Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xua.pdf
Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng phát triển cao nhất. Qua quá trình phát triển lâu dài của đất nước, xuất khẩu thủy sản đã cùng một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo khác như dệt may, da giầy, gạo, cà phê đã mang về nhiều ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cùng với quy luật khắc nghiệt của nó đã tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của ngành xuất khẩu thủy sản nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với nhiều thành phần kinh tế đã tạo ra một sức cạnh tranh mạnh mẽ vì thế các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì điều đầu tiên các doanh nghiệp quan tâm đó chính là lợi nhuận. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Việc tăng lợi nhuận cũng đồng nghĩa với việc tăng giá bán của sản phẩm hàng hóa và giảm chi phí, nhưng trong nền kinh tế mở hiện nay việc tăng giá bán của sản phẩm là rất khó vì nó được quyết định bởi thị trường. Đứng trước tình hình đó, để có thể đứng vững trên thương trường và hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản buộc phải tổ chức tốt hoạt động của mình, nắm bắt được mọi quy luật của thị trường, có các chính sách linh hoạt về giá và hiểu rõ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất để mang lại lợi nhuận cao nhất Để làm được điều này, doanh nghiệp phải có một đội ngũ kế toán lành nghề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, đầy đủ các yếu tố giá trị đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế, tài chính cho quá trình sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác kế toán quan trọng không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất để giúp cho doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau thời gian thực tập nắm bắt tình hình thực tế tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Nguyễn Đức Kiên cùng các cô, chú phòng kế toán tại Công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp 1
- chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh” để làm báo cáo khoá luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Về mặt lý luận: Hệ thống hoá lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. - Về mặt thực tế: Mô tả và phân tích thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy Sản Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Hạch toán kế toán là khoa học kinh tế, có đối tượng nghiên cứu cụ thể mà ở đây đối tượng nghiên cứư là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do vậy phương pháp nghiên cứu trong bài khoá luận là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hạch toán kế toán (phương pháp chúng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tổng hợp cân đối), phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu tìm hiểu thực tế tại công ty. Phương pháp kỹ thuật trong trình bày: kết hợp giữa mô tả phân tích, giữa luận giải với bảng biểu và sơ đồ. 5. Kết cấu của khóa luận. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương, nội dung gồm: Chuơng 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chƣơng 2 : Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Quảng Ninh. Chƣơng 3 : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản QN 2
- CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, đây chính là điều kiện quyết định của sự tồn tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của thị trường nhằm mục đích kiếm lời. Để đạt được mục đích này doanh nghiệp phảu bỏ ra những chi phí nhất định. Do vây, để tồn tại và phát triển kinh doanh mang lại lợi nhuận thì buộc các doanh nghiệp phải giảm đến mức tối thiểu các chi phí của mình bỏ ra trong quá trình sản xuất. Các nhà kinh tế học thường quan niệm rằng chi phí là khoản phí tổn phải bỏ ra khi sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp thì chi phí là các khoản phải mua các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Còn các nhà kế toán thường quan niệm chi phí như một khoản hy sinh hay bỏ ra để đạt được mục đích nhất định. Nó xem như một lượng tiền phải trả cho các hoạt động của doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm. Như vậy các quan niệm trên thực chất chỉ là sự nhìn nhận, bản chất chi phí từ các góc độ khác nhau. Từ đó ta có thể đi đến một biểu hiện chung nhất về chi phí sản xuất như sau: Chi phí sản xuất biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp thực tế chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp. 1.2. Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm * Bản chất của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, 3
- lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất có sự giống và khác nhau. Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm nhưng không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm biểu hiện lượng chi phí sản xuất để hoàn thành việc sản xuất một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định. Giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp biểu hiện chi phí cá biệt của một doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm trên thị trường có thể có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nhưng do trình độ công nghệ trang thiết bị và trình độ quản lý khác nhau mà giá thành của các doanh nghiệp về loại sản phẩm đó cũng khác nhau. * Chức năng của giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu đó là: Chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá: Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ, phải bù đắp bằng chính số tiền thu về tiêu thụ, bán sản phẩm tiêu thụ, bán sản phẩm lao vụ. Việc bù đắp chi phí đầu vào đó mới chỉ đảm bảo cho qua trình tái sản xuất giản đơn. Mục đích sản xuất là nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải bù đắp được mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và phải có lãi. Giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào quy luật cung cầu vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, thông qua việc tiêu thụ bán sản phẩm mà thực hiện được giá trị sử dụng của sản phẩm. Giá bán sản phẩm là biểu hiện giá trị của sản phẩm, phải dựa trên cơ sở giá thành để xác định. 1.3. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí là việc sắp xếp các chi phí vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, sau đây là một số cách phân loại được sử dụng phổ biến trong hạch toán 4
- chi phí – giá thành dưới góc độ kế toán tài chính. 1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí Phân loại theo cách này chi phí được phân thành 5 yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản. - Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số phải trích khấu hao trong kỳ đối với tất cả các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất ngoài bốn yếu tố trên. Cách phân loại như này có tác dụng cho biết doanh nghiệp đã chỉ ra những yếu tố chi phí nào, kết cấu và tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để từ đó phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX. Trên cơ sở các yếu tố chi phí đã tập hợp đựợc để lập báo cáo CPSX theo từng yếu tố chi phí. 1.3.2. Phân loại theo khoản mục chi phí Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia ra thành các khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất. Những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích chung và vào những hoạt động ngoài sản xuất không được phản ánh vào khoản mục này. - Chi phí nhân công trực tiếp: Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất, lao động của họ gắn với hoạt động sản xuất, sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ trực tiếp sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chi phí của sản phẩm. 5
- Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm họ sản xuất ra bao gồm: chi phí về tiền lương, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng sửa chữa, chi phí quản lý tại phân xưởng. Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Cách phân loại này có tác dụng làm cơ sở cho phân tích tình hình kế hoạch giá thành nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm và còn là cơ sở để kế toán tính toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí làm tài liệu tham khảo để lập chi phí sản xuất định mức và lập giá thành kế hoạch cho kỳ sau. 1.4. Phân loại giá thành 1.4.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính giá thành - Giá thành kế hoạch: Là mức dự tính các chi phí đã quy định trong phạm vi giá thành cần cho sản xuất sản phẩm, được xây dựng trên cơ sở số lượng sản phẩm kế hoạch và chi phí sản xuất kế hoạch. - Giá thành định mức: là giá thành được tính toán trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là giá thành của sản phẩm được kế toán tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế. Cách phân loại như này giúp cho doanh nghiệp hạch toán và quản lý tốt giá thành sản phẩm. Có như vậy mới tìm ra được biện pháp cụ thể để hạ thấp giá thành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. 1.4.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. 6
- - Giá thành sản xuất ( Giá thành công xưởng) : Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp ( CPNCTT) và chi phí sản xuất chung ( CPSXC) phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ ( Giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Cách phân loại như này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. 1.5. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất, đối tƣợng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm. 1.5.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất. Kế toán cần xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, để từ đó tổ chức thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán CPSX. Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX từ khâu ghi chép ban đầu, mở sổ và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu. Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX: - Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất - Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp - Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Đặc điểm của sản phẩm ( đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm 7
- thương phẩm ) - Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán CPSX trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng loại sản phẩm, dịch vụ, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Để tính được giá thành sản phẩm thì công việc đầu tiên là phải xác định được đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất là những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành cần phải được tính giá thành và giá thành đơn vị. + Xét về mặt tổ chức sản xuất: - Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (Như doanh nghiệp đóng tàu, công ty XDCB ) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. - Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. - Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. 1.5.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do vậy kỳ tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất thường như sau: - Đối với các loại sản phẩm sản xuất liên tục, khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành là hàng tháng. - Đối với các loại sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất kéo dài, kế toán áp dụng kỳ tính giá thành vào thời điểm kết thúc sản xuất đối với đơn 8
- đặt hàng. - Đối với loại sản phẩm được tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ của loại sản phẩm đó thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất. 1.6. Phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất. Ở gốc độ chung các chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp vào các đối tượng kế toán tập chi phí sản xuất theo một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp - Phương pháp gián tiếp 1.6.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Phương pháp này đòi hỏi ngay từ khâu hạch toán ban đầu các chứng từ kế toán phải ghi chép riêng rẽ chi phí sản xuất cho từng đối tượng tính giá thảnh. Căn cứ vào những chứng từ gốc đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng tính giá thành liên quan. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sử dụng được phương pháp này. Trên thực tế có rất nhiều chi phí liên quan đến đối tượng tính giá thành không thể theo dõi riêng được. Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp tốn nhiều thời gian công sức nhưng chính xác, hiệu quả. 1.6.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp CPSX nhưng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức: H = C T Trong đó: - H: Hệ số phân bổ chi phí - C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ 9
- - T: Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ của các đối tượng Tính mức chi phí cho từng đối tượng. Ci = H * Ti Trong đó: - Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i - H: Hệ số phân bổ - Ti: Đại lượng của tiêu thức phân bổ của đối tượng i Phương pháp này giúp cho kế toán đỡ vất vả hơn, không phải theo dõi chi tiết cụ thể cho từng đối tượng. Tuy nhiên, việc phân bổ gián tiếp có tính chính xác không cao do phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ. Do đó doanh nghiệp cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. 1.7. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về CPSX đã tập hợp trong kỳ để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm theo từng khoản mục chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương pháp tính giá thích hợp. Việc lựa chọn đúng phương pháp tính giá sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho doanh nghiệp. 1.7.1. Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp( Phương pháp giản đơn) Phương pháp này căn cứ trực tiếp vào số CPSX thực tế phát sinh đã tập hợp được cho từng đối tượng chịu chi phí, số CPSX tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng như kết quả sản phẩm để tính ra giá thành thực tế của toàn bộ sản phẩm và đơn vị sản phẩm theo công thức sau: Z = Dđk + CTK - DCK 10
- Trong đó: - DĐk : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ - DCK : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ - CTK : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Z : là tổng giá thành của sản phẩm Giá thành Tổng giá thành của sản phẩm đơn vị thực tế = của sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tính giá thành giản đơn(trực tiếp) được áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn sản xuất khép kín chủng loại mặt hàng ít, khối lượng nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn. 1.7.2. Tính giá thành theo phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp sử dụng cùng loại nguyên vật liệu trong cùng một quy trình công nghệ thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc(sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số = 1) từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm sản phẩm gốc (Zoi) Tổng số sản phẩm gốc (Q0) Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị * Hệ số quy đổi sản phẩm i (Zi) sản phẩm gốc sản phẩm i (Hi) (Z0i) Trong đó : Q0 = ∑ Qi * Hi Và Qi là số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi). Hi là hệ số quy đổi của sản phẩm i 11
- Tổng giá thành Giá trị Tổng chi phí Giá trị sản xuất của = sản phẩm + sản xuất - sản phẩm các loại sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ 1.7.3. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất ra nhóm sản phẩm với quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau do vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất vẫn là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm của nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (Hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch hoặc Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với đơn vị sản phẩm = định mức đơn vị thực tế * chi phí kế hoạch hoặc định mức từng loại sản phẩm từng loại của tất cả các loại sản phẩm Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm * 100 chi phí Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của các loại = (qi * zi) sản phẩm hoàn thành Trong đó: qi: Số lượng thành phẩm loại i. zi: Giá thành kế hoạch đơn vị thành phẩm i. 1.7.4. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng được áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp liên tục kiểu song song( lắp ráp) sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc vừa theo các đơn đặt hàng hoặc các hợp đồng kinh tế đã được ký kết trước. Với các doanh nghiệp này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, từng đơn đặt hàng của từng phân xưởng, bộ phận 12
- sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành: từng đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế đã hoàn thành và tính giá thành khi chu kỳ sản xuất kết thúc. * Nội dung của phương pháp: - Mở sổ, thẻ kế toán để tập hợp CPSX phát sinh từ khi đơn đặt hàng bắt đầu thực hiện. - Tổ chức tập hợp CPSX theo từng đơn đặt hàng với từng loại chi phí như sau: + Với chi phí trực tiếp tập hợp thẳng cho từng đơn đặt hàng + Các chi phí chung sau khi tập hợp được sẽ tiến hành lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý cho từng đơn đặt hàng. - Hàng tháng tập hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến từng đơn đặt hàng. - Khi đơn đặt hàng hoàn thành tiến hành tổng cộng CPSX hàng tháng đã tập hợp được để tính tổng giá thành và giá thành thực tế của đơn đặt hàng. - Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng ( Số dư của TK 154- chi tiết theo từng đơn đặt hàng). Ngoài các phương pháp đã trình bày ở trên còn một số phương pháp tính giá khác như: phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp phân bước, phương pháp định mức Mỗi phương pháp có mặt mạnh yếu khác nhau, vì vậy mà doanh nghiệp cần vân dụng một cách khéo léo, linh hoạt vào doanh nghiệp mình để đem lại lợi ích tối đa, có vậy doanh nghiệp mới tồn tại và đứng vững trên thị trường. 1.8. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là sản phẩm đã đi qua 1 hoặc 1 số công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm( Trừ công đoạn sản xuất cuối cùng) nó có thể bán ra ngoài gọi là “bán thành phẩm” hoặc chuyển vào kỳ sau để tiếp tục làm ra thành phẩm. Tùy vào tình hình cụ thể tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất 13
- cấu thành CPSX, trình độ quản lý doanh nghiệp mà sử dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này trước hết doanh nghiệp phải xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành ra số sản phẩm quy đổi ( hoàn thành tương đương). Sau đó tính toán từng khoản mục chi phí hoặc từng yếu tố chi phí nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. * Giả định: + Đối với chi phí bỏ hết 1 lần vào sản xuất ngay từ đầu quy trình công nghệ, được coi như phân bổ đồng đều cho cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang ( thông thường là 621) + Đối với chi phí bỏ dần vào quy trình sản xuất (thường là 622, 627), gọi là chi phí chế biến được phân bổ cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành thực tế. - Các chi phí khác bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sẽ tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Ddk + Ctk * Qtd DCK = Qht + Qtd Trong đó: Ddk , DCK :là chi phí về nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đầu và cuối kỳ. Ctk : là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Qht : Sản phẩm đã hoàn thành Qtd : là số sản phẩm quy đổi tương đương theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Và Qtd = Qdd x H% ( Trong đó H% là mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang 14
- cuối kỳ) Hai công thức trên được tính cho từng khoản mục chi phí sản xuất 621, 622, 627 Tổng giá trị SP dở dang cuối kỳ = Tổng các chi phí nằm trong SP dở dang cuối kỳ Phương pháp này thích hợp khi các chi phí chế biến chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu giá thành. 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến. Phương pháp này tương tự như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương, chỉ có 1 điểm khác là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được giả định luôn luôn hoàn thành 50%. 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này chúng ta chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các khoản chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Với nội dung cơ bản của phương pháp nêu trên cách tính sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính như sau: Ddk + Ctk * Qdd DCK = Qht + Qdd Trong đó: - DCK , Ddk : là chi phí NVL trực tiếp tính cho SPDD cuối kỳ, đầu kỳ. - Ctk : là chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ - Qht , Qdd: là số lượng sản phẩm hoàn thành và SPDD cuối kỳ. Phương pháp này vận dụng phù hợp cho những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu phát sinh cấu thành trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm cao hơn 70% trong giá thành sản phẩm. 1.8.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp định mức Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng được chi phí sản xuất hoặc giá thành định mức đồng thời khối lượng sản phẩm 15
- dở dang cuối kỳ khá ổn định( cả về mức độ hoàn thành và khối lượng) do vậy chỉ cần căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và định mức chi phí sản xuất hoặc giá thành định mức đơn vị sản phẩm để tính ra số chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ ( để đơn giản thường tính số sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành như nhau). Ngoài các phương pháp nêu trên người ta có thể áp dụng các phương pháp như đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng, diện tích chưa thu hoạch (trong sản xuất nông nghiệp) hoặc theo khối lượng, công việc xây dựng cơ bản chưa hoàn thành bàn giao (trong XDCB) 1.9. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm 1.9.1. Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm CPSX một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh CPSX. a, Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CPNVLTT bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho và phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó, căn cứ vào đối tượng tập hợp CPSX đã xác định để tập hợp CPNVLTT. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo số lượng sản phẩm. Công thức phân bổ như sau: Tiêu thức phân bổ Chi phí vật liệu phân Tổng chi phí vật liệu = * của từng đối bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ tượng 16
- Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong kỳ, kế toán sử dụng TK 621 "CPNVLTT" Nợ TK 621 Có - Chi phí nguyên - Các khoản giảm chi phí vật liệu phát sinh (nếu có) trong kỳ - Kết chuyển CPNVLTT ∑SPS Nợ ∑SPS Có Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT TK 154 TK 621 TK 152 Kết chuyển chi phí V ậ t li ệ u xu ấ t kho sử nguyên vật liệu TT dụng trực tiếp TK 632 111,112,331 Phần vượt trên mức Bình thường Mua vật liệu không qua kho sử dụng ngay TK 152 Nguyên vật liệu dùng TK 133 không hết nhập kho hay Thuế VAT chuyển sang kỳ sau b, Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. - CPNCTT là những khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: Tiền lương 17
- chính, tiền lương phụ, phụ cấp có tính chất tiền lương Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định so với tiền lương công nhân sản xuất. Trong trường hợp phải phân bổ gián tiếp, tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất thường phân bổ theo tỷ lệ với tiền lương định mức hoặc giờ công định mức. Và tiền lương phụ thường được phân bổ cho sản phẩm theo tỷ lệ với tiền lương chính. Tiền lương chính Tổng tiền lương chính của công nhân Tiền lương của CNSX phân cần phân bổ định mức = * bổ cho SP A Tổng tiền lương định mức của các SP của SP A Tổng tiền lương phụ của công nhân Tiền Tiền lương phụ cần phân bổ lương của CNSX phân = * chính của bổ cho SP A Tổng tiền lương chính của các SP SP A Để hạch toán CPNCTT, kế toán sử dụng TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp". Nợ TK 622 Có - Chi phí nhân - Kết chuyển (phân bổ) CPNCTT cho từng đối công trực tiếp phát sinh trong kỳ tượng có liêm quan để tính giá thành ∑SPS Nợ ∑SPS Có Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số dư. 18
- Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNCTT TK334 TK 622 TK 154 Kết chuyển Tiền lương và phụ cấp lương CPNCTT Phải trả cho CNTTSX TK 338 TK 632 Các khoản trích theo lương Chi phí nhân công TT Về BHXH, BHYT, KPCĐ vượt mức bình thường TK 335 Trích trước tiền lương Nghỉ phép của CNTTSX c, Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh phân xưởng( Phân xưởng, bộ phận sản xuất) Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, trong đó: + Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất -Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công 19
- suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. -Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. + Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Chi phí sản xuất chung phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất nào thì sẽ được phân bổ hết cho các đối tượng tập hợp chi phí mà phân xưởng đó tham gia sản xuất không phân biệt đã hoàn thành hay chưa. Trên thực tế, chi phí sản xuất chung thường được phân bổ theo định mức, phân bổ theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất. Mức CPSXC Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng phân bổ cho = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các * CPSXC cần từng đối tượng đối tượng phân bổ Để theo dõi các khoản CPSXC, kế toán sử dụng TK 627 " chi phí sản xuất chung". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Kết cấu TK 627: 20
- Nợ TK 627 Có - Các khoản ghi giảm - Chi phí sản xuất CPSXC chung thực tế phát - Kết chuyển (phân bổ) sinh trong kỳ CPSXC cho từng đối tượng có liên quan để tính giá thành ∑SPS Nợ ∑SPS Có TK 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hoặc phân bổ hết cho các sản phẩm và được chi tiết thành 6 tiểu khoản: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. 21
- Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSXC TK 627 TK 334, 338 TK 111, 112, 152 Các khoản thu hồi ghi Tập hợp chi phí giảm chi phí sản xuất nhân viên phân xưởng TK 152, 153 Tập hợp CPVL, CCDC TK 154 (chi tiết) TK 142,242, 335 K/chuyển (phân bổ) Chi phí phân bổ dần CPSX vào đối tượng tính giá thành Chi phí trích trước TK 632 TK 214 Phần chi phí sản xuất Chi phí khấu hao TSCĐ chung c ố định không được phân bổ vào giá thành TK 111, 1112, 331 CP dịch vụ mua ngoài CP bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT đầu vào d,Tổng hợp chi phí sản xuất: Sau khi đã tập hợp chi phí như là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán phải kết chuyển vào bên nợ của tài khoản 154" Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để 22
- phục vụ cho việc tính giá thành thành phẩm. TK 154 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ của các bộ phận sản xuất- kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ và kể cả cho vật tư, sản phẩm, hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến. Nội dung kết cấu TK 154: + Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) + Bên Có: - Các khoản chi phí được giảm như là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức. - Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. + Số dư ( Bên Nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm dở dang. Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán HTK theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 621 TK 154 ( chi tiết ) TK 152, 111 xxx Các khoản gi giảm CPSX K/c Chi phí NVLTT TK 155 TK 622 Nhập kho K/c chi phí NCTT TK 157 Gửi bán TK 627 Tổng giá thành SX K/c chi phí SXC TK 632 thực tế của SP hoàn Bán thẳng thành ∑SPS Nợ ∑SPS Có xxx 1.9.2. Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Để hạch toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng các TK 621, 622, 627 tương 23
- tự như phương pháp kê khai thường xuyên. * Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ mà nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ cho mục đích sản xuất, hay bán hàng hay quản lý doanh nghiệp là rất khó phân định. Các chi phí nguyên vật liệu phản ánh trên TK 621 không được ghi theo chứng từ xuất dùng mà được ghi 1 lần vào cuối kỳ dựa vào kết quả kiểm kê. - Trị giá vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, ghi: Nợ TK 621 ( chi tiết đối tượng) Có TK 611 ( 6111): Giá trị vật liệu xuất dùng. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng) Nợ TK 631 Có TK 621 * Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng: Nợ TK 631 Có TK 622 * Hạch toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 631 Có TK 622 Để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo phương 24
- pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631. Kết cấu của tài khoản 631: Bên Nợ: - Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ ( Kết chuyển từ TK 154 sang) -Phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (Kết chuyển từ TK 621, 622, 627 sang) Bên Có: + Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ sang TK 154 + Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ + Các khoản thu ghi giảm chi phí sản xuất Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp KKĐK Kết chuyển CPSX của sp dở dang cuối kỳ TK 154 TK 631 Kết chuyển CPSX của sp dở dang TK 632 TK 152 TK 6111 TK 621 Giá trị vật liệu Giá trị nguyên liệu Kết chuyển Tổng giá thành sản tăng trong kỳ Dùng chế tạo sp CPNVLTT phẩm hoàn thành TK 334, 338 TK 622 gửi bán hay tiêu Tiền lương và các khoản Kết chuyển thụ thẳng trích theo lương của CPNCTT CNTTSX TK 214, 111,112 TK 627 CPKHTSCĐ, CPNVPX, Kết chuyển Chi phí khác CPSXC ∑SPS Nợ ∑SPS Có 25
- 1.10. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm theo các hình thức kế toán 1.10.1. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung Sơ đồ 1.6 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ(thẻ) kế toán chi phí (phiếu xuất kho, hóa đơn TK 621, 622, 627,154 GTGT ) Nhật ký chung 9( Bảng tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627,154, (631) Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 26
- 1.10.2. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Sơ đồ 1.7 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ(thẻ) chi tiết TK (phiếu xuất kho, hóa đơn 621, 622, 627,154 GTGT ) Chứ ng từ ghi Bảng tính giá 9( sổ thành sản phẩm Sổ cái Sổ đăng ký TK 621, 622, chứng từ ghi sổ. 627,154, (631) Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu 27
- 1.10.3. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký - chứng từ Sơ đồ 1.8 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ NK - CT Chứng từ gốc Sổ Số 1,2,5 (phiếu xuất kho, hóa đơn chi GTGT ) tiết chi -Bảng phân bổ NVL, CC, DC phí - Bảng phân bổ tiền lương,9( BHXH sản - Bảng phân bổ khấu hao. xuất Bảng kê số 4, 5, 6 Bảng tính giá Nhật ký chứng từ số 7 thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627,154, (631) Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 28
- 1.10.4. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký - sổ cái Sơ đồ 1.9 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái Chứng từ gốc Sổ(thẻ) kế toán chi (phiếu xuất kho, hóa đơn phí TK 621, 622, GTGT ) 627,154 9( Nhật ký - Sổ cái Bảng tính giá (Phần sổ cái ghi cho các TK thành sản phẩm 621, 622, 627,154, (631) Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ 29
- 1.10.5. Hạch toán chi phí sản xuất - Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính Sơ đồ 1.10 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán trên máy vi tính Sổ chi phí sản xuất CHỨNG - Sổ cái TK 621, TỪ KẾ TOÁN 622,627,154,(631) PHẦN MỀM KẾ - Bảng (thẻ) tính Z TOÁN BẢNG TỔNG -Báo cáo tài chính HỢP CHỨNG MÁY VI TÍNH -Báo cáo kế toán TỪ KẾ TOÁN quản trị CÙNG LOẠI Ghi chú : Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi định kỳ 30
- CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN QUẢNG NINH 2.1. Đặc điểm chung ảnh hƣởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần XNK Thủy Sản QN 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản Quảng Ninh. Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Quảng Ninh Tên giao dịch tiếng anh: Quang ninh seaproducts import export company. Tên viết tắt: QUANGNINH SEAPRODEX Co. Loại hình doanh ngiệp: Cổ phần. Địa chỉ: Trụ sở chính đặt tại 35 Bến tàu, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long. Điện thoại: 0333.825 196 - 0333.825 190 Fax: (84)33.826683 Mã số thuế: 57 001007 14-1 Tài khoản : 8000.211.03.0009 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Quảng Ninh. Email: spef41.qn@hn.vnn.vn Từ một phân xưởng đông lạnh Hòn Gai trực thuộc công ty Hải sản Quảng Ninh, công ty được thành lập theo quyết định số 42 QĐ-UB ngày 02/02/1983 mang tên “Xí nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh” trực thuộc sở thuỷ sản Quảng Ninh. Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu thu mua, chế biến hải sản, nhập vật tư thiết bị phục vụ sản xuất cho ngành thuỷ sản, hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được giao. Trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế (từ năm 1990 đến 1993) Công ty đã gặp không ít khó khăn phức tạp nhưng công ty đã tìm cách thích ứng và dần thích nghi với cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định . 31
- Tới tháng 2/1993 được thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 304/QĐ-UB ngày 22/02/1993 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh mang tên “Công ty xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh” trực thuộc Sở Nông lâm ngư nghiệp Quảng Ninh nay trực thuộc Sở thuỷ sản Quảng Ninh. Trong thời kỳ này hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú, công ty không chỉ sản xuất tôm, mực đông lạnh mà còn sản xuất nhiều loại mặt hàng khác, nhiều hình thức kinh doanh khác. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, sản phẩm của công ty chủ yếu xuất sang thị trường các nước Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, mặt hàng hải sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, kinh doanh đảm bảo có lãi, đời sống nhân viên ngày càng được cải thiện. Căn cứ vào nghị định số 44/1998 NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và quyết định số 1731 /QĐ-UB ngày 07/07/2000 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển Công ty xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh thành “Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh”. Công ty hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 22.03000764 đăng ký lần đầu ngày 30/08/2000 và đăng ký sửa đổi lần hai ngày 29/01/2007do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Quảng Ninh. * Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần 100% vốn do người lao động đóng góp, hoạt động theo luật doanh nghiệp * Lĩnh vực kinh doanh: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh là đơn vị được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về thu mua chế biến các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu và nội địa. * Ngành nghề kinh doanh: - Thu mua, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản, xuất khẩu và nội địa. - Kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu qua Trung Quốc. - Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản 32
- Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong 3 năm gần đây: STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng doanh thu 111.165.210.000 97.303.752.059 126.010.031.038 2 Tổng doanh thu thuần 111.040.363.648 97.251.791.409 125.944.216.038 3 Tổng giá vốn hàng bán 102.363.022.181 87.801.905.841 116.977.326.967 4 Tổng lợi nhuận gộp 8.677.341.467 9.449.885.568 8.966.889.071 5 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.852.595.078 1.985.476.182 2.078.330.929 6 Thu nhập BQ 1L(đ/tháng) 950.000 1.160.000 1.278.000 7 Thuế&Các khoản phải 1.623.932.602 1.002.583.773 1.396.517.156 nộp ngân sách 8 Vốn kinh doanh bình quân 10.444.650.000 10.231.264.426 10.018.450.000 (Nguồn : Phòng kế toán công ty) 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản QN 2.1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm, tổ chức sản xuất - Sản phẩm thuỷ sản chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh được sản xuất chế biến từ nguyên liệu tôm, cá, mực tươi sống được khai thác ngoài biển và nuôi trồng trong các đầm nuôi dân gian và công nghiệp. - Từ nguyên liệu trên được sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau như mặt hàng tôm, cùng nguyên liệu tôm được sản xuất ra tôm nguyên con, tôm thịt các loại, từ kích cỡ 25 con/kg đến 35 con/kg, cho đến 200 con đến 250 con/ kg. - Đặc điểm của sản phẩm trước hết là tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chất lượng vệ sinh phải đảm bảo tươi sống, màu sắc tự nhiên, không được ngâm tẩm hoá chất. 2.1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nguyên liệu được thu mua rồi đưa vào phân xưởng chế biến khi thành phẩm hoàn thành sẽ được đưa vào kho lạnh bảo quản. Có thể khái quát thành sơ đồ như sau: 33
- Sơ đồ2.1 : Quy trình công nghệ sản xuất tại Công Ty CPXNK Thuỷ sản Quảng Ninh Phân xưởng cơ điện lạnh Phân xưởng Kho lạnh Khách hàng chế biến Đội thu mua Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm như Tôm, cá, mực mà mỗi loại có một quy trình chế biến khác nhau. Sau đây em xin giới thiệu về quy trình sản xuất Tôm he A2 tại công ty Sơ đồ 2.2 : Quy trình công nghệ sản xuất Tôm he A2 tại công ty CPXNK Thuỷ sản Quảng Ninh. Phân xưởng Phòng sơ chế biến chế (Xử lý) Phân Xếp Cấp Đóng gói Nhập cỡ khuôn đông kho 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản Quảng Ninh Hình thức tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Quảng Ninh theo mô hình trực tuyến chức năng. Với mô hình này, công ty đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng và đảm bảo quyền chỉ huy của mô hình trực tuyến chức năng. 34
- Sơ đồ 2.3Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh Đại hội cổ đông Ban kiểm Hội đồng quản trị soát Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Kiêm trưởng phòng kinh doanh TCHC Phòng Phân Đội Phòng Phân tổ chức xưởng nuôi kinh xưởng cơ điện doanh chế hành trồng biến chín h lạnh thủy xuất khẩu sản Phòng VP đại Phòng diện tại kinh kế toán doanh nội Móng Cái tài vụ địa * Đại hội cổ đông: có quyền quyết định cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề chung cho toàn Công ty, quyết định phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của năm tài chính. * Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên: - 1 chủ tịch hội đồng quản trị, hiện là giám đốc Công ty. 35
- - 1 phó chủ tịch. - 3 Uỷ viên hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra. * Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành Công ty. *Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty. *Phó giám đốc sản xuất: Trực tiếp quản lý và điều hành các bộ phận phân xưởng cơ điện lạnh, đội thu mua, tổ nuôi trồng thuỷ sản. Tham mưu đề xuất các ý kiến nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. *Phó giám đốc kinh doanh: Trực tiếp quản lý và chỉ đạo các bộ phận phòng kinh doanh, phân xưởng chế biến. Tham mưu đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất, khai thác mặt hàng và thị trường tiêu thụ trên cơ sở đó chỉ đạo sản xuất để đáp ứng yêu cầu thị trường . *Phòng tổ chức hành chính: - Tham mưu lên giám đốc để bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức và công tác cán bộ của công ty. - Quản lý về mặt hành chính, hậu cần, đời sống và các điều kiện ăn ở, bảo vệ sức khỏe người lao động. - Kiểm tra đôn đốc công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, công tác an ninh trật tự trong đơn vị. *Phòng kế toán tài vụ : Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế toán là giúp giám đốc kiểm tra, quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động tài chính tiền tệ của công ty . - Tổng hợp kết quả và hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Theo dõi thực hiện các mức lao động, mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu. - Tổng hợp, xuất, nhập vật tư, hàng hoá và nguyên, nhiên liệu. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài vụ, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất KD. 36
- - Quản lí quĩ tiền mặt *Phòng kinh doanh xuất khẩu (KD1) Tham mưu cho giám đốc, xây dựng chương trình kế hoạch, mục tiêu hoạt động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn . - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch kĩ thuật phục vụ sản xuất. - Khai thác nguồn hàng (mua), khách hàng (bán) đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Giúp việc chỉ đạo, điều hành các đơn vị sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất đã được giám đốc phê duyệt. * Phòng kinh doanh nội địa (KD2). - Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện sản xuất, kinh doanh nội địa. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch vật tư phục vụ sản xuất. - Giúp việc chỉ đạo, điều hành các đơn vị sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh nội địa và dịch vụ đã được giám đốc phê duyệt * Các phân xưởng: - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về tiến độ, phân công lao động và phương thức sản xuất của phòng kế hoạch. - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về kỹ thuật, công nghệ của phòng kỹ thuật - Chịu sự giám sát, kiểm tra và quản lý về chất lượng sản phẩm của ban KCS. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản QN 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản Quảng Ninh. Đây là bộ phận quản lý và tham mưu quan trọng trong quá trình hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công Ty. Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình kế toán 37
- tập trung: Sơ đồ 2.4 Bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Quảng Ninh. Kế Toán Trưởng B ộ Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ ph ận phận phận phận phận phận vốn kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán bằng TSCĐ, tiền tập hợp thành tổng tiền,vay vật liệu lương, chi phí phẩm hợp và t/toán và tính và tiêu thụ thanh BHXH giá toán thành Nhân viên hạch toán ở các đơn vị trực thuộc Theo mô hình trên chức năng và nhiệm vụ của từng người như sau: * Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở công ty đồng thời thực hiện việc kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở công ty. - Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong công ty. - Tổ chức điều hành bộ máy kế toán của công ty theo quy định của pháp luật. - Lập hệ thống báo cáo tài chính, kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hệ thống báo cáo tài chính của công ty hàng năm. * Bộ phận tài chính, kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán: - Giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của công ty. 38
- - Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của khoản vốn bằng tiền. - Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các khoản vay, các khoản công nợ. - Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ về các khoản công nợ, về các nguồn vốn. * Bộ phận kế toán TSCĐ, vật liệu: - Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết TSCĐ, công cụ dụng cụ tồn kho, nguyên liệu vật liệu tồn kho. - Tính khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ, tính trị giá vốn vật liệu xuất kho. - Lập các báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm TSCĐ, báo cáo nguyên liệu tồn kho. - Theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ đang sử dụng ở các bộ phận trong công ty. * Bộ phận kế toán tiền lương, thanh toán BHXH: - Tính lương và BHXH phải trả cho người lao động trong công ty. - Ghi chép kế toán tổng hợp, tiền lương quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. * Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: - Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kì và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang. - Lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm. * Bộ phận kế toán thành phẩm và tiêu thụ: - Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết thành phẩm tồn kho. - Ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu. - Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết bán hàng, chi phí quản lý 39
- doanh nghiệp. - Lập các báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bán hàng, chi phí quản lý, về kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, mặt hàng tiêu thụ chủ yếu, báo cáo về thành phẩm tồn kho. * Bộ phận kế toán tổng hợp: - Thực hiện các phần hành kế toán còn lại mà chưa phân công, phân nhiệm cho các bộ phận trên như : hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. - Lập các bút toán khoá sổ kế toán cuối kì. - Lập bảng cân đối tài khoản, lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. 2.1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản QN - Kỳ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01/N đến hết ngày 31/12/N. - Kỳ hạch toán : theo tháng. - Đơn vị tiền tệ công ty áp dụng : Tiền Việt Nam (VNĐ). - Chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTCngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. - Hình thức kế toán công ty áp dụng: Chứng Từ Ghi Sổ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Nhập trước – Xuất trước. - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng. - Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. * Hình thức áp dụng kế toán tại công ty: 40
- Sơ đồ 2.5 : Trình tự hạch toán chi phí sản xuất – giá thành tại công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản QN theo hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ(thẻ) chi tiết TK (phiếu xuất kho, hóa đơn 621, 622, 627,154 GTGT ) Chứ ng từ ghi Bảng tính giá 9( sổ thành sản phẩm Sổ đăng ký Sổ cái chứng từ ghi sổ. TK 621, 622, 627,154, 155 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu (Nguồn : Phòng kế toán năm 2009) 2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản QN 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản QN Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí phát sinh mà công ty bỏ ra để thực hiện trong quá trình sản xuất sản phẩm trong một kỳ nhất định. 41
- Tại công ty chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Do đặc điểm sản phẩm của công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm vì vậy chi phí phát sinh tại công ty phải tập hợp theo từng loại, từng khoản mục chi phí và phải được thường xuyên theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán tại công ty phải được tổ chức một cách khoa học, có hệ thống để có thể đảm bảo tính chính xác và phản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh. Theo cách này công ty đã phân loại toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh ra thành 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất như: Tôm he, tôm rảo, tôm sú, mực ống, mực mai, cá song, cá hồng - Chi phí nhân công trực tiếp: Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất, lao động của họ gắn với hoạt động sản xuất, sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ trực tiếp sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chi phí của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm họ sản xuất ra bao gồm: chi phí về tiền lương và khoản trích theo lương của công ty. -Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng sửa chữa, chi phí quản lý tại phân xưởng. 2.2.2. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản QN 2.2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí. Tại công ty đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của 42
- công ty là từng loại sản phẩm. 2.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Việc xác định đối tượng tính giá thành có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành, kế toán căn cứ vào đặc điểm sản xuất của công ty cũng như các loại sản phẩm và tính chất của các loại sản phẩm mà công ty tổ chức. Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là thành phẩm. 2.2.3. Kỳ tính giá thành và phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm tại Cổ phần XNK Thuỷ Sản QN 2.2.3.1. Kỳ tính giá thành Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất vào chu kỳ sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào tình hình cụ thể của công ty thì kỳ tính giá thành là theo tháng. Việc xác định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty, đảm bảo tính giá thành một cách kịp thời, nhanh chóng, cung cấp thông tin cho lãnh đạo trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hiệu quả. Cuối mỗi tháng cùng với việc lập báo cáo kế toán cần thiết kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng. 2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành công ty đã lựa chọn tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn). Việc công ty lựa chọn một phương pháp tính giá phù hợp sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho công ty. Phương pháp này căn cứ trực tiếp vào số chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã tập hợp được cho từng đối tượng chịu chi phí, số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng như kết quả sản phẩm để tính ra giá thành thực tế của toàn bộ sản phẩm và đơn vị sản phẩm theo công 43
- thức sau: Z = Dđk + CTK - DCK Trong đó: - DĐk : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ - DCK : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ - CTK : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Z : là tổng giá thành của sản phẩm Giá thành đơn Tổng giá thành của sản phẩm vị thực tế của = sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành 2.2.4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần XNK Thuỷ Sản QN 2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh. * Hệ thống chứng từ: Phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT(Đối với trường hợp mua xuất thẳng cho phân xưởng chế biến), bảng kê mua hàng hoá(Đối với trường hợp mua của ngư dân không có hoá đơn), bảng phân bổ nguyên vật liệu,sổ chi tiết chi phí sản xuất(mở cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) * Tài khoản sử dụng: 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của công ty. Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho và phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó, căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong kỳ, kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Kết cấu cơ bản của TK 621: + Bên Nợ : - Trị giá nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ. + Bên Có : - Các khoản giảm trừ (nếu có) -Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu tiếp 44
- Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số dư. * Sổ sách sử dụng: để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Sổ cái, sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với công ty, nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên sản phẩm, nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khoảng 80 - 90% trong giá thành và thường ổn định trong cơ cấu mỗi loại sản phẩm. Nguyên vật liệu ở công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào vai trò và tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất thì nguyên liệu ở công ty được theo dõi trên TK 152 – “Nguyên liệu, vật liệu” chia thành các loại sau: - 152.1 - Nguyên vật liệu chính bao gồm : Tôm, Mực, cá - 152.2 - Vật liệu phụ bao gồm : chất chống đen Tôm, cồn, nilon bao gói - 152.3 - Nhiên liệu bao gồm: điện, xăng, dầu Trong đó với từng tiểu khoản, kế toán mở các mã hàng chi tiết theo dõi đến từng loại nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong sản xuất. Nguyên vật liệu của công ty được quản lý ở các kho, việc nhập xuất các nguyên vật liệu được các cán bộ phòng vật tư theo dõi chặt chẽ thông qua kế hoạch sản xuất do phòng kinh doanh lập, do yêu cầu của ban lãnh đạo duyệt hay nhu cầu cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tính giá thành nguyên vật liệu xuất kho, công ty áp dụng phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Căn cứ vào lệnh xuất kho, kế toán lập phiếu xuất rồi chuyển qua bộ phận kho. Tại kho khi nhận được phiếu xuất kho, thủ kho sẽ xuất vật tư, ghi số lượng xuất vào phần thực xuất và ký vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: - Liên 1: Lưu tại quyển. - Liên 2: Giao cho người nhận hàng - Liên 3: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán. 45
- Do đặc điểm công ty sản xuất nhiều mặt hàng nên chi phí nguyên vật liệu cũng được tập hợp riêng cho từng sản phẩm: - 621.1W1 – chi phí nguyên vật liệu chính cho sản xuất Tôm he loại A1 - 621.1W2 – chi phí nguyên vật liệu chính cho sản xuất Tôm he loại A2 - 621.1No – Chi phí nguyên vật liệu chính cho sản xuất Tôm he Nobashi xuất khẩu - 621.2L1- Chi phí nguyên vật liệu chính cho sản xuất Mực Loại 1 - Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ sản Quảng Ninh chuyên sản xuất hàng thuỷ sản phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Vì thế nguyên vật liệu đầu vào phải đa dạng và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và đủ độ tươi sống. VD: Ngày 02 tháng 12 năm 2009 căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phòng kinh doanh lập đã được P.Giám đốc ký duyệt, Xuất kho 1.500kg Tôm he để phục vụ chế biến. Nguyên liệu xuất kho theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế toán viết phiếu xuất kho để xuất Tôm he A2 đưa vào chế biến ( Biểu 2.2) 46
- Biểu 2.2 Mẫu số: 02-VT C.TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN QN (Ban hành theoQĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ĐC: 35 Bến Tàu - TP. Hạ Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 2 tháng 12 năn 2009 Số: 420 Nợ : 621 Có : 152.1 Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Thị Xuân. Địa chỉ : Phân xưởng chế biến. Lý do xuất kho : Dùng cho chế biến Tôm. Xuất tại kho: Nguyên liệu 1- Công ty CP XNK Thủy Sản QN. Tên, nhã hiệu, Số lượng quy cách , phẩm Đơn Mã chất vật tư, dụng Vị Yêu Thực STT Số Đơn giá Thành tiền cụ, sản phẩm, Tính cầu xuất hàng hóa. A B C D 1 2 3 4 1 Tôm he A2 W2 Kg 630 630 60.500 37.800.000 800 800 59.500 47.600.000 70 70 60.000 6.000.000 Cộng 1.500 1.500 89.600.000 - Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám mươi chín triệu, sáu trăm nghìn đồng chẵn. Ngày 2 tháng 12 năm 2009 Người lập Người nhận Thủ Kho Kế toán Giám đốc phiếu hàng trưởng (Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Ký , họ tên) (ký, họ tên) Căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu mở cho Tôm he A2 ( biểu 2.3), kế toán xác định đơn giá để ghi vào phiếu xuất kho theo phương pháp Nhập trước, xuất trước. Phiếu xuất kho ( biểu 2.2). Sau khi đã hoàn tất, được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ chi tiết vật liệu mở cho Tôm he ( mã 152.1.W2). 47
- Biểu 2.3 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, HÀNG HÓA Năm 2009 Tài khoản : 152.1W2 Tên kho: kho 1 Tên quy cách nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ hàng hóa: Tôm he A2 Chứng từ Diễn giải TK Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi NT SH đối Số Thành tiền Số Thành tiền Số Thành tiền chú ứng lượn lượn lượng g g Số dư đầu năm 62.000 1.550 96.100.000 Số dƣ đầu tháng 12 60.500 630 37.800.000 630 37.800.000 01/12 PNK 411 Mua Tôm chưa TT 331 59.500 800 47.600.000 800 47.600.000 PNK 412 Mua Tôm NK trả TM 112 60.000 100 6.000.000 100 6.000.000 60.500 630 37.800.000 02/12 PXK 420 Xuất NL Chế biến 621 60.500 630 37.800.000 59.500 800 47.600.000 60.000 70 4.200.000 30 1.800.000 . Tổng SPS tháng 12 3.836 195.635.00 2.659 135.632.00 0 0 Số dƣ cuối tháng 12 61.500 1.117 68.695.500 48
- Căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu mở cho Tôm he A2 (Biểu 2.3), kế toán xác định trị giá xuất kho theo phương pháp nhập trước- Xuất trước như sau: Phương pháp nhập trươc- xuất trước thì nguyên liệu nào mua về nhập trước sẽ được xuất trước. Xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau. - Số nguyên vật liệu dư đầu tháng 12 là 630 kg với đơn giá 60.500 đồng - Ngày 01/12 nhập 800kg với đơn giá 59.500 và 100kg với nguyên giá là 60.000đồng. - Ngày 03/12 xuất kho 1.500kg nguyên liệu Tôm he A2: Trị giá xuất kho = 630*60.500 + 800*59.500 + 70*60.00 = 89.600.000 - Căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan, kế toán vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh (Biểu 2.4) - Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiêt vật liệu kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Biểu 2.5) - Căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán lập chứng từ ghi sổ số 795 (Biểu 2.6) - Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu 2.7) và Sổ Cái chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Biểu 2.8) 49
- Biểu 2.4 Mẫu số: S36- DN C.TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN QN (Ban hành theoQĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ĐC: 35 Bến Tàu - TP. Hạ Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621) Tên phân xưởng : Phân xưởng sản xuất Tên sản phẩm : Tôm he A2 Tháng 12 năm 2009 Chứng từ Diễn giải TK Tổng số tiền Chia ra SH NT đối Nợ Có Vật liệu Vật liệu phụ ứng chính PXK420 02/12/09 Xuất Nguyên liệu cho CB 152.1 89.600.000 89.600.000 - PXK427 04/12/09 Xuất chất chống đen Tôm 152.2 7.300.000 - 7.300.000 PXK435 07/12/09 Xuất Nilon, bao gói 152.2 6.650.000 6.650.000 PKT 31/12/09 K/c chi phí NVLTT 154.1 103.550.000 Cộng phát sinh trong tháng 103.550.000 103.550.000 89.600.000 13.950.000 50
- Biểu 2.5 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( 621) Tháng 12 năm 2009 STT Tên sản phẩm Vật liệu chính Vật liệu phụ Tổng 1 Tôm he A2 89.600.000 13.950.000 103.550.000 2 Tôm heNobashi 95.000.000 16.500.000 111.500.000 3 Mực loại 1 85.500.000 14.320.000 99.820.000 Cộng 1.890.000.000 265.600.000 2.155.600.000 Biểu 2.6 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 795 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Tài khoản Trích yếu Số tiền Nợ Có Tăng chi phí Nguyên vật liệu TT Xuất Tôm he A2 cho chế biến 621.1 152.1W2 89.600.000 Xuất chất chống đen tôm he A2 621.1 152.2 7.300.000 Xuất Nilon, bao gói 621.1 152.2 6.650.000 . Xuất Mực L1 cho chế biến 621.2 152.1L1 95.000.000 Cộng 2.155.600.000 Kèm theo 30 chứng từ gốc. Kế toán trưởng Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 51
- Biểu 2.7 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm 2009 Đvt: đồng VN Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền SH NT SH NT 805 31/12 368.775.250 789 31/12 5.968.726.000 806 31/12 94.193.813 790 31/12 5.862.784.530 816 31/12 2.646.689.750 795 31/12 2.155.600.000 817 31/12 4.125.000.000 826 31/12 6.980.600.200 Cộng Cộng năm 1.890.669.520.430 Biểu 2.8 Mẫu số: S02c1- DN C.TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN QN (Ban hành theoQĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ĐC: 35 Bến Tàu - TP. Hạ Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Năm 2009 Đvt: đồng VN CTGS Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Phát sinh trong tháng 12 795 31/12 Xuất Tôm he A2 cho chế biến 152.1W2 89.600.000 Xuất chất chống đen tôm 152.2 7.300.000 Xuất Nilon, bao gói 152.2 6.650.000 Xuất mực L1cho chế biên 152.1L 95.000.000 816 31/12 Kết chuyển CPNVLTT 154 2.155.600.000 Cộng số phát sinh 2.155.600.000 2.155.600.000 Hạ Long, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) 52
- 2.2.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh. * Hệ thống chứng từ: bảng tính lương theo sản phẩm, Phiếu giao nhận sản phẩm, sổ tổng hợp kết quả lao động. * Tài khoản sử dụng: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếplà những khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ như: Tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp có tính chất tiền lương Ngoài ra, Chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Để hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp". Kết cấu của TK 622: + Bên Nợ : Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. + Bên Có : Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu cho từng đối tượng có liên quan để tính giá thành Tài khoản 622 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và cuối kỳ không có số dư. Chi phí nhân công trực tiếp cũng được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm: - 622.1.W1: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Tôm he A1 - 622.1.W2: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Tôm he A2 - 622.1.No: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Tôm he Nobashi. . * Sổ sách sử dụng: để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Sổ cái TK 622, sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp. * Nội dung hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với nhân công trực tiếp sản xuất. Công ty đã xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý. Sau khi tính lương và các khoản phụ cấp, nhân viên thống kê tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân ở các phân 53
- xưởng. Cách tính lương theo sản phẩm: Lương trả theo = Sản lượng sản phẩm * Đơn giá lương sản phẩm sản phẩm Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến, công ty xây dựng định mức cho nhân công sản xuất sản phẩm cứ một giờ công nhật công nhân phải đạt giá trị là 3.050 đ/giờ công. + Nếu công nhân vượt định mức 1% - 10% hưởng thêm 10% lương sản phẩm vượt. + Nếu vượt định mức từ 11% - 20% hưởng thêm 20% lương sản phẩm vượt. + Nếu vượt định mức từ 21% - 30% hưởng thêm 30% lương sản phẩm vượt. + Nếu vượt định mức từ 31% - 40% hưởng thêm40% lương sản phẩm vượt. + Nếu vượt định mức trên 40% hưởng thêm 50% lương sản phẩm vượt. Lương sản phẩm Sản phẩm Đơn giá Thưởng có thưởng = giản đơn * sản phẩm * luỹ tiến của công nhân VD: Tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất Tôm he A2. Trong tháng 12 năm 2009 công ty sản xuất 1.500 kg nguyên liệu. Để sản xuất ra thành phẩm Tôm he A2 phải trải qua 5công đoạn. Căn cứ vào các phiếu nghiệm thu hoàn thành 1ngày 1 lần tập hợp về phòng tài chính kế toán để chia lương cho từng công nhân. Cuối tháng phân xưởng chế biến chấm công chuyển về phòng tổ chức lao động tiền lương duyệt rồi chuyển cho kế toán tiền lương để tính lương cho phân xưởng chế biến Tôm he A2. Dưới đây là bảng đơn giá tiền lương của các giai đoạn sản xuất Tôm he A2. 54
- Biểu 2.9 BẢNG TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ TIỀN LƢƠNG SẢN PHẨM TÔM HE A2 Bộ phận: phân xưởng sản xuất Tháng 12 năm 2009 Công đoạn Mặt hàng Kích cỡ Đơn giá (đ/kg) 21-26 700 Xử lý 31-41 1.100 (Bóc + Móc ruột) Tôm he A2 51-61 1.500 71-91 1.900 100 2.300 21-26 300 31-41 550 Phân cỡ Tôm he A2 51-61 950 71-91 1.150 100 1.450 21-26 200 31-41 300 Xếp khuôn Tôm he A2 51-61 400 71-91 500 100 600 21-26 250 31-41 355 Cấp đông Tôm he A2 51-61 450 71-91 655 100 750 21-26 300 31-41 450 Đóng gói Tôm he A2 51-61 600 71-91 750 100 900 VD: Tính lương cho nhân viên Trịnh Thị hạnh công nhân phân xưởng chế biến 1. Ngày 12/12/2009 Theo phiếu nghiệm thu sản phẩm (Thời gian làm việc =8h) phân cỡ Tôm A2: Cỡ 31 - 41 : 15kg * 550đ = 8.250đ Cỡ 51 - 61 : 9 kg * 950đ = 8.550đ Cỡ 71 - 91 : 6 kg * 1.150đ = 6.900đ Cỡ 100 : 5 kg * 1.450đ = 7.250đ Cộng = 30.950đ 55
- Lương phần cứng: 8h * 3.050đ = 24.400đ Lương phần mềm: 30.950 – 24.400 = 6.550đ Vượt định mức : 126,84 % - 100 = 26,84 % Hưởng thêm 30% lương sản phẩm vượt = 1.965đ Tổng thu nhập ngày 12/12/2009 = 24.400 + 6.550 + 1.965 = 32.915đ Các ngày còn lại trong tháng tính tương tự. Biểu 2.10 BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƢƠNG CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT TÔM HE A2 S Ngày, tháng T Họ và tên Địa chỉ 01/12 02/12 03/12 15/12 16/12 28/12 29/12 30/12 31/12 T 1 Đỗ Thị Ngân Quảng Ninh 42.330 35.300 31.330 - 25.600 36.210 21.000 26.330 31.220 2 Phạm Thị Lựu Bắc Giang 37.133 26.350 29.650 31.200 26.320 21.200 27.600 - 29.330 3 Nguyễn Thị Liên Thái Bình 28.920 38.500 35.230 30.100 33.430 34.000 28.600 27.600 - 4 Trần Thị Nguyệt Thái Bình 36.000 41.125 - 29.500 31.330 - 29.800 35.600 34.200 5 Nguyễn thị Hồng Quảng Ninh 27.300 29.890 39.500 - 29.320 25.698 32.600 41.000 - 6 Phạm Thị Thêu Hải Dương 31.330 28.750 37.850 29.680 34.230 26.800 31.560 36.000 31.330 7 Vũ Thu Hường Quảng Ninh 34.230 38.650 29.263 35.233 - 31.000 32.200 - 29.600 . Cộng 680.263 650.150 635.500 668.200 670.550 675.600 680.000 750.000 650.000 56
- Căn cứ trích các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất là thang bảng lương theo quy định của nhà nước. - Bảo hiểm xã hội = Hệ số lương * lương cơ bản * 15% - Bảo hiểm y tế = Hệ số lương * lương cơ bản * 2% - Kinh phí công đoàn =(Hệ số lương * lương cơ bản + Phụ cấp) * 2% Biểu 2.11 CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT TÔM HE A2 S Các khoản trích theo lương Hệ số Phụ T Họ và tên Địa chỉ lương cấp 3382 3383 3384 T (2%) (15%) (2%) 1 Đỗ Thị Ngân Quảng Ninh 1.4 60.000 18.200 136.500 19.400 2 Phạm Thị Lựu Bắc Giang 1.8 40.000 23.400 222.300 24.200 3 Nguyễn Thị Liên Thái Bình 2.4 10.000 31.200 234.000 31.400 4 Trần Thị Nguyệt Thái Bình 2.13 50.000 27.690 207.675 28.690 5 Nguyễn thị Hồng Quảng Ninh 2.6 20.000 33.800 253.500 34.200 6 Phạm Thị Thêu Hải Dương 1.9 30.000 24.700 185.250 25.300 7 Vũ Thu Hường Quảng Ninh 1.7 20.000 22.100 165.750 22.500 . Cộng 538.863 4.041.474 550.950 Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương (Biêu 2.10) và các khoản trích theo lương (biểu 2.11), kế toán lập bảng phân bổ tiền lương (Biểu 2.12) Biểu 2.12 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TÍNH THEO LƢƠNG Tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính : đồng VN TK ghi Có TK 334.1 TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Phải trả Tk 338.21 TK 338.31 TK 338.41 Cộng Có TK ghi Nợ CBCNV (2%) (15%) (2%) TK 338 + 622- CPNCTTSX: 160.850.000 3.717.000 25.127.500 3.717.000 32.561.500 - 622.1W2 21.680.000 538.863 4.041.474 550.950 5.131.287 . . 57
- Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương, kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh ( Biểu 2.13). Biểu 2.13 Mẫu số: S36- DN C.TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN QN (Ban hành theoQĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ĐC: 35 Bến Tàu - TP. Hạ Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản : Chi phí nhân công trực tiếp(TK 622.1W2) Tên sản phẩm, dịch vụ: Tôm he A2 Tên phân xưởng: phân xưởng sản xuất Tháng 12 năm 2009 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số tiền Chia ra SH NT Nợ Có Lương BHXH BHYT KPCĐ (15%) (2%) (2%) Số dư ĐK BTL 31/12 Lương phải trả công 334 21.680.000 21.680.000 - - - nhân TTSX BPB 31/12 Trích BHXH, BHYT, 338 5.131.287 - 4.041.474 538.863 550.950 KPCĐ PKT25 31/12 K/c chi phí NVLTT 154.1W2 26.811.287 Cộng PS trong tháng 26.811.287 26.811.287 21.680.000 4.041.474 538.863 550.950 Số dư CK 58
- Căn cứ vào bảng thanh toán lương ( Biểu 2.10) và các khoản trích theo lương (Biểu 2.11), kế toán lập chứng từ ghi sổ số 805(Biểu 2.14) và chứng từ ghi sổ số 806 ( Biểu 2.15) Biểu 2.14 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 805 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có Phải trả lƣơng CNSX trực tiếp 622 334 160.850.000 - CNSXTT Tôm he A2 622.1W2 334 26.811.287 - Phải trả lương CN QLPX 627 334 32.600.000 Phải trả lương NV BH 641 334 54.875.250 Phải trả lương NV QLDN 642 334 120.450.000 Cộng 368.775.250 Kèm theo 01 chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 59
- Biểu 2.15 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 806 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có Trích 19% lƣơng CNSX 622 338 32.561.500 -Trích lương CNSX Tôm he A2 622.1W2 338 5.131.287 - Trích 19% Lương CN QLPX 627 338 6.194.000 Trích 19% lương NV BH 641 338 10.426.298 Trích 19% lương NV QLDN 642 338 22.885.500 Khấu trừ vào lương của công nhân 334 338 22.126.515 viên 6% Cộng 94.193.813 Kèm theo 01 chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Từ chứng từ ghi sổ số 805 và 806 kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu 2.16) và sổ cái (Biểu 2.17) Biểu 2.16 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm 2009 Đvt: đồng VN Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền SH NT SH NT 805 31/12 368.775.250 789 31/12 5.968.726.000 806 31/12 94.193.813 790 31/12 5.862.784.530 816 31/12 2.646.689.750 795 31/12 2.155.600.000 817 31/12 4.125.000.000 826 31/12 6.980.600.200 Cộng Cộng năm 1.890.669.520.430 60
- Biểu 2.17 Mẫu số: S02c1- DN C.TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN QN (Ban hành theoQĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ĐC: 35 Bến Tàu - TP. Hạ Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản : Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Năm 2009 Đvt: đồng VNĐ CTGS Diễn giải Số phát sinh SH NT TKĐƯ Nợ Có Phát sinh trong tháng 12 805 31/12 Lương NCTT chế biến T12 334 160.850.000 806 31/12 Trích KPCĐ 2% 338.2 3.717.000 Trích BHXH 15% 338.3 25.127.500 Trích BHYT 2% 338.4 3.717.000 816 31/12 Kết chuyển CPNCTT 154 193.411.500 193.411.500 Cộng số phát sinh 193.411.500 193.411.500 Hạ Long, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) 2.2.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh. * Hệ thống chứng từ : Bảng thanh toán lương nhân viên phân xưởng, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ công cụ dụng cụ * Tài khoản sử dụng: 627 – Chi phí sản xuất chung. Để theo dõi các khoản Chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 " chi phí 61
- sản xuất chung". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất. Kết cấu TK 627: + Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. + Bên Có: -Các Khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (Nếu có). -Kết chuyển (Phân bổ) chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng liên quan để tính giá thành. TK 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hoặc phân bổ hết cho các sản phẩm. * Sổ sách sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung: Sổ cái TK 627, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung * Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng sản xuất nào thì sẽ được phân bổ hết cho đối tượng tập hợp chi phí mà phân xưởng đó tham gia sản xuất không phân biệt đã hoàn thành hay chưa và được phân bổ theo một tiêu thức nhất định. Trên thực tế tại công ty, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Mức CPSXC Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng phân bổ cho = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các * CPSXC cần từng đối tượng đối tượng phân bổ Chi phí sản xuất chung được chia thành các tiểu khoản: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. 62
- TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. a, Chi phí nhân viên phân xưởng( 627.1): Theo chế độ hiện hành chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ) của nhân viên quản lý phân xưởng. Đối với các nhân viên quản lý phân xưởng công ty trả lương theo hợp đồng, các khoản trích bao gồm 7% trừ vào lương và 19% tính vào chi phí: BHXH (15%), BHYT(2%), KPCĐ(2%) tính trên lương cơ bản. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của bộ phận quản lý phân xưởng tháng 12/2009 kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ số 805. Biểu 2.18 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 805 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có Phải trả lương CNSX trực tiếp 622 334 160.850.000 Phải trả lương CN QLPX 627 334 32.600.000 Phải trả lương NV BH 641 334 54.875.250 Phải trả lương NV QLDN 642 334 120.450.000 Cộng 368.775.250 Kèm theo 01 chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 63
- Biểu 2.19 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 806 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có Trích 19% lương CNSX 622 338 32.561.500 Trích 19% Lương CN QLPX 627 338 6.194.000 Trích 19% lương NV BH 641 338 10.426.298 Trích 19% lương NV QLDN 642 338 22.885.500 Khấu trừ vào lương của công nhân 334 338 22.126.515 viên 6% Cộng 94.193.813 Kèm theo 01 chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) b, Chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ: Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất chung tại công ty bao gồm nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu như dầu diezen, ga xuất dùng phục vụ sản xuất chung. Nguyên vật liệu có rất nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm riêng. Chi phí CCDC phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chung tại công ty bao gồm máy móc thiết bị không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ như khuôn, khay, bao bì các CCDC có giá trị nhỏ thì được phân bổ hết một lần vào chi phí, còn các CCDC có giá trị lớn sẽ được tập hợp vào TK 142- chi phí trả trước ngắn hạn(phân bổ trong 1 năm) hoặc TK 242- chi phí trả trước dài hạn(phân bổ nhiều năm). 64
- Biểu 2.20 BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính : đồng VN Ghi CóTK Nguyên liệu, vật liệu TK 153 TK142 Ghi Nợ TK TK 152.1 TK152.2 TK 152.3 Cộng 1. TK 621: Trong đó: 1.890.000.000 265.600.00 2.155.600.000 + 621.1A - Tôm he A2 89.600.000 13.950.000 103.550.000 - Tôm chưa CB 89.600.000 - 89.600.000 - Chất chống đen tôm - 7.300.000 7.300.000 - Nilon, bao gói - 6.650.000 6.650.000 + 621.1No - Tôm heNobashi 95.000.000 16.500.000 111.500.000 + 621.2L1 - Mực loại 1 85.500.000 14.320.000 99.820.000 . + Chi phí sx chung 26.300.000 26.300.000 12.200.000 4.208.000 + Chi phí BH 5.233.000 1.860.000 7.093.000 1.020.000 800.000 + Chi phí QLDN 2.480.000 2.480.000 1.400.000 770.000 Cộng 1.890.000.000 265.600.000 30.640.000 2.186.240 14.620.000 5.778.000 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đôc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 65
- c, Chi phí khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty gồm nhiều loại như máy móc, thiết bị, nhà máy, dây chuyền sản xuất Hiện nay công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao Nguyên giá Tài sản cố định phải trích khấu hao = Số năm sử dụng bình quân năm Mức khấu hao Mức khấu hao bình quân năm phải trích khấu hao = 12 bình quân tháng Trích khấu hao của Tủ đông gió 500kg/mẻ, nguyên giá 28.670.000 đồng, sô năm sử dụng là 6 năm. Mức khấu hao 28.670.000 phải trích khấu hao = 6 = 4.778.333 bình quân năm Mức khấu hao 4.778.333 phải trích khấu hao = 12 = 398.194 bình quân tháng d, Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuấ chung tại công ty bao gồm các chi phí tiền điện nước, điện thoại căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, kèm theo các chứng từ hợp lệ kế toán ghi sổ: + Căn cứ vào hoá đơn tiền điện nước ta vào chứng từ ghi sổ số 804 (Biểu ) 66
- Biểu 2.21 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 804 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Tài khoản Trích yếu Số tiền Nợ Có Chi phí điện nước phát sinh tại phân xưởng 627.7 331 135.630.000 Cộng 980.600.000 Kèm theo 30 chứng từ gốc. + Căn cứ vào các phiếu chi tiền mặt kế toán ghi bút toán: Biểu 2.22 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 790 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Tài khoản Trích yếu Số tiền Nợ Có . Chi phí tiền mặt phát sinh tại phân xưởng 627.8 111 4.226.250 Cộng 5.862.784.530 Kèm theo 30 chứng từ gốc. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ ta vào sổ cái (Biểu 2.23) 67
- Biểu 2.23 Mẫu số: S02c1- DN C.TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN QN (Ban hành theoQĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ĐC: 35 Bến Tàu - TP. Hạ Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản : Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Năm 2009 CTGS Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Phát sinh trong tháng 12 790 31/12 Chi phí bằng tiền khác. 111 4.226.250 796 31/12 Chi phí vật liệu 152 26.300.00 0 798 31/12 Chi phí dụng cụ sản xuất 153 16.408.000 801 31/12 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 76.320.000 804 31/12 Chi phí dịch vụ mua ngoài. 331 135.630.000 805 31/12 Chi phí nhân viên phân xưởng 334 32.600.000 806 31/12 Trích 19% vào chi phí 338 6.194.000 816 31/12 - K/c Chi phí SXC 154 297.678.250 Cộng phát sinh tháng 12 297.678.250 297.678.250 Hạ Long, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) Dựa trên sổ cái chi phí sản xuất chung kế toán phân bổ cho từng loại sản phẩm. Tiêu thức phân bổ dựa trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Mức CPSXC Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng phân bổ cho = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các * CPSXC cần từng đối tượng đối tượng phân bổ 68
- Tổng chi phí sản xuất chung trong tháng 12 năm 2009 = 297.678.250đồng. * Phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm Tôm: - Tổng chi phí sản xuất chung : 297.678.250 - Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 2.155.600.000 + Chi phí nguyên vật liệu Tôm chiếm : 103.550.000 103.550.000 Mức phân bổ cho sản phẩm Tôm he = * 297.678.250 2.155.600.000 = 14.299.769 2.2.4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh. * Hệ thống chứng từ: Bảng xác định sản phẩm dở dang, phiếu kế toán kết chuyển chi phí, bảng tính giá thành sản phẩm * Tài khoản sử dụng: 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán phải kết chuyển vào bên nợ của tài khoản 154" Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để phục vụ cho việc tính giá thành thành phẩm. Nội dung kết cấu TK 154: + Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) + Bên Có: - Các khoản chi phí được giảm như là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức. - Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. + Số dư( Bên Nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm: - 154.1 – W1: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Tôm he A1 - 154.1 – W2: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Tôm he A2 . 69
- * Sổ sách sử dụng : Sổ cái TK 154, sổ chi tiết 154, bảng tính giá thành sản phẩm. * Nội dung tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần XNK thuỷ sản Quảng Ninh: Muốn tính được giá thành nhập kho trong tháng kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, với đặc điểm quy trình sản phẩm của công ty thì chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn sản xuất cuối cùng mới được xác định là thành phẩm còn các sản phẩm chưa hoàn thành ở bất kỳ giai đoạn nào đều được coi là dở dang. Cuối tháng thống kê phân xưởng kiểm kê số lượng chi tiết sản phẩm dở dang và lập báo cáo gửi về phòng tài vụ để kế toán tiến hành xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công ty áp dụng đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công thức tính như sau: Dđk + Ctk * Qdd D = CK Qht + Qdd Trong đó: - DCK , Ddk : là chi phí NVL trực tiếp tính cho SPDD cuối kỳ, đầu kỳ. - Ctk : là chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ - Qht , Qdd: là số lượng sản phẩm hoàn thành và SPDD cuối kỳ. Trong tháng 12 năm 2009 mặt hàng Tôm he A2 tiến hành nhập kho 1630 kg và sản lượng dở dang là 189kg. Giá trị Tôm he 9.850.000 + 103.550.000 * 189 A2 dở dang = 1.630 + 189 cuối kỳ = 11.782.268 đồng 70
- * Tính giá thành sản phẩm tại công ty: Do chu kỳ sản xuất ngắn, quy trình sản xuất giản đơn và để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty áp dụng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Công thức tính như sau: ∑Z = Dđk + CTK - DCK Trong đó: - DĐk : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ - DCK : chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ - CTK : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - ∑Z : là tổng giá thành của sản phẩm 71
- Giá thành đơn Tổng giá thành của sản phẩm vị thực tế của = sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành VD: Tính giá thành Tôm he A2: Biểu 2.24 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THEO KHOẢN MỤC Tên sản phẩm, dịch vụ: Tôm he A2 Mã sản phẩm, dịch vụ: WA2 Số lượng: 1.630 kg Tháng 12 năm2009 Khoản mục Giá trị sản phẩm dở dang Chi phí sản xuất phát Giá trị sản phẩm dở Tổng giá thành Giá thành đơn vị chi phí đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ 1kg 1. 621 9.850.000 103.550.000 11.782.268 101.617.735 62.342 2.622 - 26.811.287 - 26.811.287 16.448 3.627 - 14.299.769 - 14.299.769 8.773 Tổng 9.850.000 144.661.056 11.782.628 142.728.428 87.563 72
- Cuối tháng sản phẩm hoàn thành được nhập kho, kế toán viết phiếu nhập kho số 625 (Biểu2.25) và lập chứng từ ghi sổ số 817 (Biểu 2.26) Biểu 2.25 Mẫu số: 01-VT C.TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN QN (Ban hành theoQĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ĐC: 35 Bến Tàu - TP. Hạ Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Số 625 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Họ tên người giao: Nguyễn Văn Nam. Địa chỉ : Phân xưởng chế biến Nhập tại kho: công ty Số Số lượng Đơn giá Thành tiền TT Tên vật tư hh ĐVT Theo CT Thực nhập 1 Tôm he A2 kg 1.630 1.630 87.563 142.728.428 Cộng 1.630 1.630 87.563 142.728.428 Bằng chữ: Một trăm bốn mươi hai triệu, bảy trăm hai mươi tám nghìn, bốn trăm hai mươi tám đồng chẵn. Nhập, ngày 31 tháng 12 năm2009 Biểu 2.26 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 817 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Tài khoản Trích yếu Số tiền Nợ Có . Nhập kho thành phẩm Tôm he A2 155.1W2 154.1W2 142.728.428 Cộng 4.125.000.000 Kèm theo 30 chứng từ gốc. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đôc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 73
- Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu 2.27) và sổ cái 154 (Biểu 2.28) Biểu 2.27 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm 2009 Đvt: đồng VN Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số tiền Số tiền SH NT SH NT 805 31/12 368.775.250 789 31/12 5.968.726.000 806 31/12 94.193.813 790 31/12 5.862.784.530 816 31/12 2.646.689.750 795 31/12 2.155.600.000 817 31/12 4.125.000.000 826 31/12 6.980.600.200 Cộng Cộng năm 1.890.669.520.430 74
- Biểu 2.28 Mẫu số: S02c1- DN C.TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN QN (Ban hành theoQĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ĐC: 35 Bến Tàu - TP. Hạ Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản : Chí phí sản xuất, kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Năm 2009 Đơn vị tính: đồng VN CTGS Số phát sinh Diễn giải TKĐƢ SH NT Nợ Có - Số dƣ đầu năm 318.406.853 Chi phí PS trong tháng 816 31/12 K/c CP NVL Trực tiếp SP 621 2.155.600.000 K/c CP NCTT sản phẩm 622 193.411.500 K/c CP SXC sản phẩm 627 297.678.250 817 31/12 - Nhập kho thành phẩm 155.1W2 4.125.000.000 Cộng phát sinh tháng 12 2.646.689.750 6.125.000.000 Cộng phát sinh lũy kế 46.313.388.692 50.960.000.000 Số dƣ cuối năm 671.795.545 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 75
- Biểu 2.29 Mẫu số: S36 - DN C.TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN QN (Ban hành theoQĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ĐC: 35 Bến Tàu - TP. Hạ Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154.1W2) Tên sản phẩm, dịch vụ: Tôm he A2 Tên phân xưởng: phân xưởng sản xuất Tháng 12 năm 2009 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số tiền Chia ra SH NT Nợ Có 621 622 627 Số dư đầu tháng 12 9.850.000 PKT 31/12 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu 621.1W2 103.550.000 103.550.000 - - trực tiếp PKT 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công 622.1W2 26.811.287 - 26.811.287 - trực tiếp PKT 31/12 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627W2 14.299.769 - - 14.299.769 PKT 31/12 Nhập kho thành phẩm 155.1W2 142.728.428 Cộng PS trong tháng 142.728.428 142.728.428 103.550.000 26.811.287 14.299.769 Số dư cuối tháng 12 11.782.628 76
- CHƢƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN QUẢNG NINH 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh sản xuất và chế biến các mặt hàng thuỷ sản đã trải qua không ít những khó khăn và thách thức. Nhưng với tư duy kinh tế nhạy bén, sáng suốt của bộ máy lãnh đạo với sự đoàn kết nhất trí cao, tinh thần làm việc không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên đã đưa Công ty không ngừng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng mà Công ty kí kết với khách hàng cũng tăng lên đáng kể. Chính vì vậy trong những năm gần đây Công ty luôn đạt được các chỉ tiêu kinh tế quan trọng theo hướng tích cực. Tình hình sản xuất tiêu thụ hải sản thành phẩm của Công ty đã đạt được 1.899.803 kg, doanh thu đã đạt 126.010.031.038 đồng năm 2009. Đồng thời hàng năm, Công ty đã góp một nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh cùng với việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh”. Em xin đưa ra một số nhận xét sau: 3.1.1. Những ưu điểm trong tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Ninh là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước song không vì 77
- thế mà công ty bị gò bó trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, sự thích ứng linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế thị trường đã giúp công ty đi đúng trên con đường phát triển và hoà chung với sự cạnh tranh của nền kinh tế mở. Cụ thể: - Thứ nhất, công ty đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất như xây mới một phân xưởng chế biến, hệ thống xử lý nước thải được mở rộng, phân xưởng sản xuất nước đá từ 15 tấn/ngày lên đến 30 tấn/ngày, tổng giá trị tài sản của Công ty năm 2007 - 2009 lên đến trên 10 tỷ đồng. - Thứ hai, về công tác quản lý công ty đã trang bị thiết bị văn phòng như hệ thống máy vi tính nối mạng nội bộ từ phân xưởng sản xuất đến các phòng ban nghiệp vụ. Do sự nỗ lực cố gắng của Công ty nên năm 2004 Công ty đã được cấp chứng chỉ xuất khẩu thẳng vào thị trường EU. - Thứ ba, công ty đã có website riêng, địa chỉ email nhằm giới thiệu về công ty đồng thời nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi của bạn hàng, của những người quan tâm tới Công ty một cách nhanh nhất tạo cơ hội mở rộng thị trường cho công ty. Hàng năm, nhân những dịp lễ tết công ty đã gửi thư chúc mừng, lịch, sổ tay tới những bạn hàng để củng cố, phát triển mối quan hệ giúp các bên xích lại gần nhau hơn. - Thứ tư, về phân loại chi phí: các chi phí trong kỳ được kế toán phân loại một cách chính xác và hợp lý cho các đối tượng chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. - Thứ năm, về chứng từ kế toán: Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán khá đầy đủ theo quy định của Bộ Tài Chính. Công tác hạch toán các chứng từ ban đầu được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của các số liệu. Việc luân chuyển chứng từ sổ sách giữa phòng kế toán với thống kê phân xưởng và thủ kho được tổ chức một cách nhịp nhàng, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đặc biệt là cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Thứ sáu, về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Công ty đã xác định được đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá 78
- thành phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại công ty. Với nỗ lực công ty đã cố gắng tìm mọi biện pháp hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp điệu chung của nền kinh tế. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bảy tích cực cho việc phát triển công ty. Những ưu điểm về quản lý, về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã có tác dụng rất lớn đến việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty. 3.1.2. Một số tồn tại cần hoàn thiện trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên ở công ty còn một số hạn chế nhất định trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cần được hoàn thiện, biểu hiện cụ thể là: Thứ nhất, về đối tƣợng tính giá thành của công ty. Hiện nay đối tượng tính giá thành của công ty là từng nhóm sản phẩm. Tuy nhiên sản phẩm của công ty lại đa dạng và phong phú, cùng một loại sản phẩm nhưng chỉ khác nhau về kích cỡ, số lượng. Vì vậy nếu đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm thì việc tập hợp chi phí không được chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm, do vậy không thể đưa ra ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành của từng chủng loại sản phẩm. Thứ hai, trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép cho công nhân trực tiếp SX Hiện nay, công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó, các khoản chi phí phát sinh trong tháng nào được hạch toán hết vào giá thành sản phẩm tháng đó dẫn đến giá thành sản phẩm bị biến động mạnh. Vì thế công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Thứ ba, các khoản thiệt hại trong sản xuất. Là doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản với đặc thù riêng công ty cũng luôn lo ngại về các thiệt hại trong quá trình sản xuất bởi nó có thể gặp phải 79