.000 3 Lê Hồng Thu KT 2.500.000 125.000 25.000 50.000 200.000 375.000 50.000 425.000 4 Bùi Chính Nghĩa QL 2.500.000 125.000 25.000 50.000 200.000 375.000 50.000 425.000 5 Phạm Thị Lan QL 2.500.000 125.000 25.000 50.000 200.000 375.000 50.000 425.000 6 Trần Bá Hùng NV 2.000.000 100.000 30.000 60.000 160.000 300.000 60.000 360.000 7 Nguyễn Thị Hằng NV 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 16 Phi Hồng Nhung NV 2.500.000 125.000 25.000 50.000 200.000 375.000 50.000 425.000 17 Văn Hồng Nhi NV 2.200.000 110.000 22.000 44.000 176.000 330.000 44.000 374.000 18 Bùi Nguyễn Nha NV 2.200.000 110.000 22.000 44.000 176.000 330.000 44.000 374.000 19 Phạm Đình Tiến NV 1.405.500 70.275 14.055 28.110 112.440 210.825 28.110 238.935 20 Phạm Thị Thuý NV 2.400.000 120.000 24.000 48.000 192.000 360.000 48.000 408.000 21 Nguyễn Lan NV 2.200.000 110.000 22.000 44.000 176.000 330.000 44.000 374.000 22 Phạm Lan Anh NV 1.800.000 90.000 18.000 36.000 144.000 270.000 36.000 306.000 23 Vũ Hoài Nam NV 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 24 Hoàng Thị Ánh NV 2.600.000 130.000 26.000 52.000 208.000 390.000 52.000 442.000 25 Lê Văn Bửu NV 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 Cộng 58.146.800 2.907.340 581.468 1.162.936 4.651.744 8.722.020 1.162.936 9.884.956 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 55
  56. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Lý Tự Trọng Tổng Chức Ngày trong tháng STT Họ và tên số vụ 1 2 3 4 5 CN 7 8 9 10 11 12 CN 14 15 16 17 18 19 CN 21 22 23 24 25 26 CN 28 29 30 31 công 1 Phạm Hồng Long GĐ X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 2 Nguyễn Thị Như KT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 3 Lê Hoàn Ngát KT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 4 Bá Nguyên Hoàng QL X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 5 Phạm Thị Thuý QL X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 6 Nguyễn Nha QL X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 7 Nguyễn Thuý Ngọc TK X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 33 Nguyễn Ngọc Ánh NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 34 Văn Thị Hằng NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 35 Bùi Thị Loan NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 36 Phan Huy Hùng NV X X X X X X H H H H H H H H H H X X X X X X X X X X X 27 37 Phạm Tiến Huy NV X X X X X X X H H H H H H H H H H X X X X X X X X X X X X 27 38 Vũ Hữu Mỹ NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 39 Phạm Hoàng Oanh NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 40 Vũ Lê Hiếu NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 26 41 Hoàng Ván Vượng NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 42 Lê Tiến Anh NV X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 56
  57. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Lý Tự Trọng Lương cơ Tổng thu Các khoản STT Họ và tên C vụ Lương HĐ Sc Thưởng Phụ cấp Còn lĩnh Ký nhận bản nhập giảm trừ 1 2 3 4 5 6 = 4x5/26 7 8 9 = 6+7+8 10 = 6x8% 11=9-10 14 1 Phạm Hồng Long GĐ 4.500.000 26 4.500.000 500.000 5.000.000 360.000 4.640.000 2 Nguyễn Thị Như KT 3.500.000 26 3.500.000 200.000 3.700.000 280.000 3.420.000 3 Lê Hoàn Ngát KT 2.500.000 26 2.500.000 100.000 2.600.000 200.000 2.400.000 4 Bá Nguyên Hoàng QL 3.000.000 27 3.000.000 100.000 3.100.000 240.000 2.860.000 5 Phạm Thị Thuý QL 3.000.000 26 3.000.000 100.000 3.100.000 240.000 2.860.000 6 Nguyễn Nha QL 3.000.000 27 3.000.000 100.000 3.100.000 240.000 2.860.000 7 Nguyễn Thuý Ngọc TK 2.500.000 27 2.500.000 100.000 2.600.000 200.000 2.400.000 33 Nguyễn Ngọc Ánh NV 2.000.000 27 2.000.000 100.000 2.100.000 160.000 1.940.000 34 Văn Thị Hằng NV 2.500.000 27 2.500.000 100.000 2.600.000 200.000 2.400.000 35 Bùi Thị Loan NV 2.000.000 26 2.000.000 100.000 2.100.000 160.000 1.940.000 36 Phan Huy Hùng NV 3.500.000 27 3.500.000 100.000 3.600.000 280.000 3.320.000 37 Phạm Tiến Huy NV 2.500.000 27 2.500.000 100.000 2.600.000 200.000 2.400.000 38 Vũ Hữu Mỹ NV 1.650.000 27 1.650.000 100.000 1.750.000 132.000 1.618.000 39 Phạm Hoàng Oanh NV 2.000.000 26 2.000.000 100.000 2.100.000 160.000 1.940.000 40 Vũ Lê Hiếu NV 1.650.000 26 1.650.000 100.000 1.750.000 132.000 1.618.000 41 Hoàng Ván Vượng NV 1.500.000 27 1.500.000 100.000 1.600.000 120.000 1.400.000 42 Lê Tiến Anh NV 1.800.000 27 1.800.000 100.000 1.900.000 144.000 1.756.000 Cộng 89.550.000 89.320.000 3.800.000 700.000 93.820.000 7.145.600 86.674.400 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 57
  58. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG TÍNH CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị: Lý Tự Trọng STT Họ và tên Chức Lương cơ Các khoản giảm trừ lương Trích theo lương tính vào CPSX vụ bản BHXH BHYT KPCĐ Cộng BHXH BHYT Cộng 1 2 3 4 5=4x5% 6=4x1% 7=4x2% 8=5+6+7 9=4x15% 10=4x2% 11=9+10 1 Phạm Hồng Long GĐ 4.500.000 225.000 45.000 90.000 360.000 675.000 90.000 765.000 2 Nguyễn Thị Như KT 3.500.000 175.000 35.000 70.000 280.000 525.000 70.000 595.000 3 Lê Hoàn Ngát KT 2.500.000 125.000 25.000 50.000 200.000 375.000 50.000 425.000 4 Bá Nguyên Hoàng QL 3.000.000 150.000 30.000 60.000 240.000 450.000 60.000 510.000 5 Phạm Thị Thuý QL 3.000.000 150.000 30.000 60.000 240.000 450.000 60.000 510.000 6 Nguyễn Nha QL 3.000.000 150.000 30.000 60.000 240.000 450.000 60.000 510.000 7 Nguyễn ThuýNgọc TK 2.500.000 125.000 25.000 50.000 200.000 375.000 50.000 425.000 33 Nguyễn Ngọc Ánh NV 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 34 Văn Thị Hằng NV 2.500.000 125.000 25.000 50.000 200.000 375.000 50.000 425.000 35 Bùi Thị Loan NV 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 36 Phan Huy Hùng NV 3.500.000 175.000 35.000 70.000 280.000 525.000 70.000 595.000 37 Phạm Tiến Huy NV 2.500.000 125.000 25.000 50.000 200.000 375.000 50.000 425.000 38 Vũ Hữu Mỹ NV 1.650.000 82.500 16.500 33.000 132.000 247.500 33.000 280.000 39 Phạm Hoàng Oanh NV 2.000.000 100.000 20.000 40.000 160.000 300.000 40.000 340.000 40 Vũ Lê Hiếu NV 1.650.000 82.500 16.500 33.000 132.000 247.500 33.000 280.000 41 Hoàng Ván Vượng NV 1.500.000 75.000 15.000 30.000 120.000 225.000 30.000 255.000 42 Lê Tiến Anh NV 1.800.000 90.000 18.000 36.000 144.000 270.000 36.000 306.000 Cộng 89.550.000 4.477.500 895.500 1.791.000 7.145.600 13.432.500 1.791.000 15.223.500 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 58
  59. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HẢI PHÒNG BẢNG TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 S Ghi có tài khoản TK 334- Phải trả CNV TK 338- Phải trả, phải nộp khác TK Tổng cộng T Lương Khoản Cộng có KPCĐ BHXH BHYT Cộng có 335 T Ghi nợ tài khoản khác TK 334 TK 338 5 334 - Phải trả CNV 4.693.270 11.608.175 2.346.635 18.648.080 18.648.080 3341 - Phải trả CNV tại VP 540.000 1.225.000 270.000 2.160.000 2.160.000 3342 - Phải trả CNV tại KL 527.334 1.318.335 263.667 2.109.336 2.109.336 3343 - Phải trả CNV tại TB 1.162.936 2.907.340 581.468 4.651.744 4.651.744 3344 - Phải trả CNV tại LTT 1.791.000 4.477.500 895.500 7.145.600 7.145.600 3345 - Phải trả CNV tại TL 442.000 1.105.000 221.000 1.768.000 1.768.000 3346 - Phải trả CNV tại CB 230.000 575.000 115.000 920.000 920.000 6 3383 - Bảo hiểm xã hội 10.785.000 10.785.000 10.785.000 7 641 – Chi phí bán hàng(TL) 168.158.700 7.400.000 175.558.700 0 22.258.305 3.367.774 25.618.079 201.176.779 6411 - CPBH tại VP 0 0 0 0 0 0 0 0 6412 - CPBH tại KL 22.051.900 900.000 22.951.900 0 3.307.785 441.038 3.748.823 29.087.523 6413 - CPBH tại TB 43.146.800 1.600.000 44.746.800 0 6.472.020 862.936 7.334.956 52.081.756 6414 - CPBH tại LTT 67.320.000 3.300.000 70.620.000 0 10.132.500 1.351.000 11.483.500 82.103.500 6415 - CPBH tại TL 22.100.000 1.000.000 23.100.000 0 3.315.000 442.000 3.757.000 26.857.000 6416 - CPBH tại CB 11.500.000 600.000 12.100.000 0 1.725.000 230.000 1.955.000 14.055.000 8 642 – CP QLDN (TL) 68.314.800 5.000.000 73.314.800 0 10.247.220 1.366.296 11.613.516 84.928.316 6421 – CP QLDN tại VP 27.000.000 2.200.000 29.200.000 0 4.050.000 540.000 4.590.000 33.790.000 6422 - CP QLDN tại KL 4.314.800 300.000 4.614.800 0 647.220 86.296 733.516 5.348.316 6423 – CP QLDN tại TB 15.000.000 1.300.000 16.300.000 0 2.250.000 300.000 2.550.000 18.850.000 6424 - CP QLDN tại LTT 22.000.000 1.200.000 23.200.000 0 3.300.000 440.000 3.740.000 26.940.000 Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 59
  60. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà c) Phƣơng pháp trả lƣơng: Hàng tháng công ty có một kỳ trả lương duy nhất vào ngày mùng 05 hàng tháng nếu ngày 05 trùng vào ngày nghỉ thì việc trả lương cho nhân viên sẽ thực hiện vào ngày đi làm đầu tiên sau đó. Công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng trả lương cho công nhân viên bằng tiền mặt. Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán lập phiếu thanh toán và phiếu chi lương, xin chữ ký của kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ của chi nhánh rồi tiến hành chi trả lương cho cán bộ công nhân viên. Sau đó kế toán trưởng của chi nhánh có trách nhiệm chuyển bảng chấm công và bảng thanh toán lương về văn phòng tổng công ty để nhập bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính. Đơn vị:Cty CP KD XNK PHIẾU CHI Số: 147 Mẫu số 02-TT thuỷ sản Hải Phòng. Ngày 02 tháng 12 năm 2009 QĐ số 1141-BTC/11-95 Địa chỉ:103 Ngô Quyền NỢ: 334 Quyển số: CÓ: 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Ngọc Anh Địa chỉ: Nhân viên công ty Lý do chi: chi tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên tại văn phòng tổng công ty . . Số tiền: 29.200.000 (Viết bằng chữ): Hai mươi chín triệu hai trăm nghìn đồng chẵn . Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Đã nhận đủ tiền Ngày 08 tháng 12 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu thủ quỹ Người nhận tiền Lê Bá Thuỷ Đỗ Thị Oanh Nguyễn Thu Hiền Trần Thị Huệ Nguyễn Hiền Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 60
  61. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà 2.2.2.3 Kế toán các khoản trích theo lƣơng. Trong năm 2009 công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng tiến hành hạch toán các khoản trích theo lương với tổng % trích là 25% trên mức lương cơ bản. Trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 17%, khấu trừ vào lương công nhân viên là 8%. Cụ thể trích các quỹ như sau: a) Quỹ Bảo hiểm xã hội: Quỹ bảo hiểm xã hội dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau, thai sản Ở công ty cũng theo chế độ của năm 2009 thì BHXH được tính là 20% trên tổng mức lương cơ bản, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và 5% khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên. Công ty sẽ nộp hết 20% này cho cơ quan bảo hiểm. Trong tháng 12 năm 2009 tổng mức tiền lương cơ bản của các nhân viên tham gia bảo hiểm là: 236.473.500 đồng. Vậy tổng số tiền BHXH phải nộp cho cơ quan bảo hiểm là: 236.473.500 x 20% = 47.294.700 (đồng). Trong đó: Số tiền tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là: 236.43.500 x 15% = 35.471.025 (đồng). Số tiền khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên là: 236.473.500 x 5% = 11.823.675 (đồng). Ví dụ 1: Tính BHXH phải nộp cho bà Nguyễn Thị Thu Hiền là kế toán tại văn phòng tổng công ty với mức lương cơ bản là:2.000.000 đồng. Tổng số tiền BHXH bà Nguyễn Thị Thu Hiền phải nộp cho cơ quan bảo hiểm là: 2.000.000 x 20% = 400.000 (đồng). Trong đó: Công ty sẽ nộp hộ BHXH cho bà bằng cách tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là: 2.000.000 x 15% = 300.000 (đồng). Bà Nguyễn Thi Thu Hiền sẽ nộp nốt 5% BHXH bằng cách trừ vào lương Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 61
  62. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà tương ứng với số tiền là: 2.000.000 x 5% = 100.000 (đồng). Ví dụ 2: Tính BHXH phải nộp cho ông Bá Nguyên Hoàng là quản lý tại cửa hàng thuỷ sản Tổng hợp với mức lương cơ bản là 3.000.000 đồng. Tổng số tiền BHXH ông Bá Nguyên Hoàng phải nộp cho cơ quan bảo hiểm là: 3.000.000 x 20% = 600.000 (đồng). Trong đó: Công ty sẽ nộp hộ BHXH cho ông bằng cách tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là: 3.000.000 x 15% = 450.000 (đồng). Ông Bá Nguyên Hoàng sẽ nộp nốt 5% BHXH bằng cách trừ vào lương tương ứng với số tiền là: 3.000.000 x 5% = 150.000 (đồng). b) Quỹ Bảo hiểm y tế: Quỹ BHYT dùng để chi trả tiền khám chữa bệnh, thuốc men cho người lao động có tham gia đóng bảo hiểm bị ốm. Theo quy định năm 2009 cũng như ở công ty thì bảo hiểm y tế trích 3% trên tổng mức lương cơ bản của những công nhân viên tham gia đóng bảo hiểm. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% còn lại khấu trừ vào lương của công nhân viên.Công ty sẽ nộp hết 3% này cho cơ quan bảo hiểm. Vậy tổng số tiền BHYT phải nộp cho cơ quan bảo hiểm là: 236.473.500 x 3% = 7.094.205 (đồng). Trong đó: Số tiền tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là: 236.473.500 x 2% = 4.729.470 (đồng). Số tiền khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên là: 236.473.500 x 1% = 2.364.735 (đồng). Ví dụ 1: Tính tiền bảo hiểm y tế phải nộp cho ông Nguyễn Văn Công là nhân viên tại kho lạnh với mức lương cơ bản là 2.600.000 đồng. Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 62
  63. Báo cáo khoá luận tốt nghiệp GVHD: Ts. Nghiêm Thị Thà Tổng số tiền BHYT ông Nguyễn Văn Công phải nộp cho cơ quan bảo hiểm là: 2.600.000 x 3% = 78.000 (đồng). Trong đó: Công ty sẽ nộp hộ BHYT cho ông bằng cách tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là: 2.600.000 x 2% = 52.000 (đồng). Ông Nguyễn Văn Công sẽ nộp nốt 1% BHYT bằng cách trừ vào lương tương ứng với số tiền là: 2.600.000 x 1% = 26.000 (đồng). Ví dụ 2: Tính tiền bảo hiểm y tế phải nộp cho bà Phạm Thị Sao là kế toán tại cửa hàng thuỷ sản Vũ Minh với mức lương cơ bản là 3.000.000 đồng. Tổng số tiền BHYT bà Phạm Thị Sao phải nộp cho cơ quan bảo hiểm là: 3.000.000 x 3% = 90.000 (đồng). Trong đó: Công ty sẽ nộp hộ BHYT cho bà bằng cách tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là: 3.000.000 x 2% = 60.000 (đồng). Bà Phạm Thị Sao sẽ nộp nốt 1% BHYT bằng cách trừ vào lương tương ứng với số tiền là: 3.000.000 x 1% = 30.000 (đồng). c) Kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp. Theo quy định năm 2009 của Nhà nước thì KPCĐ được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng, theo tỷ lệ 2% trên tổng số lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Trong đó doanh nghiệp phải nộp 50% kinh phí công đoàn thu được lên công đoàn cấp trên, còn lại 50% để lại chi tiêu tại công đoàn cơ sở. Nhưng tại công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải Phòng kế toán lại trích lập 2% trên mức lương cơ bản của công nhân viên và số tiền đó Sinh viên: Phạm Thị Ánh Phượng – QT1004K 63