Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xua.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để đạt được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm sao để hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, tạo vị thế cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp lại là một bài toán khó. Do đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không chỉ có nhiệm vụ phản ánh chính xác, kịp thời chi phí sản xuất; tính toán chính xác giá thành sản phẩm mà còn phải tìm cách kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Qua số liệu do kế toán chi phí – giá thành cung cấp, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, được tiếp xúc trực tiếp với công tác kế toán ở công ty và nhận thức được tầm quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Làm rõ những nhận thức chung nhất về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. - Mô tả và phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp chung: Bao gồm các phương pháp hạch toán kế toán (phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối), các phương pháp phân tích kinh doanh (phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ, ), phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp kỹ thuật trong trình bày: Kết hợp giữa mô tả và phân tích, giữa luận giải với bảng, biểu và sơ đồ. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng 2
- CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1. 1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức và có mục đích các yếu tố sản xuất đầu vào để hình thành các sản phẩm lao vụ, dịch vụ nhất định. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đó là: Tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất đó lại tiêu hao chính các yếu tố trên. Để đo lường những hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định thì các chi phí như chi phí về đối tượng lao động (nguyên vật liệu, nhiên liệu), chi phí về tư liệu lao động (nhà xưởng, máy móc thiết bị ), và chi phí về sức lao động đều được biểu hiện bằng thước đo giá trị (hay còn gọi là thước đo tiền tệ) gọi là chi phí sản xuất. Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp phải chi ra có liên quan đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 1.1.2. Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Chi phí sản xuất bao gồm tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất và quản lý phân xưởng, khấu hao tài sản cố định và chi phí nguyên vật liệu là những chi phí cơ bản cấu thành lên giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn một số khoản chi phí thực tế là một phần giá trị mới sáng tạo ra (các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ), các khoản liên quan đến việc thuê tài sản. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất, quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất của 3
- doanh nghiệp luôn được đo lường, tính toán bằng tiền và gắn với một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng xác định phụ thuộc vào hai nhân tố chính sau: - Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định. - Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền lương của một đơn vị lao động đã hao phí. Thực chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của các yếu tố đầu vào và được tập hợp cho từng đối tượng để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. 1.2. Khái niệm, bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm 1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ cụ thể và chỉ tính toán xác định với số lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành, kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất (thành phẩm) hay hoàn thành một giai đoạn công nghệ sản xuất (bán thành phẩm). 1.2.2. Bản chất, chức năng của giá thành sản phẩm Nói đến bản chất của giá thành sản phẩm tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng bên trong của chỉ tiêu giá thành. Điểm qua lịch sử về lý luận giá thành có thể thấy bản chất của giá thành được xác định theo các quan điểm sau: - Quan điểm cho rằng giá thành là sự hao phí lao động sống và lao động vật hoá được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. - Quan điểm cho rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm. 4
- - Một quan điểm khác cho rằng giá thành là biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa một bên là chi phí sản xuất, một bên là kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định. Từ các quan điểm trên, ta có thể rút ra kết luận về bản chất của phạm trù giá thành như sau: Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành. Nếu chưa có sự dịch chuyển này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần thiết được bù đắp, bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm. Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu sau: chức năng bù đắp chi phí và chức năng lập giá - Chức năng bù đắp chi phí: Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định phải bù đắp bằng số tiền thu được về tiêu thụ sản phẩm. - Chức năng lập giá: Giá bán phải có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá trình tái sản xuất. Giá bán của sản phẩm phải được dựa trên cơ sở giá thành để xác định. Giá thành sản phẩm là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm, là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phản ánh kết quả các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật cũng như công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động. Do đó, giá thành là căn cứ đánh giá chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chi phí là biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành biểu hiện về mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là 2 mặt thống nhất của một quá trình. Chính vì vậy chúng giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá 5
- mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy vậy do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất lại khác nhau trên 2 phương diện: - Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất gắn với 1 thời kỳ nhất định mà không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Giá thành sản phẩm là giới hạn chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. - Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có chi phí sản xuất dở dang. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tổng quát sau đây: Z = Dđk + C - Dck Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm Dđk: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ Dck: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 1.3. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất và công dụng. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất phải được phân loại. Tùy theo mục đích quản lý chi phí mà có những tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp. 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí) Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành năm yếu tố chi phí như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác. 6
- - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả cho các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như điện, nước, điện thoại, - Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Cách phân loại này cho biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu và tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp và lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. 1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí (mục đích, công dụng của chi phí) Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính toán, dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng, toàn bộ chi phí được theo khoản mục. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): Phản ánh toàn bộ chi phí về các loại nguyên, vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT): Là toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. - Chi phí sản xuất chung (CP SXC): Là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp): chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, 7
- Phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này có ý nghĩa đối với việc xác định phương hướng kế toán, tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng đúng đắn, hợp lý, phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức đồng thời là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. 1.4. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xác định giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. 1.4.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Được xác định trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch được bộ phận kế hoạch tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch. - Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. 8
- 1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành 2 loại: - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Giá thành sản xuất sản phẩm là căn cứ xác định giá trị thành phẩm nhập kho, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp khi sản phẩm được tiêu thụ. - Giá thành toàn bộ (còn gọi là giá thành đầy đủ, giá thành tiêu thụ): Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi hoặc lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu. 1.5. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành và kỳ tính giá thành 1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các chi phí được tập hợp trong một giới hạn nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, phân tích, quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đây là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý, có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu cho đến việc mở các tài khoản, các sổ chi tiết và tổng hợp số liệu. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. 9
- Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào các yếu tố: đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý tổ chức kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Theo đó, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hay từng giai đoạn, từng phân xưởng, từng tổ đội sản xuất. Cũng có thể là từng nhóm sản phẩm, từng công trình xây dựng, từng đơn đặt hàng, từng chi tiết sản phẩm. 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đối tượng tính giá thành được xác định dựa vào loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Do đó, đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí nhưng phải là những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Dựa vào các căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là: từng bộ phận, chi tiết sản phẩm; sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ hay bán thành phẩm; đơn đặt hàng; hạng mục công trình. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. 1.5.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ không thể tính vào bất kỳ thời điểm nào mà phải phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất dài hạn hay ngắn hạn và đặc điểm sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp. Kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm hay có thể là khi hoàn thành xong đơn đặt hàng hoặc hoàn thành xong các hạng mục công trình. 10
- Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau về bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt - Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. Trong thực tế, tùy đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất có những trường hợp một đối tượng tập hợp chi phí là một đối tượng tính giá thành, hoặc một đối tượng tập hợp chi phí bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở 1 doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính và kỹ thuật tính giá thành của doanh nghiệp đó. 1.6. Phƣơng pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 1.6.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thích hợp. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm, Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. 11
- Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. 1.6.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo trình tự hợp lý, khoa học là bước cơ bản để tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất quản lý cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm rất đa dạng. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất có những điểm chung, có tính chất căn bản bao gồm các bước sau: - Bước 1: Tập hợp các chi phí có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã lựa chọn. - Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ trợ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành lao vụ. - Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tùy theo phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. 1.7. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành với phương pháp tính giá thành phù hợp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. 12
- Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. Lựa chọn đúng đắn phương pháp tính giá thành sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho doanh nghiệp. 1.7.1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn như: các nhà máy điện nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ ).Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công thức sau: Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản sản phẩm = xuất dở dang + thực tế phát sinh - xuất dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.7.2. Phương pháp hệ số Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên liệu thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau, các sản phẩm này có thể quy đổi về sản phẩm gốc và chi phí không tập hợp riêng được cho từng loại sản phẩm. Trong những doanh nghiệp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Để tính giá thành cho từng loại sản phẩm, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy tất cả các loại sản phẩm khác nhau về sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu chuẩn). Hệ số quy đổi được xây dựng trên cơ sở đặc điểm kinh tế hoặc tính chất của sản phẩm, trong đó sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu mang hệ số 1. 13
- Sau đó áp dụng công thức tính giá thành đơn vị cho sản phẩm gốc. Cuối cùng, căn cứ vào hệ số quy đổi và giá thành đơn vị chuẩn ở trên để tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm cụ thể. Tổng số sản phẩm Số lượng từng loại Hệ số quy đổi = ( x ) gốc hoàn thành sản phẩm hoàn thành của từng loại Giá thành ®¬n vÞ Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = s¶n phÈm gốc Tổng số sản phẩm gốc Giá thành đơn vị của Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi của = x từng loại sản phẩm sản phẩm gốc từng loại 1.7.3. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có cùng quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng các yếu tố đầu vào, sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau về cỡ số, quy cách, phẩm chất, nhưng lại không quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn được. Vì những sản phẩm này có giá trị sử dụng khác nhau chẳng hạn như trong doanh nghiệp chế biến đồ gỗ, cơ khí chế tạo, Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại hoặc phân xưởng sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Để tính được giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau như giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm Thông thường có thể sử dụng giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức để tính tỷ lệ chi phí và dựa vào đó tính toán ra giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm. Tổng giá thành kế Số lượng từng loại Giá thành kế hoạch hoạch (định mức) = ( sản phẩm hoàn x (định mức)đơn vị sản ) các loại sản phẩm thành thực tế phẩm từng loại 14
- Tổng giá thành Chi phí Tổng chi phí Chi phí thực tế các loại = sản phẩm dở + sản xuất phát - sản phẩm dở sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm = chi phí Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của các loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế Tổng giá thành kế hoạch = x Tỷ lệ chi phí từng loại sản phẩm (định mức) từng loại sản phẩm 1.7.4. Phương pháp tổng cộng chi phí Áp dụng với các doanh nghiệp mà sản phẩm hoàn thành trong quy trình công nghệ bao gồm nhiều chi tiết, bộ phận cấu thành. Quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ để lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay các giai đoạn, bộ phận sản xuất. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản xuất được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm: Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + + Zn 1.7.5. Phương pháp đơn đặt hàng Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đặc điểm của phương pháp này là tính giá thành riêng biệt theo từng đơn hàng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, chi phí nào liên quan trực tiếp đến từng đơn đặt hàng, thì sẽ được tập hợp trực tiếp cho đơn hàng đó. Những chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng khác nhau thì tập hợp riêng sau đó phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức hợp lý. 15
- Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không trùng với kỳ hạch toán. Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất = + hoàn thành của đơn hàng dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Giá thành thực tế Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành của đơn hàng Nếu trong đơn đặt hàng có nhiều sản phẩm thì có thể kết hợp với phương pháp giản đơn, hệ số, 1.7.6. Phương pháp phân bước Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu sản xuất liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước tiếp theo, cứ như vậy cho đến bước cuối cùng để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh. Do vậy, tuỳ theo đặc điểm, tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối. Khi thực hiện phương pháp phân bước thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng giai đoạn công nghệ hoặc từng phân xưởng sản xuất riêng biệt tham gia vào quy trình tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm, cũng có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Chính vì sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên kế toán có thể lựa chọn một trong hai phương án sau: Phương án 1: Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (còn gọi là phương án kết chuyển tuần tự) Phương án này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất mà mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm do bán thành phẩm có giá trị sử dụng độc lập có thể nhập kho đem bán hoặc tiếp tục chế biến. 16
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm của các giai đoạn công nghệ và sản phẩm hoàn thành. Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau được thực hiện tuần tự theo từng khoản mục chi phí. Sau đây là trình tự tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bước: Sơ đồ 1.1: Trình tự tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc có tính giá thành bán thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua n bƣớc Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản Giá thành bán + - phẩm dở dang xuất phát sinh phẩm dở dang = thành phẩm 1 đầu bước 1 trong bước 1 cuối bước 1 + Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản Giá thành bán + - = phẩm dở dang xuất phát sinh phẩm dở dang thành phẩm 2 đầu bước 2 trong bước 2 cuối bước 2 + . + Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản Giá thành bán + - = phẩm dở dang xuất phát sinh phẩm dở dang thành phẩm n-1 đầu bước n-1 trong bước n-1 cuối bước n-1 + Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản Giá thành + - = phẩm dở dang xuất phát sinh phẩm dở dang thành phẩm đầu bước n trong bước n cuối bước n 17
- Phương án 2: Tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm (còn gọi là phương án kết chuyển song song) Phương pháp này được áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp sản xuất kiểu phức tạp chế biến kiểu liên tục không tiêu thụ bán thành phẩm hoặc việc tiêu thụ này có ý nghĩa không lớn. Việc tính giá thành sản phẩm bước cuối cùng được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Trình tự tính giá thành theo phƣơng pháp phân bƣớc không tính giá thành bán thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bước 1 tính cho thành phẩm Giá thành Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành phẩm thành phẩm . Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm 1.7.7. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình, bên cạnh những sản phẩm chính thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, xay xát lương thực, ). Để tính chính xác giá trị sản phẩm chính kế phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất hoặc phân xưởng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. Giá trị sản phẩm phụ thu hồi có thể xác định được theo nhiều phương pháp như giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu Tổng giá Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản thành sản phẩm chính sản xuất phẩm chính = + - phẩm phụ - phẩm chính dở dang phát sinh dở dang thu hồi hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ 18
- 1.7.8. Phương pháp định mức Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao vật liệu, lao động cũng như có dự toán về chi phí sản xuất chung (chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra), kế toán xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại gồm theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong phương pháp này cũng là từng loại sản phẩm, từng phân xưởng hoặc giai đoạn sản xuất. Đối tượng tính giá thành là chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh. Công thức tính giá thành như sau: Giá thành thực Giá thành định Chênh lệch thay Chênh lệch do thực = ± ± tế sản phẩm mức sản phẩm đổi định mức hiện định mức 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến, còn đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh.Trong trường hợp này chi phí sản xuất đã tập trung trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang. Việc đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp khó có thể chính xác tuyệt đối. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất cấu thành chi phí sản xuất, trình độ quản lý doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Sau đây là các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà các doanh nghiệp thường áp dụng: 19
- 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Theo phương pháp này, kế toán dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành rồi từ đó xác định từng khoản mục chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Đối với chi phí bỏ hết một lần ngay từ đầu vào quy trình sản xuất (thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) được phân bổ đều 100% cho cả sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành. Chi phí NVL trong sản Chi phí NVL Chi phí NVL + Số lượng phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ trong sản phẩm = x sản phẩm dở Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ + dang cuối kỳ hoàn thành dở dang cuối kỳ - Đối với chi phí bỏ dần vào quy trình sản xuất (thường là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được gọi là chi phí chế biến chỉ được phân bổ cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành. Chi phí chế Chi phí chế biến Chi phí chế biến phát Số lượng + biến trong dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ sản phẩm = x sản phẩm dở hoàn thành Số lượng sản + Số lượng sản phẩm dang cuối kỳ phẩm hoàn thành hoàn thành tương đương tương đương Số lượng sản phẩm hoàn Số lượng sản phẩm Mức độ = x thành tương đương dở dang cuối kỳ hoàn thành Khi áp dụng phương pháp này kết quả tính toán giá trị sản phẩm dở dang mang tính chính xác cao. Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn nên mất nhiều thời gian. Mặt khác, việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan. Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà sản phẩm của doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản phẩm không quá lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều biến động lớn so với đầu kỳ. 20
- 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Để đơn giản việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất phương pháp này là một dạng của phương pháp đánh giá dở dang theo sản lượng ước tính tương đương, trong đó chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được giả định luôn hoàn thành 50%. 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, kế toán giả định trong sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà không tính đến các chi phí sản xuất khác (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: Giá trị sản phẩm Chi phí NVLTT Giá trị sản + Số lượng sản dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ phẩm dở = x phẩm dở Số lượng sản Số lượng sản phẩm dang cuối kỳ + dang cuối kỳ phẩm hoàn thành dở dang cuối kỳ 1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính Theo phương pháp này, kế toán giả định trong sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có chi phí nguyên vật liệu chính mà không tính đến các chi phí sản xuất khác (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: Giá trị sản phẩm Chi phí NVLC phát Giá trị sản + Số lượng sản dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ phẩm dở = x phẩm dở Số lượng sản Số lượng sản phẩm dang cuối kỳ + dang cuối kỳ phẩm hoàn thành dở dang cuối kỳ 1.8.5. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí hoặc thực hiện phương pháp tính giá thành định mức. 21
- Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị từng sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Giá trị sản Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm Mức độ phẩm dở = định mức đơn vị x ( x ) dở dang cuối kỳ hoàn thành dang cuối kỳ sản phẩm 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 1.9.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Trong những doanh nghiệp này, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho: việc nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ .được theo dõi một cách thường xuyên trong sổ kế toán. Các chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Đối với các chi phí liên quan chung đến nhiều đối tượng chịu chi phí mà không tách riêng được thì đến cuối kỳ kế toán phải tập hợp lại rồi tiến hành phân bổ cho từng đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp. Chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản: - TK 621 – “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - TK 622 – “ Chi phí nhân công trực tiếp” - TK 627 – “ Chi phí sản xuất chung” Sau khi tập hợp và phân bổ các loại chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tổng hợp lại để tính giá thành sản phẩm. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, tài khoản 154 – “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên được phản ánh qua các sơ đồ sau: 22
- Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật liệu dùng không hết, nhập lại kho TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho vật liệu Kết chuyển CP NVLTT cho sản xuất sản phẩm TK 111, 112, 331 TK 632 Vật liệu mua về xuất thẳng Kết chuyển GVHB cho sản xuất sản phẩm Phần CP NVLTT vượt trên mức bình thường Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương & trích lương CNTTSX Kết chuyển CP NCTT TK 335 Lương phép Trích trước thực tế phải trả lương nghỉ phép TK 338 TK 632 Kết chuyển GVHB Các khoản trích theo lương của Phần CP NCTT vượt công nhân trực tiếp sản xuất trên mức bình thường 23
- Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên CP SXC được phân bổ quản lý phân xưởng vào giá thành sản phẩm TK 152, 153 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ TK 632 TK 214,111,112 Chi phí khấu hao TSCĐ CP SXC cố định không Chi phí dịch vụ mua ngoài, được phân bổ vào Zsp chi phí bằng tiền khác Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 621 TK 154 TK 157 Kết chuyển Sản phẩm hoàn thành và gửi bán. CP NVLTT TK 155 TK 622 Thành phẩm nhập kho Kết chuyển CP NCTT TK 152 Phế liệu thu hồi nhập kho TK 627 Kết chuyển TK 632 CP SXC Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay không qua kho (®· x¸c ®Þnh tiªu thô cuèi kú) 24
- 1.9.2. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Trong những doanh nghiệp này, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Các tài khoản 621, 622, 627 vẫn được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất, nhưng tài khoản 154 chỉ được sử dụng để phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán sử dụng tài khoản 631 – “ Giá thành sản xuất ”. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ được phản ánh qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.7: Kế toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ TK 154 TK 631 TK 111, 138 Kết chuyển CPSX TK 611 dở dang đầu kỳ Phế liệu sản phẩm thu hồi TK 621 Giá trị NVL Kết chuyển CP NVLTT xuất dùng TK 622 TK 632 Kết chuyển CP NCTT K/c giá thành sản phẩm TK 627 hoàn thành trong kỳ Giá trị NVL Kết chuyển CP SXC xuất dùng Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ 25
- 1.10. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 1.10.1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Sổ (thẻ) kế toán chi phí Chứng từ gốc TK 621, 622, 627, 154 Nhật ký chung Bảng tính giá thành Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154 (631) Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 26
- 1.10.2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái Chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi phí (Phiếu xuất kho, hóa đơn TK 621, 622, 627, GTGT, phiếu chi ) 154 (631) Nhật ký sổ cái Bảng (thẻ) (phần sổ cái ghi cho TK tính giá thành 621, 622, 627, 154, (631) Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 27
- 1.10.3. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ Nhật ký - chứng từ Chứng từ gốc số 1, 2, 5 Sổ chi phí Bảng phân bổ NVL, CC, DC sản xuất Bảng phân bổ tiền lương, BHXH Bảng phân bổ khấu hao Bảng kê số 4, 5, 6 Bảng tính giá thành sản phẩm Nhật ký - chứng từ số 7 Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631) Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 28
- 1.10.4. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ (thẻ) chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Chứng từ ghi sổ Bảng tính giá thành Sổ đăng ký Sổ cái TK chứng từ 621, 622, 627, ghi sổ 154 (631) Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu 29
- 1.10.5. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính - Sổ chi phí sx CHỨNG TỪ - Sổ cái TK 621, KẾ TOÁN 622, 627, 154 (631) PHẦN MỀM - Bảng (thẻ) tính Z KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP - Báo cáo tài chính CHỨNG TỪ KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán CÙNG LOẠI quản trị Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu 30
- CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Tên công ty bằng tiếng Anh: HAI PHONG MECHANICS AND PLASTIC JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : MPCO Trụ sở giao dịch: Km104+200, Quốc lộ 5, Phường Đông Hải, Quận Hải An, thành phố Hải Phòng ĐT : 0313. 629528 Fax : 0313. 629529 Tiền thân của Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng là Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy – thành viên trực thuộc Công ty thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng (TRADIMEXCO). Nhà máy được thành lập chính thức theo quyết định số 3214/QĐ–UB ngày 19/11/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Sau khi đi vào hoạt động, nhà máy đã dần mở rộng lĩnh vực kinh doanh, sản xuất đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường. Do vậy, trước đề nghị của Công ty thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra quyết định số 776/ QĐ–UB ngày 20/08/2005 cho phép Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy đổi tên thành Nhà máy sản xuất nhựa và cơ khí. 31
- Cuối năm 2007, đầu năm 2008 để có thể phát triển kịp với xu hướng kinh tế toàn cầu, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế thành phố nói riêng và kinh tế đất nước nói chung, xét đề nghị của Công ty TRADIMEXCO, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra quyết định số 1613/QĐ–UB ngày 14/12/2007 cho phép chuyển đổi Nhà máy sản xuất nhựa và cơ khí – là bộ phận công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng. Nhà máy được chuyển thành công ty cổ phần dưới hình thức bán bớt một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Tổng vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty là 12.752.150.000 (Mười hai tỷ, bảy trăm năm mươi hai triệu, một trăm năm mươi nghìn đồng chẵn) tương đương 1.275.215 cổ phần phổ thông mệnh giá 10.000đ/cổ phần. Cơ cấu vốn tại thời điểm thành lập công ty: - Cổ đông Nhà nước - Công ty TRADIMEXCO sở hữu 765.129 cổ phần tương ứng 5.100.860.000 (40% vốn điều lệ) - Cán bộ công nhân viên và cổ đông ngoài công ty sở hữu 765.129 cổ phần tương ứng 7.651.290.000 (60% vốn điều lệ) Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo Điều lệ của công ty và Luật doanh nghiệp, được hưởng các ưu đãi đối với công ty Nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập , được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước. Lĩnh vực kinh doanh của công ty: - Sản xuất và gia công các sản phẩm nhựa và cơ khí. - Sản xuất và kinh doanh linh kiện động cơ, sản phẩm đồ nhựa, phụ tùng xe hai bánh gắn máy. - Lắp ráp hoàn chỉnh, sửa chữa và bảo hành xe hai bánh gắn máy. - Nhập khẩu: máy móc, vật tư, nhiên liệu, nguyên- phụ liệu phục vụ sản xuất - Xuất khẩu các sản phẩm do nhà máy sản xuất. - Kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng khác theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của công ty. 32
- Qua tám năm hoạt động, công ty đã trụ vững, bảo toàn nguồn vốn được giao khi là thành viên của Công ty TRADIMEXCO và phát triển đi lên, luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất với số lượng lớn, đặc biệt là những bạn hàng lớn: Công ty HONDA Việt Nam, Công ty LG Việt Nam và Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Sản phẩm của công ty đã được đối tác và người tiêu dùng chấp nhận, uy tín ngày càng gia tăng, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong 3 năm gần đây: Biểu số 2.1 Đơn vị tính: đồng S T Chỉ tiêu 2007 2008 2009 T 1 Tổng doanh thu 10.895.764.586 13.496.189.069 15.522.352.559 2 Tổng doanh thu thuần 10.895.764.586 13.496.189.069 15.522.352.559 3 Tổng giá vốn hàng bán 9.467.842.158 11.837.258.531 13.027.469.594 4 Tổng lợi nhuận gộp 1.427.922.428 1.658.930.538 2.494.882.965 5 Tổng lợi nhuận trước thuế 598.304.106 834.819.344 1.447.374.035 6 Thu nhập bq 1 lao động/tháng 1.670.000 1.850.000 2.190.000 7 Thuế & các khoản nộp NSNN 173.576.027 245.704.836 421.843.509 8 Vốn kinh doanh bình quân 21.337.409.454 22.973.274.574 24.779.254.006 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Sản phẩm chính của Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng là các mặt hàng nhựa gồm nhiều chủng loại: các chi tiết nhựa xe máy, máy giặt, pallet nhựa, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, trên các dây chuyền thiết bị hiện đại. Hầu hết các sản phẩm này được công ty sản xuất và gia công hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng. 33
- Nhằm bố trí công tác sản xuất được hợp lý, phù hợp với điều kiện hiện có, công ty có các công trình phục vụ sản xuất như sau: - Xưởng nhựa: là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất và gia công bộ nhựa xe máy, chi tiết nhựa máy giặt, pallet nhựa, Đây là phân xưởng quan trọng, có quy mô lớn nhất, sản xuất ra các sản phẩm chủ đạo của công ty. - Xưởng đúc: Có nhiệm vụ sản xuất và gia công các sản phẩm kim loại cho các ngành sản xuất khác và dân dụng. Tại mỗi phân xưởng đều có 1 quản đốc,1 phó quản đốc và các trưởng ca giám sát, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn kịp thời từng khâu của quá trình sản xuất. - Các công trình phụ trợ, cấp thoát nước, điện chiếu sáng. - 2 kho vật tư và 1 kho thành phẩm. Quy trình công nghệ tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Sản phẩm của Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng được chia ra làm 2 loại là các sản phẩm nhựa và sản phẩm kim loại. Đối với quy trình công nghệ sản xuất nhựa gồm các bước sau: - Chuẩn bị: Trước mỗi ca sản xuất, tất cả các công đoạn trong quy trình công nghệ đều được thực hiện công tác chuẩn bị về con người, trang thiết bị, nguyên nhiên liệu. - Xử lý nguyên liệu nhựa: Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm nhựa bao gồm: hạt nhựa gốc, hạt nhựa màu, hạt nhựa tái chế (là nhựa được băm từ những sản phẩm không phù hợp, các phoi nhựa, bavia cắt từ sản phẩm nhựa ). Tại công đoạn xử lý nguyên liệu, hạt nhựa gốc và hạt nhựa màu được trộn đều và sấy khô bằng máy trộn và máy sấy. Nhựa tái chế được băm nhỏ như hạt nhựa mới và được trộn thêm vào theo tỷ lệ cho phép. Hỗn hợp nguyên liệu nhựa sau khi trộn sấy đạt yêu cầu về tỷ lệ pha trộn, độ đồng đều, độ ẩm được chuyển ngay tới các máy phun ép nhựa và được cơ cấu hút hạt nhựa của máy đưa vào các bình sấy. - Phun, ép: Là công đoạn trực tiếp tạo sản phẩm nhựa theo nguyên lý: nguyên liệu nhựa được làm nóng chảy rồi phun vào trong khuôn. Nhựa nóng chảy được ép điền đầy khoảng trống trong lòng khuôn, khi đông đặc trở lại tạo thành 34
- sản phẩm nhựa có dạng hình học theo kết cấu khoảng định hình của khuôn. Sản phẩm sau khi lấy ra khỏi khuôn được kiểm tra theo quy định. - Xếp lên xe: Sản phẩm được kiểm tra về các thông số kỹ thuật. Sản phẩm đạt yêu cầu được cắt bỏ bavia và xếp lên xe chờ nguội để chuyển đến bộ phận tiếp theo. - Hoàn thiện sản phẩm: giai đoạn này gồm các bước: + Phun sơn + Tẩy rửa và đưa vào dây chuyền đánh bóng Sản phẩm đạt yêu cầu được cắt bỏ bavia và sơn hoàn thiện sản phẩm. - Kiểm tra, đóng gói: Sản phẩm hoàn thành được kiểm tra lần nữa rồi được đóng gói, dán tem, đưa vào nhập kho. Trong suốt quy trình công nghệ, sản phẩm không phù hợp được phân loại tại các công đoạn cùng với phoi nhựa, bavia được làm sạch để chuyển về công đoạn xử lý nguyên liệu nhựa. Sau đây là sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm nhựa tại công ty: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhựa tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Chuẩn bị Xử lý nguyên liệu nhựa Phun, ép Làm Xếp lên xe sạch Hoàn thiện sản phẩm Kiểm tra, đóng gói Nhập kho 35
- 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Với mục đích điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao thì bộ máy quản lý hợp lý, gọn nhẹ góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng đã xây dựng bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, các phòng ban và các phân xưởng. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng Giám đốc PTGĐ PTGĐ PTGĐ thường trực nội chính kinh doanh sản xuất Xưởng Xưởng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng nhựa đúc kế kỹ kế toán hành lao kho hoạch thuật tài vụ chính động hàng điều tiền vật tư độ lương Khối sản xuất Khối quản lý và phục vụ sản xuất 36
- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, bầu ra Hội đồng quản trị để thường trực quản lý công ty và Ban kiểm soát nội bộ công ty. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm 5 thành viên. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp. - Tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành giám sát hoạt động hàng ngày của công ty, chịu mọi trách nhiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước hội đồng quản trị, là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch. - Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu cần thiết của thị trường, của khách hàng, của người tiêu dùng, những nguồn hàng phục vụ cho việc sản xuất của công ty - Phó Tổng giám đốc thường trực sản xuất: Cung cấp những thông tin giúp tổng giám đốc theo dõi và chỉ đạo công việc sản xuất tại các phân xưởng sản xuất. Trực tiếp điều hành các việc sản xuất tại các xưởng. Đề xuất các ý kiến giúp công ty nâng cao năng lực sản xuất , năng suất lao động. - Phó Tổng giám đốc nội chính: Giúp điều hành khu vực nội chính nhà máy. Đề xuất đưa ra các ý kiến kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý – sản xuất. - Phòng kế hoạch điều độ: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, quan hệ giao dịch và khai thác nguồn hàng phục vụ cho các phương án sản xuất kinh doanh của công ty. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. Xây dựng, hoàn thiện lập định mức sản xuất kịp thời, chính xác. Hỗ trợ Phòng kế toán tính giá thành sản phẩm - Phòng kỹ thuật – vật tư: Có nhiệm vụ phối hợp với Phòng kế hoạch điều độ trong việc tìm nguồn hàng, tổ chức trao đổi và mua bán vật tư phục vụ sản xuất. Ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư vào sản xuất, đưa ra kế hoạch vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất. 37
- - Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc lập kế hoạch kinh doanh cho năm tới và theo dõi các mặt hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán trung thực, đầy đủ, lập báo cáo tài chính về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng hành chính: Có nhiệm vụ thực hiện các nghĩa vụ hành chính hỗ trợ cho toàn bộ các đơn vị sản xuất trong nhà máy. Tham mưu và chịu trách nhiệm về các công tác đảm bảo an ninh trật tự nội bộ, bảo vệ sản xuất. - Phòng lao động – tiền lương: Có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc thực hiện việc bố trí, quản lý nhân sự hiệu quả và hợp lý. Xây dựng đơn giá tiền lương, định mức lao động và các chế độ chính sách khác. - Phòng kho hàng: Có nhiệm vụ quản lý, bảo quản hàng hoá, vật tư, sản phẩm của công ty tại các kho hàng. Theo dõi sổ sách, hàng tháng đối chiếu với kế toán vật tư thành phẩm về số lượng nhập – xuất – tồn trong tháng. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Để đảm bảo có cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Công ty không có các kế toán viên tại các bộ phận, phân xưởng mà chỉ có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán tài vụ để kế toán viên hạch toán vào sổ sách. Mô hình bộ máy kế toán tập trung này rất thuận lợi cho việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ, bao gồm: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các kế toán viên; phối hợp giữa các nội dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất về số liệu kế toán. Nhận xét đánh giá tình hình tài chính của công ty, tham mưu cho Tổng giám đốc về mặt tài chính, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của đơn vị. 38
- - Kế toán tiền lương: Quản lý lao động về mặt số lượng, dựa vào bảng chấm công của từng phân xưởng, tổ sản xuất và đơn giá tiền lương do Phòng lao động tiền lương gửi lên để tiến hành tính lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi và tính các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành. - Kế toán TSCĐ, chi phí sản xuất và tính giá thành: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, công cụ dụng cụ, phân bổ công cụ dụng cụ và trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước. Theo dõi và phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. - Kế toán vật tư, thành phẩm: Theo dõi tình hình nhập – xuất vật tư, thành phẩm, hàng hoá. Căn cứ vào các phiếu nhập – xuất và các chứng từ cần thiết khác về vật tư, thành phẩm, hàng hóa nhập – xuất kho để hạch toán vào các sổ sách kế toán liên quan. - Thủ quỹ: Thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến việc thu chi tiền mặt và bảo quản tiền mặt tại quỹ. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Kế toán trưởng Thủ Kế toán Kế toán Kế toán quỹ tiền TSCĐ, vật tư, lương chi phí thành sản xuất phẩm và tính giá thành 39
- 2.4.1.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng - Kỳ kế toán: Áp dụng theo năm. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. - Kỳ hạch toán: Áp dụng theo tháng. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam. - Chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng: Thực hiện hạch toán căn cứ vào “Chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuân thủ đúng và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 40
- Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Sổ (thẻ) kế toán chi phí Chứng từ gốc TK 621, 622, 627, 154 Nhật ký chung Bảng tính giá thành Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154, 155 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 41
- - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá vốn hàng tồn kho: Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Áp dụng khấu hao đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Áp dụng phương pháp khấu trừ. 2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng 2.2.1 Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng và các chi phí khác trong kì hạch toán của công ty phục vụ quá trình sản xuất. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng được phân loại theo khoản mục chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu. - Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT): Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung (CP SXC): Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất: chi phí dụng cụ sản xuất, khấu hao, điện, nước, 42
- 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng 2.2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Kế toán chi phí sản xuất là một bộ phận quan trọng của công tác kế toán vì có tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng, đúng quy định và hợp lý thì công tác tính giá thành sản phẩm mới có tính chính xác và trung thực. Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng có 2 phân xưởng sản xuất với chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Mỗi phân xưởng có một quy trình công nghệ khép kín từ khâu đưa nguyên liệu vào đến khi sản phẩm hoàn thành. Sản phẩm ở 2 phân xưởng độc lập với nhau. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty được xác định là từng phân xưởng. 2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cho thích hợp, bộ phận kế toán chi phí - giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, loại sản phẩm mà công ty sản xuất và cung cấp. Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng có quy trình công nghệ khép kín theo phân xưởng, độ phức tạp không cao và không có sự gián đoạn về mặt kỹ thuật. Sản phẩm ở mỗi phân xưởng đa dạng về chủng loại và khác biệt nhau về tính chất. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm hoàn thành ở từng đơn đặt hàng. 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng 2.2.3.1. Kỳ tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm, Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng. Việc xác định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, đảm bảo tính giá thành một cách kịp thời, nhanh chóng, cung cấp thông tin cho lãnh đạo trong công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được hiệu quả hơn. 43
- 2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên liệu, thu được nhiều chủng loại sản phẩm với quy cách, phẩm chất khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và để giảm khối lượng hạch toán, công ty áp dụng phương pháp tỷ lệ để tính giá thành. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm. Công thức tính như sau: Tổng giá thành kế Số lượng từng loại Giá thành kế hoạch hoạch (định mức) = ( sản phẩm hoàn x (định mức)đơn vị sản ) các loại sản phẩm thành thực tế phẩm từng loại Tổng giá thành Chi phí Tổng chi phí Chi phí thực tế các loại = sản phẩm dở + sản xuất phát - sản phẩm dở sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm = chi phí Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của các loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế Tổng giá thành kế hoạch = x Tỷ lệ chi phí từng loại sản phẩm (định mức) từng loại sản phẩm 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình chế tạo sản phẩm. 44
- * Hệ thống chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Nợ TK 621 Có Trị giá thực tế NVL xuất - Kết chuyển trị giá NVL dùng trực tiếp cho hoạt thực tế sử dụng cho sản động sản xuất sản phẩm xuất sản phẩm. hoặc thực hiện dịch vụ - Phản ánh trị giá nguyên trong kỳ hạch toán. liệu, vật liệu dùng không hết nhập lại kho. -Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường. Tài khoản 621 được theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng: - TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của xưởng nhựa. - TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của xưởng đúc. * Sổ sách sử dụng để hạch toán CP NVLTT: Sổ cái TK 621, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (mở cho TK 621). * Nội dung hạch toán CP NVLTT tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 70%) nên việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong quá trình sản xuất và đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp dùng ở công ty bao gồm: 45
- - Nguyên vật liệu chính (TK 1521): Là thành phần cơ bản cấu thành lên sản phẩm: hạt nhựa PP, ABS, PVC, - Nguyên vật liệu phụ (TK 1522): Được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm: hạt nhựa màu, bột màu, sơn và các phụ gia khác. Mặt khác vật liệu phụ còn được sử dụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý: dầu, mỡ máy, - Nhiên liệu, động lực (TK 1523): xăng, dầu, khí gas, Công ty hiện có 3 kho, nguyên vật liệu được quản lý ở kho 1 và 3, kho 2 là kho thành phẩm. Trong đó ở kho 1 là kho quản lý nguyên vật liệu của xưởng nhựa. Trước khi tiến hành sản xuất, phòng kế hoạch điều độ tiến hành lập kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phòng kỹ thuật – vật tư sẽ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nguyên vật liệu mua vào được tính theo giá thực tế khi mua cộng với các chi phí liên quan đến công tác thu mua. Trị giá thực Trị giá thực Chi phí thu Các khoản Chiết khấu thương tế hàng = tế ghi trên + mua thực tế + thuế không - mại, giảm giá hàng mua vào hóa đơn phát sinh được hoàn lại mua được hưởng Hàng ngày căn cứ vào nhu cầu thực tế sản xuất, các tổ sản xuất đối chiếu giữa mức vật tư cần thiết và lượng vật tư còn tồn ở phân xưởng để lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư. Phiếu lĩnh vật tư sau khi có xác nhận của quản đốc phân xưởng, phòng kỹ thuật – vật tư và Phó Tổng giám đốc sản xuất thì được chuyển xuống phòng kế toán để viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: - Liên 1: Lưu tại quyển. - Liên 2: Giao cho người nhận hàng. - Liên 3: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho, sau đó chuyển lại cho kế toán để ghi sổ kế toán. 46
- Tại kho, thủ kho sau khi xem xét tính hợp lệ của phiếu xuất kho và căn cứ vào hàng còn trong kho sẽ xuất tiến hành xuất vật tư, ghi số lượng xuất vào phần thực xuất và ký vào phiếu xuất kho. Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng sử dụng phương pháp hạch toán thẻ song song để hạch toán chi tiết vật liệu. Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật tư về mặt số lượng. Sau khi ghi thẻ kho, thủ kho chuyển lại phiếu xuất kho cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Kế toán sử dụng sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm theo từng loại vật tư tương ứng với thẻ kho đã được mở ở kho về cả hai mặt giá trị và số lượng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh khi xuất kho nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ để xác định trị giá vật liệu xuất kho: Trị giá thực tế NVL Trị giá thực tế NVL + Giá đơn vị tồn đầu tháng nhập trong tháng = bình quân cả kỳ Số lượng thực tế Số lượng thực tế NVL + NVL tồn đầu tháng nhập trong tháng Trị giá NVL Số lượng NVL Giá đơn vị = x xuất dùng xuất dùng bình quân cả kỳ Ví dụ: Ngày 28/12/2009, xuất kho vật liệu phục vụ sản xuất ở xưởng nhựa. Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư đã được phòng kỹ thuật – vật tư và Phó Tổng giám đốc ký duyệt, kế toán viết Phiếu xuất kho số 32/12 (Biểu số 2.2) 47
- Biểu số 2.2 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Mẫu số 02 – VT Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Nợ: 621 Có: 152 Ngày 28 tháng 12 năm 2009 Số: 32/12 Họ và tên người nhận hàng: Phạm Văn Thanh Địa chỉ: Xưởng nhựa Lý do xuất kho: Xuất vật tư phục vụ sản xuất Xuất tại kho: kho 1 Số lượng S Tên nhãn hiệu, quy Đơn T cách phẩm chất vật tư Mã số vị Yêu Thực Đơn giá Thành tiền T (sản phẩm hàng hoá) tính cầu xuất A B C D 1 2 3 4 1 Hạt nhựa PP-M520 1521-01-001 Kg 455 455 30.425,9 13.843.785 2 Hạt nhựa PP-M540 1521-01-002 Kg 305 305 30.332,5 9.251.413 3 Hạt nhựa ABS -740 1521-01-010 Kg 462 462 42.105,3 19.452.649 4 Hạt màu Black-HQ 1522-01-005 Kg 235 235 34.703,2 8.155.252 5 Sơn 203 u/c 1522-01-023 Kg 60 60 146.333,6 8.780.016 Cộng 59.483.115 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Năm mươi chín triệu, bốn trăm tám mươi ba nghìn, một trăm mười lăm đồng. Ngày 28 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập Ngƣời nhận Thủ kho Kế toán trƣởng Giám đốc phiếu hàng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 48
- Đơn giá xuất kho của từng loại vật liệu ghi trên phiếu xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Việc tính giá bình quân cả kỳ được thực hiện 1 lần vào cuối tháng. Kế toán căn cứ vào số liệu trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) để tính ra đơn giá bình quân cả kỳ của từng loại hàng. Sau đây em xin trình bày cách tính đơn giá xuất kho của hạt nhựa PP – M520. Hàng ngày sau khi nhận được phiếu nhập – xuất kho liên quan đến hạt nhựa PP – M520, kế toán tiến hành ghi vào Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) mở cho hạt nhựa PP – M520 (Biểu số 2.3). Đến cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp số lượng và trị giá vật liệu nhập trong kỳ, tồn đầu kỳ và tính giá đơn vị bình quân cả kỳ như sau: Theo số liệu trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa), trong tháng 12/2009, công ty đã nhập vào 7.160 kg nhạt nhựa PP – M520 với tổng trị giá là 218.170.000. Mặt khác tồn kho đầu kỳ của hạt nhựa trên là 871 kg trị giá 26.180.344. Áp dụng công thức theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ: Giá đơn vị 26.180.344 + 218.170.000 bình quân cả kỳ = = 30.425,9 871 + 7.160 hạt nhựa PP – M520 Trị giá hạt nhựa PP – M520 = 455 x 30.425,9 = 13.843.785 xuất ngày 28/12 Tương tự như vậy, kế toán cũng tính được đơn giá xuất kho của các loại vật tư khác. Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán ghi vào các sổ sách liên quan: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh – TK 621; Sổ Nhật ký chung. Từ Nhật ký chung, kế toán ghi vào Sổ cái tài khoản 621. 49
- Biểu số 2.3 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA) Tháng 12 năm 2009 Tài khoản: 1521 Tên kho: kho 1 Tên, quy cách vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa): Hạt nhựa PP – M520 Mã số vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa): 1521-01-001 Đơn vị tính: Kg Chứng từ TK Nhập Xuất Tồn Diễn giải Đơn giá SH NT đối ứng Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số lƣợng Thành tiền Số dƣ đầu kỳ 30.057,8 871 26.180.344 PN02/12 02/12 Mua hạt nhựa nhập kho chưa tt 331 30.416 2.500 76.040.000 3.371 PX08/12 05/12 Xukhoất kho hạt nhựa phục vụ sx 6211 30.425,9 394 11.987.805 2.977 PN20/12 14/12 Mua hạt nhựa nhập kho trả = CK 112 30.500 2.860 87.230.000 3.976 PX32/12 28/12 Xuất kho hạt nhựa phục vụ sx 6211 30.425,9 455 13.843.785 1.090 33.164.231 Cộng phát sinh 7.160 218.170.000 4.077 211.186.113 Số dƣ cuối kỳ 30.425,9 1.090 33.164.231 Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 50
- Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán ghi Sổ chi phí sản xuất kinh doanh – chi tiết TK 621 (Biểu số 2.4) Biểu số 2.4 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 6211 Tên phân xưởng: Xưởng nhựa Tháng 12 năm 2009 Chứng từ TK Tổng số tiền Chia ra Diễn giải SH NT đối ứng Nợ Có Vật liệu chính Vật liệu phụ Nhiên liệu Số dƣ đầu tháng PX08/12 05/12 Xuất kho vật tư phục vụ sản xuất 152 105.380.962 86.940.766 18.440.196 - PX19/12 14/12 Xuất kho vật tư phục vụ sản xuất 152 74.238.667 55.783.895 18.454.772 - PX32/12 28/12 Xuất kho vật tư phục vụ sản xuất 152 59.483.115 42.547.847 16.935.268 - PKT01/12 31/12 K/c CP NVLTT tính giá thành 1541 873.226.497 Cộng phát sinh 873.226.497 873.226.497 578.295.693 294.930.804 - Số dƣ cuối tháng Hải Phòng ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 51
- Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán ghi sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.5) Biểu số 2.5 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2009 Chứng từ STT Số hiệu TK Số phát sinh Diễn giải SH NT dòng Nợ Có Nợ Có PX 08/12 05/12 Xuất vật tư cho sản xuất ở x.nhựa 63 621 105.380.962 64 152 105.380.962 PX 19/12 14/12 Xuất vật tư cho sản xuất ở x.nhựa 114 621 74.238.667 115 152 74.238.667 PX 32/12 28/12 Xuất vật tƣ cho sản xuất ở x.nhựa 221 621 59.483.115 222 152 59.483.115 PKT01/12 31/12 K/c CPSX tính Z tại xưởng nhựa 269 154 1.315.490.205 270 621 873.226.497 271 622 207.328.812 272 627 234.934.896 PKT02/12 31/12 K/c CPSX tính Z tại xưởng đúc 273 154 914.341.323 274 621 563.231.091 275 622 102.544.357 276 627 248.565.875 Cộng 11.203.688.485 11.203.688.485 Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 52
- Từ số liệu trên sổ Nhật ký chung, kế toán ghi Sổ cái TK 621 (Biểu số 2.6) Biểu số 2.6 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng SỔ CÁI Tháng12 năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Chứng từ Diễn giải NKC TK Số tiền SH NT Trang Dòng đ/ứg Nợ Có Số dƣ đầu tháng PX 08/12 05/12 Xuất vật tư cho sản xuất ở x.nhựa 3 63 152 105.380.962 PX 19/12 14/12 Xuất vật tư cho sản xuất ở x.nhựa 5 114 152 74.238.667 PX 32/12 28/12 Xuất vật tƣ cho sản xuất ở x.nhựa 9 221 152 59.483.115 PKT01/12 31/12 K/c CP NVLTT tính Z tại x.nhựa 11 270 1541 873.226.497 PKT02/12 31/12 K/c CP NVLTT tính Z tại x.đúc 11 274 1542 563.231.091 Cộng phát sinh 1.436.457.588 1.436.457.588 Số dƣ cuối tháng Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 53
- 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Ngoài ra, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý tại phân xưởng cũng được tính chung vào chi phí nhân công trực tiếp. * Hệ thống chứng từ: Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Nợ TK 622 Có CP NCTT tham gia quá - Kết chuyển CP NCTT trình sản xuất sản phẩm, vào tài khoản tính giá thực hiện dịch vụ bao thành gồm: Tiền lương, tiền - Kết chuyển CP NCTT công lao động và các vượt trên mức bình khoản trích trên tiền thường vào giá vốn hàng lương, tiền công theo quy bán trong kỳ. định phát sinh trong kỳ. Tài khoản 622 được tập hợp riêng cho 2 phân xưởng sản xuất - TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp của xưởng nhựa. - TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp của xưởng đúc. * Sổ sách sử dụng để hạch toán CP NCTT: Sổ cái TK 622, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (mở cho TK 622). 54
- * Nội dung hạch toán CP NCTT tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Việc tính lương của công ty được thực hiện như sau: - Hàng ngày, tổ trưởng ở mỗi phân xưởng có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi thời gian làm việc thực tế và chấm công cho từng công nhân trong ngày để ghi vào Bảng chấm công. - Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công và hệ số lương của từng công nhân, kế toán tính ra tiền lương trả cho công nhân viên phân xưởng và các khoản phụ cấp. Hiện Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Lương thời gian là số tiền được hưởng căn cứ vào hệ số lương và thời gian làm việc của công nhân trong tháng. Lương Lương tối thiểu x Hệ số lương Số ngày công = x thời gian Số ngày công theo chế độ làm việc thực tế Ngoài tiền lương theo thời gian, người lao động còn được nhận thêm các khoản khác như: tiền lương Chủ nhật, lương mất điện nhỡ việc, lương bảo dưỡng máy móc, và phụ cấp như: phụ cấp trách nhiệm chức vụ (đối với những lao động làm công tác quản lý), phụ cấp làm thêm giờ, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn được trích lập cụ thể như sau: - BHXH: Được trích 20% trên tiền lương cơ bản của người lao động. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ còn 5% được trừ vào lương của người lao động. - BHYT: Được trích 3 % trên tiền lương cơ bản của người lao động. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, 1% trừ vào lương của người lao động. - BHTN: Được trích 2 % trên tiền lương cơ bản. Trong đó 1 % tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, 1% trừ vào lương của người lao động. - KPCĐ: Được trích 2 % trên lương thực tế. Trong đó 1 % tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, 1 % còn lại được tính vào lương của người lao động và được giữ lại công ty để dùng cho hoạt động công đoàn. 55
- Ví dụ: Tính ra lương phải trả cho anh Phạm Văn Thành – quản đốc xưởng nhựa trong tháng 12/2009. Căn cứ vào Bảng chấm công xưởng nhựa, kế toán xác định số ngày công làm việc thực tế trong tháng 12/2009 của anh Phạm Văn Thành là 31,5. - Hệ số lương của anh Thành là 2,96 - Công ty áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng là 740.000 740.000 x 2,96 Lương thời gian = x 31,5 = 2.653.754 26 Trong tháng, anh Thành còn được hưởng thêm 1 số khoản khác: - Tiền lương Chủ nhật: 150.000 - Phụ cấp ca đêm: 30.000 - Phụ cấp chức vụ: 296.000 Tổng tiền lương thực tế của anh Thành tháng 12/2009 là: 2.653.754 + 150.000 + 30.000 + 296.000 = 3.129.754 Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ giảm trừ thu nhập anh Thành được tính như sau: - BHXH (5%), BHYT(1%), BHTN (1%) được trích trên lương cơ bản: [(740.000 x 2,96) + 296.000] x 7% = 174.048 - KPCĐ (1%) được trích trên lương thực tế: 3.129.754 x 1% = 31.298 Vậy tiền lương thực lĩnh của anh Thành tháng 12/2009 là: 2.924.408 Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất: - BHXH (15%), BHYT (2%), BHTN (1%) được trích trên lương cơ bản: [(740.000 x 2,96) + 296.000] x 18% = 447.552 - KPCĐ (1%) được trích trên lương thực tế: 3.129.754 x 1% = 31.298 Tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, mỗi phòng ban, phân xưởng đều được lập một bảng thanh toán lương riêng. Dưới đây là Bảng thanh toán lương xưởng nhựa tháng 12/2009 (Biểu số 2.7). (Biểu số 2.7). 56
- Biểu số 2.7 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG XƢỞNG NHỰA Tháng 12 năm 2009 PHỤ CẤP LƢƠNG TIỀN LƢƠNG CÁC KHOẢN TIỀN S TIỀN TRÁCH BẢO GIẢM TRỪ HỆ SỐ LƢƠNG NGHỈ PHỤ CẤP TỔNG LƢƠNG T HỌ VÀ TÊN CHỨC LƢƠNG NHIỆM, DƢỠNG DANH SỐ CÔNG CHỦ PHÉP, CA ĐÊM LƢƠNG BHXH, THỰC T THỜI GIAN CHỨC MMTB, NHẬT CHẾ ĐỘ BHYT, KPCĐ NHẬN VỤ ĐI HỌC BHTN 1 Phạm Văn Thành QĐ 2,96 31,5 2.653.754 150.000 - 30.000 296.000 - 3.129.754 174.048 31.298 2.924.408 2 Lê Văn Huy TC 2,92 29,5 2.451.677 120.000 - 15.000 148.000 - 2.734.677 161.616 27.347 2.545.714 3 Phạm Văn Thanh TC 3,45 30 2.945.769 120.000 - 15.000 148.000 - 3.425.154 189.070 34.252 3.007.412 4 Vũ Trung Tín TT 3,45 30 2.945.769 120.000 - 15.000 74.000 - 3.154.769 183.890 31.548 2.939.332 5 Nguyễn Sơn Thuỷ CN 2,31 28,5 1.873.765 120.000 65.746 15.000 - - 2.089.511 119.658 20.895 1.948.958 6 Bùi Văn Thanh CN 2,31 31 2.038.131 135.000 - 15.000 - - 2.188.131 119.658 21.881 2.046.591 7 Lương Mạnh Hà CN 1,67 28,5 1.354.627 135.000 47.531 15.000 - - 1.552.158 86.506 15.522 1.450.130 8 Đặng Xuân Toàn CN 2,31 30,5 2.005.258 60.000 - 15.000 - 65.746 2.146.004 119.658 21.460 2.004.886 9 Doãn Văn Quý TT 2,31 31 2.038.131 135.000 - 30.000 74.000 - 2.277.131 124.838 22.771 2.129.521 71 Nguyễn Thị Huệ TT 2,16 30,5 1.875.046 60.000 - 30.000 74.000 61.477 2.100.523 117.068 21.005 1.962.450 72 Lê Thị Liên CN 1,96 30 1.673.538 60.000 - 15.000 - - 1.748.538 101.528 17.485 1.629.525 73 Phạm Thị Thanh CN 1,55 27 1.191.115 90.000 88.231 15.000 - - 1.384.346 80.290 13.843 1.290.213 74 Đỗ Thị Huyền CN 1,55 30,5 1.345.519 60.000 44.115 15.000 - 44.115 1.508.749 80.290 15.087 1.413.372 Cộng 168.869.670 6.603.600 2.329.293 1.584.000 2.886.000 7.572.231 189.844.794 6.061.055 1.898.448 181.885.291 (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ - Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 57
- Căn cứ vào Bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành trích BHXH và lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/2009 (Biểu số 2.8) Theo số liệu trong bảng này, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại xưởng nhựa tháng 12/2009 là 207.328.812 Biểu số 2.8 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ BHXH Tháng 12 năm 2009 Ghi Có TK 334 TK 338 STT tài khoản Tổng cộng Đối tƣợng Lƣơng Phụ cấp Cộng BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng sử dụng 1 TK622 – CPNCTT 251.376.342 30.067.578 281.443.920 21.345.675 2.846.090 1.423.045 2.814.439 28.429.249 309.873.169 - Xƣởng nhựa 168.869.670 20.975.124 189.844.794 12.987.975 1.731.730 865.865 1.898.448 17.484.018 207.328.812 - Xưởng đúc 82.506.672 9.092.454 91.599.126 8.357.700 1.114.360 557.180 915.991 10.945.231 102.544.357 2 TK 642 – CP QLDN 141.343.500 18.425.668 159.769.168 11.601.525 1.546.870 773.435 1.597.692 15.519.522 175.288.690 Phòng kế hoạch điều độ 25.488.167 - 25.488.167 1.722.061 229.608 114.804 254.882 2.321.355 27.809.521 Cộng 392.719.842 48.493.246 441.213.088 32.947.200 4.392.960 2.196.480 4.412.131 43.948.771 485.161.859 Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ - Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 58
- Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh – chi tiết cho TK 622 (Biểu số 2.9) Biểu số 2.9 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp- TK 6221 Tên phân xưởng: Xưởng nhựa Tháng 12 năm 2009 Chứng từ TK Tổng số tiền Chia ra Diễn giải đối SH NT ứng Nợ Có Lƣơng BHXH BHYT BHTN KPCĐ Số dƣ đầu tháng BTLXN 31/12 Tính ra lương trả CNV x.nhựa 334 189.844.794 189.844.794 BPBL 31/12 Trích BHXH , BHTN , BHYT, KPCĐ 338 17.484.018 12.987.975 1.731.730 865.865 1.898.448 PKT 01/12 31/12 K/c CP NCTT tính giá thành 1541 207.328.812 Cộng phát sinh 207.328.812 207.328.812 189.844.794 12.987.975 1.731.730 865.865 1.898.448 Số dƣ cuối kỳ Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 59
- Đồng thời căn cứ vào Bảng thanh toán lương và Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.10). Biểu số 2.10 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2009 Chứng từ STT Số hiệu TK Số phát sinh Diễn giải SH NT dòng Nợ Có Nợ Có BTL 31/12 Tính lương phải trả CNV x.nhựa 245 622 189.844.794 BTL 31/12 Tính lương phải trả CNV x.đúc 246 622 91.599.126 BTL 31/12 Tính lương phải trả cán bộ quản lý 247 642 159.769.168 248 334 159.769.168 BPBL 31/12 Các khoản trích theo lương tính vào CP 249 622 17.484.018 250 622 10.945.231 251 642 15.519.522 252 338 43.948.771 BPBL 31/12 Các khoản giảm trừ thu nhập NLĐ 253 334 19.787.491 254 338 19.787.491 PKT01/12 31/12 K/c CPSX tính Z tại xưởngnhựa 269 154 1.315.490.205 270 621 873.226.497 271 622 207.328.812 272 627 234.934.896 PKT02/12 31/12 K/c CPSX tính Z tại xưởng đúc 273 154 914.341.323 274 621 563.231.091 275 622 102.544.357 276 627 248.565.875 Cộng 11.203.688.485 11.203.688.485 Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 60
- Căn cứ số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào Sổ cái TK 622 (Biểu số 2.11) Biểu số 2.11 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng SỔ CÁI Tháng 12 năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Chứng từ Diễn giải NKC TK Số tiền SH NT Trang Dòng đ/ứ Nợ Có Số dƣ đầu tháng BTL 31/12 Tính lương phải trả CNV x.nhựa 10 245 334 189.844.794 BTL 31/12 Tính lương phải trả CNV x.đúc 10 246 334 91.599.126 BPBL 31/12 Trích theo lương tính vào CP x.nhựa 10 249 338 17.484.018 BPBL 31/12 Trích theo lương tính vào CP x.đúc 10 250 338 10.945.231 PKT01/12 31/12 K/c CP NCTT tính Z tại x.nhựa 11 271 1541 207.328.812 PKT02/12 31/12 K/c CP NCTT tính Z tại x. đúc 11 275 1542 102.544.357 Cộng phát sinh 1 309.873.169 309.873.169 Số dƣ cuối tháng Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 61
- 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng Chi phí sản xuất chung của Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng là những chi phí bỏ ra để phục vụ sản xuất cho toàn phân xưởng ngoài hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp. * Hệ thống chứng từ: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Phiếu xuất kho vật liệu, dụng cụ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Hoá đơn các chi phí dịch vụ mua ngoài, * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 – “Chi phí sản xuất chung”. Tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, tài khoản 627 được tập hợp riêng cho từng phân xưởng sản xuất và chi tiết theo các tài khoản cấp 2 như sau: - TK 6272: Chi phí vật liệu. - TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. Tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, do không có sự tách biệt về chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác nên kế toán tổng hợp cả hai loại vào TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác. Tài khoản này có kết cấu như sau: Nợ TK 627 Có Chi phí sản xuất chung - Các khoản ghi giảm chi phát sinh trong kỳ. phí sản xuất chung. - Kết chuyển CP SXC vào tài khoản tính giá thành. - Chi phí SXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. 62
- * Sổ sách sử dụng để hạch toán CP SXC: Sổ cái TK 627, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh – TK 627. * Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng: a. Chi phí nguyên liệu Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất chung tại Công ty bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu như dầu DO, dầu diezen, khí gas .xuất dùng phục vụ sản xuất chung. Nguyên vật liệu có rất nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm riêng. Phiếu xuất kho phải được viết rõ về vật liệu xuất cho phân xưởng nào. Vì thế, cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để tập hợp chi phí vật liệu cho từng phân xưởng. b. Chi phí dụng cụ Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất chung tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng bao gồm các khoản chi phí về quần áo, giày dép, găng tay, khẩu trang, xuất dùng cho công nhân sản xuất ở phân xưởng và các chi phí về dụng cụ sản xuất: rổ, khay, chổi, Ngoài ra chi phí dụng cụ còn bao gồm chi phí phân bổ máy móc thiết bị (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ) như khuôn mẫu, máy đánh bóng, máy dán túi, bao bì . Các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thì được phân bổ hết một lần vào chi phí, còn các công cụ dụng cụ có giá trị lớn thì sẽ được tập hợp vào TK 142 – “ Chi phí trả trước ngắn hạn” (phân bổ trong năm) hoặc TK 242 – “ Chi phí trả trước dài hạn” (phân bổ trong nhiều năm). Cũng tương tự như chi phí vật liệu, các phiếu xuất kho liên quan đến công cụ dụng cụ cũng được tập hợp riêng cho từng phân xưởng. Tổng giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các phân xưởng được thể hiện trên Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tháng 12/2009 (Biểu số 2.12). 63
- Biểu số 2.12 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q. Hải An, Hải Phòng BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 12 năm 2009 STT Đối tƣợng sử dụng TK 152 TK 153 TK 142 1 TK 621 – Chi phí NVLTT - Xưởng nhựa 873.226.497 - Xưởng đúc 563.231.091 2 TK 627 – Chi phí SXC - Xưởng nhựa 10.114.127 8.525.540 4.869.114 - Xưởng đúc 11.815.030 7.189.170 5.674.220 3 TK 641 – Chi phí bán hàng 5.509.651 4 TK 642 – Chi phí quản lý DN 603.283 5.709.982 Cộng 1.448.386.745 31.827.599 16.253.316 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) c. Chi phí khấu hao TSCĐ Tài sản cố định của công ty được quản lý theo đơn vị sử dụng – từng phân xưởng nên việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện trên từng phân xưởng và tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó. Đối với những máy móc đang sử dụng nhưng đã hết khấu hao kế toán không tiến hành trích khấu hao nữa. Với những máy móc thiết bị đang sử dụng, công ty đang áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ = theo tháng Số năm sử dụng x 12 tháng Cuối tháng, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao (Biểu số 2.13). 64
- Biểu số 2.13 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng BẢNG TRÍCH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 12 năm 2009 Thời GTHM lũy kế Mức khấu Phân bổ cho các bộ phận GTHM lũy kế STT Tên TSCĐ Nguyên giá gian đến cuối hao tháng đên cuối tháng Giá trị còn lại SD tháng 11 này 627-N 627-Đ 642 12 I Nhà cửa vật kiến trúc 5.704.014.247 2.140.571.428 23.622.398 10.176.805 9.761.043 3.684.550 2.164.193.826 3.539.820.421 1 Phân xưởng, nhà vp 4.468.320.000 23 1.521.819.130 16.189.565 7.358.893 6.745.652 2.085.020 1.538.008.695 2.930.311.305 . II Máy móc thiết bị 25.324.737.009 12.388.361.851 178.841.408 134.903.230 43.938.178 - 12.567.203.259 12.757.533.750 1 Máy ép nhựa 550MT 2.560.952.341 12 1.031.494.693 17.784.391 17.784.391 1.049.279.084 1.511.673.257 2 Máy phun nhựa 850 2.755.884.655 12 1.339.666.152 19.138.088 19.138.088 1.358.804.240 1.397.080.415 3 Máy ép nhựa 160MT 411.022.759 11 255.332.320 3.113.809 3.113.809 258.446.129 152.576.630 4 Máy nén khí 127.379.172 11 67.549.561 964.994 964.994 68.514.555 58.864.617 . III Phƣơng tiện truyền dẫn 22.467.347 9.628.389 709.588 - - 709.588 10.337.977 12.129.370 VI Thiết bị dụng cụ quản lý 78.714.962 37.120.843 1.311.233 - - 1.311.233 38.432.076 40.282.886 Cộng 31.129.933.565 14.575.682.511 204.484.627 145.080.035 53.699.221 5.705.371 14.780.167.138 16.349.766.427 Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ - Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 65
- d. Chi phí bằng tiền khác Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng ngoài các chi phí kể trên: tiền điện, nước, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tại Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng, kế toán không sử dụng TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài, mà tổng hợp luôn vào TK 6278 do các dịch vụ mua ngoài công ty sử dụng tiền mặt để thanh toán trực tiếp. - Chi phí điện, nước được tính dựa trên các chứng từ như hoá đơn thanh toán tiền điện, nước. Hàng tháng, căn cứ hoá đơn dịch vụ mua ngoài hoặc căn cứ vào đồng hồ đo điện (nước), người cung cấp sẽ gửi hoá đơn thanh toán đến công ty. Chi phí điện, nước được tập hợp chung cho toàn công ty rồi sau đó phân bổ riêng cho từng bộ phận sản xuất, quản lý. Ở các phân xưởng, điện sử dụng là điện 3 pha nên tiền điện ở phân xưởng sản xuất được tập hợp riêng theo hóa đơn điện sản xuất. Khi nhận được hóa đơn, chứng từ hợp lệ, tiền điện nước được kế toán phân bổ cho từng phân xưởng theo công suất máy. - Chi phí khác như chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy móc phát sinh tại phân xưởng nào được tập hợp cho phân xưởng đó. Kế toán căn cứ vào chứng từ như Hóa đơn GTGT, Phiếu chi tiền mặt để ghi vào Nhật ký chung và Sổ chi phí sản xuất kinh doanh – TK627. Ví dụ: Ngày 11/12/2009, công ty chi tiền mặt thanh toán tiền sửa đưởng ống nước làm mát ở xưởng nhựa. Căn cứ vào Giấy đề nghị thanh toán của ông Phạm Văn Thành – Quản đốc xưởng nhựa và Hóa đơn GTGT hợp lệ, kế toán viết Phiếu chi 12/12 (Biểu số 2.14) 66
- Biếu số 2.14 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Mẫu số 02 – TT Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Số : 12/12 Nợ: 627 Ngày 11 tháng 12 năm 2009 Có: 111 Họ và tên người nhận tiền: Phạm Văn Thành Địa chỉ: Xưởng nhựa Lý do chi: Sửa đường ống nước làm mát Số tiền: 3.715.000 (Viết bằng chữ) Ba triệu, bảy trăm mười năm nghìn đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ gốc. Ngày 11 tháng 12 năm 2009 Giám đốc Kế toán trƣởng Thủ quỹ Ngƣời lập Ngƣời nhận phiếu tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) Chi phí bằng tiền khác tập hợp được cho xưởng nhựa trong tháng 12/2009 là 234.934.896 Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng tính và phân bổ khấu hao; hóa đơn chứng từ liên quan, kế toán tiến hành ghi vào các sổ: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh – chi tiết TK 627 (Biểu số 2.15), Nhật ký chung, Sổ cái TK 627. 67
- Biếu số 2.15 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản: Chi phí nhân sản xuất chung – TK 627- N Tên phân xưởng: Xưởng nhựa Tháng 12 năm 2009 Chứng từ TK Tổng số tiền Chia ra Diễn giải đối SH NT Nợ Có Vật liệu Dụng cụ Khấu hao ứng Chi bằng tiền # Số dƣ đầu tháng PC 12/12 11/12 Thanh toán tiền sửa đường ống nước 111 3.715.000 3.715.000 PC 17/12 18/12 Thanh toán tiền điện tháng12 111 53.883.272 53.883.272 BPB 31/12 Phân bổ NVL cho xưởng nhựa 152 10.114.127 10.114.127 BPB 31/12 Phân bổ CCDC cho xưởng nhựa 153 8.525.540 8.525.540 BPB 31/12 Phân bổ CCDC cho xưởng nhựa 142 4.869.114 4.869.114 BPB KH 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ 214 145.080.035 PKT01/12 31/12 K/c CP SXC tính Z tại xưởng nhựa 1541 234.934.896 Cộng phát sinh 234.934.896 234.934.896 10.114.127 8.525.540 145.080.035 71.215.197 Số dƣ cuối tháng Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 68
- Căn cứ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng tính và phân bổ khấu hao cùng các hóa đơn chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ Nhật ký chung (Biểu số 2.16) Biểu số 2.16 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2009 Chứng từ STT Số hiệu TK Số phát sinh Diễn giải SH NT dòng Nợ Có Nợ Có PC 12/12 11/12 Thanh toán tiền sửa đường ống nước 97 627 3.715.000 98 111 3.715.000 PC 17/12 18/12 Thanh toán tiền điện tháng 12 139 627 93.521.939 140 642 5.307.882 141 133 9.882.982 142 111 108.712.803 BPB 31/12 Phân bổ CCDC tháng 12 261 627 10.543.334 262 642 5.709.982 263 142 16.253.316 BPB KH 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ tháng12 264 627 198.779.256 265 642 5.705.371 266 214 204.484.627 PKT01/12 31/12 K/c CPSX tính Z tại xưởng nhựa 269 154 1.315.490.205 270 621 873.226.497 271 622 207.328.812 272 627 234.934.896 Cộng 11.203.688.485 11.203.688.485 Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 69
- (Từ Nhật ký chung, kế toán ghi số liệu vào Sổ cái TK627 (Biểu số 2.17) Biểu số 2.17 CÔNG TY CP NHỰA VÀ CƠ KHÍ HẢI PHÒNG Km104+200, QL5, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng SỔ CÁI Tháng 12 năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Chứng từ NKC TK Số tiền Diễn giải SH NT Trang Dòng đ/ứ Nợ Có Số dƣ đầu tháng PC 12/12 11/12 Thanh toán tiền sửa đường ống nước 4 97 111 3.715.000 PC 17/12 18/12 Thanh toán tiền điện tháng 12 6 139 111 93.521.939 BPB 31/12 Phân bổ NVL, CCDC 11 255 152 21.632.157 11 257 153 15.714.710 11 261 142 10.543.334 BPB KH 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ 11 264 214 198.779.256 PKT01/12 31/12 K/c CP SXC tính Z tại xưởng nhựa 11 272 1541 234.934.896 PKT02/12 31/12 K/c CP SXC tính Z tại xưởng đúc 11 276 1542 248.565.875 Cộng phát sinh 309.873.169 309.873.169 Số dƣ cuối tháng Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần nhựa và cơ khí Hải Phòng) 70