Khóa luận Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá khả năng sinh lời tại công ty cổ phần Phú Thành - Phạm Kiều Chinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá khả năng sinh lời tại công ty cổ phần Phú Thành - Phạm Kiều Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
khoa_luan_phan_tich_bao_cao_ket_qua_hoat_dong_kinh_doanh_nha.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá khả năng sinh lời tại công ty cổ phần Phú Thành - Phạm Kiều Chinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẰM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Chủ nhiệm đề tài: Phạm Kiều Chinh – Lớp QT1404K Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Đồng Thị Nga HẢI PHÒNG, 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tên em là: Phạm Kiều Chinh Sinh viên lớp: QT1404K Ngành: Kế toán – Kiểm toán Khoa: Quản trị kinh doanh Trường: Đại học Dân lập Hải Phòng Em xin cam đoan như sau: 1. Những số liệu, tài liệu trong báo cáo được thu thập một cách trung thực 2. Các kết quả của báo cáo chưa có ai nghiên cứu, công bố và chưa từng được áp dụng vào thực tế. Vậy em xin cam đoan những nội dung trình bày trên chính xác và trung thực. Nếu có sai sót em xin chịu trách nhiệm trước Khoa quản trị kinh doanh và Trường đại học Dân lập Hải Phòng. Hải Phòng, ngày 25 tháng 07 năm 2014 Người cam đoan Phạm Kiều Chinh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã tận tình truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về Kế toán - Kiểm toán và cả những kinh nghiệm thực tiễn quý báu thực sự hữu ích cho em trong quá trình thực tập và sau này. Cô giáo, Ths Đồng Thị Nga đã hết lòng hỗ trợ em từ khâu chọn đề tài, cách thức tiếp cận thực tiễn tại đơn vị thực tập cho đến khi hoàn thành đề tài. Các cô chú, anh chị cán bộ làm việc tại Công ty cổ phần Phú Thành đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Phòng Kế toán Công ty. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng tình hình phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Phú Thành nhằm đưa ra biện pháp hữu ích, có khả năng áp dụng với điều kiện hoạt động của Công ty, song do thời gian và trình độ còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu và chỉ bảo của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hải phòng, ngày 25 tháng 07 năm 2014 Sinh viên Phạm Kiều Chinh
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BH Bán hàng 3 CCDV Cung cấp dịch vụ 4 CP QLKD Chi phí quản lý kinh doanh 5 CP TC Chi phí tài chính 6 DT Doanh thu 7 ĐTNH Đầu tư ngắn hạn 8 DTT Doanh thu thuần 9 GTGT Giá trị gia tăng 10 GVHB Giá vốn hàng bán 11 HĐKD Hoạt động kinh doanh 12 HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh 13 LN Lợi nhuận 14 LNG Lợi nhuận gộp 15 LNST Lợi nhuận sau thuế 16 LNTT Lợi nhuận trước thuế 17 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 18 TSCĐ Tài sản cố định 19 TSLĐ Tài sản lưu động 20 VSX Vốn sản xuất
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 32 Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán 33 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty cổ phần Phú Thành 34 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 8 Biểu 2.1. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Phú Thành thông qua các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012-2013 30 Biểu 2.2. Bảng so sánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 2012 và 2013 35 Biểu 2.3. Phân tích các hệ số khả năng thanh khoản của công ty 38 Biểu 2.4. Bảng phân tích sử dụng hiệu quả vốn lưu động 40 Biểu 2.5. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 42 Biểu 2.6. Bảng phân tích vòng quay của tổng vốn 43 Biểu 3.1.Bảng phân tích các chỉ số sinh lời 48 Biểu 3.2. So sánh các chỉ số sinh lời tại công ty cổ phần Phú Thành với trung bình các công ty cùng ngành trên địa bàn huyện Kiến Thụy 50
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 1.1. Một số vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính 3 1.1.2. Mục đích, vai trò và yêu cầu của báo cáo tài chính 3 1.1.3. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh và phương pháp phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7 1.2.1. Một số vấn đề chung về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7 1.2.2. Mục đích và ý nghĩa, chức năng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 9 1.2.3. Nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 17 1.2.4. Phương pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 19 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH 28 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Phú Thành 28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 28 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động của công ty 29 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ông ty cổ phần Phú Thành 31 2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Phú Thành 33 2.2. Thực hiện công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành 35 2.2.1. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả kinh doanh của Công ty 35 2.2.2. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh 35 2.2.3. Phân tích các hệ số khả năng thanh khoản của công ty 38 2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 39
- 2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 41 2.2.6. Phân tích vòng quay toàn bộ vốn 43 CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẰM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH 44 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng tại Công ty cổ phần Phú Thành 44 3.1.1. Ưu điểm 44 3.1.2. Hạn chế 45 3.2. Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành 45 3.2.1. Biện pháp hoàn thiện đối với công tác phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 47 3.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả doanh và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Phú Thành. 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp nói chung được nhiều đối tượng quan tâm, không chỉ nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhà cung cấp, các cổ đông, các ngân hàng mà các cơ quan tài chính, các cơ quan nghiên cứu đều tìm hiểu, nghiên cứu. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng, phân tích báo cáo tài chính nói chung là xem xét, so sánh, đánh giá các chỉ tiêu trong báo cáo để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, kết quả đạt được, những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục. Từ đó nhà quản lý đưa ra các quyết định để sản xuất tốt hơn, làm tăng lợi nhuận. Đối với nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư thêm không, tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Nhà cung cấp sẽ có quyết định tiếp tục cung cấp hoặc giảm cung cấp. Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay tiếp hay giảm mức cho vay Thực tế tại Công ty cổ phần Phú Thành công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá khả năng sinh lời. 2. Mục đính nghiên cứu - Một số lý luận chung về phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Thực trạng công tác phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành. - Đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Phú Thành. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Tại Công ty cổ phần Phú Thành 1
- - Về thời gian: Từ ngày 10/04/2014 đến ngày 31/07/2014. - Về dữ liệu nghiên cứu: Được thu thập vào năm 2013 từ phòng kế toán của Công ty cổ phần Phú Thành. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Các phương pháp kế toán - Phương pháp thống kê so sánh - Phương pháp điều tra 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chương 2: Thực trạng công tác phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành. Chương 3: Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Phú Thành. 2
- CHƢƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Một số vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp từ số liệu các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất [4]. 1.1.2. Mục đích, vai trò và yêu cầu của báo cáo tài chính Mục đích - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính. - Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. - Thông tin tình hình tài chính doanh nghiệp: Tình hình tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát, của cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán, khả năng thích ứng cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Nhờ thông tin về các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và năng lực doanh nghiệp trong quá khứ đã tác động đến nguồn lực kinh tế này mà có thể dự đoán nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể tạo ra các khoản tiền và tương đương tền trong tương lai. 3
- - Thông tin về cơ cấu tài chính: Có tác dụng lớn dự đoán nhu cầu đi vay, phương thức phân phối lợi nhuận, tiền lưu chuyển cũng là mối quan tầm của doanh nghiệp và cũng là thông tin cần thiết để dự đoán khả năng huy động các nguồn tài chính của doanh nghiệp. - Thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là thông tin về tính sinh lời, thông tin về tình hình biến động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho đối tượng sử dụng đánh giá những thay đổi tiềm tàng của các nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai, để dự đoán khả năng tạo ra các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng. - Thông tin về sự biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp: Những thông tin này trên báo cáo tài chính rất hữu ích trong việc đánh giá các hoạt động đầu tư, tài trợ và kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo[4]. Vai trò của báo cáo tài chính - Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu kinh tế dưới dạng tổng hợp sau một kỳ hoạt động, giúp cho họ trong việc phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, xác định nguyên nhân tồn tại và những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp với sự phát triển của mình trong tương lai. - Đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình mà từng cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách, chế độ quản lý - tài chính của doanh nghiệp như: + Cơ quan thuế: Kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các loại thuế, xác định số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế được khấu trừ, miễn giảm của doanh nghiệp. + Cơ quan tài chính: Kiểm tra đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, kiểm tra việc chấp hành các chính sách quản lý nói chung và chính sách quản lý vốn nói riêng. - Đối với đối tượng sử dụng khác như: + Chủ đầu tư: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về những khả năng hoặc những rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp có liên quan tới việc đầu tư 4
- của họ, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục hay ngừng đầu tư vào thời điểm nào, đối với lĩnh vực nào. + Các chủ nợ: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó chủ nợ đưa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc cho vay đối với các doanh nghiệp. + Các khách hàng: Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin mà từ đó họ có thể phân tích được khả năng cung cấp của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục hay ngừng việc mua bán với doanh nghiệp. + Các kiểm toán viên độc lập: Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do để lo lắng rằng các nhà quản lý có thể bóp méo các BCTC do họ cung cấp nhằm mục đích tìm kiếm nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiền thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm toán BCTC, các nhà quản lý đương nhiên phải chấp nhận vì họ cần vốn. Như vậy, BCTC đóng vai trò như là đối tượng của kiểm toán độc lập. Ngoài ra, các thông tin trên báo cáo còn có tác dụng củng cố niềm tin và sức mạnh cho các công nhân viên của doanh nghiệp để họ nhiệt tình, hăng say trong lao động [4]. Yêu cầu của Báo cáo tài chính Việc trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - "Trình bày báo cáo tài chính", gồm: - Trung thực và hợp lý; - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; + Trình bày khách quan, không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. 5
- - Doanh nghiệp phải trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán nhằm cung cấp thông tin phù hợp, so sánh được và dễ hiểu. - Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện liên quan đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp [1]. 1.1.3. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính hệ thống báo cáo tài chính gồm: - Báo cáo bắt buộc - Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập Báo cáo bắt buộc - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN) Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau: - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DNN) Ngoài ra để phục vụ nhu cầu quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. Báo cáo tài chính quy định cho các Hợp tác xã: - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số 01 – DNN/HTX) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN/HTX) Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này. - Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, các chi tiêu cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý 6
- của doanh nghiệp; trường hợp có sửa đổi thì phải được Bộ tài chính chấp nhận bằng văn bản trước khi thực hiện [1]. 1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh và phƣơng pháp phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.1. Một số vấn đề chung về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.1.1. Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp [5]. 1.2.1.2. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Theo quyết định số 48/2006 ngày 19/04/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có kết cấu gồm 5 cột: - Cột A: Các chỉ tiêu báo cáo - Cột B: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng. - Cột C: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. - Cột 1: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo - Cột 2: Số liệu của năm trước (để so sánh) 7
- Biểu 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : Mẫu số B02 - DN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC Địa chỉ : Ngày 19/04/2006 của Bộ trưởngBTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm . Đơn vị tính : VNĐ Mã Thuyết Năm Năm CHỈ TIÊU số minh nay trƣớc A B C 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02 ) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD ((30=(20+21)-(22+24)) 30 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 IV.09 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51) 60 ngày tháng , năm Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) [1] 8
- 1.2.1.3. Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trình tự lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 bước: * Trước khi lập: - Thực hiện các công tác chuẩn bị lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh * Trong khi lập: - Ghi rõ các chỉ tiêu trong cột chỉ tiêu năm trước - Tính toán các chỉ tiêu năm nay - Ghi vào các hàng, cột chỉ tiêu năm nay * Sau khi lập: - Kiểm tra lại toàn bộ các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sơ đồ 1.1. Trình tự lập báo cáo kết quả kinh doanh KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT BÚT TOÁN KẾT CHUYỂN TRUNG GIAN KIỂM SOÁT CÁC CHỨNG TỪ CẬP NHẬT THỰC HIỆN KHÓA SỐ KẾ TOÁN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ KIỂM KÊ KHÓA SỔ VÀ LẬP BCĐPS SAU KIỂM KÊ LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KD 1.2.1.3.1. Cơ sở lập báo cáo - Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước. - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong năm dùng cho các TK từ loại 5 đến loại 9. 9
- 1.2.1.3.2. Công tác chuẩn bị trước khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh Để đảm bảo tính kịp thời và chính xác của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, kế toán cần tiến hành các bước công việc sau: - Kiểm soát chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã cập nhật vào sổ kế toán, nếu cần hoàn chỉnh tiếp tục việc ghi sổ kế toán (đây là khâu đầu trong việc kiểm soát thông tin kế toán là có thực, vì chứng từ kế toán là bằng chứng xác minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh). - Cộng sổ kế toán các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. - Khóa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. - Đối chiếu sự phù hợp số liệu kế toán giữa các sổ kế toán với nhau, giữa các sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết. Nếu thấy chưa phù hợp phải thực hiện điều chỉnh lại số liệu theo nguyên tắc sửa sổ. - Kiểm kê và lập biên bản xử lý kiểm kê, thực hiện điều chỉnh số liệu trên hệ thống sổ kế toán trên cơ sở biên bản xử lý kiểm kê. - Lập bảng cân đối kế toán. - Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.1.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu để ghi vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Số hiệu ghi vào cột C “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm . - Số hiệu ghi vào cột 2 “Năm trước” của báo cáo năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh trong trường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước phải điều chỉnh hồi tố. - Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 1 “Năm nay” như sau [1]: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Mã số 01 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế phát sinh bên Có của TK 511 " Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. 10
- 2. Các khoản giảm trừ doanh thu ( Mã số 02 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này và luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có của TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”, TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước” (TK3331, TK3332, TK3333) trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” của năm báo cáo. Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán ( Mã số 11 ) Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký - Sổ Cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10- Mã số 11 11
- 6. Doanh thu về hoạt động tài chính (Mã số 21) Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu Trừ (-) Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động tài chính) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 " Doanh thu hoạt động tài chính "đối ứng với bên Có của TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo các trên Sổ cái hoặc trên Nhật ký-Sổ Cái. 7. Chi phí tài chính (Mã số 22) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động kinh doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên nợ TK 911 " Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 8. Chi phí lãi vay (Mã số 23) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính váo chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635. 9. Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24) Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu được ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 642 "Chi phí quản lý kinh doanh" đối ứng với bên nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên sổ cái hoặc Nhật ký sổ cái. 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 30) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo. Mã số 30=Mã số 20 + Mã số 21- Mã số 22 - Mã số 24 11. Thu nhập khác (Mã số 31) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (Sau khi trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên có TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 12
- 12. Chi phí khác (Mã số 32) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. 13. Lợi nhuận khác (Mã số 40) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (Sau khi trừ đi thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 821 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp" ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 821, hoặc làm căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, Trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ) trên sổ kế toán chi tiết TK 821. 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 - Mã số 51 1.2.2. Mục đích và ý nghĩa, chức năng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.2.2.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính. Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng 13
- thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu [4]. 1.2.2.2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn [4]. 1.2.2.3. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu - Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần, - Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt, - Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý [4]. Đối với đơn vị chủ sở hữu Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của 14
- quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh [4]. Đối với nhà chủ nợ (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) Mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không trước khi quyết định cho vay hay bán chịu sản phẩm cho đơn vị [4]. Đối với nhà đầu tư trong tương lai Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào [4]. Đối với cơ quan chức năng Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê, Vì vậy, thông qua phân tích hoạt động tài chình có thể xem xét các số liệu tài chính hiện hành với quá khứ từ đó người sử dụng thông tin đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai hoặc triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý [4]. 1.2.2.4. Chức năng của phân tích báo cáo tài chính Chức năng đánh giá Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Chức năng đánh giá của tài chính doanh nghiệp đó là làm rõ những vấn đề sau: 15
- + Các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh đã diễn ra như thế nào? Nó tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Có gần với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Có phù hợp với cơ chế chính sách và pháp luật hay không? + Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn hoạt động, các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra như thế nào, tác động ra sao đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp [4]. Chức năng dự đoán Các doanh nghiệp cho dù đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thì các hoạt động cũng đều hướng tới mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này được hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng như diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nước, ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tương lai. Chức năng dự đoán tài chính doanh nghiệp là dự đoán sự biến động của các yếu tố đó để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng được mục tiêu mong muốn của những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai [4]. Chức năng điều chỉnh Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau rất đa dạng, phong phú, và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính đó sẽ là bình thường nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống đều diễn ra bình thường và đó là sự kết hợp hài hoà các mối quan hệ. Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh, bản thân doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm không thể kiểm soát và chi phối toàn bộ. Vì vậy, để kết hợp hài hoà các mối quan hệ, doanh nghiệp, các đối tượng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh. Muốn vậy, cần nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan. 16
- Chức năng điều chỉnh của phân tích tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm nhận thức được điều này [4]. 1.2.3. Nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 1.2.3.1. Nội dung phân tích báo cáo tài chính Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp đều được bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài chủ doanh nghiệp còn có đối tượng khác quan tâm như các nhà đầu tư, nhà cung cấp, các nhà cho vay Chính vì vậy mà việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng, công tác quản lý kinh doanh. Từ lý luận trên, nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá đầy đủ nhất và là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính doanh nghiệp. Việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp - Phân tích việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân tích Bảng cân đối kế toán. - Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Phân tích Bản thuyết minh báo cáo tài chính. - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán. - Phân tích hiệu quả kinh doanh. - Phân tích khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh. - Phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh [4]. 1.2.3.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Để nắm bắt được đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng hiệu quả và khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau [4]. Phân tích theo chiều ngang Là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính. 17
- Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào đó có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối: Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Số tương đối: T = Y1/Y0 * 100% [4]. Phân tích xu hướng Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư [4]. Phân tích theo chiều dọc (phân tích theo qui mô chung) Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tuơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính để rút ra kết luận. Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp [4]. Phân tích các chỉ số chủ yếu. Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu được sử dụng phân tích tài chính: 18
- - Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính. - Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời [4]. Phương pháp liên hệ - cân đối Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý đến những mối quan hệ, tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ, thuyết minh sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích [4]. 1.2.4. Phương pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 1.2.4.1. Phương pháp đánh giá kết quả kinh tế a. Phương pháp phân chia các đối tượng và kết quả kinh tế. * Mục đích - Nhằm để nhận thức được bản chất, mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành. - Xác định trọng điểm của công tác quản lý. * Nội dung phương pháp - Tùy vào mục đích và yêu cầu của người phân tích và sử dụng, các tiêu thức được phân chia khác nhau. - Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo yếu tố cấu thành chỉ tiêu. - Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo địa điểm phát sinh: biết được nơi hình thành chỉ tiêu, thuận tiện cho việc hạch toán nội bộ của doanh nghiệp, đồng thời thuận tiện cho xác định trọng điểm cho công tác quản lý, đánh giá đơn vị lạc hậu hay tiên tiến về một chỉ tiêu nào đó. - Phương pháp phân chia các hiện tượng và kết quả kinh tế theo thời gian: đánh giá được tiến độ thực hiện kế hoạch và thấy rõ được tính thời vụ (nếu có). b. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính, như sự thống 19
- nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất của đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. * Mục đích - Qua so sánh người ta biết được kết quả thực hiện của các mục tiêu do đơn vị đặt ra, muốn vậy cần phải so sánh số thực tế và số kế hoạch. - Để đánh giá tốc độ, nhịp điệu phát triển của các hiện tượng và các kết quả kinh tế thông qua việc so sánh kỳ này với kỳ trước. - Qua so sánh người ta biết được mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị. Muốn vậy cần phải so sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác có cùng một loại quy mô và so sánh kết quả của từng đơn vị với kết quả trung bình. * Điều kiện để tiến hành so sánh - Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu. - Các chỉ tiêu, đại lượng khi tiến hành so sánh với nhau phải có cùng nội dung kinh tế, có cùng tiêu chuẩn biểu hiện. * Nội dung phương pháp - Xác định gốc so sánh: Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Cụ thể: + Nếu nghiên cứu mức tăng trưởng của các chỉ tiêu theo thời gian: gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước + Nếu nghiên cứu mức độ thực hiện nhiệm vụ trong kỳ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong một năm: gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu cùng kỳ năm trước. + Nếu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kế hoạch. + Nếu nghiên cứu vị trí của doanh nghiệp: gốc so sánh là trị số của trung bình ngành (khu vực). Trong đó : + Thời kỳ chọn làm gốc gọi chung là kỳ gốc. + Các chỉ số của chỉ tiêu kỳ trước, cùng kỳ năm trước, kế hoạch gọi chung là trị số kỳ gốc. + Thời kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích. * Các kỹ thuật so sánh (các hình thức so sánh) - So sánh thực tế với kế hoạch (so sánh hoàn thành kế hoạch) 20
- + Số so sánh tuyệt đối hoàn thành kế hoạch: Kết quả so sánh biểu hiện quy mô hoàn thành kế hoạch là lớn hay nhỏ, đon vị tính là hiện vật (chiếc, cái), giá trị (đồng) + Số so sánh tương đối hoàn thành kế hoạch: Kết quả so sánh được thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch là cao hay thấp. Đơn vị tính là %, số lần. + Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển, tính theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất. - So sánh về mặt thời gian (số so sánh động thái): tức là tiến hành so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước được biểu hiện bằng số %, số lần. Sự biến động của chỉ tiêu kinh tế qua một khoản thời gian nào đó sẽ cho thấy tốc độ và nhịp điệu phân tích của các hiện tượng và kết quả kinh tế. - So sánh về mặt không gian: Tiến hành so sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác; kết quả của đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể - So sánh bộ phận với tổng thể (số tương đối kết cấu): biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được của bộ phận trong mức độ đạt được của tổng thể của một chỉ tiêu kinh tế nào đó [4]. 1.2.4.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố a. Phương pháp thay thế liên hoàn * Mục đích và điều kiện áp dụng Mục đích: Cho phép xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Vì vậy, đề xuất các biện pháp để phát huy điểm mạnh hoặc hạn chế khắc phục điểm yếu là rất cụ thể. Điều kiện áp dụng: Khi các nhân tố có mối quan hệ tích số, thương số hoặc cả tích và thương với chỉ tiêu phân tích. * Nội dung phương pháp Trình tự áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn gồm 5 bước Bước 1 : - Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng - Mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích - Xác định công thức tính cuả chỉ tiêu Bước 2: Sắp xếp các nhân tố trong công thức theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng xếp trước, chất lượng xếp sau. Nếu có nhiều nhân tố số lượng thì 21
- nhân tố số lượng chủ yếu xếp trước thứ yếu xếp sau. Không đảo lộn trình tự này trong suốt quá trình phân tích. Bước 3: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích - Xác định trị số của chỉ tiêu ở các kỳ phân tích và kỳ gốc - Xác định đối tượng cụ thể của phân tích Đối tượng cụ thể của Trị số của chỉ tiêu ở Trị số của chỉ tiêu = - phân tích kỳ phân tích ở kỳ gốc Bước 4 : Tiến hành thay thế và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố - Tiến hành thay thế: nhân tố nào được thay thế nó sẽ lấy giá trị kỳ ở kỳ phân tích, nhân tố nào chưa được thay thế thì giữ nguyên ở kỳ gốc. Mỗi lần thay chỉ thay một nhân tố và có bao nhiêu nhân tố thì phải thay bấy nhiêu lần. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chính bằng hiệu số của lần thay thế nhân tố đó với kết quả của lần thay thế trước đó (với giá trị của kỳ gốc nếu là lần thay thế thứ nhất). Bước 5 : Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng với đối tượng cụ thể của phân tích [4]. VD: B1 + B2 Giả sử chỉ tiêu phân tích Q có quân hệ với nhân tố ảnh hưởng a, b, c được thể hiện qua công thức: Q = a x b x c Trong đó: a là nhân tố số lượng chủ yếu b là nhân tố số lượng thứ yếu c là nhân tố chất lượng Ký hiệu 0 là của kỳ gốc Kỳ hiệu 1 là của kỳ phân tích B3: Trị số của Q ở kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 Trị số của Q ở kỳ gốc : Q1 = a0 x b0 x c0 B4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Q(a) = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0 Q(b) = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0 Q(c) = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0 B5: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng cảu từng nhân tố Q = Q(a) + Q(b) + Q(c) 22
- b. Phương pháp số chênh lệch Điều kiện áp dụng: các nhân tố có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Nội dung của phương pháp: Đây là hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn. Muốn xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta lấy chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy, nhân với nhân tố đứng trước ở kỳ thực tế, nhân tố đứng sau ở kỳ gốc cũng theo trình tự sắp xếp các nhân tố [4]. Xác định như sau: Q(a) = (a1 – a0) x b0 x c0 Q(b) = a1 x (b1 – b0) x c0 Q(c) = a1 x b1 x (c1 – c0) c. Phương pháp cân đối * Mục đích: xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố * Điều kiện áp dụng: khi các nhân tố ảnh hưởng có mối quan hệ dạng đại số đối với chỉ tiêu phân tích. * Nội dung phương pháp Bước 1 : - Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng - Xác định mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu phân tích - Xác định công thức tính các chỉ tiêu - Xác định đối tượng cụ thể của phân tích Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: mức độ của từng nhân tố đúng bằng chênh lệch của bản thân nhân tố đó ở kỳ phân tích so với kỳ gốc (không liên quan tới nhân tố khác). Bước 3 : Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng cụ thể của phân tích. VD: B1: Ta có công thức xác định chỉ têu như sau: S = x + y - z Trị số của chỉ tiêu ở kỳ phân tích là S1 = x1 + y1 - z1 Trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc là S0 = x0 + y0 - z0 Xác định đối tượng cần phân tích: S = (x1 + y1 - z1) – (x0 + y0 - z0) B2: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: S(x) = x1 – x0 S(y) = y1 – y0 23
- S(z) = -(z1- z0) B3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của tưng nhân tố: S = S(x) + S(y) + S(z) d. Phương pháp hồi quy và tương quan * Khái niệm - Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân nhưng ở dạng liên hệ thực. - Phương pháp hồi quy là phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. Hai phương pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có thể gọi tắt là phương pháp tương quan. * Điều kiện áp dụng Phải thiết lập được mối liên hệ giữa các hiện tượng, các kết quả kinh tế thông qua một hàm mục tiêu nào đó với các điều kiện ràng buộc của nó. * Nội dung phương pháp Bước 1: Xác định hàm mục tiêu dựa vào mối quan hệ vốn có của các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh tế với mục tiêu phân tích đã đề ra. Bước 2: Quan sát, nghiên cứu sự biến động của hàm tiêu thức cùng với các điều kiện ràng buộc của nó. Bước 3: Rút ra các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, dự đoán, dự báo, lập kế hoạch [4]. 1.2.4.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán một số tỷ lệ như: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu. - Tỷ suất lợi nhuận trên nguyên giá tài sản cố định 24
- Như vậy, phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. Chúng ta sử dụng kết hợp hoặc sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như: Phương pháp liên hệ, phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng ta để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất [4]. 1.2.4.4. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dùng để so sánh lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận của các năm trước. Qua đó, thấy được lợi nhuận từ các hoạt động tăng giảm như thế nào so với kế hoạch và so với các năm trước. Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp có đạt được mức kế hoạch đặt ra hay không và xu hướng phát triển so với các năm trước như thế nào. Đồng thời, ta cũng phải xem xét tỷ trọng về lợi nhuận của từng hoạt động trong tổng lợi nhuận chung của doanh nghiệp để có cái nhìn toàn diện hơn [4]. 1.2.4.5. Phân tích một số tỷ suất tài chính Phân tích khả năng sinh lời Các chỉ tiêu sinh lời luôn được các nhà quản lý tài chính quan tâm, chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, phản ánh hiêu quả kinh doanh, là một căn cứ quan trọng để các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư đưa ra quyết định tài chính trong tương lai. (1) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp = x 100% tính trên DTT Doanh thu thuần → Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thu được trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng lãi gộp. Tỷ lệ này giúp ta đánh giá chiến lược hương mại của doanh nghiệp, doanh nghiệp chọn giải pháp hoặc có thể lãi nhiều trên một đơn vị sản phẩm nhưng bán được ít hàng hoặc có thể lãi ít trên một đơn vị sản phẩm nhưng bán được nhiều hàng. Tỷ suất lợi nhuận thuần Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD = x 100% tính trên DTT Doanh thu thuần 25
- → Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thu được trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ HĐSXKD. Tỷ lệ này chỉ ra tỷ trọng kết quả HĐKD chiếm trong tổng các hoạt động của doanh nghiệp. Là thước đo chỉ rõ năng lực của doanh nghiệp, trong việc sáng tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh. Với những doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh tại nhiều nước thì tính tỷ lệ lãi thuần trên doanh thu theo vùng địa lý để từ đó có thể xác định được phương hướng đầu tư kinh doanh. (2) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất Tỷ lệ lợi nhuận thuần tính trên Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD = VSX Vốn sản xuất → Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn sản xuất được sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận, từ đó cho ta biết hiệu quả của quản lý trong việc sử dụng vốn. Tỷ lệ này cho ta thấy hiệu quả sử dụng tổng vốn sản xuất, cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất, còn trong nội bộ doanh nghiệp dựa vào tỷ số này để đề ra các quyết định. Các nhà phân tích bên ngoài có thể nghiên cứu tỷ lệ này để biết trước số lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ suất LN LN thuần Doanh thu thuần thuần tính trên = x Doanh thu thuần Vốn sản xuất vốn sản xuất Tỷ suất LNT tính trên VSX = Tỷ suất LN trên DT x Vòng quay tổng vốn (3) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế (sau thuế ) = (sau thuế) trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân → Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuân. (4) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) = (sau thuế) trên vốn cố định Vốn cố định bình quân → Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. 26
- (5) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) = (sau thuế ) trên vốn lưu động Vốn lưu động bình quân → Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. (6) Tỷ suất sinh lời của tài sản Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Tỷ suất sinh lời của tài sản = Giá trị tài sản bình quân → Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng giá trị tài sản huy động vào sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận và lãi vay [4]. 27
- CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Phú Thành 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Phú Thành được thành lập tiền thân là công trường thủy lợi và công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Kiến Thụy. Với bộ máy chuyên môn sẵn có được sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp chứng nhận kinh doanh số 0203000971 ngày 13 tháng 8 năm 2004 cấp lại lần một số 0200599373 ngày 22 tháng 9 năm 2010. Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH Tên viết tắt: Phú Thành JSC Địa chỉ: Kỳ Sơn – Tân Trào – Kiến Thụy – Hải Phòng Trụ sở giao dịch: 21B – Cẩm La – Thị trấn Núi Đối – Kiến Thụy – Hải Phòng Mã số thuế: 0200599373 Điện thoại: 0313.812969 Fax: 0313.812969 Năm 2004 thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Thành phố Hải Phòng, đổi mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quyết định số 2049/QĐ – VB 21/7/2004 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc giải thể Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Kiến Thụy. Công ty cổ phần Phú Thành được thành lập để nối tiếp việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, thủy lợi đê điều trên địa bàn huyện [2]. 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Công ty là đơn vị chuyên ngành xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, thủy lợi, giao thông trên địa bàn huyện Kiến Thụy và các công trình đê điều thủy lợi, giao thông thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hải Phòng theo chuyên ngành: 28
- - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hệ thống cấp thoát nước của các công trình thủy lợi, giao thông. - San lấp mặt bằng. - Sản xuất, khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng. - Vận tải và các dịch vụ vận tải hàng hóa thủy bộ [2]. 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động của công ty * Thuận lợi - Công ty cổ phần Phú Thành được thành lập tiền thân là công trường thủy lợi và công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Kiến Thụy với bộ máy chuyên môn sẵn có, đội ngũ cán bộ quản lý, diều hành kỹ sư, chuyên ngành giỏi, lâu năm dày kinh nghiệm, sáng tạo trong công tác tổ chức thực hiện các dự án và các công trình xây dựng. - Trang thiết bị thi công đồng bộ, cơ giới cao, trình độ thi công cơ giới chuyên sâu trong lĩnh vực thi công xây dựng thủy lợi, giao thông và xây dựng dân dụng, công nghiệp không ngừng được bổ sung phù hợp với đặc điểm thi công công trình. - Hoạt động của doanh nghiệp đã đi vào lề nếp, bộ máy tổ chức nhân sự từng bước được kiện toàn giúp phát huy hiệu quả và nâng cao hiệu suất làm việc của người lao động. * Khó khăn - Tình hình kinh tế nước ta có nhiều khó khăn, lạm phát và lãi vay ngân hàng là thách thức rất lớn trong điều kiện kinh doanh hiện nay. - Nguồn vốn hiện có của Công ty được huy động chủ yếu từ các cổ đông là thành viên cũ, nên bị hạn chế về quy mô, sẽ là một trở ngại lớn trong cạnh tranh phát triển, nhất là những ngành hàng đòi hỏi vốn lớn như Công ty đang làm. * Đánh giá chung tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Phú Thành trong những năm gần đây có sự suy giảm rõ rệt. Năm 2012 bị giảm nhiều do Công ty không có việc, công nhân phải nghỉ chờ việc nên kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 có sự chênh lệch khá lớn. Kết quả đó được thể hiện cụ thể thông bảng 29
- “Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Phú Thành thông qua các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012-2013 Biểu 2.1. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Phú Thành thông qua các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012-2013 Chênh lệch STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (đồng) (%) 1 Tổng doanh thu Đồng 18.275.092.591 18.235.645.833 (39.446.758) (0,22) 2 Tổng chi phí Đồng 18.220.277.590 18.196.416.000 (23.861.590) (0,13) 3 Tổng lợi nhuận Đồng 54.815.000 39.229.833 (15.585.167) (28,43) Tổng số lao 4 Người 275 251 (24) (8,73) động Lƣơng bình Đồng/ng 5 3.318.479 4.158.324 839.854 25,3 quân tháng [2] Qua bảng số liệu về đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các chỉ tiêu ta thấy, tình hình sản xuất của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Việc sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Năm 2013 là năm thật sự khó khăn với các doanh nghiệp do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và Công ty cổ phần Phú Thành cũng không là ngoại lệ. Điều này được thể hiện rõ nhất qua các số liệu về Doanh thu năm 2013 giảm 39.446.758 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,22 %) so với năm 2012 và Lợi nhuận giảm 15.585.167 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm là 28,43%) so với năm 2012. Tổng chi phí năm 2013 của Công ty so với năm 2012 giảm 23.861.590 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,13% ) Tổng số lao động năm 2013 giảm 24 người, tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,73% so với năm 2012. Công ty đang trong giai đoạn khó khăn nên ban lãnh đạo công ty quyết định cắt giảm lao động, cho nghỉ việc một số lao động tay nghề thấp, ý thức kỷ luật kém, trình độ chuyên môn kém, thuyên chuyển một số cán bộ quản lý xuống quản lý công trường thi công. Đồng thời nhận thức con người là yếu tố quyết định sự thành bại của công ty nên công ty rất chú trọng tới 30
- việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên bằng hình thức đào tạo lại, đào tạo nâng cao dài hạn và ngắn hạn. Cán bộ công nhân viên trong công ty có thể kiêm nhiệm thêm việc. Tuy vậy thu nhập bình quân của các cán bộ công nhân viên đã tăng lên 839.854 đ/ng/ tháng (tương đương với tỷ lệ tăng 25,3%) góp phần ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ông ty cổ phần Phú Thành Công ty cổ phần Phú Thành tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ một thủ trưởng, cấp dưới nhận lệnh của cấp trên, phân chia bộ phân chuyên môn hóa sâu, tổ chức nhân sự hợp lý, đầy đủ rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi. Thể hiện qua sơ đồ sau: 31
- BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch Ban chỉ huy Phòng kế toán kỹ thuật công trƣờng tài vụ Tổ bảo vệ, y tế, Tổ cung ứng vật Tổ điện an toàn lao động tƣ và vận tải Đội XL 01 Đội XL 01 Đội XL 01 Đội TC cơ Đội mộc Đội GT số Đội GT số giới sắt 01 02 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty [2]. 32
- 2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Phú Thành 2.1.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình tập trung. Phòng kế toán hạch toán mọi nghiệp vụ kế toán liên quan đến công ty, thực hiện mọi công tác kế toán ghi nhận và xử lý các chứng từ luân chuyển, ghi chép tổng hợp và lập báo cáo tài chính Kế toán trƣởng Kế toán viên Kê toán Thủ quỹ tổng hợp Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán [2]. 2.1.5.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Phú Thành - Chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Niên độ kế toán trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch hàng năm. - Hình thức kế toán Công ty áp dụng: Hình thức Nhật ký chung - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong công ty: đồng Việt Nam - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Phương pháp bình quân liên hoàn. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. 33
- Hệ thống báo cáo kế toán bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN) - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN) Trình tự ghi sổ kế toán của công ty được mô tả bằng sơ đồ 2.3 Chứng từ kế toán Sổ quỹ SỔ NHẬT KÝ Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHUNG SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty cổ phần Phú Thành [2]. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 34
- 2.2. Thực hiện công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành 2.2.1. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả kinh doanh của Công ty - Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của Công ty trên thương trường kinh doanh. Hoàn thành vượt mức kế hoạch hay không hoàn thành kế hoạch công ty đều phải xem xét đánh giá, phân tích nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty. - Một số kế hoạch kinh doanh cho dù là khoa học và chặt chẽ nhưng so với thực tế đã, đang và sẽ diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tế kiểm nghiệm sẽ có nhiều điều cần bổ sung và hoàn thiện để lập kế hoạch cho năm tiếp theo. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh còn giúp lãnh đạo Công ty có được những thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được những mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy công ty rất chú trọng công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2.2. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh Biểu 2.2. Bảng so sánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 2012 và 2013 Chênh lệch STT CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Tƣơng Số tuyệt đối đối% Doanh thu bán hàng và 1 cung cấp dịch vụ 18.273.489.550 18.231.674.992 (41.814.558) (0,229) 2 Các khoản giảm trừ DT Doanh thu thuần về bán 3 hàng và cung cấp dịch vụ 18.273.489.550 18.231.674992 (41.814.558) (0,229) 4 Giá vốn hàng bán 17.741.436.185 17.562.010.681 (179.425.504) (1,011) LN gộp về BH và CC 5 DV 532.053.365 669.664.311 137.610.946 25,864 6 DT hoạt động tài chính 1.603.041 3.970.846 2.367.805 147,707 35
- 7 Chi phí tài chính 1.385.218 131.860.156 130.474.938 9.419,091 - Trong đó: Chi phí lãi vay 1.385.218 66.348.254 64.963.036 9.419,091 Chi phí quản lý kinh 8 doanh 477.456.188 502.545.168 25.088.980 5,255 Lợi nhuận thuần từ 9 HĐKD 54.815.000 39.229.833 (15.585.167) (28,432) 10 Thu nhập khác 11 Chi phí khác 12 Lợi nhuận khác Tổng LN kế toán trước 13 thuế 54.815.000 39.229.833 (15.585.167) (28,432) Chi phí thuế thu nhập 14 DN 9.592.625 6.865.221 (2.727.404) (28,432) Lợi nhuận sau thuế 15 TNDN 45.222.375 32.364.612 (12.857.763) (28,432) [2] Qua bảng so sánh trên ta có thể đưa ra một vài đánh giá nhận xét như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 thấp hơn 2012 là 41.814.558 đồng tương đương với 0,229%, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và Công ty cổ phần Phú Thành cũng không là ngoại lệ. Năm 2013 công ty không ký thêm được hợp đồng kinh tế, đối với Ban QLDA và CTNN & PTNN Hải Phòng là đối tác quan trọng thì bị cắt giảm số lượng hợp đồng so với năm 2012. Năm 2013 cũng như năm 2012 các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh. Có thể hiểu là công ty đang cố gắng giữ vững uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng đồng thời tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 là 179.425.504 (đồng) tương tương với tỷ lệ giảm là 1,011%, điều này là do; so với năm 2012 thì năm 2013 không có nhiều hợp đồng cho nên các chi phí liên quan cũng điều chỉnh giảm cho nên giá vốn giảm. Lợi nhuận gộp của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 137.610.946 đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 25,864 %. 36
- Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2013 cao hơn so với năm 2012. Nhưng cả hai năm công ty đều có khoản tiền gửi ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên nhìn vào chi phí tài chính ta thấy một điều rằng năm 2013 công ty đã phải bỏ ra một khoản chi phí tài chính cao hơn so với năm 2012. Năm 2013 chi phí quản lý kinh doanh có xu hướng tăng so với năm 2012 là 25.088.980 (đồng) tương đương với tỷ lệ tăng là 5,255 %. Số liệu tính toán trên cho thấy doanh nghiệp đang có những chính sách chưa hợp lý trong việc cắt giảm và tiết kiệm trong công tác quản lý doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế được tính bằng Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác. Năm 2012 công ty có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bằng 54.815.000 (đồng), năm 2013 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bằng 39.229.833 (đồng) giảm so với năm 2012 là 15.585.167 (đồng) tương đương với tỷ lệ giảm 28,432% kết quả này được đánh giá là không tốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mà nguyên nhân chủ yếu do doanh thu giảm mạnh. Sau khi trừ thuế TNDN thì lợi nhuận của công ty năm 2013 là 32.364.612 (đồng) giảm so với năm 2012 là 12.857.763 (đồng) tương đương với tỷ lệ giảm là 28,432% . Như vậy trong năm 2013 công ty làm ăn chưa đạt hiệu quả cao, cũng như kế hoạch đề ra. Trước sự phục hồi và phát triển trở lại của nền kinh tế, ban lãnh đạo công ty cũng như các cán bộ công nhân viên cần nắm bắt thời cơ, suy đoán mọi tình huống để đưa các các quyết định đầu tư sáng suốt nhất, đưa công ty thoạt khỏi khó khăn và phát triển vững chắc. Sau khi đánh giá và nhận xét kết quả hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận kế toán công ty đã đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2013 như sau: Công ty cần mở rộng thị trường, uy tín của mình trên thương trường, tìm những đối tác mới. Hoàn thành những công trình đạt tiêu chuẩn, chất lượng, luôn làm hài lòng khách hàng là phương châm mà công ty nên hướng tới. Các khách hàng dù khó tính đến đâu thì đội ngũ tư vấn, thi công của công ty cũng làm thỏa mẵn được. Đồng thời muốn làm được điều đó công ty phải tuyển chọn lực lượng thi công có khả năng đáp ứng tốt công việc và trách nhiệm cao. Công ty nên khuyến khích các phòng ban, công nhân viên của công ty tiết kiệm hơn các chi phí để giảm hi phí quản lý doanh nghiệp làm tăng lợi nhuận. 37
- Chi phí tài chính của công ty năm nay có xu hướng tăng cao hơn năm 2012, công ty chưa làm tốt việc giảm chi phí tài chính, chính vì thế trong thời gian tới công ty nên có những biện pháp hợp lý trong việc tiết kiệm chi phí tài chính như vay ít hơn của ngân hàng mà hướng tới cán bộ công nhân viên trong công ty để huy động vốn. 2.2.3. Phân tích các hệ số khả năng thanh khoản của công ty Kế toán công ty còn kết hợp với Bảng cân đối kế toán mẫu B – 01 để phân tích một số hệ số về khả năng thanh toán nhằm đánh giá tốt hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua, để đề ra các phương hướng hoạt động tốt hơn cho những năm tới. Biểu 2.3. Phân tích các hệ số khả năng thanh khoản của công ty Chỉ tiêu Công thức Năm 2012 Năm 2013 Hệ số khả năng thanh Tài sản 1,6988 1,423 khoản tổng quát Nợ phải trả TSLĐ và các khoản Hệ số khả năng thanh ĐTNH 1,5700 1,1285 toán ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương Hệ số khả năng thanh đương tiền 0,0103 0,1775 toán nhanh Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh EBIT(LNTT và lãi vay) 40,7286 1,5912 toán lãi vay Lãi vay phải trả [2] Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho thấy nếu hệ số này càng lớn và càng có xu hướng tăng thì chứng tỏ các khoản vốn huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Thực tế với công ty thì hệ số thanh toán tổng quát năm 2013 là 1,423 > 1 chứng tỏ rằng các khoản huy động vốn từ bên ngoài của công ty đều có tài sản đảm bảo. Năm 2013 hệ số này của công ty giảm 0,2758 so với năm 2012 vì thế ta có thể biết rằng năm 2013 công ty đã vay bên ngoài nhiều hơn so với năm 2012. 38
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy hệ số này càng lớn và có xu hướng tăng thì chứng tỏ công ty hoạt động tốt, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng, rủi ro tài chính giảm và ngược lại. Vậy nhìn vào năm 2013 công ty có hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,1285 > 1 và thấp hơn năm 2012 là 0,4415. Điều này cho thấy năm 2013 công ty có sự điều chỉnh chưa hợp lý về tài chính. Tài sản ngắn hạn không thể chi trả thanh toán nhanh cho các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh, tỷ số này thể hiện nếu kết quả thu được cao hơn khả năng thanh toán của công ty cũng tốt hơn, nhanh hơn, rủi ro tài chính giảm và ngược lại. Năm 2013 hệ số này là 1,1285 so với năm 2012 là 0,0103 thì đã tăng 1,1182, điều này cho thấy tiền và các khoản tương đương tiền có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay và khả năng sẵn sàng trả lãi tiền vay của công ty ở mức độ nào, cho biết hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty là cao hay thấp. Thực tế thì năm 2013 hệ số này đạt mức 1,5912 thấp hơn hẳn so với năm 2012 là 37,8124. Hệ số này cho thấy khả năng sẵn sàng chi trả lãi vay của công ty không khả quan. 2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động (vòng) Doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong năm vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, kết quả càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Số ngày một vòng quay vốn lưu động 360 ngày Số ngày 1 vòng quay = vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. Suất hao phí vốn lưu động Vốn lưu động bình quân Suất hao phí vốn lưu động = Doanh thu thuần 39
- Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua đó có thể biết được để có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Sức sinh lời của vốn lưu động Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD Sức sinh lời của vốn lưu động = Vồn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Biểu 2.4. Bảng phân tích sử dụng hiệu quả vốn lưu động Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Tƣơng Tuyệt đối đối Doanh thu thuần 18.273.489.550 18.231.674.992 (41.814.558) (0,23) Lợi nhuận gộp 532.053.365 669.664.311 137.610.946 25,86 Lợi nhuận thuần từ 54.815.000 39.229.833 (15.585.167) HĐKD (28,43) Vốn lưu động bình 26.001.163.373 13.200.593.821 (12.800.569.552) (49,23) quân Số vòng quay vốn lưu 0,70 1,381 0,681 97,30 động Số ngày một vòng quay 512 261 (252) (49,11) vốn lưu động Suất hao phí vốn lưu 1,42 0,724 (0,696) (49,01) động Sức sinh lời của vốn 0,002 0,003 0,001 40,97 lưu động [4] Nhận xét: Qua số liệu tính toán trên ta thấy Tổng số vốn lưu động bình quân năm 2013 thấp hơn năm 2012. Thực tế năm 2013 vốn lưu động bình quân là 13.200.593.821 đồng trong khi năm 2012 là 26.001.163.373 đồng. So với năm 2012, tổng vốn lưu động bình quân năm 2013 giảm 12.800.569.552 đồng tương đương với tỷ lệ giảm 49,23%. Quy mô vốn lưu 40
- động giảm đồng thời doanh thu thuần giảm 41.814.558 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 0,23%. Số vòng quay vốn lưu động năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,681 vòng dẫn tới số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động năm 2013 so với năm 2012 giảm 252 ngày. Nhìn vào chỉ tiêu suất hao phí vốn lưu động ta thấy: Năm 2012 để làm ra một đồng doanh thu thuần thì cần 1,42 đồng vốn lưu động. Năm 2013, để làm ra một đồng doanh thu thuần thì thì cần 0,724 đồng vốn lưu động. Qua 2 năm 2012 và năm 2013 ta thấy việc sử dụng vốn lưu động chưa mang lại hiệu quả cho công ty. Khi nhìn vào mức sinh lời của vốn lưu động ta thấy rằng một đồng vốn lưu động năm 2012 tạo ra 0,0018 đồng lợi nhuận trong khi năm 2013 tạo ra 0,003 đồng lợi nhuận. Như vậy việc sử dụng vốn lưu động để tạo ra lợi nhuận năm 2013 đã tăng so với năm 2012 là 0,001 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 40,97%. Với con số tăng đánh kể này có thể thấy rằng doanh nghiệp đã có những chính sách hợp lý trong việc sử dụng vốn lưu động. 2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Số vòng quay vốn cố định Doanh thu thuần Số vòng quay vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong năm vốn cố định quay được bao nhiêu vòng, kết quả càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao. Suất hao phí vốn cố định Vốn cố định bình quân Suất hao phí vốn cố định = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua đó có thế biết được để có được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định Sức sinh lời của vốn cố định Lợi nhuận thuần HĐKD Sức sinh lời của vốn cố định = Vốn cố định bình quân 41
- Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần Biểu 2.5. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Doanh thu thuần 18.273.489.550 18.231.674.992 (41.814.558) (0,2) Lợi nhuận thuần 54.815.000 39.229.833 (15.585.167) (28,4) Vốn cố định bình quân 2.978.988.364 3.143.540.477 164.552.113 5,5 Vòng quay vốn cố định 6,134 5,800 (0,334) (5,5) Suất hao phí vốn cố định 0,163 0,172 0,009 5,8 Sức sinh lời vốn cố định 0,018 0,012 (0,006) (32,2) [2] Nhận xét: Chỉ tiêu vòng quay vốn cố định là thương số giữa hai chỉ tiêu Doanh thu thuần và vốn cố định bình quân. Quan sát qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy năm 2013 vốn cố định bình quân là 3.143.540.477 đồng, năm 2012 là 2.978.988.364 đồng, như vậy tổng vốn cố định năm 2013 đã tăng so với năm 2012 là 164.552.113 đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 5,5 %. - Doanh thu thuần năm 20132 giảm so với năm 2012 làm cho vòng quay vốn cố định giảm 0,334 vòng. - Nhìn vào tỷ suất hao phí vốn cố định ta thấy để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0,163 đồng vốn cố định năm 2012 trong khi đó năm 2013 cần 0,172 đồng vốn cố định để tạo ra một đồng lợi nhuận. Như vậy việc sử dụng vốn cố định năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,009 đồng. 42
- - Năm 2012, một đồng vốn cố định tạo ra được 0,018 đồng lợi nhuận thuần nhưng năm 2013 một đồng vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh chỉ thu được 0,012 đồng lợi nhuận thuần. Ta thấy chi phí đầu tư vào tài sản cố định giảm nhưng đồng thời cũng giảm lợi nhuận thuần, điều này cho thấy việc đầu tư tăng, giảm tài sản cố định chưa mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. 2.2.6. Phân tích vòng quay toàn bộ vốn Doanh thu thuần Số vòng quay toàn bộ vốn = Vốn sản xuất bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ tổng số vốn sử dụng bình quân quay được mấy vòng, nếu vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng vốn tăng và ngược lại. Biểu 2.6. Bảng phân tích vòng quay của tổng vốn Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Tƣơng đối Tuyệt đối (%) Doanh thu thuần 18,273,489,550 18,231,674,992 (41,814,558) (0.2) Lợi nhuận thuần 54,815,000 39,229,833 (15,585,167) (28,4) Vốn sản xuất bình quân 28,980,151,736 16,344,134,300 (12,636,017,436) (43,6) Số vòng quay toàn bộ vốn 0.631 1.115 0.485 76,9 [2] Nhận xét: Năm 2012 quy mô tổng vốn đưa vào sản xuất là 28,980,151,736 đồng, năm 2013 quy mô tổng vốn đưa vào sản xuất là 16,344,134,300 đồng. Như vậy quy mô tổng vốn năm 2013 so với năm 2012 đã giảm 12,636,017,436 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 43,6%, đồng thời doanh thu thuần năm 2013 giảm so với năm 2012, qua số liệu tính toán ta thấy số vòng quay của toàn bộ vốn lại tăng, cụ thể số vòng quay toàn bộ vốn năm 2013 đã tăng so với năm 2012 là 0.485 vòng tương đương với tỷ lệ tăng là 76,9 %. Kết quả này được đánh giá là tích cực trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp. 43
- CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẰM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán nói chung và công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng tại Công ty cổ phần Phú Thành 3.1.1. Ưu điểm Bộ máy quản lý doanh nghiệp Công ty đã xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả với chế độ kiêm nhiệm giữa vị trí quản lý với các tổ trưởng xây dựng. Điều này cho phép bộ máy quản lý của công ty có thể tiếp cận với tình hình thực tế tại các công trường xây dựng, nhờ đó kiểm soát một cách có hiệu quả hoạt động sản xuất và các khoản chi phí phát sinh Về tổ chức bộ máy kế toán Với loại hình là công ty xây lắp, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối khoa học và gọn nhẹ. Nhân viên kế toán có kỹ năng và nghiệp vụ tốt được phân công nhiệm vụ rõ ràng, thực hiện công việc chuyên môn theo sự điều hành của kế toán trưởng dẫn tới sự thống nhất cao trong quá trình hạch toán và lập Báo cáo tài chính, đảm bảo độ trung thực, hợp lý của hệ thống sổ sách kế toán. Về hình thức sổ kế toán Các sổ sách kế toán được thực hiện rõ ràng sạch sẽ và được lưu trữ theo các chuẩn mực và quy định chung của nhà nước. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, hình thức này có ưu điểm cơ bản là ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, số liệu kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra. Sổ cái cho phép người quản lý theo dõi đuợc các nội dung kinh tế. Về hệ thống tài khoản sử dụng: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006 của Bộ tài chính và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ tài chính ban hành và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung. 44
- 3.1.2. Hạn chế Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Phú Thành hiện nay được kiêm nhiệm bởi bộ phận tài chính kế toán. Nhân viên phân tích tài chính là những người có liên quan đến việc thu thập và phân tích những thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra những dự báo kinh tế. Tuy nhiên tại Công ty việc phân tích vẫn còn sơ sài, số liệu phân tích mang tính khái quát chưa đi sâu phân tích chỉ số sinh lời 3.2. Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành Công việc phân tích của nhân viên tài chính là vô cùng quan trọng vì thế các đề xuất của họ hỗ trợ công ty trong việc đưa ra các quyết định. Điều đó đòi hỏi nhân viên phân tích phải nghiên cứu và tìm hiểu nhiều mới có thể nắm bắt được các thông tin liên quan, các vấn đề pháp luật, biến động thị trường, các tình hình hoạt động đăng tải trên tạp chí tài chính, sách báo vì vậy, với tình hình hiện nay, công ty nên chú trọng các vấn đề như sau: - Cần có sự tách bạch giữa phòng tài chính và phòng kế toán, chọn lọc những nhân viên cho bộ phận tài chính phải có trình độ cơ bản về tài chính và có kinh nghiệm thâm niên trong công tác tài chính Công ty. - Không ngừng đào tạo các bộ phận chuyên trách thông qua các khóa huấn luyện của bộ tài chính, trung tâm tâm giáo dục của các trường đại học chuyên ngành, kịp thời tiếp cận những thay đổi chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới - Bổ sung những kiến thức về pháp luật và chính sách tài chính thông qua các thông tin trên báo, công báo, các trang Web liên quan - Khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải. có thể cử hoặc tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học ngắn, dài hạn tại các nước trên thế giới về kiến thức quản lý và tài chính doanh nghiệp hiện đại. - Tin học hóa đội ngũ nhân viên tài chính, thường xuyên cử họ đi các hội thảo chuyên ngành Tuy nhiên để thực hiện những yêu cầu này cần nỗ lực từ phía công ty. Công ty vẫn thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán mới ban hành, những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và hệ thống 45
- pháp luật kinh tế. Để có được những thông tin kế toán có giá trị thì Công ty nên có những biện pháp kiểm tra bằng chính nội bộ hoặc kiểm toán. Mặt khác, để Công ty hòa nhập với quá trình phát triển của nền kinh tế, bắt kịp với sự thay đổi của đất nước, công tác kế toán phải tuân thủ theo chế độ kế toán mới và những chuẩn mực kế toán Việt Nam. Bên cạnh đó cần chú trọng thực hiện các vấn đề sau: + Thứ nhất: Bổ sung những báo cáo ngoài hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc của bộ tài chính để phục vụ luồng thông tin đầy đủ cho công tác phân tích. Nhu vậy báo cáo thu nhập rất quan trọng và được sử dụng trong hầu hết phân tích tài chính dùng cho những quyết định về cơ cấu vốn, các quyết định về đầu tư và dử dụng đòn bẩy mà hiện nay Công ty không sử dụng, sự hiểu biết của họ về báo cáo thu nhập và các chỉ tiêu trong báo cáo là chưa rõ ràng. Do vậy, Công ty nên đưa báo cáo thu nhập và hệ thống báo cáo quản trị + Thứ hai: Nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý. Tất cả các quyết định về kinh doanh tài chính của công ty đều từ cán bộ quản lý. Do vậy, trình độ năng lực và đạo đức của họ quyết định sự hoạt động có hiệu quả của Công ty, hiệu quả hoạt động tài chính và công tác phân tích tài chính Công ty. + Thứ ba: Nâng cao trình độ nhân viên chuyên trách, thường xuyên trao đổi thông tin bên ngoài về kinh tế. tài chính, thị trường thông qua các trang web hoặc hình thức khác Để khắc phục điều này, Công ty cần thực hiện công tác phân tích tài chính một cách sâu sắc thường xuyên và liên tục hơn. Quá trình phân tích này Công ty nên giao cho những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp thực hiện, để có một kết quả chính xác nhất về tình hình tài chính của Công ty, từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải đồng thời phát huy những thành tựu mà Công ty đã đạt được việc phân tích được chính xác và kịp thời Công ty nên áp dụng các bước sau: Bước 1: Khâu chuẩn bị phân tích Phải có mục tiêu phân tích rõ ràng bởi các mục tiêu khác nhau thì việc phân tích cũng khác nhau - Tiến hành thu thập tài liệu liên quan một cách đầy đủ. Tài liệu phục vụ việc phân tích phải đảm bảo đầy đủ chính xác trung thực. Những tài liệu này không chỉ lấy ở trong năm mà phải lấy ở các năm trước vì như thế việc phân tích 46
- mới mang tính thuyết phục. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải sưu tầm thêm số liệu của các doanh nghiệp khác, số liệu trung bình ngành. Từ đó doanh nghiệp có thể thấy rõ hơn tình hình tài chính và hoạt động của bản thân doanh nghiệp mình so với mặt bằng chung, từ đó có những biện pháp đối chiếu phù hợp. Bước 2: Tiến hành phân tích Trên cơ sở mục tiêu và số liệu đã có bộ phận tài chính tiến hành xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích, tuy nhiên hệ thống các chỉ tiêu này không nên quá nhiều nhằm giảm bớt thời gian tính toán, việc phân tích chú trọng đến chiều sâu, đồng thời các chỉ tiêu cần phải bám sát mục tiêu phân tích, chú trọng đến các chỉ tiêu có sự biến đổi rõ rệt và những chỉ tiêu quan trọng, sau khi tính toán xác định các hệ thống chỉ tiêu ta tiến hành lập bảng tiêu đề cho các chỉ tiêu, phải đảm bảo bám sát tình hình thực tế của Công ty và các chỉ tiêu phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bước 3: Lập báo cáo phân tích Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp và kết quả tính toán, phân tích các chỉ tiêu tài chính. Thông thường các báo cáo tài chính thường gồm 2 phần: Phần 1: Đánh giá về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ kinh doanh thông qua các chỉ tiêu cụ thể. Đặt các chỉ tiêu trong mối quan hệ tương phản giữa các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua phân tích những điểm mạnh điểm yếu cũng như tiềm năng của từng mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần 2: Đề ra những phương hướng giải pháp cụ thể cho việc nâng cao chất lượng kết quả kinh doanh của công ty. Cần nêu bật được những phương hướng đổi mới trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Các bước đi trong giai đoạn tiếp theo cần phải được cụ thể hóa thành những giải pháp hay những luận chứng kinh tế trong báo cáo phân tích tài chính nói trên 3.2.1. Biện pháp hoàn thiện đối với công tác phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Qua quá trình phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã phản ánh một cách khái quát những thành tựu mà công ty đã đạt được cũng như những khó khăn, tồn tại mà Công ty cần khắc phục trong những năm tới. Tuy nhiên việc phân tích đó mới chỉ dừng lại ở việc phân tích khái quát sơ lược chưa đi sâu phân tích các chỉ số sinh lời, chỉ số về hoạt động cũng như chưa thể hiện 47
- được mức dộ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Công ty không tiến hành phân tích chi tiết Báo cáo tài chính cũng như Báo cáo kết quả kinh doanh. Không nêu được những ảnh hưởng của các chi phí tài chính đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Gây khó khăn trong việc ra quyết định của ban lãnh đạo công ty và cho người sử dụng thông tin. 3.2.1.1. Phân tích các chỉ số sinh lời Để biết được hiệu quả kinh doanh khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sinh lời tức là so sánh với chỉ tiêu doanh thu thuần (coi doanh thu thuần làm gốc). Thông qua việc so sánh này người sử dụng thông tin sẽ biết được hiệu quả kinh doanh trong kỳ của chỉ tiêu so với các kỳ trước là tăng hay giảm hoặc so với các doanh nghiệp cùng ngành là cao hay thấp. Khi xem xét mức độ biến động của các chỉ tiêu so với Doanh thu thuần ta sẽ thấy để có được 100 đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn, bao nhiêu đồng chi phí và thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Biểu 3.1.Bảng phân tích các chỉ số sinh lời Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối Doanh thu thuần 18.273.489.550 18.231.674.992 (41.814.558) (0 ,2) Giá vốn hàng bán 17.741.436.185 17.562.010.681 (179.425.504) (1,0) Lợi nhuận gộp 532.053.35 669.664.311 137.610.946 25,9 Chi phí tài chính 1.385.218 131.860.156 130.474.938 9419,1 Chi phí quản lý kinh doanh 477.456.188 502.545.168 25.088.980 5,3 Tổng LN kế toán trước thuế 54.815.000 39.229.833 (15.585.167) (28,4) Lợi nhuận sau thuế TNDN 45.222.375 32.364.612 (12.857.763) (28,4) GVHB/DT x 100% 97,1 96,327 LNG/DT x 100% 2,91 3,673 CP QLKD/DT x 100% 2,61 2,756 CP TC/DT x 100% 0,01 0,723 LNTT/DT x 100% 0,30 0,215 LNST/DT x 100% 0,25 0,178 [2] 48
- Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy: Năm 2012, để có 100 đồng doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 97,1 đồng giá vốn hàng bán và 2,61 đồng chi phí quản lý kinh doanh. Đến năm 2013, để có 100 đồng doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 96,327 đồng giá vốn hàng bán và 2,756 đồng chi phí quản lý kinh doanh. Như vậy để đạt được để đạt được 100 đồng doanh thu thuần trong mỗi năm thì giá vốn hàng bán năm 2012 đến năm 2013 đang có xu hướng giảm nhưng cả hai năm giá vốn đều chiếm hơn 90% chi phí bỏ ra. Chi phí quản lý kinh doanh từ năm 2012 đến năm 2013 tăng, đồng thời doanh thu thuần lại giảm, điều đó cho thấy Công ty đang phải chịu áp lực trước khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam. Cứ 100 đồng doanh thu thuần trong năm 2012 thì đem lại 2,91 đồng lợi nhuận gộp, năm 2013 đem lại 3,673 đồng lợi nhuận gộp. Trong năm 2013 do Công ty đã bỏ vốn vào các ngành nghề kinh doanh mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Trong 100 đồng doanh thu thuần của năm 2012 có 0,30 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Trong năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 0,215 đồng, so với năm 2012 giảm 0,08 đồng. Như vậy khi phân tích sơ bộ đánh giá tốc độ tăng trưởng khả năng sinh lời của Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 và năm 2013 thì có thể thấy những mặt còn hạn chế và mặt tích cực của Công ty trong kinh doanh. Công ty cần có những chính sách để sử dụng đồng vốn vay một cách hiệu quả và sử dụng hợp lý làm giảm chi phí tài chính thì lợi nhuận sẽ tăng. 3.2.1.2. Phân tích các chỉ số sinh lời so với công ty cùng ngành Việc so sánh chỉ số sinh lời với công ty cùng ngành, người sử dụng thông tin cũng như nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát tình tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình so với những doanh nghiệp cùng ngành là cao hay thấp, đồng thời đưa ra các kiến nghị, cũng như các biện pháp cụ thể để tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự hăng hái và nhiệt tình của đội ngũ công nhân viên trong sản xuất. 49
- Biểu 3.2. So sánh các chỉ số sinh lời tại công ty cổ phần Phú Thành với trung bình các công ty cùng ngành trên địa bàn huyện Kiến Thụy So với DTT (%) Cty CP đầu tƣ Cty CP Tân Số TB các công Cty cổ phần Số TB các Cty CP CHỈ TIÊU Cty CP Hòa An TM Phúc Tiến Thế Huynh ty cùng ngành Phú Thành Cty cùng Phú ngành Thành 1. DT bán hàng và CCDV 23.577.767.612 8.917.586.312 18.244.110.255 16.913.154.726 18.231.674.992 100 100 2. Giá vốn hàng bán 22.502.861.124 8.436.010.152 17.562.010.681 16.166.960.652 17.562.010.681 95,588 96,327 3. LN gộp về BH và CC DV 1.074.906.488 481.576.160 669.664.311 742.048.986 669.664.311 4,387 3,673 4. Doanh thu hoạt động tài chính 2.965.524 46.578.039 3.970.846 17.838.136 3.970.846 0,105 0,022 5. Chi phí tài chính 264.817.867 65.683.896 131.860.156 154.120.640 131.860.156 0,911 0,723 6. Chi phí quản lý kinh doanh 763.697.148 232.564.757 502.545.168 499.602.358 502.545.168 2,954 2,756 7. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 49.356.997 229.905.546 39.229.833 106.164.125 39.229.833 0,628 0,215 8.Tổng LN kế toán trước thuế 56.109.179 229.905.546 39.229.833 108.414.853 39.229.833 0,641 0,215 9. Lợi nhuận sau thuế TNDN 46.290.073 189.672.075 32.364.612 89.442.253 32.364.612 0,529 0,178 [2], [3] 50
- Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy: Trong năm 2013 so với các công ty cùng ngành trên địa bàn huyện Kiến Thụy thì Công ty cổ phần Phú Thành thu được 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty phải bỏ ra 96,327 đồng giá vốn hàng bán và 2,756 đồng chi phí quản lý kinh doanh. Trong khi đó, các công ty khác bỏ ra 95,588 đồng giá vốn hàng bán và 2,954 đồng chi phí quản lý kinh doanh. Điều đó cho thấy, để đạt được 100 đồng doanh thu thuần trong mỗi năm thì giá vốn các công ty phải bỏ ra chiếm hơn 90%. Có thể cho rằng các công đang gặp khó khăn trong việc quản lý chi phí trong quá trình sàn xuất kinh doanh, cũng như không thể tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm giá cả leo thang bất thường. Cứ 100 đồng doanh thu thần thì trung bình các công ty khác sẽ đem lại 4,387 đồng lợi nhuận gộp, trong khi đó Công ty cổ phần Phú Thành chỉ mang lại 3,673 đồng lợi nhuận gộp. Nguyên nhân của sự chênh lệch khá lớn này là do, trong năm 2012 Công ty cổ phần Phú Thành đã mạnh dạn bỏ vốn tìm cho mình mảnh đất mới trong sản xuất và khai thác cát nhưng doanh thu còn thấp dẫn đến tốc độ tăng giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng doanh thu và do đó làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận. Trong 100 đồng doanh thu thuần trung bình các công ty khác có 0,628 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, nhưng Công ty cổ phần Phú Thành có 0,215 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thấp hơn trung bình các công ty trong địa bàn 0,413 đồng. So với các công ty khác trên đại bàn như vậy cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Phú Thành vẫn tồn tại những hạn chế và yếu kém. Qua phân tích sơ bộ và đánh giá tốc độ tăng trưởng khả năng sinh lời của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành năm 2013 so với các công ty cùng ngành trên địa bàn huyện Kiến Thụy có thể thấy những mặt tích cự cũng như những mặt hạn chế vẫn còn tồn tại của công ty trong kinh 51
- doanh. Công ty cần có những biện pháp làm giảm chi phí đồng thời đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý làm tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó cần có những chính sách sử dụng đồng vốn vay hiệu quả và hợp lý. 3.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả doanh và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Phú Thành. Ý kiến 1 Ngành xây dựng cơ bản, thi công xây lắp là một loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng, đấu thầu. Các sản phẩm xây lắp được sản xuất ra theo yêu cầu về giá trị sử dụng, về chất lượng đã định của người giao, người nhận, cho nên tiêu thụ sản phẩm xây lắp tức là bàn giao công trình hạng mục đã hoàn thành cho đơn vị giao nhận thầu và thu tiền về. Việc tiêu thụ sản phầm chịu ảnh hưởng khách quan đến chế độ theo hạng mục công trình và khối lượng hoàn thành theo giai đoạn quy ước, hoặc thanh toán theo đơn vị hạng mục công trình đã hoàn thành. Do đó, doanh thu cũng phụ thuộc vào thời gian thi công và tiến độ hoàn thành công việc. Vì vậy biện pháp tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận là: - Công ty cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình + Cần phải chú trọng đến chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, đảm báo đúng thông số kỹ thuật của công trình. + Lựa chọn các nhà thầu phụ, các nhà cung ứng sao cho đảm bảo chất lượng công trình. + Nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, kỹ sư, khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động + Đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình xây dựng - Tìm kiếm các hợp đồng mới, nâng cao khả năng đấu thầu để tăng doanh thu từ đó nâng cao lợi nhuận. - Mở rộng địa bàn xây dựng tại những nơi có các dự án xây dựng các công trình của Nhà nước, dự án phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất, để 52
- nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cũng như dễ dàng hơn khi thi công các công trình. Ý kiến 2 Do đặc điểm kinh doanh của ngành là chu kỳ sản xuất dài, cho nên thành phần và kết cấu chi phí sản xuất không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn công trình. Trên thực tế, phần lớn chi phí của công ty đều nằm ở công trình chưa hoàn thành. Mặt khác, do điều kiện xây dựng mỗi công trình có những đặc điểm khác nhau, địa bàn hoạt động rộng, phân tán, nên thiết bị, máy móc thi công , công nhân thường xuyên phải di chuyển. Do đó sẽ phát sinh một số chi phí về điều động máy móc thiết bị, đưa công nhân tới địa điểm thi công, chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử máy móc, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng . Vì vậy giảm chi phí là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong quá trình nhận thầu thi công các công trình, hạng mục công trình đã có bản dự toán thi công, nếu chi phí thực tế lớn hơn nhiều so với giá dự toán thì phần chêch lệch đó có thể có thể không được quyết toán và khoản mục phát sinh này công ty phải chịu. Do vậy việc tiết kiệm chi phí một cách tối đa là điều cần thiết. - Tiết kiệm nguyên vật liệu: + Công ty nên xây dựng kế hoạch sản xuất một cách chi tiết, thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu + Theo dõi thường xuyên tình hình giá cả nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường để dự đoán tăng giảm giá trong tương lai, từ đó có kế hoạch mua, dự trữ hợp lý. Tránh trường hợp mua với giá cao hoặc chậm tiến độ thi công để đợi nguyên vật liệu. - Xác định chế độ khấu hao thích hợp: Tài sản cố địch được đưa vào sử dụng sẽ có hao mòn về hữu hình và cả vô hình. Do vậy, công ty phải xác định được đủ cả hao mòn hữu hình lẫn vô hình để bảo toàn vốn và kết chuyển vào chi phí một cách phù hợp. 53
- - Công ty nên chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán, cần nhanh chóng giải quyết công nợ để thu hồi vốn, tránh bị ứ đọng, chiếm dụng vốn. - Cần tiến hành biên pháp nhằm giảm chi phí lãi vay phải trả, hiện nay công ty đang huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau như vay ngân hàng, vay cán bộ công nhân viên vì vậy cần sử dụng vốn một cách hợp lý, tăng cường quản lý vốn lưu động, rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn đi qua nhằm rút ngắn thời gian chu chuyển vốn lưu động, giảm số vốn lưu động nhất định vẫn đảm bảo được khối lượng sản xuất kinh doanh. - Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp: Sắp xếp bộ máy quản lý gọp nhẹ, hoạt động có hiệu quả góp phần làm giảm chi phí nhân viên quản lý. Để có thể quản lý chi phí này một cách chặt chẽ, giảm đi các khoản chi bất hợp lý. Công ty cần rà soát các khâu bằng cách tổ chức lao động hợp lý, các chính sách đổi mới công nghệ trong quản lý phải phù hợp với khả năng tài chính của công ty, nâng cao trình độ, nghiệp vụ của các nhân viên quản lý. Đó là điệu kiện tăng năng suất lao động, tăng chất lượng cung cấp dịch vụ, tăng lợi nhuận cho công ty. - Thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bàng cách: Luôn tìm tòi, học hỏi đề ra các phương pháp kinh doanh tối ưu, tiết kiệm sức người sức của mà vẫn đạt được yêu cầu của công việc. Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán về hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác. Để đáp ứng được yêu cầu này, công ty cần hoàn thiện ngay khâu chứng từ, sổ sách, bảng biểu kế toán, theo dõi chi tiết mọi hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác cuả công ty. Có như vậy, một mặt mới cung cấp thông tin cho nhà quản trị nhằm đánh giá và có những quyết định hợp lý, chính xác cho việc lựa chọn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động khác để đạt được kết quả kinh tế cao nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 54
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài đã hệ thống hóa được lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng. Về thực tiễn, đề tài mô tả và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Thành một cách khách quan, trung thực thông qua số liệu năm 2013 minh chứng cho các lập luận đưa ra. Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Phú Thành em nhận thấy công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có một số ưu điểm và hạn chế sau: Ưu điểm - Bộ máy kế toán tương đối khoa học và gọn nhẹ. Nhân viên kế toán có kỹ năng và nghiệp vụ tốt được phân công nhiệm vụ rõ ràng. - Hệ thống tài khoản thống nhất theo chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006 của Bộ tài chính. - Quá trình phân tích báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chủ động kịp thời Hạn chế: Công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát, chưa đi sâu phân tích các chỉ số sinh lời. 2. Kiến nghị Từ thực trạng nêu trên, đề tài đã đưa ra một số giải pháp phân tích nhằm đánh giá khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Phú Thành, cụ thể: - Công ty nên đi sâu phân tích chỉ số sinh lời trong các năm tài chính của doanh nghiệp để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. - Việc phân tích và so sánh chỉ số sinh lời với các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn huyện Kiến Thụy nhằm tạo môi trường cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tạo vị thế cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn. - Đưa ra một số giải pháp, kiếm nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời tại Công ty cổ phần Phú Thành. 55
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính, (2009), Chế độ kế toán danh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản thống kê. 2. Công ty cổ phần Phú thành, (2012), Sổ sách kế toán công ty. 3. Công ty cổ phần Hòa An, (2012), Công ty cổ phần Tân Thế Huynh (2012), Công ty cổ phần đầu tư thương mại Phúc Tiến, (2012). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 4. Võ Văn Nhị, (2012), Hướng dẫn lập đọc và phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính. 5. Bùi Văn Trường, (2012), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản lao động xã hội. 56