Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần Viglacera Đông Triều - Nguyễn Hải Linh

pdf 121 trang huongle 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần Viglacera Đông Triều - Nguyễn Hải Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần Viglacera Đông Triều - Nguyễn Hải Linh

  1. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH:KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên :Nguyễn Hải Linh Giảng viên hƣớng dẫn:TS. Giang Thị Xuyến Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 1
  2. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HẢI PHÕNG - 2011 Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 2
  3. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA ĐÔNG TRIỀU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên :Nguyễn Hải Linh Giảng viên hƣớng dẫn:TS. Giang Thị Xuyến Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 3
  4. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HẢI PHÕNG - 2011 Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 4
  5. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Hải Linh Mã SV:110312 Lớp: QT1101K Ngành: Kế toán - kiểm toán Tên đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 5
  6. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 6
  7. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 2 1.1. Khái quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp2 1.1.1. Chi phí sản xuất 2 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất 2 1.1.1.2. Phân loại chi phí 3 1.1.2. Giá thành sản phẩm 6 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của giá thành 6 1.1.2.2. Phân loại giá thành 6 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 1.1.4. Yêu cầu và nhiệm vụ đối với công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm 9 1.1.4.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 1.1.4.2. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10 1.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11 1.2.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11 1.2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11 1.2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12 1.2.1.3.Tổ chức kế toán chi tiết tập hợp chi phí sản xuất 13 1.2.1.4 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 21 1.2.2. Đánh Giá Sản Phẩm Dở Dang 25 1.2.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp 25 1.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 25 Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 7
  8. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức 26 1.2.2.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến 27 1.2.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm 27 1.2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 27 1.2.3.2. Kỳ tính giá thành 28 Do đó mà kỳ tính giá thành rất khác nhau ở các doanh nghiệp, kỳ tính giá thành có thể là hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm. 28 1.2.3.3. Phương pháp tính giá thành 28 1.2.3.4. Kế toán chi tiết tính giá thành sản phẩm 34 1.2.3.5. Kế toán tổng hợp tính giá thành giá thành sản phẩm 35 1.2.4. Tổ chức chứng từ, hệ thống sổ và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 35 1.2.4.1. Tổ chức chứng từ kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 35 1.2.4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 36 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA ĐÔNG TRIỀU 38 2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều 38 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Viglacera Đông Triều 38 2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 40 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Viglacera Đông Triều 44 2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn và thành tích hiện nay của công ty 47 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 50 2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 50 2.1.5.2. Các chính sách kế toán chung 52 Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 8
  9. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2.1.5.3. Hệ thống chứng từ kế toán của công ty 56 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 56 2.2.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý tại công ty 56 2.2.2. Tổ chức đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 57 2.2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại công ty 58 2.2.2.1. Tổ chức kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 58 2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 65 2.2.2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung 70 2.2.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 81 2.2.3. Kế toán giá thành sản phẩm 83 2.2.3.1.Đánh giá sản phẩm dở dang 83 2.2.3.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 86 2.2.3.3. Tổ chức kế toán tính giá thành 86 Chƣơng 3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA ĐÔNG TRIỀU 93 3.1. Nhận xét tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Đông Triều 93 3.1.1. Những ưu điểm trong tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 93 3.1.2. Những tồn tại trong tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 96 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty 98 3.2.1. Sự cần thiết và nguyên tắc để hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 98 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Viglacera Đông Triều 99 Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 9
  10. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 10
  11. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí sản xuất chung Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiển kê định kỳ Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Sơ đồ 2.4: Quy trình kế toán máy Sơ đồ 2.5: Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 2.6: Mô hình hạch toán chi phí sản xuất chung Danh mục bảng biểu Biểu 2.1: Bảng so sánh kết quả kinh doanh Biểu 2.2: Bảng hệ số quy đổi sản phẩm của công ty Biểu 2.3: Phiếu xuất kho Biểu 2.4: Sổ chi tiết tài khoản Biểu 2.5: Sổ chi tiết tài khoản Biểu 2.6: Sổ cái tài khoản Biểu 2.7: Bảng đơn giá tiền công Biểu 2.8: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Biểu 2.9: Sổ cái tài khoản Biểu 2.10: Sổ cái tài khoản Biểu 2.11: Sổ cái tài khoản Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 11
  12. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Biểu 2.12: Sổ cái tài khoản Biểu 2.13: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Biểu 2.14: Bảng tổng hợp trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định Biểu 2.15: Sổ cái tài khoản Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản Biểu 2.17: Sổ cái tài khoản Biểu 2.18: Sổ cái tài khoản Biểu 2.19: Bảng kê sản phẩm dở dang Biểu 2.20: Bảng kê sản phẩm dở dang quy tiêu chuẩn Biểu 2.21: Bảng tính giá trị sản phẩm dở dang quy tiêu chuẩn Biểu 2.22: Thẻ tính giá thành sản phẩm quy tiêu chuẩn Biểu 2.23: Sổ cái tài khoản Biểu 3.1: Bảng kê nguyên vật liệu tồn cuối kỳ Danh mục chữ viết tắt CP: Chi phí CPSX: Chi phí sản xuất BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công đoàn BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 12
  13. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Là một sinh viên được làm khóa luận tốt nghiệp thực sự là một vinh dự đối với em. Để hoàn thành khóa luận này đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của bản thân cũng như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng sự cổ vũ động viên to lớn của gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Các thầy cô trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã tận tình truyền đạt kiến thức, nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về Kế toán – Kiểm toán và cả những kinh nghiệm quý báu, sự hữu ích cho bản thân em trong thời gian thực tập và cả sau này. Cô giáo – TS.Giang Thị Xuyến đã hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ em cách tiếp thức tiếp cận đề tài và hoàn thành bài khóa luận. Tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều đã tạo cho em cơ hội được thực tập tại Phòng Tài chính – Kế toán của công ty, nhiệt tình hướng dẫn cung cấp thông tin số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu giúp em hoàn thành khóa luận đúng thời gian và nội dung quy định. Em xin chúc quý thầy cô, cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Viglacera Đông Triều dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc; chúc quý công ty kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Hải Linh Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 13
  14. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm cách vươn lên khẳng định mình, khắc phục những yếu kém đồng thời học hỏi, phát huy những ưu thế riêng của mình để không chỉ tồn tại mà còn phát triển vươn xa hơn. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm thì việc giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu. Để có thể hạ được giá thành sản phẩm, trước hết doanh nghiệp cần tính toán đúng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm để cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cũng như kế hoạch hạ giá thành hợp lý. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cùng với thực tiễn thu được trong quá trình thực tại công ty cổ phần Viglacera Đông Triều, em đã đi sâu khảo sát nghiên cứu tình hình thực tế về vấn đề này và chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần Viglacera Đông Triều". Bài khoá luận của em ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm 3 chương : Chƣơng 1 : Lý luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp; Chƣơng 2 : Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Viglacera Đông Triều; Chƣơng 3 : Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Viglacera Đông Triều. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 14
  15. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất Doanh nghiệp sản xuất là những đơn vị trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có đủ ba yếu tố cơ bản, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là: chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về sức lao động. Để xác định và tổng hợp được các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong thời kỳ hoạt động thì mọi chi phí chi ra đều phải được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất. Tính đa dạng của nó luôn được biểu hiện cụ thể gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của các loại hình sản xuất khác nhau và sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật . Tuy nhiên không phải mọi chi phí mà doanh nghiệp đầu tư đều là chi phí sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn phải bỏ ra nhiều chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng chỉ những chi phí nào phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp mới được coi là chi phí sản xuất. Từ sự phân tích trên đây chúng ta có thể thấy : Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống , lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền . Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 15
  16. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.1.1.2. Phân loại chi phí Do đặc điểm của chi phí là phát sinh hàng ngày gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Để quản lý chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán kết quả tiết kiệm ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức thích hợp. a) Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, có 5 loại: + Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dung vào hoạt động sản xuất trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác. + Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. + Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. + Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài các yếu tố chi phí nói trên. b) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng kinh tế của chi phí, có 3 loại: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 16
  17. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP + Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng, bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định - Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm khấu hao của tất cả các tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng sản xuất như khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị - Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng. - Chi phí khác bằng tiền: phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng. c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, có 3 loại: + Chi phí khả biến (Biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về mức hoạt động của doanh nghiệp. Xét trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì biến phí thường là hằng số đối với mọi mức hoạt động. + Chi phí bất biến (Định phí): là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. Xét định phí trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Dù doanh nghiệp có tồn tại hay không vẫn tồn tại định phí. + Chi phí hỗn hợp: là lọa chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí. d) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí và các đối tƣợng kế toán chi phí, có 2 loại: + Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, công việc Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 17
  18. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP + Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau Sơ đồ1.1: Sơ đồ phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau CP hoạt động chính và phụ Theo hoạt động và công dụng kinh tế CP khác CP ban đầu Theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất CP luân chuyển nội bộ CP sản phẩm Theo mqh của CP với các khoản mục trên b/c tài chính CP thời kỳ CP trực tiếp CPSX Theo khả năng quy nạp CP vào kinh doanh các đối tượng kế toán cp CP gián tiếp CP cơ bản Theo mqh với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh CP chung CP khả biến Theo mối quan hệ với CP bất biến mức độ hoạt động CP hỗn hợp CP kiểm soát được và CP không kiểm soát được Các nhận diện khác về CP Các loại CP khác sử dụng trong việc lựa chọn các p/án Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 18
  19. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của giá thành Để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu, số chi phí chi ra đã cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng từng loại chi phí, khả năng hạ thấp các loại chi này Chỉ tiêu thỏa mãn được những thông tin mang các nội dung trên chính là giá thành sản phẩm. Như vậy, Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ để hoàn thành việc sản xuất một loại sản phẩm nhất định. Giá thành sản phẩm được tính toán theo từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể hoàn thành (theo từng đối tượng tính giá thành). Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trính sản xuất. Đồng thời qua đó cũng thấy được trình độ kỹ thuật, quản lý cùng các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện với mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm cao nhất và giá thành thấp nhất. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để xác định giá bán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Phân loại giá thành a) Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này có các loại giá thành sau: + Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt dầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 19
  20. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP + Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ. + Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được nguyên nhân vượt ( hụt ) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. b) Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi chi phí cấu thành Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được phân biệt thành hai loại: Giá thành sản xuất sản phẩm, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ. + Giá thành sản xuất sản phẩm: Là loại giá thành bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp. + Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 20
  21. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngoài những cách phân loại giá thành sản phẩm được sử dụng chủ yếu trong kế toán tài chính trên đây, trong công tác quản trị, doanh nghiệp còn thực hiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là tiền đề, động lực cho nhau cùng phát triển. Chi phí sản xuất là tiền đề để tính giá thành sản phẩm, ngược lại giá thành sản phẩm là mục tiêu để tập hợp chi phí sản xuất. Tuy nhiên chi phí và giá thành khác nhau trên hai phương diện: - Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa còn giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. - Về mặt lượng: Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó, đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự, đầu kỳ có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí trong nó, đó là chi phí dở dang đầu kỳ. Như vậy, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm có thể khái quát qua công thức sau: Z = Dđk + C - Dck Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm Dđk : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ Dck : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ C : Chi phí phát sinh trong kỳ Trong trường hợp đặc biệt, khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ hoặc không có sản phẩm làm dở thì tổng giá thành bằng Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 21
  22. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, một bên chi phí sản xuất là đầu vào là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất là cơ sở hạ giá thành sản phẩm. 1.1.4. Yêu cầu và nhiệm vụ đối với công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm 1.1.4.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều biện pháp linh hoạt trong đó việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp đạt hiệu quả cao. Do đó, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của công tác phân tích kinh tế. Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Để quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, trước tiên doanh nghiệp phải nhận định và hiểu cách phân loại của từng loại chi phí nhằm kiểm soát tổng thể chi phí và các chi phí riêng biệt. Xây dựng định mức chi phí và quản lý chi phí theo định mức, phản ánh từng loại chi phí theo từng địa điềm phát sinh, thời điểm xảy ra, xác định đối tượng chịu chi phí để biết được chi phí lãng phí ở khâu nào, từ đó có biện pháp khắc phục. Từ đó, tổ chức công tác giá thành thực tế của các loại sản phẩm một cách kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, chế độ quy định và đúng phương pháp. Mặt khác, muốn tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải dựa trên cơ sở của việc tính chính xác chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi hao phí bỏ ra theo đúng chế độ quy định. Tính đủ cũng đòi hỏi phải loại bỏ chi phí không liên quan đến giá thành sản phẩm như các khoản chi mang tính chất tiêu cực. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm của doanh nghệp, giúp cho việc phản ánh tình hình và kết quả thực hiện giá thành Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 22
  23. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả tài chính, tình trạng lãi giả, lỗ thật. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực với việc tăng cường, cải tiến công tác quản lý giá thành nói riêng và quản lý tài sản doanh nghiệp nói chung Làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất, quản lý, cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để có chiến lược, các biện pháp phù hợp nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có kế hoạch quản lý vốn sử dụng có hiệu quả, đảm bảo được tính chủ động trong kinh doanh và trong công tác tài chính. Làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho nhà nước có cái nhìn tổng thể đối với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đưa ra đường lối, chính sách phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. 1.1.4.2. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Ta có thể thấy chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và góp phần xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau: - Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán khác có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm sản xuất của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 23
  24. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận - xử lý - hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Việc phản ánh trung thực, hợp lý chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí sản xuất, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung, ở từng bộ phận, đối tượng nói riêng, góp phần quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn tiết kiệm và có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1.2. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1.1. Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác nhau. Chính vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định. Đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, trình độ nhà quản trị doanh nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 24
  25. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. Xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết 1.2.1.2. Phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trong quá trình sản xuất, các chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó, trường hợp không thể tổ chức hạch toán riêng biệt thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phù hợp. Các nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất là: - Chi phí được ghi nhận khi doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bất kể chi bằng hình thức gì. - Phải tổ chức hạch toán chi tiết cho từng đối tượng sử dụng chi phí. - Chi phí sản xuất được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh khi các khoản chi này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai hay có liên quan đến việc làm giảm bớt tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Chi phí sản xuất được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau: - Phƣơng pháp tập hợp chi phí trực tiếp Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo mức độ chính xác cao. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 25
  26. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Phƣơng pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan. Cụ thể: + Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau: H = C T Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí + Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể: Ci =H * Ti Trong đó: Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i 1.2.1.3.Tổ chức kế toán chi tiết tập hợp chi phí sản xuất a) Tổ chức kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho việc sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm (cả nửa thành phẩm mua ngoài). Các lọa nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc tự sản xuất ra và đư vvaof sử dụng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 26
  27. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức: Chi phí thực tế Trị giá Trị giá NVL Trị giá Trị giá nguyên vật liệu = NVL tồn + xuất dùng - NVL tồn - phế liệu trực tiếp trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thu hồi + Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh thường tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên nếu có phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí mà không tập hợp trực tiếp được thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ có thể sử dụng là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo số lượng sản phẩm Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân Tổng tiêu thức phân Hệ số ( tỷ lệ) bổ cho từng đối tượng = bổ của từng đối tượng x phân bổ ( hoặc sản phẩm) ( hoặc sản phẩm) Tổng chi phí vật liệu cần Hệ số (tỷ lệ) phân bổ = x 100% phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng + Chứng từ kế toán sử dụng: Các chứng từ liên quan đến kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, chứng từ thanh toán, Bảng kê thanh toán tạm ứng + Tài khoản kế toán sử dụng: TK621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tuỳ theo yêu cầu quản trị của mỗi doanh nghiệp mà tài khoản này được mở cho từng đối tượng chịu chi phí. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 27
  28. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK152 TK 621 TK 152 (1) (3) TK632 TK 111,112,331 (4) (2) TK 133 TK 154 (5) (1) Xuất kho nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm. (2) Vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho chế tạo sản phẩm. (3) Vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm còn thừa được nhập lại kho trước khi kết chuyển chi phí. (4) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường không được kết chuyển vào chi phí giá thành, được tính vào chi phí kinh doanh. (5) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh được kết chuyển sang chi phí giá thành. b)Tổ chức kế toán chi phí nhân công trực tiếp + Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, lương phụ, trích BHXH, BHYT, KPCĐ Chi phí về tiền lương được xác định cụ thể tùy thuộc hình thức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng khác thể hiện trên Bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp và phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 28
  29. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP trên Bảng phân bổ tiền lương. Trên cơ sở đó, các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp được tính toán căn cứ vào số tiền lương công nhân sản xuất của từng đối tượng và tỷ lệ trích theo quy định, quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ. - Phương pháp tập hợp: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan đến đối tượng chịu chi phí nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Tuy nhiên, nếu chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp theo tiêu thức phân bổ hợp lý. Những tiêu thức phân bổ có thể là: tiền công định mức, giờ công định mức, giờ công sản xuất thực tế + Chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán lương: Việc tính toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh ở các biểu mẫu : Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, thưởng, Giấy đi đường, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền thuê ngoài,Hợp đồng giao khoán, Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH + Tài khoản kế toán sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 29
  30. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 632 (1) (4) TK 335 (2) TK 154 (5) TK 338 (3) (1) Tính ra lương, phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp sản xuất. (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. (3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. (4) Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được kết chuyển vào chi phí giá thành, được tính vào chi phí kinh doanh. (5) Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh được kết chuyển sang chi phí giá thành. c) Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chung + Nội dung chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng. - Chi phí sản xuất chung gồm: chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi: Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 30
  31. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chí phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất . Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ hết ( nếu có ) được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ . Chí phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết một lần vào chi phí sản xuất phát sinh . Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung cố Sản lượng định phát sinh cố định phân bổ vào = thực tế sản Số lượng sản phẩm theo x chi phí giá thành công suất bình thường xuất ra + Phương pháp tập hợp: Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất hoặc từng bộ phận sản xuất kinh doanh. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng và cuối mỗi tháng tiến hành phân bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí. Tuy nhiên, phần chi phí sản xuất chung cố định được tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, nếu mức sản phẩm sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì vẫn phải tính cho đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Nếu phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì toàn bộ chi phí chung phát sinh ở phân xưởng được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất sản phẩm. Nếu phân xưởng sản xuất ra hai loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm đã kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Để tiến hành phân bổ, có thể sử dụng các tiêu thức: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với số giờ máy chạy, tỷ lệ với đơn vị nhiên liệu tiêu hao Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 31
  32. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí sử dụng công thức tổng quát sau: Tổng chi phí sản xuất Mức chi phí sản chung cần phân bổ Tổng tiêu thức xuất chung phân bổ = x phân bổ của Tổng tiêu thức phân bổ của cho từng đối tượng từng đối tượng tất cả các đối tượng + Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương phản ánh chi phí nhân công thuộc chi phí sản xuất chung; bảng phân bổ vật liệu công cụ, dụng cụ và các chứng từ liên quan; bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất; chứng từ gốc liên quan đến dịch vụ mua sử dụng cho sản xuất chung (hóa đơn thanh toán, giấy biên nhận ) + Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng. Trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung được khái quát theo sơ đồ sau: Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 32
  33. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 (1) TK 153 TK 632 (2) (10) TK 142,242 (3) (4) TK 152 (5) TK 154 (9) TK 214 (6) TK 335 (7) TK 111,112 (8) TK 133 (1) Tính ra lương, phụ cấp và trích theo lương phải trả nhân viên quản lý phân xưởng. (2) Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần dùng cho phân xưởng sản xuất. (3) Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 2 lần trở lên treo vào TK 142 hoặc 242. (4) Phân bổ dần giá trị công cụ dụng cụ dùng ở phân xưởng sản xuất. (5) Xuất kho vật liệu phục vụ để quản lý phân xưởng. (6) Trích khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 33
  34. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (7) Trích trước chi phí quản lý phân xưởng như chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch, tiền lương nghỉ phép của nhân viên quản lý phân xưởng (8) Chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến bộ phận sản xuất. (9) Chí phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ vào chi phí giá thành. (10)Chí phí sản xuất chung cố định không được phân bổ vào chi phí giá thành do sản lượng thực tế < sản lượng theo công suất bình thường ( kết chuyển sang TK 632). 1.2.1.4 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp a) Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa đều được phản ánh trên tài khoản kế toán hàng tồn kho. Phương pháp này có ưu điểm là giám sát chặt chẽ tình hình tăng, giảm tài sản, giá trị của chúng trên sổ kế toán tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Song do khối lượng công việc hạch toán nhiều và phức tạp nên phương pháp kê khai thường xuyên thường được áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp ) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn ( máy móc, thiết bị, hàng kỹ thuật cao ) + Tài khoản kế toán sử dụng: TK154 Theo chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp tiến hành kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, toàn bộ chi phí được tập hợp vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK 627 – Chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí theo từng khoản mục trước khi kết chuyển sang TK 154. Các tài khoản này Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 34
  35. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP không có số dư cuối kỳ và phải mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tùy thuộc vào yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp. Sơ đồ 1.5: trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên TK 621 TK 154 TK 111,138,152 (1) (4) TK 622 TK 155 (2) (5a) TK 627 TK 157 (3) (5) (5b) TK 632 (5c) (1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh sang TK 154. (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh sang TK 154. (3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh sang TK 154. (4) Giá trị thu hồi ghi dạng chi phí sản xuất sau khi đã kết chuyển chi phí. (5) Tổng giá thành sản phẩm trong kỳ. (5a) Nhập kho thành phẩm. (5b) Chuyển đi gửi bán. (5c) Chuyển đi bán thẳng. b) Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ đối với hàng tồn kho là phương pháp mà kế toán không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình biến động của hàng tồn kho trên các tài khoản tồn kho mà chỉ theo dõi, phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 35
  36. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Để tập hợp chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm kế toán sử dụng TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Lượng xuất dùng cho thực tế được xác định theo công thức: Trị giá vật giá trị vật tư giá trị vật tư giá trị vật tư tư = tồn kho + nhập kho + tồn kho xuất dùng đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Phương pháp này tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào TK 622 và TK 627 giống phương pháp kê khai thường xuyên. Tuy nhiên, do đặc điểm kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên TK631 – giá thành sản xuất. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 36
  37. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 1.6: trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ TK 154 TK 631 TK 611 TK 621 (9) (5) (1) (6) TK 111,138 TK 334,338 TK 622 (10) (2) (7) TK 627 (3) TK 632 (8) TK 611, 214, 111 (11) (4) (1) Xác định giá trị vật liệu dùng cho chế tạo sản phẩm. (2) Lương và phải trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. (3) Lương và phải trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng. (4) Tập hợp các chi phí khác ở phân xưởng sản xuất. (5) Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ sang TK 631. (6) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành. (7) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành. (8) Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành. (9) Căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ sau đó kết chuyển về 154. (10)Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất sau khi đã kết chuyển 621, 622, 627. (11) Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ được nhập kho, gửi bán hoặc bán thẳng. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 37
  38. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.2.2. Đánh Giá Sản Phẩm Dở Dang S¶n phÈm lµm dë (s¶n phÈm dë dang) lµ s¶n phÈm, c«ng viÖc cßn ®ang trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt, gia c«ng, chÕ biÕn trªn c¸c giai ®o¹n cña quy tr×nh c«ng nghÖ, hoÆc ®· hoµn thµnh mét vµi quy tr×nh chÕ biÕn nh•ng vÉn cßn ph¶i gia c«ng chÕ biÕn míi trë thµnh s¶n phÈm. §¸nh gi¸ s¶n phÈm dë dang lµ tÝnh to¸n x¸c ®Þnh phÇn chi phÝ s¶n xuÊt mµ s¶n phÈm dë dang cuèi kú ph¶i chÞu. 1.2.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ. Nội dung của phương pháp: Chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí NVL chính trực tiếp còn các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức: - Theo phương pháp bình quân: Dđk+ Cv Dck = x Qdck Qht+ Qdck - Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Cv Dck = x Qdck Qbht+ Qdck Trong đó: Dđk, Dck: là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Cv: chi phí NVL chính trực tiếp phát sinh trong kỳ. Qdck: khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. 1.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng Nội dung của phương pháp: tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cả chi phí NVL trực tiếp và các chi phí sản xuất khác, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 38
  39. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP được quy đổi thành khối lượng sản phẩm tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang. Công thức: - Theo phương pháp bình quân: Dđk+ C Dck = x Qdck x mc Qht+ Qdckxmc - Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Dđk + C Dck = x Qdck x mc Qdđkx(1-mđ) + Qbht + Qdck xmc Trong đó: Dck, Dđk: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, đầu kỳ. C: chi phí phát sinh theo từng khoản mục. Qdđk, Qdck: khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. mđ, mc: mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều và biến động lớn. 1.2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức Nội dung của phương pháp: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức ở từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm. Công thức: + Với chi phí sản xuất bỏ một lần ngay từ đầu: Chi phí sản xuất của sản phẩm Số lượng sản phẩm dở Định mức chi = x dở dang cuối kỳ giai đoạn i dang cuối kỳ giai đoạn i phí giai đoạn i Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 39
  40. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP +Với chi phí bỏ từ từ: Chi phí sản xuất của Số lượng sản Mức độ hoàn Định mức sản phẩm dở dang = phẩm dở dang x thành của sản x chi phí giai cuối kỳ giai đoạn i cuối kỳ giai đoạn i phẩm dở dang đoạn i Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức. 1.2.2.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Để đơn giản việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ lệ không thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giai đoạn sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị sản phẩm Giá trị NVL chính nằm 50% chi phí dở dang chưa hoàn = + thành trong sản phẩm dở dang chế biến 1.2.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm 1.2.3.1. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào: - Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. - Yêu cầu quản lý và tính chất từng loại sản phẩm. Cụ thể: + Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. + Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. + Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 40
  41. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP + Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.2.3.2. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là mốc thời gian mà bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Căn cứ để xác định kỳ tính giá thành là: - Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm. - Chu kỳ sản xuất sản phẩm. - Yêu cầu của công tác quản lý ở từng doanh nghiệp. Do đó mà kỳ tính giá thành rất khác nhau ở các doanh nghiệp, kỳ tính giá thành có thể là hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm. 1.2.3.3. Phƣơng pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức, phương pháp tính toán xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Có 7 phương pháp tính giá thành sản phẩm: - Phương pháp tính giá thành giản đơn. - Phương pháp tỷ lệ. - Phương pháp hệ số. - Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. - Phương pháp tính giá thành phân bước. - Phương pháp định mức. - Phương pháp tính giá thành theo công việc. Để tính giá thành sản phẩm có hiệu quả, kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của mình. a) Phƣơng pháp tính giá thành giản đơn Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 41
  42. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Điều kiện áp dụng: Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản khép kín từ khi đưa NVL vào, cho tới khi sản phẩm hoàn thành. Nội dung: theo phương pháp này tổng giá thành được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức: ZTT = DĐK + C - DCK ztt = ZTT: Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ DĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. C: Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. DCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. ztt: Giá thành đơn vị sản phẩm. Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. b) Phƣơng pháp tính giá thành phân bƣớc Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quá trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành có thể là kết quả của từng giai đoạn công nghệ trung gian (NTP) và giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất (TP) hoặc chỉ tính giá thành cho thành phẩm.Vì vậy, phương pháp tính giá thành phân bước có 2 phương án: + Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm. Kế toán phải tổng hợp chi phí của từng giai đoạn công nghệ, tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn trước đó và kết chuyển sang giai đoạn sau. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 42
  43. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Giá thành nửa thành phẩm được xác định như sau: ZNTP1 = DĐK1 + CTK1 - DCK1 ZNTP2 = DĐK2 + (ZNTP1+ CTK2) - DCK2 ZNTPn = D ĐKn-1+ (ZNTPn-1 + CTKn) - DCKn Trong đó: ZNTPi : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i DĐKi : Chi phí dở dang đầu kỳ giai đoạn i CTKi : Chi phí phát sinh trong giai đoạn i DCKi : Chi phí dở dang cuối kỳ giai đoạn i + Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Phương pháp này đòi hỏi trước hết phải xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm. CiTP = x QiTP Trong đó: CiTP: chi phí giai đoạn công nghệ i trong giá thành thành phẩm Dđki, Ci: chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn i. Qi: khối lượng sản phẩm giai đoạn i đầu tư chi phí. QiTP: khối lượng thành phẩm quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i. QiTP = QTP x Hi Hi: hệ số sử dụng giai đoạn i. n Giá thành sản phẩm = CPSX giai đoạn i i 1 c) Phƣơng pháp loại trừ chi phí ( sản phẩm phụ ) Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 43
  44. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại chi phí , kết quả sản xuất cho sản phẩm chính và sản phẩm phụ . Yêu cầu tính giá tính giá thành của sản phẩm chính , do đó phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi giá thành của sản phẩm chính . Giá thành của sản phẩm phụ có thể tính theo giá thành kế hoạch . Trên cùng một quy trình sản xuất , kết quả thu được sản phẩm đạt tiêu chuẩn kĩ thuật và sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được , do đó phải loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng ra khỏi giá thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn kĩ thuật . Công thức tính giá thành : Zsx = Dđk + C – CLT - Dck zsx = Trong đó CLT : Chi phí loại trừ d) Phƣơng pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau , mỗi công đoạn sản xuất hoàn thành một bộ phận sản phẩm . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công đoạn . Đối tượng tínhgiá thành là giá thành phẩm Công thức tính giá thành : Zsx = Dđk + C1 + C2 + + Cn - Dck zsx = e) Phƣơng pháp tính giá thành theo hệ số Áp dụng đối với doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết thúc quy trình tạo ra nhiều nhóm sản phẩm cùng loại nhưng kích cỡ khác nhau. Kế toán phải xây dựng hệ số tính giá thành cho phù hợp với từng loại sản phẩm hoặc từng loại kích cỡ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất . Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành . Phương pháp tính : Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 44
  45. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Bƣớc 1 : Tính giá thành của cả quy trình sản xuất theo phương pháp phù hợp ( Thường theo phương pháp đơn giản ) Bƣớc 2 : Quy đổi sản lượng sản phẩm từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức: QTC i = Qi x Hi Pi H i Po Trong đó QTC : Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của sản phẩm i Qi : Số lượng sản phẩm thực tế của sản phẩm i Hi : Hệ số quy đổi của sản phẩm i Pi : Trọng lượng của sản phẩm i Po : Trọng lượng tiêu chuẩn Bƣớc 3 : Tính giá thành của sản phẩm tiêu chuẩn Z z n hom sx n QTCi i 1 Bƣớc 4 : Tính giá thành của từng loại sản phẩm Zi = QTCi x zTC Zi zi Qi f) Phƣơng pháp tính giá thành theo tỷ lệ Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết thúc quá trình sản xuất cho nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Đối với phương pháp này, kế toán phải lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp để xác định tỷ lệ. Thông thường, dựa vào giá thành kế hoạch của sản phẩm hoặc dựa vào phẩm cấp của sản phẩm để xác định tỷ lệ tính giá thành. Phương pháp tính giá thành : Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 45
  46. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Bƣớc 1 : Tính tổng giá thành thực tế của cả nhóm theo phương pháp phù hợp ( Thường theo phương pháp cơ bản ) Bƣớc 2 : Tính tổng giá thành kế hoạch theo số lượng thực tế n n Z KH QTTi xzKHi i 1 i 1 n Z KH QTTi xzKHi Trong đó QTTi : Số lượng thực tế của đối tượng i z KHi : Giá thành kế hoạch của đối tượng i Bƣớc 3 : Tính tỉ lệ giá thành Z TT TZ n Z KH Bƣớc 4 : Tính giá thành từng đối tượng Zi = ZKHi x TZ Z i zi Qi g) Tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này thường được áp dụng với doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo từng loạt hàng riêng biệt khác nhau về quy cách, nguyên vật liệu hoặc kỹ thuật. Mỗi đơn đặt hàng có thể là một sản phẩm, một loại sản phẩm, từng công trình hoặc từng công việc khác nhau. Do đặc điểm nói trên mà công tác tổ chức chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo công việc thường được áp dụng cho doanh nghiệp xây dựng công nghiệp (xây lắp, đóng tàu, cơ khí chế tạo ). Để áp dụng phương pháp này, sản phẩm có đặc điểm: đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng, có giá trị cao, được đặt mua trước khi sản xuất, có kích thước lớn. - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là đơn đặt hàng hoặc theo từng sản phẩm, loạt sản phẩm nhất định. - Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 46
  47. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Đặc trưng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành theo công việc là các chi phí (NVLTT, chi phí NCTT, SXC) được tính cộng dồn và tích luỹ theo công việc giúp nhà quản trị biết được giá thành từng công việc, so sánh với giá thành kế hoạch nhằm kiểm soát kịp thời chi phí và điều chỉnh, xử lý kịp thời quá trình chi phí của doanh nghiệp. + Chi phí NVLTT, chi phí NCTT: thường là đối tượng trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. Trường hợp một phân xưởng lại sản xuất nhiều đơn đặt hàng thì các chi phí này trước hết được tập hợp cho từng phân xưởng, trong mỗi phân xưởng sẽ chi tiết cho từng đơn đặt hàng. + Đối với chi phí sản xuất chung: - Trong trường hợp mỗi phân xưởng chỉ tiến hành sản xuất một đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. - Trường hợp một phân xưởng sản xuất nhiều đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng, sau đó tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. 1.2.3.4. Kế toán chi tiết tính giá thành sản phẩm + Chứng từ kế toán sử dụng: Hạch toán kế toán tính giá thành sản phẩm sử dụng các chứng từ: Bảng kê chi phí nguyên liệu, vật liệu; Bảng kê chi phí sản xuất chung; bảng phân bổ chi phí sản xuất; Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh; Thẻ tính giá thành sản phẩm +Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Bước 2: Tổng hợp các khoản chi phí đã phát sinh, phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có lien quan và tiến hành kết chuyển các khoản chi phí này về tài khoản giá thành. Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bước 4: Tính giá thành sản phẩm trong kỳ 1.2.3.5. Kế toán tổng hợp tính giá thành giá thành sản phẩm Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 47
  48. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Kế toán sử dụng TK154 để tập hợp chi phí và xác định giá thành sản phẩm. TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Bên nợ: tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Bên có: Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm và kết chuyển chi phí sản xuất dở dang. Số dư cuối kỳ bên nợ phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ TK154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành sản phẩm. 1.2.4. Tổ chức chứng từ, hệ thống sổ và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.4.1. Tổ chức chứng từ kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Các chứng từ cụ thể trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: + Chứng từ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Hoá đơn GTGT - Phiếu xuất kho hoặc phiếu yêu cầu vật tư - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu + Chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp. - Bảng chấm công - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (trực tiếp) + Chứng từ kế toán chi phí sản xuất chung. - Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu (gián tiếp) - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (gián tiếp) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Phiếu xuất kho - Hoá đơn GTGT - Giấy báo nợ Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 48
  49. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Phiếu chi + Chứng từ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Phiếu kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Phiếu kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp - Phiếu kết chuyển chi phí sản xuất chung - Phiếu tính giá thành sản phẩm - Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành 1.2.4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp chọn mà tổ chức hệ sổ kế toán khác nhau. Hình thức kế toán thực chất là hình thức hệ thống sổ kế bao gồm các sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết, các bảng phân bổ, bảng kê, sổ nhật ký Hiện nay, có bốn hình thức kế toán để các doanh nghiệp lựa chọn. Mỗi hình thức lại có hệ thống sổ sách kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau. Cụ thể là: + Hình thức kế toán Nhật ký chung, kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sử dụng các sổ: - Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt - Số cái - Sổ, thẻ kế toán chi tiết + Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái, kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sử dụng các loại sổ: - Nhật ký – sổ cái - Sổ, thẻ kế toán chi tiết - Bảng tính giá thành sản phẩm,dịch vụ + Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sử dụng các loại sổ: - Chứng từ ghi sổ Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 49
  50. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ, thẻ kế toán chi tiết + Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ, kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sử dụng các loại sổ: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ, thẻ kế toán chi tiết + Hình thức kế toán trên máy vi tính: phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ ghi bằng tay. Ngoài hệ thống sổ kế toán trên kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải tập hợp các báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành định kỳ theo quy định để cung cấp thông tin cho việc quản lý chi phí sản xuất và quản lý sản xuất. Nội dung của báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bao gồm ba phần: - Kê khối lượng và khối lượng tương đương - Tổng hợp chi phí tính giá thành và giá thành đơn vị - Cân đối chi phí Trªn ®©y lµ nh÷ng lý luËn c¬ b¶n vÒ tæ chøc c«ng t¸c kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm trong c¸c doanh nghiÖp s¶n xuÊt. Nã chÝnh lµ c¬ së cña viÖc h¹ch to¸n kÕ to¸n chi phÝ trong mçi doanh nghiÖp. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 50
  51. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA ĐÔNG TRIỀU 2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Viglacera Đông Triều Giới thiệu chung Tên công ty : Công ty cổ phần Viglacera Đông triều Tên giao dịch quốc tế : Viglacera Đông Triều Joint Stock Company Tên viết tắt : DTC Trụ sở chính : Xuân Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh Điện thoại : 033 3870 038 Fax : 033 3670067 Mã số thuế : 5700486105 Số TK :8003211010004 – tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông triều – Quảng Ninh Quá trình hình thành Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều được thành lập từ năm 1965 với tên gọi đầu tiên là Xý nghiệp gạch ngói Đông Triều. Năm 1995 đổi tên thành công ty gốm xây dựng Đông Triềuđược đặt tại địa bàn xã Hồng Phong - huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, công ty Viglacera Đông Triều là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera. Đến ngày 14/01/2004 theo quyết định của Bộ xây dựng, công ty đã thực hiện cổ phần hoá với tên là công ty cổ phần Đông Triều Viglacera. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 51
  52. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngày 01/04/2004 công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 22.03.000226 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng ninh cấp với mức vốn điều lệ là 4, 5 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chiếm 51%. Ngày 25/12/2006 công ty chính thức niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Ngày 13/05/2008 công ty đổi tên thành công ty cổ phần Viglacera Đông Triều. Sau đó công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh QN cấp chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh số 22.03.000226 tăng vốn điều lệ tư 5 tỷ lên 10 tỷ đồng. Quá trình phát triển Từ năm 1993 đến năm 1996, được phép của Bộ xây dựng và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, công ty đã đầu tư hai dây chuyền chế biến tạo hình với các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại: một dây chuyền chế biến tạo hình đồng bộ của Tiệp, một dây chuyền chế biến tạo hình ITALIA – UCRAILA và hai hệ thống lò nung sấy tuynel với tổng công suất 80 triệu viên QTC/năm. Đến năm 2002 công ty lại tiếp tục đầu tư một dây chuyền sản xuất gạch tại nhà máy Đông Triều và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2002 với một dây chuyền chế bíên tạo hình do Việt Nam sản xuất và một hệ thống lò Tuynel liên hợp có công suất 20 triệu viên QTC/năm. Hiện nay công ty Viglacera Đông Triều có ba xí nghiệp là: nhà máy Đông Triều I, nhà máy Đông Triều II và nhà máy Đầm Hà. Cả ba nhà máy đều hoạt động có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Năm 2005 công suất sản xuất của công ty là 120 triệu viên QTC, năm 2005 là 129 triệu viên QTC , đến năm 2006 là 129,5 triệu viên QTC. Từ khi thực hiện cổ phần hoá, công ty đã mạnh dạn tiến hành đổi mới cả về chiều rộng và chiều sâu, đầu tư thiết bị công nghệ sản xuấthiện đại. sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao về chất lượng, đa dạng hoá về chủng loại đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước ( thị trường Đài Loan). Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 52
  53. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần Viglacera Đông Triều Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều có chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất gạch ngói các loại, đảm bảo chất lượng, mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Hiện tại công ty sản xuất một số sản phẩm chính như sau: gạch 2 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch đặc, gạch 3 lỗ, gạch 4 lỗ. Đặc điểm tổ chức sản xuất Sản phẩm của công ty cổ phần Viglacera Đông Triều chủ yếu là các loại gạch xây dựng, mỗi loại sản phẩm có hình dáng và tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau. Quy trình sản xuất gạch liên tục, phức tạp gồm nhiều công đoạn chế biến khác nhau. Do đó, nhà máy gạch được tổ chức thành 3 phân xưởng nhằm quản lý tốt quá trình sản xuất, hạn chế sản phẩm hỏng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đó là: phân xưởng cơ điện, phân xưởng tạo hình và phân xưởng nung. - Phân xưởng cơ điện: là phân xưởng có nhiệm vụ chế biến đất và than để tạo ra sản phẩm là gạch mộc. - Phân xưởng tạo hình: là phân xưởng có trách nhiệm phơi đảo gạch mộc cho khô theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau đó, xếp các gạch mộc khô lên xe goòng đến phân xưởng nung. - Phân xưởng nung: Có 2 loại hệ lò: lò đứng và lò Tuynel. Tại đây tiến hành nung gạch mộc tạo ra sản phẩm gạch. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 53
  54. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất Sơ chế nguyên Đất nguyên liệu Cấp liệu thùng liệu Pha than Băng tải có máy Băng tải cao su Máy cán thô khoả 1 Pha cát Phân xưởng Băng tải cao su Băng tải có máy cơ Máy cán mịn số 2 khoả điện Bổ Băng tải cao su Máy nhào 1 trục Máy nhào 2 trục sung số 3 nước Máy đùn ép Máy cắt Băng tải V/c Phân tích tỷ lệ Phân Xếp goòng Phơi đảo xưởng phế phẩm tạo hình Phân Nung đốt Sấy nung xưởng nung Phân loại nhập Tiêu thụ kho Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 54
  55. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trong các phân xưởng lại chia thành các tổ sản xuất nhỏ. Các tổ sản xuất và nhiệm vụ của tổ sản xuất:  Tổ nghiền than: thực hiện nghiền than mịn sau đó đưa qua cấp than để đưa vào máy cấp liệu thùng trộn đều đất và than với nhau.  Tổ tạo hình: thực hiện cắt gạch mộc từ máy nhào trục và máy đùn ép chuyển ra nhà kính phơi.  Tổ phơi: thực hiện phơi đảo gạch tại nhà kính đảm bảo cho gạch được phơi khô theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào hầm sấy.  Tổ vận chuyển: vận chuyển gạch mộc từ nhà kính phơi vào khu lò nung.  Tổ xếp goòng: xếp gạch khô lên các xe goòngđể đua vào lò nung.  Tổ đốt lò gạch: đưa các goòng chứa gạch vào hầm sấy và lò nung, đảm bảo hầm sấy và lò nung Tuynel hoạt động liên tục, sản phẩm đạt chất lượng cao.  Tổ ra lò: sau khi gạch được đốt chín thành thành phẩm, tổ thực hiện chuyển ra kho thành phẩm và phân loại gạch,ban nghiệm thu sẽ kiểm tra nghiệm thu thành phẩm.  Tổ cơ khí: sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng.  Tổ bốc xếp: bốc sản phẩm lên phương tiện vận chuyển cho khách mua hàng. Quy trình sản xuất gạch trải qua 4 giai đoạn khác nhau: + Quy trình sơ chế đất sét: Đất khai thác phải được kiểm tra về chất lượng như tỷ lệ cát lẫn trong tự nhiên 60%, không lẫn đá xanh, cỏ, rác, kích thước đá trong nguyên liệu 10 cm. Sau khoảng thời gian 3 tháng dưới tác dụng của thời tiết (mưa, nắng, gió, độ ẩm ) đất sét đã được phong hoá chủ yếu ở lớp bề mặt với chiều dày khoảng 1m. Dùng máy ủi, ủi 1 lớp có chiều dày là 50 60 cm trên toàn bộ mặt bằng bãi sơ chế phong hoá về lô số 1 trước khu gia công cách cấp liệu thùng khoảng 40 50 m để chuẩn bị sơ chế. Đất sau khi được sơ chế ở lô số 1 và 2, đạt tiêu chuẩn được ủi về lô số 3, khi ủi tiếp tục nhặt đá, tạp chất, đất sống và phun nước bổ sung độ ẩm đạt 16 17%. Đất sau sơ chế tại lô số 3 trước khi đưa vào sản xuất phải được ngâm ủ trong thời gian > 7 giờ, khối lượng dự trữ tại lô số 3 là 250m3/1ca. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 55
  56. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP + Quy trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm: Đất sét đạt tiêu chuẩn được máy gạt và công nhân cuốc đất vào thùng cấp liệu sao cho dòng đất ở máy cấp liệu rơi đều xuống băng tải xích. Máy đánh tơi và cánh cống điều phối lượng nguyên liệu được cấp đều xuống băng tải xích. Phụ gia cát đồi, than cám được chuyển về vị trí gần cấp liệu nơi băng tải pha phụ gia, tỷ lệ pha phụ gia được tính toán căn cứ vào lượng phụ gia tự nhiên có trong nguyên liệu. Đất sét và cát, than cám được pha trộn cùng đi xuống băng tải cao su số 1, từ đây phối liệu đất + phụ gia được quả cán thô nghiền, trộn đều sơ bộ. Sau đó được máy ép chà sát làm vỡ cấu trúc thô ban đầu, đất và các nguyên liệu khác được lèn ép thành các dải mỏng có độ dày mỏng khác nhau. Để làm ẩm phối liệu trên máy có gắn hệ thống bổ sung nước, điều khiển bằng van khoá. Nước bổ sung vào phối liệu ở dạng mưa phun tưới đều lên phối liệu nằm trong máy. Ở đầu máy có gắn hệ thống dao thái có tác dụng cắt nhỏ phối liệu đất thành từng lát mỏng rơi xuống buồng chân không. Phối liệu được ruột gà đùn ép, lèn ép và đùn ra miệng tạo hình qua mẫu khuôn đã được thiết kế gắn ở miệng đùn. + Quy trình vận chuyển, phơi đảo, bích kho bán thành phẩm: Sau khi tạo hình sản phẩm có độ ẩm từ 17,5 18,5% được công nhân vận chuyển đem phơi. Những viên sản phẩm không đạt tiêu chuẩn được loại bỏ ngay từ trong máy, vận chuyển ra bãi đổ phế phẩm mộc. Mặt bằng phơi đảo phải được vệ sinh sạch sẽ. Trước khi công nhân bốc gạch phía ngoài đem đi phơi đảo cần kiểm tra độ ẩm lớp gạch phía ngoài. Độ ẩm đem phơi coi là đạt yêu cầu khi bóp mạnh mà không có vết tay. Trong quá trình phơi đảo công nhân phải thường xuyên kiểm tra và đảo đầu viên sản phẩm để viên mộc có thể khô đều. Sản phẩm bích kho phải đựơc căng dây thẳng hàng, phân loại theo màu sắc và độ ẩm từng kho. Sản phẩm bích kho theo thứ tự lần các kho, hết kho thì mới được chuyển kho, tránh tình trạng bích vòng tròn bao vây sản phẩm khô ở trong, ẩm ở ngoài. + Quy trình nung bán thành phẩm: Sau khi phơi đảo, bích kho, gạch mộc được xếp trên goòng, xếp chéo nhau sao cho trục các lỗ rỗng có cùng chiều với trục lò nung. Các viên gạch mộc phải xếp thẳng đứng, không nghiêng ngả. Sau đó Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 56
  57. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP đem nung sấy trong một thời gian nhất định. Gạch ra lò là gạch chín được phân chia thành các thứ hạng phẩm cấp (loại 1, loại 2, loại 3) dựa theo hình dáng, màu sắc bên ngoài. Sau đó, thủ kho căn cứ vào kết quả kiểm kê làm thủ tục nhập kho thành phẩm. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Viglacera Đông Triều Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, kiểu tổ chức này rất phù hợp với công ty trong tình hình hiện nay, nó gắn liền cán bộ công nhân viên của công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ cũng như có trách nhiệm đối với công ty. Đồng thời các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo công ty đến cấp cuối cùng. Tuy nhiên nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty. Điều đó được thể hiện thông qua chức năng của từng bộ phận như sau:  Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty bao gồm tất cả các cổ cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ :  Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty  Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát  Các nhiệm vụ khác do điều lệ công ty quy định Hội đồng quản trị:. Gồm 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ triển khai thực hiện các Nghị quyết do Đại hội đồng cổ đông đã đề ra. Hội đồng quản trị có quyền quyết định các vấn đề về: kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở mục tiêu Đại hội cổ đông đề ra, quyết định cơ cấu của công ty, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các chức danh Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng công ty Ngoài ra còn một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ hoạt động của công ty. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 57
  58. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Ban kiểm soát: Gồm 3 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có quyền: được tham gia ý kiến chỉ định công ty kiểm toán độc lập, thảo luận các vấn đề với cơ quan kiểm toán về tính chất và phạm vi kiểm toán, kiểm tra các báo cáo tài chính hàng quý, sáu tháng hoặc 1 năm, thảo luận các vấn đề khó khăn, tồn tại của các cuộc kiểm tra Ngoài ra Ban kiểm soát còn có một số quyền hạn và trách nhiệm khác quy định theo Điều lệ của Công ty.  Giám đốc công ty: Do Hội đồng quản trị chỉ định ra và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc công ty là thành viên của Hội đồng quản trị. Giám đốc điều hành có quyền đề xuất với Hội đồng quản trị quyết định về cơ cấu của công ty, đề xuất nhân sự của bộ máy giúp việc và quyết định các vấn đề về hoạt động sản xuất của công ty. Giám đốc điều hành là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh do mình quyết định. Ngoài ra Giám đốc điều hành còn có một số quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ của công ty.  Phó giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và có trách nhiệm giúp việc cho Giám đốc điều hành một số mặt công tác theo phân công của Giám đốc. Phó giám đốc công ty có quyền tham gia vào việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của công ty; có quyền thay Giám đốc công ty quyết định các vấn đề liên quan theo phân công uỷ quyền của Giám đốc, trực tiếp phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có quyền đề nghị Giám đốc công ty khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm với các chức danh cán bộ quản lý sản xuất và một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của công ty.  Kế toán trƣởng: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Hội đồng quản trị và pháp luật về hoạt động tài chính kế toán của công ty, giúp giám đốc điều hành hoạt động quản lý tài chính của công ty. Các phòng ban chức năng có nhận định thực hiện các công việc do Giám đốc giao theo đặc điểm chức năng riêng được phân nhiệm. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 58
  59. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP  Phòng Tổ chức lao động: gồm hai bộ phận:  Bộ phận tổ chức lao động: giúp giám đốc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, xây dựng định mức lao động,tuyển dụng lao động.  Bộ phận hành chính: triển khai công việc phục vụ, hành chính văn phòng.  Phòng MAR: thực hiện khai thác tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng.  Phòng kế hoạch đầu tƣ: chịu trách nhiệm thẩm định dự án lập kế hoạch sản xúât kinh doanh, kế hoạch đầu tư, hoàn tất thủ tục đầu tư, quản lý và phát triển dự án.  Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra các quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.  Phòng Tài chính- Kế toán: giúp giám đốc thực hiện pháp luật kế toán,thống kê, có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, phân tích đánh giá thông qua việc ghi chép nhằm đưa ra các thông tin hữu ích cho ban Giám đốc trong việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch và triển khai thi trường vốn, quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, lập báo cáo về tình hình tài chính định kỳ theo quy định của Nhà nước, tính toán và ghi chép chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 59
  60. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó giám đốc phụ trách Phó giám đốc phụ trách kinh doanh sản xuất Phòng Phòng Phòng Phòng Phân Phân Phân tổ tài kế kinh xưởng xưởng xưởng chức chính hoạch doanh cơ tạo nung hành kế kỹ điện hình chính toán thuật 2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn và thành tích hiện nay của công ty Thuận lợi Trong quá trình thành lập và phát triển ,công ty đã xây dựng được vị thế của mình trong và ngoài thành phố.Công ty đã tạo được chỗ đứng và thương hiệu trên thị trường, được bạn hàng tin tưởng - Công ty sở hữu thương hiệu Viglacera là thương hiệu mạnh trong sản xuất gạch và gốm xây dựng ở Việt Nam. - Bộ máy lãnh đạo có đường lối chỉ đạo đúng đắn, thích ứng với tình hình mới, đội ngũ lao động lành nghề, tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết - Công ty có uy tín trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm gạch nung. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 60
  61. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thị trường xây dựng có dấu hiệu khả quan sau khi Chính Phủ có các biện pháp quyết liệt giải quyết nợ đọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, các công trình có nguồn vốn từ ngân sách cũng như cải cách hành chính theo chiều hướng thông thoáng. - Công ty đặt gần tại các khu đồi đất sét, các mỏ than, xì nghiệp cát nên có nguồn nguyên liệucung ứng dồi dào,tiết kiệm chi phí vân chuyển - Trang thiết bị máy móc hiện đai,luôn tiếp cận với công nghệ mới - Các sản phẩm phong phú đa dạng cả về chủng loại và mẫu mã - Đội ngũ công nhân có nhiều kinh nghiệm và trình độ tay nghề cao - Do chất lượng cuộc sống ngày càng cao nên việc xây dựng các cơ sở hạ tầng có nhu cầu tăng Khó khăn Với nền kinh tế mở hiện nay, mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít khó khăn cho các công ty, nếu các công ty không năng động, không cùng hòa nhập với xu thế chung thì rất dễ bị bỏ rơi lại phía sau. Công ty cổ phần Viglacera cũng không tránh khỏi những khó khăn trở ngại sau : - Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều cơ sở tư nhân sản xuất các sản phẩm cùng loại tạo ra sự cạnh tranh cao, ảnh hưởng đến thị phần của Công ty. Điều này cũng ảnh hưởng đến đội ngũ lao động gây khó khăn cho Công ty trong thời kỳ cao điểm của sản xuất. - Trong thời gian gần đây khi mà tỷ lệ lạm phát ở nước ta ở mức cao,giá cả mọi mặt hàng đều tăng với mức độ chóng mặt. Khó khăn mà công ty gặp phải đó là sự biến động về giá cả nguyên vật liệu đầu vào đã làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh. Thành tích Với sự nỗ lực của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Viglacera Đông Triều đã từng bước đi lên, vững bước trên thị trường, điều đó thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế mà công ty đã đạt được trong vài năm gần đây: Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 61
  62. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Biểu 2.1 : Bảng so sánh kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm2009 Năm2010 1. Tổng doanh thu 92.814.546.233 112.975.321.768 150.112.488.544 2.Lợi nhuận trước thuế 11.231.455.000 13.674.911.434 19.817.596.301 3.Tổng số lao động 630 605 1116 4. Thu nhập bình quân 2.500.000 3.230.000 3.845.000 (Số liệu được lấy từ các báo cáo tại phòng TCKT của Công ty) Thu nhập bình quân năm tới : 4.500.000 đ/người/tháng Tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước Mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới là tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động sản xuất truyền thống, triển khai có hiệu quả các ngành nghề sản xuất kinh doanh mới đặc biệt là sản xuất các loại gạch mỏng có giá trị kinh tế cao, nâng cao thương hiệu, sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường. Để đạt được mục tiêu trên, ban lãnh đạo của công ty đã đề ra phương hướng như sau: - Đặt mục tiêu duy trì sản lượng sản xuất và tiêu thụ ổn định theo các năm, giảm thiểu chi phí và đẩy mạnh công tác tiêu thụ, mở rộng mạng lưới và các địa điểm bán hàng sang các thị trường khác. - Về sản xuất: o Thực hiện việc sản xuất theo đúng quy định đã được thông qua, bám sát việc sản xuất theo từng giai đoạn một cách hiệu quả nhất. o Thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu của các nhà cung cấp nguyên nhiên liệu theo đúng quy định nhằm giảm giá thành sản phẩm. o Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động cải tiến, nâng cao năng suất lao động, khuyến khích, động viên kịp thời các tổ đội hoàn thành từng phần kế hoạch đã đặt ra. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 62
  63. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Về công tác tiêu thụ: o Đẩy mạnh các biện pháp marketing nhằm mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng phục vụ tới từng hộ tư nhân. o Giữ vững thị trường truyền thống, đồng thời có những dự báo về sản lượng các loại mặt hàng để sớm có kế hoạch điều chỉnh sản xuất phù hợp với thị hiếu của thị trường. o Nghiên cứu tăng giá bán phù hợp tại các vùng thị trường đảm bảo tăng doanh thu song không làm giảm thị phần. o Tăng cường công tác thu hồi nợ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh. - Về mặt nhân lực: o Công ty chú trọng tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ về chuyên môn. o Đào tạo nâng bậc, nâng cao tay nghề cho công nhân. o Áp dụng hệ thống lương, thưởng theo sản phẩm nhằm phát huy tối đa hiệu quả làm việc. 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán và xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của công ty được sắp xếp tương đối gọn nhẹ, hợp lý theo mô hình tập trung với một phòng tài chính kế toán trung tâm được trang bị máy vi tính. Các cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và năng động. Với mô hình tổ chức kế toán trên, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán, từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán Còn ở các Xí nghiệp không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, kiểm tra chứng từ, thu thập và ghi chép vào sổ sách. Cuối tháng, Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 63
  64. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyển chứng từ cùng các báo cáo về phòng tài chính kế toán của công ty để xử lý và tiến hành công việc kế toán. Về mặt nhân sự, các nhân viên đó chịu sự quản lý của Giám đốc, phòng tài chính kế toán của công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra đội ngũ nhân viên này về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ chuyên môn. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty bao gồm: - Trƣởng phòng tài chính kế toán (Kế toán trƣởng): Là người phụ trách chung công việc của phòng tài chính kế toán; chịu trách nhiệm hướng dẫn chị đạo, kiểm tra công việc của các nhân viên kế toán. Hàng tháng có nhiệm vụ lập các báo cáo quyết toán đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Nhà nước về thông tin do mình cung cấp. - Phó phòng tài chính kế toán: tổng hợp, kiểm tra kế toán, lập bảng cân đối số phát sinh, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối tháng, quý, năm. Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Trưởn g phòng Phó phòng KT TSCĐ, thống KT tổng hợp, KT KT KT tập hợp chi vật tư Thanh kê,tổng hợp theo tiêu thụ phí tính gtsp + quỹ toán dõi trợ cấp BHXH Nhân viên thống kê nhà máy - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm để tính giá thành sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 64
  65. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Kế toán vật tƣ + quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán chi tiết và tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, cập nhật thu, chi tiền mặt hàng ngày. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ thanh toán lương, bảo hiểm, thanh toán với người mua và thanh toán với người bán, theo dõi các khoản phải thu, phải trả; tình hình thanh toán tạm ứng, sự tăng giảm tiền vay, tiền gửi, trả nợ vay Ngân hàng. - Kế toán TSCĐ, thống kê, tổng hợp theo dõi trợ cấp BHXH: theo dõi tình hình biến động tăng giảm của tài sản cố định, trích khấu hao hàng tháng, lập báo cáo thống kê định kỳ, quyết toán trợ cấp BHXH. - Kế toán tiêu thụ: làm công tác viết hoá đơn bán hàng và theo dõi doanh thu kho thành phẩm. - Nhân viên thống kê nhà máy: theo dõi ghi chép mọi hoạt động của nhà máy về lao động, số lượng sản phẩm sản xuất, tình hình tiêu hao vật tư, lập báo cáo thông tin kinh tế hàng ngày về phòng tài chính kế toán công ty. Cuối tháng thực hiện khối lượng sản phẩm dở dang, tổng hợp các số liệu để quyết toán chi phí nhận khoán, thu nhập để tính lương cho công nhân viên nhà máy. Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, nhưng giữa các bộ phận này luôn có sự kết hợp với nhau. Việc hạch toán trung thực, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kết quả ở khâu này sẽ là nguyên nhân, tiền đề cho khâu tiếp theo, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống kế toán hoạt động có hiệu quả. 2.1.5.2. Các chính sách kế toán chung Chế độ kế toán áp dụng hiện nay tại công ty: + Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép hạch toán: VNĐ theo nguyên tắc hạch toán giá gốc. + Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung + Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 65
  66. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP + Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa: Theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : phương pháp kê khai thường xuyên.Trị giá hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cố định. + Sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo sản lượng hoàn thành tương đương và tỷ lệ thu bình quân theo khoán. + Phương pháp kế toán tài sản cố định: Đánh giá theo nguyên giá và khấu hao lũy kế nguyên giá tài sản cố định gồm giá mua ghi trên hóa đơn và các chi phí liên quan. * Hình thức kế toán Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty cổ phần Viglacera Đông Triều là hình thức Nhật ký chung. Công ty sử dụng phần mềm kế toán để hạch toán kế toán. Phần mềm mà Công ty áp dụng là Fast Accounting 2005của Công ty phần mềm tài chính kế toán Fast, cho phép lựa chọn giao diện bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Fast Accounting 2005 có tính bảo mật cao do có mật khẩu cho từng người dùng và cho phép phân quyền cho người sử dụng đến từng chức năng của chương trình. Phần mềm này tổ chức các phân hệ nghiệp vụ sau: - Phân hệ kế toán tổng hợp - Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền ngân hàng - Phân hệ bán hàng và công nợ phải thu - Phân hệ mua hàng và công nợ phải trả - Phân hệ kế toán hàng tồn kho - Phân hệ kế toán chi phí và giá thành - Phân hệ quản lý TSCĐ - Phân hệ báo cáo thuế - Phân hệ báo cáo tài chính Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 66
  67. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Số liệu được cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mình, ngoài ra còn chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ khác và chuyển sang phân hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị chi phí và giá thành. Đây là phần mềm hiện nay đang được rất nhiều công ty sử dụng, với phần mềm này giúp cho công ty khai thác được các thông tin kế toán và quản trị kinh doanh hiệu quả cao. Ngoài ra, công ty còn sử dụng chương trình Microsoft Word và Microsoft Excel. Ví dụ: Giao diện chức năng phần mềm Fast Đối với phần mềm Fast Accounting, các chứng từ kế toán đều được xử lý, phân loại và định khoản kế toán tuỳ theo từng chứng từ trong các phân hệ nghiệp vụ. Kế toán chỉ cần nhập dữ liệu đầu vào cho máy thật đầy đủ và chính xác, còn thông tin đầu ra như: sổ nhật ký chung, sổ cái, các sổ chi tiết, các báo cáo kế toán đều do máy tự xử lý, luân chuyển, tính toán và đưa ra các biểu bảng khi cần in. Quy trình xử lý số liệu trong Fast Accounting 2005 được mô tả thông qua sơ đồ sau: Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 67
  68. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sơ đồ 2.4: Quy trình kế toán máy Nghiệp vụ kinh tế phát sinhsinh Lập chứng từ Chứng từ kế toán Nhập các chứng từ vào phân hệ nghiệp vụ Các tệp nhật ký Chuyển sang sổ cái Tệp sổ cái Lên báo cáo Sổ sách kế toán, báo cáo tài chính Để thuận tiện cho công tác quản lý và công tác hạch toán, kế toán cần phải khai báo các đối tượng thông tin được quản lý trong Fast Accounting ở các danh mục như: Danh mục tài khoản, tiểu khoản, Danh mục khách hàng, Danh mục kho, Danh mục vật tư, Danh mục phân nhóm vật tư, Danh mục tiền tệ Chẳng hạn, khi khai báo Gạch rỗng 2 lỗ mã GR60-2T ta làm các bước như sau: Từ màn hình Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 68
  69. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Windows chọn biểu tượng Fast, kích đúp chuột trái vào biểu tượng, máy chuyển động vào màn hình nhập mật khẩu chương trình, ta gõ mật khẩu vào và bấm Enter thì máy sẽ chuyển tới giao diện chính của phần mềm kế toán. Từ giao diện chính này ta chọn “Kế toán hàng tồn kho” sau đó chọn “Danh mục từ điển” đến “Danh mục vật tư hàng hóa” nhấn F4 hiện ra bảng “thêm vật tư “ rồi sau đó gõ Enter 2.1.5.3. Hệ thống chứng từ kế toán của công ty - Nhóm chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, kiểm kê quỹ - Nhóm chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ - Nhóm chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập xuất biên bản giao nhận, bảng kê, biên bản kiểm kê kho - Nhóm chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng tính lương - Nhóm chứng từ về bán hàng: HĐ GTGT, hóa đơn bán lẻ 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 2.2.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý tại công ty Để các đối tượng kế toán liên quan đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải tiến hành mã hóa các đối tượng kế toán liên quan đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Các đối tượng kế toán của Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều được mã hóa theo phương pháp mã số gợi nhớ kết hợp với mã số liên tiếp, tức là ta sử dụng các chữ cái đầu tiên của tên sản phẩm mang tính chất gợi nhớ đến sản phẩm, sau đó dùng mã liên tiếp để phân biệt cho các đối tượng. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà sử dụng cách mã hóa phù hợp. Cụ thể: - Về mã hóa về sản phẩm của Công ty: Công ty sử dụng phương pháp gợi nhớ để mã hóa cho các loại sản phẩm của Công ty: Gạch đặc: GĐ60 Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 69
  70. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Gạch rỗng 2 lỗ: GR60-2T Gạch rỗng 4 lỗ: GR60-4T Gạch rỗng 6 lỗ: GR150-6T - Về mã hóa nguyên vật liệu: Công ty mã hóa vật liệu bằng cách kết hợp chữ cái đầu tiên và đánh số liên tiếp cho từng loại. Ví dụ: Nguyên vật liệu chính đất: Đ0001 Nguyên vật liệu phụ than: T0002 Nhiên liệu dầu diezeen: Đi0003 Nhiên liệu dầu bôi trơn: DB004 Tất cả các đối tượng của Công ty đều được mã hóa để thuận tiện cho việc sử dụng phần mềm và quản lý đối tượng. Khi kế toán muốn xem các danh mục được mã hóa trong Công ty thì có thể chọn phím F5 hoặc chọn xâu lọc để chỉ ra tên một đối tượng hoặc chỉ cần gõ mã nến biết được mã quản lý của các đối tượng. 2.2.2. Tổ chức đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí cần được tập hợp. Mặc dù đặc điểm quy trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau nhưng vì quy mô doanh nghiệp không lớn, số lượng nghiệp vụ ít nên công ty coi quy trình sản xuất là một quy trình liên tục, khép kín. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng chịu chi phí là từng loại gạch. Chi phí sản xuất được tập hợp theo toàn bộ quy trình sản xuất, sau đó phân bổ chi phí cho từng loại gạch theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Từ đó tính giá thành sản phẩm cho từng loại gạch. Các loại sản phẩm gạch của nhà máy gồm: - Gạch 2 lỗ - Gạch 3 lỗ - Gạch 4 lỗ - Gạch 6 lỗ - Gạch đặc Gạch 2 lỗ được lấy làm chuẩn để tính giá thành các loại gạch còn lại. Tất cả các sản phẩm gạch 4 lỗ, 6 lỗ, gạch đặc và sản phẩm gạch mộc khi nhập kho đều Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 70
  71. TRƯỜNG ĐHDL HẢI PHÒNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP được quy đổi về gạch 2 lỗ để tính giá thành theo hệ số quy đổi sẵn của nhà máy theo bảng sau: Biểu 2.2: Bảng hệ số quy đổi sản phẩm của công ty STT Tên Sản phẩm ĐVT Hệ số quy đổi 1 Gạch 2 lỗ Viên 1 2 Gạch 3 lỗ Viên 1.56 3 Gạch 4 lỗ Viên 2 4 Gạch 6 lỗ tròn Viên 2.5 5 Gạch 6 lỗ vuông Viên 2.5 6 Gạch đặc Viên 1.4 2.2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại công ty 2.2.2.1. Tổ chức kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp t¹i C«ng ty chiÕm kho¶ng 30% trong tæng chi phÝ s¶n xuÊt, bao gåm toµn bé chi phÝ nguyªn vËt liÖu xuÊt dïng vµo s¶n xuÊt trùc tiÕp trong kú. Nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp tham gia vµo s¶n xuÊt ®•îc h¹ch to¸n trªn TK 621. TK 621 được mở chi tiết cho từng nguyên vật liệu. Nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp bao gåm: - Nguyên vật liệu chính là đất. - Vật liệu phụ là Than. - Nhiên liệu gồm dầu điezen, dầu bôi trơn. - Phụ tùng thay thế như bánh răng, băng tải, dây đai. Các sổ sách sử dụng: Bảng kê chi tiết xuất nguyên liệu cho sản xuất, Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn, Nhật ký chung, Sổ cái TK621. Tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết trên TK152 ( chi tiết theo từng khoản nguyên vật liệu ). Việc nhập – xuất nguyên vật liệu được theo dõi chặt chẽ thông qua nhiệm vụ sản xuất cụ thể là kế hoạch sản xuất. Sinh viên: Nguyễn Hải Linh_Lớp QT1101K 71